SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  54
Nhuận Đạt – TMT

TRUNG HOA
MỘT GÓC NHÌN

1
Mục Lục
ẤN TƢỢNG TUỔI THƠ ................................................................................................................................................. 3
ƢỚC MƠ ẤP Ủ .............................................................................................................................................................. 4
CON ĐƢỜNG DU HỌC ................................................................................................................................................. 6
KỶ NIỆM BắC KINH ....................................................................................................................................................... 8
1.

Tình ngƣời tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ..........................................................................................................8

2.

Nét đẹp sinh viên .............................................................................................................................................. 8

3.

Tiểu thực Bắc Kinh ...........................................................................................................................................9

4.

Em Gái Trung Hoa .......................................................................................................................................... 10

5.

Du Học Sinh Việt Nam .................................................................................................................................... 11

6.

Sinh Viên Quốc Tế .......................................................................................................................................... 12

DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN ............................................................................................................................. 13
1.

Quảng Trƣờng Thiên An Môn ......................................................................................................................... 13

2.

Cố Cung .......................................................................................................................................................... 14

3.

Thiên Đàn ....................................................................................................................................................... 16

4.

Di Hòa Viên ..................................................................................................................................................... 17

5.

Vạn Lý Trƣờng Thành..................................................................................................................................... 19

6.

Thập Tam Lăng............................................................................................................................................... 20

7.

Hƣơng Sơn ..................................................................................................................................................... 22

8.

Chu Khẩu Điếm ............................................................................................................................................... 23

THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM ........................................................................................................................ 24
1.

Bắc Kinh.......................................................................................................................................................... 24

2.

Thái Nguyên.................................................................................................................................................... 27

3.

Thành Đô ........................................................................................................................................................ 27

4.

Tây An............................................................................................................................................................. 28

5.

Lạc Dƣơng ...................................................................................................................................................... 30

6.

An Khánh ........................................................................................................................................................ 32

7.

Ninh Ba ........................................................................................................................................................... 32

8.

Thƣợng Hải ..................................................................................................................................................... 34

TỨ ĐẠI PHẬT SƠN ..................................................................................................................................................... 37
1.

Ngũ Đài Sơn ................................................................................................................................................... 37

2.

Nga Mi Sơn ..................................................................................................................................................... 40

3.

Cữu Hoa Sơn .................................................................................................................................................. 42

4.

Phổ Đà Sơn .................................................................................................................................................... 43

HUYỀN TRANG – NGƢỜI CON VĨ ĐẠI CỦA TRUNG HOA ....................................................................................... 46
DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN ĐẤT HOA .......................................................................................................................... 48
VIỆT NAM - TRUNG HOA : GÓC NHÌN VĂN HÓA PHẬT GIÁO ................................................................................. 50
CẢM ƠN ...................................................................................................................................................................... 53

2
ẤN TƢỢNG TUỔI THƠ
Khi học hết cấp I, tôi bắt đầu có ý thích theo mẹ lễ chùa. Mẹ tôi không mộ Đạo cho lắm. Phật
Giáo đối với bà cũng giống nhƣ Khổng giáo hay Lão giáo. Chùa thờ Phật, miếu Khổng tử
hay Đình làng gì gì đó cũng giống nhƣ nhau, đều là nơi chốn linh thiêng mà bà nghĩ nên đi
thắp hƣơng lễ bái mỗi đêm rằm.
Theo mẹ đi chùa lâu dần, tôi bắt đầu thích thú, có nhiều khi tan trƣờng tôi xin phép Mẹ đi
ngay lên chùa chơi và học bài chiều mới về nhà. Mẹ tôi nhiều lần không vui, nhƣng tôi là con
một mà bà rất yêu, nên thƣờng khi nhƣợng bộ tôi một vài chuyện, đặt biệt chuyện đi chùa.
Việt Nam cũng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều có ảnh hƣởng ít nhiều văn hóa
Hán học; đặt biệt Phật giáo, cái ảnh hƣởng văn học chữ Hán lại càng rõ hơn.
Ngày còn nhỏ, tôi không hiểu biết gì về chữ Hán và văn hóa Hán hay Trung Hoa gì cả. Tôi
thấy các nhà sƣ ở quê tôi viết một thứ chữ rất đẹp, đẹp nhƣ một bức tranh nghệ thuật, đƣợc
gọi là chữ Nho. Tôi rất ấn tƣợng. Lúc ấy tôi còn nghĩ mình nhất định theo các nhà sƣ học chữ
Nho.
Thế rồi tâm nguyện của tôi cũng đƣợc thực hiện hai năm sau đó. Nhờ biết tụng kinh Phật và
yêu mến chữ Nho, các sƣ ở chùa rất thƣơng tôi, nhất là một nhà sƣ lớn tuổi gọi là sƣ ông Phú
Thanh, ông đã dạy cho tôi những chữ Nho ấn tƣợng đầu đời:
天

thiên 地 địa;慈 từ 悲 bi;智 trí 慧 huệ;南 nam 无 mô 阿 a 弥 di 陀 đà 佛 phật

Ông còn dặn dò tôi chữ Nho là chữ của Thánh Hiền, tập viết xong đem đốt chứ không nên
vứt bừa bải, hoặc để dƣới mông ngồi.
Học đƣợc mấy chữ Nho tôi rất sung sƣớng. Tôi say mê đến cả đi học với bạn bè trên lớp cũng
lấy chữ Nho ra viết, làm nhiều bạn bè nhỏ tuổi rất ngƣỡng mộ.
Niềm say me chữ Nho trong tôi ngày một lớn theo năm tháng, số chữ tôi học đƣợc cũng khá
lên dần, tôi bắt đầu biết thêm về nguồn gốc chữ Nho, nguồn gốc kinh Phật bằng chữ Nho, và
những câu chuyện về Lục Tổ Huệ Năng, Đƣờng Tam Tạng, Bồ Đề Đạt Ma … làm cho ấn
tƣợng tuổi thơ tôi biến thành một giấc mơ ấp ủ: đƣợc thăm viếng, chiêm bái các thánh tích
Phật Giáo và học tập trên đất nƣớc Trung Hoa.

3
ƢỚC MƠ ẤP Ủ
Tôi có duyên tiếp xúc với chữ Hán ( quê tôi gọi là chữ Nho) từ rất nhỏ, và có ấn tƣợng rất đẹp
về chữ Hán. Đối với tôi, chữ Hán là một loại chữ đầy tính nghệ thuật và nhân văn. Khi nhìn
chữ Hán đƣợc viết dƣới những bàn tay tài hoa khác nhau, tôi thấy con chữ trở thành một bức
tranh với nhiều điều muốn nói. Hấp dẫn hơn nữa là khi tôi nhìn những câu Kinh đƣợc viết
bằng các dạng chữ Thảo, Triện, Khải …khác nhau.
Tôi còn nhớ có một lần, một sƣ huynh ở chùa Lạc Nghiệp cho tôi xem những câu thơ của các
thiền sƣ do anh ta viết bằng chữ Hán thảo:
莫谓春残花落尽, 前庭昨夜一支梅
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
一日不作,一日不吃
Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực
本来无一物, 何处喏陈埃
Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai
Và giải thích cho tôi thêm nguồn gốc và ý nghĩa những câu ấy, tâm tôi vô cùng kích động.
Lúc ấy tôi nhƣ một kẻ đang yêu, mà ngƣời yêu tôi là những câu thơ, những lời dạy của các
thiền sƣ Việt nam và Trung hoa đƣợc thể hiện bằng chữ Hán thảo. Tình yêu đó ngày càng lớn
dần theo thời gian. Tôi bắt đầu quyết tâm học thông chữ Hán cổ, nói đƣợc tiếng Hoa hiên đại
để đi đến Trung Hoa học Đạo và chiêm bái các Thánh tích liên quan cuộc đời của các thiền
sƣ nhƣ Chùa Thiếu Lâm, Chùa Nam Hoa …
Năm 1996 tôi phát tâm xuất gia theo Phật, cƣờng độ học chữ Hán trong tôi càng tăng. Có
những đêm tôi theo lời dạy của các sƣ trong chùa thức dậy vào lúc 2 giờ sáng để học. Việc
học chữ Hán đối với tôi bây giờ vô cùng có ý nghĩa:
1. Các kinh điển Phật giáo Việt nam đang sử dụng phần lớn là thuộc Hán tạng, muốn hiểu
Kinh sâu sắc không có cách nào khác hơn là học thông thạo Hán văn cổ để tìm hiểu trực
tiếp các bản kinh.
2. Tiếng Hán ( phổ thông) là phƣơng tiện để tôi thực hiện ƣớc mơ đến Trung Hoa du học và
chiêm bái.
Ngày 25 tháng 07 năm 1996 tôi xin thầy tôi ghi danh vào trƣờng Trung cấp Phật học Phan
Rang để đƣợc học sâu về Phật Pháp và chữ Hán. Suốt bốn năm nội trú tại trƣờng, tôi rất chú
tâm học chữ Hán. Tiếng Hán ngày càng tiến bộ thì cƣờng độ mơ ƣớc đến Trung Hoa du học
và chiêm bái ngày càng tăng. Thế nhƣng nhân duyên chƣa hội đủ, ƣớc mơ đến Trung hoa
không thực hiện đƣợc, tôi tiếp tục thi tuyển vào Đại Học Phật Giáo tại Tp. HCM Việt nam,
bênh cạnh đó tranh thủ thơi gian học thêm chƣơng trình cữ nhân Tiếng Anh.
4
Năm 2005, sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật Học và Anh ngữ, tôi có ý định đến Đài Loan
tiếp tục học Phật học sau đó sang Trung Hoa. Nhƣng rồi một lần nữa không thành, nhân
duyên chuyển tôi sang Ấn độ học tập và chiên bái các thánh tích liên quan cuộc đời Phật
Thích Ca và chƣ Thánh Đệ Tử Phật. Ở Ấn Độ tôi may mắn gặp vị Thầy ngƣời Việt Nam có
tên Huyền Diệu. Thầy đã tạo thuận duyên cho tôi đƣợc tu học tại đất Ấn độ và tiếp xúc với
các nhà sƣ trung Hoa đang tu học tại Lumbini – Nepal và Buddha Gaya – Ấn độ. Ông còn
khuyến khích tôi đi Trung Hoa học và chiêm bái bằng cách giải thích sâu cho tôi về tầm quan
trong của Phật giáo và văn hóa Trung Hoa, đồng thời ông còn đề nghị International Buddhist
Federation tài trợ cho tôi học bổng toàn phần 2 năm để đến Bắc kinh học.
Thật kỳ diệu, tôi tự nhủ, nhân duyên mầu nhiệm đã đến. Thế là ƣớc mơ ấp ủ của tôi đƣợc
thực hiện. Tôi chính thức bƣớc chân trên thực địa đất nƣớc Trung Hoa ngày 11 tháng 09 năm
2008, không gian mới bắt đầu mở ra, tôi bắt đầu hiện thực hóa ƣớc mơ của mình.

5
CON ĐƢỜNG DU HỌC
Sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật học tại Tp. HCM, tôi bắt đầu kế hoặch du học của mình.
Đất nƣớc đầu tiên mà tôi muốn đến du học nhất là Trung Hoa, vì đây là ƣớc mơ ấp ủ trong tôi
từ những ấn tƣợng tuổi thơ. Đất nƣớc thứ hai là Ấn độ, nơi lƣu dấu những thánh tích liên
quan đến cuộc đời bậc đạo sƣ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đất nƣớc thứ ba là Đài loan, thứ tƣ là
Thailand và sau cùng là Miến điện.
sau hơn ba tháng suy nghĩ và tìm hiểu các điều kiện du học, các ƣu tiên theo thứ tự Trung
hoa, Ấn độ, Đài loan tôi thấy duyên lành chƣa hội đủ cho mình hiện thực hóa mơ ƣớc. Tôi
đành phải chọn ƣu tiên khác, đó là du học Thái lan.
Thái lan là một đất nƣớc đẹp, Phật giáo là quốc giáo, tôi rất thích viếng thăm và chiêm bái,
nhƣng nếu nói đến để du học thì thực sự tôi không vui mừng lắm. Lý do với tôi thật đơn giản:
Phật giáo Thái lan là Phật giáo Nam truyền ( Theravada), trong khi tôi từ nhỏ đã tiếp xúc và
tu tập theo truyền thống Bắc truyền. Quyết định du học Thái lan chỉ là một giải pháp tình thế.
Bởi lúc ấy nếu đi Trung Hoa hay Ấn độ tôi phải trả một số tiền rất lớn, mà tôi đơn giản chỉ là
một nhà sƣ có tấm lòng với Đạo, có ƣớc mơ cống hiến cuộc đời mình cho tìm kiếm giác ngộ
và phổ biến Phật pháp, cũng nhƣ dấng thân xây đấp tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời,
tôi không có tiền để trả học phí. Không có cách nào khác hay con đƣờng nào khác ngoài du
học Thái lan. Bởi vì tôi có học bổng của một trƣờng đại học Phật Giáo tại Thái lan, thế là tôi
quyết định lên đƣờng sang Thái học.
Lộ trình đi của tôi là : Tp. Sài gòn – Phan Rang – Huế - Đông Hà – Lào – Thái. Tôi đi cùng
đƣờng với hai ngƣời bạn xuất gia. Từ Sài gòn tôi cùng hai anh em kia gặp nhau tại Phan rang,
sau đó chung tôi cùng nhau đến Huế. Theo dự tính, hai anh em kia ở lại Huế, còn tôi thì tiếp
tục hành trình sang Lào rồi đến Thái Lan.
Nhƣ đã chia sẻ, đi Thái chỉ là đi Thái, ƣớc mơ thực sự của tôi là đi Trung hoa và Ấn Độ, hay
ít ra cũng đến đƣợc Đài loan, thế nên tôi đi mà lòng không thấy vui.
Chúng tôi đến Huế và ở lại Huế đƣợc 3 tuần. Tôi đợi anh em ổn định việc học tại Huế sau đó
lên đƣờng theo kế hoặch của mình. Nhƣng có một sự kiện xảy ra làm lộ trình đi Thái của tôi
thay đổi:
Mẹ của một trong hai ngƣời ban đi cùng tôi bị đau rất nặng, cụ bà đƣợc báo đang năm viện
tại Nha Trang, bà rất mong gặp con trai thƣơng quý của bà là ngƣời bạn tôi. Nghe tin mẹ
bệnh, bạn tôi phải về lại Nha Trang thăm mẹ. Cái hôm anh bạn nói quyết định về lại Nha
Trang lo bệnh cho mẹ, tâm tôi bị giao động, tôi thấy tôi cũng muốn về mà không muốn tiếp
tục cuộc hành trình đơn độc đến Thán lan. Thế là ba ngƣời chúng tôi cùng trở lại Nha Trang,
hạt giống nhân duyên du học Thái lan của tôi xem nhƣ bị thời tiết xấu nên không đƣợc nảy
mầm.
Trở lại Sài gòn, tôi lập kế hoặch học thêm tiếng Hoa và tiếng Pháp. ấp ủ du học trong tôi vẫn
bừng cháy mãnh liệt. Tôi lại tiếp tục làm hồ sơ xin học bổng Đài loan. Trong thời gian làm hồ
sơ xin học bổng, tôi lại gặp một nhân duyên lành: một nữ thí chủ tên Hoa tặng cho tôi một vé
máy bay sang Đất Phật Ấn độ chiêm bái và tham dự lễ khánh thành Việt nam Phật Quốc Tự
tại Lumbini, Nepal.
6
Ngày 20/12/2005 tôi chính thức đƣợc bƣớc chân trên thực địa Đất Thiêng - Ấn Độ - chiêm
bái các thánh tích liên quan cuộc đời Đức Phật. Thật tuyệt vời, tâm tôi hoan hỷ vô cùng, mặc
dù chỉ là chiêm bái mà không phải là đƣợc du học.
Ở Ấn độ tôi lại có duyên lành gặp Thầy Huyền Diệu, ngƣời sáng lập hai ngôi chùa Việt Nam
đầu tiên tại Nepal và Ấn đô, đồng thời là chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế tại Nepal. Với
lòng hoan hỷ và tri ân, tôi phát tâm theo Thầy làm công quả tại Việt Nam Phật Quốc Tự gần
2 năm. Ngoài việc công quả, hầu nhƣ mỗi tuần tôi đều đến nơi Phật đắc Đạo tỉnh tâm và khấn
nguyện. lời khấn nguyện duy nhất tôi thƣờng lặp đi lặp lại là: xin cho con có đƣợc nhân
duyên học tập và hiểu biết nhiều ngôn ngữ, đặc biệt Anh , Pháp, Hoa và Hindi để con tiếp xúc
và chia sẻ Phật pháp đƣợc với nhiều ngƣời.
Thật mầu nhiệm, lời khấn nguyện đã hóa nhiệm mầu, thầy Huyền Diệu, chủ tịch International
Buddhist Federation, đã hoan hỷ đề nghị cấp cho tôi học bổng toàn phần 2 năm học ngôn ngữ
và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bác Kinh ( Bắc kinh
language and culture university). Tôi vui mừng vô cùng. Thật không thể nào diễn tả đƣợc
niềm hoan hỷ trong tôi ngày tôi trân trọng hai tay nhận số tiền Thầy trao để lên đƣờng sang
Bắc Kinh học.
Đêm 02/07/2008 tôi đảnh lễ tạ ơn Phật, tạ ơn Việt Nam Phật Quốc Tự, tôi viết vào lƣu bút
của mình một bài thơ:
Hai năm đất Phật giờ đây
Ra đi trở lại đừng mây quê mình
Một chút thƣơng một chút tình
Tri ân bóng mẹ, kính hình thầy xƣa
Việt Nam Phật Quốc đêm mƣa
Ngƣời đi ngƣời tiễn tình chƣa hết tình
Tôi ơi xin nhớ rằng mình
Ra đi cho Đạo cho tình quê hƣơng
Chính thức tạm biệt Ấn độ để thực hiện ƣớc mơ sang Trung hoa du học – một ƣớc mơ gần 20
năm tôi mới có đủ nhân duyên hiện thực hóa trong đời.

7
KỶ NIỆM BẮC KINH
Bắc kinh là một thành phố đẹp và là một thành phố phong phú về văn hóa và mang đậm dấu
ấn tâm linh. Với một sinh viên ngoại quốc nhƣ tôi, nó có một sự cuốn hút kỳ lạ, từ danh lam
thắng cảnh, di tích văn hóa cho đến tình ngƣời.
1. Tình ngƣời tại sân bay quốc tế Bắc Kinh
Ngày 11 tháng 09 năm 2008, sau khi đƣợc chấp nhận vào học ngôn ngữ tại trƣờng Đại học
Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc kinh, tôi vui mừng đặt bƣớc chân đầu tiên trên thực địa Trung Hoa
tại sân bay thủ đô Bắc Kinh.
Sân bay Bắc kinh, về mặt hạ tầng, đối với tôi không nhiều ấn tƣợng. Điều làm tôi thích thú
khi nhất là nhìn thấy dụng cụ đo địa chấn đầu tiên của thế giới do Trƣơng Hàm phát minh
đƣợc tái hiện nơi này. Tôi chậm chậm kéo vali sách tay đi và không quên đảo mắt ngắm nhìn
không gian và con ngƣời mới để tìm một ấn tƣợng riêng của Bắc Kinh lƣu lại trong lòng. Mãi
mê với những khám phá không gian mới, tôi lạc bƣớc sang một khu vực dành cho khách nội
địa lúc nào không hay. Khi phát hiện ra mình đang ở địa phận nội địa, tôi vội đi ngƣợc lại khu
vực hành lý của hành khách quốc tế. Thế là có ngay một anh an ninh sân bay cản bƣớc. Anh
nói, tôi hiểu theo biểu cảm trên gƣơng mặt và cử chỉ của anh, là tôi không thể đi ngƣợc lại
theo kiểu này đƣợc. Thời điển này là thời điểm Olympic Bắc Kinh, an ninh cần đƣợc bảo vệ,
bạn cần phải liên hệ nhân viên sân bay để đƣợc giúp đở.
Không thể đi ngƣợc lại, tôi liên hệ ngay với nhân viên Information của sân bay. Bàn
information lúc đó có rất nhiều ngƣời, nhƣng không ai trong họ là khá tiếng Anh. Đại khái họ
hiểu ý tôi, nhƣng họ không làm sao để tôi có thể hiểu những hƣớng dẫn cụ thể của họ. Rất
may, có một anh nhân viên khác bƣớc đến và dùng tiếng Anh đề nghị đƣợc giúp đở tôi.
Anh bạn rất lịch sự, rất tận tình. Không những giúp tôi sang khu vực hành khách quốc tế để
lấy hành lý, anh còn giới thiện cho tôi nghe về Bắc Kinh, về văn hóa Trung Hoa khi anh biết
tôi đến Bắc kinh để học ngôn ngữ tại trƣờng Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh.
Rất ấn tƣợng, một anh bạn Trung Hoa lịch sự, thân mật và chân tình.
Lấy hành lý xong, tôi chào tạm biệt anh và không quên hẹn gặp lại. Anh cũng tỏ ra lịch sự,
vui vẻ chào đón tôi đến và học ngôn ngữ tại đất nƣớc của anh.
Tôi nhìn anh, vãy tay chào tạm biệt, bƣớc vào Taxi. Anh vẫn đứng đó cho đến khi Taxi đƣa
tôi xa dần và mất bóng.

