SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Download to read offline
1
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
2
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
3
CHƯƠNG 1 - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG		 04
I. Tổng quan về bệnh tiểu đường			 04
II. Điều trị bệnh tiểu đường				 14
III. Một số lời khuyên					 23
CHƯƠNG II - BỆNH CAO HUYẾT ÁP		 33
I. Tổng quan về bệnh cao huyết áp			 33
II. Điều trị bệnh cao huyết áp				 38
III. Một số lời khuyên					 47
CHƯƠNG III - BỆNH GÚT				 61
I.Tổng quan về bệnh gút					 61
II. Điều trị bệnh gút					 68
III. Một số lời khuyên					 72
CHƯƠNG IV - CÁC BỆNH LÝ VỀ MẮT		 81
I. Cấu tạo mắt 						 81
II. Các bệnh lý về mắt thường gặp			 83
III. Bài tập cho đôi mắt sáng, khoẻ mạnh		 94
CHƯƠNG V - TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT 	 103
I. Tổng quan về bệnh					 103
II. Điều trị							 106
MUÏC LUÏC
4
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
CAÅM NANG
BEÄNH HOÏC
Cho ngöôøi cao tuoåi
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ
5
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
LỜI MỞ ĐẦU
	 Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh
nhân đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch, cao
huyết áp của nước ta đang gia tăng nhanh chóng, đứng
nhất nhì thế giới. Đa số các bệnh nhân đều chưa được
trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh nên dù đã dùng
thuốc mà bệnh vẫn không giảm, càng ngày càng nặng hơn
và gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, làm hao tổn kinh
tế và ảnh hưởng đến những người thân khác trong gia
đình.
	 Hưởng ứng lời kêu gọi của thế giới về phòng chống
các bệnh hiểm nghèo, các dược sĩ đại học của AQUA
GROUP đã biên soạn các cuốn sách “Cẩm nang bệnh học
cho người cao tuổi” với mong muốn cung cấp những kiến
thức có ích cho người cao tuổi như một công cụ để phòng
ngừa, điều trị các bệnh thường gặp. Tập 1 của cuốn sách
viết về các bệnh: Tiểu đường – Cao huyết áp – Gút –
Bệnh lý về mắt – Chứng tiểu không kiểm soát.
	 Cuốn sách như một món quà tặng kèm theo lời chúc
sức khoẻ gửi tới các độc giả.
Trân trọng
AQUAGROUP
6
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
CHƯƠNG 1: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
	
