SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  31
Télécharger pour lire hors ligne
Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội
               ở Việt Nam và Canada




                          Douglas Durst
                       Nguyễn Thị Thái Lan
                          Lê Hồng Loan


            Do Trần Thị Hằng và Nguyễn Lê Trang dịch




            Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR)
                      Khoa Công tác Xã hội
                 Trường Đại học Tổng hợp Regina.




                          Tháng 6/2006
Bản quyền tác giả: Tháng 6/2006, Douglas Durst, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan
Đã được giữ bản quyền




Douglas Durst, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan

       Phân tích Giáo dục và Thực hành Công tác Xã hội
       tại Việt Nam và Canađa




VĂN PHÒNG HIỆU ĐÍNH VÀ PHÁT HÀNH
Bộ Phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR)
Khoa Công tác Xã hội
Trường Đại học Tổng hợp Regina
Regina, Saskatchewan, Canađa
S4S 0A2
Điện thoại: (306) 585-4117
Fax: (306) 585-5408
E-mail: social.policy@uregina.ca
www.uregina.ca/spru




ISBN 0-7731-0579-4
Lời Cảm Ơn

Những người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Khoa Học tập và Nghiên cứu sau Đại học
Trường Đại học Tổng hợp RRegina đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Thông qua Các Hỗ
trợ Nghiên cứu, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan đã viết bản thảo đầu tiên bằng tiếng
Anh dựa trên nghiên cứu của khóa học Thạc sỹ về Công tác Xã hội của họ. Sau đó, báo cáo của
chúng tôi được Trần Thị Hằng và Nguyễn Lê Trang dịch sang tiếng Việt. Trần Thị Hằng cũng
được nhận Hỗ trợ từ Khoa Học tập và Nghiên cứu sau Đại học. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của
Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR), Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Tổng
hợp Regina. Chúng tôi rất cảm ơn Merle Mills và Fiona Douglas của SPR đã trợ giúp về mặt
hành chính và hiệu đính. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canađa đã tài trợ cho việc phát triển giáo
dục công tác xã hội ở Việt Nam và hỗ trợ việc thực hiện báo cáo này. Cùng với sự liên kết của
Trường Đại học Tổng hợp Memorial và Tiến sỹ Lan Giễn, Giáo sư về Điều dưỡng, CIDA đã tài
trợ học bổng sau Đại học cho 9 sinh viên tại Trường Đại học Tổng hợp Regina. Đây là một vinh
dự được tham gia đóng góp vào nghiên cứu này và phát triển phúc lợi xã hội và công tác xã hội
tại Việt Nam.

Douglas Durst, Thành viên SPR,
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Tổng hợp Regina
doug.durst@uregina.ca
Tháng 6/2006
Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội
Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR) được thành lập từ năm 1980 với tư cách là bộ
phận nghiên cứu của Khoa Công tác Xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Regina. Mục đích
chính của SPR là tiến hành các nghiên cứu phân tích sâu nhằm nâng cao chất lượng sống của cá
nhân, gia đình và cộng đồng.

Bộ phận hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu của tất cả các thành viên của khoa và hỗ trợ cho sinh
viên và các đối tượng trong việc nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và chính sách xã hội.
SPR làm việc với các tổ chức cộng đồng, các ban/ngành của chính phủ và các viện chính sách
và viện nghiên cứu khác nhằm góp phần vào việc phát triển chính sách xã hội và dịch vụ phục
vụ con người tại Saskatchewan và những nơi khác. Bộ phận này cũng phổ biến các kết quả
nghiên cứu về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội qua các hội nghị, hội thảo, báo chí và các ấn
phẩm khác nhau, bao gồm báo cáo nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu đã được các nhà nghiên
cứu bên ngoài đánh giá của SPR.

Các Báo cáo Nghiên cứu của SPR và những ấn phẩm của các hoạt động được thiết kế nhằm xúc
tiến thảo luận về các vấn đề đang nổi lên về chính sách xã hội và các thực hành về dịch vụ phục
vụ con người và để xác định các vấn đề nghiên cứu ưu tiên. Các Báo cáo Nghiên cứu đã được
các nhà nghiên cứu đánh giá của SPR nhằm tạo điều kiện tiếp cận với các kết quả nghiên cứu về
chính sách xã hội và dịch vụ phục vụ con người. Tất cả các ấn phẩm đều được coi là nguồn tài
liệu phục vụ phát triển chính sách và phục vụ việc giảng dạy và học tập tại trường đại học và tại
cộng đồng. Danh sách của các ấn phẩm được phát hành gần đây của SPR sẽ được in tại bìa sau
của báo cáo này. Hầu hết các ấn phẩm đều được đăng trên trang web của SPR:
http://www.uregina.ca/spr/publi.html.

Các Báo cáo Nghiên cứu và Báo cáo Nghiên cứu đã được đánh giá của SPR được coi tương
đương với tiêu chuẩn của các ấn phẩm học thuật. Các Ấn phẩm về Các Hoạt động của SPR
không được các nhà nghiên cứu khác đánh giá.


Fiona Douglas
Phụ trách Biên tập
Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội
Tóm tắt sách

Giáo dục Công tác xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và nó đang phải đương đầu với những thách thức mới bởi nó pha trộn những ảnh hưởng về
lịch sử, chính trị và văn hóa. Bài viết này xem xét lại sự phát triển của Công tác xã hội trong
lịch sử và hiện tại ở cả hai nước Canada và Việt Nam theo mô hình thực hành tổng hợp. Mô
hình này bao gồm 5 lĩnh vực thực hành: Thực hành với cá nhân, với gia đình và nhóm; Phát
triiển cộng đồng; Chính sách xã hội; Nghiên cứu xã hội; và Hành chính và Quản lý. Sự kết nối
từ lý thuyết tới thực hành là thường xuyên nơi mà sự khác biệt giữa hai nước là rõ nét. Bài viết
bao gồm cả sự tranh luận về sự nghề nghiệp hóa của Công tác xã hội và sự đóng góp của nó
trong tương lai đối với một Việt Nam mới đang nổi lên.




Lời giới thiệu




Cuốn sách này được viết để xem xét lại sự phát triển về lịch sử của Công tác xã hội và khái
niệm hóa sự phân tích có so sánh của thực hành công tác xã hội phù hợp về mặt văn hóa được
áp dụng ở Canada và Việt Nam. Có những giá trị căn bản và nguyên tắc đạo đức thường có ở cả
hai nước bao gồm cả sự tôn trọng giá trị và chân giá trị của tất cả mọi người, mối quan tâm đối
với những nhóm người dễ bị tổn thương và sự nỗ lực để xóa bỏ sự phân biệt đối sử. Tuy nhiên,
ý tưởng về chính trị, nền văn hóa và truyền thống vẫn đang ảnh hưởng tới thực hành và giá trị
của thực hành công tác xã hội giữa xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và xã hội
phương Tây định hướng cá nhân chủ nghĩa của Canada. Ở Canada Công tác xã hội đang được
gọt rũa và nó là sự phản ánh của sự đa dạng, tính đa nguyên và là một xã hội từng thay đổi mà
nó chứa đựng nhiều giá trị, niềm tin, và triển vọng của loài người. Từ những năm 1980 với cuộc
bầu cử của nhà nước tân tự do dân chủ, Canada đã và đang đẩy mạnh khái niệm về sự tư nhân
hóa và theo đuổi đến cùng các chương trình xã hội của thế giới. Những nhân viên công tác xã
hội đang phải đương đầu với sự lan tràn của ý tưởng tân tự do mà nó đã đang làm trầm trọng
thêm vấn đề thiếu hụt tính đồng nhất của Công tác xã hội. Các nhân viên Công tác xã hội ngày
càng nhận ra được công việc của họ phản ánh trách nhiệm đối với việc làm chủ xã hội hơn là sự
thay đổi xã hội. Ở Việt Nam, Công tác xã hội đã trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình


                                             1
Với năm lĩnh vực thực hành công tác xã hội (Công tác xã hội với cá nhân, gia đình và nhóm,
Phát triển cộng đồng, Chính sách xã hội, Nghiên cứu xã hội, và Hành chính và quản lý), những
giá trị thích đáng, kiến thức và các kỹ năng phù hợp với Canada và Việt Nam đang được xác
định và bàn tới.

Phần đầu của bài viết sẽ tóm tắt ngữ cảnh của Công tác xã hội ở Canada và Việt Nam. Các độc
giả sẽ được cung cấp về tổng quan của lịch sử phát triển Công tác xã hội và giáo dục Công tác
xã hội ở cả hai nước. Phần thứ hai sẽ tập trung vào sự phân tích có so sánh về thực hành công
tác xã hội ở cả hai nước. Tất cả các nội dung sẽ được trình bày với sự tôn trọng tới sự khác
nhau và tính đa dạng của cả hai nền văn hóa. Phần kết luận và đề xuất ý kiến sẽ kết thúc bài
viết. Những bài học sẽ được rút ra cho nghề Công tác xã hội còn non trẻ ở Việt Nam.

Nghiên cứu đưa ra tài liệu về thực hành công tác xã hội ở Canada và Việt Nam. Ở Việt Nam,
giáo dục Công tác xã hội ở trình độ đại học mới chỉ được công nhận như một nghề vào tháng 5
năm 2004. Với sự tôn trọng các mô hình giáo dục Công tác xã hội ở Việt Nam và Canada,
những nhà nghiên cứu đã chủ yếu dựa vào sự phân tích tài liệu cho chương trình giáo dục Công
tác xã hội cốt lõi ở trình độ đại học được phê chuẩn ở Việt Nam và chương trình đào tạo cử
nhân Công tác xã hội của trường đại học tổng hợp RRegina. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra cách
sử dụng của những tài liệu và các công bố hiện có phù hợp khác về nền giáo dục Công tác xã
hội ở Canada và Việt Nam.


BỐI CẢNH VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CANADA VÀ VIỆT NAM

Lịch sử và bối cảnh về Công tác xã hội ở Canada (từ năm 1914 đến năm 2004)

Thực hành Công tác xã hội ở Canada đang được gọt rũa và nó là sự phản ánh, là văn hóa của đất
nước (Theo Johnson, McClelland, & Austin, năm 1998). Canada là sự đa dạng, đa nguyên và là
một xã hội từng thay đổi chứa đựng nhiều giá trị, niềm tin, và triển vọng của loài người.

Giáo dục Công tác xã hội ở trình độ đại học đã tồn tại ở Canada từ năm 1914 tới nay cùng với
sự thành lập của Khoa Dịch vụ xã hội tại trường Đại học tổng hợp Toronto (Theo Irving, năm
1992). Hiện nay có 34 trường ở trình độ đại học với 31 chương trình đào tạo cử nhân Công tác
xã hội và 32 chương trình đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội. Ở trình độ đào tạo cao đẳng, có 46
trường với 69 chương trình (theo cuốn: “Phân tích nguồn chiến lược con người của các nhà
Công tác xã hội ở Canada” năm 2000). Theo điều tra dân số của Canada năm 1996, đã có tổng


                                             2
,875 ngàn người được công nhận là nhân viên Công tác xã hội. Ngoài tổng số này còn có
44% trong số đó đã được đào tạo ở những ngành nghề có liên quan như Xã hội học, Tâm lý học
và Giáo dục học. Trong số những người được công nhận là nhân viên Công tác xã hội thì có
4.6% là người thổ dân, 7.4% là người thiểu số, 5.0% là người tàn tật làm trở ngại đến khả năng
làm việc của họ (Theo Westhues và những cộng sự khác, năm 2001).

Hiệp hội những người làm Công tác xã hội của Canada đã được thành lập vào năm 1926. Hiệp
hội này được ủy nhiệm để đưa ra một bộ phận lãnh đạo cho nghề nghiệp, chu cấp cho hiệp hội
trên phạm vi tỉnh, khuyến khích và trợ giúp cho sự phát triển chuẩn ngành, tiến hành nghiên cứu
và phổ biến rộng rãi thông tin về các vấn đề xã hội hiện hành ( theo Foley, năm 1999). Hiệp hội
các trường Công tác xã hội của Canada đã được thành lập vào năm 1948. Đó là hiệp hội của
những nhà giáo dục công tác xã hội, một hiệp hội có trách nhiệm cho việc chính thức công nhận
chương trình công tác xã hội ở trình độ đại học và phổ biến rộng rãi thông tin về giáo dục Công
tác xã hội ở Canada.

Kendall (năm 2000) đã khẳng định rằng sự phát triển Công tác xã hội ở Canada trong thế kỷ này
đã đang tiến tới công việc vững chắc của những nhà giáo dục và những người hành nghề để nuôi
dưỡng những giá trị, xây dựng kiến thức và phát triển những kỹ năng chủ yếu đối với nghề
nghiệp mà nó kết hợp giữa tình thương với khả năng trong mối quan hệ phức tạp với những
người có vấn đề và hoạt động có tính chất xây dựng đối với các vấn đề xã hội. Để có sự cân
nhắc kỹ lưỡng, thực hành công tác xã hội ở Canada hiện nay đang cố gắng phấn đấu để làm tăng
khả năng ngành nghề này.
disregard
Mối đe dọa lớn đối với nghề công tác xã hội ở Canada là làn sóng của chủ nghĩa tân tự do hiện
thời và sự công kích dữ dội của nó vào các dịch vụ phục vụ con người. Trào lưu toàn cầu đối
với những triết lý hướng tới thị trường, thứ triết lý làm tăng sự không quan tâm đếm xỉa đến
những thành viên yếu thế của xã hội, chỉ có thể đối lập với nguyên tắc của công tác xã hội mà
nó làm tăng thêm những ý niệm của chân giá trị và sự tôn trọng đối với các cá nhân cũng như
những giá trị xã hội nền tảng (Theo Teeple, năm 1995). Về mặt lịch sử, các cơ quan dịch vụ xã
hội của nhà nước Canada đang bàn tới những mối quan tâm về mặt xã hội và kinh tế trong xã
hội. Hơn thế nữa, các chương trình và các chính sách xã hội của Canada đang được định rõ đặc
điểm đặc thù bởi tầm nhìn có tính can thiệp của đất nước. Từ những năm 1980, nhà nước liên
bang đã tăng cường khái niệm chung về sự tư nhân hóa và theo đuổi tới đích cuối cùng cho các
chương trình xã hội mang tính toàn cầu. Canada cũng như các quốc gia an sinh khác, đã từng
trải qua những cuộc tấn công nghiêm trọng vào các nguyên lý của sự phân phối lại và sự dự
phòng các dịch vụ sức khỏe và xã hội. Do vai trò của nhà nước liên bang trong dự phòng các
dịch vụ con người bị suy yếu, khu hành chính tỉnh và các cộng đồng đã thấy được sự nâng cao
trong trách nhiệm của mình. Thêm vào với những thay đổi đối với các chương trình quốc gia và
tỉnh và sự sắp xếp về mặt tài chính, những quan điểm công khai và ý nghĩ về an sinh cũng đã
được thay đổi (Theo Pederson, năm 2003). “An sinh đã chuyển dịch từ chỗ là chương trình
“được cho làm” thiết kế để giúp đấu tranh với đói nghèo tới sự trợ giúp tạm thời được dự định
để tăng cường khả năng tự lực của mỗi cá nhân thông qua các chiến thuật gắn với lực lượng lao
động (Theo trợ giúp xã hội được nối lại, năm 2000, trang 2).
escalate
Công tác xã hội đã đang nhanh chóng gắn với tốc độ đòi hỏi đối với các dịch vụ trong khi phải
đương đầu với những sự giảm bớt đáng kể về các nguồn tài chính và con người. Những nhu cầu
của thân chủ đang trở nên phức tạp cũng như nghèo đói và thất nghiệp đang gia tăng đột ngột.


                                             3
phê phán
chính sách và là mục tiêu khẩn cấp nhất của nhà nước tân tự do, đang dẫn dắt họ tới việc giảm
chi tiêu công cộng.

Giả thuyết tân tự do mà các nhóm cộng đồng và nhà thờ cần gánh trách nhiệm lớn đối với
những nhu cầu được nhà nước đặt ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chương trình dịch vụ
xã hội và những chương trình mà họ phục vu. Ví dụ như kho lưu trữ đồ ăn đã trở nên thường
gặp bởi chương trình trợ giúp công cộng đã thực thi các yêu cầu có tính thích hợp bị hạn chế.
Các chương trình về nhà ở xã hội đang được loại trừ, buộc những gia đình có thu nhập thấp
phải tìm nhà ở thích hợp với giá thị trường. Các chính sách này đang dẫn tới sự cách ly ra khỏi
nhịp điệu xã hội của các gia đình và là những thử thách lớn đối với nghề Công tác xã hội.




                                              4
Lịch sử và ngữ cảnh Công tác Xã hội ở Việt Nam (Từ năm 1945 đến năm 2004)




Cũng giống như Canada và các nước khác trên toàn thế giới, nghề Công tác xã hội của Việt
Nam bắt đầu từ động cơ thúc đẩy của những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Tuy nhiên, trong
suốt những thời kỳ thuộc địa và tân thuộc địa nghề Công tác xã hội đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi các mô hình từ thiện của nước ngoài.

Trước năm 1945 Việt Nam đã là thuộc địa của riêng Pháp. Công tác xã hội ở Việt Nam lấy dạng
mô hình từ thiện mà đã được phổ biến ở các nước phương Tây thời đó. Về cơ bản nó là phạm vi
của các tổ chức tôn giáo (Theo Kelly, năm 2003). Ở các vùng tôn giáo phía nam của đất nước,
Pháp đã duy trì vững chắc các nguyên tắc thực dân. Pháp đã khống chế sự phát triển của nghề
công tác xã hội, thực hành và triết lý của công tác xã hội. Trong suốt thời gian này, Công tác
xã hội phục vụ chủ yếu một nhóm những thân chủ của Pháp. Thêm vào đó, công tác xã hội đã
phục vụ những người công nhân Việt Nam trong các công ty lớn của Pháp và một số lượng trẻ
còn ẵm ngửa, những người quả phụ và người già ở các thị trấn. “Mô hình công tác xã hội đã
đưa các thuộc địa cũ đứng tách rời khỏi các trào lưu quốc gia, và nó không có ảnh hưởng tới
hàng triệu người nghèo, người mù chữ và người thất nghiệp.

Suy nghĩ về công việc được thực hiện dựa trên mô hình của Pháp này, một số lượng các nhà văn
đã phê phán nó như là một công việc không có hiệu quả bởi nó đã không thể chứng minh và còn
là sự gợi ý mang tính gia trưởng, một sự gợi ý không dẫn tới sự trao quyền hợp pháp cho thân
chủ (Theo Kelly, năm 2003). Các hội truyền giáo thiên chúa đã đưa vào các mô hình chăm sóc
có tính chất từ thiện như các trại mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người già và những người tàn
tật. Các nhà nghiên cứu thường nghi ngờ tới sự thích hợp của những mô hình được đưa vào như
thế khi mà gia đình mở rộng truyền thống và cộng đồng vẫn còn có thể xoay xở được. Trong
giới hạn nghề nghiệp, đã có một vài nhân viên công tác xã hội nữ đã được đào tạo với thời gian
hai năm (Theo Nguyễn, năm 2002).

Thời gian cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, năm 1954, Việt Nam được chia làm
hai miền. Đất nước được chia thành hai miền: miền Bắc và miền Nam cho đến khi thống nhất
đất nước năm 1975. Từ năm 1945 đến năm 1975 miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Xã hội chủ
nghĩa đã không phát triển công tác xã hội.




                                            5
Từ năm 1945 đến năm 1954, nghề Công tác xã hội đã được đưa vào một mặt là sự tạo thành của
Ban giám đốc chính phủ dành cho An sinh xã hội, mặt khác là sự thành lập của trường Công tác
xã hội Caritas (năm 1947) được sắp đặt theo Hội chữ thập đỏ của Pháp và có sự điều khiển của
các cô gái từ thiện. Caritas đã hoạt động cho đến tận năm 1975 và đã theo sát mô hình của
Pháp” (Theo Nguyễn, năm 2002).

Trong suốt thời gian này, ở miền Nam Việt Nam, Công tác xã hội đã được sử dụng để phục vụ
cho chiến tranh. Nó tập trung vào các vấn đề có liên quan tới chiến tranh như niềm tin của
những người tị nạn phía bắc di cư vào nam hoặc của những người bị ảnh hưởng bởi sự thành thị
hóa ép buộc để làm dễ dàng cho nghiên cứu của Mỹ đối với những người du kích cộng sản
nhằm chặn đứng hoạt động cách mạng (Theo Nguyễn, năm 2002).

Với sự trợ giúp của Liên hợp quốc, Trường Công tác Xã hội quốc gia đã được hình thành ở
miền nam vào năm 1968 (Theo Nguyễn, năm 2002). Việc đào tạo Công tác xã hội khác cũng đã
có giá trị ở miền nam, tại trường Công tác xã hội của quân đội, trường Đại học Tổng hợp Đà
Lạt và trường Đại học Văn Hạnh ở Sài Gòn. Hiệp hội Công tác xã hội Việt Nam đã được thành
lập ở miền Nam năm 1970. Nam Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên đoàn Công tác xã
hội quốc tế (Theo Kelly, năm 2003). Mặc dù An sinh xã hội và Công tác xã hội đã được phát
triển nhanh chóng trong suốt thời gian chiến tranh, chúng vẫn được xem như một công cụ của
các lực lượng xâm lược. An sinh xã hội và Công tác xã hội không được nhìn nhận như một
công cụ phục vụ người nghèo ở mức độ nền tảng (Theo Nguyễn, năm 2002).

Sau năm 1975, giai đoạn Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thống nhất đã thấy được sự chấm dứt
của nền giáo dục Công tác xã hội. Người ta tin rằng một khi Chủ nghĩa xã hội được thiết lập thì
xã hội sẽ không còn các vấn đề về xã hội. Công tác xã hội và nhân viên Công tác xã hội về mặt
lý thuyết cũng không còn cần nữa. Vào thời điểm này, đã có khoảng 500 nhân viên công tác xã
hội được đào tạo ngắn hạn; 300 nhân viên công tác xã hội có bằng cấp với hai năm đào tạo, 10
trường đại học giáo dục từ xa trong đó có bảy trường đào tạo trình độ thạc sĩ Công tác xã hội và
thạc sĩ phát triển công tác xã hội (Theo Nguyễn, năm 2002).

