SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  3
THÔNG TIN BÁO CHÍ HẬU SỰ KIỆN 
Nhạc kịch “Dòng sông không chảy ngược” 
Ngày 30/8/2014 
Tối 30/8 vừa qua, buổi nhạc kịch đầu tiên theo phong cách Broadway “Dòng sông không 
chảy ngược” thuộc Dự án “Đi và Mở” đã đến với người dân làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, 
huyện Thanh Oai, Hà Nội. 
Tham dự sự kiện có GS. Nguyễn Lân Dũng - Cố vấn của dự án “Đi và Mở”; Họa sĩ 
Nguyễn Như Bạch Tuyết - Giám khảo cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ xanh”, hoạt động bên lề 
của dự án; ông Đặng Anh Phương - Phó Chủ tịch xã Cự khê, huyện Thanh Oai, HN; cùng 
hơn 600 người dân địa phương đã tập trung ngay tại đình làng từ 7h30-11h30 tối để theo dõi 
vở nhạc kịch. 
“Dòng sông không chảy ngược” xoay quanh tình yêu và nỗi day dứt của nhân vật bí thư 
Thạch với dòng sông Nhuệ quê hương, cùng thôi thúc bảo vệ dòng sông quê luôn ám ảnh 
trong lòng ông. Từ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp nhất cho tới giây phút đau đớn nhất là mất đi 
mối tình đầu của Thạch đều gắn với dòng sông. Khi trở thành bí thư xã, ông đã tìm mọi cách 
thuyết phục bà con làng mình (một làng lụa) cùng thay đổi để bảo vệ con sông đang dần chết. 
Nhưng ông Thạch đã phải trả giá quá đắt cho việc đối chọi lại những nếp sản xuất vốn là 
“miếng cơm manh áo” của cả làng: đó là sự ghẻ lạnh, chống đối của dân làng và cả chính vợ 
con ông. Vở nhạc kịch để lại cái kết mở với những mâu thuẫn dần được gỡ nút, và căn bệnh 
ung thư dạ dày của ông Thạch vừa là nhân tố hòa giải để các nhân vật khác thông cảm và tỉnh 
ngộ, vừa là dư âm lặng lẽ về hệ quả của dòng sông “chết”. Câu chuyện không xoáy sâu vào 
vấn đề và tìm xem lỗi là của ai mà hướng tới tương lai, tình yêu và trách nhiệm của mỗi người 
với dòng sông quê hương. 
Không dừng lại ở đó, sau khi vở kịch khép lại, người dân đã tự xây dựng cái kết riêng 
trong phần “diễn kịch giải pháp”. Các thanh niên địa phương tự lên kịch bản, tự diễn xuất để 
thể hiện được cái nhìn của mình cũng như tự đưa ra các giải pháp thân thiện và thực tế với 
chính địa phương họ (như sử dụng hầm bioga). Đồng hành cùng vở kịch chính, buổi triễn lãm 
tranh “Dòng sông ước mơ” đã trưng bày 30 bức tranh ý nghĩa và sáng tạo nhất được giải của 
30 em học sinh tới từ trường tiểu học Cự Khê. Qua những bức tranh này, các em học sinh đã 
thể hiện cái nhìn cũng như ước mơ của các em về con sông Nhuệ. 
Dự án hi vọng tiếng nói của các em nhỏ và thanh niên địa phương – là thế hệ chủ nhân 
tương lai của những ngôi làng này – cũng sẽ là một động lực thúc đẩy người dân làng Khúc 
Thủy chung tay hành động để bảo vệ con sông. 
Theo thông tin từ dự án, nhiều người dân tại xã Cự Khê khi được hỏi đều cho rằng nước 
sông tại đây đúng là có ô nhiễm, nhưng không do người dân địa phương xả thải mà chủ yếu là 
ô nhiễm từ vùng khác đổ xuống và ô nhiễm công nghiệp. Cũng có ý kiến rằng nước sông chỉ 
được sử dụng để tưới ruộng, ngoài ra không ảnh hưởng tới các sinh hoạt khác của dân cư 
Trang | 1
trong khu vực. Trong khi đó, một số hộ dân cho biết nước sông đã ngấm vào đất nên nước 
giếng khoan để tắm giặt và ăn uống cũng bị ảnh hưởng. Người dân thường cảm thấy bất lực 
trước tình trạng ô nhiễm nặng nề và nghĩ rằng bản thân họ không thể cứu được con sông, như 
bạn trẻ Nguyễn Anh Sơn (20 tuổi) bày tỏ: “Nước ở đây ô nhiễm lắm, rác rất nhiều, mà bốc 
mùi nữa. Nhưng mà em nghĩ cái này chả bao giờ thay đổi được đâu.” 
