SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  18
68 
3.2 Các lý thuyết về tăng dân số 
Trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích quá trình chuyển dịch dân số 
đã trình bày trong chương trước nhìn từ khía cạnh các học thuyết kinh tế. 
3.2.1 Mô hình Malthus 
Thomas Robert Malthus (1766-1834) được biết đến là người đi tiên phong 
trong lý thuyết kinh tế về dân số. Tác phẩm Nguyên lý dân số ([1798] 1926) của ông 
là sự phản ánh tình hình nước Anh khi bước vào giai đoạn chuyển dịch dân số hiện 
đại. 
Có thể tóm tắt lý thuyết dân số của ông như sau: giống như các động vật khác, 
con người có một bản năng tự nhiên là sinh con đến mức tối đa; với "sự ham muốn" 
này con người thường sinh con ở cấp số nhân; trong khi đó sản lượng lương thực bị 
giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định, đặc biệt là đất đai, nên chỉ có 
thể tăng lên ở cấp số cộng; bất kỳ lượng lương thực nào thừa ra ngoài mức tối thiểu 
cần thiết cho mọi người đều sẽ bị tiêu dùng hết do dân số tăng lên; dân số cứ tiếp tục 
tăng lên thì cuối cùng con người sẽ phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, và chiến tranh 
để tranh giành nhau thực phẩm; vì vậy, mức sống và mức thu nhập đầu người không 
thể nào vượt qua được mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn. 
Lý thuyết này có thể được biểu diễn bằng đường GG trong hình 3.3. Hình này 
biểu diễn mối quan hệ giữa tiền lương (W) hay mức thu nhập bình quân của mỗi lao 
 
động và tốc độ tăng dân số ( N N/ 
) trong đó N là số dân và 
 
N là mức tăng dân số 
tuyệt đối. Đường GG cắt trục hoành tại điểm 
 
W . Tiền lương đo bằng khoảng cách 
giữa O và 
 
W được định nghĩa là mức tiền lương tối thiểu cần thiết chỉ đủ cho một 
người lao động và gia đình của anh ta tồn tại và vì thế giữ cho quy mô gia đình trung 
bình và tổng số dân không thay đổi. 
 
( N N/ 
) 
(W) 
H 
W 
Tốc độ tăng dân số 
Tiền lương 
G 
G
69 
Hình 3.3 Lý thuyết dân số của Malthus và sự sửa đổi 
Đường GG dốc lên để chỉ mối tương quan nếu như tiền lương tăng lên trên 
mức 
 
W (do cầu lao động tăng lên hoặc cung lao động giảm đi) thì tốc độ tăng dân số 
sẽ lớn hơn không. Mức tăng lực lượng lao động theo cấp số nhân do tốc độ tăng dân 
số dương cuối cùng sẽ đáp ứng hết cầu lao động tăng lên và làm cho tiền lương quay 
trở về mức 
 
W . 
Nếu dân số và lực lượng lao động tiếp tục tăng lên tạo ra cung lao động dư thừa 
thì tiền lương sẽ bị đẩy xuống dưới mức tối thiểu cần thiết và dân số sẽ giảm đi do các 
nguyên nhân khác nhau và làm cho cung cầu lao động trở về mức cân bằng ở mức tiền 
lương tối thiểu cần thiết. Chính vì vậy, trong mô hình của Malthus, mức tiền lương 
luôn được duy trì ở mức 
 
W . 
Cho dù Malthus nổi tiếng là một người dị giáo trong Trường phái cổ điển Anh 
nhưng lý thuyết dân số của ông được chấp nhận rộng rãi bởi ngay cả những người đối 
lập với ông như David Ricardo. Tuy nhiên, tiên đoán của Malthus đã không trở thành 
hiện thực. Theo mô hình chuyển dịch dân số chung nhất quan sát được thì cả tỷ lệ sinh 
và tốc độ tăng dân số tự nhiên đều giảm trong giai đoạn 3, tương ứng với thời kỳ mức 
tiền lương thực tế tăng lên. Mối tương quan dân số giảm và tiền lương tăng lên cho 
 
thấy mối quan hệ giữa N N/ 
và W không phải là quan hệ tuyến tính tỷ lệ thuận như 
đường GG mà lại dốc xuống tới điểm H sau một ngưỡng nhất định như đường cong 
nét rời trong hình 3.3. 
3.2.2 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình 
Cho dù mô hình của Malthus không giải thích được sự thay đổi dân số sau này 
nhưng nó đúng đối với nền kinh tế của nước Anh trong những năm 1770 và những 
năm 1780 khi lý thuyết này được đưa ra. Trong giai đoạn này, Cách mạng công 
nghiệp diễn ra sau cuộc Cách mạng nông nghiệp đã tạo ra một số lượng việc làm lớn. 
Cho dù mức tiền lương mỗi giờ lao động có thể không tăng lên nhiều nhưng mức thu 
nhập của hộ gia đình tăng lên do thời gian lao động tăng lên và có nhiều việc làm hơn 
cho phụ nữ và trẻ em. Chính điều này đã làm cho người lao động lập gia đình sớm hơn 
và có nhiều con hơn. Xu hướng này kết hợp với tỷ lệ tử giảm đi (do mức sống tăng 
lên) đã dẫn tới sự bùng nổ dân số lần đầu tiên trong lịch sử phát triển kinh tế hiện đại 
ở Anh. Tỷ lệ sinh tăng lên do thu nhập tăng lên là hiện tượng xảy ra đúng như lý 
thuyết của Malthus. Sự thay đổi về độ tuổi kết hôn và tỷ lệ kết hôn là hiện tượng phổ
biến xảy ra ở nhiều xã hội tiền hiện đại, ví dụ như nghiên cứu của Wrigley và 
Schofield (1981) về nước Anh, và của A.Hayami (1992) về Nhật Bản. Xu hướng tỷ lệ 
sinh tăng lên trong giai đoạn 1 ở Anh phản ánh sự thay đổi tiền hiện đại trong giai 
đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. 
Để dự đoán về xu hướng sự thay đổi dân số trong tương lai ở các nước đang 
phát triển, cần phải có một mô hình tổng quát hơn nữa để có thể giải thích tại sao lý 
thuyết của Malthus hợp lý trong giai đoạn đầu nhưng lại sai lệch trong giai đoạn sau 
cuả quá trình phát triển. Các nhà kinh tế học đã xây dựng một mô hình sử dụng 
phương pháp tiếp cận tối đa hoá hàm lợi ích của mọi thành viên trong gia đình 
(Leibenstein, 1957; Easterlin, 1975; Becker, 1976). Hình 3.4 thể hiện mô hình theo 
cách tiếp cận của Leibenstein vì nó tương đối dễ hiểu cho dù mô hình của Becker có 
tính tổng quát cao hơn khi kết hợp sự lựa chọn giữa hàng hoá tiêu dùng, số lượng và 
chất lượng của con cái trong hàm lợi ích của cha mẹ. 
70 
a 
b 
c 
n2 n0 n1 
MD0 
MD0 
Lợi ích/Chi phí biên của 
cha mẹ 
MU2 
MU2 
MU0 
MU1 
MU1 
MU0 
MD2 
MD2 
MD1 
MD1 
Số người con 
Hình 3.4 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình trong việc quyết định số lượng con sinh ra 
Mô hình trong hình 3.4 giả định rằng cha mẹ có toàn quyền quyết định trong 
gia đình đồng thời chồng và vợ đều có chung một hàm lợi ích. Lợi ích cận biên và chi 
phí cận biên của hai vợ chồng từ việc có thêm một người con được thể hiện bởi đường 
MU và MD. Khoảng cách giữa MU và MD là lợi ích cận biên thuần của cha mẹ. 
Lợi ích của cha mẹ từ việc có con là từ (a) sự thoả mãn bản năng ví dụ như tình 
yêu con trẻ và sự hài lòng khi có con cái; (b) thu nhập kỳ vọng từ con cái cho gia đình; 
và (c) được chăm sóc khi về già. Có thể giả định rằng những lợi ích có được sẽ tăng 
lên với tốc độ chậm dần tương ứng với số con tăng lên.
Mặt khác, chi phí khi có con có thể phát sinh từ (a) sự khó khăn về mặt thể chất 
và tâm lý khi mang thai và khi sinh con; (b) chi phí khi mang thai và sinh con; và (c) 
chi phí cơ hội về việc làm của cha mẹ khi phải mang thai và sinh con. Chi phí cận biên 
sinh ra từ nhóm thứ nhất có thể tăng lên khi số lượng con tăng lên. Chi phí cận biên từ 
nhóm thứ hai và thứ ba có thể vừa tăng lên và vừa giảm đi. Trong hình 3.4, các đường 
MD được vẽ dốc lên nhưng những kết luận về mặt lý thuyết là không thay đổi nếu như 
các đường này nằm ngang hoặc dốc xuống. 
Giả định rằng trong giai đoạn đầu tiên lợi ích và chi phí cận biên nằm trên 
đường MU0 và MD0. Lợi ích thuần của cha mẹ sẽ là tối đa khi số lượng con là On0. 
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, công ăn việc làm và các cơ hội 
kiếm tiền có thể tăng lên khi thị trường bảo hiểm và tài chính cũng như các hệ thống 
an sinh xã hội chưa phát triển đối với phần lớn các hộ gia đình. Trong một môi trường 
thể chế như vậy, bất cứ một sự gia tăng biên nào trong thu nhập của hộ gia đình sẽ tạo 
ra nhu cầu có thêm con và được thể hiện bằng sự dịch chuyển từ đường MU0 sang 
đường MU1. Sự dịch chuyển này không phải là quá nhỏ vì số lượng con tăng lên sẽ 
làm gia tăng mức an tâm khi về già và sự an tâm được coi là hàng hoá cao cấp với nhu 
cầu tăng nhanh hơn so với thu nhập. 
Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi luật lao động 
và hệ thống trường tiểu học chưa được xây dựng, thu nhập kỳ vọng từ con cái sẽ tăng 
lên vì có nhiều cơ hội việc làm và cơ hội kiếm tiền hơn. Lợi ích này sẽ bù trừ cho chi 
phí cơ hội lao động của người mẹ khi mà các cơ hội làm việc trên thị trường tăng lên. 
Tổng hợp lại, sự chuyển dịch lên phía trên của đường chi phí cận biên sẽ là rất nhỏ thể 
hiện bằng sự chuyển dịch của MD0 sang MD1. Thậm chí đường MD có thể dịch 
chuyển xuống phía dưới. 
Có thể kỳ vọng rằng sự dịch chuyển lên trên của đường MU lớn hơn sự dịch 
chuyển của đường MD và điều này làm tăng số lượng con tối ưu trong giai đoạn đầu 
của quá trình phát triển công nghiệp (Giai đoạn 1). Tác động này tương tự như trường 
hợp cơ hội việc làm tăng lên do cung lao động giảm đi bởi các nguyên nhân như nạn 
đói, dịch bệnh, và chiến tranh trong thời kỳ tiền hiện đại trong lý thuyết của Malthus. 
Khi tăng trưởng kinh tế hiện đại tiếp diễn, những sự thay đổi cơ bản trong hệ 
thống kinh tế xã hội sẽ xuất hiện. Như đã đề cập ở trên, cùng với sự ra đời của hệ 
thống trường học, chi phí cho con cái tăng lên. Đồng thời, chi phí cơ hội của người mẹ 
tăng lên khi cầu lao động trên thị trường tăng. Những tiến bộ về công nghệ tránh thai 
đã làm giảm chi phí biên của việc phải sinh ít con và điều này hàm ý chi phí biên của 
việc sinh nhiều con tăng lên. Nếu tính tổng tất cả các yếu tố này lại thì chi phí cận 
71
biên của việc sinh thêm con sẽ dịch chuyển lên trên từ MD1 lên MD2 trong giai đoạn 
sau của quá trình công nghiệp hoá (giai đoạn 3). 
Điều quan trọng hơn là đường lợi ích cận biên trước đây đã từng dịch chuyển 
lên trên trong giai đoạn đầu sẽ dịch chuyển xuống dưới trong giai đoạn sau. Lợi ích 
của việc có con để được chăm sóc lúc về già giảm đi khi hệ thống an sinh xã hội và 
các thị trường bảo hiểm tư nhân phát triển. Khi xã hội ngày càng thay đổi nhanh hơn 
thì khả năng con cái sống cùng và chăm sóc cha mẹ khi về già sẽ giảm. Điều quan 
trọng nhất là tỷ lệ tử giảm sẽ làm cho lợi ích của việc có con giảm đi xét trên cả khía 
cạnh của sự thoả mãn bản năng và khía cạnh mong được chăm sóc khi về già. Vì vậy, 
khi nền kinh tế tăng trưởng đạt tới một mức độ mà các hệ thống ki nh tế và xã hội hoàn 
toàn được hiện đại hoá thì mức tiền lương và thu nhập đầu người tăng lên sẽ làm cho 
đường lợi ích của cha mẹ dịch chuyển từ MU1 xuống MU2 và số lượng trẻ sinh ra 
giảm từ On1 xuống On2. 
Lý thuyết này vừa có thể giải thích xu hướng gia tăng dân số khi kinh tế tăng 
trưởng trong thời kỳ tiền hiện đại như lý thuyết của Malthus vừa có thể giải thích xu 
hướng ngược lại trong nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, các nước đang phát triển gặp 
phải khó khăn là do tỷ lệ tử giảm nhanh chóng do các nguyên nhân bên ngoài trong 
khi đó vì sự thay đổi chậm của các thể chế xã hội cũng như các hệ thống giá trị nên tỷ 
lệ sinh chưa thay đổi theo mô hình hiện đại khi kinh tế tăng trưởng. Câu hỏi chính đặt 
ra là các thể chế và hệ thống giá trị sẽ tự điều chỉnh trong bao lâu và các chương trình 
như giáo dục cho phụ nữ và phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình có tác động như 
thế nào đến việc tự điều chỉnh ở các nước đang phát triển trong ngắn hạn và trung hạn. 
72 
3.3 Các lý thuyết về sự giới hạn của tài nguyên đối với sự tăng trưởng kinh tế 
Dù dân số ở các nước đang phát triển đã tăng chậm lại kể từ thập kỷ 70 nhưng 
nó vẫn tiếp tục "bùng nổ" ở các nước có thu nhập thấp ít nhất là trong một vài thập kỷ 
tới. Liệu các nước có thu nhập thấp (những nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên 
nhiên) có thể đạt được mức tăng trưởng thu nhập đầu người bền vững không khi mà 
trữ lượng tài nguyên thiên nhiên trên đầu ngươì đang ngày càng giảm? Chúng ta có 
thể tìm thấy căn cứ để trả lời cho câu hỏi này trong các lý thuyết được sử dụng để 
phân tích tác động của trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định đến sự phát triển kinh 
tế trong điều kiện dân số tăng lên. 
3.3.1 Từ Malthus đến Câu lạc bộ Rome 
Như đã trình bày ở trên, chính Malthus là người đầu tiên cho rằng sự khan 
hiếm ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế. Lý
thuyết của Malthus dựa trên giả định về sự thoả mãn bản năng của con người và 
nguồn tài nguyên thiên nhiên cố định. Lý thuyết này đã có ảnh hưởng lớn tới quan 
điểm của nhiều người vì nó đơn giản và có ý nghĩa. 
Cho dù nạn đói được Malthus dự đoán là một hậu quả tất yếu khi dân số tăng 
nhanh nhưng nó đã không xảy ra ở các nước công nghiệp hoá trong suốt thế kỷ 19 . 
Tuy nhiên, khả năng về cuộc khủng hoảng theo kiểu của Malthus vẫn có thể xảy ra. 
Dự đoán của Malthus được nhắc đi nhắc lại trong những cuộc khủng hoảng thiếu hụt 
lương thực và giá cả tăng trên thị trường thế giới khi mất mùa, chiến tranh và các vấn 
đề khác xảy ra. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Ấn Độ (trước đó từng là một nước xuất khẩu 
bột mỳ) đã trở thành một nước nhập khẩu bột mỳ và mất mùa ở Mỹ đã làm cho giá bột 
mỳ trên thế giới tăng cao. Vào thời điểm đó ngài William Crookes (một nhà khoa học 
hàng đầu của Anh nổi tiếng vì đã phát hiện ra nguyên tố Tali) đã nhắc tới hiểm hoạ về 
một cuộc khủng hoảng lương thực theo kiểu của Malthus (Crooks, 1899). 
Lý thuyết của Malthus đã nhanh chóng quay trở lại dưới nhiều hình thức khác 
nhau được trình bày trong một báo cáo tại Câu lạc bộ Rome do Meadows cùng cộng 
sự viết (1972) với tiêu đề Những giới hạn của sự tăng trưởng. Báo cáo này không chỉ 
đề cập tới cuộc khủng hoảng lương thực-dân số mà còn đề cập tới cuộc khủng hoảng 
vì sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của mô i trường do khai thác 
quá mức và lãng phí các nguồn lực xuất phát từ việc tăng trưởng kinh tế quá nhanh. 
Báo cáo này dự đoán rằng nếu tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục quá nhanh thì quá trình 
công nghiệp hoá sẽ bị dừng lại và các hoạt động kinh tế sẽ thu hẹ p trong vòng hai thập 
kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 do sự cạn kiệt của tài nguyên. Tiếp đó, dân số thế giới sẽ 
giảm đi do tỷ lệ tử tăng lên vì thiếu lương thực và ô nhiễm môi trường. 
Báo cáo này nhận được sự quan tâm đặc biệt của công luận vì năm 1973, một 
năm sau khi báo cáo được đưa ra, một cuộc "khủng hoảng lương thực trên toàn thế 
giới" do mất mùa trên toàn thế giới và cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên do sự cấm 
vận OPEC trong chiến tranh vùng vịnh lần thứ 4 đã xảy ra. Giá lương thực và nhiên 
liệu tăng vài lần. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã qua đi và giá cả hàng hoá đã giảm. 
Báo cáo này đã giảm dần sự thu hút đối với công luận. Những cơ sở lý thuyết và thống 
kê của báo cáo bắt đầu bị chỉ trích.2 
Hạn chế cơ bản của việc phân tích mô phỏng là giả thuyết cho rằng dân số sẽ 
tiếp tục tăng lên với cấp số nhân, sản lượng công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác 
sẽ tiếp tục tăng lên với tốc độ trung bình như những năm trước (1900 -70) đồng thời 
tiêu dùng lương thực và tiêu dùng nguyên vật liệu cũng tăng lên tương ứng. Phân tích 
này không tính tới động thái ngày càng tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm của các chủ 
thể kinh tế. Việc tính toán chỉ dựa trên xu hướng trong quá khứ mà không tính tới 
73
những thay đổi có thể xảy ra đối với các hệ số của hàm sản xuất sẽ dẫn tới kết luận 
tăng trưởng kinh tế bị giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định. Vì thế 
việc phân tích "các hệ thống trong trạng thái động" dựa trên một loạt các phương trình 
về cơ bản cũng giống như cách tiếp cận của Malthus cho rằng dân số tăng theo cấp số 
nhân vì "sự thoả mãn bản năng" cuối cùng sẽ mâu thuẫn với diện tích đất đai cố định. 
Cách phân tích này có ưu điểm là nó tập trung nêu bật được các nguy cơ tiềm 
ẩn một cách rõ nét dựa trên xu hướng hiện tại và thúc giục mọi người ngăn ngừa hiểm 
họa nảy sinh. Ví dụ như Crooks (1899) – người đã chỉ ra sự nguy hiểm của cuộc 
khủng hoảng lương thực theo lập luận của Malthus - đã đưa ra khái niệm về một loại 
công nghệ mới có thể tổng hợp Amôniắc từ không khí và coi đây như là một giấc mơ. 
Giấc mơ của ông đã trở thành hiện thực khi phương pháp tổng hợp Amôniắc từ không 
khí được Haber và Bosch phát minh ra trong Thế chiến 1. Phương pháp này là một 
phát minh quan trọng giúp cho con người thoát khỏi cuộc khủng hoảng theo kiểu 
Malthus. 
Nếu không xem xét tới tính tin cậy về mặt khoa học và khả năng dự đoán thì 
cần phải thừa nhận báo cáo tại Câu lạc bộ Rome đã giúp nâng cao nhận thức của mọi 
người về vấn đề tiết kiệm và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào xu hướng của quá khứ để dự đoán về tương lai sẽ dẫn tới 
những dự đoán khác xa so với thực tế.3 
74 
3.3.2 Mô hình Ricardo 
Như đã giải thích trong chương 1, sự phát triển của xã hội loài người gắn liền 
với sự phát triển của công nghệ và các thể chế thúc đẩy việc thay thế tài nguyên thiên 
nhiên bằng vốn do con người tạo ra. Lý thuyết của Malthus tập trung vào hành vi của 
con người bị chi phối bởi bản năng sinh học mà không đề cập tới các hoạt động tạo ra 
vốn nên có thể được coi là một lý thuyết về dân số nhưng không thể được coi là một 
lý thuyết về phát triển kinh tế. 
Chính David Ricardo (1772-1823) là người đã làm rõ cơ chế trong đó tăng 
trưởng kinh tế bị giới hạn bởi tài nguyên thiên nhiên với lý thuyết của ông đã thực sự 
trở thành một lý thuyết về phát triển kinh tế. Tác phẩm Các nguyên lý về kinh tế chính 
trị và thuế khoá của ông được xuất bản năm 1817 vào thời điểm cuộc Cách mạng 
công nghiệp ở Anh gần hoàn thành. Đây là thời kỳ tốc độ tăng dân số đạt mức cao 
nhất (xem hình 3.1). 
Lý thuyết phát triển của Ricardo chỉ rõ tích luỹ vốn trong các ngành công 
nghiệp hiện đại ra đời từ cuộc Cách mạng công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh 
tế. "Vốn" theo ông là "quỹ tiền lương" được hiểu là tổng số tiền trả cho người lao
động trước khi bán được hàng hoá và tổng số tiền bỏ ra để mua công cụ, nhà xưởng và 
thuê người lao động. Vì vậy, cầu lao động tăng lên tương ứng so với quỹ tiền lương. 
Mặt khác, cung lao động do số lượng người lao động hiện có, những người sẵn sàng 
làm việc ở bất kỳ mức tiền lương nào, quyết định. Điều này hàm ý rằng cung lao động 
là không đổi trong "ngắn hạn" (là khoảng thời gian dân số không thay đổi). Khi quỹ 
lương tăng lên, cầu lao động tăng lên và tiền lương tăng lên dọc theo đường cung 
không co giãn trong ngắn hạn. Nếu tiền lương tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết 
75 
theo lập luận của Malthus (ở mức 
 
