SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  33
Télécharger pour lire hors ligne
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
72 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Nội dung Mục tiêu
 Giúp học viên hiểu được bản chất của tiền tệ,
các cách xác định cung tiền, cầu tiền
 Giúp học viên hiểu được bản chất của chính
sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng Trung
ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ
Thời lượng học
 Phân tích vai trò và chức năng của
tiền tệ
 Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và
trạng thái cân bằng trên thị trường
tiền tệ
 Bản chất, nội dung, và cơ chế tác
động của chính sách tiền tệ
 6 tiết học
BÀI 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 73
Các kiến thức cần có
 Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản.
 Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các
biến số Kinh tế Vĩ mô.
 Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các
phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách Kinh tế Vĩ mô
được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Học viên có thể đọc thêm các bài viết về lịch
sử hình thành tiền tệ để thấy được vai trò của việc phân tích chính sách tiền tệ.
Hướng dẫn học
 Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất
và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho chương này để học tập tốt hơn.
 Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân tích trong nền kinh tế đóng. Học viên có thể thu thập
được khá nhiều tài liệu liên quan trên thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn
2007 – 2008 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
74 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặc
biệt đóng vai trò vật ngang giá. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao
đổi trực tiếp với nhau. Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi
với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng
hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao,
xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một
số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ
hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là các
hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. Bản thân chúng là một sự thay đổi to lớn
trong quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người.
Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc
từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và
được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những
người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng
tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng,
Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc
thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng
lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.
Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông
qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền
quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao
hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán
với các tiền tệ khác trên thế giới.
Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức cần có những loại tiền mới không chỉ là tiền giấy,
séc mà còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử, v.v… Nó được chuyển nhượng thông qua các máy
tính, đường điện thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ.
Tiền giấy
Như vậy, ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện
thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 75
Tiền tệ
4.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ
4.1.1. Khái niệm tiền tệ
Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật
ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán
hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể là tiền mặt, vàng,
ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như tiền dưới
dạng séc (check – tức là tài khoản ký quỹ không thời
hạn ở ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong
ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Tiền tệ khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh
toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ
trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền
kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể mang
hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền xu) do Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương, Bộ
Tài chính, v.v...) phát hành.
Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ
"đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: Dollar,
franc...) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử
dụng đồng tiền (ví dụ: Dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất,
ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ
của Việt Nam được gọi là đồng, ký hiệu dùng trong nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND,
đơn vị nhỏ hơn của đồng là hào (10 hào = 1 đồng) và xu (10 xu = 1 hào).
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc
phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị
tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và
tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy
bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó
tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy. Theo luật pháp của Việt nam, tiền giấy
và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn.
Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có
các tính chất cơ bản sau đây:
 Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân
phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền
nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất
của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một
phương tiện trao đổi.
 Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể
nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do Ngân
hàng Trung Ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng
cao nào khác.
 Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho người
bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có
mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
76 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Tính chất tiền tệ
Tiền là một phương tiện thanh toán
được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: Nếu một người mang một con bò đi đổi
gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được
những thứ khác cũng cần thiết không kém.
 Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng
như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì
vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm
bằng kim loại bền chắc.
 Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người
trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận
chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và
những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa
phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ
như khổ A4.
 Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ
phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm
được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý
nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế
trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay
Ngân hàng Trung Ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu.
 Tính đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân
biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm
cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy
tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong
trao đổi.
4.1.2. Các chức năng của tiền tệ
 Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo thuận lợi
đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được
coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế,
thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên
môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông thị trường trở
thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh
tế thị trường.
Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực
đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao
dịch thành công giữa hai vật trong kinh tế đòi
hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau.
Ví dụ:
Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi
dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì
ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công.
Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định
giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người
nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 77
Tiền là phương tiện cất giữ giá trị
Tiền làm đơn vị hạch toán
dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt
tại một người thứ tư.
 Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế
nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng
có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu
dùng ngày mai. Như vậy, tiền là một loại tài sản tài
chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc
đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất.
Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của
nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa
không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (thí dụ
như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại
thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ
cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc
này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy
tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả.
Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ,
tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.
 Đơn vị hạch toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu
chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các
hàng hoá khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền
kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của
các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán
mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và
tiêu dùng của mọi quốc gia.
Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất
cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện
bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so
sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỉ giá tương đối
khác nhau (thí dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = 1 cái áo; 1 giờ lao động
= 1kg thịt; 5 bánh mì = 1 cái áo; 1 cái áo = 1 kg thịt,...). Khi sử dụng tiền như là một
chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động =
10 kg gạo = 1 cái áo = 1 kg thịt lợn = ...), vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn
nhiều công sức nữa.
4.1.3. Phân loại tiền
Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài chính. Trong
thực tế, chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại,
tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu, v.v… Không phải mọi loại tiền trên đều có khả
năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một
tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua
bán hàng hoá và dịch vụ.
Ta có thể phân chia loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
78 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Các loại tiền
 Tiền mặt lưu hành (M0): Với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, loại tiền này tuy
không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng
thanh toán cao nhất và được gọi là M0 (M0 bao
gồm tiền giấy và tiền kim loại lưu thông trên thị
trường).
 Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có
thể viết séc, v.v… để thanh toán cũng là một loại
tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn
sàng cho thanh toán có kèm tiền mặt. Vì vậy,
tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn
được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) một
trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ
yếu của một quốc gia.
M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D)
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi
ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn,
nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán.
M1 cộng với tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2. Vì khả năng thanh toán
tương đối cao của các loại tiền này, nên nhiều nước xác định M1 hoặc M2 là đại lượng chủ
yếu để đo cung tiền.
Ngày nay, do sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài
sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho
bạc ngắn hạn, v.v…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận
thanh toán của ngân hàng, v.v… Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán
và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng
cung tiền M3, M4, v.v…
Ở các nước đang phát triển bị ngoại tệ hoá, tiền ngoại tệ trong dân gian cũng phải tính
nhưng thu thập thông tin rất khó khăn. Nếu nước nào dùng vàng để thanh toán thì vàng cũng
phải tính vào lượng tiền tệ. Đây là trường hợp của Việt Nam với việc sử dụng rộng rãi ngoại
tệ và vàng làm phương tiện thanh toán. Ở các nước phát triển, nhiều phương tiện thanh toán
mới mẻ ra đời do đó hiện nay hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc và chuẩn của
IMF, thay vì đưa ra một danh sách các phương tiện mà mọi nước phải theo như trước đây,
đã khuyến nghị rằng mỗi nước phải tự làm quyết định về những phương tiện nào nên đưa
vào tiền tệ trên cơ sở đánh giá phương tiện nào có khả năng thanh toán như tiền mặt.
Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là
M1 hoặc M2,.v.v.) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn
nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân.
Trên góc độ Kinh tế Vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2; đồng thời cũng theo
dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền M tuỳ mỗi
thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1, M2 dùng đại lượng chính đo mức cung tiền.
Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ
số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa
của một nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 79
Quá trình tạo tiền
Ngân hàng thương mại
4.2. Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại
4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản
là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó
tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho
người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội
phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền
ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền
cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những
người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính
trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong
xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ
chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một
lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó
chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động
của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng
được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại và
ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân
hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như của các tổ chức
môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm,... là nhận tiền gửi của các cá
nhân, các tổ chức xã hội,... Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức,
hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan
thiếu. Hoạt động của Ngân hàng thương mại
nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc
biệt đó là "vốn – tiền", trả lãi suất huy động vốn
thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh
lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của Ngân
hàng thương mại. Hoạt động của Ngân hàng
thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của
mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp
và các tổ chức khác trong xã hội.
Khác hẳn với Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục
đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ.
Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà
nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có
các chức năng như phát hành tiền, quản lý, thực
thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều Ngân hàng thương mại, có thể coi là
các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Trong
trường hợp Ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, NHTƯ sẽ là nguồn cấp vốn
cuối cùng mà Ngân hàng thương mại tìm đến.
Trong NHTM, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các
cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
80 ECO102_Bai4_v2.0013107216
gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số
tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính
thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột
gọi là dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1
và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận
không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: Phần
giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên
ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác).
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng,
vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có
vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Năm
2005 – 2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương
mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức
này. Tính đến tháng 2–2007 đã có 34 NHTM hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều
lệ trên 21.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường Tín có số
vốn điều lệ cao nhất là trên 2.089 tỷ đồng.
4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại
Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các
Ngân hàng thương mại.
Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ
lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định
cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền
còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục
như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục.
Tiền mặt
lưu hành
Dự trữ tiền
mặt của các NH
Các khoản tiền
gửi không kỳ hạn
Mức cung tiền (MS)
Tiền cơ sở (H)
Hình 4.1. Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại
Kết quả là đã làm cho số lượng tiền có khả năng thanh toán gia tăng thêm một lượng là:
D = (1/rb). R
Và cuối cùng tổng số tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM sẽ là:
D = (1/rb).R
Trong đó: rb là tỷ lệ dự trữ bắt buộc
D là lượng tiền gửi
R là lượng tiền dự trữ
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do NHTƯ quy định đối với
các NHTM.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 81
Tỷ lệ rb được tính như sau: rb = Rb/D
Trong đó Rb là mức tiền dự trữ bắt buộc.
Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các
NHTM và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên.
Giả sử với lượng tiền gửi ban đầu là D khi đưa vào hoạt động trong hệ thống NHTM sẽ tạo
thêm một khoản dự trự mới là R và tạo ra một khoản tối đa cho vay mới là D, khoản này
lại tiếp tục được cho vay và kết quả là lượng tiền gửi được khuyếch đại lên nhiều lần và
lượng tiền gửi đó đã tăng thêm một lượng là: D = 1/rb. R.
D = D + D1 + D2 + D3 +...+ Di
Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy
định đối với NHTM là 10%.
Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số
lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu?
Ngân hàng thứ nhất
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ
$100
Cho vay
$900
Tiền gửi
$1000
Tổng tài sản Tổng các khoản nợ
$1000 $1000
Hình 4.2. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại
Chúng ta hãy xem xét quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại sau đây:
Ngân hàng thứ hai nhận được một khoản tiền gửi là $900, để lại dự trữ theo tỷ lệ dự trữ bắt
buộc là 10%, tức là dự trữ $90, phần còn lại $810 tiếp tục cho vay.
Ngân hàng thế hệ
thứ nhất
Ngân hàng thế hệ
thứ hai
Tài sản có Tài sản cóTài sản nợ Tài sản nợ
Dự trữ
$100
Cho vay
$900
Tổng tài sản Tổng tài sản
$1000
Tiền gửi
$1000
Dự trữ
$90
Cho vay
$810
Tiền gửi
$900
Tổng khoản nợ Tổng khoản nợ
$1000 $900 $900
$1000
Hình 4.3. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại
Bảng 4.1. biểu thị quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền
giao dịch được tạo trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
82 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Bảng 4.1: Quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại
Sử dụng tiền vào
Các thế hệ ngân hàng Tiền ngân hàng tăng thêm
Dự trữ Cho vay
Thứ 1 1000 100 900
Thứ 2 900 90 810
Thứ 3 810 81 729
Thứ 4 729 72,9 656,1
… …. …. ….
Thứ 100 0,0295 0,00295 0,02655
Tổng số 10000 1000 9000
900
1000
810
729
100
90
81
= ...=1000Σ
= ...=10000Σ
...
...
Hình 4.4. Sơ đồ về quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại
Gọi D1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:
D1= 1000 + 900 + 810 + 729 + …
= 1000 + (1 – 0,1)1000 + (1 – 0,1)
2
1000 + (1 – 0,1)
3
1000 + (1 – 0,1)
4
1000 + ….
= [1 + 0,9 + (0,9)
2
+ (0,9)
3
+ (0,9)
4
+ …].1000 =
b
1
1000 10000
1 (1 r )
 
