SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
www.kinhtehoc.net


                   TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
               KHOA KINH TẾ - QUẢN TRN KINH DOANH


                            ---     --- 




                     LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




    PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ -
      KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI
       HỢP TÁC XÃ QUANG MINH


  Giáo viên hướng dẫn:                      Sinh viên thực hiện:
  Th.s NGUYỄN THANH NGUYỆT                  NGUYỄN MINH HÙNG
                                            Mã số SV: 4053549
                                            Lớp: Kế toán tổng hợp 31
                                                    KT 0520A1




http://www.kinhtehoc.net   Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)


                          CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

 1.1 Sự cần thiết của đề tài

      Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đế mà các doanh nghiệp luôn băn
 khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có
 trang trãi được toàn bộ chí phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi
 nhuận? Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được
 nhiều lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được
 mong muốn đó. Các doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị
 trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch tập trung nơi được kế hoạch hoá và
 cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu sự tác động của các qui luật rất sòng
 phẳng, sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã của thị trường, bất cứ một quyết định
 sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi phá sản. Do đó việc ra
 quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về
 các nhà quản trị sẽ tổ chức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động
 trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận
 cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược tương lai.
 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch
 hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này các nhà quản trị sẽ biết ảnh
 hưởng của từng yếu tố như giá bán sản lượng kết cấu mặt hàng và đặt biệt là ảnh
 hưởng của kết cấu chí phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng
 giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những số liệu mang
 tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và
 hoạch định kế hoạch trong tương lai với những điểm trên việc ứng dụng mối
 quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần
 thiết tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này
 nên em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
 KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI HTX QUANG MINH”. Qua đề tài
 này em sẽ có cơ hội, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế rút ra những


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 kiến thực tế cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra những quyết định
 kinh doanh trong tương lại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hơp tác xã.

 2. 2 Muc tiêu nghiên cứu

   2.2.1 Mục tiêu tổng quát

      - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuân của hợp tác xã Quang
 Minh để có những đề xuất sản xuất tối ưu hóa nhất

   2.2. 2Mục tiệu cụ thể

      - Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phân xưởng vệ tinh
 hoạt động kém.
      - Dự báo tình hình tiêu thụ của hợp tác xã.

 1.3 Phương pháp nghiên cứu

      - Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp:
      - Đối với số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
      - Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập từ biên bản sản xuất, nhật ký sản xuất,
 nhật ký bán hàng, sổ chi tiết phát sinh từng tháng năm, bảng cân đối kế toán, báo
 cáo tài chính, báo cáo quyết toán.
      - Trong quá trình phân tích các phương pháp sử dụng là thống kê, tổng hợp,
 so sánh

 1.4 Phạm vi nghiên cứu

      - Về không gian: đề tài được thực hiện tại HTX
      - Về thời gian: đề tài được thực hiện: phân tích chi phí khối lượng lợi nhuận
 của năm 2008
      - Việc phân tích lấy số liệu của 2008. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt
 động của công ty là kinh doanh nhiều sản phNm nên phạm vi của bài luận này
 được giới hạn trong việc phân tích C.V.P của các dòng sản phNm trong HTX




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
                                   CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
                                        CỨU
 2.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
 (Cost – Volume – Profit)

      Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost –
 Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản
 lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét
 sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
      Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các
 nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền
 sản xuất, định giá sản phNm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện
 sản xuất kinh doanh hiện có…

 2.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P

      Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói
 cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên
 những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù
 hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
      Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách
 ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất
 biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững
 một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.

 2.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

      Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả
 biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra
 một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng
 rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:


           Doanh thu                         xxxxxx
           Chi phí khả biến                   xxxxx
           Số dư đảm phí                       xxxx
           Chi phí bất biến                    xxx
           Lợi nhuận                            xx


   2.3.1 So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và Báo
 cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính)


             Kế toán tài chính                           Kế toán quản trị
 Doanh thu                       xxxxxx      Doanh thu                      xxxxxx
 (Trừ) Giá vốn hàng bán           xxxxx      (Trừ ) Chi phí khả biến        xxxxx
 Lãi gộp                             xxxx    Số dư đảm phí                   xxxx
 (Trừ) Chi phí kinh doanh             xx     (Trừ) Chi phí bất biến            xx
 Lợi nhuận                             x     Lợi nhuận                          x


      Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại
 chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đâu là khi doanh nghiệp nhận được
 báo cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được diểm hòa vốn và phân
 tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế
 toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả họat động kinh doanh cho các đối
 tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược
 lại, báo cáo kết quả họat động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử
 dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa
 vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

 2.4 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P

   2.4.1 Số dư đảm phí – Phần đóng góp

        Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến.
 SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi
 nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phNm, một loại sản phNm và một đơn
 vị sản phNm.
        SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phNm còn gọi là phần đóng góp, vậy
 phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
        Gọi: x: sản lượng tiêu thụ
            g : giá bán
            a: chi phí khả biến đơn vị
            b: chi phí bất biến
                                              Tổng số        Tính cho 1 sp
           Doanh thu                               gx              g
           Chi phí khả biến                        ax              a
           Số dư đảm phí                       (g-a)x             g-a
           Chi phí bất biến                        b
           Lợi nhuận                         (g-a)x – b
        Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
        - Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0         lợi nhuận của
 doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến
        - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất
 biến      lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
                                     (g-a)xh = b

                                              b
                                     xh =
                                             g-a

                                                CPBB
                Sản lượng hoà vốn       =
                                              SDĐP đơn vị

        - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh        lợi nhuận của doanh
 nghiệp P = (g –a)x1 – b
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
      - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh          lợi nhuận của
 doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b
      Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: x = x2 – x1
          Lợi nhuận tăng 1 lượng:           P = (g-a)(x2 – x1)
                                            P = (g-a) x
      Kết luận: Thông qua khái niệm SDĐP chúng ta thấy được mối quan hệ giữa
 sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, cụ thể là: nếu sản lượng
 tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho
 SDĐP đơn vị.
      Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn
      Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP là:
      - Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ công ty
 nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phNm, bởi vì sản lượng của
 từng sản phNm không thể tổng hợp ở toàn công ty
      - Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng
 rằng tăng doanh thu của những sản phNm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên,
 nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.
      - Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ
 SDĐP.

   2.4.2 Tỷ lệ SDĐP

      Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa
 phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản
 phNm, một loại sản phNm (cũng bằng một đơn vị sản phNm)
                                           g -a
                       Tỷ lệ SDĐP     =             x 100%
                                            g

      Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
      Tại sản lượng x1        Doanh thu: gx1        Lợi nhuận: P1 = (g –a)x1 – b
      Tại sản lượng x2        Doanh thu: gx2        Lợi nhuận: P2 = (g –a)x2 – b
      Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: P = P2 – P1
                                          P = (g – a)(x2 – x1)
                                                  g-a
                                          P=       g    x (x2 – x1)g
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
        Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ
 giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi
 nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP
        Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở
 tất cả những sản phNm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp … thì
 những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên
 càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chi
 tiêu tổng SDĐP nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh
 doanh nhiều mặt hàng khác nhau
      - Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phNm có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta
 nghiên cứu khái niệm cơ cấu chi phí

    2.4.3 Cơ cấu chi phí

      Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến
 (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
      Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động
 kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ
 hoạt động thay đổi
      Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
      - CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ
 trọng nhỏ, từ đó ta suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi
 nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường
 là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát
 triển của những doanh nghiệp này sẽ rất mạnh và ngược lại, nếu gặp rủi ro,
 doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu
 sản phNm không tiêu thụ được
      - CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ
 trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận
 sẽ tăng giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường
 là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng
 nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phNm không tiêu thụ được thì thiệt
 hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 này mà có doanh thu ngày càng tăng dần thì sẽ thất thu lợi nhuận. Nhưng nếu
 doanh nghiệp càng đầu tư nhiều thì mức rủi ro càng cao. Tuy nhiên bù lại doanh
 nghiệp đó càng có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy trước
 khi đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các
 phương án đầu tư để hạn chế rủi ro
      - Hai dạng cơ cầu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo
 đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác
 lập một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuNn nào để
 các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào
 cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất
      - Tuy vậy khi dự đinh xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét
 những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh
 nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản
 trị đối với rủi ro. Nói chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ CPKB cao hơn so với
 CPBB trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp có tỷ
 lệ CPBB cao hơn trong CPKB trong tổng chi phí
      - Điều đó có nghĩa là qui mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị
 trường và không có nghĩa gì để đảm bảo một qui mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại
 ở năm sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế
 theo kế hoạch tập trung và nền kinh tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường

    2.4.4 Đòn b y kinh doanh

      Đối với các nhà vật lý, đòn bNy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực
 tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bNy gọi là một cách đầy đủ là đòn
 bNy kinh doanh (ĐBKD) là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng
 cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản
 phNm
      ĐBKD chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản
 lượng bán sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là:
 ĐBKD là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ
 tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn
 hơn tốc độ tăng doanh thu
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)



                                 Tốc độ tăng của lợi nhuận
               ĐBKD =                                               >1
                         Tốc độ tăng doanh thu (hoăc sản lượng bán)


      Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng
 một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận
 tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn.
 Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ
 SDĐP lớn hơn và ngược lại. Do vậy, ĐBKD cũng là một chi tiêu phản ánh mức
 độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBKĐ sẽ lớn hơn ở các công ty
 có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có
 kết cấu ngược lại
      Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí
 trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy
 cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của
 doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận
      Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:
 - Tại sản lượng x1     Doanh thu: gx1        Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b
 - Tại sản lượng x2     Doanh thu: gx2        Lợi nhuận: P2= (g – a)x2– b
                                 P2 - P1                    ( g − a)( x 2 − x1 )
     Tốc độ tăng lợi nhuận =                  x 100% =
                                    P1                        ( g − a) x1 − b

                                gx 2 − gx1
     Tốc độ tăng doanh thu =               × 100%
                                    gx1

                                 ( g − a )( x 2 − x1 ) gx 2 − gx1      ( g − a) x1
                      ĐBHĐ =                          ÷           =
                                   ( g − a) x1 − b         gx1      ( g − a) x1 − b

        Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD:

           Độ lớn của ĐBKD = Tổng SDĐP               =    Tổng SDĐP
                             Lợi nhuận               Tổng SDĐP – Định phí


      Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi
 có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổ bao nhiêu? Câu
 trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD
        Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được
 ĐBKD, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng
 lợi nhuận và ngược lại.
        Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBKD
 ngày càng giảm đi. ĐBKD lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.
 Chứng minh:
               ( g − a) x    ( g − a) x − b + b            b
 ĐBKD =                    =                    = 1+
            ( g − a) x − b      ( g − a) x − b       ( g − a) x − b


 Hay:         ĐBKD = 1 +          CPBB
                                 Lợi nhuận

        Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức
 phần lợi nhuận càng tăng, do đó CPBB/ Lợi nhuận sẽ giảm suy ra ĐBKD càng
 giảm.

 2.5 Phân tích điểm hòa vốn

        Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối
 quan hệ C.V.P. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phNm cần
 phải bán để đạt được lợi nhuận mong muuốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn,
 điểm mà doanh sô không mang lại được lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty
 nào họat động mà không muốn không mang lại được lợi nhuận. Vì vậy, phân tích
 điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phNm cần để
 đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của
 mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác đinh mức doanh thu với khối
 lượng sản phNm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra

    2.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn

        Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với
 tổng chi phí đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phNm dự kiến hay giá được thị
 trường chấp nhận. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không cól ãi và cũng
 không bị lỗ, đó là sự hòa vốn
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
         Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể
 hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện
 trên trụ tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa
 vốn của 2 đường biểu diễn: doanh thu và chi phí. Hoặc nói cách khác là tại điểm
 mà tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí
         Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình
 sau:
                                   Doanh thu (DT)
 Biến phí (BP)                                         SDĐP
 Biến phí (BP)                 Định phí (ĐP)               Lợi nhuận (LN)
                     Tổng chi phí (TP)                     Lợi nhuận (LN)


         Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
         SDĐP = Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
         Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
         Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù
 đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác,
 tại điểm hòa vốn, SDĐP = Đinh phí
         Chứng minh: DT = BP + SDĐP
         - Mà SDĐP = ĐP +LN
         Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP
         Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một
 cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lức nào trong kỳ kinh doanh, hay
 ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo
 tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao

       2.5.2 Các thước đo tiêu chu n hòa vốn

         Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được
 quan sát dưới các góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương pháp
 đều cung cấp một tiêu chuNn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi
 ro.

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

        2.5.2.1 Thời gian hòa vốn

        Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong
 một kỳ kinh doanh, thường là một năm

                Thời gian hòa vốn = Doanh thu (dự kiến) hòa vốn
                                   Doanh thu bình quân 1 ngày


        Trong đó:

            Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu (dự kiến) trong kỳ
                                               360 ngày


        Chú ý: rằng công thức này cần được nhìn nhận tích cực hơn đối với doanh
 thu dự kiến. Do doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị cần phải
 nhận thức rằng thời gian hòa vốn là một chỉ tiêu luôn biến dộng tùy thuộc vào sự
 biến động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện xác định thời gian hòa vốn
 cho một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định
 được số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó

        2.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn

        Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối
 lượng sản phNm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa
 vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không
 đổi)

              Tỷ lệ hòa vốn =           Sản lượng hòa vốn       x 100%
                                    Sản lượng tiêu thụ trong kỳ


        Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa
 vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo
 sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt tỷ lệ hòa vốn
 cũng vậy, càng thấp càng an toàn




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

      2.5.2.3 Doanh thu an toàn

      Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần
 chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu
 doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối.

   Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn

      Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức
 doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiểu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện
 tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh
 doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một số dư
 an toàn thíc hợp
      Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi
 cơ cấu chi phí. Thông thường những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng
 lớn tỷ lệ SDĐP lớn điều này cũng thường có nghĩa là công ty đó thường mức độ
 an toàn kém hơn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và công
 ty đó là công ty có doanh thu an toàn thấp hơn
      Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết


       Tỷ lệ số dư an toàn =       Mức doanh thu an toàn          x 100%
                                   Mức doanh thu đạt được

 hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn
      2.5.3 Phương pháp xác đinh điểm hòa vốn
      Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản
 xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn
 sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp để ra các quyết định kinh doanh
 như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí
 kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn

      2.5.3.1 Sản lượng hòa vốn

      Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh
 thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là Nn
 của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó.
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
      Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
                          ydt = gx
      Phương trình biểu diễn của tổng chi phí có dạng:
                          ytp = ax + b
      Tại điểm hòa vốn thì: ydt = ytp       gx = ax + b (1)
      Giải phương trình (1) để tìm x, ta có:
                                       b
                               x=
                                     g −a


                    Sản lượng hòa vốn =       Định phí
    Vậy:
                                             SDĐP đơn vị


      2.5.3.2 Doanh thu hòa vốn

      Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
 hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán:
      Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
                          ydt = gx
                                  b
      Tại điểm hòa vốn x =           nên
                                g −a
                            b        b       Ñònh phí
              yhv = g ×        =           =
                          g − a ( g − a ) g Tyû leä SDÑP

   Vậy:                                       Định phí
                    Doanh thu hòa vốn =
                                             Tỷ lệ SDĐP

   2.5.4 Đồ thị điểm hòa vốn

      Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị. Hình thức thứ
 nhất gồm các đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ 2 gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng
 làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị
 lợi nhuận

      2.5.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn:

                  Đồ thị tổng quát
      Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
        - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng)
        - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí
        - Đường doanh thu: ydt = gx (1)
        - Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2)
        - Đường đinh phí: ydp = b
        - Minh họa đồ thị C.V.P tổng quát
  y
            Điểm hoà vốn                  ydt = gx
                                            ytp = ax + b

 yhv
  b                                                   ydp = b


                       xh (sản lượng hòa vốn) x


                         Đồ thị 1: Minh họa C.V.P tổng quát

             Đồ thị phân biệt
        Ngoài dạng tổng quát của đồ thì hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng
 phân biết. Về cơ cấu, hai dạng này giống nhau về các bước xác đinh các đường
 biểu diễn, chi khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí ybp = ax song
 song với đường tổng chi phí ytp = ax + b. Đồ thị này nhằm cho ta thấy số dư đảm
 phí trên đồ thị mà đồ thị tổng quát chưa phản ánh được

                         Đồ thị 2: Minh họa C.V.P phân biệt

       y
                                                      ydt = gx

                                                                 ytp = ax + b
                                                  Lợi nhuận

                Điểm hoà vốn                                        Ybp = ax
                                               SDĐP
                                    Định phí
       yh
                                                       Biến phí
       b                                                            ydp = b


                      xh (sản lượng hòa vốn)
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
                                                                  x

      2.5.4.2 Đồ thị lợi nhuận Phương trình lợi nhuận

      Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa
 sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi
 phí với sản lượng

                         Đồ thị 3: Minh họa C.V.P lợi nhuận

      y
   50.000
   40.000                                                    Đường lợi nhuận
  30.000
   20.000
   10.000             Điểm hòa vốn                          Lợi nhuận đạt được trong kỳ

        0
               25.000 50.000    75.000 100.0000 125.000           Đường doanh thu
  -10.000                                                         y = gx
  -20.000
  -30.000
  -40.000
  -50.000

          0           200       300     400       500
              100                                          x (sản lượng sản phNm)


      2.5.4.3 Phương trình lợi nhuận:

      Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C.V.P:
      - Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận
                gx = b + ax + P
      Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh
 nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện.
 Đặt Pm: Lợi nhuận mong muốn
    xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
    gxm: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
      Từ đó ta có thể tìm được sản lượng tiêu thu để đạt được lợi nhuận mong
 muốn
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)



                            b + Pm Ñònh phí + Lôïi nhuaän mong muoán
                     xm =         =
                             g−a     Ñôn giaù baùn - Bieán phí ñôn vò

      Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phNm: SDĐP
 được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định mức
 doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng
 công thức sau:

                     b + Pm         b + Pm      Ñònh phí + Lôïi nhuaän mong muoán
            gx m =          ×g =              =
                      g−a        ( g − a )× g             Tyû leä SDÑP


   2.6 Phân tích điểm hòa vốn với giá bán

      Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong
 những phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không
 thay đổi, cần sản xuất và tiêu thu bao nhiêu sản phNm để đạt hòa vốn. Trong điều
 kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay
 đổi tương ứng như thế nào?
      Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý
 nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó có thể dự kiến, khi
 giá thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá
 tương ứng đó

   2.7 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng

      Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số
 mặt hàng đem bán. Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư
 đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng
 của các mặt đó biến động giữa các kỳ phân tích, thì điểm bán hoà vốn cũng sẽ
 thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại
 lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận.
 2.8 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C.V.P


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
      Qua nghiên cưu mối quan hệ C.V.P ở trên, chúng ta thấy rằng, việc đặt chỉ
 phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định
 kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những
 điều kiện này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:
      Mối quan hệ giữa khối lượng sản phNm, mức độ hoạt động với chi phí và
 thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực
 thế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đỏi cả lợi nhuận
 lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi
 phí bất biến tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định
 Phải phân tích một cách chính xác chi phí của xí nghiệp thành chi phí khả biến và
 bất biến, điều đó đã là rất khó khăn, vì vậy việc phân chia chi phí hỗn hợp thành
 yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chi chi phí này
 chỉ mạng tính gần đúng.
      Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có
 nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này khó có thể thực hiện trong
 thực tế. Nhưng chúng ta đã biết, khối lượng sản phNm tiêu thụ không chỉ phụ
 thuuôc vào khối lượng sản phNm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ
 chức công tác tiêu thụ sản phNm như kí hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến
 dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…
      Năng lực sản xuất như máy móc thiệt bị, công nhân không thay đổi trong
 suốt phạm vi thích hợp. Điều này khhông đúng, bởi nhu cầu kinh doanh là phải
 luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận
 doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này
 có thể giảm bớt lực lượng lao động)…
      Giá bán sản phNm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp
 định ra mà nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
                                   CHƯƠNG 3
             GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC XÃ
 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã

   HTX Quang Minh xuất phát từ HTX Bình Minh tại Thị Xã Gò Công do nhu
 cầu phát triển HTX huy động xã viên tại địa bàn T.P Mỹ Tho để thành lập HTX
 Quang Minh vào ngày 03 tháng 06 năm 2003, hoạt động độc lập tại T.P Mỹ Tho
   Tên đầy đủ bằng tiếng việt: HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu
 Quang Minh
   Tên viết tắt: HTX Quang Minh
   Tên đối ngoại: Quang Minh Coop
   Vốn điều lệ: 1.350.000.000 đồng. Trụ sở chính: 270C Quốc lộ 60 Phường 10
 T.P Mỹ Tho. HTX gồm 21 xã viên vừa trong và ngoài tỉnh, và sẽ được bổ sung
 thêm cho giai đoạn phát triển sau, dự kiến định hình là 30 thành viên
   HTX Quang Minh được hình thành vào tháng 3 năm 2003, khởi đầu từ cái nôi
 HTX Bình Minh với bề dày nhiều năm hoạt động trên một lãnh vực chuyên sản
 xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu kể từ thời bao cấp chuyển sang. Trong
 thời gian đầu thành lập, được HTX Bình Minh hậu thuẫn và chuyển giao nguồn
 nhân lực, một phần khách hàng cũng như địa điểm văn phòng kho bãi, đội ngũ kỹ
 thuật và nhất là nhân sự lãnh đạo và một số công nhân lao động với tay nghề đã
 được chuyên sâu đã tạo đà cho HTX Quang Minh phát triển và không gặp những
 khó khăn. Đồng thời, được chính quyền địa phương hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ
 về cơ sở hạ tầng, HTX đã xây dựng và nâng cấp, đáp ứng những điều kiện tối
 thiểu mà khách nước ngoài cần có của một nhà cung cấp hàng xuất khNu để họ
 tin tưởng đặt bút ký hợp đồng với HTX. Bên cạnh đó, kết hợp với bối cảnh quốc
 tế cũng như trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp sản
 xuất hàng xuất khNu, Nhà nước kích thích tăng trưởng xuất khNu dưới nhiều hình
 thức như thưởng xuất khNu cho những đơn vị hằng năm gia tăng kim gạch xuất
 khNu trong thời gian còn được phép trước khi gia nhập WTO, hỗ trợ các đơn vị
 xuất khNu công tác xúc tiến thường mại, giới thiệu, tìm kiếm thị trường v.v... Từ
 đó, sau 1 năm đi vào hoạt động, HTX Quang Minh đã dần khẳng định tên tuổi

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 cũng như vị thế của mình trên thương trường quốc tế cũng như tạo được sự tin
 tưởng từ nhà cung cấp đầu vào là thương lái buôn bán nguyên liệu vật tư cho đến
 những người công nhân lao động nghèo quanh năm sống bám vào đồng ruộng
 cần có việc làm ổn định góp phần nâng cao mức sống của người dân nghèo tại
 những vùng nông thôn và họ đã bám trụ với HTX từng bước tạo đà cho HTX
 phát triển

 3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động

   3.2.1 Chức năng

   Quang Minh Cooperative là hợp tác xã chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ
 nghệ xuất khNu. Hiện nay HTX có các hoạt động chủ yếu sau:
   Thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ trong
 nước và xuất khấu trực tiếp nước ngoài
   Ký hợp đồng mua nguyên vật liệu lâu dài với các nhà cung cấp ở các tỉnh
   Hợp tác liên doanh – liên kết với các công ty nước ngoài có uy tín nhằm đa
 dạng hóa sản phNm và mở rộng thị trường

   3.2.2 Nhiệm vụ

   Nhiệm vụ chính của HTX là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
 kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng được năng lực sản xuất
 kinh doanh của mình, bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao và đạt chỉ tiêu
 hiệu quả kinh tế
   Tăng cường hoạt động liên doanh – liên kết với các công ty trong và ngoài
 nước nhằm phát triển ngành hàng, chủng loại và nâng cao chất lượng sản phNm
 qua đó góp phần tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vị sản xuất kinh doanh
   Tuân thủ luật pháp của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất
 nhập khNu và ngoại giao đối ngoại
   Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong các hợp đồng mua bán ngoại
 thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
 của HTX




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

   3.2.3 Mục tiêu hoạt động

   Luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất
 khNu của Tiền Giang
   Giữ vững danh hiệu doanh nghiệp xuất khNu uy tín do Bộ thương Mại xét tặng
 và cúp vàng do Thủ tướng trao tằng và là thành viên vàng, hổ trợ miễn phí cho
 HTX ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử để giới thiệu sản
 phNm, thông tin doanh nghiệp và các công cụ nhằm khai thác các mặt hoạt động
 kinh doanh trực tuyến trên mạng
   Xây dựng phương thức kinh doanh linh hoạt, đNy mạnh đầu tư vào các vùng
 quê có trồng nguồn nguyên liệu cung cấp cho hàng xuất khNu để ổn định nguồn
 nguyên liệu, xây dựng và mở rộng hệ thống kho trạm, cơ sở bảo quản xử lý
 nguyên vật liệu tại các vùng trọng điểm nhằm tiết kiệm chi phí lưu thông, khai
 thác triệt để các nguồn lực sẵn có
   Đầu tư trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại góp phầm nâng cao chất
 lượng sản phNm
   Sản lượng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trước, hoàn thành
 tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
   Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ hàng
 hóa, thành phNm thích hợp, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh – liên kết,
 kêu gọ đầu tư nhằm hạn chế vốn vay, mở rộng thị trường




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

   Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

   3.3 Ban tổ chức hợp tác xã

     3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

                                       Đại hội xã viên




                    Ban Kiểm Soát                     Ban Quản Trị



                                                       Chủ Nhiệm




Phòng Kế Toán                  Phòng Kinh Doanh                      Phòng Kỹ Thuật


                         Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý HTX

     3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

          3.2.2.1 Ban Quản Trị

     Chọn kế toán trưởng, quyết định cơ cấu tổ chức, các bộ phận nghiệp vụ
   chuyên môn của HTX. Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên
   ChuNn bị báo cáo về kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuNn bị chương trình nghị
   sự của đại hội và triệu tập đại hội xã viên
     Ấn định quy chế về: Cán bộ, nhân viên, tiền lương, tiền thưởng, phạt và các
   quy chế khác phù hợp với quy định của nhà nước và khả năng của HTX
   Xem xét kết nạp, xin chuyển nhượng, thừa kế, rút cổ phần, tăng cổ phần xã viên
   và báo cáo để đại hội xã viên thông qua
     Lập báo cáo định kỳ: tháng, quý, năm theo quy định của pháp luật thống kê kế
   toán
     Chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên về các quyết định trong phạm vi phân
   công phụ trách
  http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

      3.2.2.2 Ban kiểm soát

   Kiểm tra việc thực hiện điều lệ, nội quy và nghị quyết của đại hội xã viên
 Giám sát mọi hoạt động của Ban Quản Trị, Chủ nhiệm HTX và xã viên theo
 pháp luật, điều lệ, nội quy của HTX
   Kiểm tra tài chính kế toán, phân phố thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các
 quỹ của HTX, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ nhà nước
 Tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo đối với những người có liên
 quan đến HTX
   Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban Quản Trị và báo cáo trước đại hội xã viên
 kiến nghị với Ban Quản Trị, Chủ nhiệm HTX khắc phục những yếu kém trong
 sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của HTX, giải quyết những qui phạm điều lệ, nội
 quy HTX

      3.2.2.3 Chủ nhiệm HTX

   Chủ nhiệm là người đại diện cho HTX trước pháp luật
   Tổ chức thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
 của HTX
   Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Quản Trị, tổ chức thực hiện nghị
 quyết của đại hội xã viên và quyết định của Ban Quản Trị

 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

   3.3.1 Tình hình chế biến các sản ph m thủ công mỹ nghệ tại hợp tác xã

      3.3.1.1 Các sản ph m chủ yếu

   Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu: hàng thủ công làm từ cói, lục bình, lá
 buông như kệ, khay, tủ, rương

      3.3.1.2 Lượng sản ph m

   Năm 2008 lượng sản xuất các sản phNm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của hợp
 tác xã như sau:
   Sản phNm lục bình: 650.256 sản phNm, chiếm tỷ lệ 79% trong tổng sản phNm
   Sản phNm Cói: 90.939 sản phNm chiếm 11%
    Sản phNm Lá buông: 75.560 sản phNm, chiếm tỷ lệ 9%
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
    Các sản phNm khác: 9000 sản phNm chiếm tỷ lệ 1%

    3.3.2 Tình hình tiêu thụ của hợp tác xã

    Năm 2008 sản lượng tiêu thụ của HTX giảm so với năm 2007 cụ thể là:
    Mặt hàng lục bình: tiêu thụ 650.256 sp, chiếm tỷ lệ 79% giảm 18,5%
    Mặt hàng cói: tiêu thụ 90.939 sp, chiếm tỷ lệ 11% giảm 16,1%
    Mặt hàng lá buông: tiêu thụ 75.560 sp, chiếm tỷ lệ 9% giảm 13.9%
    Ta thấy tình hình tiêu thụ của các dòng sản phNm này không thuận lợi do
 khủng hoảng kinh tế nên các thị trường Châu âu, Châu á bị thu hẹp khá nhiều mà
 cụ thế là lợi nhuận đã giảm ở các dòng sản phNm cụ thể như sau:
    Sản phNm lục bình: 0,98 tỷ đồng, chiếm 67,3% và chỉ bằng 43,5% năm 2007
    Sản phNm cói: 0,17 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,1% và chỉ bằng 23% năm 2007
    Sản phNm lá buông: 0,16 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,6% và chỉ bằng 19,9% năm
 2007
    Nguyên nhân chính là cho lợi nhuận của HTX giảm là không có nhiều đơn đặt
 hàng và giá giảm so và chi phí tăng so với 2007 và các chi phí về lượng cũng
 tăng theo.

 3.4 Thuận lợi – Khó khăn – Phương hướng hoạt động trong những
 năm tới

    3.4.1 Thuận lợi

    Hiện nay đứng trước xu hướng sử dụng hàng trang trí nội thất trong gia đình
 bằng nguyên liệu tự nhiên dễ tiêu hủy, không gây ảnh hưởng đến môi trường của
 người tiêu dùng nước ngoài. Những mặt hàng HTX đang sản xuất đã được khách
 hàng đặt mỗi ngày một tăng hy vọng cho một tương lai đang rộng mở vê ngành
 hàng này. Hơn nữa, qua những năm gần đây tay nghề đan cói, lục bình ở Tiền
 Giang đã nâng cao rõ rệt. Khách hàng trong cũng như ngoài nước đều đánh giá
 tốt về chất lượng tại vùng này, từ đó rất nhiều khách đổ về Tiền Giang đặt hàng
 đem đến khí thế cho phong trào sản xuất hàng TCMN của người lao động tại địa
 phương
    Nhà nước đang khuyến khích việc gia tăng xuất khNu hàng TCMN, đưa ra
 nhiều biên pháp hỗ trợ xuất khNu như giới thiệu quảng bá tên tuổi doanh nghiệp,
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 sản phNm, xúc tiến thương mại, tổ chức tham gia hội chợ quốc tế để giúp các
 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tìm kiếm thị trường khách hàng, bởi sau khi
 hội nhập các cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không biết trang bị cho mình
 những kiến thức cơ bản trong việc giao thương quốc tế, do đó đây cũng là dịp
 thuận lợi để những cơ cở vừa và nhỏ mở rộng các quốc tế quan hệ
    Hiện nay HTX đã khép kín quy trình sản xuất và đang quản lý một đội ngũ
 công nhân lao động với tay nghề rất chuNn mực tạo ra những sản phảm chất
 lượng và ổn định trong sản xuất, cũng như nguyên liệu sẳn có tại địa phương và
 các vùng lân cận đã là thế mạnh để HTX phát huy đủ sức cạnh tranh với những
 nhà cung cấp khác ngoài tỉnh

    3.4.2 Khó khăn

    Do tính chất cạnh tranh,chào giá của nhiều nhà cung cấp mới cùng ngành nghề
 đã khai sinh nên trong việc đàm phán với khách hàng thường họ trả giá nhiều mặt
 hàng xuống rất thấp, đôi khi dưới giá thành sản phNm. Còn những sản phNm quen
 thuộc giá cũng phải giảm trong khi đó tất cả nguyên liệu cói lục bình, vật tư sắt
 thép và xăng đầu đều tăng giá từ 10% đến 20% so với những năm về trước trong
 khi đó giá đầu ra không tăng mà còn giảm nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu
 quả kinh doanh của đơn vị những năm sau này, nếu không tìm phương án kinh
 doanh sản xuất hàng mới hoặc mở rộng đầu tư về vũng sâu để giảm giá thành sản
 phNm sẽ gặp nhiều khó khăn
    Nhà xưởng kho hàng chưa ổn định, việc quyết định mua bán của Nhà nước
 chưa kết thúc cũng phần nào làm chậm nhịp độ phát triển vì đơn vị muốn đầu tư
 phải chờ giải quyết xong phần đất đai mới tính chuyện đầu tư lâu dài
    Nguyên liện cói se, lục bình HTX chưa chủ động được trong khâu đầu tư khai
 thác cũng như thu mua tại vùng có nguyên liệu để ổn định giá mà phụ thuộc vào
 những thương lái đem đến bán cho HTX tại kho nên việc mua giá cả lên xuống
 theo thị trường, đôi khi cần phải mua giá rất cao để có nguyên liệu sản xuất vì
 đơn hàng đã ký không thể hủy được
    Hàng của HTX sản xuất chủ yêu theo đơn đặt hàng của khách hàng, nhưng
 phần lớn khách lại đặt hàng vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm
 sau, nên khi triển khai sản xuất giá nguyên liệu, nhân công tăng làm ảnh hưởng
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 đến hiệu quả của đơn vị. Hơn nữa, những đơn hàng khách hàng đặt đôi khi trùng
 thời gian xuất hàng hàng mà là những khách hàng lớn không thể bỏ hoặc dời
 ngày quá xa được nên từ đó xảy ra tình trạng thiếu nhiều lô hàng bị chậm trể
 ngày giao hàng, làm khác hàng nhắc nhở, khiển trách
   Bộ phận quan hệ khách hàng (phòng kinh doanh) còn ở 2 nơi nên một vài
 khách hàng khi đặt quan hệ đặt hàng, báo giá, làm mẫu, ... phải liện hệ nhiều nơi
 hoặc phải mail nhiều địa chỉ cũng phần nào làm phiều lòng khách hàng.
   Bộ phận quản lý triển khai sản xuất đôi khi theo không sát với hàng hòa vì vào
 những tháng cao điểm không quản lý hết các tổ sản xuất nên một số tổ sản xuất
 có ý đồ thường giao hàng sát ngày sản xuất làm bộ phận kiểm tra kỹ thuật tái chế
 không kịp trở tay vì không còn thời gian buộc phải cho xử lý rồi xuất làm ảnh
 hưởng đến chất lượng lô hàng
   Nhân viên kiểm tra hàng trước khi xuất xưởng còn thiếu nhất là hàng ở các cơ
 sở liên doanh, nên đôi khi hàng xuất chưa được kiểm tra kỹ càng đúng tiêu chuNn
 chất lượng
   Khi ký hợp đồng với khách hàng lớn của nước ngoài đa phần họ đến trực tiếp
 hoặc thuê các công ty trung gian để kiểm tra nhà máy và sau nhiều lần kiểm tra
 của tập doàn Tchibo; công ty Li&Fung, họ điều đánh giá HTX còn nhiều mặt hạn
 chế trong việc tổ chức điều hành, sắp xếp kho bãi hàng hóa lượm thượm, không
 quy cũ ngăn nắp. Hành lang an toàn lao động, lối thoát không rõ ràng, chế độ giờ
 giấc làm việc trong công nhân còn tùy tiện không chuNn mực theo bộ luật lao
 động, công nhân sử dụng trang phục bảo hộ lao động không đồng bộ, kẻ có
 người không, chỉ riêng công tác PCCC là được đánh giá tương đối tốt
   Chế độ bảo hiểm xã hội chi mua hạn chế trong nhân viên văn phòng, và công
 nhân tại xưởng chưa mua đại trà toàn bộ công nhân mà việc này đã được đoàn
 thanh tra liên ngành tỉnh nhắc nhở yêu cầu HTX phải mua cho số công nhân lao
 động sản xuất tập trung tại xưởng theo đúng với luật lao động hiện hành




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

   3.4.3 Phương hướng hoạt động trong những năm tới

   Về doanh số:
   Tổng doanh thu 50 tỉ đồng (tăng 18% so với năm 2008). Trong đó: kim ngạch
 xuất khNu 2.700.000 USD (tăng 18% so năm 2008). Tỷ lệ lợi nhuận xã viên trên
 vốn góp: 10%/năm
   Về thị trường và khách hàng
   Tiếp tục giữ ổn định những khách hàng cũ, khai thác mở rộng mặt hàng mới
 (dây nhựa) để kích cầu người tiêu dùng thông qua khách hàng truyền thống lâu
 năm. Tiết kiệm tối đa chi phí đẻ giảm giá thành để bán hàng cho nhóm khách
 hàng này
   Tăng cường cán bộ nghiệp vụ ngoại thường giỏi để đi dự các kỳ hội cho nước
 ngoài nhất là Hội chợ Đức về hàng TCMN tháng 2, để tìm kiếm những khách
 hàng mới tiếp cận những thị trường mới vơi giá cả phải chăng không bị cạnh
 tranh nhiều
   Về đội ngũ công nhân:
   Giữ ổn định công ăn việc làm cho những tổ về tính trung thành với HTX
 khoảng 14/28 tổ đang quan hệ với HTX
   HTX sẽ quan hệ với chính quyền địa phương nơi có nhiều lao động đang làm
 hàng TCMN để đầu tư trực tiếp với phương cách đưa hàng trực tiếp đến các hội
 phụ nữ xã để họ mở rộng tay nghề công nhân đan, đồng thời quản lý số công
 nhân này vững chắc hơn
   Về cơ sở hạ tầng
   Lên chương trình xây dựng khu đất mới mua (sẽ mua thêm khoảng 4.000 m2
 đất phía sau đất HTX) để mở rộng khu vực thành khoảng 8.000 m2. Dự kiến xây
 dựng như sau:
   Xây 2 nhà kho tổng diện tích 4000 m2 kinh phí khoảng 2.4 tỷ đồng
   Xây văn phòng, showroom, hàng rào và các nhà xưởng phụ thuộc 1800 m2
 kinh phí khoảng 1.8 tỷ đồng
   Tổng kinh phí: 4.2 tỷ (trong đó vay quỹ đầu tư của nhà nước 1 tỷ). Vay ngân
 hàng 2 tỷ, còn lại vốn HTX đầu tư 1.2 tỷ


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)


                                   CHƯƠNG 4
                   PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP


 4.1 Phân tích chi phí của HTX theo cách ứng xử của chi phí

   Ta biết rằng HTX sản xuất rất nhiều mặt hàng về thủ công mỹ nghệ từ một
 loại nguyên liệu có thể tạo ra rất nhiều loại sản phNm có kích cỡ khác nhau ở đây
 ta chủ yếu phân tích theo dòng sản phNm mà loại nguyên liệu đó tạo ra những sản
 phNm để xuất khNu:
        Dòng sản phNm làm từ lục bình thì có rất nhiều loại như bình bông, hộc,
 hộp, kệ, khay, ống giấy, rổ, sọt, thùng, xô
        Dòng sản phNm làm từ cói: Các sản phNm này được gồm rương, hộp, kệ,
 bàn, chiếu, rổ
        Dòng sản phNm lá buông thì cũng có nhiều loại sản phNm được sản xuất từ
 loại nguyên liệu này: ngăn kéo, rổ, thùng, xô, kệ

   4.1.1 Chi phí khả biến

   Chi phí khả biến của HTX bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
 nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung và biến phí bán hàng
 Chi phí nguyên liệu của từng loại được dùng sản xuất ra những dòng sản phNm
 theo từng nguyên liệu ví dụ nguyên liệu lục bình thì chủ yếu sản xuất ra sản
 phNm lục bình, nguyên liệu cói thì sản xuất ra dòng sản phNm cói và lá buông
 cũng thế, đồng thời cũng có sự pha trộn nguyên liệu để sản xuất như số đó không
 đáng kể
   Ta biết rằng để sản xuất ra những sản phNm này thì phải tốn chi phí đầu vào và
 đầu ra tiêu thụ sản phNm
   Trong đó ta có thể tách ra 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi
 phí bất biến
   Chi phí khả biến gồm chi phí nguyên liệu và vật liệu gọi chung là chi phí
 nguyên vật liệu trong đó có chi phí nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
    Nguyên liệu chính gồm nguyên liệu dùng để sản xuất ra các sản phNm đó là
 nguyên liệu lục bình, cói, lá buông; dầu bóng, màu, băng keo trong, băng keo
 vàng
    Nguyên liệu phụ : tấm lót, màng, thẻo treo, mã vạch, nhãn, thuốc chống mọc,
 chân đế....
    Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra sản
 phNm gồm chi phí ở phân xưởng và các tổ, nhóm của HTX
    Chi phí bán hàng gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí xăng dầu, chi phí
 vận chuyển v.v...
    Biến phí sản xuất chung ta có những chi phí sau chi phí nhiên liệu, dịch vụ
 thuê ngoài, nguyên vật liệu phụ, chi phí vận chuyển, thuê ngoài...
    Chi bất biến gồm chi phí quản lý, phần còn lại chi phí bán hàng như lương, chi
 phí điện nước, chi phí vật dụng văn phòng và chi phí sản xuất chung như chi phí
 sữa chữa nhà kho, chi phí điện nước, chi phí công dụng cụ, chi phí thuê nhà...
         Giá thành sản của từng dòng sản phNm được HTX tổng hợp và được in
         thành sổ tính giá thành sản phNm cụ thể được tính như sau:
    Dòng sản phNm làm từ nguyên liệu lục bình cho ra sản phNm lục bình gồm:
 nguyên liệu lục bình + băng keo + khung sắt + thùng carton + chân đế + mút +
 keo + màng PE + thuốc chống móc + dầu bóng + nhãn + chi phí sxc + chi phí
 quản lý
    Dòng sản phNm làm từ cói gồm: nguyên liệu + khung sắt + keo + băng keo +
 màu + thùng carton + túi vải + chân đế + thuốc chống móc + nhãn + mãng PE +
 mút + chi phí sxc + chi phí quản lý
    Dòng sản phNm làm từ lá buống gồm: nguyên liệu + giấy chống Nm+ dầu bóng
 + màu + băng keo + keo + túi nylon + thuốc chống móc + mút xốp + nhãn (thẻ) +
 chân đế + dầu bóng + thùng carton + chi phí sxc + chi phí quản lý

        4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu

    Do loại hình kinh doanh của HTX là mua và sản xuất hàng thủ công nên chi
 phí nguyên vật liệu ở đây là nguyên liệu tự nhiên và có xử lý một chút ít. Giá cả
 tùy theo chất lượng nguyên liệu mua vào trong đó nguyên liệu được sơ chế thì có
 giá cao hơn nguyên liệu tự nhiên trong đó nguyên liệu có giá cao nhất là mây nên
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 nguyên liệu này ít được HTX mua sản xuất, nguyên liệu có chất lượng càng cao
 thì giá càng cao
   Chi phí nguyên liệu của các sản phNm đều khác nhau, nguyên nhân là do sự
 khác nhau về giá cả và tỷ lệ mua vào của các nguyên liệu
   Sự khác nhau về giá cả nguyên liệu mua vào của các sản phNm làm ra phụ
 thuộc vào nhiều yếu tố: vùng nguyên liệu, mua của ai, quãng đường vận chuyển,
 thời điểm mua vào...
   Ngoài ra, tỷ lệ loại nguyên liệu mua vào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
 nguyên liệu. Trường hợp Cói màu: năm 2008 lượng mua vào của nguyên liệu này
 khá cao chiếm 4,27% trong tổng 5,7% nguyên liệu màu mua vào của tổng các
 nguyên liệu màu. Tuy nhiên ngoại trừ trường hợp cói màu có giá cao thì Lục
 bình, Lá buông màu tự nhiên vẫn giá cao hơn nên chi phí nguyên liệu của lục
 bình và lá buông tính ra vẫn cao hơn. Chúng ta có bảng tỷ lệ mua vào theo lượng
 loại nguyên liệu của các dòng sản phNm như sau:
                    Bảng 1: Tổng hợp chi phí nguyên liệu năm 2008
                                                                    Đơn vị tính: đồng
                           NL Lục bình          NL Cói        NL Lá buông
             Tự nhiên     1.853.219.400      512.848.729     855.346.019
             Màu          48.305.579         145.863.492     586.448


                        Bảng 2: Tình hình thu mua nguyên liệu
                            NL Lục bình           NL Cói             NL Lá buông
  Tự nhiên                         54,25%            15,01%                  25,04%
  Màu                                1,41%            4,27%                   0,02%
  Tổng                             55,66%            19,28%                  25,06%


   Để xem xét ảnh hưởng của giá nguyên liệu và tỷ lệ nguyên liệu mua vào đến
 giá thành sản phNm như thế nào, chúng ta hãy xem xét bảng chi phí nguyên vật
 liệu (CPNVL) của các dòng sản phNm:
                          Bảng 3: Chi phí nguyên vật liệu
                                                                  Đơn vị tính: đồng
                          SP Lục bình             SP Cói            SP Lá buông
  CP NVL                   19.402.432.738        3.131.526.242       2.949.251.368
  Lượng SX (SP)                   650.256               90.939              75.560
  Đơn vị (đ/SP)                    29.838               34.435              39.032
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)


 Nhìn vào bảng 1 và 2 ta thấy rằng nguyên liệu lục bình vẫn là nguyên liệu chủ
 lực như ta thấy rằng nguyên liệu lục bình vẫn có thành rẻ hơn nên được sử dụng
 nhiều trong sản xuất ra những sản phNm của hợp tác xã, ta thấy được rằng tỷ lệ
 thu mua nguyên liệu của sản phNm lục bình là cao nhất chiếm 55,66% trong tổng
 số nguyên liệu của HTX mua, tiếp đến là lá buông với 25,06%
    Như chúng ta đã biết tình hình nguyên liệu lục bình được trồng khắp nơi nên
 đây là nguồn nguyên liệu dễ thu mua và sản phNm làm ra được thị trường chấp
 nhận rộng rãi nên chi phí trên 1 kg sản phNm này là thấp nhất cụ thể là tính ra chi
 phí thành phNm trên 1 sản phNm vẫn thấp hơn các dòng sản phNm cùng loại. Tuy
 nhiên nhìn vào bảng 1 ta thấy rằng Cói chỉ chiếm 19,28% nhưng có chi phí
 nguyên liệu cao hơn so với Lá buông là vì HTX nhập nhiều Cói vật liệu tốt nên
 chi phí cao hơn mặc dù giá cói bình quân thấp hơn lá buông. Trong khi lá buông
 trong năm nay mua được với khối lượng lớn như giá không cao lắm ngược lại thì
 do vùng nguyên liệu cói khá xa và đôi khi mua không đúng lúc nên chi phí
 nguyên liệu của cói khá cao.

                          Đồ thị 4: Chi phí nguyên vật liệu

                                   Đồ thị 4: Chi phí nguyên vật liệu
                                                                       39.032
       40.000                                    30.682
                          29.838
       35.000
       30.000
       25.000
       20.000
       15.000
       10.000
        5.000
            0
                     Lục bình                  Cói                Lá buông


      41.1.2 Biến phí sản xuất chung

    Biến phí sản xuất chung (SXC) bao gồm: chi phí nhiên liệu, chi phí phục vụ
 sản xuất, chi phí vận chuyển
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

  Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
     Biến phí SXC tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phNm làm ra
  nếu dòng sản phNm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, ngoài
  ra biến phí SXC còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, chi phí vận chuyển...
     Biến phí SXC đơn vị của các dòng sản phNm như sau:

                                Bảng 4: Biến phí SXC đơn vị
                                                                          Đơn vị tính: đồng/SP
                                                                       Lục bình Cói   Lá buông
Chi phí nhiên liệu(nhiên liệu, xăng dầu)                                   99 122         142
Phí phục vụ sản xuất (nguyên vật liệu, phụ liệu, dich vụ thuê ngoài)       86 106         123
Phí vận chuyển                                                             64 79           92
Chi phí đơn vị (đ/SP)                                                     250 307         357

          Biến phí SXC đơn vị:
     Như đã nói trên, biến phí SXC không chỉ bị ảnh hưởng của tỷ lệ từng loại sản
  phNm sản xuất ra mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của nhiên liệu, phí vận
  chuyển...
     Qua bảng trên, chúng ta có thể hiều được tại sao biến phí SXC đơn vị của sản
  phNm lá buông lại cao hơn các đơn vị sản phNm khác đến vậy. Nhân tố biến phí
  SXC là hệ quả của nhân tố trên vừa là một nhân tố riêng biêt. Là hệ quả khi
  chúng ta xét đến đơn giá của chi phí nhiên liệu, vận chuyển phí vụ phục sản xuất.
  Để giải thích điều này chúng ta xét đến trường hợp dòng sản phNm lá buông.
     Hầu hết các biến phí SXC đơn vị của sản phNm lá buông rất cao và cao hơn
  các sản phNm khác khá nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng vùng nguyên liệu của lá
  buông khá xa phải vận chuyển xa nên tốn nhiều nhiên liệu. phải bốc xếp và vận
  chuyển nhiều hơn. Do lượng sản xuất không nhiều trong khi đó chi phí lại tăng,
  nên khi qui ra 1 đơn vị sản phNm sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
     Còn về trường hợp của dòng sản phNm Cói mặc dù chi phí cũng khá cao
  nhưng do sản xuất nhiều nên chi phí đơn vị đã thấp hơn và vì vùng nguyên liệu
  cũng không xa lắm




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

       Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)


                                      Đồ thị 5: Biến phí SXC đơn vị

                                            Đồ thị 5: Biến phí SXC

               400                                                             357
               350                                     307

               300              250
               250
               200
               150
               100
                50
                 0
                            lục bình                  cói                  lá buông


                Để hiểu về biến phí SXC đơn vị của các sản phNm HTX ta lần lượt xét 2
       nhân tố sau:
                            Bảng 5: Tổng hợp nguyên liệu mua vào và xuất
                                                                                 Đơn vị tính: đồng
             Nguyên liệu Lục bình                  Nguyên liệu Cói            Nguyên liệu Lá buông
           Màu         Tự nhiên              Màu            Tự nhiên        Màu         Tự nhiên
Mua vào     107.274.961     1.941.384.392     147.448.928    603.058.962     40.533.749     1.067.245.169
Sản xuất     93.777.060     1.671.267.403     122.719.527    537.415.474     36.463.011       971.808.315


                          Bảng 6: Tỷ lệ sản xuất theo từng loại nguyên liệu

             Chế biến                 NL Lục bình       NL Cói NL Lá buông
             Màu                                     5%    16%                             3%
             Tự nhiên                               82%    72%                            88%
             Tổng                                   87%    88%                            91%


           Khi đối chiếu đồ thị “Biến phí SXC đơn vị” và bảng “Tỷ lệ sản xuất theo từng
       loại vật liệu” ta thấy cũng khá hợp lý, vì qua bảng 4 chúng ta sẽ thấy rằng biến
       phí SXC của lá buông là cao nhất, biến phí SXC của lục bình là thấp nhất. Tuy
       nhiên, như đã trình bày ở trên không chỉ phục thuộc vào tỷ lệ sản xuất của từng
       sản phNm và loại nguyên vật liệu mua vào mà còn phục thuộc vào lượng sản xuất
     http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 sản phNm ra. Nếu mua nguyên vật chất lượng sản xuất để chế tạo ra sản phNm
 chất lượng thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn so với khi mua nguyên liệu kém rồi
 sau đó phải hủy bỏ làm lại nhiều lần. Để thấy rõ hơn chúng ta có bảng tỷ lệ giữa
 lượng nguyên liệu mua vào và nguyên liệu sản xuất như sau:


      Bảng 7: Tỷ lệ giữa nguyên liệu mua vào và lượng nguyên liệu sản xuất

                                NL Lục bình           NL Cói      NL Lá buông
      Màu                               87%                83%            90%
      Tự nhiên                          86%                89%            91%
      Mua/sản xuất                      86%                88%            91%


   Dựa vào bảng tỷ lệ nguyên liệu mua và lượng nguyên liệu sản xuất, chúng ta
 phần nào giải thích được tại sao biến phí SXC đơn vị của lá buông cao như vậy.
 Trong các sản phNm thì tỷ lệ mua/sản xuất của lá buông cao nhất. Điều đó cho
 chúng ta thấy là để sản xuất được 100% sản phNm thì lá buông cao nhất nên có
 chi phí cao nhất dẫn đến việc sản xuất nhiều hơn với những sản phNm có độ khó
 cao nên dẫn tới biến phí SXC đơn vị của lá buông cao hơn các sản phNm khác
   Cũng với cách giải thích tương tự như vậy, sản phNm nào có tỷ lệ mua/sản
 xuất càng thấp thì biến phí SXC đơn vị cũng thấp theo

      4.1.1.3 Biến phí bán hàng

   Biến phí bán hàng bao gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí vận chuyển, chi
 phí nhiên liệu, hàng mẫu, book công, phí bill ....
   Chi phí bán hàng có tính chất khác phức tạp chủ yếu xuất phát từ chi nhánh
 bán hàng ở TP.HCM. Ta có bảng số liệu về chi phí bán hàng đơn vị như sau:


                                 Bảng 8: Biến phí bán hàng
                                                                         Đơn vị tính: đồng
                               SP Lục bình               SP Cói            SP Lá buông
  Tổng biến phí bán hàng         1.506.379.923            258.658.654          250.493.023
  Lượng tiêu thụ (SP)                  650.256                  90.939              75.560
  Đơn vị (đ/SP)                       2.316,60               2.844,31             3.315,15



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

      4.1.1.4 Chi phí nhân công trực tiếp


                     Bảng 9: Chi phí nhân công trực tiếp ở HTX
                                                                     Đơn vị tính: đồng
                              SP Lục binh             SP Cói            SP Lá buông
  CP NCTT                      6.083.853.774         1.044.651.090       1.011.672.355
  Lượng sản xuất (SP)                650.256                90.939              75.560
  Đợn vị (đ/SP)                         9356                 11487              13389


   Bảng số liệu cho thấy chi phí NCTT đơn vị của sản phNm lá buông là rất cao,
 nguyên nhân là những sản phNm này rất khó làm, công nhân phải làm với khối
 lượng công việc lớn nên thời gian làm việc tăng dẫn đến mất nhiều công cho việc
 làm ra một sản phNm nên chi phí NCTT đơn vị tăng và sản phNm làm ra cũng ít
 dẫn đến việc chi phí cao trên môt sản phNm là lẽ đương nhiên. Ngược lại thì sản
 phNm lục bình thì ta thấy có giá nhân công trên 1 sản phNm thấp nhất nguyên
 nhân thứ nhất là sản phNm này dễ là và rất thông dụng nên không mất nhiều thời
 gian. Thứ hai, như ta biết thì HTX được phân chia theo tổ nhóm lẻ, chi phí nhân
 công ở tổ cao hơn ở nhóm lẻ nên sản phNm làm từ tổ có chi phí cao hơn ở nhóm
 lẻ vì tay nghề các công nhân ở tổ cao hơn các nhóm lẻ

   4.1.2 Chi phí bất biến

      4.1.2.2 Định phí sản xuất chung

   Định phí SXC bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí mua thiết bị sữa
 chữa, chi phí khấu hao, chi phí điện nước, chi phí thuê kho....
   Định phí SXC của HTX được phân bổ theo tiêu thức doanh thu đóng góp của
 từng dòng sản phNm được thể hiện qua bảng sau:


                          Bảng 10: Định phí SXC của HTX
                                                                     Đơn vị tính: đồng
                            SP Lục bình         SP Cói               SP Lá buông
 Đinh phí SXC                     677.945.713         242.123.469         290.548.163
 Lượng sản xuất (SP)                  650.256              90.939              75.560
 Đơn vị (đ/sp)                          1.043               2.662               3.845

http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

   Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
      Giống như chi phí NCTT, sản phNm có định phí SXC đơn vị cao nhất vẫn là lá
   buông và sản phNm có định phí thấp nhất vẫn là lục bình ta biết sản phNm sản
   xuất càng nhiều thì định phí trên một sản phNm sẽ giảm xuống theo khối lượng
   sản xuất ra.


                  Bảng 11: Chi tiết định phí SXC trên lượng sản xuất
                                                                    Đơn vị tính: đồng/SP
                                          SP Lục bình       SP Cói      SP Lá buông
Lương + khoản trích                                   285         727               1050
Khấu hao                                              210         536                775
CP sữa chưa TS và mua sắm thiết bị                     32          82                118
Điện + nước + Điện thoại                              109         278                401
Chi phí thuê nhà                                      140         357                516
Chi phí CDDC                                           81         208                300
CP cơm                                                140         358                516
Chi phí phụ cấp, bồi dưỡng                             19          48                 69
CP khác                                                27          69                100
Tổng                                                1.043       2.662              3.845


      Từ bảng chi tiết trên, chúng ta thấy hầu hết các chi phí của sản phNm lá buông
   là khá cao, điển hình là lương quản lý phân xưởng và chi phí trích khấu hao.
   Trong mỗi sản phNm làm ra thì tổng hai chi phí này của sản phNm lá buông là
   1.825đ nguyên nhân là cho chi phí sản phNm đơn vị cao chủ yếu như sau:
      Chi phí phân bổ dựa trên những phần nào không xác định được sẽ theo tỷ lệ
   doanh thu của từng loại sản phNm và theo chi phí sinh ra do làm ra chính sản
   phNm đó, một phần là do sản phNm khó làm nên tỷ lệ hao hụt và phụ phNm cao,
   do đó cần nhiều công đoạn để hoàn thành, do đó chi phí trên 1 sản phNm cao như
   sau:
      Lượng sản phNm thu hồi ở lá buông thấp: mặc dù tỷ lệ mua vào và lượng sản
   xuất khá cao nhưng tỷ lệ thu hồi sản phNm không cao nguyên nhân do sản phNm
   làm khó dẫn đến phải hủy bỏ nhiều không đạt được tiêu chuNn




  http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
         4.1.2.3 Định phí bán hàng
   Định phí bán hàng bao gồm: chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách, chi phí
 quảng cáo, chi phí lương, chi phí bán hàng khác....
   Cũng giống như định phí SXC thì HTX cũng phân bổ định phí bán hàng theo
 tỷ lệ đóng góp của từng dòng sản phNm vào doanh thu chung của HTX


                             Bảng 12: Định phí bán hàng
                                                                    Đơn vị tính: đồng
                               SP Lục bình           SP Cói           SP Lá buông
    Định phí bán hàng              357.898.296        127.820.820        153.384.984


         4.1.2.4 Chi phí quản lí
   Chi phí quản lí đối với HTX được xem là định phí gián tiếp (tức là những định
 phí cố định, không gắn với bất kỳ một bộ phận riêng biệt nào và chúng phát sinh
 do sự tồn tại của nhiều bộ phận). Chi phí quản lí gồm chi phí phát sinh ở văn
 phòng HTX và các phòng ban khác. Chi phí quản lí phân bổ cho các dòng sản
 phNm được phân bổ theo doanh thu sản phNm. Ta có công thức như sau:
 CPQL phân bổ cho dòng SP = CPQL HTX x Doanh thu từng dòng SP
 Trong đó: CPQL đơn vị = Tổng CPQL / Tổng lượng tiêu thụ từng SP
   Sau đây là bảng phân bổ chi phí quản lý cho các sản phNm:

                       Bảng 13: Phân bổ chi phí quản lý HTX
                                                                     Đơn vị tính: đồng
                                   SP Lục bình         SP Cói           SP Lá buông
 CP QL                              974.151.481        167.270.359         161.989.778
 Lương SP tiêu thụ (SP)                 650.256             90.939              75.560
 CP QL phân bổ (đ/sp                      1.498              1.839               2.144




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)

   4.1.3 Tổng hợp chi phí năm 2008

   Ở phần này chi phí sẽ được trình bày theo 2 dạng:
   Theo lượng sản xuất: mục đích là tập hợp chi phí phát sinh năm 2008
   Theo lượng tiêu thụ: nhằm tập hợp chi phí để tính hiệu quả kinh doanh
                   Bảng 14: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất
                                                                     Đơn vị tính: đồng
 Loại chi phí              SP Lục bình           SP Cói              SP Lá buông
 Biến phí
 CP NVL                         19.402.432.738       3.131.526.242       2.949.251.368
 Đơn vị (đ/sp)                          29.838              34.435              39.032
 CP NCTT                         6.083.853.774       1.044.651.090       1.011.672.355
 Đơn vị (đ/sp)                           9.356              11.487              13.389
 CP SXC                            162.409.428          27.887.124          27.006.752
 Đơn vị (đ/sp)                             250                 307                 357
 CP BH                           1.506.379.923         258.658.654         250.493.023
 Đơn vị (đ/sp)                           2.317               2.844               3.315
 Tổng đơn vị (đ/sp)                     41.761              49.074              56.093
 Định phí
 CP SXC                            677.945.713         242.123.469        290.548.163
 CP BH                             357.898.296         127.820.820        153.384.984
 CP QL                             974.151.481         167.270.359        161.989.778
 Tổng định phí                   2.009.995.491         537.214.648        605.922.925




                   Bảng 15: Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ
                                                                     Đơn vị tính: đồng
 LOẠI CHI PHÍ          SP Lục bình          SP Cói                   SP Lá buông
                                      BIẾN PHÍ
 BP NVL                      19.402.432.738        3.131.526.242         2.949.251.368
 BPNCTT                       6.083.853.774        1.044.651.090         1.011.672.355
 BP SXC                         162.409.428           27.887.124            27.006.752
 BP BH                        1.506.379.923          258.658.654           250.493.023
 Tổng biến phí               27.155.075.863        4.462.723.110         4.238.423.498
                                      ĐNNH PHÍ
 ĐP SXC                         677.945.713          242.123.469          290.548.163
 ĐP BH                          357.898.296          127.820.820          153.384.984
 ĐP QL                          974.151.481          167.270.359          161.989.778
 Tổng đinh phí                2.009.995.491          537.214.648          605.922.925


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net

 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P)
 Nhìn vào bảng 14 ta thấy rằng đây là bảng cho ta biết được giá thành của từng
 loại sản phN m của HTX, đặc biệt là có thể nhìn thấy mốt cách đầy đủ từng khỏan
 mục chí phí cấu thành giá thành của sản phN m từng đó có thể giúp nhà quản trị
 đưa ra các biện pháp hạ giá thành ở từng khâu. Ta thấy rằng giá thành của từng
 khỏan mục trong đó sản phN m lục bình là thấp nhất tiếp theo đó là cói và lá
 buông. Tại sao có điều này thì như chúng ta đã biết sản phN m lục bình thì làm ra
 dễ vùng nguyên liệu dồi dào
 Bảng 15 ta thấy rằng nó không khác lắm với bảng 14 vì ở HTX sản xuất bao
 nhiêu bán bấy nhiêu chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng từ nước ngoài. Vì vậy,
 nhìn vào bảng này ta không thấy được gì như nếu sản xuất và bán ra khác số
 lượng thì ta sẽ thấy rõ. Trong trường hợp nếu tổng chi phí sản xuất ra cao mà
 tổng chi phí của sản phN m bán ra thấy thì rõ ràng là sản phN m này kinh doanh
 không có hiệu quả ở đây do không có sự khác biệt nên chúng ta không thấy như
 nếu có sự khác biệt thì bảng này quả là có sự đóng góp tích cực cho nhà quản trị
 trong quá trình ra quyết định




http://www.kinhtehoc.net
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)
Luan van tot nghiep ke toan (18)

More Related Content

What's hot

Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...AskSock Ngô Quang Đạo
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...Nguyễn Công Huy
 
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11A120 chap nhan va giu khach hang cu 11
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11Vân Anh
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Dương Hà
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộnggamaham3
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11A120 chap nhan va giu khach hang cu 11
A120 chap nhan va giu khach hang cu 11
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 

Viewers also liked

Trang bia chuyen de
Trang bia chuyen deTrang bia chuyen de
Trang bia chuyen deDat Vo
 
Bìa trước
Bìa trướcBìa trước
Bìa trướctoanvo723
 
Decuong
DecuongDecuong
DecuongDat Vo
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Nguyễn Công Huy
 
Van chuyen hang hoa
Van chuyen hang hoaVan chuyen hang hoa
Van chuyen hang hoathunguyen123
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhTrinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhMạnh Hoàng
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuTon Day
 

Viewers also liked (13)

Trang bia chuyen de
Trang bia chuyen deTrang bia chuyen de
Trang bia chuyen de
 
Bìa trước
Bìa trướcBìa trước
Bìa trước
 
Decuong
DecuongDecuong
Decuong
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)
 
Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)
 
Luận Văn.doc
Luận Văn.docLuận Văn.doc
Luận Văn.doc
 
Van chuyen hang hoa
Van chuyen hang hoaVan chuyen hang hoa
Van chuyen hang hoa
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manhTrinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
Trinh chieu - bao cao de tai khoa hoc rau an toan - manh
 
Thủ tục hải quan hàng chuyển cửa khẩu
Thủ tục hải quan hàng chuyển cửa khẩuThủ tục hải quan hàng chuyển cửa khẩu
Thủ tục hải quan hàng chuyển cửa khẩu
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctu
 

Similar to Luan van tot nghiep ke toan (18)

Phân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíPhân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíMarta Giang
 
2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_triThai Trang
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Luận Văn 1800
 
luan van tot nghiep ke toan (56).pdf
luan van tot nghiep ke toan (56).pdfluan van tot nghiep ke toan (56).pdf
luan van tot nghiep ke toan (56).pdfNguyễn Công Huy
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Bích Liên
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATung Trương
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Nguyen Minh Chung Neu
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfNguyễn Công Huy
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.lethanhtung1007
 
Civ hang bookbooming
Civ hang bookboomingCiv hang bookbooming
Civ hang bookboomingbookbooming
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luan van tot nghiep ke toan (18) (20)

Phân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phíPhân tích mối quan hệ chi phí
Phân tích mối quan hệ chi phí
 
2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
 
luan van tot nghiep ke toan (56).pdf
luan van tot nghiep ke toan (56).pdfluan van tot nghiep ke toan (56).pdf
luan van tot nghiep ke toan (56).pdf
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Dệt
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh  Của Công Ty DệtGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh  Của Công Ty Dệt
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Dệt
 
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
 
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...
Phân tích hiệu quả tài chính các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố ...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.
 
Civ hang bookbooming
Civ hang bookboomingCiv hang bookbooming
Civ hang bookbooming
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tôĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty vận tải ô tô
 
QT195.doc
QT195.docQT195.doc
QT195.doc
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luan van tot nghiep ke toan (18)

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRN KINH DOANH --- ---  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ QUANG MINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s NGUYỄN THANH NGUYỆT NGUYỄN MINH HÙNG Mã số SV: 4053549 Lớp: Kế toán tổng hợp 31 KT 0520A1 http://www.kinhtehoc.net Cần Thơ - 2009
  • 2. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đế mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chí phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được mong muốn đó. Các doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch tập trung nơi được kế hoạch hoá và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu sự tác động của các qui luật rất sòng phẳng, sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã của thị trường, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị sẽ tổ chức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược tương lai. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán sản lượng kết cấu mặt hàng và đặt biệt là ảnh hưởng của kết cấu chí phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch trong tương lai với những điểm trên việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI HTX QUANG MINH”. Qua đề tài này em sẽ có cơ hội, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế rút ra những http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) kiến thực tế cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra những quyết định kinh doanh trong tương lại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hơp tác xã. 2. 2 Muc tiêu nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu tổng quát - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuân của hợp tác xã Quang Minh để có những đề xuất sản xuất tối ưu hóa nhất 2.2. 2Mục tiệu cụ thể - Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phân xưởng vệ tinh hoạt động kém. - Dự báo tình hình tiêu thụ của hợp tác xã. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp: - Đối với số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp - Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập từ biên bản sản xuất, nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng, sổ chi tiết phát sinh từng tháng năm, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. - Trong quá trình phân tích các phương pháp sử dụng là thống kê, tổng hợp, so sánh 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được thực hiện tại HTX - Về thời gian: đề tài được thực hiện: phân tích chi phí khối lượng lợi nhuận của năm 2008 - Việc phân tích lấy số liệu của 2008. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh nhiều sản phNm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc phân tích C.V.P của các dòng sản phNm trong HTX http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phNm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có… 2.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Doanh thu xxxxxx Chi phí khả biến xxxxx Số dư đảm phí xxxx Chi phí bất biến xxx Lợi nhuận xx 2.3.1 So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính) Kế toán tài chính Kế toán quản trị Doanh thu xxxxxx Doanh thu xxxxxx (Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx (Trừ ) Chi phí khả biến xxxxx Lãi gộp xxxx Số dư đảm phí xxxx (Trừ) Chi phí kinh doanh xx (Trừ) Chi phí bất biến xx Lợi nhuận x Lợi nhuận x Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đâu là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được diểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả họat động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả họat động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 2.4 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P 2.4.1 Số dư đảm phí – Phần đóng góp Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phNm, một loại sản phNm và một đơn vị sản phNm. SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phNm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị. Gọi: x: sản lượng tiêu thụ g : giá bán a: chi phí khả biến đơn vị b: chi phí bất biến Tổng số Tính cho 1 sp Doanh thu gx g Chi phí khả biến ax a Số dư đảm phí (g-a)x g-a Chi phí bất biến b Lợi nhuận (g-a)x – b Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: - Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn. (g-a)xh = b b xh = g-a CPBB Sản lượng hoà vốn = SDĐP đơn vị - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g –a)x1 – b http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: x = x2 – x1 Lợi nhuận tăng 1 lượng: P = (g-a)(x2 – x1) P = (g-a) x Kết luận: Thông qua khái niệm SDĐP chúng ta thấy được mối quan hệ giữa sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, cụ thể là: nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho SDĐP đơn vị. Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP là: - Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phNm, bởi vì sản lượng của từng sản phNm không thể tổng hợp ở toàn công ty - Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phNm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. - Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP. 2.4.2 Tỷ lệ SDĐP Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phNm, một loại sản phNm (cũng bằng một đơn vị sản phNm) g -a Tỷ lệ SDĐP = x 100% g Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: Tại sản lượng x1 Doanh thu: gx1 Lợi nhuận: P1 = (g –a)x1 – b Tại sản lượng x2 Doanh thu: gx2 Lợi nhuận: P2 = (g –a)x2 – b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: P = P2 – P1 P = (g – a)(x2 – x1) g-a P= g x (x2 – x1)g http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phNm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp … thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chi tiêu tổng SDĐP nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau - Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phNm có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm cơ cấu chi phí 2.4.3 Cơ cấu chi phí Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau: - CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó ta suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất mạnh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phNm không tiêu thụ được - CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phNm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) này mà có doanh thu ngày càng tăng dần thì sẽ thất thu lợi nhuận. Nhưng nếu doanh nghiệp càng đầu tư nhiều thì mức rủi ro càng cao. Tuy nhiên bù lại doanh nghiệp đó càng có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy trước khi đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các phương án đầu tư để hạn chế rủi ro - Hai dạng cơ cầu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuNn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất - Tuy vậy khi dự đinh xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro. Nói chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ CPKB cao hơn so với CPBB trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp có tỷ lệ CPBB cao hơn trong CPKB trong tổng chi phí - Điều đó có nghĩa là qui mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường và không có nghĩa gì để đảm bảo một qui mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế hoạch tập trung và nền kinh tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường 2.4.4 Đòn b y kinh doanh Đối với các nhà vật lý, đòn bNy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bNy gọi là một cách đầy đủ là đòn bNy kinh doanh (ĐBKD) là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phNm ĐBKD chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBKD là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Tốc độ tăng của lợi nhuận ĐBKD = >1 Tốc độ tăng doanh thu (hoăc sản lượng bán) Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn hơn và ngược lại. Do vậy, ĐBKD cũng là một chi tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBKĐ sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có: - Tại sản lượng x1 Doanh thu: gx1 Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b - Tại sản lượng x2 Doanh thu: gx2 Lợi nhuận: P2= (g – a)x2– b P2 - P1 ( g − a)( x 2 − x1 ) Tốc độ tăng lợi nhuận = x 100% = P1 ( g − a) x1 − b gx 2 − gx1 Tốc độ tăng doanh thu = × 100% gx1 ( g − a )( x 2 − x1 ) gx 2 − gx1 ( g − a) x1 ĐBHĐ = ÷ = ( g − a) x1 − b gx1 ( g − a) x1 − b Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD: Độ lớn của ĐBKD = Tổng SDĐP = Tổng SDĐP Lợi nhuận Tổng SDĐP – Định phí Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổ bao nhiêu? Câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBKD, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBKD ngày càng giảm đi. ĐBKD lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. Chứng minh: ( g − a) x ( g − a) x − b + b b ĐBKD = = = 1+ ( g − a) x − b ( g − a) x − b ( g − a) x − b Hay: ĐBKD = 1 + CPBB Lợi nhuận Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức phần lợi nhuận càng tăng, do đó CPBB/ Lợi nhuận sẽ giảm suy ra ĐBKD càng giảm. 2.5 Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ C.V.P. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phNm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muuốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh sô không mang lại được lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty nào họat động mà không muốn không mang lại được lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phNm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác đinh mức doanh thu với khối lượng sản phNm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra 2.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phNm dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không cól ãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trụ tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn: doanh thu và chi phí. Hoặc nói cách khác là tại điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: Doanh thu (DT) Biến phí (BP) SDĐP Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lợi nhuận (LN) Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN) Nhìn vào sơ đồ ta thấy: SDĐP = Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN) Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN) Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, SDĐP = Đinh phí Chứng minh: DT = BP + SDĐP - Mà SDĐP = ĐP +LN Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lức nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao 2.5.2 Các thước đo tiêu chu n hòa vốn Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới các góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuNn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro. http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 2.5.2.1 Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm Thời gian hòa vốn = Doanh thu (dự kiến) hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu (dự kiến) trong kỳ 360 ngày Chú ý: rằng công thức này cần được nhìn nhận tích cực hơn đối với doanh thu dự kiến. Do doanh thu luôn thay đổi khi thực hiện nên nhà quản trị cần phải nhận thức rằng thời gian hòa vốn là một chỉ tiêu luôn biến dộng tùy thuộc vào sự biến động của doanh số kế hoạch trong kỳ thực hiện xác định thời gian hòa vốn cho một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định được số vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó 2.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phNm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi) Tỷ lệ hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 2.5.2.3 Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiểu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một số dư an toàn thíc hợp Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn tỷ lệ SDĐP lớn điều này cũng thường có nghĩa là công ty đó thường mức độ an toàn kém hơn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và công ty đó là công ty có doanh thu an toàn thấp hơn Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn x 100% Mức doanh thu đạt được hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn 2.5.3 Phương pháp xác đinh điểm hòa vốn Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp để ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn 2.5.3.1 Sản lượng hòa vốn Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là Nn của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó. http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx Phương trình biểu diễn của tổng chi phí có dạng: ytp = ax + b Tại điểm hòa vốn thì: ydt = ytp gx = ax + b (1) Giải phương trình (1) để tìm x, ta có: b x= g −a Sản lượng hòa vốn = Định phí Vậy: SDĐP đơn vị 2.5.3.2 Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán: Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = gx b Tại điểm hòa vốn x = nên g −a b b Ñònh phí yhv = g × = = g − a ( g − a ) g Tyû leä SDÑP Vậy: Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ SDĐP 2.5.4 Đồ thị điểm hòa vốn Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ 2 gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận 2.5.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn: Đồ thị tổng quát Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường: http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng) - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí - Đường doanh thu: ydt = gx (1) - Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2) - Đường đinh phí: ydp = b - Minh họa đồ thị C.V.P tổng quát y Điểm hoà vốn ydt = gx ytp = ax + b yhv b ydp = b xh (sản lượng hòa vốn) x Đồ thị 1: Minh họa C.V.P tổng quát Đồ thị phân biệt Ngoài dạng tổng quát của đồ thì hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng phân biết. Về cơ cấu, hai dạng này giống nhau về các bước xác đinh các đường biểu diễn, chi khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí ybp = ax song song với đường tổng chi phí ytp = ax + b. Đồ thị này nhằm cho ta thấy số dư đảm phí trên đồ thị mà đồ thị tổng quát chưa phản ánh được Đồ thị 2: Minh họa C.V.P phân biệt y ydt = gx ytp = ax + b Lợi nhuận Điểm hoà vốn Ybp = ax SDĐP Định phí yh Biến phí b ydp = b xh (sản lượng hòa vốn) http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) x 2.5.4.2 Đồ thị lợi nhuận Phương trình lợi nhuận Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng Đồ thị 3: Minh họa C.V.P lợi nhuận y 50.000 40.000 Đường lợi nhuận 30.000 20.000 10.000 Điểm hòa vốn Lợi nhuận đạt được trong kỳ 0 25.000 50.000 75.000 100.0000 125.000 Đường doanh thu -10.000 y = gx -20.000 -30.000 -40.000 -50.000 0 200 300 400 500 100 x (sản lượng sản phNm) 2.5.4.3 Phương trình lợi nhuận: Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C.V.P: - Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận gx = b + ax + P Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện. Đặt Pm: Lợi nhuận mong muốn xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn gxm: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn Từ đó ta có thể tìm được sản lượng tiêu thu để đạt được lợi nhuận mong muốn http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) b + Pm Ñònh phí + Lôïi nhuaän mong muoán xm = = g−a Ñôn giaù baùn - Bieán phí ñôn vò Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phNm: SDĐP được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau: b + Pm b + Pm Ñònh phí + Lôïi nhuaän mong muoán gx m = ×g = = g−a ( g − a )× g Tyû leä SDÑP 2.6 Phân tích điểm hòa vốn với giá bán Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không thay đổi, cần sản xuất và tiêu thu bao nhiêu sản phNm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào? Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó có thể dự kiến, khi giá thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó 2.7 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng đem bán. Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt đó biến động giữa các kỳ phân tích, thì điểm bán hoà vốn cũng sẽ thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. 2.8 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C.V.P http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Qua nghiên cưu mối quan hệ C.V.P ở trên, chúng ta thấy rằng, việc đặt chỉ phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là: Mối quan hệ giữa khối lượng sản phNm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực thế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đỏi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định Phải phân tích một cách chính xác chi phí của xí nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó đã là rất khó khăn, vì vậy việc phân chia chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chi chi phí này chỉ mạng tính gần đúng. Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này khó có thể thực hiện trong thực tế. Nhưng chúng ta đã biết, khối lượng sản phNm tiêu thụ không chỉ phụ thuuôc vào khối lượng sản phNm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phNm như kí hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán… Năng lực sản xuất như máy móc thiệt bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này khhông đúng, bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động)… Giá bán sản phNm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC XÃ 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã HTX Quang Minh xuất phát từ HTX Bình Minh tại Thị Xã Gò Công do nhu cầu phát triển HTX huy động xã viên tại địa bàn T.P Mỹ Tho để thành lập HTX Quang Minh vào ngày 03 tháng 06 năm 2003, hoạt động độc lập tại T.P Mỹ Tho Tên đầy đủ bằng tiếng việt: HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu Quang Minh Tên viết tắt: HTX Quang Minh Tên đối ngoại: Quang Minh Coop Vốn điều lệ: 1.350.000.000 đồng. Trụ sở chính: 270C Quốc lộ 60 Phường 10 T.P Mỹ Tho. HTX gồm 21 xã viên vừa trong và ngoài tỉnh, và sẽ được bổ sung thêm cho giai đoạn phát triển sau, dự kiến định hình là 30 thành viên HTX Quang Minh được hình thành vào tháng 3 năm 2003, khởi đầu từ cái nôi HTX Bình Minh với bề dày nhiều năm hoạt động trên một lãnh vực chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu kể từ thời bao cấp chuyển sang. Trong thời gian đầu thành lập, được HTX Bình Minh hậu thuẫn và chuyển giao nguồn nhân lực, một phần khách hàng cũng như địa điểm văn phòng kho bãi, đội ngũ kỹ thuật và nhất là nhân sự lãnh đạo và một số công nhân lao động với tay nghề đã được chuyên sâu đã tạo đà cho HTX Quang Minh phát triển và không gặp những khó khăn. Đồng thời, được chính quyền địa phương hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, HTX đã xây dựng và nâng cấp, đáp ứng những điều kiện tối thiểu mà khách nước ngoài cần có của một nhà cung cấp hàng xuất khNu để họ tin tưởng đặt bút ký hợp đồng với HTX. Bên cạnh đó, kết hợp với bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khNu, Nhà nước kích thích tăng trưởng xuất khNu dưới nhiều hình thức như thưởng xuất khNu cho những đơn vị hằng năm gia tăng kim gạch xuất khNu trong thời gian còn được phép trước khi gia nhập WTO, hỗ trợ các đơn vị xuất khNu công tác xúc tiến thường mại, giới thiệu, tìm kiếm thị trường v.v... Từ đó, sau 1 năm đi vào hoạt động, HTX Quang Minh đã dần khẳng định tên tuổi http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) cũng như vị thế của mình trên thương trường quốc tế cũng như tạo được sự tin tưởng từ nhà cung cấp đầu vào là thương lái buôn bán nguyên liệu vật tư cho đến những người công nhân lao động nghèo quanh năm sống bám vào đồng ruộng cần có việc làm ổn định góp phần nâng cao mức sống của người dân nghèo tại những vùng nông thôn và họ đã bám trụ với HTX từng bước tạo đà cho HTX phát triển 3.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động 3.2.1 Chức năng Quang Minh Cooperative là hợp tác xã chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu. Hiện nay HTX có các hoạt động chủ yếu sau: Thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ trong nước và xuất khấu trực tiếp nước ngoài Ký hợp đồng mua nguyên vật liệu lâu dài với các nhà cung cấp ở các tỉnh Hợp tác liên doanh – liên kết với các công ty nước ngoài có uy tín nhằm đa dạng hóa sản phNm và mở rộng thị trường 3.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của HTX là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng được năng lực sản xuất kinh doanh của mình, bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao và đạt chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Tăng cường hoạt động liên doanh – liên kết với các công ty trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành hàng, chủng loại và nâng cao chất lượng sản phNm qua đó góp phần tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vị sản xuất kinh doanh Tuân thủ luật pháp của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khNu và ngoại giao đối ngoại Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong các hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 3.2.3 Mục tiêu hoạt động Luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khNu của Tiền Giang Giữ vững danh hiệu doanh nghiệp xuất khNu uy tín do Bộ thương Mại xét tặng và cúp vàng do Thủ tướng trao tằng và là thành viên vàng, hổ trợ miễn phí cho HTX ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử để giới thiệu sản phNm, thông tin doanh nghiệp và các công cụ nhằm khai thác các mặt hoạt động kinh doanh trực tuyến trên mạng Xây dựng phương thức kinh doanh linh hoạt, đNy mạnh đầu tư vào các vùng quê có trồng nguồn nguyên liệu cung cấp cho hàng xuất khNu để ổn định nguồn nguyên liệu, xây dựng và mở rộng hệ thống kho trạm, cơ sở bảo quản xử lý nguyên vật liệu tại các vùng trọng điểm nhằm tiết kiệm chi phí lưu thông, khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có Đầu tư trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại góp phầm nâng cao chất lượng sản phNm Sản lượng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trước, hoàn thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ hàng hóa, thành phNm thích hợp, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh – liên kết, kêu gọ đầu tư nhằm hạn chế vốn vay, mở rộng thị trường http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 3.3 Ban tổ chức hợp tác xã 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Đại hội xã viên Ban Kiểm Soát Ban Quản Trị Chủ Nhiệm Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ Thuật Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý HTX 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 3.2.2.1 Ban Quản Trị Chọn kế toán trưởng, quyết định cơ cấu tổ chức, các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của HTX. Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên ChuNn bị báo cáo về kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuNn bị chương trình nghị sự của đại hội và triệu tập đại hội xã viên Ấn định quy chế về: Cán bộ, nhân viên, tiền lương, tiền thưởng, phạt và các quy chế khác phù hợp với quy định của nhà nước và khả năng của HTX Xem xét kết nạp, xin chuyển nhượng, thừa kế, rút cổ phần, tăng cổ phần xã viên và báo cáo để đại hội xã viên thông qua Lập báo cáo định kỳ: tháng, quý, năm theo quy định của pháp luật thống kê kế toán Chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên về các quyết định trong phạm vi phân công phụ trách http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 3.2.2.2 Ban kiểm soát Kiểm tra việc thực hiện điều lệ, nội quy và nghị quyết của đại hội xã viên Giám sát mọi hoạt động của Ban Quản Trị, Chủ nhiệm HTX và xã viên theo pháp luật, điều lệ, nội quy của HTX Kiểm tra tài chính kế toán, phân phố thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của HTX, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ nhà nước Tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo đối với những người có liên quan đến HTX Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban Quản Trị và báo cáo trước đại hội xã viên kiến nghị với Ban Quản Trị, Chủ nhiệm HTX khắc phục những yếu kém trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của HTX, giải quyết những qui phạm điều lệ, nội quy HTX 3.2.2.3 Chủ nhiệm HTX Chủ nhiệm là người đại diện cho HTX trước pháp luật Tổ chức thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Quản Trị, tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên và quyết định của Ban Quản Trị 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 3.3.1 Tình hình chế biến các sản ph m thủ công mỹ nghệ tại hợp tác xã 3.3.1.1 Các sản ph m chủ yếu Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu: hàng thủ công làm từ cói, lục bình, lá buông như kệ, khay, tủ, rương 3.3.1.2 Lượng sản ph m Năm 2008 lượng sản xuất các sản phNm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của hợp tác xã như sau: Sản phNm lục bình: 650.256 sản phNm, chiếm tỷ lệ 79% trong tổng sản phNm Sản phNm Cói: 90.939 sản phNm chiếm 11% Sản phNm Lá buông: 75.560 sản phNm, chiếm tỷ lệ 9% http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Các sản phNm khác: 9000 sản phNm chiếm tỷ lệ 1% 3.3.2 Tình hình tiêu thụ của hợp tác xã Năm 2008 sản lượng tiêu thụ của HTX giảm so với năm 2007 cụ thể là: Mặt hàng lục bình: tiêu thụ 650.256 sp, chiếm tỷ lệ 79% giảm 18,5% Mặt hàng cói: tiêu thụ 90.939 sp, chiếm tỷ lệ 11% giảm 16,1% Mặt hàng lá buông: tiêu thụ 75.560 sp, chiếm tỷ lệ 9% giảm 13.9% Ta thấy tình hình tiêu thụ của các dòng sản phNm này không thuận lợi do khủng hoảng kinh tế nên các thị trường Châu âu, Châu á bị thu hẹp khá nhiều mà cụ thế là lợi nhuận đã giảm ở các dòng sản phNm cụ thể như sau: Sản phNm lục bình: 0,98 tỷ đồng, chiếm 67,3% và chỉ bằng 43,5% năm 2007 Sản phNm cói: 0,17 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,1% và chỉ bằng 23% năm 2007 Sản phNm lá buông: 0,16 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,6% và chỉ bằng 19,9% năm 2007 Nguyên nhân chính là cho lợi nhuận của HTX giảm là không có nhiều đơn đặt hàng và giá giảm so và chi phí tăng so với 2007 và các chi phí về lượng cũng tăng theo. 3.4 Thuận lợi – Khó khăn – Phương hướng hoạt động trong những năm tới 3.4.1 Thuận lợi Hiện nay đứng trước xu hướng sử dụng hàng trang trí nội thất trong gia đình bằng nguyên liệu tự nhiên dễ tiêu hủy, không gây ảnh hưởng đến môi trường của người tiêu dùng nước ngoài. Những mặt hàng HTX đang sản xuất đã được khách hàng đặt mỗi ngày một tăng hy vọng cho một tương lai đang rộng mở vê ngành hàng này. Hơn nữa, qua những năm gần đây tay nghề đan cói, lục bình ở Tiền Giang đã nâng cao rõ rệt. Khách hàng trong cũng như ngoài nước đều đánh giá tốt về chất lượng tại vùng này, từ đó rất nhiều khách đổ về Tiền Giang đặt hàng đem đến khí thế cho phong trào sản xuất hàng TCMN của người lao động tại địa phương Nhà nước đang khuyến khích việc gia tăng xuất khNu hàng TCMN, đưa ra nhiều biên pháp hỗ trợ xuất khNu như giới thiệu quảng bá tên tuổi doanh nghiệp, http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) sản phNm, xúc tiến thương mại, tổ chức tham gia hội chợ quốc tế để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tìm kiếm thị trường khách hàng, bởi sau khi hội nhập các cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không biết trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc giao thương quốc tế, do đó đây cũng là dịp thuận lợi để những cơ cở vừa và nhỏ mở rộng các quốc tế quan hệ Hiện nay HTX đã khép kín quy trình sản xuất và đang quản lý một đội ngũ công nhân lao động với tay nghề rất chuNn mực tạo ra những sản phảm chất lượng và ổn định trong sản xuất, cũng như nguyên liệu sẳn có tại địa phương và các vùng lân cận đã là thế mạnh để HTX phát huy đủ sức cạnh tranh với những nhà cung cấp khác ngoài tỉnh 3.4.2 Khó khăn Do tính chất cạnh tranh,chào giá của nhiều nhà cung cấp mới cùng ngành nghề đã khai sinh nên trong việc đàm phán với khách hàng thường họ trả giá nhiều mặt hàng xuống rất thấp, đôi khi dưới giá thành sản phNm. Còn những sản phNm quen thuộc giá cũng phải giảm trong khi đó tất cả nguyên liệu cói lục bình, vật tư sắt thép và xăng đầu đều tăng giá từ 10% đến 20% so với những năm về trước trong khi đó giá đầu ra không tăng mà còn giảm nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị những năm sau này, nếu không tìm phương án kinh doanh sản xuất hàng mới hoặc mở rộng đầu tư về vũng sâu để giảm giá thành sản phNm sẽ gặp nhiều khó khăn Nhà xưởng kho hàng chưa ổn định, việc quyết định mua bán của Nhà nước chưa kết thúc cũng phần nào làm chậm nhịp độ phát triển vì đơn vị muốn đầu tư phải chờ giải quyết xong phần đất đai mới tính chuyện đầu tư lâu dài Nguyên liện cói se, lục bình HTX chưa chủ động được trong khâu đầu tư khai thác cũng như thu mua tại vùng có nguyên liệu để ổn định giá mà phụ thuộc vào những thương lái đem đến bán cho HTX tại kho nên việc mua giá cả lên xuống theo thị trường, đôi khi cần phải mua giá rất cao để có nguyên liệu sản xuất vì đơn hàng đã ký không thể hủy được Hàng của HTX sản xuất chủ yêu theo đơn đặt hàng của khách hàng, nhưng phần lớn khách lại đặt hàng vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, nên khi triển khai sản xuất giá nguyên liệu, nhân công tăng làm ảnh hưởng http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) đến hiệu quả của đơn vị. Hơn nữa, những đơn hàng khách hàng đặt đôi khi trùng thời gian xuất hàng hàng mà là những khách hàng lớn không thể bỏ hoặc dời ngày quá xa được nên từ đó xảy ra tình trạng thiếu nhiều lô hàng bị chậm trể ngày giao hàng, làm khác hàng nhắc nhở, khiển trách Bộ phận quan hệ khách hàng (phòng kinh doanh) còn ở 2 nơi nên một vài khách hàng khi đặt quan hệ đặt hàng, báo giá, làm mẫu, ... phải liện hệ nhiều nơi hoặc phải mail nhiều địa chỉ cũng phần nào làm phiều lòng khách hàng. Bộ phận quản lý triển khai sản xuất đôi khi theo không sát với hàng hòa vì vào những tháng cao điểm không quản lý hết các tổ sản xuất nên một số tổ sản xuất có ý đồ thường giao hàng sát ngày sản xuất làm bộ phận kiểm tra kỹ thuật tái chế không kịp trở tay vì không còn thời gian buộc phải cho xử lý rồi xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng Nhân viên kiểm tra hàng trước khi xuất xưởng còn thiếu nhất là hàng ở các cơ sở liên doanh, nên đôi khi hàng xuất chưa được kiểm tra kỹ càng đúng tiêu chuNn chất lượng Khi ký hợp đồng với khách hàng lớn của nước ngoài đa phần họ đến trực tiếp hoặc thuê các công ty trung gian để kiểm tra nhà máy và sau nhiều lần kiểm tra của tập doàn Tchibo; công ty Li&Fung, họ điều đánh giá HTX còn nhiều mặt hạn chế trong việc tổ chức điều hành, sắp xếp kho bãi hàng hóa lượm thượm, không quy cũ ngăn nắp. Hành lang an toàn lao động, lối thoát không rõ ràng, chế độ giờ giấc làm việc trong công nhân còn tùy tiện không chuNn mực theo bộ luật lao động, công nhân sử dụng trang phục bảo hộ lao động không đồng bộ, kẻ có người không, chỉ riêng công tác PCCC là được đánh giá tương đối tốt Chế độ bảo hiểm xã hội chi mua hạn chế trong nhân viên văn phòng, và công nhân tại xưởng chưa mua đại trà toàn bộ công nhân mà việc này đã được đoàn thanh tra liên ngành tỉnh nhắc nhở yêu cầu HTX phải mua cho số công nhân lao động sản xuất tập trung tại xưởng theo đúng với luật lao động hiện hành http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 3.4.3 Phương hướng hoạt động trong những năm tới Về doanh số: Tổng doanh thu 50 tỉ đồng (tăng 18% so với năm 2008). Trong đó: kim ngạch xuất khNu 2.700.000 USD (tăng 18% so năm 2008). Tỷ lệ lợi nhuận xã viên trên vốn góp: 10%/năm Về thị trường và khách hàng Tiếp tục giữ ổn định những khách hàng cũ, khai thác mở rộng mặt hàng mới (dây nhựa) để kích cầu người tiêu dùng thông qua khách hàng truyền thống lâu năm. Tiết kiệm tối đa chi phí đẻ giảm giá thành để bán hàng cho nhóm khách hàng này Tăng cường cán bộ nghiệp vụ ngoại thường giỏi để đi dự các kỳ hội cho nước ngoài nhất là Hội chợ Đức về hàng TCMN tháng 2, để tìm kiếm những khách hàng mới tiếp cận những thị trường mới vơi giá cả phải chăng không bị cạnh tranh nhiều Về đội ngũ công nhân: Giữ ổn định công ăn việc làm cho những tổ về tính trung thành với HTX khoảng 14/28 tổ đang quan hệ với HTX HTX sẽ quan hệ với chính quyền địa phương nơi có nhiều lao động đang làm hàng TCMN để đầu tư trực tiếp với phương cách đưa hàng trực tiếp đến các hội phụ nữ xã để họ mở rộng tay nghề công nhân đan, đồng thời quản lý số công nhân này vững chắc hơn Về cơ sở hạ tầng Lên chương trình xây dựng khu đất mới mua (sẽ mua thêm khoảng 4.000 m2 đất phía sau đất HTX) để mở rộng khu vực thành khoảng 8.000 m2. Dự kiến xây dựng như sau: Xây 2 nhà kho tổng diện tích 4000 m2 kinh phí khoảng 2.4 tỷ đồng Xây văn phòng, showroom, hàng rào và các nhà xưởng phụ thuộc 1800 m2 kinh phí khoảng 1.8 tỷ đồng Tổng kinh phí: 4.2 tỷ (trong đó vay quỹ đầu tư của nhà nước 1 tỷ). Vay ngân hàng 2 tỷ, còn lại vốn HTX đầu tư 1.2 tỷ http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 4.1 Phân tích chi phí của HTX theo cách ứng xử của chi phí Ta biết rằng HTX sản xuất rất nhiều mặt hàng về thủ công mỹ nghệ từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra rất nhiều loại sản phNm có kích cỡ khác nhau ở đây ta chủ yếu phân tích theo dòng sản phNm mà loại nguyên liệu đó tạo ra những sản phNm để xuất khNu: Dòng sản phNm làm từ lục bình thì có rất nhiều loại như bình bông, hộc, hộp, kệ, khay, ống giấy, rổ, sọt, thùng, xô Dòng sản phNm làm từ cói: Các sản phNm này được gồm rương, hộp, kệ, bàn, chiếu, rổ Dòng sản phNm lá buông thì cũng có nhiều loại sản phNm được sản xuất từ loại nguyên liệu này: ngăn kéo, rổ, thùng, xô, kệ 4.1.1 Chi phí khả biến Chi phí khả biến của HTX bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung và biến phí bán hàng Chi phí nguyên liệu của từng loại được dùng sản xuất ra những dòng sản phNm theo từng nguyên liệu ví dụ nguyên liệu lục bình thì chủ yếu sản xuất ra sản phNm lục bình, nguyên liệu cói thì sản xuất ra dòng sản phNm cói và lá buông cũng thế, đồng thời cũng có sự pha trộn nguyên liệu để sản xuất như số đó không đáng kể Ta biết rằng để sản xuất ra những sản phNm này thì phải tốn chi phí đầu vào và đầu ra tiêu thụ sản phNm Trong đó ta có thể tách ra 2 loại chi phí cơ bản nhất là chi phí khả biến và chi phí bất biến Chi phí khả biến gồm chi phí nguyên liệu và vật liệu gọi chung là chi phí nguyên vật liệu trong đó có chi phí nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Nguyên liệu chính gồm nguyên liệu dùng để sản xuất ra các sản phNm đó là nguyên liệu lục bình, cói, lá buông; dầu bóng, màu, băng keo trong, băng keo vàng Nguyên liệu phụ : tấm lót, màng, thẻo treo, mã vạch, nhãn, thuốc chống mọc, chân đế.... Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra sản phNm gồm chi phí ở phân xưởng và các tổ, nhóm của HTX Chi phí bán hàng gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển v.v... Biến phí sản xuất chung ta có những chi phí sau chi phí nhiên liệu, dịch vụ thuê ngoài, nguyên vật liệu phụ, chi phí vận chuyển, thuê ngoài... Chi bất biến gồm chi phí quản lý, phần còn lại chi phí bán hàng như lương, chi phí điện nước, chi phí vật dụng văn phòng và chi phí sản xuất chung như chi phí sữa chữa nhà kho, chi phí điện nước, chi phí công dụng cụ, chi phí thuê nhà... Giá thành sản của từng dòng sản phNm được HTX tổng hợp và được in thành sổ tính giá thành sản phNm cụ thể được tính như sau: Dòng sản phNm làm từ nguyên liệu lục bình cho ra sản phNm lục bình gồm: nguyên liệu lục bình + băng keo + khung sắt + thùng carton + chân đế + mút + keo + màng PE + thuốc chống móc + dầu bóng + nhãn + chi phí sxc + chi phí quản lý Dòng sản phNm làm từ cói gồm: nguyên liệu + khung sắt + keo + băng keo + màu + thùng carton + túi vải + chân đế + thuốc chống móc + nhãn + mãng PE + mút + chi phí sxc + chi phí quản lý Dòng sản phNm làm từ lá buống gồm: nguyên liệu + giấy chống Nm+ dầu bóng + màu + băng keo + keo + túi nylon + thuốc chống móc + mút xốp + nhãn (thẻ) + chân đế + dầu bóng + thùng carton + chi phí sxc + chi phí quản lý 4.1.1.1 Chi phí nguyên vật liệu Do loại hình kinh doanh của HTX là mua và sản xuất hàng thủ công nên chi phí nguyên vật liệu ở đây là nguyên liệu tự nhiên và có xử lý một chút ít. Giá cả tùy theo chất lượng nguyên liệu mua vào trong đó nguyên liệu được sơ chế thì có giá cao hơn nguyên liệu tự nhiên trong đó nguyên liệu có giá cao nhất là mây nên http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) nguyên liệu này ít được HTX mua sản xuất, nguyên liệu có chất lượng càng cao thì giá càng cao Chi phí nguyên liệu của các sản phNm đều khác nhau, nguyên nhân là do sự khác nhau về giá cả và tỷ lệ mua vào của các nguyên liệu Sự khác nhau về giá cả nguyên liệu mua vào của các sản phNm làm ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vùng nguyên liệu, mua của ai, quãng đường vận chuyển, thời điểm mua vào... Ngoài ra, tỷ lệ loại nguyên liệu mua vào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nguyên liệu. Trường hợp Cói màu: năm 2008 lượng mua vào của nguyên liệu này khá cao chiếm 4,27% trong tổng 5,7% nguyên liệu màu mua vào của tổng các nguyên liệu màu. Tuy nhiên ngoại trừ trường hợp cói màu có giá cao thì Lục bình, Lá buông màu tự nhiên vẫn giá cao hơn nên chi phí nguyên liệu của lục bình và lá buông tính ra vẫn cao hơn. Chúng ta có bảng tỷ lệ mua vào theo lượng loại nguyên liệu của các dòng sản phNm như sau: Bảng 1: Tổng hợp chi phí nguyên liệu năm 2008 Đơn vị tính: đồng NL Lục bình NL Cói NL Lá buông Tự nhiên 1.853.219.400 512.848.729 855.346.019 Màu 48.305.579 145.863.492 586.448 Bảng 2: Tình hình thu mua nguyên liệu NL Lục bình NL Cói NL Lá buông Tự nhiên 54,25% 15,01% 25,04% Màu 1,41% 4,27% 0,02% Tổng 55,66% 19,28% 25,06% Để xem xét ảnh hưởng của giá nguyên liệu và tỷ lệ nguyên liệu mua vào đến giá thành sản phNm như thế nào, chúng ta hãy xem xét bảng chi phí nguyên vật liệu (CPNVL) của các dòng sản phNm: Bảng 3: Chi phí nguyên vật liệu Đơn vị tính: đồng SP Lục bình SP Cói SP Lá buông CP NVL 19.402.432.738 3.131.526.242 2.949.251.368 Lượng SX (SP) 650.256 90.939 75.560 Đơn vị (đ/SP) 29.838 34.435 39.032 http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Nhìn vào bảng 1 và 2 ta thấy rằng nguyên liệu lục bình vẫn là nguyên liệu chủ lực như ta thấy rằng nguyên liệu lục bình vẫn có thành rẻ hơn nên được sử dụng nhiều trong sản xuất ra những sản phNm của hợp tác xã, ta thấy được rằng tỷ lệ thu mua nguyên liệu của sản phNm lục bình là cao nhất chiếm 55,66% trong tổng số nguyên liệu của HTX mua, tiếp đến là lá buông với 25,06% Như chúng ta đã biết tình hình nguyên liệu lục bình được trồng khắp nơi nên đây là nguồn nguyên liệu dễ thu mua và sản phNm làm ra được thị trường chấp nhận rộng rãi nên chi phí trên 1 kg sản phNm này là thấp nhất cụ thể là tính ra chi phí thành phNm trên 1 sản phNm vẫn thấp hơn các dòng sản phNm cùng loại. Tuy nhiên nhìn vào bảng 1 ta thấy rằng Cói chỉ chiếm 19,28% nhưng có chi phí nguyên liệu cao hơn so với Lá buông là vì HTX nhập nhiều Cói vật liệu tốt nên chi phí cao hơn mặc dù giá cói bình quân thấp hơn lá buông. Trong khi lá buông trong năm nay mua được với khối lượng lớn như giá không cao lắm ngược lại thì do vùng nguyên liệu cói khá xa và đôi khi mua không đúng lúc nên chi phí nguyên liệu của cói khá cao. Đồ thị 4: Chi phí nguyên vật liệu Đồ thị 4: Chi phí nguyên vật liệu 39.032 40.000 30.682 29.838 35.000 30.000 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 0 Lục bình Cói Lá buông 41.1.2 Biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung (SXC) bao gồm: chi phí nhiên liệu, chi phí phục vụ sản xuất, chi phí vận chuyển http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Biến phí SXC tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phNm làm ra nếu dòng sản phNm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, ngoài ra biến phí SXC còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, chi phí vận chuyển... Biến phí SXC đơn vị của các dòng sản phNm như sau: Bảng 4: Biến phí SXC đơn vị Đơn vị tính: đồng/SP Lục bình Cói Lá buông Chi phí nhiên liệu(nhiên liệu, xăng dầu) 99 122 142 Phí phục vụ sản xuất (nguyên vật liệu, phụ liệu, dich vụ thuê ngoài) 86 106 123 Phí vận chuyển 64 79 92 Chi phí đơn vị (đ/SP) 250 307 357 Biến phí SXC đơn vị: Như đã nói trên, biến phí SXC không chỉ bị ảnh hưởng của tỷ lệ từng loại sản phNm sản xuất ra mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của nhiên liệu, phí vận chuyển... Qua bảng trên, chúng ta có thể hiều được tại sao biến phí SXC đơn vị của sản phNm lá buông lại cao hơn các đơn vị sản phNm khác đến vậy. Nhân tố biến phí SXC là hệ quả của nhân tố trên vừa là một nhân tố riêng biêt. Là hệ quả khi chúng ta xét đến đơn giá của chi phí nhiên liệu, vận chuyển phí vụ phục sản xuất. Để giải thích điều này chúng ta xét đến trường hợp dòng sản phNm lá buông. Hầu hết các biến phí SXC đơn vị của sản phNm lá buông rất cao và cao hơn các sản phNm khác khá nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng vùng nguyên liệu của lá buông khá xa phải vận chuyển xa nên tốn nhiều nhiên liệu. phải bốc xếp và vận chuyển nhiều hơn. Do lượng sản xuất không nhiều trong khi đó chi phí lại tăng, nên khi qui ra 1 đơn vị sản phNm sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Còn về trường hợp của dòng sản phNm Cói mặc dù chi phí cũng khá cao nhưng do sản xuất nhiều nên chi phí đơn vị đã thấp hơn và vì vùng nguyên liệu cũng không xa lắm http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Đồ thị 5: Biến phí SXC đơn vị Đồ thị 5: Biến phí SXC 400 357 350 307 300 250 250 200 150 100 50 0 lục bình cói lá buông Để hiểu về biến phí SXC đơn vị của các sản phNm HTX ta lần lượt xét 2 nhân tố sau: Bảng 5: Tổng hợp nguyên liệu mua vào và xuất Đơn vị tính: đồng Nguyên liệu Lục bình Nguyên liệu Cói Nguyên liệu Lá buông Màu Tự nhiên Màu Tự nhiên Màu Tự nhiên Mua vào 107.274.961 1.941.384.392 147.448.928 603.058.962 40.533.749 1.067.245.169 Sản xuất 93.777.060 1.671.267.403 122.719.527 537.415.474 36.463.011 971.808.315 Bảng 6: Tỷ lệ sản xuất theo từng loại nguyên liệu Chế biến NL Lục bình NL Cói NL Lá buông Màu 5% 16% 3% Tự nhiên 82% 72% 88% Tổng 87% 88% 91% Khi đối chiếu đồ thị “Biến phí SXC đơn vị” và bảng “Tỷ lệ sản xuất theo từng loại vật liệu” ta thấy cũng khá hợp lý, vì qua bảng 4 chúng ta sẽ thấy rằng biến phí SXC của lá buông là cao nhất, biến phí SXC của lục bình là thấp nhất. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên không chỉ phục thuộc vào tỷ lệ sản xuất của từng sản phNm và loại nguyên vật liệu mua vào mà còn phục thuộc vào lượng sản xuất http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) sản phNm ra. Nếu mua nguyên vật chất lượng sản xuất để chế tạo ra sản phNm chất lượng thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn so với khi mua nguyên liệu kém rồi sau đó phải hủy bỏ làm lại nhiều lần. Để thấy rõ hơn chúng ta có bảng tỷ lệ giữa lượng nguyên liệu mua vào và nguyên liệu sản xuất như sau: Bảng 7: Tỷ lệ giữa nguyên liệu mua vào và lượng nguyên liệu sản xuất NL Lục bình NL Cói NL Lá buông Màu 87% 83% 90% Tự nhiên 86% 89% 91% Mua/sản xuất 86% 88% 91% Dựa vào bảng tỷ lệ nguyên liệu mua và lượng nguyên liệu sản xuất, chúng ta phần nào giải thích được tại sao biến phí SXC đơn vị của lá buông cao như vậy. Trong các sản phNm thì tỷ lệ mua/sản xuất của lá buông cao nhất. Điều đó cho chúng ta thấy là để sản xuất được 100% sản phNm thì lá buông cao nhất nên có chi phí cao nhất dẫn đến việc sản xuất nhiều hơn với những sản phNm có độ khó cao nên dẫn tới biến phí SXC đơn vị của lá buông cao hơn các sản phNm khác Cũng với cách giải thích tương tự như vậy, sản phNm nào có tỷ lệ mua/sản xuất càng thấp thì biến phí SXC đơn vị cũng thấp theo 4.1.1.3 Biến phí bán hàng Biến phí bán hàng bao gồm chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, hàng mẫu, book công, phí bill .... Chi phí bán hàng có tính chất khác phức tạp chủ yếu xuất phát từ chi nhánh bán hàng ở TP.HCM. Ta có bảng số liệu về chi phí bán hàng đơn vị như sau: Bảng 8: Biến phí bán hàng Đơn vị tính: đồng SP Lục bình SP Cói SP Lá buông Tổng biến phí bán hàng 1.506.379.923 258.658.654 250.493.023 Lượng tiêu thụ (SP) 650.256 90.939 75.560 Đơn vị (đ/SP) 2.316,60 2.844,31 3.315,15 http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 4.1.1.4 Chi phí nhân công trực tiếp Bảng 9: Chi phí nhân công trực tiếp ở HTX Đơn vị tính: đồng SP Lục binh SP Cói SP Lá buông CP NCTT 6.083.853.774 1.044.651.090 1.011.672.355 Lượng sản xuất (SP) 650.256 90.939 75.560 Đợn vị (đ/SP) 9356 11487 13389 Bảng số liệu cho thấy chi phí NCTT đơn vị của sản phNm lá buông là rất cao, nguyên nhân là những sản phNm này rất khó làm, công nhân phải làm với khối lượng công việc lớn nên thời gian làm việc tăng dẫn đến mất nhiều công cho việc làm ra một sản phNm nên chi phí NCTT đơn vị tăng và sản phNm làm ra cũng ít dẫn đến việc chi phí cao trên môt sản phNm là lẽ đương nhiên. Ngược lại thì sản phNm lục bình thì ta thấy có giá nhân công trên 1 sản phNm thấp nhất nguyên nhân thứ nhất là sản phNm này dễ là và rất thông dụng nên không mất nhiều thời gian. Thứ hai, như ta biết thì HTX được phân chia theo tổ nhóm lẻ, chi phí nhân công ở tổ cao hơn ở nhóm lẻ nên sản phNm làm từ tổ có chi phí cao hơn ở nhóm lẻ vì tay nghề các công nhân ở tổ cao hơn các nhóm lẻ 4.1.2 Chi phí bất biến 4.1.2.2 Định phí sản xuất chung Định phí SXC bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí mua thiết bị sữa chữa, chi phí khấu hao, chi phí điện nước, chi phí thuê kho.... Định phí SXC của HTX được phân bổ theo tiêu thức doanh thu đóng góp của từng dòng sản phNm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10: Định phí SXC của HTX Đơn vị tính: đồng SP Lục bình SP Cói SP Lá buông Đinh phí SXC 677.945.713 242.123.469 290.548.163 Lượng sản xuất (SP) 650.256 90.939 75.560 Đơn vị (đ/sp) 1.043 2.662 3.845 http://www.kinhtehoc.net
  • 37. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Giống như chi phí NCTT, sản phNm có định phí SXC đơn vị cao nhất vẫn là lá buông và sản phNm có định phí thấp nhất vẫn là lục bình ta biết sản phNm sản xuất càng nhiều thì định phí trên một sản phNm sẽ giảm xuống theo khối lượng sản xuất ra. Bảng 11: Chi tiết định phí SXC trên lượng sản xuất Đơn vị tính: đồng/SP SP Lục bình SP Cói SP Lá buông Lương + khoản trích 285 727 1050 Khấu hao 210 536 775 CP sữa chưa TS và mua sắm thiết bị 32 82 118 Điện + nước + Điện thoại 109 278 401 Chi phí thuê nhà 140 357 516 Chi phí CDDC 81 208 300 CP cơm 140 358 516 Chi phí phụ cấp, bồi dưỡng 19 48 69 CP khác 27 69 100 Tổng 1.043 2.662 3.845 Từ bảng chi tiết trên, chúng ta thấy hầu hết các chi phí của sản phNm lá buông là khá cao, điển hình là lương quản lý phân xưởng và chi phí trích khấu hao. Trong mỗi sản phNm làm ra thì tổng hai chi phí này của sản phNm lá buông là 1.825đ nguyên nhân là cho chi phí sản phNm đơn vị cao chủ yếu như sau: Chi phí phân bổ dựa trên những phần nào không xác định được sẽ theo tỷ lệ doanh thu của từng loại sản phNm và theo chi phí sinh ra do làm ra chính sản phNm đó, một phần là do sản phNm khó làm nên tỷ lệ hao hụt và phụ phNm cao, do đó cần nhiều công đoạn để hoàn thành, do đó chi phí trên 1 sản phNm cao như sau: Lượng sản phNm thu hồi ở lá buông thấp: mặc dù tỷ lệ mua vào và lượng sản xuất khá cao nhưng tỷ lệ thu hồi sản phNm không cao nguyên nhân do sản phNm làm khó dẫn đến phải hủy bỏ nhiều không đạt được tiêu chuNn http://www.kinhtehoc.net
  • 38. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 4.1.2.3 Định phí bán hàng Định phí bán hàng bao gồm: chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí lương, chi phí bán hàng khác.... Cũng giống như định phí SXC thì HTX cũng phân bổ định phí bán hàng theo tỷ lệ đóng góp của từng dòng sản phNm vào doanh thu chung của HTX Bảng 12: Định phí bán hàng Đơn vị tính: đồng SP Lục bình SP Cói SP Lá buông Định phí bán hàng 357.898.296 127.820.820 153.384.984 4.1.2.4 Chi phí quản lí Chi phí quản lí đối với HTX được xem là định phí gián tiếp (tức là những định phí cố định, không gắn với bất kỳ một bộ phận riêng biệt nào và chúng phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận). Chi phí quản lí gồm chi phí phát sinh ở văn phòng HTX và các phòng ban khác. Chi phí quản lí phân bổ cho các dòng sản phNm được phân bổ theo doanh thu sản phNm. Ta có công thức như sau: CPQL phân bổ cho dòng SP = CPQL HTX x Doanh thu từng dòng SP Trong đó: CPQL đơn vị = Tổng CPQL / Tổng lượng tiêu thụ từng SP Sau đây là bảng phân bổ chi phí quản lý cho các sản phNm: Bảng 13: Phân bổ chi phí quản lý HTX Đơn vị tính: đồng SP Lục bình SP Cói SP Lá buông CP QL 974.151.481 167.270.359 161.989.778 Lương SP tiêu thụ (SP) 650.256 90.939 75.560 CP QL phân bổ (đ/sp 1.498 1.839 2.144 http://www.kinhtehoc.net
  • 39. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) 4.1.3 Tổng hợp chi phí năm 2008 Ở phần này chi phí sẽ được trình bày theo 2 dạng: Theo lượng sản xuất: mục đích là tập hợp chi phí phát sinh năm 2008 Theo lượng tiêu thụ: nhằm tập hợp chi phí để tính hiệu quả kinh doanh Bảng 14: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất Đơn vị tính: đồng Loại chi phí SP Lục bình SP Cói SP Lá buông Biến phí CP NVL 19.402.432.738 3.131.526.242 2.949.251.368 Đơn vị (đ/sp) 29.838 34.435 39.032 CP NCTT 6.083.853.774 1.044.651.090 1.011.672.355 Đơn vị (đ/sp) 9.356 11.487 13.389 CP SXC 162.409.428 27.887.124 27.006.752 Đơn vị (đ/sp) 250 307 357 CP BH 1.506.379.923 258.658.654 250.493.023 Đơn vị (đ/sp) 2.317 2.844 3.315 Tổng đơn vị (đ/sp) 41.761 49.074 56.093 Định phí CP SXC 677.945.713 242.123.469 290.548.163 CP BH 357.898.296 127.820.820 153.384.984 CP QL 974.151.481 167.270.359 161.989.778 Tổng định phí 2.009.995.491 537.214.648 605.922.925 Bảng 15: Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ Đơn vị tính: đồng LOẠI CHI PHÍ SP Lục bình SP Cói SP Lá buông BIẾN PHÍ BP NVL 19.402.432.738 3.131.526.242 2.949.251.368 BPNCTT 6.083.853.774 1.044.651.090 1.011.672.355 BP SXC 162.409.428 27.887.124 27.006.752 BP BH 1.506.379.923 258.658.654 250.493.023 Tổng biến phí 27.155.075.863 4.462.723.110 4.238.423.498 ĐNNH PHÍ ĐP SXC 677.945.713 242.123.469 290.548.163 ĐP BH 357.898.296 127.820.820 153.384.984 ĐP QL 974.151.481 167.270.359 161.989.778 Tổng đinh phí 2.009.995.491 537.214.648 605.922.925 http://www.kinhtehoc.net
  • 40. www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Nhìn vào bảng 14 ta thấy rằng đây là bảng cho ta biết được giá thành của từng loại sản phN m của HTX, đặc biệt là có thể nhìn thấy mốt cách đầy đủ từng khỏan mục chí phí cấu thành giá thành của sản phN m từng đó có thể giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp hạ giá thành ở từng khâu. Ta thấy rằng giá thành của từng khỏan mục trong đó sản phN m lục bình là thấp nhất tiếp theo đó là cói và lá buông. Tại sao có điều này thì như chúng ta đã biết sản phN m lục bình thì làm ra dễ vùng nguyên liệu dồi dào Bảng 15 ta thấy rằng nó không khác lắm với bảng 14 vì ở HTX sản xuất bao nhiêu bán bấy nhiêu chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng từ nước ngoài. Vì vậy, nhìn vào bảng này ta không thấy được gì như nếu sản xuất và bán ra khác số lượng thì ta sẽ thấy rõ. Trong trường hợp nếu tổng chi phí sản xuất ra cao mà tổng chi phí của sản phN m bán ra thấy thì rõ ràng là sản phN m này kinh doanh không có hiệu quả ở đây do không có sự khác biệt nên chúng ta không thấy như nếu có sự khác biệt thì bảng này quả là có sự đóng góp tích cực cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định http://www.kinhtehoc.net