SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  107
MỤC LỤC
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

1

ADSL

2

ARPU

Average Revenue Per User

3
4

BTS
BTTTT

base transceiver station

5

CDMA

6

CNTT

7

CP

Content Provider

Các nhà cung cấp nội dung

8

CRBT

Call Rieng Back Tone

Dịch vụ nhạc chuông chờ

9

EDGE

Công nghệ web trên di động nâng
cấp từ GPRS

10

GPRS

11

GSM

Enhanced Data Rates For
GSM Evolution
General packet radio
service
Global System for Mobile
Communications

12

DVGTGT

13

HD

14

Homephone

15

Hosting

16

IMUZIK

17

IPTV

18

Java Game

19

LBS

20

Line TV

Giải thích tiếng anh
Asymmetric Digital
Subscriber Line

Code Division Multiple
Access

Giải thích tiếng việt
Đường thuê bao bất đối xứng để
truyền dữ liệu băng thông rộng
Doanh thu bình quân trên một
thuê bao
Trạm thu phát sóng
Bộ thông tin và Truyền thông
Công nghệ truyền thông đa truy
cập phân chia theo mã
Công nghệ thông tin

Dịch vụ vô tuyến truyền dữ liệu
Hệ thống thông tin di động
toàn cầu
Dịch vụ giá trị gia tăng

High Definition

Chuẩn video chất lượng cao
Dịch vụ điện thoại không dây

Internet Protocol TV

Location Based Service

Dịch vụ lưu trữ và quản trị
website
Dịch vụ nhạc tổng hợp của
Viettel
Dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng
IP phục vụ cho nhiều thuê bao
một lúc.
Cấu hình game phổ biến nhất sử
dụng trên di động
Dịch vụ tìm đường
Các kênh tivi hỗ trợ khách hàng
lựa chọn khi sử dụng dịch vụ
Mobile TV
21

MCA

Missed Call Alert

Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ

22

MMS

Multimedia Messaging
Service

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện

24

Mobile
On TV
PLATFORM

25

PSTN

26

PUSH MAIL

Dịch vụ gửi và nhận Email trên
di động

27

Server

Máy chủ

28

SMS

29

SMS BLAST

30

SMS
Blocking

31

TCN

32

VAS

Value Added Service

Dịch vụ giá trị gia tăng

33

VoD

Video On Demand

Dịch vụ cuộc gọi có hình

34

VoIP

Voice over Internet
Protocol

Truyền giọng nói qua giao thức IP

35

WAP
PORTAL

36

WCDMA

37

ZMS

38

2G

Second Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 2 –
tốc độ đường truyền: 171.2 Kbps

39

3G

Third Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 3 –
tốc độ đường truyền: 1.92 Mbps

40

4G

Fourth Generation

Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 4
– tốc độ đường truyền: 1.5 Gbps

23

Xem video trực tuyến trên
điện thoại
Nền cơ bản dịch vụ
Public Switched Telephone
Network

Short Message Service

Short Message Blocking

Dịch vụ điện thoại cố định

Dịch vụ tin nhắn ngắn
Truyền thông dịch vụ qua việc
gửi tin nhắn tới khách hàng
Dịch vụ chặn cuộc gọi và tin
nhắn theo yêu cầu
Tiêu chuẩn ngành

Cổng truy cập wapsite của Viettel
Wideband Code Division
Multiple Access

Đa truy cập phân mã băng rộng
Dịch vụ tin nhắn hình
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình tổ chức tập đoàn......................................................................25
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
DANH MỤC CÁC BẢNG
A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38
B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39
C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43
D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bão hòa do số lượng
khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì chiến lược phát triển kinh
doanh của các doanh nghiệp viễn thông chính là dịch vụ giá trị gia tăng.
Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL“.

2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông
quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn các dịch vụ giá trị gia tăng.
Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triển cho các dịch vụ VAS của
Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp
phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm.

5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận chung về phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trong
ngành viễn thông.

Chương 2 : Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn
viễn thông quân đội Viettel.

Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng
(VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
ii

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong
ngành viễn thông:
1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
1.1.2. Khái niệm:
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử
dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc
Internet.

1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc
chuông chờ), …

1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng:
 Tạo

thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng

 Tăng hiệu quả trong công việc
 Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng
 Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp
 Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
 Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản
1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông
trên điện thoại di động:
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ
giá trị gia tăng VAS:
iii
Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triển và hoạch định
chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định
chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điểm riêng
khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thể.

1.2.2. Tổ chức thực hiện:
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triển, bởi lẽ tất cả các
quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thể biến thành hiện thực khi tiến
hành thực hiện.

1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch:
Đây là khâu cuối cùng để xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch đề
ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao … Từ
đó bộ máy lãnh đạo có thể căn cứ để xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh thêm
điều gì để trở lên hoàn hảo hơn.

1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông nói
chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng.

1.4. Kinh nghiệm của của các công ty trong và ngoài nước về phát triển
dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
1.4.1.

Xu hướng phát triển VAS tại một số quốc gia:

1.4.2.

Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông tại Việt
Nam:
 Nâng cao chất lượng, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ.
 Tập trung vào nguồn nhân lực nội tại.
 Tập trung vào yếu tố công nghệ.
iv

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1.

Khái quát về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:
2.1.2. Kết quả kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel những năm gần đây:
2.1.2.1.

Số lượng thuê bao:

Với hơn 42 triệu thuê bao, hiện Viettel đang đứng đầu thị trường viễn thông về
số thuê bao sử dụng dịch vụ. Chiếm 37% tổng thị phần viễn thông tại Việt Nam.

2.1.2.2.

Doanh thu và lợi nhuận:

Tỷ lệ doanh thu gia tăng theo từng năm, với gần 100 nghìn tỷ đạt được trong
năm 2010 đã khiến Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông có doanh thu lớn nhất
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức độ gia tăng về doanh thu luôn duy trì mức độ ổn định của
mình qua thời gian dài. Đồng thời đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước luôn nằm
trong top những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất.

2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn
thông quân đội Viettel:
Doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng VAS tăng dần theo từng năm và đạt mức độ
cao nhất vào năm 2007 (509%), do Viettel coi dịch vụ giá trị gia tăng là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, từ đó mở rộng kết nối
với trên 200 đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung.

2.3.
2.3.1.

Các hoạt động đã thực hiện để phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
Xác định và tổ chức thực hiện chiến lược:
v
Viettel luôn thực hiện một cách cẩn thận việc đánh giá thị trường, nghiên cứu
tâm lý khách hàng thông qua mô hình ma trận SWOT nhằm xác định những thuận
lợi, khó khăn mà Viettel đang có cũng như các điểm mạnh và nguy cơ tiềm ẩn mà
thị trường mang lại để có những chiến lược hiệu quả nhất trong việc phát triển các
dịch vụ giá trị gia tăng

2.3.2.

Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng:

Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng Viettel
luôn xác định việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh của việc kinh doanh các loại hình
dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau là vấn đề cốt lõi, là chiến lược phát triển lâu dài
của mình

2.3.3. Sức mạnh cạnh tranh của Viettel về dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường:
Mặc dù là nhà mạng đi sau nhưng với một chiến lược phát triển hợp lý Viettel
luôn đảm bảo vị thế của nhà mạng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thị trường
kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng

2.4.

Đánh giá chung về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn

viễn thông Viettel thời gian qua:
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:


Luôn khẳng định được thế mạnh của Viettel về sự thích ứng nhanh chóng với

những thay đổi như vũ bão về công nghệ.


Đa dạng hóa đưa ra các dịch vụ tốt nhất trên cơ sở của sự phân tích nhu cầu

của thị trường.


Việc phát triển dịch vụ gia tăng một cách hợp lý, khoa học đã dần nâng cao thế

mạnh cạnh tranh của Viettel so với các nhà mạng khác trong cùng nghành.


Số lượng khách hàng tham gia sử dụng Viettel ngày càng gia tăng.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân:


Doanh thu từ dịch vụ giá trị gia tăng mang lại chưa tương xứng với tiềm năng

và kỳ vọng về dịch vụ.
vi


Nhiều dịch vụ vẫn bị chồng chéo.



Một số dịch vụ tốt, có chất lượng, tính đại chúng cao nhưng không được chú trọng.



Một số dịch vụ giá cước quá cao so với mặt bằng chung.

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
3.1 Phương hướng phát triển của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
tới năm 2015:
Nhiệm vụ và mục tiêu của Viettel trong giai đoạn 5 năm tới, và xa hơn nữa
vẫn là việc phải đảm bảo việc mở rộng thị phần, thông qua việc phát triển ổn định
các thuê bao (đồng thời giảm số lượng thuê bao dời mạng).

3.2

Các giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS tập đoàn viễn

thông Viettel:
3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng trên
mạng điện thoại di động của Viettel:
3.2.2. Nâng cao công tác đào tạo nhân viên, phát triển cán bộ nguồn:
3.2.3. Giải pháp Marketing:
3.2.3.1.Tập trung nghiên cứu thị trường:
3.2.3.2.Phân đoạn thị trường:
Cần phân chia tập khách hàng thành các phân đoạn khác nhau, để có thể đưa ra
các sản phẩm phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất

3.2.3.3.Chính sách về giá cước:
Xây dựng một chính sách giá cước hợp lý.

3.2.3.4.Chính sách về sản phẩm:
Các sản phẩm đưa ra không thể chi mang tính chất mới lạ, mà phải đảm bảo
tính tiện ích cho người sử dụng.
vii

3.2.3.5.Xúc tiến:
Cần chú trọng và khai thác các công cụ truyền thông như sau:
 SMS BLAST.
 Kênh website, wapsite.
 Kênh Inline.
 Kênh Social Network.
 Ngoài ra là các kênh như: truyền hình, đài, báo, băng rôn, áp phích.

3.2.3.6.Đưa ra các chương trình khuyến mại hợp lý:
3.2.3.7.Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các hoạt động hỗ trợ khách hàng:
3.2.4. Giải pháp khác:
3.3.

Điều kiện thực hiện:

3.4.

Kiến nghị nhà nước:

 Nên hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong một quốc gia.
 Cần có các chế tài trong việc xử lý vi phạm truyền thông.
 Quy định rõ ràng cho các công ty viễn thông trong việc thực hiện việc trừ
cước tới khách hàng.
 Nhà nước và bộ bưu chính viễn thông cần có các quy định và yêu cầu cao đối
với các doanh nghiệp trong việc triển khai công nghệ mới nhằm đảm bảo
quyền lợi cao nhất cho khách hàng.
viii

KẾT LUẬN
Viễn thông nói chung là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế đất nước. Với chủ trương mở rộng thị phần, tự do phát triển trong
ngành, từ đó kéo theo sự gia nhập của nhiều nhà mạng khác nhau trên thế giới vào
Việt Nam như Beeline, Vietnamobile… Dẫn tới một thì trường viễn thông đầy sôi
động và có tính cạnh tranh cao giữa 7 “anh chị em” đang chiếm lĩnh thị phần.
Đứng trước sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp viễn thông cần phải xác định
phương hướng đúng đắn cho con đường đi của doanh nghiệp mình, và giải pháp thu
hút thêm các khách hàng mới, đồng thời gia tăng ARPU sử dụng dịch vụ là giải
pháp hữu hiệu nhất. Việc gia tăng chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng là
kim chỉ nam, là phương hướng chiến lược cho sự phát triển và tồn tại của các doanh
nghiệp viễn thông.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, thị trường cước di
động đang rơi vào trạng thái bão hòa, do đó Viettel cần phải nắm bắt được xu
hướng của thị trường dịch vụ giá trị gia tăng, để có những giải pháp cụ thể, kịp thời
nhằm chiếm lĩnh thị phần mới.
Với đề tài “phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn
thông quân đội Viettel” đã đưa ra tổng quan về thị trường dịch vụ giá trị gia tăng
của Viettel nói chung, các giải pháp truyền thông, khuyến mại nhằm gia tăng doanh
thu cho tập đoàn.
Để nâng cao doanh thu của Viettel trong những năm tới, luận văn đã đưa ra
các giải pháp như:
+ Đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi ích cho người dùng.
+ Các giải pháp về truyền thông, kênh truyền thông hiệu quả nhất là gì.
+ Giải pháp về các chương trình khuyến mại.
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
So với các lĩnh vực khác, việc cạnh tranh trong ngành bưu chính viễn thông
diễn ra vô cùng gay gắt, khi việc đổi mới công nghệ từ 2G lên 2.5G rồi 3G kéo theo
sự “đòi hỏi” của người tiêu dùng không chỉ về chất lượng mạng, chất lượng cuộc
gọi, tin nhắn ,… mà còn là yêu cầu về các giá trị gia tăng trên điện thoại để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bão hòa do số lượng
khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì đâu là chiến lược phát
triển của các doanh nghiệp viễn thông, đâu là chiến lược thu hút thêm đối tượng
khách hàng mới trong sự cạnh tranh gay gắt của “7 anh chị em” cùng ngành? Đó
chính là các dịch vụ giá trị gia tăng nói chung bao gồm: các dịch vụ giá trị gia tăng
trên điện thoại di động, trên internet, điện thoại cố định, homephone. Tuy nhiên,
trong bài luận văn này sẽ chỉ nghiên cứu phần dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại
di động (Value Added Service: VAS), vì đây là phần dịch vụ giá trị gia tăng mang
lại doanh thu chính, cũng như là nhân tố chính trong việc thu hút thêm khách hàng
trong mảng dịch vụ giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Nó
bao gồm các dịch vụ: thông báo cuộc gọi nhỡ ( MCA), gửi và nhận email trên điện
thoại (Imail, Vmail), dịch vụ nhạc chờ, nhạc chuông, nhạc sáng tạo Imuzik, các dịch
vụ Game, dịch vụ Video Call (người gọi không chỉ thoại, nghe mà bao gồm cả hình
ảnh trực tuyến của mình kèm theo)… Đó chính là các nhân tố mới mà cũ có khả
năng thu hút thị phần khách hàng mới với các nhu cầu đòi hỏi cao.
Bên cạnh đó khi công nghệ trong ngành viễn thông đang thay đổi liên tục từ
2G, 2.5G tới 3G tiên tiến hiện tại rồi lên 4G …Đòi hỏi các công ty viễn thông phải
nhanh chóng thích ứng, năng động sáng tạo để có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật với mục tiêu cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác phù hợp với sự tiên tiến của
công nghệ như VOD: Video on Demand, Mobile on TV …. Nhằm có thể đảm bảo
vị trí, vai trò và chỗ đứng của công ty trên thị trường viễn thông Việt Nam.
2
Mặt khác nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các công
ty với 100% vốn nước ngoài, hoặc có sự đầu tư từ nước ngoài gia nhập vào Việt
Nam ngày càng nhiều. Dẫn tới việc cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt giữa các
doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối
cảnh đó các doanh nghiệp trong nước không ngừng cố gắng để đưa ra các giải pháp
cạnh tranh nhằm gia tăng doanh thu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh
nghiệp của mình.
Đặc biệt trong ngành viễn thông tại Việt Nam hiện nay đang trở nên vô cùng
chật hẹp khi miếng bánh thị phần được phân chia cho 7 nhà cung cấp viễn thông
chính: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Sfone, Vietnamobile, EVN, Beeline. Sự độc
quyền là vấn đề chúng ta có thể thấy ngay khi nhìn vào thị trường viễn thông tại
Việt Nam. Vậy để xóa bỏ được độc quyền cũng như nâng cao được vị thế của doanh
nghiệp trong thị phần chật hẹp đó là một nhu cầu vô cùng cấp bách và bức thiết
trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông.
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng,
với chiến lược phát triển hợp lý, đã trở thành lá cờ đầu góp phần xóa bỏ sự độc
quyền trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Để đảm bảo việc giữ vững vai
trò đó, giữ vững vị trí của Viettel Group trên thị trường, ban lãnh đạo tập đoàn coi
việc phát triển VAS là một phần quan trọng không thể thiếu để thu hút thêm bộ
phận khách hàng mới.
Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL“.

2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở vai trò và những đóng góp của dịch vụ giá trị gia tăng nói chung
trong sự phát triển của các công ty viễn thông, em muốn lựa chọn đề tài này để có
thể vận dụng những kiến thức đã học trong việc tìm ra phương hướng, giải pháp cho
sự phát triển bền vững, cũng như kích thích tăng trưởng cho tập đòan viễn thông
quân đội Viettel.
3
Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông
quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển các dịch vụ giá trị gia
tăng trên nền điện thoại di động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triển cho các dịch vụ VAS của tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp
phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm.

5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận chung về phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS)
trong ngành viễn thông.