W trong hình 3.3) thì dân số sẽ tăng lên làm cho lực 
lượng lao động tăng lên. Vì vậy, cung lao động là hoàn toàn co giãn trong dài hạn 
(khoảng thời gian đủ dài để dân số và lực lượng lao động thay đổi) và tiền lương luôn 
bị đẩy lùi về mức tối thiểu cần thiết. Trong dài hạn, chi phí tiền lương trong công 
nghiệp không tăng lên và lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với vốn. Vì tỷ suất lợi nhuận 
không giảm đi nên động lực tái đầu tư được duy trì làm cho sản lượng và công ăn việc 
làm tiếp tục tăng lên trong khu vực công nghiệp hiện đại. 
Tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu cần thiết của lao động công nghiệp phụ 
thuộc vào giá lương thực. Không như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp 
không thể tránh khỏi xu thế lợi tức giảm dần vì nó bị hạn chế bởi đất đ ai. Nếu như 
việc sản xuất lương thực được tiến hành trên những mảnh đất màu mỡ "nhất" vẫn đáp 
ứng đủ nhu cầu thì chi phí cận biên là không đổi. Tuy nhiên, nếu như nhu cầu lương 
thực tăng lên (khi dân số tăng) vượt quá sản lượng lương thực sản xuất ra trên những 
mảnh đất màu mỡ nhất thì con người sẽ phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất 
kém màu mỡ hơn. Khi đó, chi phí cận biên sẽ tăng lên vì cần phải sử dụng nhiều vốn 
và lao động hơn để sản xuất ra một lượng lương thực nhất định trên những mảnh đất 
kém màu mỡ hơn. Người canh tác trên các mảnh đất có độ màu mỡ cao hơn sẽ phải 
trả cho địa chủ tiền thuê đất nhiều hơn và khoản chênh lệch này bằng với khoản chênh 
lệch giữa chi phí sản xuất trên những "mảnh đất cận biên" (mảnh đất kém màu mỡ 
nhất) và chi phí sản xuất trên những mảnh đất màu mỡ. 
Vì giá lương thực tăng lên do chi phí sản xuất lương thực tăng, tiền lương danh 
nghĩa trả cho công nhân công nghiệp phải tăng lên để duy trì mức sống tối thiểu cần 
thiết của họ. Khi chi phí tiền lương tăng lên, lợi nhuận không tăng lên tương ứng với 
vốn. Vì vậy, khi nhu cầu lương thực tăng lên do tích luỹ vốn và số lượng việc làm 
tăng lên thì giá lương thực sẽ tăng lên tới mức tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp và các 
nhà tư bản không còn động lực để đầu tư nữa. Kinh tế sẽ ngừng tăng trưởng ở điểm 
này.
 
W OL0 là phần trả cho người lao 
76 
(W) SS 
' W G 
0 
P2 
G 
LS 
W 
Thị trường lao 
động công nghiệp 
C 
D2 
(K2) 
D1 
(K1) 
d1 
Thị trường sản phẩm nông nghiệp 
d2 
Giá ngũ cốc 
Q 
c 
a b 
N1 
d0 
0 Q1 Q2 
P0=P1 
HS 
P 
WS 
N0 N2 
Sản lượng/Tiêu dùng ngũ cốc 
Tiền lương 
B 
E 
L0 L1 
L2 
Lao động 
Ws 
D0 
(K0) 
A 
D 
Trong kinh tế học hiện đại, lý thuyết của Ricardo có thể được thể hiện trong 
Hình 3.5. Biểu đồ bên trái thể hiện thị trường lao động trong khu vực công nghiệp 
hiện đại tương ứng với mô hình cân bằng bộ phận của Marshall. Đường DD thể hiện 
đường cầu lao động giả định bằng với giá trị sản phẩm biên của lao động tương ứng 
với mỗi mức vốn nhất định.4 
Mặc dù biểu đồ này được xây dựng theo trường phái tân cổ điển nhưng mô 
hình Ricardo mang đặc điểm cổ điển thể hiện ở đường cung lao động. Vận dụng quy 
luật của Malthus (đường GG trong hình 3.3), Ricardo giả định đường cung lao động 
nằm ngang ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết (O 
 
W ) trong dài hạn, được thể hiện 
bằng đường LS. Tuy nhiên, vì lực lượng lao động không đổi trong ngắn hạn và vì chi 
phí cận biên của lao động so với lợi ích cận biên của thu nhập là không đáng kể đối 
với những lao động đang làm việc mức tiền lương tối thiểu cần thiết nên đường cung 
lao động trong ngắn hạn có thể giả định là không co giãn theo tiền lương và được thể 
hiện bằng đường SS. 
Hình 3.5 Mô hình của Ricardo về phát triển kinh tế 
Giả định rằng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đường cầu lao 
động cho trước là DD0 tương ứng với lượng vốn là K0 của các nhà doanh nghiệp-tư 
bản công nghiệp và điểm cân bằng dài hạn lúc đầu nằm tại A với một lượng lao động 
đang làm việc OL0 ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Tổng giá trị sản phẩm trong 
khu vực công nghiệp là diện tích ADOL0 trong đó A 
động và phần còn lại AD 
 
W là lợi nhuận hay lợi tức của vốn. 
Dựa trên một giả định thường thấy cả trong kinh tế học cổ điển và kinh tế học 
của Marx là người lao động làm việc với mức lương tối thiểu cần thiết sẽ tiêu dùng
toàn bộ thu nhập của mình và các nhà tư bản giàu có (luôn tìm kiếm lợi nhuận cao 
hơn) tái đầu tư hầu hết lợi nhuận thu được, có thể thấy rõ lượng vốn sẽ tăng từ K0 lên 
77 
K1 (K0+diện tích AD 
 
