SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  12
CHƯƠNG 3
CÁC HÀM TÍNH CƠ BẢN TRONG EXCEL
3.1. CÁC HÀM TÍNH TOÁN CƠ BẢN
Excel có một hệ thống các hàm mẫu dùng rất tiện lợi và đơn giản.
 Hàm luôn bắt đầu bằng dấu “ bằng”: =
 Dạng thức tổng quát của hàm là:
TÊN HÀM (DANH SÁCH ĐỐI)
- Trong đó tên hàm thường là từ viết tắt tiếng Anh chỉ chức năng của hàm. Khi
làm, người sử dụng có thể viết tên hàm với chữ hoa hay chữ thường. Các đối trong danh
sách có thể là các giá trị cụ thể, các biểu thức, tên biến, địa chỉ ô, địa chỉ vùng, tên vùng,
hoặc thậm chí nó lại là một hàm nào đó. Danh sách đối phải để trong cặp dấu ngoặc đơn,
giữa các đối phải cách nhau bởi dấu phẩy, trong hàm không có dấu cách.
- Nếu hàm không có đối số thì vẫn phải có cặp dấu () đặt ngay sau tên hàm, Ví dụ:
TODAY()
- Nếu đối số là chuỗi ký tự thì chúng cần được đặt trong cặp dấu nháy kép “ “. Cần
chú ý dấu nháy kép không được ghép bằng 2 dấu nháy đơn để tạo thành dấu nháy kép.
- Nếu đối số là hàm / các hàm của các hàm thì đó là các hàm lồng nhau (trong Excel
cho phép các hàm lồng nhau tới 7 mức).
* Cách nhập hàm trong Excel
C1: Gõ trực tiếp từ bàn phím theo các yêu cầu cụ thể.
C2: Chọn các hàm mẫu từ Menu Bar hoặc trên thanh công thức. Cụ thể như sau:
- Chọn ô cần nhập hàm mẫu.
- Chọn Insert / hoặc nhấn chuột vào biểu tượng fx trên thanh
công thức hoặc nhấn Shift +F3 xuất hiện hộp thoại Insert Function như sau:
Chọn 1 nhóm hàm cần
thực hiện
- Chọn 1 nhóm hàm cần thực hiện trong khung Or select a category nhấn vào
xuất hiện bảng chọn, ý nghĩa của các mục trong bảng chọn như sau:
+ Most Recently Used, All: Toàn bộ
các hàm trong Excel
+ Financial: Lớp các hàm tài chính
+ Date & Time: Lớp các hàm ngày
tháng thời gian
+ Math & Trig: Lớp các hàm toán học
và lượng giác
+ Statistical: Lớp các hàm thống kê
+ Database: Lớp các hàm làm việc với
cơ sở dữ liệu
+ Text: Lớp các hàm làm việc với ký
tự,
+ Logical: Lớp các hàm logic,
+ Information: Lớp các hàm thông tin...
- Select a function: Tên của các hàm trong lớp được chọn ở mục Or select a
category.
Khi ta chọn một hàm nào đó trong Select a function phía dưới hộp thoại sẽ hiển thị
tên và cú pháp của hàm đó, đồng thời hiển thị lời giải thích chức năng và ý nghĩa của các
đối trong hàm.
- Chọn tên 1 hàm cụ thể cần thực hiện trong khung select a function
- Chọn nút OK hoặc nhấn phím Enter, Excel đưa ra tên hàm và các đối số (các địa
chỉ ô) lên thanh công thức.
Chú ý: Ta có thể nhập theo cách sau (nhất là đối với các version trước): Tại ô cần
nhập công thức ta gõ dấu =, theo sau ta gõ tên hàm, rồi nhấn phím Ctrl +shift+A.
Ví dụ như đối với hàm MOD, ta được
3.2. MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG
3.2.1. Các hàm toán học
a. Hàm ABS
Cú pháp: ABS(N)
Trong đó N là biểu thức số (biểu thức mang giá trị số).
Chức năng: Hàm lấy giá trị tuyệt đối của N.
Ví dụ: =ABS(7-10)=3
x = 7*2-5; =ABS(x)=9
b. Hàm SQRT
Cú pháp: SQRT(N)
Trong đó N là biểu thức số và N >= 0.
Chức năng: Hàm lấy giá trị căn bậc 2 của N.
Ví dụ: ô A1 có giá trị là 64;
=SQRT(A1)=8
c. Hàm INT
Cú pháp: INT(N)
Trong đó N là biểu thức số.
Chức năng: Hàm lấy giá trị phần nguyên của N.
Ví dụ: y=24.75; INT(y)=24
d. Hàm PI
Cú pháp: PI( )
Đây là hàm không đối.
Chức năng: Hàm cho giá trị số π
Trong Excel nếu có biểu thức tính toán nào có sự tham gia của số π thì ta phải lấy
giá trị của số π thông qua hàm PI( ) (hoặc chỉ giá trị trực tiếp 3.141593), nếu chỉ giá trị
này thông qua ký hiệu π thì máy sẽ không chấp nhận.
e. Hàm MOD
Cú pháp: MOD(M,N)
Trong đó M, N là các biểu thức số mang giá trị nguyên.
Chức năng: Hàm lấy phần dư của phép chia nguyên M cho N.
(Lấy M chia cho N lấy kết quả nguyên, còn dư bao nhiêu thì đó là kết quả của
MOD(M,N)).
Ví dụ: MOD(10,3)=1; x=8, ô B5 có giá trị 6 MOD(x,B5)=2
f. Hàm ROUND
Cú pháp: ROUND(M,n)
Trong đó M là biểu thức số, n là số nguyên.
Chức năng: Hàm làm tròn giá trị của biểu thức M theo chỉ thị của số nguyên n. Nếu
n>0 thì hàm này làm tròn n chữ số thập phân sau dấu chấm thập phân. Nếu n=0 thì hàm
này làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Nếu n<0 thì hàm này làm tròn đến n chữ số đứng
A B C D
1 Anh 4
2 Lan 6
A B C D
1 Anh 4
2 Lan 6
trước hàng đơn vị.
Ví dụ: x=1728.6354 ROUND(x,2)=1728.64
ROUND(x,0)=1729; ROUND(x,-1)=1730
g. Hàm SUM
Cú pháp: SUM(Danh sách đối)
Với hàm này số lượng đối không cố định, có thể là một đối và cũng có thể là nhiều
đối.
Chức năng: Hàm tính tổng các giá trị số trong
danh sách đối.
Ví dụ: biến y = 7-5; và ta có bảng dữ liệu bên
trên
Khi đó SUM(y,A1:B2,12)=2+(4+6)+12=24
h. Hàm AVERAGE
Cú pháp: AVERAGE(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm tính trung bình cộng của các phần tử trong danh sách đối
Ví dụ: với biến y và khối A1:B2 , khi đó
=AVERAGE(y,A1:B2,12) =(2+(4+6)+12)/4=6
(khối A1:B2 có 4 ô được tính là 2 phần tử).
i. Hàm MAX
Cú pháp: MAX(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm lấy giá trị số lớn nhất trong
danh sách đối.
Ví dụ: với biến y và khối A1:B2, khi đó
MAX(y,A1:B2)=6
j. Hàm MIN
Cú pháp: MIN(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm tìm giá trị số nhỏ nhất trong danh sách đối.
Ví dụ: với biến y và khối A1:B2
khi đó MIN(y,A1:B2)=2
k. Hàm PRODUCT
Cú pháp: PRODUCT(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm tính tích của các phần tử mang giá trị số trong danh sách đối.
Ví dụ:
với biến y= 7-5 và khối A1:B2, khi đó =PRODUCT(y,A1:B2)=48
l. Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Cú pháp: SUMIF(Vùng chứa điều kiện, Điều kiện, Vùng tính tổng)
Chức năng: Hàm sẽ tính tổng giá trị của các ô trong vùng tính tổng mà có điều kiện
A B C D
1 Anh 4
2 Lan 6
tương ứng ở trong vùng chứa điều kiện thoả mãn điều kiện được chỉ ra ở đối thứ hai của
hàm.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu
A B C D E F
3 TT Họ và tên Chức vụ Thu nhập
4 1 Nguyễn Văn Trường NV 500000 NV
5 2 Phạm Văn Minh GD 1000000
6 3 Nguyễn
Hữu
Tuyến NV 700000
7 4 Trần Văn Hải NV 800000
Để tính tổng thu nhập của những người có chức vụ là NV, ta có công thức
=SUMIF(D4:D7, F4, E4:E7)
hoặc =SUMIF(D4:D7, “NV”, E4:E7)
3.2.2. Các hàm thống kê
a. Hàm COUNT
Cú pháp: COUNT(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm đếm số lượng phần tử trong danh sách đối mang giá trị số. Nếu
đối là một vùng trong bảng tính thì mỗi ô trong vùng là một phần tử trong danh sách
đối, còn nếu đối là một giá trị cụ thể hoặc là một biến, một biểu thức thì mỗi đối như
vậy được tính là một phần tử.