Chương 2 : Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS ) của tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng
(VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong
ngành viễn thông:
1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
Xu thế phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là tất yếu của tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung, cũng như tại Việt
Nam nói riêng. Đã qua rồi thời kỳ điện thoại chỉ có hai chức năng nghe/gọi và nhắn
tin. Mà hiện tại nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao
theo sự phát triển của công nghệ, của xã hội.
Bên cạnh đó việc các chương trình khuyến mại, giảm cước dịch vụ, cước
thuê bao khiến cho doanh thu bình quân trên một thuê bao giảm đi đáng kể. Điều đó
khiến cho các nhà mạng phải tập trung vào việc khai thác, triển khai các dịch vụ giá
trị gia tăng để bù lại phần doanh thu giảm đi đó.
Do vậy, thị trường phi thoại sẽ là đoạn thị trường màu mỡ mà các nhà khai
thác mạng hướng tới và băng rộng di động sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc
đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ phi thoại. Tính đến cuối năm 2010, số
thuê bao sử dụng Internet bằng băng thông rộng (broadband) trên khắp thế giới đã
vượt trên nửa tỉ. Và số người có điều kiện truy cập Internet đạt ít nhất 2 tỉ. Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu khi chiếm tới 40% số lượng thuê bao băng thông
rộng. Trong khi đó số thuê bao di động đã đạt ngưỡng 6 tỷ.
Sự phát triển của công nghệ 3G tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho dịch vụ
giá trị gia tăng khi so sánh với thời kỳ các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch
vụ trên nền 2G và 2.5G. Khi có thể truyền cả tín hiệu thoại và ngoại thoại (hình
ảnh, âm thanh, email …) đặc biệt là khả năng cung ứng truyền thông tốc độ cao. Là
cơ sở để phát triển thêm rất nhiều các dịch vụ có khả năng thu hút rất nhiều khách
hàng tham gia sử dụng như: dịch vụ Video Call cho phép các thuê bao di động thực
5
hiện các cuộc gọi có hình. Đây là dịch vụ tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa 2G và
3G, tạo ra sự “háo hức” của hầu hết người sử dụng dịch vụ, hay dịch vụ Mobile TV
- dịch vụ xem truyền hình trực tuyến trên di động, …

1.1.2. Khái niệm:
Trước tiên cần phải hiểu thuật ngữ chính xác được sử dụng trong ngành viễn
thông là dịch vụ gia tăng giá trị: là các dịch vụ gia tăng tiện ích cho người sử dụng.
Tuy nhiên để thống nhất với thuật ngữ chung đã được sử dụng trong nội bộ ngành
viễn thông bao gồm: các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ… Luận văn xin thay thế
thuật ngữ “dịch vụ gia tăng giá trị” bằng thuật ngữ “dịch vụ giá trị gia tăng”.
Có rất nhiều các khái niệm, các định nghĩa khác nhau về dịch vụ giá trị gia
tăng trên điện thoại trong ngành bưu chính viễn thông.
Dịch vụ giá trị gia tăng là: các phần giá trị được bổ sung tới sản phẩm bởi
các công ty viễn thông trước khi cung cấp tới khách hàng.
Theo 3 tác giả Gerry Christensen, Robert Duncan, Paul G. Florack các
chuyên gia nổi tiếng trong ngành viễn thông với bộ sản phẩm “Wireless Intelligent
Networking” có định nghĩa: dịch vụ giá trị gia tăng không giống với các dịch vụ cơ
bản. Chúng có những đặc tính riêng, duy nhất và có liên quan tới các dịch vụ khác
bởi những cách hoàn toàn khác. Đồng thời chúng cung cấp cho khách hàng những
lợi ịch mà các dịch vụ cơ bản không thể mang lại được.
Theo cách phổ biến dịch vụ giá trị gia tăng là thuật ngữ phổ biến trong ngành
bưu chính viễn thông. Theo điều 37 Luật Viễn Thông có ghi “Dịch vụ giá trị gia
tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng
cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi
phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet” ; các dịch vụ
giá trị gia tăng là tính năng làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng ngoài các dịch vụ
cơ bản. Các dịch vụ giá trị gia tăng một mặt giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của
các nhà mạng nhiều hơn. Mặt khác, nó giúp các nhà khai thác nâng cao doanh thu
bình quân trên một thuê bao (ARPU).
Đối với dịch vụ di động, ngoài các dịch vụ cơ bản là gọi điện. Các dịch vụ
6
hay tính năng thêm như GPRS, MMS, SMS, nhạc chờ, Game, … Hay các dịch vụ
nội dung được coi là các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đối với dịch vụ cố định, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ nội
dung qua thoại, các tính năng chuyển cuộc gọi, hộp thư thoại,…
Đối với dịch vụ Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ
như IPTV, mua bán trực tuyến qua mạng, địa chỉ email ảo, hosting,…
Theo quan điểm cá nhân, cùng với việc đúc kết các kiến thức và tư duy trong
quá trình nghiên cứu về dịch vụ giá trị gia tăng, em thấy việc định nghĩa các dịch vụ
giá trị gia tăng trên điện thoại theo cách phổ biến là phù hợp nhất. Và trong bài luận
văn cũng sẽ căn cứ trên cơ sở định nghĩa theo cách phổ biến để phân chia các loại
hình dịch vụ khác nhau, cũng như phân tích các đặc điểm và tính năng của dịch vụ.

1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS:
1.1.3.1. Phân loại theo dịch vụ cơ bản:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc
chuông chờ), …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên
nền tảng mạng Internet như dịch vụ hosting, thuê server, thiết kế website,…
Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại cố định bao gồm các dịch vụ giá trị
gia tăng trên mạng điện thoại cố định như dịch vụ hiển thị số gọi đến, dịch vụ báo
thức, dịch vụ Fax, dịch vụ qua các đầu số như 1900, …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên Homephone bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng
trên mạng điện thoại Homephone như dịch vụ SMS, CRBT,…

1.1.3.2. Phân loại theo nền tảng công nghệ mạng:
Dịch vụ giá trị gia tăng trên 2G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ
GSM (di động) như dịch vụ GPRS, SMS, …
Dịch vụ giá trị gia tăng trên 3G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ
3G (CDMA, WCDMA) như dịch vụ Video Call, Mobile TV, truy cập internet tốc
độ cao, …
7

1.1.3.3. Phân loại theo tính chất dịch vụ:
Dịch vụ qua mạng: Là các dịch vụ đi liền với hạ tầng mạng viễn thông như
các dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT,…
Dịch vụ nội dung: Là các dịch vụ nội dung thông tin được phát triển trên nền
tảng các dịch vụ mạng. Nội dung ở đây có thể là bài hát, nội dung tin nhắn, thông
tin thị trường,…

1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng:
1.1.4.1. Đối với khách hàng:
Tạo thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trong bối
cảnh thị phần thoại đang ngày càng trở nên phổ cập và “nhàm chán” do chức năng
thoại, nhắn tin đều có thể sử dụng được như nhau ở hầu hết các loại điện thoại
không phân biệt giá tiền, kiểu dáng… Khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ di động
của khách hàng dần dần tiến tới ngưỡng bão hòa. Do đó, việc đưa ra các dịch vụ
giá trị gia tăng trên điện thoại khiến cho khách hàng không chỉ được tận hưởng
thêm các dịch vụ mới đáp ứng được các nhu cầu cá nhân cũng như phục vụ cho
các nhu cầu khác về công việc, xã hội… Mà ngoài ra còn tận dụng được hết các
tiện ích và chức năng mà một chiếc điện thoại đời cao có thể hỗ trợ như dịch vụ
VoD, Video Call…

Tăng hiệu quả trong công việc. Với việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia
tăng trong công việc, sẽ giúp cho khách hàng có thể dễ dàng trong việc quản lý thời
gian, quản lý công việc... Từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.

1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp viễn thông:
Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng . Chất lượng thoại và nhắn tin giữa
các nhà mạng gần như không có sự chênh lệch đáng kể khi các nhà mạng đều coi
việc phát triển mạng lưới là kế hoạch, là chiến lược và là hoạt động quan trọng nhất
trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Do đó, để tạo
ra sự khác biệt nhằm thu hút các khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ của
mạng chính là việc đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng hiệu quả, đa dạng với mục
đích nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
8
Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp. Trong tổng doanh thu từ khách hàng
của nhà cung cấp, tỷ lệ doanh thu đến từ dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng quan
trọng. Ở một số nước phát triển doanh thu từ dịch vụ phi thoại có thể chiếm từ 30%
đến 40% doanh thu. Ở Việt Nam tỷ lệ rơi vào 10 % đến 15%. Khi mức độ cạnh
tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hoặc thị trường đạt đến mức bão hòa,
doanh thu từ các dịch vụ cơ bản ngày càng giảm xuống, do đó phần gia tăng doanh
thu trong các dịch vụ giá trị gia tăng chính là phần bù đắp tốt nhất cho các nhà mạng
cho phần doanh thu giảm xuống đó. Đồng thời đảm bảo một mức độ phát triển bền
vững cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu doanh thu, việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng được coi là mục tiêu quan trọng mà tất cả các nhà
khai thác đều hướng tới. Trên thực tế, có rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được
cung cấp dưới dạng miễn phí với mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng
đối với nhà khai thác ví dụ tại Viettel có các dịch vụ: Thông báo cuộc gọi nhỡ
(MCA), phonesafe … Đồng thời xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp
trong mắt người tiêu dùng khi luôn đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu tốt nhất từ
phía khách hàng.
Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản. Mức độ cạnh tranh trên
thị trường ngày càng quyết liệt, các nhà khai thác đều chú trọng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng dựa vào chính sách giá, sản phẩm, vùng phủ sóng,,.. Đến một
lúc nào đấy, sự khác biệt giữa các nhà cung cấp về các yếu tố trên hầu như không
đáng kể. Để giúp khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của mình so với các đối
thủ khác, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phát triển các tính năng, dịch
vụ giá trị gia tăng. Nó giúp các khách hàng lấy đó làm cơ sở căn cứ để lựa chọn
mạng điện thoại sẽ sử dụng.

1.1.4.3. Đối với xã hội:
Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về
mặt công nghệ, nâng cao đời sống xã hội, điều kiện sống, làm việc của người dân
9
được cải thiện. Từ đó tạo ra một thời đại mới, thời đại của sự văn minh, thời đại của
công nghệ.

1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông
trên điện thoại di động:
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ
giá trị gia tăng VAS:
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng khi tham
gia vào một thị phần, một môi trường kinh doanh bất kỳ nào đó đều phải có kế
hoạch, có chiến lược phát triển của mình, dù đó là công ty nhà nước hay công ty cổ
phần… Bởi lẽ, không một công ty nào có thể phát triển khi bước đường phía trước
của mình không rõ ràng, không có những kế hoạch, những chiến lược cụ thể cho
thời kỳ ngắn hạn và dài hạn. Phải xác định được mục tiêu của công ty mình là gì,
trong tương lai phát triển ra sao, sản phẩm chủ đạo có gì khác biệt, cách làm thương
hiệu, marketing hợp lý chưa, đâu là đối thủ cạnh tranh… Có như vậy doanh nghiệp
mới có thể đảm bảo sự phát triển bển vững của công ty mình. Đặc biệt trong thị
trường viễn thông Việt Nam, khi việc đơn giản hóa trong việc thành lập các công ty
viễn thông tham gia thị trường đang được Chính phủ cũng như Bộ Bưu chính nới
lỏng trong việc đưa ra các điều kiện, cũng như số lượng công ty viễn thông trong thị
phần Việt Nam dẫn tới việc chỉ riêng trong một quốc gia đã có tới 7 nhà khai thác
khác nhau dẫn tới một thị trường giàu sức cạnh tranh với một sản phẩm và dịch vụ
không có nhiều khác biệt (các nước trên thế giới thông thường chỉ có 2 hoặc 3
doanh nghiệp viễn thông trong một quốc gia như Trung Quốc có China Mobile,
China Unicom và China Telecom; Anh có Vodafone…). Điều đó khiến cho các
công ty viễn thông ở Việt Nam luôn coi việc hoạc định chiến lược phát triển như
kim chỉ nam sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp mình.
Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triển và hoạch định
chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định
chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điểm riêng
khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thể.
10
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng cần phải đặc
biệt chú trọng tới các vấn đề liên quan tới dịch vụ bởi lẽ một dịch vụ triển khai được
phải có sự liên kết, kết hợp của rất nhiều các yếu tố cấu thành: Nhà cung cấp sản
phẩm, công nghệ, thiết bị đầu cuối … Trong khi cảm nhận của mỗi một người về
cùng một sản phẩm dịch vụ đó là khác nhau. Do đó, cần phân chia thành hai môi
trường trong và ngoài để nghiên cứu.

1.2.1.1. Môi trường bên ngoài:
- Việt Nam là một quốc gia có trình độ công nghệ phát triển chưa cao, trong
khi tốc độ phát triển công nghệ của ngành viễn thông là như vũ bão, tuổi thọ của các
công nghệ ngày càng giảm, quãng thời gian “trị vì” của công nghệ 2G không còn
tồn tại, công nghệ 3G đang dần trở nên “lạc hậu”. Việc kinh doanh dịch vụ giá trị
gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp viễn thông trong nước phải có những biện pháp để học hỏi công nghệ nước
ngoài cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.
- Môi trường kinh tế, tình trạng phát triển quốc gia, thu nhập bình quân, yếu
tố lạm phát…
- Chính sách của Đảng và Nhà Nước.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành.
- Các nhà cung ứng dịch vụ (CP).
- Sản phẩm thay thế.
- Nhu cầu thị trường về các sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
Việc xác định các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tránh cho doanh nghiệp
sự thụ động trong việc hoạch định các chiến lược của mình. Đồng thời hạn chế được
rủi ro, cũng như mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm mà doanh nghiệp triển khai.

1.2.1.2. Môi trường bên trong:
- Phải xác định được sản phẩm của doanh nghiệp mình: điểm mạnh, điểm
yếu, đâu là tập khách hàng mục tiêu.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong việc triển khai và phát triển dịch
vụ VAS.
11
- Xác định vị trí về công nghệ của doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào,
định hướng phát triển trong tương lai ra sao, cách tiếp cận với sự phát triển như vũ
bão của thời đại.
- Nguồn tài chính của doanh nghiệp.
- Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thông qua ma trận SWOT xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
phát triển và nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì. Từ đó, tập trung
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, xác định các mối nguy cơ tiềm ẩn thị
trường mang lại nhằm chớp lấy cơ hội phát triển.
Các yếu tố thuộc môi trường bên trong giúp doanh nghiệp dễ dàng định
hướng đượng doanh nghiệp của mình đang ở đâu trên bản đồ phát triển chung.
Hướng chiến lược phát triển như thế nào là phù hợp.

1.2.2. Tổ chức thực hiện:
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triển, bởi lẽ tất cả các
quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thể biến thành hiện thực khi tiến
hành thực hiện. Chiến luợc, kế hoạch có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào
quá trình tổ chức thực hiện thế nào. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện
có thể xác đinh được kế hoạch, chiến lược có tính khả thi hay không để doanh nghiệp
tiếp tục tiến hành, hay dừng lại.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc thù riêng vì
vậy việc tổ chức thực hiện cũng cần tiến hành theo các bước nhất định như sau:
- Xác định các loại hình dịch vụ mới sẽ triển khai. Các dịch vụ nên nâng
cấp, các dịch vụ nên dừng lại do tính tiện ích với khách hàng không còn, hoặc do sự
lỗi thời về mặt công nghệ. Các chương trình truyền thông sẽ triển khai để hỗ trợ cho
các dịch vụ trong việc tiếp cận khách hàng.
- Phải đảm bảo việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp với việc
phát triển chung của doanh nghiệp.
- Việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng hầu hết phải có sự kết hợp về hệ
thống giữa các doanh nghiệp viễn thông và hệ thống của nhà cung cấp. Vì vậy, tổ
12
chức bộ máy phải có tính mở, các bộ phận phòng ban phải linh hoạt trong việc hỗ
trợ nhau trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả. Cần xác định
các dịch vụ có tính ưu tiên, các dịch vụ có tính cấp bách trong hoạt động kinh
doanh, cần triển khai để chiếm lĩnh thị phần.
- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của dịch vụ sau bán mà tiêu biểu là trung
tâm chăm sóc khách hàng nơi đóng vai trò như “tai mắt” của các doanh nghiệp viễn
thông trong việc xác định đâu là sản phẩm thị trường cần, giới thiệu các dịch vụ
mới. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho khách hàng… Bên cạnh đó, cần phải chú
trọng tới các vấn đề về kỹ thuật trong việc triển khai hệ thống mạng, để luôn đảm
bảo dịch vụ được cung cấp tốt nhất tới người tiêu dùng.

1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch:
Đây là khâu cuối cùng để xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch
đề ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao …
Từ đó bộ máy lãnh đạo có thể căn cứ để xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh
thêm điều gì để trở lên hoàn hảo hơn, cũng như phù hợp với những biến đổi nhanh
chóng của thị trường. Việc đánh giá cần được thực hiện trong xuyên suốt quá trình
từ khâu vạch kế hoạch, triển khai cho đến khi kết thúc chiến lược kinh doanh.
Cần phải liệt kê ra các tiêu chí để tiến hành việc đánh giá: chất lượng, số
lượng, hiệu quả truyền thông, sự hài lòng của khách hàng… Từ đó căn cứ vào các
tiêu chí đề ra để xác định việc thực hiện chiến lược thành công hay không.
Tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tồn tại, cách khắc phục thế nào, tiến
hành ra sao.
Nếu xác đinh chiến lược trong quá trình thực hiện có sai sót, hoặc vào thời
điểm hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, cần có những điều chỉnh
để chiến lược trở nên phù hợp hơn với sự biến đổi liên tục của thị trường.

1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông nói
chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng. Tổng hợp
13
các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc phát
triển dịch vụ. Những biến động của môi trường tác động sâu sắc đến sự phát triển
của dịch vụ, nó có thể mang lại những nguy cơ đe dọa cũng như những cơ hội kinh
doanh cho bản thân dịch vụ đó.

1.3.1.

Môi trường bên trong:

1.3.1.1. Con người:
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quá trình vận hành, tổ
chức, triển khai bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn
thông nói chung hay trong việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng nói riêng, một
lĩnh vực đặc thù đòi hỏi người chủ trì dịch vụ phải có trình độ chuyên môn nhất
định, phải có kỹ năng nghiệp vụ, khả năng sáng tạo cao, khả năng hoạch định chiến
lược tốt, nhanh nhạy trong việc phán đoán tâm lý khách hàng. Và đặc biệt nhạy cảm
với những biến đổi về mặt công nghệ để có thể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng
được yêu cầu về mặt công nghệ phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do
đó việc thu hút nhân viên có trình độ cao là yêu cầu đối với các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông.

1.3.1.2. Nguồn vốn:
Vốn hay tài chính là yếu tố quyết định quá trình triển khai các dịch vụ. Việc
sử dụng nguồn vốn thế nào, hiệu quả hay không sẽ quyết định mức lợi nhuận của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố tài chính cũng tạo điều kiện cho việc triển khai
các dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bởi lẽ bất kỳ một dịch vụ giá trị gia tăng nào khi
triển khai từ khâu bắt đầu xây dựng sản phẩm dịch vụ tới tay người dùng cuối đều
liên quan tới vấn đề vốn doanh nghiệp hay tài chính nói chung như việc mua thiết bị
may móc, phần trăm sẻ chia doanh thu cho đối tác cung cấp sản phẩm, truyền thông
quảng bá, trả lương nhân viên… Một dịch vụ dù có tốt đến mấy nhưng không có
tiềm lực tài chính đủ mạnh để triển khai thì cũng đều không thể thực hiện được.
Hoặc sẽ mang lại hiệu quả không cao khi triển khai.

1.3.1.3. Giá cước:
Giá cước là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các dịch
vụ giá trị gia tăng, bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng một dịch vụ
14
bất kỳ nào đó của nhà mạng. Một dịch vụ dù có hữu ích và tiện dụng đến mấy
nhưng giá cước mà không phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng thì người
tiêu dùng cũng sẽ không chấp nhận để sử dụng dịch vụ đó. Bên cạnh đó, giá cũng
chính là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
Bên cạnh đó việc nới lỏng của Nhà nước và Bộ Bưu chính trong việc để các
doanh nghiệp áp dụng mức cước dịch vụ tới các khách hàng, khiến cho thị trường
dịch vụ giá trị gia tăng hiện tại là một thị trường “hỗn loạn” về giá cước, khi cùng
một dịch vụ như dịch vụ gửi và nhận email, nhưng có rất nhiều các mức giá khác
nhau được đưa ra trong cùng một nhà khai thác dịch vụ.
Việc giảm giá thành, chi phí cho một dịch vụ nhằm giảm giá cước cho khách
hàng đã và đang là một vấn đề nóng cần các nhà mạng có giải pháp, nhằm đảm bảo
việc đưa ra các dịch vụ không chỉ mang nhiều tiện ích cho khách hàng, mà còn đảm
bảo khả năng chi trả từ người tiêu dùng.