W ). Vì thế, sản phẩm biên của lao động dịch chuyển lên trên tạo 
ra sự dịch chuyển sang bên phải của đường cầu lao động từ DD0 sang DD1 và mức 
tiền lương tăng từ O 
 
W lên OWs.5 Tuy nhiên, khi mức tiền lương tăng lên trên mức 
tiền lương thực tế, quy luật Malthus bắt đầu hoạt động (dân số và lực lượng lao động 
tăng lên). Sau một khoảng thời gian nhất định, đường cung lao động trong ngắn hạn 
SS sẽ dịch chuyển sang phải làm cho tiền lương giảm đi dọc theo đường DD1 tới điểm 
B tại đó mức cân bằng dài hạn mới về số lượng việc làm OL1 được thiết lập. 
Nếu sử dụng giả định sản xuất thay đổi đều theo quy mô và giả định quy luật 
của Say về sản xuất tạo ra nhu cầu thì sản phẩm, lượng vốn và số lượng việc làm sẽ 
tăng với tốc độ bằng nhau trong dài hạn trong điều kiện mức tiề n lương tối thiểu cần 
thiết được đo bằng đơn vị sản phẩm không thay đổi.6 Tổng tiền lương (wL) và tổng lợi 
nhuận (Y-wL) tăng với tốc độ bằng tốc độ tăng của tổng sản lượng (Y) và vốn (K) vì 
thế tỷ suất lợi nhuận hay lợi tức của vốn [(Y-wL)/K] không thay đổi. Vì vậy, đường 
cung lao động nằm ngang (theo quy luật dân số của Malthus) giúp cho động lực đầu tư 
của các nhà doanh nghiệp-tư bản không bị mất đi và sự tích luỹ vốn và tăng trưởng 
sản lượng được đảm bảo trong khu vực công nghiệp hiện đại. 
Hạn chế đối với sự tăng trưởng của khu vực hiện đại chính là lợi tức giảm dần 
của việc sản xuất lương thực trong khu vực nông nghiệp. Biểu đồ bên phải của hình 
3.5 thể hiện thị trường lương thực (ngũ cốc) trong đó trục hoành là sản lượng/tiêu 
dùng ngũ cốc và trục tung là giá ngũ cốc. Đường HS thể hiện cung của ngũ cốc chính 
là chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc. Theo Ricardo, đường cung tăng theo hình 
bậc thang vì đất đai có nhiều loại từ loại màu mỡ nhất đến loại khô cằn nhất và diện 
tích của mỗi loại đất là cố định. Chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc là không đổi ở 
mức OP0 = (OP1) với mức sản lượng tối đa là mức sản lượng có thể trồng trên diện 
tích đất màu mỡ nhất (OQ1). Chi phí biên sẽ tăng lên mức OP2 nếu muốn sản lượng 
vượt quá mức này vì lúc đó phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ 
hơn. Đường cung tăng lên theo hình bậc thang liên tiếp khi phải tiếp tục canh tác trên 
những phần đất đai kém màu mỡ hơn nữa. 
Vì người lao động chủ yếu tiêu dùng nhiều ngũ cốc và vì thu nhập đầu người 
của họ chỉ ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết trong dài hạn nên đường cầu dd sẽ dịch 
chuyển khi dân số tăng. Giả định rằng d0d0 trong biểu đồ bên phải là đường cầu về 
ngũ cốc tương ứng với số lượng việc làm trong khu vực công nghiệp OL0. Khi số 
lượng việc làm tăng lên mức OL1, và sau đó lên mức OL2, kéo theo dân số tăng lên
tương ứng sẽ làm cho đường cầu về ngũ cốc dịch chuyển lên d1d1 và sau đó lên d2d2. 
Nếu như việc canh tác trên những mảnh đất màu mỡ nhất vẫn đáp ứng được cầu về 
ngũ cốc như trong trường hợp d1d1 thì giá của ngũ cốc giữ nguyên ở mức OP0 (= OP1). 
Khi cầu về ngũ cốc tăng lên mức d2d2 thì giá ngũ cốc sẽ tăng lên OP2 tương ứng với 
chi phí biên của việc trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Chúng ta 
giả định rằng chi phí biên tăng lên khi phải trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém 
màu mỡ hơn cũng giống như việc phải sử dụng nhiều vốn và lao động hơn để trồng 
ngũ cốc trên những mảnh đất màu mỡ nhất. 
78 
Vì giá ngũ cốc tăng từ OP0 lên OP2 nên mức tiền lương tối thiểu cần thiết O 
 
W 
trước đây vẫn đủ cho người lao động mua ngũ cốc để duy trì mức sống tối thiểu của 
mình thì nay không còn đủ nữa. Vì thế, tiền lương trong khu vực công nghiệp cần phải 
tăng lên trong dài hạn tới mức O 
 
W ' để đảm bảo cho người lao động có thể mua đủ 
ngũ cốc để tồn tại. Lợi nhuận trong khu vực công nghiệp, với việc sử dụng một lượng 
vốn K2, giảm từ CD 
 
W xuống GD 
 
W '. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công 
nghiệp giảm khi buộc phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. 
Điều này làm cho thu nhập và động lực đầu tư của các nhà doanh nghiệp-tư bản giảm. 
Mặt khác, khi giá ngũ cốc tăng từ OP1 lên OP2, người trồng ngũ cốc trên những 
mảnh đất màu mỡ nhất có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch P1P2 trên mỗi đơn vị sản 
lượng. Vì lợi nhuận siêu ngạch có được là do canh tác trên những mảnh đất màu mỡ 
nhất nên những người trồng ngũ cốc sẽ cạnh tranh nhau để được canh tác trên những 
mảnh đất này và điều này làm cho tiền thuê đất tăng thêm P1P2 với phần thu nhập của 
địa chủ bằng diện tích (P1P2xOQ1). Vì vậy, địa chủ chính là người thu lợi từ việc tích 
luỹ vốn trong khu vực công nghiệp nhờ dân số và nhu cầu lương thực tăng lên. 
Lý thuyết của Ricardo dự đoán rằng, với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố 
định ví dụ như diện tích của mỗi loại đất là cố định, giá cả lương thực tăng lên do dân 
số tăng sẽ đẩy nền kinh tế vào "trạng thái trì trệ" với mức lợi nhuận thấp làm triệt tiêu 
động lực đầu tư trong khi mức tiền lương thực tế của người lao động vẫn không cao 
hơn mức tối thiểu cần thiết vì địa chủ chiếm toàn bộ phần tiền thuê đất đắt đỏ và tiêu 
dùng hoang phí phần thu nhập này. Cơ chế trong đó diện tích đất đai cố định hạn chế 
sự tăng trưởng của kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thường 
được gọi là "cái bẫy Ricardo" hoặc là "vấn đề lương thực" theo cách gọi của 
T.W.Schultz (1953). 
Chính sách mà Ricardo đề xuất để giúp nền kinh tế Anh thoát khỏi nguy cơ này 
là tự do hoá việc nhập khẩu ngũ cốc mà cụ thể hơn là xoá bỏ đạo luật Ngũ Cốc, đạo
luật đã đánh thuế nhập khẩu vào ngũ cốc giá rẻ nhập từ nước ngoài trong hệ thống 
trọng thương. Ricardo cho rằng các miếng đất màu mỡ với số lượng không giới hạn 
nằm ở khắp nơi trên toàn thế giới bao gồm cả ở các lục địa mới. Nếu cho phép tự do 
hoá thương mại, tổng lượng cung ngũ cốc từ nội địa và từ nước ngoài sẽ trở thành 
đường nằm ngang như đường WS với mức giá lương thực thấp ở mức OP0. Cung lao 
động lúc đó trong khu vực công nghiệp hiện đại sẽ tiếp tục là đường nằm ngang ở 
79 
mức tiền lương O 
 
W giúp duy trì quá trình tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Xoá bỏ 
đạo luật Ngũ cốc là điều kiện cần để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững sau cuộc 
Cách mạng công nghiệp. Vì vậy, Ricardo đã cung cấp cho tầng lớp tư sản mới một 
công cụ lý thuyết để đấu tranh chống lại tầng lớp địa chủ và quý tộc. 
Mô hình Ricardo đã đặt ra vấn đề về sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên mà 
các nước có thu nhập thấp phải đối mặt khi tiến hành phát triển công nghiệp khi nông 
nghiệp bị trì trệ. Nếu cung lương thực không đáp ứng đủ cho dân số tăng nhanh trong 
giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì giá lương thực sẽ tăng nhanh làm tăng 
chi phí sinh hoạt của những người có thu nhập thấp, những người có hệ số Engel rất 
cao. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn làm tiền lương tăng lên khi người lao động đấu 
tranh hoặc khi khủng hoảng lương thực diễn ra. Tiền lương tăng lên sẽ có tác động 
nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp trong giai đoạn đ ầu khi vẫn còn phụ thuộc 
vào công nghệ sử dụng nhiều lao động. 
Cái bẫy Ricardo mà các nước đang phát triển có thu nhập thấp phải đối mặt 
ngày nay không thể chỉ được giải quyết bằng cách tự do hoá nhập khẩu lương thực. 
Đề xuất tự do hoá thương mại của Ricardo thích hợp với nước Anh vào đầu thế kỷ 19 
khi dân số của nước Anh chỉ là một phần rất nhỏ của dân số thế giới và vị trí số một 
của nước này trong công nghiệp giúp cho nước Anh có thể dễ dàng có đủ ngoại tệ để 
nhập khẩu lương thực. Có được ngoại tệ thông qua xuất khẩu các sản phẩm công 
nghiệp là một điều không dễ dàng đối với các nước đang phát triển ngày nay trong 
giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời, nếu như tất cả các nước đông 
dân cư đều cạnh tranh để nhập khẩu lương thực thì giá cả quốc tế cũng sẽ tăng lên và 
giá cả trong nước tất yếu phải tăng theo. 
Đối với các nước đang phát triển, không còn con đường nào khác là phải phát 
triển công nghệ trong nông nghiệp đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Ricardo 
không loại trừ khả năng cải tiến công nghệ trong nông nghiệp nhưng cho rằng rất khó 
có thể giải quyết được vấn đề lợi tức giảm dần trong sản xuất nông nghiệp về lâu dài. 
Quan điểm này được đưa ra khi mà những tiến bộ về công nghệ trong nông nghiệp 
hầu hết mới chỉ dưạ trên kinh nghiệm và thử nghiệm của người nông dân. Lịch sử đã
chứng minh rằng bằng việc áp dụng khoa học một cách có hệ thống để giải quyết vấn 
đề nông nghiệp (được tiến hành từ cuối thế kỷ 19), sản xuất nông nghiệp ở các nước 
phát triển đã tăng nhanh hơn mức tăng của dân số. Rõ ràng là để thoát khỏi cái bẫy 
Ricardo, các nước đang phát triển phải học tập kinh nghiệm nâng cao năng suất sản 
xuất nông nghiệp như các nước phát triển đã từng làm trước đây. 
80 
3.3.3 Mô hình nền kinh tế hai khu vực 
W.Arthur Lewis (1954) đã sử dụng mô hình của Ricardo để xây dựng một mô 
hình lý thuyết phát triển kinh tế hai khu vực cho các nước đang phát triển. Mô hình 
của ông phân tích quá trình phát triển thông qua sự tương tác giữa khu vực truyền 
thống (nông nghiệp) và khu vực hiện đại (công nghiệp) với những nguyên lý hoạt 
động khác nhau. Trong khu vực công nghiệp hiện đại, tiền lương được giả định bằng 
với năng suất biên của lao động như trong kinh tế học tân cổ điển trong khi đó tiền 
lương trong khu vực nông nghiệp truyền thống được định trước ở mức tối thiểu cần 
thiết như trong kinh tế học cổ điển, bao gồm cả lý thuyết của Ricardo. 
Mô hình của Lewis giống như mô hình của Ricardo ở chỗ cung lao động cho 
khu vực công nghiệp có đặc điểm hoàn toàn co giãn. Điều này đảm bảo cho việc tích 
luỹ vốn và lợi nhuận tăng lên. Hai mô hình khác nhau ở cơ chế tạo ra đường cung lao 
động nằm ngang. Trong khi mô hình của Ricardo dựa trên quy luật dân số Malthus thì 
mô hình của Lewis dựa trên lực lượng lao động dư thừa hiện có trong khu vực truyền 
thống. 
Theo Lewis, lao động dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát 
triển là do truyền thống giúp đỡ lẫn nhau và truyền thống chia sẻ thu nhập trong gia 
đình, dòng họ, và/hoặc làng xóm nên sản phẩm biên của lao động thấp hơn nhiều so 
với mức tiền lương tối thiểu cần thiết và thậm chí còn bằng không. Người lao động tạo 
ra sản lượng nông nghiệp biên thấp hơn nhiều so với mức tiền lương tối thiểu cần thiết 
nên luôn sẵn sàng làm việc trong khu vực công nghiệp nếu như khu vực này có việc 
làm ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Đồng thời, đường cung lao động cho khu vực 
công nghiệp tiếp tục nằm ngang cho tới điểm tại đó tất cả lao động dôi dư trong khu 
vực nông nghiệp đã di chuyển sang khu vực công nghiệp. Trước đó, quá trình tăng 
vốn và lợi nhuận theo mô hình của Ricardo vẫn tiếp diễn. 
Khi tất cả lao động dư thừa trong nông nghiệp đã vào làm trong khu vực công 
nghiệp, tiền lương trong khu vực nông nghiệp sẽ tăng lên theo đường sản phẩm biên 
tương ứng với mức thu hút thêm lao động của khu vực công nghiệ p. Vì điểm này đánh 
dấu quá trình chuyển dịch từ khu vực truyền thống (theo nguyên lý cổ điển) sang khu 
vực hiện đại (theo nguyên lý tân cổ điển) cho nên nó được gọi là "điểm chuyển đổi".
Sau khi đạt tới điểm chuyển đổi, tính hai khu vực của nền kinh tế bị mất đi và nông 
nghiệp bắt đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế hiện đại trong đó tiền lương và 
thu nhập đầu người tiếp tục tăng dọc theo đường cung lao động dốc lên. Với lý thuyết 
này, Lewis chỉ ra rằng cơ chế để xây dựng một nền kinh tế hiện đại luôn tiềm ẩn bên 
trong các hệ thống kinh tế truyền thống đặc trưng bởi đói nghèo và lao động dư thừa. 
Lewis không đề cập tới vấn đề quá trình tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động 
tiêu cực bởi vấn đề lương thực theo Ricardo-Schultz trước khi nền kinh tế đạt tới 
“điểm chuyển đổi”. Trong mô hình Ranis-Fei mở rộng và chuẩn hoá lý thuyết của 
Lewis (Ranis và Fei, 1961; Fei và Ranis, 1964), điều này được chỉ ra rất rõ ràng. 
Hình 3.6 minh hoạ mô hình Ranis-Fei. Trục hoành O1O2 thể hiện toàn bộ lực 
lượng lao động với lực lượng lao động trong công nghiệp được tính từ O1 sang phải và 
lực lượng lao động trong nông nghiệp được tính từ O2 sang trái. Ví dụ tại điểm S lực 
lượng lao động trong công nghiệp là O1S và trong nông nghiệp là O2S. Phần trên của 
hình vẽ thể hiện mối quan hệ cung cầu lao động trong công nghiệp trên thị trường và 
hoàn toàn tương tự như hình vẽ phía bên trái của Hình 3.5. Phần dưới của hình vẽ thể 
hiện sản lượng tương ứng với mức đầu vào lao động (hàm sản xuất) trong khu vực 
nông nghiệp với hình dạng quay ngược lại. Đường cong lồi O2R thể hiện sản lượng 
nông nghiệp tăng lên với tốc độ giảm dần tương ứng với mức tăng đầu vào lao động 
từ điểm gốc tọa độ (O2) cho tới điểm S. Vượt quá điểm S, sản phẩm biên của lao động 
bằng không. 
81 
W 
W 
Q 
R 
D0 
D1 
SL' SL 
G 
F H 
S T 
O1 W 
Tiền lương trong công nghiệp 
O2 
Sản lượng nông 
nghiệp
82 
Hình 3.6 Mô hình nền kinh tế hai khu vực của Lewis-Ranis-Fei 
Nền kinh tế hoàn toàn truyền thống trước khi tiến hành công nghiệp hoá sẽ nằm 
tại điểm O1. Tại đó, tất cả lao động đều làm việc trong khu vực nông nghiệp và năng 
suất biên của lao động trong nông nghiệp được giả định bằng không. Sản lượng được 
chia đều cho tất cả mọi người theo nguyên tắc cùng giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ thu 
nhập trong các cộng đồng nông thôn. Vì vậy, thu nhập của mỗi lao động được thể hiện 
bằng một đường thẳng từ gốc O2 nối với R. Năng suất lao động bình quân ( 
 
