SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
CÁC THAM VẤN VIÊN CỦA TRUNG TÂM TRONG HỘI THẢO
THAM VẤN ĐỒNG CẢNH TẠI QUÂN BA ĐÌNH
TRONG BẢN TIN SỐ NÀY CÓ
Sự kiện và các hoạt động Hoạt động Trung tâm tháng 6 và 7 /2013 Trung tâm SĐL Tr.2
Tham vấn đồng cảnh với Hội NKT Ba Đình Thăng Long Tr.4
Chuyện của chúng ta “Biến đổi khí hậu “ Lời cảnh báo đến toàn cầu Hổ Con Tr.6
Lại nói về du lịch tiếp cận T.H Tr.7
Ước mơ của tôi Lại Thùy Anh Tr.9
Tư duy tích cực với NKT Quốc Nguyên Tr.10
Chuyện bốn phương Thành lập nhóm DMD Hà Nội DMD Club Tr.12
Những người ươm mầm cho ước mơ xanh Lê, Nhung Tr.13
Trao đổi Nỗi niềm của người bại não Thiện Hữu Tr.15
Góc văn nghệ Chín quy luật tạo niềm vui cho cuộc sống Sưu tầm Tr.16
Mẹ và con gái Cỏ Dại Tr.17
Thương mẹ Người đau khổ Tr.19
Thương cha Người đau khổ Tr.19
Nhớ Sao Biển (Starfish) Lê Hùng Thịnh Tr.19
Gửi bạn đọc Bản tin SĐL Tr.20
BẢN TIN NỘI BỘ CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP HÀ NỘI
SỐ 42 THÁNG 6 & 7 NĂM 2013 - LƯU HÀNH NỘI BỘ
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
2
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM SĐL HÀ NỘI 6-7/2013
1. Tham vấn đồng cảnh
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ dự án mang tham vấn đồng cảnh đến Hội NKT các quận
huyện Hà Nội, trong tháng 6 và tháng 7 năm 2013, Trung tâm Sống độc lập đã hợp tác với Hội NKT
Hoàn Kiếm và Ba Đình tổ chức khóa tham vấn đồng cảnh 3 ngày dành cho hội viên của 2 Hội NKT
này. Sau khi khóa tập huấn kết thúc, họ sẽ tự tổ chức những buổi họp nhóm với sự hướng dẫn của
một tham vấn viên của Trung tâm Sống độc lập Hà Nội.
Khóa tham vấn đồng cảnh dành cho
Hội NKT Hoàn Kiếm (25-27/6/2013)
Khóa tham vấn đồng cảnh dành cho
Hội NKT Ba Đình (8-10/7/2013)
Ngay sau khi kết thúc khóa tập huấn
tham vấn đồng cảnh 3 ngày (08-
10/5/2013), Hội NKT quận Hai Bà
Trưng đã nhanh chóng tổ chức và
hoàn thành 6 buổi họp nhóm trong
vòng chưa đầy 2 tháng. Tại buổi lễ bế
mạc, ngày 13/7/2013 được tổ chức tại
nhà văn hóa cụm dân cư 3B phường
Thanh Lương, quậnhai Bà Trưng, đại
diện lãnh đạo Trung tâm Sống độc lập
Hà Nội đã đến dự và trao giấy chứng
nhận cho các học viên. Trao giấy chứng nhận cho học viên
2. Cuộc họp tham vấn thành lập Trung tâm hỗ trợ Sống độc lập của NKT Hà Nội
Ngày 19/7/2013, Cuộc họp tham vấn thành lập
Trung tâm hỗ trợ Sống độc lập của NKT Hà Nội đã
được tổ chức tại trung tâm với sự tham gia của đại
diện sở Nội Vụ, Sở Lao Động – Thương binh- Xã
hội, Cục Bảo trợ xã hội và Hội NKT Hà Nội. Cuộc
họp nhằm mục đích góp ý cho đề án thành lập Trung
tâm có tư cách pháp nhân. Lộ trình này sẽ mất nhiều
thời gian và dự kiến sẽ phải qua nhiều cuộc họp tham
vấn khác nữa để đề án được hoàn thiện, đáp ứng
đúng yêu cầu và thủ tục nhà nước quy định.
3. Tiếp tục các hoạt động Sống độc lập tại Đà Nẵng
SỰ KIỆN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
3
Nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của phong trào sống độc lập ở Đà Nẵng, từ ngày 11/6 đến
13/6/2013, lãnh đạo tham vấn viên Hà Nội đã tham dự khóa tham vấn đồng cảnh do tham vấn viên
Đà Nẵng tổ chức với vai trò cố vấn, đưa ra những góp ý để các tham vấn viên Đà Nẵng làm tốt hơn
nữa vai trò của mình trong những buổi tham vấn đồng cảnh sau. Tiếp đó, ngày 14/6/2013, Trung
tâm cũng đã tổ chức một Chương trình sống độc lập (ILP) mẫu với chủ đề “Tham gia duy trì sự bền
vững của tổ chức, để trên cơ sở đó, các thành viên sẽ tổ chức những buổi sinh hoạt tương tự như vậy
với nhiều chủ đề khác nhau. Các hoạt động này đã được thực hiện ở Hải Phòng hồi tháng 3/2013.
Tham vấn đồng cảnh Chương trình sống độc lập
4. Tham dự các cuộc họp, hội thảo của các tổ chức khác
21/6/2013, Ban lãnh đạo Trung tâm đã tham dự cuộc họp Ban Chấp hành Hội người khuyết tật TP
Hà Nội - kỳ thứ 5. Cuộc họp nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, bàn và thông qua kế hoạch
hoạt động 6 tháng cuối năm 2013.
Ngày 25/6/2013, đại diện lãnh đạo Trung tâm,
bà Nguyễn Hồng Hà đã dự “Hội thảo thúc đẩy
thực hiện quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng
công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử
dụng” do Hội Người khuyết tật thành phố và Sở
Xây dựng thành phố phối hợp tổ chức. Hội thảo
nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Người
khuyết tật; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày
10/4/2012 của Chính phủ ban hành về việc
hướng dẫn thi hành Luật NKT (phần thực hiện
lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công
cộng); Kế hoạch 150/KH-UBND ngày 02 tháng
10 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội về
việc trợ giúp NKT thành phố Hà Nội giai đoạn
2009 – 2013.
Chiều ngày 27/6/2013, Lãnh đạo TT đã tham dự buổi lễ giới thiệu Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ hòa
nhập NKT (ICC) và Dự án hợp tác giữa ICC và Tổ chức Lao động quốc tế được tổ chức tạ khách
sạn Railway, Hà Nội.
Ngày 28/6/2013, nhân dịp Ngày Gia đình Việt Nam, Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội tổ chức cuộc
gặp gỡ với phu nhân và phu quân các cán bộ của Hội – những người đã luôn sát cánh, ủng hộ giúp
đỡ bạn đời của mình trong hoạt động hội vì sự bình đẳng và hòa nhập cộng đồng của người khuyết
tật. Ban lãnh đạo Trung tâm cũng góp mặt tại lễ kỷ niệm này.
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
4
Trong 2 ngày 4-5/7, đại diện lãnh đạo Trung
tâm, Bà Nguyễn Hồng Hà, đã tham dự hội thảo
Phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng tại Việt Nam do Bộ Lao động, thương binh
và xã hội phối hợp với tổ chức Caritas (Cộng
hòa liên bang Đức) tổ chức tại Ninh Bình. Ông
Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động
thương binh xã hội chủ trì hội thảo. Cùng dự có
đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức Caritas,
đại diện một số bộ, ngành có liên quan của Việt
Nam. Tại hội thảo, Bà Nguyễn Hồng Hà đã có
bài trình bày về mô hình Trung tâm hỗ trợ sống
độc lập của NKt tại Việt Nam.
Trong hai ngày 30 và 31/7/2013, đại diện lãnh đạo Trung tâm sẽ tham dự Hội thảo lấy ý kiến cho
việc xây dựng chiến lược vận động chính sách của Hội NKT Hà Nội giai đoạn 04 năm 2013-1017
nhằm góp phần thúc đẩy việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến NKT. Hội
thảo sẽ được tổ chức tại nhà khách Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
Trung tâm SĐL
THAM VẤN ĐỒNG CẢNH VỚI HỘI NKT BA ĐÌNH
Từ ngày 8-10/07/2013, tại khách sạn Khăn Quàng Đỏ đã diễn ra ba ngày hội thảo về Tham
vấn đồng cảnh (TVĐC-PC) dành cho hội viên của Hội NKT Ba Đình do Trung tâm Sống độc lập
Hà Nội phối hợp với Hội NKT quận Ba Đình tổ chức. Trong chuỗi hoạt động mang tham vấn đồng
cảnh đến các quận huyện của Hà Nội với sự tài trợ của Abilis, quận Ba Đình là quận cuối cùng.
Qua bao sự kiện và những khó khăn đã gặp ở những quận,hội khác, chúng tôi đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm hơn. Việc mang PC đến các bạn đồng cảnh ngoài Trung tâm không phải là việc
dễ, chúng tôi quan niệm đây không phải là buổi học mà chỉ là những buổi giới thiệu về TVĐC,
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
5
mang những kinh nghiệm đã học được của bản thân mỗi chúng tôi đến chia sẻ, giúp các bạn khuyết
tật khác tự tin hơn trong cuộc sống. Ở trong mỗi hội NKT, có rất nhiều NKT với những dạng tật
khác nhau nên sự hiểu biết cũng như nắm bắt các kiến thức cũng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đã
linh hoạt áp dụng những kiến thức cơ bản nhất để truyền đạt lại cho các bạn, đồng thời tạo không
khí “học mà vui, vui mà học”. Tất cả chúng tôi đã trải qua ba ngày TVĐC đầy hào hứng.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Hội NKT quận Ba
Đình, bác Chủ tịch hội đã có mặt trong buổi khai
mạc khóa TVĐC để động viên tinh thần anh chị em
trong lớp học. Những lời phát biểu chân thành của
bác là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn đối với anh chị
em tham vấn viên cũng như những học viên.
Không khí các buổi tham vấn rất vui vẻ, ai ai
cũng hào hứng chia sẻ. Ngày đầu tiên các anh
chị còn rụt rè, ngại nói nhưng sang ngày thứ hai
đã khác hẳn. Ai cũng thấy trong các buổi PC, đó
là nơi có thể chia sẻ những suy nghĩ, thậm chí cả
những điều thầm kín. Chúng tôi đã bắt gặp
những nụ cười thật tươi, những giọt nước mắt
xúc động lăn dài trên khuôn mặt các bạn trong
các phiên tham vấn.
Có bạn khuyết tật trí tuệ rất ít nói, ít tiếp xúc với những người xung quanh, đi đâu, làm gì mẹ của
bạn cũng phải ở bên nhưng chỉ sang ngày thứ hai bạn đã tự làm mọi việc, bạn còn tâm sự với mẹ khi
ra về là “con rất vui”. Ngày đầu tiên bạn chỉ đóng cặp với một người duy nhất trong nhóm, ai đến
đóng cặp bạn cũng không đồng ý nhưng sang ngày thứ hai mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, bạn nói
chuyện với tất cả những người trong nhóm đến bắt cặp, câu chuyện bạn chia sẻ cũng nhiều hơn và
chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi bạn. Bạn đã rất vui và cả mẹ bạn, người luôn đồng hành cùng
bạn cũng rất hạnh phúc. Đó có thể là thành công nhỏ bước đầu của TVĐC, điều đó động viên chúng
tôi rất nhiều, nó cũng là động lực để chúng tôi quên đi những mệt mỏi. Có những anh chị khác bình
thường rất nhút nhát, ngại nói chuyện hay tiếp xúc giữa đám đông, nhiều khi chỉ trả lời là “không
biết nói gì” nhưng qua các phiên tham vấn đã mạnh dạn hơn, nói nhiều hơn và lại thấy thời gian là
quá ít. Có người còn tâm sự với chúng tôi “Chị thấy TVĐC rất bổ ích, chị có thể nói được nhiều
hơn, không thấy tự ti mỗi khi nói vì chị khó phát âm. Chị rất vui được đi như thế này”
Ngoài sự tiếp thu những kiến thức chúng tôi giới thiệu, các anh chị trong lớp còn rất quan
tâm đến chúng tôi. Chúng tôi đi lại phải có người trợ giúp nhưng khi giải lao hay trong khi tham
vấn, các anh chị khuyết tật khác đã giúp chúng tôi rất nhiều. Sự quan tâm chu đáo, chân thành chia
sẻ cũng mang lại cho chúng tôi rất nhiều niềm vui.
Trong cuộc sống, phần lớn mỗi công việc chúng ta làm đều tính đến hiệu quả kinh tế hay lợi
nhuận nhưng với TVĐC, chúng tôi chỉ mong muốn mang lại hiệu quả về tinh thần. Những việc
chúng tôi làm với mục đích giúp các bạn đồng cảnh tự tin hơn trong cuộc sống. Đó là niềm vui, là
tâm huyết của mỗi chúng tôi. Qua những buổi sinh hoạt PC như thế, chúng tôi lại hiểu thêm hơn về
những người bạn mới, biết thêm được nhiều điều trong cuộc sống và có thêm nhiều niềm vui.
Thăng Long
CHUYỆN CỦA CHÚNG TA
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
6
“BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”: LỜI CẢNH BÁO ĐẾN TOÀN CẦU!
Trong nhịp sống hối hả ngày nay, con người vẫn đang từng bước phát triển, nghiên cứu và sáng chế
những sản phẩm khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Theo xu hướng
đó, các quốc gia trên Thế giới đã và đang lần lượt mở những lò phản ứng hạt nhân với mục đích quốc
phòng cũng như phát triển nền văn minh của nhân loại. Các công trình kiến trúc đồ sộ, mang trong
mình những nét văn hóa riêng biệt được dựng lên để phù hợp cho cuộc sống “Thời đại kim tiền”. Tuy
nhiên, song song với những bề nổi hữu hình xa hoa ấy thì cũng kéo theo một hệ lụy vô hình hết sức
nghiêm trọng đang âm thầm phá hủy thiên nhiên và chính hành tinh của chúng ta, đó là biến đổi khí
hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng khá rõ rệt bởi hiện tượng này.
Vào một trong những ngày nắng nóng nhất của tiết hè tháng 5 (nhiệt độ tăng bất thường trong vài
năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu), tôi được tham dự một buổi tập huấn về chủ đề:
”Thanh niên khuyết tật với biến đổi khí hậu” do CLB TNKT Quận Hoàng Mai, Trung tâm hỗ trợ
người yếu thế (HFVINA) phối hợp với hai đơn vị hoạt động về môi trường là “Live & Learn” và
“Thế hệ xanh” tổ chức tại Trung tâm dạy nghề Quận Hoàng Mai dưới sự tài trợ của Cơ quan phát
triển Quốc tế của Úc (Australian AID). Buổi tập huấn được tiến hành theo phương thức thảo luận
mở, các học viên cùng trao đổi trực tiếp về những vấn đề mà mình quan tâm. Với sự diễn giải thân
thiện và khôi hài của hai giảng viên đến từ Live & Learn khiến bầu không khí trở nên thoải mái.
Chúng tôi chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận những điều mà giảng viên đề ra.
Các nhóm thảo luận
Hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, tôi vẫn biết rằng bảo vệ môi trường và biến đổi khí
hậu là chủ đề trọng yếu, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Từ việc người dân xả rác không theo quy
định nơi công cộng; các nhà máy xả nước thải bừa bãi ra nguồn sông đến chuyện chặt phá rừng trái
phép; lạm dụng khai thác tài nguyên… làm mất cân bằng và hủy môi trường sinh thái. Vậy những
thông tin mà giảng viên cũng như mọi người chia sẻ trong cuộc thảo luận đã khiến tôi hiểu rõ hơn
tính cấp thiết của vấn đề này. Khi được tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, tôi mới
nhận thấy rằng dường như chỉ một hành động nhỏ thiếu ý thức của chúng ta cũng có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng. Cụm từ “Hiệu ứng nhà kính” đã xuất hiện cách đây khá lâu, và nay
ngày càng được biểu hiện rõ hơn qua những dấu hiệu như: nhiệt độ tăng; nước biển dâng; băng ở
hai đầu Nam cực và Bắc cực tan… với mức độ đáng báo động. Đó là hệ quả tất yếu của việc con
người đang hàng ngày, hàng giờ, hàng phút xả ra môi trường quá nhiều khí thải độc hại. Khi hơi
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
7
nước và hàm lượng lớn những loại khí đó bốc lên bầu khí quyển như vậy, có nghĩa là khí nhà kính
hiện đang dày hơn rất nhiều so với trước đây, và nó khiến cho nhiệt từ mặt trời chiếu xuống trái đất
được lưu lại ngày càng lớn. Rồi những hình ảnh, clip minh họa về trái đất trong tương lai do tác
động của biến đổi khí hậu được trình chiếu trên slide, tôi chợt nhớ đến giai điệu da diết và ca từ đầy
ý nghĩa của ca khúc bất hủ “Earth song” - một tuyệt phẩm kêu gọi bảo vệ môi trường và thiên nhiên
mà ông vua nhạc Pop, Michael Jackson đã gửi thông điệp tới toàn thế giới.
Mặc dù thời tiết nóng như vậy, mọi người vẫn tích cực làm việc. Các học viên tiếp thu kiến thức rất
nhanh. Sau đó giữa các nhóm có phần tranh luận sôi nổi và cực kỳ thú vị. Ngoài ra còn có những trò
chơi cũng như cuộc thi nho nhỏ mang tính chất thư giãn. Buổi tập huấn đã diễn ra thành công tốt
đẹp trong sự hân hoan của tất cả mọi người.
Chụp hình lưu niệm
Tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích và thiết thực qua buổi ngày hôm nay, giúp tôi ý thức hơn
trong việc truyền đạt lại những gì đã học đến mọi người xung quanh. Hy vọng rằng sẽ có nhiều buổi
như thế này nữa được tổ chức tại các địa phương khác nhằm nâng cao ý thức toàn xã hội về vấn đề