Cho đến giữa những năm 1980, sự yếu kém của nền kinh tế tập trung định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam đã trở nên rõ ràng. Đất nước bước vào sự khủng hoảng về kinh tế và xã hội.
Để đối phó với tình hình này, Việt Nam đã bước vào công cuộc đổi mới với tên gọi là “Doi
Moi” vào năm 1986. Công cuộc đổi mới đã tập trung vào sự định hướng lại nền kinh tế Việt
Nam hướng tới “nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự điều hành của Ban
Giám đốc quốc gia” (Giải pháp của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu năm 1986).
Duy trì ý tưởng của chủ nghĩa xã hội, hai sự đột phá chủ yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
để hiện đại hóa là mức độ mở rộng lớn lao thị trường tự do và chính sách mở cửa nhằm mục
đích hướng tới sự hòa nhập dần dần của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn
cầu. Doi Moi đã tạo khả năng cho quá trình cải cách kinh tế và xã hội, nó mở ra những khả năng
to lớn cho nhân dân Việt Nam nhưng cũng đặt ra những vấn đề và những thách thức mới cho xã
hội. Nhiều vấn đề mới đang nổi lên trong sự kết nối với quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội,
ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và hạnh phúc của các gia đình và trẻ em Việt Nam. Các vấn
đề xã hội đã mất đi trong một khoảng thời gian nay lại nhanh chóng xuất hiện lại. Theo Nguyễn
(năm 2002) đã miêu tả như sau “Việt Nam đang bị đe dọa bởi hàng loạt những vấn đề kết nối
với sự hiện đại hóa, và các vấn đề này đang phát triển nhanh hơn người ta tưởng:



                                             6
Đói nghèo ở thành thị và nông thôn;
        Sự di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn tới các vấn đề của trẻ em sống và/hoặc làm việc
        trên đường phố
        Những công nhân di cư và những ngôi nhà ổ chuột;
        Gái điếm - nạn buôn bán phụ nữ trong và ngoài nước;
        Ma túy;
        HIV/AIDS và
        Sự đổ vỡ gia đình, sự thờ ơ đối với trẻ em và lạm dụng trẻ em” (Theo Nguyễn, năm
        2002, trang 88).

Việt Nam đã công bố rằng Việt Nam chấp nhận nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ lập trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa với nghĩa độc lập về kinh tế và văn hóa và nâng cao công bằng xã
hội và an sinh của mọi người (Theo Nguyễn, năm 2002). Nhà nước Việt Nam cũng nhận thức
được sự hạn chế của nó trong việc giải quyết đối với các vấn đề mới.

Các nhân viên công tác xã hội, những người được đào tạo về lý thuyết khoa học và những người
có khả năng trong thực hành, rõ ràng là đang cần, nhưng chỉ có vài người thôi. Nhà nước Việt
Nam phải mất một thời gian để hiểu được nhu cầu cần thiết về các nhân viên công tác xã hội và
những kỹ năng đặc biệt của các nhân viên công tác xã hội đủ tiêu chuẩn.


Sự hiện thân mới của nghề Công tác xã hội và nền giáo dục Công tác xã hội

Cho đến cuối những năm 1980 việc đào tạo công tác xã hội đã được nhìn nhận như một nhu cầu
cần thiết và cấp bách bởi sự phát triển của những người bỏ xứ ra nước ngoài. Những nhân viên
công tác xã hội của Việt Nam được đào tạo trước năm 1975 và nhiều người khác đã nhận ra
rằng họ đã làm việc trong lĩnh vực Công tác xã hội mà không hề có đủ lý thuyết và kỹ năng để
tạo ra những kết quả cần thiết và đang trông đợi. Từ năm 1986 các nhân viên công tác xã hội và
các nhân viên phát triển cộng đồng đã làm việc ở những nơi mà họ được chấp thuận và làm
chiến dịch để được phép tổ chức đào tạo các cuộc hội thảo cho những người làm việc trong các
tổ chức các vấn đề xã hội của chính phủ.

Suốt những năm 1990 một khóa những chuyên gia có kinh nghiệm ở phía nam của Việt Nam
hoạt động xuyên suốt các tổ chức chính trị đã thấy được nhu cầu cần thiết phát triển xã hội dựa
trên lý thuyết và trợ giúp của các chuyên gia. Quyền trẻ em, an sinh trẻ em, phòng ngừa xâm hại
và bóc lột trẻ em dựa vào cộng đồng và các vấn đề về phát triển cộng đồng đang là công cụ để
đem lại sự hồi sinh cho nghề Công tác xã hội và cho việc đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đang là những cơ
quan của chính phủ có trách nhiệm giải quyết đối với toàn bộ các vụ việc xã hội như các Chính
sách xã hội, Cung cấp các dịch vụ xã hội cho những người tàn tật ở Việt Nam trong đó có trẻ
em. Những sự phát triển này làm cho Công tác xã hội được chấp nhận và nâng cao như một
nghề. Các Tổ chức phi chính phủ ở địa phương như Tổ chức nghiên cứu phát triển xã hội và hội
thảo ở thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức an sinh trẻ em, Hiệp hội thanh niên thành phố Hồ Chí
Minh, nhóm đào tạo các nhân viên công tác xã hội ở phía Bắc và các phòng của chính phủ đặt
tại địa phương đã góp sức cho sự phát hiện và khai sinh ra Công tác xã hội trong ngữ cảnh mới
của xã hội Việt Nam.



                                             7
Các tổ chức quốc tế bao gồm những người tình nguyện của Liên hiệp quốc, Quĩ Nhi đồng Liên
hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo vệ trẻ em Vương quốc Anh, Tổ chức
Bảo vệ trẻ em Thụy Điển, Hội quan tâm thế giới, Ủy ban trung tâm tín đồ dòng Menno - chi
nhánh tin lành ở Hà Lan và quốc tế cũng đã nhận thức được sự cần thiết và bắt đầu phát triển có
đối thoại với các chuyên gia và chính phủ của các tổ chức này. CIDA Canada cũng đã tham gia
vào một cách tích cực.




                                             8
PHÂN TÍCH CÓ SO SÁNH VỀ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ
CANADA




Định nghĩa về Công tác xã hội

Các định nghĩa có tính quốc gia về Công tác xã hội là tính đến cả thời gian và văn hóa. Các vấn
đề làm thay đổi sự nhấn mạnh của Công tác xã hội. Các định nghĩa có tính quốc tế về Công tác
xã hội vì thế đã thay đổi theo thời gian. Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế thường định nghĩa
như sau:

        Nghề Công tác xã hội làm tăng sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối
        quan hệ con người và trao quyền và sự giải phóng con người làm tăng hạnh phúc con
        người. Sử dụng các hành vi con người và các hệ thống xã hội, Công tác xã hội can
        thiệp vào những nơi mà con người thường tương tác với các môi trường của mình. Các
        nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là nền tảng cho Công tác xã hội
        (Theo Liên đoàn Công tác xã hội Quốc tế).

Linderman (năm 1992) đã miêu tả nhân viên công tác xã hội như là quot;cầu nối giữa những người
được hưởng đặc ân và những người không được hưởng đặc ân, là người trợ giúp trong các mối
quan hệ của con người và trong công việc với các lực lượng của cộng đồng; là người tạo sự
ngang bằng cho các cơ hội, là sự cứu tinh cho những điều không đúng, là nhà giáo dục về giá trị
và là nhà lý tưởng hóa cuộc sống” (trang 36). Các nhân viên công tác xã hội làm việc trong
nhiều các bộ phận và phạm vi về sức khỏe, giáo dục và các chương trình dịch vụ xã hội.

Giáo dục Công tác xã hội cung cấp cách tiếp cận có hiểu biết đối với sự am hiểu hành vi con
người, dạy thực hành công tác xã hội, tiến hành nghiên cứu công tác xã hội, phân tích và phát
triển chính sách an sinh xã hội và hướng dẫn trong lĩnh vực thực hành.

Những phần sau đây sẽ giới thiệu về phân tích các giá trị, kiến thức và kỹ năng phù hợp về mặt
văn hóa đối với năm lĩnh vực thực hành công tác xã hội ở Canada và Việt Nam được gọi là
Công tác xã hội với Cá nhân, Gia đình và Nhóm, với Phát triển cộng đồng, Chính sách xã hội,
Nghiên cứu xã hội, và Hành chính và Quản lý.



                                             9
CANADA

Thực hành Công tác xã hội ở Canada nói chung là tự nhiên và bao trùm cả năm lĩnh vực thực
hành. Các nhân viên công tác xã hội được nhìn nhận là có phông kiến thức và kỹ năng rộng. Kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hòa giải, kỹ năng trị liệu gia
đình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan hệ, hiểu biết quá trình, kiến thức về kỷ luật nội bộ, kiến
thức về đói nghèo, kỹ năng biện hộ, nhận dạng nguồn gốc xã hội của các căn bệnh cá nhân và sự
tự nhận thức là tất cả phần định hướng thực hành tổng hợp. Khả năng giao tiếp có hiệu quả theo
cách giúp con người sát lại gần nhau là trung tâm của công tác xã hội cũng như là sự hiểu biết
các vấn có liên quan đến đói nghèo và áp bức.

Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, sự thiếu hụt về định nghĩa công tác xã hội đang được
đề cập đến như là vấn đề nền tảng của Công tác xã hội ở Canada.

Giáo dục Công tác xã hội: Giáo dục Công tác xã hội ở Canada là có chất lượng cao. Kiến thức
và các kỹ năng đào tạo nói chung đạt được sự mong đợi của những người lao động. Các chuẩn
để có được lòng tin một cách nghiêm ngặt là chỗ đứng cho cả hai văn bằng cử nhân và thạc sĩ
Công tác xã hội. Có sự tăng về số lượng chương trình đào tạo nghiên cứu sinh do các trường
Công tác xã hội ở Canada đề nghị. Các khả năng mới cho việc nghiên cứu sinh đã được phát
triển trong vòng 10 năm qua ở trường Đại học Tổng hợp Calgary, Trường Đại học Tổng hợp
Memorial tỉnh Newfoundland, trường Đại học Tổng hợp Manitoba và ở chương trình kỷ luật nội
bộ ở trường Đại học Tổng hợp McGill. Ở một số tỉnh như Alberta, British Columbia và Ontario,
sự liên kết được tạo ra giữa các chương trình đào tạo văn bằng cao đẳng cộng đồng và chương
trình đào tạo văn bằng cử nhân trình độ đại học cho phép các sinh viên chuyển đổi từ chứng chỉ
sang văn bằng (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001).


Công tác xã hội với cá nhân, Gia đình và Nhóm

Phát triển nghề nghiệp là quá trình mà ở đó những nhân viên công tác xã hội làm việc nơi buồng
bệnh được nâng cao kiến thức của mình và kỹ năng can thiệp thông qua kinh nghiệm và thực
hành. Quá trình này thiết lập định hướng cơ bản và chấp nhận giá trị và phương pháp của công
tác xã hội. Việc phát triển các nhân viên công tác xã hội ở buồng bệnh được đòi hỏi để mở rộng
kiến thức thông qua việc đăng ký học lý thuyết và kỹ năng thực hành công tác xã hội ở buồng
bệnh - ban đầu là thực hành bắt buộc có giám sát, sau đó thông qua việc tự học và tham gia
trong các hội thảo tự nguyện như mong muốn (Theo Garrett, năm 1995, Fook, Ryan và
Hawkins, năm 1997). Dựa trên quan điểm này, Công tác xã hội ở buồng bệnh ở Canada đang
được nhấn mạnh với sự giáo dục tiếp tục và nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết và thực hành
có hiệu quả và tốt hơn.

Như đã được xác định, mục đích của khóa học Thực hành Công tác xã hội với Gia đình là để
chuẩn bị cho sinh viên trong thực hành công tác xã hội ở buồng bệnh với các gia đình khác nhau
ở các khu vực phục vụ khác nhau. Cung cấp sự hiểu biết một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng về cách một
người làm việc với hệ thống gia đình như thế nào để đánh giá một cách lạc quan sức mạnh của
gia đình trong khi có sự cố gắng để xóa bỏ rào cản, môi trường và cá nhân giúp cho gia đình đạt


                                             10
được nhu cầu của các thành viên của minh. Chính vì lý do đó, các sinh viên được đặt vào các lý
thuyết và kỹ năng trị liệu gia đình đặc biệt để hiểu và trải qua sự phức tạp của công việc với gia
đình khi các sinh viên tham gia, đánh giá và can thiệp để vượt qua những rào cản và nâng cao
chức năng tối ưu nhất. Nghiên cứu Công tác xã hội tạo cho sinh viên khả năng tham gia vào việc
suy nghĩ có phê phán và thực hành mà điều đó sẽ chuẩn bị cho họ thực hành giỏi khi họ vào làm
việc ở công sở.

Sự giao phó cho các nguyên tắc đánh giá đúng tính đa dạng trong khi đảm bảo công bằng xã hội
ở Canada đòi hỏi giúp đỡ các sinh viên phát triển nhận thức sâu sắc đối với sự khác nhau trong
các gia đình và nhận thức được sự áp bức làm hạn chế sự phát triển cộng đồng và loài người như
thế nào. Sự tập trung sẽ bao gồm cả việc ấp ủ công bằng xã hội mà nó làm cho các gia đình có
khả năng đến gần với các phương kế để thực hiện đến cùng mục đích mà họ đã chọn.

Chính vì vậy giáo dục và thực hành công tác xã hội ở Canada nhấn mạnh vào việc trao quyền
cho các gia đình bởi họ phải đấu tranh để đạt tới những nhu cầu của các thành viên trong gia
đình họ trong những ngữ cảnh đa dạng của xã hội. Sự nhấn mạnh cần được đánh giá đúng để
hiểu rõ được sức mạnh mà nhiều nhóm gia đình đem lại kinh nghiệm của việc nuôi nấng con cái
và cách sử dụng thực hành kết hợp để làm việc hướng tới mục đích đã được quyết định qua lại
lẫn nhau. Các sinh viên cần kiểm tra sự đánh giá và can thiệp của các mô hình thực hành gia
đình để đảm bảo sự phù hợp của họ với công việc với gia đình có kết hợp và dựa trên sức mạnh.
Việc nghiên cứu cần dạy cho sinh viên xác định và phát triển các chiến thuật cho các tình huống
mà ở đó các giá trị cá nhân và nghề nghiệp mâu thuẫn với các giá trị của thân chủ và những
người trợ giúp các dịch vụ khác trong hệ thống. Đây là những bài học quan trọng cho sự hồi
sinh nền giáo dục công tác xã hội như ở Việt Nam.

Các nhân viên công tác xã hội thường phải đương đầu với sự căng thẳng của môi trường công
việc. Sự căng thẳng này liên quan không chỉ tới số lượng công việc mà còn liên quan tới sự mâu
thuẫn giá trị của việc kiểm soát xã hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội mà các nhân
viên công tác xã hội có thể trải qua. Câu hỏi giáo dục công tác xã hội sẽ chuẩn bị cho các sinh
viên sắp tốt nghiệp đại học tốt như thế nào đối với sự căng thẳng của môi trường công việc sao
cho xứng với sự chú ý trong việc phát triển giáo dục công tác xã hội ở Canada.


Phát triển Cộng đồng

Công tác xã hội là một nghề dựa vào cộng đồng; và đây là đặc trưng quan trọng của định hướng
thực hành công tác xã hội nói chung ở Canada. Các nhân viên công tác xã hội được nhìn nhận là
có sự kết nối mạnh với cộng đồng thông qua sự đa dạng của môi trường công việc. Các nhân
viên công tác xã hội được nhận thức để nhạy cảm với cộng đồng như là kết quả của cách tiếp
cận giáo dục công tác xã hội dựa vào cộng đồng của Canada. Đây là sự phù hợp với xã hội văn
hóa đa dạng như Canada.

Có sự phù hợp về văn hóa được tăng lên trong giáo dục công tác xã hội ở Canada. Khắp đất
nước có 34 chương trình về công tác xã hội phản ánh nhu cầu đa dạng và mật độ dân số. Một số
lượng chương trình có sự tập trung đặc biệt vào những người thổ dân và các vấn đề của vùng
phương bắc trong khi các chương trình khác thì nhấn mạnh vào sự đa dạng về văn hóa và các
dịch vụ đối với những người nhập cư và người tị nạn, đáp ứng tới các nhu cầu của cộng đồng


                                              11
đặc biệt mà họ phục vụ. Các vấn đề về giới đang được đưa vào với tất cả các khía cạnh của công
tác xã hội. Một vài trường Công tác xã hội của Canada đã tiếp nhận triển vọng về công tác xã
hội của những nhà bình quyền như một khung có ưu thế hơn. Những yêu cầu có ảnh hưởng trội
của CASSW cố gắng nâng cao tính đa dạng về văn hóa và dân tộc trong các trường và tăng
cường sự phát triển của thực hành chống áp bức và chống phân biệt sắc tộc. Tất cả các chương
trình đại học ở Canada đều đang yêu cầu có các khóa học với sự tập trung cơ bản vào việc
chống sắc tộc hoặc sự nhạy bén về văn hóa và hầu hết hiện nay đều có các khóa học về các vấn
đề của người thổ dân (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Trong khi sự tiến bộ đang
được tạo ra để nâng cao sự phù hợp về văn hóa của nền giáo dục công tác xã hội trong sự tự
nhiên của nền văn hóa đa dạng trong xã hội Canada thì càng cần có nhiều sự cố gắng nỗ lực để
đầu tư nhằm đạt được nhu cầu của các dịch vụ trợ giúp đối với một số lượng đang phát triển của
người thổ dân và những người từ các dân tộc thiểu số ở Canada.

Chính sách xã hội

Giá trị công tác xã hội ở Canada là sự giao phó của nó đối với công bằng xã hội, sự thẳng thắn
không thiên vị và sự đánh giá cao sức mạnh của con người và khả năng thay đổi của họ. Công
tác xã hội còn được miêu tả như một thiên hướng của con người, một sự miêu tả phù hợp với ý
niệm và ý tưởng của sự chăm sóc, chia sẻ và sự hy sinh (Theo Westhues và các tác giả khác,
năm 2001). Trong thực hành công tác xã hội ở Canada có mâu thuẫn về giá trị giữa làm chủ xã
hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội. Đáng tiếc là một số nhân viên công tác xã hội
miêu tả bản thân mình như là quot;một cảnh sát phục vụ xã hộiquot; người giám sát các hoạt động của
thân chủ mình.

Công tác xã hội đang bị miễn cưỡng gia tăng trong các chức năng xác định hẹp mà nó phải làm
với sự nghiên cứu thị trường hơn là với sự phát triển của chất lượng dịch vụ mà đạt được những
kết quả vững chắc. Caragata (năm 1997) gợi ý rằng quot;môi trường hiện nay đòi hỏi chúng ta phải
nghĩ lại việc thực hành của chúng ta sao cho tốt hơn để đạt được mục đích của những người
đang ở bên lề của xã hộiquot; (Trích lời của Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Bà ủng hộ
cho những nhân viên công tác xã hội không chấp nhận những sự thay đổi có tác động mạnh tới
nghề nghiệp.

Các nhân viên công tác xã hội thường không được nhìn nhận là người biện hộ cho các nhóm
người bị áp bức hoặc cho sự thay đổi của xã hội. Westhues và các tác giả khác (năm 2001) đã
trình bày về quan điểm của những nhóm người thổ dân mà thế giới quan của họ khác với những
nhóm người chủ đạo. Triển vọng của người thổ dân đã nhìn nhận công tác xã hội của Canada
như là sự ảnh hưởng còn dư lại của chế độ thực dân hóa, và vì thế nó có liên quan tới cái đã xảy
ra của sự đàn áp và thống trị. Nó ngấm vào viễn cảnh có ưu thế hơn mà được nhìn như bị áp bức
bởi người thổ dân và các nhóm người thiểu số khác.

Nghiên cứu xã hội

Nghiên cứu có chất lượng là sự phê phán trong việc làm giảm bớt hố ngăn cách giữa lý thuyết
và thực hành. Có sự thúc bách để lựa chọn theo lối kinh nghiệm các biện pháp trị liệu và sự can
thiệp bởi vì để có hiệu quả, người nhân viên cần phải biết cái gì là hiệu quả. Khi cộng đồng
những người đang thực hành một kỹ năng, những nhà nghiên cứu, và các sinh viên ham muốn
được áp dụng các phương pháp khoa học để phân tích các vấn đề về công tác xã hội tiếp tục


                                             12
phát triển thì nhu cầu cần thiết để công bố có tính chất chuyên môn đối với kết quả của thực
hành công tác xã hội chẳng bao giờ là lớn lao hơn cả. Nghiên cứu là lĩnh vực thực hành quan
trọng. Người ta đã nói rất rõ trong phần đề cương khóa học của báo cáo đại học Khoa Công tác
xã hội ở trường đại học tổng hợp Regina (năm 2002): “Các sinh viên công tác xã hội cần kỹ
năng nghiên cứu để giữ những thông tin cập nhật với thực hành và để lượng giá việc thực hành
của riêng họ. Kỹ năng nghiên cứu cung cấp cơ sở mà từ đó có thể dẫn tới hoạt động xã hội và
các dạng phát triển cộng đồng khác nhau. Cũng là quan trọng khi các sinh viên hiểu được điều
nghiên cứu có thể được dùng như thế nào để hoặc là trao quyền hoặc là áp bức con người”
(trang 45).

Một trong những mối quan tâm của chính sách hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với những
người tàn tật và với toàn xã hội ở cả hai nước Canada và Việt Nam là cung cấp sự hiểu biết cơ
bản về các phương pháp nghiên cứu xã hội và ứng dụng của các phương pháp này vào thực
hành công tác xã hội. Các sinh viên công tác xã hội nên trao đổi về các phương pháp nghiên cứu
trong ngữ cảnh của tính logic và lý thuyết của cả hai nghiên cứu xã hội: định tính và định lượng.
Sự cải tiến trong thực hành có được thông qua sự áp dụng nguyên tắc nghiên cứu và các thủ
thuật qua các bài tập trên lớp và ví dụ về các ca và thông qua các bài được giao về làm. Một loạt
các cách tiếp cận đang được bàn tới và người ta đang chú ý đặc biệt tới mối quan tâm về vai trò
của nghiên cứu trong việc xác định những ảnh hưởng của các chương trình và các chính sách xã
hội.