2. Nét đẹp sinh viên
Đƣợc anh bạn sân bay giúp đở, tôi đi Taxi về thẳng trƣờng đại học. Vì lần đầu tiên đến Trung
Hoa, lại không biết tiếng Hoa nên không làm sao giao tiếp đƣợc với anh Taxi. Ngồi trên Taxi,
tôi tự hỏi: mình có đến đƣợc trƣờng mình muốn đến hay không?
8
Anh Taxi chạy đƣợc khoảng 40 phút thì dừng lại trƣớc một cổng trƣờng rất đẹp, có nhiều
hoa. Anh cho tôi biết là đã đến nơi. Tôi dùng ngôn ngữ toàn thân hỏi anh ta có đúng chính
xác là địa chỉ ngôi trƣờng trên giấy báo nhập học của tôi không? Anh lái xe xác nhận chính
xác. Thế là tôi bƣớc xuống xe, nhìn quanh xem có đúng địa chỉ trƣờng không, trong khi anh
tài xế đang giúp tôi mang hành lý xuống xe.
Đảo mắt một lƣợt, tôi thấy trên trụ cổng trƣờng có máy chữ Hán: 北语南门. Tôi hiểu là Bắc
Ngữ Nam Môn theo tiếng Hán Việt tôi đã đƣợc học. Điều này cũng cho tôi xác tín đây đúng
là trƣờng tôi muốn đến.
Lần đầu tiên đến trƣờng, không biết văn phòng nằm ở đâu, lại không biết tiếng Hán, bƣớc
chân tôi hơi ngập ngừng trƣớc cổng trƣờng. Một may mắn lại đến, tôi nhìn thấy phía trái cổng
trƣờng có một Kios dựng tạm với dòng chữ in đậm: Welcom to Olympic Bắc kinh – One
world, One dream. Không do dự, tôi đến ngay nhờ các bạn đang ở đó trợ giúp.
Khi nghe nói về trƣờng hợp của tôi, các bạn tự giới thiệu là sinh viên của trƣờng và đang làm
tình nguyện cho Olympic Bắc Kinh, các bạn vui mừng chào đón tôi đến trƣờng các bạn học.
Chúng tôi truyền thông đƣợc với nhau rất vui vẻ. một bạn trong nhóm đƣợc đề cử giúp tôi
đƣa hành lý đến văn phòng ký trúc xá sinh viên quốc tế để đăng ký và làm thủ lƣu trú. Sau
khi đăng ký xong, bạn ấy tiếp tục đƣa tôi đến ký trúc xá nhận phòng và chỉ thêm cho tôi văn
phòng lƣu học sinh để ngày mai tôi có thể đến đó đăng ký chính thức nhập học. Mọi việc
xong, bạn ấy vui vẻ chào tạm biệt, tôi vô cùng cảm ơn chào lại và thể hiện mong muốn gặp
lại bạn trong những ngày tháng còn học nơi đây.
Khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất 2:30 A.M đến Bắc kinh 10:30 A.M, tôi rất mệt vì thiếu
ngủ cộng chút lo lắng khi lần đầu tiên đến một đất nƣớc mà mình chƣa biết ngôn ngữ họ, tôi
chậm chậm nhắm mắt cho phép mình thƣ giản trên chiếc gƣờng êm đềm của ký trúc xá. Tôi
hít thở theo thói quen thiền quán của mình, một cảm giác an lạc trào dâng trong tâm thức và
một dòng sông cảm xúc tri ân cho những ấn tƣợng Trung Hoa đầu tiên chảy nhẹ qua tâm hồn
của một nhà sƣ sinh viên.
3. Tiểu thực Bắc Kinh
Học đƣợc hai tuần, tôi bắt đầu tiếp xúc và làm quen các bạn sinh viên quốc tế trong lớp, các
bạn sinh viên ngƣời Trung Hoa và một số sinh viên Việt Nam đang du học tại trƣờng. Thỉnh
thoảng cuối tuần, hoặc ai đó trong các bạn có ngày vui nhƣ sinh nhật … chúng tôi thƣờng rũ
nhau đi ăn những món bình dân Bắc kinh dọc theo con phố đại học Cheng-Fu-Lu. Hoặc có
khi giải stress cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi tận những ngõ hẻm xung quanh khu làng đại
học để thƣởng thức những món ăn dân dã mang hƣơng vị riêng của Bắc kinh.
Tôi đến Bắc Kinh học không mang hình ảnh của một nhà sƣ, bạn bè các nƣớc không ai biết
tôi là một nhà sƣ Phật giáo, ngoại trừ một số anh chị em sinh viên Việt nam đƣợc tôi cho biết,
vì thế tôi đƣợc các bạn thƣờng xuyên mời và đƣa đi rất nhiều nơi thú vị ở Bắc kinh. Có điều
đi thì đi, nhƣng tôi không bao giờ ăn thịt. Và, các bạn ngoại quốc cũng nhƣ Trung Hoa chỉ
biết tôi là ngƣời theo chủ nghĩa sống xanh.
Trung Hoa là một nƣớc đông dân, với nhiều dân tộc anh em và nhiều gam màu văn hóa địa
phƣơng khác nhau, tạo nên vô số những món ăn bình dân mang phong vị riêng của từng khu
vực rất nỗi tiếng, mà ngƣời Hoa quen gọi là Xiaochi – 小吃.

9
Đối với tôi, trong muôn ngàn món Xiaochi, tôi ấn tƣợng nhất là món Malatang –

麻辣汤

và

Khaomantou – 烤馒头. Lý do thật đơn giản: giá rẻ, hợp ngƣời ăn chay và thêm có ý nghĩa văn
hóa vùng miền Trung Quốc.
Malatang – 麻辣汤, một món ăn đơn giản. Nó là một xoang nƣớc lớn có gia vị đƣợc đun sôi,
sau đó cho thức ăn đƣợc sỏ thành xâu bằng một tâm tre vào. Đậu hủ, bún, rau xanh…đều có
thể sỏ xâu đƣợc. 麻辣 có nghĩa là cay và tê; 汤 có nghĩa là nƣớc sôi. Việc của ngƣời ăn là chọn
món mình thích, hoặc rau, hoặc đậu hủ, sau đó cho vào nồi nƣớc 麻辣汤, khoảng hai hay ba
phút vớt ra, thế là có một xâu thức ăn tuyệt vời để thƣởng thức.
Cái hấp dẫn với tôi ở đây là ngƣời ăn tự chọn những món mình ăn đƣợc trong nhiều món có
sẳn, rồi tự cho vào nƣớc 麻辣汤, sau đó cũng tự đƣa ra và thƣởng thức. Rất tự do, năng động
và phù hợp cách sống trẻ của sinh viên học sinh.
Kaomantou-烤馒头, cũng là một món ăn đơn giản mà tôi khó quên khi sống và học tại Bắc
kinh. Mantou – một loại bánh bao không nhƣng, đƣợc gim vào trong tâm tre 25-30 cm để
thành một xâu, sau đó đƣa vào lửa nƣớng, cho thêm gia vị và muối ớt vào, đợi vài phút cho
chín và thƣởng thức.
Đặc biệt, những đêm mùa đông trời lạnh là lý tƣởng nhất cho việc thƣởng thức Xiaochi – 小吃
Bắc kinh. Rất nhiều sinh viên Trung Quốc và quốc tế thích phong vị ấy. Tôi cũng không
ngoại lệ, mỗi khi có các bạn mời gọi là đồng ý đi ngay.
Cuộc sống có những cái rất đơn giản, rất ít tốn kém, nhƣng nếu mình hiểu và biết thƣởng
thức nó, nó mang lại cho mình một niềm vui rất lớn, đặc biệt hơn nữa, nếu mình hiểu và
thƣởng thức nó dƣới góc độ văn hóa và tâm linh.
4. Em gái Trung Hoa
Đến học tại Bắc Kinh, tôi có duyên làm bạn với rất nhiều em gái Trung Hoa. Các em rất quý
mến nhân cách tôi, thƣờng gọi tôi là Gege-哥哥. Trong số những em gái Trung Hoa ấy, có
bốn em để lại cho tôi nhiều suy nghĩ về kiếp ngƣời, tình yêu và thân phận.
Bốn em ở bốn vùng khác nhau của Trung Hoa: Một Bắc Kinh, một Vũ Hán, một Thẩm
Quyến và một dân tộc thiểu số ở ngoại ô Bắc Kinh. Bốn em với bốn tính cách và bốn tâm
hồn, học bốn chuyên nghành khác nhau, có những nhận thức khác nhau về cuộc đời, sự
nghiệp và thân phận. Các em rất dễ thƣơng, rất thân thiện, rất nhiệt tình với tôi, khi tôi hỏi
các em về văn hóa Trung Hoa, về những ƣu tƣ cuộc sống, tƣơng lai bản thân, gia đình và đất
nƣớc.Chính các em là ngƣời đã giúp tôi hiểu sâu hơn văn hóa Trung Hoa; về ƣu tƣ rất con
ngƣời của tuổi trẻ nhƣ các em. Sự giằng co giữa văn hóa truyền thống và một cách sống
mang phong cách Tây Phƣơng đƣợc cho là năng động và thời đại.
Tôi khám phá đƣợc một mẫu số chung của các em là một ƣớc mơ cháy bỏng thành công và
giàu có vật chất. Tôi còn khám phá đƣợc một nỗi buồn khác đang ngủ ngầm trong tâm hồn
các em: là con một, đôi lúc cảm thấy cô đơn và cần có bạn bè anh chị em; khoảng cách tâm
hồn giữa cha mẹ và con cái quá lớn, các em khó truyền thông đƣợc với cha mẹ, mặc dù cha
mẹ rất yêu con và cho con hầu nhƣ không thiếu những vật chất con cần.
Những ngày tháng sống, học và tiếp xúc các em, trong tôi nãy sinh một đồng cảm, tôi có viết
một bài nhạc mang tên 加油 tặng các em.
10
Tôi đến Bắc Kinh sống và học chỉ vỏn vẹn có 1 năm 6 tháng, nhƣng học nhanh đƣợc Hán
Ngữ và hiểu đƣợc nhiều điều trong văn hóa Trung Hoa, cũng nhƣ thăm viếng đƣợc nhiều nơi
có giá trị lịch sử văn hóa, cũng nhờ nhân duyên tiếp xúc và làm bạn với các em.
Ngày tôi chào tạm biệt các em về lại quê mình, các em rất buồn. Một em trong bốn có tặng
tôi một bộ bình uống trà. Em nói trà là một bộ phận văn hóa Trung Hoa, sở dĩ em tặng bình
cho tôi là để khi tôi về Việt Nam nhớ uống trà Trung Quốc, và nhớ ở Trung Quốc có những
ngƣời bạn và những ngƣời em rất yêu mến và trân trọng những sinh viên quốc tế hiểu biết và
cảm tình với dân tộc Trung Hoa, trong đó có tôi.
5. Du học sinh Việt Nam
Sinh viên Việt Nam học tại trƣờng Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh rất đông. Có các anh chị
lớn tuổi theo học thạc sỹ, tiến sỹ. Cũng có các bạn cùng tuổi tôi đến học ngôn ngữ và các em
nhỏ tuổi hơn thuộc thế hệ 9x học đại học.
Là một ngƣời theo chủ nghĩa “thƣờng bất khinh”, nên tôi rất dễ tiếp xúc và hòa vui cùng các
bạn sinh viên Việt nam. Tuy nhiên, trong tôi vẫn rõ ràng một con đƣờng sống khi học tại
Trung Quốc: quý tất cả mọi ngƣời, tin vài ngƣời, không đắc tội với ai.
Các anh chị em sinh viên Việt nam học tại trƣờng rất vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng họ tổ
chức ngày Việt nam tại Bắc kinh, có cả ngày văn hóa Việt. Khi các anh chị tổ chức, tôi cũng
đƣợc gọi tham dự. Có một lần, xuân 2009, các bạn sinh viên Việt Nam tổ chức ngày 8/3 để
tôn vinh và tặng hoa các bạn nữ sinh viên Việt nam tại trƣờng, tôi cũng tham dự. Trong lễ ấy
tôi có viết tặng các bạn một bài hát: Con Đƣờng Sinh Viên.
Sinh viên học tại trƣờng khá đông, tuy nhiên mỗi ngƣời có một suy tƣ khác nhau về tƣơng lai
của mình, của đất nƣớc Trung Hoa và tƣơng lai dân tộc Việt. Trong nhiều sinh viên ấy, tôi có
nhiều nhân duyên liên hệ với hai ngƣời: anh Nghị và chị Nhung. Nói là anh chị, nhƣng thật ra
tôi lớn tuổi hơn họ. Hai anh chị rất đễ thƣơng. Anh Nghị đến học về quan hệ quốc tế. Anh là
ngƣời đã giúp đở tôi từ những ngày đầu vừa bƣớc chân đến trƣờng. Anh giúp tôi làm thủ tục
nhập học, hƣớng dẫn tôi thủ tục visa, chỉ đƣờng tôi đến lớp và đƣa ra một vài đề nghị và lời
khuyên khi tôi mới đến Bắc Kinh. Đặc biệt hơn, thỉnh thoảng anh gọi tôi đi ăn những món
xiaochi – 小吃- bình dân của Trung Quốc vào những ngày lạnh để giải stress.
Chị Nhung là một giảng viên đại học của trƣờng Đại học KHXHNV thuộc thành phố HCM,
khoa Trung văn. Chị đến Bắc Kinh học thạc sỹ nghành văn học Trung Quốc. Chị rất đễ
thƣơng. Lúc đầu chị vẫn không biết tôi là một nhà sƣ, nhƣng chị nghi ngờ, vì cách tôi sống và
tiếp xúc với mọi ngƣời quá thân thiện và luôn sẳn sang chia sẻ, cộng thêm cái đầu luôn không
tóc của tôi làm chị thê xác quyết. Một hôm chị hỏi tôi có phải là nhà sƣ không, tôi xác nhận
với chị tôi là một nhà sƣ. Từ đó, liên hệ giữa tôi và chị gần hơn. Chúng tôi thƣờng trao đổi
với nhau về nhân tình thế thái, thỉnh thoảng về những học thuyết Phật Giáo. Chúng tôi thỉnh
thoảng cũng đi đâu đó vào những buổi chiều để thƣởng thức món ăn bình dân Trung Quốc và
mua vài kỷ vật lƣu niệm Bắc Kinh.
Tôi rất quý mến, trân trọng và cảm ơn sự chia sẻ và giúp đở của anh Nghị và chị Nhung. Nhất
là cảm ơn những hôm anh chị nấu thức ăn ngon nhớ đến một ngƣời bạn ốm yếu nhƣ tôi và
mời tôi tham dự.
Cuộc đời là một vòng tròn duyên sinh vô tận. Nếu chúng ta tự hỏi cuộc đời có bao nhiêu ngày
vui và bao nhiêu ngày buồn; cuộc đời có bao nhiêu điều dáng nhớ và bao nhiêu điều nên
11
quên, có lẽ chúng ta sẽ trân trọng hơn những gì mình đã và đang có. Riêng tôi, rất trân trọng
những tình cảm các anh chị em sinh viên Việt Nam đã tặng, đặc biệt sự chân tình giúp đở và
chia sẻ của anh Nghi, chị Nhung.
6. Sinh viên quốc tế
Trƣờng tôi học là một trƣờng chuyên dạy ngôn ngữ và văn hóa cho ngƣời ngoại quốc, vì thế
trƣờng có rất nhiều sinh viên quốc tế đến học. Một điểm khác để trƣờng có thêm sinh viên
quốc tế nữa là: theo quy định của trung Quốc, bất cứ sinh viên nào muốn vào học bậc đại học
ở Trung Quốc đều phải có chứng chỉ HSK nhất định, hoặc ít nhất cũng học chuyên Hán ngữ
một đến hai năm – những sinh viên nhận học bổng Trung Quốc – sau đó mới vào chính thức
học chuyên ngành.
Là một sinh viên ngoại quốc, tôi đƣợc xếp vào lớp gồm 21 thành viên từ nhiều quốc gia khác
nhau. Có Tây có ta; có Âu có Á; có cả Phi Châu. Bao gồm nhiều thành phần tín ngƣỡng: Phật
Giáo, Thiên Chúa, Hồi Giáo.
Hai tháng học đầu tiên, chúng tôi hoàn toàn xa lạ. Bấy giờ ngôn ngữ dùng chung là English.
Sau hai tháng, chúng tôi bắt đầu thân thiện và trao đổi nhau nhiều hơn, không những trong
học tập mà cả những vấn đề văn hóa, tâm linh và tôn giáo. Các thầy cô giáo Trung Quốc
thỉnh thoảng cũng tham dự những phiếm đàm của chúng tôi. Không khí học trong lớp rất sôi
động, vui vẻ, nên hầu hết nhƣ quên để ý mình đang ở Trung Hoa.
Bốn tháng trôi qua, cuối học kỳ I, sinh viên chúng tôi tổ chức buổi tổng kết học tập và tuyên
dƣơng ngƣời học tốt và có đóng góp vì lớp. Tôi đƣợc mọi ngƣời đƣa vào vị trí số một, thế là
sau đó, đƣợc tuyên dƣơng và đề cử làm lớp trƣởng. Tôi không đồng ý và đề nghị bầu chọn
theo hình thức bỏ phiếu. Mọi ngƣời vỗ tay tán đồng, tuy nhiên kết quả bỏ phiếu vẫn là tôi,
vẫn phải làm lớp trƣởng. bất đắc dĩ, tôi chấp nhận và tuyên bố hùng hồn nhận chức: cảm ơn
các bạn tín nhiệm, chúng ta nhất định sẽ trở thành lớp sinh viên nƣớc ngoài học Hán ngữ tiêu
nhất của trƣờng. Tôi hứa sẽ cố gắng hết mình để lớp chúng ta có nhiều chƣơng trình học, vui
và kỷ niệm đáng nhớ tại Bắc Kinh.
Nhƣ thế, chúng tôi học cùng nhau rất vui. Có khi cùng nhau đi nhà hàng; có khi cùng đi tham
quan danh thắng Bắc Kinh; có khi cùng tranh luận với nhau sôi nổi về các vấn đề văn hóa
Trung Quốc … tạo cho chúng tôi gần nhƣ trở thành những đại diện quốc tế của một liên hiệp
quốc thu nhỏ.
Một điều làm tôi luôn nhớ và cảm ơn các bạn sinh viên quốc tế là các bạn ấy dành cho cá
nhân tôi và quê hƣơng Việt Nam tôi một tình cảm đẹp và trân trọng. Có nhiều bạn, nhất là Phi
Châu, chƣa từng đến Việt nam, nhƣng khi tiếp xúc cùng tôi, họ phát biểu: mình không biết
Việt Nam, chƣa bao giờ đến Việt Nam. Bạn là ngƣời Việt Nam nhân ái và thân thiện đầu tiên
mình giao tiếp. Mình nghĩ đất nƣớc Việt Nam của bạn cũng đẹp và thân thiện nhƣ thế. Mình
nhất định sẽ đi du lịch Việt nam. Nhiều bạn còn vui phong tặng tôi một tƣớc hiệu kinh khủng:
教授 ( giáo sƣ) cho việc học tốt và sẳn sàng chia sẻ, giúp đở các bạn cùng học.
Học tập, tiếp xúc, chia sẻ cùng các bạn chỉ có ba học kỳ, nhƣng trong tôi đã lƣu lại rất nhiều
hình ảnh đẹp về bạn bè quốc tế. Tôi thấy con ngƣời dù thuộc thành phần xã hội nào, nền văn
hóa nào, kể cả tôn giáo nào, cũng có thể ngồi lại với nhau, vui sống với nhau, nếu con ngƣời
ấy tìm đƣợc mẫu số chung cho những nhu cầu hòa bình, an ninh, cùng lợi ích thông qua
truyền thông của ngôn ngữ và văn hóa. Đặc biệt, khi con ngƣời ý thức sự tƣơng tức cùng
12
nhau trong hiện hữu của nhân sinh về một thế giới hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, chia sẻ và
thịnh vƣợng thì không gì có thể ngăn cản ngƣời ta đến với nhau.

DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN
Trung Hoa là một quốc gia có lịch sử dân tộc hào hùng và những triết lý cao đẹp về nhân
nghĩa. Hầu hết những sinh viên quốc tế đến Trung Hoa học đều háo hức thăm viếng những
danh thắng nƣớc này. Bởi họ nghĩ nó là những bức tranh lƣu dấu quá khứ và ẩn chƣa tƣơng
lai của dân tộc Trung Hoa. Tôi cũng không ngoại lệ, khi đến Bắc Kinh đƣợc một tuần, tôi đã
lên kế hoạch cho mình khám phá danh thắng Trung Hoa.
1. Quảng Trƣờng Thiên An Môn
Quảng Trƣờng Thiên An Môn (天安门广场) là danh thắng đầu tiên tôi viếng thăm trên đất nƣớc
Trung Hoa. Nó là quảng trƣờng lớn nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đƣợc đặt tên theo Thiên
An Môn (天安门), cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều ngƣời dân
xem nơi đây là trung tâm của Trung Quốc.
Quảng trƣờng đƣợc xây vào năm 1417, chiều dài 880 m Nam-Bắc và chiều rộng 500 m
Đông-Tây . Thời xƣa mang tên là quảng trƣờng Thừa Thiên Môn (承天门广场). Do đó, diện
tích của quảng trƣờng là 440.000 mét vuông. Trong năm 1651 (đời nhà Thanh), cổng Thiên
An Môn đƣợc tu bổ và quảng trƣờng đƣợc đổi tên nhƣ bây giờ. Trong đời nhà Minh và nhà
Thanh, tại Thiên An Môn không có quảng trƣờng, thay vào đó khu vực này là các cơ sở của
triều đình. Trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, khu này bị thiệt hại nhiều và đã đƣợc dẹp
để tạo ra quảng trƣờng ngày nay.
Trong năm 1949 nó đƣợc nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trƣờng có Bia Kỷ
niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trƣờng nằm ở giữa hai cổng đồ
sộ cổ xƣa: phía Bắc là Thiên An Môn và phía Nam là Tiền Môn (前门). Thiên An Môn là cổng
đi vào cung điện hoàng gia ngày xƣa. Tiền Môn là một cổng đi, bên trên có đài cao. Ngƣời ta
nói rằng, ngƣời dân chỉ có hai cơ hội để đƣợc đi qua Tiền Môn: một là đƣợc vua phong hoàng
hậu; hai là thi đổ trạng nguyên. Dọc theo phía tây của quảng trƣờng là Đại hội đƣờng Nhân
dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trƣờng An
nằm cắt ngang Thiên An Môn và quảng trƣờng, đƣợc dùng trong các cuộc diễn hành, nằm
giữa Thiên An Môn và quảng trƣờng. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trƣờng có rất
13
nhiều cây cối, nhất là liểu rũ và tùng. Bên trong quảng trƣờng thì trống rỗng, không có cây
cối hay ghế ngồi. Đêm đến, Quảng trƣờng và Thiên An Môn tràng ngập trong ánh sáng điện.
Mỗi sáng nơi đây đề có nghi lễ thăng quốc kỳ đƣợc thực hiện rất trang nghiêm bởi lực lƣợng
an ninh và nhân nhân. Nhiều ngƣời từ khắp nơi cùa Trung Hoa về thăm Bắc Kinh phải đến
Quảng trƣờng khi trời chƣa sáng để đƣợc nhìn thấy lá cờ tổ quốc của mình tung bay giữa trời
cao.
Quảng trƣờng Thiên An Môn còn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Mao Trạch
Đông thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các
buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản
đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong
1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 19891.
Đi tham quan Quảng Trƣờng Thiên An Môn cùng tôi là một bạn sinh viên nữ Phi Châu. Lúc
ấy tiếng Hoa của chúng tôi chỉ có chút chút. Chúng tôi đi bộ từ trƣờng học đến trạm tàu điện
ngầm 五道口 gần đó, sau đó đi tàu điện ngầm đến Thiên An Môn. Quảng trƣờng Thiên An
Môn thật đáng nhớ. Một nơi đã mang trên mình bao nhiêu trang lịch sử, có những trang
vàng, có những trang trắng và cả trang đen. Là những sinh viên ngôn ngữ và văn hóa, chúng
tôi đứng giữa quảng trƣờng nhƣ đứng trong bảo tàng lịch sử cổ kim của Bắc Kinh trong cái
mát lạnh của mùa Thu. Chừng nào mới sang xuân, bây giờ là mùa Thu, tôi hỏi. Trƣớc mắt tôi
là từng đoàn ngƣời háo hức đứng thành hàng đợi đến lƣợt mình vào thăm lăng Mao chủ tịch.
Cô bạn Phi Châu nhanh trí đáp: qua mùa đông rồi mới sang xuân.
2. Cố Cung
Cố cung (故宮), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, tên củ là Tử Cấm Thành (紫禁
城), nơi sinh quốc tế viên chúng tôi vô cùng thích thú khi đến. Trƣớc đây, là cung điện của
các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Bên trong Cố Cung có viện bảo tàng gọi
là viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院). Diện tích Cố Cung là 720.000 m², gồm 800 cung và
8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế
giới và đƣợc công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung
điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dƣơng (Imperial Palace of the Ming
and Qing Dynasties in Bắc kinh and Shenyang).
Khu Cố Cung tọa lạc tại chính nam của Quảng trƣờng Thiên An Môn, đƣợc hoàng thành bao
bọc xung quanh. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Nó đƣợc thiết kế bởi nhiều kiến
trúc sƣ và nhà thiết kế. Kiến trúc sƣ trƣởng là Cai Xinvà thái giám Nguyễn An, một ngƣời
Việt Nam, còn tổng công trình sƣ là Kuai Xiang và Lu Xiang.
Lịch sử ghi nhận
500 năm l

1

Dữ liệu từ wikipedia

14
.