1.3.1.4. Truyền thông:
Tại sao lại cho hoạt động truyền thông liên quan tới các chỉ tiêu đánh giá
dịch vụ giá trị gia tăng bỡi lẽ người sử dụng không thể biết hết các thông tin về các
dịch vụ mà các nhà mạng đang có, nếu không có các công cụ truyền thông hỗ trợ để
truyền tải thông tin về dịch vụ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng đang có nhu cầu.
Do đó các hoạt động truyền thông trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của dịch vụ. Truyền thông đóng vai trò như là một cầu nối giữa nhà cung cấp dịch
vụ với khách hàng.
Thông qua các hoạt động truyền thông sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn
về các dịch vụ mà nhà mạng đang cung cấp, tính năng cũng như chính sách giá cụ
thể của từng dịch vụ. Mặt khác thông qua các hoạt động truyền thông sẽ giúp cho
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, xác định được nhu cầu của thị trường hiện tại
là gì, chính sách giá bao nhiêu thì hợp lý, tính năng nào nên xây dựng … Từ đó bộ
phận chiến lược kinh doanh có thể đưa ra các gói sản phẩm mới, đáp ứng được
đúng nhu cầu mà thị trường đang mong muốn với một chính sách gí hợp lý nhất. Từ
15
đó tạo điều kiện cho các nhà mạng dễ dàng thu hút thêm một bộ phận khách hàng
mới cũng như tăng tính trung thành trong việc sử dụng dịch vụ từ khách hàng.

1.3.1.5. Quy trình cung ứng:
Đây là khâu quan trọng trong việc triển khai dịch vụ tới khách hàng. Một
dịch vụ dù rất hấp dẫn nhưng quá rắc rối trong việc sử dụng, đăng ký sẽ dẫn tới một
tâm lý ngại đăng ký, ngại sử dụng, hoặc không muốn sử dụng từ khách hàng. Do đó
việc hoàn thiện quy trình cung ứng, quy chuẩn nó trở thành yêu cầu bắt buộc triển
khai trong các doanh nghiệp viễn thông. Nhằm đưa ra một quy trình hoàn thiện cho
khách hàng với tiêu chí: dễ dàng đăng ký, thuận tiện sử dụng và đơn giản trong việc
dời khỏi dịch vụ khi khách hàng không còn nhu cầu.

1.3.1.6. Công nghệ:
Sự thay đổi như vũ bão về khoa học kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi các nhà
mạng cũng phải có sự thay đổi trong các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau
để hoàn thiện sản phẩm hơn, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn
của người tiêu dùng, ví dụ trong thời kỳ “tiền sử” với công nghệ 2G các dịch vụ giá
trị gia tăng đơn thuần chỉ là nghe nhạc chuông, tải hình nền,… thì khi công nghệ 3G
phát triển kéo theo là một loạt các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng mới với yếu tố
công nghệ cao ra đời như: Mobile TV, Video Call… Và trong tương lai gần khi
công nghệ 4G tiến tới thay đổi hoàn toàn công nghệ 3G hiện tại, thì một số loại hình
dịch vụ mới lại ra đời với yêu cầu rất cao về yếu tố truyền dữ liệu như: Dịch vụ xem
tivi trực tuyến với chuẩn HD, hay dịch vụ cuộc gọi video call hội nghị… Vì vậy,
việc thích ứng nhanh với sự thay đổi liên tục về công nghệ là yếu tố sống còn đối
với các doanh nghiệp viễn thông nói chung và Viettel nói riêng.

1.3.2.

Môi trường bên ngoài:

1.3.2.1. Môi trường vĩ mô:
• Môi trường trong nước:
Yếu tố phát triển kinh tế của một quốc gia như tốc độ tăng trưởng, lạm phát,
lãi suất đều có tác động tới các dịch vụ giá trị gia tăng. Bởi lẽ khi kinh tế phát triển
với tốc độ tăng trưởng cao sẽ kéo theo việc mở rộng kinh doanh trong các doanh
16
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng. Từ đó các công ty viễn
thông sẽ nhanh chóng mở rộng số lượng các dịch vụ đang triển khai, đồng thời hoàn
thiện chất lượng các sản phẩm đang triển khai nhằm thu hút thêm khách hàng. Bên
cạnh đó, các yếu tố như lãi suất và lạm phát cũng ảnh hưởng tới sự phát triển dịch
vụ, khi trong một nền kinh tế mà tỷ lệ lạm phát quá cao, hay tỷ lệ tiền gửi ngân
hàng lãi suất cao, khiến cho các doanh nghiệp viễn thông gặp tâm lý “e ngại” trong
việc mở rộng kinh doanh, cũng như người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn
thông qua tiền gửi ngân hàng, từ đó mức tiêu dùng giảm, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự
phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng.
Yếu tố pháp lý: Việc quản lý của nhà nước và bộ bưu chính viễn thông luôn
ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp viễn thông, từ đó ảnh hưởng tới sự phát
triển của dịch vụ giá trị gia tăng. Ví dụ hiện nay việc Bộ Bưu chính viễn thông đang
“nới lỏng” trong việc để các doanh nghiệp viễn thông tự áp đặt mức giá các dịch vụ
giá trị gia tăng. Khiến cho việc triển khai một số dịch vụ trở nên dễ dàng hơn (dù
trên thực tế việc phải sẻ chia doanh thu cho đối tác quá nhiều khiến cho giá cước
dịch vụ trở nên quá cao so với mặt bằng chung). Một sự điều chỉnh nhỏ về luật cũng
có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của dịch vụ như việc quy định trong việc đăng
ký số thuê bao trả trước cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh thu và sự phát triển các
dịch vụ giá trị gia tăng…
Yếu tố văn hóa xã hội: Các yếu tố về văn hóa cũng là vấn đề mà các doanh
nghiệp viễn thông cần để ý trong quá trình phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
Bởi lẽ văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau dẫn tới yêu cầu về các dịch vụ là khác
nhau ví dụ: với dịch vụ nhạc chuông chờ, thị trường miền bắc thị chuộng các bài hát
nhạc trẻ, lãng mạn. Thị trường miền nam thì chuộng các bài nhạc trữ tình, tiền chiến
và miền tây là các bài dân ca. Điều đó ảnh hưởng tới việc phải đưa ra các dòng
nhạc, các chương trình truyền thông phù hợp với sở thích từng vùng miền, nhằm
mang lại hiệu quả cao cho hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ.
• Môi trường quốc tế:
Hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng đều là sự kết hợp trực tiếp với các đối tác
nước ngoài, hoặc thông qua các công ty cung cấp nội dung tại Việt Nam với sản
17
phẩm do nước ngoài cung cấp. Do đó sự biến động về kinh tế thế giới, sự trượt giá
hoặc tăng giá của ngoại tệ đều ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sẻ chia doanh thu với
đối tác (các dịch vụ đều căn cứ hiện tại của các doanh nghiệp viễn thông đều căn
cứ sẻ chia dựa trên tỷ giá đô la Mỹ), từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới giá của dịch vụ.
Bên cạnh đó, sự phát triển trước về mặt công nghệ khiến cho rất nhiều dịch vụ của
đối tác không thể áp dụng, hoặc áp dụng nhưng không đạt hiệu quả cao tại thị
trường Việt Nam do đó ảnh hưởng tới việc triển khai kinh doanh các dịch vụ tới
khách hàng.

1.3.2.2. Môi trường vi mô:
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tuy làm cho các doanh nghiệp bị
áp lực trong việc triển khai các dịch vụ: về chất lượng, giá cước…Nhưng ngược lại
yếu tố cạnh tranh cũng làm giảm yếu tố độc quyền, đồng thời cũng khiến cho các
doanh nghiệp nhanh nhạy và linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thị trường cũng như
tạo động lực cho việc phát triển của các doanh nghiệp. Trước năm 2007, thị trường
dịch vụ giá trị gia tăng nói chung phát triển với một tốc độ không cao và ảm đạm.
Tuy nhiên sau năm 2007, khi các nhà mạng coi dịch vụ giá trị gia tăng là một trong
những công cụ chính trong việc phát triển thêm thị phần đã biến thị trường dịch vụ
giá trị gia tăng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Nhà cung cấp: Hiện này phần lớn các dịch vụ giá trị gia tăng mà các nhà
mạng nói chung đang kinh doanh trên tập khách hàng hiện có của mình hầu hết đều
là các sản phẩm mua lại của các nhà cung cấp nội dung (CP), do đó việc một sản
phẩm có đạt yêu cầu hay không, nội dung có phong phú hay không phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng các sản phẩm mà CP cung cấp cũng như việc kiểm duyệt nội
dung từ phía các nhà mạng.
Khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hướng tới sự phát triển dịch
vụ giá trị gia tăng, nhân tố ảnh hướng trực tiếp tới: loại hình dịch vụ nhà mạng nên
triển khai, mức giá áp dụng phù hợp… Đồng thời cũng là đối tượng phản ánh chính
xác chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp đâu là ưu điểm, đâu là nhược điểm
của dịch vụ. Từ đó, các nhà mạng sẽ có những sự phân tích căn cứ trên yêu cầu của
18
khách hàng để xây dựng nên các dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp nhất, chất lượng
tốt nhất tới người sử dụng cuối cùng.

1.4. Kinh nghiệm của của các công ty trong và ngoài nước về phát triển
dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
1.4.1. Xu hướng phát triển VAS tại một số quốc gia:
1.4.1.1. China Mobile:
Đây là tập đoàn viễn thông có tổng số thuê bao di động lớn nhất thế giới với
trên 580 triệu thuê bao di động chiếm 70% thị phần di động của Trung Quốc với
doanh thu năm 2010 khoảng 17 tỷ USD tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một công ty đặt dưới sự quản lý của Nhà Nước.
Với nhận định trong vòng 5 năm tới ngành viễn thông di động ở Trung Quốc
sẽ phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, do đó China Mobile xác định lợi thế về thị
phần của mình tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về số thuê bao tăng trưởng, cũng như
công nghệ nhằm tiếp tục giữ vững vị trí công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc và
toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu này China Mobile xác định:
Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động là công cụ đắc lực
nhất trong việc lôi kéo và phát triển thêm các thuê bao di động trong một thị phần
với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của hai nhà mạng khác là China Unicom và
China Telecom về giá cước cho thoại và tin nhắn. Năm 2010 số người sử dụng dịch
vụ giá trị gia tăng trên điện thoại của China Mobile là 508.4 triệu người trên tổng số
569.8 triệu thuê bao, đạt 89.2%, như vậy số người sử dụng và tham gia dịch giá trị
gia tăng trên điện thoại của China Mobile là vô cùng lớn và ấn tượng.
Xác định đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc chiếm thêm thị phần trong
vòng 5 năm tới 2011 – 2015, China Mobile tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển về
công nghệ từ 2G- 3G và tiếp tới là công nghệ 4G, nhằm đảm bảo việc đưa ra các
dịch vụ giá trị gia tăng tốt nhất, phù hợp nhất, tiên tiến nhất tới tay người tiêu dùng.
Trên cơ sở đó xây dựng một nên một tập đoàn phát triển bền vững cả về chiều rộng
và chiều sâu
19

1.4.1.2. Vodafone Group:
Là công ty viễn thông toàn cầu có trụ sở đặt tại London, Anh. Vodafone có
doanh thu lớn nhất thế giới, và đứng thứ 2 về thị phần di động sau China Mobile với
trên 332 triệu thuê bao. Với mức độ phủ sóng rộng lớn trên 30 quốc gia.
Vodafone không ngừng mở rộng thị phần trên toàn thế giới với mục tiêu toàn
cầu hóa bao gồm cả các vùng trũng về kinh tế như Châu phi, châu á thái bình dương
hoặc các vùng có khả năng phát triển cao… Vodafone không ngừng liên minh, hoặc
mua lại các công ty viễn thông của các quốc gia khác nhau. Sau đó đầu tư hợp lý
với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn.
Vodafone coi việc đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng là chiến lược phát
triển của tập đoàn trong việc thu hút thêm các thuê bao mới. Trong 5 năm tới từ
năm 2011 – 2015, Với việc tập trung vào các giải pháp hỗ trợ cho các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh với các dịch vụ như Mobile Email: dịch vụ gửi và nhận
email trên điện thoại thông qua hình thức SMS, hoặc MMS… Nhằm đảm bảo cho
người sử dụng dịch vụ nói chung, và các cán bộ, nhân viên trong các công ty nói
riêng có thể cập nhật liên tục tiến độ công việc, các vấn đề phát sinh, các thông tin
liên tục từ các bộ phận ban ngành khác gửi tới … Hoặc các dịch vụ hỗ trợ làm tăng
hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên thông qua các ứng dụng trên điện
thoại …

1.4.2.

Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông tại Việt
Nam:
Từ thực tiễn cạnh tranh, phát triển của các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu

trên thế giới tại các quốc gia khác nhau.Cũng như căn cứ vào yếu tố chiến lược phát
triển của ngành viễn thông trong tương lai. Mỗi tập đoàn, mỗi công ty viễn thông
khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của mình mà có những bước di khác nhau.
Song nhìn chung để đảm bảo một sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của
mình, các công ty viễn thông ngoài việc đảm bảo cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc duy
trì chất lượng cao cho các dịch vụ cơ bản: gọi, nhắn tin… thì còn cần tập trung vào
việc phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng để đa dạng hóa lợi ích cho
20
người tiêu dùng trên cơ sở đó thu hút thêm tập khách hàng mới tiềm năng phục vụ
cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các công ty viễn thông. Để làm được điều
đó các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần tập trung vào việc:
Nâng cao chất lượng, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ: luôn đảm bảo
các dịch vụ đưa ra phải mang tính khác biệt và hữu dụng với tập khách hàng của từng
nhà mạng nói riêng. Dựa trên nền tảng của sự phát triển công nghệ để đưa ra các loại
hình dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tập trung vào nguồn nhân lực nội tại: hiện nay các dịch vụ giá trị gia tăng
do các nhà mạng cung cấp đều là việc ký hợp đồng hợp tác với một đối tác thứ 3
(thường là đối tác nước ngoài) sau đó cung cấp sản phẩm đó cho khách hàng dẫn tới
chi phí cho giá thành sản phẩm bị nâng lên, từ đó giá bán tới tay người tiêu dùng
cũng phải đẩy cao để bù vào phần chi phí của nhà mạng. Đó cũng là nguyên nhân
khiến rất nhiều dịch vụ dù rất tiện ích nhưng số lượng người dùng không cao do phí
thuê bao quá lớn. Do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tự phát triển các
sản phẩm và cung cấp cho người tiêu dùng từ đó có thể tối thiểu hóa chi phí và tối
đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tập trung vào việc phát triển để đảm bảo theo kịp tốc độ phát triển như vũ
bão của công nghệ. Công nghệ phát triển ngày càng cao, nếu các doanh không chủ
động trong việc nâng cấp hệ thống, cơ sở hạ tầng để triển khai công nghệ mới sẽ
dẫn tới tình trạng “chết yểu” của các công ty. Khi sản phẩm tạo ra không đủ đáp
ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng.
21

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.1. Khái quát về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:
2.1.1.1. Ngành nghề kinh doanh:
• Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông.
• Phát triển các phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ
thông tin, internet.
• Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử, viễn thông,
công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện.
• Hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền
tải điện.
• Khảo sát, lập dự án công trình bưu điện, viễn thông, công nghệ thông tin.
• Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính
viễn thông.
• Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận
chuyển.
• Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản
phẩm điện tử, công nghệ thông tin.
• Sản xuất bột giấy, giấy và bìa.
• In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn.
• Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành
dịch vụ thương mại.
• Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng in ấn.
• Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng internet
22

và mạng viễn thông (trừ thông tin nhà nước cấm và dịch vụ điều tra).
• Ngày 12/1/2010, Tổng công ty Viễn thông Quân đội đã chính thức làm lễ ra
mắt Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Đây là tập đoàn đầu tiên của Bộ Quốc phòng, tập
đoàn thứ 2 của ngành Viễn thông và CNTT và là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam.

2.1.1.2. Các mốc đáng nhớ:
• 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO),
tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL).
• 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây
dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
• 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ
các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên
thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức
được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ
các giấy phép hoạt động.
• 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng
2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến
thu – phát trên một sợi quang.
• 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường
dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và
đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm
một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa
chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới
đầy năng động của Công ty Viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom.
Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự
tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh
lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
• 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
• 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
23

• 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất
cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao:
1. Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
2. Cổng vệ tinh quốc tế.
• 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai
trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của
thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng
vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng
chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam.
Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm
2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di
động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách,
chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
1. Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
2. Cổng cáp quang quốc tế.
• 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty
Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số
45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.
• 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
• 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông!
Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông,
Viettel Telecom được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông
trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện
thoại di động Viettel.
1. Doanh thu 1 tỷ USD.
24

2. 12 triệu thuê bao.
3. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
• 2008:
1. Doanh thu 2 tỷ USD.
2. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
3. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
• 2009:
1. Doanh thu 4 tỷ USD
2. Nằm trong top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
• 2010:
1. Vào ngày 25/03/2010: Viettel chính thức triển khai mạng di động thế hệ
thứ 3 “3G”
2. Doanh thu 5 tỷ USD
• Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một
vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng
thân thiết:
 Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai
khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ
trên thế giới.
 Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi
tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 3 triệu thuê bao.
 Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 31 triệu thuê bao, trở thành nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
• Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp
nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp
với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để đảm bảo Viettel luôn là
nhà cung cấp dịch vụ số 1 tại Việt Nam.

2.1.1.3.