bảo vệ môi trường để cân bằng sinh thái, từ đó trả lại cho hành tinh của chúng ta xanh - sạch - đẹp
như vốn có.
Hổ Con
LẠI NÓI VỀ DU LỊCH TIẾP CẬN
Mùa hè đã đến, là cơ hội cho mọi người có những chuyến đi tham quan đu lịch đến khắp mọi miền
của đất nước, cũng như các nước trong khu vực, được mở rộng tầm hiểu biết về lịch sử, địa lý và
con người ở nơi mà du khách đến tham quan.
Du lịch là lĩnh vực rất rộng. Nó là văn hóa, đồng thời nó cũng là một lĩnh vực kinh tế, một ngành
công nghiệp không khói, đem lại cho ngân sách quốc gia một nguồn thu nhập không nhỏ. Cho nên,
rất cần nhiều bài báo về du lịch để chúng ta hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.
Cộng đồng NKT chúng ta đang hướng tới một nền du lịch tiếp cận (DLTC), một nền du lịch mà cơ
sở hạ tầng có thể tiếp cận một cách thuận tiện, sẽ tạo cho nhiều NKT có cơ hội tham gia các chuyến
du lịch tới nhiều nơi trong và ngoài nước, giúp họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Cũng như bất
cứ loại hình nào, du lịch tiếp cận cũng là cơ hội hình thành các ý tưởng về kinh doanh dịch vụ, phục
vụ các du khách, tạo thêm thu nhập để cải thiện đời sống. Hy vọng, trong tương lai, sự phát triển
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
8
của loại hình du lịch tiếp cận sẽ thu hút đông đảo NKT tham gia, không chỉ có NKT trong nước mà
còn có cả NKT ở các nước trong khu vực ASEAN, Châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nước
trên thế giới sẽ tới Việt Nam bằng du lịch tiếp cận.
Thăm phố cổ Hội An (Ảnh Quốc Hiệp)
Để loại hình du lịch tiếp cận có điều kiện phát triển ở Việt Nam, không chỉ là nhiệm vụ của các cơ
quan, tổ chức liên quan mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân NKT chúng ta trong việc tạo hình
ảnh thân thiện đối với mọi du khách cũng như dân chúng tại điểm du lịch.
Thăm bãi biển Cửa Đại (Ảnh Quốc Hiệp)
Xã hội vẫn còn nhiều định kiến về NKT. Nếu những NKT chúng ta cố tạo ra những hình ảnh khác
biệt với mọi người xung quanh tại các điểm du lịch, thì những định kiến đó vẫn còn và chắc chăn
những dịch vụ du lịch dành cho NKT chúng ta không thể nào hình thành và phát triển được, vậy
mỗi NKT chúng ta cần có những hành vi, cách ăn mặc phù hợp dể xã hội nhìn vào cộng đồng chúng
ta với con mắt thiện cảm hơn, để rồi từ đó, các tổ chức xã hội liên quan bắt tay với cộng đồng chúng
ta làm những dự án về du lịch tiếp cận cho NKT.
Trước đây, với những NKT chúng ta, được tham gia một chuyến du lịch là một niềm mơ ước không
thể thực hiện được. Nhưng thông qua sự phát triển của phong trào NKT, xuất phát từ nhu cầu đi lại
của NKT, đã hình thành nên khái niệm du lịch tiếp cận (Acess Tourism). Du lịch tiếp cận là khái
niệm được nhắc tới ở nhiều nước trên thế giới và đã có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về lĩnh vực
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
9
này, đặc biệt là có Hội nghị quốc tế về Du lịch tiếp cận, gọi tắt theo tiếng Anh là ICAT.
Ở Việt Nam, tuy DLTC chưa được hình thành, nhưng đã có nhiều tổ chức của NKT đã tự đứng ra tổ
chức những chuyến di đến các điểm du lịch, trong đó có các điểm du lịch nổi tiếng. Những chuyến
đi du lịch do NKT tổ chức sẽ là tiền đề cho việc hình thành phát triển DLTC ở Việt Nam trong
tương lai . Bởi vì, trong những chuyến đi đó, có nhiều nơi muốn tới thăm đành phải hủy do không
có chỗ tiếp cận cho xe lăn.
Muốn cho DLTC ở Việt Nam được hình thành và phát triển, không chỉ đòi hỏi các tổ chức liên quan
có nhận thức đúng vê cộng đồng NKT, mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân NKT biết cách gây thiện cảm
với du khách tại những điểm du lịch mà mình đang cùng tham gia, làm sao cho mọi người hiểu rằng
: những NKT như mọi thành viên khác trong xã hội, chỉ có khác là ngồi trên xe lăn, dùng nạng,
máy trợ thính… mà thôi.
Du lịch tiếp cận giúp NKT đến khắp mọi nơi trong nước cũng như mọi miền trên thế giới, nâng cao
hiểu biết của NKT nhằm xây dựng cuộc sống ngày một đi lên.
T.H
ƯỚC MƠ CỦA TÔI
Tuổi thơ của tôi trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc tôi đã bước vào tuổi 22. Khi mới sinh ra, tôi
cũng giống như bao trẻ em khác, cũng có một gia đình hạnh phúc, cũng được sống trong tình
thương yêu của bố mẹ. Nhưng càng lớn lên, tôi lại càng thấy mình khác xa với những trẻ em khác.
Tôi không được tung tăng cắp sách đến trường cùng bạn bè, không được vui chơi nô đùa như các
bạn bè cùng trang lứa. Mà ngược lại, tôi chỉ được ngồi trong phòng với các đồ chơi, chiếc tivi và
xung quanh là bốn bức tường với ô cửa sổ nhìn ra đường. Mỗi khi tôi nghe tiếng trống trường vang
lên cùng những tiếng cười nói của các cô, cậu học trò lúc tan trường, tôi lại lặng lẽ nhìn qua khe cửa
và những giọt nước mắt cứ thế lăn trên đôi má. Hiểu được những khao khát, ước mơ được cắp sách
đến trường cháy bỏng trong tôi, mẹ tôi đã xin cho tôi đi học. Nhưng thật không may, chẳng có
trường nào nhận học sinh khuyết tật như tôi cả. Thực lúc ấy tôi cũng không muốn đi học vì tôi rất sợ
ánh mắt bạn bè khi nhìn thấy tôi đến trường với chiếc xe lăn. Cứ thế, đến khi tôi được 18 tuổi, tôi đã
gia nhập hội viên Trung tâm Sống độc lập. Khi mới vào Trung tâm, tôi là cô bé ít nói vì tôi sợ rằng
mọi người không hiểu những gì. Nhưng với sự giúp đỡ, động viên và lòng nhiệt tình của các anh,
các chị trong Trung tâm, tôi đã dần xóa đi mặc cảm về khuyết tật của mình, tôi nói nhiều hơn, và
quan trọng nhất là tôi đã tìm được một mục đích để vượt lên chính mình và phấn đấu trở thành
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
10
người có ích để cống hiến cho xã hội.
Cũng vào thời điểm ấy, Trung tâm Nghị lực sống đã tổ chức một khóa học tiếng Anh và vi tính nên
tôi cũng đã đến đó xin học. Ở đây, tôi được học và tiếp xúc với rất nhiều anh chị khuyết tật khác.
Điều đó đã tiếp thêm nghị lực cho tôi, giúp tôi cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Qua khóa học, tôi
đã học hỏi được rất nhiều điều hay và bổ ích từ các anh chị trong Trung tâm Nghị lực sống, đặc biệt
là anh Công Hùng và chị Thảo Vân, những người đã truyền cho tôi sức mạnh vô hình để tôi bước
tiếp con đường ước mơ của mình..
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những ước mơ cho riêng mình. Ước mơ của tôi cũng giống
như các anh, các chị trong Trung tâm Nghị lực sống là tìm một công việc phù hợp với dạng khuyết
tật của mình. Nhưng điều này thật khó! Phần lớn mọi người học ở đây ra đều không tìm được việc
làm bởi có rất ít công ty nhận NKT vào làm việc, mặc dù họ rất giỏi. Đó là lý do tại sao mà hiện nay
nhiều NKT vẫn đang phải ở nhà và phải sống phụ thuộc vào gia đình.
Tôi rất mong muốn trong tương lai Nhà nước ta sẽ đề ra nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa để giúp
trẻ em khuyết tật được đến trường học tập và vui chơi như bao trẻ em khác, mọi NKT đều được học
nghề, đều tìm được công việc phù hợp và được hòa nhập bình đẳng với cộng đồng để cuộc sống của
người khuyết tật ngày càng tốt đẹp hơn.
Lại Thùy Anh
TƯ DUY TÍCH CỰC VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông có nhắc tới một thuật ngữ, đó là cụm từ :
“Tư duy tích cực”. Vậy tư duy tích cực là gì, nó liên quan gì tới cộng đồng NKT chúng ta ?
Khi nói đến tư duy, chúng ta thường cho đó là suy nghĩ, một hoạt động của não bộ. Nhưng tư duy
không chỉ là suy nghĩ, mà còn là thái độ của con người với một việc nào đó.
Tư duy tích cực là suy nghĩ và thái độ về những điều tốt đẹp của một vấn đề nào đó trong cuộc
sống, dù vấn đề đó mang tính chất tiêu cực, song chúng ta vẫn tư duy về vấn đề đó theo hướng tốt
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
11
đẹp hơn. Tư duy tích cực là khái niệm rất rộng nên chỉ xin được bàn về tư duy tích cực với người
khuyết tật.
Người khuyết tật thường hay mặc cảm, tự ty về cơ thể không lành lặn của mình. Nhưng qua những
thông tin về những tấm gương của những người đồng cảnh trên các phương tiện truyền thông, nhiều
NKT đã tìm cho mình con đường hòa nhập phù hợp với bản thân, đó là dấu hiệu của tư duy tích cực.
Nếu những NKT chúng ta cứ nghĩ rằng khuyết tật là một bất hạnh thì chúng ta cảm thấy đau khổ
day dứt trong lòng. Mà chúng ta nên nghĩ rằng khuyết tật không phải là bất hạnh mà chỉ bất tiện mà
thôi, thậm chí là mang lại hạnh phúc, với cách nghĩ đó, chúng ta cứ hành động rồi đến một ngày nào
đó chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp.
Những NKT sẽ không cảm thấy bất hạnh nếu nắm bắt được những thông tin về phong trào của NKT
đang diễn ra ở trong nước cũng như các nước trên thế giới, các văn bản dành cho NKT, các tổ chức
của NKT, để rồi từ đó, định hướng cho mình con đường phấn đấu cho tương lai.
Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương sáng của NKT không cam chịu số phận, vươn lên để trở
thành những dịch giả, nhà văn, thi sỹ… làm chủ công nghệ thông tin, trở thành người hữu ích cho
xã hội. Các tổ chức của NKT lần lượt được thành lập nhằm bảo vệ quyền của NKT, xóa bỏ những
rào cản, tạo môi trường tiếp cận cho NKT, mở rộng quan hệ với cộng đồng NKT ở các nước trong
khu vực cũng như trên thế giới để cùng nhau thực hiện các điều luật trong Công ước của NKT, giúp
NKT có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là biểu hiện của tư duy tích cực. Dù là NKT, nhưng
chúng ta cứ suy nghĩ về những điều tốt đẹp, miệt mài phấn đấu thì hạnh phúc sẽ đến.
Quốc Nguyên
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
12
THÀNH LẬP NHÓM DMD HÀ NỘI
Ngày 30/6, tại Xóm Chợ, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ giao lưu giữa các gia
đình có con bị loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) tại Hà Nội. Không quản ngại đường xá xa xôi, hơn
12 gia đình đến từ các huyện trong và ngoại thành phố như: Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng,
Phúc Thọ, Thường Tín, Đông Anh, Từ Liêm,.... và một đại diện đến từ Bắc Giang cũng đã có mặt
đầy đủ và nhiệt tình tham gia các hoạt động giao lưu.
Thay mặt CLB DMD Việt Nam, Chủ nhiệm CLB – Anh Nguyễn Xuân Đoàn đã có bài phát biểu mở
đầu buổi họp mặt. Anh Đoàn nhấn mạnh: “Loạn dưỡng cơ Duchenne là một thực tế mà tất cả chúng
ta cần phải chấp nhận như là một phần của cuộc sống của chính chúng ta cũng như con chúng ta.
Chỉ với sự chấp nhận mới giúp được chúng ta bước tiếp về phía trước và tràn đầy niềm tin, hy vọng
để vượt qua những thử thách mà DMD gây nên”.
Đây là buổi họp mặt đầu tiên để đi đến quyết định thành lập Nhóm DMD Hà Nội. Tại đây cũng đã
thông qua mục đích, hoạt động của nhóm và kinh phí hoạt động. Mục đích hoạt động của nhóm là
cầu nối giữa các gia đình, người mắc DMD với các bác sĩ, chuyên gia trong và ngoài nước; là nơi
chia sẻ kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng nuôi dậy chăm sóc con bị DMD và các thông tin
liên quan đến DMD; cung cấp và trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm giúp người mắc DMD có thể
sống độc lập; hướng nghiệp hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp cho người mắc DMD; tuyên truyền
nâng cao nhận thức, sự quan tâm của xã hội và cộng đồng về DMD; tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho người mắc DMD.
Hoạt động của nhóm dựa trên tinh thần tự nguyện. Tại buổi họp mặt, các thành viên đã thống nhất
số tiền đóng quỹ 500 nghìn đồng/1 năm/1 gia đình. Và bước đầu định kỳ 1 năm gặp gỡ sinh hoạt
chung 2 lần.
Cũng tại đây, mọi người đã có một bữa cơm thân mật, ấm cúng. Sau đó, các em nhỏ đã hòa vào các
trò chơi trí tuệ tạo sự gắn kết, cởi mở giữa các em. Buổi họp mặt đã kết thúc thành công tốt đẹp, tất
cả các thành viên cùng đồng lòng chung tay vì cuộc sống tươi đẹp của trẻ em loạn dưỡng cơ
Duchenne Việt Nam.
DMD Club
CHUYỆN BỐN PHƯƠNG
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
13
NHỮNG NGƯỜI ƯƠM MẦM CHO ƯỚC MƠ XANH
Không phải là giáo viên vùng cao hay hải đảo xa xôi, không nhận được bất kỳ đồng lương hay
khoản trợ cấp nào nhưng các cô giáo dạy mầm non ở chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, vẫn ngày
ngày đứng lớp để ươm mầm cho những ước mơ trẻ thơ.
Đến thăm chùa vào một buổi chiều muộn tháng 4 khi mà những lớp học tình thương do các tình
nguyện viên nước ngoài dạy đã diễn ra từ sáng, các lớp lớn tuổi hơn học ca tối, bởi vậy tôi có cái
“duyên” được vào dự giảng của lớp mầm non nơi đây.
Lớp học rộng chừng hơn 20 m2
, đây là phòng học của tất cả các lớp theo những độ tuổi khác nhau được
chia theo từng ca. Tất cả thiết bị dạy học đều được những tấm lòng hảo tâm quyên góp mua tặng, vì lẽ
đó tình nguyện viên nào đến dạy cũng cố gắng giữ gìn đồ đạc và quản lý tốt học trò của mình.
Không biết có phải vì thế mà các cô giáo đã phải vất vả hơn khi vừa dạy từng nét chữ trên bảng
vừaphải để mắt đến những trò quậy phá của các con bên dưới. Nhìn những gương mặt thơ ngây với
những đôi mắt luôn mở to, tròn xoe, trong sáng, ít ai có thể ngờ rằng những học trò nhí đó đã có biết
bao trò nghịch ngợm khiến các cô giáo phải “lao đao”.
Giờ giảng của cô giáo Khuê trong lớp học tình thương
Cô giáo Trần Thị Khuê, hiện đang là nhân viên của công ty TNHH Việt Tuấn kể lại: “Trước có một
sinh viên trường sư phạm tình nguyện sang dạy bọn trẻ, ngày đầu tiên đứng lớp còn nhiều lúng
túng, lại chưa có kinh nghiệm bởi thế khi lớp trưởng “siêu quậy” đứng lên hô cho cả lớp nghỉ học
rồi chúng cắp cặp đi về để lại cô giáo trẻ với hai hàng nước mắt tấm tức”. Khác với những đứa trẻ
có gia đình, các em nhỏ ở đây đều không sợ người ngoài đến chơi, nghịch nhiều, và như theo sư
thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, số lượng các cháu bị cha mẹ bỏ lại hoặc lang thang ngoài
đường được tìm thấy đem đến gửi chùa ngày càng đông. Bởi vậy cái khó của các cô giáo là “không
có nghiệp vụ sư phạm và rất thiếu người dạy. Các tình nguyện viên dạy lớp mầm non chủ yếu là các
bạn đã đi làm, đôi khi bỏ công bỏ sức nhiều, đi dạy lại xa nhưng không hiệu quả”, cô giáo Nguyễn
Thị Dung, người sáng lập Câu lạc bộ “Vì nụ cười trẻ thơ” chia sẻ.
Cũng giống như bao thầy cô giáo khác khi đứng lớp đều xuất phát từ tình yêu trẻ, có khác chăng là
sự đi xa 15 – 20 km sau mỗi giờ tan ca nơi công sở các cô gái trẻ từ nhân viên của công ty lại trở về
vai cô giáo mầm non chạy xe đến với lớp học tình thương nơi cửa chùa để gieo từng con chữ vào
tâm hồn trẻ thơ, có khác chăng là tình yêu thương và sự gắn bó lâu dài với mỗi học trò bé bỏng “
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
14
phải mất gần 1 năm để làm quen, để hiểu tính cách từng em, lại luôn phải thay đổi phương pháp
dạy mới, giờ các bé mới chịu vâng lời cô” cô giáo Khuê nói.
Được sự động viên của sư thầy trong chùa, các tình nguyện viên của Câu lạc bộ “Vì nụ cười trẻ thơ”
mỗi ngày đứng lớp là mỗi ngày mang hy vọng làm được điều gì đó cho những đứa “con” của mình
như trong lời tâm sự của cô giáo Dung “ Ban đầu mình không dám nghĩ là dạy chữ, mà chỉ mong
dạy múa hát, dạy cho các con biết nề nếp. Giờ các cô vẫn là dạy ít dỗ nhiều, dạy cho các con học
được nhiều kỹ năng hơn để không bị đuối so với trẻ bên ngoài, và quan trọng nhất là các bé biết ý
thức tự giác, biết ước mơ và dám ước mơ”
Khi được hỏi các cô giáo trẻ có thể kiêm hai nghề cùng một lúc đến khi nào, thì đều nhận được nụ
cười tươi cùng câu trả lời “đến khi nào còn có thể, nhưng Câu lạc bộ Vì nụ cười trẻ thơ luôn mong
muốn có tầng lớp kế cận để duy trì lớp học cho các con, đặc biệt là các bạn sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm”.
Rời lớp học tình thương của các bé mầm non ở chùa Bồ Đề khi thành phố đã lên đèn từ khi nào, tôi
chợt nhớ đến lời của cô bạn Lê Duyên Thành, Lớp Quản lý xã hội K30, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, đã đến thăm chùa Bồ Đề cách đó không lâu “ Mình thấy có các chị tình nguyện viên lặn lội
đường xa đến dạy học cho các bé mỗi ngày, có người còn đi xe bus đến mấy chục cây số, nếu là
mình chắc mình không trụ được lâu”. Rồi đây không biết những cái tên như cu Bệu, bé Đất, Nhộng,
Chích Bông …có còn được dạy dỗ bởi những cô giáo trẻ tình nguyện giàu yêu thương như cô Dung,
cô Khuê nữa không?
Lê Nhung
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
15
NỖI NIỀM CỦA NGƯỜI BẠI NÃO
Trên bản tin Sống độc lập số 41 có bài “ Hãy hiểu đúng về bệnh bại não” của tác giả Nhất Chi Mai. Với
những dẫn chứng dựa trên sự hiểu biết về bệnh bại não, tác giả đã bác bỏ ý kiến của cán bộ tư pháp nọ
cho rằng người mắc bệnh bại não là người “ mất năng lực hành vi dân sự” một cách xác đáng.
Là người cùng cảnh bị khuyết tật dạng bại não, tôi mong anh Nguyễn Quốc Hùng và chị Nguyễn
Thu Yến nhanh chóng được đăng ký kết hôn và sớm được đoàn tụ trong tổ ấm hạnh phúc của mình.
Tôi hết sức bất bình trước ý kiến của cán bộ tư pháp nọ cho rằng người bại não là người “mất năng
lực hành vi dân sự” và xin chia sẻ một số ý kiến về vấn đề sống chung với dạng khuyết tật bại não.
Nói tới bại não thì không ít người nghĩ đến dạng khuyết tật ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ. Nhưng
trong thực tế, với nhựng người công tác lâu năm trong ngành y tế, họ coi những người bại não như
mọi thành viên khác trong xã hội. Trong số cộng tác viên của bản tin Sống độc lập, đã có vài hội
viên là người bại não và đã nhiều lần gửi bài cho bản tin. Điều đó chứng tỏ rằng NKT bị bại não vẫn
còn có trí tuệ tốt. Tuy bề ngoài của người bại não không toát lên sự thông minh nhưng thực sự họ có
trí nhớ rất tốt, có người biết được người đang nói chuyện cầm tinh con gì khi biết năm sinh của
người ấy.
Tuy nhiên, với vẻ bề ngoài đó, mọi người lầm tưởng người bại não bị khuyết tật cả về vận động lẫn
trí tuệ. Cho nên không ít người có thái độ coi thường với những câu hỏi mang tính bản năng, coi
người bạo não là những người thừa. Không chỉ những người không khuyết tật mà còn có cả NKT
thuộc dạng khác cũng nghĩ như vậy. Khi một người bại não tới thăm một tỉnh nọ và đi trong đoàn có
một người bằng tuổi anh ta, lúc tiếp xúc với hội NKT, họ định vui đùa với nhau thì một cán bộ của
hội ngăn lại và nói với anh bạn đồng niên rằng : “Chúng tôi là NKT nhưng còn suy nghĩ được, còn
cái anh này (chỉ vào NKT bị bại não) không tỉnh táo để suy nghĩ, do vậy anh tránh nói chuyện với
anh ta, chúng tôi hoạt động trong hội NKT nên chúng tôi biết bệnh của họ” người đó đã thẳng
thừng đáp lại rằng : “Tôi vẫn còn có thể suy nghĩ được”, nhưng tiếc rằng người cán bộ đó vẫn cho ý
kiến của mình là đúng.
Vậy làm thế nào để mọi người nhận thức đúng về người bại não? Tôi thiết nghĩ cần có một câu lạc
bộ NKT vận động tổn thương não với những hoạt động thiết thực với các hội viên, đồng thời tuyên
truyền những tấm gương vươn lên của NKT vận động tổn thương não nói chung và người bại não
nói riêng. Thông các hoạt động của câu lạc bộ, hy vọng sẽ mang lại niềm vui cho NKT và góp phần
vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về NKT, trong đó có người bại não.
Thiện Hữu
TRAO ĐỔI
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
16
CHÍN QUY LUẬT TẠO NIỀM VUI CHO CUỘC SỐNG
Thế giới này đang bị chi phối hoàn toàn băng những quy luật. Ai cũng tìm được quy luật riêng cho
mình, cơ bản như quy luật nhìn người, quy luật nhân quả, quy luật vật chất và tinh thần, quy luật
niềm tin, quy luật thành công cho bản thân và quy luật dành cho kẻ thù … Sau đây xin chia sẻ đến
bạn đọc 9 quy luật làm cho cuộc sống luôn vui vẻ.
1. Quy luật quả táo : Nếu có một thùng táo, gồm cả quả ngon lẫn quả hỏng, bạn nên ăn những
quả ngon trước, bỏ những quả hỏng đi. Vì nếu bạn ăn quả hỏng trước, những quả ngon rồi
cũng sẽ hỏng, có thể bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được những quả táo ngon. Cuộc sống
cũng vậy …
2. Quy luật niềm vui : Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến điều tốt của nó, bạn sẽ
thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp ( hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe
mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe ( hoặc ngay gần trạm bơm xăng).
3. Quy luật hạnh phúc : Nếu bạn không mất nhiều thời gian để nghĩ xem mình có hạnh phúc
hay không thì có nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy.
4. Quy luật sai lầm : Con người ai mà không mắc lối, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn
mới phạm phải sai lầm.
5. Quy luật động lực : Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng. Hãy tìm
những hy vọng cho mình và chủ động nghĩ ra cách chân chính để biến hy vọng đó thành hiện
thực, khi hy vọng chưa hoàn thành chúng ta phải cố gắng hơn nữa, chứ đừng nghĩ đến tuyệt
vọng.
6. Quy luật nhẫn nhục : Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường nó, không thể xem
thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu
đựng nhẫn nhục.
7. Quy luật ngu xuẩn : Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả
trí não.
8. Quy luật giá trị : Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ đó không có
giá trị như bạn từng nghĩ. Khi món đồ đó mất đi, bạn mới biết giá trị của nó quan trọng với
bạn đến mức nào.
9. Quy luật hóa trang : Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy
mình cần che đậy thiếu xót nhiều bấy nhiêu
Sưu tầm
GÓC VĂN NGHỆ
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
17
MẸ VÀ CON GÁI
Khi con bé, mẹ là người luôn chăm lo cho con từ bữa ăn đến giấc ngủ. Mẹ lo lắng mỗi khi con ốm,
con đau, me lo cho con từ cái quần, cái áo. Mẹ thức trắng đêm mỗi khi con sốt mọc răng, dỗ dành
con mỗi khi con hờn dỗi. Con chỉ biết quấy mẹ, nũng nịu mẹ và đôi khi còn trách mẹ.
Khi con đến tuổi tới trường, mẹ lại tất bật ngược xuôi lo thủ tục cho con vào lớp một. Mẹ là người dắt
tay con đến trường, mẹ dặn dò, lo lắng đủ thứ chỉ mong sao con hòa nhập cùng bạn bè. Mẹ cũng là
người dạy con viết những nét chữ đầu tiên, những chữ cái cũng đầu tiên để con không thua kém bạn bè.
Con chỉ biết ăn, học và chơi, con nghĩ những việc đó đương nhiên mẹ phải làm để lo cho con.
Các bạn có váy áo mới, con về nhà phụng phịu với mẹ, đòi mẹ mua cho con giống bạn. Mẹ lại chắt
bóp mua cho con cái váy mới, con đâu biết mẹ đã phải bớt chi tiêu, làm thêm việc để có tiền. Con
lại nghĩ đó là trách nhiệm của mẹ…
Bài khó con hỏi mẹ, mẹ chưa trả lời được con lại cho rằng mẹ kém, con tưởng mẹ cái gì cũng biết.
Con đâu biết rằng vì lo toan cho gia đình mẹ đã quên đi bản thân, quên cả những gì mẹ được học để
có thể giải đáp cho con.
Con không làm bài tập, mẹ nhắc nhở con, con vùng vằng với mẹ, con cho rằng mẹ khó tính, mẹ
“quan trọng hóa vấn đề”. Con đâu biết rằng mẹ làm vậy vì muốn con tiến bộ từng ngày và cũng chỉ
vì mẹ lo cho con.
Vào cấp 2, con mừng vì đỗ trường chuyên, con tự hào vì mình học giỏi, rằng được như vậy là do
con nỗ lực. Mẹ cũng mừng cho con nhưng con đâu biết để con được như vậy mẹ đã phải lo cho con
rất nhiều, tóc mẹ đã điểm thêm sợi bạc.
Đi học ở trường, học thêm nhà cô vất vả, về nhà con chỉ biết hỏi mẹ có cơm ăn chưa, cơm chưa chín
con lại vùng vằng, giận dỗi. Con đâu biết mẹ ở nhà có bao việc để làm, mẹ còn không ăn sáng để có
thời gian đan nốt cái khăn trả cho khách và cũng để tiết kiệm tiền. Mẹ đâu chỉ có mỗi việc ở nhà nấu
cơm.
Đóng tiền học, con chỉ biết về nhà xin mẹ, mẹ phải cho ngay lập tức, chưa có là con lại tỏ ra khó
chịu. Con đâu biết để có tiền đóng học cho con nhiều khi mẹ phải vay mượn để rồi vất vả làm thêm
lấy tiền trả nợ.
Mẹ thường nói “con càng lớn mẹ càng vất vả”, con gạt đi mà rằng mẹ đã sai. Con đâu để ý đến cái
bát con ăn mẹ phải rửa, quần áo con mặc mẹ phải giặt. Mẹ thêm nỗi lo cơm áo, gạo tiền và cả nỗi lo
“con mẹ đã lớn”.
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
18
Thấm thoắt con vào đại học, mẹ lại lo. Lo sao có tiền cho con ăn học, lo sao con có cái xe tử tế để đi, lo
sao con được bằng bạn bằng bè. Con cứ nghĩ con đỗ đại học mẹ chỉ mừng thôi, việc mẹ cho con đi học
là đương nhiên, nhiều gia đình mong con đỗ đại học còn không được. Con đâu biết mỗi kì đóng học của
con mẹ phải tiết kiệm cả nửa năm. Mẹ lo tiền ăn, tiền học, tiền nhà trọ cho con và mẹ lại lo “con mẹ đã
lớn”. Tóc mẹ bạc nhiều hơn, lưng mẹ đã còng thêm vì thời gian và những nỗi lo toan.
Có những lúc con nghĩ con đã lớn, đã đủ khôn để tự mình quyết định nhiều chuyện mà không hỏi
mẹ, để rồi khi về bên mẹ, con lại gục đầu vào lòng mẹ mà khóc vì những quyết định bồng bột đó.
Mẹ chỉ biết ôm con, động viên, khuyên bảo nhẹ nhàng “mọi việc rồi sẽ qua con à, con sẽ trưởng
thành hơn”. Con đâu biết lòng mẹ quặn thắt vì không lo được cho con, mẹ chỉ biết khuyên bảo con.
Mẹ nuốt nước mắt vào trong, trán mẹ lại thêm nhiều nếp nhăn nữa.
Con tốt nghiệp ra trường đi làm, con làm theo ý con, mẹ vui vẻ đồng ý mẹ đã tin tưởng con rất
nhiều. Ở trên thành phố một mình, công việc cuốn con đi, con không có thời gian hỏi thăm mẹ, chỉ
biết gửi chút tiền ít ỏi về cho mẹ, con nghĩ thế là đủ. Con đâu biết lòng mẹ luôn đau đáu vì con,
trông mong con từng ngày, tiền con gửi về cho mẹ, mẹ giữ lại để sau này làm vốn cho con. Cuộc
sống bon chen nơi thành thị đã khiến con thành người vô tâm nhưng mẹ vẫn không trách nửa lời.
Con làm ra tiền, có những cuộc liên hoan, picnic cùng bạn bè, có khi cả tháng không về thăm mẹ.
Con lý do không gửi tiền về cho mẹ vì tiền con còn dành cho những chuyến du lịch. Con đâu biết
mẹ ở quê nhà vẫn hàng ngày chắt bóp vì miếng cơm, manh áo, vì những cái giỗ chạp của ông bà tổ
tiên. Năm nay mất mùa, mẹ lại lo có ít gạo ngon gửi cho con…
Con có người yêu, con chăm lo cho người yêu con hơn cả cho mẹ. Cả tháng không một cuộc điện
thoại cho mẹ nhưng người yêu thì ngày nào cũng phải nhắn tin hay gọi điện. Me không trách con,
trong lòng mẹ lại lo người yêu con có tốt với con không, con có gặp khó khăn gì không và nỗi lo
“con mẹ đã lớn”.
Ngày con lấy chồng, con hân hoan trong hạnh phúc, mẹ nở nụ cười mãn nguyện nhưng ẩn sau nụ
cười ấy là nỗi lo con có hạnh phúc không, có biết lo toan cho gia đình chồng không. Con cứ nghĩ
mẹ sẽ không phải lo lắng cho con nữa, nhưng thực tế lại ngược lại, mẹ lo nhiều hơn.
Ngày con sinh cháu, mẹ tất bật từ quê lên, con viên mãn, mẹ cũng vui. Mẹ lo giặt giũ, cơm nước
cho con, khi mẹ làm không vừa ý con lại cáu giận, bực mình. Con đâu hiểu mẹ ở quê, đã bao giờ
được ăn ngon như thế mà biết cách làm? Mẹ chỉ nuôi con bằng tình thương và sự chắt chiu đâu
được biết cách nuôi con khoa học? Mẹ vẫn chỉ im lặng chịu đựng vì mẹ thương con mẹ, mẹ thông
cảm cho con mẹ vừa sinh…
Giờ cháu của mẹ đã lớn, con đã phần nào thấu hiểu lòng mẹ. Mẹ suốt đời lo cho con, cho cháu, ngay
cả khi con là “con người ta”. Có con rồi mới hiểu tấm lòng cha mẹ, câu nói của những người đi
trước quả không sai mẹ à. Mẹ ơi, con xin lỗi…
Cỏ Dại
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
19
THƯƠNG MẸ
Mẹ ơi thương mẹ quá à
Công mẹ mang nặng công sinh thành
Nuôi con vất vả đã bao năm
Mong sao con lớn khoẻ an bình
Ngờ đâu mong ước chẳng như mơ
Khi con lên tám rồi lên mười
Căn bệnh lạ đó hành hạ con
Nên con không thể tới trường
Năm tháng trôi dần bệnh càng nặng
Khiến lòng mẹ lo lòng mẹ buồn
Vì thương con quá, vì nghĩ suy
Đôi mi hoen ướt, lệ tuôn trào
Bao đêm không ngủ chỉ vì con
Mẹ ơi thương mẹ quá à
Ước gì bác sĩ chữa giùm con
Để con không phải là gánh nặng
Cho mẹ đỡ buồn, mẹ bớt lo
Mẹ ơi thương mẹ quá à
Hi sinh tất cả vì chúng con
Chăm lo miếng ăn từng giấc
Không hề một lời oán than
Mẹ yêu ơi ngàn lời con muốn nói
Cảm ơn mẹ nhiều lắm mẹ của con!
Người đau khổ
THƯƠNG CHA
Thương cha nặng gánh vai gậy
Nuôi con ốm yếu chịu bao nhọc nhằn
Kho khăn vất vả bao nhiêu
Cho con no ấm cha vui thật nhiều
Cha còn an ủi động viên
Con ơi cố gắng sống vui mỗi ngày
Cho dù con có ra sao
Cha luôn bên cạnh yêu con suốt đời
Những lời cha nói ôi sao
Tiếp thêm động lực con trong cuộc đời
Con yêu cha lắm cha ơi
Cha là hi vọng niềm tin sáng ngời
Đưa con ra khỏi niềm đau
Cho dù vất vả cha luôn gượng cười
Nhưng mà con biết cha ơi
Đêm cha suy nghĩ với bao muộn phiền
Nên vầng trán đã già thêm
Con luôn nhìn thấy mắt cha thầm quầng
Tay cha như đã thêm chai
Lưng còng sức nặng đôi chân mệt nhoài
Nhưng cha vẫn gắng vượt lên
Cho con cuộc sống ấm no êm đềm
Cha còn chạy ngược chạy xuôi
Đưa con chữa trị Bắc,Nam tìm thầy
Đường đi dẫu có gian nan
Mong manh hi vọng cha không nản lòng
Bế bồng con yếu trên tay
Ắnh mắt vô vọng bước chân ra về
Nặng nề cha bước chân đi
Thương cha con vẫn ngày đêm nguyện cầu
Người đau khổ
NHỚ SAO BIỂN (Starfish)
Sao vội ra đi thế, Tuấn ơi
Mang theo thương tiếc của bao người
Còn nhớ hôm nào mình gặp mặt,
Đớn đau thân xác – miệng vẫn tươi.
Vẫn giảng bài đến giờ phút chót
Hoàn thành khóa học mới ra đi
Ảnh chụp chung trong ngày bế giảng
Nào ai ngờ mãi mãi chia ly.
Lê Hùng Thịnh (Hội NKT Quận Hai Bà Trưng )
SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn
Tháng 6 & 7 năm 2012
20
Gửi bạn đọc,
Bản tin Sống độc lập, bản tin nội bộ của Trung tâm đã ra được 42 số. Đó là thành công của tất cả
chúng ta. Để bản tin ngày càng phong phú và hấp dẫn, xin đề nghị mọi người gửi bài với những nội
dung :
- Về những trải nghiệm trong cuộc sông
- Những tấm gương của NKT
- Những sự kiện liên quan đến NKT mà bạn tham gia
- Những chuyến tham quan du lịch
- Ý tưởng và sáng chế phát minh giúp NKT hòa nhập cộng đồng
- Cùng các bài tạp văn, bài thơ, truyện ngắn …
Bản tin sẽ mở các chuyên mục mới, mong mọi người hưởng ứng tham gia.
BẢN TIN SỐNG ĐỘC LẬP
SỐNG ĐỘC LẬP
BẢN TIN NỘI BỘ CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP HÀ NỘI
Chịu trách nhiệm thực hiện : Văn Đức Hòa
Email : songdoclapnewsletter@gmail.com ĐT : 01675254599

