SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  74
Télécharger pour lire hors ligne
CHƯƠNG VI
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
Việc tính toán, phân tích, đánh giá tài
chính được tiến hành theo những nội dung
và trình tự sau :
- Dự trù vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn,
nguồn tài trợ.
- Dự kiến các khoản thu, chi, lợi nhuận.
- Xây dựng ngân lưu dự án
- Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài
chính, độ an toàn tài chính của dự án.
1. Nhu cầu vốn cố định.
Nhu cầu vốn cố định của dự án là những khoản chi đầu tư
ban đầu và những chi đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi này
được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình
thức khấu hao, bao gồm :
- Chi trong giai đoạn chuẩn bị : là những khoản chi phát sinh
trước khi thực thi dự án như chi thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ
sơ, trình duyệt. Chi quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục...), quan hệ
dàn xếp cung ứng, tiếp thị
- Chi đầu tư ban đầu về mặt đất, mặt nước (kể cả trị giá
quyền sử dụng trong trường hợp bên Việt Nam góp vốn và chi phí
san lấp đền bù, giải phóng mặt bằng, mua đất).
- Giá trị nhà cửa và kết cấu hạ tầng sẵn có (cũng phải có xác
nhận như trên).
- Chi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo
- Chi đầu tư về máy móc thiết bị, dụng cụ
- Chi chuyển giao công nghệ (nếu có).
- Chi cho hoạt động đào tạo .
2. Nhu cầu vốn lưu động.
Nhu cầu vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn
đầu tư. Nguyên vật liệu tuy không được chế biến ngay cũng không
phải luôn luôn có sẵn. Vì vậy kho phải được thiết lập và nó cần được
tài trợ (tồn kho nguyên vật liệu). Các thành phẩm có thể không được
tiêu thụ tức thì (tồn kho thành phẩm); ngay cả khi được tiêu thụ, nó
cũng không được thanh toán ngay lập tức( khoản phải thu - AR:
Account Receivable).Do đó cần phải tài trợ không chỉ hàng tồn kho
(AI: Account Inventory) mà cả cho khoản phải thu của khách hàng.
Ngược lại, nhà cung cấp có thể giao hàng và chấp nhận thanh toán
chậm ( Khoản phải trả- AP: Account Payable) sau một thời hạn, nó
cho phép giảm bớt nhu cầu tài trợ. Cuối cùng, một khoản tiền ở quỹ(
tồn quỹ tiền mặt- CB: Cash Balance) cũng cần thiết để chi trả lương
và các khoản nhu cầu tức thời khác.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động là số vốn cần thiết được chi
cho những khoản đầu tư nhất định vào một số hạng mục để tạo sự
thuận lợi cho công việc kinh doanh của dự án. Nhu cầu vốn lưu động
của dự án thường được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu VLĐ = CB + AI + AR - AP
 
3. Tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư (VĐT) = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động
4. Nguồn vốn.
Nguồn vốn đầu tư vào dự án có thể từ hai nguồn cơ bản sau:
Vốn chủ sở hữu: có thể là vốn tự có hay vốn góp (nếu là vốn
góp của các bên phải lập thành bảng nêu rõ giá trị phần vốn góp của
các bên, tỷ lệ, hình thức góp của các bên.
Vốn vay: Bao gồm:
+ Vay ngân hàng: cần xác định rõ giá trị vốn vay, lãi suất, (người)
bên bảo lãnh, thế chấp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).
+ Vay trả chậm mua thiết bị của nước ngoài: cần cụ thể giá
trị phần vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh.
+ Vay cán bộ công nhân viên...
Trong dự án cũng cần nêu rõ tiến độ huy động vốn cụ thể qua
từng thời kỳ của từng nguồn vốn, đặc biệt trong năm đầu tiên (chia
ra từng quí hoặc từng tháng).
1. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm
Chi phí trực tiếp là cơ sở tính giá thành sản xuất sản phẩm và
giá vốn hàng bán.Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí NVL trự
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung.
Căn cứ vào công suất thiết kế để xác định sản lượng sản xuất tố
đa (tại năm ổn định) trong thực tế. Tùy theo khả năng phát huy công
suất dự kiến trong các năm sẽ xác định được sản lượng sản xuất tương
ứng của các năm.
Chi phí quản lý bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản l
hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt
động của dự án như tiền lương và các khoản phụ cấp cho Ban giám
đốc và nhân viên quản lý dự án, khấu hao tài sản thiết bị văn phòng dự
d
án, tiếp khách và một phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho
dự án theo tỷ lệ thích hợp.
Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của dự án
bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán
hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì đóng gói….Thường dự tính
một tỷ lệ thích hợp theo doanh thu hoặc chi phí của dự án.
Phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí của dự án:
a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp này dựa trên giả thiết cho rằng tất cả chi phí thành phần
sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương lai.Các số liệu
quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.
b. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch.
Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch được xây dựng
dựa trên thông tin đến thời kỳ tương lai mà dự án sẽ hoạt động. Tính
hợp lý của những khoản mục không phụ thuộc vào doanh thu kỳ này
được kỳ vọng sẽ thay đổi tuỳ theo từng dự án cụ thể: định mức tiêu
hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, mức sản lượng sản xuấ
và công nghệ sử dụng trong dự án cụ thể…Do đó nhà phân tích cần
phải quyết định dành bao nhiêu nguồn lực để tạo ra các mức sản lượn
nhất định trong suốt giai đoạn hoạt động của dự án.
c.Phương pháp kết hợp
Hai phương pháp ước tính trên đều có những bất lợi, do đó một
phương pháp dự kiến chi phí dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp
có thể đạt được một số kết quả tốt hơn.
Tính toán doanh thu hàng năm
a.Xác định giá bán của sản phẩm dự án: Nguyên tắc:
- Có thể cạnh tranh được trên thị trường (về giá cả và CL).
- Vừa sức mua của người tiêu thụ để họ có khả năng chi trả.
- Cân đối với giá các mặt hàng khác trên thị trường (sản phẩm
ùng loại hoặc sản phẩm thay thế).
- Đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận cho người sản xuất.
b. Về tiêu thụ sản phẩm
Trong dự án cần nêu rõ các phương thức tiêu thụ sản phẩm như
mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm; bán qua đại lý; bán theo hợp
ồng. Các phương thức này được lựa chọn tùy theo từng vùng thị
rường. Cần nêu rõ phương thức vận tải được lựa chọn, chi phí vận
huyển sẽ được áp dụng để tính vào giá bán tương ứng.
c.Tính toán doanh thu
- Doanh thu có thể tính theo khu vực thị trường căn cứ vào giá
án dự kiến tại từng thị trường và khối lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ
ại thị trường đó.
- Có thể tính doanh thu theo doanh số bán dự kiến của từng mặt
Báo cáo thu nhập

ƯỚC LƯỢNG NGÂN LƯU
 
Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi
trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những
khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra)
của dự án tính theo từng năm.
Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án
đều được xác định ở thời điểm cuối năm.
Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu
chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự
án. Vì sao cơ sở dùng để đánh giá dự án không phải là lợi nhuận
mà lại là ngân lưu?
Lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền
của dự án, vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi
ích của dự án theo thời giá tiền tệ.
Nghiên cứu bảng kết quả kinh doanh và bảng ngân lưu của một khoản
đầu tư 900 triệu, tạo ra doanh thu 1.000 triệu trong 3 năm, chi phí
bằng tiền mỗi năm 500 triệu, khấu hao đều trong 3 năm. Thuế suất
thu nhập công ty là 30% và suất chiết khấu thực là 8%.
I.
1

2

3

Tổng

1000

1000

1000

3000

Chi phí bằng tiền

500

500

500

1500

Khấu hao

300

300

300

900

Lợi nhuận trước thuế

200

200

200

600

60

60

60

180

140

140

140

420

Doanh thu bằng
tiền

Năm

Kết quả kinh doanh
0

Nộp thuế
Lợi nhuận sau thuế
NPV(i = 8%) 360.8
Ngân lưu
Năm

0

1

2

3 Tổng

1000

Chi phí bằng tiền
Mua tài sản

1000

1000

3000

500

Doanh thu bằng tiền

500

500

1500

900

Ngân lưu ròng trước thuế

-900

900

Ngân lưu ròng sau thuế

-900

NPV(i = 8%) $233.92

500

500

600

60

Nộp thuế

500

60

60

180

440

440

440

420
Hai phương pháp ước lượng ngân lưu
Ngân lưu dự án bao gồm 3 phần: Ngân lưu hoạt động,
ngân lưu đầu tư và ngân lưu tài trợ. Trong phạm vi nghiên cứu
ở đây, ta đã giả định dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn
chủ sở hữu nên sẽ không tính đến dòng ngân lưu tài trợ. Để
ước lượng ngân lưu của dự án, ta có thể thực hiện bằng 2 cách:
trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp ước lượng ngân lưu trực
tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở cách lập dòng ngân lưu hoạt
động mà thôi.
Phương pháp trực tiếp - Ngân lưu hoạt động bao gồm:
•Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án
•Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án.
Phương pháp gián tiếp - Ngân lưu hoạt động bao gồm:

Lợi nhuận sau thuế

Cộng khấu hao…
Xác  định  tuổi  thọ  của  dự  án để ước lượng các giá trị của
dòng ngân lưu tương lai. Người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công
nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu tư hoặc căn cứ vào
vòng đời của sản phẩm để xác định tuổi thọ dự án. Tuy nhiên, có
một số dự án như dự án xây dựng cầu đường hay công trình kiến
trúc thuỷ lợi …có tuổi thọ rất dài, thì việc ước lượng các khoản lợi
ích và chi phí gắn liền với hoạt động tương lai của các dự án này sẽ
không còn chính xác nữa, do đó để đánh giá hiệu quả của những dự
án như vậy ta chỉ tính tuổi thọ của dự án giới hạn trong một số năm
cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong tương lai.
Vì vậy năm thanh lý dự án chưa hẳn là năm kết thúc hoạt động của
nó, và giá trị tài sản đầu tư chưa khấu hao hết sẽ được tính vào dự
án như một khoản ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án.
Năm  thanh  lý  dự  án: sau khi kết thúc dự án , cần có thời
gian bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý. Cho nên nếu dự án giả
định kết thúc vào năm thứ n thì giá trị thanh lý của dự án sẽ được
ghi nhận vào năm thứ n + 1
Xử lý các biến số ngân lưu
 * Ảnh hưởng của khấu hao đến ngân lưu dự án?
Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt nó chỉ là một
hình thức bút toán của kế toán mà thôi, vì vậy nó không ảnh
hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án. Khấu hao không phải là
một hạng mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh hưởng đến ngân
lưu dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý
đối với tài sản cố định
Đối với thuế: Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nó ảnh
hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm thay đổi số thuế thu
nhập mà dự án phải nộp. Khi mức khấu hao cao lợi nhuận
trước thuế giảm, số tiền chi nộp thuế giảm, từ đó làm ngân lưu
dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của khấu hao
đến ngân lưu dự án còn được gọi là lá chắn thuế của khấu hao
( Tax shied of depreciation).
Xử lý các biến số ngân lưu
* Đối với giá trị thanh lý tài sản: thường dựa vào

phần giá trị máy móc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc
dựa vào giá thị trường (giá thực tế) của tài sản ở thời
điểm thanh lý. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để
định đúng giá trị thực tế của tài sản ở năm thanh lý?
Thường người ta dựa vào giá trị còn lại chưa khấu hao
hết của tài sản cố định tức giá trị còn lại trên sổ sách
của tài sản đó.Giá trị thanh lý tài sản là một khoản
ngân lưu vào của dự án
Giá trị thanh lý = Nguyên giá ban đầu của tài sản*
(Mức giá năm thanh lý/ Mức giá năm mua)* Tỷ lệ %
giá trị còn lại.
* Xác định giá trị còn lại năm cuối cùng khi kết thúc dự án
Thông thường kết thúc dự án không có nghĩa là kết thúc hoạt
động kinh doanh, và đời sống của dự án kéo dài vượt quá khả
năng dự báo tương lai của chúng ta. Vì vậy để giải quyết cả hai
vấn đề trên, chúng ta nên dự tính giá trị cho tài sản vào năm cuối
của phân tích thu – chi. Giá trị còn lại này bao gồm: tài sản chưa
khấu hao hết, đất đai thu hồi và giá trị thanh lý vốn lưu động.
Trong trường hợp giá trị tài sản chưa khấu hao hết, ta nên ghi
nhận nó như một giá trị của dòng ngân lưu vào. Sử dụng trình tự
tính toán giống như đã được áp dụng cho việc tính toán các giá
trị ban đầu của tài sản lịch sử.Riêng đối với đất, do không có hao
mòn nên không tính khấu hao, do đó khi kết thúc dự án chúng ta
sẽ ghi nhận giá trị của đất như một dòng ngân lưu vào ở năm
thanh lý dự án, sử dụng giá trị ở giai đoạn đầu tư ban đầu. Giá trị
thanh lý vốn lưu động bao gồm các khoản AR, AP, CB và hàng
tồn kho, trong đó giá trị thanh lý hàng tồn kho được xác định
Xử lý các biến số ngân lưu
* Chi phí đất đai
Khi xác định chi phí đất đai tính toán cho dự án, chúng ta
cần lưu ý một số khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các phương án khác nhau trong việc tính gộp chi phí về
đất vào thu chi của dự án. Các khía cạnh đó là:
- Cần có sự tách bạch giữa đầu tư vào đất đai so với đầu tư
vào dự án
- Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Không
bao giờ gộp lãi hoặc lỗ về đất như khoản thu hoặc chi đối với
khoản đầu tư vào đất nếu như không có sự cải thiện hoặc tàn
phá trực tiếp đối với đất đai bởi dự án
- Chi phí về đất đai của dự án có thể là chi phí cơ hội hoặc
giá trị thuê đất hàng năm hoặc chi phí vốn cho dự án suốt thời
gian sử dụng đất.
Xử lý các biến số ngân lưu
* Chi phí cơ hội: là những khoản thu nhập mà công ty
phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công ty vào dự
án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi
nhưng vẫn được tính vào ngân lưu vì đó là một khoản
thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.
 * Chi phí chìm (sunk cost): là những chi phí đã phát
sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy
dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này
cũng đã xảy ra rồi.Ví dụ như các chi phí điều tra thăm
dò thực tế để làm cơ sở đưa ra dự án, chi phí quản lý
doanh nghiệp phân bổ cho dự án... Do đó, chi phí
chìm không được tính vào ngân lưu dự án.
Xử lý các biến số ngân lưu
*Chi phí lịch sử: là chi phí cho những tài sản sẵn có
của công ty, được sử dụng cho dự án. Chi phí này có
được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy
theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của
tài sản bằng không hoặc được xem là chi phí chìm thì
không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ
được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí
cơ hội. Chi phí cơ hội của tài sản đó có thể xác định
dựa vào giá trị trường hoặc giá trị còn lại chưa khấu
hao hết của tài sản. Các chi phí này được đưa vào
ngân lưu dự án như một thành phần của vốn đầu tư
ban đầu.
Xử lý các biến số ngân lưu
* Vốn lưu động: Vốn lưu động là nhu cầu vốn dự
án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt,
các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản
bù đắp từ các khoản phải trả.
Nhu cầu vốn lưu động = Tồn quỹ tiền mặt +
Khoản phải thu + Tồn kho – Khoản phải trả
Khi nhu cầu vốn lưu động tăng thì dự án cần một
khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầu vốn lưu
động giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về.
∆ Nhu cầu VLĐ = ∆ Tiền mặt + ∆ Khoản phải thu
+ ∆ Tồn kho – ∆ Khoản phải trả
Xử lý các biến số ngân lưu
-Tồn quỹ tiền mặt: là lượng tiền mặt tồn quỹ cần thiết để
thực hiện các giao dịch cho các hoạt động hàng ngày của
dự án. Do vậy dự án cần phải có một mức tồn quỹ tiền
mặt nhất định như là một yếu tố của tài sản lưu động. Khi
dự án hoạt động ta phải chi ra một khoản tiền để tài trợ
cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt. Khi nhu cầu tồn quỹ tiền
mặt tăng sẽ làm tăng ngân lưu ra của dự án, ngược lại khi
nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng ngân lưu vào
của dự án. Khi dự án kết thúc tồn quỹ tiền mặt không cần
nữa ( CB = 0) lúc đó dự án sẽ có một khoản thu từ số tiền
mặt tồn quỹ này. Như vậy số dư tiền mặt không phải là
một hạng mục ngân lưu, chỉ khoản tăng hay giảm của
số dư tiền mặt mới phản ánh vào trong bảng ngân lưu.
Ví dụ: Một dự án có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt hàng năm bằng 10%
chi phí hoạt động, giả sử chi phí hoạt động của năm thứ nhất là 1.600,
năm 2 là 1.800, năm 3 là 2.100 ta có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt năm 1
là 160, năm 2 là 180 tăng thêm 20 so với năm 1 và năm 3 là 210 tăng
thêm 30 so với năm 2. Nếu dự án thanh lý trong năm thứ 4 lúc này
tồn quỹ tiền mặt không cần nữa (CB = 0), dự án sẽ có một khoản thu
từ số dư tiền mặt tồn quỹ ở cuối năm thứ 4 là 210.
Phản ánh vào bảng kế hoạch ngân lưu:
Năm

