SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  99
Télécharger pour lire hors ligne
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tuyết
Lớp : Anh 10
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................1
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG......................................................................................................4
I. VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG...........................................................................................................4
1. Doanh nghiệp và hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường ............................................................................................4
1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.............................................4
1.2. Hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp ......................................5
2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...................................6
2.1. Khái niệm về vốn....................................................................................6
2.2. Đặc điểm và phân loại vốn.....................................................................7
2.2.1. Đặc điểm.........................................................................................7
2.2.2. Phân loại..........................................................................................7
3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ...................7
3.1. Khái niệm vốn lưu động.........................................................................7
3.2. Đặc điểm vốn lưu động ..........................................................................9
3.3. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định...................................................9
3.4. Phân loại vốn lưu động........................................................................10
3.4.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh ......................................................................................................10
3.4.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện........................................................12
3.4.3.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động....................................12
3.4.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động........................................................................................................13
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG................................................14
1. Khái niệm ..................................................................................................14
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..............................15
2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.........................................................15
2.1.1.Vòng quay vốn lưu động ................................................................15
2.1.2.Thời gian luân chuyển vốn lưu động...............................................16
2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................18
2.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối..................................................................18
2.2.2. Mức tiết kiệm tương đối ................................................................19
2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động......................................................19
2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động...........................................................19
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................20
3.1.Căn cứ mục đích kinh doanh của doanh nghiêp ....................................20
3.2. Căn cứ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường..................................................................................20
3.3. Căn cứ ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn............................21
3.4. Căn cứ vào thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường..................................................................................22
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
ĐỘNG...............................................................................................................23
1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................23
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...23
2.1. Các nhân tố lượng hóa.........................................................................23
2.1.1. Quản lý dự trữ, tồn kho..................................................................23
2.1.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có độ thanh khoản cao.........25
2.1.3. Quản lý các khoản phải thu............................................................29
2.2. Các nhân tố phi lượng hóa...................................................................31
2.2.1. Các nhân tố chủ quan ....................................................................32
2.2.2. Các nhân tố khách quan.................................................................32
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 ........... 33
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 ............................33
1. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................33
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ..............................................................................34
2.1. Tổ chức nhân sự...................................................................................34
2.2.Tổ chức các phòng ban .........................................................................35
2.3. Các xí nghiệp trực thuộc......................................................................37
3. Hoạt động kinh doanh...............................................................................37
3.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.........................................................37
3.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh.......................................................39
4. Cơ chế quản lý tài chính............................................................................39
4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản ...........................................................39
4.2. Công tác quản lý doanh thu, lợi nhuận và vốn kinh doanh ...................40
4.3. Công tác kế hoạch hóa tài chính ..........................................................41
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11...........................................................................41
1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây.......................................................................................41
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh................................................42
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà
11...................................................................................................................56
2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động ...........................................................56
2.2. Cơ cấu vốn lưu động............................................................................58
2.3.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ............................62
2.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động...................................................62
2.3.2.Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động..........67
2.3.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động.....................................................70
2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
...................................................................................................................71
2.4.1.Quản lý hình thái biểu hiện của vốn lưu động.................................71
2.4.2. Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động .............................................73
2.4.3. Công tác quản lý tài chính nói chung.............................................75
3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 ....................................................................................................77
3.1.Thành quả đạt được..............................................................................77
3.2. Những vấn đề còn tồn tại .....................................................................77
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 11................................................................................ 79
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI ...................................................................................................................79
1. Về năng lực sản xuất................................................................................79
2. Về chất lượng sản phẩm...........................................................................80
3. Về chỉ tiêu kết quả kinh doanh..................................................................80
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11..........................................81
1. Kế hoạch hóa vốn lưu động.......................................................................81
1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động............................................................81
1.2. Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động.......................86
1.3. Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời ................................................87
2. Thành lập bộ phận chuyên trách về định mức – đơn giá..........................87
3. Cổ phần hóa các xí nghiệp trực thuộc ......................................................88
4. Sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn..........................88
5. Vận dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt ...............................89
6. Áp dụng các biện pháp quản lý vốn lưu động khoa học ...........................90
7. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua việc tiếp cận công
nghệ mới........................................................................................................90
8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ ..91
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN...............................92
1. Đối với Tổng công ty Sông Đà...................................................................92
2. Đối với các ngân hàng thương mại...........................................................93
3. Đối với Nhà nước ......................................................................................94
3.1. Hoàn thiện chế độ kế toán....................................................................94
3.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán..........................................94
3.3. Thúc đầy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ..................95
3.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành......................................95
3.5. Những kiến nghị khác ..........................................................................96
KẾT LUẬN .....................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................99
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm ...........................42
Bảng 2.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN......................................................53
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu vốn lưu động...........................................................58
Bảng 2.4. Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động...............................60
Bảng 2.5. Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................................62
Bảng 2.6. Bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu .......66
Bảng 2.7. Bảng tính mức tiết kiệm vốn lưu động ........................................67
Bảng 2.9. Bảng tính hệ số sinh lợi của vốn lưu động...................................70
Bảng 3.0 Bảng kế hoạch tín dụng vốn lưu động 2010 .................................74
Bảng 3.1. Giá trị sản lượng thực hiện đến năm 2010...................................81
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận........................................43
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và tăng trưởng tài sản..................................................55
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn ...........................................55
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn ................................................................56
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn lưu động...............................................................59
Biểu đồ 2.6. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ...........................................64
Biểu đồ 2.7. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động...............................................69
Biểu đồ 2.8. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động..............................................70
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong bất kì lĩnh vực sản xuất nào
thì vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cũng đảm nhận một vai trò vô cùng
quan trọng. Vốn lưu động của doanh nghiệp được nhiều người ví như là dòng máu
tuần hoàn trong cơ thể con người. Sở dĩ vốn lưu động của doanh nghiệp được ví
như vậy là vì có sự tương đồng về sự tuần hoàn cũng như sự cần thiết của nó đối với
doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong hầu hết các khâu hoạt động của doanh
nghiệp từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giống như chất dầu nhờn
giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trơn tru.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn lưu động đối với các
doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn. Một mặt vì các doanh nghiệp
phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước, cũng như bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi các doanh
nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt
khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tìm mọi
cách để tăng cường nguồn vốn đặc biệt là vốn lưu động, do vậy sự cạnh tranh ngay
cả trên thị trường vốn lưu động cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhu cầu vốn lưu động quan trọng như vậy, tuy nhiên, do sự vận động phức
tạp và do trình độ quản lý còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu
động vẫn chưa được sử dụng, quản lý có hiệu quả dẫn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh chưa cao. Đây cũng chính là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp
nói chung và với Công ty Cổ phần Sông Đà 11 nói riêng. Chính vì vậy, với kiến
thức đã tích lũy được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại
Thương và thời gian tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11, tác giả đã chọn đề
tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 11” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
2
Khóa luận nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11, thuộc Tổng công ty Sông Đà, một doanh nghiệp nhà
nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện nước tại Việt Nam.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 11, khóa luận sẽ rút ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty Cổ phần Sông Đà 11 nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu riêng về tình hình sử dụng vốn
lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 với các số liệu thu thập được trong
khoảng thời gian từ năm 2006 đến tháng năm 2008 và các kế hoạch của Công ty
trong năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bằng việc thu thập tài liệu, thông tin qua sách báo, tra cứu trên các trang web
điện tử, tài liệu từ phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, khóa
luận này được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng
biểu khóa luận gồm ba chương sau:
Chƣơng I. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng
Chƣơng II. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ
phần Sông Đà 11
Chƣơng III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ
phần Sông Đà 11, Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương, và đặc biệt, tác giả xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện khóa luận này.
Do khuôn khổ hạn hẹp của bài viết và do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận
3
này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp phê bình của các thầy, cô giáo và các bạn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2010
Sinh viên:
Đỗ Thị Tuyết
4
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
I. VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG
1. Doanh nghiệp và hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường
1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường trong
đó người mua và người bán tự do thỏa thuận về giá cả và sản lượng của hàng hóa,
dịch vụ. Nền kinh tế thị trường chứa đựng 3 chủ thể là các hộ gia đình, doanh
nghiệp và chính phủ, trong đó doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế.
“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh”1
tức là thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang theo đuổi là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế với nhiều thành phần trong đó
thành phần kinh tế quốc doanh doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. “Doanh
nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm mục tiêu thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao”2
. Có thể phân các doanh nghiệp Nhà
nước thành hai loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động
công ích, khi nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp, chúng ta tập trung vào hệ thống
1
Luật Doanh nghiệp (2005)
2
Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003 )
5
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục tiêu thống nhất là tối đa hóa lợi
nhuận.
Doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo hình thức
tổ chức có: doanh nghiệp tư nhân, công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH), doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo
chủ thể kinh doanh có: kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty. Theo tính
chất của lĩnh vực hoạt động có: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương
mại. Sự phân chia các doanh nghiệp để tiện cho việc quản lý và nghiên cứu, tuy
nhiên sự phân chia đó chỉ mang tính chất tương đối, còn trong nền kinh tế thị trương
hoạt động của các doanh nghiệp là rất đa dạng, phức tạp.
1.2. Hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp nằm trong một môi trường kinh tế xã hội phức
tạp và luôn biến động. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp phải đưa ra các
quyết định quan trọng và các quyết định ấy nhất thiết phải gắn kết với môi trường
xung quanh. Doanh nghiệp phải giải quyết từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường,
xác định năng lực bản thân, xác định các mặt hàng cung ứng, phương thức cung ứng
sao cho đạt được hiệu quả tối ưu. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa của doanh
nghiệp, một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với ba nhóm quyết định liên quan đến:
 Quyết định đầu tư
 Quyết định tài trợ
 Quyết định hoạt động hàng ngày
Quản lý tài chính doanh nghiệp là giải quyết một tập hợp đa dạng các quyết
định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Các quyết định tài chính như lập ngân sách vốn,
lựa chọn cấu trúc vốn là những quyết định liên quan đến những tài sản hay những
khoản nợ dài hạn, các quyết định thường liên quan đến những tài sản hay khoản nợ
dài hạn, các quyết định này không thể thay đổi một cách dễ dàng và do đó chúng có
khả năng làm cho doanh nghiệp phải theo đuổi một đường hướng hoạt động riêng
biệt trong nhiều năm. Các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan đến
những tài sản hay khoản nợ ngắn hạn và thường thay đổi được dễ dàng hơn. Trong
thực tế, giá trị các tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị doanh
6
nghiệp và có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội đầu tư có giá trị, tìm
được chính xác tỷ lệ nợ tối ưu, theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo nhưng vẫn
thất bại vì không ai quan tâm đến việc huy động tiền mặt để thanh toán các hóa
đơn… Do vậy, khóa luận này đi sâu vào nghiên cứu vốn lưu động và việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu về vốn lưu
động, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát về vốn và vốn lưu động , một bộ phận
không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
2.1. Khái niệm về vốn
Theo K. Marx, vốn là tư bản, và tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị
thặng dư. Vậy vốn có thể được hiểu là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp
đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện
đại có giải thích: "Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do
hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng
như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt
được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế
tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên
nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế."3
Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới ra đời
đã làm cho quan niệm về vốn ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ
dàng nhận biết được, còn tồn tại một loại vốn vô hình như: sáng chế, phát minh,
nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt trụ sở kinh doanh…Theo
cách hiểu khác, người lao động cũng được coi là một nguồn vốn vô cùng quan
trọng.
Có thể nói vốn tồn tại trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, từ dự trữ, sản
xuất đến lưu thông, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, duy trì sản
xuất, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất... Rõ ràng, quyết định tài trợ là một trong ba
3
Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1999, Tr. 129
7
nhóm quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc tới
mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
2.2. Đặc điểm và phân loại vốn
2.2.1. Đặc điểm
Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…,
tài sản vô hình như sáng chế, phát minh, nhãn hiệu… mà doanh nghiệp đầu tư và
tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư. Vốn
tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác: nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành
phẩm và cuối cùng là hàng thành phẩm rồi chuyển về hình thái tiền tệ.
Vốn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ ràng và hoạch định cơ cấu
nợ vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài
chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng
hóa đặc biệt do có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc
huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng
thương mại, vay Ngân hàng thương mại…đang được các doanh nghiệp hiện nay
quan tâm và vận dụng linh hoạt.
Do có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển
phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh lãng phí,
thất thoát được đặt lên hàng đầu.
2.2.2. Phân loại
Vốn của doanh nghiệp được phân loại dựa theo các tiêu thức sau:
 Theo hình thái tài sản: Vốn lưu động và Vốn cố định. Vốn lưu động là
toàn bộ giá trị của tài sản lưu động, vốn cố định là toàn bộ giá trị của tài sản cố
định.
 Theo nguồn hình thành: Vốn chủ sở hữu và Nợ.
3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
3.1. Khái niệm vốn lưu động
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con người lao
động, tư liệu lao động, còn phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp, đối
8
tượng lao động bao gồm: Một bộ phận các nguyên liệu, phụ tùng thay thế…đang dự
trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, được tiến hành nhịp nhàng, liên tục; một bộ
phận còn lại là những nguyên vật liệu đang được chế biến trên dây chuyền sản xuất
(sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật
chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong dự trữ và sản xuất.
Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư
liệu lao động đã chuyển hóa thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm chất
lượng thì thành phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác, để sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, doanh nghiệp còn cần một lượng tiền mặt trả lương cho công nhân và các
khoản phải thu phải trả khác…Toàn bộ thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền để phục vụ
cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.
Như vậy, xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục,
ngoài tài sản cố định, doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự trữ,
trong sản xuất và trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, để
hình thành các tài sản lưu động này, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư
ban đầu nhất định. Vì vậy có thể nói : Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng
trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệpđể đảm bảo
cho hoạt động của doanh nghiệp được bình thường, liên tục4
.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận
động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động qua các
giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình
này diễn ra liên tục, thường xuyên và lặp lại theo một chu kỳ nhất định và được gọi
là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ
kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ
ban đầu sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự dữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại
trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động
cũng hoàn thành một vòng chu chuyển.
4
TS. Lưu Thị Hương, 2002, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Tr. 39
9
3.2. Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một
vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động
trong doanh nghiệp chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá
trị sản phẩm.
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình
thái khác, rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ
vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
3.3. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố đinh. Vốn lưu động là số
tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Đặc điểm khác biệt giữa vốn lưu động và
vốn cố định là vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo
mức khấu hao trong khi giá trị vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào
giá trị sản phẩm.
Do đặc điểm vận động, số vòng quay của vốn lưu động lớn hơn rất nhiều so
với vốn cố định.
Hàng hóa
Tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm
Sản xuấtMua vật tưVốn bằng tiền Vốn dự trữ sản
xuất
Vốn trong lưu
thông
10
3.4. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, cần phải phân
loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phù hợp.
3.4.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia
thành 3 loại:
3.4.1.1. Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm các khoản vốn sau:
 Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
 Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị
các chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công
đoạn sản xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành phẩm).
 Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác
dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản
phẩm trong chu kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số
kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các
công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng
cơ bản…
3.4.1.2. Vốn lưu động trong khâu dự trữ
 Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất
mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.
 Vốn nguyên vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản
xuất. Các loại vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết
hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài
của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được
bình thường, thuận lợi.
 Vốn nhiên liệu: Là các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
11
 Vốn phụ tùng thay thế: Là các giá trị vật tư dùng để thay thế, sửa chữa
các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá
trình sản xuất nó cấu thành bao bì sản phẩm bảo quản sản phẩm.
 Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ dụng cụ không đủ tiêu
chuẩn là tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.4.1.3. Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Bao gồm các khoản vốn:
 Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
 Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi
thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
 Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn
hạn…Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh toán (do
tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt khác tận dụng
khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
 Các khoản vốn trong thanh toán: Các khoản phải thu, các khoản tạm
ứng… Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số tiền mà khách
hàng nợ doanh nghiệp trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức trả
trước hay trả sau.
12
3.4.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện
3.4.2.1. Tiền và các tài sản tương đương tiền
 Vốn bằng tiền
 Các tài sản tương đương tiền: bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3.4.2.2. Các khoản phải thu
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp cho doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và
đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, nâng cao doanh số cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
3.4.2.3. Hàng tồn kho
Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng vật cụ thể bao gồm:
 Vốn nguyên, nhiên vật liệu
- Vốn nguyên vật liệu chính
- Vốn nguyên vật liệu phụ
- Vốn nhiên liệu
 Công cụ, dụng cụ trong kho
 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
 Thành phẩm tồn kho
 Hàng gửi bán
 Hàng mua đang đi đường
3.4.2.4. Các tài sản lưu động khác
 Tạm ứng
 Chi phí trả trước
 Chi phí chờ kết chuyển
 Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
3.4.3.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động
3.4.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ
13
thể riêng: Vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước; số vốn do các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số
vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số
vốn lưu động huy động được qua phát hành cổ phiếu.
3.4.3.2. Nợ phải trả
Bao gồm:
 Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn
vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn thông qua phát
hành trái phiếu.
 Nguồn vốn trong thanh toán: Là các khoản nợ khách hàng, doanh nghiệp
khác trong quá trình thanh toán.
Việc phân loại này giúp chúng ta thấy được kết cấu các nguồn hình thành
nên vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các
biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.
3.4.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu kết cấu
vốn lưu động giúp ta nhận thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng
mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn
lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong từng điều kiện cụ thể.
Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống
nhau. Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau sẽ
giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính chất từng loại vốn lưu động mà mình đang
quản lý. Từ đó có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất
lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, ta có thể chia làm
các nhóm nhân tố như sau:
14
 Nhân tố về sản xuất: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài chu kỳ sản xuất; trình
độ tổ chức quá trình sản xuất.
 Các nhân tố về mặt cung tiêu: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi
cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư
cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…
 Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn
theo các hợp đồng mua bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành thủ tục thanh
toán…
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
1. Khái niệm
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội… Theo nghĩa rộng, hiệu quả là khái niệm
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào
đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả
sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực
của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với
tổng chi phí thấp nhất.
Như ta đã biết, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá
trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ
việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản
xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ
ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân
chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả cao bao
nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh
doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn
lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua nhiều nguyên,
nhiên vật liệu hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu
động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).
15
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và
tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh
hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của
doanh nghiệp có hợp lý không, vật tư dự trữ có sử dụng tốt hay không, các khoản
phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp… Thông qua phân tích
chỉ tiêu tốc độ vốn lưu động cho phép doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.1.1.Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ được tính theo công thức:
LKỳ =
MKỳ
VLĐBQKỳ
Trong đó:
 Mkỳ : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng
mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh
nghiệp.
 VLĐBQKỳ : Vốn lưu động bình quân trong một kỳ
Ta có:
LKỳ =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu nói lên vòng quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên
mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu
động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động càng cao càng tốt.
16
Trong đó:
- Vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:
VLĐBQKỳ =
VLĐđầu kỳ + VLĐcuối kỳ
2
- Vốn lưu động bình quân năm:
VLĐBQnăm =
VLĐđầu tháng 1
+VLĐđầu tháng 2+ . . . +VLĐđầu tháng 12 +
VLĐcuối tháng 12
2 2
12
Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính VLĐBQ gần đúng như
sau:
VLĐBQnăm =
VLĐđầu năm+ VLĐcuối năm
2
2.1.2.Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K) được tính như sau:
K =
VLĐBQkỳ x Nkỳ
hay K =
Nkỳ
MKỳ LKỳ
Trong đó:
 Nkỳ : Số ngày ước tính trong kỳ phân tích ( một năm là 360 ngày, một
quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu
động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay
trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân
chuyển vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có
hiệu quả.
17
Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của
doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản
xuất, lưu thông) của vốn lưu động.
 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:
- Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ:
dt
dt
dt
M
L
VLĐBQ

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:
dt
dt
dt
VLĐBQ 360
K
M


 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất:
- Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất:
sx
sx
sx
M
L
VLĐBQ

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất :
sx
sx
sx
VLĐBQ 360
K
M


 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:
- Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông
lt
lt
lt
M
L
VLĐBQ

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:
lt
lt
lt
VLĐBQ 360
K
M


Trong đó:
 Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất
và lưu thông trong năm.
 Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự
trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.
 VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt : Vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất
và lưu thông.
18
 Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân
chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động, cần phải dựa
theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho
từng bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ, mức luân chuyển để tính hiệu suất vốn là tổng số
phí tổn, tiêu hao về nguyên liệu, vật liệu trong kỳ vì mỗi khi nguyên, vật liệu được
đưa vào để sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Tương
tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu
động ở khâu sản xuất là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành
sản xuất sản phẩm), và ở khâu lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm..
2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm
vốn lưu động do tăng tốc độ vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Mức
tiết kiệm tuyệt đối và Mức tiết kiệm tương đối.
2.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm
được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Với mức luân chuyển
vốn không thay đổi, song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh
nghiệp cần số vốn ít hơn, cũng như có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để
dùng vào mục đích khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn
lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối có công thức tính như sau:
1
tktd 1 0 1 0
M
V K VLĐBQ VLĐBQ VLĐBQ
360
    
Trong đó:
 Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
 VLĐBQ0, VLĐBQ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm
kế hoạch.
 M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
19
 K1 : Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
2.2.2. Mức tiết kiệm tương đối
Mức tiết kiệm tương đối có được là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra
một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể
quy mô vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tương đối được tính theo công thức:
 1
tktgd 1 0
M
V K K
360
  
Trong đó:
 Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.
 M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch.
 K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch.
2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động
càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Hệ số sinh lời của vốn lưu động =
Lợi nhuận trước thuế (Hoặc sau thuế thu nhập)
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này
càng lớn càng tốt.
Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phần nào thấy được tầm
20
quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vốn lưu động có mặt hầu hết trong các khâu của chu kỳ kinh doanh từ dự
trữ, đến sản xuất, lưu thông. Việc quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động sẽ giúp cho
doanh nghiệp tiết kiệm được vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp thường dựa vào để ra
quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì có
rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các nhà quản lý khi
phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm
mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1.Căn cứ mục đích kinh doanh của doanh nghiêp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục đích là tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên
phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn và dài hạn. Quản lý
và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định
tài chính ngắn hạn và cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới mục tiêu tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng như vậy, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện
pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu
quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp khiến
cho yêu cầu phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói
riêng là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu và gắn liền với bản chất của
doanh nghiệp.
3.2. Căn cứ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Như ta đã biết, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt
động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là
21
một phần quan trọng để cấu thành nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp và nó xuất hiện
trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh: từ dự trữ, sản xuất đến
lưu thông.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản
xuất không bị gián đoạn. Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành
phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được liên tục, nhịp nhàng, đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển vốn ngắn, vòng quay vốn lưu động
cao giúp vốn lưu động luân chuyển hiệu quả. Với vai trò quan trọng như vậy, việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lư động trong
doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
3.3. Căn cứ ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ
giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như
khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Điều này sẽ khiến cho doanh
nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt
số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi, doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng
quy mô sản xuất. Điều này sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp sẽ ngày càng
được nâng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao. Từ đó sẽ
tạo ra động lực cho nền kinh tế cũng như đóng góp cho nhà nước một khoản ngân
sách đáng kể.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà
còn ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm ra các
22
biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động
nói riêng của doanh nghiệp.
3.4. Căn cứ vào thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả là
do nhiều nguyên nhân. Có cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy
nhiên một nguyên nhân phổ biến là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong mua
sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này dẫn đến việc sử dụng
lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém, và
thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động
dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, nhiều doanh
nghiệp nhà nước, do chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp trước đây mà có kết quả
sản xuất kinh doanh yếu kém và nhiều doanh nghiệp nguyên nhân là do sự yếu kém
trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng, dẫn
đến lãng phí, thất thoát vốn.
Để hoàn thành công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng
cao năng lực quản lý tài chính nói chung, trong đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp
và còn có ý nghĩa chung với nền kinh tế quốc dân.
23
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƢU ĐỘNG
1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp tối đa hóa việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và quản lý
tài chính nói chung nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu này, doanh nghiệp cần:
 Hoạt động hướng tới hiệu quả kinh tế, tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp. Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, đúng phương hướng, kế
hoạch kinh doanh mà mình đã đề ra.
 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về quản lý tài chính,
kế toán…
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1. Các nhân tố lượng hóa
Các nhân tố lượng hóa là các nhân tố mà khi chúng thay đổi sẽ làm thay đổi
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt số lượng. Có thể dễ
dàng thấy đó là các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế (hoặc sau
thuế thu nhập doanh nghiệp), vốn lưu động bình quân trong kỳ, các bộ phận vốn lưu
động…
Vốn lưu động chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm
vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Để
sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý tài
sản lưu động một cách khoa học. Quản lý tài sản lưu động được chia thành 3 nội
dung quản lý chính: quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý tiền mặt và chứng khoán có độ
thanh khoản cao; quản lý các khoản phải thu.
2.1.1. Quản lý dự trữ, tồn kho
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là bước đệm
cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm
2 loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở
dang và thành phẩm.
24
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành
sản xuất đến đâu, mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên
vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho
quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Quản lý nguyên vật liệu dự
trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy doanh
nghiệp tính toán dự trữ một lượng nguyên vật liệu hợp lý, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn
kém chi phí, ứ đọng vốn, còn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián
đoạn, gây ra các hậu quả tiếp theo như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn
của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công
đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước
đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ,
do những chính sách thị trường của doanh nghiệp…đã hình thành nên bộ phận
thành phẩm tồn kho.
Hàng hóa dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 2 bộ phận như trên nhưng
thông thường trong quản lý, chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên
vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm mục đích xác định mức dự trữ tối ưu:
 Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay theo mô hình đặt hàng
hiệu quả nhất – EOQ (Economic Ordering Quantity)5
Mô hình này dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hóa là bằng nhau.
Theo đó, mức dự trữ tối ưu sẽ là:
* 2
1
2 D C
Q
C
 

Trong đó:
 Q : Mức dự trữ tối ưu.
5
http://www.vocw.udn.vn/content/m10608/latest/
25
 D : Toàn bộ lượng hàng hóa cần sử dụng.
 C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng ( chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển
hàng hóa)
 C1 : Chi phí lưu kho đơn vị hàng hóa ( chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo
quản…)
 Thời điểm đặt hàng mới
Ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới
nhưng trong thực tế, hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm
sẽ làm cho lượng nguyên liệu tồn kho tăng lên. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải
xác định thời điểm đặt hàng mới sao cho phù hợp.
Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày x Độ dài thời
gian giao hàng
 Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến
động không ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp
cần phải duy trì một lượng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc
vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự
trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ
theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) doanh nghiệp còn sử dụng các phương
pháp sau:
 Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên
quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng
nào đó, họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hóa và sản phẩm dở dang của các
đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới
mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra sự rằng buộc
các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất chủ động trong sản
xuất kinh doanh.
2.1.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có độ thanh khoản cao
26
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của các
doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên
việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau:
đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp
các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến
động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong
thương lượng mua hàng.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự
quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt
như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua
sơ đồ sau:
Tiền cũng là một loại tài sản nhưng đây là một loại tài sản đặc biệt, một tài
sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện ra mô hình quản
lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Trong kinh
Các chứng khoán
thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời bằng cách
mua chứng khoán có độ thanh
khoản cao
Bán chứng khoán có độ thanh
khoản cao để bổ sung tiền mặt
Dòng thu
tiền mặt
Tiền mặt Dòng chi
tiền mặt
27
doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hóa đơn thanh toán, khi
tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các
chứng khoán có độ thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính
là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi
phí cho việc bán đi các chứng khoán. Áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền
mặt tối ưu (M*) là:
i
CM
M bn


2*
Trong đó:
 M*
: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm
 Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản
 i : Lãi suất
Mô hình Baumol cho thấy, nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng dự trữ ít tiền
mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì
họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình này cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn
ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này
lại không luôn đúng trong thực tế.
 Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr
Đây là một mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo
mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và dưới của tiền mặt, đó
là các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng
khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến.
Mô hình này được biểu diễn như sau:
28
Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền mặt theo thiết kế = Mức tiền mặt giới hạn dưới +
Khoảng dao động tiền mặt
3
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố: Mức dao động của
thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng
khoán; Lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy, khoản dao
động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt sẽ được xác định bằng
công thức:
b b3
C V3
d 3
4 i

