SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  44
Télécharger pour lire hors ligne
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
Số 31
Tháng 5+6/2015
Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách
mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí
Quốc gia lần thứ IX-2014
NHỮNG LUẬT MỚIVỪA ĐƯỢCTHÔNG
QUATRONG KỲ HỌPTHỨ 9, QUỐC HỘI
KHÓA XIII
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015
Việt Nam, Lào ký kết
Hiệp địnhThương mại biên giới
KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(19/5/1890 - 19/5/2015)
6
17
2
3
Mục lục in this issue
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN
Tạp chí
ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
ISSN 1859-3518
COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
Số 31Tháng 5+6/2015
Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách
mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí
Quốc gia lần thứ IX-2014
NhữNG luật mớIVừa đượCthôNG
QuatroNG Kỳ họpthứ 9, QuốC hộI
Khóa XIII
tÌNh hÌNh hoẠt độNG CỦa hộI
troNG NhIỆm Kỳ 2008-2015 Việt Nam, lào ký kếthiệp địnhthương mại biên giới
Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịCh hồ Chí minh
(19/5/1890 - 19/5/2015)
6
17
2
3
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
NĂM THỨ SÁU
Số 31 (Tháng 5+6/2015)
Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích
Trình bày:Thu Hằng
Giấy phép hoạt động báo chí
số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009
Giấy phép hoạt động báo chí
số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014
Địa chỉ tòa soạn
Phòng 708,
Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
Số 65 Phố Văn Miếu,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 080.43470
Fax: 080.43470
Email: tchtpt@gmail.com
Webtise: http://www.vilacaed.org.vn
Giá bán: 22.000 đồng
+++:Lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...........................1
+++: Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí
quốc gia lần thứ IX – 2014..............................................................................2
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
+++: Tình hình hoạt động của Hội trong nhiêm kỳ 2008-2015....................3
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
+++:Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khóa XIII...........................................................................................6
+++: Điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7....8
+++: GDP tăng trưởng cao nhất trong 5 năm.............................................. 10
+++:Doanhnghiệp“dễthở”hơnvớihàngloạtquyđịnhmớitừ1/7/2015..........10
+++: Từ ngày 1/7, đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày .................... 12
+++: Hết cửa lách luật về điều kiện kinh doanh ........................................ 13	
+++:Tình hình doanh nghiệpViệt Nam đầu tư ra nước ngoài tính đến tháng
4/2015.......................................................................................................... 13
KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN
+++: Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra cơ hội và thách thức ........................ 14
+++:Singapoređầutưhơn2,6tỷUSDnângcôngsuấthệthốngcảngbiển........15
QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG
+++:Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực.................................... 16
+++:Việt Nam, Lào ký kết Hiệp địnhThương mại biên giới........................ 17
+++:Tin hợp tácViệt Nam-Lào................................................................... 18
+++:Campuchia:Xuấtkhẩugạotăng67,2% trong4thángđầunăm2015.......20
TỔNG HỢP TIN KT-XH LÀO THÁNG 4-2015.......................... 21
NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN
Ths. Nguyễn Thị Thu Nguyên: Một số chính sách của Nhà nước đối với xuất
khẩu cà phêViệt Nam hiện nay..................................................................... 24
Nguyễn Minh Đạt: Khó khăn trong đán giá hoàn thành công việc của nhân
viên tạiViệt Nam........................................................................................... 27
Ths.NguyễnThịTuyếtMai:Vai trò của năng lực tư duy Logic đối với sinh viên
các trường Sư phạm hiện nay........................................................................ 30
ThS. Phạm Văn Hiếu: Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn tỉnh
Nam Định...................................................................................................... 32
NCS.Trần Thị Thùy Trang: Xác định thuộc tính hấp dẫn của điểm đến và đo
lường cảm nhận của khách du lịch................................................................ 35
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Vai trò của giảng dạy Logic học trong các trường
Cao đăng và Đại học hiện nay........................................................................ 39
GIAO LƯU VĂN HÓA
+++: Sơn Đoòng-Kỳ quan hùng vỹ.................................................... Bìa 3+4
+++:The 125th anniversary of the birth of President Ho Chi Minh...............1
+++:The90thtraditionaldayoftheVietnameserevolutionarypress(June21,
1925-2015) and present the ninth National Press Awards 2014......................2
ASSOCIATIONS ACTIVITIES
+++: Associations activities over the period 2008-2015..............................3
VIETNAM ECONOMIC NEWS
+++: New laws has passed at National Assembly XIII 9th session.................6
+++:New features in the revised Investment Law which takes effect from
July 1....................................................................................................8
+++:Highest GDP growth in five years....................................................... 10
+++:Enterprisesfeelingenjoyablewithseriesofnewregulationswhichtakes
effect from July 1 2015.................................................................................. 10
+++: From May 1/7, Enterprises register no more than 3 days................... 12
+++: From now on, Enterprises have no way but to follow business law... 13
+++: Vietnamese enterprises investment overseas up to March 4/2015.... 13
ASEAN ECONOMIES
+++: The Asean Economic Community (AEC) creats opportunities and
challenges..................................................................................................... 14
+++: Singapore invested more than $ 2.6 billion in increasing the capacity of
the seaport system........................................................................................ 15
PARTNERSHIPS IN MEKONG SUBREGION COUNTRIES
+++:Promote regional cooperation in Mekong Subregion countries.......... 16
+++:Vietnam, Laos signed the border trade agreement............................ 17
+++:Vietnam-Laos cooperation news ....................................................... 18
+++:Cambodia: Exports rise rose 67.2% in the first 4 months of 2015....... 20
LAOS SOCIO-ECONOMIC NEWS IN 4-2015 .......................... 21
RESEARCH – FORUM
Ths.NguyenThiThuNguyen:AnumberofstatepoliciestowardsVietnamese
coffee exports at present .............................................................................. 24
NguyenMinhDat: Difficulty in evaluating employees work inVietnam...... 27
Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: Role of Logical thinking capacity for students of
current pedagogy.......................................................................................... 30
ThS. Pham Van Hieu: Manpower training needs for rural areas in Nam Dinh
province........................................................................................................ 32
NCS. Tran Thi Thuy Trang: Measuring destination attractiveness and
Measuring tourists perception...................................................................... 35
Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: The role of teaching logic in colleges and
universities today.......................................................................................... 39
CULTURAL EXCHANGE
+++: The spectacular Son Doong Cave.............................................. Bìa 3+4
MỤC LỤC CONTENTS
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 1
T
ổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng; nguyên Tổng Bí thư
Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ
tịch nước Trần Đức Lương; Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan
Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng; các đồng chí nguyên
Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư
Trung ương Đảng; lãnh đạo các Bộ,
ngành Trung ương; các đồng chí lão
thành cách mạng; các mẹ Việt Nam
Anh hùng; các Anh hùng Lực lượng
vũ trang và Anh hùng Lao động; đại
diện các tầng lớp nhân dân tham dự.
Tại Lễ kỷ niệm, ôn lại thân thế và
sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh cuộc đời và sự nghiệp của
Người là một bản anh hùng ca, một
tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa
yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về
trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng
trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối
với các thế hệ người Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua
muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng, kỷ niệm 125 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời điểm
đất nước ta đã trải qua gần 30 năm đổi
mới, trong bầu không khí hào hùng
và xúc động của những ngày kỷ niệm
lớn của dân tộc, toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta quyết tâm phấn đấu
thực hiện thắng lợi Cương lĩnh của
Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, tăng
cường xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh.
Cùng với đó, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh toàn diện và đồng
bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh
tế nhanh, bền vững, xây dựng nền
tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ gìn
hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế của Việt Nam
trong khu vực và trên thế giới; thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, bối cảnh
quốc tế và tình hình trong nước bên
cạnh mặt thuận lợi, thời cơ, cũng có
nhiều khó khăn, thách thức, nhiều
vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc
hết sức phức tạp phải giải quyết, tình
hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta, hơn bao giờ hết, phải
phát huy cao độ truyền thống yêu
nước và cách mạng, tinh thần đoàn
kết, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu
vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng
“đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.❑
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng
sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ
người Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 125 năm
ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí MinhNGÀY 18/5/2015, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG,
CHỦ TỊCH NƯỚC, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, ỦY BAN TRUNG
ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LONG
TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2015).
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20152
Tham dự buổi lễ có các đồng chí
nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông
Đức Mạnh; đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; các đồng
chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh,
Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo
T.Ư; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc
hội; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên: Ủy
viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị,
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; các
đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng
Chính phủ:VũVăn Ninh,Vũ Đức Đam; các
đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều
đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các
bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư; các đồng chí
Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu
Quốc hội một số địa phương.
Tại lễ kỷ niệm, giới báo chí cả nước
vinh dự và vui mừng đón nhận lẵng hoa
chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm đã
dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nhà
báo, chiến sĩ đã hy sinh trong các cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Suốt 90 năm
qua, Báo chí Cách mạng luôn đồng hành
cùng dân tộc, lớn lên cùng cách mạng,
phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân.
Người làm báo thật sự là chiến sĩ, với cây
bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, góp phần
xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giành
độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch nước đề
cập tình hình thế giới và khu vực diễn biến
hết sức phức tạp, sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế,
xây dựng và bảo vệTổ quốc của nhân dân ta
đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng
cũng phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức. Trong bối cảnh đó, báo chí cần
tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm
tròn trách nhiệm là lực lượng tiên phong,
xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng.
Phát biểu ý kiến tại lễ trao giải, đồng
chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng
Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà
báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo
chí quốc gia, nêu rõ:Trong 90 năm qua, Báo
chí Cách mạng không ngừng lớn mạnh về
cả số lượng và chất lượng, đội ngũ người
làm báo lớp lớp trưởng thành, gánh vác sứ
mệnh thông tin đại chúng thiết yếu, tuyên
truyền cổ vũ việc thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân.
Các thế hệ nhà báo cách mạng qua các thời
kỳ, thật sự là những chiến sĩ xung kích trên
mặt trận tư tưởng, văn hóa, đã tích cực tham
gia và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bằng trí
tuệ, ngòi bút và cả máu xương, những người
làm báo đã có những đóng góp xứng đáng
vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thống
nhất non sông và xây dựng, phát triển đất
nước…
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận
Hữu nêu rõ: 90 năm qua, Báo chí Cách
mạng nước ta đã khẳng định những truyền
thống cách mạng nổi bật. Đó là truyền thống
gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành
tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân
dân và sự nghiệp cách mạng. Đây là phẩm
chất đáng tự hào của các thế hệ người làm
báo trước đây và hơn 22 nghìn hội viên nhà
báo hiện nay, đang ngày đêm tác nghiệp trên
khắp mọi miền đất nước trong tâm thế vững
vàng về bản lĩnh chính trị. Đội ngũ nhà báo
cách mạng luôn luôn tiên phong, có mặt nơi
đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự
nghiệpcáchmạngcủadântộc,theolýtưởng
vàconđườngmàĐảng,BácHồvànhândân
ta đã lựa chọn. Tiếp nối các thế hệ nhà báo
đi trước, thế hệ nhà báo ngày nay được đào
tạo hệ thống, cơ bản, có khả năng làm chủ
công nghệ mới, ngoại ngữ tốt, chủ động bắt
kịp xu thế phát triển đa phương tiện của báo
chí khu vực và thế giới. Báo chí Cách mạng
Việt Nam luôn luôn sáng tạo, tự đổi mới và
chủ động hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh
đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội
ngũ nhà báo nước ta đã nhanh chóng trưởng
thành về chính trị, nghiệp vụ…
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho
biết: Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm
nay đã làm việc công tâm và chuyên nghiệp.
Hội đồng sơ khảo đã chấm, chọn 177 tác
phẩm tiêu biểu trong số hàng nghìn tác
phẩm gửi dự giải để trình Hội đồng chung
khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm và
quyết định trao chín giải A, 26 giải B, 54
giải C và 29 giải khuyến khích, theo 11
loại giải ở cả bốn loại hình báo chí. Đây là
những tác phẩm xuất sắc nhất, có nội dung
tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến
đấucao,cósángtạotrongcáchthểhiện,ứng
dụng hiệu quả công nghệ làm báo tiên tiến
vào quá trình tác nghiệp.
Tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh đã
trao chín giải A cho các tác giả đoạt giải;
đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị
Phóng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính
phủ: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; Phó Chủ
tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ
Việt Nam Vũ Trọng Kim đã trao các giải B;
đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo
Việt Nam trao giải C, tặng các nhóm tác giả,
tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt
Giải Báo chí quốc gia lần thứ IX – 2014.❑
Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí
Cách mạngViệt Nam và trao Giải
Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh trao giải A cho các tác giả đoạt giải.
TỐI 21-6, TẠI CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG HỮU NGHỊ VIỆT – XÔ
(TP HÀ NỘI) ĐÃ DIỄN RA LỄ MÍT-TINH TRỌNG THỂ KỶ NIỆM 90
NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 – 21-6-
2015) VÀ LỄ TRAO GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA LẦN THỨ IX – 2014,
TÔN VINH 118 TÁC PHẨM BÁO CHÍ XUẤT SẮC.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 3
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
H
oạt động của Hội phát triển
hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào
- Campuchia nhiệm kỳ I (2008-
2015) đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế
và trong nước có nhiều diễn biến phức
tạp. Bên cạnh những diễn biến bất lợi về
địa chính trị, chiến tranh, khủng bố, thời
tiết, dịch bệnh và môi trường, về kinh tế,
từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
ở Mỹ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới
rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất
kể từ đại khủng hoảng 1929-1933. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các
nước đang phát triển châu Á nói chung,
khu vực ASEAN nói riêng cũng đều
chậm lại đáng kể, từ khoảng 8% trước
kia xuống còn khoảng 6,6% trong 3 năm
gần đây.
Cùng chung hoàn cảnh với kinh
tế thế giới, kinh tế ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia đều gặp khó khăn;
tốc độ tăng trưởng kinh tế đều giảm. Ở
Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp
rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh
doanh. Năm 2014, có khoảng 67.800
doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm
ngừng hoạt động, riêng giải thể là 9.500
doanh nghiệp.Trong số này chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhó có vốn
dưới 10 tỷ đồng. Quý 1/2015 số doanh
nghiệp ngừng hoạt động là 16.175, tăng
14,2% so với quý 1/2014. Hai nước Lào
và Campuchia đều điều chỉnh lại các
chính sách liên quan đến đầu tư, đặc
biệt là tạm dừng việc xem xét cấp giấy
phép đầu tư vào khai khoáng và trồng
cây công nghiệp. Các đặc điểm trên làm
ảnh hưởng lớn đến luồng đầu tư của Việt
Nam vào hai nước này.
Bối cảnh khó khăn trên đã đặt Hội
Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào
- Campuchia và các hội viên, đặc biệt
là các hội viên doanh nghiệp, trước rất
nhiều thử thách quyết liệt, có lúc tưởng
chừng như không thể vượt qua, rất nhiều
doanh nghiệp hội viên phải giải thể, tạm
ngừng hoặc thu hẹp hoạt động tại Lào
và Campuchia.Tuy nhiên, nhờ những nỗ
lực của Ban lãnh đạo Trung ương Hội
và toàn tập thể hội viên, Hội vẫn duy trì
được họat động, có bước trưởng thành,
trên một số mặt đã đạt được những kết
quả quan trọng. Dưới đây, xin kiểm điểm
lại một số kết quả thực hiện Chương
trình hoạt động đã được Đại hội nhiệm
kỳ I (2008-2014) của Hội thông qua.
I. Về xây dựng, tổ chức
hoạt động Hội
Đến nay, gần 7 năm sau Đại hội
thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội
đã tương đối ổn định và đi vào nề nếp.
Đã xây dựng nhiều quy chế hoạt động
trong Hội như Quy chế hoạt động của
các cơ quan lãnh đạo; Quy chế thành
lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
và quy chế hoạt động của các đơn vị và
tổ chức trực thuộc; Quy chế quản lý tài
chính, kế toán; Quy chế tuyển dụng, sử
dụng lao động, chế độ tiền lương và các
chế độ chính sách đối với người lao động
làm việc cho Hội...
Trong nhiệm kỳ I, Hội đã thành lập
nhiều tổ chức trực thuộc nhưng do điều
kiện hoạt động khó khăn nên đã có một
số tổ chức phải giải thể. Một số tổ chức
trực thuộc Hội cũng phải điều chỉnh cán
bộ lãnh đạo, quản lý. Đến nay, ngoài các
đơn vị ở Trung ương Hội, cơ cấu tổ chức
Hội gồm 7 trung tâm hợp tác, hỗ trợ phát
triển; 2 viện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn;
4 hội thành viên ở địa phương và Lào,
Campuchia ; 3 văn phòng đại diện (tại
Lào, Campuchia và thành phố Hồ Chí
Minh), 1 tờ báo và 1 tạp chí.
Thuận lợi lớn nhất của Hội trong
giai đoạn vừa qua là có sự quan tâm, ủng
hộ của các cơ quan Trung ương và nhiều
đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ
Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó
trực tiếp là các đồng chí Bộ trưởng,Thứ
trưởng, nguyên Thứ trưởng, các đồng chí
lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện và Văn
phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhờ đó,
Hội vẫn duy trì được hoạt động thường
xuyên, làm được nhiều việc theo tôn chỉ
mục đích của Hội, đóng góp với Đảng,
Chính phủ và hỗ trợ nhiều hội viên trong
lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu
tư, du lịch với các nước Lào, Campuchia
và Myanmar.
Về nhân sự lãnh đạo, tháng 3/2012,
vì lý do sức khỏe, ông Lại Quang Thực
đã thôi không làm Chủ tịch Hội. Ban
chấp hành Hội đã bầu ông Phương Hữu
Việt làm Chủ tịch Hội. Trong BCH
Trung ương Hội, cũng có biến động lớn :
Số ủy viên ban đầu là 58, trong nhiệm kỳ
có 2 đồng chí từ trần, 40 đồng chí nghỉ
hưu thôi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo
các đơn vị hoặc nằm trong các đơn vị đã
giải thể nên xin nghỉ. Hiện chỉ còn 22
đồng chí hoạt động, tuy nhiên các đồng
chí còn lại vẫn kiên trì làm việc theo mục
tiêu của Hội.
II. Hoạt động tuyên
truyền về Hội và
phát triển hội viên
Ngay sau khi thành lập Hội đã tổ
chức nhiều đợt tuyên truyền, quảng bá
về Hội tại ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia. Trung ương Hội đã tổ chức
các đoàn công tác sang Lào, Campuchia
tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao và cộng
đồng doanh nghiệp của hai nước để
quảng bá về Hội và tạo mối quan hệ hợp
tác. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, cá
nhân ở hai nước này tham gia hợp tác
với Hội.
Ở trong nước, Hội chú trọng phát
triển hội viên trong các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, địa phương đang hoặc
thực sự mong muốn triển khai hoạt động
hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và
Campuchia. Lúc đầu khi gửi đăng ký tới
Bộ Nội vụ xin thành lập, Hội chỉ có 43
hội viên tổ chức, doanh nghiệp và khoảng
120 hội viên cá nhân. Đến nay, theo đăng
ký, Hội có khoảng 1100 hội viên chính
thức, gồm khoảng 500 hội viên là các tổ
chức, doanh nghiệp và khoảng 600 hội
viên cá nhân. Nhiều hội viên là các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng vai
trò hàng đầu trong hợp tác kinh tế và
đầu tư của nước ta với hai nước Lào và
Campuchia. Một số Hiệp hội của doanh
nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Lào
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015
(Trích dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác Hội)
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20154
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
và Campuchia đã đăng ký làm hội viên
tập thể của Hội Phát triển hợp tác kinh
tế Việt Nam - Lào - Campuchia như Hội
Phát triển hợp tác kinh tế Campuchia-
Việt Nam - Lào(CAVILAED), Hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia,
Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác
và đầu tư tại Lào (Viet – Lao BACI)...
Để cung cấp thông tin cho hội viên,
cũng trong năm 2008, Hội đã xây dựng
được Trang thông tin điện tử và Bản
tin của Hội. Đến nay, Hội đã có trang
web tương đối tốt, đã có tờ báo và tạp
chí riêng (Thời báo Mêkông và Tạp chí
Hợp tác và Phát triển). Hội đã xuất bản
nhiều ấn phẩm hướng dẫn đầu tư sang
Lào và Campuchia , tiêu biểu như sách
“Hệ thống các văn bản pháp quy đầu tư
vào Lào”(2008), “Văn bản hướng dẫn
hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với
Campuchia” (2009), bộ sách 3 tập “Văn
bản hợp tác Việt Nam – Lào” (2000-
2012), hợp tác với Cục Đầu tư nước
ngòai Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản 2
tài liệu “Hướng dẫn đầu tư, thương mại
vào Campuchia và Lào” (2010); Báo cáo
“Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào
và Campuchia 2013”...
III. Triển khai một số
hoạt động chuyên môn,
hợp tác kinh tế và đầu
tư
Căn cứ tôn chỉ mục đích và nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ
Hội, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Hội thực
hiện được nhiều hoạt động chuyên môn,
hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó nổi
bật là:
-Hội đã tổ chức nhiều hoạt động
xã hội để quảng bá Hội như tổ chức đòan
xe đạp từ Hà Nội đi Viêng Chăn trong
Chương trình hưởng ứng năm hữu nghị
Việt Nam – Lào (2012); Chủ trì phối hợp
với Hội doanh nghịêp Việt Nam hợp tác
và đầu tư tại Lào và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư... tổ chức thành công Chương
trình chào mừng kỷ niệm 450 năm Thủ
đô Viêng Chăn, 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội tại Viêng Chăn (2010); Tổ
chức giao lưu hội viên nhân kỷ niệm 3
năm thành lập Hội (2011)... Ngòai ra Hội
cũng chủ trì hoặc tham gia tổ chức nhiều
đợt làm thiện nguyện tại các tỉnh Việt
Nam và Lào có chung đường biên giới...
-Đã tổ chức hàng năm nhiều diễn
đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ với các
chủ đề khác nhau để giới thiệu, phân
tích, đánh giá về môi trường đầu tư,
tình hình đầu tư, cơ chế chính sách đầu
tư và các dự án kêu gọi đầu tư của Lào
và Campuchia tại nhiều địa phương trên
cả nước và tại hai nước bạn, như các
Hội nghị góp ý về đầu tư vào Lào và
Campuchia (2010, 2011), Tọa đàm về cơ
chế chính sách đầu tư thương mại Việt
Nam – Lào – Campuchia năm (2011,
2013); Diễn đàn hợp tác phát triển và hội
chợ quốc tế thương mại và đầu tư tiểu
vùng Mê Kông thường xuyên luân phiên
tại ba nước (từ 2009 đến 2013); Tọa đàm
giới thiệu đầu tư vào một số tỉnh ở Lào
và Campuchia (2010, 2012); Đối thoại
doanh nghiệp ba nước Việt Nam – Lào –
Campuchia; Hội thảo về hợp tác 6 nước
tiểu vùng sông Mê Kông; Cùng một số
địa phương tổ chức các chuyến khảo
sát, tiếp xúc nhằm phát triển đầu tư vào
Luông Nậm thà, Bò li khăm xay, Hủa
Phăn, Chăm pa sac, Xiêng Khoảng...
Trong 2 năm gần đây (2013-2014) đã
mở rộng các hoạt động sang Myanmar.
Đặc biệt năm 2013 đã tổ chức rất thành
công “Tọa đàm Myanmar – thị trường
mới nổi”, thu hút rất đông các đối tượng
tham gia.
- Trong nửa nhiệm kỳ đầu, Hội chủ
trì hoặc tham gia với các hội, hịêp hội
và cơ quan khác tổ chức các chương
trình trao các giải thưởng tôn vinh doanh
nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong hợp
tác Việt Nam, Lào và Campuchia.
-Hàng năm, Hội đều có các hoạt
động hội thảo phản biện xã hội và tư
vấn chính sách liên quan đến hợp tác
kinh tế và đầu tư của nước ta với Lào
và Campuchia, tập hợp ý kiến các doanh
nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan
quản lý liên quan của Nhà nước nhằm
tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Gần đây nhất, là góp ý sửa đổi Nghị định
78/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đầu
tư trực tiếp ra nước ngòai, góp ý sửa đổi
“Luật đầu tư” (2014), dưới hình thức hội
nghị và báo cáo gửi Chính phủ, được
đánh giá cao.
-Từ năm 2011 đến 2014 đã chủ trì
cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
hàng năm Chương trình Mê Kông dưới
hình thức diễn đàn với nhiều chủ đề khác
nhau. Mới nhất là Diễn đàn Mê Kông
thường niên 2014 với chủ đề “Cộng
đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và
thách thức” vừa được tổ chức vào tháng
10/2014, thu hút hơn 200 khách tham dự.
Kết thúc diễn đàn, đã xây dựng tập Kỷ
yếu làm tài liệu cho các doanh nghiệp,
các nhà khoa học và các nhà hoạch định
chính sách. Các thông tin, kiến nghị hữu
ích được Hội tổng hợp gửi đến các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
- Hội đã tiến hành thu thập, cung cấp
thông tin kinh tế, xã hội, môi trường, đặc
biệt là các thông tin liên quan đến chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển hợp tác kinh tế của nước
ta với Lào và Campuchia cũng như của
Lào và Campuchia với nước ta.Trên cơ
sở đó, đã triển khai có hiệu quả một số
tư vấn chính sách cho Nhà nước, trước
hết là Kế hoạch và Đầu tư, như hòan
thành báo cáo “Chiến lược đầu tư vào
Campuchia đến năm 2015, tầm nhìn
2020”, tham gia “Chiến lược hợp tác
kinh tế và đầu tư vào Lào đến năm 2015,
tầm nhìn 2020”, Chuyên đề “Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”,
Báo cáo “Tình hình đầu tư vào Lào và
Campuchia”...
-Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, hướng
dẫn nâng cao các kỹ năng chuyên môn,
trang bị kiến thức, hiểu biết về luật pháp,
phong tục tập quán và cung cấp những
thông tin khác về môi trường đầu tư
của Lào và Campuchia cho các tổ chức,
doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.
Trong các năm 2013-2014 đã tham gia
thực hiện Dự án đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho các doanh
nghịêp vừa và nhỏ, Dự án đào tạo cán bộ
hợp tác xã...
-Đã thực hiện một số dịch vụ tư
vấn và trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền
lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu đầu
tư Việt Nam hoạt động sản xuất, đầu tư
tại Lào và Campuchia. Đã phối hợp với
các doanh nghiệp hội viên tổ chức nhiều
đoàn sang khảo sát, giới thiệu đầu tư tại
Lào và Campuchia. Đã tổ chức một số
đoàn du lịch sang Lào và Campuchia đáp
ứng yêu cầu của các hội viên...
Các hội thành viên bên cạnh việc
phối hợp thực hiện các hoạt động do
Trung ương Hội tổ chức, đã chủ động
triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp, xúc tiến đầu tư xóa đói giảm
nghèo, hoạt động từ thiện trên địa bàn
và tham gia tích cực vào các hoạt động
của Trung ương và địa phương mình.
Hội Nghệ An và CAVILAED đạt được
rất nhiều thành tích , được Trung ương
Hội và địa phương khen thưởng.
IV. Tổ chức các
hoạt động đối ngoại
Về đối ngoại trong nước:
- Hội đã xây dựng, từng bước mở
rộng mối quan hệ hợp tác của Hội với
các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Kế
hoạch và Đầu tư, với các Phân ban hợp
tác Việt Nam - Lào, Phân ban hợp tác
Việt Nam - Campuchia, với các Hội hữu
nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Việt
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
5
Nam - Campuchia. Đã ký thỏa thuận hợp
tác với nhiều Hội, Hiệp hội khác như
Hiệp hội công thương Hà Nội, Hiệp hội
doanh nghiệp bản lẻ, Hội Doanh nghiệp
trẻ và Hiệp hội doanh nghiệp vừa và
nhỏ,và một số tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân khác trên cả nước.
- Hội đã ký kết các Chương trình hợp
tác dài hạn về truyền thông với một số tổ
chức như Đài truyền hình VITV, InfoTV,
VTV4, Truyền hình Thông tấn xã VN.
Về đối ngoại ngòai nước: Hội đã duy
trì quan hệ thường xuyên với các Đại sứ
quán Lào, Campuchia, Myanmar tại Việt
Nam và các Đại sứ quán Việt Nam tại
Lào, Campuchia, Myanmar để thông
báo về việc hình thành và phương hướng
hoạt động của Hội, tạo cơ sở để giao
lưu, hợp tác và trao đổi thông tin. Đã
thiết lập quan hệ với một số cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân tại ba nước
này, đặc biệt với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư
của hai nước Lào và Campuchia, Đoàn
Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào,
Tổng hội Việt kiều tại Lào.
V. Khó khăn, hạn chế và
bài học kinh nghiệm
Tuy nhiên, so với mục tiêu của
Chương trình hoạt động đề ra, số lượng
công việc thực hiện thì nhiều nhưng kết
quả và chất lượng thu được còn tương
đối khiêm tốn. Vai trò và ảnh hưởng của
Hội tới cộng đồng doanh nghịêp có hợp
tác kinh tế và đầu tư với hai nước Lào va
Campuch ia chưa tương xứng với mục
tiêu đề ra.
Nhiều việc Hội có thể làm được
nhưng do khó khăn về tài chính, nhân sự
nên chưa thể triển khai. Cơ sở vật chất