1

2

3

4

Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt
Chênh lệch tiền quỹ tiền
mặt (∆CB)
Tác động đến ngân lưu
ròng (-∆CB)

160
160

180
20

210
30

0
-210

-160

-20

-30

+210
- Các khoản phải thu: Trong hoạt động của doanh nghiệp,
doanh thu là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Tuy nhiên không
phải doanh thu bán hàng nào cũng được trả hết tiền, thường thì khách
hàng chỉ trả một phần tiền và phần còn lại thì họ nợ. Vì vậy bất cứ
doanh thu bán hàng nào trong kỳ của doanh nghiệp cũng đều bao gồm
doanh thu đã trả tiền và doanh thu chưa trả tiền. Doanh thu chưa trả
tiền được thể hiện qua số dư cuối kỳ của khoản phải thu. Do đặc điểm
phổ biến này trong hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp nên khi phân
tích khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ của dự
án phải xét đến tác động của khoản phải thu bằng cách ước tính tỷ lệ
số dư khoản phải thu thích hợp trong doanh thu của dự án. Khoản
thực thu bằng tiền từ doanh thu sẽ được xác định như sau:
Khoản thực thu trong kỳ = Doanh thu bán hàng trong kỳ - Khoản
phải thu cuối kỳ +Khoản phải thu đầu kỳ
= Doanh thu bán hàng - Chênh lệch của khoản phải thu cuối kỳ
và đầu kỳ (∆AR)
Ví dụ: Một dự án có các khoản phải thu hàng năm bằng 20% doanh thu hàng
năm. Doanh thu năm 1 là: 1.000, năm 2: 1.500, năm 3: 2.000. Các khoản phải thu năm
1: 200, năm 2: 300, năm 3: 400
Năm 1: Các khoản phải thu ( AR1): 200
Thu bằng tiền mặt năm 1: 1.000 – 200 = 800
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 200
Năm 2: Các khoản phải thu ( AR2): 300
Thu bằng tiền mặt năm 2: 1.500 – (300 – 200) = 1.400
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100
Năm 3: Các khoản phải thu ( AR3): 400
Thu bằng tiền mặt năm 3: 2.000 – (400 – 300) = 1.900
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100
Năm 4: Thu hết AR3 của năm 3 do vậy có một lượng tiền vào là 400
Phản ánh vào ngân lưu:
Năm
Doanh thu
Các khoản phải thu (AR)
∆AR
Phản ánh vào ngân lưu vào

1

2

1.000
200
200
-200

1.500
300
100
-100

3
2.000
400
100
-100

4
0
0
-400
400
Các khoản phải trả: Để hoạt động dự án cần phải mua các
yếu tố đầu vào, tuy nhiên không phải khoản mua hàng nào
cũng phải trả tiền ngay. Khi xác định ngân lưu trong kỳ ta chỉ
ghi nhận số tiền thực trả, còn khoản tiền mua hàng trong kỳ
chưa trả sẽ được trừ ra khỏi ngân lưu kỳ đó, và những khoản
tiền mua hàng kỳ trước còn thiếu chưa trả sẽ được cọng vào
ngân lưu trong kỳ. Các khoản mua hàng chưa trả tiền trong kỳ
được thể hiện trong số dư tài khoản phải trả (AP) cuối kỳ,
trong dự án thường xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đầu
vào. Tính đến cuối kỳ, khoản chi mua hàng trong kỳ sẽ được
xác định như sau:
Khoản chi trong kỳ = Khoản mua trong kỳ - Khoản phải trả
cuối kỳ + Khoản phải trả đầu kỳ
= Khoản mua trong kỳ - Chênh lệch của khoản phải trả
cuối kỳ và đầu kỳ(∆AP)
Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên, giả sử khoản phải trả hàng năm bằng 20% chi phí hoạt động
Khoản mua năm 1: 800
Tài khoản phải trả(AP1): 160
Thực chi năm 1:
800 – 160 = 640
Khoản mua năm 2: 1.000
Tài khoản phải trả(AP2): 200
Thực chi năm 2: 1.000 - (200-160) = 960
Khoản mua năm 3: 1.500
Tài khoản phải trả(AP3): 300
Thực chi năm 3: 1.500 - (300 – 200) = 1.400
Năm 4: Phải trả hết số tiền nợ năm 3 (AP3) là 300 nên dòng ngân lưu ra có một khoản
tiền ở năm 4 là 300.
Phản ánh vào ngân lưu:
Năm
1
2
3
4
Chi phí hoạt động
Các khoản phải trả (AP)
∆AP
Phản aùnh vaøo ngân lưu
ra
 

800
160
160
-160

1.000
200
40
-40

1.500
300
100
-100

0
0
-300
300
* Thuế thu nhập công ty: Thuế thu nhập công ty là một dòng ngân
lưu ra của dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh
doanh của dự án. Thuế thu nhập công ty chịu tác động bởi phương
pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi
vay sẽ tạo ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải
nộp.
* Lãi vay
Lãi vay là một khoản chi phí tài chính và nó được khấu trừ vào
thu nhập chịu thuế của dự án. Lãi vay được xác định trong lịch trả
nợ căn cứ vào giá trị nợ vay, lãi suất vay và các điều kiện trả nợ sẽ
thỏa thuận trong các hợp đồng vay vốn. Lãi vay có đưa vào ngân
lưu hay không sẽ tùy thuộc vào quan điểm xây dựng ngân lưu.Nói
chung lãi vay vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp
đến ngân lưu thông qua thuế thu nhập. Nếu dự án trả lãi vay nhiều,
lợi nhuận trước thuế giảm, ngân lưu của dự án tăng lên và ngược
lại. Tác động gián tiếp của lãi vay thông qua thuế gọi là lá chắn
thuế của lãi vay.
* Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm
tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng
thêm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng
ngân lưu của dự án.
Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang
hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định
trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự
án so với trường hợp không có dự án.
* Ngân lưu tài trợ
Ngân lưu tài trợ bao gồm dòng ngân lưu vào do đi vay và
dòng ngân lưu ra do trả nợ ( bao gồm nợ gốc và lãi đến hạn
phải trả). Việc xác định khoản trả nợ sẽ dựa vào lịch trả nợ
được xây dựng theo những thỏa thuận dự kiến trong hợp đồng
vay vốn đầu tư vào dự án giữa chủ đầu tư và ngân hàng hay
các tổ chức tài chính.
Xử lý lạm phát
Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự
án. Vì vậy khi ước lượng ngân lưu dự án cần ước lượng tỉ lệ
lạm phát kỳ vọng, vì lạm phát cao có thể làm cho lợi ích mang
lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư
hôm nay. Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập
thực tế của dự án và đồng thời cũng làm tăng chi phí cơ hội
của vốn. Nếu dự án có chi phí cơ hội thực của vốn đầu tư 10%,
lạm phát 5%, khi đó chi phí cơ hội của vốn có tính đến lạm
phát hay còn gọi là chi phí cơ hội danh nghĩa (suất chiết khấu
danh nghĩa) sẽ được xác định theo công thức:
Suất chiết khấu danh nghĩa = Suất chiết khấu thực +Lạm phát
+ (Suất chiết khấu thực * Lạm phát)
= 10% + 5% + (10%*5%)
Các quan điểm khác nhau trong việc xây dựng
kế hoạch ngân lưu
1. Quan điểm tài chính: Theo quan điểm này việc xác định bảng
ngân lưu thường dựa vào giá tài chính của dự án
* Quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (All- Equity point of view
– AEPV)
Việc xây dựng ngân lưu theo quan điểm này nhằm đánh giá xem
số vốn đầu tư vào dự án trong trường hợp không có tài trợ là có hiệu quả
hay không để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Khi xây dựng kế
hoạch ngân lưu dự án theo quan điểm này, ở dòng ngân lưu vào chúng ta
ghi nhận các khoản thực thu bằng tiền ( kể cả các khoản trợ cấp và trợ
giá mà dự án được hưởng), và ở dòng ngân lưu ra chúng ta ghi nhận các
khoản thực chi bằng tiền ( kể cả chi phí cơ hội của tài sản và của lao
động). Lưu ý thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của dự án không có
lá chắn thuế do lãi vay. Chính vì vậy mà ngân lưu theo quan điểm toàn
bộ vốn chủ sở hữu còn được gọi là ngân lưu của dự án không có lá chắn
thuế;
.
* Quan điểm tổng đầu tư (Total investment point
of view – TIP)
Bảng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm này nhằm
đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án căn cứ vào dòng
ngân lưu do dự án tạo ra trong trường hợp có tài trợ. Việc
xác định dòng ngân lưu vào và ra giống như trường hợp
toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV), chỉ khác là giá trị thuế
thu nhập hàng năm của dự án trong trường hợp này có lá
chắn thuế do lãi vay. Quan điểm TIP còn gọi là quan điểm
của ngân hàng, vì nó giúp cho ngân hàng đánh giá hiệu
quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án để có quyết
định cho vay phù hợp. Ngân lưu theo quan điểm TIP
còn gọi là ngân lưu có lá chắn thuế, và vì vậy chúng ta
sẽ sử dụng suất chiết khấu không có lá chắn thuế để
chiết khấu dòng ngân lưu này.
Quan điểm chủ đầu tư (Equity owner point of view – EOPV)
So với kế hoạch ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư(TIP), kế
hoạch ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (EOPV) có đề cập thêm ngân
lưu tài trợ của dự án (ngân lưu vào thêm vốn vay và ngân lưu ra thêm
các khoản trả nợ vay). Việc xây dựng ngân lưu theo quan điểm EOPV
nhằm đánh giá hiệu quả và rủi ro của vốn chủ sở hữu trong trường hợp
có sử dụng vốn vay - là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư có quyết định
tài trợ tối ưu đối với dự án.Nếu dự án không có sử dụng vốn vay thì ngân
lưu tài chính chỉ có một giá trị duy nhất đó là ngân lưu theo quan điểm
toàn bộ vốn (AEPV); Nếu dự án có sử dụng vốn vay thì ngân lưu tài
chính sẽ có hai giá trị đó là giá trị ngân lưu tổng đầu tư (TIP) và giá trị
ngân lưu chủ sở hữu (EOPV). Để đơn giản chúng ta sẽ lập ngân lưu theo
quan điểm tổng đầu tư, sau đó lấy giá trị ngân lưu ròng này (NCF-TIP)
trừ ngân lưu tài trợ chúng ta sẽ tính được ngân lưu ròng theo quan điểm
chủ sở hữu (NCF- EOPV). Ngân lưu tài trợ phản ánh vay và trả nợ vay
của dự án. Khi dự án tiếp nhận vốn vay, cho thấy một ngân lưu vào, nó
tác động làm tăng ngân lưu ròng của dự án; Khi dự án trả nợ, cho thấy
một ngân lưu ra, tác động làm giảm ngân lưu ra của dự án ( theo quan
2. Quan điểm kinh tế
Theo quan điểm kinh tế, việc xác định bảng ngân lưu thường dựa vào giá kinh
tế của dự án. Dựa vào giá tài chính để xác định giá kinh tế bằng cách loại bớt
thuế, trợ cấp, nợ và trả nợ. Nói cách khác để điều chỉnh từ giá tài chính ra giá
kinh tế chúng ta phải tìm ra hệ số chuyển đổi CF (Conversion Factor)
CF = Giá kinh tế/ Giá tài chính
Sự khác biệt trong xây dựng báo cáo ngân lưu theo quan điểm tài chính so
với quan điểm kinh tế là:
- Theo quan điểm tài chính , trong kế hoạch ngân lưu chúng ta ghi nhận giá
trị tài chính của ngân lưu vào và ra.
- Kế hoạch ngân lưu theo quan điểm kinh tế bao gồm các giá trị kinh tế
thực của ngân lưu vào và ra. Vì có sự biến dạng trong kinh tế như là thuế và trợ
cấp nên có sự khác biệt giữa giá trị tài chính và giá trị kinh tế. Chúng ta thu
được giá trị kinh tế bằng cách điều chỉnh các giá trị tài chính đối với các biến
dạng. Cũng vậy, chúng ta không kể các khoản tài trợ, gọi là nợ và trả nợ, bởi vì
những khoản này là ngân lưu hay khoản chuyển giao trong nền kinh tế và
không tiêu biểu cho các chi phí thực của nguồn tài nguyên. Thêm vào đó trong
ngân lưu kinh tế chúng ta phải kể đến các ngoại tác tích cực và tiêu cực từ các
tác động của dự án. Quan điểm kinh tế cò gọi là quan điểm toàn xã hội.
3.Quan điểm ngân sách Chính phủ
Nếu Chính phủ phải cấp vốn, trợ giá hoặc cho vay
đối với dự án, Chính phủ phải rút từ ngân sách bao
nhiêu. Và đồng thời dự án cũng tạo ra nguồn thu cho
ngân sách là bao nhiêu thông qua các khoản đóng
thuế, lệ phí và các khoản hoàn trả vốn và lãi vay của
dự án đối với các khoản cho vay ưu đãi của Chính
phủ. Vì vậy khi thực hiện dự án thì ngân sách sẽ có
những khoản thu và những khoản chi liên quan đến dự
án, ta gọi đây là ngân lưu theo quan điểm ngân sách.
Bảng ngân lưu này cho ta thấy tác động ròng của dự
án đến thu chi ngân sách Chính phủ như thế nào
Bảng ngân lưu tóm tắt theo các quan điểm đầu tư
Khoản mục

Tổng đầu
tư (TIP)

Chủ sở hữu
(EPV)

Kinh tế
(Economic)

Ngân
sách
(Budget)

Thực thu bằng
tiền
Thực chi bằng
tiền
Chi phí cơ hội

(+)

(+)

(+)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Trợ cấp

(+)

(+)

Thuế

(-)

(-)

Vay/ Trả nợ

Không có

(+/-)

Ngoại tác

Không có

Không có

Không
có
Không
có
Không
có
(+/-)

Không
có
Không
có
Không
có
(-)
(+)
(+/-)
Không
Hai phương pháp thường được sử dụng để quy đổi giá trị của tiền
tệ theo thời gian thông qua suất chiết khấu r
Phương pháp tích luỹ: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm
hiện tại về một thời điểm nào đó trong tương lai
CFt = CFo ( 1+r)t
Phương pháp chiết khấu: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm trong
tương lai về một thời điểm nào đó ở hiện tại
CFo = CFt /(1+r)t
Trong đó: CFo là giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại
CFt là giá trị tiền tệ ở tương lai
(1+r)t gọi là hệ số tích luỹ
1/(1+r)t gọi là hệ số chiết khấu.
Muốn tính đổi dòng tiền theo thời gian theo hai phương pháp trên
cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố đó là dòng tiền ròng theo thời gian (NCF),
thời điểm quy chiếu và suất chiết khấu (r) . Suất chiết khấu càng lớn và
thời gian càng xa trong tương lai thì hiện giá của nó càng nhỏ. Như vậy
thời gian và suất chiết khấu có quan hệ nghịch với giá trị hiện tại.
Định nghĩa suất chiết khấu trong dự án: là suất sinh lời kỳ vọng
Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào:
Chi phí cơ hội của vốn
Chi phí vốn
Tỷ lệ rủi ro của các dự án
Tỷ lệ lạm phát
Chi phí vốn trung bình trọng số (WACC)
Chi phí vốn bình quân của một dự án chính là suất sinh lời yêu cầu
trên tài sản. Nếu một dự án có vay nợ, cơ cấu vốn của dự án bao gồm
một phần là nợ và một phần là vốn chủ sở hữu, thì suất chiết khấu có lá
chắn thuế được xác định theo công thức sau:
WACC =