Mô hình tổ chức tập đoàn:
25
26
Cấp
Tập đoàn

TẬP ĐOÀN
- Dòng tiến về Tập đoàn
- Chiến lược, định hướng
- Mô hình, biên chế
- Nhân sự cao cấp
- Kiểm tra

Cấp
Công ty

- Đầu tư
- Mô hình
- Nhân sự cao cấp
- Kiểm tra, giám sát

CÔNG TY
VIỄN THÔNG VIETTEL

CÔNG TY
HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIETTEL
Thuê quản lý khai thác, bản dưỡng hạ
tầng mạng tại các Tỉnh

Quản lý toàn diện:
- Nhân sự
- Kế hoạch
- Hành chính
- Chính trị
- Tài chính
- Đầu tư
- Kinh doanh

- Phân bổ, bán Hạ
tầng mạng cho Tỉnh
kinh doanh
- Quản lý vận hành
khai tác hạ tầng
mạng kỹ thuật tại
Tỉnh
- Chủ động đầu tư
mạng cáp phát triển

Cấp
Tỉnh

- Thuê đối tác lắp đặt các
node mạng tại Tỉnh
- Quản lý, điều hành,
giám sát, kiểm tra
chuyên môn kỹ thuật
các Chi nhánh tỉnh, Tp

CHI NHÁNH VIETTEL TỈNH/TP
KHỐI QUẢN LÝ, HỖ TRỢ

KHỐI KINH DOANH

KHỐI KỸ THUẬT

- Kinh doanh hiệu quả hạ tầng được phân bổ, hiện có tại Tỉnh
- Quản lý vận hành khai thác hạ tầng mạng kỹ thuật tại Tỉnh
- Chủ động đầu tư mạng cáp phát triển kinh doanh hiệu quả
Hình 2.1: Mô hình tổ chức tập đoàn
27

2.1.2. Kết quả kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel những năm gần đây:
2.1.2.1.

Số lượng thuê bao:

Trong những năm gần đây, miếng bánh thị phần viễn thông đang ngày càng
bị chia nhỏ với sự tham gia của 7 nhà mạng. Tuy nhiên, thị phần chính vẫn chỉ là sự
cạnh tranh gay gắt giữa 3 nhà mạng lớn: Viettel, Mobifone và Vinaphone với tổng
doanh thu và số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ chiếm hơn 90%. Do đó, việc ra
tăng doanh thu trên cơ sở ra tăng số lượng thuê bao sử dung dịch vụ mạng đồng thời
giảm số lượng thuê bao dời mạng là vấn đề then chốt cũng như chiến lược phát triển
lâu dài của các công ty thuộc ngành viễn thông nói chung và Viettel nói riêng.
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng thuê bao của tập đoàn viễn thông Viettel

ĐVT: khách hàng
Năm

2007

2008

2009

2010

Tổng thuê bao lũy kế

15.220.351

28.274.127

34.792.881

42.356.882

45,000,000
40,000,000
35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000
15,000,000
10,000,000
5,000,000
0

2007

2008

2009

2010

Hình 2.2: Biểu đồ số liệu thuê bao Viettel từ năm 2007 - 2010
(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng)

Như vậy chỉ trong chưa đầy 10 năm với một chiến lược phát triển hợp lý
28

Viettel đã đạt một bước phát triển thần kỳ với trên 40 triệu thuê bao lũy kế sử dụng.
Đảm bảo giữ vững vị thế số 1 của mình trong linh vực viễn thông tại Việt Nam.
Đồng thời chiếm 37% thị phần trong tổng số 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
hiện tại.
Để làm được điều này, Viettel không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới,
dịch vụ khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mại và giảm giá cước nhằm
mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Việc phát triển số lượng thuê bao của Viettel
nói riêng và của toàn ngành nói chung là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế và
hội nhập kinh tế Quốc tế cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và các dịch
vụ đồng thời có các chương trình quảng cáo tiếp thị và khuyến mại rầm rộ của các
mạng nhằm thu hút khách hàng
Tính đến hết năm 2010, số lượng thuê bao thực của Viettel vượt ngưỡng 40
triệu trở thành nhà mạng có số thuê bao thực phát triển cao nhất gần 8 triệu thuê
bao, đồng thời chiếm thị phần nhiều nhất trong ngành viễn thông tại Việt Nam
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng thuê bao của các công ty cùng ngành năm 2010

Nhà mạng
Tổng số thuê bao thực
(Triệu người)
Thị phần (%)

Viettel

Vinaphone

Mobifone

Khác

42

32

34

6

37

28

30

5

5%
37%

30%

Viettel
Vinaphone
Mobifone
Khác

28%

Hình 2.3: Biểu đồ thị phần về số thuê bao của các công ty cùng ngành năm 2010
(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng)

2.1.2.2.

Doanh thu và lợi nhuận:
29

Với chiến lược kinh doanh, phát triển hiệu quả doanh thu của tập đoàn viễn
thông Viettel không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua. Từ vị thế của một
nhà mạng đi sau, lót đường, sau gần 10 năm hoạt động Viettel đã trở thành tập đoàn
viễn thông đứng thứ 2 tại Việt Nam sau tập đoàn bưu chính VNPT. Và đứng thứ
nhất, nếu tách riêng hai công ty viễn thông lớn tại Việt Nam là Vinaphone và
Mobifone.
Bảng 2.3: Bảng thống kê doanh thu từ năm 2004 – 2010

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Doanh thu (tỷ đồng)

1.400

2.500

7.100

16.300

33.000

Mức độ tăng trưởng (%)

-

179

284

230

202

2005

2006

2009
60.60
0
184

2010
91.134
150

100,000
90,000
80,000
70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0

2004

2007

2008

2009

2010

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về doanh thu từ năm 2004 – 2010
của Viettel
(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng)

Tại sao Viettel lại đạt được các thành công rực rỡ như vậy trên thị trường
30

Việt Nam với sự cạnh tranh gay gắt từ 7 doanh nghiệp viễn thông? Với các mạng
khác trong nước cũng như trên thế giới, họ thường chỉ đề cao 2 tiêu chí: mọi lúc
(Anytime) và mọi nơi (Anywhere). Nhưng với Viettel phương châm phát triển
hướng tới 4 “Any”: Anytime – dung lượng và chất lượng mạng lưới có thể đáp ứng
nhu cầu của khách hàng mọi lúc; Anywhere – vùng phủ dịch vụ rộng khắp (hiện
nay đã đạt tới 98% dân số và mục tiêu là 100% dân số); Anybody - mỗi người dân
Việt Nam có 1 máy điện thoại di động; Anyprice – bất kỳ giá nào. Chính vì mục
tiêu này đã dẫn dắt toàn bộ hành động của Viettel như đầu tư mạng lưới, vùng phủ
sóng, kênh bán hàng, chất lượng dịch vụ… Và cũng chính điều này đã làm nên
thành công của Viettel.
Bảng 2.4: Tổng kết tình hình doanh thu và hoạt động tài chính của Viettel

Chỉ tiêu
Doanh thu (tỷ đồng)
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Chi phí (tỷ đồng)
Lợi nhuận (tỷ đồng)
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
Nộp Ngân sách N.N (tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%)

2006
7.100
5.538
1.562
952
22

2007
16.300
230
13.040
3.260
209
2.186
230
20

2008
33.000
202
24.400
8.600
264
4.900
224
26

2009
60.600
184
50.600
10.000
116
7.100
145
17

2010
91.134
150
75.634
15.500
155
7.628
107
17

(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng)

Nhìn vào bảng báo cáo chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ gia tăng
lợi nhuận của Viettel là rất cao, và luôn duy trì mức độ ổn định của mình qua thời
gian dài. Đồng thời đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước luôn nằm trong top
những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất.
Tuy nhiên vấn đề chi phí cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển mạng
lưới kỹ thuật, công nghệ, truyền thông, quảng cáo, trả lương nhân viên… là quá
cao, dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu chưa cao như tiềm năng của dịch vụ.

2.1.2.3.

Chất lượng dịch vụ mạng:

Trong gần 10 năm phát triển của mình Viettel luôn xác định yếu tố chất
lượng là một trong những yếu tố tiên quyết để đảm bảo việc phát triển bền vững của
tập đoàn. Bởi việc cạnh tranh giữa các nhà mạng hiện tại không chỉ đơn thuần về
31

giá cước nữa mà thể hiện ở rất nhiều yếu tố khác nhau như: phạm vi vùng phủ sóng,
tỷ lệ rớt cuộc gọi, chăm sóc khách hàng… Do đó, Viettel luôn chú trọng việc đầu tư
các yếu tố về mặt công nghệ để đảm bảo việc sử dụng dịch vụ của Viettel luôn
mang yếu tố rộng khắp, và đảm bảo việc phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với số
lượng trạm phát sóng (BTS) hiện tại vượt con số 42.000 luôn đảm bảo việc phục vụ
tốt nhất cho hơn 70 triệu khách hàng.
Bảng 2.5: Bảng thông kê sự gia tăng số lượng các trạm BTS qua các năm

ĐVT: trạm
Năm
Số trạm BTS

2007
8.321

2008
16.775

2009
24.949

2010
42.200

(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin)

Việc đảm bảo chất lượng cuộc gọi là ưu tiên quan trọng trong chiến lược
cạnh tranh về chất lượng của Viettel. Tỷ lệ rớt mạch vô tuyến ở mức thấp và tỷ lệ
thiết lập cuộc gọi luôn ở mức cao nhất so với các mạng trên thị trường hiện tại.
Mặc dù không đạt giải "Doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt
nhất" năm 2010 (Công ty viễn thông Mobifone đoạt giải) do Bộ Thông tin và truyền
thông trao tặng tại lễ trao giải năm 2010. Nhưng Viettel luôn coi đó là mục tiêu
phấn đấu để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp viễn thông với chất lượng tốt nhất
Việt Nam. Do đó, Viettel đã gửi văn bản lên cục đề nghị được nâng mức chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ mà Viettel công bố lên. Như vậy, tính đến thời điểm này,
Viettel đang là mạng có cam kết chất lượng cao nhất so với tất cả các mạng di động
của Việt Nam. Cụ thể, trong 9 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, Viettel đề nghị được
nâng 2 chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công và tỷ lệ cuộc
gọi bị rơi. Theo tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 quy định thì tỷ lệ cuộc gọi
được thiết lập thành công của các mạng di động phải từ 92% trở lên, nhưng năm
nay Viettel đề nghị nâng mức công bố của nhà mạng này lên đến 97% trở lên (tức là
cứ 100 cuộc gọi thì chỉ có nhiều nhất 3 cuộc thiết lập không thành công). Tương tự
như vậy, tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 quy định tỷ lệ cuộc gọi bị rơi phải
dưới 5%, Viettel đề nghị nâng mức công bố của mạng này lên đến dưới 2%.
32

Ông Tào Đức Thắng, Giám đốc công ty mạng lưới Viettel cho biết “thực tế đi đo
kiểm các mạng di động theo tiêu chuẩn ngành trong vài năm qua, Viettel đạt được
khá tốt. Vì vậy, Viettel tự tin đưa ra các chỉ tiêu cao hơn để công bố cho khách
hàng. Các chỉ tiêu này của Viettel dựa trên thực tế chất lượng mạng hiện có và tham
khảo chỉ tiêu chất lượng các mạng di động trên thế giới để cam kết chỉ tiêu chất
lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng và được niêm yết công khai tại các cửa
hàng của Viettel”
Điều này tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên tập đoàn
phải có một sự cố gắng hết mình nhằm đạt mục tiêu đề ra, phấn đấu trở thành doanh
nghiệp viễn thông có chất lượng tốt nhất trong năm 2011.
Bảng 2.6: Bảng thể hiện chất lượng kỹ thuật mạng lưới dịch vụ di động của Viettel
ĐVT:%

Chỉ tiêu
Rớt mạng

2006
1,02

2007
1,16

2008
1,04

2009
0,97

2010
0,5

Tỷ lệ thiết lập cuộc

97,03

96,24

97,52

98,35

98,78

gọi thành công
(Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của Trung tâm công nghệ thông tin)

2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn
thông quân đội Viettel:
2.2.1. Thị trường kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên di động tại Việt Nam:
Dù không nóng bỏng như cuộc đua về giá cước hay các chương trình khuyến
mại, song có thể nói, cơn sóng ngầm ganh đua cung cấp dịch vụ mới làm phong phú
hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng giữa các nhà mạng hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ.
Nhà mạng nào cũng liên tục tung ra những chiến lược, “chiêu thức” nhằm mục tiêu
đáp ứng yêu cầu cao nhất, và mức độ hài lòng cao nhất từ khách hàng từ đó thu hút
thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của mình
Các nhà mạng đua nhau ra dịch vụ mới, với nhiều tiện ích và các chương
trình khuyến mại kèm theo nhằm thu hút thêm người sử dụng cũng như tăng Arpu
cho dịch vụ. Mobifone với các dịch vụ: Media call, M world; Vinaphone là các dịch
33

vụ: SMS Blocking, Game Avatar; Viettel là: LBS, ZMS; Sfone: dịch vụ chặn cuộc
gọi Scar, hay dịch vụ tin nhắn dài LMS … tạo nên một thị trường dịch vụ giá trị gia
tăng đa dạng đầy màu sắc cho người sử dụng.
Thị trường đầy sôi động, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành như:
phó tổng giám đốc VNPT Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc trung tâm kinh doanh VAS
Viettel Cao Anh Sơn nhận định: việc phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng
khác nhau là xu thế tất yếu không thể thiếu trong quá trinh phát triển của bất kỳ một
nhà mạng nào trên thế giới. Việc các nhà mạng phải luôn tìm tòi để đưa ra các dịch
vụ mới đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, bên cạnh đó là việc
xuất hiện quá nhiều các công nhà cung cấp nội dung tạo nên một thị trường sôi
động, đa dạng, với vố số các dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Đặc biệt
khi công nghệ viễn thông đang ngày càng phát triển với tốc độ như vũ bão đòi hỏi
các công ty viễn thông phải thích ứng nhanh nhằm đưa ra các sản phẩm mới phù
hợp với công nghệ mới. Tuy nhiên, hiện việc nội dung của các dịch vụ giá trị gia
tăng không có sự kiểm duyệt chặt chẽ của các nhà mạng cũng như của bộ văn hóa
thông tin dẫn tới việc rất nhiều sản phẩm dịch vụ của các nhà mạng không đáp ứng
được yêu cầu của người sử dụng, hoặc các tiện ích không như việc truyền thông,
quảng bá tới khách hàng. Dẫn tới một thị trường dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng
nhưng cũng “bát nháo” khi có quá nhiều các dịch vụ trùng nhau, hoặc không đáp
ứng được yêu cầu.
Đón đầu công nghệ, trước hết việc công nghệ 3G phát triển kéo theo rất nhiều
các dịch vụ mới ra đời đòi hỏi các nhà mạng phải tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng
để đảm bảo việc theo kịp tiến độ công nghệ, đồng thời đảm bảo việc cung cấp các
dịch vụ 3G tốt nhất tới khách hàng. Tiếp đến trong tương lai không xa khi công
nghệ 4G phổ biến ở Việt Nam thì việc triển khai các hình thức dịch vụ mới tới
khách hàng là tất yếu khách quan, điều đó yêu cầu bộ phận kỹ thuật của các công ty
viễn thông nói chung và Viettel nói riêng luôn phải có sự tìm tòi, theo dõi để có thể
nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại từ đó nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
người tiêu dùng.
34

Các nhà mạng đua nhau ra chương trình khuyến mại, với mục đích thu hút
càng nhiều khách hàng mới tham gia dịch vụ càng tốt ví dụ, trong tháng 4, 5/2011
Viettel đưa ra rất nhiều các chương trình khuyến mại như “rinh Iphone 4G cùng
Imail”, trúng Liberty với Imuzik … Vinaphone cũng đưa ra các chương trình như
miễn phí một tháng với dịch vụ chặn cuộc gọi … Mobifone cũng đưa ra các chương
trình như: Từ ngày 05/07/2011 đến hết ngày 20/07/2011, MobiFone áp dụng
chương trình khuyến mại “Tải ứng dụng - Trúng thưởng lớn” cho tất cả các thuê
bao trả trước và trả sau của MobiFone có thực hiện mua/tặng ứng dụng thành công
của dịch vụ mSpace, hay từ ngày 01/07/2011 đến 20/07/2011, MobiFone triển khai
chương trình khuyến mại “Sử dụng M World - Trúng iPad 2” cho tất cả thuê bao
đang hoạt động 2 chiều trên mạng… Điều đó tạo nên cơn bão khuyến mại cho
người dùng, tuy nhiên hiệu quả không đi kèm với số lượng chương trình khuyến
mại do điều kiện tham gia chương trình thường đi kèm với một khoản phí nhất định
để đăng ký dịch vụ do đó khách hàng chỉ có thể lựa chọn một chương trình phù hợp
nhất với mình.

2.2.2. Quá trình phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Viettel:
Được đánh dấu bởi một số cột mốc như sau:
Ngày 15/10/2004: Viettel cung cấp dịch vụ điện thoại di động Viettel với đầu
số 098, đồng thời cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản trên tổng đài như:
SMS, chặn cuộc gọi, hộp thư thoại, chuyển cuộc gọi…
Ngày 01/01/2005: Viettel ký hợp đồng với VASC cung cấp các dịch vụ giá trị
gia tăng trên đầu số 996, 997, 998. Do tại thời điểm đó Viettel chưa cung cấp dịch vụ
GPRS nên thuê bao Viettel chỉ có thể sử dụng các dịch vụ dạng text đơn thuần.
Ngày 15/07/2005: Viettel trở thành nhà cung cấp di động đầu tiên cung cấp
dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ Missed Call Alert (MCA).
Ngày 01/10/2005: Viettel ký hợp đồng với Vietcombank chính thức triển
khai dịch vụ thanh toán cước di động trả sau qua ATM.
Tháng 12/2005: Viettel tiến hành ký kết hợp động với các công ty cung cấp
dịch cụ nội dung như: Neo, Biển xanh, Gapit … Để cung cấp các dịch vụ nội dung
trên đầu số 1900 và 8xxx.
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel

Contenu connexe

Tendances

Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...luanvantrust
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...luanvantrust
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...Viện Quản Trị Ptdn
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng luanvantrust
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
 
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội Viett...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội Viett...Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội Viett...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội Viett...
 
Luận án: Xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel, HAY
Luận án: Xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel, HAYLuận án: Xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel, HAY
Luận án: Xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel, HAY
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)Luan van thac si kinh te (10)
Luan van thac si kinh te (10)
 
Đề tài: Đẩy mạnh công tác marketing tại công ty viễn thông, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh công tác marketing tại công ty viễn thông, 9đĐề tài: Đẩy mạnh công tác marketing tại công ty viễn thông, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh công tác marketing tại công ty viễn thông, 9đ
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của C...
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Đề Tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng Mobifone, Vietel, 9đ, HAY
Đề Tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng Mobifone, Vietel, 9đ, HAYĐề Tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng Mobifone, Vietel, 9đ, HAY
Đề Tài: Hoạt động chăm sóc khách hàng Mobifone, Vietel, 9đ, HAY
 
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...
Thực trạng và giải pháp marketing cho dịch vụ vận tải ôtô tại công ty Vận tải...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại FPT SHOP Bến Tre
Đề tài: Nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại FPT SHOP Bến TreĐề tài: Nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại FPT SHOP Bến Tre
Đề tài: Nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại FPT SHOP Bến Tre
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Luận Văn thạc sĩ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG .doc
Luận Văn thạc sĩ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG .docLuận Văn thạc sĩ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG .doc
Luận Văn thạc sĩ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG .doc
 
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank VietnamBiểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
Báo cáo thực tập công ty TNHH thương mại dịch vụ Kiến Hưng
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 

En vedette

Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIs
Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIsOur Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIs
Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIsReadWrite
 
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Jame Quintina
 
The Real-Time Web and its Future
The Real-Time Web and its FutureThe Real-Time Web and its Future
The Real-Time Web and its FutureReadWrite
 
Real-Time Web: The future web in the enterprise
Real-Time Web: The future web in the enterpriseReal-Time Web: The future web in the enterprise
Real-Time Web: The future web in the enterpriseTeemu Arina
 
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site Clean
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site CleanEvaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site Clean
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site CleanWill Strohl
 
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...Teemu Arina
 
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...Teemu Arina
 
DNN Database Tips & Tricks
DNN Database Tips & TricksDNN Database Tips & Tricks
DNN Database Tips & TricksWill Strohl
 
Build a DNN Module in Minutes
Build a DNN Module in MinutesBuild a DNN Module in Minutes
Build a DNN Module in MinutesWill Strohl
 
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNuke
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNukeDNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNuke
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNukeThomas Stensitzki
 
DotNetNuke CMS: benefits for web professionals
DotNetNuke CMS: benefits for web professionalsDotNetNuke CMS: benefits for web professionals
DotNetNuke CMS: benefits for web professionalsI-business Solutions
 
DotNetNuke: Be Like Bamboo
DotNetNuke: Be Like BambooDotNetNuke: Be Like Bamboo
DotNetNuke: Be Like BambooWill Strohl
 
Dot Net Nuke Presentation
Dot Net Nuke PresentationDot Net Nuke Presentation
Dot Net Nuke PresentationTony Cosentino
 
Growing membership and profit
Growing membership and profitGrowing membership and profit
Growing membership and profitLindsey Rainwater
 
The future of health and fitness
The future of health and fitnessThe future of health and fitness
The future of health and fitnessAri Langinkoski
 
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009David Lewis
 

En vedette (19)

Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIs
Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIsOur Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIs
Our Bodies, Disconnected: The Future Of Fitness APIs
 
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
 
The Real-Time Web and its Future
The Real-Time Web and its FutureThe Real-Time Web and its Future
The Real-Time Web and its Future
 
Real-Time Web: The future web in the enterprise
Real-Time Web: The future web in the enterpriseReal-Time Web: The future web in the enterprise
Real-Time Web: The future web in the enterprise
 
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site Clean
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site CleanEvaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site Clean
Evaluating Extensions: A Comprehensive Guide to Keeping Your Site Clean
 
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...
Cloud Company - Designing a Faster and More Intelligent Organization for the ...
 
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...
Cloud Company: Social Technologies and Practices in Strategy, Management, and...
 
DNN Database Tips & Tricks
DNN Database Tips & TricksDNN Database Tips & Tricks
DNN Database Tips & Tricks
 
Build a DNN Module in Minutes
Build a DNN Module in MinutesBuild a DNN Module in Minutes
Build a DNN Module in Minutes
 
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
 
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNuke
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNukeDNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNuke
DNN Connect 2014 - Enterprise Ecommerce and DotNetNuke
 
DotNetNuke CMS: benefits for web professionals
DotNetNuke CMS: benefits for web professionalsDotNetNuke CMS: benefits for web professionals
DotNetNuke CMS: benefits for web professionals
 
DotNetNuke: Be Like Bamboo
DotNetNuke: Be Like BambooDotNetNuke: Be Like Bamboo
DotNetNuke: Be Like Bamboo
 
Dot Net Nuke Presentation
Dot Net Nuke PresentationDot Net Nuke Presentation
Dot Net Nuke Presentation
 
ZapuskalovEnglish
ZapuskalovEnglishZapuskalovEnglish
ZapuskalovEnglish
 
Growing membership and profit
Growing membership and profitGrowing membership and profit
Growing membership and profit
 
The future of health and fitness
The future of health and fitnessThe future of health and fitness
The future of health and fitness
 
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009
Future of Fitness White Paper_for release_Dec 2009
 
Future Of Fitness
Future Of FitnessFuture Of Fitness
Future Of Fitness
 

Similaire à Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.doc
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.docĐẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.doc
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
12.gioi thieu cong_ty_gpc
12.gioi thieu cong_ty_gpc12.gioi thieu cong_ty_gpc
12.gioi thieu cong_ty_gpcSai Gon Xe Tai
 
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...luanvantrust
 
Tiểu luận marketing
Tiểu luận marketingTiểu luận marketing
Tiểu luận marketingssuser499fca
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...luanvantrust
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoinghi3 G
Hoinghi3 GHoinghi3 G
Hoinghi3 Gly thong
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuvanliemtb
 

Similaire à Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (20)

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.doc
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.docĐẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.doc
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp phần mềm và truyền thông VASC.doc
 
12.gioi thieu cong_ty_gpc
12.gioi thieu cong_ty_gpc12.gioi thieu cong_ty_gpc
12.gioi thieu cong_ty_gpc
 
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...
Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ điện thoại di động của tập đoà...
 
Tiểu luận marketing
Tiểu luận marketingTiểu luận marketing
Tiểu luận marketing
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
 
Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ internet cáp quang FiberVNN
Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ internet cáp quang FiberVNNSự hài lòng của khách hàng về dịch vụ internet cáp quang FiberVNN
Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ internet cáp quang FiberVNN
 
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
 
Cơ sở pháp lý trong vấn đề sử dụng dịch vụ di động trả trước.docx
Cơ sở pháp lý trong vấn đề sử dụng dịch vụ di động trả trước.docxCơ sở pháp lý trong vấn đề sử dụng dịch vụ di động trả trước.docx
Cơ sở pháp lý trong vấn đề sử dụng dịch vụ di động trả trước.docx
 
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...
Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ MyTV tại Viễn thôn...
 
Đề tài: Nghiên cứu web service và ứng dụng trong thương mại điện tử
Đề tài: Nghiên cứu web service và ứng dụng trong thương mại điện tửĐề tài: Nghiên cứu web service và ứng dụng trong thương mại điện tử
Đề tài: Nghiên cứu web service và ứng dụng trong thương mại điện tử
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lư...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lư...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lư...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lư...
 
Chiến lược kinh doanh dịch vụ MobileTV trên hạ tầng 3G ở Việt Nam.doc
Chiến lược kinh doanh dịch vụ MobileTV trên hạ tầng 3G ở Việt Nam.docChiến lược kinh doanh dịch vụ MobileTV trên hạ tầng 3G ở Việt Nam.doc
Chiến lược kinh doanh dịch vụ MobileTV trên hạ tầng 3G ở Việt Nam.doc
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ viễ...
 
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...
Thực Trạng Và Xu Hướng Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông Di Động Tại Việt...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
 
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.docGiải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
 
Hoinghi3 G
Hoinghi3 GHoinghi3 G
Hoinghi3 G
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Viễ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Viễ...Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Viễ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Viễ...
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệu
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
 

Plus de Giang Coffee

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtGiang Coffee
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamGiang Coffee
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Giang Coffee
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Giang Coffee
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...Giang Coffee
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...Giang Coffee
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiGiang Coffee
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...Giang Coffee
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...Giang Coffee
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making processGiang Coffee
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourGiang Coffee
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceGiang Coffee
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetGiang Coffee
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future researchGiang Coffee
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Giang Coffee
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Giang Coffee
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20Giang Coffee
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Giang Coffee
 

Plus de Giang Coffee (20)

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making process
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviour
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internet
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
 

Lv phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (vas) của tập đoàn viễn thông quân đội viettel

