SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  33
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN
1. Một số khái niệm:
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định phải tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
Đó là các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể và kinh tế
hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, kinh tế tư tư
bản nhân trong bộ phận kinh tế tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế. theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “
kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh
tế”. Dưới đây là một số khái niệm liên quan.
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân.
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất
và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế tiểu chủ là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập chủ yếu vẫn là dựa vào sức
lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức
lao động làm thuê.
2. Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản của kinh tế tư bản tư nhân
Trang 1
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
2.1 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra
thành lập và làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài
sản, đồng thời là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp tư nhân thường tự mình làm giám
đốc và trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên,
có những trường hợp chủ doanh nghiệp không trực tiếp quản lý mà thuê một
người khác làm giám đốc và gián tiếp quản lý. Vì vậy, Chủ doanh nghiệp luôn
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp mình cả khi doanh nghiệp
có lợi nhuận cũng như thua lỗ. Nếu trường hợp doanh nghiệp hoạt động có lợi
nhuận thì chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ, và ngược lại, nếu doanh nghiệp
bị thua lỗ thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sàn của
mình.
2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên
góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
bằng tài sản của mình trong phạm vi vốn đã góp. Vì thế, trong công ty trách
nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản chung và riêng. Tài sản chung chính là
tổng tài sản của công ty do các thành viên đóng góp. Tài sản riêng chính là tài
sản của mỗi thành viên trong công ty đã đóng góp và họ được hưởng mọi quyền
lợi liên quan đồng thời phải chịu trách nhiệm trên phần vốn đã góp. Tuy nhiên,
đôi khi công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên, trong trường hợp này
Trang 2
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
chủ doanh nghiệp có vai trò giống như chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp tư
nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra
công chúng để huy động vốn. Trong quá trình chuyển nhượng cổ phiếu sẽ ưu
tiên cho các thành viên trong công ty mua trước và sau đó nếu các thành viên
này không mua hoặc không mua hết thì cổ phiếu đó có thể được chuyển nhượng
ra bên ngoài công ty. Đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên thì chủ doanh nghiệp có quyền bán một phần hay toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp cho cá nhân hay tổ chức khác.
2.3 Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công
ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cỏ phần
gọi là cổ đông. Cổ đông có trách nhiệm chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản nợ
của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có ba
thành viên tham gia công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có
sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tối thiểu
phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ
phần. ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tối thiểu của công ty cổ
phần.
Phần vốn góp (cổ phần) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức
cổ phiếu. người có cổ phiếu có thể chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty.
Trang 3
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra
công chúng theo quy định của pháp luật để huy động vốn.
2.4 Công ty hợp doanh
Công ty hợp doanh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty
đối nhân, trong đó ít nhất hai thành viên cùng tiến hành hoạt động thương mại
dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ
của công ty. Do đó, ngoài các thành viên của công ty hợp doanh có thể có thành
viên góp vốn.
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín
nghề nghiệp, phải chịu rất ít ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên
có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý, diều hành công ty. Tuy nhiên, chỉ có
thành viên hợp doanh mới có quyền quản lý công ty còn thành viên góp vốn thì
không có quyền này.
Công ty hợp doanh có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp doanh. Khi tiến hành họp công ty,
Hội đồng thành viên và các thành viên hợp doanh có quyền ngang nhau trong
biểu quyết mà không phụ thuộc vào giá trị phần vốn góp. Đây là điểm khác biệt
giữa quyền của các thành viên trong việc quản lý công ty của công ty hợp doanh
và công ty cổ phần.
Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên của công ty hợp
doanh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát công ty
đồng thời cử người làm Giám đốc công ty. Khi đó, giám đốc thực hiện nhiệm vụ
điều hành công việc trong phân công, điều hòa, phối hợp công việc của các thành
viên hợp doanh và thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của các thành
viên hợp doanh.
Trang 4
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
3. Vai trò của kinh tế tư bản tư nhân
3.1 Kinh tế tư bản tư nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định phải xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế tư nhân (gồm kinh tế tư bản tư
nhân), kinh tế tập thể, kinh tế Nhà nước, kinh tế hỗn hợp, trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. Do đó, kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận không thể
thiếu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động,
nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá
trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư bản tư nhân ngày
càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều
sản phẩm của khu vực kinh tế tư bản tư nhân được xuất khẩu ủy thác qua doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế tư bản tư nhân ngày càng phát triển và chiếm một bộ phận lớn
trong nền kinh tế. Nó đã thu hút được nhiều lao động ở nông thôn trong các
ngành kinh tế nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa
phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
3.2 Kinh tế tư bản tư nhân góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế.
Kinh tế tư bản tư nhân cung cấp cho xã hội sản phẩm vật chất và dịch vụ
để thỏa mãn nhu cầu về đời sống, nhu cầu cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do
quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý của các hộ gia đình nên đã phát triển
trong các tầng lớp dân cư.
Trang 5
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư bản tăng nhanh và chiếm
số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Tính đến năm 2010, lĩnh
vực kinh tế này có hơn 2.350 cơ sở kinh doanh và hơn 11.500 hộ kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân nói chung
và kinh tế tư bản tư nhân nói riêng tăng lên đáng kể.
Chính phủ đã sử dụng kinh tế tư bản tư nhân làm công cụ để thực hiện
mục tiêu kích cầu vì đây là lĩnh vực nhạy bén với thị trường nhất. Theo thống kê
thì nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng 1% GDP thì cần tăng trưởng tiêu
dùng từ 2,1% đến 2,2% (gồm cho cả tiêu dùng cho đời sống và tiêu dùng cho sản
xuất). Do đó, khi muốn kích cầu, Chính phủ cần tác động vào lĩnh vực kinh tế tư
bản tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế này mở rộng sản xuất,
làm cho tổng cầu tăng nhanh. Chính vì vậy, nó đã làm cho các yếu tố tiêu dùng
cho sản xuất đầu gia tăng, đồng thời thu nhập của người lao động tang, giảm tỷ
lệ thất nghiệp.
Ngày nay, lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển rất mạnh và rất đa
dạng trong nhiều ngành. Nó đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, nó đã thúc đẩy quá trình tiêu dùng trong xã hội
phát triển khi doanh nghiệp cần sử dụng các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,
người dân tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra cho nên thúc đẩy
mức tiêu dùng xã hội tăng rất nhanh. Như vậy, kinh tế tư bản tư nhân đóng vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
3.3 Kinh tế tư bản tư nhân đã huy động vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo nhiều
việc làm và xóa đói giảm nghèo trong các tầng lớp dân cư.
Trang 6
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Các công ty cổ phần trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân có quyền phát
hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh và phát triển.
Kinh tế tư bản tư nhân sử dụng một số lượng lớn người lao động. Do vậy,
việc thành lập ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nhiều cơ hội cho
người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân
dân, ổn định xã hội.
Vì mục đích lợi nhuận nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản
tư nhân đã không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế
giới. Khi công nghệ phát triển đòi hỏi tay nghề lao động phải được nâng cao cho
phù hợp. Điều này đã góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo.
Việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển từ nông
thôn cho đến thành thị đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao
động. Theo kết quả điều tra, năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành
phố Hồ Chí Minh đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước
là 1024 USD/năm, mục tiêu đến năm 2010 là 3.000 USD/năm, trong khi GDP
bình quân đầu người cả nước khoảng 1.050-1.100 USD/năm.
3.4 Kinh tế tư bản tư nhân góp phần tăng ngân sách Nhà nước đồng thời góp
phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội của Đất nước.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, kinh tế tư bản tư nhân được thừa nhận, nó
đã phát triển nhanh và mở rộng trong nhiều ngành, nhiều khu vực kinh tế. Tính
đến năm 2000 nộp được 5.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách
tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001, kinh tế tư bản tư nhân đã nộp ngân
Trang 7
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
sách Nhà nước đạt trên 11.075 tỷ đồng, chiếm 14,8%/ tổng ngân sách. Sau 9
năm, tính đến giữa tháng 11 năm 2010, lĩnh vực kinh tế tư nhân (gồm có kinh tế
tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ) đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
830,292 tỷ đồng, vượt 23% dự toán pháp lệnh, vượt 19% dự toán phấn đấu và
tăng khoảng 50% so với thực hiện cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 40% tổng thu
ngân sách nội địa. Trong đó, 769,990 tỷ đồng là số nộp của hơn 2.350 cơ sở
kinh doanh và hơn 11.500 hộ kinh doanh nộp 60,302 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm
lĩnh vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp cho ngân sách xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Với số
liệu trên cho thấy kinh tế tư bản tư nhân có vai trò lớn trong nguồn thu Ngân
sách Nhà nước. Nó góp phần ổn định kinh tế, tạo nền tảng vững chắc đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Trang 8
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ
NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG LỢI THẾ SO SÁNH
CỦA KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SO
VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHƯ: HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, ĐÀ
NẴNG, BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI VÀ CẦN THƠ.
2.1Thực trạng về chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 1975 đến nay
Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế nhiều thành phần
trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Kinh tế tư bản tư nhân
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1986
Sau khi giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, Đảng bộ thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã bắt tay vào khôi phục kinh tế. Khi
đó, Đồng chí Lê Duẩn đã nhận ra những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và
phát biểu trong cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa III như sau: “Ở miền Bắc trước đây phải hợp thức hóa ngay lập
tức, nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy,... phải có tư sản, phải cho
nó phát triển phần nào đã,...Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải
để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này,...
Xưa nay, ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã sai quy luật.
Nếu chúng ta đi sai quy luật nữa mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm,…”.
Tuy nhiên, đa số các đại biểu đều muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc
cho miền Nam nên Đại hội quyết định là xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội
chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp. Dựa trên quan điểm đó, Đảng
Trang 9
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa,
trong đó có cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh trên toàn thành phố.