W ) là yếu 
tố tác động tới chi phí của cuộc sống và tới mức tiền lương tối thiểu cần thiết. 
Từ điểm O1, lao động nông nghiệp di chuyển sang khu vực công nghiệp khi 
đường cầu lao động trong công nghiệp dịch chuyển sang phải cùng với sự tích lũy vốn 
trong khu vực công nghiệp. Tiền lương của lao động trong khu vực công nghiệp sẽ 
không thay đổi trước khi lao động trong khu vực công nghiệp di chuyển tới điểm T 
(điểm chuyển đổi của Lewis) vì sản phẩm biên của lao động nông nghiệp vẫn thấp 
hơn mức tiền lương trong khu vực công nghiệp. Nền kinh tế sẽ đạt tới điểm chuyển 
đổi nhờ vào lượng vốn và lợi nhuận tăng lên tương ứng do đường cung lao động hoàn 
toàn co giãn. 
Tuy nhiên, khi lao động trong khu vực công nghiệp vượt qua điểm S thì sản 
phẩm biên của lao động trong khu vực nông nghiệp bắt đầu lớn hơn không. Nếu lao 
động tiếp tục chuyển sang khu vực công nghiệp thì tổng sản lượng lương thực (và sản 
lượng lương thực đầu người) giảm làm cho giá lương thực tăng tương đối so với giá 
sản phẩm công nghiệp. Điểm S được gọi là "điểm khan hiếm" vì nó đánh dấu thời 
điểm cung lương thực bắt đầu giảm. 
Vượt quá điểm khan hiếm này, tiền lương (tính bằng số đơn vị sản phẩm công 
nghiệp) cần phải tăng lên để lao động trong khu vực công nghiệp có thể mua được 
một lượng lương thực không đổi nhằm duy trì mức sống tối thiểu. Đồng thời, đường 
cung lao động trong khu vực công nghiệp bắt đầu dốc lên tính từ điểm S. Đường cung 
này có thể rất dốc bởi vì giá cả lương thực và chi phí sinh hoạt của người lao động có 
thể tăng mạnh do sản lượng lương thực giảm sút và cầu lương thực có độ co giãn theo 
giá nhỏ. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công nghiệp có thể giảm mạnh tính từ 
điểm S làm cho việc tích luỹ vốn bị dừng lại trước khi nền kinh tế đạt tới điểm T. 
Điểm khan hiếm trong mô hình Ranis-Fei cho thấy một cái bẫy Ricardo dưới 
hình thức khác mà các nước đang phát triển có thể gặp phải khi các nước này tiến 
hành hiện đại hoá nền kinh tế bằng cách phân bổ lại các nguồn lực từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không tìm cách tăng năng suất nông nghiệp. 
Dale W.Jorgenson (1961) nhấn mạnh nguy cơ này trong mô hình hai khu vực của ông. 
Mô hình của ông giống như mô hình Ranis-Fei ngoại trừ việc không có giả định cho 
rằng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp và mức tiền lương trong khu vực 
nông nghiệp được xác định dựa trên nguyên lý cận biên tân cổ điển. Khi không có lao 
động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, cần phải hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá 
ngay từ đầu bằng tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp để tránh giá lương thực và chi 
phí sinh hoạt tăng lên nhanh.7 
Liệu lao động có dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển 
hay không và liệu mức tiền lương được xác định dựa trên các nguyên lý cổ điển hay 
tân cổ điển là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi (Hayami và Ruttan, 1985: ch.2). Bất 
kể lý thuyết nào được áp dụng chúng ta vẫn có được một kết luận duy nhất đó là quá 
trình công nghiệp hoá không thể thành công nếu như sản lượng lương thực không tăng 
lên để nền kinh tế tránh khỏi cái bẫy Ricardo. 
Khu vực nông nghiệp không chỉ đơn thuần có vai trò cung cấp lương thực và 
lao động cho quá trình công nghiệp hoá mà còn tạo ra thị trường nội địa cho các sản 
phẩm công nghiệp, tạo ra nguồn thu ngoại tệ khi xuất khẩu sản phẩm và chuyển các 
khoản tiết kiệm sang khu vực công nghiệp thông qua thuế và các thị trường tài chính. 
Quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế hiện đại không thể thành công nếu 
như khu vực nông nghiệp không phát triển và điều này có ý nghĩa then chốt trong giai 
đoạn đầu của quá trình phát triển (Mellor, 1966; Johnston và Kilby, 1975; Hayami và 
Ruttan, 1985). 
83 
Ghi chú: 
1. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, dân số thế giới ở mức khoảng 150 đến 300 
triệu người với mức ước lượng khoảng 210 đến 250 triệu người theo Woytinsky và 
Woytinsky (1953), khoảng 250 triệu người theo Berelson (19 74), 170 triệu người theo 
McEvedy và Jones (1978), và khoảng 300 triệu người theo Ngân hàng thế giới trong 
Báo cáo phát triển thế giới năm 1984. 
2. Để biết thêm về một nghiên cứu quan trọng ủng hộ quan điểm của Câu lạc bộ 
Rome, xem báo cáo lên thủ tướng Carter viết chung bởi Hội đồng chất lượng môi 
trường và nội các chính phủ Mỹ (1980). Để biết thêm về những ý kiến phản đối, xem 
Simon và Kahn (1984). 
3. Có thể đưa ra những nhận xét tương tự đối với những dự đoán gần đây của Brown 
và Kane (1994) về nguy cơ của cuộc khủng hoảng lương thực Malthus trong vòng vài
thập kỷ tới và quan điểm ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ dân số. Tuy nhiên, có một 
điều không thể phủ nhận là giá cả lương thực có thể tăng mạnh trong tương lai gần. Lý 
do là vì dân số không tăng lên nhiều nhưng năng suất trồng trọt các sản phẩm nông 
nghiệp thiết yếu ví dụ như gạo và lúa mỳ đã giảm đi kể từ giữa thập kỷ 80 do đầu tư 
nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư cho hệ thống tưới tiêu đã giảm đi kể 
từ cuối thập kỷ 70. Điều này không chỉ đúng với lương thực mà cũng đúng với năng 
lượng. Trên thực tế, do giá lương thực và năng lượng cao trong thập kỷ 70 nên các 
khoản đâù tư tăng mạnh làm cho cung lương thực quá nhiều và giá giảm mạnh trong 
thập kỷ 80. Trong vòng 10 năm tới đây giá cả có thể tăng cao. Thông thường chính 
phủ các nước và các tổ chức quốc tế thường tập trung quá mức để đối phó với những 
biến động về giá cả trong ngắn hạn mà quên mất các khoản đầu tư dài hạn vào việc 
nghiên cứu và phát triển nhằm tăng sản lượng lương thực và tiế t kiệm năng lượng. Chỉ 
khi nào những bước đi sai lầm như thế này được khắc phục thì các cuộc khủng hoảng 
nhiên liệu và lương thực mới không xảy ra liên miên. Để biết thêm về các số liệu thực 
nghiệm, xem phần 4.3.2. 
4. Không giống như quan điểm tân cổ điển (của Marshall) về thị trường lao động trình 
bày trong hình 3.5, cầu lao động theo lý thuyết của Ricardo và Trường phái cổ điển 
Anh do quỹ tiền lương quyết định, nghĩa là quỹ tiền lương chia cho mức tiền lương tối 
thiểu cần thiết sẽ quyết định số lượng việc làm trong dài hạn. Số lượng việc làm trong 
ngắn hạn bằng với lực lượng lao động hiện có. Tiền lương trong dài hạn bằng mức 
tiền lương tối thiểu cần thiết và tiền lương trong ngắn hạn bằng quỹ lương chia cho 
lực lượng lao động hiện có. Cho dù có thể rút r a một kết luận tương tự từ lý thuyết về 
quỹ tiền lương nhưng đối với những độc giả quen với kinh tế học tân cổ điển thì việc 
hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình Ricardo sẽ dễ dàng và chính xác hơn khi nó 
được trình bày dưới hình thức tân cổ điển như trong hình 3.5. Để hiểu rõ hơn về lý 
thuyết gốc của Ricardo cũng như lý thuyết của Marx (phân tích ở chương tiếp theo), 
xem thêm Negishi (1989). 
5. Sự xoay chuyển của đường cung lao động từ DD0 sang DD1 với điểm D cố định là 
một trường hợp đặc biệt. Lý do là vì đó là cách duy nhất để thể hiện trường hợp của 
Ricardo về phần thu nhập cố định của các yếu tố khi sử dụng các đường cầu tuyến 
tính. Có thể suy ra trường hợp phổ biến hơn bằng cách sử dụng đường c ầu phi tuyến 
tính bao gồm các đường thể hiện lợi tức của việc sử dụng lao động tăng dần cũng như 
giảm dần. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho hình vẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. 
6. Quy luật của Say loại trừ khả năng giá của bất kỳ sản phẩm nào giảm đi trong dà i 
hạn. Với giả định tính quy mô không đổi, hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa sản 
lượng (Y) với lao động (L) và vốn (K) như sau: 
84
Y=F(L,K) 
Là hàm đồng nhất tuyến tính và vì thế năng suất lao động (y=Y/L) là một hàm của tỷ 
lệ vốn-lao động (k=K/L) như sau: 
y=f(k) 
Tại mức cân bằng mà lợi nhuận được tối đa, tỷ suất lợi nhuận (r) và tiền lương (w) là: 
r=f'(k) và w = f(k) – f'(k). 
85 
Vì vậy, nếu 
 
w , 
 
k và 
 
r không đổi thì K và L thay đổi tỷ lệ với nhau và tỷ suất lợi 
nhuận không đổi. Giả định về lợi tức không đổi trong sản xuất công nghiệp khá sát với 
thực trạng công nghệ trong giai đoạn đầu cuả quá trình công nghiệp hoá. Có thể tưởng 
tượng về trường hợp một xưởng sản xuất có 10 thợ dệt với 10 máy dệt quyết định đầu 
tư thêm hai máy dệt nữa và tăng quỹ lương lên tương ứng với số tiền lương phải trả 
cho hai thợ dệt nữa nhưng sản lượng trung bình của mỗi thợ dệt và của mỗi máy dệt 
đều không đổi. 
7. Mô hình tân cổ điển của Jorgenson sử dụng cơ chế của Malthus theo đó dân số tăng 
lên khi lượng lương thực đầu người vượt qua mức tối thiểu cần thiết do năng suất 
trong nông nghiệp tăng lên. Như Birdsall (1988) cho thấy, mô hình tăng trưởng một 
khu vực tân cổ điển của Solow-Swan (Solow, 1956; Swan, 1956) cũng theo cơ chế 
của Malthus vì mô hình này dự đoán rằng vốn và tiêu dùng đầu người sẽ giảm khi tốc 
độ tăng dân số tăng lên cho dù mô hình này ít có ý nghĩa đối với sự phát triển ở các 
nước đang phát triển. Ngược lại, mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer -Lucas 
(Romer, 1986; Lucas, 1988) không theo cơ chế của Malthus vì nó giả định tăng dân số 
sẽ làm gia tăng tính kinh tế quy mô và đẩy mạnh tích luỹ vốn. Để biết thêm về hai lý 
thuyết này, xem phần 5.3 và 6.3.

