SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  5
Télécharger pour lire hors ligne
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2 - NĂM 2012
Môn: NGỮ VĂN Khối: D; Thời gian làm bài: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến
1975 là hướng về đại chúng.
Trình bày một cách ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về đặc điểm đó.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về mối quan hệ giữa nói và làm.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn
Chí Phèo của Nam Cao.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 69)
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 83)
---------- Hết ----------
Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh.....................................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNGTHPT CHUYÊN
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2 - NĂM 2012
Môn: NGỮ VĂN – Khối D; Thời gian làm bài: 180 phút
(Đáp án – Thang điểm có 04 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Đặc điểm hướng về đại chúng của văn học từ 1945 đến 1975 2.0
- Đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và nguồn cung cấp, bổ
sung lực lượng sáng tác văn học là quần chúng nhân dân.
- Văn học luôn hướng tới đời sống nhân dân lao động, tập trung
thể hiện hình tượng quần chúng cách mạng, khắc hoạ vẻ đẹp của
người dân lao động.
- Khai thác chất liệu và vận dụng sáng tạo những hình thức thể
hiện gần gũi, quen thuộc với nhân dân trong văn hoá, văn học dân
gian truyền thống.
0,5
1,0
0,5
2 Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa nói và làm 3,0
1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Nói và làm là hai hoạt động chủ yếu, quan trọng của con người.
Nói là sự thể hiện thành lời những ý nghĩ, tư tưởng của con người.
Làm là sự thực hiện, cụ thể hoá bằng hành động những ý nghĩ, tư
tưởng của con người.
- Trong cuộc sống, quan hệ giữa nói và làm diễn ra theo nhiều
chiều hướng khác nhau.
0,5
2 Bàn luận về mối quan hệ giữa nói và làm (1,5 điểm)
- Nói và làm theo quan hệ đồng thuận: nói đi đôi với làm; tư
tưởng được cụ thể hoá bằng hành động… Nhờ đó, lời nói có sức
thuyết phục đối với mọi người. Người thực hiện được những điều
đã nói là người có nhân cách, luôn nhận được sự tôn trọng của
mọi người. (liên hệ thực tế)
- Nói và làm theo quan hệ tương phản: nói khác làm; nói mà
không làm; nói nhiều làm ít… dẫn tới sự mất niềm tin, thất vọng
của mọi người. Đó là loại người thiếu nhân cách, không nhận
được sự tôn trọng của mọi người. (liên hệ thực tế)
- Quan hệ lợi dụng: dùng lời nói để biện minh cho hành vi xấu
xa, tội lỗi; xúi dục người khác làm điều sai trái… làm cho sự thật
bị xuyên tạc, cái ác, sự dối trá được dung túng, đánh lừa mọi
người, gây tác hại lớn cho đời sống xã hội.
0,5
0,5
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, phải luôn thực
hiện nói đi đôi với làm.
- Không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện bản lĩnh để có đức
tính trung thực trong lời nói và việc làm.
0,5
0,5
III.a Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo 5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn
học hiện thực (1930 – 1945).
- Truyện ngắn Chí Phèo (1941) là tác phẩm thành công đặc sắc
trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Tác phẩm đã xây dựng
được một điển hình nghệ thuật sinh động – Chí Phèo, một nông
dân lương thiện bị lưu manh hoá và bế tắc trên con đường hoàn
lương.
0,5
2 Con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo 4,0
- Số phận và cảnh ngộ của Chí Phèo
+ Một cố nông, không nhà cửa, không họ hàng thân thích
+ Bị áp bức bóc lột, bị đẩy vào con đường lưu mạnh
+ Bị lợi dụng, tha hoá mất cả nhân hình, nhân tính
- Những thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở
+ Thay đổi từ tâm tính đến hành xử: thoát khỏi cơn say triền
miên, nhận thức được thế giới bên ngoài, cảm nhận được những
hạnh phúc đơn sơ, giản dị của cuộc sống đời thường.
+ Thị Nở khơi dậy khát vọng hoàn lương của Chí Phèo: bát
cháo hành của Thị Nở đã làm Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động,
nhận ra hoàn cảnh cô độc, đáng sợ của mình, nhận ra ý nghĩa vô
giá của cuộc sống lương thiện và tình người trong cuộc sống. Từ
đó thức tỉnh khát vọng lương thiện ở Chí Phèo
- Cái chết và ước mơ hoàn lương không thành của Chí Phèo
+ Định kiến của xã hội (sự ngăn cản của bà cô Thị Nở) đã
cắt đứt con đường hoàn lương của Chí Phèo.
+ Sự vùng lên đòi quyền làm người của Chí Phèo (giết chết
Bá Kiến) và sự bất lực bế tắc (Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời
mình).
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Xây dựng tình huống đặc sắc (gặp Thị Nở)
+ Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc (tâm
trạng Chí Phèo sau khi tỉnh rượu)
+ Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, dí dỏm.
1,0
1,5
1,0
0,5
3 Đánh giá chung 0,5
- Qua việc miêu tả con đường hoàn lương và sự bế tắc của Chí
Phèo tác phẩm đã lên án xã hội thực dân phong kiến tước đoạt
quyền sống làm người của những người nông dân khốn khổ.
- Nam Cao đã đào sâu thế giới nội tâm của nhân vật, phát hiện
và ngợi ca những phẩm chất tinh thần tốt đẹp của người nông dân
ngay cả khi họ đã bị tha hoá.
- Khẳng định sức mạnh của tình người trong việc đánh thức
tình người ở những con người bị tha hoá.
0,5
IIIb Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Tây Tiến – Quang Dũng và
Việt Bắc - Tố Hữu
5,0
1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ tinh tế, phóng
khoáng, mang đậm chất lãng mạn. Tây Tiến là một sáng tác đặc
sắc của Quang Dũng, góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ
thể hiện vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người chiến sĩ trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ
tình chính trị. Bài thơ Việt Bắc là một thành công xuất sắc của
ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa
những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
0,5
2 Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm): Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con
người miền Tây trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm
+ Con người gần gũi, giản dị, duyên dáng, tình tứ
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Sử dụng thành công thể thơ bảy chữ với cách gieo vần,
ngắt nhịp, phép điệp và câu hỏi tu từ.
+ Phối hợp nhuần nhuyễn tính tạo hình và nhạc tính của thơ.
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm): Tình cảm của Việt Bắc đối với người
kháng chiến.
+ Lời nhắn gửi nhớ mong, nghĩa tình, chung thuỷ của Việt
Bắc dành cho người kháng chiến.
+ Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với
những cảnh vật, sản vật mộc mạc, gần gũi mà sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật (1,0 điểm):
0,5
0,5
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần
nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha
thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo
phép tiểu đối cân xứng, hài hoà.
0,5
0,5
4 Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm) 0,5
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu
nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của
người đi, được thể hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp
lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi
của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát truyền thống,
gần gũi.
0,5
Lưu ý:
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên.
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả
năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.