Ví dụ: Với dữ kiện như ở ví dụ tại mục 3.2.1
= Count(y,A1:B2) cho kết quả 3;
= Count(y,A1:B2,7,”Hà nội”) cho kết quả 4
b. Hàm COUNTA
Cú pháp: COUNTA(Danh sách đối)
Chức năng: Hàm đếm số lượng phần tử có dữ liệu trong danh sách đối.
Ví dụ: Với dữ kiện như dữ kiện như ở ví dụ tại
mục 3.2.1
= Counta(y,A1:B2) cho kết quả 5;
= Counta(y,A1:C2) cho kết quả 5 vì 2 ô C1,
C2 không có dữ liệu
c. Hàm RANK (hàm xếp thứ bậc trong danh sách)
Cú pháp: RANK(x , danh sách các trị,ttsx )
Trong đó x mang giá trị số. Danh sách giá trị là danh sách các giá trị số, thường
danh sách giá trị này được đưa vào một vùng trong bảng tính, mỗi giá trị trong danh sách
được nhập vào một ô trong vùng này. TTSX (thứ tự sắp xếp), nếu TTSX = 0 hoặc không
viết trong hàm thì việc xếp thứ hạng tính từ cao xuống thấp, ngược lại, nếu TTSX <> 0
(thường TTSX = 1) thì xếp từ nhỏ lên
Chức năng: Hàm cho biết thứ hạng của giá trị x trong danh sách giá trị (Thứ hạng
này được xếp theo giá trị giảm dần - Nếu x có giá trị là giá trị lớn nhất trong danh sách thì
hàm RANK cho thứ hạng là 1, nếu x có giá trị là giá trị nhỏ nhất trong danh sách thì hàm
RANK cho thứ hạng cuối cùng).
Chú ý:
- x và danh sách giá trị phải mang giá trị số, nếu không máy sẽ báo lỗi #Value.
- x phải rơi vào một trong các giá trị trong danh sách giá trị, nếu không máy sẽ báo
lỗi #N/A.
Ví dụ: Cho bảng điểm
A B C D E
4 Họ tên HK I HK II Cả năm Xếp thứ
5 Mai Hoa 7 8 7.6
6 Tuấn Kiệt 5 5 5.0
7 Trọng Vũ 8 8 8.0
8 Thuý Vi 6 7 6.6
Để xếp thứ theo điểm cả năm, ta đưa vào ô E5 công thức.
= Rank(D5,D$5:D$8)
(Trong công thức vùng D$5:D$8 cố định địa chỉ dòng là để khi sao công thức ở ô
E5 xuống các ô E6, E7, E8 sẽ đảm bảo các đối tượng xếp thứ hạng của mình trên cùng
một danh sách điểm)
d. Hàm COUNTIF
Cú pháp: COUNTIF(Vùng dữ liệu, Điều kiện)
Điều kiện có thể là một giá trị hoặc cũng có thể là biểu thức so sánh, nếu nó là giá
trị thì thể hiện điều kiện dữ liệu cần phải đạt giá trị bằng giá trị này, nếu nó là biểu thức
so sánh thì thể hiện điều kiện dữ liệu cần phải thoả mãn biểu thức so sánh này. Điều kiện
có thể được viết trực tiếp trong hàm hoặc nó có thể được viết ở một ô nào đó trong bảng
tính.
Chức năng: Hàm đếm số lượng ô trong vùng dữ liệu có giá trị thoả mãn điều kiện.
Ví dụ: Cho bảng lương của một đơn vị
A B C D E F G
4 Họ tên Cvụ Lương Ph cấp Tổng P loại
5 NV 200 NV
6 GĐ 350 >=300
7 NV 400
8 TP 300
- Để đếm số lượng nhân viên (những người có Cvụ là NV) ta dùng
= COUNTIF(B5:B8,G5),
hoặc = COUNTIF(B5:B8,”NV”)
- Để đếm số lượng người có Lương >=300 ta dùng
= COUNTIF(C5:C8,G6) (nhập >=300 tại ô G6)
Hoặc = COUNTIF(C5:C8,” >=300”)
3.2.3. Các hàm logic
Trong phần này có đề cập tới biểu thức logic, khái niệm này được hiểu như sau:
Biểu thức logic là biểu thức có thể mang xét tính đúng sai, thoả mãn hay không thoả mãn.
Nếu biểu thức logic mang xét mà đúng (thoả mãn) thì nó có giá trị.T. (True), còn nếu
biểu thức logic mang xét mà sai (không thoả mãn) thì nó có giá trị.F. (False).
a. Hàm If
Cú pháp: IF(Biểu thức logic, Biểu thức 1, Biểu thức 2)
Trong đó biểu thức 1, biểu thức 2 có thể là giá trị cụ thể, hoặc là biểu thức tính toán
hoặc cũng có thể là biểu thức của hàm IF nào đó.
Chức năng: Tuỳ thuộc vào biểu thức logic đúng hay sai mà hàm IF nhận giá trị biểu
thức 1 hay giá trị biểu thức 2 (nếu biểu thức logic đúng hàm nhận giá trị biểu thức 1, nếu
biểu thức logic sai hàm nhận giá trị biểu thức 2).
Ví dụ 1: =IF(3>5,0,1), kết quả của hàm cho giá trị 1
(Khi ta đưa hàm này vào 1 ô, Excel sẽ xét biểu thức 3>5, biểu thức này cho giá trị
đúng hay sai, (trong ví dụ 3>5 là biểu thức sai).
Sau đó hàm cho nhận biểu thức 2 trong công thức hàm IF là 1. Như vậy kết quả của
hàm cho nhận giá trị 1.)
Ví dụ 2:
A B C D E F G
4 Họ tên Cvụ Lương Ph cấp Tổng P loại
5 NV 200 NV
6 GĐ 350 >=300
7 NV 400
8 TP 300
- Để phát phụ cấp chỉ cho những người có Cvụ là NV được 200, còn những người
khác không được hưởng phụ cấp, ta đưa công thức D5=If(B5=“NV”,200,0)
- Để phân loại theo cột Lương theo mức
Nếu Lương<=200 thấp,
Nếu 200<Lương<=400 trung bình,
còn nếu Lương>400 cao,
ta đưa công thức vào cột phân loại như sau:
tại D5 viết công thức:
=If(C5<=200,”thấp”,If(C5<=400,”tb”,”cao”))
b. Hàm AND
Cú pháp:
AND(biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,.. ,biểu thức logic n) hay viết cho gọn
AND(Danh sách các biểu thức logic)
Số lượng đối của hàm AND là không cố định.
Chức năng: Hàm cho giá trị đúng (.T.) nếu tất cả các biểu thức logic trong danh
sách đều đúng, nếu có biểu thức logic nào đó trong danh sách là sai (.F.) thì hàm sẽ cho
giá trị sai.
Ví dụ: Trên thực tế hàm AND thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây
hàm AND dùng để thể hiện yêu cầu cả nhóm điều kiện nào đó cần được thoả mãn.
Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người có chức vụ
(Cvụ) là NV và đồng thời có Lương<250, còn những người khác không được phụ cấp. Ta
đưa vào ô D5 công thức tính phụ cấp cho người thứ nhất tại D5 nhập công thức:
=If(And(B5=“NV”,C5<250),100,0), sau đó sao chép công thức này xuống cho
những người bên dưới
c. Hàm OR
Cú pháp:
OR(biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,.. , biểu thức logic n)
hay viết cho gọn
OR(Danh sách các biểu thức logic)
Số lượng đối của hàm OR là không cố định.
Chức năng: Hàm cho giá trị đúng (.T.) nếu một biểu thức logic nào đó trong danh
sách mang giá trị đúng, nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách đều sai (.F.) thì
hàm sẽ cho giá trị sai.
Ví dụ: Hàm OR thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây hàm OR dùng
để thể hiện yêu cầu một số điều kiện nào đó trong cả nhóm điều kiện cần được thoả mãn.
Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người hoặc có
chức vụ (Cvụ) là NV hoặc có Lương<250, còn những người khác không được phụ cấp.
Ta đưa vào ô D5 công thức tính phụ cấp cho người thứ nhất D5, ta nhập công thức:
=If(Or(B5=“NV”,C5<250),100,0). Lưu ý trong công thức không có dấu cách.
Cú pháp hàm and và hàm or lồng trong hàm if:
IF(AND(BT1,…BTn),trị đúng,trị sai)
IF(OR(BT1,…BTn),trị đúng,trị sai)
d. Hàm NOT
Cú pháp: NOT(Biểu thức logic)
Chức năng: Hàm cho giá trị phủ định giá trị biểu thức logic (Nếu biểu thức logic
mang giá trị đúng (.T.) thì hàm cho giá trị sai (.F.), và ngược lại nếu biểu thức logic mang
giá trị sai thì hàm cho giá trị đúng).
Ví dụ: Hàm NOT cũng thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây NOT
dùng để thể hiện yêu cầu không phải là một điều kiện nào đó.
Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người có chức vụ
(Cvụ) không phải là giám đốc (GĐ), còn giám đốc không có phụ cấp. Ta có thể dùng
hàm IF kết hợp với hàm OR để tính, khi đó tại D5 ta nhập công thức:
=If(Or(b5=“NV”,b5=“TP”),100,0)
Nếu dùng hàm NOT thì biểu thức logic trong hàm IF sẽ gọn hơn, khi đó tại D5 ta
nhập công thức:
=If(Not(B5=“GĐ”),100,0)
3.2.4. Các hàm ký tự
Phần này làm việc với các xâu ký tự, với các xâu ký tự Excel có phép toán ghép xâu
&, ví dụ ta có hai xâu “Thành phố “ và “Hà Nội” thì kết quả “Thành phố” & “Hà Nội” =
“Thành phố Hà Nội”. Với các xâu ta có thể dùng phép toán ghép xâu hoặc tác động các
hàm lên xâu (các hàm này được đề cập trong phần này, bên dưới).
Phần này hay đề cập đến biểu thức xâu ký tự, đó là các biểu thức dùng phép toán
ghép xâu, các hàm tác động lên xâu ký tự và cho kết quả là một xâu ký tự. Có thể biểu
thức này là một xâu (biểu thức đơn, không có phép toán, không có tác động của hàm),
cũng có thể nó là một biểu thức tính toán phức tạp.
a. Hàm LEFT
Cú pháp: LEFT(Biểu thức xâu ký tự, n)
Với n là số nguyên dương.
Chức năng: Hàm cho kết quả là xâu ký tự gồm n ký tự phía bên trái của giá trị của
biểu thức xâu ký tự (hay để nói cho gọn là hàm cho xâu n ký tự phía trái của biểu thức
xâu ký tự).
Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An”, Left(x, 6) = “Nguyễn”. Vì dấu cách cũng tính là một
ký tự, do đó để lấy được xâu “Nguyễn Văn” ta phải dùng Left(x,10).
b. Hàm RIGHT
Cú pháp: RIGHT(Biểu thức xâu ký tự, n)
Với n là số nguyên dương.
Chức năng: Hàm cho kết quả là xâu n ký tự phía phải của biểu thức xâu ký tự.
Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An”, Right(x,2) = “An”,
Right(x,6) = “Văn An”
c. Hàm LEN
Cú pháp: LEN(Biểu thức xâu ký tự)
Chức năng: Hàm cho giá trị số chỉ độ dài xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự (độ dài
này tính theo số ký tự có trong xâu).
Ví dụ:
x = “Nguyễn Văn An”, y = “Hà Nội”, Len(x)=13, Len(x&y)=19.
d. Hàm LOWER
Cú pháp: LOWER(Biểu thức xâu ký tự)
Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự
xuống thành chữ thường.
Chú ý: Việc chuyển chữ hoa chữ thường của hàm LOWER, cũng như hàm UPPER
và PROPER đề cập bên dưới chỉ đúng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, với
các chữ Việt có dấu, sự chuyển đổi của các hàm này không được chính xác. Với chữ Việt
để chuyển chữ hoa hay thường người ta hay chuyển bằng Font chữ - chọn Font chữ hoa
hay Font chữ thường.
Ví dụ: x = “Nguyen Van An”, LOWER(x) = “nguyen van an”
e. Hàm UPPER
Cú pháp: UPPER(Biểu thức xâu ký tự)
Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự thành
chữ hoa.
Ví dụ: x = “Nguyen Van An”, UPPER(x) = “NGUYEN VAN AN”
f. Hàm PROPER
Cú pháp: PROPER(Biểu thức xâu ký tự)
Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái đầu từ trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký
tự lên thành chữ hoa, các chữ còn lại xuống thành chữ thường.
Ví dụ: x = “nGUyen vAN An”, Proper(x)=“Nguyen Van An”
g. Hàm VALUE
Cú pháp: VALUE(Biểu thức xâu ký tự dạng số)
Trong đó biểu thức xâu ký tự dạng số là biểu thức xâu ký tự mà kết quả là một xâu
ký tự dạng chữ số.
Chức năng: Hàm chuyển giá trị của biểu thức xâu ký tự dạng số (xâu ký tự dạng số)
thành dạng số.
Chú ý: Với xâu ký tự dạng chữ số thì Excel sẽ xếp nó vào dữ liệu dạng chữ,
không phải là dữ liệu dạng số, vì vậy khi làm những phép toán số học trên nó là không
được. Để thực hiện được các phép toán số học với nó thì phải dùng hàm VALUE để
đổi xâu ký tự đó sang dạng số.
Ví dụ: x = “Năm 1988”, y = “3 năm sau”
Right(x,4) = “1988”, Left(y,1) = “3” ; nếu lấy Right(x,4) + Left(y,1) thì máy sẽ lấy
“1988” + “3”, phép cộng số này không áp dụng cho cộng xâu được, muốn cộng ta phải
dùng hàm VALUE để đổi các xâu chữ số này thành các số, khi đó biểu thức sẽ là
Value(right(x,4)) + value(left(y,1)) = 1991
h. Hàm CONCATENATE
Cú pháp: CONCATENATE(Danh sách các biểu thức xâu ký tự)
Số lượng đối của hàm không cố định, các đối của hàm này là các biểu thức xâu ký
tự.
Chức năng: Cho kết quả là xâu ký tự được ghép lần lượt từ các xâu kết quả của các
biểu thức xâu ký tự trong danh sách.
Hàm này có chức năng giống phép toán ghép xâu & đề cập ở phía trên.
Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An “, y = “Quê quán: “, z = “Hà Nội” thì
Concatenate(x,”; “,y,z) = “Nguyễn Văn An; Quê quán: Hà Nội”
3.2.5. Các hàm ngày tháng, thời gian
Với dữ liệu dạng ngày tháng ta có các phép toán cộng (+), trừ (-). Phép cộng dùng
để cộng dữ liệu dạng ngày tháng với một số nguyên dương n, kết quả sẽ được ngày tháng
sau n ngày so với ngày tháng mang cộng (Ví dụ: 10/20/2004 + 5 = 10/25/2004). Tương tự
phép trừ dùng để lấy dữ liệu dạng ngày tháng trừ đi số nguyên dương n nào đó, kết quả sẽ
được ngày tháng n ngày trước so với ngày tháng mang trừ (Ví dụ: 10/20/2004 -
7=10/13/2004).
Trong phần này có đề cập tới biểu thức ngày tháng, đó là những biểu thức có kết
quả là dữ liệu dạng ngày tháng. Biểu thức này có thể là một giá trị ngày tháng nào đó
(biểu thức đơn, không có phép toán), nó cũng có thể là biểu thức với sự tham gia của các
phép toán và các hàm.
a. Hàm TODAY
Cú pháp: TODAY( )
Hàm này không có đối
Chức năng: Hàm cho ngày tháng hiện tại của đồng hồ máy.
b. Hàm NOW
Cú pháp: NOW( )
Chức năng: Hàm cho ngày tháng và thời gian hiện tại của đồng hồ máy.
c. Hàm DAY
Cú pháp: DAY(Biểu thức ngày tháng)
Chức năng: Hàm cho giá trị ngày của giá trị biểu thức ngày tháng.
Ví dụ: x=10/15/2004, Day(x) = 15
d. Hàm MONTH
Cú pháp: MONTH(Biểu thức ngày tháng)
Chức năng: Hàm cho giá trị tháng của giá trị biểu thức ngày tháng.
Ví dụ: x=10/15/2004, Month(x) = 10
e. Hàm YEAR
Cú pháp: YEAR(Biểu thức ngày tháng)
Chức năng: Hàm cho giá trị năm của giá trị biểu thức ngày tháng.
Ví dụ: x=10/15/2004, Year(x) = 2004
Tương tự ta có các hàm HOUR, MINUTE, SECOND để lấy giờ, phút, giây của dữ
liệu dạng thời gian.
f. Hàm DATE
Cú pháp: DATE(year,month,day)
Trong đó: - Đối số Year có thể có từ 1-4 chữ số. Excel diễn dịch (hiểu) số year theo
hệ thống ngày tháng năm mà ta sử dụng. Theo mặc định, Excel for Windows sử dụng hệ
thống date 1900, còn Excel for the Macintosh sử dụng hệ thống date 1904.
Chức năng: Hàm trả về (cho) một số, biểu thị một ngày tháng năm cụ thể (the day)
trong mã hoá date -time của Excel. Nếu trước khi nhập hàm này mà định dạng ô là
general, thì kết quả của hàm cố định dạng là date.
Ví dụ: =Year(2000,1,2) trả về ngày 2/1/2000