D
E
(1 −Tc ) RD + ( RE )
V
V

Trong đó E là vốn chủ sở hữu, V(= E +D) là tổng vốn đầu tư và
D là giá trị của nợ, Tc là thuế suất thuế thu nhập công ty, RD là chi phí sử
dụng nợ, và RE là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Suất chiết khấu không
có lá chắn thuế được xác định như sau:
D
E
WACC = (R D ) + (R E )
V
V
Trong trường hợp dự án được đầu tư trong một môi trường có độ
rủi ro cao, người ta thường cộng thêm vào lãi suất chiết khấu một tỷ lệ
rủi ro Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá và vì vậy mà ngân lưu của
dự án bị biến dạng. Trong trường hợp có tính đến tác động của lạm phát
thì tỷ lệ lạm phát phải đưa thêm vào suất chiết khấu. Ta có suất chiết
khấu có điều chỉnh lạm phát sẽ được xác định theo công thức sau:
i = r + g +rg
Trong đó: r là suất chiết khấu không có lạm phát, g là tỷ lệ lạm phát
bình quân dự kiến hàng năm, i là suất chiết khấu đã điều chỉnh lạm phát suất chiết khấu danh nghĩa.
Suất chiết khấu thường thay đổi theo thời gian và nó phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vốn dài hạn. Trong trường hợp này
nếu dòng tiền và suất chiết khấu tương ứng với từng năm có thể dự doán
trước được thì hiện giá của dòng tiền tương lai sẽ được tính bằng công
thức sau:
PV=(B1-C1)/(1+r1)+(B2-C2)/(1+r1)(1+r2)+…+(Bn-Cn)/ (1+r1)(1+r2)…
(1+rn)
Trong công thức trên r1, r2 …rn là suất chiết khấu ở năm 1,2,…n
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Hiện giá ròng (NPV: Net Present Value)
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một
dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem
lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá
ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu là suất sinh lời
kỳ vọng của nhà đầu tư đối với số vốn đầu tư của dự án.
n

NCFt
NPV = ∑
t
t = ( +r )
0 1
Trong đó: NCFt là ngân lưu ròng năm t, r là suất chiết
khấu của dự án, và n là tuổi thọ của dự án.
Ưu điểm của tiêu chuẩn NPV:
•Có tính đến thời giá của tiền tệ
•Xem xét toàn bộ ngân lưu dự án
•Đơn giản và có tính chất cộng: NPV (A+B) = NPV (A) +
NPV (B)
•Có thể so sánh giữa các dự án có qui mô khác nhau.
Nhược điểm:
Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất chiết
khấu, do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp
mới áp dụng tiêu chuẩn này được.
Sử dụng NPV để ra quyết định lựa chọn dự án:
•Bác bỏ dự án khi NPV < 0
•Khi phải lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, chọn dự án
nào có NPV cao nhất
•Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế, sẽ chọn tổ hợp
các dự án có tổng NPV cao nhất.
2. Suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)
Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án
bằng 0. Để xác định suất sinh lợi nội bộ, IRR, chúng ta
thiết lập phương trình:
NCFt
NPV = ∑
= 0
t
t −0 (1 + IRR )
n

≥

Giải phương trình này để tìm IRR. Suất sinh lợi nội bộ
(IRR) chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì
vậy một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế
của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu
(suất chiết khấu). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp
nhận là dự án có IRR > Suất sinh lời yêu cầu
Ưu điểm của chỉ tiêu IRR:
•Có tính đến thời giá tiền tệ
•Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu
•Tính đến toàn bộ ngân lưu.
Nhược điểm:
•
Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng ngân lưu của dự án đổi
dấu nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn
IRR nào.
•
Ví dụ: ta có dòng ngân lưu ròng của một dự án như sau:
Năm
NCF

0

1

2

3

4

-300

200

200

200

-200

•
Dự án này có 2 IRR là – 39,07% và 27,73%
•
Bị hạn chế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui mô khác
nhau hoặc thời điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án lọai trừ nhau về
mặt qui mô hoặc các dự án loại trừ nhau về mặt thời gian.
3. Thời gian hoàn vốn (PP: Payback Period)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi
phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhân dự án dựa trên tiêu chuẩn thời
gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian
hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn.
a.Thời gian hoàn vốn không chiết khấu
Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm
hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn như
sau:
n

PP = n +

NCF
∑

t

t=
0

NCFn +
1

Trong đó n là số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0, nhưng ngân lưu
tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1, tức là: .
n

∑NCF< 0
t =0

t

n+
1

vaø∑NCF> 0
t
t =0
Ví dụ: Tính thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng ngân
lưu như sau:
Năm

0

1

2

3

4

NCF

-500

200

200

200

250

Luỹ kế NCF

-500

-300

-100

100

350

Thời gian hoàn vốn = 2 +

−500 + 200 + 200
200

= 2,5

năm. Nếu thời

gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án được chấp nhận.
Ưu điểm của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể
hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu
thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản
của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự
án càng thấp.
Nhược điểm của nó là không xem xét dòng ngân
lưu sau thời gian hoàn vốn, vì vậy sẽ gặp sai lầm khi
lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này. Mặt
khác, chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan
tâm đến giá trị của tiền theo thời gian. Cuối cùng, thời
gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có
cơ sở nào để xác định.
b. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ
tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng
phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có
chiết khấu được tính toán giống như công thức xác định thời gian hoàn
vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu.
Cũng ví dụ trên, nhưng giả sử suất chiết khấu 12%, ta tính hiện giá của
dòng ngân lưu:
Năm

0

1

2

3

4

NCF

-500

200

200

200

250

PVNCF(i =12%)

-500

178,57

159,44

142,36

158,88

Luỹ kế PVNCF

-500

-321,43

-162

-19,64

139,24

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
PP = 3 +

− 500 + 178,57 + 159,44 + 142,36
158,88

= 3,12 naêm

Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án bị bác bỏ.
Chỉ số lợi nhuận (PI: Profit Index)
Chỉ số lợi nhuận hay còn gọi là tỉ số lợi ích-chi phí là tỷ
số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá
của chi phí đầu tư ròng của dự án.
≥

PI =

∑PV (loi ích ròng)

PV (chi phí dau tu ròng)

∑

Hay PI = (NPV / I) + 1 =
NCF
t
∑ r) t
1+
t= (
0
+
1
m
NINV
t
n

∑+)
(1
r
t=
0

t

Trong đó, I là tổng hiện giá đầu tư ròng, còn NINVt là
giá trị đầu tư ròng vào năm t. Nguyên tắc ra quyết định dựa
trên PI là chấp nhận dự án khi PI>1và bác bỏ dự án khi PI < 1.
Ví dụ: PI của dòng ngân lưu ròng của một dự án như sau:
Năm

0

1

2

3

4

NCF

-500

200

200

200

250

PV@12%

-500

178,57

159,44

142,36

158,88

Tổng hiện giá lợi ích = 178,57 + 159,44 + 142,36 + 158,88 =
639,25, trong khi NPV = 139,25.
PI = 639,25 / 500 = 1,28 hay PI = (139,25/ 500) + 1 = 1,28
Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV.
Tuy nhiên NPV là một số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải
gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối, biểu thị
của cải tạo ra trên 1 đồng đầu tư.
LỰA CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN NGÂN SÁCH

Chỉ tiêu PI phù hợp trong trường hợp xếp hạng dự án khi ngân
sách đầu tư bị giới hạn. Dùng chỉ tiêu này ta có thể lựa chọn môt tổ hợp
các dự án có tổng NPV cao nhất, hay nói cách khác với một ngân sách bị
giới hạn có thể tạo ra tổng của cải lớn nhất. Trình tự lựa chọn dự án:
• Tính toán chỉ số PI cho tất cả các dự án
• Sắp xếp các dự án theo thứ tự PI từ cao đến thấp
• Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án sẽ được lựa chọn theo
thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách vốn đầu tư được dùng hết
• Trong trường hợp ngân sách vốn đầu tư không dùng hết vì dự án
cuối cùng có vốn đầu tư lớn hơn ngân sách vốn đầu tư còn lại, ta có 3
phương án lựa chọn:
* Tìm một tổ hợp dự án mới, có thể bao gồm một vài dự án nhỏ
hơn, cho phép sử dụng hết ngân sách, nhưng NPV cao nhất
* Cố gắng nới lỏng ràng buộc về nguồn vốn để có đủ vốn chấp
nhận dự án sau cùng
* Chấp thuận càng nhiều dự án càng tốt, và đầu tư nguồn vốn thừa
vào các chứng khoán ngắn hạn cho đến thời đoạn sau, hoặc sử dụng
Ví dụ: Công ty BW đang xem xét lựa chọn các dự án đầu tư trong điều kiện hạn chế
của ngân sách công ty năm nay là $32.500 cho việc đầu tư vào các dự án:
Dự án

I ($)

IRR (%)

NPV ($)

PI

A

500

18

50

1.10

B

5.000

25

6.500

2.30

C

5.000

37

5.500

2.10

D

7.500

20

5.000

1.67

E

12.500

26

500

1.04

F

15.000

28

21.000

2.40

G

17.500

19

7.500

1.43

H

25.000

15

6.000

1.24

Phương pháp
PI

Dự án được chấp nhận

Giá trị gia tăng

F, B, C, D

38.000

NPV

F, G

28.500

IRR

C, F, E

27.000
Khi nguồn ngân sách đầu tư của công ty được giới hạn trong từng
năm, lúc đó phải xem xét kết hợp ngân lưu tạo ra từ dự án trong năm sau
với ngân sách đầu tư của công ty năm sau để có một tổ hợp dự án đầu tư
có tổng NPV cao nhất và sử dụng hết nguồn ngân sách theo kế hoạch của
công ty. Ví dụ :
Ngân lưu

Dự án

NPV@10
%

PI

CF0

CF1

CF2

A

- 10

30

5

21

2.1

B

-5

5

20

16

3.2

C

-5

5

15

12

3.4

D

0

- 40

60

13

0.4

Nếu giới hạn ngân sách là 10 triệu, căn cứ vào PI, chọn B và C sẽ cho NPV
cao nhất: 28. Nếu công ty có thể huy động 10 triệu cho đầu tư vào năm 0 và
10 triệu cho năm 1 thì sẽ chọn A và D và NPV = 34 (Dự án A thu hồi 30
triệu vào năm 1 cộng với nguồn vốn huy động năm 1 sẽ có đủ vốn đầu tư
Tóm lại: Tất cả các chỉ tiêu trên đều thích hợp để ra quyết định chấp nhận
hay loại bỏ một dự án đầu tư, vì chúng đều có một kết luận như nhau. Nhưng
chúng có thể cho chúng ta những phương án xếp hạng không giống nhau hoặc có
thể trái ngược hẳn nhau. Vì thế, việc chọn một tiêu chí đánh giá để chọn lựa giữ
các phương án cạnh tranh có thể tóm tắt như sau:
1. Chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV) : nên sử dụng trong mọi trường hợp vì nó
dễ tính toán, tính ổn định cao và có thể xác định được mức thu nhập ròng tối đ
của các dự án. Chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu thích hợp nhất vì nó đo được lợi ích ròng
tuyệt đối của các dự án đầu tư.
2. Chỉ số lợi nhuận (PI): Khi các dự án bị hạn chế bởi ngân sách đầu tư th
nên sử dụng chỉ tiêu này. Chúng ta có thể chọn các dự án có khả năng sinh lời cao
nhất cho tới khi chúng ta tiêu dùng hết số vốn đã quy định.
3. Chỉ tiêu IRR là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu hiện giá ròng. Những thông
tin về suất sinh lợi của dự án từ chỉ tiêu này sẽ giúp ích cho bạn trong việc ra quyế
định đầu tư. Trong một số trường hợp cá biệt (nhất là các dự án có nhiều giai đoạn
bỏ vốn khác nhau) chỉ tiêu IRR cho kết luận không chính xác vì tính đa nghiệm
của nó.
4. Thời gian hoàn vốn chỉ tiêu này cho phép loại bỏ những dự án có thờ
gian hoàn vốn quá dài, tuy vậy sử dụng chỉ tiêu này có thể xếp hạng sai đối với cá
dự án loại trừ lẫn nhau, từ đó có thể có sự lựa chọn sai lầm các dự án.
ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH
Khi thaåm ñònh döï aùn, caùc nhaø thaåm ñònh raát quan
taâm ñeán ñoä an toaøn cuûa döï aùn veà maët taøi chính. Ñaây
laø moät maët theå hieän tính khaû thi cuûa döï aùn. Caàn ñaùnh
giaù ñoä an toaøn veà taøi chính cuûa döï aùn treân caùc maët
sau :
- An toaøn veà voán.
- An toaøn veà khaû naêng traû nôï.
- Ñoä nhaïy cuûa döï aùn.
1. An toaøn veà voán.
a) Tyû leä voán töï coù :
 
 Tyû leä voán töï coù = Voán töï coù/ Voán ñaàu tö
Tyû leä naøy caøng cao caøng toát. Döï aùn coù tyû leä voán töï
coù >50% ñöôïc xem laø an toaøn veà voán.
b) Tyû leä löu hoaït cuûa döï aùn :
 Tyû leä löu hoaït = Giaù trò TSLÑ / Nôï ngaén haïn
ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH

* An toaøn veà traû nôï
Trong caùc döï aùn coù voán vay thì phaûi xeùt kyõ ñoä an
toaøn traû nôï (Voán goác + laõi vay) haøng naêm. Trong theå leä
vay phaûi qui ñònh chaët cheõ cuï theå soá voán vay, laõi suaát
vay, thôøi haïn traû, cheá ñoä vay (laõi töùc ñôn hay gheùp).
Nguyeân taéc vay baèng ñoàng tieàn naøo thì traû baèng ñoàng
tieàn ñoù, neáu khoâng nhö vaäy thì phaûi qui ñònh roõ töø ñaàu
trong theå leä vay.
 a.  Nghóa vuï traû nôï haøng naêm
Nghóa vuï traû nôï haøng naêm = Laõi vay phaûi traû
haøng naêm + Nôï goác phaûi traû haøng naêm

 
b. Khaû naêng traû nôï
Khaû naêng traû nôï = Khaû naêng taïo voán baèng tieàn
cuûa döï aùn / Nghóa vuï traû nôï
ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ
TAØI CHÍNH

Baûng veà khaû naêng traû nôï qua
caùc naêm : Naêm 1
Chæ tieâu
Naêm 2
...
A. Khaû naêng taïo
tieàn :
I. Lôïi nhuaän sau
thueá
II. Khaáu hao
 

B. Nghóa vuï traû nôï
I.
Laõi vay haøng
naêm
C.II. Nôï naêng traû nôï
Khaû daøi haïn ñaùo
haïn
(=A/B)

Khaû naêng traû nôï qua caùc naêm caøng taêng caøng
toát, vì khaû naêng taïo tieàn caøng veà sau caøng cao, nghóa
ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ
TAØI CHÍNH
Baûng
döï
truø tieâu nôï : Naê
Chæ traû
Naêm
Naêm 2
....
Naêm döï
m
A. Nôï ñaàu kyø

1
A

B. Laõi

B=%A

C. Nôï trong kyø

F=E+G(vay

truø traû
heát nôï

theâm)

C=A+
B

 

D. Traû trong kyø :
Khaáu hao
Laõi roøng
E. Nôï cuoái kyø

D
E=C-D

0

Caùc chæ tieâu ñeå ñaùnh giaù an toaøn veà voán, veà
traû nôï seõ ñöôïc ñoái chieáu vôùi caùc chæ tieâu chuaån tuøy
theo ngaønh ngheà ñeå bieát ñöôïc coù an toaøn hay khoâng.
ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH
* Phaân tích ñoä nhaïy cuûa döï aùn (Sensitivity
Analaysis).
Ñoä nhaïy cuûa döï aùn cho thaáy ñöôïc tính oån ñònh
cuûa döï aùn tröôùc caùc bieán ñoäng khaùch quan, caùc ruûi ro
coù theå xaûy ra trong quaù trình thöïc hieän döï aùn.
Vieäc phaân tích ñoä nhaïy cuûa döï aùn chuû yeáu döïa vaøo
kinh nghieäm cuûa chuyeân gia.
Döï kieán nhöõng tình huoáng thay ñoåi aûnh höôûng ñeán
saûn löôïng hay giaù ñaàu vaøo, ñaàu ra cuï theå laø aûnh
 
höôûng cuûa moät trong 2 yeáu toá doanh thu giaûm vaø chi phí
taêng hoaëc ñoàng thôøi caû hai. Töø ñoù tính laïi chæ tieâu lôïi
nhuaän vaø caùc chæ tieâu hieäu quaû. Neáu tính laïi caùc chæ
tieâu ñoù vaãn ñaït ñöôïc thì döï aùn ñöôïc xem laø oån ñònh vaø
seõ ñöôïc chaáp nhaän. Möùc taêng giaûm duøng trong phaân
tích ñoä nhaïy coù theå ñeán 25% so vôùi ban ñaàu. Söû duïng
Table 2 chieàu treân Excel giuùp chuùng ta nhanh choùng xaùc
ñònh keát quûa khi thay ñoåi moät giaù trò döõ lieäu ( Click vaøo
CHƯƠNG VII
THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA DỰ ÁN
 