Contenu connexe

Tendances

URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUURC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUTrung Tâm Kiến Tập
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảicaoxuanthang
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookbooming
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookboomingCh1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookbooming
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookboomingbookbooming
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảCẩm Thu Ninh
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namnataliej4
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnHuy Nguyễn Tiến
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtoThanh Hoa
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
Baigiang xs tk tuan 1
Baigiang xs tk tuan 1Baigiang xs tk tuan 1
Baigiang xs tk tuan 1dethinhh
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếvietlod.com
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp ánVan Dat Pham
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 

Tendances (20)

URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THUURC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookbooming
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookboomingCh1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookbooming
Ch1 negotiating delivery-theory-dịch hợp đồng- bookbooming
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giả
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Baigiang xs tk tuan 1
Baigiang xs tk tuan 1Baigiang xs tk tuan 1
Baigiang xs tk tuan 1
 
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếMô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 

Similaire à Chap3 m1-tv

Cơ cấu dân số vàng việt nam
Cơ cấu dân số vàng việt namCơ cấu dân số vàng việt nam
Cơ cấu dân số vàng việt namNguyễn Vinh
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Kim Thuan
 
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius Baer
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius BaerBáo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius Baer
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius BaerA2Z Marketing
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaHan Nguyen
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNOnTimeVitThu
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghèo, bất bình đẳng
Nghèo, bất bình đẳngNghèo, bất bình đẳng
Nghèo, bất bình đẳngvietlod.com
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Linh Khánh
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinhDuy Quang
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Similaire à Chap3 m1-tv (19)

Cơ cấu dân số vàng việt nam
Cơ cấu dân số vàng việt namCơ cấu dân số vàng việt nam
Cơ cấu dân số vàng việt nam
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016
 
Ch1 ttkte kniem ch3
Ch1 ttkte kniem ch3Ch1 ttkte kniem ch3
Ch1 ttkte kniem ch3
 
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
 
Lao dong
Lao dongLao dong
Lao dong
 
Ch4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruongCh4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruong
 
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius Baer
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius BaerBáo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius Baer
Báo cáo Phong cách sống và Giàu có Toàn cầu năm 2023 từ Julius Baer
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
Cơ sở lý luận về nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối ...
 
Nghèo, bất bình đẳng
Nghèo, bất bình đẳngNghèo, bất bình đẳng
Nghèo, bất bình đẳng
 
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam.
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam.Tiểu Luận Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam.
Tiểu Luận Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam.
 
Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8Tailieu.vncty.com da8
Tailieu.vncty.com da8
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
Tiểu luận tăng trưởng kinh tế của trung quốc_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988....
 

Plus de Dao Hoa

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air reportDao Hoa
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airwaysDao Hoa
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline reportDao Hoa
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline reportDao Hoa
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam allianceDao Hoa
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde projectDao Hoa
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld allianceDao Hoa
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star allianceDao Hoa
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlinesDao Hoa
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Dao Hoa
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusDao Hoa
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaDao Hoa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryDao Hoa
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Dao Hoa
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathDao Hoa
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishDao Hoa
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiDao Hoa
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-giniDao Hoa
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Dao Hoa
 

Plus de Dao Hoa (20)

Ryan air report
Ryan air reportRyan air report
Ryan air report
 
Tiger airways
Tiger airwaysTiger airways
Tiger airways
 
Vietnam airline report
Vietnam airline reportVietnam airline report
Vietnam airline report
 
Aeroflot airline report
Aeroflot airline reportAeroflot airline report
Aeroflot airline report
 
Skyteam alliance
Skyteam allianceSkyteam alliance
Skyteam alliance
 
Concorde project
Concorde projectConcorde project
Concorde project
 
Oneworld alliance
Oneworld allianceOneworld alliance
Oneworld alliance
 
Star alliance
Star allianceStar alliance
Star alliance
 
Southeast airlines
Southeast airlinesSoutheast airlines
Southeast airlines
 
Easyjet
EasyjetEasyjet
Easyjet
 
Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20Chap2 m2-rio+20
Chap2 m2-rio+20
 
Chap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensusChap2 m3-washington consensus
Chap2 m3-washington consensus
 
Chap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africaChap3 m4-ricardian trap in africa
Chap3 m4-ricardian trap in africa
 
Chap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theoryChap3 m5-malthus theory
Chap3 m5-malthus theory
 
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
Chap5 m2-cprgs finalreport-nov03
 
Chap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical pathChap1 m5-historical path
Chap1 m5-historical path
 
Chap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs britishChap1 m6-french vs british
Chap1 m6-french vs british
 
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayamiChap3 m8-vent-for-surplus- hayami
Chap3 m8-vent-for-surplus- hayami
 
Chap5 m3-gini
Chap5 m3-giniChap5 m3-gini
Chap5 m3-gini
 
Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013Chap3 m6-econometrics-2013
Chap3 m6-econometrics-2013
 

Dernier

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chap3 m1-tv

  • 1. 68 3.2 Các lý thuyết về tăng dân số Trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích quá trình chuyển dịch dân số đã trình bày trong chương trước nhìn từ khía cạnh các học thuyết kinh tế. 3.2.1 Mô hình Malthus Thomas Robert Malthus (1766-1834) được biết đến là người đi tiên phong trong lý thuyết kinh tế về dân số. Tác phẩm Nguyên lý dân số ([1798] 1926) của ông là sự phản ánh tình hình nước Anh khi bước vào giai đoạn chuyển dịch dân số hiện đại. Có thể tóm tắt lý thuyết dân số của ông như sau: giống như các động vật khác, con người có một bản năng tự nhiên là sinh con đến mức tối đa; với "sự ham muốn" này con người thường sinh con ở cấp số nhân; trong khi đó sản lượng lương thực bị giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định, đặc biệt là đất đai, nên chỉ có thể tăng lên ở cấp số cộng; bất kỳ lượng lương thực nào thừa ra ngoài mức tối thiểu cần thiết cho mọi người đều sẽ bị tiêu dùng hết do dân số tăng lên; dân số cứ tiếp tục tăng lên thì cuối cùng con người sẽ phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, và chiến tranh để tranh giành nhau thực phẩm; vì vậy, mức sống và mức thu nhập đầu người không thể nào vượt qua được mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn. Lý thuyết này có thể được biểu diễn bằng đường GG trong hình 3.3. Hình này biểu diễn mối quan hệ giữa tiền lương (W) hay mức thu nhập bình quân của mỗi lao  động và tốc độ tăng dân số ( N N/ ) trong đó N là số dân và  N là mức tăng dân số tuyệt đối. Đường GG cắt trục hoành tại điểm  W . Tiền lương đo bằng khoảng cách giữa O và  W được định nghĩa là mức tiền lương tối thiểu cần thiết chỉ đủ cho một người lao động và gia đình của anh ta tồn tại và vì thế giữ cho quy mô gia đình trung bình và tổng số dân không thay đổi.  ( N N/ ) (W) H W Tốc độ tăng dân số Tiền lương G G
  • 2. 69 Hình 3.3 Lý thuyết dân số của Malthus và sự sửa đổi Đường GG dốc lên để chỉ mối tương quan nếu như tiền lương tăng lên trên mức  W (do cầu lao động tăng lên hoặc cung lao động giảm đi) thì tốc độ tăng dân số sẽ lớn hơn không. Mức tăng lực lượng lao động theo cấp số nhân do tốc độ tăng dân số dương cuối cùng sẽ đáp ứng hết cầu lao động tăng lên và làm cho tiền lương quay trở về mức  W . Nếu dân số và lực lượng lao động tiếp tục tăng lên tạo ra cung lao động dư thừa thì tiền lương sẽ bị đẩy xuống dưới mức tối thiểu cần thiết và dân số sẽ giảm đi do các nguyên nhân khác nhau và làm cho cung cầu lao động trở về mức cân bằng ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Chính vì vậy, trong mô hình của Malthus, mức tiền lương luôn được duy trì ở mức  W . Cho dù Malthus nổi tiếng là một người dị giáo trong Trường phái cổ điển Anh nhưng lý thuyết dân số của ông được chấp nhận rộng rãi bởi ngay cả những người đối lập với ông như David Ricardo. Tuy nhiên, tiên đoán của Malthus đã không trở thành hiện thực. Theo mô hình chuyển dịch dân số chung nhất quan sát được thì cả tỷ lệ sinh và tốc độ tăng dân số tự nhiên đều giảm trong giai đoạn 3, tương ứng với thời kỳ mức tiền lương thực tế tăng lên. Mối tương quan dân số giảm và tiền lương tăng lên cho  thấy mối quan hệ giữa N N/ và W không phải là quan hệ tuyến tính tỷ lệ thuận như đường GG mà lại dốc xuống tới điểm H sau một ngưỡng nhất định như đường cong nét rời trong hình 3.3. 3.2.2 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình Cho dù mô hình của Malthus không giải thích được sự thay đổi dân số sau này nhưng nó đúng đối với nền kinh tế của nước Anh trong những năm 1770 và những năm 1780 khi lý thuyết này được đưa ra. Trong giai đoạn này, Cách mạng công nghiệp diễn ra sau cuộc Cách mạng nông nghiệp đã tạo ra một số lượng việc làm lớn. Cho dù mức tiền lương mỗi giờ lao động có thể không tăng lên nhiều nhưng mức thu nhập của hộ gia đình tăng lên do thời gian lao động tăng lên và có nhiều việc làm hơn cho phụ nữ và trẻ em. Chính điều này đã làm cho người lao động lập gia đình sớm hơn và có nhiều con hơn. Xu hướng này kết hợp với tỷ lệ tử giảm đi (do mức sống tăng lên) đã dẫn tới sự bùng nổ dân số lần đầu tiên trong lịch sử phát triển kinh tế hiện đại ở Anh. Tỷ lệ sinh tăng lên do thu nhập tăng lên là hiện tượng xảy ra đúng như lý thuyết của Malthus. Sự thay đổi về độ tuổi kết hôn và tỷ lệ kết hôn là hiện tượng phổ
  • 3. biến xảy ra ở nhiều xã hội tiền hiện đại, ví dụ như nghiên cứu của Wrigley và Schofield (1981) về nước Anh, và của A.Hayami (1992) về Nhật Bản. Xu hướng tỷ lệ sinh tăng lên trong giai đoạn 1 ở Anh phản ánh sự thay đổi tiền hiện đại trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Để dự đoán về xu hướng sự thay đổi dân số trong tương lai ở các nước đang phát triển, cần phải có một mô hình tổng quát hơn nữa để có thể giải thích tại sao lý thuyết của Malthus hợp lý trong giai đoạn đầu nhưng lại sai lệch trong giai đoạn sau cuả quá trình phát triển. Các nhà kinh tế học đã xây dựng một mô hình sử dụng phương pháp tiếp cận tối đa hoá hàm lợi ích của mọi thành viên trong gia đình (Leibenstein, 1957; Easterlin, 1975; Becker, 1976). Hình 3.4 thể hiện mô hình theo cách tiếp cận của Leibenstein vì nó tương đối dễ hiểu cho dù mô hình của Becker có tính tổng quát cao hơn khi kết hợp sự lựa chọn giữa hàng hoá tiêu dùng, số lượng và chất lượng của con cái trong hàm lợi ích của cha mẹ. 70 a b c n2 n0 n1 MD0 MD0 Lợi ích/Chi phí biên của cha mẹ MU2 MU2 MU0 MU1 MU1 MU0 MD2 MD2 MD1 MD1 Số người con Hình 3.4 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình trong việc quyết định số lượng con sinh ra Mô hình trong hình 3.4 giả định rằng cha mẹ có toàn quyền quyết định trong gia đình đồng thời chồng và vợ đều có chung một hàm lợi ích. Lợi ích cận biên và chi phí cận biên của hai vợ chồng từ việc có thêm một người con được thể hiện bởi đường MU và MD. Khoảng cách giữa MU và MD là lợi ích cận biên thuần của cha mẹ. Lợi ích của cha mẹ từ việc có con là từ (a) sự thoả mãn bản năng ví dụ như tình yêu con trẻ và sự hài lòng khi có con cái; (b) thu nhập kỳ vọng từ con cái cho gia đình; và (c) được chăm sóc khi về già. Có thể giả định rằng những lợi ích có được sẽ tăng lên với tốc độ chậm dần tương ứng với số con tăng lên.
  • 4. Mặt khác, chi phí khi có con có thể phát sinh từ (a) sự khó khăn về mặt thể chất và tâm lý khi mang thai và khi sinh con; (b) chi phí khi mang thai và sinh con; và (c) chi phí cơ hội về việc làm của cha mẹ khi phải mang thai và sinh con. Chi phí cận biên sinh ra từ nhóm thứ nhất có thể tăng lên khi số lượng con tăng lên. Chi phí cận biên từ nhóm thứ hai và thứ ba có thể vừa tăng lên và vừa giảm đi. Trong hình 3.4, các đường MD được vẽ dốc lên nhưng những kết luận về mặt lý thuyết là không thay đổi nếu như các đường này nằm ngang hoặc dốc xuống. Giả định rằng trong giai đoạn đầu tiên lợi ích và chi phí cận biên nằm trên đường MU0 và MD0. Lợi ích thuần của cha mẹ sẽ là tối đa khi số lượng con là On0. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, công ăn việc làm và các cơ hội kiếm tiền có thể tăng lên khi thị trường bảo hiểm và tài chính cũng như các hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển đối với phần lớn các hộ gia đình. Trong một môi trường thể chế như vậy, bất cứ một sự gia tăng biên nào trong thu nhập của hộ gia đình sẽ tạo ra nhu cầu có thêm con và được thể hiện bằng sự dịch chuyển từ đường MU0 sang đường MU1. Sự dịch chuyển này không phải là quá nhỏ vì số lượng con tăng lên sẽ làm gia tăng mức an tâm khi về già và sự an tâm được coi là hàng hoá cao cấp với nhu cầu tăng nhanh hơn so với thu nhập. Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi luật lao động và hệ thống trường tiểu học chưa được xây dựng, thu nhập kỳ vọng từ con cái sẽ tăng lên vì có nhiều cơ hội việc làm và cơ hội kiếm tiền hơn. Lợi ích này sẽ bù trừ cho chi phí cơ hội lao động của người mẹ khi mà các cơ hội làm việc trên thị trường tăng lên. Tổng hợp lại, sự chuyển dịch lên phía trên của đường chi phí cận biên sẽ là rất nhỏ thể hiện bằng sự chuyển dịch của MD0 sang MD1. Thậm chí đường MD có thể dịch chuyển xuống phía dưới. Có thể kỳ vọng rằng sự dịch chuyển lên trên của đường MU lớn hơn sự dịch chuyển của đường MD và điều này làm tăng số lượng con tối ưu trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp (Giai đoạn 1). Tác động này tương tự như trường hợp cơ hội việc làm tăng lên do cung lao động giảm đi bởi các nguyên nhân như nạn đói, dịch bệnh, và chiến tranh trong thời kỳ tiền hiện đại trong lý thuyết của Malthus. Khi tăng trưởng kinh tế hiện đại tiếp diễn, những sự thay đổi cơ bản trong hệ thống kinh tế xã hội sẽ xuất hiện. Như đã đề cập ở trên, cùng với sự ra đời của hệ thống trường học, chi phí cho con cái tăng lên. Đồng thời, chi phí cơ hội của người mẹ tăng lên khi cầu lao động trên thị trường tăng. Những tiến bộ về công nghệ tránh thai đã làm giảm chi phí biên của việc phải sinh ít con và điều này hàm ý chi phí biên của việc sinh nhiều con tăng lên. Nếu tính tổng tất cả các yếu tố này lại thì chi phí cận 71
  • 5. biên của việc sinh thêm con sẽ dịch chuyển lên trên từ MD1 lên MD2 trong giai đoạn sau của quá trình công nghiệp hoá (giai đoạn 3). Điều quan trọng hơn là đường lợi ích cận biên trước đây đã từng dịch chuyển lên trên trong giai đoạn đầu sẽ dịch chuyển xuống dưới trong giai đoạn sau. Lợi ích của việc có con để được chăm sóc lúc về già giảm đi khi hệ thống an sinh xã hội và các thị trường bảo hiểm tư nhân phát triển. Khi xã hội ngày càng thay đổi nhanh hơn thì khả năng con cái sống cùng và chăm sóc cha mẹ khi về già sẽ giảm. Điều quan trọng nhất là tỷ lệ tử giảm sẽ làm cho lợi ích của việc có con giảm đi xét trên cả khía cạnh của sự thoả mãn bản năng và khía cạnh mong được chăm sóc khi về già. Vì vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng đạt tới một mức độ mà các hệ thống ki nh tế và xã hội hoàn toàn được hiện đại hoá thì mức tiền lương và thu nhập đầu người tăng lên sẽ làm cho đường lợi ích của cha mẹ dịch chuyển từ MU1 xuống MU2 và số lượng trẻ sinh ra giảm từ On1 xuống On2. Lý thuyết này vừa có thể giải thích xu hướng gia tăng dân số khi kinh tế tăng trưởng trong thời kỳ tiền hiện đại như lý thuyết của Malthus vừa có thể giải thích xu hướng ngược lại trong nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, các nước đang phát triển gặp phải khó khăn là do tỷ lệ tử giảm nhanh chóng do các nguyên nhân bên ngoài trong khi đó vì sự thay đổi chậm của các thể chế xã hội cũng như các hệ thống giá trị nên tỷ lệ sinh chưa thay đổi theo mô hình hiện đại khi kinh tế tăng trưởng. Câu hỏi chính đặt ra là các thể chế và hệ thống giá trị sẽ tự điều chỉnh trong bao lâu và các chương trình như giáo dục cho phụ nữ và phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình có tác động như thế nào đến việc tự điều chỉnh ở các nước đang phát triển trong ngắn hạn và trung hạn. 72 3.3 Các lý thuyết về sự giới hạn của tài nguyên đối với sự tăng trưởng kinh tế Dù dân số ở các nước đang phát triển đã tăng chậm lại kể từ thập kỷ 70 nhưng nó vẫn tiếp tục "bùng nổ" ở các nước có thu nhập thấp ít nhất là trong một vài thập kỷ tới. Liệu các nước có thu nhập thấp (những nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên) có thể đạt được mức tăng trưởng thu nhập đầu người bền vững không khi mà trữ lượng tài nguyên thiên nhiên trên đầu ngươì đang ngày càng giảm? Chúng ta có thể tìm thấy căn cứ để trả lời cho câu hỏi này trong các lý thuyết được sử dụng để phân tích tác động của trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định đến sự phát triển kinh tế trong điều kiện dân số tăng lên. 3.3.1 Từ Malthus đến Câu lạc bộ Rome Như đã trình bày ở trên, chính Malthus là người đầu tiên cho rằng sự khan hiếm ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế. Lý
  • 6. thuyết của Malthus dựa trên giả định về sự thoả mãn bản năng của con người và nguồn tài nguyên thiên nhiên cố định. Lý thuyết này đã có ảnh hưởng lớn tới quan điểm của nhiều người vì nó đơn giản và có ý nghĩa. Cho dù nạn đói được Malthus dự đoán là một hậu quả tất yếu khi dân số tăng nhanh nhưng nó đã không xảy ra ở các nước công nghiệp hoá trong suốt thế kỷ 19 . Tuy nhiên, khả năng về cuộc khủng hoảng theo kiểu của Malthus vẫn có thể xảy ra. Dự đoán của Malthus được nhắc đi nhắc lại trong những cuộc khủng hoảng thiếu hụt lương thực và giá cả tăng trên thị trường thế giới khi mất mùa, chiến tranh và các vấn đề khác xảy ra. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Ấn Độ (trước đó từng là một nước xuất khẩu bột mỳ) đã trở thành một nước nhập khẩu bột mỳ và mất mùa ở Mỹ đã làm cho giá bột mỳ trên thế giới tăng cao. Vào thời điểm đó ngài William Crookes (một nhà khoa học hàng đầu của Anh nổi tiếng vì đã phát hiện ra nguyên tố Tali) đã nhắc tới hiểm hoạ về một cuộc khủng hoảng lương thực theo kiểu của Malthus (Crooks, 1899). Lý thuyết của Malthus đã nhanh chóng quay trở lại dưới nhiều hình thức khác nhau được trình bày trong một báo cáo tại Câu lạc bộ Rome do Meadows cùng cộng sự viết (1972) với tiêu đề Những giới hạn của sự tăng trưởng. Báo cáo này không chỉ đề cập tới cuộc khủng hoảng lương thực-dân số mà còn đề cập tới cuộc khủng hoảng vì sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của mô i trường do khai thác quá mức và lãng phí các nguồn lực xuất phát từ việc tăng trưởng kinh tế quá nhanh. Báo cáo này dự đoán rằng nếu tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục quá nhanh thì quá trình công nghiệp hoá sẽ bị dừng lại và các hoạt động kinh tế sẽ thu hẹ p trong vòng hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 do sự cạn kiệt của tài nguyên. Tiếp đó, dân số thế giới sẽ giảm đi do tỷ lệ tử tăng lên vì thiếu lương thực và ô nhiễm môi trường. Báo cáo này nhận được sự quan tâm đặc biệt của công luận vì năm 1973, một năm sau khi báo cáo được đưa ra, một cuộc "khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới" do mất mùa trên toàn thế giới và cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên do sự cấm vận OPEC trong chiến tranh vùng vịnh lần thứ 4 đã xảy ra. Giá lương thực và nhiên liệu tăng vài lần. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã qua đi và giá cả hàng hoá đã giảm. Báo cáo này đã giảm dần sự thu hút đối với công luận. Những cơ sở lý thuyết và thống kê của báo cáo bắt đầu bị chỉ trích.2 Hạn chế cơ bản của việc phân tích mô phỏng là giả thuyết cho rằng dân số sẽ tiếp tục tăng lên với cấp số nhân, sản lượng công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác sẽ tiếp tục tăng lên với tốc độ trung bình như những năm trước (1900 -70) đồng thời tiêu dùng lương thực và tiêu dùng nguyên vật liệu cũng tăng lên tương ứng. Phân tích này không tính tới động thái ngày càng tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm của các chủ thể kinh tế. Việc tính toán chỉ dựa trên xu hướng trong quá khứ mà không tính tới 73
  • 7. những thay đổi có thể xảy ra đối với các hệ số của hàm sản xuất sẽ dẫn tới kết luận tăng trưởng kinh tế bị giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định. Vì thế việc phân tích "các hệ thống trong trạng thái động" dựa trên một loạt các phương trình về cơ bản cũng giống như cách tiếp cận của Malthus cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân vì "sự thoả mãn bản năng" cuối cùng sẽ mâu thuẫn với diện tích đất đai cố định. Cách phân tích này có ưu điểm là nó tập trung nêu bật được các nguy cơ tiềm ẩn một cách rõ nét dựa trên xu hướng hiện tại và thúc giục mọi người ngăn ngừa hiểm họa nảy sinh. Ví dụ như Crooks (1899) – người đã chỉ ra sự nguy hiểm của cuộc khủng hoảng lương thực theo lập luận của Malthus - đã đưa ra khái niệm về một loại công nghệ mới có thể tổng hợp Amôniắc từ không khí và coi đây như là một giấc mơ. Giấc mơ của ông đã trở thành hiện thực khi phương pháp tổng hợp Amôniắc từ không khí được Haber và Bosch phát minh ra trong Thế chiến 1. Phương pháp này là một phát minh quan trọng giúp cho con người thoát khỏi cuộc khủng hoảng theo kiểu Malthus. Nếu không xem xét tới tính tin cậy về mặt khoa học và khả năng dự đoán thì cần phải thừa nhận báo cáo tại Câu lạc bộ Rome đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề tiết kiệm và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào xu hướng của quá khứ để dự đoán về tương lai sẽ dẫn tới những dự đoán khác xa so với thực tế.3 74 3.3.2 Mô hình Ricardo Như đã giải thích trong chương 1, sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của công nghệ và các thể chế thúc đẩy việc thay thế tài nguyên thiên nhiên bằng vốn do con người tạo ra. Lý thuyết của Malthus tập trung vào hành vi của con người bị chi phối bởi bản năng sinh học mà không đề cập tới các hoạt động tạo ra vốn nên có thể được coi là một lý thuyết về dân số nhưng không thể được coi là một lý thuyết về phát triển kinh tế. Chính David Ricardo (1772-1823) là người đã làm rõ cơ chế trong đó tăng trưởng kinh tế bị giới hạn bởi tài nguyên thiên nhiên với lý thuyết của ông đã thực sự trở thành một lý thuyết về phát triển kinh tế. Tác phẩm Các nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khoá của ông được xuất bản năm 1817 vào thời điểm cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh gần hoàn thành. Đây là thời kỳ tốc độ tăng dân số đạt mức cao nhất (xem hình 3.1). Lý thuyết phát triển của Ricardo chỉ rõ tích luỹ vốn trong các ngành công nghiệp hiện đại ra đời từ cuộc Cách mạng công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh tế. "Vốn" theo ông là "quỹ tiền lương" được hiểu là tổng số tiền trả cho người lao
  • 8. động trước khi bán được hàng hoá và tổng số tiền bỏ ra để mua công cụ, nhà xưởng và thuê người lao động. Vì vậy, cầu lao động tăng lên tương ứng so với quỹ tiền lương. Mặt khác, cung lao động do số lượng người lao động hiện có, những người sẵn sàng làm việc ở bất kỳ mức tiền lương nào, quyết định. Điều này hàm ý rằng cung lao động là không đổi trong "ngắn hạn" (là khoảng thời gian dân số không thay đổi). Khi quỹ lương tăng lên, cầu lao động tăng lên và tiền lương tăng lên dọc theo đường cung không co giãn trong ngắn hạn. Nếu tiền lương tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết 75 theo lập luận của Malthus (ở mức  W trong hình 3.3) thì dân số sẽ tăng lên làm cho lực lượng lao động tăng lên. Vì vậy, cung lao động là hoàn toàn co giãn trong dài hạn (khoảng thời gian đủ dài để dân số và lực lượng lao động thay đổi) và tiền lương luôn bị đẩy lùi về mức tối thiểu cần thiết. Trong dài hạn, chi phí tiền lương trong công nghiệp không tăng lên và lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với vốn. Vì tỷ suất lợi nhuận không giảm đi nên động lực tái đầu tư được duy trì làm cho sản lượng và công ăn việc làm tiếp tục tăng lên trong khu vực công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu cần thiết của lao động công nghiệp phụ thuộc vào giá lương thực. Không như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp không thể tránh khỏi xu thế lợi tức giảm dần vì nó bị hạn chế bởi đất đ ai. Nếu như việc sản xuất lương thực được tiến hành trên những mảnh đất màu mỡ "nhất" vẫn đáp ứng đủ nhu cầu thì chi phí cận biên là không đổi. Tuy nhiên, nếu như nhu cầu lương thực tăng lên (khi dân số tăng) vượt quá sản lượng lương thực sản xuất ra trên những mảnh đất màu mỡ nhất thì con người sẽ phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Khi đó, chi phí cận biên sẽ tăng lên vì cần phải sử dụng nhiều vốn và lao động hơn để sản xuất ra một lượng lương thực nhất định trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Người canh tác trên các mảnh đất có độ màu mỡ cao hơn sẽ phải trả cho địa chủ tiền thuê đất nhiều hơn và khoản chênh lệch này bằng với khoản chênh lệch giữa chi phí sản xuất trên những "mảnh đất cận biên" (mảnh đất kém màu mỡ nhất) và chi phí sản xuất trên những mảnh đất màu mỡ. Vì giá lương thực tăng lên do chi phí sản xuất lương thực tăng, tiền lương danh nghĩa trả cho công nhân công nghiệp phải tăng lên để duy trì mức sống tối thiểu cần thiết của họ. Khi chi phí tiền lương tăng lên, lợi nhuận không tăng lên tương ứng với vốn. Vì vậy, khi nhu cầu lương thực tăng lên do tích luỹ vốn và số lượng việc làm tăng lên thì giá lương thực sẽ tăng lên tới mức tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp và các nhà tư bản không còn động lực để đầu tư nữa. Kinh tế sẽ ngừng tăng trưởng ở điểm này.
  • 9.  W OL0 là phần trả cho người lao 76 (W) SS ' W G 0 P2 G LS W Thị trường lao động công nghiệp C D2 (K2) D1 (K1) d1 Thị trường sản phẩm nông nghiệp d2 Giá ngũ cốc Q c a b N1 d0 0 Q1 Q2 P0=P1 HS P WS N0 N2 Sản lượng/Tiêu dùng ngũ cốc Tiền lương B E L0 L1 L2 Lao động Ws D0 (K0) A D Trong kinh tế học hiện đại, lý thuyết của Ricardo có thể được thể hiện trong Hình 3.5. Biểu đồ bên trái thể hiện thị trường lao động trong khu vực công nghiệp hiện đại tương ứng với mô hình cân bằng bộ phận của Marshall. Đường DD thể hiện đường cầu lao động giả định bằng với giá trị sản phẩm biên của lao động tương ứng với mỗi mức vốn nhất định.4 Mặc dù biểu đồ này được xây dựng theo trường phái tân cổ điển nhưng mô hình Ricardo mang đặc điểm cổ điển thể hiện ở đường cung lao động. Vận dụng quy luật của Malthus (đường GG trong hình 3.3), Ricardo giả định đường cung lao động nằm ngang ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết (O  W ) trong dài hạn, được thể hiện bằng đường LS. Tuy nhiên, vì lực lượng lao động không đổi trong ngắn hạn và vì chi phí cận biên của lao động so với lợi ích cận biên của thu nhập là không đáng kể đối với những lao động đang làm việc mức tiền lương tối thiểu cần thiết nên đường cung lao động trong ngắn hạn có thể giả định là không co giãn theo tiền lương và được thể hiện bằng đường SS. Hình 3.5 Mô hình của Ricardo về phát triển kinh tế Giả định rằng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đường cầu lao động cho trước là DD0 tương ứng với lượng vốn là K0 của các nhà doanh nghiệp-tư bản công nghiệp và điểm cân bằng dài hạn lúc đầu nằm tại A với một lượng lao động đang làm việc OL0 ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Tổng giá trị sản phẩm trong khu vực công nghiệp là diện tích ADOL0 trong đó A động và phần còn lại AD  W là lợi nhuận hay lợi tức của vốn. Dựa trên một giả định thường thấy cả trong kinh tế học cổ điển và kinh tế học của Marx là người lao động làm việc với mức lương tối thiểu cần thiết sẽ tiêu dùng
  • 10. toàn bộ thu nhập của mình và các nhà tư bản giàu có (luôn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn) tái đầu tư hầu hết lợi nhuận thu được, có thể thấy rõ lượng vốn sẽ tăng từ K0 lên 77 K1 (K0+diện tích AD  W ). Vì thế, sản phẩm biên của lao động dịch chuyển lên trên tạo ra sự dịch chuyển sang bên phải của đường cầu lao động từ DD0 sang DD1 và mức tiền lương tăng từ O  W lên OWs.5 Tuy nhiên, khi mức tiền lương tăng lên trên mức tiền lương thực tế, quy luật Malthus bắt đầu hoạt động (dân số và lực lượng lao động tăng lên). Sau một khoảng thời gian nhất định, đường cung lao động trong ngắn hạn SS sẽ dịch chuyển sang phải làm cho tiền lương giảm đi dọc theo đường DD1 tới điểm B tại đó mức cân bằng dài hạn mới về số lượng việc làm OL1 được thiết lập. Nếu sử dụng giả định sản xuất thay đổi đều theo quy mô và giả định quy luật của Say về sản xuất tạo ra nhu cầu thì sản phẩm, lượng vốn và số lượng việc làm sẽ tăng với tốc độ bằng nhau trong dài hạn trong điều kiện mức tiề n lương tối thiểu cần thiết được đo bằng đơn vị sản phẩm không thay đổi.6 Tổng tiền lương (wL) và tổng lợi nhuận (Y-wL) tăng với tốc độ bằng tốc độ tăng của tổng sản lượng (Y) và vốn (K) vì thế tỷ suất lợi nhuận hay lợi tức của vốn [(Y-wL)/K] không thay đổi. Vì vậy, đường cung lao động nằm ngang (theo quy luật dân số của Malthus) giúp cho động lực đầu tư của các nhà doanh nghiệp-tư bản không bị mất đi và sự tích luỹ vốn và tăng trưởng sản lượng được đảm bảo trong khu vực công nghiệp hiện đại. Hạn chế đối với sự tăng trưởng của khu vực hiện đại chính là lợi tức giảm dần của việc sản xuất lương thực trong khu vực nông nghiệp. Biểu đồ bên phải của hình 3.5 thể hiện thị trường lương thực (ngũ cốc) trong đó trục hoành là sản lượng/tiêu dùng ngũ cốc và trục tung là giá ngũ cốc. Đường HS thể hiện cung của ngũ cốc chính là chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc. Theo Ricardo, đường cung tăng theo hình bậc thang vì đất đai có nhiều loại từ loại màu mỡ nhất đến loại khô cằn nhất và diện tích của mỗi loại đất là cố định. Chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc là không đổi ở mức OP0 = (OP1) với mức sản lượng tối đa là mức sản lượng có thể trồng trên diện tích đất màu mỡ nhất (OQ1). Chi phí biên sẽ tăng lên mức OP2 nếu muốn sản lượng vượt quá mức này vì lúc đó phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Đường cung tăng lên theo hình bậc thang liên tiếp khi phải tiếp tục canh tác trên những phần đất đai kém màu mỡ hơn nữa. Vì người lao động chủ yếu tiêu dùng nhiều ngũ cốc và vì thu nhập đầu người của họ chỉ ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết trong dài hạn nên đường cầu dd sẽ dịch chuyển khi dân số tăng. Giả định rằng d0d0 trong biểu đồ bên phải là đường cầu về ngũ cốc tương ứng với số lượng việc làm trong khu vực công nghiệp OL0. Khi số lượng việc làm tăng lên mức OL1, và sau đó lên mức OL2, kéo theo dân số tăng lên
  • 11. tương ứng sẽ làm cho đường cầu về ngũ cốc dịch chuyển lên d1d1 và sau đó lên d2d2. Nếu như việc canh tác trên những mảnh đất màu mỡ nhất vẫn đáp ứng được cầu về ngũ cốc như trong trường hợp d1d1 thì giá của ngũ cốc giữ nguyên ở mức OP0 (= OP1). Khi cầu về ngũ cốc tăng lên mức d2d2 thì giá ngũ cốc sẽ tăng lên OP2 tương ứng với chi phí biên của việc trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Chúng ta giả định rằng chi phí biên tăng lên khi phải trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn cũng giống như việc phải sử dụng nhiều vốn và lao động hơn để trồng ngũ cốc trên những mảnh đất màu mỡ nhất. 78 Vì giá ngũ cốc tăng từ OP0 lên OP2 nên mức tiền lương tối thiểu cần thiết O  W trước đây vẫn đủ cho người lao động mua ngũ cốc để duy trì mức sống tối thiểu của mình thì nay không còn đủ nữa. Vì thế, tiền lương trong khu vực công nghiệp cần phải tăng lên trong dài hạn tới mức O  W ' để đảm bảo cho người lao động có thể mua đủ ngũ cốc để tồn tại. Lợi nhuận trong khu vực công nghiệp, với việc sử dụng một lượng vốn K2, giảm từ CD  W xuống GD  W '. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công nghiệp giảm khi buộc phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Điều này làm cho thu nhập và động lực đầu tư của các nhà doanh nghiệp-tư bản giảm. Mặt khác, khi giá ngũ cốc tăng từ OP1 lên OP2, người trồng ngũ cốc trên những mảnh đất màu mỡ nhất có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch P1P2 trên mỗi đơn vị sản lượng. Vì lợi nhuận siêu ngạch có được là do canh tác trên những mảnh đất màu mỡ nhất nên những người trồng ngũ cốc sẽ cạnh tranh nhau để được canh tác trên những mảnh đất này và điều này làm cho tiền thuê đất tăng thêm P1P2 với phần thu nhập của địa chủ bằng diện tích (P1P2xOQ1). Vì vậy, địa chủ chính là người thu lợi từ việc tích luỹ vốn trong khu vực công nghiệp nhờ dân số và nhu cầu lương thực tăng lên. Lý thuyết của Ricardo dự đoán rằng, với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định ví dụ như diện tích của mỗi loại đất là cố định, giá cả lương thực tăng lên do dân số tăng sẽ đẩy nền kinh tế vào "trạng thái trì trệ" với mức lợi nhuận thấp làm triệt tiêu động lực đầu tư trong khi mức tiền lương thực tế của người lao động vẫn không cao hơn mức tối thiểu cần thiết vì địa chủ chiếm toàn bộ phần tiền thuê đất đắt đỏ và tiêu dùng hoang phí phần thu nhập này. Cơ chế trong đó diện tích đất đai cố định hạn chế sự tăng trưởng của kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thường được gọi là "cái bẫy Ricardo" hoặc là "vấn đề lương thực" theo cách gọi của T.W.Schultz (1953). Chính sách mà Ricardo đề xuất để giúp nền kinh tế Anh thoát khỏi nguy cơ này là tự do hoá việc nhập khẩu ngũ cốc mà cụ thể hơn là xoá bỏ đạo luật Ngũ Cốc, đạo
  • 12. luật đã đánh thuế nhập khẩu vào ngũ cốc giá rẻ nhập từ nước ngoài trong hệ thống trọng thương. Ricardo cho rằng các miếng đất màu mỡ với số lượng không giới hạn nằm ở khắp nơi trên toàn thế giới bao gồm cả ở các lục địa mới. Nếu cho phép tự do hoá thương mại, tổng lượng cung ngũ cốc từ nội địa và từ nước ngoài sẽ trở thành đường nằm ngang như đường WS với mức giá lương thực thấp ở mức OP0. Cung lao động lúc đó trong khu vực công nghiệp hiện đại sẽ tiếp tục là đường nằm ngang ở 79 mức tiền lương O  W giúp duy trì quá trình tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Xoá bỏ đạo luật Ngũ cốc là điều kiện cần để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững sau cuộc Cách mạng công nghiệp. Vì vậy, Ricardo đã cung cấp cho tầng lớp tư sản mới một công cụ lý thuyết để đấu tranh chống lại tầng lớp địa chủ và quý tộc. Mô hình Ricardo đã đặt ra vấn đề về sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên mà các nước có thu nhập thấp phải đối mặt khi tiến hành phát triển công nghiệp khi nông nghiệp bị trì trệ. Nếu cung lương thực không đáp ứng đủ cho dân số tăng nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì giá lương thực sẽ tăng nhanh làm tăng chi phí sinh hoạt của những người có thu nhập thấp, những người có hệ số Engel rất cao. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn làm tiền lương tăng lên khi người lao động đấu tranh hoặc khi khủng hoảng lương thực diễn ra. Tiền lương tăng lên sẽ có tác động nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp trong giai đoạn đ ầu khi vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ sử dụng nhiều lao động. Cái bẫy Ricardo mà các nước đang phát triển có thu nhập thấp phải đối mặt ngày nay không thể chỉ được giải quyết bằng cách tự do hoá nhập khẩu lương thực. Đề xuất tự do hoá thương mại của Ricardo thích hợp với nước Anh vào đầu thế kỷ 19 khi dân số của nước Anh chỉ là một phần rất nhỏ của dân số thế giới và vị trí số một của nước này trong công nghiệp giúp cho nước Anh có thể dễ dàng có đủ ngoại tệ để nhập khẩu lương thực. Có được ngoại tệ thông qua xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp là một điều không dễ dàng đối với các nước đang phát triển ngày nay trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời, nếu như tất cả các nước đông dân cư đều cạnh tranh để nhập khẩu lương thực thì giá cả quốc tế cũng sẽ tăng lên và giá cả trong nước tất yếu phải tăng theo. Đối với các nước đang phát triển, không còn con đường nào khác là phải phát triển công nghệ trong nông nghiệp đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Ricardo không loại trừ khả năng cải tiến công nghệ trong nông nghiệp nhưng cho rằng rất khó có thể giải quyết được vấn đề lợi tức giảm dần trong sản xuất nông nghiệp về lâu dài. Quan điểm này được đưa ra khi mà những tiến bộ về công nghệ trong nông nghiệp hầu hết mới chỉ dưạ trên kinh nghiệm và thử nghiệm của người nông dân. Lịch sử đã
