SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  19
Lập kế hoạch và lịch trình công việc
Hàng năm, cứ vào dịp tháng 9, không chỉ các nhà quản trị mà cả các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp đều bận rộn với các câu
hỏi: Năm sau sẽ làm gì? Làm thế nào? Cần thêm bao nhiêu người? Thêm bao nhiều tiền để phát triển?
Họ sẽ rất vất vả cùng các cộng sự xây dựng kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch hành động cho
năm tiếp theo.
 “Đau đầu” kế hoạch hàng năm
Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt là với các doanh nghiệp VN.
Làm thế nào để có thể tăng trưởng như kỳ vọng? Đặc biệt là với các nhóm dự án, việc xác định
rõ ràng mục đích yêu cầu và kế hoạch hành động để đưa team đạt đến mục tiêu sẽ do trưởng
nhóm cũng như các thành viên trong nhóm bao gồm nhiều chức năng để đảm bảo tính liên thông,
liên bộ phận thảo luận, tranh luận.
 Dữ liệu cần thiết để xây dựng kế hoạch
Từ mục tiêu đã thống nhất căn cứ trên kết quả năm qua và lịch sử 2 đến 5 năm liền kế, sự tăng
trưởng của thị trường, mức độ cạnh tranh, thị phần của mình và dung lượng có thể tăng (giảm)
của thị trường do sự phát triển hay đình trệ do thay đổi đời sống kinh tế xã hội,… nhóm lập kế
hoạch kinh doanh có thể áp dụng các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian để lập kế
hoạch làm việc và cùng triển khai kế hoạch đó.

Trên thực tế, dù có Project leader nhưng nhóm nên có tác nghiệp liên thông bao gồm các bộ phận
chức năng liên quan từ Marketing, sale, sản xuất, HR,... để có sự đóng góp phản biện tích cực
cho những phương pháp được kiểm nghiệm qua thời gian có cái nhìn toàn diện và cam kết cao
nhất của các bộ phận, từ đó đảm bảo tính khả thi của dự án.
 Kế hoạch không thể do một người thiết lập
Có một suy nghĩ sai lầm dẫn đến việc vô hiệu hóa hoạt động của tập thể công ty là Kế hoạch chỉ
do một cá nhân hay một phòng ban thực hiện. Thực tế việc Quản lý và xây dựng kế hoạch là hoạt
động cần theo một quy trình từ tổng hợp và phân tích thông tin đầu vào, đến bố trí dàn trải công
việc trên nguồn lực (tài lực, nhân lực, vật lực) hiện hữu và giám sát với nỗ lực tập trung do bị
ràng buộc bởi thời gian. Từ đó có một kế hoạch hành động trả lời được các câu hỏi 5W (what,
why, who, when, where) và 2H (how they do that, how we do that và how much is it) một cách
xuất sắc nhất mà các thành viên chức năng liên quan cùng làm việc và cam kết thực hiện.

Các công việc này cần liên tục định hướng theo mục tiêu từ giai đoạn khởi đầu đến lúc kết thúc,
việc quản lý dự án và xây dựng kế hoạch bao gồm phân bổ con người và nguồn lực, điều phối
các hoạt động, sử dụng nguồn lực và kiểm soát hiệu suất hoạt động.

Việc lập kế hoạch cần bắt đầu từ mục tiêu do đó làm rõ mục tiêu là điều quan trọng nhất.
 Làm rõ mục tiêu
“Hãy phát triển doanh số năm sau tăng trưởng 30%, duy trì tỷ lệ lợi nhuận, với mức độ tăng
trưởng của thị trường được dự báo là tăng 25%. Xác lập rõ các yêu cầu cung cấp thông tin, nhân
lực, dòng chảy tiền mặt và các trang thiết bị cần thiết một cách hợp lý để đảm bảo việc đạt chỉ
tiêu doanh số một cách chính xác, đạt hiệu quả về mặt chi phí và đáp ứng yêu cầu của khách
hàng”. Đó là mục tiêu mà hầu hết các nhà quản lý Marketing, sale,... thường nghe.

Vậy mục tiêu này phải được hiểu như thế nào? Như thế nào là “hợp lý”? Như thế nào là “chính
xác”? Làm thế nào để thực hiện được điều đó trong thời gian hạn định? Chi phí để thực hiện và
số nhân lực yêu cầu ở mức độ nào mới được xem là hiệu quả?... Hay tóm lại, đây là quá trình đặt
câu hỏi và phản biện liên tục. Tất cả những câu hỏi 5W, 2H dưới nhiều hình thức, cấp độ,... này
đều cần phải được làm rõ, tốt nhất là câu trả lời được đưa ra thảo luận và thống nhất.

Qua thực tế hơn 5 năm tư vấn với nhiều doanh nghiệp VN như T., G., B, V, H... cho thấy sự
nhầm lẫn tai hại không chỉ của nhân viên mà của cả các nhà quản trị giữa chiến lược và ước mơ,
giữa khát vọng và “ảo vọng”. Điều này xảy ra do tư duy đơn chiều và chủ quan.


                                                            1
Ví dụ để có chiến lược thì ta cần hiểu thấu đáo 5 yếu tố cấu thành: Mục tiêu mong muốn; Môi
trường cạnh tranh; Hiện trạng doanh nghiệp; Đối tượng nhắm đến từ sơ cấp đến thứ cấp và thời
gian có thể hoàn tất mục tiêu; thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ láng máng khái niệm
mục tiêu là ý muốn chủ quan của sếp và còn ở trong đầu sếp chứ chưa được truyền thống đến các
bộ phận.

Cũng như vậy kế hoạch hành động của doanh nghiệp lại thường do một cá nhân hay một nhóm
đơn chức thiết kế trong điều kiện thiếu dữ liệu và sự tranh luận phản biện tích cực của các bộ
phận liên quan,... thế nên các kế hoạch thường thiếu thực tiễn và kết quả là chẳng ai muốn theo,
chẳng ai muốn làm.
 Câu hỏi gợi ý
Khi các mục tiêu đã rõ ràng và được mọi thành viên chấp nhận, hãy xác định những nhiệm vụ
cần hoàn tất để đáp ứng tất cả các mục tiêu đó. Các thành viên trong nhóm cần trả lời những câu
hỏi sau:

* Mục tiêu là gì? Tại sao phải hoàn tất mục tiêu này?

* Tất cả những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu này là gì?

* Đối tượng nhắm đến cuối cùng là ai, ai là những đối tượng trung gian trong quá trình đi đến
đối tượng cuối cùng?

* Đâu là trình tự tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ này? Nhiệm vụ nào có thể thực hiện một cách
độc lập, còn nhiệm vụ nào phải được giải quyết nối tiếp nhau?

* Từng nhiệm vụ phải được hoàn tất với kế hoạch thời gian như thế nào?

* Môi trường cạnh tranh là gì? Có những hoạt động cạnh tranh như thế nào, ở mức độ nào có thể
xảy ra? Mức độ tăng trưởng của thị trường là bao nhiêu cho tất cả, thị phần hiện tại của ta là bao
nhiêu, xu hướng gia tăng thị phần thời gian qua như thế nào?

* Hiện trạng (các yếu tố chủ quan về nhân lực, tài lực, vật lực,...)

* Các tiêu chí đánh giá, phương thức đánh giá và các cột mốc đánh giá kết quả và mục tiêu.

Bằng cách liên tục đặt câu hỏi và tìm câu trả lời là giải pháp cho câu hỏi qua tranh luận phản
biện tích cực giữa các bộ phận và thành viên liên quan, sự dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm và
tính cam kết của các thành viên đại diện,... ta có phương pháp xác định nhiệm vụ trọng tâm và
với sự điều phối của Project leader, các nhiệm vụ chính và phụ liên quan cùng việc bố trí thời
gian, nguồn lực,... cho các nhiệm vụ đó một cách phù hợp sẽ được hình thành.
 Bí quyết lập lịch trình dự án
1. Xây dựng một danh sách bao gồm các nhiệm vụ cụ thể

2. Nêu rõ kết quả cần đạt được cho từng hoạt động, ví dụ: sản phẩm mẫu để thăm dò thị trường

3. Dùng những kết quả đó làm cơ sở lập lịch trình dự án với các điểm mốc và ngày đến hạn thực
tế

4. Nhận biết những khâu đình trệ có thể làm đảo lộn lịch trình

5. Xác định các biện pháp loại trừ những nguyên nhân gây đình trệ. Các rủi ro có thể gặp phải
trên quá trình đi đến mục tiêu

                                                  2
6. Thiết lập hệ thống kiểm soát và truyền thông để cập nhật và điều chỉnh lịch trình

7. Đảm bảo những thành phần liên quan sẽ tham gia và nắm bắt được thông tin về tiến độ dự án,
cũng như bất kỳ sửa đổi nào về lịch trình

8. Các giải pháp dự phòng và phương thức chuẩn bị áp dụng khi cần thiết.

9. Một điều quan trọng là mỗi cá nhân tham gia vào nhóm lập kế hoạch cần có tư duy tích cực
nhằm giải quyết vấn đề và ngay chính các cá nhân đó cũng cần là những người quản lý tốt công
việc của mình và có thể đại diện cho bộ phận chức năng của mình trong việc bàn thảo kế hoạch
với các bộ phận khác.




Khung sườn

Làm gì cũng vậy, chúng ta cần cái khung sườn, rồi từ đó triển khai rộng ra, chi tiết dần. Làm như
vầy sẽ giúp chúng ta không bị lạc hướng và bao quát được đầy đủ nhiều mặt của vấn đề. Về cơ
bản, một kế hoạch kinh doanh cần có những phần sau:

   1. Giới thiệu tổng quát.
   2. Phân tích thị trường.
   3. Sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
   4. Định vị khách hàng.
   5. Phân tích đối thủ.
   6. Chiến lược Sales/Marketing.
   7. Chiến lược giá.
   8. Nguồn nhân lực.
   9. Kế hoạch tài chính.
   10. Phân tích rủi ro.
   11. Kế hoạch triển khai.

Bài này tui phân tích khái quát mục đích từng phần về từng phần, trong những bài sau tui sẽ nói
chi tiết hơn từng cái.

1. Giới thiệu tổng quát: phần này để giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về toàn bộ kế hoạch
kinh doanh.

2. Phân tích thị trường: thị trường là ở đâu, đang cần gì, tiềm năng của thị trường thế nào, vì
sao chúng ta cho rằng đó là một thị trường có thể mang lại lợi nhuận.

3. Sản phẩm/dịch vụ: chi tiết về những gì chúng ta đưa cho khách hàng, cấu tạo sản phẩm thế
nào, làm thế nào để chế tạo, có điểm độc đáo gì…

4. Định vị khách hàng: cái này khá quan trọng, khách hàng là ai, mối quan tâm của họ thế nào,
thu nhập ra sao, vì sao họ lại là khách hàng mục tiêu…

                                                3
5. Phân tích đối thủ: hên thì chúng ta chui vô cái đại dương xanh, nhưng giờ mấy cái đó hơi bị
hiếm, nên rủi chui vào đại dương đỏ thì đối thủ chính là ai, vì sao họ lại thành công, điểm yếu là
gì, đối thủ gián tiếp là gì…

6. Chiến lược sales và marketing: cái này chắc không phải giải thích rồi, tui sẽ nói chi tiết hơn
khi phân tích tới phần này.

7. Chiến lược giá: một trong 4 cái P, cách định giá thế nào, vì sao định giá như vậy, giá sẽ được
thay đổi ra sao, trong tình huống nào…

8. Nguồn nhân lực: không ai làm việc gì một mình cả, nên phải tính tới việc cần những ai, tìm
người ở đâu, đào tạo người thế nào, chính sách với người thế nào để người không bỏ ta…

9. Kế hoạch tài chính: tiền, tiền tiền! Xài tiền thế nào, mượn tiền ở đâu,… đại khái là kiếm tiền
thế nào và dùng tiền ra sao.

10. Phân tích rủi ro: không ai làm gì mà không có rủi ro cả, phân tích cái này càng kỹ thì càng
giúp ta dễ dàng tránh được mấy cái rủi ro này, hoặc ít nhất cũng giúp ta đỡ bị… shock

11. Kế hoạch triển khai: đại khái là khi nào thì làm cái nào, sẽ đạt được cái nào…

Như đã nói, đây là kế hoạch viết chủ yếu tập trung dùng cho trường hợp tự có vốn đầu tư, kế
hoạch dùng để đi dụ kêu gọi nhà đầu tư góp vốn sẽ được viết sau nếu người đọc hứng thú. Kế
hoạch của tui là sẽ phân tích khái quát 11 điểm trên, tuy nhiên nói gì thì nói, cho đến nay tui vẫn
đi làm mọi cho tư bản, vẫn chưa dám dũng cảm nộp đơn xin nghỉ việc để xách tiền đi đầu tư làm
riêng. Do đó hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của bạn bè gần xa.

Một lần nữa cũng xin phép nhắc lại, vì tui làm cho tư bản nên dùng tiếng tư bản là đa số, và
những dự án mà tui lập cho tư bản cũng viết bằng tiếng tư bản. Nên trong một số trường hợp tui
sẽ dùng từ tiếng Anh, không dịch ra tiếng Việt vì đôi khi dịch ra rất buồn cười hoặc không dịch
được. Và như tinh thần từ đầu, tui sẽ viết theo kiểu phong cách tưng tửng, hy vọng không gây
khó chịu cho người đọc nghiêm túc.




                                                 4
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch kinh doanh



a/ Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:

- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;

- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;

- Công tác lập dự toán;

- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;

- Công tác đấu thầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

b/ Nhiệm vụ:

+/ Công tác kế hoạch:

Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn;

Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;

Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;

Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các
công tác khác được phân công theo quy định;

Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số
liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty.

Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo
cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm.
                                                  5
+/ Công tác lập dự toán:

      Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt;

Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng
thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng công
trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt.

+/ Công tác hợp đồng:

      Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ
kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế,

      Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm Chủ đầu
tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa
phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp
cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.

      Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.

+/ Công tác đấu thầu:

      Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm
tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán;

Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức
đấu thầu theo quy định;

Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục
có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

c/ Quyền hạn:

      Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên
quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.



                                                6
Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của
Công ty;

      Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để
thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;

      Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và
đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc
phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.

      Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ
công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;

      Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với
quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;

d/ Trách nhiệm:

      Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy
định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;

Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực
hiện công việc;

Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản
lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;




                                                 7
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức nhân chính



a/ Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

- Công tác tổ chức;

- Công tác cán bộ;

- Công tác lao động, tiền lương;

- Công tác thanh tra, pháp chế;

- Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế;

- Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

- Công tác quan hệ quốc tế;

- Phục vụ công tác Đảng, Đoàn;

- Công tác văn thư, lưu trữ;

- Công tác lễ tân, tổng hợp thong tin và các văn phòng khác;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

b/ Nhiệm vụ:

+/ Công tác tổ chức:

Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong công ty. Nghiên cứu tham mưu cho về cơ cấu mô
hình sản xuất, chủ trì xây dựng phương án tổ chức quản lý, tham mưu về việc thành lập, sáp
nhập, giải thể các tổ chức quản lý tại Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Tham mưu cho
Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp bố trí cán bộ theo phân cấp.



                                                  8
Chủ trì lập quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và
quản lý.

Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho CBCNV và các đơn vị thành viên.

Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp. Tham mưu Giám đốc hoặc trình cấp trên
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp. Quản lý và lưu trữ thông
tin về hồ sơ lý lịch của người lao động như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, lý lịch công tác và
các thông tin cần thiết khác;

+/ Công tác lao động, tiền lương:

   Chủ trì thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy, quy
chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có liên quan.

Chủ trì xây dựng và trình duyệt cơ chế trả lương và quỹ lương, của Công ty và các đơn vị trực
thuộc Công ty.

   Chủ trì xây dựng và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự trong
công ty.

Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào tạo, công tác
quy hoạch phát triển nhân sự.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu định mức lao động, đơn giá tiền lương ở các đơn vị
trực thuộc.

Lập danh sách trình xét duyệt nâng lương và chuyển ngạch lương cho cán bộ nhân viên theo
phân cấp và báo cáo diện nâng lương do cấp trên quản lý.

Tổng hợp các báo cáo thống kê về nhân sự và lao động tiền lương theo đúng quy định để phục vụ
cho công tác chỉ đạo sản xuất và quản lý kịp thời.

+/ Công tác quản trị, hành chính:

Tiếp nhận tổng hợp nội dung các thông tin liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Giám
đốc đối với phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc của Công ty. Chuẩn bị chương trình và số liệu
cần thiết cho các hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo, theo dõi ghi chép ý kiến và những kết luận
của Lãnh đạo Công ty trong các cuộc hội nghị để truyền đạt hoặc thông báo cho các đơn vị, các
phòng ban theo dõi và đôn đốc thực hiện các kết luận đó. Thông báo cho các phòng nghiệp vụ và

                                                9
các đơn vị thực hiện những mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty trong các trường hợp đột xuất cần
phải giải quyết kịp thời.

Tham mưu công tác đối ngoại với các cơ quan hữu quan. Cập nhật chương trình, kế hoạch công
tác của Lãnh đạo Công ty, lập kế hoạch và bố trí thời gian để Lãnh đạo Công ty tiếp và làm việc
với nội bộ công ty và các đơn vị bên ngoài đến liên hệ công tác.

Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, công tác văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu,
tài liệu an toàn, bảo mật, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra và kiểm soát. Tiếp nhận, phân
loại công văn đến, trình Lãnh đạo giải quyết, phát hành công văn đi, chuyển giao văn bản (hoặc
sao lục nội dung văn bản, công báo) cho các phòng tham mưu, đơn vị để thực hiện. Thực hiện
công tác bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định. Tổng hợp thông tin liên quan đến các lĩnh
vực hoạt động.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn quy trình soạn thảo, ban hành văn bản, chủ trì
soạn thảo các văn bản liên quan đến nhiều lĩnh vực, các văn bản pháp quy trong Công ty;

Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng của Công ty
và các đơn vị thành viên. Quản lý, bảo vệ, bảo trì tài sản thuộc thiết bị văn phòng, xe con, điện
nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động văn phòng của Công ty, mua sắm thiết bị văn phòng
nhằm duy trì tác hoạt động thường xuyên của văn phòng bộ máy hoạt động. Phối hợp với các
Phòng, các đơn vị thành viên có liên quan, tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm, đánh
giá tỷ lệ còn lại và đề xuất thanh lý những tài sản văn phòng đã hư hỏng, không còn giá trị sử
dụng.

Chủ trì thực hiện công tác chuẩn bị và phục vụ các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, của Công ty và
các đơn vị liên quan.

Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến các công tác văn phòng và theo ủy
quyền của Giám đốc.

Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nội quy làm việc của Công ty và các
đơn vị thành viên.

+/ Các công tác khác:

  Ký thừa lệnh Giám đốc ban hành các văn bản thuộc phạm vi thủ tục hành chính gồm giấy giới
thiệu cho cán bộ đi giao dịch làm việc, giấy đi đường, giấy tờ về nghỉ phép, các loại văn bản
trích sao lục các công văn đối nội, đối ngoại theo phân cấp của Giám đốc, thông báo nội dung
cuộc họp sau khi đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt.

                                                10
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ về các mặt
nghiệp vụ, kiểm tra và thanh tra các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các chế độ
chính sách, quản lý tài chính kinh tế, quản lý sử dụng lao động, vật tư phương tiện, các hiện
tượng tiêu cực khác để để tổng hợp đánh giá, tham mưu cho Giám đốc kết luận và xử lý.

   Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch vệ sinh, y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động,
công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty.

Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và thực hiện các định mức lao động, kế hoạch bảo hộ lao
động, thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo an toàn lao động; thực hiện
đúng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng.

   Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch cho các công tác thi đua, tuyên truyền, quảng bá.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

c/ Quyền hạn:

   Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên
quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

   Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của
Công ty;

   Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực
hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;

   Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề
xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng
không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

   Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.

   Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công
tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;

   Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với
quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;

d/ Trách nhiệm:



                                               11
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định
tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;

Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực
hiện công việc;

Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản
lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;




                                                12
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính kế toán



a/ Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

- Công tác tài chính;

- Công tác kế toán tài vụ;

- Công tác kiểm toán nội bộ;

- Công tác quản lý tài sản;

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;

- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;

- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

b/ Nhiệm vụ:

      Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình
HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

      Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng
vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.

Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ
trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay,
lãi vay trong toàn Công ty;

      Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc;

      Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;

Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của
công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám đốc Công ty nắm
chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

                                                 13
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý
thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ
khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc;

      Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà
nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;

      Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định
kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;

      Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các
quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công
ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;

Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ
các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-DV. Chủ trì trong công tác giao dịch
với các tổ chức tài chính có liên quan.

Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn Công ty theo quy
định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính
và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực
thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.

Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế
toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách
của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.

      Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán
đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công
trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.

      Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng
quy định.

      Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm,
thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty.

Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
                                                14
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

c/ Quyền hạn:

      Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên
quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

      Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của
Công ty;

      Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để
thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;

      Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và
đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc
phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.

      Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ
công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;

      Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với
quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;

d/ Trách nhiệm:

      Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy
định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;

Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực
hiện công việc;

Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản
lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;




                                                15
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Vật tư - Thiết bị



a/ Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

- Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng;

- Công tác quản lý Vật tư, thiết bị;

- Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án;

- Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất
lượng thi công, chất lượng công trình.

- Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

b/ Nhiệm vụ:

+/ Công tác quản lý Vật tư – Thiết bị:

Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý,
sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.

Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, Km… theo
định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị.

Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư , thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì đường cao
tốc trong toàn công ty.

Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho
phương tiện, thiết bị.

Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty.
Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo
cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu ..vv


                                                 16
Tham mưu công tác xây dựng Quy định các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng.
Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định.

+/ Công tác quản lý Kỹ thuật – Chất lượng – Khối lượng:

Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công
ty.

Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện;

Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn. Duy
trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng
nhằm duy trì và cải tiến hệ thống.

Lập kế hoạch và quản lý, giám sát công tác kỹ thuật và chất lượng trong các dự án do công ty
làm chủ đầu tư và thực hiện;

Chủ trì thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình;

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc để làm tham mưu cho Giám đốc lập kế
hoạch, danh sách các hạng mục cần sửa chữa, bảo dưỡng duy tu hàng năm, làm cơ sở lập kinh
phí cho năm kế hoạch. Hàng quý, cùng các phòng, đơn vị trực thuộc kiểm tra xác định khối
lượng cho từng công việc để chỉnh sửa kế hoạch quý sau.

Tham gia công tác xây dựng các định mức, quy chế khoán.

Chủ trì trong việc tham mưu, quản lý hồ sơ kỹ thuật – chất lượng của công tác vận hành và bảo
trì đường cao tốc.

Chỉ đạo và giám sát công tác sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, khắc phục
bão lũ.

Quản lý công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng từng phần và toàn bộ công trình xây dựng
trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tổ chức nghiệm thu và chịu trách nhiệm về các tài liệu, hồ
sơ hoàn công các công trình khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng và lưu trữ hồ sơ
hoàn công. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
hợp đồng kinh tế.




                                               17
Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công và đề
xuất các phương án xử lý trình Giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện.

Chủ động quan hệ với các đơn vị tư vấn, các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của địa
phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào tình hình thực tế
tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công
nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện, thiết bị.

Tham gia Hội đồng tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ yêu cầu cùng với tổ chuyên gia phân tích hồ sơ
đề xuất, hồ sơ dự thầu do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Lập và soát xét hồ sơ mời thầu
phần yêu cầu kỹ thuật và tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Lập hồ sơ dự thầu và tham
gia đấu thầu xây lắp các công trình.

Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc trong công tác tổ chức các lớp đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm.

Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

c/ Quyền hạn:

      Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên
quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

      Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của
Công ty;

      Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để
thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;

      Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và
đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc
phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.

      Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ
công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;




                                                18
Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với
quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;

d/ Trách nhiệm:

      Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy
định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;

Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực
hiện công việc;

Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản
lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;




                                                19

Contenu connexe

Tendances

Quản trị nhân lực MBO SGUK12
Quản trị nhân lực MBO SGUK12Quản trị nhân lực MBO SGUK12
Quản trị nhân lực MBO SGUK12TearsSky ValKyrie
 
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến Lược
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến LượcEbook Kỹ Năng Quản Trị Chiến Lược
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến LượcNhân Nguyễn Sỹ
 
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hello
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hellobản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hello
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm helloNgọc Bích
 
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiếtBản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiếtKim Thuan
 
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lược
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lượcTài liệu tham khảo quản trị chiến lược
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lượcTổ chức Đào tạo PTC
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Viet Duong Nguyen
 
Ky nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanhKy nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanhHoàng Rù
 
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach Dinh
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach DinhQuan Tri Hoc -Ch4 Hoach Dinh
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach DinhChuong Nguyen
 
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu
Bản kế hoạch kinh doanh mẫuBản kế hoạch kinh doanh mẫu
Bản kế hoạch kinh doanh mẫuKim Thuan
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Zelda NGUYEN
 
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieugaconnhome1988
 
Thuc hien cac chuong trinh marketing
Thuc hien cac chuong trinh marketingThuc hien cac chuong trinh marketing
Thuc hien cac chuong trinh marketingFrank Pham
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcDigiword Ha Noi
 
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Opportunity assessment and the entrepreneurial process vie
Opportunity assessment and the entrepreneurial process  vie Opportunity assessment and the entrepreneurial process  vie
Opportunity assessment and the entrepreneurial process vie hoangvanhoa
 
Sang tao y tuong trong to chuc event
Sang tao y tuong trong to chuc eventSang tao y tuong trong to chuc event
Sang tao y tuong trong to chuc eventBanhbeobanhbeo
 

Tendances (20)

Quản trị nhân lực MBO SGUK12
Quản trị nhân lực MBO SGUK12Quản trị nhân lực MBO SGUK12
Quản trị nhân lực MBO SGUK12
 
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến Lược
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến LượcEbook Kỹ Năng Quản Trị Chiến Lược
Ebook Kỹ Năng Quản Trị Chiến Lược
 
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hello
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hellobản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hello
bản kế hoạch PR sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani - nhóm hello
 
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiếtBản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bản kế hoạch kinh doanh chi tiết
 
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lược
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lượcTài liệu tham khảo quản trị chiến lược
Tài liệu tham khảo quản trị chiến lược
 
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
Hướng dẫn Lập kế hoạch cho Người mới
 
Ky nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanhKy nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanh
 
Chuong 4 pr
Chuong 4 prChuong 4 pr
Chuong 4 pr
 
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach Dinh
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach DinhQuan Tri Hoc -Ch4 Hoach Dinh
Quan Tri Hoc -Ch4 Hoach Dinh
 
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu
Bản kế hoạch kinh doanh mẫuBản kế hoạch kinh doanh mẫu
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
 
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
08. Ky Nang Quan Ly Theo Muc Tieu
 