500 năm.

20 năm2.
Tôi viếng thăm Cố Cung vào một ngày Đông 2009 cùng một em gái Trung Hoa. Em rất tự
hào giới thiệu cho tôi về nền văn hóa và kiến trúc của mình. Đứng giữa mênh mông của Cố
2

Dữ liệu từ Wikipedia

15
Cung tôi nhớ về Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nội ở Huế. Tự nhiên tôi nghĩ đế vƣơng
nơi nào cũng vậy, bằng tất cả khả năng, thể hiện quyền lực và danh giá sũng cao của mình.
Đang trầm tƣ về đời sống đế vƣơng thì em gái Trung Hoa gọi tôi, em hỏi: làm gì mà suy tƣ
quá vậy? Tôi nhìn em, mĩm cƣời đáp lại: Anh đã hiểu tại sao bao nhiêu con ngƣời trên thế
gian này mơ ƣớc, tranh đấu, kể cà thủ đoạn để đƣợc làm vua.
3. Thiên Đàn
Thiên Đàn hay Đàn tế Trời (天坛, tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa
nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh. Là một sinh viên ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa bạn
không thể không thăm viếng.
Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đếnhà
Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần
thể đƣợc xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục
chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:
Viên Khâu Đàm ( 圜丘坛 ), bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa
cƣơng có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời; Hoàng Cung Vũ (皇穹宇), là một điện nhỏ một
tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không
phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tƣờng cao 6m quây thành hình tròn
có đƣờng kính 32.5 m, đây là bức tƣờng hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tƣờng có thể nghe
rõ tiếng nói ở đầu tƣờng bên kia; Điện Kỳ Niên (祈年殿), tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái,
đƣợc xây trên ba tầng của đài đá hoa cƣơng, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa
màng tƣơi tốt.
Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa đƣợc xem nhƣ Thiên Tử - con Trời, ngƣời
thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời đƣợc coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này
đƣợc xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên
hạ thái bình, mƣa thuận gió hòa.
Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng
trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế
sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải đƣợc hoàn tất một cách
hoàn hảo; ngƣời ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ
quốc gia trong năm tới.
Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn (日坛) ở phía
đông, Địa Đàn (地坛) ở phía bắc, và Nguyệt Đàn (月坛) ở phía tây. Theo Tân Hoa Xã, vào đầu
năm 2005, Thiên Đàn đƣợc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô

16
la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất
ngày 1/5/2006. Năm 1998, Thiên Đàn đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới3.
Tôi thăm viếng Thiên Đàn vào mùa đông 2008, cùng một em gái Trung Hoa. Đối vời tôi,
kiến trúc Thiên Đàn không nhiều ấn tƣợng. Cái tôi ấn tƣợng là lịch sử và cung cách cúng tế
trời đất của nhà vua. Phải ăn chay; phải ở riêng, thể hiện sự nghiêm túc của một ngƣời lèo lái
con thuyền đất nƣớc. Cái ấn tƣợng khác của tôi là ngƣời Trung Hoa đã khéo gìn giữ di sản
của mình. Từng triều đại nối tiếp nhau, nhà Minh rồi đến nhà Thanh, rồi Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa, nhƣng Thiên Đàn vẫn đƣợc xem trọng và gìn giữ tốt đẹp. Trên quê hƣơng Việt
Nam tôi cũng có Thiên Đàn ( Đàn Nam GIao), nhƣng không đƣợc khéo giữ gìn qua nhiều thế
hệ nhƣ nơi đây.
4. Di Hòa Viên
Di Hoà Viên (颐和园) là một cung điện đƣợc xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh
15 km về hƣớng Tây Bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là "vƣờn nuôi dƣỡng sự ôn hoà") đến nay
vẫn còn đƣợc bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung
Quốc.
Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này đƣợc hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây
các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí
cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác và
mang nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1750, vua Càn Long (1736-1796) xây Thanh Y Viên tại
khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân
Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hƣ hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy
ngân quỹ 500 vạn lạng bạc vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng
10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nƣớc lại phá
hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa
viên.
Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu,
trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vƣờn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là
Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các
điện và vƣờn hoa) và khu phong cảnh.
Nổi bật nhất là Phật Hƣơng Các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu
Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dƣới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn
sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ. Ngay
dƣới Phật Hƣơng các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy
hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian đƣợc kiến trúc khác nhau với những hình vẽ
vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa. Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ
đƣợc nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất

3

Dữ liệu từ Wikipedia

17
Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn đƣợc coi là một trong những công viên đẹp
nhất thế giới.
Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, mà còn đƣợc coi là một kiệt tác về kiến
trúc, mà ngƣời ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã đƣợc xây dựng theo
bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tƣởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của
Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều ngƣời bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di
Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa Viên có bố cục thể hiện ý tƣởng Phúc Lộc Thọ
hay không, và nếu có thì nó đã đƣợc thể hiện nhƣ thế nào.
Bƣớc đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu
có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân
giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này đƣợc công bố, các nhà
nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên.
Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà
cuống của nó là con sông dẫn nƣớc vào hồ qua cửa Tây Môn Quan nằm ở góc phía Bắc của
Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía trên mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn
chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đƣờng đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ
sơn thì giống nhƣ đôi xƣơng cánh của một con dơi đang dang ra. Đƣờng hành lang ở bờ bắc
hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành
phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc đƣợc dùng làm bến thuyền cho khách du
ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đƣờng hành lang vƣơn dài sang hai phía
tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vƣơn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngƣ
Tảo thâm nhập vào mặt nƣớc và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trƣớc
của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập
Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang
vƣơn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.
Vì trƣớc đây không có đƣợc bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của
nó ít ngƣời nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hƣơng
các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và
cái cổ con rùa cũng nhƣ cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn
thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp.
Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tƣợng trƣng cho Lộc, con dơi
tƣợng trƣng cho Phúc, còn rùa tƣợng trƣng cho Thọ. Nhƣ vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa
viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ, đã đƣợc thể hiện bằng
những hình tƣợng tuyệt vời. Đây chính là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất
cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc hay thế giới4.
Tôi viếng thăm Di Hòa Viên vào mùa Thu năm 2009. Một bạn nữ Trung hoa hƣớng dẫn tham
quan. Thật ấn tƣợng, tôi đi suốt cả ngày mà vẫn chƣa xem hết những kiệt tác nghệ thuật
trong ấy. Thú vị nhất là đứng từ trên đỉnh Vạn Thọ Sơn nhìn xuống hồ Côn Minh, bạn sẽ có
4

Dữ liệu từ Wikipedia

18
cảm giác nhƣ đang đứng giữa mênh mông nƣớc biết, núi xanh với mây trời. Bạn nhƣ không
còn nghĩ mình đang ở gần thành phố hiện đại Bắc Kinh, mà nhƣ thấy mình nhỏ lại trƣớc
ngƣời mẹ thiên nhiên thân ái.
5. Vạn Lý Trƣờng Thành
Một danh thắng khác vô cùng nổi tiếng của Trung Hoa là Vạn Lý Trƣờng Thành. Ngày chúng
tôi vừa nhập học cùng nhau, đứa nào cũng hỏi đã biết chƣa Vạn Lý Trƣờng Thành.Tôi là
ngƣời hạnh phúc đƣợc đi thăm Vạn Lý Trƣờng Thành hai lần vào hai mùa khác biệt: thu và
xuân. Một lần mùa xuân đi cùng các bạn trong lớp; lần mùa thu đi dùng anh bạn tên Hoàng ở
Việt nam.
Vạn Lý Trƣờng Thành là một tƣờng thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc đƣợc xây
dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc.
Mục đích chính của nó là bảo vệ ngƣời Trung Quốc khỏi sự di cƣ của ngƣời Mông Cổ và
ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính: 1. Năm 208 TCN (nhà Tần); 2. thế kỷ thứ 1
TCN (nhà Hán); 3. thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ); 4. Năm 1138 - 1198 (Thời Nam Tống); 5. Năm
1368 - 1640 ( từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh).
Đoạn tƣờng thành chính đầu tiên đƣợc xây dựng dƣới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị
Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Đoạn tƣờng dài tiếp theo đƣợc
nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó đƣợc
làm bằng đất nện, có nhiều tháp canh nhiều tầng đƣợc xây cách nhau vài dặm. Vạn Lý
Trƣờng Thành ngày nay đƣợc xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc
khoảng năm 1640.
Vạn Lý Trƣờng Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần
Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km
cuối cùng vẫn còn nhƣng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối
phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới
với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đƣờng tơ lụa. Gia Dục Quan đƣợc xây để tiếp đón
những nhà du hành dọc theo Con đƣờng tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trƣờng Thành kết thúc ở Gia
Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo
Con đƣờng tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lƣợc.
Năm 1644, ngƣời Mãn vƣợt qua bức tƣờng thành bằng cách thuyết phục một vị tƣớng quan
trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho ngƣời Mãn Châu vƣợt
qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vƣợt hết qua đèo. Sau khi ngƣời
Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tƣờng thành không còn giá trị chiến lƣợc nữa, đa
phần bởi vì ngƣời Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn
xa hơn cả triều Trung Quốc trƣớc đó.
Các vật liệu đƣợc sử dụng xây Trƣờng Thành là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc
Kinh bức tƣờng đƣợc làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể
là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tƣờng
sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một
19
khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó đƣợc gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính
của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm, bức
tƣờng đƣợc làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi.
Vạn Lý Trƣờng Thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới",
tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà ngƣời Hy Lạp
cổ đại công nhận. Năm 1987, UNESCO công nhận Trƣờng Thành là di sản văn hóa thế giới.
Mao Trạc Đông khi đến Trƣờng Thành có nói:不到长城非好汉, có nghĩa "không đến Trƣờng
Thành không phải là ngƣời anh hung Trung Hoa".
Trong cuốn sách Cuốn sách về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn
Lý Trƣờng Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy đƣợc từ Mặt Trăng. Tuy nhiên
Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trƣờng Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn
ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tƣởng vào việc Vạn Lý Trƣờng Thành có thể nhìn thấy đƣợc từ mặt
trăng cũng giống nhƣ sự phấn khích của một số ngƣời khi tin rằng có những "kênh đào" trên
bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19.
Trên thực tế, Vạn Lý Trƣờng Thành không thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng nếu không có công
cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chƣa nói đến nhìn từ Sao Hỏa. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt
Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ
đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trƣờng thành có thể nhìn thấy đƣợc từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ
dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng
là hơi thấy đƣợc, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể
khác do con ngƣời tạo ra. Câu trả lời đã đƣợc nhà du hành vũ trụ Dƣơng Vĩ Lợi ngƣời Trung
Quốc, sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên
truyền hình: không nhìn thấy đƣợc Vạn Lý Trƣờng Thành từ không gian5.
Đoạn Trƣờng Thành hai lần tôi đi đều là đoạn Trƣờng Thành gần Bắc Kinh, đƣợc sữa chữa
công phu cho nhu cầu du lịch và quảng bá hình ảnh Trung Quốc. Chúng tôi rất thích xem
những đoạn thành đổ nát bởi thời gian, nhƣng không có điều kiện cho phép. Nói sao nhỉ,
bƣớc chân lên Trƣờng Thành là niềm mơ ƣớc của tôi từ bé. Lần đầu tiên đƣợc bƣớc chân trên
thực địa Van Lý Trƣờng Thành tôi sƣớng vô cùng. Ngƣời cứ nhƣ bay bổng trong thế giới mơ.
Lần sau tôi đi cảm xúc khác hơn. Không còn cảm giác sung sƣớng nhƣ lần đầu, mà chú ý hơn
góc độ lịch sử và nhân đạo.
Vạn Lý Trƣờng Thành ngày nay đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng tinh thần hào hùng của dân tộc
Trung Hoa. Ngƣời dân Trung Hoa khắp cả nƣớc cũng nô nức nhƣ những sinh viên ngoại
quốc chúng tôi đƣợc đặt chân lên Trƣờng Thành lịch sử. Lịch sử có ý nghĩa, nhƣng lịch sử
luôn luôn phải trả giá. Nếu là ngƣời dân Trung Hoa, Cá nhân tôi nghĩ, có lẽ tôi cũng sẽ mỗi
năm cố gắng một lần trở về Vạn Lý Trƣờng Thành và lên đứng ở đỉnh cao.
6. Thập Tam Lăng
5

Dữ liệu từ Wikipedia

20
Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ của triều đình nhà Minh, nằm trên núi Yên Sơn vùng
ngoại ô tây bắc Bắc Kinh. Đây là nơi mai táng 13 vị hoàng đế, 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10
hoàng phi. Mƣời ba ngôi lăng mộ màu vàng chói lọi nằm giữa núi non, các kiến trúc lăng tẩm
hòa nhập với phong cảnh thiên nhiên là nét điển hình của kiến trúc lăng tẩm của đế vƣơng
Trung Quốc. Khu lăng mộ này đã đƣợc UNESCO đƣa vào danh mục di sản thế giới.
Triều đại Nhà Minh do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chƣơng sáng lập. Ông lên ngôi năm
1368, lăng mộ của ông là Minh Hiếu lăng, xây dựng tại Nam Kinh, không nằm trong Thập
Tam Lăng. Ngƣời khởi đầu xây dựng Thập Tam Lăng là Minh Thành Tổ Chu Đệ, vua thứ ba
của triều Minh. Ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình lớn nhất tại đây từ năm 1409 gọi là
Trƣờng Lăng, các đời vua kế tiếp cũng đều xây lăng mộ cho đến 1644, cả khu rộng trên 40
km2 với tƣờng thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ tọa lạc trên một gò cao và nối với lăng
mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai bên thần đạo có hai hàng tƣợng lính gác, lạc đà,
voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và
rộng 19 mét.

Kiến trúc của Trƣờng Lăng mô phỏng theo kết cấu của Cố Cung, tƣờng đỏ ngói vàng, lầu
điện xen kẽ nhau, thể hiện đƣợc địa vị tôn quý của Chu Đệ và khí thế to tát của nhà vua trong
thiên hạ. Ân Điện là kiến trúc chính trong lăng viên, khi hoàng gia tế tổ, mọi hoạt động cúng
tế đều đƣợc tổ chức trong ngôi điện lớn này. Điện lớn kết cấu bằng gỗ, gồm 60 cột gỗ lim cao
12 mét, đƣờng kính 1 mét. Loại gỗ này quý hiếm, rắn chắc, không dễ mục nát và còn có mùi
thơm kỳ lạ. Những gỗ lim này đƣợc đƣa từ vùng rừng sâu của Vân Nam và Tứ Xuyên lên.
Sau khi chặt đẵn xong, phải đợi đến mùa lũ mới đƣa gỗ trôi theo dòng nƣớc ra khỏi rừng, rồi
kết thành bè theo sông đƣa tới Bắc Kinh. Vận chuyển trên đƣờng bộ lại phải đợi tới mùa
đông, cứ cách một quãng lại đào một cái giếng, lấy nƣớc đổ lên mặt đất cho đóng băng, rồi
dùng sức ngƣời kéo lê về Bắc Kinh.
Vận chuyển đƣợc các cột gỗ nhƣ thế phải mất từ 3 đến 4 năm, dân công lên tới 20 nghìn
ngƣời, nhân lực, vật lực, tài lực là vô cùng tốn kém. Phía sau Ân Điện có một kiến trúc hình
vuông vƣơn cao sừng sững đƣợc gọi là Minh Lâu, đây là vật kiến trúc tiêu biểu của lăng mộ
đế vƣơng triều Minh, bên trong đặt bia mộ của mộ chủ, từ đây vƣơn thành dãy tƣờng vây
hình tròn vây quanh ụ đất. Ụ đất hình tròn này đƣợc gọi là Bảo Đỉnh, phía dƣới là hầm mộ
có đặt quan tài của vua và hoàng hậu.
Thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc, các nhà khảo cổ đã có kế hoạch khai quật hầm mộ Trƣờng
Lăng, nhƣng lại không sao tìm đƣợc lối vào. Sau, qua điều tra tính toán, họ mới quyết định
tiến hành khai quật thử một ngôi lăng mộ khác trong Thập Tam Lăng, để tránh gây tác hại đối
với Trƣờng Lăng.
Định Lăng là ngôi lăng mộ lớn thứ ba trong quần thể lăng tẩm này, đây là nơi mai táng vua
Minh Thần Tông Chu Dực Quân, niên hiệu Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu của ông. Hình thức
kiến trúc của nó rất giống Trƣờng Lăng, nên các nhà khảo cổ mới chọn nó để khai quật thử.
Ban đầu, ngƣời ta không tài nào tìm đƣợc lối vào hầm mộ, cho mãi tới khi tình cờ may mắn
tìm thấy một tấm bia đá nhỏ huyền bí, thì mới phát hiện đây chính là chiếc chìa khóa của hầm
21
mộ, bên trên khắc rõ vị trí của cánh cửa đi vào hầm mộ Định Lăng. Căn cứ theo tấm bia này,
các nhà khảo cổ đã thuận lợi tiến vào tòa cung điện trong lòng đất này. Thông thƣờng, cửa
vào hầm mộ là hoàn toàn bí mật, tại sao ở đây lại có bản đồ ? Lý do vì vua Vạn Lịch năm 22
tuổi bắt đầu xây dựng Định Lăng, mất 6 năm, tức khi nhà vua 28 tuổi mới hoàn thành. Nhƣng
nhà vua băng vào lúc 58 tuổi. Thế có nghĩa là ngôi lăng mộ này bị phong kín trong suốt 30
năm, nên để đề phòng quên mất lối vào, ngƣời ta phải làm bản đồ chỉ dẫn cửa vào, và sau khi
mai táng, không rõ vì lý do gì ngƣời ta không hủy nó đi.
Hầm mộ Định Lăng nằm sâu dƣới lòng đất 27 mét, gồm 5 ngôi điện lớn: Trƣớc, giữa, sau và
hai bên phải trái, toàn bộ đều xây bằng đá. Trong gian điện giữa có ba ngôi bảo tọa bằng Hán
Bạch Ngọc, phía trƣớc đặt một vại sứ to trong đựng dầu thơm, đƣợc gọi là Trƣờng Minh
Đăng. Còn ngôi điện sau là phần chủ yếu của hầm mộ, trong đặt áo quan của vua Vạn Lịch và
hai vị hoàng hậu. Hầm mộ Định Lăng có hơn 3.000 văn vật nhƣ: đồ thêu, trang phục và đồ
trang sức, ngoài ra còn có khá nhiều đồ vàng, ngọc và đồ sứ rất quý hiếm6.
Tôi viếng Thập Tam Lăng vào đầu xuân 2009. Lần này không đi cùng các bạn Trung Quốc
mà đi với một anh bạn Châu Phi. Các bạn Châu Phi nhận học bổng rất nhiều của chính phủ
Trung quốc. Anh bạn tôi khi tham quan Thập Tam Lăng cứ suýt xoa khen ngợi sự giàu có và
biết cách hƣởng thụ của các đế vƣơng ngày trƣớc. Tôi thì hứng thú với các những văn vật
khai quật đƣợc trƣng bày tại bảo tàng. Vì những văn vật đã cho tôi suy nghĩ về sự cô đơn và
lòng tham vô tận của con ngƣời, khi chết ngƣời ta vẫn còn sợ cô đơn và không muốn từ bỏ
quyền lực và sự hƣởng thụ xa hoa.
7. Hƣơng Sơn
Hƣơng Sơn (香山 - Fragrance Hill ) nằm ở ngoại ô quận Haidian, cách thành phố Bắc Kinh 26
Km, diện tích 1.6 Km vuông, đỉnh cao nhất cách mặt nƣớc biển 557m. Năm 1186, hoàng đế
nhà Kim cho xây nơi nầy một đại tháp là Đại Vĩnh An Tự (大永安寺)và các hành cung. Năm
1745 vua Càng Long nhà Thanh đổi tên thành Tỉnh Huyên Viên (静宜园). Năm 1860 và 1900
bị đốt cháy bởi chiến tranh. Sau năm 1949, chính phủ Trung Hoa bắt đầu cho khôi phục lại
phần lớn những công trình chính . Ngày nay Hƣơng Sơn là một công viên cây cối nổi tiếng
Bắc Kinh. Hàng ngàn ngƣời mỗi ngày đổ về thƣởng ngoạn, kể cả những sinh viên ngoại quốc
chúng tôi. Đặc biệt, mùa lá đỏ Hƣơng Sơn, hầu nhƣ ai trong chúng tôi cũng háo hức một lần
đi Hƣơng Sơn xem lá đỏ. Mùa xem lá đỏ hấp dẫn nhất là giữa tháng 10 và đầu tháng 11
Dƣơng lịch.
Ngƣời ta gọi là Hƣơng Sơn bởi vì phía trên đỉnh núi cao 557 mét có 2 hòn đá to nhìn giống
nhƣ 2 cái lƣ hƣơng khổng lồ. Từ khu trƣờng đại học nhƣ Thanh Hoa – 清华, Bắc Đại – 北大,
Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh – 北京语言大学 … có thể đi xe bus đến Hƣơng Sơn rất tiện,
chỉ mất hai giờ.