  
Trong đó:
 d : Khoảng dao động tiền mặt (khoảng cách giữa giới hạn trên và giới
hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ)
 Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản
 Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ
 i : Lãi suất
0 Thời gian
Sốdưtiềnmặt
B
A
Giới hạn trên
Mức tiền mặt
theo thiết kế
Giới hạn dưới
29
Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền ra vào của doanh nghiệp hàng ngày là
rất lớn, cho nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ
hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Do vậy hoạt động mua bán
chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này. Mặt khác, chúng ta cũng
thấy tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại lưu giữ một số tiền mặt đáng kể.
2.1.3. Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các
doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về quảng cáo, giá cả…Trong đó chính
sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên
thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể mang đến nhiều rủi ro cho chính
doanh nghiệp ấy. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những
nghiên cứu và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng
hay không. Đây là nội dung chính của các khoản phải thu.
 Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, điều đầu tiên doanh nghiệp
phải phân tích là năng lực tín dụng của khách hàng. Công việc này gồm:
- Doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn tín dụng hợp lý
- Xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng
Nếu thấy khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn
tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đề ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp
cho khách hàng đó.
Việc lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính là rất quan
trọng. Các tiêu chuẩn đó phải đạt sự cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng
đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và giảm lợi nhuận, nếu quá thấp
sẽ làm tăng doanh thu nhưng có nhiều khoản tín dụng sẽ có rủi ro cao và chi phí thu
tiền cũng cao.
Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta dùng các tiêu chuẩn sau:
 Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách
nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc
30
thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp đó hoặc doanh nghiệp
khác.
 Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự
trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…
 Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách
hàng.
 Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài
sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.
 Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của
khách hàng trong hiện tại và tương lai.
 Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc
phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản
tín dụng thương mại được đề nghị là việc làm quan trọng để quyết định xem có cấp
hay không cấp tín dụng thương mại. Việc phân tích này dựa vào việc tính NPV của
luồng tiền:
 
 1-r .P'.Q'
NPV - P.Q V. Q'-Q C.P'.Q'
1 R
      
Trong đó:
 NPV : Giá trị hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay
sang chính sách bán chịu
 Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu
khách hàng trả tiền ngay
 Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu
 C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu
 V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm
 R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng
 r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền
Nếu NPV> 0 thì việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán
ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó sẽ cấp tín dụng thương mại.
31
 Theo dõi các khoản phải thu
Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các
khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi
chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để
theo dõi các khoản phải thu, ta dụng các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:
 Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP):
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu
Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình quân mà công ty thu hồi được
nợ. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không
tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi
đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
 Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu:
Thông qua phương pháp sắp xếp tuổi của các khoản phải thu theo độ dài thời
gian, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và có biện pháp thu hồi
nợ khi đến hạn.
 Xác định số dư khoản phải thu
Sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn
đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý
khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại
và có nhữn điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng
khoản tín dụng cụ thể.
2.2. Các nhân tố phi lượng hóa.
Các nhân tố phi lượng hóa cũng có tác động quan trọng tới hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố định tính mà mức độ tác động
của chúng với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được.
Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán được và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố
đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản
32
xuất kinh doanh nói chung. Các nhân tố phi lượng hóa được phân chia thành 2 loại:
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
2.2.1. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp, có tác
động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý
vốn của ban lãnh đạo công ty; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý sử
dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương
pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động.
2.2.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh
nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước;
Đặc điểm, tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp
hoạt động…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với
các nhân tố đó.
Qua việc nghiên cứu về vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã có những hiểu biết nhất
định về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó có thể đưa ra những
biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động, nhưng phần lớn chỉ mang tính chất định hướng, việc áp dụng các giải
pháp đó như thế nào và đạt được kết quả bao nhiêu là tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể của mỗi doanh nghiệp.
33
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Địa chỉ : Km 10 Đường Trần Phú, Phường Văn Mỗ, Thị xã Hà Đông, Tỉnh
Hà Tây
Điện thoại: 034.510 740 / 04.2129 480
Fax : 034.820280
Công Ty Sông Đà 11 là doanh nghiệp Nhà Nước, thành viên của Tổng Công
Ty Sông Đà, được thành lập theo quyết định số 137A
/ BXDTCLĐ ngày 26 tháng 3
năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Tiền thân của Công ty là đội Điện nước thuộc Công Ty Thuỷ điện Thác Bà
từ năm 1961, năm 1973 đội được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Nhưng năm
1976 khi Công ty tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng công trình thuỷ điện
Hoà Bình đã được đổi tên thành Xí Nghiệp lắp máy điện nước . Tuy nhiên bước
ngoặt lớn nhất của Công ty là năm 1989 với sự trưởng thành về quy mô hoạt động
và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị đã được nâng cấp thành Công ty.
Năm 1993 được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng
và có tên là Công Ty Xây Lắp-Năng Lượng Sông Đà 11, nay có tên là Công Ty
Sông Đà 11. Trải qua thời gian gần 40 năm phát triển và trưởng thành, qua nhiều
lần đổi tên, bổ xung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nghành nghề. Sản xuất kinh
doanh của công ty ngày một phát triển và lớn mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của
cán bộ công nhân viên ngày càng một nâng cao.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nền kinh tế thị trường,
thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh. Công ty
đã đề nghị với Tổng công ty bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh cho mình sau
34
khi đã có sự chuẩn khá chu đáo và đầy đủ về con người cũng như máy móc trang
thiết bị.
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11)
2.1. Tổ chức nhân sự
Cũng như mô hình của một số đơn vị thành viên khác, Công ty Sông Đà 11
luôn coi trọng vấn đề con người là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch phát triển kinh
doanh của mình. Chính vì xác định ngay từ đầu nên công ty đã đưa ra các chính
sách nhằm thu hút được chất xám của cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên
cạnh đó Công ty cũng chú trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty nhằm tạo điều kiện cho họ trong tiếp thu được các khoa học kỹ
thuật hiện đại. Nhằm tạo ra sự đồng bộ từ trên xuống dưới, điều này sẽ mang lại
hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
35
2.2.Tổ chức các phòng ban
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phận có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định
nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt thông suốt.
 Ban Giám đốc :
 Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty
theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của Công ty
trước pháp luật và các cơ quan quản lý của nhà nước. Cụ thể:
- Chỉ đạo khâu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, tổ chức đào tạo cán bộ
- Chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh, tổng hợp tài chính tiền lương và xây
dựng cơ bản
- Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc có một chức năng và nhiệm vụ riêng
nhưng đều có chức năng là giúp việc cho giám đốc. Quyền hạn và trách nhiệm của
mỗi phó giám đốc được giao trong lĩnh vực mình quản lý:
- Phụ trách việc kinh doanh
- Phụ trách các vấn đề về an toàn lao động, kỹ thuật công trình
- Phụ trách việc cung ứng vật tư, xe máy thi công ...cho công trình
 Các phòng ban
 Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng giúp cho giám đốc về mô
hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của
đơn vị (quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương
thức hoạt động, mối quan hệ công tác ...). Giúp cho giám đốc quản lý cán bộ công
nhân viên về các vấn đề chủ trương, tiêu chuẩn nhận xét quy hoạch, điều động và tổ
chức các chính sách của người lao động (nâng lương, khen thưởng, đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ, Bảo hiểm xã hội...). Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty và
các đơn vị trực thuộc. Khuyến khích các định mức, thực hiện khoán có thưởng,
36
nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp. Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn
lao động và chăm lo phục vụ hành chính quản trị văn phòng tại công ty.
 Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ và chức năng là ghi chép và
phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý
số liệu nhằm giúp cho giám đốc giám sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính
vốn, tài sản của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó Giám đốc có thể
lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Tính toán và trích
nộp phù hợp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên và lập quỹ
công ty, thanh toán đúng hạn các khoản công nợ phải thu phải trả. Lập báo cáo
quyết toán của đơn vị theo định kỳ, hướng dẫn tổ chức kiểm tra các đơn vị thành
viên về các chế độ, thể lệ tài chính kế toán và các quyết định về thông tin kế toán
cho công ty.
 Phòng Thị trường: Có thể thấy vai trò khá quan trọng của phòng này vì
đây sẽ là nơi các văn bản, hợp đồng kinh tế của các đối tác hay từ phía công ty tới
bạn hàng. Nhiệm vụ của phòng là luôn tạo được mối quan tâm của khánh hàng với
hình thức kinh doanh của công ty và tạo ra mối làm ăn với công ty. Nó sẽ tạo ra
những hợp đồng trong công ty, kinh doanh, tiếp thị cho sản phẩm của công ty,
phòng này đưa ra các chức năng nghiên cứu và dự báo về đầu tư nhằm giúp cho
giám đốc đưa ra các quyết định về đầu tư hay ký kết .
 Phòng Kinh tế hoạch toán: Phòng này có chức năng nhiệm vụ đưa ra các
dự báo kế hoạch về việc thay thế hay đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty tạo ra sự
ăn khớp trong cả quá trình hoạt động của công ty .
 Phòng Quản lý kỹ thuật : Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu
tránh nhiệm trực tiếp trước các công trình của công ty hay sửa chữa trong doanh
nghiệp. Nó có chức năng kiểm tra và tư vấn cho giám đốc trong việc đưa ra các
quyết định nhiệm thu công trình hay ký kết các hợp đồng kinh tế.
 Phòng Cơ giới: Có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và công ứng
xe máy cho công trường đảm bảo đúng tiến độ thi công. Nó giúp cho giám đốc đưa
ra quyết định trong việc sử dụng hợp lý lượng sẵn có trong công ty, để đưa ra quyết
định đầu tư một công trình mới .
37
2.3. Các xí nghiệp trực thuộc
Bên cạnh đó Công ty còn có 11 Xí nghiệp thành viên được đặt tại một số địa
điểm trong nước như:
 Xí nghiệp sông Đà 11-1:
- Trụ sở đặt tại Xã Thiện Hưng, Lộc Ninh, Bình Phước
 Xí nghiệp Sông Đà 11-2:
- Trụ Sở đặt tại Công trường thuỷ điện Sê San3 huyện Chưpah, Tỉnh Gia
Lai
 Xí nghiệp Sông Đà 11-3:
- Trụ Sở đặt tại Tổng công Ty Km 10 Văn Mỗ , Hà Đông , Hà Tây
 Xí nghiệp Sông Đà 114:
- Trụ sở đặt tại Phường Hà Khánh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
 Xí nghiệp Sông Đà 11-5:
- Trụ sở đạt tại Thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng
 Xí nghiệp Sông Đà 11-6:
- Trụ sở đạt tại Xã IaKrai, Huyện iaGrai, Tỉnh Gia Lai
 Trung tâm thí nghiệm Điện
- Trụ sở đặt tại Km10, Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Tây
 Ban dự án Nước Nha Trang
- Trụ sở đặt tại TP Nha Trang, Tỉnh khánh Hoà
 Nhà Máy Cơ Khí
- Trụ sở đạt tại Phường Hữu Nghị, TX Hoà Bình, Hoà Bình
 Nhà Máy thuỷ Điện Ry Ninh 2
- Trụ sở đạt tại YaLy, Chưpah, Gia Lai
 Nhà máy Thuỷ điện Nà Lơi
- Trụ sở đặt tại Xã Thanh Minh, TX Điện Biên Phủ, Lai Châu
3. Hoạt động kinh doanh
3.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
38
Là một đơn vị mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh
vực xây dựng và quản lý các công trình về điện nước ...Đây là một lĩnh vực còn rất
nhiều tiềm năng vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nền công nghiệp, các kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai.
Chính vì vậy mà thị truờng của công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. Để đạt
được hiệu quả cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng này đòi hỏi công ty
phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Được sự chấp thuận của Tổng công ty, Công ty Sông Đà 11 đã được bổ sung
thêm một số lĩnh vực kinh doanh, hiện nay Công ty đã được bổ sung thêm một số
chức năng như:
 Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp
 Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
 Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện
 Xây dựng hệ thống cấp thoát nước khu vực công nghiệp, và đô thị
 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở, và cơ sở hạ tầng cơ sở
 Luyện kim loại và đúc các sản phẩm cơ khí
 Gia công cơ khí và chế tạo thiết bị, sản suất phụ tùng phụ kiện kim loại
 Lắp đặt thiết bị máy móc và các dây truyền công nghệ công nghiệp, các
nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có công suất đến 150 MW
 Lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc
 Trùng tu các phương tiện vận tải, máy xây dựng, thiết bị thi công
 Thí nghiệm điều chỉnh các thiết bị đến cấp điện áp 35KV
 Chuyên chở vật tư hàng hoá, vật liệu trong thi công xây dựng và phục vụ
xây dựng
 Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, trang thiết bị phụ tùng cơ giới và công
nghệ xây dựng
 Quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước khu
công nghiệp và đô thị
39
3.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh
Hoạt động của công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng và quản lý các công
trình về điện nước, nên các sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau:
 Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm,
chất lượng, giá cả, chi phí xây dựng, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện
địa chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao
động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật...) cũng phải di động theo.
Do đó để dự toán vốn xây dựng chính xác, Công ty luôn phải chú trọng công tác
đánh giá, chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể.
 Sản phẩm thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình xây
dựng hay xây lắp đều có thời gian xây dựng dài, dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt
khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian
thi công, gây lãng phí các nguồn lực. Đây là một lý do vô cùng quan trọng để Công
ty phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói
riêng.
 Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có
thiết kế riêng, có yêu cầu riêng về công nghệ, tiện nghi, mỹ quan, về an toàn….
4. Cơ chế quản lý tài chính
Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp
trước Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu phòng Tài chính – Kế
toán của Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên
phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.
4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản
Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp
với mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của mình. Công ty có nghĩa vụ
nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao,
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Tổng công ty có thể xem xét đầu
tư bổ sung vốn cho Công ty. Tổng giám đốc công ty giao vốn cho Công ty theo
phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt:
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...nataliej4
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...nataliej4
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMRoyal Scent
 