Tình hình kinh tế sau ngày giải phóng, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất,
kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam. Nơi đây chiếm đến 80% năng lực sản xuất
công nghiệp cho cả miền Nam và miền Trung. Sài Gòn có 38.000 cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty, 8.548 cơ sở công
nghiệp tư doanh (còn gọi là cơ sở công nghiệp tư nhân).
Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh
đã làm triệt tiêu phần lớn các cơ sở sản xuất tư doanh. Trong tình hình miền Nam
vừa được giải phóng, các nhà tư sản lớn ở Sài Gòn đã di tản ra nước ngoài,
Thành phố chỉ còn lại các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ như các chủ xưởng in,
chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu,.. .Trong chiến dịch có mật danh là
X2, các ông chủ này, kể cả những người làm nghề chuyên môn đều bị kê khai tài
sản, vốn và bị trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không làm kinh doanh
nữa, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải xa thành phố đi
làm “kinh tế mới”. Bên cạnh đó, công nhân lao động đã được đưa lên làm chủ
nhà máy, xí nghiệp. Những tiệm ăn nhỏ, cửa hàng nhỏ cũng bị niêm phong, định
giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã.
Kết quả đạt được sau các đợt cải tạo đó là đã quốc hữu hóa tài sản của 171
nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp
quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và
lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bổ lại lao động.
Với nhận thức sai lầm về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho rằng:
chỉ có sản xuất mới là có giá trị còn tất cả các ngành khác đều kém nên thương
mại là không sinh ra giá trị nên cần tiêu diệt càng kỹ càng tốt và lo sợ sự tồn tại
Trang 10
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
của kinh tế tư bản tư doanh là trái với quá độ xã hội chủ nghĩa, nên nó không
những bị cấm mà cần phải xóa bỏ. Vì thế, qua hai đợt cải tạo công, thương
nghiệp tư bản tư doanh, kinh tế tư bản tư doanh gần như bị tiêu diệt hầu hết ở
các ngành nghề, kể cả các nghề đang rất cần cho sự phục hồi kinh tế.
Đến năm 1978, tiến trình “ cải tạo xã hội chủ nghĩa” trong đó, có cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra còn
chậm. Khi đó, Đồng chí Nguyễn Văn Linh là Bí thư Thành ủy của Thành phố, là
người am hiểu giới tư sản nên đã có biện pháp mềm dẻo, thận trọng và có văn
hóa đối với giới tư sản. Do đó, Ông đã bị chuyển công tác ra khỏi Ban Cải tạo
công thương nghiệp tư doanh Trung ương. Sau khi thay đổi người phụ trách Ban
Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương, quá trình “ cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh” diễn ra mạnh hơn, đối tượng bị cải tạo rộng hơn
trước.
Chính sách đổi tiền đã thống nhất sử dụng một loại tiền chung cho cả nước
thay vì dùng 2 loại tiền đồng (tiền Việt Nam dân chủ Cộng hòa và tiền Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-
NQ/TW vào ngày 01/04/1978 với những yêu cầu sau: “ qua thu đổi và quản lý
tiền tệ và những biện pháp kinh tế khác, tước đoạt lại phần thu nhập của bọn đầu
cơ tích lũy, bọn ăn cắp và những nguồn thu nhập không chính đáng khác, góp
phần đấu tranh nhằm xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ lối làm ăn phi pháp, phá rối thị
trường của tư thương, phục vụ và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền
Nam,...”. Đến ngày 05/05/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra quyết
định số 230 NQ-QH/H về việc Thống nhất tiền tệ trong cả nước.
Sau thời gian thực hiện chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” và đổi tiền,
kinh tế tư bản tư doanh dường như bị triệt tiêu. Hậu quả là nó đã khiến cho nền
Trang 11
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
kinh tế miền Nam nói riêng và kinh tế cả nước nói chung sa sút, trình độ quản lý
yếu kém của các ông chủ mới, hàng hóa không lưu thông được, đời sống người
lao động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh và địa phương đã tìm
cách khắc phục tình trạng khó khăn trên nên đã “xé rào”. Tiêu biểu là khoán ở xí
nghiệp xe khách thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, phá giá thu mua lúa của
Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, chủ động vay ngoại tệ từ
Vietcombank để nhập nguyên liệu của xí nghiệp dệt Thành Công ở thành phố Hồ
Chí Minh,...Chính điều này đã thay đổi phần nào tư duy cũng như chính sách đối
với kinh tế tư bản tư nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Tháng 9 năm 1979, Kinh tế tư bản tư nhân mới được “nới dây trói” khi
chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 20 tháng 9 năm 1979 của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV với tinh thần
“ ...sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả kinh tế tư bản tư nhân dưới sự quản lý
của Nhà nước,...”.
Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ V hàng loạt các Nghị quyết 01, Nghị
quyết 26 của Bộ Chính trị đã được đưa ra. Dù kinh tế tư bản tư nhân đã được
thừa nhận nhưng vẫn không cho nó phát triển, cụ thể là Đảng bộ và nhân dân TP
Hồ Chí Minh trong 2 năm cuối ( 1984-1985) đã nêu ra nhiệm vụ về “công tác cải
tạo xã hội chủ nghĩa” đối với các thành phần kinh tế là “ cần phải làm cho năm
thành phần kinh tế không ngừng chuyển biến theo hướng: thành phần kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng được củng cố và phát triển; kinh tế quốc
doanh ngày càng giữ vai trò chủ đạo vững chắc; kinh tế tư bản tư doanh ngày
càng bị thu hẹp và cuối cùng bị xóa bỏ; đại bộ phận kinh tế cá thể sẽ được từng
bước cải tạo và tổ chức lại để chuyển biến dần thành phần kinh tế tập thể”. Sự
Trang 12
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
tồn tại của nó luôn được coi là trái với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vì nó tạo ra
giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động. Như vậy, kinh tế tư bản tư nhân vẫn
chưa được thừa nhận vai trò của nó trong nền kinh tế.
Tóm lại, trong giai đoạn này, các chính sách của thành phố Hồ Chí Minh
đối với lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân cũng dựa theo các chính sách chung của
Đảng và Nhà nước. Đó là chính sách “ cải tạo xã hội chủ nghĩa”, chính sách đổi
tiền, khoán 100, mật lệnh X2, phong trào “ 3 kế hoạch” đều có mục đích xóa bỏ
kinh tế tư bản tư nhân, những người thuộc giai cấp tư sản được đi cải tạo thành “
những con người xã hội chủ nghĩa”. Chính những chính sách công hữu hóa về tư
liệu sản xuất này đã đem lại hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả là tình hình kinh tế
ở thành phố lúc bầy giờ vô cùng khó khăn, sản xuất đình trệ, lưu thông bị ách
tắc,.. Chính việc “ phá rào” của một số cơ sở trong có vai trò hết sức quan trọng
giúp các Lãnh đạo thành phố cũng như Lãnh đạo Trung Ương nhận ra sai lầm,
những bất cập trong cơ chế kinh tế hiện hành, để từ đó thay đổi trong cách quản
lý kinh tế. Từ đó thừa nhận vai trò kinh tế tư bản tư nhân và cho nó hoạt động
dưới sự quản lý của Nhà Nước.
Sự đóng góp của kinh tế tư bản tư nhân trong thời gian này hết sức quan
trọng. Nó đã giúp nền kinh tế thành phố và cả nước từ kiệt quệ đến sự phục hồi.
Bước vào năm 1981, tình hình kinh tế chung của cả nước là thiếu lương thực và
thực phẩm, sản xuất công nghiệp giảm sút nghiêm trọng (năm 1980 chỉ bằng
87% so với năm 1978), cán cân xuất nhập khẩu không thăng bằng (tỉ lệ xuất
khẩu chỉ bằng 27% nhập khẩu), bao cấp hành chính quan liêu gây ra những hậu
quả tai hại trong công tác quản lý kinh tế - xã hội; đời sống của người lao động
đứng trước những vấn đề gần như nan giải, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần lao
động sản xuất…Nhưng sau 3 năm, nền kinh tế đã “tự trang trải được nhu cầu tối
Trang 13
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
thiểu về lương thực trong phạm vi cả nước”. Sự chuyển biến bước đầu trong một
số ngành công nghiệp, trong phân phối lưu thông đã có tác động thúc đẩy nền
kinh tế nước ta phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của
Đảng đã được cụ thể hoá bằng nhiều nghị quyết sát đúng của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị. Đặc biệt Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, do tổ chức chỉ đạo còn thiếu sót, việc cung cấp vật tư không
bảo đảm, nên nhiều sản phẩm chủ yếu đạt thấp, sản xuất chưa ổn định, chất
lượng chưa bảo đảm, sản phẩm làm ra Nhà nước chưa nắm được toàn bộ, công
suất công nghiệp quốc doanh mới sử dụng khoảng 40 – 50% . Cơ chế hành chính
bao cấp trong sản xuất công nghiệp còn khá nặng, nhiều chính sách chế độ, thủ
tục chậm sửa đổi, chế độ hạch toán kinh tế không rõ ràng đã kềm hãm sự phát
triển của công nghiệp quốc doanh. Bộ máy quản lý xí nghiệp chưa được củng cố.
Công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ và phục vụ tốt cho nông nghiệp. Ngành cơ
khí trên địa bàn thành phố chưa được chú ý phối hợp, khai thác và phát triển
đúng mức.
2.1.2 Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay
Sau 10 năm giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước và sau 5 năm kinh
tế tư bản tư nhân được thừa nhận nhưng vẫn bị kiềm hãm, Đại hội Đảng bộ lần
thứ VI (năm 1986-1991) đã chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện
công nghiệp hóa-hiện đại hóa Đất nước. Kinh tế tư bản tư nhân được tồn tại bên
cạnh các thành phần kinh tế khác. Vì thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở thành
phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của kinh tế tư bản tư nhân trong cả nước, các
chính sách áp dụng cho lĩnh vực kinh tế này đều nằm trong các chương trình chủ
Trang 14
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của cả nước, vận hành theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước tiên, thành phố tiếp tục thực hiện chính sách giá – lương – tiền đó là
cơ chế một giá, một tỷ giá, thực hiện bù giá vào lương trong những năm đầu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh của kinh tế tư bản tư
nhân ở thành phố dựa trên cơ chế thị trường.
Thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh đã có cơ chế quản lý thích hợp đối với
kinh tế tư bản tư nhân. Từ năm 1986 đến nay, thành phố đã có những quy định
về tổ chức và một số chính sách khuyến khích sản xuất đối với các hộ thủ công
nghiệp, tiểu công nghiệp, cá thể, gia đình và kinh tế tập thể. Một số quyết định
về chính sách, tổ chức và quản lý đối với các thành phần xí nghiệp tư nhân, công
ty tư nhân, xí nghiệp cổ phần dưới hình thức tư bản nhà nước… đã giúp cho các
ngành sản xuất kinh doanh của thành phố có điều kiện mở rộng phạm vi hoạt
động.
Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh thực thi và triển khai các bộ luật về doanh
nghiệp đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Luật công ty và Luật doanh
nghiệp tư nhân ra đời năm 1991 đã thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư bản tư nhân nói riêng
cũng như bắt đầu cho chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
trong những năm tiếp theo. Tiếp đến, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và Pháp lệnh Ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp
vào tháng 5 năm 1990 tạo điều kiện các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở thành
phố Hồ Chí Minh tiếp cận vốn dễ dàng hơn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh thuận lợi hơn. Đến năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời đã khẳng định vị
Trang 15
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
thế của kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế. Với những qui định ràng buộc
về trách nhiệm và quyền lợi đã hướng các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế
này phát triển một cách đúng đắn hơn trong những ngành mà pháp luật không
cấm. Năm 2001, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành là tiền đề
để các doanh nghiệp có cơ hội tìm đối tác đầu tư tin cậy, huy động vốn cho
doanh nghiệp đồng thời tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa,
Luật Cạnh tranh ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 đã tạo điều kiện
để các doanh nghiệp thuộc bộ phận kinh tế tư bản tư nhân cạnh tranh công bằng
với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Vì thế, các doanh nghiệp
phải luôn cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để
nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường khu vực và cả nước. Như
vậy, với các văn bản pháp luật mới ra đời đã giúp cho thành phần kinh tế tư bản
tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn.
Thứ tư, thành phố Hồ Chí Minh đã có những chính sách tín dụng hợp lý
để khuyến khích lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Trước đây, vấn đề về
nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư
nhân vô cùng nan giải. Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp này là nguồn
vốn tự có hay vốn góp của các thành viên. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân
hàng của bộ phận kinh tế này vô cùng khó khăn. Đến năm 2002, Ngân hàng Nhà
nước ban hành chính sách tự do hóa lãi suất cho vay Việt Nam đồng cho các tổ
chức tín dụng đã mở ra cho họ một con đường mới. Gần đây, thành phố đã thực
hiện các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trương kích cầu của Chính
phủ, cho vay theo lãi suất thỏa thuận hay một số chính sách cho vay ưu đãi khác.