6

Tham khảo từ Wikipedia

22
Đến Hƣơng Sơn, Không những chỉ xem lá đỏ, mà còn có thể thƣởng thức thiên nhiên phong
phú và các công trình kiến trúc mang phong cách Trung Hoa và dấu ấn cổ xƣa. Trùng Dƣơng
Các -重阳阁 , Tôn Trung Sơn Kỷ Niệm Đƣờng -孙中山纪念堂, Tri Tùng Viên -知松园, Anh Các
Nham -璎珞岩, Nhãn Kính Hồ -眼镜湖 … là những điểm nhấn không thể bỏ qua. Ngay Chủ
tịch Mao Trạch Đông cũng một thời gian ở tại một biệt thự xây trên núi này, và đây cũng là
nơi hội họp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trƣớc khi văn phòng chính phủ đặt ở Bắc Kinh7.
Những sinh viên ngoại quốc chúng tôi đến Bắc Kinh học giống nhƣ đến khám phá một bảo
tàng lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật sống Trung Hoa. Học tất nhiên là mục tiêu chính yếu,
nhƣng chúng tôi không bao giờ quên tự thƣởng cho mình những ngày thƣ giãn để hòa thiên
thiên và mơ mộng trong thế giới cổ xƣa có thật của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của xứ này.
8. Chu Khẩu Điếm
Chu Khẩu Điếm ( 周口店), nằm ở núi Long Cốt, cách thành phố Bắc Kinh 48 Km về phía Tây
Nam. Đây là di chỉ hóa thạch của ngƣời vƣợn Bắc Kinh và là di chỉ văn hóa nỗi tiếng thế
giới. Trên ngọn núi này ngƣời ta đã phát hiện ra 24 địa điểm di chỉ văn hóa cổ, 118 loại động
vật hóa thạch và hơn 10 vạn đồ đá cũng nhƣ các dụng cụ tạo ra lửa của ngƣời tối cổ. Đây là
nơi cung cấp tƣ liệu nhiều nhất về ngƣời cổ hóa thạch cùng các chứng cứ nói về việc dùng
lửa của họ. Viêc phát hiện ra Chu Khẩu Điếm đã làm cho lịch sử Bắc Kinh kéo dài từ 3000
năm đến 60 vạn năm.
Hiện nay di chỉ Chu Khẩu Điếm trở thành địa chỉ nghiên cứu quan trọng về nguồn gốc của
nhân loại. Với ý nghĩa to lớn đó, năm 1987 UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế
giới.8
Trên Website giới thiệu về Chu Khẩu Điếm của UNESCO còn có thêm chi tiết là tuổi thọ
ngƣời Bắc Kinh cổ rất ngắn, 68,2% chết ở tuổi 14, chỉ 4,5% có thể sống đến 509.
Từ khu Nam đại học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh, tôi cùng một bạn nữ ngƣời Nhật phải
đi một lần tàu điện ngầm và chuyển hai lần Bus mới đến đƣợc Chu Khẩu Điếm. Nơi đây thức
ăn rẻ ba lần so với nội thành Bắc Kinh. Tôi và ngƣời bạn Nhật Bản vô cùng thích thú khi phát
hiện tại đây một nhân dân tệ mua đƣợc đến 3 cái bánh bao, trong khi nội thành, 3 nhân dân tệ
chỉ có một cái. Ngƣời dân ở Chu Khẩu Điếm cũng rất thân thiện. Họ rất vui và nhiệt tình
chào đón sinh viên quốc tế, nhất là trong những quán ăn gia đình bình dân.
Chu Khẩu Điếm là một điểm mà từ trƣớc khi đến Bắc kinh tôi chƣa hề nghe đến. Thật bất
ngờ và thích thú khi đứng trên thực địa Chu Khẩu Điếm, đặc biệt khi xem triển lãm di chỉ
khảo cổ và đƣợc đứng dƣới hang động hàng nghìn năm trƣớc, nơi ngƣời Bắc Kinh bắt nguồn
7

Tham khảo tổng hợp từ Baidu
Dữ liệu từ Wikipeadia
9
The longevity of Peking Man is quite short. After paleoanthropologists' statistical analysis, about
68.2% of Peking Man died before 14 years old, and only 4.5% of Peking Man lived longer than 50
years old. It seems that his living conditions were very hard.
8

23
và phát triển kỷ thuật dùng lửa và săn bắn. Cảm ơn ngƣời bạn Nhật Bản đã phám phá và đƣa
đƣờng. Tôi nghĩ, ai đến Bắc Kinh mà không đến nơi này là một thiếu sót không nên.

THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM
Trung Hoa nổi danh là một quốc gia có bề dầy lịch sử và văn hóa phong phú ở Châu Á. Văn
minh Hoàng Hà một thời là cái nôi học thuật và văn hóa của Á Đông và nhân loại. Hầu hết
những sinh viên ngoại quốc khi đến học tại Trung Hoa, ai cũng mơ ƣớc mình đi thăm càng
nhiều càng tốt những thành phố văn hóa và lịch sử. Tôi cũng không ngại lệ, sau khi thăm
viếng các danh thắng tại Bắc Kinh và học đƣợc khá khá Hán ngữ, bắt đầu lên kế hoặch mùa
hè cho mình: thăm những thành phố Trung Hoa
1. Bắc Kinh
Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á
khi kinh đô đƣợc dứt khoát đặt tên nhƣ chính nó. Các thành phố có kiểu tên tƣơng tự là Nam
Kinh (南京, có nghĩa là "Kinh đô phía Nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Tây
Kinh (西京, nghĩa là "Kinh đô phía Tây", nay là Lạc Dƣơng). Giữa thời gian từ 1368 đến
1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 thành phố này có tên là Bắc Bình (北平), có nghĩa
"hòa bình phía Bắc" hay "bình định phía Bắc". Dƣới thời Hoàng đế Hồng Vũ thời nhà Minh,
và lần thứ hai dƣới thời Quốc Dân Chính Phủ của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh
không phải là kinh đô của Trung Hoa.
Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh. Yên Kinh (燕京)
cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nƣớc Yên đã tồn
tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện đƣợc một số tổ chức sử dụng làm tên thƣơng hiệu
nhƣ bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trƣờng đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc
Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh đƣợc gọi là Khanbalik.
Các khu định cƣ ở gần khu vực Bắc Kinh ngày nay đã đƣợc hình thành khoảng năm 3000
trƣớc Công nguyên. Vị trí của các khu vực định cƣ này ở mạn phía Bắc của Bình nguyên Hoa
Bắc, là một nơi giao điểm quan trọng về địa lý và chính trị của các cộng đồng cƣ dân ngƣời
Hán phía Nam và Tây và đối với các nhóm dân du mục ở phía Bắc và Đông Bắc.
24
Nhà Chu (trƣớc Công nguyên) đã xây dựng một thành lũy ở đây tên gọi ban đầu là Kế. Đến
thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Vào thế kỷ thứ 10,
những ngƣời Khiết Đan từ Đông Bắc đã chiếm phần phía Bắc của Trung Hoa và thành lập
nhà Liêu đã đặt kinh đô phía Nam của họ tại đây và đổi thành Bồi Đô (Kinh đô phụ) và gọi là
Yên Kinh. Đến thời nhà Kim, năm 1153 Hải lăng vƣơng Hoàn Nhan Lƣợng cho dời đô từ
Hội Ninh phủ về đây, đặt tên là Trung đô.
Khi quân Mông Cổ thôn tính Trung Hoa vào thế kỷ 13 và thiết lập nên nhà Nguyên, Hốt-tấtliệt Hãn đã quyết định lập kinh đô tại Bắc Kinh năm 1272 và lần đầu tiên, kinh đô mới đƣợc
đặt tên là Khanbalik (Đại đô), đã trở thành một kinh đô hành chính và chính trị cho toàn
Trung Hoa. Ðại Ðô không chỉ là trung tâm chính trị của cả nƣớc mà đã thực sự trở thành một
trong những trung tâm kinh tế nổi tiếng nhất thế giới.
Năm 1368, Chu Nguyên Chƣơng đã thiết lập nên nhà Minh và chọn Nam Kinh làm kinh đô.
Ông đã ngay lập tức tàn phá kinh đô của nhà Nguyên và đổi tên thành phố là Bắc Bình (phía
Bắc bình yên). Sau cái chết của Chu Nguyên Chƣơng năm 1398, một cuộc tranh giành ngôi
giữa cháu nội Chu Nguyên Chƣơng - ngƣời đƣợc truyền ngôi - và con trai thứ hai của Chu
Nguyên Chƣơng xảy ra. Trong cuộc tranh giành ấy, ngƣời giàng đƣợc và lên ngôi hoàng đế là
con trai, từ đó kinh đô nhà Minh đƣợc chuyển đến Bắc Bình năm 1420 và đổi tên thành này
thành Bắc Kinh. Tham gia xây dƣng kinh đô Bắc Kinh thời nhà Minh có kiến trúc sƣ Nguyễn
An ngƣời Việt Nam, đã chỉ huy lực lƣợng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất
suốt 17 năm.
Thời nhà Thanh (1644-1911) Bắc Kinh đã đƣợc xây thêm nhiều đền đài, công trình. Sau khi
nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc đƣợc thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là
trung tâm chính trị của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng do Tƣởng Giới Thạch đứng đầu đã dời
thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị thế chiến, thành
phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhƣng không bị phá hoại nhiều.
Sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập năm 1949, thành phố đƣợc đổi tên thành
Bắc Kinh và đƣợc chọn làm thủ đô của Trung Hoa mới.
Bắc Kinh nằm ở đỉnh của tam giác Đồng bằng Bắc Trung Hoa. Những ngọn núi ở phía Bắc,
Tây Bắc và Tây ngăn cách Bắc Kinh với các thảo nguyên, sa mạc. Phần phía Tây Bắc của
thành phố, đặc biệt là huyện Diên Khánh và quận Hoài Nhu bị bao phủ bởi dãy núi Jundu,
trong khi phần phía tây của thành phố đƣợc hình thành bởi dãy núi Tây Sơn. Vạn lý trƣờng
thành, bức tƣờng nổi tiếng chạy dọc phía bắc thành phố, đƣợc xây dựng nhằm lợi dụng địa
hình ghồ ghề này để bảo vệ trƣớc các cuộc xâm lăng của các bộ tộc thảo nguyên phía Bắc.
Núi Dongling ở dãy Tây Sơn và giáp với Hà Bắc là đỉnh cao nhất của thành phố, với độ cao
2030 m. Các con sông lớn chảy qua thành phố bao gồm sông Yongding và sông Chaobai, một
phần của hệ thống sông Hải Hà và chảy theo hƣớng Nam. Bắc Kinh cũng là điểm cuối cùng
phía bắc của Đại Vận Hà, một con kênh đƣợc xây dựng dọc Đồng bằng Bắc Trung Hoa tới
Hàng Châu. Bể chứa nƣớc Miyun, đƣợc xây dựng ở nhánh trên của sông Chaobai, là nguồn
cung cấp nƣớc quan trọng cho thành phố.

25
Khí hậu của Bắc Kinh là dạng khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hƣởng của gió mùa, đặc điểm là
mùa hè nóng và ẩm ƣớt do tác động của gió mùa Đông Á, mùa đông thì lạnh, khô và nhiều
gió phản ánh ảnh hƣởng của áp thấp vùng Siberi. Nhiệt độ cao ban ngày trung bình tháng
Một là 16 °C (34.9 °F), trong khi thông số tƣơng tự cho tháng Bảy 30.8 °C (87 °F). Lƣợng
mƣa hàng năm vào khoảng 580 mm (22.8 in), trong đó phần lớn mƣa vào các tháng mùa hè.
Nhiệt độ cao nhất từng đo đƣợc là 42 °C (108 °F) và thấp nhất là −27 °C (−17 °F). Năm
2001, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chọn Bắc Kinh làm nơi tổ chức Bắc kinh Olympic 200810.
Diện tích Bắc Kinh là 16.808 Km². Thống kê năm 2004, dân số 14.930.000, mật độ dân số
888/km² khu vực đô thị. Ngƣời Bắc Kinh rất thân thiện, có tính kỷ luật tốt và rất sẳn sàng làm
tình nguyện viên cho các công ích xã hội nhƣ trật tự giao thông, vệ sinh công cộng. Học kỳ
thứ III tại Đại học ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, vì lý do tiết kiệm chi phí, tôi chuyển ra
ngoài ký trúc xá, thuê phòng trọ ở cùng gia đình ngƣời dân. Tôi khám phá thêm đƣợc rất
nhiều điều thú vị từ nếp sống đến cách ăn uống và quan tâm gia đình của ngƣời bình dân Bắc
kinh. Hầu hết gia đình ngƣời dân Bắc Kinh không thích uống cà phê, họ uống trà nhiều hơn.
Và một điều mà xã hội Trung Quốc đang quan tâm lớn là khoảng cách thế hệ của các bạn con
một và cha mẹ cũng nhƣ ngƣời thân.
Bắc Kinh ngày nay là một thành phố sạch đẹp, phƣơng tiện giao thông công cộng rất tốt, từ
tàu điện ngầm cho đến Bus. Sinh viên chúng tôi có thể đi mọi nơi của thành phố bằng phƣơng
tiện công cộng. Một điều tôi thích thú hơn ở Bắc kinh là nhiều ngƣời ủng hộ việc đi xe đạp.
Thỉnh thoảng tôi thƣờng đạp xe đi các nhà sách gần trƣờng. Yêu sách là một thói quen hay
mà tôi rất thích ở ngƣời Bắc Kinh. Tại quận Haidian có cả một thành phố nhỏ gọi là 书城 để
bán sách, đặc biệt các sách cũ giảm giá có thể tìm đƣợc dễ dàng nơi này vào thứ bảy và chủ
nhật.
Bắc Kinh cũng là thành phố có nhiều di sản văn hóa thế giới và nhiều công viên quốc gia đẹp.
Năm 1987 UNESCO công nhận một loạt di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh: Vạn Lý
Trƣờng Thành, Chu Khẩu Điếm, Cố Cung, Thiên Đàn, Di Hòa Viên. Tuy nhiên ngƣời yêu
thích thiên nhiên thì lại hứng thú với Hƣơng Sơn và các công viên nhƣ Công Viên Thế Giới,
Công Viên Bắc Hải. Còn ngƣời thích mua sắm và ăn uống lại mỗi tuần đều ghiền đi bộ trên
con đƣờng Vƣơng Phú Tỉnh và con đƣờng Tiền Môn, nơi có vịt quay Toàn Tựu Đức nổi
tiếng hơn trăm năm.
Một ấn tƣợng khác với sinh viên chúng tôi là những con hẻm lịch sử nhiều trăm năm của bắc
Kinh. Nơi đây chúng tôi có thể hiểu đƣợc ít nhiều sinh hoạt nhiều trăm năm về trƣớc của
ngƣời Bắc Kinh. Đặc biệt vô cùng thú vị nếu đi trên những con hẻm cổ xƣa mà trên tay cầm
một xâu kẹo hồ lô – 葫芦糖.
Bắc Kinh ngày một hiện đại hóa, những con hẻm nhƣ thế này ngày lại ít, hiện nay ngƣời dân
Bắc Kinh đang rất quan tâm đến những con hẻm lịch sử này. Nó cũng là một nét đẹp thành
phố, thu hút du khách các nơi. Những sinh viên đam mê công nghệ thì cũng có thể tìm thấy
10

Dữ liệu đƣợc tham khào từ Wikipedia

26
sự thỏa mãn nhu cầu của mình tại trung tâm công nghệ Bắc Kinh có tên Zhungguancun –中
关村. Những bạn có thiên hƣớng tâm linh cũng có thể chiêm ngƣỡng những kiệt tác nghệ
thuật và tâm linh nhƣ Yonghegong – 雍和宫- và một số ngôi chùa cổ kính tại thành phố này.
Đối với tôi, có thể nói, Bắc kinh, là một bảo tàng lịch sử văn hóa và nghệ thuật thú vị, một
nơi có thể chọn để sống, làm việc và tƣ duy.
2. Thái Nguyên
Thái Nguyên (太原) là thành phố thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một cố đô do Triệu Giản
Tử (趙簡子) xây dựng vào khoảng năm 500 trƣớc Công Nguyên, tên là Tấn Dƣơng (晉陽). Tên
của nó đƣợc đổi thành Thái Nguyên dƣới triều đại nhà Tần. Có rất nhiều vị vua đã đến thành
phố này, bởi vậy, thành phố còn đƣợc gọi là "Long Thành".
Vào năm 617 sau Công Nguyên, từ đất này, Lý Uyên và con trai là Lý Thế Dân khởi nghĩa
chống lại nhà Tùy, và thành lập triều đại nhà Đƣờng. Công trình cổ nhất của Thái Nguyên là
Thánh Mẫu điện (聖母殿), đƣợc xây vào năm 1023 và sửa lại năm 1102. Thành phố này cũng
đã từng chịu nhiều trận lũ lụt nặng nề vào các năm: 453 TCN, 969, và bị chiến tranh tàn phá
vào năm 1125. Vào thời nhà Minh, tƣờng thành Thái Nguyên đã đƣợc dựng lại (năm 1568).
Thái Nguyên nằm giữa 111°30' Đông và 113°09' Bắc, tại cực bắc của cao nguyên Hoàng
Thổ. Diện tích thành phố là 6.988 km². Sông Phần, một chi lƣu của Hoàng Hà, chảy từ phía
Bắc xuống phía Nam trong thành phố, với năm cây cầu nối bờ Đông và bờ Tây của thành
phố. Dân số đô thị Thái Nguyên là 1,88 triệu ngƣời, dân số vùng ngoại ô là 2,93 triệu11.
Tôi đến Thái Nguyên vào mùa thu năm 2009, trên đƣờng về Thành Đô (成都) từ Ngũ Đài
Sơn (五台山) cùng anh Hoàng từ Việt nam . Thành phố Thái Nguyên rất sầm uất. Có nhà ga xe
lửa; có sân bay. Hệ thống giao thông đƣờng bộ Thái nguyên cũng đƣợc xây dựng rất quy mô,
không có dáng vẻ ẩn mình của một thành phố nhỏ. Con ngƣời Thái Nguyên không đƣợc thân
thiện lắm, khi chúng tôi đến đại lý vé máy bay mua vé, cung cách phục vụ rất quan liêu. Tuy
nhiên, cái thú vị mà chúng tôi không quên ở nơi này là những món ăn bình dân rất rẻ, chủng
loại rất nhiều, có chay có mặn, rất hợp với những sinh viên ít tiền nhƣ chúng tôi.
3. Thành Đô
Thành Đô (成都 - Chéngdu) là một thành phố tại Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, là
thành phố thuộc tỉnh, một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thƣơng quan
trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trƣớc, nền văn hóa Kim Sa (金沙) thời kỳ đồ đồng đƣợc
thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô đƣợc gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc",

11

Dữ liệu đƣợc tham khảo từ Wikipedia

27
có nghĩa là "đất nƣớc thiên đƣờng". Trong thời Tam Quốc, nhà Thục Hán (221-263) do Lƣu
Bị thành lập đã đặt đô ở Thành Đô.
Năm 2005, dân số thành phố Thành Đô là: 10.700.000, xếp thứ năm sau Thƣợng Hải, Bắc
Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh. Thành Đô cũng là quê hƣơng của nhà văn nổi tiếng Ba
Kim12.
Ngày nay, Thành Đô là một thành phố lớn, đẹp. Sân bay Quốc tế Sông Lƣu Thành Đô lớn thứ
6 tại Trung Quốc Đại lục và là cửa ngõ quốc tế trực tiếp đi nhiều nƣớc nhƣ Nhật bản, Nepal
…
Mùa Thu năm 2009, trên đƣờng đến Nga Mi Sơn – 峨眉山, chúng tôi đáp máy bay từ Thái
Nguyên đến Thành Đô. Ngƣời dân Thành Đô khá thân thiện, nhƣng thành phố không nhiều
Taxi. Chúng tôi không ở lại Thành Đô hơn một ngày đêm, nhƣng ở khách sạn và qua quan sát
trên đƣờng đi, có thể nói đời sống thành thị Thành Đô thấp nhiều so với Bắc Kinh, mặc dù
đƣờng xá rộng lớn hơn so với Thái Nguyên.
4. Tây An
Tây an, một thành phố nổi danh của Trung Quốc gắn liền với tên tuổi vị vua nổi danh Tần
Thủy Hoàng. Khi mới đến Bắc Kinh học đƣợc một tuần là các bạn học cùng lớp tôi đã bàn kế
hoạch đi chơi Tây An.
Tây An (西安 – Xī 'ān) là thành phố tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc
tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao
gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đƣờng. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông
của Con đƣờng tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời
đấy là Tràng An hay Trƣờng An (長安 - Cháng'ān, có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An
là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ
10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Nhà Chu lập đô tại Phong (灃/沣 Feng) và Hạo (鎬/镐 Hao) giữa cuối thế kỷ 11 và năm 770
trƣớc Công nguyên. Cả hai địa điểm này đều nằm phía tây của Tây An.
Nhà Tần (221-206 trƣớc Công nguyên) xây đô ở Hàm Dƣơng, bờ bắc sông Hoài, sau đó bị
Hạng Vũ cho thiêu rụi vào cuối đời nhà Tần.
Năm 202 trƣớc Công nguyên, Lƣu Bang, Hán Cao Tổ, thành lập Thành Trƣờng An làm kinh
đô. Cung Trƣờng Lạc (长乐宫) đƣợc xây dựng dọc hai bên sông trên khu phế tích của thành
nhà Tần. Đây đƣợc xem là ngày thành lập của thành phố Tây An.
Năm 200 trƣớc Công nguyên, Lƣu Bang cho xây thêm Cung Vị Trung (未央宫) ở Trƣờng An.
12

Dữ liệu đƣợc tham khảo từ Wikipedia

28
194 trƣớc Công nguyên, Khởi công xây dựng tƣờng thành đầu tiên của Tràng An. Thành dài
25,7 km, dày 12-16 m tại đáy, diện tích: 36 km².
Năm 190 sau Công nguyên, Nhà Đông Hán dời triều đình từ Tràng An đến Lạc Dƣơng .
Năm 582, Hoàng đế nhà Tùy ra lệnh xây đô mới ở Đông Nam kinh đô nhà Hán, gọi là Đại
Hƣng (大興 ). Thành gồm 3 phần: Cung điện, Tử Cấm Thành và khu vực dân cƣ. Diện tích
trong thành: 84 km².
Thế kỷ thứ 7, Đƣờng Tăng Tam Tạng Huyền Trang lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để
dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về cũng tại Thành
phố Tràng An, Tây An ngày này. Năm 652, triều đình nhà Đƣờng cho xây dựng Tháp Đại
Nhạn (大雁塔) cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh Phật do Đƣờng Tăng Tam Tạng Huyền
Trang dịch thuật.
Năm 707, xây tháp chuông Tây An, gọi là Tháp Tiểu Nhạn (小雁塔) cao 45 m. Sau trận động
đất năm 1556, chiều cao giảm còn 43,4 m.
Năm 904, Kết thúc nhà Đƣờng kéo theo sự phá hủy Trƣờng An. Cƣ dân của thành bị lùa về
Lạc Dƣơng - kinh đô mới.
Năm 1370, Nhà Minh xây một thành mới nhỏ hơn (khoảng 12 km²), chu vi: 11,9 km, cao: 12
m và dày 15-18 m tại chân thành. Tháng 10 năm 1911, trong thời kỳ cách mạng lật đổ nhà
Thanh, những ngƣời Mãn Châu sống ở khu Đông Bắc trong thành đã bị thảm sát. Năm 1936,
sự kiện Tây An đã diễn ra trong thành của thành phố trong nội chiến Trung Quốc. Sự kiện
này đã khiến Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thoả thuận đình chiến để tập
trung đánh quân Nhật Bản. Đây cũng là nơi có Phố Hồi giáo lớn13. Trƣờng An Bát Cảnh (长安
八景) nơi đây cũng là nơi tham quan lý tƣởng cho sinh viên chúng tôi.
Cuối năm 2005, Tây An có dân số 8,07 triệu ngƣời. Giao thông Tây An rất tốt. Đƣờng sắc
Tây An đóng vai trò quan trọng trong mạng lƣới giao thông đƣờng sắt cả nƣớc, tuy nhiên
sách hƣớng dẫn du lịch Tây An cảnh báo nạn móc túi và giậc đồ tại nhà ga Tây An. Thành
phố này cũng có sân bây quốc tế, cách trung tâm Tây An 47 Km, với các chuyến bay đến
Singapore, Hongkong, Nhật bản … Tàu điện ngầm vẫn chƣa hoạt động, 6 tuyến tàu điện
ngầm khởi công từ năm 2009 dự kiến sẽ hoàn tất và đƣa vào sử dụng năm 2020.
Đến Tây An, hầu hết ngƣời ta đều đến thăm hầm mộ Tần Thủy Hoàng (兵马俑). Tuy nhiên với
tôi, lại là Tháp Đại Nhạn, và quan trong hơn hết là Hƣng Giáo Tự, nơi còn ngôi tháp tôn trí
hài cốt Tam Tạng Pháp Sƣ Đƣờng Huyền Trang và hai cao đệ của Ngài.
Tôi cùng anh Hoàng đến Tây An vào một sáng sớm mùa Thu, trời Tây An hơi se lạnh. Cảnh
buồn trƣớc mắt chúng tôi nhìn thấy là một chị ngƣời Quảng Châu du lịch Tây An bị giật bóp
13

Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia

29
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Contenu connexe

Tendances

BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019phamhieu56
 
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)Phật Ngôn
 
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừBát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừPhật Ngôn
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...nataliej4
 

Tendances (18)

Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAYTruyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
Truyền thống tự sự trong văn học dân gian miền núi phía Bắc, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Sách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc NguộiSách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc Nguội
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
Các Đạo Sư Của Sự Thiền Định Và Những Điều Huyền Diệu (Tulku Thondup)
 
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừBát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 

En vedette

Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
L&l motivate yourself and others
L&l motivate yourself and othersL&l motivate yourself and others
L&l motivate yourself and othersQuoc-Hung Nguyen
 
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016Saigon Meditation Project
 
Start With Startups
Start With StartupsStart With Startups
Start With StartupsThoughtWorks
 

En vedette (7)

ео 3 глава
ео 3 главаео 3 глава
ео 3 глава
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
 
L&l motivate yourself and others
L&l motivate yourself and othersL&l motivate yourself and others
L&l motivate yourself and others
 
CHÁNH NIỆM TRONG TỪNG CỬ CHỈ
CHÁNH NIỆM TRONG TỪNG CỬ CHỈCHÁNH NIỆM TRONG TỪNG CỬ CHỈ
CHÁNH NIỆM TRONG TỪNG CỬ CHỈ
 
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016
Những câu nói tỉnh thức - Tháng 02/2016
 
Start With Startups
Start With StartupsStart With Startups
Start With Startups
 

Similaire à Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmĐỗ Bình
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT FaTaMuTu
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Phật Ngôn
 
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...Chau Duong
 
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpoche
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin RinpocheKhóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpoche
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpochetomh
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019TiLiu5
 
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGK
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGKBộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGK
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGKWava O'Kon
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichlyquochoang
 

Similaire à Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT (20)

KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
 
Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2Giao ancn cusi-2
Giao ancn cusi-2
 
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
 
Tam to thuc luc
Tam to thuc lucTam to thuc luc
Tam to thuc luc
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docxLuận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Cộng Đồng Người Khmer.docx
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Đề tài vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
Đề tài  vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAYĐề tài  vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
Đề tài vai trò của thầy cúng trong tang ma người Thái, HAY
 
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
 
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpoche
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin RinpocheKhóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpoche
Khóa Tu Học 3 Ngày với Đạo Sư Lạt Ma Tái Sinh Sonam Tenzin Rinpoche
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGK
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGKBộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGK
Bộ đề phát triển năng năng môn Ngữ văn Lớp 9 ngoài SGK
 
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đLuận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
 
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao ancn cusi-3
Giao ancn cusi-3Giao ancn cusi-3
Giao ancn cusi-3
 
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ HuấnLiễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
 

Plus de FaTaMuTu

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 

Plus de FaTaMuTu (7)