Lợi ích kinh tế xã hội là những lợi ích về mặt kinh tế
được xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, tức là xét trên tầm vĩ mô, khác với những lợi ích về mặt
tài chính chỉ xét trên tầm vi mô liên quan đến từng xí nghiệp.
Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch
giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các
đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện
dự án. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng
của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã
 
hội, của nền kinh tế.
Những đáp ứng có tính chất định tính như :
- Đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc
thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước (công
nghiệp hóa, hiện đại hóa...).
- Góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi
sinh...
Những đóng góp có tính chất định lượng như :
- Gia tăng thu nhập quốc dân.
- Mức tăng thu ngân sách.
- Gia tăng số người có việc làm.
- Gia tăng sử dụng tài nguyên.
- Tăng thu ngoại tệ...
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư
được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên,
của cải vật chất mà xã hội dành cho dự án thay vì sử dụng vào
 
việc khác trong tương lai gần.
Như vậy, lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh
(có mục đích) giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá mà xã hội
phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một
cách tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế
Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là đánh giá dự
án trên quan điểm của toàn nền kinh tế, đánh giá tác động của
dự án đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Để thẩm định
hiệu quả kinh tế của dự án, cần điều chỉnh giá tài chính về giá
kinh tế (để loại bỏ các yếu tố về chính sách đưa giá cả về đúng
giá trị kinh tế của nó) bởi giá tài chính là giá hạch toán, giá
kinh tế là giá có tính đến chi phí cơ hội của các nguồn lực
trong nền kinh tế. Các nguyên nhân làm giá tài chính khác biệt
nhiều với giá kinh tế gồm có: thuế, trợ cấp của Chính phủ,
 
chênh lệch tỷ giá…
Tiêu chuẩn để chọn hàng hoá nhằm đánh giá kinh tế:
- Những hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố
đầu vào và đầu ra của dự án. Thí dụ các nguyên vật liệu chính,
sản phẩm chính của dự án.
- Những loại hàng hoá mà giá thị trường khác biệt nhiều với
giá kinh tế.
II. Giá kinh tế trong thẩm định hiệu quả dự án
Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ trong dự án người ta
chia chúng thành 4 nhóm:
1. Các khoản thanh toán chuyển giao
Thanh toán chuyển giao là những khoản thu hay chi phí của dự
án mà không có hàng hoá dịch vụ cụ thể được trao đổi. Các khoản thanh
toán chuyển giao không làm thay đổi giá trị tổng sản phẩm xã hội nên
không được tính khi thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án theo phương
pháp trực tiếp. Các khoản thanh toán chuyển giao gồm có: thuế, trợ giá
của Chính phủ, lãi vay. Các khoản thanh toán chuyển giao này sẽ được
loại ra khỏi chi phí, thu nhập khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của
 
dự án.
Cần chú ý trợ cấp gián tiếp thông qua việc điều chỉnh thị trường
của Chính phủ (bằng các công cụ điều tiết như: đánh thuế các sản phẩm
cạnh tranh, hạn chế nhập khẩu…) không được coi là khoản thanh toán
chuyển giao. Lãi vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, phí bảo hiểm
phải được tính trong giá kinh tế (vì đó là chi phí thực sự của nền kinh tế).
2. Hàng mậu dịch
Là những hàng hoá có khả năng trao đổi, tức có thể xuất nhập
khẩu được hay những hàng hoá sản xuất nhằm thay thế hàng nhập
khẩu.Với những hàng hoá này: hàng xuất thường có giá FOB > chi phí
sản xuất trong nước, hàng nhập có giá CIF < chi phí sản xuất trong nước.
Điều chỉnh giá kinh tế hàng nhập mậu dịch gồm các bước:
- Điều chỉnh giá xuất nhập khẩu (Giá FOB đối với hàng xuất và
giá CIF đối với hàng nhập) bằng cách áp dụng tỷ giá ngoại tệ điều chỉnh
(tỷ giá ẩn). Tỷ giá ẩn là tỷ giá tài chính được tính thêm một tỷ lệ thưởng
ngoại tệ:
SER = MER (1 + Fx)
 
Trong đó:
SER: tỷ giá hối đoái điều chỉnh (ẩn)
MER: tỷ giá hối đoái tài chinh
Fx :tỷ lệ thưởng ngoại tệ = <(M + Ti) + (X + Sx)>/(M+X) - 1
Với: X là kim ngạch xuất khẩu ở giá FOB
M là kim ngạch nhập khẩu ở giá CIF
Ti là thuế nhập khẩu, Si là trợ cấp xuất khẩu
- Cộng vào giá mua nguyên vật liệu nhập khẩu (hay trừ ra trong
3. Hàng phi mậu dịch
Là những hàng hoá không thể xuất nhập khẩu được do giá, do
hạn chế của Chính phủ hay do tính chất của hàng hoá đó. Hàng phi mậu
dịch thường được tính bằng giá thị trường nội địa. Hai trường hợp quan
trọng nhất là đất đai và lao động.
a. Đất đai
- Nếu giá mua đất phản ánh tương đối giá trị thực của đất, lấy giá
mua làm giá kinh tế.
-Thuê đất: tính tiền thuê trong chi phí hay vốn hoá tiền thuê đất
và đưa vào tổng vốn đầu tư.
- Nếu không tính được hợp lý giá mua hay thuê đất, giá kinh tế
 
của đất được xác định trên cơ sở khả năng sản xuất trực tiếp của đất (thu
nhập – chi phí).
Nếu đất bỏ hoang trước khi có dự án thì chi phí cơ hội của đất khi
sử dụng cho dự án sẽ bằng không hay nói cách khác giá kinh tế của đất
bằng không.
b. Lao động
- Giá kinh tế của lao động bằng lương trả cho số lao
động này khi không có dự án (chi phí cơ hội của lao động).
- Trường hợp lao động thất nghiệp trước khi có dự án:
chi phí cơ hội bằng chi phí tiêu dùng tối thiểu (hay lương tối
thiểu).
- Chuyên gia nước ngoài: giá kinh tế bằng lương trả cho
chuyên gia bằng ngoại tệ nhân với tỷ giá hối đoái ẩn.
4. Hàng mậu dịch gián tiếp
 
Là những hàng hoá phi mậu dịch nhưng trong đó có
những thành phần là hàng mậu dịch. Ví dụ máy móc lắp ráp
trong nước bằng những linh kiện ngoại nhập. Tính giá kinh tế
hàng mậu dịch gián tiếp, ta chia chúng thành hai thành phần:
mậu dịch và phi mậu dịch và sau đó tính theo các cách như đối
với hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch ở trên rồi tổng hợp lại.
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Người ta dùng các chỉ tiêu tương tự như khi thẩm định hiệu quả
tài chính đó là thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần… Điểm khác biệt
là khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội cần điều chỉnh giá tính trong dự
án (giá tài chính) về giá kinh tế.
Ngoài ra, trong thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội còn có chỉ tiêu
đặc thù như sau:
1. Chỉ số sinh lời kinh tế (ERR)
Chỉ số sinh lợi kinh tế là tỷ suất chiết khấu làm cho hiện giá lợi
ích kinh tế của dự án bằng với hiện giá chi phí kinh tế của dự án. Chỉ số
 
sinh lợi kinh tế tính tương tự như tỷ số sinh lời nội bộ (IRR) nhưng có ý
nghĩa đánh giá dự án dưới góc độ của toàn nền kinh tế, toàn xã hội.
Bt: Lợi ích kinh tế năm thứ t
Ct: Chi phí kinh tế năm thứ t
n

ERR = r

∑ ( Bt − Ct ) /(1 + r )
t =0

t

=0
2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư
Chỉ số sinh lời kinh tế là công cụ để đánh giá một cách chính xác
hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Nhưng trên thực tế không phải
lúc nào cũng thu thập được đầy đủ số liệu theo yêu cầu đề ra. Do đó trên
thực tế để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư người ta
thường sử dụng những phương pháp tính toán đơn giản phù hợp với thực
trạng về khả năng cung ứng thông tin của đất nước để xem dự án đóng
góp như thế nào đến mục tiêu phát triển của quốc gia.
a. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của
quốc gia. Chỉ tiêu này chính là NPV kinh tế của dự án. Dòng tiền để xác
 
định chỉ tiêu này có thể xác định theo phương pháp trực tiếp. Phương
pháp trực tiếp đã được đề cập ở phần phân tích tài chính, còn tính theo
phương pháp gián tiếp người ta sử dụng công thức sau:
Giá trị gia tăng = Lãi ròng + Lương + Thuế + Các khoản vay - Trợ
giá, bù giá ( nếu có) +/- Ngoại tác
Các khoản mục trong phân tích tài chính trong dự án đầu tư: thuế, trợ
giá… là những chi phí mang tính chất chuyển giao trực tiếp. Đây là các
giá trị có tính chất chuyển dịch sở hữu từ tổ chức kinh tế này sang tổ
chức kinh tế khác mà không gây ra sự thay đổi nào trong nền kinh tế.
Thuế:
Thuế nộp cho ngân sách Nhà nước là một khoản
chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu nhập đối với ngân
sách Nhà nước hay đối với nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc miễn giảm
thuế để ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư là sự hy sinh của xã hội, 1 khoản
chi phí của xã hội phải chịu.
Thực ra thuế chiếm một phần trong giá nên người tiêu dùng phải
chịu khoản thuế trong giá đó. Chính phủ là người thu khoản thuế này chi
 
cho các khoản chung hay tái đầu tư phúc lợi cho toàn xã hội. Vì thế trên
phạm vi toàn thể cộng đồng 2 khoản này triệt tiêu không tạo ra hay mất
đi giá trị nào cả.
Tuy nhiên, khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng) trong phân tích
tài chính ta đã trừ đi các khoản thuế xem như là các khoản chi thì trong
phân tích kinh tế xã hội ta phải cộng vào để xác định giá trị gia tăng cho
xã hội do dự án mang lại.
Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải
thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một
lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Trong phân tích tài
chính ta coi nó là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội phải
coi lương là thu nhập.
Trong thực tế tiền lương, tiền công chưa phải thước đo
chính xác giá trị sức lao động mà người lao động đã phải bỏ
ra. Trong các nước còn nhiều người thất nghiệp, bán thất
nghiệp thì nó càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động
 
đóng góp cho dự án.
Có thể tham khảo phương pháp điều chỉnh sau :
- Đối với lao động có chuyên môn : để nguyên như
trong phân tích tài chính.
- Đối với lao động không có chuyên môn : chỉ tính 50%
so với chi phí tiền lương trong phân tích tài chính.
Các khoản nợ:
Việc trả nợ vay (nợ gốc & lãi) là các hoạt động thuộc nghiệp
vụ tín dụng, chỉ là chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này
sang người khác mà không làm tăng giảm thu nhập quốc dân.
Tuy vậy, khi xác định lãi ròng trong phân tích tài chính ta
trừ đi nợ như là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội cộng vào
khi tính giá trị gia tăng.
Trợ giá, bù giá:
Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của nhà nước đối với
một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là 1
 
loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực
hiện dự án. Như vậy khi tính giá trị gia tăng trong phân tích kinh tế
xã hội ta phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá (nếu có).
Ngoại tác: là chi phí hay lợi ích tăng thêm ở các dự án khác
mà do thực hiện dự án đang xét có cơ hội tạo ra
Trong phân tích tài chính giá cả lấy theo giá thị trường, ảnh hưởng đến
các khoản thực thu, thực chi của doanh nghiệp. Nhưng giá thị trường
không trùng hợp với giá trị của hàng hóa nên lợi nhuận trong phân tích
tài chính không phản ánh đúng đắn mức lời lỗ của cả đất nước. Hiện nay
về phương diện giá cả nhất là giá các tài nguyên được sử dụng trong dự
án phải tính theo giá kinh tế.
Giá trị gia tăng của dự án gồm :
- Giá trị gia tăng trực tiếp : tức là giá trị gia tăng do chính hoạt
động của dự án sinh ra.
- Giá trị gia tăng gián tiếp : là những giá trị gia tăng thu được từ
các dự án khác hay các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền
 
mà dự án đang xét tạo ra.
Giá trị gia tăng gián tiếp trong đa số trường hợp không tính toán
được mà chỉ phân tích định tính. Nhưng không nên xem nhẹ phần này
nhất là đối với các dự án khu chế xuất, trồng rừng, xây dựng cầu đường
thì ảnh hưởng của dự án đối với việc phát triển các ngành rất đáng kể.
Giá trị gia tăng được tính cho từng năm hoạt động và tổng cộng cho cả
thời hạn đầu tư. Ngoài ra còn tính cả chỉ tiêu Giá trị gia tăng/Vốn đầu tư
b. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động
có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư
Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm
trực tiếp của dự án và số lao động có việc làm ở các dự án có liên quan
(số lao động có việc làm gián tiếp từ các dự án khác do sự đòi hỏi của dự
án đang được xem xét).
Chỉ tiêu này được thể hiện ở hai khía cạnh :
- Số lao động do dự án sử dụng, được thể hiện qua chỉ tiêu số lao
động của dự án/VĐT để so sánh với các dự án khác.
- Thu nhập của người lao động, điều này vừa thể hiện số thu nhập
thực vừa phản ánh chất lượng lao động.
 
c. Chỉ tiêu đóng góp ngân sách
Các khoản đóng góp cho ngân sách của một dự án bao gồm các
loại thuế, tiền thuê đất, thuê các tài sản cố định, dịch vụ công cộng...
Ngoài ra đóng góp chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa.
Thể hiện qua chỉ tiêu mức đóng góp ngân sách và mức đóng góp cho
ngân sách trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.
d. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)
Một tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án là
xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước,
thể hiện qua chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án.
Chỉ tiêu này được xác định thông qua các khoản thu, chi ngoại tệ
từng năm và cả đời của dự án đang xét. Ngoài ra còn cả mức tiết kiệm
ngoại tệ của các dự án liên đới và mức tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất
hàng thay thế nhập khẩu không phải nhập từ nước ngoài.
- Nếu kết quả >0 : Dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ
cho đất nước.
- Nếu kết quả <0 : Dự án làm bội chi ngoại tệ.
 
e. Những tác động khác của dự án
* Góp phần phát triển các ngành nghề khác
* Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
-* Góp phần phát triển địa phương
* Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác
f. Đánh giá tác động đến môi trường của dự án
Ảnh hưởng của dự án tới môi trường có tác động tích cực, có tác
động tiêu cực.
Những dự án có ảnh hưởng tích cực đó là tạo nguồn nước sạch, cải
thiện điều kiện vệ sinh y tế, tạo cây xanh, trồng rừng, làm đẹp cảnh quan...
Những ảnh hưởng tiêu cực của các dự án như gây mất cân bằng
sinh thái, thường xảy ra với các các dự án khai thác tài nguyên thiên
nhiên…; gây ô nhiễm môi trường như chất thải từ các dự án công
nghiệp...
Nếu có tác động tiêu cực đến môi trường thì trong các dự án cần
nêu các giải pháp khắc phục và chi phí để thực hiện các giải pháp đó (nếu
 
chi phí này quá lớn thì phải chuyển địa điểm dự án hoặc loại bỏ dự án).
Trên đây là những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội có thể định
lượng được hoặc chỉ định tính với các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ
thông thường. Trong đó đặc biệt quan trọng là phân tích sự phù hợp của
dự án đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Thẩm
định hiệu quả kinh tế của dự án nhằm đánh giá tác động của dự án đến sự
phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong thẩm định kinh tế - xã hội

