SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
Email: luanvan84@gmail.com                 1               http://luanvan.forumvi.com



                                    LỜI NÓI ĐẦU

       Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà
nước, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cùng
sản xuất, cạnh tranh và hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Các doanh nghiệp đều hoạt
động vì mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận, bởi đó là điều kiện cơ bản để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.

        Nhà nước ta đã chủ trương phân chia nền kinh tế thành nhiều thành phần hoạt
động theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Trong
nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển phải có những phương án kinh doanh tối ưu nhất cho việc sản xuất.
Nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.

       Khi quyết định lựa chọn một phương án trước hết doanh nghiệp phải tính đến
lượng chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất và kết qủa mang lại như thế nào để bù đắp
những chi phí ấy. Mặt khác doanh nghiệp phải quản lý các chi phí sản xuất chặt chẽ, tính
toán chính xác giá thành sản phẩm. Đây là một yêu cầu cần thiết và luôn là một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.

      Ở một đơn vị trực thuộc Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera như nhà máy gốm
xây dựng Phú Xuyên khi mới được thành lập và đi vào cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước như hiện nay thì việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng
được coi là rất cần thiết.

       Nhận thức được vấn đề này trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã
chọn để tìm hiểu quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhà máy gốm
xây dựng Phú Xuyên _Viglacera làm đề tài thực tập. Để em hiểu rõ thêm về quá trình lý
thuyết đã được học trên lớp và thực tế của Nhà máy về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.

        Qua sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Đức Hùng và các giảng
viên bộ môn kế toán trường CĐ_ QTKD cùng với các cán bộ, nhân viên phòng Tài
chính_ kế toán Nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên _Viglacera đã hướng cho em chọn
đề tài " Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất"

       Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm:
             PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KT TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
                    TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
                    XUẤT.
§ç ThÞ Chiªn                               1                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com         2            http://luanvan.forumvi.com
             PHẦN II: THỰC TẾ CỘNG TÁC KT TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
                   TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG
                   PHÚ XUYÊN_ VIGLACERA.
            PHẦN III: NHỮNG Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
                    HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
                    TẠI NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ XUYÊN _VIGLACERA .

            Với kiến thức, trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với
thực tế nên báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong sự thông cảm và đóng góp của các Thầy cô giáo, các anh chị Phòng Kế toán Nhà
máy Gốm xây dựng Phú Xuyên_Viglacera để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
           Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tân tình của thầy giáo và các anh chị
phòng kế toán cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô khoa kế toán trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.




                                    PHẦN I


§ ç ThÞ Chiª n                            2                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                 3                http://luanvan.forumvi.com
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT.

      I. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các
doanh nghiệp sản xuất:

        Để đảm bảo kế toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, cần quán triệt các nguyên
tắc sau:
        1. Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí:
        Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, năm, quý). Nói cách khác, chi phí
sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng
trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí
là sự dịch chuyển vốn_ chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng
tính giá ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
        2. Phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và kế
toán:
        Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nền cần thiết phải phân loại chi
phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán chi phí. phân loại chi phí là việc
sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên
thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phần loại
nào là phải dựa trên yêu cầu của công tác quản lý và kế toán.
        3. Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ
giữa chúng:
        Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản
xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh
mặt kết qủa sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh ( kỳ này hay kỳ trước chuyển
sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khôí lượng sản phẩm, dịch vụ, đã hoàn
thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản
phẩm là biểu tượng bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở
kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
        Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm:

Chi phí dở dang đầu kỳ      Chi phí phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm                                  Chi phí sản xuất dở dang cuối
                                                         kỳ
       Qua sơ đồ ta thấy:
       Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh
trong kỳ ( đã trừ các khoản ghi giảm chi phí) - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
       4. Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công
tác quản lý và kế toán:
§ ç ThÞ Chiª n                             3                               KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   4               http://luanvan.forumvi.com
        Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như
yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều
phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi một cách phân loại có một tác dụng khác nhau đối với
công tác quản lý và kế toán. Gía thành có thể được phân theo phạm vi, theo thời điểm
tính giá thành và theo nguồn số liệu.
        5. Xác định đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất, tính gía
thành sản phẩm phù hợp:
        Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi
công việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng kế toán chi phí sản
xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất
chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi
phí và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản
phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ có thể và cần thiết phải tính giá thành một đơn
vị.
        Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính
giá thành sản phẩm. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ
thống các phương pháp. Hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản
phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối
tượng tính giá thành.
        6. Xác định trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng:
        Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử
dụng.
        Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh
phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn
vị dịch vụ.
        Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan.
        Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
        Tuỳ theo phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội
dung, cách thức kế toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau.
II. Chi phí sản xuất:
        Chi phí sản xuất là biểu tượng bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động
vật hoá, cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiền hành hoạt động sản
xuất trong một thời kỳ nhất định.
        Nói cách khác, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất
bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người vào đối
tượng tính giá thành. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất có sự khác
nhau và do đó đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng như chi phí về nguyên vật
liệu (NVL), chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội (BHXH)…Các chi phí này
phát sinh trong kỳ được tập hợp, tính toán và phân bổ cho từng đối tượng tính giá.
        1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất:
        Trong sự phát sinh và phát triển của loài người đã gắn liền với quá trình sản xuất.
Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động
và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên qúa trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản
xuất hàng hoá là quá trình kết hợp giữa 3 yếu tố: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và
sức lao động. Đồng thời, qúa trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao
của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản

§ ç ThÞ Chiª n                              4                                KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   5                 http://luanvan.forumvi.com
xuất phải phân bổ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Chính vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là
tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của con người sản xuất.
        Ta cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ
được tính là chi phí của kỳ kế toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến
khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ kế
toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của
doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì.
        Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với
nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.
Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc
tiêu dùng hết cho qúa trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu
không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi
tiêu kỳ này nhưng lại tính vào chi phí kỳ sau ( chi mua NVL về nhập kho nhưng chưa sử
dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu ( chi phí
trích trước). Sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm
tính chất và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất
và yêu cầu kỹ thuật kế toán chúng.
        2. Phân loại chi phí sản xuất:
         Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi có nội dung công
dụng và mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất. Vì vậy, để phục vụ cho công tác
quản lý sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, có thể phân loại chi phí sản xuất
theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí sản xuất trong một doanh nghiệp
theo tiêu thức khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa đối với kế toán mà còn là tiền đề
quan trọng của việc kế hoạch hoá chi phí, kiểm tra của toàn doanh nghiệp.
        2.1. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí:
        Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản
xuất khác nhau để đưa ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi
phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở
đâu và mục đích tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là
phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
        Toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau:
        _ Yếu tố NVL: bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay
thế, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị dụng không hết
nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực)
        _ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào qúa trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
        _ Yếu tố lương và các khoản phụ lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp
mang tính chất lượng phải trả cho công nhân viên chức.
        _ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng
số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính theo chi phí.
        _ Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ
phải tính trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
        _ Yếu tố chi phí dịch vụ ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
vào sản xuất kinh doanh.

§ ç ThÞ Chiª n                              5                                KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   6                 http://luanvan.forumvi.com
        _ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản
ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
        Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi
phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu
động làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất,
lập báo cáo chi phí sản xuất trong thuyết minh báo cáo tài chính và lập dự toán chi phí
sản xuất cho kỳ sau.
        2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm:
        Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho
việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này
dựa vào công cụ của chi phí và mức phân bố chi phí theo từng đối tượng. Theo quy định
hiện hành, giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
        _ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị NVL liên quan trực
tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
        _ Chi phí nhân công trực tiếp : gồm toàn bộ tiền lương ( tiền công) và các khoản
phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho
các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT ( phần trích vào chi phí).
        _ Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm
vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí NVLvà chi phí nhân công
trực tiếp nói trên.
        _ Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
        _ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp
mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
        2.3. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí:
         Theo cách thức kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành
chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là chi phí gắn liền với các sản
phẩm được sản xuất ra hoặc được mua, còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi
tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra
hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ từ lợi nhuận của thời kỳ
mà chúng phát sinh.
        2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành, chi phí được chia thành biến phí và định phí:
        _ Biến phí ( chi phí khả biến) là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với
khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp.
Cần lưu ý các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.
        _ Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc
hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương
tiện kinh doanh…các chi phí này nếu tính cho đơn vị sản phẩm thì lại có tính biến đổi
nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
        Việc phân loại này có tác dụng rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, trong việc
phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá
thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.


§ ç ThÞ Chiª n                               6                                KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   7                 http://luanvan.forumvi.com
        2.5. Phân loại chi phí theo phương thức tập hợp chi phí sản xuất và mối
quan hệ đối với đối tượng chịu chi phí:
        Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:
        _ Chi phí trực tiếp.
        _ Chi phí gián tiếp.
        Nghiên cứu 2 loại chi phí này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế
toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý.
        2.6. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí:
        _ Chi phí đơn nhất.
        _ Chi phí tổng hợp.
        Phân loại chi phí thành chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp có tác dụng giúp cho
việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản xuất nhằm tổ chức
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp.
        3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
        Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng
của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Tổ chức kế toán quá trình sản xuất bao gồm 2
giai đoạn kế tiếp nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoan kế toán chi
tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai
đoạn công nghệ, phân xưởng…và giai đoạn tính giá thành sản phẩm.
        Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí.
Có thể nói, việc phân chia quá trình kế toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản
về giới hạn tập hợp chi phí trong kế toán chi phí sản xuất.
        Như vậy, xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập
hợp mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. trên cơ sở đối tượng
kế toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp kế toán ( tập hợp) chi phí tương ứng. Nội
dung chủ yếu của các phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác
định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi
phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp kế toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng
kế toán cho nên tên gọi của các phương pháp này là biểu tượng mà nó cần tập hợp và
phân loại chi phí.
        III. Giá thành sản phẩm:
        Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị
sản phẩm ( công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
        Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động
sản xuất, cụ thể là kết qủa sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá
trình sản xuất. Đồng thời, giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác
định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
        1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm:
        Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá
trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản
xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị
thực của các tư liệu sản xuất dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có
liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan,
không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong gía thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ

§ ç ThÞ Chiª n                              7                                KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   8              http://luanvan.forumvi.com
các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực
hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
       2. Phân loại giá thành:
       Để giúp đỡ cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu
cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán phân loại giá thành theo 2 cách chủ yếu sau:
       2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính toán giá thành:
       Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại :
       _ Giá thành kế hoạch.
       _ Gía thành định mức.
       _ Giá thành thực tế
       Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ các loại giá thành trên có ý nghĩa khác nhau ở
từng góc độ quản lý, cũng như việc tính toán xác định chúng xuất phát từ cơ sở số liệu
riêng và vào thời điểm khác nhau. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, còn giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp trong sản
xuất, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật doanh nghiệp đã áp
dụng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song chỉ tiêu quan trọng nhất đòi hỏi phải có
sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp đó là giá thành thực tế. Đây là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử
dụng các giải pháp kinh tế_ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, là cơ sở để xác định kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
       2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí:
       Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
       _ Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng ) là chỉ tiêu phản ánh tất
cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi
phân xưởng sản xuất như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung tính cho những sản phẩm là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp
ở các doanh nghiệp sản xuất.
       _ Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ
tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sản phẩm được tính theo công thức:

 Giá thành toàn bộ        Giá thành sản xuất        Chi phí           Chi phí quản lý
                      =                        +               +
  của sản phẩm              của sản phẩm           bán hàng            doanh nghiệp
       Giá thành toàn bộ của sản phẩm ( công việc, lao vụ) được tiêu thụ. giá thành toàn
bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp.
       Qua cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh
doanh ( lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy
nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và
chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn
mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
       3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
       3.1. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm:
       Vì sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong kế toán chi phí sản xuất
và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc kế toán quá trình sản
xuất cần phải phân thành 2 giai đoạn: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và
giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng

§ ç ThÞ Chiª n                             8                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                  9                http://luanvan.forumvi.com
tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ, nhất
định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị sản phẩm.
        Cần phân biệt được đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
( giản đơn hay phức tạp) vào loại hình sản xuất ( đơn chiếc, hàng loạt) vào yêu cầu trình
độ quản lý tổ chức kinh doanh ( cao, thấp).
        3.2. Xác định phương pháp tính gia thành sản phẩm:
        – Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này
được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt
hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện,
nước, các doanh nghiệp khai thác. Đối tượng kế toán là từng loại sản phẩm dịch vụ. Giá
thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí
sản xuất sản phẩm cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so
với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
        – Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản
xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá
thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết
sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành
phẩm:

                       Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn
        – Phương pháp hệ số: phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp
mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng cùng một thứ nguyên liệu và một
lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không
tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản
xuất.
        – Phương pháp tỷ lệ chi phí: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản
phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế
tạo ( dụng cụ, phụ tùng)… để giảm bớt khối lượng kế toán, kế toán thường tiến hành tập
hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ cào tỷ lệ chi phí giữa chi phí
sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra gía
thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại.