Contenu connexe

En vedette

Blackboard basics
Blackboard basicsBlackboard basics
Blackboard basicsKieffala
 
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...Joe Hughes
 
Assignment: Challenge assumption 2
Assignment: Challenge assumption 2Assignment: Challenge assumption 2
Assignment: Challenge assumption 2Ajay Tyagi
 
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequences
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequencesThe Spanish tobacco tax loopholes and their consequences
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequencesUCT ICO
 
Trust of a Library: A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release
Trust of a Library:A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven ReleaseTrust of a Library:A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release
Trust of a Library: A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release Au Gai
 
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass Insulation
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass InsulationTechnical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass Insulation
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass InsulationDyplast Products
 
Xbox 360
Xbox 360Xbox 360
Xbox 360sammyk7
 
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...Dyplast Products
 
Idol databases3
Idol databases3Idol databases3
Idol databases3Kieffala
 

En vedette (15)

Research slideshow
Research slideshowResearch slideshow
Research slideshow
 
321 unit 15 performance
321 unit 15 performance321 unit 15 performance
321 unit 15 performance
 
UNITURBINE
UNITURBINEUNITURBINE
UNITURBINE
 
Blackboard basics
Blackboard basicsBlackboard basics
Blackboard basics
 
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...
Technical Bulletin 1128A Mechanical Insulation In Typical Refrigeration Appli...
 
Assignment: Challenge assumption 2
Assignment: Challenge assumption 2Assignment: Challenge assumption 2
Assignment: Challenge assumption 2
 
Dobronovskyi
DobronovskyiDobronovskyi
Dobronovskyi
 
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequences
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequencesThe Spanish tobacco tax loopholes and their consequences
The Spanish tobacco tax loopholes and their consequences
 
Trust of a Library: A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release
Trust of a Library:A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven ReleaseTrust of a Library:A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release
Trust of a Library: A Study of the Latency to Adopt the Latest Maven Release
 
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass Insulation
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass InsulationTechnical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass Insulation
Technical Bulletin 0213 Polyisocyanurate vs. Cellular Glass Insulation
 
My prinssn
My prinssnMy prinssn
My prinssn
 
Xbox 360
Xbox 360Xbox 360
Xbox 360
 
Pat2
Pat2Pat2
Pat2
 
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...
Technical Bulletin 0714 Elastomeric insulation versus polyisocyanurate in low...
 
Idol databases3
Idol databases3Idol databases3
Idol databases3
 

Similaire à Bản tin Sống độc lập số 42 (Tháng 6 và 7 năm 2013)

Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Scout
 
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Hien Mi Nguyen
 
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAO
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAOMón quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAO
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAOTẠ MINH TRÃI
 
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vn
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vnSổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vn
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vnbandonghanh.vn
 
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013bantinnoiboNguoiADN
 
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.TẠ MINH TRÃI
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTTDung
 
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908Hoi thao Chia se va Ket noi 120908
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908Bùi Việt Hà
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen University
 
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trí
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý tríLàm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trí
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trícamnanggiaoduc
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...luanvantrust
 
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mình
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mìnhKad- Kế hoạch chương trình Được là chính mình
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mìnhMộc Thanh
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...luanvantrust
 

Similaire à Bản tin Sống độc lập số 42 (Tháng 6 và 7 năm 2013) (20)

Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13Giữ vững mối dây số 13
Giữ vững mối dây số 13
 
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
Salt Cancer Initiative - Annual report 2019
 
Tap chi adn
Tap chi adnTap chi adn
Tap chi adn
 
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAO
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAOMón quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAO
Món quà đặc biệt - KHÓA HỌC THINKING NÂNG CAO
 
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vn
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vnSổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vn
Sổ Tay Văn Hóa | bandonghanh.vn
 
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013
Ban tin noi bo Nguoi ADN so thang10/2013
 
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.
Hướng dẫn nhận học bổng 80% KHÓA HỌC THINK NÂNG CAO.
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen
 
Kỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mcKỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mc
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
 
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908Hoi thao Chia se va Ket noi 120908
Hoi thao Chia se va Ket noi 120908
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
 
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trí
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý tríLàm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trí
Làm thế nào để xây dựng một nhân sinh quan lý trí
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mình
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mìnhKad- Kế hoạch chương trình Được là chính mình
Kad- Kế hoạch chương trình Được là chính mình
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành...
 

Bản tin Sống độc lập số 42 (Tháng 6 và 7 năm 2013)