Như vậy, các chính sách tín dụng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
Trang 16
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân tiếp cận vốn phục vụ sản xuất và mở rộng qui mô
doanh nghiệp.
Thứ năm, chính sách cải cách hành chính về thuế cũng góp phần thúc đẩy
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Gần đây,
thành phố đã triển khai giao dịch điện tử trong vấn đề nộp thuế. Điều này đã
giảm bớt những thủ tục rờm rà, rút ngắn thời gian nộp thuế, tránh nhũng nhiễu và
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi về thuế đất đai, tài
nguyên đã khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế này mạnh dạn
thuê đất để mở rộng đầu tư. Từ đầu tháng 10 năm 2010, doanh nghiệp không còn
phải đến cơ quan thuế để đăng ký mã số thuế, cũng không cần phải đến công an
để đăng ký khắc dấu mà làm luôn các thủ tục này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh. Do việc cải cách thủ tục hành chính này dự báo đã
khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. mỗi ngày có khoảng 800
lượt người đến phòng đăng ký kinh doanh để làm thủ tục. Trong năm 2010, đã
có hơn 13.000 doanh nghiệp mới được thành lập (tăng 25% so với cùng kỳ năm
ngoái), tổng vốn đăng ký gần 97.000 tỉ đồng, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm
ngoái.
Thứ sáu, các chính sách khác của thành phố Hồ Chí Minh như về đăng ký
quyền sở hữu trí tuệ, thu hút nguồn nhân lực, … đã giúp các doanh nghiệp tư bản
tư dân phát triển. Từ ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam là thành viên chính
thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, cho nên vấn đề đăng ký quyền
sở hữu trí tuệ cũng như thương hiệu đã bảo vệ quyền lợi sản phẩm của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới. Việc thu hút
nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần cung ứng nguồn lao
động dồi dào có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Trang 17
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Theo định kỳ, các hội chợ việc làm tại thành phố được tổ chức hay trung tâm
giới thiệu việc làm thường xuyên cung cấp nguồn lao động nếu doanh nghiệp
cần.
2.1.3 Nhận xét qua việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư
nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay.
Từ năm 1975 đến nay, các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở
thành phố Hồ Chí Minh đều dựa trên các chính sách chung của Đảng Bộ và Nhà
nước. Những chính sách đó đã đưa kinh tế tư bản tư nhân từ lúc không được thừa
nhận đến được thừa nhận và khuyến khích phát triển.
Kinh tế tư bản tư nhân góp phần khôi phục phát triển kinh tế thành phố và
cả nước. Qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh khóa VII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ
VIII nhận xét: “Qua 20 năm đổi mới, Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, sức
sáng tạo của nhân dân trong sản xuất - kinh doanh được khơi động mạnh mẽ, các
điển hình tiên tiến tiếp tục được nhân rộng, kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh,
mô hình quản lý mới được hình thành, các thành phần kinh tế có những chuyển
biến tích cực. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền tăng 2 con số;
các loại thị trường từng bước hình thành và phát triển; hợp tác kinh tế với một số
địa phương trong và ngoài nước được mở rộng; đóng góp ngày càng lớn vào quá
trình tăng trưởng kinh tế của cả nước (GDP chiếm từ 13% năm 1985 nay tăng
lên 20%, thu ngân sách tăng 10 lần). Đến nay, từ một Thành phố tiêu thụ, các tệ
nạn xã hội và thất nghiệp tràn lan, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu phục vụ chiến
tranh, đã trở thành một Thành phố sản xuất kinh doanh với lớp người lao động
mới, một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải
thiện, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân”. Trong năm
Trang 18
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
2010, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010 ước đạt 414.068 tỷ đồng,
tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là
doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên
khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra 50,2% việc
làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao
hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010.
Tuy nhiên, chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” là bài học sâu sắc về
cách vận dụng quy luật khách quan của nền kinh tế, về bảo đảm sự hài hòa giữa
phát triển kinh tế. Với quan điểm luôn cho rằng cơ chế thị trường là một cơ chế
hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức. Từ đó
muốn xóa bỏ hệ thống sở hữu tư nhân để chấm dứt cách điều phối sản xuất thị
trường một cách mù quáng để thay thế nó bằng kế hoạch có ý thức. Trong Đại
hội Đảng bộ lần thứ X đã cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân đã góp phần
khẳng định vai trò của kinh tế tư bản tư nhân trong việc phát triển kinh tế của
thành phố và cả nước đã khẳng định vai trò của nền kinh tế tư bản tư nhân trong
nền kinh tế.
Chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong việc thực hiện chính
sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã mang
lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Dù đã chấp nhận sự
tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân bên các thành phần kinh tế khác trong nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng do chưa có kinh nghiệm
quản lý nên xã hội đã phân hóa giàu nghèo, gây ô nhiễm môi trường và các tệ
nạn xã hội, năng lực cạnh tranh còn yếu kém nên gây lãng phí tài nguyên. Thị
trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công
nghệ..vẫn chưa phát triển chưa đồng bộ. Hơn nữa, một số thể chế pháp luật và
Trang 19
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã
được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa
quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.
Tóm lại, từ năm 1975 đến nay, kinh tế tư bản tư nhân đã được thừa nhận
và khuyến khích phát triển nhưng các chính sách mà thành phố thực hiện đã
mang lại những mặt tích cực và tiêu cực. Điều đó khẳng định ở đâu có sản xuất
hàng hóa thì ở đó nền sản xuất phải tuân theo các quy luật vốn có của nó như
quy luật về giá cả, quy luật giá trị, quy luật cung cầu,....việc phát triển bộ phận
kinh tế này góp phần phát triển kinh tế thành phố và cả nước. Tuy nhiên, nó cần
được quản lý chặt chẽ để tránh mang lại những hậu qủa nghiệm trọng đối với
môi trường sống và xã hội.
2.2 Những lợi thế so sánh về kinh tế tư bản tư nhân ở TPHCM so với các địa
phương khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai; và Cần
Thơ.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là trung tâm kinh tế năng động nhất khu vực
phía nam. Trong mấy năm qua, kinh tế thành phố tăng trưởng vượt chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra. Trong năm 2010, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010
ước đạt 414.068 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư
nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP
năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Để có được thành tựu đó, có
phần đóng góp không nhỏ của lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, từ Đại
Hội Đảng lần thứ VI, kinh tế tư bản tư nhân mới thực sự được thừa nhận tồn tại
bên các thành phần kinh tế khác. Từ khi được thừa nhận, lĩnh vực kinh tế tư bản
tư nhân đã mở rộng sang hầu hết các ngành nghề và ngày càng phát triển. Kinh
Trang 20
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
tế tư bản tư nhân ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành, mỗi khu vực đều có lợi thế
cạnh tranh riêng để phát triển ngành nghề. Kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố
Hồ Chí Minh là một bộ phận của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng có
những lợi thế riêng. Vì thế, bộ phận kinh tế này đã tận dụng những lợi thế vốn có
như là điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, khoa học
công nghệ tiên tiến, cộng với các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý
từng bước phát triển, góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2.2.1 Lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi
Kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của kinh
tế tư nhân nói riêng và kinh tế nhiều thành phần nói chung, kinh tế tư bản tư
nhân đã tận dụng điều kiện tự nhiên vốn có ở địa phương để phát triển các ngành
nghề hợp lý.
Xét về vị trí địa lý, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam Việt Nam có
diện tích 2.095,01 km², phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nơi đây cách Hà
Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50
km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành
phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường
thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc
tế.
Hệ thống sông ngòi nơi đây rất đa dạng như hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, sông Nhà Bè,…Ngoài các con sông chính, thành phố còn có một hệ thống
kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham
Trang 21
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ,
Kênh Ðôi...đã giúp cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo có hai mùa mưa - khô rõ (Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc, ít bão lụt. Đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp triển khai kế
hoạch đầu tư kinh doanh. Với lượng bức xạ dồi dào và trung bình 140
Kcal/cm2
/năm, số giờ nắng trung bình/tháng 160 - 270 giờ, nhiệt độ trung bình
27o
C là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các
chất thải góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. Các yếu tố khác của thời
tiết vô cùng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh và môi trường sống của
người lao động.
Như vậy, nếu so sánh về điều kiện tự nhiên ta thấy kinh tế tư bản tư nhân
có lợi thế hơn các địa phương khác như: đối với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Cần Thơ thì đây là Trung tâm của khu vực trọng điểm phía Nam. Cách cảng biển
không xa thuận lợi cho giao thương phát triển. Đối với Hà Nội, Hải Phòng, thành
phố Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu ổn định nên thuận lợi cho việc sản xuất
kinh doanh. Dưới đây là bảng kê số liệu một số chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên ở
các tỉnh.
Chỉ
tiêu
TP Hồ
Chí Minh
Hà
Nội
Hải
Phòng
Đà
Nẵng
Bình
Dương
Đồng
Nai
Cần
Thơ
Diện
tích
2.095,239
km2
3.324,92
km²
1521,955
km2
1.255,53
km2
2.681,01
km2
5.860
km2
1.389,6
km²
Dân
số
(2009)
7.162.864
người
6.448.837
người
1.837.302
người
795.670
người
1.482.636
người
2.483.211
người
1.187.089
người
Vị Miền nam Miền Bắc Miền Bắc Miền Miền nam Miền nam Miền nam
Trang 22
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trí
địa
lý
Việt Nam,
giáp với
tỉnh Bình
Dương,
tỉnh Tây
Ninh , tỉnh
Đồng Nai,
tỉnh Bà
Rịa -Vũng
Tàu, tỉnh
Long An
và Tiền
Giang
Việt Nam,
giáp tỉnh
Thái
Nguyên,
Vĩnh
Phúc; Hà
Nam và
Hoà Bình;
Bắc
Giang,
Bắc Ninh
và Hưng
Yên; Hoà
Bình và
Phú Thọ
Việt Nam,
giáp tỉnh
Quảng
Ninh, tỉnh
Hải
Dương;
tỉnh Thái
Bình; giáp
biển Đông
Trung
Việt
Nam,
giáp tỉnh
Thừa
Thiên -
Huế,
tỉnh
Quảng
Nam,
giáp
Biển
Đông
Việt Nam,
giáp tỉnh
Bình
Phước,
thành phố
Hồ Chí
Minh, tỉnh
Tây Ninh,
tỉnh Đồng
Nai
Việt Nam
giáp tỉnh
Bình
Thuận,
tỉnh Lâm
Đồng, tỉnh
Bình
Dương và
tỉnh Bình
Phước,
tỉnh Bà Rịa
- Vũng
Tàu, thành
phố Hồ
Chí Minh
Việt Nam,
giáp Tỉnh
Tiền Giang
và Bến Tre;
tỉnh Cần
Thơ và Sóc
Trăng; tỉnh
Trà Vinh;
tỉnh Đồng
Tháp
Nhiệt
độ
Nhiệt độ
không khí
trung bình
270C.
nhiệt độ
không khí
trung bình
hàng nǎm
là 23,6ºC.
Nhiệt độ
trung bình
hàng
tháng từ
20 - 230
C
Nhiệt độ
trung
bình
hàng
năm
khoảng
25,90C;
Nhiệt độ
trung bình
hằng năm
là 26,50
C
Nhiệt độ
bình quân
năm 2007
là: 27,4°C
Nhiệt độ
trung bình
cả năm từ
27 - 28o
C
Khí
hậu
Khí hậu ít
biến đổi,
chia làm 2
mùa rõ rệt
mùa mưa
và khô.
Khí hậu
biến đổi
nhiều,
chia làm 4
kiểu khí
hậu
Khí hậu
biến đổi
nhiều, chia
làm 2 mùa
khô và mưa
Khí hậu
biến đổi
nhiều,
hay lũ
lụt
Khí hậu ít
biến đổi,
chia làm 2
mùa rõ rệt
mùa mưa
và khô.
Khí hậu ít
biến đổi,
chia làm 2
mùa rõ rệt
mùa mưa
và khô.
Khí hậu ít
biến đổi,
chia làm 2
mùa rõ rệt
mùa mưa
và khô.
Trang 23
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
2.2.2 Lợi thế về hạ tầng cơ sở
Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ
Chí Minh có hạ tầng cơ sở được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
nhiều. Trong công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền
vững.
Về quy hoạch: Trong thời gian qua, thành phố tiếp tục đẩy mạnh, nâng
cao chất lượng công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch thành phố gắn với quy
hoạch vùng, quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ
chức thi quy hoạch - kiến trúc, thiết kế đô thị, thuê tư vấn quốc tế lập đồ án quy
hoạch. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt, đang triển khai thực hiện Đồ án điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, xây
dựng quy định quản lý kiến trúc đô thị,… là cơ sở để tiến hành đồng bộ các giải
pháp xử lý căn cơ kết cấu hạ tầng đô thị về giao thông, cấp nước, thoát nước, cải
thiện môi trường; bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp,
đất vườn, ao liền kề đất ở trong khu dân cư; chủ động phối hợp với các bộ,
ngành Trung ương tiến hành di dời, phát triển hệ thống cảng; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong quản lý quy hoạch.
Về Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải ở thành phố Hồ Chí
Minh rất đa dạng. Nơi đây có đầy đủ các loại giao thông như đường sắt, đường
hàng không, đường biển, đường bộ. Thành phố đã cải tạo hầu hết các con đường
trong nội thành, đưa vào sử dụng cầu Thủ Thiêm, đường hầm Thủ Thiêm nối
Thủ Thiêm với nội thành, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã nối vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình
Trang 24
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Dương, Bình Phước) với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nâng cấp các Cảng
biển, phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hàng không ….
Các công trình xã hội: Thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đưa vào
sử dụng nhiều công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường. Các
chương trình sửa chữa, nâng cấp và xây mới chung cư hết hạn sử dụng, chương
trình nhà ở xã hội, chương trình xây dựng 1 triệu m² nhà lưu trú của công nhân,
chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên, gắn với đầu tư phát triển dịch vụ đô
thị (cấp điện, nước sạch, viễn thông, xử lý rác,...) đã góp phần giải quyết nhu cầu
nhà ở của nhân dân, công nhân, sinh viên; khẩn trương chuẩn bị khởi công các
dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (tuyến Metro số 1, Tramway,
Monorail,...).
Môi trường: Công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường được
chú trọng và có tiến bộ. Gắn nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án đầu tư. Triển khai các
dự án thoát nước, xử lý chất thải nguy hại; hoàn thành cơ bản việc di dời các cơ
sở sản xuất ô nhiễm môi trường vào khu quy hoạch; chủ động phối hợp với các
tỉnh liên quan xây dựng và triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai để
ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất
- kinh doanh.
Như vậy, đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu mối xuất
nhập khẩu lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển. Việc hình
thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông – Tây, đường
Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn Thành
phố, … đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn
Trang 25
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, do tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng cũng như
gia tăng khách du lịch bằng đường bộ.
Nếu so với các doanh nghiệp ở Hà Nội, cảng biển là một lợi thế đối với
các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có
cảng Cát Lái, cảng Sài Gòn,... đã tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa và giao
thương kinh tế đến các khu vực kinh tế trong và ngoài nước.
Nếu so với các doanh nghiệp ở Hải Phòng, giao thông đường sắt là lợi thế
đối với các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, giao thông đường hàng không là lợi thế đối với các doanh
thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp
ở tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Cảng biển cũng là lợi thế cạnh tranh các doanh thuộc kinh tế tư bản tư
nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương.
Giao thông đường sắt là lợi thế cạnh tranh các doanh thuộc kinh tế tư bản
tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Cần Thơ.
Với lợi thế về hạ tầng cơ sở như trên giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực
kinh tế tư bản tư nhân tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất kinh doanh,
đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa phát triển.
2.2.3 Lợi thế về khoa học công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm của khoa học kỹ thuật hiện
đại nhất trong nước, do đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư
nhân có lợi thế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản
xuất kinh doanh hơn các địa phương khác.
Trang 26
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường lớn cho ngành dịch vụ
CNTT phát triển, là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp CNTT lớn và tập
trung nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. TP.HCM xếp thứ 4 trong “top
50” thành phố mới nổi hấp dẫn nhất về gia công phần mềm quốc tế do Global
Services bình chọn năm 2009. Trong khi đó, dưới góc độ đánh giá về các thành
phố là nơi an toàn khi gia công phần mềm dịch vụ thì TP.HCM xếp thứ 34/50 do
Brown-Wilon Group xếp hạng. Nếu giữ được tốc độ tăng trưởng 35%/năm (theo
số liệu tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam) thì trong ba
năm tới TP.HCM sẽ đạt doanh thu ngang với thành phố Penang của Malaysia,
tức khoảng 560 triệu đô-la Mỹ (năm 2009). Với một địa phương có thế mạnh về
công nghệ thông tin như thế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư
nhân mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất kinh doanh để giảm chi phí, giảm giá
thành tăng năng lực cạnh tranh. Đây chính là lợi thế so sánh đối với tất cả các
tỉnh thành trong cả nước, trong đó có cả Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ.
2.2.4 Nguồn nhân lực cũng là một lợi thế so sánh của kinh tế tư bản tư nhân ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu thống kê dân số tính đến ngày 01/04/2009, tình hình dân số
của các địa phương như sau:
Địa phương Diện tích (km2) Dân số (người )
TP Hồ Chí Minh 2.095,23 7.162.864
Hà Nội 3.324,92 6.448.837
Hải Phòng 1521,95 1.837.302
Đà Nẵng 1.255,53 795.670
Bình Dương 2.681,01 1.482.636
Đồng Nai 5.860,00 2.483.211
Trang 27
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Cần Thơ 1.389,60 1.187.089
Tính đến ngày 01/04/2009, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.162.864
người, chiếm 8,34% dân số Việt Nam. Đây chính là một lực lượng lao động dồi
dào để cung ứng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân nói
riêng và các thành phần kinh tế nói chung. Cơ sở đào tạo dạy nghề phát triển
mạnh. Đến cuối năm 2006, toàn thành phố có 320 cơ sở dạy nghề chính thức
đăng ký hoạt động, tăng 1,9 lần so với đầu năm 2001. Trong đó có 28 trường
trung cấp nghề, 18 trường trung cấp chuyên nghiệp, 12 trường cao đẳng có dạy
nghề, 4 trường đại học có dạy nghề, 72 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm dịch vụ
việc làm, 3 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 6 trung tâm khác, 170 cơ
sở dạy nghề kinh doanh nhỏ.
Mạng lưới giáo dục phân bố khắp 24 quận huyện, có quy mô đào tạo hàng
năm khoảng 35.000 học sinh công nhân kỹ thuật và 320.000 học viên ngắn hạn.
Ngoài ra thành phố đã khai thác có hiệu quả hệ thống trường Trung ương
đóng tại thành phố để góp phần đào tạo công nhân kỹ thuật. Hàng năm học sinh
thành phố do các trường Trung ương đào tạo xấp xỉ số do các trường thành phố
đào tạo.
Bên cạnh đó, thành phố đang thí điểm chương trình liên kết với các trường
Trung ương đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) cho thành phố (3 trường với
450 CNKT).
2.2.5 Lợi thế về chính sách thu hút đầu tư
Các chính sách về đất đai, nộp thuế, và áp dụng giao dịch điện tử trong
khai báo thuế cũng như giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cũng góp phần tạo lợi
thế cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh
phát triển hơn các địa phương khác.
Trang 28
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
2.2.6 Lợi thế về ngành kinh tế
Bên cạnh các lợi thế về nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, xã hội và thị
trường, thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế vào các ngành như các ngành công
nghiệp (gồm Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, nhựa và hoá
chất, cơ khí, điện tử, xây dựng) và các ngành dịch vụ (gồm thương mại, xuất
nhập khẩu, du lịch, tư vấn, phần mềm; tài chính – ngân hàng, khoa học – công
nghệ; viễn thông, giáo dục và y tế).
Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tính đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn sẽ là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Kinh tế tư bản tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh
tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế
tạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành công nghệ cao khác
vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản ượng cao
nhưng đồng thời cũng nâng dần tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Trong nội
bộ ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, sự tăng trưởng được đóng
góp bởi công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất và phân
phối điện, nước, khí đốt, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế biến với tỷ
trọng chiếm đến 86,2% giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp.
Về ngành dịch vụ, Thành phố Hồ Chí Minh không những chỉ phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả khu
vực rộng lớn. Với việc hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hoá cùng với sức
mạnh về tài chính, thương nghiệp Thành phố Hồ Chí minh chi phối hầu hết hoạt
động sản xuất kinh doanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của cả nước.
Với số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 ở thành phố Hồ Chí Minh và mức
Trang 29
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên
3.000USD), nên đây là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của kinh tế tư bản tư
nhân.
Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cũng như
nguồn nhân lực đã cho thấy các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở
hành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh tương lai.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau 25 năm thống nhất đất nước và sau 20 năm đổi mới, kinh tế tư bản tư
nhân ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung từng bước được
thừa nhận và ngày càng phát triển nhanh hơn. Tất cả các loại hình doanh nghiệp
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các cơ sở kinh
doanh cá thể, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu
ngân sách. Hiện nay, Việt Nam có hơn 400.000 doanh nghiệp đã được đăng ký
hoạt động và đóng góp khoảng 49% vào GDP của toàn xã hội. Trong năm 2010,
tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 414.068 tỷ
Trang 30
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
đồng, tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ
yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng
lên khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra 50,2%
việc làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%,
cao hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010. Như vậy, thành phần
kinh tế tư bản tư nhân có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của Đất nước.
Các chính sách mà thành phố Hồ Chí Minh thực hiện để phát triển kinh tế
tư bản tư nhân đều nằm trong các chương trình chung của Chính phủ nước ta.
Các chính sách diễn tiến phức tạp từ chỗ muốn triệt tiêu, xóa bỏ loại hình kinh tế
này chuyển sang chấp nhận và cuối cùng khuyến khích phát triển. Điều này
chứng tỏ tầm quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, động viên nguồn vốn,
khai thác tài nguyên làm ra nhiều của cải phục vụ nâng cao đời sống và đóng góp
cho đất nước.
Các chính sách kinh tế trong những năm 1975 đến năm 1986 đã đem lại bài
học quý báu cho Đảng ta. Đó là bài học về cách nhìn nhận vai trò của các thành
phần kinh tế và nền kinh tế thị trường trong tiến trình đi xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách lớn, bước
đầu đã tạo ra điều kiện, môi trường cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư bản
tư nhân trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Trong giai đoạn đổi mới, các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân
trong phạm vi cả nước đã giải quyết những vấn đề sự tồn tại của kinh tế tư bản tư
nhân có trái với quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa không. Với mục đích cuối cùng
là tạo ra nhiều giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt từ việc bóc lột sức lao động
Trang 31
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
của người làm thuê nên nó luôn bị coi là sai đường lối xã hội chủ nghĩa. Cho
nên, các nhà kinh tế cũng như nhà chính trị nước ta luôn tranh luận vấn đề Đảng
viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không? Cho đến năm 2006, tại Đại hội
Đảng lần thứ X đã cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân để góp phần ổn định
kinh tế gia đình và xã hội.
Các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố đã mang lại
hiệu quả tốt. Tuy nhiên, do trình độ yếu kém nên làm cho lĩnh vực kinh tế này
bộc lộ những mặt hạn chế như ô nhiễm môi trường, gian lận thương mại, trốn
thuế,...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, kinh tế tư bản tư nhân ở
thành phố Hồ Chí Minh đã tận dụng các lợi thế vốn có của địa phương như điều
kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực cũng như
lợi thế ngành kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh cho hợp lý.
Tóm lại, kinh tế tư bản tư nhân phải luôn cần sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và cơ chế quản
lý hợp lý cho sự phát triển, trong đó, cần cụ thể hoá Luật doanh nghiệp sửa đổi,
tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển ngày càng
tốt hơn.
Trang 32
Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trang 33

