SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  18
Télécharger pour lire hors ligne
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG

                 TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA

1-Đại cương:
1.1-Giải phẫu sinh lý tĩnh mạch cửa:
Tĩnh mạch cửa dài khoảng 6-8 cm, bắt đầu từ nơi hội lưu của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và
tĩnh mạch lách ở phía sau cổ tuỵ (hình 1).




                                Hình 1- Giải phẫu tĩnh mạch cửa
Trong cuống gan (dây chằng gan-vị), tĩnh mạch cửa là thành phần nằm sau cùng.
Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, mặc dù có nhiều thay đổi về giải phẫu, nhưng thường đổ vào tĩnh
mạch lách nơi gần hội lưu giữa tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Tĩnh mạch vị trái và vị phải (tĩnh mạch vành vị), dẫn lưu máu từ bờ cong nhỏ dạ dày, cũng đổ về
tĩnh mạch cửa.
Gan là tạng duy nhất của cơ thể có sự pha trộn giữa máu động và tĩnh mạch. Lưu lượng máu đến
gan trung bình 1 lít/phút (chiếm ¼ cung lượng tim). Máu tĩnh mạch cửa chiếm 2/3 lưu lượng máu
đến gan, nhưng chỉ chiếm 1/3 lượng oxy cung cấp cho tế bào gan.
Lưu lượng máu tĩnh mạch cửa được kiểm soát gián tiếp bởi sự co hay dãn động mạch tạng. Sự
co thắt hay dãn động mạch gan, ngược lại, chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và


                                              1
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
catecholamine lưu hành trong tuần hoàn. Động mạch gan có thể dãn để bù trừ với sự giảm lượng
máu tĩnh mạch cửa do sốc, giảm thể tích tuần hoàn, co thắt động mạch thân tạng, hay thông nối
cửa-chủ. Tuy nhiên, nếu lưu lượng máu tĩnh mạch cửa bị giảm kéo dài, sự thiếu hụt các chất cần
thiết cho quá trình chuyển hoá và phát triển của tế bào gan (thí dụ insulin) sẽ dẫn đến suy gan, xơ
gan.
1.2-Tăng áp tĩnh mạch cửa:
Áp lực tĩnh mạch cửa bình thường vào khoảng 3-6 mmHg. Áp lực tĩnh mạch cửa sẽ tăng thoáng
qua khi ăn, vận động hay làm nghiệm pháp Valsava. Khi áp lực tăng trên 10 mmHg, bắt đầu xuất
hiện thông nối cửa chủ thông qua các tĩnh mạch bàng hệ.
Sự hình thành và dãn của các tĩnh mạch bàng hệ, kết quả của tăng áp lực trong hệ cửa, được cho
là kết quả của sự tân tạo mạch máu. Quan trọng nhất là tĩnh mạch vành vị và tĩnh mạch vị ngắn,
hai tĩnh mạch chịu trách nhiệm giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch đơn thông qua các tĩnh
mạch bàng hệ ở lớp dưới niêm của dạ dày và thực quản. Sự tái thông thương tĩnh mạch rốn sẽ
giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch thượng vị, tạo ra sự phình dãn của các tĩnh mạch trên
thành bụng mà chúng ta gọi là dấu hiệu “đầu sưá”. Thông cửa-chủ còn có thể xảy ra thông qua
các tĩnh mạch sau phúc mạc và hậu môn-trực tràng.
Sự phình dãn các tĩnh mạch bàng hệ là hậu quả tất yếu của sự tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài tác
động lên một thành mạch có kháng lực thấp. Khi áp lực tăng trên 12 mmHg, sự căng dãn thành
mạch mỏng manh của các tĩnh mạch bàng hệ đủ để gây vỡ các tĩnh mạch này.
Ba yếu tố quyết định nguy cơ vỡ các tĩnh mạch bàng hệ: áp lực trong lòng mạch, kích thước của
chúng và độ dày của lớp niêm mạc phủ lên chúng.
Vị trí vỡ trong hầu hết các trường hợp là là các dãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên sự vỡ các
dãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở các vị trí khác (phình vị, hang vị, tá tràng, đại tràng, trực tràng).
Nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa có thể được phân loại tuỳ theo vị trí tương đối của tổn
thương so với xoang tĩnh mạch trung tâm trong khoảng cửa của gan. Trên lâm sàng, cách phân
loại thông dụng là phân loại theo vị trí tương đối so với gan. Theo cách này, tăng áp lực tĩnh mạch
cửa có thể có nguyên nhân trước gan, tại gan hay sau gan. Nguyên nhân trước gan bao gồm
huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch lách, chèn ép tĩnh mạch cửa từ bên ngoài bởi khối
u tân sinh của đường mật, tuỵ hay các di căn. Các nguyên nhân sau gan chính của tăng áp tĩnh
mạch cửa bao gồm suy tim phải, viêm màng ngoài tim co thắt, hội chứng Budd-Chiari.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng áp tĩnh mạch cửa là xơ gan. Hai nguyên nhân chính dẫn đến
xơ gan là nghiện rượu và viêm gan do virus (hepatitis B và C). Các nguyên nhân khác của xơ gan,
ít gặp hơn, có thể kể đến sau đây: viêm gan tự miễn, tổn thương gan do thuốc, xơ gan mật
nguyên phát và thứ phát, bệnh xơ hoá đường mật nguyên phát, bệnh lắng đọng chất sắt
(hemochromatosis) hay đồng (bệnh Wilson) trong mô gan, thiếu alpha 1-antitrypsin, tắc nghẽn tĩnh
mạch trên gan…(bảng 1).
1-Nguyên nhân trước xoang:                       3-Nguyên nhân sau xoang:
a-Ngoài gan:                                     a-Trong gan:
Huyết khối tĩnh mạch cửa                         Hội chứng Budd-Chiari
Huyết khối tĩnh mạch lách                        Xơ gan mật thứ phát
Bất sản bẩm sinh hay hẹp tĩnh mạch cửa           Xơ gan do rượu (Laennec cirrhosis)
Chèn ép tĩnh mạch cửa từ bên ngoài (khối u)      Xơ gan sau viêm gan
b-Trong gan:                                     Chứng nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis)
Xơ hoá gan bẩm sinh                              b-Ngoài gan:
Xơ gan mật nguyên phát                           Hội chứng Budd-Chiari
Sán lá gan (schistosomiasis)                     Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới
Bệnh sarcoid                                     Suy tim phải
2-Nguyên nhân tại xoang:                         Viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm gan nhiễm mỡ (steatohepatitis)              Hở van ba lá
Bệnh Wilson                                      4-Tăng lưu lượng tĩnh mạch cửa:
                                                 Dò động mạch- tĩnh mạch cửa
                                                 Dò động mạch- tĩnh mạch vùng quanh tuỵ
                                                 Lách khổng lồ
Bảng 1- Nguyên nhân của tăng áp tĩnh mạch cửa (phân loại theo vị trí tương đối so với xoang tĩnh
mạch trung tâm)




                                                2
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
Có nhiều bệnh lý gây huyết khối tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch cửa
thường nhất là bệnh lý ác tính của gan, đường mật, tuỵ, dạ dày. Các nguyên nhân khác: chấn
thương, viêm phúc mạc, viêm đường mật hướng lên, viêm túi thừa, viêm ruột thừa, viêm tuỵ cấp,
estrogen, tình trạng mất nước nặng, rối loạn đông máu (tăng đông)…
Tĩnh mạch lách có thể bị huyết khối do u bướu, chấn thương, viêm tuỵ cấp... Huyết khối tĩnh mạch
lách gây ra một thể tăng áp tĩnh mạch cửa đặc biệt gọi là tăng áp tĩnh mạch cửa phiá bên trái.
Hội chứng Budd-Chiari là nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa sau gan hiếm gặp. Bản chất
của hội chứng Budd-Chiari là sự tắc nghẽn các tĩnh mạch gan. Sự tắc nghẽn tĩnh mạch gan có thể
do huyết khối (thể cấp tính) hay do các bệnh lý viêm nhiễm tại chỗ hay toàn thân, u bướu…(thể
mãn tính).
Hậu quả và biến chứng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa (hình 2,3):
       Tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa dẫn đến dãn và vỡ các tĩnh mạch bàng hệ (trong hầu
       hết các trường hợp là vỡ dãn tĩnh mạch thực quản). 50% BN bị xơ gan có dãn tĩnh mạch
       thực quản, và cứ mỗi năm, có 5-15% BN có dãn tĩnh mạch thực quản mới. Dãn tĩnh mạch
       thực quản sẽ hình thành ở tất cả các BN xơ gan, nhưng chúng chỉ vỡ ở 1/3 số BN này.
       Vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là một biến chứng nặng. Tỉ lệ tử vong của BN bị vỡ dãn tĩnh
       mạch thực quản, nếu không có xơ gan, là 5-10%. Nếu có xơ gan, tỉ lệ này lên đến 40-
       70%, tuỳ thuộc vào mức độ suy gan (5% nếu suy độ A, 25% nếu suy độ B, trên 50% nếu
       suy độ C). Ở BN bị vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, 40% tự ngưng chảy máu, nhưng 30% sẽ
       chảy máu trở lại trong vòng 6 tuần và 70% trong vòng 1 năm. Nếu tĩnh mạch thực quản
       dãn không vỡ tái phát sau 6 tuần, tiên lượng tử vong của BN tương đương người chưa hề
       bị vỡ tĩnh mạch thực quản trước đó.
       Thiếu máu (do xuất huyết tiêu hoá, do cường lách phối hợp, do tuỷ xương bị ức chế…).
       Rối loạn đông máu (do thiếu các yếu tố đông máu bình thường được tổng hợp ở gan).
       Tình trạng cường aldosterol (biểu hiện bằng giảm natri và kali huyết tương và nhiễm kiềm
       chuyển hoá).
       Báng bụng ở BN bị xơ gan được cho là hậu quả của sự kết hợp giữa bất thường chức
       năng thận (ứ natri) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 50% BN bị xơ gan sẽ có báng bụng
       trong vòng 10 năm sau đó. 50% BN xơ gan có báng bụng sẽ tử vong trong vòng hai năm.
       Viêm phúc mạc nguyên phát: là tình trạng nhiễm trùng dịch báng không tìm được nguồn
       gây bệnh. Ở người lớn, hầu hết BN bị viêm phúc mạc nguyên phát có xơ gan tăng áp lực
       tĩnh mạch cửa, trong đó giai đoạn C chiếm 70%. Ở trẻ em, hội chứng thận hư và bệnh
       lupus ban đỏ hệ thống là hai yếu tố nguy cơ của viêm phúc mạc nguyên phát. Viêm phúc
       mạc nguyên phát cũng có thể xảy ra ở những BN báng bụng, thí dụ như suy tim phải hay
       hội chứng Budd-Chiari.
       Hội chứng gan thận: sự suy giảm chức năng thận cấp tính (thiểu niệu cấp) xảy ra ở BN có
       bệnh lý gan mãn tính có báng bụng và tăng áp tĩnh mạch cửa, hậu quả của sự co thắt
       động mạch thận. Nguyên nhân của sự co thắt động mạch thận chưa được biết rõ. Người
       ta nhận thấy có sự tăng hoạt của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và hệ thần kinh
       giao cảm ở BN có hội chứng gan thận. Đây là biến chứng có tiên lượng kém và các biện
       pháp điều trị thường không có kết quả. Yếu tố thuận lợi để hội chứng gan thận xuất hiện
       bao gồm: mất cân bằng điện giải (nôn ói, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu), xuất huyết tiêu
       hoá (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày-tá tràng) và nhiễm trùng (đặc biệt là
       viêm phúc mạc nguyên phát).
       Bệnh lý não: biểu hiện bằng tình trạng thay đổi nhân cách, suy giảm nhận thức và tư duy,
       và suy giảm tri giác. Nguyên nhân được cho là do amoniac và GABA (gamma-
       aminobutyric acid), được sản xuất từ ruột, không được chuyển hoá hay bất hoạt tại gan.
       Yếu tố thuận lợi để bệnh lý não xuất hiện bao gồm mất cân bằng nước và điện giải, xuất
       huyết tiêu hoá, nhiễm trùng, tình trạng táo bón và các loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung
       ương (thuốc an thần, thuốc giảm đau nhóm gây nghiện…)
Hầu hết tăng áp lực tĩnh mạch cửa là do gan bị xơ. Ở Bắc Mỹ, phần lớn xơ gan là do rượu. Nếu
do virus, tỉ lệ BN bị nhiễm virus gây viêm gan C cao hơn nhiễm virus gây viêm gan B.




                                               3
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
Trên thế giới, tỉ lệ xơ gan do virus (phần lớn là virus viêm gan B) cao hơn so với các nước Châu
Âu và Bắc Mỹ.
Về giới tính, nếu xơ gan do rượu, tỉ lệ nam: nữ mắc bệnh là 2:1. Nếu xơ gan mật nguyên phát,
90% BN là nữ.
2-Chẩn đoán:
2.1-Chẩn đoán lâm sàng:
BN bị xơ gan có thể không có triệu chứng gì trong thời gian nhiều năm. Một số BN có cảm giác
mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, sụt cân…Nếu BN bị xơ gan mật, triệu chứng vàng da tắc mật là triệu
chứng chủ yếu.
Khi thăm khám lâm sàng, phần lớn BN có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Nguyên nhân của suy dinh
dưỡng là do kém ăn uống, kém hấp thu mỡ và các vitamin tan trong mỡ (do giảm bài tiết mật hay
do suy tuỵ phối hợp, nếu BN nghiện rượu). Gan to và chắc có thể sờ được dưới bờ sườn, nhưng
gan cũng có thể bị teo và rất khó để có thể sờ thấy. Các dấu hiệu khác, nếu có, cũng không có
tính chất đặc hiệu cho xơ gan (bảng 2, hình 3).




                          Hình 2- Sinh lý bệnh của tăng áp tĩnh mạch cửa




                                                4
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG




                  Hình 3-Những biểu hiện chính của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa
                      Bệnh sử                                         Lâm sàng
Vàng da (xơ gan mật)                                Thiếu máu
Nghiện rượu (xơ gan do rượu)                        Phù chân
Truyền máu (xơ gan do virus)                        Sao mạch
Gia đình có người mắc bệnh gan (bệnh gan di Đỏ lòng bàn tay
truyền: bệnh Wilson, hemochromatosis)               Gan to, chắc
                                                    Báng bụng
                                                    Lách to
                                                    Dãn tĩnh mạch thành bụng
                                                    Dãn tĩnh mạch trực tràng
                                                    Teo tinh hoàn
                                                    Teo cơ
                                                    Nữ hoá tuyến vú
                                                    Co rút Dupuytren(*)
(*): tình trạng co rút bàn tay làm cho bàn tay bị biến dạng ở tư thế cầm nắm. Nguyên nhân là do
sự hình thành mô sẹo xơ ở lớp mạc bao quanh các gân gấp bàn tay, làm cho lớp mạc này dày lên
và co lại. Hiện tượng co rút Dupuytren có thể gặp ở người tiểu đường, bị động kinh hay nghiện
rượu. Co rút Dupuytren thường xảy ra ở bàn tay (đặc biệt là ngón thứ tư). Co rút Dupuytren cũng
có thể xảy ra ở bàn chân, hoặc trong trường hợp hiếm gặp, ở dương vật (bệnh Peyronie).
                   Bảng 2- Chẩn đoán xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa trên lâm sàng


                                              5
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                          SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
BN có tăng áp tĩnh mạch cửa có thể cũng không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện biến chứng.
Các triệu chứng có thể gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa bao gồm: bụng căng tức (báng bụng),
lách to, dãn tĩnh mạch trên thành bụng…
Phần lớn BN bị xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa nhập viện vì các biến chứng. Tuỳ vào biến chứng
xảy ra, bệnh cảnh lâm sàng khi nhập viện có thể là:
        Xuất huyết tiêu hoá (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản)
        Đau bụng cấp (viêm phúc mạc nguyên phát)
        Tri giác giảm sút (bệnh lý não)
        Tiểu ít (hội chứng gan thận)
2.2-Chẩn đoán cận lâm sàng:
2.2.1-Các xét nghiệm sinh hoá và huyết học:
Các xét nghiệm sau đây có thể cho kết quả bất thường, tuy nhiên chúng không đặc hiệu cho xơ
gan:
Nồng độ albumin huyết tương giảm và thời gian prothrombin kéo dài, phản ánh sự suy tế bào gan.
Nồng độ globulin tăng
AST, ALT tăng nhẹ (thường không vượt quá 300 UI/L). Trong xơ gan do rượu, tỉ lệ AST:ALT điển
hình bằng 2:1.
Bilirubin, phosphatase kiềm bình thường hay tăng, phản ánh tình trạng tắc mật có hiện diện hay
không.
Thiếu máu: thường đẳng bào, nhưng cũng có thể nhược sắc hồng cầu nhỏ (chảy máu đường tiêu
hoá mãn), đại bào (thiếu acid folic ở người nghiện rượu) hay tán huyết (cường lách).
Tình trạng cường lách cũng có thể gây giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.
2.2.2-Siêu âm:
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán xơ gan rẻ tiền, an toàn và có hiệu quả. Siêu âm có thể được
sử dụng để tầm soát xơ gan.
Dấu hiệu của xơ gan trên siêu âm:
        Gan to, bề mặt gan gồ ghề
        Chu mô gan có phản âm thô, cấu trúc chủ mô gan bị biến dạng
        Lách to
        Các tĩnh mạch bàng hệ
Siêu âm Doppler được chỉ định để đánh giá dòng chảy tĩnh mạch cửa. Dấu hiệu điển hình của xơ
gan tăng áp tĩnh mạch cửa trên siêu âm Doppler là sóng dòng chảy tĩnh mạch cửa bị “ép dẹp”.
2.2.3-CT và MRI:
CT và MRI được chỉ định khi siêu âm chưa cho kết luận rõ ràng. Hình ảnh giải phẫu của hệ mạch
máu cửa cũng như các tĩnh mạch thông nối sẽ thể hiện rõ ràng hơn với CT và MRI angiography.
2.2.4- Nội soi thực quản-dạ dày:
Nội soi thực quản-dạ dày là chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ có tăng áp tĩnh mạch cửa. Trên BN bị
xơ gan, dấu hiệu dãn tĩnh mạch thực quản khẳng định chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa.
Ở BN xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa, nội soi còn có vai trò phát hiện các dãn tĩnh mạch khác
ngoài thực quản (bảng 3).
Dãn tĩnh mạch thực quản đơn thuần:
Độ I: các búi dãn tĩnh mạch nhỏ và thẳng trục.
Độ II: các búi dãn tĩnh mạch lớn, ngoằn nghèo, nhưng không chiếm quá 1/3 lòng thực quản.
Độ III: các búi dãn tĩnh mạch lớn, ngoằn nghèo và chiếm hơn 1/3 lòng thực quản.
Dãn tĩnh mạch dạ dày phối hợp với dãn tĩnh mạch thực quản:
Dọc theo bờ cong nhỏ (dài 2-5 cm).



                                              6
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                                SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
Dọc theo bờ cong lớn hướng về phình vị.
Dãn tĩnh m ạch dạ dày đơn thuần:
Ở phình vị.
Ở các nơi khác.
                Bảng 3- Phân loại vị trí dãn tĩnh mạch ở BN tăng áp tĩnh mạch cửa
2.2.5-X-quang động mạch:
X-quang động mạch thân tạng (thì tĩnh mạch) được chỉ định để đánh giá cấu trúc giải phẫu của hệ
tĩnh mạch cửa trước khi tiến hành phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ (hình 4).




                                      Hình 4- Giải phẫu X-quang của tĩnh mạch cửa
2.2.6-Các xét nghiệm khác:
2.2.6.1-Các đánh giá huyết động:
Đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp: dễ gây biến chứng, đặc biệt là biến chứng chảy máu.
Đo áp lực tĩnh mạch trên gan bít là phương tiện đánh giá áp lực tĩnh mạch cửa gián tiếp, được chỉ
định thay thế cho phương pháp đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp
P   TM cửa   =P   TM trên gan không bít   -P   TM trên gan bít

2.2.6.2-Xạ hình gan:
Kể từ khi có siêu âm và CT, xạ hình gan không còn được chỉ định để chẩn đoán xơ gan. Tăng áp
tĩnh mạch cửa thể hiện bằng dấu hiệu lách và tuỷ xương tăng bắt phóng xạ. Tuy nhiên, các dấu
hiệu này không đặc hiệu và có độ tin cậy thấp.
2.3.6.3-Sinh thiết gan:
Được chỉ định khi siêu âm và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng như xét nghiệm không
cho kết luận rõ ràng, hoặc khi xơ gan được nghĩ là do các nguyên nhân hiếm gặp (bệnh Wilson,
bệnh nhiễm sắc tố sắt…).
2.3-Thái độ chẩn đoán:
Chẩn đoán xơ gan dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng, siêu âm và các xét nghiệm sinh hoá
và huyết học.
Có nhiều phương pháp đánh giá chức năng gan ở BN bị xơ gan, nhưng đánh giá của Child-Pugh
là được áp dụng phổ biến hơn cả (bảng 4).



                                                                 7
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                          SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
                                 1 điểm                  2 điểm                   3 điểm
Bilirubin (mg/dL, nếu              1-2                    2,1-3                    ≥ 3,1
tính bằng đơn vị mmol:
x17,1)
Albumin (g/dL)                   > 3,5                   2,8-3,5                   ≤ 2,7
Thời gian prothrombin             1-4                     4,1-6                    ≥ 6,1
(PT)
hay chỉ số INR              INR ≤ 1,7                 INR 1,8-2,3               INR ≥ 2,4
Báng bụng                      Không                     Nhẹ                   Trung bình
   Rối loạn thần kinh          Không                     Nhẹ                      Nặng
                     Bảng 4-Đánh giá chức năng gan theo Child-Pugh
 Chức năng gan suy nhẹ (độ A): < 6 điểm, suy trung bình (độ B): 6-9 điểm, suy nặng (độ C): > 9
                                            điểm
Trên tất cả các BN đã được chẩn đoán xơ gan, nội soi ống tiêu hoá trên là chỉ định tiếp theo. Nếu
nội soi thấy các búi dãn tĩnh mạch thực quản, chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa được khẳng định.
Tuy nhiên, nếu không thấy các búi dãn tĩnh mạch thực quản, chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa
vẫn chưa thể được loại trừ.
Trong một số trường hợp xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa, sẽ có sự phối hợp giữa dãn tĩnh mạch
thực quản và dãn tĩnh mạch phình vị. Dãn tĩnh mạch phình vị đơn thuần thường là biểu hiện của
tăng áp lực phía trái tĩnh mạch cửa.
Nếu nội soi không thấy dãn tĩnh mạch thực quản, cần nội soi định kỳ mỗi 2-3 năm để phát hiện sự
hình thành các búi dãn tĩnh mạch.
Nếu nội soi thấy các búi dãn tĩnh mạch nhỏ ở thực quản, cần nội soi mỗi 1-2 năm để theo dõi sự
phát triển của chúng.
Việc đánh giá nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là điều cần thiết trước các BN có tăng áp tĩnh
mạch cửa. Các yếu tố nguy cơ của vỡ dãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:
        Áp lực tĩnh mạch cửa trên 12 mmHg
       Nội soi: thấy các “dấu hiệu màu đỏ”, các búi dãn tĩnh mạch lớn ở thực quản hay búi dãn
       tĩnh mạch riêng lẽ ở dạ dày
       Xơ gan giai đoạn suy gan nặng
       Bụng báng căng và đau.
Chẩn đoán vỡ dãn tĩnh mạch thực quản dựa vào các tiêu chuẩn sau:
        BN với bệnh sử và biểu hiện lâm sàng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa
        Xuất huyết tiêu hoá trên, điển hình là nôn máu lượng nhiều, máu đỏ tươi
       Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng: là chỉ định bắt buộc, để xác định nguồn gốc chảy máu.
Cần đánh giá số lượng máu mất để bồi hoàn thích hợp. Việc đánh giá số lượng máu mất dựa vào
các yếu tố sau đây: mạch và huyết áp, dấu hiệu toàn thân và tri giác, hematocrite và lưu lượng
nước tiểu.
Trước một BN nhập viện vì các triệu chứng hay biến chứng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa,
các xét nghiệm sau đây cần được thực hiện:
       Công thức máu toàn bộ
       Xét nghiệm chức năng gan
       Xét nghiệm chức năng thận
        Ion đồ
        Thời gian prothrombin
        Albumin
        Huyết thanh chẩn đoán virus viêm gan
        Kháng thể kháng nhân, kháng ty thể, kháng cơ trơn


