SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
LỜI NÓI ĐẦU
        Trải qua những năm tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước teho định hướng xã hội chủ nghĩa, đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực: Thương mại,Tài
chính, kế toán, Kiểm toán. Cùng vói chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá, trong
một tương lai không xa, đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và có khả năng
chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

       Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu
thế đó. Nhận thức rõ Kế toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên
việc hoàn thiện hệ thống kế toán sao cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế
toán Quốc tế đang là mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp.

        Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực
tiếp thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của
doanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ
chức tốt công tác hạch toán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về
số lượng và giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa
hoá giá trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạch tón
TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS hiện có của doanh nghiệp.

       Nhận thức rõ vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở lớp và sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo hướng dẫn,TS Nguyễn Thị Lời-khoa kế toán,em xin chọn đề tài: ”Bàn về tổ
chức, quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay”.

      Bố cục của Nội dung bao gồm:

      Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh
nghiệp.

       Phần II: Kế toán TSCĐ theo Chuẩn mực Kế toán 03:”TSCĐ hữu hình” và QĐ
206 ngày 12/12/2003.

        Phần III: So sánh với Chuẩn mực kế toán Quốc tế và nhận xét, kiến nghị và
phương hướng hoàn thịên.




                                           1
NỘI DUNG
          Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ
hữu hình trong doanh nghiệp.

       I. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình.

       1.Vai trò của TSCĐ

        -TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đông chủ yếu
của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát
triển nền kinh tế quốc dân.

        -Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu
tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

        -Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?

        Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng
như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kỳ
quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong
những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nên kinh
tế.

        Nhận thức đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên
khái niệm về TSCĐ.

        2. Khái niệm về TSCĐ

        -TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc
điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất , TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được
chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất
ban đầu cho đến lúc hư hỏng

        -TSCĐ hữu hình .Theo Quyết định 206 /2003/Q Đ ng ày 12/12/2003 thì TSCĐ
hữu h ình được định nghĩa như sau:

        TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng
đơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liên kết với
nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của
TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
                                           2
3. Đặc điểm của TSCĐ hữu hình

       Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp.

       Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm:

       -Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn.

       -Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn.

       -Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng
đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ c ó thể bị hư hỏng từng bộ phận.

       Tuỳ theo quan điểm của từng quốc gia và từng thời kỳ người ta có tiêu chuẩn
cho TSCĐ. Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206 ngày
12/12/2003 có đưa ra tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình như sau:

       .Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó

       .Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy;

       .Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

       .Có giá trị từ 10,000,000, đồng (mười triệu đồng) trở lên .

        4.Nhiệm vụ hạch toán kế toán TSCĐ.

         TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.TSCĐ thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng giá trị TS của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất mà còn là biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm. Để góp phần quản lý và sử dụng TSCĐ
tốt, hạch toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

        - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện
có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại
từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát
thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới
TSCĐ trong từng đơn vị.

       - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh
doanh theo mức độ hao mòn của TS và chế độ quy định.




                                           3
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ về chi phí
và kết quả của công việc sửa chữa.

       - Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm đổi
mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý,
nhượng bán TSCĐ.

       - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và
hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định.

        - Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nàh nước và yêu cầu
bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy đọng bảo quản, sử dụgn TSCĐ
tại đơn vị.

       5. Yêu cầu quản lý TSCĐ

        - Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà
trong công tác quản lý TSCĐ phải quản lý một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại va
giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn phải quản lý được
hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ khi quản lý tốt TSCĐ thì doanh nghiệp mới
sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ.

       - Những quy định về quản lý TSCCD hữu hình.

       Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ ngày 12/12/2003 có quy định về quản lý sử dụng TSCĐ
hữu hình nghư sau:

       + Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình:(sẽ trình bày ở phần sau)

       + Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình( sẽ trình bày ở phần sau )

       + Nguyên tắc quản lý TSCĐ

         Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên
bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mau TSCĐ và các chứng từ khác có liên
quan). TSCĐ phải được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi
tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

         Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn
lại trên số kế toán:

        Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh quy
định tại khoản 2 điều 9 của Chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo QĐ

                                          4
        Giá trị còn lại trên sổ         Nguyên giá của           Giá trị hao mòn luỹ
         kế toán của TSCĐ         =        TSCĐ            -       kế của TSCĐ
206/2003 ngày 12/12/2003, doanh nghiệp quản lý TSCĐ theo nguyên giá, số giá trị hao
mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

       Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với mnhững TSCĐ đã khấu hao
hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường.

       Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê
TSCĐ. Mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có
biện pháp xử lý.

       + Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp(sẽ trình bày ở phần sau)

       + TSCĐ Nâng cấp, sửa chữa

       - Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên
giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong
kỳ.

        - Các chi phí sửa chữa TSCĐ được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực
tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

       Đối với một số ngành có chi phí sửa chữa TSCĐ lớn và phát sinh không đều
giữa các kỳ, các năm, doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí
kinh doanh trong kỳ với điều kiện sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có
lãi. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và thông báo
cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

       Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa
chữa đã trích trước. Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch
được hạch toán toàn bộ hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nhưng tối đa không
quá 3 năm. Nếu chi phí sửa chữa tực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được
hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

       + Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ

        - Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý... TSCĐ phải
tuân theo đúng các quy định của Pháp luật hiện hành

       - Đối với thuê TSCĐ hoạt động.

        Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy
định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vao chi phí kinh doanh
trong kỳ.



                                           5
Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ
cho thuê

       - Đối với thuê TSCĐ tài chính

        Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ
thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hịên đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng thuê TSCĐ.

        Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện
đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê TSCĐ.

       - Đối với giao dịch bán và cho thuê lại TSCĐ.

         Trường hợp doanh nghiệp bán và cho thuê TSCĐ là thuê hoạt động, doanh
nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê TSCĐ hoạt động. Các
khoản chênh lệch phát sinh khi giá bán thoả thuận, tiền thuê lại TSCĐ ở mức thấp hơn
hoặc cao hơn giá trị hợp lý được hạch toán ngay vào thu nhập trong lỳ phát sinh hoặc
phân bổ dần vào chi phí theo quy định.

           Trường hợp doanh nghiệp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính, doanh
nghiệp phải thực hiện như quy định đối với giá trị còn lại trên sổ kế toán được hạch toán
vào thu nhập theo quy định.

          - Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán... TSCĐ trong
doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là
giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng của doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am
hiểu về loại TSCĐ ( trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao TS (nếu có) và
các thành viên khác do doanh nghiệp quyết định.Trong những trường hợp đặc biệt hoặc
theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mời thêm đại diện
cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật( nếu có)
cùng tham gia các Hội đồng này.

       II. Phân loại và tính giá TSCĐ

       1. Phân loại TSCĐ

       Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành
phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:

       a)Theo hình thái vật chất có

       - TSCĐ hữu hình( khái niệm như trên đã trình bày)



                                           6
- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụthể.Những
TSCĐ này thể hiện ở số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư để có đ ược quyền hay lợi ích
liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và được vốn hoá theo quy định.

       b) Theo quyền sở hữu có

       - TSCĐ tự có: l à những TSCĐ do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm bằng vốn
tự có hoặc vay, nợ

       - TSCĐ đi thuê

       + TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê dài hạn trong thời
gian dài theo hợp đồng thuê. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp có quyền qu ản lý
và sử dụng tài sản còn quyền sở hữu TS thuộc và doanh nghiệp cho thuê.

       + TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ thuê để sử dụng
trong một thời gian ngắn. TSCĐ thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Đối với các TSCĐ này doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền
định đoạt. Giá trị củaTSCĐ này không được tính vào giá trị TS của doanh nghiệp đi
thuê.

       c) Theo mục đích sử dụng có:

        - TSCĐdùng trong sản xuất- kinh doanh: là những TSCĐ đang được sử dụng
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những TSCĐ này được trích và tính khấu
hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

         - TSCĐphúc lợi: là những TSCĐ dùng để phục vụ cho đời sống vật chất hoặc
tinh thần của các bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Thuộc về *TSCĐphúc lợi bao
gồm nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, câu lạc bộ và các máy móc thiết bị khác dùng cho
mục đích phúc lợi. Do không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên
giá trị khấu hao của TS này không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

       - TSCĐ chờ xử lý: là những TS đã lạc hậu hoặc hư hỏng không còn sử dụng
được đang chờ thanh lý hoặc nhượng bán.

       * Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

        - Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành
sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho,hàng sào, thấp nước, sân
bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu
cảng...




                                          7
- Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,
dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...

        - Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải
gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đwofng ống
và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hê thống điện, đường ống nước, băng
tải...

        - Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ trong công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết
bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống
mối mọt....

        - Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và /hoặc cho sản phẩm: là các
vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ,
thảm cây xanh...; súc vật làm việc và /hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn
trâu, đàn bò...

       - Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại
trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...

         Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi
tiết hơn các TSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm phù hơp

       2. Tính giá TSCĐ hữu hình

       *TSCĐ hữu hình mua sắm:

                Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm ( kể cả mua mới và cũ) là giá mua
thực tế phải trả cộng các khoản thuể (không bao gồm các khoản thuể được hoàn lại), các
chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển,bốc dỡ; chi phí
nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...

        Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua trả
tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại),các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển,bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí
lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ ...Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua
trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn hạch toán, trừ khi số
chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi
phí lãi vay.


                                            8
* TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi.

         - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình không tương tự hoặc TS khác: là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc
giá trị của TS đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các
khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),
các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng như : chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí chạy thử;
lệ phí trước bạ...

       - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ
hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

       *TSCĐ hữu hình xây dựng hoặc tự sản xuất.

        - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế
của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải
chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sãn sàng sử dụng( trừ các khoản lãi
nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao đọng hoặc các khoản chi phí
khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

       * TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành phương thức giao thầu

       - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành phương
thức giao thầu là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.

       Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì
nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc
hình thành đến thời điểm đưa vào khai thác sử dụng theo quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.

       * TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...

          - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...là giá trị còn
lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển...hoặc giá trị theo
đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận TS phải chi ra
tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như : chi phí vận chuyển,
bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ(nếu có).

          Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánhở đơn vị bị điều chuyển
phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu

                                          9
hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ
kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.

       * TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh,
nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa...

          Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn
góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa...là giá trị theo đánh giá thực tế của
Hộn đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa
TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng
cấp, lắp đặt, chạt thử; lệ phí trước bạ...

         III. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán TSCĐ(nhà xưởng, máy móc, thiết
bị)

       1 . Các vấn đề đặt ra.

       Những nội dung sau được quy định trong việc hạch toán kế toán nhà xưởng,
máy , móc và thiết bị .

       - Thời gian ghi nhận TS.

       - Xác định giá trị ghi sổ của TS.

       - Chi phí khấu hao phải được ghi nhận liên quan đến giá trị ghi sổ của TS.

       - Các yêu cầu công bố.

       2. Phạm vi áp dụng.

       Chuẩn mực này quy định cho tất cả các loại nhà xưởng, máy móc, thiết bị.Nhà
xưởng, máy móc và thiết bị là những TS hữu hình được doanh nghiệp giữ để sản xuất,
cung cấp hàng hoá và dịch vụ, cho thuyê hoặc cho mục đích quản lý hành chính, và
thường được sử dụng trong nhiều kỳ.Ví dụ đất đai, nhà cửa, máy móc, tàu bè, máy bay,
phương tiện vận tải,nội thất, thiết bị lắt đặt.

       3. Hạch toán kế toán.

       - Nhà xưởng, máy móc và thiết bị có thể được ghi theo những phương pháp sau:

         + Nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS; tức là giá
trị ghi sổ (hạch toán chuẩn)



                                           10
+ Giá trị được định giá lại (phương pháp được phép thay thế), là giá trị hợp lý
của TS trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS.

       - Theo luật của một số nước thì phí khấu hao hàng năm cho một khoản mục nhà
xưởng, máy móc và thiết bị sẽ khác với số khấu hao được cơ quan thuế cho phép. Điều
này dẫn tới chênh lệch giữa giá trị ghi sổ kế tón và giá trị cơ sở tính thuế cho khoản mục
được khấu hao; thuế chuyển hoãn vì thế sẽ được quy định trong các điểu khoản của IAS
12.

       - Một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị được ghi nhận là một TS theo
quy định chung của IAS nếu:

        + Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ TS này
(ví dụ doanh thu bán sản phẩm tạo ra được từ TS đó).

       + Nguyên giá của TS cần được tính toán một cách tin cậy từ chính giao dịch liên
quan (ví dụ hoá đơn)

       - Những nguyên tắc sau được áp dụng cho việc kết hợp hoặc tách biệt TS:

       + Những khoản nhỏ không đáng kể có thể hợp lại thành những khoản mục TS
duy nhất.