và nguồn thu tài chính rất hạn hẹp; có
những lúc không đủ nguồn thu để duy trì
bộ máy hoạt động.
Do bối cảnh khó khăn chung của
toàn nền kinh tế, của các doanh nghiệp
hội viên và bản thân Trung ương hội nên
trong nhiệm kỳ qua quan hệ giữa Hội
và các doanh nghiệp nói chung, các hội
viên nói riêng không được duy trì thường
xuyên. Số hội viên đông nhưng sinh hoạt
rời rạc, đơn điệu. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ
hội viên tham gia đóng hội phí đều đặn,
còn lại chỉ khi có việc cần mới đóng.
Nhiều doanh nghiệp hội viên tiến
hành các họat động hợp tác với Lào và
Campuchia không nhờ đến kênh hỗ trợ
của Hội và cũng không thông báo hoạt
động cho Hội. Báo và tạp chí của Hội
xuất bản có giai đoạn phải gộp số, không
đều kỳ, không đưa được đến nhiều hội
viên.
Nguyên nhân chủ yếu của các hạn
chế:
- Môi trường hoạt động kinh tế gặp
nhiều khó khăn, các doanh nghiệp phải
vất vả để tồn tại. Nguồn thu của Hội quá
ít, không đủ triển khai nhiều việc cần
thiết và quan trọng.
- Tổ chức và nội dung hoạt động của
Hội chưa thực sự giúp hội viên gắn kết
với nhau và gắn kết với Hội, đặc biệt là
các hội viên cá nhân.
- Các đơn vị trực thuộc Hội mới qua
bước dò dẫm để khẳng định mình, đến
nay mới bắt đầu phát huy tác dụng.
- Bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là BCH,
Ban Thường vụ, tuy đông nhưng ít phát
huy vai trò và luôn thay đổi cương vị nên
hoạt động không đều tay, hầu hết tuổi
cao, lực lượng trẻ quá ít.
Từ những việc làm được và chưa
làm được trong nhiệm kỳ vừa qua,
có thể rút ra một số kinh nghiệm cho
nhiệm kỳ tới:
Một là, tiếp tục kiên trì thực hiện
đúng tôn chỉ mục đích đề ra là tập hợp,
đoàn kết hội viên để (i) tham gia ý kiến,
tư vấn và phản biện xã hội đối với các
cơ chế chính sách, luật pháp của Đảng
và Nhà nước, và (2) hỗ trợ các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia thực hiện các
hoạt động kinh tế và đầu tư tại ba nước,
nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả
hợp tác kinh tế và đầu tư giữa ba nước.
Hai là, cần tăng mạnh tính chuyên
nghiệp trong họat động Hội, trước hết là
tạo ra những sản phẩm đặc trưng dài hạn
của Hội từ hoạt động kinh doanh, dịch
vụ theo quy định của pháp luật, từ đó chủ
động được các nguồn thu ổn định để tự
trang trải kinh phí hoạt động. Khuyến
khích, tạo điều kiện để các đơn vị, tổ
chức trực thuộc và hội viên đẩy mạnh
các hoạt động, trên cơ sở đó có thu nhập
và đóng góp ổn định cho Trung ương
Hội.
Ba là, cần đặc biệt chú trọng công tác
hội viên, đặc biệt là tổ chức sinh hoạt hội
viên hợp lý tạo điều kiện giao lưu, trao
đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau, coi đây
là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát
triển Hội. Cần tạo mọi điều kiện thuận
lợi để hội viên phát huy được năng lực,
kinh nghiệm của mình cho họat động của
Hội. Phải xây dựng, duy trì quan hệ chặt
chẽ giữa Trung ương Hội và một số hội
viên có tâm huyết với Hội, với hợp tác
kinh tế ASEAN, trước hết là các hội viên
doanh nghịêp quy mô vừa đang có nhiều
họat động kinh tế, đầu tư, thương mại
với các nước bạn.
Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt
động của Cơ quan Trung ương Hội để
luôn luôn có những sáng kiến tạo công
ăn việc làm và hỗ trợ, phối hợp được các
hội viên, mang lại những cơ hội và lợi
ích thiết thực cho các hội viên, chủ động
nguồn tài chính cho hoạt động của Hội.
Có thể nói đây luôn luôn là nhân tố quan
trọng quyết định sự phát triển của Hội
trong nhiệm kỳ tới.
Năm là, tiếp tục tranh thủ sự giúp
đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của các
cơ quan chính phủ và của một số doanh
nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Hội.
Hợp tác với các Bộ, cơ quan chính phủ
thông qua việc nâng cao năng lực tư
vấn, cung cấp thông tin, phản biện chính
sách từ việc động viên huy động các hội
viên nguyên là các chuyên gia, các viên
chức nhà nước, các nhà khoa học tham
gia đóng góp; Đây là con đường ngắn
nhất để Hội đóng góp với Đảng và Nhà
nước về đổi mới các cơ chế chính sách,
luật pháp trong hợp tác với Cộng đồng
ASEAN và các nước khác.
***
Nhìn lại chặng đường 7 năm vừa
qua, một cách khái quát, có thể chia
hoạt động của Hội thành 2 giai đoạn :
Khoảng 3 năm đầu hoạt động khá sôi
nổi, 4 năm sau có phần trầm lắng do gặp
phải quá nhiều khó khăn. Có thể nói, tuy
mới ra đời và phải đối mặt với nhiều khó
khăn thách thức rất gay gắt, nhưng Hội
Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào
- Campuchia đã làm được khá nhiều việc
theo đúng tôn chỉ mục đích đề ra, thực
hiện được hầu hết các nhiệm vụ đề ra
trong Chương trình hoạt động nhiệm kỳ I
(2008-2015). Có được những kết quả đó
là nhờ sự ủng hộ, chỉ đạo, hỗ trợ của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động tích cực
của Trung ương Hội, Văn phòng Hội, các
Hội thành viên, các đơn vị trực thuộc;
Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các
tổ chức, hội viên (như Ngân hàng Việt Á,
Công ty Mai Động, Công ty Hợp tác kinh
tế quốc tế Quân khu 4(COECCO), Công
ty TNHH Yên Bình, Tập đoàn Viettel,
Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng
GAET...)
Nhận thức đầy đủ khó khăn, thuận
lợi, khẳng định được các thành tựu đã
có, thẳng thắn thừa nhận các hạn chế yếu
kém, tích cực tìm các giải pháp để tháo
gỡ, vươn lên, đó là tâm nguyện của Hội.
Chúng ta tin tưởng rằng sang nhiệm kỳ 2
Hội sẽ phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt
phương hướng kế hoạch đề ra.❑
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
6
LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VÀ ĐẠI BIỂU HĐND
Sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Luật gồm 10 chương và 98 điều. Luật quy định về
nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử, tuổi ứng cử, trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử, dự kiến cơ
cấu, thành phần và phân bố đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; Hội đồng
bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử địa
phương; danh sách cử tri; ứng cử và hiệp thương, giới
thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND;
tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc và trình tự
bỏ phiếu; việc kiểm phiếu, kết quả bầu cử ở đơn vị bầu
cử, bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung…
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015 và thay thế Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 và
Luật số 63/2010/QH12, Luật Bầu cử đại biểu HĐND
số 12/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 63/2010/QH12.
LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ
(SỬA ĐỔI)
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
vào sáng 19/6. Luật gồm 7 chương và 50 điều, có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2016 và thay thế Luật Tổ chức Chính
phủ số 32/2001/QH10 hết hiệu lực.
Theo quy định của Luật, Chính phủ là cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan
chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thành viên của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính
phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên
Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết
định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan
ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do
Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và
hệ thống hành chính Nhà nước và do Quốc hội bầu trong
số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ có một số nhiệm vụ và quyền hạn
như: Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo xây dựng
chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, phòng, chống
tham nhũng; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động
của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền
hành chính quốc gia...
Về số lượng cấp phó, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa
đổi) quy định số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Bộ Ngoại giao không quá 6. Trong trường hợp do sáp
nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động,
luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ
tướng Chính phủ trình UBTV Quốc hội xem xét, quyết
định.
Đối với cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, số
lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh
tra, cục và đơn vị sự nghiệp công lập không quá 3; số
lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 4.
LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa
phương vào sáng 19/6. Luật Tổ chức chính quyền địa
phương gồm 8 chương 143 điều, quy định về đơn vị hành
chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
ở các đơn vị hành chính.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định các
đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc
Những luật mới vừa được thông qua
trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
NHIỀU LUẬT QUAN TRỌNG NHƯ: LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN; LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ (SỬA ĐỔI); LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG; LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC… ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP
THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 7
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung
ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và đơn vị
hành chính-kinh tế đặc biệt.
Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương,
cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.
Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền
địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở
đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc
Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/1/2016 và sẽ thay thế cho Luật Tổ chức
HĐND và UBND.
LUẬT MTTQ VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật MTTQ Việt
Nam (sửa đổi) vào chiều 9/6. Với 8 chương, 41 điều, đạo
luật mới xây dựng thiết chế cho MTTQ Việt Nam với tư
cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám
sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Các sửa đổi, bổ sung mới tập trung vào một số nhiệm
vụ, quyền hạn mới cũng như tổ chức của Mặt trận, mối
quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước, phương thức tập
hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp
với tổ chức tiếp xúc cử tri của các cơ quan quyền lực.
Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực từ
1/1/2016.
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI)
Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Luật Nghĩa vụ quân
sự (sửa đổi). Luật gồm 9 chương và 62 điều, có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2016.
Luật quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang
của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện
nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ
trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi
nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo
trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ
thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Thời hạn phục vụ
tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân nam
đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp
yêu cầu của Quân đội nhân dân và từ đủ 18 tuổi trở lên.
LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(SỬA ĐỔI)
Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa
đổi) vào sáng 25/6. Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)
có 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm
toán, quyết toán, giám sát ngân sách Nhà nước; nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.
Luật Ngân sách Nhà nước quy định: Ngân sách Nhà
nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu
quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân
công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm
của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản
thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào
ngân sách Nhà nước.
Luật cũng đưa ra một số quy định cấm như: Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm
làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách Nhà nước; cấm thu
sai quy định của các luật thuế và các quy định khác của
pháp luật về thu ngân sách; cấm vay vượt quá khả năng
cân đối của ngân sách; cấm sử dụng ngân sách Nhà nước
để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp
luật...
Luật Ngân sách có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách
2017.
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Sáng 22/6, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/7/2016.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm 17
chương, 175 điều, quy định nguyên tắc, thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan Nhà
nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, Luật này không quy định
việc xây dựng Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
Sau khi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, những
văn bản quy phạm pháp luật bao gồm thông tư liên tịch
giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của UBND các
cấp được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì
vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ
hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND, UBND năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật
này có hiệu lực. Những quy định về thủ tục hành chính
trong văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, người
có thẩm quyền được ban hành trước ngày Luật này có
hiệu lực thì vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi
bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành
chính mới.
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Sáng 25/6, Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh
lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm 7 chương
với 93 điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của
các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ
sinh lao động và quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh
lao động.
Luật An toàn, về sinh lao động quy định: Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động được bảo đảm
các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao
động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
8
bảo đảm điều kiện làm việc an toàn,
vệ sinh lao động trong quá trình lao
động, tại nơi làm việc; được cung
cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm
việc và những biện pháp phòng,
chống; được đào tạo, huấn luyện về
an toàn, vệ sinh lao động.
Luật An toàn, vệ sinh lao
động có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2016.
LUẬT TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG BIỂN
VÀ HẢI ĐẢO
Sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết
thông qua Luật Tài nguyên, môi
trường biển và hải đảo. Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo
trình Quốc hội thông qua gồm 10
chương, 81 điều.
Luật quy định về quản lý tổng
hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và
cá nhân trong quản lý tổng hợp tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và
hải đảo Việt Nam. Hoạt động bảo vệ
môi trường, quản lý, khai thác, sử
dụng các loại tài nguyên biển và hải
đảo thực hiện theo quy định của các
luật có liên quan và bảo đảm phù
hợp với các quy định tại Luật này.
Luật Tài nguyên môi trường
biển và hải đảo có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2016.
LUẬT KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)
Sáng 24/6, Quốc hội biểu quyết
thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước
(sửa đổi). Luật có 9 chương, 73 điều,
quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức và hoạt động
của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm
vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán
Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của
Kiểm toán viên Nhà nước; quyền
hạn và trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đối với
hoạt động kiểm toán Nhà nước.
Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa
đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2016.
LUẬT THÚ Y