Contenu connexe

Tendances

THCS_W10_BaiTap
THCS_W10_BaiTapTHCS_W10_BaiTap
THCS_W10_BaiTapCNTT-DHQG
 
Excel lecture
Excel lectureExcel lecture
Excel lecturelequycong
 
Cac ham thong dung trong excel
Cac ham  thong dung trong excelCac ham  thong dung trong excel
Cac ham thong dung trong excelsnoosy
 
Cac ham excel co ban va nang cao
Cac ham excel co ban va nang caoCac ham excel co ban va nang cao
Cac ham excel co ban va nang caoNguyen Van Hien
 
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)Long Nguyen
 
Các hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelCác hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelMỹ Linh Trần
 
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010Chris2610
 
Cac ham tinh trong excel
Cac ham tinh trong excelCac ham tinh trong excel
Cac ham tinh trong excelHoang Trang
 
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong ExcelHuuCuong3
 
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Sim Vit
 
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010xeroxk
 
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kê
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kêThống kê mô tả & Ước lượng thống kê
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kêYen Luong-Thanh
 
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu Yen Luong-Thanh
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Phi Phi
 

Tendances (20)

THCS_W10_BaiTap
THCS_W10_BaiTapTHCS_W10_BaiTap
THCS_W10_BaiTap
 
Ham excel
Ham excelHam excel
Ham excel
 
Excel lecture
Excel lectureExcel lecture
Excel lecture
 
Cac ham thong dung trong excel
Cac ham  thong dung trong excelCac ham  thong dung trong excel
Cac ham thong dung trong excel
 
Cac ham excel co ban va nang cao
Cac ham excel co ban va nang caoCac ham excel co ban va nang cao
Cac ham excel co ban va nang cao
 
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)
Module 4: Xử Lý Bảng Tính Cơ Bản (Excel)
 
Kế toán Excel
Kế toán ExcelKế toán Excel
Kế toán Excel
 
Các hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelCác hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excel
 
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010
Bài giảng lý thuyết ms excel 2010 - MICROSOFT EXCEL 2010
 
Cac ham tinh trong excel
Cac ham tinh trong excelCac ham tinh trong excel
Cac ham tinh trong excel
 
Excel 2007
Excel 2007Excel 2007
Excel 2007
 
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
 
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
 
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng excel 2010
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kê
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kêThống kê mô tả & Ước lượng thống kê
Thống kê mô tả & Ước lượng thống kê
 
Thdc 07
Thdc 07Thdc 07
Thdc 07
 
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu
Tạo form - Chuẩn bị dữ liệu
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010
 

En vedette

THCS_W12_BaiTapThem
THCS_W12_BaiTapThemTHCS_W12_BaiTapThem
THCS_W12_BaiTapThemCNTT-DHQG
 
THCS_W14_BaiTap
THCS_W14_BaiTapTHCS_W14_BaiTap
THCS_W14_BaiTapCNTT-DHQG
 
THCS_W14_BaiDocThem
THCS_W14_BaiDocThemTHCS_W14_BaiDocThem
THCS_W14_BaiDocThemCNTT-DHQG
 
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCEL
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCELTHCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCEL
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCELCNTT-DHQG
 
THCS_W1_DeCuongTin
THCS_W1_DeCuongTinTHCS_W1_DeCuongTin
THCS_W1_DeCuongTinCNTT-DHQG
 
THCS_W015_OnTap
THCS_W015_OnTapTHCS_W015_OnTap
THCS_W015_OnTapCNTT-DHQG
 
THCS_W09_BaiDocThem
THCS_W09_BaiDocThemTHCS_W09_BaiDocThem
THCS_W09_BaiDocThemCNTT-DHQG
 
THCS_W07_OnTap
THCS_W07_OnTapTHCS_W07_OnTap
THCS_W07_OnTapCNTT-DHQG
 
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)CNTT-DHQG
 
THCS_W08_BaiGiang_PowerPoint
THCS_W08_BaiGiang_PowerPointTHCS_W08_BaiGiang_PowerPoint
THCS_W08_BaiGiang_PowerPointCNTT-DHQG
 

En vedette (10)

THCS_W12_BaiTapThem
THCS_W12_BaiTapThemTHCS_W12_BaiTapThem
THCS_W12_BaiTapThem
 
THCS_W14_BaiTap
THCS_W14_BaiTapTHCS_W14_BaiTap
THCS_W14_BaiTap
 
THCS_W14_BaiDocThem
THCS_W14_BaiDocThemTHCS_W14_BaiDocThem
THCS_W14_BaiDocThem
 
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCEL
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCELTHCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCEL
THCS_W13_BaiGiang_TẠO LẬP ĐỒ THỊ TRONG EXCEL
 
THCS_W1_DeCuongTin
THCS_W1_DeCuongTinTHCS_W1_DeCuongTin
THCS_W1_DeCuongTin
 
THCS_W015_OnTap
THCS_W015_OnTapTHCS_W015_OnTap
THCS_W015_OnTap
 
THCS_W09_BaiDocThem
THCS_W09_BaiDocThemTHCS_W09_BaiDocThem
THCS_W09_BaiDocThem
 
THCS_W07_OnTap
THCS_W07_OnTapTHCS_W07_OnTap
THCS_W07_OnTap
 
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)
THCS_W09_BaiGiang_PowerPoint(Tiep)
 