      + Những phụ tùng chuyên dụng và thiết bị đi kèm được tính là nhà xưởng, máy
móc và thiết bị.

       + Thiết bị phụ tùng được hạch toán như những khoản mục riêng biệt nếu những
TS liên quan có thời gian sử dụng khác nhau hoặc mang lại lợi ích kinh tế theo những
cách thức khác nhau (ví dụ như máy bay và động cơ của máy bay).

        + Tài sản an toàn và môi trường được xác định là một khoản mục nhà xưởng,
máy móc và thiết bị nếu những TS này giúp cho doanh nghiệp tăng thêm lợi ích kinh tế
trong tương lai từ những TS có liên quan so với những gì thu được nếu không có những
TS an toàn và môi trường này (ví dụ thiết bị bảo vệ hoá chất).

        - Nguyên giá của một khoản nhà xưởng, máy móc và thiết bị được xác định là
tất cả các chi phí trực tiếp liên quan, bao gồm giá mua và thuế đã trả. Tuy nhiên, các chi
phí quản lý và chi phí chung cũng như chi phí chạy thử không được tính vào.

        - Nguyên giá của những TS xây dựng bao gồm nguyên vật liệu, nhân công và
các loại chi phí đầu vào khác.




                                           11
- Khi TS được trao đổi, những TS không tương tự như TS đem trao đổi được ghi
theo giá hợp lý của TS nhận được. Các khoản mục tương tự như TS đem đi trao đổi
được ghi theo giá trị ghi sổ của TS đem đi trao đổi.

        - Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu cho máy móc và thiết bị được ghi nhận
là một khoản chi phí khi phát sinh nếu chi phí đó khôi phục tiêu chuẩn hoạt động.
Những chi phí này được ghi tăng nguyên giá TS nếu các chi phí này làm tăng lợi ích
kinh tế của TS so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của TS đó.(SIC-23)

       - Khấu hao phản ánh việc tiêu dùng các lợi ích kinh tế của một TS và được ghi
nhận là một khoản chi phí trừ khi nó được tính vào giá trị ghi sổ của một TS tự xây
dựng. Những nguyên tắc sau đây được áp dụng:

       + Số khấu hao được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng
TS.

      + Phương pháp khấu hao phản ánh cách thức tiêu dùng dự tính.Bao gồm các
phương pháp đường thẳng, theo số dư giảm dần và tổng đơn vị sản phẩm.

       - Đất đai và nhà cửa là những TS có thể tách biệt được. Nhà cửa là những TS có
thể được khấu hao.

       - Giá trị dự tính sẽ được thu hồi từ việc sử dụng một TS trong tương lai, bao
gồm giá trị thanh lý, là giá trị có thể thu hồi được. Giá trị ghi sổ phải được so sánh định
kỳ (thường là vào cuối năm) với giá trị có thể thu hồi được. Nếu giá trị có thể thu hồi
được thấp hơn thì số chênh lệch được ghi nhận là một khoản chi phí còn nếu cao hơn thì
được ghi nhận là một khoản đánh giá lại TS.

       - Công bố

       Những yêu cầu công bố chính gồm:
       + Chính sách kế toán.

       . Cơ sở tính toán cho từng loại TS

       . Phương pháp và tỷ lệ khấu hao cho từng loại TS

       + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh.

       . Chi phí khấu hao cho từng loại TS

        . Ảnh hưởng của những thay đổi quan trọng trong ước tínhliên quan đến nguyên
giá của các loại nhà xưởng, máy móc và thiết bị.

       + Bảng cân đối kế toán và bản thuyết minh.

                                            12
. Tổng giá trị ghi sổ trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS cho
từng loại TS vào đầu ký và cuối kỳ.

       . Cân đối chi tiết những thay đổi về giá trị ghi sổ trong kỳ.

       . Giá trị nhà xưởng, máy móc và thiết bị xây dựng.

       . Nhà xưởng, máy móc và thiết bị được đem thế chấp đảm bảo.

       . Các khoản cam kết quan trọng để mua nhà xưởng, máy móc và thiết bị.

       - Công bố bổ sung yêu cầu đối với giá trị đánh giá lại như sau:

        + Phương pháp được sử dụng và ngày hiệu lực của việc đánh giá lại.

        + Số dư sau đánh giá lại.

        + Nếu có sự tham gia của cơ quan định giá độc lập.

        + Bản chất của bất kỳ chỉ số nào được sử dụng để xác định chi phí thay thế.

        + Giá trị ghi sổ của từng loại nhà xưởng, máy móc và thiết bị nếu được ghi nhận
trong báo cáo tài chính theo nguyên tắc giá gốc.

        IV. Đặc điểm của kế toán TSCĐ ở một số nước.

       1. Ở các nước Tây Âu (Pháp)

       a) Khái niệm TSCĐ ( Bất động sản)

       Bất động sản là những TS có giá trị lớn và có thời gian hữu ích lâu dài. Những
TS này được xây dựng mua sắm làm công cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
chứ không phải là đối tượng khai thác ngắn hạn.

       * Phân loại bất động sản

         Theo hình thức biểu hiện, bất động sản được chia làm 2 loại: Bất động sản vô
hình và bất động sản hữu hình.

        - Bất động sản vô hình là những bất động sản không có hình thể nhưng có tể
đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư,
chi trả nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà giá trị của
chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp.

       - Bất động sản hữu hình: Là những bất động sản có hình thức rõ ràng. Thuộc về
bất động sản hữu hình gồm có:


                                            13
+ Đất đai: đất trống, đất cải tạo, đất đã xây dựng, đất có hầm mỏ;

       Chỉnh trang và kiến tạo đất đai;

       + Các công trình kiến trúc : nhà cửa, vật kiến trúc, các công trình trang trí thiết
kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng.

       + Công trình kiến trúc trên đất người khác;

       + Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và dụng cụ dùng trong công nghiệp;

         + Các bất động sản hữu hình khác: phương tiện vận tải, máy móc văn phòng và
thiết bị thông tin, bàn ghế đồ đạc, súc vật làm việc và các súc vật sinh sản....

       b) Nguyên giá của bất động sản hữu hình

        - Đối với bất động sản mua ngoài: Nguyên giá là giá mua thực tế và các chi phí
có liên quan (như chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiển, chi phí lắp đặt, chạy
thử...)

       - Đối với bất dộng sản hữu hình do doanh nghiệp tự xây dựng: Nguyên giá là
toàn bộ các chi phí phát sinh từ lúc chuẩn bị xây dựng cho đến khi công trình hoàn
thành đưa vào sử dụng.

        - Đối với các bất động sản do góp phần hùn cổ phần hiện vật: Nguyên giá là giá
trị đã được các bên tham gia góp vốn xác nhận

         Khi mua sắm hoặc sang nhượng bất động sản, thông thường phải có các thủ tục
pháp lý như: thuế trước bạ, chứng thư, tiền thù lao cho chưởng khế hoặc tiền hoa hồng
phải trả cho một người môi giới...Những chi phí này không được tính vào nguyên giá
bất động sản mà hạch toán vào TK 4812-“ phí tổn mua sắm bất động sản” hoặc hạch
toán vào các tài khoản chi phí có liên quan ( TK 6354- Thuế trước bạ, TK 6226- Thu
kèm, TK 6221- Tiền hoa hồng....) Cuối niên độ sẽ kết chuyển chi phí sang TK 4812 để
phân chia cho nhiều niên độ

       c) Nhiệm vụ hạch toán bất động sản.

        Theo dõi, ghi chép chính xác, kịp thời số lượng và giá trị bất động sản hiện có,
tình hình biến động tăng giảm hiện trạng của bất động sản trong phạm vi toàn doanh
nghiệp cũng như ở từng bộ phận sử dụng bất động sản.

       Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao bất động sản vào chi phí kinh
doanh, đồng thời tiến hành lập bảng khấu hao để theo dõi đối với từng loại bất động sản.




                                           14
Theo dõi, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng, tu bổ sửa
chữa bất động sản và chi phí phát sinh để có kế hoạch phân bổ hợp lý.

       Định kỳ tiến hành kiểm kê để phát hiện kịp thời tình hình mất mát, thiếu hụt bất
động sản. Thanh lý các bất động sản hỏng không thể sửa chữa được, đồng thời nhượng
bán các bất động sản không cần dùng để thu hồi vốn, thực hiện đổi mới bất động sản.

       Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về tình hình bất động sản( nguyên giá,
khấu hao và dự phòng, giá trị còn lại của bất động sản) để phục vụ cho việc lập báo cáo
kế toán.

       d) Kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm bất động sản hữu hình

       * Kế toán các nghiệp vụ tăng bất động sản.

           TK sử dụng hạch toán bất động sản.

       - TK 21 “ Bất động sản hữu hình” TK này được chi tiết :

       - TK 211: Đất đai

       - TK 212: Chỉnh trang và kiến tạo đất đai.

       - TK 213: Kiến trúc

       - TK 214: Công trình kiến trúc trên đất người khác

       - TK 215: Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và dụng cụ công nghiệp

       - TK 218: Các bất động sản hữu hình khác

       •     Hạch toán

       Kế toán các nghiệp vụ tăng bất động sản

       - Bất động sản tăng do mua sắm : Khi mua sắm bất động sản hữu hình, căn cứ
vào chứng từ kế toán để xác định nguyên giá của bất động sản hữu hình, kế toán ghi:
       Nợ TK 21: Nguyên giá chưa có thuế GTGT

       Nợ TK 4456: Thuế GTGT- trả hộ nhà nước

                Có TK 530, 512, 404...: Tổng giá thanh toán




                                           15
TK 530, 512,404                                         TK 21

                                    Nguyên giá chưa
          Tổng giá thanh toán          có thuế
                                                        TK 4456

                                        Thuế GTGT



  - Bất động sản tăng do nhận từ các thành viên góp vốn bằng hiện vật

  - Đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn

   TK 101                     TK 4561                   TK 21

           Hứa góp                      Thực hiện góp



  + Đối với công ty cổ phần

 TK 101              TK 109             TK 4561          TK 21

      Đăng ký góp             Gọi góp        Thực hiện góp




  - Bất động sản tăng do đầu tư xây dựng cơ bản.

  - Trường hợp công trình hoàn thành trong năm

  + Khi phát sinh chi phí.

  Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Chi phí chưa có thuế GTGT

  Nợ TK 4456: Thuế GTGT của vật liệu dịch vụ mua ngoài

          Có TK 530, 512, 401, 421, 28.... Tổng giá thanh toán

  + Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

  Nợ TK 21(213- Kiến trúc) Tổng giá thanh toán

          Có TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá”

  + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí



                                        16
Nợ TK 12 “ Kết quả niên độ”

          Có TK 60, 61, 62, 64, 68... “Các tài khoản chi phí”

   + Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập

   Nợ TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá”

       Có TK 12 “ Kết quả niên độ”


TK 530, 512,        TK 60, 61,
 401, 421, 28       62, 64, 68         TK 12          TK 72        TK 21


                              Kết chuyển Kết chuyển thu Công trình hoàn
         Chi phí phát sinh    CP cuối kỳ nhập cuối kỳ thành bàn giao

                TK 4456

      Thuế GTGT
     của vật liệu
     dịch vụ mua

       ngoài




   - Trường hợp công trình xây dựng, xây dựng trong nhiều năm

    + Khi phát sinh chi phí

    Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Chi phí chưa có thuế GTGT

    Nợ TK 4456: Thuế GTGT của vật liệu mua ngoài

          Có TK 530, 512, 401, 421, 28 : Tổng giá trị thanh toán

    + Cuối năm công trình xây dựng chưa hoàn thành.

   Nợ TK 23 “ Bất động sản dở dang” Tổng chi phí thực tế

          Có TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá”

   Năm sau công trình hoàn thành bàn giao

   + Chi phí phát sinh thêm ở năm sau:

   Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Tổng chi phí chưa thuế GTGT

                                      17
Nợ TK 4456 Thuể GTGT của vật liệu, dịch vụ mua ngoài

              Có TK 530, 512, 401, 421, 28... Tổng giá thanh toán

       + Khi công trình hoàn thành bàn giao

       Nợ TK 21 “213- kiến trúc” Tổng giá trị công trình

              Có TK 23 “ Bất động sản dở dang” Chi phí phát sinh từ năm trước

              Có TK 72” Sản phẩm bất động hoá” Chi phí phát sinh ở năm sau.

       + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí và thu nhập ( tương tự như trên )

       - Bất động sản tăng do chuyển sản phẩm thành bất động sản

       Nợ TK 21 Giá chưa co thuế GTGT

       Nợ TK 4456 Thuế GTGT- Trả hộ nhà nước

              Có TK 72 Giá chưa có thuế GTGT

              Có TK 4457 Thuế GTGT- thu hộ Nhà nước

       Kế toán các nghiệp vụ giảm bất động sản

       - Thanh lý bất động sản do đã trích đủ khấu hao


                  TK 21                  TK 281

          SDĐK :xxx                            SDCK: xxx
                        Ghi giảm BĐS do
                        Đã khấu hao đủ

       - Nhượng bán bất động sản

       Ghi giảm bất động sản nhượng bán.