  • 1. MỤC LỤC A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38 B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39 C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43 D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
  • 2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt 1 ADSL 2 ARPU Average Revenue Per User 3 4 BTS BTTTT base transceiver station 5 CDMA 6 CNTT 7 CP Content Provider Các nhà cung cấp nội dung 8 CRBT Call Rieng Back Tone Dịch vụ nhạc chuông chờ 9 EDGE Công nghệ web trên di động nâng cấp từ GPRS 10 GPRS 11 GSM Enhanced Data Rates For GSM Evolution General packet radio service Global System for Mobile Communications 12 DVGTGT 13 HD 14 Homephone 15 Hosting 16 IMUZIK 17 IPTV 18 Java Game 19 LBS 20 Line TV Giải thích tiếng anh Asymmetric Digital Subscriber Line Code Division Multiple Access Giải thích tiếng việt Đường thuê bao bất đối xứng để truyền dữ liệu băng thông rộng Doanh thu bình quân trên một thuê bao Trạm thu phát sóng Bộ thông tin và Truyền thông Công nghệ truyền thông đa truy cập phân chia theo mã Công nghệ thông tin Dịch vụ vô tuyến truyền dữ liệu Hệ thống thông tin di động toàn cầu Dịch vụ giá trị gia tăng High Definition Chuẩn video chất lượng cao Dịch vụ điện thoại không dây Internet Protocol TV Location Based Service Dịch vụ lưu trữ và quản trị website Dịch vụ nhạc tổng hợp của Viettel Dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng IP phục vụ cho nhiều thuê bao một lúc. Cấu hình game phổ biến nhất sử dụng trên di động Dịch vụ tìm đường Các kênh tivi hỗ trợ khách hàng lựa chọn khi sử dụng dịch vụ Mobile TV
  • 3. 21 MCA Missed Call Alert Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ 22 MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện 24 Mobile On TV PLATFORM 25 PSTN 26 PUSH MAIL Dịch vụ gửi và nhận Email trên di động 27 Server Máy chủ 28 SMS 29 SMS BLAST 30 SMS Blocking 31 TCN 32 VAS Value Added Service Dịch vụ giá trị gia tăng 33 VoD Video On Demand Dịch vụ cuộc gọi có hình 34 VoIP Voice over Internet Protocol Truyền giọng nói qua giao thức IP 35 WAP PORTAL 36 WCDMA 37 ZMS 38 2G Second Generation Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 2 – tốc độ đường truyền: 171.2 Kbps 39 3G Third Generation Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 3 – tốc độ đường truyền: 1.92 Mbps 40 4G Fourth Generation Thế hệ truyền thông thế hệ thứ 4 – tốc độ đường truyền: 1.5 Gbps 23 Xem video trực tuyến trên điện thoại Nền cơ bản dịch vụ Public Switched Telephone Network Short Message Service Short Message Blocking Dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ tin nhắn ngắn Truyền thông dịch vụ qua việc gửi tin nhắn tới khách hàng Dịch vụ chặn cuộc gọi và tin nhắn theo yêu cầu Tiêu chuẩn ngành Cổng truy cập wapsite của Viettel Wideband Code Division Multiple Access Đa truy cập phân mã băng rộng Dịch vụ tin nhắn hình
  • 4. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình tổ chức tập đoàn......................................................................25 A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38 B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39 C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43 D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG A.Dịch vụ trên nền 2G:........................................................................................................38 B.Dịch vụ trên nền 3G:........................................................................................................39 C.Dịch vụ tiện ích:...............................................................................................................43 D.Dịch vụ nội dung số:........................................................................................................46
  • 6. i LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bão hòa do số lượng khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông chính là dịch vụ giá trị gia tăng. Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL“. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn các dịch vụ giá trị gia tăng. Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triển cho các dịch vụ VAS của Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 : Lý luận chung về phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trong ngành viễn thông. Chương 2 : Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
  • 7. ii CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong ngành viễn thông: 1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng: 1.1.2. Khái niệm: Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet. 1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS: Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc chuông chờ), … 1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng:  Tạo thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng  Tăng hiệu quả trong công việc  Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng  Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp  Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp  Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản 1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông trên điện thoại di động: 1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS:
  • 8. iii Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triển và hoạch định chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điểm riêng khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thể. 1.2.2. Tổ chức thực hiện: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triển, bởi lẽ tất cả các quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thể biến thành hiện thực khi tiến hành thực hiện. 1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch: Đây là khâu cuối cùng để xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch đề ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao … Từ đó bộ máy lãnh đạo có thể căn cứ để xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh thêm điều gì để trở lên hoàn hảo hơn. 1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng. 1.4. Kinh nghiệm của của các công ty trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS: 1.4.1. Xu hướng phát triển VAS tại một số quốc gia: 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam:  Nâng cao chất lượng, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ.  Tập trung vào nguồn nhân lực nội tại.  Tập trung vào yếu tố công nghệ.
  • 9. iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 2.1. Khái quát về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 2.1.2. Kết quả kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel những năm gần đây: 2.1.2.1. Số lượng thuê bao: Với hơn 42 triệu thuê bao, hiện Viettel đang đứng đầu thị trường viễn thông về số thuê bao sử dụng dịch vụ. Chiếm 37% tổng thị phần viễn thông tại Việt Nam. 2.1.2.2. Doanh thu và lợi nhuận: Tỷ lệ doanh thu gia tăng theo từng năm, với gần 100 nghìn tỷ đạt được trong năm 2010 đã khiến Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mức độ gia tăng về doanh thu luôn duy trì mức độ ổn định của mình qua thời gian dài. Đồng thời đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước luôn nằm trong top những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất. 2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: Doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng VAS tăng dần theo từng năm và đạt mức độ cao nhất vào năm 2007 (509%), do Viettel coi dịch vụ giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp, từ đó mở rộng kết nối với trên 200 đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung. 2.3. 2.3.1. Các hoạt động đã thực hiện để phát triển dịch vụ giá trị gia tăng: Xác định và tổ chức thực hiện chiến lược:
  • 10. v Viettel luôn thực hiện một cách cẩn thận việc đánh giá thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng thông qua mô hình ma trận SWOT nhằm xác định những thuận lợi, khó khăn mà Viettel đang có cũng như các điểm mạnh và nguy cơ tiềm ẩn mà thị trường mang lại để có những chiến lược hiệu quả nhất trong việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng 2.3.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ giá trị gia tăng: Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng Viettel luôn xác định việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh của việc kinh doanh các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau là vấn đề cốt lõi, là chiến lược phát triển lâu dài của mình 2.3.3. Sức mạnh cạnh tranh của Viettel về dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường: Mặc dù là nhà mạng đi sau nhưng với một chiến lược phát triển hợp lý Viettel luôn đảm bảo vị thế của nhà mạng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thị trường kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng 2.4. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn thông Viettel thời gian qua: 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:  Luôn khẳng định được thế mạnh của Viettel về sự thích ứng nhanh chóng với những thay đổi như vũ bão về công nghệ.  Đa dạng hóa đưa ra các dịch vụ tốt nhất trên cơ sở của sự phân tích nhu cầu của thị trường.  Việc phát triển dịch vụ gia tăng một cách hợp lý, khoa học đã dần nâng cao thế mạnh cạnh tranh của Viettel so với các nhà mạng khác trong cùng nghành.  Số lượng khách hàng tham gia sử dụng Viettel ngày càng gia tăng. 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân:  Doanh thu từ dịch vụ giá trị gia tăng mang lại chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng về dịch vụ.
  • 11. vi  Nhiều dịch vụ vẫn bị chồng chéo.  Một số dịch vụ tốt, có chất lượng, tính đại chúng cao nhưng không được chú trọng.  Một số dịch vụ giá cước quá cao so với mặt bằng chung. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 3.1 Phương hướng phát triển của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel tới năm 2015: Nhiệm vụ và mục tiêu của Viettel trong giai đoạn 5 năm tới, và xa hơn nữa vẫn là việc phải đảm bảo việc mở rộng thị phần, thông qua việc phát triển ổn định các thuê bao (đồng thời giảm số lượng thuê bao dời mạng). 3.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS tập đoàn viễn thông Viettel: 3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động của Viettel: 3.2.2. Nâng cao công tác đào tạo nhân viên, phát triển cán bộ nguồn: 3.2.3. Giải pháp Marketing: 3.2.3.1.Tập trung nghiên cứu thị trường: 3.2.3.2.Phân đoạn thị trường: Cần phân chia tập khách hàng thành các phân đoạn khác nhau, để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất 3.2.3.3.Chính sách về giá cước: Xây dựng một chính sách giá cước hợp lý. 3.2.3.4.Chính sách về sản phẩm: Các sản phẩm đưa ra không thể chi mang tính chất mới lạ, mà phải đảm bảo tính tiện ích cho người sử dụng.
  • 12. vii 3.2.3.5.Xúc tiến: Cần chú trọng và khai thác các công cụ truyền thông như sau:  SMS BLAST.  Kênh website, wapsite.  Kênh Inline.  Kênh Social Network.  Ngoài ra là các kênh như: truyền hình, đài, báo, băng rôn, áp phích. 3.2.3.6.Đưa ra các chương trình khuyến mại hợp lý: 3.2.3.7.Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các hoạt động hỗ trợ khách hàng: 3.2.4. Giải pháp khác: 3.3. Điều kiện thực hiện: 3.4. Kiến nghị nhà nước:  Nên hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong một quốc gia.  Cần có các chế tài trong việc xử lý vi phạm truyền thông.  Quy định rõ ràng cho các công ty viễn thông trong việc thực hiện việc trừ cước tới khách hàng.  Nhà nước và bộ bưu chính viễn thông cần có các quy định và yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp trong việc triển khai công nghệ mới nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng.
  • 13. viii KẾT LUẬN Viễn thông nói chung là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với chủ trương mở rộng thị phần, tự do phát triển trong ngành, từ đó kéo theo sự gia nhập của nhiều nhà mạng khác nhau trên thế giới vào Việt Nam như Beeline, Vietnamobile… Dẫn tới một thì trường viễn thông đầy sôi động và có tính cạnh tranh cao giữa 7 “anh chị em” đang chiếm lĩnh thị phần. Đứng trước sự cạnh tranh đó các doanh nghiệp viễn thông cần phải xác định phương hướng đúng đắn cho con đường đi của doanh nghiệp mình, và giải pháp thu hút thêm các khách hàng mới, đồng thời gia tăng ARPU sử dụng dịch vụ là giải pháp hữu hiệu nhất. Việc gia tăng chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng là kim chỉ nam, là phương hướng chiến lược cho sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp viễn thông. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, thị trường cước di động đang rơi vào trạng thái bão hòa, do đó Viettel cần phải nắm bắt được xu hướng của thị trường dịch vụ giá trị gia tăng, để có những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm chiếm lĩnh thị phần mới. Với đề tài “phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” đã đưa ra tổng quan về thị trường dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel nói chung, các giải pháp truyền thông, khuyến mại nhằm gia tăng doanh thu cho tập đoàn. Để nâng cao doanh thu của Viettel trong những năm tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp như: + Đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi ích cho người dùng. + Các giải pháp về truyền thông, kênh truyền thông hiệu quả nhất là gì. + Giải pháp về các chương trình khuyến mại.
  • 14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: So với các lĩnh vực khác, việc cạnh tranh trong ngành bưu chính viễn thông diễn ra vô cùng gay gắt, khi việc đổi mới công nghệ từ 2G lên 2.5G rồi 3G kéo theo sự “đòi hỏi” của người tiêu dùng không chỉ về chất lượng mạng, chất lượng cuộc gọi, tin nhắn ,… mà còn là yêu cầu về các giá trị gia tăng trên điện thoại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Khi doanh thu từ cước viễn thông đang ngày càng trở lên bão hòa do số lượng khách hàng trung thành của dịch vụ gần như là cố định thì đâu là chiến lược phát triển của các doanh nghiệp viễn thông, đâu là chiến lược thu hút thêm đối tượng khách hàng mới trong sự cạnh tranh gay gắt của “7 anh chị em” cùng ngành? Đó chính là các dịch vụ giá trị gia tăng nói chung bao gồm: các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động, trên internet, điện thoại cố định, homephone. Tuy nhiên, trong bài luận văn này sẽ chỉ nghiên cứu phần dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động (Value Added Service: VAS), vì đây là phần dịch vụ giá trị gia tăng mang lại doanh thu chính, cũng như là nhân tố chính trong việc thu hút thêm khách hàng trong mảng dịch vụ giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Nó bao gồm các dịch vụ: thông báo cuộc gọi nhỡ ( MCA), gửi và nhận email trên điện thoại (Imail, Vmail), dịch vụ nhạc chờ, nhạc chuông, nhạc sáng tạo Imuzik, các dịch vụ Game, dịch vụ Video Call (người gọi không chỉ thoại, nghe mà bao gồm cả hình ảnh trực tuyến của mình kèm theo)… Đó chính là các nhân tố mới mà cũ có khả năng thu hút thị phần khách hàng mới với các nhu cầu đòi hỏi cao. Bên cạnh đó khi công nghệ trong ngành viễn thông đang thay đổi liên tục từ 2G, 2.5G tới 3G tiên tiến hiện tại rồi lên 4G …Đòi hỏi các công ty viễn thông phải nhanh chóng thích ứng, năng động sáng tạo để có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác phù hợp với sự tiên tiến của công nghệ như VOD: Video on Demand, Mobile on TV …. Nhằm có thể đảm bảo vị trí, vai trò và chỗ đứng của công ty trên thị trường viễn thông Việt Nam.
  • 15. 2 Mặt khác nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các công ty với 100% vốn nước ngoài, hoặc có sự đầu tư từ nước ngoài gia nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Dẫn tới việc cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước không ngừng cố gắng để đưa ra các giải pháp cạnh tranh nhằm gia tăng doanh thu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp của mình. Đặc biệt trong ngành viễn thông tại Việt Nam hiện nay đang trở nên vô cùng chật hẹp khi miếng bánh thị phần được phân chia cho 7 nhà cung cấp viễn thông chính: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Sfone, Vietnamobile, EVN, Beeline. Sự độc quyền là vấn đề chúng ta có thể thấy ngay khi nhìn vào thị trường viễn thông tại Việt Nam. Vậy để xóa bỏ được độc quyền cũng như nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trong thị phần chật hẹp đó là một nhu cầu vô cùng cấp bách và bức thiết trong việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng, với chiến lược phát triển hợp lý, đã trở thành lá cờ đầu góp phần xóa bỏ sự độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Để đảm bảo việc giữ vững vai trò đó, giữ vững vị trí của Viettel Group trên thị trường, ban lãnh đạo tập đoàn coi việc phát triển VAS là một phần quan trọng không thể thiếu để thu hút thêm bộ phận khách hàng mới. Trên cơ sở thực tiễn đó, em xin chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL“. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở vai trò và những đóng góp của dịch vụ giá trị gia tăng nói chung trong sự phát triển của các công ty viễn thông, em muốn lựa chọn đề tài này để có thể vận dụng những kiến thức đã học trong việc tìm ra phương hướng, giải pháp cho sự phát triển bền vững, cũng như kích thích tăng trưởng cho tập đòan viễn thông quân đội Viettel.
  • 16. 3 Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển các dịch vụ VAS tập đoàn viễn thông quân đội Viettel thời gian từ 2011 – 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Là các vấn đề đặt ra trong việc tìm hướng phát triển cho các dịch vụ VAS của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài luận văn có sử dụng các phương pháp: Tiếp cận Logic, phương pháp phân tích so sánh dựa vào các mô hình, bảng số liệu thực tế qua các tháng, các năm. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 : Lý luận chung về phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) trong ngành viễn thông. Chương 2 : Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS ) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
  • 17. 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1. Xu hướng và vai trò của các dịch vụ giá trị gia tăng VAS trong ngành viễn thông: 1.1.1. Xu hướng tất yếu phát triển dịch vụ giá trị gia tăng: Xu thế phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là tất yếu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung, cũng như tại Việt Nam nói riêng. Đã qua rồi thời kỳ điện thoại chỉ có hai chức năng nghe/gọi và nhắn tin. Mà hiện tại nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao theo sự phát triển của công nghệ, của xã hội. Bên cạnh đó việc các chương trình khuyến mại, giảm cước dịch vụ, cước thuê bao khiến cho doanh thu bình quân trên một thuê bao giảm đi đáng kể. Điều đó khiến cho các nhà mạng phải tập trung vào việc khai thác, triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng để bù lại phần doanh thu giảm đi đó. Do vậy, thị trường phi thoại sẽ là đoạn thị trường màu mỡ mà các nhà khai thác mạng hướng tới và băng rộng di động sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ phi thoại. Tính đến cuối năm 2010, số thuê bao sử dụng Internet bằng băng thông rộng (broadband) trên khắp thế giới đã vượt trên nửa tỉ. Và số người có điều kiện truy cập Internet đạt ít nhất 2 tỉ. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu khi chiếm tới 40% số lượng thuê bao băng thông rộng. Trong khi đó số thuê bao di động đã đạt ngưỡng 6 tỷ. Sự phát triển của công nghệ 3G tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho dịch vụ giá trị gia tăng khi so sánh với thời kỳ các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ trên nền 2G và 2.5G. Khi có thể truyền cả tín hiệu thoại và ngoại thoại (hình ảnh, âm thanh, email …) đặc biệt là khả năng cung ứng truyền thông tốc độ cao. Là cơ sở để phát triển thêm rất nhiều các dịch vụ có khả năng thu hút rất nhiều khách hàng tham gia sử dụng như: dịch vụ Video Call cho phép các thuê bao di động thực
  • 18. 5 hiện các cuộc gọi có hình. Đây là dịch vụ tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa 2G và 3G, tạo ra sự “háo hức” của hầu hết người sử dụng dịch vụ, hay dịch vụ Mobile TV - dịch vụ xem truyền hình trực tuyến trên di động, … 1.1.2. Khái niệm: Trước tiên cần phải hiểu thuật ngữ chính xác được sử dụng trong ngành viễn thông là dịch vụ gia tăng giá trị: là các dịch vụ gia tăng tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên để thống nhất với thuật ngữ chung đã được sử dụng trong nội bộ ngành viễn thông bao gồm: các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ… Luận văn xin thay thế thuật ngữ “dịch vụ gia tăng giá trị” bằng thuật ngữ “dịch vụ giá trị gia tăng”. Có rất nhiều các khái niệm, các định nghĩa khác nhau về dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại trong ngành bưu chính viễn thông. Dịch vụ giá trị gia tăng là: các phần giá trị được bổ sung tới sản phẩm bởi các công ty viễn thông trước khi cung cấp tới khách hàng. Theo 3 tác giả Gerry Christensen, Robert Duncan, Paul G. Florack các chuyên gia nổi tiếng trong ngành viễn thông với bộ sản phẩm “Wireless Intelligent Networking” có định nghĩa: dịch vụ giá trị gia tăng không giống với các dịch vụ cơ bản. Chúng có những đặc tính riêng, duy nhất và có liên quan tới các dịch vụ khác bởi những cách hoàn toàn khác. Đồng thời chúng cung cấp cho khách hàng những lợi ịch mà các dịch vụ cơ bản không thể mang lại được. Theo cách phổ biến dịch vụ giá trị gia tăng là thuật ngữ phổ biến trong ngành bưu chính viễn thông. Theo điều 37 Luật Viễn Thông có ghi “Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet” ; các dịch vụ giá trị gia tăng là tính năng làm tăng thêm tiện ích cho khách hàng ngoài các dịch vụ cơ bản. Các dịch vụ giá trị gia tăng một mặt giúp khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng nhiều hơn. Mặt khác, nó giúp các nhà khai thác nâng cao doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU). Đối với dịch vụ di động, ngoài các dịch vụ cơ bản là gọi điện. Các dịch vụ
  • 19. 6 hay tính năng thêm như GPRS, MMS, SMS, nhạc chờ, Game, … Hay các dịch vụ nội dung được coi là các dịch vụ giá trị gia tăng. Đối với dịch vụ cố định, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ nội dung qua thoại, các tính năng chuyển cuộc gọi, hộp thư thoại,… Đối với dịch vụ Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ như IPTV, mua bán trực tuyến qua mạng, địa chỉ email ảo, hosting,… Theo quan điểm cá nhân, cùng với việc đúc kết các kiến thức và tư duy trong quá trình nghiên cứu về dịch vụ giá trị gia tăng, em thấy việc định nghĩa các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại theo cách phổ biến là phù hợp nhất. Và trong bài luận văn cũng sẽ căn cứ trên cơ sở định nghĩa theo cách phổ biến để phân chia các loại hình dịch vụ khác nhau, cũng như phân tích các đặc điểm và tính năng của dịch vụ. 1.1.3. Phân loại các dịch vụ VAS: 1.1.3.1. Phân loại theo dịch vụ cơ bản: Dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng dịch vụ điện thoại di động như dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT (nhạc chuông chờ), … Dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng mạng Internet như dịch vụ hosting, thuê server, thiết kế website,… Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại cố định bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại cố định như dịch vụ hiển thị số gọi đến, dịch vụ báo thức, dịch vụ Fax, dịch vụ qua các đầu số như 1900, … Dịch vụ giá trị gia tăng trên Homephone bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại Homephone như dịch vụ SMS, CRBT,… 1.1.3.2. Phân loại theo nền tảng công nghệ mạng: Dịch vụ giá trị gia tăng trên 2G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ GSM (di động) như dịch vụ GPRS, SMS, … Dịch vụ giá trị gia tăng trên 3G bao gồm các dịch vụ trên nền tảng công nghệ 3G (CDMA, WCDMA) như dịch vụ Video Call, Mobile TV, truy cập internet tốc độ cao, …