Tendances (20)

Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing
Đề tài tốt nghiệp: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động MarketingĐề tài tốt nghiệp: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing
Đề tài tốt nghiệp: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
 

En vedette

KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Nguyễn Công Huy
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngDuyên Nguyễn
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...NOT
 
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450Huynh Loc
 
bctntlvn (3).pdf
bctntlvn (3).pdfbctntlvn (3).pdf
bctntlvn (3).pdfLuanvan84
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG  NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngBao Nguyen
 

En vedette (15)

KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây ...
 
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450
Dh9 tc ly phuong thao_ dtc083450
 
bctntlvn (3).pdf
bctntlvn (3).pdfbctntlvn (3).pdf
bctntlvn (3).pdf
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu ...
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG  NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 

Similaire à Tailieu.vncty.com 5208 2542

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...NOT
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...NOT
 

Similaire à Tailieu.vncty.com 5208 2542 (20)

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 

Plus de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

Plus de Trần Đức Anh (17)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com 5208 2542

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tuyết Lớp : Anh 10 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  • 2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................................1 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG......................................................................................................4 I. VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG...........................................................................................................4 1. Doanh nghiệp và hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ............................................................................................4 1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.............................................4 1.2. Hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp ......................................5 2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...................................6 2.1. Khái niệm về vốn....................................................................................6 2.2. Đặc điểm và phân loại vốn.....................................................................7 2.2.1. Đặc điểm.........................................................................................7 2.2.2. Phân loại..........................................................................................7 3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ...................7 3.1. Khái niệm vốn lưu động.........................................................................7 3.2. Đặc điểm vốn lưu động ..........................................................................9 3.3. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định...................................................9 3.4. Phân loại vốn lưu động........................................................................10 3.4.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh ......................................................................................................10 3.4.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện........................................................12 3.4.3.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động....................................12 3.4.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động........................................................................................................13 II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG................................................14 1. Khái niệm ..................................................................................................14
  • 3. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..............................15 2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.........................................................15 2.1.1.Vòng quay vốn lưu động ................................................................15 2.1.2.Thời gian luân chuyển vốn lưu động...............................................16 2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................18 2.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối..................................................................18 2.2.2. Mức tiết kiệm tương đối ................................................................19 2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động......................................................19 2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động...........................................................19 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................20 3.1.Căn cứ mục đích kinh doanh của doanh nghiêp ....................................20 3.2. Căn cứ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường..................................................................................20 3.3. Căn cứ ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn............................21 3.4. Căn cứ vào thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường..................................................................................22 III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG...............................................................................................................23 1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................23 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...23 2.1. Các nhân tố lượng hóa.........................................................................23 2.1.1. Quản lý dự trữ, tồn kho..................................................................23 2.1.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có độ thanh khoản cao.........25 2.1.3. Quản lý các khoản phải thu............................................................29 2.2. Các nhân tố phi lượng hóa...................................................................31 2.2.1. Các nhân tố chủ quan ....................................................................32 2.2.2. Các nhân tố khách quan.................................................................32 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 ........... 33
  • 4. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 ............................33 1. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................33 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ..............................................................................34 2.1. Tổ chức nhân sự...................................................................................34 2.2.Tổ chức các phòng ban .........................................................................35 2.3. Các xí nghiệp trực thuộc......................................................................37 3. Hoạt động kinh doanh...............................................................................37 3.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.........................................................37 3.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh.......................................................39 4. Cơ chế quản lý tài chính............................................................................39 4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản ...........................................................39 4.2. Công tác quản lý doanh thu, lợi nhuận và vốn kinh doanh ...................40 4.3. Công tác kế hoạch hóa tài chính ..........................................................41 II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11...........................................................................41 1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.......................................................................................41 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh................................................42 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11...................................................................................................................56 2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động ...........................................................56 2.2. Cơ cấu vốn lưu động............................................................................58 2.3.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ............................62 2.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động...................................................62 2.3.2.Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động..........67 2.3.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động.....................................................70 2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ...................................................................................................................71 2.4.1.Quản lý hình thái biểu hiện của vốn lưu động.................................71 2.4.2. Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động .............................................73
  • 5. 2.4.3. Công tác quản lý tài chính nói chung.............................................75 3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 ....................................................................................................77 3.1.Thành quả đạt được..............................................................................77 3.2. Những vấn đề còn tồn tại .....................................................................77 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11................................................................................ 79 I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................................................................79 1. Về năng lực sản xuất................................................................................79 2. Về chất lượng sản phẩm...........................................................................80 3. Về chỉ tiêu kết quả kinh doanh..................................................................80 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11..........................................81 1. Kế hoạch hóa vốn lưu động.......................................................................81 1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động............................................................81 1.2. Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động.......................86 1.3. Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời ................................................87 2. Thành lập bộ phận chuyên trách về định mức – đơn giá..........................87 3. Cổ phần hóa các xí nghiệp trực thuộc ......................................................88 4. Sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn..........................88 5. Vận dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt ...............................89 6. Áp dụng các biện pháp quản lý vốn lưu động khoa học ...........................90 7. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua việc tiếp cận công nghệ mới........................................................................................................90 8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ ..91 II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN...............................92 1. Đối với Tổng công ty Sông Đà...................................................................92
  • 6. 2. Đối với các ngân hàng thương mại...........................................................93 3. Đối với Nhà nước ......................................................................................94 3.1. Hoàn thiện chế độ kế toán....................................................................94 3.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán..........................................94 3.3. Thúc đầy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ..................95 3.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành......................................95 3.5. Những kiến nghị khác ..........................................................................96 KẾT LUẬN .....................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................99
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm ...........................42 Bảng 2.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN......................................................53 Bảng 2.3. Bảng cơ cấu vốn lưu động...........................................................58 Bảng 2.4. Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động...............................60 Bảng 2.5. Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................................62 Bảng 2.6. Bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu .......66 Bảng 2.7. Bảng tính mức tiết kiệm vốn lưu động ........................................67 Bảng 2.9. Bảng tính hệ số sinh lợi của vốn lưu động...................................70 Bảng 3.0 Bảng kế hoạch tín dụng vốn lưu động 2010 .................................74 Bảng 3.1. Giá trị sản lượng thực hiện đến năm 2010...................................81 Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận........................................43 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và tăng trưởng tài sản..................................................55 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn ...........................................55 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn ................................................................56 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn lưu động...............................................................59 Biểu đồ 2.6. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ...........................................64 Biểu đồ 2.7. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động...............................................69 Biểu đồ 2.8. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động..............................................70
  • 8. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong bất kì lĩnh vực sản xuất nào thì vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cũng đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng. Vốn lưu động của doanh nghiệp được nhiều người ví như là dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Sở dĩ vốn lưu động của doanh nghiệp được ví như vậy là vì có sự tương đồng về sự tuần hoàn cũng như sự cần thiết của nó đối với doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong hầu hết các khâu hoạt động của doanh nghiệp từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giống như chất dầu nhờn giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trơn tru. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn lưu động đối với các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn. Một mặt vì các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn đặc biệt là vốn lưu động, do vậy sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường vốn lưu động cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Nhu cầu vốn lưu động quan trọng như vậy, tuy nhiên, do sự vận động phức tạp và do trình độ quản lý còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động vẫn chưa được sử dụng, quản lý có hiệu quả dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Đây cũng chính là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Cổ phần Sông Đà 11 nói riêng. Chính vì vậy, với kiến thức đã tích lũy được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại Thương và thời gian tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11, tác giả đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Đối tƣợng nghiên cứu
  • 9. 2 Khóa luận nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, thuộc Tổng công ty Sông Đà, một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện nước tại Việt Nam. 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 11, khóa luận sẽ rút ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty Cổ phần Sông Đà 11 nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu riêng về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 với các số liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến tháng năm 2008 và các kế hoạch của Công ty trong năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bằng việc thu thập tài liệu, thông tin qua sách báo, tra cứu trên các trang web điện tử, tài liệu từ phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, khóa luận này được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu khóa luận gồm ba chương sau: Chƣơng I. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng Chƣơng II. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Chƣơng III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương, và đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện khóa luận này. Do khuôn khổ hạn hẹp của bài viết và do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận
  • 10. 3 này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của các thầy, cô giáo và các bạn. Hà Nội, tháng 3 năm 2010 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết
  • 11. 4 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG I. VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1. Doanh nghiệp và hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường trong đó người mua và người bán tự do thỏa thuận về giá cả và sản lượng của hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế thị trường chứa đựng 3 chủ thể là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ, trong đó doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế. “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”1 tức là thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang theo đuổi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế với nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế quốc doanh doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm mục tiêu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao”2 . Có thể phân các doanh nghiệp Nhà nước thành hai loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích, khi nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp, chúng ta tập trung vào hệ thống 1 Luật Doanh nghiệp (2005) 2 Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003 )
  • 12. 5 các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục tiêu thống nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo hình thức tổ chức có: doanh nghiệp tư nhân, công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo chủ thể kinh doanh có: kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty. Theo tính chất của lĩnh vực hoạt động có: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Sự phân chia các doanh nghiệp để tiện cho việc quản lý và nghiên cứu, tuy nhiên sự phân chia đó chỉ mang tính chất tương đối, còn trong nền kinh tế thị trương hoạt động của các doanh nghiệp là rất đa dạng, phức tạp. 1.2. Hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp Hoạt động của doanh nghiệp nằm trong một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định quan trọng và các quyết định ấy nhất thiết phải gắn kết với môi trường xung quanh. Doanh nghiệp phải giải quyết từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường, xác định năng lực bản thân, xác định các mặt hàng cung ứng, phương thức cung ứng sao cho đạt được hiệu quả tối ưu. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa của doanh nghiệp, một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với ba nhóm quyết định liên quan đến:  Quyết định đầu tư  Quyết định tài trợ  Quyết định hoạt động hàng ngày Quản lý tài chính doanh nghiệp là giải quyết một tập hợp đa dạng các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Các quyết định tài chính như lập ngân sách vốn, lựa chọn cấu trúc vốn là những quyết định liên quan đến những tài sản hay những khoản nợ dài hạn, các quyết định thường liên quan đến những tài sản hay khoản nợ dài hạn, các quyết định này không thể thay đổi một cách dễ dàng và do đó chúng có khả năng làm cho doanh nghiệp phải theo đuổi một đường hướng hoạt động riêng biệt trong nhiều năm. Các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan đến những tài sản hay khoản nợ ngắn hạn và thường thay đổi được dễ dàng hơn. Trong thực tế, giá trị các tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị doanh
  • 13. 6 nghiệp và có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội đầu tư có giá trị, tìm được chính xác tỷ lệ nợ tối ưu, theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo nhưng vẫn thất bại vì không ai quan tâm đến việc huy động tiền mặt để thanh toán các hóa đơn… Do vậy, khóa luận này đi sâu vào nghiên cứu vốn lưu động và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu về vốn lưu động, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát về vốn và vốn lưu động , một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2.1. Khái niệm về vốn Theo K. Marx, vốn là tư bản, và tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vậy vốn có thể được hiểu là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích: "Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế."3 Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới ra đời đã làm cho quan niệm về vốn ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng nhận biết được, còn tồn tại một loại vốn vô hình như: sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt trụ sở kinh doanh…Theo cách hiểu khác, người lao động cũng được coi là một nguồn vốn vô cùng quan trọng. Có thể nói vốn tồn tại trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, duy trì sản xuất, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất... Rõ ràng, quyết định tài trợ là một trong ba 3 Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1999, Tr. 129
  • 14. 7 nhóm quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 2.2. Đặc điểm và phân loại vốn 2.2.1. Đặc điểm Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…, tài sản vô hình như sáng chế, phát minh, nhãn hiệu… mà doanh nghiệp đầu tư và tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư. Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác: nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là hàng thành phẩm rồi chuyển về hình thái tiền tệ. Vốn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ ràng và hoạch định cơ cấu nợ vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hóa đặc biệt do có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thương mại, vay Ngân hàng thương mại…đang được các doanh nghiệp hiện nay quan tâm và vận dụng linh hoạt. Do có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát được đặt lên hàng đầu. 2.2.2. Phân loại Vốn của doanh nghiệp được phân loại dựa theo các tiêu thức sau:  Theo hình thái tài sản: Vốn lưu động và Vốn cố định. Vốn lưu động là toàn bộ giá trị của tài sản lưu động, vốn cố định là toàn bộ giá trị của tài sản cố định.  Theo nguồn hình thành: Vốn chủ sở hữu và Nợ. 3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3.1. Khái niệm vốn lưu động Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con người lao động, tư liệu lao động, còn phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp, đối
  • 15. 8 tượng lao động bao gồm: Một bộ phận các nguyên liệu, phụ tùng thay thế…đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất, được tiến hành nhịp nhàng, liên tục; một bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đang được chế biến trên dây chuyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong dự trữ và sản xuất. Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư liệu lao động đã chuyển hóa thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thì thành phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác, để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn cần một lượng tiền mặt trả lương cho công nhân và các khoản phải thu phải trả khác…Toàn bộ thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông. Như vậy, xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, ngoài tài sản cố định, doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự trữ, trong sản xuất và trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động này, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy có thể nói : Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệpđể đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được bình thường, liên tục4 . Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên và lặp lại theo một chu kỳ nhất định và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự dữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển. 4 TS. Lưu Thị Hương, 2002, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Tr. 39
  • 16. 9 3.2. Đặc điểm vốn lưu động Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động trong doanh nghiệp chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác, rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 3.3. Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố đinh. Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Đặc điểm khác biệt giữa vốn lưu động và vốn cố định là vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo mức khấu hao trong khi giá trị vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Do đặc điểm vận động, số vòng quay của vốn lưu động lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định. Hàng hóa Tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm Sản xuấtMua vật tưVốn bằng tiền Vốn dự trữ sản xuất Vốn trong lưu thông
  • 17. 10 3.4. Phân loại vốn lưu động Để quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, cần phải phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phù hợp. 3.4.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này thì vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia thành 3 loại: 3.4.1.1. Vốn lưu động trong khâu sản xuất Bao gồm các khoản vốn sau:  Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.  Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị các chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công đoạn sản xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành phẩm).  Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong chu kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản… 3.4.1.2. Vốn lưu động trong khâu dự trữ  Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.  Vốn nguyên vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất. Các loại vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được bình thường, thuận lợi.  Vốn nhiên liệu: Là các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 18. 11  Vốn phụ tùng thay thế: Là các giá trị vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành bao bì sản phẩm bảo quản sản phẩm.  Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.4.1.3. Vốn lưu động trong khâu lưu thông Bao gồm các khoản vốn:  Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.  Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.  Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh toán (do tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt khác tận dụng khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.  Các khoản vốn trong thanh toán: Các khoản phải thu, các khoản tạm ứng… Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức trả trước hay trả sau.
  • 19. 12 3.4.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện 3.4.2.1. Tiền và các tài sản tương đương tiền  Vốn bằng tiền  Các tài sản tương đương tiền: bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.4.2.2. Các khoản phải thu Nghiên cứu các khoản phải thu giúp cho doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao doanh số cũng như hiệu quả sử dụng vốn. 3.4.2.3. Hàng tồn kho Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng vật cụ thể bao gồm:  Vốn nguyên, nhiên vật liệu - Vốn nguyên vật liệu chính - Vốn nguyên vật liệu phụ - Vốn nhiên liệu  Công cụ, dụng cụ trong kho  Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Thành phẩm tồn kho  Hàng gửi bán  Hàng mua đang đi đường 3.4.2.4. Các tài sản lưu động khác  Tạm ứng  Chi phí trả trước  Chi phí chờ kết chuyển  Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3.4.3.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động 3.4.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ
  • 20. 13 thể riêng: Vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; số vốn do các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số vốn lưu động huy động được qua phát hành cổ phiếu. 3.4.3.2. Nợ phải trả Bao gồm:  Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn thông qua phát hành trái phiếu.  Nguồn vốn trong thanh toán: Là các khoản nợ khách hàng, doanh nghiệp khác trong quá trình thanh toán. Việc phân loại này giúp chúng ta thấy được kết cấu các nguồn hình thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. 3.4.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta nhận thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể. Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính chất từng loại vốn lưu động mà mình đang quản lý. Từ đó có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, ta có thể chia làm các nhóm nhân tố như sau:
  • 21. 14  Nhân tố về sản xuất: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.  Các nhân tố về mặt cung tiêu: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…  Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng mua bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành thủ tục thanh toán… II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG 1. Khái niệm Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội… Theo nghĩa rộng, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Như ta đã biết, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả cao bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua nhiều nguyên, nhiên vật liệu hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).
  • 22. 15 Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý không, vật tư dự trữ có sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp… Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ vốn lưu động cho phép doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.1.1.Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động trong kỳ được tính theo công thức: LKỳ = MKỳ VLĐBQKỳ Trong đó:  Mkỳ : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.  VLĐBQKỳ : Vốn lưu động bình quân trong một kỳ Ta có: LKỳ = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu nói lên vòng quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động càng cao càng tốt.
  • 23. 16 Trong đó: - Vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau: VLĐBQKỳ = VLĐđầu kỳ + VLĐcuối kỳ 2 - Vốn lưu động bình quân năm: VLĐBQnăm = VLĐđầu tháng 1 +VLĐđầu tháng 2+ . . . +VLĐđầu tháng 12 + VLĐcuối tháng 12 2 2 12 Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính VLĐBQ gần đúng như sau: VLĐBQnăm = VLĐđầu năm+ VLĐcuối năm 2 2.1.2.Thời gian luân chuyển vốn lưu động Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K) được tính như sau: K = VLĐBQkỳ x Nkỳ hay K = Nkỳ MKỳ LKỳ Trong đó:  Nkỳ : Số ngày ước tính trong kỳ phân tích ( một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày). Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
  • 24. 17 Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất, lưu thông) của vốn lưu động.  Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ: - Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ: dt dt dt M L VLĐBQ  - Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ: dt dt dt VLĐBQ 360 K M    Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất: - Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất: sx sx sx M L VLĐBQ  - Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất : sx sx sx VLĐBQ 360 K M    Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông: - Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông lt lt lt M L VLĐBQ  - Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông: lt lt lt VLĐBQ 360 K M   Trong đó:  Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.  Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.  VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt : Vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
  • 25. 18  Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động, cần phải dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. Ở khâu dự trữ, mức luân chuyển để tính hiệu suất vốn là tổng số phí tổn, tiêu hao về nguyên liệu, vật liệu trong kỳ vì mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào để sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu sản xuất là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm), và ở khâu lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.. 2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tuyệt đối và Mức tiết kiệm tương đối. 2.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Với mức luân chuyển vốn không thay đổi, song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn, cũng như có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để dùng vào mục đích khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động. Mức tiết kiệm tuyệt đối có công thức tính như sau: 1 tktd 1 0 1 0 M V K VLĐBQ VLĐBQ VLĐBQ 360      Trong đó:  Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.  VLĐBQ0, VLĐBQ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch.  M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
  • 26. 19  K1 : Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. 2.2.2. Mức tiết kiệm tương đối Mức tiết kiệm tương đối có được là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Mức tiết kiệm tương đối được tính theo công thức:  1 tktgd 1 0 M V K K 360    Trong đó:  Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.  M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch.  K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch. 2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại. 2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Hệ số sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (Hoặc sau thuế thu nhập) Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phần nào thấy được tầm
  • 27. 20 quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt hầu hết trong các khâu của chu kỳ kinh doanh từ dự trữ, đến sản xuất, lưu thông. Việc quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp thường dựa vào để ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các nhà quản lý khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.1.Căn cứ mục đích kinh doanh của doanh nghiêp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục đích là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn và dài hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Với bản chất và định hướng như vậy, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu cầu phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu và gắn liền với bản chất của doanh nghiệp. 3.2. Căn cứ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Như ta đã biết, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là
  • 28. 21 một phần quan trọng để cấu thành nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp và nó xuất hiện trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh: từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất không bị gián đoạn. Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được liên tục, nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển vốn ngắn, vòng quay vốn lưu động cao giúp vốn lưu động luân chuyển hiệu quả. Với vai trò quan trọng như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lư động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. 3.3. Căn cứ ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi, doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng quy mô sản xuất. Điều này sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao. Từ đó sẽ tạo ra động lực cho nền kinh tế cũng như đóng góp cho nhà nước một khoản ngân sách đáng kể. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm ra các
  • 29. 22 biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. 3.4. Căn cứ vào thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả là do nhiều nguyên nhân. Có cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém, và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhà nước, do chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp trước đây mà có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém và nhiều doanh nghiệp nguyên nhân là do sự yếu kém trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng, dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn. Để hoàn thành công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao năng lực quản lý tài chính nói chung, trong đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và còn có ý nghĩa chung với nền kinh tế quốc dân.
  • 30. 23 III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG 1. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tối đa hóa việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và quản lý tài chính nói chung nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần:  Hoạt động hướng tới hiệu quả kinh tế, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, đúng phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà mình đã đề ra.  Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về quản lý tài chính, kế toán… 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1. Các nhân tố lượng hóa Các nhân tố lượng hóa là các nhân tố mà khi chúng thay đổi sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt số lượng. Có thể dễ dàng thấy đó là các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp), vốn lưu động bình quân trong kỳ, các bộ phận vốn lưu động… Vốn lưu động chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý tài sản lưu động một cách khoa học. Quản lý tài sản lưu động được chia thành 3 nội dung quản lý chính: quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý tiền mặt và chứng khoán có độ thanh khoản cao; quản lý các khoản phải thu. 2.1.1. Quản lý dự trữ, tồn kho Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm 2 loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.
  • 31. 24 Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu, mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Quản lý nguyên vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp tính toán dự trữ một lượng nguyên vật liệu hợp lý, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn, gây ra các hậu quả tiếp theo như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp…đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho. Hàng hóa dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 2 bộ phận như trên nhưng thông thường trong quản lý, chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm mục đích xác định mức dự trữ tối ưu:  Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ (Economic Ordering Quantity)5 Mô hình này dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hóa là bằng nhau. Theo đó, mức dự trữ tối ưu sẽ là: * 2 1 2 D C Q C    Trong đó:  Q : Mức dự trữ tối ưu. 5 http://www.vocw.udn.vn/content/m10608/latest/
  • 32. 25  D : Toàn bộ lượng hàng hóa cần sử dụng.  C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng ( chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hóa)  C1 : Chi phí lưu kho đơn vị hàng hóa ( chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…)  Thời điểm đặt hàng mới Ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới nhưng trong thực tế, hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm cho lượng nguyên liệu tồn kho tăng lên. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới sao cho phù hợp. Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày x Độ dài thời gian giao hàng  Lượng dự trữ an toàn Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) doanh nghiệp còn sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0. Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó, họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hóa và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra sự rằng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất chủ động trong sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có độ thanh khoản cao
  • 33. 26 Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ sau: Tiền cũng là một loại tài sản nhưng đây là một loại tài sản đặc biệt, một tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện ra mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Trong kinh Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có độ thanh khoản cao Bán chứng khoán có độ thanh khoản cao để bổ sung tiền mặt Dòng thu tiền mặt Tiền mặt Dòng chi tiền mặt
  • 34. 27 doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hóa đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán có độ thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán đi các chứng khoán. Áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) là: i CM M bn   2* Trong đó:  M* : Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm  Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản  i : Lãi suất Mô hình Baumol cho thấy, nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng dự trữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình này cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này lại không luôn đúng trong thực tế.  Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr Đây là một mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và dưới của tiền mặt, đó là các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến. Mô hình này được biểu diễn như sau:
  • 35. 28 Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau: Mức tiền mặt theo thiết kế = Mức tiền mặt giới hạn dưới + Khoảng dao động tiền mặt 3 Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố: Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; Lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy, khoản dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt sẽ được xác định bằng công thức: b b3 C V3 d 3 4 i     Trong đó:  d : Khoảng dao động tiền mặt (khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ)  Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản  Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ  i : Lãi suất 0 Thời gian Sốdưtiềnmặt B A Giới hạn trên Mức tiền mặt theo thiết kế Giới hạn dưới