Contenu connexe

Tendances

Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDKim Trương
 
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2luudankhoi1991
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLuan van Viet
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luuNgoc Minh
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTMHương Nguyễn
 
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du anNgoc Minh
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngminhphuongcorp
 

Tendances (20)

Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàngDownload mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCD
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
 
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
Giai bai tap cau 02 va 03 câu 2
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocbBáo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 

En vedette

Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Thanh Hoa
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐNPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐNDigiword Ha Noi
 
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưThẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưĐình Linh
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...123thue
 
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Phukienbep ThanhDat
 
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchBtl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchTruong Chinh Do
 
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sángLớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sángMinh huynh
 
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Đồ án access 01677525178
 
Cac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocCac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocngoquangbinh
 
114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-esteCrius Mạnh
 
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duChuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duPhong Dom
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183Nguyen Trang
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề khánghhtpcn
 

En vedette (20)

Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐNPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN
 
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưThẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư
 
Su dien li
Su dien liSu dien li
Su dien li
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
 
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
 
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
 
Cần nhớ
Cần nhớCần nhớ
Cần nhớ
 
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchBtl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
 
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sángLớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
 
Giáo án crom
Giáo án cromGiáo án crom
Giáo án crom
 
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
 
Cac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocCac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hoc
 
114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este
 
Trac nghiem ly thuyet amin co da
Trac nghiem ly thuyet amin co daTrac nghiem ly thuyet amin co da
Trac nghiem ly thuyet amin co da
 
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duChuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiếtDự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề kháng
 

Similaire à Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht

Manual3 ngan luu tai chinh
Manual3 ngan luu tai chinhManual3 ngan luu tai chinh
Manual3 ngan luu tai chinhDoan Tran Ngocvu
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Căn Hộ Nổi Bật
 
Phan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonPhan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonViệt Long Plaza
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepmuathuhoadao
 
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắpHạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắpThanhlan Nguyễn
 
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdf
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdfPHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdf
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdfntmtam2002
 
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxChuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxLmGian1
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhĐánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhSi Thinh Hoang
 
đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuđáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuFisher Pro
 

Similaire à Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht (20)

Manual3 ngan luu tai chinh
Manual3 ngan luu tai chinhManual3 ngan luu tai chinh
Manual3 ngan luu tai chinh
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
 
Bài tổng hợp
Bài tổng hợpBài tổng hợp
Bài tổng hợp
 
Phan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonPhan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu von
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
 
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắpHạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
 
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdf
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdfPHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdf
PHULUC03_TTTN_211_198909090999467381.pdf
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúcĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAYĐề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
 
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxChuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây HồĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
 
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
 
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhĐánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
 
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắpĐề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tưĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
 
Maudubaotaichinh
MaudubaotaichinhMaudubaotaichinh
Maudubaotaichinh
 
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựngPhương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
 
đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuđáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
 
Slide huong trien khai
Slide huong trien khaiSlide huong trien khai
Slide huong trien khai
 

Plus de hoannguyen

Phan loai chi phi
Phan loai chi phiPhan loai chi phi
Phan loai chi phihoannguyen
 
Phan tich lam phat
Phan tich lam phatPhan tich lam phat
Phan tich lam phathoannguyen
 
De thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi moDe thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi mohoannguyen
 
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry  impaLogistics and supply chain management in the hotel industry  impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry impahoannguyen
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutruhoannguyen
 
Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2hoannguyen
 

Plus de hoannguyen (16)

Tinh gia
Tinh giaTinh gia
Tinh gia
 
Ra quyet dinh
Ra quyet dinhRa quyet dinh
Ra quyet dinh
 
Phan tich cvp
Phan tich cvpPhan tich cvp
Phan tich cvp
 
Phan loai chi phi
Phan loai chi phiPhan loai chi phi
Phan loai chi phi
 
Dutoan
DutoanDutoan
Dutoan
 
Planning
PlanningPlanning
Planning
 
Phan tich lam phat
Phan tich lam phatPhan tich lam phat
Phan tich lam phat
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Midterm exam
Midterm examMidterm exam
Midterm exam
 
De thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi moDe thi trac nghiem kinh te vi mo
De thi trac nghiem kinh te vi mo
 
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry  impaLogistics and supply chain management in the hotel industry  impa
Logistics and supply chain management in the hotel industry impa
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutru
 
Luat golf
Luat golfLuat golf
Luat golf
 
Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2Tourism casino resort_dp_2
Tourism casino resort_dp_2
 

Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht

  • 1. CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
  • 2. Việc tính toán, phân tích, đánh giá tài chính được tiến hành theo những nội dung và trình tự sau : - Dự trù vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ. - Dự kiến các khoản thu, chi, lợi nhuận. - Xây dựng ngân lưu dự án - Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, độ an toàn tài chính của dự án.
  • 3. 1. Nhu cầu vốn cố định. Nhu cầu vốn cố định của dự án là những khoản chi đầu tư ban đầu và những chi đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao, bao gồm : - Chi trong giai đoạn chuẩn bị : là những khoản chi phát sinh trước khi thực thi dự án như chi thành lập, nghiên cứu dự án, lập hồ sơ, trình duyệt. Chi quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục...), quan hệ dàn xếp cung ứng, tiếp thị - Chi đầu tư ban đầu về mặt đất, mặt nước (kể cả trị giá quyền sử dụng trong trường hợp bên Việt Nam góp vốn và chi phí san lấp đền bù, giải phóng mặt bằng, mua đất). - Giá trị nhà cửa và kết cấu hạ tầng sẵn có (cũng phải có xác nhận như trên). - Chi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo - Chi đầu tư về máy móc thiết bị, dụng cụ - Chi chuyển giao công nghệ (nếu có). - Chi cho hoạt động đào tạo .
  • 4. 2. Nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động cũng tương ứng như một khoản vốn đầu tư. Nguyên vật liệu tuy không được chế biến ngay cũng không phải luôn luôn có sẵn. Vì vậy kho phải được thiết lập và nó cần được tài trợ (tồn kho nguyên vật liệu). Các thành phẩm có thể không được tiêu thụ tức thì (tồn kho thành phẩm); ngay cả khi được tiêu thụ, nó cũng không được thanh toán ngay lập tức( khoản phải thu - AR: Account Receivable).Do đó cần phải tài trợ không chỉ hàng tồn kho (AI: Account Inventory) mà cả cho khoản phải thu của khách hàng. Ngược lại, nhà cung cấp có thể giao hàng và chấp nhận thanh toán chậm ( Khoản phải trả- AP: Account Payable) sau một thời hạn, nó cho phép giảm bớt nhu cầu tài trợ. Cuối cùng, một khoản tiền ở quỹ( tồn quỹ tiền mặt- CB: Cash Balance) cũng cần thiết để chi trả lương và các khoản nhu cầu tức thời khác. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động là số vốn cần thiết được chi cho những khoản đầu tư nhất định vào một số hạng mục để tạo sự thuận lợi cho công việc kinh doanh của dự án. Nhu cầu vốn lưu động của dự án thường được xác định theo công thức sau: Nhu cầu VLĐ = CB + AI + AR - AP
  • 5.   3. Tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư (VĐT) = Nhu cầu vốn cố định + Nhu cầu vốn lưu động 4. Nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư vào dự án có thể từ hai nguồn cơ bản sau: Vốn chủ sở hữu: có thể là vốn tự có hay vốn góp (nếu là vốn góp của các bên phải lập thành bảng nêu rõ giá trị phần vốn góp của các bên, tỷ lệ, hình thức góp của các bên. Vốn vay: Bao gồm: + Vay ngân hàng: cần xác định rõ giá trị vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh, thế chấp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). + Vay trả chậm mua thiết bị của nước ngoài: cần cụ thể giá trị phần vốn vay, lãi suất, (người) bên bảo lãnh. + Vay cán bộ công nhân viên... Trong dự án cũng cần nêu rõ tiến độ huy động vốn cụ thể qua từng thời kỳ của từng nguồn vốn, đặc biệt trong năm đầu tiên (chia ra từng quí hoặc từng tháng).
  • 6. 1. Dự tính chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Chi phí trực tiếp là cơ sở tính giá thành sản xuất sản phẩm và giá vốn hàng bán.Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí NVL trự tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung. Căn cứ vào công suất thiết kế để xác định sản lượng sản xuất tố đa (tại năm ổn định) trong thực tế. Tùy theo khả năng phát huy công suất dự kiến trong các năm sẽ xác định được sản lượng sản xuất tương ứng của các năm. Chi phí quản lý bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản l hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động của dự án như tiền lương và các khoản phụ cấp cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý dự án, khấu hao tài sản thiết bị văn phòng dự d án, tiếp khách và một phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án theo tỷ lệ thích hợp. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của dự án bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì đóng gói….Thường dự tính một tỷ lệ thích hợp theo doanh thu hoặc chi phí của dự án.
  • 7. Phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí của dự án: a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Phương pháp này dựa trên giả thiết cho rằng tất cả chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương lai.Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất. b. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch. Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch được xây dựng dựa trên thông tin đến thời kỳ tương lai mà dự án sẽ hoạt động. Tính hợp lý của những khoản mục không phụ thuộc vào doanh thu kỳ này được kỳ vọng sẽ thay đổi tuỳ theo từng dự án cụ thể: định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, mức sản lượng sản xuấ và công nghệ sử dụng trong dự án cụ thể…Do đó nhà phân tích cần phải quyết định dành bao nhiêu nguồn lực để tạo ra các mức sản lượn nhất định trong suốt giai đoạn hoạt động của dự án. c.Phương pháp kết hợp Hai phương pháp ước tính trên đều có những bất lợi, do đó một phương pháp dự kiến chi phí dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết quả tốt hơn.
  • 8. Tính toán doanh thu hàng năm a.Xác định giá bán của sản phẩm dự án: Nguyên tắc: - Có thể cạnh tranh được trên thị trường (về giá cả và CL). - Vừa sức mua của người tiêu thụ để họ có khả năng chi trả. - Cân đối với giá các mặt hàng khác trên thị trường (sản phẩm ùng loại hoặc sản phẩm thay thế). - Đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận cho người sản xuất. b. Về tiêu thụ sản phẩm Trong dự án cần nêu rõ các phương thức tiêu thụ sản phẩm như mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm; bán qua đại lý; bán theo hợp ồng. Các phương thức này được lựa chọn tùy theo từng vùng thị rường. Cần nêu rõ phương thức vận tải được lựa chọn, chi phí vận huyển sẽ được áp dụng để tính vào giá bán tương ứng. c.Tính toán doanh thu - Doanh thu có thể tính theo khu vực thị trường căn cứ vào giá án dự kiến tại từng thị trường và khối lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ ại thị trường đó. - Có thể tính doanh thu theo doanh số bán dự kiến của từng mặt
  • 9. Báo cáo thu nhập ƯỚC LƯỢNG NGÂN LƯU   Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đều được xác định ở thời điểm cuối năm. Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án. Vì sao cơ sở dùng để đánh giá dự án không phải là lợi nhuận mà lại là ngân lưu? Lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ.
  • 10. Nghiên cứu bảng kết quả kinh doanh và bảng ngân lưu của một khoản đầu tư 900 triệu, tạo ra doanh thu 1.000 triệu trong 3 năm, chi phí bằng tiền mỗi năm 500 triệu, khấu hao đều trong 3 năm. Thuế suất thu nhập công ty là 30% và suất chiết khấu thực là 8%. I. 1 2 3 Tổng 1000 1000 1000 3000 Chi phí bằng tiền 500 500 500 1500 Khấu hao 300 300 300 900 Lợi nhuận trước thuế 200 200 200 600 60 60 60 180 140 140 140 420 Doanh thu bằng tiền Năm Kết quả kinh doanh 0 Nộp thuế Lợi nhuận sau thuế NPV(i = 8%) 360.8
  • 11. Ngân lưu Năm 0 1 2 3 Tổng 1000 Chi phí bằng tiền Mua tài sản 1000 1000 3000 500 Doanh thu bằng tiền 500 500 1500 900 Ngân lưu ròng trước thuế -900 900 Ngân lưu ròng sau thuế -900 NPV(i = 8%) $233.92 500 500 600 60 Nộp thuế 500 60 60 180 440 440 440 420
  • 12. Hai phương pháp ước lượng ngân lưu Ngân lưu dự án bao gồm 3 phần: Ngân lưu hoạt động, ngân lưu đầu tư và ngân lưu tài trợ. Trong phạm vi nghiên cứu ở đây, ta đã giả định dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu nên sẽ không tính đến dòng ngân lưu tài trợ. Để ước lượng ngân lưu của dự án, ta có thể thực hiện bằng 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp ước lượng ngân lưu trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở cách lập dòng ngân lưu hoạt động mà thôi. Phương pháp trực tiếp - Ngân lưu hoạt động bao gồm: •Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án •Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án. Phương pháp gián tiếp - Ngân lưu hoạt động bao gồm:  Lợi nhuận sau thuế  Cộng khấu hao…
  • 13. Xác  định  tuổi  thọ  của  dự  án để ước lượng các giá trị của dòng ngân lưu tương lai. Người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu tư hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm để xác định tuổi thọ dự án. Tuy nhiên, có một số dự án như dự án xây dựng cầu đường hay công trình kiến trúc thuỷ lợi …có tuổi thọ rất dài, thì việc ước lượng các khoản lợi ích và chi phí gắn liền với hoạt động tương lai của các dự án này sẽ không còn chính xác nữa, do đó để đánh giá hiệu quả của những dự án như vậy ta chỉ tính tuổi thọ của dự án giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong tương lai. Vì vậy năm thanh lý dự án chưa hẳn là năm kết thúc hoạt động của nó, và giá trị tài sản đầu tư chưa khấu hao hết sẽ được tính vào dự án như một khoản ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án. Năm  thanh  lý  dự  án: sau khi kết thúc dự án , cần có thời gian bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý. Cho nên nếu dự án giả định kết thúc vào năm thứ n thì giá trị thanh lý của dự án sẽ được ghi nhận vào năm thứ n + 1
  • 14. Xử lý các biến số ngân lưu  * Ảnh hưởng của khấu hao đến ngân lưu dự án? Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt nó chỉ là một hình thức bút toán của kế toán mà thôi, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án. Khấu hao không phải là một hạng mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh hưởng đến ngân lưu dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý đối với tài sản cố định Đối với thuế: Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nó ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm thay đổi số thuế thu nhập mà dự án phải nộp. Khi mức khấu hao cao lợi nhuận trước thuế giảm, số tiền chi nộp thuế giảm, từ đó làm ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của khấu hao đến ngân lưu dự án còn được gọi là lá chắn thuế của khấu hao ( Tax shied of depreciation).
  • 15. Xử lý các biến số ngân lưu * Đối với giá trị thanh lý tài sản: thường dựa vào phần giá trị máy móc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc dựa vào giá thị trường (giá thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để định đúng giá trị thực tế của tài sản ở năm thanh lý? Thường người ta dựa vào giá trị còn lại chưa khấu hao hết của tài sản cố định tức giá trị còn lại trên sổ sách của tài sản đó.Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án Giá trị thanh lý = Nguyên giá ban đầu của tài sản* (Mức giá năm thanh lý/ Mức giá năm mua)* Tỷ lệ % giá trị còn lại.
  • 16. * Xác định giá trị còn lại năm cuối cùng khi kết thúc dự án Thông thường kết thúc dự án không có nghĩa là kết thúc hoạt động kinh doanh, và đời sống của dự án kéo dài vượt quá khả năng dự báo tương lai của chúng ta. Vì vậy để giải quyết cả hai vấn đề trên, chúng ta nên dự tính giá trị cho tài sản vào năm cuối của phân tích thu – chi. Giá trị còn lại này bao gồm: tài sản chưa khấu hao hết, đất đai thu hồi và giá trị thanh lý vốn lưu động. Trong trường hợp giá trị tài sản chưa khấu hao hết, ta nên ghi nhận nó như một giá trị của dòng ngân lưu vào. Sử dụng trình tự tính toán giống như đã được áp dụng cho việc tính toán các giá trị ban đầu của tài sản lịch sử.Riêng đối với đất, do không có hao mòn nên không tính khấu hao, do đó khi kết thúc dự án chúng ta sẽ ghi nhận giá trị của đất như một dòng ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án, sử dụng giá trị ở giai đoạn đầu tư ban đầu. Giá trị thanh lý vốn lưu động bao gồm các khoản AR, AP, CB và hàng tồn kho, trong đó giá trị thanh lý hàng tồn kho được xác định
  • 17. Xử lý các biến số ngân lưu * Chi phí đất đai Khi xác định chi phí đất đai tính toán cho dự án, chúng ta cần lưu ý một số khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương án khác nhau trong việc tính gộp chi phí về đất vào thu chi của dự án. Các khía cạnh đó là: - Cần có sự tách bạch giữa đầu tư vào đất đai so với đầu tư vào dự án - Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Không bao giờ gộp lãi hoặc lỗ về đất như khoản thu hoặc chi đối với khoản đầu tư vào đất nếu như không có sự cải thiện hoặc tàn phá trực tiếp đối với đất đai bởi dự án - Chi phí về đất đai của dự án có thể là chi phí cơ hội hoặc giá trị thuê đất hàng năm hoặc chi phí vốn cho dự án suốt thời gian sử dụng đất.
  • 18. Xử lý các biến số ngân lưu * Chi phí cơ hội: là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào ngân lưu vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.  * Chi phí chìm (sunk cost): là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi.Ví dụ như các chi phí điều tra thăm dò thực tế để làm cơ sở đưa ra dự án, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án... Do đó, chi phí chìm không được tính vào ngân lưu dự án.
  • 19. Xử lý các biến số ngân lưu *Chi phí lịch sử: là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không hoặc được xem là chi phí chìm thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của tài sản đó có thể xác định dựa vào giá trị trường hoặc giá trị còn lại chưa khấu hao hết của tài sản. Các chi phí này được đưa vào ngân lưu dự án như một thành phần của vốn đầu tư ban đầu.
  • 20. Xử lý các biến số ngân lưu * Vốn lưu động: Vốn lưu động là nhu cầu vốn dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả. Nhu cầu vốn lưu động = Tồn quỹ tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho – Khoản phải trả Khi nhu cầu vốn lưu động tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầu vốn lưu động giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về. ∆ Nhu cầu VLĐ = ∆ Tiền mặt + ∆ Khoản phải thu + ∆ Tồn kho – ∆ Khoản phải trả
  • 21. Xử lý các biến số ngân lưu -Tồn quỹ tiền mặt: là lượng tiền mặt tồn quỹ cần thiết để thực hiện các giao dịch cho các hoạt động hàng ngày của dự án. Do vậy dự án cần phải có một mức tồn quỹ tiền mặt nhất định như là một yếu tố của tài sản lưu động. Khi dự án hoạt động ta phải chi ra một khoản tiền để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt. Khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tăng sẽ làm tăng ngân lưu ra của dự án, ngược lại khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng ngân lưu vào của dự án. Khi dự án kết thúc tồn quỹ tiền mặt không cần nữa ( CB = 0) lúc đó dự án sẽ có một khoản thu từ số tiền mặt tồn quỹ này. Như vậy số dư tiền mặt không phải là một hạng mục ngân lưu, chỉ khoản tăng hay giảm của số dư tiền mặt mới phản ánh vào trong bảng ngân lưu.
  • 22. Ví dụ: Một dự án có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt hàng năm bằng 10% chi phí hoạt động, giả sử chi phí hoạt động của năm thứ nhất là 1.600, năm 2 là 1.800, năm 3 là 2.100 ta có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt năm 1 là 160, năm 2 là 180 tăng thêm 20 so với năm 1 và năm 3 là 210 tăng thêm 30 so với năm 2. Nếu dự án thanh lý trong năm thứ 4 lúc này tồn quỹ tiền mặt không cần nữa (CB = 0), dự án sẽ có một khoản thu từ số dư tiền mặt tồn quỹ ở cuối năm thứ 4 là 210. Phản ánh vào bảng kế hoạch ngân lưu: Năm 1 2 3 4 Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt Chênh lệch tiền quỹ tiền mặt (∆CB) Tác động đến ngân lưu ròng (-∆CB) 160 160 180 20 210 30 0 -210 -160 -20 -30 +210
  • 23. - Các khoản phải thu: Trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Tuy nhiên không phải doanh thu bán hàng nào cũng được trả hết tiền, thường thì khách hàng chỉ trả một phần tiền và phần còn lại thì họ nợ. Vì vậy bất cứ doanh thu bán hàng nào trong kỳ của doanh nghiệp cũng đều bao gồm doanh thu đã trả tiền và doanh thu chưa trả tiền. Doanh thu chưa trả tiền được thể hiện qua số dư cuối kỳ của khoản phải thu. Do đặc điểm phổ biến này trong hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp nên khi phân tích khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ của dự án phải xét đến tác động của khoản phải thu bằng cách ước tính tỷ lệ số dư khoản phải thu thích hợp trong doanh thu của dự án. Khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu sẽ được xác định như sau: Khoản thực thu trong kỳ = Doanh thu bán hàng trong kỳ - Khoản phải thu cuối kỳ +Khoản phải thu đầu kỳ = Doanh thu bán hàng - Chênh lệch của khoản phải thu cuối kỳ và đầu kỳ (∆AR)
  • 24. Ví dụ: Một dự án có các khoản phải thu hàng năm bằng 20% doanh thu hàng năm. Doanh thu năm 1 là: 1.000, năm 2: 1.500, năm 3: 2.000. Các khoản phải thu năm 1: 200, năm 2: 300, năm 3: 400 Năm 1: Các khoản phải thu ( AR1): 200 Thu bằng tiền mặt năm 1: 1.000 – 200 = 800 Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 200 Năm 2: Các khoản phải thu ( AR2): 300 Thu bằng tiền mặt năm 2: 1.500 – (300 – 200) = 1.400 Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100 Năm 3: Các khoản phải thu ( AR3): 400 Thu bằng tiền mặt năm 3: 2.000 – (400 – 300) = 1.900 Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100 Năm 4: Thu hết AR3 của năm 3 do vậy có một lượng tiền vào là 400 Phản ánh vào ngân lưu: Năm Doanh thu Các khoản phải thu (AR) ∆AR Phản ánh vào ngân lưu vào 1 2 1.000 200 200 -200 1.500 300 100 -100 3 2.000 400 100 -100 4 0 0 -400 400
  • 25. Các khoản phải trả: Để hoạt động dự án cần phải mua các yếu tố đầu vào, tuy nhiên không phải khoản mua hàng nào cũng phải trả tiền ngay. Khi xác định ngân lưu trong kỳ ta chỉ ghi nhận số tiền thực trả, còn khoản tiền mua hàng trong kỳ chưa trả sẽ được trừ ra khỏi ngân lưu kỳ đó, và những khoản tiền mua hàng kỳ trước còn thiếu chưa trả sẽ được cọng vào ngân lưu trong kỳ. Các khoản mua hàng chưa trả tiền trong kỳ được thể hiện trong số dư tài khoản phải trả (AP) cuối kỳ, trong dự án thường xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đầu vào. Tính đến cuối kỳ, khoản chi mua hàng trong kỳ sẽ được xác định như sau: Khoản chi trong kỳ = Khoản mua trong kỳ - Khoản phải trả cuối kỳ + Khoản phải trả đầu kỳ = Khoản mua trong kỳ - Chênh lệch của khoản phải trả cuối kỳ và đầu kỳ(∆AP)