Quan tri
Quan triQuan tri
Quan tri
 
03. ky nang lap ke hoach
03. ky nang lap ke hoach03. ky nang lap ke hoach
03. ky nang lap ke hoach
 
Thuc hien cac chuong trinh marketing
Thuc hien cac chuong trinh marketingThuc hien cac chuong trinh marketing
Thuc hien cac chuong trinh marketing
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.  TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Opportunity assessment and the entrepreneurial process vie
Opportunity assessment and the entrepreneurial process  vie Opportunity assessment and the entrepreneurial process  vie
Opportunity assessment and the entrepreneurial process vie
 
chiến lược
chiến lượcchiến lược
chiến lược
 
Sang tao y tuong trong to chuc event
Sang tao y tuong trong to chuc eventSang tao y tuong trong to chuc event
Sang tao y tuong trong to chuc event
 

En vedette

En vedette (20)

Baigiangvecad
BaigiangvecadBaigiangvecad
Baigiangvecad
 
Sửa máy chiếu Tp,HCM
Sửa máy chiếu Tp,HCMSửa máy chiếu Tp,HCM
Sửa máy chiếu Tp,HCM
 
Hinh11
Hinh11Hinh11
Hinh11
 
Tthoa12
Tthoa12Tthoa12
Tthoa12
 
Hoahuuco12
Hoahuuco12Hoahuuco12
Hoahuuco12
 
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12 Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
 
tram-bien-ap
tram-bien-aptram-bien-ap
tram-bien-ap
 
Tieu chuan chong set
Tieu chuan chong setTieu chuan chong set
Tieu chuan chong set
 
Phan 1
Phan 1Phan 1
Phan 1
 
Quạt điện 1
Quạt điện 1Quạt điện 1
Quạt điện 1
 
Tài liệu hướng dẫn lập trình gia công trên Mastercam X9
Tài liệu hướng dẫn lập trình gia công trên Mastercam X9Tài liệu hướng dẫn lập trình gia công trên Mastercam X9
Tài liệu hướng dẫn lập trình gia công trên Mastercam X9
 
Giao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điệnGiao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điện
 
Bai giang may dien
Bai giang may dienBai giang may dien
Bai giang may dien
 
Plcs7300
Plcs7300Plcs7300
Plcs7300
 
Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04
 
Bao ve dong co kđb 3 pha
Bao ve dong co kđb 3 phaBao ve dong co kđb 3 pha
Bao ve dong co kđb 3 pha
 
Dong co 1_pha_2933
Dong co 1_pha_2933Dong co 1_pha_2933
Dong co 1_pha_2933
 
Tài liệu thiết kế khuôn ép phun
Tài liệu thiết kế khuôn ép phunTài liệu thiết kế khuôn ép phun
Tài liệu thiết kế khuôn ép phun
 
Ky thuat
Ky thuatKy thuat
Ky thuat
 
Dong co ba pha
Dong co ba phaDong co ba pha
Dong co ba pha
 

Similaire à Ke hoach 1

Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội
Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân độiHoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội
Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân độiluanvantrust
 
Communication plan
Communication planCommunication plan
Communication planDat Nguyen
 
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdf
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdfPhương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdf
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdfGrowup Work
 
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngHướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngNguyễn Quang Sang Digital
 
Cach viet ke hoach va chien luoc
Cach viet ke hoach va chien luocCach viet ke hoach va chien luoc
Cach viet ke hoach va chien luoctamvinh
 
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICAHướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICADương Hà
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien daivuthanhtien
 
Giao trinh quan tri chien luoc (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1)Giao trinh quan tri chien luoc (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1)Võ Thùy Linh
 
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)Võ Thùy Linh
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfBchTrn57
 
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tc
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tcbài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tc
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tchienle082005
 

Similaire à Ke hoach 1 (20)

Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
Nâng cao hiệu quả làm việc nhómNâng cao hiệu quả làm việc nhóm
Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
 
Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội
Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân độiHoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội
Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội
 
Cơ sở lý luận về công tác hoạch định trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về công tác hoạch định trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về công tác hoạch định trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về công tác hoạch định trong doanh nghiệp.docx
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Hoạch Kinh Doanh Ở Ngân Hàng Thươn...
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Hoạch Kinh Doanh Ở Ngân Hàng Thươn...Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Hoạch Kinh Doanh Ở Ngân Hàng Thươn...
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Hoạch Kinh Doanh Ở Ngân Hàng Thươn...
 
Communication plan
Communication planCommunication plan
Communication plan
 
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdf
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdfPhương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdf
Phương pháp lập kế hoạch quản lý dự án nhân sự.pdf
 
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngHướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
 
Cach viet ke hoach va chien luoc
Cach viet ke hoach va chien luocCach viet ke hoach va chien luoc
Cach viet ke hoach va chien luoc
 
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICAHướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
 
Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.docxCơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh.docx
 
Giao trinh quan tri chien luoc (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1)Giao trinh quan tri chien luoc (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1)
 
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)
Giao trinh quan tri chien luoc (1) (1)
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
 
Lesson Hieu Biet Ve Pr
Lesson Hieu Biet Ve PrLesson Hieu Biet Ve Pr
Lesson Hieu Biet Ve Pr
 
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tc
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tcbài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tc
bài tập lớn nguyên lý kế toán 1 hvien tc
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạch Định Chiến Lược Marketing.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạch Định Chiến Lược Marketing.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạch Định Chiến Lược Marketing.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạch Định Chiến Lược Marketing.docx
 
Lap ke hoach
Lap ke hoachLap ke hoach
Lap ke hoach
 
Các yếu tố năng lực cạnh tranh tại công ty gas
Các yếu tố năng lực cạnh tranh tại công ty gasCác yếu tố năng lực cạnh tranh tại công ty gas
Các yếu tố năng lực cạnh tranh tại công ty gas
 