 Giá thành thực tế đơn vị            Giá thành kế hoạch ( hoặc định mức)           Tỷ lệ
   sản phẩm từng loại                     đơn vị sản phẩm từng loại               chi phí
                              =                                               *


Tỷ lệ chi                Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
phí         =                                                                  * 100
                  Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức ) của tất cả sản
                                          phẩm
       – Phương pháp loại từ giá trị sản phẩm phụ: đối với các doanh nghiệp mà trong
cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được
những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản
phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác
định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…
§ ç ThÞ Chiª n                             9                                 KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                  10               http://luanvan.forumvi.com
       4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh
nghiệp chủ yếu:
       4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn:
       Thường là những doanh nghiệp sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối
lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể như
các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản…Do số lượng mặt hàng ít nên đối
tượng kế toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất
được mở 1 sổ ( hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất. Việc tính giá thành thường được tiến
hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp.
       4.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
       Đối với doanh nghiệp này thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt
hàng cụ thể. Đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
       Đặc điểm của việc kế toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí
phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng , không kể số lượng sản phẩm của
đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Việc tính giá
thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ
tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với đơn đặt hàng đến kỳ báo
cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản
phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi
phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng và
giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia
cho số lượng sản phẩm trong đơn.
       4.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ:
       Sản xuất kinh doanh phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh . sản phẩm , lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các
nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ
giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp.
       – Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh
doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể. Chi phí sản xuất được tập
hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản
phẩm của từng bộ phận được tính theo phương pháp trực tiếp.
       – Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh
doanh phụ. Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng
có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp giá thành sau :
       + Phương pháp đại số: là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số
để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng.
       + Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo gía thành ban đầu: theo phương pháp này,
trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác
định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất
phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo gía thành đơn vị mới:

Giá thành     Tổng chi            Giá trị lao vụ nhận của     Giá trị lao vụ phục vụ cho bộ
đơn vị mới = phí ban đầu +        bộ phận sản xuất phụ      - phận sản xuất phục vụ khác
                                            khác
Hoặc:


§ ç ThÞ Chiª n                            10                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                         11         http://luanvan.forumvi.com
                 Sản lượng              Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác và sản
              =            -
                  ban đầu                         lượng tiêu dùng nội bộ ( nếu có)

         + Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo gía thành kế hoạch: trình tự tính gía thành
 tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành
 đơn vị kế hoạch để tính gía trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh
 doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn
 vị mới.
         4.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán định mức:
         Trên cơ sở hệ thống mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi
 phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng sản phẩm. Đồng
 thời, kế toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong qúa trình
 sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại:
 theo định mức, theo chênh lệch do thay đổi định mức, theo chênh lệch so với định mức.
 Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách:

 Giá thành thực tế          Giá thành định          +     Chênh lệch do thay              Chênh lệch so
                   =                                -                              +
    sản phẩm                mức sản phẩm                    đổi định mức           -      với định mức

        4.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục:
        – Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những đơn vị sản xuất theo quy trình phức tạp.
 Qúa trình sản xuất bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, công việc được sắp xếp kế tiếp
 nhau theo một trình tự nhất định. Bán thành phẩm của khâu hay bước công việc trước sẽ
 là nguyên vật liệu chế biến ở các khâu hay bước công việc tiếp theo.
        – Đối tượng tập hợp chi phí: theo từng phân xưởng, khâu, bước công việc.
        – Đối tượng tính giá thành: là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm.
        – Nội dung:

        + Tính giá thành phân bước có tính giá bán thành phẩm: phương pháp này áp
 dụng trong những đơn vị mà bán thành phẩm có thể được bán ra ngoài hoặc yêu cầu về
 kế toán nội bộ đòi hỏi cao.
        Cách tính:

Chi phí NVL               Chi phí chế                   Giá trị sản phẩm               Giá trị bán thành
                  +                         -                              =
chính bước 1              biến bước 1                   dở dang bước 1                  phẩm bước 1
    Giá trị bán               Chi phí chế               Giá trị sản phẩm dở                Giá trị bán thành
   thành phẩm         +      biến bước 2        -          dang bước 2      =               phẩm bước 2
     bước 1

    Giá trị bán         Chi phí chế                 Giá trị sản phẩm                        Giá trị bán thành
   thành phẩm         + biến bước n         -       dở dang bước n         =                 phẩm bước n
     bước n-1
                                                                               =           Tổng giá thành




 § ç ThÞ Chiª n                                     11                                     KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com               12              http://luanvan.forumvi.com
       + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm: phương
pháp này áp dụng trong các đơn vị kế toán nội bộ không cao và bán thành phẩm không
được bán ra ngoài.
       Cách tính:

Chi phí NVL    Chi phí chế Chi phí chế                   Chi phí chế
chính bước 1   biến bước 1 biến bước 2                   biến bước n
                                                      +.                       Giá thành
nằm trong    + nằm trong + nằm trong                      nằm trong      =
                                                    .+                         sản phẩm
sản phẩm        sản phẩm    sản phẩm                      sản phẩm
hoàn thành     hoàn thành  hoàn thành                    hoàn thành

        5. Kết luận chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất:
        Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn
được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chúng phản ánh hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là
tiền đề tiến hành kế toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất sản phẩm
( công việc, lao vụ) trong doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất trở thành mục
tiêu phấn đấu và đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh
nghiệp. Đứng trên góc độ quản lý, muốn tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm,
người quản lý cần biết nguồn gốc của chi phí, nội dung cấu thành của chi phí trong giá
thành, tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí sản xuất và lựa chọn phương pháp tính giá
thành hợp lý. Để đạt được mục đích có ý nghĩa to lớn như trên đòi hỏi các doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đó là
khâu then chốt mà doanh nghiệp phải tập trung quản lý và không ngừng hoàn thiện.
        IV. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
        1. Chi phí NVL trực tiếp:
        Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí và NVL chính, vật liệu phụ, nửa thành
phẩm mua ngoài…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ, lao vụ của các ngành. Việc tổ chức quản lý chi phí NVL trực tiếp thường dựa
vào định mức chi phí đã được xây dựng.
        Trong trường hợp NVL liên quan đến nhiều đối tượng thì phải lựa chon tiêu thức
phân bổ chung cho các đối tượng liên quan theo công thức:
        Công thức:

 Chi phí vật liệu phân bổ             Tổng tiêu thức phân bổ            tỷ lệ ( hệ số )
                               =                                 *
   cho từng đối tượng                   của từng đối tượng                 phân bổ
Trong đó:

                                           Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ   =
                             Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

       Để tính toán tập hợp chính xác chi phí NVL trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra
xác định số NVL đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi (
nếu có), để loại ra khỏi chi phí về NVL trực tiếp trong kỳ:
       Công thức:

§ ç ThÞ Chiª n                            12                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   13                http://luanvan.forumvi.com

  Chi phí NVL trực      Giá trị NVL xuất    Giá trị NVL còn lại    Giá trị phế liệu
                      =                  -                      -
tiếp thực tế trong kỳ   đưa vào sử dụng    cuối kỳ chưa sử dụng   thu hồi (nếu có)
        Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: kế toán sử dụng tài khoản 621 " chi
phí NVL trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng
đối tượng kế toán chi phí.
        2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
        Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả, phải thanh toan
cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao
gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, trích
BHXH, BHYT, KPCĐ…theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
        Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 " chi phí
nhân công trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo
từng đối tượng kế toán chi phí.
        3. Kế toán các chi phí trả trước:
        Chi phí trả trước ( còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã
phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính
cho 2 hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá
lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác động tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế
toán. Xu hướng của các nhà kế toán hiện nay là những chi phí trả trước nào chỉ liên quan
đến một năm tài chính thì kết chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh mà không cần
phân bổ ( trừ một số khoản như giá trị bao bì luân chuyển xuất dùng hay giá trị đồ dùng
xuất cho thuê…), còn đối với những khoản chi phí trả trước liên quan đến từ 2 năm tài
chính trở lên thì đưa vào chi phí trả trước dài hạn. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm
các khoản sau:
        _ Giá trị công cụ, dụng cụ, nhỏ xuất dụng thuộc loại phân bổ nhiều lần.
        _ Gía trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.
        _ Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh…trả trước.
        _ Gía trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng.
        _ Dịch vụ mua ngoài trả trước ( điện, diện thoại, vệ sinh…)
        _ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển ( với doanh
nghiệp có kỳ kinh doanh dài)
        _ Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông,bến
bãi…
        _ Lãi tiền vay trả trước.
        _ Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế…( giá trị chưa tính vào
TSCĐ vô hình)…
        Để tập hợp các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng các tài khoản sau:
        Tài khoản 142:" chi phí trả trước". tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí trả
trước, thực tế đã phát sinh chỉ liên quan đến 1 năm tài chính cần phải phân bổ dần.
        Tài khoản 242:" chi phí trả trước dài hạn". Chi phí trả trước dài hạn là những chi
phí thực tế phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều
niên độ kế toán, do vậy cần phân bổ cho các niên độ có liên quan.
        4. Kế toán chi phí phải trả:
        Chi phí phải trả ( còn gọi là chi phí trích trước) là những chi phí thực tế chưa phát
sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ kế toán. Đây là những khoản chi phí trong

§ ç ThÞ Chiª n                               13                               KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   14               http://luanvan.forumvi.com
kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi
phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm,
lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này
phát sinh. Xu hướng của các nhà kế toán là những khoản chi phí này phải trả nếu chỉ liên
quan đến 1 niên độ kế toán thì không cần phải trích trước. Ngược lại những khoản chi
phí trả trước có liên quan đến từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để
trích trước. Thuộc chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm:
        _ Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch.
        _ Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch.
        _ Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch.
        _ Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
        _ Tiền thuê TSCĐ, mặt hàng kinh doanh, dụng cụ, công cụ chưa trả.
        _ Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp.
        _ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
        Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 " chi phí
phải trả".
        5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
        5.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng:
        Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc
điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…Tuỳ
theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại:
        _ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ
thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
        _ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật
không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
        Cả 2 loại sản phẩm hỏng nói trên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định
mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự
kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là những
sản phẩm hỏng được coi là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí
trong những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất sản phẩm chính.
        5.2. Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất:
        Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan
( thiên tai, dịch họa, thiếu nguyên vật liệu…), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số
khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo
dưỡng…Các khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngưng sản
xuất. Với những khoản chi này theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản
335 " chi phí phải trả". Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong
thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 " chi
tiết thiệt hại về ngừng sản xuất". Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi ( nếu có do bồi
thường) gía trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay
trừ vào quỹ dự phòng tài chính…
        6. Kế toán chi phí sản xuất chung:
        Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi
phí sản xuất ngoài 2 khoản NVL trực tiếp và NVL trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng,
đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu
hao TSCĐ…


§ ç ThÞ Chiª n                             14                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   15               http://luanvan.forumvi.com
       Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó
mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để
phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là:
       – Phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp.
       – Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp.
       – Phân bổ theo chi phí tiền công và chi phí vật liệu trực tiếp.
       – Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung.
       Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "
chi phí sản xuất chung" và mở 6 tài khoản cấp 2.
              627.1: chi phí nhân viên phân xưởng.
              627.2: chi phí vật liêu phân xưởng.
              627.3: chi phí dụng cụ sản xuất.
              627.4: chi phí khấu hao TSCĐ.
              627.7: chi phí dịch vụ mua ngoài.
              627.8: chi phí khác bằng tiền.