Contenu connexe

Plus de adminseo

đề Thi thử đại học môn sử 2
đề Thi thử đại học môn sử   2đề Thi thử đại học môn sử   2
đề Thi thử đại học môn sử 2adminseo
 
đề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửđề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửadminseo
 
De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013adminseo
 
De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013adminseo
 
De thi thu mon hoa co dap an 2013
De thi thu mon hoa co dap an 2013De thi thu mon hoa co dap an 2013
De thi thu mon hoa co dap an 2013adminseo
 
De thi thu mon sinh co dap an
De thi thu mon sinh co dap anDe thi thu mon sinh co dap an
De thi thu mon sinh co dap anadminseo
 
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013Dap an de thi thu mon sinh nam 2013
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013adminseo
 
De thi thu tieng anh khoi a1
De thi thu tieng anh khoi a1De thi thu tieng anh khoi a1
De thi thu tieng anh khoi a1adminseo
 
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013adminseo
 
De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013adminseo
 
De thi thu mon su nam 2013
De thi thu mon su nam 2013De thi thu mon su nam 2013
De thi thu mon su nam 2013adminseo
 
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap an
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap anDe thi thu dh mon hoa 2013 co dap an
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap anadminseo
 
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013De thi thu tieng anh khoi d nam 2013
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013adminseo
 
De thi thu vat ly 2013
De thi thu vat ly 2013De thi thu vat ly 2013
De thi thu vat ly 2013adminseo
 
De thi thu mon dia nam 2013
De thi thu mon dia nam 2013De thi thu mon dia nam 2013
De thi thu mon dia nam 2013adminseo
 
De thi thu mon sinh hoc co dap an
De thi thu mon sinh hoc co dap anDe thi thu mon sinh hoc co dap an
De thi thu mon sinh hoc co dap anadminseo
 
Dap an de thi thu mon lich su 2013
Dap an de thi thu mon lich su 2013Dap an de thi thu mon lich su 2013
Dap an de thi thu mon lich su 2013adminseo
 
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013adminseo
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013adminseo
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013adminseo
 

Plus de adminseo (20)

đề Thi thử đại học môn sử 2
đề Thi thử đại học môn sử   2đề Thi thử đại học môn sử   2
đề Thi thử đại học môn sử 2
 
đề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sửđề Thi thử đại học môn sử
đề Thi thử đại học môn sử
 
De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013De thi thu mon ly co dap an 2013
De thi thu mon ly co dap an 2013
 
De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013De thi thu mon su khoi c 2013
De thi thu mon su khoi c 2013
 
De thi thu mon hoa co dap an 2013
De thi thu mon hoa co dap an 2013De thi thu mon hoa co dap an 2013
De thi thu mon hoa co dap an 2013
 
De thi thu mon sinh co dap an
De thi thu mon sinh co dap anDe thi thu mon sinh co dap an
De thi thu mon sinh co dap an
 
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013Dap an de thi thu mon sinh nam 2013
Dap an de thi thu mon sinh nam 2013
 
De thi thu tieng anh khoi a1
De thi thu tieng anh khoi a1De thi thu tieng anh khoi a1
De thi thu tieng anh khoi a1
 
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013
De thi thu mon toan khoi a1 nam 2013
 
De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013
 
De thi thu mon su nam 2013
De thi thu mon su nam 2013De thi thu mon su nam 2013
De thi thu mon su nam 2013
 
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap an
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap anDe thi thu dh mon hoa 2013 co dap an
De thi thu dh mon hoa 2013 co dap an
 
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013De thi thu tieng anh khoi d nam 2013
De thi thu tieng anh khoi d nam 2013
 
De thi thu vat ly 2013
De thi thu vat ly 2013De thi thu vat ly 2013
De thi thu vat ly 2013
 
De thi thu mon dia nam 2013
De thi thu mon dia nam 2013De thi thu mon dia nam 2013
De thi thu mon dia nam 2013
 
De thi thu mon sinh hoc co dap an
De thi thu mon sinh hoc co dap anDe thi thu mon sinh hoc co dap an
De thi thu mon sinh hoc co dap an
 
Dap an de thi thu mon lich su 2013
Dap an de thi thu mon lich su 2013Dap an de thi thu mon lich su 2013
Dap an de thi thu mon lich su 2013
 
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
De thi thu dai hoc mon ly nam 2013
 
De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013De thi thu mon su co dap an 2013
De thi thu mon su co dap an 2013
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013
 