 
Ở đây, 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông).
1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền).
4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền
4.2.3.1. Khái niệm cung tiền
Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế.
Khối lượng tiền này bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc),
và được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một
quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất nhằm
đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế quốc dân.
Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại.
MS được xác định như sau: MS = U + D.
Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế
M
MS
P

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 83
M là mức cung tiền danh nghĩa
P là mức giá chung hay chỉ số giá
U là lượng tiền mặt đang lưu hành, D là lượng tiền gửi
Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền”
của các NHTM. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở
và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các NHTM nhờ số nhân tiền tệ.
4.2.3.2. Sơ đồ về cung tiền
Theo sơ đồ, tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do Ngân hàng Trung Ương (cơ quan duy nhất
được phép phát hành tiền mặt) phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt
dự trữ tại ngân hàng.
Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để
chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ.
Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng.
H = U + R
Trong đó: H là lượng tiền cơ sở; U là lượng tiền mặt lưu hành, R là lượng tiền dự trữ trong
các ngân hàng.
Khi các NHTM tham gia vào thị trường tiền tệ thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở nên
phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã
làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.
4.2.3.3. Đồ thị đường cung tiền
Với giả định mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không phụ
thuộc vào lãi suất. Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó, đồ thị đường
cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung.
MS
Mức lãi
suất
M00 Lượng tiền
Hình 4. 5. Đồ thị đường cung tiền
Đường cung tiền thực tế MS là đường thẳng đứng song song với trục tung.
4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền
Khái niệm: Đứng trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì số nhân tiền chính là
một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.
Công thức tính:
mM = MS/H  MS = mM.H
H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là:
M
U D
m
U R



Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
84 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Lượng tiền
Chia cả tử và mẫu số cho D ta được:
M
U
1
Dm
U R
D D



 Nếu gọi s là tỷ lệ dự trữ tiền mặt của công
chúng (tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền
gửi), thì: s = U/D.
Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi
ưa tiền mặt của công chúng.
Ví dụ: Có những nước người dân muốn giữ
tiền mặt nhưng ở những nước có thị trường
tiền tệ phát triển cao thì người dân thường
thanh toán qua hệ thống ngân hàng và tỷ lệ s
sẽ nhỏ.
o Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM.
o Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân chúng có
xu hướng muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên.
 Nếu gọi ra là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM thì:
ra = Ra/D (coi R = Ra ; Ra là mức dự trữ thực tế)
Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
o Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các Ngân hàng
thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
o Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.
Số nhân tiền bây giờ sẽ là: M
a
1 s
m
r s