Nói chung, các sinh viên công tác xã hội ở Canada đang được trang bị kiến thức và kỹ năng
tương xứng và thích hợp về nghiên cứu. Trong khóa học nghiên cứu xã hội, các sinh viên học
cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu như thế nào, trình bày rõ ràng chính xác về các giả thuyết, thiết
kế các nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và làm sáng tỏ các kết quả. Các thủ thuật
nghiên cứu định tính và định lượng đang được kiểm tra. Thêm vào đó, để đạt được kiến thức về
mặt lý thuyết và kỹ năng suy nghĩ có phê phán cần thiết cho việc sắp đặt một nghiên cứu xã hội,
các sinh viên phải có kiến thức thực hành về nghiên cứu như thế nào thông qua các bài tập trên
lớp và các dự án. Các sinh viên có cơ hội để chứng minh cho các kỹ năng và kiến thức của phần
mềm SPSS đối với việc phân tích dữ liệu, phát triển sự nhận thức của các vấn đề chính trị và
đạo đức được tham gia vào việc nghiên cứu xã hội, và được cung cấp cơ hội để thảo luận và
lượng giá mối quan hệ giữa nghiên cứu xã hội và chính sách xã hội. Các sinh viên phát triển khả
năng lượng giá việc thực hành của cá nhân thông qua việc sử dụng thiết kế môn học đơn lẻ và
học để nhận thức được tầm quan trọng của lượng giá thực hành.

Công tác xã hội được nhìn nhận là một ngành đa dạng nhưng phạm vi của các cơ quan và lĩnh
vực thực hành gây nên sự thiếu chắc chắn và thiếu kiến thức thống nhất. Các nhân viên công tác
xã hội ở Canada ngày càng được yêu cầu làm việc với những người có nhu cầu phức tạp cao
như trẻ em và thanh niên với triệu chứng nghiện rượu từ trong bào thai. Các nhân viên công tác
xã hội cũng cần nghiên cứu có tính đặc biệt và kỹ năng sử dụng máy tính để chuẩn bị cho kế
hoạch đề xuất và lượng giá để trợ giúp hoặc tăng cường các chương trình và dịch vụ.


Hành chính và Quản lý

Từ “hành chính” bắt nguồn từ từ gốc “ministrate” có nghĩa là phục vụ, chăm sóc, giúp đỡ. Định
nghĩa này cung cấp sự hiểu biết rõ ràng và thích hợp về vai trò của hành chính. Nghĩa thực của


                                             13
từ hành chính có liên quan tới thực hành có thực của công tác xã hội thông qua việc phục vụ
thân chủ. Trong công tác xã hội, hành chính được hiểu như phục vụ người thực hành kỹ năng
bởi việc cung cấp các nguồn, các cấu trúc và môi trường tạo nên thực hành có khả năng và nghệ
thuật giúp đỡ (Theo Rosenberg, năm 1984).

Thực hành công tác xã hội ở Canada đang vận động hướng tới qui tắc thông qua chứng chỉ và
đăng ký. Tất cả các tỉnh của Canada hiện nay đều có một số dạng luật gắn liền với qui tắc nghề
nghiệp (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Sự tự nhiên của qui tắc làm thay đổi
đáng kể qua các tỉnh, nhưng sự phát triển này nói chung được xem như là sức mạnh mà ở đó nó
có nghĩa là những người thực hành kỹ năng công tác xã hội hiện nay đang phải chịu trách nhiệm
nhiều hơn đối với công chúng mà họ phục vụ.

Một nghiên cứu về công tác xã hội thuộc khu vực quốc gia (năm 1999) cho biết giữa năm 1991
và 1996 đã có sự tăng lên 22.9 phần trăm về số lượng vị trí công tác xã hội trên khắp đất nước.
Sự gia tăng này tuy nhiên không phải là giống nhau ở tất cả các tỉnh. Quebec, Saskatchewan và
British Columbia đã trải qua sự gia tăng lớn lao trong khi Newfoundland, Ontario và Nova
Scotia chỉ nhìn thấy sự giảm rất nhỏ trong tổng số các vị trí của công tác xã hội. Năm 1996 tỷ lệ
thất nghiệp có tính quốc gia đối với công tác xã hội là 3.6 phần trăm so sánh với tỷ lệ có tính
quốc gia đối với tất cả các nghề là 10.1 phần trăm. Dữ liệu từ sự điều tra dân số của Canada đã
chỉ ra sự thay đổi từ việc làm của chính phủ tới việc làm trong các tổ chức như chính phủ hoặc
các cơ quan dựa vào cộng đồng hoặc các hiệp hội giữa năm 1991 và năm 1996. Đối với những
cơ quan và tổ chức xác định bản thân như là những nhân viên công tác xã hội thì có sự giảm 19
phần trăm trong các vị trí của chính phủ trong suốt thời gian này (Theo Westhues và các tác giả
khác, năm 2001).

Người ta nói rằng các nhân viên công tác xã hội đã bắt kịp được nhu cầu của thói quan liêu ở
một chừng mực nào đó chống đối lại nhằm phấn đấu đến công bằng xã hội. Nghề công tác xã
hội ngày càng được xác định với hệ thống công chức quan liêu và chế độ kỹ trị và điều này làm
xói mòn tự do ý chí nghề nghiệp và giá trị của công tác xã hội. Mặc dù hiện nay chỉ có một vài
nơi làm việc của nhân viên công tác xã hội trong các dịch vụ của chính phủ, một tỷ lệ lớn hơn
những nhân viên công tác xã hội làm việc ở những chỗ nơi mà pháp luật, các quy tắc, chính
sách, thủ tục và các tiêu chuẩn đang khống chế các hoạt động của họ. Nhiều nhân viên công tác
xã hội đã cảm thấy là vai trò của họ đang chuyển sang vai trò của kiểm soát xã hội. Sự ủy thác
của các dịch vụ từ các tỉnh tới các cộng đồng và các thành phố tự trị là kết quả trong sự tạo nên
các cơ quan lớn đang trở nên quan liêu hơn và ít tập trung đến nhu cầu của thân chủ.

Khuynh hướng trong quyền lực pháp lý ở Canada đang thay thế những người lãnh đạo công tác
xã hội với những nhà quản lý định hướng “công việc”, những người thoải mái hơn với tầm quan
trọng của vị trí thị trường. Việc áp dụng các nguyên tắc công việc để phát triển và phân phối các
dịch vụ con người đã không tạo nên một môi trường trợ giúp cho khả năng lãnh đạo của công
tác xã hội.

Các nhân viên công tác xã hội ở Canada gần đây đã đề cập đến những mối quan tâm của họ về
sự tan rã đang tăng lên, về sự làm mờ nhạt vai trò của nhân viên công tác xã hội và về de- nghề
nghiệp hóa trong ngữ cảnh ngành học thuật công tác xã hội. Công tác xã hội đang trở thành một
ngành có thể hoán đổi cho nhau khi các ngành khác bắt đầu thừa nhận vai trò truyền thống của
công tác xã hội. Ở những nơi học thuật, các ngành như y tá và những nhà vật lý trị liệu nghề


                                              14
nghiệp thì thừa nhận vai trò quản lý ca mà nó thường được các nhân viên công tác xã hội thực
hiện ví dụ như thế. Ở nhiều bệnh viện, số lượng những người giám sát công tác xã hội đang
được giảm bớt.

Một đề tài khác về sự yếu kém đang nổi lên đó là các nhân viên công tác xã hội và tổ chức công
tác xã hội dường như không có khả năng để tăng cường và trao đổi ngành nghề. Công tác xã hội
được xem như là có những kỹ năng yếu kém trong các mối quan hệ quần chúng khi nó đi đến sự
tự nâng cao (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001).


Sự liên kết giữa Lý thuyết và Thực hành

Một trong những mặt mạnh mà nó đặc trưng cho công tác xã hội ở Canada là sự định hướng
thực hành nghề nghiệp. Sự định hướng thực hành được miêu tả như một cách tiếp cận có hệ
thống và chính thể luận hướng tới sự hiểu biết con người và cấu trúc xã hội. Cách tiếp cận này
được áp dụng rộng rãi qua nhiều cơ sở và khu vực thực hành. Giáo dục công tác xã hội ở
Canada kết nối lý thuyết với thực hành, đặc biệt là ở lĩnh vực hợp thành của giáo dục. Sự yêu
cầu được chính thức công nhận của Hiệp hội các trường Công tác xã hội của Canada (Theo
CASSW, năm 1998) đã đưa ra những điều kiện tối thiểu là phải đạt được 700 giờ ở lĩnh vực
giáo dục đối với bằng cử nhân Công tác xã hội, 900 giờ đối với bằng thạc sĩ Công tác xã hội với
thời gian đào tạo 2 năm (sau cử nhân), và 450 giờ đối với bằng thạc sĩ trong thời gian đào tạo 1
năm (sau cử nhân xã hội). Điều này yêu cầu các sinh viên phải dành thời gian vào một tổ chức
hoặc một cơ quan áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình dưới sự hướng dẫn của người dạy
được chấp thuận trong lĩnh vực này. Những yêu cầu được công nhận tương tự cũng đặt ra những
kỹ thuật cho việc kết nối giữa cộng đồng thực hành và viện giáo dục ví dụ như đào tạo cho một
cơ quan dựa vào lĩnh vực của người dạy và đầu vào của sự kết hợp nghề nghiệp trong sự xem
xét được chính thức thừa nhận.

VIỆT NAM

Định nghĩa về Công tác xã hội: Thuật ngữ của Việt Nam về công tác xã hội là thuật ngữ chung
mà nó bao gồm tất cả những việc tốt và việc từ thiện mà bất kỳ ai cũng có thể làm được (Theo
Nguyễn, năm 2002). Đối với những người ở các trường đại học thì công tác xã hội được hiểu
như là một phần kiến thức lý thuyết được truyền đạt thông qua các bài giảng. Định nghĩa về
công tác xã hội của Việt Nam sẽ hầu như có thể phát triển và thay đổi như định nghĩa của quốc
tế ở thế kỷ 20. Sự nhấn mạnh sẽ xê dịch và triết học sẽ phản ánh những giá trị thay đổi, những
quan niệm và niềm tin sẽ được chuyển dịch sang các chính sách được thay đổi qua thời gian. Nó
sẽ không tĩnh tại, mà đã bén rễ vào những năm 1990 nơi mà nó tái sinh và bắt đầu quá trình
hoàn thiện. Vấn đề chính là phương hướng của Công tác xã hội để đạt được nhu cầu tốt hơn của
xã hội Việt Nam sau thời kỳ “Đổi mới”.

Phương hướng của thực hành công tác xã hội: Đã trợ giúp với các vấn đề xã hội mới từ quá
trình đổi mới, một quá trình phát triển công tác xã hội với hai nhánh đã đang được thực hiện ở
Việt Nam trong suốt những năm 1990. Đây cũng là sự phát triển của giáo dục công tác xã hội
theo nghi thức ở trình độ đại học (học thuật và đào tạo kỹ năng) và là sự chuẩn bị cho các khóa
đào tạo ngắn hạn về các kiến thức và kỹ năng cơ bản của Công tác xã hội đối với những người
dân và với các nhân viên (đang đào tạo kỹ năng). Hai cách tiếp cận này đang trợ giúp cho nhau.


                                             15
Những khóa ngắn hạn đã giúp để tạo nên sự nhận thức được nhu cầu đòi hỏi của kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp công tác xã hội đã có ở miền Nam từ năm 1954 và ở miền Bắc năm 1975.

Giáo dục Công tác xã hội: Miền bắc và miền nam trước đây về văn hóa và lịch sử đã khác nhau
ở nhiều cách trong đó có cả các định nghĩa về thực hành an sinh xã hội. Khoa Nghiên cứu Phụ
nữ của trường Đại học mở bán công ở thành phố Hồ Chí Minh đã là trường đầu tiên cấp bằng
đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam năm 1992. Năm 2001 Khoa Nghiên cứu Phụ nữ đã mở rộng
việc đào tạo bằng cử nhân bắt đầu 2 năm thành khóa học 4 năm để có bằng và đã giới thiệu một
thành tố “thực hành” thích hợp với mục đích ban đầu mà nó đã được dự định như cộng đồng
ứng dụng dựa vào khóa học công tác xã hội.

Phát triển công tác xã hội ở phía nam đã được thúc đẩy khi nhóm đào tạo Công tác xã hội được
thành lập vào năm 1995, lấp đi khoảng trống ở hệ thống của Hà Nội. Trong số các thành viên
của nhóm đào tạo công tác xã hội là những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân
hai năm ở Khoa Nghiên cứu Phụ nữ của trường Đại học mở. Nhóm đã đóng góp cho sự thúc đẩy
công tác xã hội, đặc biệt là ở phía nam. Chỉ phải mất nửa thập niên để chuyển đổi từ “không biết
gì về công tác xã hội” ở phía bắc đến việc có được công tác xã hội ở trường đại học và các tổ
chức quần chúng như một cách tốt hơn để nói đến các vấn đề hiện đại (Theo Kelly, năm 2003).

Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội ở Hà Nội (gọi tắt là COLSA) hiện đang đào tạo ở trình độ
cao đẳng về Quản lý lao động, Công tác xã hội, Hạch toán Kế toán và Kỹ thuật chỉnh hình.
Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội đang đào tạo chương trình Công tác xã hội với thời gian 3
năm từ năm 1997. Trong năm 2005 trường đã được công nhận lên Đại học và có thể đào tạo
chương trình ở trình độ cử nhân. Trường có khoa Công tác xã hội. Một số lượng học viện đào
tạo ở phía nam như Trường Đào tạo Hội liên hiệp phụ nữ và Trường Đào tạo Hội thanh niên
cũng đã kết hợp chặt chẽ công tác xã hội với triết học làm việc cộng đồng và giáo học pháp
trong các chương trình đào tạo của mình.

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu đào tạo Công tác xã hội của trường vào năm 1996
sử dụng hướng đi có tính chất học thuật thông qua các môn học có tính chất bắt buộc trong
chương trình Xã hội học của Khoa Xã hội học với kết quả là bằng cử nhân xã hội học. Từ việc
bắt đầu này các giảng viên đại học và những nhân viên đã di chuyển mau lẹ, qua đào tạo, vượt
qua sự thăm hỏi và lòng nhiệt tình, để tới với mô hình công tác xã hội phù hợp đối với ngữ cảnh
của Việt Nam.

Từ giữa những năm 90, việc đào tạo tại chức ngắn hạn đã được mở ra cho các nhân viên của Ủy
ban Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em (gọi tắt là CPCC), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh
niên cũng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các cuộc hội thảo và các khóa học này đã
cung cấp những kỹ năng cơ bản, kiến thức thành thạo tới trình độ của năng lực quy định đối với
hàng ngàn nhân viên cơ sở ở cộng đồng.

Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam phản ánh sự kết hợp của chính sách xã hội, gia đình và cộng
đồng, những niềm tin ý thức hệ và ngữ cảnh. Nó tạo ra khung toàn diện cho sự phát triển của
những con người hữu ích và có trách nhiệm, những người phản ánh nền giáo dục hệ tư tưởng
chính trị của Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển nhân cách, gia đình và phát triển xã hội bằng
cách cung cấp cho người dân kiến thức và công cụ mà họ cần để suy nghĩ một cách có sáng tạo



                                             16
và phát triển các khả năng thực hành cho phép họ độc lập. Phần tiếp theo sẽ phân tích nền giáo
dục Công tác xã hội hiện tại ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, công tác xã hội được học ở đại học mới chỉ bắt đầu được nhận biết. Chương trình
giáo dục công tác xã hội mới ở Việt Nam có sự ngang bằng với chương trình của các trường đại
học khác ở trình độ cử nhân. Đó là chương trình học 4 năm với 210 đơn vị: trong đó có 84 giờ
dành cho kiến thức đại cương như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Ngoại ngữ; 106 giờ cho
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp (trong đó chỉ có 52 giờ là dành cho kiến thức chuyên ngành).
Chương trình được xây dựng theo các mức độ liên tiếp: các môn học tổng quát theo chương
trình chung với các môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định (gọi tắt là MOET)
như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các đề tài đặc biệt cho đào tạo
chuyên ngành.

Hiện nay người ta nhận ra rằng có sự cách biệt lớn giữa yêu cầu đào tạo và tính ích lợi của
những nhà giáo dục công tác xã hội. Ở Việt Nam có khoảng hơn 15 giáo viên được đào tạo
chuyên ngành Công tác xã hội. Hầu hết trong số đó là ở miền Nam Việt Nam. Do vậy cần có
nhu cầu cấp bách cho việc phát triển những nhà giáo dục Công tác xã hội. Trong sự phát triển
hiện nay, Khoa Công tác xã hội của trường Đại học Tổng hợp Regina đã phối kết hợp với
trường Cao đẳng ở Hà Nội và đang đào tạo 7 thạc sĩ công tác xã hội sẽ tốt nghiệp vào năm
2006.


Công tác xã hội với Cá nhân, Gia đình và Nhóm

Giáo dục công tác xã hội đối với làm việc với cá nhân và gia đình trợ giúp cho quá trình trao
quyền. Nó bao gồm các khái niệm và mục tiêu của sự nghiên cứu dựa vào ca (công tác xã hội
với cá nhân), các giá trị, các nguyên tắc của các hoạt động trong ca; các quá trình sử lý ca; và
các công cụ của công cụ trong ca (đánh giá và nhận dạng vấn đề, phỏng vấn, tham vấn và kỹ
năng ghi âm).

Gia đình là đơn vị xã hội cơ bản trong xã hội chúng ta. Chức năng của gia đình là để khuyến
khích, bảo vệ và làm cho trẻ em thích nghi với xã hội. Trong suốt thời gian lịch sử các nhân viên
công tác xã hội cung cấp dịch vụ trực tiếp cho gia đình với sự nhận thức rằng gia đình thực hiện
chức năng trong phạm vi ngữ cảnh chính trị, kinh tế và xã hội rộng lớn. Các dịch vụ được cung
cấp trong phạm vi sắp đặt cả của công cộng và cá nhân trong đó có các trường học, bệnh viện,
nhà tù, trạm y tế sức khỏe tâm thần, các cơ quan an sinh trẻ em, bệnh viện điều dưỡng, nhà an
toàn và những nơi nương tựa. Khi các nhân viên công tác xã hội phát triển và thay đổi khung
đặc biệt và kỹ năng trị liệu để tăng cường chức năng tối ưu của tất cả các gia đình, họ được
hướng dẫn bởi các giá trị và đạo đức công tác xã hội trợ giúp cho sự chuyển dịch vụ hợp lý tới
các thân chủ những người bày tỏ sự ham thích khác nhau và nhu cầu và với sự tôn trọng tính
cách sắc tộc, giai cấp, giới, tôn giáo và/hoặc định hướng giới tính của các thành viên trong gia
đình.

Trong làm việc với nhóm, các nhân viên phải có các kỹ năng làm việc với nhóm và kỹ năng làm
cho thuận tiện. Quan trọng là biết các vai trò và ý nghĩa của nhóm đối với cuộc sống con người.
Nó bao gồm các khái niệm, mục tiêu và những đặc điểm của làm việc với nhóm, các loại hình



                                              17
và các giai đoạn của nhóm trong công tác xã hội; quá trình nhóm và quá trình tương tác; vai trò
của người lãnh đạo và các kỹ năng cần thiết để thực hiện công tác nhóm.

Theo chương trình công tác xã hội phác thảo ở Việt Nam, đề tài này yêu cầu 22 đơn vị học trình.
Nó cũng được chia ra làm các luận đề trong đó bao gồm cả làm việc với cá nhân; làm việc với
gia đình và làm việc với nhóm. Thời gian phụ được dành thêm cho kỹ năng thực hành phát triển.
Rõ ràng là tầm quan trọng hơn nên được dành cho làm việc với nhóm.

Vì thực hành có kỹ năng trong công tác xã hội ở buồng bệnh là đa kích cỡ, chương trình cần bao
gồm cả sự tập trung vào sự tương tác của các cá nhân, gia đình, các cặp vợ chồng và các nhóm
trong các ngữ cảnh môi trường của họ. Nó chứa đựng những chức năng của sự chẩn đoán và
đánh giá; kế hoạnh điều trị; can thiệp; và lượng giá kết quả. Nó bao trùm phạm vi can thiệp ngắn
hạn, gián đoạn và mở rộng và đề cập đến các khu vực thực hành chuyên ngành ở mức độ cao.

Nói tóm lại, việc học và nắm vững các kỹ năng mới về chăm sóc bệnh nhân ở tất cả các mức độ
của phát triển nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự hiểu thấu đáo dựa trên hiểu biết về mặt lý thuyết
và kinh nghiệm đầy đủ về thực hành các kỹ năng thông qua sự tự xem xét và tham gia vào việc
giám sát lâm sàng thích hợp và/hoặc hội ý bàn bạc. Trong tất cả các trường hợp vượt ra ngoài
mức độ thực hành độc lập có thể chấp nhận thì sự nhanh nhẹn của người nhân viên khi sử dụng
và áp dụng các kỹ năng buồng bệnh mới mà không cần có sự giám sát nên được đánh giá bằng
khả năng biểu lộ hoặc sự sử dụng thành thạo của các kỹ năng đó, và không đơn thuần chỉ là
chức năng của việc sử dụng thời gian trong quá trình học tập (Theo Goldstein, năm 1980).

Những nhân viên công tác xã hội làm việc giỏi ở buồng bệnh đã đạt được sự thành thạo của việc
nghiên cứu chương trình lâm sàng bắt buộc cũng như là hoàn thiện những việc thực hành thích
hợp để đảm bảo cho khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành của mình.

Phát triển Cộng đồng

Công tác xã hội là văn hóa. Rất khó để phát hiện ra các vấn đề cơ bản và ảnh hưởng của các vấn
đề đó. Một ví dụ là các trại mồ côi đã giới thiệu trong thời tiền thuộc địa ở Việt Nam khi đã có
các gia đình mở rộng và thậm chí là các cộng đồng làng xã cung cấp đầy đủ sự chăm sóc có chất
lượng cho những trẻ em mồ côi bố mẹ. Nhưng dần dần những cha mẹ nghèo bắt đầu ruồng bỏ
đưa con em mình đến trại mồ côi với “lương tâm tốt” bởi vì họ nghĩ những đứa con của họ sẽ
khấm khá hơn khi ở đó. Cho đến bây giờ những người Việt Nam vẫn thích chăm sóc từ thiện
hơn và rất khó để thuyết phục các chuyên gia tham gia vào công tác xã hội ở gia đình, nơi mà
khó khăn gian khổ thì nhiều hơn mà phần thưởng về vật chất lại ít hơn.

Những khóa học ngắn hạn đầu tiên về “phát triển cộng đồng” ở Việt Nam đã được chỉ đạo trong
đầu những năm 1990 vào các vấn đề như thiết kế chương trình, khả năng lãnh đạo, lượng giá,
làm việc với trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt, phòng ngừa những xâm hại trẻ em, làm việc với
nhóm, hướng dẫn cho những sự lầm đường lạc lối, phát triển cộng đồng và các chủ đề khác.
Hầu hết những người đã được đào tạo trong các khóa học ngắn hạn về công tác xã hội đều đã
làm việc với trẻ em.

Mặc dù vẫn còn phải đương đầu với các cản trở lớn, các kỹ năng công tác xã hội đang được sử
dụng để đề cập đến một số các vấn đề và để đưa ra những thay đổi có thể chấp nhận được, đặc


                                             18
biệt là trong lĩnh vực giao tiếp mở, sự tham gia tới tận gốc rễ, kỹ năng lãnh đạo, …v.v. Phát
triển cộng đồng hiện nay đang được sử dụng như là cách tiếp cận với việc xóa đói nghèo và khôi
phục thành phố. Có nhiều công tác xã hội ở buồng bệnh hơn; và tham vấn đang được giới thiệu
và chấp nhận dần dần như là một giải pháp cho các vấn đề mới giống như sự đổ vỡ của gia đình,
ma túy và mại dâm.

Về mặt truyền thống, Việt Nam có sự động viên cộng đồng rất mạnh. Những tình nguyện viên
và các hiệp hội ở địa phương đã giúp theo nhiều cách khác nhau. Các cộng đồng đã xây dựng
các quỹ để bày tỏ sự mạnh mẽ trong ý thức cộng đồng. Khi Việt Nam trở nên quen thuộc hơn
với triết lý công tác xã hội và các phương pháp thì việc áp dụng của những triết lý và phương
pháp này với các cử tri riêng của mình và trong cộng đồng có thể đưa Việt Nam tới mức độ
phân phối dịch vụ ít hơn trong hệ thống an sinh xã hội mà nó đang là gánh nặng ở Canada và
nhiều nước phát triển khác bởi vì khả năng xây dựng và trao quyền là đang căng thẳng.

Khác với Canada, Việt Nam có một hệ thống gắn liền để thúc đẩy những người dân thường và
tăng cường mục tiêu của nghề công tác xã hội và chương trình trợ giúp thông qua các kết cấu tổ
chức quần chúng của mình. Tuy nhiên, vấn đề có liên quan về mặt văn hóa tới giáo dục công tác
xã hội ở Việt Nam đã không được chú ý đầy đủ. Các vấn đề về giới trong tất cả các khía cạnh
của công tác xã hội yêu cầu rất cơ bản nhưng sự chú ý là kiên định bởi vì các vấn đề về giới vẫn
còn là mới mẻ đối với Việt Nam. Các vấn đề về người dân tộc thiểu số còn chưa được phản ánh
trong chương trình giáo dục công tác xã hội.


Chính sách Xã hội

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đào tạo khác ở Hà Nội đã có sự quan tâm ít
nhiều tới công tác xã hội cho đến đầu những năm 1990. Khái niệm về chính sách xã hội tập
trung hướng dẫn vào việc thực hiện chính sách mà không nghĩ tới chính sách hoặc phân tích
chính sách một cách có phê phán. Người ta nói rằng không có lý thuyết về hành vi hoặc những
mô hình lý thuyết xã hội có sẵn. Chỉ có nhu cầu lớn về những nhân viên công tác xã hội có kỹ
năng mà có thể phân tích, giảng dạy và làm việc với cá nhân, gia đình và cộng đồng và tổ chức
các can thiệp tới chính sách mang yếu tố nhà nước.

Trong giai đoạn đầu của sự hiện thân mới của Công tác xã hội ở Việt Nam trong suốt những
năm từ 1985 đến 2000, Công tác xã hội dường như được phát triển song song với những nỗ lực
của quốc gia như Chương trình Xóa đói Giảm nghèo và các chương trình để thực hiện công ước
về Quyền Trẻ em. Công tác xã hội dần dần trở thành chất xúc tác có hiệu quả ở một số nơi của
đất nước.


Nghiên cứu xã hội

Nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về thực hành công tác xã hội cần được quan tâm tới phương
pháp đánh giá và kết quả của thực hành. Thực hành công tác xã được hiểu một cách rộng rãi để
nói đến việc áp dụng chương trình can thiệp công tác xã hội được thiết kế một cách cố ý đối với
các vấn đề quan trọng của xã hội hoặc giữa các cá nhân với nhau. Can thiệp trong đó có phân
tích hành vi và trị liệu, tham vấn với cá nhân, quản lý ca, giáo dục, giám sát, thực hành bao gồm


                                             19
các cặp vợ chồng, các gia đình hoặc các nhóm nhỏ, biện hộ, thực hành cộng đồng, quản lý có tổ
chức, và lượng giá các chính sách xã hội.

Ở Việt Nam, các mục tiêu của chương trình nói rằng các nhân viên công tác xã hội được đào tạo
nên có khả năng làm công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, việc học tập về các phương pháp nghiên
cứu không được xác định như một môn học theo yêu cầu trong chương trình công tác xã hội.

Thêm vào đó, chỉ bốn giờ cho một đơn vị học trình được tập trung vào các phương pháp và kỹ
năng ở cả hai nghiên cứu định lượng và định tính. Điều đó phụ thuộc vào định hướng của các
phương pháp nghiên cứu xã hội học. Hơn thế nữa, nó nhấn mạnh vào các lý thuyết như vai trò
của nghiên cứu trong ý thức xã hội học, mối quan hệ giữa sự nhận thức về mặt lý thuyết và sự
nhận thức về mặt kinh nghiệm. Phạm vi của kỹ năng và kỹ thuật nghiên cứu tập trung vào việc
hướng dẫn nghiên cứu xã hội như thế nào thì không được đưa ra nhiều sự chú ý và cái được đưa
ra chủ yếu là lý thuyết chứ không phải là thực hành. Phương pháp nghiên cứu định lượng thì trội
hơn, sao lãng phương pháp nghiên cứu định tính.

Khác với Canada, một hạn chế khác tới sự phát triển của việc học theo cách nghiên cứu xã hội ở
Việt Nam là việc tiếp cận với máy tính còn nghèo nàn. Rất khó cho các sinh viên tinh thông các
kỹ năng về máy tính thống kê được sử dụng trong nghiên cứu.

Các văn bản chính thức nhận biết nghiên cứu xã hội như là sự ưu tiên trong các viện giáo dục và
đào tạo ở Việt Nam. Tầm quan trọng của nghiên cứu xã hội không được hiểu đầy đủ, do đó nó
không bao gồm hoặc nhấn mạnh vào nhiều chương trình giảng dạy.


Hành chính và Quản lý

Giống như ở Canada, hành chính và quản lý về công tác xã hội ở Việt Nam nhằm mục đích
cung cấp kiến thức cơ bản về hành chính trong các tổ chức phục vụ con người. Nội dung bao
gồm định nghĩa về hành chính, quản lý, người quản lý, và quản lý tài chính trong công sở, tài
liệu quản lý ca, và các hình thức quản lý. Quan trọng là phải phân biệt được sự khác nhau giữa
hành chính và quản lý trong công việc với việc phục vụ con người. Một số người nghĩ rằng
“Quản lý” không tồn tại trong công tác xã hội và quên đi việc hiểu thấu tầm quan trọng của nó.

Trecker (năm 1971) định nghĩa rằng “công tác xã hội hành chính là một phương pháp trong thực
hành công tác xã hội và các cơ quan công tác xã hội nên được quản lý bởi người quản lý công
tác xã hội” (trang 17). Ông ta còn nhấn mạnh rằng những người quản lý về công tác xã hội là có
quyền cho phép tất cả tham gia vào công việc của cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ của mình vì
chức năng của họ và để làm tăng sự sử dụng nguồn đến mức tối đa trợ giúp cho dịch vụ có thể
tốt nhất đối với con người của cộng đồng.

Triết lý và giá trị của hành chính và quản lý công tác xã hội cần được áp dụng. Đáng tiếc là nó
lại là thử thách để thay đổi ý nghĩ của các sinh viên công tác xã hội về hành chính. Các sinh viên
có xu hướng nghĩ rằng họ sẽ không được tham gia vào hành chính và quản lý và họ tin là họ sẽ
chỉ dành để làm việc trong thực hành trực tiếp.




                                              20
Mục đích của chương trình giáo dục công tác xã hội ở Việt Nam là đào tạo những nhân viên làm
việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các viện và các tổ chức, và ở các trung tâm (như trung
tâm tham vấn, trung tâm bảo vệ xã hội đối với trẻ em có nhu cầu được bảo vệ, người già cô đơn,
và những người khuyết tật, những người nghiện ma túy và gái mại dâm). Chính phủ tạo nên một
hình thể trong sự cần thiết của các nhân viên công tác xã hội như Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (được viết tắt là CPCC) cần phát triển sự hiểu biết
rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội. Công tác xã hội cần được nhận
biết như là một môn học có tính chất học thuật, và như là một nghề song song với các nghề khác
để xây dựng một Việt Nam tiến bộ hơn.

Vào tháng 5 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định qui điều đào tạo của công tác xã
hội. Vị thế nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội chưa được quyết định. Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ và Phát triển Thống kê cùng với các nhân viên công tác xã
hội chuyên nghiệp cần phát triển qui điều nghề nghiệp. Về mặt lý tưởng, hiệp hội chuyên nghiệp
cần phát triển và hướng dẫn sự khởi xướng này. Các bộ của nhà nước cần cung cấp các nguồn
tài chính cho các trường đại học và cao đẳng để phát triển nền giáo dục công tác xã hội chuyên
nghiệp ở Việt Nam.

Sự liên kết giữa Lý thuyết và Thực hành

“Lĩnh vực công việc không được hiểu một cách đúng đắn ở Việt Nam. Trong chương trình hiện
có ở Hà Nội, rất ít thời gian dành cho thưc tập (chỉ 10 đơn vị học trình). Công tác xã hội hoặc
được coi như hoàn toàn là môn học về lý thuyết hoặc được coi như “một công việc tốt” mà bất
kỳ ai cũng có thể làm được. Cả hai viện đào tạo công tác xã hội ở miền bắc và miền nam đều
bày tỏ những mối quan tâm lo lắng đến khó khăn của việc sắp đặt truy cập công tác xã hội cho
các sinh viên của học viện. Ngày nay người ta tin tưởng rộng rãi rằng hoạt động này là một yếu
tố thiết yếu đối với những sinh viên đang phát triển để trở thành các nhân viên công tác xã hội
chuyên nghiệp. Với sự rõ ràng của việc tập trung, điều cốt yếu của khoa học ứng dụng (như là
công tác xã hội) đang có khả năng được thực hiện các kỹ năng đã được học sau khi được cấp
bằng. Nguyễn (năm 2002) thấy rằng các kỹ năng được cấp bằng chưa phải là đủ đối với tình
trạng chuyên nghiệp:

        Một nhân viên công tác xã hội nhờ vào bằng cấp thì không trở thành một nhà công tác
        xã hội chuyên nghiệp ngay được. Người đó chỉ có thể tham gia một kỳ kiểm tra để có
        bằng thực hành quốc gia sau vài năm làm việc dưới sự giám sát của nhà chuyên môn có
        kinh nghiệm (Theo Nguyễn, năm 2002).

Còn nữa, giá trị của việc học xảy ra đồng thời được nhìn nhận hoàn toàn là thực chất, như được
trình bày sau đây:

        Kinh nghiệm sắp xếp việc làm nếu được khai thác, đã được kết nối với lý thuyết công
        tác xã hội và được phân tích, là một cách đảm bảo mạnh mẽ cho thực tế của trẻ em và
        dựa vào cộng đồng cung cấp thông tin và nâng cao chất lượng của việc học có tính chất
        học thuật, cũng như đảm bảo cho sinh viên có trách nhiệm đối với việc học tập của
        chính mình (Theo McAuthur, nhà cố vấn, Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Thụy Điển, năm
        2003).



                                             21
Sắp xếp việc làm là rất đắt tiền, đặc biệt nếu họ phải ở ngoài các thành phố chính và ở đó chẳng
có tài trợ sẵn có để giúp đỡ trong việc đào tạo việc làm. Tất cả các viện đều tin vào nhu cầu
dành cho thực tập và tất cả đều có những vấn đề tương tự với sự sắp xếp việc làm cho sinh viên.

Với sự phát triển của các chương trình công tác xã hội mới, nhu cầu đối với những người tham
vấn có kỹ năng là cấp bách. Người ta cũng tin rằng những trải nghiệm của việc trợ giúp lĩnh vực
giáo dục giúp ích cho người thày chuẩn bị cho tình trạng học tập thu được kết quả.



NHỮNG KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ




Khi công tác xã hội bắt tay vào thế kỷ thứ hai của các dịch vụ, nghề nghiệp phải tập trung vào
việc sử dụng kiến thức có thể với số lượng đáng kể như thế nào cùng với những năm tháng dài
của kinh nghiệm giúp đỡ có kỹ năng để góp phần cùng với những người luôn quan tâm tới các
giải pháp cho nhiều vấn đề cũ và mới của xã hội mà nó còn tiếp tục gây phiền muộn cho thế giới
(Theo Kendall, năm 2000). Thực hành công tác xã hội trên toàn thế giới ngày nay còn nhiều
phức tạp và thử thách hơn là trong quá khứ. Thế giới thay đổi mau lẹ đang tiếp tục gây ra những
căng thẳng trầm trọng tới các cá nhân và gia đình. Để đạt tới yêu cầu đang tăng đối với dịch vụ
lĩnh vực công tác xã hội tiếp tục tiến hóa và thay đổi với ngữ cảnh và các điều kiện đang thay
đổi.

Ở Canada, sự lan tràn ý trưởng tân tự do đang làm tăng vấn đề thiếu vắng sự nhận diện công tác
xã hội trong giới hạn nghề nghiệp. Các nhân viên công tác xã hội ngày càng nhận thấy công việc
của mình phản ánh trách nhiệm đối với việc kiểm soát xã hội hơn là đối với sự thay đổi xã hội.
Đã đến lúc các chuyên gia công tác xã hội có kinh nghiệm phải biết đưa ra phía trước các lựa
chọn cho chương trình có tính chất đổi mới và mang tính nhân đạo để các nhà làm chính sách
phải cân nhắc. Các nhân viên công tác xã hội cần rèn luyện trách nhiệm biện hộ của mình đối
với công bằng xã hội để giải quyết các tác động tiêu cực của sự thay đổi và các kết quả gây ra
đối với nhiều thành viên dễ bị tổn thương hơn của xã hội. Các nhân viên công tác xã hội ở
Canada làm việc trong các khu vực đông đảo và các lĩnh vực của sức khỏe, giáo dục, và các


                                             22
chương trình dịch vụ xã hội. Họ được đặt vào vị trí để hiểu những rắc rối của cá nhân trong các
vấn đề của tập thể.

Công tác xã hội ở Canada được đặc trưng bởi một số lượng sức mạnh có sự định hướng thực
hành chính thể luận, có cách tiếp cận tổng quát đối với thực hành, sự liên kết tốt giữa lý thuyết
và thực hành, sự phù hợp về mặt văn hóa và chất lượng giáo dục công tác xã hội tốt. Công tác
xã hội cũng có sự yếu kém nhất định như sự thiếu hụt về nhận dạng nghề nghiệp, khuyếch
trương cơ sở kiến thưc nghề nghiệp, mâu thuẫn giữa giá trị của hoạt động xã hội và kiểm soát xã
hội, khả năng nâng cao ngành nghề thấp và sự xói mòn khả năng lãnh đạo trong các dịch vụ xã
hội ở một loạt các nơi làm việc. Những đặc điểm này có liên quan quan trọng tới tương lai của
công tác xã hội ở Canada. Câu trả lời đòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược mà bao gồm cả quan
điểm rõ ràng về nhiệm vụ của công tác xã hội trong xã hội, sự sáng tạo của hình ảnh công cộng
được cải tiến và những trải nghiệm chuẩn bị tốt hơn cho những nhân viên công tác xã hội làm
việc trong môi trường xã hội thay đổi một cách nhanh chóng.

Các trường Công tác xã hội nên cân nhắc lại chương trình của mình với tầm nhìn để bảo đảm
rằng các nhân viên công tác xã hội có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng thích đáng với yêu cầu
thực hành ngày càng tăng nảy sinh từ các vấn đề phức tạp mà người ta phải đụng độ với những
người mà nhân viên công tác xã hội làm việc với. Giáo dục công tác xã hội nên cân nhắc cả việc
đào tạo để phát triển năng lực quản lý trong các nhân viên công tác xã hội để ngăn chặn sự xói
mòn khả năng lãnh đạo của các nhân viên công tác xã hội trong các dịch vụ xã hội. Điều đó sẽ
tốt hơn để chuẩn bị cho các sinh viên tốt nghiệp về biện hộ xã hội. Các trường công tác xã hội
nên nhìn vào các hướng đi cuốn hút một số lượng lớn hơn những người thổ dân, người thiểu số
và các nhân viên công tác xã hội đa văn hóa đối với nghề nghiệp.

Công tác xã hội đang được giới thiệu trong số lượng của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và
hiện nay. Có những vấn đề được đưa ra trong sự giới thiệu của công tác xã hội ở những nước
này. Ở Việt Nam sự phát triển của nghề được nhìn nhận một cách tích cực trong số những nhân
viên công tác xã hội mới và những nhà giáo dục. Các vấn đề xã hội đang gia tăng trong sự cần
thiết của các giải pháp mau lẹ đã góp phần cho sự phức tạp của tình hình. Các nhân viên công
tác xã hội của Việt Nam với sự quyết tâm và sự giao phó đang được coi là người mẹ nỗ lực
trong sự hồi sinh của công tác xã hội. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và
Khối liên minh bảo vệ trẻ em đang là công cụ trong công việc biện hộ cho sự thừa nhận công tác
xã hội ở Việt Nam.

Chất lượng và qui mô giáo dục và đào tạo công tác xã hội đang phát triển một cách nhanh
chóng. Thật quan trọng là bất kỳ sự giúp đỡ nào cho sự phát triển của Công tác xã hội ở Việt
Nam đều có sự tính toán trong thực hành truyền thống của việc chăm sóc và động viên ủng hộ.
Thậm chí sẽ chẳng bao giờ được gọi là công tác xã hội một cách truyền thống như những truyền
thống đang phát triển bởi nền tảng của xã hội Việt Nam và đang được đòi hỏi trong sự phát triển
xa hơn của những hoạt động/những mô hình phù hợp về mặt văn hóa. Sức mạnh của gia đình và
mạng lưới an toàn truyền thống của gia đình mở rộng nên được đưa vào sự quan tâm một cách
đầy đủ trong sự phát triển mô hình Công tác xã hội đối với Việt Nam.

Công tác xã hội đang bén rễ ở xã hội Việt Nam bởi vì nó đã chứng minh được sự hữu ích của nó
trong việc giúp đỡ để làm cho các vấn đề của xã hội và con người trở nên tốt hơn. Hơn thế nữa,
triết lý, những giá trị, những nguyên tắc và những phương pháp của công tác xã hội đang ngày


                                             23
càng được chấp nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau của công việc phát triển. Không có sự trái
ngược giữa những giá trị của công tác xã hội với định hướng xã hội chủ nghĩa hiện thời của Việt
Nam. Trong định hướng xã hội chủ nghĩa của mình Việt Nam đứng ở vị trí là một quốc gia độc
lập, đồng nhất về văn hóa, công bằng xã hội và dân chủ. Có nhiều thử thách trên đường đi
nhưng trong ngữ cảnh hiện tại có nhiều nhân tố khuyến khích đem lại sự trợ giúp cho công tác
xã hội. Chắc chắn lịch sử sẽ công nhận vai trò của Công tác xã hội trong việc xây dựng một Việt
Nam hiện đại hóa.

Về cơ bản, những ủy thác giá trị và những nguyên tắc đạo đức đang là hạt nhân của công tác xã
hội như một nghề. Và có sự phổ biến về các giá trị mang tính toàn cầu. Công tác xã hội ở mỗi
một nước lại đại diện cho sự tôn trọng giá trị và chân giá trị của tất cả mọi người. Công tác xã
hội chia sẻ mối quan tâm đối với nhóm người dễ bị tổn thương với sự chú ý đặc biệt tới người
nghèo và nhận biết sự cố gắng để kết thúc sự phân biệt đối xử và hướng tới sự đối xử công bằng
đối với tất cả mọi người như những mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vậy, sự giao phó cho việc cải tổ
và thay đổi xã hội là giá trị toàn cầu của nghề nghiệp. Sự khác nhau về giá trị thì hầu hết được
đặt nền móng thích hợp giữa các xã hội định hướng có tính chất cộng đồng như Việt Nam và
các xã hội phương Tây định hướng cá nhân chủ nghĩa và Canada cũng nằm trong số đó.

“Chương trình giảng dạy không được xây dựng trong cảm giác là ngôi nhà được xây dựng và
nhiệm vụ đã kết thúc. Chương trình giảng dạy được phát triển nhưng không bao giờ được kết
thúc” (Theo Hội đồng Giáo dục Công tác xã hội, năm 1960, trang 1). Các trường Công tác xã
hội nên cân nhắc lại chương trình của mình với tầm nhìn để bảo đảm rằng các nhân viên công
tác xã hội có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng thích đáng với yêu cầu thực hành ngày càng tăng
nảy sinh từ các vấn đề phức tạp mà người ta phải đụng độ với những người mà nhân viên công
tác xã hội phục vụ. Họ cần củng cố những khả năng của mình để chuẩn bị đầy đủ cho các cơ hội
giáo dục tiếp tục để duy trì sự phổ biến của những kỹ năng và kiến thức của nhân viên công tác
xã hội sau khi tốt nghiệp.

Công tác xã hội ở Việt Nam tạo cơ hội đóng góp đáng kể vào việc xây dựng lại đất nước và tạo
điều kiện thuận lợi cho vai trò của công tác xã hội trong cộng đồng quốc tế. Công tác xã hội ở
Việt Nam sẽ không giống với người anh em họ hàng của mình ở Bắc Mỹ nhưng nó có hương vị
riêng được hình thành bởi lịch sử và văn hóa. Những người tham gia vào sự lớn lên và phát triển
của nó đang được kính trọng để là một phần của sự phát triển có cơ sở lịch sử vững chắc. Con
đường còn dài và dốc đứng nhưng những người bước vào thử thách thì xứng đáng với nhiệm vụ
ở phía trước.




                                             24
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada

Contenu connexe

Tendances

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...toantoan28
 

Tendances (20)

Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty gia công cơ khí, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty gia công cơ khí, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại công ty gia công cơ khí, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty gia công cơ khí, HAY
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người ViệtẢnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chauluan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng TrịLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Chiếu Sáng, 2020, HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Chiếu Sáng, 2020, HAY!Phân tích tình hình tài chính của Công ty Chiếu Sáng, 2020, HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Chiếu Sáng, 2020, HAY!
 
Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè
Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè
Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn ...
 

En vedette

Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...
Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...
Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao duc va Phat trien
Giao duc va Phat trienGiao duc va Phat trien
Giao duc va Phat trienforeman
 
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008UEH (university), GIBC
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiNgọc Hưng
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 

En vedette (8)

Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...
Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...
Th s31 017_các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá...
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
 
Giao duc va Phat trien
Giao duc va Phat trienGiao duc va Phat trien
Giao duc va Phat trien
 
HAVAS WORLDWIDE
HAVAS WORLDWIDEHAVAS WORLDWIDE
HAVAS WORLDWIDE
 
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008
Tiep Thi Thuong Hieu Giao Duc Huynh Phuoc Nghia 2008
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 

Similaire à Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada

Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danforeman
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongSan La
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascalhuuthangvu
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Namforeman
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử nataliej4
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH nataliej4
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Little Daisy
 

Similaire à Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada (20)

Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua dan
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuong
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascal
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Nam
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
 
Gtquyhoachsddat
GtquyhoachsddatGtquyhoachsddat
Gtquyhoachsddat
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
 

Plus de foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 

Plus de foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

Dernier

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Dernier (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada

  • 1. Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội ở Việt Nam và Canada Douglas Durst Nguyễn Thị Thái Lan Lê Hồng Loan Do Trần Thị Hằng và Nguyễn Lê Trang dịch Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR) Khoa Công tác Xã hội Trường Đại học Tổng hợp Regina. Tháng 6/2006
  • 2. Bản quyền tác giả: Tháng 6/2006, Douglas Durst, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan Đã được giữ bản quyền Douglas Durst, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan Phân tích Giáo dục và Thực hành Công tác Xã hội tại Việt Nam và Canađa VĂN PHÒNG HIỆU ĐÍNH VÀ PHÁT HÀNH Bộ Phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR) Khoa Công tác Xã hội Trường Đại học Tổng hợp Regina Regina, Saskatchewan, Canađa S4S 0A2 Điện thoại: (306) 585-4117 Fax: (306) 585-5408 E-mail: social.policy@uregina.ca www.uregina.ca/spru ISBN 0-7731-0579-4
  • 3. Lời Cảm Ơn Những người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Khoa Học tập và Nghiên cứu sau Đại học Trường Đại học Tổng hợp RRegina đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Thông qua Các Hỗ trợ Nghiên cứu, Nguyễn Thị Thái Lan và Lê Hồng Loan đã viết bản thảo đầu tiên bằng tiếng Anh dựa trên nghiên cứu của khóa học Thạc sỹ về Công tác Xã hội của họ. Sau đó, báo cáo của chúng tôi được Trần Thị Hằng và Nguyễn Lê Trang dịch sang tiếng Việt. Trần Thị Hằng cũng được nhận Hỗ trợ từ Khoa Học tập và Nghiên cứu sau Đại học. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR), Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Tổng hợp Regina. Chúng tôi rất cảm ơn Merle Mills và Fiona Douglas của SPR đã trợ giúp về mặt hành chính và hiệu đính. Cơ quan Phát triển Quốc tế Canađa đã tài trợ cho việc phát triển giáo dục công tác xã hội ở Việt Nam và hỗ trợ việc thực hiện báo cáo này. Cùng với sự liên kết của Trường Đại học Tổng hợp Memorial và Tiến sỹ Lan Giễn, Giáo sư về Điều dưỡng, CIDA đã tài trợ học bổng sau Đại học cho 9 sinh viên tại Trường Đại học Tổng hợp Regina. Đây là một vinh dự được tham gia đóng góp vào nghiên cứu này và phát triển phúc lợi xã hội và công tác xã hội tại Việt Nam. Douglas Durst, Thành viên SPR, Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Tổng hợp Regina doug.durst@uregina.ca Tháng 6/2006
  • 4. Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội (SPR) được thành lập từ năm 1980 với tư cách là bộ phận nghiên cứu của Khoa Công tác Xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Regina. Mục đích chính của SPR là tiến hành các nghiên cứu phân tích sâu nhằm nâng cao chất lượng sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bộ phận hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu của tất cả các thành viên của khoa và hỗ trợ cho sinh viên và các đối tượng trong việc nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và chính sách xã hội. SPR làm việc với các tổ chức cộng đồng, các ban/ngành của chính phủ và các viện chính sách và viện nghiên cứu khác nhằm góp phần vào việc phát triển chính sách xã hội và dịch vụ phục vụ con người tại Saskatchewan và những nơi khác. Bộ phận này cũng phổ biến các kết quả nghiên cứu về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội qua các hội nghị, hội thảo, báo chí và các ấn phẩm khác nhau, bao gồm báo cáo nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu đã được các nhà nghiên cứu bên ngoài đánh giá của SPR. Các Báo cáo Nghiên cứu của SPR và những ấn phẩm của các hoạt động được thiết kế nhằm xúc tiến thảo luận về các vấn đề đang nổi lên về chính sách xã hội và các thực hành về dịch vụ phục vụ con người và để xác định các vấn đề nghiên cứu ưu tiên. Các Báo cáo Nghiên cứu đã được các nhà nghiên cứu đánh giá của SPR nhằm tạo điều kiện tiếp cận với các kết quả nghiên cứu về chính sách xã hội và dịch vụ phục vụ con người. Tất cả các ấn phẩm đều được coi là nguồn tài liệu phục vụ phát triển chính sách và phục vụ việc giảng dạy và học tập tại trường đại học và tại cộng đồng. Danh sách của các ấn phẩm được phát hành gần đây của SPR sẽ được in tại bìa sau của báo cáo này. Hầu hết các ấn phẩm đều được đăng trên trang web của SPR: http://www.uregina.ca/spr/publi.html. Các Báo cáo Nghiên cứu và Báo cáo Nghiên cứu đã được đánh giá của SPR được coi tương đương với tiêu chuẩn của các ấn phẩm học thuật. Các Ấn phẩm về Các Hoạt động của SPR không được các nhà nghiên cứu khác đánh giá. Fiona Douglas Phụ trách Biên tập Bộ phận Nghiên cứu Chính sách Xã hội
  • 5. Tóm tắt sách Giáo dục Công tác xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nó đang phải đương đầu với những thách thức mới bởi nó pha trộn những ảnh hưởng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Bài viết này xem xét lại sự phát triển của Công tác xã hội trong lịch sử và hiện tại ở cả hai nước Canada và Việt Nam theo mô hình thực hành tổng hợp. Mô hình này bao gồm 5 lĩnh vực thực hành: Thực hành với cá nhân, với gia đình và nhóm; Phát triiển cộng đồng; Chính sách xã hội; Nghiên cứu xã hội; và Hành chính và Quản lý. Sự kết nối từ lý thuyết tới thực hành là thường xuyên nơi mà sự khác biệt giữa hai nước là rõ nét. Bài viết bao gồm cả sự tranh luận về sự nghề nghiệp hóa của Công tác xã hội và sự đóng góp của nó trong tương lai đối với một Việt Nam mới đang nổi lên. Lời giới thiệu Cuốn sách này được viết để xem xét lại sự phát triển về lịch sử của Công tác xã hội và khái niệm hóa sự phân tích có so sánh của thực hành công tác xã hội phù hợp về mặt văn hóa được áp dụng ở Canada và Việt Nam. Có những giá trị căn bản và nguyên tắc đạo đức thường có ở cả hai nước bao gồm cả sự tôn trọng giá trị và chân giá trị của tất cả mọi người, mối quan tâm đối với những nhóm người dễ bị tổn thương và sự nỗ lực để xóa bỏ sự phân biệt đối sử. Tuy nhiên, ý tưởng về chính trị, nền văn hóa và truyền thống vẫn đang ảnh hưởng tới thực hành và giá trị của thực hành công tác xã hội giữa xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và xã hội phương Tây định hướng cá nhân chủ nghĩa của Canada. Ở Canada Công tác xã hội đang được gọt rũa và nó là sự phản ánh của sự đa dạng, tính đa nguyên và là một xã hội từng thay đổi mà nó chứa đựng nhiều giá trị, niềm tin, và triển vọng của loài người. Từ những năm 1980 với cuộc bầu cử của nhà nước tân tự do dân chủ, Canada đã và đang đẩy mạnh khái niệm về sự tư nhân hóa và theo đuổi đến cùng các chương trình xã hội của thế giới. Những nhân viên công tác xã hội đang phải đương đầu với sự lan tràn của ý tưởng tân tự do mà nó đã đang làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu hụt tính đồng nhất của Công tác xã hội. Các nhân viên Công tác xã hội ngày càng nhận ra được công việc của họ phản ánh trách nhiệm đối với việc làm chủ xã hội hơn là sự thay đổi xã hội. Ở Việt Nam, Công tác xã hội đã trải qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình 1
  • 6. Với năm lĩnh vực thực hành công tác xã hội (Công tác xã hội với cá nhân, gia đình và nhóm, Phát triển cộng đồng, Chính sách xã hội, Nghiên cứu xã hội, và Hành chính và quản lý), những giá trị thích đáng, kiến thức và các kỹ năng phù hợp với Canada và Việt Nam đang được xác định và bàn tới. Phần đầu của bài viết sẽ tóm tắt ngữ cảnh của Công tác xã hội ở Canada và Việt Nam. Các độc giả sẽ được cung cấp về tổng quan của lịch sử phát triển Công tác xã hội và giáo dục Công tác xã hội ở cả hai nước. Phần thứ hai sẽ tập trung vào sự phân tích có so sánh về thực hành công tác xã hội ở cả hai nước. Tất cả các nội dung sẽ được trình bày với sự tôn trọng tới sự khác nhau và tính đa dạng của cả hai nền văn hóa. Phần kết luận và đề xuất ý kiến sẽ kết thúc bài viết. Những bài học sẽ được rút ra cho nghề Công tác xã hội còn non trẻ ở Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra tài liệu về thực hành công tác xã hội ở Canada và Việt Nam. Ở Việt Nam, giáo dục Công tác xã hội ở trình độ đại học mới chỉ được công nhận như một nghề vào tháng 5 năm 2004. Với sự tôn trọng các mô hình giáo dục Công tác xã hội ở Việt Nam và Canada, những nhà nghiên cứu đã chủ yếu dựa vào sự phân tích tài liệu cho chương trình giáo dục Công tác xã hội cốt lõi ở trình độ đại học được phê chuẩn ở Việt Nam và chương trình đào tạo cử nhân Công tác xã hội của trường đại học tổng hợp RRegina. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra cách sử dụng của những tài liệu và các công bố hiện có phù hợp khác về nền giáo dục Công tác xã hội ở Canada và Việt Nam. BỐI CẢNH VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở CANADA VÀ VIỆT NAM Lịch sử và bối cảnh về Công tác xã hội ở Canada (từ năm 1914 đến năm 2004) Thực hành Công tác xã hội ở Canada đang được gọt rũa và nó là sự phản ánh, là văn hóa của đất nước (Theo Johnson, McClelland, & Austin, năm 1998). Canada là sự đa dạng, đa nguyên và là một xã hội từng thay đổi chứa đựng nhiều giá trị, niềm tin, và triển vọng của loài người. Giáo dục Công tác xã hội ở trình độ đại học đã tồn tại ở Canada từ năm 1914 tới nay cùng với sự thành lập của Khoa Dịch vụ xã hội tại trường Đại học tổng hợp Toronto (Theo Irving, năm 1992). Hiện nay có 34 trường ở trình độ đại học với 31 chương trình đào tạo cử nhân Công tác xã hội và 32 chương trình đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội. Ở trình độ đào tạo cao đẳng, có 46 trường với 69 chương trình (theo cuốn: “Phân tích nguồn chiến lược con người của các nhà Công tác xã hội ở Canada” năm 2000). Theo điều tra dân số của Canada năm 1996, đã có tổng 2
  • 7. ,875 ngàn người được công nhận là nhân viên Công tác xã hội. Ngoài tổng số này còn có 44% trong số đó đã được đào tạo ở những ngành nghề có liên quan như Xã hội học, Tâm lý học và Giáo dục học. Trong số những người được công nhận là nhân viên Công tác xã hội thì có 4.6% là người thổ dân, 7.4% là người thiểu số, 5.0% là người tàn tật làm trở ngại đến khả năng làm việc của họ (Theo Westhues và những cộng sự khác, năm 2001). Hiệp hội những người làm Công tác xã hội của Canada đã được thành lập vào năm 1926. Hiệp hội này được ủy nhiệm để đưa ra một bộ phận lãnh đạo cho nghề nghiệp, chu cấp cho hiệp hội trên phạm vi tỉnh, khuyến khích và trợ giúp cho sự phát triển chuẩn ngành, tiến hành nghiên cứu và phổ biến rộng rãi thông tin về các vấn đề xã hội hiện hành ( theo Foley, năm 1999). Hiệp hội các trường Công tác xã hội của Canada đã được thành lập vào năm 1948. Đó là hiệp hội của những nhà giáo dục công tác xã hội, một hiệp hội có trách nhiệm cho việc chính thức công nhận chương trình công tác xã hội ở trình độ đại học và phổ biến rộng rãi thông tin về giáo dục Công tác xã hội ở Canada. Kendall (năm 2000) đã khẳng định rằng sự phát triển Công tác xã hội ở Canada trong thế kỷ này đã đang tiến tới công việc vững chắc của những nhà giáo dục và những người hành nghề để nuôi dưỡng những giá trị, xây dựng kiến thức và phát triển những kỹ năng chủ yếu đối với nghề nghiệp mà nó kết hợp giữa tình thương với khả năng trong mối quan hệ phức tạp với những người có vấn đề và hoạt động có tính chất xây dựng đối với các vấn đề xã hội. Để có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thực hành công tác xã hội ở Canada hiện nay đang cố gắng phấn đấu để làm tăng khả năng ngành nghề này. disregard Mối đe dọa lớn đối với nghề công tác xã hội ở Canada là làn sóng của chủ nghĩa tân tự do hiện thời và sự công kích dữ dội của nó vào các dịch vụ phục vụ con người. Trào lưu toàn cầu đối với những triết lý hướng tới thị trường, thứ triết lý làm tăng sự không quan tâm đếm xỉa đến những thành viên yếu thế của xã hội, chỉ có thể đối lập với nguyên tắc của công tác xã hội mà nó làm tăng thêm những ý niệm của chân giá trị và sự tôn trọng đối với các cá nhân cũng như những giá trị xã hội nền tảng (Theo Teeple, năm 1995). Về mặt lịch sử, các cơ quan dịch vụ xã hội của nhà nước Canada đang bàn tới những mối quan tâm về mặt xã hội và kinh tế trong xã hội. Hơn thế nữa, các chương trình và các chính sách xã hội của Canada đang được định rõ đặc điểm đặc thù bởi tầm nhìn có tính can thiệp của đất nước. Từ những năm 1980, nhà nước liên bang đã tăng cường khái niệm chung về sự tư nhân hóa và theo đuổi tới đích cuối cùng cho các chương trình xã hội mang tính toàn cầu. Canada cũng như các quốc gia an sinh khác, đã từng trải qua những cuộc tấn công nghiêm trọng vào các nguyên lý của sự phân phối lại và sự dự phòng các dịch vụ sức khỏe và xã hội. Do vai trò của nhà nước liên bang trong dự phòng các dịch vụ con người bị suy yếu, khu hành chính tỉnh và các cộng đồng đã thấy được sự nâng cao trong trách nhiệm của mình. Thêm vào với những thay đổi đối với các chương trình quốc gia và tỉnh và sự sắp xếp về mặt tài chính, những quan điểm công khai và ý nghĩ về an sinh cũng đã được thay đổi (Theo Pederson, năm 2003). “An sinh đã chuyển dịch từ chỗ là chương trình “được cho làm” thiết kế để giúp đấu tranh với đói nghèo tới sự trợ giúp tạm thời được dự định để tăng cường khả năng tự lực của mỗi cá nhân thông qua các chiến thuật gắn với lực lượng lao động (Theo trợ giúp xã hội được nối lại, năm 2000, trang 2). escalate Công tác xã hội đã đang nhanh chóng gắn với tốc độ đòi hỏi đối với các dịch vụ trong khi phải đương đầu với những sự giảm bớt đáng kể về các nguồn tài chính và con người. Những nhu cầu của thân chủ đang trở nên phức tạp cũng như nghèo đói và thất nghiệp đang gia tăng đột ngột. 3
  • 8. phê phán chính sách và là mục tiêu khẩn cấp nhất của nhà nước tân tự do, đang dẫn dắt họ tới việc giảm chi tiêu công cộng. Giả thuyết tân tự do mà các nhóm cộng đồng và nhà thờ cần gánh trách nhiệm lớn đối với những nhu cầu được nhà nước đặt ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chương trình dịch vụ xã hội và những chương trình mà họ phục vu. Ví dụ như kho lưu trữ đồ ăn đã trở nên thường gặp bởi chương trình trợ giúp công cộng đã thực thi các yêu cầu có tính thích hợp bị hạn chế. Các chương trình về nhà ở xã hội đang được loại trừ, buộc những gia đình có thu nhập thấp phải tìm nhà ở thích hợp với giá thị trường. Các chính sách này đang dẫn tới sự cách ly ra khỏi nhịp điệu xã hội của các gia đình và là những thử thách lớn đối với nghề Công tác xã hội. 4
  • 9. Lịch sử và ngữ cảnh Công tác Xã hội ở Việt Nam (Từ năm 1945 đến năm 2004) Cũng giống như Canada và các nước khác trên toàn thế giới, nghề Công tác xã hội của Việt Nam bắt đầu từ động cơ thúc đẩy của những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Tuy nhiên, trong suốt những thời kỳ thuộc địa và tân thuộc địa nghề Công tác xã hội đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các mô hình từ thiện của nước ngoài. Trước năm 1945 Việt Nam đã là thuộc địa của riêng Pháp. Công tác xã hội ở Việt Nam lấy dạng mô hình từ thiện mà đã được phổ biến ở các nước phương Tây thời đó. Về cơ bản nó là phạm vi của các tổ chức tôn giáo (Theo Kelly, năm 2003). Ở các vùng tôn giáo phía nam của đất nước, Pháp đã duy trì vững chắc các nguyên tắc thực dân. Pháp đã khống chế sự phát triển của nghề công tác xã hội, thực hành và triết lý của công tác xã hội. Trong suốt thời gian này, Công tác xã hội phục vụ chủ yếu một nhóm những thân chủ của Pháp. Thêm vào đó, công tác xã hội đã phục vụ những người công nhân Việt Nam trong các công ty lớn của Pháp và một số lượng trẻ còn ẵm ngửa, những người quả phụ và người già ở các thị trấn. “Mô hình công tác xã hội đã đưa các thuộc địa cũ đứng tách rời khỏi các trào lưu quốc gia, và nó không có ảnh hưởng tới hàng triệu người nghèo, người mù chữ và người thất nghiệp. Suy nghĩ về công việc được thực hiện dựa trên mô hình của Pháp này, một số lượng các nhà văn đã phê phán nó như là một công việc không có hiệu quả bởi nó đã không thể chứng minh và còn là sự gợi ý mang tính gia trưởng, một sự gợi ý không dẫn tới sự trao quyền hợp pháp cho thân chủ (Theo Kelly, năm 2003). Các hội truyền giáo thiên chúa đã đưa vào các mô hình chăm sóc có tính chất từ thiện như các trại mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người già và những người tàn tật. Các nhà nghiên cứu thường nghi ngờ tới sự thích hợp của những mô hình được đưa vào như thế khi mà gia đình mở rộng truyền thống và cộng đồng vẫn còn có thể xoay xở được. Trong giới hạn nghề nghiệp, đã có một vài nhân viên công tác xã hội nữ đã được đào tạo với thời gian hai năm (Theo Nguyễn, năm 2002). Thời gian cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, năm 1954, Việt Nam được chia làm hai miền. Đất nước được chia thành hai miền: miền Bắc và miền Nam cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975. Từ năm 1945 đến năm 1975 miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đã không phát triển công tác xã hội. 5
  • 10. Từ năm 1945 đến năm 1954, nghề Công tác xã hội đã được đưa vào một mặt là sự tạo thành của Ban giám đốc chính phủ dành cho An sinh xã hội, mặt khác là sự thành lập của trường Công tác xã hội Caritas (năm 1947) được sắp đặt theo Hội chữ thập đỏ của Pháp và có sự điều khiển của các cô gái từ thiện. Caritas đã hoạt động cho đến tận năm 1975 và đã theo sát mô hình của Pháp” (Theo Nguyễn, năm 2002). Trong suốt thời gian này, ở miền Nam Việt Nam, Công tác xã hội đã được sử dụng để phục vụ cho chiến tranh. Nó tập trung vào các vấn đề có liên quan tới chiến tranh như niềm tin của những người tị nạn phía bắc di cư vào nam hoặc của những người bị ảnh hưởng bởi sự thành thị hóa ép buộc để làm dễ dàng cho nghiên cứu của Mỹ đối với những người du kích cộng sản nhằm chặn đứng hoạt động cách mạng (Theo Nguyễn, năm 2002). Với sự trợ giúp của Liên hợp quốc, Trường Công tác Xã hội quốc gia đã được hình thành ở miền nam vào năm 1968 (Theo Nguyễn, năm 2002). Việc đào tạo Công tác xã hội khác cũng đã có giá trị ở miền nam, tại trường Công tác xã hội của quân đội, trường Đại học Tổng hợp Đà Lạt và trường Đại học Văn Hạnh ở Sài Gòn. Hiệp hội Công tác xã hội Việt Nam đã được thành lập ở miền Nam năm 1970. Nam Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế (Theo Kelly, năm 2003). Mặc dù An sinh xã hội và Công tác xã hội đã được phát triển nhanh chóng trong suốt thời gian chiến tranh, chúng vẫn được xem như một công cụ của các lực lượng xâm lược. An sinh xã hội và Công tác xã hội không được nhìn nhận như một công cụ phục vụ người nghèo ở mức độ nền tảng (Theo Nguyễn, năm 2002). Sau năm 1975, giai đoạn Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thống nhất đã thấy được sự chấm dứt của nền giáo dục Công tác xã hội. Người ta tin rằng một khi Chủ nghĩa xã hội được thiết lập thì xã hội sẽ không còn các vấn đề về xã hội. Công tác xã hội và nhân viên Công tác xã hội về mặt lý thuyết cũng không còn cần nữa. Vào thời điểm này, đã có khoảng 500 nhân viên công tác xã hội được đào tạo ngắn hạn; 300 nhân viên công tác xã hội có bằng cấp với hai năm đào tạo, 10 trường đại học giáo dục từ xa trong đó có bảy trường đào tạo trình độ thạc sĩ Công tác xã hội và thạc sĩ phát triển công tác xã hội (Theo Nguyễn, năm 2002). Cho đến giữa những năm 1980, sự yếu kém của nền kinh tế tập trung định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trở nên rõ ràng. Đất nước bước vào sự khủng hoảng về kinh tế và xã hội. Để đối phó với tình hình này, Việt Nam đã bước vào công cuộc đổi mới với tên gọi là “Doi Moi” vào năm 1986. Công cuộc đổi mới đã tập trung vào sự định hướng lại nền kinh tế Việt Nam hướng tới “nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự điều hành của Ban Giám đốc quốc gia” (Giải pháp của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu năm 1986). Duy trì ý tưởng của chủ nghĩa xã hội, hai sự đột phá chủ yếu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam để hiện đại hóa là mức độ mở rộng lớn lao thị trường tự do và chính sách mở cửa nhằm mục đích hướng tới sự hòa nhập dần dần của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu. Doi Moi đã tạo khả năng cho quá trình cải cách kinh tế và xã hội, nó mở ra những khả năng to lớn cho nhân dân Việt Nam nhưng cũng đặt ra những vấn đề và những thách thức mới cho xã hội. Nhiều vấn đề mới đang nổi lên trong sự kết nối với quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và hạnh phúc của các gia đình và trẻ em Việt Nam. Các vấn đề xã hội đã mất đi trong một khoảng thời gian nay lại nhanh chóng xuất hiện lại. Theo Nguyễn (năm 2002) đã miêu tả như sau “Việt Nam đang bị đe dọa bởi hàng loạt những vấn đề kết nối với sự hiện đại hóa, và các vấn đề này đang phát triển nhanh hơn người ta tưởng: 6
  • 11. Đói nghèo ở thành thị và nông thôn; Sự di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn tới các vấn đề của trẻ em sống và/hoặc làm việc trên đường phố Những công nhân di cư và những ngôi nhà ổ chuột; Gái điếm - nạn buôn bán phụ nữ trong và ngoài nước; Ma túy; HIV/AIDS và Sự đổ vỡ gia đình, sự thờ ơ đối với trẻ em và lạm dụng trẻ em” (Theo Nguyễn, năm 2002, trang 88). Việt Nam đã công bố rằng Việt Nam chấp nhận nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ lập trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với nghĩa độc lập về kinh tế và văn hóa và nâng cao công bằng xã hội và an sinh của mọi người (Theo Nguyễn, năm 2002). Nhà nước Việt Nam cũng nhận thức được sự hạn chế của nó trong việc giải quyết đối với các vấn đề mới. Các nhân viên công tác xã hội, những người được đào tạo về lý thuyết khoa học và những người có khả năng trong thực hành, rõ ràng là đang cần, nhưng chỉ có vài người thôi. Nhà nước Việt Nam phải mất một thời gian để hiểu được nhu cầu cần thiết về các nhân viên công tác xã hội và những kỹ năng đặc biệt của các nhân viên công tác xã hội đủ tiêu chuẩn. Sự hiện thân mới của nghề Công tác xã hội và nền giáo dục Công tác xã hội Cho đến cuối những năm 1980 việc đào tạo công tác xã hội đã được nhìn nhận như một nhu cầu cần thiết và cấp bách bởi sự phát triển của những người bỏ xứ ra nước ngoài. Những nhân viên công tác xã hội của Việt Nam được đào tạo trước năm 1975 và nhiều người khác đã nhận ra rằng họ đã làm việc trong lĩnh vực Công tác xã hội mà không hề có đủ lý thuyết và kỹ năng để tạo ra những kết quả cần thiết và đang trông đợi. Từ năm 1986 các nhân viên công tác xã hội và các nhân viên phát triển cộng đồng đã làm việc ở những nơi mà họ được chấp thuận và làm chiến dịch để được phép tổ chức đào tạo các cuộc hội thảo cho những người làm việc trong các tổ chức các vấn đề xã hội của chính phủ. Suốt những năm 1990 một khóa những chuyên gia có kinh nghiệm ở phía nam của Việt Nam hoạt động xuyên suốt các tổ chức chính trị đã thấy được nhu cầu cần thiết phát triển xã hội dựa trên lý thuyết và trợ giúp của các chuyên gia. Quyền trẻ em, an sinh trẻ em, phòng ngừa xâm hại và bóc lột trẻ em dựa vào cộng đồng và các vấn đề về phát triển cộng đồng đang là công cụ để đem lại sự hồi sinh cho nghề Công tác xã hội và cho việc đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đang là những cơ quan của chính phủ có trách nhiệm giải quyết đối với toàn bộ các vụ việc xã hội như các Chính sách xã hội, Cung cấp các dịch vụ xã hội cho những người tàn tật ở Việt Nam trong đó có trẻ em. Những sự phát triển này làm cho Công tác xã hội được chấp nhận và nâng cao như một nghề. Các Tổ chức phi chính phủ ở địa phương như Tổ chức nghiên cứu phát triển xã hội và hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức an sinh trẻ em, Hiệp hội thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đào tạo các nhân viên công tác xã hội ở phía Bắc và các phòng của chính phủ đặt tại địa phương đã góp sức cho sự phát hiện và khai sinh ra Công tác xã hội trong ngữ cảnh mới của xã hội Việt Nam. 7
  • 12. Các tổ chức quốc tế bao gồm những người tình nguyện của Liên hiệp quốc, Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo vệ trẻ em Vương quốc Anh, Tổ chức Bảo vệ trẻ em Thụy Điển, Hội quan tâm thế giới, Ủy ban trung tâm tín đồ dòng Menno - chi nhánh tin lành ở Hà Lan và quốc tế cũng đã nhận thức được sự cần thiết và bắt đầu phát triển có đối thoại với các chuyên gia và chính phủ của các tổ chức này. CIDA Canada cũng đã tham gia vào một cách tích cực. 8
  • 13. PHÂN TÍCH CÓ SO SÁNH VỀ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ CANADA Định nghĩa về Công tác xã hội Các định nghĩa có tính quốc gia về Công tác xã hội là tính đến cả thời gian và văn hóa. Các vấn đề làm thay đổi sự nhấn mạnh của Công tác xã hội. Các định nghĩa có tính quốc tế về Công tác xã hội vì thế đã thay đổi theo thời gian. Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế thường định nghĩa như sau: Nghề Công tác xã hội làm tăng sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và trao quyền và sự giải phóng con người làm tăng hạnh phúc con người. Sử dụng các hành vi con người và các hệ thống xã hội, Công tác xã hội can thiệp vào những nơi mà con người thường tương tác với các môi trường của mình. Các nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là nền tảng cho Công tác xã hội (Theo Liên đoàn Công tác xã hội Quốc tế). Linderman (năm 1992) đã miêu tả nhân viên công tác xã hội như là quot;cầu nối giữa những người được hưởng đặc ân và những người không được hưởng đặc ân, là người trợ giúp trong các mối quan hệ của con người và trong công việc với các lực lượng của cộng đồng; là người tạo sự ngang bằng cho các cơ hội, là sự cứu tinh cho những điều không đúng, là nhà giáo dục về giá trị và là nhà lý tưởng hóa cuộc sống” (trang 36). Các nhân viên công tác xã hội làm việc trong nhiều các bộ phận và phạm vi về sức khỏe, giáo dục và các chương trình dịch vụ xã hội. Giáo dục Công tác xã hội cung cấp cách tiếp cận có hiểu biết đối với sự am hiểu hành vi con người, dạy thực hành công tác xã hội, tiến hành nghiên cứu công tác xã hội, phân tích và phát triển chính sách an sinh xã hội và hướng dẫn trong lĩnh vực thực hành. Những phần sau đây sẽ giới thiệu về phân tích các giá trị, kiến thức và kỹ năng phù hợp về mặt văn hóa đối với năm lĩnh vực thực hành công tác xã hội ở Canada và Việt Nam được gọi là Công tác xã hội với Cá nhân, Gia đình và Nhóm, với Phát triển cộng đồng, Chính sách xã hội, Nghiên cứu xã hội, và Hành chính và Quản lý. 9
  • 14. CANADA Thực hành Công tác xã hội ở Canada nói chung là tự nhiên và bao trùm cả năm lĩnh vực thực hành. Các nhân viên công tác xã hội được nhìn nhận là có phông kiến thức và kỹ năng rộng. Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hòa giải, kỹ năng trị liệu gia đình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan hệ, hiểu biết quá trình, kiến thức về kỷ luật nội bộ, kiến thức về đói nghèo, kỹ năng biện hộ, nhận dạng nguồn gốc xã hội của các căn bệnh cá nhân và sự tự nhận thức là tất cả phần định hướng thực hành tổng hợp. Khả năng giao tiếp có hiệu quả theo cách giúp con người sát lại gần nhau là trung tâm của công tác xã hội cũng như là sự hiểu biết các vấn có liên quan đến đói nghèo và áp bức. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, sự thiếu hụt về định nghĩa công tác xã hội đang được đề cập đến như là vấn đề nền tảng của Công tác xã hội ở Canada. Giáo dục Công tác xã hội: Giáo dục Công tác xã hội ở Canada là có chất lượng cao. Kiến thức và các kỹ năng đào tạo nói chung đạt được sự mong đợi của những người lao động. Các chuẩn để có được lòng tin một cách nghiêm ngặt là chỗ đứng cho cả hai văn bằng cử nhân và thạc sĩ Công tác xã hội. Có sự tăng về số lượng chương trình đào tạo nghiên cứu sinh do các trường Công tác xã hội ở Canada đề nghị. Các khả năng mới cho việc nghiên cứu sinh đã được phát triển trong vòng 10 năm qua ở trường Đại học Tổng hợp Calgary, Trường Đại học Tổng hợp Memorial tỉnh Newfoundland, trường Đại học Tổng hợp Manitoba và ở chương trình kỷ luật nội bộ ở trường Đại học Tổng hợp McGill. Ở một số tỉnh như Alberta, British Columbia và Ontario, sự liên kết được tạo ra giữa các chương trình đào tạo văn bằng cao đẳng cộng đồng và chương trình đào tạo văn bằng cử nhân trình độ đại học cho phép các sinh viên chuyển đổi từ chứng chỉ sang văn bằng (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Công tác xã hội với cá nhân, Gia đình và Nhóm Phát triển nghề nghiệp là quá trình mà ở đó những nhân viên công tác xã hội làm việc nơi buồng bệnh được nâng cao kiến thức của mình và kỹ năng can thiệp thông qua kinh nghiệm và thực hành. Quá trình này thiết lập định hướng cơ bản và chấp nhận giá trị và phương pháp của công tác xã hội. Việc phát triển các nhân viên công tác xã hội ở buồng bệnh được đòi hỏi để mở rộng kiến thức thông qua việc đăng ký học lý thuyết và kỹ năng thực hành công tác xã hội ở buồng bệnh - ban đầu là thực hành bắt buộc có giám sát, sau đó thông qua việc tự học và tham gia trong các hội thảo tự nguyện như mong muốn (Theo Garrett, năm 1995, Fook, Ryan và Hawkins, năm 1997). Dựa trên quan điểm này, Công tác xã hội ở buồng bệnh ở Canada đang được nhấn mạnh với sự giáo dục tiếp tục và nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết và thực hành có hiệu quả và tốt hơn. Như đã được xác định, mục đích của khóa học Thực hành Công tác xã hội với Gia đình là để chuẩn bị cho sinh viên trong thực hành công tác xã hội ở buồng bệnh với các gia đình khác nhau ở các khu vực phục vụ khác nhau. Cung cấp sự hiểu biết một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng về cách một người làm việc với hệ thống gia đình như thế nào để đánh giá một cách lạc quan sức mạnh của gia đình trong khi có sự cố gắng để xóa bỏ rào cản, môi trường và cá nhân giúp cho gia đình đạt 10
  • 15. được nhu cầu của các thành viên của minh. Chính vì lý do đó, các sinh viên được đặt vào các lý thuyết và kỹ năng trị liệu gia đình đặc biệt để hiểu và trải qua sự phức tạp của công việc với gia đình khi các sinh viên tham gia, đánh giá và can thiệp để vượt qua những rào cản và nâng cao chức năng tối ưu nhất. Nghiên cứu Công tác xã hội tạo cho sinh viên khả năng tham gia vào việc suy nghĩ có phê phán và thực hành mà điều đó sẽ chuẩn bị cho họ thực hành giỏi khi họ vào làm việc ở công sở. Sự giao phó cho các nguyên tắc đánh giá đúng tính đa dạng trong khi đảm bảo công bằng xã hội ở Canada đòi hỏi giúp đỡ các sinh viên phát triển nhận thức sâu sắc đối với sự khác nhau trong các gia đình và nhận thức được sự áp bức làm hạn chế sự phát triển cộng đồng và loài người như thế nào. Sự tập trung sẽ bao gồm cả việc ấp ủ công bằng xã hội mà nó làm cho các gia đình có khả năng đến gần với các phương kế để thực hiện đến cùng mục đích mà họ đã chọn. Chính vì vậy giáo dục và thực hành công tác xã hội ở Canada nhấn mạnh vào việc trao quyền cho các gia đình bởi họ phải đấu tranh để đạt tới những nhu cầu của các thành viên trong gia đình họ trong những ngữ cảnh đa dạng của xã hội. Sự nhấn mạnh cần được đánh giá đúng để hiểu rõ được sức mạnh mà nhiều nhóm gia đình đem lại kinh nghiệm của việc nuôi nấng con cái và cách sử dụng thực hành kết hợp để làm việc hướng tới mục đích đã được quyết định qua lại lẫn nhau. Các sinh viên cần kiểm tra sự đánh giá và can thiệp của các mô hình thực hành gia đình để đảm bảo sự phù hợp của họ với công việc với gia đình có kết hợp và dựa trên sức mạnh. Việc nghiên cứu cần dạy cho sinh viên xác định và phát triển các chiến thuật cho các tình huống mà ở đó các giá trị cá nhân và nghề nghiệp mâu thuẫn với các giá trị của thân chủ và những người trợ giúp các dịch vụ khác trong hệ thống. Đây là những bài học quan trọng cho sự hồi sinh nền giáo dục công tác xã hội như ở Việt Nam. Các nhân viên công tác xã hội thường phải đương đầu với sự căng thẳng của môi trường công việc. Sự căng thẳng này liên quan không chỉ tới số lượng công việc mà còn liên quan tới sự mâu thuẫn giá trị của việc kiểm soát xã hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội mà các nhân viên công tác xã hội có thể trải qua. Câu hỏi giáo dục công tác xã hội sẽ chuẩn bị cho các sinh viên sắp tốt nghiệp đại học tốt như thế nào đối với sự căng thẳng của môi trường công việc sao cho xứng với sự chú ý trong việc phát triển giáo dục công tác xã hội ở Canada. Phát triển Cộng đồng Công tác xã hội là một nghề dựa vào cộng đồng; và đây là đặc trưng quan trọng của định hướng thực hành công tác xã hội nói chung ở Canada. Các nhân viên công tác xã hội được nhìn nhận là có sự kết nối mạnh với cộng đồng thông qua sự đa dạng của môi trường công việc. Các nhân viên công tác xã hội được nhận thức để nhạy cảm với cộng đồng như là kết quả của cách tiếp cận giáo dục công tác xã hội dựa vào cộng đồng của Canada. Đây là sự phù hợp với xã hội văn hóa đa dạng như Canada. Có sự phù hợp về văn hóa được tăng lên trong giáo dục công tác xã hội ở Canada. Khắp đất nước có 34 chương trình về công tác xã hội phản ánh nhu cầu đa dạng và mật độ dân số. Một số lượng chương trình có sự tập trung đặc biệt vào những người thổ dân và các vấn đề của vùng phương bắc trong khi các chương trình khác thì nhấn mạnh vào sự đa dạng về văn hóa và các dịch vụ đối với những người nhập cư và người tị nạn, đáp ứng tới các nhu cầu của cộng đồng 11
  • 16. đặc biệt mà họ phục vụ. Các vấn đề về giới đang được đưa vào với tất cả các khía cạnh của công tác xã hội. Một vài trường Công tác xã hội của Canada đã tiếp nhận triển vọng về công tác xã hội của những nhà bình quyền như một khung có ưu thế hơn. Những yêu cầu có ảnh hưởng trội của CASSW cố gắng nâng cao tính đa dạng về văn hóa và dân tộc trong các trường và tăng cường sự phát triển của thực hành chống áp bức và chống phân biệt sắc tộc. Tất cả các chương trình đại học ở Canada đều đang yêu cầu có các khóa học với sự tập trung cơ bản vào việc chống sắc tộc hoặc sự nhạy bén về văn hóa và hầu hết hiện nay đều có các khóa học về các vấn đề của người thổ dân (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Trong khi sự tiến bộ đang được tạo ra để nâng cao sự phù hợp về văn hóa của nền giáo dục công tác xã hội trong sự tự nhiên của nền văn hóa đa dạng trong xã hội Canada thì càng cần có nhiều sự cố gắng nỗ lực để đầu tư nhằm đạt được nhu cầu của các dịch vụ trợ giúp đối với một số lượng đang phát triển của người thổ dân và những người từ các dân tộc thiểu số ở Canada. Chính sách xã hội Giá trị công tác xã hội ở Canada là sự giao phó của nó đối với công bằng xã hội, sự thẳng thắn không thiên vị và sự đánh giá cao sức mạnh của con người và khả năng thay đổi của họ. Công tác xã hội còn được miêu tả như một thiên hướng của con người, một sự miêu tả phù hợp với ý niệm và ý tưởng của sự chăm sóc, chia sẻ và sự hy sinh (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Trong thực hành công tác xã hội ở Canada có mâu thuẫn về giá trị giữa làm chủ xã hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội. Đáng tiếc là một số nhân viên công tác xã hội miêu tả bản thân mình như là quot;một cảnh sát phục vụ xã hộiquot; người giám sát các hoạt động của thân chủ mình. Công tác xã hội đang bị miễn cưỡng gia tăng trong các chức năng xác định hẹp mà nó phải làm với sự nghiên cứu thị trường hơn là với sự phát triển của chất lượng dịch vụ mà đạt được những kết quả vững chắc. Caragata (năm 1997) gợi ý rằng quot;môi trường hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nghĩ lại việc thực hành của chúng ta sao cho tốt hơn để đạt được mục đích của những người đang ở bên lề của xã hộiquot; (Trích lời của Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Bà ủng hộ cho những nhân viên công tác xã hội không chấp nhận những sự thay đổi có tác động mạnh tới nghề nghiệp. Các nhân viên công tác xã hội thường không được nhìn nhận là người biện hộ cho các nhóm người bị áp bức hoặc cho sự thay đổi của xã hội. Westhues và các tác giả khác (năm 2001) đã trình bày về quan điểm của những nhóm người thổ dân mà thế giới quan của họ khác với những nhóm người chủ đạo. Triển vọng của người thổ dân đã nhìn nhận công tác xã hội của Canada như là sự ảnh hưởng còn dư lại của chế độ thực dân hóa, và vì thế nó có liên quan tới cái đã xảy ra của sự đàn áp và thống trị. Nó ngấm vào viễn cảnh có ưu thế hơn mà được nhìn như bị áp bức bởi người thổ dân và các nhóm người thiểu số khác. Nghiên cứu xã hội Nghiên cứu có chất lượng là sự phê phán trong việc làm giảm bớt hố ngăn cách giữa lý thuyết và thực hành. Có sự thúc bách để lựa chọn theo lối kinh nghiệm các biện pháp trị liệu và sự can thiệp bởi vì để có hiệu quả, người nhân viên cần phải biết cái gì là hiệu quả. Khi cộng đồng những người đang thực hành một kỹ năng, những nhà nghiên cứu, và các sinh viên ham muốn được áp dụng các phương pháp khoa học để phân tích các vấn đề về công tác xã hội tiếp tục 12
  • 17. phát triển thì nhu cầu cần thiết để công bố có tính chất chuyên môn đối với kết quả của thực hành công tác xã hội chẳng bao giờ là lớn lao hơn cả. Nghiên cứu là lĩnh vực thực hành quan trọng. Người ta đã nói rất rõ trong phần đề cương khóa học của báo cáo đại học Khoa Công tác xã hội ở trường đại học tổng hợp Regina (năm 2002): “Các sinh viên công tác xã hội cần kỹ năng nghiên cứu để giữ những thông tin cập nhật với thực hành và để lượng giá việc thực hành của riêng họ. Kỹ năng nghiên cứu cung cấp cơ sở mà từ đó có thể dẫn tới hoạt động xã hội và các dạng phát triển cộng đồng khác nhau. Cũng là quan trọng khi các sinh viên hiểu được điều nghiên cứu có thể được dùng như thế nào để hoặc là trao quyền hoặc là áp bức con người” (trang 45). Một trong những mối quan tâm của chính sách hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với những người tàn tật và với toàn xã hội ở cả hai nước Canada và Việt Nam là cung cấp sự hiểu biết cơ bản về các phương pháp nghiên cứu xã hội và ứng dụng của các phương pháp này vào thực hành công tác xã hội. Các sinh viên công tác xã hội nên trao đổi về các phương pháp nghiên cứu trong ngữ cảnh của tính logic và lý thuyết của cả hai nghiên cứu xã hội: định tính và định lượng. Sự cải tiến trong thực hành có được thông qua sự áp dụng nguyên tắc nghiên cứu và các thủ thuật qua các bài tập trên lớp và ví dụ về các ca và thông qua các bài được giao về làm. Một loạt các cách tiếp cận đang được bàn tới và người ta đang chú ý đặc biệt tới mối quan tâm về vai trò của nghiên cứu trong việc xác định những ảnh hưởng của các chương trình và các chính sách xã hội. Nói chung, các sinh viên công tác xã hội ở Canada đang được trang bị kiến thức và kỹ năng tương xứng và thích hợp về nghiên cứu. Trong khóa học nghiên cứu xã hội, các sinh viên học cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu như thế nào, trình bày rõ ràng chính xác về các giả thuyết, thiết kế các nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và làm sáng tỏ các kết quả. Các thủ thuật nghiên cứu định tính và định lượng đang được kiểm tra. Thêm vào đó, để đạt được kiến thức về mặt lý thuyết và kỹ năng suy nghĩ có phê phán cần thiết cho việc sắp đặt một nghiên cứu xã hội, các sinh viên phải có kiến thức thực hành về nghiên cứu như thế nào thông qua các bài tập trên lớp và các dự án. Các sinh viên có cơ hội để chứng minh cho các kỹ năng và kiến thức của phần mềm SPSS đối với việc phân tích dữ liệu, phát triển sự nhận thức của các vấn đề chính trị và đạo đức được tham gia vào việc nghiên cứu xã hội, và được cung cấp cơ hội để thảo luận và lượng giá mối quan hệ giữa nghiên cứu xã hội và chính sách xã hội. Các sinh viên phát triển khả năng lượng giá việc thực hành của cá nhân thông qua việc sử dụng thiết kế môn học đơn lẻ và học để nhận thức được tầm quan trọng của lượng giá thực hành. Công tác xã hội được nhìn nhận là một ngành đa dạng nhưng phạm vi của các cơ quan và lĩnh vực thực hành gây nên sự thiếu chắc chắn và thiếu kiến thức thống nhất. Các nhân viên công tác xã hội ở Canada ngày càng được yêu cầu làm việc với những người có nhu cầu phức tạp cao như trẻ em và thanh niên với triệu chứng nghiện rượu từ trong bào thai. Các nhân viên công tác xã hội cũng cần nghiên cứu có tính đặc biệt và kỹ năng sử dụng máy tính để chuẩn bị cho kế hoạch đề xuất và lượng giá để trợ giúp hoặc tăng cường các chương trình và dịch vụ. Hành chính và Quản lý Từ “hành chính” bắt nguồn từ từ gốc “ministrate” có nghĩa là phục vụ, chăm sóc, giúp đỡ. Định nghĩa này cung cấp sự hiểu biết rõ ràng và thích hợp về vai trò của hành chính. Nghĩa thực của 13
  • 18. từ hành chính có liên quan tới thực hành có thực của công tác xã hội thông qua việc phục vụ thân chủ. Trong công tác xã hội, hành chính được hiểu như phục vụ người thực hành kỹ năng bởi việc cung cấp các nguồn, các cấu trúc và môi trường tạo nên thực hành có khả năng và nghệ thuật giúp đỡ (Theo Rosenberg, năm 1984). Thực hành công tác xã hội ở Canada đang vận động hướng tới qui tắc thông qua chứng chỉ và đăng ký. Tất cả các tỉnh của Canada hiện nay đều có một số dạng luật gắn liền với qui tắc nghề nghiệp (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Sự tự nhiên của qui tắc làm thay đổi đáng kể qua các tỉnh, nhưng sự phát triển này nói chung được xem như là sức mạnh mà ở đó nó có nghĩa là những người thực hành kỹ năng công tác xã hội hiện nay đang phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với công chúng mà họ phục vụ. Một nghiên cứu về công tác xã hội thuộc khu vực quốc gia (năm 1999) cho biết giữa năm 1991 và 1996 đã có sự tăng lên 22.9 phần trăm về số lượng vị trí công tác xã hội trên khắp đất nước. Sự gia tăng này tuy nhiên không phải là giống nhau ở tất cả các tỉnh. Quebec, Saskatchewan và British Columbia đã trải qua sự gia tăng lớn lao trong khi Newfoundland, Ontario và Nova Scotia chỉ nhìn thấy sự giảm rất nhỏ trong tổng số các vị trí của công tác xã hội. Năm 1996 tỷ lệ thất nghiệp có tính quốc gia đối với công tác xã hội là 3.6 phần trăm so sánh với tỷ lệ có tính quốc gia đối với tất cả các nghề là 10.1 phần trăm. Dữ liệu từ sự điều tra dân số của Canada đã chỉ ra sự thay đổi từ việc làm của chính phủ tới việc làm trong các tổ chức như chính phủ hoặc các cơ quan dựa vào cộng đồng hoặc các hiệp hội giữa năm 1991 và năm 1996. Đối với những cơ quan và tổ chức xác định bản thân như là những nhân viên công tác xã hội thì có sự giảm 19 phần trăm trong các vị trí của chính phủ trong suốt thời gian này (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Người ta nói rằng các nhân viên công tác xã hội đã bắt kịp được nhu cầu của thói quan liêu ở một chừng mực nào đó chống đối lại nhằm phấn đấu đến công bằng xã hội. Nghề công tác xã hội ngày càng được xác định với hệ thống công chức quan liêu và chế độ kỹ trị và điều này làm xói mòn tự do ý chí nghề nghiệp và giá trị của công tác xã hội. Mặc dù hiện nay chỉ có một vài nơi làm việc của nhân viên công tác xã hội trong các dịch vụ của chính phủ, một tỷ lệ lớn hơn những nhân viên công tác xã hội làm việc ở những chỗ nơi mà pháp luật, các quy tắc, chính sách, thủ tục và các tiêu chuẩn đang khống chế các hoạt động của họ. Nhiều nhân viên công tác xã hội đã cảm thấy là vai trò của họ đang chuyển sang vai trò của kiểm soát xã hội. Sự ủy thác của các dịch vụ từ các tỉnh tới các cộng đồng và các thành phố tự trị là kết quả trong sự tạo nên các cơ quan lớn đang trở nên quan liêu hơn và ít tập trung đến nhu cầu của thân chủ. Khuynh hướng trong quyền lực pháp lý ở Canada đang thay thế những người lãnh đạo công tác xã hội với những nhà quản lý định hướng “công việc”, những người thoải mái hơn với tầm quan trọng của vị trí thị trường. Việc áp dụng các nguyên tắc công việc để phát triển và phân phối các dịch vụ con người đã không tạo nên một môi trường trợ giúp cho khả năng lãnh đạo của công tác xã hội. Các nhân viên công tác xã hội ở Canada gần đây đã đề cập đến những mối quan tâm của họ về sự tan rã đang tăng lên, về sự làm mờ nhạt vai trò của nhân viên công tác xã hội và về de- nghề nghiệp hóa trong ngữ cảnh ngành học thuật công tác xã hội. Công tác xã hội đang trở thành một ngành có thể hoán đổi cho nhau khi các ngành khác bắt đầu thừa nhận vai trò truyền thống của công tác xã hội. Ở những nơi học thuật, các ngành như y tá và những nhà vật lý trị liệu nghề 14
  • 19. nghiệp thì thừa nhận vai trò quản lý ca mà nó thường được các nhân viên công tác xã hội thực hiện ví dụ như thế. Ở nhiều bệnh viện, số lượng những người giám sát công tác xã hội đang được giảm bớt. Một đề tài khác về sự yếu kém đang nổi lên đó là các nhân viên công tác xã hội và tổ chức công tác xã hội dường như không có khả năng để tăng cường và trao đổi ngành nghề. Công tác xã hội được xem như là có những kỹ năng yếu kém trong các mối quan hệ quần chúng khi nó đi đến sự tự nâng cao (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Sự liên kết giữa Lý thuyết và Thực hành Một trong những mặt mạnh mà nó đặc trưng cho công tác xã hội ở Canada là sự định hướng thực hành nghề nghiệp. Sự định hướng thực hành được miêu tả như một cách tiếp cận có hệ thống và chính thể luận hướng tới sự hiểu biết con người và cấu trúc xã hội. Cách tiếp cận này được áp dụng rộng rãi qua nhiều cơ sở và khu vực thực hành. Giáo dục công tác xã hội ở Canada kết nối lý thuyết với thực hành, đặc biệt là ở lĩnh vực hợp thành của giáo dục. Sự yêu cầu được chính thức công nhận của Hiệp hội các trường Công tác xã hội của Canada (Theo CASSW, năm 1998) đã đưa ra những điều kiện tối thiểu là phải đạt được 700 giờ ở lĩnh vực giáo dục đối với bằng cử nhân Công tác xã hội, 900 giờ đối với bằng thạc sĩ Công tác xã hội với thời gian đào tạo 2 năm (sau cử nhân), và 450 giờ đối với bằng thạc sĩ trong thời gian đào tạo 1 năm (sau cử nhân xã hội). Điều này yêu cầu các sinh viên phải dành thời gian vào một tổ chức hoặc một cơ quan áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình dưới sự hướng dẫn của người dạy được chấp thuận trong lĩnh vực này. Những yêu cầu được công nhận tương tự cũng đặt ra những kỹ thuật cho việc kết nối giữa cộng đồng thực hành và viện giáo dục ví dụ như đào tạo cho một cơ quan dựa vào lĩnh vực của người dạy và đầu vào của sự kết hợp nghề nghiệp trong sự xem xét được chính thức thừa nhận. VIỆT NAM Định nghĩa về Công tác xã hội: Thuật ngữ của Việt Nam về công tác xã hội là thuật ngữ chung mà nó bao gồm tất cả những việc tốt và việc từ thiện mà bất kỳ ai cũng có thể làm được (Theo Nguyễn, năm 2002). Đối với những người ở các trường đại học thì công tác xã hội được hiểu như là một phần kiến thức lý thuyết được truyền đạt thông qua các bài giảng. Định nghĩa về công tác xã hội của Việt Nam sẽ hầu như có thể phát triển và thay đổi như định nghĩa của quốc tế ở thế kỷ 20. Sự nhấn mạnh sẽ xê dịch và triết học sẽ phản ánh những giá trị thay đổi, những quan niệm và niềm tin sẽ được chuyển dịch sang các chính sách được thay đổi qua thời gian. Nó sẽ không tĩnh tại, mà đã bén rễ vào những năm 1990 nơi mà nó tái sinh và bắt đầu quá trình hoàn thiện. Vấn đề chính là phương hướng của Công tác xã hội để đạt được nhu cầu tốt hơn của xã hội Việt Nam sau thời kỳ “Đổi mới”. Phương hướng của thực hành công tác xã hội: Đã trợ giúp với các vấn đề xã hội mới từ quá trình đổi mới, một quá trình phát triển công tác xã hội với hai nhánh đã đang được thực hiện ở Việt Nam trong suốt những năm 1990. Đây cũng là sự phát triển của giáo dục công tác xã hội theo nghi thức ở trình độ đại học (học thuật và đào tạo kỹ năng) và là sự chuẩn bị cho các khóa đào tạo ngắn hạn về các kiến thức và kỹ năng cơ bản của Công tác xã hội đối với những người dân và với các nhân viên (đang đào tạo kỹ năng). Hai cách tiếp cận này đang trợ giúp cho nhau. 15
  • 20. Những khóa ngắn hạn đã giúp để tạo nên sự nhận thức được nhu cầu đòi hỏi của kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp công tác xã hội đã có ở miền Nam từ năm 1954 và ở miền Bắc năm 1975. Giáo dục Công tác xã hội: Miền bắc và miền nam trước đây về văn hóa và lịch sử đã khác nhau ở nhiều cách trong đó có cả các định nghĩa về thực hành an sinh xã hội. Khoa Nghiên cứu Phụ nữ của trường Đại học mở bán công ở thành phố Hồ Chí Minh đã là trường đầu tiên cấp bằng đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam năm 1992. Năm 2001 Khoa Nghiên cứu Phụ nữ đã mở rộng việc đào tạo bằng cử nhân bắt đầu 2 năm thành khóa học 4 năm để có bằng và đã giới thiệu một thành tố “thực hành” thích hợp với mục đích ban đầu mà nó đã được dự định như cộng đồng ứng dụng dựa vào khóa học công tác xã hội. Phát triển công tác xã hội ở phía nam đã được thúc đẩy khi nhóm đào tạo Công tác xã hội được thành lập vào năm 1995, lấp đi khoảng trống ở hệ thống của Hà Nội. Trong số các thành viên của nhóm đào tạo công tác xã hội là những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân hai năm ở Khoa Nghiên cứu Phụ nữ của trường Đại học mở. Nhóm đã đóng góp cho sự thúc đẩy công tác xã hội, đặc biệt là ở phía nam. Chỉ phải mất nửa thập niên để chuyển đổi từ “không biết gì về công tác xã hội” ở phía bắc đến việc có được công tác xã hội ở trường đại học và các tổ chức quần chúng như một cách tốt hơn để nói đến các vấn đề hiện đại (Theo Kelly, năm 2003). Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội ở Hà Nội (gọi tắt là COLSA) hiện đang đào tạo ở trình độ cao đẳng về Quản lý lao động, Công tác xã hội, Hạch toán Kế toán và Kỹ thuật chỉnh hình. Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội đang đào tạo chương trình Công tác xã hội với thời gian 3 năm từ năm 1997. Trong năm 2005 trường đã được công nhận lên Đại học và có thể đào tạo chương trình ở trình độ cử nhân. Trường có khoa Công tác xã hội. Một số lượng học viện đào tạo ở phía nam như Trường Đào tạo Hội liên hiệp phụ nữ và Trường Đào tạo Hội thanh niên cũng đã kết hợp chặt chẽ công tác xã hội với triết học làm việc cộng đồng và giáo học pháp trong các chương trình đào tạo của mình. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu đào tạo Công tác xã hội của trường vào năm 1996 sử dụng hướng đi có tính chất học thuật thông qua các môn học có tính chất bắt buộc trong chương trình Xã hội học của Khoa Xã hội học với kết quả là bằng cử nhân xã hội học. Từ việc bắt đầu này các giảng viên đại học và những nhân viên đã di chuyển mau lẹ, qua đào tạo, vượt qua sự thăm hỏi và lòng nhiệt tình, để tới với mô hình công tác xã hội phù hợp đối với ngữ cảnh của Việt Nam. Từ giữa những năm 90, việc đào tạo tại chức ngắn hạn đã được mở ra cho các nhân viên của Ủy ban Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em (gọi tắt là CPCC), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cũng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các cuộc hội thảo và các khóa học này đã cung cấp những kỹ năng cơ bản, kiến thức thành thạo tới trình độ của năng lực quy định đối với hàng ngàn nhân viên cơ sở ở cộng đồng. Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam phản ánh sự kết hợp của chính sách xã hội, gia đình và cộng đồng, những niềm tin ý thức hệ và ngữ cảnh. Nó tạo ra khung toàn diện cho sự phát triển của những con người hữu ích và có trách nhiệm, những người phản ánh nền giáo dục hệ tư tưởng chính trị của Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển nhân cách, gia đình và phát triển xã hội bằng cách cung cấp cho người dân kiến thức và công cụ mà họ cần để suy nghĩ một cách có sáng tạo 16
  • 21. và phát triển các khả năng thực hành cho phép họ độc lập. Phần tiếp theo sẽ phân tích nền giáo dục Công tác xã hội hiện tại ở Việt Nam. Ở Việt Nam, công tác xã hội được học ở đại học mới chỉ bắt đầu được nhận biết. Chương trình giáo dục công tác xã hội mới ở Việt Nam có sự ngang bằng với chương trình của các trường đại học khác ở trình độ cử nhân. Đó là chương trình học 4 năm với 210 đơn vị: trong đó có 84 giờ dành cho kiến thức đại cương như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Ngoại ngữ; 106 giờ cho kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp (trong đó chỉ có 52 giờ là dành cho kiến thức chuyên ngành). Chương trình được xây dựng theo các mức độ liên tiếp: các môn học tổng quát theo chương trình chung với các môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định (gọi tắt là MOET) như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các đề tài đặc biệt cho đào tạo chuyên ngành. Hiện nay người ta nhận ra rằng có sự cách biệt lớn giữa yêu cầu đào tạo và tính ích lợi của những nhà giáo dục công tác xã hội. Ở Việt Nam có khoảng hơn 15 giáo viên được đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội. Hầu hết trong số đó là ở miền Nam Việt Nam. Do vậy cần có nhu cầu cấp bách cho việc phát triển những nhà giáo dục Công tác xã hội. Trong sự phát triển hiện nay, Khoa Công tác xã hội của trường Đại học Tổng hợp Regina đã phối kết hợp với trường Cao đẳng ở Hà Nội và đang đào tạo 7 thạc sĩ công tác xã hội sẽ tốt nghiệp vào năm 2006. Công tác xã hội với Cá nhân, Gia đình và Nhóm Giáo dục công tác xã hội đối với làm việc với cá nhân và gia đình trợ giúp cho quá trình trao quyền. Nó bao gồm các khái niệm và mục tiêu của sự nghiên cứu dựa vào ca (công tác xã hội với cá nhân), các giá trị, các nguyên tắc của các hoạt động trong ca; các quá trình sử lý ca; và các công cụ của công cụ trong ca (đánh giá và nhận dạng vấn đề, phỏng vấn, tham vấn và kỹ năng ghi âm). Gia đình là đơn vị xã hội cơ bản trong xã hội chúng ta. Chức năng của gia đình là để khuyến khích, bảo vệ và làm cho trẻ em thích nghi với xã hội. Trong suốt thời gian lịch sử các nhân viên công tác xã hội cung cấp dịch vụ trực tiếp cho gia đình với sự nhận thức rằng gia đình thực hiện chức năng trong phạm vi ngữ cảnh chính trị, kinh tế và xã hội rộng lớn. Các dịch vụ được cung cấp trong phạm vi sắp đặt cả của công cộng và cá nhân trong đó có các trường học, bệnh viện, nhà tù, trạm y tế sức khỏe tâm thần, các cơ quan an sinh trẻ em, bệnh viện điều dưỡng, nhà an toàn và những nơi nương tựa. Khi các nhân viên công tác xã hội phát triển và thay đổi khung đặc biệt và kỹ năng trị liệu để tăng cường chức năng tối ưu của tất cả các gia đình, họ được hướng dẫn bởi các giá trị và đạo đức công tác xã hội trợ giúp cho sự chuyển dịch vụ hợp lý tới các thân chủ những người bày tỏ sự ham thích khác nhau và nhu cầu và với sự tôn trọng tính cách sắc tộc, giai cấp, giới, tôn giáo và/hoặc định hướng giới tính của các thành viên trong gia đình. Trong làm việc với nhóm, các nhân viên phải có các kỹ năng làm việc với nhóm và kỹ năng làm cho thuận tiện. Quan trọng là biết các vai trò và ý nghĩa của nhóm đối với cuộc sống con người. Nó bao gồm các khái niệm, mục tiêu và những đặc điểm của làm việc với nhóm, các loại hình 17
  • 22. và các giai đoạn của nhóm trong công tác xã hội; quá trình nhóm và quá trình tương tác; vai trò của người lãnh đạo và các kỹ năng cần thiết để thực hiện công tác nhóm. Theo chương trình công tác xã hội phác thảo ở Việt Nam, đề tài này yêu cầu 22 đơn vị học trình. Nó cũng được chia ra làm các luận đề trong đó bao gồm cả làm việc với cá nhân; làm việc với gia đình và làm việc với nhóm. Thời gian phụ được dành thêm cho kỹ năng thực hành phát triển. Rõ ràng là tầm quan trọng hơn nên được dành cho làm việc với nhóm. Vì thực hành có kỹ năng trong công tác xã hội ở buồng bệnh là đa kích cỡ, chương trình cần bao gồm cả sự tập trung vào sự tương tác của các cá nhân, gia đình, các cặp vợ chồng và các nhóm trong các ngữ cảnh môi trường của họ. Nó chứa đựng những chức năng của sự chẩn đoán và đánh giá; kế hoạnh điều trị; can thiệp; và lượng giá kết quả. Nó bao trùm phạm vi can thiệp ngắn hạn, gián đoạn và mở rộng và đề cập đến các khu vực thực hành chuyên ngành ở mức độ cao. Nói tóm lại, việc học và nắm vững các kỹ năng mới về chăm sóc bệnh nhân ở tất cả các mức độ của phát triển nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự hiểu thấu đáo dựa trên hiểu biết về mặt lý thuyết và kinh nghiệm đầy đủ về thực hành các kỹ năng thông qua sự tự xem xét và tham gia vào việc giám sát lâm sàng thích hợp và/hoặc hội ý bàn bạc. Trong tất cả các trường hợp vượt ra ngoài mức độ thực hành độc lập có thể chấp nhận thì sự nhanh nhẹn của người nhân viên khi sử dụng và áp dụng các kỹ năng buồng bệnh mới mà không cần có sự giám sát nên được đánh giá bằng khả năng biểu lộ hoặc sự sử dụng thành thạo của các kỹ năng đó, và không đơn thuần chỉ là chức năng của việc sử dụng thời gian trong quá trình học tập (Theo Goldstein, năm 1980). Những nhân viên công tác xã hội làm việc giỏi ở buồng bệnh đã đạt được sự thành thạo của việc nghiên cứu chương trình lâm sàng bắt buộc cũng như là hoàn thiện những việc thực hành thích hợp để đảm bảo cho khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành của mình. Phát triển Cộng đồng Công tác xã hội là văn hóa. Rất khó để phát hiện ra các vấn đề cơ bản và ảnh hưởng của các vấn đề đó. Một ví dụ là các trại mồ côi đã giới thiệu trong thời tiền thuộc địa ở Việt Nam khi đã có các gia đình mở rộng và thậm chí là các cộng đồng làng xã cung cấp đầy đủ sự chăm sóc có chất lượng cho những trẻ em mồ côi bố mẹ. Nhưng dần dần những cha mẹ nghèo bắt đầu ruồng bỏ đưa con em mình đến trại mồ côi với “lương tâm tốt” bởi vì họ nghĩ những đứa con của họ sẽ khấm khá hơn khi ở đó. Cho đến bây giờ những người Việt Nam vẫn thích chăm sóc từ thiện hơn và rất khó để thuyết phục các chuyên gia tham gia vào công tác xã hội ở gia đình, nơi mà khó khăn gian khổ thì nhiều hơn mà phần thưởng về vật chất lại ít hơn. Những khóa học ngắn hạn đầu tiên về “phát triển cộng đồng” ở Việt Nam đã được chỉ đạo trong đầu những năm 1990 vào các vấn đề như thiết kế chương trình, khả năng lãnh đạo, lượng giá, làm việc với trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt, phòng ngừa những xâm hại trẻ em, làm việc với nhóm, hướng dẫn cho những sự lầm đường lạc lối, phát triển cộng đồng và các chủ đề khác. Hầu hết những người đã được đào tạo trong các khóa học ngắn hạn về công tác xã hội đều đã làm việc với trẻ em. Mặc dù vẫn còn phải đương đầu với các cản trở lớn, các kỹ năng công tác xã hội đang được sử dụng để đề cập đến một số các vấn đề và để đưa ra những thay đổi có thể chấp nhận được, đặc 18
  • 23. biệt là trong lĩnh vực giao tiếp mở, sự tham gia tới tận gốc rễ, kỹ năng lãnh đạo, …v.v. Phát triển cộng đồng hiện nay đang được sử dụng như là cách tiếp cận với việc xóa đói nghèo và khôi phục thành phố. Có nhiều công tác xã hội ở buồng bệnh hơn; và tham vấn đang được giới thiệu và chấp nhận dần dần như là một giải pháp cho các vấn đề mới giống như sự đổ vỡ của gia đình, ma túy và mại dâm. Về mặt truyền thống, Việt Nam có sự động viên cộng đồng rất mạnh. Những tình nguyện viên và các hiệp hội ở địa phương đã giúp theo nhiều cách khác nhau. Các cộng đồng đã xây dựng các quỹ để bày tỏ sự mạnh mẽ trong ý thức cộng đồng. Khi Việt Nam trở nên quen thuộc hơn với triết lý công tác xã hội và các phương pháp thì việc áp dụng của những triết lý và phương pháp này với các cử tri riêng của mình và trong cộng đồng có thể đưa Việt Nam tới mức độ phân phối dịch vụ ít hơn trong hệ thống an sinh xã hội mà nó đang là gánh nặng ở Canada và nhiều nước phát triển khác bởi vì khả năng xây dựng và trao quyền là đang căng thẳng. Khác với Canada, Việt Nam có một hệ thống gắn liền để thúc đẩy những người dân thường và tăng cường mục tiêu của nghề công tác xã hội và chương trình trợ giúp thông qua các kết cấu tổ chức quần chúng của mình. Tuy nhiên, vấn đề có liên quan về mặt văn hóa tới giáo dục công tác xã hội ở Việt Nam đã không được chú ý đầy đủ. Các vấn đề về giới trong tất cả các khía cạnh của công tác xã hội yêu cầu rất cơ bản nhưng sự chú ý là kiên định bởi vì các vấn đề về giới vẫn còn là mới mẻ đối với Việt Nam. Các vấn đề về người dân tộc thiểu số còn chưa được phản ánh trong chương trình giáo dục công tác xã hội. Chính sách Xã hội Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đào tạo khác ở Hà Nội đã có sự quan tâm ít nhiều tới công tác xã hội cho đến đầu những năm 1990. Khái niệm về chính sách xã hội tập trung hướng dẫn vào việc thực hiện chính sách mà không nghĩ tới chính sách hoặc phân tích chính sách một cách có phê phán. Người ta nói rằng không có lý thuyết về hành vi hoặc những mô hình lý thuyết xã hội có sẵn. Chỉ có nhu cầu lớn về những nhân viên công tác xã hội có kỹ năng mà có thể phân tích, giảng dạy và làm việc với cá nhân, gia đình và cộng đồng và tổ chức các can thiệp tới chính sách mang yếu tố nhà nước. Trong giai đoạn đầu của sự hiện thân mới của Công tác xã hội ở Việt Nam trong suốt những năm từ 1985 đến 2000, Công tác xã hội dường như được phát triển song song với những nỗ lực của quốc gia như Chương trình Xóa đói Giảm nghèo và các chương trình để thực hiện công ước về Quyền Trẻ em. Công tác xã hội dần dần trở thành chất xúc tác có hiệu quả ở một số nơi của đất nước. Nghiên cứu xã hội Nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về thực hành công tác xã hội cần được quan tâm tới phương pháp đánh giá và kết quả của thực hành. Thực hành công tác xã được hiểu một cách rộng rãi để nói đến việc áp dụng chương trình can thiệp công tác xã hội được thiết kế một cách cố ý đối với các vấn đề quan trọng của xã hội hoặc giữa các cá nhân với nhau. Can thiệp trong đó có phân tích hành vi và trị liệu, tham vấn với cá nhân, quản lý ca, giáo dục, giám sát, thực hành bao gồm 19
  • 24. các cặp vợ chồng, các gia đình hoặc các nhóm nhỏ, biện hộ, thực hành cộng đồng, quản lý có tổ chức, và lượng giá các chính sách xã hội. Ở Việt Nam, các mục tiêu của chương trình nói rằng các nhân viên công tác xã hội được đào tạo nên có khả năng làm công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, việc học tập về các phương pháp nghiên cứu không được xác định như một môn học theo yêu cầu trong chương trình công tác xã hội. Thêm vào đó, chỉ bốn giờ cho một đơn vị học trình được tập trung vào các phương pháp và kỹ năng ở cả hai nghiên cứu định lượng và định tính. Điều đó phụ thuộc vào định hướng của các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Hơn thế nữa, nó nhấn mạnh vào các lý thuyết như vai trò của nghiên cứu trong ý thức xã hội học, mối quan hệ giữa sự nhận thức về mặt lý thuyết và sự nhận thức về mặt kinh nghiệm. Phạm vi của kỹ năng và kỹ thuật nghiên cứu tập trung vào việc hướng dẫn nghiên cứu xã hội như thế nào thì không được đưa ra nhiều sự chú ý và cái được đưa ra chủ yếu là lý thuyết chứ không phải là thực hành. Phương pháp nghiên cứu định lượng thì trội hơn, sao lãng phương pháp nghiên cứu định tính. Khác với Canada, một hạn chế khác tới sự phát triển của việc học theo cách nghiên cứu xã hội ở Việt Nam là việc tiếp cận với máy tính còn nghèo nàn. Rất khó cho các sinh viên tinh thông các kỹ năng về máy tính thống kê được sử dụng trong nghiên cứu. Các văn bản chính thức nhận biết nghiên cứu xã hội như là sự ưu tiên trong các viện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Tầm quan trọng của nghiên cứu xã hội không được hiểu đầy đủ, do đó nó không bao gồm hoặc nhấn mạnh vào nhiều chương trình giảng dạy. Hành chính và Quản lý Giống như ở Canada, hành chính và quản lý về công tác xã hội ở Việt Nam nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về hành chính trong các tổ chức phục vụ con người. Nội dung bao gồm định nghĩa về hành chính, quản lý, người quản lý, và quản lý tài chính trong công sở, tài liệu quản lý ca, và các hình thức quản lý. Quan trọng là phải phân biệt được sự khác nhau giữa hành chính và quản lý trong công việc với việc phục vụ con người. Một số người nghĩ rằng “Quản lý” không tồn tại trong công tác xã hội và quên đi việc hiểu thấu tầm quan trọng của nó. Trecker (năm 1971) định nghĩa rằng “công tác xã hội hành chính là một phương pháp trong thực hành công tác xã hội và các cơ quan công tác xã hội nên được quản lý bởi người quản lý công tác xã hội” (trang 17). Ông ta còn nhấn mạnh rằng những người quản lý về công tác xã hội là có quyền cho phép tất cả tham gia vào công việc của cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ của mình vì chức năng của họ và để làm tăng sự sử dụng nguồn đến mức tối đa trợ giúp cho dịch vụ có thể tốt nhất đối với con người của cộng đồng. Triết lý và giá trị của hành chính và quản lý công tác xã hội cần được áp dụng. Đáng tiếc là nó lại là thử thách để thay đổi ý nghĩ của các sinh viên công tác xã hội về hành chính. Các sinh viên có xu hướng nghĩ rằng họ sẽ không được tham gia vào hành chính và quản lý và họ tin là họ sẽ chỉ dành để làm việc trong thực hành trực tiếp. 20
  • 25. Mục đích của chương trình giáo dục công tác xã hội ở Việt Nam là đào tạo những nhân viên làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các viện và các tổ chức, và ở các trung tâm (như trung tâm tham vấn, trung tâm bảo vệ xã hội đối với trẻ em có nhu cầu được bảo vệ, người già cô đơn, và những người khuyết tật, những người nghiện ma túy và gái mại dâm). Chính phủ tạo nên một hình thể trong sự cần thiết của các nhân viên công tác xã hội như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (được viết tắt là CPCC) cần phát triển sự hiểu biết rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội. Công tác xã hội cần được nhận biết như là một môn học có tính chất học thuật, và như là một nghề song song với các nghề khác để xây dựng một Việt Nam tiến bộ hơn. Vào tháng 5 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định qui điều đào tạo của công tác xã hội. Vị thế nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội chưa được quyết định. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ và Phát triển Thống kê cùng với các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cần phát triển qui điều nghề nghiệp. Về mặt lý tưởng, hiệp hội chuyên nghiệp cần phát triển và hướng dẫn sự khởi xướng này. Các bộ của nhà nước cần cung cấp các nguồn tài chính cho các trường đại học và cao đẳng để phát triển nền giáo dục công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam. Sự liên kết giữa Lý thuyết và Thực hành “Lĩnh vực công việc không được hiểu một cách đúng đắn ở Việt Nam. Trong chương trình hiện có ở Hà Nội, rất ít thời gian dành cho thưc tập (chỉ 10 đơn vị học trình). Công tác xã hội hoặc được coi như hoàn toàn là môn học về lý thuyết hoặc được coi như “một công việc tốt” mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Cả hai viện đào tạo công tác xã hội ở miền bắc và miền nam đều bày tỏ những mối quan tâm lo lắng đến khó khăn của việc sắp đặt truy cập công tác xã hội cho các sinh viên của học viện. Ngày nay người ta tin tưởng rộng rãi rằng hoạt động này là một yếu tố thiết yếu đối với những sinh viên đang phát triển để trở thành các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Với sự rõ ràng của việc tập trung, điều cốt yếu của khoa học ứng dụng (như là công tác xã hội) đang có khả năng được thực hiện các kỹ năng đã được học sau khi được cấp bằng. Nguyễn (năm 2002) thấy rằng các kỹ năng được cấp bằng chưa phải là đủ đối với tình trạng chuyên nghiệp: Một nhân viên công tác xã hội nhờ vào bằng cấp thì không trở thành một nhà công tác xã hội chuyên nghiệp ngay được. Người đó chỉ có thể tham gia một kỳ kiểm tra để có bằng thực hành quốc gia sau vài năm làm việc dưới sự giám sát của nhà chuyên môn có kinh nghiệm (Theo Nguyễn, năm 2002). Còn nữa, giá trị của việc học xảy ra đồng thời được nhìn nhận hoàn toàn là thực chất, như được trình bày sau đây: Kinh nghiệm sắp xếp việc làm nếu được khai thác, đã được kết nối với lý thuyết công tác xã hội và được phân tích, là một cách đảm bảo mạnh mẽ cho thực tế của trẻ em và dựa vào cộng đồng cung cấp thông tin và nâng cao chất lượng của việc học có tính chất học thuật, cũng như đảm bảo cho sinh viên có trách nhiệm đối với việc học tập của chính mình (Theo McAuthur, nhà cố vấn, Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Thụy Điển, năm 2003). 21
  • 26. Sắp xếp việc làm là rất đắt tiền, đặc biệt nếu họ phải ở ngoài các thành phố chính và ở đó chẳng có tài trợ sẵn có để giúp đỡ trong việc đào tạo việc làm. Tất cả các viện đều tin vào nhu cầu dành cho thực tập và tất cả đều có những vấn đề tương tự với sự sắp xếp việc làm cho sinh viên. Với sự phát triển của các chương trình công tác xã hội mới, nhu cầu đối với những người tham vấn có kỹ năng là cấp bách. Người ta cũng tin rằng những trải nghiệm của việc trợ giúp lĩnh vực giáo dục giúp ích cho người thày chuẩn bị cho tình trạng học tập thu được kết quả. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ Khi công tác xã hội bắt tay vào thế kỷ thứ hai của các dịch vụ, nghề nghiệp phải tập trung vào việc sử dụng kiến thức có thể với số lượng đáng kể như thế nào cùng với những năm tháng dài của kinh nghiệm giúp đỡ có kỹ năng để góp phần cùng với những người luôn quan tâm tới các giải pháp cho nhiều vấn đề cũ và mới của xã hội mà nó còn tiếp tục gây phiền muộn cho thế giới (Theo Kendall, năm 2000). Thực hành công tác xã hội trên toàn thế giới ngày nay còn nhiều phức tạp và thử thách hơn là trong quá khứ. Thế giới thay đổi mau lẹ đang tiếp tục gây ra những căng thẳng trầm trọng tới các cá nhân và gia đình. Để đạt tới yêu cầu đang tăng đối với dịch vụ lĩnh vực công tác xã hội tiếp tục tiến hóa và thay đổi với ngữ cảnh và các điều kiện đang thay đổi. Ở Canada, sự lan tràn ý trưởng tân tự do đang làm tăng vấn đề thiếu vắng sự nhận diện công tác xã hội trong giới hạn nghề nghiệp. Các nhân viên công tác xã hội ngày càng nhận thấy công việc của mình phản ánh trách nhiệm đối với việc kiểm soát xã hội hơn là đối với sự thay đổi xã hội. Đã đến lúc các chuyên gia công tác xã hội có kinh nghiệm phải biết đưa ra phía trước các lựa chọn cho chương trình có tính chất đổi mới và mang tính nhân đạo để các nhà làm chính sách phải cân nhắc. Các nhân viên công tác xã hội cần rèn luyện trách nhiệm biện hộ của mình đối với công bằng xã hội để giải quyết các tác động tiêu cực của sự thay đổi và các kết quả gây ra đối với nhiều thành viên dễ bị tổn thương hơn của xã hội. Các nhân viên công tác xã hội ở Canada làm việc trong các khu vực đông đảo và các lĩnh vực của sức khỏe, giáo dục, và các 22
  • 27. chương trình dịch vụ xã hội. Họ được đặt vào vị trí để hiểu những rắc rối của cá nhân trong các vấn đề của tập thể. Công tác xã hội ở Canada được đặc trưng bởi một số lượng sức mạnh có sự định hướng thực hành chính thể luận, có cách tiếp cận tổng quát đối với thực hành, sự liên kết tốt giữa lý thuyết và thực hành, sự phù hợp về mặt văn hóa và chất lượng giáo dục công tác xã hội tốt. Công tác xã hội cũng có sự yếu kém nhất định như sự thiếu hụt về nhận dạng nghề nghiệp, khuyếch trương cơ sở kiến thưc nghề nghiệp, mâu thuẫn giữa giá trị của hoạt động xã hội và kiểm soát xã hội, khả năng nâng cao ngành nghề thấp và sự xói mòn khả năng lãnh đạo trong các dịch vụ xã hội ở một loạt các nơi làm việc. Những đặc điểm này có liên quan quan trọng tới tương lai của công tác xã hội ở Canada. Câu trả lời đòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược mà bao gồm cả quan điểm rõ ràng về nhiệm vụ của công tác xã hội trong xã hội, sự sáng tạo của hình ảnh công cộng được cải tiến và những trải nghiệm chuẩn bị tốt hơn cho những nhân viên công tác xã hội làm việc trong môi trường xã hội thay đổi một cách nhanh chóng. Các trường Công tác xã hội nên cân nhắc lại chương trình của mình với tầm nhìn để bảo đảm rằng các nhân viên công tác xã hội có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng thích đáng với yêu cầu thực hành ngày càng tăng nảy sinh từ các vấn đề phức tạp mà người ta phải đụng độ với những người mà nhân viên công tác xã hội làm việc với. Giáo dục công tác xã hội nên cân nhắc cả việc đào tạo để phát triển năng lực quản lý trong các nhân viên công tác xã hội để ngăn chặn sự xói mòn khả năng lãnh đạo của các nhân viên công tác xã hội trong các dịch vụ xã hội. Điều đó sẽ tốt hơn để chuẩn bị cho các sinh viên tốt nghiệp về biện hộ xã hội. Các trường công tác xã hội nên nhìn vào các hướng đi cuốn hút một số lượng lớn hơn những người thổ dân, người thiểu số và các nhân viên công tác xã hội đa văn hóa đối với nghề nghiệp. Công tác xã hội đang được giới thiệu trong số lượng của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hiện nay. Có những vấn đề được đưa ra trong sự giới thiệu của công tác xã hội ở những nước này. Ở Việt Nam sự phát triển của nghề được nhìn nhận một cách tích cực trong số những nhân viên công tác xã hội mới và những nhà giáo dục. Các vấn đề xã hội đang gia tăng trong sự cần thiết của các giải pháp mau lẹ đã góp phần cho sự phức tạp của tình hình. Các nhân viên công tác xã hội của Việt Nam với sự quyết tâm và sự giao phó đang được coi là người mẹ nỗ lực trong sự hồi sinh của công tác xã hội. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Khối liên minh bảo vệ trẻ em đang là công cụ trong công việc biện hộ cho sự thừa nhận công tác xã hội ở Việt Nam. Chất lượng và qui mô giáo dục và đào tạo công tác xã hội đang phát triển một cách nhanh chóng. Thật quan trọng là bất kỳ sự giúp đỡ nào cho sự phát triển của Công tác xã hội ở Việt Nam đều có sự tính toán trong thực hành truyền thống của việc chăm sóc và động viên ủng hộ. Thậm chí sẽ chẳng bao giờ được gọi là công tác xã hội một cách truyền thống như những truyền thống đang phát triển bởi nền tảng của xã hội Việt Nam và đang được đòi hỏi trong sự phát triển xa hơn của những hoạt động/những mô hình phù hợp về mặt văn hóa. Sức mạnh của gia đình và mạng lưới an toàn truyền thống của gia đình mở rộng nên được đưa vào sự quan tâm một cách đầy đủ trong sự phát triển mô hình Công tác xã hội đối với Việt Nam. Công tác xã hội đang bén rễ ở xã hội Việt Nam bởi vì nó đã chứng minh được sự hữu ích của nó trong việc giúp đỡ để làm cho các vấn đề của xã hội và con người trở nên tốt hơn. Hơn thế nữa, triết lý, những giá trị, những nguyên tắc và những phương pháp của công tác xã hội đang ngày 23
  • 28. càng được chấp nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau của công việc phát triển. Không có sự trái ngược giữa những giá trị của công tác xã hội với định hướng xã hội chủ nghĩa hiện thời của Việt Nam. Trong định hướng xã hội chủ nghĩa của mình Việt Nam đứng ở vị trí là một quốc gia độc lập, đồng nhất về văn hóa, công bằng xã hội và dân chủ. Có nhiều thử thách trên đường đi nhưng trong ngữ cảnh hiện tại có nhiều nhân tố khuyến khích đem lại sự trợ giúp cho công tác xã hội. Chắc chắn lịch sử sẽ công nhận vai trò của Công tác xã hội trong việc xây dựng một Việt Nam hiện đại hóa. Về cơ bản, những ủy thác giá trị và những nguyên tắc đạo đức đang là hạt nhân của công tác xã hội như một nghề. Và có sự phổ biến về các giá trị mang tính toàn cầu. Công tác xã hội ở mỗi một nước lại đại diện cho sự tôn trọng giá trị và chân giá trị của tất cả mọi người. Công tác xã hội chia sẻ mối quan tâm đối với nhóm người dễ bị tổn thương với sự chú ý đặc biệt tới người nghèo và nhận biết sự cố gắng để kết thúc sự phân biệt đối xử và hướng tới sự đối xử công bằng đối với tất cả mọi người như những mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vậy, sự giao phó cho việc cải tổ và thay đổi xã hội là giá trị toàn cầu của nghề nghiệp. Sự khác nhau về giá trị thì hầu hết được đặt nền móng thích hợp giữa các xã hội định hướng có tính chất cộng đồng như Việt Nam và các xã hội phương Tây định hướng cá nhân chủ nghĩa và Canada cũng nằm trong số đó. “Chương trình giảng dạy không được xây dựng trong cảm giác là ngôi nhà được xây dựng và nhiệm vụ đã kết thúc. Chương trình giảng dạy được phát triển nhưng không bao giờ được kết thúc” (Theo Hội đồng Giáo dục Công tác xã hội, năm 1960, trang 1). Các trường Công tác xã hội nên cân nhắc lại chương trình của mình với tầm nhìn để bảo đảm rằng các nhân viên công tác xã hội có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng thích đáng với yêu cầu thực hành ngày càng tăng nảy sinh từ các vấn đề phức tạp mà người ta phải đụng độ với những người mà nhân viên công tác xã hội phục vụ. Họ cần củng cố những khả năng của mình để chuẩn bị đầy đủ cho các cơ hội giáo dục tiếp tục để duy trì sự phổ biến của những kỹ năng và kiến thức của nhân viên công tác xã hội sau khi tốt nghiệp. Công tác xã hội ở Việt Nam tạo cơ hội đóng góp đáng kể vào việc xây dựng lại đất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho vai trò của công tác xã hội trong cộng đồng quốc tế. Công tác xã hội ở Việt Nam sẽ không giống với người anh em họ hàng của mình ở Bắc Mỹ nhưng nó có hương vị riêng được hình thành bởi lịch sử và văn hóa. Những người tham gia vào sự lớn lên và phát triển của nó đang được kính trọng để là một phần của sự phát triển có cơ sở lịch sử vững chắc. Con đường còn dài và dốc đứng nhưng những người bước vào thử thách thì xứng đáng với nhiệm vụ ở phía trước. 24