       Nợ TK 28 : Số khấu hao đã trích

       Nợ TK 675: Giá trị còn lại (Giá trị ghi sổ của TS đã nhượng bán)

              Có TK 21 : Nguyên giá của Bất động sản

       Phản ánh số tiền thu được từ nhượng bán bất động sản

       Nợ TK 512, 530, 462 “trái quyền nhượng bán các bất động sản”: Tổng giá thanh
toán
                                          18
Có TK 775 “ Thu nhập về nhượng bán TS”: Giá chưa có thuế

       Cuối kỳ, kết chuyển chi phí và thu nhập để tính kết quả nhượng bán TS.

       Kết chuyển chi phí

       Nợ TK 12: “ Kết quả niên độ”

              Có TK 675: “ Giá trị ghi sổ sách của TS nhượng bán”

       Kết chuyển thu nhập

            Nợ TK 775: “ Thu nhập về nhượng bán TS”

             Có TK 12: “ Kết qủa niên độ”

                       Sơ đồ: kế toán nhượng bán bất động sản
    TK 21                   TK 281

       Nguyên            Số KH
        Giá             đã trích


                       TK 675            TK 12         TK 775   TK 530, 512, 462

             Giá trị        Kết chuyển       Kết chuyển thu Giá bán
             còn lại        CP cuối kỳ       nhập cuối kỳ chưa thuế     tổng
                                                                      giá trị
                                                                      thanh
                                                       TK 4457         toán
                                                              thuế
                                                             GTGT


            Phần II: Kế toán TSCĐ theo chuẩn mực kế toán 03

               “ TSCĐ hữu hình” và QĐ 206 ngày 12/12/2003.

       1. Đặc điểm quản lý TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay.

       a) Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình.

        Tư liệu lao động là từng TS hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống
gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số
chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phậnnào trong đó thì cả hệ thống
không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thơi cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được
coi la TSCĐ:


                                            19
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó.

       Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy.

       Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

       Có giá trị từ 10.000.000 đồng( mười triệu đồng) trở lên.

        Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ có thời gian sử dụng
khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiệnđược chức
năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải
quản lý riêng từng bộ phận TS thì mỗi bộ phận TS đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn
tiêu chuẩn của TSCĐ được coi la một TSCĐ hữu hình độc lập.

       Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn
đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

        Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãnđồng thời
bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

       b) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

        - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được
chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng, như : Chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi
phí lắp đặt, chạy thử ( trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí
chuyên gia và các chi phíliên quan trực tiếp khác.

      Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là
TSCĐ vô hình

       Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.
Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán
vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá
TSCĐ hữu hình( vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực kế toán” chi phí vay”.

       Các khoản chi phí phát sinh, như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất
chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực tiếp đến việc
mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì các khoản được tính vào
nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như
dự định được hạch toán vào chi phi sản xuất , kinh doanh trong kỳ.

                                           20
- TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế : Nguyên giá là giá thành thực tế của
TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử.

      Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành
TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất đó cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc
đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường họp trên mọi khoản lãi nội
bộ không được tính vào nguyên giá của các TS đó. Các chi phí không hợp lý, như
nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá
mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá
TSCĐ hữu hình

       - TSCĐ hữu hình thuê tài chính.

       Nguyên giá là số tiền nợ, không bao gồm tiền lãi phải trả cho bên cho tuê TSCĐ

       - TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi

        Trường hợp trao đổi với một TSCĐ hữu hingh không tương tự hoặc khác
Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị
hợp lý của TS đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền
trả thêm hoặc thu về.

       Trường hợp trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành
do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TS tương tự. Trong cả hai trường hợp không
có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá
TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

       - TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác:

         Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ tặng biếu, được ghi nhận ban đầu theo
giá trị hợp lý ban đầu.Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh
nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa
TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

       c) Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình

       Đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào
khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian
sử dụng của TSCĐ.

       - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như
sau:
   Thời gian sử dụng
 của TSCĐ
                                           21
Trong đó : Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế ( trong
                             Giá trị hợp lý của TSCĐ         Thời gian sử dụng của
                      =       Giá bán của TSCĐ mới   *      TSCĐ mới cùng loại
                            cùng loại( hoặc của TSCĐ        định theo Phụ lục( trong
                            tương đương )                   Quyết định 206/03/QĐ-
                                                            BTC ngày 12/12/03)


trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ( trong trường hợp được cấp,
được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận( trong trường hợp được
cho, biếu tặng, nhận vốn góp)...

        - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với
khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chín, doanh nghiệp phải giải
trình rõ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết
định theo 3 tiêu chuẩn:

       + Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

        + Hiện trạng TSCĐ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng
thực tế của TS...);

       + Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ.

        - Trường hợp có các yếu tố tác động( như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay
một số bộ phận của TSCĐ...) nhằm kéo dài hoặc rút nhắnthời gian sử dụng đã xác định
trước đó của TSCĐ theo 3 tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn
thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi
thời gian sử dụng.

       d)Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng .

       e) Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp(đã trình bày ở trên)

       2.Nội dung hạch toán TSCĐ hữu hình.

       Hạch toán chi tiết TSCĐ

       Hạch toán chi tiết TSCĐ sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau:

       - Biên bản giao nhận TSCĐ dùng để ghi chép, theo dõi TSCĐ thay đổi. Khi có
sự thay đổi, giao nhận TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập Hội đồng
giao nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận
TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ ghi chép ban đầu. Biên bản giao nhận này lập riêng
cho từng TSCĐ. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì có thể lập

                                         22
chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản
giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản. Bên giao nhận và bên nhận mỗi bên giữ một
bản.

        - Hồ sơ TSCĐ: Mỗi TSCĐ phải có một bộ hồ sơ riêng bao gồm Biên bản giao
nhậnTSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hoá đơn, chứng từ
có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ.

       - Sổ chi tiết TSCĐ lập chung cho toàn doanh nghiệp. Trên sổ ghi chép diễn biến
liên quan đến TSCĐ trong quá trình sử dụng như trích khấu hao, TSCĐ tăng,
giảm...Mỗi TSCĐ được ghi vào một trang riêng trong sổ này. Mỗi bộ phận sử dụng
TSCĐ lập sổ theo dõi TS để ghi chép các thay đổi do tăng, giảm TSCĐ.

         - Mỗi TSCĐ được xác định bằng một số hiệu riêng gọi là số danh điểm TSCĐ.
Số danh điểm TSCĐ thường đặt theo số TK, TK các cấp và số thứ tự của TSCĐ. Số
danh điểm này không thay đổi trong suốt quá trình TSCĐ được sử dụng tại doanh
nghiệp. Khi TSCĐ bị thanh lý hoặc nhượng bán số danh điểm này không được dùng để
đặt lại cho các TSCĐ khác.

         - Khi đưa vào sử dụng mỗi TSCĐ được theo dõi riêng bằng một thẻ TSCĐ. Thẻ
TSCĐ được đặt trong hòm thẻ trong phòng kế toán. Kế toán viên theo dõi TSCĐ có
trách nhiệm theo dõi và ghi chép đầy đủ tình hình sửa chữa, các thya đổi của TSCĐ và
tính trích khấu hao TSCĐ. Trên thẻ ghi rõ tên TSCĐ, nước sản xuất, năm sản xuất, ngày
mua TSCĐ, ngày đưa TSCĐ vào sử dụng, các thay đổi về kết cấu, tình hình sửa chữa
TSCĐ, tình hình trích khấu hao...

        - Khi giảm TSCĐ đều lập đầy đủ hồ sơ thủ tục tuy từng trường hợp cụ thể. Nếu
thanh lý TSCĐ cần phải căn cứ vào quyết định tahnh lý đẻ thành lập ban thanh lý
TSCĐ. Ban thanh lý TSCĐ tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý để tổng hợp
chi phí thnah lý và giá trị thu hồi khi công việc thnah lý hoàn thành. Biên bản thanh lý
được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho kế toán, 1 bản chuyển cho bộ phận quản lý sử
dụng TSCĐ.

       - Trường hợp nhượng bán TSCĐ kế toán phải lập hoá đơn bán TSCĐ. Nếu
chuyển giao TSCĐ cho doanh nghiệp khác thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐ.
Trường hợp phát hiện thiếu mất TSCĐ thì phải lập biên bản thiếu, mất TSCĐ. Các
chứng từ trên là căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ và các sổ hạch toán chi tiết TSCĐ.

       Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình.




                                          23
Tài khoản sử dụng

       -TK 211- TSCĐ hữu hình : dùng phản ánh nguyên giá hiện có và theo dõi biến
động nguyên giá của TSCĐ hữu hình

       - Kết cấu:

       Bên nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng.

       Bên có : Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm

       Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp

       - TK này được chi tiết thành các TK cấp hai như sau:

       + TK 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc

       + TK 2113- Máy móc thiết bị

       + TK 2114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn

       + TK 2115- Thiết bị, dụng cụ quản lý

       + TK 2116- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

       + TK 2118- TSCĐ hữu hình khác.

       Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình

       TSCĐ tăng do mua sắm

       - Mua sắm trực tiếp không qua lắp đặt

       Ghi tăng TSCĐ hữu hình

       Nợ TK 211 : Nguyên giá

       Nợ TK 133 : Giá chưa thuế * thuế suất

              Có TK 111, 112, 331, 341... Tổng giá thnah toán

       Kết chuyển nguồn vốn

       Nếu TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh được mua sắm, xây dựng bằng nguồn
vốn, quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp thì đồng thời với bút toán trên kế toán ghi tăng
nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm các nguồn vốn, quỹ tương ứng.

        Nợ TK 441 : Nếu mua bằng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản

                                           24
Nợ TK 414 : Nếu mua bằng quỹ đầu tư xây dụng phát triển

       Nợ TK 4312: Nếu mua bằn quy phúc lợi.

             Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh

      Nếu dùng nguồn vốn khấu hao để mua sắm thi ghi đơn :
      Có TK 009: Số tiền mua TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh

      Nếu dùng tiền vay để thanh toán khi mua TSCĐ thì không ghi bút toán kết
chuyển nguồn vốn này.

       Khi thanh toán tiền mua TSCĐ nếu được người bán cho chiết khấu thanh toán
tiền mua TSCĐ mà do thanh toán sớm

      Nợ TK 331 : Tổng số tiền đã trả

             Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chín

             Có TK 111, 112 : Thanh toán số còn lại

      Nếu được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá

      Nợ TK 111, 112, 331: Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá có thuế

             Có TK 211 : Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá chưa có thuế

             Có TK 133 : Thuế GTGT của chiết khấu thương mại, giảm giá.

      - Mua sắm cần qua lắp đặt

     TK 111, 112, 331, 341                TK 2411                TK 211

                Mua TSCĐ cần qua lắp đặt
                        Giá mua chưa có thuế
            Tổng giá
            Thanh toán         TK 133           Khi lắp đặt xong
                        Thuế GTGT
     TK 152, 334,      được khấu trừ
     111, 112, 331...

                        Thuế GTGT
                        ( nếu có)

            Chi phí lắp đặt, chạy thử
            Chi phí                  CP không
            có thuế                   có thuế



                                        25
Kết chuyển nguồn vốn: tương tự như trong bút toán trên

      - Mua sắm theo phương thức trả chậm, trả góp.


