SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  114
1




              Đề tài

  Kế toán quản trị với việc lập dự
toán và báo cáo chi phí tại Công ty
          Dệt May 29/3
2



                    MỤC LỤC

Chương I: .........................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN .......4
VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ .......4
CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP ..........................4
    BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU........14
  BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP......15
  BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG........17
  Thực tế.........................................17
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................21
Chương II: .......................................22
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3........22
  MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY........24
Chương III: ......................................48
HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN .........48
VÀ BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3.......48
CHƯƠNG I..........................................70
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN .............................70
CHƯƠNG II.........................................84
TÌNH HÌNH THỰC TẾ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT
MAY 29/3..........................................84
  MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY........86
CHƯƠNG III.......................................105
3



Lời mở đầu
       Cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta là các
yêu cầu về việc có được các thông tin đáng tin cậy được xử lý có hiệu quả nhất.
Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
       Để đáp ứng được yêu cầu này của các nhà quản lý đòi hỏi kế toán cung
cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục và hữu ích phục vụ kịp thời ra
quyết định của nhà nhà quản trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính những yêu
cầu về tính tốc độ, linh hoạt, hữu ích của thông tin mà kế toán tài chính không
thể đảm trách được, kế toán quản trị ra đời như là một tất yếu khách quan của
cơ chế thị trường. Kế toán quản trị ở các nước phát triển được ứng dụng một
cách rộng rãi trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của doanh nghiệp.
       Ngành Dệt may nói chung và Công ty Dệt May 29/3 (HACHIBA) nói
riêng đã và đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ sau 31/12/2004 khi thị trường
Dệt may đã hội nhập hoàn toàn. Trong điều kiện Việt Nam chưa là thành viên
của WTO sẽ khiến cho hàng dệt may xuất khẩu mất đi lợi thế mà các thành
viên WTO được hưởng nhất là sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn như:
Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó để tồn tại và phát triển chỉ có những sản phẩm có
sức cạnh tranh cao, giá cả phù hợp mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường.
       Vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty Dệt May 29/3 là phải tiết kiệm
chi phí. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây Công ty Dệt May 29/3
bước đầu tổ chức công tác kế toán quản trị mà tập trung vào công tác lập dự
toán và kiểm soát chi phí.
       Tuy nhiên trên thực tế từ trong phương hướng xây dựng đến tổ chức
thực hiện thì việc ứng dụng kế toán quản trị trong việc lập dự toán chi phí và
báo cáo kiểm soát chi phí vẫn chưa được tổ chức khoa học, quy cũ vẫn còn
mang nặng nội dung của KTTC hay nói cách khác là nó chưa được vận dụng
và tổ chức thực hiện tại công ty với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Các nội dung của kế toán quản trị chi phí
được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phân và chưa có bộ phận chuyên trách.
       Vì vậy xuất phát từ nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tiễn
trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: "Kế toán quản trị với việc lập dự
toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29/3".
4



Chương I:
 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
  VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
           CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP

I. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ
       1. Bản chất của kế toán quản trị
       Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị nhưng nếu đứng
trên góc độ sử dụng thông tin để phục vụ cho chức năng quản lý thì:
       "Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép,
đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có
thể định lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị trong quá trình
hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh".
       Qua đó ta thấy rõ bản chất của kế toán quản trị là một bộ phận của hệ
thống kế toán nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở
mỗi tổ chức. Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
phản ánh quá khứ mà cả thông tin hướng về tương lai mà các nhà KTTC
không thể đảm trách được. Đó là những thông tin được xử lý dựa vào những
thành tựu của công cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại nhằm tăng
cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu ích nhưng đơn giản. Đồng thời kế toán
quản trị hợp nhất với KTTC làm cho quy trình công việc kế toán hoàn thiện
và phong phú hơn.
       2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
       Thông qua quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị thì
chúng ta nhận ra rằng kế toán quản trị chi phí trước hết phải là kế toán chi phí.
       Nếu như những thông tin mà kế toán chi phí cung cấp là những thông
tin đã xảy ra trước đó thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thành
nhằm kiểm soát chi phí, hạ giá thành thì thông tin mà kế toán quản trị chi phí
cung cấp bao gồm cả thông tin quá khứ và những thông tin có tính dự báo
thông qua việc lập kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi
phí làm căn cứ để ra các quyết định thích hợp về giá bán, ký kết hợp đồng, tự
làm hay mua ngoài, có nên ngừng sản xuất hay không...
       Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và
trách nhiệm của nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí
phát sinh thông qua hệ thống thông tin chi phí được cung cấp theo các trung
tâm quản lý chi phí được hình thành trong đơn vị.
       Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về lượng chi phí bỏ ra
như thế nào khi có sự thay đổi về lượng sản xuất, khi có sự thay đổi hay biến
5


động chi phí thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và ai sẽ là người
đứng ra gánh chịu trách nhiệm về sự thay đổi đó và giải pháp cần được đưa ra
để điều chỉnh kịp thời.
       Điều này cho thấy kế toán quản trị chi phí mang nặng bản chất của kế
toán quản trị hơn là kế toán chi phí thuần tuý.
       3. Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý
       Thông tin kế toán cung cấp về bản chất thường là thông tin kinh tế tài
chính định lượng và thông tin này giúp cho các nhà quản trị hoàn thành các
chức năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Vai trò
của thông tin kế toán về chi phí với nhà quản trị có thể biểu hiện qua những
vấn đề cơ bản sau:
       - Với chức năng lập kế hoạch: nhà quản trị phải thiết lập các loại dự
toán, kế hoạch như: chiến lược sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách linh
hoạt hàng năm. Các kế hoạch, dự toán được thực hiện dưới sự điều khiển của
trưởng phòng kế toán và sự giúp đỡ của nhân viên kế toán.
       Ví dụ: thông qua dự toán nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công,
dự toán chi phí sản xuất chung... giúp nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn
lực và hạn chế rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ.
       - Với chức năng tổ chức và điều hành: là quá trình tạo ra cơ cấu mối
quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức cùng phối hợp để đạt mục tiêu
chung của tổ chức. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin để thực hiện
chức năng này thông qua việc thiết lập các bộ phận, xác lập quyền hạn và
trách nhiệm của các bộ phận trong bộ máy hoạt động của tổ chức để giám sát
việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã đề ra trong từng khâu, từng bước công
việc.
       - Với chức năng kiểm tra: khi kế hoạch đã được lập để đảm bảo tính
khả thi đòi hỏi phải so sánh với thực tế. Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp
cho nhà quản trị những thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với
kế hoạch.
       Ví dụ: báo cáo chi phí, báo cáo tình hình thực hiện định mức.
       Nếu giữa báo cáo thực hiện với mục tiêu đề ra có sự sai biệt lớn thì
phải tiến hành điều tra để tìm hiểu nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải
quyết.
       - Với chức năng ra quyết định:
       Để có thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các nhà
quản trị, kế toán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết thích
hợp rồi tổng hợp trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu giải trình cho các
nhà quản trị. Kế toán quản trị chi phí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp
thông tin, số liệu mà còn phải thực hiện với phân tích, đánh giá và nêu lên
kiến nghị, đề xuất tư vấn cho các nhà quản trị ra các quyết định phù hợp.
6


       4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí
       Có bốn phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản:
       - Thiết kế thông tin ở dạng so sánh được: Thông tin sẽ không phát huy
hết tác dụng của nó nếu không có tiêu chuẩn để so sánh. Do vậy kế toán quản
trị phải thiết kế thông tin dưới dạng những báo cáo có thể so sánh được làm
cho thông tin có ích với nhà quản trị.
       - Nhận diện và phân loại chi phí:
       Nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho thích hợp và hữu ích, là
một phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ của kế toán quản trị. Chi phí được phân
loại theo nhiều cách khác nhau nhằm thoả mãn yêu cầu của các nhà quản trị.
       - Sử dụng các kỹ thuật phân tích để cung cấp các thông tin có dạng đặc
thù: phương pháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng....
       - Trình bày thông tin dưới dạng mô hình, phương trình, đồ thị: đây là
cách trình bày dễ thấy, dễ hiểu, và rõ ràng nhất các mối quan hệ và xu hướng
biến động của thông tin đang nghiên cứu.
7


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
       1. Đặc điểm của chi phí
       Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động
vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí là
những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Những nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình
thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung, chi phí là
phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục
đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là đặc điểm cơ bản của chi phí trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
       Nếu như chi phí trong KTTC được đặt trong mối quan hệ với tài sản,
vốn sở hữu của doanh nghiệp và thường được đảm bảo bằng những chứng từ
nhất định chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh
thì đứng trên phương diện kế toán quản trị thì chi phí được nhận thức theo
phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Với lý do này thì chi phí có
thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản
xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội
kinh doanh. Như vậy trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý
đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh
hơn là chú trọng vào chứng cứ.
       2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
       Có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau:
       a. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu
       - Chi phí nhân công.
       - Chi phí nguyên vật liệu.
       - Chi phí khấu hao TSCĐ.
       - Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
       - Chi phí khác bằng tiền.
       b. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục)
       - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
       - Chi phí nhân công trực tiếp.
       - Chi phí sản xuất chung.
       - Chi phí bán hàng.
       - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
       - Chi phí khác.
       c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả
       - Chi phí thời kỳ.
       - Chi phí sản phẩm.
8


       d. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
       - Chi phí trực tiếp.
       - Chi phí gián tiếp.
       e. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
       Đây là cách phân loại chi phí phổ biến nhất trong kế toán quản trị. Theo
cách phân loại này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và
chi phí hỗn hợp:
       - Biến phí:
       Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với
mức hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm
tiêu thụ, số giờ máy vận hành... Ngược lại nếu xét trên một đơn vị mức độ
hoạt động thì biến phí là một hằng số.
       Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như:
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
       Nếu khảo sát tỉ mĩ về biến phí, nhận thức rằng biến phí tồn tại dưới
nhiều hình thức ứng xử khác nhau:
       + Biến phí thực thụ: là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỉ
lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Với cách ứng xử tuyến tính
theo biến động đơn vị và mức độ hoạt động nên điều quan tâm và để kiểm
soát tốt hơn biến phí thực thụ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn
phải kiểm soát tốt hơn biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức
biến phí) ở các mức độ khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí
thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát cách thức ứng xử của biến phí thực
thụ.
       + Biến phí cấp bậc: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy
ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Ví dụ: chi
phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng... những chi phí này cùng thay đổi tỷ
lệ với mức độ hoạt động nhưng chỉ khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động
của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định.
       - Định phí:
       Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay
đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động
thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là
những đặc điểm trên của định phí chỉ thích hợp trong từng phạm vi nhất định.
Một khi mức độ hoạt động vượt khỏi giới hạn thì nó có thể xuất hiện những
thay đổi đột biến.
       Khảo sát tỉ mỉ về định phí, nhận thấy định phí tồn tại dưới nhiều hình
thức ứng xử khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
9


       + Định phí bắt buộc: là những loại chi phí liên quan đến việc sử dụng
tài sản dài hạn như: khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng...
       + Định phí không bắt buộc: còn được xem như định phí quản trị. Chi
phí này phát sinh gắn liền với quyết định hàng năm của nhà quản trị: chi phí
quảng cáo, nghiên cứu, giao tế. Về phương diện quản lý, nhà quản trị không
bị ràng buộc bởi quyết định về định phí không bắt buộc. Định phí không bắt
buộc có bản chất ngắn hạn trong những trường hợp cần thiết có thể bị cắt
giảm.
       - Chi phí hỗn hợp:
       Là những chi phí ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là
định phí, thể hiện đặc điểm của định phí ở mức độ hoạt động khác, nó có thể
bao gồm cả định phí và biến phí. Vì vậy để quản lý chi phí hỗn hợp phải kết
hợp hai phạm vi ứng xử tương ứng, phải cân nhắc, khảo sát chi tiết, tỉ mỉ tính
hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để tránh lãng phí, khi tiến hành
phải tăng công suất hoạt động để đơn giá bình quân của chúng giảm xuống.
       Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp
theo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định,
phân tích hoặc thực nghiệm. Dưới đây là các phương pháp cơ bản thường
được sử dụng:
       - Phương pháp cực đại - cực tiểu.
       - Phương pháp bình phương bé nhất.
       - Phương pháp đồ thị phân tán.
       f. Các cách phân loại khác về chi phí
       - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
       - Chi phí chênh lệch
       - Chi phí chìm
       - Chi phí cơ hội
III. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TRONG KTQT CHI PHÍ
      1. Lập dự toán chi phí sản xuất
      Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn diện và phối hợp
cách thức huy động cũng như sử dụng nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh
doanh theo định kỳ và được biểu hiện một cách có hệ thống dưới dạng số
lượng và giá trị. Dự toán chi phí sản xuất là phương tiện thông tin cung cấp
cho các chức năng hoạch định và kiểm soát chi phí của nhà quản trị nhằm đo
lường, chấn chỉnh quá trình tổ chức thực hiện chi phí trong từng bộ phận cụ
thể đảm bảo cho quá trình thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
      1.1. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp
      Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ sở dự toán sản
lượng sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
10


                              Dự toán
        Dự toán chi                             Định mức     Định mức giá
                             lượng sản
       phí NVL trực =                       x tiêu hao NVL x của mỗi đơn
                             phẩm sản
           tiếp                                  trực tiếp    vị NVLTT
                               xuất
       1.2. Dự toán nhân công trực tiếp
          Dự toán thời gian            Dự toán        Định mức thời gian sản
                                 =                  x
            lao động (giờ)              SPSX              xuất sản phẩm
         Dự toán CPNC             Dự toán thời         Định mức giá của mỗi
                             =                     x
             trực tiếp           gian lao động        đơn vị thời gian lao động
       1.3. Dự toán chi phí sản xuất chung
       Dự toán chi phí sản xuất chung: Bao gồm dự toán biến phí sản xuất
chung và dự toán định phí sản xuất chung.
       • Dự toán biến phí sản xuất chung:
       Trường hợp biến phí sản xuất chung được xây dựng theo từng yếu tố
chi phí (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp...) theo mỗi đơn
vị hoạt động thì quá trình lập dự toán biến phí sản xuất chung được thực hiện
tương tự như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân
công trực tiếp.
       Ví dụ: biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy hoạt động là 2000đ, dự
toán số giờ máy hoạt động trong kỳ là 6000 giờ, dự toán biến phí sản xuất
chung là 6000 x 2000 = 12.000.000đ
       - Trường hợp biến phí sản xuất chung được xác định bằng một tỷ lệ
trên biến phí trực tiếp thì dựa vào dự toán biến phí trực tiếp, tỷ lệ biến phí sản
xuất để lập dự toán biến phí sản xuất chung.
          Dự toán biến phí             Dự toán biến          Tỷ lệ biến phí
                                 =                      x
            sản xuất chung             phí trực tiếp        sản xuất chung
       • Dự toán định phí sản xuất chung:
       Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung bắt buộc, căn cứ vào định
phí sản xuất chung hàng năm chia đều cho 4 quý để xác định định phí sản
xuất chung hàng quý.
       Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung tuỳ ý, căn cứ vào hành động
nhà quản trị xác định thời điểm chi tiêu để tính vào chi phí cho kỳ dự toán
thích hợp. Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí sản xuất chung
tổng hợp thành dự toán chi phí sản xuất chung:
         Dự toán chi phí sản          Dự toán biến phí         Dự toán định phí
                                 =                         +
              xuất chung               sản xuất chung           sản xuất chung
       1.4. Dự toán chi phí bán hàng
       • Dự toán biến phí bán hàng:
11