De thi thu dai hoc nam 2013 van

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2 - NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN Khối: D; Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 là hướng về đại chúng. Trình bày một cách ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về đặc điểm đó. Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa nói và làm. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 69) Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 83) ---------- Hết ---------- Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh.....................................
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNGTHPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2 - NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN – Khối D; Thời gian làm bài: 180 phút (Đáp án – Thang điểm có 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Đặc điểm hướng về đại chúng của văn học từ 1945 đến 1975 2.0 - Đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác văn học là quần chúng nhân dân. - Văn học luôn hướng tới đời sống nhân dân lao động, tập trung thể hiện hình tượng quần chúng cách mạng, khắc hoạ vẻ đẹp của người dân lao động. - Khai thác chất liệu và vận dụng sáng tạo những hình thức thể hiện gần gũi, quen thuộc với nhân dân trong văn hoá, văn học dân gian truyền thống. 0,5 1,0 0,5 2 Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa nói và làm 3,0 1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Nói và làm là hai hoạt động chủ yếu, quan trọng của con người. Nói là sự thể hiện thành lời những ý nghĩ, tư tưởng của con người. Làm là sự thực hiện, cụ thể hoá bằng hành động những ý nghĩ, tư tưởng của con người. - Trong cuộc sống, quan hệ giữa nói và làm diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. 0,5 2 Bàn luận về mối quan hệ giữa nói và làm (1,5 điểm) - Nói và làm theo quan hệ đồng thuận: nói đi đôi với làm; tư tưởng được cụ thể hoá bằng hành động… Nhờ đó, lời nói có sức thuyết phục đối với mọi người. Người thực hiện được những điều đã nói là người có nhân cách, luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người. (liên hệ thực tế) - Nói và làm theo quan hệ tương phản: nói khác làm; nói mà không làm; nói nhiều làm ít… dẫn tới sự mất niềm tin, thất vọng của mọi người. Đó là loại người thiếu nhân cách, không nhận được sự tôn trọng của mọi người. (liên hệ thực tế) - Quan hệ lợi dụng: dùng lời nói để biện minh cho hành vi xấu xa, tội lỗi; xúi dục người khác làm điều sai trái… làm cho sự thật bị xuyên tạc, cái ác, sự dối trá được dung túng, đánh lừa mọi người, gây tác hại lớn cho đời sống xã hội. 0,5 0,5 0,5
  • 3. 3 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, phải luôn thực hiện nói đi đôi với làm. - Không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện bản lĩnh để có đức tính trung thực trong lời nói và việc làm. 0,5 0,5 III.a Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo 5,0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực (1930 – 1945). - Truyện ngắn Chí Phèo (1941) là tác phẩm thành công đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Tác phẩm đã xây dựng được một điển hình nghệ thuật sinh động – Chí Phèo, một nông dân lương thiện bị lưu manh hoá và bế tắc trên con đường hoàn lương. 0,5 2 Con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo 4,0 - Số phận và cảnh ngộ của Chí Phèo + Một cố nông, không nhà cửa, không họ hàng thân thích + Bị áp bức bóc lột, bị đẩy vào con đường lưu mạnh + Bị lợi dụng, tha hoá mất cả nhân hình, nhân tính - Những thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở + Thay đổi từ tâm tính đến hành xử: thoát khỏi cơn say triền miên, nhận thức được thế giới bên ngoài, cảm nhận được những hạnh phúc đơn sơ, giản dị của cuộc sống đời thường. + Thị Nở khơi dậy khát vọng hoàn lương của Chí Phèo: bát cháo hành của Thị Nở đã làm Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động, nhận ra hoàn cảnh cô độc, đáng sợ của mình, nhận ra ý nghĩa vô giá của cuộc sống lương thiện và tình người trong cuộc sống. Từ đó thức tỉnh khát vọng lương thiện ở Chí Phèo - Cái chết và ước mơ hoàn lương không thành của Chí Phèo + Định kiến của xã hội (sự ngăn cản của bà cô Thị Nở) đã cắt đứt con đường hoàn lương của Chí Phèo. + Sự vùng lên đòi quyền làm người của Chí Phèo (giết chết Bá Kiến) và sự bất lực bế tắc (Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời mình). - Nghệ thuật thể hiện: + Xây dựng tình huống đặc sắc (gặp Thị Nở) + Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc (tâm trạng Chí Phèo sau khi tỉnh rượu) + Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, dí dỏm. 1,0 1,5 1,0 0,5
  • 4. 3 Đánh giá chung 0,5 - Qua việc miêu tả con đường hoàn lương và sự bế tắc của Chí Phèo tác phẩm đã lên án xã hội thực dân phong kiến tước đoạt quyền sống làm người của những người nông dân khốn khổ. - Nam Cao đã đào sâu thế giới nội tâm của nhân vật, phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tinh thần tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ đã bị tha hoá. - Khẳng định sức mạnh của tình người trong việc đánh thức tình người ở những con người bị tha hoá. 0,5 IIIb Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Tây Tiến – Quang Dũng và Việt Bắc - Tố Hữu 5,0 1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ tinh tế, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn. Tây Tiến là một sáng tác đặc sắc của Quang Dũng, góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ Việt Bắc là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc. 0,5 2 Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến (2,0 điểm) - Nội dung (1,0 điểm): Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến: + Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm + Con người gần gũi, giản dị, duyên dáng, tình tứ - Nghệ thuật (1,0 điểm) + Sử dụng thành công thể thơ bảy chữ với cách gieo vần, ngắt nhịp, phép điệp và câu hỏi tu từ. + Phối hợp nhuần nhuyễn tính tạo hình và nhạc tính của thơ. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm) - Nội dung (1,0 điểm): Tình cảm của Việt Bắc đối với người kháng chiến. + Lời nhắn gửi nhớ mong, nghĩa tình, chung thuỷ của Việt Bắc dành cho người kháng chiến. + Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với những cảnh vật, sản vật mộc mạc, gần gũi mà sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật (1,0 điểm): 0,5 0,5
  • 5. + Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng. + Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà. 0,5 0,5 4 Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm) 0,5 - Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế. - Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của người đi, được thể hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát truyền thống, gần gũi. 0,5 Lưu ý: - Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên. - Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.