Chiều 19/6, Quốc hội đã biểu
quyết thông qua Luật Thú y. Luật
gồm 7 chương, 116 điều, quy định về
phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch
bệnh động vật; kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; kiểm soát giết
mổ động vật, sơ chế, chế biến động
vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ
sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành
nghề thú y.
Đối tượng áp dụng của Luật là:
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ
chức, cá nhân nước ngoài có liên
quan đến hoạt động thú y tại Việt
Nam.
Luật Thú y sẽ có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2016.
NGHỊ QUYẾT VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH
BHXH MỘT LẦN
Chiều 22/6, Quốc hội biểu quyết
thông qua Nghị quyết về việc thực
hiện chính sách hưởng BHXH một
lần đối với người lao động sau một
năm nghỉ việc.
Theo Nghị quyết này, người lao
động sẽ được bảo lưu thời gian đóng
BHXH để đủ điều kiện hưởng lương
hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết
tuổi lao động theo quy định của Luật
BHXH năm 2014.
Trường hợp người lao động tham
gia BHXH bắt buộc sau một năm
nghỉ việc, người tham gia BHXH
tự nguyện sau một năm không tiếp
tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm
đóng BHXH khi có yêu cầu thì được
nhận BHXH một lần.
Mức hưởng BHXH một lần đối
với người tham gia BHXH bắt buộc
được tính theo số năm đã đóng
BHXH, cứ mỗi năm được tính như
sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH cho những
năm đóng trước năm 2014; 02 tháng
mức bình quân tiền lương tháng
đóng BHXH cho những năm đóng từ
năm 2014 trở đi.
Mức hưởng BHXH một lần đối
với người tham gia BHXH được tính
theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi
năm được tính như sau: 1,5 tháng
mức bình quân thu nhập tháng đóng
BHXH cho những năm đóng trước
năm 2014; 02 tháng mức bình quân
thu nhập tháng đóng BHXH cho
những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/1/2016.❑
T
heo đó, Luật Đầu tư năm
2014 thay thế cho Luật Đầu
tư năm 2005 với nhiều thay
đổi quan trọng, đặc biệt là các quy
định về cấm đầu tư, đầu tư có điều
kiện và cải cách thủ tục hành chính
về đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2014
cũng có nhiều điểm mới so với
Luật Doanh nghiệp 2005, hướng
tới tháo gỡ khó khăn, hạn chế, mở
ra môi trường kinh doanh thuận lợi
cho doanh nghiệp, phù hợp với xu
hướng chung của thế giới.
Cụ thể, đối với Luật Đầu tư
2014, thay đổi quan trọng nhất là tạo
lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo
đảm quyền tự do đầu tư, kinh doanh
của công dân trong các ngành, nghề
mà Luật không cấm thông qua việc
quy định rõ về ngành, nghề cấm đầu
tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trong đó, có 6 ngành nghề cấm
đầu tư kinh doanh bao gồm: kinh
doanh các chất ma tuý; kinh doanh
các loại hoá chất, khoáng vật độc
hại; mại dâm; kinh doanh mẫu vật
của các loại thực vật, động vật hoang
dã, mẫu vật các loại động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;
mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể
người; các hoạt động liên quan đến
sinh sản vô tính trên người.
Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát
386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện theo quy định của pháp
luật hiện hành, Luật Đầu tư 2014
cũng rút gọn số ngành, nghề đầu tư,
kinh doanh có điều kiện xuống còn
267 ngành, nghề, trên cơ sở bãi bỏ
các ngành, nghề và điều kiện kinh
doanh không hợp lý, không rõ ràng,
tạo ra gánh nặng chi phí cho doanh
nghiệp.
Luật Đầu tư 2014 cũng cải cách
mạnh mẽ về mặt thủ tục hành chính:
bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư
trong nước; đơn giản hoá hồ sơ,
trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian
thực hiện thủ tục cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu
tư nước ngoài với thời hạn tối đa là
15 ngày thay cho 45 ngày như trước
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
9
Điểm mới của Luật Đầu tư và
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7
CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/7, LUẬT ĐẦU TƯ VÀ
LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ NHIỀU ĐIỂM MỚI
THUẬN LỢI HƠN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
Luật Doanh nghiệp bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh
nghiệp.
đây.
Cùng với cải cách hành chính, Luật đã bổ sung, hoàn
thiện một số quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà
đầu tư như: bổ sung quy định về đảm bảo nghĩa vụ thực
hiện dự án của nhà đầu tư dưới hình thức ký quỹ, về giám
định chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu
để thực hiện dự án đầu tư; hoàn thiện quy định về chuyển
nhượng dự án đầu tư, giãn tiến độ đầu tư, tạm ngừng hoạt
động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;…
Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình
thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Trong
đó, bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời
là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt
động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh.
Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành
lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà
đầu tư trong nước.
Đối với đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Luật Đầu tư
quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động
vốn (bao gồm cả ngoại tệ), bổ sung một số quy định về thủ
tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm giám
sát nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để đầu tư. Ngoài ra,
Luật đã bổ sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua
mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư
thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài
chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội
chấp nhận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên
20.000 tỷ đồng hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc
biệt; Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đối với
dự án từ 800 tỷ đồng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông: trên 400 tỷ
đồng). Các dự án khác thực hiện theo quy trình đăng ký
đầu tư để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời
hạn 15 ngày.
Về Luật Doanh nghiệp, cải cách liên quan đến giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ cần có những thông
tin cơ bản về mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính,
người đại diện theo pháp luật. Về ngành nghề kinh doanh,
doanh nghiệp tự khai và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động tiến hành hoạt động
kinh doanh mới khi có đủ điều kiện và sau đó thông báo
với cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp cũng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ
hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong hồ sơ đăng ký
thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời gian giải quyết thủ
tục đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày;
kết hợp thủ tục đăng ký doanh nghiệp với đăng ký lao động
và bảo hiểm xã hội; bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành
linh hoạt, hiệu quả cho quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp cũng quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện
của người đại diện phần vốn nhà nước và người quản lý
trong doanh nghiệp nhà nước; bổ sung quy định về yêu cầu
công khai hoá thông tin với doanh nghiệp có sở hữu vốn
nhà nước theo thông lệ quốc tế; sửa đổi khái niệm doanh
nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ
100% vốn. Luật cũng xác định rõ tập đoàn kinh tế, tổng
công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không
có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập.
Luật cũng cho phép các công ty linh hoạt hơn trong lựa
chọn mô hình tổ chức quản trị, đồng thời bổ sung quy định
tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi
kiện người quản lý khi cần thiết nhằm tăng cường mức độ
bảo vệ nhà đầu tư.❑
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
10
N
hư vậy, tính chung 6 tháng đầu
năm, GDP tăng 6,28%, cao hơn
nhiều so với cùng kỳ 5 năm
trước; trong đó, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước tăng 2,36%; khu
vực công nghiệp và xây dựng ước tăng
9,09%; dịch vụ ước tăng 5,9%.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh,
tốc độ tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng
đầu năm nay đạt cao cho thấy, mặc dù
tình hình kinh tế thế giới và trong nước
còn nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta
tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy
lại đà tăng trưởng cao.
Về tăng trưởng khu vực công nghiệp
- xây dựng 6 tháng đầu năm ước đạt
9,09%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các
năm từ 2011 trở lại đây. Trong đó, công
nghiệp tăng 9,53%; xây dựng tăng 6,6%.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang
Vinh, c hỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
6 tháng đầu năm ước tăng 9,6%, cao hơn
nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Đáng chú ý là sự phục hồi mạnh mẽ của
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với
chỉ số IIP tăng 10%; tiếp đến là ngành
khai khoáng, IIP tăng 8,2%; riêng về
sản lượng dầu thô khai thác trong nước
6 tháng đầu năm ước đạt 8,38 triệu tấn,
tăng 830 nghìn tấn (tăng 11%) so với
cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu
năm ước đạt 2,36 %, thấp hơn mức tăng
2,96% của cùng kỳ năm 2014; trong đó
nông nghiệp tăng 1,9%; thủy sản tăng
3,3%; lâm nghiệp tăng 8,07%.
Trong 3 ngành nông, lâm nghiệp,
thủy sản, chỉ có lâm nghiệp có tốc độ
tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước,
nhưng chỉ chiếm 2,6% giá trị sản xuất
của toàn ngành; trong khi nông nghiệp
và thủy sản đều tăng thấp hơn cùng kỳ
năm trước. Trong khu vực dịch vụ, mặc
dù còn có những khó khăn nhưng vẫn đạt
tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn cùng kỳ
năm trước; tăng trưởng khu vực dịch vụ
6 tháng đầu năm ước đạt 5,9%, cao hơn
cùng kỳ năm trước.
Một số ngành dịch vụ kinh doanh có
tỷ trọng lớn có tốc độ tăng trưởng cao
hơn cùng kỳ năm trước như thương mại
tăng 8,35%; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động
kinh doanh bất động sản có cải thiện
hơn, đạt mức tăng 2,72%. Tuy nhiên, Bộ
trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, một số
ngành vẫn gặp khó khăn với mức tăng
trưởng thấp hơn cùng kỳ như vận tải,
kho bãi; dịch vụ lưu trú, ăn uống; đặc
biệt là khách quốc tế đến Việt Nam tiếp
tục giảm sút so với cùng kỳ năm trước.❑
GDP tăng trưởng cao
nhất trong 5 năm
NGÀY 29/6, TẠI PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG
6/2015, BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÙI QUANG VINH
CHO BIẾT, TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ II/2015 ĐẠT MỨC CAO NHẤT
TRONG 5 NĂM QUA. THEO ĐÓ, TỐC ĐỘ TĂNG GDP CẢ NƯỚC QUÝ
II ƯỚC ĐẠT 6,44%, CAO HƠN MỨC TĂNG 6,08% CỦA QUÝ I VÀ
CAO HƠN MỨC TĂNG CÙNG KỲ 5 NĂM TRƯỚC.
Trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%.
Người nước ngoài
được mua nhà
Luật Nhà ở sửa đổi với những
điều kiện nới lỏng cho người nước
ngoài sở hữu bất động sản dễ dàng
hơn sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2015.
Cụ thể, đối tượng áp dụng
gồm tổ chức, cá nhân người nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, chi nhánh, văn phòng
đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam; Cá
nhân nước ngoài được phép nhập
cảnh vào Việt Nam.
Được mua, thuê mua, nhận
tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu
không quá 30% số lượng căn hộ
trong một tòa nhà chung cư.
Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm
nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì
trên một khu vực có số dân tương
đương một đơn vị hành chính cấp
phường chỉ được mua, thuê mua,
nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở
hữu không quá 250 căn nhà.
Kinh doanh bất
động sản phải có
vốn trên 20 tỷ đồng
Luật Kinh doanh bất động sản
sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 bổ sung
thêm nhiều quy định mới về phạm
vi kinh doanh bất động sản. Theo
đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh
bất động sản phải thành lập doanh
nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp
định cũng được nâng từ 6 tỷ đồng
lên mức 20 tỷ đồng.
Điểm đáng lưu ý, Luật kinh
doanh bất động sản quy định chủ
đầu tư dự án bất động sản trước
khi bán, cho thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai phải được
tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín
dụng được phép hoạt động tại Việt
Nam thực hiện bảo lãnh việc bán,
cho thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai.
Bổ sung quy định, bên mua,
bên thuê mua có quyền yêu cầu
bên bán, bên cho thuê mua cung
cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây
dựng dự án, việc sử dụng tiền ứng
trước và kiểm tra thực tế tại công
trình.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
11
DOANH NGHIỆP
“DỄ THỞ”
hơn với hàng loạt
quy định mới từ 1/7
Nhiều Luật đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều hạn chế, bất cập cho cộng đồng
doanh nghiệp.
HÀNG LOẠT LUẬT CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ 1/7 TỚI NHƯ
LUẬT NHÀ Ở, LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, LUẬT DOANH
NGHIỆP,... ĐƯỢC KỲ VỌNG SẼ THÁO GỠ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT
CẬP, TIẾP TỤC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH
THUẬN LỢI, PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ.
Tự do kinh doanh
ngành nghề luật
không cấm
Nội dung thay đổi lớn nhất của
Luật Đầu tư là quy định về cấm đầu
tư kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện. Theo đó, ngoài 6 ngành nghề
cấm và 267 ngành nghề kinh doanh
có điều kiện, doanh nghiệp được từ
do kinh doanh những ngành nghề
khác mà luật không cấm thay vì chỉ
được kinh doanh những gì nhà nước
cho phép như trước đây.
Luật cũng quy định thêm các đối
tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy
mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự
án đầu tư tại vùng nông thôn có sử
dụng từ 500 lao động trở lên...
Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu
tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
công nghệ cao; sản xuất sản phẩm có
giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản
phẩm tiết kiêm năng lượng; Quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi
mô…
Luật Đầu tư cũng bỏ thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
đối với tất cả các dự án đầu tư trong
nước; đơn giản hóa hồ sơ, trình tự,
thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư đối với nhà thầu nước ngoài
(từ 45 ngày theo Luật Đầu tư 2005
xuống còn 15 ngày).
Bỏ nhiều thủ tục rối
rắm
Luật Doanh nghiệp có nhiều
điểm mới nổi bật, đáng chú ý nhằm
tháo gỡ những hạn chế, bất cập, tiếp
tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi, phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Theo quy định mới, doanh nghiệp
có quyền quyết định số lượng, hình
thức và nội dung con dấu. Luật cũng
cho phép công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần có thể có một
hoặc nhiều người đại diện theo pháp
luật; cho phép công ty cổ phần có thể
chọn một trong hai mô hình tổ chức,
quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu
dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu
khi bầu thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần...
Đồng thời, bãi bỏ nhiều điều
khoản đã được chứng minh là hiệu
quả thực thi rất thấp, như việc đăng
ký danh sách cổ đông nắm giữ 5%
vốn điều lệ công ty cổ phần, hoặc bãi
bỏ việc gây cản trở cho hoạt động
của Doanh nghiệp như cấm một
người đã làm Giám đốc (Tổng Giám
đốc) công ty cổ phần không được
làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)
Công ty khác.
Quy định rõ quản lý,
sử dụng vốn nhà nước
tại doanh nghiệp
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp quy định việc đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
vào sản xuất kinh doanh và giám sát
việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Luật gồm