          Dự toán biến phí           Dự toán số lượng         Định mức biến
                                =                        x
              bán hàng              sản phẩm tiêu thụ          phí bán hàng
       • Dự toán định phí bán hàng: tương tự như lập dự toán định phí sản
xuất chung. Điều này có nghĩa là dự toán định phí bán hàng chính là tổng hợp
dự toán định phí bắt buộc và định phí quản trị cần thiết cho kỳ bán hàng.
           Dự toán chi phí           Dự toán biến phí        Dự toán định phí
                                =                        +
              bán hàng                  bán hàng                 bán hàng
       1.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
          Dự toán biến phí           Dự toán biến         Tỷ lệ biến phí quản
                                =                     x
        quản lý doanh nghiệp         phí trực tiếp          lý doanh nghiệp
       • Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp:
       Tương tự như dự toán định phí sản xuất chung:
       Vậy:
           Dự toán chi phí
                                     Dự toán biến phí          Dự toán định phí
            quản lý doanh      =                           +
                                   quản lý doanh nghiệp          quản lý DN
               nghiệp
       • Dự toán linh hoạt:
       Từ đầu đến giờ chúng ta giả định là làm việc với ngân sách cố định.
Nghĩa là các chi phí dự báo trong kỳ được giữ nguyên không đổi bất chấp mọi
việc xảy ra trong thời kỳ đó. Nhưng với ngân sách linh hoạt, chúng ta có thể
điều chỉnh các chi phí nếu hoạt động sản xuất và doanh số bán hàng có thay
đổi so với ngân sách ban đầu.
       Ngân sách linh hoạt được Viện kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
(CIMA) định nghĩa như sau: "Ngân sách linh hoạt là ngân sách được hoạch
định sao cho có thể thay đổi tương ứng với mức độ hoạt động thực tế đạt
được"
       Trong thực tế một ngân sách linh hoạt bao gồm nhiều ngân sách ứng
với mức độ hoạt động thực tế đạt được sản xuất kinh doanh khác nhau.
       Ví dụ, doanh nghiệp có thể lập ngân sách cho 3 mức sản lượng có thể
xảy ra, khi đó chi phí được tính toán cho các mức này.
       Mặc dù phải tốn thêm công sức để tính toán, ngân sách linh hoạt có thể
rất hữu ích. Hiện nay, máy tính đã làm cho việc tính toán này trở nên rất nhẹ
nhàng.
       Việc đầu tiên phải làm khi hoạch định ngân sách linh hoạt là phân loại
chi phí thành:
       - Chi phí cố định: là chi phí mà nó không đổi khi mức sản xuất và tiêu
thụ thay đổi.
       - Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi cùng với mức sản xuất và tiêu
thụ.
       Ví dụ minh hoạ:
12


      Biến phí sản xuất: 50 triệu
      Chi phí cố định : 50 triệu         2000 sản phẩm
                             50
      => Biến phí đơn vị:   2000
                                    = 25.000 đồng/sản phẩm


        Ngân sách linh hoạt:
  SX/ tiêu thụ (đvsp)        Ngân sách 1                Ngân sách 2
      chi phí (đồng             2000                        3000
                              100 triệu      (50tr+25.000 x 3.000) 125 triệu
        Báo cáo kiểm soát thực hiện ngân sách:
SX/ tiêu thụ (đvsp)        Ngân sách         Thực tế           Biến động
    chi phí (đồng              2700            2700                0
                       (50tr+25000x2700)       130tr     (130-117,5) = 12,5tr.
                              117,5tr                            Bất lợi
        Tóm lại nếu như dự toán là cơ sở cung cấp thông tin cho chức năng
hoạch định của nhà quản trị thì dự toán chi phí cũng là căn cứ để đánh giá
trách nhiệm của bộ phận quản lý. Thông qua việc lập và phân tích các báo cáo
bộ phận nhằm chỉ ra đâu là nơi có vấn đề, trách nhiệm thuộc về ai, và nguyên
nhân của những biến động chi phí nhằm kiểm soát tốt hơn các chi phí sản
xuất phát sinh.
        2. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chi phí thông qua các báo cáo bộ
phận
        Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chi phí là yêu cầu cần thiết đối với
doanh nghiệp. Thông qua quá trình kiểm soát chi phí giúp cho doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cấp hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích tình hình biến động chi phí có thể
xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan
tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so với chi phí tiêu chuẩn đặt ra
trước đó từ đó để ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, khai thác khả năng
tiềm tàng góp phần tiết kiệm chi phí.
        Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều
loại, mỗi loại có đặc điểm vận động yêu cầu quản lý khác nhau. Để tạo điều
kiện kiểm soát chi phí và khai thác tốt hơn những tiềm năng trong hoạt động
thì chúng ta cần phải đi sâu vào công tác phân tích tình hình thực hiện dự toán
chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí để hướng đến việc đánh giá
những nguồn gốc, nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện dự toán.
Quá trình tính toán phân tích có thể thiết lập thành các bảng biểu phân tích
thích hợp để hệ thống thông tin sự tác động của các nhân tố để thuận lợi cho
quá trình đánh giá.
13


        2.1. Báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp
        Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, kể cả bán thành phẩm mua ngoài dùng trực tiếp để sản
xuất ra sản phẩm.
        Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm trong ngành công nghiệp nhẹ cho nên việc kiểm soát chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa lớn đến việc hạ giá thành.
        CPNVLTT = SLSPSX x Định mức tiêu hao NVLTT x Đơn giá mua
        Do đó mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố:
        - Số lượng sản phẩm sản xuất .
        - Định mức tiêu hao.
        - Đơn giá mua.
        Tuy nhiên, sự tăng giảm của chi phí sản xuất không phản ánh kết quả
tiết kiệm hay lãng phí, vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến
nên sản phẩm sản xuất tăng thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng và ngược
lại. vì vậy cần phải đảm bảo sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa khâu sản
xuất và khâu tiêu thụ đảm bảo chi phí tồn kho tối thiểu.
        Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chúng ta cần
phải kiểm soát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật
liệu.
        Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tỏng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta
có thể xây dựng bảng báo cáo và phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
như sau:
14



                                 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

         Chỉ tiêu                        Sản phẩm A                                Sản phẩm B                    Sản phẩm
                              Dự      Thực    Chênh       Mức độ        Dự      Thực    Chênh      Mức độ            ...
                             toán     hiện     lệch      ảnh hưởng     toán     hiện     lệch     ảnh hưởng
1. Số lượng SPSX
2. Định mức tiêu hao NVL
- Vật liệu X
- Vật liệu Y
....
3. Đơn giá NVL
- Vật liệu X
- Vật liệu Y
....

         Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta có
  thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn.
         Thông qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi của
  định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên liệu từ đó bộ phận quản lý phải có trách nhiệm giải thích rõ
  nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để
  kiểm soát chi phí nguyên vật liệu ở đầu vào và khai thác các khả năng còn tiềm tàng.
15


         2.2. Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp
         Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền khoản hao phí về lao
  động sống mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao
  gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương và các
  khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ trên tiền lương và tính vào
  chi phí. Do chi phí nhân công trực tiếp là chi phí khả biến nên mức độ hoạt
  động tăng lên, chi phí tăng lên và ngược lại. Thông qua quá trình phân tích
  chi phí nhân công trực tiếp giúp cho nhà quản trị kiểm sóat chi phí hiệu quả
  hơn.
         Ta có:
         Tổng CPNCTT = x CP nhân công bình quân
         Do vậy khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp cần phải so sánh chi
  phí nhân công với đại lượng kết quả hoàn thành như chỉ tiêu số lượng sản
  phẩm, giá trị sản xuất hay doanh thu, so sánh mức độ tăng năng suất lao động
  với mức độ tăng của chi phí nhân công bình quân cho thấy việc tuyển dụng và
  sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động đem lại nhiều lợi ích hơn và
  ngược lại.
         Như chúng ta đã biết hệ thống các báo cáo về lao động hiện nay tại các
  doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính
  lượng chứ chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến
  động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng yêu cầu
  trên thì chúng ta có thể áp dụng bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp
  theo mẫu sau:
            BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
                                                                         Mức độ
                                    Kế    Thực      Mức    Tỷ lệ (%)      ảnh
           Chỉ tiêu                hoạch tế năm    chênh    chênh        hưởng
                                  năm X1   X1       lệch     lệch
                                                                          (∆)
1. Giá trị sản xuất
2. Tổng CPNCTT
3. Số lao động bình quân
4. CPNC BQ cho một lao động
5. năng suất lao động bình quân
6. Tỷ trọng CPNCTT (%)

        Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau:
                                                       1
        ∆TCPNCTT - GTSX = (GTSX1 - GTSX0) x          NSLÂ 0    x CPNC0
                                                1     1
        ∆TCPNCTT - NSLĐ = GTSX1 x           (      −
                                              NSLÂ1 NSLÂ 0
                                                           )   x CPNC0
16


                                           1
      ∆TCPNCTT - CPNC = GTSX1 x          NSLÂ1   x (CPNC1 - CPNC0)
      Thông qua số liệu trên bảng cho thấy việc sử dụng lao động chi trả
lương của doanh nghiệp thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không có
đảm bảo kết hợp lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động hay
không. Đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí chi
phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
      2.3. Báo cáo về chi phí sản xuất chung
      Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan
đến quá trình phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là khoản
mục chi phí được cấu thành từ nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động
khác nhau và được nhiều người quản lý khác nhau. Sự phát sinh của chi phí
sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khác nhau như số lượng
sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị.
Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí này có
nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá mức tiết kiệm hay
lãng phí chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát chi phí sản xuất chung, doanh
nghiệp có thể phân tích tổng hợp trên bảng kê phân tích như sau:
17


                     BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
                                                          Mức độ ảnh hưởng
                              Thực       Dự toán Tổng
                                     Dự                  Chênh      Chênh
             Chỉ tiêu             t        điều   chênh
                                    toán                 lệch do   lệch do
                                  ế       chỉnh    lệch
                                                           giá    khối lượng
1. Biến phí SXC
- CP vật liệu
- Nhiên liệu
- Công cụ
- Tiền lương
  ..........................
2. Định phí SX chung
- Vật liệu gián tiếp
- Tiền lương
- Khấu hao TSCĐ
- Tiền thuê nhà xưởng
- Tiền bảo hiểm tài sản
   ..........................
                        Mức hoạt động thực tế -    Mức hoạt động thực tế
 * Chênh lệch do
                         x Đơn giá thực tế          x Đơn giá dự toán
 giá =
   * Chênh lệch=          Mức độ HĐ thực tế -       Mức độ HĐ tiêu chuẩn
  do khối lượng           x Đơn giá dự toán          x Đơn giá dự toán

      Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung
biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân
chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp
nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh.
      2.4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số
dư đảm phí
      Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí,
lợi nhuận trong nội bộ của doanh nghiệp.
      Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là
toàn bộ chi phí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để nhận thức về cách ứng xử chi phí với những mức độ
hoạt động khác nhau.
      Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh
nghiệp và các bộ phận trong tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
hoặc kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ,
khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận cũng có thể thể hiện
thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị, phòng ban hay một mặt
hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.
18


      Báo cáo bộ phận có thể được xây dựng gợi ý dưới những hình thức sau:
      1. Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ:
                                Toàn công ty       Bộ phận (SP,        Bộ phận (SP,
                                 (bộ phận)           khu vực)            khu vực)
          Chỉ tiêu
                                                    Số                  Số
                                Số tiền   Tỷ lệ           Tỷ lệ               Tỷ lệ
                                                   tiền                tiền
1. Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ DT
3. Biến phí bộ phận
4. Số dư đảm phí
5. Định phí bộ phận
6. Số dư bộ phận (LN bộ phận)
7. Chi phí cấp trên phân bổ
8. Lợi nhuận sau phân bổ chi
phí cấp trên
                                              Ngày .... tháng .... năm ..........
      Kế toán phụ trách                                  Giám đốc



       Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có
những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị
và tỷ lệ của doanh thu biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận
từng phạm vi.
19


        2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị:
                              Toàn công
                                                Bộ phận sản             Bộ phận (sản
                                ty (bộ
         Chỉ tiêu                              phẩm, khu vực           phẩm, khu vực)
                                phận)
                               Số tiền     Số tiền      Đơn vị       Số tiền       Đơn vị
1. Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ DT
3. Biến phí bộ phận
4. Số dư đảm phí
5. Định phí bộ phận
6. Số dư bộ phận
(LN bộ phận)
7. Chi phí cấp trên phân bổ
8. Lợi nhuận sau phân bổ
chi phí cấp trên
                                                 Ngày .... tháng .... năm ..........
      Kế toán phụ trách                                  Giám đốc




         Với hình thức báo cáo thể hiện theo tổng giá trị và đơn vị giúp nhà
  quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng
  mức giá trị và giá trị đơn vị của doanh thu, biến phí, số dư đảm phí, định phí
  từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.
         3. Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
         Phương pháp xác định chi phí là phương pháp tổng hợp các chi phí có
  liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (hay còn gọi là phương pháp
  tính giá). Mục đích của việc tổng hợp chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi
  phí đơn vị cần thiết cho nhà quản trị để điều hành hoạt động sản xuất kinh
  doanh. Định giá bán sản phẩm, định giá hàng tồn kho cuối kỳ, xác định kết
  quả kinh doanh trong kỳ và là cơ sở cho các nhà quản trị lập các dự toán chi
  phí ở các mức độ hoạt động khác nhau, đồng thời làm căn cứ để đánh giá chi
  phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.
         Để xác định chi phí đơn vị cho từng loại sản phẩm kế toán quản trị có
  thể sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp toàn bộ.
         3.1. Xác định chi phí theo phương pháp toàn bộ
         Phương pháp này dựa trên cơ sở coi các chi phí của quá trình sản xuất
  như là các chi phí sản xuất mà không cần quan tâm là nó có bản chất khả biến
  hay là bất biến.
20


       Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao
động trực tiếp và chi phí sản xuất chung bất biến và khả biến.
       Chi phí sản xuất trên       Tổng chi phí SX trong kỳ           Mức độ tiêu
                               =                                 x
         báo cáo kết quả          Mức hoạt động SX trong kỳ           thụ trong kỳ
       Do nhu cầu phải kịp thời có số liệu chi phí đơn vị để đánh giá công việc
hoàn thành và cho các quyết định kinh doanh khác mà chi phí sản xuất chung
đến cuối kỳ mới tập hợp được, nên các doanh nghiệp ước tính chi phí sản xuất
chung ngay từ đầu và dựa vào mức sản lượng dự kiến để tiến hành phân bổ
mức chi phí sản xuất chung ước tính. Đến cuối kỳ xử lý chênh lệch chi phí
sản xuất chung. Có hai trường hợp.
       - Chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước
tính trường hợp này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
       - Ngược lại chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất
chung ước tính trường hợp này ghi giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
       Phương pháp tính giá toàn bộ cung cấp số liệu cho các doanh nghiệp
lập các báo cáo tài chính theo quy định, song xét về góc độ quản trị phương
pháp này không đáp ứng được yêu cầu cho các nhà quản trị trong việc lập các
kế hoạch linh hoạt đáp ứng nhu cầu thông tin về chi phí đơn vị trong các tình
huống quy mô sản xuất khác nhau và các quyết định về giá bán sản phẩm với
mức sản lượng khác nhau. Phương pháp tính chi phí thứ hai sẽ giúp các doanh
nghiệp khắc phục được hạn chế này. Đó là phương pháp tính chi phí trực tiếp.
       3.2. Xác định chi phí theo phương pháp trực tiếp
       Phương pháp xác định chi phí toàn bộ là phương pháp phân bổ một
phần chi phí sản xuất chung bất biến cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra
trong kỳ cùng với chi phí khả biến. Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm cả chi
phí sản xuất chung khả biến và bất biến.
       Khác với phương pháp trên, theo phương pháp tính giá trực tiếp thì chỉ
có những chi phí của quá trình sản xuất mà trực tiếp biến động theo hoạt động
sản xuất mới được xem là chi phí sản xuất. Như vậy sẽ bao gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung
khả biến. Chi phí sản xuất chung bất biến không được xem là chi phí sản xuất
theo phương pháp này. Đúng hơn là chúng được xem là chi phí thời kỳ và
được trừ ra khỏi thu nhập như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Vì vậy
trong giá trị hàng tồn kho của đơn vị sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
không chứa đựng một yếu tố nào của chi phí sản xuất bất biến.
       Phương pháp trực tiếp chỉ tính các biến phí nguyên liệu, biến phí nhân
công và biến phí sản xuất chung nên có thể cung cấp thông tin nhanh về chi
phí đơn vị cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn như: các
quyết định về giá bán sản phẩm, lập dự toán nhanh hay quyết định chấp nhận
hay không chấp nhận thêm một đơn đặt hàng.
21