                                               8
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                         SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
         Sắt huyết thanh
         Ceruloplasmin huyết tương, định lượng đồng trong nước tiểu 24 giờ (đối với những BN có
         độ tuổi 3-40, có bệnh gan, thần kinh và tâm thần không rõ nguyên nhân).
3-Điều trị:
3.1-Điều trị xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản:
3.1.1-Xử trí khi BN nhập viện:
Công việc hồi sức ban đầu bao gồm:
         Truyền máu và các dung dịch thay thế máu, đảm bảo Hct ≥ 25%. Truyền huyết tương tươi
         đông lạnh để phục hồi trữ lượng bình thường của các yếu tố đông máu.
         Không nâng HA trở về giá trị bình thường vì sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ chảy máu. Ở
         BN có HA bình thường trước khi bị xuất huyết tiêu hoá, hồi sức sao cho HAmax ≥ 100
         mmHg là vừa.
         Ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng với kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh sớm ở
         BN vỡ dãn tĩnh mạch thực quản có thể làm giảm tỉ lệ tử vong.
Chẩn đoán nguồn gốc chảy máu bằng nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng, để xác định vị trí chảy
máu có thể có ở BN xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, vỡ dãn tĩnh
mạch phình vị, viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày-tá tràng xuất huyết). Cần tiến hành nội soi sớm
(trong vòng 12 giờ). Cân nhắc đến việc đặt thông khí quản để bảo vệ đường hô hấp trước khi tiến
hành nội soi cho những BN đã có sự sút giảm tri giác, đặc biệt những trường hợp dự trù can thiệp
qua nội soi.
3.1.2-Các phương pháp cầm máu:
3.1.2.1-Cầm máu bằng thuốc co mạch tạng:
Các loại thuốc sau đây có thể được chỉ định với mục đích cầm máu trong vỡ dãn tĩnh mạch thực
quản:
         Somatostatin: là một hormone nội sinh, có tác dụng co động mạch tạng, làm giảm lưu
         lượng máu tĩnh mạch cửa.
         Octreotide: là đồng phân tổng hợp của somatostatin.
         Vasopressin:
                Là chất co mạch mạnh (mạch máu tạng và mạch máu toàn thân), có thể dẫn đến
                thiếu máu ruột hay tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
                Được chỉ định phối hợp với nitroglycerin để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng
                tim mạch.
         Terlipressin: đồng phân tổng hợp của vasopressin, có tác dụng sinh học dài hơn và tác
         dụng phụ ít hơn.
3.1.2.2-Cầm máu qua nội soi:
3.1.2.2.1-Cầm máu bằng chích xơ:
Các loại thuốc được sử dụng để chích xơ cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản:
         Sodium morrhuat 5%
         Sodium tetradecyl sulfate 1-3%
         Ethanolamine oleate 5%
         Polidocanol
Liều cho mỗi lần chích: 1-2 mL. Liều tổng cộng 10-15 mL.
Hiệu quả cầm máu 80%. Hiệu quả đạt cao nhất khi cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản. Đối với
BN bị vỡ dãn tĩnh mạch phình vị, hiệu quả cầm máu của chích xơ không cao.
Sự kết hợp giữa cầm máu qua nội soi và thuốc co mạch tạng cho hiệu quả cầm máu trong 90%
các trường hợp.


                                                9
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
Các biến chứng và di chứng có thể xảy ra:
       Thủng thực quản
       Loét thực quản
       Hẹp thực quản
3.1.2.2.2-Cầm máu bằng thắt các búi tĩnh mạch thực quản:
Ngày nay, đây là phương pháp cầm máu được cân nhắc đến trước tiên.
Cầm máu bằng thắt các búi tĩnh mạch thực quản cho hiệu quả cầm máu tương đương chích xơ
nhưng ít biến chứng hơn (không gây thủng hay hẹp thực quản).
Kỹ thuật: các búi dãn tĩnh mạch được “hút” vào một ống hình trụ gắn kèm theo ống nội soi . Một
vòng thắt bằng cao su sau đó được bật ra và thắt quanh búi dãn tĩnh mạch (hình 5). Sau khi bị
thắt, các búi dãn tĩnh mạch trãi qua quá trình hoại tử, huyết khối và cuối cùng xơ hoá. Trong quá
trình này, hiện tượng loét bề mặt có thể xảy ra, dẫn đến biến chảy máu, thường ở mức độ trung
bình.
Cũng tương tự như trường hợp chích xơ, hiệu quả cầm máu của thắt các búi dãn tĩnh mạch phình
vị không cao.




                                                                  Hình 5- Thắt các búi dãn tĩnh
                                                                  mạch qua nội soi




3.1.2.3-Cầm máu bằng tạo shunt cửa-chủ trong gan qua ngả tĩnh mạch cảnh (TIPS-transjugular
intrahepatic portosystemic shunt):
Nguyên tắc của TIPS là tạo ra sự thông nối giữa tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa bằng một nòng
làm bằng lưới kim loại, qua đó giải áp tĩnh mạch cửa (hình 6).
TIPS cho hiệu quả cầm máu 90% và tỉ lệ tử vong 10%. Đối với BN nặng, TIPS không làm tăng tỉ lệ
tử vong.
Về mặt kỹ thuật, TIPS bao gồm các bước chính sau:
       Tê tại chỗ
       Mở tĩnh mạch cảnh trong
       Dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay màn huỳnh quang:
       Luồn thông đến tĩnh mạch trên gan (thường tĩnh mạch trên gan phải)
       Đâm kim từ tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch cửa trong nhu mô gan
       Luồn dây dẫn. Rút kim
        Nong rộng đường hầm quanh dây dẫn



                                               10
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
       Đặt nòng kim loại (loại có thể bung ra được).




                 Hình 6- Tạo shunt cửa-chủ trong gan qua ngả tĩnh mạch cảnh
Chỉ định của TIPS:
       Vỡ dãn tĩnh mạch thực quản hay phình vị, cầm máu bằng thuốc hay qua nội soi thất bại
       Chảy máu tái phát, cầm máu bằng thuốc hay qua nội soi thất bại
       Bụng báng nhiều, không đáp ứng với điều trị nội khoa
       Hội chứng Budd-Chiari
       Hội chứng gan thận
       Vỡ các dãn tĩnh mạch lạc chỗ
       BN có kèm theo tràn dịch màng phổi
       Bệnh lý ruột do mất protein do tăng áp tĩnh mạch cửa
Các nguyên nhân của sự thất bại của TIPS (BN vẫn tiếp tục bị tăng áp tĩnh mạch cửa) bao gồm:
       Liên quan đến nòng kim loại: nòng bị hẹp, bị co rút, bị huyết khối hay bị lệch chỗ…
       Suy tim phải, do dò động-tĩnh mạch
       Lách to cực đại
       Biến chứng của TIPS:



                                               11
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
        Suy gan, bệnh lý não (30%)
        Loạn nhịp tim
        Chảy máu, đặc biệt là chảy máu đường mật
        Tụ máu trong gan
        Tổn thương tĩnh mạch cửa ngoài gan
        Dò động mạch gan-tĩnh mạch cửa
        Dò tĩnh mạch cửa-đường mật
3.1.2.4-Cầm máu bằng phẫu thuật:
Có ba phương pháp điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa bằng phẫu thuật: phẫu thuật tạo shunt, phẫu
thuật triệt mạch và ghép gan, trong đó phẫu thuật triệt mạch và tạo shunt được chỉ định trong
trường hợp cấp cứu với mục đích cầm máu.
3.1.2.4.1-Phẫu thuật tạo shunt giảm áp:
Mục đích của shunt giảm áp là tạo sự thông nối giữa hệ cửa và hệ chủ bằng phẫu thuật.
Có ba loại shunt cửa-chủ được thực hiện bằng phẫu thuật: shunt toàn phần (không chọn lọc),
shunt bán phần và shunt chọn lọc.
Shunt cửa-chủ toàn phần (hình 7):
        Shunt cửa-chủ toàn phần tạo ra sự thông nối với miệng nối đủ rộng (hơn 10 mm).
        Có hai loại shunt cửa-chủ toàn phần: shunt tận-bên (đường dò Eck) và bên-bên. Trong
        phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ tận-bên, tĩnh mạch cửa, đoạn gần gan, được cắt ngang.
        Đầu gan của tĩnh mạch cửa được khâu đóng, còn đầu tận được khâu nối với tĩnh mạch
        chủ dưới. Shunt cửa-chủ tận-bên giải áp tốt áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan nhưng vẫn
        duy trì áp lực cao trong xoang tĩnh mạch trung tâm, do đó sau phẫu thuật tình trạng báng
        bụng ít giảm. Shunt cửa-chủ bên-bên chuyển lưu toàn bộ máu từ tĩnh mạch cửa vào tĩnh
        mạch chủ, do đó có tác dụng cầm máu và giảm báng bụng xuất sắc nhưng BN có nguy cơ
        bị suy gan cao hơn so với shunt cửa-chủ tận-bên.
        Nguy cơ đáng ngại nhất của shunt toàn phần là bệnh lý não. Sau phẫu thuật tạo shunt
        toàn phần, 40-50% BN sẽ có biểu hiện bệnh lý não.
        Ngày nay, các loại shunt cửa-chủ toàn phần ít khi được chỉ định, đặc biệt là shunt cửa-
        chủ bên-bên. Shunt cửa-chủ bên-bên đôi khi được chỉ định trong trường hợp vỡ dãn tĩnh
        mạch thực quản chảy máu ồ ạt và BN có báng bụng lượng nhiều, hay hội chứng Budd-
        Chiari cấp tính trên BN không có suy chức năng gan. Nếu BN chuẩn bị được ghép gan,
        giữa hai loại shunt toàn phần, shunt cửa-chủ bên bên được lựa chọn vì kỹ thuật thực hiện
        loại shunt này không cần phẫu tích rốn gan.
Shunt cửa-chủ bán phần (hình 7):
        Dòng chảy tĩnh mạch cửa vẫn còn trong 80% BN, do đó nguy cơ suy gan và bệnh lý não
        thấp hơn shunt cửa-chủ toàn phần.
        Các loại shunt bán phần:
                Dùng ống ghép (tự thân hay nhân tạo) nối tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch mạc treo
                tràng trên với tĩnh mạch chủ dưới, nối tĩnh mạch mạc treo tràng trên với tĩnh mạch
                thận.
                Shunt lách (đầu gần)-thận
                Các loại shunt cửa-chủ bán phần không “đụng chạm” đến tĩnh mạch cửa được chỉ
                định khi BN được dự trù ghép gan.
Shunt chọn lọc (hình 8):
        Giải áp có chọn lọc ở phần dãn tĩnh mạch phình vị và thực quản, trong khi vẫn duy trì áp
        lực cao trong phần còn lại của tĩnh mạch cửa.
        Đảm bảo được lưu lượng tĩnh mạch cửa qua gan, tránh nguy cơ suy gan.



                                               12
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                         SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
        Phẫu thuật điển hình: tạo shunt lách (đầu xa)-thận:
                Bóc tách, di động tĩnh mạch lách và tĩnh mạch thận trái
                Cắt ngang tĩnh mạch lách, khâu buộc đầu gần
                Cắm đầu xa tĩnh mạch lách vào tĩnh mạch thận trái
        Tỉ lệ bệnh lý não thấp (10-15%) nhưng sau mổ bụng sẽ báng nhiều hơn.




Hình 7- Các loại shunt giảm áp trong điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa bằng phẫu thuật: a-Shunt cửa-
chủ tận-bên (shunt toàn phần), b-Shunt cửa-chủ bên-bên (shunt toàn phần), c-Shunt dùng ống
ghép (shunt bán phần): 1-Shunt cửa-chủ, 2-Shunt mạc treo-chủ, 3-Shunt mạc treo-thận, d-Shunt
lách (đầu gần)-thận (shunt bán phần).
3.1.2.4.2-Phẫu thuật triệt mạch:
3.1.2.4.2.1-Cắt lách:
Lách là nguồn máu tĩnh mạch chính dẫn đến các búi dãn tĩnh mạch phình vị và thực quản. Tuy
nhiên, hiếm khi BN được cắt lách đơn thuần. Lách thường được cắt kèm theo phẫu thuật Sugiura.
3.1.2.4.2.2-Phẫu thuật Sugiura:
Nội dung của phẫu thuật Sugiura:
        Triệt mạch toàn bộ bờ cong lớn dạ dày, từ môn vị đến tâm vị
        Triệt mạch 2/3 trên bờ cong nhỏ dạ dày
        Triệt mạch 7 cm cuối của thực quản (lên tới mức tĩnh mạch phổi dưới)
        Cắt ngang thực quản và nối lại




                                                 13
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
BN được phẫu thuật Sugiura có thể bị dãn tĩnh mạch tái phát do bàng hệ tái hình thành. Để giải
quyết vấn đề này, một số phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật Sugiura cải biên (hình 9). Nội
dung của phẫu thuật Sugiura cải biên tương tự như phẫu thuật Sugiura kinh điển, nhưng trong
phẫu thuật Sugiura cải biên, cung tĩnh mạch vành vị được bảo tồn, nhằm duy trì thông nối tĩnh
mạch cửa-tĩnh mạch đơn. Ngoài ra, phẫu thuật Sugiura cải biên còn cắt thần kinh X (chọn lọc) và
mở rộng môn vị.




                       Hình 8- Shunt lách (đầu xa)-thận (shunt chọn lọc)
3.1.2.5-Cầm máu bằng ép các vỡ dãn tĩnh mạch bằng thông có bóng khí:
Đây là phương pháp cầm máu tạm thời, trước khi triển khai các phương pháp cầm máu khác.
Phương pháp này có hiệu quả cầm máu tức thời cao (90-95%). Nếu vẫn còn chảy máu sau khi
đặt thông: hoặc là đặt không đúng kỹ thuật, hoặc là chảy máu từ một nguồn khác.
Có hai loại thông được sử dụng: thông Minesota và thông Sengstaken- Blakemore (hình 10).
       Thông Minnesota:
               Có 4 cổng: 1 cổng hút dạ dày, 2 cổng bơm bóng dạ dày và bóng thực quản, 1
               cổng hút trên bóng thực quản.
                       Kỹ thuật đặt:
                               Đặt qua đường miệng hay đường mũi
                               Kiểm tra chắc chắn đầu ống nằm trong dạ dày
                               Bơm bóng dạ dày 200 mL khí
                               Kéo ống cho đến khi gặp lực cản
                               Bơm bóng thực quản



                                              14
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
                              Giữ ống ở vị trí cố định
       Thông Sengstaken- Blakemore khác thông Minnesota ở chỗ không có cổng thứ tư để hút
       dịch ứ đọng ở phía trên bóng thực quản.
Thời gian lưu ống không được quá 6 giờ. Thời gian lưu ống quá dài có thể dẫn đến hoại tử thành
thực quản.




                              Hình 9-Phẫu thuật Sugiura cải biên




     Hình 10- Các loại thông được sử dụng để cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: thông
                      Sengstaken-Blakemore (trái), thông Minesota (phải)



                                              15
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                        SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
Biến chứng:
        Loét dạ dày, loét thực quản
        Viêm phổi do hít
        Thủng thực quản
3.1.3-Thái độ điều trị xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản (sơ đồ 1):
Chọn lựa hàng đầu là can thiệp qua nội soi kết hợp thuốc co mạch tạng.
Khi chọn lựa hàng đầu thất bại, cân nhắc TIPS.
Khi TIPS thất bại hay không thể thực hiện TIPS, cân nhắc phẫu thuật (triệt mạch hay tạo shunt
cửa-chủ).
Ép các vỡ dãn tĩnh mạch bằng thông có bóng khí là phương pháp cầm máu tạm, được chỉ định
khi máu đang chảy mà các phương tiện can thiệp nói trên thất bại hay chưa thể được triển khai.
3.1.4-Điều trị phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát:
40% các BN đã bị vỡ dãn tĩnh mạch thực quản sẽ bị chảy máu tái phát trong vòng 6 tuần, 80%
trong vòng 2 năm.
Các phương pháp phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát sau đây có thể được cân
nhắc đến: thắt các búi dãn tĩnh mạch, chích xơ, thuốc, phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ hay TIPS và
ghép gan.
Thắt các búi tĩnh mạch:
        Là phương pháp được lựa chọn trước tiên.
        Cần thực hiện 2-4 lần, các lần cách nhau 1-2 tuần cho đến khi nội soi kiểm tra không còn
        thấy các búi dãn t ĩnh mạch.
Chích xơ:
        Mỗi tuần một lần.
        Cần chích bổ xung 4-5 lần cho đến khi các búi dãn tĩnh mạch biến mất.
Propranolol (và nadolol) có tác dụng phòng ngừa chảy máu tái phát tương đương chích xơ,
nhưng ít gây biến chứng hơn chích xơ.
Ghép gan là phương pháp điều trị ưu việt nhất vì có hai mục đích:
        Điều trị dứt điểm tăng áp tĩnh mạch cửa, vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, bệnh lý não và
        báng bụng
        Phục hồi chức năng gan.
Thái độ chọn lựa các phương pháp phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát :
        Chọn lựa hàng đầu: thắt các búi tĩnh mạch, chích xơ, propranolol, thắt các búi tĩnh mạch
        kết hợp propranolol.
        Khi chọn lựa hàng đầu thất bại, cân nhắc đến các phương pháp can thiệp có tính cách
        xâm lấn hơn:
                Chức năng gan ở giai đoạn A (theo Child-Pugh): shunt cửa-chủ
                Chức năng gan ở giai đoạn B: shunt cửa-chủ hay TIPS
                Chức năng gan ở giai đoạn C: ghép gan
3.2-Điều trị phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản:
3.2.1-Thuốc ức chế beta:
Propranolol:
        Chất ức chế beta không chọn lọc (ức chế adrenoreceptor beta-1 trên cơ tim và
        adrenoreceptor dãn mạch trên mạch máu tạng, gây giảm cung lượng tim và giảm áp lực
        tĩnh mạch cửa.



                                                 16
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                         SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
        Liều: bắt đầu bằng 20 mg/12 giờ. Chỉnh liều để nhịp tim giảm 25% (hay còn 55 nhịp/phút).
        Liều thông dụng 40 mg x 2 /ngày.
        Tác dụng phụ phổ biến nhất là: đau nhẹ đầu, mất ngũ, khó thở khi gắng sức, co thắt phế
        quản, liệt dương, rối loạn ngôn ngữ…
        Chống chỉ định: bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), block nhĩ thất, chứng
        đau cách hồi, bệnh tâm thần.
Nadolol: ½ liều của propranolol, ngày 1 lần.




                       Sơ đồ 1- Phác đồ xử trí vỡ dãn tĩnh mạch thực quản


                                               17
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại
                          SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG
3.2.2-Thuốc dãn mạch:
Isosorbide mononitrate: tác dụng giảm dần theo thời gian (do BN dung nạp).
Ít khi được chỉ định như là một đơn trị liệu, ngay cả khi BN có chống chỉ định với propranolol.
3.2.3-Chích xơ:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chích xơ không làm giảm nguy cơ chảy máu ở BN tăng
áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch thực quản.
3.2.4-Thắt các búi dãn tĩnh mạch thực quản:
Khác với chích xơ, thắt các búi dãn tĩnh mạch thực quản có thể làm giảm nguy cơ chảy máu ở BN
tăng áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch thực quản.
Chỉ định: dãn tĩnh mạch thực quản độ III và BN có chống chỉ định dùng propranolol.
3.2.5-Phẫu thuật:
Không có chỉ định can thiệp phẫu thuật để phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản nếu như các
dãn tĩnh mạch này chưa hề có biến chứng vỡ.




                                                 18

Contenu connexe

Tendances

HÓA SINH Trao đổi muối- nước cho CNKTYH
HÓA SINH    Trao đổi muối- nước cho CNKTYHHÓA SINH    Trao đổi muối- nước cho CNKTYH
HÓA SINH Trao đổi muối- nước cho CNKTYHVuKirikou
 
Phinh Giap Nhan Ok
Phinh Giap Nhan OkPhinh Giap Nhan Ok
Phinh Giap Nhan OkKhoa Dương
 
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu Quả
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu QuảCách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu Quả
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu QuảPhong Linh Gems
 
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocforeman
 
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà Nội
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà NộiHóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà Nội
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà NộiVuKirikou
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...nataliej4
 
Bai giang con trung rung2
Bai giang con trung rung2Bai giang con trung rung2
Bai giang con trung rung2dinhnam0006
 
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDSCac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDSforeman
 
Chan Thuong Nguc Ok
Chan Thuong Nguc OkChan Thuong Nguc Ok
Chan Thuong Nguc OkKhoa Dương
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...nataliej4
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkKhoa Dương
 

Tendances (20)

HÓA SINH Trao đổi muối- nước cho CNKTYH
HÓA SINH    Trao đổi muối- nước cho CNKTYHHÓA SINH    Trao đổi muối- nước cho CNKTYH
HÓA SINH Trao đổi muối- nước cho CNKTYH
 
Phinh Giap Nhan Ok
Phinh Giap Nhan OkPhinh Giap Nhan Ok
Phinh Giap Nhan Ok
 
K Vu Ok
K Vu OkK Vu Ok
K Vu Ok
 
Co That Tam Vi Ok
Co That Tam Vi OkCo That Tam Vi Ok
Co That Tam Vi Ok
 
Ky Nang Ok
Ky Nang OkKy Nang Ok
Ky Nang Ok
 
K Dai Trang Ok
K Dai Trang OkK Dai Trang Ok
K Dai Trang Ok
 
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...
Nghien cuu gia tri cua phuong phap giai trinh tu gen the he moi phat hien lec...
 
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu Quả
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu QuảCách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu Quả
Cách Chọn Đá Tỳ Hưu Hợp Tuổi Giúp Chiêu Tài Lộc Hiệu Quả
 
Nhiem Trung Ok
Nhiem Trung OkNhiem Trung Ok
Nhiem Trung Ok
 
K Duong Mat Ok
K Duong Mat OkK Duong Mat Ok
K Duong Mat Ok
 
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...
Hieu qua can thiep dinh duong cho benh nhan ung thu dieu tri hoa chat tai ben...
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hoc
 
Tri Ok
Tri OkTri Ok
Tri Ok
 
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà Nội
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà NộiHóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà Nội
Hóa sinh thần kinh - Đại học Y Hà Nội
 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂN TUYẾ...
 
Bai giang con trung rung2
Bai giang con trung rung2Bai giang con trung rung2
Bai giang con trung rung2
 
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDSCac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS
Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS
 
Chan Thuong Nguc Ok
Chan Thuong Nguc OkChan Thuong Nguc Ok
Chan Thuong Nguc Ok
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI MỘT ...
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung Ok
 

En vedette

Sổ tay lâm sàng nội tiết pgs.ts nguyễn thy khuê
Sổ tay lâm sàng nội tiết   pgs.ts nguyễn thy khuêSổ tay lâm sàng nội tiết   pgs.ts nguyễn thy khuê
Sổ tay lâm sàng nội tiết pgs.ts nguyễn thy khuêNGUYỄN QUÂN
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noidocnghia
 
Phác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhiPhác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhidocnghia
 
Phac do icu 2014
Phac do icu 2014Phac do icu 2014
Phac do icu 2014docnghia
 
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSBuổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSHA VO THI
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Các Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàngCác Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàngCường Võ Tấn
 
[Duoc ly] dich truyen thay thanh
[Duoc ly] dich truyen   thay thanh[Duoc ly] dich truyen   thay thanh
[Duoc ly] dich truyen thay thanhk1351010236
 
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngBuổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngHA VO THI
 
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứuHuế
 

En vedette (11)

Sổ tay lâm sàng nội tiết pgs.ts nguyễn thy khuê
Sổ tay lâm sàng nội tiết   pgs.ts nguyễn thy khuêSổ tay lâm sàng nội tiết   pgs.ts nguyễn thy khuê
Sổ tay lâm sàng nội tiết pgs.ts nguyễn thy khuê
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noi
 
Sổ tay cận lâm sàng
Sổ tay cận lâm sàngSổ tay cận lâm sàng
Sổ tay cận lâm sàng
 
Phác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhiPhác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhi
 
Phac do icu 2014
Phac do icu 2014Phac do icu 2014
Phac do icu 2014
 
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSBuổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ nartri máu ở bệnh n...
 
Các Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàngCác Chỉ số cận lâm sàng
Các Chỉ số cận lâm sàng
 
[Duoc ly] dich truyen thay thanh
[Duoc ly] dich truyen   thay thanh[Duoc ly] dich truyen   thay thanh
[Duoc ly] dich truyen thay thanh
 
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàngBuổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
Buổi 2_Giới thiệu tài liệu tham khảo về dược lâm sàng
 
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu
[Ydhue.com] ---Phác đồ cấp cứu
 

Similaire à Tang Ap Tmc Ok

Chuan Bi Tp Cham Soc Hp Ok
Chuan Bi Tp Cham Soc Hp OkChuan Bi Tp Cham Soc Hp Ok
Chuan Bi Tp Cham Soc Hp OkKhoa Dương
 
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn nataliej4
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi nataliej4
 
Chan Thuong Bung Ok
Chan Thuong Bung OkChan Thuong Bung Ok
Chan Thuong Bung OkKhoa Dương
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOyingjun1805
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 

Similaire à Tang Ap Tmc Ok (18)

Apxe Gan
Apxe GanApxe Gan
Apxe Gan
 
Soi Duong Mat Ok
Soi Duong Mat OkSoi Duong Mat Ok
Soi Duong Mat Ok
 
Chuan Bi Tp Cham Soc Hp Ok
Chuan Bi Tp Cham Soc Hp OkChuan Bi Tp Cham Soc Hp Ok
Chuan Bi Tp Cham Soc Hp Ok
 
Viem Tuy Cap Ok
Viem Tuy Cap OkViem Tuy Cap Ok
Viem Tuy Cap Ok
 
Nang gia tuy
Nang gia tuyNang gia tuy
Nang gia tuy
 
Nang Gia Tuy Ok
Nang Gia Tuy OkNang Gia Tuy Ok
Nang Gia Tuy Ok
 
K Thuc Quan Ok
K Thuc Quan OkK Thuc Quan Ok
K Thuc Quan Ok
 
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn
GIÁO TRÌNH Kỹ thuật chế biến các món ăn
 
Loet Da Day Ok
Loet Da Day OkLoet Da Day Ok
Loet Da Day Ok
 
Dinh Duong Ok
Dinh Duong OkDinh Duong Ok
Dinh Duong Ok
 
K Tuy Ok
K Tuy OkK Tuy Ok
K Tuy Ok
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Basedows
BasedowsBasedows
Basedows
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
 
Chan Thuong Bung Ok
Chan Thuong Bung OkChan Thuong Bung Ok
Chan Thuong Bung Ok
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
 
Dan Luu Ok
Dan Luu OkDan Luu Ok
Dan Luu Ok
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 

Plus de Khoa Dương

Plus de Khoa Dương (15)

Chuyên đế 1
Chuyên đế 1Chuyên đế 1
Chuyên đế 1
 
Do Hau Mon
Do Hau MonDo Hau Mon
Do Hau Mon
 
Xoan Dai Trang Ok
Xoan Dai Trang OkXoan Dai Trang Ok
Xoan Dai Trang Ok
 
Viem Ruot Thua Ok
Viem Ruot Thua OkViem Ruot Thua Ok
Viem Ruot Thua Ok
 
Tran Dich Mang Phoi Ok
Tran Dich Mang Phoi OkTran Dich Mang Phoi Ok
Tran Dich Mang Phoi Ok
 
Tran Khi Mp Tu Phat Ok
Tran Khi Mp Tu Phat OkTran Khi Mp Tu Phat Ok
Tran Khi Mp Tu Phat Ok
 
Tac Ruot Non Ok
Tac Ruot Non OkTac Ruot Non Ok
Tac Ruot Non Ok
 
Soi Tui Mat Ok
Soi Tui Mat OkSoi Tui Mat Ok
Soi Tui Mat Ok
 
Phinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung OkPhinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung Ok
 
Nuoc Dien Giai Ok
Nuoc Dien Giai OkNuoc Dien Giai Ok
Nuoc Dien Giai Ok
 
Phau Thuat Noi Soi Ok
Phau Thuat Noi Soi OkPhau Thuat Noi Soi Ok
Phau Thuat Noi Soi Ok
 
Huyet Hoc Ok
Huyet Hoc OkHuyet Hoc Ok
Huyet Hoc Ok
 
K Da Day Ok
K Da Day OkK Da Day Ok
K Da Day Ok
 
K Gan Ok
K Gan OkK Gan Ok
K Gan Ok
 
K Giap Ok
K Giap OkK Giap Ok
K Giap Ok
 

Dernier

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ 19BiPhng
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 

Dernier (20)

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 

Tang Ap Tmc Ok

  • 1. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA 1-Đại cương: 1.1-Giải phẫu sinh lý tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa dài khoảng 6-8 cm, bắt đầu từ nơi hội lưu của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách ở phía sau cổ tuỵ (hình 1). Hình 1- Giải phẫu tĩnh mạch cửa Trong cuống gan (dây chằng gan-vị), tĩnh mạch cửa là thành phần nằm sau cùng. Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, mặc dù có nhiều thay đổi về giải phẫu, nhưng thường đổ vào tĩnh mạch lách nơi gần hội lưu giữa tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Tĩnh mạch vị trái và vị phải (tĩnh mạch vành vị), dẫn lưu máu từ bờ cong nhỏ dạ dày, cũng đổ về tĩnh mạch cửa. Gan là tạng duy nhất của cơ thể có sự pha trộn giữa máu động và tĩnh mạch. Lưu lượng máu đến gan trung bình 1 lít/phút (chiếm ¼ cung lượng tim). Máu tĩnh mạch cửa chiếm 2/3 lưu lượng máu đến gan, nhưng chỉ chiếm 1/3 lượng oxy cung cấp cho tế bào gan. Lưu lượng máu tĩnh mạch cửa được kiểm soát gián tiếp bởi sự co hay dãn động mạch tạng. Sự co thắt hay dãn động mạch gan, ngược lại, chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và 1
  • 2. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG catecholamine lưu hành trong tuần hoàn. Động mạch gan có thể dãn để bù trừ với sự giảm lượng máu tĩnh mạch cửa do sốc, giảm thể tích tuần hoàn, co thắt động mạch thân tạng, hay thông nối cửa-chủ. Tuy nhiên, nếu lưu lượng máu tĩnh mạch cửa bị giảm kéo dài, sự thiếu hụt các chất cần thiết cho quá trình chuyển hoá và phát triển của tế bào gan (thí dụ insulin) sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan. 1.2-Tăng áp tĩnh mạch cửa: Áp lực tĩnh mạch cửa bình thường vào khoảng 3-6 mmHg. Áp lực tĩnh mạch cửa sẽ tăng thoáng qua khi ăn, vận động hay làm nghiệm pháp Valsava. Khi áp lực tăng trên 10 mmHg, bắt đầu xuất hiện thông nối cửa chủ thông qua các tĩnh mạch bàng hệ. Sự hình thành và dãn của các tĩnh mạch bàng hệ, kết quả của tăng áp lực trong hệ cửa, được cho là kết quả của sự tân tạo mạch máu. Quan trọng nhất là tĩnh mạch vành vị và tĩnh mạch vị ngắn, hai tĩnh mạch chịu trách nhiệm giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch đơn thông qua các tĩnh mạch bàng hệ ở lớp dưới niêm của dạ dày và thực quản. Sự tái thông thương tĩnh mạch rốn sẽ giải áp máu tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch thượng vị, tạo ra sự phình dãn của các tĩnh mạch trên thành bụng mà chúng ta gọi là dấu hiệu “đầu sưá”. Thông cửa-chủ còn có thể xảy ra thông qua các tĩnh mạch sau phúc mạc và hậu môn-trực tràng. Sự phình dãn các tĩnh mạch bàng hệ là hậu quả tất yếu của sự tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài tác động lên một thành mạch có kháng lực thấp. Khi áp lực tăng trên 12 mmHg, sự căng dãn thành mạch mỏng manh của các tĩnh mạch bàng hệ đủ để gây vỡ các tĩnh mạch này. Ba yếu tố quyết định nguy cơ vỡ các tĩnh mạch bàng hệ: áp lực trong lòng mạch, kích thước của chúng và độ dày của lớp niêm mạc phủ lên chúng. Vị trí vỡ trong hầu hết các trường hợp là là các dãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên sự vỡ các dãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở các vị trí khác (phình vị, hang vị, tá tràng, đại tràng, trực tràng). Nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa có thể được phân loại tuỳ theo vị trí tương đối của tổn thương so với xoang tĩnh mạch trung tâm trong khoảng cửa của gan. Trên lâm sàng, cách phân loại thông dụng là phân loại theo vị trí tương đối so với gan. Theo cách này, tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể có nguyên nhân trước gan, tại gan hay sau gan. Nguyên nhân trước gan bao gồm huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch lách, chèn ép tĩnh mạch cửa từ bên ngoài bởi khối u tân sinh của đường mật, tuỵ hay các di căn. Các nguyên nhân sau gan chính của tăng áp tĩnh mạch cửa bao gồm suy tim phải, viêm màng ngoài tim co thắt, hội chứng Budd-Chiari. Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng áp tĩnh mạch cửa là xơ gan. Hai nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan là nghiện rượu và viêm gan do virus (hepatitis B và C). Các nguyên nhân khác của xơ gan, ít gặp hơn, có thể kể đến sau đây: viêm gan tự miễn, tổn thương gan do thuốc, xơ gan mật nguyên phát và thứ phát, bệnh xơ hoá đường mật nguyên phát, bệnh lắng đọng chất sắt (hemochromatosis) hay đồng (bệnh Wilson) trong mô gan, thiếu alpha 1-antitrypsin, tắc nghẽn tĩnh mạch trên gan…(bảng 1). 1-Nguyên nhân trước xoang: 3-Nguyên nhân sau xoang: a-Ngoài gan: a-Trong gan: Huyết khối tĩnh mạch cửa Hội chứng Budd-Chiari Huyết khối tĩnh mạch lách Xơ gan mật thứ phát Bất sản bẩm sinh hay hẹp tĩnh mạch cửa Xơ gan do rượu (Laennec cirrhosis) Chèn ép tĩnh mạch cửa từ bên ngoài (khối u) Xơ gan sau viêm gan b-Trong gan: Chứng nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis) Xơ hoá gan bẩm sinh b-Ngoài gan: Xơ gan mật nguyên phát Hội chứng Budd-Chiari Sán lá gan (schistosomiasis) Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới Bệnh sarcoid Suy tim phải 2-Nguyên nhân tại xoang: Viêm màng ngoài tim co thắt Viêm gan nhiễm mỡ (steatohepatitis) Hở van ba lá Bệnh Wilson 4-Tăng lưu lượng tĩnh mạch cửa: Dò động mạch- tĩnh mạch cửa Dò động mạch- tĩnh mạch vùng quanh tuỵ Lách khổng lồ Bảng 1- Nguyên nhân của tăng áp tĩnh mạch cửa (phân loại theo vị trí tương đối so với xoang tĩnh mạch trung tâm) 2
  • 3. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Có nhiều bệnh lý gây huyết khối tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch cửa thường nhất là bệnh lý ác tính của gan, đường mật, tuỵ, dạ dày. Các nguyên nhân khác: chấn thương, viêm phúc mạc, viêm đường mật hướng lên, viêm túi thừa, viêm ruột thừa, viêm tuỵ cấp, estrogen, tình trạng mất nước nặng, rối loạn đông máu (tăng đông)… Tĩnh mạch lách có thể bị huyết khối do u bướu, chấn thương, viêm tuỵ cấp... Huyết khối tĩnh mạch lách gây ra một thể tăng áp tĩnh mạch cửa đặc biệt gọi là tăng áp tĩnh mạch cửa phiá bên trái. Hội chứng Budd-Chiari là nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa sau gan hiếm gặp. Bản chất của hội chứng Budd-Chiari là sự tắc nghẽn các tĩnh mạch gan. Sự tắc nghẽn tĩnh mạch gan có thể do huyết khối (thể cấp tính) hay do các bệnh lý viêm nhiễm tại chỗ hay toàn thân, u bướu…(thể mãn tính). Hậu quả và biến chứng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa (hình 2,3): Tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa dẫn đến dãn và vỡ các tĩnh mạch bàng hệ (trong hầu hết các trường hợp là vỡ dãn tĩnh mạch thực quản). 50% BN bị xơ gan có dãn tĩnh mạch thực quản, và cứ mỗi năm, có 5-15% BN có dãn tĩnh mạch thực quản mới. Dãn tĩnh mạch thực quản sẽ hình thành ở tất cả các BN xơ gan, nhưng chúng chỉ vỡ ở 1/3 số BN này. Vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là một biến chứng nặng. Tỉ lệ tử vong của BN bị vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, nếu không có xơ gan, là 5-10%. Nếu có xơ gan, tỉ lệ này lên đến 40- 70%, tuỳ thuộc vào mức độ suy gan (5% nếu suy độ A, 25% nếu suy độ B, trên 50% nếu suy độ C). Ở BN bị vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, 40% tự ngưng chảy máu, nhưng 30% sẽ chảy máu trở lại trong vòng 6 tuần và 70% trong vòng 1 năm. Nếu tĩnh mạch thực quản dãn không vỡ tái phát sau 6 tuần, tiên lượng tử vong của BN tương đương người chưa hề bị vỡ tĩnh mạch thực quản trước đó. Thiếu máu (do xuất huyết tiêu hoá, do cường lách phối hợp, do tuỷ xương bị ức chế…). Rối loạn đông máu (do thiếu các yếu tố đông máu bình thường được tổng hợp ở gan). Tình trạng cường aldosterol (biểu hiện bằng giảm natri và kali huyết tương và nhiễm kiềm chuyển hoá). Báng bụng ở BN bị xơ gan được cho là hậu quả của sự kết hợp giữa bất thường chức năng thận (ứ natri) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 50% BN bị xơ gan sẽ có báng bụng trong vòng 10 năm sau đó. 50% BN xơ gan có báng bụng sẽ tử vong trong vòng hai năm. Viêm phúc mạc nguyên phát: là tình trạng nhiễm trùng dịch báng không tìm được nguồn gây bệnh. Ở người lớn, hầu hết BN bị viêm phúc mạc nguyên phát có xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa, trong đó giai đoạn C chiếm 70%. Ở trẻ em, hội chứng thận hư và bệnh lupus ban đỏ hệ thống là hai yếu tố nguy cơ của viêm phúc mạc nguyên phát. Viêm phúc mạc nguyên phát cũng có thể xảy ra ở những BN báng bụng, thí dụ như suy tim phải hay hội chứng Budd-Chiari. Hội chứng gan thận: sự suy giảm chức năng thận cấp tính (thiểu niệu cấp) xảy ra ở BN có bệnh lý gan mãn tính có báng bụng và tăng áp tĩnh mạch cửa, hậu quả của sự co thắt động mạch thận. Nguyên nhân của sự co thắt động mạch thận chưa được biết rõ. Người ta nhận thấy có sự tăng hoạt của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và hệ thần kinh giao cảm ở BN có hội chứng gan thận. Đây là biến chứng có tiên lượng kém và các biện pháp điều trị thường không có kết quả. Yếu tố thuận lợi để hội chứng gan thận xuất hiện bao gồm: mất cân bằng điện giải (nôn ói, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu), xuất huyết tiêu hoá (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày-tá tràng) và nhiễm trùng (đặc biệt là viêm phúc mạc nguyên phát). Bệnh lý não: biểu hiện bằng tình trạng thay đổi nhân cách, suy giảm nhận thức và tư duy, và suy giảm tri giác. Nguyên nhân được cho là do amoniac và GABA (gamma- aminobutyric acid), được sản xuất từ ruột, không được chuyển hoá hay bất hoạt tại gan. Yếu tố thuận lợi để bệnh lý não xuất hiện bao gồm mất cân bằng nước và điện giải, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm trùng, tình trạng táo bón và các loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc an thần, thuốc giảm đau nhóm gây nghiện…) Hầu hết tăng áp lực tĩnh mạch cửa là do gan bị xơ. Ở Bắc Mỹ, phần lớn xơ gan là do rượu. Nếu do virus, tỉ lệ BN bị nhiễm virus gây viêm gan C cao hơn nhiễm virus gây viêm gan B. 3
  • 4. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Trên thế giới, tỉ lệ xơ gan do virus (phần lớn là virus viêm gan B) cao hơn so với các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Về giới tính, nếu xơ gan do rượu, tỉ lệ nam: nữ mắc bệnh là 2:1. Nếu xơ gan mật nguyên phát, 90% BN là nữ. 2-Chẩn đoán: 2.1-Chẩn đoán lâm sàng: BN bị xơ gan có thể không có triệu chứng gì trong thời gian nhiều năm. Một số BN có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, sụt cân…Nếu BN bị xơ gan mật, triệu chứng vàng da tắc mật là triệu chứng chủ yếu. Khi thăm khám lâm sàng, phần lớn BN có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do kém ăn uống, kém hấp thu mỡ và các vitamin tan trong mỡ (do giảm bài tiết mật hay do suy tuỵ phối hợp, nếu BN nghiện rượu). Gan to và chắc có thể sờ được dưới bờ sườn, nhưng gan cũng có thể bị teo và rất khó để có thể sờ thấy. Các dấu hiệu khác, nếu có, cũng không có tính chất đặc hiệu cho xơ gan (bảng 2, hình 3). Hình 2- Sinh lý bệnh của tăng áp tĩnh mạch cửa 4
  • 5. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Hình 3-Những biểu hiện chính của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa Bệnh sử Lâm sàng Vàng da (xơ gan mật) Thiếu máu Nghiện rượu (xơ gan do rượu) Phù chân Truyền máu (xơ gan do virus) Sao mạch Gia đình có người mắc bệnh gan (bệnh gan di Đỏ lòng bàn tay truyền: bệnh Wilson, hemochromatosis) Gan to, chắc Báng bụng Lách to Dãn tĩnh mạch thành bụng Dãn tĩnh mạch trực tràng Teo tinh hoàn Teo cơ Nữ hoá tuyến vú Co rút Dupuytren(*) (*): tình trạng co rút bàn tay làm cho bàn tay bị biến dạng ở tư thế cầm nắm. Nguyên nhân là do sự hình thành mô sẹo xơ ở lớp mạc bao quanh các gân gấp bàn tay, làm cho lớp mạc này dày lên và co lại. Hiện tượng co rút Dupuytren có thể gặp ở người tiểu đường, bị động kinh hay nghiện rượu. Co rút Dupuytren thường xảy ra ở bàn tay (đặc biệt là ngón thứ tư). Co rút Dupuytren cũng có thể xảy ra ở bàn chân, hoặc trong trường hợp hiếm gặp, ở dương vật (bệnh Peyronie). Bảng 2- Chẩn đoán xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa trên lâm sàng 5
  • 6. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG BN có tăng áp tĩnh mạch cửa có thể cũng không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện biến chứng. Các triệu chứng có thể gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa bao gồm: bụng căng tức (báng bụng), lách to, dãn tĩnh mạch trên thành bụng… Phần lớn BN bị xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa nhập viện vì các biến chứng. Tuỳ vào biến chứng xảy ra, bệnh cảnh lâm sàng khi nhập viện có thể là: Xuất huyết tiêu hoá (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản) Đau bụng cấp (viêm phúc mạc nguyên phát) Tri giác giảm sút (bệnh lý não) Tiểu ít (hội chứng gan thận) 2.2-Chẩn đoán cận lâm sàng: 2.2.1-Các xét nghiệm sinh hoá và huyết học: Các xét nghiệm sau đây có thể cho kết quả bất thường, tuy nhiên chúng không đặc hiệu cho xơ gan: Nồng độ albumin huyết tương giảm và thời gian prothrombin kéo dài, phản ánh sự suy tế bào gan. Nồng độ globulin tăng AST, ALT tăng nhẹ (thường không vượt quá 300 UI/L). Trong xơ gan do rượu, tỉ lệ AST:ALT điển hình bằng 2:1. Bilirubin, phosphatase kiềm bình thường hay tăng, phản ánh tình trạng tắc mật có hiện diện hay không. Thiếu máu: thường đẳng bào, nhưng cũng có thể nhược sắc hồng cầu nhỏ (chảy máu đường tiêu hoá mãn), đại bào (thiếu acid folic ở người nghiện rượu) hay tán huyết (cường lách). Tình trạng cường lách cũng có thể gây giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. 2.2.2-Siêu âm: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán xơ gan rẻ tiền, an toàn và có hiệu quả. Siêu âm có thể được sử dụng để tầm soát xơ gan. Dấu hiệu của xơ gan trên siêu âm: Gan to, bề mặt gan gồ ghề Chu mô gan có phản âm thô, cấu trúc chủ mô gan bị biến dạng Lách to Các tĩnh mạch bàng hệ Siêu âm Doppler được chỉ định để đánh giá dòng chảy tĩnh mạch cửa. Dấu hiệu điển hình của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa trên siêu âm Doppler là sóng dòng chảy tĩnh mạch cửa bị “ép dẹp”. 2.2.3-CT và MRI: CT và MRI được chỉ định khi siêu âm chưa cho kết luận rõ ràng. Hình ảnh giải phẫu của hệ mạch máu cửa cũng như các tĩnh mạch thông nối sẽ thể hiện rõ ràng hơn với CT và MRI angiography. 2.2.4- Nội soi thực quản-dạ dày: Nội soi thực quản-dạ dày là chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ có tăng áp tĩnh mạch cửa. Trên BN bị xơ gan, dấu hiệu dãn tĩnh mạch thực quản khẳng định chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa. Ở BN xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa, nội soi còn có vai trò phát hiện các dãn tĩnh mạch khác ngoài thực quản (bảng 3). Dãn tĩnh mạch thực quản đơn thuần: Độ I: các búi dãn tĩnh mạch nhỏ và thẳng trục. Độ II: các búi dãn tĩnh mạch lớn, ngoằn nghèo, nhưng không chiếm quá 1/3 lòng thực quản. Độ III: các búi dãn tĩnh mạch lớn, ngoằn nghèo và chiếm hơn 1/3 lòng thực quản. Dãn tĩnh mạch dạ dày phối hợp với dãn tĩnh mạch thực quản: Dọc theo bờ cong nhỏ (dài 2-5 cm). 6
  • 7. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Dọc theo bờ cong lớn hướng về phình vị. Dãn tĩnh m ạch dạ dày đơn thuần: Ở phình vị. Ở các nơi khác. Bảng 3- Phân loại vị trí dãn tĩnh mạch ở BN tăng áp tĩnh mạch cửa 2.2.5-X-quang động mạch: X-quang động mạch thân tạng (thì tĩnh mạch) được chỉ định để đánh giá cấu trúc giải phẫu của hệ tĩnh mạch cửa trước khi tiến hành phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ (hình 4). Hình 4- Giải phẫu X-quang của tĩnh mạch cửa 2.2.6-Các xét nghiệm khác: 2.2.6.1-Các đánh giá huyết động: Đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp: dễ gây biến chứng, đặc biệt là biến chứng chảy máu. Đo áp lực tĩnh mạch trên gan bít là phương tiện đánh giá áp lực tĩnh mạch cửa gián tiếp, được chỉ định thay thế cho phương pháp đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp P TM cửa =P TM trên gan không bít -P TM trên gan bít 2.2.6.2-Xạ hình gan: Kể từ khi có siêu âm và CT, xạ hình gan không còn được chỉ định để chẩn đoán xơ gan. Tăng áp tĩnh mạch cửa thể hiện bằng dấu hiệu lách và tuỷ xương tăng bắt phóng xạ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không đặc hiệu và có độ tin cậy thấp. 2.3.6.3-Sinh thiết gan: Được chỉ định khi siêu âm và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng như xét nghiệm không cho kết luận rõ ràng, hoặc khi xơ gan được nghĩ là do các nguyên nhân hiếm gặp (bệnh Wilson, bệnh nhiễm sắc tố sắt…). 2.3-Thái độ chẩn đoán: Chẩn đoán xơ gan dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng, siêu âm và các xét nghiệm sinh hoá và huyết học. Có nhiều phương pháp đánh giá chức năng gan ở BN bị xơ gan, nhưng đánh giá của Child-Pugh là được áp dụng phổ biến hơn cả (bảng 4). 7
  • 8. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG 1 điểm 2 điểm 3 điểm Bilirubin (mg/dL, nếu 1-2 2,1-3 ≥ 3,1 tính bằng đơn vị mmol: x17,1) Albumin (g/dL) > 3,5 2,8-3,5 ≤ 2,7 Thời gian prothrombin 1-4 4,1-6 ≥ 6,1 (PT) hay chỉ số INR INR ≤ 1,7 INR 1,8-2,3 INR ≥ 2,4 Báng bụng Không Nhẹ Trung bình Rối loạn thần kinh Không Nhẹ Nặng Bảng 4-Đánh giá chức năng gan theo Child-Pugh Chức năng gan suy nhẹ (độ A): < 6 điểm, suy trung bình (độ B): 6-9 điểm, suy nặng (độ C): > 9 điểm Trên tất cả các BN đã được chẩn đoán xơ gan, nội soi ống tiêu hoá trên là chỉ định tiếp theo. Nếu nội soi thấy các búi dãn tĩnh mạch thực quản, chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa được khẳng định. Tuy nhiên, nếu không thấy các búi dãn tĩnh mạch thực quản, chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa vẫn chưa thể được loại trừ. Trong một số trường hợp xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa, sẽ có sự phối hợp giữa dãn tĩnh mạch thực quản và dãn tĩnh mạch phình vị. Dãn tĩnh mạch phình vị đơn thuần thường là biểu hiện của tăng áp lực phía trái tĩnh mạch cửa. Nếu nội soi không thấy dãn tĩnh mạch thực quản, cần nội soi định kỳ mỗi 2-3 năm để phát hiện sự hình thành các búi dãn tĩnh mạch. Nếu nội soi thấy các búi dãn tĩnh mạch nhỏ ở thực quản, cần nội soi mỗi 1-2 năm để theo dõi sự phát triển của chúng. Việc đánh giá nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là điều cần thiết trước các BN có tăng áp tĩnh mạch cửa. Các yếu tố nguy cơ của vỡ dãn tĩnh mạch thực quản bao gồm: Áp lực tĩnh mạch cửa trên 12 mmHg Nội soi: thấy các “dấu hiệu màu đỏ”, các búi dãn tĩnh mạch lớn ở thực quản hay búi dãn tĩnh mạch riêng lẽ ở dạ dày Xơ gan giai đoạn suy gan nặng Bụng báng căng và đau. Chẩn đoán vỡ dãn tĩnh mạch thực quản dựa vào các tiêu chuẩn sau: BN với bệnh sử và biểu hiện lâm sàng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa Xuất huyết tiêu hoá trên, điển hình là nôn máu lượng nhiều, máu đỏ tươi Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng: là chỉ định bắt buộc, để xác định nguồn gốc chảy máu. Cần đánh giá số lượng máu mất để bồi hoàn thích hợp. Việc đánh giá số lượng máu mất dựa vào các yếu tố sau đây: mạch và huyết áp, dấu hiệu toàn thân và tri giác, hematocrite và lưu lượng nước tiểu. Trước một BN nhập viện vì các triệu chứng hay biến chứng của xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa, các xét nghiệm sau đây cần được thực hiện: Công thức máu toàn bộ Xét nghiệm chức năng gan Xét nghiệm chức năng thận Ion đồ Thời gian prothrombin Albumin Huyết thanh chẩn đoán virus viêm gan Kháng thể kháng nhân, kháng ty thể, kháng cơ trơn 8
  • 9. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Sắt huyết thanh Ceruloplasmin huyết tương, định lượng đồng trong nước tiểu 24 giờ (đối với những BN có độ tuổi 3-40, có bệnh gan, thần kinh và tâm thần không rõ nguyên nhân). 3-Điều trị: 3.1-Điều trị xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: 3.1.1-Xử trí khi BN nhập viện: Công việc hồi sức ban đầu bao gồm: Truyền máu và các dung dịch thay thế máu, đảm bảo Hct ≥ 25%. Truyền huyết tương tươi đông lạnh để phục hồi trữ lượng bình thường của các yếu tố đông máu. Không nâng HA trở về giá trị bình thường vì sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ chảy máu. Ở BN có HA bình thường trước khi bị xuất huyết tiêu hoá, hồi sức sao cho HAmax ≥ 100 mmHg là vừa. Ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng với kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh sớm ở BN vỡ dãn tĩnh mạch thực quản có thể làm giảm tỉ lệ tử vong. Chẩn đoán nguồn gốc chảy máu bằng nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng, để xác định vị trí chảy máu có thể có ở BN xơ gan tăng áp tĩnh mạch cửa (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, vỡ dãn tĩnh mạch phình vị, viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày-tá tràng xuất huyết). Cần tiến hành nội soi sớm (trong vòng 12 giờ). Cân nhắc đến việc đặt thông khí quản để bảo vệ đường hô hấp trước khi tiến hành nội soi cho những BN đã có sự sút giảm tri giác, đặc biệt những trường hợp dự trù can thiệp qua nội soi. 3.1.2-Các phương pháp cầm máu: 3.1.2.1-Cầm máu bằng thuốc co mạch tạng: Các loại thuốc sau đây có thể được chỉ định với mục đích cầm máu trong vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: Somatostatin: là một hormone nội sinh, có tác dụng co động mạch tạng, làm giảm lưu lượng máu tĩnh mạch cửa. Octreotide: là đồng phân tổng hợp của somatostatin. Vasopressin: Là chất co mạch mạnh (mạch máu tạng và mạch máu toàn thân), có thể dẫn đến thiếu máu ruột hay tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Được chỉ định phối hợp với nitroglycerin để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch. Terlipressin: đồng phân tổng hợp của vasopressin, có tác dụng sinh học dài hơn và tác dụng phụ ít hơn. 3.1.2.2-Cầm máu qua nội soi: 3.1.2.2.1-Cầm máu bằng chích xơ: Các loại thuốc được sử dụng để chích xơ cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: Sodium morrhuat 5% Sodium tetradecyl sulfate 1-3% Ethanolamine oleate 5% Polidocanol Liều cho mỗi lần chích: 1-2 mL. Liều tổng cộng 10-15 mL. Hiệu quả cầm máu 80%. Hiệu quả đạt cao nhất khi cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản. Đối với BN bị vỡ dãn tĩnh mạch phình vị, hiệu quả cầm máu của chích xơ không cao. Sự kết hợp giữa cầm máu qua nội soi và thuốc co mạch tạng cho hiệu quả cầm máu trong 90% các trường hợp. 9
  • 10. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Các biến chứng và di chứng có thể xảy ra: Thủng thực quản Loét thực quản Hẹp thực quản 3.1.2.2.2-Cầm máu bằng thắt các búi tĩnh mạch thực quản: Ngày nay, đây là phương pháp cầm máu được cân nhắc đến trước tiên. Cầm máu bằng thắt các búi tĩnh mạch thực quản cho hiệu quả cầm máu tương đương chích xơ nhưng ít biến chứng hơn (không gây thủng hay hẹp thực quản). Kỹ thuật: các búi dãn tĩnh mạch được “hút” vào một ống hình trụ gắn kèm theo ống nội soi . Một vòng thắt bằng cao su sau đó được bật ra và thắt quanh búi dãn tĩnh mạch (hình 5). Sau khi bị thắt, các búi dãn tĩnh mạch trãi qua quá trình hoại tử, huyết khối và cuối cùng xơ hoá. Trong quá trình này, hiện tượng loét bề mặt có thể xảy ra, dẫn đến biến chảy máu, thường ở mức độ trung bình. Cũng tương tự như trường hợp chích xơ, hiệu quả cầm máu của thắt các búi dãn tĩnh mạch phình vị không cao. Hình 5- Thắt các búi dãn tĩnh mạch qua nội soi 3.1.2.3-Cầm máu bằng tạo shunt cửa-chủ trong gan qua ngả tĩnh mạch cảnh (TIPS-transjugular intrahepatic portosystemic shunt): Nguyên tắc của TIPS là tạo ra sự thông nối giữa tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa bằng một nòng làm bằng lưới kim loại, qua đó giải áp tĩnh mạch cửa (hình 6). TIPS cho hiệu quả cầm máu 90% và tỉ lệ tử vong 10%. Đối với BN nặng, TIPS không làm tăng tỉ lệ tử vong. Về mặt kỹ thuật, TIPS bao gồm các bước chính sau: Tê tại chỗ Mở tĩnh mạch cảnh trong Dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay màn huỳnh quang: Luồn thông đến tĩnh mạch trên gan (thường tĩnh mạch trên gan phải) Đâm kim từ tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch cửa trong nhu mô gan Luồn dây dẫn. Rút kim Nong rộng đường hầm quanh dây dẫn 10
  • 11. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Đặt nòng kim loại (loại có thể bung ra được). Hình 6- Tạo shunt cửa-chủ trong gan qua ngả tĩnh mạch cảnh Chỉ định của TIPS: Vỡ dãn tĩnh mạch thực quản hay phình vị, cầm máu bằng thuốc hay qua nội soi thất bại Chảy máu tái phát, cầm máu bằng thuốc hay qua nội soi thất bại Bụng báng nhiều, không đáp ứng với điều trị nội khoa Hội chứng Budd-Chiari Hội chứng gan thận Vỡ các dãn tĩnh mạch lạc chỗ BN có kèm theo tràn dịch màng phổi Bệnh lý ruột do mất protein do tăng áp tĩnh mạch cửa Các nguyên nhân của sự thất bại của TIPS (BN vẫn tiếp tục bị tăng áp tĩnh mạch cửa) bao gồm: Liên quan đến nòng kim loại: nòng bị hẹp, bị co rút, bị huyết khối hay bị lệch chỗ… Suy tim phải, do dò động-tĩnh mạch Lách to cực đại Biến chứng của TIPS: 11
  • 12. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Suy gan, bệnh lý não (30%) Loạn nhịp tim Chảy máu, đặc biệt là chảy máu đường mật Tụ máu trong gan Tổn thương tĩnh mạch cửa ngoài gan Dò động mạch gan-tĩnh mạch cửa Dò tĩnh mạch cửa-đường mật 3.1.2.4-Cầm máu bằng phẫu thuật: Có ba phương pháp điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa bằng phẫu thuật: phẫu thuật tạo shunt, phẫu thuật triệt mạch và ghép gan, trong đó phẫu thuật triệt mạch và tạo shunt được chỉ định trong trường hợp cấp cứu với mục đích cầm máu. 3.1.2.4.1-Phẫu thuật tạo shunt giảm áp: Mục đích của shunt giảm áp là tạo sự thông nối giữa hệ cửa và hệ chủ bằng phẫu thuật. Có ba loại shunt cửa-chủ được thực hiện bằng phẫu thuật: shunt toàn phần (không chọn lọc), shunt bán phần và shunt chọn lọc. Shunt cửa-chủ toàn phần (hình 7): Shunt cửa-chủ toàn phần tạo ra sự thông nối với miệng nối đủ rộng (hơn 10 mm). Có hai loại shunt cửa-chủ toàn phần: shunt tận-bên (đường dò Eck) và bên-bên. Trong phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ tận-bên, tĩnh mạch cửa, đoạn gần gan, được cắt ngang. Đầu gan của tĩnh mạch cửa được khâu đóng, còn đầu tận được khâu nối với tĩnh mạch chủ dưới. Shunt cửa-chủ tận-bên giải áp tốt áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan nhưng vẫn duy trì áp lực cao trong xoang tĩnh mạch trung tâm, do đó sau phẫu thuật tình trạng báng bụng ít giảm. Shunt cửa-chủ bên-bên chuyển lưu toàn bộ máu từ tĩnh mạch cửa vào tĩnh mạch chủ, do đó có tác dụng cầm máu và giảm báng bụng xuất sắc nhưng BN có nguy cơ bị suy gan cao hơn so với shunt cửa-chủ tận-bên. Nguy cơ đáng ngại nhất của shunt toàn phần là bệnh lý não. Sau phẫu thuật tạo shunt toàn phần, 40-50% BN sẽ có biểu hiện bệnh lý não. Ngày nay, các loại shunt cửa-chủ toàn phần ít khi được chỉ định, đặc biệt là shunt cửa- chủ bên-bên. Shunt cửa-chủ bên-bên đôi khi được chỉ định trong trường hợp vỡ dãn tĩnh mạch thực quản chảy máu ồ ạt và BN có báng bụng lượng nhiều, hay hội chứng Budd- Chiari cấp tính trên BN không có suy chức năng gan. Nếu BN chuẩn bị được ghép gan, giữa hai loại shunt toàn phần, shunt cửa-chủ bên bên được lựa chọn vì kỹ thuật thực hiện loại shunt này không cần phẫu tích rốn gan. Shunt cửa-chủ bán phần (hình 7): Dòng chảy tĩnh mạch cửa vẫn còn trong 80% BN, do đó nguy cơ suy gan và bệnh lý não thấp hơn shunt cửa-chủ toàn phần. Các loại shunt bán phần: Dùng ống ghép (tự thân hay nhân tạo) nối tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch mạc treo tràng trên với tĩnh mạch chủ dưới, nối tĩnh mạch mạc treo tràng trên với tĩnh mạch thận. Shunt lách (đầu gần)-thận Các loại shunt cửa-chủ bán phần không “đụng chạm” đến tĩnh mạch cửa được chỉ định khi BN được dự trù ghép gan. Shunt chọn lọc (hình 8): Giải áp có chọn lọc ở phần dãn tĩnh mạch phình vị và thực quản, trong khi vẫn duy trì áp lực cao trong phần còn lại của tĩnh mạch cửa. Đảm bảo được lưu lượng tĩnh mạch cửa qua gan, tránh nguy cơ suy gan. 12
  • 13. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Phẫu thuật điển hình: tạo shunt lách (đầu xa)-thận: Bóc tách, di động tĩnh mạch lách và tĩnh mạch thận trái Cắt ngang tĩnh mạch lách, khâu buộc đầu gần Cắm đầu xa tĩnh mạch lách vào tĩnh mạch thận trái Tỉ lệ bệnh lý não thấp (10-15%) nhưng sau mổ bụng sẽ báng nhiều hơn. Hình 7- Các loại shunt giảm áp trong điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa bằng phẫu thuật: a-Shunt cửa- chủ tận-bên (shunt toàn phần), b-Shunt cửa-chủ bên-bên (shunt toàn phần), c-Shunt dùng ống ghép (shunt bán phần): 1-Shunt cửa-chủ, 2-Shunt mạc treo-chủ, 3-Shunt mạc treo-thận, d-Shunt lách (đầu gần)-thận (shunt bán phần). 3.1.2.4.2-Phẫu thuật triệt mạch: 3.1.2.4.2.1-Cắt lách: Lách là nguồn máu tĩnh mạch chính dẫn đến các búi dãn tĩnh mạch phình vị và thực quản. Tuy nhiên, hiếm khi BN được cắt lách đơn thuần. Lách thường được cắt kèm theo phẫu thuật Sugiura. 3.1.2.4.2.2-Phẫu thuật Sugiura: Nội dung của phẫu thuật Sugiura: Triệt mạch toàn bộ bờ cong lớn dạ dày, từ môn vị đến tâm vị Triệt mạch 2/3 trên bờ cong nhỏ dạ dày Triệt mạch 7 cm cuối của thực quản (lên tới mức tĩnh mạch phổi dưới) Cắt ngang thực quản và nối lại 13
  • 14. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG BN được phẫu thuật Sugiura có thể bị dãn tĩnh mạch tái phát do bàng hệ tái hình thành. Để giải quyết vấn đề này, một số phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật Sugiura cải biên (hình 9). Nội dung của phẫu thuật Sugiura cải biên tương tự như phẫu thuật Sugiura kinh điển, nhưng trong phẫu thuật Sugiura cải biên, cung tĩnh mạch vành vị được bảo tồn, nhằm duy trì thông nối tĩnh mạch cửa-tĩnh mạch đơn. Ngoài ra, phẫu thuật Sugiura cải biên còn cắt thần kinh X (chọn lọc) và mở rộng môn vị. Hình 8- Shunt lách (đầu xa)-thận (shunt chọn lọc) 3.1.2.5-Cầm máu bằng ép các vỡ dãn tĩnh mạch bằng thông có bóng khí: Đây là phương pháp cầm máu tạm thời, trước khi triển khai các phương pháp cầm máu khác. Phương pháp này có hiệu quả cầm máu tức thời cao (90-95%). Nếu vẫn còn chảy máu sau khi đặt thông: hoặc là đặt không đúng kỹ thuật, hoặc là chảy máu từ một nguồn khác. Có hai loại thông được sử dụng: thông Minesota và thông Sengstaken- Blakemore (hình 10). Thông Minnesota: Có 4 cổng: 1 cổng hút dạ dày, 2 cổng bơm bóng dạ dày và bóng thực quản, 1 cổng hút trên bóng thực quản. Kỹ thuật đặt: Đặt qua đường miệng hay đường mũi Kiểm tra chắc chắn đầu ống nằm trong dạ dày Bơm bóng dạ dày 200 mL khí Kéo ống cho đến khi gặp lực cản Bơm bóng thực quản 14
  • 15. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Giữ ống ở vị trí cố định Thông Sengstaken- Blakemore khác thông Minnesota ở chỗ không có cổng thứ tư để hút dịch ứ đọng ở phía trên bóng thực quản. Thời gian lưu ống không được quá 6 giờ. Thời gian lưu ống quá dài có thể dẫn đến hoại tử thành thực quản. Hình 9-Phẫu thuật Sugiura cải biên Hình 10- Các loại thông được sử dụng để cầm máu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: thông Sengstaken-Blakemore (trái), thông Minesota (phải) 15
  • 16. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Biến chứng: Loét dạ dày, loét thực quản Viêm phổi do hít Thủng thực quản 3.1.3-Thái độ điều trị xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản (sơ đồ 1): Chọn lựa hàng đầu là can thiệp qua nội soi kết hợp thuốc co mạch tạng. Khi chọn lựa hàng đầu thất bại, cân nhắc TIPS. Khi TIPS thất bại hay không thể thực hiện TIPS, cân nhắc phẫu thuật (triệt mạch hay tạo shunt cửa-chủ). Ép các vỡ dãn tĩnh mạch bằng thông có bóng khí là phương pháp cầm máu tạm, được chỉ định khi máu đang chảy mà các phương tiện can thiệp nói trên thất bại hay chưa thể được triển khai. 3.1.4-Điều trị phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát: 40% các BN đã bị vỡ dãn tĩnh mạch thực quản sẽ bị chảy máu tái phát trong vòng 6 tuần, 80% trong vòng 2 năm. Các phương pháp phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát sau đây có thể được cân nhắc đến: thắt các búi dãn tĩnh mạch, chích xơ, thuốc, phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ hay TIPS và ghép gan. Thắt các búi tĩnh mạch: Là phương pháp được lựa chọn trước tiên. Cần thực hiện 2-4 lần, các lần cách nhau 1-2 tuần cho đến khi nội soi kiểm tra không còn thấy các búi dãn t ĩnh mạch. Chích xơ: Mỗi tuần một lần. Cần chích bổ xung 4-5 lần cho đến khi các búi dãn tĩnh mạch biến mất. Propranolol (và nadolol) có tác dụng phòng ngừa chảy máu tái phát tương đương chích xơ, nhưng ít gây biến chứng hơn chích xơ. Ghép gan là phương pháp điều trị ưu việt nhất vì có hai mục đích: Điều trị dứt điểm tăng áp tĩnh mạch cửa, vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, bệnh lý não và báng bụng Phục hồi chức năng gan. Thái độ chọn lựa các phương pháp phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản tái phát : Chọn lựa hàng đầu: thắt các búi tĩnh mạch, chích xơ, propranolol, thắt các búi tĩnh mạch kết hợp propranolol. Khi chọn lựa hàng đầu thất bại, cân nhắc đến các phương pháp can thiệp có tính cách xâm lấn hơn: Chức năng gan ở giai đoạn A (theo Child-Pugh): shunt cửa-chủ Chức năng gan ở giai đoạn B: shunt cửa-chủ hay TIPS Chức năng gan ở giai đoạn C: ghép gan 3.2-Điều trị phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản: 3.2.1-Thuốc ức chế beta: Propranolol: Chất ức chế beta không chọn lọc (ức chế adrenoreceptor beta-1 trên cơ tim và adrenoreceptor dãn mạch trên mạch máu tạng, gây giảm cung lượng tim và giảm áp lực tĩnh mạch cửa. 16
  • 17. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG Liều: bắt đầu bằng 20 mg/12 giờ. Chỉnh liều để nhịp tim giảm 25% (hay còn 55 nhịp/phút). Liều thông dụng 40 mg x 2 /ngày. Tác dụng phụ phổ biến nhất là: đau nhẹ đầu, mất ngũ, khó thở khi gắng sức, co thắt phế quản, liệt dương, rối loạn ngôn ngữ… Chống chỉ định: bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), block nhĩ thất, chứng đau cách hồi, bệnh tâm thần. Nadolol: ½ liều của propranolol, ngày 1 lần. Sơ đồ 1- Phác đồ xử trí vỡ dãn tĩnh mạch thực quản 17
  • 18. Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Bộ môn Ngoại SỔ TAY NGOẠI KHOA LÂM SÀNG 3.2.2-Thuốc dãn mạch: Isosorbide mononitrate: tác dụng giảm dần theo thời gian (do BN dung nạp). Ít khi được chỉ định như là một đơn trị liệu, ngay cả khi BN có chống chỉ định với propranolol. 3.2.3-Chích xơ: Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chích xơ không làm giảm nguy cơ chảy máu ở BN tăng áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch thực quản. 3.2.4-Thắt các búi dãn tĩnh mạch thực quản: Khác với chích xơ, thắt các búi dãn tĩnh mạch thực quản có thể làm giảm nguy cơ chảy máu ở BN tăng áp tĩnh mạch cửa có dãn tĩnh mạch thực quản. Chỉ định: dãn tĩnh mạch thực quản độ III và BN có chống chỉ định dùng propranolol. 3.2.5-Phẫu thuật: Không có chỉ định can thiệp phẫu thuật để phòng ngừa vỡ dãn tĩnh mạch thực quản nếu như các dãn tĩnh mạch này chưa hề có biến chứng vỡ. 18