SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  14
BÀI THẢO LUẬT TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG
Chủ đề 2
 “ Hệ thống các trung gian tài chính của các nước và Việt Nam. Điểm
mới trong luật các tổ chức tín dụng năm 2009 ”
Trình bày:
 Kn trung gian tài chính :
► Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ
người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và
người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện
sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua
người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.
► Trung gian tài chính là những tổ chức huy động vốn từ người có tiền tạm thời nhàn rỗi và sử
dụng vốn đầu tư đem lại lợi ích cho các bên khi họ giao dịch.
 Chức năng của trung gian tài chính : Trung gian tài chính có 3 chức năng chủ yếu sau
► Chức năng tạo vốn : Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình
thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho
người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn.
► Chức năng cung ứng vốn : Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy
đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi
xuất cho vay lớn hơn lãi xuất các tổ chức này trả cho người tiếp kiệm.
► Chức năng kiểm soát : Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự
rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho
các doanh nghiệp vay vốn
 Đặc trưng của Trung gian tài chính
► Tạo ra tài sản chính và nguồn vốn.
► Kết nối giữa người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với người có nhu cầu về vốn
 Phân loại trung gian tài chính : có nhiều cách để phân loại trung gian tài chính
► cách 1 :
► cách 2 : phân loại một cách tổng hợp trung gian tài chính bao gồm
- Các loại hình tài chính trung gian ( NHTM, NH phát triển , NH đầu tư , NH chính
sách … )
- Các loại hình tài chính phi ngân hàng ( Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu
tư …)
 Các loại hình trung gian tài chính nước ngoài
Trung giantài chính
trung gian nhận tiền
gửi
trung gian đầu tư Tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng
Ngân hàng thương mại
Các tổ chức tiết kiệm
Ngân hàng đầu tư
Công ty tài chính
Quỹ đầu tư tương hỗ
Côngty bảo hiểm
Quỹ hưu trí
► Hệ thống ngân hàng Singapore:
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân
hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính… Trong đó Ủy ban
tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài
chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các
chức năng ngân hàng trung ương.
► Hệ thống ngân hàng Úc :
Tại Úc ngành ngân hàng được quy định khá chặt chẽ. Cho đến gần đây vào những năm 1980,
ngân hàng nước ngoài gần như không thể mửo chi nhánh tại đây, do đó Úc có rất ít ngân hàng
khi so sánh với các nước như Mỹ và Hông Kông. Hơn nữa, cac ngân hàng ở Úc được chia làm 2
loại riêng biệt là ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thương mại:
+ Ngân hàng tiết kiệm hầu như không trả lãi suất cho người gửi tiền và hoạt động cho
vay của họ thì bị hạn chế không cho cung cấp vay thế chấp
+ Ngân hàng thương mại thì không cung cấp dịch vụ cho cộng đồng người dân, các cà
thể mà chỉ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty,…
Chính bởi các quy định này và những hạn chế đối với ngân hàng khác mà tại Úc các tổ chức phi
ngân hang phát triển mạnh như hiệp hội nhà ở, liên hiệp tín dụng. Đây là những đối tượng chịu ít
quy định nghiêm ngặt hơn, có thể cung cấp lãi suất cao hơn nhưng bị giới hạn dịch vụ được phép
cung cấp. Và trên tất cả họ không được tự gọi mình là 1 ngân hàng.
4 ngân hàng lớn nhất Úc là Australia và New Zealand Banking Group , Commonwealth Bank of
Australia , Ngân hàng Quốc gia Australia và Westpac Banking Corporation . Ban đầu vai trò của
ngân hàng trung ương đã được thực hiện bởi Ngân hàng Commonwealth of Australia. Sự sắp xếp
này gây khó chịu cho các ngân hàng khác do vậy các chức năng ngân hàng trung ương đã được
chuyển giao cho các mới được thành lập Ngân hàng Dự trữ Úc vào ngày 14 Tháng Một 1960.
 Các loại hình trung gian tài chính ở Việt Nam
- Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm:
• Ngân hàng thương mại
• Công ty chứng khoán
• Công ty tài chính
• Công ty bảo hiểm
• Quỹ đầu tư
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát
triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng
liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty
tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội
cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính...
Sự phát triển của các loại hình TGTC ở Việt Nam
1. Ngân hàng thương mại.
-Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ
tăng trưởng bình quân 35%/năm.
-Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng được nâng
lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA(tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài
sản) trung bình của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROE(tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần) đạt
16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tỷ lệ NPL(nợ khó
đòi) của toàn hệ thống ngân hàng trong đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm
2007, tính theo chuẩn quốc tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007.
► Những thành tựu đạt được
- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm
- cải thiện trình độ công nghệ giúp hiện đại hoá các phương tiện thanh toán.
- Hệ thống máy rút tiền tự động ATM đem đến nhiều tiện ích trong cuộc sống.
- Huy động vốn để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng điểm có ý nghĩa
quan trọng của nền kinh tế (như các dự án về dầu khí, công nghiệp đóng tàu, xi
măng, sắt thép, thuỷ điện,....)
- Ngành ngân hàng cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (Vốn ngân
hàng đã góp phần vực dậy hàng trăm doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, hỗ trợ
tích cực và góp phần xoá đói giảm nghèo khắc phục hậu quả thiên tai …)
- Ngành ngân hàng cũng chú trọng việc mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại
và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới
► Một số hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay
- Sự bùng nổ thành lập ngân hàng mới: (Chỉ tính từ nửa cuối năm 2006, Ngân hàng
Nhà nước liên tục nhận được hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng với con số thống kê đến hết
tháng 11/2007 là 20 bộ .Tốc độ phát triển của con số các ngân hàng mới cũng đồng nghĩa với
việc đem lại những xáo trộn trong ngành ngân hàng và sự nảy sinh những lo ngại về năng lực
quản lý và cạnh tranh của các ngân hàng mới.)
- Tăng trưởng tín dụng nóng rồi sau đó siết chặt tín dụng: (Việc tăng trưởng tín dụng
ồ ạt cũng đã nâng nợ xấu tại một số ngân hàng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay
đầu tư với thị trường bất động sản. sau đó, Nhà nước đã thực thi một số biện pháp nhằm kiềm
chế lạm phát cùng một loạt các quyết định quản lý hành chính nên tăng trưởng tín dụng đã giảm
đi.)
- Chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong nước còn yếu kém (Hiện tượng nhân viên
làm việc đủng đỉnh trong khi khách hàng đang chờ đợi là hiện tượng còn khá phổ biến tại một số
ngân hàng trong nước, vụ rò rỉ diện ở các máy ATM)
- Công nghệ lỗi thời(đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân
hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều. Đặc biệt, tại các ngân hàng thương
mại nhà nước)
- Khả năng quản lý rủi ro còn yếu kém(Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và
nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn
chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.)
- Ảo tưởng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường bất động sản( Đối
với Việt Nam, hiện tượng “thổi phồng” giả tạo do những kẻ đầu cơ là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản)
► Một số giải pháp nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững cho ngành ngân
hàng Việt Nam
- Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước
( Thực tế cho thấy, sự thiếu minh bạch và thiếu giám sát chặt chẽ là những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng “bong bóng bất động sản” hay những thông tin thất thiệt
trên thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung. Những hoạt động
của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lại là những yếu tố cơ bản dẫn đến
sự tăng trưởng mạnh mẽ hay nguy cơ khủng hoảng tài chính của một nền kinh tế )
- Cần một cơ chế giám sát rủi ro
(Ngân hàng là một trong những ngành nhiều rủi ro, vì vậy, cần có một cơ chế giám sát rủi
ro. Hiện nay, do việc kinh doanh của phần lớn các ngân hàng trong nước vẫn chủ yếu
dựa vào các loại hình dịch vụ truyền thống nên chưa có vấn đề gì lớn xảy ra, ngoại trừ
một số nợ xấu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và một số lĩnh vực khác. Song tình hình
có thể thay đổi rất nhanh trong tương lai khi các ngân hàng Việt Nam tiếp cận nhiều hơn
với thế giới. Ngân hàng Nhà nước nên có một bộ phận chuyên trách thông tin để chủ
động cung cấp những nguồn tin chính thức và trung thực cho công chúng. Việc giám sát
cũng còn nhiều hạn chế, mặt khác, pháp luật về ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa hoàn
thiện, do vậy, sự tự giác, tự giám sát của bản thân các ngân hàng càng trở nên quan trọng
trong bối cảnh hiện nay)
- Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng
( Thực tế vừa qua cho thấy, ảnh hưởng của tin đồn và sự mất niềm tin rất lớn, vì vậy,
khi có những biến động trên thị trường tài chính, các phương tiện truyền thông đại chúng
phải là nơi cung cấp những nguồn tin trung thực, chính xác và kịp thời, tránh tình trạng
người dân và các nhà đầu tư tin theo những tin đồn thất thiệt
2. Các loại hình công ty chứng khoán.
-Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về số lượng.
Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 4
công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61 công ty Chứng khoán với tổng số
vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt động.
-Các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều lệ, nhằm đáp
ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp phần tốt trong
việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị
trường chứng khoán đạt gần 40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng khoán
đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn
định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn.
3. Công ty tài chính:
-Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Công ty
tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài chính xi măng, công ty
tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu khí…
-Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã liên tục đầu tư
dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tài chính...
4. Công ty bảo hiểm.
-Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia thì tính đến tháng 6 năm 2009, tổng số tiền các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm giữ là 250,43 ngàn tỷ đồng. Các công ty Bảo hiểm tham
gia tích cực khi tham gia đầu tư, tài trợ dự án, giải ngân vốn cho các tổ chức tín dụng, các tổ
chức kinh tế vay vốn. Và với lợi thế ngành, các doanh nghiệp Bảo hiểm còn tư vấn cho các
khách hàng vay vốn của mình nên mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro và cũng là giảm thiểu rủi
ro cho các doanh nghiệp Bảo hiểm.
-Theo số liệu chưa kiểm toán thì tính đến thời điểm tháng 6 năm 2009 các doanh nghiệp có tổng
mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 94 ngàn tỷ, Bảo Việt nhân thọ là
hơn 67 ngàn tỷ, AIA là 27 ngàn tỷ đồng.
-Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượng cung vốn dồi
dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
V.Sự tác động của các trung gian tài chính tới sự phát triển kinh tế Việt Nam:
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan đã có những tác
động đến thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên mức độ tác động là chưa lớn vì lúc này thị
trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức thương mại
quốc tế WTO từ 11/01/2007, thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển nhanh chóng
rõ rệt.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư
nhân phát triển các ngành nghề. Cùng với sự phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,
cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao:
Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp và các
tổ chức tài chính sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của
mình. Nếu từ trong giai đoạn năm 1998 đến thời điểm trước năm 2005, quy mô vốn của các
trung gian tài chính trên thị trường Việt Nam là rất nhỏ bé thì sau năm 2005 các mô hình, loại
hình thị trường có sự phát triển mau lẹ, rõ rệt.
Ta luôn được chứng kiến có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung
gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... Tính
đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng
trên 750.000 tài khoản của các chủ thể.
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các tài
chính tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo
Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực...
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các tài
chính tín dụng và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ:
gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với
bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiền trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết
kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính
theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng...
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn
từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn. Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên
thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính
thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn.
Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được
tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó
lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu
cầu.
Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia
tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các tài chính tín dụng. Trong năm
2007, cùng với sự phát triển nóng của thị trường Chứng khoán là sự ra đời hàng loạt các công ty
chứng khoán, các công ty quản lý quỹ.
Sự ra đời các Ngân hàng khiến thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển rất nóng.
Cùng với những luồng tiền được đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam thì những dự án đầu tư
xem ra chưa thấy rõ được hiệu quả. Theo thống kê của WB thì hệ số ICOR của Việt Nam đang ở
mức rất cao, vào khoảng trên 5.
Khi thị trường phát triển quá nóng, các trung gian tài chính ngày càng phình to ra thì nguy cơ về
một cuộc “nổ bong bóng” kinh tế đã được nhiều chuyên gia kinh tế phản ánh dự báo trước. Thị
trường tài chính Việt Nam khi này được ví như một “lò hơi”, có thể xì hơi bất cứ lúc nào.
Điều tai hại hơn ở chỗ, ngay cả các trung gian tài chính cũng lao vào cuộc chạy đua đầu tư tài
chính. Luồng vốn lớn không được đổ nhiều vào sản xuất kinh doanh mà lại sử dụng vào việc
mua bán vốn trên thị trường. Cùng với đó các tập đoàn cũng trích từ nguồn vốn của mình một
lượng vốn lớn để đổ vào thị trường tài chính: hiện trạng trên khiến thị trường tài chính Việt Nam
trong giai đoạn năm 2007 phát triển nhanh và rất nóng.
Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, kéo theo sự tăng điểm hàng ngày của thị trường
chứng khoán. Đã có thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam “cán đích” trên 1100 điểm. Số
lượng các tài khoản được mở tại các Công ty chứng khoán luôn ở mức ấn tượng. Lúc này các
doanh nghiệp niêm yết rất dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ qua các cuộc phát hành thêm
cổ phiếu.
Nhận thấy những bất cập trên và dự đoán được những tác động tai hại nếu để thị trường chứng
khoán phát triên quá nóng, bộ tài chính quyết định dùng một chính sách nhằm điều tiết thị
trường.
Ngày 17/03/2008, Bộ Tài chính ban hành một nghị quyết mà theo đó các Ngân hàng thương mại
buộc phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Chính điều này đã một lúc “ép” các ngân hàng
thiếu vốn khả dụng, buộc họ phải tìm mọi cách thu hút lượng tiền gửi từ dân cư.
Hành động của Bộ Tài chính có tác dụng thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Việc ban hành
quyết định phát hành tín phiếu đã hút khỏi thị trường một lượng vốn khồng lồ. Hành động này
Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển quá nóng của thị trường tài chính.
Song kịch bản thị trường đã có nhiều điểm thăng trầm! Do hành động quá mạnh tay, nhiều ngân
hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn khả dụng nghiêm trọng. Và khi đó diễn ra cuộc cạnh
tranh khốc liệt trên thị trường vốn giữa các Ngân hàng. Các Ngân hàng liên tục hút người gửi
tiền bằng hình thức chạy đua lãi suất huy động. Có nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đã đẩy
mức lãi suất huy động lên tới hơn 20%/năm.
Điều này ngay lập tức tác động lớn đến tâm lý của công chúng đầu tư. Một lượng vốn lớn bị rút
khỏi thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán bị down liên tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng
hỗ trợ mặc cho Bộ Tài chính liên tục có những sự động viên. Các công ty chứng khoán, quỹ đầu
tư rơi vào tình trạng heo hắt khi mà giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài khoản rất
lớn.
Sự ngừng hoạt động (giải thể) hoặc rút bớt nghiệp vụ của các công ty chứng khoán là một tất yếu
được dự báo trước. Một hệ quả tất yếu nữa là các doanh nghiệp càng ngày càng gặp khó khăn
qua các phương án tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Mà việc tiếp cận với nguồn vốn
ngân hàng thì rất khó khăn bởi lãi suất giải ngân rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã
bị mất những đơn hàng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị đình đốn.
Vào thời điểm gần nửa cuối năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng hoảng. Các
doanh nghiệp Việt Nam bị co cụm thu hẹp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp ngành may mặc, chế
biến sa thải công nhân ồ ạt. Lượng người bị mất việc ở các khu công nghiệp cộng thêm số lao
động bị mất việc ở nước ngoài trở về nước đã trở thành “gánh nặng” lớn đối với nền kinh tế đất
nước.
Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảng với sự bắt đầu ở Mỹ
khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng và sự phá sản của hàng loạt Ngân hàng lớn. Cơn bão
khủng hoảng lập tức lan nhanh ra khắp thế giới.
Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng này kéo theo suy thoái nền kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế cả
năm khó có khả năng hoàn thành, vì thế Chính phủ đã chấp nhận mức điều chỉnh tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế hạ xuống dưới 6% so với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra đầu năm là 8.5%. Tất
cả Chính phủ các quốc gia đều rất nỗ lực trong công cuộc cứu vãn, đối phó với cơn bão khủng
hoảng.
Chính sách được hầu hết các quốc gia đưa ra mà đi dầu là Mỹ và EU là các gói hố trợ kinh tế
khổng lồ. Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị trường tài chính thông
qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi sản xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập
khẩu, cho vay tiêu dùng.
Ở Việt Nam, chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
là hơn 1 tỷ USD được giải ngân thông qua hệ thống Ngân hàng. Mức hố trợ lên tới 4%/ năm Sự
can thiệp của chính phủ phần nào có tác dụng tốt tới thị trường tài chính. Các ngân hàng bớt sự
khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Các doanh nghiệp vui mừng sẽ được tiếp cận được luồng
vốn rẻ.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như mong đợi của Chính phủ. Các doanh
nghiệp vốn vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này bởi những
điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng đề ra. Còn các doanh nghiệp tập đoàn lớn thì nhu cầu về vốn
không quá bức thiết. Việc nguồn vốn hỗ trợ chưa thực sự đến “tận tay” những đối tượng cần vốn
phần nhiều đã giảm tác dụng của gói kích cầu do chính phủ đề ra.
Tháng 6 năm 2009, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều chuyên gia
còn khá thận trọng khi đề cập đến vấn đề này. Việc giải ngân vốn rất dễ gây ra hiện tượng lạm
phát cho Việt Nam trong tương lai gần. Sự kiềm chế lạm phát của chính phủ trong những tháng
vừa qua sẽ là vô nghĩa nếu như để hiện tượng lạm phát quay trở lại.
Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung gian tài chính,
trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng cung cầu vốn trên thị trường.
Vai trò của các trung gian tài chính rất to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó đảm bảo
được sự thanh khoản trong nền kinh tế cũng như có tác động tốt tới việc cung ứng vốn, điều tiết
vốn. Tin rằng trong thời gian tới, thị trường tài chính sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế.
 Luật Các tổ chức tín dụng
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể
tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn
phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân
hàng.
1 số điểm đổi mới quan trọng
► điều 55
Giới hạn về sở hữu vốn của ngân hàng đối với mỗi cổ đông bị giảm thấp hơn đáng kể so với luật
hiện hành. Trước đây tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của một ngân hàng có thể lên đến 40%, một cá
nhân lên đến 20%. Từ cuối năm 2009, tỷ lệ này lần lượt giảm xuống còn 20 và 10%. Luật mới
tiếp tục giảm xuống các tỷ lệ tương ứng còn 15% và 5%
(nhằm giảm khả năng chi phối và kiểm soát của một số ít cổ đông đối với một tổ chức tín dụng
cổ phần để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, tránh tình trạng lạm dụng hoạt động ngân hàng để
phục vụ cho lợi ích của nhóm cổ đông lớn, có thể gây rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng)
► điều 91
Luật 2010 ghi nhận mới một số quyền của TCTD như Tổ chức tín dụng và khách hàng có
quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng theo quy định của pháp luật
(không còn trần lãi suất bó buộc, hoạt động NH chính thức được thị trường hóa, mở ra nhiều cơ
hội vay vốn cho DN)
► điều 93:
TCTD phải ban hành và gửi cho Ngân hàng Nhà nước một loạt quy định nội bộ đối với các
hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với
từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh
(góp phần tăng độ an toàn cho hoạt động của các TCTD)
► 1 số điểm tiến bộ
TCTD 2010 được xây dựng theo hướng điều chỉnh cả tổ chức, quản lý và hoạt động của các
loại hình TCTD, trong đó các quy định chung áp dụng cho tất cả các TCTD và các quy
định cụ thể áp dụng cho từng loại hình TCTD.Kết cấu Luật TCTD mới giảm bớt được các
quy định trùng lặp, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, logic.
so với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 dành khá nhiều dung lượng cho các quy
định liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD nhằm đảm bảo hoạt động của TCTD
được an toàn, hiệu quả
► hạn chế
Thiên về tăng cường, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chưa tạo được sự hài hòa giữa
bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng.
Nhiều nội dung vẫn còn mang tính định hướng và những vấn đề xử lý cụ thể, liên quan đến
các định lượng vẫn phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ
Các quy định về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng còn nặng
về hành chính, cấp phép
Dự thảo lần này đã thu gọn đối tượng điều chỉnh là các TCTD Tuy nhiên, còn những đối
tượng phi ngân hàng nhưng lại có hoạt động ngân hàng, hoặc những đối tượng khác có
hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thực thi chính sách tiền tệ thì chưa được quy định
trong dự thảo luật này và cũng chưa được luật nào chi phối

Contenu connexe

En vedette

En vedette (10)

НЛТР_Новая Москва_Моделирование
НЛТР_Новая Москва_МоделированиеНЛТР_Новая Москва_Моделирование
НЛТР_Новая Москва_Моделирование
 
Lesson 5 - Installing Keyrock in your own infrastructure
Lesson 5 - Installing Keyrock in your own infrastructure Lesson 5 - Installing Keyrock in your own infrastructure
Lesson 5 - Installing Keyrock in your own infrastructure
 
Msm
MsmMsm
Msm
 
Новая Москва
Новая МоскваНовая Москва
Новая Москва
 
Solidification
SolidificationSolidification
Solidification
 
Paralinguistics
Paralinguistics Paralinguistics
Paralinguistics
 
7 stress transformations- Mechanics of Materials - 4th - Beer
7 stress transformations- Mechanics of Materials - 4th - Beer7 stress transformations- Mechanics of Materials - 4th - Beer
7 stress transformations- Mechanics of Materials - 4th - Beer
 
9 beam deflection- Mechanics of Materials - 4th - Beer
9 beam deflection- Mechanics of Materials - 4th - Beer9 beam deflection- Mechanics of Materials - 4th - Beer
9 beam deflection- Mechanics of Materials - 4th - Beer
 
2 axial loading- Mechanics of Materials - 4th - Beer
2 axial loading- Mechanics of Materials - 4th - Beer2 axial loading- Mechanics of Materials - 4th - Beer
2 axial loading- Mechanics of Materials - 4th - Beer
 
solution manual of mechanics of material by beer johnston
solution manual of mechanics of material by beer johnstonsolution manual of mechanics of material by beer johnston
solution manual of mechanics of material by beer johnston
 

Plus de Trần Đức Anh

Plus de Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com he-thong-cac-trung-gian-tai-chinh-cua-cac-nuoc-va-viet-nam

  • 1. BÀI THẢO LUẬT TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG Chủ đề 2  “ Hệ thống các trung gian tài chính của các nước và Việt Nam. Điểm mới trong luật các tổ chức tín dụng năm 2009 ” Trình bày:  Kn trung gian tài chính : ► Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. ► Trung gian tài chính là những tổ chức huy động vốn từ người có tiền tạm thời nhàn rỗi và sử dụng vốn đầu tư đem lại lợi ích cho các bên khi họ giao dịch.  Chức năng của trung gian tài chính : Trung gian tài chính có 3 chức năng chủ yếu sau ► Chức năng tạo vốn : Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn. ► Chức năng cung ứng vốn : Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi xuất cho vay lớn hơn lãi xuất các tổ chức này trả cho người tiếp kiệm. ► Chức năng kiểm soát : Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp vay vốn  Đặc trưng của Trung gian tài chính
  • 2. ► Tạo ra tài sản chính và nguồn vốn. ► Kết nối giữa người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với người có nhu cầu về vốn  Phân loại trung gian tài chính : có nhiều cách để phân loại trung gian tài chính ► cách 1 : ► cách 2 : phân loại một cách tổng hợp trung gian tài chính bao gồm - Các loại hình tài chính trung gian ( NHTM, NH phát triển , NH đầu tư , NH chính sách … ) - Các loại hình tài chính phi ngân hàng ( Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư …)  Các loại hình trung gian tài chính nước ngoài Trung giantài chính trung gian nhận tiền gửi trung gian đầu tư Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng Ngân hàng thương mại Các tổ chức tiết kiệm Ngân hàng đầu tư Công ty tài chính Quỹ đầu tư tương hỗ Côngty bảo hiểm Quỹ hưu trí
  • 3. ► Hệ thống ngân hàng Singapore: Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính… Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. ► Hệ thống ngân hàng Úc : Tại Úc ngành ngân hàng được quy định khá chặt chẽ. Cho đến gần đây vào những năm 1980, ngân hàng nước ngoài gần như không thể mửo chi nhánh tại đây, do đó Úc có rất ít ngân hàng khi so sánh với các nước như Mỹ và Hông Kông. Hơn nữa, cac ngân hàng ở Úc được chia làm 2 loại riêng biệt là ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thương mại: + Ngân hàng tiết kiệm hầu như không trả lãi suất cho người gửi tiền và hoạt động cho vay của họ thì bị hạn chế không cho cung cấp vay thế chấp + Ngân hàng thương mại thì không cung cấp dịch vụ cho cộng đồng người dân, các cà thể mà chỉ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty,… Chính bởi các quy định này và những hạn chế đối với ngân hàng khác mà tại Úc các tổ chức phi ngân hang phát triển mạnh như hiệp hội nhà ở, liên hiệp tín dụng. Đây là những đối tượng chịu ít quy định nghiêm ngặt hơn, có thể cung cấp lãi suất cao hơn nhưng bị giới hạn dịch vụ được phép cung cấp. Và trên tất cả họ không được tự gọi mình là 1 ngân hàng. 4 ngân hàng lớn nhất Úc là Australia và New Zealand Banking Group , Commonwealth Bank of Australia , Ngân hàng Quốc gia Australia và Westpac Banking Corporation . Ban đầu vai trò của ngân hàng trung ương đã được thực hiện bởi Ngân hàng Commonwealth of Australia. Sự sắp xếp này gây khó chịu cho các ngân hàng khác do vậy các chức năng ngân hàng trung ương đã được chuyển giao cho các mới được thành lập Ngân hàng Dự trữ Úc vào ngày 14 Tháng Một 1960.
  • 4.  Các loại hình trung gian tài chính ở Việt Nam - Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm: • Ngân hàng thương mại • Công ty chứng khoán • Công ty tài chính • Công ty bảo hiểm • Quỹ đầu tư Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính... Sự phát triển của các loại hình TGTC ở Việt Nam 1. Ngân hàng thương mại. -Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. -Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA(tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) trung bình của toàn hệ thống đạt 1,51%, ROE(tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần) đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tỷ lệ NPL(nợ khó đòi) của toàn hệ thống ngân hàng trong đã giảm từ 14% trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2007, tính theo chuẩn quốc tế (IFRS) tỷ lệ này lần lượt là 30% năm 2006 và 6% năm 2007. ► Những thành tựu đạt được - Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm - cải thiện trình độ công nghệ giúp hiện đại hoá các phương tiện thanh toán.
  • 5. - Hệ thống máy rút tiền tự động ATM đem đến nhiều tiện ích trong cuộc sống. - Huy động vốn để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế (như các dự án về dầu khí, công nghiệp đóng tàu, xi măng, sắt thép, thuỷ điện,....) - Ngành ngân hàng cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (Vốn ngân hàng đã góp phần vực dậy hàng trăm doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, hỗ trợ tích cực và góp phần xoá đói giảm nghèo khắc phục hậu quả thiên tai …) - Ngành ngân hàng cũng chú trọng việc mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới
  • 6. ► Một số hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay - Sự bùng nổ thành lập ngân hàng mới: (Chỉ tính từ nửa cuối năm 2006, Ngân hàng Nhà nước liên tục nhận được hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng với con số thống kê đến hết tháng 11/2007 là 20 bộ .Tốc độ phát triển của con số các ngân hàng mới cũng đồng nghĩa với việc đem lại những xáo trộn trong ngành ngân hàng và sự nảy sinh những lo ngại về năng lực quản lý và cạnh tranh của các ngân hàng mới.) - Tăng trưởng tín dụng nóng rồi sau đó siết chặt tín dụng: (Việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt cũng đã nâng nợ xấu tại một số ngân hàng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay đầu tư với thị trường bất động sản. sau đó, Nhà nước đã thực thi một số biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát cùng một loạt các quyết định quản lý hành chính nên tăng trưởng tín dụng đã giảm đi.) - Chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong nước còn yếu kém (Hiện tượng nhân viên làm việc đủng đỉnh trong khi khách hàng đang chờ đợi là hiện tượng còn khá phổ biến tại một số ngân hàng trong nước, vụ rò rỉ diện ở các máy ATM) - Công nghệ lỗi thời(đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều. Đặc biệt, tại các ngân hàng thương mại nhà nước) - Khả năng quản lý rủi ro còn yếu kém(Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.) - Ảo tưởng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường bất động sản( Đối với Việt Nam, hiện tượng “thổi phồng” giả tạo do những kẻ đầu cơ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản) ► Một số giải pháp nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững cho ngành ngân hàng Việt Nam
  • 7. - Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước ( Thực tế cho thấy, sự thiếu minh bạch và thiếu giám sát chặt chẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “bong bóng bất động sản” hay những thông tin thất thiệt trên thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung. Những hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lại là những yếu tố cơ bản dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ hay nguy cơ khủng hoảng tài chính của một nền kinh tế ) - Cần một cơ chế giám sát rủi ro (Ngân hàng là một trong những ngành nhiều rủi ro, vì vậy, cần có một cơ chế giám sát rủi ro. Hiện nay, do việc kinh doanh của phần lớn các ngân hàng trong nước vẫn chủ yếu dựa vào các loại hình dịch vụ truyền thống nên chưa có vấn đề gì lớn xảy ra, ngoại trừ một số nợ xấu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và một số lĩnh vực khác. Song tình hình có thể thay đổi rất nhanh trong tương lai khi các ngân hàng Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thế giới. Ngân hàng Nhà nước nên có một bộ phận chuyên trách thông tin để chủ động cung cấp những nguồn tin chính thức và trung thực cho công chúng. Việc giám sát cũng còn nhiều hạn chế, mặt khác, pháp luật về ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, do vậy, sự tự giác, tự giám sát của bản thân các ngân hàng càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay) - Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng ( Thực tế vừa qua cho thấy, ảnh hưởng của tin đồn và sự mất niềm tin rất lớn, vì vậy, khi có những biến động trên thị trường tài chính, các phương tiện truyền thông đại chúng phải là nơi cung cấp những nguồn tin trung thực, chính xác và kịp thời, tránh tình trạng người dân và các nhà đầu tư tin theo những tin đồn thất thiệt 2. Các loại hình công ty chứng khoán. -Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về số lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61 công ty Chứng khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt động. -Các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng khoán
  • 8. đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn. 3. Công ty tài chính: -Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu khí… -Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã liên tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tài chính... 4. Công ty bảo hiểm. -Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia thì tính đến tháng 6 năm 2009, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm giữ là 250,43 ngàn tỷ đồng. Các công ty Bảo hiểm tham gia tích cực khi tham gia đầu tư, tài trợ dự án, giải ngân vốn cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế vay vốn. Và với lợi thế ngành, các doanh nghiệp Bảo hiểm còn tư vấn cho các khách hàng vay vốn của mình nên mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro và cũng là giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. -Theo số liệu chưa kiểm toán thì tính đến thời điểm tháng 6 năm 2009 các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 94 ngàn tỷ, Bảo Việt nhân thọ là hơn 67 ngàn tỷ, AIA là 27 ngàn tỷ đồng. -Như vậy, sự phát triển của các loại hình tài chính trung gian đã tạo ra một lượng cung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế. V.Sự tác động của các trung gian tài chính tới sự phát triển kinh tế Việt Nam: Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan đã có những tác động đến thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên mức độ tác động là chưa lớn vì lúc này thị trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển nhanh chóng rõ rệt. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển các ngành nghề. Cùng với sự phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,
  • 9. cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao: Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Nếu từ trong giai đoạn năm 1998 đến thời điểm trước năm 2005, quy mô vốn của các trung gian tài chính trên thị trường Việt Nam là rất nhỏ bé thì sau năm 2005 các mô hình, loại hình thị trường có sự phát triển mau lẹ, rõ rệt. Ta luôn được chứng kiến có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau: - Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ... Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể. - Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội. Giữa các tài chính tín dụng cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực... - Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống giữa các tài chính tín dụng và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiền trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳ hạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng... - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn. Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn. Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu. Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các tài chính tín dụng. Trong năm 2007, cùng với sự phát triển nóng của thị trường Chứng khoán là sự ra đời hàng loạt các công ty
  • 10. chứng khoán, các công ty quản lý quỹ. Sự ra đời các Ngân hàng khiến thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển rất nóng. Cùng với những luồng tiền được đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam thì những dự án đầu tư xem ra chưa thấy rõ được hiệu quả. Theo thống kê của WB thì hệ số ICOR của Việt Nam đang ở mức rất cao, vào khoảng trên 5. Khi thị trường phát triển quá nóng, các trung gian tài chính ngày càng phình to ra thì nguy cơ về một cuộc “nổ bong bóng” kinh tế đã được nhiều chuyên gia kinh tế phản ánh dự báo trước. Thị trường tài chính Việt Nam khi này được ví như một “lò hơi”, có thể xì hơi bất cứ lúc nào. Điều tai hại hơn ở chỗ, ngay cả các trung gian tài chính cũng lao vào cuộc chạy đua đầu tư tài chính. Luồng vốn lớn không được đổ nhiều vào sản xuất kinh doanh mà lại sử dụng vào việc mua bán vốn trên thị trường. Cùng với đó các tập đoàn cũng trích từ nguồn vốn của mình một lượng vốn lớn để đổ vào thị trường tài chính: hiện trạng trên khiến thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 phát triển nhanh và rất nóng. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, kéo theo sự tăng điểm hàng ngày của thị trường chứng khoán. Đã có thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam “cán đích” trên 1100 điểm. Số lượng các tài khoản được mở tại các Công ty chứng khoán luôn ở mức ấn tượng. Lúc này các doanh nghiệp niêm yết rất dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ qua các cuộc phát hành thêm cổ phiếu. Nhận thấy những bất cập trên và dự đoán được những tác động tai hại nếu để thị trường chứng khoán phát triên quá nóng, bộ tài chính quyết định dùng một chính sách nhằm điều tiết thị trường. Ngày 17/03/2008, Bộ Tài chính ban hành một nghị quyết mà theo đó các Ngân hàng thương mại buộc phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Chính điều này đã một lúc “ép” các ngân hàng thiếu vốn khả dụng, buộc họ phải tìm mọi cách thu hút lượng tiền gửi từ dân cư. Hành động của Bộ Tài chính có tác dụng thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Việc ban hành quyết định phát hành tín phiếu đã hút khỏi thị trường một lượng vốn khồng lồ. Hành động này Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển quá nóng của thị trường tài chính. Song kịch bản thị trường đã có nhiều điểm thăng trầm! Do hành động quá mạnh tay, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn khả dụng nghiêm trọng. Và khi đó diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vốn giữa các Ngân hàng. Các Ngân hàng liên tục hút người gửi tiền bằng hình thức chạy đua lãi suất huy động. Có nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đã đẩy mức lãi suất huy động lên tới hơn 20%/năm.
  • 11. Điều này ngay lập tức tác động lớn đến tâm lý của công chúng đầu tư. Một lượng vốn lớn bị rút khỏi thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán bị down liên tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ mặc cho Bộ Tài chính liên tục có những sự động viên. Các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư rơi vào tình trạng heo hắt khi mà giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài khoản rất lớn. Sự ngừng hoạt động (giải thể) hoặc rút bớt nghiệp vụ của các công ty chứng khoán là một tất yếu được dự báo trước. Một hệ quả tất yếu nữa là các doanh nghiệp càng ngày càng gặp khó khăn qua các phương án tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Mà việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thì rất khó khăn bởi lãi suất giải ngân rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã bị mất những đơn hàng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị đình đốn. Vào thời điểm gần nửa cuối năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam bị co cụm thu hẹp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp ngành may mặc, chế biến sa thải công nhân ồ ạt. Lượng người bị mất việc ở các khu công nghiệp cộng thêm số lao động bị mất việc ở nước ngoài trở về nước đã trở thành “gánh nặng” lớn đối với nền kinh tế đất nước. Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảng với sự bắt đầu ở Mỹ khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng và sự phá sản của hàng loạt Ngân hàng lớn. Cơn bão khủng hoảng lập tức lan nhanh ra khắp thế giới. Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng này kéo theo suy thoái nền kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế cả năm khó có khả năng hoàn thành, vì thế Chính phủ đã chấp nhận mức điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hạ xuống dưới 6% so với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra đầu năm là 8.5%. Tất cả Chính phủ các quốc gia đều rất nỗ lực trong công cuộc cứu vãn, đối phó với cơn bão khủng hoảng. Chính sách được hầu hết các quốc gia đưa ra mà đi dầu là Mỹ và EU là các gói hố trợ kinh tế khổng lồ. Ở các nước này, chính phủ chủ trương bơm thêm tiền vào thị trường tài chính thông qua hệ thống Ngân hàng: Cho các doanh nghiệp vay ưu đãi sản xuất, hỗ trợ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng. Ở Việt Nam, chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hơn 1 tỷ USD được giải ngân thông qua hệ thống Ngân hàng. Mức hố trợ lên tới 4%/ năm Sự can thiệp của chính phủ phần nào có tác dụng tốt tới thị trường tài chính. Các ngân hàng bớt sự khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Các doanh nghiệp vui mừng sẽ được tiếp cận được luồng vốn rẻ.
  • 12. Tuy nhiên, thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như mong đợi của Chính phủ. Các doanh nghiệp vốn vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này bởi những điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng đề ra. Còn các doanh nghiệp tập đoàn lớn thì nhu cầu về vốn không quá bức thiết. Việc nguồn vốn hỗ trợ chưa thực sự đến “tận tay” những đối tượng cần vốn phần nhiều đã giảm tác dụng của gói kích cầu do chính phủ đề ra. Tháng 6 năm 2009, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều chuyên gia còn khá thận trọng khi đề cập đến vấn đề này. Việc giải ngân vốn rất dễ gây ra hiện tượng lạm phát cho Việt Nam trong tương lai gần. Sự kiềm chế lạm phát của chính phủ trong những tháng vừa qua sẽ là vô nghĩa nếu như để hiện tượng lạm phát quay trở lại. Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung gian tài chính, trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng cung cầu vốn trên thị trường. Vai trò của các trung gian tài chính rất to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó đảm bảo được sự thanh khoản trong nền kinh tế cũng như có tác động tốt tới việc cung ứng vốn, điều tiết vốn. Tin rằng trong thời gian tới, thị trường tài chính sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế.  Luật Các tổ chức tín dụng Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. 1 số điểm đổi mới quan trọng ► điều 55 Giới hạn về sở hữu vốn của ngân hàng đối với mỗi cổ đông bị giảm thấp hơn đáng kể so với luật hiện hành. Trước đây tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của một ngân hàng có thể lên đến 40%, một cá nhân lên đến 20%. Từ cuối năm 2009, tỷ lệ này lần lượt giảm xuống còn 20 và 10%. Luật mới tiếp tục giảm xuống các tỷ lệ tương ứng còn 15% và 5% (nhằm giảm khả năng chi phối và kiểm soát của một số ít cổ đông đối với một tổ chức tín dụng cổ phần để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, tránh tình trạng lạm dụng hoạt động ngân hàng để phục vụ cho lợi ích của nhóm cổ đông lớn, có thể gây rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng)
  • 13. ► điều 91 Luật 2010 ghi nhận mới một số quyền của TCTD như Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật (không còn trần lãi suất bó buộc, hoạt động NH chính thức được thị trường hóa, mở ra nhiều cơ hội vay vốn cho DN) ► điều 93: TCTD phải ban hành và gửi cho Ngân hàng Nhà nước một loạt quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh (góp phần tăng độ an toàn cho hoạt động của các TCTD) ► 1 số điểm tiến bộ TCTD 2010 được xây dựng theo hướng điều chỉnh cả tổ chức, quản lý và hoạt động của các loại hình TCTD, trong đó các quy định chung áp dụng cho tất cả các TCTD và các quy định cụ thể áp dụng cho từng loại hình TCTD.Kết cấu Luật TCTD mới giảm bớt được các quy định trùng lặp, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, logic. so với Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD 2010 dành khá nhiều dung lượng cho các quy định liên quan đến quản trị, điều hành của TCTD nhằm đảm bảo hoạt động của TCTD được an toàn, hiệu quả ► hạn chế Thiên về tăng cường, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chưa tạo được sự hài hòa giữa bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
  • 14. Nhiều nội dung vẫn còn mang tính định hướng và những vấn đề xử lý cụ thể, liên quan đến các định lượng vẫn phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ Các quy định về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng còn nặng về hành chính, cấp phép Dự thảo lần này đã thu gọn đối tượng điều chỉnh là các TCTD Tuy nhiên, còn những đối tượng phi ngân hàng nhưng lại có hoạt động ngân hàng, hoặc những đối tượng khác có hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thực thi chính sách tiền tệ thì chưa được quy định trong dự thảo luật này và cũng chưa được luật nào chi phối