THCS_W08_BaiGiang_PowerPoint
THCS_W08_BaiGiang_PowerPointTHCS_W08_BaiGiang_PowerPoint
THCS_W08_BaiGiang_PowerPoint
 

Similaire à THCS_W11_BaiDocThem

Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Sim Vit
 
Excel THVP.pdf
Excel THVP.pdfExcel THVP.pdf
Excel THVP.pdfHunhKim1
 
Lý thuyết excel hàm excel
Lý thuyết excel   hàm excelLý thuyết excel   hàm excel
Lý thuyết excel hàm excelHọc Huỳnh Bá
 
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.001110322504 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.0011103225Yen Dang
 
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfChuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfHngTrn365275
 
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfChuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfnguyenkaka2
 
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhGt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhvantai30
 
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdf
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdfTRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdf
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdfPHNGUYNNGC9
 
Giao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttGiao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttDinhtuan1995
 
Fortran cơ sở
Fortran cơ sởFortran cơ sở
Fortran cơ sởHajunior9x
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excelltrioby2
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toanDang Nguyen
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toanHuuCuong3
 
Nmlt C06 Ham
Nmlt C06 HamNmlt C06 Ham
Nmlt C06 HamCuong
 
43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.docXuyến Hà
 
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPT
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPTBài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPT
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 

Similaire à THCS_W11_BaiDocThem (20)

Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793
 
Giáo trình excel nâng cao tud
Giáo trình excel nâng cao   tudGiáo trình excel nâng cao   tud
Giáo trình excel nâng cao tud
 
Excel THVP.pdf
Excel THVP.pdfExcel THVP.pdf
Excel THVP.pdf
 
Lý thuyết excel hàm excel
Lý thuyết excel   hàm excelLý thuyết excel   hàm excel
Lý thuyết excel hàm excel
 
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.001110322504 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
 
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfChuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
 
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdfChuong 1 Matlab co ban.pdf
Chuong 1 Matlab co ban.pdf
 
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhGt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
 
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdf
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdfTRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdf
TRNG_DI_HC_NHA_TRANG.pdf
 
Giao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttGiao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_tt
 
Fortran cơ sở
Fortran cơ sởFortran cơ sở
Fortran cơ sở
 
Ltc 6
Ltc 6Ltc 6
Ltc 6
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excell
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toan
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toan
 
Bao cao-excel-2010
Bao cao-excel-2010Bao cao-excel-2010
Bao cao-excel-2010
 
Nmlt C06 Ham
Nmlt C06 HamNmlt C06 Ham
Nmlt C06 Ham
 
Tin hoc dai cuong
Tin hoc dai cuongTin hoc dai cuong
Tin hoc dai cuong
 
43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc
 
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPT
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPTBài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPT
Bài 6 Sử dụng hàm - Giáo trình FPT
 

Plus de CNTT-DHQG

THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excel
THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excelTHCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excel
THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excelCNTT-DHQG
 
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)CNTT-DHQG
 
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)CNTT-DHQG
 
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)CNTT-DHQG
 
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)CNTT-DHQG
 
THCS_W08_BaiDocThem
THCS_W08_BaiDocThemTHCS_W08_BaiDocThem
THCS_W08_BaiDocThemCNTT-DHQG
 
THCS_W09_BaiTap
THCS_W09_BaiTapTHCS_W09_BaiTap
THCS_W09_BaiTapCNTT-DHQG
 
THCS_W08_BaiTap
THCS_W08_BaiTapTHCS_W08_BaiTap
THCS_W08_BaiTapCNTT-DHQG
 
THCS_W11_BaiTap
THCS_W11_BaiTapTHCS_W11_BaiTap
THCS_W11_BaiTapCNTT-DHQG
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)CNTT-DHQG
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINTHCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINCNTT-DHQG
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)CNTT-DHQG
 
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊM
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊMTHCS_W13_BÀI ĐỌC THÊM
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊMCNTT-DHQG
 

Plus de CNTT-DHQG (13)

THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excel
THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excelTHCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excel
THCS_W14_Cơ sở dữ liệu trên bảng tính excel
 
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
 
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W04_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
 
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (1)
 
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W03_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
 
THCS_W08_BaiDocThem
THCS_W08_BaiDocThemTHCS_W08_BaiDocThem
THCS_W08_BaiDocThem
 
THCS_W09_BaiTap
THCS_W09_BaiTapTHCS_W09_BaiTap
THCS_W09_BaiTap
 
THCS_W08_BaiTap
THCS_W08_BaiTapTHCS_W08_BaiTap
THCS_W08_BaiTap
 
THCS_W11_BaiTap
THCS_W11_BaiTapTHCS_W11_BaiTap
THCS_W11_BaiTap
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (3)
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINTHCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
THCS_W02_BaiGiang_CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2)
 
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊM
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊMTHCS_W13_BÀI ĐỌC THÊM
THCS_W13_BÀI ĐỌC THÊM
 