GS. Nguyễn Lân Dũng, cố vấn dự án chia sẻ: “Các cháu ở dự án ‘Đi và Mở’ đã rất cố 
gắng, nhưng có nỗ lực đến mấy chỉ cũng chỉ giúp 1000 người dân tham gia 02 buổi biểu diễn. 
Vì vậy vai trò của các phóng viên, nhà báo trong dự án này rất quan trọng - các anh chị sẽ là 
người lan tỏa thông điệp của dự án tới nhiều người hơn nữa.” 
Buổi nhạc kịch thứ hai của dự án sẽ diễn ra vào 19h30 ngày Chủ nhật (31/08) tại đình 
Thượng làng Khê Tang, xã Cự khê, huyên Thanh Oai, Hà Nội. 
ĐÔI NÉT VỀ DỰ ÁN 
Dự án “Đi và Mở” được bảo trợ bởi Ban Thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam 
(VTV6), Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), Trung tâm Bảo tồn và Phát 
triển tài nguyên Nước (WARECOD), Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), Trung tâm 
Đào tạo và Truyền thông về Môi trường (CETAC), Tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường 
và Cộng đồng (Live&Learn) và được tài trợ bởi SLINE Club và chương trình Quà tặng tương 
lai. 
Đây là dự án nghệ thuật trình diễn vì cộng đồng với sự tham gia của hơn 70 tình nguyện 
viên, diễn viên đang là sinh viên và học sinh các trường tại Hà Nội, nhằm đưa nghệ thuật tới 
gần hơn với cộng đồng và qua đó truyền cảm hứng hành động tới cộng đồng để giải quyết các 
vấn đề xã hội. 
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG 
Anh Nguyễn Anh Sơn, 20 tuổi: “Nước ở đây ô nhiễm lắm, rác rất nhiều, mà bốc mùi nữa. 
Nhưng mà em nghĩ cái này chả bao giờ thay đổi được đâu.” 
Cô Phạm Thị Nga, 62 tuổi: “Ở đây bệnh tật vì cái sông này thì nhiều lắm, chúng mày cứ 
hỏi mấy nhà là ra.” 
Bạn Trần Phương Anh, 17 tuổi: “Em thấy nghe nhạc kịch có vẻ lạ lạ vui vui nên ra xem. 
Em cũng không nghĩ là các bạn ấy hát hay thế. Em rất thích cái cảnh cãi nhau theo nhạc của 
Tây, nghe đúng kiểu cãi nhau ở quê em nhưng mà vẫn lạ lạ hay hay. Biết thế em ra sớm hơn 
chứ không đi chơi.” 
Cô Nguyễn Thị Bích Liên, Chi hội Phụ nữ xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội: 
“Được giao lưu với các cháu các cô vui lắm, thấy qua lần này học hỏi các cháu được nhiều, 
nên ở đến đêm cũng không mệt. ” 
Trang | 2
“Các cháu cứ ăn đi, đây, gói lại đem ra cho các bạn. Mời các anh chị phóng viên ở lại ăn 
nữa, các cô nấu miến gà với xôi cả đây rồi... Đây, bánh gái này, chuối này, cầm ra nữa đi này. 
Như hôm nay là các cô phải chiêu đãi.” (tại đình làng Khúc Thủy - khu vực hậu trường) 
CHIA SẺ CỦA THÀNH VIÊN DỰ ÁN 
Nguyễn Minh Thắng - Giám đốc Sản xuất 
“Không ít người quan niệm rằng nghệ thuật là phải ở những nơi sang trọng như nhà hát, 
triển lãm, và chỉ dành cho những người có điều kiện mà thôi. Chúng em mong muốn thay đổi 
định kiến đó, và đem nghệ thuật tới mọi nơi để mọi người đều có cơ hội thưởng thức nó. Ban 
đầu, chúng em cũng đã tính đến chuyện tổ chức 1 trong 2 đêm diễn chính của sự kiện tại Hà 
Nội để các đơn vị truyền thông tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc này không đảm bảo 
được mục đích tiên quyết của dự án - là đưa nghệ thuật vượt ra ngoài giới hạn của triển lãm, 
của nhà hát, và mang nó tới thật gần gũi với cộng đồng. Vì vậy chúng em quyết định vẫn tổ 
chức 2 đêm diễn chính ở hai làng ven sông Nhuệ. Dù đường xá xa xôi, đi lại vất vả nhưng 
quan trọng là bà con được tham gia.” 