  • 20. 7 1.1.3.3. Phân loại theo tính chất dịch vụ: Dịch vụ qua mạng: Là các dịch vụ đi liền với hạ tầng mạng viễn thông như các dịch vụ SMS, GPRS, MMS, CRBT,… Dịch vụ nội dung: Là các dịch vụ nội dung thông tin được phát triển trên nền tảng các dịch vụ mạng. Nội dung ở đây có thể là bài hát, nội dung tin nhắn, thông tin thị trường,… 1.1.4. Vai trò của dịch vụ giá trị gia tăng: 1.1.4.1. Đối với khách hàng: Tạo thêm nhiều tính năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trong bối cảnh thị phần thoại đang ngày càng trở nên phổ cập và “nhàm chán” do chức năng thoại, nhắn tin đều có thể sử dụng được như nhau ở hầu hết các loại điện thoại không phân biệt giá tiền, kiểu dáng… Khiến cho nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của khách hàng dần dần tiến tới ngưỡng bão hòa. Do đó, việc đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại khiến cho khách hàng không chỉ được tận hưởng thêm các dịch vụ mới đáp ứng được các nhu cầu cá nhân cũng như phục vụ cho các nhu cầu khác về công việc, xã hội… Mà ngoài ra còn tận dụng được hết các tiện ích và chức năng mà một chiếc điện thoại đời cao có thể hỗ trợ như dịch vụ VoD, Video Call… Tăng hiệu quả trong công việc. Với việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trong công việc, sẽ giúp cho khách hàng có thể dễ dàng trong việc quản lý thời gian, quản lý công việc... Từ đó hiệu quả công việc được nâng cao. 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp viễn thông: Tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng . Chất lượng thoại và nhắn tin giữa các nhà mạng gần như không có sự chênh lệch đáng kể khi các nhà mạng đều coi việc phát triển mạng lưới là kế hoạch, là chiến lược và là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp viễn thông nói chung. Do đó, để tạo ra sự khác biệt nhằm thu hút các khách hàng mới tham gia sử dụng dịch vụ của mạng chính là việc đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng hiệu quả, đa dạng với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • 21. 8 Nâng cao doanh thu cho nhà cung cấp. Trong tổng doanh thu từ khách hàng của nhà cung cấp, tỷ lệ doanh thu đến từ dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng quan trọng. Ở một số nước phát triển doanh thu từ dịch vụ phi thoại có thể chiếm từ 30% đến 40% doanh thu. Ở Việt Nam tỷ lệ rơi vào 10 % đến 15%. Khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hoặc thị trường đạt đến mức bão hòa, doanh thu từ các dịch vụ cơ bản ngày càng giảm xuống, do đó phần gia tăng doanh thu trong các dịch vụ giá trị gia tăng chính là phần bù đắp tốt nhất cho các nhà mạng cho phần doanh thu giảm xuống đó. Đồng thời đảm bảo một mức độ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu doanh thu, việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng được coi là mục tiêu quan trọng mà tất cả các nhà khai thác đều hướng tới. Trên thực tế, có rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp dưới dạng miễn phí với mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với nhà khai thác ví dụ tại Viettel có các dịch vụ: Thông báo cuộc gọi nhỡ (MCA), phonesafe … Đồng thời xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng khi luôn đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu tốt nhất từ phía khách hàng. Gia tăng sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ cơ bản. Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, các nhà khai thác đều chú trọng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng dựa vào chính sách giá, sản phẩm, vùng phủ sóng,,.. Đến một lúc nào đấy, sự khác biệt giữa các nhà cung cấp về các yếu tố trên hầu như không đáng kể. Để giúp khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ của mình so với các đối thủ khác, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phát triển các tính năng, dịch vụ giá trị gia tăng. Nó giúp các khách hàng lấy đó làm cơ sở căn cứ để lựa chọn mạng điện thoại sẽ sử dụng. 1.1.4.3. Đối với xã hội: Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về mặt công nghệ, nâng cao đời sống xã hội, điều kiện sống, làm việc của người dân
  • 22. 9 được cải thiện. Từ đó tạo ra một thời đại mới, thời đại của sự văn minh, thời đại của công nghệ. 1.2. Nội dung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trong ngành viễn thông trên điện thoại di động: 1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để lập kế hoạch phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS: Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng khi tham gia vào một thị phần, một môi trường kinh doanh bất kỳ nào đó đều phải có kế hoạch, có chiến lược phát triển của mình, dù đó là công ty nhà nước hay công ty cổ phần… Bởi lẽ, không một công ty nào có thể phát triển khi bước đường phía trước của mình không rõ ràng, không có những kế hoạch, những chiến lược cụ thể cho thời kỳ ngắn hạn và dài hạn. Phải xác định được mục tiêu của công ty mình là gì, trong tương lai phát triển ra sao, sản phẩm chủ đạo có gì khác biệt, cách làm thương hiệu, marketing hợp lý chưa, đâu là đối thủ cạnh tranh… Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đảm bảo sự phát triển bển vững của công ty mình. Đặc biệt trong thị trường viễn thông Việt Nam, khi việc đơn giản hóa trong việc thành lập các công ty viễn thông tham gia thị trường đang được Chính phủ cũng như Bộ Bưu chính nới lỏng trong việc đưa ra các điều kiện, cũng như số lượng công ty viễn thông trong thị phần Việt Nam dẫn tới việc chỉ riêng trong một quốc gia đã có tới 7 nhà khai thác khác nhau dẫn tới một thị trường giàu sức cạnh tranh với một sản phẩm và dịch vụ không có nhiều khác biệt (các nước trên thế giới thông thường chỉ có 2 hoặc 3 doanh nghiệp viễn thông trong một quốc gia như Trung Quốc có China Mobile, China Unicom và China Telecom; Anh có Vodafone…). Điều đó khiến cho các công ty viễn thông ở Việt Nam luôn coi việc hoạc định chiến lược phát triển như kim chỉ nam sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Đối với việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng việc phát triển và hoạch định chiến lược kinh doanh lại càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước hoạch định chiến lược rõ ràng, chi tiết, bởi lẽ dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc điểm riêng khác biệt đòi hỏi một cái nhìn tổng thể.
  • 23. 10 Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng cần phải đặc biệt chú trọng tới các vấn đề liên quan tới dịch vụ bởi lẽ một dịch vụ triển khai được phải có sự liên kết, kết hợp của rất nhiều các yếu tố cấu thành: Nhà cung cấp sản phẩm, công nghệ, thiết bị đầu cuối … Trong khi cảm nhận của mỗi một người về cùng một sản phẩm dịch vụ đó là khác nhau. Do đó, cần phân chia thành hai môi trường trong và ngoài để nghiên cứu. 1.2.1.1. Môi trường bên ngoài: - Việt Nam là một quốc gia có trình độ công nghệ phát triển chưa cao, trong khi tốc độ phát triển công nghệ của ngành viễn thông là như vũ bão, tuổi thọ của các công nghệ ngày càng giảm, quãng thời gian “trị vì” của công nghệ 2G không còn tồn tại, công nghệ 3G đang dần trở nên “lạc hậu”. Việc kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông trong nước phải có những biện pháp để học hỏi công nghệ nước ngoài cũng như kinh nghiệm quản lý của họ. - Môi trường kinh tế, tình trạng phát triển quốc gia, thu nhập bình quân, yếu tố lạm phát… - Chính sách của Đảng và Nhà Nước. - Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành. - Các nhà cung ứng dịch vụ (CP). - Sản phẩm thay thế. - Nhu cầu thị trường về các sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Việc xác định các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tránh cho doanh nghiệp sự thụ động trong việc hoạch định các chiến lược của mình. Đồng thời hạn chế được rủi ro, cũng như mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm mà doanh nghiệp triển khai. 1.2.1.2. Môi trường bên trong: - Phải xác định được sản phẩm của doanh nghiệp mình: điểm mạnh, điểm yếu, đâu là tập khách hàng mục tiêu. - Nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong việc triển khai và phát triển dịch vụ VAS.
  • 24. 11 - Xác định vị trí về công nghệ của doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào, định hướng phát triển trong tương lai ra sao, cách tiếp cận với sự phát triển như vũ bão của thời đại. - Nguồn tài chính của doanh nghiệp. - Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. - Thông qua ma trận SWOT xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển và nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì. Từ đó, tập trung phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, xác định các mối nguy cơ tiềm ẩn thị trường mang lại nhằm chớp lấy cơ hội phát triển. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng đượng doanh nghiệp của mình đang ở đâu trên bản đồ phát triển chung. Hướng chiến lược phát triển như thế nào là phù hợp. 1.2.2. Tổ chức thực hiện: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chiến lược phát triển, bởi lẽ tất cả các quá trình hoạch định chiến lược trên giấy tờ chỉ có thể biến thành hiện thực khi tiến hành thực hiện. Chiến luợc, kế hoạch có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình tổ chức thực hiện thế nào. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện có thể xác đinh được kế hoạch, chiến lược có tính khả thi hay không để doanh nghiệp tiếp tục tiến hành, hay dừng lại. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng có những đặc thù riêng vì vậy việc tổ chức thực hiện cũng cần tiến hành theo các bước nhất định như sau: - Xác định các loại hình dịch vụ mới sẽ triển khai. Các dịch vụ nên nâng cấp, các dịch vụ nên dừng lại do tính tiện ích với khách hàng không còn, hoặc do sự lỗi thời về mặt công nghệ. Các chương trình truyền thông sẽ triển khai để hỗ trợ cho các dịch vụ trong việc tiếp cận khách hàng. - Phải đảm bảo việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp với việc phát triển chung của doanh nghiệp. - Việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng hầu hết phải có sự kết hợp về hệ thống giữa các doanh nghiệp viễn thông và hệ thống của nhà cung cấp. Vì vậy, tổ
  • 25. 12 chức bộ máy phải có tính mở, các bộ phận phòng ban phải linh hoạt trong việc hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. - Đảm bảo việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả. Cần xác định các dịch vụ có tính ưu tiên, các dịch vụ có tính cấp bách trong hoạt động kinh doanh, cần triển khai để chiếm lĩnh thị phần. - Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của dịch vụ sau bán mà tiêu biểu là trung tâm chăm sóc khách hàng nơi đóng vai trò như “tai mắt” của các doanh nghiệp viễn thông trong việc xác định đâu là sản phẩm thị trường cần, giới thiệu các dịch vụ mới. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho khách hàng… Bên cạnh đó, cần phải chú trọng tới các vấn đề về kỹ thuật trong việc triển khai hệ thống mạng, để luôn đảm bảo dịch vụ được cung cấp tốt nhất tới người tiêu dùng. 1.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch: Đây là khâu cuối cùng để xác định việc thực hiện chiến lược theo kế hoạch đề ra có hoàn thành đúng mục tiêu hay không, lỗi do bộ phận nào, sai sót ra sao … Từ đó bộ máy lãnh đạo có thể căn cứ để xác định chiến lược đề ra cần điều chỉnh thêm điều gì để trở lên hoàn hảo hơn, cũng như phù hợp với những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Việc đánh giá cần được thực hiện trong xuyên suốt quá trình từ khâu vạch kế hoạch, triển khai cho đến khi kết thúc chiến lược kinh doanh. Cần phải liệt kê ra các tiêu chí để tiến hành việc đánh giá: chất lượng, số lượng, hiệu quả truyền thông, sự hài lòng của khách hàng… Từ đó căn cứ vào các tiêu chí đề ra để xác định việc thực hiện chiến lược thành công hay không. Tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tồn tại, cách khắc phục thế nào, tiến hành ra sao. Nếu xác đinh chiến lược trong quá trình thực hiện có sai sót, hoặc vào thời điểm hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, cần có những điều chỉnh để chiến lược trở nên phù hợp hơn với sự biến đổi liên tục của thị trường. 1.3. Những nhân tố ảnh hướng tới dịch vụ giá trị gia tăng VAS: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động nói riêng. Tổng hợp
  • 26. 13 các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc phát triển dịch vụ. Những biến động của môi trường tác động sâu sắc đến sự phát triển của dịch vụ, nó có thể mang lại những nguy cơ đe dọa cũng như những cơ hội kinh doanh cho bản thân dịch vụ đó. 1.3.1. Môi trường bên trong: 1.3.1.1. Con người: Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quá trình vận hành, tổ chức, triển khai bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông nói chung hay trong việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng nói riêng, một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi người chủ trì dịch vụ phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải có kỹ năng nghiệp vụ, khả năng sáng tạo cao, khả năng hoạch định chiến lược tốt, nhanh nhạy trong việc phán đoán tâm lý khách hàng. Và đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi về mặt công nghệ để có thể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu về mặt công nghệ phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó việc thu hút nhân viên có trình độ cao là yêu cầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông. 1.3.1.2. Nguồn vốn: Vốn hay tài chính là yếu tố quyết định quá trình triển khai các dịch vụ. Việc sử dụng nguồn vốn thế nào, hiệu quả hay không sẽ quyết định mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố tài chính cũng tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bởi lẽ bất kỳ một dịch vụ giá trị gia tăng nào khi triển khai từ khâu bắt đầu xây dựng sản phẩm dịch vụ tới tay người dùng cuối đều liên quan tới vấn đề vốn doanh nghiệp hay tài chính nói chung như việc mua thiết bị may móc, phần trăm sẻ chia doanh thu cho đối tác cung cấp sản phẩm, truyền thông quảng bá, trả lương nhân viên… Một dịch vụ dù có tốt đến mấy nhưng không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để triển khai thì cũng đều không thể thực hiện được. Hoặc sẽ mang lại hiệu quả không cao khi triển khai. 1.3.1.3. Giá cước: Giá cước là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các dịch vụ giá trị gia tăng, bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng một dịch vụ
  • 27. 14 bất kỳ nào đó của nhà mạng. Một dịch vụ dù có hữu ích và tiện dụng đến mấy nhưng giá cước mà không phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng thì người tiêu dùng cũng sẽ không chấp nhận để sử dụng dịch vụ đó. Bên cạnh đó, giá cũng chính là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó việc nới lỏng của Nhà nước và Bộ Bưu chính trong việc để các doanh nghiệp áp dụng mức cước dịch vụ tới các khách hàng, khiến cho thị trường dịch vụ giá trị gia tăng hiện tại là một thị trường “hỗn loạn” về giá cước, khi cùng một dịch vụ như dịch vụ gửi và nhận email, nhưng có rất nhiều các mức giá khác nhau được đưa ra trong cùng một nhà khai thác dịch vụ. Việc giảm giá thành, chi phí cho một dịch vụ nhằm giảm giá cước cho khách hàng đã và đang là một vấn đề nóng cần các nhà mạng có giải pháp, nhằm đảm bảo việc đưa ra các dịch vụ không chỉ mang nhiều tiện ích cho khách hàng, mà còn đảm bảo khả năng chi trả từ người tiêu dùng. 1.3.1.4. Truyền thông: Tại sao lại cho hoạt động truyền thông liên quan tới các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ giá trị gia tăng bỡi lẽ người sử dụng không thể biết hết các thông tin về các dịch vụ mà các nhà mạng đang có, nếu không có các công cụ truyền thông hỗ trợ để truyền tải thông tin về dịch vụ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng đang có nhu cầu. Do đó các hoạt động truyền thông trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ. Truyền thông đóng vai trò như là một cầu nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng. Thông qua các hoạt động truyền thông sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các dịch vụ mà nhà mạng đang cung cấp, tính năng cũng như chính sách giá cụ thể của từng dịch vụ. Mặt khác thông qua các hoạt động truyền thông sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, xác định được nhu cầu của thị trường hiện tại là gì, chính sách giá bao nhiêu thì hợp lý, tính năng nào nên xây dựng … Từ đó bộ phận chiến lược kinh doanh có thể đưa ra các gói sản phẩm mới, đáp ứng được đúng nhu cầu mà thị trường đang mong muốn với một chính sách gí hợp lý nhất. Từ
  • 28. 15 đó tạo điều kiện cho các nhà mạng dễ dàng thu hút thêm một bộ phận khách hàng mới cũng như tăng tính trung thành trong việc sử dụng dịch vụ từ khách hàng. 1.3.1.5. Quy trình cung ứng: Đây là khâu quan trọng trong việc triển khai dịch vụ tới khách hàng. Một dịch vụ dù rất hấp dẫn nhưng quá rắc rối trong việc sử dụng, đăng ký sẽ dẫn tới một tâm lý ngại đăng ký, ngại sử dụng, hoặc không muốn sử dụng từ khách hàng. Do đó việc hoàn thiện quy trình cung ứng, quy chuẩn nó trở thành yêu cầu bắt buộc triển khai trong các doanh nghiệp viễn thông. Nhằm đưa ra một quy trình hoàn thiện cho khách hàng với tiêu chí: dễ dàng đăng ký, thuận tiện sử dụng và đơn giản trong việc dời khỏi dịch vụ khi khách hàng không còn nhu cầu. 1.3.1.6. Công nghệ: Sự thay đổi như vũ bão về khoa học kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi các nhà mạng cũng phải có sự thay đổi trong các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau để hoàn thiện sản phẩm hơn, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của người tiêu dùng, ví dụ trong thời kỳ “tiền sử” với công nghệ 2G các dịch vụ giá trị gia tăng đơn thuần chỉ là nghe nhạc chuông, tải hình nền,… thì khi công nghệ 3G phát triển kéo theo là một loạt các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng mới với yếu tố công nghệ cao ra đời như: Mobile TV, Video Call… Và trong tương lai gần khi công nghệ 4G tiến tới thay đổi hoàn toàn công nghệ 3G hiện tại, thì một số loại hình dịch vụ mới lại ra đời với yêu cầu rất cao về yếu tố truyền dữ liệu như: Dịch vụ xem tivi trực tuyến với chuẩn HD, hay dịch vụ cuộc gọi video call hội nghị… Vì vậy, việc thích ứng nhanh với sự thay đổi liên tục về công nghệ là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp viễn thông nói chung và Viettel nói riêng. 1.3.2. Môi trường bên ngoài: 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô: • Môi trường trong nước: Yếu tố phát triển kinh tế của một quốc gia như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất đều có tác động tới các dịch vụ giá trị gia tăng. Bởi lẽ khi kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao sẽ kéo theo việc mở rộng kinh doanh trong các doanh
  • 29. 16 nghiệp nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng. Từ đó các công ty viễn thông sẽ nhanh chóng mở rộng số lượng các dịch vụ đang triển khai, đồng thời hoàn thiện chất lượng các sản phẩm đang triển khai nhằm thu hút thêm khách hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố như lãi suất và lạm phát cũng ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ, khi trong một nền kinh tế mà tỷ lệ lạm phát quá cao, hay tỷ lệ tiền gửi ngân hàng lãi suất cao, khiến cho các doanh nghiệp viễn thông gặp tâm lý “e ngại” trong việc mở rộng kinh doanh, cũng như người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn thông qua tiền gửi ngân hàng, từ đó mức tiêu dùng giảm, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng. Yếu tố pháp lý: Việc quản lý của nhà nước và bộ bưu chính viễn thông luôn ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp viễn thông, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ giá trị gia tăng. Ví dụ hiện nay việc Bộ Bưu chính viễn thông đang “nới lỏng” trong việc để các doanh nghiệp viễn thông tự áp đặt mức giá các dịch vụ giá trị gia tăng. Khiến cho việc triển khai một số dịch vụ trở nên dễ dàng hơn (dù trên thực tế việc phải sẻ chia doanh thu cho đối tác quá nhiều khiến cho giá cước dịch vụ trở nên quá cao so với mặt bằng chung). Một sự điều chỉnh nhỏ về luật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của dịch vụ như việc quy định trong việc đăng ký số thuê bao trả trước cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh thu và sự phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng… Yếu tố văn hóa xã hội: Các yếu tố về văn hóa cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp viễn thông cần để ý trong quá trình phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. Bởi lẽ văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau dẫn tới yêu cầu về các dịch vụ là khác nhau ví dụ: với dịch vụ nhạc chuông chờ, thị trường miền bắc thị chuộng các bài hát nhạc trẻ, lãng mạn. Thị trường miền nam thì chuộng các bài nhạc trữ tình, tiền chiến và miền tây là các bài dân ca. Điều đó ảnh hưởng tới việc phải đưa ra các dòng nhạc, các chương trình truyền thông phù hợp với sở thích từng vùng miền, nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ. • Môi trường quốc tế: Hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng đều là sự kết hợp trực tiếp với các đối tác nước ngoài, hoặc thông qua các công ty cung cấp nội dung tại Việt Nam với sản
  • 30. 17 phẩm do nước ngoài cung cấp. Do đó sự biến động về kinh tế thế giới, sự trượt giá hoặc tăng giá của ngoại tệ đều ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sẻ chia doanh thu với đối tác (các dịch vụ đều căn cứ hiện tại của các doanh nghiệp viễn thông đều căn cứ sẻ chia dựa trên tỷ giá đô la Mỹ), từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới giá của dịch vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển trước về mặt công nghệ khiến cho rất nhiều dịch vụ của đối tác không thể áp dụng, hoặc áp dụng nhưng không đạt hiệu quả cao tại thị trường Việt Nam do đó ảnh hưởng tới việc triển khai kinh doanh các dịch vụ tới khách hàng. 1.3.2.2. Môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tuy làm cho các doanh nghiệp bị áp lực trong việc triển khai các dịch vụ: về chất lượng, giá cước…Nhưng ngược lại yếu tố cạnh tranh cũng làm giảm yếu tố độc quyền, đồng thời cũng khiến cho các doanh nghiệp nhanh nhạy và linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thị trường cũng như tạo động lực cho việc phát triển của các doanh nghiệp. Trước năm 2007, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng nói chung phát triển với một tốc độ không cao và ảm đạm. Tuy nhiên sau năm 2007, khi các nhà mạng coi dịch vụ giá trị gia tăng là một trong những công cụ chính trong việc phát triển thêm thị phần đã biến thị trường dịch vụ giá trị gia tăng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Nhà cung cấp: Hiện này phần lớn các dịch vụ giá trị gia tăng mà các nhà mạng nói chung đang kinh doanh trên tập khách hàng hiện có của mình hầu hết đều là các sản phẩm mua lại của các nhà cung cấp nội dung (CP), do đó việc một sản phẩm có đạt yêu cầu hay không, nội dung có phong phú hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các sản phẩm mà CP cung cấp cũng như việc kiểm duyệt nội dung từ phía các nhà mạng. Khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hướng tới sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, nhân tố ảnh hướng trực tiếp tới: loại hình dịch vụ nhà mạng nên triển khai, mức giá áp dụng phù hợp… Đồng thời cũng là đối tượng phản ánh chính xác chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp đâu là ưu điểm, đâu là nhược điểm của dịch vụ. Từ đó, các nhà mạng sẽ có những sự phân tích căn cứ trên yêu cầu của