                          KẾT LUẬN CHƯƠNG I
      Kế toán quản trị chi phí là một trong những công cụ khoa học hữu hiệu
cung cấp thông tin chi phí liên quan đến việc ra quyết định của nhà quản trị
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh. Trong đó công tác lập
dự toán và báo cáo chi phí là 2 khâu chủ yếu của toàn bộ công tác kế toán
quản trị chi phí. Chương I của luận văn đã dành phần lớn nội dung đi sâu
phân tích bản chất của kế toán quản trị chi phí, khái quát các loại chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất, xác định nội dung của công tác kế toán quản trị chi
phí mà trọng tâm là phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất, phương pháp
kế toán và đánh giá thực hiện chi phí thông qua việc lập báo cáo chi phí.
Đồng thời luận văn cũng nêu lên các phương pháp xác định chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về chi phí đơn vị
trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau và các quy định về giá bán
sản phẩm với mức sản lượng khác nhau đặc biệt là khi mà doanh nghiệp hiện
nay đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của giá trong việc tìm
kiếm bạn hàng.
22



Chương II:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO
   CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY
                      29/3

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY 29/3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY DỆT
MAY 29/3
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3
       Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, trước nhu cầu khách quan về
sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, đồng thời
nhằm xây dựng nền kinh tế đồng bộ và hoàn chỉnh. Các nhà tiểu thương Đà
Nẵng đã cùng nhau góp vốn thành lập nên "Tổ Hợp dệt 29/3". Lúc bấy giờ, cơ
sở vật chất còn thô sơ và mang tính thủ công. Toàn cơ sở chỉ có 12 máy dệt,
40 nhân viên hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công do 38 cổ đông đóng
góp. Ngày 29/3/1976 nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày giải phóng Đà Nẵng "Tổ
hợp dệt" đã chính thức được khánh thành. Từ những năm 1976 đến năm 1978,
kỹ nghệ dệt khăn bông còn khá mới mẻ. Để có điều kiện để phát triển và mở
rộng sản xuất, ngày 28/01/1978 "Tổ hợp dệt" được chuyển thành "Công ty
hợp doanh 29/3" vói tổng số vốn trên 1 tỷ đồng và đã sản xuất ra hàng triệu
khăn mặt, mặc dù chất lượng chưa cao nhưng đáp ứng được nhu cầu thị
trường trong nước, góp được phần nào vào nền kinh tế trong thời kỳ bao cấp
khó khăn của đất nước.
       Hoà cùng xu thế của nền kinh tế đang phát triển , ngày 29/3/1984 xí
nghiệp được cho phép chuyển thành đơn vị quốc doanh và được đổi tên thành
"Nhà máy Dệt 29/3". Nhà máy dệt 29/3 hoạt động với mục tiêu tạo công ăn
việc làm cho người lao động tỉnh nhà nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công
nhân viên trong nhà máy. Đây là thời kỳ "Nhà máy dệt 29/3" đạt tốc độ phát
triển hàng năm lên đến 20% với mô hình hoạt động quản lý tiên tiến và 70%
hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà máy dệt 29/3 được khối công
nghiệp bầu là lá cờ đầu và được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động
hạng 2. Nhưng từ năm 90 - 92 do sự biến động của nền kinh tế thị trường
trong và ngoài nước đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất
khẩu của nhà máy thị trường xuất khẩu bị hạn chế. Đức và Liên Xô đơn
phương huỷ hợp đồng, nhà máy liên tục gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ
bị mất. Hàng hoá ứ động nguyên liệu vật liệu chính tồn kho quản lý giá cả
tăng vọt làm cho hoạt động kinh doanh của nhà máy bị trì trệ.
       Thất thoát 1 lượng vốn lớn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm công
nhân. Bên cạnh đó nhà máy phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp
23


tư nhân đơn vị ngoài quốc doanh... không thể khoanh tay đứng nhìn nhà máy
ngày càng rơi vào tình trạng bế tắc, giám đốc và công nhân nhà máy đã huy
động vốn góp trong cán bộ công nhân viên bằng các giải pháp kỹ thuật quản
lý cũng với số vốn huy động được, nhà máy đã hình thành xưởng may và giải
quyết được việc làm cho gần 300 công nhân nhà máy đã mở rộng thêm thị
trường ở Lào và Campuchia, khuyến khúch tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa
ra những phương thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Cùng với sự phát
triển của ngành may mặc nhà máy đã thành lập thêm xưởng may xuất khẩu,
kịp thời giải quyết việc làm cho hơn 700 công nhân. Ngày 3/01/1992 theo
quyết định số 3156/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nhà máy
chính thức đổi tên thành "Công ty dệt may 29/3" với tên giao dịch là
HACHIBA có tư cách pháp nhân và quyền xuất khẩu trực tiếp với tổng số
vốn trên 7 tỷ đồng.
       2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt may 29/3
       Gia công các mặt hàng may mặc như áo jacket, áo sơ mi, quần short, và
các mặt hàng dệt kim.
       Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng khăn bông gồm khăn tắm, khăn
tay, khăn mặt... Phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa.
       Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY DỆT MAY 29/3
       Trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phát triển cùng với sự cạnh
tranh gay gắt của thị trường, công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị mới, thay đổi quy trình
công nghệ hiện đại... Hiện nay công ty đầu tư mở rộng chủ yếu hai lĩnh vực
dệt và may mặc.
24


       1. Đặc điểm ngành dệt
       Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngành dệt có những bước thay đổi
đáng kể, sản phẩm ngành dệt rất đa dạng và phong phú: các loại khăn mặt,
khăn tay, khăn trải giường, áo choàng tắm... sản lượng sản xuất ngày càng
tăng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, thị trường tiêu thụ không ngừng
được mở rộng sang các nước như: Thái Lan, Nhật... sản phẩm đa dạng về màu
sắc và đều được sản xuất chung bằng loại nguyên liệu vật liệu chính là cotton
100% với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.
       1.1. Nguyên liệu vật liệu ngành dệt
       Nguyên liệu vật liệu dùng cho sản xuất khăn bông bao gồm: sợi (chủ
yếu là sợi cotton Nm34). Nguồn cung cấp sợi cho công ty hiện nay là:
       - Công ty dệt Hoà Thọ.
       - Công ty Dệt Huế.
       Ngoài ra công ty còn nhập sợi từ các nước: Ấn độ, Pakistan...
       1.2. Sản phẩm
       Sản phẩm ngành dệt của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau: khăn
mặt, khăn tắm, áo choàng tắm... với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
Mặc dù có nhiều chủng loại nhưng sản phẩm khăn bông chủ yếu của công ty
có thể quy về hai dạng chung là khăn jaquad và khăn trơn.
          MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
         STT       Loại khăn            Quy cách          Trọng lượng
          1         Khăn mặt              28x40             450gr/tá
          2         Khăn mặt              28x41             380gr/tá
          3         Khăn tay              33x33             600gr/tá
          4        Khăn tắm               35x70             100gr/tá
          5        Khăn tắm              60x120
          6     Ao choàng tắm           S,M,XL
       2. Đặc điểm ngành may mặc
       Đến năm 1992, ngành may mặc mới chính thức đi vào hoạt động kinh
doanh ở Công ty dệt may 29/3, chủ yếu dưới hình thức nhận gia công các mặt
hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước. Sự ra đời của ngành may
mặc đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty, đem lại doanh thu đáng kể cho công
ty và đã trang trải được sự thiếu hụt về tài chính. Tuy mới đi vào hoạt động
vài năm nhưng ngành đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, chất lượng sản phẩm
ngày càng cao với hệ thống thiết bị tiên tiến. Mặt khác toàn bộ nguyên vật
liệu đều do nước ngoài cung cấp nên vấn đề chất lượng và cung ứng nguyên
vật liệu đều được đảm bảo. Trong năm 2000, công ty sản xuất xuất khẩu gần
4 triệu sản phẩm xâm nhập vào nhiều thị trường, Nhật, Đài Loan, Úc, và trong
tương lai sẽ mở rộng sang nhiều thị trường nước ngoài khác.
       2.1. Nguyên liệu vật liệu
25


       Nguyên liệu vật liệu chính là vải được sản xuất tại nước ngoài với chất
lượng cao.
       2.2. Sản phẩm: Sản phẩm may ở công ty gồm áo jacket, áo sơ mi và
quần...
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3
       1. Tổ chức sản xuất
       1.1. Bộ phận sản xuất chính
       Phân xưởng dệt: là nơi trực tiếp chế biến nguyên liệu vật liệu chính là
sợi mộc bằng cách kết hợp sợi ngang sợi dọc để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
       Phân xưởng may: khi nhận nguyên liệu vật liệu từ khách hàng sẽ tiến
hành gia công tạo ra thành phẩm theo đúng quy định trong đơn đặt hàng thực
hiện may từng công đoạn.
       Phân xưởng tẩy nhuộm: thực hiện tẩy nhuộm sợi theo từng mẫu hàng
khác nhau.
       Phân xưởng cắt.
       Phân xưởng hoàn thành: hoàn thành sản phẩm, tiến hành đóng gói và
nhập kho.
       1.2. Bộ phận phục vụ sản xuất
       Gồm các tổ cơ điện, tổ lò hơi, lò mộc, tổ cơ khí... phục vụ cho quá trình
sản xuất được liên tục, có nhiệm vụ cung cấp hơi điện, động cơ máy nổ ...
trong từng ca sản xuất.
       1.3. Bộ phận sản xuất phụ: Có nhiệm vụ xử lý phế phẩm phế liệu.
26

                            SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY


                                          CÔNG TY




                 BỘ PHẬN                BỘ PHẬN PHỤC               BỘ PHẬN
              SẢN XUẤT CHÍNH            VỤ SẢN XUẤT              SẢN XUẤT PHỤ



      PHÂN XƯỞNG       PHÂN XƯỞNG
         MAY              DỆT




PX      PX       PX     PX        PX      PX                            Nhà
                                                 Tổ      Tổ       Tổ            Đội    Xử
cắt     may              Tẩy      dệt                    lò            kho      xe
                                                 cơ              mộc                   lý
                Hoàn   nhuộm             Hoàn   điện    hơi                            phế
                 tất                     thàn
                                                                                      liệu
                                           h
27

Ghi chú:                  SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
       Quan hệ rtực tuyến
       Quan hệ chức năng

                                                Giám đốc công
                                                     ty


                       Ph giám đốc 1                               Phó giám đốc
                                                                        2


              Phng tổ              Phng kế          Phng kinh         Phng kỹ           Phng xđy
             chức hănh              toân            doanh XNK        thuật sản          dựng cơ
               chnh               thống kí                             xuất                bản


             Giám đốc xí nghiệp may XK                                     Giám đốc xí nghiệp dệt




      Ban                                                   Ban
       kỹ                   X.            X.        X.      cng       X. cơ      X. tẩy               X.
     thuật    X.cắt        May1          May2      hoăn     nghệ       điện      nhuộm          X.    hoăn
       vă                                           tất      vă                                 dệt   tất
      KCS                                                   KCS
28


       2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
       Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến
chức năng. Giám đốc toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh, với sự giúp đỡ của ban tham mưu gồm hai phó giám
đốc, trưởng phòng và phó phòng... triển khai thực hiện kế hoạch theo phạm vi
quyền hạn của mình. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng
đề xuất sẽ được giám đốc công ty cân nhắc để tiến hành ra quyết định truyền
đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định.
       * Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức:
       + Ban giám đốc gồm:
       Giám đốc: Có trách nhiệm quản lý và điều hành m,ọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
       Phó giám đốc 1: Kiêm giám đốc xí nghiệp dệt, quản lý và điều hành
công việc sản xuất ở xí nghiệp dệt.
       Phó giám đốc 2: Kiêm giám đốc xí nghiệp may xuất khẩu, quản lý và
điều hành công việc sản xuất ở xí nghiệp may.
       Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, nghiên cứu đề xuất với
giám đốc, bố trí sắp xếp lao động phù hợp yêu cầu sản xuất.
       Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi thu chi,
quản lý tài sản của công ty.
       Phòng kinh doanh: Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về giá cả vật tư, hàng hoá sản phẩm
mới.
       Phòng kỹ thuật công nghệ: Chịu trách nhiệm về công tác vận hành thiết
bị, thiết lế mẫu theo đúng đơn đặt hàng về đề xuất việc bổ sung hay thanh lý
thiết bị cũ lạc hậu.
       Phòng XDCB và quản lý công trình: Quản lý các công trình đã xây
dựng, những công trình mới và thực hiện công việc sửa chữa nhỏ.
       Ban quản trị đời sống: Chăm lo đời sống, thực hiện quản lý việc ăn trưa
cho công nhân, nhà trẻ y tế...
29


IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
DỆT MAY 29/3
       1. Tổ chức bộ máy kế toán
       Bộ phận kế toán tại công ty hiện được áp dụng theo mô hình kế toán
tập trung, mọi công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán. Các bộ
phận như: kho, các phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu... rồi
định kỳ chuyển số liệu lên phòng kế toán.
                        SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

                     S¬ ®ơ bĩ m¸y k to¸n

                             K to¸n tr-
                                 ịng


                          Phê k to¸n tr-
                                ịng
                           (K to¸n tưng
                          hp, k to¸n gi¸
                              thµnh)


  K          K        K        K        K        K         K        Th
to¸n       to¸n    to¸n     to¸n      to¸n     to¸n       to¸n      qu
 tin        vỊt     vỊt     tiªu       TG      c«ng      TSC§X
          Chú thích:          th       NH        n
mƯt         t-       t-                                   DCB
            dt  Quanmay  hệ      trực
                tuyến
       2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán
                Quan hệ chức năng
      .Bĩ m¸y k to¸n ca C«ng ty dt may 29-3 ®c x©y dng theo m« h×nh k to¸n
tỊp trung, môi c«ng t¸c k to¸n ca c«ng ty ®u ®c thc hin tỊp trung t¹i phßng k
to¸n. c¸c bĩ phỊn kh¸c nh phßng kinh doanh, kho, ph©n xịng ®Þnh k× tỊp hp
sỉ liu chuyn lªn cho phßng k to¸n ® phßng k to¸n tin hµnh ghi sư c¸c nghip v
kinh t ph¸t sinh.
         K to¸n trịng: ph tr¸ch c«ng t¸c k to¸n, chÞu tr¸ch nhim ph¶m ¸nh
chÝnh x¸c, trung thc t×nh h×nh tµi chÝnh t¹i c«ng ty, tham mu cho gi¸m ®ỉc
v k ho¹ch tµi chÝnh phc v cho vic ra c¸c quyt ®Þnh.
         Phê k to¸n trịng: hì tr k to¸n trịng trong vic thc hin nhim v ca m×nh; h-
ng dĨn, hì tr cho c¸c k to¸n viªn thc hin c¸c nghip v; tỊp hp sỉ liu tÝnh gi¸ thµnh
phỈm, x¸c ®Þnh kt qu¶ kinh doanh; lỊp c¸c b¸o c¸o k to¸n cÌn thit.
30