  • 26. Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên, giả sử khoản phải trả hàng năm bằng 20% chi phí hoạt động Khoản mua năm 1: 800 Tài khoản phải trả(AP1): 160 Thực chi năm 1: 800 – 160 = 640 Khoản mua năm 2: 1.000 Tài khoản phải trả(AP2): 200 Thực chi năm 2: 1.000 - (200-160) = 960 Khoản mua năm 3: 1.500 Tài khoản phải trả(AP3): 300 Thực chi năm 3: 1.500 - (300 – 200) = 1.400 Năm 4: Phải trả hết số tiền nợ năm 3 (AP3) là 300 nên dòng ngân lưu ra có một khoản tiền ở năm 4 là 300. Phản ánh vào ngân lưu: Năm 1 2 3 4 Chi phí hoạt động Các khoản phải trả (AP) ∆AP Phản aùnh vaøo ngân lưu ra   800 160 160 -160 1.000 200 40 -40 1.500 300 100 -100 0 0 -300 300
  • 27. * Thuế thu nhập công ty: Thuế thu nhập công ty là một dòng ngân lưu ra của dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án. Thuế thu nhập công ty chịu tác động bởi phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay sẽ tạo ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp. * Lãi vay Lãi vay là một khoản chi phí tài chính và nó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của dự án. Lãi vay được xác định trong lịch trả nợ căn cứ vào giá trị nợ vay, lãi suất vay và các điều kiện trả nợ sẽ thỏa thuận trong các hợp đồng vay vốn. Lãi vay có đưa vào ngân lưu hay không sẽ tùy thuộc vào quan điểm xây dựng ngân lưu.Nói chung lãi vay vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp đến ngân lưu thông qua thuế thu nhập. Nếu dự án trả lãi vay nhiều, lợi nhuận trước thuế giảm, ngân lưu của dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của lãi vay thông qua thuế gọi là lá chắn thuế của lãi vay.
  • 28. * Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng ngân lưu của dự án. Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự án so với trường hợp không có dự án. * Ngân lưu tài trợ Ngân lưu tài trợ bao gồm dòng ngân lưu vào do đi vay và dòng ngân lưu ra do trả nợ ( bao gồm nợ gốc và lãi đến hạn phải trả). Việc xác định khoản trả nợ sẽ dựa vào lịch trả nợ được xây dựng theo những thỏa thuận dự kiến trong hợp đồng vay vốn đầu tư vào dự án giữa chủ đầu tư và ngân hàng hay các tổ chức tài chính.
  • 29. Xử lý lạm phát Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự án. Vì vậy khi ước lượng ngân lưu dự án cần ước lượng tỉ lệ lạm phát kỳ vọng, vì lạm phát cao có thể làm cho lợi ích mang lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư hôm nay. Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập thực tế của dự án và đồng thời cũng làm tăng chi phí cơ hội của vốn. Nếu dự án có chi phí cơ hội thực của vốn đầu tư 10%, lạm phát 5%, khi đó chi phí cơ hội của vốn có tính đến lạm phát hay còn gọi là chi phí cơ hội danh nghĩa (suất chiết khấu danh nghĩa) sẽ được xác định theo công thức: Suất chiết khấu danh nghĩa = Suất chiết khấu thực +Lạm phát + (Suất chiết khấu thực * Lạm phát) = 10% + 5% + (10%*5%)
  • 30. Các quan điểm khác nhau trong việc xây dựng kế hoạch ngân lưu 1. Quan điểm tài chính: Theo quan điểm này việc xác định bảng ngân lưu thường dựa vào giá tài chính của dự án * Quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (All- Equity point of view – AEPV) Việc xây dựng ngân lưu theo quan điểm này nhằm đánh giá xem số vốn đầu tư vào dự án trong trường hợp không có tài trợ là có hiệu quả hay không để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch ngân lưu dự án theo quan điểm này, ở dòng ngân lưu vào chúng ta ghi nhận các khoản thực thu bằng tiền ( kể cả các khoản trợ cấp và trợ giá mà dự án được hưởng), và ở dòng ngân lưu ra chúng ta ghi nhận các khoản thực chi bằng tiền ( kể cả chi phí cơ hội của tài sản và của lao động). Lưu ý thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của dự án không có lá chắn thuế do lãi vay. Chính vì vậy mà ngân lưu theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu còn được gọi là ngân lưu của dự án không có lá chắn thuế; .
  • 31. * Quan điểm tổng đầu tư (Total investment point of view – TIP) Bảng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm này nhằm đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án căn cứ vào dòng ngân lưu do dự án tạo ra trong trường hợp có tài trợ. Việc xác định dòng ngân lưu vào và ra giống như trường hợp toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV), chỉ khác là giá trị thuế thu nhập hàng năm của dự án trong trường hợp này có lá chắn thuế do lãi vay. Quan điểm TIP còn gọi là quan điểm của ngân hàng, vì nó giúp cho ngân hàng đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án để có quyết định cho vay phù hợp. Ngân lưu theo quan điểm TIP còn gọi là ngân lưu có lá chắn thuế, và vì vậy chúng ta sẽ sử dụng suất chiết khấu không có lá chắn thuế để chiết khấu dòng ngân lưu này.
  • 32. Quan điểm chủ đầu tư (Equity owner point of view – EOPV) So với kế hoạch ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư(TIP), kế hoạch ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (EOPV) có đề cập thêm ngân lưu tài trợ của dự án (ngân lưu vào thêm vốn vay và ngân lưu ra thêm các khoản trả nợ vay). Việc xây dựng ngân lưu theo quan điểm EOPV nhằm đánh giá hiệu quả và rủi ro của vốn chủ sở hữu trong trường hợp có sử dụng vốn vay - là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư có quyết định tài trợ tối ưu đối với dự án.Nếu dự án không có sử dụng vốn vay thì ngân lưu tài chính chỉ có một giá trị duy nhất đó là ngân lưu theo quan điểm toàn bộ vốn (AEPV); Nếu dự án có sử dụng vốn vay thì ngân lưu tài chính sẽ có hai giá trị đó là giá trị ngân lưu tổng đầu tư (TIP) và giá trị ngân lưu chủ sở hữu (EOPV). Để đơn giản chúng ta sẽ lập ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư, sau đó lấy giá trị ngân lưu ròng này (NCF-TIP) trừ ngân lưu tài trợ chúng ta sẽ tính được ngân lưu ròng theo quan điểm chủ sở hữu (NCF- EOPV). Ngân lưu tài trợ phản ánh vay và trả nợ vay của dự án. Khi dự án tiếp nhận vốn vay, cho thấy một ngân lưu vào, nó tác động làm tăng ngân lưu ròng của dự án; Khi dự án trả nợ, cho thấy một ngân lưu ra, tác động làm giảm ngân lưu ra của dự án ( theo quan
  • 33. 2. Quan điểm kinh tế Theo quan điểm kinh tế, việc xác định bảng ngân lưu thường dựa vào giá kinh tế của dự án. Dựa vào giá tài chính để xác định giá kinh tế bằng cách loại bớt thuế, trợ cấp, nợ và trả nợ. Nói cách khác để điều chỉnh từ giá tài chính ra giá kinh tế chúng ta phải tìm ra hệ số chuyển đổi CF (Conversion Factor) CF = Giá kinh tế/ Giá tài chính Sự khác biệt trong xây dựng báo cáo ngân lưu theo quan điểm tài chính so với quan điểm kinh tế là: - Theo quan điểm tài chính , trong kế hoạch ngân lưu chúng ta ghi nhận giá trị tài chính của ngân lưu vào và ra. - Kế hoạch ngân lưu theo quan điểm kinh tế bao gồm các giá trị kinh tế thực của ngân lưu vào và ra. Vì có sự biến dạng trong kinh tế như là thuế và trợ cấp nên có sự khác biệt giữa giá trị tài chính và giá trị kinh tế. Chúng ta thu được giá trị kinh tế bằng cách điều chỉnh các giá trị tài chính đối với các biến dạng. Cũng vậy, chúng ta không kể các khoản tài trợ, gọi là nợ và trả nợ, bởi vì những khoản này là ngân lưu hay khoản chuyển giao trong nền kinh tế và không tiêu biểu cho các chi phí thực của nguồn tài nguyên. Thêm vào đó trong ngân lưu kinh tế chúng ta phải kể đến các ngoại tác tích cực và tiêu cực từ các tác động của dự án. Quan điểm kinh tế cò gọi là quan điểm toàn xã hội.
  • 34. 3.Quan điểm ngân sách Chính phủ Nếu Chính phủ phải cấp vốn, trợ giá hoặc cho vay đối với dự án, Chính phủ phải rút từ ngân sách bao nhiêu. Và đồng thời dự án cũng tạo ra nguồn thu cho ngân sách là bao nhiêu thông qua các khoản đóng thuế, lệ phí và các khoản hoàn trả vốn và lãi vay của dự án đối với các khoản cho vay ưu đãi của Chính phủ. Vì vậy khi thực hiện dự án thì ngân sách sẽ có những khoản thu và những khoản chi liên quan đến dự án, ta gọi đây là ngân lưu theo quan điểm ngân sách. Bảng ngân lưu này cho ta thấy tác động ròng của dự án đến thu chi ngân sách Chính phủ như thế nào
  • 35. Bảng ngân lưu tóm tắt theo các quan điểm đầu tư Khoản mục Tổng đầu tư (TIP) Chủ sở hữu (EPV) Kinh tế (Economic) Ngân sách (Budget) Thực thu bằng tiền Thực chi bằng tiền Chi phí cơ hội (+) (+) (+) (-) (-) (-) (-) (-) (-) Trợ cấp (+) (+) Thuế (-) (-) Vay/ Trả nợ Không có (+/-) Ngoại tác Không có Không có Không có Không có Không có (+/-) Không có Không có Không có (-) (+) (+/-) Không
  • 36. Hai phương pháp thường được sử dụng để quy đổi giá trị của tiền tệ theo thời gian thông qua suất chiết khấu r Phương pháp tích luỹ: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm hiện tại về một thời điểm nào đó trong tương lai CFt = CFo ( 1+r)t Phương pháp chiết khấu: quy đổi giá trị đồng tiền ở các thời điểm trong tương lai về một thời điểm nào đó ở hiện tại CFo = CFt /(1+r)t Trong đó: CFo là giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại CFt là giá trị tiền tệ ở tương lai (1+r)t gọi là hệ số tích luỹ 1/(1+r)t gọi là hệ số chiết khấu. Muốn tính đổi dòng tiền theo thời gian theo hai phương pháp trên cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố đó là dòng tiền ròng theo thời gian (NCF), thời điểm quy chiếu và suất chiết khấu (r) . Suất chiết khấu càng lớn và thời gian càng xa trong tương lai thì hiện giá của nó càng nhỏ. Như vậy thời gian và suất chiết khấu có quan hệ nghịch với giá trị hiện tại. Định nghĩa suất chiết khấu trong dự án: là suất sinh lời kỳ vọng
  • 37. Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào: Chi phí cơ hội của vốn Chi phí vốn Tỷ lệ rủi ro của các dự án Tỷ lệ lạm phát Chi phí vốn trung bình trọng số (WACC) Chi phí vốn bình quân của một dự án chính là suất sinh lời yêu cầu trên tài sản. Nếu một dự án có vay nợ, cơ cấu vốn của dự án bao gồm một phần là nợ và một phần là vốn chủ sở hữu, thì suất chiết khấu có lá chắn thuế được xác định theo công thức sau: WACC = D E (1 −Tc ) RD + ( RE ) V V Trong đó E là vốn chủ sở hữu, V(= E +D) là tổng vốn đầu tư và D là giá trị của nợ, Tc là thuế suất thuế thu nhập công ty, RD là chi phí sử dụng nợ, và RE là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Suất chiết khấu không có lá chắn thuế được xác định như sau: D E WACC = (R D ) + (R E ) V V
  • 38. Trong trường hợp dự án được đầu tư trong một môi trường có độ rủi ro cao, người ta thường cộng thêm vào lãi suất chiết khấu một tỷ lệ rủi ro Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá và vì vậy mà ngân lưu của dự án bị biến dạng. Trong trường hợp có tính đến tác động của lạm phát thì tỷ lệ lạm phát phải đưa thêm vào suất chiết khấu. Ta có suất chiết khấu có điều chỉnh lạm phát sẽ được xác định theo công thức sau: i = r + g +rg Trong đó: r là suất chiết khấu không có lạm phát, g là tỷ lệ lạm phát bình quân dự kiến hàng năm, i là suất chiết khấu đã điều chỉnh lạm phát suất chiết khấu danh nghĩa. Suất chiết khấu thường thay đổi theo thời gian và nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vốn dài hạn. Trong trường hợp này nếu dòng tiền và suất chiết khấu tương ứng với từng năm có thể dự doán trước được thì hiện giá của dòng tiền tương lai sẽ được tính bằng công thức sau: PV=(B1-C1)/(1+r1)+(B2-C2)/(1+r1)(1+r2)+…+(Bn-Cn)/ (1+r1)(1+r2)… (1+rn) Trong công thức trên r1, r2 …rn là suất chiết khấu ở năm 1,2,…n
  • 39. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 1. Hiện giá ròng (NPV: Net Present Value) Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư đối với số vốn đầu tư của dự án. n NCFt NPV = ∑ t t = ( +r ) 0 1 Trong đó: NCFt là ngân lưu ròng năm t, r là suất chiết khấu của dự án, và n là tuổi thọ của dự án.
  • 40. Ưu điểm của tiêu chuẩn NPV: •Có tính đến thời giá của tiền tệ •Xem xét toàn bộ ngân lưu dự án •Đơn giản và có tính chất cộng: NPV (A+B) = NPV (A) + NPV (B) •Có thể so sánh giữa các dự án có qui mô khác nhau. Nhược điểm: Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất chiết khấu, do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng tiêu chuẩn này được. Sử dụng NPV để ra quyết định lựa chọn dự án: •Bác bỏ dự án khi NPV < 0 •Khi phải lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, chọn dự án nào có NPV cao nhất •Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế, sẽ chọn tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất.
  • 41. 2. Suất sinh lời nội bộ (IRR: Internal Rate of Return) Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. Để xác định suất sinh lợi nội bộ, IRR, chúng ta thiết lập phương trình: NCFt NPV = ∑ = 0 t t −0 (1 + IRR ) n ≥ Giải phương trình này để tìm IRR. Suất sinh lợi nội bộ (IRR) chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR > Suất sinh lời yêu cầu
  • 42. Ưu điểm của chỉ tiêu IRR: •Có tính đến thời giá tiền tệ •Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu •Tính đến toàn bộ ngân lưu. Nhược điểm: • Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng ngân lưu của dự án đổi dấu nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR nào. • Ví dụ: ta có dòng ngân lưu ròng của một dự án như sau: Năm NCF 0 1 2 3 4 -300 200 200 200 -200 • Dự án này có 2 IRR là – 39,07% và 27,73% • Bị hạn chế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui mô khác nhau hoặc thời điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án lọai trừ nhau về mặt qui mô hoặc các dự án loại trừ nhau về mặt thời gian.
  • 43. 3. Thời gian hoàn vốn (PP: Payback Period) Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhân dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. a.Thời gian hoàn vốn không chiết khấu Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau: n PP = n + NCF ∑ t t= 0 NCFn + 1 Trong đó n là số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0, nhưng ngân lưu tích lũy sẽ dương khi đến năm n+1, tức là: . n ∑NCF< 0 t =0 t n+ 1 vaø∑NCF> 0 t t =0
  • 44. Ví dụ: Tính thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng ngân lưu như sau: Năm 0 1 2 3 4 NCF -500 200 200 200 250 Luỹ kế NCF -500 -300 -100 100 350 Thời gian hoàn vốn = 2 + −500 + 200 + 200 200 = 2,5 năm. Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án được chấp nhận.
  • 45. Ưu điểm của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp. Nhược điểm của nó là không xem xét dòng ngân lưu sau thời gian hoàn vốn, vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này. Mặt khác, chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan tâm đến giá trị của tiền theo thời gian. Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định.
  • 46. b. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu. Cũng ví dụ trên, nhưng giả sử suất chiết khấu 12%, ta tính hiện giá của dòng ngân lưu: Năm 0 1 2 3 4 NCF -500 200 200 200 250 PVNCF(i =12%) -500 178,57 159,44 142,36 158,88 Luỹ kế PVNCF -500 -321,43 -162 -19,64 139,24 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: PP = 3 + − 500 + 178,57 + 159,44 + 142,36 158,88 = 3,12 naêm Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án bị bác bỏ.
  • 47. Chỉ số lợi nhuận (PI: Profit Index) Chỉ số lợi nhuận hay còn gọi là tỉ số lợi ích-chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án. ≥ PI = ∑PV (loi ích ròng) PV (chi phí dau tu ròng) ∑ Hay PI = (NPV / I) + 1 = NCF t ∑ r) t 1+ t= ( 0 + 1 m NINV t n ∑+) (1 r t= 0 t Trong đó, I là tổng hiện giá đầu tư ròng, còn NINVt là giá trị đầu tư ròng vào năm t. Nguyên tắc ra quyết định dựa trên PI là chấp nhận dự án khi PI>1và bác bỏ dự án khi PI < 1.
  • 48. Ví dụ: PI của dòng ngân lưu ròng của một dự án như sau: Năm 0 1 2 3 4 NCF -500 200 200 200 250 PV@12% -500 178,57 159,44 142,36 158,88 Tổng hiện giá lợi ích = 178,57 + 159,44 + 142,36 + 158,88 = 639,25, trong khi NPV = 139,25. PI = 639,25 / 500 = 1,28 hay PI = (139,25/ 500) + 1 = 1,28 Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV. Tuy nhiên NPV là một số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối, biểu thị của cải tạo ra trên 1 đồng đầu tư.
  • 49. LỰA CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN NGÂN SÁCH Chỉ tiêu PI phù hợp trong trường hợp xếp hạng dự án khi ngân sách đầu tư bị giới hạn. Dùng chỉ tiêu này ta có thể lựa chọn môt tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất, hay nói cách khác với một ngân sách bị giới hạn có thể tạo ra tổng của cải lớn nhất. Trình tự lựa chọn dự án: • Tính toán chỉ số PI cho tất cả các dự án • Sắp xếp các dự án theo thứ tự PI từ cao đến thấp • Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án sẽ được lựa chọn theo thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách vốn đầu tư được dùng hết • Trong trường hợp ngân sách vốn đầu tư không dùng hết vì dự án cuối cùng có vốn đầu tư lớn hơn ngân sách vốn đầu tư còn lại, ta có 3 phương án lựa chọn: * Tìm một tổ hợp dự án mới, có thể bao gồm một vài dự án nhỏ hơn, cho phép sử dụng hết ngân sách, nhưng NPV cao nhất * Cố gắng nới lỏng ràng buộc về nguồn vốn để có đủ vốn chấp nhận dự án sau cùng * Chấp thuận càng nhiều dự án càng tốt, và đầu tư nguồn vốn thừa vào các chứng khoán ngắn hạn cho đến thời đoạn sau, hoặc sử dụng
  • 50. Ví dụ: Công ty BW đang xem xét lựa chọn các dự án đầu tư trong điều kiện hạn chế của ngân sách công ty năm nay là $32.500 cho việc đầu tư vào các dự án: Dự án I ($) IRR (%) NPV ($) PI A 500 18 50 1.10 B 5.000 25 6.500 2.30 C 5.000 37 5.500 2.10 D 7.500 20 5.000 1.67 E 12.500 26 500 1.04 F 15.000 28 21.000 2.40 G 17.500 19 7.500 1.43 H 25.000 15 6.000 1.24 Phương pháp PI Dự án được chấp nhận Giá trị gia tăng F, B, C, D 38.000 NPV F, G 28.500 IRR C, F, E 27.000
  • 51. Khi nguồn ngân sách đầu tư của công ty được giới hạn trong từng năm, lúc đó phải xem xét kết hợp ngân lưu tạo ra từ dự án trong năm sau với ngân sách đầu tư của công ty năm sau để có một tổ hợp dự án đầu tư có tổng NPV cao nhất và sử dụng hết nguồn ngân sách theo kế hoạch của công ty. Ví dụ : Ngân lưu Dự án NPV@10 % PI CF0 CF1 CF2 A - 10 30 5 21 2.1 B -5 5 20 16 3.2 C -5 5 15 12 3.4 D 0 - 40 60 13 0.4 Nếu giới hạn ngân sách là 10 triệu, căn cứ vào PI, chọn B và C sẽ cho NPV cao nhất: 28. Nếu công ty có thể huy động 10 triệu cho đầu tư vào năm 0 và 10 triệu cho năm 1 thì sẽ chọn A và D và NPV = 34 (Dự án A thu hồi 30 triệu vào năm 1 cộng với nguồn vốn huy động năm 1 sẽ có đủ vốn đầu tư