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
 

Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

  • 1. Nhuận Đạt – TMT TRUNG HOA MỘT GÓC NHÌN 1
  • 2. Mục Lục ẤN TƢỢNG TUỔI THƠ ................................................................................................................................................. 3 ƢỚC MƠ ẤP Ủ .............................................................................................................................................................. 4 CON ĐƢỜNG DU HỌC ................................................................................................................................................. 6 KỶ NIỆM BắC KINH ....................................................................................................................................................... 8 1. Tình ngƣời tại sân bay quốc tế Bắc Kinh ..........................................................................................................8 2. Nét đẹp sinh viên .............................................................................................................................................. 8 3. Tiểu thực Bắc Kinh ...........................................................................................................................................9 4. Em Gái Trung Hoa .......................................................................................................................................... 10 5. Du Học Sinh Việt Nam .................................................................................................................................... 11 6. Sinh Viên Quốc Tế .......................................................................................................................................... 12 DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN ............................................................................................................................. 13 1. Quảng Trƣờng Thiên An Môn ......................................................................................................................... 13 2. Cố Cung .......................................................................................................................................................... 14 3. Thiên Đàn ....................................................................................................................................................... 16 4. Di Hòa Viên ..................................................................................................................................................... 17 5. Vạn Lý Trƣờng Thành..................................................................................................................................... 19 6. Thập Tam Lăng............................................................................................................................................... 20 7. Hƣơng Sơn ..................................................................................................................................................... 22 8. Chu Khẩu Điếm ............................................................................................................................................... 23 THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM ........................................................................................................................ 24 1. Bắc Kinh.......................................................................................................................................................... 24 2. Thái Nguyên.................................................................................................................................................... 27 3. Thành Đô ........................................................................................................................................................ 27 4. Tây An............................................................................................................................................................. 28 5. Lạc Dƣơng ...................................................................................................................................................... 30 6. An Khánh ........................................................................................................................................................ 32 7. Ninh Ba ........................................................................................................................................................... 32 8. Thƣợng Hải ..................................................................................................................................................... 34 TỨ ĐẠI PHẬT SƠN ..................................................................................................................................................... 37 1. Ngũ Đài Sơn ................................................................................................................................................... 37 2. Nga Mi Sơn ..................................................................................................................................................... 40 3. Cữu Hoa Sơn .................................................................................................................................................. 42 4. Phổ Đà Sơn .................................................................................................................................................... 43 HUYỀN TRANG – NGƢỜI CON VĨ ĐẠI CỦA TRUNG HOA ....................................................................................... 46 DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN ĐẤT HOA .......................................................................................................................... 48 VIỆT NAM - TRUNG HOA : GÓC NHÌN VĂN HÓA PHẬT GIÁO ................................................................................. 50 CẢM ƠN ...................................................................................................................................................................... 53 2
  • 3. ẤN TƢỢNG TUỔI THƠ Khi học hết cấp I, tôi bắt đầu có ý thích theo mẹ lễ chùa. Mẹ tôi không mộ Đạo cho lắm. Phật Giáo đối với bà cũng giống nhƣ Khổng giáo hay Lão giáo. Chùa thờ Phật, miếu Khổng tử hay Đình làng gì gì đó cũng giống nhƣ nhau, đều là nơi chốn linh thiêng mà bà nghĩ nên đi thắp hƣơng lễ bái mỗi đêm rằm. Theo mẹ đi chùa lâu dần, tôi bắt đầu thích thú, có nhiều khi tan trƣờng tôi xin phép Mẹ đi ngay lên chùa chơi và học bài chiều mới về nhà. Mẹ tôi nhiều lần không vui, nhƣng tôi là con một mà bà rất yêu, nên thƣờng khi nhƣợng bộ tôi một vài chuyện, đặt biệt chuyện đi chùa. Việt Nam cũng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều có ảnh hƣởng ít nhiều văn hóa Hán học; đặt biệt Phật giáo, cái ảnh hƣởng văn học chữ Hán lại càng rõ hơn. Ngày còn nhỏ, tôi không hiểu biết gì về chữ Hán và văn hóa Hán hay Trung Hoa gì cả. Tôi thấy các nhà sƣ ở quê tôi viết một thứ chữ rất đẹp, đẹp nhƣ một bức tranh nghệ thuật, đƣợc gọi là chữ Nho. Tôi rất ấn tƣợng. Lúc ấy tôi còn nghĩ mình nhất định theo các nhà sƣ học chữ Nho. Thế rồi tâm nguyện của tôi cũng đƣợc thực hiện hai năm sau đó. Nhờ biết tụng kinh Phật và yêu mến chữ Nho, các sƣ ở chùa rất thƣơng tôi, nhất là một nhà sƣ lớn tuổi gọi là sƣ ông Phú Thanh, ông đã dạy cho tôi những chữ Nho ấn tƣợng đầu đời: 天 thiên 地 địa;慈 từ 悲 bi;智 trí 慧 huệ;南 nam 无 mô 阿 a 弥 di 陀 đà 佛 phật Ông còn dặn dò tôi chữ Nho là chữ của Thánh Hiền, tập viết xong đem đốt chứ không nên vứt bừa bải, hoặc để dƣới mông ngồi. Học đƣợc mấy chữ Nho tôi rất sung sƣớng. Tôi say mê đến cả đi học với bạn bè trên lớp cũng lấy chữ Nho ra viết, làm nhiều bạn bè nhỏ tuổi rất ngƣỡng mộ. Niềm say me chữ Nho trong tôi ngày một lớn theo năm tháng, số chữ tôi học đƣợc cũng khá lên dần, tôi bắt đầu biết thêm về nguồn gốc chữ Nho, nguồn gốc kinh Phật bằng chữ Nho, và những câu chuyện về Lục Tổ Huệ Năng, Đƣờng Tam Tạng, Bồ Đề Đạt Ma … làm cho ấn tƣợng tuổi thơ tôi biến thành một giấc mơ ấp ủ: đƣợc thăm viếng, chiêm bái các thánh tích Phật Giáo và học tập trên đất nƣớc Trung Hoa. 3
  • 4. ƢỚC MƠ ẤP Ủ Tôi có duyên tiếp xúc với chữ Hán ( quê tôi gọi là chữ Nho) từ rất nhỏ, và có ấn tƣợng rất đẹp về chữ Hán. Đối với tôi, chữ Hán là một loại chữ đầy tính nghệ thuật và nhân văn. Khi nhìn chữ Hán đƣợc viết dƣới những bàn tay tài hoa khác nhau, tôi thấy con chữ trở thành một bức tranh với nhiều điều muốn nói. Hấp dẫn hơn nữa là khi tôi nhìn những câu Kinh đƣợc viết bằng các dạng chữ Thảo, Triện, Khải …khác nhau. Tôi còn nhớ có một lần, một sƣ huynh ở chùa Lạc Nghiệp cho tôi xem những câu thơ của các thiền sƣ do anh ta viết bằng chữ Hán thảo: 莫谓春残花落尽, 前庭昨夜一支梅 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai 一日不作,一日不吃 Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực 本来无一物, 何处喏陈埃 Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai Và giải thích cho tôi thêm nguồn gốc và ý nghĩa những câu ấy, tâm tôi vô cùng kích động. Lúc ấy tôi nhƣ một kẻ đang yêu, mà ngƣời yêu tôi là những câu thơ, những lời dạy của các thiền sƣ Việt nam và Trung hoa đƣợc thể hiện bằng chữ Hán thảo. Tình yêu đó ngày càng lớn dần theo thời gian. Tôi bắt đầu quyết tâm học thông chữ Hán cổ, nói đƣợc tiếng Hoa hiên đại để đi đến Trung Hoa học Đạo và chiêm bái các Thánh tích liên quan cuộc đời của các thiền sƣ nhƣ Chùa Thiếu Lâm, Chùa Nam Hoa … Năm 1996 tôi phát tâm xuất gia theo Phật, cƣờng độ học chữ Hán trong tôi càng tăng. Có những đêm tôi theo lời dạy của các sƣ trong chùa thức dậy vào lúc 2 giờ sáng để học. Việc học chữ Hán đối với tôi bây giờ vô cùng có ý nghĩa: 1. Các kinh điển Phật giáo Việt nam đang sử dụng phần lớn là thuộc Hán tạng, muốn hiểu Kinh sâu sắc không có cách nào khác hơn là học thông thạo Hán văn cổ để tìm hiểu trực tiếp các bản kinh. 2. Tiếng Hán ( phổ thông) là phƣơng tiện để tôi thực hiện ƣớc mơ đến Trung Hoa du học và chiêm bái. Ngày 25 tháng 07 năm 1996 tôi xin thầy tôi ghi danh vào trƣờng Trung cấp Phật học Phan Rang để đƣợc học sâu về Phật Pháp và chữ Hán. Suốt bốn năm nội trú tại trƣờng, tôi rất chú tâm học chữ Hán. Tiếng Hán ngày càng tiến bộ thì cƣờng độ mơ ƣớc đến Trung Hoa du học và chiêm bái ngày càng tăng. Thế nhƣng nhân duyên chƣa hội đủ, ƣớc mơ đến Trung hoa không thực hiện đƣợc, tôi tiếp tục thi tuyển vào Đại Học Phật Giáo tại Tp. HCM Việt nam, bênh cạnh đó tranh thủ thơi gian học thêm chƣơng trình cữ nhân Tiếng Anh. 4
  • 5. Năm 2005, sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật Học và Anh ngữ, tôi có ý định đến Đài Loan tiếp tục học Phật học sau đó sang Trung Hoa. Nhƣng rồi một lần nữa không thành, nhân duyên chuyển tôi sang Ấn độ học tập và chiên bái các thánh tích liên quan cuộc đời Phật Thích Ca và chƣ Thánh Đệ Tử Phật. Ở Ấn Độ tôi may mắn gặp vị Thầy ngƣời Việt Nam có tên Huyền Diệu. Thầy đã tạo thuận duyên cho tôi đƣợc tu học tại đất Ấn độ và tiếp xúc với các nhà sƣ trung Hoa đang tu học tại Lumbini – Nepal và Buddha Gaya – Ấn độ. Ông còn khuyến khích tôi đi Trung Hoa học và chiêm bái bằng cách giải thích sâu cho tôi về tầm quan trong của Phật giáo và văn hóa Trung Hoa, đồng thời ông còn đề nghị International Buddhist Federation tài trợ cho tôi học bổng toàn phần 2 năm để đến Bắc kinh học. Thật kỳ diệu, tôi tự nhủ, nhân duyên mầu nhiệm đã đến. Thế là ƣớc mơ ấp ủ của tôi đƣợc thực hiện. Tôi chính thức bƣớc chân trên thực địa đất nƣớc Trung Hoa ngày 11 tháng 09 năm 2008, không gian mới bắt đầu mở ra, tôi bắt đầu hiện thực hóa ƣớc mơ của mình. 5
  • 6. CON ĐƢỜNG DU HỌC Sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật học tại Tp. HCM, tôi bắt đầu kế hoặch du học của mình. Đất nƣớc đầu tiên mà tôi muốn đến du học nhất là Trung Hoa, vì đây là ƣớc mơ ấp ủ trong tôi từ những ấn tƣợng tuổi thơ. Đất nƣớc thứ hai là Ấn độ, nơi lƣu dấu những thánh tích liên quan đến cuộc đời bậc đạo sƣ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đất nƣớc thứ ba là Đài loan, thứ tƣ là Thailand và sau cùng là Miến điện. sau hơn ba tháng suy nghĩ và tìm hiểu các điều kiện du học, các ƣu tiên theo thứ tự Trung hoa, Ấn độ, Đài loan tôi thấy duyên lành chƣa hội đủ cho mình hiện thực hóa mơ ƣớc. Tôi đành phải chọn ƣu tiên khác, đó là du học Thái lan. Thái lan là một đất nƣớc đẹp, Phật giáo là quốc giáo, tôi rất thích viếng thăm và chiêm bái, nhƣng nếu nói đến để du học thì thực sự tôi không vui mừng lắm. Lý do với tôi thật đơn giản: Phật giáo Thái lan là Phật giáo Nam truyền ( Theravada), trong khi tôi từ nhỏ đã tiếp xúc và tu tập theo truyền thống Bắc truyền. Quyết định du học Thái lan chỉ là một giải pháp tình thế. Bởi lúc ấy nếu đi Trung Hoa hay Ấn độ tôi phải trả một số tiền rất lớn, mà tôi đơn giản chỉ là một nhà sƣ có tấm lòng với Đạo, có ƣớc mơ cống hiến cuộc đời mình cho tìm kiếm giác ngộ và phổ biến Phật pháp, cũng nhƣ dấng thân xây đấp tình yêu thƣơng giữa những con ngƣời, tôi không có tiền để trả học phí. Không có cách nào khác hay con đƣờng nào khác ngoài du học Thái lan. Bởi vì tôi có học bổng của một trƣờng đại học Phật Giáo tại Thái lan, thế là tôi quyết định lên đƣờng sang Thái học. Lộ trình đi của tôi là : Tp. Sài gòn – Phan Rang – Huế - Đông Hà – Lào – Thái. Tôi đi cùng đƣờng với hai ngƣời bạn xuất gia. Từ Sài gòn tôi cùng hai anh em kia gặp nhau tại Phan rang, sau đó chung tôi cùng nhau đến Huế. Theo dự tính, hai anh em kia ở lại Huế, còn tôi thì tiếp tục hành trình sang Lào rồi đến Thái Lan. Nhƣ đã chia sẻ, đi Thái chỉ là đi Thái, ƣớc mơ thực sự của tôi là đi Trung hoa và Ấn Độ, hay ít ra cũng đến đƣợc Đài loan, thế nên tôi đi mà lòng không thấy vui. Chúng tôi đến Huế và ở lại Huế đƣợc 3 tuần. Tôi đợi anh em ổn định việc học tại Huế sau đó lên đƣờng theo kế hoặch của mình. Nhƣng có một sự kiện xảy ra làm lộ trình đi Thái của tôi thay đổi: Mẹ của một trong hai ngƣời ban đi cùng tôi bị đau rất nặng, cụ bà đƣợc báo đang năm viện tại Nha Trang, bà rất mong gặp con trai thƣơng quý của bà là ngƣời bạn tôi. Nghe tin mẹ bệnh, bạn tôi phải về lại Nha Trang thăm mẹ. Cái hôm anh bạn nói quyết định về lại Nha Trang lo bệnh cho mẹ, tâm tôi bị giao động, tôi thấy tôi cũng muốn về mà không muốn tiếp tục cuộc hành trình đơn độc đến Thán lan. Thế là ba ngƣời chúng tôi cùng trở lại Nha Trang, hạt giống nhân duyên du học Thái lan của tôi xem nhƣ bị thời tiết xấu nên không đƣợc nảy mầm. Trở lại Sài gòn, tôi lập kế hoặch học thêm tiếng Hoa và tiếng Pháp. ấp ủ du học trong tôi vẫn bừng cháy mãnh liệt. Tôi lại tiếp tục làm hồ sơ xin học bổng Đài loan. Trong thời gian làm hồ sơ xin học bổng, tôi lại gặp một nhân duyên lành: một nữ thí chủ tên Hoa tặng cho tôi một vé máy bay sang Đất Phật Ấn độ chiêm bái và tham dự lễ khánh thành Việt nam Phật Quốc Tự tại Lumbini, Nepal. 6
  • 7. Ngày 20/12/2005 tôi chính thức đƣợc bƣớc chân trên thực địa Đất Thiêng - Ấn Độ - chiêm bái các thánh tích liên quan cuộc đời Đức Phật. Thật tuyệt vời, tâm tôi hoan hỷ vô cùng, mặc dù chỉ là chiêm bái mà không phải là đƣợc du học. Ở Ấn độ tôi lại có duyên lành gặp Thầy Huyền Diệu, ngƣời sáng lập hai ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Nepal và Ấn đô, đồng thời là chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế tại Nepal. Với lòng hoan hỷ và tri ân, tôi phát tâm theo Thầy làm công quả tại Việt Nam Phật Quốc Tự gần 2 năm. Ngoài việc công quả, hầu nhƣ mỗi tuần tôi đều đến nơi Phật đắc Đạo tỉnh tâm và khấn nguyện. lời khấn nguyện duy nhất tôi thƣờng lặp đi lặp lại là: xin cho con có đƣợc nhân duyên học tập và hiểu biết nhiều ngôn ngữ, đặc biệt Anh , Pháp, Hoa và Hindi để con tiếp xúc và chia sẻ Phật pháp đƣợc với nhiều ngƣời. Thật mầu nhiệm, lời khấn nguyện đã hóa nhiệm mầu, thầy Huyền Diệu, chủ tịch International Buddhist Federation, đã hoan hỷ đề nghị cấp cho tôi học bổng toàn phần 2 năm học ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bác Kinh ( Bắc kinh language and culture university). Tôi vui mừng vô cùng. Thật không thể nào diễn tả đƣợc niềm hoan hỷ trong tôi ngày tôi trân trọng hai tay nhận số tiền Thầy trao để lên đƣờng sang Bắc Kinh học. Đêm 02/07/2008 tôi đảnh lễ tạ ơn Phật, tạ ơn Việt Nam Phật Quốc Tự, tôi viết vào lƣu bút của mình một bài thơ: Hai năm đất Phật giờ đây Ra đi trở lại đừng mây quê mình Một chút thƣơng một chút tình Tri ân bóng mẹ, kính hình thầy xƣa Việt Nam Phật Quốc đêm mƣa Ngƣời đi ngƣời tiễn tình chƣa hết tình Tôi ơi xin nhớ rằng mình Ra đi cho Đạo cho tình quê hƣơng Chính thức tạm biệt Ấn độ để thực hiện ƣớc mơ sang Trung hoa du học – một ƣớc mơ gần 20 năm tôi mới có đủ nhân duyên hiện thực hóa trong đời. 7
  • 8. KỶ NIỆM BẮC KINH Bắc kinh là một thành phố đẹp và là một thành phố phong phú về văn hóa và mang đậm dấu ấn tâm linh. Với một sinh viên ngoại quốc nhƣ tôi, nó có một sự cuốn hút kỳ lạ, từ danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa cho đến tình ngƣời. 1. Tình ngƣời tại sân bay quốc tế Bắc Kinh Ngày 11 tháng 09 năm 2008, sau khi đƣợc chấp nhận vào học ngôn ngữ tại trƣờng Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc kinh, tôi vui mừng đặt bƣớc chân đầu tiên trên thực địa Trung Hoa tại sân bay thủ đô Bắc Kinh. Sân bay Bắc kinh, về mặt hạ tầng, đối với tôi không nhiều ấn tƣợng. Điều làm tôi thích thú khi nhất là nhìn thấy dụng cụ đo địa chấn đầu tiên của thế giới do Trƣơng Hàm phát minh đƣợc tái hiện nơi này. Tôi chậm chậm kéo vali sách tay đi và không quên đảo mắt ngắm nhìn không gian và con ngƣời mới để tìm một ấn tƣợng riêng của Bắc Kinh lƣu lại trong lòng. Mãi mê với những khám phá không gian mới, tôi lạc bƣớc sang một khu vực dành cho khách nội địa lúc nào không hay. Khi phát hiện ra mình đang ở địa phận nội địa, tôi vội đi ngƣợc lại khu vực hành lý của hành khách quốc tế. Thế là có ngay một anh an ninh sân bay cản bƣớc. Anh nói, tôi hiểu theo biểu cảm trên gƣơng mặt và cử chỉ của anh, là tôi không thể đi ngƣợc lại theo kiểu này đƣợc. Thời điển này là thời điểm Olympic Bắc Kinh, an ninh cần đƣợc bảo vệ, bạn cần phải liên hệ nhân viên sân bay để đƣợc giúp đở. Không thể đi ngƣợc lại, tôi liên hệ ngay với nhân viên Information của sân bay. Bàn information lúc đó có rất nhiều ngƣời, nhƣng không ai trong họ là khá tiếng Anh. Đại khái họ hiểu ý tôi, nhƣng họ không làm sao để tôi có thể hiểu những hƣớng dẫn cụ thể của họ. Rất may, có một anh nhân viên khác bƣớc đến và dùng tiếng Anh đề nghị đƣợc giúp đở tôi. Anh bạn rất lịch sự, rất tận tình. Không những giúp tôi sang khu vực hành khách quốc tế để lấy hành lý, anh còn giới thiện cho tôi nghe về Bắc Kinh, về văn hóa Trung Hoa khi anh biết tôi đến Bắc kinh để học ngôn ngữ tại trƣờng Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh. Rất ấn tƣợng, một anh bạn Trung Hoa lịch sự, thân mật và chân tình. Lấy hành lý xong, tôi chào tạm biệt anh và không quên hẹn gặp lại. Anh cũng tỏ ra lịch sự, vui vẻ chào đón tôi đến và học ngôn ngữ tại đất nƣớc của anh. Tôi nhìn anh, vãy tay chào tạm biệt, bƣớc vào Taxi. Anh vẫn đứng đó cho đến khi Taxi đƣa tôi xa dần và mất bóng. 2. Nét đẹp sinh viên Đƣợc anh bạn sân bay giúp đở, tôi đi Taxi về thẳng trƣờng đại học. Vì lần đầu tiên đến Trung Hoa, lại không biết tiếng Hoa nên không làm sao giao tiếp đƣợc với anh Taxi. Ngồi trên Taxi, tôi tự hỏi: mình có đến đƣợc trƣờng mình muốn đến hay không? 8
  • 9. Anh Taxi chạy đƣợc khoảng 40 phút thì dừng lại trƣớc một cổng trƣờng rất đẹp, có nhiều hoa. Anh cho tôi biết là đã đến nơi. Tôi dùng ngôn ngữ toàn thân hỏi anh ta có đúng chính xác là địa chỉ ngôi trƣờng trên giấy báo nhập học của tôi không? Anh lái xe xác nhận chính xác. Thế là tôi bƣớc xuống xe, nhìn quanh xem có đúng địa chỉ trƣờng không, trong khi anh tài xế đang giúp tôi mang hành lý xuống xe. Đảo mắt một lƣợt, tôi thấy trên trụ cổng trƣờng có máy chữ Hán: 北语南门. Tôi hiểu là Bắc Ngữ Nam Môn theo tiếng Hán Việt tôi đã đƣợc học. Điều này cũng cho tôi xác tín đây đúng là trƣờng tôi muốn đến. Lần đầu tiên đến trƣờng, không biết văn phòng nằm ở đâu, lại không biết tiếng Hán, bƣớc chân tôi hơi ngập ngừng trƣớc cổng trƣờng. Một may mắn lại đến, tôi nhìn thấy phía trái cổng trƣờng có một Kios dựng tạm với dòng chữ in đậm: Welcom to Olympic Bắc kinh – One world, One dream. Không do dự, tôi đến ngay nhờ các bạn đang ở đó trợ giúp. Khi nghe nói về trƣờng hợp của tôi, các bạn tự giới thiệu là sinh viên của trƣờng và đang làm tình nguyện cho Olympic Bắc Kinh, các bạn vui mừng chào đón tôi đến trƣờng các bạn học. Chúng tôi truyền thông đƣợc với nhau rất vui vẻ. một bạn trong nhóm đƣợc đề cử giúp tôi đƣa hành lý đến văn phòng ký trúc xá sinh viên quốc tế để đăng ký và làm thủ lƣu trú. Sau khi đăng ký xong, bạn ấy tiếp tục đƣa tôi đến ký trúc xá nhận phòng và chỉ thêm cho tôi văn phòng lƣu học sinh để ngày mai tôi có thể đến đó đăng ký chính thức nhập học. Mọi việc xong, bạn ấy vui vẻ chào tạm biệt, tôi vô cùng cảm ơn chào lại và thể hiện mong muốn gặp lại bạn trong những ngày tháng còn học nơi đây. Khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất 2:30 A.M đến Bắc kinh 10:30 A.M, tôi rất mệt vì thiếu ngủ cộng chút lo lắng khi lần đầu tiên đến một đất nƣớc mà mình chƣa biết ngôn ngữ họ, tôi chậm chậm nhắm mắt cho phép mình thƣ giản trên chiếc gƣờng êm đềm của ký trúc xá. Tôi hít thở theo thói quen thiền quán của mình, một cảm giác an lạc trào dâng trong tâm thức và một dòng sông cảm xúc tri ân cho những ấn tƣợng Trung Hoa đầu tiên chảy nhẹ qua tâm hồn của một nhà sƣ sinh viên. 3. Tiểu thực Bắc Kinh Học đƣợc hai tuần, tôi bắt đầu tiếp xúc và làm quen các bạn sinh viên quốc tế trong lớp, các bạn sinh viên ngƣời Trung Hoa và một số sinh viên Việt Nam đang du học tại trƣờng. Thỉnh thoảng cuối tuần, hoặc ai đó trong các bạn có ngày vui nhƣ sinh nhật … chúng tôi thƣờng rũ nhau đi ăn những món bình dân Bắc kinh dọc theo con phố đại học Cheng-Fu-Lu. Hoặc có khi giải stress cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi tận những ngõ hẻm xung quanh khu làng đại học để thƣởng thức những món ăn dân dã mang hƣơng vị riêng của Bắc kinh. Tôi đến Bắc Kinh học không mang hình ảnh của một nhà sƣ, bạn bè các nƣớc không ai biết tôi là một nhà sƣ Phật giáo, ngoại trừ một số anh chị em sinh viên Việt nam đƣợc tôi cho biết, vì thế tôi đƣợc các bạn thƣờng xuyên mời và đƣa đi rất nhiều nơi thú vị ở Bắc kinh. Có điều đi thì đi, nhƣng tôi không bao giờ ăn thịt. Và, các bạn ngoại quốc cũng nhƣ Trung Hoa chỉ biết tôi là ngƣời theo chủ nghĩa sống xanh. Trung Hoa là một nƣớc đông dân, với nhiều dân tộc anh em và nhiều gam màu văn hóa địa phƣơng khác nhau, tạo nên vô số những món ăn bình dân mang phong vị riêng của từng khu vực rất nỗi tiếng, mà ngƣời Hoa quen gọi là Xiaochi – 小吃. 9
  • 10. Đối với tôi, trong muôn ngàn món Xiaochi, tôi ấn tƣợng nhất là món Malatang – 麻辣汤 và Khaomantou – 烤馒头. Lý do thật đơn giản: giá rẻ, hợp ngƣời ăn chay và thêm có ý nghĩa văn hóa vùng miền Trung Quốc. Malatang – 麻辣汤, một món ăn đơn giản. Nó là một xoang nƣớc lớn có gia vị đƣợc đun sôi, sau đó cho thức ăn đƣợc sỏ thành xâu bằng một tâm tre vào. Đậu hủ, bún, rau xanh…đều có thể sỏ xâu đƣợc. 麻辣 có nghĩa là cay và tê; 汤 có nghĩa là nƣớc sôi. Việc của ngƣời ăn là chọn món mình thích, hoặc rau, hoặc đậu hủ, sau đó cho vào nồi nƣớc 麻辣汤, khoảng hai hay ba phút vớt ra, thế là có một xâu thức ăn tuyệt vời để thƣởng thức. Cái hấp dẫn với tôi ở đây là ngƣời ăn tự chọn những món mình ăn đƣợc trong nhiều món có sẳn, rồi tự cho vào nƣớc 麻辣汤, sau đó cũng tự đƣa ra và thƣởng thức. Rất tự do, năng động và phù hợp cách sống trẻ của sinh viên học sinh. Kaomantou-烤馒头, cũng là một món ăn đơn giản mà tôi khó quên khi sống và học tại Bắc kinh. Mantou – một loại bánh bao không nhƣng, đƣợc gim vào trong tâm tre 25-30 cm để thành một xâu, sau đó đƣa vào lửa nƣớng, cho thêm gia vị và muối ớt vào, đợi vài phút cho chín và thƣởng thức. Đặc biệt, những đêm mùa đông trời lạnh là lý tƣởng nhất cho việc thƣởng thức Xiaochi – 小吃 Bắc kinh. Rất nhiều sinh viên Trung Quốc và quốc tế thích phong vị ấy. Tôi cũng không ngoại lệ, mỗi khi có các bạn mời gọi là đồng ý đi ngay. Cuộc sống có những cái rất đơn giản, rất ít tốn kém, nhƣng nếu mình hiểu và biết thƣởng thức nó, nó mang lại cho mình một niềm vui rất lớn, đặc biệt hơn nữa, nếu mình hiểu và thƣởng thức nó dƣới góc độ văn hóa và tâm linh. 4. Em gái Trung Hoa Đến học tại Bắc Kinh, tôi có duyên làm bạn với rất nhiều em gái Trung Hoa. Các em rất quý mến nhân cách tôi, thƣờng gọi tôi là Gege-哥哥. Trong số những em gái Trung Hoa ấy, có bốn em để lại cho tôi nhiều suy nghĩ về kiếp ngƣời, tình yêu và thân phận. Bốn em ở bốn vùng khác nhau của Trung Hoa: Một Bắc Kinh, một Vũ Hán, một Thẩm Quyến và một dân tộc thiểu số ở ngoại ô Bắc Kinh. Bốn em với bốn tính cách và bốn tâm hồn, học bốn chuyên nghành khác nhau, có những nhận thức khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và thân phận. Các em rất dễ thƣơng, rất thân thiện, rất nhiệt tình với tôi, khi tôi hỏi các em về văn hóa Trung Hoa, về những ƣu tƣ cuộc sống, tƣơng lai bản thân, gia đình và đất nƣớc.Chính các em là ngƣời đã giúp tôi hiểu sâu hơn văn hóa Trung Hoa; về ƣu tƣ rất con ngƣời của tuổi trẻ nhƣ các em. Sự giằng co giữa văn hóa truyền thống và một cách sống mang phong cách Tây Phƣơng đƣợc cho là năng động và thời đại. Tôi khám phá đƣợc một mẫu số chung của các em là một ƣớc mơ cháy bỏng thành công và giàu có vật chất. Tôi còn khám phá đƣợc một nỗi buồn khác đang ngủ ngầm trong tâm hồn các em: là con một, đôi lúc cảm thấy cô đơn và cần có bạn bè anh chị em; khoảng cách tâm hồn giữa cha mẹ và con cái quá lớn, các em khó truyền thông đƣợc với cha mẹ, mặc dù cha mẹ rất yêu con và cho con hầu nhƣ không thiếu những vật chất con cần. Những ngày tháng sống, học và tiếp xúc các em, trong tôi nãy sinh một đồng cảm, tôi có viết một bài nhạc mang tên 加油 tặng các em. 10