  • 31. 18 khách hàng để xây dựng nên các dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp nhất, chất lượng tốt nhất tới người sử dụng cuối cùng. 1.4. Kinh nghiệm của của các công ty trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng VAS: 1.4.1. Xu hướng phát triển VAS tại một số quốc gia: 1.4.1.1. China Mobile: Đây là tập đoàn viễn thông có tổng số thuê bao di động lớn nhất thế giới với trên 580 triệu thuê bao di động chiếm 70% thị phần di động của Trung Quốc với doanh thu năm 2010 khoảng 17 tỷ USD tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một công ty đặt dưới sự quản lý của Nhà Nước. Với nhận định trong vòng 5 năm tới ngành viễn thông di động ở Trung Quốc sẽ phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, do đó China Mobile xác định lợi thế về thị phần của mình tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về số thuê bao tăng trưởng, cũng như công nghệ nhằm tiếp tục giữ vững vị trí công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc và toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu này China Mobile xác định: Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động là công cụ đắc lực nhất trong việc lôi kéo và phát triển thêm các thuê bao di động trong một thị phần với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của hai nhà mạng khác là China Unicom và China Telecom về giá cước cho thoại và tin nhắn. Năm 2010 số người sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại của China Mobile là 508.4 triệu người trên tổng số 569.8 triệu thuê bao, đạt 89.2%, như vậy số người sử dụng và tham gia dịch giá trị gia tăng trên điện thoại của China Mobile là vô cùng lớn và ấn tượng. Xác định đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc chiếm thêm thị phần trong vòng 5 năm tới 2011 – 2015, China Mobile tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển về công nghệ từ 2G- 3G và tiếp tới là công nghệ 4G, nhằm đảm bảo việc đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng tốt nhất, phù hợp nhất, tiên tiến nhất tới tay người tiêu dùng. Trên cơ sở đó xây dựng một nên một tập đoàn phát triển bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu
  • 32. 19 1.4.1.2. Vodafone Group: Là công ty viễn thông toàn cầu có trụ sở đặt tại London, Anh. Vodafone có doanh thu lớn nhất thế giới, và đứng thứ 2 về thị phần di động sau China Mobile với trên 332 triệu thuê bao. Với mức độ phủ sóng rộng lớn trên 30 quốc gia. Vodafone không ngừng mở rộng thị phần trên toàn thế giới với mục tiêu toàn cầu hóa bao gồm cả các vùng trũng về kinh tế như Châu phi, châu á thái bình dương hoặc các vùng có khả năng phát triển cao… Vodafone không ngừng liên minh, hoặc mua lại các công ty viễn thông của các quốc gia khác nhau. Sau đó đầu tư hợp lý với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn. Vodafone coi việc đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng là chiến lược phát triển của tập đoàn trong việc thu hút thêm các thuê bao mới. Trong 5 năm tới từ năm 2011 – 2015, Với việc tập trung vào các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh với các dịch vụ như Mobile Email: dịch vụ gửi và nhận email trên điện thoại thông qua hình thức SMS, hoặc MMS… Nhằm đảm bảo cho người sử dụng dịch vụ nói chung, và các cán bộ, nhân viên trong các công ty nói riêng có thể cập nhật liên tục tiến độ công việc, các vấn đề phát sinh, các thông tin liên tục từ các bộ phận ban ngành khác gửi tới … Hoặc các dịch vụ hỗ trợ làm tăng hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên thông qua các ứng dụng trên điện thoại … 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam: Từ thực tiễn cạnh tranh, phát triển của các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu trên thế giới tại các quốc gia khác nhau.Cũng như căn cứ vào yếu tố chiến lược phát triển của ngành viễn thông trong tương lai. Mỗi tập đoàn, mỗi công ty viễn thông khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của mình mà có những bước di khác nhau. Song nhìn chung để đảm bảo một sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của mình, các công ty viễn thông ngoài việc đảm bảo cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc duy trì chất lượng cao cho các dịch vụ cơ bản: gọi, nhắn tin… thì còn cần tập trung vào việc phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng để đa dạng hóa lợi ích cho
  • 33. 20 người tiêu dùng trên cơ sở đó thu hút thêm tập khách hàng mới tiềm năng phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các công ty viễn thông. Để làm được điều đó các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần tập trung vào việc: Nâng cao chất lượng, tính đa dạng của các loại hình dịch vụ: luôn đảm bảo các dịch vụ đưa ra phải mang tính khác biệt và hữu dụng với tập khách hàng của từng nhà mạng nói riêng. Dựa trên nền tảng của sự phát triển công nghệ để đưa ra các loại hình dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Tập trung vào nguồn nhân lực nội tại: hiện nay các dịch vụ giá trị gia tăng do các nhà mạng cung cấp đều là việc ký hợp đồng hợp tác với một đối tác thứ 3 (thường là đối tác nước ngoài) sau đó cung cấp sản phẩm đó cho khách hàng dẫn tới chi phí cho giá thành sản phẩm bị nâng lên, từ đó giá bán tới tay người tiêu dùng cũng phải đẩy cao để bù vào phần chi phí của nhà mạng. Đó cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều dịch vụ dù rất tiện ích nhưng số lượng người dùng không cao do phí thuê bao quá lớn. Do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tự phát triển các sản phẩm và cung cấp cho người tiêu dùng từ đó có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tập trung vào việc phát triển để đảm bảo theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ. Công nghệ phát triển ngày càng cao, nếu các doanh không chủ động trong việc nâng cấp hệ thống, cơ sở hạ tầng để triển khai công nghệ mới sẽ dẫn tới tình trạng “chết yểu” của các công ty. Khi sản phẩm tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng.
  • 34. 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS) CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 2.1. Khái quát về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 2.1.1.1. Ngành nghề kinh doanh: • Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông. • Phát triển các phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, internet. • Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện. • Hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện. • Khảo sát, lập dự án công trình bưu điện, viễn thông, công nghệ thông tin. • Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. • Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận chuyển. • Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin. • Sản xuất bột giấy, giấy và bìa. • In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn. • Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại. • Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng in ấn. • Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng internet
  • 35. 22 và mạng viễn thông (trừ thông tin nhà nước cấm và dịch vụ điều tra). • Ngày 12/1/2010, Tổng công ty Viễn thông Quân đội đã chính thức làm lễ ra mắt Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Đây là tập đoàn đầu tiên của Bộ Quốc phòng, tập đoàn thứ 2 của ngành Viễn thông và CNTT và là tập đoàn trẻ nhất của Việt Nam. 2.1.1.2. Các mốc đáng nhớ: • 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL). • 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m). • 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. • 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. • 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty Viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. • 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế. • 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
  • 36. 23 • 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao: 1. Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). 2. Cổng vệ tinh quốc tế. • 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ. 1. Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. 2. Cổng cáp quang quốc tế. • 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. • 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia. • 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. 1. Doanh thu 1 tỷ USD.
  • 37. 24 2. 12 triệu thuê bao. 3. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet. • 2008: 1. Doanh thu 2 tỷ USD. 2. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới 3. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông. • 2009: 1. Doanh thu 4 tỷ USD 2. Nằm trong top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới • 2010: 1. Vào ngày 25/03/2010: Viettel chính thức triển khai mạng di động thế hệ thứ 3 “3G” 2. Doanh thu 5 tỷ USD • Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:  Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.  Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 3 triệu thuê bao.  Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 31 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam. • Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… để đảm bảo Viettel luôn là nhà cung cấp dịch vụ số 1 tại Việt Nam. 2.1.1.3. Mô hình tổ chức tập đoàn:
  • 38. 25
  • 39. 26 Cấp Tập đoàn TẬP ĐOÀN - Dòng tiến về Tập đoàn - Chiến lược, định hướng - Mô hình, biên chế - Nhân sự cao cấp - Kiểm tra Cấp Công ty - Đầu tư - Mô hình - Nhân sự cao cấp - Kiểm tra, giám sát CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL CÔNG TY HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIETTEL Thuê quản lý khai thác, bản dưỡng hạ tầng mạng tại các Tỉnh Quản lý toàn diện: - Nhân sự - Kế hoạch - Hành chính - Chính trị - Tài chính - Đầu tư - Kinh doanh - Phân bổ, bán Hạ tầng mạng cho Tỉnh kinh doanh - Quản lý vận hành khai tác hạ tầng mạng kỹ thuật tại Tỉnh - Chủ động đầu tư mạng cáp phát triển Cấp Tỉnh - Thuê đối tác lắp đặt các node mạng tại Tỉnh - Quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra chuyên môn kỹ thuật các Chi nhánh tỉnh, Tp CHI NHÁNH VIETTEL TỈNH/TP KHỐI QUẢN LÝ, HỖ TRỢ KHỐI KINH DOANH KHỐI KỸ THUẬT - Kinh doanh hiệu quả hạ tầng được phân bổ, hiện có tại Tỉnh - Quản lý vận hành khai thác hạ tầng mạng kỹ thuật tại Tỉnh - Chủ động đầu tư mạng cáp phát triển kinh doanh hiệu quả Hình 2.1: Mô hình tổ chức tập đoàn
  • 40. 27 2.1.2. Kết quả kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel những năm gần đây: 2.1.2.1. Số lượng thuê bao: Trong những năm gần đây, miếng bánh thị phần viễn thông đang ngày càng bị chia nhỏ với sự tham gia của 7 nhà mạng. Tuy nhiên, thị phần chính vẫn chỉ là sự cạnh tranh gay gắt giữa 3 nhà mạng lớn: Viettel, Mobifone và Vinaphone với tổng doanh thu và số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ chiếm hơn 90%. Do đó, việc ra tăng doanh thu trên cơ sở ra tăng số lượng thuê bao sử dung dịch vụ mạng đồng thời giảm số lượng thuê bao dời mạng là vấn đề then chốt cũng như chiến lược phát triển lâu dài của các công ty thuộc ngành viễn thông nói chung và Viettel nói riêng. Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng thuê bao của tập đoàn viễn thông Viettel ĐVT: khách hàng Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng thuê bao lũy kế 15.220.351 28.274.127 34.792.881 42.356.882 45,000,000 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0 2007 2008 2009 2010 Hình 2.2: Biểu đồ số liệu thuê bao Viettel từ năm 2007 - 2010 (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng) Như vậy chỉ trong chưa đầy 10 năm với một chiến lược phát triển hợp lý
  • 41. 28 Viettel đã đạt một bước phát triển thần kỳ với trên 40 triệu thuê bao lũy kế sử dụng. Đảm bảo giữ vững vị thế số 1 của mình trong linh vực viễn thông tại Việt Nam. Đồng thời chiếm 37% thị phần trong tổng số 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiện tại. Để làm được điều này, Viettel không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới, dịch vụ khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mại và giảm giá cước nhằm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Việc phát triển số lượng thuê bao của Viettel nói riêng và của toàn ngành nói chung là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế và hội nhập kinh tế Quốc tế cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và các dịch vụ đồng thời có các chương trình quảng cáo tiếp thị và khuyến mại rầm rộ của các mạng nhằm thu hút khách hàng Tính đến hết năm 2010, số lượng thuê bao thực của Viettel vượt ngưỡng 40 triệu trở thành nhà mạng có số thuê bao thực phát triển cao nhất gần 8 triệu thuê bao, đồng thời chiếm thị phần nhiều nhất trong ngành viễn thông tại Việt Nam Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng thuê bao của các công ty cùng ngành năm 2010 Nhà mạng Tổng số thuê bao thực (Triệu người) Thị phần (%) Viettel Vinaphone Mobifone Khác 42 32 34 6 37 28 30 5 5% 37% 30% Viettel Vinaphone Mobifone Khác 28% Hình 2.3: Biểu đồ thị phần về số thuê bao của các công ty cùng ngành năm 2010 (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng) 2.1.2.2. Doanh thu và lợi nhuận:
  • 42. 29 Với chiến lược kinh doanh, phát triển hiệu quả doanh thu của tập đoàn viễn thông Viettel không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua. Từ vị thế của một nhà mạng đi sau, lót đường, sau gần 10 năm hoạt động Viettel đã trở thành tập đoàn viễn thông đứng thứ 2 tại Việt Nam sau tập đoàn bưu chính VNPT. Và đứng thứ nhất, nếu tách riêng hai công ty viễn thông lớn tại Việt Nam là Vinaphone và Mobifone. Bảng 2.3: Bảng thống kê doanh thu từ năm 2004 – 2010 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu (tỷ đồng) 1.400 2.500 7.100 16.300 33.000 Mức độ tăng trưởng (%) - 179 284 230 202 2005 2006 2009 60.60 0 184 2010 91.134 150 100,000 90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2004 2007 2008 2009 2010 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về doanh thu từ năm 2004 – 2010 của Viettel (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng) Tại sao Viettel lại đạt được các thành công rực rỡ như vậy trên thị trường
  • 43. 30 Việt Nam với sự cạnh tranh gay gắt từ 7 doanh nghiệp viễn thông? Với các mạng khác trong nước cũng như trên thế giới, họ thường chỉ đề cao 2 tiêu chí: mọi lúc (Anytime) và mọi nơi (Anywhere). Nhưng với Viettel phương châm phát triển hướng tới 4 “Any”: Anytime – dung lượng và chất lượng mạng lưới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc; Anywhere – vùng phủ dịch vụ rộng khắp (hiện nay đã đạt tới 98% dân số và mục tiêu là 100% dân số); Anybody - mỗi người dân Việt Nam có 1 máy điện thoại di động; Anyprice – bất kỳ giá nào. Chính vì mục tiêu này đã dẫn dắt toàn bộ hành động của Viettel như đầu tư mạng lưới, vùng phủ sóng, kênh bán hàng, chất lượng dịch vụ… Và cũng chính điều này đã làm nên thành công của Viettel. Bảng 2.4: Tổng kết tình hình doanh thu và hoạt động tài chính của Viettel Chỉ tiêu Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm trước (%) Chi phí (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm trước (%) Nộp Ngân sách N.N (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 2006 7.100 5.538 1.562 952 22 2007 16.300 230 13.040 3.260 209 2.186 230 20 2008 33.000 202 24.400 8.600 264 4.900 224 26 2009 60.600 184 50.600 10.000 116 7.100 145 17 2010 91.134 150 75.634 15.500 155 7.628 107 17 (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của phòng Kế hoạch – Bán hàng) Nhìn vào bảng báo cáo chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ gia tăng lợi nhuận của Viettel là rất cao, và luôn duy trì mức độ ổn định của mình qua thời gian dài. Đồng thời đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước luôn nằm trong top những doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất. Tuy nhiên vấn đề chi phí cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển mạng lưới kỹ thuật, công nghệ, truyền thông, quảng cáo, trả lương nhân viên… là quá cao, dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu chưa cao như tiềm năng của dịch vụ. 2.1.2.3. Chất lượng dịch vụ mạng: Trong gần 10 năm phát triển của mình Viettel luôn xác định yếu tố chất lượng là một trong những yếu tố tiên quyết để đảm bảo việc phát triển bền vững của tập đoàn. Bởi việc cạnh tranh giữa các nhà mạng hiện tại không chỉ đơn thuần về
  • 44. 31 giá cước nữa mà thể hiện ở rất nhiều yếu tố khác nhau như: phạm vi vùng phủ sóng, tỷ lệ rớt cuộc gọi, chăm sóc khách hàng… Do đó, Viettel luôn chú trọng việc đầu tư các yếu tố về mặt công nghệ để đảm bảo việc sử dụng dịch vụ của Viettel luôn mang yếu tố rộng khắp, và đảm bảo việc phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với số lượng trạm phát sóng (BTS) hiện tại vượt con số 42.000 luôn đảm bảo việc phục vụ tốt nhất cho hơn 70 triệu khách hàng. Bảng 2.5: Bảng thông kê sự gia tăng số lượng các trạm BTS qua các năm ĐVT: trạm Năm Số trạm BTS 2007 8.321 2008 16.775 2009 24.949 2010 42.200 (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin) Việc đảm bảo chất lượng cuộc gọi là ưu tiên quan trọng trong chiến lược cạnh tranh về chất lượng của Viettel. Tỷ lệ rớt mạch vô tuyến ở mức thấp và tỷ lệ thiết lập cuộc gọi luôn ở mức cao nhất so với các mạng trên thị trường hiện tại. Mặc dù không đạt giải "Doanh nghiệp viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt nhất" năm 2010 (Công ty viễn thông Mobifone đoạt giải) do Bộ Thông tin và truyền thông trao tặng tại lễ trao giải năm 2010. Nhưng Viettel luôn coi đó là mục tiêu phấn đấu để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp viễn thông với chất lượng tốt nhất Việt Nam. Do đó, Viettel đã gửi văn bản lên cục đề nghị được nâng mức chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà Viettel công bố lên. Như vậy, tính đến thời điểm này, Viettel đang là mạng có cam kết chất lượng cao nhất so với tất cả các mạng di động của Việt Nam. Cụ thể, trong 9 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, Viettel đề nghị được nâng 2 chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công và tỷ lệ cuộc gọi bị rơi. Theo tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 quy định thì tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công của các mạng di động phải từ 92% trở lên, nhưng năm nay Viettel đề nghị nâng mức công bố của nhà mạng này lên đến 97% trở lên (tức là cứ 100 cuộc gọi thì chỉ có nhiều nhất 3 cuộc thiết lập không thành công). Tương tự như vậy, tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2006 quy định tỷ lệ cuộc gọi bị rơi phải dưới 5%, Viettel đề nghị nâng mức công bố của mạng này lên đến dưới 2%.
  • 45. 32 Ông Tào Đức Thắng, Giám đốc công ty mạng lưới Viettel cho biết “thực tế đi đo kiểm các mạng di động theo tiêu chuẩn ngành trong vài năm qua, Viettel đạt được khá tốt. Vì vậy, Viettel tự tin đưa ra các chỉ tiêu cao hơn để công bố cho khách hàng. Các chỉ tiêu này của Viettel dựa trên thực tế chất lượng mạng hiện có và tham khảo chỉ tiêu chất lượng các mạng di động trên thế giới để cam kết chỉ tiêu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng và được niêm yết công khai tại các cửa hàng của Viettel” Điều này tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên tập đoàn phải có một sự cố gắng hết mình nhằm đạt mục tiêu đề ra, phấn đấu trở thành doanh nghiệp viễn thông có chất lượng tốt nhất trong năm 2011. Bảng 2.6: Bảng thể hiện chất lượng kỹ thuật mạng lưới dịch vụ di động của Viettel ĐVT:% Chỉ tiêu Rớt mạng 2006 1,02 2007 1,16 2008 1,04 2009 0,97 2010 0,5 Tỷ lệ thiết lập cuộc 97,03 96,24 97,52 98,35 98,78 gọi thành công (Nguồn trích dẫn: Số liệu báo cáo của Trung tâm công nghệ thông tin) 2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 2.2.1. Thị trường kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên di động tại Việt Nam: Dù không nóng bỏng như cuộc đua về giá cước hay các chương trình khuyến mại, song có thể nói, cơn sóng ngầm ganh đua cung cấp dịch vụ mới làm phong phú hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng giữa các nhà mạng hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ. Nhà mạng nào cũng liên tục tung ra những chiến lược, “chiêu thức” nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu cao nhất, và mức độ hài lòng cao nhất từ khách hàng từ đó thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của mình Các nhà mạng đua nhau ra dịch vụ mới, với nhiều tiện ích và các chương trình khuyến mại kèm theo nhằm thu hút thêm người sử dụng cũng như tăng Arpu cho dịch vụ. Mobifone với các dịch vụ: Media call, M world; Vinaphone là các dịch
  • 46. 33 vụ: SMS Blocking, Game Avatar; Viettel là: LBS, ZMS; Sfone: dịch vụ chặn cuộc gọi Scar, hay dịch vụ tin nhắn dài LMS … tạo nên một thị trường dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng đầy màu sắc cho người sử dụng. Thị trường đầy sôi động, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành như: phó tổng giám đốc VNPT Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc trung tâm kinh doanh VAS Viettel Cao Anh Sơn nhận định: việc phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau là xu thế tất yếu không thể thiếu trong quá trinh phát triển của bất kỳ một nhà mạng nào trên thế giới. Việc các nhà mạng phải luôn tìm tòi để đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, bên cạnh đó là việc xuất hiện quá nhiều các công nhà cung cấp nội dung tạo nên một thị trường sôi động, đa dạng, với vố số các dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Đặc biệt khi công nghệ viễn thông đang ngày càng phát triển với tốc độ như vũ bão đòi hỏi các công ty viễn thông phải thích ứng nhanh nhằm đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với công nghệ mới. Tuy nhiên, hiện việc nội dung của các dịch vụ giá trị gia tăng không có sự kiểm duyệt chặt chẽ của các nhà mạng cũng như của bộ văn hóa thông tin dẫn tới việc rất nhiều sản phẩm dịch vụ của các nhà mạng không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, hoặc các tiện ích không như việc truyền thông, quảng bá tới khách hàng. Dẫn tới một thị trường dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng nhưng cũng “bát nháo” khi có quá nhiều các dịch vụ trùng nhau, hoặc không đáp ứng được yêu cầu. Đón đầu công nghệ, trước hết việc công nghệ 3G phát triển kéo theo rất nhiều các dịch vụ mới ra đời đòi hỏi các nhà mạng phải tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc theo kịp tiến độ công nghệ, đồng thời đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ 3G tốt nhất tới khách hàng. Tiếp đến trong tương lai không xa khi công nghệ 4G phổ biến ở Việt Nam thì việc triển khai các hình thức dịch vụ mới tới khách hàng là tất yếu khách quan, điều đó yêu cầu bộ phận kỹ thuật của các công ty viễn thông nói chung và Viettel nói riêng luôn phải có sự tìm tòi, theo dõi để có thể nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại từ đó nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng.
  • 47. 34 Các nhà mạng đua nhau ra chương trình khuyến mại, với mục đích thu hút càng nhiều khách hàng mới tham gia dịch vụ càng tốt ví dụ, trong tháng 4, 5/2011 Viettel đưa ra rất nhiều các chương trình khuyến mại như “rinh Iphone 4G cùng Imail”, trúng Liberty với Imuzik … Vinaphone cũng đưa ra các chương trình như miễn phí một tháng với dịch vụ chặn cuộc gọi … Mobifone cũng đưa ra các chương trình như: Từ ngày 05/07/2011 đến hết ngày 20/07/2011, MobiFone áp dụng chương trình khuyến mại “Tải ứng dụng - Trúng thưởng lớn” cho tất cả các thuê bao trả trước và trả sau của MobiFone có thực hiện mua/tặng ứng dụng thành công của dịch vụ mSpace, hay từ ngày 01/07/2011 đến 20/07/2011, MobiFone triển khai chương trình khuyến mại “Sử dụng M World - Trúng iPad 2” cho tất cả thuê bao đang hoạt động 2 chiều trên mạng… Điều đó tạo nên cơn bão khuyến mại cho người dùng, tuy nhiên hiệu quả không đi kèm với số lượng chương trình khuyến mại do điều kiện tham gia chương trình thường đi kèm với một khoản phí nhất định để đăng ký dịch vụ do đó khách hàng chỉ có thể lựa chọn một chương trình phù hợp nhất với mình. 2.2.2. Quá trình phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Viettel: Được đánh dấu bởi một số cột mốc như sau: Ngày 15/10/2004: Viettel cung cấp dịch vụ điện thoại di động Viettel với đầu số 098, đồng thời cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản trên tổng đài như: SMS, chặn cuộc gọi, hộp thư thoại, chuyển cuộc gọi… Ngày 01/01/2005: Viettel ký hợp đồng với VASC cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên đầu số 996, 997, 998. Do tại thời điểm đó Viettel chưa cung cấp dịch vụ GPRS nên thuê bao Viettel chỉ có thể sử dụng các dịch vụ dạng text đơn thuần. Ngày 15/07/2005: Viettel trở thành nhà cung cấp di động đầu tiên cung cấp dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ Missed Call Alert (MCA). Ngày 01/10/2005: Viettel ký hợp đồng với Vietcombank chính thức triển khai dịch vụ thanh toán cước di động trả sau qua ATM. Tháng 12/2005: Viettel tiến hành ký kết hợp động với các công ty cung cấp dịch cụ nội dung như: Neo, Biển xanh, Gapit … Để cung cấp các dịch vụ nội dung trên đầu số 1900 và 8xxx.