  • 13. chứng minh rằng bằng việc áp dụng khoa học một cách có hệ thống để giải quyết vấn đề nông nghiệp (được tiến hành từ cuối thế kỷ 19), sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển đã tăng nhanh hơn mức tăng của dân số. Rõ ràng là để thoát khỏi cái bẫy Ricardo, các nước đang phát triển phải học tập kinh nghiệm nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp như các nước phát triển đã từng làm trước đây. 80 3.3.3 Mô hình nền kinh tế hai khu vực W.Arthur Lewis (1954) đã sử dụng mô hình của Ricardo để xây dựng một mô hình lý thuyết phát triển kinh tế hai khu vực cho các nước đang phát triển. Mô hình của ông phân tích quá trình phát triển thông qua sự tương tác giữa khu vực truyền thống (nông nghiệp) và khu vực hiện đại (công nghiệp) với những nguyên lý hoạt động khác nhau. Trong khu vực công nghiệp hiện đại, tiền lương được giả định bằng với năng suất biên của lao động như trong kinh tế học tân cổ điển trong khi đó tiền lương trong khu vực nông nghiệp truyền thống được định trước ở mức tối thiểu cần thiết như trong kinh tế học cổ điển, bao gồm cả lý thuyết của Ricardo. Mô hình của Lewis giống như mô hình của Ricardo ở chỗ cung lao động cho khu vực công nghiệp có đặc điểm hoàn toàn co giãn. Điều này đảm bảo cho việc tích luỹ vốn và lợi nhuận tăng lên. Hai mô hình khác nhau ở cơ chế tạo ra đường cung lao động nằm ngang. Trong khi mô hình của Ricardo dựa trên quy luật dân số Malthus thì mô hình của Lewis dựa trên lực lượng lao động dư thừa hiện có trong khu vực truyền thống. Theo Lewis, lao động dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển là do truyền thống giúp đỡ lẫn nhau và truyền thống chia sẻ thu nhập trong gia đình, dòng họ, và/hoặc làng xóm nên sản phẩm biên của lao động thấp hơn nhiều so với mức tiền lương tối thiểu cần thiết và thậm chí còn bằng không. Người lao động tạo ra sản lượng nông nghiệp biên thấp hơn nhiều so với mức tiền lương tối thiểu cần thiết nên luôn sẵn sàng làm việc trong khu vực công nghiệp nếu như khu vực này có việc làm ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Đồng thời, đường cung lao động cho khu vực công nghiệp tiếp tục nằm ngang cho tới điểm tại đó tất cả lao động dôi dư trong khu vực nông nghiệp đã di chuyển sang khu vực công nghiệp. Trước đó, quá trình tăng vốn và lợi nhuận theo mô hình của Ricardo vẫn tiếp diễn. Khi tất cả lao động dư thừa trong nông nghiệp đã vào làm trong khu vực công nghiệp, tiền lương trong khu vực nông nghiệp sẽ tăng lên theo đường sản phẩm biên tương ứng với mức thu hút thêm lao động của khu vực công nghiệ p. Vì điểm này đánh dấu quá trình chuyển dịch từ khu vực truyền thống (theo nguyên lý cổ điển) sang khu vực hiện đại (theo nguyên lý tân cổ điển) cho nên nó được gọi là "điểm chuyển đổi".
  • 14. Sau khi đạt tới điểm chuyển đổi, tính hai khu vực của nền kinh tế bị mất đi và nông nghiệp bắt đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế hiện đại trong đó tiền lương và thu nhập đầu người tiếp tục tăng dọc theo đường cung lao động dốc lên. Với lý thuyết này, Lewis chỉ ra rằng cơ chế để xây dựng một nền kinh tế hiện đại luôn tiềm ẩn bên trong các hệ thống kinh tế truyền thống đặc trưng bởi đói nghèo và lao động dư thừa. Lewis không đề cập tới vấn đề quá trình tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động tiêu cực bởi vấn đề lương thực theo Ricardo-Schultz trước khi nền kinh tế đạt tới “điểm chuyển đổi”. Trong mô hình Ranis-Fei mở rộng và chuẩn hoá lý thuyết của Lewis (Ranis và Fei, 1961; Fei và Ranis, 1964), điều này được chỉ ra rất rõ ràng. Hình 3.6 minh hoạ mô hình Ranis-Fei. Trục hoành O1O2 thể hiện toàn bộ lực lượng lao động với lực lượng lao động trong công nghiệp được tính từ O1 sang phải và lực lượng lao động trong nông nghiệp được tính từ O2 sang trái. Ví dụ tại điểm S lực lượng lao động trong công nghiệp là O1S và trong nông nghiệp là O2S. Phần trên của hình vẽ thể hiện mối quan hệ cung cầu lao động trong công nghiệp trên thị trường và hoàn toàn tương tự như hình vẽ phía bên trái của Hình 3.5. Phần dưới của hình vẽ thể hiện sản lượng tương ứng với mức đầu vào lao động (hàm sản xuất) trong khu vực nông nghiệp với hình dạng quay ngược lại. Đường cong lồi O2R thể hiện sản lượng nông nghiệp tăng lên với tốc độ giảm dần tương ứng với mức tăng đầu vào lao động từ điểm gốc tọa độ (O2) cho tới điểm S. Vượt quá điểm S, sản phẩm biên của lao động bằng không. 81 W W Q R D0 D1 SL' SL G F H S T O1 W Tiền lương trong công nghiệp O2 Sản lượng nông nghiệp
  • 15. 82 Hình 3.6 Mô hình nền kinh tế hai khu vực của Lewis-Ranis-Fei Nền kinh tế hoàn toàn truyền thống trước khi tiến hành công nghiệp hoá sẽ nằm tại điểm O1. Tại đó, tất cả lao động đều làm việc trong khu vực nông nghiệp và năng suất biên của lao động trong nông nghiệp được giả định bằng không. Sản lượng được chia đều cho tất cả mọi người theo nguyên tắc cùng giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ thu nhập trong các cộng đồng nông thôn. Vì vậy, thu nhập của mỗi lao động được thể hiện bằng một đường thẳng từ gốc O2 nối với R. Năng suất lao động bình quân (  W ) là yếu tố tác động tới chi phí của cuộc sống và tới mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Từ điểm O1, lao động nông nghiệp di chuyển sang khu vực công nghiệp khi đường cầu lao động trong công nghiệp dịch chuyển sang phải cùng với sự tích lũy vốn trong khu vực công nghiệp. Tiền lương của lao động trong khu vực công nghiệp sẽ không thay đổi trước khi lao động trong khu vực công nghiệp di chuyển tới điểm T (điểm chuyển đổi của Lewis) vì sản phẩm biên của lao động nông nghiệp vẫn thấp hơn mức tiền lương trong khu vực công nghiệp. Nền kinh tế sẽ đạt tới điểm chuyển đổi nhờ vào lượng vốn và lợi nhuận tăng lên tương ứng do đường cung lao động hoàn toàn co giãn. Tuy nhiên, khi lao động trong khu vực công nghiệp vượt qua điểm S thì sản phẩm biên của lao động trong khu vực nông nghiệp bắt đầu lớn hơn không. Nếu lao động tiếp tục chuyển sang khu vực công nghiệp thì tổng sản lượng lương thực (và sản lượng lương thực đầu người) giảm làm cho giá lương thực tăng tương đối so với giá sản phẩm công nghiệp. Điểm S được gọi là "điểm khan hiếm" vì nó đánh dấu thời điểm cung lương thực bắt đầu giảm. Vượt quá điểm khan hiếm này, tiền lương (tính bằng số đơn vị sản phẩm công nghiệp) cần phải tăng lên để lao động trong khu vực công nghiệp có thể mua được một lượng lương thực không đổi nhằm duy trì mức sống tối thiểu. Đồng thời, đường cung lao động trong khu vực công nghiệp bắt đầu dốc lên tính từ điểm S. Đường cung này có thể rất dốc bởi vì giá cả lương thực và chi phí sinh hoạt của người lao động có thể tăng mạnh do sản lượng lương thực giảm sút và cầu lương thực có độ co giãn theo giá nhỏ. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công nghiệp có thể giảm mạnh tính từ điểm S làm cho việc tích luỹ vốn bị dừng lại trước khi nền kinh tế đạt tới điểm T. Điểm khan hiếm trong mô hình Ranis-Fei cho thấy một cái bẫy Ricardo dưới hình thức khác mà các nước đang phát triển có thể gặp phải khi các nước này tiến hành hiện đại hoá nền kinh tế bằng cách phân bổ lại các nguồn lực từ khu vực nông
  • 16. nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không tìm cách tăng năng suất nông nghiệp. Dale W.Jorgenson (1961) nhấn mạnh nguy cơ này trong mô hình hai khu vực của ông. Mô hình của ông giống như mô hình Ranis-Fei ngoại trừ việc không có giả định cho rằng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp và mức tiền lương trong khu vực nông nghiệp được xác định dựa trên nguyên lý cận biên tân cổ điển. Khi không có lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, cần phải hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá ngay từ đầu bằng tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp để tránh giá lương thực và chi phí sinh hoạt tăng lên nhanh.7 Liệu lao động có dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển hay không và liệu mức tiền lương được xác định dựa trên các nguyên lý cổ điển hay tân cổ điển là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi (Hayami và Ruttan, 1985: ch.2). Bất kể lý thuyết nào được áp dụng chúng ta vẫn có được một kết luận duy nhất đó là quá trình công nghiệp hoá không thể thành công nếu như sản lượng lương thực không tăng lên để nền kinh tế tránh khỏi cái bẫy Ricardo. Khu vực nông nghiệp không chỉ đơn thuần có vai trò cung cấp lương thực và lao động cho quá trình công nghiệp hoá mà còn tạo ra thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghiệp, tạo ra nguồn thu ngoại tệ khi xuất khẩu sản phẩm và chuyển các khoản tiết kiệm sang khu vực công nghiệp thông qua thuế và các thị trường tài chính. Quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế hiện đại không thể thành công nếu như khu vực nông nghiệp không phát triển và điều này có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển (Mellor, 1966; Johnston và Kilby, 1975; Hayami và Ruttan, 1985). 83 Ghi chú: 1. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, dân số thế giới ở mức khoảng 150 đến 300 triệu người với mức ước lượng khoảng 210 đến 250 triệu người theo Woytinsky và Woytinsky (1953), khoảng 250 triệu người theo Berelson (19 74), 170 triệu người theo McEvedy và Jones (1978), và khoảng 300 triệu người theo Ngân hàng thế giới trong Báo cáo phát triển thế giới năm 1984. 2. Để biết thêm về một nghiên cứu quan trọng ủng hộ quan điểm của Câu lạc bộ Rome, xem báo cáo lên thủ tướng Carter viết chung bởi Hội đồng chất lượng môi trường và nội các chính phủ Mỹ (1980). Để biết thêm về những ý kiến phản đối, xem Simon và Kahn (1984). 3. Có thể đưa ra những nhận xét tương tự đối với những dự đoán gần đây của Brown và Kane (1994) về nguy cơ của cuộc khủng hoảng lương thực Malthus trong vòng vài
  • 17. thập kỷ tới và quan điểm ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ dân số. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là giá cả lương thực có thể tăng mạnh trong tương lai gần. Lý do là vì dân số không tăng lên nhiều nhưng năng suất trồng trọt các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu ví dụ như gạo và lúa mỳ đã giảm đi kể từ giữa thập kỷ 80 do đầu tư nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư cho hệ thống tưới tiêu đã giảm đi kể từ cuối thập kỷ 70. Điều này không chỉ đúng với lương thực mà cũng đúng với năng lượng. Trên thực tế, do giá lương thực và năng lượng cao trong thập kỷ 70 nên các khoản đâù tư tăng mạnh làm cho cung lương thực quá nhiều và giá giảm mạnh trong thập kỷ 80. Trong vòng 10 năm tới đây giá cả có thể tăng cao. Thông thường chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế thường tập trung quá mức để đối phó với những biến động về giá cả trong ngắn hạn mà quên mất các khoản đầu tư dài hạn vào việc nghiên cứu và phát triển nhằm tăng sản lượng lương thực và tiế t kiệm năng lượng. Chỉ khi nào những bước đi sai lầm như thế này được khắc phục thì các cuộc khủng hoảng nhiên liệu và lương thực mới không xảy ra liên miên. Để biết thêm về các số liệu thực nghiệm, xem phần 4.3.2. 4. Không giống như quan điểm tân cổ điển (của Marshall) về thị trường lao động trình bày trong hình 3.5, cầu lao động theo lý thuyết của Ricardo và Trường phái cổ điển Anh do quỹ tiền lương quyết định, nghĩa là quỹ tiền lương chia cho mức tiền lương tối thiểu cần thiết sẽ quyết định số lượng việc làm trong dài hạn. Số lượng việc làm trong ngắn hạn bằng với lực lượng lao động hiện có. Tiền lương trong dài hạn bằng mức tiền lương tối thiểu cần thiết và tiền lương trong ngắn hạn bằng quỹ lương chia cho lực lượng lao động hiện có. Cho dù có thể rút r a một kết luận tương tự từ lý thuyết về quỹ tiền lương nhưng đối với những độc giả quen với kinh tế học tân cổ điển thì việc hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình Ricardo sẽ dễ dàng và chính xác hơn khi nó được trình bày dưới hình thức tân cổ điển như trong hình 3.5. Để hiểu rõ hơn về lý thuyết gốc của Ricardo cũng như lý thuyết của Marx (phân tích ở chương tiếp theo), xem thêm Negishi (1989). 5. Sự xoay chuyển của đường cung lao động từ DD0 sang DD1 với điểm D cố định là một trường hợp đặc biệt. Lý do là vì đó là cách duy nhất để thể hiện trường hợp của Ricardo về phần thu nhập cố định của các yếu tố khi sử dụng các đường cầu tuyến tính. Có thể suy ra trường hợp phổ biến hơn bằng cách sử dụng đường c ầu phi tuyến tính bao gồm các đường thể hiện lợi tức của việc sử dụng lao động tăng dần cũng như giảm dần. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho hình vẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. 6. Quy luật của Say loại trừ khả năng giá của bất kỳ sản phẩm nào giảm đi trong dà i hạn. Với giả định tính quy mô không đổi, hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng (Y) với lao động (L) và vốn (K) như sau: 84
  • 18. Y=F(L,K) Là hàm đồng nhất tuyến tính và vì thế năng suất lao động (y=Y/L) là một hàm của tỷ lệ vốn-lao động (k=K/L) như sau: y=f(k) Tại mức cân bằng mà lợi nhuận được tối đa, tỷ suất lợi nhuận (r) và tiền lương (w) là: r=f'(k) và w = f(k) – f'(k). 85 Vì vậy, nếu  w ,  k và  r không đổi thì K và L thay đổi tỷ lệ với nhau và tỷ suất lợi nhuận không đổi. Giả định về lợi tức không đổi trong sản xuất công nghiệp khá sát với thực trạng công nghệ trong giai đoạn đầu cuả quá trình công nghiệp hoá. Có thể tưởng tượng về trường hợp một xưởng sản xuất có 10 thợ dệt với 10 máy dệt quyết định đầu tư thêm hai máy dệt nữa và tăng quỹ lương lên tương ứng với số tiền lương phải trả cho hai thợ dệt nữa nhưng sản lượng trung bình của mỗi thợ dệt và của mỗi máy dệt đều không đổi. 7. Mô hình tân cổ điển của Jorgenson sử dụng cơ chế của Malthus theo đó dân số tăng lên khi lượng lương thực đầu người vượt qua mức tối thiểu cần thiết do năng suất trong nông nghiệp tăng lên. Như Birdsall (1988) cho thấy, mô hình tăng trưởng một khu vực tân cổ điển của Solow-Swan (Solow, 1956; Swan, 1956) cũng theo cơ chế của Malthus vì mô hình này dự đoán rằng vốn và tiêu dùng đầu người sẽ giảm khi tốc độ tăng dân số tăng lên cho dù mô hình này ít có ý nghĩa đối với sự phát triển ở các nước đang phát triển. Ngược lại, mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer -Lucas (Romer, 1986; Lucas, 1988) không theo cơ chế của Malthus vì nó giả định tăng dân số sẽ làm gia tăng tính kinh tế quy mô và đẩy mạnh tích luỹ vốn. Để biết thêm về hai lý thuyết này, xem phần 5.3 và 6.3.