Lúc này mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng.
Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn.
Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn.
Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và
còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM. Nếu giả thiết rằng
không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra
trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0.
Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb. Lúc này số nhân tiền
được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền đơn giản
này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung tiền của nền
kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi lớn về số nhân
tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 85
Giao dịch tài sản tài chính
Lãi suất
Cầu tiền tệ
4.3. Cầu tiền tệ
4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính
Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được
chia thành hai loại sau:
 Tài sản giao dịch (thanh khoản): Tài sản giao
dịch tuy không tạo ra thu nhập nhưng được dùng
để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ, bao
gồm các loại tiền mặt (tiền giấy) và tiền xu.
 Các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu
nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...) nhưng
không thể dùng trực tiếp để mua hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các hộ gia
đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới
dạng kết hợp cả hai loại tài sản này. Để thuận lợi cho việc phân tích ta coi mọi tài sản
giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái phiếu.
Khi phân tích cung tiền và cầu tiền trong nền kinh tế, chúng ta thường phân tích tài sản
giao dịch (thanh khoản) là chủ yếu.
4.3.2. Cầu tiền tệ và các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ
4.3.2.1. Khái niệm
Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho các nhu cầu tiêu dùng
cá nhân, sản xuất – kinh doanh và các nhu cầu khác.
Khi phân tích cầu tiền, chúng ta thường phân tích dưới hai
khía cạnh: Cầu tiền danh nghĩa và cầu tiền thực tế.
Nếu giá cả hàng hoá tăng, mức cầu tiền danh nghĩa cũng
tăng, nếu không sẽ không đủ tiền để mua đủ khối lượng hàng
hoá đã dự định. Qua đó ta thấy thực chất của cầu tiền là cầu
về cán cân tiền tệ thực tế, đó là cầu tiền đã được loại trừ yếu
tố lạm phát.
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả (P)
4.3.2.2. Các yếu tố làm thay đổi mức cầu tiền
 Yếu tố lãi suất:
Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu
như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi
phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất thay đổi cầu tiền
sẽ thay đổi.
o Khi lãi suất tăng, lợi ích của việc gửi tiết kiệm đem lại
lớn hơn lợi ích của việc bỏ tiền ra để mua sắm do đó
cầu tiền giảm. Vì khi lãi suất tăng xu hướng tiết kiệm
tăng, xu hướng tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư I giảm,
xuất khẩu giảm, cầu tiền giảm.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
86 ECO102_Bai4_v2.0013107216
o Khi lãi suất giảm, dân cư muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền và ít tài sản dưới
dạng trái phiếu hơn, cầu tiền sẽ tăng lên.
 Các yếu tố ngoài lãi suất:
o Thu nhập quốc dân: Thu nhập quốc dân tăng, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của hộ
gia đình tăng, đầu tư tăng kéo cầu tiền tăng và ngược lại. Như vậy, khi các yếu tố làm
thay đổi tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế và sẽ làm
thay đổi cầu tiền.
o Tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản xuất – kinh doanh (ảnh hưởng đến khả
năng đầu tư).
o Nhu cầu về các tài sản khác (trái phiếu)  có thể làm cho nhu cầu về tiền thanh toán
giao dịch giảm.
4.3.2.3. Hàm số và đồ thị cầu tiền
Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu tiền (hàm ưa
thích tiền thanh khoản).
Hàm cầu tiền có dạng sau: MD = k.Y – h.r
Trong đó: MD là mức cầu tiền thực tế.
Y là thu nhập.
r là lãi suất thực tế.
k là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập. Giả sử Y
tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD tăng hoặc giảm bao nhiêu %.
h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với lãi suất r. Giả sử r tăng
hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD giảm hoặc tăng bao nhiêu %.
Đồ thị hàm cầu tiền:
Hàm cầu tiền biến thiên theo lãi suất: Trên đường MD, khi lãi suất tăng từ r1  r2 thì lượng
cầu tiền giảm từ M1  M2. Điểm B trượt dọc lên điểm A và ngược lại (hình 4.6).
Mức
lãi suất
r2
r1
0 M2 M1 Lượng tiền
MD
A
B
Hình 4.6. Đường cầu tiền
Khi các nhân tố ngoài lãi suất thay đổi: Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên (hình 4.7), đường
cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải từ MD0 đến MD1.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 87
Mức
lãi suất
r2
r1
0 M2M1
MD0
A
B
Lượng tiền
MD1
C
Hình 4.7. Đường cầu tiền khi thu nhập quốc dân tăng
4.4. Thị trường tiền tệ
4.4.1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ
Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường
thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của nó đã cung
ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi
mức lãi suất thực tế r. Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, biến thiên giảm theo lãi suất.
MS
Mức
lãi suất
M0 M1
0 Lượng tiền
r0
r1
E0
A
B
MD
Hình 4.8. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là lãi suất
thị trường. Điểm E0 trên hình 4.8, chính là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ.
Tại mức lãi suất cân bằng r0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất
thấp hơn r0 là r1, sẽ có mức dư cầu (M = AB ) đòi hỏi phải có mức dư cung trái phiếu
tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy thị trường
lên tới mức lãi suất r0.
Như vậy, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ xảy ra khi: MS = MD.
Hay ta có phương trình cân bằng:
M
k.Y h.r
P
 
4.4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị
trường tiền tệ.
 Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ
MS0  MS1 và lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0  r1. Đồ thị bên cho biết nếu giảm mức
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
88 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Ngân hàng Trung ương
Chính sách tiền tệ
cung tiền từ MS0  MS1 sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức
cung tiền giảm đi.
MS1 MS0
Mức
lãi suất
M0M1
0 Lượng tiền
r0
r1
E1
E0
A
MD
Hình 4.9a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
Ngân hàng Trung Ương bán trái phiếu, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển từ
MS0 MS1 và lãi suất cân bằng tăng từ r0r1.
 Khi thu nhập quốc dân tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi
suất, lợi ích cận biên của việc giữ tiền tăng lên và làm tăng lên và làm tăng mức cầu tiền
thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0  MD1. Với mức cung tiền MS, lãi suất
cân bằng sẽ tăng lên từ r0 đến r1, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E1.
Khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng từ MD0MD1 ,
lãi suất cân bằng tăng từ r0r1.
Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với
mục tiêu kinh tế Vĩ mô thật không đơn giản.
Thông thường, có hai cách kiểm soát, hoặc là
kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ
lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát
lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực
lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả
hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như
khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp phải
vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động
giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền
và sự dịch chuyển của nó,... Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất là
tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước.
4.5. Chính sách tiền tệ
4.5.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ
thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động
đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác
động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong
nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo
nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,
v.v...
Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ:
 Công cụ tái cấp vốn
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 89
 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
 Công cụ lãi suất tín dụng
 Công cụ hạn mức tín dụng
 Tỷ giá hối đoái (công cụ gián tiếp)
4.5.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương
4.5.2.1. Các chức năng cơ bản của NHTƯ
 NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền.
 NHTƯ là ngân hàng của các NHTM: NHTƯ giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM,
thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và hoạt động như một “người cho
vay theo phương sách cuối cùng” đối với các NHTM trong trường hợp khẩn cấp.
 NHTƯ là ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền
gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng
việc mua tín phiếu của Chính phủ.
 NHTƯ kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát
triển nền kinh tế.
 NHTƯ hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính, đặc biệt là
thị trường chứng khoán.
4.5.2.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng Trung
Ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân
thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ
dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt
các Ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ Ngân hàng Trung Ương để
đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của Ngân hàng Trung Ương
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là tỷ lệ mà NHTƯ quy định cho các NHTM. Khi nhận được một
khoản tiền gửi, buộc các NHTM phải giữ lại theo 1 tỷ lệ mà NHTƯ quy định.
Ở một số nước trên thế giới, giá trị rb tối thiểu là 10% và tối đa là 35%, rb có liên quan chặt
chẽ đến số nhân tiền và mức cung tiền như sau: Nếu rb tăng, số nhân tiền sẽ giảm và mức
cung tiền sẽ giảm, vì: (MS = mM.H) và ngược lại.
Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh
mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã khống chế một cách gián
tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác
động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho các hoạt động của
thị trường tài chính.
Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới quy định
là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà
không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
90 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Lãi suất chiết khấu
phận cấu thành của M2). Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở Ngân hàng Trung Ương hoặc
giữ tại két dự trữ của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các Ngân hàng
thương mại sẽ gửi ở Ngân hàng Trung Ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ
trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có
kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn.
Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng
khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng Trung Ương của một số
quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, v.v... đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ
trữ bắt buộc nữa.
Lãi suất chiết khấu: Hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi
suất mà NHTƯ (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản
tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn
hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết
khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm
điều tiết lượng cung tiền.
Các Ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt
và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn
tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của Ngân hàng Trung
Ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của Ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân
hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung
Ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của Ngân hàng thương mại giảm xuống đến
gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc
phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường
hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường.
 Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục
cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền
mặt họ có thể vay từ NHTƯmà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Khi lãi suất chiết
khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến
khích các NHTM vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay dẫn đến mức cung tiền sẽ
tăng lên và ngược lại.
 Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để cho tỷ lệ
dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền
mặt để tránh phải vay tiền từ NHTƯ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh
nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất
thị trường, Ngân hàng Trung Ương có thể buộc các Ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền
mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt
giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các
Ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên
dẫn đến tăng lượng cung tiền.
Hạn mức tín dụng (mức trần tín dụng): Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành
chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 91
Tỷ giá hối đoái
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung Ương buộc các Ngân hàng
thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung Ương mua vào hoặc bán ra những
giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá,
NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết
lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của Chính phủ,
tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTƯ bán ra những
giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Trung
Ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: Tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu Chính
phủ bị Ngân hàng thương mại ghi nợ và Ngân hàng Trung Ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền
gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của Ngân hàng
thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại Ngân hàng Trung Ương cộng với tiền mặt tại két dự trữ
của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung
Ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của
trái phiếu Chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương
mua vào giấy tờ có giá của Chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của các Ngân hàng
thương mại và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài khoản dự trữ
của các Ngân hàng thương mại có thể dẫn đến kết cục Ngân hàng Trung Ương phải in thêm
tiền giấy nếu các Ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của
Ngân hàng Trung Ương không đủ đáp ứng.
Nghiệp vụ thị trường mở của các Ngân hàng Trung
Ương chủ yếu có hai loại: Mua bán giấy tờ có giá dài
hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp
vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái
phiếu Chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là
việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho
bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Công cụ tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của
NHTƯ đối với các NHM. Khi cấp một khoản tín dụng
cho Ngân hàng thương mại, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho
Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Trái phiếu
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
92 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Nền kinh tế suy thoái
Tác động của chính
sách tiền tệ
Tỷ giá hối đoái: Là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh
sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là
công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến
tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán
quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của các quốc gia. Về thực chất tỷ giá không phải là công
cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy
nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công
cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ
mô quan trọng nhất của Nhà nước. Ngân hàng Trung Ương sử
dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền
kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc
làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể
sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt
chặt (tùy theo từng tình huống khác nhau). Chúng ta có thể xem
xét hai giả định sau đây đối với nền kinh tế.
 Trường hợp 1:
Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm
ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ
gia đình không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do
đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp, sản lượng
cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng, người lao
động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm, thất nghiệp
gia tăng. Khi đó, chính phủ có thể sử dụng chính sách
tiền tệ mở rộng. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp
như: Giảm tỷ lệ chiết khấu hoặc mua trái phiếu, hoặc
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; khi đó mức cung tiền sẽ
tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân
bằng tăng, chi tiêu hàng h oá và dịch vụ của các hộ gia đình tăng, thất nghiệp giảm.
 Trường hợp 2:
Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, mức sản lượng của nền kinh tế vượt quá mức
sản lượng tiềm năng (Y*), lạm phát tăng, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung
và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp
này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách sử dụng chính sách
tiền tệ thắt chặt (giảm bớt cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế).
Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn nữa các tác động của chính sách tiền tệ trong bài 5 (mô
hình IS – LM).
4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ từ đầu
những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, chính sách tiền tệ quốc gia đã thực sự
góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế  xã hội của Nhà nước, nhất là
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 93
Chính sách tiền tệ ở Việt Nam
trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985 – 1989 xuống còn 1 con số kể
từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp
với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc
phòng. Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa
mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh tế  xã hội mà lựa chọn
mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam ngày càng tăng
lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn
biến kinh tế  tiền tệ trong nước và quốc tế để có những
dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng
tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các
công cụ của chính sách tiền tệ. Với quan điểm điều hành
chính sách tiền tệ một cách thận trọng và linh hoạt để
kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi,
chính sách tiền tệ vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn từ 1990  2008, mức độ đôla hoá ở Việt Nam khá cao (trên 30%) gây ảnh
hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa M2
và giá cả, sản lượng. Với mức độ đôla hoá tài sản và tiền gửi cao như vậy thì việc xác định
cung tiền trở nên khó khăn vì có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ, đôla trôi nổi trong
xã hội lớn khó kiểm soát và tính toán được, cầu VND vì vậy không ổn định. NHNN phải
tính toán M2 dựa vào công thức:
M2 = VND ngoài lưu thông + tiền gửi (VND + ngoại tệ)
Cả 2 yếu tố này đều khó tính toán cụ thể khi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn
khá lớn (theo tính toán của NHNN hiện nay thì tỷ lệ này trung bình khoảng 25% trong tổng
các khoản thanh toán), tỷ lệ kết hối đã được dỡ bỏ đối với 50/60 tổ chức tín dụng được phép
kinh doanh ngoại hối. NHNN chỉ có thể điều tiết lượng tiền cung ứng qua công cụ dự trữ bắt
buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở mà không sử dụng được tiền cơ sở vì số nhân tiền
(m) rất khó dự báo.
Quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về chính sách tiền tệ:
 Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc thù nền
kinh tế  chính trị của đất nước.
Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ Vĩ mô trong từng
thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai trò của chính sách tiền tệ thì việc giao cho NHNN
nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất
quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách
tiền tệ, tổ chức thực hiện và tài chính.
Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì
NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với
diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ tư vấn
những nét chính trong hoạt động tiền tệ  tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người
chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.
 Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm
soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
94 ECO102_Bai4_v2.0013107216
Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép
thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát
triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết
kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di
chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị
trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân
hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ
thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh
toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
 Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tuỳ diễn biến của thị trường mà
NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt
ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM
đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế
điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên
ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi
suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân
hàng...để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức
tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không
còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là
lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng
lãi suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa
học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường
tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới.
Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay,
mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống
nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung
xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc
tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng
rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách
trên thị trường liên ngân hàng.
 Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính sách
tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất là thông tin,
nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập
nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng
yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian
tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị
để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực
ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề
trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính
sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN,
điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin
mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm
lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu
giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 95
giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin
của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của mình.
Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới:
 Trước hết là cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất: Cần lựa chọn một mức lãi suất
mục tiêu thích hợp và thiết lập được một mô hình kiểm soát mức lãi suất mục tiêu đó
một cách hiệu quả. Theo ý kiến của các chuyên gia trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay, lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động là thích hợp hơn cả.
Đồng thời sử dụng mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu phù hợp nhất đối với điều kiện
cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay là một mô hình kiểm soát lãi suất liên
ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở  Theo mô hình này, Ngân hàng Trung
Ương phải xác định được một mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng và sử dụng
nghiệp vụ thị trường mở một cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất liên ngân hàng
phù hợp với giá trị mục tiêu đó. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để công bố lãi
suất cơ bản sát với thực tế của thị trường, đồng thời khoảng cách điều chỉnh lãi suất giữa
các lần công bố nên tăng lên như kinh nghiệm quốc tế để lãi suất do ngân hàng
Nhà nước công bố có tác động thật sự đến lãi suất thị trường. Tăng cường vai trò quản
lý của Nhà nước đối với điều hành chính sách lãi suất, hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Cần phải tăng cường sự chỉ đạo của ngân
hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trong thống nhất và phối hợp hành
động trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung, lợi ích của toàn hệ
thống ngân hàng và lợi ích của từng ngân hàng. Tránh để tình trạng "trăm hoa đua nở"
các Nhà nước thương mại vì lợi ích riêng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn gây ra
tình trạng sốt lãi suất như những năm 2007 – 2008.
 Cần có các giải pháp nhằm vận hành thị trường mở tốt hơn, tăng cường và mở rộng quy
mô hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần,
ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia và trúng thầu trên thị
trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, giao dịch trên thị trường mở và được vay tái cấp vốn,
tái chiết khấu nhằm tác động tích cực đến lãi suất theo ý đồ của ngân hàng Nhà nước và
phát triển thị trường tiền tệ.
 Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm kênh huy
động vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai
hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua.
 Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất ngân hàng với lãi suất trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tránh tình trạng đẩy cao lãi suất trái
phiếu đô thị sẽ lại gây sức ép tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng.
 Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý
ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ tạo cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ
một cách thuận lợi nhất.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
96 ECO102_Bai4_v2.0013107216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 4, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
 Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao
đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán,
dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán.
 Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng
đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với lãi suất
huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của
NHTM. Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không
kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ;
và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền
trong nền kinh tế.
 Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các
NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một
tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho
việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp
tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá
trình này cứ diễn ra liên tục.
 Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm:
Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định bởi
khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các
loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng
tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung
tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.
 Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.
Công thức tính: mM = MS/H.
Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và ngược lại.
 Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản
thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,
v.v...).
 Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân sản
xuất  kinh doanh và các nhu cầu khác.
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả
Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập.
 Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất
thị trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị
trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng cung
tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
 Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các
NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 97
là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường
có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động
của thị trường tài chính. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương đánh vào các
khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các
ngân hàng này. Hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của
NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là
mức dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của
Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp
đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác
động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối
với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng
thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
 Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó
tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn
việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng,
ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là
một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng
chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng
chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
98 ECO102_Bai4_v2.0013107216
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các chức năng của tiền tệ.
2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi.
3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại.
4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ.
5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 99
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.
2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương
mại và làm cho lãi suất thị trường giảm.
3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại.
4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương
mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.
5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.
6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng.
7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm
trong nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
100 ECO102_Bai4_v2.0013107216
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự trữ
dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng.
a. Nếu Ngân hàng Trung Ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, thì điều
này ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?
b. Giả sử Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân
hàng lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng
lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền
kinh tế?
2. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân
hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt.
a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ?
b. Nếu Ngân hàng Trung Ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ
thay đổi như thế nào?
3. Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng.
a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các
ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các ngân
hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
4. Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống Ngân hàng thương mại
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ 500 Tiền gửi 3000
Trái phiếu 2500
Tổng 3000
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
a. Số nhân tiền
b. Cơ sở tiền
c. M1
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 101
Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ đồng
và hệ thống Ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
d. Cơ sở tiền.
e. M1.
f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng.
g. Lượng tiền gửi.
h. Dự trữ thực tế của các Ngân hàng thương mại.
i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại.
5. Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất.
Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị.
a. Ngân hàng Trung Ương mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở.
b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ.
c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối với
tiền gửi bằng VNĐ tại các Ngân hàng thương mại.
d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp Tết.
e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
6. Giả sử Ngân hàng Trung Ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở.
a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có
“rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra?
b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều
kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp.
7. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750.
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu
tư sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ
thị minh họa.
d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy
xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.
8. Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau:
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là
MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD).
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
102 ECO102_Bai4_v2.0013107216
b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới
và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ.
c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTW muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung
tiền là bao nhiêu?
d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy
xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.
9. Giả sử có số liệu sau:
Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng.
Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.
Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra.
Số nhân tiền mở rộng bằng 2.
a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng
thương mại.
d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền
mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại.
10. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2600 – 250r, mức cung tiền thực tế là M1 = 1650.
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là M1 = 1820 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư
sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ
thị minh họa.
d. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 245, khi đó hãy xác định mức lãi suất
cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
11. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi
Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng.
a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng.
b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?
c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất
cân bằng mới là bao nhiêu?
12. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so
với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo
đúng quy định này.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai4_v2.0013107216 103
a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM.
c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở
ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
104 ECO102_Bai4_v2.0013107216
BÀI TẬP LỚN
1. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô
hình MS  MD và mô hình AD  AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong
giai đoạn 2008  2009 để minh hoạ.

Contenu connexe

Tendances

Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
pehau93
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Gia Đình Ken
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
Mon Le
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Can Tho University
 
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng chuong iii
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iiiLý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng chuong iii
cttnhh djgahskjg
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
Thanh Hải
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
Dung Lê
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giai
Nguyen Shan
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
LyLy Tran
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Hoa Trò
 

Tendances (20)

Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
Bi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan finalBi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan final
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng chuong iii
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iiiLý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng chuong iii
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 
đề cương kinh tế lượng
đề cương kinh tế lượngđề cương kinh tế lượng
đề cương kinh tế lượng
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giai
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 

En vedette (10)

11 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.001310721611 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.0013107216
 
07 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.001310721607 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.0013107216
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216
 
TTQT
TTQTTTQT
TTQT
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-teBai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
 
Chuong ii cac phuong tien thanh toan quoc te
Chuong ii cac phuong tien thanh toan quoc teChuong ii cac phuong tien thanh toan quoc te
Chuong ii cac phuong tien thanh toan quoc te
 
Chuong iii cac phuong thuc thanh toan quoc te
Chuong iii cac phuong thuc thanh toan quoc teChuong iii cac phuong thuc thanh toan quoc te
Chuong iii cac phuong thuc thanh toan quoc te
 
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
 

Similaire à 06 eco102 bai4_v2.0013107216

De cuong tien te tin dung 2005 - final
De cuong tien te   tin dung 2005 - finalDe cuong tien te   tin dung 2005 - final
De cuong tien te tin dung 2005 - final
bookbooming1
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_te
hacuoi1
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
23a4010216
 

Similaire à 06 eco102 bai4_v2.0013107216 (20)

Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
 
De cuong tien te tin dung 2005 - final
De cuong tien te   tin dung 2005 - finalDe cuong tien te   tin dung 2005 - final
De cuong tien te tin dung 2005 - final
 
Slide tctt tham khao
Slide tctt tham khaoSlide tctt tham khao
Slide tctt tham khao
 
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệĐề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_te
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Gttaichinhtiente
GttaichinhtienteGttaichinhtiente
Gttaichinhtiente
 
Taichinh tiente
Taichinh tienteTaichinh tiente
Taichinh tiente
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
 
100% về Forex - HotForex
100% về Forex - HotForex100% về Forex - HotForex
100% về Forex - HotForex
 
Forex 100% - Tài Liệu về Kinh Doanh Ngoại Hối - IronFX
Forex 100% - Tài Liệu về Kinh Doanh Ngoại Hối - IronFXForex 100% - Tài Liệu về Kinh Doanh Ngoại Hối - IronFX
Forex 100% - Tài Liệu về Kinh Doanh Ngoại Hối - IronFX
 
Forex kiếm tiền từ ngoại hối
Forex kiếm tiền từ ngoại hốiForex kiếm tiền từ ngoại hối
Forex kiếm tiền từ ngoại hối
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
 
Tiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdfTiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdf
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 