Ke hoach 1

  • 1. Lập kế hoạch và lịch trình công việc Hàng năm, cứ vào dịp tháng 9, không chỉ các nhà quản trị mà cả các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp đều bận rộn với các câu hỏi: Năm sau sẽ làm gì? Làm thế nào? Cần thêm bao nhiêu người? Thêm bao nhiều tiền để phát triển? Họ sẽ rất vất vả cùng các cộng sự xây dựng kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch hành động cho năm tiếp theo. “Đau đầu” kế hoạch hàng năm Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt là với các doanh nghiệp VN. Làm thế nào để có thể tăng trưởng như kỳ vọng? Đặc biệt là với các nhóm dự án, việc xác định rõ ràng mục đích yêu cầu và kế hoạch hành động để đưa team đạt đến mục tiêu sẽ do trưởng nhóm cũng như các thành viên trong nhóm bao gồm nhiều chức năng để đảm bảo tính liên thông, liên bộ phận thảo luận, tranh luận. Dữ liệu cần thiết để xây dựng kế hoạch Từ mục tiêu đã thống nhất căn cứ trên kết quả năm qua và lịch sử 2 đến 5 năm liền kế, sự tăng trưởng của thị trường, mức độ cạnh tranh, thị phần của mình và dung lượng có thể tăng (giảm) của thị trường do sự phát triển hay đình trệ do thay đổi đời sống kinh tế xã hội,… nhóm lập kế hoạch kinh doanh có thể áp dụng các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian để lập kế hoạch làm việc và cùng triển khai kế hoạch đó. Trên thực tế, dù có Project leader nhưng nhóm nên có tác nghiệp liên thông bao gồm các bộ phận chức năng liên quan từ Marketing, sale, sản xuất, HR,... để có sự đóng góp phản biện tích cực cho những phương pháp được kiểm nghiệm qua thời gian có cái nhìn toàn diện và cam kết cao nhất của các bộ phận, từ đó đảm bảo tính khả thi của dự án. Kế hoạch không thể do một người thiết lập Có một suy nghĩ sai lầm dẫn đến việc vô hiệu hóa hoạt động của tập thể công ty là Kế hoạch chỉ do một cá nhân hay một phòng ban thực hiện. Thực tế việc Quản lý và xây dựng kế hoạch là hoạt động cần theo một quy trình từ tổng hợp và phân tích thông tin đầu vào, đến bố trí dàn trải công việc trên nguồn lực (tài lực, nhân lực, vật lực) hiện hữu và giám sát với nỗ lực tập trung do bị ràng buộc bởi thời gian. Từ đó có một kế hoạch hành động trả lời được các câu hỏi 5W (what, why, who, when, where) và 2H (how they do that, how we do that và how much is it) một cách xuất sắc nhất mà các thành viên chức năng liên quan cùng làm việc và cam kết thực hiện. Các công việc này cần liên tục định hướng theo mục tiêu từ giai đoạn khởi đầu đến lúc kết thúc, việc quản lý dự án và xây dựng kế hoạch bao gồm phân bổ con người và nguồn lực, điều phối các hoạt động, sử dụng nguồn lực và kiểm soát hiệu suất hoạt động. Việc lập kế hoạch cần bắt đầu từ mục tiêu do đó làm rõ mục tiêu là điều quan trọng nhất. Làm rõ mục tiêu “Hãy phát triển doanh số năm sau tăng trưởng 30%, duy trì tỷ lệ lợi nhuận, với mức độ tăng trưởng của thị trường được dự báo là tăng 25%. Xác lập rõ các yêu cầu cung cấp thông tin, nhân lực, dòng chảy tiền mặt và các trang thiết bị cần thiết một cách hợp lý để đảm bảo việc đạt chỉ tiêu doanh số một cách chính xác, đạt hiệu quả về mặt chi phí và đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Đó là mục tiêu mà hầu hết các nhà quản lý Marketing, sale,... thường nghe. Vậy mục tiêu này phải được hiểu như thế nào? Như thế nào là “hợp lý”? Như thế nào là “chính xác”? Làm thế nào để thực hiện được điều đó trong thời gian hạn định? Chi phí để thực hiện và số nhân lực yêu cầu ở mức độ nào mới được xem là hiệu quả?... Hay tóm lại, đây là quá trình đặt câu hỏi và phản biện liên tục. Tất cả những câu hỏi 5W, 2H dưới nhiều hình thức, cấp độ,... này đều cần phải được làm rõ, tốt nhất là câu trả lời được đưa ra thảo luận và thống nhất. Qua thực tế hơn 5 năm tư vấn với nhiều doanh nghiệp VN như T., G., B, V, H... cho thấy sự nhầm lẫn tai hại không chỉ của nhân viên mà của cả các nhà quản trị giữa chiến lược và ước mơ, giữa khát vọng và “ảo vọng”. Điều này xảy ra do tư duy đơn chiều và chủ quan. 1
  • 2. Ví dụ để có chiến lược thì ta cần hiểu thấu đáo 5 yếu tố cấu thành: Mục tiêu mong muốn; Môi trường cạnh tranh; Hiện trạng doanh nghiệp; Đối tượng nhắm đến từ sơ cấp đến thứ cấp và thời gian có thể hoàn tất mục tiêu; thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ láng máng khái niệm mục tiêu là ý muốn chủ quan của sếp và còn ở trong đầu sếp chứ chưa được truyền thống đến các bộ phận. Cũng như vậy kế hoạch hành động của doanh nghiệp lại thường do một cá nhân hay một nhóm đơn chức thiết kế trong điều kiện thiếu dữ liệu và sự tranh luận phản biện tích cực của các bộ phận liên quan,... thế nên các kế hoạch thường thiếu thực tiễn và kết quả là chẳng ai muốn theo, chẳng ai muốn làm. Câu hỏi gợi ý Khi các mục tiêu đã rõ ràng và được mọi thành viên chấp nhận, hãy xác định những nhiệm vụ cần hoàn tất để đáp ứng tất cả các mục tiêu đó. Các thành viên trong nhóm cần trả lời những câu hỏi sau: * Mục tiêu là gì? Tại sao phải hoàn tất mục tiêu này? * Tất cả những nhiệm vụ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu này là gì? * Đối tượng nhắm đến cuối cùng là ai, ai là những đối tượng trung gian trong quá trình đi đến đối tượng cuối cùng? * Đâu là trình tự tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ này? Nhiệm vụ nào có thể thực hiện một cách độc lập, còn nhiệm vụ nào phải được giải quyết nối tiếp nhau? * Từng nhiệm vụ phải được hoàn tất với kế hoạch thời gian như thế nào? * Môi trường cạnh tranh là gì? Có những hoạt động cạnh tranh như thế nào, ở mức độ nào có thể xảy ra? Mức độ tăng trưởng của thị trường là bao nhiêu cho tất cả, thị phần hiện tại của ta là bao nhiêu, xu hướng gia tăng thị phần thời gian qua như thế nào? * Hiện trạng (các yếu tố chủ quan về nhân lực, tài lực, vật lực,...) * Các tiêu chí đánh giá, phương thức đánh giá và các cột mốc đánh giá kết quả và mục tiêu. Bằng cách liên tục đặt câu hỏi và tìm câu trả lời là giải pháp cho câu hỏi qua tranh luận phản biện tích cực giữa các bộ phận và thành viên liên quan, sự dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm và tính cam kết của các thành viên đại diện,... ta có phương pháp xác định nhiệm vụ trọng tâm và với sự điều phối của Project leader, các nhiệm vụ chính và phụ liên quan cùng việc bố trí thời gian, nguồn lực,... cho các nhiệm vụ đó một cách phù hợp sẽ được hình thành. Bí quyết lập lịch trình dự án 1. Xây dựng một danh sách bao gồm các nhiệm vụ cụ thể 2. Nêu rõ kết quả cần đạt được cho từng hoạt động, ví dụ: sản phẩm mẫu để thăm dò thị trường 3. Dùng những kết quả đó làm cơ sở lập lịch trình dự án với các điểm mốc và ngày đến hạn thực tế 4. Nhận biết những khâu đình trệ có thể làm đảo lộn lịch trình 5. Xác định các biện pháp loại trừ những nguyên nhân gây đình trệ. Các rủi ro có thể gặp phải trên quá trình đi đến mục tiêu 2
  • 3. 6. Thiết lập hệ thống kiểm soát và truyền thông để cập nhật và điều chỉnh lịch trình 7. Đảm bảo những thành phần liên quan sẽ tham gia và nắm bắt được thông tin về tiến độ dự án, cũng như bất kỳ sửa đổi nào về lịch trình 8. Các giải pháp dự phòng và phương thức chuẩn bị áp dụng khi cần thiết. 9. Một điều quan trọng là mỗi cá nhân tham gia vào nhóm lập kế hoạch cần có tư duy tích cực nhằm giải quyết vấn đề và ngay chính các cá nhân đó cũng cần là những người quản lý tốt công việc của mình và có thể đại diện cho bộ phận chức năng của mình trong việc bàn thảo kế hoạch với các bộ phận khác. Khung sườn Làm gì cũng vậy, chúng ta cần cái khung sườn, rồi từ đó triển khai rộng ra, chi tiết dần. Làm như vầy sẽ giúp chúng ta không bị lạc hướng và bao quát được đầy đủ nhiều mặt của vấn đề. Về cơ bản, một kế hoạch kinh doanh cần có những phần sau: 1. Giới thiệu tổng quát. 2. Phân tích thị trường. 3. Sản phẩm/dịch vụ cung cấp. 4. Định vị khách hàng. 5. Phân tích đối thủ. 6. Chiến lược Sales/Marketing. 7. Chiến lược giá. 8. Nguồn nhân lực. 9. Kế hoạch tài chính. 10. Phân tích rủi ro. 11. Kế hoạch triển khai. Bài này tui phân tích khái quát mục đích từng phần về từng phần, trong những bài sau tui sẽ nói chi tiết hơn từng cái. 1. Giới thiệu tổng quát: phần này để giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về toàn bộ kế hoạch kinh doanh. 2. Phân tích thị trường: thị trường là ở đâu, đang cần gì, tiềm năng của thị trường thế nào, vì sao chúng ta cho rằng đó là một thị trường có thể mang lại lợi nhuận. 3. Sản phẩm/dịch vụ: chi tiết về những gì chúng ta đưa cho khách hàng, cấu tạo sản phẩm thế nào, làm thế nào để chế tạo, có điểm độc đáo gì… 4. Định vị khách hàng: cái này khá quan trọng, khách hàng là ai, mối quan tâm của họ thế nào, thu nhập ra sao, vì sao họ lại là khách hàng mục tiêu… 3
  • 4. 5. Phân tích đối thủ: hên thì chúng ta chui vô cái đại dương xanh, nhưng giờ mấy cái đó hơi bị hiếm, nên rủi chui vào đại dương đỏ thì đối thủ chính là ai, vì sao họ lại thành công, điểm yếu là gì, đối thủ gián tiếp là gì… 6. Chiến lược sales và marketing: cái này chắc không phải giải thích rồi, tui sẽ nói chi tiết hơn khi phân tích tới phần này. 7. Chiến lược giá: một trong 4 cái P, cách định giá thế nào, vì sao định giá như vậy, giá sẽ được thay đổi ra sao, trong tình huống nào… 8. Nguồn nhân lực: không ai làm việc gì một mình cả, nên phải tính tới việc cần những ai, tìm người ở đâu, đào tạo người thế nào, chính sách với người thế nào để người không bỏ ta… 9. Kế hoạch tài chính: tiền, tiền tiền! Xài tiền thế nào, mượn tiền ở đâu,… đại khái là kiếm tiền thế nào và dùng tiền ra sao. 10. Phân tích rủi ro: không ai làm gì mà không có rủi ro cả, phân tích cái này càng kỹ thì càng giúp ta dễ dàng tránh được mấy cái rủi ro này, hoặc ít nhất cũng giúp ta đỡ bị… shock 11. Kế hoạch triển khai: đại khái là khi nào thì làm cái nào, sẽ đạt được cái nào… Như đã nói, đây là kế hoạch viết chủ yếu tập trung dùng cho trường hợp tự có vốn đầu tư, kế hoạch dùng để đi dụ kêu gọi nhà đầu tư góp vốn sẽ được viết sau nếu người đọc hứng thú. Kế hoạch của tui là sẽ phân tích khái quát 11 điểm trên, tuy nhiên nói gì thì nói, cho đến nay tui vẫn đi làm mọi cho tư bản, vẫn chưa dám dũng cảm nộp đơn xin nghỉ việc để xách tiền đi đầu tư làm riêng. Do đó hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của bạn bè gần xa. Một lần nữa cũng xin phép nhắc lại, vì tui làm cho tư bản nên dùng tiếng tư bản là đa số, và những dự án mà tui lập cho tư bản cũng viết bằng tiếng tư bản. Nên trong một số trường hợp tui sẽ dùng từ tiếng Anh, không dịch ra tiếng Việt vì đôi khi dịch ra rất buồn cười hoặc không dịch được. Và như tinh thần từ đầu, tui sẽ viết theo kiểu phong cách tưng tửng, hy vọng không gây khó chịu cho người đọc nghiêm túc. 4
  • 5. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch kinh doanh a/ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược: - Công tác thống kê tổng hợp sản xuất; - Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; - Công tác lập dự toán; - Công tác quản lý hợp đồng kinh tế; - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; - Công tác đấu thầu; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b/ Nhiệm vụ: +/ Công tác kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty; Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định; Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty. Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 5
  • 6. +/ Công tác lập dự toán: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm quyền duyệt. +/ Công tác hợp đồng: Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán. Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán. +/ Công tác đấu thầu: Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán; Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định; Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. 6
  • 7. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên; Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm: Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; 7
  • 8. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức nhân chính a/ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tổ chức; - Công tác cán bộ; - Công tác lao động, tiền lương; - Công tác thanh tra, pháp chế; - Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; - Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; - Công tác quan hệ quốc tế; - Phục vụ công tác Đảng, Đoàn; - Công tác văn thư, lưu trữ; - Công tác lễ tân, tổng hợp thong tin và các văn phòng khác; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b/ Nhiệm vụ: +/ Công tác tổ chức: Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong công ty. Nghiên cứu tham mưu cho về cơ cấu mô hình sản xuất, chủ trì xây dựng phương án tổ chức quản lý, tham mưu về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức quản lý tại Công ty và các đơn vị trực thuộc. Lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp bố trí cán bộ theo phân cấp. 8
  • 9. Chủ trì lập quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quản lý. Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho CBCNV và các đơn vị thành viên. Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp. Tham mưu Giám đốc hoặc trình cấp trên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp. Quản lý và lưu trữ thông tin về hồ sơ lý lịch của người lao động như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, lý lịch công tác và các thông tin cần thiết khác; +/ Công tác lao động, tiền lương: Chủ trì thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy, quy chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có liên quan. Chủ trì xây dựng và trình duyệt cơ chế trả lương và quỹ lương, của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. Chủ trì xây dựng và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự trong công ty. Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu định mức lao động, đơn giá tiền lương ở các đơn vị trực thuộc. Lập danh sách trình xét duyệt nâng lương và chuyển ngạch lương cho cán bộ nhân viên theo phân cấp và báo cáo diện nâng lương do cấp trên quản lý. Tổng hợp các báo cáo thống kê về nhân sự và lao động tiền lương theo đúng quy định để phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất và quản lý kịp thời. +/ Công tác quản trị, hành chính: Tiếp nhận tổng hợp nội dung các thông tin liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của Giám đốc đối với phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc của Công ty. Chuẩn bị chương trình và số liệu cần thiết cho các hội nghị giao ban, hội nghị lãnh đạo, theo dõi ghi chép ý kiến và những kết luận của Lãnh đạo Công ty trong các cuộc hội nghị để truyền đạt hoặc thông báo cho các đơn vị, các phòng ban theo dõi và đôn đốc thực hiện các kết luận đó. Thông báo cho các phòng nghiệp vụ và 9