  • 36. 29 Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền ra vào của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, cho nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này. Mặt khác, chúng ta cũng thấy tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại lưu giữ một số tiền mặt đáng kể. 2.1.3. Quản lý các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về quảng cáo, giá cả…Trong đó chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể mang đến nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp ấy. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những nghiên cứu và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đây là nội dung chính của các khoản phải thu.  Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích là năng lực tín dụng của khách hàng. Công việc này gồm: - Doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn tín dụng hợp lý - Xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng Nếu thấy khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đề ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp cho khách hàng đó. Việc lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính là rất quan trọng. Các tiêu chuẩn đó phải đạt sự cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và giảm lợi nhuận, nếu quá thấp sẽ làm tăng doanh thu nhưng có nhiều khoản tín dụng sẽ có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta dùng các tiêu chuẩn sau:  Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc
  • 37. 30 thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp đó hoặc doanh nghiệp khác.  Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…  Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng.  Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.  Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng trong hiện tại và tương lai.  Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị là việc làm quan trọng để quyết định xem có cấp hay không cấp tín dụng thương mại. Việc phân tích này dựa vào việc tính NPV của luồng tiền:    1-r .P'.Q' NPV - P.Q V. Q'-Q C.P'.Q' 1 R        Trong đó:  NPV : Giá trị hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay sang chính sách bán chịu  Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay  Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu  C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu  V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm  R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng  r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền Nếu NPV> 0 thì việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó sẽ cấp tín dụng thương mại.
  • 38. 31  Theo dõi các khoản phải thu Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi các khoản phải thu, ta dụng các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:  Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP): Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình quân mà công ty thu hồi được nợ. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.  Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu: Thông qua phương pháp sắp xếp tuổi của các khoản phải thu theo độ dài thời gian, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.  Xác định số dư khoản phải thu Sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có nhữn điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể. 2.2. Các nhân tố phi lượng hóa. Các nhân tố phi lượng hóa cũng có tác động quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố định tính mà mức độ tác động của chúng với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán được và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản
  • 39. 32 xuất kinh doanh nói chung. Các nhân tố phi lượng hóa được phân chia thành 2 loại: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 2.2.1. Các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo công ty; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động. 2.2.2. Các nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước; Đặc điểm, tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó. Qua việc nghiên cứu về vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó có thể đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng phần lớn chỉ mang tính chất định hướng, việc áp dụng các giải pháp đó như thế nào và đạt được kết quả bao nhiêu là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
  • 40. 33 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Địa chỉ : Km 10 Đường Trần Phú, Phường Văn Mỗ, Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây Điện thoại: 034.510 740 / 04.2129 480 Fax : 034.820280 Công Ty Sông Đà 11 là doanh nghiệp Nhà Nước, thành viên của Tổng Công Ty Sông Đà, được thành lập theo quyết định số 137A / BXDTCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Tiền thân của Công ty là đội Điện nước thuộc Công Ty Thuỷ điện Thác Bà từ năm 1961, năm 1973 đội được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Nhưng năm 1976 khi Công ty tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình đã được đổi tên thành Xí Nghiệp lắp máy điện nước . Tuy nhiên bước ngoặt lớn nhất của Công ty là năm 1989 với sự trưởng thành về quy mô hoạt động và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị đã được nâng cấp thành Công ty. Năm 1993 được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng và có tên là Công Ty Xây Lắp-Năng Lượng Sông Đà 11, nay có tên là Công Ty Sông Đà 11. Trải qua thời gian gần 40 năm phát triển và trưởng thành, qua nhiều lần đổi tên, bổ xung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nghành nghề. Sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển và lớn mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng một nâng cao. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh. Công ty đã đề nghị với Tổng công ty bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh cho mình sau
  • 41. 34 khi đã có sự chuẩn khá chu đáo và đầy đủ về con người cũng như máy móc trang thiết bị. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty (Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11) 2.1. Tổ chức nhân sự Cũng như mô hình của một số đơn vị thành viên khác, Công ty Sông Đà 11 luôn coi trọng vấn đề con người là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Chính vì xác định ngay từ đầu nên công ty đã đưa ra các chính sách nhằm thu hút được chất xám của cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tạo điều kiện cho họ trong tiếp thu được các khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhằm tạo ra sự đồng bộ từ trên xuống dưới, điều này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 42. 35 2.2.Tổ chức các phòng ban Trong cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt thông suốt.  Ban Giám đốc :  Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý của nhà nước. Cụ thể: - Chỉ đạo khâu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, tổ chức đào tạo cán bộ - Chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh, tổng hợp tài chính tiền lương và xây dựng cơ bản - Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế Phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc có một chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có chức năng là giúp việc cho giám đốc. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi phó giám đốc được giao trong lĩnh vực mình quản lý: - Phụ trách việc kinh doanh - Phụ trách các vấn đề về an toàn lao động, kỹ thuật công trình - Phụ trách việc cung ứng vật tư, xe máy thi công ...cho công trình  Các phòng ban  Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng giúp cho giám đốc về mô hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị (quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, mối quan hệ công tác ...). Giúp cho giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề chủ trương, tiêu chuẩn nhận xét quy hoạch, điều động và tổ chức các chính sách của người lao động (nâng lương, khen thưởng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Bảo hiểm xã hội...). Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty và các đơn vị trực thuộc. Khuyến khích các định mức, thực hiện khoán có thưởng,
  • 43. 36 nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp. Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn lao động và chăm lo phục vụ hành chính quản trị văn phòng tại công ty.  Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ và chức năng là ghi chép và phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu nhằm giúp cho giám đốc giám sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính vốn, tài sản của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó Giám đốc có thể lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Tính toán và trích nộp phù hợp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên và lập quỹ công ty, thanh toán đúng hạn các khoản công nợ phải thu phải trả. Lập báo cáo quyết toán của đơn vị theo định kỳ, hướng dẫn tổ chức kiểm tra các đơn vị thành viên về các chế độ, thể lệ tài chính kế toán và các quyết định về thông tin kế toán cho công ty.  Phòng Thị trường: Có thể thấy vai trò khá quan trọng của phòng này vì đây sẽ là nơi các văn bản, hợp đồng kinh tế của các đối tác hay từ phía công ty tới bạn hàng. Nhiệm vụ của phòng là luôn tạo được mối quan tâm của khánh hàng với hình thức kinh doanh của công ty và tạo ra mối làm ăn với công ty. Nó sẽ tạo ra những hợp đồng trong công ty, kinh doanh, tiếp thị cho sản phẩm của công ty, phòng này đưa ra các chức năng nghiên cứu và dự báo về đầu tư nhằm giúp cho giám đốc đưa ra các quyết định về đầu tư hay ký kết .  Phòng Kinh tế hoạch toán: Phòng này có chức năng nhiệm vụ đưa ra các dự báo kế hoạch về việc thay thế hay đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty tạo ra sự ăn khớp trong cả quá trình hoạt động của công ty .  Phòng Quản lý kỹ thuật : Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu tránh nhiệm trực tiếp trước các công trình của công ty hay sửa chữa trong doanh nghiệp. Nó có chức năng kiểm tra và tư vấn cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định nhiệm thu công trình hay ký kết các hợp đồng kinh tế.  Phòng Cơ giới: Có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và công ứng xe máy cho công trường đảm bảo đúng tiến độ thi công. Nó giúp cho giám đốc đưa ra quyết định trong việc sử dụng hợp lý lượng sẵn có trong công ty, để đưa ra quyết định đầu tư một công trình mới .
  • 44. 37 2.3. Các xí nghiệp trực thuộc Bên cạnh đó Công ty còn có 11 Xí nghiệp thành viên được đặt tại một số địa điểm trong nước như:  Xí nghiệp sông Đà 11-1: - Trụ sở đặt tại Xã Thiện Hưng, Lộc Ninh, Bình Phước  Xí nghiệp Sông Đà 11-2: - Trụ Sở đặt tại Công trường thuỷ điện Sê San3 huyện Chưpah, Tỉnh Gia Lai  Xí nghiệp Sông Đà 11-3: - Trụ Sở đặt tại Tổng công Ty Km 10 Văn Mỗ , Hà Đông , Hà Tây  Xí nghiệp Sông Đà 114: - Trụ sở đặt tại Phường Hà Khánh, TP Hạ Long, Quảng Ninh  Xí nghiệp Sông Đà 11-5: - Trụ sở đạt tại Thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng  Xí nghiệp Sông Đà 11-6: - Trụ sở đạt tại Xã IaKrai, Huyện iaGrai, Tỉnh Gia Lai  Trung tâm thí nghiệm Điện - Trụ sở đặt tại Km10, Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Tây  Ban dự án Nước Nha Trang - Trụ sở đặt tại TP Nha Trang, Tỉnh khánh Hoà  Nhà Máy Cơ Khí - Trụ sở đạt tại Phường Hữu Nghị, TX Hoà Bình, Hoà Bình  Nhà Máy thuỷ Điện Ry Ninh 2 - Trụ sở đạt tại YaLy, Chưpah, Gia Lai  Nhà máy Thuỷ điện Nà Lơi - Trụ sở đặt tại Xã Thanh Minh, TX Điện Biên Phủ, Lai Châu 3. Hoạt động kinh doanh 3.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
  • 45. 38 Là một đơn vị mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng và quản lý các công trình về điện nước ...Đây là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền công nghiệp, các kế hoạch về xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai. Chính vì vậy mà thị truờng của công ty là rất rộng lớn và nhiều tiềm năng. Để đạt được hiệu quả cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng này đòi hỏi công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng như phương pháp kinh doanh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Được sự chấp thuận của Tổng công ty, Công ty Sông Đà 11 đã được bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh, hiện nay Công ty đã được bổ sung thêm một số chức năng như:  Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp  Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện  Xây dựng các công trình giao thông, bưu điện  Xây dựng hệ thống cấp thoát nước khu vực công nghiệp, và đô thị  Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở, và cơ sở hạ tầng cơ sở  Luyện kim loại và đúc các sản phẩm cơ khí  Gia công cơ khí và chế tạo thiết bị, sản suất phụ tùng phụ kiện kim loại  Lắp đặt thiết bị máy móc và các dây truyền công nghệ công nghiệp, các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ có công suất đến 150 MW  Lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc  Trùng tu các phương tiện vận tải, máy xây dựng, thiết bị thi công  Thí nghiệm điều chỉnh các thiết bị đến cấp điện áp 35KV  Chuyên chở vật tư hàng hoá, vật liệu trong thi công xây dựng và phục vụ xây dựng  Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, trang thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng  Quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước khu công nghiệp và đô thị
  • 46. 39 3.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh Hoạt động của công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng và quản lý các công trình về điện nước, nên các sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau:  Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất lượng, giá cả, chi phí xây dựng, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật...) cũng phải di động theo. Do đó để dự toán vốn xây dựng chính xác, Công ty luôn phải chú trọng công tác đánh giá, chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể.  Sản phẩm thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình xây dựng hay xây lắp đều có thời gian xây dựng dài, dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian thi công, gây lãng phí các nguồn lực. Đây là một lý do vô cùng quan trọng để Công ty phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói riêng.  Sản phẩm của Công ty có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có thiết kế riêng, có yêu cầu riêng về công nghệ, tiện nghi, mỹ quan, về an toàn…. 4. Cơ chế quản lý tài chính Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu phòng Tài chính – Kế toán của Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty. 4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của mình. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Tổng công ty có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho Công ty. Tổng giám đốc công ty giao vốn cho Công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt: