SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  189
Télécharger pour lire hors ligne
Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh và Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ
          Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm TP HCM
                         BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMU) 415
              35-37, Lầu 8, Bến Chương Dương, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
       ĐT: 84-8-914 47 86 ~ 8 Fax: 84-8-914 47 89 E-mail: thlg415@hcm.vnn.vn



                  Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Bỉ
         Dự án Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm
        TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Giai đoạn Mở rộng (VIE/01/006)




TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ - NÂNG CẤP ĐÔ THỊ
          BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN

                   Viết báo cáo: Nguyễn Thị Ngọc Diệp



                            THÁNG 3/2006
TỪ VIẾT TẮT


BBT Q.6    Ban Bồi thường Quận 6
BBT Q.BT   Ban Bồi thường Quận Bình Tân
BGSCĐ      Ban Giám sát cộng đồng
BTC        Hợp tác kỹ thuật Bỉ
BTQTĐC     Ban Tự quản Khu Phân lô Tái định cư P.BHHA, Q.BT
BQLDA      Ban Quản lý Dự án 415
BQTCCLG    Ban Quản trị Chung cư Lò Gốm
CCLG       Chung cư Lò Gốm
CEP        Quỹ Trợ vốn cho người nghèo của Liên đoàn Lao động TPHCM
CTDVCI-A   Công ty Dịch vụ Công ích A của Quận 6
DA415      Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm
HPN        Hội Phụ nữ
MUHL       Đơn vị quản lý tín dụng nhà ở
NCĐT       Nâng cấp đô thị
NKT        Nhóm Kỹ thuật của Dự Án 415
NXH        Nhóm Công tác Xã hội của Dự Án 415
PAP        Người dân chịu ảnh hưởng trong vùng dự án
P.BHHA     Phường Binh Hưng Hoà A, Quận Bình Tân
P.11 Q.6   Phường 11 Quận 6
UBND       Ủy Ban Nhân Dân
TDTK       Tín dụng tiết kiệm
TĐC        Tái định cư
THLG       Tân Hóa – Lò Gốm
TPHCM      Thành phố Hồ Chí Minh
Q.BT       Quận Bình Tân
Mục Lục

Từ viết tắt

PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................1
1. PHẠM VI GIÁM SÁT.....................................................................................................1
2. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT .........................................................................................2
            Hạn chế của việc giám sát và khảo sát cơ sở ..............................................5
I.    MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN......................................................................6
      I.1   Khu vực dự án P.11 Q.6 ...............................................................................6
      I.2   Khu vực dự án P.BHHA Q.BT ...................................................................11

II.       TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN ................
          II.1    Môi trường ..............................................................................................14
          II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp ..........14
          II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt ...................................................................14
          II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .................16
          II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện ..16
          II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm.........................20
          II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp...........................................................21

          II.2      Nhà ở .......................................................................................................23
          II.2.1.   Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat .............23
          II.2.2.   Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn…………………………... .…….28
          II.2.3.   Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn ..........................................................32
          II.2.4.   Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại ..........................32
          II.2.5.   Giá trị nhà gia tăng....................................................................................33
          II.2.6.   Được cấp chủ quyền nhà ở ........................................................................34
          II.2.7.   Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn.......................................................................35
          II.2.8.   An cư vững bền được bảo đảm...................................................................35

          II.3      Các điều kiện kinh tế ..................................................................................
          II.3.1.   Mất mát tái định cư ...................................................................................37
          II.3.2.   Chính sách đền bù và chọn lựa tái định cư................................................39
          II.3.3.   Sử dụng đền bù và chi tiêu sinh hoạt ........................................................46
          II.3.4.   Tình hình tài chính – Tín dụng nhà ở.........................................................50
          II.3.5.   Tạo thu nhập ..............................................................................................55
          II.3.6.   Hỗ trợ phục hồi sinh kế .............................................................................59
          II.3.7.   Hỗ trợ ngắn hạn: Các họat động tín dụng tiết kiệm .................................62
          II.3.8.   Hỗ trợ dài hạn: Chợ Lò Gốm .....................................................................71

          II.4       Các điều kiện xã hội ...............................................................................75
          II.4.1.    Giáo dục ...................................................................................................75
          II.4.2.    Sức khỏe ..................................................................................................79
          II.4.3.    Các dịch vụ văn hóa xã hội .......................................................................81
          II.4.4.    Láng giềng ...............................................................................................84
II.4.5. Sự vững bền tái định cư.............................................................................86
          II.4.6. Bình đẳng giới ...........................................................................................90
          II.4.7. Sự hài lòng của hộ dân..............................................................................93

III.      TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI DÂN CƯ NÂNG CẤP ĐÔ THỊ ..............
          III.1    Môi trường .............................................................................................97
          III.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp .........97
          III.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt .................................................................98
          III.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .............100
          III.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện 100
          III.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm ....................101
          III.1.6. Khu vực an toàn hơn về phòng cháy và tai họa.....................................101
          III.1.7. Cảnh quan khu vực được nâng cấp .......................................................101

          III.2       Nhà ở ...................................................................................................104
          III.2.1.    Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat ..........104
          III.2.2.    Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn… ……………………... .…...105
          III.2.3.    Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn .......................................................107
          III.2.4.    Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại .......................108
          III.2.5.    Giá trị nhà gia tăng ................................................................................108
          III.2.6.    Được cấp chủ quyền nhà ở ....................................................................109
          III.2.7.    Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn ...................................................................109
          III.2.8.    An cư vững bền được bảo đảm ...............................................................110

          III.3.      Sự hài lòng về Dự án Nâng Cấp Đô Thị .............................................111

IV.       TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ .........................................

          IV.1       Tiếp cận có sự tham gia- Từ Dưới Lên ................................................113
          IV.2       Sự tham gia của cộng đồng ....................................................................118
          IV.3       Nhóm Công Tác Xã HộI ..........……………………………………………...129
          IV.4       CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng .............................................................132
          IV.5       CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư ........................................................135
          IV.6       Chính quyền địa phương ..........................................................................138

KẾT LUẬN ....................................................................................................................141
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..........................................................................................145
KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................................................................152


Phụ lục 1:           Danh sách tài liệu tham khảo
Phụ lục 2:           Bảng Câu Hỏi phỏng vấn
Phụ lục 3:           Các danh sách hộ dân được phỏng vấn
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                                      BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. PHẠM VI GIÁM SÁT

Các hoạt động giám sát tác động TĐC được thực hiện trong giai đọan từ tháng 1 đến
tháng 12 năn 2005 do một tư vấn giám sát độc lập làm việc dưới sự hỗ trợ của
BQLDA415 và có sự phối hợp đặc biệt với NXH của dự án.

Mục tiêu chung của Giám Sát Tác Động TĐC là đặc biêt nhấn mạnh đến các họat động
thu thập và phân tích dữ liệu để đo lường các tác động của TĐC và thu thập thông tin về
những thay đổi trong cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tại các khu vực dự
án thí điểm hoặc tại nơi họ tự đến TĐC (nếu có thể), việc giám sát cũng nhận dạng và
điều tra khảo sát cộng đồng tiếp nhận dân TĐC với các dữ liệu về dân số, và một đánh
giá sự phát triển hậu TĐC cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng. Ngòai ra, việc giám
sát cũng bao gồm các thông tin về tác động của dự án về củng cố thể chế đối với các cộng
đồng và các cấp chính quyền có liên quan.

Các chỉ số giám sát:
Báo cáo giám sát tổng quan về tác động TĐC sẽ thể hiện các kết quả giám sát dựa theo
những mục tiêu mà dự án cần đạt được nêu trong tài liệu đề nghị dự án, đó là:
   1. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân dọc bờ kênh Tân Hóa Lò Gốm qua
       việc nâng cấp môi trường, nhà ở và các điều kiện kinh tế xã hội;
   2. Củng cố khả năng của các cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương trong
       việc giải quyết các vấn đề TĐC, kinh tế xã hội và môi trường. Hơn nữa, đánh giá
       cơ sở qua họat động giám sát bao gồm các chỉ số định tính và định lượng về TĐC,
       các tập quán hiện tại về xây dựng và sửa chữa nhà, phát triển chính sách về TĐC
       có định hướng cải thiện môi trường, về các khả năng hỗ trợ hiện tại của dự án, về
       các cộng đồng có liên quan, về sự tham gia của các các cấp chính quyền địa
       phương và thành phố trong quá trình TĐC.

Vì vậy, tư vấn đã đề xuất sử dụng các chỉ số và thiết kế các bảng câu hỏi để thu thập dữ
liệu nhằm xác định tác động của TĐC hoặc tác động NCĐT đối với cuộc sống của người
dân, và tác động trên việc củng cố thể chế đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

MÔI TRƯỜNG
Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp (cống thải, đường nội bộ và hẻm được nâng cấp)
Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh rạch và ngập lụt được cải thiện, quản lý rác thải được thực hiện)
Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em (giảm rác thải, nước đọng, mùi hôi, bụi bẩn, tiếng ồn)
Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (Giáo dục môi trường cho cộng đồng)
An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (ma túy, mãi dâm, trộm cướp)
Cảnh quan khu vực được nâng cấp

NHÀ Ở
Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat (không ngập, dột, chi phí sửa chữa)
Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn
Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn (hầm tự họai, nhà vệ sinh sạch sẽ hơn)
Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại (muỗi, chuột, vật hại)
Giá trị nhà gia tăng
Được cấp chủ quyền nhà ở

                                                                                                                    1
Phạm Vi và Phương Pháp
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                                  BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn (đường nội bộ, hẻm, chiếu sáng công cộng tốt hơn)
An cư vững bền được bảo đảm

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
Chính sách đền bù và hỗ trợ với nhiều chọn lựa TĐC phù hợp với hộ dân chịu ảnh hưởng
Quản lý chi tiêu và kế họach tài chính
Vốn vay nhà ở phù hợp với phương tiện tài chính và lối sống của hộ dân chịu ảnh hưởng
Kinh doanh mua bán ở chợ Lò Gốm hỗ trợ tạo thu nhập lâu dài cho hộ dân chịu ảnh hưởng
Được hỗ trợ với các họat động tín dụng tiết kiệm và phát vốn vay nhỏ
Các cơ hội việc làm được gia tăng
Mức nghèo được giảm bớt
An sinh xã hội và thịnh vượng kinh tế nhiều hơn

CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Gia tăng các cơ hội giáo dục (thuận tiện và tài chính lo được) (Trường Tiểu học Bình Long cho khu TĐC
xa nơi ở cũ), có cung cấp chương trình giáo dục trẻ em về môi trường
Gia tăng về chăm sóc y tế (thuận tiện và tài chính lo được), sức khỏe được cải thiện, vệ sinh cá nhân tốt hơn
Gia tăng về các dịch vụ văn hóa xã hội (thuận tiện và tài chính lo được)
Láng giềng tốt hơn, một lối sống văn minh và có tổ chức được tạo ra
TĐC bền vững, được chính thức công nhận tại địa phương
Bình đẳng giới được cải thiện, có sự giúp đỡ nhóm, gia tăng vai trò của phụ nữ
Hạnh phúc gia đình được thuận lợi, gia tăng sự hài lòng
Vốn xã hội gia tăng , nhân phẩm cá nhân gia tăng

CỦNG CỐ THỂ CHẾ
Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề môi trường
Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề TĐC
Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế
Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề xã hội
Cơ chế tham gia và cách tiếp cận “từ dưới lên” được áp dụng để giải quyết vấn đề trong cộng đồng
Gia tăng kinh nghiệm, kiến thức, quyền tự quyết, tự quyết định qua sự tham gia của cộng đồng
CBOs được thiết lập và duy trì để lập kế họach, thực hiện, phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng
Các cấp chính quyền địa phương có nhiều hơn năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết để làm việc với cộng đồng

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm thông tin cơ bản, đặc biệt được sử dụng cho việc
kết luận và kiến nghị khi kết thúc dự án, và cho công tác lượng giá việc thực hiện dự án
sẽ tiến hành tiếp theo đó trong năm 2006.

2.PHƯƠNG PHÁP

Tiếp cận tham gia luôn luôn được quan tâm trong khi áp dụng các phương pháp chính để
thu thập dữ liệu sơ cấp như:
*Các họat động giám sát hàng tháng: Tư vấn thường kỳ thực hiện việc đi quan sát khu
vực TĐC của dự án, ghi nhận trực tiếp và có hệ thống, viếng thăm bất chợt các hộ TĐC,
gặp gỡ và phỏng vấn hỏi han các đối tượng có liên quan như các tổ chức cộng đồng,
BQLDA415, NXH, NKT theo hàng tháng và vào những dịp đặc biệt.
*Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính: Việc này để thu thập thông tin kỹ thuật và
tư vấn từ những người quan trọng như quản lý và cán bộ dự án, các thành viên Ban Giám
sát cộng đồng và Ban quản trị chung cư, Ban tự quản TĐC, các nhân sự chính quyền,
nhân viên xã hội, các bên có liên quan và những người dân có ảnh hưởng trong cộng
đồng. Ghi chép luôn được thực hiện trong các cuộc nói chuyện.

                                                                                                           2
Phạm Vi và Phương Pháp
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


*Phỏng vấn và điều tra không chính thức (Phỏng vấn cá nhân): Các cuộc phỏng vấn
được thực hiện theo cách tự nhiên như những dịp trò chuyện thông thường để khuyến
khích người ta nói chuyện và chia sẻ thông tin. Cách này được sử dụng cho những cuộc
trò chuyện ngắn gọn hoặc gặp gỡ lâu, hữu ích để kiểm tra chéo thông tin hoặc khi thông
tin có tính cụ thể, nhạy cảm, cần bảo mật và có tính riêng tư cá nhân. Ví dụ: Các khó
khăn riêng tư trong gia đình của hộ dân, hoặc các cách tạo thu nhập, hay lịch sử nợ nần
của hộ nào đó. Hộ dân được phỏng vấn riêng lẻ và theo cách riêng tư để:
        1. Không có gây ầm ỹ hoặc ý kiến can thiệp cắt ngang;
        2. Người được phỏng vấn cảm thấy thỏai mái cung cấp thông tin về họ, về người
            khác, và nói về những vấn đề nhạy cảm khác. Như vậy, thực tế cần phải tạo ra
            một cảm giác tin cậy giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

*Gặp gỡ tình cờ/bất chợt/tự nhiên/không chính thức: Cách thức này có thể sử dụng bất
cứ nơi nào trong cộng đồng TĐC/NCĐT, ví dụ, tham gia họp mặt trong một hộ dân, hay
trong lúc đi lại quanh các khu vực dự án. Những cơ hội gặp gỡ như vậy cũng góp phần
cung cấp nhiều thông tin, thường là rất thú vị và hữu ích.
*Thực tế sống và sinh họat với các cộng đồng TĐC: Tư vấn đã dành tổng cộng 20 ngày
sống với dân TĐC tại chung cư P.11 Q.6 và 15 ngày sống với dân khu phân lô TĐC tại
P.BHHA Q.BT. Mặc dù có một văn phòng chi nhánh tại mỗi khu vực dự án nhưng tư vấn
quyết định tìm chỗ ở tại các nhà dân TĐC để sống thân cận với người dân. Thông tin thu
nhận được cả ngày lẫn đêm về các đổi thay trong cuộc sống của các gia đình TĐC được
chính xác và đáng tin hơn. Hơn nữa, như vậy cũng dễ hơn trong việc khuyến khích và tư
vấn cho người dân đang có vấn đề.
*Các cuộc họp cộng đồng: Những sự kiện này được thực hiện chủ yếu với sự kết hợp
của NXH và với các họat động dự án.
*Khảo sát nhỏ tại các hộ dân: Sử dụng bảng câu hỏi về tác động TĐC và NCĐT, tư vấn
khảo sát những loại hộ dân TĐC sau:

Thu thập dữ liệu từ hộ dân TĐC trực tiếp:

    1. Chung cư: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn TĐC
       vào chung cư giá rẻ gần đó (72 hộ): Tất cả 100% các hộ đều được khảo sát.
    2. Phân nền tự xây: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11 Q.6, chọn
       mua nền đất và xây nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT (50 hộ): Tại thời điểm
       khảo sát, có 5 nền chưa xây (B12, B9, D5, E8, E3) và một nhà TĐC cho thuê
       (B11) nên một số không có chủ hộ ở đó. Chỉ có 46 hộ (92%) được khảo sát.
    3. TĐC tại chỗ: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi Dự án thí điểm xử lý nước thải tại
       P.BHHA, D.BT, mua nền đất và xây dựng nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT
       (10 hộ): Lọai này có thể được nhập vào nhóm hộ dân phân nền tự xây. Tư vấn đề
       nghị chỉ cần khảo sát 2 hộ loại TĐC tại chỗ bởi vì điều kiện tương đối tương tự
       với các hộ phân nền tự xây đến từ P.11, Q.6.
    4. Tự lo TĐC: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn cách
       nhận đền bù bằng tiền mặt để họ tự lo nhà đất TĐC; những hộ này hiện đang sống
       rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau (51 hộ): Bởi vì tìm gặp được những hộ này
       rất khó khăn vì không rõ chỗ ở của họ, hoặc họ ở quá xa, chủ yếu dựa vào sự trợ
       giúp của NXH và cộng tác viên đia phương nên tư vấn chỉ có thể gặp được 26 hộ
       tự lo, nghĩa là khảo sát được 50% số hộ. Tuy nhiên, thông tin cộng đồng và kết

                                                                                                 3
Phạm Vi và Phương Pháp
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


         quả khảo sát trước đó do NXH thực hiện trong tháng 2/2004 cho 31 hộ trên tổng
         số 51 hộ tự lo có thể đủ để bổ sung cho việc đánh giá.

Thu thập dữ liệu từ các hộ dân NCĐT:
   1. NCĐT: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, Q.6, vẫn có thể cư
       ngụ tại chỗ và nhận nâng cấp cơ sở hạ tầng (Dự án NCĐT, 166 hộ dân): Có 42 hộ
       được khảo sát theo kế họach yêu cầu (25% tổng số hộ) vừa dựa trên việc lấy mẫu
       theo tính đa dạng do tư vấn chọn lựa vừa do sự giới thiệu hợp lý của tổ trưởng tổ
       dân phố (TDP) trong khu vực. Tại Khu phố 2: 8 hộ (của TDP 28 and TDP 23), và
       tại Khu phố 1: 5 (TDP 5), 3 (TDP 3), 12 (TDP 2), 14 (TDP 11) đã được phỏng
       vấn.
   2. Cộng đồng tiếp nhận TĐC: Các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi Dự án phân lô TĐC
       P.BHHA Q.BT, sống trong những khu nhà cận kề với khu vực dự án và tiếp nhận
       dân TĐC; một số các hộ dân này phải sửa chữa nâng cấp nhà họ (chủ yếu là nâng
       nền) nhờ vốn vay nhỏ từ Quỹ quay vòng BTC (25 hộ như kế họach khảo sát yêu
       cầu). Vì sự thiếu phối hợp của chính quyền địa phương tại nơi này, tư vấn đề xuất
       nên giới hạn số hộ được phỏng vấn xuống còn 10 hộ (nghĩa là 40% được phỏng
       vấn). Ngoài ra, thông tin có được từ việc CEP khảo sát đơn xin vay vốn sửa chữa
       nhà cho 42 hộ ở Khu phố 7 và thông tin CEP khảo sát 200 hộ ở các khu phố 6, 7,
       8, 9 là các hộ sống gần khu phân lô TĐC cũng đủ cho việc đánh giá.

Thu thập dữ liệu từ BQLDA415, các cộng đồng, và chính quyền địa phương:
Các buổi họp hàng tháng và không định trước với nhân sự BQLDA bao gồm giám đốc,
nhân viên điều hành và cố vấn trưởng được thực hiện để thảo luận tiến độ và điều chỉnh
cho việc giám sát nếu cần thiết. Họp và tham vấn với nhân viên NXH được thực hiện
theo thông lệ hàng tháng và khi có những nhiệm vụ cụ thể nhằm chia sẻ thông tin và đề ra
giải pháp cho các vấn đề nổi cộm. Đối thọai với chính quyền địa phương và lãnh đạo cấp
phường diễn ra trong các cuộc họp để giải quyết những vấn đề liên quan đến TĐC. Các
quan sát với ghi chú chi tiết được thực hiện để thu thập dữ liệu định tính và đề ra được
nhận xét và đề xuất cho BQLDA. Với một bản câu hỏi hoặc ghi chép để khảo sát tác
động của dự án về củng cố thể chế, tư vấn phỏng vấn những người cung cấp thông tin
trong suốt các cuộc họp với các đơn vị và tổ chức chịu tác động.

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tài liệu sẵn có của dự án, kế hoạch TĐC đã vạch ra và diễn biến
của việc thực hiện dự án, đặc biệt các báo cáo hàng tháng của NXH. Cũng vậy, tư vấn thu
thập và xem xét các tài liệu có sẵn liên quan đến tác động TĐC và các vấn đề khác nhau
về việc quản lý vấn đề, và các họat động hiện tại và trước đó của cộng đồng và các bên
có liên quan xét về mặt tác động TĐC như biên bản các cuộc họp của các tổ chức quản lý
TĐC dựa trên cộng đồng, báo cáo về các họat động TDTK.

Thuận lợi và hạn chế của giám sát:
Thuận lợi: Tư vấn nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ BQLDA, NXH, TCCĐ, chính quyền
địa phương và dân các cộng đồng. Cũng có may mắn là tư vấn tham gia dự án bắt đầu từ
cuối 2004, từ lúc khảo sát các hộ xin vay xây nhà TĐC (khỏang 2 tháng trước khi họ di
dời TĐC). Trong suốt giai đoạn ngắn ngủi này, tuy nhiên, những điều kiện sống trước
giai đọan TĐC của các hộ dân đã được ghi nhận và quan sát một phần, tạo thuận lợi cho


                                                                                                 4
Phạm Vi và Phương Pháp
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


việc nhận dạng các tác động TĐC và có dữ liệu để so sánh tương đối về tình hình cuộc
sống của dân chịu ảnh hưởng dự án của hai giai đọan trước và sau di dời.

Giới hạn:
Nhờ vào các nỗ lực bền bỉ của NXH, các hộ dân trong dự án đã quen thuộc với việc cán
bộ dự án đến từng nhà trong diện mục tiêu để tham vấn họ và ghi chép. Hầu hết các hộ
đều hợp tác và thẳng thắn nhưng nhiều hộ có xu hướng than phiền để thu hút sự chú ý và
xin them hỗ trợ của dự án. Khi được hỏi về mức độ hài lòng thỏa mãn trong suốt quá
trình TĐC, các câu trả lời phần lớn dựa vào trạng thái tinh thần của người được hỏi, trạng
thái này không nhất quán và có thể do thành kiến. Mặt khác, có nhiều người trong gia
đình cùng tham gia vào cuộc phỏng vấn và ý kiến của họ khác nhau, đôi khi trái ngược
nhau. Khảo sát và thu thập dữ liệu vì vậy đành có khuynh hướng lấy thông tin từ chủ hộ
hay người có ảnh hưởng nhất của hộ dân. Nhiều thông tin được kiểm tra chéo với cán bộ
dự án, chính quyền và cộng đồng có liên quan.

Thu thập dữ liệu của tác động dự án về củng cố thể chế chỉ được thực hiện qua các cuộc
phỏng vấn cá nhân, quan sát, thông tin cộng đồng và ghi chép trong các cuộc họp với
chính quyền địa phương có liên quan, thay vì sử dụng một bản câu hỏi. Qua nhiều tháng
giám sát, các vấn đề đáng quan tâm được đề cập một cách tự nhiên đến những đương sự
để khơi gợi phản ứng và nhận thức của họ, những điều này được tư vấn ghi chú lại theo
cách tự nhiên, tránh gây lo lắng vì những người có chức trách thường không thích tên họ
với những phát biểu chỉ trích được viết trong một tài liệu tham khảo chính thức.

Bản khảo sát cơ sở về tác động TĐC do tư vấn thiết kế bằng tiếng Anh, được thảo luận
với BQLDA kỹ càng để đảm bảo có sự thông hiểu về mọi vấn đề và ngụ ý. Bản câu hỏi
được thiết kế chi tiết và theo định dạng ô bảng để tư vấn có thể độc lập thực hiện các
phỏng vấn sâu với sự có mặt giới hạn của nhân viên dự án và chính quyền địa phương.
Bản câu hỏi có thể hơi phức tạp đốI với nhân viên dự án và người được phỏng vấn. Bản
câu hỏi được dịch sang tiếng Việt để người địa phương có thể hiểu được nội dung. Sau
khi thu thập dữ liệu, thông tin lại được dịch sang tiếng Anh. Trong suốt quá trình này, có
nhiều chỗ thông tin được dịch ra có thể bị hiểu qua thiên kiến xét về mặt kỹ thuật và về
quan điểm cá nhân.




                                                                                                  5
Phạm Vi và Phương Pháp
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


I. MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN:
Việc giám sát được thực hiện tại các khu vực dự án P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT liên quan
đến những dự án thí điểm sau:
    • Dự án thí điểm nâng cấp đô thị cho nhà có thu nhập thấp (tại P.11 Q.6)
    • Dự án thí điểm TĐC chung cư Lò Gốm (tại P.11, Q.6)
    • Dự án thí điểm khu TĐC (tại P.BHHA, Q.BT)
    • Hỗ trợ kinh tế xã hội cho TĐC (tại P.11 Q.6 và tại P.BHHA Q.BT)

I.1 KHU VỰC DỰ ÁN P.11 Q.6
Khu vực dự án này triển khai tại P.11 Q.6 Tp. HCM Việt Nam. Cả khu vực bao quanh
bởi những khu phố dân cư đông đúc gồm dân lao động thu nhập thấp, nghề tự do, trình
độ học vấn thấp, nhiều tệ nạn xã hội với các nhóm tội phạm như mãi dâm, mua bán ma
tuý, hút chích trong giới thanh thiếu niên, trộm cướp, chửi bới nhau hàng ngày vì nhiều lí
do. Một khảo sát trước đây của dự án cho biết nói chung dân ở P.11 Q.6 đã sống và làm
việc lâu năm tại khu vực chủ yếu với những nghề lao động giản đơn. Người dân cũng rất
nghèo và chịu nhiều tệ nạn xã hội nổi cộm như hút chích và mãi dâm. Điều kiện nhà ở
đặc biệt tồi tệ, ở gần và sống ngay trên mặt kênh rạch. Khu vực có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tận tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4;
lượng mưa trung bình hàng năm là 1,949mm còn nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C,
độ ẩm không khí trung bình là 79,5% (tham khảo của cả Tp HCM).

TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Khu vực dự án thực hiện tại những lưu vực kênh THLG bị ô nhiễm, đã lâu bị sử dụng
thái quá làm nơi chứa nước thải, rác thải, đi vệ sinh và thậm chí là tuyến giao thông cho
các thuyền ghe nhỏ chở hàng hoá và vật phẩm.

Nhà vệ sinh và thói quen đi vệ sinh
Khoảng 90% người TĐC cho biết là họ đã từng sử dụng “nhà cầu trên mặt nước” trước
khi được TĐC. Theo quan sát thực tế, loại nhà vệ sinh này được xây dựng trên mặt nước
(tại đây thì trên mặt kênh rạch, vùng trũng hoặc ao). Chỗ đi cầu chỉ làm sơ sài với hai
thanh nhỏ để đặt chân. Nhà cầu này cao trên mặt nước khoảng 1-2m để phân rơi thẳng
trực tiếp xuống mặt nước. Cửa nhà cầu chỉ cao khoảng 1m, đủ để người khác biết nó
đang có người bên trong hay không. Cấu trúc nhà vệ sinh được dựng sơ sài từ các vật liệu
cũ, chủ yếu là các thanh gỗ. Chủ nhà làm cầu tiêu và cho phép hàng xóm sử dụng. Chủ
nhà là người phải dọn dẹp và duy tu nhà vệ sinh.

Hầu hết người được phỏng vấn than phiền về loại cầu tiêu này không sạch, hôi, phải sửa
chữa cùng với ngôi nhà. Buổi tối và đặc biệt khi không có đèn sáng, người ta ít vào nhà
vệ sinh vì kém an toàn do cấu trúc sơ sài và do muỗi. Trẻ con thường bắt đầu sử dụng nhà
cầu này vào khoảng tuổi lên 5 và lớn hơn với sự khuyến khích của cha mẹ. Cho trẻ nhỏ
hơn thì họ sử dụng bô và sau đó đổ bô vào cầu tiêu nói trên.

Muỗi rất nhiều, cắn cả ngày lẫn đêm nhưng sốt xuất huyết và sốt rét không bị nhiều, rất
hiếm, chỉ có 2 đến 3 trường hợp được Hội Chữ thập đỏ của phường báo cáo lại và chuyển
lên tuyến chăm sóc y tế huyện. Người dân địa phương có hiểu biết về nguyên nhân gây
bệnh sốt rét và mùng chống muỗi được sử dụng vào ban tối tại tất cả các hộ dân.


                                                                                                 6
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


Thói quen đổ rác
Trước khi dịch vụ thu rác tư nhân được dự án giới thiệu, có đến 90% số hộ ném rác thải
vào kênh hay ruộng. Có khoảng một phần ba hộ TĐC vẫn vứt rác vào kênh hoặc ao gần
nhà vào thời điểm họ giao đất và nhà để thực hiện TĐC. Nhiều hộ đề cập lí do không trả
tiền thu rác vì dịch vụ thu rác bất tiện, quá ít hộ sử dụng nên cuối cùng ở một số hộ dân
họ thôi trả tiền thu rác và người ta quay trở lại thói quen quẳng rác vào kênh.

Trong khu vực NCĐT, theo khảo sát, cả hai Khu phố 1 và 2 từng bị ngập rác rưởi và
đường hẻm lầy lội dơ bẩn trước khi có dự án vì một số lớn hộ dân không muốn trả hàng
tháng 7000đ cho dịch vụ thu rác.

TÌNH TRẠNG NHÀ Ở
Vì xây dựng quanh kênh rạch, khu vực nhà ở này đã từ lâu bị ngập thường kỳ vào suốt
mùa mưa, đặc biệt trong suốt những tháng từ tháng 9 đến tháng 1 với triều cường hàng
ngày buổi sáng từ 5h đến 7h, buổi chiều từ 5h đến 9h. Vì vậy, hơn 40% hộ dân hoàn toàn
hay một phần xây nhà ổ chuột trên các đà cột bằng gỗ hay bêtông, mái lợp bằng tấm tôn
hoặc giấy dầu, tường bằng các vật liệu tái sử dụng đã cũ. Một số hộ không sống trực tiếp
trên kênh rạch thì có thể tránh ngập nhà khi bình thường, nhưng khi triều cường dâng
cao, đôi khi lên đến 60 – 70cm thì mọi nơi đều ngập. Vì vậy, người dân sống trong vùng
ngập này phải học thuộc lòng giờ nước lên để chuẩn bị tránh cho đồ đạc bị ướt, trôi mất
và để chuẩn bị cho gia đình và trẻ em tránh những tác nhân nguy hiểm như rắn, trùn,
chuột, muỗi và rác theo nước ngập vào nhà. Với các hoạt đông bình thường như ngủ, ăn,
học bài, v.v.. họ phải tìm những nơi cao ráo hơn trong nhà như trên giường, trên gác.
Mùng chống muỗi thậm chí còn phải sử dụng cả vào ban ngày. Nỗi cực nhọc phải lau rửa
nhà thường xuyên và chi phí sửa chữa nhà cửa hàng năm bao gồm thay mái giấy dầu,
tường tôn thiếc, đà cột nền là quá sức đối với nhiều hộ dân. Những khó khăn về tài chính
với nợ lãi cao đã ngốn bớt thu nhập ít ỏi của một số đông gia đình có thu nhập thấp trong
thành phần dân chịu ảnh hưởng bởi dự án. Trên hết, việc giảm cấp môi trường nghiêm
trọng và nhà ổ chuột thành thị luộm thuộm do các hoạt động của người dân dọc theo kênh
là không thể chấp nhận trong tổng thể phát triển về lâu dài của thành phố.

Nói thêm là trước TĐC các hộ dân chỉ có giấy tờ chủ quyền nhà đến cấp tổ trưởng hay
khá phổ biến chỉ là hợp đồng mua bán không có công chứng giữa người mua và chủ
trước. Nếu các hộ dân là người đến cư ngụ đầu tiên thì họ cũng chỉ có giấy chứng nhận
cư trú qua các năm cấp bởi các cấp chính quyền địa phương qua các thời kỳ.

Cấp nước và điện
Trước di dời, qua việc khảo sát các đối tượng vay vốn xây dựng của CEP, tư vấn đã đến
gặp những hộ sắp di dời lúc đó đang vẫn sống dọc theo kênh. Quan sát khi đi quanh khu
vực thấy những hệ thống máng được lắp để hứng nước mưa từ mái nhà và trữ nước mưa
trong những chum vại bằng gốm rất to hoặc trong bất cứ thứ gì có sẵn để tiết kiệm bớt chi
phí mua nước trong suốt mùa mưa. Nước sử dụng chủ yếu cho ăn uống và sử dụng trong
gia đình thì phải xách, câu từ những điểm nước ở xa, theo lời thuật lại của rất nhiều
người. Việc sử dụng nước rất eo hẹp, chỉ cho những nhu cầu căn bản tối thiểu của gia
đình, có thể được minh chứng qua nhiều câu chuyện kể phong phú của cả đàn ông và đàn
bà. Đã có nhiều tranh chấp cãi cọ giữa những dân nghèo khi họ phải vật lộn mỗi ngày để
có nước. Người ta kể lại có nhiều năm, ngay cả trong đêm giao thừa của Tết cổ truyền

                                                                                                 7
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


vẫn có số đông người nghèo đứng chờ chen chúc trước những điểm lấy nước vì họ không
muốn nhà mình thiếu nước trong ngày đầu tiên của năm mới. Một bà trung niên cho biết
trước đây bà từng kiếm sống bằng nghề gánh nước thuê, mỗi ngày làm rất cực gánh được
khoảng 100 đôi thùng nước đầy, tính tương đương là 4m3 nước, gây ra cho bà chứng đau
nhức xương khớp trong hiện tại. Người ta cũng nói là dân không dám nghĩ là sẽ có lắp
đặt đường cấp nước dù là trong mơ. Thay vì đó, một số người đành chọn cách câu nước
bán từ vài hộ có đồng hồ nước chính thức với giá đến gấp 10 lần cao hơn giá nhà nước.
Bắt đầu thì người câu cũng phải chịu them chi phí hơn 400.000đ lắp đặt một bơm và
đồng hồ nước phụ. Có một vài hộ cho câu có khả năng tài chính lắp đồng hồ nước chính
thì kinh doanh rất có lợi nhuận từ việc bán nước câu lại. Theo báo cáo của cộng đồng, có
vài người còn xây được cả nhà lầu và trở thành giàu có nhờ cho câu nước.

Một hộ chứa nước trong hai hồ xi-măng lớn trong nhà để cho câu lại, không thấy có biện
pháp vệ sinh tại các điểm nước này. Một điểm bán nước như vậy đủ cho câu lại khoảng 5
– 10 gia đình sống gần đó. Vài hộ bán nước cho câu lại sử dụng bơm không đủ mạnh cho
nhu cầu của nhiều người đang chờ nước chỉ sống cách đó có vài mét, các chủ nước cho
câu này cũng bán nước đựng trong thùng và đẩy về nhà bằng xe đẩy nhỏ quanh các khu
phố trong bán kính khoảng 250m tại khu vực dự án. Từ những năm 1990, nhà nước
ngưng cung cấp những vòi nước công cộng miễn phí gần khu vực, còn nước kênh thì đã
bị ô nhiễm nặng nề. Trước TĐC, có ba hộ dân chuyên cho câu bán lại nước và 41 hộ có
đồng hồ điện chính vừa sử dụng cho gia đình vừa cho các hộ khác câu lại thu lợi nhuận.

Phân tích từ kết quả bản khảo sát, có thể kết luận rằng mức nước sử dụng trước khi có dự
án là khoảng hơn kém 1 – 2m3 /người/tháng. Vì cư dân ở đây biết thực tế rằng nước
câu/mua đắt đỏ và khó khăn, nước được xem là thiết yếu giá trị nhất mà người ta sử dụng
rất căn cơ tiết kiệm. Những hộ dân nói rằng không đủ nước đề dùng thì do những khó
khăn sau:
        1.Thiếu vật để đựng hay chỗ chứa vì nhà họ nhỏ, chật chội.
        2.Quá đông người cùng sử dụng một nguồn cung cấp.
        3.Khoảng cách đến điểm mua nước xa hoặc áp lực nước yếu.

Một khó khăn khác là ban ngày có nước rất cực bởi vì áp lực nước yếu, họ phải thức
khuya lo nước cho gia đình mỗi ngày hoặc khi cúp điện. Một số không có thời gian để
nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Trước TĐC và NCĐC, người dân ít thực hành rửa tay sau khi đi vệ sinh vì nhiều lí do
như nhà vệ sinh trên kênh thiếu tiện nghi vòi nước, nước thì đắt và khó câu về. Nước mua
lại qua ống nhựa, xe đẩy thùng nước về nhà, do đó vòi nước chảy rất giới hạn ở các hộ
dân. Đa số họ đánh răng, tắm, rửa mặt sớm vào buổi sáng hoặc sau khi đi làm về hoặc
trước khi đi ngủ bằng nước đựng trong các thùng thau nhựa hay chum vại. Lau rửa những
vật đựng này rất mệt nên có thể thấy nhiều cặn bẩn nhiễm trong nước. Rửa tay sau khi đi
vệ sinh rất sơ sài với ít nước, nước cho vệ sinh rất giới hạn ở tất cả các hộ dân.

CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong khu vực dự án, nghề tự do rất phổ biến. Những nghề bán dạo đồ ăn uống, vé số,
thuốc lá rất thông thường. Cũng có khi một số hộ dân sử dụng phía trước nhà họ làm chỗ

                                                                                                8
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


mua bán thức ăn, đồ tạp hoá hay làm những nghề linh tinh như lột tỏi, dập chi tiết sắt
nhỏ, làm móng tay và may sửa quần áo; cũng có trong khu vực một số hộ sản xuất nhỏ tại
nhà như chế biến da bì gây ô nhiễm do chất thải hữu cơ, cũng như hàn cắt sắt hoặc tái chế
phế liệu gây ồn, bụi. Chạy xe ôm, xích lô, xe ba gác, bốc xếp là nghề kiếm sống cho một
số đàn ông không có kỹ năng. Cũng có cả công nhân có thu nhập thấp trong các nhà máy
xí nghiệp hay cơ sở sản xuất tư nhân. Chỗ cho người đi bộ và hẻm được chiếm dụng khắp
nơi để mua bán mặc dù đã có quy định cấm từ chính quyền địa phương.

Tình trạng thường trú
Các lý do di cư đến Tp.HCM và đến sống tại khu vực dự án đối vối đa số người trong các
hộ dân bao gồm: lo được cuộc sống phát triển ngay cạnh bờ kênh rạch, do chiến tranh
chạy loạn xa khỏi nông thôn, đã sống từ nhỏ với ba mẹ, kiếm sống, tái định cư, đoàn tụ
gia đình và ra riêng sau khi lập gia đình. Trong cộng đồng dân TĐC, có khoảng 20% hộ
người Hoa, có 2 hộ người Khơme. Liên quan đến đăng kí hộ khẩu, chưa đến 10% KT1
(được gọi là thường trú tại địa chỉ nhà đăng kí), khoảng 50% KT2 (là những người có hộ
khẩu ở Tp.HCM nhưng đang sống tại một địa chỉ khác với địa chỉ đăng kí trong hộ khẩu
nhưng vẫn thuộc địa bàn Tp.HCM), có hơn 30% có hộ khẩu KT3 (được xem là dân nhập
cư từ tỉnh đến sống tại Tp.HCM và có được phép tạm trú lâu dài), khoảng 10% là hộ
khẩu KT4 (là những người chỉ có phép cư trú tạm thời).

Giáo dục và chăm sóc y tế
Bỏ học ở các cấp phổ thông rất phổ biến trong dân số chịu ảnh hưởng của dự án. Trong
nhiều gia đình nghèo, giáo dục phổ thông là quá trình tốn kém họ không lo nổi, thậm chí
chỉ đến cấp 2.

Trong thực tế khảo sát, hầu hết các hộ dân đều có con em nghỉ học ở các lớp khác nhau,
chủ yếu là bỏ học ở cấp I hoặc cấp II vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu do nghèo và phải
phụ giúp cha mẹ kiếm sống.

Trong số 242 người dân chịu ảnh hưởng di dời được khảo sát về mức độ hoàn tất giáo
dục phổ thông, bao gồm cả số đã nghỉ học. Phần trăm số dân tại các mức trình độ văn hoá
cho thấy tình trạng giáo dục yếu kém của cộng đồng dân tại khu vực dự án:
*Đại học: chỉ có 1 người tốt nghiệp đại học (0.4%); Hiện tại có 4 sinh viên đại học là con
em các gia đình TĐC.
*Trung học cấp III: 19 (7,8%)
*Trung học cấp II: 82 (33,9%)
*Tiểu học: 115 (47,5%)
*Chỉ biết đọc và viết: 3 (1,2%)
*Hoàn toàn không biết đọc, viết tiếng Việt: 22 (9,1%)

Giáo dục yếu chính là một trong những khó khăn thực tế cho người dân, làm hạn chế khả
năng thông hiểu rõ ràng về các thông báo và tài liệu giấy tờ của dự án.

Theo các cán bộ Chữ thập đỏ P.11 Q.6, tiện nghi cơ sở tại địa phương cho chăm sóc y tế
vẫn còn hạn chế. Các trường hợp sốt rét hoặc sốt xuất huyết sẽ phải chuyển đi tuyến y tế
trên, chủ yếu là các bệnh viện huyện. Các chương trình tiêm chủng miễn phí của chính


                                                                                                 9
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


phủ cho trẻ em được thông báo đến từng tất cả hộ dân. Kế hoạch hóa gia đình được thực
hiện có sự phối hợp với các hoạt động phong trào của HPN.

Trong số 2/3 tổng số hộ bị ảnh hưởng TĐC, 35 hộ nhận đền bù cho một phần đất bị thu
hồi (họ sữa chữa nhà trên phần đất còn lại để tiếp tục ở lại nên không cần phải di dời);
178 hộ phải TĐC tại các chổ ở mới. Dự án di dời các hộ này chịu ảnh hường theo các
nhóm riêng biệt sau:

       1. 72 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 450 người) được di dời vào chung cư giai đoạn
          I TĐC trong các lô B1, A1, A2 của chung cư Lò Gốm ngay bên cạnh một chợ
          Lò Gốm nhỏ. Chợ Lò Gốm này và các khu vực công cộng khác được xây
          dựng nhằm phục hồi sinh kế cho các hộ bị mắc nợ mua nhà/nền đất TĐC, có
          hai công trình xây dựng ngay bên cạnh con kênh đang được cải thiện, kênh
          này vẫn sẽ được sử dụng cho các ghe thuyền nhỏ lên xuống theo các hoạt
          động của ngôi chợ. Có hai hộ sẽ TĐC Giai đọan 2 theo Dự án NCĐT của
          Ngân Hàng Thế Giới. Các hộ này ban đầu dự tính lấy chung cư, nhưng họ bốc
          thăm trượt chung cư Giai đoạn 1 và từ chối chọn nền đất ở P.BHHA (Có 79
          hộ đăng ký bốc thăm cho 72 căn hộ chung cư, 5 trong số 7 hộ trượt đã đồng ý
          mua nền đất để thay vào)
       2. 53 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) từ P.11 Q.6 được bố trí vào các lô
          B,C,D đã có cơ sở hạ tầng tạI P.BHHA Q.BT. Họ xây nhà mới và làm quen
          với những điều kiện sống của địa phương mới.
       3. 51 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) nhận tiềm mặt đền bù đi tự lo TĐC,
          một số mua đất và xây nhà tại huyện Bình Chánh. NXH và dân dự án đến
          thăm viếng họ để nắm được nơi di dời của họ cho công tác giám sát và lượng
          giá sau đó.

Trong khu vực NCĐT, có 166 hộ hưởng lợi của dự án NCĐT, 148 hộ sống tại Khu phố 1
và 18 hộ sống tại Khu phố 2.


I.2. KHU VỰC P. BHHA Q. BT:

Khu phân lô TĐC được tạo lập từ một hồ sen rất lớn gần con kênh Nước Đen có vị trí tại
P.BHHA Q.BT. Hồ này là nguồn sinh kế của một số lớn người dân sống trong khu vực,
đặc biệt cho các nghề có liên quan đến câu bắt cá và trồng sen. Những nghề nông khác
cũng đã từng có ở đây là chăn nuôi (heo, gà, vịt) và nuôi bắt cá quy mô nhỏ tại hồ sen.
Hiện tại, vẫn thấy có một số hộ chung quanh trồng hoa màu trong những mảnh vườn nhỏ.
Trong những tháng mưa, hồ cũng đóng vai trò quan trọng làm nơi thoát nước thiên nhiên
cho hàng trăm nhà dân quanh khu vực. Tuy nhiên, đây là một khu vực kém phát triển về
cơ sở hạ tầng, điện, cấp nước, nhà đất có giá trị thương mại thấp vì bị hạn chế cấp chủ
quyền nhà đất cộng thêm với tình trạng đăng ký nhân hộ khẩu, nhập cư phức tạp và có đủ
các loại tệ nạn xã hội.

Thiệt hại liên quan đến môi trường do mất hồ sen rất đáng kể đối với khu vực, gây ra các
tác động về sinh thái khi phải thu hồi đất hoặc cho dự án. Trước đó hồ sen đóng một vai
trò phụ quan trọng là điều tiết thoát nước mưa cho các nhà xung quanh. Cũng có mất mát

                                                                                              10
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


TĐC như mất thu nhập nông nghiệp từ hồ sen, mất nguồn bắt cá cho dân địa phương tại
P.BHHA, những nguồn thu cải thiện đời sống và thu hoạch từ đất bị thu hồi cho thực hiện
dự án.

Dự án TĐC-xây dựng có thi công đào đất và làm đường chắc chắn gây ra những vấn đề
lien quan đến cơ sở hạ tầng như:
        1. Ngập lụt do nước đọng, đặc biệt trong mùa mưa;
        2. Cao trình của khu phân lô TĐC đã gây ra sự khác biệt quá mức và không hài
           hoà giữa hai hình ảnh, một bên thì là những nhà TĐC “xa hoa” mới xây và
           ngay bên kia là nhà ở bị ngập lụt thảm hại, tạo ra “tâm lý ghen tức” trong cộng
           đồng dân địa phương tiếp nhận TĐC.

Các khu phố từ 1 đến 17 được xem là cộng đồng dân tiếp nhận TĐC. Trong số này, dân
số mục tiêu là hơn 200 hộ dân sống tại Khu phố 7 với 11 tổ dân phố bị ngập lụt, các tổ bị
nặng nhất là 151, 152, 153, 154 vớI 168 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 138 nhà ngập và 30
lô đất trống. Các nhà này được quan tâm đặc biệt vì bị ngập nghiêm trọng do cao trình
của khu phân lô TĐC. Theo báo cáo, trước khi triển khai dự án thì nước bề mặt sau khi
mưa có thể nhanh chóng thoát ra hồ sen. Vì hồ này bị xoá sổ từ mùa mưa năm trước
2004, ngập lụt gây bất tiện nghiêm trọng cho khu vực bị ảnh hưởng. Tổ dân phố 154
cũng ngập lụt nặng nề, tuy nhiên, tổ này có nhiều hộ nhà được trở thành mặt tiền thông
với hẻm lớn do dự án xây và 8 nhà ở phía trong đã đồng ý đóng góp làm hẻm trong năm
ngoái 2004 chỉ một tháng ngay sau những trận mưa ngập đầu tiên của năm 2004.

Trong suốt mùa mưa 2005, ước tính phải nâng hẻm cấp tốc cho 300m2 hẻm ở các tổ dân
phố 151, 152, 153 trước khi phát vốn sửa nhà và thực hiện được các hoạt động cải thiện
kế tiếp.

Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng khác mà dân địa phương quan tâm là sửa chữa nhà ngập
lụt. Rất nhiều nhà nền bị thấp hẳn xuống hơn 1m so với các lô nhà TĐC của dự án. Kết
quả là nước từ những trận mưa xốI xả trong mùa từ tháng 6/2005 đến tháng 1/2006 chảy
tụ vào chỗ thấp và gây ngập những nhà vốn đã xây ọp ẹp. Trong các tổ dân phố được đề
cập trên thì tình trạng ngập còn tệ hơn nữa.

Mùa mưa 2005 là năm thứ hai rất nhiều hộ khổ sở vô cùng vì các vấn đề liên quan đến
ngập/nước đọng cả bên ngoài và ở trong nhà như mùi hôi, côn trùng có hại, nhà cửa lộn
xộn và bị hủy hoại, nhà vệ sinh không sử dụng được, có chuột, muỗi và rác rưởi tràn lan.
Người dân của hơn 150 hộ trong các tổ 151, 152, 153 có tình trạng nhà ngập bi đát hơn,
họ sống với môi trường trong nhà ngập lụt và ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Năm ngoái, hơn hai mươi nhà đã tự lo chi phí sửa nhà như nâng nền, gác, mái. Tuy
nhiên, vẫn còn hơn một trăm nhà mà chủ nhà không thể có hay xoay sở được từ bất kỳ
nguồn tín dụng chính thức nào. Vì họ không thể gánh nổi lãi suất cao đến mức 20%-
30%/tháng với góp hàng ngày nếu vay nặng lãi, họ đành chịu tiếp tục chờ đợi và sống
trong một tình cảnh rất rủI ro.

Những bức xúc này gây ra quá nhiều căng thẳng hàng ngày đến nỗi đã có một tá hộ
không có khả năng sửa nhà đã quyết định đi thuê nơi khác để ở mặc cho căn nhà bị ngập

                                                                                               11
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


có cho thuê được hay không. Đã có nhiều khiếu nại được gởi lên các cấp chính quyền đòi
kiện dự án về những tổn thất này.

Trong năm 2005, nhân viên dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác
có liên quan để giúp khu vực với các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
1. Nâng hẻm: Công tác nâng hẻm đã hoàn thành vào tháng 9/2005 với sự đóng góp ngày
công và tiền mặt huy động được từ hơn 120 hộ dân có liên quan từ các tổ dân phố bị ngập
nặng nhất là 151, 152, 153, 154. MỗI hộ đóng góp VND440,000 cộng thêm ít nhất một
ngày công tương đương VND40,000/ngày công. Nhân viên kỹ thuật của dự án cung cấp
những trợ giúp cần thiết cho công nhân nâng hẻm cho đến khi công việc hoàn thành.

Vốn vay sửa chữa nhà: Dự án cung cấp cho dân bị ảnh hưởng vốn vay từ Quỹ Quay
Vòng BTC do CEP quản lý. Vốn vay có thời hạn 3 năm, cỡ vay tối đa 10 triệu đồng. Đã
có 42 hộ được phát vay đợt đầu tiên để nâng nền, gác, mái đang bị xuống cấp và bất tiện
nghiêm trọng cho họ do việc thực hiện xây khu phân lô TĐC. Ưu tiên xem xét những hộ
vẫn chưa có khả năng sửa nhà, đặc biệt những nhà khổ sở trong mùa mưa. Theo UBND
phường và khảo sát của CEP về đánh giá nhu cầu tín dụng thực hiện vào ngày 16-
17/12/2005 cho 200 hộ của các khu phố 6,7,8,9. Các khu phố này cũng nằm trong khu
vực chịu ảnh hưởng, giáp với Khu phố 7, có hơn 200 hộ bị thấp nền và đang xin được
giúp đỡ vay vốn sửa chữa nhà. Tuy nhiên, đợt phát vay đầu tiên nhanh chóng thực hiện
trong tháng 10/2005 để đưa tín dụng giảI quyết nhu cầu sửa chữa nhà khẩn cấp cho
những hộ bị nặng nhất tạI Khu phố 7. Sau đó vào đầu năm 2006, vốn cho vay sửa chữa
nhà sẽ phát cho khoảng 60-70 hộ nữa cũng trong Khu phố 7. Hy vọng là khi quỹ này
được xoay vòng từ tiền góp trả của người vay, số người hưởng lợi sẽ dần gia tăng trong
các đợt phát vay sau cho cả khu vực.

Ngoài khu vực NCĐT, có 10 hộ TĐC tạI chỗ là những hộ đã từng sống trong khu vực thi
công của dự án tại P.BHHA Q.BT cũng được bố trí di dời vào các lô E, F trong khu phân
lô. Vậy là họ vẫn được sống quanh khu vực cũ và đã xây nhà mới trong lô đất TĐC.

Một cơ sở hạ tầng về giáo dục là Trường Tiểu học Bình Long có sân chơi và vườn rộng
tọa lạc kế bên khu phân lô. Khu vực này đang chuyển biến thành một nơi TĐC có tổ
chức.




                                                                                              12
MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


II. TÁC ĐỘNG TĐC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỊU ẢNH
HƯỞNG DỰ ÁN:

II.1. MÔI TRƯỜNG
Như đã đề cập ở trên, có các chỉ số đặc biệt để đo lường tác động của dự án lên môi
trường sống của người dân. Trong thực tế, các điều kiện vệ sinh của họ cũng phụ thuộc
chặt chẽ vào việc nâng cấp môi trường với cơ sở hạ tầng tốt hơn.

II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp

Với tiện nghi cơ sở hạ tầng cho các gia đình TĐC, tác động về việc tạo thuận tiện và khả
năng cho cộng đồng đựợc hưởng thụ cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường công cộng như
đường nội bộ, hẻm, cống thải, cấp nước sạch tốt hơn trong quá trình thi công dự án.
Những hệ thống cống thải được xây dựng mới cho khu chung cư, khu TĐC cùng với
đường hẻm mở rộng đang hoạt động phục vụ người dân. Họ cho biết rằng sự tiến bộ đang
diễn ra, vệ sinh cải thiện hơn dù công việc xây dựng chưa hoàn tất. Nói chung tại các khu
vực dự án, nước thải từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân đã được kiểm soát đàng
hoàng.

Khi được hỏi rằng tiện nghi vệ sinh mà hộ dân đang sử dụng có tốt hơn trước đây không,
hầu hết người dân từ cả hai khu vực TĐC đều nghĩ là tốt hơn. Đối với những người nói
“cũng vậy” hoặc “không” thì họ giải thích rằng họ quen với tình trạng ô nhiễm của kênh
rạch bởi vì họ ở đó đã nhiều năm (?!). Các gia đình TĐC tại chung cư, phân nền tự xây
đồng ý rằng họ bây giờ có môi trường mới sạch sẽ hơn. Ít nhất có mười hộ dân nói rằng
họ sẽ không thể chịu đựng nổi mùi hôi và sự bẩn thỉu từ kênh rạch và tác nhân ô nhiễm
như trước đây. Về vấn đề vệ sinh trong nhà, hầu hết người dân cho rằng họ đang sống
trong nhà mới có tiện nghi vệ sinh tốt hơn trước đây.


II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh và ngập lụt được cảI thiện, có
quản lý rác thảI rắn, giảm sản xuất ô nhiễm), môi trường sống sạch hơn (ít xả rác và
nước đọng)

Dịch vụ thu rác thải đã hoạt động ở chung cư và khu TĐC cho tất cả các hộ. Hợp đồng
giữa dịch vụ tư nhân và các hộ dân được triển khai với sự giúp đỡ ban đầu của
BQLDA415 và sự tiếp quản theo dõi giám sát của chính quyền địa phương. Hiện tại,
100% hộ TĐC chung cư, 98% hộ TĐC xây nhà đang sử dụng dịch vụ thu rác với phí
tương ứng là 8.000đ và 10.000đ.

Tuy nhiên, có một vài vấn đề nhỏ cần quan tâm để quản lý rác thải công cộng một cách
bền vững:

   1.   Thùng rác công cộng phải đàng hoàng: Nói chung, tất cả thùng rác công cộng đều
        không được lau dọn sạch sẽ, trông rất nhếch nhác. TạI chung cư thậm chí 2 trong
        số 3 thùng rác công cộng có nắp bị lấy cắp đi trong suốt nhiều tháng mùa mưa
        làm nước rơi vào đọng lạI bên trong gây mùi rất hôi và làm chỗ sinh sản của ruồI
        muỗi côn trùng. Tại khu TĐC ở P.BHHA còn chưa có thùng rác công cộng mà

                                                                                               14
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


        dịch vụ thu rác cứ hai ngày mới đến thu rác. Thùng rác công cộng còn không thấy
        có trong trường tiểu học mới xây.    .
   2.   Dân TĐC chung cư than phiền rằng họ phải mang rác bỏ vào thùng rác công
        cộng, không như trước đây. Dịch vụ thu rác hiện tại cũng không thuận tiện cho
        người dân, vì không có thùng rác công cộng và thu rác không có giờ giấc cố định,
        khiến cho người dân TĐC phải ráng chờ công nhân thu rác đến lấy rác, nếu không
        thì dân phải đặt các bao ni lông đựng rác trước nhà chờ thu gom và điều này
        không tốt cho môi trường, vệ sinh và cảnh quan khu vực.

Sau khi di dời đến các khu vực TĐC thì dân hết chịu cảnh ngập lụt thường xuyên (vớI
những vấn đề đi kèm như đề cập trước đó gây trở ngạI cho sinh hoạt hàng ngày). Trong
suốt năm đầu tiên sau di dời, các hộ TĐC chung cư và TĐC nền tự xây vẫn còn chưa có
toàn bộ khu vực vớI đường đi trơn tru bởI vì công việc xây dựng còn dang dở của dự án.

Con kênh đang trong quá trình được cải thiện với việc kè bờ và tráng đường, nhưng còn
rác, màu nước đen kịt và mùi hôi từ nước kênh chưa có gì thay đổi, vẫn giống hệt như
trước.

Hiện tại, không có loại hình sản xuất gây ô nhiễm nào như làm da bì được cho phép hoạt
động tại cả hai khu vực TĐC. Trong tương lai không xa, khi Chợ Lò Gốm vận hành, việc
cấm tất cả các hình thức sản xuất gây ô nhiễm về mùi hôi, bụi, bẩn, tiếng ồn, ô nhiễm
nước đều phải triệt để áp dụng. Xây chợ cho khu vực dễ tạo ra tác động về môi trường
cho khu dân cư. Những xuồng ghe nhỏ và vận chuyển hang hoá sẽ lai vãng hàng ngày và
đêm đến khu chung cư. Dầu máy, rác thải rắn có thể lại bị những người sử dụng các loạI
phương tiện này lén lút vứt xuống nước mà không có ai kiểm soát.

Môi trường sống đã được cải thiện và tốt hơn so với tình trạng trước đó lúc người dân
còn sống dọc theo khúc kênh ô nhiễm tạI P.11 Q.6. Khu vực TĐC sống giờ đây không có
mùi hôi thường trực, ngay cạnh mặt nước đen kịt, có phân thải của người và súc vật, đủ
mọi loại rác, các tác nhân chung quanh gây hại sức khỏe và bất an. Nhiều hộ cho biết là
giờ đây họ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc thay vì phải lau
rửa và phòng thủ nhà cửa đồ đạc tránh ngập lụt triều cường của kênh như trước đây. Tuy
nhiên, qua việc đi thăm viếng quan sát khu vực và ý kiến từ các gia đình, vẫn còn một số
vấn đề đang gây tác động tiêu cực:

Chung cư Lò Gốm:
   1. Khu vực dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng nên đất đá, vật liệu xây dựng
      làm khu vực bị nhếch nhác. Do việc xây dựng này, ô nhiễm không khí do bụi,
      khói, tiếng ồn từ máy móc và đất đá rơi đổ ngày và đêm gây phiền toái. Mùa mưa
      bắt đầu từ tháng 5 gây cảnh lầy lội, tắc nghẽn đi lại cho khu vực. Người dân than
      phiền rằng các nhà thầu không quan tâm tạo lối đi ra vào cho dân chung cư. Nước
      đọng tại các đường đi chưa tráng nhựa đường sau các cơn mưa thấy ở khắp nơi
      của chung cư. Các vũng nước đọng này trở thành nơi sinh sản cho muỗi, ngay cả
      trong mùa khô đến tận tháng 12 năm 2005 khi việc lắp các cột đèn công cộng và
      láng nền xi măng cho công viên nhỏ khởi công.
   2. Chó nuôi ở các hộ chung cư xả phân thải rải rác trong khu vực.


                                                                                               15
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


   3. Mùi hôi từ hai thùng rác công cộng không được che đậy (nắp bị trộm lấy đi bán
      ve chai phế liệu)
   4. Rác thải rắn bị vứt bỏ vô ý thức do người lớn, trẻ em và những người sống tầng
      trên, khách qua lại chung cư từ khu vực lân cận. Rác thải rắn có thể thấy khắp nơi
      trong chung cư.

Khu TĐC P.BHHA Q.BT:
   1. Có trạm rác ở P.BHHA gần đó gây mùi rất hôi cho khu vực TĐC dự án, đặc biệt
      vào buổi chiều hoặc sau khi mưa. Theo báo cáo lại và tư vấn cũng thực tế chịu
      đựng vấn đề, mùi hôi này thậm chí còn tệ hơn mùi của kênh bị ô nhiễm mặc dù
      không ngửi thấy thường trực! Khi mùi hôi bốc lên, nhiều người dân phải đóng cửa
      nhà để tránh bị mùi hôi làm nhức đầu.
   2. Các than phiền gia tăng về phân chó: Có một bà TĐC nuôi đến 5-6 con chó đem
      từ nơi ở cũ sang, có 3 hộ khác cũng có chó.
   3. Nhiều ngườI gây ồn vào sáng sớm, nói chuyện cười đùa ầm ỹ khi tập thể dục
      quanh khu TĐC. Thể dục thì tốt cho dân, song tiếng ồn thì không hay cho những
      ai không thể thức dậy sớm như thế.
   4. Khu vực lân cận vẫn đầy bùn lầy, thực tế gây rất khó khăn cho việc vào ra khu
      TĐC. Hệ thống cống đang xây dựng gây tắc nghẽn cho đường xá chung quanh
      trong nhiều tháng trời, đặc biệt phiền toái và nguy hiểm trong mùa mưa.

II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em

Nhiều cây xanh được trồng trong các khu TĐC. Trường tiểu học Bình Long cũng có
nhiều cây xanh là nơi tốt cho tổ chức các cuộc họp cộng đồng và tập thể dục buổI sáng.
Tại chung cư, cây xanh chưa được trồng và dân/trẻ em TĐC chung cư và khách đến thăm
chưa được thư giãn trong lúc công việc xây dựng của dự án còn tiếp diễn. Theo quan sát
thì người lớn trẻ em TĐC theo dự án hưởng thụ không gian thoáng rộng trước nhà mình.
TạI chung cư thì các hộ tầng trệt có khoảng sân chung được tráng xi măng còn các hộ
tầng trên thì với hành lang rộng trước căn hộ chung cư của mình là nơi thoải mái ngồi
sinh hoạt với gia đình và khách viếng thăm. Trẻ em quanh khu vực bên ngoài chung cư
thì xem chỗ công cộng của chung cư là sân chơi còn người lớn chung cư thì lấy đó làm
chỗ tổ chức các tiệc tùng khi các gia đình có việc hay là nơi tổ chức các lễ lạc hay họp
mặt cộng đồng.

Nhiều hộ tự lo thì đang TĐC trong những nơi bên ngoài còn chen chúc, một số thì sống ở
gần nông thôn ngoại thành với đồng lúa và đất làm hoa màu. Những hộ đó cho biết họ
hưởng thụ không gian sống tốt hơn ở khu ổ chuột kênh rạch xưa nhưng thiếu thốn các
tiện ích kinh tế xã hội để sống ổn định.

II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (giáo
dục môi trường cho cộng đồng)

Sau khi di dời vào nhà TĐC mới xây, dân TĐC chung cư và tự xây đã đang thực hành cải
thiện việc đổ rác và đi vệ sinh nhờ vào các tiện ích thuận tiện. So sánh với tình trạng
trước dự án, hầu hết các hộ nói rằng nhận thức và hành vi của họ về các tập quán sinh
hoạt và thói quen vệ sinh có lợI cho môi trường đang thay đổI theo hướng tốt hơn như sử

                                                                                              16
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


dụng lâu dài dịch vụ thu gom rác thải, có cầu xí hợp vệ sinh khi họ được sống trong điều
kiện nhà ở văn minh hơn.

Với sự khuyến khích và giáo dục của dự án, sự thay đổi của các hộ dân trong các hành vi
thực hành vệ sinh có lợi và bảo vệ cho môi trường diễn ra chậm chạp từng chút một:

   1. Phân loại rác dần dần được thực hành vì người ta có thể bán đồ phế liệu ve chai
      cho dân thu gom, một số người cho nhóm trẻ em làm tiết kiệm, đặc biệt ở chung
      cư. NXH hàng tháng khuyến khích người dân thực hành thói quen này tại nhà và
      NXH cũng tổ chức tập huấn về phân loại rác tại nguồn để cung cấp hướng dẫn
      thực tế. Có thể quan sát thấy là nhận thức và thực hành phân loại rác gia tăng .
      Người dân tập dần thói quen tốt cho môi trường.
   2. Đi vệ sinh cho trẻ em: Chỉ có một hai hộ bị bắt gặp để trẻ em đi vệ sịnh tại công
      cộng ở cả hai nơi là khu TĐC và chung cư.
      TạI khu TĐC ở P.BHHA, trong số các hộ TĐC, nhiều lần thấy có bà mẹ giúp con
      đi cầu bên ngoài gần nhà TĐC của mình và để mặc bãi phân ở đó (tại khu đất hồ
      sinh học ngay cạnh khu TĐC) mặc dù họ có một nhà vệ sinh trong nhà mới xây
      TĐC.
   3. Thùng rác trong nhà với nắp đậy có trong khoảng 50% hộ chung cư/xây nhà, các
      hộ còn lại sử dụng thùng rác không có nắp hoặc chỉ là túi nilông.
   4. Giặt phơi quầ áo: Dân TĐC chung cư có khuynh hướng sử dụng nơi công cộng để
      phơi đồ giặt trong khi ở các nhà tự xây thì luôn có chừa chỗ bên trong nhà để treo
      đồ phơi. Nước thải hiếm khi thấy đổ ra đường và hẻm chung.
   5. Chăm sóc tài sản công cộng (cây xanh, trụ đèn đường, bảng hiệu thông báo, trụ
      điện, những nơi chung): Người ta vẫn không quen thể hiện sự quan tâm đến
      những thứ này vì họ nghĩ rằng chính quyền địa phương hoặc chính phủ sẽ chịu
      trách nhiệm bảo trì. Trong thực tế, người ta hay treo đồ lên cây xanh như giẻ cũ,
      trồng giây leo, và treo các bảng nhỏ để quảng cáo.

Đặc biệt, giải quyết rác sinh hoạt và thói quen vứt rác là vấn đề được quan tâm nhất:

Quan sát các hộ TĐC chung cư và hộ tự xây cho thấy:
-Sự khác nhau giữa tình trạng môi trường trước đó ngay bên cạnh kênh ô nhiễm so sánh
vớI các khu TĐC có tổ chức đã tương đối thay đổi thói quen vệ sinh và hành vi bảo vệ
môi trường cho số đông người. Đó là, quan sát thấy ít hơn rác thảI rắn vứt bừa bãi.
-Tuy nhiên, có một số người vẫn ném rác linh tinh lặt vặt như bao thuốc lá, bao
nilông/hộp đựng thức ăn, vỏ trái cây, xương cá/thịt, v.v. sau khi sử dụng xong ngay trước
cửa nhà họ. Cũng có thể, dân TĐC chung cư sống ở tầng cao ném rác từ trên xuống. Mọi
ngóc ngách của chung cư đều thấy có tất cả các loạI rác.

Khi bị bắt quả tang đang xả rác, người ta xí xoá rằng họ chỉ vứt tạm nó ở đó, sau đấy họ
sẽ dọn dẹp ngay. Những người ném rác vào chỗ công trường đang xây dựng thì nói rằng
đất cát của thi công sẽ mau chóng lấp rác lại!
Đặc biệt, những nơi công cộng hoặc các lô đất trống riêng sẽ dần dần trở thành “những
bãi rác tí hon”. Trong thực tế, dân tại khu vực đã quen với tập quán ném rác hàng ngày
vào các hồ ao trũng chung quanh để lấp, dần dần họ sẽ có thêm đất theo cách thức “ít tốn

                                                                                               17
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                           BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


kém nhất” này. Theo ghi nhận từ giám sát tại các khu TĐC của dự án và cả ở các nơi hộ
tự lo đến TĐC, tập quán này vẫn tồn tại. Có lẽ phải mất nhiều năm mới thay đổi được
hành vi tệ hại này cho cả cộng đồng mặc dù có một ít cảI thiện ở người dân TĐC bởi dự
án. Ngoài ra, đất chưa xây dựng ngay bên cạnh hồ sinh học và ngay trước mặt những nhà
TĐC thì được tận dụng để trồng những vườn nhỏ và những chòi bếp nấu nướng cũng như
là nơi để vứt rác vào. Một bà già hộ phân lô tự xây ném rác đựng trong bao nilông vào
chỗ đất này, khi bị hỏI tạI sao bà làm thế, bà trả lờI, “Bây giờ tôi đâu có thùng rác tại nhà
và chỉ ném đỡ thế này ít lâu thôi. Rồi dự án sẽ chẳng chóng thì chầy sẽ lấp khoảng đất khi
thi công xây dựng. Thế là đâu còn thấy rác nữa. Sẽ không sao đâu”. Ngoài ra, một số hộ
không có thùng rác hoặc có thùng rác không nắp, họ chỉ đơn giản bỏ rác vào túi nilông và
vứt đi.

Về các hộ tự lo, tại các hộ có NXH và tư vấn đến thăm viếng và quan sát, một số vẫn tiếp
tục xả rác vào hồ sen/kênh rạch/ruộng lúa gần nơi ở nếu họ di dời đến vùng nông
thôn/ngoại thành như huyện Bình Chánh vì không có dịch vụ thu gom rác quanh khu vực.
Điều này chứng minh thực tiễn rằng có tiện nghi cơ sở hạ tầng tốt hơn có thể làm ngườI
ta thay đổi hành vi tập quán có hại.
Đối vớI người dân tự lo TĐC, hiện tại cư ngụ tại các địa điểm ở huyện Bình Chánh hoặc
những khu vực còn kém phát triển cơ sở hạ tầng, có khả năng họ vẫn chưa thay đổI thói
quen đi vệ sinh trên kênh rạch/đồng ruộng nếu họ không thể lo được nơi ở có nhà vệ sinh
tốt hơn nơi ở trước đây của họ.

Vai trò của các CBO và sự tham gia của cộng đồng: Hành động và đóng góp của các đơn
vị quản lý TĐC nhằm nhắc nhở người dân rất giới hạn trong việc này. Các hoạt động giáo
dục môi trường từ lâu đã được thực hiện như là một trong những nhiệm vụ chính của
NXH.
Giữa cộng đồng TĐC, việc nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường dần dần được thúc đẩy mặc
dù vẫn rất hạn chế vì người dân bình thường e ngại, thêm nữa họ không xem đó là trách
nhiệm của họ.
Ở cả hai khu vực TĐC dự án tạI P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT và các trường hợp tự lo
TĐC, nhiều người dân TĐC và NCĐT luôn luôn than phiền rằng họ khổ vì rác vứt bừa
bãi bởi người khác từ dân TĐC hoặc từ người lạ/khách vãng lai đến khu vực. Theo báo
cáo của người dân thì thành phần người lạ/khách vãng lai làm bẩn tường chung cư mà
dân TĐC chung cư không dám ngăn cản họ. Cũng có than phiền về tiếng ồn nặng nề từ
một hộ dân địa phương hàn đồ sắt bằng gió đá mặc dù dân mớI đến TĐC chẳng thích
chút nào. Mới tờ mờ sáng tại khu phân lô TĐC, từ lúc 4h sáng có nhiều người tụ tập lại
tập thể dục, làm ồn ào gây thêm tiếng chó sủa họa theo, rất phiền toái cho những người
còn đang ngủ. Khi được hỏi tại sao họ không làm hành động gì để thậm chí là nói miệng
nhắc nhở những trường hợp gây vấn đề nêu trên, họ nói là họ không thể mạnh dạn làm gì,
những lý do sau đây được đề cập:

1. Họ không có quyền nói người khác thôi xả rác, thậm chí quanh đường xá/hẻm ngay
trước cửa nhà họ.
2.Họ lo sợ bị chửi bớI lại tục tằn, hay thậm chí tệ hơn, tài sản đồ đạc họ bị phá huỷ, hầu
hết do thiếu niên/trẻ em hung hăng.



                                                                                                 18
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                          BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


3.Dường như là người lao động vẫn quen chịu đựng những hoạt động gây vấn nạn cho
môi trường vì họ quá ít quan tâm đến chuyện này trong khi những thứ khác đang gây
căng thẳng cho họ như nợ nần, việc làm, và cải thiện nhà cửa.

Nếu được hỏi rằng về thực hành việc làm thân thiện với môi trường và có hành vi bảo vệ
môi trường của hộ dân có được cải thiện nhờ vào kết quả từ TĐC hay không, đa số luôn
luôn đồng ý như vậy, chỉ 10% trả lời rằng họ vốn vẫn thực hành tốt chẳng cần đến sự can
thiệp của dự án. Dự án đã tạo ra những thay đổi nhất định liên quan đến việc cải thiện
hành vi và nhận thức bảo vệ môi trường. Hiện tại, người ta vẫn không hoàn toàn nhận
thức được rằng họ đang sống trong một môi trường tập thể và họ nên theo các quy định
chung. Sau đây là các ví dụ thực tế:

Theo như nhiều than phiền từ các cư dân TĐC chung cư, rác thải rắn đủ loại do các hộ
phía trên ném xuống vô tội vạ. Trên mặt đất đang thi công dự án, có thể thấy đủ loại rác
thảI như bao nilông, hộp cơm đã qua sử dụng, giấy báo, giẻ quần áo cũ, v.v. Chẳng ai
chịu nhận trách nhiệm, ai cũng có khuynh hướng đổ thừa cho người khác, đặc biệt cho
khách vãng lai/người lạ lui tới khu vực. Tư vấn ở lại sống chung với cộng đồng, có lần
đang nói chuyện vớI một đôi vợ chồng sống ở tầng 2 lô A2 thì bắt gặp cô vợ ném một túi
nilông rác lớn xuống đất vớI cung cách tự nhiên như thể đấy là cách làm hàng ngày của
họ vậy. Đó có thể còn sót lại của lề thói ném rác vào kênh/đồng ruộng/ao trước đây. Cặp
vợ chồng được khuyến cáo về các nguy cơ cho môi trường và vệ sinh mà hành vi của họ
gây ra. Nói chuyện nhiều hơn với các gia đình thì phát hiện rằng họ trả đầy đủ tiền thu
gom rác, nhưng họ than phiền dịch vụ không đến tận cửa căn hộ họ để thu rác như trước
đây dù họ trả cùng mức phí. Vì họ không thích phải xách bao đựng rác đến tận thùng rác
công cộng để bỏ vào, thế là thuận tiện hơn cho họ là quăng cái vèo!

Điều tra cho thấy, trẻ em không có hướng dẫn giáo dục của người lớn có thể nhiễm dần
hành vi vứt rác rất tệ hại này sau khi sử dụng xong một thứ gì đó. Trẻ em cũng thích viết
vẽ lên tường công cộng, vấn đề này có thể kiểm soát được một khi ngườI lớn luôn nhắc
nhở các em. Tại chung cư, người ta nói là viết vẽ như thế là do một số trẻ em bên ngoài
vào chung cư chơi những tháng đầu khi dân mới dọn vào ở.

Ở khu phân lô P.BHHA, người ta báo cáo có một hai hộ cứ tạt nước ra đường đi sau khi
rửa mọI thứ, kể cả cá, thực phẩm, thay vì sử dụng bồn rửa trong bếp. Tư vấn đã đến thăm
các hộ này và giải thích những hậu quả của hành vi họ có hại cho môi trường và hạ tầng
vệ sinh quanh nhà họ như thế nào.

Một hai hộ nuôi nhiều chim và bồ câu, một hộ khác để vài chậu cây sau lan can chung cư
đã được nhắc nhở nhiều lần phải quan tâm đến an toàn của sinh mạng và nhà ở của ngườI
khác cùng sống trong cộng đồng. Trong những trường hợp này có thể phải cần đến cảnh
cáo mạnh hơn từ cấp chính quyền và công an.

Mặc dù phơi đồ giặt nơi công cộng không được phép, việc này là phổ biến tại chung cư
do diện tích sống bị giới hạn trong khi ở khu nhà phân lô tự xây thì ít thấy hơn. Tại chung
cư hiện tại chỉ có hai hộ mua nổi máy giặt. Thông thường người ta sử dụng khung phơi
đồ bằng kim lọai ở các tầng trệt. Cũng có thể, các tầng trên vắt đồ như quần áo và mùng

                                                                                                19
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


mền lên thành lan can ngay trước căn hộ mình. Những hộ TĐC phân lô tự xây thì thiết kế
chỗ phơi bên trong nhà, nhưng vẫn thấy một số đồ quần áo phơi nơi ngoài hè công cộng,
một số đồ cũng do dân địa phương phơi.

Hành vi bảo vệ cây xanh và tiện nghi công cộng

P.BHHA
Trong lúc có ngườI trồng tỉa ít cây hoa nhỏ tại gốc cây công cộng, có hai hộ trồng dây leo
lên cây trước nhà họ, như một bà già nói là để có vài quả mướp đắng (khổ qua) để ăn.
Người khác treo đồ để phơi như khăn, giẻ cũ, áo mưa và thậm chí bảng nhỏ quảng cáo
“Xe ôm tại đây”. Một hộ trồng dây leo có hoa cho quấn vào trụ đèn đường do dự án lắp
đặt, tuy nhiên, cô chủ nhà đồng ý thôi đi khi được nhắc nhở. Về lâu dài, người ta từ từ bỏ
đi hành vi lạm dụng tài sản công cộng sử dụng cho riêng mình và gây hại đến tài sản
chung của cộng đồng.

II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (hút chích mua bán
ma túy, an toàn hơn và phòng chống cháy nổ và tai họa chiếu sáng công cộng)

Theo người dân từ cả hai nơi TĐC dự án, tất cả các loại tệ nạn xã hội đã giảm rất đáng
kể. Đặc biệt tạI P.11 Q.6, giảm chỉ còn khoảng 10% tệ nạn. Dân phòng năng động và làm
việc đáng tin cậy hơn trước kia. Công an địa phương trong suốt quá trình phối hợp vớI dự
án đã triệt phá và giam giữ những tên tộI phạm nổI cộm, có tác dụng răn đe hiệu quả
những đốI tượng tiềm ẩn khác. Trật tự an ninh là một mặt tốt mà ngườI dân dự án và
cộng đồng xung quanh rất ưa thích về kết quả của dự án.

Mặc dù có những than phiền về việc cho đến nay không có đèn đường ở cả hai nơi TĐC,
buổI tốI vẫn rất nguy hiểm khi đi lạI và không an toàn cho tài sản ngườI dân. Cho đến tận
tháng 9/2005 dự án mớI lắp đèn đường cho Khu phân lô TĐC và đầu 2006 cho chung cư
Lò Gốm. Hiện tạI lúc khảo sát thì chung cư vẫn chỉ có đèn hành lang do các hộ đóng góp
trả tiền. BuổI tốI thì các khu vực TĐC đã được an toàn cho cả khách vãng lai, không như
trước kia tạI P.11 Q.6. một số gia đình phảI gởI con cái của họ đi nơi khác sống để tránh
nguy hiểm và bị lạm dụng.

II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp
Trong thực tế có những ngườI cho biết họ phảI đưa đón con nhỏ ra vào khu vực đang thi
công để bảo đảm an toàn, như vậy cũng tốn kém cho họ phảI lau chùi nhà cửa và tắm rửa
nhiều sau khi vật lộn vớI đất bùn của khu vực đang xây dựng.

Sau này sẽ có đoạn kênh vớI bờ kè trông đẹp hơn cũng như chợ và khu chung cư vó
những khoảng công viên xanh bao quanh tạI khu vực dự án P.11 Q.6, còn ở P.BHHA thì
có một ngôi Trường tiểu học Bình Long dễ thương tọa lạc gần khu phân lô TĐC được đô
thị hoá và có tổ chức. Trong tương lai gần, cả hai địa điểm sẽ được phát triển xa hơn nữa
vớI các dự án đô thị hoá cho cả khu vực. Tác động có tính tích cực về mặt cơ hộI kinh
doanh, giá trị nhà gia tăng và khu vực trở nên an cư ổn định.

TạI P.11 Q.6:


                                                                                               20
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                         BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


Trong suốt 2005 khu vực làm bờ kè của dự án chỉ thấy toàn vật liệu và máy móc xây
dựng. TrờI mưa còn làm cho khu vực bị lầy lộI tắc nghẽn đến nỗI ra vào khu vực chung
cư thật là phiền phức cho những ai phảI đến và đi. Con đường nốI giữa khu vực NCĐT
và khu chung cư gần như bế tắc, ảnh hưởng bất lợI đến thông thương hàng ngày của hai
nơi. Hiện tại, chỉ có các lô nhà chung cư gọi là đã xây xong. Việc xây bờ kè đang cố gắng
tiến triển để hoàn thành. Bên cạnh là chợ cũng đang hoàn thiện để khai trương trước khi
dự án kết thúc.

P.BHHA, Q.BT:
Suốt giai đoạn giám sát trong năm 2005, cảnh quan của khu phân lô được dần phát triển
vớI việc xây nhà không ngừng của dân TĐC và sửa chữa nhỏ của nhiều nhà dân trong
cộng đồng tiếp nhận TĐC. Công tác lát đường đi lạI trong khu phân lô đã hoàn thành
giữa năm 2005 làm ngườI dân thấy thoảI mái nhiều. Trường tiểu học Bình Long được
trang trí vớI nhiều cây xanh xinh tươi trong sân chơi, là mái trường tuyệt vờI vớI 10
phòng học phục vụ cho hang trăm em nhỏ cấp I đến học và vui chơi. Có 7 em từ các gia
đình TĐC.

Khu vực hồ sinh học vẫn cần thi công khá nhiều, sau khi có 8 ngườI chết đuốI trong hồ,
từ tháng 9/2005 có các biện pháp an toàn được triển khai nhằm ngăn chặn ngườI lớn/trẻ
em xung quanh vào các hồ để bơi. Việc làm đường ở bên ngoài và khu vực xung quanh
vẫn chưa hoàn thành.

Bên ngoài các hộ dân, các vấn đề về ô nhiễm kênh, rác thảI có thuyên giảm nhưng lạI có
những vấn đề phát sinh trong suốt thờI gian triển khai thi công xây dựng như sau:

Các hẻm và đường đi lạI của dự án bị tổn hạI:: Nhiều hộ dân địa phương trong khu bị
ngập lụt sửa chữa nhà, các xe tảI nặng và xe chở vật liệu xây dựng làm lún đường mớI
được dự án lát gạch, gây ra nước đọng rất nhiều sau mỗI cơn mưa. Dân TĐC phảI quét
nước đi nhưng họ có nỗI lo là cấu trúc của đường nộI bộ đã bị ảnh hưởng xấu. Đáng lẽ
nên có những quy định rõ ràng và bảng hiệu “Cấm xe tảI nặng” để bảo vệ khu vực.
Ô nhiễm không khí: Các khu vực dự án đang trong giai đoạn thi công, ở P.11 Q.6 thì làm
bờ kè, xây chợ còn tạI P.BHHA Q.BT thì xây hồ sinh học và đào đắp làm đường. Những
công việc này gây ra những tác động môi trường tệ hạI nhất đến không khí thở làm trở
ngạI cho quá trình TĐC và sinh kế của các hộ dân TĐC và dân xung quanh. Các tác động
này hy vọng sẽ chấm dứt khi tất cả công việc xây dựng hoàn tất vào giữa năm 2006, bao
gồm:
   - Khí thảI, bụI từ các thiết bị xây dựng gây ra những tác động xấu cho sức khỏe
       công nhân xây dựng và dân cư, làm ô nhiễm không khí, mật độ bụI đường mù mịt
       hạn chế tầm nhìn cho đường đi.
   - Các ảnh hưởng của khí ga, mùi dầu được sử dụng cho các thiết bị xây dựng, vận
       chuyển vật liệu (đất, cát, xi măng, đá) trong quá trình xây dựng, đặc biệt khi mùa
       nắng khô có nhiều bụI, khói, đất từ các đống vật liệu gây ra chi phí lau rửa và làm
       trở ngạI thăm viếng đi lạI và sinh kế của dân TDC.
   - Công trường xây dựng xung quanh có các phương tiện vận chuyển và xây dựng
       gây tiếng ồn, cả ngày và cho đến tận nửa đêm. Ban ngày thì máy móc vận hành
       ồn ào còn ban tốI thì xe tảI chở vật liệu đến đổ ầm ầm để ngày hôm sau thi công.


                                                                                               21
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm
                                        BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ


Các đống rác thải: Theo báo cáo của dân, một bô rác gần đó đang gây mùi hôi rất tệ hạI,
đặc biệt trong suốt mùa mưa. Mùi hôi bốc lên khoảng 2-3 lần mỗI ngày, nhiều hộ không
chịu nổI phảI đóng cửa lạI để tránh bị nhức đầu. Theo ngườI dân, mùi hôi này còn tệ hơn
cả tình trạng hôi thốI ở kênh họ sống trước kia.

Nước đọng: Trong nhiều tháng mưa từ tháng 5 đến tận cuốI tháng 11 2005, luôn có nước
đọng chung quanh chung cư. TạI khu phân lô P.BHHA thì ít bị hơn. Nước đọng sẽ thành
nơi sinh sản cho muỗI và các tác nhân gây hạI như chuột, ruồI nhặng và ô nhiễm.

Phân động vật:: Ở cả hai nơi, luôn có than phiền lien quan đến phân thảI của vật nuôi.
Tập quán hiện tạI là chủ nuôi cứ thả rông chó của họ đi ngoài một lúc, chủ nuôi thường
không quan tâm đến việc dọn dẹp phân thảI rất bẩn này vì lợI ích cộng đồng. ChửI bớI từ
dân xung quanh có khi rất nặng nề. Mặc dù họ đã được nhắc nhở trực tiếp từ NXH, các tổ
chức cộng đồng, nhận thức của các chủ nuôi chó vẫn chưa thay đổi.

Xả rác và cống thảI bị nghẹt: Hệ thống cống thảI có đường ống được thiết kế cho nước
thảI thôi, nhưng rác thảI rắn lạI vẫn là nguyên nhân gây nghẹt ống không cho nước thảI
thoát đi. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt cho chung cư nơi có nhiều ngườI cùng chung sử
dụng một hệ thống thoát nước. Tắc nghẹt đã xảy ra chỉ sau 4 tháng sử dụng chung cư.




                                                                                              22
MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)
Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Contenu connexe

Tendances

Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du Anforeman
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...nataliej4
 
Suc khoe-nghe-nghiep
Suc khoe-nghe-nghiepSuc khoe-nghe-nghiep
Suc khoe-nghe-nghiepstop_alove
 
So do vu trong phung
So do vu trong phungSo do vu trong phung
So do vu trong phungnhatthai1969
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du anCam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du anforeman
 
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...nataliej4
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN nataliej4
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
Nu thi si ho xuan huong
Nu thi si ho xuan huongNu thi si ho xuan huong
Nu thi si ho xuan huongnhatthai1969
 
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaforeman
 
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinh
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinhNhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinh
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinhLưu Công Hoàn
 

Tendances (20)

Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du An
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Bí ...
 
Luận văn: Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào t...
Luận văn: Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào t...Luận văn: Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào t...
Luận văn: Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào t...
 
Qt070
Qt070Qt070
Qt070
 
Luận án: Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc
Luận án: Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh Trung du, miền núi phía BắcLuận án: Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc
Luận án: Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc
 
Suc khoe-nghe-nghiep
Suc khoe-nghe-nghiepSuc khoe-nghe-nghiep
Suc khoe-nghe-nghiep
 
So do vu trong phung
So do vu trong phungSo do vu trong phung
So do vu trong phung
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Hợ...
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nướcLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
 
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du anCam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
 
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .LUẬN V...
 
Luận án: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đế...
Luận án: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đế...Luận án: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đế...
Luận án: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đế...
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng Ngoạ...
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng Ngoạ...Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng Ngoạ...
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng Ngoạ...
 
Nu thi si ho xuan huong
Nu thi si ho xuan huongNu thi si ho xuan huong
Nu thi si ho xuan huong
 
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
 
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinh
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinhNhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinh
Nhung dieu can biet ve hoat dong gioi tinh
 

En vedette

Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)
Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)
Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)foreman
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHEndyTon
 
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên taiHòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên taiphongnq
 
Internet an toàn cho trẻ em
Internet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ em
Internet an toàn cho trẻ emphongnq
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niênYourKids .vn
 

En vedette (6)

Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)
Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)
Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
 
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên taiHòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai
Hòa nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi thiên tai
 
Internet an toàn cho trẻ em
Internet an toàn cho trẻ emInternet an toàn cho trẻ em
Internet an toàn cho trẻ em
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên
 

Similaire à Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namnataliej4
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG nataliej4
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...nataliej4
 
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatDanh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatforeman
 
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelPhân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelnataliej4
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom Hoang Dai
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...nataliej4
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...nataliej4
 

Similaire à Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006) (20)

Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
 
Vie ebi 2020 v2.5 final
Vie   ebi 2020 v2.5 finalVie   ebi 2020 v2.5 final
Vie ebi 2020 v2.5 final
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
 
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
 
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luatDanh gia du bao tac dong cua phap luat
Danh gia du bao tac dong cua phap luat
 
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettelPhân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC...
 

Plus de foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

Plus de foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Dernier

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 

Dernier (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 

Tac dong tai dinh cu- nang cap do thi (TP HCM-2006)

  • 1. Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh và Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm TP HCM BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMU) 415 35-37, Lầu 8, Bến Chương Dương, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ĐT: 84-8-914 47 86 ~ 8 Fax: 84-8-914 47 89 E-mail: thlg415@hcm.vnn.vn Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Bỉ Dự án Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá – Lò Gốm TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Giai đoạn Mở rộng (VIE/01/006) TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ - NÂNG CẤP ĐÔ THỊ BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN Viết báo cáo: Nguyễn Thị Ngọc Diệp THÁNG 3/2006
  • 2. TỪ VIẾT TẮT BBT Q.6 Ban Bồi thường Quận 6 BBT Q.BT Ban Bồi thường Quận Bình Tân BGSCĐ Ban Giám sát cộng đồng BTC Hợp tác kỹ thuật Bỉ BTQTĐC Ban Tự quản Khu Phân lô Tái định cư P.BHHA, Q.BT BQLDA Ban Quản lý Dự án 415 BQTCCLG Ban Quản trị Chung cư Lò Gốm CCLG Chung cư Lò Gốm CEP Quỹ Trợ vốn cho người nghèo của Liên đoàn Lao động TPHCM CTDVCI-A Công ty Dịch vụ Công ích A của Quận 6 DA415 Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hoá-Lò Gốm HPN Hội Phụ nữ MUHL Đơn vị quản lý tín dụng nhà ở NCĐT Nâng cấp đô thị NKT Nhóm Kỹ thuật của Dự Án 415 NXH Nhóm Công tác Xã hội của Dự Án 415 PAP Người dân chịu ảnh hưởng trong vùng dự án P.BHHA Phường Binh Hưng Hoà A, Quận Bình Tân P.11 Q.6 Phường 11 Quận 6 UBND Ủy Ban Nhân Dân TDTK Tín dụng tiết kiệm TĐC Tái định cư THLG Tân Hóa – Lò Gốm TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Q.BT Quận Bình Tân
  • 3. Mục Lục Từ viết tắt PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................1 1. PHẠM VI GIÁM SÁT.....................................................................................................1 2. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT .........................................................................................2 Hạn chế của việc giám sát và khảo sát cơ sở ..............................................5 I. MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN......................................................................6 I.1 Khu vực dự án P.11 Q.6 ...............................................................................6 I.2 Khu vực dự án P.BHHA Q.BT ...................................................................11 II. TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN ................ II.1 Môi trường ..............................................................................................14 II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp ..........14 II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt ...................................................................14 II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .................16 II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện ..16 II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm.........................20 II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp...........................................................21 II.2 Nhà ở .......................................................................................................23 II.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat .............23 II.2.2. Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn…………………………... .…….28 II.2.3. Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn ..........................................................32 II.2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại ..........................32 II.2.5. Giá trị nhà gia tăng....................................................................................33 II.2.6. Được cấp chủ quyền nhà ở ........................................................................34 II.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn.......................................................................35 II.2.8. An cư vững bền được bảo đảm...................................................................35 II.3 Các điều kiện kinh tế .................................................................................. II.3.1. Mất mát tái định cư ...................................................................................37 II.3.2. Chính sách đền bù và chọn lựa tái định cư................................................39 II.3.3. Sử dụng đền bù và chi tiêu sinh hoạt ........................................................46 II.3.4. Tình hình tài chính – Tín dụng nhà ở.........................................................50 II.3.5. Tạo thu nhập ..............................................................................................55 II.3.6. Hỗ trợ phục hồi sinh kế .............................................................................59 II.3.7. Hỗ trợ ngắn hạn: Các họat động tín dụng tiết kiệm .................................62 II.3.8. Hỗ trợ dài hạn: Chợ Lò Gốm .....................................................................71 II.4 Các điều kiện xã hội ...............................................................................75 II.4.1. Giáo dục ...................................................................................................75 II.4.2. Sức khỏe ..................................................................................................79 II.4.3. Các dịch vụ văn hóa xã hội .......................................................................81 II.4.4. Láng giềng ...............................................................................................84
  • 4. II.4.5. Sự vững bền tái định cư.............................................................................86 II.4.6. Bình đẳng giới ...........................................................................................90 II.4.7. Sự hài lòng của hộ dân..............................................................................93 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI DÂN CƯ NÂNG CẤP ĐÔ THỊ .............. III.1 Môi trường .............................................................................................97 III.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp .........97 III.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt .................................................................98 III.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em .............100 III.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện 100 III.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm ....................101 III.1.6. Khu vực an toàn hơn về phòng cháy và tai họa.....................................101 III.1.7. Cảnh quan khu vực được nâng cấp .......................................................101 III.2 Nhà ở ...................................................................................................104 III.2.1. Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat ..........104 III.2.2. Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn… ……………………... .…...105 III.2.3. Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn .......................................................107 III.2.4. Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại .......................108 III.2.5. Giá trị nhà gia tăng ................................................................................108 III.2.6. Được cấp chủ quyền nhà ở ....................................................................109 III.2.7. Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn ...................................................................109 III.2.8. An cư vững bền được bảo đảm ...............................................................110 III.3. Sự hài lòng về Dự án Nâng Cấp Đô Thị .............................................111 IV. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VỀ CỦNG CỐ THỂ CHẾ ......................................... IV.1 Tiếp cận có sự tham gia- Từ Dưới Lên ................................................113 IV.2 Sự tham gia của cộng đồng ....................................................................118 IV.3 Nhóm Công Tác Xã HộI ..........……………………………………………...129 IV.4 CBO-Ban Giám Sát Cộng Đồng .............................................................132 IV.5 CBO-Đơn Vị Quản Lý Tái Định Cư ........................................................135 IV.6 Chính quyền địa phương ..........................................................................138 KẾT LUẬN ....................................................................................................................141 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..........................................................................................145 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................................................................152 Phụ lục 1: Danh sách tài liệu tham khảo Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi phỏng vấn Phụ lục 3: Các danh sách hộ dân được phỏng vấn
  • 5. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. PHẠM VI GIÁM SÁT Các hoạt động giám sát tác động TĐC được thực hiện trong giai đọan từ tháng 1 đến tháng 12 năn 2005 do một tư vấn giám sát độc lập làm việc dưới sự hỗ trợ của BQLDA415 và có sự phối hợp đặc biệt với NXH của dự án. Mục tiêu chung của Giám Sát Tác Động TĐC là đặc biêt nhấn mạnh đến các họat động thu thập và phân tích dữ liệu để đo lường các tác động của TĐC và thu thập thông tin về những thay đổi trong cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tại các khu vực dự án thí điểm hoặc tại nơi họ tự đến TĐC (nếu có thể), việc giám sát cũng nhận dạng và điều tra khảo sát cộng đồng tiếp nhận dân TĐC với các dữ liệu về dân số, và một đánh giá sự phát triển hậu TĐC cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng. Ngòai ra, việc giám sát cũng bao gồm các thông tin về tác động của dự án về củng cố thể chế đối với các cộng đồng và các cấp chính quyền có liên quan. Các chỉ số giám sát: Báo cáo giám sát tổng quan về tác động TĐC sẽ thể hiện các kết quả giám sát dựa theo những mục tiêu mà dự án cần đạt được nêu trong tài liệu đề nghị dự án, đó là: 1. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân dọc bờ kênh Tân Hóa Lò Gốm qua việc nâng cấp môi trường, nhà ở và các điều kiện kinh tế xã hội; 2. Củng cố khả năng của các cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề TĐC, kinh tế xã hội và môi trường. Hơn nữa, đánh giá cơ sở qua họat động giám sát bao gồm các chỉ số định tính và định lượng về TĐC, các tập quán hiện tại về xây dựng và sửa chữa nhà, phát triển chính sách về TĐC có định hướng cải thiện môi trường, về các khả năng hỗ trợ hiện tại của dự án, về các cộng đồng có liên quan, về sự tham gia của các các cấp chính quyền địa phương và thành phố trong quá trình TĐC. Vì vậy, tư vấn đã đề xuất sử dụng các chỉ số và thiết kế các bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm xác định tác động của TĐC hoặc tác động NCĐT đối với cuộc sống của người dân, và tác động trên việc củng cố thể chế đặc biệt trong các lĩnh vực sau: MÔI TRƯỜNG Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp (cống thải, đường nội bộ và hẻm được nâng cấp) Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh rạch và ngập lụt được cải thiện, quản lý rác thải được thực hiện) Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em (giảm rác thải, nước đọng, mùi hôi, bụi bẩn, tiếng ồn) Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (Giáo dục môi trường cho cộng đồng) An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (ma túy, mãi dâm, trộm cướp) Cảnh quan khu vực được nâng cấp NHÀ Ở Nhà ở tốt hơn, bền vững hơn về mặt an ninh, thời tiết, sinh họat (không ngập, dột, chi phí sửa chữa) Có điện, nước giá rẻ hơn, thuận tiện hơn Tiện nghi vệ sinh trong nhà tốt hơn (hầm tự họai, nhà vệ sinh sạch sẽ hơn) Diện tích ở sinh họat nhiều hơn, giảm tác nhân gây hại (muỗi, chuột, vật hại) Giá trị nhà gia tăng Được cấp chủ quyền nhà ở 1 Phạm Vi và Phương Pháp
  • 6. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ Cơ sở hạ tầng nhà ở tốt hơn (đường nội bộ, hẻm, chiếu sáng công cộng tốt hơn) An cư vững bền được bảo đảm CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Chính sách đền bù và hỗ trợ với nhiều chọn lựa TĐC phù hợp với hộ dân chịu ảnh hưởng Quản lý chi tiêu và kế họach tài chính Vốn vay nhà ở phù hợp với phương tiện tài chính và lối sống của hộ dân chịu ảnh hưởng Kinh doanh mua bán ở chợ Lò Gốm hỗ trợ tạo thu nhập lâu dài cho hộ dân chịu ảnh hưởng Được hỗ trợ với các họat động tín dụng tiết kiệm và phát vốn vay nhỏ Các cơ hội việc làm được gia tăng Mức nghèo được giảm bớt An sinh xã hội và thịnh vượng kinh tế nhiều hơn CÁC ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI Gia tăng các cơ hội giáo dục (thuận tiện và tài chính lo được) (Trường Tiểu học Bình Long cho khu TĐC xa nơi ở cũ), có cung cấp chương trình giáo dục trẻ em về môi trường Gia tăng về chăm sóc y tế (thuận tiện và tài chính lo được), sức khỏe được cải thiện, vệ sinh cá nhân tốt hơn Gia tăng về các dịch vụ văn hóa xã hội (thuận tiện và tài chính lo được) Láng giềng tốt hơn, một lối sống văn minh và có tổ chức được tạo ra TĐC bền vững, được chính thức công nhận tại địa phương Bình đẳng giới được cải thiện, có sự giúp đỡ nhóm, gia tăng vai trò của phụ nữ Hạnh phúc gia đình được thuận lợi, gia tăng sự hài lòng Vốn xã hội gia tăng , nhân phẩm cá nhân gia tăng CỦNG CỐ THỂ CHẾ Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề môi trường Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề TĐC Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế Gia tăng năng lực giải quyết các vấn đề xã hội Cơ chế tham gia và cách tiếp cận “từ dưới lên” được áp dụng để giải quyết vấn đề trong cộng đồng Gia tăng kinh nghiệm, kiến thức, quyền tự quyết, tự quyết định qua sự tham gia của cộng đồng CBOs được thiết lập và duy trì để lập kế họach, thực hiện, phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng Các cấp chính quyền địa phương có nhiều hơn năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết để làm việc với cộng đồng Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm thông tin cơ bản, đặc biệt được sử dụng cho việc kết luận và kiến nghị khi kết thúc dự án, và cho công tác lượng giá việc thực hiện dự án sẽ tiến hành tiếp theo đó trong năm 2006. 2.PHƯƠNG PHÁP Tiếp cận tham gia luôn luôn được quan tâm trong khi áp dụng các phương pháp chính để thu thập dữ liệu sơ cấp như: *Các họat động giám sát hàng tháng: Tư vấn thường kỳ thực hiện việc đi quan sát khu vực TĐC của dự án, ghi nhận trực tiếp và có hệ thống, viếng thăm bất chợt các hộ TĐC, gặp gỡ và phỏng vấn hỏi han các đối tượng có liên quan như các tổ chức cộng đồng, BQLDA415, NXH, NKT theo hàng tháng và vào những dịp đặc biệt. *Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính: Việc này để thu thập thông tin kỹ thuật và tư vấn từ những người quan trọng như quản lý và cán bộ dự án, các thành viên Ban Giám sát cộng đồng và Ban quản trị chung cư, Ban tự quản TĐC, các nhân sự chính quyền, nhân viên xã hội, các bên có liên quan và những người dân có ảnh hưởng trong cộng đồng. Ghi chép luôn được thực hiện trong các cuộc nói chuyện. 2 Phạm Vi và Phương Pháp
  • 7. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ *Phỏng vấn và điều tra không chính thức (Phỏng vấn cá nhân): Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo cách tự nhiên như những dịp trò chuyện thông thường để khuyến khích người ta nói chuyện và chia sẻ thông tin. Cách này được sử dụng cho những cuộc trò chuyện ngắn gọn hoặc gặp gỡ lâu, hữu ích để kiểm tra chéo thông tin hoặc khi thông tin có tính cụ thể, nhạy cảm, cần bảo mật và có tính riêng tư cá nhân. Ví dụ: Các khó khăn riêng tư trong gia đình của hộ dân, hoặc các cách tạo thu nhập, hay lịch sử nợ nần của hộ nào đó. Hộ dân được phỏng vấn riêng lẻ và theo cách riêng tư để: 1. Không có gây ầm ỹ hoặc ý kiến can thiệp cắt ngang; 2. Người được phỏng vấn cảm thấy thỏai mái cung cấp thông tin về họ, về người khác, và nói về những vấn đề nhạy cảm khác. Như vậy, thực tế cần phải tạo ra một cảm giác tin cậy giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. *Gặp gỡ tình cờ/bất chợt/tự nhiên/không chính thức: Cách thức này có thể sử dụng bất cứ nơi nào trong cộng đồng TĐC/NCĐT, ví dụ, tham gia họp mặt trong một hộ dân, hay trong lúc đi lại quanh các khu vực dự án. Những cơ hội gặp gỡ như vậy cũng góp phần cung cấp nhiều thông tin, thường là rất thú vị và hữu ích. *Thực tế sống và sinh họat với các cộng đồng TĐC: Tư vấn đã dành tổng cộng 20 ngày sống với dân TĐC tại chung cư P.11 Q.6 và 15 ngày sống với dân khu phân lô TĐC tại P.BHHA Q.BT. Mặc dù có một văn phòng chi nhánh tại mỗi khu vực dự án nhưng tư vấn quyết định tìm chỗ ở tại các nhà dân TĐC để sống thân cận với người dân. Thông tin thu nhận được cả ngày lẫn đêm về các đổi thay trong cuộc sống của các gia đình TĐC được chính xác và đáng tin hơn. Hơn nữa, như vậy cũng dễ hơn trong việc khuyến khích và tư vấn cho người dân đang có vấn đề. *Các cuộc họp cộng đồng: Những sự kiện này được thực hiện chủ yếu với sự kết hợp của NXH và với các họat động dự án. *Khảo sát nhỏ tại các hộ dân: Sử dụng bảng câu hỏi về tác động TĐC và NCĐT, tư vấn khảo sát những loại hộ dân TĐC sau: Thu thập dữ liệu từ hộ dân TĐC trực tiếp: 1. Chung cư: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn TĐC vào chung cư giá rẻ gần đó (72 hộ): Tất cả 100% các hộ đều được khảo sát. 2. Phân nền tự xây: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11 Q.6, chọn mua nền đất và xây nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT (50 hộ): Tại thời điểm khảo sát, có 5 nền chưa xây (B12, B9, D5, E8, E3) và một nhà TĐC cho thuê (B11) nên một số không có chủ hộ ở đó. Chỉ có 46 hộ (92%) được khảo sát. 3. TĐC tại chỗ: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi Dự án thí điểm xử lý nước thải tại P.BHHA, D.BT, mua nền đất và xây dựng nhà mới tại khu TĐC P.BHHA, Q.BT (10 hộ): Lọai này có thể được nhập vào nhóm hộ dân phân nền tự xây. Tư vấn đề nghị chỉ cần khảo sát 2 hộ loại TĐC tại chỗ bởi vì điều kiện tương đối tương tự với các hộ phân nền tự xây đến từ P.11, Q.6. 4. Tự lo TĐC: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, D.6, chọn cách nhận đền bù bằng tiền mặt để họ tự lo nhà đất TĐC; những hộ này hiện đang sống rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau (51 hộ): Bởi vì tìm gặp được những hộ này rất khó khăn vì không rõ chỗ ở của họ, hoặc họ ở quá xa, chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của NXH và cộng tác viên đia phương nên tư vấn chỉ có thể gặp được 26 hộ tự lo, nghĩa là khảo sát được 50% số hộ. Tuy nhiên, thông tin cộng đồng và kết 3 Phạm Vi và Phương Pháp
  • 8. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ quả khảo sát trước đó do NXH thực hiện trong tháng 2/2004 cho 31 hộ trên tổng số 51 hộ tự lo có thể đủ để bổ sung cho việc đánh giá. Thu thập dữ liệu từ các hộ dân NCĐT: 1. NCĐT: Các hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thí điểm tại P.11, Q.6, vẫn có thể cư ngụ tại chỗ và nhận nâng cấp cơ sở hạ tầng (Dự án NCĐT, 166 hộ dân): Có 42 hộ được khảo sát theo kế họach yêu cầu (25% tổng số hộ) vừa dựa trên việc lấy mẫu theo tính đa dạng do tư vấn chọn lựa vừa do sự giới thiệu hợp lý của tổ trưởng tổ dân phố (TDP) trong khu vực. Tại Khu phố 2: 8 hộ (của TDP 28 and TDP 23), và tại Khu phố 1: 5 (TDP 5), 3 (TDP 3), 12 (TDP 2), 14 (TDP 11) đã được phỏng vấn. 2. Cộng đồng tiếp nhận TĐC: Các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi Dự án phân lô TĐC P.BHHA Q.BT, sống trong những khu nhà cận kề với khu vực dự án và tiếp nhận dân TĐC; một số các hộ dân này phải sửa chữa nâng cấp nhà họ (chủ yếu là nâng nền) nhờ vốn vay nhỏ từ Quỹ quay vòng BTC (25 hộ như kế họach khảo sát yêu cầu). Vì sự thiếu phối hợp của chính quyền địa phương tại nơi này, tư vấn đề xuất nên giới hạn số hộ được phỏng vấn xuống còn 10 hộ (nghĩa là 40% được phỏng vấn). Ngoài ra, thông tin có được từ việc CEP khảo sát đơn xin vay vốn sửa chữa nhà cho 42 hộ ở Khu phố 7 và thông tin CEP khảo sát 200 hộ ở các khu phố 6, 7, 8, 9 là các hộ sống gần khu phân lô TĐC cũng đủ cho việc đánh giá. Thu thập dữ liệu từ BQLDA415, các cộng đồng, và chính quyền địa phương: Các buổi họp hàng tháng và không định trước với nhân sự BQLDA bao gồm giám đốc, nhân viên điều hành và cố vấn trưởng được thực hiện để thảo luận tiến độ và điều chỉnh cho việc giám sát nếu cần thiết. Họp và tham vấn với nhân viên NXH được thực hiện theo thông lệ hàng tháng và khi có những nhiệm vụ cụ thể nhằm chia sẻ thông tin và đề ra giải pháp cho các vấn đề nổi cộm. Đối thọai với chính quyền địa phương và lãnh đạo cấp phường diễn ra trong các cuộc họp để giải quyết những vấn đề liên quan đến TĐC. Các quan sát với ghi chú chi tiết được thực hiện để thu thập dữ liệu định tính và đề ra được nhận xét và đề xuất cho BQLDA. Với một bản câu hỏi hoặc ghi chép để khảo sát tác động của dự án về củng cố thể chế, tư vấn phỏng vấn những người cung cấp thông tin trong suốt các cuộc họp với các đơn vị và tổ chức chịu tác động. Dữ liệu thứ cấp bao gồm tài liệu sẵn có của dự án, kế hoạch TĐC đã vạch ra và diễn biến của việc thực hiện dự án, đặc biệt các báo cáo hàng tháng của NXH. Cũng vậy, tư vấn thu thập và xem xét các tài liệu có sẵn liên quan đến tác động TĐC và các vấn đề khác nhau về việc quản lý vấn đề, và các họat động hiện tại và trước đó của cộng đồng và các bên có liên quan xét về mặt tác động TĐC như biên bản các cuộc họp của các tổ chức quản lý TĐC dựa trên cộng đồng, báo cáo về các họat động TDTK. Thuận lợi và hạn chế của giám sát: Thuận lợi: Tư vấn nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ BQLDA, NXH, TCCĐ, chính quyền địa phương và dân các cộng đồng. Cũng có may mắn là tư vấn tham gia dự án bắt đầu từ cuối 2004, từ lúc khảo sát các hộ xin vay xây nhà TĐC (khỏang 2 tháng trước khi họ di dời TĐC). Trong suốt giai đoạn ngắn ngủi này, tuy nhiên, những điều kiện sống trước giai đọan TĐC của các hộ dân đã được ghi nhận và quan sát một phần, tạo thuận lợi cho 4 Phạm Vi và Phương Pháp
  • 9. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ việc nhận dạng các tác động TĐC và có dữ liệu để so sánh tương đối về tình hình cuộc sống của dân chịu ảnh hưởng dự án của hai giai đọan trước và sau di dời. Giới hạn: Nhờ vào các nỗ lực bền bỉ của NXH, các hộ dân trong dự án đã quen thuộc với việc cán bộ dự án đến từng nhà trong diện mục tiêu để tham vấn họ và ghi chép. Hầu hết các hộ đều hợp tác và thẳng thắn nhưng nhiều hộ có xu hướng than phiền để thu hút sự chú ý và xin them hỗ trợ của dự án. Khi được hỏi về mức độ hài lòng thỏa mãn trong suốt quá trình TĐC, các câu trả lời phần lớn dựa vào trạng thái tinh thần của người được hỏi, trạng thái này không nhất quán và có thể do thành kiến. Mặt khác, có nhiều người trong gia đình cùng tham gia vào cuộc phỏng vấn và ý kiến của họ khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Khảo sát và thu thập dữ liệu vì vậy đành có khuynh hướng lấy thông tin từ chủ hộ hay người có ảnh hưởng nhất của hộ dân. Nhiều thông tin được kiểm tra chéo với cán bộ dự án, chính quyền và cộng đồng có liên quan. Thu thập dữ liệu của tác động dự án về củng cố thể chế chỉ được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn cá nhân, quan sát, thông tin cộng đồng và ghi chép trong các cuộc họp với chính quyền địa phương có liên quan, thay vì sử dụng một bản câu hỏi. Qua nhiều tháng giám sát, các vấn đề đáng quan tâm được đề cập một cách tự nhiên đến những đương sự để khơi gợi phản ứng và nhận thức của họ, những điều này được tư vấn ghi chú lại theo cách tự nhiên, tránh gây lo lắng vì những người có chức trách thường không thích tên họ với những phát biểu chỉ trích được viết trong một tài liệu tham khảo chính thức. Bản khảo sát cơ sở về tác động TĐC do tư vấn thiết kế bằng tiếng Anh, được thảo luận với BQLDA kỹ càng để đảm bảo có sự thông hiểu về mọi vấn đề và ngụ ý. Bản câu hỏi được thiết kế chi tiết và theo định dạng ô bảng để tư vấn có thể độc lập thực hiện các phỏng vấn sâu với sự có mặt giới hạn của nhân viên dự án và chính quyền địa phương. Bản câu hỏi có thể hơi phức tạp đốI với nhân viên dự án và người được phỏng vấn. Bản câu hỏi được dịch sang tiếng Việt để người địa phương có thể hiểu được nội dung. Sau khi thu thập dữ liệu, thông tin lại được dịch sang tiếng Anh. Trong suốt quá trình này, có nhiều chỗ thông tin được dịch ra có thể bị hiểu qua thiên kiến xét về mặt kỹ thuật và về quan điểm cá nhân. 5 Phạm Vi và Phương Pháp
  • 10. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ I. MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN: Việc giám sát được thực hiện tại các khu vực dự án P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT liên quan đến những dự án thí điểm sau: • Dự án thí điểm nâng cấp đô thị cho nhà có thu nhập thấp (tại P.11 Q.6) • Dự án thí điểm TĐC chung cư Lò Gốm (tại P.11, Q.6) • Dự án thí điểm khu TĐC (tại P.BHHA, Q.BT) • Hỗ trợ kinh tế xã hội cho TĐC (tại P.11 Q.6 và tại P.BHHA Q.BT) I.1 KHU VỰC DỰ ÁN P.11 Q.6 Khu vực dự án này triển khai tại P.11 Q.6 Tp. HCM Việt Nam. Cả khu vực bao quanh bởi những khu phố dân cư đông đúc gồm dân lao động thu nhập thấp, nghề tự do, trình độ học vấn thấp, nhiều tệ nạn xã hội với các nhóm tội phạm như mãi dâm, mua bán ma tuý, hút chích trong giới thanh thiếu niên, trộm cướp, chửi bới nhau hàng ngày vì nhiều lí do. Một khảo sát trước đây của dự án cho biết nói chung dân ở P.11 Q.6 đã sống và làm việc lâu năm tại khu vực chủ yếu với những nghề lao động giản đơn. Người dân cũng rất nghèo và chịu nhiều tệ nạn xã hội nổi cộm như hút chích và mãi dâm. Điều kiện nhà ở đặc biệt tồi tệ, ở gần và sống ngay trên mặt kênh rạch. Khu vực có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tận tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4; lượng mưa trung bình hàng năm là 1,949mm còn nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, độ ẩm không khí trung bình là 79,5% (tham khảo của cả Tp HCM). TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG Khu vực dự án thực hiện tại những lưu vực kênh THLG bị ô nhiễm, đã lâu bị sử dụng thái quá làm nơi chứa nước thải, rác thải, đi vệ sinh và thậm chí là tuyến giao thông cho các thuyền ghe nhỏ chở hàng hoá và vật phẩm. Nhà vệ sinh và thói quen đi vệ sinh Khoảng 90% người TĐC cho biết là họ đã từng sử dụng “nhà cầu trên mặt nước” trước khi được TĐC. Theo quan sát thực tế, loại nhà vệ sinh này được xây dựng trên mặt nước (tại đây thì trên mặt kênh rạch, vùng trũng hoặc ao). Chỗ đi cầu chỉ làm sơ sài với hai thanh nhỏ để đặt chân. Nhà cầu này cao trên mặt nước khoảng 1-2m để phân rơi thẳng trực tiếp xuống mặt nước. Cửa nhà cầu chỉ cao khoảng 1m, đủ để người khác biết nó đang có người bên trong hay không. Cấu trúc nhà vệ sinh được dựng sơ sài từ các vật liệu cũ, chủ yếu là các thanh gỗ. Chủ nhà làm cầu tiêu và cho phép hàng xóm sử dụng. Chủ nhà là người phải dọn dẹp và duy tu nhà vệ sinh. Hầu hết người được phỏng vấn than phiền về loại cầu tiêu này không sạch, hôi, phải sửa chữa cùng với ngôi nhà. Buổi tối và đặc biệt khi không có đèn sáng, người ta ít vào nhà vệ sinh vì kém an toàn do cấu trúc sơ sài và do muỗi. Trẻ con thường bắt đầu sử dụng nhà cầu này vào khoảng tuổi lên 5 và lớn hơn với sự khuyến khích của cha mẹ. Cho trẻ nhỏ hơn thì họ sử dụng bô và sau đó đổ bô vào cầu tiêu nói trên. Muỗi rất nhiều, cắn cả ngày lẫn đêm nhưng sốt xuất huyết và sốt rét không bị nhiều, rất hiếm, chỉ có 2 đến 3 trường hợp được Hội Chữ thập đỏ của phường báo cáo lại và chuyển lên tuyến chăm sóc y tế huyện. Người dân địa phương có hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét và mùng chống muỗi được sử dụng vào ban tối tại tất cả các hộ dân. 6 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 11. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ Thói quen đổ rác Trước khi dịch vụ thu rác tư nhân được dự án giới thiệu, có đến 90% số hộ ném rác thải vào kênh hay ruộng. Có khoảng một phần ba hộ TĐC vẫn vứt rác vào kênh hoặc ao gần nhà vào thời điểm họ giao đất và nhà để thực hiện TĐC. Nhiều hộ đề cập lí do không trả tiền thu rác vì dịch vụ thu rác bất tiện, quá ít hộ sử dụng nên cuối cùng ở một số hộ dân họ thôi trả tiền thu rác và người ta quay trở lại thói quen quẳng rác vào kênh. Trong khu vực NCĐT, theo khảo sát, cả hai Khu phố 1 và 2 từng bị ngập rác rưởi và đường hẻm lầy lội dơ bẩn trước khi có dự án vì một số lớn hộ dân không muốn trả hàng tháng 7000đ cho dịch vụ thu rác. TÌNH TRẠNG NHÀ Ở Vì xây dựng quanh kênh rạch, khu vực nhà ở này đã từ lâu bị ngập thường kỳ vào suốt mùa mưa, đặc biệt trong suốt những tháng từ tháng 9 đến tháng 1 với triều cường hàng ngày buổi sáng từ 5h đến 7h, buổi chiều từ 5h đến 9h. Vì vậy, hơn 40% hộ dân hoàn toàn hay một phần xây nhà ổ chuột trên các đà cột bằng gỗ hay bêtông, mái lợp bằng tấm tôn hoặc giấy dầu, tường bằng các vật liệu tái sử dụng đã cũ. Một số hộ không sống trực tiếp trên kênh rạch thì có thể tránh ngập nhà khi bình thường, nhưng khi triều cường dâng cao, đôi khi lên đến 60 – 70cm thì mọi nơi đều ngập. Vì vậy, người dân sống trong vùng ngập này phải học thuộc lòng giờ nước lên để chuẩn bị tránh cho đồ đạc bị ướt, trôi mất và để chuẩn bị cho gia đình và trẻ em tránh những tác nhân nguy hiểm như rắn, trùn, chuột, muỗi và rác theo nước ngập vào nhà. Với các hoạt đông bình thường như ngủ, ăn, học bài, v.v.. họ phải tìm những nơi cao ráo hơn trong nhà như trên giường, trên gác. Mùng chống muỗi thậm chí còn phải sử dụng cả vào ban ngày. Nỗi cực nhọc phải lau rửa nhà thường xuyên và chi phí sửa chữa nhà cửa hàng năm bao gồm thay mái giấy dầu, tường tôn thiếc, đà cột nền là quá sức đối với nhiều hộ dân. Những khó khăn về tài chính với nợ lãi cao đã ngốn bớt thu nhập ít ỏi của một số đông gia đình có thu nhập thấp trong thành phần dân chịu ảnh hưởng bởi dự án. Trên hết, việc giảm cấp môi trường nghiêm trọng và nhà ổ chuột thành thị luộm thuộm do các hoạt động của người dân dọc theo kênh là không thể chấp nhận trong tổng thể phát triển về lâu dài của thành phố. Nói thêm là trước TĐC các hộ dân chỉ có giấy tờ chủ quyền nhà đến cấp tổ trưởng hay khá phổ biến chỉ là hợp đồng mua bán không có công chứng giữa người mua và chủ trước. Nếu các hộ dân là người đến cư ngụ đầu tiên thì họ cũng chỉ có giấy chứng nhận cư trú qua các năm cấp bởi các cấp chính quyền địa phương qua các thời kỳ. Cấp nước và điện Trước di dời, qua việc khảo sát các đối tượng vay vốn xây dựng của CEP, tư vấn đã đến gặp những hộ sắp di dời lúc đó đang vẫn sống dọc theo kênh. Quan sát khi đi quanh khu vực thấy những hệ thống máng được lắp để hứng nước mưa từ mái nhà và trữ nước mưa trong những chum vại bằng gốm rất to hoặc trong bất cứ thứ gì có sẵn để tiết kiệm bớt chi phí mua nước trong suốt mùa mưa. Nước sử dụng chủ yếu cho ăn uống và sử dụng trong gia đình thì phải xách, câu từ những điểm nước ở xa, theo lời thuật lại của rất nhiều người. Việc sử dụng nước rất eo hẹp, chỉ cho những nhu cầu căn bản tối thiểu của gia đình, có thể được minh chứng qua nhiều câu chuyện kể phong phú của cả đàn ông và đàn bà. Đã có nhiều tranh chấp cãi cọ giữa những dân nghèo khi họ phải vật lộn mỗi ngày để có nước. Người ta kể lại có nhiều năm, ngay cả trong đêm giao thừa của Tết cổ truyền 7 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 12. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ vẫn có số đông người nghèo đứng chờ chen chúc trước những điểm lấy nước vì họ không muốn nhà mình thiếu nước trong ngày đầu tiên của năm mới. Một bà trung niên cho biết trước đây bà từng kiếm sống bằng nghề gánh nước thuê, mỗi ngày làm rất cực gánh được khoảng 100 đôi thùng nước đầy, tính tương đương là 4m3 nước, gây ra cho bà chứng đau nhức xương khớp trong hiện tại. Người ta cũng nói là dân không dám nghĩ là sẽ có lắp đặt đường cấp nước dù là trong mơ. Thay vì đó, một số người đành chọn cách câu nước bán từ vài hộ có đồng hồ nước chính thức với giá đến gấp 10 lần cao hơn giá nhà nước. Bắt đầu thì người câu cũng phải chịu them chi phí hơn 400.000đ lắp đặt một bơm và đồng hồ nước phụ. Có một vài hộ cho câu có khả năng tài chính lắp đồng hồ nước chính thì kinh doanh rất có lợi nhuận từ việc bán nước câu lại. Theo báo cáo của cộng đồng, có vài người còn xây được cả nhà lầu và trở thành giàu có nhờ cho câu nước. Một hộ chứa nước trong hai hồ xi-măng lớn trong nhà để cho câu lại, không thấy có biện pháp vệ sinh tại các điểm nước này. Một điểm bán nước như vậy đủ cho câu lại khoảng 5 – 10 gia đình sống gần đó. Vài hộ bán nước cho câu lại sử dụng bơm không đủ mạnh cho nhu cầu của nhiều người đang chờ nước chỉ sống cách đó có vài mét, các chủ nước cho câu này cũng bán nước đựng trong thùng và đẩy về nhà bằng xe đẩy nhỏ quanh các khu phố trong bán kính khoảng 250m tại khu vực dự án. Từ những năm 1990, nhà nước ngưng cung cấp những vòi nước công cộng miễn phí gần khu vực, còn nước kênh thì đã bị ô nhiễm nặng nề. Trước TĐC, có ba hộ dân chuyên cho câu bán lại nước và 41 hộ có đồng hồ điện chính vừa sử dụng cho gia đình vừa cho các hộ khác câu lại thu lợi nhuận. Phân tích từ kết quả bản khảo sát, có thể kết luận rằng mức nước sử dụng trước khi có dự án là khoảng hơn kém 1 – 2m3 /người/tháng. Vì cư dân ở đây biết thực tế rằng nước câu/mua đắt đỏ và khó khăn, nước được xem là thiết yếu giá trị nhất mà người ta sử dụng rất căn cơ tiết kiệm. Những hộ dân nói rằng không đủ nước đề dùng thì do những khó khăn sau: 1.Thiếu vật để đựng hay chỗ chứa vì nhà họ nhỏ, chật chội. 2.Quá đông người cùng sử dụng một nguồn cung cấp. 3.Khoảng cách đến điểm mua nước xa hoặc áp lực nước yếu. Một khó khăn khác là ban ngày có nước rất cực bởi vì áp lực nước yếu, họ phải thức khuya lo nước cho gia đình mỗi ngày hoặc khi cúp điện. Một số không có thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trước TĐC và NCĐC, người dân ít thực hành rửa tay sau khi đi vệ sinh vì nhiều lí do như nhà vệ sinh trên kênh thiếu tiện nghi vòi nước, nước thì đắt và khó câu về. Nước mua lại qua ống nhựa, xe đẩy thùng nước về nhà, do đó vòi nước chảy rất giới hạn ở các hộ dân. Đa số họ đánh răng, tắm, rửa mặt sớm vào buổi sáng hoặc sau khi đi làm về hoặc trước khi đi ngủ bằng nước đựng trong các thùng thau nhựa hay chum vại. Lau rửa những vật đựng này rất mệt nên có thể thấy nhiều cặn bẩn nhiễm trong nước. Rửa tay sau khi đi vệ sinh rất sơ sài với ít nước, nước cho vệ sinh rất giới hạn ở tất cả các hộ dân. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Trong khu vực dự án, nghề tự do rất phổ biến. Những nghề bán dạo đồ ăn uống, vé số, thuốc lá rất thông thường. Cũng có khi một số hộ dân sử dụng phía trước nhà họ làm chỗ 8 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 13. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ mua bán thức ăn, đồ tạp hoá hay làm những nghề linh tinh như lột tỏi, dập chi tiết sắt nhỏ, làm móng tay và may sửa quần áo; cũng có trong khu vực một số hộ sản xuất nhỏ tại nhà như chế biến da bì gây ô nhiễm do chất thải hữu cơ, cũng như hàn cắt sắt hoặc tái chế phế liệu gây ồn, bụi. Chạy xe ôm, xích lô, xe ba gác, bốc xếp là nghề kiếm sống cho một số đàn ông không có kỹ năng. Cũng có cả công nhân có thu nhập thấp trong các nhà máy xí nghiệp hay cơ sở sản xuất tư nhân. Chỗ cho người đi bộ và hẻm được chiếm dụng khắp nơi để mua bán mặc dù đã có quy định cấm từ chính quyền địa phương. Tình trạng thường trú Các lý do di cư đến Tp.HCM và đến sống tại khu vực dự án đối vối đa số người trong các hộ dân bao gồm: lo được cuộc sống phát triển ngay cạnh bờ kênh rạch, do chiến tranh chạy loạn xa khỏi nông thôn, đã sống từ nhỏ với ba mẹ, kiếm sống, tái định cư, đoàn tụ gia đình và ra riêng sau khi lập gia đình. Trong cộng đồng dân TĐC, có khoảng 20% hộ người Hoa, có 2 hộ người Khơme. Liên quan đến đăng kí hộ khẩu, chưa đến 10% KT1 (được gọi là thường trú tại địa chỉ nhà đăng kí), khoảng 50% KT2 (là những người có hộ khẩu ở Tp.HCM nhưng đang sống tại một địa chỉ khác với địa chỉ đăng kí trong hộ khẩu nhưng vẫn thuộc địa bàn Tp.HCM), có hơn 30% có hộ khẩu KT3 (được xem là dân nhập cư từ tỉnh đến sống tại Tp.HCM và có được phép tạm trú lâu dài), khoảng 10% là hộ khẩu KT4 (là những người chỉ có phép cư trú tạm thời). Giáo dục và chăm sóc y tế Bỏ học ở các cấp phổ thông rất phổ biến trong dân số chịu ảnh hưởng của dự án. Trong nhiều gia đình nghèo, giáo dục phổ thông là quá trình tốn kém họ không lo nổi, thậm chí chỉ đến cấp 2. Trong thực tế khảo sát, hầu hết các hộ dân đều có con em nghỉ học ở các lớp khác nhau, chủ yếu là bỏ học ở cấp I hoặc cấp II vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu do nghèo và phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Trong số 242 người dân chịu ảnh hưởng di dời được khảo sát về mức độ hoàn tất giáo dục phổ thông, bao gồm cả số đã nghỉ học. Phần trăm số dân tại các mức trình độ văn hoá cho thấy tình trạng giáo dục yếu kém của cộng đồng dân tại khu vực dự án: *Đại học: chỉ có 1 người tốt nghiệp đại học (0.4%); Hiện tại có 4 sinh viên đại học là con em các gia đình TĐC. *Trung học cấp III: 19 (7,8%) *Trung học cấp II: 82 (33,9%) *Tiểu học: 115 (47,5%) *Chỉ biết đọc và viết: 3 (1,2%) *Hoàn toàn không biết đọc, viết tiếng Việt: 22 (9,1%) Giáo dục yếu chính là một trong những khó khăn thực tế cho người dân, làm hạn chế khả năng thông hiểu rõ ràng về các thông báo và tài liệu giấy tờ của dự án. Theo các cán bộ Chữ thập đỏ P.11 Q.6, tiện nghi cơ sở tại địa phương cho chăm sóc y tế vẫn còn hạn chế. Các trường hợp sốt rét hoặc sốt xuất huyết sẽ phải chuyển đi tuyến y tế trên, chủ yếu là các bệnh viện huyện. Các chương trình tiêm chủng miễn phí của chính 9 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 14. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ phủ cho trẻ em được thông báo đến từng tất cả hộ dân. Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có sự phối hợp với các hoạt động phong trào của HPN. Trong số 2/3 tổng số hộ bị ảnh hưởng TĐC, 35 hộ nhận đền bù cho một phần đất bị thu hồi (họ sữa chữa nhà trên phần đất còn lại để tiếp tục ở lại nên không cần phải di dời); 178 hộ phải TĐC tại các chổ ở mới. Dự án di dời các hộ này chịu ảnh hường theo các nhóm riêng biệt sau: 1. 72 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 450 người) được di dời vào chung cư giai đoạn I TĐC trong các lô B1, A1, A2 của chung cư Lò Gốm ngay bên cạnh một chợ Lò Gốm nhỏ. Chợ Lò Gốm này và các khu vực công cộng khác được xây dựng nhằm phục hồi sinh kế cho các hộ bị mắc nợ mua nhà/nền đất TĐC, có hai công trình xây dựng ngay bên cạnh con kênh đang được cải thiện, kênh này vẫn sẽ được sử dụng cho các ghe thuyền nhỏ lên xuống theo các hoạt động của ngôi chợ. Có hai hộ sẽ TĐC Giai đọan 2 theo Dự án NCĐT của Ngân Hàng Thế Giới. Các hộ này ban đầu dự tính lấy chung cư, nhưng họ bốc thăm trượt chung cư Giai đoạn 1 và từ chối chọn nền đất ở P.BHHA (Có 79 hộ đăng ký bốc thăm cho 72 căn hộ chung cư, 5 trong số 7 hộ trượt đã đồng ý mua nền đất để thay vào) 2. 53 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) từ P.11 Q.6 được bố trí vào các lô B,C,D đã có cơ sở hạ tầng tạI P.BHHA Q.BT. Họ xây nhà mới và làm quen với những điều kiện sống của địa phương mới. 3. 51 hộ chịu ảnh hưởng (khoảng 300 người) nhận tiềm mặt đền bù đi tự lo TĐC, một số mua đất và xây nhà tại huyện Bình Chánh. NXH và dân dự án đến thăm viếng họ để nắm được nơi di dời của họ cho công tác giám sát và lượng giá sau đó. Trong khu vực NCĐT, có 166 hộ hưởng lợi của dự án NCĐT, 148 hộ sống tại Khu phố 1 và 18 hộ sống tại Khu phố 2. I.2. KHU VỰC P. BHHA Q. BT: Khu phân lô TĐC được tạo lập từ một hồ sen rất lớn gần con kênh Nước Đen có vị trí tại P.BHHA Q.BT. Hồ này là nguồn sinh kế của một số lớn người dân sống trong khu vực, đặc biệt cho các nghề có liên quan đến câu bắt cá và trồng sen. Những nghề nông khác cũng đã từng có ở đây là chăn nuôi (heo, gà, vịt) và nuôi bắt cá quy mô nhỏ tại hồ sen. Hiện tại, vẫn thấy có một số hộ chung quanh trồng hoa màu trong những mảnh vườn nhỏ. Trong những tháng mưa, hồ cũng đóng vai trò quan trọng làm nơi thoát nước thiên nhiên cho hàng trăm nhà dân quanh khu vực. Tuy nhiên, đây là một khu vực kém phát triển về cơ sở hạ tầng, điện, cấp nước, nhà đất có giá trị thương mại thấp vì bị hạn chế cấp chủ quyền nhà đất cộng thêm với tình trạng đăng ký nhân hộ khẩu, nhập cư phức tạp và có đủ các loại tệ nạn xã hội. Thiệt hại liên quan đến môi trường do mất hồ sen rất đáng kể đối với khu vực, gây ra các tác động về sinh thái khi phải thu hồi đất hoặc cho dự án. Trước đó hồ sen đóng một vai trò phụ quan trọng là điều tiết thoát nước mưa cho các nhà xung quanh. Cũng có mất mát 10 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 15. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ TĐC như mất thu nhập nông nghiệp từ hồ sen, mất nguồn bắt cá cho dân địa phương tại P.BHHA, những nguồn thu cải thiện đời sống và thu hoạch từ đất bị thu hồi cho thực hiện dự án. Dự án TĐC-xây dựng có thi công đào đất và làm đường chắc chắn gây ra những vấn đề lien quan đến cơ sở hạ tầng như: 1. Ngập lụt do nước đọng, đặc biệt trong mùa mưa; 2. Cao trình của khu phân lô TĐC đã gây ra sự khác biệt quá mức và không hài hoà giữa hai hình ảnh, một bên thì là những nhà TĐC “xa hoa” mới xây và ngay bên kia là nhà ở bị ngập lụt thảm hại, tạo ra “tâm lý ghen tức” trong cộng đồng dân địa phương tiếp nhận TĐC. Các khu phố từ 1 đến 17 được xem là cộng đồng dân tiếp nhận TĐC. Trong số này, dân số mục tiêu là hơn 200 hộ dân sống tại Khu phố 7 với 11 tổ dân phố bị ngập lụt, các tổ bị nặng nhất là 151, 152, 153, 154 vớI 168 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 138 nhà ngập và 30 lô đất trống. Các nhà này được quan tâm đặc biệt vì bị ngập nghiêm trọng do cao trình của khu phân lô TĐC. Theo báo cáo, trước khi triển khai dự án thì nước bề mặt sau khi mưa có thể nhanh chóng thoát ra hồ sen. Vì hồ này bị xoá sổ từ mùa mưa năm trước 2004, ngập lụt gây bất tiện nghiêm trọng cho khu vực bị ảnh hưởng. Tổ dân phố 154 cũng ngập lụt nặng nề, tuy nhiên, tổ này có nhiều hộ nhà được trở thành mặt tiền thông với hẻm lớn do dự án xây và 8 nhà ở phía trong đã đồng ý đóng góp làm hẻm trong năm ngoái 2004 chỉ một tháng ngay sau những trận mưa ngập đầu tiên của năm 2004. Trong suốt mùa mưa 2005, ước tính phải nâng hẻm cấp tốc cho 300m2 hẻm ở các tổ dân phố 151, 152, 153 trước khi phát vốn sửa nhà và thực hiện được các hoạt động cải thiện kế tiếp. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng khác mà dân địa phương quan tâm là sửa chữa nhà ngập lụt. Rất nhiều nhà nền bị thấp hẳn xuống hơn 1m so với các lô nhà TĐC của dự án. Kết quả là nước từ những trận mưa xốI xả trong mùa từ tháng 6/2005 đến tháng 1/2006 chảy tụ vào chỗ thấp và gây ngập những nhà vốn đã xây ọp ẹp. Trong các tổ dân phố được đề cập trên thì tình trạng ngập còn tệ hơn nữa. Mùa mưa 2005 là năm thứ hai rất nhiều hộ khổ sở vô cùng vì các vấn đề liên quan đến ngập/nước đọng cả bên ngoài và ở trong nhà như mùi hôi, côn trùng có hại, nhà cửa lộn xộn và bị hủy hoại, nhà vệ sinh không sử dụng được, có chuột, muỗi và rác rưởi tràn lan. Người dân của hơn 150 hộ trong các tổ 151, 152, 153 có tình trạng nhà ngập bi đát hơn, họ sống với môi trường trong nhà ngập lụt và ô nhiễm rất nghiêm trọng. Năm ngoái, hơn hai mươi nhà đã tự lo chi phí sửa nhà như nâng nền, gác, mái. Tuy nhiên, vẫn còn hơn một trăm nhà mà chủ nhà không thể có hay xoay sở được từ bất kỳ nguồn tín dụng chính thức nào. Vì họ không thể gánh nổi lãi suất cao đến mức 20%- 30%/tháng với góp hàng ngày nếu vay nặng lãi, họ đành chịu tiếp tục chờ đợi và sống trong một tình cảnh rất rủI ro. Những bức xúc này gây ra quá nhiều căng thẳng hàng ngày đến nỗi đã có một tá hộ không có khả năng sửa nhà đã quyết định đi thuê nơi khác để ở mặc cho căn nhà bị ngập 11 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 16. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ có cho thuê được hay không. Đã có nhiều khiếu nại được gởi lên các cấp chính quyền đòi kiện dự án về những tổn thất này. Trong năm 2005, nhân viên dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đối tác có liên quan để giúp khu vực với các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: 1. Nâng hẻm: Công tác nâng hẻm đã hoàn thành vào tháng 9/2005 với sự đóng góp ngày công và tiền mặt huy động được từ hơn 120 hộ dân có liên quan từ các tổ dân phố bị ngập nặng nhất là 151, 152, 153, 154. MỗI hộ đóng góp VND440,000 cộng thêm ít nhất một ngày công tương đương VND40,000/ngày công. Nhân viên kỹ thuật của dự án cung cấp những trợ giúp cần thiết cho công nhân nâng hẻm cho đến khi công việc hoàn thành. Vốn vay sửa chữa nhà: Dự án cung cấp cho dân bị ảnh hưởng vốn vay từ Quỹ Quay Vòng BTC do CEP quản lý. Vốn vay có thời hạn 3 năm, cỡ vay tối đa 10 triệu đồng. Đã có 42 hộ được phát vay đợt đầu tiên để nâng nền, gác, mái đang bị xuống cấp và bất tiện nghiêm trọng cho họ do việc thực hiện xây khu phân lô TĐC. Ưu tiên xem xét những hộ vẫn chưa có khả năng sửa nhà, đặc biệt những nhà khổ sở trong mùa mưa. Theo UBND phường và khảo sát của CEP về đánh giá nhu cầu tín dụng thực hiện vào ngày 16- 17/12/2005 cho 200 hộ của các khu phố 6,7,8,9. Các khu phố này cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng, giáp với Khu phố 7, có hơn 200 hộ bị thấp nền và đang xin được giúp đỡ vay vốn sửa chữa nhà. Tuy nhiên, đợt phát vay đầu tiên nhanh chóng thực hiện trong tháng 10/2005 để đưa tín dụng giảI quyết nhu cầu sửa chữa nhà khẩn cấp cho những hộ bị nặng nhất tạI Khu phố 7. Sau đó vào đầu năm 2006, vốn cho vay sửa chữa nhà sẽ phát cho khoảng 60-70 hộ nữa cũng trong Khu phố 7. Hy vọng là khi quỹ này được xoay vòng từ tiền góp trả của người vay, số người hưởng lợi sẽ dần gia tăng trong các đợt phát vay sau cho cả khu vực. Ngoài khu vực NCĐT, có 10 hộ TĐC tạI chỗ là những hộ đã từng sống trong khu vực thi công của dự án tại P.BHHA Q.BT cũng được bố trí di dời vào các lô E, F trong khu phân lô. Vậy là họ vẫn được sống quanh khu vực cũ và đã xây nhà mới trong lô đất TĐC. Một cơ sở hạ tầng về giáo dục là Trường Tiểu học Bình Long có sân chơi và vườn rộng tọa lạc kế bên khu phân lô. Khu vực này đang chuyển biến thành một nơi TĐC có tổ chức. 12 MÔ TẢ CÁC KHU VỰC DỰ ÁN
  • 17. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ II. TÁC ĐỘNG TĐC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CHỊU ẢNH HƯỞNG DỰ ÁN: II.1. MÔI TRƯỜNG Như đã đề cập ở trên, có các chỉ số đặc biệt để đo lường tác động của dự án lên môi trường sống của người dân. Trong thực tế, các điều kiện vệ sinh của họ cũng phụ thuộc chặt chẽ vào việc nâng cấp môi trường với cơ sở hạ tầng tốt hơn. II.1.1. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng và vệ sinh nhà ở được nâng cấp Với tiện nghi cơ sở hạ tầng cho các gia đình TĐC, tác động về việc tạo thuận tiện và khả năng cho cộng đồng đựợc hưởng thụ cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường công cộng như đường nội bộ, hẻm, cống thải, cấp nước sạch tốt hơn trong quá trình thi công dự án. Những hệ thống cống thải được xây dựng mới cho khu chung cư, khu TĐC cùng với đường hẻm mở rộng đang hoạt động phục vụ người dân. Họ cho biết rằng sự tiến bộ đang diễn ra, vệ sinh cải thiện hơn dù công việc xây dựng chưa hoàn tất. Nói chung tại các khu vực dự án, nước thải từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân đã được kiểm soát đàng hoàng. Khi được hỏi rằng tiện nghi vệ sinh mà hộ dân đang sử dụng có tốt hơn trước đây không, hầu hết người dân từ cả hai khu vực TĐC đều nghĩ là tốt hơn. Đối với những người nói “cũng vậy” hoặc “không” thì họ giải thích rằng họ quen với tình trạng ô nhiễm của kênh rạch bởi vì họ ở đó đã nhiều năm (?!). Các gia đình TĐC tại chung cư, phân nền tự xây đồng ý rằng họ bây giờ có môi trường mới sạch sẽ hơn. Ít nhất có mười hộ dân nói rằng họ sẽ không thể chịu đựng nổi mùi hôi và sự bẩn thỉu từ kênh rạch và tác nhân ô nhiễm như trước đây. Về vấn đề vệ sinh trong nhà, hầu hết người dân cho rằng họ đang sống trong nhà mới có tiện nghi vệ sinh tốt hơn trước đây. II.1.2. Các vấn đề ô nhiễm giảm bớt (tình trạng kênh và ngập lụt được cảI thiện, có quản lý rác thảI rắn, giảm sản xuất ô nhiễm), môi trường sống sạch hơn (ít xả rác và nước đọng) Dịch vụ thu rác thải đã hoạt động ở chung cư và khu TĐC cho tất cả các hộ. Hợp đồng giữa dịch vụ tư nhân và các hộ dân được triển khai với sự giúp đỡ ban đầu của BQLDA415 và sự tiếp quản theo dõi giám sát của chính quyền địa phương. Hiện tại, 100% hộ TĐC chung cư, 98% hộ TĐC xây nhà đang sử dụng dịch vụ thu rác với phí tương ứng là 8.000đ và 10.000đ. Tuy nhiên, có một vài vấn đề nhỏ cần quan tâm để quản lý rác thải công cộng một cách bền vững: 1. Thùng rác công cộng phải đàng hoàng: Nói chung, tất cả thùng rác công cộng đều không được lau dọn sạch sẽ, trông rất nhếch nhác. TạI chung cư thậm chí 2 trong số 3 thùng rác công cộng có nắp bị lấy cắp đi trong suốt nhiều tháng mùa mưa làm nước rơi vào đọng lạI bên trong gây mùi rất hôi và làm chỗ sinh sản của ruồI muỗi côn trùng. Tại khu TĐC ở P.BHHA còn chưa có thùng rác công cộng mà 14 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 18. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ dịch vụ thu rác cứ hai ngày mới đến thu rác. Thùng rác công cộng còn không thấy có trong trường tiểu học mới xây. . 2. Dân TĐC chung cư than phiền rằng họ phải mang rác bỏ vào thùng rác công cộng, không như trước đây. Dịch vụ thu rác hiện tại cũng không thuận tiện cho người dân, vì không có thùng rác công cộng và thu rác không có giờ giấc cố định, khiến cho người dân TĐC phải ráng chờ công nhân thu rác đến lấy rác, nếu không thì dân phải đặt các bao ni lông đựng rác trước nhà chờ thu gom và điều này không tốt cho môi trường, vệ sinh và cảnh quan khu vực. Sau khi di dời đến các khu vực TĐC thì dân hết chịu cảnh ngập lụt thường xuyên (vớI những vấn đề đi kèm như đề cập trước đó gây trở ngạI cho sinh hoạt hàng ngày). Trong suốt năm đầu tiên sau di dời, các hộ TĐC chung cư và TĐC nền tự xây vẫn còn chưa có toàn bộ khu vực vớI đường đi trơn tru bởI vì công việc xây dựng còn dang dở của dự án. Con kênh đang trong quá trình được cải thiện với việc kè bờ và tráng đường, nhưng còn rác, màu nước đen kịt và mùi hôi từ nước kênh chưa có gì thay đổi, vẫn giống hệt như trước. Hiện tại, không có loại hình sản xuất gây ô nhiễm nào như làm da bì được cho phép hoạt động tại cả hai khu vực TĐC. Trong tương lai không xa, khi Chợ Lò Gốm vận hành, việc cấm tất cả các hình thức sản xuất gây ô nhiễm về mùi hôi, bụi, bẩn, tiếng ồn, ô nhiễm nước đều phải triệt để áp dụng. Xây chợ cho khu vực dễ tạo ra tác động về môi trường cho khu dân cư. Những xuồng ghe nhỏ và vận chuyển hang hoá sẽ lai vãng hàng ngày và đêm đến khu chung cư. Dầu máy, rác thải rắn có thể lại bị những người sử dụng các loạI phương tiện này lén lút vứt xuống nước mà không có ai kiểm soát. Môi trường sống đã được cải thiện và tốt hơn so với tình trạng trước đó lúc người dân còn sống dọc theo khúc kênh ô nhiễm tạI P.11 Q.6. Khu vực TĐC sống giờ đây không có mùi hôi thường trực, ngay cạnh mặt nước đen kịt, có phân thải của người và súc vật, đủ mọi loại rác, các tác nhân chung quanh gây hại sức khỏe và bất an. Nhiều hộ cho biết là giờ đây họ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc thay vì phải lau rửa và phòng thủ nhà cửa đồ đạc tránh ngập lụt triều cường của kênh như trước đây. Tuy nhiên, qua việc đi thăm viếng quan sát khu vực và ý kiến từ các gia đình, vẫn còn một số vấn đề đang gây tác động tiêu cực: Chung cư Lò Gốm: 1. Khu vực dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng nên đất đá, vật liệu xây dựng làm khu vực bị nhếch nhác. Do việc xây dựng này, ô nhiễm không khí do bụi, khói, tiếng ồn từ máy móc và đất đá rơi đổ ngày và đêm gây phiền toái. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 gây cảnh lầy lội, tắc nghẽn đi lại cho khu vực. Người dân than phiền rằng các nhà thầu không quan tâm tạo lối đi ra vào cho dân chung cư. Nước đọng tại các đường đi chưa tráng nhựa đường sau các cơn mưa thấy ở khắp nơi của chung cư. Các vũng nước đọng này trở thành nơi sinh sản cho muỗi, ngay cả trong mùa khô đến tận tháng 12 năm 2005 khi việc lắp các cột đèn công cộng và láng nền xi măng cho công viên nhỏ khởi công. 2. Chó nuôi ở các hộ chung cư xả phân thải rải rác trong khu vực. 15 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 19. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ 3. Mùi hôi từ hai thùng rác công cộng không được che đậy (nắp bị trộm lấy đi bán ve chai phế liệu) 4. Rác thải rắn bị vứt bỏ vô ý thức do người lớn, trẻ em và những người sống tầng trên, khách qua lại chung cư từ khu vực lân cận. Rác thải rắn có thể thấy khắp nơi trong chung cư. Khu TĐC P.BHHA Q.BT: 1. Có trạm rác ở P.BHHA gần đó gây mùi rất hôi cho khu vực TĐC dự án, đặc biệt vào buổi chiều hoặc sau khi mưa. Theo báo cáo lại và tư vấn cũng thực tế chịu đựng vấn đề, mùi hôi này thậm chí còn tệ hơn mùi của kênh bị ô nhiễm mặc dù không ngửi thấy thường trực! Khi mùi hôi bốc lên, nhiều người dân phải đóng cửa nhà để tránh bị mùi hôi làm nhức đầu. 2. Các than phiền gia tăng về phân chó: Có một bà TĐC nuôi đến 5-6 con chó đem từ nơi ở cũ sang, có 3 hộ khác cũng có chó. 3. Nhiều ngườI gây ồn vào sáng sớm, nói chuyện cười đùa ầm ỹ khi tập thể dục quanh khu TĐC. Thể dục thì tốt cho dân, song tiếng ồn thì không hay cho những ai không thể thức dậy sớm như thế. 4. Khu vực lân cận vẫn đầy bùn lầy, thực tế gây rất khó khăn cho việc vào ra khu TĐC. Hệ thống cống đang xây dựng gây tắc nghẽn cho đường xá chung quanh trong nhiều tháng trời, đặc biệt phiền toái và nguy hiểm trong mùa mưa. II.1.3. Có thêm cây xanh công cộng, công viên, sân chơi cho trẻ em Nhiều cây xanh được trồng trong các khu TĐC. Trường tiểu học Bình Long cũng có nhiều cây xanh là nơi tốt cho tổ chức các cuộc họp cộng đồng và tập thể dục buổI sáng. Tại chung cư, cây xanh chưa được trồng và dân/trẻ em TĐC chung cư và khách đến thăm chưa được thư giãn trong lúc công việc xây dựng của dự án còn tiếp diễn. Theo quan sát thì người lớn trẻ em TĐC theo dự án hưởng thụ không gian thoáng rộng trước nhà mình. TạI chung cư thì các hộ tầng trệt có khoảng sân chung được tráng xi măng còn các hộ tầng trên thì với hành lang rộng trước căn hộ chung cư của mình là nơi thoải mái ngồi sinh hoạt với gia đình và khách viếng thăm. Trẻ em quanh khu vực bên ngoài chung cư thì xem chỗ công cộng của chung cư là sân chơi còn người lớn chung cư thì lấy đó làm chỗ tổ chức các tiệc tùng khi các gia đình có việc hay là nơi tổ chức các lễ lạc hay họp mặt cộng đồng. Nhiều hộ tự lo thì đang TĐC trong những nơi bên ngoài còn chen chúc, một số thì sống ở gần nông thôn ngoại thành với đồng lúa và đất làm hoa màu. Những hộ đó cho biết họ hưởng thụ không gian sống tốt hơn ở khu ổ chuột kênh rạch xưa nhưng thiếu thốn các tiện ích kinh tế xã hội để sống ổn định. II.1.4. Các hành vi và thói quen có lợi cho bảo vệ môi trường đang cải thiện (giáo dục môi trường cho cộng đồng) Sau khi di dời vào nhà TĐC mới xây, dân TĐC chung cư và tự xây đã đang thực hành cải thiện việc đổ rác và đi vệ sinh nhờ vào các tiện ích thuận tiện. So sánh với tình trạng trước dự án, hầu hết các hộ nói rằng nhận thức và hành vi của họ về các tập quán sinh hoạt và thói quen vệ sinh có lợI cho môi trường đang thay đổI theo hướng tốt hơn như sử 16 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 20. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ dụng lâu dài dịch vụ thu gom rác thải, có cầu xí hợp vệ sinh khi họ được sống trong điều kiện nhà ở văn minh hơn. Với sự khuyến khích và giáo dục của dự án, sự thay đổi của các hộ dân trong các hành vi thực hành vệ sinh có lợi và bảo vệ cho môi trường diễn ra chậm chạp từng chút một: 1. Phân loại rác dần dần được thực hành vì người ta có thể bán đồ phế liệu ve chai cho dân thu gom, một số người cho nhóm trẻ em làm tiết kiệm, đặc biệt ở chung cư. NXH hàng tháng khuyến khích người dân thực hành thói quen này tại nhà và NXH cũng tổ chức tập huấn về phân loại rác tại nguồn để cung cấp hướng dẫn thực tế. Có thể quan sát thấy là nhận thức và thực hành phân loại rác gia tăng . Người dân tập dần thói quen tốt cho môi trường. 2. Đi vệ sinh cho trẻ em: Chỉ có một hai hộ bị bắt gặp để trẻ em đi vệ sịnh tại công cộng ở cả hai nơi là khu TĐC và chung cư. TạI khu TĐC ở P.BHHA, trong số các hộ TĐC, nhiều lần thấy có bà mẹ giúp con đi cầu bên ngoài gần nhà TĐC của mình và để mặc bãi phân ở đó (tại khu đất hồ sinh học ngay cạnh khu TĐC) mặc dù họ có một nhà vệ sinh trong nhà mới xây TĐC. 3. Thùng rác trong nhà với nắp đậy có trong khoảng 50% hộ chung cư/xây nhà, các hộ còn lại sử dụng thùng rác không có nắp hoặc chỉ là túi nilông. 4. Giặt phơi quầ áo: Dân TĐC chung cư có khuynh hướng sử dụng nơi công cộng để phơi đồ giặt trong khi ở các nhà tự xây thì luôn có chừa chỗ bên trong nhà để treo đồ phơi. Nước thải hiếm khi thấy đổ ra đường và hẻm chung. 5. Chăm sóc tài sản công cộng (cây xanh, trụ đèn đường, bảng hiệu thông báo, trụ điện, những nơi chung): Người ta vẫn không quen thể hiện sự quan tâm đến những thứ này vì họ nghĩ rằng chính quyền địa phương hoặc chính phủ sẽ chịu trách nhiệm bảo trì. Trong thực tế, người ta hay treo đồ lên cây xanh như giẻ cũ, trồng giây leo, và treo các bảng nhỏ để quảng cáo. Đặc biệt, giải quyết rác sinh hoạt và thói quen vứt rác là vấn đề được quan tâm nhất: Quan sát các hộ TĐC chung cư và hộ tự xây cho thấy: -Sự khác nhau giữa tình trạng môi trường trước đó ngay bên cạnh kênh ô nhiễm so sánh vớI các khu TĐC có tổ chức đã tương đối thay đổi thói quen vệ sinh và hành vi bảo vệ môi trường cho số đông người. Đó là, quan sát thấy ít hơn rác thảI rắn vứt bừa bãi. -Tuy nhiên, có một số người vẫn ném rác linh tinh lặt vặt như bao thuốc lá, bao nilông/hộp đựng thức ăn, vỏ trái cây, xương cá/thịt, v.v. sau khi sử dụng xong ngay trước cửa nhà họ. Cũng có thể, dân TĐC chung cư sống ở tầng cao ném rác từ trên xuống. Mọi ngóc ngách của chung cư đều thấy có tất cả các loạI rác. Khi bị bắt quả tang đang xả rác, người ta xí xoá rằng họ chỉ vứt tạm nó ở đó, sau đấy họ sẽ dọn dẹp ngay. Những người ném rác vào chỗ công trường đang xây dựng thì nói rằng đất cát của thi công sẽ mau chóng lấp rác lại! Đặc biệt, những nơi công cộng hoặc các lô đất trống riêng sẽ dần dần trở thành “những bãi rác tí hon”. Trong thực tế, dân tại khu vực đã quen với tập quán ném rác hàng ngày vào các hồ ao trũng chung quanh để lấp, dần dần họ sẽ có thêm đất theo cách thức “ít tốn 17 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 21. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ kém nhất” này. Theo ghi nhận từ giám sát tại các khu TĐC của dự án và cả ở các nơi hộ tự lo đến TĐC, tập quán này vẫn tồn tại. Có lẽ phải mất nhiều năm mới thay đổi được hành vi tệ hại này cho cả cộng đồng mặc dù có một ít cảI thiện ở người dân TĐC bởi dự án. Ngoài ra, đất chưa xây dựng ngay bên cạnh hồ sinh học và ngay trước mặt những nhà TĐC thì được tận dụng để trồng những vườn nhỏ và những chòi bếp nấu nướng cũng như là nơi để vứt rác vào. Một bà già hộ phân lô tự xây ném rác đựng trong bao nilông vào chỗ đất này, khi bị hỏI tạI sao bà làm thế, bà trả lờI, “Bây giờ tôi đâu có thùng rác tại nhà và chỉ ném đỡ thế này ít lâu thôi. Rồi dự án sẽ chẳng chóng thì chầy sẽ lấp khoảng đất khi thi công xây dựng. Thế là đâu còn thấy rác nữa. Sẽ không sao đâu”. Ngoài ra, một số hộ không có thùng rác hoặc có thùng rác không nắp, họ chỉ đơn giản bỏ rác vào túi nilông và vứt đi. Về các hộ tự lo, tại các hộ có NXH và tư vấn đến thăm viếng và quan sát, một số vẫn tiếp tục xả rác vào hồ sen/kênh rạch/ruộng lúa gần nơi ở nếu họ di dời đến vùng nông thôn/ngoại thành như huyện Bình Chánh vì không có dịch vụ thu gom rác quanh khu vực. Điều này chứng minh thực tiễn rằng có tiện nghi cơ sở hạ tầng tốt hơn có thể làm ngườI ta thay đổi hành vi tập quán có hại. Đối vớI người dân tự lo TĐC, hiện tại cư ngụ tại các địa điểm ở huyện Bình Chánh hoặc những khu vực còn kém phát triển cơ sở hạ tầng, có khả năng họ vẫn chưa thay đổI thói quen đi vệ sinh trên kênh rạch/đồng ruộng nếu họ không thể lo được nơi ở có nhà vệ sinh tốt hơn nơi ở trước đây của họ. Vai trò của các CBO và sự tham gia của cộng đồng: Hành động và đóng góp của các đơn vị quản lý TĐC nhằm nhắc nhở người dân rất giới hạn trong việc này. Các hoạt động giáo dục môi trường từ lâu đã được thực hiện như là một trong những nhiệm vụ chính của NXH. Giữa cộng đồng TĐC, việc nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường dần dần được thúc đẩy mặc dù vẫn rất hạn chế vì người dân bình thường e ngại, thêm nữa họ không xem đó là trách nhiệm của họ. Ở cả hai khu vực TĐC dự án tạI P.11 Q.6 và P.BHHA Q.BT và các trường hợp tự lo TĐC, nhiều người dân TĐC và NCĐT luôn luôn than phiền rằng họ khổ vì rác vứt bừa bãi bởi người khác từ dân TĐC hoặc từ người lạ/khách vãng lai đến khu vực. Theo báo cáo của người dân thì thành phần người lạ/khách vãng lai làm bẩn tường chung cư mà dân TĐC chung cư không dám ngăn cản họ. Cũng có than phiền về tiếng ồn nặng nề từ một hộ dân địa phương hàn đồ sắt bằng gió đá mặc dù dân mớI đến TĐC chẳng thích chút nào. Mới tờ mờ sáng tại khu phân lô TĐC, từ lúc 4h sáng có nhiều người tụ tập lại tập thể dục, làm ồn ào gây thêm tiếng chó sủa họa theo, rất phiền toái cho những người còn đang ngủ. Khi được hỏi tại sao họ không làm hành động gì để thậm chí là nói miệng nhắc nhở những trường hợp gây vấn đề nêu trên, họ nói là họ không thể mạnh dạn làm gì, những lý do sau đây được đề cập: 1. Họ không có quyền nói người khác thôi xả rác, thậm chí quanh đường xá/hẻm ngay trước cửa nhà họ. 2.Họ lo sợ bị chửi bớI lại tục tằn, hay thậm chí tệ hơn, tài sản đồ đạc họ bị phá huỷ, hầu hết do thiếu niên/trẻ em hung hăng. 18 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 22. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ 3.Dường như là người lao động vẫn quen chịu đựng những hoạt động gây vấn nạn cho môi trường vì họ quá ít quan tâm đến chuyện này trong khi những thứ khác đang gây căng thẳng cho họ như nợ nần, việc làm, và cải thiện nhà cửa. Nếu được hỏi rằng về thực hành việc làm thân thiện với môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường của hộ dân có được cải thiện nhờ vào kết quả từ TĐC hay không, đa số luôn luôn đồng ý như vậy, chỉ 10% trả lời rằng họ vốn vẫn thực hành tốt chẳng cần đến sự can thiệp của dự án. Dự án đã tạo ra những thay đổi nhất định liên quan đến việc cải thiện hành vi và nhận thức bảo vệ môi trường. Hiện tại, người ta vẫn không hoàn toàn nhận thức được rằng họ đang sống trong một môi trường tập thể và họ nên theo các quy định chung. Sau đây là các ví dụ thực tế: Theo như nhiều than phiền từ các cư dân TĐC chung cư, rác thải rắn đủ loại do các hộ phía trên ném xuống vô tội vạ. Trên mặt đất đang thi công dự án, có thể thấy đủ loại rác thảI như bao nilông, hộp cơm đã qua sử dụng, giấy báo, giẻ quần áo cũ, v.v. Chẳng ai chịu nhận trách nhiệm, ai cũng có khuynh hướng đổ thừa cho người khác, đặc biệt cho khách vãng lai/người lạ lui tới khu vực. Tư vấn ở lại sống chung với cộng đồng, có lần đang nói chuyện vớI một đôi vợ chồng sống ở tầng 2 lô A2 thì bắt gặp cô vợ ném một túi nilông rác lớn xuống đất vớI cung cách tự nhiên như thể đấy là cách làm hàng ngày của họ vậy. Đó có thể còn sót lại của lề thói ném rác vào kênh/đồng ruộng/ao trước đây. Cặp vợ chồng được khuyến cáo về các nguy cơ cho môi trường và vệ sinh mà hành vi của họ gây ra. Nói chuyện nhiều hơn với các gia đình thì phát hiện rằng họ trả đầy đủ tiền thu gom rác, nhưng họ than phiền dịch vụ không đến tận cửa căn hộ họ để thu rác như trước đây dù họ trả cùng mức phí. Vì họ không thích phải xách bao đựng rác đến tận thùng rác công cộng để bỏ vào, thế là thuận tiện hơn cho họ là quăng cái vèo! Điều tra cho thấy, trẻ em không có hướng dẫn giáo dục của người lớn có thể nhiễm dần hành vi vứt rác rất tệ hại này sau khi sử dụng xong một thứ gì đó. Trẻ em cũng thích viết vẽ lên tường công cộng, vấn đề này có thể kiểm soát được một khi ngườI lớn luôn nhắc nhở các em. Tại chung cư, người ta nói là viết vẽ như thế là do một số trẻ em bên ngoài vào chung cư chơi những tháng đầu khi dân mới dọn vào ở. Ở khu phân lô P.BHHA, người ta báo cáo có một hai hộ cứ tạt nước ra đường đi sau khi rửa mọI thứ, kể cả cá, thực phẩm, thay vì sử dụng bồn rửa trong bếp. Tư vấn đã đến thăm các hộ này và giải thích những hậu quả của hành vi họ có hại cho môi trường và hạ tầng vệ sinh quanh nhà họ như thế nào. Một hai hộ nuôi nhiều chim và bồ câu, một hộ khác để vài chậu cây sau lan can chung cư đã được nhắc nhở nhiều lần phải quan tâm đến an toàn của sinh mạng và nhà ở của ngườI khác cùng sống trong cộng đồng. Trong những trường hợp này có thể phải cần đến cảnh cáo mạnh hơn từ cấp chính quyền và công an. Mặc dù phơi đồ giặt nơi công cộng không được phép, việc này là phổ biến tại chung cư do diện tích sống bị giới hạn trong khi ở khu nhà phân lô tự xây thì ít thấy hơn. Tại chung cư hiện tại chỉ có hai hộ mua nổi máy giặt. Thông thường người ta sử dụng khung phơi đồ bằng kim lọai ở các tầng trệt. Cũng có thể, các tầng trên vắt đồ như quần áo và mùng 19 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 23. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ mền lên thành lan can ngay trước căn hộ mình. Những hộ TĐC phân lô tự xây thì thiết kế chỗ phơi bên trong nhà, nhưng vẫn thấy một số đồ quần áo phơi nơi ngoài hè công cộng, một số đồ cũng do dân địa phương phơi. Hành vi bảo vệ cây xanh và tiện nghi công cộng P.BHHA Trong lúc có ngườI trồng tỉa ít cây hoa nhỏ tại gốc cây công cộng, có hai hộ trồng dây leo lên cây trước nhà họ, như một bà già nói là để có vài quả mướp đắng (khổ qua) để ăn. Người khác treo đồ để phơi như khăn, giẻ cũ, áo mưa và thậm chí bảng nhỏ quảng cáo “Xe ôm tại đây”. Một hộ trồng dây leo có hoa cho quấn vào trụ đèn đường do dự án lắp đặt, tuy nhiên, cô chủ nhà đồng ý thôi đi khi được nhắc nhở. Về lâu dài, người ta từ từ bỏ đi hành vi lạm dụng tài sản công cộng sử dụng cho riêng mình và gây hại đến tài sản chung của cộng đồng. II.1.5. An ninh trật tự được cải thiện, tệ nạn xã hội thuyên giảm (hút chích mua bán ma túy, an toàn hơn và phòng chống cháy nổ và tai họa chiếu sáng công cộng) Theo người dân từ cả hai nơi TĐC dự án, tất cả các loại tệ nạn xã hội đã giảm rất đáng kể. Đặc biệt tạI P.11 Q.6, giảm chỉ còn khoảng 10% tệ nạn. Dân phòng năng động và làm việc đáng tin cậy hơn trước kia. Công an địa phương trong suốt quá trình phối hợp vớI dự án đã triệt phá và giam giữ những tên tộI phạm nổI cộm, có tác dụng răn đe hiệu quả những đốI tượng tiềm ẩn khác. Trật tự an ninh là một mặt tốt mà ngườI dân dự án và cộng đồng xung quanh rất ưa thích về kết quả của dự án. Mặc dù có những than phiền về việc cho đến nay không có đèn đường ở cả hai nơi TĐC, buổI tốI vẫn rất nguy hiểm khi đi lạI và không an toàn cho tài sản ngườI dân. Cho đến tận tháng 9/2005 dự án mớI lắp đèn đường cho Khu phân lô TĐC và đầu 2006 cho chung cư Lò Gốm. Hiện tạI lúc khảo sát thì chung cư vẫn chỉ có đèn hành lang do các hộ đóng góp trả tiền. BuổI tốI thì các khu vực TĐC đã được an toàn cho cả khách vãng lai, không như trước kia tạI P.11 Q.6. một số gia đình phảI gởI con cái của họ đi nơi khác sống để tránh nguy hiểm và bị lạm dụng. II.1.6. Cảnh quan khu vực được nâng cấp Trong thực tế có những ngườI cho biết họ phảI đưa đón con nhỏ ra vào khu vực đang thi công để bảo đảm an toàn, như vậy cũng tốn kém cho họ phảI lau chùi nhà cửa và tắm rửa nhiều sau khi vật lộn vớI đất bùn của khu vực đang xây dựng. Sau này sẽ có đoạn kênh vớI bờ kè trông đẹp hơn cũng như chợ và khu chung cư vó những khoảng công viên xanh bao quanh tạI khu vực dự án P.11 Q.6, còn ở P.BHHA thì có một ngôi Trường tiểu học Bình Long dễ thương tọa lạc gần khu phân lô TĐC được đô thị hoá và có tổ chức. Trong tương lai gần, cả hai địa điểm sẽ được phát triển xa hơn nữa vớI các dự án đô thị hoá cho cả khu vực. Tác động có tính tích cực về mặt cơ hộI kinh doanh, giá trị nhà gia tăng và khu vực trở nên an cư ổn định. TạI P.11 Q.6: 20 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 24. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ Trong suốt 2005 khu vực làm bờ kè của dự án chỉ thấy toàn vật liệu và máy móc xây dựng. TrờI mưa còn làm cho khu vực bị lầy lộI tắc nghẽn đến nỗI ra vào khu vực chung cư thật là phiền phức cho những ai phảI đến và đi. Con đường nốI giữa khu vực NCĐT và khu chung cư gần như bế tắc, ảnh hưởng bất lợI đến thông thương hàng ngày của hai nơi. Hiện tại, chỉ có các lô nhà chung cư gọi là đã xây xong. Việc xây bờ kè đang cố gắng tiến triển để hoàn thành. Bên cạnh là chợ cũng đang hoàn thiện để khai trương trước khi dự án kết thúc. P.BHHA, Q.BT: Suốt giai đoạn giám sát trong năm 2005, cảnh quan của khu phân lô được dần phát triển vớI việc xây nhà không ngừng của dân TĐC và sửa chữa nhỏ của nhiều nhà dân trong cộng đồng tiếp nhận TĐC. Công tác lát đường đi lạI trong khu phân lô đã hoàn thành giữa năm 2005 làm ngườI dân thấy thoảI mái nhiều. Trường tiểu học Bình Long được trang trí vớI nhiều cây xanh xinh tươi trong sân chơi, là mái trường tuyệt vờI vớI 10 phòng học phục vụ cho hang trăm em nhỏ cấp I đến học và vui chơi. Có 7 em từ các gia đình TĐC. Khu vực hồ sinh học vẫn cần thi công khá nhiều, sau khi có 8 ngườI chết đuốI trong hồ, từ tháng 9/2005 có các biện pháp an toàn được triển khai nhằm ngăn chặn ngườI lớn/trẻ em xung quanh vào các hồ để bơi. Việc làm đường ở bên ngoài và khu vực xung quanh vẫn chưa hoàn thành. Bên ngoài các hộ dân, các vấn đề về ô nhiễm kênh, rác thảI có thuyên giảm nhưng lạI có những vấn đề phát sinh trong suốt thờI gian triển khai thi công xây dựng như sau: Các hẻm và đường đi lạI của dự án bị tổn hạI:: Nhiều hộ dân địa phương trong khu bị ngập lụt sửa chữa nhà, các xe tảI nặng và xe chở vật liệu xây dựng làm lún đường mớI được dự án lát gạch, gây ra nước đọng rất nhiều sau mỗI cơn mưa. Dân TĐC phảI quét nước đi nhưng họ có nỗI lo là cấu trúc của đường nộI bộ đã bị ảnh hưởng xấu. Đáng lẽ nên có những quy định rõ ràng và bảng hiệu “Cấm xe tảI nặng” để bảo vệ khu vực. Ô nhiễm không khí: Các khu vực dự án đang trong giai đoạn thi công, ở P.11 Q.6 thì làm bờ kè, xây chợ còn tạI P.BHHA Q.BT thì xây hồ sinh học và đào đắp làm đường. Những công việc này gây ra những tác động môi trường tệ hạI nhất đến không khí thở làm trở ngạI cho quá trình TĐC và sinh kế của các hộ dân TĐC và dân xung quanh. Các tác động này hy vọng sẽ chấm dứt khi tất cả công việc xây dựng hoàn tất vào giữa năm 2006, bao gồm: - Khí thảI, bụI từ các thiết bị xây dựng gây ra những tác động xấu cho sức khỏe công nhân xây dựng và dân cư, làm ô nhiễm không khí, mật độ bụI đường mù mịt hạn chế tầm nhìn cho đường đi. - Các ảnh hưởng của khí ga, mùi dầu được sử dụng cho các thiết bị xây dựng, vận chuyển vật liệu (đất, cát, xi măng, đá) trong quá trình xây dựng, đặc biệt khi mùa nắng khô có nhiều bụI, khói, đất từ các đống vật liệu gây ra chi phí lau rửa và làm trở ngạI thăm viếng đi lạI và sinh kế của dân TDC. - Công trường xây dựng xung quanh có các phương tiện vận chuyển và xây dựng gây tiếng ồn, cả ngày và cho đến tận nửa đêm. Ban ngày thì máy móc vận hành ồn ào còn ban tốI thì xe tảI chở vật liệu đến đổ ầm ầm để ngày hôm sau thi công. 21 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC
  • 25. Dự Án Nâng Cấp Đô Thị và Làm Sạch Kênh Tân Hóa-Lò Gốm BÁO CÁO GIÁM SÁT TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ Các đống rác thải: Theo báo cáo của dân, một bô rác gần đó đang gây mùi hôi rất tệ hạI, đặc biệt trong suốt mùa mưa. Mùi hôi bốc lên khoảng 2-3 lần mỗI ngày, nhiều hộ không chịu nổI phảI đóng cửa lạI để tránh bị nhức đầu. Theo ngườI dân, mùi hôi này còn tệ hơn cả tình trạng hôi thốI ở kênh họ sống trước kia. Nước đọng: Trong nhiều tháng mưa từ tháng 5 đến tận cuốI tháng 11 2005, luôn có nước đọng chung quanh chung cư. TạI khu phân lô P.BHHA thì ít bị hơn. Nước đọng sẽ thành nơi sinh sản cho muỗI và các tác nhân gây hạI như chuột, ruồI nhặng và ô nhiễm. Phân động vật:: Ở cả hai nơi, luôn có than phiền lien quan đến phân thảI của vật nuôi. Tập quán hiện tạI là chủ nuôi cứ thả rông chó của họ đi ngoài một lúc, chủ nuôi thường không quan tâm đến việc dọn dẹp phân thảI rất bẩn này vì lợI ích cộng đồng. ChửI bớI từ dân xung quanh có khi rất nặng nề. Mặc dù họ đã được nhắc nhở trực tiếp từ NXH, các tổ chức cộng đồng, nhận thức của các chủ nuôi chó vẫn chưa thay đổi. Xả rác và cống thảI bị nghẹt: Hệ thống cống thảI có đường ống được thiết kế cho nước thảI thôi, nhưng rác thảI rắn lạI vẫn là nguyên nhân gây nghẹt ống không cho nước thảI thoát đi. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt cho chung cư nơi có nhiều ngườI cùng chung sử dụng một hệ thống thoát nước. Tắc nghẹt đã xảy ra chỉ sau 4 tháng sử dụng chung cư. 22 MÔI TRƯỜNG - TÁC ĐỘNG TĐC