SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  48
Télécharger pour lire hors ligne
Page | 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại mà toàn cầu hóa trở thành xu hướng thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để đưa ra các quyết định tốt nhất
trong việc đầu tư hay sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty… ? Cách hữu
hiệu nhất chính là ban giám đốc phải nắm rõ tình hình tài chính của công ty trong hiện tại. Muốn
vậy ban giám đốc nên thực hiện phân tích báo cáo tài chính của công ty. Phân tích báo cáo tài
chính công ty là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và đánh giá
tình hình tài chính của công ty.
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho một người quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu được tình hình cụ thể về tài chính thông qua
hệ thống báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đó là điều không đơn giản. Vì vậy công tác phân
tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp
cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có cái nhìn chính xác về
doanh nghiệpthông qua hệ thống các báo cáo tài chính, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “
Phân tích báocáo tài chínhcủa côngty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk” lànội dung của bài tập
lớn nhằm nâng cao kiến thức môn học khi áp dụng lý thuyết vào thực tế phân tích báo cáo tài
chính của công ty.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng báo cái tài chính thì thông
tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này như nhà đầu
tư, chủ nợ,… nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về kinh tế.
Page | 2
Các thông tin cung cấp giúp nhà đầu tư, chủ nợ,… đánh giá đúng tình hình, thời gian số
lượng và các rủi ro của các khoản thu bằng tiền từ tiền lãi hay cổ tức,…
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và
những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn
lực đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk :
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra còn có Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, báo cáo của Ban Giám
Đốc và báo cáo kiểm toán.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk từ
năm 2012 đến năm 2014, nhưng chủ yếu đi sâu phân tích số liệu của báo cáo tài chính công
ty qua hai năm 2013 và 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chung:
 Phân tích theo chiều ngang: Bằng cách tính số tiền chênh lệch năm nay so với năm trước.
Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra
sao với quy mô của số trước đó.
 Phân tích xu hướng: Các chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm, có thể chỉ
ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.
Page | 3
 Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng
để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. So sánh tầm
quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.
 Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy
được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính.
 Phương pháp đặc thù:
 Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính
chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ
xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc
độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung
bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình họa động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp xấu hay tốt, khả quan hay không.
 Phương pháp Dupont.
 Phương pháp loại trừ: Xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định ảnh
hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia. Bao gồm 3 phương pháp:
Phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, liên hệ cân đối.
6. Kết cấu chuyên đề
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Page | 4
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …
1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1. 1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.2. Phân tích tình hình chính của Công ty
1.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
1.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.4. LCTT
1.2.4. Phân tích các Chỉ số tài chính
1.2.4.1. Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1.2.4.2. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
1.2.4.3. Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn
1.2.4.4. Chỉ số về khả năng sinh lời
1.2.4.5. Chỉ số về thị trường
Page | 5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY
2.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty
PHẨN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …
1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tên thương mại: Vinamilk
Trụ sở chính: 10 Tân Trào - Phường Tân Phú - Quận 7- Thành phố Hồ Chí Minh
Website:
Lôgô:
Các thời điểm quan trọng liênquan đến việc hình thành và phát triểncủa Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam (“Công ty”) được ghi nhận như sau:
 Ngày 29/04/1993 : Công ty Sữa Việt Nam (loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước) được
thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
 Ngày 01/10/2003 : Công ty được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà Nước của Bộ Công
Nghiệp theo Quyết định 155/2003/QĐ-BCN.
Page | 6
 Ngày 20/11/2003 : Công ty đăng ký trở thành một Công ty Cổ phần và bắt đầu hoạt động
theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 4103001932.
 Ngày 28/12/2005 : Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số
42/UBCK-GPYN.
 Ngày 19/01/2006 : Cổ phiếu của Công Ty được niêm yết trên Thị trường chứng khoán
TP HCM.
 Trụ sở chính theo giấy phép được đặt tại địa chỉ số 10 đường Tân Trào - Phường Tân Phú
- Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại thời điểm 31/12/2014
 Công ty có các đơn vị phụ thuộc sau
 Các chi nhánh bán hàng:
1. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Hà Nội - Tầng 11, Tháp B, Tòa nhà Handi Resco, 521
Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
2. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Đà Nẵng - Số 12 Chi Lăng, Phường Hải Châu II, Quận
Hải Châu, TP Đà Nẵng.
3. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Cần Thơ - Số 86D Hùng Vương, Phường Thới Bình,
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
 Các nhà máy sản xuất:
1. Nhà máy Sữa Thống Nhất - Số 12 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
2. Nhà máy Sữa Trường Thọ - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM. 3/ Nhà máy Sữa
Dielac - Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai.
3. Nhà máy Sữa Cần Thơ - Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.
4. Nhà máy Sữa Sài Gòn - Khu CN Tân Thới Hiệp, Q12, TP HCM.
5. Nhà máy Sữa Nghệ An - Đường Sào Nam, xã Nghi Thu, TX Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
6. Nhà máy Sữa Bình Định - 87 Hoàng Văn Thụ, P.Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình
Định.
7. Nhà máy Nước Giải khát Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương.
8. Nhà máy Sữa Tiên Sơn - Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
9. Nhà máy Sữa Đà Nẵng – Khu Công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng.
10.Nhà máy Sữa bột Việt Nam - 9 Đại lộ Tự Do – KCN Việt Nam-Singapore, Huyện Thuận
An, Tỉnh Bình Dương.
11.Nhà máy Sữa Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương.
 Kho vận:
1. Xí nghiệp Kho Vận - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
2. Xí nghiệp Kho Vận Hà Nội – Km 10 Quốc lộ 5, Xã Dương Xá, Q. Gia Lâm, Hà Nội.
 Phòng khám:
1. Phòng khám Đa khoa An Khang – 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3,
TP HCM
Page | 7
 Công ty có 7 Công ty con như sau :
Công ty con Hoạt động
chính
Quyền sở hữu
Công ty TNHH Một Thành viên Bò Sữa Việt Nam Sản xuất sữa 100,00%
Công ty TNHH Một Thành viên Sữa Lam Sơn Sản xuất sữa 100,00%
Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư Bất động
sản Quốc tế (*)
Kinh doanh
bất động sản
100,00%
Vinamilk Europe Spóstka Z Ograniczona
Odpowiedzialnoscia
Kinh doanh
động vật và sữa
100,00%
Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa Sản xuất sữa 96,11%
Driftwood Dairy Holdings Corporation Sản xuất sữa 70,00%
Angkor Dairy Products Co., Ltd. Sản xuất sữa 51,00%
(*) Ngày 24 tháng 2 năm 2014, Hội đồng Quản trị Công ty đã thông qua quyết định giải thể
công ty con này. Quá trình giải thể hoàn tất vào ngày 14 tháng 1 năm 2015.
Driftwood Dairy Holdings Corporation được thành lập và hoạt động tại Mỹ, Angkor Dairy
Products Co., Ltd. được thành lập và hoạt động tại Campuchia, Vinamilk Europe Spóstka Z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia được thành lập và hoạt động tại Ba Lan, các công ty con còn
lại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, công ty được phép thực hiện các lĩnh vực và ngành nghề
như sau:
 Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh
dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
 Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính
độc hại mạnh), nguyên liệu;
 Kinh doanh nhà;
 Môi giới, cho thuê bất động sản;
 Kinh doanh kho, bến bãi;
Page | 8
 Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô;
 Bốc xếp hàng hóa;
 Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay-
phin-hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ sở);
 Sản xuất và mua bán bao bì;
 In trên bao bì;
 Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa (không sản xuất bột giấy, tái chế phế thải nhựa tại trụ
sở);
 Phòng khám đa khoa;
 Chăn nuôi, trồng trọt, các hoạt động hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt;
 Dịch vụ sau thu hoạch;
 Xử lý hạt giống để nhân giống.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1. 1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trực
tiếp các mặt hàng như sữa tươi, sữa tiệt trùng hay kinh doanh bất động sản,... Với nguồn nguyên
liệu chất lượng cao từ cả trong và ngoài nước. Công ty đã đẩy mạnh phát triển thị phần ra các
nước xung quanh cũng như thành lập các công ty tại các quốc gia khác để tăng cường khả năng
cạnh tranh của mình, tạo vị thế trên trường thế giới.
Công ty phát triển sản xuất kinh doanh với các hình thức:
- Liên doanh, hợp tác , phát triển các công ty con, xuất khẩu, đầu tư cổ phần theo đúng
pháp luật và nhà nước.
- Mở các cửa hàng, đại lý và giới thiệu bán sản phẩm.
Page | 9
- Đặt các chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương ở trong và ngoài nước.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, định mức thu chi đảm bảo có lãi trong
hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định về thuế, nộp ngân sách lợi nhuận,
chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật Nhà nước.
- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
- Cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Kinh doanh đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà Công ty đã đăng ký với Nhà
nước.
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản nguồn vốn được cung cấp cũng như vốn
vay, nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho ngày càng có hiệu
quả, không ngừng lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu để đem lại lợi nhuận.
Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước liên
quan đến Công ty
1. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Họ và tên Chức vụ Ghi chú
Bà Mai Kiều Liên Chủ tịch Kiêm Tổng Giám đốc
Ông Lê Song Lai Thành viên
Bà Ngô Thị Thu Trang Thành viên Kiêm Giám Đốc điều hành tài chính
Ông Ng Jui Sia Thành viên
Ông Lê Anh Minh Thành viên
Bà Lê Thị Băng Tâm Thành viên
Ông Hà Văn Thắm Thành viên
Ban Điều hành
Họ và tên Chức vụ Ghi chú
Page | 10
Bà Mai Kiều Liên Chủ tịch
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa
Giám đốc Điều hành sản xuấtvà
phát triển sản phẩm
Ông Trịnh Quốc Dũng
Giám đốc Điều hành Phát triển
vùng nguyên liệu
Bà Nguyễn Thị Như Hằng
Giám đốc Điều hành Phát triển
vùng nguyên liệu
Bà Ngô Thị Thu Trang Giám đóc Điều hành tài chính
Ông Trần Minh Văn Giám đốc Điều hành dự án
Ông Nguyễn Quốc Khánh
Giám đốc Điều hành chuỗi cung
ứng
Ông Mai Hoài Anh Giám đốc Điều hành kinh doanh
Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân
Quyền Giám đốc Điều hành tiếp
thị
Ông Phan Minh Tiên Giám đốc Điều hành Tiếp Thị
1. 1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty
1. 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Kế
toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán tiền
mặt, tạm
ứng, tiền
lương,
BHXH
Kế toán
tiêu thụ
sản phẩm
và các loại
thuế
Kế
toán
công
nợ
Kế toán
tiền gửi
ngâKế
toán công
nợ
n hàng
Thủ
quỹ
Page | 11
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán tại 1 Công ty con
(Công ty TNHH Một Thành viên Bò Sữa Việt Nam )
1. 1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
 Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính
a) Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ
b) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
c) Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp
tính giá thành
Kế
toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán tiền
mặt, tạm
ứng, tiền
lương,
BHXH
Kế toán
tiêu thụ
sản phẩm
và các loại
thuế
Kế
toán
công
nợ
Kế toán
tiền gửi
ngân hàng
Thủ
quỹ
Page | 12
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính.
d) Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán là những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng hợp tình
hình của nguồn hình thành tài sản. Tình hình kinh doanh kết quả sản xuất kinh
doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong kỳ hạch toán.
Tuân theo pháp lênh hiện hành, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam thực hiện các
báo cáo tài chính sau:
- Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DN (Ban hành theo TT số
125/2011/TT-BTC ngày 5/9/2011 của Bộ tài chính).
- Báo cáo kết quả kinh doanh: theo mẫu B02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: B03-DN (theo phương pháp trực tiếp)
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước được lập hàng năm
- Thuyết minh báo cáo tài chính: B04 – DN
- Báo cáo tài chính riêng được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam,
Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan
đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính riêng, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng, được lập trên cơ
sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng được lập
theo phương pháp gián tiếp.
e) Kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán năm của Công ty là từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
f) Đơn vị tiền tệ kế toán
Báo cáo tài chính riêng được lập và trình bày bằng Đồng Việt Nam (“VND”).
 Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu
Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập báo cáo tài
chính riêng này.
Page | 13
1. Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi
sang VND theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị
tiền khác VND trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh riêng.
2. Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là
các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng
tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích đáp ứng
các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác.
3. Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
a. Phân loại
Công ty phân loại các khoản đầu tư vào chứng khoán đã niêm yết hoặc chưa niêm
yết, trái phiếu và các quỹ đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo
dự định và chiến lược đầu tư của Công ty với những công ty là đối tượng đầu tư.
b. Ghi nhận
Công ty ghi nhận các chứng khoán kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn tại
ngày ký kết các điều khoản hợp đồng đầu tư (hạch toán theo ngày giao dịch).
c. Xác định giá trị
Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được thể hiện
bằng nguyên giá trừ đi dự phòng giảm giá đầu tư. Nguyên giá của chứng khoán kinh
doanh, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền.
d. Giảm giá
Dự phòng giảm giá chứng khoán đã niêm yết được lập dựa trên quy định hiện
hành do Bộ Tài chính ban hành. Dự phòng sẽ được hoàn nhập khi có sự tăng lên sau đó
của giá trị có thể thu hồi do sự kiện khách quan xảy ra sau khi khoản dự phòng được
lập. Dự phòng hoàn nhập trong phạm vi không làm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vượt
quá giá trị ghi sổ của khoản đầu tư này khi giả định không có khoản dự phòng nào đã
được ghi nhận.
e. Chấm dứt ghi nhận
Chứng khoán kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn được chấm dứt ghi nhận khi
quyền lợi và các luồng tiền từ các khoản đầu tư đã hết hoặc Công ty đã chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu.
Page | 14
4. Các khoản phải thu
Phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự
phòng phải thu khó đòi.
5. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện
được. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí
phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản
phẩm dở dang, giá gốc bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản
xuất chung được phân bổ. Giá trị thuần có thể thực hiện được ước tính dựa vào giá bán của hàng
tồn kho trừ đi các khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và các chi phí bán hàng.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
6. Tài sản cố định hữu hình
a. Nguyên giá
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy
kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế
mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến vị trí và trạng
thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến, và chi phí để tháo dỡ, di dời tài sản và
khôi phục hiện trường tại địa điểm đặt tài sản. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố
định hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được ghi
nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong năm mà chi phí phát sinh.
Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này
làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định
hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí
này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình.
b. Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng
ước tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc 10 – 50 năm
Máy móc và thiết bị 8 – 10 năm
Phương tiện vận chuyển 10 năm
Thiết bị văn phòng 3 – 8 năm
7. Tài sản cố định vô hình
a. Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất gồm có:
- Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
Page | 15
- Quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp; và
- Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà tiền
thuê đất đã được trả trước cho thời hạn dài hơn 5 năm và được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao
mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của quyền sử dụng đất bao gồm giá mua và các chi phí liên
quan trực tiếp tới việc có được quyền sử dụng đất. Khấu hao được tính theo phương pháp đường
thẳng dựa trên thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất không thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá và không tính khấu
hao.
b. Phần mềm máy vi tính
Giá mua của phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm này không phải là một bộ phận
gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán như tài sản cố định vô hình.
Phần mềm máy vi tính được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 6 năm.
8. Bất động sản đầu tư
a. Nguyên giá
Bất động sản đầu tư được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên
giá ban đầu của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua, chi phí quyền sử dụng đất và các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến điều kiện cần thiết để tài sản có thể hoạt động theo
cách thức đã dự kiến bởi ban quản lý. Các chi phí phát sinh sau khi bất động sản đầu tư đã được
đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa và bảo trì được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh riêng trong năm mà các chi phí này phát sinh. Trong các trường hợp có thể chứng
minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự
tính thu được từ việc sử dụng bất động sản đầu tư vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như
đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của bất
động sản đầu tư.
b. Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính
của bất động sản đầu tư. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
- Quyền sử dụng đất 49 năm
- Cơ sở hạ tầng 10 năm
- Nhà cửa 10 – 50 năm
9. Xây dựng cơ bản dở dang
Xây dựng cơ bản dở dang phản ánh các khoản chi phí xây dựng chưa được hoàn thành.
Không tính khấu hao cho xây dựng cơ bản dở dang trong quá trình xây dựng.
Page | 16
10.Chi phí trả trước dài hạn
a. Chi phí đất trả trước
Chi phí đất trả trước bao gồm tiền thuê đất trả trước và các chi phí phát sinh khác liên
quan đến việc bảo đảm cho việc sử dụng đất thuê. Các chi phí này được ghi nhận vào báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn của hợp
đồng thuê đất.
b. Công cụ và dụng cụ
Công cụ và dụng cụ bao gồm các tài sản Công ty nắm giữ để sử dụng trong quá trình hoạt
động kinh doanh bình thường, với nguyên giá của mỗi tài sản thấp hơn 30 triệu VND và do đó
không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định theo Thông tư 45. Nguyên giá của công cụ và
dụng cụ được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong thời gian từ 1 đến 3 năm.
c. Chi phí khác
Chi phí khác được ghi nhận theo nguyên giá và được phân bổ theo phương pháp đường
thẳng trong 2 năm.
11.Phải trả người bán và các khoản phải trả khác
Phải trả người bán và các khoản phải trả khác thể hiện theo nguyên giá.
12.Dự phòng
Một khoản dự phòng được ghi nhận nếu, do kết quả của một sự kiện trong quá khứ, Công ty
có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc liên đới có thể ước tính một cách đáng tin cậy, và chắc chắn sẽ
làm giảm sút các lợi ích kinh tế trong tương lai để thanh toán các khoản nợ phải trả do nghĩa vụ
đó. Khoản dự phòng được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến phải trả trong tương
lai với tỷ lệ chiết khấu trước thuế phản ánh đánh giá của thị trường ở thời điểm hiện tại về giá trị
thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó.
- Dự phòng trợ cấp thôi việc
Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khi nhân viên làm việc cho công ty từ 12 tháng trở lên
(“nhân viên đủ điều kiện”) tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động của mình thì bên sử dụng lao
động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên đó tính dựa trên số năm làm việc và
mức lương tại thời điểm thôi việc của nhân viên đó. Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập trên cơ
sở mức lương hiện tại của nhân viên và thời gian họ làm việc cho Công ty.
Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, Công ty và các nhân viên phải
đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý. Với việc áp dụng
chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Công ty không phải lập dự phòng trợ cấp thôi việc cho thời gian
làm việc của nhân viên sau ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc phải trả cho
các nhân viên đủ điều kiện hiện có tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2014 sẽ được xác định
dựa trên số năm làm việc của nhân viên được tính đến 31 tháng 12 năm 2008 và mức lương bình
quân của họ trong vòng sáu tháng trước thời điểm thôi việc.
Page | 17
13.Phân loại các công cụ tài chính
Nhằm mục đích duy nhất là cung cấp các thông tin thuyết minh về tầm quan trọng của các
công cụ tài chính đối với tình hình tài chính trước hợp nhất và kết quả hoạt động kinh doanh
trước hợp nhất của Công ty và tính chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính,
Công ty phân loại các công cụ tài chính như sau:
a. Tài sản tài chính
Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là một tài sản tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
 Tài sản tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh
doanh. Tài sản tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh,
nếu:
i. Tài sản được mua chủ yếu cho mục đích bán lại trong thời gian ngắn;
ii. Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi
ngắn hạn; hoặc
iii. Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh
được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ
phòng ngừa rủi ro hiệu quả).
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp tài sản tài chính vào nhóm tài sản tài chính
phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
A. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
B. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với các
khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà Công ty có ý
định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:
C. các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được Công ty xếp vào nhóm
xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
D. Các tài sản tài chính đã được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán; và
E. Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu.
Các khoản cho vay và phải thu
Các khoản cho vay và phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán
cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:
A. Các khoản mà Công ty có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân
loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh, và các loại mà tại thời điểm ghi nhận ban
đầu được Công ty xếp vào nhóm xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh;
Page | 18
B. Các khoản được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
hoặc
C. Các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu,
không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để
bán.
Tài sản sẵn sàng để bán
Tài sản sẵn sàng để bán là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để
bán hoặc không được phân loại là:
A. Các tài sản tài chính xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh;
B. Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; hoặc
C. Các khoản cho vay và phải thu.
Nợ phải trả tài chính
Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh là một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều
kiện sau:
Nợ phải trả tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh
doanh. Một khoản nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh,
nếu:
A. Được tạo ra chủ yếu cho mục đích mua lại trong thời gian ngắn;
B. Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn;
hoặc
C. Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác
định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro
hiệu quả).
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm nợ
phải trả tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ
Page | 19
Các khoản nợ phải trả tài chính không được phân loại là nợ phải trả tài chính được xác
định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân
loại là nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ.
Việc phân loại các công cụ tài chính kể trên chỉ nhằm mục đích trình bày và thuyết minh
và không nhằm mục đích mô tả phương pháp xác định giá trị của các công cụ tài chính.
Các chính sách kế toán về xác định giá trị của các công cụ tài chính được trình bày trong
các thuyết minh liên quan khác.
14.Thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận hoặc lỗ của năm bao gồm thuế
thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng ngoại trừ trường hợp có các
khoản thuế thu nhập liên quan đến các khoản mục được ghi nhận thẳng vào vốn chủ
sở hữu, thì khi đó các thuế thu nhập này cũng được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở
hữu.
- Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế dự kiến phải nộp dựa trên thu nhập chịu
thuế trong năm, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế
toán, và các khoản điều chỉnh thuế phải nộp liên quan đến những năm trước.
- Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo phương pháp bảng cân đối kế toán cho
các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ cho mục đích báo cáo tài chính và giá trị sử
dụng cho mục đích tính thuế của các khoản mục tài sản và nợ phải trả. Giá trị của
thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận dựa trên cách thức dự kiến thu hồi hoặc thanh
toán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả sử dụng các mức thuế suất
có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận trong phạm vi chắc chắn có
đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để tài sản thuế thu nhập này có thể sử dụng
được. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm trong phạm vi không còn chắc
chắn là các lợi ích về thuế liên quan này sẽ sử dụng được.
-
15.Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu thông thường được phát hành được phân loại là vốn chủ sở hữu. Các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc quyền chọn được trình bày trên vốn chủ
sở hữu như một khoản giảm trừ vào số tiền thu được do bán cổ phiếu.
Khi Công ty mua lại vốn cổ phần mà Công ty đã phát hành, khoản tiền đã trả để mua cổ
phiếu, bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp, được trừ vào vốn chủ sở hữu đến khi các cổ
phiếu quỹ được hủy bỏ hoặc được tái phát hành. Khi các cổ phiếu này được hủy bỏ hoặc tái phát
hành, số tiền thu do tái phát hành hoặc bán cổ phiếu quỹ trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp
đến nghiệp vụ được tính vào phần vốn chủ sở hữu.
Page | 20
16.Doanh thu
a. Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng
khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá được
chuyển giao cho người mua. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố
không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc liên quan
tới khả năng hàng bán bị trả lại.
b. Cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
riêng theo tỷ lệ hoàn thành của giao dịch tại ngày kết thúc niên độ. Tỷ lệ hoàn thành công
việc được đánh giá dựa trên khảo sát các công việc đã được thực hiện. Doanh thu không
được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng
thu hồi các khoản phải thu.
c. Doanh thu cho thuê
Doanh thu cho thuê tài sản được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
riêng theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời hạn của hợp đồng thuê. Các khoản hoa
hồng cho thuê được ghi nhận như là một bộ phận hợp thành của tổng doanh thu cho thuê.
17.Doanh thu hoạt động tài chính
a. Doanh thu từ tiền lãi
Doanh thu từ tiền lãi được ghi nhận theo tỷ lệ tương ứng với thời gian dựa trên số dư
gốc và lãi suất áp dụng.
b. Doanh thu từ cổ tức
Doanh thu từ cổ tức được ghi nhận khi quyền nhận cổ tức được xác lập.
c. Doanh thu từ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
Doanh thu từ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được ghi nhận vào báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu được chuyển giao cho người mua. Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
chỉ được chuyển giao cho người mua khi hoàn thành giao dịch mua bán (đối với chứng
khoán đã niêm yết) hoặc khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng tài sản (đối với chứng
khoán chưa niêm yết).
18.Các khoản thanh toán thuê hoạt động
Các khoản thanh toán thuê hoạt động được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn của hợp đồng thuê. Các khoản hoa
hồng đi thuê được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng như là một bộ
phận hợp thành của tổng chi phí thuê.
19.Phân phối cổ tức
Page | 21
Lợi nhuận sau thuế của Công ty được trích chia cổ tức cho các cổ đông sau khi được phê
duyệt bởi Hội đồng cổ đông tại Đại hội thường niên của Công ty và sau khi đã trích lập các quỹ
dự trữ theo Điều lệ của Công ty.
Cổ tức được công bố và chi trả dựa trên số lợi nhuận ước tính đạt được. Cổ tức chính thức
được công bố và chi trả trong niên độ kế tiếp từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối căn cứ vào sự
phê duyệt của Hội đồng cổ đông tại Đại hội thường niên của Công ty.
20.Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Các quỹ được trích lập dựa theo Điều lệ của Công ty như sau:
Qũy khen thưởng phúc lợi 10% lợi nhuận sau thuế
Quỹ đầu tư phát triển 10% lợi nhuận sau thuế
Quỹ dự phòng tài chính đến 5% lợi nhuận sau thuế
Công ty ngưng trích lập quỹ dự phòng tài chính khi số tiền trong quỹ đạt 10% trên vốn điều
lệ của Công ty. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải được sự phê duyệt của Hội đồng cổ đông,
Ban Điều hành, hoặc Tổng Giám đốc tùy thuộc vào bản chất và qui mô của nghiệp vụ đã được
nêu trong Điều lệ và Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty.
21.Lãi trên cổ phiếu
Công ty trình bày lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu (EPS) cho các cổ phiếu phổ thông.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách lấy lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông của
Công ty chia cho số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền lưu hành trong năm. Lãi suy
giảm trên cổ phiếu được xác định bằng cách điều chỉnh lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông
và số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành có tính đến các ảnh hưởng của cổ
phiếu phổ thông tiềm năng, bao gồm trái phiếu có thể chuyển đổi và quyền mua cổ phiếu.
22.Báo cáo bộ phận
Một bộ phận là một hợp phần có thể xác định riêng biệt của Công ty tham gia vào việc cung
cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan (bộ phận chia theo hoạt động kinh doanh), hoặc cung
cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong một môi trường kinh tế cụ thể (bộ phận chia theo khu vực địa
lý), mỗi bộ phận này chịu rủi ro và thu được lợi ích khác biệt với các bộ phận khác. Mẫu báo
cáo bộ phận cơ bản của Công ty là dựa theo bộ phận chia theo khu vực địa lý.
23.Các bên liên quan
Các doanh nghiệp, các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hoặc nhiều trung gian, có
quyền kiểm soát Công ty hoặc chịu sự kiểm soát của Công ty, hoặc cùng chung sự kiểm soát với
Công ty, bao gồm cả công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết là các bên liên quan của Công
ty. Công ty liên kết, các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền biểu quyết của Công ty mà
Page | 22
có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty, những nhân sự quản lý chủ chốt bao gồm các giám đốc,
các cán bộ điều hành của Công ty, những thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân
này hoặc các công ty liên kết với các cá nhân này cũng được coi là các bên liên quan.
1.2. Phân tích tình hình chính của Công ty
1.2.1 Phân tích biến động và cơ cấu của tài sản.
Bảng 1.1: bảng phân tích biến động và cơ cấu tài sản của CTCP Vinamilk
Page | 23
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/-% +/- % +/-%
A. Tài sản ngắn hạn 10.957.605 55,39% 12.415.938 56,74% 14.598.577 59,63% 1.458.333 13,31% 1,35% 2.182.639 17,58% 2,89%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.224.462 6,19% 2.649.635 12,11% 1.298.826 5,31% 1.425.173 116,39% 5,92%
-
1.350.809
-50,98% -6,80%
1. Tiền 824.462 4,17% 1.349.635 6,17% 798.826 3,26% 525.173 63,70% 2,00% -550.809 -40,81% -2,90%
2. Các khoản tương đương tiền 400.000 2,02% 1.300.000 5,94% 500.000 2,04% 900.000 225,00% 3,92% -800.000 -61,54% -3,90%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.909.275 19,76% 4.167.317 19,04% 7.414.562 30,28% 258.042 6,60% -0,72% 3.247.245 77,92% 11,24%
1.Các khoản đầu tư ngắn hạn 4.039.304 20,42% 4.313.292 19,71% 7.553.771 30,85% 273.988 6,78% -0,71% 3.240.479 75,13% 11,14%
2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn -130.028 -0,66% -145.974 -0,67% -139.208 -0,57% -15.946 12,26% -0,01% 6.766 -4,64% 0,10%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.238.818 11,32% 2.449.900 11,20% 2.462.234 10,06% 211.082 9,43% -0,12% 12.334 0,50% -1,14%
1. Phải thu khách hàng 1.274.574 6,44% 1.739.619 7,95% 1.745.599 7,13% 465.045 36,49% 1,51% 5.980 0,34% -0,82%
2. Trả trướccho NB 550.939 2,78% 305.461 1,40% 368.348 1,50% -245.478 -44,56% -1,39% 62.887 20,59% 0,11%
3. Các khoản phải thu khác 417.136 2,11% 406.739 1,86% 350.794 1,43% -10.397 -2,49% -0,25% -55.945 -13,75% -0,43%
4. Dự phòng các khoản PT khó đòi -3.832 -0,02% -1.920 -0,01% -2.507 -0,01% 1.912 -49,90% 0,01% -587 30,57% 0,00%
IV. Hàng tồn kho 3.357.506 16,97% 3.016.748 13,79% 3.376.827 13,79% -340.758 -10,15% -3,19% 360.079 11,94% 0,01%
1. Hàng tồn kho 3.360.961 16,99% 3.027.125 13,83% 3.389.805 13,85% -333.836 -9,93% -3,16% 362.680 11,98% 0,01%
2. Dự phòng giảm giá hàng TK -3.455 -0,02% -10.376 -0,05% -12.977 -0,05% -6.921 200,32% -0,03% -2.601 25,07% -0,01%
V. Tài sản ngắn hạn khác 227.542 1,15% 132.336 0,60% 46.125 0,19% -95.206 -41,84% -0,55% -86.211 -65,15% -0,42%
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 70.612 0,36% 115.212 0,53% 40.219 0,16% 44.600 63,16% 0,17% -74.993 -65,09% -0,36%
2. Thuế GTGT được khấu trừ 154.117 0,78% 16.079 0,07% 3.825 0,02% -138.038 -89,57% -0,71% -12.254 -76,21% -0,06%
3. Tài sản ngắn hạn khác 2.812 0,01% 1.044 0,00% 2.081 0,01% -1.768 -62,87% -0,01% 1.037 99,33% 0,00%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.825.031 44,61% 9.466.984 43,26% 9.884.064 40,37% 641.953 7,27% -1,35% 417.080 4,41% -2,89%
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00% 736 0,00% 7.395 0,03% 736 #DIV/0! 0,00% 6.659 904,76% 0,03%
1. Phải thu dài hạn khác 0 0,00% 736 0,00% 7.395 0,03% 736 #DIV/0! 0,00% 6.659 904,76% 0,03%
II. Tài sản cố định 7.446.795 37,64% 7.634.662 34,89% 7.106.342 29,03% 187.867 2,52% -2,75% -528.320 -6,92% -5,86%
1. Tài sản cố định hữu hình 3.748.756 18,95% 7.075.948 32,34% 6.532.456 26,68% 3.327.192 88,75% 13,39% -543.492 -7,68% -5,65%
Nguyên giá 5.844.850 29,55% 9.785.029 44,72% 10.034.979 40,99% 3.940.179 67,41% 15,17% 249.950 2,55% -3,73%
Giá trị hao mòn lũy kế -243.458 -1,23% -2.709.081 -12,38% -3.502.522 -14,31%
-
2.465.623
1012,75% -11,15% -793.441 29,29% -1,93%
Page | 24
Đơn vị tính : triệu đồng
(Nguồn bảng cân đối kế toán năm 2013 và năm 2014)
2. Tài sản cố định vô hình 207.666 1,05% 298.010 1,36% 289.780 1,18% 90.344 43,50% 0,31% -8.230 -2,76% -0,18%
Nguyên giá 309.274 1,56% 409.324 1,87% 414.548 1,69% 100.050 32,35% 0,31% 5.224 1,28% -0,18%
Giá trị hao mòn lũy kế -101.607 -0,51% -111.313 -0,51% -124.768 -0,51% -9.706 9,55% 0,00% -13.455 12,09% 0,00%
3.Xây dựng cơ bản dở dang 3.490.371 17,64% 260.702 1,19% 284.106 1,16%
-
3.229.669
-92,53% -16,45% 23.404 8,98% -0,03%
III. Bất động sản đầu tư 69.225 0,35% 106.022 0,48% 144.512 0,59% 36.797 53,16% 0,13% 38.490 36,30% 0,11%
Nguyên giá 90.177 0,46% 132.849 0,61% 176.189 0,72% 42.672 47,32% 0,15% 43.340 32,62% 0,11%
Giá trị hao mòn lũy kế -20.952 -0,11% -26.826 -0,12% -31.676 -0,13% -5.874 28,04% -0,02% -4.850 18,08% -0,01%
IV. Các khoản đầu tư TCDH 1.182.017 5,98% 1.474.193 6,74% 2.316.875 9,46% 292.176 24,72% 0,76% 842.682 57,16% 2,73%
1. Đầu tư vào công ty con 1.078.318 5,45% 1.355.850 6,20% 1.840.531 7,52% 277.532 25,74% 0,75% 484.681 35,75% 1,32%
2. Đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh 214.466 1,08% 239.010 1,09% 238.275 0,97% 24.544 11,44% 0,01% -735 -0,31% -0,12%
3. Đầu tư dài hạn khác 80.840 0,41% 21.977 0,10% 357.455 1,46% -58.863 -72,81% -0,31% 335.478 1526,50% 1,36%
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -191.607 -0,97% -142.645 -0,65% -119.386 -0,49% 48.962 -25,55% 0,32% 23.259 -16,31% 0,16%
IV. Tài sản dài hạn khác 126.993 0,64% 251.369 1,15% 308.937 1,26% 124.376 97,94% 0,51% 57.568 22,90% 0,11%
1. Chi phí trảtrước dài hạn 17.915 0,09% 134.992 0,62% 157.161 0,64% 117.077 653,51% 0,53% 22.169 16,42% 0,03%
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 108.001 0,55% 115.300 0,53% 150.793 0,62% 7.299 6,76% -0,02% 35.493 30,78% 0,09%
3. Tài sản dài hạn khác 1.076 0,01% 1.076 0,00% 982 0,00% 0 0,00% 0,00% -94 -8,74% 0,00%
TỔNGTÀI SẢN 19.782.636 100,00% 21.882.922 100,00% 24.482.641 100,00% 2.100.286 10,62% 0,00% 2.599.719 11,88% 0,00%
Page | 25
Biểu đồ 1: Biến động của tài sản theo thời gian
Qua số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy : nhìn chung tổng tài sản của doanh nghiệp biến động,
và có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể:
Tổng tài sản tang theo từng năm và tăng mạnh vào năm 2014. Năm 2013 tổng tài sản
tăng 2.100.286 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tang 10,62%, tổng tài sản tăng
là do: tài sản ngắn hạn tăng1.458.333 tương ứng tăng 1,35%. Tài sản dài hạn tăng 641.953 triệu
đồng tương ứng tăng 7.27%. Tổng tài sản năm 2014 tăng 335.478 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 11.88% . Tổng tài sản tăng là do: tài sản ngắn hạn tăng 2.182.639 triệu đồng tương ứng
tăng 17.58 % và tài sản dài hạn tăng 417.080 triệu đồng tương ứng tăng 4.41%.
Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2014, tài
sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong
tổng tài sản tăng 1,35% từ 55.39% năm 2012 lên 56.74% năm 2013. Năm 2014, tỷ trọng tài sản
ngắn hạn trong tổng tài sản tiếp tục tăng , từ 56.74% tăng lên 59.63% tức là tăng 2.89%.
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
30,000,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TÀI SẢN DÀI HẠN
TỔNG TÀI SẢN
Page | 26
Tài sản dài hạn năm 2013 tăng 7.27% so với năm 2012. Năm 2012, tỷ trọng tài sản dài
hạn trong tổng tài sản là 44.61% giảm xuống 43.26% ở năm 2013 và tiếp tục giảm xuống
40.37% vào năm 2014 – giảm 2.89%. Tuy nhiên, tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng tài sản.
Sau đây phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của các khoản mục trong tổng tài sản
 Về tiền và các khoản tương đương tiền: tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến
động từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể: tiền và các khoản tương đương tiền tăng vào
năm 2013 với mức tăng là 1.425.173 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 116.39%, và
giảm vào năm 2014 với mức giảm là 1.350.809 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là
50.98%. Trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền
vẫn chiếm tỷ trọng vừa trong tổng tài sản của công ty. Năm 2013, tỷ trọng tiền và các
khoản tương đương tiền trong tổng tài sản tăng 5.92% từ 6.19% năm 2012 lên 12.11%
năm 2013, năm 2014 tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản
giảm 6.8%, giảm từ 12.11% năm 2013 xuống 5.31% năm 2014, lượng tiền giảm vào
năm 2014.
 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ năm 2012
đến năm 2014. Năm 2013 các khoản đầu tư tài chính tăng 258.042 triệu đồng tương
đương với 6.6% so với năm 2012, và tăng mạnh vào năm 2014 với mức tăng 3.247.245
triệu đồng tương đương với 77.92% . Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỉ trọng
không cao trong tổng tài sản, trong 3 năm từ 2012 đến 2014, tỉ trọng của khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn đã tăng 11.85%. Nhận được điều này là nhờ công ty đã luôn chú
trọng phát triển thị trường cũng như tăng cường đầu tư vào các loại hình kinh doanh
cũng như nguồn nguyên liệu mới.
 Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ năm 2012 đến năm
2014. Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 211.082 triệu đồng tương ứng tăng
9.43% so với năm 2012 và trong năm 2013 tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài
sản giảm 0.12% từ 11.32% năm 2012 xuống 11.20% năm 2013, tuy nhiên năm 2013 các
Page | 27
khoản phải thu trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng không cao, đến năm 2014 các khoản
phải thu ngắn hạn tiếp tục tăng 12.334 triệu đồng tương ứng tăng 0.5%. Các khoản phải
thu ngắn hạn tăng là do nguyên nhân sau:
 Khoản phải thu khách hàng tăng từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2013 khoản phải thu
khách hàng (chiếm 7.95% trong tổng tài sản) tăng 465.045 triệu đồng tương ứng tăng
36.49%. Năm 2014 khoản phải thu khách hàng tiếp tục tăng 5.980 triệu đồng, tương
ứng tăng 0.34%. Khoản phải thu khách hàng tăng lên không phải là do yếu kém của
công ty trong việc quản lý nợ, mà do công ty áp dụng phương thức bán buôn thì tỷ trọng
của khoản nợ phải thu sẽ cao, do đặc trưng của hình thưc này là thanh toán chậm, tuy
nhiên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng thì công ty cũng trích lập dự phòng khoản nợ
phải thu khó đòi, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi từ năm 2012 đến năm 2014 tăng
lên, để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, công ty cần có những biện pháp thích hợp như:
ngừng cung cấp hàng hóa cho những khách hàng này, hoặc nhờ sự can thiệp của pháp
luật để thu hồi nợ, đồng thời để tránh tình trạng nợ khó đòi tăng thêm, công ty cần tìm
hiểu kỹ về năng lực tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng
trước khi quyết định đặt quan hệ làm ăn.
 Khoản trả trước cho người bán : khoản trả trước cho người bán giảm xuống vào năm
2013 và tăng lên vào năm 2014, cụ thể: năm 2013 khoản trả trước cho người bán giảm
245.478 triệu đồng, tương ứng giảm 44.56%, đến năm 2014 thì khoản trả trước cho người
bán tăng 62.887 triệu đồng tương ứng tăng 20.59%, tuy nhiên khoản trả trước cho người
bán chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng số các khoản phải thu chỉ chiếm 1.5% .
 Các khoản phải thu khác có xu hướng giảm từ năm 2012 và năm 2014. Năm 2014, các
khoản phải thu khác giảm 10.397 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2014, các khoản phải
thu khác chiếm 14.24% trong tổng số các khoản phải thu. Trong năm 2014 thì khoản phải
thu khác chủ yếu là những khoản chi trả BHXH, thuế TNCN, các khoản thuế xuất khẩu
cho các đơn hàng xuất khẩu tạm nộp nhưng chờ được hoàn khi đơn vị quyết toán các đơn
Page | 28
hàng thực xuất với hải quan.Tuy nhiên, khoản phải thu khác cũng chỉ chiếm tỷ trong rất
nhỏ trong tổng số các khoản phải thu.
Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là bình thường
song việc công ty cho các đối tác nợ bao nhiêu ( hay bị chiếm dụng bao nhiêu ) là hợp lý,
và đồng thời kích thích việc bán hàng của công ty
 Hàng tồn kho: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục,
không bị gián đoạn, đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp
lý. năm 2013 hàng tồn kho giảm 340.758 triệu đồng từ 3.357.506 triệu đồng xuống
3.016.748 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 10.15%. Năm 2014,
hàng tồn kho tăng 360.079triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 11.94%.
Tuy nhiên, hàng tồn kho chiểm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn và trong cả tổng tài
sản. Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn giảm 6.34% từ 30.64%
xuống 24.30% so với năm 2012. Năm 2014, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản
ngắn hạn giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 0.17% từ 24.30% xuống 23.13% so với năm 2013. Tuy
có giảm nhưng kết cấu hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn và
tổng tài sản.
 Tài sản ngắn hạn khác: Cùng với việc tăng hàng tồn kho vào năm 2014, các
khoản TSNH khác cũng tăng lên về mặt lượng song tỷ trọng TSNH khác/Tổng tài sản
chiếm rất nhỏ.
 Chiếm 1 tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng tài sản phải nói đến tài sản dài hạn, việc đầu tư vào
tài sản dài hạn đó chính là việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2013 tổng
tài sản dài hạn tămg 614.953 triệu đồng , tương ứng tăng 7.27%, và năm 2014 thì tổng tài
sản dài hạn vẫn tiếp tục tăng, tăng 417.080 triệu đồng, tương ứng tăng 4.14%. Tuy nhiên
tỷ trọng tổng tài sản dài hạn so với tổng tài sản chiếm 44.61% năm 20102 và giảm xuống
43.26% năm 2013 tức là giảm 1.35%. Mặc dù năm 2014 tổng tài sản dài hạn tăng lên về
mặt giá trị, tuy nhiên thì tỷ trọng tổng tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 2.89% so
với năm 2013, tức là giảm từ 43.26% năm 2013 xuống còn 40.37% năm 2014.
Page | 29
 Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, và tổng tài sản, do
đó khi xét đến nguyên nhân của sự biến động tổng tài sản dài hạn, trước hết cần
xem xét tài sản cố định của công ty, từ bảng phân tích trên ta thấy: Tài sản cố định
tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, năm 2013 tài sản cố định tăng 187.867
triệu đồng tương ứng tăng 2.52 %, và năm 2014 giảm 528.320 triệu đồng, tương
ứng giảm 6.92%, mặc dù tài sản cố định tăng vào năm 2013 tuy nhiên tỷ trọng của
tài sản cố định trong tổng tài sản năm 2013 giảm 2.75%, tức là giảm từ 37.64%
năm 2012 xuống còn 34.89% năm 2013. Đến năm 2014 thì tỷ trọng tài sản cố định
trong tổng tài sản giảm mạnh, từ 34.89% năm 2013 xuống 29.03% năm 2014 tức
là giảm 5.86%.
 Nhìn vào bảng ta thấy tài sản cố định tăng chủ yếu là do tăng nguyên giá tài sản cố
định hữu hình, và giảm chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế, dựa vào thuyết minh
báo cáo tài chính ta thấy tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu là do mua mới
trong năm, và xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành, và chủ yếu là xây dựng cơ
bản dở dang hoàn thành. Đó là lý do tại sao mà tài sản cố định hữu hình năm
2013 tăng 3.327.192 triệu đồng, tương ứng tăng 88.75%. Năm 2014 tài sản cố
định giảm 543.492 triệu đồng, tương ứng giảm 7.68% nguyên nhân chủ yếu là do
giá trị hao mòn lũy kế tăng 793.441 triệu đồng, tương ứng tăng 29.29%.
 Tài sản cố định vô hình tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, năm 2013 tài
sản cố định vô hình tăng 90.334 triệu đồng, tương ứng tăng 43.50%. Năm 2014
giảm xuống 8.230 triệu đồng, tương ứng giảm 2.76%. Và tài sản cố định vô hình
tăng lên chủ yếu là do công ty mua vào phần mềm vi tính và các ý tưởng công
nghệ, tài sản cố định vô hình giảm là do hao mòn lũy kế. Tuy nhiên tài sản cố định
vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty.
 Ngoài ra thì chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng từ năm 2012 đến
năm 2014.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty có xu hướng tăng từ
năm 2012 đến năm 2014, năm 2013 tăng 297.176 triệu đồng tương ứng tăng
Page | 30
24.72%, năm 2014 tăng 842.682 tương ứng tăng 57.16% . Việc tăng của các khoản
đầu tư dài hạn chủ yếu là từ đầu tư vào các công ty con. Từ năm 2012 đến năm
2014 các khoản đầu tư vào công ty con tăng 762213 triệu đồng tương đương với
tăng 70.01%. Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản đầu tư dài hạn trên tổng tài sản
không cao. Việc công ty tăng đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ làm tăng khả năng sinh
lời của tài sản. Huy động vốn của công ty tốt hơn cũng như thu hút vốn đầu tư
nhiều hơn.
 Bất động sản đầu tư của công ty luôn tăng, năm 2013 tăng 36.797 triệu đồng so
với năm 2012 tương ứng với 53.16%, và năm 2014 tiếp tục tăng 38.430 triệu đồng
so với năm 2013 tương ứng với 36.30%. Tuy nhiên bất động sản đầu tư chỉ chiếm
1 phần nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Việc đầu tư bất động sản chỉ là hoạt
động phụ của công ty, nên chưa được chú trọng phát triển.
 Tài sản dài hạn khác của công ty tăng đều từ 2012 đến 2014. Năm 2013 tăng
124.376 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với 97.94%. và tăng tiếp ở năm
2014 57.568 triệu đồng tương ứng với 22.90%. Tài sản dài hạn khác của công ty
chủ yếu từ 3 nguồn là chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài
sản dài hạn khác. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác chỉ chiến tỷ trọng rất nhỏ trong
tổng tài sản của công ty, năm 2014 chỉ là 1.26%.
1.2.2 Phân tích biến động và cơ cấu của nguồn vốn
Bảng 2.1: bảng phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn của CTCP Vinamilk
Page | 31
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/-% +/- % +/-%
A. NỢ PHẢI TRẢ 4.388.182 22,18% 4.498.115 20,56% 5.033.777 20,56% 109.933 2,51%
-
1,63%
535.662 11,91% 0,01%
I. Nợ ngắn hạn 4.328.837 21,88% 4.427.923 20,23% 4.956.652 20,25% 99.086 2,29%
-
1,65%
528.729 11,94% 0,01%
1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 1.110.720 4,54% 0 #DIV/0! 0,00% 1.110.720 #DIV/0! 4,54%
2. Phải trả người bán 2.442.335 12,35% 1.758.323 8,04% 1.647.920 6,73% -684.012 -28,01%
-
4,31%
-110.403 -6,28%
-
1,30%
3. Người mua trảtiền trước 21.589 0,11% 18.713 0,09% 16.268 0,07% -2.876 -13,32%
-
0,02%
-2.445 -13,07%
-
0,02%
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
331.870 1,68% 455.641 2,08% 499.301 2,04% 123.771 37,30% 0,40% 43.660 9,58%
-
0,04%
5. Phải trả người lao động 100.460 0,51% 130.474 0,60% 146.782 0,60% 30.014 29,88% 0,09% 16.308 12,50% 0,00%
6. Chi phí phảitrả 364.013 1,84% 452.019 2,07% 607.313 2,48% 88.006 24,18% 0,23% 155.294 34,36% 0,41%
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 662.625 3,35% 1.255.411 5,74% 575.553 2,35% 592.786 89,46% 2,39% -679.858 -54,15%
-
3,39%
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 405.942 2,05% 357.339 1,63% 352.792 1,44% -48.603 -11,97%
-
0,42%
-4.547 -1,27%
-
0,19%
II. Nợ dài hạn 59.345 0,30% 70.192 0,32% 77.125 0,32% 10.847 18,28% 0,02% 6.933 9,88%
-
0,01%
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 59.325 0,30% 69.357 0,32% 77.107 0,31% 10.032 16,91% 0,02% 7.750 11,17% 0,00%
2. Doanh thu chưa thựchiện được 20 0.00% 835 0.00% 17 0.00% 815 4075.00% 0.00% -818 -97.96% 0.00%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 15.394.454 77,82% 17.384.806 79,44% 19.448.863 79,44% 1.990.352 12,93% 1,63% 2.064.057 11,87%
-
0,01%
I. Vốn chủ sở hữu 15.394.454 77,82% 17.384.806 79,44% 19.448.863 79,44% 1.990.352 12,93% 1,63% 2.064.057 11,87%
-
0,01%
1. Vốn dầu tư của chủ sở hữu 8.339.557 42,16% 8.339.557 38,11% 10.006.413 40,87% 0 0,00%
-
4,05%
1.666.856 19,99% 2,76%
2. Thặng dư vốn cổ phần 1.276.994 6,46% 1.276.994 5,84% 0 0,00% 0 0,00%
-
0,62%
-
1.276.994
-
100,00%
-
5,84%
3. Cổ phiếu quỹ -4.504 -0,02% -5.068 -0,02% -5.388 -0,02% -564 12,52% 0,00% -320 6,31% 0,00%
4. Quỹ đầu tư phát triển 93.889 0,47% 950.237 4,34% 1.550.028 6,33% 856.348 912,09% 3,87% 599.791 63,12% 1,99%
5. Quỹ dự phòng tài chính 588.402 2,97% 833.955 3,81% 971.689 3,97% 245.553 41,73% 0,84% 137.734 16,52% 0,16%
6. Lợi nhuận chưa phân phối 5.100.115 25,78% 5.989.129 27,37% 6.926.119 28,29% 889.014 17,43% 1,59% 936.990 15,64% 0,92%
TỔNGNGUỒN VỐN 19.782.636 100,00% 21.882.922 100,00% 24.482.641 100,00% 2.100.286 10,62% 0,00% 2.599.719 11,88% 0,00%
( Nguồn Bảng cân đối kế toán nắm 2013 và 2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Page | 32
Biểu đồ 2: Biến động theo thời gian của nguồn vốn
Phân tích cụ thể biến động và cơ cấu của nguồn vốn:
 Qua bảng phân tích nguồn vốn của công ty, ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều từng
năm, cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn tăng 2.100.286 triệu đồng, tương ứng
10.62% so với năm 2012, năm 2014 tăng 2.599.719 triệu đồng, tương ứng tăng
11.88% so với năm 2013, nguồn vốn tăng chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt
động kinh doanh, và nguồn vốn tăng là do:
 Nợ phải trả tăng vào năm 2013 sau đó lại tăng mạnh vào năm 2014, năm 2013 nợ
phải trả 109.933 triệu đồng , tương ứng tăng 2.51%, bên cạnh đó nợ phải trả tăng
về mặt giá trị nhưng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ sơ
với vốn chủ sở hữu, năm 2013 nợ phải trả tăng 109.033 triệu đồng, tương ứng tăng
2.51% so với năm 2012. Tuy nợ phải trả năm 2013 tăng về mặt giá trị nhưng tỷ
trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lại giảm đi 1.63% so vói năm 2012. Đến
năm 2014 thì nợ phải trả tăng 535.662 triệu đồng tức là 11.91% so với năm 2013,
tuy nhiên tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lại không thay đổi bao
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
30,000,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
NỢ PHẢI TRẢ
VỐN CHỦ SỞ HỮU
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Page | 33
nhiêu chỉ tăng thêm 0.01%. Nhìn chung kết cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải
trả chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu.
 Nợ ngắn hạn tăng 99.806 triệu đồng năm 2013, tương ứng tăng 2.29%, năm
2014 nợ ngắn hạn tăng 528.729 triệu đồng, tương ứng tăng 11.94%, tuy nhiên
nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả, và có xu hướng tăng lên từ
năm 2012 đến năm 2014, năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm 98,64% trong tổng nợ
phải trả, và đến năm 2013 thì tỷ trọng này vẫn cao đến 98.44%, đến năm 2014
tỷ trọng này vẫn rất cao và còn tăng nhẹ, tăng 98,46%, tức là tăng 0.02% so
với năm 2013. Nguyên nhân của nợ ngắn hạn tăng vào năm 2014 là do năm
2014 Lãi suất ngân hàng giảm, công ty tiếp cận được những món vay hơn. Nợ
vay tăng chứng tỏ công ty đã tăng cường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị
khác để tận dụng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
 Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên từ năm
2012 đến năm 2014 nợ dài hạn có xu hướng tăng, năm 2013 nợ dài hạn tăng
10.847 triệu đồng tương ứng tăng 18.28%. Năm 2014 nợ dài hạn tiếp tục tăng
6.933 triệu đồng đồng tương ứng tăng 9.88% so với năm 2013.
 Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy: hệ số nợ so với tổng nguồn vốn
năm 2014 tăng nhẹ 0.01% tuy nhiên vẫn ở mức vừa phải 20.56%, chứng tỏ
rằng tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vốn chủ sở hữu,
nợ vay chỉ tài trợ 1 phần nhỏ của tài sản. Qua thuyết minh báo cáo tài chính
của công ty thì nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu từ các khoản vay và nợ ngắn
hạn, và chủ yếu là vay từ các khoản phải trả người bán cũng như các khoản
phải nộp, cụ thể công ty đã mua nguyên vật liệu từ nước ngoài nhưng chưa
thanh toán tiền hàng làm tăng nợ phải trả lên. Việc tăng cường sử dụng các
khoản vay, giúp cho công ty được lợi về thuế TNDN, tuy nhiên chi phí sử
Page | 34
dụng vốn vay tức là chi phí lãi vay tương đối cao, và rủi ro tài chính cũng cao.
Năm 2014 phải trả người bán giảm mạnh, giảm 110.403 triệu đồng, tương ứng
với tốc độ giảm 6.28% so với năm 2013, phải trả người bán giảm chứng tỏ
năm 2014 công ty đã giảm việc chiếm dụng vốn để hoạt động kinh doanh, nhờ
việc này cũng khiến công ty được hưởng một khoản thu từ việc hưởng các
khoản chiết khấu từ người bán. Trong năm 2012 công ty cũng thực hiện tốt
nghĩa vụ đối với nhà nước, và chi trả lương cho người lao động, thông qua
việc tăng các khoản lương trong năm 2014, từ 130.474 triệu đồng trong năm
2013 lên đến 146.782 triệu đồng trong năm 2014 tương đương với tăng 30.014
triệu đồng (29.88%). Các quỹ phúc lợi giảm chức tỏ công ty đã đầu tư nhiều
cho hoạt động khen thưởng cán bộ công nhân viên.
 Vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích trên ta thấy: vốn chủ sở hữu của công ty có xu
hướng tăng lên qua các năm, năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng 1.990.352 triệu đồng,
tương ứng tăng 12.93% so với năm 2012, năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng
2.064.057 triệu đồng, tương ứng tăng 11.87%, nhờ tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn tăng lên mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn nên tổng nguồn vốn tăng mạnh theo từng năm, vốn chủ sở hữu tăng lên chủ
yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng.
 Vốn chủ sở hữu các năm tăng đều chủ yếu là nhờ sự tăng của nguồn vốn góp
bên cạnh đó không thế không tính đến sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển
cũng như quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phôi.
 Từ năm 2012 đến 2014, quỹ đầu tư phát triển đã tăng 1.456.139 triệu đồng. Cụ
thể trong năm 2013 quỹ đầu tư phát triển tăng 856.348 triệu đồng tương đương
912.09% so với năm 2012. Năm 2014 quỹ đầu tư phát triển tăng 599.791 triêu
đồng tương đương với 63.12% so với 2013. Sự tăng lên của quỹ đầu tư phát
triển cho thấy từ năm 2012 công ty cổ phần sữa Vinamilk đã chú trọng phát
Page | 35
triển khoa học cũng như áp dụng các kĩ thuật mới, trích lập 1 khoản tiền lớn
cho việc phát triển các công nghệ mới cho việc hoạt động của công ty.
 Quỹ dự phòng tài chính được tăng qua các năm. Từ năm 2012 đến năm 2013
đã tăng 245.553 triệu đồng tương ứng với 41.73%. Từ năm 2013 đến năm
2014 đã tăng 137.734 triệu đồng, tức là từ 833.955 triệu đồng lên đến 971.689
triệu đồng, tăng 16.52%. Quỹ dự phòng tài chính tăng theo mỗi năm là nhờ
tổng tài sản của công ty tăng lên theo từng năm. Việc trích lập quỹ phải phù
hợp với các chính sách để đảm bảo hoạt động của công ty.
 Lợi nhuận chưa phân phối là chiến tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và luôn
tăng theo từng năm. Trong 2013 lợi nhuận chưa phân phối tăng 889.014 triệu
đồng tương ứng với tăng 17.43%, tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối trong
tổng nguồn vốn tăng 1.59% từ 25.78% lên đến 27.37% so với năm 2012. Đến
2014, lợi nhuận chưa phân phối tăng 936.990 triệu đồng tương ứng 15.64%, so
với tổng nguồn vốn, tỷ trọng lợi nhuân chưa phân phối tăng 0.92% từ 27.37%
lên 28.29% so với năm 2013. Nguyên nhân tăng lợi nhuận chưa phân phối là
do doanh thu từng năm của công ty tăng đều.
1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh
Nếu như ở phần trên khi phân tích bảng cân đối kế toán, cho chúng ta biết được sức
mạnh tài chính tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn, ... thì
việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho
chúng ta biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí cũng như mức tăng của các
khoản doanh thu, nhằm khắc phục những điểm yếu và khai thác những điểm mạnh
trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời góp phần hoàn thiện bức tranh tài chính của
công ty.
Page | 36
Bảng 3.1 bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính : Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
1 2 3 4 số tiền % số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.337.224 31.764.198 33.068.937 4.426.974 16,19% 1.304.739 4,11%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 540.109 637.359 677.713 97.250 18,01% 40.354 6,33%
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
26.797.114 31.126.838 32.391.224 4.329.724 16,16% 1.264.386 4,06%
4. Giá vốn hàng bán 17.741.665 20.013.586 20.669.829 2.271.921 12,81% 656.243 3,28%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 - 11)
9.055.449 11.113.252 11.721.394 2.057.803 22,72% 608.142 5,47%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 473.821 505.980 581.280 32.159 6,79% 75.300 14,88%
7. Chi phí tài chính 99.310 89.593 27.179 -9.717 -9,78% -62.414 -69,66%
8. Chi phí bán hàng 2.345.841 3.276.513 4.356.702 930.672 39,67% 1.080.189 32,97%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 484.293 564.036 608.868 79.743 16,47% 44.832 7,95%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
6.599.824 7.689.089 7.309.924 1.089.265 16,50% -379.165 -4,93%
11. Thu nhập khác 461.722 355.617 300.637 -106.105 -22,98% -54.980 -15,46%
12. Chi phí khác 174.201 98.008 73.859 -76.193 -43,74% -24.149 -24,64%
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 287.520 257.609 226.778 -29.911 -10,40% -30.831 -11,97%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
6.887.345 7.946.698 7.536.702 1.059.353 15,38% -409.996 -5,16%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.134.149 1.481.903 1.574.286 347.754 30,66% 92.383 6,23%
16. Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại -32.673 -7.298 -35.492 25.375 -77,66% -28.194 386,33%
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp(60 = 50 – 51 - 52)
5.785.869 6.472.093 5.997.908 686.224 11,86% -474.185 -7,33%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 6.940 6.471 5.997 -469 -6,76% -474 -7,32%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 và 2014)
Page | 37
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
2012 2013 2014
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận kế toán sau thuế
Biểu đồ 3: biến động theo thời gian của lợi nhuận kế toán trước và sau thuế
Nhận xét:
 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là
1.059.353 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 15.38%, lợi nhuận trước thuế
tăng là do:
 Các nhân tố làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng là : 4.548.043 triệu
đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.426.974 triệu đồng, làm cho lợi
nhuận kế toán trước thuế tăng 4.426.974 triệu đồng. Doanh thu hoạt động tài chính
tăng 32.159 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 32.159 triệu
đồng. Chi phí tài chính giảm 9.717 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế
tăng 9.717 triệu đồng. Chi phí khác giảm 76.193 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế
toán trước thuế tăng 76.193 triệu đông.
 Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm là : 3.515.691đồng .
Giá vốn hàng bán tăng 2.271.921 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế
giảm 2.271.921 triệu đồng. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng 97.250 triệu đông
làm lợi nhuận trước thuế giảm 97.250 triệu đồng. Chi phí hoạt động bán hàng tăng
930.672 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kê toán trước thuế giảm 930.672 triệu đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 79.743 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán
trước thuế giảm 79.743 triệu đồng. Thu nhập khác giảm 106.105 triệu đồng làm
cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 106.105 triệu đồng.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Page | 38
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
30,000,000
35,000,000
2012 2013 2014
Doanh thu
Doanh thu
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 giảm so với năm 2013 là 409.996 triệu đồng
tương ứng với tốc độ giảm 5.16%, lợi nhuận trước thuế giảm là do:
 Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng : 1.466.602 triệu đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.304.739 triệu đồng làm cho lợi
nhuận kế toán trước thuế tăng 1.304.739 triệu đồng. Doanh thu tài chính tăng
75.300 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 75.300 triệu đồng. Chi
phí tài chính giảm 62.414 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng
62.414 triệu đồng. Chi phí khác giảm 24.149 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán
trước thuế giảm 24.149 triệu đồng.
 Các nhân tố làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm là : 1.876.598 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán tăng 656.243 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế
giảm 656.243 triệu đồng , các khoản giảm trừ doanh thu tăng 40.354 triệu đồng
làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 40.354 triệu đồng. Chi phí bán hàng
tăng 1.080.189 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 1.080.189
triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 44.832 triệu đồng làm lợi nhuận kế
toán trước thuế giảm 44.832 triệu đồng. Thu nhập khác giảm 54.980 triệu đồng,
làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 54.980 triệu đồng.
Để đi sâu hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố thì chúng ta sẽ phân tích theo hướng sau:
Phân tíchdoanh thu:
Biểu đồ 4: biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đơn vị tính : Triệu đồng
Page | 39
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2013/2012 2014/2013
Tuyệt
đối
% tăng
giảm
Tuyệt
đối
% tăng giảm
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
27.337.224 31.764.198 33.068.937 4.426.974 16,19% 1.304.739 4,11%
Các khoản giảm trừ
doanh thu
540.109 637.359 677.713 97.250 18,01% 40.354 6,33%
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
26.797.114 31.126.838 32.391.224 4.329.724 16,16% 1.264.386 4,06%
Doanh thu hoạt động tài
chính
473.821 505.980 581.280 32.159 6,79% 75.300 14,88%
Thu nhập khác 461.722 355.617 300.637 -106.105 -22,98% -54.980 -15,46%
Tổng doanh thu 27.732.657 31.988.435 33.273.141 4.255.778 15,35% 1.284.706 4,02%
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và năm 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 4.1: bảng phân tích theo thời gian của doanh thu và thu nhập khác
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động từ năm 2012 đến năm 2014 và
có xu hướng tăng lên, Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
4.426.974 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 16.19%, năm 2014 thì doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 1.304.739 triệu đồng tương ứng tăng 4.11%
so với năm 2013.
 Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu tăng theo từng năm.
Trong năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu tăng 97.250 triệu đồng tương ứng
18.01% so với năm 2012. Từ năm 2013 đến năm 2014 thì các khoản giảm trừ
doanh thu tăng 40.354 triệu đồng tương ứng với 6.33%. Các khoản giảm trừ doanh
thu tăng cho thấy công ty đã làm tốt việc mua hàng trả tiền ngay của khách hàng.
Việc này đem lại doanh thu ngay cho công ty.
 Doanh thu hoạt động tài chính tăng đều qua các năm. Năm 2013 doanh thu tài
chính tăng 32.159 triệu đồng , tương ứng với tốc độ tăng 6.79%. Năm 2014 doanh
thu tài chính tăng 75.300 triệu đồng tương ứng với mức tăng 14.88%.
 Thu nhập khác của công ty qua các năm đều có xu hướng giảm. Năm 2013, thu
nhập khác giảm 106.105 triệu đông tương ứng 22.98%. Từ năm 2013 đến 2014 thì
thu nhập khác giảm 54.980 triệu đồng tương ứng 15.46%.
Page | 40
 Như vậy tổng doanh thu năm 2013 và năm 2014 tăng lên chủ yếu là do doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
Phân tích chi phí:
Bảng 5.1 : Bảng phân tích biến động theo thời gian của chi phí
Đơn vị tính : Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Giá vốn hàng bán 17.741.665 20.013.586 20.669.829 2.271.921 12,81% 656.243 3,28%
Chi phí tài chính 99.310 89.593 27.179 -9.717 -9,78% -62.414 -69,66%
Chi phí bán hàng 2.345.841 3.276.513 4.356.702 930.672 39,67% 1.080.189 32,97%
Chi phí quản lýDN 484.293 564.036 608.868 79.743 16,47% 44.832 7,95%
Chi phí khác 174.201 98.008 73.859 -76.193 -43,74% -24.149 -24,64%
Tổng chi phí 20.845.310 24.041.736 25.736.437 3.196.426 15,33% 1.694.701 7,05%
(nguồn báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: tổng chi phí có xu hướng tăng lên qua các năm , cụ thể năm
2013 tổng chi phí tăng 3.196.426 triệu đồng tương ứng với mức tăng 15.33% so với năm
2012, năm 2014 tổng chi phí tiếp tục tăng 1.694.701 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng
7.05%. Tổng chi phí tăng do:
 Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 12.81% so với năm 2012 tức là tăng 2.271.921
triệu đồng. Năm 2014 giá vốn tăng 656.243 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng
3.28%. Giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng thấp hơn so với doanh thu bán hàng và dịch
vụ chứng tỏ công ty đã quản lí tốt các chi phí sản xuất để kinh doanh.
 Chi phí tài chính: Giảm đều theo từng năm, năm 2013 chi phí tài chính giảm 9.717
triệu đồng, tương ứng với tốc độ 9.78% năm 2012. Năm 2014 chi phí tài chính
giảm 62.414 triệu đồng tương ứng với 69.66%. Việc giảm chi phí tài chính cũng
như việc tăng cả doanh thu tài chính cho thấy tình hình đầu tư tài chính và sử dụng
vốn vay của doanh nghiệp luôn hiệu quả, đặc biệt là sau thời kỳ khủng hoảng kinh
tế năm 2012- 2013.
Page | 41
 Chi phí bán hàng: Tăng đều theo từng năm. Năm 2013 chi phí bán 930.672 triệu
đồng, tương ứng với tốc độ tăng 39.67% so với năm 2012. Năm 2014 chi phí bán
hàng lại tăng mạnh tăng 32.97% so với năm 2013, tức là tăng 1.080.189 triệu đồng.
Qua bảng 4.1 ta thấy được doanh thu bán hàng và dịch vụ tuy tăng theo từng năm
nhưng tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng tăng của chi phí bán hàng. Có điều này là
do công ty áp dụng nhiều công nghệ cũng như kỹ thuật, các chương trình khuyễn
mãi vào hàng hóa hơn. Nhưng cần có sự điều chỉnh hợp lý với chi phí bán hàng để
đảm bảo doanh thu hàng năm tốt hơn.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014.
Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 16.47% , năm 2014 là
7.95% cùng chung tốc độ tăng với tốc độ tăng của doanh thu, điều này có nghĩa là
công ty đang tiết kiểm, sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí khác giảm xuống qua các năm, tốc độ giảm của chi phí khác năm 2013 là
43.74% trong khi đó thu nhập khác lại giảm 22.98%, bên cạnh đó năm 2014 thì tốc
độ giảm của thu nhập khác 15.46% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của chi
phí khác là 24.64%, qua đó ta thấy công ty sử dụng chi phí khác hiệu quả hơn qua
từng năm dù doanh thu khác giảm.
 Qua phân tích trên ta thấy năm 2013 tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế
là 15.38%, nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 16.16%, điều này chứng tỏ chi phí
của công ty đang tăng. Năm 2014 tốc độ giảm của lợi nhuận kế toán trước thuế là
5.16% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu là 4.06%, chứng tỏ các khoản chi phí
tăng đáng kể. Công ty cần có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý hơn để tránh lãng
phí cho doanh nghiệp.
Page | 42
Phân tíchlợi nhuận sau thuế TNDN
Biểu đồ 5: lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng
vào năm 2013 và giảm mạnh vào năm 2014, chứng tỏ qua 3 năm công ty hoạt động chưa
hiệu quả. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 686.224 triệu đồng, tương ứng với
tốc độ tăng 11.86%, năm 2014 thì lợi nhuận sau thuế TNDN giảm 474.185 triệu đồng
tương úng với mức giảm 7.33% so với năm 2013.
Bên cạnh việc phân tích xem lợi nhuận qua các năm tăng giảm như thế nào ta cũng cần
quan tâm đến các tỷ số sau
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 33,79 35,70 36,19
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
thuần
24,63 24,70 22,57
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh
thu
21,16 20,38 18,14
Đơn vị tính : Triệu đồng
5,400,000
5,600,000
5,800,000
6,000,000
6,200,000
6,400,000
6,600,000
2012 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
Page | 43
Nhìn vào bảng ta thấy tất cả các tỷ suất lợi nhuận chủ yếu tăng vào năm 2013 và giảm vào
năm 2014, điều này là do Năm 2013 công ty áp dụng nhiều biện pháp vượt qua nền
khủng hoảng hiện tại của thế giới. Đến năm 2014 do phát sinh nhiều chi phí cũng như
quá trình cạnh tranh gắt gao trong hội nhập thế giới nên tỷ suất lợi nhuận giảm đi.
Tóm lại qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy, lợi nhuận
của công ty đều tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, nguyên nhân chủ yếu do năm
2013 tốc độ tăng của tổng chi phí là 15.33% tương đương tốc độ tăng của tổng doanh thu
là 15.35%, và làm cho lợi nhuận tăng đều. Công ty cần đã đưa ra các biện pháp kiểm soát
chi phí giữ cho tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, và công ty
cần chú trọng đến các chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2014 tốc độ tăng của tổng chi phí là 7.05% nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu là
4.02%, làm cho lợi nhuận năm 2014 giảm. Năm 2014 công ty cần phải có những chính
sách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý hơn đặc biệt là chi phí giá vốn hàng
bán.
1.2.4. phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nếu như đọc vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho ta biết được tình
hình kinh doanh của công ty cũng như là công ty hoạt động lãi hay là lỗ. Tuy nhiên một
công ty có thể đạt được lợi nhuận cao nhưng có thể mất khả năng thanh toán, hay nói cách
khác là dòng tiền khác với lợi nhuân.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để biết được luồng chảy tiền tệ trong kỳ của công ty,
qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng kế hoạch đầu tư, dự đoán được dòng
tiền trong tương lai,..các nhà quản lý thường sử dụng thông tin trên “ báo cáo lưu chuyển
tiền tệ”. Báo cáo này được lập theo từng hoạt động, trong đó chi tiết theo nguyên nhân
tăng giảm tiền tệ.
Page | 44
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
số tiền % số tiền %
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 6.887.345 7.946.698 7.536.702 1.059.353 15,38% -409.996 -5,16%
2.Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao tài sản cố định 468.009 703.756 867.532 235.747 50,37% 163.776 23,27%
Các khoản dự phòng -26.888 26.725 -16.135 53.613 199,39% -42.860 -160,37%
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực
hiện
23.750 13.064 -8.404 -10.686 -44,99% -21.468 -164,33%
Lỗ từ thanh lý tài sản cố định 16.211 768 3.698 -15.443 -95,26% 2.930 381,51%
Thu nhập lãi và cổ tức -361.491 -416.120 -510.858 -54.629 -15,11% -94.738 -22,77%
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 22.862 3.408 0 -19.454 -85,09% -3.408 -100,00%
Chi phí lãi vay 3.114 0 7.444 -3.114 -100,00% 7.444
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
những thay đổi vốn lưu động
7.032.913 8.278.301 7.879.980 1.245.388 17,71% -398.321 -4,81%
Biến động các khoản phải thu -214.726 76.773 -113.527 291.499 135,75% -190.300 -247,87%
Biến động hàng tồn kho -171.024 327.703 -370.467 498.727 291,61% -698.170 -213,05%
Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả
khác
360.546 -507.226 134.025 -867.772 -240,68% 641.251 126,42%
Biến động chi phí trả trước -15.388 -41.809 57.524 -26.421 -171,70% 99.333 237,59%
Tiền lãi vay đã trả -3.114 0 -2.955 3.114 100,00% -2.955
Thuế thu nhập đã nộp -1.070.582 -1.398.018 -1.514.603 -327.436 -30,58% -116.585 -8,34%
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 3.704 20.984 10.511 17.280 466,52% -10.473 -49,91%
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -519.123 -691.211 -602.231 -172.088 -33,15% 88.980 12,87%
Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh
doanh 5.403.203 6.065.497 5.478.256 662.294 12,26% -587.241 -9,68%
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi mua tài sản cố định -3.014.661 -1.188.180 -454.754 1.826.481 60,59% 733.426 61,73%
Page | 45
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định và đầu
tư dài hạn khác
72.596 30.479 61.528 -42.117 -58,02% 31.049 101,87%
Tiền thu hồi từ việc bán các công cụ nợ của
các đơn vị khác
70.114 4.531 5.296 -65.583 -93,54% 765 16,88%
Tiền thu hồi các khoản vay của bên thứ ba 0 30.000 0 30.000 -30.000 -100,00%
Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác -254.900 -515.763 -528.253 -260.863 -102,34% -12.490 -2,42%
Thu hồi trái phiếu đến hạn 250.000 350.000 0 100.000 40,00% -350.000 -100,00%
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị
khác
0 133.786 967 133.786 -132.819 -99,28%
Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức 370.876 306.351 573.044 -64.525 -17,40% 266.693 87,05%
Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động đầu
tư -5.054.874 -1.471.895 -3.938.767 -3.582.979 -70,88% -2.466.872 -167,60%
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành -1.982 -525.442 -319 -523.460 -26410,70% 525.123 99,94%
Tiền trả cổ tức -2.222.994 -3.167.235 -4.000.511 -944.241 -42,48% -833.276 -26,31%
Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động tài
chính
-2.224.976 -3.167.760 -2.890.111 -942.784 -42,37% 277.649 8,76%
Lưu chuyển tiền thuần trong năm
(50 = 20 + 30 + 40) -1.876.648 1.425.841 -1.350.622 3.302.489 175,98% -2.776.463 -194,72%
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu
năm
3.101.435 1.224.462 2.649.635 -1.876.973 -60,52% 1.425.173 116,39%
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đối
với tiền và các khoản tương đương tiền
-325 -668 -186 -343 -105,54% 482 72,16%
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối
năm (70 = 50 + 60 + 61)
1.224.462 2.649.635 1.298.826 1.425.173 116,39% -1.350.809 -50,98%
Bảng 6.1 phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị tính : Triệu đồng
Phân tích
Phân tích
Phân tích

Contenu connexe

Tendances

Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếHọc kế toán thực tế
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bảnAskSock Ngô Quang Đạo
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnCường Sol
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanTai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanJenny Van
 
Thẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSCThẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSCDư Chí
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJETNguyen Nguyen
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Lớp kế toán trưởng
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngHương Maj
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (20)

Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanTai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
 
Thẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSCThẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSC
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 

En vedette

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011NgỌc HỒng
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốc
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốcthu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốc
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốcPhương Thảo Vũ
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQDDung Nguyen
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhSlide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhdaihocsaodo
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMITrần Trung
 
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát Triển
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát TriểnAlternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát Triển
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát TriểnAlternaty
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpMin Enter
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 

En vedette (19)

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011
Báo cáo tài chính của Công ty CP vinamilk 2011
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốc
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốcthu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốc
thu hút vốn đầu tư phát triển đường cao tốc
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinhSlide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
Slide bai giang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
 
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát Triển
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát TriểnAlternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát Triển
Alternaty - Mẫu báo cáo về Phân tích Khả Thi Đầu Tư và Đề Xuất Phát Triển
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 

Similaire à Phân tích

Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptx
Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptxBài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptx
Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptxQunh441Dngth
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHThần Sấm
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...luanvantrust
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Dương Hà
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 

Similaire à Phân tích (20)

Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptx
Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptxBài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptx
Bài tập nhóm chương 6-nhóm 6-K17 QTKD D- Môn PTHDKD Thầy Đạt.pptx
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Lài (1)
Lài (1)Lài (1)
Lài (1)
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
De cuong (1)
De cuong (1)De cuong (1)
De cuong (1)
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 

Phân tích

  • 1. Page | 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại mà toàn cầu hóa trở thành xu hướng thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để đưa ra các quyết định tốt nhất trong việc đầu tư hay sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty… ? Cách hữu hiệu nhất chính là ban giám đốc phải nắm rõ tình hình tài chính của công ty trong hiện tại. Muốn vậy ban giám đốc nên thực hiện phân tích báo cáo tài chính của công ty. Phân tích báo cáo tài chính công ty là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho một người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu được tình hình cụ thể về tài chính thông qua hệ thống báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đó là điều không đơn giản. Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có cái nhìn chính xác về doanh nghiệpthông qua hệ thống các báo cáo tài chính, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “ Phân tích báocáo tài chínhcủa côngty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk” lànội dung của bài tập lớn nhằm nâng cao kiến thức môn học khi áp dụng lý thuyết vào thực tế phân tích báo cáo tài chính của công ty. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng báo cái tài chính thì thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này như nhà đầu tư, chủ nợ,… nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về kinh tế.
  • 2. Page | 2 Các thông tin cung cấp giúp nhà đầu tư, chủ nợ,… đánh giá đúng tình hình, thời gian số lượng và các rủi ro của các khoản thu bằng tiền từ tiền lãi hay cổ tức,… Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó. 3. Đối tượng nghiên cứu Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk : - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra còn có Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, báo cáo của Ban Giám Đốc và báo cáo kiểm toán. 4. Phạm vi nghiên cứu Sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk từ năm 2012 đến năm 2014, nhưng chủ yếu đi sâu phân tích số liệu của báo cáo tài chính công ty qua hai năm 2013 và 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp chung:  Phân tích theo chiều ngang: Bằng cách tính số tiền chênh lệch năm nay so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số trước đó.  Phân tích xu hướng: Các chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm, có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.
  • 3. Page | 3  Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. So sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.  Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính.  Phương pháp đặc thù:  Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch, từ đó xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp. So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, từ đó đánh giá tình hình họa động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xấu hay tốt, khả quan hay không.  Phương pháp Dupont.  Phương pháp loại trừ: Xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kia. Bao gồm 3 phương pháp: Phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, liên hệ cân đối. 6. Kết cấu chuyên đề PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài
  • 4. Page | 4 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY … 1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. 1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.2. Phân tích tình hình chính của Công ty 1.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản 1.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh 1.2.4. LCTT 1.2.4. Phân tích các Chỉ số tài chính 1.2.4.1. Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.2.4.2. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản 1.2.4.3. Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn 1.2.4.4. Chỉ số về khả năng sinh lời 1.2.4.5. Chỉ số về thị trường
  • 5. Page | 5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty PHẨN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY … 1.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Tên thương mại: Vinamilk Trụ sở chính: 10 Tân Trào - Phường Tân Phú - Quận 7- Thành phố Hồ Chí Minh Website: Lôgô: Các thời điểm quan trọng liênquan đến việc hình thành và phát triểncủa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Công ty”) được ghi nhận như sau:  Ngày 29/04/1993 : Công ty Sữa Việt Nam (loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước) được thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.  Ngày 01/10/2003 : Công ty được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà Nước của Bộ Công Nghiệp theo Quyết định 155/2003/QĐ-BCN.
  • 6. Page | 6  Ngày 20/11/2003 : Công ty đăng ký trở thành một Công ty Cổ phần và bắt đầu hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001932.  Ngày 28/12/2005 : Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 42/UBCK-GPYN.  Ngày 19/01/2006 : Cổ phiếu của Công Ty được niêm yết trên Thị trường chứng khoán TP HCM.  Trụ sở chính theo giấy phép được đặt tại địa chỉ số 10 đường Tân Trào - Phường Tân Phú - Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thời điểm 31/12/2014  Công ty có các đơn vị phụ thuộc sau  Các chi nhánh bán hàng: 1. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Hà Nội - Tầng 11, Tháp B, Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội. 2. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Đà Nẵng - Số 12 Chi Lăng, Phường Hải Châu II, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 3. CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Cần Thơ - Số 86D Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.  Các nhà máy sản xuất: 1. Nhà máy Sữa Thống Nhất - Số 12 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM. 2. Nhà máy Sữa Trường Thọ - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM. 3/ Nhà máy Sữa Dielac - Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai. 3. Nhà máy Sữa Cần Thơ - Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ. 4. Nhà máy Sữa Sài Gòn - Khu CN Tân Thới Hiệp, Q12, TP HCM. 5. Nhà máy Sữa Nghệ An - Đường Sào Nam, xã Nghi Thu, TX Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. 6. Nhà máy Sữa Bình Định - 87 Hoàng Văn Thụ, P.Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định. 7. Nhà máy Nước Giải khát Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương. 8. Nhà máy Sữa Tiên Sơn - Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. 9. Nhà máy Sữa Đà Nẵng – Khu Công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng. 10.Nhà máy Sữa bột Việt Nam - 9 Đại lộ Tự Do – KCN Việt Nam-Singapore, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. 11.Nhà máy Sữa Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương.  Kho vận: 1. Xí nghiệp Kho Vận - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM. 2. Xí nghiệp Kho Vận Hà Nội – Km 10 Quốc lộ 5, Xã Dương Xá, Q. Gia Lâm, Hà Nội.  Phòng khám: 1. Phòng khám Đa khoa An Khang – 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP HCM
  • 7. Page | 7  Công ty có 7 Công ty con như sau : Công ty con Hoạt động chính Quyền sở hữu Công ty TNHH Một Thành viên Bò Sữa Việt Nam Sản xuất sữa 100,00% Công ty TNHH Một Thành viên Sữa Lam Sơn Sản xuất sữa 100,00% Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư Bất động sản Quốc tế (*) Kinh doanh bất động sản 100,00% Vinamilk Europe Spóstka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia Kinh doanh động vật và sữa 100,00% Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa Sản xuất sữa 96,11% Driftwood Dairy Holdings Corporation Sản xuất sữa 70,00% Angkor Dairy Products Co., Ltd. Sản xuất sữa 51,00% (*) Ngày 24 tháng 2 năm 2014, Hội đồng Quản trị Công ty đã thông qua quyết định giải thể công ty con này. Quá trình giải thể hoàn tất vào ngày 14 tháng 1 năm 2015. Driftwood Dairy Holdings Corporation được thành lập và hoạt động tại Mỹ, Angkor Dairy Products Co., Ltd. được thành lập và hoạt động tại Campuchia, Vinamilk Europe Spóstka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia được thành lập và hoạt động tại Ba Lan, các công ty con còn lại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 2. Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, công ty được phép thực hiện các lĩnh vực và ngành nghề như sau:  Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;  Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu;  Kinh doanh nhà;  Môi giới, cho thuê bất động sản;  Kinh doanh kho, bến bãi;
  • 8. Page | 8  Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô;  Bốc xếp hàng hóa;  Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay- phin-hòa tan (không sản xuất chế biến tại trụ sở);  Sản xuất và mua bán bao bì;  In trên bao bì;  Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa (không sản xuất bột giấy, tái chế phế thải nhựa tại trụ sở);  Phòng khám đa khoa;  Chăn nuôi, trồng trọt, các hoạt động hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt;  Dịch vụ sau thu hoạch;  Xử lý hạt giống để nhân giống. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1. 1.2.1. Chức năng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng như sữa tươi, sữa tiệt trùng hay kinh doanh bất động sản,... Với nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ cả trong và ngoài nước. Công ty đã đẩy mạnh phát triển thị phần ra các nước xung quanh cũng như thành lập các công ty tại các quốc gia khác để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tạo vị thế trên trường thế giới. Công ty phát triển sản xuất kinh doanh với các hình thức: - Liên doanh, hợp tác , phát triển các công ty con, xuất khẩu, đầu tư cổ phần theo đúng pháp luật và nhà nước. - Mở các cửa hàng, đại lý và giới thiệu bán sản phẩm.
  • 9. Page | 9 - Đặt các chi nhánh văn phòng đại diện ở các địa phương ở trong và ngoài nước. 1.1.2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, định mức thu chi đảm bảo có lãi trong hoạt động kinh doanh. - Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định về thuế, nộp ngân sách lợi nhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật Nhà nước. - Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. - Cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. - Kinh doanh đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà Công ty đã đăng ký với Nhà nước. - Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản nguồn vốn được cung cấp cũng như vốn vay, nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho ngày càng có hiệu quả, không ngừng lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu để đem lại lợi nhuận. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước liên quan đến Công ty 1. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Họ và tên Chức vụ Ghi chú Bà Mai Kiều Liên Chủ tịch Kiêm Tổng Giám đốc Ông Lê Song Lai Thành viên Bà Ngô Thị Thu Trang Thành viên Kiêm Giám Đốc điều hành tài chính Ông Ng Jui Sia Thành viên Ông Lê Anh Minh Thành viên Bà Lê Thị Băng Tâm Thành viên Ông Hà Văn Thắm Thành viên Ban Điều hành Họ và tên Chức vụ Ghi chú
  • 10. Page | 10 Bà Mai Kiều Liên Chủ tịch Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa Giám đốc Điều hành sản xuấtvà phát triển sản phẩm Ông Trịnh Quốc Dũng Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu Bà Nguyễn Thị Như Hằng Giám đốc Điều hành Phát triển vùng nguyên liệu Bà Ngô Thị Thu Trang Giám đóc Điều hành tài chính Ông Trần Minh Văn Giám đốc Điều hành dự án Ông Nguyễn Quốc Khánh Giám đốc Điều hành chuỗi cung ứng Ông Mai Hoài Anh Giám đốc Điều hành kinh doanh Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân Quyền Giám đốc Điều hành tiếp thị Ông Phan Minh Tiên Giám đốc Điều hành Tiếp Thị 1. 1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty 1. 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tiền mặt, tạm ứng, tiền lương, BHXH Kế toán tiêu thụ sản phẩm và các loại thuế Kế toán công nợ Kế toán tiền gửi ngâKế toán công nợ n hàng Thủ quỹ
  • 11. Page | 11 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán tại 1 Công ty con (Công ty TNHH Một Thành viên Bò Sữa Việt Nam ) 1. 1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán  Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính a) Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ b) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. c) Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp tính giá thành Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tiền mặt, tạm ứng, tiền lương, BHXH Kế toán tiêu thụ sản phẩm và các loại thuế Kế toán công nợ Kế toán tiền gửi ngân hàng Thủ quỹ
  • 12. Page | 12 Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ dựa trên máy tính. d) Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng hợp tình hình của nguồn hình thành tài sản. Tình hình kinh doanh kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong kỳ hạch toán. Tuân theo pháp lênh hiện hành, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam thực hiện các báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DN (Ban hành theo TT số 125/2011/TT-BTC ngày 5/9/2011 của Bộ tài chính). - Báo cáo kết quả kinh doanh: theo mẫu B02- DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: B03-DN (theo phương pháp trực tiếp) - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước được lập hàng năm - Thuyết minh báo cáo tài chính: B04 – DN - Báo cáo tài chính riêng được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. - Báo cáo tài chính riêng, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng, được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng được lập theo phương pháp gián tiếp. e) Kỳ kế toán năm Kỳ kế toán năm của Công ty là từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. f) Đơn vị tiền tệ kế toán Báo cáo tài chính riêng được lập và trình bày bằng Đồng Việt Nam (“VND”).  Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính riêng này.
  • 13. Page | 13 1. Các giao dịch bằng ngoại tệ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền khác VND trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng. 2. Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác. 3. Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn a. Phân loại Công ty phân loại các khoản đầu tư vào chứng khoán đã niêm yết hoặc chưa niêm yết, trái phiếu và các quỹ đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo dự định và chiến lược đầu tư của Công ty với những công ty là đối tượng đầu tư. b. Ghi nhận Công ty ghi nhận các chứng khoán kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn tại ngày ký kết các điều khoản hợp đồng đầu tư (hạch toán theo ngày giao dịch). c. Xác định giá trị Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được thể hiện bằng nguyên giá trừ đi dự phòng giảm giá đầu tư. Nguyên giá của chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. d. Giảm giá Dự phòng giảm giá chứng khoán đã niêm yết được lập dựa trên quy định hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Dự phòng sẽ được hoàn nhập khi có sự tăng lên sau đó của giá trị có thể thu hồi do sự kiện khách quan xảy ra sau khi khoản dự phòng được lập. Dự phòng hoàn nhập trong phạm vi không làm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vượt quá giá trị ghi sổ của khoản đầu tư này khi giả định không có khoản dự phòng nào đã được ghi nhận. e. Chấm dứt ghi nhận Chứng khoán kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn được chấm dứt ghi nhận khi quyền lợi và các luồng tiền từ các khoản đầu tư đã hết hoặc Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu.
  • 14. Page | 14 4. Các khoản phải thu Phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi. 5. Hàng tồn kho Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung được phân bổ. Giá trị thuần có thể thực hiện được ước tính dựa vào giá bán của hàng tồn kho trừ đi các khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và các chi phí bán hàng. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. 6. Tài sản cố định hữu hình a. Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tài sản đến vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến, và chi phí để tháo dỡ, di dời tài sản và khôi phục hiện trường tại địa điểm đặt tài sản. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong năm mà chi phí phát sinh. Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình. b. Khấu hao Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian hữu dụng ước tính như sau: Nhà cửa và vật kiến trúc 10 – 50 năm Máy móc và thiết bị 8 – 10 năm Phương tiện vận chuyển 10 năm Thiết bị văn phòng 3 – 8 năm 7. Tài sản cố định vô hình a. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất gồm có: - Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • 15. Page | 15 - Quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp; và - Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà tiền thuê đất đã được trả trước cho thời hạn dài hơn 5 năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của quyền sử dụng đất bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc có được quyền sử dụng đất. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất không thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá và không tính khấu hao. b. Phần mềm máy vi tính Giá mua của phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm này không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán như tài sản cố định vô hình. Phần mềm máy vi tính được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 6 năm. 8. Bất động sản đầu tư a. Nguyên giá Bất động sản đầu tư được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua, chi phí quyền sử dụng đất và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến điều kiện cần thiết để tài sản có thể hoạt động theo cách thức đã dự kiến bởi ban quản lý. Các chi phí phát sinh sau khi bất động sản đầu tư đã được đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa và bảo trì được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trong năm mà các chi phí này phát sinh. Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng bất động sản đầu tư vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của bất động sản đầu tư. b. Khấu hao Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của bất động sản đầu tư. Thời gian hữu dụng ước tính như sau: - Quyền sử dụng đất 49 năm - Cơ sở hạ tầng 10 năm - Nhà cửa 10 – 50 năm 9. Xây dựng cơ bản dở dang Xây dựng cơ bản dở dang phản ánh các khoản chi phí xây dựng chưa được hoàn thành. Không tính khấu hao cho xây dựng cơ bản dở dang trong quá trình xây dựng.
  • 16. Page | 16 10.Chi phí trả trước dài hạn a. Chi phí đất trả trước Chi phí đất trả trước bao gồm tiền thuê đất trả trước và các chi phí phát sinh khác liên quan đến việc bảo đảm cho việc sử dụng đất thuê. Các chi phí này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn của hợp đồng thuê đất. b. Công cụ và dụng cụ Công cụ và dụng cụ bao gồm các tài sản Công ty nắm giữ để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, với nguyên giá của mỗi tài sản thấp hơn 30 triệu VND và do đó không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định theo Thông tư 45. Nguyên giá của công cụ và dụng cụ được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong thời gian từ 1 đến 3 năm. c. Chi phí khác Chi phí khác được ghi nhận theo nguyên giá và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong 2 năm. 11.Phải trả người bán và các khoản phải trả khác Phải trả người bán và các khoản phải trả khác thể hiện theo nguyên giá. 12.Dự phòng Một khoản dự phòng được ghi nhận nếu, do kết quả của một sự kiện trong quá khứ, Công ty có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc liên đới có thể ước tính một cách đáng tin cậy, và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế trong tương lai để thanh toán các khoản nợ phải trả do nghĩa vụ đó. Khoản dự phòng được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến phải trả trong tương lai với tỷ lệ chiết khấu trước thuế phản ánh đánh giá của thị trường ở thời điểm hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ đó. - Dự phòng trợ cấp thôi việc Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khi nhân viên làm việc cho công ty từ 12 tháng trở lên (“nhân viên đủ điều kiện”) tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động của mình thì bên sử dụng lao động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên đó tính dựa trên số năm làm việc và mức lương tại thời điểm thôi việc của nhân viên đó. Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập trên cơ sở mức lương hiện tại của nhân viên và thời gian họ làm việc cho Công ty. Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, Công ty và các nhân viên phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý. Với việc áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Công ty không phải lập dự phòng trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc của nhân viên sau ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc phải trả cho các nhân viên đủ điều kiện hiện có tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2014 sẽ được xác định dựa trên số năm làm việc của nhân viên được tính đến 31 tháng 12 năm 2008 và mức lương bình quân của họ trong vòng sáu tháng trước thời điểm thôi việc.
  • 17. Page | 17 13.Phân loại các công cụ tài chính Nhằm mục đích duy nhất là cung cấp các thông tin thuyết minh về tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với tình hình tài chính trước hợp nhất và kết quả hoạt động kinh doanh trước hợp nhất của Công ty và tính chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính, Công ty phân loại các công cụ tài chính như sau: a. Tài sản tài chính Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tài sản tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài sản tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:  Tài sản tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. Tài sản tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh, nếu: i. Tài sản được mua chủ yếu cho mục đích bán lại trong thời gian ngắn; ii. Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc iii. Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả). Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp tài sản tài chính vào nhóm tài sản tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. A. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn B. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà Công ty có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ: C. các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được Công ty xếp vào nhóm xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; D. Các tài sản tài chính đã được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán; và E. Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu. Các khoản cho vay và phải thu Các khoản cho vay và phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ: A. Các khoản mà Công ty có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh, và các loại mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu được Công ty xếp vào nhóm xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • 18. Page | 18 B. Các khoản được Công ty xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu; hoặc C. Các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán. Tài sản sẵn sàng để bán Tài sản sẵn sàng để bán là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán hoặc không được phân loại là: A. Các tài sản tài chính xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; B. Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; hoặc C. Các khoản cho vay và phải thu. Nợ phải trả tài chính Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Nợ phải trả tài chính được Ban Điều hành phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. Một khoản nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh, nếu: A. Được tạo ra chủ yếu cho mục đích mua lại trong thời gian ngắn; B. Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc C. Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả). Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Công ty xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm nợ phải trả tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ
  • 19. Page | 19 Các khoản nợ phải trả tài chính không được phân loại là nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân loại là nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ. Việc phân loại các công cụ tài chính kể trên chỉ nhằm mục đích trình bày và thuyết minh và không nhằm mục đích mô tả phương pháp xác định giá trị của các công cụ tài chính. Các chính sách kế toán về xác định giá trị của các công cụ tài chính được trình bày trong các thuyết minh liên quan khác. 14.Thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận hoặc lỗ của năm bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng ngoại trừ trường hợp có các khoản thuế thu nhập liên quan đến các khoản mục được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu, thì khi đó các thuế thu nhập này cũng được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu. - Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế dự kiến phải nộp dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán, và các khoản điều chỉnh thuế phải nộp liên quan đến những năm trước. - Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo phương pháp bảng cân đối kế toán cho các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ cho mục đích báo cáo tài chính và giá trị sử dụng cho mục đích tính thuế của các khoản mục tài sản và nợ phải trả. Giá trị của thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận dựa trên cách thức dự kiến thu hồi hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán. - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để tài sản thuế thu nhập này có thể sử dụng được. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm trong phạm vi không còn chắc chắn là các lợi ích về thuế liên quan này sẽ sử dụng được. - 15.Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ Cổ phiếu thông thường được phát hành được phân loại là vốn chủ sở hữu. Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc quyền chọn được trình bày trên vốn chủ sở hữu như một khoản giảm trừ vào số tiền thu được do bán cổ phiếu. Khi Công ty mua lại vốn cổ phần mà Công ty đã phát hành, khoản tiền đã trả để mua cổ phiếu, bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp, được trừ vào vốn chủ sở hữu đến khi các cổ phiếu quỹ được hủy bỏ hoặc được tái phát hành. Khi các cổ phiếu này được hủy bỏ hoặc tái phát hành, số tiền thu do tái phát hành hoặc bán cổ phiếu quỹ trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ được tính vào phần vốn chủ sở hữu.
  • 20. Page | 20 16.Doanh thu a. Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá được chuyển giao cho người mua. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu hoặc liên quan tới khả năng hàng bán bị trả lại. b. Cung cấp dịch vụ Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo tỷ lệ hoàn thành của giao dịch tại ngày kết thúc niên độ. Tỷ lệ hoàn thành công việc được đánh giá dựa trên khảo sát các công việc đã được thực hiện. Doanh thu không được ghi nhận nếu như có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi các khoản phải thu. c. Doanh thu cho thuê Doanh thu cho thuê tài sản được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa vào thời hạn của hợp đồng thuê. Các khoản hoa hồng cho thuê được ghi nhận như là một bộ phận hợp thành của tổng doanh thu cho thuê. 17.Doanh thu hoạt động tài chính a. Doanh thu từ tiền lãi Doanh thu từ tiền lãi được ghi nhận theo tỷ lệ tương ứng với thời gian dựa trên số dư gốc và lãi suất áp dụng. b. Doanh thu từ cổ tức Doanh thu từ cổ tức được ghi nhận khi quyền nhận cổ tức được xác lập. c. Doanh thu từ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn Doanh thu từ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua. Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho người mua khi hoàn thành giao dịch mua bán (đối với chứng khoán đã niêm yết) hoặc khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng tài sản (đối với chứng khoán chưa niêm yết). 18.Các khoản thanh toán thuê hoạt động Các khoản thanh toán thuê hoạt động được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn của hợp đồng thuê. Các khoản hoa hồng đi thuê được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng như là một bộ phận hợp thành của tổng chi phí thuê. 19.Phân phối cổ tức
  • 21. Page | 21 Lợi nhuận sau thuế của Công ty được trích chia cổ tức cho các cổ đông sau khi được phê duyệt bởi Hội đồng cổ đông tại Đại hội thường niên của Công ty và sau khi đã trích lập các quỹ dự trữ theo Điều lệ của Công ty. Cổ tức được công bố và chi trả dựa trên số lợi nhuận ước tính đạt được. Cổ tức chính thức được công bố và chi trả trong niên độ kế tiếp từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối căn cứ vào sự phê duyệt của Hội đồng cổ đông tại Đại hội thường niên của Công ty. 20.Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu Các quỹ được trích lập dựa theo Điều lệ của Công ty như sau: Qũy khen thưởng phúc lợi 10% lợi nhuận sau thuế Quỹ đầu tư phát triển 10% lợi nhuận sau thuế Quỹ dự phòng tài chính đến 5% lợi nhuận sau thuế Công ty ngưng trích lập quỹ dự phòng tài chính khi số tiền trong quỹ đạt 10% trên vốn điều lệ của Công ty. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải được sự phê duyệt của Hội đồng cổ đông, Ban Điều hành, hoặc Tổng Giám đốc tùy thuộc vào bản chất và qui mô của nghiệp vụ đã được nêu trong Điều lệ và Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty. 21.Lãi trên cổ phiếu Công ty trình bày lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu (EPS) cho các cổ phiếu phổ thông. Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách lấy lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông của Công ty chia cho số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia quyền lưu hành trong năm. Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định bằng cách điều chỉnh lãi hoặc lỗ thuộc về cổ đông phổ thông và số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành có tính đến các ảnh hưởng của cổ phiếu phổ thông tiềm năng, bao gồm trái phiếu có thể chuyển đổi và quyền mua cổ phiếu. 22.Báo cáo bộ phận Một bộ phận là một hợp phần có thể xác định riêng biệt của Công ty tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan (bộ phận chia theo hoạt động kinh doanh), hoặc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong một môi trường kinh tế cụ thể (bộ phận chia theo khu vực địa lý), mỗi bộ phận này chịu rủi ro và thu được lợi ích khác biệt với các bộ phận khác. Mẫu báo cáo bộ phận cơ bản của Công ty là dựa theo bộ phận chia theo khu vực địa lý. 23.Các bên liên quan Các doanh nghiệp, các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hoặc nhiều trung gian, có quyền kiểm soát Công ty hoặc chịu sự kiểm soát của Công ty, hoặc cùng chung sự kiểm soát với Công ty, bao gồm cả công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết là các bên liên quan của Công ty. Công ty liên kết, các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền biểu quyết của Công ty mà
  • 22. Page | 22 có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty, những nhân sự quản lý chủ chốt bao gồm các giám đốc, các cán bộ điều hành của Công ty, những thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này hoặc các công ty liên kết với các cá nhân này cũng được coi là các bên liên quan. 1.2. Phân tích tình hình chính của Công ty 1.2.1 Phân tích biến động và cơ cấu của tài sản. Bảng 1.1: bảng phân tích biến động và cơ cấu tài sản của CTCP Vinamilk
  • 23. Page | 23 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/-% +/- % +/-% A. Tài sản ngắn hạn 10.957.605 55,39% 12.415.938 56,74% 14.598.577 59,63% 1.458.333 13,31% 1,35% 2.182.639 17,58% 2,89% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.224.462 6,19% 2.649.635 12,11% 1.298.826 5,31% 1.425.173 116,39% 5,92% - 1.350.809 -50,98% -6,80% 1. Tiền 824.462 4,17% 1.349.635 6,17% 798.826 3,26% 525.173 63,70% 2,00% -550.809 -40,81% -2,90% 2. Các khoản tương đương tiền 400.000 2,02% 1.300.000 5,94% 500.000 2,04% 900.000 225,00% 3,92% -800.000 -61,54% -3,90% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.909.275 19,76% 4.167.317 19,04% 7.414.562 30,28% 258.042 6,60% -0,72% 3.247.245 77,92% 11,24% 1.Các khoản đầu tư ngắn hạn 4.039.304 20,42% 4.313.292 19,71% 7.553.771 30,85% 273.988 6,78% -0,71% 3.240.479 75,13% 11,14% 2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn -130.028 -0,66% -145.974 -0,67% -139.208 -0,57% -15.946 12,26% -0,01% 6.766 -4,64% 0,10% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.238.818 11,32% 2.449.900 11,20% 2.462.234 10,06% 211.082 9,43% -0,12% 12.334 0,50% -1,14% 1. Phải thu khách hàng 1.274.574 6,44% 1.739.619 7,95% 1.745.599 7,13% 465.045 36,49% 1,51% 5.980 0,34% -0,82% 2. Trả trướccho NB 550.939 2,78% 305.461 1,40% 368.348 1,50% -245.478 -44,56% -1,39% 62.887 20,59% 0,11% 3. Các khoản phải thu khác 417.136 2,11% 406.739 1,86% 350.794 1,43% -10.397 -2,49% -0,25% -55.945 -13,75% -0,43% 4. Dự phòng các khoản PT khó đòi -3.832 -0,02% -1.920 -0,01% -2.507 -0,01% 1.912 -49,90% 0,01% -587 30,57% 0,00% IV. Hàng tồn kho 3.357.506 16,97% 3.016.748 13,79% 3.376.827 13,79% -340.758 -10,15% -3,19% 360.079 11,94% 0,01% 1. Hàng tồn kho 3.360.961 16,99% 3.027.125 13,83% 3.389.805 13,85% -333.836 -9,93% -3,16% 362.680 11,98% 0,01% 2. Dự phòng giảm giá hàng TK -3.455 -0,02% -10.376 -0,05% -12.977 -0,05% -6.921 200,32% -0,03% -2.601 25,07% -0,01% V. Tài sản ngắn hạn khác 227.542 1,15% 132.336 0,60% 46.125 0,19% -95.206 -41,84% -0,55% -86.211 -65,15% -0,42% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 70.612 0,36% 115.212 0,53% 40.219 0,16% 44.600 63,16% 0,17% -74.993 -65,09% -0,36% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 154.117 0,78% 16.079 0,07% 3.825 0,02% -138.038 -89,57% -0,71% -12.254 -76,21% -0,06% 3. Tài sản ngắn hạn khác 2.812 0,01% 1.044 0,00% 2.081 0,01% -1.768 -62,87% -0,01% 1.037 99,33% 0,00% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.825.031 44,61% 9.466.984 43,26% 9.884.064 40,37% 641.953 7,27% -1,35% 417.080 4,41% -2,89% I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00% 736 0,00% 7.395 0,03% 736 #DIV/0! 0,00% 6.659 904,76% 0,03% 1. Phải thu dài hạn khác 0 0,00% 736 0,00% 7.395 0,03% 736 #DIV/0! 0,00% 6.659 904,76% 0,03% II. Tài sản cố định 7.446.795 37,64% 7.634.662 34,89% 7.106.342 29,03% 187.867 2,52% -2,75% -528.320 -6,92% -5,86% 1. Tài sản cố định hữu hình 3.748.756 18,95% 7.075.948 32,34% 6.532.456 26,68% 3.327.192 88,75% 13,39% -543.492 -7,68% -5,65% Nguyên giá 5.844.850 29,55% 9.785.029 44,72% 10.034.979 40,99% 3.940.179 67,41% 15,17% 249.950 2,55% -3,73% Giá trị hao mòn lũy kế -243.458 -1,23% -2.709.081 -12,38% -3.502.522 -14,31% - 2.465.623 1012,75% -11,15% -793.441 29,29% -1,93%
  • 24. Page | 24 Đơn vị tính : triệu đồng (Nguồn bảng cân đối kế toán năm 2013 và năm 2014) 2. Tài sản cố định vô hình 207.666 1,05% 298.010 1,36% 289.780 1,18% 90.344 43,50% 0,31% -8.230 -2,76% -0,18% Nguyên giá 309.274 1,56% 409.324 1,87% 414.548 1,69% 100.050 32,35% 0,31% 5.224 1,28% -0,18% Giá trị hao mòn lũy kế -101.607 -0,51% -111.313 -0,51% -124.768 -0,51% -9.706 9,55% 0,00% -13.455 12,09% 0,00% 3.Xây dựng cơ bản dở dang 3.490.371 17,64% 260.702 1,19% 284.106 1,16% - 3.229.669 -92,53% -16,45% 23.404 8,98% -0,03% III. Bất động sản đầu tư 69.225 0,35% 106.022 0,48% 144.512 0,59% 36.797 53,16% 0,13% 38.490 36,30% 0,11% Nguyên giá 90.177 0,46% 132.849 0,61% 176.189 0,72% 42.672 47,32% 0,15% 43.340 32,62% 0,11% Giá trị hao mòn lũy kế -20.952 -0,11% -26.826 -0,12% -31.676 -0,13% -5.874 28,04% -0,02% -4.850 18,08% -0,01% IV. Các khoản đầu tư TCDH 1.182.017 5,98% 1.474.193 6,74% 2.316.875 9,46% 292.176 24,72% 0,76% 842.682 57,16% 2,73% 1. Đầu tư vào công ty con 1.078.318 5,45% 1.355.850 6,20% 1.840.531 7,52% 277.532 25,74% 0,75% 484.681 35,75% 1,32% 2. Đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh 214.466 1,08% 239.010 1,09% 238.275 0,97% 24.544 11,44% 0,01% -735 -0,31% -0,12% 3. Đầu tư dài hạn khác 80.840 0,41% 21.977 0,10% 357.455 1,46% -58.863 -72,81% -0,31% 335.478 1526,50% 1,36% 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -191.607 -0,97% -142.645 -0,65% -119.386 -0,49% 48.962 -25,55% 0,32% 23.259 -16,31% 0,16% IV. Tài sản dài hạn khác 126.993 0,64% 251.369 1,15% 308.937 1,26% 124.376 97,94% 0,51% 57.568 22,90% 0,11% 1. Chi phí trảtrước dài hạn 17.915 0,09% 134.992 0,62% 157.161 0,64% 117.077 653,51% 0,53% 22.169 16,42% 0,03% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 108.001 0,55% 115.300 0,53% 150.793 0,62% 7.299 6,76% -0,02% 35.493 30,78% 0,09% 3. Tài sản dài hạn khác 1.076 0,01% 1.076 0,00% 982 0,00% 0 0,00% 0,00% -94 -8,74% 0,00% TỔNGTÀI SẢN 19.782.636 100,00% 21.882.922 100,00% 24.482.641 100,00% 2.100.286 10,62% 0,00% 2.599.719 11,88% 0,00%
  • 25. Page | 25 Biểu đồ 1: Biến động của tài sản theo thời gian Qua số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy : nhìn chung tổng tài sản của doanh nghiệp biến động, và có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể: Tổng tài sản tang theo từng năm và tăng mạnh vào năm 2014. Năm 2013 tổng tài sản tăng 2.100.286 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tang 10,62%, tổng tài sản tăng là do: tài sản ngắn hạn tăng1.458.333 tương ứng tăng 1,35%. Tài sản dài hạn tăng 641.953 triệu đồng tương ứng tăng 7.27%. Tổng tài sản năm 2014 tăng 335.478 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11.88% . Tổng tài sản tăng là do: tài sản ngắn hạn tăng 2.182.639 triệu đồng tương ứng tăng 17.58 % và tài sản dài hạn tăng 417.080 triệu đồng tương ứng tăng 4.41%. Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng 1,35% từ 55.39% năm 2012 lên 56.74% năm 2013. Năm 2014, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tiếp tục tăng , từ 56.74% tăng lên 59.63% tức là tăng 2.89%. 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN TỔNG TÀI SẢN
  • 26. Page | 26 Tài sản dài hạn năm 2013 tăng 7.27% so với năm 2012. Năm 2012, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản là 44.61% giảm xuống 43.26% ở năm 2013 và tiếp tục giảm xuống 40.37% vào năm 2014 – giảm 2.89%. Tuy nhiên, tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản. Sau đây phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của các khoản mục trong tổng tài sản  Về tiền và các khoản tương đương tiền: tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động từ năm 2012 đến năm 2014 cụ thể: tiền và các khoản tương đương tiền tăng vào năm 2013 với mức tăng là 1.425.173 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 116.39%, và giảm vào năm 2014 với mức giảm là 1.350.809 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 50.98%. Trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền vẫn chiếm tỷ trọng vừa trong tổng tài sản của công ty. Năm 2013, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản tăng 5.92% từ 6.19% năm 2012 lên 12.11% năm 2013, năm 2014 tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản giảm 6.8%, giảm từ 12.11% năm 2013 xuống 5.31% năm 2014, lượng tiền giảm vào năm 2014.  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2013 các khoản đầu tư tài chính tăng 258.042 triệu đồng tương đương với 6.6% so với năm 2012, và tăng mạnh vào năm 2014 với mức tăng 3.247.245 triệu đồng tương đương với 77.92% . Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỉ trọng không cao trong tổng tài sản, trong 3 năm từ 2012 đến 2014, tỉ trọng của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng 11.85%. Nhận được điều này là nhờ công ty đã luôn chú trọng phát triển thị trường cũng như tăng cường đầu tư vào các loại hình kinh doanh cũng như nguồn nguyên liệu mới.  Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 211.082 triệu đồng tương ứng tăng 9.43% so với năm 2012 và trong năm 2013 tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng tài sản giảm 0.12% từ 11.32% năm 2012 xuống 11.20% năm 2013, tuy nhiên năm 2013 các
  • 27. Page | 27 khoản phải thu trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng không cao, đến năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục tăng 12.334 triệu đồng tương ứng tăng 0.5%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do nguyên nhân sau:  Khoản phải thu khách hàng tăng từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2013 khoản phải thu khách hàng (chiếm 7.95% trong tổng tài sản) tăng 465.045 triệu đồng tương ứng tăng 36.49%. Năm 2014 khoản phải thu khách hàng tiếp tục tăng 5.980 triệu đồng, tương ứng tăng 0.34%. Khoản phải thu khách hàng tăng lên không phải là do yếu kém của công ty trong việc quản lý nợ, mà do công ty áp dụng phương thức bán buôn thì tỷ trọng của khoản nợ phải thu sẽ cao, do đặc trưng của hình thưc này là thanh toán chậm, tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng thì công ty cũng trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi từ năm 2012 đến năm 2014 tăng lên, để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, công ty cần có những biện pháp thích hợp như: ngừng cung cấp hàng hóa cho những khách hàng này, hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ, đồng thời để tránh tình trạng nợ khó đòi tăng thêm, công ty cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định đặt quan hệ làm ăn.  Khoản trả trước cho người bán : khoản trả trước cho người bán giảm xuống vào năm 2013 và tăng lên vào năm 2014, cụ thể: năm 2013 khoản trả trước cho người bán giảm 245.478 triệu đồng, tương ứng giảm 44.56%, đến năm 2014 thì khoản trả trước cho người bán tăng 62.887 triệu đồng tương ứng tăng 20.59%, tuy nhiên khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng số các khoản phải thu chỉ chiếm 1.5% .  Các khoản phải thu khác có xu hướng giảm từ năm 2012 và năm 2014. Năm 2014, các khoản phải thu khác giảm 10.397 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2014, các khoản phải thu khác chiếm 14.24% trong tổng số các khoản phải thu. Trong năm 2014 thì khoản phải thu khác chủ yếu là những khoản chi trả BHXH, thuế TNCN, các khoản thuế xuất khẩu cho các đơn hàng xuất khẩu tạm nộp nhưng chờ được hoàn khi đơn vị quyết toán các đơn
  • 28. Page | 28 hàng thực xuất với hải quan.Tuy nhiên, khoản phải thu khác cũng chỉ chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng số các khoản phải thu. Trong sản xuất kinh doanh, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là bình thường song việc công ty cho các đối tác nợ bao nhiêu ( hay bị chiếm dụng bao nhiêu ) là hợp lý, và đồng thời kích thích việc bán hàng của công ty  Hàng tồn kho: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. năm 2013 hàng tồn kho giảm 340.758 triệu đồng từ 3.357.506 triệu đồng xuống 3.016.748 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 10.15%. Năm 2014, hàng tồn kho tăng 360.079triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 11.94%. Tuy nhiên, hàng tồn kho chiểm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn và trong cả tổng tài sản. Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn giảm 6.34% từ 30.64% xuống 24.30% so với năm 2012. Năm 2014, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 0.17% từ 24.30% xuống 23.13% so với năm 2013. Tuy có giảm nhưng kết cấu hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn và tổng tài sản.  Tài sản ngắn hạn khác: Cùng với việc tăng hàng tồn kho vào năm 2014, các khoản TSNH khác cũng tăng lên về mặt lượng song tỷ trọng TSNH khác/Tổng tài sản chiếm rất nhỏ.  Chiếm 1 tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng tài sản phải nói đến tài sản dài hạn, việc đầu tư vào tài sản dài hạn đó chính là việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2013 tổng tài sản dài hạn tămg 614.953 triệu đồng , tương ứng tăng 7.27%, và năm 2014 thì tổng tài sản dài hạn vẫn tiếp tục tăng, tăng 417.080 triệu đồng, tương ứng tăng 4.14%. Tuy nhiên tỷ trọng tổng tài sản dài hạn so với tổng tài sản chiếm 44.61% năm 20102 và giảm xuống 43.26% năm 2013 tức là giảm 1.35%. Mặc dù năm 2014 tổng tài sản dài hạn tăng lên về mặt giá trị, tuy nhiên thì tỷ trọng tổng tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 2.89% so với năm 2013, tức là giảm từ 43.26% năm 2013 xuống còn 40.37% năm 2014.
  • 29. Page | 29  Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, và tổng tài sản, do đó khi xét đến nguyên nhân của sự biến động tổng tài sản dài hạn, trước hết cần xem xét tài sản cố định của công ty, từ bảng phân tích trên ta thấy: Tài sản cố định tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, năm 2013 tài sản cố định tăng 187.867 triệu đồng tương ứng tăng 2.52 %, và năm 2014 giảm 528.320 triệu đồng, tương ứng giảm 6.92%, mặc dù tài sản cố định tăng vào năm 2013 tuy nhiên tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản năm 2013 giảm 2.75%, tức là giảm từ 37.64% năm 2012 xuống còn 34.89% năm 2013. Đến năm 2014 thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản giảm mạnh, từ 34.89% năm 2013 xuống 29.03% năm 2014 tức là giảm 5.86%.  Nhìn vào bảng ta thấy tài sản cố định tăng chủ yếu là do tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình, và giảm chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế, dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính ta thấy tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu là do mua mới trong năm, và xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành, và chủ yếu là xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành. Đó là lý do tại sao mà tài sản cố định hữu hình năm 2013 tăng 3.327.192 triệu đồng, tương ứng tăng 88.75%. Năm 2014 tài sản cố định giảm 543.492 triệu đồng, tương ứng giảm 7.68% nguyên nhân chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế tăng 793.441 triệu đồng, tương ứng tăng 29.29%.  Tài sản cố định vô hình tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, năm 2013 tài sản cố định vô hình tăng 90.334 triệu đồng, tương ứng tăng 43.50%. Năm 2014 giảm xuống 8.230 triệu đồng, tương ứng giảm 2.76%. Và tài sản cố định vô hình tăng lên chủ yếu là do công ty mua vào phần mềm vi tính và các ý tưởng công nghệ, tài sản cố định vô hình giảm là do hao mòn lũy kế. Tuy nhiên tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty.  Ngoài ra thì chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng từ năm 2012 đến năm 2014.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty có xu hướng tăng từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2013 tăng 297.176 triệu đồng tương ứng tăng
  • 30. Page | 30 24.72%, năm 2014 tăng 842.682 tương ứng tăng 57.16% . Việc tăng của các khoản đầu tư dài hạn chủ yếu là từ đầu tư vào các công ty con. Từ năm 2012 đến năm 2014 các khoản đầu tư vào công ty con tăng 762213 triệu đồng tương đương với tăng 70.01%. Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản đầu tư dài hạn trên tổng tài sản không cao. Việc công ty tăng đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ làm tăng khả năng sinh lời của tài sản. Huy động vốn của công ty tốt hơn cũng như thu hút vốn đầu tư nhiều hơn.  Bất động sản đầu tư của công ty luôn tăng, năm 2013 tăng 36.797 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với 53.16%, và năm 2014 tiếp tục tăng 38.430 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với 36.30%. Tuy nhiên bất động sản đầu tư chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Việc đầu tư bất động sản chỉ là hoạt động phụ của công ty, nên chưa được chú trọng phát triển.  Tài sản dài hạn khác của công ty tăng đều từ 2012 đến 2014. Năm 2013 tăng 124.376 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với 97.94%. và tăng tiếp ở năm 2014 57.568 triệu đồng tương ứng với 22.90%. Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu từ 3 nguồn là chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn khác. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác chỉ chiến tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty, năm 2014 chỉ là 1.26%. 1.2.2 Phân tích biến động và cơ cấu của nguồn vốn Bảng 2.1: bảng phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn của CTCP Vinamilk
  • 31. Page | 31 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/-% +/- % +/-% A. NỢ PHẢI TRẢ 4.388.182 22,18% 4.498.115 20,56% 5.033.777 20,56% 109.933 2,51% - 1,63% 535.662 11,91% 0,01% I. Nợ ngắn hạn 4.328.837 21,88% 4.427.923 20,23% 4.956.652 20,25% 99.086 2,29% - 1,65% 528.729 11,94% 0,01% 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 1.110.720 4,54% 0 #DIV/0! 0,00% 1.110.720 #DIV/0! 4,54% 2. Phải trả người bán 2.442.335 12,35% 1.758.323 8,04% 1.647.920 6,73% -684.012 -28,01% - 4,31% -110.403 -6,28% - 1,30% 3. Người mua trảtiền trước 21.589 0,11% 18.713 0,09% 16.268 0,07% -2.876 -13,32% - 0,02% -2.445 -13,07% - 0,02% 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 331.870 1,68% 455.641 2,08% 499.301 2,04% 123.771 37,30% 0,40% 43.660 9,58% - 0,04% 5. Phải trả người lao động 100.460 0,51% 130.474 0,60% 146.782 0,60% 30.014 29,88% 0,09% 16.308 12,50% 0,00% 6. Chi phí phảitrả 364.013 1,84% 452.019 2,07% 607.313 2,48% 88.006 24,18% 0,23% 155.294 34,36% 0,41% 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 662.625 3,35% 1.255.411 5,74% 575.553 2,35% 592.786 89,46% 2,39% -679.858 -54,15% - 3,39% 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 405.942 2,05% 357.339 1,63% 352.792 1,44% -48.603 -11,97% - 0,42% -4.547 -1,27% - 0,19% II. Nợ dài hạn 59.345 0,30% 70.192 0,32% 77.125 0,32% 10.847 18,28% 0,02% 6.933 9,88% - 0,01% 1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 59.325 0,30% 69.357 0,32% 77.107 0,31% 10.032 16,91% 0,02% 7.750 11,17% 0,00% 2. Doanh thu chưa thựchiện được 20 0.00% 835 0.00% 17 0.00% 815 4075.00% 0.00% -818 -97.96% 0.00% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 15.394.454 77,82% 17.384.806 79,44% 19.448.863 79,44% 1.990.352 12,93% 1,63% 2.064.057 11,87% - 0,01% I. Vốn chủ sở hữu 15.394.454 77,82% 17.384.806 79,44% 19.448.863 79,44% 1.990.352 12,93% 1,63% 2.064.057 11,87% - 0,01% 1. Vốn dầu tư của chủ sở hữu 8.339.557 42,16% 8.339.557 38,11% 10.006.413 40,87% 0 0,00% - 4,05% 1.666.856 19,99% 2,76% 2. Thặng dư vốn cổ phần 1.276.994 6,46% 1.276.994 5,84% 0 0,00% 0 0,00% - 0,62% - 1.276.994 - 100,00% - 5,84% 3. Cổ phiếu quỹ -4.504 -0,02% -5.068 -0,02% -5.388 -0,02% -564 12,52% 0,00% -320 6,31% 0,00% 4. Quỹ đầu tư phát triển 93.889 0,47% 950.237 4,34% 1.550.028 6,33% 856.348 912,09% 3,87% 599.791 63,12% 1,99% 5. Quỹ dự phòng tài chính 588.402 2,97% 833.955 3,81% 971.689 3,97% 245.553 41,73% 0,84% 137.734 16,52% 0,16% 6. Lợi nhuận chưa phân phối 5.100.115 25,78% 5.989.129 27,37% 6.926.119 28,29% 889.014 17,43% 1,59% 936.990 15,64% 0,92% TỔNGNGUỒN VỐN 19.782.636 100,00% 21.882.922 100,00% 24.482.641 100,00% 2.100.286 10,62% 0,00% 2.599.719 11,88% 0,00% ( Nguồn Bảng cân đối kế toán nắm 2013 và 2014) Đơn vị tính: Triệu đồng
  • 32. Page | 32 Biểu đồ 2: Biến động theo thời gian của nguồn vốn Phân tích cụ thể biến động và cơ cấu của nguồn vốn:  Qua bảng phân tích nguồn vốn của công ty, ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều từng năm, cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn tăng 2.100.286 triệu đồng, tương ứng 10.62% so với năm 2012, năm 2014 tăng 2.599.719 triệu đồng, tương ứng tăng 11.88% so với năm 2013, nguồn vốn tăng chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh, và nguồn vốn tăng là do:  Nợ phải trả tăng vào năm 2013 sau đó lại tăng mạnh vào năm 2014, năm 2013 nợ phải trả 109.933 triệu đồng , tương ứng tăng 2.51%, bên cạnh đó nợ phải trả tăng về mặt giá trị nhưng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ sơ với vốn chủ sở hữu, năm 2013 nợ phải trả tăng 109.033 triệu đồng, tương ứng tăng 2.51% so với năm 2012. Tuy nợ phải trả năm 2013 tăng về mặt giá trị nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lại giảm đi 1.63% so vói năm 2012. Đến năm 2014 thì nợ phải trả tăng 535.662 triệu đồng tức là 11.91% so với năm 2013, tuy nhiên tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lại không thay đổi bao 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN CHỦ SỞ HỮU
  • 33. Page | 33 nhiêu chỉ tăng thêm 0.01%. Nhìn chung kết cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu.  Nợ ngắn hạn tăng 99.806 triệu đồng năm 2013, tương ứng tăng 2.29%, năm 2014 nợ ngắn hạn tăng 528.729 triệu đồng, tương ứng tăng 11.94%, tuy nhiên nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả, và có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm 98,64% trong tổng nợ phải trả, và đến năm 2013 thì tỷ trọng này vẫn cao đến 98.44%, đến năm 2014 tỷ trọng này vẫn rất cao và còn tăng nhẹ, tăng 98,46%, tức là tăng 0.02% so với năm 2013. Nguyên nhân của nợ ngắn hạn tăng vào năm 2014 là do năm 2014 Lãi suất ngân hàng giảm, công ty tiếp cận được những món vay hơn. Nợ vay tăng chứng tỏ công ty đã tăng cường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để tận dụng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.  Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2014 nợ dài hạn có xu hướng tăng, năm 2013 nợ dài hạn tăng 10.847 triệu đồng tương ứng tăng 18.28%. Năm 2014 nợ dài hạn tiếp tục tăng 6.933 triệu đồng đồng tương ứng tăng 9.88% so với năm 2013.  Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy: hệ số nợ so với tổng nguồn vốn năm 2014 tăng nhẹ 0.01% tuy nhiên vẫn ở mức vừa phải 20.56%, chứng tỏ rằng tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vốn chủ sở hữu, nợ vay chỉ tài trợ 1 phần nhỏ của tài sản. Qua thuyết minh báo cáo tài chính của công ty thì nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu từ các khoản vay và nợ ngắn hạn, và chủ yếu là vay từ các khoản phải trả người bán cũng như các khoản phải nộp, cụ thể công ty đã mua nguyên vật liệu từ nước ngoài nhưng chưa thanh toán tiền hàng làm tăng nợ phải trả lên. Việc tăng cường sử dụng các khoản vay, giúp cho công ty được lợi về thuế TNDN, tuy nhiên chi phí sử
  • 34. Page | 34 dụng vốn vay tức là chi phí lãi vay tương đối cao, và rủi ro tài chính cũng cao. Năm 2014 phải trả người bán giảm mạnh, giảm 110.403 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 6.28% so với năm 2013, phải trả người bán giảm chứng tỏ năm 2014 công ty đã giảm việc chiếm dụng vốn để hoạt động kinh doanh, nhờ việc này cũng khiến công ty được hưởng một khoản thu từ việc hưởng các khoản chiết khấu từ người bán. Trong năm 2012 công ty cũng thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, và chi trả lương cho người lao động, thông qua việc tăng các khoản lương trong năm 2014, từ 130.474 triệu đồng trong năm 2013 lên đến 146.782 triệu đồng trong năm 2014 tương đương với tăng 30.014 triệu đồng (29.88%). Các quỹ phúc lợi giảm chức tỏ công ty đã đầu tư nhiều cho hoạt động khen thưởng cán bộ công nhân viên.  Vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích trên ta thấy: vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng 1.990.352 triệu đồng, tương ứng tăng 12.93% so với năm 2012, năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 2.064.057 triệu đồng, tương ứng tăng 11.87%, nhờ tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng lên mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên tổng nguồn vốn tăng mạnh theo từng năm, vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng.  Vốn chủ sở hữu các năm tăng đều chủ yếu là nhờ sự tăng của nguồn vốn góp bên cạnh đó không thế không tính đến sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển cũng như quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phôi.  Từ năm 2012 đến 2014, quỹ đầu tư phát triển đã tăng 1.456.139 triệu đồng. Cụ thể trong năm 2013 quỹ đầu tư phát triển tăng 856.348 triệu đồng tương đương 912.09% so với năm 2012. Năm 2014 quỹ đầu tư phát triển tăng 599.791 triêu đồng tương đương với 63.12% so với 2013. Sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển cho thấy từ năm 2012 công ty cổ phần sữa Vinamilk đã chú trọng phát
  • 35. Page | 35 triển khoa học cũng như áp dụng các kĩ thuật mới, trích lập 1 khoản tiền lớn cho việc phát triển các công nghệ mới cho việc hoạt động của công ty.  Quỹ dự phòng tài chính được tăng qua các năm. Từ năm 2012 đến năm 2013 đã tăng 245.553 triệu đồng tương ứng với 41.73%. Từ năm 2013 đến năm 2014 đã tăng 137.734 triệu đồng, tức là từ 833.955 triệu đồng lên đến 971.689 triệu đồng, tăng 16.52%. Quỹ dự phòng tài chính tăng theo mỗi năm là nhờ tổng tài sản của công ty tăng lên theo từng năm. Việc trích lập quỹ phải phù hợp với các chính sách để đảm bảo hoạt động của công ty.  Lợi nhuận chưa phân phối là chiến tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và luôn tăng theo từng năm. Trong 2013 lợi nhuận chưa phân phối tăng 889.014 triệu đồng tương ứng với tăng 17.43%, tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối trong tổng nguồn vốn tăng 1.59% từ 25.78% lên đến 27.37% so với năm 2012. Đến 2014, lợi nhuận chưa phân phối tăng 936.990 triệu đồng tương ứng 15.64%, so với tổng nguồn vốn, tỷ trọng lợi nhuân chưa phân phối tăng 0.92% từ 27.37% lên 28.29% so với năm 2013. Nguyên nhân tăng lợi nhuận chưa phân phối là do doanh thu từng năm của công ty tăng đều. 1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh Nếu như ở phần trên khi phân tích bảng cân đối kế toán, cho chúng ta biết được sức mạnh tài chính tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn, ... thì việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho chúng ta biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí cũng như mức tăng của các khoản doanh thu, nhằm khắc phục những điểm yếu và khai thác những điểm mạnh trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời góp phần hoàn thiện bức tranh tài chính của công ty.
  • 36. Page | 36 Bảng 3.1 bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính : Triệu đồng CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1 2 3 4 số tiền % số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.337.224 31.764.198 33.068.937 4.426.974 16,19% 1.304.739 4,11% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 540.109 637.359 677.713 97.250 18,01% 40.354 6,33% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 26.797.114 31.126.838 32.391.224 4.329.724 16,16% 1.264.386 4,06% 4. Giá vốn hàng bán 17.741.665 20.013.586 20.669.829 2.271.921 12,81% 656.243 3,28% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 9.055.449 11.113.252 11.721.394 2.057.803 22,72% 608.142 5,47% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 473.821 505.980 581.280 32.159 6,79% 75.300 14,88% 7. Chi phí tài chính 99.310 89.593 27.179 -9.717 -9,78% -62.414 -69,66% 8. Chi phí bán hàng 2.345.841 3.276.513 4.356.702 930.672 39,67% 1.080.189 32,97% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 484.293 564.036 608.868 79.743 16,47% 44.832 7,95% 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 6.599.824 7.689.089 7.309.924 1.089.265 16,50% -379.165 -4,93% 11. Thu nhập khác 461.722 355.617 300.637 -106.105 -22,98% -54.980 -15,46% 12. Chi phí khác 174.201 98.008 73.859 -76.193 -43,74% -24.149 -24,64% 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 287.520 257.609 226.778 -29.911 -10,40% -30.831 -11,97% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 6.887.345 7.946.698 7.536.702 1.059.353 15,38% -409.996 -5,16% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.134.149 1.481.903 1.574.286 347.754 30,66% 92.383 6,23% 16. Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại -32.673 -7.298 -35.492 25.375 -77,66% -28.194 386,33% 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60 = 50 – 51 - 52) 5.785.869 6.472.093 5.997.908 686.224 11,86% -474.185 -7,33% 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 6.940 6.471 5.997 -469 -6,76% -474 -7,32% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 và 2014)
  • 37. Page | 37 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2012 2013 2014 Lợi nhuận kế toán trước thuế Lợi nhuận kế toán sau thuế Biểu đồ 3: biến động theo thời gian của lợi nhuận kế toán trước và sau thuế Nhận xét:  Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.059.353 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 15.38%, lợi nhuận trước thuế tăng là do:  Các nhân tố làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng là : 4.548.043 triệu đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.426.974 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 4.426.974 triệu đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 32.159 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 32.159 triệu đồng. Chi phí tài chính giảm 9.717 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 9.717 triệu đồng. Chi phí khác giảm 76.193 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 76.193 triệu đông.  Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm là : 3.515.691đồng . Giá vốn hàng bán tăng 2.271.921 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 2.271.921 triệu đồng. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng 97.250 triệu đông làm lợi nhuận trước thuế giảm 97.250 triệu đồng. Chi phí hoạt động bán hàng tăng 930.672 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kê toán trước thuế giảm 930.672 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 79.743 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 79.743 triệu đồng. Thu nhập khác giảm 106.105 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 106.105 triệu đồng. Đơn vị tính : Triệu đồng
  • 38. Page | 38 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 2012 2013 2014 Doanh thu Doanh thu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 giảm so với năm 2013 là 409.996 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 5.16%, lợi nhuận trước thuế giảm là do:  Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng : 1.466.602 triệu đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.304.739 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.304.739 triệu đồng. Doanh thu tài chính tăng 75.300 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 75.300 triệu đồng. Chi phí tài chính giảm 62.414 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 62.414 triệu đồng. Chi phí khác giảm 24.149 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 24.149 triệu đồng.  Các nhân tố làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm là : 1.876.598 triệu đồng. Giá vốn hàng bán tăng 656.243 triệu đồng, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 656.243 triệu đồng , các khoản giảm trừ doanh thu tăng 40.354 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 40.354 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng 1.080.189 triệu đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 1.080.189 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 44.832 triệu đồng làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 44.832 triệu đồng. Thu nhập khác giảm 54.980 triệu đồng, làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 54.980 triệu đồng. Để đi sâu hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố thì chúng ta sẽ phân tích theo hướng sau: Phân tíchdoanh thu: Biểu đồ 4: biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị tính : Triệu đồng
  • 39. Page | 39 Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối % tăng giảm Tuyệt đối % tăng giảm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.337.224 31.764.198 33.068.937 4.426.974 16,19% 1.304.739 4,11% Các khoản giảm trừ doanh thu 540.109 637.359 677.713 97.250 18,01% 40.354 6,33% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.797.114 31.126.838 32.391.224 4.329.724 16,16% 1.264.386 4,06% Doanh thu hoạt động tài chính 473.821 505.980 581.280 32.159 6,79% 75.300 14,88% Thu nhập khác 461.722 355.617 300.637 -106.105 -22,98% -54.980 -15,46% Tổng doanh thu 27.732.657 31.988.435 33.273.141 4.255.778 15,35% 1.284.706 4,02% (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và năm 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 4.1: bảng phân tích theo thời gian của doanh thu và thu nhập khác Qua bảng phân tích trên ta thấy:  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động từ năm 2012 đến năm 2014 và có xu hướng tăng lên, Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.426.974 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 16.19%, năm 2014 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 1.304.739 triệu đồng tương ứng tăng 4.11% so với năm 2013.  Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu tăng theo từng năm. Trong năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu tăng 97.250 triệu đồng tương ứng 18.01% so với năm 2012. Từ năm 2013 đến năm 2014 thì các khoản giảm trừ doanh thu tăng 40.354 triệu đồng tương ứng với 6.33%. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng cho thấy công ty đã làm tốt việc mua hàng trả tiền ngay của khách hàng. Việc này đem lại doanh thu ngay cho công ty.  Doanh thu hoạt động tài chính tăng đều qua các năm. Năm 2013 doanh thu tài chính tăng 32.159 triệu đồng , tương ứng với tốc độ tăng 6.79%. Năm 2014 doanh thu tài chính tăng 75.300 triệu đồng tương ứng với mức tăng 14.88%.  Thu nhập khác của công ty qua các năm đều có xu hướng giảm. Năm 2013, thu nhập khác giảm 106.105 triệu đông tương ứng 22.98%. Từ năm 2013 đến 2014 thì thu nhập khác giảm 54.980 triệu đồng tương ứng 15.46%.
  • 40. Page | 40  Như vậy tổng doanh thu năm 2013 và năm 2014 tăng lên chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Phân tích chi phí: Bảng 5.1 : Bảng phân tích biến động theo thời gian của chi phí Đơn vị tính : Triệu đồng Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối % Tuyệt đối % Giá vốn hàng bán 17.741.665 20.013.586 20.669.829 2.271.921 12,81% 656.243 3,28% Chi phí tài chính 99.310 89.593 27.179 -9.717 -9,78% -62.414 -69,66% Chi phí bán hàng 2.345.841 3.276.513 4.356.702 930.672 39,67% 1.080.189 32,97% Chi phí quản lýDN 484.293 564.036 608.868 79.743 16,47% 44.832 7,95% Chi phí khác 174.201 98.008 73.859 -76.193 -43,74% -24.149 -24,64% Tổng chi phí 20.845.310 24.041.736 25.736.437 3.196.426 15,33% 1.694.701 7,05% (nguồn báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và năm 2011) Nhìn vào bảng trên ta thấy: tổng chi phí có xu hướng tăng lên qua các năm , cụ thể năm 2013 tổng chi phí tăng 3.196.426 triệu đồng tương ứng với mức tăng 15.33% so với năm 2012, năm 2014 tổng chi phí tiếp tục tăng 1.694.701 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 7.05%. Tổng chi phí tăng do:  Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 12.81% so với năm 2012 tức là tăng 2.271.921 triệu đồng. Năm 2014 giá vốn tăng 656.243 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 3.28%. Giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng thấp hơn so với doanh thu bán hàng và dịch vụ chứng tỏ công ty đã quản lí tốt các chi phí sản xuất để kinh doanh.  Chi phí tài chính: Giảm đều theo từng năm, năm 2013 chi phí tài chính giảm 9.717 triệu đồng, tương ứng với tốc độ 9.78% năm 2012. Năm 2014 chi phí tài chính giảm 62.414 triệu đồng tương ứng với 69.66%. Việc giảm chi phí tài chính cũng như việc tăng cả doanh thu tài chính cho thấy tình hình đầu tư tài chính và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp luôn hiệu quả, đặc biệt là sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2012- 2013.
  • 41. Page | 41  Chi phí bán hàng: Tăng đều theo từng năm. Năm 2013 chi phí bán 930.672 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 39.67% so với năm 2012. Năm 2014 chi phí bán hàng lại tăng mạnh tăng 32.97% so với năm 2013, tức là tăng 1.080.189 triệu đồng. Qua bảng 4.1 ta thấy được doanh thu bán hàng và dịch vụ tuy tăng theo từng năm nhưng tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng tăng của chi phí bán hàng. Có điều này là do công ty áp dụng nhiều công nghệ cũng như kỹ thuật, các chương trình khuyễn mãi vào hàng hóa hơn. Nhưng cần có sự điều chỉnh hợp lý với chi phí bán hàng để đảm bảo doanh thu hàng năm tốt hơn.  Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 16.47% , năm 2014 là 7.95% cùng chung tốc độ tăng với tốc độ tăng của doanh thu, điều này có nghĩa là công ty đang tiết kiểm, sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp.  Chi phí khác giảm xuống qua các năm, tốc độ giảm của chi phí khác năm 2013 là 43.74% trong khi đó thu nhập khác lại giảm 22.98%, bên cạnh đó năm 2014 thì tốc độ giảm của thu nhập khác 15.46% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của chi phí khác là 24.64%, qua đó ta thấy công ty sử dụng chi phí khác hiệu quả hơn qua từng năm dù doanh thu khác giảm.  Qua phân tích trên ta thấy năm 2013 tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế là 15.38%, nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 16.16%, điều này chứng tỏ chi phí của công ty đang tăng. Năm 2014 tốc độ giảm của lợi nhuận kế toán trước thuế là 5.16% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu là 4.06%, chứng tỏ các khoản chi phí tăng đáng kể. Công ty cần có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý hơn để tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
  • 42. Page | 42 Phân tíchlợi nhuận sau thuế TNDN Biểu đồ 5: lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng vào năm 2013 và giảm mạnh vào năm 2014, chứng tỏ qua 3 năm công ty hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 686.224 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 11.86%, năm 2014 thì lợi nhuận sau thuế TNDN giảm 474.185 triệu đồng tương úng với mức giảm 7.33% so với năm 2013. Bên cạnh việc phân tích xem lợi nhuận qua các năm tăng giảm như thế nào ta cũng cần quan tâm đến các tỷ số sau Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 33,79 35,70 36,19 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 24,63 24,70 22,57 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu 21,16 20,38 18,14 Đơn vị tính : Triệu đồng 5,400,000 5,600,000 5,800,000 6,000,000 6,200,000 6,400,000 6,600,000 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 43. Page | 43 Nhìn vào bảng ta thấy tất cả các tỷ suất lợi nhuận chủ yếu tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, điều này là do Năm 2013 công ty áp dụng nhiều biện pháp vượt qua nền khủng hoảng hiện tại của thế giới. Đến năm 2014 do phát sinh nhiều chi phí cũng như quá trình cạnh tranh gắt gao trong hội nhập thế giới nên tỷ suất lợi nhuận giảm đi. Tóm lại qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy, lợi nhuận của công ty đều tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014, nguyên nhân chủ yếu do năm 2013 tốc độ tăng của tổng chi phí là 15.33% tương đương tốc độ tăng của tổng doanh thu là 15.35%, và làm cho lợi nhuận tăng đều. Công ty cần đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí giữ cho tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, và công ty cần chú trọng đến các chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2014 tốc độ tăng của tổng chi phí là 7.05% nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu là 4.02%, làm cho lợi nhuận năm 2014 giảm. Năm 2014 công ty cần phải có những chính sách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý hơn đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán. 1.2.4. phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nếu như đọc vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho ta biết được tình hình kinh doanh của công ty cũng như là công ty hoạt động lãi hay là lỗ. Tuy nhiên một công ty có thể đạt được lợi nhuận cao nhưng có thể mất khả năng thanh toán, hay nói cách khác là dòng tiền khác với lợi nhuân. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để biết được luồng chảy tiền tệ trong kỳ của công ty, qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng kế hoạch đầu tư, dự đoán được dòng tiền trong tương lai,..các nhà quản lý thường sử dụng thông tin trên “ báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Báo cáo này được lập theo từng hoạt động, trong đó chi tiết theo nguyên nhân tăng giảm tiền tệ.
  • 44. Page | 44 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 số tiền % số tiền % I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 6.887.345 7.946.698 7.536.702 1.059.353 15,38% -409.996 -5,16% 2.Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 468.009 703.756 867.532 235.747 50,37% 163.776 23,27% Các khoản dự phòng -26.888 26.725 -16.135 53.613 199,39% -42.860 -160,37% Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 23.750 13.064 -8.404 -10.686 -44,99% -21.468 -164,33% Lỗ từ thanh lý tài sản cố định 16.211 768 3.698 -15.443 -95,26% 2.930 381,51% Thu nhập lãi và cổ tức -361.491 -416.120 -510.858 -54.629 -15,11% -94.738 -22,77% Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 22.862 3.408 0 -19.454 -85,09% -3.408 -100,00% Chi phí lãi vay 3.114 0 7.444 -3.114 -100,00% 7.444 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động 7.032.913 8.278.301 7.879.980 1.245.388 17,71% -398.321 -4,81% Biến động các khoản phải thu -214.726 76.773 -113.527 291.499 135,75% -190.300 -247,87% Biến động hàng tồn kho -171.024 327.703 -370.467 498.727 291,61% -698.170 -213,05% Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác 360.546 -507.226 134.025 -867.772 -240,68% 641.251 126,42% Biến động chi phí trả trước -15.388 -41.809 57.524 -26.421 -171,70% 99.333 237,59% Tiền lãi vay đã trả -3.114 0 -2.955 3.114 100,00% -2.955 Thuế thu nhập đã nộp -1.070.582 -1.398.018 -1.514.603 -327.436 -30,58% -116.585 -8,34% Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 3.704 20.984 10.511 17.280 466,52% -10.473 -49,91% Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -519.123 -691.211 -602.231 -172.088 -33,15% 88.980 12,87% Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kinh doanh 5.403.203 6.065.497 5.478.256 662.294 12,26% -587.241 -9,68% II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi mua tài sản cố định -3.014.661 -1.188.180 -454.754 1.826.481 60,59% 733.426 61,73%
  • 45. Page | 45 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác 72.596 30.479 61.528 -42.117 -58,02% 31.049 101,87% Tiền thu hồi từ việc bán các công cụ nợ của các đơn vị khác 70.114 4.531 5.296 -65.583 -93,54% 765 16,88% Tiền thu hồi các khoản vay của bên thứ ba 0 30.000 0 30.000 -30.000 -100,00% Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác -254.900 -515.763 -528.253 -260.863 -102,34% -12.490 -2,42% Thu hồi trái phiếu đến hạn 250.000 350.000 0 100.000 40,00% -350.000 -100,00% Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 0 133.786 967 133.786 -132.819 -99,28% Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức 370.876 306.351 573.044 -64.525 -17,40% 266.693 87,05% Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động đầu tư -5.054.874 -1.471.895 -3.938.767 -3.582.979 -70,88% -2.466.872 -167,60% III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành -1.982 -525.442 -319 -523.460 -26410,70% 525.123 99,94% Tiền trả cổ tức -2.222.994 -3.167.235 -4.000.511 -944.241 -42,48% -833.276 -26,31% Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động tài chính -2.224.976 -3.167.760 -2.890.111 -942.784 -42,37% 277.649 8,76% Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20 + 30 + 40) -1.876.648 1.425.841 -1.350.622 3.302.489 175,98% -2.776.463 -194,72% Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 3.101.435 1.224.462 2.649.635 -1.876.973 -60,52% 1.425.173 116,39% Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với tiền và các khoản tương đương tiền -325 -668 -186 -343 -105,54% 482 72,16% Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm (70 = 50 + 60 + 61) 1.224.462 2.649.635 1.298.826 1.425.173 116,39% -1.350.809 -50,98% Bảng 6.1 phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị tính : Triệu đồng