  • 11. Tôi đến Bắc Kinh sống và học chỉ vỏn vẹn có 1 năm 6 tháng, nhƣng học nhanh đƣợc Hán Ngữ và hiểu đƣợc nhiều điều trong văn hóa Trung Hoa, cũng nhƣ thăm viếng đƣợc nhiều nơi có giá trị lịch sử văn hóa, cũng nhờ nhân duyên tiếp xúc và làm bạn với các em. Ngày tôi chào tạm biệt các em về lại quê mình, các em rất buồn. Một em trong bốn có tặng tôi một bộ bình uống trà. Em nói trà là một bộ phận văn hóa Trung Hoa, sở dĩ em tặng bình cho tôi là để khi tôi về Việt Nam nhớ uống trà Trung Quốc, và nhớ ở Trung Quốc có những ngƣời bạn và những ngƣời em rất yêu mến và trân trọng những sinh viên quốc tế hiểu biết và cảm tình với dân tộc Trung Hoa, trong đó có tôi. 5. Du học sinh Việt Nam Sinh viên Việt Nam học tại trƣờng Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh rất đông. Có các anh chị lớn tuổi theo học thạc sỹ, tiến sỹ. Cũng có các bạn cùng tuổi tôi đến học ngôn ngữ và các em nhỏ tuổi hơn thuộc thế hệ 9x học đại học. Là một ngƣời theo chủ nghĩa “thƣờng bất khinh”, nên tôi rất dễ tiếp xúc và hòa vui cùng các bạn sinh viên Việt nam. Tuy nhiên, trong tôi vẫn rõ ràng một con đƣờng sống khi học tại Trung Quốc: quý tất cả mọi ngƣời, tin vài ngƣời, không đắc tội với ai. Các anh chị em sinh viên Việt nam học tại trƣờng rất vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng họ tổ chức ngày Việt nam tại Bắc kinh, có cả ngày văn hóa Việt. Khi các anh chị tổ chức, tôi cũng đƣợc gọi tham dự. Có một lần, xuân 2009, các bạn sinh viên Việt Nam tổ chức ngày 8/3 để tôn vinh và tặng hoa các bạn nữ sinh viên Việt nam tại trƣờng, tôi cũng tham dự. Trong lễ ấy tôi có viết tặng các bạn một bài hát: Con Đƣờng Sinh Viên. Sinh viên học tại trƣờng khá đông, tuy nhiên mỗi ngƣời có một suy tƣ khác nhau về tƣơng lai của mình, của đất nƣớc Trung Hoa và tƣơng lai dân tộc Việt. Trong nhiều sinh viên ấy, tôi có nhiều nhân duyên liên hệ với hai ngƣời: anh Nghị và chị Nhung. Nói là anh chị, nhƣng thật ra tôi lớn tuổi hơn họ. Hai anh chị rất đễ thƣơng. Anh Nghị đến học về quan hệ quốc tế. Anh là ngƣời đã giúp đở tôi từ những ngày đầu vừa bƣớc chân đến trƣờng. Anh giúp tôi làm thủ tục nhập học, hƣớng dẫn tôi thủ tục visa, chỉ đƣờng tôi đến lớp và đƣa ra một vài đề nghị và lời khuyên khi tôi mới đến Bắc Kinh. Đặc biệt hơn, thỉnh thoảng anh gọi tôi đi ăn những món xiaochi – 小吃- bình dân của Trung Quốc vào những ngày lạnh để giải stress. Chị Nhung là một giảng viên đại học của trƣờng Đại học KHXHNV thuộc thành phố HCM, khoa Trung văn. Chị đến Bắc Kinh học thạc sỹ nghành văn học Trung Quốc. Chị rất đễ thƣơng. Lúc đầu chị vẫn không biết tôi là một nhà sƣ, nhƣng chị nghi ngờ, vì cách tôi sống và tiếp xúc với mọi ngƣời quá thân thiện và luôn sẳn sang chia sẻ, cộng thêm cái đầu luôn không tóc của tôi làm chị thê xác quyết. Một hôm chị hỏi tôi có phải là nhà sƣ không, tôi xác nhận với chị tôi là một nhà sƣ. Từ đó, liên hệ giữa tôi và chị gần hơn. Chúng tôi thƣờng trao đổi với nhau về nhân tình thế thái, thỉnh thoảng về những học thuyết Phật Giáo. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng đi đâu đó vào những buổi chiều để thƣởng thức món ăn bình dân Trung Quốc và mua vài kỷ vật lƣu niệm Bắc Kinh. Tôi rất quý mến, trân trọng và cảm ơn sự chia sẻ và giúp đở của anh Nghị và chị Nhung. Nhất là cảm ơn những hôm anh chị nấu thức ăn ngon nhớ đến một ngƣời bạn ốm yếu nhƣ tôi và mời tôi tham dự. Cuộc đời là một vòng tròn duyên sinh vô tận. Nếu chúng ta tự hỏi cuộc đời có bao nhiêu ngày vui và bao nhiêu ngày buồn; cuộc đời có bao nhiêu điều dáng nhớ và bao nhiêu điều nên 11
  • 12. quên, có lẽ chúng ta sẽ trân trọng hơn những gì mình đã và đang có. Riêng tôi, rất trân trọng những tình cảm các anh chị em sinh viên Việt Nam đã tặng, đặc biệt sự chân tình giúp đở và chia sẻ của anh Nghi, chị Nhung. 6. Sinh viên quốc tế Trƣờng tôi học là một trƣờng chuyên dạy ngôn ngữ và văn hóa cho ngƣời ngoại quốc, vì thế trƣờng có rất nhiều sinh viên quốc tế đến học. Một điểm khác để trƣờng có thêm sinh viên quốc tế nữa là: theo quy định của trung Quốc, bất cứ sinh viên nào muốn vào học bậc đại học ở Trung Quốc đều phải có chứng chỉ HSK nhất định, hoặc ít nhất cũng học chuyên Hán ngữ một đến hai năm – những sinh viên nhận học bổng Trung Quốc – sau đó mới vào chính thức học chuyên ngành. Là một sinh viên ngoại quốc, tôi đƣợc xếp vào lớp gồm 21 thành viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Có Tây có ta; có Âu có Á; có cả Phi Châu. Bao gồm nhiều thành phần tín ngƣỡng: Phật Giáo, Thiên Chúa, Hồi Giáo. Hai tháng học đầu tiên, chúng tôi hoàn toàn xa lạ. Bấy giờ ngôn ngữ dùng chung là English. Sau hai tháng, chúng tôi bắt đầu thân thiện và trao đổi nhau nhiều hơn, không những trong học tập mà cả những vấn đề văn hóa, tâm linh và tôn giáo. Các thầy cô giáo Trung Quốc thỉnh thoảng cũng tham dự những phiếm đàm của chúng tôi. Không khí học trong lớp rất sôi động, vui vẻ, nên hầu hết nhƣ quên để ý mình đang ở Trung Hoa. Bốn tháng trôi qua, cuối học kỳ I, sinh viên chúng tôi tổ chức buổi tổng kết học tập và tuyên dƣơng ngƣời học tốt và có đóng góp vì lớp. Tôi đƣợc mọi ngƣời đƣa vào vị trí số một, thế là sau đó, đƣợc tuyên dƣơng và đề cử làm lớp trƣởng. Tôi không đồng ý và đề nghị bầu chọn theo hình thức bỏ phiếu. Mọi ngƣời vỗ tay tán đồng, tuy nhiên kết quả bỏ phiếu vẫn là tôi, vẫn phải làm lớp trƣởng. bất đắc dĩ, tôi chấp nhận và tuyên bố hùng hồn nhận chức: cảm ơn các bạn tín nhiệm, chúng ta nhất định sẽ trở thành lớp sinh viên nƣớc ngoài học Hán ngữ tiêu nhất của trƣờng. Tôi hứa sẽ cố gắng hết mình để lớp chúng ta có nhiều chƣơng trình học, vui và kỷ niệm đáng nhớ tại Bắc Kinh. Nhƣ thế, chúng tôi học cùng nhau rất vui. Có khi cùng nhau đi nhà hàng; có khi cùng đi tham quan danh thắng Bắc Kinh; có khi cùng tranh luận với nhau sôi nổi về các vấn đề văn hóa Trung Quốc … tạo cho chúng tôi gần nhƣ trở thành những đại diện quốc tế của một liên hiệp quốc thu nhỏ. Một điều làm tôi luôn nhớ và cảm ơn các bạn sinh viên quốc tế là các bạn ấy dành cho cá nhân tôi và quê hƣơng Việt Nam tôi một tình cảm đẹp và trân trọng. Có nhiều bạn, nhất là Phi Châu, chƣa từng đến Việt nam, nhƣng khi tiếp xúc cùng tôi, họ phát biểu: mình không biết Việt Nam, chƣa bao giờ đến Việt Nam. Bạn là ngƣời Việt Nam nhân ái và thân thiện đầu tiên mình giao tiếp. Mình nghĩ đất nƣớc Việt Nam của bạn cũng đẹp và thân thiện nhƣ thế. Mình nhất định sẽ đi du lịch Việt nam. Nhiều bạn còn vui phong tặng tôi một tƣớc hiệu kinh khủng: 教授 ( giáo sƣ) cho việc học tốt và sẳn sàng chia sẻ, giúp đở các bạn cùng học. Học tập, tiếp xúc, chia sẻ cùng các bạn chỉ có ba học kỳ, nhƣng trong tôi đã lƣu lại rất nhiều hình ảnh đẹp về bạn bè quốc tế. Tôi thấy con ngƣời dù thuộc thành phần xã hội nào, nền văn hóa nào, kể cả tôn giáo nào, cũng có thể ngồi lại với nhau, vui sống với nhau, nếu con ngƣời ấy tìm đƣợc mẫu số chung cho những nhu cầu hòa bình, an ninh, cùng lợi ích thông qua truyền thông của ngôn ngữ và văn hóa. Đặc biệt, khi con ngƣời ý thức sự tƣơng tức cùng 12
  • 13. nhau trong hiện hữu của nhân sinh về một thế giới hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, chia sẻ và thịnh vƣợng thì không gì có thể ngăn cản ngƣời ta đến với nhau. DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN Trung Hoa là một quốc gia có lịch sử dân tộc hào hùng và những triết lý cao đẹp về nhân nghĩa. Hầu hết những sinh viên quốc tế đến Trung Hoa học đều háo hức thăm viếng những danh thắng nƣớc này. Bởi họ nghĩ nó là những bức tranh lƣu dấu quá khứ và ẩn chƣa tƣơng lai của dân tộc Trung Hoa. Tôi cũng không ngoại lệ, khi đến Bắc Kinh đƣợc một tuần, tôi đã lên kế hoạch cho mình khám phá danh thắng Trung Hoa. 1. Quảng Trƣờng Thiên An Môn Quảng Trƣờng Thiên An Môn (天安门广场) là danh thắng đầu tiên tôi viếng thăm trên đất nƣớc Trung Hoa. Nó là quảng trƣờng lớn nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đƣợc đặt tên theo Thiên An Môn (天安门), cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều ngƣời dân xem nơi đây là trung tâm của Trung Quốc. Quảng trƣờng đƣợc xây vào năm 1417, chiều dài 880 m Nam-Bắc và chiều rộng 500 m Đông-Tây . Thời xƣa mang tên là quảng trƣờng Thừa Thiên Môn (承天门广场). Do đó, diện tích của quảng trƣờng là 440.000 mét vuông. Trong năm 1651 (đời nhà Thanh), cổng Thiên An Môn đƣợc tu bổ và quảng trƣờng đƣợc đổi tên nhƣ bây giờ. Trong đời nhà Minh và nhà Thanh, tại Thiên An Môn không có quảng trƣờng, thay vào đó khu vực này là các cơ sở của triều đình. Trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, khu này bị thiệt hại nhiều và đã đƣợc dẹp để tạo ra quảng trƣờng ngày nay. Trong năm 1949 nó đƣợc nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trƣờng có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trƣờng nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xƣa: phía Bắc là Thiên An Môn và phía Nam là Tiền Môn (前门). Thiên An Môn là cổng đi vào cung điện hoàng gia ngày xƣa. Tiền Môn là một cổng đi, bên trên có đài cao. Ngƣời ta nói rằng, ngƣời dân chỉ có hai cơ hội để đƣợc đi qua Tiền Môn: một là đƣợc vua phong hoàng hậu; hai là thi đổ trạng nguyên. Dọc theo phía tây của quảng trƣờng là Đại hội đƣờng Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trƣờng An nằm cắt ngang Thiên An Môn và quảng trƣờng, đƣợc dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trƣờng. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trƣờng có rất 13
  • 14. nhiều cây cối, nhất là liểu rũ và tùng. Bên trong quảng trƣờng thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi. Đêm đến, Quảng trƣờng và Thiên An Môn tràng ngập trong ánh sáng điện. Mỗi sáng nơi đây đề có nghi lễ thăng quốc kỳ đƣợc thực hiện rất trang nghiêm bởi lực lƣợng an ninh và nhân nhân. Nhiều ngƣời từ khắp nơi cùa Trung Hoa về thăm Bắc Kinh phải đến Quảng trƣờng khi trời chƣa sáng để đƣợc nhìn thấy lá cờ tổ quốc của mình tung bay giữa trời cao. Quảng trƣờng Thiên An Môn còn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Mao Trạch Đông thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 19891. Đi tham quan Quảng Trƣờng Thiên An Môn cùng tôi là một bạn sinh viên nữ Phi Châu. Lúc ấy tiếng Hoa của chúng tôi chỉ có chút chút. Chúng tôi đi bộ từ trƣờng học đến trạm tàu điện ngầm 五道口 gần đó, sau đó đi tàu điện ngầm đến Thiên An Môn. Quảng trƣờng Thiên An Môn thật đáng nhớ. Một nơi đã mang trên mình bao nhiêu trang lịch sử, có những trang vàng, có những trang trắng và cả trang đen. Là những sinh viên ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi đứng giữa quảng trƣờng nhƣ đứng trong bảo tàng lịch sử cổ kim của Bắc Kinh trong cái mát lạnh của mùa Thu. Chừng nào mới sang xuân, bây giờ là mùa Thu, tôi hỏi. Trƣớc mắt tôi là từng đoàn ngƣời háo hức đứng thành hàng đợi đến lƣợt mình vào thăm lăng Mao chủ tịch. Cô bạn Phi Châu nhanh trí đáp: qua mùa đông rồi mới sang xuân. 2. Cố Cung Cố cung (故宮), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, tên củ là Tử Cấm Thành (紫禁 城), nơi sinh quốc tế viên chúng tôi vô cùng thích thú khi đến. Trƣớc đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Bên trong Cố Cung có viện bảo tàng gọi là viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院). Diện tích Cố Cung là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và đƣợc công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dƣơng (Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Bắc kinh and Shenyang). Khu Cố Cung tọa lạc tại chính nam của Quảng trƣờng Thiên An Môn, đƣợc hoàng thành bao bọc xung quanh. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Nó đƣợc thiết kế bởi nhiều kiến trúc sƣ và nhà thiết kế. Kiến trúc sƣ trƣởng là Cai Xinvà thái giám Nguyễn An, một ngƣời Việt Nam, còn tổng công trình sƣ là Kuai Xiang và Lu Xiang. Lịch sử ghi nhận 500 năm l 1 Dữ liệu từ wikipedia 14
  • 15. . 500 năm. 20 năm2. Tôi viếng thăm Cố Cung vào một ngày Đông 2009 cùng một em gái Trung Hoa. Em rất tự hào giới thiệu cho tôi về nền văn hóa và kiến trúc của mình. Đứng giữa mênh mông của Cố 2 Dữ liệu từ Wikipedia 15
  • 16. Cung tôi nhớ về Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nội ở Huế. Tự nhiên tôi nghĩ đế vƣơng nơi nào cũng vậy, bằng tất cả khả năng, thể hiện quyền lực và danh giá sũng cao của mình. Đang trầm tƣ về đời sống đế vƣơng thì em gái Trung Hoa gọi tôi, em hỏi: làm gì mà suy tƣ quá vậy? Tôi nhìn em, mĩm cƣời đáp lại: Anh đã hiểu tại sao bao nhiêu con ngƣời trên thế gian này mơ ƣớc, tranh đấu, kể cà thủ đoạn để đƣợc làm vua. 3. Thiên Đàn Thiên Đàn hay Đàn tế Trời (天坛, tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh. Là một sinh viên ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa bạn không thể không thăm viếng. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đếnhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể đƣợc xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học: Viên Khâu Đàm ( 圜丘坛 ), bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cƣơng có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời; Hoàng Cung Vũ (皇穹宇), là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tƣờng cao 6m quây thành hình tròn có đƣờng kính 32.5 m, đây là bức tƣờng hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tƣờng có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tƣờng bên kia; Điện Kỳ Niên (祈年殿), tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, đƣợc xây trên ba tầng của đài đá hoa cƣơng, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tƣơi tốt. Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa đƣợc xem nhƣ Thiên Tử - con Trời, ngƣời thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời đƣợc coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này đƣợc xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mƣa thuận gió hòa. Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải đƣợc hoàn tất một cách hoàn hảo; ngƣời ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới. Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn (日坛) ở phía đông, Địa Đàn (地坛) ở phía bắc, và Nguyệt Đàn (月坛) ở phía tây. Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn đƣợc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô 16
  • 17. la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1/5/2006. Năm 1998, Thiên Đàn đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới3. Tôi thăm viếng Thiên Đàn vào mùa đông 2008, cùng một em gái Trung Hoa. Đối vời tôi, kiến trúc Thiên Đàn không nhiều ấn tƣợng. Cái tôi ấn tƣợng là lịch sử và cung cách cúng tế trời đất của nhà vua. Phải ăn chay; phải ở riêng, thể hiện sự nghiêm túc của một ngƣời lèo lái con thuyền đất nƣớc. Cái ấn tƣợng khác của tôi là ngƣời Trung Hoa đã khéo gìn giữ di sản của mình. Từng triều đại nối tiếp nhau, nhà Minh rồi đến nhà Thanh, rồi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhƣng Thiên Đàn vẫn đƣợc xem trọng và gìn giữ tốt đẹp. Trên quê hƣơng Việt Nam tôi cũng có Thiên Đàn ( Đàn Nam GIao), nhƣng không đƣợc khéo giữ gìn qua nhiều thế hệ nhƣ nơi đây. 4. Di Hòa Viên Di Hoà Viên (颐和园) là một cung điện đƣợc xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hƣớng Tây Bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là "vƣờn nuôi dƣỡng sự ôn hoà") đến nay vẫn còn đƣợc bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này đƣợc hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác và mang nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1750, vua Càn Long (1736-1796) xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hƣ hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ 500 vạn lạng bạc vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nƣớc lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên. Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vƣờn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vƣờn hoa) và khu phong cảnh. Nổi bật nhất là Phật Hƣơng Các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dƣới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ. Ngay dƣới Phật Hƣơng các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian đƣợc kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa. Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ đƣợc nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất 3 Dữ liệu từ Wikipedia 17
  • 18. Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn đƣợc coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới. Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, mà còn đƣợc coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà ngƣời ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã đƣợc xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tƣởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều ngƣời bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa Viên có bố cục thể hiện ý tƣởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã đƣợc thể hiện nhƣ thế nào. Bƣớc đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này đƣợc công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên. Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nƣớc vào hồ qua cửa Tây Môn Quan nằm ở góc phía Bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía trên mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đƣờng đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống nhƣ đôi xƣơng cánh của một con dơi đang dang ra. Đƣờng hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc đƣợc dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đƣờng hành lang vƣơn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vƣơn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngƣ Tảo thâm nhập vào mặt nƣớc và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trƣớc của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vƣơn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Vì trƣớc đây không có đƣợc bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít ngƣời nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hƣơng các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng nhƣ cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp. Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tƣợng trƣng cho Lộc, con dơi tƣợng trƣng cho Phúc, còn rùa tƣợng trƣng cho Thọ. Nhƣ vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ, đã đƣợc thể hiện bằng những hình tƣợng tuyệt vời. Đây chính là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc hay thế giới4. Tôi viếng thăm Di Hòa Viên vào mùa Thu năm 2009. Một bạn nữ Trung hoa hƣớng dẫn tham quan. Thật ấn tƣợng, tôi đi suốt cả ngày mà vẫn chƣa xem hết những kiệt tác nghệ thuật trong ấy. Thú vị nhất là đứng từ trên đỉnh Vạn Thọ Sơn nhìn xuống hồ Côn Minh, bạn sẽ có 4 Dữ liệu từ Wikipedia 18
  • 19. cảm giác nhƣ đang đứng giữa mênh mông nƣớc biết, núi xanh với mây trời. Bạn nhƣ không còn nghĩ mình đang ở gần thành phố hiện đại Bắc Kinh, mà nhƣ thấy mình nhỏ lại trƣớc ngƣời mẹ thiên nhiên thân ái. 5. Vạn Lý Trƣờng Thành Một danh thắng khác vô cùng nổi tiếng của Trung Hoa là Vạn Lý Trƣờng Thành. Ngày chúng tôi vừa nhập học cùng nhau, đứa nào cũng hỏi đã biết chƣa Vạn Lý Trƣờng Thành.Tôi là ngƣời hạnh phúc đƣợc đi thăm Vạn Lý Trƣờng Thành hai lần vào hai mùa khác biệt: thu và xuân. Một lần mùa xuân đi cùng các bạn trong lớp; lần mùa thu đi dùng anh bạn tên Hoàng ở Việt nam. Vạn Lý Trƣờng Thành là một tƣờng thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc đƣợc xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ ngƣời Trung Quốc khỏi sự di cƣ của ngƣời Mông Cổ và ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính: 1. Năm 208 TCN (nhà Tần); 2. thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán); 3. thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ); 4. Năm 1138 - 1198 (Thời Nam Tống); 5. Năm 1368 - 1640 ( từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh). Đoạn tƣờng thành chính đầu tiên đƣợc xây dựng dƣới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Đoạn tƣờng dài tiếp theo đƣợc nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó đƣợc làm bằng đất nện, có nhiều tháp canh nhiều tầng đƣợc xây cách nhau vài dặm. Vạn Lý Trƣờng Thành ngày nay đƣợc xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Vạn Lý Trƣờng Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhƣng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đƣờng tơ lụa. Gia Dục Quan đƣợc xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đƣờng tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trƣờng Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đƣờng tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lƣợc. Năm 1644, ngƣời Mãn vƣợt qua bức tƣờng thành bằng cách thuyết phục một vị tƣớng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho ngƣời Mãn Châu vƣợt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vƣợt hết qua đèo. Sau khi ngƣời Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tƣờng thành không còn giá trị chiến lƣợc nữa, đa phần bởi vì ngƣời Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trƣớc đó. Các vật liệu đƣợc sử dụng xây Trƣờng Thành là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh bức tƣờng đƣợc làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tƣờng sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một 19
  • 20. khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó đƣợc gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm, bức tƣờng đƣợc làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi. Vạn Lý Trƣờng Thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà ngƣời Hy Lạp cổ đại công nhận. Năm 1987, UNESCO công nhận Trƣờng Thành là di sản văn hóa thế giới. Mao Trạc Đông khi đến Trƣờng Thành có nói:不到长城非好汉, có nghĩa "không đến Trƣờng Thành không phải là ngƣời anh hung Trung Hoa". Trong cuốn sách Cuốn sách về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trƣờng Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy đƣợc từ Mặt Trăng. Tuy nhiên Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trƣờng Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tƣởng vào việc Vạn Lý Trƣờng Thành có thể nhìn thấy đƣợc từ mặt trăng cũng giống nhƣ sự phấn khích của một số ngƣời khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19. Trên thực tế, Vạn Lý Trƣờng Thành không thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chƣa nói đến nhìn từ Sao Hỏa. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trƣờng thành có thể nhìn thấy đƣợc từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy đƣợc, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con ngƣời tạo ra. Câu trả lời đã đƣợc nhà du hành vũ trụ Dƣơng Vĩ Lợi ngƣời Trung Quốc, sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình: không nhìn thấy đƣợc Vạn Lý Trƣờng Thành từ không gian5. Đoạn Trƣờng Thành hai lần tôi đi đều là đoạn Trƣờng Thành gần Bắc Kinh, đƣợc sữa chữa công phu cho nhu cầu du lịch và quảng bá hình ảnh Trung Quốc. Chúng tôi rất thích xem những đoạn thành đổ nát bởi thời gian, nhƣng không có điều kiện cho phép. Nói sao nhỉ, bƣớc chân lên Trƣờng Thành là niềm mơ ƣớc của tôi từ bé. Lần đầu tiên đƣợc bƣớc chân trên thực địa Van Lý Trƣờng Thành tôi sƣớng vô cùng. Ngƣời cứ nhƣ bay bổng trong thế giới mơ. Lần sau tôi đi cảm xúc khác hơn. Không còn cảm giác sung sƣớng nhƣ lần đầu, mà chú ý hơn góc độ lịch sử và nhân đạo. Vạn Lý Trƣờng Thành ngày nay đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng tinh thần hào hùng của dân tộc Trung Hoa. Ngƣời dân Trung Hoa khắp cả nƣớc cũng nô nức nhƣ những sinh viên ngoại quốc chúng tôi đƣợc đặt chân lên Trƣờng Thành lịch sử. Lịch sử có ý nghĩa, nhƣng lịch sử luôn luôn phải trả giá. Nếu là ngƣời dân Trung Hoa, Cá nhân tôi nghĩ, có lẽ tôi cũng sẽ mỗi năm cố gắng một lần trở về Vạn Lý Trƣờng Thành và lên đứng ở đỉnh cao. 6. Thập Tam Lăng 5 Dữ liệu từ Wikipedia 20