THCS_W11_BaiDocThem

  • 1. CHƯƠNG 3 CÁC HÀM TÍNH CƠ BẢN TRONG EXCEL 3.1. CÁC HÀM TÍNH TOÁN CƠ BẢN Excel có một hệ thống các hàm mẫu dùng rất tiện lợi và đơn giản.  Hàm luôn bắt đầu bằng dấu “ bằng”: =  Dạng thức tổng quát của hàm là: TÊN HÀM (DANH SÁCH ĐỐI) - Trong đó tên hàm thường là từ viết tắt tiếng Anh chỉ chức năng của hàm. Khi làm, người sử dụng có thể viết tên hàm với chữ hoa hay chữ thường. Các đối trong danh sách có thể là các giá trị cụ thể, các biểu thức, tên biến, địa chỉ ô, địa chỉ vùng, tên vùng, hoặc thậm chí nó lại là một hàm nào đó. Danh sách đối phải để trong cặp dấu ngoặc đơn, giữa các đối phải cách nhau bởi dấu phẩy, trong hàm không có dấu cách. - Nếu hàm không có đối số thì vẫn phải có cặp dấu () đặt ngay sau tên hàm, Ví dụ: TODAY() - Nếu đối số là chuỗi ký tự thì chúng cần được đặt trong cặp dấu nháy kép “ “. Cần chú ý dấu nháy kép không được ghép bằng 2 dấu nháy đơn để tạo thành dấu nháy kép. - Nếu đối số là hàm / các hàm của các hàm thì đó là các hàm lồng nhau (trong Excel cho phép các hàm lồng nhau tới 7 mức). * Cách nhập hàm trong Excel C1: Gõ trực tiếp từ bàn phím theo các yêu cầu cụ thể. C2: Chọn các hàm mẫu từ Menu Bar hoặc trên thanh công thức. Cụ thể như sau: - Chọn ô cần nhập hàm mẫu. - Chọn Insert / hoặc nhấn chuột vào biểu tượng fx trên thanh công thức hoặc nhấn Shift +F3 xuất hiện hộp thoại Insert Function như sau: Chọn 1 nhóm hàm cần thực hiện
  • 2. - Chọn 1 nhóm hàm cần thực hiện trong khung Or select a category nhấn vào xuất hiện bảng chọn, ý nghĩa của các mục trong bảng chọn như sau: + Most Recently Used, All: Toàn bộ các hàm trong Excel + Financial: Lớp các hàm tài chính + Date & Time: Lớp các hàm ngày tháng thời gian + Math & Trig: Lớp các hàm toán học và lượng giác + Statistical: Lớp các hàm thống kê + Database: Lớp các hàm làm việc với cơ sở dữ liệu + Text: Lớp các hàm làm việc với ký tự, + Logical: Lớp các hàm logic, + Information: Lớp các hàm thông tin... - Select a function: Tên của các hàm trong lớp được chọn ở mục Or select a category. Khi ta chọn một hàm nào đó trong Select a function phía dưới hộp thoại sẽ hiển thị tên và cú pháp của hàm đó, đồng thời hiển thị lời giải thích chức năng và ý nghĩa của các đối trong hàm. - Chọn tên 1 hàm cụ thể cần thực hiện trong khung select a function - Chọn nút OK hoặc nhấn phím Enter, Excel đưa ra tên hàm và các đối số (các địa chỉ ô) lên thanh công thức. Chú ý: Ta có thể nhập theo cách sau (nhất là đối với các version trước): Tại ô cần nhập công thức ta gõ dấu =, theo sau ta gõ tên hàm, rồi nhấn phím Ctrl +shift+A. Ví dụ như đối với hàm MOD, ta được 3.2. MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG
  • 3. 3.2.1. Các hàm toán học a. Hàm ABS Cú pháp: ABS(N) Trong đó N là biểu thức số (biểu thức mang giá trị số). Chức năng: Hàm lấy giá trị tuyệt đối của N. Ví dụ: =ABS(7-10)=3 x = 7*2-5; =ABS(x)=9 b. Hàm SQRT Cú pháp: SQRT(N) Trong đó N là biểu thức số và N >= 0. Chức năng: Hàm lấy giá trị căn bậc 2 của N. Ví dụ: ô A1 có giá trị là 64; =SQRT(A1)=8 c. Hàm INT Cú pháp: INT(N) Trong đó N là biểu thức số. Chức năng: Hàm lấy giá trị phần nguyên của N. Ví dụ: y=24.75; INT(y)=24 d. Hàm PI Cú pháp: PI( ) Đây là hàm không đối. Chức năng: Hàm cho giá trị số π Trong Excel nếu có biểu thức tính toán nào có sự tham gia của số π thì ta phải lấy giá trị của số π thông qua hàm PI( ) (hoặc chỉ giá trị trực tiếp 3.141593), nếu chỉ giá trị này thông qua ký hiệu π thì máy sẽ không chấp nhận. e. Hàm MOD Cú pháp: MOD(M,N) Trong đó M, N là các biểu thức số mang giá trị nguyên. Chức năng: Hàm lấy phần dư của phép chia nguyên M cho N. (Lấy M chia cho N lấy kết quả nguyên, còn dư bao nhiêu thì đó là kết quả của MOD(M,N)). Ví dụ: MOD(10,3)=1; x=8, ô B5 có giá trị 6 MOD(x,B5)=2 f. Hàm ROUND Cú pháp: ROUND(M,n) Trong đó M là biểu thức số, n là số nguyên. Chức năng: Hàm làm tròn giá trị của biểu thức M theo chỉ thị của số nguyên n. Nếu n>0 thì hàm này làm tròn n chữ số thập phân sau dấu chấm thập phân. Nếu n=0 thì hàm này làm tròn đến chữ số hàng đơn vị. Nếu n<0 thì hàm này làm tròn đến n chữ số đứng
  • 4. A B C D 1 Anh 4 2 Lan 6 A B C D 1 Anh 4 2 Lan 6 trước hàng đơn vị. Ví dụ: x=1728.6354 ROUND(x,2)=1728.64 ROUND(x,0)=1729; ROUND(x,-1)=1730 g. Hàm SUM Cú pháp: SUM(Danh sách đối) Với hàm này số lượng đối không cố định, có thể là một đối và cũng có thể là nhiều đối. Chức năng: Hàm tính tổng các giá trị số trong danh sách đối. Ví dụ: biến y = 7-5; và ta có bảng dữ liệu bên trên Khi đó SUM(y,A1:B2,12)=2+(4+6)+12=24 h. Hàm AVERAGE Cú pháp: AVERAGE(Danh sách đối) Chức năng: Hàm tính trung bình cộng của các phần tử trong danh sách đối Ví dụ: với biến y và khối A1:B2 , khi đó =AVERAGE(y,A1:B2,12) =(2+(4+6)+12)/4=6 (khối A1:B2 có 4 ô được tính là 2 phần tử). i. Hàm MAX Cú pháp: MAX(Danh sách đối) Chức năng: Hàm lấy giá trị số lớn nhất trong danh sách đối. Ví dụ: với biến y và khối A1:B2, khi đó MAX(y,A1:B2)=6 j. Hàm MIN Cú pháp: MIN(Danh sách đối) Chức năng: Hàm tìm giá trị số nhỏ nhất trong danh sách đối. Ví dụ: với biến y và khối A1:B2 khi đó MIN(y,A1:B2)=2 k. Hàm PRODUCT Cú pháp: PRODUCT(Danh sách đối) Chức năng: Hàm tính tích của các phần tử mang giá trị số trong danh sách đối. Ví dụ: với biến y= 7-5 và khối A1:B2, khi đó =PRODUCT(y,A1:B2)=48 l. Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF Cú pháp: SUMIF(Vùng chứa điều kiện, Điều kiện, Vùng tính tổng) Chức năng: Hàm sẽ tính tổng giá trị của các ô trong vùng tính tổng mà có điều kiện
  • 5. A B C D 1 Anh 4 2 Lan 6 tương ứng ở trong vùng chứa điều kiện thoả mãn điều kiện được chỉ ra ở đối thứ hai của hàm. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu A B C D E F 3 TT Họ và tên Chức vụ Thu nhập 4 1 Nguyễn Văn Trường NV 500000 NV 5 2 Phạm Văn Minh GD 1000000 6 3 Nguyễn Hữu Tuyến NV 700000 7 4 Trần Văn Hải NV 800000 Để tính tổng thu nhập của những người có chức vụ là NV, ta có công thức =SUMIF(D4:D7, F4, E4:E7) hoặc =SUMIF(D4:D7, “NV”, E4:E7) 3.2.2. Các hàm thống kê a. Hàm COUNT Cú pháp: COUNT(Danh sách đối) Chức năng: Hàm đếm số lượng phần tử trong danh sách đối mang giá trị số. Nếu đối là một vùng trong bảng tính thì mỗi ô trong vùng là một phần tử trong danh sách đối, còn nếu đối là một giá trị cụ thể hoặc là một biến, một biểu thức thì mỗi đối như vậy được tính là một phần tử. Ví dụ: Với dữ kiện như ở ví dụ tại mục 3.2.1 = Count(y,A1:B2) cho kết quả 3; = Count(y,A1:B2,7,”Hà nội”) cho kết quả 4 b. Hàm COUNTA Cú pháp: COUNTA(Danh sách đối) Chức năng: Hàm đếm số lượng phần tử có dữ liệu trong danh sách đối. Ví dụ: Với dữ kiện như dữ kiện như ở ví dụ tại mục 3.2.1 = Counta(y,A1:B2) cho kết quả 5; = Counta(y,A1:C2) cho kết quả 5 vì 2 ô C1, C2 không có dữ liệu c. Hàm RANK (hàm xếp thứ bậc trong danh sách)