4 nhóm là: Đại diện chủ sở hữu nhà
nước; Doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người
đại diện phần vốn nhà nước đầu tư
tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên; và Cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến hoạt động đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại
doanh nghiệp.❑
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
12
Bảo đảm quyền tự do đầu tư
Thay đổi quan trọng nhất của Luật Đầu
tư 2014 là việc tạo lập cơ sở pháp lý minh
bạch để bảo đảm thực hiện quyền tự do
đầu tư kinh doanh của công dân trong
các ngành, nghề mà luật không cấm
thông qua các quy định về ngành, nghề
cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có
điều kiện.
Trên cơ sở rà soát, loại bỏ các
ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh
trùng lặp theo các nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp
và Luật Thương mại, Luật Đầu tư 2014
quy định 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh
doanh bao gồm: kinh doanh các chất ma túy;
kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật độc hại;
kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang
dã, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý
hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán
người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động liên quan đến
sinh sản vô tính trên người.
Trên cơ sở rà soát 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đầu tư
2014 đã quy định cụ thể danh mục ngành, nghề đầu tư kinh
doanh theo nguyên tắc: bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện đầu
tư kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng
chi phí tuân thủ đối với nhà đầu tư; sửa đổi một số điều kiện đầu
tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác
nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về
tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ
quan quản lý tiến hành hậu kiểm; cập nhật, chuẩn xác tên gọi và
hệ thống một số ngành, nghề nhằm phản ánh chính xác, minh
bạch các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính.
Luật đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối
với nhà đầu tư trong nước (Điều 36), đơn giản hoá hồ sơ, trình
tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn
tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây (Điều 37).
Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình thành
lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng bãi bỏ
yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự
án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo hướng này, sau khi
thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu
tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan
đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước.
Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội chấp thuận
chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên 20.000 tỷ đồng
hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận chủ trương đối với dự án từ 800 tỷ đồng (ngân
hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình,
viễn thông: trên 400 tỷ đồng). Các dự án khác thực hiện theo
quy trình đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư trong thời hạn 15 ngày.
Đăng ký doanh nghiệp:
Không quá 3 ngày
Luật mới ban hành đã thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh
doanh theo Hiến pháp 2013, giảm rủi ro và tăng tính chủ động,
nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp không bao gồm thông tin
về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp,
mà chỉ có những thông tin cơ bản như mã số
doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông
tin về người đại diện theo pháp luật. Thông
tin về ngành nghề kinh doanh dự kiến của
doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai và
lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chủ động tiến hành hoạt
động kinh doanh mới khi có đủ điều kiện
và sau đó, thông báo cho cơ quan đăng
ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp.
Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho quá trình
gia nhập thị trường, Luật Doanh nghiệp đã có
nhiều cải cách quan trọng, như: bãi bỏ yêu cầu về
chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong
hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời hạn giải
quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày; kết hợp đồng
thời các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động và
đăng ký bảo hiểm xã hội; thay đổi phương thức quản lý và bãi
bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp (nội dung,
hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp quyết định trên
cơ sở đảm bảo con dấu có hai nội dung tối thiểu là tên doanh
nghiệp và mã số doanh nghiệp).❑
Từ ngày 1/7, đăng
ký doanh nghiệp
không quá 3 ngày
NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH
NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) VỀ
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ
LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY
01/7/2015, NGÀY 25/6, TẠI TPHCM ĐÃ DIỄN
RA HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHỮNG ĐIỂM MỚI
TRONG HAI BỘ LUẬT NÀY.
Hơn 250 doanh nghiệp đã tham dự hội nghị để cập nhật những thông
tin từ 2 bộ luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Ngày
26/11/2014,tạikỳhọp
thứ7,Quốchộiđãthôngqua
LuậtĐầutư2014vàLuậtDoanhnghiệp
2014,cảhaiLuậtsẽcóhiệulựckểtừngày
01/7/2015.LuậtĐầutưnăm2014thaythếcho
LuậtĐầutưnăm2005vớinhiềuthayđổiquan
trọng,đặcbiệtlàcácquyđịnhvềcấmđầutư,đầutư
cóđiềukiệnvàcảicáchthủtụchànhchínhvềđầu
tư.LuậtDoanhnghiệp2014cónhiềuđiểmmớiso
vớiLuậtDoanhnghiệp2005,hướngtớitháogỡ
nhiềukhókhăn,hạnchế,mởramôitrường
kinhdoanhthuậnlợihơnchodoanh
nghiệp,phùhợpvớixuhướng
chungcủathếgiới.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
TIN KINH TẾ VIỆT NAM
13
Không thể du di
Trong văn bản Rà soát điều kiện
kinh doanh (ĐKKD) triển khai thực
hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp (DN) 2014 vừa gửi Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã
đề nghị thành lập Tổ công tác nhằm
giám sát và thực thi đầy đủ các thay
đổi đột phá của hai luật.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh cũng kiến nghị Thủ
tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các tỉnh, thành phố phải
nghiên cứu, hiểu rõ những đổi mới
cơ bản của Luật DN, Luật Đầu tư;
chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban
hành các quy định về ĐKKD.
Không phải ngẫu nhiên, Bộ
trưởng Vinh phải có báo cáo riêng
về vấn đề này. Ngay trong văn bản
gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã nhắc tới tình trạng một số bộ
vẫn tiếp tục soạn thảo, ban hành
các thông tư, trong đó quy định về
ĐKKD.
Ví dụ điển hình là Bộ Xây
dựng đang soạn thảo Thông tư quy
định việc cấp chứng chỉ hành nghề
môi giới bất động sản... Không ít
nội dung của dự thảo Thông tư nói
trên, nếu được ban hành sẽ trái thẩm
quyền theo quy định của Luật Đầu
tư 2014.
Luật Đầu tư 2014 đã xác định
danh mục 267 ngành nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện. Sẽ không
có cửa để các bộ, ngành bổ sung
thêm ngành nghề có điều kiện nào
nếu không có sự tham gia của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong cơ chế sửa
đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
có điều kiện mới.
Nhưng, có vẻ các bộ, ngành này
chưa nắm bắt rõ quy định của Luật
Đầu tư 2014 về việc họ không có
thẩm quyền ban hành quy định về
ĐKKD.
Theo thống kê của Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương,
hiện nay, số lượng ĐKKD đang quy
định tại các thông tư, quyết định của
các bộ đang chiếm quá nửa tổng số
ĐKKD hiện hành. Cụ thể, trong số
5.826 điều kiện đầu tư, kinh doanh,
có 2.833 điều kiện hiện quy định tại
các thông tư, quyết định. Theo Luật
Đầu tư 2014, chúng sẽ đương nhiên
hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/7/2016.
Thực thi theo luật
Chỉ còn 2 ngày nữa là Luật Đầu
tư và Luật DN 2014 có hiệu lực,
nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn
chưa được ban hành. Rõ ràng, lo
ngại của DN về tính khả thi của các
điều luật chưa thể thuyên giảm.
Trao đổi với phóng viên Báo
Đầu tư, ông Quách Ngọc Tuấn,
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) cho biết, các dự
thảo Nghị định đã hoàn tất và trình
Chính phủ xem xét. Nhưng phần lớn
quy định của Luật Đầu tư và Luật
DN đã rõ ràng và có thể thực hiện
ngay. “Văn bản hướng dẫn sẽ quy
định biểu mẫu và làm rõ hơn một số
nội dung của luật. Riêng quy định
về ĐKKD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đang tích cực làm việc để bảo đảm
ngày 1/7/2015, tất cả điều kiện này
sẽ được công bố trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký DN”, ông Tuấn
cho biết.
Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo
các bộ, ngành tập hợp, phân loại
ĐKKD trong ngành, lĩnh vực thuộc
thẩm quyền; đồng thời, nghiêm túc
bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy
định về ĐKKD không đúng thẩm
quyền theo quy định của Luật Đầu
tư, Luật DN.
Cùng với đó, hệ thống đăng ký
kinh doanh theo Luật DN 2014 đã
sẵn sàng triển khai. Từ ngày 1/7,
DN sẽ chỉ mất khoảng 3 ngày để
đăng ký thành lập mới, không phải
hỏi ý kiến nếu đăng ký ngành nghề
chưa có tên trong các danh mục.❑
HẾTCỬALÁCHLUẬT
về điềukiệnkinhdoanh
TỪ NGÀY 1/7/2015, CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ
VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN
NGAY, KỂ CẢ KHI CHƯA CÓ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước
ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế
đến tháng 4/2015, Việt Nam đã có 962 dự
án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng
ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có
115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng
thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp
mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20
tỷ USD.
Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn
tập trung nhiều tại một số thị trường truyền
thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ
USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng
số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư),
Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD
vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự
án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư).
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng
đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với
tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án
sang Vê-nê-du-ê-la với tổng vốn đầu tư là
1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Pê-ru với tổng
vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư.
Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của Việt Nam gần đây không
chỉ tăng trưởng nhanh ở các thị trường
truyền thống, mà còn mở rộng sang các
quốc gia khác như An-giê-ri, Ma-lai-xi-a,
Mi-an-ma, Hoa Kỳ…
Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh
nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành
khai khoáng là nhiều nhất (111 dự án và 5,1
tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số
dự án và 34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo
là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (125 dự án
và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng
số dự án và 18% tổng vốn đầu tư là những
lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có
tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về
cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư.
Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư của
khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.❑
Tình hình doanh
nghiệpViệt Nam
đầu tư ra nước ngoài
tính đến tháng 4/2015
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015
KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN
14
T
hủ tướng cũng dự Hội nghị Cấp
cao Chiến lược Hợp tác kinh
tế ba dòng sông Ayeyawady-
Chao Phraya-Mekong lần thứ 6
(ACMECS-6). Ngay trong chiều nay,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham
dự và phát biểu tại HNCC CLMV-7.
Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo tái
khẳng định cam kết tăng cường quan
hệ truyền thống, láng giềng hữu nghị
và cùng có lợi giữa các nước CLMV và
thúc đẩy hơn nữa hợp tác CLMV vì hòa
bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông
Nam Á. Hội nghị đã tập trung rà soát
tình hình hợp tác trong hai năm qua và
thảo luận phương hướng hợp tác trong
giai đoạn tới. Các nhà Lãnh đạo đánh
giá cao những kết quả đạt được trong
tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp thu hẹp
khoảng cách phát triển trong ASEAN
và đóng góp tích cực cho tiến trình hình
thành Cộng đồngASEAN vào cuối năm
nay.
Hội nghị đánh giá cao chương trình
học bổng hàng năm mà Việt Nam dành
cho học sinh các nước Campuchia, Lào
và Myanmar và đề nghị Việt Nam tiếp
tục thực hiện chương trình này trong
những năm tới.
Về định hướng hợp tác tương lai,
các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua
Chương trình hành động CLMV trong
lĩnh vực kinh tế thương mại cho các
năm tới; tạo thuận lợi cho thương mại
và đầu tư thông qua các thỏa thuận song
phương và đa phương, mở rộng việc
thực hiện mô hình kiểm tra một cửa một
lần dừng tại các cửa khẩu quốc tế giữa
các nước; phát huy tối đa tiềm năng của
các hành lang kinh tế liên quốc gia như
Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành
lang kinh tế phía Nam; xây dựng các
chính sách khuyến khích đầu tư vào các
ngành nông nghiệp, công nghiệp, năng
lượng; xây dựng tiểu vùng CLVM thành
một điểm đến du lịch hàng đầu của thế
giới. Hội nghị cũng đề nghị các nước
ASEAN và các đối tác phát triển cùng
tham gia thực hiện các dự án phát triển
trong khuôn khổ CLMV.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đánh giá chặng
đường hơn 10 năm qua, Hợp tác CLMV
đã đạt kết quả đáng ghi nhận trên nhiều
lĩnh vực như kinh tế, thương mại, du
lịch, hải quan, kết nối giao thông và
các hành lang kinh tế…, góp phần quan
trọng hỗ trợ các nước thành viên hội
nhập kinh tế quốc tế và thu hẹp khoảng
cách phát triển trong ASEAN. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế
khu vực ngày càng mạnh mẽ, việc tăng
cường hợp tác giữa bốn nước láng giềng
gần gũi là phù hợp với xu thế chung,
mang lại lợi ích cho Hợp tác CLMV và
từng quốc gia thành viên, thúc đẩy tiến
trình hội nhập ASEAN.
Khẳng định cam kết của Việt Nam
đối với hợp tác CLMV và nhấn mạnh sự
cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa
bốn nước vì lợi ích của từng quốc gia và
sự thịnh vượng chung của cả khu vực,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng
ưu tiên hàng đầu của hợp tác CLMV là
nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Sự hình thành của Cộng đồng kinh
tế ASEAN và dịch chuyển cơ cấu của
các nền kinh tế lớn trong khu vực mở ra
không gian phát triển rộng lớn với nhiều
cơ hội và thách thức đan xen. Nằm trên
giao lộ kết nối giữa Đông Nam Á với
các thị trường rộng lớn Trung Quốc,
Ấn Độ và Nhật Bản, với lực lượng lao
động ở độ tuổi vàng, nguồn tài nguyên
dồi dào và qui mô thị trường gần 170
triệu dân, các nước CLMV có tiềm năng
lớn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
khu vực và trở thành một động lực tăng
trưởng mới của ASEAN. Để khai thác
tốt cơ hội này, điều quan trọng hàng đầu
là nâng cao năng lực cạnh tranh của các
nền kinh tế CLMV”.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã đề nghị CLMV: Trước
hết cần tăng cường kết nối về chính sách
và hạ tầng cơ sở. Cụ thể là sớm chuyển
đổi các hành lang giao thông thành hành
Cộng đồng kinh tế ASEAN
mở ra CƠ HỘI và THÁCH THỨC
NHẬN LỜI MỜI CỦA TỔNG
THỐNG MYANMAR THAIN
SEIN, TRƯA NGÀY 22/6/2015,
THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN
DŨNG VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP
CAO VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN THỦ
ĐÔ NAY PYI TAW THAM DỰ
HỘI NGHỊ CẤP CAO (HNCC)
HỢP TÁC CAMPUCHIA-LÀO-
MYANMAR-VIỆT NAM LẦN THỨ
7 (CLMV-7).
Thủ tướng và những người đồng cấp tại HNCC CLMV-7.
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in
Htpt so 31 di in