Plus de Yen Dang

MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
Yen Dang
 

Plus de Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 

Dernier

Dernier (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

06 eco102 bai4_v2.0013107216

  • 1. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 72 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Nội dung Mục tiêu  Giúp học viên hiểu được bản chất của tiền tệ, các cách xác định cung tiền, cầu tiền  Giúp học viên hiểu được bản chất của chính sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ Thời lượng học  Phân tích vai trò và chức năng của tiền tệ  Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ  Bản chất, nội dung, và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ  6 tiết học BÀI 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
  • 2. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 73 Các kiến thức cần có  Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản.  Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các biến số Kinh tế Vĩ mô.  Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách Kinh tế Vĩ mô được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Học viên có thể đọc thêm các bài viết về lịch sử hình thành tiền tệ để thấy được vai trò của việc phân tích chính sách tiền tệ. Hướng dẫn học  Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho chương này để học tập tốt hơn.  Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân tích trong nền kinh tế đóng. Học viên có thể thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan trên thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2008 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • 3. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 74 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau. Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. Bản thân chúng là một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người. Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được. Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới. Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức cần có những loại tiền mới không chỉ là tiền giấy, séc mà còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử, v.v… Nó được chuyển nhượng thông qua các máy tính, đường điện thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ. Tiền giấy Như vậy, ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng.
  • 4. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 75 Tiền tệ 4.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ 4.1.1. Khái niệm tiền tệ Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như tiền dưới dạng séc (check – tức là tài khoản ký quỹ không thời hạn ở ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tiền tệ khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền xu) do Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương, Bộ Tài chính, v.v...) phát hành. Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: Dollar, franc...) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: Dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là đồng, ký hiệu dùng trong nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND, đơn vị nhỏ hơn của đồng là hào (10 hào = 1 đồng) và xu (10 xu = 1 hào). Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy. Theo luật pháp của Việt nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn. Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có các tính chất cơ bản sau đây:  Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi.  Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác.  Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục
  • 5. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 76 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Tính chất tiền tệ Tiền là một phương tiện thanh toán được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: Nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém.  Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.  Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4.  Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay Ngân hàng Trung Ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu.  Tính đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. 4.1.2. Các chức năng của tiền tệ  Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông thị trường trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường. Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa hai vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy
  • 6. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 77 Tiền là phương tiện cất giữ giá trị Tiền làm đơn vị hạch toán dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.  Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Như vậy, tiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (thí dụ như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả. Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.  Đơn vị hạch toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỉ giá tương đối khác nhau (thí dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = 1 cái áo; 1 giờ lao động = 1kg thịt; 5 bánh mì = 1 cái áo; 1 cái áo = 1 kg thịt,...). Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 10 kg gạo = 1 cái áo = 1 kg thịt lợn = ...), vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa. 4.1.3. Phân loại tiền Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài chính. Trong thực tế, chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu, v.v… Không phải mọi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. Ta có thể phân chia loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:
  • 7. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 78 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Các loại tiền  Tiền mặt lưu hành (M0): Với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, loại tiền này tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M0 (M0 bao gồm tiền giấy và tiền kim loại lưu thông trên thị trường).  Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc, v.v… để thanh toán cũng là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kèm tiền mặt. Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một quốc gia. M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D)  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán. M1 cộng với tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2. Vì khả năng thanh toán tương đối cao của các loại tiền này, nên nhiều nước xác định M1 hoặc M2 là đại lượng chủ yếu để đo cung tiền. Ngày nay, do sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn, v.v…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng, v.v… Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4, v.v… Ở các nước đang phát triển bị ngoại tệ hoá, tiền ngoại tệ trong dân gian cũng phải tính nhưng thu thập thông tin rất khó khăn. Nếu nước nào dùng vàng để thanh toán thì vàng cũng phải tính vào lượng tiền tệ. Đây là trường hợp của Việt Nam với việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ và vàng làm phương tiện thanh toán. Ở các nước phát triển, nhiều phương tiện thanh toán mới mẻ ra đời do đó hiện nay hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc và chuẩn của IMF, thay vì đưa ra một danh sách các phương tiện mà mọi nước phải theo như trước đây, đã khuyến nghị rằng mỗi nước phải tự làm quyết định về những phương tiện nào nên đưa vào tiền tệ trên cơ sở đánh giá phương tiện nào có khả năng thanh toán như tiền mặt. Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M1 hoặc M2,.v.v.) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân. Trên góc độ Kinh tế Vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2; đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền M tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1, M2 dùng đại lượng chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa của một nền kinh tế.
  • 8. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 79 Quá trình tạo tiền Ngân hàng thương mại 4.2. Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như của các tổ chức môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm,... là nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức xã hội,... Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của Ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn – tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Hoạt động của Ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác hẳn với Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có các chức năng như phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều Ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Trong trường hợp Ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, NHTƯ sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà Ngân hàng thương mại tìm đến. Trong NHTM, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu
  • 9. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 80 ECO102_Bai4_v2.0013107216 gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: Phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Năm 2005 – 2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức này. Tính đến tháng 2–2007 đã có 34 NHTM hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường Tín có số vốn điều lệ cao nhất là trên 2.089 tỷ đồng. 4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các Ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục. Tiền mặt lưu hành Dự trữ tiền mặt của các NH Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Mức cung tiền (MS) Tiền cơ sở (H) Hình 4.1. Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại Kết quả là đã làm cho số lượng tiền có khả năng thanh toán gia tăng thêm một lượng là: D = (1/rb). R Và cuối cùng tổng số tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM sẽ là: D = (1/rb).R Trong đó: rb là tỷ lệ dự trữ bắt buộc D là lượng tiền gửi R là lượng tiền dự trữ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do NHTƯ quy định đối với các NHTM.
  • 10. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 81 Tỷ lệ rb được tính như sau: rb = Rb/D Trong đó Rb là mức tiền dự trữ bắt buộc. Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các NHTM và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên. Giả sử với lượng tiền gửi ban đầu là D khi đưa vào hoạt động trong hệ thống NHTM sẽ tạo thêm một khoản dự trự mới là R và tạo ra một khoản tối đa cho vay mới là D, khoản này lại tiếp tục được cho vay và kết quả là lượng tiền gửi được khuyếch đại lên nhiều lần và lượng tiền gửi đó đã tăng thêm một lượng là: D = 1/rb. R. D = D + D1 + D2 + D3 +...+ Di Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định đối với NHTM là 10%. Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu? Ngân hàng thứ nhất Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ $100 Cho vay $900 Tiền gửi $1000 Tổng tài sản Tổng các khoản nợ $1000 $1000 Hình 4.2. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại Chúng ta hãy xem xét quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại sau đây: Ngân hàng thứ hai nhận được một khoản tiền gửi là $900, để lại dự trữ theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tức là dự trữ $90, phần còn lại $810 tiếp tục cho vay. Ngân hàng thế hệ thứ nhất Ngân hàng thế hệ thứ hai Tài sản có Tài sản cóTài sản nợ Tài sản nợ Dự trữ $100 Cho vay $900 Tổng tài sản Tổng tài sản $1000 Tiền gửi $1000 Dự trữ $90 Cho vay $810 Tiền gửi $900 Tổng khoản nợ Tổng khoản nợ $1000 $900 $900 $1000 Hình 4.3. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại Bảng 4.1. biểu thị quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền giao dịch được tạo trong hệ thống ngân hàng thương mại.
  • 11. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 82 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Bảng 4.1: Quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại Sử dụng tiền vào Các thế hệ ngân hàng Tiền ngân hàng tăng thêm Dự trữ Cho vay Thứ 1 1000 100 900 Thứ 2 900 90 810 Thứ 3 810 81 729 Thứ 4 729 72,9 656,1 … …. …. …. Thứ 100 0,0295 0,00295 0,02655 Tổng số 10000 1000 9000 900 1000 810 729 100 90 81 = ...=1000Σ = ...=10000Σ ... ... Hình 4.4. Sơ đồ về quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại Gọi D1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có: D1= 1000 + 900 + 810 + 729 + … = 1000 + (1 – 0,1)1000 + (1 – 0,1) 2 1000 + (1 – 0,1) 3 1000 + (1 – 0,1) 4 1000 + …. = [1 + 0,9 + (0,9) 2 + (0,9) 3 + (0,9) 4 + …].1000 = b 1 1000 10000 1 (1 r )     Ở đây, 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông). 1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền). 4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền 4.2.3.1. Khái niệm cung tiền Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc), và được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại. MS được xác định như sau: MS = U + D. Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế M MS P 