      7. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh gía sản phẩm dở dang:
      7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính:
      Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến dở dang được tính hết cho thành
phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính:

       Công thức:

                                Số lượng SPDD cuối kỳ
 Giá trị vật liệu                                                      Toàn bộ giá trị
  chính trong          =                                       *       vật liệu chính
                        Số lượng thành           Số lượng
     SPDD                                 +                              xuất dùng
                             phẩm                 SPDD
7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương
 đương:
        Theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở
dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền
lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên
áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số
thực tế đã dùng.

Công thức:


  Giá trị vật            Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi)          Toàn bộ giá
  liệu chính          Số lượng thành         Số lượng sản SPDD           trị vật liệu
                    =                                                 *
  nằm trong                phẩm       +        (không quy đổi)          chính xuất
    SPDD                                                                     dùng




§ ç ThÞ Chiª n                            15                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com          16                http://luanvan.forumvi.com
                   Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
  Chi phí chế                                                          Tổng chi
biến nằm trong                                                          phí chế
                =                                                  *
  SPDD(theo                                                            biến từng
                   Sốlượng thành    Số lượng SPDD quy đổi ra
   từng loại)                     +                                       loại
                        phẩm                thành phẩm

       7.3. Đánh gía sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
       Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của
phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang
đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
       Công thức:

 Giá trị sản phẩm dở dang           Giá trị NVL chính nằm            50% chi phí chế
                              =                                +
     chưa hoàn thành               trong sản phẩm dở dang                 biến

        7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hoặc theo chi phí
trực tiếp:
        Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL
trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ( NVL và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi
phí khác.
        7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
        Căn cứ vào định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước,
các công việc trong qua trình chế tạo sản phẩm để xác định gía trị sản phẩm dở dang.
        Ngoài ra, người ta còn áp các phương pháp khác để xác định gía trị sản phẩm dở
dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp theo chi phí vật liệu
chính…
        V. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
        1. Kế toán chi phí NVL:
        Vì đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất
khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy để phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần
theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng.
        Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử
dụng tài khoản 621 " chi phí NVL trực tiếp".
        2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
        Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ
giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631
theo từng đối tượng.
        3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
        Toàn bộ chi phí sản xuất chung tập hop vào tài khoản 627 và được chi tiết theo
từng tiểu khoản tương ứng.
        4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang:
        Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài
khoản 631 " giá thành sản xuất". Tài khoản này được kế toán chi tiết theo địa điểm phát

§ ç ThÞ Chiª n                            16                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                    17                http://luanvan.forumvi.com
sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm, tương tự
như tài khoản 154. Nội dung phản ánh của tài khoản 631 việc kiểm kê và đánh giá sản
phẩm dở dang theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng giống như phương pháp kê khai
thường xuyên.
        VI. Các hình thức kế toán và hệ thống sơ đồ sổ sách kế toán:
        1. Hình thức nhật ký chung:
        Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp đã được trang bị các phương tiện kỹ thuật
tính toán và xử lý thông tin ở mức độ cao, áp dụng hình thức kế toán này kế toán mở các
sổ như: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết chi phí trả trước, sổ chi phí sản
xuất, chi phí phải trả và các sổ chi tiết thanh toán…
        Sổ kế toán căn cứ căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự
thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó để làm căn cứ ghi vào sổ
cái.
        Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhiệm vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật
ký chung theo trình tự thời gian.




Tr × nh tù h ¹ ch to¸ theo h × nh thøc nhË k ý chung
                    n                     t

                               Chứng từ gốc

      Sổ nhật                 Nhật ký chung                    Thẻ và sổ
      ký đặc                                                    kế toán
        biệt                                                    chi tiế t

                                                               Bảng tổng
                                    Sổ cái
                                                                hợp chi
                                                                 tiế t
                              Bảng cân đối số
                                phát sinh
                           Báo cáo tài chính
              : Ghi hàng ngày
              : Ghi cuối tháng
              : Đối chiếu

        2. Hình thức chứng từ ghi sổ:
        Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp vừa ( các HTX, công ty cổ
phần…) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tương đối lớn. Hình thức này rất dễ
xử lý trong các đơn vị thực hiện điện toán hoá kế toán.


§ç ThÞ Chiªn                                 17                               KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                18               http://luanvan.forumvi.com
        Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng
nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng
hợp.




Tr× nh tù h¹ ch to¸n theo h× nh thøc chøng tõ ghi sæ

                                    Chứng từ gốc


       Sổ quỹ                            Bảng tổng hợp                  Thẻ và sổ kế
                                          chứng từ gốc                  toán chi tiết


     Sổ đăng ký
                                  Chứng từ ghi sổ
       CTGS

                                                                       Bảng tổng hợp
                                       Sổi cái                            chi tiết


                                 Bảng tổng hợp số
                                    phát sinh


                                 Báo cáo tài chính

             : Ghi hàng ngày
             : Ghi cuối tháng
            : Đối chiếu

      3. Hình thức Nhật ký chứng từ
    Theo hình thức này ,quá trình tập hợp chi phí sản xuất được phản ánh vào các bảng
phân bổ nguyên vật liệu- công cụ,dụng cụ và bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7.



§ç ThÞ Chiªn                              18                             KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com              19              http://luanvan.forumvi.com
      Hình thức Nhật ký chứng từ đã kết hợp trình tự ghi theo thứ tự thời gian và hệ
thống hoá theo nội dung kinh tế ngay teong cùng một quá trình ghi chép và cùng trên
một Nhật ký chứng từ.




Tr× nh tù h¹ch to¸ theo h× nh thøc nhËt kø chøng tõ
                 n

                                Chứng từ gốc và các
                                  bảng phân bổ




                                Nhật ký chứng từ
     Bảng kê                                                           Thẻ và sổ kế
                                 (từ số 1 đến 10)
 (từ số 1 đến 11)                                                      toán chi tiết




                                          Sổi cái                     Bảng tổng hợp
                                                                         chi tiết



                                Báo cáo tài chính


             : Ghi hàng ngày
             : Ghi cuối tháng
            : Đối chiếu

       4. Hình thức Nhật ký sổ cái
       Hình thức này thích hợpvới các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp
co quy mô hoạt động nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít công tác kế toán
giản đơn, các bộ phận kế toán ít người.



§ç Th Þ Chiªn                            19                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com          20            http://luanvan.forumvi.com




Tr× nh tù h¹ch to¸ theo h× nh thøc nhËt kø sæ c¸
                 n                             i



                              Chứng từ gốc




                                    Bảng tổng
     Sổ quỹ                                                     Sổ chi tiết
                                    hợp chứng
                                       từ



                                 Nhật ký
                                  Sổ cái


                              Báo cáo tài chính


           : Ghi hàng ngày
           : Ghi cuối tháng
           : Đối chiếu




§ç Th Þ Chiªn                       20                          KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                21               http://luanvan.forumvi.com




                                  PHẦN II

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG
XUYÊN VIGLACERA
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ
XUYÊN VIGLACERA
        1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy qua các giai đoạn.
        Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ đầu
tư và xây dựng của Việt Nam hiện nay cũng tăng rất mạnh đặc biệt tại các tỉnh, thành
phố lớn và đã dẫn tới nhu cầu về các sản phẩm gạch đất sét nung rất cao. Thực tế tại
Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng cho thấy trong vòng 3 năm trở lại đây tổng
công suất của các nhà máy sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynen trong tổng công ty
đã tăng từ 600 triệu viên QTC/ năm lên 1tỷ viên QTC/ năm, tuy nhiên vẫn không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường và các nhà máy đều trong tình trạng khan hàng. Nắm chắc
điểm mạnh này, qua các thời gian khảo sát và nghiên cứu về nguồn nguyên liệu, địa
điểm thị trường… Tổng giám đốc Tổng công ty cho phép công ty cơ khí và xây dựng
Viglacera đầu tư xây dựng mới Nhà máy sản xuất gạch ngói đất sét nung công suất 18
triệu viên QTC/ năm tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
        Theo công văn số 143 /TCT – KHĐT ngày 12 / 10 / 2002 lấy tên là Nhà máy
gốm xây dựng Phú Xuyên -Viglacera.
        Nhà máy gốm xây dựng-Viglacera (sau đây gọi tắt là nhà máy) là doanh nghiệp
nhà nước hạch toán phụ thuộc là đơn vị thành viên của công ty cơ khí và xây dựng
Viglacera (sau đây gọi tắt là công ty). Nhà máy trực thuộc công ty, thực hiện hạch toán
nội bộ trong Công ty, Nhà máy có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm từ
đất sét nung, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp
luật.
        Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Nhà máy đã giải quyết cho gần 200 lao động địa
phương cũng như đáp ứng được phần nào nhu cầu xây dựng hiện nay. Nằm trên địa bàn
xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Nam 30 km, cách Thanh
Trì - Hà Nội 10 km. Địa điểm đặt nhà máy liền kề với hệ thống đường giao thông vận tải
rất thuận tiện. Khu vực này nằm giữa hai trung tâm tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn là Hà
Nội và các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình…Chính vì vậy mà khả năng
mở rộng thị trường của nhà máy là rất thuận lợi.
        Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường của cả nước là các doanh nghiệp nhà
nước chuyển sang cổ phần hoá. Ngày 10 / 2 / 2005 Nhà máy đi vào cổ phần hoá các
doanh nghiệp nhà nước vẫn lấy tên là Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera.
Dự kiến đến năm 2006 Nhà máy sẽ mở rộng để tăng công suất lò TuyNen lên gấp đôi.
§ ç ThÞ Chiª n                            21                             KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   22              http://luanvan.forumvi.com
        Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, cũng
như phần lớn các doanh nghiệp khác doanh nghiệp khác. Nhà máy Gốm xây dựng Phú
Xuyên – Viglacera cũng gặp phải khó khăn nhất định đặc bịêt là nguồn vốn trong sản
xuất kinh doanh, nhưng với sự nỗ lực cùng với những thuận lợi vốn có, Nhà máy sẽ vượt
qua được những khó khăn tạm thời để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu
quả đứng vững trên thương trường.
        2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Nhà máy .
        Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, tổ chức sản xuất của Nhà
máy thép kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ, mỗi ngày Nhà máy có thể sản xuất
khoảng 50.000 viên gạch các loại QTC.
        Đặc điểm nổi bật về quy trình công nghệ sản xuất gạch là công nghệ sản xuất
hàng loạt tương đối khép kín. Nhìn chung quy trình sản xuất gạch cuả nhà máy chia làm
2 khâu: khâu chế biến tạo hình và khâu nung.
        •Khâu chế biến tạo hình: đất được xe đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã
được nghiền mịn. Hỗn hợp này theo quy đinh công nghệ gồm “các máy cán, máy xúc,
máy nhào và bàn cắt tự động” tạo thành gạch mộc. Công nhân vận chuyển gạch mộc ra
phơi ở trong nhà kính. Thời gian phụ thuộc vào thời tiết “ thường mùa hè là 3 ngày, mùa
đông là 5 – 6 ngày “. Gạch được phơI kho theo đúng tiêu chuẩn quy định đạt độ ẩm từ
10 – 15%, rồi được xếp lên các xe goòng. Trong khâu này gạch không đúng tiêu chuẩn
bị loại ra và được đưa trở lại bãi nguyên liệu ban đầu.
         - Khâu nung: Công nhân vận chuyển các xe goòng chứa gạch đã phơI đủ tiêu
chuẩn vào hầm sấy Tuynen rồi qua lò nung. Quá trình này được diễn ra liên tục, cứ một
xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa
vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, công nhân vận chuyển gạch ra bãi thành phẩm, phân
thành các thứ hạng thành phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiểu gạch, mỗi kiểu cách
nhau theo cự ly bình quân 70cm. Cuối cùng thủ kho căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm
làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
        3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Nhà máy
        Đặc điểm nổi bật trong tổ chức sản xuất kinh doanh ở Nhà máy là hình thức tổ
chức tập chung. Nhà máy được chia thành các tổ chức nhỏ phù hợp với từng công đoạn
của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Các tổ sản xuất này thực hiện công việc liên
hoàn với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục không được gián đoạn.
        Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức như sau:
        Tổ bể ủ: Có nhiệm vụ chuẩn bị đất, tưới nước ngâm ủ. Khi đất đã được ngâm ủ
xong sử dụng may xúc nhiều gầu vận chuyển qua băng tải để đưa vào máy nhào hai trục.
         Tổ than: Có nhiệm vụ cung cấp than đầy đủ, liên tục cho quá trình sản xuất. Tổ
 thực hiện nghiền mịn than sau đó thông qua máy cấp than để đưa vào máy cấp liệu
 thùng.
         Tổ tạo hình: Sau khi đất ở bế ủ qua băng tải chở đến máy nhào hai trục, sang
        máy đùn ép đùn ra gạch mộc. Tổ tạo hình có nhiệm vụ cắt, bắt gạch mang ra sân
        phơi.
          Tổ phơi: Có nhiệm vụ phơi đảo gạch, đảm bảo cho gạch phơi khô đáp ứng đủ
tiêu chuẩn.
          Tổ vận chuyển: Có nhiệm vụ bán thành phẩm vào lò nung.
          Tổ xếp goòng: Có nhiệm vụ xếp gạch lên các xe goòng.
          Tổ đốt: Có nhiệm vụ phân loại gạch theo từng thứ hạng phẩm cấp: A1, A2, A3
        khi gạch đã chín.

§ ç ThÞ Chiª n                            22                             KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                 23               http://luanvan.forumvi.com
       Tổ vận hành máy: Làm nhiệm vụ vận hành máy, sửa chữa bảo dưỡng máy.
       Tổ bốc xếp: Làm nhiệm vụ bốc sản phẩm lên xe ôtô cho khách mua hàng.
       4. Tổ chức công tác quản lý tại Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên -
Viglacera
       Nhà máy thực hiện theo mô hình quản lý tập chung, đứng đầu là giám đốc nhà
máy nhưng chưa có sự phân công trách nhiệm cho phó giám đốc theo dõi các mặt của
các phòng ban chuyên môn:
       -Giám đốc nhà máy do Tổng giám đốc công ty quyết định điều động, bổ nhận,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc nhà máy.
       -Trưởng ban kế hoạch – kĩ thuật và trưởng ban kế toán thông kê, các giám đốc
phân xưởng do giám đốc công ty quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỉ luật,kế toán thông kê và quản đốc phân xưởng giúp giám đốc nhà máy thực
hiện nhiệm vụ quản lí công tác kế hoạch kĩ thuật, tàI chính kế toán, sản suất kinh doanh
của nhà máy co các quyền và nhiệm vụ theo quy định của công ty, theo quy định của
pháp luật.
       -Bộ phận nghiệp vụ của nhà máy có chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc
trong quản lí và điều hành công việc gồm 4 ban sau:
                      +Ban kế hoạch thống kê
                      +Ban kê hoạch kĩ thuật và chuyển giao công nghệ
                      +Ban tổ chức hành chính
                      +Ban kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
       -Các phân xưởng: phân xưởng chế biến và cơ điện, phân xưởng nung là đơn vị
sản xuất thuộc nhà máy có nhiệm vụ thực hiên xây dựng kế hoạch sản xuất các loại sản
phẩm vật liệu từ đất sét nung và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.




§ ç ThÞ Chiª n                            23                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                 24                http://luanvan.forumvi.com

            SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
                                    GIÁM ĐỐC


      Phòng              Phòng            Phòng                       Phòng
     Tài chính           Tổ chức         Kế hoạch                    Kỹ thuật
        kế                hành             kinh                       công
       toán               chính Quản đốc doanh                         nghệ
                               phân xưởng


                 Quản đốc                                Thống kê

                  Tổ sản xuất                             Tổ sản xuất

        5. Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên –
Viglacera
        Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera chịu trách nhiệm trước cơ quan
chủ quản là Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera và trước Nhà nước về quá trình hạch
toán sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy các phần hành kế toán ở nhà máy được
thực hiện đầy đủ và bố trí cho phù hợp với yêu cầu công tác và số lượng nhân viên kế
toán. Hiện nay tại phòng tài chính nhà máy có 6 người, công việc được bố trí như sau:
        -Kế toán trưởng: Điều hành chung hoạt động của phòng tài chính kế toán, đảm
nhiệm trực tiếp các công việc: theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ, báo cáo thuế, báo cáo
tài chính, mở thẻ TSCĐ, lập kế hoạch và trích khấu hao hàng tháng.
        -Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm kiêm kế toán thanh toán, nhập
xuất vật tư, kiểm tra định mức tiêu hao vật tư theo quy đinh, nhập kho thành phẩm,
thống kê sản lượng các công đoạn và tính giá thành hàng tháng.
        -Kế toán tiêu thụ: hạch toán và theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết
quả và thu hồi các khoản phải thu của khách hàng.
        -Kế toán tiền mặt, tiền lương kiêm thủ quỹ: hạch toán các nghiệp vụ thu chi của
nhà máy đồng thời tính toán tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả, tính và phân bổ
tiền lương, BHXH, KPCĐ…Ngoài ra còn phải theo dõi doanh thu bán hàng, lập báo cáo
quỹ, cấp phát tiền tại quỹ.

                 SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY

                                     Kế toán trưởng




§ç ThÞ Chiªn                               24                               KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                25               http://luanvan.forumvi.com

                Kế toán                  Kế toán               kế toán
               chi phí sản              bán hàng                 tiền
                 xuất và                kiêm thu               mặt,tiền
               tính Z,vật                  tiền               lương,thủ
                  tư…                                            quỹ


II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GỐM XÂY
DỰNG PHÚ XUYÊN VIGLACERA

   Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera là nhà máy hạch toán phụ thuộc
công ty, được phân cấp hạch toán riêng (lên bảng cân đối và kết quả sản xuất riêng).
Thực hiện việc ghi chép ban đầu và đảm nhận việc luân chuyển chứng từ giữa các
phòng, ban nghiệp vụ một cách khoa học hợp lý. Thực hiện đúng theo quy định về lập
chứng từ kế toán và sổ kế toán ban hành theo quýêt định số 1141 / TC / QĐ / BTC ngày
01/11/1995 của bộ Tài Chính.
   Thực hiện nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính, sử dụng chương trình phần mềm kế
toán do Tổng công ty quy định.
   Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán “ Nhật ký chung”
   Tổ chức lập và gửi báo cáo taì chính bất thường và định kỳ về Công ty cơ khí và xây
dựng Viglacera và các tổ chức liên quan theo quy định, theo mẫu biểu của bộ Tài chính
và theo QĐ số 441 / TCT – TCKT ngày 28/8/2003 của Tổng giám đốc Tổng công ty
thuỷ tinh và gốm xây dựng.
   Phụ trách nhà máy chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, trước công ty về
nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị.
   Tổ chức việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng tưd, sổ sách kế toán báo cáo tài chính
theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức công tác thống kế tình hình sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Thực hiện việc đối chiếu kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được
so với kế hoạch đặt ra để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
    1. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng
        Mọi sự biến động về tài sản đều phảI được ghi chép trên chứng từ kế toán, việc
ghi chép kịp thời có nghĩa là cung cấp thông tin cho người quản lý đề ra các quyết định
quản lý đúng đắn.
        Về mặt kế toán chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán và mọi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh phải có chứng từ để chứng minh và làm căn cứ ghi sổ kế toán.
        Về pháp lý chứng từ kế toán ghi chép ngay các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó
gắn với trách nhiệm vật chất các nhân và đơn vị trong nghiệp vụ đó, đồng thời là căn cứ
để thanh tra kiểm tra, kiểm toán các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế.
    Hệ thống chứng từ kế toán của nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera thực
hiện đúng theo chế độ chứng từ kế toán do Bộ Chính ban hành. Căn cứ vào tình hình cụ
thể của nhà máy và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà có các chứng từ cụ thể như:
        -Chứng từ về tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng…
        -Chứng từ về vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
        -Chứng từ về TSCĐ: biên bản bàn giao TSCĐ
§ ç ThÞ Chiª n                            25                             KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                  26                http://luanvan.forumvi.com
        -Chứng từ thanh toán với người bán, người mua: các hoá đơn GTGT…
     2. Tài khoản kế toán sử dụng, kế toán chi tiết và hệ thống sổ kế toán
        Tài khoản kế toán là cách thức để phân loại một cách thường xuyên và liên tục
có hệ thống tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Hệ thống tài khoản kế toán do nhà nước thống nhất ban hành. Nhà máy là một
doanh nghiệp trực thuộc công ty cơ khí và xây dựng Viglacera có đăng ký sử dụng tất cả
các tài khoản do bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 1141/ TC / QĐ / CĐKT ngày
01/11/2005 của bộ trưởng bộ Tài Chính ban hành.
        Và do yêu cầu quản lý kinh doanh nhà máy có chi tiết một số tài khoản TK 152 “
Nguyên, vật liệu “ được chi tiết
        1521 Nguyên vật liệu chính
        1522 Nguyên vật liệu phụ
     Hệ thống sổ kế toán là những phân sổ được lập theo quy định chung dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán, sổ kế toán
phản ánh một cách có hệ thống các thông tin theo thời gian cũng như đối tượng, theo chi
tiết hay tổng hợp.
     Hiện nay nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera đang áp dụng hình thức kế
toán “ Nhật ký chung”. Việc áp dụng hình thức kế toán này tạo điều kiện cho công ty
trang bị maý vi tính trong công tác kế toán, làm giảm nhẹ công việc cho cá nhân viên kế
toán.
     Theo hình thức kế toán này, hệ thống sổ kế toán ở công ty gồm các loại sau:
        -Sổ Nhật ký chung
        -Sổ Cái tài khoản
        - Các sổ kế toán chi tiết( như sổ chi tiết TK, sổ chi tiết công nợ của một khách
hàng, sổ chi tiết công nợ của một khách hàng ở nhiều TK, sổ chi tiết công nợ theo
khách…)
        -Sổ tổng hợp TK
        -Các loại bảng kê( bảng kê chứng từ, bảng kê TK đối ứng)
        -Các bảng phân bổ( bảng phân bổ tiền lương, BHXH…)
     Riêng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhà máy
sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ Cái, tờ kê chi tiết các TK liên quan.
     3. Đặc điểm chi phí sản xuất ở nhà máy
        Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao
động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để doanh nghiệp tiến hành hoạt
động sản xuất trong thời kỳ nhất định
        Chi phí sản xuất ở nhà máy được phân loại theo hai phương pháp sau:
        -Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí: theo tiêu thức này các chi phí giống
nhau xếp vào một yếu tố, bao gồm:
               +Chi phí nguyên vật liệu
               +Chi phí nhiên liệu, động lực
               +Tiền lương và các khoản có tính chất lương
               +Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
               +Khấu hao TSCĐ
               +Chi phí dịch vụ mua ngoài
               +Chi phí bằng tiền khác
        -Phân loại theo công dụng của chi phí:
               +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

§ ç ThÞ Chiª n                             26                               KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                   27               http://luanvan.forumvi.com
               +Chi phí nhân công trực tiếp
               +Chí phí sản xuất chung
     4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở nhà máy
        Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất
phát sinh được tập hợp theo giới hạn phạm vi đó. Nhà máy căn cứ vào đặc điểm tổ chức
sản xuất của mình để tập hợp chi phí sản xuất.Trình tự tập hợp theo các bước sau:
        Bước1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho đối tượng sử dụng
        Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh phụ có
liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và
giá thành đơn vị lao vụ
        Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có
liên quan
        Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
    Hiện nay, Nhà máy áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, lên việc hạch toán cũng được áp dụng theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
    Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên - Viglacera là nhà máy sản xuất gạch xây dựng.
Trong đó nguyên vật liệu của nhà máy chiếm tỉ trọng lớn cụ thể là nguyên vật liệu chính
chiếm khoảng 60 đến 65% trong tổng chi phí cho nên việc tập hợp chính xác đầy đủ chi
phí này có ý nghĩa rất lớn trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm
    4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu chính trực tiếp (Đất sét)
        Tại nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera sản phẩm chủ yếu là gạch
xây và gạch lát nền. Thông thường việc mua đất sét được tiến hành vào đầu năm căn cứ
vào khối lượng đất thực tế tiêu hao của năm trước và số lượng đất ước tính sử dụng năm
nay dựa trên kế hoạch sản xuất của năm. Đất set mua về nhà máy, thủ kho làm thủ tục
nhập dựa trên hoá đơn của bên bán và biên bản nghiệm thu thực tế. Kế toán căn cứ vào
biên bản nghiệm thu thực tế do thủ kho gửi lên để lập phiếu nhập kho. Nghiệp vụ này
được phản ánh vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ nhật ký chung, Sổ cái và sổ chi tiết
tài khoản 152, theo định khoản:
               Nợ TK 152: Giá chưa có thuế
               Nợ TK 133: Số thuế GTGT được khấu trừ
                      Có TK liên quan (111,112,331…)
        Đối với loại chi phí này nhà máy đã xây dựng định mức cụ thể. Công tác tập hợp
chi phí vật liệu trực tiếp ở Nhà máy được tiến hành như sau: Hàng tháng căn cứ vào
phiếu kiểm kê bán thành phẩm và sản phẩm nhập kho, biên bản kiểm nghiệm nhập kho
sản phẩm để lập bảng “ Bảng kê bán thành phẩm”. Căn cứ vào số lượng thành phẩm
thực tế nhập kho trên bảng bán thành phẩm, đinh mức đất tiêu hao cho 1000 đơn vị
thành phẩm nhập kho kế toán vật liệu tính ra số lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng
để ghi phiếu xuất kho
        Công thức xác định:

CP xuất đất trong       Số lượng           Số lượng đất        Số lượng đất tồn
tháng cho TPNK =         tồn đầu     +      nhập kho       -    kho cuối tháng
                          tháng            trong tháng



§ ç ThÞ Chiª n                            27                              KT_36B1
Email: luanvan84@gmail.com                28               http://luanvan.forumvi.com
 Hệ số phân bổ                     Số lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng
                    =
    CP đất
                        Số lượng đất dùng theo định mức sử dụng choTPNK

      Cụ thể có tình hình sử dụng đất tháng 3/ 2005 tại Nhà máy
             Số lượng đất tồn đầu kỳ:             2.500 m3
             Số lượng đất nhập trong kỳ :         3.883 m3
             Số lượng đất tồn cuối kỳ:            3.320 m3
Vậy số lương đất thực tế xuất dùng trong kỳ = 2.500+3.883-3.320=3.063 m3
      Từ bảng kê “ Bán thành phẩm” ta có số liệu về từng loại gạch nhập kho trong
quý như sau:
             •Gạch R60: 1.885.800 viên
             •Gạch N250: 22.040 viên
             •Gạch Đặc60:              9.680 viên
             •Gạch R150:        2.710 viên
      Dựa vào bảng kế hoạch năm nay ta có định mức đất tiêu hao cho 1.000 viên gạch
      nhập như sau
             •Gạch R60:            1,25 m3
             •Gạch N250:           2,16 m3
             •Gạch Đặc60:                 1,93 m3
             •Gạch R150:           2,97 m3
      Vậy số lượng đất dùng cho sản phẩm nhập kho theo định mức KH:
      Gạch R60 nhập kho        = 1.885,8 * 1,25 = 2.357 m3
      Gạch N250 nhập kho =             22,04 * 2,16 = 47,6 m3
      Gạch Đặc 60 nhập kho =            9,86 * 1,93 = 18,7 m3
      Gạch R150 nhập kho =              2,71 * 2 ,97 =     8 m3
Tổng số lượng đất xuất để SXSP trong tháng theo ĐMKH= 2431 m3

                              3063
Hệ số phân bổ CP đất =                = 1,26
                             2431
Chi phí đất phân bổ cho các loại gạch là:
       CP đất cho gạch R60 = 2357 * 1,26 = 2970 m3
        CP đất cho gạch N250 = 47,6 * 1,26 =             60 m3
        CP đất cho gạch Đặc 60 =         18,7 * 1,26 =     23 m3
        CP đất cho gạch R150 =            8 * 1,26 =       10 m3
        Tổng cộng chi phí đất =                          3063 m3
Đon giá được tính theo phương pháp “Nhập trước, xuất trước” là 28.667 đ/m3
              3063 m3 * 28.667 đ/ m3 = 87.807.000 đ

        Sau đó kế toán nhập mã vật tư, tên hàng, số lượng đất xuất dùng trong tháng vào
máy vi tính để in ra phiếu xuất kho. Cột đơn giá và số tiền trên phiếu xuất kho do máy
tính tự tính theo phương pháp “Nhập trước xuất trước”. Khi máy in ra phiếu xuất kho kế
toán vật tư sẽ ghi vào đó số lượng đất xuất xhi tiết cho từng loại gạch sản xuất trong
tháng.
       Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ Nhật ký chung (biểu số 4),sổ
chi tiết va sổ Cái TK 621(biểu số 5),TK 1521 theo định khoản sau:
                     Nợ TK 621: 87.807.000 đ
§ç ThÞ Chiªn                              28                             KT_36B1
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất

Contenu connexe

Tendances

Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhDương Hà
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19Hoài Molly
 
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdf
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdfBÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdf
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdfHanaTiti
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Tuấn Anh
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...Nguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhKế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
 
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdf
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdfBÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdf
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ.pdf
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
 
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựngChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹoKế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắpKế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
 

Similaire à Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (20)

Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái BìnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
QT069.doc
QT069.docQT069.doc
QT069.doc
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
 
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đĐề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
Đề tài: Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng, 9đ
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo KhêĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phi và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, 9đ
 
Baocaothuctap mau
Baocaothuctap mauBaocaothuctap mau
Baocaothuctap mau
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PinĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tôĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
 

Plus de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 

Plus de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 

Dernier

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

  • 1. Email: luanvan84@gmail.com 1 http://luanvan.forumvi.com LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cùng sản xuất, cạnh tranh và hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận, bởi đó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhà nước ta đã chủ trương phân chia nền kinh tế thành nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án kinh doanh tối ưu nhất cho việc sản xuất. Nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi quyết định lựa chọn một phương án trước hết doanh nghiệp phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất và kết qủa mang lại như thế nào để bù đắp những chi phí ấy. Mặt khác doanh nghiệp phải quản lý các chi phí sản xuất chặt chẽ, tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Đây là một yêu cầu cần thiết và luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Ở một đơn vị trực thuộc Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera như nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên khi mới được thành lập và đi vào cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay thì việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được coi là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề này trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã chọn để tìm hiểu quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên _Viglacera làm đề tài thực tập. Để em hiểu rõ thêm về quá trình lý thuyết đã được học trên lớp và thực tế của Nhà máy về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Đức Hùng và các giảng viên bộ môn kế toán trường CĐ_ QTKD cùng với các cán bộ, nhân viên phòng Tài chính_ kế toán Nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên _Viglacera đã hướng cho em chọn đề tài " Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất" Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KT TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. §ç ThÞ Chiªn 1 KT_36B1
  • 2. Email: luanvan84@gmail.com 2 http://luanvan.forumvi.com PHẦN II: THỰC TẾ CỘNG TÁC KT TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ XUYÊN_ VIGLACERA. PHẦN III: NHỮNG Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ XUYÊN _VIGLACERA . Với kiến thức, trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế nên báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự thông cảm và đóng góp của các Thầy cô giáo, các anh chị Phòng Kế toán Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên_Viglacera để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tân tình của thầy giáo và các anh chị phòng kế toán cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô khoa kế toán trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. PHẦN I § ç ThÞ Chiª n 2 KT_36B1
  • 3. Email: luanvan84@gmail.com 3 http://luanvan.forumvi.com LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. I. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất: Để đảm bảo kế toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, cần quán triệt các nguyên tắc sau: 1. Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, năm, quý). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn_ chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). 2. Phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và kế toán: Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nền cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và kế toán chi phí. phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phần loại nào là phải dựa trên yêu cầu của công tác quản lý và kế toán. 3. Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết qủa sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh ( kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khôí lượng sản phẩm, dịch vụ, đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu tượng bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ ( đã trừ các khoản ghi giảm chi phí) - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 4. Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và kế toán: § ç ThÞ Chiª n 3 KT_36B1
  • 4. Email: luanvan84@gmail.com 4 http://luanvan.forumvi.com Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi một cách phân loại có một tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý và kế toán. Gía thành có thể được phân theo phạm vi, theo thời điểm tính giá thành và theo nguồn số liệu. 5. Xác định đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất, tính gía thành sản phẩm phù hợp: Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ có thể và cần thiết phải tính giá thành một đơn vị. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp. Hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 6. Xác định trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức kế toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. II. Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu tượng bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá, cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiền hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người vào đối tượng tính giá thành. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất có sự khác nhau và do đó đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng như chi phí về nguyên vật liệu (NVL), chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội (BHXH)…Các chi phí này phát sinh trong kỳ được tập hợp, tính toán và phân bổ cho từng đối tượng tính giá. 1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất: Trong sự phát sinh và phát triển của loài người đã gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên qúa trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp giữa 3 yếu tố: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, qúa trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản § ç ThÞ Chiª n 4 KT_36B1
  • 5. Email: luanvan84@gmail.com 5 http://luanvan.forumvi.com xuất phải phân bổ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Chính vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của con người sản xuất. Ta cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ kế toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ kế toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho qúa trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng lại tính vào chi phí kỳ sau ( chi mua NVL về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu ( chi phí trích trước). Sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm tính chất và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật kế toán chúng. 2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi có nội dung công dụng và mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí sản xuất trong một doanh nghiệp theo tiêu thức khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa đối với kế toán mà còn là tiền đề quan trọng của việc kế hoạch hoá chi phí, kiểm tra của toàn doanh nghiệp. 2.1. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí: Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để đưa ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau: _ Yếu tố NVL: bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị dụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực) _ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào qúa trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). _ Yếu tố lương và các khoản phụ lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho công nhân viên chức. _ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính theo chi phí. _ Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải tính trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. _ Yếu tố chi phí dịch vụ ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. § ç ThÞ Chiª n 5 KT_36B1
  • 6. Email: luanvan84@gmail.com 6 http://luanvan.forumvi.com _ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất trong thuyết minh báo cáo tài chính và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công cụ của chi phí và mức phân bố chi phí theo từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: _ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị NVL liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. _ Chi phí nhân công trực tiếp : gồm toàn bộ tiền lương ( tiền công) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT ( phần trích vào chi phí). _ Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí NVLvà chi phí nhân công trực tiếp nói trên. _ Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. _ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào. 2.3. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Theo cách thức kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua, còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, chi phí được chia thành biến phí và định phí: _ Biến phí ( chi phí khả biến) là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp. Cần lưu ý các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. _ Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…các chi phí này nếu tính cho đơn vị sản phẩm thì lại có tính biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. Việc phân loại này có tác dụng rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, trong việc phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. § ç ThÞ Chiª n 6 KT_36B1
  • 7. Email: luanvan84@gmail.com 7 http://luanvan.forumvi.com 2.5. Phân loại chi phí theo phương thức tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: _ Chi phí trực tiếp. _ Chi phí gián tiếp. Nghiên cứu 2 loại chi phí này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý. 2.6. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí: _ Chi phí đơn nhất. _ Chi phí tổng hợp. Phân loại chi phí thành chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp có tác dụng giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản xuất nhằm tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. 3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất: Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Tổ chức kế toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoan kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng…và giai đoạn tính giá thành sản phẩm. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí. Có thể nói, việc phân chia quá trình kế toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong kế toán chi phí sản xuất. Như vậy, xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. trên cơ sở đối tượng kế toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp kế toán ( tập hợp) chi phí tương ứng. Nội dung chủ yếu của các phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp kế toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng kế toán cho nên tên gọi của các phương pháp này là biểu tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. III. Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm ( công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, cụ thể là kết qủa sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Đồng thời, giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong gía thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ § ç ThÞ Chiª n 7 KT_36B1
  • 8. Email: luanvan84@gmail.com 8 http://luanvan.forumvi.com các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 2. Phân loại giá thành: Để giúp đỡ cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán phân loại giá thành theo 2 cách chủ yếu sau: 2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính toán giá thành: Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại : _ Giá thành kế hoạch. _ Gía thành định mức. _ Giá thành thực tế Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ các loại giá thành trên có ý nghĩa khác nhau ở từng góc độ quản lý, cũng như việc tính toán xác định chúng xuất phát từ cơ sở số liệu riêng và vào thời điểm khác nhau. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, còn giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp trong sản xuất, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật doanh nghiệp đã áp dụng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song chỉ tiêu quan trọng nhất đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của doanh nghiệp đó là giá thành thực tế. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế_ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: _ Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng ) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. _ Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí Chi phí quản lý = + + của sản phẩm của sản phẩm bán hàng doanh nghiệp Giá thành toàn bộ của sản phẩm ( công việc, lao vụ) được tiêu thụ. giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp. Qua cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh ( lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. 3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 3.1. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: Vì sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong kế toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc kế toán quá trình sản xuất cần phải phân thành 2 giai đoạn: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng § ç ThÞ Chiª n 8 KT_36B1
  • 9. Email: luanvan84@gmail.com 9 http://luanvan.forumvi.com tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ, nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị sản phẩm. Cần phân biệt được đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ( giản đơn hay phức tạp) vào loại hình sản xuất ( đơn chiếc, hàng loạt) vào yêu cầu trình độ quản lý tổ chức kinh doanh ( cao, thấp). 3.2. Xác định phương pháp tính gia thành sản phẩm: – Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác. Đối tượng kế toán là từng loại sản phẩm dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. – Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + … + Zn – Phương pháp hệ số: phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng cùng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. – Phương pháp tỷ lệ chi phí: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo ( dụng cụ, phụ tùng)… để giảm bớt khối lượng kế toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ cào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức) kế toán sẽ tính ra gía thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại. Giá thành thực tế đơn vị Giá thành kế hoạch ( hoặc định mức) Tỷ lệ sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm từng loại chi phí = * Tỷ lệ chi Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm phí = * 100 Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức ) của tất cả sản phẩm – Phương pháp loại từ giá trị sản phẩm phụ: đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu… § ç ThÞ Chiª n 9 KT_36B1
  • 10. Email: luanvan84@gmail.com 10 http://luanvan.forumvi.com 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Thường là những doanh nghiệp sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản…Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở 1 sổ ( hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất. Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp. 4.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Đối với doanh nghiệp này thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc kế toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng , không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. 4.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ: Sản xuất kinh doanh phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh . sản phẩm , lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. – Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể. Chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm của từng bộ phận được tính theo phương pháp trực tiếp. – Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ. Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp giá thành sau : + Phương pháp đại số: là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng. + Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo gía thành ban đầu: theo phương pháp này, trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo gía thành đơn vị mới: Giá thành Tổng chi Giá trị lao vụ nhận của Giá trị lao vụ phục vụ cho bộ đơn vị mới = phí ban đầu + bộ phận sản xuất phụ - phận sản xuất phục vụ khác khác Hoặc: § ç ThÞ Chiª n 10 KT_36B1
  • 11. Email: luanvan84@gmail.com 11 http://luanvan.forumvi.com Sản lượng Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác và sản = - ban đầu lượng tiêu dùng nội bộ ( nếu có) + Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo gía thành kế hoạch: trình tự tính gía thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính gía trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới. 4.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán định mức: Trên cơ sở hệ thống mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng sản phẩm. Đồng thời, kế toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong qúa trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, theo chênh lệch do thay đổi định mức, theo chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành thực tế Giá thành định + Chênh lệch do thay Chênh lệch so = - + sản phẩm mức sản phẩm đổi định mức - với định mức 4.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: – Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những đơn vị sản xuất theo quy trình phức tạp. Qúa trình sản xuất bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, công việc được sắp xếp kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Bán thành phẩm của khâu hay bước công việc trước sẽ là nguyên vật liệu chế biến ở các khâu hay bước công việc tiếp theo. – Đối tượng tập hợp chi phí: theo từng phân xưởng, khâu, bước công việc. – Đối tượng tính giá thành: là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm. – Nội dung: + Tính giá thành phân bước có tính giá bán thành phẩm: phương pháp này áp dụng trong những đơn vị mà bán thành phẩm có thể được bán ra ngoài hoặc yêu cầu về kế toán nội bộ đòi hỏi cao. Cách tính: Chi phí NVL Chi phí chế Giá trị sản phẩm Giá trị bán thành + - = chính bước 1 biến bước 1 dở dang bước 1 phẩm bước 1 Giá trị bán Chi phí chế Giá trị sản phẩm dở Giá trị bán thành thành phẩm + biến bước 2 - dang bước 2 = phẩm bước 2 bước 1 Giá trị bán Chi phí chế Giá trị sản phẩm Giá trị bán thành thành phẩm + biến bước n - dở dang bước n = phẩm bước n bước n-1 = Tổng giá thành § ç ThÞ Chiª n 11 KT_36B1
  • 12. Email: luanvan84@gmail.com 12 http://luanvan.forumvi.com + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm: phương pháp này áp dụng trong các đơn vị kế toán nội bộ không cao và bán thành phẩm không được bán ra ngoài. Cách tính: Chi phí NVL Chi phí chế Chi phí chế Chi phí chế chính bước 1 biến bước 1 biến bước 2 biến bước n +. Giá thành nằm trong + nằm trong + nằm trong nằm trong = .+ sản phẩm sản phẩm sản phẩm sản phẩm sản phẩm hoàn thành hoàn thành hoàn thành hoàn thành 5. Kết luận chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chúng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề tiến hành kế toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất sản phẩm ( công việc, lao vụ) trong doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất trở thành mục tiêu phấn đấu và đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ quản lý, muốn tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, người quản lý cần biết nguồn gốc của chi phí, nội dung cấu thành của chi phí trong giá thành, tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí sản xuất và lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý. Để đạt được mục đích có ý nghĩa to lớn như trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đó là khâu then chốt mà doanh nghiệp phải tập trung quản lý và không ngừng hoàn thiện. IV. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: 1. Chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí và NVL chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành. Việc tổ chức quản lý chi phí NVL trực tiếp thường dựa vào định mức chi phí đã được xây dựng. Trong trường hợp NVL liên quan đến nhiều đối tượng thì phải lựa chon tiêu thức phân bổ chung cho các đối tượng liên quan theo công thức: Công thức: Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ tỷ lệ ( hệ số ) = * cho từng đối tượng của từng đối tượng phân bổ Trong đó: Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để tính toán tập hợp chính xác chi phí NVL trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số NVL đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi ( nếu có), để loại ra khỏi chi phí về NVL trực tiếp trong kỳ: Công thức: § ç ThÞ Chiª n 12 KT_36B1
  • 13. Email: luanvan84@gmail.com 13 http://luanvan.forumvi.com Chi phí NVL trực Giá trị NVL xuất Giá trị NVL còn lại Giá trị phế liệu = - - tiếp thực tế trong kỳ đưa vào sử dụng cuối kỳ chưa sử dụng thu hồi (nếu có) Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: kế toán sử dụng tài khoản 621 " chi phí NVL trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí. 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả, phải thanh toan cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ…theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 " chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí. 3. Kế toán các chi phí trả trước: Chi phí trả trước ( còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho 2 hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác động tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế toán. Xu hướng của các nhà kế toán hiện nay là những chi phí trả trước nào chỉ liên quan đến một năm tài chính thì kết chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh mà không cần phân bổ ( trừ một số khoản như giá trị bao bì luân chuyển xuất dùng hay giá trị đồ dùng xuất cho thuê…), còn đối với những khoản chi phí trả trước liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên thì đưa vào chi phí trả trước dài hạn. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau: _ Giá trị công cụ, dụng cụ, nhỏ xuất dụng thuộc loại phân bổ nhiều lần. _ Gía trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch. _ Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh…trả trước. _ Gía trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng. _ Dịch vụ mua ngoài trả trước ( điện, diện thoại, vệ sinh…) _ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển ( với doanh nghiệp có kỳ kinh doanh dài) _ Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông,bến bãi… _ Lãi tiền vay trả trước. _ Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế…( giá trị chưa tính vào TSCĐ vô hình)… Để tập hợp các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 142:" chi phí trả trước". tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí trả trước, thực tế đã phát sinh chỉ liên quan đến 1 năm tài chính cần phải phân bổ dần. Tài khoản 242:" chi phí trả trước dài hạn". Chi phí trả trước dài hạn là những chi phí thực tế phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, do vậy cần phân bổ cho các niên độ có liên quan. 4. Kế toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả ( còn gọi là chi phí trích trước) là những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ kế toán. Đây là những khoản chi phí trong § ç ThÞ Chiª n 13 KT_36B1
  • 14. Email: luanvan84@gmail.com 14 http://luanvan.forumvi.com kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Xu hướng của các nhà kế toán là những khoản chi phí này phải trả nếu chỉ liên quan đến 1 niên độ kế toán thì không cần phải trích trước. Ngược lại những khoản chi phí trả trước có liên quan đến từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước. Thuộc chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: _ Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch. _ Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch. _ Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch. _ Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. _ Tiền thuê TSCĐ, mặt hàng kinh doanh, dụng cụ, công cụ chưa trả. _ Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp. _ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 " chi phí phải trả". 5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: 5.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp…Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại: _ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. _ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Cả 2 loại sản phẩm hỏng nói trên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được coi là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí trong những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất sản phẩm chính. 5.2. Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan ( thiên tai, dịch họa, thiếu nguyên vật liệu…), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng…Các khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngưng sản xuất. Với những khoản chi này theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 " chi phí phải trả". Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 " chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất". Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi ( nếu có do bồi thường) gía trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính… 6. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài 2 khoản NVL trực tiếp và NVL trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ… § ç ThÞ Chiª n 14 KT_36B1
  • 15. Email: luanvan84@gmail.com 15 http://luanvan.forumvi.com Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: – Phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp. – Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp. – Phân bổ theo chi phí tiền công và chi phí vật liệu trực tiếp. – Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 " chi phí sản xuất chung" và mở 6 tài khoản cấp 2. 627.1: chi phí nhân viên phân xưởng. 627.2: chi phí vật liêu phân xưởng. 627.3: chi phí dụng cụ sản xuất. 627.4: chi phí khấu hao TSCĐ. 627.7: chi phí dịch vụ mua ngoài. 627.8: chi phí khác bằng tiền. 7. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh gía sản phẩm dở dang: 7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến dở dang được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính: Công thức: Số lượng SPDD cuối kỳ Giá trị vật liệu Toàn bộ giá trị chính trong = * vật liệu chính Số lượng thành Số lượng SPDD + xuất dùng phẩm SPDD 7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Công thức: Giá trị vật Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi) Toàn bộ giá liệu chính Số lượng thành Số lượng sản SPDD trị vật liệu = * nằm trong phẩm + (không quy đổi) chính xuất SPDD dùng § ç ThÞ Chiª n 15 KT_36B1
  • 16. Email: luanvan84@gmail.com 16 http://luanvan.forumvi.com Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm Chi phí chế Tổng chi biến nằm trong phí chế = * SPDD(theo biến từng Sốlượng thành Số lượng SPDD quy đổi ra từng loại) + loại phẩm thành phẩm 7.3. Đánh gía sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Công thức: Giá trị sản phẩm dở dang Giá trị NVL chính nằm 50% chi phí chế = + chưa hoàn thành trong sản phẩm dở dang biến 7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp: Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ( NVL và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. 7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong qua trình chế tạo sản phẩm để xác định gía trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra, người ta còn áp các phương pháp khác để xác định gía trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp theo chi phí vật liệu chính… V. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 1. Kế toán chi phí NVL: Vì đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 " chi phí NVL trực tiếp". 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng. 3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung tập hop vào tài khoản 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng. 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang: Việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 " giá thành sản xuất". Tài khoản này được kế toán chi tiết theo địa điểm phát § ç ThÞ Chiª n 16 KT_36B1
  • 17. Email: luanvan84@gmail.com 17 http://luanvan.forumvi.com sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm, tương tự như tài khoản 154. Nội dung phản ánh của tài khoản 631 việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên. VI. Các hình thức kế toán và hệ thống sơ đồ sổ sách kế toán: 1. Hình thức nhật ký chung: Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp đã được trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin ở mức độ cao, áp dụng hình thức kế toán này kế toán mở các sổ như: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết chi phí trả trước, sổ chi phí sản xuất, chi phí phải trả và các sổ chi tiết thanh toán… Sổ kế toán căn cứ căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó để làm căn cứ ghi vào sổ cái. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi nhiệm vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Tr × nh tù h ¹ ch to¸ theo h × nh thøc nhË k ý chung n t Chứng từ gốc Sổ nhật Nhật ký chung Thẻ và sổ ký đặc kế toán biệt chi tiế t Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiế t Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 2. Hình thức chứng từ ghi sổ: Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp vừa ( các HTX, công ty cổ phần…) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tương đối lớn. Hình thức này rất dễ xử lý trong các đơn vị thực hiện điện toán hoá kế toán. §ç ThÞ Chiªn 17 KT_36B1
  • 18. Email: luanvan84@gmail.com 18 http://luanvan.forumvi.com Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Tr× nh tù h¹ ch to¸n theo h× nh thøc chøng tõ ghi sæ Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Thẻ và sổ kế chứng từ gốc toán chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ CTGS Bảng tổng hợp Sổi cái chi tiết Bảng tổng hợp số phát sinh Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 3. Hình thức Nhật ký chứng từ Theo hình thức này ,quá trình tập hợp chi phí sản xuất được phản ánh vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ,dụng cụ và bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. §ç ThÞ Chiªn 18 KT_36B1
  • 19. Email: luanvan84@gmail.com 19 http://luanvan.forumvi.com Hình thức Nhật ký chứng từ đã kết hợp trình tự ghi theo thứ tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế ngay teong cùng một quá trình ghi chép và cùng trên một Nhật ký chứng từ. Tr× nh tù h¹ch to¸ theo h× nh thøc nhËt kø chøng tõ n Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế (từ số 1 đến 10) (từ số 1 đến 11) toán chi tiết Sổi cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 4. Hình thức Nhật ký sổ cái Hình thức này thích hợpvới các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp co quy mô hoạt động nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối ít công tác kế toán giản đơn, các bộ phận kế toán ít người. §ç Th Þ Chiªn 19 KT_36B1
  • 20. Email: luanvan84@gmail.com 20 http://luanvan.forumvi.com Tr× nh tù h¹ch to¸ theo h× nh thøc nhËt kø sæ c¸ n i Chứng từ gốc Bảng tổng Sổ quỹ Sổ chi tiết hợp chứng từ Nhật ký Sổ cái Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu §ç Th Þ Chiªn 20 KT_36B1
  • 21. Email: luanvan84@gmail.com 21 http://luanvan.forumvi.com PHẦN II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG XUYÊN VIGLACERA I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ XUYÊN VIGLACERA 1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy qua các giai đoạn. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ đầu tư và xây dựng của Việt Nam hiện nay cũng tăng rất mạnh đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn và đã dẫn tới nhu cầu về các sản phẩm gạch đất sét nung rất cao. Thực tế tại Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng cho thấy trong vòng 3 năm trở lại đây tổng công suất của các nhà máy sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynen trong tổng công ty đã tăng từ 600 triệu viên QTC/ năm lên 1tỷ viên QTC/ năm, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường và các nhà máy đều trong tình trạng khan hàng. Nắm chắc điểm mạnh này, qua các thời gian khảo sát và nghiên cứu về nguồn nguyên liệu, địa điểm thị trường… Tổng giám đốc Tổng công ty cho phép công ty cơ khí và xây dựng Viglacera đầu tư xây dựng mới Nhà máy sản xuất gạch ngói đất sét nung công suất 18 triệu viên QTC/ năm tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Theo công văn số 143 /TCT – KHĐT ngày 12 / 10 / 2002 lấy tên là Nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên -Viglacera. Nhà máy gốm xây dựng-Viglacera (sau đây gọi tắt là nhà máy) là doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc là đơn vị thành viên của công ty cơ khí và xây dựng Viglacera (sau đây gọi tắt là công ty). Nhà máy trực thuộc công ty, thực hiện hạch toán nội bộ trong Công ty, Nhà máy có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm từ đất sét nung, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Nhà máy đã giải quyết cho gần 200 lao động địa phương cũng như đáp ứng được phần nào nhu cầu xây dựng hiện nay. Nằm trên địa bàn xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Nam 30 km, cách Thanh Trì - Hà Nội 10 km. Địa điểm đặt nhà máy liền kề với hệ thống đường giao thông vận tải rất thuận tiện. Khu vực này nằm giữa hai trung tâm tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn là Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình…Chính vì vậy mà khả năng mở rộng thị trường của nhà máy là rất thuận lợi. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường của cả nước là các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hoá. Ngày 10 / 2 / 2005 Nhà máy đi vào cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước vẫn lấy tên là Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera. Dự kiến đến năm 2006 Nhà máy sẽ mở rộng để tăng công suất lò TuyNen lên gấp đôi. § ç ThÞ Chiª n 21 KT_36B1
  • 22. Email: luanvan84@gmail.com 22 http://luanvan.forumvi.com Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, cũng như phần lớn các doanh nghiệp khác doanh nghiệp khác. Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera cũng gặp phải khó khăn nhất định đặc bịêt là nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh, nhưng với sự nỗ lực cùng với những thuận lợi vốn có, Nhà máy sẽ vượt qua được những khó khăn tạm thời để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả đứng vững trên thương trường. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Nhà máy . Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, tổ chức sản xuất của Nhà máy thép kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ, mỗi ngày Nhà máy có thể sản xuất khoảng 50.000 viên gạch các loại QTC. Đặc điểm nổi bật về quy trình công nghệ sản xuất gạch là công nghệ sản xuất hàng loạt tương đối khép kín. Nhìn chung quy trình sản xuất gạch cuả nhà máy chia làm 2 khâu: khâu chế biến tạo hình và khâu nung. •Khâu chế biến tạo hình: đất được xe đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn. Hỗn hợp này theo quy đinh công nghệ gồm “các máy cán, máy xúc, máy nhào và bàn cắt tự động” tạo thành gạch mộc. Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi ở trong nhà kính. Thời gian phụ thuộc vào thời tiết “ thường mùa hè là 3 ngày, mùa đông là 5 – 6 ngày “. Gạch được phơI kho theo đúng tiêu chuẩn quy định đạt độ ẩm từ 10 – 15%, rồi được xếp lên các xe goòng. Trong khâu này gạch không đúng tiêu chuẩn bị loại ra và được đưa trở lại bãi nguyên liệu ban đầu. - Khâu nung: Công nhân vận chuyển các xe goòng chứa gạch đã phơI đủ tiêu chuẩn vào hầm sấy Tuynen rồi qua lò nung. Quá trình này được diễn ra liên tục, cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, công nhân vận chuyển gạch ra bãi thành phẩm, phân thành các thứ hạng thành phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiểu gạch, mỗi kiểu cách nhau theo cự ly bình quân 70cm. Cuối cùng thủ kho căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm làm thủ tục nhập kho thành phẩm. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Đặc điểm nổi bật trong tổ chức sản xuất kinh doanh ở Nhà máy là hình thức tổ chức tập chung. Nhà máy được chia thành các tổ chức nhỏ phù hợp với từng công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Các tổ sản xuất này thực hiện công việc liên hoàn với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục không được gián đoạn. Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức như sau: Tổ bể ủ: Có nhiệm vụ chuẩn bị đất, tưới nước ngâm ủ. Khi đất đã được ngâm ủ xong sử dụng may xúc nhiều gầu vận chuyển qua băng tải để đưa vào máy nhào hai trục. Tổ than: Có nhiệm vụ cung cấp than đầy đủ, liên tục cho quá trình sản xuất. Tổ thực hiện nghiền mịn than sau đó thông qua máy cấp than để đưa vào máy cấp liệu thùng. Tổ tạo hình: Sau khi đất ở bế ủ qua băng tải chở đến máy nhào hai trục, sang máy đùn ép đùn ra gạch mộc. Tổ tạo hình có nhiệm vụ cắt, bắt gạch mang ra sân phơi. Tổ phơi: Có nhiệm vụ phơi đảo gạch, đảm bảo cho gạch phơi khô đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Tổ vận chuyển: Có nhiệm vụ bán thành phẩm vào lò nung. Tổ xếp goòng: Có nhiệm vụ xếp gạch lên các xe goòng. Tổ đốt: Có nhiệm vụ phân loại gạch theo từng thứ hạng phẩm cấp: A1, A2, A3 khi gạch đã chín. § ç ThÞ Chiª n 22 KT_36B1
  • 23. Email: luanvan84@gmail.com 23 http://luanvan.forumvi.com Tổ vận hành máy: Làm nhiệm vụ vận hành máy, sửa chữa bảo dưỡng máy. Tổ bốc xếp: Làm nhiệm vụ bốc sản phẩm lên xe ôtô cho khách mua hàng. 4. Tổ chức công tác quản lý tại Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên - Viglacera Nhà máy thực hiện theo mô hình quản lý tập chung, đứng đầu là giám đốc nhà máy nhưng chưa có sự phân công trách nhiệm cho phó giám đốc theo dõi các mặt của các phòng ban chuyên môn: -Giám đốc nhà máy do Tổng giám đốc công ty quyết định điều động, bổ nhận, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc nhà máy. -Trưởng ban kế hoạch – kĩ thuật và trưởng ban kế toán thông kê, các giám đốc phân xưởng do giám đốc công ty quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật,kế toán thông kê và quản đốc phân xưởng giúp giám đốc nhà máy thực hiện nhiệm vụ quản lí công tác kế hoạch kĩ thuật, tàI chính kế toán, sản suất kinh doanh của nhà máy co các quyền và nhiệm vụ theo quy định của công ty, theo quy định của pháp luật. -Bộ phận nghiệp vụ của nhà máy có chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc trong quản lí và điều hành công việc gồm 4 ban sau: +Ban kế hoạch thống kê +Ban kê hoạch kĩ thuật và chuyển giao công nghệ +Ban tổ chức hành chính +Ban kinh doanh tiêu thụ sản phẩm -Các phân xưởng: phân xưởng chế biến và cơ điện, phân xưởng nung là đơn vị sản xuất thuộc nhà máy có nhiệm vụ thực hiên xây dựng kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm vật liệu từ đất sét nung và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. § ç ThÞ Chiª n 23 KT_36B1
  • 24. Email: luanvan84@gmail.com 24 http://luanvan.forumvi.com SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Tài chính Tổ chức Kế hoạch Kỹ thuật kế hành kinh công toán chính Quản đốc doanh nghệ phân xưởng Quản đốc Thống kê Tổ sản xuất Tổ sản xuất 5. Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản là Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera và trước Nhà nước về quá trình hạch toán sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy các phần hành kế toán ở nhà máy được thực hiện đầy đủ và bố trí cho phù hợp với yêu cầu công tác và số lượng nhân viên kế toán. Hiện nay tại phòng tài chính nhà máy có 6 người, công việc được bố trí như sau: -Kế toán trưởng: Điều hành chung hoạt động của phòng tài chính kế toán, đảm nhiệm trực tiếp các công việc: theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ, báo cáo thuế, báo cáo tài chính, mở thẻ TSCĐ, lập kế hoạch và trích khấu hao hàng tháng. -Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm kiêm kế toán thanh toán, nhập xuất vật tư, kiểm tra định mức tiêu hao vật tư theo quy đinh, nhập kho thành phẩm, thống kê sản lượng các công đoạn và tính giá thành hàng tháng. -Kế toán tiêu thụ: hạch toán và theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả và thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. -Kế toán tiền mặt, tiền lương kiêm thủ quỹ: hạch toán các nghiệp vụ thu chi của nhà máy đồng thời tính toán tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả, tính và phân bổ tiền lương, BHXH, KPCĐ…Ngoài ra còn phải theo dõi doanh thu bán hàng, lập báo cáo quỹ, cấp phát tiền tại quỹ. SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY Kế toán trưởng §ç ThÞ Chiªn 24 KT_36B1
  • 25. Email: luanvan84@gmail.com 25 http://luanvan.forumvi.com Kế toán Kế toán kế toán chi phí sản bán hàng tiền xuất và kiêm thu mặt,tiền tính Z,vật tiền lương,thủ tư… quỹ II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GỐM XÂY DỰNG PHÚ XUYÊN VIGLACERA Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera là nhà máy hạch toán phụ thuộc công ty, được phân cấp hạch toán riêng (lên bảng cân đối và kết quả sản xuất riêng). Thực hiện việc ghi chép ban đầu và đảm nhận việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng, ban nghiệp vụ một cách khoa học hợp lý. Thực hiện đúng theo quy định về lập chứng từ kế toán và sổ kế toán ban hành theo quýêt định số 1141 / TC / QĐ / BTC ngày 01/11/1995 của bộ Tài Chính. Thực hiện nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính, sử dụng chương trình phần mềm kế toán do Tổng công ty quy định. Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán “ Nhật ký chung” Tổ chức lập và gửi báo cáo taì chính bất thường và định kỳ về Công ty cơ khí và xây dựng Viglacera và các tổ chức liên quan theo quy định, theo mẫu biểu của bộ Tài chính và theo QĐ số 441 / TCT – TCKT ngày 28/8/2003 của Tổng giám đốc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Phụ trách nhà máy chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, trước công ty về nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị. Tổ chức việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng tưd, sổ sách kế toán báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức công tác thống kế tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thực hiện việc đối chiếu kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được so với kế hoạch đặt ra để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 1. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng Mọi sự biến động về tài sản đều phảI được ghi chép trên chứng từ kế toán, việc ghi chép kịp thời có nghĩa là cung cấp thông tin cho người quản lý đề ra các quyết định quản lý đúng đắn. Về mặt kế toán chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán và mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải có chứng từ để chứng minh và làm căn cứ ghi sổ kế toán. Về pháp lý chứng từ kế toán ghi chép ngay các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó gắn với trách nhiệm vật chất các nhân và đơn vị trong nghiệp vụ đó, đồng thời là căn cứ để thanh tra kiểm tra, kiểm toán các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế. Hệ thống chứng từ kế toán của nhà máy gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera thực hiện đúng theo chế độ chứng từ kế toán do Bộ Chính ban hành. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà máy và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà có các chứng từ cụ thể như: -Chứng từ về tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng… -Chứng từ về vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… -Chứng từ về TSCĐ: biên bản bàn giao TSCĐ § ç ThÞ Chiª n 25 KT_36B1
  • 26. Email: luanvan84@gmail.com 26 http://luanvan.forumvi.com -Chứng từ thanh toán với người bán, người mua: các hoá đơn GTGT… 2. Tài khoản kế toán sử dụng, kế toán chi tiết và hệ thống sổ kế toán Tài khoản kế toán là cách thức để phân loại một cách thường xuyên và liên tục có hệ thống tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ thống tài khoản kế toán do nhà nước thống nhất ban hành. Nhà máy là một doanh nghiệp trực thuộc công ty cơ khí và xây dựng Viglacera có đăng ký sử dụng tất cả các tài khoản do bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 1141/ TC / QĐ / CĐKT ngày 01/11/2005 của bộ trưởng bộ Tài Chính ban hành. Và do yêu cầu quản lý kinh doanh nhà máy có chi tiết một số tài khoản TK 152 “ Nguyên, vật liệu “ được chi tiết 1521 Nguyên vật liệu chính 1522 Nguyên vật liệu phụ Hệ thống sổ kế toán là những phân sổ được lập theo quy định chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán, sổ kế toán phản ánh một cách có hệ thống các thông tin theo thời gian cũng như đối tượng, theo chi tiết hay tổng hợp. Hiện nay nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera đang áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”. Việc áp dụng hình thức kế toán này tạo điều kiện cho công ty trang bị maý vi tính trong công tác kế toán, làm giảm nhẹ công việc cho cá nhân viên kế toán. Theo hình thức kế toán này, hệ thống sổ kế toán ở công ty gồm các loại sau: -Sổ Nhật ký chung -Sổ Cái tài khoản - Các sổ kế toán chi tiết( như sổ chi tiết TK, sổ chi tiết công nợ của một khách hàng, sổ chi tiết công nợ của một khách hàng ở nhiều TK, sổ chi tiết công nợ theo khách…) -Sổ tổng hợp TK -Các loại bảng kê( bảng kê chứng từ, bảng kê TK đối ứng) -Các bảng phân bổ( bảng phân bổ tiền lương, BHXH…) Riêng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhà máy sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ Cái, tờ kê chi tiết các TK liên quan. 3. Đặc điểm chi phí sản xuất ở nhà máy Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất trong thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất ở nhà máy được phân loại theo hai phương pháp sau: -Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí: theo tiêu thức này các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, bao gồm: +Chi phí nguyên vật liệu +Chi phí nhiên liệu, động lực +Tiền lương và các khoản có tính chất lương +Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ +Khấu hao TSCĐ +Chi phí dịch vụ mua ngoài +Chi phí bằng tiền khác -Phân loại theo công dụng của chi phí: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp § ç ThÞ Chiª n 26 KT_36B1
  • 27. Email: luanvan84@gmail.com 27 http://luanvan.forumvi.com +Chi phí nhân công trực tiếp +Chí phí sản xuất chung 4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở nhà máy Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo giới hạn phạm vi đó. Nhà máy căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của mình để tập hợp chi phí sản xuất.Trình tự tập hợp theo các bước sau: Bước1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho đối tượng sử dụng Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Hiện nay, Nhà máy áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, lên việc hạch toán cũng được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên - Viglacera là nhà máy sản xuất gạch xây dựng. Trong đó nguyên vật liệu của nhà máy chiếm tỉ trọng lớn cụ thể là nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 60 đến 65% trong tổng chi phí cho nên việc tập hợp chính xác đầy đủ chi phí này có ý nghĩa rất lớn trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm 4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.1.1 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu chính trực tiếp (Đất sét) Tại nhà máy Gốm xây dựng Phú Xuyên – Viglacera sản phẩm chủ yếu là gạch xây và gạch lát nền. Thông thường việc mua đất sét được tiến hành vào đầu năm căn cứ vào khối lượng đất thực tế tiêu hao của năm trước và số lượng đất ước tính sử dụng năm nay dựa trên kế hoạch sản xuất của năm. Đất set mua về nhà máy, thủ kho làm thủ tục nhập dựa trên hoá đơn của bên bán và biên bản nghiệm thu thực tế. Kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu thực tế do thủ kho gửi lên để lập phiếu nhập kho. Nghiệp vụ này được phản ánh vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ nhật ký chung, Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 152, theo định khoản: Nợ TK 152: Giá chưa có thuế Nợ TK 133: Số thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan (111,112,331…) Đối với loại chi phí này nhà máy đã xây dựng định mức cụ thể. Công tác tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp ở Nhà máy được tiến hành như sau: Hàng tháng căn cứ vào phiếu kiểm kê bán thành phẩm và sản phẩm nhập kho, biên bản kiểm nghiệm nhập kho sản phẩm để lập bảng “ Bảng kê bán thành phẩm”. Căn cứ vào số lượng thành phẩm thực tế nhập kho trên bảng bán thành phẩm, đinh mức đất tiêu hao cho 1000 đơn vị thành phẩm nhập kho kế toán vật liệu tính ra số lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng để ghi phiếu xuất kho Công thức xác định: CP xuất đất trong Số lượng Số lượng đất Số lượng đất tồn tháng cho TPNK = tồn đầu + nhập kho - kho cuối tháng tháng trong tháng § ç ThÞ Chiª n 27 KT_36B1
  • 28. Email: luanvan84@gmail.com 28 http://luanvan.forumvi.com Hệ số phân bổ Số lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng = CP đất Số lượng đất dùng theo định mức sử dụng choTPNK Cụ thể có tình hình sử dụng đất tháng 3/ 2005 tại Nhà máy Số lượng đất tồn đầu kỳ: 2.500 m3 Số lượng đất nhập trong kỳ : 3.883 m3 Số lượng đất tồn cuối kỳ: 3.320 m3 Vậy số lương đất thực tế xuất dùng trong kỳ = 2.500+3.883-3.320=3.063 m3 Từ bảng kê “ Bán thành phẩm” ta có số liệu về từng loại gạch nhập kho trong quý như sau: •Gạch R60: 1.885.800 viên •Gạch N250: 22.040 viên •Gạch Đặc60: 9.680 viên •Gạch R150: 2.710 viên Dựa vào bảng kế hoạch năm nay ta có định mức đất tiêu hao cho 1.000 viên gạch nhập như sau •Gạch R60: 1,25 m3 •Gạch N250: 2,16 m3 •Gạch Đặc60: 1,93 m3 •Gạch R150: 2,97 m3 Vậy số lượng đất dùng cho sản phẩm nhập kho theo định mức KH: Gạch R60 nhập kho = 1.885,8 * 1,25 = 2.357 m3 Gạch N250 nhập kho = 22,04 * 2,16 = 47,6 m3 Gạch Đặc 60 nhập kho = 9,86 * 1,93 = 18,7 m3 Gạch R150 nhập kho = 2,71 * 2 ,97 = 8 m3 Tổng số lượng đất xuất để SXSP trong tháng theo ĐMKH= 2431 m3 3063 Hệ số phân bổ CP đất = = 1,26 2431 Chi phí đất phân bổ cho các loại gạch là: CP đất cho gạch R60 = 2357 * 1,26 = 2970 m3 CP đất cho gạch N250 = 47,6 * 1,26 = 60 m3 CP đất cho gạch Đặc 60 = 18,7 * 1,26 = 23 m3 CP đất cho gạch R150 = 8 * 1,26 = 10 m3 Tổng cộng chi phí đất = 3063 m3 Đon giá được tính theo phương pháp “Nhập trước, xuất trước” là 28.667 đ/m3 3063 m3 * 28.667 đ/ m3 = 87.807.000 đ Sau đó kế toán nhập mã vật tư, tên hàng, số lượng đất xuất dùng trong tháng vào máy vi tính để in ra phiếu xuất kho. Cột đơn giá và số tiền trên phiếu xuất kho do máy tính tự tính theo phương pháp “Nhập trước xuất trước”. Khi máy in ra phiếu xuất kho kế toán vật tư sẽ ghi vào đó số lượng đất xuất xhi tiết cho từng loại gạch sản xuất trong tháng. Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ Nhật ký chung (biểu số 4),sổ chi tiết va sổ Cái TK 621(biểu số 5),TK 1521 theo định khoản sau: Nợ TK 621: 87.807.000 đ §ç ThÞ Chiªn 28 KT_36B1