SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  4
Télécharger pour lire hors ligne
KÊ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN


Có nhiều người khi xem thông tin tại www.muanhanhom.com đều rất muốn mua nhưng rồi tặc
lưỡi “Mình làm gì có tiền để mua?” hay “đào đâu tiền ra mà mua?”. Nếu bạn vào các trang web
đầu tư của Viêtnam chủ yếu sẽ thấy những trang web nói về giá cổ phiếu lên từng ngày, những
foum thảo luận giữa các thành viên mà phần lớn các threads được tạo ra từ admin hoặc spammer
để quáng cáo, tiếp đó là các trang rao vặt bán cổ phiếu OTC (UpCom), trong khi các website
nước ngoài bạn sẽ thấy luôn có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi
những vấn đề về tài chính cá nhân. Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về
những gì rất bình thường như cách quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài
chính khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao
hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập nghiệp,
vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng...



Chúng ta có thể hiểu vì sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình
là "vừa đủ sống". Đa số, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều
kế hoạch cho tương lai. Chưa kể ngày nay giới trẻ lại có xu hướng, làm ra bao nhiêu xài hết bấy
nhiêu! Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc trong việc nhà
ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao học, hay hôn nhân ca con cái, hay kế hoạcch
nghỉ hưu. Những năm đi học ở trường cấp 3 và đại học, chúng ta chẳng hề được dạy gì về việc
“lập một kế hoạch tài chính cá nhân” mà những cái nhét vào đầu chủ yếu là kinh tế vi mô, vĩ mô
- toàn mớ kiến thức suông mà ko thể hiểu áp dụng vào thực tế ra sao?



Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình hình tài
chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn. Mục đích của tài chính cá nhân không phải là
việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt để bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống
chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau và chúng có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa
chọn những giải pháp. Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất
nhiều người cố gắng đạt được. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc
đạt được những mục tiêu dài hạn.

Dưới đây là các bước để bạn lên kế hoạch, quản lý và thực hiện.



Bước 1

Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính. Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những
mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành
dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân
vân.

Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên quan,
nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn.

Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính
biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về
hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ.



Bước 2

Lập sổ ghi chép tài chính. Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các
nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:

• Tài khoản đầu tư

• Bản kê ngân hàng

• Khai báo thuế

• Bản kê thế chấp và thẻ tín dụng

• Hợp đồng bảo hiểm

• Văn bản quy hoạch di sản

Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn
sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi
đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị
tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp
của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai.

Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là khoản
đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ỡ chỗ họ tránh được
những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên học.



Bước 3

Tính toán khoản tiền có thực sự. Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực
sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài
khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ
thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số
tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.

Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên
được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu
hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và
so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển.



Bước 4

Thiết lập kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc.
Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu
là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi
quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu
sẽ bằng khoản chi.

Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền
bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật
những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài
chính đang đe dọa.

Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần
mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp hoặc bạn có
thể sử dụng 1 chương trình online và có têể login tại bất kỳ đâu qua trang web:
www.smoneybox.com . Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho
việc phát triển kế hoạch của bạn.



Bước 5

Lập quỹ dự trữ khẩn cấp. Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu
tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của
công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá
nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến
động bởi thiên nhiên.



Bước 6

Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng. Nợ nần kéo trì những kết quả
khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng,
vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi
tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho
những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn?

Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng dư
như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa xỉ,...Ở
Việt Nam, nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn trả góp), họ không
nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta mua xe, nhưng họ nên
có nhiều tiền hơn cho việc này. Thay vì nợ tiền mua 1 chiếc xe hơi để vuốt ve cái “sĩ diện”, tôi
thấy việc bỏ khoản nợ đó vào một bất động sản để tạo thành tài sản cho gia đình vẫn hay hơn rất
nhiều!!!



Bước 7

Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc
thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn
không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì
cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó
nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau
trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông
minh của bạn.



Bước 8

Có bảo hiểm thỏa đáng. Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có
bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết
để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những
khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm
khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được.



Còn chần chờ gì mà không lên cho mình một kế hoạch tài chính bảo đảm cho cuộc sống và có
thể mua một căn nhà cho mình?



Anh Thư (tổng hợp)

Contenu connexe

En vedette (6)

The Way We Live & Technology
The Way We Live & TechnologyThe Way We Live & Technology
The Way We Live & Technology
 
Herramientas digitales
Herramientas digitales Herramientas digitales
Herramientas digitales
 
The Carlton Hotel Slideshow
The Carlton Hotel SlideshowThe Carlton Hotel Slideshow
The Carlton Hotel Slideshow
 
Phrases module 5
Phrases module 5Phrases module 5
Phrases module 5
 
Mati
MatiMati
Mati
 
Hsp psk thn5
Hsp psk thn5Hsp psk thn5
Hsp psk thn5
 

Similaire à Ke hoach tai chinh

Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01QUY VĂN
 
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhCân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhDạy Con Làm Giàu
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanRedBag Việt Nam
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSHung Thinh
 
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy Con Làm Giàu
 
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauQuan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauRedBag Việt Nam
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangRedBag Việt Nam
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhHung Thinh
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơnNhã David
 
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổi
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổiDạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổi
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổiDạy Con Làm Giàu
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiềnDạy Con Làm Giàu
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhanDavid Tran
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biếtOanh Huỳnh Thúy
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biếtngochaitranbk
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biếttuanpro102
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biếttutien286
 
4 thói quen của người giàu có
4 thói quen của người giàu có4 thói quen của người giàu có
4 thói quen của người giàu cóĐàm Tài Cap
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biếtKMF Branding
 

Similaire à Ke hoach tai chinh (20)

Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
Quản lý tài chính cá nhân - Những kỹ năng tối quan trọng bạn không được dạy ở...
 
Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01
 
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chínhCân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
Cân bằng teen và tiền bạc quản lí tài chính
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
 
FINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESSFINANCIAL FITNESS
FINANCIAL FITNESS
 
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
Bi quyết quản lý tài chính cá nhân và làm chủ tiền bạc thông minh hơn
 
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu íchDạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
Dạy con quản lý tài chính, những lời khuyên hữu ích
 
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dauQuan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
Quan ly tai chinh ca nhan danh cho nguoi moi bat dau
 
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sangLam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
Lam the nao de buoc qua nhung cot moc quan trong voi tai chinh san sang
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinh
 
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
8 thói quen giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn
 
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổi
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổiDạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổi
Dạy trẻ tiết kiệm theo từng độ tuổi
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
4 thói quen của người giàu có
4 thói quen của người giàu có4 thói quen của người giàu có
4 thói quen của người giàu có
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
 

Ke hoach tai chinh

  • 1. KÊ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Có nhiều người khi xem thông tin tại www.muanhanhom.com đều rất muốn mua nhưng rồi tặc lưỡi “Mình làm gì có tiền để mua?” hay “đào đâu tiền ra mà mua?”. Nếu bạn vào các trang web đầu tư của Viêtnam chủ yếu sẽ thấy những trang web nói về giá cổ phiếu lên từng ngày, những foum thảo luận giữa các thành viên mà phần lớn các threads được tạo ra từ admin hoặc spammer để quáng cáo, tiếp đó là các trang rao vặt bán cổ phiếu OTC (UpCom), trong khi các website nước ngoài bạn sẽ thấy luôn có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi những vấn đề về tài chính cá nhân. Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về những gì rất bình thường như cách quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài chính khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập nghiệp, vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng... Chúng ta có thể hiểu vì sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình là "vừa đủ sống". Đa số, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều kế hoạch cho tương lai. Chưa kể ngày nay giới trẻ lại có xu hướng, làm ra bao nhiêu xài hết bấy nhiêu! Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc trong việc nhà ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao học, hay hôn nhân ca con cái, hay kế hoạcch nghỉ hưu. Những năm đi học ở trường cấp 3 và đại học, chúng ta chẳng hề được dạy gì về việc “lập một kế hoạch tài chính cá nhân” mà những cái nhét vào đầu chủ yếu là kinh tế vi mô, vĩ mô - toàn mớ kiến thức suông mà ko thể hiểu áp dụng vào thực tế ra sao? Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình hình tài chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn. Mục đích của tài chính cá nhân không phải là việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt để bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau và chúng có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa chọn những giải pháp. Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất nhiều người cố gắng đạt được. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn. Dưới đây là các bước để bạn lên kế hoạch, quản lý và thực hiện. Bước 1 Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính. Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành
  • 2. dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân. Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên quan, nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn. Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ. Bước 2 Lập sổ ghi chép tài chính. Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau: • Tài khoản đầu tư • Bản kê ngân hàng • Khai báo thuế • Bản kê thế chấp và thẻ tín dụng • Hợp đồng bảo hiểm • Văn bản quy hoạch di sản Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai. Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là khoản đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ỡ chỗ họ tránh được những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên học. Bước 3 Tính toán khoản tiền có thực sự. Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ
  • 3. thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm. Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển. Bước 4 Thiết lập kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi. Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa. Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp hoặc bạn có thể sử dụng 1 chương trình online và có têể login tại bất kỳ đâu qua trang web: www.smoneybox.com . Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn. Bước 5 Lập quỹ dự trữ khẩn cấp. Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên. Bước 6 Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng. Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi
  • 4. tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn? Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng dư như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa xỉ,...Ở Việt Nam, nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn trả góp), họ không nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta mua xe, nhưng họ nên có nhiều tiền hơn cho việc này. Thay vì nợ tiền mua 1 chiếc xe hơi để vuốt ve cái “sĩ diện”, tôi thấy việc bỏ khoản nợ đó vào một bất động sản để tạo thành tài sản cho gia đình vẫn hay hơn rất nhiều!!! Bước 7 Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn. Bước 8 Có bảo hiểm thỏa đáng. Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được. Còn chần chờ gì mà không lên cho mình một kế hoạch tài chính bảo đảm cho cuộc sống và có thể mua một căn nhà cho mình? Anh Thư (tổng hợp)