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02mylinh0430
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpnataliej4
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namCat Love
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Trần Đức Anh
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vcoi Vit
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP nataliej4
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 

Tendances (18)

Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Xí nghiệp giống gia súc - gia cầm - Gửi miễn p...
 
Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh VũĐề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệpLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
 
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAYĐề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long, 9đ
Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long, 9đKế toán và khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long, 9đ
Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long, 9đ
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 

En vedette

Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuong
Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuongChien luoc marketing bvqt dong nai yen phuong
Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuongTruong151078
 
Case charles hill chapter 11
Case charles hill chapter 11Case charles hill chapter 11
Case charles hill chapter 11Nguyễn Lập
 
Facebook là gì?
Facebook là gì?Facebook là gì?
Facebook là gì?Minh Nguyen
 
quang cao google
quang cao googlequang cao google
quang cao googleQuyen Do
 
Những điều cần biết về Facebook Marketing
Những điều cần biết về Facebook MarketingNhững điều cần biết về Facebook Marketing
Những điều cần biết về Facebook MarketingNguyễn Quang Sang Digital
 
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...Khánh Nguyễn
 
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014Sơn Vũ
 
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_nam
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_namTai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_nam
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_namHat Tieu Sieu Toc
 
Hoan thien he thong xhtd vietcombank
Hoan thien he thong xhtd vietcombankHoan thien he thong xhtd vietcombank
Hoan thien he thong xhtd vietcombanklethitien
 
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombank
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombankMo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombank
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombankHạnh Ngọc
 
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)trucntt02
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lamChris Christy
 

En vedette (16)

Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuong
Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuongChien luoc marketing bvqt dong nai yen phuong
Chien luoc marketing bvqt dong nai yen phuong
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
Case charles hill chapter 11
Case charles hill chapter 11Case charles hill chapter 11
Case charles hill chapter 11
 
Facebook là gì?
Facebook là gì?Facebook là gì?
Facebook là gì?
 
Ke toan quan trị
Ke toan quan trịKe toan quan trị
Ke toan quan trị
 
quang cao google
quang cao googlequang cao google
quang cao google
 
Những điều cần biết về Facebook Marketing
Những điều cần biết về Facebook MarketingNhững điều cần biết về Facebook Marketing
Những điều cần biết về Facebook Marketing
 
Techcombank giao luu ftu
Techcombank giao luu ftuTechcombank giao luu ftu
Techcombank giao luu ftu
 
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...
123tailieu.com cong tac-tuyen-dung-nhan-luc-trong-mot-to-chuc-tren-co-so-ly-t...
 
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014
Ke hoach quang cao google hanoiled.com nova_ads_09.09.2014
 
Tu quang cao google
Tu quang cao googleTu quang cao google
Tu quang cao google
 
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_nam
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_namTai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_nam
Tai lieutonghop.com --chien-luoc_marketing_cua_cong_ty_xe_may_honda_viet_nam
 
Hoan thien he thong xhtd vietcombank
Hoan thien he thong xhtd vietcombankHoan thien he thong xhtd vietcombank
Hoan thien he thong xhtd vietcombank
 
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombank
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombankMo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombank
Mo ta cong viec cua cac vi tri chuyen vien techcombank
 
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)
Tài liệu vận hành phần mềm nhân sự ONLINE (chương 5)
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lam
 

Similaire à Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Cat Love
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Thanh Hoa
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quanNgoc Tu
 
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamĐẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
de an mon hoc (46).Doc
de an mon hoc  (46).Docde an mon hoc  (46).Doc
de an mon hoc (46).DocLuanvan84
 
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...NuioKila
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...NuioKila
 

Similaire à Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân (20)

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docxTổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
 
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quan
 
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamĐẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docxCơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
de an mon hoc (46).Doc
de an mon hoc  (46).Docde an mon hoc  (46).Doc
de an mon hoc (46).Doc
 
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
TIỂU LUẬN Môn thi Luật Thương Mại Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi...
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VI...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoánNâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
 

Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân

  • 1. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế PHẦN NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN 1. Một số khái niệm: Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định phải tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, kinh tế tư tư bản nhân trong bộ phận kinh tế tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Dưới đây là một số khái niệm liên quan. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập chủ yếu vẫn là dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. 2. Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản của kinh tế tư bản tư nhân Trang 1
  • 2. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2.1 Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp tư nhân thường tự mình làm giám đốc và trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên, có những trường hợp chủ doanh nghiệp không trực tiếp quản lý mà thuê một người khác làm giám đốc và gián tiếp quản lý. Vì vậy, Chủ doanh nghiệp luôn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp mình cả khi doanh nghiệp có lợi nhuận cũng như thua lỗ. Nếu trường hợp doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận thì chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ, và ngược lại, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sàn của mình. 2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình trong phạm vi vốn đã góp. Vì thế, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản chung và riêng. Tài sản chung chính là tổng tài sản của công ty do các thành viên đóng góp. Tài sản riêng chính là tài sản của mỗi thành viên trong công ty đã đóng góp và họ được hưởng mọi quyền lợi liên quan đồng thời phải chịu trách nhiệm trên phần vốn đã góp. Tuy nhiên, đôi khi công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên, trong trường hợp này Trang 2
  • 3. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế chủ doanh nghiệp có vai trò giống như chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp tư nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Trong quá trình chuyển nhượng cổ phiếu sẽ ưu tiên cho các thành viên trong công ty mua trước và sau đó nếu các thành viên này không mua hoặc không mua hết thì cổ phiếu đó có thể được chuyển nhượng ra bên ngoài công ty. Đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ doanh nghiệp có quyền bán một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho cá nhân hay tổ chức khác. 2.3 Công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cỏ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có trách nhiệm chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần. Công ty cổ phần là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần. ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tối thiểu của công ty cổ phần. Phần vốn góp (cổ phần) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. người có cổ phiếu có thể chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty. Trang 3
  • 4. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật để huy động vốn. 2.4 Công ty hợp doanh Công ty hợp doanh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó ít nhất hai thành viên cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Do đó, ngoài các thành viên của công ty hợp doanh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp doanh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải chịu rất ít ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý, diều hành công ty. Tuy nhiên, chỉ có thành viên hợp doanh mới có quyền quản lý công ty còn thành viên góp vốn thì không có quyền này. Công ty hợp doanh có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp doanh. Khi tiến hành họp công ty, Hội đồng thành viên và các thành viên hợp doanh có quyền ngang nhau trong biểu quyết mà không phụ thuộc vào giá trị phần vốn góp. Đây là điểm khác biệt giữa quyền của các thành viên trong việc quản lý công ty của công ty hợp doanh và công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên của công ty hợp doanh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát công ty đồng thời cử người làm Giám đốc công ty. Khi đó, giám đốc thực hiện nhiệm vụ điều hành công việc trong phân công, điều hòa, phối hợp công việc của các thành viên hợp doanh và thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của các thành viên hợp doanh. Trang 4
  • 5. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 3. Vai trò của kinh tế tư bản tư nhân 3.1 Kinh tế tư bản tư nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế tư nhân (gồm kinh tế tư bản tư nhân), kinh tế tập thể, kinh tế Nhà nước, kinh tế hỗn hợp, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Do đó, kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận không thể thiếu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư bản tư nhân ngày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm của khu vực kinh tế tư bản tư nhân được xuất khẩu ủy thác qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư bản tư nhân ngày càng phát triển và chiếm một bộ phận lớn trong nền kinh tế. Nó đã thu hút được nhiều lao động ở nông thôn trong các ngành kinh tế nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. 3.2 Kinh tế tư bản tư nhân góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Kinh tế tư bản tư nhân cung cấp cho xã hội sản phẩm vật chất và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu về đời sống, nhu cầu cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý của các hộ gia đình nên đã phát triển trong các tầng lớp dân cư. Trang 5
  • 6. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư bản tăng nhanh và chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Tính đến năm 2010, lĩnh vực kinh tế này có hơn 2.350 cơ sở kinh doanh và hơn 11.500 hộ kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân nói chung và kinh tế tư bản tư nhân nói riêng tăng lên đáng kể. Chính phủ đã sử dụng kinh tế tư bản tư nhân làm công cụ để thực hiện mục tiêu kích cầu vì đây là lĩnh vực nhạy bén với thị trường nhất. Theo thống kê thì nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng 1% GDP thì cần tăng trưởng tiêu dùng từ 2,1% đến 2,2% (gồm cho cả tiêu dùng cho đời sống và tiêu dùng cho sản xuất). Do đó, khi muốn kích cầu, Chính phủ cần tác động vào lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế này mở rộng sản xuất, làm cho tổng cầu tăng nhanh. Chính vì vậy, nó đã làm cho các yếu tố tiêu dùng cho sản xuất đầu gia tăng, đồng thời thu nhập của người lao động tang, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngày nay, lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển rất mạnh và rất đa dạng trong nhiều ngành. Nó đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, nó đã thúc đẩy quá trình tiêu dùng trong xã hội phát triển khi doanh nghiệp cần sử dụng các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, người dân tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra cho nên thúc đẩy mức tiêu dùng xã hội tăng rất nhanh. Như vậy, kinh tế tư bản tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. 3.3 Kinh tế tư bản tư nhân đã huy động vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo nhiều việc làm và xóa đói giảm nghèo trong các tầng lớp dân cư. Trang 6
  • 7. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Các công ty cổ phần trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và phát triển. Kinh tế tư bản tư nhân sử dụng một số lượng lớn người lao động. Do vậy, việc thành lập ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nhiều cơ hội cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân, ổn định xã hội. Vì mục đích lợi nhuận nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân đã không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Khi công nghệ phát triển đòi hỏi tay nghề lao động phải được nâng cao cho phù hợp. Điều này đã góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo. Việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển từ nông thôn cho đến thành thị đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Theo kết quả điều tra, năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Hồ Chí Minh đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 1024 USD/năm, mục tiêu đến năm 2010 là 3.000 USD/năm, trong khi GDP bình quân đầu người cả nước khoảng 1.050-1.100 USD/năm. 3.4 Kinh tế tư bản tư nhân góp phần tăng ngân sách Nhà nước đồng thời góp phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội của Đất nước. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, kinh tế tư bản tư nhân được thừa nhận, nó đã phát triển nhanh và mở rộng trong nhiều ngành, nhiều khu vực kinh tế. Tính đến năm 2000 nộp được 5.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001, kinh tế tư bản tư nhân đã nộp ngân Trang 7
  • 8. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế sách Nhà nước đạt trên 11.075 tỷ đồng, chiếm 14,8%/ tổng ngân sách. Sau 9 năm, tính đến giữa tháng 11 năm 2010, lĩnh vực kinh tế tư nhân (gồm có kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ) đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 830,292 tỷ đồng, vượt 23% dự toán pháp lệnh, vượt 19% dự toán phấn đấu và tăng khoảng 50% so với thực hiện cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 40% tổng thu ngân sách nội địa. Trong đó, 769,990 tỷ đồng là số nộp của hơn 2.350 cơ sở kinh doanh và hơn 11.500 hộ kinh doanh nộp 60,302 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm lĩnh vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp cho ngân sách xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Với số liệu trên cho thấy kinh tế tư bản tư nhân có vai trò lớn trong nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Nó góp phần ổn định kinh tế, tạo nền tảng vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Trang 8
  • 9. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG LỢI THẾ SO SÁNH CỦA KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SO VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHƯ: HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, ĐÀ NẴNG, BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI VÀ CẦN THƠ. 2.1Thực trạng về chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế nhiều thành phần trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Kinh tế tư bản tư nhân 2.1.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1986 Sau khi giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã bắt tay vào khôi phục kinh tế. Khi đó, Đồng chí Lê Duẩn đã nhận ra những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và phát biểu trong cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III như sau: “Ở miền Bắc trước đây phải hợp thức hóa ngay lập tức, nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy,... phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã,...Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này,... Xưa nay, ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật nữa mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm,…”. Tuy nhiên, đa số các đại biểu đều muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam nên Đại hội quyết định là xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp. Dựa trên quan điểm đó, Đảng Trang 9
  • 10. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong đó có cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh trên toàn thành phố. Tình hình kinh tế sau ngày giải phóng, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam. Nơi đây chiếm đến 80% năng lực sản xuất công nghiệp cho cả miền Nam và miền Trung. Sài Gòn có 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty, 8.548 cơ sở công nghiệp tư doanh (còn gọi là cơ sở công nghiệp tư nhân). Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh đã làm triệt tiêu phần lớn các cơ sở sản xuất tư doanh. Trong tình hình miền Nam vừa được giải phóng, các nhà tư sản lớn ở Sài Gòn đã di tản ra nước ngoài, Thành phố chỉ còn lại các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ như các chủ xưởng in, chủ xưởng thủ công, chủ cửa hàng, cửa hiệu,.. .Trong chiến dịch có mật danh là X2, các ông chủ này, kể cả những người làm nghề chuyên môn đều bị kê khai tài sản, vốn và bị trưng thu, tịch thu, trưng mua và buộc họ không làm kinh doanh nữa, phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp, nhiều người phải xa thành phố đi làm “kinh tế mới”. Bên cạnh đó, công nhân lao động đã được đưa lên làm chủ nhà máy, xí nghiệp. Những tiệm ăn nhỏ, cửa hàng nhỏ cũng bị niêm phong, định giá và chuyển qua sản xuất quốc doanh, hợp tác xã. Kết quả đạt được sau các đợt cải tạo đó là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 nhà tư sản mại bản, 59 tư sản công thương nghiệp cỡ lớn, tạo ra 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thu hút 270.000 công nhân và lao động, vận động hồi hương lập nghiệp và từng bước phân bổ lại lao động. Với nhận thức sai lầm về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho rằng: chỉ có sản xuất mới là có giá trị còn tất cả các ngành khác đều kém nên thương mại là không sinh ra giá trị nên cần tiêu diệt càng kỹ càng tốt và lo sợ sự tồn tại Trang 10
  • 11. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế của kinh tế tư bản tư doanh là trái với quá độ xã hội chủ nghĩa, nên nó không những bị cấm mà cần phải xóa bỏ. Vì thế, qua hai đợt cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh, kinh tế tư bản tư doanh gần như bị tiêu diệt hầu hết ở các ngành nghề, kể cả các nghề đang rất cần cho sự phục hồi kinh tế. Đến năm 1978, tiến trình “ cải tạo xã hội chủ nghĩa” trong đó, có cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra còn chậm. Khi đó, Đồng chí Nguyễn Văn Linh là Bí thư Thành ủy của Thành phố, là người am hiểu giới tư sản nên đã có biện pháp mềm dẻo, thận trọng và có văn hóa đối với giới tư sản. Do đó, Ông đã bị chuyển công tác ra khỏi Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương. Sau khi thay đổi người phụ trách Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương, quá trình “ cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” diễn ra mạnh hơn, đối tượng bị cải tạo rộng hơn trước. Chính sách đổi tiền đã thống nhất sử dụng một loại tiền chung cho cả nước thay vì dùng 2 loại tiền đồng (tiền Việt Nam dân chủ Cộng hòa và tiền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08- NQ/TW vào ngày 01/04/1978 với những yêu cầu sau: “ qua thu đổi và quản lý tiền tệ và những biện pháp kinh tế khác, tước đoạt lại phần thu nhập của bọn đầu cơ tích lũy, bọn ăn cắp và những nguồn thu nhập không chính đáng khác, góp phần đấu tranh nhằm xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ lối làm ăn phi pháp, phá rối thị trường của tư thương, phục vụ và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam,...”. Đến ngày 05/05/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra quyết định số 230 NQ-QH/H về việc Thống nhất tiền tệ trong cả nước. Sau thời gian thực hiện chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” và đổi tiền, kinh tế tư bản tư doanh dường như bị triệt tiêu. Hậu quả là nó đã khiến cho nền Trang 11
  • 12. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế kinh tế miền Nam nói riêng và kinh tế cả nước nói chung sa sút, trình độ quản lý yếu kém của các ông chủ mới, hàng hóa không lưu thông được, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh và địa phương đã tìm cách khắc phục tình trạng khó khăn trên nên đã “xé rào”. Tiêu biểu là khoán ở xí nghiệp xe khách thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, phá giá thu mua lúa của Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, chủ động vay ngoại tệ từ Vietcombank để nhập nguyên liệu của xí nghiệp dệt Thành Công ở thành phố Hồ Chí Minh,...Chính điều này đã thay đổi phần nào tư duy cũng như chính sách đối với kinh tế tư bản tư nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tháng 9 năm 1979, Kinh tế tư bản tư nhân mới được “nới dây trói” khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20 tháng 9 năm 1979 của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV với tinh thần “ ...sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả kinh tế tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước,...”. Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ V hàng loạt các Nghị quyết 01, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã được đưa ra. Dù kinh tế tư bản tư nhân đã được thừa nhận nhưng vẫn không cho nó phát triển, cụ thể là Đảng bộ và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong 2 năm cuối ( 1984-1985) đã nêu ra nhiệm vụ về “công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với các thành phần kinh tế là “ cần phải làm cho năm thành phần kinh tế không ngừng chuyển biến theo hướng: thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng được củng cố và phát triển; kinh tế quốc doanh ngày càng giữ vai trò chủ đạo vững chắc; kinh tế tư bản tư doanh ngày càng bị thu hẹp và cuối cùng bị xóa bỏ; đại bộ phận kinh tế cá thể sẽ được từng bước cải tạo và tổ chức lại để chuyển biến dần thành phần kinh tế tập thể”. Sự Trang 12