  • 12. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 83 M là mức cung tiền danh nghĩa P là mức giá chung hay chỉ số giá U là lượng tiền mặt đang lưu hành, D là lượng tiền gửi Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các NHTM nhờ số nhân tiền tệ. 4.2.3.2. Sơ đồ về cung tiền Theo sơ đồ, tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do Ngân hàng Trung Ương (cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền mặt) phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng. Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ. Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng. H = U + R Trong đó: H là lượng tiền cơ sở; U là lượng tiền mặt lưu hành, R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng. Khi các NHTM tham gia vào thị trường tiền tệ thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở nên phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh. 4.2.3.3. Đồ thị đường cung tiền Với giả định mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không phụ thuộc vào lãi suất. Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó, đồ thị đường cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung. MS Mức lãi suất M00 Lượng tiền Hình 4. 5. Đồ thị đường cung tiền Đường cung tiền thực tế MS là đường thẳng đứng song song với trục tung. 4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền Khái niệm: Đứng trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì số nhân tiền chính là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở. Công thức tính: mM = MS/H  MS = mM.H H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là: M U D m U R   
  • 13. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 84 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Lượng tiền Chia cả tử và mẫu số cho D ta được: M U 1 Dm U R D D     Nếu gọi s là tỷ lệ dự trữ tiền mặt của công chúng (tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi), thì: s = U/D. Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau: o Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi ưa tiền mặt của công chúng. Ví dụ: Có những nước người dân muốn giữ tiền mặt nhưng ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển cao thì người dân thường thanh toán qua hệ thống ngân hàng và tỷ lệ s sẽ nhỏ. o Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM. o Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân chúng có xu hướng muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên.  Nếu gọi ra là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM thì: ra = Ra/D (coi R = Ra ; Ra là mức dự trữ thực tế) Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau: o Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. o Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các Ngân hàng thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn. o Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ. Số nhân tiền bây giờ sẽ là: M a 1 s m r s    Lúc này mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng. Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM. Nếu giả thiết rằng không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0. Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb. Lúc này số nhân tiền được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền đơn giản này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung tiền của nền kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi lớn về số nhân tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế.
  • 14. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 85 Giao dịch tài sản tài chính Lãi suất Cầu tiền tệ 4.3. Cầu tiền tệ 4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành hai loại sau:  Tài sản giao dịch (thanh khoản): Tài sản giao dịch tuy không tạo ra thu nhập nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ, bao gồm các loại tiền mặt (tiền giấy) và tiền xu.  Các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...) nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ dưới dạng kết hợp cả hai loại tài sản này. Để thuận lợi cho việc phân tích ta coi mọi tài sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái phiếu. Khi phân tích cung tiền và cầu tiền trong nền kinh tế, chúng ta thường phân tích tài sản giao dịch (thanh khoản) là chủ yếu. 4.3.2. Cầu tiền tệ và các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ 4.3.2.1. Khái niệm Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, sản xuất – kinh doanh và các nhu cầu khác. Khi phân tích cầu tiền, chúng ta thường phân tích dưới hai khía cạnh: Cầu tiền danh nghĩa và cầu tiền thực tế. Nếu giá cả hàng hoá tăng, mức cầu tiền danh nghĩa cũng tăng, nếu không sẽ không đủ tiền để mua đủ khối lượng hàng hoá đã dự định. Qua đó ta thấy thực chất của cầu tiền là cầu về cán cân tiền tệ thực tế, đó là cầu tiền đã được loại trừ yếu tố lạm phát. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả (P) 4.3.2.2. Các yếu tố làm thay đổi mức cầu tiền  Yếu tố lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất thay đổi cầu tiền sẽ thay đổi. o Khi lãi suất tăng, lợi ích của việc gửi tiết kiệm đem lại lớn hơn lợi ích của việc bỏ tiền ra để mua sắm do đó cầu tiền giảm. Vì khi lãi suất tăng xu hướng tiết kiệm tăng, xu hướng tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư I giảm, xuất khẩu giảm, cầu tiền giảm.
  • 15. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 86 ECO102_Bai4_v2.0013107216 o Khi lãi suất giảm, dân cư muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn, cầu tiền sẽ tăng lên.  Các yếu tố ngoài lãi suất: o Thu nhập quốc dân: Thu nhập quốc dân tăng, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của hộ gia đình tăng, đầu tư tăng kéo cầu tiền tăng và ngược lại. Như vậy, khi các yếu tố làm thay đổi tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế và sẽ làm thay đổi cầu tiền. o Tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản xuất – kinh doanh (ảnh hưởng đến khả năng đầu tư). o Nhu cầu về các tài sản khác (trái phiếu)  có thể làm cho nhu cầu về tiền thanh toán giao dịch giảm. 4.3.2.3. Hàm số và đồ thị cầu tiền Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu tiền (hàm ưa thích tiền thanh khoản). Hàm cầu tiền có dạng sau: MD = k.Y – h.r Trong đó: MD là mức cầu tiền thực tế. Y là thu nhập. r là lãi suất thực tế. k là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập. Giả sử Y tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD tăng hoặc giảm bao nhiêu %. h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với lãi suất r. Giả sử r tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD giảm hoặc tăng bao nhiêu %. Đồ thị hàm cầu tiền: Hàm cầu tiền biến thiên theo lãi suất: Trên đường MD, khi lãi suất tăng từ r1  r2 thì lượng cầu tiền giảm từ M1  M2. Điểm B trượt dọc lên điểm A và ngược lại (hình 4.6). Mức lãi suất r2 r1 0 M2 M1 Lượng tiền MD A B Hình 4.6. Đường cầu tiền Khi các nhân tố ngoài lãi suất thay đổi: Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên (hình 4.7), đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải từ MD0 đến MD1.
  • 16. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 87 Mức lãi suất r2 r1 0 M2M1 MD0 A B Lượng tiền MD1 C Hình 4.7. Đường cầu tiền khi thu nhập quốc dân tăng 4.4. Thị trường tiền tệ 4.4.1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất thực tế r. Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, biến thiên giảm theo lãi suất. MS Mức lãi suất M0 M1 0 Lượng tiền r0 r1 E0 A B MD Hình 4.8. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là lãi suất thị trường. Điểm E0 trên hình 4.8, chính là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng r0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn r0 là r1, sẽ có mức dư cầu (M = AB ) đòi hỏi phải có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy thị trường lên tới mức lãi suất r0. Như vậy, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ xảy ra khi: MS = MD. Hay ta có phương trình cân bằng: M k.Y h.r P   4.4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ.  Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ MS0  MS1 và lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0  r1. Đồ thị bên cho biết nếu giảm mức
  • 17. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 88 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Ngân hàng Trung ương Chính sách tiền tệ cung tiền từ MS0  MS1 sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức cung tiền giảm đi. MS1 MS0 Mức lãi suất M0M1 0 Lượng tiền r0 r1 E1 E0 A MD Hình 4.9a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Ngân hàng Trung Ương bán trái phiếu, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển từ MS0 MS1 và lãi suất cân bằng tăng từ r0r1.  Khi thu nhập quốc dân tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi suất, lợi ích cận biên của việc giữ tiền tăng lên và làm tăng lên và làm tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0  MD1. Với mức cung tiền MS, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên từ r0 đến r1, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E1. Khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng từ MD0MD1 , lãi suất cân bằng tăng từ r0r1. Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế Vĩ mô thật không đơn giản. Thông thường, có hai cách kiểm soát, hoặc là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt động giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền và sự dịch chuyển của nó,... Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất là tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước. 4.5. Chính sách tiền tệ 4.5.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân, v.v... Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ:  Công cụ tái cấp vốn
  • 18. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 89  Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Công cụ nghiệp vụ thị trường mở  Công cụ lãi suất tín dụng  Công cụ hạn mức tín dụng  Tỷ giá hối đoái (công cụ gián tiếp) 4.5.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương 4.5.2.1. Các chức năng cơ bản của NHTƯ  NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền.  NHTƯ là ngân hàng của các NHTM: NHTƯ giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và hoạt động như một “người cho vay theo phương sách cuối cùng” đối với các NHTM trong trường hợp khẩn cấp.  NHTƯ là ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ.  NHTƯ kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế.  NHTƯ hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. 4.5.2.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng Trung Ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các Ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ Ngân hàng Trung Ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của Ngân hàng Trung Ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là tỷ lệ mà NHTƯ quy định cho các NHTM. Khi nhận được một khoản tiền gửi, buộc các NHTM phải giữ lại theo 1 tỷ lệ mà NHTƯ quy định. Ở một số nước trên thế giới, giá trị rb tối thiểu là 10% và tối đa là 35%, rb có liên quan chặt chẽ đến số nhân tiền và mức cung tiền như sau: Nếu rb tăng, số nhân tiền sẽ giảm và mức cung tiền sẽ giảm, vì: (MS = mM.H) và ngược lại. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã khống chế một cách gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho các hoạt động của thị trường tài chính. Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ
  • 19. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 90 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Lãi suất chiết khấu phận cấu thành của M2). Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở Ngân hàng Trung Ương hoặc giữ tại két dự trữ của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các Ngân hàng thương mại sẽ gửi ở Ngân hàng Trung Ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng Trung Ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, v.v... đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa. Lãi suất chiết khấu: Hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTƯ (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Các Ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của Ngân hàng Trung Ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung Ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của Ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường.  Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHTƯmà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến khích các NHTM vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên và ngược lại.  Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTƯ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung Ương có thể buộc các Ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các Ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền. Hạn mức tín dụng (mức trần tín dụng): Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
  • 20. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 91 Tỷ giá hối đoái Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung Ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung Ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của Chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTƯ bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Trung Ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: Tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu Chính phủ bị Ngân hàng thương mại ghi nợ và Ngân hàng Trung Ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của Ngân hàng thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại Ngân hàng Trung Ương cộng với tiền mặt tại két dự trữ của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung Ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu Chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương mua vào giấy tờ có giá của Chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại có thể dẫn đến kết cục Ngân hàng Trung Ương phải in thêm tiền giấy nếu các Ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của Ngân hàng Trung Ương không đủ đáp ứng. Nghiệp vụ thị trường mở của các Ngân hàng Trung Ương chủ yếu có hai loại: Mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu Chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Công cụ tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHM. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Trái phiếu