  • 21. Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ của triều đình nhà Minh, nằm trên núi Yên Sơn vùng ngoại ô tây bắc Bắc Kinh. Đây là nơi mai táng 13 vị hoàng đế, 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi. Mƣời ba ngôi lăng mộ màu vàng chói lọi nằm giữa núi non, các kiến trúc lăng tẩm hòa nhập với phong cảnh thiên nhiên là nét điển hình của kiến trúc lăng tẩm của đế vƣơng Trung Quốc. Khu lăng mộ này đã đƣợc UNESCO đƣa vào danh mục di sản thế giới. Triều đại Nhà Minh do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chƣơng sáng lập. Ông lên ngôi năm 1368, lăng mộ của ông là Minh Hiếu lăng, xây dựng tại Nam Kinh, không nằm trong Thập Tam Lăng. Ngƣời khởi đầu xây dựng Thập Tam Lăng là Minh Thành Tổ Chu Đệ, vua thứ ba của triều Minh. Ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình lớn nhất tại đây từ năm 1409 gọi là Trƣờng Lăng, các đời vua kế tiếp cũng đều xây lăng mộ cho đến 1644, cả khu rộng trên 40 km2 với tƣờng thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ tọa lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai bên thần đạo có hai hàng tƣợng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét. Kiến trúc của Trƣờng Lăng mô phỏng theo kết cấu của Cố Cung, tƣờng đỏ ngói vàng, lầu điện xen kẽ nhau, thể hiện đƣợc địa vị tôn quý của Chu Đệ và khí thế to tát của nhà vua trong thiên hạ. Ân Điện là kiến trúc chính trong lăng viên, khi hoàng gia tế tổ, mọi hoạt động cúng tế đều đƣợc tổ chức trong ngôi điện lớn này. Điện lớn kết cấu bằng gỗ, gồm 60 cột gỗ lim cao 12 mét, đƣờng kính 1 mét. Loại gỗ này quý hiếm, rắn chắc, không dễ mục nát và còn có mùi thơm kỳ lạ. Những gỗ lim này đƣợc đƣa từ vùng rừng sâu của Vân Nam và Tứ Xuyên lên. Sau khi chặt đẵn xong, phải đợi đến mùa lũ mới đƣa gỗ trôi theo dòng nƣớc ra khỏi rừng, rồi kết thành bè theo sông đƣa tới Bắc Kinh. Vận chuyển trên đƣờng bộ lại phải đợi tới mùa đông, cứ cách một quãng lại đào một cái giếng, lấy nƣớc đổ lên mặt đất cho đóng băng, rồi dùng sức ngƣời kéo lê về Bắc Kinh. Vận chuyển đƣợc các cột gỗ nhƣ thế phải mất từ 3 đến 4 năm, dân công lên tới 20 nghìn ngƣời, nhân lực, vật lực, tài lực là vô cùng tốn kém. Phía sau Ân Điện có một kiến trúc hình vuông vƣơn cao sừng sững đƣợc gọi là Minh Lâu, đây là vật kiến trúc tiêu biểu của lăng mộ đế vƣơng triều Minh, bên trong đặt bia mộ của mộ chủ, từ đây vƣơn thành dãy tƣờng vây hình tròn vây quanh ụ đất. Ụ đất hình tròn này đƣợc gọi là Bảo Đỉnh, phía dƣới là hầm mộ có đặt quan tài của vua và hoàng hậu. Thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc, các nhà khảo cổ đã có kế hoạch khai quật hầm mộ Trƣờng Lăng, nhƣng lại không sao tìm đƣợc lối vào. Sau, qua điều tra tính toán, họ mới quyết định tiến hành khai quật thử một ngôi lăng mộ khác trong Thập Tam Lăng, để tránh gây tác hại đối với Trƣờng Lăng. Định Lăng là ngôi lăng mộ lớn thứ ba trong quần thể lăng tẩm này, đây là nơi mai táng vua Minh Thần Tông Chu Dực Quân, niên hiệu Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu của ông. Hình thức kiến trúc của nó rất giống Trƣờng Lăng, nên các nhà khảo cổ mới chọn nó để khai quật thử. Ban đầu, ngƣời ta không tài nào tìm đƣợc lối vào hầm mộ, cho mãi tới khi tình cờ may mắn tìm thấy một tấm bia đá nhỏ huyền bí, thì mới phát hiện đây chính là chiếc chìa khóa của hầm 21
  • 22. mộ, bên trên khắc rõ vị trí của cánh cửa đi vào hầm mộ Định Lăng. Căn cứ theo tấm bia này, các nhà khảo cổ đã thuận lợi tiến vào tòa cung điện trong lòng đất này. Thông thƣờng, cửa vào hầm mộ là hoàn toàn bí mật, tại sao ở đây lại có bản đồ ? Lý do vì vua Vạn Lịch năm 22 tuổi bắt đầu xây dựng Định Lăng, mất 6 năm, tức khi nhà vua 28 tuổi mới hoàn thành. Nhƣng nhà vua băng vào lúc 58 tuổi. Thế có nghĩa là ngôi lăng mộ này bị phong kín trong suốt 30 năm, nên để đề phòng quên mất lối vào, ngƣời ta phải làm bản đồ chỉ dẫn cửa vào, và sau khi mai táng, không rõ vì lý do gì ngƣời ta không hủy nó đi. Hầm mộ Định Lăng nằm sâu dƣới lòng đất 27 mét, gồm 5 ngôi điện lớn: Trƣớc, giữa, sau và hai bên phải trái, toàn bộ đều xây bằng đá. Trong gian điện giữa có ba ngôi bảo tọa bằng Hán Bạch Ngọc, phía trƣớc đặt một vại sứ to trong đựng dầu thơm, đƣợc gọi là Trƣờng Minh Đăng. Còn ngôi điện sau là phần chủ yếu của hầm mộ, trong đặt áo quan của vua Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu. Hầm mộ Định Lăng có hơn 3.000 văn vật nhƣ: đồ thêu, trang phục và đồ trang sức, ngoài ra còn có khá nhiều đồ vàng, ngọc và đồ sứ rất quý hiếm6. Tôi viếng Thập Tam Lăng vào đầu xuân 2009. Lần này không đi cùng các bạn Trung Quốc mà đi với một anh bạn Châu Phi. Các bạn Châu Phi nhận học bổng rất nhiều của chính phủ Trung quốc. Anh bạn tôi khi tham quan Thập Tam Lăng cứ suýt xoa khen ngợi sự giàu có và biết cách hƣởng thụ của các đế vƣơng ngày trƣớc. Tôi thì hứng thú với các những văn vật khai quật đƣợc trƣng bày tại bảo tàng. Vì những văn vật đã cho tôi suy nghĩ về sự cô đơn và lòng tham vô tận của con ngƣời, khi chết ngƣời ta vẫn còn sợ cô đơn và không muốn từ bỏ quyền lực và sự hƣởng thụ xa hoa. 7. Hƣơng Sơn Hƣơng Sơn (香山 - Fragrance Hill ) nằm ở ngoại ô quận Haidian, cách thành phố Bắc Kinh 26 Km, diện tích 1.6 Km vuông, đỉnh cao nhất cách mặt nƣớc biển 557m. Năm 1186, hoàng đế nhà Kim cho xây nơi nầy một đại tháp là Đại Vĩnh An Tự (大永安寺)và các hành cung. Năm 1745 vua Càng Long nhà Thanh đổi tên thành Tỉnh Huyên Viên (静宜园). Năm 1860 và 1900 bị đốt cháy bởi chiến tranh. Sau năm 1949, chính phủ Trung Hoa bắt đầu cho khôi phục lại phần lớn những công trình chính . Ngày nay Hƣơng Sơn là một công viên cây cối nổi tiếng Bắc Kinh. Hàng ngàn ngƣời mỗi ngày đổ về thƣởng ngoạn, kể cả những sinh viên ngoại quốc chúng tôi. Đặc biệt, mùa lá đỏ Hƣơng Sơn, hầu nhƣ ai trong chúng tôi cũng háo hức một lần đi Hƣơng Sơn xem lá đỏ. Mùa xem lá đỏ hấp dẫn nhất là giữa tháng 10 và đầu tháng 11 Dƣơng lịch. Ngƣời ta gọi là Hƣơng Sơn bởi vì phía trên đỉnh núi cao 557 mét có 2 hòn đá to nhìn giống nhƣ 2 cái lƣ hƣơng khổng lồ. Từ khu trƣờng đại học nhƣ Thanh Hoa – 清华, Bắc Đại – 北大, Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh – 北京语言大学 … có thể đi xe bus đến Hƣơng Sơn rất tiện, chỉ mất hai giờ. 6 Tham khảo từ Wikipedia 22
  • 23. Đến Hƣơng Sơn, Không những chỉ xem lá đỏ, mà còn có thể thƣởng thức thiên nhiên phong phú và các công trình kiến trúc mang phong cách Trung Hoa và dấu ấn cổ xƣa. Trùng Dƣơng Các -重阳阁 , Tôn Trung Sơn Kỷ Niệm Đƣờng -孙中山纪念堂, Tri Tùng Viên -知松园, Anh Các Nham -璎珞岩, Nhãn Kính Hồ -眼镜湖 … là những điểm nhấn không thể bỏ qua. Ngay Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng một thời gian ở tại một biệt thự xây trên núi này, và đây cũng là nơi hội họp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trƣớc khi văn phòng chính phủ đặt ở Bắc Kinh7. Những sinh viên ngoại quốc chúng tôi đến Bắc Kinh học giống nhƣ đến khám phá một bảo tàng lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật sống Trung Hoa. Học tất nhiên là mục tiêu chính yếu, nhƣng chúng tôi không bao giờ quên tự thƣởng cho mình những ngày thƣ giãn để hòa thiên thiên và mơ mộng trong thế giới cổ xƣa có thật của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của xứ này. 8. Chu Khẩu Điếm Chu Khẩu Điếm ( 周口店), nằm ở núi Long Cốt, cách thành phố Bắc Kinh 48 Km về phía Tây Nam. Đây là di chỉ hóa thạch của ngƣời vƣợn Bắc Kinh và là di chỉ văn hóa nỗi tiếng thế giới. Trên ngọn núi này ngƣời ta đã phát hiện ra 24 địa điểm di chỉ văn hóa cổ, 118 loại động vật hóa thạch và hơn 10 vạn đồ đá cũng nhƣ các dụng cụ tạo ra lửa của ngƣời tối cổ. Đây là nơi cung cấp tƣ liệu nhiều nhất về ngƣời cổ hóa thạch cùng các chứng cứ nói về việc dùng lửa của họ. Viêc phát hiện ra Chu Khẩu Điếm đã làm cho lịch sử Bắc Kinh kéo dài từ 3000 năm đến 60 vạn năm. Hiện nay di chỉ Chu Khẩu Điếm trở thành địa chỉ nghiên cứu quan trọng về nguồn gốc của nhân loại. Với ý nghĩa to lớn đó, năm 1987 UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới.8 Trên Website giới thiệu về Chu Khẩu Điếm của UNESCO còn có thêm chi tiết là tuổi thọ ngƣời Bắc Kinh cổ rất ngắn, 68,2% chết ở tuổi 14, chỉ 4,5% có thể sống đến 509. Từ khu Nam đại học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh, tôi cùng một bạn nữ ngƣời Nhật phải đi một lần tàu điện ngầm và chuyển hai lần Bus mới đến đƣợc Chu Khẩu Điếm. Nơi đây thức ăn rẻ ba lần so với nội thành Bắc Kinh. Tôi và ngƣời bạn Nhật Bản vô cùng thích thú khi phát hiện tại đây một nhân dân tệ mua đƣợc đến 3 cái bánh bao, trong khi nội thành, 3 nhân dân tệ chỉ có một cái. Ngƣời dân ở Chu Khẩu Điếm cũng rất thân thiện. Họ rất vui và nhiệt tình chào đón sinh viên quốc tế, nhất là trong những quán ăn gia đình bình dân. Chu Khẩu Điếm là một điểm mà từ trƣớc khi đến Bắc kinh tôi chƣa hề nghe đến. Thật bất ngờ và thích thú khi đứng trên thực địa Chu Khẩu Điếm, đặc biệt khi xem triển lãm di chỉ khảo cổ và đƣợc đứng dƣới hang động hàng nghìn năm trƣớc, nơi ngƣời Bắc Kinh bắt nguồn 7 Tham khảo tổng hợp từ Baidu Dữ liệu từ Wikipeadia 9 The longevity of Peking Man is quite short. After paleoanthropologists' statistical analysis, about 68.2% of Peking Man died before 14 years old, and only 4.5% of Peking Man lived longer than 50 years old. It seems that his living conditions were very hard. 8 23
  • 24. và phát triển kỷ thuật dùng lửa và săn bắn. Cảm ơn ngƣời bạn Nhật Bản đã phám phá và đƣa đƣờng. Tôi nghĩ, ai đến Bắc Kinh mà không đến nơi này là một thiếu sót không nên. THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM Trung Hoa nổi danh là một quốc gia có bề dầy lịch sử và văn hóa phong phú ở Châu Á. Văn minh Hoàng Hà một thời là cái nôi học thuật và văn hóa của Á Đông và nhân loại. Hầu hết những sinh viên ngoại quốc khi đến học tại Trung Hoa, ai cũng mơ ƣớc mình đi thăm càng nhiều càng tốt những thành phố văn hóa và lịch sử. Tôi cũng không ngại lệ, sau khi thăm viếng các danh thắng tại Bắc Kinh và học đƣợc khá khá Hán ngữ, bắt đầu lên kế hoặch mùa hè cho mình: thăm những thành phố Trung Hoa 1. Bắc Kinh Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô đƣợc dứt khoát đặt tên nhƣ chính nó. Các thành phố có kiểu tên tƣơng tự là Nam Kinh (南京, có nghĩa là "Kinh đô phía Nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Tây Kinh (西京, nghĩa là "Kinh đô phía Tây", nay là Lạc Dƣơng). Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 thành phố này có tên là Bắc Bình (北平), có nghĩa "hòa bình phía Bắc" hay "bình định phía Bắc". Dƣới thời Hoàng đế Hồng Vũ thời nhà Minh, và lần thứ hai dƣới thời Quốc Dân Chính Phủ của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa. Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh. Yên Kinh (燕京) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nƣớc Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện đƣợc một số tổ chức sử dụng làm tên thƣơng hiệu nhƣ bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trƣờng đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh đƣợc gọi là Khanbalik. Các khu định cƣ ở gần khu vực Bắc Kinh ngày nay đã đƣợc hình thành khoảng năm 3000 trƣớc Công nguyên. Vị trí của các khu vực định cƣ này ở mạn phía Bắc của Bình nguyên Hoa Bắc, là một nơi giao điểm quan trọng về địa lý và chính trị của các cộng đồng cƣ dân ngƣời Hán phía Nam và Tây và đối với các nhóm dân du mục ở phía Bắc và Đông Bắc. 24
  • 25. Nhà Chu (trƣớc Công nguyên) đã xây dựng một thành lũy ở đây tên gọi ban đầu là Kế. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Vào thế kỷ thứ 10, những ngƣời Khiết Đan từ Đông Bắc đã chiếm phần phía Bắc của Trung Hoa và thành lập nhà Liêu đã đặt kinh đô phía Nam của họ tại đây và đổi thành Bồi Đô (Kinh đô phụ) và gọi là Yên Kinh. Đến thời nhà Kim, năm 1153 Hải lăng vƣơng Hoàn Nhan Lƣợng cho dời đô từ Hội Ninh phủ về đây, đặt tên là Trung đô. Khi quân Mông Cổ thôn tính Trung Hoa vào thế kỷ 13 và thiết lập nên nhà Nguyên, Hốt-tấtliệt Hãn đã quyết định lập kinh đô tại Bắc Kinh năm 1272 và lần đầu tiên, kinh đô mới đƣợc đặt tên là Khanbalik (Đại đô), đã trở thành một kinh đô hành chính và chính trị cho toàn Trung Hoa. Ðại Ðô không chỉ là trung tâm chính trị của cả nƣớc mà đã thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1368, Chu Nguyên Chƣơng đã thiết lập nên nhà Minh và chọn Nam Kinh làm kinh đô. Ông đã ngay lập tức tàn phá kinh đô của nhà Nguyên và đổi tên thành phố là Bắc Bình (phía Bắc bình yên). Sau cái chết của Chu Nguyên Chƣơng năm 1398, một cuộc tranh giành ngôi giữa cháu nội Chu Nguyên Chƣơng - ngƣời đƣợc truyền ngôi - và con trai thứ hai của Chu Nguyên Chƣơng xảy ra. Trong cuộc tranh giành ấy, ngƣời giàng đƣợc và lên ngôi hoàng đế là con trai, từ đó kinh đô nhà Minh đƣợc chuyển đến Bắc Bình năm 1420 và đổi tên thành này thành Bắc Kinh. Tham gia xây dƣng kinh đô Bắc Kinh thời nhà Minh có kiến trúc sƣ Nguyễn An ngƣời Việt Nam, đã chỉ huy lực lƣợng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất suốt 17 năm. Thời nhà Thanh (1644-1911) Bắc Kinh đã đƣợc xây thêm nhiều đền đài, công trình. Sau khi nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc đƣợc thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là trung tâm chính trị của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng do Tƣởng Giới Thạch đứng đầu đã dời thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị thế chiến, thành phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhƣng không bị phá hoại nhiều. Sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập năm 1949, thành phố đƣợc đổi tên thành Bắc Kinh và đƣợc chọn làm thủ đô của Trung Hoa mới. Bắc Kinh nằm ở đỉnh của tam giác Đồng bằng Bắc Trung Hoa. Những ngọn núi ở phía Bắc, Tây Bắc và Tây ngăn cách Bắc Kinh với các thảo nguyên, sa mạc. Phần phía Tây Bắc của thành phố, đặc biệt là huyện Diên Khánh và quận Hoài Nhu bị bao phủ bởi dãy núi Jundu, trong khi phần phía tây của thành phố đƣợc hình thành bởi dãy núi Tây Sơn. Vạn lý trƣờng thành, bức tƣờng nổi tiếng chạy dọc phía bắc thành phố, đƣợc xây dựng nhằm lợi dụng địa hình ghồ ghề này để bảo vệ trƣớc các cuộc xâm lăng của các bộ tộc thảo nguyên phía Bắc. Núi Dongling ở dãy Tây Sơn và giáp với Hà Bắc là đỉnh cao nhất của thành phố, với độ cao 2030 m. Các con sông lớn chảy qua thành phố bao gồm sông Yongding và sông Chaobai, một phần của hệ thống sông Hải Hà và chảy theo hƣớng Nam. Bắc Kinh cũng là điểm cuối cùng phía bắc của Đại Vận Hà, một con kênh đƣợc xây dựng dọc Đồng bằng Bắc Trung Hoa tới Hàng Châu. Bể chứa nƣớc Miyun, đƣợc xây dựng ở nhánh trên của sông Chaobai, là nguồn cung cấp nƣớc quan trọng cho thành phố. 25
  • 26. Khí hậu của Bắc Kinh là dạng khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hƣởng của gió mùa, đặc điểm là mùa hè nóng và ẩm ƣớt do tác động của gió mùa Đông Á, mùa đông thì lạnh, khô và nhiều gió phản ánh ảnh hƣởng của áp thấp vùng Siberi. Nhiệt độ cao ban ngày trung bình tháng Một là 16 °C (34.9 °F), trong khi thông số tƣơng tự cho tháng Bảy 30.8 °C (87 °F). Lƣợng mƣa hàng năm vào khoảng 580 mm (22.8 in), trong đó phần lớn mƣa vào các tháng mùa hè. Nhiệt độ cao nhất từng đo đƣợc là 42 °C (108 °F) và thấp nhất là −27 °C (−17 °F). Năm 2001, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chọn Bắc Kinh làm nơi tổ chức Bắc kinh Olympic 200810. Diện tích Bắc Kinh là 16.808 Km². Thống kê năm 2004, dân số 14.930.000, mật độ dân số 888/km² khu vực đô thị. Ngƣời Bắc Kinh rất thân thiện, có tính kỷ luật tốt và rất sẳn sàng làm tình nguyện viên cho các công ích xã hội nhƣ trật tự giao thông, vệ sinh công cộng. Học kỳ thứ III tại Đại học ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, vì lý do tiết kiệm chi phí, tôi chuyển ra ngoài ký trúc xá, thuê phòng trọ ở cùng gia đình ngƣời dân. Tôi khám phá thêm đƣợc rất nhiều điều thú vị từ nếp sống đến cách ăn uống và quan tâm gia đình của ngƣời bình dân Bắc kinh. Hầu hết gia đình ngƣời dân Bắc Kinh không thích uống cà phê, họ uống trà nhiều hơn. Và một điều mà xã hội Trung Quốc đang quan tâm lớn là khoảng cách thế hệ của các bạn con một và cha mẹ cũng nhƣ ngƣời thân. Bắc Kinh ngày nay là một thành phố sạch đẹp, phƣơng tiện giao thông công cộng rất tốt, từ tàu điện ngầm cho đến Bus. Sinh viên chúng tôi có thể đi mọi nơi của thành phố bằng phƣơng tiện công cộng. Một điều tôi thích thú hơn ở Bắc kinh là nhiều ngƣời ủng hộ việc đi xe đạp. Thỉnh thoảng tôi thƣờng đạp xe đi các nhà sách gần trƣờng. Yêu sách là một thói quen hay mà tôi rất thích ở ngƣời Bắc Kinh. Tại quận Haidian có cả một thành phố nhỏ gọi là 书城 để bán sách, đặc biệt các sách cũ giảm giá có thể tìm đƣợc dễ dàng nơi này vào thứ bảy và chủ nhật. Bắc Kinh cũng là thành phố có nhiều di sản văn hóa thế giới và nhiều công viên quốc gia đẹp. Năm 1987 UNESCO công nhận một loạt di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh: Vạn Lý Trƣờng Thành, Chu Khẩu Điếm, Cố Cung, Thiên Đàn, Di Hòa Viên. Tuy nhiên ngƣời yêu thích thiên nhiên thì lại hứng thú với Hƣơng Sơn và các công viên nhƣ Công Viên Thế Giới, Công Viên Bắc Hải. Còn ngƣời thích mua sắm và ăn uống lại mỗi tuần đều ghiền đi bộ trên con đƣờng Vƣơng Phú Tỉnh và con đƣờng Tiền Môn, nơi có vịt quay Toàn Tựu Đức nổi tiếng hơn trăm năm. Một ấn tƣợng khác với sinh viên chúng tôi là những con hẻm lịch sử nhiều trăm năm của bắc Kinh. Nơi đây chúng tôi có thể hiểu đƣợc ít nhiều sinh hoạt nhiều trăm năm về trƣớc của ngƣời Bắc Kinh. Đặc biệt vô cùng thú vị nếu đi trên những con hẻm cổ xƣa mà trên tay cầm một xâu kẹo hồ lô – 葫芦糖. Bắc Kinh ngày một hiện đại hóa, những con hẻm nhƣ thế này ngày lại ít, hiện nay ngƣời dân Bắc Kinh đang rất quan tâm đến những con hẻm lịch sử này. Nó cũng là một nét đẹp thành phố, thu hút du khách các nơi. Những sinh viên đam mê công nghệ thì cũng có thể tìm thấy 10 Dữ liệu đƣợc tham khào từ Wikipedia 26
  • 27. sự thỏa mãn nhu cầu của mình tại trung tâm công nghệ Bắc Kinh có tên Zhungguancun –中 关村. Những bạn có thiên hƣớng tâm linh cũng có thể chiêm ngƣỡng những kiệt tác nghệ thuật và tâm linh nhƣ Yonghegong – 雍和宫- và một số ngôi chùa cổ kính tại thành phố này. Đối với tôi, có thể nói, Bắc kinh, là một bảo tàng lịch sử văn hóa và nghệ thuật thú vị, một nơi có thể chọn để sống, làm việc và tƣ duy. 2. Thái Nguyên Thái Nguyên (太原) là thành phố thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một cố đô do Triệu Giản Tử (趙簡子) xây dựng vào khoảng năm 500 trƣớc Công Nguyên, tên là Tấn Dƣơng (晉陽). Tên của nó đƣợc đổi thành Thái Nguyên dƣới triều đại nhà Tần. Có rất nhiều vị vua đã đến thành phố này, bởi vậy, thành phố còn đƣợc gọi là "Long Thành". Vào năm 617 sau Công Nguyên, từ đất này, Lý Uyên và con trai là Lý Thế Dân khởi nghĩa chống lại nhà Tùy, và thành lập triều đại nhà Đƣờng. Công trình cổ nhất của Thái Nguyên là Thánh Mẫu điện (聖母殿), đƣợc xây vào năm 1023 và sửa lại năm 1102. Thành phố này cũng đã từng chịu nhiều trận lũ lụt nặng nề vào các năm: 453 TCN, 969, và bị chiến tranh tàn phá vào năm 1125. Vào thời nhà Minh, tƣờng thành Thái Nguyên đã đƣợc dựng lại (năm 1568). Thái Nguyên nằm giữa 111°30' Đông và 113°09' Bắc, tại cực bắc của cao nguyên Hoàng Thổ. Diện tích thành phố là 6.988 km². Sông Phần, một chi lƣu của Hoàng Hà, chảy từ phía Bắc xuống phía Nam trong thành phố, với năm cây cầu nối bờ Đông và bờ Tây của thành phố. Dân số đô thị Thái Nguyên là 1,88 triệu ngƣời, dân số vùng ngoại ô là 2,93 triệu11. Tôi đến Thái Nguyên vào mùa thu năm 2009, trên đƣờng về Thành Đô (成都) từ Ngũ Đài Sơn (五台山) cùng anh Hoàng từ Việt nam . Thành phố Thái Nguyên rất sầm uất. Có nhà ga xe lửa; có sân bay. Hệ thống giao thông đƣờng bộ Thái nguyên cũng đƣợc xây dựng rất quy mô, không có dáng vẻ ẩn mình của một thành phố nhỏ. Con ngƣời Thái Nguyên không đƣợc thân thiện lắm, khi chúng tôi đến đại lý vé máy bay mua vé, cung cách phục vụ rất quan liêu. Tuy nhiên, cái thú vị mà chúng tôi không quên ở nơi này là những món ăn bình dân rất rẻ, chủng loại rất nhiều, có chay có mặn, rất hợp với những sinh viên ít tiền nhƣ chúng tôi. 3. Thành Đô Thành Đô (成都 - Chéngdu) là một thành phố tại Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thƣơng quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trƣớc, nền văn hóa Kim Sa (金沙) thời kỳ đồ đồng đƣợc thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô đƣợc gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", 11 Dữ liệu đƣợc tham khảo từ Wikipedia 27
  • 28. có nghĩa là "đất nƣớc thiên đƣờng". Trong thời Tam Quốc, nhà Thục Hán (221-263) do Lƣu Bị thành lập đã đặt đô ở Thành Đô. Năm 2005, dân số thành phố Thành Đô là: 10.700.000, xếp thứ năm sau Thƣợng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh. Thành Đô cũng là quê hƣơng của nhà văn nổi tiếng Ba Kim12. Ngày nay, Thành Đô là một thành phố lớn, đẹp. Sân bay Quốc tế Sông Lƣu Thành Đô lớn thứ 6 tại Trung Quốc Đại lục và là cửa ngõ quốc tế trực tiếp đi nhiều nƣớc nhƣ Nhật bản, Nepal … Mùa Thu năm 2009, trên đƣờng đến Nga Mi Sơn – 峨眉山, chúng tôi đáp máy bay từ Thái Nguyên đến Thành Đô. Ngƣời dân Thành Đô khá thân thiện, nhƣng thành phố không nhiều Taxi. Chúng tôi không ở lại Thành Đô hơn một ngày đêm, nhƣng ở khách sạn và qua quan sát trên đƣờng đi, có thể nói đời sống thành thị Thành Đô thấp nhiều so với Bắc Kinh, mặc dù đƣờng xá rộng lớn hơn so với Thái Nguyên. 4. Tây An Tây an, một thành phố nổi danh của Trung Quốc gắn liền với tên tuổi vị vua nổi danh Tần Thủy Hoàng. Khi mới đến Bắc Kinh học đƣợc một tuần là các bạn học cùng lớp tôi đã bàn kế hoạch đi chơi Tây An. Tây An (西安 – Xī 'ān) là thành phố tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đƣờng. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đƣờng tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy là Tràng An hay Trƣờng An (長安 - Cháng'ān, có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc. Nhà Chu lập đô tại Phong (灃/沣 Feng) và Hạo (鎬/镐 Hao) giữa cuối thế kỷ 11 và năm 770 trƣớc Công nguyên. Cả hai địa điểm này đều nằm phía tây của Tây An. Nhà Tần (221-206 trƣớc Công nguyên) xây đô ở Hàm Dƣơng, bờ bắc sông Hoài, sau đó bị Hạng Vũ cho thiêu rụi vào cuối đời nhà Tần. Năm 202 trƣớc Công nguyên, Lƣu Bang, Hán Cao Tổ, thành lập Thành Trƣờng An làm kinh đô. Cung Trƣờng Lạc (长乐宫) đƣợc xây dựng dọc hai bên sông trên khu phế tích của thành nhà Tần. Đây đƣợc xem là ngày thành lập của thành phố Tây An. Năm 200 trƣớc Công nguyên, Lƣu Bang cho xây thêm Cung Vị Trung (未央宫) ở Trƣờng An. 12 Dữ liệu đƣợc tham khảo từ Wikipedia 28
  • 29. 194 trƣớc Công nguyên, Khởi công xây dựng tƣờng thành đầu tiên của Tràng An. Thành dài 25,7 km, dày 12-16 m tại đáy, diện tích: 36 km². Năm 190 sau Công nguyên, Nhà Đông Hán dời triều đình từ Tràng An đến Lạc Dƣơng . Năm 582, Hoàng đế nhà Tùy ra lệnh xây đô mới ở Đông Nam kinh đô nhà Hán, gọi là Đại Hƣng (大興 ). Thành gồm 3 phần: Cung điện, Tử Cấm Thành và khu vực dân cƣ. Diện tích trong thành: 84 km². Thế kỷ thứ 7, Đƣờng Tăng Tam Tạng Huyền Trang lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về cũng tại Thành phố Tràng An, Tây An ngày này. Năm 652, triều đình nhà Đƣờng cho xây dựng Tháp Đại Nhạn (大雁塔) cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh Phật do Đƣờng Tăng Tam Tạng Huyền Trang dịch thuật. Năm 707, xây tháp chuông Tây An, gọi là Tháp Tiểu Nhạn (小雁塔) cao 45 m. Sau trận động đất năm 1556, chiều cao giảm còn 43,4 m. Năm 904, Kết thúc nhà Đƣờng kéo theo sự phá hủy Trƣờng An. Cƣ dân của thành bị lùa về Lạc Dƣơng - kinh đô mới. Năm 1370, Nhà Minh xây một thành mới nhỏ hơn (khoảng 12 km²), chu vi: 11,9 km, cao: 12 m và dày 15-18 m tại chân thành. Tháng 10 năm 1911, trong thời kỳ cách mạng lật đổ nhà Thanh, những ngƣời Mãn Châu sống ở khu Đông Bắc trong thành đã bị thảm sát. Năm 1936, sự kiện Tây An đã diễn ra trong thành của thành phố trong nội chiến Trung Quốc. Sự kiện này đã khiến Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thoả thuận đình chiến để tập trung đánh quân Nhật Bản. Đây cũng là nơi có Phố Hồi giáo lớn13. Trƣờng An Bát Cảnh (长安 八景) nơi đây cũng là nơi tham quan lý tƣởng cho sinh viên chúng tôi. Cuối năm 2005, Tây An có dân số 8,07 triệu ngƣời. Giao thông Tây An rất tốt. Đƣờng sắc Tây An đóng vai trò quan trọng trong mạng lƣới giao thông đƣờng sắt cả nƣớc, tuy nhiên sách hƣớng dẫn du lịch Tây An cảnh báo nạn móc túi và giậc đồ tại nhà ga Tây An. Thành phố này cũng có sân bây quốc tế, cách trung tâm Tây An 47 Km, với các chuyến bay đến Singapore, Hongkong, Nhật bản … Tàu điện ngầm vẫn chƣa hoạt động, 6 tuyến tàu điện ngầm khởi công từ năm 2009 dự kiến sẽ hoàn tất và đƣa vào sử dụng năm 2020. Đến Tây An, hầu hết ngƣời ta đều đến thăm hầm mộ Tần Thủy Hoàng (兵马俑). Tuy nhiên với tôi, lại là Tháp Đại Nhạn, và quan trong hơn hết là Hƣng Giáo Tự, nơi còn ngôi tháp tôn trí hài cốt Tam Tạng Pháp Sƣ Đƣờng Huyền Trang và hai cao đệ của Ngài. Tôi cùng anh Hoàng đến Tây An vào một sáng sớm mùa Thu, trời Tây An hơi se lạnh. Cảnh buồn trƣớc mắt chúng tôi nhìn thấy là một chị ngƣời Quảng Châu du lịch Tây An bị giật bóp 13 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia 29