  • 13. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế tồn tại của nó luôn được coi là trái với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vì nó tạo ra giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động. Như vậy, kinh tế tư bản tư nhân vẫn chưa được thừa nhận vai trò của nó trong nền kinh tế. Tóm lại, trong giai đoạn này, các chính sách của thành phố Hồ Chí Minh đối với lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân cũng dựa theo các chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Đó là chính sách “ cải tạo xã hội chủ nghĩa”, chính sách đổi tiền, khoán 100, mật lệnh X2, phong trào “ 3 kế hoạch” đều có mục đích xóa bỏ kinh tế tư bản tư nhân, những người thuộc giai cấp tư sản được đi cải tạo thành “ những con người xã hội chủ nghĩa”. Chính những chính sách công hữu hóa về tư liệu sản xuất này đã đem lại hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả là tình hình kinh tế ở thành phố lúc bầy giờ vô cùng khó khăn, sản xuất đình trệ, lưu thông bị ách tắc,.. Chính việc “ phá rào” của một số cơ sở trong có vai trò hết sức quan trọng giúp các Lãnh đạo thành phố cũng như Lãnh đạo Trung Ương nhận ra sai lầm, những bất cập trong cơ chế kinh tế hiện hành, để từ đó thay đổi trong cách quản lý kinh tế. Từ đó thừa nhận vai trò kinh tế tư bản tư nhân và cho nó hoạt động dưới sự quản lý của Nhà Nước. Sự đóng góp của kinh tế tư bản tư nhân trong thời gian này hết sức quan trọng. Nó đã giúp nền kinh tế thành phố và cả nước từ kiệt quệ đến sự phục hồi. Bước vào năm 1981, tình hình kinh tế chung của cả nước là thiếu lương thực và thực phẩm, sản xuất công nghiệp giảm sút nghiêm trọng (năm 1980 chỉ bằng 87% so với năm 1978), cán cân xuất nhập khẩu không thăng bằng (tỉ lệ xuất khẩu chỉ bằng 27% nhập khẩu), bao cấp hành chính quan liêu gây ra những hậu quả tai hại trong công tác quản lý kinh tế - xã hội; đời sống của người lao động đứng trước những vấn đề gần như nan giải, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần lao động sản xuất…Nhưng sau 3 năm, nền kinh tế đã “tự trang trải được nhu cầu tối Trang 13
  • 14. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế thiểu về lương thực trong phạm vi cả nước”. Sự chuyển biến bước đầu trong một số ngành công nghiệp, trong phân phối lưu thông đã có tác động thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã được cụ thể hoá bằng nhiều nghị quyết sát đúng của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Đặc biệt Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, do tổ chức chỉ đạo còn thiếu sót, việc cung cấp vật tư không bảo đảm, nên nhiều sản phẩm chủ yếu đạt thấp, sản xuất chưa ổn định, chất lượng chưa bảo đảm, sản phẩm làm ra Nhà nước chưa nắm được toàn bộ, công suất công nghiệp quốc doanh mới sử dụng khoảng 40 – 50% . Cơ chế hành chính bao cấp trong sản xuất công nghiệp còn khá nặng, nhiều chính sách chế độ, thủ tục chậm sửa đổi, chế độ hạch toán kinh tế không rõ ràng đã kềm hãm sự phát triển của công nghiệp quốc doanh. Bộ máy quản lý xí nghiệp chưa được củng cố. Công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ và phục vụ tốt cho nông nghiệp. Ngành cơ khí trên địa bàn thành phố chưa được chú ý phối hợp, khai thác và phát triển đúng mức. 2.1.2 Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay Sau 10 năm giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước và sau 5 năm kinh tế tư bản tư nhân được thừa nhận nhưng vẫn bị kiềm hãm, Đại hội Đảng bộ lần thứ VI (năm 1986-1991) đã chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa Đất nước. Kinh tế tư bản tư nhân được tồn tại bên cạnh các thành phần kinh tế khác. Vì thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của kinh tế tư bản tư nhân trong cả nước, các chính sách áp dụng cho lĩnh vực kinh tế này đều nằm trong các chương trình chủ Trang 14
  • 15. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của cả nước, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước tiên, thành phố tiếp tục thực hiện chính sách giá – lương – tiền đó là cơ chế một giá, một tỷ giá, thực hiện bù giá vào lương trong những năm đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh của kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố dựa trên cơ chế thị trường. Thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh đã có cơ chế quản lý thích hợp đối với kinh tế tư bản tư nhân. Từ năm 1986 đến nay, thành phố đã có những quy định về tổ chức và một số chính sách khuyến khích sản xuất đối với các hộ thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, cá thể, gia đình và kinh tế tập thể. Một số quyết định về chính sách, tổ chức và quản lý đối với các thành phần xí nghiệp tư nhân, công ty tư nhân, xí nghiệp cổ phần dưới hình thức tư bản nhà nước… đã giúp cho các ngành sản xuất kinh doanh của thành phố có điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động. Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh thực thi và triển khai các bộ luật về doanh nghiệp đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời năm 1991 đã thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư bản tư nhân nói riêng cũng như bắt đầu cho chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong những năm tiếp theo. Tiếp đến, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp vào tháng 5 năm 1990 tạo điều kiện các doanh nghiệp tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận vốn dễ dàng hơn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. Đến năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời đã khẳng định vị Trang 15
  • 16. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế thế của kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế. Với những qui định ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi đã hướng các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế này phát triển một cách đúng đắn hơn trong những ngành mà pháp luật không cấm. Năm 2001, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành là tiền đề để các doanh nghiệp có cơ hội tìm đối tác đầu tư tin cậy, huy động vốn cho doanh nghiệp đồng thời tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, Luật Cạnh tranh ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc bộ phận kinh tế tư bản tư nhân cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Vì thế, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường khu vực và cả nước. Như vậy, với các văn bản pháp luật mới ra đời đã giúp cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn. Thứ tư, thành phố Hồ Chí Minh đã có những chính sách tín dụng hợp lý để khuyến khích lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Trước đây, vấn đề về nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân vô cùng nan giải. Phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp này là nguồn vốn tự có hay vốn góp của các thành viên. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của bộ phận kinh tế này vô cùng khó khăn. Đến năm 2002, Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách tự do hóa lãi suất cho vay Việt Nam đồng cho các tổ chức tín dụng đã mở ra cho họ một con đường mới. Gần đây, thành phố đã thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trương kích cầu của Chính phủ, cho vay theo lãi suất thỏa thuận hay một số chính sách cho vay ưu đãi khác. Như vậy, các chính sách tín dụng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong Trang 16
  • 17. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân tiếp cận vốn phục vụ sản xuất và mở rộng qui mô doanh nghiệp. Thứ năm, chính sách cải cách hành chính về thuế cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Gần đây, thành phố đã triển khai giao dịch điện tử trong vấn đề nộp thuế. Điều này đã giảm bớt những thủ tục rờm rà, rút ngắn thời gian nộp thuế, tránh nhũng nhiễu và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi về thuế đất đai, tài nguyên đã khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế này mạnh dạn thuê đất để mở rộng đầu tư. Từ đầu tháng 10 năm 2010, doanh nghiệp không còn phải đến cơ quan thuế để đăng ký mã số thuế, cũng không cần phải đến công an để đăng ký khắc dấu mà làm luôn các thủ tục này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Do việc cải cách thủ tục hành chính này dự báo đã khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. mỗi ngày có khoảng 800 lượt người đến phòng đăng ký kinh doanh để làm thủ tục. Trong năm 2010, đã có hơn 13.000 doanh nghiệp mới được thành lập (tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái), tổng vốn đăng ký gần 97.000 tỉ đồng, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ sáu, các chính sách khác của thành phố Hồ Chí Minh như về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thu hút nguồn nhân lực, … đã giúp các doanh nghiệp tư bản tư dân phát triển. Từ ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, cho nên vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cũng như thương hiệu đã bảo vệ quyền lợi sản phẩm của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới. Việc thu hút nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần cung ứng nguồn lao động dồi dào có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Trang 17
  • 18. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Theo định kỳ, các hội chợ việc làm tại thành phố được tổ chức hay trung tâm giới thiệu việc làm thường xuyên cung cấp nguồn lao động nếu doanh nghiệp cần. 2.1.3 Nhận xét qua việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay. Từ năm 1975 đến nay, các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đều dựa trên các chính sách chung của Đảng Bộ và Nhà nước. Những chính sách đó đã đưa kinh tế tư bản tư nhân từ lúc không được thừa nhận đến được thừa nhận và khuyến khích phát triển. Kinh tế tư bản tư nhân góp phần khôi phục phát triển kinh tế thành phố và cả nước. Qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa VII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII nhận xét: “Qua 20 năm đổi mới, Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, sức sáng tạo của nhân dân trong sản xuất - kinh doanh được khơi động mạnh mẽ, các điển hình tiên tiến tiếp tục được nhân rộng, kích thích kinh tế tăng trưởng nhanh, mô hình quản lý mới được hình thành, các thành phần kinh tế có những chuyển biến tích cực. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền tăng 2 con số; các loại thị trường từng bước hình thành và phát triển; hợp tác kinh tế với một số địa phương trong và ngoài nước được mở rộng; đóng góp ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế của cả nước (GDP chiếm từ 13% năm 1985 nay tăng lên 20%, thu ngân sách tăng 10 lần). Đến nay, từ một Thành phố tiêu thụ, các tệ nạn xã hội và thất nghiệp tràn lan, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu phục vụ chiến tranh, đã trở thành một Thành phố sản xuất kinh doanh với lớp người lao động mới, một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân”. Trong năm Trang 18
  • 19. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2010, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010 ước đạt 414.068 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra 50,2% việc làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010. Tuy nhiên, chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” là bài học sâu sắc về cách vận dụng quy luật khách quan của nền kinh tế, về bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế. Với quan điểm luôn cho rằng cơ chế thị trường là một cơ chế hoạt động kém, cần phải được thay bằng cơ chế kế hoạch hóa có ý thức. Từ đó muốn xóa bỏ hệ thống sở hữu tư nhân để chấm dứt cách điều phối sản xuất thị trường một cách mù quáng để thay thế nó bằng kế hoạch có ý thức. Trong Đại hội Đảng bộ lần thứ X đã cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân đã góp phần khẳng định vai trò của kinh tế tư bản tư nhân trong việc phát triển kinh tế của thành phố và cả nước đã khẳng định vai trò của nền kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế. Chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Dù đã chấp nhận sự tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân bên các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên xã hội đã phân hóa giàu nghèo, gây ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội, năng lực cạnh tranh còn yếu kém nên gây lãng phí tài nguyên. Thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ..vẫn chưa phát triển chưa đồng bộ. Hơn nữa, một số thể chế pháp luật và Trang 19
  • 20. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp. Tóm lại, từ năm 1975 đến nay, kinh tế tư bản tư nhân đã được thừa nhận và khuyến khích phát triển nhưng các chính sách mà thành phố thực hiện đã mang lại những mặt tích cực và tiêu cực. Điều đó khẳng định ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó nền sản xuất phải tuân theo các quy luật vốn có của nó như quy luật về giá cả, quy luật giá trị, quy luật cung cầu,....việc phát triển bộ phận kinh tế này góp phần phát triển kinh tế thành phố và cả nước. Tuy nhiên, nó cần được quản lý chặt chẽ để tránh mang lại những hậu qủa nghiệm trọng đối với môi trường sống và xã hội. 2.2 Những lợi thế so sánh về kinh tế tư bản tư nhân ở TPHCM so với các địa phương khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai; và Cần Thơ. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là trung tâm kinh tế năng động nhất khu vực phía nam. Trong mấy năm qua, kinh tế thành phố tăng trưởng vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trong năm 2010, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn cả năm 2010 ước đạt 414.068 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Để có được thành tựu đó, có phần đóng góp không nhỏ của lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, từ Đại Hội Đảng lần thứ VI, kinh tế tư bản tư nhân mới thực sự được thừa nhận tồn tại bên các thành phần kinh tế khác. Từ khi được thừa nhận, lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân đã mở rộng sang hầu hết các ngành nghề và ngày càng phát triển. Kinh Trang 20
  • 21. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế tế tư bản tư nhân ở mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành, mỗi khu vực đều có lợi thế cạnh tranh riêng để phát triển ngành nghề. Kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng có những lợi thế riêng. Vì thế, bộ phận kinh tế này đã tận dụng những lợi thế vốn có như là điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, khoa học công nghệ tiên tiến, cộng với các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý từng bước phát triển, góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2.2.1 Lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi Kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận của kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế nhiều thành phần nói chung, kinh tế tư bản tư nhân đã tận dụng điều kiện tự nhiên vốn có ở địa phương để phát triển các ngành nghề hợp lý. Xét về vị trí địa lý, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam Việt Nam có diện tích 2.095,01 km², phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nơi đây cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Hệ thống sông ngòi nơi đây rất đa dạng như hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, sông Nhà Bè,…Ngoài các con sông chính, thành phố còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Trang 21