  • 10. các đơn vị thực hiện những mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty trong các trường hợp đột xuất cần phải giải quyết kịp thời. Tham mưu công tác đối ngoại với các cơ quan hữu quan. Cập nhật chương trình, kế hoạch công tác của Lãnh đạo Công ty, lập kế hoạch và bố trí thời gian để Lãnh đạo Công ty tiếp và làm việc với nội bộ công ty và các đơn vị bên ngoài đến liên hệ công tác. Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, công tác văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu, tài liệu an toàn, bảo mật, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra và kiểm soát. Tiếp nhận, phân loại công văn đến, trình Lãnh đạo giải quyết, phát hành công văn đi, chuyển giao văn bản (hoặc sao lục nội dung văn bản, công báo) cho các phòng tham mưu, đơn vị để thực hiện. Thực hiện công tác bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định. Tổng hợp thông tin liên quan đến các lĩnh vực hoạt động. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn quy trình soạn thảo, ban hành văn bản, chủ trì soạn thảo các văn bản liên quan đến nhiều lĩnh vực, các văn bản pháp quy trong Công ty; Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng của Công ty và các đơn vị thành viên. Quản lý, bảo vệ, bảo trì tài sản thuộc thiết bị văn phòng, xe con, điện nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động văn phòng của Công ty, mua sắm thiết bị văn phòng nhằm duy trì tác hoạt động thường xuyên của văn phòng bộ máy hoạt động. Phối hợp với các Phòng, các đơn vị thành viên có liên quan, tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ hàng năm, đánh giá tỷ lệ còn lại và đề xuất thanh lý những tài sản văn phòng đã hư hỏng, không còn giá trị sử dụng. Chủ trì thực hiện công tác chuẩn bị và phục vụ các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, của Công ty và các đơn vị liên quan. Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến các công tác văn phòng và theo ủy quyền của Giám đốc. Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nội quy làm việc của Công ty và các đơn vị thành viên. +/ Các công tác khác: Ký thừa lệnh Giám đốc ban hành các văn bản thuộc phạm vi thủ tục hành chính gồm giấy giới thiệu cho cán bộ đi giao dịch làm việc, giấy đi đường, giấy tờ về nghỉ phép, các loại văn bản trích sao lục các công văn đối nội, đối ngoại theo phân cấp của Giám đốc, thông báo nội dung cuộc họp sau khi đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt. 10
  • 11. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ về các mặt nghiệp vụ, kiểm tra và thanh tra các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện các chế độ chính sách, quản lý tài chính kinh tế, quản lý sử dụng lao động, vật tư phương tiện, các hiện tượng tiêu cực khác để để tổng hợp đánh giá, tham mưu cho Giám đốc kết luận và xử lý. Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch vệ sinh, y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động, công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và thực hiện các định mức lao động, kế hoạch bảo hộ lao động, thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo an toàn lao động; thực hiện đúng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng. Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch cho các công tác thi đua, tuyên truyền, quảng bá. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên; Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm: 11
  • 12. Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; 12
  • 13. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính kế toán a/ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính; - Công tác kế toán tài vụ; - Công tác kiểm toán nội bộ; - Công tác quản lý tài sản; - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; - Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty; - Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b/ Nhiệm vụ: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty; Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty; Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận. 13
  • 14. Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc; Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty; Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc; Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính; Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan. Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán. Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc. Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định. Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty. Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. 14
  • 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên; Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm: Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; 15
  • 16. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Vật tư - Thiết bị a/ Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng; - Công tác quản lý Vật tư, thiết bị; - Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án; - Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình. - Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b/ Nhiệm vụ: +/ Công tác quản lý Vật tư – Thiết bị: Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty. Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, Km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị. Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư , thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì đường cao tốc trong toàn công ty. Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị. Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu ..vv 16
  • 17. Tham mưu công tác xây dựng Quy định các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định. +/ Công tác quản lý Kỹ thuật – Chất lượng – Khối lượng: Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công ty. Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện; Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống. Lập kế hoạch và quản lý, giám sát công tác kỹ thuật và chất lượng trong các dự án do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện; Chủ trì thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình; Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc để làm tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, danh sách các hạng mục cần sửa chữa, bảo dưỡng duy tu hàng năm, làm cơ sở lập kinh phí cho năm kế hoạch. Hàng quý, cùng các phòng, đơn vị trực thuộc kiểm tra xác định khối lượng cho từng công việc để chỉnh sửa kế hoạch quý sau. Tham gia công tác xây dựng các định mức, quy chế khoán. Chủ trì trong việc tham mưu, quản lý hồ sơ kỹ thuật – chất lượng của công tác vận hành và bảo trì đường cao tốc. Chỉ đạo và giám sát công tác sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, khắc phục bão lũ. Quản lý công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng từng phần và toàn bộ công trình xây dựng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tổ chức nghiệm thu và chịu trách nhiệm về các tài liệu, hồ sơ hoàn công các công trình khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng và lưu trữ hồ sơ hoàn công. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng kinh tế. 17
  • 18. Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công và đề xuất các phương án xử lý trình Giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện. Chủ động quan hệ với các đơn vị tư vấn, các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của địa phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện, thiết bị. Tham gia Hội đồng tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ yêu cầu cùng với tổ chuyên gia phân tích hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Lập và soát xét hồ sơ mời thầu phần yêu cầu kỹ thuật và tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu xây lắp các công trình. Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc trong công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu. c/ Quyền hạn: Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc; Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên; 18
  • 19. Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó; d/ Trách nhiệm: Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu; Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc; Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; 19