I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH
	 1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) là một
bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt
đối insulin, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra các rối
loạn chuyển hóa gluxit, lipid, protid...
Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy có tác dụng
làm giảm và điều hòa đường huyết ở ngưỡng cho phép.
	 2. Làm thế nào để biết mình có bị tiểu đường
hay không?
v Những dấu hiệu thường gặp của người bệnh tiểu
đường
- Rất khát nước và uống nước rất nhiều (háo nước).
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Rất đói, rất thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường.
- Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn.
- Khó tập trung làm việc hay học tập, cơ thể mệt mỏi, dễ
cáu gắt.
- Mờ mắt
v Chẩn đoán nào cho kết luận người đó bị tiểu đường?
- Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl), đo hai lần
gần nhau.
- Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo
các triệu chứng lâm sàng.
7
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
- Đường huyết 2h sau khi uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/l.
Những triệu chứng thường gặp ở người bị tiểu đường
	 3. Tại sao lại bị bệnh tiểu đường?
v Insulin và vai trò điều hoà đường huyết
Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra khi đường
huyết tăng cao (sau bữa ăn, ăn nhiều đồ ngọt), hormone
này có vai trò trong việc vận chuyển glucose vào trong
tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời
chuyển glucose dư thừa thành glycogen và dự trữ ở gan.
Một hormone khác cũng do tuyến tụy tiết ra là gluca-
gon có tác dụng làm tăng đường huyết (trong trường hợp
đường huyết hạ quá thấp) do tăng chuyển hóa từ glycogen
thành glucose và tăng tạo đường ở gan. Hai hormone này
giúp điều hòa đường huyết ổn định trong giới hạn cho
phép (3,8 mmol/l – 5,6mmol/l).
8
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
Vai trò của các hormon điều hoà đường huyết
v Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
- Cơ thể bị thiếu hụt insulin: Do tuyến tụy bị viêm hoặc
bị suy yếu sẽ không bài tiết insulin như bình thường, gây
thiếu hụt insulin. Khi này, đường huyết tăng cao và cơ thể
cần tiêm insulin từ bên ngoài để điều hòa đường huyết.
Đây được gọi là tiểu đường type 1 (tiểu đường phụ thuộc
insulin).
- Insulin bị giảm hoạt tính: Tuyến tụy vẫn bài tiết
insulin, nhưng vì một lý do nào đó mà insulin không hoạt
động được như bình thường, do đó không làm giảm đường
huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường type 2 (tiểu đường không
phụ thuộc insulin).
v Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2
9
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
	 4. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường?
Không phải cứ ăn nhiều đường là bị tiểu đường. Những
người có nguy cơ mắc bệnh là:
- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường (bố, mẹ, anh, chị)
- Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc đã bị đái tháo đường thai
nghén
- Tuổi cao (> 50 tuổi), kèm các bệnh lý béo phì, tim mạch,
cao huyết áp
- Béo phì, lười vận động
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, carbonhydrate tinh chế.
- Stress
- Rối loạn dung nạp glucose
	 5. Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?
5.1 Người bị tiểu đường hay bị những biến chứng cấp
tính gì?
v Đường huyết tăng cao quá mức
So sánh
Nguyên nhân
Tuổi khởi phát
Thể trạng
Insulin máu
Di truyền
Triệu chứng
Tiểu đường type 1
Thiếu hụt insulin tuyệt đối
< 40
Gầy
Thấp hoặc không đo được
Thường không có
Khởi phát đột ngột
Tiểu đường type 2
Insulin kém nhạy cảm
> 40
Béo hoặc bình thường
Bình thường hoặc cao
Thường có
Khởi phát và tiến triển âm
thầm, nên phát hiện muộn
10
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
v Đường huyết hạ thấp quá mức
v Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, lao phổi, viêm ống tai
ngoài, viêm răng lợi, viêm tuỷ xương, viêm túi mật sinh
hơi, nhiễm nấm, viêm hoại tử mô…
5.2. Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường là gì?
Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu
hụt glucose và dần dần bị suy dinh dưỡng, giảm chức
năng hoạt động, do vậy người bị bệnh ĐTĐ dễ mắc các
bệnh khác như:
v Biến chứng trên mắt: Đục thủy tinh thể, bệnh lý
võng mạc do đái tháo đường (phì đại các mạch máu nhỏ,
có phù gai thị, tạo nhiều mạch máu mới, chảy máu dịch
kính, bong võng mạc gây mờ mắt, đau nhức mắt, có thể
dẫn đến mù lòa).
v Bệnh thận do đái tháo đường: đây là biến chứng
11
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
thường gặp và là nguyên nhân chủ yếu phải chạy thận
nhân tạo. Đường huyết cao là nguyên nhân gây ra tổn
thương các vi mạch cầu thận, gây xơ hóa cầu thận, tăng áp
lực cầu thận dẫn đến suy thận. Phát hiện sớm bệnh bằng
phương pháp định lượng Microalbumin niệu 24 giờ.
v Bệnh thần kinh do đái tháo đường:
- Viêm đa dây thần kinh: Gây rối loạn cảm giác (bàn
chân tê bì mất cảm giác hoặc loạn cảm giác), giảm phản
xạ gân xương ở hai chân, teo cơ, rối loạn vận động, giảm
tuần hoàn máu tới chân và loét do nhiễm trùng và thiếu
dinh dưỡng.
- Bệnh lý đơn dây thần kinh: Liệt dây thần kinh sọ gây
sụp mí, liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.
- Bệnh lý thần kinh tự động do đái tháo đường: mạch
nhanh liên tục, hạ huyết áp tư thế, có thể gây nhồi máu
cơ tim không có triệu chứng. Trên tiêu hóa gây kém ăn,
rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy. Trên hệ tiết niệu, sinh dục gây
liệt bàng quang làm rối loạn nước tiểu hoặc liệt cơ co thắt
bàng quang gây hiện tượng nước tiểu tự chảy. Nam giới
bị liệt dương. Trên da gây rối loạn bài tiết mồ hôi, teo da,
khô da.
v Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Đây là biến
chứng gây tàn phế chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh thường phối hợp giữa bệnh lý mạch máu, bệnh lý
thần kinh và nhiễm trùng, nên tổn thương bàn chân thường
xuất hiện sớm và lan rộng.
v Biến chứng mạch máu:
- Trên tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh lý
12
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
cơ tim
- Trên mạch: xơ vữa động mạch, hẹp mạch, tắc mạch
- Trên não: làm giảm tuần hoàn não gây chứng bệnh sa
sút trí tuệ (Alzheimer), lú lẫn, mất trí, nặng hơn là tai biến
mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là nguyên nhân gây tử
vong cao.
- Tăng huyết áp
5.2 Xử lý các biến chứng cấp tính của tiểu đường như
thế nào?
v Biến chứng đường huyết tăng cao quá mức:
Có thể do dùng không đủ liều thuốc điều trị, đang đau ốm
hay bị stress, ăn uống quá độ, ăn nhiều thức ăn có chứa
nhiều đường, không vận động cơ thể như thường lệ.
- Triệu chứng: Khát bất thường, đói bất thường, đi tiểu
nhiều hơn bình thường, tiểu đêm, da khô ngứa, cảm thấy
mệt hoặc buồn ngủ nhiều hơn bình thường, mắt nhìn
không rõ, nhiễm trùng một nơi nào đó.
- Cách xử trí: Khi có đường huyết từ 180-250 mg/dl
(9.8-13.6 mmol/l), bạn có thể tự làm giảm đường huyết
xuống bằng cách: uống thuốc hạ đường huyết đúng liều
và đúng giờ, ăn uống theo kế hoạch, thử máu hàng ngày,
tập thể dục đều đặn. Trong trường hợp đường huyết tăng
quá cao dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton (đái tháo
đường type 1) hoặc hôn mê do tăng ấp lực thẩm thấu máu
(đái tháo đường type 2) thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
v Biến chứng đường huyết hạ thấp quá mức: có thể
do dùng thuốc quá nhiều, hoặc ăn uống không đúng giờ
giấc, bỏ qua các bữa ăn dặm, vận động nhiều hơn bình
13
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
thường, uống rượu khi bụng đói.
- Triệu chứng: Run rẩy, toát mồ hôi, thấy đói, tim đập
nhanh, mờ mắt hay nhức đầu, thấy tê rần ở miệng và môi,
cáu gắt, ngất xỉu.
- Cách xử trí: Nếu thấy các biểu hiện của đường huyết
xuống thấp, hãy tự thử máu. Nếu lượng đường trong máu
thấp hơn 3.8 mmol/l (hay lượng đường tối thiểu mà bác
sĩ đề ra), bạn nên lập tức dùng một thức ăn hay thức uống
nào đó có chứa đường (khoảng 15 gram carbohydrate).
Đường sẽ đưa đường huyết lên nhanh hơn các loại thức ăn
khác. Người bệnh tiểu đường nên chuẩn bị sẵn các thức
ăn hay thức uống có chứa đường để bất cứ lúc nào cũng
có thể sử dụng để giải quyết cơn hạ đường huyết, nhất là
khi ra bên ngoài. Do việc các phản ứng hạ đường huyết
xảy ra không báo trước, tất cả bệnh nhân có uống thuốc
tiểu đường (hoặc tiêm insulin) nên mang theo sổ khám
bệnh. Gặp trường hợp bạn ngất xỉu và không nói được, sổ
này giúp người khác biết ngay việc gì xảy ra và sẽ đem lại
cho bạn sự cấp cứu nhanh chóng mà bạn cần.
5.3 Có phải bệnh nhân ĐTĐ dễ bị cảm cúm, đau ốm?
Bệnh ĐTĐ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó người
bệnh hay bị cảm cúm, đau ốm, các vết thương rất khó lành.
5.4 Người bệnh ĐTĐ hay bị biến chứng về mắt
Người bệnh ĐTĐ dễ bị tổn thương các mạch máu ở võng
mạc, do đó có thể gây mờ mắt và mù lòa. Vì vậy, nếu bạn
bị ĐTĐ thì nên đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện
và điều trị sớm những tổn thương trên võng mạc.
5.5 Biến chứng bất lực ở người tiểu đường
14
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
Một trong những biến chứng khó nói là sự bất lực ở các
nam bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân là nồng độ đường
huyết cao lâu ngày sẽ gây tổn thương dây thần kinh tham
gia vào quá trình cương cứng. Một số thuốc điều trị tiểu
đường cũng có thể gây bất lực, vì vậy cần phải trao đổi với
bác sĩ để điều trị kịp thời.
5.6 Bệnh đái tháo đường dẫn đến loãng xương?
Khi đường huyết tăng cao, lượng đường bị đào thải ra
ngoài theo nước tiểu nhiều kéo theo canxi, photpho cũng
bị đào thải ra nhiều. Những khoáng chất này là thành phần
chủ yếu của muối xương, nếu bị mất đi một số lượng lớn
sẽ dẫn đến giảm sút mật độ xương gây ra loãng xương.
Bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo có sự rối loạn
về chuyển hóa và nội tiết, đồng thời kèm theo có bệnh lý
về mạch máu, trong đó bao gồm vi mao mạch xương dẫn
đến giảm dinh dưỡng xương, giảm hình thành xương, tăng
tiêu hủy xương tiến tới thúc đẩy quá trình loãng xương.
Vì vậy, để phòng ngừa tốt các biến chứng, bệnh nhân cần
được kiểm soát tốt đường huyết, có chế độ ăn giàu canxi
và tập luyện phù hợp.
5.7 Alzheimer là một biến chứng của bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại đến các tế bào thần
kinh, do vậy tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer (chứng bệnh
sa sút trí tuệ) cao hơn nhiều so với người bình thường.
Cần chú ý theo dõi để ngăn ngừa khi thấy có các dấu hiệu
hay quên, trầm cảm, dễ cáu gắt…
5.8Bệnhtiểuđường gây tổn thương bàn chânnhưthếnào?
Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu ở bàn
15
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
chân, làm giảm lưu thông máu, oxy, chất dinh dưỡng…
nên chân bị tê, lạnh, đau cơ khi vận động nhiều. Bệnh gây
rối loạn thần kinh cảm giác như: nóng rát, tê hoặc như
bị kim châm, kiến bò chân… Nặng hơn sẽ mất cảm giác
ngoài da, viêm loét chân, chấn thương xương khớp, biến
dạng bàn chân…
Bệnh làm chân bị mỏng da, khô, ngứa, rụng lông, móng
chân dày, mất móng… Đặc biệt là vết thương ở bàn chân
khó lành, dễ gây hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng
hoặc phải cắt cụt chân.
v Cách chăm sóc bàn chân:
- Ổn định đường máu: 4,4 – 6,6 mmol/l sẽ giúp giảm
thiểu các biến chứng trầm trọng. Cần tuân thủ chế độ ăn
kiêng, tập thể dục, dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám và
kiểm tra đường máu định kỳ.
- Giữ chân sạch và khô, kiểm tra bàn chân mỗi ngày:
rửa bàn chân sạch và lau khô, dùng các loại xà phòng nhẹ
chất xút, nhiều chất giữ ẩm da. Kiểm tra kỹ để phát hiện
những vết trầy xước, vết loét, cục chai, mụn cóc, móng
quặp, phồng nước… Cẩn thận không dùng nước quá nóng
rửa chân, ngâm chân. Trời lạnh nên mang vớ (tất chân) để
giữ ấm chân.
- Sát trùng da: khi da bị trầy xước (kể cả lúc cắt móng
chân, tay), cần rửa sạch bằng xà phòng, bôi dung dịch sát
trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân
hay gạc vô trùng.
- Cắt móng chân: không cắt sâu vào hai khóe móng vì
dễ cắt vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp .
- Cách chọn giày, dép, vớ: không nên đi chân không, bất
16
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
kể trong nhà hay ngoài đường, để tránh gây tổn thương
cho chân. Khi đi giày, bắt buộc phải mang giày đế bằng,
không nên đi giày mũi nhọn hay giày cao gót vì dễ tạo ra
các cục chai, mụn cóc, móng quặp, tổn thương đầu ngón
chân. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân từ 1-2 cm để tránh
ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Tất phải mềm
mại và đủ dày để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày.
Không dùng vớ bằng nylon hay thun co giãn. Nên thường
xuyên ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ,
xoa bóp nhẹ để tăng lưu thông máu, ngăn chặn biến chứng
hoại tử bàn chân ở người tiểu đường.
	 II. ĐIỀU TRỊ
	 1. Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Vận động thể lực
- Dùng thuốc đúng chỉ định
- Kiểm soát đường huyết, khám định kỳ
	 2. Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho
người tiểu đường?
Điều chỉnh chế độ ăn là một việc quan trọng luôn phải làm
đối với bệnh nhân đái tháo đường, nhất là type 2. Một chế
độ ăn hợp lý có thể làm giảm đường huyết.
v Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân
tiểu đường: hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng
đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất
là các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chế
độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho
17
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và
quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và
số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
v Nhu cầu năng lượng
Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống
như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay
đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy
nhiên cũng có những điểm chung như:
- Tùy theo tuổi, giới
- Tùy theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
- Tùy theo thể trạng (gầy hay béo)
Mức nhu cầu năng lượng chung cho người tiểu đường là
25Kcal/kg/ngày.
v Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng
- Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/
ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ
không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm.
Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng
do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
- Lipid (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất
béo động vật vì có nhiều axit béo bão hòa. Các chất béo
đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động
mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng
(bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn
các axit béo chưa bão hòa có nhiều trong các loại dầu thực
vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương...
Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng
lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm
soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ
18
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
vữa động mạch.
- Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường
huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không
chuyển hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì
thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử
dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai
củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức
ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ
lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số
năng lượng khẩu phần.
v Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa
chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có
hàm lượng gluxit khác nhau:
- Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử
dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng
vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái
cây ít ngọt như: dưa bở, cam, quýt, bưởi, bơ, mận, thanh
long, nho ta... Có thể dùng hàng ngày với số lượng nhiều.
- Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế
(một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm
một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, mãng
cầu, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả
(đậu vàng, đậu hà lan...)
- Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn
chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm
các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây
ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).
Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để
tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm
19
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin
tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do
vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
	 3. Vận động thể lực như thế nào là phù hợp với
người tiểu đường?
Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai
trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo
đường.
v Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo
đường:
- Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể
cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương
pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết.
- Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ
tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế
các biến chứng mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái
tháo đường.
- Giảm cân nặng: tránh béo phì do đó hạn chế được hiện
tượng đề kháng insulin.
- Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn: góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Giúp kiểm soát tốt đường huyết: luyện tập kết hợp với
chế độ ăn sẽ giúp cơ thể duy trì chỉ số đường huyết gần
với chỉ số sinh lý nhất, nâng cao hiệu quả điều trị của các
phương pháp dùng thuốc.
v Những chú ý khi vận động thể lực: bệnh nhân bị đái
tháo đường có độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau, mức
độ bệnh cũng như các biến chứng đi kèm khác nhau do đó:
20
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
- Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi
luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất.
Đặc biệt, với những bệnh nhân có các biến chứng tim
mạch, biến chứng mắt, biến chứng bàn chân, biến chứng
thận… cần được sự tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian
tập luyện, cách thức tập luyện của các bác sĩ chuyên khoa
và bác sĩ tim mạch.
- Cần chọn môn thể thao phù hợp, ưu tiên tập các môn ưa
thích, tiện lợi phù hợp điều kiện cụ thể của bản thân để có
thể duy trì lâu dài.
- Cần vận động thể lực tăng dần, duy trì thường xuyên,
mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu từ 20 – 30 phút để
tập luyện hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi đường huyết trước và sau khi luyện tập. Chú
ý tránh bị hạ đường huyết. Không luyện tập khi đường
huyết lúc đói >14mmol/l và kết quả xét nghiệm nước tiểu
có ceton niệu (+).
	 4. Thuốc điều trị tiểu đường
4.1 Các thuốc điều trị tiểu đường
v Insulin: Liệu pháp tiêm insulin được sử dụng cho
bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc những bệnh nhân
đái tháo đường type 2 khi sử dụng các thuốc uống mà
không khỏi. Tiêm insulin dưới da giúp điều chuyển lượng
glucose trong máu sang mô và làm gan ngưng sinh thêm
glucose. Hạ đường huyết là một tác dụng phụ thường xảy
ra khi điều trị bằng insulin, ngoài ra còn có một số tác
dụng phụ khác như phù và bất thường về khúc xạ, các
phản ứng mẫn cảm tại chỗ (mẩn đỏ, sưng và ngứa ở chỗ
tiêm).
21
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
v Nhóm sulphonylurea (làm tăng tiết insulin):
tolbutamide, chlorpropamide (Diabinese), glibenclamid
(Glimel), gliclazid (Diamicron MR), glimepirid (Amaryl),
glipizide (Glucotrol), glinide (Glynase Pres Tab)…. Nhóm
sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ type 2 được dùng
phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết
insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy
không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi
dùng cholpropamide và glibenclamide) nhất là ở những bệnh
nhân già, bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này
thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn
thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ như độc tủy xương, vàng
da ứ mật, buồn nôn, co giật, thay đổi vị giác, đỏ da, ngứa,
mề đay, đau ngực, ớn lạnh, ho, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi,
đổ mồ hôi, phân bạc màu, da nhợt nhạt, khó thở, đau họng,
vàng da...
v Thuốc ức chế men alpha-glucosidase, làm chậm
hấp thu đường glucose từ ruột vào máu (Acarbose): Tăng
đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các bệnh nhân đái
tháo đường type 2. Men alpha-glucosidase có vai trò quan
trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Thuốc ức chế
men alpha-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu
carbonhydrate ở đường tiêu hóa, nhờ đó làm giảm mức
độ tăng đường máu sau bữa ăn. Thuốc có thể được dùng
riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với
sulfonylurea, metformin hoặc insulin.
Tác dụng phụ là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau
bụng và tiêu chảy, vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu
hóa chất bột đường trong lòng ruột. Tác dụng phụ này
22
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc
không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng
thuốc). Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa ăn, bắt
đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ.
v Nhóm biguanid (Metformin…) làm giảm giải phóng
glucose ở gan: Metformin được coi là thuốc điều trị đầu
tay cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có béo phì
hoặc thừa cân do có tác dụng làm giảm sự hấp thu đường
từ thức ăn, ức chế giải phóng đường từ gan và tác dụng
lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là
không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá
thấp.
Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn
nôn, tiêu chảy, dùng lâu dài gây chán ăn, miệng có vị kim
loại, sụt cân, gây toan máu... Không dùng metformin khi
có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Thận trọng khi dùng cho
những bệnh nhân lớn tuổi.
v Nhóm thiazolidinedione (TZD) hay glitazone
(Rosiglitazone, Pioglitazon) (tăng hoạt tính của insulin).
Thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại
cácmôtrongcơthểnhưngkhônglàmtăngtiếtinsulin. Ngoài
ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu. Điều trị
TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủ
yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữ
nước. Vì vậy cần thận trọng khi điều trị TZD cho các bệnh
nhân bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men
gan tăng cao. Các tác dụng phụ hay gặp ở nhóm thuốc này
là thiếu máu và phù, tăng men gan (Rosiglitazone, Piogli-
23
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
tazon), nhức đầu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau cơ,
viêm xoang, viêm họng, thiếu máu (Pioglitazon).
v Nhóm meglitimide: Nhóm này có tác dụng kích
thích tế bào bêta của tụy tăng sản xuất insulin, có tác dụng
tương tự sufonylurea nhưng kích thích tiết insulin sớm
hơn. Thuốc được dùng là Novonorm chỉ định trong điều
trị đái tháo đường type 2, uống trước khi ăn 15-30 phút.
Tác dụng xuất hiện nhanh (30 phút sau khi uống thuốc).
Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm
đường máu sau bữa ăn, không được uống thuốc nếu không
ăn. Không dùng cho những trường hợp suy gan, thận, có
thai, nhiễm trùng, phẫu thuật...
v Điều trị phối hợp các thuốc:
Theo khuyến cáo mới của Hội Đái tháo đường Mỹ thì khi
dùng một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì
nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với
nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng
lúc nó tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau
của quá trình sinh bệnh đái tháo đường type 2. Các thuốc
có thể phối hợp cùng nhau:
- Sulfonylurea + metformin hoặc alpha-glucosidase hoặc
TZD.
- Metformin + alpha-glucosidase hoặc TZD.
- Insulin + sulfonylurea hoặc metformin hoặc alpha
glucosidase.
	 4.2 Một số câu hỏi thường gặp
? Bạn nên đo đường huyết thường xuyên. Thuốc điều trị
24
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
đạt hiệu quả nếu:
- Đường máu lúc đói từ 4,4 – 6,6 mmol/l (hoặc 80 –
120mg/dl)
- Đường máu sau ăn 2 giờ từ 7 – 11 mmol/l (hoặc 125 –
165mg/dl)
- HbA1c < 7% (HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết
của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu.
HbA1c tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày) do
đó xét nghiệm HbA1c cho chúng ta biết tình trạng kiểm
soát đường huyết trong khoảng 3 tháng gần nhất).
? Tôi nghe nói có nhiều thuốc chữa khỏi được bệnh
tiểu đường?
Cho đến nay, những trường hợp bệnh nặng thì mới chỉ
kiếm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, nhưng
không thể điều trị khỏi hẳn. Tuy vậy, người bệnh vẫn có
thể sống bình thường nếu điều trị đúng. Với một số người
mới mắc bệnh, ở mức độ nhẹ, nếu dùng thuốc đúng cách,
điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý thì
đường huyết có thể trở lại bình thường, nên duy trì khám
bệnh thường xuyên để phát hiện sớm khi bệnh mắc trở lại.
? Các thuốc tiểu đường phải dùng lâu dài, vậy có thể
gây những tác dụng phụ gì?
Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, nhưng đa số ít nghiêm
trọng nếu dùng đúng cách, phù hợp.
- Thuốc tiểu đường làm giảm đường máu: Một số thuốc
dùng không phù hợp có thể gây hạ đường huyết quá mức,
khiến người bệnh cảm thấy xây xẩm mặt mày, vã mồ hôi,
nặng hơn là hôn mê. Lúc này chỉ cần một chút nước đường
25
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
hay bánh ngọt, người bệnh sẽ tỉnh lại ngay, nếu không thì
phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
- Thuốc tiểu đường gây dị ứng: Ban mẩn ngứa trên da,
sưng nề mắt và mặt.
- Thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng,
tiêu chảy (metformin, acarbose). Để tránh tác dụng phụ
này, nên dùng liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn
bị thì phải ngưng thuốc.
- Tác dụng phụ trên gan, thận: khi uống thuốc nhóm
sulfornylurea (Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid,
Gliclazid…) có thể làm tăng men gan. Phát hiện tác dụng
phụ này bằng cách xét nghiệm máu.
- Gây giữ nước (rosiglitazone, pioglitazone): đây là
tác dụng xấu cho người bị suy tim. Do vậy, những thuốc này
không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường mà bị suy tim.
Trên đây là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Hầu hết
các tác dụng phụ đã được biết và ghi trong đơn sử dụng.
Đa số các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng sử dụng. Bác sĩ
sẽ chỉ định cho bệnh nhân loại thuốc sao cho điều chỉnh
tốt nhất đường máu và ít tác dụng phụ.
	 III.MỘTSỐLỜIKHUYÊNCHONGƯỜIBỊTIỂU
ĐƯỜNG
	 1 Người bị tiểu đường nên ăn gì?
v Chế độ ăn phù hợp, đủ dinh dưỡng (chất đạm 20%,
chất béo 30%, chất bột đường 50% tổng năng lượng,
trong đó chất béo bão hòa dưới 7%). Nên chia nhỏ thành
5-6 bữa ăn trong ngày. Ăn đa dạng, tăng cường chất bột
26
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
đường phức hợp có nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại
hạt, trái cây chưa chế biến. Bổ sung các vi chất như Kẽm,
Crôm, Mangan, Magiê, vitamin nhóm B, vitamin C, E…
Ăn nhiều rau quả, bổ sung các chất béo không bão hòa
như omega 3, 6, 9 có trong cá, dầu ăn thực vật…
v Nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết
thấp (GI ≤ 55) như:
- Các loại trái cây tươi ít đường như nho ta, táo, bưởi,
cam, quýt, thanh long, bơ, mận… là món ăn cung cấp
nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù
các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng
đường nhưng đó là lượng đường hấp thu chậm nên sẽ giúp
cho đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng
thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa crôm
kiểm soát lượng đường trong máu.
- Các loại rau xanh như rau muống, rau cải, rau cần, cải
bắp, xúp lơ, rau dền, rau mồng tơi…. Hạn chế ăn củ có
chỉ số GI cao như củ cải đường, cà rốt, bí đỏ, khoai tây…
- Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các
loại họ đậu… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ
làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo
dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit
linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng
chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác
dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm
đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những
cholesterol có lợi.
27
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
- Các loại sữa tươi không đường, sữa tách béo rất tốt vì
sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều
protein và các axit amin cần thiết.
- Người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa dùng đường,
trừ trường hợp đường huyết hạ thấp quá mức. Nên sử
dụng các loại đường dành riêng cho người tiểu đường như
đường cỏ ngọt, đường Equal,…
v Những thực phẩm không có lợi với người bị tiểu
đường:
- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên,
đặc biệt là chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến,
cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép,
mứt, chè, mỡ.
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì,
các loại khoai (khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui,
trái cây ngọt, trứng (mỗi tuần người tiểu đường có thể ăn
1-2 quả trứng).
- Không ăn mặn, vì ăn mặn càng khiến người bệnh háo
khát, và không tốt cho huyết áp và tim mạch.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ
đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ
đường huyết.
	 2. Thảo dược chữa bệnh tiểu đường
v Hoài sơn: còn gọi là cây củ mài Dioscorea persimilis,
thuộc họ củ nâu Dioscoreaceae. Hoài sơn có vị ngọt, tính
bình, có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ
28
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
khát, dùng chữa các chứng bệnh tỳ vị suy nhược, nóng sốt
khát nước, đái tháo đường, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều,
ăn khó tiêu, đau dạ dày, mụn nhọt, viêm ruột, kiết lỵ…
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong hoài sơn có
các men giúp tiêu hóa chất chất bột đường.
v Nhân sâm: bộ phận dùng là rễ cây nhân sâm Panax
ginseng, có vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn, quy kinh tỳ phế.
Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế,
chỉ khát, an thần, tăng trí, dùng trong trường hợp rối loạn
tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược, kém ăn, đầy
bụng, thở nông, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, di tinh mỏi gối,
đánh trống ngực, lo lắng, kém ngủ, hay quên, điều trị tiểu
đường. Bài thuốc chữa tiểu đường với biểu hiện như háo
khát, ra mồ hôi trộm, thở nông, mạch yếu: dùng nhân sâm
với mạch môn đông, ngũ vị tử trong bài Sinh mạch tán.
v Mạch môn đông: bộ phận dùng là rễ, củ phơi hay sấy
của cây mạch môn đông Ophiopogon japonicus, họ hành
Liliaceae. Mạch môn đông vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn,
quy kinh tỳ vị tâm, có tác dụng nhuận phế, dưỡng âm,
ích vị, sinh tân, thanh tâm trừ phiền, nhuận tràng, dùng
trong các trường hợp ho có đờm, chống viêm cấp và mãn
tính, điều trị tiểu đường, bệnh suy tim và động mạch vành.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy mạch môn đông có tác
dụng làm hồi phục các tế bào tuyến tụy và tăng chuyển
hóa glucose thành glycogen ở gan thỏ đã được gây bệnh
tiểu đường nhân tạo.
v Ngũ vị tử: bộ phận dùng là quả chín phơi khô của cây
ngũ vị tử Schizandra chinensis, họ ngũ vị Schizandraceae,
29
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
có vị chua tính ấm, qui kinh phế, thận, tâm. Tác dụng táo
phế bổ thận, sinh tân chỉ hãn, cố tinh cầm ỉa chảy, trấn
tâm an thần, dùng trong trường hợp ho xuyễn mãn tính,
ra mồ hôi trộm, hồi hộp đánh trống ngực, thở nông, mạch
trầm, không có sức lực, di mộng tinh, ỉa chảy lâu ngày do
tỳ thận hư. Bài thuốc chữa tiểu đường hay từ ngũ vị tử:
sinh địa và thiên hoa phấn đều 30g, ngũ vị tử, mạch môn
và cát căn 16g, cam thảo 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 10g,
thêm gạo tẻ 20g, sắc uống.
v Thiên hoa phấn: bộ phận dùng là rễ phình ra thành
củ của cây qua lâu Trichosanthes kirilowi, thuộc họ Bí
Cucurbitaceae. Thiên hoa phấn có vị ngọt chua, tính mát,
quy kinh phế, vị và đại tràng, có tác dụng làm mát phổi,
hóa đờm, tăng bài tiết tân dịch, chữa háo khát, tiểu đường,
làm tan ứ mủ khi bị mụn nhọt, lở độc sưng tấy.
v Cát căn: bộ phận dùng là rễ cây sắn dây Pueraria
thomsoni, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae. Cát căn có
vị ngọt nhạt, tính mát, quy kinh tỳ vị, có tác dụng tán
nhiệt giải cảm, chống co giật, sinh tân chỉ khát, dùng chữa
chứng cảm mạo phát sốt, sợ gió, không ra mồ hôi, chữa
cảm nắng nhức đầu, có mồ hôi, nóng ruột, háo khát.
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy cát căn có tác dụng
hạ đường huyết, giãn mạch, giảm nhẹ huyết áp. Bài thuốc
chữa tiểu đường từ cát căn: cát căn 30 g, ngạnh mễ (gạo
hạt tròn), cho nước đun nhừ thành cháo ăn, tác dụng thanh
nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát.
v Huyền sâm: bộ phận dùng là rễ cây huyền sâm
Scrophularia buergerana, thuộc họ hoa mõm chó
30
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
Scrophulariaceae. Huyền sâm có vị đắng mặn tính hàn,
quy kinh tâm, phế, thận, có tác dụng tả hoả giải độc,
dưỡng âm sinh tân chỉ khát, tán kết, lợi yết hầu, nhuận
táo, trị các chứng bệnh sốt, viêm họng, viêm amiđan mủ,
viêm phổi, viêm phế quản, viêm hạch cổ, lao hạch, viêm
tắc động mạch, bệnh tiểu đường. Nghiên cứu dược lý hiện
đại cho thấy huyền sâm có tác dụng hạ đường huyết, giãn
mạch hạ huyết áp, cường tim nhẹ, tác dụng kháng khuẩn.
v Sinh địa: bộ phận dùng là thân rễ của cây địa hoàng
Rheumania glutinosa, họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.
Sinh địa vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh tâm, can thận.
Có tác dụng tư âm giáng hỏa, lương huyết, sinh tân dịch,
nhuận khô táo, dùng chữa các chứng bệnh háo khát, tiểu
đường, chảy máu cam, trĩ, sốt, miệng khô, họng đau, chân
răng chảy máu, tân dịch khô kiệt, táo bón.
v Kỷ tử: bộ phận dùng là quả chín phơi khô của cây
câu kỷ tử Lycium sinense, họ cà Solanaceae. Câu kỷ tử có
tác dụng hạ đường máu trên động vật đái tháo đường và
tác dụng ức chế men aldose reductase (men này gây tích
luỹ sorbitol trong tế bào gây các biến chứng bệnh tiểu
đường), vì vậy làm giảm tích lũy sorbitol trong tế bào và
giảm bớt nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng
của đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh
và bệnh thận. Câu kỷ tử được dùng trị tiêu khát (đái tháo
đường) trong y học cổ truyền. Ngày dùng 6-12g, dạng
thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
31
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
BỆNHTIỂUĐƯỜNG:NGUYCƠ&GIẢIPHÁP
	 Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbon hydrat
do thiếu insulin hoặc dư các hormone đối kháng insulin
hay cả hai yếu tố trên. Đôi khi còn do khả năng dung nạp
glucose của tế bào bị giảm đi do insulin kém gắn kết vào
thụ thể trên màng tế bào cho dù insulin trong máu không
giảm. Vì vậy, tế bào lâm vào tình trạng “hết pin” do “đói”
glucose dù đường huyết ở mức rất cao. Điều này phần nào
lý giải tại sao bệnh có nhiều biến chứng bởi nó ảnh hưởng
đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là những vi
mạch.
	 Người ta ví mạng lưới vi mạch như miếng mồi
ngon của bệnh tiểu đường. Thành mạch bị tổn thương do
tác hại của rối loạn biến dưỡng chất đường khiến tiểu cầu,
chất mỡ, chất vôi…Có cơ hội kết dính gây tắc nghẽn.
Đường huyết càng dao động, quá trình xơ vữa vi mạch
càng nhanh dẫn đến thiếu dưỡng khí cục bộ, hiểm họa cho
các cơ quan nhạy cảm như não bộ, thành tim, võng mạc,
cầu thận, gan, đầu chi… Kết cục, tế bào vừa không được
“ăn” cũng chẳng được “thở” sẽ nhanh chóng chết dần đi.
	 Như vậy, muốn ngăn chặn biến chứng nghiêm
trọng của bệnh tiểu đường phải bảo vệ cho bằng được
mạng lưới vi mạch. Nhiệm vụ bất khả thi nếu chỉ trông
mong vào viên thuốc hạ đường huyết bằng hóa chất tổng
hợp. Bằng chứng là tỷ lệ biến chứng của căn bệnh này ở
các nước tiên tiến, nơi không thiếu thuốc đặc hiệu, vẫn
chưa được cải thiện! Ngoài ra, thật mâu thuẫn khi hầu hết
các tân dược dùng cho bệnh tiểu đường ít nhiều đều có hại
32
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
cho gan, thận…Mà đó lại là những cơ quan cần được bảo
vệ. Phải chăng đây chính là nguyên nhân khi thuốc vẫn
uống mà biến chứng cứ xuất hiện đều?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không vô cớ đã khẳng
định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu
cho sức khỏe cộng đồng ở thế kỷ XXI này, mặc dầu bệnh
không lây lan. Họ hoàn toàn có lý khi 10% dân số mắc
bệnh tiểu đường, ngay cả ở các nước có nền y tế tiên tiến.
Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải đối mặt với nhiều
nguy cơ: trước hết họ phải chịu đựng những cảm giác khó
chịu trong người khi đường huyết tăng cao, luôn lo sợ
những biến chứng nguy hiểm của bệnh (nhồi máu cơ tim,
suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mờ hay mù mắt,
nhiễm trùng và hoại tử chi…), luôn cảm thấy bất an với
những viên thuốc Tây y đang dùng, vì hầu hết đều có tác
dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Có những viên thuốc khi ra
đời được mệnh danh là “thần dược” như Mediator bởi tác
dụng hạ đường huyết tốt, nhưng sau một thời gian dài sử
dụng thì mới phát hiện ra và đổi tên là “tử dược” cấm lưu
hành, bởi nó khiến cho hàng nghìn người chết do tác dụng
phụ là gây chán ăn và làm tổn hại van tim. Vậy những
thuốc khác thì sao?
	 Liệu có giải pháp nào an toàn cho người tiểu đường
không? Có lẽ kết hợp điều trị bằng Đông y sẽ là một giải
pháp tối ưu, bởi các vị thuốc Đông y không những giúp
hạ và ổn định đường huyết, mà còn có tác dụng bồi bổ gan
thận, đào thải độc tố nên hạn chế được những tác dụng
không mong muốn của thuốc Tây.
33
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
TIEÅU ÑÖÔØNG
CAÊN NGUYEÂN
CUÛA MOÏI VAÁN ÑEÀ
MỜ MẮT
BIẾN
CHỨNG
ĐỘT QUỊ
SUY THẬN
Khátnhiều
Ti
ểu nhiều
Ănnhiều
Aquadia
QUAØ TAËNG
CHO NGÖÔØI TIEÅU ÑÖÔØNG
HOẠI TỬ CHI
NHỒIMÁUCƠTIM
HÔN MÊ
Giúp tăng cường chức năng tuyến tuỵ
Hạ đường huyết, ổn định đường huyết
Hỗ trợ cho người bị đái tháo đường
TIỂUĐƯỜNG
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
GPQC: 683/2012/TNQC-ATTP
34
Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
AQUADIA
Đường huyết ổn định, lo gì biến chứng
	 Với mong muốn góp phần phòng chống bệnh tiểu
đường, viên nang thảo dược AQUADIA đã ra đời nhằm hỗ
trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm ngay các nguy cơ biến
chứng của bệnh, giúp người bệnh giảm dần sử dụng thuốc
tây, giảm dần tác dụng phụ của thuốc.
Viên nang AQUADIA là thành quả dựa trên sự kế thừa và
phát huy bài thuốc cổ truyền với 100% thảo dược thiên nhiên
được chiết xuất và đóng gói trên dây truyền công nghệ hiện
đại, đảm bảo tác dụng của bài thuốc quý điều hòa đường
huyết một cách tự nhiên, ổn định.
Thành phần:
Hoàng Kỳ, Hoài Sơn, Khiếm Thực, Nhân Sâm, Thiên Hoa
Phấn, Cát Căn, Mạch Môn Đông, Huyền Sâm, Ngũ Vị Tử,
Sinh Địa, Cam Thảo, Kim Ngân Hoa, Kỷ Tử, Thương Truật
Công dụng:
- Giúp tăng cường chức năng tuyến tuỵ, hỗ trợ giảm đường
huyết, ổn định đường huyết cho người bị đái tháo đường.
Liều dùng:
- Liều hỗ trợ điều trị: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Một
số trường hợp nặng, cấp tính có thể tăng liều sử dụng. Thời
gian sử dụng tối thiểu từ 1-3 tháng.
- Liều duy trì: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Liều phòng ngừa cho người có nguy cơ mắc bệnh: Ngày
uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Uống tốt nhất trước khi ăn 30 phút.
Lưu ý: Nên sử dụng chung với các loại thuốc tây, đặc biệt
là giai đoạn cấp tính.
Đóng gói: Hộp 5 vỉ, vỉ 10 viên nang
THÔNG TIN SẢN PHẨM
35
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
CHƯƠNG 2: BỆNH CAO HUYẾT ÁP
	 I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH
	 1. Cao huyết áp (CHA) là gì?
v Huyết áp (HA) là áp lực của máu tác động lên thành
mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số, và ở người bình
thường là 120/80 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu (khi
tim co bóp) là 120, huyết áp tâm trương (khi tim nghỉ giữa
hai lần đập) là 80.
v Bạn bị cao huyết áp (còn gọi là tăng xông) khi:
huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg.
v Huyết áp không phải là con số hằng định: Trị số
huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm
lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...) vận động (đi lại, chạy nhảy)
hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá,
cà phê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).Trong
những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình
thường.Ví dụ huyết áp lúc nghỉ là 130/80mmHg, khi bạn
lên cầu thang lầu 3, nếu đo huyết áp ngay thì trị số huyết
áp có thể là 150/80-180/90mmHg.Trong những trường
hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp. Do đó tốt
36
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
nhất là phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu
bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều
lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo.
v Nhịp sinh học huyết áp thường dao động rõ rệt, huyết
áp thường cao dần từ lúc thức giấc và gia tăng tùy theo
vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi
bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống
thấp nhất khi ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng. Các
nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết
áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt
vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quỵ do cao
huyết áp.
v Phân loại cao huyết áp: Theo quan niệm hiện nay của
Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg
được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khỏe.
- Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết
áp trên từ 140 đến 159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90
đến 99mmHg.
- Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số
huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới
từ 100 đến 109mmHg.
- Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết
áp trên từ 180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ
110mmHg trở lên.
	 2. Những nguyên nhân có thể gây cao huyết áp?
- Có 90-95% trường hợp cao huyết áp là không có nguyên
nhân (bệnh nhân được chuẩn đoán là cao huyết áp vô căn).
Do vậy, việc điều trị thường không triệt để và chỉ là điều
37
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
trị triệu chứng.
- Các nguyên nhân gây cao huyết áp có thể là: hẹp động
mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch chủ,
viêm thận các loại, teo thận bẩm sinh, u thượng thận, ăn
mặn, stress, di truyền, sử dụng các thuốc giữ muối nước
(corticoid)…. Việc điều trị cao huyết áp đã biết nguyên
nhân thường dễ dàng và có thể điều trị triệt để, chẳng hạn
CHA do hẹp động mạch thận thì có thể dùng biện pháp
can thiệp như nong động mạch thận tại vị trí hẹp hoặc sử
dụng mạch thận nhân tạo, CHA do u thượng thận thì có
thể cắt bỏ khối u nếu lành tính…
	 3. Làm sao để biết mình bị cao huyết áp?
Cao huyết áp được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi các
triệu chứng của nó thường không dữ dội, đột ngột nên
khó nhận biết, nhiều khi bệnh nhân nhập viện bởi các
biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não… mới biết mình bị cao huyết áp. Bởi vậy, nếu bạn
gặp phải những dấu hiệu sau thì đừng bỏ qua, mà hãy đi
khám để được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào
buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng
đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
	 4. Hậu quả của tăng huyết áp là gì?
Cao huyết áp làm tăng sức cản ngoại vi, co mạch nên một
38
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
loạt hậu quả có thể xảy ra trên các cơ quan như:
- Trên tim: gây phì đại thất trái do phải thắng áp lực cao
ở hệ động mạch, dẫn đến suy tim trái với các hậu quả của
nó (hở van động mạch chủ, loạn nhịp tim, thiếu máu não,
thiếu máu mạch vành, suy tim phải, phù phổi, nhồi máu
cơ tim…)
- Trên não: gây thiếu máu não dẫn đến lú lẫn, hay quên,
sa sút trí tuệ, nặng hơn là tai biến mạch máu não (gây
nhũn não, xuất huyết não, đứt mạch máu não…) dẫn đến
liệt nửa người hoặc toàn thân, có thể gây tử vong.
- Các cơ quan khác: cao huyết áp làm giảm cung cấp
máu tới các nội tạng nên có thể dẫn đến tắc động mạch khi
có mảng xơ vữa phát triển. Trên thận gây suy thận, trên
mắt gây tổn thương võng mạc dẫn đến mờ mắt, mù mắt…
	
Những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp	
	
	 5. Những người nào có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Đa số tăng HA nguyên phát là tăng HA không tìm được
nguyên nhân, nhưng có nhiều yếu tố có thể phối hợp với
39
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
nhau để làm tăng HA:
- Tuổi: tuổi càng cao tỷ lệ tăng HA càng cao: hơn 1/2
những người từ 60-69 tuổi và gần 3/4 những người lớn
hơn 70 tuổi bị tăng HA.
- Di truyền: cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng
dễ tăng HA hơn so với người khác.
- Giới tính: nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi.
- Béo phì: làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn
chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI
bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần và tiểu đường gấp 6 lần so
với người có BMI = 21. (BMI =P/h2
: P trọng lượng cơ thể
tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m)
- Tiểu đường: người bị tiểu đường có nguy cơ bị CHA
nhiều hơn 1,5 – 2 lần so với người bình thường
- Hút thuốc lá: làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại.
- Ít vận động: người ít vận động có nguy cơ bị cao huyết
áp nhiều hơn 20 – 50% so với những người chăm tập
luyện và lao động thể chất.
- Stress: có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như
công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản
thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ
phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên.
- Thói quen ăn mặn: làm giữ muối, nước gây tăng thể
tích máu do đó tăng HA
	 6. Đo huyết áp như thế nào cho đúng?
Cách tốt nhất để biết bị bệnh tăng HA là đo HA đúng
phương pháp bằng HA kế. Phương pháp đo tại nhà (chính
bạn tự đo hoặc người nhà) và đo tại phòng khám (bác sĩ
hoặc y tá đo).Cách đo huyết áp như sau:
40
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
v Tình trạng bệnh nhân:
không hút thuốc lá hoặc uống
cà phê 15-30 phút trước khi
đo.
v Tư thế đo: bệnh nhân
nằm ngửa hoặc ngồi nghỉ 5
phút trước khi đo. Không đo
sau khi tắm, uống rượu bia
hoặc tập thể dục. Cánh tay đo để ngang mức tim. Đo ở tư
thế tĩnh và thư giãn, ngồi thẳng, không còng lưng, không
vắt chân. Không cử động, cười nói khi đo.
v Trang bị: túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3
chiều dài cánh tay.
v Phương pháp tiến hành:
- Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu 20-30mmHg
(được nhận biết bằng mất mạch quay) và xả túi hơi chậm
3mmHg/giây.
- Chỉ số HA tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên.
- Chỉ số tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập.
Với máy đo huyết áp cầm tay, loại đo ở cổ tay, cũng cần
tuân thủ đúng tình trạng và tư thế đo, để cổ tay ngang mức
tim, đo ba lần rồi lấy trị số trung bình, thường các loại
máy này thiết kế để đo huyết áp cổ tay trái.
	 II. ĐIỀU TRỊ
	 1. Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp
Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp cần thực hiện tốt 3 điều
sau đây:
Tư thế đo huyết áp đúng
41
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
- Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg
- Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc
và có dùng thuốc
- Điều trị các bệnh lý khác đi kèm.
Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg giúp cơ
thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng
huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não,
50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai
biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác…
	 2. Thế nào là điều trị không dùng thuốc?
Khi huyết áp tăng nhưng ở mức vừa phải (dưới
160/100mmHg), không kèm các bệnh lý tiểu đường, suy
tim, suy thận...Thì bệnh nhân có thể sử dụng các biện
pháp điều trị không dùng thuốc để kiểm soát đường huyết.
v Về sinh hoạt:
- Buổi sáng, không nên thay đổi tư thế đột ngột khi tỉnh
dậy, hãy nằm yên trên giường một vài giây, cử động chân
tay, đầu cổ nhẹ nhàng, thư giãn cho máu lưu thông bình
thường, hít thở và thư giãn, nhằm giúp cơ thể thích ứng
với sự thay đổi tư thế khi rời khỏi giường, và tránh được
tình trạng chóng mặt, choáng váng do mất thăng bằng
và thay đổi huyết áp tư thế sau những giờ nằm tĩnh trên
giường. Sau đó ngồi dậy từ từ, nhẹ nhàng rời khỏi giường
để vận động.
- Nên rửa mặt và súc miệng bằng nước ấm (30 – 35o
C)
để tránh gây kích thích phần cảm thụ của da do nước quá
lạnh hoặc quá nóng, từ đó tránh được sự co giãn các mạch
máu xung quanh làm ảnh hưởng đến huyết áp. Một cốc
42
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
nước ấm buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng sẽ giúp
thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột, và làm loãng máu,
tăng cường tuần hoàn máu.
- Việc sinh hoạt tình dục ở người cao huyết áp nên nhẹ
nhàng, hài hòa, không nên quan hệ nhiều, vô độ sẽ làm
ảnh hưởng đến huyết áp, dễ dẫn tới đột quỵ. Không nên
thức quá khuya, nên tạo cho mình một giấc ngủ ngon,
trước khi đi ngủ nên dùng nước ấm ngâm chân và xoa
bóp, massage chân để tăng cường lưu thông máu tới các
chi.
- Luôn giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái, tránh xúc
động, căng thẳng, stress. Tránh cơn nóng nảy không cần
thiết vì “Đại nộ thương can” – tức giận quá dễ hại gan,
làm cho gan bốc hỏa, gây choáng đầu hoa mắt, làm tăng
huyết áp, thậm chí đột quỵ rất nguy hiểm.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá. Việc bỏ hút thuốc là biện pháp
mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh về tim mạch và ngoài
tim mạch. Thuốc lá còn làm giảm tác dụng của một số
thuốc hạ huyết áp.
v Về ăn uống:
- Giảm muối, biện pháp hàng đầu trong điều trị cao huyết
áp: có 60% người cao huyết áp có thể kiểm soát được
bằng cách giảm muối trong chế độ ăn. Nên giới hạn muối
ở mức 5g/ngày. Ngoài lượng muối có sẵn trong thực phẩm
(2g đối với thức ăn không ướp muối), lượng muối dùng để
nêm vào thức ăn mỗi ngày là một muỗng cà phê muối gạt
ngang hoặc hai muỗng cà phê nước mắm, hoặc ba muỗng
xì dầu (chứa khoảng 3g muối). Bạn không nên thêm nước
mắm, nước tương với các thức ăn đã nêm nếm, hoặc khi
43
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
ăn trái cây không nên chấm muối. Loại các thức ăn mặn
như mắm, dưa cà muối, cá khô ra khỏi thực đơn mỗi ngày.
Mỗi chén canh chứa khoảng 0,8g muối, tùy theo thực
đơn và thời tiết bạn có thể húp hết nước. Ví dụ trời nóng,
không ăn món kho bạn có thể húp hết nước của hai chén
canh trong hai bữa cơm chính. Đối với các loại thức ăn
như phở, hủ tiếu, mỗi tô chứa 1,8 – 2g muối, bạn chỉ nên
húp một phần nước khi ăn. Đối với mì tôm, chỉ nên nêm
1/3 – 1/2 gói bột nêm vì mỗi gói mì chứa khoảng 4g muối,
vượt quá 3g muối dành cho nêm nếm.
- Giảm chất béo, giảm năng lượng: nếu bạn thừa cân,
nên chuyển các món chiên xào sang luộc kho để giảm
lượng chất béo khẩu phần. Nếu bạn ăn nhiều cơm, nên
thay hai chén cơm thành hai chén rau để giảm 500kcal
mỗi ngày.
- Giảm rượu: chỉ uống tối đa 26g/ngày, tức hai lon bia
330ml hoặc một lon bia 500ml. Không nên uống quá 20-
30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g ethanol/
ngày với nữ giới. Việc uống rượu làm tăng nguy cơ cao
huyết áp và làm giảm tác dụng của một số thuốc hạ huyết
áp.
- Tránh ăn thức ăn cay và thức ăn tinh: loại thức ăn này
làm việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện
khó khăn sẽ làm tăng huyết áp, và có nguy cơ gây xuất
huyết não.
- Không ăn phủ tạng động vật: những thức ăn này giàu
cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
và tăng huyết áp.
- Tránh uống trà đặc: trong trà có chất cafein, làm đầu
44
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
óc hưng phấn, tim đập nhanh và tăng huyết áp.
- Tăng Kali: 3,5g/ngày hoặc 50mg/kg cân nặng. Nếu một
ngày bạn ăn được 300 – 500g rau (đặc biệt các loại rau lá
xanh đậm và rau củ có màu vàng), 300g trái cây là bạn đã
bảo đảm được hơn 3g kali trong khẩu phần. Ăn một dĩa
rau muống luộc vào buổi trưa, một chén canh cải và một
dĩa xà lách trộn vào buổi chiều, một trái cam là bạn đã bảo
đảm được nhu cầu kali trong một ngày. Nếu không thể
ăn lạt để giảm muối thì bạn vẫn có thể giảm nguy cơ của
bệnh bằng cách ăn nhiều rau và trái cây.
- Tăng Canxi: Ăn cá nhỏ nguyên xương, nghêu sò, uống
sữa, ăn mè là những biện pháp tăng canxi trong khẩu phần.
Chỉ cần uống 200g sữa bột không béo, ăn 50g nghêu sò,
một muỗng mè đen là bạn đã nhận được 70% nhu cầu
canxi mỗi ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp hạ huyết
áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C có vai trò quan
trọng đối với huyết áp, vitamin C làm tăng độ bền thành
mạch, là tác nhân chống ôxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể
khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những thực phẩm chứa
nhiều vitamin C là các loại rau xanh, cà chua, đậu đỗ, trái
cây như cam, quýt, bưởi, ổi, táo, …
- Phương pháp dân gian giúp hạ huyết áp: 1/2 kg rau
cần rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
Hạt lạc (đậu phộng) 200g, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa
lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt;
hay lá liễu tươi 250g, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc
(nấu) kỹ, uống trong ngày.
v Về vận động:
45
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
- Ngoài hoạt động thường ngày, người bị cao huyết áp
cần vận động thêm 30 phút nữa như đi bộ, chạy, nhảy
dây, bơi lội, bóng bàn, cầu lông, tập yoga… phù hợp với
sức khoẻ và lứa tuổi. Vận động giúp tăng lưu thông máu,
cải thiện tuần hoàn và huyết áp, làm tim và phổi khỏe
hơn, giúp kiểm soát đường huyết, điều chỉnh trọng lượng,
giảm stress…
- Việc tập thể dục buổi sáng ở người cao huyết áp không
nên vận động mạnh, chỉ nên đi bộ, thể dục mềm dẻo, hoặc
tập thái cực quyền… để giúp tăng cường được khả năng
co giãn của mạch máu, có lợi cho việc điều hòa huyết áp.
- Tăng dần cường độ tập luyện thể chất hàng ngày. Năng
đi dạo bộ. Luyện các bài tập nhỏ làm cho thành mạch
được linh hoạt và dẻo dai. Nếu bạn quyết định tập thể
thao, thích các bài tập nhằm tạo độ bền (tập thở, bơi lội…)
cũng không nên tập quá sức sẽ làm tăng áp lực lên tâm
thu. Vì vậy, tốt nhất nên tập vừa phải (30 phút) mỗi ngày,
tăng dần cường độ tập từ ít đến vừa phải và điều độ.
- Việc vận động và ăn uống để điều chỉnh trọng lượng hợp
lý, giảm cân ở những người béo phì là cần thiết vì béo phì
là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý và làm giảm hiệu
quả của thuốc điều trị.
	 3. Khi nào bắt đầu điều trị bằng thuốc?
- Tăng huyết áp độ 2 (Huyết áp trên 160/100mmHg).
- Tăng huyết áp độ 1 (Huyết áp trên 140/90mmHg) nếu
có kèm theo lớn hơn hoặc bằng 3 yếu tố nguy cơ (tăng
lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng đường huyết…), hoặc
bị bệnh tiểu đường (tương đương với ba yếu tố nguy cơ),
hoặc có một tổn thương cơ quan đích (đáy mắt biến đổi,
46
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
dày thất trái, protein niệu...).
- Huyết áp trên trung bình (130/85mmHg - 139/89mmHg):
nếu lớn hơn hoặc bằng 3 yếu tố nguy cơ hoặc bị bệnh tiểu
đường, hoặc có một tổn thương cơ quan đích (ví dụ đáy
mắt biến đổi, dày thất trái, protein niệu…) cũng bắt đầu
dùng thuốc. Nếu chỉ là huyết áp cao mà sau 12 tháng dùng
biện pháp không thuốc (thay đổi nếp sống và chế độ ăn
uống) huyết áp vẫn thế không giảm mới dùng thuốc.
	 4. Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ
4.1 Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm các thuốc hydroclorothiazid
(Dyazide), indapamid (Natrilix SR), furosemid (Lasix),
spironolacton (Aldactone), amilorid (Midamor), triamteren
(Dyrenium)... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước
trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi,
dẫn đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị huyết áp
nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng
thêm. Cần lựa chọn loại phù hợp do có loại làm thải nhiều
kali (hydroclorothiazid, furosemid, indapamid…), loại
giữ kali (amilorid, triamteren,spironolacton), tăng axit
uric trong máu nên tăng nguy cơ bị gút (hầu hết các thuốc,
trừ spironolacton), tăng cholesterol máu (hydroclorothiazid).
Tác dụng phụ thường gặp ở nhóm này là: đau đầu, chóng
mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế, buồn nôn, chán ăn, táo
bón, phát ban, khó thở, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng
men gan, viêm thận, suy thận…
4.2. Nhóm thuốc hủy thần kinh giao cảm: Gồm có
Reserpin, Methyldopa, Clonidin... Cơ chế của thuốc là
hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện
47
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng
thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.
4.3 Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin,Alfuzosin,
Terazosin, Phentolamin... Cơ chế của thuốc là ức chế giải
phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh (là chất sinh
học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp. Có tác
dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế
đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên. Ngoài ra, có thể
gây nhức đầu, tim đập nhanh, tăng cholesterol máu, dùng
lâu dài có thể gây suy tim.
4.4 Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol,
Nadolol, Timolol, Metoprolol, Atenolol, Labetolol,
Acebutolol... Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta giao
cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và
hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau
thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối
với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. Tuy
nhiên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm năng lực hoạt động của
bệnh nhân.
4.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: Gồm có Nifedipin,
Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Verapamil,
Diltiazem... Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion canxi
không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy
gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho
bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh
nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường,
mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cũng gây nhức đầu,
buồn nôn, táo bón, giữ nước cơ thể.
48
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
4.6 Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril,
Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril, Quinepril,
Tradola-pril... Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có
tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting
enzym, viết tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin
xúc tác mà chất sinh học angiotensin I được chuyển thành
angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm
tăng huyết áp. Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế (làm
cho không hoạt động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây
ra hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Thuốc hữu
hiệu trong 60% trường hợp khi dùng đơn độc (tức không
kết hợp với thuốc khác). Là thuốc được chọn khi bệnh
nhân bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái
tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng
kali huyết và gây ho khan, có trường hợp gây phù mạch
biểu hiện là lưỡi và cổ họng sưng nề. Một loại thuốc thuộc
nhóm này là Lisinopril có tác dụng phụ gây kích động, ho,
choáng váng, mệt mỏi, đôi khi gây tăng nhịp tim hoặc gây ra
nhịp tim bất thường.
4.7 Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin: gồm các
thuốc telmisartan (Micardis), losartan (Cozaar), candesartan
(Atacand)…Angiotensin II là chất có hoạt tính sinh học
gây co mạch, làm tăng huyết áp. Đây là nhóm thuốc mới
có tác dụng ức chế sự chuyển hóa từ Angiotensin I thành
Angiotensin II, nên có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng
phụ có thể gặp là chóng mặt, đau đầu, nhiễm khuẩn hô hấp
trên, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, phù ngoại vi, thuốc có
thể gây đau khớp, đau cơ, phù mạch, phát ban. Chống chỉ
định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc
49
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
người bị dị ứng với thuốc. Có nhiều nghiên cứu cho thấy
sử dụng thuốc nhóm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư,
nhất là ung thư phổi, tuy nhiên chưa có kết luận chính xác
về vấn đề này.
	 III. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI
CAO HUYẾT ÁP
	 1. Những trái cây thông dụng có thể giúp điều
trị cao huyết áp
v Quả quýt: Nước quýt có nhiều vitamin C (25-40mg
trong 100g), citric axit, các chất đường và hàng chục hoạt
chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể. Với những
người bị tăng huyết áp do viêm gan mạn tính, trái quýt
có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, xúc
tiến quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa
động mạch. Sau mỗi bữa cơm, ăn thêm 1 trái quýt không
những có tác dụng kích thích tiêu hóa, mà còn có thể tiêu
trừ tình trạng rối loạn tiêu hóa do huyết áp tăng cao.
v Ô mai: Đối với những người cao huyết áp dẫn đến
váng đầu, chóng mặt và khó ngủ, buổi tối trước khi nằm
ngủ nên dùng 3 trái ô mai, hãm nước sôi, pha thêm đường
vào uống. Có tác dụng hạ huyết áp, giúp ngủ ngon và làm
giảm các triệu chứng “bốc hỏa” – gây váng đầu, chóng mặt.
v Táo tây (apple): Có tác dụng cải thiện tuần hoàn
máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần
đây cho biết: táo tây có tác dụng điều hòa huyết áp tốt đối
với những người thích ăn mặn.
50
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
v Dưa bở: Có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, tiêu
đờm và trừ phiền. Có thể sử dụng như một loại “thuốc”
đối với những người bị tăng huyết áp, kèm theo các chứng
trạng: đầy tức ở vùng ngực, chóng mặt, hoa mắt (theo
Đông y, các triệu chứng đó là do đàm nhiệt gây nên). Cũng
có thể áp dụng bài thuốc: Dây dưa bở, dây dưa chuột, dây
dưa hấu, mỗi thứ đều 15g khô, đem sắc kỹ với nước, chia
2 lần uống vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều trong
ngày.
v Dưa hấu: Có thể sử dụng để chữa tăng huyết áp, đặc
biệt là đối với những người tạng nhiệt, đại bí kết, tiểu tiện
sẻn đỏ. Hàng ngày có thể dùng vỏ dưa hấu khô 15g ( hoặc vỏ
tươi 50g), hạt muồng 9g, đun nước uống thay trà hàng ngày.
v Chuối tiêu: Có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm
cholesterol máu. Người bị tăng huyết áp hàng ngày nên ăn
chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một
tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ ràng. Các nghiên cứu đã
phát hiện thấy: tác dụng hạ huyết áp đó có liên quan đến
hàm lượng chất kali chứa trong quả chuối và tỷ lệ bị tai
biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người
thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn
chuối khoảng 23,6%. Để làm giảm cholesterol máu, hàng
ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 30-60g sắc
uống; liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có
thể đã giảm xuống thấy rõ.
v Quả dứa: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trái
dứa có một số loại enzym (men) có tác dụng xúc tiến phân
giải các chất đạm, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu thũng.
51
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
Người bị tăng huyết áp thường xuyên ăn dứa hoặc uống
nước dứa có tác dụng điều hòa huyết áp, dự phòng phù
thũng do tăng huyết áp và ngăn chặn sự hình thành các
huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu.
v Quả hồng: Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, quả
hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch và làm giảm
huyết áp. Hàng ngày có thể dùng quả hồng tươi ép lấy
nước cốt, hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3
lần mỗi lần nửa chén. Có tác dụng hạ huyết áp và phòng
“trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.
Đối với những người trong vườn có trồng cây hồng hàng
ngày có thể dùng 10-15g lá hồng khô sắc uống thay trà.
Từ thời xưa người Nhật có tập quán dùng “trà lá hồng”
để dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật. Theo các nghiên cứu
hiện đại, lá hồng có tác dụng diệt khuẩn, hạ huyết áp, tăng
độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch;
dùng để chống mất ngủ, giảm béo, chữa bệnh bệnh tim và
động mạch vành tim, tiểu đường…
	 2. Thực phẩm tốt cho bệnh cao huyết áp
v Cần tây: Dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch,
giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế
thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần
40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có
tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
v Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc
biệt, chứa nhiều axit amin và tinh dầu, có tác dụng làm
thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng
ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml,
52
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người
bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
v Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái,
đằng đằng thái..., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy
trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới
hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những
người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
v Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng
vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống
phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có
khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn
mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung
thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và
xơ vữa động mạch.
v Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương
huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin
C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua
sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc
biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
v Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin
P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng
tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những
người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
v Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều
chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng
dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi
lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho
những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau
53
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
đầu, chóng mặt.
v Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo,
có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác
dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn
định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm
giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều
Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự
phòng tai biến xuất huyết não.
v Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ
vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những
người bị cao huyết áp vào mùa hè thu.
v Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là
những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp.
Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ
đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn
trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây
là loại thức ăn lý tưởng.
v Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh
nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn,
sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi
lần 10 hạt.
v Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm
ở biển. Có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch và
hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc
hoặc thay thế nhau.
v Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm
54
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng
giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc
dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian
thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh
và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần
50g để phòng chống cao huyết áp.
v Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao
huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch,
điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên
dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng,
chia uống vài lần trong ngày.
	 3. Thảo dược giúp điều trị cao huyết áp	
v Đỗ trọng: Tên khoa học Cortex Eucommiae. Trong
đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, axit hữu cơ,
albumin, tinh dầu, chất béo...Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị
ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ
can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu
nhiều, chân gối yếu mềm. Đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp
do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có
tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu... Liên Xô (cũ)
đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trị
bệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc
hoặc ngâm rượu. Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch,
liều cao lại gây co mạch. Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng
huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các
bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em
kinh giản (co giật).
v Ngưu tất: Tên khoa học Radix Achranthides. Thường
55
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và
trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có:
saponin, khi thủy phân cho axit oleanoic và glucoza...Theo y
học cổ truyền: ngưu tất vị chua đắng, tính bình, không độc,
vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (nếu
dùng sống) hoặc bổ can, thận, mạnh gân cốt (nếu bào chế
chín). Trong dân gian, ngưu tất thường được dùng chữa bệnh
thấp khớp, đau mình mẩy, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn.
Liều dùng 4-16g mỗi ngày. Nghiên cứu của các nhà khoa học
cho thấy ngưu tất có tác dụng làm hạ mỡ máu tốt. Đã được áp
dụng tại Việt Nam dưới dạng cao lỏng ngưu tất để chữa bệnh
mỡ máu cao: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hàng
ngày. Trên động vật thí nghiệm, ngưu tất còn có tác dụng gây
hạ huyết áp tạm thời. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, giảm
sự co bóp cơ trơn.
v Linh chi: Tên khoa học Ganoderma luccidum. Linh chi
là một thảo dược được coi là thượng phẩm. Từ ngàn xưa, tiền
nhân đã coi linh chi như một loại tiên đan, diệu dược. Sách
Thần nông bản thảo đã viết: Linh chi là thuốc kết tinh được
cái quý của mây mưa trên núi cao, cái quý của ngũ hành trong
ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ gìn sức khỏe cho
các bậc đế vương. Hiện nay, linh chi đã được nuôi cấy thành
công ở nước ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy
linh chi có chứa một số hoạt chất như ergoossterol, lyzozym,
protease, axit hữu cơ và một số alkaloid khác... Tác dụng sinh
học của linh chi đã được khoa học chứng minh, đặc biệt là trên
hệ tim mạch. Linh chi có tác dụng làm giảm cholesterol máu,
phospholipid máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa vữa xơ
động mạch. Ngoài ra linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết
56
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
áp, huyết áp cao sẽ làm giảm đi, huyết áp thấp sẽ làm tăng lên
đến mức bình thường; Dùng nhiều huyết áp sẽ ổn định. Linh
chi còn có tác dụng chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu
lượng tuần hoàn vành. Ngoài tác dụng trên, linh chi còn có
nhiều tác dụng khác như làm hạ đường huyết, bổ phổi, cắt cơn
ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh
mệt mỏi.
v Câu đằng: Tên khoa học Uncaria rhynchophylla. Thuộc
họ cà phê Rubiaceae. Câu đằng vị ngọt, tính hàn, qui kinh can
và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, chữa
chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, cao huyết áp ở người
lớn, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh. Chất alkaloid trong
câu đằng (rhynchophylin) có tác dụng giãn mạch ngoại biên,
có tác dụng hạ áp hòa hoãn và kéo dài. Nước sắc câu đằng còn
có tác dụng an thần nhưng không gây ngủ, có tác dụng giảm
stress, căng thẳng. Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn
của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của phế quản.
v Hạ khô thảo: Tên khoa học Prunella vulgaris L., họ
Bạc hà (Lamiaceae). Thành phần hóa học gồm các alkaloid
tan trong nước, muô ́i vô cơ, tinh dầu. Hạ khô thảo có vị đắng,
tính hàn, tác dụng lợi niệu tiêu phù, sát trùng tiêu độc, thanh
hỏa minh mục, chữa mắt đỏ sưng đau, nhức đầu, chóng mặt,
bướu cổ, tràng nhạc, tuyến vú tăng sinh, nhọt vú sưng đau,
huyết áp cao. Dịch chiết hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp
và làm giảm các triệu chứng cao huyết áp như chóng mặt, hoa
mắt, nhức đầu…
v Hoa hòe: Tên khoa học Sophra japonica L., còn có các
têngọihòemễ,hòehoamễ,hoahòe.Thườngdùngnụhoalàm
57
Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
dược liệu. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu,
ngoài ra còn có Betulin. Theo tài liệu cổ, hoa hòe có vị đắng,
tính hàn, vào 2 kinh can và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt
lương huyết. Rutin - hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống
như vitamin Pnên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của
mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác
dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người
ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa
động mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp.Bài thuốc ứng dụng:
Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống
ngày một thang.
v Tỏi: Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính nóng, hơi độc, qui
kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng,
chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa
chướng bụng đầy hơi, đại tiểu tiện khó khăn. Theo y học hiện
đại, tỏi làm hạ cholesterol bằng tăng đào thải và giảm hấp thu
cholesterol xấu qua màng ruột, hoạt chất của tỏi có tác dụng
giãn mạch vừa có tác dụng ngăn cản quá trình kết tập tiểu cầu
nên có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ nghẽn mạch. Tỏi
cũng ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch
bằng cách ngăn cản quá trình oxy hóa của các cholesterol xấu
(LDL). Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc
đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì
huyết áp ổn định ở mức bình thường. Bài thuốc ứng dụng:Tỏi
100g, đậu trắng 100g cho vào 2 lít nước, đun đến khi còn 1/8
lượng nước thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết. Làm đều
đặn mỗi tháng một lần.
58
Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP
CAO HUYẾT ÁP NGUY HIỂM THẾ NÀO?
	 Nhiều người nghĩ rằng cao huyết áp không nguy
hiểm, chỉ là gây nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi,
và nhiều khi thấy huyết áp hạ thì họ tự ý bỏ thuốc và cũng
không đi khám bác sĩ. Chính vì thế, bệnh viện là nơi phải
đón nhận nhiều ca bệnh nguy kịch như đột quỵ và nhồi
máu cơ tim. Người bệnh lúc đó nếu không được cấp cứu
kịp thời sẽ tử vong, còn nếu được cứu sống thì cũng bị
những di chứng nặng nề. Điều nguy hiểm nữa là bệnh
có thể tái phát bất cứ khi nào, và lần sau lại nặng hơn lần
trước. Tính mạng của người bệnh dường như treo lơ lửng.
	 Tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm tới
80%) gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến
mạch máu não. Đặc biệt, với những người đang có sẵn
một số bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, mỡ máu,
xơ vữa động mạch… thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Tăng
huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến
cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn
thương. Tổn thương ngày càng nhiều (nếu bị những cơn
cao huyết áp ác tính) có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng
thì gây xuất huyết não, nhẹ thì gây ra những tổn thương
nhỏ ở thành mạch. Khi này, hệ thống tiểu cầu và các sợi
fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu, làm
lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành
các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu,
thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp
sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc
các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi
Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi

More Related Content

What's hot

Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014
Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014
Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014minhphuongpnt07
 
B Enhthieumau Microsoftpowerpoint
B Enhthieumau MicrosoftpowerpointB Enhthieumau Microsoftpowerpoint
B Enhthieumau Microsoftpowerpointguestcaae580
 
SUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSoM
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngTiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngAn Ta
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngLe Khac Thien Luan
 
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤPVIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤPSoM
 
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGSoM
 
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG nataliej4
 
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mứcTiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mứcLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMERSA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMERSoM
 
Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Tran Huy Quang
 
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5dSauDaiHocYHGD
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duongebookedu
 
beo phi va suy dinh duong
beo phi va suy dinh duongbeo phi va suy dinh duong
beo phi va suy dinh duongThanh Liem Vo
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
26 2011. thiếu máu thiếu sắt y4
26 2011. thiếu máu thiếu sắt  y426 2011. thiếu máu thiếu sắt  y4
26 2011. thiếu máu thiếu sắt y4Trung Hiếu Nguyễn
 

What's hot (20)

Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014
Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014
Kham va đieu tri cac benh khong lay y 5 2013 2014
 
B Enhthieumau Microsoftpowerpoint
B Enhthieumau MicrosoftpowerpointB Enhthieumau Microsoftpowerpoint
B Enhthieumau Microsoftpowerpoint
 
SUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNGSUY DINH DƯỠNG
SUY DINH DƯỠNG
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đườngTiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
 
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤPVIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
 
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
 
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...
NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂ...
 
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BÀI GIẢNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mứcTiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức
Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức
 
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMERSA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ THỂ ALZHEIMER
 
Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)Dai thao duong y44 2014 (1)
Dai thao duong y44 2014 (1)
 
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d
4. cham soc_dtd-khue_%5_bin%5d
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
beo phi va suy dinh duong
beo phi va suy dinh duongbeo phi va suy dinh duong
beo phi va suy dinh duong
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẦM SOÁT -ĐÁNH GIÁ - THEO DÕI BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIÊU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
26 2011. thiếu máu thiếu sắt y4
26 2011. thiếu máu thiếu sắt  y426 2011. thiếu máu thiếu sắt  y4
26 2011. thiếu máu thiếu sắt y4
 

Similar to Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi

Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptx
Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptxPowerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptx
Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptxHinAnhTrnhTh
 
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptx
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptxTraining Diatarin _form chuan_29.01.21.pptx
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptxgiaoductuyendung
 
Bài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngBài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngtrongnghia2692
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdf
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdfbenhdaithaoduong5884-170724143017.pdf
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdfChinSiro
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duongebookedu
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớnQuản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớnBs. Nhữ Thu Hà
 
Đái tháo đường
Đái tháo đườngĐái tháo đường
Đái tháo đườngThủy Hoàng
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxhoangminhTran8
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxhoangminhTran8
 
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Cuong Nguyen
 
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường abài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường aNgcSnDS
 
Thuốc hạ đường huyết uống
Thuốc hạ đường huyết uốngThuốc hạ đường huyết uống
Thuốc hạ đường huyết uốngPHAM HUU THAI
 
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxBệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxchumeobungbu
 
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Dai thao duong y3 2018
Dai thao duong y3 2018Dai thao duong y3 2018
Dai thao duong y3 2018SngBnh
 

Similar to Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi (20)

Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptx
Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptxPowerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptx
Powerpoint- Đề tài Đái Tháo Đường.pptx
 
đái tháo đường và HIV.pptx
đái tháo  đường và HIV.pptxđái tháo  đường và HIV.pptx
đái tháo đường và HIV.pptx
 
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptx
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptxTraining Diatarin _form chuan_29.01.21.pptx
Training Diatarin _form chuan_29.01.21.pptx
 
Bài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đườngBài giảng về đái tháo đường
Bài giảng về đái tháo đường
 
Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)Dai thao duong (2)
Dai thao duong (2)
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdf
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdfbenhdaithaoduong5884-170724143017.pdf
benhdaithaoduong5884-170724143017.pdf
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớnQuản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
Quản lý cấp cứu phản vệ ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
 
Đái tháo đường
Đái tháo đườngĐái tháo đường
Đái tháo đường
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
 
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptxbai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
bai 2 SLB nhom 2 DH20YKH05.pptx
 
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
Kiểm soát đường huyết bệnh nhân nội trú - ADA 2020
 
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường abài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
bài thuyết trình về bệnh đái tháo đường a
 
Thuốc hạ đường huyết uống
Thuốc hạ đường huyết uốngThuốc hạ đường huyết uống
Thuốc hạ đường huyết uống
 
hoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdfhoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdf
 
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxBệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
 
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Dai thao duong y3 2018
Dai thao duong y3 2018Dai thao duong y3 2018
Dai thao duong y3 2018
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Cam nang benh hoc cho nguoi cao tuoi

  • 1. 1 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng
  • 2. 2 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG
  • 3. 3 CHƯƠNG 1 - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 04 I. Tổng quan về bệnh tiểu đường 04 II. Điều trị bệnh tiểu đường 14 III. Một số lời khuyên 23 CHƯƠNG II - BỆNH CAO HUYẾT ÁP 33 I. Tổng quan về bệnh cao huyết áp 33 II. Điều trị bệnh cao huyết áp 38 III. Một số lời khuyên 47 CHƯƠNG III - BỆNH GÚT 61 I.Tổng quan về bệnh gút 61 II. Điều trị bệnh gút 68 III. Một số lời khuyên 72 CHƯƠNG IV - CÁC BỆNH LÝ VỀ MẮT 81 I. Cấu tạo mắt 81 II. Các bệnh lý về mắt thường gặp 83 III. Bài tập cho đôi mắt sáng, khoẻ mạnh 94 CHƯƠNG V - TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT 103 I. Tổng quan về bệnh 103 II. Điều trị 106 MUÏC LUÏC
  • 4. 4 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG CAÅM NANG BEÄNH HOÏC Cho ngöôøi cao tuoåi Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ
  • 5. 5 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch, cao huyết áp của nước ta đang gia tăng nhanh chóng, đứng nhất nhì thế giới. Đa số các bệnh nhân đều chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh nên dù đã dùng thuốc mà bệnh vẫn không giảm, càng ngày càng nặng hơn và gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, làm hao tổn kinh tế và ảnh hưởng đến những người thân khác trong gia đình. Hưởng ứng lời kêu gọi của thế giới về phòng chống các bệnh hiểm nghèo, các dược sĩ đại học của AQUA GROUP đã biên soạn các cuốn sách “Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi” với mong muốn cung cấp những kiến thức có ích cho người cao tuổi như một công cụ để phòng ngừa, điều trị các bệnh thường gặp. Tập 1 của cuốn sách viết về các bệnh: Tiểu đường – Cao huyết áp – Gút – Bệnh lý về mắt – Chứng tiểu không kiểm soát. Cuốn sách như một món quà tặng kèm theo lời chúc sức khoẻ gửi tới các độc giả. Trân trọng AQUAGROUP
  • 6. 6 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG CHƯƠNG 1: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH 1. Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra các rối loạn chuyển hóa gluxit, lipid, protid... Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy có tác dụng làm giảm và điều hòa đường huyết ở ngưỡng cho phép. 2. Làm thế nào để biết mình có bị tiểu đường hay không? v Những dấu hiệu thường gặp của người bệnh tiểu đường - Rất khát nước và uống nước rất nhiều (háo nước). - Đi tiểu nhiều hơn bình thường. - Rất đói, rất thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường. - Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn. - Khó tập trung làm việc hay học tập, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. - Mờ mắt v Chẩn đoán nào cho kết luận người đó bị tiểu đường? - Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl), đo hai lần gần nhau. - Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các triệu chứng lâm sàng.
  • 7. 7 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng - Đường huyết 2h sau khi uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/l. Những triệu chứng thường gặp ở người bị tiểu đường 3. Tại sao lại bị bệnh tiểu đường? v Insulin và vai trò điều hoà đường huyết Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra khi đường huyết tăng cao (sau bữa ăn, ăn nhiều đồ ngọt), hormone này có vai trò trong việc vận chuyển glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời chuyển glucose dư thừa thành glycogen và dự trữ ở gan. Một hormone khác cũng do tuyến tụy tiết ra là gluca- gon có tác dụng làm tăng đường huyết (trong trường hợp đường huyết hạ quá thấp) do tăng chuyển hóa từ glycogen thành glucose và tăng tạo đường ở gan. Hai hormone này giúp điều hòa đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (3,8 mmol/l – 5,6mmol/l).
  • 8. 8 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG Vai trò của các hormon điều hoà đường huyết v Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. - Cơ thể bị thiếu hụt insulin: Do tuyến tụy bị viêm hoặc bị suy yếu sẽ không bài tiết insulin như bình thường, gây thiếu hụt insulin. Khi này, đường huyết tăng cao và cơ thể cần tiêm insulin từ bên ngoài để điều hòa đường huyết. Đây được gọi là tiểu đường type 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin). - Insulin bị giảm hoạt tính: Tuyến tụy vẫn bài tiết insulin, nhưng vì một lý do nào đó mà insulin không hoạt động được như bình thường, do đó không làm giảm đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin). v Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2
  • 9. 9 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng 4. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Không phải cứ ăn nhiều đường là bị tiểu đường. Những người có nguy cơ mắc bệnh là: - Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường (bố, mẹ, anh, chị) - Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc đã bị đái tháo đường thai nghén - Tuổi cao (> 50 tuổi), kèm các bệnh lý béo phì, tim mạch, cao huyết áp - Béo phì, lười vận động - Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, carbonhydrate tinh chế. - Stress - Rối loạn dung nạp glucose 5. Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? 5.1 Người bị tiểu đường hay bị những biến chứng cấp tính gì? v Đường huyết tăng cao quá mức So sánh Nguyên nhân Tuổi khởi phát Thể trạng Insulin máu Di truyền Triệu chứng Tiểu đường type 1 Thiếu hụt insulin tuyệt đối < 40 Gầy Thấp hoặc không đo được Thường không có Khởi phát đột ngột Tiểu đường type 2 Insulin kém nhạy cảm > 40 Béo hoặc bình thường Bình thường hoặc cao Thường có Khởi phát và tiến triển âm thầm, nên phát hiện muộn
  • 10. 10 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG v Đường huyết hạ thấp quá mức v Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da, lao phổi, viêm ống tai ngoài, viêm răng lợi, viêm tuỷ xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm, viêm hoại tử mô… 5.2. Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường là gì? Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường Bệnh tiểu đường làm cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu hụt glucose và dần dần bị suy dinh dưỡng, giảm chức năng hoạt động, do vậy người bị bệnh ĐTĐ dễ mắc các bệnh khác như: v Biến chứng trên mắt: Đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường (phì đại các mạch máu nhỏ, có phù gai thị, tạo nhiều mạch máu mới, chảy máu dịch kính, bong võng mạc gây mờ mắt, đau nhức mắt, có thể dẫn đến mù lòa). v Bệnh thận do đái tháo đường: đây là biến chứng
  • 11. 11 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng thường gặp và là nguyên nhân chủ yếu phải chạy thận nhân tạo. Đường huyết cao là nguyên nhân gây ra tổn thương các vi mạch cầu thận, gây xơ hóa cầu thận, tăng áp lực cầu thận dẫn đến suy thận. Phát hiện sớm bệnh bằng phương pháp định lượng Microalbumin niệu 24 giờ. v Bệnh thần kinh do đái tháo đường: - Viêm đa dây thần kinh: Gây rối loạn cảm giác (bàn chân tê bì mất cảm giác hoặc loạn cảm giác), giảm phản xạ gân xương ở hai chân, teo cơ, rối loạn vận động, giảm tuần hoàn máu tới chân và loét do nhiễm trùng và thiếu dinh dưỡng. - Bệnh lý đơn dây thần kinh: Liệt dây thần kinh sọ gây sụp mí, liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt. - Bệnh lý thần kinh tự động do đái tháo đường: mạch nhanh liên tục, hạ huyết áp tư thế, có thể gây nhồi máu cơ tim không có triệu chứng. Trên tiêu hóa gây kém ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy. Trên hệ tiết niệu, sinh dục gây liệt bàng quang làm rối loạn nước tiểu hoặc liệt cơ co thắt bàng quang gây hiện tượng nước tiểu tự chảy. Nam giới bị liệt dương. Trên da gây rối loạn bài tiết mồ hôi, teo da, khô da. v Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Đây là biến chứng gây tàn phế chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh thường phối hợp giữa bệnh lý mạch máu, bệnh lý thần kinh và nhiễm trùng, nên tổn thương bàn chân thường xuất hiện sớm và lan rộng. v Biến chứng mạch máu: - Trên tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh lý
  • 12. 12 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG cơ tim - Trên mạch: xơ vữa động mạch, hẹp mạch, tắc mạch - Trên não: làm giảm tuần hoàn não gây chứng bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), lú lẫn, mất trí, nặng hơn là tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là nguyên nhân gây tử vong cao. - Tăng huyết áp 5.2 Xử lý các biến chứng cấp tính của tiểu đường như thế nào? v Biến chứng đường huyết tăng cao quá mức: Có thể do dùng không đủ liều thuốc điều trị, đang đau ốm hay bị stress, ăn uống quá độ, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đường, không vận động cơ thể như thường lệ. - Triệu chứng: Khát bất thường, đói bất thường, đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu đêm, da khô ngứa, cảm thấy mệt hoặc buồn ngủ nhiều hơn bình thường, mắt nhìn không rõ, nhiễm trùng một nơi nào đó. - Cách xử trí: Khi có đường huyết từ 180-250 mg/dl (9.8-13.6 mmol/l), bạn có thể tự làm giảm đường huyết xuống bằng cách: uống thuốc hạ đường huyết đúng liều và đúng giờ, ăn uống theo kế hoạch, thử máu hàng ngày, tập thể dục đều đặn. Trong trường hợp đường huyết tăng quá cao dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton (đái tháo đường type 1) hoặc hôn mê do tăng ấp lực thẩm thấu máu (đái tháo đường type 2) thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức. v Biến chứng đường huyết hạ thấp quá mức: có thể do dùng thuốc quá nhiều, hoặc ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ qua các bữa ăn dặm, vận động nhiều hơn bình
  • 13. 13 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng thường, uống rượu khi bụng đói. - Triệu chứng: Run rẩy, toát mồ hôi, thấy đói, tim đập nhanh, mờ mắt hay nhức đầu, thấy tê rần ở miệng và môi, cáu gắt, ngất xỉu. - Cách xử trí: Nếu thấy các biểu hiện của đường huyết xuống thấp, hãy tự thử máu. Nếu lượng đường trong máu thấp hơn 3.8 mmol/l (hay lượng đường tối thiểu mà bác sĩ đề ra), bạn nên lập tức dùng một thức ăn hay thức uống nào đó có chứa đường (khoảng 15 gram carbohydrate). Đường sẽ đưa đường huyết lên nhanh hơn các loại thức ăn khác. Người bệnh tiểu đường nên chuẩn bị sẵn các thức ăn hay thức uống có chứa đường để bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng để giải quyết cơn hạ đường huyết, nhất là khi ra bên ngoài. Do việc các phản ứng hạ đường huyết xảy ra không báo trước, tất cả bệnh nhân có uống thuốc tiểu đường (hoặc tiêm insulin) nên mang theo sổ khám bệnh. Gặp trường hợp bạn ngất xỉu và không nói được, sổ này giúp người khác biết ngay việc gì xảy ra và sẽ đem lại cho bạn sự cấp cứu nhanh chóng mà bạn cần. 5.3 Có phải bệnh nhân ĐTĐ dễ bị cảm cúm, đau ốm? Bệnh ĐTĐ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó người bệnh hay bị cảm cúm, đau ốm, các vết thương rất khó lành. 5.4 Người bệnh ĐTĐ hay bị biến chứng về mắt Người bệnh ĐTĐ dễ bị tổn thương các mạch máu ở võng mạc, do đó có thể gây mờ mắt và mù lòa. Vì vậy, nếu bạn bị ĐTĐ thì nên đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện và điều trị sớm những tổn thương trên võng mạc. 5.5 Biến chứng bất lực ở người tiểu đường
  • 14. 14 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG Một trong những biến chứng khó nói là sự bất lực ở các nam bệnh nhân ĐTĐ. Nguyên nhân là nồng độ đường huyết cao lâu ngày sẽ gây tổn thương dây thần kinh tham gia vào quá trình cương cứng. Một số thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây bất lực, vì vậy cần phải trao đổi với bác sĩ để điều trị kịp thời. 5.6 Bệnh đái tháo đường dẫn đến loãng xương? Khi đường huyết tăng cao, lượng đường bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhiều kéo theo canxi, photpho cũng bị đào thải ra nhiều. Những khoáng chất này là thành phần chủ yếu của muối xương, nếu bị mất đi một số lượng lớn sẽ dẫn đến giảm sút mật độ xương gây ra loãng xương. Bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo có sự rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, đồng thời kèm theo có bệnh lý về mạch máu, trong đó bao gồm vi mao mạch xương dẫn đến giảm dinh dưỡng xương, giảm hình thành xương, tăng tiêu hủy xương tiến tới thúc đẩy quá trình loãng xương. Vì vậy, để phòng ngừa tốt các biến chứng, bệnh nhân cần được kiểm soát tốt đường huyết, có chế độ ăn giàu canxi và tập luyện phù hợp. 5.7 Alzheimer là một biến chứng của bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại đến các tế bào thần kinh, do vậy tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer (chứng bệnh sa sút trí tuệ) cao hơn nhiều so với người bình thường. Cần chú ý theo dõi để ngăn ngừa khi thấy có các dấu hiệu hay quên, trầm cảm, dễ cáu gắt… 5.8Bệnhtiểuđường gây tổn thương bàn chânnhưthếnào? Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu ở bàn
  • 15. 15 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng chân, làm giảm lưu thông máu, oxy, chất dinh dưỡng… nên chân bị tê, lạnh, đau cơ khi vận động nhiều. Bệnh gây rối loạn thần kinh cảm giác như: nóng rát, tê hoặc như bị kim châm, kiến bò chân… Nặng hơn sẽ mất cảm giác ngoài da, viêm loét chân, chấn thương xương khớp, biến dạng bàn chân… Bệnh làm chân bị mỏng da, khô, ngứa, rụng lông, móng chân dày, mất móng… Đặc biệt là vết thương ở bàn chân khó lành, dễ gây hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phải cắt cụt chân. v Cách chăm sóc bàn chân: - Ổn định đường máu: 4,4 – 6,6 mmol/l sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng trầm trọng. Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám và kiểm tra đường máu định kỳ. - Giữ chân sạch và khô, kiểm tra bàn chân mỗi ngày: rửa bàn chân sạch và lau khô, dùng các loại xà phòng nhẹ chất xút, nhiều chất giữ ẩm da. Kiểm tra kỹ để phát hiện những vết trầy xước, vết loét, cục chai, mụn cóc, móng quặp, phồng nước… Cẩn thận không dùng nước quá nóng rửa chân, ngâm chân. Trời lạnh nên mang vớ (tất chân) để giữ ấm chân. - Sát trùng da: khi da bị trầy xước (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa sạch bằng xà phòng, bôi dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng. - Cắt móng chân: không cắt sâu vào hai khóe móng vì dễ cắt vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp . - Cách chọn giày, dép, vớ: không nên đi chân không, bất
  • 16. 16 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG kể trong nhà hay ngoài đường, để tránh gây tổn thương cho chân. Khi đi giày, bắt buộc phải mang giày đế bằng, không nên đi giày mũi nhọn hay giày cao gót vì dễ tạo ra các cục chai, mụn cóc, móng quặp, tổn thương đầu ngón chân. Luôn đi vớ dài hơn ngón chân từ 1-2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Tất phải mềm mại và đủ dày để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. Không dùng vớ bằng nylon hay thun co giãn. Nên thường xuyên ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ, xoa bóp nhẹ để tăng lưu thông máu, ngăn chặn biến chứng hoại tử bàn chân ở người tiểu đường. II. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường - Chế độ dinh dưỡng hợp lý - Vận động thể lực - Dùng thuốc đúng chỉ định - Kiểm soát đường huyết, khám định kỳ 2. Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường? Điều chỉnh chế độ ăn là một việc quan trọng luôn phải làm đối với bệnh nhân đái tháo đường, nhất là type 2. Một chế độ ăn hợp lý có thể làm giảm đường huyết. v Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường: hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho
  • 17. 17 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. v Nhu cầu năng lượng Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: - Tùy theo tuổi, giới - Tùy theo loại công việc (nặng hay nhẹ) - Tùy theo thể trạng (gầy hay béo) Mức nhu cầu năng lượng chung cho người tiểu đường là 25Kcal/kg/ngày. v Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng - Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. - Lipid (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hòa. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hòa có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ
  • 18. 18 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG vữa động mạch. - Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. v Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau: - Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, cam, quýt, bưởi, bơ, mận, thanh long, nho ta... Có thể dùng hàng ngày với số lượng nhiều. - Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, mãng cầu, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...) - Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...). Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm
  • 19. 19 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ. 3. Vận động thể lực như thế nào là phù hợp với người tiểu đường? Vận động thể lực rất tốt cho sức khỏe, nó cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. v Lợi ích của vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường: - Giảm đường huyết tốt hơn: khi vận động thể lực, cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Do đó, nếu tập đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân giảm đường huyết. - Cải thiện tuần hoàn ngoại biên của toàn bộ cơ thể (hệ tuần hoàn tới các cơ quan bên ngoài, tứ chi): làm hạn chế các biến chứng mạch máu và thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường. - Giảm cân nặng: tránh béo phì do đó hạn chế được hiện tượng đề kháng insulin. - Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn: góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giúp kiểm soát tốt đường huyết: luyện tập kết hợp với chế độ ăn sẽ giúp cơ thể duy trì chỉ số đường huyết gần với chỉ số sinh lý nhất, nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp dùng thuốc. v Những chú ý khi vận động thể lực: bệnh nhân bị đái tháo đường có độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau, mức độ bệnh cũng như các biến chứng đi kèm khác nhau do đó:
  • 20. 20 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG - Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập để có thể chọn được môn thể thao phù hợp nhất. Đặc biệt, với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng bàn chân, biến chứng thận… cần được sự tư vấn chi tiết và cụ thể về thời gian tập luyện, cách thức tập luyện của các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ tim mạch. - Cần chọn môn thể thao phù hợp, ưu tiên tập các môn ưa thích, tiện lợi phù hợp điều kiện cụ thể của bản thân để có thể duy trì lâu dài. - Cần vận động thể lực tăng dần, duy trì thường xuyên, mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu từ 20 – 30 phút để tập luyện hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ. - Theo dõi đường huyết trước và sau khi luyện tập. Chú ý tránh bị hạ đường huyết. Không luyện tập khi đường huyết lúc đói >14mmol/l và kết quả xét nghiệm nước tiểu có ceton niệu (+). 4. Thuốc điều trị tiểu đường 4.1 Các thuốc điều trị tiểu đường v Insulin: Liệu pháp tiêm insulin được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc những bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi sử dụng các thuốc uống mà không khỏi. Tiêm insulin dưới da giúp điều chuyển lượng glucose trong máu sang mô và làm gan ngưng sinh thêm glucose. Hạ đường huyết là một tác dụng phụ thường xảy ra khi điều trị bằng insulin, ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác như phù và bất thường về khúc xạ, các phản ứng mẫn cảm tại chỗ (mẩn đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiêm).
  • 21. 21 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng v Nhóm sulphonylurea (làm tăng tiết insulin): tolbutamide, chlorpropamide (Diabinese), glibenclamid (Glimel), gliclazid (Diamicron MR), glimepirid (Amaryl), glipizide (Glucotrol), glinide (Glynase Pres Tab)…. Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ type 2 được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi dùng cholpropamide và glibenclamide) nhất là ở những bệnh nhân già, bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ như độc tủy xương, vàng da ứ mật, buồn nôn, co giật, thay đổi vị giác, đỏ da, ngứa, mề đay, đau ngực, ớn lạnh, ho, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, phân bạc màu, da nhợt nhạt, khó thở, đau họng, vàng da... v Thuốc ức chế men alpha-glucosidase, làm chậm hấp thu đường glucose từ ruột vào máu (Acarbose): Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2. Men alpha-glucosidase có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Thuốc ức chế men alpha-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrate ở đường tiêu hóa, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau bữa ăn. Thuốc có thể được dùng riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với sulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng và tiêu chảy, vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột. Tác dụng phụ này
  • 22. 22 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc). Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ. v Nhóm biguanid (Metformin…) làm giảm giải phóng glucose ở gan: Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng làm giảm sự hấp thu đường từ thức ăn, ức chế giải phóng đường từ gan và tác dụng lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, dùng lâu dài gây chán ăn, miệng có vị kim loại, sụt cân, gây toan máu... Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi. v Nhóm thiazolidinedione (TZD) hay glitazone (Rosiglitazone, Pioglitazon) (tăng hoạt tính của insulin). Thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại cácmôtrongcơthểnhưngkhônglàmtăngtiếtinsulin. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu. Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữ nước. Vì vậy cần thận trọng khi điều trị TZD cho các bệnh nhân bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao. Các tác dụng phụ hay gặp ở nhóm thuốc này là thiếu máu và phù, tăng men gan (Rosiglitazone, Piogli-
  • 23. 23 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng tazon), nhức đầu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau cơ, viêm xoang, viêm họng, thiếu máu (Pioglitazon). v Nhóm meglitimide: Nhóm này có tác dụng kích thích tế bào bêta của tụy tăng sản xuất insulin, có tác dụng tương tự sufonylurea nhưng kích thích tiết insulin sớm hơn. Thuốc được dùng là Novonorm chỉ định trong điều trị đái tháo đường type 2, uống trước khi ăn 15-30 phút. Tác dụng xuất hiện nhanh (30 phút sau khi uống thuốc). Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm đường máu sau bữa ăn, không được uống thuốc nếu không ăn. Không dùng cho những trường hợp suy gan, thận, có thai, nhiễm trùng, phẫu thuật... v Điều trị phối hợp các thuốc: Theo khuyến cáo mới của Hội Đái tháo đường Mỹ thì khi dùng một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nó tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá trình sinh bệnh đái tháo đường type 2. Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau: - Sulfonylurea + metformin hoặc alpha-glucosidase hoặc TZD. - Metformin + alpha-glucosidase hoặc TZD. - Insulin + sulfonylurea hoặc metformin hoặc alpha glucosidase. 4.2 Một số câu hỏi thường gặp ? Bạn nên đo đường huyết thường xuyên. Thuốc điều trị
  • 24. 24 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG đạt hiệu quả nếu: - Đường máu lúc đói từ 4,4 – 6,6 mmol/l (hoặc 80 – 120mg/dl) - Đường máu sau ăn 2 giờ từ 7 – 11 mmol/l (hoặc 125 – 165mg/dl) - HbA1c < 7% (HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. HbA1c tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày) do đó xét nghiệm HbA1c cho chúng ta biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng gần nhất). ? Tôi nghe nói có nhiều thuốc chữa khỏi được bệnh tiểu đường? Cho đến nay, những trường hợp bệnh nặng thì mới chỉ kiếm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, nhưng không thể điều trị khỏi hẳn. Tuy vậy, người bệnh vẫn có thể sống bình thường nếu điều trị đúng. Với một số người mới mắc bệnh, ở mức độ nhẹ, nếu dùng thuốc đúng cách, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý thì đường huyết có thể trở lại bình thường, nên duy trì khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm khi bệnh mắc trở lại. ? Các thuốc tiểu đường phải dùng lâu dài, vậy có thể gây những tác dụng phụ gì? Tất cả các thuốc đều có tác dụng phụ, nhưng đa số ít nghiêm trọng nếu dùng đúng cách, phù hợp. - Thuốc tiểu đường làm giảm đường máu: Một số thuốc dùng không phù hợp có thể gây hạ đường huyết quá mức, khiến người bệnh cảm thấy xây xẩm mặt mày, vã mồ hôi, nặng hơn là hôn mê. Lúc này chỉ cần một chút nước đường
  • 25. 25 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng hay bánh ngọt, người bệnh sẽ tỉnh lại ngay, nếu không thì phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. - Thuốc tiểu đường gây dị ứng: Ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt. - Thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, tiêu chảy (metformin, acarbose). Để tránh tác dụng phụ này, nên dùng liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn bị thì phải ngưng thuốc. - Tác dụng phụ trên gan, thận: khi uống thuốc nhóm sulfornylurea (Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid, Gliclazid…) có thể làm tăng men gan. Phát hiện tác dụng phụ này bằng cách xét nghiệm máu. - Gây giữ nước (rosiglitazone, pioglitazone): đây là tác dụng xấu cho người bị suy tim. Do vậy, những thuốc này không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường mà bị suy tim. Trên đây là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Hầu hết các tác dụng phụ đã được biết và ghi trong đơn sử dụng. Đa số các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng sử dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân loại thuốc sao cho điều chỉnh tốt nhất đường máu và ít tác dụng phụ. III.MỘTSỐLỜIKHUYÊNCHONGƯỜIBỊTIỂU ĐƯỜNG 1 Người bị tiểu đường nên ăn gì? v Chế độ ăn phù hợp, đủ dinh dưỡng (chất đạm 20%, chất béo 30%, chất bột đường 50% tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa dưới 7%). Nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày. Ăn đa dạng, tăng cường chất bột
  • 26. 26 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG đường phức hợp có nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, trái cây chưa chế biến. Bổ sung các vi chất như Kẽm, Crôm, Mangan, Magiê, vitamin nhóm B, vitamin C, E… Ăn nhiều rau quả, bổ sung các chất béo không bão hòa như omega 3, 6, 9 có trong cá, dầu ăn thực vật… v Nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55) như: - Các loại trái cây tươi ít đường như nho ta, táo, bưởi, cam, quýt, thanh long, bơ, mận… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường hấp thu chậm nên sẽ giúp cho đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa crôm kiểm soát lượng đường trong máu. - Các loại rau xanh như rau muống, rau cải, rau cần, cải bắp, xúp lơ, rau dền, rau mồng tơi…. Hạn chế ăn củ có chỉ số GI cao như củ cải đường, cà rốt, bí đỏ, khoai tây… - Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. - Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư. - Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
  • 27. 27 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng - Các loại sữa tươi không đường, sữa tách béo rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các axit amin cần thiết. - Người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa dùng đường, trừ trường hợp đường huyết hạ thấp quá mức. Nên sử dụng các loại đường dành riêng cho người tiểu đường như đường cỏ ngọt, đường Equal,… v Những thực phẩm không có lợi với người bị tiểu đường: - Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. - Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. - Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, mứt, chè, mỡ. - Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng (mỗi tuần người tiểu đường có thể ăn 1-2 quả trứng). - Không ăn mặn, vì ăn mặn càng khiến người bệnh háo khát, và không tốt cho huyết áp và tim mạch. - Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. 2. Thảo dược chữa bệnh tiểu đường v Hoài sơn: còn gọi là cây củ mài Dioscorea persimilis, thuộc họ củ nâu Dioscoreaceae. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ
  • 28. 28 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG khát, dùng chữa các chứng bệnh tỳ vị suy nhược, nóng sốt khát nước, đái tháo đường, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, đau dạ dày, mụn nhọt, viêm ruột, kiết lỵ… Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong hoài sơn có các men giúp tiêu hóa chất chất bột đường. v Nhân sâm: bộ phận dùng là rễ cây nhân sâm Panax ginseng, có vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn, quy kinh tỳ phế. Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí, dùng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược, kém ăn, đầy bụng, thở nông, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, di tinh mỏi gối, đánh trống ngực, lo lắng, kém ngủ, hay quên, điều trị tiểu đường. Bài thuốc chữa tiểu đường với biểu hiện như háo khát, ra mồ hôi trộm, thở nông, mạch yếu: dùng nhân sâm với mạch môn đông, ngũ vị tử trong bài Sinh mạch tán. v Mạch môn đông: bộ phận dùng là rễ, củ phơi hay sấy của cây mạch môn đông Ophiopogon japonicus, họ hành Liliaceae. Mạch môn đông vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy kinh tỳ vị tâm, có tác dụng nhuận phế, dưỡng âm, ích vị, sinh tân, thanh tâm trừ phiền, nhuận tràng, dùng trong các trường hợp ho có đờm, chống viêm cấp và mãn tính, điều trị tiểu đường, bệnh suy tim và động mạch vành. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy mạch môn đông có tác dụng làm hồi phục các tế bào tuyến tụy và tăng chuyển hóa glucose thành glycogen ở gan thỏ đã được gây bệnh tiểu đường nhân tạo. v Ngũ vị tử: bộ phận dùng là quả chín phơi khô của cây ngũ vị tử Schizandra chinensis, họ ngũ vị Schizandraceae,
  • 29. 29 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng có vị chua tính ấm, qui kinh phế, thận, tâm. Tác dụng táo phế bổ thận, sinh tân chỉ hãn, cố tinh cầm ỉa chảy, trấn tâm an thần, dùng trong trường hợp ho xuyễn mãn tính, ra mồ hôi trộm, hồi hộp đánh trống ngực, thở nông, mạch trầm, không có sức lực, di mộng tinh, ỉa chảy lâu ngày do tỳ thận hư. Bài thuốc chữa tiểu đường hay từ ngũ vị tử: sinh địa và thiên hoa phấn đều 30g, ngũ vị tử, mạch môn và cát căn 16g, cam thảo 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 10g, thêm gạo tẻ 20g, sắc uống. v Thiên hoa phấn: bộ phận dùng là rễ phình ra thành củ của cây qua lâu Trichosanthes kirilowi, thuộc họ Bí Cucurbitaceae. Thiên hoa phấn có vị ngọt chua, tính mát, quy kinh phế, vị và đại tràng, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, tăng bài tiết tân dịch, chữa háo khát, tiểu đường, làm tan ứ mủ khi bị mụn nhọt, lở độc sưng tấy. v Cát căn: bộ phận dùng là rễ cây sắn dây Pueraria thomsoni, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae. Cát căn có vị ngọt nhạt, tính mát, quy kinh tỳ vị, có tác dụng tán nhiệt giải cảm, chống co giật, sinh tân chỉ khát, dùng chữa chứng cảm mạo phát sốt, sợ gió, không ra mồ hôi, chữa cảm nắng nhức đầu, có mồ hôi, nóng ruột, háo khát. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy cát căn có tác dụng hạ đường huyết, giãn mạch, giảm nhẹ huyết áp. Bài thuốc chữa tiểu đường từ cát căn: cát căn 30 g, ngạnh mễ (gạo hạt tròn), cho nước đun nhừ thành cháo ăn, tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát. v Huyền sâm: bộ phận dùng là rễ cây huyền sâm Scrophularia buergerana, thuộc họ hoa mõm chó
  • 30. 30 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG Scrophulariaceae. Huyền sâm có vị đắng mặn tính hàn, quy kinh tâm, phế, thận, có tác dụng tả hoả giải độc, dưỡng âm sinh tân chỉ khát, tán kết, lợi yết hầu, nhuận táo, trị các chứng bệnh sốt, viêm họng, viêm amiđan mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm hạch cổ, lao hạch, viêm tắc động mạch, bệnh tiểu đường. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy huyền sâm có tác dụng hạ đường huyết, giãn mạch hạ huyết áp, cường tim nhẹ, tác dụng kháng khuẩn. v Sinh địa: bộ phận dùng là thân rễ của cây địa hoàng Rheumania glutinosa, họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Sinh địa vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh tâm, can thận. Có tác dụng tư âm giáng hỏa, lương huyết, sinh tân dịch, nhuận khô táo, dùng chữa các chứng bệnh háo khát, tiểu đường, chảy máu cam, trĩ, sốt, miệng khô, họng đau, chân răng chảy máu, tân dịch khô kiệt, táo bón. v Kỷ tử: bộ phận dùng là quả chín phơi khô của cây câu kỷ tử Lycium sinense, họ cà Solanaceae. Câu kỷ tử có tác dụng hạ đường máu trên động vật đái tháo đường và tác dụng ức chế men aldose reductase (men này gây tích luỹ sorbitol trong tế bào gây các biến chứng bệnh tiểu đường), vì vậy làm giảm tích lũy sorbitol trong tế bào và giảm bớt nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Câu kỷ tử được dùng trị tiêu khát (đái tháo đường) trong y học cổ truyền. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
  • 31. 31 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng BỆNHTIỂUĐƯỜNG:NGUYCƠ&GIẢIPHÁP Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbon hydrat do thiếu insulin hoặc dư các hormone đối kháng insulin hay cả hai yếu tố trên. Đôi khi còn do khả năng dung nạp glucose của tế bào bị giảm đi do insulin kém gắn kết vào thụ thể trên màng tế bào cho dù insulin trong máu không giảm. Vì vậy, tế bào lâm vào tình trạng “hết pin” do “đói” glucose dù đường huyết ở mức rất cao. Điều này phần nào lý giải tại sao bệnh có nhiều biến chứng bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là những vi mạch. Người ta ví mạng lưới vi mạch như miếng mồi ngon của bệnh tiểu đường. Thành mạch bị tổn thương do tác hại của rối loạn biến dưỡng chất đường khiến tiểu cầu, chất mỡ, chất vôi…Có cơ hội kết dính gây tắc nghẽn. Đường huyết càng dao động, quá trình xơ vữa vi mạch càng nhanh dẫn đến thiếu dưỡng khí cục bộ, hiểm họa cho các cơ quan nhạy cảm như não bộ, thành tim, võng mạc, cầu thận, gan, đầu chi… Kết cục, tế bào vừa không được “ăn” cũng chẳng được “thở” sẽ nhanh chóng chết dần đi. Như vậy, muốn ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường phải bảo vệ cho bằng được mạng lưới vi mạch. Nhiệm vụ bất khả thi nếu chỉ trông mong vào viên thuốc hạ đường huyết bằng hóa chất tổng hợp. Bằng chứng là tỷ lệ biến chứng của căn bệnh này ở các nước tiên tiến, nơi không thiếu thuốc đặc hiệu, vẫn chưa được cải thiện! Ngoài ra, thật mâu thuẫn khi hầu hết các tân dược dùng cho bệnh tiểu đường ít nhiều đều có hại
  • 32. 32 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG cho gan, thận…Mà đó lại là những cơ quan cần được bảo vệ. Phải chăng đây chính là nguyên nhân khi thuốc vẫn uống mà biến chứng cứ xuất hiện đều? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không vô cớ đã khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng ở thế kỷ XXI này, mặc dầu bệnh không lây lan. Họ hoàn toàn có lý khi 10% dân số mắc bệnh tiểu đường, ngay cả ở các nước có nền y tế tiên tiến. Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ: trước hết họ phải chịu đựng những cảm giác khó chịu trong người khi đường huyết tăng cao, luôn lo sợ những biến chứng nguy hiểm của bệnh (nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mờ hay mù mắt, nhiễm trùng và hoại tử chi…), luôn cảm thấy bất an với những viên thuốc Tây y đang dùng, vì hầu hết đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Có những viên thuốc khi ra đời được mệnh danh là “thần dược” như Mediator bởi tác dụng hạ đường huyết tốt, nhưng sau một thời gian dài sử dụng thì mới phát hiện ra và đổi tên là “tử dược” cấm lưu hành, bởi nó khiến cho hàng nghìn người chết do tác dụng phụ là gây chán ăn và làm tổn hại van tim. Vậy những thuốc khác thì sao? Liệu có giải pháp nào an toàn cho người tiểu đường không? Có lẽ kết hợp điều trị bằng Đông y sẽ là một giải pháp tối ưu, bởi các vị thuốc Đông y không những giúp hạ và ổn định đường huyết, mà còn có tác dụng bồi bổ gan thận, đào thải độc tố nên hạn chế được những tác dụng không mong muốn của thuốc Tây.
  • 33. 33 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng TIEÅU ÑÖÔØNG CAÊN NGUYEÂN CUÛA MOÏI VAÁN ÑEÀ MỜ MẮT BIẾN CHỨNG ĐỘT QUỊ SUY THẬN Khátnhiều Ti ểu nhiều Ănnhiều Aquadia QUAØ TAËNG CHO NGÖÔØI TIEÅU ÑÖÔØNG HOẠI TỬ CHI NHỒIMÁUCƠTIM HÔN MÊ Giúp tăng cường chức năng tuyến tuỵ Hạ đường huyết, ổn định đường huyết Hỗ trợ cho người bị đái tháo đường TIỂUĐƯỜNG Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh GPQC: 683/2012/TNQC-ATTP
  • 34. 34 Chöông I BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG AQUADIA Đường huyết ổn định, lo gì biến chứng Với mong muốn góp phần phòng chống bệnh tiểu đường, viên nang thảo dược AQUADIA đã ra đời nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm ngay các nguy cơ biến chứng của bệnh, giúp người bệnh giảm dần sử dụng thuốc tây, giảm dần tác dụng phụ của thuốc. Viên nang AQUADIA là thành quả dựa trên sự kế thừa và phát huy bài thuốc cổ truyền với 100% thảo dược thiên nhiên được chiết xuất và đóng gói trên dây truyền công nghệ hiện đại, đảm bảo tác dụng của bài thuốc quý điều hòa đường huyết một cách tự nhiên, ổn định. Thành phần: Hoàng Kỳ, Hoài Sơn, Khiếm Thực, Nhân Sâm, Thiên Hoa Phấn, Cát Căn, Mạch Môn Đông, Huyền Sâm, Ngũ Vị Tử, Sinh Địa, Cam Thảo, Kim Ngân Hoa, Kỷ Tử, Thương Truật Công dụng: - Giúp tăng cường chức năng tuyến tuỵ, hỗ trợ giảm đường huyết, ổn định đường huyết cho người bị đái tháo đường. Liều dùng: - Liều hỗ trợ điều trị: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Một số trường hợp nặng, cấp tính có thể tăng liều sử dụng. Thời gian sử dụng tối thiểu từ 1-3 tháng. - Liều duy trì: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. - Liều phòng ngừa cho người có nguy cơ mắc bệnh: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. - Uống tốt nhất trước khi ăn 30 phút. Lưu ý: Nên sử dụng chung với các loại thuốc tây, đặc biệt là giai đoạn cấp tính. Đóng gói: Hộp 5 vỉ, vỉ 10 viên nang THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • 35. 35 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng CHƯƠNG 2: BỆNH CAO HUYẾT ÁP I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH 1. Cao huyết áp (CHA) là gì? v Huyết áp (HA) là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số, và ở người bình thường là 120/80 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu (khi tim co bóp) là 120, huyết áp tâm trương (khi tim nghỉ giữa hai lần đập) là 80. v Bạn bị cao huyết áp (còn gọi là tăng xông) khi: huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. v Huyết áp không phải là con số hằng định: Trị số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...) vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường (nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, cà phê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt, đau đớn).Trong những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ huyết áp lúc nghỉ là 130/80mmHg, khi bạn lên cầu thang lầu 3, nếu đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp có thể là 150/80-180/90mmHg.Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị cao huyết áp. Do đó tốt
  • 36. 36 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP nhất là phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần sau đó tính trung bình sau 3 lần đo. v Nhịp sinh học huyết áp thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao dần từ lúc thức giấc và gia tăng tùy theo vận động hoặc căng thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng. Các nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất lợi vì dễ bị đột quỵ do cao huyết áp. v Phân loại cao huyết áp: Theo quan niệm hiện nay của Tổ chức Y tế Thế giới thì huyết áp thấp hơn 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khỏe. - Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến 159mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg. - Gọi là tăng huyết áp độ 2 hay độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg. - Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay độ nặng khi: số huyết áp trên từ 180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên. 2. Những nguyên nhân có thể gây cao huyết áp? - Có 90-95% trường hợp cao huyết áp là không có nguyên nhân (bệnh nhân được chuẩn đoán là cao huyết áp vô căn). Do vậy, việc điều trị thường không triệt để và chỉ là điều
  • 37. 37 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng trị triệu chứng. - Các nguyên nhân gây cao huyết áp có thể là: hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, viêm thận các loại, teo thận bẩm sinh, u thượng thận, ăn mặn, stress, di truyền, sử dụng các thuốc giữ muối nước (corticoid)…. Việc điều trị cao huyết áp đã biết nguyên nhân thường dễ dàng và có thể điều trị triệt để, chẳng hạn CHA do hẹp động mạch thận thì có thể dùng biện pháp can thiệp như nong động mạch thận tại vị trí hẹp hoặc sử dụng mạch thận nhân tạo, CHA do u thượng thận thì có thể cắt bỏ khối u nếu lành tính… 3. Làm sao để biết mình bị cao huyết áp? Cao huyết áp được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi các triệu chứng của nó thường không dữ dội, đột ngột nên khó nhận biết, nhiều khi bệnh nhân nhập viện bởi các biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… mới biết mình bị cao huyết áp. Bởi vậy, nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau thì đừng bỏ qua, mà hãy đi khám để được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. - Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày. - Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu. - Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở. - Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút. - Chảy máu cam tái phát nhiều lần. 4. Hậu quả của tăng huyết áp là gì? Cao huyết áp làm tăng sức cản ngoại vi, co mạch nên một
  • 38. 38 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP loạt hậu quả có thể xảy ra trên các cơ quan như: - Trên tim: gây phì đại thất trái do phải thắng áp lực cao ở hệ động mạch, dẫn đến suy tim trái với các hậu quả của nó (hở van động mạch chủ, loạn nhịp tim, thiếu máu não, thiếu máu mạch vành, suy tim phải, phù phổi, nhồi máu cơ tim…) - Trên não: gây thiếu máu não dẫn đến lú lẫn, hay quên, sa sút trí tuệ, nặng hơn là tai biến mạch máu não (gây nhũn não, xuất huyết não, đứt mạch máu não…) dẫn đến liệt nửa người hoặc toàn thân, có thể gây tử vong. - Các cơ quan khác: cao huyết áp làm giảm cung cấp máu tới các nội tạng nên có thể dẫn đến tắc động mạch khi có mảng xơ vữa phát triển. Trên thận gây suy thận, trên mắt gây tổn thương võng mạc dẫn đến mờ mắt, mù mắt… Những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp 5. Những người nào có nguy cơ mắc cao huyết áp? Đa số tăng HA nguyên phát là tăng HA không tìm được nguyên nhân, nhưng có nhiều yếu tố có thể phối hợp với
  • 39. 39 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng nhau để làm tăng HA: - Tuổi: tuổi càng cao tỷ lệ tăng HA càng cao: hơn 1/2 những người từ 60-69 tuổi và gần 3/4 những người lớn hơn 70 tuổi bị tăng HA. - Di truyền: cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng dễ tăng HA hơn so với người khác. - Giới tính: nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi. - Béo phì: làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần và tiểu đường gấp 6 lần so với người có BMI = 21. (BMI =P/h2 : P trọng lượng cơ thể tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m) - Tiểu đường: người bị tiểu đường có nguy cơ bị CHA nhiều hơn 1,5 – 2 lần so với người bình thường - Hút thuốc lá: làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại. - Ít vận động: người ít vận động có nguy cơ bị cao huyết áp nhiều hơn 20 – 50% so với những người chăm tập luyện và lao động thể chất. - Stress: có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên. - Thói quen ăn mặn: làm giữ muối, nước gây tăng thể tích máu do đó tăng HA 6. Đo huyết áp như thế nào cho đúng? Cách tốt nhất để biết bị bệnh tăng HA là đo HA đúng phương pháp bằng HA kế. Phương pháp đo tại nhà (chính bạn tự đo hoặc người nhà) và đo tại phòng khám (bác sĩ hoặc y tá đo).Cách đo huyết áp như sau:
  • 40. 40 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP v Tình trạng bệnh nhân: không hút thuốc lá hoặc uống cà phê 15-30 phút trước khi đo. v Tư thế đo: bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi nghỉ 5 phút trước khi đo. Không đo sau khi tắm, uống rượu bia hoặc tập thể dục. Cánh tay đo để ngang mức tim. Đo ở tư thế tĩnh và thư giãn, ngồi thẳng, không còng lưng, không vắt chân. Không cử động, cười nói khi đo. v Trang bị: túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay. v Phương pháp tiến hành: - Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu 20-30mmHg (được nhận biết bằng mất mạch quay) và xả túi hơi chậm 3mmHg/giây. - Chỉ số HA tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên. - Chỉ số tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập. Với máy đo huyết áp cầm tay, loại đo ở cổ tay, cũng cần tuân thủ đúng tình trạng và tư thế đo, để cổ tay ngang mức tim, đo ba lần rồi lấy trị số trung bình, thường các loại máy này thiết kế để đo huyết áp cổ tay trái. II. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp cần thực hiện tốt 3 điều sau đây: Tư thế đo huyết áp đúng
  • 41. 41 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng - Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg - Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc - Điều trị các bệnh lý khác đi kèm. Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg giúp cơ thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… 2. Thế nào là điều trị không dùng thuốc? Khi huyết áp tăng nhưng ở mức vừa phải (dưới 160/100mmHg), không kèm các bệnh lý tiểu đường, suy tim, suy thận...Thì bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc để kiểm soát đường huyết. v Về sinh hoạt: - Buổi sáng, không nên thay đổi tư thế đột ngột khi tỉnh dậy, hãy nằm yên trên giường một vài giây, cử động chân tay, đầu cổ nhẹ nhàng, thư giãn cho máu lưu thông bình thường, hít thở và thư giãn, nhằm giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi tư thế khi rời khỏi giường, và tránh được tình trạng chóng mặt, choáng váng do mất thăng bằng và thay đổi huyết áp tư thế sau những giờ nằm tĩnh trên giường. Sau đó ngồi dậy từ từ, nhẹ nhàng rời khỏi giường để vận động. - Nên rửa mặt và súc miệng bằng nước ấm (30 – 35o C) để tránh gây kích thích phần cảm thụ của da do nước quá lạnh hoặc quá nóng, từ đó tránh được sự co giãn các mạch máu xung quanh làm ảnh hưởng đến huyết áp. Một cốc
  • 42. 42 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP nước ấm buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột, và làm loãng máu, tăng cường tuần hoàn máu. - Việc sinh hoạt tình dục ở người cao huyết áp nên nhẹ nhàng, hài hòa, không nên quan hệ nhiều, vô độ sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp, dễ dẫn tới đột quỵ. Không nên thức quá khuya, nên tạo cho mình một giấc ngủ ngon, trước khi đi ngủ nên dùng nước ấm ngâm chân và xoa bóp, massage chân để tăng cường lưu thông máu tới các chi. - Luôn giữ cho tinh thần thư thái, thoải mái, tránh xúc động, căng thẳng, stress. Tránh cơn nóng nảy không cần thiết vì “Đại nộ thương can” – tức giận quá dễ hại gan, làm cho gan bốc hỏa, gây choáng đầu hoa mắt, làm tăng huyết áp, thậm chí đột quỵ rất nguy hiểm. - Bỏ thói quen hút thuốc lá. Việc bỏ hút thuốc là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh về tim mạch và ngoài tim mạch. Thuốc lá còn làm giảm tác dụng của một số thuốc hạ huyết áp. v Về ăn uống: - Giảm muối, biện pháp hàng đầu trong điều trị cao huyết áp: có 60% người cao huyết áp có thể kiểm soát được bằng cách giảm muối trong chế độ ăn. Nên giới hạn muối ở mức 5g/ngày. Ngoài lượng muối có sẵn trong thực phẩm (2g đối với thức ăn không ướp muối), lượng muối dùng để nêm vào thức ăn mỗi ngày là một muỗng cà phê muối gạt ngang hoặc hai muỗng cà phê nước mắm, hoặc ba muỗng xì dầu (chứa khoảng 3g muối). Bạn không nên thêm nước mắm, nước tương với các thức ăn đã nêm nếm, hoặc khi
  • 43. 43 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng ăn trái cây không nên chấm muối. Loại các thức ăn mặn như mắm, dưa cà muối, cá khô ra khỏi thực đơn mỗi ngày. Mỗi chén canh chứa khoảng 0,8g muối, tùy theo thực đơn và thời tiết bạn có thể húp hết nước. Ví dụ trời nóng, không ăn món kho bạn có thể húp hết nước của hai chén canh trong hai bữa cơm chính. Đối với các loại thức ăn như phở, hủ tiếu, mỗi tô chứa 1,8 – 2g muối, bạn chỉ nên húp một phần nước khi ăn. Đối với mì tôm, chỉ nên nêm 1/3 – 1/2 gói bột nêm vì mỗi gói mì chứa khoảng 4g muối, vượt quá 3g muối dành cho nêm nếm. - Giảm chất béo, giảm năng lượng: nếu bạn thừa cân, nên chuyển các món chiên xào sang luộc kho để giảm lượng chất béo khẩu phần. Nếu bạn ăn nhiều cơm, nên thay hai chén cơm thành hai chén rau để giảm 500kcal mỗi ngày. - Giảm rượu: chỉ uống tối đa 26g/ngày, tức hai lon bia 330ml hoặc một lon bia 500ml. Không nên uống quá 20- 30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g ethanol/ ngày với nữ giới. Việc uống rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp và làm giảm tác dụng của một số thuốc hạ huyết áp. - Tránh ăn thức ăn cay và thức ăn tinh: loại thức ăn này làm việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn sẽ làm tăng huyết áp, và có nguy cơ gây xuất huyết não. - Không ăn phủ tạng động vật: những thức ăn này giàu cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. - Tránh uống trà đặc: trong trà có chất cafein, làm đầu
  • 44. 44 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP óc hưng phấn, tim đập nhanh và tăng huyết áp. - Tăng Kali: 3,5g/ngày hoặc 50mg/kg cân nặng. Nếu một ngày bạn ăn được 300 – 500g rau (đặc biệt các loại rau lá xanh đậm và rau củ có màu vàng), 300g trái cây là bạn đã bảo đảm được hơn 3g kali trong khẩu phần. Ăn một dĩa rau muống luộc vào buổi trưa, một chén canh cải và một dĩa xà lách trộn vào buổi chiều, một trái cam là bạn đã bảo đảm được nhu cầu kali trong một ngày. Nếu không thể ăn lạt để giảm muối thì bạn vẫn có thể giảm nguy cơ của bệnh bằng cách ăn nhiều rau và trái cây. - Tăng Canxi: Ăn cá nhỏ nguyên xương, nghêu sò, uống sữa, ăn mè là những biện pháp tăng canxi trong khẩu phần. Chỉ cần uống 200g sữa bột không béo, ăn 50g nghêu sò, một muỗng mè đen là bạn đã nhận được 70% nhu cầu canxi mỗi ngày. - Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp hạ huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C có vai trò quan trọng đối với huyết áp, vitamin C làm tăng độ bền thành mạch, là tác nhân chống ôxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là các loại rau xanh, cà chua, đậu đỗ, trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, táo, … - Phương pháp dân gian giúp hạ huyết áp: 1/2 kg rau cần rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống. Hạt lạc (đậu phộng) 200g, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt; hay lá liễu tươi 250g, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày. v Về vận động:
  • 45. 45 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng - Ngoài hoạt động thường ngày, người bị cao huyết áp cần vận động thêm 30 phút nữa như đi bộ, chạy, nhảy dây, bơi lội, bóng bàn, cầu lông, tập yoga… phù hợp với sức khoẻ và lứa tuổi. Vận động giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn và huyết áp, làm tim và phổi khỏe hơn, giúp kiểm soát đường huyết, điều chỉnh trọng lượng, giảm stress… - Việc tập thể dục buổi sáng ở người cao huyết áp không nên vận động mạnh, chỉ nên đi bộ, thể dục mềm dẻo, hoặc tập thái cực quyền… để giúp tăng cường được khả năng co giãn của mạch máu, có lợi cho việc điều hòa huyết áp. - Tăng dần cường độ tập luyện thể chất hàng ngày. Năng đi dạo bộ. Luyện các bài tập nhỏ làm cho thành mạch được linh hoạt và dẻo dai. Nếu bạn quyết định tập thể thao, thích các bài tập nhằm tạo độ bền (tập thở, bơi lội…) cũng không nên tập quá sức sẽ làm tăng áp lực lên tâm thu. Vì vậy, tốt nhất nên tập vừa phải (30 phút) mỗi ngày, tăng dần cường độ tập từ ít đến vừa phải và điều độ. - Việc vận động và ăn uống để điều chỉnh trọng lượng hợp lý, giảm cân ở những người béo phì là cần thiết vì béo phì là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý và làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. 3. Khi nào bắt đầu điều trị bằng thuốc? - Tăng huyết áp độ 2 (Huyết áp trên 160/100mmHg). - Tăng huyết áp độ 1 (Huyết áp trên 140/90mmHg) nếu có kèm theo lớn hơn hoặc bằng 3 yếu tố nguy cơ (tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng đường huyết…), hoặc bị bệnh tiểu đường (tương đương với ba yếu tố nguy cơ), hoặc có một tổn thương cơ quan đích (đáy mắt biến đổi,
  • 46. 46 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP dày thất trái, protein niệu...). - Huyết áp trên trung bình (130/85mmHg - 139/89mmHg): nếu lớn hơn hoặc bằng 3 yếu tố nguy cơ hoặc bị bệnh tiểu đường, hoặc có một tổn thương cơ quan đích (ví dụ đáy mắt biến đổi, dày thất trái, protein niệu…) cũng bắt đầu dùng thuốc. Nếu chỉ là huyết áp cao mà sau 12 tháng dùng biện pháp không thuốc (thay đổi nếp sống và chế độ ăn uống) huyết áp vẫn thế không giảm mới dùng thuốc. 4. Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ 4.1 Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm các thuốc hydroclorothiazid (Dyazide), indapamid (Natrilix SR), furosemid (Lasix), spironolacton (Aldactone), amilorid (Midamor), triamteren (Dyrenium)... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm. Cần lựa chọn loại phù hợp do có loại làm thải nhiều kali (hydroclorothiazid, furosemid, indapamid…), loại giữ kali (amilorid, triamteren,spironolacton), tăng axit uric trong máu nên tăng nguy cơ bị gút (hầu hết các thuốc, trừ spironolacton), tăng cholesterol máu (hydroclorothiazid). Tác dụng phụ thường gặp ở nhóm này là: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế, buồn nôn, chán ăn, táo bón, phát ban, khó thở, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng men gan, viêm thận, suy thận… 4.2. Nhóm thuốc hủy thần kinh giao cảm: Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin... Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện
  • 47. 47 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp. 4.3 Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin,Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin... Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp. Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên. Ngoài ra, có thể gây nhức đầu, tim đập nhanh, tăng cholesterol máu, dùng lâu dài có thể gây suy tim. 4.4 Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol, Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol... Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. Tuy nhiên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm năng lực hoạt động của bệnh nhân. 4.5 Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Verapamil, Diltiazem... Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cũng gây nhức đầu, buồn nôn, táo bón, giữ nước cơ thể.
  • 48. 48 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP 4.6 Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril, Quinepril, Tradola-pril... Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzym, viết tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I được chuyển thành angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế (làm cho không hoạt động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây ra hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Thuốc hữu hiệu trong 60% trường hợp khi dùng đơn độc (tức không kết hợp với thuốc khác). Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan, có trường hợp gây phù mạch biểu hiện là lưỡi và cổ họng sưng nề. Một loại thuốc thuộc nhóm này là Lisinopril có tác dụng phụ gây kích động, ho, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi gây tăng nhịp tim hoặc gây ra nhịp tim bất thường. 4.7 Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin: gồm các thuốc telmisartan (Micardis), losartan (Cozaar), candesartan (Atacand)…Angiotensin II là chất có hoạt tính sinh học gây co mạch, làm tăng huyết áp. Đây là nhóm thuốc mới có tác dụng ức chế sự chuyển hóa từ Angiotensin I thành Angiotensin II, nên có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, đau đầu, nhiễm khuẩn hô hấp trên, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, phù ngoại vi, thuốc có thể gây đau khớp, đau cơ, phù mạch, phát ban. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc
  • 49. 49 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng người bị dị ứng với thuốc. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc nhóm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư phổi, tuy nhiên chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. III. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP 1. Những trái cây thông dụng có thể giúp điều trị cao huyết áp v Quả quýt: Nước quýt có nhiều vitamin C (25-40mg trong 100g), citric axit, các chất đường và hàng chục hoạt chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể. Với những người bị tăng huyết áp do viêm gan mạn tính, trái quýt có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, xúc tiến quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch. Sau mỗi bữa cơm, ăn thêm 1 trái quýt không những có tác dụng kích thích tiêu hóa, mà còn có thể tiêu trừ tình trạng rối loạn tiêu hóa do huyết áp tăng cao. v Ô mai: Đối với những người cao huyết áp dẫn đến váng đầu, chóng mặt và khó ngủ, buổi tối trước khi nằm ngủ nên dùng 3 trái ô mai, hãm nước sôi, pha thêm đường vào uống. Có tác dụng hạ huyết áp, giúp ngủ ngon và làm giảm các triệu chứng “bốc hỏa” – gây váng đầu, chóng mặt. v Táo tây (apple): Có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần đây cho biết: táo tây có tác dụng điều hòa huyết áp tốt đối với những người thích ăn mặn.
  • 50. 50 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP v Dưa bở: Có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, tiêu đờm và trừ phiền. Có thể sử dụng như một loại “thuốc” đối với những người bị tăng huyết áp, kèm theo các chứng trạng: đầy tức ở vùng ngực, chóng mặt, hoa mắt (theo Đông y, các triệu chứng đó là do đàm nhiệt gây nên). Cũng có thể áp dụng bài thuốc: Dây dưa bở, dây dưa chuột, dây dưa hấu, mỗi thứ đều 15g khô, đem sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều trong ngày. v Dưa hấu: Có thể sử dụng để chữa tăng huyết áp, đặc biệt là đối với những người tạng nhiệt, đại bí kết, tiểu tiện sẻn đỏ. Hàng ngày có thể dùng vỏ dưa hấu khô 15g ( hoặc vỏ tươi 50g), hạt muồng 9g, đun nước uống thay trà hàng ngày. v Chuối tiêu: Có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm cholesterol máu. Người bị tăng huyết áp hàng ngày nên ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ ràng. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy: tác dụng hạ huyết áp đó có liên quan đến hàm lượng chất kali chứa trong quả chuối và tỷ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 23,6%. Để làm giảm cholesterol máu, hàng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 30-60g sắc uống; liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có thể đã giảm xuống thấy rõ. v Quả dứa: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trái dứa có một số loại enzym (men) có tác dụng xúc tiến phân giải các chất đạm, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu thũng.
  • 51. 51 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng Người bị tăng huyết áp thường xuyên ăn dứa hoặc uống nước dứa có tác dụng điều hòa huyết áp, dự phòng phù thũng do tăng huyết áp và ngăn chặn sự hình thành các huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu. v Quả hồng: Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, quả hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch và làm giảm huyết áp. Hàng ngày có thể dùng quả hồng tươi ép lấy nước cốt, hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Có tác dụng hạ huyết áp và phòng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp. Đối với những người trong vườn có trồng cây hồng hàng ngày có thể dùng 10-15g lá hồng khô sắc uống thay trà. Từ thời xưa người Nhật có tập quán dùng “trà lá hồng” để dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật. Theo các nghiên cứu hiện đại, lá hồng có tác dụng diệt khuẩn, hạ huyết áp, tăng độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch; dùng để chống mất ngủ, giảm béo, chữa bệnh bệnh tim và động mạch vành tim, tiểu đường… 2. Thực phẩm tốt cho bệnh cao huyết áp v Cần tây: Dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. v Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều axit amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml,
  • 52. 52 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. v Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái..., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu. v Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. v Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. v Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. v Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau
  • 53. 53 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng đầu, chóng mặt. v Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. v Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè thu. v Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng. v Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt. v Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển. Có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau. v Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm
  • 54. 54 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp. v Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. 3. Thảo dược giúp điều trị cao huyết áp v Đỗ trọng: Tên khoa học Cortex Eucommiae. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, axit hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo...Theo tài liệu cổ, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm. Đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu... Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng là vị thuốc dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch. Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em kinh giản (co giật). v Ngưu tất: Tên khoa học Radix Achranthides. Thường
  • 55. 55 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng dùng rễ cây làm thuốc. Hiện nay ngưu tất đã được di thực và trồng thành công ở nước ta.Thành phần hóa học gồm có: saponin, khi thủy phân cho axit oleanoic và glucoza...Theo y học cổ truyền: ngưu tất vị chua đắng, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (nếu dùng sống) hoặc bổ can, thận, mạnh gân cốt (nếu bào chế chín). Trong dân gian, ngưu tất thường được dùng chữa bệnh thấp khớp, đau mình mẩy, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn. Liều dùng 4-16g mỗi ngày. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ngưu tất có tác dụng làm hạ mỡ máu tốt. Đã được áp dụng tại Việt Nam dưới dạng cao lỏng ngưu tất để chữa bệnh mỡ máu cao: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày. Trên động vật thí nghiệm, ngưu tất còn có tác dụng gây hạ huyết áp tạm thời. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu, giảm sự co bóp cơ trơn. v Linh chi: Tên khoa học Ganoderma luccidum. Linh chi là một thảo dược được coi là thượng phẩm. Từ ngàn xưa, tiền nhân đã coi linh chi như một loại tiên đan, diệu dược. Sách Thần nông bản thảo đã viết: Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái quý của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ gìn sức khỏe cho các bậc đế vương. Hiện nay, linh chi đã được nuôi cấy thành công ở nước ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy linh chi có chứa một số hoạt chất như ergoossterol, lyzozym, protease, axit hữu cơ và một số alkaloid khác... Tác dụng sinh học của linh chi đã được khoa học chứng minh, đặc biệt là trên hệ tim mạch. Linh chi có tác dụng làm giảm cholesterol máu, phospholipid máu, tăng sức co bóp cơ tim, phòng ngừa vữa xơ động mạch. Ngoài ra linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết
  • 56. 56 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP áp, huyết áp cao sẽ làm giảm đi, huyết áp thấp sẽ làm tăng lên đến mức bình thường; Dùng nhiều huyết áp sẽ ổn định. Linh chi còn có tác dụng chống co thắt mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành. Ngoài tác dụng trên, linh chi còn có nhiều tác dụng khác như làm hạ đường huyết, bổ phổi, cắt cơn ho suyễn, bổ gan thận, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tránh mệt mỏi. v Câu đằng: Tên khoa học Uncaria rhynchophylla. Thuộc họ cà phê Rubiaceae. Câu đằng vị ngọt, tính hàn, qui kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, cao huyết áp ở người lớn, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh. Chất alkaloid trong câu đằng (rhynchophylin) có tác dụng giãn mạch ngoại biên, có tác dụng hạ áp hòa hoãn và kéo dài. Nước sắc câu đằng còn có tác dụng an thần nhưng không gây ngủ, có tác dụng giảm stress, căng thẳng. Câu đằng còn có tác dụng ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của phế quản. v Hạ khô thảo: Tên khoa học Prunella vulgaris L., họ Bạc hà (Lamiaceae). Thành phần hóa học gồm các alkaloid tan trong nước, muô ́i vô cơ, tinh dầu. Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi niệu tiêu phù, sát trùng tiêu độc, thanh hỏa minh mục, chữa mắt đỏ sưng đau, nhức đầu, chóng mặt, bướu cổ, tràng nhạc, tuyến vú tăng sinh, nhọt vú sưng đau, huyết áp cao. Dịch chiết hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm các triệu chứng cao huyết áp như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu… v Hoa hòe: Tên khoa học Sophra japonica L., còn có các têngọihòemễ,hòehoamễ,hoahòe.Thườngdùngnụhoalàm
  • 57. 57 Vì söùc khoeû laø giaù trò cuoäc soáng dược liệu. Trong hoa hòe có chứa rutin là hoạt chất chủ yếu, ngoài ra còn có Betulin. Theo tài liệu cổ, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh can và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Rutin - hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin Pnên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường dùng hoa hòe để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp.Bài thuốc ứng dụng: Hoa hòe 12g, quyết minh tử 6g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày một thang. v Tỏi: Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính nóng, hơi độc, qui kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chướng bụng đầy hơi, đại tiểu tiện khó khăn. Theo y học hiện đại, tỏi làm hạ cholesterol bằng tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol xấu qua màng ruột, hoạt chất của tỏi có tác dụng giãn mạch vừa có tác dụng ngăn cản quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ nghẽn mạch. Tỏi cũng ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch bằng cách ngăn cản quá trình oxy hóa của các cholesterol xấu (LDL). Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường. Bài thuốc ứng dụng:Tỏi 100g, đậu trắng 100g cho vào 2 lít nước, đun đến khi còn 1/8 lượng nước thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết. Làm đều đặn mỗi tháng một lần.
  • 58. 58 Chöông II BEÄNH CAO HUYEÁT AÙP CAO HUYẾT ÁP NGUY HIỂM THẾ NÀO? Nhiều người nghĩ rằng cao huyết áp không nguy hiểm, chỉ là gây nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi, và nhiều khi thấy huyết áp hạ thì họ tự ý bỏ thuốc và cũng không đi khám bác sĩ. Chính vì thế, bệnh viện là nơi phải đón nhận nhiều ca bệnh nguy kịch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Người bệnh lúc đó nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong, còn nếu được cứu sống thì cũng bị những di chứng nặng nề. Điều nguy hiểm nữa là bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào, và lần sau lại nặng hơn lần trước. Tính mạng của người bệnh dường như treo lơ lửng. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm tới 80%) gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đặc biệt, với những người đang có sẵn một số bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch… thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Tổn thương ngày càng nhiều (nếu bị những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng thì gây xuất huyết não, nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch. Khi này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu, làm lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi