SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
THÔØI BAÙO
thbmekong@ gmail.com
tbmekong@ yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Soá 43+44
Thaùng 7/2013
TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED)
Kyû nieäm ngaøy Thöông binh - Lieät sy õ27/7
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND
TP. Hà Nội
Huûa Phaên - CHDCND
Laøo: Ñieåm ñeán ñaàu
tö tieàm naêng cho caùc
doanh nghieäp vaø nhaø
ñaàu tö Vieät Nam
Caåm phaû: Baûn saéc
hieän ñaïi vaø phaùt
trieån
Trang: 3
Trang: 20
Lãnh đạo Hội VILACAED và lãnh đạo tỉnh
Hủa Phăn cùng lãnh đạo DN Việt Nam tại Lào
Lượng hàng hóa dự kiến sẽ được vận
chuyển qua tuyến đường sắt xuyên
Á từ các nước tiểu vùng sông Mê
Kông ̣mở rộng
Linh öùng laï trong leã
caàu sieâu & tuïng kinh
nieäm Phaät Trang: 19
Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng...
Trang: 8
Boû tröùng vaøo moät
gioû hay nhieàu gioû?
Trang: 5
Cuïc Thueá tænh Baéc Ninh: Nhöõng noã löïc vöôït khoù
Trang: 4
Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
2 THEO DOØNG THÔØI SÖÏ
Việc hoàn thành công tác cắm
mốc giới trên thực địa là “hoa thơm,
trái ngọt” được đơm kết từ quan hệ
hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc
biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào;
là thành quả của tình bạn, tình đồng
chí thủy chung, son sắt, thể hiện sự
nhất trí cao, sự tin cậy lẫn nhau giữa
các cấp lãnh đạo và nhân dân hai
nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Sáng 9/7, tại khu vực cửa khẩu
Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On
(Bolikhamsai), Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ
nước CHDCND Lào đã tổ chức
Lễ Chào mừng hoàn thành công
tác tăng dày và tôn tạo mốc biên
giới Việt Nam-Lào trên thực địa.
Thủ tướng Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng và Thủ tướng Chính
phủ CHDCND Lào Thongsing
Thammavong đồng chủ trì buổi lễ.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
LàoThoonglun Sisulit, đại diện một số
bộ, ngành, địa phương của hai nước.
Việc khánh thành cột mốc đại
460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ
An)-Nam On (Bolikhamsai) có ý
nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo
an ninh biên giới, xây dựng một đường
biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định,
hợp tác, cùng phát triển, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới nói
riêng và sự phát triển của hai nước
nói chung. Việc hoàn thành công tác
tăng dày và tôn tạo mốc biên giới
Việt Nam-Lào trên thực địa là một
thắng lợi to lớn, có ý nghĩa hết sức
quan trọng, tạo tiền đề cho việc bắt
tay ngay vào giai đoạn tiếp theo hoàn
chỉnh hồ sơ pháp lý để có thể hoàn
thành toàn bộ Dự án vào năm 2014…
theochinhphu.vn
Ngày 8/7 vừa qua, tại Hà Nội,
Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải
Đinh La Thăng đã tiếp và làm việc
với ngài Tekreth Samrach - Quốc
vụ khanh Vương quốc Campuchia
đồng thời cũng là Chủ tịch Hãng
Hàng không Campuchia Angkor
Air liên doanh với Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, Ngài
Tekreth Samrach mong muốn thúc
đẩy quan hệ hợp tác cấp cao giữa 2
Chính phủ Việt Nam – Campuchia,
đặc biệt là với Bộ GTVT Việt Nam.
“Tôi mong muốn sẽ có những buổi
gặp gỡ, làm việc hàng năm, qua đó
thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 bên”
- Ngài Tekreth Samrach đề nghị.
Cũng theo ngài Tekreth Samrach,
thời gian qua, phía Campuchia đã có
rất nhiều hỗ trợ về tài chính, chính
sách… cho Angkor Air. Trong thời
gian tới, Campuchia cam kết sẽ duy
trì sự hỗ trợ này và mong muốn phía
Việt Nam cũng quan tâm hỗ trợ cho
Angkor Air.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh
giá cao sự phát triển của Angkor Air
sau 4 năm hoạt động và khẳng định:
Việc thành lập và phát triển hãng
hàng không liên doanh giữa hai quốc
gia Việt Nam - Campuchia không
đơn thuần là hợp tác về kinh tế giữa
2 nước mà còn mở ra hình mẫu sự
hợp tác phát triển mới, đặc biệt là
các lĩnh vực hàng không, đầu tư tài
chính, ngoại giao, ngân hàng… “Bộ
GTVT cam kết sẵn sàng hợp tác chặt
chẽ để cùng phối hợp chỉ đạo liên
doanh ngày càng phát triển” - Bộ
trưởng Thăng khẳng định.
Được biết, dù mới thành lập
nhưng Angkor Air đã nhanh chóng
khẳng định được vai trò, vị thế của
mình, duy trì tốt các đường bay quốc
tế và nội địa, phục vụ chu đáo, an toàn
cho các chuyến bay chuyên cơ của
Chính phủ Hoàng gia Campuchia,
tạo dựng và củng cố hình ảnh của một
hãng hàng không quốc gia theo đúng
yêu cầu của Chính phủ Campuchia.
Tuyên Quang
Hoàn thành tăng dày, tôn tạo mốc biên giới:
Cơ hội mới thúc đẩy hợp tác
toàn diện Việt Nam-Lào
Boä tröôûng Ñinh La Thaêng tieáp Quoác vuï
khanh Vöông quoác Campuchia:
Phát triển quan hệ VN - Campuchia
trở thành hình mẫu hợp tác mới
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
Giữ vững đà tăng trưởng
Thu Hiền
Theo công bố mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 06 tháng đầu năm
nay, tất cả chỉ tiêu sản xuất chủ yếu đều có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm
2012: Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13,64 triệu tấn (bằng 106,3% KH
06 tháng và 54,1% KH năm); sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt
9,05 tỷ kWh (130,0% KH 06 tháng và 65,3% KH năm, tăng 17,0% so với cùng
kỳ năm 2012); sản xuất đạm đạt 828 nghìn tấn (101,0% KH 06 tháng và 54,5%
KH năm)… Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,5 triệu tấn dầu quy đổi; có 04 phát
hiện dầu khí mới… Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt
364,3 nghìn tỷ đồng (115,8% KH 06 tháng và 56,3% KH năm); nộp ngân sách
Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 82,8 nghìn tỷ đồng (116,8% KH 06 tháng <tương
đương vượt 11,9 nghìn tỷ đồng> và 51% KH năm)… Nói chung hầu hết các đơn
vị trong đều giữ vững nhịp độ SXKD…
Được biết, toàn Tập đoàn đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm bằng việc đã chủ động đề ra hàng loạt giải
pháp trọng tâm, cụ thể - Để về đích KH năm 2013 như đã đề ra. Ông Phùng
Đình Thực, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam cho biết về vấn đề nhiều người quan
tâm là, trong tháng 7 này, Tập đoàn sẽ hoàn thành phê duyệt phương án tái cấu
trúc cho các đơn vị thành viên để có định hướng phát triển rõ ràng và “Hiện việc
thoái vốn đầu tư ngoài ngành rất khó khăn. Vấn đề là chọn thời điểm thoái vốn
phù hợp để bảo toàn được vốn của Nhà nước ở mức cao nhất. Với đơn vị thua lỗ,
việc cắt lỗ như thế nào cũng cần phải tính và chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính”…
Nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ
được xử lý riêng
Minh Quang
Dự kiến trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định
về quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để
yêu cầu các DNNN thực hiện phân loại các khoản nợ, chỉ ra các khoản nợ có dấu
hiệu xấu để xử lý tốt hơn. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển
Doanh nghiệp của Chính phủ, đến tháng 1.2013 nợ phải trả của các tập đoàn,
TCty Nhà nước là 1,33 triệu tỉ đồng, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân là
1,82 lần, trong đó có nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao,
vượt qua giới hạn cho phép nhiều lần.
AAA: Đầu tư dự án tại Lào
ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2013 với sản lượng sản xuất đạt
33.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng và LNTT đạt 55 tỷ đồng.
Theo thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2013 của C.ty CP Nhựa
và Môi trường xanh An Phát (AAA) tổ chức vừa qua. Năm 2013, Cty sẽ hoàn thành
việc xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất số 1 tại KCN Nam Sách, TP. Hải Dương
và hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
theo đúng kế hoạch. ĐHCĐ cũng đã nhất trí thông qua việc sử dụng quỹ đầu tư phát
triển, quỹ thặng dư vốn góp cổ phần đã chào bán các năm 2008-2010 cho việc đầu tư
dự án tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
T.Hiên
Chuyến thăm chính thức Hoa
Kỳ, từ ngày 24-26/7 của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang theo lời mời
của Tổng thống Barack Obama là
dịp lãnh đạo hai nước trao đổi về
những định hướng lớn nhằm thúc đẩy
quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ
lần thứ hai của người đứng đầu Nhà
nước Việt Nam sau gần hai thập niên
hai nước bình thường hóa quan hệ
và là chuyến trao đổi đoàn cấp cao
đầu tiên trong vòng 5 năm qua, diễn
ra trong bối cảnh quan hệ hai nước
đang trên đà phát triển sâu rộng trên
tất cả các lĩnh vực, các kênh trao đổi
giữa hai nước ngày càng đa dạng.
Chuyến thăm chính thức Hoa
Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang còn là sự triển khai tích cực
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế,
cũng như chiến lược hội nhập quốc
tế của nước ta. Ngoài hội đàm với
Tổng thống Obama, trong khuôn khổ
chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang sẽ có các cuộc gặp lãnh đạo
Quốc hội, nhiều thượng nghị sỹ và hạ
nghị sỹ, gặp gỡ chính giới, nhiều do-
anh nghiệp và học giả, bạn bè, lãnh
đạo một số tổ chức quốc tế và cộng
đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ…
Đánh giá về thực trạng và triển
vọng quan hệ hai nước, Đại sứ Việt
Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc
Cường nhận định, dựa trên nền móng
khá vững chắc với những cơ chế hợp
tác ổn định cho quan hệ song phương,
quan hệ hai nước còn rất nhiều tiềm
năng và hoàn toàn có cơ sở để lạc
quan về mối quan hệ giữa hai nước
trong những năm tới…
chinhphu.vn
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ
Việt Nam-Hoa Kỳ
Phương Nguyên
Campuchia: Dự báo tăng trưởng ấn tượng
Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) đưa ra dự đoán nền kinh tế
Campuchia sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay và 7,5 % trong năm
2014, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hai thị trường chính của Campuchia là EU
và Mỹ.
Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á 2013” (ADO2013) của ADB cho
rằng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và đồ da, một trong những lĩnh vực
kinh tế quan trọng của Campuchia, sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ miễn giảm
thuế nhập khẩu vào thị trường EU. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
khoảng 75% trong năm 2012, lên 1,5 tỷ USD, sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm
2013. Ngành công nghiệp dự kiến tăng 10,5%, nhờ các dự án công nghiệp mới
sản xuất phụ tùng ôtô, điện tử, chế biến nông sản, du lịch, cũng như đa dạng hóa
sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm giá trị cao hơn. Khu vực dịch vụ dự kiến
tăng khoảng 7%, nhờ sự tăng trưởng ổn định của du lịch và bất động sản.
Năm 2013, nông nghiệp Campuchia, ngành kinh tế chủ đạo của nước này
trong điều kiện thời tiết thuận lợi có khả năng tăng trưởng 4%, nhờ những chính
sách hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xay xát, xuất khẩu gạo.
Đỗ An
Soá 43+44(Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
3THEO DOØNG THÔØI SÖÏ
Từ ngày 26/6 - 29/6/2013, Đoàn công tác
của Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam-Lào-
Cămpuchia (VILACAED) đã đi thăm và nghiên
cứu, khảo sát thị trường tỉnh Hủa Phăn-CHDCND
Lào. Đoàn gồm có ông Bùi Tường Lân-Phó Chủ
tịch Thường trực Hội, ông Nguyễn Minh Tú- Phó
Chủ tịch Hội và đại diện một số doanh nghiệp.
Đoàn đã gặp và làm việc với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Nông nghiệp, Sở Mỏ và năng lượng,
Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Hủa Phăn. Đoàn
cũng tiếp kiến và làm việc với đ/c Khamhoung-
UVTW Đảng NDCM Lào, Bí thư kiêm Tỉnh trưởng
Hủa Phăn và thăm khu dự án du lịch Viêng Xay
cùng một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào.
* Hủa Phăn: Thị trường đầu tư đa dạng,
gắn kết thuận lợi với thị trường Việt Nam.
Hủa Phăn có đường biên giới chung dài 598 km
với 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La, cùng 11
cửa khẩu với Việt Nam, trong đó 1 cửa khẩu quốc tế
Na Mèo, 3 cửa khẩu phụ, còn lại là cửa khẩu quốc gia.
Phía bạn đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về
các tiềm năng và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư,
từ nông nghiệp, đến mỏ- khoáng sản, thương mại-
công nghiệp, thủy điện, kết cấu hạ tầng. Về thủy
điện: Hủa Phăn có 29 điểm có khả năng xây dựng
thủy điện với công suất từ 0,2 MW đến 100 MW,
Trong đó, 12 điểm đã có doanh nghiệp ký MOU; còn
lại 17 điểm với công suất từ 0,2 MW đến 50 MW. Về
mỏ- khoáng sản: Hủa Phăn có mỏ sắt, đồng, thiếc,
đồng đỏ, than, mangan, đá granit. Ngoài dự án đồng
đỏ tại Xiềng Khọ, các nguồn khoáng sản hầu như
chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về trữ lượng
và hàm lượng. Hủa Phăn cũng có điều kiện thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa chất lượng
cao, ngô, rau sạch, nấm, cây ăn quả, cây ép dầu (trẩu)
và chăn nuôi như trâu, bò, dê, lợn, gà, cá, ong...v...v...
Gạo Hủa Phăn ngon và nổi tiếng nhất nước Lào. Tỉnh
cũng có tiềm năng về du lịch, đặc biệt du lịch thiên
nhiên gắn với du lịch văn hóa và gắn với căn cứ địa
cách mạng Viêng Xay. Dự kiến toàn bộ huyện Viêng
Xay sẽ trở thành huyện du lịch. Khu vực suối nước
nóng và kỳ quan thiên nhiên về đá tại huyện Viêng
Thong cũng rất hấp dẫn. Hủa Phăn dự kiến xây dựng
khu kinh tế mới và đô thị mới tại Nọng Khạ cạnh sân
bay mới đang được xây dựng với 4.000 ha, cho thuê
90 năm, sau đó kéo dài 45 năm, 7 năm đầu miễn thuế.
Với địa thế cơ bản là vùng núi, Hủa Phăn có
nhu cầu rất lớn trong phát triển các công trình kết
cấu hạ tầng, nhất là đường sá, sân bay (hiện sân bay
quốc tế do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đang
được xây dựng). Hủa Phăn cũng có tiềm năng và nhu
cầu trong xây dựng chợ, siêu thị, chế biến thức ăn
gia súc, chế biến gạo và hoa quả, sản xuất xi măng,
dệt tơ tằm...để phát triển công nghiệp- thương mại.
Hoan nghênh nhiệt liệt Đoàn công tác của Hội
VILACAED, Đ/c Khamhoung- Ủy viên BCH TƯ
Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy kiêm tỉnh trưởng
Hủa Phăn đã tiếp thân mật và thông báo cho Đoàn
một số thông tin liên quan tới phát triển của tỉnh.
Năm 2010, tỉnh chỉ thu hút được 4,7 triệu USD,
nhưng sau 01 năm bạn đã thu hút được 20 triệu USD
FDI. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng, nhất là đường
sá, lưới điện còn rất khó khăn. Nhưng thu hút đầu
tư nước ngoài có tiến bộ vượt bậc. Đ/c nhấn mạnh,
các lĩnh vực đầu tư có tiềm năng là trồng trọt, chăn
nuôi (lúa nếp nương, trẩu, rau sạch, ngô, mận, chanh
leo...); chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt, cá;
du lịch, dệt thổ cẩm; thủy điện, khai thác mỏ...Và
khẳng định, Hủa Phăn luôn mở rộng cánh cửa đón
các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp,
nhà đầu tư Việt Nam vì Hủa Phăn gắn kết rất thuận
lợi về mặt giao thông với Việt Nam; từ Thị xã Sầm
Nưa vế cửa khẩu Na Mèo- Thanh Hóa có 80 Km;
mấy năm gần đây, môi trường chính sách của Hủa
Phăn rất thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, thị
trường Hủa Phăn trở nên sôi động một cách hấp dẫn.
* Mở đầu hợp tác trực tiếp của Hội
VILACAED với tỉnh Hủa Phăn:
Trong buổi gặp gỡ với Bí thư tỉnh ủy Hủa Phăn
và làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, Hội
VILACAED kiến nghị với phía bạn, hợp tác trực tiếp
trên hai lĩnh vực: Một là, nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ giống cây, con và tư vấn phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Theo đó, hai đơn vị thuộc Hội
VILACAED hợp tác với 2 Trung tâm giống của tỉnh
để thực hiện dự án này. Hai là, phối hợp cùng với bên
thứba(vídụThụyĐiển)thựchiệnhỗtrợxóađói,giảm
nghèo cho nhân dân khu vực vùng biên của hai bên.
Đ/c Bí thư, tỉnh trưởng và các cơ quan bạn hoan
nghênh và ủng hộ việc hợp tác trực tiếp giữa Hội
VILACAEDvớitỉnhHủaPhănmàĐoànđãkiếnnghị.
Hủa Phăn là một điểm đến đầy hứa hẹn đối
với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh
nghiệp hội viên của Hội VILACAED nói riêng,
nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay
đang có sự thay đổi quan trọng về mọi mặt. Tất
nhiên, sự thành công đầu tư, kinh doanh không tự
nó đến mà là thành quả của sự quyết tâm, trí tuệ
và sự kiên trì của các doanh nghiệp của chúng ta.
Huûa Phaên - CHDCND laøo:
Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam
TS. Nguyễn Minh Tú
Phó Chủ tịch Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế VN-Lào-CPC
Vai trò của Hội, Hiệp Hội
ngày càng được đánh giá cao
Hồng Ánh
Không chỉ thay đổi được cách nhìn
của doanh nghiệp (DN) - Các hiệp hội
ngành nghề đang dần khẳng định vai trò,
vị trí của mình trong việc đồng hành với
các DN qua các đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh và chủ động đề xuất với
Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan các
giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn
cho DN .
Để đồng hành vượt khó hiệu quả
hơn với các DN cả nước nói chung, đặc
biệt các DN hội viên của Hội và hỗ trợ các
DN thông tin về thị trường đầu tư - Hội
Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-
Campuchia (VILACAED) đã tổ chức các
Chương trình, Hội thảo, Tọa đàm và các
chuyến đi khảo sát thực tế cho các DN
Việt Nam, như Tọa đàm: “Myanmar-Thị
trường mới nổi”, chuyến khi khảo sát
thực tế ở Hủa Phăn…mới đây, Chương
trình “Triển lãm Đầu-Thương mại-Du
lịch và Đoàn khảo sát thị trường tại tỉnh
Champasak-Lào” vào cuối tháng 7 này.
Đồng thời, đề xuất và kiến nghị bổ sung,
chỉnh sửa…một số cơ chế, chính sách cho
phù hợp hiệu quả hơn với tình hình thực tế
của các thị trường vùng Mêkông, đặc biệt
Lào-Campuchia-Myanmar…
Hay như trước thực trạng sản xuất
nông nghiệp đang phải đương đầu với
nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng trong
khi đầu ra bị co hẹp, nền kinh tế thế giới
phục hồi chậm, các hiệp hội ngành nghề
gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA), Hiệp hội Cá tra
Việt Nam đã có buổi làm việc với Phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ
Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế, Tài chính
- Ngân sách của Quốc hội và Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) về tình hình sản xuất,
tiêu thụ nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu
năm 2013, nhằm đánh giá và tìm giải pháp
tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ
nông sản…
Trước những kiến nghị từ các hiệp
hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn
mạnh, cần tiếp tục thực hiện 8 giải pháp
trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ;
các bộ, ngành cần đẩy mạnh đàm phán
song phương với các đối tác nhằm giảm
các rào cản thuế quan, tăng cường vai trò
của các hiệp hội. Phó thủ tướng cũng đặc
biệt nhấn mạnh việc nâng cao vai trò của
các hiệp hội trong hoạt động đổi mới cải
cách thủ tục hành chính. Và cũng cần chủ
động tăng cường thông tin, xây dựng lòng
tin cho thị trường...
Lễ Đúc tượng Nhà Lão thành
Cách mạng Tống Văn Trân
Nam - Thương
Ngày 03/07/2013, tại Cụm CN thị
trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định đã diễn ra lễ
đúc tượng nhà lão thành cách mạng Tống
Văn Trân-Nhà Cách mạng đầu tiên của Ý
Yên những năm 20-30 của thế kỷ trước.
Bức tượng đúc bằng đồng khối thay thế
tượng bê tông trước đó, là công trình tâm
linh mang đậm tính nhân văn - xã hội sâu
sắc dưới sự chỉ đạo sát sao, định hướng
và hài hòa của các cấp Đảng ủy, Chính
quyền UBND huyện cùng sự đóng góp
chủ yếu của nhân dân, các doanh nghiệp
trên địa bàn. Tượng được đúc xong vào
hồi 18h cùng ngày, sau khi hoàn thiện
các thủ tục kỹ thuật được dâng ra Đài
tưởng niệm vào ngày 27/07 tới.	
Chương trình: Triển lãm Đầu tư
- Thương mại - Du lịch TP. HCM
2013 và Đoàn khảo sát Thị trường
tại tỉnh Champasak - Lào
Nhằm đẩy mạnh Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch vào
tỉnh Champasak nói riêng, thị trường Lào nói chung và trao đổi giao
lưu thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch thể hiện tình đoàn kết hữu nghị
gắn bó keo sơn giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào, Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức 02 chương trình tại thị trường
Champasak - Lào như sau:
*Chương trình 1: Triển lãm Đầu tư-Thương mại-Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh 2013 (HoChiMinh City Show 2013): Từ
ngày 22/07/2013 đến 26/07/2013 (02 ngày triển lãm chính là 23/07 và
24/07/2013).
1.	 Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau:
* 100% chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế, dàn dựng tổng thể,
chi phí quảng bá chung cho toàn bộ khu vực triển lãm.
* 100% chi phí thiết kế in ấn poster, kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự.
* 100% chi phí tham dự Hội thảo
* Các chi phí khác: khách mời đến tham quan và giao dịch tại triển
lãm, an ninh, dọn dẹp vệ sinh, điện, nước…
2.	 Chi phí tham gia chương trình:
* Di chuyển bằng xe ô tô: 11.200.000 VNĐ/ người
* Di chuyển bằng máy bay: 17.500.000 VNĐ/ người
*Chương trình 2: Đoàn khảo sát thị trường: từ ngày 22/07/2013
đến ngày 25/07/2013.
1.	 Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau:
* 100% chi phí thiết kế in ấn kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự
* 100% chi phí tham dự Hội thảo
* 100% chi phí gặp gỡ và làm việc với các đối tác
2.	 Chi phí tham gia chương trình: 11.200.000 VNĐ/ người.
Kính mời các doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham gia trước ngày
15/07/2013 theo hồ sơ đính kèm về địa chỉ sau:
Văn phòng Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-
Campuchia, Tầng 07 ( Phòng 707)- số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 08043470
Email: vilacaed@mpi.gov.vn
Liên hệ: Ms. Nhung (0976.437.991)
Trân trọng!
Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
4 KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN
LTS: Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó
khăn, bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, SXKD của các doanh nghiệp trong cả
nước phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn.
Các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng không
ngoại lệ. Thực tế này ngoài việc ảnh hưởng không
nhỏ đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, còn
tạo áp lực lớn lên nguồn thu ngân sách của Bắc
Ninh. Dù thế, ngành Thuế của tỉnh đã nỗ lực vượt
khó và đạt được những kết quả khá ấn tượng:
Trong bối cảnh muôn vàn cam khó, ngành thuế
Bắc Ninh, trong những năm qua vẫn phấn đấu
hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách, thể
hiện sự nỗ lực, cố gắng lớn của CBCC trong toàn
ngành. Góp phần quan trọng vào sự phát triển
của Bắc Ninh - Tỉnh vốn nổi tiếng là trù phú và
sầm uất bậc nhất khu vực Bắc bộ.
Trả lời cho câu hỏi của P/V Báo Thời báo
Mêkông về những khó khăn và kết quả hoạt động
của ngành Thuế Bắc Ninh thời gian qua - Phó
Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh, Ông Nguyễn
Văn Hải cho biết:
- Triển khai thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng
bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong bối
cảnh kinh tế nước ta, trong đó có Bắc Ninh chịu tác
động lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu-SXKD
của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp rất
nhiều khó khăn như: Sản phẩm tồn kho lớn, đặc biệt
là khó khăn về tài chính, nhất là vốn phục vụ cho
SXKD…Bởi thế, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của
tỉnh từ trên 15% giai đoạn 2015-2010, giảm xuống
còn 10%- 12%, từ 2011 đến nay. Thực tế này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc phát triển và mở rộng
nguồn thu ngân sách, thể hiện qua kết quả thực hiện
dự toán thu ngân sách các năm. Năm 2010, hoàn
thành là 128 % dự toán (bằng 138% so với năm
trước); Năm 2011, là 109 % (bằng 114% so với
năm trước); Năm 2012, đạt 100 % (bằng 110% so
với năm trước) và 6 tháng đầu năm 2013, đạt 52%.
Ước tính năm 2013, hoàn thành 101 % dự toán.
* Thưa ông, những năm qua ngành thuế Bắc
Ninh đã có sự chuẩn bị như thế nào từ đội ngũ
CBNV cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động của
ngành?
- Ông Nguyễn Văn Hải: Ngành Thuế Bắc
Ninh đã chuẩn bị cho đội ngũ CBNV trên các mặt:
Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, để đảm bảo đủ
số lượng và chất lượng cán bộ cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tiến hành rà
soát đánh giá trình độ của đội ngũ CBCC, để có kế
hoạch bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB. Tính đến thời điểm
này số CBCC có trình độ đại học trở lên chiếm khá
cao, trong đó số CBCC có trình độ thạc sỹ và đang
học thạc sỹ cũng tỷ lệ tương đối đáng kể. Hàng năm
Ngành tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kiến
thức chuyên môn cho toàn thể CBCC, nhằm rèn
luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho CBCC. Và thực hiện việc bố trí CBCC vào các
vị trí công việc phù hợp với khả năng, đặc biệt thực
hiện việc luân chuyển, luân phiên công việc theo quy
định nhằm bồi dưỡng trình độ cho cán bộ vừa theo
hướng chuyên môn hóa vừa theo hướng nắm bắt
tổng hợp để sẵn sàng bổ sung, thay thế khi cần thiết.
* Ông có thể cho biết định hướng phát triển
và nhiệm vụ ưu tiên chính trong thời gian tới của
Ngành Thuế Bắc Ninh?
- Ông Nguyễn Văn Hải: Định hướng phát
triển của Ngành thuế Bắc Ninh trong thời gian tới là
phấn đấu thực hiện tốt tuyên ngôn của ngành đó là
: “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính, Đổi
mới”. Trong đó nhiệm vụ ưu tiên chính là “Minh
bạch và chuyên nghiệp. Vì ”Minh bạch là Chính
sách thuế, thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai
thủ tục hành chính thuế, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Chuyên nghiệp
là : Cán bộ, công chức thuế có đầy đủ năng lực, kiến
thứcchuyênmônvàkỹnăngthànhthạo;luôntậntâm
trong công việc và thân thiện với người nộp thuế”.
Thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chính này sẽ làm giảm
các thủ tục hành chính về thuế cho doanh nghiệp,
góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh
nghiệp, là biện pháp thiết thực nhất cải thiện chỉ số
CPI của ngành thuế nói riêng và của tỉnh nói chung.
* Kết quả CPI của Bắc Ninh 2012 đã phản
ánh một phần bức tranh môi trường kinh doanh
và thu hút đầu tư của toàn tỉnh trong năm qua.
Đây cũng là dịp để các cấp chính quyền và cộng
đồng doanh nghiệp cùng nhau nhìn lại các hoạt
động của mình. Với vai trò và chức năng của
ngành – Theo ông, tỉnh cần có những chính sách
hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy cải thiện chỉ số
PCI hơn nữa?
- Ông Nguyễn Văn Hải: Năm 2011 Bắc Ninh
xếp thứ hai toàn quốc về chỉ số PCI, nhưng năm
2012 giảm xuống xếp vị trí thứ 10 trong đó có 6
chỉ số thành phần giảm điểm, trong các chỉ số giảm
điểm có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”
giảm 0,63 điểm. UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành
Kế hoạch số 58-KH-UBND ngày 09/5/2013 về việc
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013. Các ngành,
các địa phương có liên quan đã thực hiện xây dựng
cụ thể kế hoạch nâng cao chỉ tiêu năng lực cạnh
tranh thuộc trách nhiệm cơ quan đơn vị minh về các
chỉ số, trong đó có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp”. Với vai trò chức năng của mình, Ngành
thuế Bắc Ninh cho rằng cần có một số chính sách
hỗ trợ cụ thể hơn của tỉnh để thúc đẩy cải thiện chỉ
số PCI như: Có quy định cụ thể chính sách hỗ trợ
về tài chính cho từng loại đối tượng, quy mô doanh
nghiệp, khi thực hiện tiến hành đầu tư tại địa phương
(Trong khu CN và ngoài khu CN) theo Nghị định
108/2006/NĐ-CP của Chính Phủ bao gồm: Hỗ trợ
về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đầu tư hạ tầng
trong và ngoài khu CN, hỗ trợ về đào tạo nghề…
Các chính sách hỗ trợ cần gắn với chất lượng và
hiệu quả đầu tư của các dự án, nhằm thúc đẩy các
nhà đầu tư tiến hành đầu tư thực sự và có hiệu quả.
* Trân trọng cảm ơn ông
Bùi Cường (thực hiện)
CUÏC THUEÁ TÆNH BAÉC NINH: Nhöõng noã löïc vöôït khoù
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Cục Trưởng
Cục Thuế Bắc Ninh
ADB dự báo Việt Nam
tăng trưởng kinh tế 5,2%
năm 2013
Công bố báo cáo ngày 16.7 của
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
cho biết, 5 nước phát triển nhất trong
khối ASEAN gồm Việt Nam, Indone-
sia, Malaysia, Philippines, Thái Lan
có mức tăng trưởng dự báo không cao.
Theo đó, mức tăng trưởng dự
báo sẽ đạt 5,2% năm 2013 và tăng
lên 5,6% năm 2014. Theo ADB, nhu
cầu tiếp tục ở mức thấp tại các nền
kinh tế công nghiệp lớn cùng với tốc
độ tăng trưởng chậm lại của Trung
Quốc đang tiếp tục tạo sức ép lên
triển vọng tăng trưởng của các nền
kinh tế Châu Á đang phát triển và làm
giảm triển vọng của cả khu vực Đông
Á cũng như ở một mức độ ít hơn là
triển vọng của khu vực Đông Nam Á,
nơi mà Philippines và các nền kinh tế
lớn trong ASEAN khác vẫn đang có
được sự tăng trưởng vững chắc…Báo
cáo cũng ghi nhận rằng tăng trưởng
xuất và nhập khẩu đã chậm lại trong
bối cảnh nhu cầu bên ngoài đang
yếu, tuy nhiên niềm tin của người
tiêu dùng vẫn tiếp tục vững mạnh…
L.S
Gần 25.000 doanh
nghiệp ngừng hoạt động
Từ đầu năm đến ngày 30.6.2013,
toàn quốc có 24.931 doanh nghiệp
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu thống kê của ngành
Thuế, từ đầu năm đến ngày 30/6/2013,
toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp
thành lập mới, trong đó có 249 doanh
nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp
FDI, 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
Trong khi đó, số doanh nghiệp
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
là 24.931 doanh nghiệp, trong đó có
202 DN Nhà nước, 269 doanh nghiệp
FDI, 24.460 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
M.N
CPI Hà Nội tháng 7 tăng
0,22%
Theo Cục Thống kê TP.Hà
Nội, nhóm giao thông có chỉ số
giá tăng mạnh nhất trong tháng 7
với mức 1,15% so với tháng trước.
Đây là tác động của việc tăng giá
xăng dầu vừa qua. Tương tự, nhóm
hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và
vật liệu xây dựng cũng tăng 0,66%
so với tháng trước do “đóng góp”
của việc tăng giá gas hồi đầu tháng.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ
số giá tăng sau khi giảm 3 tháng liên
tiếp (tháng 3, 4, 5), chứng tỏ nhu cầu
tiêu dùng của người dân đang có dịch
chuyển tích cực.
M.H
PTSC: TOP 20 nhãn hiệu
nổi tiếng nhất Việt Nam
Tại lễ tổng kết và trao danh hiệu
cho các nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua,
T.Cty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí VN
(PTSC) đã được trao danh hiệu “Top
20 nhãn hiệu nổi tiếng VN năm 2013”.
Theo thông tin từ Ban tổ chức
đây là hoạt động dành cho các nhãn
hiệu tiêu biểu VN trong hội nhập,
cạnh tranh quốc tế và là cơ hội thuận
lợi để các nhãn hiệu của các DN VN
đến với bạn bè thế giới, giúp các DN
VN xây dựng nhãn hiệu cũng như bảo
hộ nhãn hiệu, tránh được sự vi phạm
nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
Qua vòng tuyển chọn, tư vấn, đánh
giá…PTSC là nhãn hiệu đã thỏa mãn
các tiêu chí đánh giá theo Điều 75 Luật
Sở hữu Trí tuệ - 2005: Có tốc độ phát
triển nhanh, mạnh mẽ; ảnh hưởng thị
trường cao, mang lại doanh thu lớn,
đồng thời đạt các tiêu chí về năng lực
cạnh tranh, quản lý chất lượng sản
phẩm - dịch vụ, sản xuất thân thiện và
bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật
Lao động, chủ động vượt qua khó
khăn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
và tích cực tham gia các hoạt động
mang tính xã hội…Với những thành
tích nêu trên, thương hiệu PTSC đã
vào danh sách chung cuộc và được
vinh danh trong “TOP 20 thương
hiệu nổi tiếng nhất 2013” của VN.
Được biết, PTSC là thành viên
của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN
(PetroVietnam). Lĩnh vực hoạt động
chính của PTSC là cung cấp các dịch
vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp
dầu khí. Trong đó có nhiều loại hình
dịch vụ chiến lược, mang tính chất
mũi nhọn, đã phát triển và được
chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc
tế như dịch vụ tàu chuyên ngành; dịch
vụ căn cứ cảng, dịch vụ thiết kế, chế
tạo lắp đặt các công trình dầu khí…
P.K
Soá 43+44(Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
5
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6
tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 4,9%,
thấp hơn mức tăng 4,93% của cùng
kỳ năm ngoái. Một khoảng cách tuy
rất nhỏ nhưng cũng đủ để làm nhạt
bớt phần nào niềm lạc quan về tăng
trưởng năm nay. Chỉ mới nửa chặng
đường nên chưa thể nói liệu đoàn tàu
có về đích đúng tiến độ hay không.
Nhưng hiện tại, một điều có thể cảm
nhận là con tàu “tăng trưởng” vẫn
chưa thể tăng tốc mạnh hơn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
trong 6 tháng đầu năm, chỉ có khu
vực dịch vụ là tăng cao hơn năm
ngoái, còn 2 khu vực trụ cột là nông
- lâm - thủy sản và công nghiệp - xây
dựng dường như ngày càng đuối sức
khi tăng thấp hơn nhiều so với năm
ngoái. Hai đầu tàu kinh tế lớn nhất
nước cũng đã tăng trưởng chậm lại.
GDP 6 tháng đầu năm của Hà Nội chỉ
tăng 7,67%, nhỉnh hơn một chút so
với mức 7,6% của năm 2012. Trong
khi đó, GDP của TP.HCM lại giảm từ
8,1% xuống còn 7,9%. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 6 tuy đã tăng nhẹ
trở lại, nhưng đây là tháng thứ tư liên
tiếp chỉ số này hoặc giảm hoặc tăng
nhỏ giọt. Điều này cho thấy sức cầu
của nền kinh tế vẫn còn yếu. Và việc
Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi
suất trong 6 tháng đầu năm đã không
tác động đáng kể đến sức mua của
người dân cũng như đầu tư của doanh
nghiệp. Điều này một phần là do nền
kinh tế còn bị tắc nghẽn ở khâu nợ xấu
chưa được giải quyết và sự yếu kém
của các ngân hàng. Lãi suất đầu vào
đã giảm, nhưng lãi suất đầu ra chưa
giảm nhiều. So với các nước khác
trong khu vực, lãi suất của Việt Nam
vẫn ở mức cao, hạn chế khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt
Nam. Đó là lý do khiến Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn
Bình đặt ra mục tiêu từ đây đến cuối
năm phải đưa lãi suất cho vay đồng
loạt xuống dưới 13%/năm. Nhưng
thực hiện được điều này không phải
dễ vì lạm phát có khả năng sẽ tăng trở
lại vào các tháng cuối năm.
Các chính sách hỗ trợ của Chính
phủ như bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ
thị trường bất động sản, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, thành lập công ty
mua bán nợ xấu (VAMC) cũng cần có
thời gian để phát huy hiệu quả. Sau
1 tháng triển khai, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam cho biết chỉ
mới giải ngân được cho 1-2 trường
hợp vay mua nhà từ gói hỗ trợ 30.000
tỉ đồng.
Kinh tế thế giới cũng đang có
những chuyển biến mới, có thể tác
động đến tăng trưởng kinh tế trong
nước. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) cho biết sẽ giảm dần quy mô
chương trình mua lại trái phiếu trong
năm 2013 và có thể sẽ ngừng hẳn vào
năm 2014. Việc FED dừng chương
trình này sẽ là việc tốt nếu kinh tế Mỹ
phục hồi đúng như dự báo của cơ quan
này. Nếu không, thảm họa sẽ xảy ra.
Đó cũng là nỗi lo của nhà kinh tế Paul
Krugman. Ông hy vọng kinh tế Mỹ sẽ
phục hồi với tốc độ đủ để xóa tan nỗi
lo của ông; còn không FED có thể đã
phạm một sai lầm mang tính lịch sử.
Sự rung lắc của nền kinh tế lớn nhất
thế giới, đồng thời là thị trường nhập
khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Không chỉ vậy, Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc cũng đã bắt
đầu triển khai chính sách thắt chặt
tiền tệ, khiến lãi suất qua đêm trên thị
trường liên ngân hàng tăng lên mức
12,85%. Hành động này được cho là
một biện pháp để hạn chế tốc độ gia
tăng tín dụng, vốn đang ở mức nguy
hiểm đối với hệ thống tài chính Trung
Quốc. Tuy vậy, với một nền kinh
tế quá phụ thuộc vào tín dụng, việc
thắt chặt sẽ khiến tăng trưởng kinh
tế chậm lại, gián tiếp ảnh hưởng đến
các nước giao dịch thương mại với
Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Theo C.ty Chứng khoán TP.HCM,
thị trường Trung Quốc chiếm khoảng
10,8% tổng giá trị xuất khẩu trực tiếp
của Việt Nam. C.ty này cho rằng đà
suy giảm của Trung Quốc có thể sẽ
tác động lớn đến tăng trưởng của Việt
Nam trong trung hạn.
Nhìn chung, những chướng ngại
cản trở tốc độ tăng trưởng Việt Nam
là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có một số yếu
tố hỗ trợ cho tăng trưởng. Đó là môi
trường vĩ mô ổn định hơn nhiều so với
năm 2012. Kim ngạch xuất nhập khẩu
6 tháng đầu năm đạt hơn 62 tỉ USD,
tăng 16,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu
năm cũng rất khả quan, cả về lượng
đăng ký mới lẫn vốn giải ngân. Niềm
tin của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Theo báo cáo mới nhất về triển vọng
kinh doanh của các doanh nghiệp
niêm yết do C.ty Truyền thông Tài
chính StoxPlus thực hiện, có đến
hơn 60% các doanh nghiệp đặt chỉ
tiêu doanh thu và lợi nhuận cao hơn
năm ngoái. Trong đó, tham vọng nhất
là các doanh nghiệp bất động sản,
xây dựng và vật liệu xây dựng. Tuy
vậy, giữa mục tiêu đặt ra và kết quả
đạt được luôn có khoảng cách. Năm
ngoái, chỉ có 34% doanh nghiệp niêm
yết trên sàn đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ñaâu laø ñaùy taêng tröôûng?
Phạm Diệu Quỳnh
KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN
Bỏ trứng vào một hay nhiều giỏ?
Hồng Ánh.
Những câu chuyện thú vị của ông Phạm Đình
Đoàn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ C. Ty CP Tập đoàn
Phú Thái đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi
quanh chủ đề “Bỏ trứng vào một giỏ hay nhiều”?
Trong một cuộc hội thảo mới đây có tên gọi
“CEO và chiến lược đa dạng hóa kinh doanh”,
nhiều cử tọa - vốn đã quá quen với câu tục ngữ
“Không bỏ hết trứng vào một giỏ” - đã vặn lại ông
Đoàn: Tại sao bàn về chuyện đa dạng hóa kinh
doanh, lại là trong bối cảnh môi trường kinh doanh
đầy rủi ro như hiện nay mà ông lại một mực nói
rằng: “Chỉ nên bỏ trứng vào một giỏ”(?)
*Khi nào có nhiều trứng hẵng hay…
Lôi cuốn người nghe bằng những câu chuyện
có vẻ như mâu thuẫn nhau, ông chủ của Tập đoàn
Phú Thái kể, có lần đi công tác Hàn Quốc, ông tìm
ăn phở Việt Nam do một người Hàn Quốc 100%
làm chủ. Ông đã ngỡ ngàng vì nhà hàng chỉ bán
một món, không hoàn toàn giống phở Việt Nam,
nhưng rất ngon, nhà hàng đảm bảo vệ sinh và phục
vụ chuyên nghiệp. Lần khác nữa, ông gặp một vị
khách Nhật chỉ chuyên sản xuất… váng đậu! Thấy
mọi người xung quanh đều tỏ ra hết sức trọng vọng
ông khách có cái nghề gia truyền đã 5 đời rất giản
dị này, ông Đoàn mới tìm hiểu và vỡ lẽ: Tuy chỉ
làm có một mặt hàng, nhưng doanh nghiệp của ông
này có sản lượng và chất lượng sản phẩm đứng đầu
thế giới.
Nhưng không đơn thuần chỉ nói chuyện “một
nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, ông Đoàn tiếp tục
kể chuyện đi khảo sát thị trường bánh đậu xanh Hải
Dương. “Ở một doanh nghiệp đã có thương hiệu,
mọi thứ từ to đến bé đều phải hỏi đến “cụ” Tổng
Giám đốc đã trên 80 tuổi. Thật ra họ cũng chỉ làm
có vài mã hàng; chất lượng, bao bì bao nhiêu năm
nay vẫn thế, phương thức bán hàng cũng không thay
đổi; sản phẩm thì 90% xuất khẩu đi Trung Quốc.
Tồn tại mãi với “công thức” đơn giản như vậy thì
việc bị làm nhái (như lời doanh nghiệp phàn nàn)
không có gì là khó hiểu, chỉ có điều ai muốn “nhái”
mà thôi”, Chủ tịch Phú Thái thẳng thắn bình luận.
Vấn đề là ở chỗ đầu tư tập trung không có
nghĩa là duy trì một cách làm đơn giản, lặp đi lặp lại
năm này qua năm khác mà không có đổi mới, sáng
tạo gì để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Còn
làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường
thì lại phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác mà chỉ
có chủ doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược
và đối sách, căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp mình. Trong khi giải đáp câu hỏi của một
cử tọa khác, diễn giả Phạm Chi Lan bày tỏ đồng
tình với quan điểm này: “Với khối tập đoàn, T.Cty
Nhà nước, ngay từ đầu tôi đã không tán thành chủ
trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Khi cái
bánh thị trường còn nhỏ mà các ông lớn giành làm
cả thì khối doanh nghiệp tư nhân chỉ có nhặt vụn
bánh! Các doanh nghiệp tư nhân cũng không nên
đầu tư dàn trải, nhưng vì một lẽ khác là, nguồn lực
chưa mạnh, lại phải phân tán vào nhiều lĩnh vực mà
chưa chắc đã hiểu biết thấu đáo. Khi nào thật sự có
đủ nguồn lực hẵng tính tiếp chuyện mở rộng”.
Một cử tọa tham dự hội thảo nhận xét, thực
tế đầu tư của Phú Thái thể hiện đúng phương châm
của ông Đoàn. Tuy không chỉ tập trung vào lĩnh
vực dịch vụ bán lẻ, nhưng mọi thứ khác ông làm
(như logistics) đều xoay quanh, hỗ trợ cho lĩnh vực
chính này.
* Cần cái nhìn thực tế!
Tuy nhiên, tập trung vào “một nghề cho chín”
mới chỉ là một phần của triết lý rộng hơn: Biết
mình, biết người - nguyên tắc xuyên suốt những
kinh nghiệm được ông Đoàn chắt lọc và chia sẻ với
đồng nghiệp. “Vì sao Phở 24 không có lợi nhuận,
nhưng họ bán thương hiệu được 20 triệu USD? Đó
là nhờ giá trị vô hình họ đã xây dựng được, từ hệ
thống cửa hàng, triển vọng trong tương lai cho đến
giá trị thương hiệu”…Bản thân mỗi cá nhân chủ
doanh nghiệp cũng là một giá trị, có trường hợp
còn là đảm bảo tốt nhất để đối tác quyết định hợp
tác kinh doanh.
Ông Đoàn cho biết, khi ký hợp đồng làm đại
lý phân phối độc quyền sản phẩm của Caterpillar
của Mỹ - Tập đoàn máy xây dựng hàng đầu thế
giới; đối tác nhất định ký hợp đồng với cá nhân ông
(chứ không phải với Tập đoàn Phú Thái), với lý do
họ đặt lòng tin vào cá nhân chủ doanh nghiệp, khi
thấy người đó đủ năng lực, tư duy, có phẩm chất
đạo đức và tính cách đáp ứng được chiến lược kinh
doanh tại Việt Nam. Tập đoàn Phú Thái hiện thuộc
quyền quản lý của ông, nhưng rồi đây có thể lên
sàn, sang tên đổi chủ, bán cho nước ngoài…Vì vậy,
các doanh nhân phải luôn quan tâm để hoàn thiện
chính bản thân mình, nếu muốn tìm được đối tác
lớn thực sự. Phải nhìn thẳng vào một thực tế là các
doanh nghiệp của chúng ta còn rất nhỏ. “Phú Thái ở
trong nước cũng tạm gọi là to, nhưng so với một tập
đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài lưng vốn đến 400
tỷ USD, gấp mấy lần GDP của Việt Nam, thì chúng
tôi chưa là gì cả. Nên xác định chúng ta là những
doanh nghiệp nhỏ mà tốt. Và chọn bạn lớn mà chơi
(nếu được)”, ông Đoàn hài hước.
Khép lại chuỗi câu chuyện của mình bằng
những chuyện vui, ông bảo, có lần ông đi gặp một
đối tác Úc, một người có tài sản 800 triệu USD.
“Ông ấy lấy bánh mì quệt đĩa mứt sạch bóng soi
gương được”.
Tinh thần tiết kiệm, không sĩ diện, “hoành
tráng” hão là bài học quý cho nhiều doanh nhân
Việt, những người đang thoải mái uống rượu 38
năm, “trong khi tôi chẳng thấy doanh nhân Nhật
Bản nào vô tư xài loại rượu đó”. Nếu mỗi người
Việt Nam vứt đi chỉ một tờ giấy trắng thôi thì đã có
tới 83 triệu tờ giấy bị lãng phí…
theodoanhnhan
Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
6
NGAÂN HAØNG VAØNG CUÛA BAÏN
Lãi suất huy động hạ sốc
Hai ngân hàng lớn là Vietcombank và
Agribank bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy
động kỳ hạn 1 tháng xuống mức 5%/năm.
Trong khi đó, mặt bằng chung của thị trường
vẫn duy trì mức huy động 6,5% - 7%/năm.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy
động kỳ hạn một tháng xuống còn 5%/năm, giảm
1% so với mức áp dụng trước đó. Lãi suất tại các
kỳ hạn từ 2 - 9 tháng vẫn dao động từ 6,5% - 7%/
năm. Trong khi đó, lãi suất không kỳ hạn vẫn ở mức
tối đa 1,2%/năm. Mức lãi suất này cũng thấp hơn
nhiều so với mức trần lãi suất huy động hiện tại áp
dụng chung trên thị trường với tiền gửi từ 1 tháng
đến dưới 6 tháng là 7%. Cùng với Vietcombank,
trong khối ngân hàng thương mại Nhà nước, hiện
có thêm Agribank áp dụng lãi suất huy động 5%/
năm cho kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, với việc mạnh
tay cắt giảm lãi suất huy động của hai ngân hàng
lớn là Vietcombank và Agribank, liệu thị trường
có diễn ra xu hướng giảm mạnh lãi suất đầu vào
thời gian tới hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ. Khảo
sát biểu giá niêm yết của BIDV và Vietinbank,
lãi suất cho kỳ hạn 1 tháng đang được hai ngân
hàng này áp dụng ở mức 6%/năm và 6,5%/năm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, cùng
với quyết định hạ trần lãi suất ngắn hạn kỳ hạn
từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ
trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên từ Ngân
hàng Nhà nước, hoạt động huy động vốn của các
ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, với
những tín hiệu cắt giảm lãi suất đang diễn ra trên
thị trường, việc bỏ trần lãi suất huy động có thể
thực hiện được trong thời gian tới. Số liệu của
Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Lãi suất huy động
kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân
hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và một số
NHTM cổ phần lớn thấp hơn mức lãi suất tối đa
đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo quy định.
Hiện nay, lãi suất huy động của nhóm NHTM
Nhà nước phổ biến với không kỳ hạn từ 1 - 1,2%/
năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5 - 6,8%/
năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng
7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5 - 8%/
năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất
phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ hạn từ
1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5 - 7%/năm, kỳ hạn
từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7 - 8%/
năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5 - 9%/năm.
An Hạ
Ngân hàng chấp nhận cho vay lỗ!
Minh Sơn
C
ác ngân hàng đang
tranh thủ quý III này
để cố đẩy tín dụng tăng
bất chấp giá vốn đang mất cân đối
với nguồn tiền huy động. Tuy nhiên
điều khó khăn nhất hiện nay của các
doanh nghiệp vẫn nằm ở sự ỳ ạch
của sức mua chứ không phải là lãi
suất ngân hàng ở mức bao nhiêu.
Ông Trương Văn Phước -
TGĐ Eximbank cho biết, hai năm
qua, mặt bằng lãi suất đã giảm rất
nhanh và mạnh, từ 18-19% (năm
2011) xuống còn rất thấp như hiện
nay (9-10%/năm). Lãi suất bình
quân của Eximbank tuần qua ở mức
11,2%/năm, thậm chí có những DN,
Eximbank chào mời cho vay 7%/
năm, ngang bằng với mức lãi suất huy
động vừa được áp dụng đối với những
khoản tiền gửi từ 1-6 tháng. “Đến
nay mặc dù đã đi khắp nơi chào mời
nhưng dư nợ tín dụng của Eximbank
tính đến cuối tháng 6/2013 chỉ tăng
0,9% so với đầu năm. Có những DN
tôi cho vay 7%/năm nhưng vẫn lắc
đầu không muốn vay vì nhiều ngân
hàng khác đưa ra mức lãi suất cho vay
rất cạnh tranh, chỉ 5-6%/năm. Những
ngày tới Eximbank sẽ tiếp tục điều
chỉnh lãi suất cho vay sao cho hợp lý
nhất đối với từng DN theo quy định
mới của NHNN”, ông Phước cho biết.
Lãnh đạo một số ngân hàng tại
TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện
lãi suất cho vay của các ngân hàng
chỉ vào khoảng 6-10%/năm, một mức
thấp kỷ lục mà cách đây 2 năm không
ai có thể tưởng tượng được. Tùy từng
trường hợp cho vay. Với mức lãi suất
chovay5-6%/năm,rõràngcácNHTM
đang chấp nhận lỗ để chia sẻ khó khăn
với DN. Đồng quan điểm này, ông
Đặng Bảo Khánh - TGĐ SeABank
cho biết, một số DN được vay với
lãi suất 6%/năm, còn đối với những
C.ty vay mới, hoặc vay trong gói
2.000 tỷ đồng lãi suất khoảng 9-11%/
năm của ngân hàng này. “Từ đầu năm
đến nay, huy động của SeABank vẫn
tăng trưởng tốt, trung bình hơn 10%.
Số dư vốn huy động tính đến tháng
6/2013 của ngân hàng đạt trên 3.500
tỷ đồng. Với lượng vốn này, chúng
tôi luôn phải đẩy mạnh tín dụng ra
thị trường, kể cả lãi suất cho vay thấp
hơn lãi suất mà ngân hàng đang huy
động”, ông Khánh cho biết thêm.
Không chỉ Eximbank hay
SeABank mà tình trạng huy động
tốt hơn cho vay diễn ra ở hầu hết các
ngân hàng thời gian qua. Điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu,
lợi nhuận của các ngân hàng. Bởi vậy
cũng là dễ hiểu khi theo báo cáo của
NHNN, trong 5 tháng đầu năm có đến
24 trên tổng số 124 TCTD có mức
chênh lệch thu và chi âm. Còn lại 100
TCTD có lãi nhưng trong đó 57 đơn vị
giảm lãi so với cùng kỳ các năm trước.
*Bù qua sớt lại
cũng không xong
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy
động và cho vay có thể kết luận các
ngân hàng đang lỗ ở mảng tín dụng.
Bởi khi huy động vào nhưng không
thể cho vay ra được, có nghĩa các
ngân hàng đang phải bỏ tiền túi của
mình ra trả lãi cho người gửi tiết kiệm.
Đó là chưa kể, lãi cận biên cũng bị
thu hẹp đáng kể do mặt bằng lãi suất
cho vay giảm nhanh hơn huy động.
Theo một quan chức NHNN,
trước khi NHNN có các quyết định
giảm lãi suất hôm 27/6 vừa qua, nếu
chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng thì chênh lệch lãi suất đầu
vào - đầu ra của các TCTD là 3,03%;
nhưng nếu trừ chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng thì chênh lệch hiện chỉ
còn 1,93%, giảm so với mức 2,33%
cuối năm 2012. Nay trần lãi suất huy
động chỉ giảm 0,5%, trong khi trần lãi
suất cho vay giảm 1%, có nghĩa mức
chênh lệch trên còn thu hẹp nữa. TS.
Trần Du Lịch cũng thừa nhận thực
trạng các ngân hàng đang chịu lỗ
thật. Tuy nhiên đối với ngân hàng, tín
dụng là một phần quan trọng của hoạt
động nên ngân hàng hoàn toàn có cơ
sở để hạ thêm lãi suất cho vay, hỗ
trợ nguồn vốn cho DN. “DN không
nên lo ngại ngân hàng “bẫy” lãi suất
mà hãy mạnh dạn vay vốn để đầu
tư sản xuất”, TS. Trần Du Lịch nói.
Sựkhókhănđưavốnrathịtrường
của các ngân hàng là có thật. Ông
Đặng Bảo Khánh cho biết, chuyện cho
vay thấp, huy động cao thì ngân hàng
phải có bài toán đặc biệt cho mình.
Chẳng hạn, hiện nay VietinBank,
SeABank, Vietcombank… đều cho
DN vay lãi suất 6%/năm. Ngoài lãi
suất thu được trong các khoản tín
dụng, ngân hàng phải tính đến tăng
nguồn thu từ những dịch vụ khác như
lãi thu được từ tiền gửi, phí thanh
toán… cộng tất cả lại nếu ngân hàng
thấy cân đối được khoản lãi trong dài
hạn thì trong ngắn hạn, ngân hàng
chấp nhận chịu lỗ để cho vay vốn
thấp hơn giá vốn huy động. Bởi quan
hệ ngân hàng và khách hàng không
chỉ một ngày, hai ngày, cũng không
phải chỉ có một khách hàng mà DN
thường dùng trọn gói dịch vụ tại ngân
hàng chi phí sẽ giảm bớt cho cả đôi
bên. Do đó, ngân hàng không sợ cho
DN vay lãi suất thấp hơn giá vốn huy
động, ông Đặng Bảo Khánh chia sẻ.
Một lý do khác tạo điều kiện để
ngân hàng cho vay rẻ đó là các kênh
đầu tư tài chính khác không còn hiệu
quả. Như vậy, một mặt các ngân hàng
chọn đấu thầu trái phiếu Chính phủ để
giải bài toán tắc vốn tín dụng, quan
trọng hơn các ngân hàng vẫn mong
muốn đẩy mạnh vốn cho DN. Nói như
ông Trương Văn Phước: “Eximbank
luôn đưa ra giá vốn thấp để DN vay
dù biết là lỗ nhưng cho DN vay lãi
suất 7,5%/năm còn đỡ đau lòng hơn là
cho vay trên thị trường liên ngân hàng
với lãi suất chỉ còn 1,5 -2%/năm”.
Rõ ràng, các ngân hàng đang
tranh thủ quý III này để cố đẩy tín
dụng tăng bất chấp giá vốn đang
mất cân đối với nguồn tiền huy
động. Tuy nhiên điều khó khăn nhất
hiện nay của các DN vẫn nằm ở sự
ỳ ạch của sức mua chứ không phải
là lãi suất ngân hàng ở mức bao
nhiêu. Thế nên các ngân hàng có sử
dụng lãi suất thấp trong điều kiện
mãi lực xuống mạnh như hiện nay
cũng khó có kết quả trong ngắn hạn,
mà người cho vay cần kiên trì thêm
theobaonganhan
Tỉ giá USD tăng thêm 1%
Ngân hàng Nhà nướcđã điềuchỉnhtỉgiábình quân liênngân hàng giữa
VND và USD tăng thêm 1% từ ngày 28.6. Tỉ giá bình quân liên ngân hàng
sau hơn 1 năm rưỡi neo ở mốc 20.828 VND/USD sẽ tăng lên 21.036 VND/
USD. Biên độ tỉ giá là +/-1% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng. Tỉ giá
trần sẽ ở mức 21.246VND/USD, tỉ giá sàn là 20.826VND/USD.Theo Ngân
hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỉ giá lần này là nhằm phản ánh chính xác
hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo sự ổn định cho thị trường ngoại tệ.
Anh Tâm
TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG - CHÖÙNG KHOAÙN
Soá 43+44(Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
7
Tuy đã có vài dấu hiệu
khả quan khi Bộ Xây
dựng phối hợp cùng
TP. Hà Nội tích cực triển khai Nghị
quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ,
nhất là trong việc xử lý gói hỗ trợ
30.000 tỷ đồng dành cho người mua
nhà, nhưng thị trường bất động sản
( TT BĐS) Hà Nội từ nay đến cuối
năm 2013 xem ra vẫn rất khó khăn.
Theo báo cáo TT BĐS Hà Nội
của C.ty CBRE công bố ngày 9/7,
quý 2.2013, lượng chào bán căn hộ
mới chỉ tăng khoảng 7% so với quý
trước. Số căn chào bán trong nửa đầu
năm 2013 chỉ bằng 36% so với 2012
và bằng 14% so với năm 2011. Tuy
nhiên, số căn hoàn thiện tính đến hết
nửa đầu năm 2013 đã tương đương
với 90% tổng số căn hoàn thành năm
2012. Khoảng 95% các căn được
chào bán trong nửa đầu năm 2013
thuộc về phân khúc trung cấp và bình
dân, so với mức trung bình 70% của
giai đoạn 2007-2011…Theo CBRE,
tại một số dự án được chào bán lại,
quan sát cho thấy mức giá chào bán
giảm tới 30% so với mức giá chào ban
đầu. Trên thị trường thứ cấp, giá chào
bán đã giảm trong 8 quý liên tiếp…
Rõ ràng là, TT BĐS đóng băng
hơn hai năm qua đã, đang ảnh hưởng
xấu tới nền kinh tế nước ta. Trong khi
đó, tình hình giao dịch trên TT vẫn
ảm đạm. Người có nhu cầu thật sự
về nhà ở vẫn chưa mua vì chờ giảm
giá tiếp. Và nhu cầu hiện nay chủ yếu
thuộc về người mua có nhu cầu để ở
và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm
tiềm năng cho thuê, hơn là tìm kiếm
cơ hội tăng giá như thời gian trước.
Theo dự đoán, thời gian tới, các dự
án có mức giá chào bán vào khoảng
15-20 triệu đồng/m2, dự kiến sẽ có tỷ
lệ bán tốt nhất. Dù thế, theo CBRE,
ngay cả khi ở mức giá hợp lý, khách
hàng vẫn cần thấy được cam kết thật
sự trong tiến độ xây dựng và chất
lượng quản lý của dự án. Giá chào
bán trên thị trường dự kiến tiếp tục
trên đà giảm đến cuối năm 2013.
Phân khúc biệt thự/nhà liền
kề tình hình cũng không sáng sửa
hơn khi các dự án hoàn thiện ngày
càng nhiều nhưng không có khách
hỏi mua vì cơ sở hạ tầng đi kèm
chưa được hoàn thiện. Hiện tại, gía
chào bán trên TT này đã giảm mạnh
nhưng người mua vẫn đủng đỉnh, vì
ngày càng có nhiều dự án được hoàn
thành và các mức giá đưa ra hấp dẫn
hơn. Bên cạnh đó, người mua vẫn
đang trong tâm lý chờ đợi giá tiếp
tục giảm hơn nữa. Mặt khác, CBRE
nhận thấy rằng mặc dù giá đã giảm
nhưng vẫn vượt quá khả năng của đa
phần người mua cuối cùng. “Với tình
hình nguồn cung hoàn thiện vẫn tiếp
tục tăng thì áp lực tiếp tục giảm giá
trong thời gian tới là điều không thể
tránh khỏi. Tình hình thị trường thời
gian tới chưa có nhiều khả năng diễn
biến khác, với tỷ lệ bán thấp và nguồn
cầu hạn chế do quy hoạch không
đồng bộ và thiếu cơ sở hạ tầng đi
kèm”, báo cáo của CBRE nhấn mạnh.
Theo báo cáo mới nhất của
UBND TP. Hà Nội trước HĐND, tính
đến tháng 5/2013, số căn hộ chung cư
tồn kho (bao gồm chưa bán hoặc chưa
huy động vốn) là 5.789 căn, tương
ứng với hơn 566.000m2. Số lượng nhà
thấp tầng như: biệt thự, liền kề tồn kho
(chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là
3.483 căn, tương ứng với 878.000m2
sàn. Đặc biệt, các căn hộ, nhà biệt
thự... có diện tích lớn tồn đọng chiếm
tỷ lệ áp đảo. Một số chuyên gia BĐS
vẫn không tránh khỏi hoài nghi tình
trạng doanh nghiệp không khai đúng
con số thật hàng tồn kho và kết quả
số lượng hàng tồn kho khiến cơ quan
ra chính sách khó nắm đúng như
thực tế. Nếu đúng vậy, thì đây cũng
lại là một thảm họa, bởi chính sách
của Chính phủ và Hà Nội đưa ra sẽ
kém hiệu quả đối với thị trường BĐS.
Giải pháp để tháo gỡ khó khăn
cho TT BĐS đang định hướng là, điều
chỉnh cơ cấu các loại sản phẩm BĐS
để có thể đến được với người tiêu
dùng, phù hợp với khả năng thanh
toán của đại bộ phận người dân. Vì
thế, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông
tư 02/2013/TT-BXD (ngày 7/1/2013),
hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn
hộ các dự án nhà ở thương mại, dự
án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
và chuyển đổi nhà ở thương mại sang
nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ.
Tại Hà Nội sẽ có 3 dự án xây dựng
nhà ở xã hội được khởi công gồm:
Khu nhà ở xã hội Tây Nam Hồ Linh
Đàm do TCty Đầu tư Phát triển Nhà
và Đô thị (HUD) và C.ty CP BIC Việt
Nam đầu tư; dự án nhà ở thương mại
chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại KĐT
Đặng Xá, Gia Lâm do T.Cty Thủy
tinh và Gốm Xây dựng (Viglacera)
đầu tư…Đồng thời, Hà Nội cũng
đã phê duyệt cho phép chuyển đổi
công năng dự án BĐS một dự án là
khu nhà ở cao tầng 143 Trần Phú, Hà
Đông…Hiện, Hà Nội cũng đang xem
xét điều chỉnh cơ cấu căn hộ của 15
dự án khác và rà soát, phân loại dự
án BĐS để ra quyết định cho tiếp tục
thực hiện, tạm dừng hay điều chỉnh…
Có thể nói việc thực hiện các
giải pháp trên là một cố gắng lớn
của Chính phủ và TP. Hà Nội nhưng
trên thực tế thị trường BĐS hầu như
vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp BĐS Hà Nội cho
rằng, tình hình giao dịch trên TT vẫn
giảm khá mạnh so với trước đó…
Cho nên điều rất dễ thấy là,
giải pháp và chính sách tuy đã có
nhưng thị trường BĐS Hà Nội
từ giờ đến cuối năm 2013 vẫn
còn ngổn ngang những mối lo...
Thò tröôøng baát ñoäng saûn:
Ñeán cuoái naêm vaãn nhieàu lo laéng
Thò tröôøng bieät thöï/lieàn keà Haø Noäi:
“Ñoùng baêng”nhaát trong caùc phaân khuùc baát ñoäng saûn
Vương Trí Dũng
XAÂY DÖÏNG - BAÁT ÑOÄNG SAÛN - VAÄT LIEÄU XAÂY DÖÏNG
Theo số liệu đã thống kê,
hiện số lượng biệt thự/
nhà liền kề Hà Nội gồm
42.000 căn đến từ 124 dự án. Trong
đó, khoảng 29.900 căn nhà gồm
16.900 nhà liền kề và 13.000 biệt thự
đến từ 101 dự án hợp đồng mua bán.
Nguồn cung còn lại đến từ các dự án
dạng hợp đồng góp vốn. Quý 2-2013,
thị trường dạng hợp đồng mua bán có
thêm 150 căn từ dự án Nam An Khánh
(Hoài Đức), gia nhập thị trường dạng
hợp đồng góp. Thực tế cho thấy, thị
trường nhà biệt thự/liền kề trong
các khu đô thị của Hà Nội đang bị
đóng băng mạnh nhất, thanh khoản
rất thấp và giá vẫn trên đà lao dốc.
Theo Savills, giá chào bình quân
của toàn thị trường giảm 2% ở hạng
mục biệt thự và 5% ở hạng mục liền
kề so với quý trước, mức giảm thấp
nhất trong gần một năm trở lại đây.
Giá chào thứ cấp trung bình
tại vùng 1 (như Từ Liêm, Tây Hồ,
Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng
Mai, Thanh Trì) dao động từ 20 triệu
VNĐ đến 150 triệu VNĐ/m2 trong
khi đó giá chào thứ cấp trung bình
tại vùng 2 (Hoài Đức, Hà Đông,
Đan Phượng) đạt mức cao nhất 50
triệu VNĐ/m2 tại Q. Hà Đông...
Một thực tế rất dễ nhận thấy là,
các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều
nhưng không có khách hỏi mua vì cơ sở
hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện.
Cơ sở hạ tầng không được hoàn thiện
đồng bộ là nguyên nhân khiến khách
hàng kém quan tâm đến các dự án
này. Đồng thời hiện tại, khi tình hình
kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu
khả quan, các nhà đầu tư chưa thực sự
quan tâm đến phân khúc nhà biệt thự/
nhà liền kề vì vốn đầu tư ban đầu rất
cao trong khi giá thị trường vẫn đang
trên đà giảm và tính thanh khoản thấp.
Theo nhận định của các chuyên
gia BĐS, trong tương lai gần, khi
lượng hàng tồn kho vẫn còn vượt xa
nhu cầu và điều kiện thị trường không
thể có sự thay đổi đặc biệt, dự báo giá
sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, đặc biệt là ở
những nơi có cơ sở hạ tầng và các tiện
ích không được hoàn thiện đồng bộ.
Thực tế cho thấy, thời điểm hiện tại,
giá chào bán trên thị trường đã giảm
mạnh nhưng người mua vẫn chưa đậm
đà vì chờ đợi giá tiếp tục giảm nữa…
Theo dự kiến, nguồn cung tương
lai của thị trường biệt thự/nhà liền kề
sẽ còn tiếp tục tăng từ 73 dự án nằm
rải rác tại 14 quận, huyện. Tuy nhiên,
số dự án tương lai có thể giảm trong
các năm tới do UBND TP. Hà Nội
dừng cấp phép cho các dự án nhà ở
thương mại từ nay đến hết năm 2014.
Đồng thời, các dự án đã trì hoãn triển
khai trong thời gian dài có thể bị các
cơ quan chức năng rút giấy phép.
Hoàng Minh Quang
Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
8 HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN
Hà Nội triển khai chiến lược tăng trưởng xanh
Kế hoạch, chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo,
điều hành triển khai Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn 2050 của
Thủ đô đã được UBND TP Hà Nội ban hành
Theo kế hoạch Hà Nội đặt mục tiêu giá trị sản
phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm
từ 42-45% GDP của TP đến năm 2020. Theo đây,
diện tích cây xanh đô thị đạt 10-12m2/người; 100%
cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp dụng công nghệ
thân thiện với môi trường; 100% khu công nghiệp,
khu chế xuất và các cụm công nghiệp có hệ thống
xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia...Nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế
hoạch là đẩy mạnh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học-
công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch vào sản xuất và
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, đồng thời
khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, phát
triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng
và tài nguyên với giá trị gia tăng cao, tích cực ngăn
ngừa rủi ro và xử lý ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ trên, TP
Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu: Tăng
cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về tăng trưởng xanh; đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học ứng dụng công nghệ xanh, không gây ô nhiễm
môi trường vào sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
dịch vụ trình độ cao, nông nghiệp sinh thái; khai
thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên,
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Chinhphu.vn
Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng baèng nhöõng nghò quyeát cuï theå
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế
Thảo, việc HĐND Thành phố vừa thông qua 11 Nghị
quyết về một số vấn đề cụ thể hóa Luật Thủ đô là điểm
mốc quan trọng đầu tiên của Hà Nội trong lộ trình triển
khai thực hiện Luật này. Tuy nhiên, để Luật Thủ đô
thực sự đi vào cuộc sống, rất cần có sự đồng thuận và
ý thức trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, công chức và
mỗi người dân Thủ đô.
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP.
Hà Nội. Ảnh: VGP/Anh Quý
Kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội vừa chính
thức thông qua 11 Nghị quyết nhằm cụ thể hóa
Luật Thủ đô. Nhân dịp này, phóng viên Báo điện tử
Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thế
Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc triển khai
Luật Thủ đô.
* Thưa ông, những Nghị quyết vừa được
ban hành nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô sẽ đem
lại những thay đổi gì trong các chính sách của TP.
trong thời gian tới?
- Ông Nguyễn Thế Thảo: Ngày 21/11/2012,
Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại
Kỳ họp thứ 4. Thực hiện Quyết định số 353/QĐ-
TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô,
việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô đã
được TP. Hà Nội thực hiện khẩn trương, nghiêm
túc để kịp trình các cấp có thẩm quyền của TP. ban
hành khi Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực. TP. đã
xây dựng 16 văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể
hóa các quy định của Luật Thủ đô. Trong đó, có 11
Nghị quyết của HĐND, 2 quyết định của UBND
TP; 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ
tướng Chính phủ và 1 văn bản thuộc thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Luật Thủ đô đã xác lập cơ chế đặc thù cho Thủ
đô Hà Nội trong cả 7 lĩnh vực: Quy hoạch, văn hóa,
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, môi
trường-đất đai; kinh tế-tài chính, an ninh-an toàn
xã hội. Chúng ta cũng hiểu rằng, sự ra đời của Luật
Thủ đô không phải là dành cho Hà Nội đặc quyền,
đặc lợi mà là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
áp dụng cho một đơn vị hành chính đặc thù - đô thị
đặc biệt, tạo ra cơ chế phù hợp với yêu cầu về xây
dựng, phát triển Thủ đô phục vụ sự nghiệp chung
của cả nước. Theo 11 Nghị quyết vừa được HĐND
TP. thông qua, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện các
quy định về diện tích ở bình quân đối với nhà thuê
ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở
khu vực nội thành Hà Nội; Quy định về tỷ lệ diện
tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các
dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới
trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hà Nội cũng sẽ triển khai thực hiện các biện
pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án
đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô; một số biện
pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà
cũ xuống cấp. Thời gian tới, chính sách ưu tiên đầu
tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các
khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành...
sẽ được áp dụng trên địa bàn TP.
Đặc biệt, quy định về mức tiền phạt đối với
một số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực văn hóa, đất đai, xây dựng; cơ chế, chính sách
trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích đầu
tư, huy động đóng góp tự nguyện xây dựng công
trình văn hóa, công viên, vườn hoa… cũng sẽ được
áp dụng kể từ 01/7/2013.
* Thưa ông, người dân Hà Nội sẽ hưởng lợi
gì khi TP triển khai thực hiện những chính sách,
quy định mới được ban hành?
- Ông Nguyễn Thế Thảo: Khi các chính sách
mới cụ thể hóa Luật Thủ đô đã được HĐND thông
qua và được triển khai thực hiện, Hà Nội sẽ giảm
thiểu được tình trạng quá tải trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng trong điều kiện quỹ đất dành cho lĩnh
vực này đang dần bị thu hẹp.
Người dân Thủ đô cũng sẽ được hưởng những
chính sách đặc biệt thông qua các quy định về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô
thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển giáo
dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi
trường. Vì quản lý dân cư là một trong những mục
tiêu quan trọng được đặt ra trong quá trình xây
dựng Luật Thủ đô nhằm bảo đảm cơ cấu dân số
Hà Nội hợp lý để có thể bảo đảm an sinh xã hội.
Đây cũng là một trong những đòi hỏi bức thiết để
Thủ đô Hà Nội phát huy nội lực, phục vụ tốt nhiệm
vụ xây dựng, phát triển và giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội. Ở khu vực nội thành
Hà Nội, ngoài những trường hợp quy định tại các
khoản 2, 3 và 4, Điều 20 của Luật Cư trú thì công
dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải tạm
trú liên tục từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu
của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức,
cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà
thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân
theo quy định và phải được sự đồng ý bằng văn bản
của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký
thường trú vào nhà thuê.
Việc siết lại điều kiện nhập khẩu vào khu vực
nội thành Hà Nội chính là giải pháp quan trọng để
hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt. Nhờ vậy, người dân
Hà Nội sẽ không phải chịu đựng những bất tiện do
tình trạng quá tải dân số gây ra.
* Xin ông cho biết, sau khi HĐND Thành phố
thông qua 11 Nghị quyết trên, Hà Nội sẽ tiếp tục
thực hiện những công việc gì để Luật Thủ đô thực
sự đi vào cuộc sống?
- Ông Nguyễn Thế Thảo: Tại điều 25 trong
Luật Thủ đô có các điều khoản quy định khá chi
tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân
Thủ đô khi thực hiện luật. Theo đó, HĐND, UBND,
Chủ tịch UBND các cấp chính quyền của TP. Hà
Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và
chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra
trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo
vệ Thủ đô. Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 25/2
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển
khai thi hành Luật Thủ đô cũng đã xác định cụ thể
nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển
khai thi hành Luật Thủ đô.
Theo đó, cùng với việc xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Thủ đô; phổ biến pháp luật về Thủ đô;
UBND TP. sẽ chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra
việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cụ
thể hóa Luật Thủ đô, định kỳ sơ kết, đánh giá kết
quả và báo cáo để HĐND Thành phố xem xét, điều
chỉnh và đánh giá tác động trong quá trình thi hành
Luật Thủ đô. Việc HĐND Thành phố vừa thông qua
11 Nghị quyết về một số vấn đề cụ thể hóa Luật
Thủ đô có thể coi là điểm mốc quan trọng đầu tiên
của Hà Nội trong lộ trình triển khai đưa Luật Thủ
đô sớm đi vào cuộc sống, vừa giúp cho Thành phố
phát triển đúng tầm vóc trong tương lai, vừa giải
quyết những vấn đề mang tính thời sự, những khó
khăn, bức xúc đang đặt ra hằng ngày, hằng giờ với
chính quyền và mỗi người dân TP trong quá trình
phát triển.
Tuy nhiên, để những chính sách mới cụ thể
hóa từ Luật Thủ đô được triển khai nghiêm túc,
mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải
gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân
thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mỗi người
dân Thủ đô đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng
chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn
an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô…
Hà Nội hiện là đô thị lớn thứ 17 trên thế giới, lớn
nhất cả nước về diện tích, đứng thứ hai cả nước về
dân số và tổng sản phẩm quốc nội, bên cạnh những
thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn phát sinh mà
chỉ riêng Hà Nội không thể giải quyết được. Chính
vì vậy, Luật Thủ đô cũng đã dành chương 3 quy
định trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý
Thủ đô. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu
Quốc hội và đại biểu Quốc hội; của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ trong
quản lý giám sát cũng như phối hợp thực hiện.
Với tất cả những chủ trương, giải pháp đã,
đang và sẽ được triển khai; sự vào cuộc quyết liệt,
thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền
các cấp và nhân dân Thủ đô; sự quan tâm chỉ đạo
sâu sắc và cụ thể của Chính phủ, sự đồng thuận của
các bộ, ngành Trung ương, tôi tin rằng Luật Thủ đô
sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo thêm nhiều
động lực để Thủ đô phát triển tương xứng với tầm
vóc của mình.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
Soá 43+44(Thaùng 7/2013)
THÔØI BAÙO
9HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN
Hà Nội và Hội An lọt TOP 10
điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á
P/V
Thủ đô Hà Nội và phố cổ Hội An tiếp tục vinh dự
lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á năm
2012, do tạp chí Smart Travel Asia (Hong Kong) bình
chọn. Đứng đầu danh sách này là hòn đảo nghỉ mát
nổi tiếng Bali (Indonesia). Đây là kết quả xếp hạng do
độc giả của tạp chí uy tín về du lịch Smart Travel Asia
online (HongKong) bình chọn hàng năm. Ngoài hạng
mục điểm đến hấp dẫn nhất, độc giả còn tham gia bình
chọn xếp hạng Khách sạn tốt nhất, Hãng hàng không
tốt nhất, thành phố kinh doanh tốt nhất…
Ban hành quy định về việc
quản lý, sử dụng tiền
đấu giá đất
Theo Quyết định về việc thu nộp, quản lý và sử
dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao
đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trên địa bàn
TP, do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy
Tưởng vừa ký thì mọi khoản thu từ đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội được nộp vào tài
khoản tạm thu chờ nộp ngân sách của cơ quan tài
chính để quản lý, theo dõi, bao gồm: Tiền trúng đấu
giá quyền SDĐ hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP;
tiền phí đấu giá quyền SDĐ còn chưa sử dụng hết;
các khoản tiền phạt do vi phạm quy chế đấu giá quyền
SDĐ, phạt do chậm nộp tiền thu đấu giá quyền SDĐ.
Sở Tài chính quản lý đối với nguồn thu đấu giá
quyền SDĐ các dự án do TP giao tổ chức phát triển
quỹ đất, các sở, ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và tổ chức đấu giá; nhà đất chuyên dùng thuộc sở hữu
Nhà nước, quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu nhà ở
do TP quản lý. Toàn bộ số thu đấu giá được nộp vào
tài khoản thu đấu giá quyền SDĐ của sở Tài chính tại
kho bạc Nhà nước Hà Nội quản lý, sử dụng theo quy
định…
Quang Dương
Tăng diện tích cho siêu dự
án Tây Hồ Tây
Thông tin từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội
cho biết, siêu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây mới được
điều chỉnh tăng từ 207 ha lên tổng diện tích khoảng
210,43 ha (với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD
của tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc). Như vậy,
với tổng diện tích kể trên dự án sẽ đáp ứng nhu cầu
chỗ ở cho khoảng 25.000 người, điều chỉnh tăng 5.000
người so với quy hoạch cũ.
Dự án Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây nằm ở
khu vực phía Tây Hà Nội, có đường nối cầu Nhật Tân
- Sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án Nhà ga T2, Dự án
Đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật
Tân...Theo dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ thu hồi
tổng cộng 117 ha, trên diện tích đất của các xã Xuân
Đỉnh và Cổ Nhuế thuộc huyện Từ Liêm. Giai đoạn 2
của dự án sẽ thu hồi 90 ha thuộc các phường Xuân La
(Q.Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy) với
kinh phí dự kiến là hơn 5.750 tỷ đồng.
Ngọc Lam
“Phải giải quyết kịp thời bức
xúc chính đáng của nhân dân”
Là nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm
Quang Nghị tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà
Nội ngày 26/6 vừa qua. Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy
Hà Nội đã đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trên địa bàn
trong thời gian qua. Đặc biệt, ông Nghị lưu ý đến công
tác trong nội bộ từng cơ quan, đoàn thể phải thông
nhất như một để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã
hội…Ông lưu ý “Lãnh đạo phải tập trung giải quyết
kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân
dân. Đồng thời phải chăm lo nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân nhất là đối tượng chính sách, nhân
dân vùng xa trung tâm…”….
Từ những phân tích một số vấn đề cụ thể, như vụ
việc Làng Cổ Đường Lâm, Chùa Trăm Gian…Bí thư
lưu ý lãnh đạo các cấp cần phải tập trung giải quyết
kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân
dân để củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng…
Minh Sơn
Giải quyết dứt điểm xe
“dù”, bến “cóc”
P/V
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ
đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan
khẩn trương sắp xếp vận tải liên tỉnh theo đúng quy hoạch 4
hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc (các tuyến đi hướng nào sẽ
điều chuyển về bến xe hướng đấy), bảo đảm không gây xáo
trộn việc đi lại của người dân, cũng như quyền lợi chính
đáng hợp pháp của doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm xe “dù”, bến “cóc”, xe chạy lòng
vòng, gây ảnh hưởng an toàn giao thông. TP Hà Nội cũng
đã có kế hoạch tổ chức sắp xếp lại hệ thống bến xe hiện
có và rà soát quy hoạch, bổ sung thêm bến xe mới ngoài
đường vành đai 3. Đến năm 2020 trên địa bàn thành phố
sẽ bố trí từng bến xe khách liên tỉnh theo từng luồng hành
khách liên tỉnh. Trong giai đoạn trước mắt có thể sử dụng
bến kết hợp (phục vụ không chỉ 1 hướng tuyến).
Do đặc điểm Hà Nội mở rộng, dân số tăng, kinh tế
phát triển mạnh, nên việc quá tải là vấn đề khách quan so
với quy hoạch trước đây. Vì vậy, việc chấn chỉnh hoạt động
vận tải hành khách liên tỉnh, sắp xếp lại luồng tuyến xe ra
vào TP là chủ trương nhằm giảm ùn tắc giao thông nội đô.
Tuy nhiên, cần lộ trình và thời gian để giảm tối đa thiệt hại
về kinh tế cho các doanh nghiệp vận tải. Đặc biệt, các sở
ban ngành chức năng của thành phố cần nghiêm túc dẹp bỏ
hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, để đảm an toàn giao thông,
an ninh trật tự xã hội trên địa bàn Thủ đô. Để giải quyết
dứt điểm việc xe dừng đỗ bắt khách, xe “dù” bến “cóc”
trước tiên cần quy hoạch bến xe. Sở Giao thông Vận tải Hà
Nội đã có kế hoạch điều chuyển một số tuyến xe từ Bến
xe Mỹ Đình đi các bến Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Nước
Ngầm (quận Hoàng Mai), Bến xe Gia Lâm. Đồng thời điều
chuyển một số tuyến từ Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm về
Bến xe Mỹ Đình trên nguyên tắc đúng hướng tuyến, ít làm
ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của các đơn vị. Theo kế
hoạch, sau ngày 20/7/2013, đơn vị vận tải nào không đăng
ký thì Sở sẽ điều chỉnh theo phương án. Để ổn định kinh
doanh, các đơn vị nằm trong diện điều chuyển Đồng thời,
để phục vụ người dân đi lại giữa các bến xe, Sở Giao thông
Vận tải đã tổ chức 5 tuyến xe buýt nhanh tăng cường với
tần suất 10 phút lưu thông giữa các bến xe cho phép người
dân mang hành lý.
Theo nhận định của Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải Hà Nội, sự điều chuyển, phân luồng các
tuyến xe khách vào nội đô là cần thiết và hợp lý với kết cấu
hạ tầng hiện nay của Hà Nội. Ông Liên cũng cho rằng, bến
xe Mỹ Đình lộn xộn phần lớn do “xe dù, bến cóc” và sự
buông lỏng quản lý của các ngành chức năng. Do vậy, khi
điều chuyển xe khách khỏi bến này thì càng phải mạnh mẽ
ngăn chặn các “xe dù”. Còn theo Sở Giao thông Vận tải Hà
Nội, việc điều chuyển bến bãi xe khách là phù hợp với Quy
hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách Thủ đô đến
năm 2020, các phương án sắp xếp đều có tham khảo ý kiến
góp ý của các đơn vị chuyên môn và của các công ty quản
lý bến…để chấn chỉnh lại hoạt động vận tải tại các bến
xe khách, tạo điều kiện cho người Hà Nội cũng như hành
khách trong cả nước ra vào thành phố thuận tiện, an toàn.
theochinhphu.vn
Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
Theo thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, đến
nay, một số đơn vị được UBND TP. giao thực
hiện xây dựng đề án theo Kế hoạch số 04-KH/
BCĐ ngày 1-2-2013 của Ban Chỉ đạo thực hiện
Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về
đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất
lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số
171/KH-UBND ngày 13-12-2012 của UBND TP.
về công tác CCHC năm 2013 còn chậm tiến độ.
Điều đáng lưu ý là việc chậm tiến độ trong
việc xây dựng đề án như vậy không phải là
lần đầu. Cụ thể, trong triển khai các đề án của
Chương trình số 08-CTr/TU đã có gần 10 đề án
không kịp tiến độ trong năm 2012, phải lùi lại
sang quý I năm 2013, đến nay tiếp tục còn một
số đề án bị chậm. Một trong những nguyên nhân
được chỉ ra là công tác chỉ đạo tổ chức triển khai
ở một số cấp, ngành, đơn vị (đặc biệt là các sở,
ngành) còn thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Người
đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự
vào cuộc, chỉ đạo chưa quyết liệt, thậm chí có
nơi còn khoán trắng cho cấp phó hoặc cơ quan
chuyên môn. Điều này có thể thấy ngay trong
các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC. Tại
cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU
đầu năm 2013, chủ yếu người đứng đầu cơ quan,
đơn vị đều ủy quyền cho cấp phó đến dự họp.
Một số đơn vị sát giờ mới báo cáo vắng, thậm chí
còn có đơn vị vắng không lý do. Trưởng Ban Chỉ
đạo đã nhắc nhở các đơn vị cần quan tâm hơn
nữa tới công tác này, nhất là người đứng đầu.
Song, mới đây, ngay tại Hội nghị trực tuyến sơ
kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND
của Chủ tịch UBND TP về “Năm kỷ cương hành
chính - 2013” do Chủ tịch UBND thành phố chủ
trì cũng diễn ra tình trạng tương tự, hầu hết thủ
trưởng các sở, ngành cử cấp phó dự thay, nhưng
chỉ có một giám đốc Sở có báo cáo lý do vắng
mặt. “Năm kỷ cương hành chính - 2013” đặc
biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan,
đơn vị. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị phải chịu trách nhiệm khi xảy ra việc cán bộ,
công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm kỷ
luật, kỷ cương hành chính. Nên chăng, người
đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí sắp xếp để
tham dự các cuộc họp lớn của thành phố về nội
dung công việc mình trực tiếp phụ trách. Từ đó
nắm bắt được đầy đủ tinh thần chỉ đạo của thành
phố để tổ chức triển khai, thực hiện tại đơn vị
mình. Đó cũng là biện pháp góp phần thực hiện
đúng tiến độ các đề án, dự án được giao.
Hải Vân
Hà Nội đề xuất thu hồi
hàng loạt khu đất để xây
trường học
Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội vừa đề xuất
UBND Thành phố thu hồi
hàng loạt khu đất trên địa bàn
để xây dựng trường học.
Theo đây, cơ quan này đề
xuất thu hồi đất do C.ty Phát
triển Hà Nội Cali thuê tại 53 Lê
Đại Hành do vi phạm luật đất
đai, giao cho UBND quận Hai
Bà Trưng để xây trường mầm
non công lập. Cùng với đó là
thu hồi đất do C.ty Chiếu sáng
và Thiết bị đô thị đang quản lý,
sử dụng để xây trường mầm
non Lê Đại Hành. Tại quận
Đống Đa, Sở Tài nguyên và
Môi trường cho biết, hiện các
sở, ngành đang phối hợp với
chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh
dự án, quy hoạch xây dựng
và hồ sơ sử dụng đất. Sau khi
UBND quận hoàn thiện thủ tục,
Sở sẽ sớm trình UBND Thành
phố thu hồi, giao đất để xây
trường học theo quy định.
Cũng theo Sở Tài nguyên
& Môi trường, hiện mới chỉ có
9/29 quận, huyện, thị xã báo
cáo rà soát, đề xuất phương án,
trong đó quận Tây Hồ đề xuất
thu hồi một số lô đất như: thu
hồi 3.158m2 tại số 4 ngõ 108
An Dương của C.y CP XD dân
dụng Hà Nội đang quản lý để
xây trường mầm non Yên Phụ;
thu hồi hơn 2.100 m2 đất tại số
17 -19 Thuỵ Khuê của C.ty Cây
xanh Hà Nội đang để hoang để
xây trường mầm non Chu Văn
An. Q. Hoàn Kiếm đề xuất thu
hồi khu đất tại 49 Phan Bội
Châu (Nhà khách Sơn La) để
xây trường mầm non Sao Mai.
Quận cũng đề nghị bổ sung
1.800m2 tại Hàng Khoai để
xây trường THCS; 1.000m2 tại
88 Hàng Buồm để xây trường
tiểu học; lô đất tại số 4 Tống
Duy Tân để xây trường tiểu học
Điện Biên, lô đất tại 13 Phan
Huy Chú để xây trường tiểu
học Võ Thị Sáu…
Ngoài ra, một số quận,
huyện khác như Quốc Oai, Ba
Vì, Hà Đông…cũng đề xuất
Thành phố thu hồi và giao hàng
chục nghìn m2 đất để xây mới
hoặc mở rộng các trường học
trên địa bàn…
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Contenu connexe

Tendances

DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMTuấn Phạm
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpCe Nguyễn
 
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Ngọc Hưng
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vohinh Ngo
 
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011Hoang anh c-stygia-sothang2-2011
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011huyen_hvnh
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thu-Phuong DO
 
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcle hue
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 

Tendances (20)

DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
 
Mekong 9 2015
Mekong 9 2015Mekong 9 2015
Mekong 9 2015
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
 
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
Thuyet trinh kinh te vi mo de tai tim hieu ngan hang the gioi va ngan hang nh...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam, HAY
 
Tài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệTài chính tiền tệ
Tài chính tiền tệ
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
 
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011Hoang anh c-stygia-sothang2-2011
Hoang anh c-stygia-sothang2-2011
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
10169
1016910169
10169
 
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung QuốcLuận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Luận văn: Giải pháp của Việt Nam để giảm nhập siêu từ Trung Quốc
 
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
10168
1016810168
10168
 

En vedette

ACN OPPORTUNITY
ACN OPPORTUNITYACN OPPORTUNITY
ACN OPPORTUNITYPomalesJ
 
Residential Portfolio
Residential PortfolioResidential Portfolio
Residential Portfoliojlagorga
 
Time Mastery On Demand
Time Mastery On DemandTime Mastery On Demand
Time Mastery On DemandDavida Shensky
 
Pedder and Scampton community brochure part 1 and 2
Pedder and  Scampton community brochure part 1 and 2Pedder and  Scampton community brochure part 1 and 2
Pedder and Scampton community brochure part 1 and 2Gill_Scampton
 
Solar Cogeneration
Solar CogenerationSolar Cogeneration
Solar Cogenerationpaulc1884
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Predstavitev1 Vsi
Predstavitev1 VsiPredstavitev1 Vsi
Predstavitev1 Vsimalena88
 

En vedette (8)

Continentes
ContinentesContinentes
Continentes
 
ACN OPPORTUNITY
ACN OPPORTUNITYACN OPPORTUNITY
ACN OPPORTUNITY
 
Residential Portfolio
Residential PortfolioResidential Portfolio
Residential Portfolio
 
Time Mastery On Demand
Time Mastery On DemandTime Mastery On Demand
Time Mastery On Demand
 
Pedder and Scampton community brochure part 1 and 2
Pedder and  Scampton community brochure part 1 and 2Pedder and  Scampton community brochure part 1 and 2
Pedder and Scampton community brochure part 1 and 2
 
Solar Cogeneration
Solar CogenerationSolar Cogeneration
Solar Cogeneration
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Predstavitev1 Vsi
Predstavitev1 VsiPredstavitev1 Vsi
Predstavitev1 Vsi
 

Similaire à Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen inHán Nhung
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekongduyenbc
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen inHán Nhung
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Hán Nhung
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Hán Nhung
 
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...TiLiu5
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...phamhieu56
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Hán Nhung
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Hán Nhung
 

Similaire à Mk chuyen in 25 7-20 trang 3 (20)

So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekong
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
171
171171
171
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
 
130
130130
130
 
181a
181a181a
181a
 
134
134134
134
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAYLuận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
 
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 

Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

  • 1. THÔØI BAÙO thbmekong@ gmail.com tbmekong@ yahoo.com www.vilacaed.org.vn Soá 43+44 Thaùng 7/2013 TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED) Kyû nieäm ngaøy Thöông binh - Lieät sy õ27/7 Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Huûa Phaên - CHDCND Laøo: Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam Caåm phaû: Baûn saéc hieän ñaïi vaø phaùt trieån Trang: 3 Trang: 20 Lãnh đạo Hội VILACAED và lãnh đạo tỉnh Hủa Phăn cùng lãnh đạo DN Việt Nam tại Lào Lượng hàng hóa dự kiến sẽ được vận chuyển qua tuyến đường sắt xuyên Á từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông ̣mở rộng Linh öùng laï trong leã caàu sieâu & tuïng kinh nieäm Phaät Trang: 19 Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng... Trang: 8 Boû tröùng vaøo moät gioû hay nhieàu gioû? Trang: 5 Cuïc Thueá tænh Baéc Ninh: Nhöõng noã löïc vöôït khoù Trang: 4
  • 2. Soá 43+44 (Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 2 THEO DOØNG THÔØI SÖÏ Việc hoàn thành công tác cắm mốc giới trên thực địa là “hoa thơm, trái ngọt” được đơm kết từ quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; là thành quả của tình bạn, tình đồng chí thủy chung, son sắt, thể hiện sự nhất trí cao, sự tin cậy lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Sáng 9/7, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On (Bolikhamsai), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào đã tổ chức Lễ Chào mừng hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Thongsing Thammavong đồng chủ trì buổi lễ. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao LàoThoonglun Sisulit, đại diện một số bộ, ngành, địa phương của hai nước. Việc khánh thành cột mốc đại 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On (Bolikhamsai) có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới nói riêng và sự phát triển của hai nước nói chung. Việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc bắt tay ngay vào giai đoạn tiếp theo hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để có thể hoàn thành toàn bộ Dự án vào năm 2014… theochinhphu.vn Ngày 8/7 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải Đinh La Thăng đã tiếp và làm việc với ngài Tekreth Samrach - Quốc vụ khanh Vương quốc Campuchia đồng thời cũng là Chủ tịch Hãng Hàng không Campuchia Angkor Air liên doanh với Việt Nam. Phát biểu tại buổi làm việc, Ngài Tekreth Samrach mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác cấp cao giữa 2 Chính phủ Việt Nam – Campuchia, đặc biệt là với Bộ GTVT Việt Nam. “Tôi mong muốn sẽ có những buổi gặp gỡ, làm việc hàng năm, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 bên” - Ngài Tekreth Samrach đề nghị. Cũng theo ngài Tekreth Samrach, thời gian qua, phía Campuchia đã có rất nhiều hỗ trợ về tài chính, chính sách… cho Angkor Air. Trong thời gian tới, Campuchia cam kết sẽ duy trì sự hỗ trợ này và mong muốn phía Việt Nam cũng quan tâm hỗ trợ cho Angkor Air. Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao sự phát triển của Angkor Air sau 4 năm hoạt động và khẳng định: Việc thành lập và phát triển hãng hàng không liên doanh giữa hai quốc gia Việt Nam - Campuchia không đơn thuần là hợp tác về kinh tế giữa 2 nước mà còn mở ra hình mẫu sự hợp tác phát triển mới, đặc biệt là các lĩnh vực hàng không, đầu tư tài chính, ngoại giao, ngân hàng… “Bộ GTVT cam kết sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để cùng phối hợp chỉ đạo liên doanh ngày càng phát triển” - Bộ trưởng Thăng khẳng định. Được biết, dù mới thành lập nhưng Angkor Air đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị thế của mình, duy trì tốt các đường bay quốc tế và nội địa, phục vụ chu đáo, an toàn cho các chuyến bay chuyên cơ của Chính phủ Hoàng gia Campuchia, tạo dựng và củng cố hình ảnh của một hãng hàng không quốc gia theo đúng yêu cầu của Chính phủ Campuchia. Tuyên Quang Hoàn thành tăng dày, tôn tạo mốc biên giới: Cơ hội mới thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào Boä tröôûng Ñinh La Thaêng tieáp Quoác vuï khanh Vöông quoác Campuchia: Phát triển quan hệ VN - Campuchia trở thành hình mẫu hợp tác mới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Giữ vững đà tăng trưởng Thu Hiền Theo công bố mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 06 tháng đầu năm nay, tất cả chỉ tiêu sản xuất chủ yếu đều có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2012: Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13,64 triệu tấn (bằng 106,3% KH 06 tháng và 54,1% KH năm); sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 9,05 tỷ kWh (130,0% KH 06 tháng và 65,3% KH năm, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2012); sản xuất đạm đạt 828 nghìn tấn (101,0% KH 06 tháng và 54,5% KH năm)… Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,5 triệu tấn dầu quy đổi; có 04 phát hiện dầu khí mới… Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 364,3 nghìn tỷ đồng (115,8% KH 06 tháng và 56,3% KH năm); nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 82,8 nghìn tỷ đồng (116,8% KH 06 tháng <tương đương vượt 11,9 nghìn tỷ đồng> và 51% KH năm)… Nói chung hầu hết các đơn vị trong đều giữ vững nhịp độ SXKD… Được biết, toàn Tập đoàn đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm bằng việc đã chủ động đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm, cụ thể - Để về đích KH năm 2013 như đã đề ra. Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam cho biết về vấn đề nhiều người quan tâm là, trong tháng 7 này, Tập đoàn sẽ hoàn thành phê duyệt phương án tái cấu trúc cho các đơn vị thành viên để có định hướng phát triển rõ ràng và “Hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành rất khó khăn. Vấn đề là chọn thời điểm thoái vốn phù hợp để bảo toàn được vốn của Nhà nước ở mức cao nhất. Với đơn vị thua lỗ, việc cắt lỗ như thế nào cũng cần phải tính và chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính”… Nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ được xử lý riêng Minh Quang Dự kiến trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu các DNNN thực hiện phân loại các khoản nợ, chỉ ra các khoản nợ có dấu hiệu xấu để xử lý tốt hơn. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp của Chính phủ, đến tháng 1.2013 nợ phải trả của các tập đoàn, TCty Nhà nước là 1,33 triệu tỉ đồng, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần, trong đó có nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, vượt qua giới hạn cho phép nhiều lần. AAA: Đầu tư dự án tại Lào ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2013 với sản lượng sản xuất đạt 33.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng và LNTT đạt 55 tỷ đồng. Theo thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2013 của C.ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (AAA) tổ chức vừa qua. Năm 2013, Cty sẽ hoàn thành việc xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất số 1 tại KCN Nam Sách, TP. Hải Dương và hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo đúng kế hoạch. ĐHCĐ cũng đã nhất trí thông qua việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư vốn góp cổ phần đã chào bán các năm 2008-2010 cho việc đầu tư dự án tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. T.Hiên Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, từ ngày 24-26/7 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng thống Barack Obama là dịp lãnh đạo hai nước trao đổi về những định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển. Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ lần thứ hai của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sau gần hai thập niên hai nước bình thường hóa quan hệ và là chuyến trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, các kênh trao đổi giữa hai nước ngày càng đa dạng. Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn là sự triển khai tích cực đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, cũng như chiến lược hội nhập quốc tế của nước ta. Ngoài hội đàm với Tổng thống Obama, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có các cuộc gặp lãnh đạo Quốc hội, nhiều thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ, gặp gỡ chính giới, nhiều do- anh nghiệp và học giả, bạn bè, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ… Đánh giá về thực trạng và triển vọng quan hệ hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường nhận định, dựa trên nền móng khá vững chắc với những cơ chế hợp tác ổn định cho quan hệ song phương, quan hệ hai nước còn rất nhiều tiềm năng và hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về mối quan hệ giữa hai nước trong những năm tới… chinhphu.vn Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ Phương Nguyên Campuchia: Dự báo tăng trưởng ấn tượng Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) đưa ra dự đoán nền kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay và 7,5 % trong năm 2014, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hai thị trường chính của Campuchia là EU và Mỹ. Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á 2013” (ADO2013) của ADB cho rằng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và đồ da, một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của Campuchia, sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khoảng 75% trong năm 2012, lên 1,5 tỷ USD, sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm 2013. Ngành công nghiệp dự kiến tăng 10,5%, nhờ các dự án công nghiệp mới sản xuất phụ tùng ôtô, điện tử, chế biến nông sản, du lịch, cũng như đa dạng hóa sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm giá trị cao hơn. Khu vực dịch vụ dự kiến tăng khoảng 7%, nhờ sự tăng trưởng ổn định của du lịch và bất động sản. Năm 2013, nông nghiệp Campuchia, ngành kinh tế chủ đạo của nước này trong điều kiện thời tiết thuận lợi có khả năng tăng trưởng 4%, nhờ những chính sách hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xay xát, xuất khẩu gạo. Đỗ An
  • 3. Soá 43+44(Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 3THEO DOØNG THÔØI SÖÏ Từ ngày 26/6 - 29/6/2013, Đoàn công tác của Hội Hợp tác Phát triển Kinh tế Việt Nam-Lào- Cămpuchia (VILACAED) đã đi thăm và nghiên cứu, khảo sát thị trường tỉnh Hủa Phăn-CHDCND Lào. Đoàn gồm có ông Bùi Tường Lân-Phó Chủ tịch Thường trực Hội, ông Nguyễn Minh Tú- Phó Chủ tịch Hội và đại diện một số doanh nghiệp. Đoàn đã gặp và làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp, Sở Mỏ và năng lượng, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Hủa Phăn. Đoàn cũng tiếp kiến và làm việc với đ/c Khamhoung- UVTW Đảng NDCM Lào, Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Hủa Phăn và thăm khu dự án du lịch Viêng Xay cùng một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào. * Hủa Phăn: Thị trường đầu tư đa dạng, gắn kết thuận lợi với thị trường Việt Nam. Hủa Phăn có đường biên giới chung dài 598 km với 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La, cùng 11 cửa khẩu với Việt Nam, trong đó 1 cửa khẩu quốc tế Na Mèo, 3 cửa khẩu phụ, còn lại là cửa khẩu quốc gia. Phía bạn đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về các tiềm năng và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, từ nông nghiệp, đến mỏ- khoáng sản, thương mại- công nghiệp, thủy điện, kết cấu hạ tầng. Về thủy điện: Hủa Phăn có 29 điểm có khả năng xây dựng thủy điện với công suất từ 0,2 MW đến 100 MW, Trong đó, 12 điểm đã có doanh nghiệp ký MOU; còn lại 17 điểm với công suất từ 0,2 MW đến 50 MW. Về mỏ- khoáng sản: Hủa Phăn có mỏ sắt, đồng, thiếc, đồng đỏ, than, mangan, đá granit. Ngoài dự án đồng đỏ tại Xiềng Khọ, các nguồn khoáng sản hầu như chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và hàm lượng. Hủa Phăn cũng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa chất lượng cao, ngô, rau sạch, nấm, cây ăn quả, cây ép dầu (trẩu) và chăn nuôi như trâu, bò, dê, lợn, gà, cá, ong...v...v... Gạo Hủa Phăn ngon và nổi tiếng nhất nước Lào. Tỉnh cũng có tiềm năng về du lịch, đặc biệt du lịch thiên nhiên gắn với du lịch văn hóa và gắn với căn cứ địa cách mạng Viêng Xay. Dự kiến toàn bộ huyện Viêng Xay sẽ trở thành huyện du lịch. Khu vực suối nước nóng và kỳ quan thiên nhiên về đá tại huyện Viêng Thong cũng rất hấp dẫn. Hủa Phăn dự kiến xây dựng khu kinh tế mới và đô thị mới tại Nọng Khạ cạnh sân bay mới đang được xây dựng với 4.000 ha, cho thuê 90 năm, sau đó kéo dài 45 năm, 7 năm đầu miễn thuế. Với địa thế cơ bản là vùng núi, Hủa Phăn có nhu cầu rất lớn trong phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường sá, sân bay (hiện sân bay quốc tế do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đang được xây dựng). Hủa Phăn cũng có tiềm năng và nhu cầu trong xây dựng chợ, siêu thị, chế biến thức ăn gia súc, chế biến gạo và hoa quả, sản xuất xi măng, dệt tơ tằm...để phát triển công nghiệp- thương mại. Hoan nghênh nhiệt liệt Đoàn công tác của Hội VILACAED, Đ/c Khamhoung- Ủy viên BCH TƯ Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy kiêm tỉnh trưởng Hủa Phăn đã tiếp thân mật và thông báo cho Đoàn một số thông tin liên quan tới phát triển của tỉnh. Năm 2010, tỉnh chỉ thu hút được 4,7 triệu USD, nhưng sau 01 năm bạn đã thu hút được 20 triệu USD FDI. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng, nhất là đường sá, lưới điện còn rất khó khăn. Nhưng thu hút đầu tư nước ngoài có tiến bộ vượt bậc. Đ/c nhấn mạnh, các lĩnh vực đầu tư có tiềm năng là trồng trọt, chăn nuôi (lúa nếp nương, trẩu, rau sạch, ngô, mận, chanh leo...); chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt, cá; du lịch, dệt thổ cẩm; thủy điện, khai thác mỏ...Và khẳng định, Hủa Phăn luôn mở rộng cánh cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam vì Hủa Phăn gắn kết rất thuận lợi về mặt giao thông với Việt Nam; từ Thị xã Sầm Nưa vế cửa khẩu Na Mèo- Thanh Hóa có 80 Km; mấy năm gần đây, môi trường chính sách của Hủa Phăn rất thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường Hủa Phăn trở nên sôi động một cách hấp dẫn. * Mở đầu hợp tác trực tiếp của Hội VILACAED với tỉnh Hủa Phăn: Trong buổi gặp gỡ với Bí thư tỉnh ủy Hủa Phăn và làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, Hội VILACAED kiến nghị với phía bạn, hợp tác trực tiếp trên hai lĩnh vực: Một là, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giống cây, con và tư vấn phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, hai đơn vị thuộc Hội VILACAED hợp tác với 2 Trung tâm giống của tỉnh để thực hiện dự án này. Hai là, phối hợp cùng với bên thứba(vídụThụyĐiển)thựchiệnhỗtrợxóađói,giảm nghèo cho nhân dân khu vực vùng biên của hai bên. Đ/c Bí thư, tỉnh trưởng và các cơ quan bạn hoan nghênh và ủng hộ việc hợp tác trực tiếp giữa Hội VILACAEDvớitỉnhHủaPhănmàĐoànđãkiếnnghị. Hủa Phăn là một điểm đến đầy hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hội viên của Hội VILACAED nói riêng, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay đang có sự thay đổi quan trọng về mọi mặt. Tất nhiên, sự thành công đầu tư, kinh doanh không tự nó đến mà là thành quả của sự quyết tâm, trí tuệ và sự kiên trì của các doanh nghiệp của chúng ta. Huûa Phaên - CHDCND laøo: Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam TS. Nguyễn Minh Tú Phó Chủ tịch Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế VN-Lào-CPC Vai trò của Hội, Hiệp Hội ngày càng được đánh giá cao Hồng Ánh Không chỉ thay đổi được cách nhìn của doanh nghiệp (DN) - Các hiệp hội ngành nghề đang dần khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc đồng hành với các DN qua các đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và chủ động đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN . Để đồng hành vượt khó hiệu quả hơn với các DN cả nước nói chung, đặc biệt các DN hội viên của Hội và hỗ trợ các DN thông tin về thị trường đầu tư - Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào- Campuchia (VILACAED) đã tổ chức các Chương trình, Hội thảo, Tọa đàm và các chuyến đi khảo sát thực tế cho các DN Việt Nam, như Tọa đàm: “Myanmar-Thị trường mới nổi”, chuyến khi khảo sát thực tế ở Hủa Phăn…mới đây, Chương trình “Triển lãm Đầu-Thương mại-Du lịch và Đoàn khảo sát thị trường tại tỉnh Champasak-Lào” vào cuối tháng 7 này. Đồng thời, đề xuất và kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa…một số cơ chế, chính sách cho phù hợp hiệu quả hơn với tình hình thực tế của các thị trường vùng Mêkông, đặc biệt Lào-Campuchia-Myanmar… Hay như trước thực trạng sản xuất nông nghiệp đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng trong khi đầu ra bị co hẹp, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, các hiệp hội ngành nghề gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có buổi làm việc với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế, Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu năm 2013, nhằm đánh giá và tìm giải pháp tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản… Trước những kiến nghị từ các hiệp hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện 8 giải pháp trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ; các bộ, ngành cần đẩy mạnh đàm phán song phương với các đối tác nhằm giảm các rào cản thuế quan, tăng cường vai trò của các hiệp hội. Phó thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao vai trò của các hiệp hội trong hoạt động đổi mới cải cách thủ tục hành chính. Và cũng cần chủ động tăng cường thông tin, xây dựng lòng tin cho thị trường... Lễ Đúc tượng Nhà Lão thành Cách mạng Tống Văn Trân Nam - Thương Ngày 03/07/2013, tại Cụm CN thị trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định đã diễn ra lễ đúc tượng nhà lão thành cách mạng Tống Văn Trân-Nhà Cách mạng đầu tiên của Ý Yên những năm 20-30 của thế kỷ trước. Bức tượng đúc bằng đồng khối thay thế tượng bê tông trước đó, là công trình tâm linh mang đậm tính nhân văn - xã hội sâu sắc dưới sự chỉ đạo sát sao, định hướng và hài hòa của các cấp Đảng ủy, Chính quyền UBND huyện cùng sự đóng góp chủ yếu của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn. Tượng được đúc xong vào hồi 18h cùng ngày, sau khi hoàn thiện các thủ tục kỹ thuật được dâng ra Đài tưởng niệm vào ngày 27/07 tới. Chương trình: Triển lãm Đầu tư - Thương mại - Du lịch TP. HCM 2013 và Đoàn khảo sát Thị trường tại tỉnh Champasak - Lào Nhằm đẩy mạnh Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch vào tỉnh Champasak nói riêng, thị trường Lào nói chung và trao đổi giao lưu thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch thể hiện tình đoàn kết hữu nghị gắn bó keo sơn giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức 02 chương trình tại thị trường Champasak - Lào như sau: *Chương trình 1: Triển lãm Đầu tư-Thương mại-Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2013 (HoChiMinh City Show 2013): Từ ngày 22/07/2013 đến 26/07/2013 (02 ngày triển lãm chính là 23/07 và 24/07/2013). 1. Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau: * 100% chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế, dàn dựng tổng thể, chi phí quảng bá chung cho toàn bộ khu vực triển lãm. * 100% chi phí thiết kế in ấn poster, kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự. * 100% chi phí tham dự Hội thảo * Các chi phí khác: khách mời đến tham quan và giao dịch tại triển lãm, an ninh, dọn dẹp vệ sinh, điện, nước… 2. Chi phí tham gia chương trình: * Di chuyển bằng xe ô tô: 11.200.000 VNĐ/ người * Di chuyển bằng máy bay: 17.500.000 VNĐ/ người *Chương trình 2: Đoàn khảo sát thị trường: từ ngày 22/07/2013 đến ngày 25/07/2013. 1. Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau: * 100% chi phí thiết kế in ấn kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự * 100% chi phí tham dự Hội thảo * 100% chi phí gặp gỡ và làm việc với các đối tác 2. Chi phí tham gia chương trình: 11.200.000 VNĐ/ người. Kính mời các doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham gia trước ngày 15/07/2013 theo hồ sơ đính kèm về địa chỉ sau: Văn phòng Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào- Campuchia, Tầng 07 ( Phòng 707)- số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 08043470 Email: vilacaed@mpi.gov.vn Liên hệ: Ms. Nhung (0976.437.991) Trân trọng!
  • 4. Soá 43+44 (Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 4 KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN LTS: Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, SXKD của các doanh nghiệp trong cả nước phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng không ngoại lệ. Thực tế này ngoài việc ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, còn tạo áp lực lớn lên nguồn thu ngân sách của Bắc Ninh. Dù thế, ngành Thuế của tỉnh đã nỗ lực vượt khó và đạt được những kết quả khá ấn tượng: Trong bối cảnh muôn vàn cam khó, ngành thuế Bắc Ninh, trong những năm qua vẫn phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng lớn của CBCC trong toàn ngành. Góp phần quan trọng vào sự phát triển của Bắc Ninh - Tỉnh vốn nổi tiếng là trù phú và sầm uất bậc nhất khu vực Bắc bộ. Trả lời cho câu hỏi của P/V Báo Thời báo Mêkông về những khó khăn và kết quả hoạt động của ngành Thuế Bắc Ninh thời gian qua - Phó Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh, Ông Nguyễn Văn Hải cho biết: - Triển khai thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong bối cảnh kinh tế nước ta, trong đó có Bắc Ninh chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu-SXKD của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn như: Sản phẩm tồn kho lớn, đặc biệt là khó khăn về tài chính, nhất là vốn phục vụ cho SXKD…Bởi thế, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ trên 15% giai đoạn 2015-2010, giảm xuống còn 10%- 12%, từ 2011 đến nay. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển và mở rộng nguồn thu ngân sách, thể hiện qua kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách các năm. Năm 2010, hoàn thành là 128 % dự toán (bằng 138% so với năm trước); Năm 2011, là 109 % (bằng 114% so với năm trước); Năm 2012, đạt 100 % (bằng 110% so với năm trước) và 6 tháng đầu năm 2013, đạt 52%. Ước tính năm 2013, hoàn thành 101 % dự toán. * Thưa ông, những năm qua ngành thuế Bắc Ninh đã có sự chuẩn bị như thế nào từ đội ngũ CBNV cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động của ngành? - Ông Nguyễn Văn Hải: Ngành Thuế Bắc Ninh đã chuẩn bị cho đội ngũ CBNV trên các mặt: Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tiến hành rà soát đánh giá trình độ của đội ngũ CBCC, để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB. Tính đến thời điểm này số CBCC có trình độ đại học trở lên chiếm khá cao, trong đó số CBCC có trình độ thạc sỹ và đang học thạc sỹ cũng tỷ lệ tương đối đáng kể. Hàng năm Ngành tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kiến thức chuyên môn cho toàn thể CBCC, nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC. Và thực hiện việc bố trí CBCC vào các vị trí công việc phù hợp với khả năng, đặc biệt thực hiện việc luân chuyển, luân phiên công việc theo quy định nhằm bồi dưỡng trình độ cho cán bộ vừa theo hướng chuyên môn hóa vừa theo hướng nắm bắt tổng hợp để sẵn sàng bổ sung, thay thế khi cần thiết. * Ông có thể cho biết định hướng phát triển và nhiệm vụ ưu tiên chính trong thời gian tới của Ngành Thuế Bắc Ninh? - Ông Nguyễn Văn Hải: Định hướng phát triển của Ngành thuế Bắc Ninh trong thời gian tới là phấn đấu thực hiện tốt tuyên ngôn của ngành đó là : “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính, Đổi mới”. Trong đó nhiệm vụ ưu tiên chính là “Minh bạch và chuyên nghiệp. Vì ”Minh bạch là Chính sách thuế, thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai thủ tục hành chính thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Chuyên nghiệp là : Cán bộ, công chức thuế có đầy đủ năng lực, kiến thứcchuyênmônvàkỹnăngthànhthạo;luôntậntâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế”. Thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chính này sẽ làm giảm các thủ tục hành chính về thuế cho doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, là biện pháp thiết thực nhất cải thiện chỉ số CPI của ngành thuế nói riêng và của tỉnh nói chung. * Kết quả CPI của Bắc Ninh 2012 đã phản ánh một phần bức tranh môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư của toàn tỉnh trong năm qua. Đây cũng là dịp để các cấp chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau nhìn lại các hoạt động của mình. Với vai trò và chức năng của ngành – Theo ông, tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy cải thiện chỉ số PCI hơn nữa? - Ông Nguyễn Văn Hải: Năm 2011 Bắc Ninh xếp thứ hai toàn quốc về chỉ số PCI, nhưng năm 2012 giảm xuống xếp vị trí thứ 10 trong đó có 6 chỉ số thành phần giảm điểm, trong các chỉ số giảm điểm có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” giảm 0,63 điểm. UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 58-KH-UBND ngày 09/5/2013 về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013. Các ngành, các địa phương có liên quan đã thực hiện xây dựng cụ thể kế hoạch nâng cao chỉ tiêu năng lực cạnh tranh thuộc trách nhiệm cơ quan đơn vị minh về các chỉ số, trong đó có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”. Với vai trò chức năng của mình, Ngành thuế Bắc Ninh cho rằng cần có một số chính sách hỗ trợ cụ thể hơn của tỉnh để thúc đẩy cải thiện chỉ số PCI như: Có quy định cụ thể chính sách hỗ trợ về tài chính cho từng loại đối tượng, quy mô doanh nghiệp, khi thực hiện tiến hành đầu tư tại địa phương (Trong khu CN và ngoài khu CN) theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính Phủ bao gồm: Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đầu tư hạ tầng trong và ngoài khu CN, hỗ trợ về đào tạo nghề… Các chính sách hỗ trợ cần gắn với chất lượng và hiệu quả đầu tư của các dự án, nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành đầu tư thực sự và có hiệu quả. * Trân trọng cảm ơn ông Bùi Cường (thực hiện) CUÏC THUEÁ TÆNH BAÉC NINH: Nhöõng noã löïc vöôït khoù Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Cục Trưởng Cục Thuế Bắc Ninh ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng kinh tế 5,2% năm 2013 Công bố báo cáo ngày 16.7 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, 5 nước phát triển nhất trong khối ASEAN gồm Việt Nam, Indone- sia, Malaysia, Philippines, Thái Lan có mức tăng trưởng dự báo không cao. Theo đó, mức tăng trưởng dự báo sẽ đạt 5,2% năm 2013 và tăng lên 5,6% năm 2014. Theo ADB, nhu cầu tiếp tục ở mức thấp tại các nền kinh tế công nghiệp lớn cùng với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang tiếp tục tạo sức ép lên triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Á đang phát triển và làm giảm triển vọng của cả khu vực Đông Á cũng như ở một mức độ ít hơn là triển vọng của khu vực Đông Nam Á, nơi mà Philippines và các nền kinh tế lớn trong ASEAN khác vẫn đang có được sự tăng trưởng vững chắc…Báo cáo cũng ghi nhận rằng tăng trưởng xuất và nhập khẩu đã chậm lại trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đang yếu, tuy nhiên niềm tin của người tiêu dùng vẫn tiếp tục vững mạnh… L.S Gần 25.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động Từ đầu năm đến ngày 30.6.2013, toàn quốc có 24.931 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê của ngành Thuế, từ đầu năm đến ngày 30/6/2013, toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 249 doanh nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp FDI, 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 24.931 doanh nghiệp, trong đó có 202 DN Nhà nước, 269 doanh nghiệp FDI, 24.460 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. M.N CPI Hà Nội tháng 7 tăng 0,22% Theo Cục Thống kê TP.Hà Nội, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng mạnh nhất trong tháng 7 với mức 1,15% so với tháng trước. Đây là tác động của việc tăng giá xăng dầu vừa qua. Tương tự, nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng 0,66% so với tháng trước do “đóng góp” của việc tăng giá gas hồi đầu tháng. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số giá tăng sau khi giảm 3 tháng liên tiếp (tháng 3, 4, 5), chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có dịch chuyển tích cực. M.H PTSC: TOP 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam Tại lễ tổng kết và trao danh hiệu cho các nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, T.Cty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí VN (PTSC) đã được trao danh hiệu “Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng VN năm 2013”. Theo thông tin từ Ban tổ chức đây là hoạt động dành cho các nhãn hiệu tiêu biểu VN trong hội nhập, cạnh tranh quốc tế và là cơ hội thuận lợi để các nhãn hiệu của các DN VN đến với bạn bè thế giới, giúp các DN VN xây dựng nhãn hiệu cũng như bảo hộ nhãn hiệu, tránh được sự vi phạm nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh. Qua vòng tuyển chọn, tư vấn, đánh giá…PTSC là nhãn hiệu đã thỏa mãn các tiêu chí đánh giá theo Điều 75 Luật Sở hữu Trí tuệ - 2005: Có tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ; ảnh hưởng thị trường cao, mang lại doanh thu lớn, đồng thời đạt các tiêu chí về năng lực cạnh tranh, quản lý chất lượng sản phẩm - dịch vụ, sản xuất thân thiện và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, chủ động vượt qua khó khăn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tích cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội…Với những thành tích nêu trên, thương hiệu PTSC đã vào danh sách chung cuộc và được vinh danh trong “TOP 20 thương hiệu nổi tiếng nhất 2013” của VN. Được biết, PTSC là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PetroVietnam). Lĩnh vực hoạt động chính của PTSC là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí. Trong đó có nhiều loại hình dịch vụ chiến lược, mang tính chất mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như dịch vụ tàu chuyên ngành; dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt các công trình dầu khí… P.K
  • 5. Soá 43+44(Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 5 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 4,9%, thấp hơn mức tăng 4,93% của cùng kỳ năm ngoái. Một khoảng cách tuy rất nhỏ nhưng cũng đủ để làm nhạt bớt phần nào niềm lạc quan về tăng trưởng năm nay. Chỉ mới nửa chặng đường nên chưa thể nói liệu đoàn tàu có về đích đúng tiến độ hay không. Nhưng hiện tại, một điều có thể cảm nhận là con tàu “tăng trưởng” vẫn chưa thể tăng tốc mạnh hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có khu vực dịch vụ là tăng cao hơn năm ngoái, còn 2 khu vực trụ cột là nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng dường như ngày càng đuối sức khi tăng thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Hai đầu tàu kinh tế lớn nhất nước cũng đã tăng trưởng chậm lại. GDP 6 tháng đầu năm của Hà Nội chỉ tăng 7,67%, nhỉnh hơn một chút so với mức 7,6% của năm 2012. Trong khi đó, GDP của TP.HCM lại giảm từ 8,1% xuống còn 7,9%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tuy đã tăng nhẹ trở lại, nhưng đây là tháng thứ tư liên tiếp chỉ số này hoặc giảm hoặc tăng nhỏ giọt. Điều này cho thấy sức cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu. Và việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất trong 6 tháng đầu năm đã không tác động đáng kể đến sức mua của người dân cũng như đầu tư của doanh nghiệp. Điều này một phần là do nền kinh tế còn bị tắc nghẽn ở khâu nợ xấu chưa được giải quyết và sự yếu kém của các ngân hàng. Lãi suất đầu vào đã giảm, nhưng lãi suất đầu ra chưa giảm nhiều. So với các nước khác trong khu vực, lãi suất của Việt Nam vẫn ở mức cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Đó là lý do khiến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đặt ra mục tiêu từ đây đến cuối năm phải đưa lãi suất cho vay đồng loạt xuống dưới 13%/năm. Nhưng thực hiện được điều này không phải dễ vì lạm phát có khả năng sẽ tăng trở lại vào các tháng cuối năm. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán nợ xấu (VAMC) cũng cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Sau 1 tháng triển khai, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết chỉ mới giải ngân được cho 1-2 trường hợp vay mua nhà từ gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng. Kinh tế thế giới cũng đang có những chuyển biến mới, có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ giảm dần quy mô chương trình mua lại trái phiếu trong năm 2013 và có thể sẽ ngừng hẳn vào năm 2014. Việc FED dừng chương trình này sẽ là việc tốt nếu kinh tế Mỹ phục hồi đúng như dự báo của cơ quan này. Nếu không, thảm họa sẽ xảy ra. Đó cũng là nỗi lo của nhà kinh tế Paul Krugman. Ông hy vọng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi với tốc độ đủ để xóa tan nỗi lo của ông; còn không FED có thể đã phạm một sai lầm mang tính lịch sử. Sự rung lắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Không chỉ vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên mức 12,85%. Hành động này được cho là một biện pháp để hạn chế tốc độ gia tăng tín dụng, vốn đang ở mức nguy hiểm đối với hệ thống tài chính Trung Quốc. Tuy vậy, với một nền kinh tế quá phụ thuộc vào tín dụng, việc thắt chặt sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, gián tiếp ảnh hưởng đến các nước giao dịch thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Theo C.ty Chứng khoán TP.HCM, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 10,8% tổng giá trị xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam. C.ty này cho rằng đà suy giảm của Trung Quốc có thể sẽ tác động lớn đến tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn. Nhìn chung, những chướng ngại cản trở tốc độ tăng trưởng Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng. Đó là môi trường vĩ mô ổn định hơn nhiều so với năm 2012. Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt hơn 62 tỉ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm cũng rất khả quan, cả về lượng đăng ký mới lẫn vốn giải ngân. Niềm tin của doanh nghiệp cũng tăng lên. Theo báo cáo mới nhất về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết do C.ty Truyền thông Tài chính StoxPlus thực hiện, có đến hơn 60% các doanh nghiệp đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cao hơn năm ngoái. Trong đó, tham vọng nhất là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng. Tuy vậy, giữa mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được luôn có khoảng cách. Năm ngoái, chỉ có 34% doanh nghiệp niêm yết trên sàn đạt được mục tiêu đã đề ra. Ñaâu laø ñaùy taêng tröôûng? Phạm Diệu Quỳnh KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN Bỏ trứng vào một hay nhiều giỏ? Hồng Ánh. Những câu chuyện thú vị của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ C. Ty CP Tập đoàn Phú Thái đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi quanh chủ đề “Bỏ trứng vào một giỏ hay nhiều”? Trong một cuộc hội thảo mới đây có tên gọi “CEO và chiến lược đa dạng hóa kinh doanh”, nhiều cử tọa - vốn đã quá quen với câu tục ngữ “Không bỏ hết trứng vào một giỏ” - đã vặn lại ông Đoàn: Tại sao bàn về chuyện đa dạng hóa kinh doanh, lại là trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy rủi ro như hiện nay mà ông lại một mực nói rằng: “Chỉ nên bỏ trứng vào một giỏ”(?) *Khi nào có nhiều trứng hẵng hay… Lôi cuốn người nghe bằng những câu chuyện có vẻ như mâu thuẫn nhau, ông chủ của Tập đoàn Phú Thái kể, có lần đi công tác Hàn Quốc, ông tìm ăn phở Việt Nam do một người Hàn Quốc 100% làm chủ. Ông đã ngỡ ngàng vì nhà hàng chỉ bán một món, không hoàn toàn giống phở Việt Nam, nhưng rất ngon, nhà hàng đảm bảo vệ sinh và phục vụ chuyên nghiệp. Lần khác nữa, ông gặp một vị khách Nhật chỉ chuyên sản xuất… váng đậu! Thấy mọi người xung quanh đều tỏ ra hết sức trọng vọng ông khách có cái nghề gia truyền đã 5 đời rất giản dị này, ông Đoàn mới tìm hiểu và vỡ lẽ: Tuy chỉ làm có một mặt hàng, nhưng doanh nghiệp của ông này có sản lượng và chất lượng sản phẩm đứng đầu thế giới. Nhưng không đơn thuần chỉ nói chuyện “một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, ông Đoàn tiếp tục kể chuyện đi khảo sát thị trường bánh đậu xanh Hải Dương. “Ở một doanh nghiệp đã có thương hiệu, mọi thứ từ to đến bé đều phải hỏi đến “cụ” Tổng Giám đốc đã trên 80 tuổi. Thật ra họ cũng chỉ làm có vài mã hàng; chất lượng, bao bì bao nhiêu năm nay vẫn thế, phương thức bán hàng cũng không thay đổi; sản phẩm thì 90% xuất khẩu đi Trung Quốc. Tồn tại mãi với “công thức” đơn giản như vậy thì việc bị làm nhái (như lời doanh nghiệp phàn nàn) không có gì là khó hiểu, chỉ có điều ai muốn “nhái” mà thôi”, Chủ tịch Phú Thái thẳng thắn bình luận. Vấn đề là ở chỗ đầu tư tập trung không có nghĩa là duy trì một cách làm đơn giản, lặp đi lặp lại năm này qua năm khác mà không có đổi mới, sáng tạo gì để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Còn làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì lại phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác mà chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược và đối sách, căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Trong khi giải đáp câu hỏi của một cử tọa khác, diễn giả Phạm Chi Lan bày tỏ đồng tình với quan điểm này: “Với khối tập đoàn, T.Cty Nhà nước, ngay từ đầu tôi đã không tán thành chủ trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Khi cái bánh thị trường còn nhỏ mà các ông lớn giành làm cả thì khối doanh nghiệp tư nhân chỉ có nhặt vụn bánh! Các doanh nghiệp tư nhân cũng không nên đầu tư dàn trải, nhưng vì một lẽ khác là, nguồn lực chưa mạnh, lại phải phân tán vào nhiều lĩnh vực mà chưa chắc đã hiểu biết thấu đáo. Khi nào thật sự có đủ nguồn lực hẵng tính tiếp chuyện mở rộng”. Một cử tọa tham dự hội thảo nhận xét, thực tế đầu tư của Phú Thái thể hiện đúng phương châm của ông Đoàn. Tuy không chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, nhưng mọi thứ khác ông làm (như logistics) đều xoay quanh, hỗ trợ cho lĩnh vực chính này. * Cần cái nhìn thực tế! Tuy nhiên, tập trung vào “một nghề cho chín” mới chỉ là một phần của triết lý rộng hơn: Biết mình, biết người - nguyên tắc xuyên suốt những kinh nghiệm được ông Đoàn chắt lọc và chia sẻ với đồng nghiệp. “Vì sao Phở 24 không có lợi nhuận, nhưng họ bán thương hiệu được 20 triệu USD? Đó là nhờ giá trị vô hình họ đã xây dựng được, từ hệ thống cửa hàng, triển vọng trong tương lai cho đến giá trị thương hiệu”…Bản thân mỗi cá nhân chủ doanh nghiệp cũng là một giá trị, có trường hợp còn là đảm bảo tốt nhất để đối tác quyết định hợp tác kinh doanh. Ông Đoàn cho biết, khi ký hợp đồng làm đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của Caterpillar của Mỹ - Tập đoàn máy xây dựng hàng đầu thế giới; đối tác nhất định ký hợp đồng với cá nhân ông (chứ không phải với Tập đoàn Phú Thái), với lý do họ đặt lòng tin vào cá nhân chủ doanh nghiệp, khi thấy người đó đủ năng lực, tư duy, có phẩm chất đạo đức và tính cách đáp ứng được chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Tập đoàn Phú Thái hiện thuộc quyền quản lý của ông, nhưng rồi đây có thể lên sàn, sang tên đổi chủ, bán cho nước ngoài…Vì vậy, các doanh nhân phải luôn quan tâm để hoàn thiện chính bản thân mình, nếu muốn tìm được đối tác lớn thực sự. Phải nhìn thẳng vào một thực tế là các doanh nghiệp của chúng ta còn rất nhỏ. “Phú Thái ở trong nước cũng tạm gọi là to, nhưng so với một tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài lưng vốn đến 400 tỷ USD, gấp mấy lần GDP của Việt Nam, thì chúng tôi chưa là gì cả. Nên xác định chúng ta là những doanh nghiệp nhỏ mà tốt. Và chọn bạn lớn mà chơi (nếu được)”, ông Đoàn hài hước. Khép lại chuỗi câu chuyện của mình bằng những chuyện vui, ông bảo, có lần ông đi gặp một đối tác Úc, một người có tài sản 800 triệu USD. “Ông ấy lấy bánh mì quệt đĩa mứt sạch bóng soi gương được”. Tinh thần tiết kiệm, không sĩ diện, “hoành tráng” hão là bài học quý cho nhiều doanh nhân Việt, những người đang thoải mái uống rượu 38 năm, “trong khi tôi chẳng thấy doanh nhân Nhật Bản nào vô tư xài loại rượu đó”. Nếu mỗi người Việt Nam vứt đi chỉ một tờ giấy trắng thôi thì đã có tới 83 triệu tờ giấy bị lãng phí… theodoanhnhan
  • 6. Soá 43+44 (Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 6 NGAÂN HAØNG VAØNG CUÛA BAÏN Lãi suất huy động hạ sốc Hai ngân hàng lớn là Vietcombank và Agribank bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng xuống mức 5%/năm. Trong khi đó, mặt bằng chung của thị trường vẫn duy trì mức huy động 6,5% - 7%/năm. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn một tháng xuống còn 5%/năm, giảm 1% so với mức áp dụng trước đó. Lãi suất tại các kỳ hạn từ 2 - 9 tháng vẫn dao động từ 6,5% - 7%/ năm. Trong khi đó, lãi suất không kỳ hạn vẫn ở mức tối đa 1,2%/năm. Mức lãi suất này cũng thấp hơn nhiều so với mức trần lãi suất huy động hiện tại áp dụng chung trên thị trường với tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7%. Cùng với Vietcombank, trong khối ngân hàng thương mại Nhà nước, hiện có thêm Agribank áp dụng lãi suất huy động 5%/ năm cho kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, với việc mạnh tay cắt giảm lãi suất huy động của hai ngân hàng lớn là Vietcombank và Agribank, liệu thị trường có diễn ra xu hướng giảm mạnh lãi suất đầu vào thời gian tới hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ. Khảo sát biểu giá niêm yết của BIDV và Vietinbank, lãi suất cho kỳ hạn 1 tháng đang được hai ngân hàng này áp dụng ở mức 6%/năm và 6,5%/năm. Theo đánh giá của giới chuyên gia, cùng với quyết định hạ trần lãi suất ngắn hạn kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên từ Ngân hàng Nhà nước, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, với những tín hiệu cắt giảm lãi suất đang diễn ra trên thị trường, việc bỏ trần lãi suất huy động có thể thực hiện được trong thời gian tới. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn thấp hơn mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo quy định. Hiện nay, lãi suất huy động của nhóm NHTM Nhà nước phổ biến với không kỳ hạn từ 1 - 1,2%/ năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5 - 6,8%/ năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5 - 8%/ năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5 - 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7 - 8%/ năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5 - 9%/năm. An Hạ Ngân hàng chấp nhận cho vay lỗ! Minh Sơn C ác ngân hàng đang tranh thủ quý III này để cố đẩy tín dụng tăng bất chấp giá vốn đang mất cân đối với nguồn tiền huy động. Tuy nhiên điều khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vẫn nằm ở sự ỳ ạch của sức mua chứ không phải là lãi suất ngân hàng ở mức bao nhiêu. Ông Trương Văn Phước - TGĐ Eximbank cho biết, hai năm qua, mặt bằng lãi suất đã giảm rất nhanh và mạnh, từ 18-19% (năm 2011) xuống còn rất thấp như hiện nay (9-10%/năm). Lãi suất bình quân của Eximbank tuần qua ở mức 11,2%/năm, thậm chí có những DN, Eximbank chào mời cho vay 7%/ năm, ngang bằng với mức lãi suất huy động vừa được áp dụng đối với những khoản tiền gửi từ 1-6 tháng. “Đến nay mặc dù đã đi khắp nơi chào mời nhưng dư nợ tín dụng của Eximbank tính đến cuối tháng 6/2013 chỉ tăng 0,9% so với đầu năm. Có những DN tôi cho vay 7%/năm nhưng vẫn lắc đầu không muốn vay vì nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất cho vay rất cạnh tranh, chỉ 5-6%/năm. Những ngày tới Eximbank sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho hợp lý nhất đối với từng DN theo quy định mới của NHNN”, ông Phước cho biết. Lãnh đạo một số ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng chỉ vào khoảng 6-10%/năm, một mức thấp kỷ lục mà cách đây 2 năm không ai có thể tưởng tượng được. Tùy từng trường hợp cho vay. Với mức lãi suất chovay5-6%/năm,rõràngcácNHTM đang chấp nhận lỗ để chia sẻ khó khăn với DN. Đồng quan điểm này, ông Đặng Bảo Khánh - TGĐ SeABank cho biết, một số DN được vay với lãi suất 6%/năm, còn đối với những C.ty vay mới, hoặc vay trong gói 2.000 tỷ đồng lãi suất khoảng 9-11%/ năm của ngân hàng này. “Từ đầu năm đến nay, huy động của SeABank vẫn tăng trưởng tốt, trung bình hơn 10%. Số dư vốn huy động tính đến tháng 6/2013 của ngân hàng đạt trên 3.500 tỷ đồng. Với lượng vốn này, chúng tôi luôn phải đẩy mạnh tín dụng ra thị trường, kể cả lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất mà ngân hàng đang huy động”, ông Khánh cho biết thêm. Không chỉ Eximbank hay SeABank mà tình trạng huy động tốt hơn cho vay diễn ra ở hầu hết các ngân hàng thời gian qua. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng. Bởi vậy cũng là dễ hiểu khi theo báo cáo của NHNN, trong 5 tháng đầu năm có đến 24 trên tổng số 124 TCTD có mức chênh lệch thu và chi âm. Còn lại 100 TCTD có lãi nhưng trong đó 57 đơn vị giảm lãi so với cùng kỳ các năm trước. *Bù qua sớt lại cũng không xong Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay có thể kết luận các ngân hàng đang lỗ ở mảng tín dụng. Bởi khi huy động vào nhưng không thể cho vay ra được, có nghĩa các ngân hàng đang phải bỏ tiền túi của mình ra trả lãi cho người gửi tiết kiệm. Đó là chưa kể, lãi cận biên cũng bị thu hẹp đáng kể do mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhanh hơn huy động. Theo một quan chức NHNN, trước khi NHNN có các quyết định giảm lãi suất hôm 27/6 vừa qua, nếu chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của các TCTD là 3,03%; nhưng nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch hiện chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33% cuối năm 2012. Nay trần lãi suất huy động chỉ giảm 0,5%, trong khi trần lãi suất cho vay giảm 1%, có nghĩa mức chênh lệch trên còn thu hẹp nữa. TS. Trần Du Lịch cũng thừa nhận thực trạng các ngân hàng đang chịu lỗ thật. Tuy nhiên đối với ngân hàng, tín dụng là một phần quan trọng của hoạt động nên ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để hạ thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho DN. “DN không nên lo ngại ngân hàng “bẫy” lãi suất mà hãy mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất”, TS. Trần Du Lịch nói. Sựkhókhănđưavốnrathịtrường của các ngân hàng là có thật. Ông Đặng Bảo Khánh cho biết, chuyện cho vay thấp, huy động cao thì ngân hàng phải có bài toán đặc biệt cho mình. Chẳng hạn, hiện nay VietinBank, SeABank, Vietcombank… đều cho DN vay lãi suất 6%/năm. Ngoài lãi suất thu được trong các khoản tín dụng, ngân hàng phải tính đến tăng nguồn thu từ những dịch vụ khác như lãi thu được từ tiền gửi, phí thanh toán… cộng tất cả lại nếu ngân hàng thấy cân đối được khoản lãi trong dài hạn thì trong ngắn hạn, ngân hàng chấp nhận chịu lỗ để cho vay vốn thấp hơn giá vốn huy động. Bởi quan hệ ngân hàng và khách hàng không chỉ một ngày, hai ngày, cũng không phải chỉ có một khách hàng mà DN thường dùng trọn gói dịch vụ tại ngân hàng chi phí sẽ giảm bớt cho cả đôi bên. Do đó, ngân hàng không sợ cho DN vay lãi suất thấp hơn giá vốn huy động, ông Đặng Bảo Khánh chia sẻ. Một lý do khác tạo điều kiện để ngân hàng cho vay rẻ đó là các kênh đầu tư tài chính khác không còn hiệu quả. Như vậy, một mặt các ngân hàng chọn đấu thầu trái phiếu Chính phủ để giải bài toán tắc vốn tín dụng, quan trọng hơn các ngân hàng vẫn mong muốn đẩy mạnh vốn cho DN. Nói như ông Trương Văn Phước: “Eximbank luôn đưa ra giá vốn thấp để DN vay dù biết là lỗ nhưng cho DN vay lãi suất 7,5%/năm còn đỡ đau lòng hơn là cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất chỉ còn 1,5 -2%/năm”. Rõ ràng, các ngân hàng đang tranh thủ quý III này để cố đẩy tín dụng tăng bất chấp giá vốn đang mất cân đối với nguồn tiền huy động. Tuy nhiên điều khó khăn nhất hiện nay của các DN vẫn nằm ở sự ỳ ạch của sức mua chứ không phải là lãi suất ngân hàng ở mức bao nhiêu. Thế nên các ngân hàng có sử dụng lãi suất thấp trong điều kiện mãi lực xuống mạnh như hiện nay cũng khó có kết quả trong ngắn hạn, mà người cho vay cần kiên trì thêm theobaonganhan Tỉ giá USD tăng thêm 1% Ngân hàng Nhà nướcđã điềuchỉnhtỉgiábình quân liênngân hàng giữa VND và USD tăng thêm 1% từ ngày 28.6. Tỉ giá bình quân liên ngân hàng sau hơn 1 năm rưỡi neo ở mốc 20.828 VND/USD sẽ tăng lên 21.036 VND/ USD. Biên độ tỉ giá là +/-1% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng. Tỉ giá trần sẽ ở mức 21.246VND/USD, tỉ giá sàn là 20.826VND/USD.Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỉ giá lần này là nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo sự ổn định cho thị trường ngoại tệ. Anh Tâm TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG - CHÖÙNG KHOAÙN
  • 7. Soá 43+44(Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 7 Tuy đã có vài dấu hiệu khả quan khi Bộ Xây dựng phối hợp cùng TP. Hà Nội tích cực triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, nhất là trong việc xử lý gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng dành cho người mua nhà, nhưng thị trường bất động sản ( TT BĐS) Hà Nội từ nay đến cuối năm 2013 xem ra vẫn rất khó khăn. Theo báo cáo TT BĐS Hà Nội của C.ty CBRE công bố ngày 9/7, quý 2.2013, lượng chào bán căn hộ mới chỉ tăng khoảng 7% so với quý trước. Số căn chào bán trong nửa đầu năm 2013 chỉ bằng 36% so với 2012 và bằng 14% so với năm 2011. Tuy nhiên, số căn hoàn thiện tính đến hết nửa đầu năm 2013 đã tương đương với 90% tổng số căn hoàn thành năm 2012. Khoảng 95% các căn được chào bán trong nửa đầu năm 2013 thuộc về phân khúc trung cấp và bình dân, so với mức trung bình 70% của giai đoạn 2007-2011…Theo CBRE, tại một số dự án được chào bán lại, quan sát cho thấy mức giá chào bán giảm tới 30% so với mức giá chào ban đầu. Trên thị trường thứ cấp, giá chào bán đã giảm trong 8 quý liên tiếp… Rõ ràng là, TT BĐS đóng băng hơn hai năm qua đã, đang ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nước ta. Trong khi đó, tình hình giao dịch trên TT vẫn ảm đạm. Người có nhu cầu thật sự về nhà ở vẫn chưa mua vì chờ giảm giá tiếp. Và nhu cầu hiện nay chủ yếu thuộc về người mua có nhu cầu để ở và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm tiềm năng cho thuê, hơn là tìm kiếm cơ hội tăng giá như thời gian trước. Theo dự đoán, thời gian tới, các dự án có mức giá chào bán vào khoảng 15-20 triệu đồng/m2, dự kiến sẽ có tỷ lệ bán tốt nhất. Dù thế, theo CBRE, ngay cả khi ở mức giá hợp lý, khách hàng vẫn cần thấy được cam kết thật sự trong tiến độ xây dựng và chất lượng quản lý của dự án. Giá chào bán trên thị trường dự kiến tiếp tục trên đà giảm đến cuối năm 2013. Phân khúc biệt thự/nhà liền kề tình hình cũng không sáng sửa hơn khi các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều nhưng không có khách hỏi mua vì cơ sở hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện. Hiện tại, gía chào bán trên TT này đã giảm mạnh nhưng người mua vẫn đủng đỉnh, vì ngày càng có nhiều dự án được hoàn thành và các mức giá đưa ra hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, người mua vẫn đang trong tâm lý chờ đợi giá tiếp tục giảm hơn nữa. Mặt khác, CBRE nhận thấy rằng mặc dù giá đã giảm nhưng vẫn vượt quá khả năng của đa phần người mua cuối cùng. “Với tình hình nguồn cung hoàn thiện vẫn tiếp tục tăng thì áp lực tiếp tục giảm giá trong thời gian tới là điều không thể tránh khỏi. Tình hình thị trường thời gian tới chưa có nhiều khả năng diễn biến khác, với tỷ lệ bán thấp và nguồn cầu hạn chế do quy hoạch không đồng bộ và thiếu cơ sở hạ tầng đi kèm”, báo cáo của CBRE nhấn mạnh. Theo báo cáo mới nhất của UBND TP. Hà Nội trước HĐND, tính đến tháng 5/2013, số căn hộ chung cư tồn kho (bao gồm chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng với hơn 566.000m2. Số lượng nhà thấp tầng như: biệt thự, liền kề tồn kho (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 3.483 căn, tương ứng với 878.000m2 sàn. Đặc biệt, các căn hộ, nhà biệt thự... có diện tích lớn tồn đọng chiếm tỷ lệ áp đảo. Một số chuyên gia BĐS vẫn không tránh khỏi hoài nghi tình trạng doanh nghiệp không khai đúng con số thật hàng tồn kho và kết quả số lượng hàng tồn kho khiến cơ quan ra chính sách khó nắm đúng như thực tế. Nếu đúng vậy, thì đây cũng lại là một thảm họa, bởi chính sách của Chính phủ và Hà Nội đưa ra sẽ kém hiệu quả đối với thị trường BĐS. Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho TT BĐS đang định hướng là, điều chỉnh cơ cấu các loại sản phẩm BĐS để có thể đến được với người tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân. Vì thế, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-BXD (ngày 7/1/2013), hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới và chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ. Tại Hà Nội sẽ có 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội được khởi công gồm: Khu nhà ở xã hội Tây Nam Hồ Linh Đàm do TCty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và C.ty CP BIC Việt Nam đầu tư; dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại KĐT Đặng Xá, Gia Lâm do T.Cty Thủy tinh và Gốm Xây dựng (Viglacera) đầu tư…Đồng thời, Hà Nội cũng đã phê duyệt cho phép chuyển đổi công năng dự án BĐS một dự án là khu nhà ở cao tầng 143 Trần Phú, Hà Đông…Hiện, Hà Nội cũng đang xem xét điều chỉnh cơ cấu căn hộ của 15 dự án khác và rà soát, phân loại dự án BĐS để ra quyết định cho tiếp tục thực hiện, tạm dừng hay điều chỉnh… Có thể nói việc thực hiện các giải pháp trên là một cố gắng lớn của Chính phủ và TP. Hà Nội nhưng trên thực tế thị trường BĐS hầu như vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể. Nhiều doanh nghiệp BĐS Hà Nội cho rằng, tình hình giao dịch trên TT vẫn giảm khá mạnh so với trước đó… Cho nên điều rất dễ thấy là, giải pháp và chính sách tuy đã có nhưng thị trường BĐS Hà Nội từ giờ đến cuối năm 2013 vẫn còn ngổn ngang những mối lo... Thò tröôøng baát ñoäng saûn: Ñeán cuoái naêm vaãn nhieàu lo laéng Thò tröôøng bieät thöï/lieàn keà Haø Noäi: “Ñoùng baêng”nhaát trong caùc phaân khuùc baát ñoäng saûn Vương Trí Dũng XAÂY DÖÏNG - BAÁT ÑOÄNG SAÛN - VAÄT LIEÄU XAÂY DÖÏNG Theo số liệu đã thống kê, hiện số lượng biệt thự/ nhà liền kề Hà Nội gồm 42.000 căn đến từ 124 dự án. Trong đó, khoảng 29.900 căn nhà gồm 16.900 nhà liền kề và 13.000 biệt thự đến từ 101 dự án hợp đồng mua bán. Nguồn cung còn lại đến từ các dự án dạng hợp đồng góp vốn. Quý 2-2013, thị trường dạng hợp đồng mua bán có thêm 150 căn từ dự án Nam An Khánh (Hoài Đức), gia nhập thị trường dạng hợp đồng góp. Thực tế cho thấy, thị trường nhà biệt thự/liền kề trong các khu đô thị của Hà Nội đang bị đóng băng mạnh nhất, thanh khoản rất thấp và giá vẫn trên đà lao dốc. Theo Savills, giá chào bình quân của toàn thị trường giảm 2% ở hạng mục biệt thự và 5% ở hạng mục liền kề so với quý trước, mức giảm thấp nhất trong gần một năm trở lại đây. Giá chào thứ cấp trung bình tại vùng 1 (như Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì) dao động từ 20 triệu VNĐ đến 150 triệu VNĐ/m2 trong khi đó giá chào thứ cấp trung bình tại vùng 2 (Hoài Đức, Hà Đông, Đan Phượng) đạt mức cao nhất 50 triệu VNĐ/m2 tại Q. Hà Đông... Một thực tế rất dễ nhận thấy là, các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều nhưng không có khách hỏi mua vì cơ sở hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng không được hoàn thiện đồng bộ là nguyên nhân khiến khách hàng kém quan tâm đến các dự án này. Đồng thời hiện tại, khi tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến phân khúc nhà biệt thự/ nhà liền kề vì vốn đầu tư ban đầu rất cao trong khi giá thị trường vẫn đang trên đà giảm và tính thanh khoản thấp. Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, trong tương lai gần, khi lượng hàng tồn kho vẫn còn vượt xa nhu cầu và điều kiện thị trường không thể có sự thay đổi đặc biệt, dự báo giá sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, đặc biệt là ở những nơi có cơ sở hạ tầng và các tiện ích không được hoàn thiện đồng bộ. Thực tế cho thấy, thời điểm hiện tại, giá chào bán trên thị trường đã giảm mạnh nhưng người mua vẫn chưa đậm đà vì chờ đợi giá tiếp tục giảm nữa… Theo dự kiến, nguồn cung tương lai của thị trường biệt thự/nhà liền kề sẽ còn tiếp tục tăng từ 73 dự án nằm rải rác tại 14 quận, huyện. Tuy nhiên, số dự án tương lai có thể giảm trong các năm tới do UBND TP. Hà Nội dừng cấp phép cho các dự án nhà ở thương mại từ nay đến hết năm 2014. Đồng thời, các dự án đã trì hoãn triển khai trong thời gian dài có thể bị các cơ quan chức năng rút giấy phép. Hoàng Minh Quang
  • 8. Soá 43+44 (Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 8 HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN Hà Nội triển khai chiến lược tăng trưởng xanh Kế hoạch, chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo, điều hành triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn 2050 của Thủ đô đã được UBND TP Hà Nội ban hành Theo kế hoạch Hà Nội đặt mục tiêu giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm từ 42-45% GDP của TP đến năm 2020. Theo đây, diện tích cây xanh đô thị đạt 10-12m2/người; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia...Nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch là đẩy mạnh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học- công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch vào sản xuất và khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao, tích cực ngăn ngừa rủi ro và xử lý ô nhiễm môi trường. Để thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ trên, TP Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu: Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ xanh, không gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ trình độ cao, nông nghiệp sinh thái; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… Chinhphu.vn Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng baèng nhöõng nghò quyeát cuï theå Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc HĐND Thành phố vừa thông qua 11 Nghị quyết về một số vấn đề cụ thể hóa Luật Thủ đô là điểm mốc quan trọng đầu tiên của Hà Nội trong lộ trình triển khai thực hiện Luật này. Tuy nhiên, để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống, rất cần có sự đồng thuận và ý thức trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân Thủ đô. Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Anh Quý Kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội vừa chính thức thông qua 11 Nghị quyết nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô. Nhân dịp này, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc triển khai Luật Thủ đô. * Thưa ông, những Nghị quyết vừa được ban hành nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô sẽ đem lại những thay đổi gì trong các chính sách của TP. trong thời gian tới? - Ông Nguyễn Thế Thảo: Ngày 21/11/2012, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 4. Thực hiện Quyết định số 353/QĐ- TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô, việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô đã được TP. Hà Nội thực hiện khẩn trương, nghiêm túc để kịp trình các cấp có thẩm quyền của TP. ban hành khi Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực. TP. đã xây dựng 16 văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô. Trong đó, có 11 Nghị quyết của HĐND, 2 quyết định của UBND TP; 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ và 1 văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Luật Thủ đô đã xác lập cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội trong cả 7 lĩnh vực: Quy hoạch, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, môi trường-đất đai; kinh tế-tài chính, an ninh-an toàn xã hội. Chúng ta cũng hiểu rằng, sự ra đời của Luật Thủ đô không phải là dành cho Hà Nội đặc quyền, đặc lợi mà là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng cho một đơn vị hành chính đặc thù - đô thị đặc biệt, tạo ra cơ chế phù hợp với yêu cầu về xây dựng, phát triển Thủ đô phục vụ sự nghiệp chung của cả nước. Theo 11 Nghị quyết vừa được HĐND TP. thông qua, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện các quy định về diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở khu vực nội thành Hà Nội; Quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn TP. Hà Nội. Hà Nội cũng sẽ triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô; một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp. Thời gian tới, chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành... sẽ được áp dụng trên địa bàn TP. Đặc biệt, quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng; cơ chế, chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa… cũng sẽ được áp dụng kể từ 01/7/2013. * Thưa ông, người dân Hà Nội sẽ hưởng lợi gì khi TP triển khai thực hiện những chính sách, quy định mới được ban hành? - Ông Nguyễn Thế Thảo: Khi các chính sách mới cụ thể hóa Luật Thủ đô đã được HĐND thông qua và được triển khai thực hiện, Hà Nội sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện quỹ đất dành cho lĩnh vực này đang dần bị thu hẹp. Người dân Thủ đô cũng sẽ được hưởng những chính sách đặc biệt thông qua các quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Vì quản lý dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô nhằm bảo đảm cơ cấu dân số Hà Nội hợp lý để có thể bảo đảm an sinh xã hội. Đây cũng là một trong những đòi hỏi bức thiết để Thủ đô Hà Nội phát huy nội lực, phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ở khu vực nội thành Hà Nội, ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 20 của Luật Cư trú thì công dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải tạm trú liên tục từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê. Việc siết lại điều kiện nhập khẩu vào khu vực nội thành Hà Nội chính là giải pháp quan trọng để hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt. Nhờ vậy, người dân Hà Nội sẽ không phải chịu đựng những bất tiện do tình trạng quá tải dân số gây ra. * Xin ông cho biết, sau khi HĐND Thành phố thông qua 11 Nghị quyết trên, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện những công việc gì để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống? - Ông Nguyễn Thế Thảo: Tại điều 25 trong Luật Thủ đô có các điều khoản quy định khá chi tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân Thủ đô khi thực hiện luật. Theo đó, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp chính quyền của TP. Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 25/2 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô cũng đã xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô. Theo đó, cùng với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô; phổ biến pháp luật về Thủ đô; UBND TP. sẽ chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật Thủ đô, định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả và báo cáo để HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh và đánh giá tác động trong quá trình thi hành Luật Thủ đô. Việc HĐND Thành phố vừa thông qua 11 Nghị quyết về một số vấn đề cụ thể hóa Luật Thủ đô có thể coi là điểm mốc quan trọng đầu tiên của Hà Nội trong lộ trình triển khai đưa Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, vừa giúp cho Thành phố phát triển đúng tầm vóc trong tương lai, vừa giải quyết những vấn đề mang tính thời sự, những khó khăn, bức xúc đang đặt ra hằng ngày, hằng giờ với chính quyền và mỗi người dân TP trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, để những chính sách mới cụ thể hóa từ Luật Thủ đô được triển khai nghiêm túc, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mỗi người dân Thủ đô đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô… Hà Nội hiện là đô thị lớn thứ 17 trên thế giới, lớn nhất cả nước về diện tích, đứng thứ hai cả nước về dân số và tổng sản phẩm quốc nội, bên cạnh những thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn phát sinh mà chỉ riêng Hà Nội không thể giải quyết được. Chính vì vậy, Luật Thủ đô cũng đã dành chương 3 quy định trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý giám sát cũng như phối hợp thực hiện. Với tất cả những chủ trương, giải pháp đã, đang và sẽ được triển khai; sự vào cuộc quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Thủ đô; sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc và cụ thể của Chính phủ, sự đồng thuận của các bộ, ngành Trung ương, tôi tin rằng Luật Thủ đô sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo thêm nhiều động lực để Thủ đô phát triển tương xứng với tầm vóc của mình. * Trân trọng cảm ơn ông! Minh Anh (thực hiện)
  • 9. Soá 43+44(Thaùng 7/2013) THÔØI BAÙO 9HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN Hà Nội và Hội An lọt TOP 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á P/V Thủ đô Hà Nội và phố cổ Hội An tiếp tục vinh dự lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á năm 2012, do tạp chí Smart Travel Asia (Hong Kong) bình chọn. Đứng đầu danh sách này là hòn đảo nghỉ mát nổi tiếng Bali (Indonesia). Đây là kết quả xếp hạng do độc giả của tạp chí uy tín về du lịch Smart Travel Asia online (HongKong) bình chọn hàng năm. Ngoài hạng mục điểm đến hấp dẫn nhất, độc giả còn tham gia bình chọn xếp hạng Khách sạn tốt nhất, Hãng hàng không tốt nhất, thành phố kinh doanh tốt nhất… Ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng tiền đấu giá đất Theo Quyết định về việc thu nộp, quản lý và sử dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP, do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng vừa ký thì mọi khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội được nộp vào tài khoản tạm thu chờ nộp ngân sách của cơ quan tài chính để quản lý, theo dõi, bao gồm: Tiền trúng đấu giá quyền SDĐ hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP; tiền phí đấu giá quyền SDĐ còn chưa sử dụng hết; các khoản tiền phạt do vi phạm quy chế đấu giá quyền SDĐ, phạt do chậm nộp tiền thu đấu giá quyền SDĐ. Sở Tài chính quản lý đối với nguồn thu đấu giá quyền SDĐ các dự án do TP giao tổ chức phát triển quỹ đất, các sở, ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức đấu giá; nhà đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước, quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu nhà ở do TP quản lý. Toàn bộ số thu đấu giá được nộp vào tài khoản thu đấu giá quyền SDĐ của sở Tài chính tại kho bạc Nhà nước Hà Nội quản lý, sử dụng theo quy định… Quang Dương Tăng diện tích cho siêu dự án Tây Hồ Tây Thông tin từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, siêu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây mới được điều chỉnh tăng từ 207 ha lên tổng diện tích khoảng 210,43 ha (với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD của tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc). Như vậy, với tổng diện tích kể trên dự án sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 25.000 người, điều chỉnh tăng 5.000 người so với quy hoạch cũ. Dự án Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội, có đường nối cầu Nhật Tân - Sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án Nhà ga T2, Dự án Đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật Tân...Theo dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ thu hồi tổng cộng 117 ha, trên diện tích đất của các xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế thuộc huyện Từ Liêm. Giai đoạn 2 của dự án sẽ thu hồi 90 ha thuộc các phường Xuân La (Q.Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy) với kinh phí dự kiến là hơn 5.750 tỷ đồng. Ngọc Lam “Phải giải quyết kịp thời bức xúc chính đáng của nhân dân” Là nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội ngày 26/6 vừa qua. Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trên địa bàn trong thời gian qua. Đặc biệt, ông Nghị lưu ý đến công tác trong nội bộ từng cơ quan, đoàn thể phải thông nhất như một để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội…Ông lưu ý “Lãnh đạo phải tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân. Đồng thời phải chăm lo nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân nhất là đối tượng chính sách, nhân dân vùng xa trung tâm…”…. Từ những phân tích một số vấn đề cụ thể, như vụ việc Làng Cổ Đường Lâm, Chùa Trăm Gian…Bí thư lưu ý lãnh đạo các cấp cần phải tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân để củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng… Minh Sơn Giải quyết dứt điểm xe “dù”, bến “cóc” P/V Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan khẩn trương sắp xếp vận tải liên tỉnh theo đúng quy hoạch 4 hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc (các tuyến đi hướng nào sẽ điều chuyển về bến xe hướng đấy), bảo đảm không gây xáo trộn việc đi lại của người dân, cũng như quyền lợi chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xe “dù”, bến “cóc”, xe chạy lòng vòng, gây ảnh hưởng an toàn giao thông. TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch tổ chức sắp xếp lại hệ thống bến xe hiện có và rà soát quy hoạch, bổ sung thêm bến xe mới ngoài đường vành đai 3. Đến năm 2020 trên địa bàn thành phố sẽ bố trí từng bến xe khách liên tỉnh theo từng luồng hành khách liên tỉnh. Trong giai đoạn trước mắt có thể sử dụng bến kết hợp (phục vụ không chỉ 1 hướng tuyến). Do đặc điểm Hà Nội mở rộng, dân số tăng, kinh tế phát triển mạnh, nên việc quá tải là vấn đề khách quan so với quy hoạch trước đây. Vì vậy, việc chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, sắp xếp lại luồng tuyến xe ra vào TP là chủ trương nhằm giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, cần lộ trình và thời gian để giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp vận tải. Đặc biệt, các sở ban ngành chức năng của thành phố cần nghiêm túc dẹp bỏ hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, để đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn Thủ đô. Để giải quyết dứt điểm việc xe dừng đỗ bắt khách, xe “dù” bến “cóc” trước tiên cần quy hoạch bến xe. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có kế hoạch điều chuyển một số tuyến xe từ Bến xe Mỹ Đình đi các bến Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Nước Ngầm (quận Hoàng Mai), Bến xe Gia Lâm. Đồng thời điều chuyển một số tuyến từ Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm về Bến xe Mỹ Đình trên nguyên tắc đúng hướng tuyến, ít làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của các đơn vị. Theo kế hoạch, sau ngày 20/7/2013, đơn vị vận tải nào không đăng ký thì Sở sẽ điều chỉnh theo phương án. Để ổn định kinh doanh, các đơn vị nằm trong diện điều chuyển Đồng thời, để phục vụ người dân đi lại giữa các bến xe, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức 5 tuyến xe buýt nhanh tăng cường với tần suất 10 phút lưu thông giữa các bến xe cho phép người dân mang hành lý. Theo nhận định của Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, sự điều chuyển, phân luồng các tuyến xe khách vào nội đô là cần thiết và hợp lý với kết cấu hạ tầng hiện nay của Hà Nội. Ông Liên cũng cho rằng, bến xe Mỹ Đình lộn xộn phần lớn do “xe dù, bến cóc” và sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng. Do vậy, khi điều chuyển xe khách khỏi bến này thì càng phải mạnh mẽ ngăn chặn các “xe dù”. Còn theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc điều chuyển bến bãi xe khách là phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách Thủ đô đến năm 2020, các phương án sắp xếp đều có tham khảo ý kiến góp ý của các đơn vị chuyên môn và của các công ty quản lý bến…để chấn chỉnh lại hoạt động vận tải tại các bến xe khách, tạo điều kiện cho người Hà Nội cũng như hành khách trong cả nước ra vào thành phố thuận tiện, an toàn. theochinhphu.vn Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu Theo thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, đến nay, một số đơn vị được UBND TP. giao thực hiện xây dựng đề án theo Kế hoạch số 04-KH/ BCĐ ngày 1-2-2013 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 13-12-2012 của UBND TP. về công tác CCHC năm 2013 còn chậm tiến độ. Điều đáng lưu ý là việc chậm tiến độ trong việc xây dựng đề án như vậy không phải là lần đầu. Cụ thể, trong triển khai các đề án của Chương trình số 08-CTr/TU đã có gần 10 đề án không kịp tiến độ trong năm 2012, phải lùi lại sang quý I năm 2013, đến nay tiếp tục còn một số đề án bị chậm. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là công tác chỉ đạo tổ chức triển khai ở một số cấp, ngành, đơn vị (đặc biệt là các sở, ngành) còn thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, chỉ đạo chưa quyết liệt, thậm chí có nơi còn khoán trắng cho cấp phó hoặc cơ quan chuyên môn. Điều này có thể thấy ngay trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU đầu năm 2013, chủ yếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị đều ủy quyền cho cấp phó đến dự họp. Một số đơn vị sát giờ mới báo cáo vắng, thậm chí còn có đơn vị vắng không lý do. Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhắc nhở các đơn vị cần quan tâm hơn nữa tới công tác này, nhất là người đứng đầu. Song, mới đây, ngay tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP về “Năm kỷ cương hành chính - 2013” do Chủ tịch UBND thành phố chủ trì cũng diễn ra tình trạng tương tự, hầu hết thủ trưởng các sở, ngành cử cấp phó dự thay, nhưng chỉ có một giám đốc Sở có báo cáo lý do vắng mặt. “Năm kỷ cương hành chính - 2013” đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Nên chăng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí sắp xếp để tham dự các cuộc họp lớn của thành phố về nội dung công việc mình trực tiếp phụ trách. Từ đó nắm bắt được đầy đủ tinh thần chỉ đạo của thành phố để tổ chức triển khai, thực hiện tại đơn vị mình. Đó cũng là biện pháp góp phần thực hiện đúng tiến độ các đề án, dự án được giao. Hải Vân Hà Nội đề xuất thu hồi hàng loạt khu đất để xây trường học Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa đề xuất UBND Thành phố thu hồi hàng loạt khu đất trên địa bàn để xây dựng trường học. Theo đây, cơ quan này đề xuất thu hồi đất do C.ty Phát triển Hà Nội Cali thuê tại 53 Lê Đại Hành do vi phạm luật đất đai, giao cho UBND quận Hai Bà Trưng để xây trường mầm non công lập. Cùng với đó là thu hồi đất do C.ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị đang quản lý, sử dụng để xây trường mầm non Lê Đại Hành. Tại quận Đống Đa, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện các sở, ngành đang phối hợp với chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự án, quy hoạch xây dựng và hồ sơ sử dụng đất. Sau khi UBND quận hoàn thiện thủ tục, Sở sẽ sớm trình UBND Thành phố thu hồi, giao đất để xây trường học theo quy định. Cũng theo Sở Tài nguyên & Môi trường, hiện mới chỉ có 9/29 quận, huyện, thị xã báo cáo rà soát, đề xuất phương án, trong đó quận Tây Hồ đề xuất thu hồi một số lô đất như: thu hồi 3.158m2 tại số 4 ngõ 108 An Dương của C.y CP XD dân dụng Hà Nội đang quản lý để xây trường mầm non Yên Phụ; thu hồi hơn 2.100 m2 đất tại số 17 -19 Thuỵ Khuê của C.ty Cây xanh Hà Nội đang để hoang để xây trường mầm non Chu Văn An. Q. Hoàn Kiếm đề xuất thu hồi khu đất tại 49 Phan Bội Châu (Nhà khách Sơn La) để xây trường mầm non Sao Mai. Quận cũng đề nghị bổ sung 1.800m2 tại Hàng Khoai để xây trường THCS; 1.000m2 tại 88 Hàng Buồm để xây trường tiểu học; lô đất tại số 4 Tống Duy Tân để xây trường tiểu học Điện Biên, lô đất tại 13 Phan Huy Chú để xây trường tiểu học Võ Thị Sáu… Ngoài ra, một số quận, huyện khác như Quốc Oai, Ba Vì, Hà Đông…cũng đề xuất Thành phố thu hồi và giao hàng chục nghìn m2 đất để xây mới hoặc mở rộng các trường học trên địa bàn…