     TK 111, 112.          TK 331                           TK 211

                                                 Giá mua chưa
                                                     có thuế

                                                            TK 153

           Định kỳ thanh         Số tiền         Thuế GTGT
         Toán tiền mua TSCĐ      phải trả        được khấu trừ

                                                       TK 142 hoặc 242            TK 635

                                                                  Định kỳ kết chuyển
                                                 Lãi trả chậm,   lãi trả chậm, trả góp
                                                    trả góp




      Kết chuyển nguồn vốn như trên


     - Mua nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất
TK 111, 112, 331, 341                           TK 211 ( 2112)
                              Giá trị nhà cửa, vật kiến
                                trúc, chưa có thuế

                                                  TK 213 ( 2131)
                              Giá trị quyền sử dụng
          Tổng số tiền phải    đất, giá chưa có thuế
           Thanh toán
                                                          TK 133
                               Thuế GTGT của nhà
                              cửa, vật kiến trúc và đất đai


      Mua dưới hình thức trao đổi




                                            26
+ Trao đổi 2 TSCĐ hữu hình tương tự

          TK 211                               TK 214 ( 2141)
                               Giá trị hao mòn
                               của TSCĐHH đem
                               trao đổi
             Nguyên giá TSCĐ                    TK 811
             hữu hình đem đi
              trao đổi       Nguyên giá TSCĐ
                             HH nhận về ( tính theo
                             GTCL của TSCĐHH
                             đem trao đổi
 + Trao đổi 2 TSCĐ hữu hình không tương tự

 Khi đưa TSCĐHH đi trao đổi ( ghi giảm TSCĐHH)


TK 211                            TK 214 (2141)
                   TK 711                       TK 131                            TK 211
                     Giá trị hao mòn của
                     Giá trị hợp lý đi
                      TSCĐHH đưa
                     của TSCĐHH
                            trao đổi                               Giá trị hợp lý của
Nguyên giá TSCĐHH đem đi trao đổi                                  TSCĐHH nhận về
   Đem đi trao đổi                      TK 811
                     Giá trị còn lại của trị hợp lý Giá trị hợp lý
                                      Giá                                         TK 133
                     TSCĐHH đem đi    Và thuế GTG và thuế GTGT
                   TK 3331trao đổi của TSCĐHH của TSCĐHH Thuế GTGT
                                       đem trao đổi nhận về         được khấu trừ
                       Thuế GTGT
                       Phải nộp                                              TK 111, 112

                                                      Nhận số tiền chênh lệch

                                                         Trả số tiền còn thiếu


    Ghi tăng TSCĐHH nhận về từ trao đổi




                                  27
TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao

      Kết chuyển nguồn vốn tương tự như trên

       TSCĐ hữu hình tăng do nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc được Nhà
nước,cấp trên cấp.

             TK 411( chi tiết nguồn vốn)                 TH 211

                        Ghi tăng TSCĐ nhận vốn góp liên
                        Doanh, vốn cổ phần, được cấp phát...




      TSCĐ hữu hình tăng do được tài trợ, tặng biếu
                                         TK 711                           TK 211
   TK 152, 153, 334, 338, 214                TK 214(2142)          TK 211(2112)
           CP đầu tư XDCB thực tế phát sinh TSCĐ được nhận do được đơn
                   ( công trình tự làm) Tổng giá tài trợ, tặng biếu..( NG)
                                             vị khác
                                       thanh toán
                              TK 133
                   Thuế GTGT         TK 344, 112, 111
                  của vliệu, dvụ                     Khi công trình hoàn
                 mua về sd ngay             Chi phí liên quan trực tiếp đến
                                                      thành bàn giao
   TK 111, 112, 331                           TSCĐ được tặng biếu
                   Thuế GTGT
                   được khấu trừ


         Nhận bàn giao công trình XDCB cho thầu
           Tống giá               giá quyết toán
          Thanh toán               của công trình




      TSCĐ hữu hình tăng do nhận lại vốn góp tham gia liên doanh




                                           28
TK 222                                      TK 211

                Khi nhận lại vốn góp tham gia liên doanh
               ( giá trị thực tế lúc ban đầu)


                                          TK 111, 112, 138

                                  Nếu hợp đồng liên doanh
                                  quy định doanh nghiệp
              Số chênh lệch giữa được nhận số chênh lệch
              vốn góp lúc đàu và                     TK 635
                 lúc nhận         Nếu Hội đồng liên
                                 doanh quy định doanh
                                  nghiệp không được nhận
                                    số chênh lệch
       TSCĐ hữu hình tăng do nhận được do điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc,



                 TK 214( 2141)                        TK 211

                       Giá trị hao mòn

                                         Nguyên giá
                   TK 411

                       Giá trị còn lại


      TSCĐ hữu hình tăng do tự chế

        phản ánh giá vốn của sản phẩm chuyển thành TSCĐ

                   TK 154                       TK 632

                       Xuất sản phẩm tại xưởng để
                      chuyển thành TSCĐ(giá thành
                                    thực tế)
                   TK 155

                         Xuất kho sản phẩm chuyển
                            thành TSCĐ


       phản ánh giá bán của sản phẩm chuyển thành TSCĐ




                                         29
TSCĐ hữu hình phát hiện thừa trong kiểm kê hoặc đánh giá lại
          TK 512                              TK 211

                 Doanh thu của sản phẩm chuyển
                    Thành TSCĐ


      TK 111, 112, 334...

              Chi phí liên quan đến TSCĐ
              tự chế (lắp đặt, chạy thử...)



- TSCĐHH thừa đã rõ nguyên nhân

Nếu TSCĐHH thừa đang sử dụng cần phải trích bổ sung khấu hao

Nợ TK 627, 641, 642

       Có TK 214

Nếu TSCĐHH thừa là của đơn vị khác cần báo cho chủ TS biết

Trong khi chờ xử lý được hạch toán vào TK 002:

       Nợ TK002 : Giá trị TSCĐHH thừa.

Khi trả lại cho chủ TS ghi :

       Có TK 002 : Giá trị TSCĐHH thừa

- TSCĐHH thừa chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 211: Nguyên giá

       Có TK 214 : Giá trị đã hao mòn

       Có TK 3381: TS thừa chờ giải quyết

Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình




                                   30
- TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý

TK 211                      TK 214         TK 3331           TK 111,112,152,131

                     Giá trị hao                     thuế GTGT
    giảm sổ           mòn                             phải nộp
   TSCĐ khi
   nhượng bán
   thanh lý

TK111,112,334,152         TK 811     TK 911     TK 711


                    Giá trị   k/ch’      k/ch’ thu      tổng số tiền thu được từ
                     Còn lại CP cuối kỳ nhập khác       nhượng bán, thanh lý
    Chi phí nhượng bán                  cuối kỳ
      Thanh lý phát sinh
            TK 133

       VAT
      (nếu có)


       - TSCĐ hữu hình giảm do gửi đi tham gia liên doanh với đơn vị khác

       TSCĐHH góp vốn được Hội đồng liên doanh đánh giá lại giá trị thực tế được
đánh giá là giá trị vốn góp liên doanh của doanh nghiệp.

       Nợ TK 214(2141) : giá trị hao mòn

       Nợ TK 128,222: Vốn góp liên doanh ngắn hạn hoặc dài hạn

       Nợ (hoặc Có) TK 412 : số chênh lệch.

              Có TK 211 : nguyên giá

       - TSCĐ hữu hình giảm do hoàn trả vốn cho ngân sách, cấp trên, các thành viên
góp vốn liên doanh, vốn cổ phần

       + Nếu không đánh giá lại TSCĐ

       Nợ TK 214(2141) Giá trị đã hao mòn

       Nợ TK 411: Giá trị còn lại

              Có TK 211 : Nguyên giá

       + Nếu đánh giá lại TSCĐ

       Nợ TK 214(2141) : Giá trị đã hao mòn
                                           31
Nợ TK 411 : giá trị thực tế đánh giá

Nợ (hoặc Có) TK 412: số chênh lệch

       Có TK 211    Nguyên giá

- TSCĐ hữu hình giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ

+ TSCĐHH còn mới chưa sử dụng

Nợ TK 153 : Giá thực tế

       Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ

- TSCĐHH đã sử dụng rồi
   TK 211                                           TK 214(2141)

                 Giá trị đã hao mòn của TSCĐHH


     NG của                                        TK 627, 641, 641..
    TSCĐHH
                          giá trị còn lại nhỏ, tính 1 lần vào
                          CP sản xuất kinh doanh
                GT           TK 142 hoặc 242
               Còn lại
                         Giá trị còn lại Địng kỳ phân bổ
                         lớn cần phẩn dần vào chi phí sản
                          bổ dần        xuất kinh doanh




- TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu trong kiểm kê hoặc đánh giá lại

+ Thiếu chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn

Nợ TK 1381 : TS thiếu chờ giải quyết

       Có TK 211 : Nguyên giá

+ Thiếu đã rõ nguyên nhân.

Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn

Nợ TK 138(1388) Giá trị còn lại

Nợ TK 411    Giá trị còn lại( nếu quyết định ghi giảm vốn kinh doanh)

                                      32
Nợ TK 811 Giá trị còn lại( nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

             Có TK 211 Nguyên giá

      Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình

      •     Hạch toán sửa chữa thường xuyên

   TK 152, 153, 334, 111                          TK 627, 641,642

                 CP sửa chữa thực tế phát sinh theo
                  phương thức tự làm

   TK 111, 112, 331

          CP sửa chữa thực tế phát sinh theo phương thức
          tổng giá thanh    Thuê ngoài
           toán                            TK 133

                           VAT được khấu trừ




      •     Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ

      - Sửa chữa theo kế hoạch

                                               Chênh lệch giữa CP trích trước và
                                                          CP thực tế
 TK 152, 153,334,214       TK 214(2143)          TK 315       TK 627,641,642

     CP thực tế phát sinh theo                           trích trước CP sửa
       phương tự làm                                          chữa
                                           Số đã trích
                                            trước
TK 111,112,331                 khi công
                               việc schữa
     CP thực tế phát sinh theo hoàn thành chênh lệch giữa chi phí thực
      Phương thức thuê ngoài                  tế và chi phí trích trước

                 TK 133

           VATđược
            khấu trừ




                                          33
- Sửa chữa lớn ngoài kế hoạch

 TK 152,153,334,214         TK 214(2143)           TK142/242      TK 627,641,642

    CP sử chữa thực tế phát sinh       Khi công việc
       Theo phương thức tự làm         hoàn thành, CP
                                       schữa lớn cần phân Định kỳ phân bổ CP
                                          bổ dần         sửa chữa vào CP sản
                                                          xuất kinh doanh
 TK 111,112,331

   CP sửa chữa thực tế phát sinh
      Theo phương thức thuê ngoài Nếu CP sửa chữa nhỏ tính 1 lần vào CP
    tổng giá                      sản xuất kinh doanh của các phần
   hanh toán        TK 133

                 VAT được
                 khấu trừ




       •       Hạch toán sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ




  TK 152,153,334,214                 TK214(2143)                            TK 211

           CP sửa chữa lớn thực tế phát Khi công việc sửa chữa hoàn thành và đủ
           Sinh theo phương thức tự làm   tiêu chuẩn ghi tăng NG TSCĐ


  TK 111,112,331                                                     TK 627,641,642

     CP sửa chữa lớn thực tế phát sinh Khi công việc sửa chữa hoàn thành
      theo phương thức thuê ngoài      không đủ
                        TK 133        tiêu chuẩn
                                       Ghi NG        TK 142/242

                      VAT được                      Nếu CP lớn Định kỳ phân bổ
                      khấu trừ                      phân bổ dần dần CP cho các
                                                                đối tượng




  Mức khấu hao cần thiết cho TSCĐ sau khi cải tạo nâng cấp
                                                    Giá trị còn lại     Cp cải tạo
                                                    trước khi cải + nâng cấp
                                            34      tạo, nâng cấp
     Mức khấu hao năm                               số năm dự kiến sử dụng sau khi
                                 =
                                                      cải tạo, nâng cấp
Phần III : So sánh với chuẩn mực quốc tế và nhận xét- kiến nghị
đưa ra hướng hoàn thiện.

1./ So sánh và Nhận xét

        Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu
sắc của cơ chế kinh tế , hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và chế độ kế toấn quy
định việc tổ chức, quản lý và hạch toán TSCĐ đặc biệt là TSCĐHH đã không ngừng
được hoàn thiện và phù hợp phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, góp
phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia,
quản lý doanh nghiệp. Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số
149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán, trong đó có chuẩn mực
TSCĐ hữu hình. Tiếp đến, ngày 9/10/2002 Bộ Tài chính ban hành thông tư số
89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán. Sự ra đời của bốn chuẩn
mực mới đã phần nào làm hoàn thiện hơn công tác quản lý TSCĐ hữu hình trong doanh
nghiệp. Chế độ kế toán Việt Nam không ngừng sửa đổi, đổi mới để từng bước hoàn
thiện hơn , hoà nhập với thế giới,do đó để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính đúng,
trích đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh; thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị
theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết
định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 và có hiệu lực ngày 01/04/2004.

       Tuy nhiên do nền kinh tế của mõi quốc gia là không giống nhau do đó chế độ kế
toán của Việt Nam xây dựng xu hướng dựa theo CMKTQT song cũng không thể áp
dụng hết các nguyên tắc đó.

      Về số hiệu ta sử dụng khác so với quốc tế và TK của Việt Nam đơn giản hơn so
với TK quốc tế. Số lượng TK sử dụng trong hệ thống kế toán quốc tế nhiều hơn Việt
Nam rất nhiều.Chỉ riêng đối với loại TK về TSCĐHH:

       Việt Nam sử dụng TK 211

        Còn các nước khác như Pháp lại sử dụng TK 21, còn các nước ở Bắc Mỹ lại gắn
số hiệu và tên gọi bắt buộc. tuy nhiên sự khác nhau này không ảnh hưởng đến công tác
kế toán mõi quốc gia.

        Trong QĐ 206/2003 của Bộ Tài chính ngày 12/12/2003 đã có những sửa đổi, bổ
sung những điểm mới ngày càng gần với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ như vấn đề
tiêu chuẩn nhận biết TSCĐHH ở VN đã nêu 4 tiêu chuẩn, ngoài tiêu chuẩn về thời gian
sử dụng đã giống trong CMKTQT thi còn cụ thể 2 tiêu chuẩn theo CMKT QT đó là:

        Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐHH

                                          35
Nguyên giá TSCĐHH phải được xác định một cách đáng tin cậy.

       Và Việt Nam cũng mở rộng tiêu chuẩn về giá trị tài sản phải có giá trị từ
10.000.000. đồng(mười triệu đồng )trở lên đó cũng là một tiêu chuẩn có thể làm cho
việc hạch toán, ghi số TSCĐ đươc giảm đi một lượng lớn.( do trước kia quy định
TSCĐHH có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên) Còn về nguyên tắc tính giá TSCĐHH tuy
cung hướng theo CMKTQT song ở Việt Nam việc tính giá được xác dịnh có phần rõ
ràng và cụ thể hơn . Đó là một thuận lợi giúp kế toán có thể tính giá một cách chính xác
và nhanh hơn.

       Về phân loại TSCĐ:



       -     Các phương pháp khấu hao TSCĐ của VIệt Nam cũng sử dụng các phương
như

CMKTQT nhưng trước kia việc phân loại TSCĐHH không chi tiết cụ thể nên việc tính
và trích khấu hao vẫn có nhiều kẽ hở, tuy nhiên thiếu sót này cũng đã được CMKT số
03 và QĐ 206/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có sửa đổi và khắc phục.
Đồng thời trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và
ngoẩin xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác
năng lực của TSCĐ hiện có cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn.

       Về kế toán chi tiết TSCĐ : bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ,
thẻ TSCĐ, việc này giúp cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp
thuận lợi hơn.

       Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng, nhờ có phương pháp này
mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính
xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình hình
khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ.

         Về chế độ nâng cấp, sửa chữa TSCĐHH có quy định: nếu doanh nghiệp muốn
trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ
Tài chính xem xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính
mới được thực hiện. Quy định này làm tốn nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong
việc chờ đợi các quyết định được duyệt. Do đó làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, do TSCĐ chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

        Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung, và TSCĐHH
nói riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.


                                          36
2./ Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐHH
trong doanh nghiệp hiện nay

        Về chế độ kế toán nói chung, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc
thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, nên vận dụng có chọn
lọc các chuẩn mực Quốc tế về kế toán. Hơn nữa, Nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận
hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của
những nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của công tác hạch toán, phù hợp
với xu thế phát triển của thị trường. Cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các
nghiệp vụ nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng để công tác tính giá, tính khấu hao
không có những kẽ hở và không bị thất thoát những tài sản của Nhà nước.

        Về chế độ nâng cấp TSCĐHH: Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang
tính hình thức, máy móc, có thể cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa
chữa hay nâng cấp những TSCĐ loại nhỏ như các thiết bị, dây chuyền sản xuất... tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐHH, đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

        Về trình độ phương tiện quản lý TSCĐHH: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình
độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ
cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép,
tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán, tạo ra khả năng, điều kiện cho đội
ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm được giao, phát huy tốt vai trò
của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.




                                          37
KẾT LUẬN
       Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ
chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố
cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong
toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng.

        Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

       Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn
Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn.

               Em xin chân thành cảm ơn !




                                          38
KẾT LUẬN
       Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ
chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố
cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong
toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng.

        Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

       Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn
Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn.

               Em xin chân thành cảm ơn !




                                          38
KẾT LUẬN
       Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ
chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố
cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong
toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng.

        Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

       Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn
Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn.

               Em xin chân thành cảm ơn !




                                          38
KẾT LUẬN
       Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ
chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố
cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong
toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng.

        Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp.

       Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn
Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn.

               Em xin chân thành cảm ơn !




                                          38

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016tuan nguyen
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Dương Hà
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánleemindinh
 
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủ
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủGiới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủ
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủhttp://www.pmketoan.com/
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangDương Hà
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyDương Hà
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
bài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misabài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misa
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủ
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủGiới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủ
Giới thiệu phần mềm kế toán Fast Accounting 11. Bản đầy đủ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 

Viewers also liked

Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNGKẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNGDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnDương Hà
 
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toánPhương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang HảiBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang HảiDương Hà
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)Bai tap kttc co loi giai 1 (1)
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)nguyenhongloan
 
Các phương pháp khấu hao
Các phương pháp khấu haoCác phương pháp khấu hao
Các phương pháp khấu haoYến Lilo
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiNguyen Minh Chung Neu
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnLuận văn tốt nghiệp
 
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...Đinh Hạnh Nguyên
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnBáo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnHọc kế toán thực tế
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtBài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtCông ty kế toán hà nội
 

Viewers also liked (20)

Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNGKẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
 
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toánPhương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang HảiBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
 
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)Bai tap kttc co loi giai 1 (1)
Bai tap kttc co loi giai 1 (1)
 
Các phương pháp khấu hao
Các phương pháp khấu haoCác phương pháp khấu hao
Các phương pháp khấu hao
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
 
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnBáo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtBài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
 

Similar to Chuyên đề tài sản cố định hữu hình

tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).docLuanvan84
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNOnTimeVitThu
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.doc
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.docThực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.doc
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.docmokoboo56
 

Similar to Chuyên đề tài sản cố định hữu hình (20)

tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường SơnĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Kt 110
Kt 110Kt 110
Kt 110
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
Kt001
Kt001Kt001
Kt001
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.doc
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.docThực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.doc
Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Cổ Phần Anh Linh.doc
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Chuyên đề tài sản cố định hữu hình

  • 1. LỜI NÓI ĐẦU Trải qua những năm tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước teho định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực: Thương mại,Tài chính, kế toán, Kiểm toán. Cùng vói chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá, trong một tương lai không xa, đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và có khả năng chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Nhận thức rõ Kế toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên việc hoàn thiện hệ thống kế toán sao cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán Quốc tế đang là mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực tiếp thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của doanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạch tón TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS hiện có của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở lớp và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn,TS Nguyễn Thị Lời-khoa kế toán,em xin chọn đề tài: ”Bàn về tổ chức, quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay”. Bố cục của Nội dung bao gồm: Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. Phần II: Kế toán TSCĐ theo Chuẩn mực Kế toán 03:”TSCĐ hữu hình” và QĐ 206 ngày 12/12/2003. Phần III: So sánh với Chuẩn mực kế toán Quốc tế và nhận xét, kiến nghị và phương hướng hoàn thịên. 1
  • 2. NỘI DUNG Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. I. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình. 1.Vai trò của TSCĐ -TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đông chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. -Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. -Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không? Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kỳ quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nên kinh tế. Nhận thức đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên khái niệm về TSCĐ. 2. Khái niệm về TSCĐ -TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất , TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng -TSCĐ hữu hình .Theo Quyết định 206 /2003/Q Đ ng ày 12/12/2003 thì TSCĐ hữu h ình được định nghĩa như sau: TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... 2
  • 3. 3. Đặc điểm của TSCĐ hữu hình Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm: -Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn. -Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn. -Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ c ó thể bị hư hỏng từng bộ phận. Tuỳ theo quan điểm của từng quốc gia và từng thời kỳ người ta có tiêu chuẩn cho TSCĐ. Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206 ngày 12/12/2003 có đưa ra tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình như sau: .Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó .Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy; .Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên .Có giá trị từ 10,000,000, đồng (mười triệu đồng) trở lên . 4.Nhiệm vụ hạch toán kế toán TSCĐ. TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.TSCĐ thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị TS của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm. Để góp phần quản lý và sử dụng TSCĐ tốt, hạch toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TS và chế độ quy định. 3
  • 4. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. - Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định. - Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nàh nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy đọng bảo quản, sử dụgn TSCĐ tại đơn vị. 5. Yêu cầu quản lý TSCĐ - Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà trong công tác quản lý TSCĐ phải quản lý một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại va giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn phải quản lý được hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ khi quản lý tốt TSCĐ thì doanh nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ. - Những quy định về quản lý TSCCD hữu hình. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ngày 12/12/2003 có quy định về quản lý sử dụng TSCĐ hữu hình nghư sau: + Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình:(sẽ trình bày ở phần sau) + Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình( sẽ trình bày ở phần sau ) + Nguyên tắc quản lý TSCĐ Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mau TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan). TSCĐ phải được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên số kế toán: Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 2 điều 9 của Chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 4 Giá trị còn lại trên sổ Nguyên giá của Giá trị hao mòn luỹ kế toán của TSCĐ = TSCĐ - kế của TSCĐ
  • 5. 206/2003 ngày 12/12/2003, doanh nghiệp quản lý TSCĐ theo nguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán: Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với mnhững TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường. Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. + Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp(sẽ trình bày ở phần sau) + TSCĐ Nâng cấp, sửa chữa - Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Các chi phí sửa chữa TSCĐ được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với một số ngành có chi phí sửa chữa TSCĐ lớn và phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ với điều kiện sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước. Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán toàn bộ hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm. Nếu chi phí sửa chữa tực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. + Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ - Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý... TSCĐ phải tuân theo đúng các quy định của Pháp luật hiện hành - Đối với thuê TSCĐ hoạt động. Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vao chi phí kinh doanh trong kỳ. 5
  • 6. Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê - Đối với thuê TSCĐ tài chính Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hịên đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ. Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê TSCĐ. - Đối với giao dịch bán và cho thuê lại TSCĐ. Trường hợp doanh nghiệp bán và cho thuê TSCĐ là thuê hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê TSCĐ hoạt động. Các khoản chênh lệch phát sinh khi giá bán thoả thuận, tiền thuê lại TSCĐ ở mức thấp hơn hoặc cao hơn giá trị hợp lý được hạch toán ngay vào thu nhập trong lỳ phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với giá trị còn lại trên sổ kế toán được hạch toán vào thu nhập theo quy định. - Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán... TSCĐ trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng của doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại TSCĐ ( trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao TS (nếu có) và các thành viên khác do doanh nghiệp quyết định.Trong những trường hợp đặc biệt hoặc theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mời thêm đại diện cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật( nếu có) cùng tham gia các Hội đồng này. II. Phân loại và tính giá TSCĐ 1. Phân loại TSCĐ Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: a)Theo hình thái vật chất có - TSCĐ hữu hình( khái niệm như trên đã trình bày) 6
  • 7. - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụthể.Những TSCĐ này thể hiện ở số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư để có đ ược quyền hay lợi ích liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và được vốn hoá theo quy định. b) Theo quyền sở hữu có - TSCĐ tự có: l à những TSCĐ do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm bằng vốn tự có hoặc vay, nợ - TSCĐ đi thuê + TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê dài hạn trong thời gian dài theo hợp đồng thuê. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp có quyền qu ản lý và sử dụng tài sản còn quyền sở hữu TS thuộc và doanh nghiệp cho thuê. + TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ thuê để sử dụng trong một thời gian ngắn. TSCĐ thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với các TSCĐ này doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt. Giá trị củaTSCĐ này không được tính vào giá trị TS của doanh nghiệp đi thuê. c) Theo mục đích sử dụng có: - TSCĐdùng trong sản xuất- kinh doanh: là những TSCĐ đang được sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những TSCĐ này được trích và tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐphúc lợi: là những TSCĐ dùng để phục vụ cho đời sống vật chất hoặc tinh thần của các bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Thuộc về *TSCĐphúc lợi bao gồm nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, câu lạc bộ và các máy móc thiết bị khác dùng cho mục đích phúc lợi. Do không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên giá trị khấu hao của TS này không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - TSCĐ chờ xử lý: là những TS đã lạc hậu hoặc hư hỏng không còn sử dụng được đang chờ thanh lý hoặc nhượng bán. * Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau: - Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho,hàng sào, thấp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng... 7
  • 8. - Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... - Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đwofng ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hê thống điện, đường ống nước, băng tải... - Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.... - Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và /hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và /hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò... - Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của doanh nghiệp trong từng nhóm phù hơp 2. Tính giá TSCĐ hữu hình *TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm ( kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuể (không bao gồm các khoản thuể được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chi phí vận chuyển,bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ... Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển,bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ ...Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn hạch toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay. 8
  • 9. * TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc TS khác: là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị của TS đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như : chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí chạy thử; lệ phí trước bạ... - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. *TSCĐ hữu hình xây dựng hoặc tự sản xuất. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sãn sàng sử dụng( trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao đọng hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất). * TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành phương thức giao thầu - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành đến thời điểm đưa vào khai thác sử dụng theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan. * TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến... - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến...là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển...hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận TS phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như : chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ(nếu có). Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánhở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu 9
  • 10. hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. * TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa...là giá trị theo đánh giá thực tế của Hộn đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạt thử; lệ phí trước bạ... III. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán TSCĐ(nhà xưởng, máy móc, thiết bị) 1 . Các vấn đề đặt ra. Những nội dung sau được quy định trong việc hạch toán kế toán nhà xưởng, máy , móc và thiết bị . - Thời gian ghi nhận TS. - Xác định giá trị ghi sổ của TS. - Chi phí khấu hao phải được ghi nhận liên quan đến giá trị ghi sổ của TS. - Các yêu cầu công bố. 2. Phạm vi áp dụng. Chuẩn mực này quy định cho tất cả các loại nhà xưởng, máy móc, thiết bị.Nhà xưởng, máy móc và thiết bị là những TS hữu hình được doanh nghiệp giữ để sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, cho thuyê hoặc cho mục đích quản lý hành chính, và thường được sử dụng trong nhiều kỳ.Ví dụ đất đai, nhà cửa, máy móc, tàu bè, máy bay, phương tiện vận tải,nội thất, thiết bị lắt đặt. 3. Hạch toán kế toán. - Nhà xưởng, máy móc và thiết bị có thể được ghi theo những phương pháp sau: + Nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS; tức là giá trị ghi sổ (hạch toán chuẩn) 10
  • 11. + Giá trị được định giá lại (phương pháp được phép thay thế), là giá trị hợp lý của TS trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS. - Theo luật của một số nước thì phí khấu hao hàng năm cho một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị sẽ khác với số khấu hao được cơ quan thuế cho phép. Điều này dẫn tới chênh lệch giữa giá trị ghi sổ kế tón và giá trị cơ sở tính thuế cho khoản mục được khấu hao; thuế chuyển hoãn vì thế sẽ được quy định trong các điểu khoản của IAS 12. - Một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị được ghi nhận là một TS theo quy định chung của IAS nếu: + Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ TS này (ví dụ doanh thu bán sản phẩm tạo ra được từ TS đó). + Nguyên giá của TS cần được tính toán một cách tin cậy từ chính giao dịch liên quan (ví dụ hoá đơn) - Những nguyên tắc sau được áp dụng cho việc kết hợp hoặc tách biệt TS: + Những khoản nhỏ không đáng kể có thể hợp lại thành những khoản mục TS duy nhất. + Những phụ tùng chuyên dụng và thiết bị đi kèm được tính là nhà xưởng, máy móc và thiết bị. + Thiết bị phụ tùng được hạch toán như những khoản mục riêng biệt nếu những TS liên quan có thời gian sử dụng khác nhau hoặc mang lại lợi ích kinh tế theo những cách thức khác nhau (ví dụ như máy bay và động cơ của máy bay). + Tài sản an toàn và môi trường được xác định là một khoản mục nhà xưởng, máy móc và thiết bị nếu những TS này giúp cho doanh nghiệp tăng thêm lợi ích kinh tế trong tương lai từ những TS có liên quan so với những gì thu được nếu không có những TS an toàn và môi trường này (ví dụ thiết bị bảo vệ hoá chất). - Nguyên giá của một khoản nhà xưởng, máy móc và thiết bị được xác định là tất cả các chi phí trực tiếp liên quan, bao gồm giá mua và thuế đã trả. Tuy nhiên, các chi phí quản lý và chi phí chung cũng như chi phí chạy thử không được tính vào. - Nguyên giá của những TS xây dựng bao gồm nguyên vật liệu, nhân công và các loại chi phí đầu vào khác. 11
  • 12. - Khi TS được trao đổi, những TS không tương tự như TS đem trao đổi được ghi theo giá hợp lý của TS nhận được. Các khoản mục tương tự như TS đem đi trao đổi được ghi theo giá trị ghi sổ của TS đem đi trao đổi. - Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu cho máy móc và thiết bị được ghi nhận là một khoản chi phí khi phát sinh nếu chi phí đó khôi phục tiêu chuẩn hoạt động. Những chi phí này được ghi tăng nguyên giá TS nếu các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế của TS so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của TS đó.(SIC-23) - Khấu hao phản ánh việc tiêu dùng các lợi ích kinh tế của một TS và được ghi nhận là một khoản chi phí trừ khi nó được tính vào giá trị ghi sổ của một TS tự xây dựng. Những nguyên tắc sau đây được áp dụng: + Số khấu hao được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng TS. + Phương pháp khấu hao phản ánh cách thức tiêu dùng dự tính.Bao gồm các phương pháp đường thẳng, theo số dư giảm dần và tổng đơn vị sản phẩm. - Đất đai và nhà cửa là những TS có thể tách biệt được. Nhà cửa là những TS có thể được khấu hao. - Giá trị dự tính sẽ được thu hồi từ việc sử dụng một TS trong tương lai, bao gồm giá trị thanh lý, là giá trị có thể thu hồi được. Giá trị ghi sổ phải được so sánh định kỳ (thường là vào cuối năm) với giá trị có thể thu hồi được. Nếu giá trị có thể thu hồi được thấp hơn thì số chênh lệch được ghi nhận là một khoản chi phí còn nếu cao hơn thì được ghi nhận là một khoản đánh giá lại TS. - Công bố Những yêu cầu công bố chính gồm: + Chính sách kế toán. . Cơ sở tính toán cho từng loại TS . Phương pháp và tỷ lệ khấu hao cho từng loại TS + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh. . Chi phí khấu hao cho từng loại TS . Ảnh hưởng của những thay đổi quan trọng trong ước tínhliên quan đến nguyên giá của các loại nhà xưởng, máy móc và thiết bị. + Bảng cân đối kế toán và bản thuyết minh. 12
  • 13. . Tổng giá trị ghi sổ trừ đi khấu hao luỹ kế và lỗ luỹ kế do giảm giá trị TS cho từng loại TS vào đầu ký và cuối kỳ. . Cân đối chi tiết những thay đổi về giá trị ghi sổ trong kỳ. . Giá trị nhà xưởng, máy móc và thiết bị xây dựng. . Nhà xưởng, máy móc và thiết bị được đem thế chấp đảm bảo. . Các khoản cam kết quan trọng để mua nhà xưởng, máy móc và thiết bị. - Công bố bổ sung yêu cầu đối với giá trị đánh giá lại như sau: + Phương pháp được sử dụng và ngày hiệu lực của việc đánh giá lại. + Số dư sau đánh giá lại. + Nếu có sự tham gia của cơ quan định giá độc lập. + Bản chất của bất kỳ chỉ số nào được sử dụng để xác định chi phí thay thế. + Giá trị ghi sổ của từng loại nhà xưởng, máy móc và thiết bị nếu được ghi nhận trong báo cáo tài chính theo nguyên tắc giá gốc. IV. Đặc điểm của kế toán TSCĐ ở một số nước. 1. Ở các nước Tây Âu (Pháp) a) Khái niệm TSCĐ ( Bất động sản) Bất động sản là những TS có giá trị lớn và có thời gian hữu ích lâu dài. Những TS này được xây dựng mua sắm làm công cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải là đối tượng khai thác ngắn hạn. * Phân loại bất động sản Theo hình thức biểu hiện, bất động sản được chia làm 2 loại: Bất động sản vô hình và bất động sản hữu hình. - Bất động sản vô hình là những bất động sản không có hình thể nhưng có tể đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp. - Bất động sản hữu hình: Là những bất động sản có hình thức rõ ràng. Thuộc về bất động sản hữu hình gồm có: 13
  • 14. + Đất đai: đất trống, đất cải tạo, đất đã xây dựng, đất có hầm mỏ; Chỉnh trang và kiến tạo đất đai; + Các công trình kiến trúc : nhà cửa, vật kiến trúc, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng. + Công trình kiến trúc trên đất người khác; + Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và dụng cụ dùng trong công nghiệp; + Các bất động sản hữu hình khác: phương tiện vận tải, máy móc văn phòng và thiết bị thông tin, bàn ghế đồ đạc, súc vật làm việc và các súc vật sinh sản.... b) Nguyên giá của bất động sản hữu hình - Đối với bất động sản mua ngoài: Nguyên giá là giá mua thực tế và các chi phí có liên quan (như chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiển, chi phí lắp đặt, chạy thử...) - Đối với bất dộng sản hữu hình do doanh nghiệp tự xây dựng: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí phát sinh từ lúc chuẩn bị xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. - Đối với các bất động sản do góp phần hùn cổ phần hiện vật: Nguyên giá là giá trị đã được các bên tham gia góp vốn xác nhận Khi mua sắm hoặc sang nhượng bất động sản, thông thường phải có các thủ tục pháp lý như: thuế trước bạ, chứng thư, tiền thù lao cho chưởng khế hoặc tiền hoa hồng phải trả cho một người môi giới...Những chi phí này không được tính vào nguyên giá bất động sản mà hạch toán vào TK 4812-“ phí tổn mua sắm bất động sản” hoặc hạch toán vào các tài khoản chi phí có liên quan ( TK 6354- Thuế trước bạ, TK 6226- Thu kèm, TK 6221- Tiền hoa hồng....) Cuối niên độ sẽ kết chuyển chi phí sang TK 4812 để phân chia cho nhiều niên độ c) Nhiệm vụ hạch toán bất động sản. Theo dõi, ghi chép chính xác, kịp thời số lượng và giá trị bất động sản hiện có, tình hình biến động tăng giảm hiện trạng của bất động sản trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận sử dụng bất động sản. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao bất động sản vào chi phí kinh doanh, đồng thời tiến hành lập bảng khấu hao để theo dõi đối với từng loại bất động sản. 14
  • 15. Theo dõi, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng, tu bổ sửa chữa bất động sản và chi phí phát sinh để có kế hoạch phân bổ hợp lý. Định kỳ tiến hành kiểm kê để phát hiện kịp thời tình hình mất mát, thiếu hụt bất động sản. Thanh lý các bất động sản hỏng không thể sửa chữa được, đồng thời nhượng bán các bất động sản không cần dùng để thu hồi vốn, thực hiện đổi mới bất động sản. Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về tình hình bất động sản( nguyên giá, khấu hao và dự phòng, giá trị còn lại của bất động sản) để phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán. d) Kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm bất động sản hữu hình * Kế toán các nghiệp vụ tăng bất động sản. TK sử dụng hạch toán bất động sản. - TK 21 “ Bất động sản hữu hình” TK này được chi tiết : - TK 211: Đất đai - TK 212: Chỉnh trang và kiến tạo đất đai. - TK 213: Kiến trúc - TK 214: Công trình kiến trúc trên đất người khác - TK 215: Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và dụng cụ công nghiệp - TK 218: Các bất động sản hữu hình khác • Hạch toán Kế toán các nghiệp vụ tăng bất động sản - Bất động sản tăng do mua sắm : Khi mua sắm bất động sản hữu hình, căn cứ vào chứng từ kế toán để xác định nguyên giá của bất động sản hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 21: Nguyên giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 4456: Thuế GTGT- trả hộ nhà nước Có TK 530, 512, 404...: Tổng giá thanh toán 15
  • 16. TK 530, 512,404 TK 21 Nguyên giá chưa Tổng giá thanh toán có thuế TK 4456 Thuế GTGT - Bất động sản tăng do nhận từ các thành viên góp vốn bằng hiện vật - Đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn TK 101 TK 4561 TK 21 Hứa góp Thực hiện góp + Đối với công ty cổ phần TK 101 TK 109 TK 4561 TK 21 Đăng ký góp Gọi góp Thực hiện góp - Bất động sản tăng do đầu tư xây dựng cơ bản. - Trường hợp công trình hoàn thành trong năm + Khi phát sinh chi phí. Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Chi phí chưa có thuế GTGT Nợ TK 4456: Thuế GTGT của vật liệu dịch vụ mua ngoài Có TK 530, 512, 401, 421, 28.... Tổng giá thanh toán + Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Nợ TK 21(213- Kiến trúc) Tổng giá thanh toán Có TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá” + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí 16
  • 17. Nợ TK 12 “ Kết quả niên độ” Có TK 60, 61, 62, 64, 68... “Các tài khoản chi phí” + Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập Nợ TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá” Có TK 12 “ Kết quả niên độ” TK 530, 512, TK 60, 61, 401, 421, 28 62, 64, 68 TK 12 TK 72 TK 21 Kết chuyển Kết chuyển thu Công trình hoàn Chi phí phát sinh CP cuối kỳ nhập cuối kỳ thành bàn giao TK 4456 Thuế GTGT của vật liệu dịch vụ mua ngoài - Trường hợp công trình xây dựng, xây dựng trong nhiều năm + Khi phát sinh chi phí Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Chi phí chưa có thuế GTGT Nợ TK 4456: Thuế GTGT của vật liệu mua ngoài Có TK 530, 512, 401, 421, 28 : Tổng giá trị thanh toán + Cuối năm công trình xây dựng chưa hoàn thành. Nợ TK 23 “ Bất động sản dở dang” Tổng chi phí thực tế Có TK 72 “ Sản phẩm bất động hoá” Năm sau công trình hoàn thành bàn giao + Chi phí phát sinh thêm ở năm sau: Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68... Tổng chi phí chưa thuế GTGT 17
  • 18. Nợ TK 4456 Thuể GTGT của vật liệu, dịch vụ mua ngoài Có TK 530, 512, 401, 421, 28... Tổng giá thanh toán + Khi công trình hoàn thành bàn giao Nợ TK 21 “213- kiến trúc” Tổng giá trị công trình Có TK 23 “ Bất động sản dở dang” Chi phí phát sinh từ năm trước Có TK 72” Sản phẩm bất động hoá” Chi phí phát sinh ở năm sau. + Cuối kỳ, kết chuyển chi phí và thu nhập ( tương tự như trên ) - Bất động sản tăng do chuyển sản phẩm thành bất động sản Nợ TK 21 Giá chưa co thuế GTGT Nợ TK 4456 Thuế GTGT- Trả hộ nhà nước Có TK 72 Giá chưa có thuế GTGT Có TK 4457 Thuế GTGT- thu hộ Nhà nước Kế toán các nghiệp vụ giảm bất động sản - Thanh lý bất động sản do đã trích đủ khấu hao TK 21 TK 281 SDĐK :xxx SDCK: xxx Ghi giảm BĐS do Đã khấu hao đủ - Nhượng bán bất động sản Ghi giảm bất động sản nhượng bán. Nợ TK 28 : Số khấu hao đã trích Nợ TK 675: Giá trị còn lại (Giá trị ghi sổ của TS đã nhượng bán) Có TK 21 : Nguyên giá của Bất động sản Phản ánh số tiền thu được từ nhượng bán bất động sản Nợ TK 512, 530, 462 “trái quyền nhượng bán các bất động sản”: Tổng giá thanh toán 18
  • 19. Có TK 775 “ Thu nhập về nhượng bán TS”: Giá chưa có thuế Cuối kỳ, kết chuyển chi phí và thu nhập để tính kết quả nhượng bán TS. Kết chuyển chi phí Nợ TK 12: “ Kết quả niên độ” Có TK 675: “ Giá trị ghi sổ sách của TS nhượng bán” Kết chuyển thu nhập Nợ TK 775: “ Thu nhập về nhượng bán TS” Có TK 12: “ Kết qủa niên độ” Sơ đồ: kế toán nhượng bán bất động sản TK 21 TK 281 Nguyên Số KH Giá đã trích TK 675 TK 12 TK 775 TK 530, 512, 462 Giá trị Kết chuyển Kết chuyển thu Giá bán còn lại CP cuối kỳ nhập cuối kỳ chưa thuế tổng giá trị thanh TK 4457 toán thuế GTGT Phần II: Kế toán TSCĐ theo chuẩn mực kế toán 03 “ TSCĐ hữu hình” và QĐ 206 ngày 12/12/2003. 1. Đặc điểm quản lý TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. a) Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình. Tư liệu lao động là từng TS hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phậnnào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thơi cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi la TSCĐ: 19
  • 20. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó. Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Có giá trị từ 10.000.000 đồng( mười triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiệnđược chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận TS thì mỗi bộ phận TS đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi la một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. b) Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như : Chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử ( trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); chi phí chuyên gia và các chi phíliên quan trực tiếp khác. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình( vốn hoá) theo quy định của chuẩn mực kế toán” chi phí vay”. Các khoản chi phí phát sinh, như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì các khoản được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự định được hạch toán vào chi phi sản xuất , kinh doanh trong kỳ. 20
  • 21. - TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế : Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất đó cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường họp trên mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các TS đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình - TSCĐ hữu hình thuê tài chính. Nguyên giá là số tiền nợ, không bao gồm tiền lãi phải trả cho bên cho tuê TSCĐ - TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi Trường hợp trao đổi với một TSCĐ hữu hingh không tương tự hoặc khác Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TS đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Trường hợp trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TS tương tự. Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. - TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ tặng biếu, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu.Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. c) Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình Đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ 21
  • 22. Trong đó : Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế ( trong Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian sử dụng của = Giá bán của TSCĐ mới * TSCĐ mới cùng loại cùng loại( hoặc của TSCĐ định theo Phụ lục( trong tương đương ) Quyết định 206/03/QĐ- BTC ngày 12/12/03) trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ( trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận( trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp)... - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chín, doanh nghiệp phải giải trình rõ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo 3 tiêu chuẩn: + Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; + Hiện trạng TSCĐ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của TS...); + Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. - Trường hợp có các yếu tố tác động( như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ...) nhằm kéo dài hoặc rút nhắnthời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ theo 3 tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. d)Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng . e) Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp(đã trình bày ở trên) 2.Nội dung hạch toán TSCĐ hữu hình. Hạch toán chi tiết TSCĐ Hạch toán chi tiết TSCĐ sử dụng các loại chứng từ, sổ sách sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ dùng để ghi chép, theo dõi TSCĐ thay đổi. Khi có sự thay đổi, giao nhận TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập Hội đồng giao nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ ghi chép ban đầu. Biên bản giao nhận này lập riêng cho từng TSCĐ. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì có thể lập 22
  • 23. chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản. Bên giao nhận và bên nhận mỗi bên giữ một bản. - Hồ sơ TSCĐ: Mỗi TSCĐ phải có một bộ hồ sơ riêng bao gồm Biên bản giao nhậnTSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ. - Sổ chi tiết TSCĐ lập chung cho toàn doanh nghiệp. Trên sổ ghi chép diễn biến liên quan đến TSCĐ trong quá trình sử dụng như trích khấu hao, TSCĐ tăng, giảm...Mỗi TSCĐ được ghi vào một trang riêng trong sổ này. Mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ lập sổ theo dõi TS để ghi chép các thay đổi do tăng, giảm TSCĐ. - Mỗi TSCĐ được xác định bằng một số hiệu riêng gọi là số danh điểm TSCĐ. Số danh điểm TSCĐ thường đặt theo số TK, TK các cấp và số thứ tự của TSCĐ. Số danh điểm này không thay đổi trong suốt quá trình TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp. Khi TSCĐ bị thanh lý hoặc nhượng bán số danh điểm này không được dùng để đặt lại cho các TSCĐ khác. - Khi đưa vào sử dụng mỗi TSCĐ được theo dõi riêng bằng một thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được đặt trong hòm thẻ trong phòng kế toán. Kế toán viên theo dõi TSCĐ có trách nhiệm theo dõi và ghi chép đầy đủ tình hình sửa chữa, các thya đổi của TSCĐ và tính trích khấu hao TSCĐ. Trên thẻ ghi rõ tên TSCĐ, nước sản xuất, năm sản xuất, ngày mua TSCĐ, ngày đưa TSCĐ vào sử dụng, các thay đổi về kết cấu, tình hình sửa chữa TSCĐ, tình hình trích khấu hao... - Khi giảm TSCĐ đều lập đầy đủ hồ sơ thủ tục tuy từng trường hợp cụ thể. Nếu thanh lý TSCĐ cần phải căn cứ vào quyết định tahnh lý đẻ thành lập ban thanh lý TSCĐ. Ban thanh lý TSCĐ tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý để tổng hợp chi phí thnah lý và giá trị thu hồi khi công việc thnah lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho kế toán, 1 bản chuyển cho bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ. - Trường hợp nhượng bán TSCĐ kế toán phải lập hoá đơn bán TSCĐ. Nếu chuyển giao TSCĐ cho doanh nghiệp khác thì phải lập biên bản giao nhận TSCĐ. Trường hợp phát hiện thiếu mất TSCĐ thì phải lập biên bản thiếu, mất TSCĐ. Các chứng từ trên là căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ và các sổ hạch toán chi tiết TSCĐ. Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình. 23