         K to¸n tin mƯt: theo dđi t×nh h×nh toµn bĩ c¸c nghip v liªn quan ®n
vic thanh to¸n cng nh c¸c kho¶n c«ng n b»ng tin mƯt t¹i c«ng ty.
          K to¸n vỊt t dt: theo dđi t×nh h×nh nhỊp-xuÍt-tơn c¸c nguyªn vỊt liu
phc v cho bĩ phỊn dt vµ toµn bĩ c«ng c dng c s dng trong nhµ m¸y vµ cung cÍp
sỉ liu cho k to¸n tưng hp ® tÝnh gi¸ thµnh. §ơng thíi k to¸n vỊt t cßn theo dđi
phÌn c«ng n vi c¸c nhµ cung ng nguyªn vỊt liu dt.
         K to¸n vỊt t may: theo dđi t×nh h×nh nhỊp-xuÍt-tơn c¸c nguyªn vỊt liu
phc v cho bĩ phỊn may, ®ơng thíi theo dđi vic thanh to¸n c«ng n cho c¸c nhµ
cung ng nguyªn vỊt liu may.
         K to¸n tiªu th: theo dđi thµnh phỈm vµ t×nh h×nh tiªu th thµnh phỈm ị
c«ng ty.
         K to¸n TGNH: theo dđi t×nh h×nh thanh to¸n cng nh c¸c kho¶n c«ng n
liªn quan ®n TGNH, theo dđi sỉ d tin gi ca c«ng ty ị c¸c ng©n hµng kh¸c
nhau.
         K to¸n c«ng n: theo dđi tinh h×nh c«ng n, c¸c kho¶n ph¶i thu kh¸ch
hµng, ®«n ®ỉc trong vic thu c¸c kho¶n n.
         K to¸n TSC§ vµ ®Ìu t XDCB: cê nhim v theo dđi s bin ®ĩng TSC§,
tÝnh khÍu hao TSC§, theo dđi t×nh h×nh ®Ìu t XDCB vµ c¸c nguơn vỉn
XDCB.
        3. Hình thức sổ kế toán
        Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cải biên, các
sổ kế toán được áp dụng chủ yếu là: sổ cái, sổ kế toán, nhật ký chứng từ và
các báo cáo tài chính.
31


      SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3
                            Chứng từ gốc và
                           các bảng phân bổ



    Sổ quỹ                                   Bảng kê          Sổ thẻ kế
                         Nhật ký                              toán chi
                        chứng từ                                tiết




                           Sổ cái                            Bảng tổng
                                                              hợp chi
                                                                tiết


                         Báo cáo kế
                          toán
     Ghi chú:
      * Trình tự ghi chép: Hằng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trên
                 Ghi hằng ngày
chứng từ gốc, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ theo bên có của tài khoản kết
                 Ghi cuối quý
hợp phân tích đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan. Đối với các đối
tượng cần theo dõi chi tiết, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ chi tiết.

B. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM
SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3
      Chuyển sang cơ chế thị trường các Công ty dệt may đó nói chung và
công ty Dệt may 29/3 nói riêng phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về thị
trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại được đòi hỏi
công ty phải nỗ lực trong công tác kiểm soát được chi phí để đảm bảo có lợi
nhuận, đồng thời phải nhanh chóng đưa ra các quyết định về giá bán sản
phẩm giúp cho việc đàm phán ký kết hợp đồng.
      Để đáp ứng được nhu cầu thông tin về chi phí cho các nhà quản trị
trong Công ty Dệt may 29/3 công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát
chi phí được hình thành một cách tự phát, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản
xuất kinh doanh.
      Hiện nay công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát chi phí tại
Công ty Dệt may 29/3 có những điểm chung như sau:
32


       - Công ty đã bước đầu ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong công tác
lập dự toán chi phí nhưng chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện.
       - Nội dung các công việc thuộc kế toán quản trị chi phí được thực hiện
đan xen tại các bộ phận: phòng kế hoạch, phòng kinh doanh và bộ phận thống
kê phân xưởng.
       Nội dung của công tác lập dự toán chi phí và thực hiện kiểm soát chi
phí thông qua các báo cáo bộ phận bao gồm:
       - Công tổ chức lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm do hai nhóm
sản phẩm chính là khăn bông (dệt) và quầu âu tiêu chuẩn (may) cung cấp
thông tin cho bộ phận kinh doanh ký kết các hợp đồng cung cấp sản phẩm,
đồng thời làm căn cứ để kiểm soát việc thực hiện định mức chi phí.
       - Thực hiện việc kiểm soát chi phí trong sản xuất thông qua việc lập và
phân tích báo cáo bộ phận như: báo cáo về nguyên liệu, báo cáo về chi phí
nhân công, báo cáo về chi phí sản xuất chung , báo cáo kết quả kinh doanh bộ
phận.
       1. Công tác lập kế hoạch giá thành
       Hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 công tác lập kế hoạch giá thành là
một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác kế toán quản trị chi phí,
thông tin về giá thành kế hoạch là căn cứ để phòng kinh doanh xác định giá
bán trong các hợp đồng sản xuất sản phẩm hay gia công cho khách hàng.
       Công tác lập kế hoạch giá thành được tiến hành vào đầu mỗi năm và
được xây dựng cho cả năm do bộ phận kế toán thực hiện kết hợp với phòng
kinh doanh và phòng kế hoạch.
       Công ty tiến hành lập kế hoạch giá thành cho 2 mặt hàng kinh doanh đó
là khăn bông đại diện cho sản phẩm dệt, quần âu tiêu chuẩn đại diện cho sản
phẩm may. Đối với mặt hàng khăn bông giá thành kế hoạch được lập tính trên
1 kg khăn bông, còn đối với sản phẩm may thì giá thành được lập tính cho 1
chiếc quần âu tiêu chuẩn, điều này có nghĩa là các sản phẩm may mặc khác sẽ
được quy đổi ra quần âu tiêu chuẩn theo một tỷ lệ nhất định.
       Ví dụ: 3.500.000 sản phẩm quần âu tương đương với 7.000.000 sản
phẩm sơ mi.
       Sau đây là bảng dự toán giá thành sản phẩm dệt và may mặc năm 2005
                                              Khăn bông      Sản phẩm may
     TT               Khoản mục
                                               (USD/kg)      (USD/quần âu )
      1     Nguyên liệu chính                     2,23            4,450
      2     Vật liệu phụ                          0,38            0,090
      3     Nhiên liệu, năng lượng nước           0,32            0,145
      4     Phụ tùng thay thế + CCLĐ              0,05            0,050
      5     Lương + BHXH                          0,87            0,600
      6     Khấu hao TSCĐ                         0,46            0,127
33


     7     Chi phí QLPX + QL công ty            0,06             0,095
     8     Bao gói vận chuyển                   0,09             0,050
     9     Lãi vay                              0,31             0,384
                 Giá thành toàn bộ              4,77             5,991

       Cách xây dựng được thực hiện như sau:
       - Chi phí nguyên liệu chính được xác định căn cứ trên giá mua và định
mức tiêu hao khi sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm (kg khăn bông hoặc quần
âu). Giá mua nguyên liệu thì do bộ phận kinh doanh khảo sát trên thị trường.
Tình hình thị trường nguyên liệu luôn thay đổi vì vậy đòi hỏi bộ phận kinh
doanh phải dự báo được mức biến động này để tránh được những rủi ro (bị
phạt vi phạm hợp đồng, lỗ...). Định mức tiêu hao dựa trên định mức tiêu hao
trung bình theo tài liệu thống kê của kỳ trước.
       - Vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng, nước căn cứ vào định mức tiêu
hao tính cho từng loại sản phẩm hoặc yêu cầu đặt hàng của khách hàng.
       - Phụ tùng thay thế + công cụ dụng cụ: được xác đinh định mức chi phí
dự toán cho cả năm (dựa vào năm trước và dự kiến sự biến động tăng hay
giảm chi phí của năm kế hoạch) rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản
phẩm theo sản lượng dự kiến sản xuất sản phẩm của năm kế hoạch.
       - Lương và BHXH: căn cứ vào đơn giá lương kế hoạch do bộ phận tổ
chức xây dựng trước kỳ kế hoạch.
       - Khấu hao TSCĐ: xác định mức khấu hao dự kiến theo chế độ quy
định rồi sau đó tiến hành phân bổ cho đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến
của năm kế hoạch.
       - Chi phí QLDN và chi phí quản lý phân xưởng: được xác định định
mức chi phí dự toán cho cả năm sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản
phẩm.
       - Bao gói vận chuyển: dựa trên định mức sử dụng.
       - Lãi vay: dựa vào năm trước và dự kiến biến động tăng, giảm của năm
kế hoạch rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm theo sản lượng
dự kiến.
       Như giá thành kế hoạch sẽ là căn cứ để xác định giá bán theo hợp đồng.
Đồng thời với công tác lập dự toán chi phí giúp cho việc định giá, ký kết hợp
đồng thì các dự toán chi phí cũng là căn cứ để kiểm soát các chi phí thực tế
phát sinh tại các bộ phận sản xuất thông qua các báo cáo chi phí.
       Tuy nhiên bên cạnh đó công tác lập kế hoạch giá thành tại công ty cũng
bộc lộ một số hạn chế sau:
       + Phương pháp lập kế hoạch giá thành là phương pháp tính giá toàn bộ
vì vậy trong trường hợp sản lượng thực tế thay đổi thì chi phí đơn vị dự kiến
sẽ không chính xác nữa.
34


       + Thực chất kế hoạch của công ty là kế hoạch tĩnh - thiếu tính linh hoạt
trong việc ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
       2. Thực hiện kiểm soát chi phí thông qua việc lập báo cáo bộ phận
tại Công ty
       Phần lớn các mặt hàng mà công ty Dệt may 29/3 sản xuất là những mặt
hàng đã được khách hàng đặt hàng, giá bán đã được xác định. Vì vậy biện
pháp tốt nhất để gia tăng lợi nhuận cho công ty là phải kiểm soát được chi phí
phát sinh. chi phí phát sinh tại công ty chủ yếu là chi phí sản xuất. Trong đó
chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng trên 60% giá thành sản phẩm, còn lại là
chi phí chế biến quy trình kiểm soát hiện tại của Công ty Dệt may 29/3 tập
trung vào các mặt kiểm soát các chi phí nguyên liệu phát sinh trong khâu thu
mua, chế biến và các chi phí phát sinh trong quá trình chế biến như tiền lương
công nhân, các chi phí về vật tư dựa trên cơ sở xem xét định mức tiêu hao
thực tế so với định mức trung bình, năng suất lao động của tổ sản xuất, tình
hình sử dụng các loại vật tư tiết kiệm hay lãng phí.
       Tại công ty các báo cáo từ phân xưởng sản xuất được lập định kỳ
chuyển về phòng kinh doanh giúp cho việc theo dõi tình hình thực hiện định
mức chi phí, trường hợp phát sinh vượt mức cho phép thì phòng kinh doanh
phải tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời có biện pháp điều chỉnh. Các báo cáo
được lập tại các phân xưởng sản xuất bao gồm:
       - Các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên liệu.
       - Báo cáo về lao động.
       - Báo cáo về vật tư.
       - Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận.
       2.1. Các báo cáo về nguyên liệu
       Để cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu kiểm soát chi phí nguyên
liệu và đánh giá trách nhiệm của các bộ phận liên quan, Công ty Dệt may 29/3
lập các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên liệu theo sơ đồ sau:
            QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU
                                                           Trách
TT        Loại báo cáo                    Trình tự lập
                                                           nhiệm
1    Bảng kê nguyên liệu Người bán và tổ tiếp nhận (lập Tổ mua và tổ
     mua vào              phiếu tiếp nhận), bộ phận dự   tiếp nhận
                          kiến lập bảng kê nguyên vật
                          liệu
2    Bảng kê định mức bán Bộ phận chế biến lập bảng kê Tổ sản xuất
     thành phẩm           tình hình thực hiện định mức
                          chi phí vật liệu
3    Báo cáo kết quả sản Bảng kê định mức bán thành Tổ sản xuất
     xuất                 phẩm -> lập báo cáo KQSX ->
35


                               phiếu nhập kho
      Cụ thể nội dung của các bản báo cáo như sau:
      - Bảng kê nguyên liệu mua vào: xác định số nguyên liệu mua vào sử
dụng cung cấp thông tin chi phí nguyên vật liệu và là căn cứ để đánh giá trách
nhiệm của tổ mua và tổ tiếp nhận sau khi đối chiếu với bảng kê định mức bán
thành phẩm .
36


                BẢNG KÊ NGUYÊN LIỆU KHĂN BÔNG
      Người bán                 Nguyên liệu mua vào
                                                                            Tổng giá
   Họ tên      Địa chỉ    Tên mặt hàng        Số lượng      Đơn giá
                                                                           thanh toán
 Dệt may HT               Sợi cotton 20/1      42595.00      27127.22     1155483735
 Dệt may HT               Sợi cotton 20/2       8946.90      30873.32       276220490
 Dệt may HT               Sợi cotton 23/2       3065.20      36600.00       112186320
 CKHT                     Sợi cotton 26/2      26410.30      36359.50       960265317
 AD                       Sợi cotton 32/2      26410.30      30359.50       960265317
 HT                       Sợi Ne 20/1          34473.60      27776.32        95749800
                          Sợi Peco                53.00         35000         1855000
 Tổng cộng                                     141964.3                   4423859979

       Số nguyên liệu trên được đưa vào sản xuất, định mức chế biến được
 theo dõi trên bảng kê định mức bán thành phẩm như sau:
              BẢNG KÊ ĐỊNH MỨC BÁN THÀNH PHẨM DỆT
       Công đoạn: Dệt
                                              Định mức       Năng suất     Chất lượng
                   Tên khăn
                                             tiêu hao sợi   (kh/ca/máy)      (%A)
Dệt      1. K28x28/2 (TT)                        1,23           200           94
ATM      2. J38,5x74,5/18/19,                    1,19
            J38,5x74,6/16                                       30             88
         3. K65 x130/13                         1,04            19             78
         4. K70x145/1; K70x150/1                1,09        18m/ca/máy         81
         5. AC/16(TT)                           1,08
Dệt kiếm K89x152,5/4/5/6 (điều chỉnh )          1,11            25             73,3

       Chi phí nguyên vật liệu tăng thường do: các nguyên nhân giá mua
 nguyên liệu cao hoặc định mức chế biến tăng. Giá cả nguyên vật liệu phụ
 thuộc rất lớn vào thị trường, ngoài tầm kiểm soát của công ty. Song giá của
 nguyên vật liệu tăng nếu bộ phận thu mua đánh giá nguyên liệu xấu thành
 nguyên liệu tốt. Mặt khác qua bảng kê định mức bán thành phẩm giúp cho bộ
 phận kinh doanh kiểm soát được tình hình thực hiện định mức tiêu hao về
 nguyên liệu.
       Từ bảng kê định mức bán thành phẩm thống kê phân xưởng sẽ lên báo
 cáo kết quả sản xuất như sau:
                         BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT
       Phân xưởng dệt
       Loại nguyên liệu: Sợi Cotton 32/2
       Số lượng: 25017. Thành tiền : 909605611,5.
       Ngày nhập nguyên liệu: 3/7 ngày sản xuất 5/7
       Thành phẩm: khăn
37


                         Quy cách     Trọng lượng       Số
  TT    Tên mặt hàng                                           Ghi chú
                         (m/chiếc)      (gr/ch)       lượng
   1   KD28x40             28x40         25,0          50.000 Đủ 3 màu
   2   KM28x41/6           28x41         29,0         100.000  Dệt mộc
   3   KM28/41/2           28/41         48,0         150.000 Đủ 5 màu
   4   KT34x75/1           34x75         90,0          50.000 Đủ 5 màu
   5   KT40x80             40x80         78,0          50.000  Dệt mộc
   6   KT45x100           45x100         120,0          3.000  Dệt mộc
   7   KT60x120/8         60x120         250,0          1.000 Hồng + cam
   8   KT65/120/4         65/120         250,0         30.000  Dệt mộc

      Kiểm soát chi phí nguyên liệu mua vào qua bảng kê nguyên liệu mua
vào với bảng kê định mức chi phí đã giúp cho việc kiểm soát được số lượng
và chất lượng của vật liệu mua vào, là căn cứ để quy trách nhiệm cho từng bộ
phận hoạt động liên quan. Đây là khâu rất quan trọng và rất khó quản lý, để
xảy ra vấn đề tiêu cực.
      2.2. Các báo cáo về lao động
      Trong điều kiện hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 đều sử dụng lao
động thủ công trong toàn bộ các giai đoạn của quy trình sản xuất (sản phẩm
may mặc)
      Vì vậy ngoài chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thì
chi phí về lao động cũng là một trong những chi phí cơ bản.
      Kiểm soát chi phí lao động chính là kiểm soát đơn giá lương, thời gian
làm việc của người lao động qua bảng chấm công, kiểm soát năng suất lao
động thông qua báo cáo thực hiện các bộ phận.
      Quy trình kiểm soát chi phí lao động như sau:
38


             QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ LAO ĐỘNG

TT       Loại báo cáo              Bộ phận lập             Nội dung kiểm soát
1  Bảng định mức đơn giá      Bộ phận tổ chức hành      Kiểm soát chi phí tiền
   lương                      chính                     lương ở từng bộ phận
2  Báo cáo kết quả thực       Tổ hoặc bộ phận theo      Kiểm soát năng suất lao
   hiện của các bộ phận       từng hoạt động            động của từng bộ phận
   cung cấp
3  Bảng theo dõi lao động  Thống kê của tổ bộ Kiểm soát thời gian lao
                           phận                động và năng suất của
                                               từng nhân viên theo từng
                                               ngày
4    Bảng chấm công        Thống kê tổ hoặc bộ Kiểm soát tiển công, ngày
                           phận                công lao động trong tháng
5    Bảng thanh toán lương Thống kê tổ hoặc bộ Kiểm soát tiển công, ngày
     chi tiết              phận được           công lao động trong tháng

      Cụ thể nội dung các báo cáo về lao động của Công ty Dệt may 29/3 như sau:
                   BẢNG ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ LƯƠNG
                   Ở CÔNG ĐOẠN HOÀN THÀNH DỆT

                                                Đơn giá
                                    May                                  Đóng
TT     Loại khăn                                  Kiểm Xếp
                                                                         thùng
                       Rd     Md    Rn    Mn Tổng hoá  gói
                                                                        XK/ND
1    K28x2//2(TT)       4      5    4,5   34     47,5      13     -       1619
2    J38,5x74,5/18/19   5     12     7    37      61      20,5   485   2200,1619
3    K65x130/13       12,5   25,5   14    62     114      30,5    -       1700
4    K70x145/1         17     30    20    80     147      30,5    -       1700
5    K70x150/1         17     30    20    80     147      30,5    -       1700
6    K89x152,5/6       22     75    30    168    295       87    548   1700,1700

      Đơn giá lương do bộ phận tổ chức hành chính xây dựng: đơn giá lương
cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến chi phí tiền lương. Đơn giá lương tính cho
người lao động trên cơ sở năng suất tổ và ngày công lao động từng người, vì
vậy báo cáo kết quả sản xuất của từng tổ và bảng theo dõi thời gian lao động
là căn cứ để kiểm soát năng suất và chất lượng công việc của từng bộ phận
sản xuất và từng người lao động. Cụ thể báo cáo kết quả sản xuất của các tổ
như sau:
               BẢNG BÁO CÁO SẢN XUẤT CỦA TỔ MAY 1

     TT               Loại khăn
39



                            KCS chuyển      Sản lượng
             Tên khăn                                      Ghi chú
                                 lên        hoàn thành
       1      28*41/2         248557          249029
       2      28*41/6          54416           58478
       3       25/10           79002           79002
       4      40.5*6/4         79002           17766
       5       30/12           17766           26112
       6       35*70           26112            1400
       7       30/17            1400            5280
       8      34*75/3           3920            3130
       9        75/1          112914          121724
      ...        ...              ...            ...

      Báo cáo sản xuất của tổ sẽ là căn cứ để tính lương cho các tổ (dựa vào
sản lượng sản xuất và đơn giá lương từng công đoạn sản xuất của tổ đảm
nhiệm)
      Từ báo cáo sản xuất các tổ để tính ra tiền lương cho từng người công
nhân tại Công ty Dệt may 29/3 sử dụng các bảng chấm công và bảng theo dõi
lao động rồi căn cứ vào bảng chấm công và bảng theo dõi lao động để lập
bảng thanh toán lương chi tiết.
      Các bảng được theo dõi riêng cho từng bộ phận như sau:
41




                                                         BẢNG THEO DÕI LAO ĐỘNG
                                                         Bộ phận May 1 Tháng 3/2005

 Loại khăn         28*41/2              28*41/6                  40.5*6/4                30/12                 35*70
 Tên nhân     Đ                                                                                                               ...   Tổng
                    SL       TT    ĐG     SL      TT      ĐG       SL       TT     ĐG     SL     TT      ĐG     SL     TT
    công      G
Huệ          6,5    154   1003    7      719      5036     25      47       1161    5     518    2588    45      4     220    ...   700.30
Lộc          ...    4     6       ...    182      1280     ...     43       1062   ...    511    2552    ...     3     155    ...     0
Thu Thuỷ     ...    116   7552    ...    717      5016     ...     54       1398   ...    93      468    ...     3     150    ...   605.40
Thanh        ...    1     2078    ...    636      4448     ...     42       1035   ...   1140    5700    ...     6     265    ...     0
Thuỷ         ...    319   7       ...    215      1508     ...     49       1215   ...    180     904    ...    ...      -    ...   846.20
Thu          ...    8     1567    ...    1765     1236     ...     67       1668   ...    696    3480    ...    ...    50     ...     0
Thương B     ...    241   4       ...    333        0      ...     55       1359   ...    320    1604    ...    ...    10     ...   714.40
Kim Thuỷ     ...    1     3167    ...     ...     2328     ...     ...       ...   ...     ...     ...   ...    ...     ...   ...     0
...                 487   2                        ...                                                                              504.40
                    2     1433                                                                                                        0
                    220   4                                                                                                         702.40
                    5     2784                                                                                                        0
                    429   00                                                                                                        510.60
                    0     ...                                                                                                         0
                    ...
42


     Công ty dệt may 29/3                             BẢNG CHẤM CÔNG
     Đơn vị: Xí nghiệp dệt                                  Tháng 7/2004
     Bộ phận: May

                                 Ngày trong tháng                            Quy ra công
                                                                                                           Nghỉ
                                                              Công   K                 70%                         Ghi
TT   Họ và tên    Mã                                                     Thêm F,R             BHXH         K0 lý
                        1    2         3   ...   30    31     thời  sản                lươn           R0           chú
                                                                          giờ   L,H            Cô,Ô         do
                                                              gian phẩm                  g
A         B       C     1    2      3      ...   30    31      32    33   34     35     36     37     38    39
1    Phạm Thị A         8    8      4      ...    8     8           25,5
2     Bùi Văn B         8    F      Ô      ...   Ô      8            23           1             2
43



                                                   BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHI TIẾT
                                                                     Tháng 3/2005

                   Lương cơ Lương
                                          Ngày công trong tháng         Lương chi tiết         Lương     Lương khác             Khấu trừ
                     bản     ngày
                                                             Cô                                                                                  C
                                                                                                                     Tổng
                Mã                                            ng              Lương                                                    Tổn Còn         G
T                            Lươ                                  Lương               Lương Ngà         Lương Ph       thu      BH
    Họ và tên    N     Lươn                  Ô.     Xếp       ty               ngoài              Tổng                      BH            g đượ Ghi
T                  Hệ          ng Thự    R      NR                   SP                 phụ    y         phép ụ Kh nhậ           YT Kh
                 V      g cơ           F   P C       lo       Tr                SP                 lươ                      XH         khấ    c    chú
                    số         cơ c tế   L      S o                                           côn              cấ ác    p         1 ác
                        bản                   ô      ại        ả                                    ng                      5%           u lĩnh
                              bản                                                              g               p                 %
                                                                 Côn          Cô Tiề Cô                Ngà Tiề                          trừ
                                                             HV       Tiền               Tiền
                                                                   g          ng n ng                    y n
1 Đặng      Thị T03 2.54 7366 2833 3414    0,            A                           32 10926 32 1092 1.5 425        11351 3680 740    4420 10909
   Tuyết         6        00    1    4      5                                             00       600      00          00   0    0       0   00
2 Lê Thị Hương H02 2.01 5829 2241                     2 0
                 7        00    9                     7
3 Huỳnh T. Thu H24 1.58 4582 1762 2642     0,           A         26.5 7003                   26.5 7003 1.5 264       72670 2290 460       2750 69920
   Huệ           7        00    3    6      5                           00                          00       00         0     0   0          0    0
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị

Contenu connexe

Tendances

Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Nguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhDương Hà
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmThanh Hoa
 
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnKế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnluanvantrust
 
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toándlmonline24h
 
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOTẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTKetoantaichinh.net
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 

Tendances (20)

[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Htttkt
HtttktHtttkt
Htttkt
 
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bánKế toán phải thu khách hàng, phải trả  người bán
Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
 
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnKế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền
 
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
 
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOTẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 

Similaire à Báo cáo thực tập kế toán quản trị

Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-triVũ Hương
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02xongdzomuong
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịDương Hà
 
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị nataliej4
 
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phầnHoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phầnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATung Trương
 
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.doc
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.docXây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.doc
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_triThai Trang
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.lethanhtung1007
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHThần Sấm
 

Similaire à Báo cáo thực tập kế toán quản trị (20)

Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
êKtqt
êKtqtêKtqt
êKtqt
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
 
Sách lập và phân tích báo cáo quản trị - Học Viện TACA
Sách lập và phân tích báo cáo quản trị - Học Viện TACASách lập và phân tích báo cáo quản trị - Học Viện TACA
Sách lập và phân tích báo cáo quản trị - Học Viện TACA
 
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phầnHoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần
 
Ke toan quan tri
Ke toan quan triKe toan quan tri
Ke toan quan tri
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
 
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
 
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.doc
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.docXây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.doc
Xây Dựng Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Trƣờng Thịnh.doc
 
2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri2 dc ke_toan_quan_tri
2 dc ke_toan_quan_tri
 
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.
 
Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 

Plus de Học kế toán thực tế

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiHọc kế toán thực tế
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 

Plus de Học kế toán thực tế (20)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuếBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Bài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phíBài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phí
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chínhHướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toánBài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Bài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chínhBài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chính
 
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lươngBáo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệpBài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 

Dernier

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Báo cáo thực tập kế toán quản trị