  • 22. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...đã giúp cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có hai mùa mưa - khô rõ (Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc, ít bão lụt. Đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp triển khai kế hoạch đầu tư kinh doanh. Với lượng bức xạ dồi dào và trung bình 140 Kcal/cm2 /năm, số giờ nắng trung bình/tháng 160 - 270 giờ, nhiệt độ trung bình 27o C là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. Các yếu tố khác của thời tiết vô cùng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh và môi trường sống của người lao động. Như vậy, nếu so sánh về điều kiện tự nhiên ta thấy kinh tế tư bản tư nhân có lợi thế hơn các địa phương khác như: đối với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ thì đây là Trung tâm của khu vực trọng điểm phía Nam. Cách cảng biển không xa thuận lợi cho giao thương phát triển. Đối với Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu ổn định nên thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng kê số liệu một số chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên ở các tỉnh. Chỉ tiêu TP Hồ Chí Minh Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng Bình Dương Đồng Nai Cần Thơ Diện tích 2.095,239 km2 3.324,92 km² 1521,955 km2 1.255,53 km2 2.681,01 km2 5.860 km2 1.389,6 km² Dân số (2009) 7.162.864 người 6.448.837 người 1.837.302 người 795.670 người 1.482.636 người 2.483.211 người 1.187.089 người Vị Miền nam Miền Bắc Miền Bắc Miền Miền nam Miền nam Miền nam Trang 22
  • 23. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Trí địa lý Việt Nam, giáp với tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh , tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, tỉnh Long An và Tiền Giang Việt Nam, giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; Hà Nam và Hoà Bình; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; Hoà Bình và Phú Thọ Việt Nam, giáp tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương; tỉnh Thái Bình; giáp biển Đông Trung Việt Nam, giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Nam, giáp Biển Đông Việt Nam, giáp tỉnh Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Đồng Nai Việt Nam giáp tỉnh Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam, giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng; tỉnh Trà Vinh; tỉnh Đồng Tháp Nhiệt độ Nhiệt độ không khí trung bình 270C. nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230 C Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50 C Nhiệt độ bình quân năm 2007 là: 27,4°C Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28o C Khí hậu Khí hậu ít biến đổi, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và khô. Khí hậu biến đổi nhiều, chia làm 4 kiểu khí hậu Khí hậu biến đổi nhiều, chia làm 2 mùa khô và mưa Khí hậu biến đổi nhiều, hay lũ lụt Khí hậu ít biến đổi, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và khô. Khí hậu ít biến đổi, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và khô. Khí hậu ít biến đổi, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và khô. Trang 23
  • 24. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2.2.2 Lợi thế về hạ tầng cơ sở Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh có hạ tầng cơ sở được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều. Trong công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững. Về quy hoạch: Trong thời gian qua, thành phố tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch thành phố gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức thi quy hoạch - kiến trúc, thiết kế đô thị, thuê tư vấn quốc tế lập đồ án quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt, đang triển khai thực hiện Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, xây dựng quy định quản lý kiến trúc đô thị,… là cơ sở để tiến hành đồng bộ các giải pháp xử lý căn cơ kết cấu hạ tầng đô thị về giao thông, cấp nước, thoát nước, cải thiện môi trường; bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, đất vườn, ao liền kề đất ở trong khu dân cư; chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiến hành di dời, phát triển hệ thống cảng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong quản lý quy hoạch. Về Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng. Nơi đây có đầy đủ các loại giao thông như đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường bộ. Thành phố đã cải tạo hầu hết các con đường trong nội thành, đưa vào sử dụng cầu Thủ Thiêm, đường hầm Thủ Thiêm nối Thủ Thiêm với nội thành, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Trang 24
  • 25. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Dương, Bình Phước) với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nâng cấp các Cảng biển, phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hàng không …. Các công trình xã hội: Thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường. Các chương trình sửa chữa, nâng cấp và xây mới chung cư hết hạn sử dụng, chương trình nhà ở xã hội, chương trình xây dựng 1 triệu m² nhà lưu trú của công nhân, chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên, gắn với đầu tư phát triển dịch vụ đô thị (cấp điện, nước sạch, viễn thông, xử lý rác,...) đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở của nhân dân, công nhân, sinh viên; khẩn trương chuẩn bị khởi công các dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị (tuyến Metro số 1, Tramway, Monorail,...). Môi trường: Công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường được chú trọng và có tiến bộ. Gắn nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án đầu tư. Triển khai các dự án thoát nước, xử lý chất thải nguy hại; hoàn thành cơ bản việc di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường vào khu quy hoạch; chủ động phối hợp với các tỉnh liên quan xây dựng và triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai để ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất - kinh doanh. Như vậy, đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông – Tây, đường Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn Thành phố, … đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Trang 25
  • 26. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, do tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng cũng như gia tăng khách du lịch bằng đường bộ. Nếu so với các doanh nghiệp ở Hà Nội, cảng biển là một lợi thế đối với các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có cảng Cát Lái, cảng Sài Gòn,... đã tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa và giao thương kinh tế đến các khu vực kinh tế trong và ngoài nước. Nếu so với các doanh nghiệp ở Hải Phòng, giao thông đường sắt là lợi thế đối với các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giao thông đường hàng không là lợi thế đối với các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Cảng biển cũng là lợi thế cạnh tranh các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Giao thông đường sắt là lợi thế cạnh tranh các doanh thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Cần Thơ. Với lợi thế về hạ tầng cơ sở như trên giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất kinh doanh, đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. 2.2.3 Lợi thế về khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm của khoa học kỹ thuật hiện đại nhất trong nước, do đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân có lợi thế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh hơn các địa phương khác. Trang 26
  • 27. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được coi là thị trường lớn cho ngành dịch vụ CNTT phát triển, là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp CNTT lớn và tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. TP.HCM xếp thứ 4 trong “top 50” thành phố mới nổi hấp dẫn nhất về gia công phần mềm quốc tế do Global Services bình chọn năm 2009. Trong khi đó, dưới góc độ đánh giá về các thành phố là nơi an toàn khi gia công phần mềm dịch vụ thì TP.HCM xếp thứ 34/50 do Brown-Wilon Group xếp hạng. Nếu giữ được tốc độ tăng trưởng 35%/năm (theo số liệu tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam) thì trong ba năm tới TP.HCM sẽ đạt doanh thu ngang với thành phố Penang của Malaysia, tức khoảng 560 triệu đô-la Mỹ (năm 2009). Với một địa phương có thế mạnh về công nghệ thông tin như thế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất kinh doanh để giảm chi phí, giảm giá thành tăng năng lực cạnh tranh. Đây chính là lợi thế so sánh đối với tất cả các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có cả Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ. 2.2.4 Nguồn nhân lực cũng là một lợi thế so sánh của kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê dân số tính đến ngày 01/04/2009, tình hình dân số của các địa phương như sau: Địa phương Diện tích (km2) Dân số (người ) TP Hồ Chí Minh 2.095,23 7.162.864 Hà Nội 3.324,92 6.448.837 Hải Phòng 1521,95 1.837.302 Đà Nẵng 1.255,53 795.670 Bình Dương 2.681,01 1.482.636 Đồng Nai 5.860,00 2.483.211 Trang 27
  • 28. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Cần Thơ 1.389,60 1.187.089 Tính đến ngày 01/04/2009, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.162.864 người, chiếm 8,34% dân số Việt Nam. Đây chính là một lực lượng lao động dồi dào để cung ứng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư bản tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung. Cơ sở đào tạo dạy nghề phát triển mạnh. Đến cuối năm 2006, toàn thành phố có 320 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, tăng 1,9 lần so với đầu năm 2001. Trong đó có 28 trường trung cấp nghề, 18 trường trung cấp chuyên nghiệp, 12 trường cao đẳng có dạy nghề, 4 trường đại học có dạy nghề, 72 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm dịch vụ việc làm, 3 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 6 trung tâm khác, 170 cơ sở dạy nghề kinh doanh nhỏ. Mạng lưới giáo dục phân bố khắp 24 quận huyện, có quy mô đào tạo hàng năm khoảng 35.000 học sinh công nhân kỹ thuật và 320.000 học viên ngắn hạn. Ngoài ra thành phố đã khai thác có hiệu quả hệ thống trường Trung ương đóng tại thành phố để góp phần đào tạo công nhân kỹ thuật. Hàng năm học sinh thành phố do các trường Trung ương đào tạo xấp xỉ số do các trường thành phố đào tạo. Bên cạnh đó, thành phố đang thí điểm chương trình liên kết với các trường Trung ương đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) cho thành phố (3 trường với 450 CNKT). 2.2.5 Lợi thế về chính sách thu hút đầu tư Các chính sách về đất đai, nộp thuế, và áp dụng giao dịch điện tử trong khai báo thuế cũng như giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cũng góp phần tạo lợi thế cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển hơn các địa phương khác. Trang 28
  • 29. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế 2.2.6 Lợi thế về ngành kinh tế Bên cạnh các lợi thế về nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, xã hội và thị trường, thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế vào các ngành như các ngành công nghiệp (gồm Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, nhựa và hoá chất, cơ khí, điện tử, xây dựng) và các ngành dịch vụ (gồm thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, tư vấn, phần mềm; tài chính – ngân hàng, khoa học – công nghệ; viễn thông, giáo dục và y tế). Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tính đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kinh tế tư bản tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành công nghệ cao khác vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản ượng cao nhưng đồng thời cũng nâng dần tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu. Trong nội bộ ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, sự tăng trưởng được đóng góp bởi công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế biến với tỷ trọng chiếm đến 86,2% giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp. Về ngành dịch vụ, Thành phố Hồ Chí Minh không những chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả khu vực rộng lớn. Với việc hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hoá cùng với sức mạnh về tài chính, thương nghiệp Thành phố Hồ Chí minh chi phối hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của cả nước. Với số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 ở thành phố Hồ Chí Minh và mức Trang 29
  • 30. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên 3.000USD), nên đây là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của kinh tế tư bản tư nhân. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực đã cho thấy các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân ở hành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh tương lai. PHẦN KẾT LUẬN Sau 25 năm thống nhất đất nước và sau 20 năm đổi mới, kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung từng bước được thừa nhận và ngày càng phát triển nhanh hơn. Tất cả các loại hình doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các cơ sở kinh doanh cá thể, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu ngân sách. Hiện nay, Việt Nam có hơn 400.000 doanh nghiệp đã được đăng ký hoạt động và đóng góp khoảng 49% vào GDP của toàn xã hội. Trong năm 2010, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 414.068 tỷ Trang 30
  • 31. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế đồng, tăng 11,8% so năm 2009. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ chiếm 45,6% tổng GDP năm 2006 đã tăng lên khoảng 48% trong năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra 50,2% việc làm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt trên 10%, cao hơn mức 8% của cả nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2010. Như vậy, thành phần kinh tế tư bản tư nhân có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Các chính sách mà thành phố Hồ Chí Minh thực hiện để phát triển kinh tế tư bản tư nhân đều nằm trong các chương trình chung của Chính phủ nước ta. Các chính sách diễn tiến phức tạp từ chỗ muốn triệt tiêu, xóa bỏ loại hình kinh tế này chuyển sang chấp nhận và cuối cùng khuyến khích phát triển. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, động viên nguồn vốn, khai thác tài nguyên làm ra nhiều của cải phục vụ nâng cao đời sống và đóng góp cho đất nước. Các chính sách kinh tế trong những năm 1975 đến năm 1986 đã đem lại bài học quý báu cho Đảng ta. Đó là bài học về cách nhìn nhận vai trò của các thành phần kinh tế và nền kinh tế thị trường trong tiến trình đi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách lớn, bước đầu đã tạo ra điều kiện, môi trường cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư bản tư nhân trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Trong giai đoạn đổi mới, các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong phạm vi cả nước đã giải quyết những vấn đề sự tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân có trái với quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa không. Với mục đích cuối cùng là tạo ra nhiều giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt từ việc bóc lột sức lao động Trang 31
  • 32. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế của người làm thuê nên nó luôn bị coi là sai đường lối xã hội chủ nghĩa. Cho nên, các nhà kinh tế cũng như nhà chính trị nước ta luôn tranh luận vấn đề Đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không? Cho đến năm 2006, tại Đại hội Đảng lần thứ X đã cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân để góp phần ổn định kinh tế gia đình và xã hội. Các chính sách phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố đã mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, do trình độ yếu kém nên làm cho lĩnh vực kinh tế này bộc lộ những mặt hạn chế như ô nhiễm môi trường, gian lận thương mại, trốn thuế,... Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, kinh tế tư bản tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã tận dụng các lợi thế vốn có của địa phương như điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực cũng như lợi thế ngành kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh cho hợp lý. Tóm lại, kinh tế tư bản tư nhân phải luôn cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và cơ chế quản lý hợp lý cho sự phát triển, trong đó, cần cụ thể hoá Luật doanh nghiệp sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân phát triển ngày càng tốt hơn. Trang 32
  • 33. Tiểu luận môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế Trang 33