Contenu connexe

Tendances

Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...BeriDang
 
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...nataliej4
 
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexKết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexBeriDang
 
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ... Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...hieu anh
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt NamTỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Namnataliej4
 

Tendances (19)

Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
 
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
 
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexKết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc LiêuGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ... Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ...
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của s...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạoĐề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
Đề tài: Sự hài lòng của sinh viên kế toán về chất lượng đào tạo
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện Hữu Lũng
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện Hữu LũngLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện Hữu Lũng
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện Hữu Lũng
 
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt NamTỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam
Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam
 
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung QuốcQuan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
 

Similaire à Htpt so 31 di in

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...phamhieu56
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...Chau Duong
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...luanvantrust
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namThanh Ha Trinh
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...luanvantrust
 

Similaire à Htpt so 31 di in (20)

mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.docmối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở.
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở.Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở.
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở.
 
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đLuận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAYLuận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
Luận văn: Hoạt động dân vận ở Quảng Trị từ 1989 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
 
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X...
 
10220
1022010220
10220
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 

Plus de Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

Htpt so 31 di in

  • 1. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Số 31 Tháng 5+6/2015 Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014 NHỮNG LUẬT MỚIVỪA ĐƯỢCTHÔNG QUATRONG KỲ HỌPTHỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015 Việt Nam, Lào ký kết Hiệp địnhThương mại biên giới KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2015) 6 17 2 3
  • 2. Mục lục in this issue HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518 COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Số 31Tháng 5+6/2015 Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014 NhữNG luật mớIVừa đượCthôNG QuatroNG Kỳ họpthứ 9, QuốC hộI Khóa XIII tÌNh hÌNh hoẠt độNG CỦa hộI troNG NhIỆm Kỳ 2008-2015 Việt Nam, lào ký kếthiệp địnhthương mại biên giới Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịCh hồ Chí minh (19/5/1890 - 19/5/2015) 6 17 2 3 CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA NĂM THỨ SÁU Số 31 (Tháng 5+6/2015) Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích Trình bày:Thu Hằng Giấy phép hoạt động báo chí số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009 Giấy phép hoạt động báo chí số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014 Địa chỉ tòa soạn Phòng 708, Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Số 65 Phố Văn Miếu, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội Điện thoại: 080.43470 Fax: 080.43470 Email: tchtpt@gmail.com Webtise: http://www.vilacaed.org.vn Giá bán: 22.000 đồng +++:Lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...........................1 +++: Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ IX – 2014..............................................................................2 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI +++: Tình hình hoạt động của Hội trong nhiêm kỳ 2008-2015....................3 TIN KINH TẾ VIỆT NAM +++:Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII...........................................................................................6 +++: Điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7....8 +++: GDP tăng trưởng cao nhất trong 5 năm.............................................. 10 +++:Doanhnghiệp“dễthở”hơnvớihàngloạtquyđịnhmớitừ1/7/2015..........10 +++: Từ ngày 1/7, đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày .................... 12 +++: Hết cửa lách luật về điều kiện kinh doanh ........................................ 13 +++:Tình hình doanh nghiệpViệt Nam đầu tư ra nước ngoài tính đến tháng 4/2015.......................................................................................................... 13 KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN +++: Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra cơ hội và thách thức ........................ 14 +++:Singapoređầutưhơn2,6tỷUSDnângcôngsuấthệthốngcảngbiển........15 QUAN HỆ HỢP TÁC CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MEKONG +++:Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực.................................... 16 +++:Việt Nam, Lào ký kết Hiệp địnhThương mại biên giới........................ 17 +++:Tin hợp tácViệt Nam-Lào................................................................... 18 +++:Campuchia:Xuấtkhẩugạotăng67,2% trong4thángđầunăm2015.......20 TỔNG HỢP TIN KT-XH LÀO THÁNG 4-2015.......................... 21 NGHIÊN CỨU - DIỄN ĐÀN Ths. Nguyễn Thị Thu Nguyên: Một số chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu cà phêViệt Nam hiện nay..................................................................... 24 Nguyễn Minh Đạt: Khó khăn trong đán giá hoàn thành công việc của nhân viên tạiViệt Nam........................................................................................... 27 Ths.NguyễnThịTuyếtMai:Vai trò của năng lực tư duy Logic đối với sinh viên các trường Sư phạm hiện nay........................................................................ 30 ThS. Phạm Văn Hiếu: Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn tỉnh Nam Định...................................................................................................... 32 NCS.Trần Thị Thùy Trang: Xác định thuộc tính hấp dẫn của điểm đến và đo lường cảm nhận của khách du lịch................................................................ 35 Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Vai trò của giảng dạy Logic học trong các trường Cao đăng và Đại học hiện nay........................................................................ 39 GIAO LƯU VĂN HÓA +++: Sơn Đoòng-Kỳ quan hùng vỹ.................................................... Bìa 3+4 +++:The 125th anniversary of the birth of President Ho Chi Minh...............1 +++:The90thtraditionaldayoftheVietnameserevolutionarypress(June21, 1925-2015) and present the ninth National Press Awards 2014......................2 ASSOCIATIONS ACTIVITIES +++: Associations activities over the period 2008-2015..............................3 VIETNAM ECONOMIC NEWS +++: New laws has passed at National Assembly XIII 9th session.................6 +++:New features in the revised Investment Law which takes effect from July 1....................................................................................................8 +++:Highest GDP growth in five years....................................................... 10 +++:Enterprisesfeelingenjoyablewithseriesofnewregulationswhichtakes effect from July 1 2015.................................................................................. 10 +++: From May 1/7, Enterprises register no more than 3 days................... 12 +++: From now on, Enterprises have no way but to follow business law... 13 +++: Vietnamese enterprises investment overseas up to March 4/2015.... 13 ASEAN ECONOMIES +++: The Asean Economic Community (AEC) creats opportunities and challenges..................................................................................................... 14 +++: Singapore invested more than $ 2.6 billion in increasing the capacity of the seaport system........................................................................................ 15 PARTNERSHIPS IN MEKONG SUBREGION COUNTRIES +++:Promote regional cooperation in Mekong Subregion countries.......... 16 +++:Vietnam, Laos signed the border trade agreement............................ 17 +++:Vietnam-Laos cooperation news ....................................................... 18 +++:Cambodia: Exports rise rose 67.2% in the first 4 months of 2015....... 20 LAOS SOCIO-ECONOMIC NEWS IN 4-2015 .......................... 21 RESEARCH – FORUM Ths.NguyenThiThuNguyen:AnumberofstatepoliciestowardsVietnamese coffee exports at present .............................................................................. 24 NguyenMinhDat: Difficulty in evaluating employees work inVietnam...... 27 Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: Role of Logical thinking capacity for students of current pedagogy.......................................................................................... 30 ThS. Pham Van Hieu: Manpower training needs for rural areas in Nam Dinh province........................................................................................................ 32 NCS. Tran Thi Thuy Trang: Measuring destination attractiveness and Measuring tourists perception...................................................................... 35 Ths. Nguyen Thi Tuyet Mai: The role of teaching logic in colleges and universities today.......................................................................................... 39 CULTURAL EXCHANGE +++: The spectacular Son Doong Cave.............................................. Bìa 3+4 MỤC LỤC CONTENTS
  • 3. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 1 T ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các đồng chí lão thành cách mạng; các mẹ Việt Nam Anh hùng; các Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động; đại diện các tầng lớp nhân dân tham dự. Tại Lễ kỷ niệm, ôn lại thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời điểm đất nước ta đã trải qua gần 30 năm đổi mới, trong bầu không khí hào hùng và xúc động của những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cùng với đó, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh mặt thuận lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết, tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờ hết, phải phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.❑ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam. Lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí MinhNGÀY 18/5/2015, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ TỊCH NƯỚC, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 125 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2015).
  • 4. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20152 Tham dự buổi lễ có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên: Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ:VũVăn Ninh,Vũ Đức Đam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư; các đồng chí Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương. Tại lễ kỷ niệm, giới báo chí cả nước vinh dự và vui mừng đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nhà báo, chiến sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Suốt 90 năm qua, Báo chí Cách mạng luôn đồng hành cùng dân tộc, lớn lên cùng cách mạng, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân. Người làm báo thật sự là chiến sĩ, với cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch nước đề cập tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệTổ quốc của nhân dân ta đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, báo chí cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, làm tròn trách nhiệm là lực lượng tiên phong, xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Phát biểu ý kiến tại lễ trao giải, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia, nêu rõ:Trong 90 năm qua, Báo chí Cách mạng không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, đội ngũ người làm báo lớp lớp trưởng thành, gánh vác sứ mệnh thông tin đại chúng thiết yếu, tuyên truyền cổ vũ việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Các thế hệ nhà báo cách mạng qua các thời kỳ, thật sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đã tích cực tham gia và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bằng trí tuệ, ngòi bút và cả máu xương, những người làm báo đã có những đóng góp xứng đáng vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất non sông và xây dựng, phát triển đất nước… Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nêu rõ: 90 năm qua, Báo chí Cách mạng nước ta đã khẳng định những truyền thống cách mạng nổi bật. Đó là truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Đây là phẩm chất đáng tự hào của các thế hệ người làm báo trước đây và hơn 22 nghìn hội viên nhà báo hiện nay, đang ngày đêm tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước trong tâm thế vững vàng về bản lĩnh chính trị. Đội ngũ nhà báo cách mạng luôn luôn tiên phong, có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệpcáchmạngcủadântộc,theolýtưởng vàconđườngmàĐảng,BácHồvànhândân ta đã lựa chọn. Tiếp nối các thế hệ nhà báo đi trước, thế hệ nhà báo ngày nay được đào tạo hệ thống, cơ bản, có khả năng làm chủ công nghệ mới, ngoại ngữ tốt, chủ động bắt kịp xu thế phát triển đa phương tiện của báo chí khu vực và thế giới. Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn luôn sáng tạo, tự đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội ngũ nhà báo nước ta đã nhanh chóng trưởng thành về chính trị, nghiệp vụ… Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm nay đã làm việc công tâm và chuyên nghiệp. Hội đồng sơ khảo đã chấm, chọn 177 tác phẩm tiêu biểu trong số hàng nghìn tác phẩm gửi dự giải để trình Hội đồng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm và quyết định trao chín giải A, 26 giải B, 54 giải C và 29 giải khuyến khích, theo 11 loại giải ở cả bốn loại hình báo chí. Đây là những tác phẩm xuất sắc nhất, có nội dung tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến đấucao,cósángtạotrongcáchthểhiện,ứng dụng hiệu quả công nghệ làm báo tiên tiến vào quá trình tác nghiệp. Tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh đã trao chín giải A cho các tác giả đoạt giải; đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã trao các giải B; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam trao giải C, tặng các nhóm tác giả, tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ IX – 2014.❑ Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạngViệt Nam và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ IX-2014 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh trao giải A cho các tác giả đoạt giải. TỐI 21-6, TẠI CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG HỮU NGHỊ VIỆT – XÔ (TP HÀ NỘI) Đà DIỄN RA LỄ MÍT-TINH TRỌNG THỂ KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 – 21-6- 2015) VÀ LỄ TRAO GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA LẦN THỨ IX – 2014, TÔN VINH 118 TÁC PHẨM BÁO CHÍ XUẤT SẮC.
  • 5. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 3 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI H oạt động của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia nhiệm kỳ I (2008- 2015) đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những diễn biến bất lợi về địa chính trị, chiến tranh, khủng bố, thời tiết, dịch bệnh và môi trường, về kinh tế, từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ đại khủng hoảng 1929-1933. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước đang phát triển châu Á nói chung, khu vực ASEAN nói riêng cũng đều chậm lại đáng kể, từ khoảng 8% trước kia xuống còn khoảng 6,6% trong 3 năm gần đây. Cùng chung hoàn cảnh với kinh tế thế giới, kinh tế ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đều gặp khó khăn; tốc độ tăng trưởng kinh tế đều giảm. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Năm 2014, có khoảng 67.800 doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, riêng giải thể là 9.500 doanh nghiệp.Trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhó có vốn dưới 10 tỷ đồng. Quý 1/2015 số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 16.175, tăng 14,2% so với quý 1/2014. Hai nước Lào và Campuchia đều điều chỉnh lại các chính sách liên quan đến đầu tư, đặc biệt là tạm dừng việc xem xét cấp giấy phép đầu tư vào khai khoáng và trồng cây công nghiệp. Các đặc điểm trên làm ảnh hưởng lớn đến luồng đầu tư của Việt Nam vào hai nước này. Bối cảnh khó khăn trên đã đặt Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các hội viên, đặc biệt là các hội viên doanh nghiệp, trước rất nhiều thử thách quyết liệt, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, rất nhiều doanh nghiệp hội viên phải giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động tại Lào và Campuchia.Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của Ban lãnh đạo Trung ương Hội và toàn tập thể hội viên, Hội vẫn duy trì được họat động, có bước trưởng thành, trên một số mặt đã đạt được những kết quả quan trọng. Dưới đây, xin kiểm điểm lại một số kết quả thực hiện Chương trình hoạt động đã được Đại hội nhiệm kỳ I (2008-2014) của Hội thông qua. I. Về xây dựng, tổ chức hoạt động Hội Đến nay, gần 7 năm sau Đại hội thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đã tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Đã xây dựng nhiều quy chế hoạt động trong Hội như Quy chế hoạt động của các cơ quan lãnh đạo; Quy chế thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của các đơn vị và tổ chức trực thuộc; Quy chế quản lý tài chính, kế toán; Quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động làm việc cho Hội... Trong nhiệm kỳ I, Hội đã thành lập nhiều tổ chức trực thuộc nhưng do điều kiện hoạt động khó khăn nên đã có một số tổ chức phải giải thể. Một số tổ chức trực thuộc Hội cũng phải điều chỉnh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đến nay, ngoài các đơn vị ở Trung ương Hội, cơ cấu tổ chức Hội gồm 7 trung tâm hợp tác, hỗ trợ phát triển; 2 viện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn; 4 hội thành viên ở địa phương và Lào, Campuchia ; 3 văn phòng đại diện (tại Lào, Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh), 1 tờ báo và 1 tạp chí. Thuận lợi lớn nhất của Hội trong giai đoạn vừa qua là có sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó trực tiếp là các đồng chí Bộ trưởng,Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng, các đồng chí lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện và Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhờ đó, Hội vẫn duy trì được hoạt động thường xuyên, làm được nhiều việc theo tôn chỉ mục đích của Hội, đóng góp với Đảng, Chính phủ và hỗ trợ nhiều hội viên trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với các nước Lào, Campuchia và Myanmar. Về nhân sự lãnh đạo, tháng 3/2012, vì lý do sức khỏe, ông Lại Quang Thực đã thôi không làm Chủ tịch Hội. Ban chấp hành Hội đã bầu ông Phương Hữu Việt làm Chủ tịch Hội. Trong BCH Trung ương Hội, cũng có biến động lớn : Số ủy viên ban đầu là 58, trong nhiệm kỳ có 2 đồng chí từ trần, 40 đồng chí nghỉ hưu thôi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo các đơn vị hoặc nằm trong các đơn vị đã giải thể nên xin nghỉ. Hiện chỉ còn 22 đồng chí hoạt động, tuy nhiên các đồng chí còn lại vẫn kiên trì làm việc theo mục tiêu của Hội. II. Hoạt động tuyên truyền về Hội và phát triển hội viên Ngay sau khi thành lập Hội đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, quảng bá về Hội tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Trung ương Hội đã tổ chức các đoàn công tác sang Lào, Campuchia tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước để quảng bá về Hội và tạo mối quan hệ hợp tác. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ở hai nước này tham gia hợp tác với Hội. Ở trong nước, Hội chú trọng phát triển hội viên trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đang hoặc thực sự mong muốn triển khai hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư với Lào và Campuchia. Lúc đầu khi gửi đăng ký tới Bộ Nội vụ xin thành lập, Hội chỉ có 43 hội viên tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 120 hội viên cá nhân. Đến nay, theo đăng ký, Hội có khoảng 1100 hội viên chính thức, gồm khoảng 500 hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 600 hội viên cá nhân. Nhiều hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng vai trò hàng đầu trong hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với hai nước Lào và Campuchia. Một số Hiệp hội của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở Lào TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NHIỆM KỲ 2008-2015 (Trích dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác Hội)
  • 6. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/20154 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI và Campuchia đã đăng ký làm hội viên tập thể của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia như Hội Phát triển hợp tác kinh tế Campuchia- Việt Nam - Lào(CAVILAED), Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào (Viet – Lao BACI)... Để cung cấp thông tin cho hội viên, cũng trong năm 2008, Hội đã xây dựng được Trang thông tin điện tử và Bản tin của Hội. Đến nay, Hội đã có trang web tương đối tốt, đã có tờ báo và tạp chí riêng (Thời báo Mêkông và Tạp chí Hợp tác và Phát triển). Hội đã xuất bản nhiều ấn phẩm hướng dẫn đầu tư sang Lào và Campuchia , tiêu biểu như sách “Hệ thống các văn bản pháp quy đầu tư vào Lào”(2008), “Văn bản hướng dẫn hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với Campuchia” (2009), bộ sách 3 tập “Văn bản hợp tác Việt Nam – Lào” (2000- 2012), hợp tác với Cục Đầu tư nước ngòai Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản 2 tài liệu “Hướng dẫn đầu tư, thương mại vào Campuchia và Lào” (2010); Báo cáo “Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và Campuchia 2013”... III. Triển khai một số hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tư Căn cứ tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Hội, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Hội thực hiện được nhiều hoạt động chuyên môn, hợp tác kinh tế và đầu tư, trong đó nổi bật là: -Hội đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội để quảng bá Hội như tổ chức đòan xe đạp từ Hà Nội đi Viêng Chăn trong Chương trình hưởng ứng năm hữu nghị Việt Nam – Lào (2012); Chủ trì phối hợp với Hội doanh nghịêp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào và Bộ Kế hoạch và Đầu tư... tổ chức thành công Chương trình chào mừng kỷ niệm 450 năm Thủ đô Viêng Chăn, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Viêng Chăn (2010); Tổ chức giao lưu hội viên nhân kỷ niệm 3 năm thành lập Hội (2011)... Ngòai ra Hội cũng chủ trì hoặc tham gia tổ chức nhiều đợt làm thiện nguyện tại các tỉnh Việt Nam và Lào có chung đường biên giới... -Đã tổ chức hàng năm nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ với các chủ đề khác nhau để giới thiệu, phân tích, đánh giá về môi trường đầu tư, tình hình đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư của Lào và Campuchia tại nhiều địa phương trên cả nước và tại hai nước bạn, như các Hội nghị góp ý về đầu tư vào Lào và Campuchia (2010, 2011), Tọa đàm về cơ chế chính sách đầu tư thương mại Việt Nam – Lào – Campuchia năm (2011, 2013); Diễn đàn hợp tác phát triển và hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư tiểu vùng Mê Kông thường xuyên luân phiên tại ba nước (từ 2009 đến 2013); Tọa đàm giới thiệu đầu tư vào một số tỉnh ở Lào và Campuchia (2010, 2012); Đối thoại doanh nghiệp ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia; Hội thảo về hợp tác 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông; Cùng một số địa phương tổ chức các chuyến khảo sát, tiếp xúc nhằm phát triển đầu tư vào Luông Nậm thà, Bò li khăm xay, Hủa Phăn, Chăm pa sac, Xiêng Khoảng... Trong 2 năm gần đây (2013-2014) đã mở rộng các hoạt động sang Myanmar. Đặc biệt năm 2013 đã tổ chức rất thành công “Tọa đàm Myanmar – thị trường mới nổi”, thu hút rất đông các đối tượng tham gia. - Trong nửa nhiệm kỳ đầu, Hội chủ trì hoặc tham gia với các hội, hịêp hội và cơ quan khác tổ chức các chương trình trao các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong hợp tác Việt Nam, Lào và Campuchia. -Hàng năm, Hội đều có các hoạt động hội thảo phản biện xã hội và tư vấn chính sách liên quan đến hợp tác kinh tế và đầu tư của nước ta với Lào và Campuchia, tập hợp ý kiến các doanh nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan quản lý liên quan của Nhà nước nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Gần đây nhất, là góp ý sửa đổi Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngòai, góp ý sửa đổi “Luật đầu tư” (2014), dưới hình thức hội nghị và báo cáo gửi Chính phủ, được đánh giá cao. -Từ năm 2011 đến 2014 đã chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hàng năm Chương trình Mê Kông dưới hình thức diễn đàn với nhiều chủ đề khác nhau. Mới nhất là Diễn đàn Mê Kông thường niên 2014 với chủ đề “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức” vừa được tổ chức vào tháng 10/2014, thu hút hơn 200 khách tham dự. Kết thúc diễn đàn, đã xây dựng tập Kỷ yếu làm tài liệu cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Các thông tin, kiến nghị hữu ích được Hội tổng hợp gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý. - Hội đã tiến hành thu thập, cung cấp thông tin kinh tế, xã hội, môi trường, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển hợp tác kinh tế của nước ta với Lào và Campuchia cũng như của Lào và Campuchia với nước ta.Trên cơ sở đó, đã triển khai có hiệu quả một số tư vấn chính sách cho Nhà nước, trước hết là Kế hoạch và Đầu tư, như hòan thành báo cáo “Chiến lược đầu tư vào Campuchia đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, tham gia “Chiến lược hợp tác kinh tế và đầu tư vào Lào đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, Chuyên đề “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, Báo cáo “Tình hình đầu tư vào Lào và Campuchia”... -Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, hướng dẫn nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trang bị kiến thức, hiểu biết về luật pháp, phong tục tập quán và cung cấp những thông tin khác về môi trường đầu tư của Lào và Campuchia cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam. Trong các năm 2013-2014 đã tham gia thực hiện Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghịêp vừa và nhỏ, Dự án đào tạo cán bộ hợp tác xã... -Đã thực hiện một số dịch vụ tư vấn và trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu đầu tư Việt Nam hoạt động sản xuất, đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã phối hợp với các doanh nghiệp hội viên tổ chức nhiều đoàn sang khảo sát, giới thiệu đầu tư tại Lào và Campuchia. Đã tổ chức một số đoàn du lịch sang Lào và Campuchia đáp ứng yêu cầu của các hội viên... Các hội thành viên bên cạnh việc phối hợp thực hiện các hoạt động do Trung ương Hội tổ chức, đã chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư xóa đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện trên địa bàn và tham gia tích cực vào các hoạt động của Trung ương và địa phương mình. Hội Nghệ An và CAVILAED đạt được rất nhiều thành tích , được Trung ương Hội và địa phương khen thưởng. IV. Tổ chức các hoạt động đối ngoại Về đối ngoại trong nước: - Hội đã xây dựng, từng bước mở rộng mối quan hệ hợp tác của Hội với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư, với các Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào, Phân ban hợp tác Việt Nam - Campuchia, với các Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội hữu nghị Việt
  • 7. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI 5 Nam - Campuchia. Đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều Hội, Hiệp hội khác như Hiệp hội công thương Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp bản lẻ, Hội Doanh nghiệp trẻ và Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ,và một số tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác trên cả nước. - Hội đã ký kết các Chương trình hợp tác dài hạn về truyền thông với một số tổ chức như Đài truyền hình VITV, InfoTV, VTV4, Truyền hình Thông tấn xã VN. Về đối ngoại ngòai nước: Hội đã duy trì quan hệ thường xuyên với các Đại sứ quán Lào, Campuchia, Myanmar tại Việt Nam và các Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar để thông báo về việc hình thành và phương hướng hoạt động của Hội, tạo cơ sở để giao lưu, hợp tác và trao đổi thông tin. Đã thiết lập quan hệ với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại ba nước này, đặc biệt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư của hai nước Lào và Campuchia, Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Lào, Tổng hội Việt kiều tại Lào. V. Khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệm Tuy nhiên, so với mục tiêu của Chương trình hoạt động đề ra, số lượng công việc thực hiện thì nhiều nhưng kết quả và chất lượng thu được còn tương đối khiêm tốn. Vai trò và ảnh hưởng của Hội tới cộng đồng doanh nghịêp có hợp tác kinh tế và đầu tư với hai nước Lào va Campuch ia chưa tương xứng với mục tiêu đề ra. Nhiều việc Hội có thể làm được nhưng do khó khăn về tài chính, nhân sự nên chưa thể triển khai. Cơ sở vật chất và nguồn thu tài chính rất hạn hẹp; có những lúc không đủ nguồn thu để duy trì bộ máy hoạt động. Do bối cảnh khó khăn chung của toàn nền kinh tế, của các doanh nghiệp hội viên và bản thân Trung ương hội nên trong nhiệm kỳ qua quan hệ giữa Hội và các doanh nghiệp nói chung, các hội viên nói riêng không được duy trì thường xuyên. Số hội viên đông nhưng sinh hoạt rời rạc, đơn điệu. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ hội viên tham gia đóng hội phí đều đặn, còn lại chỉ khi có việc cần mới đóng. Nhiều doanh nghiệp hội viên tiến hành các họat động hợp tác với Lào và Campuchia không nhờ đến kênh hỗ trợ của Hội và cũng không thông báo hoạt động cho Hội. Báo và tạp chí của Hội xuất bản có giai đoạn phải gộp số, không đều kỳ, không đưa được đến nhiều hội viên. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế: - Môi trường hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp phải vất vả để tồn tại. Nguồn thu của Hội quá ít, không đủ triển khai nhiều việc cần thiết và quan trọng. - Tổ chức và nội dung hoạt động của Hội chưa thực sự giúp hội viên gắn kết với nhau và gắn kết với Hội, đặc biệt là các hội viên cá nhân. - Các đơn vị trực thuộc Hội mới qua bước dò dẫm để khẳng định mình, đến nay mới bắt đầu phát huy tác dụng. - Bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là BCH, Ban Thường vụ, tuy đông nhưng ít phát huy vai trò và luôn thay đổi cương vị nên hoạt động không đều tay, hầu hết tuổi cao, lực lượng trẻ quá ít. Từ những việc làm được và chưa làm được trong nhiệm kỳ vừa qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho nhiệm kỳ tới: Một là, tiếp tục kiên trì thực hiện đúng tôn chỉ mục đích đề ra là tập hợp, đoàn kết hội viên để (i) tham gia ý kiến, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, và (2) hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện các hoạt động kinh tế và đầu tư tại ba nước, nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa ba nước. Hai là, cần tăng mạnh tính chuyên nghiệp trong họat động Hội, trước hết là tạo ra những sản phẩm đặc trưng dài hạn của Hội từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật, từ đó chủ động được các nguồn thu ổn định để tự trang trải kinh phí hoạt động. Khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức trực thuộc và hội viên đẩy mạnh các hoạt động, trên cơ sở đó có thu nhập và đóng góp ổn định cho Trung ương Hội. Ba là, cần đặc biệt chú trọng công tác hội viên, đặc biệt là tổ chức sinh hoạt hội viên hợp lý tạo điều kiện giao lưu, trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau, coi đây là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển Hội. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hội viên phát huy được năng lực, kinh nghiệm của mình cho họat động của Hội. Phải xây dựng, duy trì quan hệ chặt chẽ giữa Trung ương Hội và một số hội viên có tâm huyết với Hội, với hợp tác kinh tế ASEAN, trước hết là các hội viên doanh nghịêp quy mô vừa đang có nhiều họat động kinh tế, đầu tư, thương mại với các nước bạn. Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động của Cơ quan Trung ương Hội để luôn luôn có những sáng kiến tạo công ăn việc làm và hỗ trợ, phối hợp được các hội viên, mang lại những cơ hội và lợi ích thiết thực cho các hội viên, chủ động nguồn tài chính cho hoạt động của Hội. Có thể nói đây luôn luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của Hội trong nhiệm kỳ tới. Năm là, tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của các cơ quan chính phủ và của một số doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Hội. Hợp tác với các Bộ, cơ quan chính phủ thông qua việc nâng cao năng lực tư vấn, cung cấp thông tin, phản biện chính sách từ việc động viên huy động các hội viên nguyên là các chuyên gia, các viên chức nhà nước, các nhà khoa học tham gia đóng góp; Đây là con đường ngắn nhất để Hội đóng góp với Đảng và Nhà nước về đổi mới các cơ chế chính sách, luật pháp trong hợp tác với Cộng đồng ASEAN và các nước khác. *** Nhìn lại chặng đường 7 năm vừa qua, một cách khái quát, có thể chia hoạt động của Hội thành 2 giai đoạn : Khoảng 3 năm đầu hoạt động khá sôi nổi, 4 năm sau có phần trầm lắng do gặp phải quá nhiều khó khăn. Có thể nói, tuy mới ra đời và phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức rất gay gắt, nhưng Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã làm được khá nhiều việc theo đúng tôn chỉ mục đích đề ra, thực hiện được hầu hết các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình hoạt động nhiệm kỳ I (2008-2015). Có được những kết quả đó là nhờ sự ủng hộ, chỉ đạo, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động tích cực của Trung ương Hội, Văn phòng Hội, các Hội thành viên, các đơn vị trực thuộc; Đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tổ chức, hội viên (như Ngân hàng Việt Á, Công ty Mai Động, Công ty Hợp tác kinh tế quốc tế Quân khu 4(COECCO), Công ty TNHH Yên Bình, Tập đoàn Viettel, Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng GAET...) Nhận thức đầy đủ khó khăn, thuận lợi, khẳng định được các thành tựu đã có, thẳng thắn thừa nhận các hạn chế yếu kém, tích cực tìm các giải pháp để tháo gỡ, vươn lên, đó là tâm nguyện của Hội. Chúng ta tin tưởng rằng sang nhiệm kỳ 2 Hội sẽ phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt phương hướng kế hoạch đề ra.❑
  • 8. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 6 LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HĐND Sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Luật gồm 10 chương và 98 điều. Luật quy định về nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử, tuổi ứng cử, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử, dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bố đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử địa phương; danh sách cử tri; ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu; việc kiểm phiếu, kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử, bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung… Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015 và thay thế Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 và Luật số 63/2010/QH12, Luật Bầu cử đại biểu HĐND số 12/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2010/QH12. LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ (SỬA ĐỔI) Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) vào sáng 19/6. Luật gồm 7 chương và 50 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 và thay thế Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 hết hiệu lực. Theo quy định của Luật, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước. Thành viên của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước và do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ có một số nhiệm vụ và quyền hạn như: Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia... Về số lượng cấp phó, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) quy định số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình UBTV Quốc hội xem xét, quyết định. Đối với cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục và đơn vị sự nghiệp công lập không quá 3; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 4. LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương vào sáng 19/6. Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương 143 điều, quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII NHIỀU LUẬT QUAN TRỌNG NHƯ: LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN; LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ (SỬA ĐỔI); LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC… ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIII.
  • 9. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 7 TIN KINH TẾ VIỆT NAM Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn. Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016 và sẽ thay thế cho Luật Tổ chức HĐND và UBND. LUẬT MTTQ VIỆT NAM (SỬA ĐỔI) Quốc hội đã chính thức thông qua Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) vào chiều 9/6. Với 8 chương, 41 điều, đạo luật mới xây dựng thiết chế cho MTTQ Việt Nam với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các sửa đổi, bổ sung mới tập trung vào một số nhiệm vụ, quyền hạn mới cũng như tổ chức của Mặt trận, mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước, phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp với tổ chức tiếp xúc cử tri của các cơ quan quyền lực. Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2016. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Luật gồm 9 chương và 62 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Luật quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân và từ đủ 18 tuổi trở lên. LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI) Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) vào sáng 25/6. Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) có 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước. Luật Ngân sách Nhà nước quy định: Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước. Luật cũng đưa ra một số quy định cấm như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách Nhà nước; cấm thu sai quy định của các luật thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; cấm vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách; cấm sử dụng ngân sách Nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật... Luật Ngân sách có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Sáng 22/6, Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm 17 chương, 175 điều, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Luật này không quy định việc xây dựng Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Sau khi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của UBND các cấp được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, người có thẩm quyền được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới. LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Sáng 25/6, Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm 7 chương với 93 điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Luật An toàn, về sinh lao động quy định: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm
  • 10. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 8 bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Sáng 25/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trình Quốc hội thông qua gồm 10 chương, 81 điều. Luật quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này. Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI) Sáng 24/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi). Luật có 9 chương, 73 điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên Nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước. Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. LUẬT THÚ Y Chiều 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thú y. Luật gồm 7 chương, 116 điều, quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y. Đối tượng áp dụng của Luật là: Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam. Luật Thú y sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. NGHỊ QUYẾT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH MỘT LẦN Chiều 22/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc. Theo Nghị quyết này, người lao động sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.❑ T heo đó, Luật Đầu tư năm 2014 thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 với nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là các quy định về cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2005, hướng tới tháo gỡ khó khăn, hạn chế, mở ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Cụ thể, đối với Luật Đầu tư 2014, thay đổi quan trọng nhất là tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm quyền tự do đầu tư, kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà Luật không cấm thông qua việc quy định rõ về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: kinh doanh các chất ma tuý; kinh doanh các loại hoá chất, khoáng vật độc hại; mại dâm; kinh doanh mẫu vật của các loại thực vật, động vật hoang dã, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đầu tư 2014 cũng rút gọn số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện xuống còn 267 ngành, nghề, trên cơ sở bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Luật Đầu tư 2014 cũng cải cách mạnh mẽ về mặt thủ tục hành chính: bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước; đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa là 15 ngày thay cho 45 ngày như trước
  • 11. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 9 Điểm mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7 CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 1/7, LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ NHIỀU ĐIỂM MỚI THUẬN LỢI HƠN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. Luật Doanh nghiệp bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp. đây. Cùng với cải cách hành chính, Luật đã bổ sung, hoàn thiện một số quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư như: bổ sung quy định về đảm bảo nghĩa vụ thực hiện dự án của nhà đầu tư dưới hình thức ký quỹ, về giám định chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; hoàn thiện quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư, giãn tiến độ đầu tư, tạm ngừng hoạt động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;… Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước. Đối với đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Luật Đầu tư quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động vốn (bao gồm cả ngoại tệ), bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm giám sát nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để đầu tư. Ngoài ra, Luật đã bổ sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên 20.000 tỷ đồng hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đối với dự án từ 800 tỷ đồng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông: trên 400 tỷ đồng). Các dự án khác thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày. Về Luật Doanh nghiệp, cải cách liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ cần có những thông tin cơ bản về mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật. Về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp tự khai và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh mới khi có đủ điều kiện và sau đó thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày; kết hợp thủ tục đăng ký doanh nghiệp với đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội; bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả cho quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp cũng quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước và người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; bổ sung quy định về yêu cầu công khai hoá thông tin với doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước theo thông lệ quốc tế; sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn. Luật cũng xác định rõ tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập. Luật cũng cho phép các công ty linh hoạt hơn trong lựa chọn mô hình tổ chức quản trị, đồng thời bổ sung quy định tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết nhằm tăng cường mức độ bảo vệ nhà đầu tư.❑
  • 12. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 10 N hư vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 9,09%; dịch vụ ước tăng 5,9%. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, tốc độ tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm nay đạt cao cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng cao. Về tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng 6 tháng đầu năm ước đạt 9,09%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm từ 2011 trở lại đây. Trong đó, công nghiệp tăng 9,53%; xây dựng tăng 6,6%. Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, c hỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tăng 9,6%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Đáng chú ý là sự phục hồi mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với chỉ số IIP tăng 10%; tiếp đến là ngành khai khoáng, IIP tăng 8,2%; riêng về sản lượng dầu thô khai thác trong nước 6 tháng đầu năm ước đạt 8,38 triệu tấn, tăng 830 nghìn tấn (tăng 11%) so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2,36 %, thấp hơn mức tăng 2,96% của cùng kỳ năm 2014; trong đó nông nghiệp tăng 1,9%; thủy sản tăng 3,3%; lâm nghiệp tăng 8,07%. Trong 3 ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, chỉ có lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng chỉ chiếm 2,6% giá trị sản xuất của toàn ngành; trong khi nông nghiệp và thủy sản đều tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trong khu vực dịch vụ, mặc dù còn có những khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn cùng kỳ năm trước; tăng trưởng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 5,9%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng lớn có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước như thương mại tăng 8,35%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, một số ngành vẫn gặp khó khăn với mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ như vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú, ăn uống; đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục giảm sút so với cùng kỳ năm trước.❑ GDP tăng trưởng cao nhất trong 5 năm NGÀY 29/6, TẠI PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 6/2015, BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÙI QUANG VINH CHO BIẾT, TĂNG TRƯỞNG GDP QUÝ II/2015 ĐẠT MỨC CAO NHẤT TRONG 5 NĂM QUA. THEO ĐÓ, TỐC ĐỘ TĂNG GDP CẢ NƯỚC QUÝ II ƯỚC ĐẠT 6,44%, CAO HƠN MỨC TĂNG 6,08% CỦA QUÝ I VÀ CAO HƠN MỨC TĂNG CÙNG KỲ 5 NĂM TRƯỚC. Trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%. Người nước ngoài được mua nhà Luật Nhà ở sửa đổi với những điều kiện nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu bất động sản dễ dàng hơn sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Cụ thể, đối tượng áp dụng gồm tổ chức, cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Kinh doanh bất động sản phải có vốn trên 20 tỷ đồng Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 bổ sung thêm nhiều quy định mới về phạm vi kinh doanh bất động sản. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp định cũng được nâng từ 6 tỷ đồng lên mức 20 tỷ đồng. Điểm đáng lưu ý, Luật kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Bổ sung quy định, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu bên bán, bên cho thuê mua cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng dự án, việc sử dụng tiền ứng trước và kiểm tra thực tế tại công trình.
  • 13. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 11 DOANH NGHIỆP “DỄ THỞ” hơn với hàng loạt quy định mới từ 1/7 Nhiều Luật đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều hạn chế, bất cập cho cộng đồng doanh nghiệp. HÀNG LOẠT LUẬT CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ 1/7 TỚI NHƯ LUẬT NHÀ Ở, LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, LUẬT DOANH NGHIỆP,... ĐƯỢC KỲ VỌNG SẼ THÁO GỠ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP, TIẾP TỤC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH THUẬN LỢI, PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ. Tự do kinh doanh ngành nghề luật không cấm Nội dung thay đổi lớn nhất của Luật Đầu tư là quy định về cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo đó, ngoài 6 ngành nghề cấm và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được từ do kinh doanh những ngành nghề khác mà luật không cấm thay vì chỉ được kinh doanh những gì nhà nước cho phép như trước đây. Luật cũng quy định thêm các đối tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên... Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản phẩm tiết kiêm năng lượng; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô… Luật Đầu tư cũng bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước; đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà thầu nước ngoài (từ 45 ngày theo Luật Đầu tư 2005 xuống còn 15 ngày). Bỏ nhiều thủ tục rối rắm Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm mới nổi bật, đáng chú ý nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo quy định mới, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Luật cũng cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần... Đồng thời, bãi bỏ nhiều điều khoản đã được chứng minh là hiệu quả thực thi rất thấp, như việc đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ công ty cổ phần, hoặc bãi bỏ việc gây cản trở cho hoạt động của Doanh nghiệp như cấm một người đã làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty khác. Quy định rõ quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng của Luật gồm 4 nhóm là: Đại diện chủ sở hữu nhà nước; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.❑
  • 14. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 12 Bảo đảm quyền tự do đầu tư Thay đổi quan trọng nhất của Luật Đầu tư 2014 là việc tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư và đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trên cơ sở rà soát, loại bỏ các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh trùng lặp theo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, Luật Đầu tư 2014 quy định 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật độc hại; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Trên cơ sở rà soát 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đầu tư 2014 đã quy định cụ thể danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo nguyên tắc: bãi bỏ các ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ đối với nhà đầu tư; sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm; cập nhật, chuẩn xác tên gọi và hệ thống một số ngành, nghề nhằm phản ánh chính xác, minh bạch các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Luật đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước (Điều 36), đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây (Điều 37). Một điểm đáng chú ý nữa là việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo hướng này, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước. Luật cũng đã hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô trên 20.000 tỷ đồng hoặc cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đối với dự án từ 800 tỷ đồng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông: trên 400 tỷ đồng). Các dự án khác thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày. Đăng ký doanh nghiệp: Không quá 3 ngày Luật mới ban hành đã thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp 2013, giảm rủi ro và tăng tính chủ động, nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không bao gồm thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ có những thông tin cơ bản như mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông tin về người đại diện theo pháp luật. Thông tin về ngành nghề kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh mới khi có đủ điều kiện và sau đó, thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho quá trình gia nhập thị trường, Luật Doanh nghiệp đã có nhiều cải cách quan trọng, như: bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa không quá 3 ngày; kết hợp đồng thời các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội; thay đổi phương thức quản lý và bãi bỏ thủ tục về đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp (nội dung, hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở đảm bảo con dấu có hai nội dung tối thiểu là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp).❑ Từ ngày 1/7, đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/7/2015, NGÀY 25/6, TẠI TPHCM ĐÃ DIỄN RA HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG HAI BỘ LUẬT NÀY. Hơn 250 doanh nghiệp đã tham dự hội nghị để cập nhật những thông tin từ 2 bộ luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Ngày 26/11/2014,tạikỳhọp thứ7,Quốchộiđãthôngqua LuậtĐầutư2014vàLuậtDoanhnghiệp 2014,cảhaiLuậtsẽcóhiệulựckểtừngày 01/7/2015.LuậtĐầutưnăm2014thaythếcho LuậtĐầutưnăm2005vớinhiềuthayđổiquan trọng,đặcbiệtlàcácquyđịnhvềcấmđầutư,đầutư cóđiềukiệnvàcảicáchthủtụchànhchínhvềđầu tư.LuậtDoanhnghiệp2014cónhiềuđiểmmớiso vớiLuậtDoanhnghiệp2005,hướngtớitháogỡ nhiềukhókhăn,hạnchế,mởramôitrường kinhdoanhthuậnlợihơnchodoanh nghiệp,phùhợpvớixuhướng chungcủathếgiới.
  • 15. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 TIN KINH TẾ VIỆT NAM 13 Không thể du di Trong văn bản Rà soát điều kiện kinh doanh (ĐKKD) triển khai thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đề nghị thành lập Tổ công tác nhằm giám sát và thực thi đầy đủ các thay đổi đột phá của hai luật. Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố phải nghiên cứu, hiểu rõ những đổi mới cơ bản của Luật DN, Luật Đầu tư; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành các quy định về ĐKKD. Không phải ngẫu nhiên, Bộ trưởng Vinh phải có báo cáo riêng về vấn đề này. Ngay trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc tới tình trạng một số bộ vẫn tiếp tục soạn thảo, ban hành các thông tư, trong đó quy định về ĐKKD. Ví dụ điển hình là Bộ Xây dựng đang soạn thảo Thông tư quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản... Không ít nội dung của dự thảo Thông tư nói trên, nếu được ban hành sẽ trái thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Luật Đầu tư 2014 đã xác định danh mục 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Sẽ không có cửa để các bộ, ngành bổ sung thêm ngành nghề có điều kiện nào nếu không có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cơ chế sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới. Nhưng, có vẻ các bộ, ngành này chưa nắm bắt rõ quy định của Luật Đầu tư 2014 về việc họ không có thẩm quyền ban hành quy định về ĐKKD. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay, số lượng ĐKKD đang quy định tại các thông tư, quyết định của các bộ đang chiếm quá nửa tổng số ĐKKD hiện hành. Cụ thể, trong số 5.826 điều kiện đầu tư, kinh doanh, có 2.833 điều kiện hiện quy định tại các thông tư, quyết định. Theo Luật Đầu tư 2014, chúng sẽ đương nhiên hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. Thực thi theo luật Chỉ còn 2 ngày nữa là Luật Đầu tư và Luật DN 2014 có hiệu lực, nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Rõ ràng, lo ngại của DN về tính khả thi của các điều luật chưa thể thuyên giảm. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, các dự thảo Nghị định đã hoàn tất và trình Chính phủ xem xét. Nhưng phần lớn quy định của Luật Đầu tư và Luật DN đã rõ ràng và có thể thực hiện ngay. “Văn bản hướng dẫn sẽ quy định biểu mẫu và làm rõ hơn một số nội dung của luật. Riêng quy định về ĐKKD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực làm việc để bảo đảm ngày 1/7/2015, tất cả điều kiện này sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN”, ông Tuấn cho biết. Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập hợp, phân loại ĐKKD trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền; đồng thời, nghiêm túc bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về ĐKKD không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư, Luật DN. Cùng với đó, hệ thống đăng ký kinh doanh theo Luật DN 2014 đã sẵn sàng triển khai. Từ ngày 1/7, DN sẽ chỉ mất khoảng 3 ngày để đăng ký thành lập mới, không phải hỏi ý kiến nếu đăng ký ngành nghề chưa có tên trong các danh mục.❑ HẾTCỬALÁCHLUẬT về điềukiệnkinhdoanh TỪ NGÀY 1/7/2015, CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN NGAY, KỂ CẢ KHI CHƯA CÓ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến tháng 4/2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD. Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư), Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư). Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Vê-nê-du-ê-la với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Pê-ru với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác như An-giê-ri, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Hoa Kỳ… Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng là nhiều nhất (111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 34% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 18% tổng vốn đầu tư là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh. Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.❑ Tình hình doanh nghiệpViệt Nam đầu tư ra nước ngoài tính đến tháng 4/2015
  • 16. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 31 - Tháng 5+6/2015 KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN 14 T hủ tướng cũng dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady- Chao Phraya-Mekong lần thứ 6 (ACMECS-6). Ngay trong chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại HNCC CLMV-7. Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ truyền thống, láng giềng hữu nghị và cùng có lợi giữa các nước CLMV và thúc đẩy hơn nữa hợp tác CLMV vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Hội nghị đã tập trung rà soát tình hình hợp tác trong hai năm qua và thảo luận phương hướng hợp tác trong giai đoạn tới. Các nhà Lãnh đạo đánh giá cao những kết quả đạt được trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và đóng góp tích cực cho tiến trình hình thành Cộng đồngASEAN vào cuối năm nay. Hội nghị đánh giá cao chương trình học bổng hàng năm mà Việt Nam dành cho học sinh các nước Campuchia, Lào và Myanmar và đề nghị Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình này trong những năm tới. Về định hướng hợp tác tương lai, các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Chương trình hành động CLMV trong lĩnh vực kinh tế thương mại cho các năm tới; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương, mở rộng việc thực hiện mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng tại các cửa khẩu quốc tế giữa các nước; phát huy tối đa tiềm năng của các hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành lang kinh tế phía Nam; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng; xây dựng tiểu vùng CLVM thành một điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Hội nghị cũng đề nghị các nước ASEAN và các đối tác phát triển cùng tham gia thực hiện các dự án phát triển trong khuôn khổ CLMV. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá chặng đường hơn 10 năm qua, Hợp tác CLMV đã đạt kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, du lịch, hải quan, kết nối giao thông và các hành lang kinh tế…, góp phần quan trọng hỗ trợ các nước thành viên hội nhập kinh tế quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực ngày càng mạnh mẽ, việc tăng cường hợp tác giữa bốn nước láng giềng gần gũi là phù hợp với xu thế chung, mang lại lợi ích cho Hợp tác CLMV và từng quốc gia thành viên, thúc đẩy tiến trình hội nhập ASEAN. Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác CLMV và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa bốn nước vì lợi ích của từng quốc gia và sự thịnh vượng chung của cả khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ưu tiên hàng đầu của hợp tác CLMV là nâng cao năng lực cạnh tranh. “Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN và dịch chuyển cơ cấu của các nền kinh tế lớn trong khu vực mở ra không gian phát triển rộng lớn với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Nằm trên giao lộ kết nối giữa Đông Nam Á với các thị trường rộng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, với lực lượng lao động ở độ tuổi vàng, nguồn tài nguyên dồi dào và qui mô thị trường gần 170 triệu dân, các nước CLMV có tiềm năng lớn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và trở thành một động lực tăng trưởng mới của ASEAN. Để khai thác tốt cơ hội này, điều quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế CLMV”. Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị CLMV: Trước hết cần tăng cường kết nối về chính sách và hạ tầng cơ sở. Cụ thể là sớm chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành Cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra CƠ HỘI và THÁCH THỨC NHẬN LỜI MỜI CỦA TỔNG THỐNG MYANMAR THAIN SEIN, TRƯA NGÀY 22/6/2015, THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN THỦ ĐÔ NAY PYI TAW THAM DỰ HỘI NGHỊ CẤP CAO (HNCC) HỢP TÁC CAMPUCHIA-LÀO- MYANMAR-VIỆT NAM LẦN THỨ 7 (CLMV-7). Thủ tướng và những người đồng cấp tại HNCC CLMV-7.