  • 21. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 92 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Nền kinh tế suy thoái Tác động của chính sách tiền tệ Tỷ giá hối đoái: Là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của các quốc gia. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. 4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. Ngân hàng Trung Ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (tùy theo từng tình huống khác nhau). Chúng ta có thể xem xét hai giả định sau đây đối với nền kinh tế.  Trường hợp 1: Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp, sản lượng cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng. Khi đó, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp như: Giảm tỷ lệ chiết khấu hoặc mua trái phiếu, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; khi đó mức cung tiền sẽ tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng tăng, chi tiêu hàng h oá và dịch vụ của các hộ gia đình tăng, thất nghiệp giảm.  Trường hợp 2: Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, mức sản lượng của nền kinh tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng (Y*), lạm phát tăng, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm bớt cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế). Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn nữa các tác động của chính sách tiền tệ trong bài 5 (mô hình IS – LM). 4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, chính sách tiền tệ quốc gia đã thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế  xã hội của Nhà nước, nhất là
  • 22. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 93 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985 – 1989 xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh tế  xã hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh tế  tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của chính sách tiền tệ. Với quan điểm điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng và linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, chính sách tiền tệ vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Trong giai đoạn từ 1990  2008, mức độ đôla hoá ở Việt Nam khá cao (trên 30%) gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa M2 và giá cả, sản lượng. Với mức độ đôla hoá tài sản và tiền gửi cao như vậy thì việc xác định cung tiền trở nên khó khăn vì có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ, đôla trôi nổi trong xã hội lớn khó kiểm soát và tính toán được, cầu VND vì vậy không ổn định. NHNN phải tính toán M2 dựa vào công thức: M2 = VND ngoài lưu thông + tiền gửi (VND + ngoại tệ) Cả 2 yếu tố này đều khó tính toán cụ thể khi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn khá lớn (theo tính toán của NHNN hiện nay thì tỷ lệ này trung bình khoảng 25% trong tổng các khoản thanh toán), tỷ lệ kết hối đã được dỡ bỏ đối với 50/60 tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. NHNN chỉ có thể điều tiết lượng tiền cung ứng qua công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở mà không sử dụng được tiền cơ sở vì số nhân tiền (m) rất khó dự báo. Quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về chính sách tiền tệ:  Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc thù nền kinh tế  chính trị của đất nước. Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ Vĩ mô trong từng thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai trò của chính sách tiền tệ thì việc giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách tiền tệ, tổ chức thực hiện và tài chính. Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ tư vấn những nét chính trong hoạt động tiền tệ  tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.  Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.
  • 23. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 94 ECO102_Bai4_v2.0013107216 Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.  Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tuỳ diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng...để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới. Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị trường liên ngân hàng.  Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất là thông tin, nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN, điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ
  • 24. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 95 giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình. Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới:  Trước hết là cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất: Cần lựa chọn một mức lãi suất mục tiêu thích hợp và thiết lập được một mô hình kiểm soát mức lãi suất mục tiêu đó một cách hiệu quả. Theo ý kiến của các chuyên gia trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động là thích hợp hơn cả. Đồng thời sử dụng mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu phù hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay là một mô hình kiểm soát lãi suất liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở  Theo mô hình này, Ngân hàng Trung Ương phải xác định được một mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở một cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với giá trị mục tiêu đó. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để công bố lãi suất cơ bản sát với thực tế của thị trường, đồng thời khoảng cách điều chỉnh lãi suất giữa các lần công bố nên tăng lên như kinh nghiệm quốc tế để lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố có tác động thật sự đến lãi suất thị trường. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với điều hành chính sách lãi suất, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Cần phải tăng cường sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trong thống nhất và phối hợp hành động trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung, lợi ích của toàn hệ thống ngân hàng và lợi ích của từng ngân hàng. Tránh để tình trạng "trăm hoa đua nở" các Nhà nước thương mại vì lợi ích riêng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn gây ra tình trạng sốt lãi suất như những năm 2007 – 2008.  Cần có các giải pháp nhằm vận hành thị trường mở tốt hơn, tăng cường và mở rộng quy mô hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia và trúng thầu trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, giao dịch trên thị trường mở và được vay tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tác động tích cực đến lãi suất theo ý đồ của ngân hàng Nhà nước và phát triển thị trường tiền tệ.  Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua.  Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất ngân hàng với lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tránh tình trạng đẩy cao lãi suất trái phiếu đô thị sẽ lại gây sức ép tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng.  Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ tạo cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ một cách thuận lợi nhất.
  • 25. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 96 ECO102_Bai4_v2.0013107216 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Sau khi nghiên cứu xong bài 4, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:  Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán.  Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế.  Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục.  Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.  Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở. Công thức tính: mM = MS/H. Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và ngược lại.  Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, v.v...).  Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân sản xuất  kinh doanh và các nhu cầu khác. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập.  Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất thị trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.  Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn
  • 26. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 97 là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.  Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt.
  • 27. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 98 ECO102_Bai4_v2.0013107216 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các chức năng của tiền tệ. 2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi. 3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. 4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ. 5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương.
  • 28. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 99 CÂU HỎI ĐÚNG SAI 1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. 2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm. 3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại. 4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm. 5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên. 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng. 7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.
  • 29. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 100 ECO102_Bai4_v2.0013107216 BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng. a. Nếu Ngân hàng Trung Ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? b. Giả sử Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân hàng lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? 2. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt. a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ? b. Nếu Ngân hàng Trung Ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào? 3. Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng. a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? 4. Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống Ngân hàng thương mại Đơn vị tính: Tỷ đồng Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ 500 Tiền gửi 3000 Trái phiếu 2500 Tổng 3000 Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau: a. Số nhân tiền b. Cơ sở tiền c. M1
  • 30. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 101 Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ đồng và hệ thống Ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau: d. Cơ sở tiền. e. M1. f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng. g. Lượng tiền gửi. h. Dự trữ thực tế của các Ngân hàng thương mại. i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại. 5. Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị. a. Ngân hàng Trung Ương mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ. c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối với tiền gửi bằng VNĐ tại các Ngân hàng thương mại. d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp Tết. e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu. 6. Giả sử Ngân hàng Trung Ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra? b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp. 7. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD) Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750. a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. 8. Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau: Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD). a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
  • 31. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 102 ECO102_Bai4_v2.0013107216 b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ. c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTW muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. 9. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra. Số nhân tiền mở rộng bằng 2. a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu? c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại. d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại. 10. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD) Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2600 – 250r, mức cung tiền thực tế là M1 = 1650. a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là M1 = 1820 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. d. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 245, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. 11. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng. a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng. b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? 12. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo đúng quy định này.
  • 32. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0013107216 103 a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM. c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế.
  • 33. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 104 ECO102_Bai4_v2.0013107216 BÀI TẬP LỚN 1. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô hình MS  MD và mô hình AD  AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2008  2009 để minh hoạ.