  • 1. 1 Đề tài Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29/3
  • 2. 2 MỤC LỤC Chương I: .........................................4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN .......4 VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ .......4 CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP ..........................4 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU........14 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP......15 BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG........17 Thực tế.........................................17 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................21 Chương II: .......................................22 TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3........22 MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY........24 Chương III: ......................................48 HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN .........48 VÀ BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3.......48 CHƯƠNG I..........................................70 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN .............................70 CHƯƠNG II.........................................84 TÌNH HÌNH THỰC TẾ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3..........................................84 MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY........86 CHƯƠNG III.......................................105
  • 3. 3 Lời mở đầu Cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta là các yêu cầu về việc có được các thông tin đáng tin cậy được xử lý có hiệu quả nhất. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu này của các nhà quản lý đòi hỏi kế toán cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục và hữu ích phục vụ kịp thời ra quyết định của nhà nhà quản trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính những yêu cầu về tính tốc độ, linh hoạt, hữu ích của thông tin mà kế toán tài chính không thể đảm trách được, kế toán quản trị ra đời như là một tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Kế toán quản trị ở các nước phát triển được ứng dụng một cách rộng rãi trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của doanh nghiệp. Ngành Dệt may nói chung và Công ty Dệt May 29/3 (HACHIBA) nói riêng đã và đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ sau 31/12/2004 khi thị trường Dệt may đã hội nhập hoàn toàn. Trong điều kiện Việt Nam chưa là thành viên của WTO sẽ khiến cho hàng dệt may xuất khẩu mất đi lợi thế mà các thành viên WTO được hưởng nhất là sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó để tồn tại và phát triển chỉ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giá cả phù hợp mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường. Vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty Dệt May 29/3 là phải tiết kiệm chi phí. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây Công ty Dệt May 29/3 bước đầu tổ chức công tác kế toán quản trị mà tập trung vào công tác lập dự toán và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên trên thực tế từ trong phương hướng xây dựng đến tổ chức thực hiện thì việc ứng dụng kế toán quản trị trong việc lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát chi phí vẫn chưa được tổ chức khoa học, quy cũ vẫn còn mang nặng nội dung của KTTC hay nói cách khác là nó chưa được vận dụng và tổ chức thực hiện tại công ty với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Các nội dung của kế toán quản trị chi phí được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phân và chưa có bộ phận chuyên trách. Vì vậy xuất phát từ nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: "Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29/3".
  • 4. 4 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP I. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1. Bản chất của kế toán quản trị Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị nhưng nếu đứng trên góc độ sử dụng thông tin để phục vụ cho chức năng quản lý thì: "Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh". Qua đó ta thấy rõ bản chất của kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phản ánh quá khứ mà cả thông tin hướng về tương lai mà các nhà KTTC không thể đảm trách được. Đó là những thông tin được xử lý dựa vào những thành tựu của công cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu ích nhưng đơn giản. Đồng thời kế toán quản trị hợp nhất với KTTC làm cho quy trình công việc kế toán hoàn thiện và phong phú hơn. 2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Thông qua quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị thì chúng ta nhận ra rằng kế toán quản trị chi phí trước hết phải là kế toán chi phí. Nếu như những thông tin mà kế toán chi phí cung cấp là những thông tin đã xảy ra trước đó thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thành nhằm kiểm soát chi phí, hạ giá thành thì thông tin mà kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả thông tin quá khứ và những thông tin có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí làm căn cứ để ra các quyết định thích hợp về giá bán, ký kết hợp đồng, tự làm hay mua ngoài, có nên ngừng sản xuất hay không... Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí phát sinh thông qua hệ thống thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm quản lý chi phí được hình thành trong đơn vị. Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về lượng chi phí bỏ ra như thế nào khi có sự thay đổi về lượng sản xuất, khi có sự thay đổi hay biến
  • 5. 5 động chi phí thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và ai sẽ là người đứng ra gánh chịu trách nhiệm về sự thay đổi đó và giải pháp cần được đưa ra để điều chỉnh kịp thời. Điều này cho thấy kế toán quản trị chi phí mang nặng bản chất của kế toán quản trị hơn là kế toán chi phí thuần tuý. 3. Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý Thông tin kế toán cung cấp về bản chất thường là thông tin kinh tế tài chính định lượng và thông tin này giúp cho các nhà quản trị hoàn thành các chức năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Vai trò của thông tin kế toán về chi phí với nhà quản trị có thể biểu hiện qua những vấn đề cơ bản sau: - Với chức năng lập kế hoạch: nhà quản trị phải thiết lập các loại dự toán, kế hoạch như: chiến lược sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách linh hoạt hàng năm. Các kế hoạch, dự toán được thực hiện dưới sự điều khiển của trưởng phòng kế toán và sự giúp đỡ của nhân viên kế toán. Ví dụ: thông qua dự toán nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung... giúp nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn lực và hạn chế rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ. - Với chức năng tổ chức và điều hành: là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức cùng phối hợp để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin để thực hiện chức năng này thông qua việc thiết lập các bộ phận, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong bộ máy hoạt động của tổ chức để giám sát việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã đề ra trong từng khâu, từng bước công việc. - Với chức năng kiểm tra: khi kế hoạch đã được lập để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi phải so sánh với thực tế. Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch. Ví dụ: báo cáo chi phí, báo cáo tình hình thực hiện định mức. Nếu giữa báo cáo thực hiện với mục tiêu đề ra có sự sai biệt lớn thì phải tiến hành điều tra để tìm hiểu nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải quyết. - Với chức năng ra quyết định: Để có thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các nhà quản trị, kế toán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết thích hợp rồi tổng hợp trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu giải trình cho các nhà quản trị. Kế toán quản trị chi phí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, số liệu mà còn phải thực hiện với phân tích, đánh giá và nêu lên kiến nghị, đề xuất tư vấn cho các nhà quản trị ra các quyết định phù hợp.
  • 6. 6 4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí Có bốn phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản: - Thiết kế thông tin ở dạng so sánh được: Thông tin sẽ không phát huy hết tác dụng của nó nếu không có tiêu chuẩn để so sánh. Do vậy kế toán quản trị phải thiết kế thông tin dưới dạng những báo cáo có thể so sánh được làm cho thông tin có ích với nhà quản trị. - Nhận diện và phân loại chi phí: Nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho thích hợp và hữu ích, là một phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ của kế toán quản trị. Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhằm thoả mãn yêu cầu của các nhà quản trị. - Sử dụng các kỹ thuật phân tích để cung cấp các thông tin có dạng đặc thù: phương pháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng.... - Trình bày thông tin dưới dạng mô hình, phương trình, đồ thị: đây là cách trình bày dễ thấy, dễ hiểu, và rõ ràng nhất các mối quan hệ và xu hướng biến động của thông tin đang nghiên cứu.
  • 7. 7 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. Đặc điểm của chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung, chi phí là phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là đặc điểm cơ bản của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu như chi phí trong KTTC được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữu của doanh nghiệp và thường được đảm bảo bằng những chứng từ nhất định chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đứng trên phương diện kế toán quản trị thì chi phí được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định. Với lý do này thì chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ. 2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau: a. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu - Chi phí nhân công. - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. b. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khác. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả - Chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm.
  • 8. 8 d. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp. - Chi phí gián tiếp. e. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Đây là cách phân loại chi phí phổ biến nhất trong kế toán quản trị. Theo cách phân loại này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp: - Biến phí: Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành... Ngược lại nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số. Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Nếu khảo sát tỉ mĩ về biến phí, nhận thức rằng biến phí tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xử khác nhau: + Biến phí thực thụ: là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỉ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Với cách ứng xử tuyến tính theo biến động đơn vị và mức độ hoạt động nên điều quan tâm và để kiểm soát tốt hơn biến phí thực thụ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt hơn biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát cách thức ứng xử của biến phí thực thụ. + Biến phí cấp bậc: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Ví dụ: chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng... những chi phí này cùng thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động nhưng chỉ khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định. - Định phí: Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là những đặc điểm trên của định phí chỉ thích hợp trong từng phạm vi nhất định. Một khi mức độ hoạt động vượt khỏi giới hạn thì nó có thể xuất hiện những thay đổi đột biến. Khảo sát tỉ mỉ về định phí, nhận thấy định phí tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xử khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 9. 9 + Định phí bắt buộc: là những loại chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản dài hạn như: khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng... + Định phí không bắt buộc: còn được xem như định phí quản trị. Chi phí này phát sinh gắn liền với quyết định hàng năm của nhà quản trị: chi phí quảng cáo, nghiên cứu, giao tế. Về phương diện quản lý, nhà quản trị không bị ràng buộc bởi quyết định về định phí không bắt buộc. Định phí không bắt buộc có bản chất ngắn hạn trong những trường hợp cần thiết có thể bị cắt giảm. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí ở mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí và biến phí. Vì vậy để quản lý chi phí hỗn hợp phải kết hợp hai phạm vi ứng xử tương ứng, phải cân nhắc, khảo sát chi tiết, tỉ mỉ tính hữu dụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để tránh lãng phí, khi tiến hành phải tăng công suất hoạt động để đơn giá bình quân của chúng giảm xuống. Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định, phân tích hoặc thực nghiệm. Dưới đây là các phương pháp cơ bản thường được sử dụng: - Phương pháp cực đại - cực tiểu. - Phương pháp bình phương bé nhất. - Phương pháp đồ thị phân tán. f. Các cách phân loại khác về chi phí - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. - Chi phí chênh lệch - Chi phí chìm - Chi phí cơ hội III. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KTQT CHI PHÍ 1. Lập dự toán chi phí sản xuất Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn diện và phối hợp cách thức huy động cũng như sử dụng nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ và được biểu hiện một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị. Dự toán chi phí sản xuất là phương tiện thông tin cung cấp cho các chức năng hoạch định và kiểm soát chi phí của nhà quản trị nhằm đo lường, chấn chỉnh quá trình tổ chức thực hiện chi phí trong từng bộ phận cụ thể đảm bảo cho quá trình thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1.1. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ sở dự toán sản lượng sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • 10. 10 Dự toán Dự toán chi Định mức Định mức giá lượng sản phí NVL trực = x tiêu hao NVL x của mỗi đơn phẩm sản tiếp trực tiếp vị NVLTT xuất 1.2. Dự toán nhân công trực tiếp Dự toán thời gian Dự toán Định mức thời gian sản = x lao động (giờ) SPSX xuất sản phẩm Dự toán CPNC Dự toán thời Định mức giá của mỗi = x trực tiếp gian lao động đơn vị thời gian lao động 1.3. Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán chi phí sản xuất chung: Bao gồm dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung. • Dự toán biến phí sản xuất chung: Trường hợp biến phí sản xuất chung được xây dựng theo từng yếu tố chi phí (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp...) theo mỗi đơn vị hoạt động thì quá trình lập dự toán biến phí sản xuất chung được thực hiện tương tự như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ: biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy hoạt động là 2000đ, dự toán số giờ máy hoạt động trong kỳ là 6000 giờ, dự toán biến phí sản xuất chung là 6000 x 2000 = 12.000.000đ - Trường hợp biến phí sản xuất chung được xác định bằng một tỷ lệ trên biến phí trực tiếp thì dựa vào dự toán biến phí trực tiếp, tỷ lệ biến phí sản xuất để lập dự toán biến phí sản xuất chung. Dự toán biến phí Dự toán biến Tỷ lệ biến phí = x sản xuất chung phí trực tiếp sản xuất chung • Dự toán định phí sản xuất chung: Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung bắt buộc, căn cứ vào định phí sản xuất chung hàng năm chia đều cho 4 quý để xác định định phí sản xuất chung hàng quý. Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung tuỳ ý, căn cứ vào hành động nhà quản trị xác định thời điểm chi tiêu để tính vào chi phí cho kỳ dự toán thích hợp. Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí sản xuất chung tổng hợp thành dự toán chi phí sản xuất chung: Dự toán chi phí sản Dự toán biến phí Dự toán định phí = + xuất chung sản xuất chung sản xuất chung 1.4. Dự toán chi phí bán hàng • Dự toán biến phí bán hàng:
  • 11. 11 Dự toán biến phí Dự toán số lượng Định mức biến = x bán hàng sản phẩm tiêu thụ phí bán hàng • Dự toán định phí bán hàng: tương tự như lập dự toán định phí sản xuất chung. Điều này có nghĩa là dự toán định phí bán hàng chính là tổng hợp dự toán định phí bắt buộc và định phí quản trị cần thiết cho kỳ bán hàng. Dự toán chi phí Dự toán biến phí Dự toán định phí = + bán hàng bán hàng bán hàng 1.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp Dự toán biến phí Dự toán biến Tỷ lệ biến phí quản = x quản lý doanh nghiệp phí trực tiếp lý doanh nghiệp • Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp: Tương tự như dự toán định phí sản xuất chung: Vậy: Dự toán chi phí Dự toán biến phí Dự toán định phí quản lý doanh = + quản lý doanh nghiệp quản lý DN nghiệp • Dự toán linh hoạt: Từ đầu đến giờ chúng ta giả định là làm việc với ngân sách cố định. Nghĩa là các chi phí dự báo trong kỳ được giữ nguyên không đổi bất chấp mọi việc xảy ra trong thời kỳ đó. Nhưng với ngân sách linh hoạt, chúng ta có thể điều chỉnh các chi phí nếu hoạt động sản xuất và doanh số bán hàng có thay đổi so với ngân sách ban đầu. Ngân sách linh hoạt được Viện kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA) định nghĩa như sau: "Ngân sách linh hoạt là ngân sách được hoạch định sao cho có thể thay đổi tương ứng với mức độ hoạt động thực tế đạt được" Trong thực tế một ngân sách linh hoạt bao gồm nhiều ngân sách ứng với mức độ hoạt động thực tế đạt được sản xuất kinh doanh khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp có thể lập ngân sách cho 3 mức sản lượng có thể xảy ra, khi đó chi phí được tính toán cho các mức này. Mặc dù phải tốn thêm công sức để tính toán, ngân sách linh hoạt có thể rất hữu ích. Hiện nay, máy tính đã làm cho việc tính toán này trở nên rất nhẹ nhàng. Việc đầu tiên phải làm khi hoạch định ngân sách linh hoạt là phân loại chi phí thành: - Chi phí cố định: là chi phí mà nó không đổi khi mức sản xuất và tiêu thụ thay đổi. - Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi cùng với mức sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ minh hoạ:
  • 12. 12 Biến phí sản xuất: 50 triệu Chi phí cố định : 50 triệu 2000 sản phẩm 50 => Biến phí đơn vị: 2000 = 25.000 đồng/sản phẩm Ngân sách linh hoạt: SX/ tiêu thụ (đvsp) Ngân sách 1 Ngân sách 2 chi phí (đồng 2000 3000 100 triệu (50tr+25.000 x 3.000) 125 triệu Báo cáo kiểm soát thực hiện ngân sách: SX/ tiêu thụ (đvsp) Ngân sách Thực tế Biến động chi phí (đồng 2700 2700 0 (50tr+25000x2700) 130tr (130-117,5) = 12,5tr. 117,5tr Bất lợi Tóm lại nếu như dự toán là cơ sở cung cấp thông tin cho chức năng hoạch định của nhà quản trị thì dự toán chi phí cũng là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của bộ phận quản lý. Thông qua việc lập và phân tích các báo cáo bộ phận nhằm chỉ ra đâu là nơi có vấn đề, trách nhiệm thuộc về ai, và nguyên nhân của những biến động chi phí nhằm kiểm soát tốt hơn các chi phí sản xuất phát sinh. 2. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chi phí thông qua các báo cáo bộ phận Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chi phí là yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp. Thông qua quá trình kiểm soát chi phí giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích tình hình biến động chi phí có thể xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so với chi phí tiêu chuẩn đặt ra trước đó từ đó để ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, khai thác khả năng tiềm tàng góp phần tiết kiệm chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động yêu cầu quản lý khác nhau. Để tạo điều kiện kiểm soát chi phí và khai thác tốt hơn những tiềm năng trong hoạt động thì chúng ta cần phải đi sâu vào công tác phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí để hướng đến việc đánh giá những nguồn gốc, nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện dự toán. Quá trình tính toán phân tích có thể thiết lập thành các bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin sự tác động của các nhân tố để thuận lợi cho quá trình đánh giá.
  • 13. 13 2.1. Báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, kể cả bán thành phẩm mua ngoài dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm trong ngành công nghiệp nhẹ cho nên việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa lớn đến việc hạ giá thành. CPNVLTT = SLSPSX x Định mức tiêu hao NVLTT x Đơn giá mua Do đó mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Số lượng sản phẩm sản xuất . - Định mức tiêu hao. - Đơn giá mua. Tuy nhiên, sự tăng giảm của chi phí sản xuất không phản ánh kết quả tiết kiệm hay lãng phí, vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến nên sản phẩm sản xuất tăng thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng và ngược lại. vì vậy cần phải đảm bảo sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ đảm bảo chi phí tồn kho tối thiểu. Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chúng ta cần phải kiểm soát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu. Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tỏng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta có thể xây dựng bảng báo cáo và phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
  • 14. 14 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm Dự Thực Chênh Mức độ Dự Thực Chênh Mức độ ... toán hiện lệch ảnh hưởng toán hiện lệch ảnh hưởng 1. Số lượng SPSX 2. Định mức tiêu hao NVL - Vật liệu X - Vật liệu Y .... 3. Đơn giá NVL - Vật liệu X - Vật liệu Y .... Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ta có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật tính toán như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. Thông qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ ra những biến động bất lợi hay thuận lợi của định mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả nguyên liệu từ đó bộ phận quản lý phải có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến sự biến động này và đồng thời đề ra các giải pháp thích hợp để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu ở đầu vào và khai thác các khả năng còn tiềm tàng.
  • 15. 15 2.2. Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền khoản hao phí về lao động sống mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ trên tiền lương và tính vào chi phí. Do chi phí nhân công trực tiếp là chi phí khả biến nên mức độ hoạt động tăng lên, chi phí tăng lên và ngược lại. Thông qua quá trình phân tích chi phí nhân công trực tiếp giúp cho nhà quản trị kiểm sóat chi phí hiệu quả hơn. Ta có: Tổng CPNCTT = x CP nhân công bình quân Do vậy khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp cần phải so sánh chi phí nhân công với đại lượng kết quả hoàn thành như chỉ tiêu số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất hay doanh thu, so sánh mức độ tăng năng suất lao động với mức độ tăng của chi phí nhân công bình quân cho thấy việc tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động đem lại nhiều lợi ích hơn và ngược lại. Như chúng ta đã biết hệ thống các báo cáo về lao động hiện nay tại các doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lượng chứ chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi. Để đáp ứng yêu cầu trên thì chúng ta có thể áp dụng bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp theo mẫu sau: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Mức độ Kế Thực Mức Tỷ lệ (%) ảnh Chỉ tiêu hoạch tế năm chênh chênh hưởng năm X1 X1 lệch lệch (∆) 1. Giá trị sản xuất 2. Tổng CPNCTT 3. Số lao động bình quân 4. CPNC BQ cho một lao động 5. năng suất lao động bình quân 6. Tỷ trọng CPNCTT (%) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau: 1 ∆TCPNCTT - GTSX = (GTSX1 - GTSX0) x NSLÂ 0 x CPNC0 1 1 ∆TCPNCTT - NSLĐ = GTSX1 x ( − NSLÂ1 NSLÂ 0 ) x CPNC0
  • 16. 16 1 ∆TCPNCTT - CPNC = GTSX1 x NSLÂ1 x (CPNC1 - CPNC0) Thông qua số liệu trên bảng cho thấy việc sử dụng lao động chi trả lương của doanh nghiệp thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không có đảm bảo kết hợp lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động hay không. Đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 2.3. Báo cáo về chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là khoản mục chi phí được cấu thành từ nhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau và được nhiều người quản lý khác nhau. Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khác nhau như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị. Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp có thể phân tích tổng hợp trên bảng kê phân tích như sau:
  • 17. 17 BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Mức độ ảnh hưởng Thực Dự toán Tổng Dự Chênh Chênh Chỉ tiêu t điều chênh toán lệch do lệch do ế chỉnh lệch giá khối lượng 1. Biến phí SXC - CP vật liệu - Nhiên liệu - Công cụ - Tiền lương .......................... 2. Định phí SX chung - Vật liệu gián tiếp - Tiền lương - Khấu hao TSCĐ - Tiền thuê nhà xưởng - Tiền bảo hiểm tài sản .......................... Mức hoạt động thực tế - Mức hoạt động thực tế * Chênh lệch do x Đơn giá thực tế x Đơn giá dự toán giá = * Chênh lệch= Mức độ HĐ thực tế - Mức độ HĐ tiêu chuẩn do khối lượng x Đơn giá dự toán x Đơn giá dự toán Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quan dẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuất chung phát sinh. 2.4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đảm phí Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong nội bộ của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức về cách ứng xử chi phí với những mức độ hoạt động khác nhau. Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và các bộ phận trong tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo bộ phận cũng có thể thể hiện thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị, phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp.
  • 18. 18 Báo cáo bộ phận có thể được xây dựng gợi ý dưới những hình thức sau: 1. Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ: Toàn công ty Bộ phận (SP, Bộ phận (SP, (bộ phận) khu vực) khu vực) Chỉ tiêu Số Số Số tiền Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ tiền tiền 1. Doanh thu 2. Các khoản giảm trừ DT 3. Biến phí bộ phận 4. Số dư đảm phí 5. Định phí bộ phận 6. Số dư bộ phận (LN bộ phận) 7. Chi phí cấp trên phân bổ 8. Lợi nhuận sau phân bổ chi phí cấp trên Ngày .... tháng .... năm .......... Kế toán phụ trách Giám đốc Với hình thức báo cáo theo tổng giá trị và tỷ lệ giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và tỷ lệ của doanh thu biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi.
  • 19. 19 2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị: Toàn công Bộ phận sản Bộ phận (sản ty (bộ Chỉ tiêu phẩm, khu vực phẩm, khu vực) phận) Số tiền Số tiền Đơn vị Số tiền Đơn vị 1. Doanh thu 2. Các khoản giảm trừ DT 3. Biến phí bộ phận 4. Số dư đảm phí 5. Định phí bộ phận 6. Số dư bộ phận (LN bộ phận) 7. Chi phí cấp trên phân bổ 8. Lợi nhuận sau phân bổ chi phí cấp trên Ngày .... tháng .... năm .......... Kế toán phụ trách Giám đốc Với hình thức báo cáo thể hiện theo tổng giá trị và đơn vị giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản trị như tổng mức giá trị và giá trị đơn vị của doanh thu, biến phí, số dư đảm phí, định phí từng cấp, lợi nhuận từng phạm vi. 3. Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Phương pháp xác định chi phí là phương pháp tổng hợp các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (hay còn gọi là phương pháp tính giá). Mục đích của việc tổng hợp chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi phí đơn vị cần thiết cho nhà quản trị để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Định giá bán sản phẩm, định giá hàng tồn kho cuối kỳ, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ và là cơ sở cho các nhà quản trị lập các dự toán chi phí ở các mức độ hoạt động khác nhau, đồng thời làm căn cứ để đánh giá chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Để xác định chi phí đơn vị cho từng loại sản phẩm kế toán quản trị có thể sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp toàn bộ. 3.1. Xác định chi phí theo phương pháp toàn bộ Phương pháp này dựa trên cơ sở coi các chi phí của quá trình sản xuất như là các chi phí sản xuất mà không cần quan tâm là nó có bản chất khả biến hay là bất biến.
  • 20. 20 Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung bất biến và khả biến. Chi phí sản xuất trên Tổng chi phí SX trong kỳ Mức độ tiêu = x báo cáo kết quả Mức hoạt động SX trong kỳ thụ trong kỳ Do nhu cầu phải kịp thời có số liệu chi phí đơn vị để đánh giá công việc hoàn thành và cho các quyết định kinh doanh khác mà chi phí sản xuất chung đến cuối kỳ mới tập hợp được, nên các doanh nghiệp ước tính chi phí sản xuất chung ngay từ đầu và dựa vào mức sản lượng dự kiến để tiến hành phân bổ mức chi phí sản xuất chung ước tính. Đến cuối kỳ xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung. Có hai trường hợp. - Chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính trường hợp này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. - Ngược lại chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tính trường hợp này ghi giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Phương pháp tính giá toàn bộ cung cấp số liệu cho các doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính theo quy định, song xét về góc độ quản trị phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu cho các nhà quản trị trong việc lập các kế hoạch linh hoạt đáp ứng nhu cầu thông tin về chi phí đơn vị trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau và các quyết định về giá bán sản phẩm với mức sản lượng khác nhau. Phương pháp tính chi phí thứ hai sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục được hạn chế này. Đó là phương pháp tính chi phí trực tiếp. 3.2. Xác định chi phí theo phương pháp trực tiếp Phương pháp xác định chi phí toàn bộ là phương pháp phân bổ một phần chi phí sản xuất chung bất biến cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ cùng với chi phí khả biến. Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất chung khả biến và bất biến. Khác với phương pháp trên, theo phương pháp tính giá trực tiếp thì chỉ có những chi phí của quá trình sản xuất mà trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất mới được xem là chi phí sản xuất. Như vậy sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung khả biến. Chi phí sản xuất chung bất biến không được xem là chi phí sản xuất theo phương pháp này. Đúng hơn là chúng được xem là chi phí thời kỳ và được trừ ra khỏi thu nhập như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Vì vậy trong giá trị hàng tồn kho của đơn vị sản phẩm theo phương pháp trực tiếp không chứa đựng một yếu tố nào của chi phí sản xuất bất biến. Phương pháp trực tiếp chỉ tính các biến phí nguyên liệu, biến phí nhân công và biến phí sản xuất chung nên có thể cung cấp thông tin nhanh về chi phí đơn vị cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn như: các quyết định về giá bán sản phẩm, lập dự toán nhanh hay quyết định chấp nhận hay không chấp nhận thêm một đơn đặt hàng.
  • 21. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Kế toán quản trị chi phí là một trong những công cụ khoa học hữu hiệu cung cấp thông tin chi phí liên quan đến việc ra quyết định của nhà quản trị trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh. Trong đó công tác lập dự toán và báo cáo chi phí là 2 khâu chủ yếu của toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí. Chương I của luận văn đã dành phần lớn nội dung đi sâu phân tích bản chất của kế toán quản trị chi phí, khái quát các loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất, xác định nội dung của công tác kế toán quản trị chi phí mà trọng tâm là phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất, phương pháp kế toán và đánh giá thực hiện chi phí thông qua việc lập báo cáo chi phí. Đồng thời luận văn cũng nêu lên các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về chi phí đơn vị trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau và các quy định về giá bán sản phẩm với mức sản lượng khác nhau đặc biệt là khi mà doanh nghiệp hiện nay đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của giá trong việc tìm kiếm bạn hàng.
  • 22. 22 Chương II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY 29/3 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY DỆT MAY 29/3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3 Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, trước nhu cầu khách quan về sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, đồng thời nhằm xây dựng nền kinh tế đồng bộ và hoàn chỉnh. Các nhà tiểu thương Đà Nẵng đã cùng nhau góp vốn thành lập nên "Tổ Hợp dệt 29/3". Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất còn thô sơ và mang tính thủ công. Toàn cơ sở chỉ có 12 máy dệt, 40 nhân viên hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công do 38 cổ đông đóng góp. Ngày 29/3/1976 nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày giải phóng Đà Nẵng "Tổ hợp dệt" đã chính thức được khánh thành. Từ những năm 1976 đến năm 1978, kỹ nghệ dệt khăn bông còn khá mới mẻ. Để có điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất, ngày 28/01/1978 "Tổ hợp dệt" được chuyển thành "Công ty hợp doanh 29/3" vói tổng số vốn trên 1 tỷ đồng và đã sản xuất ra hàng triệu khăn mặt, mặc dù chất lượng chưa cao nhưng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, góp được phần nào vào nền kinh tế trong thời kỳ bao cấp khó khăn của đất nước. Hoà cùng xu thế của nền kinh tế đang phát triển , ngày 29/3/1984 xí nghiệp được cho phép chuyển thành đơn vị quốc doanh và được đổi tên thành "Nhà máy Dệt 29/3". Nhà máy dệt 29/3 hoạt động với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động tỉnh nhà nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Đây là thời kỳ "Nhà máy dệt 29/3" đạt tốc độ phát triển hàng năm lên đến 20% với mô hình hoạt động quản lý tiên tiến và 70% hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà máy dệt 29/3 được khối công nghiệp bầu là lá cờ đầu và được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2. Nhưng từ năm 90 - 92 do sự biến động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước đã làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nhà máy thị trường xuất khẩu bị hạn chế. Đức và Liên Xô đơn phương huỷ hợp đồng, nhà máy liên tục gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị mất. Hàng hoá ứ động nguyên liệu vật liệu chính tồn kho quản lý giá cả tăng vọt làm cho hoạt động kinh doanh của nhà máy bị trì trệ. Thất thoát 1 lượng vốn lớn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm công nhân. Bên cạnh đó nhà máy phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp
  • 23. 23 tư nhân đơn vị ngoài quốc doanh... không thể khoanh tay đứng nhìn nhà máy ngày càng rơi vào tình trạng bế tắc, giám đốc và công nhân nhà máy đã huy động vốn góp trong cán bộ công nhân viên bằng các giải pháp kỹ thuật quản lý cũng với số vốn huy động được, nhà máy đã hình thành xưởng may và giải quyết được việc làm cho gần 300 công nhân nhà máy đã mở rộng thêm thị trường ở Lào và Campuchia, khuyến khúch tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa ra những phương thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Cùng với sự phát triển của ngành may mặc nhà máy đã thành lập thêm xưởng may xuất khẩu, kịp thời giải quyết việc làm cho hơn 700 công nhân. Ngày 3/01/1992 theo quyết định số 3156/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nhà máy chính thức đổi tên thành "Công ty dệt may 29/3" với tên giao dịch là HACHIBA có tư cách pháp nhân và quyền xuất khẩu trực tiếp với tổng số vốn trên 7 tỷ đồng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt may 29/3 Gia công các mặt hàng may mặc như áo jacket, áo sơ mi, quần short, và các mặt hàng dệt kim. Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng khăn bông gồm khăn tắm, khăn tay, khăn mặt... Phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY 29/3 Trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phát triển cùng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị mới, thay đổi quy trình công nghệ hiện đại... Hiện nay công ty đầu tư mở rộng chủ yếu hai lĩnh vực dệt và may mặc.