  • 1. CÁC THAM VẤN VIÊN CỦA TRUNG TÂM TRONG HỘI THẢO THAM VẤN ĐỒNG CẢNH TẠI QUÂN BA ĐÌNH TRONG BẢN TIN SỐ NÀY CÓ Sự kiện và các hoạt động Hoạt động Trung tâm tháng 6 và 7 /2013 Trung tâm SĐL Tr.2 Tham vấn đồng cảnh với Hội NKT Ba Đình Thăng Long Tr.4 Chuyện của chúng ta “Biến đổi khí hậu “ Lời cảnh báo đến toàn cầu Hổ Con Tr.6 Lại nói về du lịch tiếp cận T.H Tr.7 Ước mơ của tôi Lại Thùy Anh Tr.9 Tư duy tích cực với NKT Quốc Nguyên Tr.10 Chuyện bốn phương Thành lập nhóm DMD Hà Nội DMD Club Tr.12 Những người ươm mầm cho ước mơ xanh Lê, Nhung Tr.13 Trao đổi Nỗi niềm của người bại não Thiện Hữu Tr.15 Góc văn nghệ Chín quy luật tạo niềm vui cho cuộc sống Sưu tầm Tr.16 Mẹ và con gái Cỏ Dại Tr.17 Thương mẹ Người đau khổ Tr.19 Thương cha Người đau khổ Tr.19 Nhớ Sao Biển (Starfish) Lê Hùng Thịnh Tr.19 Gửi bạn đọc Bản tin SĐL Tr.20 BẢN TIN NỘI BỘ CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP HÀ NỘI SỐ 42 THÁNG 6 & 7 NĂM 2013 - LƯU HÀNH NỘI BỘ
  • 2. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM SĐL HÀ NỘI 6-7/2013 1. Tham vấn đồng cảnh Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ dự án mang tham vấn đồng cảnh đến Hội NKT các quận huyện Hà Nội, trong tháng 6 và tháng 7 năm 2013, Trung tâm Sống độc lập đã hợp tác với Hội NKT Hoàn Kiếm và Ba Đình tổ chức khóa tham vấn đồng cảnh 3 ngày dành cho hội viên của 2 Hội NKT này. Sau khi khóa tập huấn kết thúc, họ sẽ tự tổ chức những buổi họp nhóm với sự hướng dẫn của một tham vấn viên của Trung tâm Sống độc lập Hà Nội. Khóa tham vấn đồng cảnh dành cho Hội NKT Hoàn Kiếm (25-27/6/2013) Khóa tham vấn đồng cảnh dành cho Hội NKT Ba Đình (8-10/7/2013) Ngay sau khi kết thúc khóa tập huấn tham vấn đồng cảnh 3 ngày (08- 10/5/2013), Hội NKT quận Hai Bà Trưng đã nhanh chóng tổ chức và hoàn thành 6 buổi họp nhóm trong vòng chưa đầy 2 tháng. Tại buổi lễ bế mạc, ngày 13/7/2013 được tổ chức tại nhà văn hóa cụm dân cư 3B phường Thanh Lương, quậnhai Bà Trưng, đại diện lãnh đạo Trung tâm Sống độc lập Hà Nội đã đến dự và trao giấy chứng nhận cho các học viên. Trao giấy chứng nhận cho học viên 2. Cuộc họp tham vấn thành lập Trung tâm hỗ trợ Sống độc lập của NKT Hà Nội Ngày 19/7/2013, Cuộc họp tham vấn thành lập Trung tâm hỗ trợ Sống độc lập của NKT Hà Nội đã được tổ chức tại trung tâm với sự tham gia của đại diện sở Nội Vụ, Sở Lao Động – Thương binh- Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội và Hội NKT Hà Nội. Cuộc họp nhằm mục đích góp ý cho đề án thành lập Trung tâm có tư cách pháp nhân. Lộ trình này sẽ mất nhiều thời gian và dự kiến sẽ phải qua nhiều cuộc họp tham vấn khác nữa để đề án được hoàn thiện, đáp ứng đúng yêu cầu và thủ tục nhà nước quy định. 3. Tiếp tục các hoạt động Sống độc lập tại Đà Nẵng SỰ KIỆN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
  • 3. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 3 Nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của phong trào sống độc lập ở Đà Nẵng, từ ngày 11/6 đến 13/6/2013, lãnh đạo tham vấn viên Hà Nội đã tham dự khóa tham vấn đồng cảnh do tham vấn viên Đà Nẵng tổ chức với vai trò cố vấn, đưa ra những góp ý để các tham vấn viên Đà Nẵng làm tốt hơn nữa vai trò của mình trong những buổi tham vấn đồng cảnh sau. Tiếp đó, ngày 14/6/2013, Trung tâm cũng đã tổ chức một Chương trình sống độc lập (ILP) mẫu với chủ đề “Tham gia duy trì sự bền vững của tổ chức, để trên cơ sở đó, các thành viên sẽ tổ chức những buổi sinh hoạt tương tự như vậy với nhiều chủ đề khác nhau. Các hoạt động này đã được thực hiện ở Hải Phòng hồi tháng 3/2013. Tham vấn đồng cảnh Chương trình sống độc lập 4. Tham dự các cuộc họp, hội thảo của các tổ chức khác 21/6/2013, Ban lãnh đạo Trung tâm đã tham dự cuộc họp Ban Chấp hành Hội người khuyết tật TP Hà Nội - kỳ thứ 5. Cuộc họp nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, bàn và thông qua kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2013. Ngày 25/6/2013, đại diện lãnh đạo Trung tâm, bà Nguyễn Hồng Hà đã dự “Hội thảo thúc đẩy thực hiện quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng” do Hội Người khuyết tật thành phố và Sở Xây dựng thành phố phối hợp tổ chức. Hội thảo nhằm thúc đẩy việc thực hiện Luật Người khuyết tật; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ ban hành về việc hướng dẫn thi hành Luật NKT (phần thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng); Kế hoạch 150/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc trợ giúp NKT thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. Chiều ngày 27/6/2013, Lãnh đạo TT đã tham dự buổi lễ giới thiệu Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ hòa nhập NKT (ICC) và Dự án hợp tác giữa ICC và Tổ chức Lao động quốc tế được tổ chức tạ khách sạn Railway, Hà Nội. Ngày 28/6/2013, nhân dịp Ngày Gia đình Việt Nam, Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội tổ chức cuộc gặp gỡ với phu nhân và phu quân các cán bộ của Hội – những người đã luôn sát cánh, ủng hộ giúp đỡ bạn đời của mình trong hoạt động hội vì sự bình đẳng và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật. Ban lãnh đạo Trung tâm cũng góp mặt tại lễ kỷ niệm này.
  • 4. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 4 Trong 2 ngày 4-5/7, đại diện lãnh đạo Trung tâm, Bà Nguyễn Hồng Hà, đã tham dự hội thảo Phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam do Bộ Lao động, thương binh và xã hội phối hợp với tổ chức Caritas (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức tại Ninh Bình. Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội chủ trì hội thảo. Cùng dự có đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức Caritas, đại diện một số bộ, ngành có liên quan của Việt Nam. Tại hội thảo, Bà Nguyễn Hồng Hà đã có bài trình bày về mô hình Trung tâm hỗ trợ sống độc lập của NKt tại Việt Nam. Trong hai ngày 30 và 31/7/2013, đại diện lãnh đạo Trung tâm sẽ tham dự Hội thảo lấy ý kiến cho việc xây dựng chiến lược vận động chính sách của Hội NKT Hà Nội giai đoạn 04 năm 2013-1017 nhằm góp phần thúc đẩy việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến NKT. Hội thảo sẽ được tổ chức tại nhà khách Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. Trung tâm SĐL THAM VẤN ĐỒNG CẢNH VỚI HỘI NKT BA ĐÌNH Từ ngày 8-10/07/2013, tại khách sạn Khăn Quàng Đỏ đã diễn ra ba ngày hội thảo về Tham vấn đồng cảnh (TVĐC-PC) dành cho hội viên của Hội NKT Ba Đình do Trung tâm Sống độc lập Hà Nội phối hợp với Hội NKT quận Ba Đình tổ chức. Trong chuỗi hoạt động mang tham vấn đồng cảnh đến các quận huyện của Hà Nội với sự tài trợ của Abilis, quận Ba Đình là quận cuối cùng. Qua bao sự kiện và những khó khăn đã gặp ở những quận,hội khác, chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn. Việc mang PC đến các bạn đồng cảnh ngoài Trung tâm không phải là việc dễ, chúng tôi quan niệm đây không phải là buổi học mà chỉ là những buổi giới thiệu về TVĐC,
  • 5. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 5 mang những kinh nghiệm đã học được của bản thân mỗi chúng tôi đến chia sẻ, giúp các bạn khuyết tật khác tự tin hơn trong cuộc sống. Ở trong mỗi hội NKT, có rất nhiều NKT với những dạng tật khác nhau nên sự hiểu biết cũng như nắm bắt các kiến thức cũng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đã linh hoạt áp dụng những kiến thức cơ bản nhất để truyền đạt lại cho các bạn, đồng thời tạo không khí “học mà vui, vui mà học”. Tất cả chúng tôi đã trải qua ba ngày TVĐC đầy hào hứng. Được sự quan tâm của lãnh đạo Hội NKT quận Ba Đình, bác Chủ tịch hội đã có mặt trong buổi khai mạc khóa TVĐC để động viên tinh thần anh chị em trong lớp học. Những lời phát biểu chân thành của bác là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn đối với anh chị em tham vấn viên cũng như những học viên. Không khí các buổi tham vấn rất vui vẻ, ai ai cũng hào hứng chia sẻ. Ngày đầu tiên các anh chị còn rụt rè, ngại nói nhưng sang ngày thứ hai đã khác hẳn. Ai cũng thấy trong các buổi PC, đó là nơi có thể chia sẻ những suy nghĩ, thậm chí cả những điều thầm kín. Chúng tôi đã bắt gặp những nụ cười thật tươi, những giọt nước mắt xúc động lăn dài trên khuôn mặt các bạn trong các phiên tham vấn. Có bạn khuyết tật trí tuệ rất ít nói, ít tiếp xúc với những người xung quanh, đi đâu, làm gì mẹ của bạn cũng phải ở bên nhưng chỉ sang ngày thứ hai bạn đã tự làm mọi việc, bạn còn tâm sự với mẹ khi ra về là “con rất vui”. Ngày đầu tiên bạn chỉ đóng cặp với một người duy nhất trong nhóm, ai đến đóng cặp bạn cũng không đồng ý nhưng sang ngày thứ hai mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, bạn nói chuyện với tất cả những người trong nhóm đến bắt cặp, câu chuyện bạn chia sẻ cũng nhiều hơn và chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi bạn. Bạn đã rất vui và cả mẹ bạn, người luôn đồng hành cùng bạn cũng rất hạnh phúc. Đó có thể là thành công nhỏ bước đầu của TVĐC, điều đó động viên chúng tôi rất nhiều, nó cũng là động lực để chúng tôi quên đi những mệt mỏi. Có những anh chị khác bình thường rất nhút nhát, ngại nói chuyện hay tiếp xúc giữa đám đông, nhiều khi chỉ trả lời là “không biết nói gì” nhưng qua các phiên tham vấn đã mạnh dạn hơn, nói nhiều hơn và lại thấy thời gian là quá ít. Có người còn tâm sự với chúng tôi “Chị thấy TVĐC rất bổ ích, chị có thể nói được nhiều hơn, không thấy tự ti mỗi khi nói vì chị khó phát âm. Chị rất vui được đi như thế này” Ngoài sự tiếp thu những kiến thức chúng tôi giới thiệu, các anh chị trong lớp còn rất quan tâm đến chúng tôi. Chúng tôi đi lại phải có người trợ giúp nhưng khi giải lao hay trong khi tham vấn, các anh chị khuyết tật khác đã giúp chúng tôi rất nhiều. Sự quan tâm chu đáo, chân thành chia sẻ cũng mang lại cho chúng tôi rất nhiều niềm vui. Trong cuộc sống, phần lớn mỗi công việc chúng ta làm đều tính đến hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận nhưng với TVĐC, chúng tôi chỉ mong muốn mang lại hiệu quả về tinh thần. Những việc chúng tôi làm với mục đích giúp các bạn đồng cảnh tự tin hơn trong cuộc sống. Đó là niềm vui, là tâm huyết của mỗi chúng tôi. Qua những buổi sinh hoạt PC như thế, chúng tôi lại hiểu thêm hơn về những người bạn mới, biết thêm được nhiều điều trong cuộc sống và có thêm nhiều niềm vui. Thăng Long CHUYỆN CỦA CHÚNG TA
  • 6. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 6 “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”: LỜI CẢNH BÁO ĐẾN TOÀN CẦU! Trong nhịp sống hối hả ngày nay, con người vẫn đang từng bước phát triển, nghiên cứu và sáng chế những sản phẩm khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Theo xu hướng đó, các quốc gia trên Thế giới đã và đang lần lượt mở những lò phản ứng hạt nhân với mục đích quốc phòng cũng như phát triển nền văn minh của nhân loại. Các công trình kiến trúc đồ sộ, mang trong mình những nét văn hóa riêng biệt được dựng lên để phù hợp cho cuộc sống “Thời đại kim tiền”. Tuy nhiên, song song với những bề nổi hữu hình xa hoa ấy thì cũng kéo theo một hệ lụy vô hình hết sức nghiêm trọng đang âm thầm phá hủy thiên nhiên và chính hành tinh của chúng ta, đó là biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng khá rõ rệt bởi hiện tượng này. Vào một trong những ngày nắng nóng nhất của tiết hè tháng 5 (nhiệt độ tăng bất thường trong vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu), tôi được tham dự một buổi tập huấn về chủ đề: ”Thanh niên khuyết tật với biến đổi khí hậu” do CLB TNKT Quận Hoàng Mai, Trung tâm hỗ trợ người yếu thế (HFVINA) phối hợp với hai đơn vị hoạt động về môi trường là “Live & Learn” và “Thế hệ xanh” tổ chức tại Trung tâm dạy nghề Quận Hoàng Mai dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển Quốc tế của Úc (Australian AID). Buổi tập huấn được tiến hành theo phương thức thảo luận mở, các học viên cùng trao đổi trực tiếp về những vấn đề mà mình quan tâm. Với sự diễn giải thân thiện và khôi hài của hai giảng viên đến từ Live & Learn khiến bầu không khí trở nên thoải mái. Chúng tôi chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận những điều mà giảng viên đề ra. Các nhóm thảo luận Hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, tôi vẫn biết rằng bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu là chủ đề trọng yếu, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Từ việc người dân xả rác không theo quy định nơi công cộng; các nhà máy xả nước thải bừa bãi ra nguồn sông đến chuyện chặt phá rừng trái phép; lạm dụng khai thác tài nguyên… làm mất cân bằng và hủy môi trường sinh thái. Vậy những thông tin mà giảng viên cũng như mọi người chia sẻ trong cuộc thảo luận đã khiến tôi hiểu rõ hơn tính cấp thiết của vấn đề này. Khi được tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, tôi mới nhận thấy rằng dường như chỉ một hành động nhỏ thiếu ý thức của chúng ta cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cụm từ “Hiệu ứng nhà kính” đã xuất hiện cách đây khá lâu, và nay ngày càng được biểu hiện rõ hơn qua những dấu hiệu như: nhiệt độ tăng; nước biển dâng; băng ở hai đầu Nam cực và Bắc cực tan… với mức độ đáng báo động. Đó là hệ quả tất yếu của việc con người đang hàng ngày, hàng giờ, hàng phút xả ra môi trường quá nhiều khí thải độc hại. Khi hơi
  • 7. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 7 nước và hàm lượng lớn những loại khí đó bốc lên bầu khí quyển như vậy, có nghĩa là khí nhà kính hiện đang dày hơn rất nhiều so với trước đây, và nó khiến cho nhiệt từ mặt trời chiếu xuống trái đất được lưu lại ngày càng lớn. Rồi những hình ảnh, clip minh họa về trái đất trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu được trình chiếu trên slide, tôi chợt nhớ đến giai điệu da diết và ca từ đầy ý nghĩa của ca khúc bất hủ “Earth song” - một tuyệt phẩm kêu gọi bảo vệ môi trường và thiên nhiên mà ông vua nhạc Pop, Michael Jackson đã gửi thông điệp tới toàn thế giới. Mặc dù thời tiết nóng như vậy, mọi người vẫn tích cực làm việc. Các học viên tiếp thu kiến thức rất nhanh. Sau đó giữa các nhóm có phần tranh luận sôi nổi và cực kỳ thú vị. Ngoài ra còn có những trò chơi cũng như cuộc thi nho nhỏ mang tính chất thư giãn. Buổi tập huấn đã diễn ra thành công tốt đẹp trong sự hân hoan của tất cả mọi người. Chụp hình lưu niệm Tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích và thiết thực qua buổi ngày hôm nay, giúp tôi ý thức hơn trong việc truyền đạt lại những gì đã học đến mọi người xung quanh. Hy vọng rằng sẽ có nhiều buổi như thế này nữa được tổ chức tại các địa phương khác nhằm nâng cao ý thức toàn xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường để cân bằng sinh thái, từ đó trả lại cho hành tinh của chúng ta xanh - sạch - đẹp như vốn có. Hổ Con LẠI NÓI VỀ DU LỊCH TIẾP CẬN Mùa hè đã đến, là cơ hội cho mọi người có những chuyến đi tham quan đu lịch đến khắp mọi miền của đất nước, cũng như các nước trong khu vực, được mở rộng tầm hiểu biết về lịch sử, địa lý và con người ở nơi mà du khách đến tham quan. Du lịch là lĩnh vực rất rộng. Nó là văn hóa, đồng thời nó cũng là một lĩnh vực kinh tế, một ngành công nghiệp không khói, đem lại cho ngân sách quốc gia một nguồn thu nhập không nhỏ. Cho nên, rất cần nhiều bài báo về du lịch để chúng ta hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Cộng đồng NKT chúng ta đang hướng tới một nền du lịch tiếp cận (DLTC), một nền du lịch mà cơ sở hạ tầng có thể tiếp cận một cách thuận tiện, sẽ tạo cho nhiều NKT có cơ hội tham gia các chuyến du lịch tới nhiều nơi trong và ngoài nước, giúp họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Cũng như bất cứ loại hình nào, du lịch tiếp cận cũng là cơ hội hình thành các ý tưởng về kinh doanh dịch vụ, phục vụ các du khách, tạo thêm thu nhập để cải thiện đời sống. Hy vọng, trong tương lai, sự phát triển