  • 6. Cú pháp: RANK(x , danh sách các trị,ttsx ) Trong đó x mang giá trị số. Danh sách giá trị là danh sách các giá trị số, thường danh sách giá trị này được đưa vào một vùng trong bảng tính, mỗi giá trị trong danh sách được nhập vào một ô trong vùng này. TTSX (thứ tự sắp xếp), nếu TTSX = 0 hoặc không viết trong hàm thì việc xếp thứ hạng tính từ cao xuống thấp, ngược lại, nếu TTSX <> 0 (thường TTSX = 1) thì xếp từ nhỏ lên Chức năng: Hàm cho biết thứ hạng của giá trị x trong danh sách giá trị (Thứ hạng này được xếp theo giá trị giảm dần - Nếu x có giá trị là giá trị lớn nhất trong danh sách thì hàm RANK cho thứ hạng là 1, nếu x có giá trị là giá trị nhỏ nhất trong danh sách thì hàm RANK cho thứ hạng cuối cùng). Chú ý: - x và danh sách giá trị phải mang giá trị số, nếu không máy sẽ báo lỗi #Value. - x phải rơi vào một trong các giá trị trong danh sách giá trị, nếu không máy sẽ báo lỗi #N/A. Ví dụ: Cho bảng điểm A B C D E 4 Họ tên HK I HK II Cả năm Xếp thứ 5 Mai Hoa 7 8 7.6 6 Tuấn Kiệt 5 5 5.0 7 Trọng Vũ 8 8 8.0 8 Thuý Vi 6 7 6.6 Để xếp thứ theo điểm cả năm, ta đưa vào ô E5 công thức. = Rank(D5,D$5:D$8) (Trong công thức vùng D$5:D$8 cố định địa chỉ dòng là để khi sao công thức ở ô E5 xuống các ô E6, E7, E8 sẽ đảm bảo các đối tượng xếp thứ hạng của mình trên cùng một danh sách điểm) d. Hàm COUNTIF Cú pháp: COUNTIF(Vùng dữ liệu, Điều kiện) Điều kiện có thể là một giá trị hoặc cũng có thể là biểu thức so sánh, nếu nó là giá trị thì thể hiện điều kiện dữ liệu cần phải đạt giá trị bằng giá trị này, nếu nó là biểu thức so sánh thì thể hiện điều kiện dữ liệu cần phải thoả mãn biểu thức so sánh này. Điều kiện có thể được viết trực tiếp trong hàm hoặc nó có thể được viết ở một ô nào đó trong bảng tính. Chức năng: Hàm đếm số lượng ô trong vùng dữ liệu có giá trị thoả mãn điều kiện. Ví dụ: Cho bảng lương của một đơn vị A B C D E F G
  • 7. 4 Họ tên Cvụ Lương Ph cấp Tổng P loại 5 NV 200 NV 6 GĐ 350 >=300 7 NV 400 8 TP 300 - Để đếm số lượng nhân viên (những người có Cvụ là NV) ta dùng = COUNTIF(B5:B8,G5), hoặc = COUNTIF(B5:B8,”NV”) - Để đếm số lượng người có Lương >=300 ta dùng = COUNTIF(C5:C8,G6) (nhập >=300 tại ô G6) Hoặc = COUNTIF(C5:C8,” >=300”) 3.2.3. Các hàm logic Trong phần này có đề cập tới biểu thức logic, khái niệm này được hiểu như sau: Biểu thức logic là biểu thức có thể mang xét tính đúng sai, thoả mãn hay không thoả mãn. Nếu biểu thức logic mang xét mà đúng (thoả mãn) thì nó có giá trị.T. (True), còn nếu biểu thức logic mang xét mà sai (không thoả mãn) thì nó có giá trị.F. (False). a. Hàm If Cú pháp: IF(Biểu thức logic, Biểu thức 1, Biểu thức 2) Trong đó biểu thức 1, biểu thức 2 có thể là giá trị cụ thể, hoặc là biểu thức tính toán hoặc cũng có thể là biểu thức của hàm IF nào đó. Chức năng: Tuỳ thuộc vào biểu thức logic đúng hay sai mà hàm IF nhận giá trị biểu thức 1 hay giá trị biểu thức 2 (nếu biểu thức logic đúng hàm nhận giá trị biểu thức 1, nếu biểu thức logic sai hàm nhận giá trị biểu thức 2). Ví dụ 1: =IF(3>5,0,1), kết quả của hàm cho giá trị 1 (Khi ta đưa hàm này vào 1 ô, Excel sẽ xét biểu thức 3>5, biểu thức này cho giá trị đúng hay sai, (trong ví dụ 3>5 là biểu thức sai). Sau đó hàm cho nhận biểu thức 2 trong công thức hàm IF là 1. Như vậy kết quả của hàm cho nhận giá trị 1.) Ví dụ 2: A B C D E F G 4 Họ tên Cvụ Lương Ph cấp Tổng P loại 5 NV 200 NV 6 GĐ 350 >=300 7 NV 400 8 TP 300
  • 8. - Để phát phụ cấp chỉ cho những người có Cvụ là NV được 200, còn những người khác không được hưởng phụ cấp, ta đưa công thức D5=If(B5=“NV”,200,0) - Để phân loại theo cột Lương theo mức Nếu Lương<=200 thấp, Nếu 200<Lương<=400 trung bình, còn nếu Lương>400 cao, ta đưa công thức vào cột phân loại như sau: tại D5 viết công thức: =If(C5<=200,”thấp”,If(C5<=400,”tb”,”cao”)) b. Hàm AND Cú pháp: AND(biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,.. ,biểu thức logic n) hay viết cho gọn AND(Danh sách các biểu thức logic) Số lượng đối của hàm AND là không cố định. Chức năng: Hàm cho giá trị đúng (.T.) nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách đều đúng, nếu có biểu thức logic nào đó trong danh sách là sai (.F.) thì hàm sẽ cho giá trị sai. Ví dụ: Trên thực tế hàm AND thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây hàm AND dùng để thể hiện yêu cầu cả nhóm điều kiện nào đó cần được thoả mãn. Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người có chức vụ (Cvụ) là NV và đồng thời có Lương<250, còn những người khác không được phụ cấp. Ta đưa vào ô D5 công thức tính phụ cấp cho người thứ nhất tại D5 nhập công thức: =If(And(B5=“NV”,C5<250),100,0), sau đó sao chép công thức này xuống cho những người bên dưới c. Hàm OR Cú pháp: OR(biểu thức logic 1, biểu thức logic 2,.. , biểu thức logic n) hay viết cho gọn OR(Danh sách các biểu thức logic) Số lượng đối của hàm OR là không cố định. Chức năng: Hàm cho giá trị đúng (.T.) nếu một biểu thức logic nào đó trong danh sách mang giá trị đúng, nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách đều sai (.F.) thì hàm sẽ cho giá trị sai. Ví dụ: Hàm OR thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây hàm OR dùng để thể hiện yêu cầu một số điều kiện nào đó trong cả nhóm điều kiện cần được thoả mãn. Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người hoặc có chức vụ (Cvụ) là NV hoặc có Lương<250, còn những người khác không được phụ cấp. Ta đưa vào ô D5 công thức tính phụ cấp cho người thứ nhất D5, ta nhập công thức: =If(Or(B5=“NV”,C5<250),100,0). Lưu ý trong công thức không có dấu cách. Cú pháp hàm and và hàm or lồng trong hàm if:
  • 9. IF(AND(BT1,…BTn),trị đúng,trị sai) IF(OR(BT1,…BTn),trị đúng,trị sai) d. Hàm NOT Cú pháp: NOT(Biểu thức logic) Chức năng: Hàm cho giá trị phủ định giá trị biểu thức logic (Nếu biểu thức logic mang giá trị đúng (.T.) thì hàm cho giá trị sai (.F.), và ngược lại nếu biểu thức logic mang giá trị sai thì hàm cho giá trị đúng). Ví dụ: Hàm NOT cũng thường được dùng kết hợp với các hàm khác, ở đây NOT dùng để thể hiện yêu cầu không phải là một điều kiện nào đó. Với dữ kiện như ở ví dụ trên, giờ ta sẽ cấp phụ cấp 100 cho những người có chức vụ (Cvụ) không phải là giám đốc (GĐ), còn giám đốc không có phụ cấp. Ta có thể dùng hàm IF kết hợp với hàm OR để tính, khi đó tại D5 ta nhập công thức: =If(Or(b5=“NV”,b5=“TP”),100,0) Nếu dùng hàm NOT thì biểu thức logic trong hàm IF sẽ gọn hơn, khi đó tại D5 ta nhập công thức: =If(Not(B5=“GĐ”),100,0) 3.2.4. Các hàm ký tự Phần này làm việc với các xâu ký tự, với các xâu ký tự Excel có phép toán ghép xâu &, ví dụ ta có hai xâu “Thành phố “ và “Hà Nội” thì kết quả “Thành phố” & “Hà Nội” = “Thành phố Hà Nội”. Với các xâu ta có thể dùng phép toán ghép xâu hoặc tác động các hàm lên xâu (các hàm này được đề cập trong phần này, bên dưới). Phần này hay đề cập đến biểu thức xâu ký tự, đó là các biểu thức dùng phép toán ghép xâu, các hàm tác động lên xâu ký tự và cho kết quả là một xâu ký tự. Có thể biểu thức này là một xâu (biểu thức đơn, không có phép toán, không có tác động của hàm), cũng có thể nó là một biểu thức tính toán phức tạp. a. Hàm LEFT Cú pháp: LEFT(Biểu thức xâu ký tự, n) Với n là số nguyên dương. Chức năng: Hàm cho kết quả là xâu ký tự gồm n ký tự phía bên trái của giá trị của biểu thức xâu ký tự (hay để nói cho gọn là hàm cho xâu n ký tự phía trái của biểu thức xâu ký tự). Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An”, Left(x, 6) = “Nguyễn”. Vì dấu cách cũng tính là một ký tự, do đó để lấy được xâu “Nguyễn Văn” ta phải dùng Left(x,10). b. Hàm RIGHT Cú pháp: RIGHT(Biểu thức xâu ký tự, n) Với n là số nguyên dương. Chức năng: Hàm cho kết quả là xâu n ký tự phía phải của biểu thức xâu ký tự. Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An”, Right(x,2) = “An”, Right(x,6) = “Văn An”
  • 10. c. Hàm LEN Cú pháp: LEN(Biểu thức xâu ký tự) Chức năng: Hàm cho giá trị số chỉ độ dài xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự (độ dài này tính theo số ký tự có trong xâu). Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An”, y = “Hà Nội”, Len(x)=13, Len(x&y)=19. d. Hàm LOWER Cú pháp: LOWER(Biểu thức xâu ký tự) Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự xuống thành chữ thường. Chú ý: Việc chuyển chữ hoa chữ thường của hàm LOWER, cũng như hàm UPPER và PROPER đề cập bên dưới chỉ đúng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, với các chữ Việt có dấu, sự chuyển đổi của các hàm này không được chính xác. Với chữ Việt để chuyển chữ hoa hay thường người ta hay chuyển bằng Font chữ - chọn Font chữ hoa hay Font chữ thường. Ví dụ: x = “Nguyen Van An”, LOWER(x) = “nguyen van an” e. Hàm UPPER Cú pháp: UPPER(Biểu thức xâu ký tự) Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự thành chữ hoa. Ví dụ: x = “Nguyen Van An”, UPPER(x) = “NGUYEN VAN AN” f. Hàm PROPER Cú pháp: PROPER(Biểu thức xâu ký tự) Chức năng: Hàm chuyển các chữ cái đầu từ trong xâu giá trị của biểu thức xâu ký tự lên thành chữ hoa, các chữ còn lại xuống thành chữ thường. Ví dụ: x = “nGUyen vAN An”, Proper(x)=“Nguyen Van An” g. Hàm VALUE Cú pháp: VALUE(Biểu thức xâu ký tự dạng số) Trong đó biểu thức xâu ký tự dạng số là biểu thức xâu ký tự mà kết quả là một xâu ký tự dạng chữ số. Chức năng: Hàm chuyển giá trị của biểu thức xâu ký tự dạng số (xâu ký tự dạng số) thành dạng số. Chú ý: Với xâu ký tự dạng chữ số thì Excel sẽ xếp nó vào dữ liệu dạng chữ, không phải là dữ liệu dạng số, vì vậy khi làm những phép toán số học trên nó là không được. Để thực hiện được các phép toán số học với nó thì phải dùng hàm VALUE để đổi xâu ký tự đó sang dạng số. Ví dụ: x = “Năm 1988”, y = “3 năm sau” Right(x,4) = “1988”, Left(y,1) = “3” ; nếu lấy Right(x,4) + Left(y,1) thì máy sẽ lấy “1988” + “3”, phép cộng số này không áp dụng cho cộng xâu được, muốn cộng ta phải dùng hàm VALUE để đổi các xâu chữ số này thành các số, khi đó biểu thức sẽ là
  • 11. Value(right(x,4)) + value(left(y,1)) = 1991 h. Hàm CONCATENATE Cú pháp: CONCATENATE(Danh sách các biểu thức xâu ký tự) Số lượng đối của hàm không cố định, các đối của hàm này là các biểu thức xâu ký tự. Chức năng: Cho kết quả là xâu ký tự được ghép lần lượt từ các xâu kết quả của các biểu thức xâu ký tự trong danh sách. Hàm này có chức năng giống phép toán ghép xâu & đề cập ở phía trên. Ví dụ: x = “Nguyễn Văn An “, y = “Quê quán: “, z = “Hà Nội” thì Concatenate(x,”; “,y,z) = “Nguyễn Văn An; Quê quán: Hà Nội” 3.2.5. Các hàm ngày tháng, thời gian Với dữ liệu dạng ngày tháng ta có các phép toán cộng (+), trừ (-). Phép cộng dùng để cộng dữ liệu dạng ngày tháng với một số nguyên dương n, kết quả sẽ được ngày tháng sau n ngày so với ngày tháng mang cộng (Ví dụ: 10/20/2004 + 5 = 10/25/2004). Tương tự phép trừ dùng để lấy dữ liệu dạng ngày tháng trừ đi số nguyên dương n nào đó, kết quả sẽ được ngày tháng n ngày trước so với ngày tháng mang trừ (Ví dụ: 10/20/2004 - 7=10/13/2004). Trong phần này có đề cập tới biểu thức ngày tháng, đó là những biểu thức có kết quả là dữ liệu dạng ngày tháng. Biểu thức này có thể là một giá trị ngày tháng nào đó (biểu thức đơn, không có phép toán), nó cũng có thể là biểu thức với sự tham gia của các phép toán và các hàm. a. Hàm TODAY Cú pháp: TODAY( ) Hàm này không có đối Chức năng: Hàm cho ngày tháng hiện tại của đồng hồ máy. b. Hàm NOW Cú pháp: NOW( ) Chức năng: Hàm cho ngày tháng và thời gian hiện tại của đồng hồ máy. c. Hàm DAY Cú pháp: DAY(Biểu thức ngày tháng) Chức năng: Hàm cho giá trị ngày của giá trị biểu thức ngày tháng. Ví dụ: x=10/15/2004, Day(x) = 15 d. Hàm MONTH Cú pháp: MONTH(Biểu thức ngày tháng) Chức năng: Hàm cho giá trị tháng của giá trị biểu thức ngày tháng. Ví dụ: x=10/15/2004, Month(x) = 10 e. Hàm YEAR Cú pháp: YEAR(Biểu thức ngày tháng) Chức năng: Hàm cho giá trị năm của giá trị biểu thức ngày tháng.
  • 12. Ví dụ: x=10/15/2004, Year(x) = 2004 Tương tự ta có các hàm HOUR, MINUTE, SECOND để lấy giờ, phút, giây của dữ liệu dạng thời gian. f. Hàm DATE Cú pháp: DATE(year,month,day) Trong đó: - Đối số Year có thể có từ 1-4 chữ số. Excel diễn dịch (hiểu) số year theo hệ thống ngày tháng năm mà ta sử dụng. Theo mặc định, Excel for Windows sử dụng hệ thống date 1900, còn Excel for the Macintosh sử dụng hệ thống date 1904. Chức năng: Hàm trả về (cho) một số, biểu thị một ngày tháng năm cụ thể (the day) trong mã hoá date -time của Excel. Nếu trước khi nhập hàm này mà định dạng ô là general, thì kết quả của hàm cố định dạng là date. Ví dụ: =Year(2000,1,2) trả về ngày 2/1/2000