  • 52. Tóm lại: Tất cả các chỉ tiêu trên đều thích hợp để ra quyết định chấp nhận hay loại bỏ một dự án đầu tư, vì chúng đều có một kết luận như nhau. Nhưng chúng có thể cho chúng ta những phương án xếp hạng không giống nhau hoặc có thể trái ngược hẳn nhau. Vì thế, việc chọn một tiêu chí đánh giá để chọn lựa giữ các phương án cạnh tranh có thể tóm tắt như sau: 1. Chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV) : nên sử dụng trong mọi trường hợp vì nó dễ tính toán, tính ổn định cao và có thể xác định được mức thu nhập ròng tối đ của các dự án. Chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu thích hợp nhất vì nó đo được lợi ích ròng tuyệt đối của các dự án đầu tư. 2. Chỉ số lợi nhuận (PI): Khi các dự án bị hạn chế bởi ngân sách đầu tư th nên sử dụng chỉ tiêu này. Chúng ta có thể chọn các dự án có khả năng sinh lời cao nhất cho tới khi chúng ta tiêu dùng hết số vốn đã quy định. 3. Chỉ tiêu IRR là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu hiện giá ròng. Những thông tin về suất sinh lợi của dự án từ chỉ tiêu này sẽ giúp ích cho bạn trong việc ra quyế định đầu tư. Trong một số trường hợp cá biệt (nhất là các dự án có nhiều giai đoạn bỏ vốn khác nhau) chỉ tiêu IRR cho kết luận không chính xác vì tính đa nghiệm của nó. 4. Thời gian hoàn vốn chỉ tiêu này cho phép loại bỏ những dự án có thờ gian hoàn vốn quá dài, tuy vậy sử dụng chỉ tiêu này có thể xếp hạng sai đối với cá dự án loại trừ lẫn nhau, từ đó có thể có sự lựa chọn sai lầm các dự án.
  • 53. ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH Khi thaåm ñònh döï aùn, caùc nhaø thaåm ñònh raát quan taâm ñeán ñoä an toaøn cuûa döï aùn veà maët taøi chính. Ñaây laø moät maët theå hieän tính khaû thi cuûa döï aùn. Caàn ñaùnh giaù ñoä an toaøn veà taøi chính cuûa döï aùn treân caùc maët sau : - An toaøn veà voán. - An toaøn veà khaû naêng traû nôï. - Ñoä nhaïy cuûa döï aùn. 1. An toaøn veà voán. a) Tyû leä voán töï coù :    Tyû leä voán töï coù = Voán töï coù/ Voán ñaàu tö Tyû leä naøy caøng cao caøng toát. Döï aùn coù tyû leä voán töï coù >50% ñöôïc xem laø an toaøn veà voán. b) Tyû leä löu hoaït cuûa döï aùn :  Tyû leä löu hoaït = Giaù trò TSLÑ / Nôï ngaén haïn
  • 54. ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH * An toaøn veà traû nôï Trong caùc döï aùn coù voán vay thì phaûi xeùt kyõ ñoä an toaøn traû nôï (Voán goác + laõi vay) haøng naêm. Trong theå leä vay phaûi qui ñònh chaët cheõ cuï theå soá voán vay, laõi suaát vay, thôøi haïn traû, cheá ñoä vay (laõi töùc ñôn hay gheùp). Nguyeân taéc vay baèng ñoàng tieàn naøo thì traû baèng ñoàng tieàn ñoù, neáu khoâng nhö vaäy thì phaûi qui ñònh roõ töø ñaàu trong theå leä vay.  a.  Nghóa vuï traû nôï haøng naêm Nghóa vuï traû nôï haøng naêm = Laõi vay phaûi traû haøng naêm + Nôï goác phaûi traû haøng naêm   b. Khaû naêng traû nôï Khaû naêng traû nôï = Khaû naêng taïo voán baèng tieàn cuûa döï aùn / Nghóa vuï traû nôï
  • 55. ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH Baûng veà khaû naêng traû nôï qua caùc naêm : Naêm 1 Chæ tieâu Naêm 2 ... A. Khaû naêng taïo tieàn : I. Lôïi nhuaän sau thueá II. Khaáu hao   B. Nghóa vuï traû nôï I. Laõi vay haøng naêm C.II. Nôï naêng traû nôï Khaû daøi haïn ñaùo haïn (=A/B) Khaû naêng traû nôï qua caùc naêm caøng taêng caøng toát, vì khaû naêng taïo tieàn caøng veà sau caøng cao, nghóa
  • 56. ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH Baûng döï truø tieâu nôï : Naê Chæ traû Naêm Naêm 2 .... Naêm döï m A. Nôï ñaàu kyø 1 A B. Laõi B=%A C. Nôï trong kyø F=E+G(vay truø traû heát nôï theâm) C=A+ B   D. Traû trong kyø : Khaáu hao Laõi roøng E. Nôï cuoái kyø D E=C-D 0 Caùc chæ tieâu ñeå ñaùnh giaù an toaøn veà voán, veà traû nôï seõ ñöôïc ñoái chieáu vôùi caùc chæ tieâu chuaån tuøy theo ngaønh ngheà ñeå bieát ñöôïc coù an toaøn hay khoâng.
  • 57. ÑAÙNH GIAÙ ÑOÄ AN TOAØN VEÀ TAØI CHÍNH * Phaân tích ñoä nhaïy cuûa döï aùn (Sensitivity Analaysis). Ñoä nhaïy cuûa döï aùn cho thaáy ñöôïc tính oån ñònh cuûa döï aùn tröôùc caùc bieán ñoäng khaùch quan, caùc ruûi ro coù theå xaûy ra trong quaù trình thöïc hieän döï aùn. Vieäc phaân tích ñoä nhaïy cuûa döï aùn chuû yeáu döïa vaøo kinh nghieäm cuûa chuyeân gia. Döï kieán nhöõng tình huoáng thay ñoåi aûnh höôûng ñeán saûn löôïng hay giaù ñaàu vaøo, ñaàu ra cuï theå laø aûnh   höôûng cuûa moät trong 2 yeáu toá doanh thu giaûm vaø chi phí taêng hoaëc ñoàng thôøi caû hai. Töø ñoù tính laïi chæ tieâu lôïi nhuaän vaø caùc chæ tieâu hieäu quaû. Neáu tính laïi caùc chæ tieâu ñoù vaãn ñaït ñöôïc thì döï aùn ñöôïc xem laø oån ñònh vaø seõ ñöôïc chaáp nhaän. Möùc taêng giaûm duøng trong phaân tích ñoä nhaïy coù theå ñeán 25% so vôùi ban ñaàu. Söû duïng Table 2 chieàu treân Excel giuùp chuùng ta nhanh choùng xaùc ñònh keát quûa khi thay ñoåi moät giaù trò döõ lieäu ( Click vaøo
  • 58. CHƯƠNG VII THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN  
  • 59. Lợi ích kinh tế xã hội là những lợi ích về mặt kinh tế được xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là xét trên tầm vĩ mô, khác với những lợi ích về mặt tài chính chỉ xét trên tầm vi mô liên quan đến từng xí nghiệp. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã   hội, của nền kinh tế. Những đáp ứng có tính chất định tính như : - Đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước (công nghiệp hóa, hiện đại hóa...). - Góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh...
  • 60. Những đóng góp có tính chất định lượng như : - Gia tăng thu nhập quốc dân. - Mức tăng thu ngân sách. - Gia tăng số người có việc làm. - Gia tăng sử dụng tài nguyên. - Tăng thu ngoại tệ... Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất mà xã hội dành cho dự án thay vì sử dụng vào   việc khác trong tương lai gần. Như vậy, lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh (có mục đích) giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế
  • 61. Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là đánh giá dự án trên quan điểm của toàn nền kinh tế, đánh giá tác động của dự án đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Để thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án, cần điều chỉnh giá tài chính về giá kinh tế (để loại bỏ các yếu tố về chính sách đưa giá cả về đúng giá trị kinh tế của nó) bởi giá tài chính là giá hạch toán, giá kinh tế là giá có tính đến chi phí cơ hội của các nguồn lực trong nền kinh tế. Các nguyên nhân làm giá tài chính khác biệt nhiều với giá kinh tế gồm có: thuế, trợ cấp của Chính phủ,   chênh lệch tỷ giá… Tiêu chuẩn để chọn hàng hoá nhằm đánh giá kinh tế: - Những hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. Thí dụ các nguyên vật liệu chính, sản phẩm chính của dự án. - Những loại hàng hoá mà giá thị trường khác biệt nhiều với giá kinh tế.
  • 62. II. Giá kinh tế trong thẩm định hiệu quả dự án Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ trong dự án người ta chia chúng thành 4 nhóm: 1. Các khoản thanh toán chuyển giao Thanh toán chuyển giao là những khoản thu hay chi phí của dự án mà không có hàng hoá dịch vụ cụ thể được trao đổi. Các khoản thanh toán chuyển giao không làm thay đổi giá trị tổng sản phẩm xã hội nên không được tính khi thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án theo phương pháp trực tiếp. Các khoản thanh toán chuyển giao gồm có: thuế, trợ giá của Chính phủ, lãi vay. Các khoản thanh toán chuyển giao này sẽ được loại ra khỏi chi phí, thu nhập khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của   dự án. Cần chú ý trợ cấp gián tiếp thông qua việc điều chỉnh thị trường của Chính phủ (bằng các công cụ điều tiết như: đánh thuế các sản phẩm cạnh tranh, hạn chế nhập khẩu…) không được coi là khoản thanh toán chuyển giao. Lãi vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, phí bảo hiểm phải được tính trong giá kinh tế (vì đó là chi phí thực sự của nền kinh tế).
  • 63. 2. Hàng mậu dịch Là những hàng hoá có khả năng trao đổi, tức có thể xuất nhập khẩu được hay những hàng hoá sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu.Với những hàng hoá này: hàng xuất thường có giá FOB > chi phí sản xuất trong nước, hàng nhập có giá CIF < chi phí sản xuất trong nước. Điều chỉnh giá kinh tế hàng nhập mậu dịch gồm các bước: - Điều chỉnh giá xuất nhập khẩu (Giá FOB đối với hàng xuất và giá CIF đối với hàng nhập) bằng cách áp dụng tỷ giá ngoại tệ điều chỉnh (tỷ giá ẩn). Tỷ giá ẩn là tỷ giá tài chính được tính thêm một tỷ lệ thưởng ngoại tệ: SER = MER (1 + Fx)   Trong đó: SER: tỷ giá hối đoái điều chỉnh (ẩn) MER: tỷ giá hối đoái tài chinh Fx :tỷ lệ thưởng ngoại tệ = <(M + Ti) + (X + Sx)>/(M+X) - 1 Với: X là kim ngạch xuất khẩu ở giá FOB M là kim ngạch nhập khẩu ở giá CIF Ti là thuế nhập khẩu, Si là trợ cấp xuất khẩu - Cộng vào giá mua nguyên vật liệu nhập khẩu (hay trừ ra trong
  • 64. 3. Hàng phi mậu dịch Là những hàng hoá không thể xuất nhập khẩu được do giá, do hạn chế của Chính phủ hay do tính chất của hàng hoá đó. Hàng phi mậu dịch thường được tính bằng giá thị trường nội địa. Hai trường hợp quan trọng nhất là đất đai và lao động. a. Đất đai - Nếu giá mua đất phản ánh tương đối giá trị thực của đất, lấy giá mua làm giá kinh tế. -Thuê đất: tính tiền thuê trong chi phí hay vốn hoá tiền thuê đất và đưa vào tổng vốn đầu tư. - Nếu không tính được hợp lý giá mua hay thuê đất, giá kinh tế   của đất được xác định trên cơ sở khả năng sản xuất trực tiếp của đất (thu nhập – chi phí). Nếu đất bỏ hoang trước khi có dự án thì chi phí cơ hội của đất khi sử dụng cho dự án sẽ bằng không hay nói cách khác giá kinh tế của đất bằng không.
  • 65. b. Lao động - Giá kinh tế của lao động bằng lương trả cho số lao động này khi không có dự án (chi phí cơ hội của lao động). - Trường hợp lao động thất nghiệp trước khi có dự án: chi phí cơ hội bằng chi phí tiêu dùng tối thiểu (hay lương tối thiểu). - Chuyên gia nước ngoài: giá kinh tế bằng lương trả cho chuyên gia bằng ngoại tệ nhân với tỷ giá hối đoái ẩn. 4. Hàng mậu dịch gián tiếp   Là những hàng hoá phi mậu dịch nhưng trong đó có những thành phần là hàng mậu dịch. Ví dụ máy móc lắp ráp trong nước bằng những linh kiện ngoại nhập. Tính giá kinh tế hàng mậu dịch gián tiếp, ta chia chúng thành hai thành phần: mậu dịch và phi mậu dịch và sau đó tính theo các cách như đối với hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch ở trên rồi tổng hợp lại.
  • 66. III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Người ta dùng các chỉ tiêu tương tự như khi thẩm định hiệu quả tài chính đó là thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần… Điểm khác biệt là khi thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội cần điều chỉnh giá tính trong dự án (giá tài chính) về giá kinh tế. Ngoài ra, trong thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội còn có chỉ tiêu đặc thù như sau: 1. Chỉ số sinh lời kinh tế (ERR) Chỉ số sinh lợi kinh tế là tỷ suất chiết khấu làm cho hiện giá lợi ích kinh tế của dự án bằng với hiện giá chi phí kinh tế của dự án. Chỉ số   sinh lợi kinh tế tính tương tự như tỷ số sinh lời nội bộ (IRR) nhưng có ý nghĩa đánh giá dự án dưới góc độ của toàn nền kinh tế, toàn xã hội. Bt: Lợi ích kinh tế năm thứ t Ct: Chi phí kinh tế năm thứ t n ERR = r ∑ ( Bt − Ct ) /(1 + r ) t =0 t =0
  • 67. 2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư Chỉ số sinh lời kinh tế là công cụ để đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng thu thập được đầy đủ số liệu theo yêu cầu đề ra. Do đó trên thực tế để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư người ta thường sử dụng những phương pháp tính toán đơn giản phù hợp với thực trạng về khả năng cung ứng thông tin của đất nước để xem dự án đóng góp như thế nào đến mục tiêu phát triển của quốc gia. a. Chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tư Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia. Chỉ tiêu này chính là NPV kinh tế của dự án. Dòng tiền để xác   định chỉ tiêu này có thể xác định theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp đã được đề cập ở phần phân tích tài chính, còn tính theo phương pháp gián tiếp người ta sử dụng công thức sau: Giá trị gia tăng = Lãi ròng + Lương + Thuế + Các khoản vay - Trợ giá, bù giá ( nếu có) +/- Ngoại tác
  • 68. Các khoản mục trong phân tích tài chính trong dự án đầu tư: thuế, trợ giá… là những chi phí mang tính chất chuyển giao trực tiếp. Đây là các giá trị có tính chất chuyển dịch sở hữu từ tổ chức kinh tế này sang tổ chức kinh tế khác mà không gây ra sự thay đổi nào trong nền kinh tế. Thuế: Thuế nộp cho ngân sách Nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách Nhà nước hay đối với nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc miễn giảm thuế để ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư là sự hy sinh của xã hội, 1 khoản chi phí của xã hội phải chịu. Thực ra thuế chiếm một phần trong giá nên người tiêu dùng phải chịu khoản thuế trong giá đó. Chính phủ là người thu khoản thuế này chi   cho các khoản chung hay tái đầu tư phúc lợi cho toàn xã hội. Vì thế trên phạm vi toàn thể cộng đồng 2 khoản này triệt tiêu không tạo ra hay mất đi giá trị nào cả. Tuy nhiên, khi tính toán thu nhập thuần (lãi ròng) trong phân tích tài chính ta đã trừ đi các khoản thuế xem như là các khoản chi thì trong phân tích kinh tế xã hội ta phải cộng vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại.
  • 69. Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội. Trong phân tích tài chính ta coi nó là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội phải coi lương là thu nhập. Trong thực tế tiền lương, tiền công chưa phải thước đo chính xác giá trị sức lao động mà người lao động đã phải bỏ ra. Trong các nước còn nhiều người thất nghiệp, bán thất nghiệp thì nó càng sai biệt so với giá trị thực của sức lao động   đóng góp cho dự án. Có thể tham khảo phương pháp điều chỉnh sau : - Đối với lao động có chuyên môn : để nguyên như trong phân tích tài chính. - Đối với lao động không có chuyên môn : chỉ tính 50% so với chi phí tiền lương trong phân tích tài chính.
  • 70. Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc & lãi) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà không làm tăng giảm thu nhập quốc dân. Tuy vậy, khi xác định lãi ròng trong phân tích tài chính ta trừ đi nợ như là chi phí thì trong phân tích kinh tế xã hội cộng vào khi tính giá trị gia tăng. Trợ giá, bù giá: Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo trợ của nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là 1   loại chi phí kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện dự án. Như vậy khi tính giá trị gia tăng trong phân tích kinh tế xã hội ta phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá (nếu có). Ngoại tác: là chi phí hay lợi ích tăng thêm ở các dự án khác mà do thực hiện dự án đang xét có cơ hội tạo ra
  • 71. Trong phân tích tài chính giá cả lấy theo giá thị trường, ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của doanh nghiệp. Nhưng giá thị trường không trùng hợp với giá trị của hàng hóa nên lợi nhuận trong phân tích tài chính không phản ánh đúng đắn mức lời lỗ của cả đất nước. Hiện nay về phương diện giá cả nhất là giá các tài nguyên được sử dụng trong dự án phải tính theo giá kinh tế. Giá trị gia tăng của dự án gồm : - Giá trị gia tăng trực tiếp : tức là giá trị gia tăng do chính hoạt động của dự án sinh ra. - Giá trị gia tăng gián tiếp : là những giá trị gia tăng thu được từ các dự án khác hay các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền   mà dự án đang xét tạo ra. Giá trị gia tăng gián tiếp trong đa số trường hợp không tính toán được mà chỉ phân tích định tính. Nhưng không nên xem nhẹ phần này nhất là đối với các dự án khu chế xuất, trồng rừng, xây dựng cầu đường thì ảnh hưởng của dự án đối với việc phát triển các ngành rất đáng kể. Giá trị gia tăng được tính cho từng năm hoạt động và tổng cộng cho cả thời hạn đầu tư. Ngoài ra còn tính cả chỉ tiêu Giá trị gia tăng/Vốn đầu tư
  • 72. b. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp của dự án và số lao động có việc làm ở các dự án có liên quan (số lao động có việc làm gián tiếp từ các dự án khác do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét). Chỉ tiêu này được thể hiện ở hai khía cạnh : - Số lao động do dự án sử dụng, được thể hiện qua chỉ tiêu số lao động của dự án/VĐT để so sánh với các dự án khác. - Thu nhập của người lao động, điều này vừa thể hiện số thu nhập thực vừa phản ánh chất lượng lao động.   c. Chỉ tiêu đóng góp ngân sách Các khoản đóng góp cho ngân sách của một dự án bao gồm các loại thuế, tiền thuê đất, thuê các tài sản cố định, dịch vụ công cộng... Ngoài ra đóng góp chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa. Thể hiện qua chỉ tiêu mức đóng góp ngân sách và mức đóng góp cho ngân sách trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.
  • 73. d. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ) Một tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án là xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước, thể hiện qua chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án. Chỉ tiêu này được xác định thông qua các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời của dự án đang xét. Ngoài ra còn cả mức tiết kiệm ngoại tệ của các dự án liên đới và mức tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu không phải nhập từ nước ngoài. - Nếu kết quả >0 : Dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. - Nếu kết quả <0 : Dự án làm bội chi ngoại tệ.   e. Những tác động khác của dự án * Góp phần phát triển các ngành nghề khác * Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân -* Góp phần phát triển địa phương * Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác
  • 74. f. Đánh giá tác động đến môi trường của dự án Ảnh hưởng của dự án tới môi trường có tác động tích cực, có tác động tiêu cực. Những dự án có ảnh hưởng tích cực đó là tạo nguồn nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh y tế, tạo cây xanh, trồng rừng, làm đẹp cảnh quan... Những ảnh hưởng tiêu cực của các dự án như gây mất cân bằng sinh thái, thường xảy ra với các các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên…; gây ô nhiễm môi trường như chất thải từ các dự án công nghiệp... Nếu có tác động tiêu cực đến môi trường thì trong các dự án cần nêu các giải pháp khắc phục và chi phí để thực hiện các giải pháp đó (nếu   chi phí này quá lớn thì phải chuyển địa điểm dự án hoặc loại bỏ dự án). Trên đây là những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội có thể định lượng được hoặc chỉ định tính với các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ thông thường. Trong đó đặc biệt quan trọng là phân tích sự phù hợp của dự án đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án nhằm đánh giá tác động của dự án đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong thẩm định kinh tế - xã hội