  • 24. Tài khoản sử dụng -TK 211- TSCĐ hữu hình : dùng phản ánh nguyên giá hiện có và theo dõi biến động nguyên giá của TSCĐ hữu hình - Kết cấu: Bên nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng. Bên có : Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp - TK này được chi tiết thành các TK cấp hai như sau: + TK 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc + TK 2113- Máy móc thiết bị + TK 2114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn + TK 2115- Thiết bị, dụng cụ quản lý + TK 2116- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + TK 2118- TSCĐ hữu hình khác. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình TSCĐ tăng do mua sắm - Mua sắm trực tiếp không qua lắp đặt Ghi tăng TSCĐ hữu hình Nợ TK 211 : Nguyên giá Nợ TK 133 : Giá chưa thuế * thuế suất Có TK 111, 112, 331, 341... Tổng giá thnah toán Kết chuyển nguồn vốn Nếu TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn, quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp thì đồng thời với bút toán trên kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm các nguồn vốn, quỹ tương ứng. Nợ TK 441 : Nếu mua bằng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản 24
  • 25. Nợ TK 414 : Nếu mua bằng quỹ đầu tư xây dụng phát triển Nợ TK 4312: Nếu mua bằn quy phúc lợi. Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh Nếu dùng nguồn vốn khấu hao để mua sắm thi ghi đơn : Có TK 009: Số tiền mua TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh Nếu dùng tiền vay để thanh toán khi mua TSCĐ thì không ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn này. Khi thanh toán tiền mua TSCĐ nếu được người bán cho chiết khấu thanh toán tiền mua TSCĐ mà do thanh toán sớm Nợ TK 331 : Tổng số tiền đã trả Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chín Có TK 111, 112 : Thanh toán số còn lại Nếu được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá Nợ TK 111, 112, 331: Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá có thuế Có TK 211 : Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá chưa có thuế Có TK 133 : Thuế GTGT của chiết khấu thương mại, giảm giá. - Mua sắm cần qua lắp đặt TK 111, 112, 331, 341 TK 2411 TK 211 Mua TSCĐ cần qua lắp đặt Giá mua chưa có thuế Tổng giá Thanh toán TK 133 Khi lắp đặt xong Thuế GTGT TK 152, 334, được khấu trừ 111, 112, 331... Thuế GTGT ( nếu có) Chi phí lắp đặt, chạy thử Chi phí CP không có thuế có thuế 25
  • 26. Kết chuyển nguồn vốn: tương tự như trong bút toán trên - Mua sắm theo phương thức trả chậm, trả góp. TK 111, 112. TK 331 TK 211 Giá mua chưa có thuế TK 153 Định kỳ thanh Số tiền Thuế GTGT Toán tiền mua TSCĐ phải trả được khấu trừ TK 142 hoặc 242 TK 635 Định kỳ kết chuyển Lãi trả chậm, lãi trả chậm, trả góp trả góp Kết chuyển nguồn vốn như trên - Mua nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất TK 111, 112, 331, 341 TK 211 ( 2112) Giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, chưa có thuế TK 213 ( 2131) Giá trị quyền sử dụng Tổng số tiền phải đất, giá chưa có thuế Thanh toán TK 133 Thuế GTGT của nhà cửa, vật kiến trúc và đất đai Mua dưới hình thức trao đổi 26
  • 27. + Trao đổi 2 TSCĐ hữu hình tương tự TK 211 TK 214 ( 2141) Giá trị hao mòn của TSCĐHH đem trao đổi Nguyên giá TSCĐ TK 811 hữu hình đem đi trao đổi Nguyên giá TSCĐ HH nhận về ( tính theo GTCL của TSCĐHH đem trao đổi + Trao đổi 2 TSCĐ hữu hình không tương tự Khi đưa TSCĐHH đi trao đổi ( ghi giảm TSCĐHH) TK 211 TK 214 (2141) TK 711 TK 131 TK 211 Giá trị hao mòn của Giá trị hợp lý đi TSCĐHH đưa của TSCĐHH trao đổi Giá trị hợp lý của Nguyên giá TSCĐHH đem đi trao đổi TSCĐHH nhận về Đem đi trao đổi TK 811 Giá trị còn lại của trị hợp lý Giá trị hợp lý Giá TK 133 TSCĐHH đem đi Và thuế GTG và thuế GTGT TK 3331trao đổi của TSCĐHH của TSCĐHH Thuế GTGT đem trao đổi nhận về được khấu trừ Thuế GTGT Phải nộp TK 111, 112 Nhận số tiền chênh lệch Trả số tiền còn thiếu Ghi tăng TSCĐHH nhận về từ trao đổi 27
  • 28. TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Kết chuyển nguồn vốn tương tự như trên TSCĐ hữu hình tăng do nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc được Nhà nước,cấp trên cấp. TK 411( chi tiết nguồn vốn) TH 211 Ghi tăng TSCĐ nhận vốn góp liên Doanh, vốn cổ phần, được cấp phát... TSCĐ hữu hình tăng do được tài trợ, tặng biếu TK 711 TK 211 TK 152, 153, 334, 338, 214 TK 214(2142) TK 211(2112) CP đầu tư XDCB thực tế phát sinh TSCĐ được nhận do được đơn ( công trình tự làm) Tổng giá tài trợ, tặng biếu..( NG) vị khác thanh toán TK 133 Thuế GTGT TK 344, 112, 111 của vliệu, dvụ Khi công trình hoàn mua về sd ngay Chi phí liên quan trực tiếp đến thành bàn giao TK 111, 112, 331 TSCĐ được tặng biếu Thuế GTGT được khấu trừ Nhận bàn giao công trình XDCB cho thầu Tống giá giá quyết toán Thanh toán của công trình TSCĐ hữu hình tăng do nhận lại vốn góp tham gia liên doanh 28
  • 29. TK 222 TK 211 Khi nhận lại vốn góp tham gia liên doanh ( giá trị thực tế lúc ban đầu) TK 111, 112, 138 Nếu hợp đồng liên doanh quy định doanh nghiệp Số chênh lệch giữa được nhận số chênh lệch vốn góp lúc đàu và TK 635 lúc nhận Nếu Hội đồng liên doanh quy định doanh nghiệp không được nhận số chênh lệch TSCĐ hữu hình tăng do nhận được do điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, TK 214( 2141) TK 211 Giá trị hao mòn Nguyên giá TK 411 Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình tăng do tự chế phản ánh giá vốn của sản phẩm chuyển thành TSCĐ TK 154 TK 632 Xuất sản phẩm tại xưởng để chuyển thành TSCĐ(giá thành thực tế) TK 155 Xuất kho sản phẩm chuyển thành TSCĐ phản ánh giá bán của sản phẩm chuyển thành TSCĐ 29
  • 30. TSCĐ hữu hình phát hiện thừa trong kiểm kê hoặc đánh giá lại TK 512 TK 211 Doanh thu của sản phẩm chuyển Thành TSCĐ TK 111, 112, 334... Chi phí liên quan đến TSCĐ tự chế (lắp đặt, chạy thử...) - TSCĐHH thừa đã rõ nguyên nhân Nếu TSCĐHH thừa đang sử dụng cần phải trích bổ sung khấu hao Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 Nếu TSCĐHH thừa là của đơn vị khác cần báo cho chủ TS biết Trong khi chờ xử lý được hạch toán vào TK 002: Nợ TK002 : Giá trị TSCĐHH thừa. Khi trả lại cho chủ TS ghi : Có TK 002 : Giá trị TSCĐHH thừa - TSCĐHH thừa chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 214 : Giá trị đã hao mòn Có TK 3381: TS thừa chờ giải quyết Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình 30
  • 31. - TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý TK 211 TK 214 TK 3331 TK 111,112,152,131 Giá trị hao thuế GTGT giảm sổ mòn phải nộp TSCĐ khi nhượng bán thanh lý TK111,112,334,152 TK 811 TK 911 TK 711 Giá trị k/ch’ k/ch’ thu tổng số tiền thu được từ Còn lại CP cuối kỳ nhập khác nhượng bán, thanh lý Chi phí nhượng bán cuối kỳ Thanh lý phát sinh TK 133 VAT (nếu có) - TSCĐ hữu hình giảm do gửi đi tham gia liên doanh với đơn vị khác TSCĐHH góp vốn được Hội đồng liên doanh đánh giá lại giá trị thực tế được đánh giá là giá trị vốn góp liên doanh của doanh nghiệp. Nợ TK 214(2141) : giá trị hao mòn Nợ TK 128,222: Vốn góp liên doanh ngắn hạn hoặc dài hạn Nợ (hoặc Có) TK 412 : số chênh lệch. Có TK 211 : nguyên giá - TSCĐ hữu hình giảm do hoàn trả vốn cho ngân sách, cấp trên, các thành viên góp vốn liên doanh, vốn cổ phần + Nếu không đánh giá lại TSCĐ Nợ TK 214(2141) Giá trị đã hao mòn Nợ TK 411: Giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá + Nếu đánh giá lại TSCĐ Nợ TK 214(2141) : Giá trị đã hao mòn 31
  • 32. Nợ TK 411 : giá trị thực tế đánh giá Nợ (hoặc Có) TK 412: số chênh lệch Có TK 211 Nguyên giá - TSCĐ hữu hình giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ + TSCĐHH còn mới chưa sử dụng Nợ TK 153 : Giá thực tế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ - TSCĐHH đã sử dụng rồi TK 211 TK 214(2141) Giá trị đã hao mòn của TSCĐHH NG của TK 627, 641, 641.. TSCĐHH giá trị còn lại nhỏ, tính 1 lần vào CP sản xuất kinh doanh GT TK 142 hoặc 242 Còn lại Giá trị còn lại Địng kỳ phân bổ lớn cần phẩn dần vào chi phí sản bổ dần xuất kinh doanh - TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu trong kiểm kê hoặc đánh giá lại + Thiếu chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 1381 : TS thiếu chờ giải quyết Có TK 211 : Nguyên giá + Thiếu đã rõ nguyên nhân. Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Nợ TK 138(1388) Giá trị còn lại Nợ TK 411 Giá trị còn lại( nếu quyết định ghi giảm vốn kinh doanh) 32
  • 33. Nợ TK 811 Giá trị còn lại( nếu doanh nghiệp chịu tổn thất) Có TK 211 Nguyên giá Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình • Hạch toán sửa chữa thường xuyên TK 152, 153, 334, 111 TK 627, 641,642 CP sửa chữa thực tế phát sinh theo phương thức tự làm TK 111, 112, 331 CP sửa chữa thực tế phát sinh theo phương thức tổng giá thanh Thuê ngoài toán TK 133 VAT được khấu trừ • Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ - Sửa chữa theo kế hoạch Chênh lệch giữa CP trích trước và CP thực tế TK 152, 153,334,214 TK 214(2143) TK 315 TK 627,641,642 CP thực tế phát sinh theo trích trước CP sửa phương tự làm chữa Số đã trích trước TK 111,112,331 khi công việc schữa CP thực tế phát sinh theo hoàn thành chênh lệch giữa chi phí thực Phương thức thuê ngoài tế và chi phí trích trước TK 133 VATđược khấu trừ 33
  • 34. - Sửa chữa lớn ngoài kế hoạch TK 152,153,334,214 TK 214(2143) TK142/242 TK 627,641,642 CP sử chữa thực tế phát sinh Khi công việc Theo phương thức tự làm hoàn thành, CP schữa lớn cần phân Định kỳ phân bổ CP bổ dần sửa chữa vào CP sản xuất kinh doanh TK 111,112,331 CP sửa chữa thực tế phát sinh Theo phương thức thuê ngoài Nếu CP sửa chữa nhỏ tính 1 lần vào CP tổng giá sản xuất kinh doanh của các phần hanh toán TK 133 VAT được khấu trừ • Hạch toán sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ TK 152,153,334,214 TK214(2143) TK 211 CP sửa chữa lớn thực tế phát Khi công việc sửa chữa hoàn thành và đủ Sinh theo phương thức tự làm tiêu chuẩn ghi tăng NG TSCĐ TK 111,112,331 TK 627,641,642 CP sửa chữa lớn thực tế phát sinh Khi công việc sửa chữa hoàn thành theo phương thức thuê ngoài không đủ TK 133 tiêu chuẩn Ghi NG TK 142/242 VAT được Nếu CP lớn Định kỳ phân bổ khấu trừ phân bổ dần dần CP cho các đối tượng Mức khấu hao cần thiết cho TSCĐ sau khi cải tạo nâng cấp Giá trị còn lại Cp cải tạo trước khi cải + nâng cấp 34 tạo, nâng cấp Mức khấu hao năm số năm dự kiến sử dụng sau khi = cải tạo, nâng cấp
  • 35. Phần III : So sánh với chuẩn mực quốc tế và nhận xét- kiến nghị đưa ra hướng hoàn thiện. 1./ So sánh và Nhận xét Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế , hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và chế độ kế toấn quy định việc tổ chức, quản lý và hạch toán TSCĐ đặc biệt là TSCĐHH đã không ngừng được hoàn thiện và phù hợp phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp. Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán, trong đó có chuẩn mực TSCĐ hữu hình. Tiếp đến, ngày 9/10/2002 Bộ Tài chính ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán. Sự ra đời của bốn chuẩn mực mới đã phần nào làm hoàn thiện hơn công tác quản lý TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán Việt Nam không ngừng sửa đổi, đổi mới để từng bước hoàn thiện hơn , hoà nhập với thế giới,do đó để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tính đúng, trích đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh; thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 và có hiệu lực ngày 01/04/2004. Tuy nhiên do nền kinh tế của mõi quốc gia là không giống nhau do đó chế độ kế toán của Việt Nam xây dựng xu hướng dựa theo CMKTQT song cũng không thể áp dụng hết các nguyên tắc đó. Về số hiệu ta sử dụng khác so với quốc tế và TK của Việt Nam đơn giản hơn so với TK quốc tế. Số lượng TK sử dụng trong hệ thống kế toán quốc tế nhiều hơn Việt Nam rất nhiều.Chỉ riêng đối với loại TK về TSCĐHH: Việt Nam sử dụng TK 211 Còn các nước khác như Pháp lại sử dụng TK 21, còn các nước ở Bắc Mỹ lại gắn số hiệu và tên gọi bắt buộc. tuy nhiên sự khác nhau này không ảnh hưởng đến công tác kế toán mõi quốc gia. Trong QĐ 206/2003 của Bộ Tài chính ngày 12/12/2003 đã có những sửa đổi, bổ sung những điểm mới ngày càng gần với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ như vấn đề tiêu chuẩn nhận biết TSCĐHH ở VN đã nêu 4 tiêu chuẩn, ngoài tiêu chuẩn về thời gian sử dụng đã giống trong CMKTQT thi còn cụ thể 2 tiêu chuẩn theo CMKT QT đó là: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐHH 35
  • 36. Nguyên giá TSCĐHH phải được xác định một cách đáng tin cậy. Và Việt Nam cũng mở rộng tiêu chuẩn về giá trị tài sản phải có giá trị từ 10.000.000. đồng(mười triệu đồng )trở lên đó cũng là một tiêu chuẩn có thể làm cho việc hạch toán, ghi số TSCĐ đươc giảm đi một lượng lớn.( do trước kia quy định TSCĐHH có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên) Còn về nguyên tắc tính giá TSCĐHH tuy cung hướng theo CMKTQT song ở Việt Nam việc tính giá được xác dịnh có phần rõ ràng và cụ thể hơn . Đó là một thuận lợi giúp kế toán có thể tính giá một cách chính xác và nhanh hơn. Về phân loại TSCĐ: - Các phương pháp khấu hao TSCĐ của VIệt Nam cũng sử dụng các phương như CMKTQT nhưng trước kia việc phân loại TSCĐHH không chi tiết cụ thể nên việc tính và trích khấu hao vẫn có nhiều kẽ hở, tuy nhiên thiếu sót này cũng đã được CMKT số 03 và QĐ 206/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có sửa đổi và khắc phục. Đồng thời trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoẩin xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực của TSCĐ hiện có cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn. Về kế toán chi tiết TSCĐ : bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ, thẻ TSCĐ, việc này giúp cho công tác quản lý và kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thuận lợi hơn. Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng, nhờ có phương pháp này mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình hình khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ. Về chế độ nâng cấp, sửa chữa TSCĐHH có quy định: nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ Tài chính xem xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính mới được thực hiện. Quy định này làm tốn nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong việc chờ đợi các quyết định được duyệt. Do đó làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do TSCĐ chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ nói chung, và TSCĐHH nói riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. 36
  • 37. 2./ Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐHH trong doanh nghiệp hiện nay Về chế độ kế toán nói chung, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, nên vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực Quốc tế về kế toán. Hơn nữa, Nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của những nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của công tác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng để công tác tính giá, tính khấu hao không có những kẽ hở và không bị thất thoát những tài sản của Nhà nước. Về chế độ nâng cấp TSCĐHH: Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức, máy móc, có thể cho phép doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp những TSCĐ loại nhỏ như các thiết bị, dây chuyền sản xuất... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐHH, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về trình độ phương tiện quản lý TSCĐHH: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán, tạo ra khả năng, điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm được giao, phát huy tốt vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. 37
  • 38. KẾT LUẬN Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng. Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp. Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 38
  • 39. KẾT LUẬN Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng. Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp. Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 38
  • 40. KẾT LUẬN Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng. Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp. Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 38
  • 41. KẾT LUẬN Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. TSCĐ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong sản xuất, mặt khác những TS này có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi phải hạch toán chi tiết, quản lý chặt chẽ TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận, phân xưởng. Tầm quan trọng của TSCĐ ở chỗ đó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất trực tiếp. Mặc dù có những nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài có thể có những sai sót.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo, TS Nguyễn Thị Lời và bạn bè để đề án môn học được hoàn thihện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 38