Khuất Thị Ly Na - Đạo diễn kiêm Trưởng Ban Nội dung 
“Thành viên nhóm làm dự án “Đi và Mở” đa phần đến từ các trường thuộc khối ngành 
kinh tế. Vì thế, ban đầu chúng em cũng rất đau đầu rằng làm thế nào để mình đặt ra được các 
giải pháp phù hợp với các làng nghề ven sông Nhuệ khi mà bản thân thành viên không có 
chuyên môn gì về môi trường cả. Nhưng sau đó, chúng em nhận ra rằng chính người dân ven 
sông sẽ có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất, vì chắc chắn họ hiểu con sông quê 
mình, hiểu thói quen và tâm lí của bà con xóm giềng hơn chúng em. Chính vì vậy mà ở cuối 
vở nhạc kịch, chúng em dành ‘đất diễn’ để chính người dân đưa ra ý kiến, suy nghĩ, giải pháp 
của mình - chính họ sẽ xây dựng kịch bản và thực hiện diễn xuất, còn chúng em chỉ tư vấn về 
đạo cụ, diễn xuất thôi. Như vậy thì sự kiện này mới thực sự là của họ, và dành cho họ." 
Nguyễn Hoàng Thanh – Phụ trách truyền thông tại địa phương 
“Buổi diễn hôm nay chúng em dự tính chỉ có 400 khán giả. Nhưng mà sau một hồi thì đến 
hơn 600 người, nhiều người phải đứng xem. Đội đón tiếp chúng em phải chạy khắp nơi để lấy 
thêm ghề về cho mọi người mà mãi chỉ được mấy chục cái, không xuể, thậm chí nhiều nhà 
còn tự mang ghế đến để ngồi. Vừa ngại vì để khán giả phải đứng, mà vừa thấy vui vì dân làng 
đón nhận dự án rất nhiệt tình.” 
Trang | 3

Contenu connexe

Plus de Minh Vu

Plus de Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

[đI và mở] thông tin sau vở kịch

  • 1. THÔNG TIN BÁO CHÍ HẬU SỰ KIỆN Nhạc kịch “Dòng sông không chảy ngược” Ngày 30/8/2014 Tối 30/8 vừa qua, buổi nhạc kịch đầu tiên theo phong cách Broadway “Dòng sông không chảy ngược” thuộc Dự án “Đi và Mở” đã đến với người dân làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Tham dự sự kiện có GS. Nguyễn Lân Dũng - Cố vấn của dự án “Đi và Mở”; Họa sĩ Nguyễn Như Bạch Tuyết - Giám khảo cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ xanh”, hoạt động bên lề của dự án; ông Đặng Anh Phương - Phó Chủ tịch xã Cự khê, huyện Thanh Oai, HN; cùng hơn 600 người dân địa phương đã tập trung ngay tại đình làng từ 7h30-11h30 tối để theo dõi vở nhạc kịch. “Dòng sông không chảy ngược” xoay quanh tình yêu và nỗi day dứt của nhân vật bí thư Thạch với dòng sông Nhuệ quê hương, cùng thôi thúc bảo vệ dòng sông quê luôn ám ảnh trong lòng ông. Từ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp nhất cho tới giây phút đau đớn nhất là mất đi mối tình đầu của Thạch đều gắn với dòng sông. Khi trở thành bí thư xã, ông đã tìm mọi cách thuyết phục bà con làng mình (một làng lụa) cùng thay đổi để bảo vệ con sông đang dần chết. Nhưng ông Thạch đã phải trả giá quá đắt cho việc đối chọi lại những nếp sản xuất vốn là “miếng cơm manh áo” của cả làng: đó là sự ghẻ lạnh, chống đối của dân làng và cả chính vợ con ông. Vở nhạc kịch để lại cái kết mở với những mâu thuẫn dần được gỡ nút, và căn bệnh ung thư dạ dày của ông Thạch vừa là nhân tố hòa giải để các nhân vật khác thông cảm và tỉnh ngộ, vừa là dư âm lặng lẽ về hệ quả của dòng sông “chết”. Câu chuyện không xoáy sâu vào vấn đề và tìm xem lỗi là của ai mà hướng tới tương lai, tình yêu và trách nhiệm của mỗi người với dòng sông quê hương. Không dừng lại ở đó, sau khi vở kịch khép lại, người dân đã tự xây dựng cái kết riêng trong phần “diễn kịch giải pháp”. Các thanh niên địa phương tự lên kịch bản, tự diễn xuất để thể hiện được cái nhìn của mình cũng như tự đưa ra các giải pháp thân thiện và thực tế với chính địa phương họ (như sử dụng hầm bioga). Đồng hành cùng vở kịch chính, buổi triễn lãm tranh “Dòng sông ước mơ” đã trưng bày 30 bức tranh ý nghĩa và sáng tạo nhất được giải của 30 em học sinh tới từ trường tiểu học Cự Khê. Qua những bức tranh này, các em học sinh đã thể hiện cái nhìn cũng như ước mơ của các em về con sông Nhuệ. Dự án hi vọng tiếng nói của các em nhỏ và thanh niên địa phương – là thế hệ chủ nhân tương lai của những ngôi làng này – cũng sẽ là một động lực thúc đẩy người dân làng Khúc Thủy chung tay hành động để bảo vệ con sông. Theo thông tin từ dự án, nhiều người dân tại xã Cự Khê khi được hỏi đều cho rằng nước sông tại đây đúng là có ô nhiễm, nhưng không do người dân địa phương xả thải mà chủ yếu là ô nhiễm từ vùng khác đổ xuống và ô nhiễm công nghiệp. Cũng có ý kiến rằng nước sông chỉ được sử dụng để tưới ruộng, ngoài ra không ảnh hưởng tới các sinh hoạt khác của dân cư Trang | 1
  • 2. trong khu vực. Trong khi đó, một số hộ dân cho biết nước sông đã ngấm vào đất nên nước giếng khoan để tắm giặt và ăn uống cũng bị ảnh hưởng. Người dân thường cảm thấy bất lực trước tình trạng ô nhiễm nặng nề và nghĩ rằng bản thân họ không thể cứu được con sông, như bạn trẻ Nguyễn Anh Sơn (20 tuổi) bày tỏ: “Nước ở đây ô nhiễm lắm, rác rất nhiều, mà bốc mùi nữa. Nhưng mà em nghĩ cái này chả bao giờ thay đổi được đâu.” GS. Nguyễn Lân Dũng, cố vấn dự án chia sẻ: “Các cháu ở dự án ‘Đi và Mở’ đã rất cố gắng, nhưng có nỗ lực đến mấy chỉ cũng chỉ giúp 1000 người dân tham gia 02 buổi biểu diễn. Vì vậy vai trò của các phóng viên, nhà báo trong dự án này rất quan trọng - các anh chị sẽ là người lan tỏa thông điệp của dự án tới nhiều người hơn nữa.” Buổi nhạc kịch thứ hai của dự án sẽ diễn ra vào 19h30 ngày Chủ nhật (31/08) tại đình Thượng làng Khê Tang, xã Cự khê, huyên Thanh Oai, Hà Nội. ĐÔI NÉT VỀ DỰ ÁN Dự án “Đi và Mở” được bảo trợ bởi Ban Thanh thiếu niên – Đài Truyền hình Việt Nam (VTV6), Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên Nước (WARECOD), Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), Trung tâm Đào tạo và Truyền thông về Môi trường (CETAC), Tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và được tài trợ bởi SLINE Club và chương trình Quà tặng tương lai. Đây là dự án nghệ thuật trình diễn vì cộng đồng với sự tham gia của hơn 70 tình nguyện viên, diễn viên đang là sinh viên và học sinh các trường tại Hà Nội, nhằm đưa nghệ thuật tới gần hơn với cộng đồng và qua đó truyền cảm hứng hành động tới cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội. CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Anh Nguyễn Anh Sơn, 20 tuổi: “Nước ở đây ô nhiễm lắm, rác rất nhiều, mà bốc mùi nữa. Nhưng mà em nghĩ cái này chả bao giờ thay đổi được đâu.” Cô Phạm Thị Nga, 62 tuổi: “Ở đây bệnh tật vì cái sông này thì nhiều lắm, chúng mày cứ hỏi mấy nhà là ra.” Bạn Trần Phương Anh, 17 tuổi: “Em thấy nghe nhạc kịch có vẻ lạ lạ vui vui nên ra xem. Em cũng không nghĩ là các bạn ấy hát hay thế. Em rất thích cái cảnh cãi nhau theo nhạc của Tây, nghe đúng kiểu cãi nhau ở quê em nhưng mà vẫn lạ lạ hay hay. Biết thế em ra sớm hơn chứ không đi chơi.” Cô Nguyễn Thị Bích Liên, Chi hội Phụ nữ xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội: “Được giao lưu với các cháu các cô vui lắm, thấy qua lần này học hỏi các cháu được nhiều, nên ở đến đêm cũng không mệt. ” Trang | 2
  • 3. “Các cháu cứ ăn đi, đây, gói lại đem ra cho các bạn. Mời các anh chị phóng viên ở lại ăn nữa, các cô nấu miến gà với xôi cả đây rồi... Đây, bánh gái này, chuối này, cầm ra nữa đi này. Như hôm nay là các cô phải chiêu đãi.” (tại đình làng Khúc Thủy - khu vực hậu trường) CHIA SẺ CỦA THÀNH VIÊN DỰ ÁN Nguyễn Minh Thắng - Giám đốc Sản xuất “Không ít người quan niệm rằng nghệ thuật là phải ở những nơi sang trọng như nhà hát, triển lãm, và chỉ dành cho những người có điều kiện mà thôi. Chúng em mong muốn thay đổi định kiến đó, và đem nghệ thuật tới mọi nơi để mọi người đều có cơ hội thưởng thức nó. Ban đầu, chúng em cũng đã tính đến chuyện tổ chức 1 trong 2 đêm diễn chính của sự kiện tại Hà Nội để các đơn vị truyền thông tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc này không đảm bảo được mục đích tiên quyết của dự án - là đưa nghệ thuật vượt ra ngoài giới hạn của triển lãm, của nhà hát, và mang nó tới thật gần gũi với cộng đồng. Vì vậy chúng em quyết định vẫn tổ chức 2 đêm diễn chính ở hai làng ven sông Nhuệ. Dù đường xá xa xôi, đi lại vất vả nhưng quan trọng là bà con được tham gia.” Khuất Thị Ly Na - Đạo diễn kiêm Trưởng Ban Nội dung “Thành viên nhóm làm dự án “Đi và Mở” đa phần đến từ các trường thuộc khối ngành kinh tế. Vì thế, ban đầu chúng em cũng rất đau đầu rằng làm thế nào để mình đặt ra được các giải pháp phù hợp với các làng nghề ven sông Nhuệ khi mà bản thân thành viên không có chuyên môn gì về môi trường cả. Nhưng sau đó, chúng em nhận ra rằng chính người dân ven sông sẽ có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất, vì chắc chắn họ hiểu con sông quê mình, hiểu thói quen và tâm lí của bà con xóm giềng hơn chúng em. Chính vì vậy mà ở cuối vở nhạc kịch, chúng em dành ‘đất diễn’ để chính người dân đưa ra ý kiến, suy nghĩ, giải pháp của mình - chính họ sẽ xây dựng kịch bản và thực hiện diễn xuất, còn chúng em chỉ tư vấn về đạo cụ, diễn xuất thôi. Như vậy thì sự kiện này mới thực sự là của họ, và dành cho họ." Nguyễn Hoàng Thanh – Phụ trách truyền thông tại địa phương “Buổi diễn hôm nay chúng em dự tính chỉ có 400 khán giả. Nhưng mà sau một hồi thì đến hơn 600 người, nhiều người phải đứng xem. Đội đón tiếp chúng em phải chạy khắp nơi để lấy thêm ghề về cho mọi người mà mãi chỉ được mấy chục cái, không xuể, thậm chí nhiều nhà còn tự mang ghế đến để ngồi. Vừa ngại vì để khán giả phải đứng, mà vừa thấy vui vì dân làng đón nhận dự án rất nhiệt tình.” Trang | 3