  • 8. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 8 của loại hình du lịch tiếp cận sẽ thu hút đông đảo NKT tham gia, không chỉ có NKT trong nước mà còn có cả NKT ở các nước trong khu vực ASEAN, Châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nước trên thế giới sẽ tới Việt Nam bằng du lịch tiếp cận. Thăm phố cổ Hội An (Ảnh Quốc Hiệp) Để loại hình du lịch tiếp cận có điều kiện phát triển ở Việt Nam, không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân NKT chúng ta trong việc tạo hình ảnh thân thiện đối với mọi du khách cũng như dân chúng tại điểm du lịch. Thăm bãi biển Cửa Đại (Ảnh Quốc Hiệp) Xã hội vẫn còn nhiều định kiến về NKT. Nếu những NKT chúng ta cố tạo ra những hình ảnh khác biệt với mọi người xung quanh tại các điểm du lịch, thì những định kiến đó vẫn còn và chắc chăn những dịch vụ du lịch dành cho NKT chúng ta không thể nào hình thành và phát triển được, vậy mỗi NKT chúng ta cần có những hành vi, cách ăn mặc phù hợp dể xã hội nhìn vào cộng đồng chúng ta với con mắt thiện cảm hơn, để rồi từ đó, các tổ chức xã hội liên quan bắt tay với cộng đồng chúng ta làm những dự án về du lịch tiếp cận cho NKT. Trước đây, với những NKT chúng ta, được tham gia một chuyến du lịch là một niềm mơ ước không thể thực hiện được. Nhưng thông qua sự phát triển của phong trào NKT, xuất phát từ nhu cầu đi lại của NKT, đã hình thành nên khái niệm du lịch tiếp cận (Acess Tourism). Du lịch tiếp cận là khái niệm được nhắc tới ở nhiều nước trên thế giới và đã có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo về lĩnh vực
  • 9. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 9 này, đặc biệt là có Hội nghị quốc tế về Du lịch tiếp cận, gọi tắt theo tiếng Anh là ICAT. Ở Việt Nam, tuy DLTC chưa được hình thành, nhưng đã có nhiều tổ chức của NKT đã tự đứng ra tổ chức những chuyến di đến các điểm du lịch, trong đó có các điểm du lịch nổi tiếng. Những chuyến đi du lịch do NKT tổ chức sẽ là tiền đề cho việc hình thành phát triển DLTC ở Việt Nam trong tương lai . Bởi vì, trong những chuyến đi đó, có nhiều nơi muốn tới thăm đành phải hủy do không có chỗ tiếp cận cho xe lăn. Muốn cho DLTC ở Việt Nam được hình thành và phát triển, không chỉ đòi hỏi các tổ chức liên quan có nhận thức đúng vê cộng đồng NKT, mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân NKT biết cách gây thiện cảm với du khách tại những điểm du lịch mà mình đang cùng tham gia, làm sao cho mọi người hiểu rằng : những NKT như mọi thành viên khác trong xã hội, chỉ có khác là ngồi trên xe lăn, dùng nạng, máy trợ thính… mà thôi. Du lịch tiếp cận giúp NKT đến khắp mọi nơi trong nước cũng như mọi miền trên thế giới, nâng cao hiểu biết của NKT nhằm xây dựng cuộc sống ngày một đi lên. T.H ƯỚC MƠ CỦA TÔI Tuổi thơ của tôi trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc tôi đã bước vào tuổi 22. Khi mới sinh ra, tôi cũng giống như bao trẻ em khác, cũng có một gia đình hạnh phúc, cũng được sống trong tình thương yêu của bố mẹ. Nhưng càng lớn lên, tôi lại càng thấy mình khác xa với những trẻ em khác. Tôi không được tung tăng cắp sách đến trường cùng bạn bè, không được vui chơi nô đùa như các bạn bè cùng trang lứa. Mà ngược lại, tôi chỉ được ngồi trong phòng với các đồ chơi, chiếc tivi và xung quanh là bốn bức tường với ô cửa sổ nhìn ra đường. Mỗi khi tôi nghe tiếng trống trường vang lên cùng những tiếng cười nói của các cô, cậu học trò lúc tan trường, tôi lại lặng lẽ nhìn qua khe cửa và những giọt nước mắt cứ thế lăn trên đôi má. Hiểu được những khao khát, ước mơ được cắp sách đến trường cháy bỏng trong tôi, mẹ tôi đã xin cho tôi đi học. Nhưng thật không may, chẳng có trường nào nhận học sinh khuyết tật như tôi cả. Thực lúc ấy tôi cũng không muốn đi học vì tôi rất sợ ánh mắt bạn bè khi nhìn thấy tôi đến trường với chiếc xe lăn. Cứ thế, đến khi tôi được 18 tuổi, tôi đã gia nhập hội viên Trung tâm Sống độc lập. Khi mới vào Trung tâm, tôi là cô bé ít nói vì tôi sợ rằng mọi người không hiểu những gì. Nhưng với sự giúp đỡ, động viên và lòng nhiệt tình của các anh, các chị trong Trung tâm, tôi đã dần xóa đi mặc cảm về khuyết tật của mình, tôi nói nhiều hơn, và quan trọng nhất là tôi đã tìm được một mục đích để vượt lên chính mình và phấn đấu trở thành
  • 10. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 10 người có ích để cống hiến cho xã hội. Cũng vào thời điểm ấy, Trung tâm Nghị lực sống đã tổ chức một khóa học tiếng Anh và vi tính nên tôi cũng đã đến đó xin học. Ở đây, tôi được học và tiếp xúc với rất nhiều anh chị khuyết tật khác. Điều đó đã tiếp thêm nghị lực cho tôi, giúp tôi cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Qua khóa học, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều hay và bổ ích từ các anh chị trong Trung tâm Nghị lực sống, đặc biệt là anh Công Hùng và chị Thảo Vân, những người đã truyền cho tôi sức mạnh vô hình để tôi bước tiếp con đường ước mơ của mình.. Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những ước mơ cho riêng mình. Ước mơ của tôi cũng giống như các anh, các chị trong Trung tâm Nghị lực sống là tìm một công việc phù hợp với dạng khuyết tật của mình. Nhưng điều này thật khó! Phần lớn mọi người học ở đây ra đều không tìm được việc làm bởi có rất ít công ty nhận NKT vào làm việc, mặc dù họ rất giỏi. Đó là lý do tại sao mà hiện nay nhiều NKT vẫn đang phải ở nhà và phải sống phụ thuộc vào gia đình. Tôi rất mong muốn trong tương lai Nhà nước ta sẽ đề ra nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa để giúp trẻ em khuyết tật được đến trường học tập và vui chơi như bao trẻ em khác, mọi NKT đều được học nghề, đều tìm được công việc phù hợp và được hòa nhập bình đẳng với cộng đồng để cuộc sống của người khuyết tật ngày càng tốt đẹp hơn. Lại Thùy Anh TƯ DUY TÍCH CỰC VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông có nhắc tới một thuật ngữ, đó là cụm từ : “Tư duy tích cực”. Vậy tư duy tích cực là gì, nó liên quan gì tới cộng đồng NKT chúng ta ? Khi nói đến tư duy, chúng ta thường cho đó là suy nghĩ, một hoạt động của não bộ. Nhưng tư duy không chỉ là suy nghĩ, mà còn là thái độ của con người với một việc nào đó. Tư duy tích cực là suy nghĩ và thái độ về những điều tốt đẹp của một vấn đề nào đó trong cuộc sống, dù vấn đề đó mang tính chất tiêu cực, song chúng ta vẫn tư duy về vấn đề đó theo hướng tốt
  • 11. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 11 đẹp hơn. Tư duy tích cực là khái niệm rất rộng nên chỉ xin được bàn về tư duy tích cực với người khuyết tật. Người khuyết tật thường hay mặc cảm, tự ty về cơ thể không lành lặn của mình. Nhưng qua những thông tin về những tấm gương của những người đồng cảnh trên các phương tiện truyền thông, nhiều NKT đã tìm cho mình con đường hòa nhập phù hợp với bản thân, đó là dấu hiệu của tư duy tích cực. Nếu những NKT chúng ta cứ nghĩ rằng khuyết tật là một bất hạnh thì chúng ta cảm thấy đau khổ day dứt trong lòng. Mà chúng ta nên nghĩ rằng khuyết tật không phải là bất hạnh mà chỉ bất tiện mà thôi, thậm chí là mang lại hạnh phúc, với cách nghĩ đó, chúng ta cứ hành động rồi đến một ngày nào đó chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Những NKT sẽ không cảm thấy bất hạnh nếu nắm bắt được những thông tin về phong trào của NKT đang diễn ra ở trong nước cũng như các nước trên thế giới, các văn bản dành cho NKT, các tổ chức của NKT, để rồi từ đó, định hướng cho mình con đường phấn đấu cho tương lai. Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương sáng của NKT không cam chịu số phận, vươn lên để trở thành những dịch giả, nhà văn, thi sỹ… làm chủ công nghệ thông tin, trở thành người hữu ích cho xã hội. Các tổ chức của NKT lần lượt được thành lập nhằm bảo vệ quyền của NKT, xóa bỏ những rào cản, tạo môi trường tiếp cận cho NKT, mở rộng quan hệ với cộng đồng NKT ở các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để cùng nhau thực hiện các điều luật trong Công ước của NKT, giúp NKT có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là biểu hiện của tư duy tích cực. Dù là NKT, nhưng chúng ta cứ suy nghĩ về những điều tốt đẹp, miệt mài phấn đấu thì hạnh phúc sẽ đến. Quốc Nguyên
  • 12. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 12 THÀNH LẬP NHÓM DMD HÀ NỘI Ngày 30/6, tại Xóm Chợ, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ giao lưu giữa các gia đình có con bị loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) tại Hà Nội. Không quản ngại đường xá xa xôi, hơn 12 gia đình đến từ các huyện trong và ngoại thành phố như: Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thường Tín, Đông Anh, Từ Liêm,.... và một đại diện đến từ Bắc Giang cũng đã có mặt đầy đủ và nhiệt tình tham gia các hoạt động giao lưu. Thay mặt CLB DMD Việt Nam, Chủ nhiệm CLB – Anh Nguyễn Xuân Đoàn đã có bài phát biểu mở đầu buổi họp mặt. Anh Đoàn nhấn mạnh: “Loạn dưỡng cơ Duchenne là một thực tế mà tất cả chúng ta cần phải chấp nhận như là một phần của cuộc sống của chính chúng ta cũng như con chúng ta. Chỉ với sự chấp nhận mới giúp được chúng ta bước tiếp về phía trước và tràn đầy niềm tin, hy vọng để vượt qua những thử thách mà DMD gây nên”. Đây là buổi họp mặt đầu tiên để đi đến quyết định thành lập Nhóm DMD Hà Nội. Tại đây cũng đã thông qua mục đích, hoạt động của nhóm và kinh phí hoạt động. Mục đích hoạt động của nhóm là cầu nối giữa các gia đình, người mắc DMD với các bác sĩ, chuyên gia trong và ngoài nước; là nơi chia sẻ kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng nuôi dậy chăm sóc con bị DMD và các thông tin liên quan đến DMD; cung cấp và trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm giúp người mắc DMD có thể sống độc lập; hướng nghiệp hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp cho người mắc DMD; tuyên truyền nâng cao nhận thức, sự quan tâm của xã hội và cộng đồng về DMD; tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho người mắc DMD. Hoạt động của nhóm dựa trên tinh thần tự nguyện. Tại buổi họp mặt, các thành viên đã thống nhất số tiền đóng quỹ 500 nghìn đồng/1 năm/1 gia đình. Và bước đầu định kỳ 1 năm gặp gỡ sinh hoạt chung 2 lần. Cũng tại đây, mọi người đã có một bữa cơm thân mật, ấm cúng. Sau đó, các em nhỏ đã hòa vào các trò chơi trí tuệ tạo sự gắn kết, cởi mở giữa các em. Buổi họp mặt đã kết thúc thành công tốt đẹp, tất cả các thành viên cùng đồng lòng chung tay vì cuộc sống tươi đẹp của trẻ em loạn dưỡng cơ Duchenne Việt Nam. DMD Club CHUYỆN BỐN PHƯƠNG
  • 13. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 13 NHỮNG NGƯỜI ƯƠM MẦM CHO ƯỚC MƠ XANH Không phải là giáo viên vùng cao hay hải đảo xa xôi, không nhận được bất kỳ đồng lương hay khoản trợ cấp nào nhưng các cô giáo dạy mầm non ở chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, vẫn ngày ngày đứng lớp để ươm mầm cho những ước mơ trẻ thơ. Đến thăm chùa vào một buổi chiều muộn tháng 4 khi mà những lớp học tình thương do các tình nguyện viên nước ngoài dạy đã diễn ra từ sáng, các lớp lớn tuổi hơn học ca tối, bởi vậy tôi có cái “duyên” được vào dự giảng của lớp mầm non nơi đây. Lớp học rộng chừng hơn 20 m2 , đây là phòng học của tất cả các lớp theo những độ tuổi khác nhau được chia theo từng ca. Tất cả thiết bị dạy học đều được những tấm lòng hảo tâm quyên góp mua tặng, vì lẽ đó tình nguyện viên nào đến dạy cũng cố gắng giữ gìn đồ đạc và quản lý tốt học trò của mình. Không biết có phải vì thế mà các cô giáo đã phải vất vả hơn khi vừa dạy từng nét chữ trên bảng vừaphải để mắt đến những trò quậy phá của các con bên dưới. Nhìn những gương mặt thơ ngây với những đôi mắt luôn mở to, tròn xoe, trong sáng, ít ai có thể ngờ rằng những học trò nhí đó đã có biết bao trò nghịch ngợm khiến các cô giáo phải “lao đao”. Giờ giảng của cô giáo Khuê trong lớp học tình thương Cô giáo Trần Thị Khuê, hiện đang là nhân viên của công ty TNHH Việt Tuấn kể lại: “Trước có một sinh viên trường sư phạm tình nguyện sang dạy bọn trẻ, ngày đầu tiên đứng lớp còn nhiều lúng túng, lại chưa có kinh nghiệm bởi thế khi lớp trưởng “siêu quậy” đứng lên hô cho cả lớp nghỉ học rồi chúng cắp cặp đi về để lại cô giáo trẻ với hai hàng nước mắt tấm tức”. Khác với những đứa trẻ có gia đình, các em nhỏ ở đây đều không sợ người ngoài đến chơi, nghịch nhiều, và như theo sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, số lượng các cháu bị cha mẹ bỏ lại hoặc lang thang ngoài đường được tìm thấy đem đến gửi chùa ngày càng đông. Bởi vậy cái khó của các cô giáo là “không có nghiệp vụ sư phạm và rất thiếu người dạy. Các tình nguyện viên dạy lớp mầm non chủ yếu là các bạn đã đi làm, đôi khi bỏ công bỏ sức nhiều, đi dạy lại xa nhưng không hiệu quả”, cô giáo Nguyễn Thị Dung, người sáng lập Câu lạc bộ “Vì nụ cười trẻ thơ” chia sẻ. Cũng giống như bao thầy cô giáo khác khi đứng lớp đều xuất phát từ tình yêu trẻ, có khác chăng là sự đi xa 15 – 20 km sau mỗi giờ tan ca nơi công sở các cô gái trẻ từ nhân viên của công ty lại trở về vai cô giáo mầm non chạy xe đến với lớp học tình thương nơi cửa chùa để gieo từng con chữ vào tâm hồn trẻ thơ, có khác chăng là tình yêu thương và sự gắn bó lâu dài với mỗi học trò bé bỏng “
  • 14. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 14 phải mất gần 1 năm để làm quen, để hiểu tính cách từng em, lại luôn phải thay đổi phương pháp dạy mới, giờ các bé mới chịu vâng lời cô” cô giáo Khuê nói. Được sự động viên của sư thầy trong chùa, các tình nguyện viên của Câu lạc bộ “Vì nụ cười trẻ thơ” mỗi ngày đứng lớp là mỗi ngày mang hy vọng làm được điều gì đó cho những đứa “con” của mình như trong lời tâm sự của cô giáo Dung “ Ban đầu mình không dám nghĩ là dạy chữ, mà chỉ mong dạy múa hát, dạy cho các con biết nề nếp. Giờ các cô vẫn là dạy ít dỗ nhiều, dạy cho các con học được nhiều kỹ năng hơn để không bị đuối so với trẻ bên ngoài, và quan trọng nhất là các bé biết ý thức tự giác, biết ước mơ và dám ước mơ” Khi được hỏi các cô giáo trẻ có thể kiêm hai nghề cùng một lúc đến khi nào, thì đều nhận được nụ cười tươi cùng câu trả lời “đến khi nào còn có thể, nhưng Câu lạc bộ Vì nụ cười trẻ thơ luôn mong muốn có tầng lớp kế cận để duy trì lớp học cho các con, đặc biệt là các bạn sinh viên trường Cao đẳng sư phạm”. Rời lớp học tình thương của các bé mầm non ở chùa Bồ Đề khi thành phố đã lên đèn từ khi nào, tôi chợt nhớ đến lời của cô bạn Lê Duyên Thành, Lớp Quản lý xã hội K30, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã đến thăm chùa Bồ Đề cách đó không lâu “ Mình thấy có các chị tình nguyện viên lặn lội đường xa đến dạy học cho các bé mỗi ngày, có người còn đi xe bus đến mấy chục cây số, nếu là mình chắc mình không trụ được lâu”. Rồi đây không biết những cái tên như cu Bệu, bé Đất, Nhộng, Chích Bông …có còn được dạy dỗ bởi những cô giáo trẻ tình nguyện giàu yêu thương như cô Dung, cô Khuê nữa không? Lê Nhung
  • 15. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 15 NỖI NIỀM CỦA NGƯỜI BẠI NÃO Trên bản tin Sống độc lập số 41 có bài “ Hãy hiểu đúng về bệnh bại não” của tác giả Nhất Chi Mai. Với những dẫn chứng dựa trên sự hiểu biết về bệnh bại não, tác giả đã bác bỏ ý kiến của cán bộ tư pháp nọ cho rằng người mắc bệnh bại não là người “ mất năng lực hành vi dân sự” một cách xác đáng. Là người cùng cảnh bị khuyết tật dạng bại não, tôi mong anh Nguyễn Quốc Hùng và chị Nguyễn Thu Yến nhanh chóng được đăng ký kết hôn và sớm được đoàn tụ trong tổ ấm hạnh phúc của mình. Tôi hết sức bất bình trước ý kiến của cán bộ tư pháp nọ cho rằng người bại não là người “mất năng lực hành vi dân sự” và xin chia sẻ một số ý kiến về vấn đề sống chung với dạng khuyết tật bại não. Nói tới bại não thì không ít người nghĩ đến dạng khuyết tật ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ. Nhưng trong thực tế, với nhựng người công tác lâu năm trong ngành y tế, họ coi những người bại não như mọi thành viên khác trong xã hội. Trong số cộng tác viên của bản tin Sống độc lập, đã có vài hội viên là người bại não và đã nhiều lần gửi bài cho bản tin. Điều đó chứng tỏ rằng NKT bị bại não vẫn còn có trí tuệ tốt. Tuy bề ngoài của người bại não không toát lên sự thông minh nhưng thực sự họ có trí nhớ rất tốt, có người biết được người đang nói chuyện cầm tinh con gì khi biết năm sinh của người ấy. Tuy nhiên, với vẻ bề ngoài đó, mọi người lầm tưởng người bại não bị khuyết tật cả về vận động lẫn trí tuệ. Cho nên không ít người có thái độ coi thường với những câu hỏi mang tính bản năng, coi người bạo não là những người thừa. Không chỉ những người không khuyết tật mà còn có cả NKT thuộc dạng khác cũng nghĩ như vậy. Khi một người bại não tới thăm một tỉnh nọ và đi trong đoàn có một người bằng tuổi anh ta, lúc tiếp xúc với hội NKT, họ định vui đùa với nhau thì một cán bộ của hội ngăn lại và nói với anh bạn đồng niên rằng : “Chúng tôi là NKT nhưng còn suy nghĩ được, còn cái anh này (chỉ vào NKT bị bại não) không tỉnh táo để suy nghĩ, do vậy anh tránh nói chuyện với anh ta, chúng tôi hoạt động trong hội NKT nên chúng tôi biết bệnh của họ” người đó đã thẳng thừng đáp lại rằng : “Tôi vẫn còn có thể suy nghĩ được”, nhưng tiếc rằng người cán bộ đó vẫn cho ý kiến của mình là đúng. Vậy làm thế nào để mọi người nhận thức đúng về người bại não? Tôi thiết nghĩ cần có một câu lạc bộ NKT vận động tổn thương não với những hoạt động thiết thực với các hội viên, đồng thời tuyên truyền những tấm gương vươn lên của NKT vận động tổn thương não nói chung và người bại não nói riêng. Thông các hoạt động của câu lạc bộ, hy vọng sẽ mang lại niềm vui cho NKT và góp phần vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về NKT, trong đó có người bại não. Thiện Hữu TRAO ĐỔI
  • 16. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 16 CHÍN QUY LUẬT TẠO NIỀM VUI CHO CUỘC SỐNG Thế giới này đang bị chi phối hoàn toàn băng những quy luật. Ai cũng tìm được quy luật riêng cho mình, cơ bản như quy luật nhìn người, quy luật nhân quả, quy luật vật chất và tinh thần, quy luật niềm tin, quy luật thành công cho bản thân và quy luật dành cho kẻ thù … Sau đây xin chia sẻ đến bạn đọc 9 quy luật làm cho cuộc sống luôn vui vẻ. 1. Quy luật quả táo : Nếu có một thùng táo, gồm cả quả ngon lẫn quả hỏng, bạn nên ăn những quả ngon trước, bỏ những quả hỏng đi. Vì nếu bạn ăn quả hỏng trước, những quả ngon rồi cũng sẽ hỏng, có thể bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được những quả táo ngon. Cuộc sống cũng vậy … 2. Quy luật niềm vui : Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp ( hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe ( hoặc ngay gần trạm bơm xăng). 3. Quy luật hạnh phúc : Nếu bạn không mất nhiều thời gian để nghĩ xem mình có hạnh phúc hay không thì có nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy. 4. Quy luật sai lầm : Con người ai mà không mắc lối, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm. 5. Quy luật động lực : Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng. Hãy tìm những hy vọng cho mình và chủ động nghĩ ra cách chân chính để biến hy vọng đó thành hiện thực, khi hy vọng chưa hoàn thành chúng ta phải cố gắng hơn nữa, chứ đừng nghĩ đến tuyệt vọng. 6. Quy luật nhẫn nhục : Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng nhẫn nhục. 7. Quy luật ngu xuẩn : Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não. 8. Quy luật giá trị : Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ đó không có giá trị như bạn từng nghĩ. Khi món đồ đó mất đi, bạn mới biết giá trị của nó quan trọng với bạn đến mức nào. 9. Quy luật hóa trang : Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu xót nhiều bấy nhiêu Sưu tầm GÓC VĂN NGHỆ
  • 17. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 17 MẸ VÀ CON GÁI Khi con bé, mẹ là người luôn chăm lo cho con từ bữa ăn đến giấc ngủ. Mẹ lo lắng mỗi khi con ốm, con đau, me lo cho con từ cái quần, cái áo. Mẹ thức trắng đêm mỗi khi con sốt mọc răng, dỗ dành con mỗi khi con hờn dỗi. Con chỉ biết quấy mẹ, nũng nịu mẹ và đôi khi còn trách mẹ. Khi con đến tuổi tới trường, mẹ lại tất bật ngược xuôi lo thủ tục cho con vào lớp một. Mẹ là người dắt tay con đến trường, mẹ dặn dò, lo lắng đủ thứ chỉ mong sao con hòa nhập cùng bạn bè. Mẹ cũng là người dạy con viết những nét chữ đầu tiên, những chữ cái cũng đầu tiên để con không thua kém bạn bè. Con chỉ biết ăn, học và chơi, con nghĩ những việc đó đương nhiên mẹ phải làm để lo cho con. Các bạn có váy áo mới, con về nhà phụng phịu với mẹ, đòi mẹ mua cho con giống bạn. Mẹ lại chắt bóp mua cho con cái váy mới, con đâu biết mẹ đã phải bớt chi tiêu, làm thêm việc để có tiền. Con lại nghĩ đó là trách nhiệm của mẹ… Bài khó con hỏi mẹ, mẹ chưa trả lời được con lại cho rằng mẹ kém, con tưởng mẹ cái gì cũng biết. Con đâu biết rằng vì lo toan cho gia đình mẹ đã quên đi bản thân, quên cả những gì mẹ được học để có thể giải đáp cho con. Con không làm bài tập, mẹ nhắc nhở con, con vùng vằng với mẹ, con cho rằng mẹ khó tính, mẹ “quan trọng hóa vấn đề”. Con đâu biết rằng mẹ làm vậy vì muốn con tiến bộ từng ngày và cũng chỉ vì mẹ lo cho con. Vào cấp 2, con mừng vì đỗ trường chuyên, con tự hào vì mình học giỏi, rằng được như vậy là do con nỗ lực. Mẹ cũng mừng cho con nhưng con đâu biết để con được như vậy mẹ đã phải lo cho con rất nhiều, tóc mẹ đã điểm thêm sợi bạc. Đi học ở trường, học thêm nhà cô vất vả, về nhà con chỉ biết hỏi mẹ có cơm ăn chưa, cơm chưa chín con lại vùng vằng, giận dỗi. Con đâu biết mẹ ở nhà có bao việc để làm, mẹ còn không ăn sáng để có thời gian đan nốt cái khăn trả cho khách và cũng để tiết kiệm tiền. Mẹ đâu chỉ có mỗi việc ở nhà nấu cơm. Đóng tiền học, con chỉ biết về nhà xin mẹ, mẹ phải cho ngay lập tức, chưa có là con lại tỏ ra khó chịu. Con đâu biết để có tiền đóng học cho con nhiều khi mẹ phải vay mượn để rồi vất vả làm thêm lấy tiền trả nợ. Mẹ thường nói “con càng lớn mẹ càng vất vả”, con gạt đi mà rằng mẹ đã sai. Con đâu để ý đến cái bát con ăn mẹ phải rửa, quần áo con mặc mẹ phải giặt. Mẹ thêm nỗi lo cơm áo, gạo tiền và cả nỗi lo “con mẹ đã lớn”.
  • 18. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 18 Thấm thoắt con vào đại học, mẹ lại lo. Lo sao có tiền cho con ăn học, lo sao con có cái xe tử tế để đi, lo sao con được bằng bạn bằng bè. Con cứ nghĩ con đỗ đại học mẹ chỉ mừng thôi, việc mẹ cho con đi học là đương nhiên, nhiều gia đình mong con đỗ đại học còn không được. Con đâu biết mỗi kì đóng học của con mẹ phải tiết kiệm cả nửa năm. Mẹ lo tiền ăn, tiền học, tiền nhà trọ cho con và mẹ lại lo “con mẹ đã lớn”. Tóc mẹ bạc nhiều hơn, lưng mẹ đã còng thêm vì thời gian và những nỗi lo toan. Có những lúc con nghĩ con đã lớn, đã đủ khôn để tự mình quyết định nhiều chuyện mà không hỏi mẹ, để rồi khi về bên mẹ, con lại gục đầu vào lòng mẹ mà khóc vì những quyết định bồng bột đó. Mẹ chỉ biết ôm con, động viên, khuyên bảo nhẹ nhàng “mọi việc rồi sẽ qua con à, con sẽ trưởng thành hơn”. Con đâu biết lòng mẹ quặn thắt vì không lo được cho con, mẹ chỉ biết khuyên bảo con. Mẹ nuốt nước mắt vào trong, trán mẹ lại thêm nhiều nếp nhăn nữa. Con tốt nghiệp ra trường đi làm, con làm theo ý con, mẹ vui vẻ đồng ý mẹ đã tin tưởng con rất nhiều. Ở trên thành phố một mình, công việc cuốn con đi, con không có thời gian hỏi thăm mẹ, chỉ biết gửi chút tiền ít ỏi về cho mẹ, con nghĩ thế là đủ. Con đâu biết lòng mẹ luôn đau đáu vì con, trông mong con từng ngày, tiền con gửi về cho mẹ, mẹ giữ lại để sau này làm vốn cho con. Cuộc sống bon chen nơi thành thị đã khiến con thành người vô tâm nhưng mẹ vẫn không trách nửa lời. Con làm ra tiền, có những cuộc liên hoan, picnic cùng bạn bè, có khi cả tháng không về thăm mẹ. Con lý do không gửi tiền về cho mẹ vì tiền con còn dành cho những chuyến du lịch. Con đâu biết mẹ ở quê nhà vẫn hàng ngày chắt bóp vì miếng cơm, manh áo, vì những cái giỗ chạp của ông bà tổ tiên. Năm nay mất mùa, mẹ lại lo có ít gạo ngon gửi cho con… Con có người yêu, con chăm lo cho người yêu con hơn cả cho mẹ. Cả tháng không một cuộc điện thoại cho mẹ nhưng người yêu thì ngày nào cũng phải nhắn tin hay gọi điện. Me không trách con, trong lòng mẹ lại lo người yêu con có tốt với con không, con có gặp khó khăn gì không và nỗi lo “con mẹ đã lớn”. Ngày con lấy chồng, con hân hoan trong hạnh phúc, mẹ nở nụ cười mãn nguyện nhưng ẩn sau nụ cười ấy là nỗi lo con có hạnh phúc không, có biết lo toan cho gia đình chồng không. Con cứ nghĩ mẹ sẽ không phải lo lắng cho con nữa, nhưng thực tế lại ngược lại, mẹ lo nhiều hơn. Ngày con sinh cháu, mẹ tất bật từ quê lên, con viên mãn, mẹ cũng vui. Mẹ lo giặt giũ, cơm nước cho con, khi mẹ làm không vừa ý con lại cáu giận, bực mình. Con đâu hiểu mẹ ở quê, đã bao giờ được ăn ngon như thế mà biết cách làm? Mẹ chỉ nuôi con bằng tình thương và sự chắt chiu đâu được biết cách nuôi con khoa học? Mẹ vẫn chỉ im lặng chịu đựng vì mẹ thương con mẹ, mẹ thông cảm cho con mẹ vừa sinh… Giờ cháu của mẹ đã lớn, con đã phần nào thấu hiểu lòng mẹ. Mẹ suốt đời lo cho con, cho cháu, ngay cả khi con là “con người ta”. Có con rồi mới hiểu tấm lòng cha mẹ, câu nói của những người đi trước quả không sai mẹ à. Mẹ ơi, con xin lỗi… Cỏ Dại
  • 19. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 19 THƯƠNG MẸ Mẹ ơi thương mẹ quá à Công mẹ mang nặng công sinh thành Nuôi con vất vả đã bao năm Mong sao con lớn khoẻ an bình Ngờ đâu mong ước chẳng như mơ Khi con lên tám rồi lên mười Căn bệnh lạ đó hành hạ con Nên con không thể tới trường Năm tháng trôi dần bệnh càng nặng Khiến lòng mẹ lo lòng mẹ buồn Vì thương con quá, vì nghĩ suy Đôi mi hoen ướt, lệ tuôn trào Bao đêm không ngủ chỉ vì con Mẹ ơi thương mẹ quá à Ước gì bác sĩ chữa giùm con Để con không phải là gánh nặng Cho mẹ đỡ buồn, mẹ bớt lo Mẹ ơi thương mẹ quá à Hi sinh tất cả vì chúng con Chăm lo miếng ăn từng giấc Không hề một lời oán than Mẹ yêu ơi ngàn lời con muốn nói Cảm ơn mẹ nhiều lắm mẹ của con! Người đau khổ THƯƠNG CHA Thương cha nặng gánh vai gậy Nuôi con ốm yếu chịu bao nhọc nhằn Kho khăn vất vả bao nhiêu Cho con no ấm cha vui thật nhiều Cha còn an ủi động viên Con ơi cố gắng sống vui mỗi ngày Cho dù con có ra sao Cha luôn bên cạnh yêu con suốt đời Những lời cha nói ôi sao Tiếp thêm động lực con trong cuộc đời Con yêu cha lắm cha ơi Cha là hi vọng niềm tin sáng ngời Đưa con ra khỏi niềm đau Cho dù vất vả cha luôn gượng cười Nhưng mà con biết cha ơi Đêm cha suy nghĩ với bao muộn phiền Nên vầng trán đã già thêm Con luôn nhìn thấy mắt cha thầm quầng Tay cha như đã thêm chai Lưng còng sức nặng đôi chân mệt nhoài Nhưng cha vẫn gắng vượt lên Cho con cuộc sống ấm no êm đềm Cha còn chạy ngược chạy xuôi Đưa con chữa trị Bắc,Nam tìm thầy Đường đi dẫu có gian nan Mong manh hi vọng cha không nản lòng Bế bồng con yếu trên tay Ắnh mắt vô vọng bước chân ra về Nặng nề cha bước chân đi Thương cha con vẫn ngày đêm nguyện cầu Người đau khổ NHỚ SAO BIỂN (Starfish) Sao vội ra đi thế, Tuấn ơi Mang theo thương tiếc của bao người Còn nhớ hôm nào mình gặp mặt, Đớn đau thân xác – miệng vẫn tươi. Vẫn giảng bài đến giờ phút chót Hoàn thành khóa học mới ra đi Ảnh chụp chung trong ngày bế giảng Nào ai ngờ mãi mãi chia ly. Lê Hùng Thịnh (Hội NKT Quận Hai Bà Trưng )
  • 20. SỐNG ĐỘC LẬP SỐ 42 http://ttsongdoclaphn.vn Tháng 6 & 7 năm 2012 20 Gửi bạn đọc, Bản tin Sống độc lập, bản tin nội bộ của Trung tâm đã ra được 42 số. Đó là thành công của tất cả chúng ta. Để bản tin ngày càng phong phú và hấp dẫn, xin đề nghị mọi người gửi bài với những nội dung : - Về những trải nghiệm trong cuộc sông - Những tấm gương của NKT - Những sự kiện liên quan đến NKT mà bạn tham gia - Những chuyến tham quan du lịch - Ý tưởng và sáng chế phát minh giúp NKT hòa nhập cộng đồng - Cùng các bài tạp văn, bài thơ, truyện ngắn … Bản tin sẽ mở các chuyên mục mới, mong mọi người hưởng ứng tham gia. BẢN TIN SỐNG ĐỘC LẬP SỐNG ĐỘC LẬP BẢN TIN NỘI BỘ CỦA TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP HÀ NỘI Chịu trách nhiệm thực hiện : Văn Đức Hòa Email : songdoclapnewsletter@gmail.com ĐT : 01675254599