  • 24. 24 1. Đặc điểm ngành dệt Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngành dệt có những bước thay đổi đáng kể, sản phẩm ngành dệt rất đa dạng và phong phú: các loại khăn mặt, khăn tay, khăn trải giường, áo choàng tắm... sản lượng sản xuất ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng sang các nước như: Thái Lan, Nhật... sản phẩm đa dạng về màu sắc và đều được sản xuất chung bằng loại nguyên liệu vật liệu chính là cotton 100% với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. 1.1. Nguyên liệu vật liệu ngành dệt Nguyên liệu vật liệu dùng cho sản xuất khăn bông bao gồm: sợi (chủ yếu là sợi cotton Nm34). Nguồn cung cấp sợi cho công ty hiện nay là: - Công ty dệt Hoà Thọ. - Công ty Dệt Huế. Ngoài ra công ty còn nhập sợi từ các nước: Ấn độ, Pakistan... 1.2. Sản phẩm Sản phẩm ngành dệt của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau: khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm... với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Mặc dù có nhiều chủng loại nhưng sản phẩm khăn bông chủ yếu của công ty có thể quy về hai dạng chung là khăn jaquad và khăn trơn. MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY STT Loại khăn Quy cách Trọng lượng 1 Khăn mặt 28x40 450gr/tá 2 Khăn mặt 28x41 380gr/tá 3 Khăn tay 33x33 600gr/tá 4 Khăn tắm 35x70 100gr/tá 5 Khăn tắm 60x120 6 Ao choàng tắm S,M,XL 2. Đặc điểm ngành may mặc Đến năm 1992, ngành may mặc mới chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ở Công ty dệt may 29/3, chủ yếu dưới hình thức nhận gia công các mặt hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước. Sự ra đời của ngành may mặc đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty, đem lại doanh thu đáng kể cho công ty và đã trang trải được sự thiếu hụt về tài chính. Tuy mới đi vào hoạt động vài năm nhưng ngành đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, chất lượng sản phẩm ngày càng cao với hệ thống thiết bị tiên tiến. Mặt khác toàn bộ nguyên vật liệu đều do nước ngoài cung cấp nên vấn đề chất lượng và cung ứng nguyên vật liệu đều được đảm bảo. Trong năm 2000, công ty sản xuất xuất khẩu gần 4 triệu sản phẩm xâm nhập vào nhiều thị trường, Nhật, Đài Loan, Úc, và trong tương lai sẽ mở rộng sang nhiều thị trường nước ngoài khác. 2.1. Nguyên liệu vật liệu
  • 25. 25 Nguyên liệu vật liệu chính là vải được sản xuất tại nước ngoài với chất lượng cao. 2.2. Sản phẩm: Sản phẩm may ở công ty gồm áo jacket, áo sơ mi và quần... III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 1. Tổ chức sản xuất 1.1. Bộ phận sản xuất chính Phân xưởng dệt: là nơi trực tiếp chế biến nguyên liệu vật liệu chính là sợi mộc bằng cách kết hợp sợi ngang sợi dọc để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phân xưởng may: khi nhận nguyên liệu vật liệu từ khách hàng sẽ tiến hành gia công tạo ra thành phẩm theo đúng quy định trong đơn đặt hàng thực hiện may từng công đoạn. Phân xưởng tẩy nhuộm: thực hiện tẩy nhuộm sợi theo từng mẫu hàng khác nhau. Phân xưởng cắt. Phân xưởng hoàn thành: hoàn thành sản phẩm, tiến hành đóng gói và nhập kho. 1.2. Bộ phận phục vụ sản xuất Gồm các tổ cơ điện, tổ lò hơi, lò mộc, tổ cơ khí... phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục, có nhiệm vụ cung cấp hơi điện, động cơ máy nổ ... trong từng ca sản xuất. 1.3. Bộ phận sản xuất phụ: Có nhiệm vụ xử lý phế phẩm phế liệu.
  • 26. 26 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CÔNG TY BỘ PHẬN BỘ PHẬN PHỤC BỘ PHẬN SẢN XUẤT CHÍNH VỤ SẢN XUẤT SẢN XUẤT PHỤ PHÂN XƯỞNG PHÂN XƯỞNG MAY DỆT PX PX PX PX PX PX Nhà Tổ Tổ Tổ Đội Xử cắt may Tẩy dệt lò kho xe cơ mộc lý Hoàn nhuộm Hoàn điện hơi phế tất thàn liệu h
  • 27. 27 Ghi chú: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY Quan hệ rtực tuyến Quan hệ chức năng Giám đốc công ty Ph giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phng tổ Phng kế Phng kinh Phng kỹ Phng xđy chức hănh toân doanh XNK thuật sản dựng cơ chnh thống kí xuất bản Giám đốc xí nghiệp may XK Giám đốc xí nghiệp dệt Ban Ban kỹ X. X. X. cng X. cơ X. tẩy X. thuật X.cắt May1 May2 hoăn nghệ điện nhuộm X. hoăn vă tất vă dệt tất KCS KCS
  • 28. 28 2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự giúp đỡ của ban tham mưu gồm hai phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng... triển khai thực hiện kế hoạch theo phạm vi quyền hạn của mình. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng đề xuất sẽ được giám đốc công ty cân nhắc để tiến hành ra quyết định truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. * Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức: + Ban giám đốc gồm: Giám đốc: Có trách nhiệm quản lý và điều hành m,ọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc 1: Kiêm giám đốc xí nghiệp dệt, quản lý và điều hành công việc sản xuất ở xí nghiệp dệt. Phó giám đốc 2: Kiêm giám đốc xí nghiệp may xuất khẩu, quản lý và điều hành công việc sản xuất ở xí nghiệp may. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, nghiên cứu đề xuất với giám đốc, bố trí sắp xếp lao động phù hợp yêu cầu sản xuất. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi thu chi, quản lý tài sản của công ty. Phòng kinh doanh: Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về giá cả vật tư, hàng hoá sản phẩm mới. Phòng kỹ thuật công nghệ: Chịu trách nhiệm về công tác vận hành thiết bị, thiết lế mẫu theo đúng đơn đặt hàng về đề xuất việc bổ sung hay thanh lý thiết bị cũ lạc hậu. Phòng XDCB và quản lý công trình: Quản lý các công trình đã xây dựng, những công trình mới và thực hiện công việc sửa chữa nhỏ. Ban quản trị đời sống: Chăm lo đời sống, thực hiện quản lý việc ăn trưa cho công nhân, nhà trẻ y tế...
  • 29. 29 IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ phận kế toán tại công ty hiện được áp dụng theo mô hình kế toán tập trung, mọi công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán. Các bộ phận như: kho, các phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu... rồi định kỳ chuyển số liệu lên phòng kế toán. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN S¬ ®ơ bĩ m¸y k to¸n K to¸n tr- ịng Phê k to¸n tr- ịng (K to¸n tưng hp, k to¸n gi¸ thµnh) K K K K K K K Th to¸n to¸n to¸n to¸n to¸n to¸n to¸n qu tin vỊt vỊt tiªu TG c«ng TSC§X Chú thích: th NH n mƯt t- t- DCB dt Quanmay hệ trực tuyến 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán Quan hệ chức năng .Bĩ m¸y k to¸n ca C«ng ty dt may 29-3 ®c x©y dng theo m« h×nh k to¸n tỊp trung, môi c«ng t¸c k to¸n ca c«ng ty ®u ®c thc hin tỊp trung t¹i phßng k to¸n. c¸c bĩ phỊn kh¸c nh phßng kinh doanh, kho, ph©n xịng ®Þnh k× tỊp hp sỉ liu chuyn lªn cho phßng k to¸n ® phßng k to¸n tin hµnh ghi sư c¸c nghip v kinh t ph¸t sinh. K to¸n trịng: ph tr¸ch c«ng t¸c k to¸n, chÞu tr¸ch nhim ph¶m ¸nh chÝnh x¸c, trung thc t×nh h×nh tµi chÝnh t¹i c«ng ty, tham mu cho gi¸m ®ỉc v k ho¹ch tµi chÝnh phc v cho vic ra c¸c quyt ®Þnh. Phê k to¸n trịng: hì tr k to¸n trịng trong vic thc hin nhim v ca m×nh; h- ng dĨn, hì tr cho c¸c k to¸n viªn thc hin c¸c nghip v; tỊp hp sỉ liu tÝnh gi¸ thµnh phỈm, x¸c ®Þnh kt qu¶ kinh doanh; lỊp c¸c b¸o c¸o k to¸n cÌn thit.
  • 30. 30 K to¸n tin mƯt: theo dđi t×nh h×nh toµn bĩ c¸c nghip v liªn quan ®n vic thanh to¸n cng nh c¸c kho¶n c«ng n b»ng tin mƯt t¹i c«ng ty. K to¸n vỊt t dt: theo dđi t×nh h×nh nhỊp-xuÍt-tơn c¸c nguyªn vỊt liu phc v cho bĩ phỊn dt vµ toµn bĩ c«ng c dng c s dng trong nhµ m¸y vµ cung cÍp sỉ liu cho k to¸n tưng hp ® tÝnh gi¸ thµnh. §ơng thíi k to¸n vỊt t cßn theo dđi phÌn c«ng n vi c¸c nhµ cung ng nguyªn vỊt liu dt. K to¸n vỊt t may: theo dđi t×nh h×nh nhỊp-xuÍt-tơn c¸c nguyªn vỊt liu phc v cho bĩ phỊn may, ®ơng thíi theo dđi vic thanh to¸n c«ng n cho c¸c nhµ cung ng nguyªn vỊt liu may. K to¸n tiªu th: theo dđi thµnh phỈm vµ t×nh h×nh tiªu th thµnh phỈm ị c«ng ty. K to¸n TGNH: theo dđi t×nh h×nh thanh to¸n cng nh c¸c kho¶n c«ng n liªn quan ®n TGNH, theo dđi sỉ d tin gi ca c«ng ty ị c¸c ng©n hµng kh¸c nhau. K to¸n c«ng n: theo dđi tinh h×nh c«ng n, c¸c kho¶n ph¶i thu kh¸ch hµng, ®«n ®ỉc trong vic thu c¸c kho¶n n. K to¸n TSC§ vµ ®Ìu t XDCB: cê nhim v theo dđi s bin ®ĩng TSC§, tÝnh khÍu hao TSC§, theo dđi t×nh h×nh ®Ìu t XDCB vµ c¸c nguơn vỉn XDCB. 3. Hình thức sổ kế toán Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cải biên, các sổ kế toán được áp dụng chủ yếu là: sổ cái, sổ kế toán, nhật ký chứng từ và các báo cáo tài chính.
  • 31. 31 SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng kê Sổ thẻ kế Nhật ký toán chi chứng từ tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: * Trình tự ghi chép: Hằng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trên Ghi hằng ngày chứng từ gốc, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ theo bên có của tài khoản kết Ghi cuối quý hợp phân tích đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan. Đối với các đối tượng cần theo dõi chi tiết, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ chi tiết. B. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 Chuyển sang cơ chế thị trường các Công ty dệt may đó nói chung và công ty Dệt may 29/3 nói riêng phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt về thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại được đòi hỏi công ty phải nỗ lực trong công tác kiểm soát được chi phí để đảm bảo có lợi nhuận, đồng thời phải nhanh chóng đưa ra các quyết định về giá bán sản phẩm giúp cho việc đàm phán ký kết hợp đồng. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin về chi phí cho các nhà quản trị trong Công ty Dệt may 29/3 công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát chi phí được hình thành một cách tự phát, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh. Hiện nay công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát chi phí tại Công ty Dệt may 29/3 có những điểm chung như sau:
  • 32. 32 - Công ty đã bước đầu ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong công tác lập dự toán chi phí nhưng chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện. - Nội dung các công việc thuộc kế toán quản trị chi phí được thực hiện đan xen tại các bộ phận: phòng kế hoạch, phòng kinh doanh và bộ phận thống kê phân xưởng. Nội dung của công tác lập dự toán chi phí và thực hiện kiểm soát chi phí thông qua các báo cáo bộ phận bao gồm: - Công tổ chức lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm do hai nhóm sản phẩm chính là khăn bông (dệt) và quầu âu tiêu chuẩn (may) cung cấp thông tin cho bộ phận kinh doanh ký kết các hợp đồng cung cấp sản phẩm, đồng thời làm căn cứ để kiểm soát việc thực hiện định mức chi phí. - Thực hiện việc kiểm soát chi phí trong sản xuất thông qua việc lập và phân tích báo cáo bộ phận như: báo cáo về nguyên liệu, báo cáo về chi phí nhân công, báo cáo về chi phí sản xuất chung , báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. 1. Công tác lập kế hoạch giá thành Hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 công tác lập kế hoạch giá thành là một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác kế toán quản trị chi phí, thông tin về giá thành kế hoạch là căn cứ để phòng kinh doanh xác định giá bán trong các hợp đồng sản xuất sản phẩm hay gia công cho khách hàng. Công tác lập kế hoạch giá thành được tiến hành vào đầu mỗi năm và được xây dựng cho cả năm do bộ phận kế toán thực hiện kết hợp với phòng kinh doanh và phòng kế hoạch. Công ty tiến hành lập kế hoạch giá thành cho 2 mặt hàng kinh doanh đó là khăn bông đại diện cho sản phẩm dệt, quần âu tiêu chuẩn đại diện cho sản phẩm may. Đối với mặt hàng khăn bông giá thành kế hoạch được lập tính trên 1 kg khăn bông, còn đối với sản phẩm may thì giá thành được lập tính cho 1 chiếc quần âu tiêu chuẩn, điều này có nghĩa là các sản phẩm may mặc khác sẽ được quy đổi ra quần âu tiêu chuẩn theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ: 3.500.000 sản phẩm quần âu tương đương với 7.000.000 sản phẩm sơ mi. Sau đây là bảng dự toán giá thành sản phẩm dệt và may mặc năm 2005 Khăn bông Sản phẩm may TT Khoản mục (USD/kg) (USD/quần âu ) 1 Nguyên liệu chính 2,23 4,450 2 Vật liệu phụ 0,38 0,090 3 Nhiên liệu, năng lượng nước 0,32 0,145 4 Phụ tùng thay thế + CCLĐ 0,05 0,050 5 Lương + BHXH 0,87 0,600 6 Khấu hao TSCĐ 0,46 0,127
  • 33. 33 7 Chi phí QLPX + QL công ty 0,06 0,095 8 Bao gói vận chuyển 0,09 0,050 9 Lãi vay 0,31 0,384 Giá thành toàn bộ 4,77 5,991 Cách xây dựng được thực hiện như sau: - Chi phí nguyên liệu chính được xác định căn cứ trên giá mua và định mức tiêu hao khi sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm (kg khăn bông hoặc quần âu). Giá mua nguyên liệu thì do bộ phận kinh doanh khảo sát trên thị trường. Tình hình thị trường nguyên liệu luôn thay đổi vì vậy đòi hỏi bộ phận kinh doanh phải dự báo được mức biến động này để tránh được những rủi ro (bị phạt vi phạm hợp đồng, lỗ...). Định mức tiêu hao dựa trên định mức tiêu hao trung bình theo tài liệu thống kê của kỳ trước. - Vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng, nước căn cứ vào định mức tiêu hao tính cho từng loại sản phẩm hoặc yêu cầu đặt hàng của khách hàng. - Phụ tùng thay thế + công cụ dụng cụ: được xác đinh định mức chi phí dự toán cho cả năm (dựa vào năm trước và dự kiến sự biến động tăng hay giảm chi phí của năm kế hoạch) rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến sản xuất sản phẩm của năm kế hoạch. - Lương và BHXH: căn cứ vào đơn giá lương kế hoạch do bộ phận tổ chức xây dựng trước kỳ kế hoạch. - Khấu hao TSCĐ: xác định mức khấu hao dự kiến theo chế độ quy định rồi sau đó tiến hành phân bổ cho đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến của năm kế hoạch. - Chi phí QLDN và chi phí quản lý phân xưởng: được xác định định mức chi phí dự toán cho cả năm sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm. - Bao gói vận chuyển: dựa trên định mức sử dụng. - Lãi vay: dựa vào năm trước và dự kiến biến động tăng, giảm của năm kế hoạch rồi sau đó tiến hành phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm theo sản lượng dự kiến. Như giá thành kế hoạch sẽ là căn cứ để xác định giá bán theo hợp đồng. Đồng thời với công tác lập dự toán chi phí giúp cho việc định giá, ký kết hợp đồng thì các dự toán chi phí cũng là căn cứ để kiểm soát các chi phí thực tế phát sinh tại các bộ phận sản xuất thông qua các báo cáo chi phí. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác lập kế hoạch giá thành tại công ty cũng bộc lộ một số hạn chế sau: + Phương pháp lập kế hoạch giá thành là phương pháp tính giá toàn bộ vì vậy trong trường hợp sản lượng thực tế thay đổi thì chi phí đơn vị dự kiến sẽ không chính xác nữa.
  • 34. 34 + Thực chất kế hoạch của công ty là kế hoạch tĩnh - thiếu tính linh hoạt trong việc ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong năm kế hoạch. 2. Thực hiện kiểm soát chi phí thông qua việc lập báo cáo bộ phận tại Công ty Phần lớn các mặt hàng mà công ty Dệt may 29/3 sản xuất là những mặt hàng đã được khách hàng đặt hàng, giá bán đã được xác định. Vì vậy biện pháp tốt nhất để gia tăng lợi nhuận cho công ty là phải kiểm soát được chi phí phát sinh. chi phí phát sinh tại công ty chủ yếu là chi phí sản xuất. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng trên 60% giá thành sản phẩm, còn lại là chi phí chế biến quy trình kiểm soát hiện tại của Công ty Dệt may 29/3 tập trung vào các mặt kiểm soát các chi phí nguyên liệu phát sinh trong khâu thu mua, chế biến và các chi phí phát sinh trong quá trình chế biến như tiền lương công nhân, các chi phí về vật tư dựa trên cơ sở xem xét định mức tiêu hao thực tế so với định mức trung bình, năng suất lao động của tổ sản xuất, tình hình sử dụng các loại vật tư tiết kiệm hay lãng phí. Tại công ty các báo cáo từ phân xưởng sản xuất được lập định kỳ chuyển về phòng kinh doanh giúp cho việc theo dõi tình hình thực hiện định mức chi phí, trường hợp phát sinh vượt mức cho phép thì phòng kinh doanh phải tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời có biện pháp điều chỉnh. Các báo cáo được lập tại các phân xưởng sản xuất bao gồm: - Các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên liệu. - Báo cáo về lao động. - Báo cáo về vật tư. - Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. 2.1. Các báo cáo về nguyên liệu Để cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu kiểm soát chi phí nguyên liệu và đánh giá trách nhiệm của các bộ phận liên quan, Công ty Dệt may 29/3 lập các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên liệu theo sơ đồ sau: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU Trách TT Loại báo cáo Trình tự lập nhiệm 1 Bảng kê nguyên liệu Người bán và tổ tiếp nhận (lập Tổ mua và tổ mua vào phiếu tiếp nhận), bộ phận dự tiếp nhận kiến lập bảng kê nguyên vật liệu 2 Bảng kê định mức bán Bộ phận chế biến lập bảng kê Tổ sản xuất thành phẩm tình hình thực hiện định mức chi phí vật liệu 3 Báo cáo kết quả sản Bảng kê định mức bán thành Tổ sản xuất xuất phẩm -> lập báo cáo KQSX ->
  • 35. 35 phiếu nhập kho Cụ thể nội dung của các bản báo cáo như sau: - Bảng kê nguyên liệu mua vào: xác định số nguyên liệu mua vào sử dụng cung cấp thông tin chi phí nguyên vật liệu và là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của tổ mua và tổ tiếp nhận sau khi đối chiếu với bảng kê định mức bán thành phẩm .
  • 36. 36 BẢNG KÊ NGUYÊN LIỆU KHĂN BÔNG Người bán Nguyên liệu mua vào Tổng giá Họ tên Địa chỉ Tên mặt hàng Số lượng Đơn giá thanh toán Dệt may HT Sợi cotton 20/1 42595.00 27127.22 1155483735 Dệt may HT Sợi cotton 20/2 8946.90 30873.32 276220490 Dệt may HT Sợi cotton 23/2 3065.20 36600.00 112186320 CKHT Sợi cotton 26/2 26410.30 36359.50 960265317 AD Sợi cotton 32/2 26410.30 30359.50 960265317 HT Sợi Ne 20/1 34473.60 27776.32 95749800 Sợi Peco 53.00 35000 1855000 Tổng cộng 141964.3 4423859979 Số nguyên liệu trên được đưa vào sản xuất, định mức chế biến được theo dõi trên bảng kê định mức bán thành phẩm như sau: BẢNG KÊ ĐỊNH MỨC BÁN THÀNH PHẨM DỆT Công đoạn: Dệt Định mức Năng suất Chất lượng Tên khăn tiêu hao sợi (kh/ca/máy) (%A) Dệt 1. K28x28/2 (TT) 1,23 200 94 ATM 2. J38,5x74,5/18/19, 1,19 J38,5x74,6/16 30 88 3. K65 x130/13 1,04 19 78 4. K70x145/1; K70x150/1 1,09 18m/ca/máy 81 5. AC/16(TT) 1,08 Dệt kiếm K89x152,5/4/5/6 (điều chỉnh ) 1,11 25 73,3 Chi phí nguyên vật liệu tăng thường do: các nguyên nhân giá mua nguyên liệu cao hoặc định mức chế biến tăng. Giá cả nguyên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào thị trường, ngoài tầm kiểm soát của công ty. Song giá của nguyên vật liệu tăng nếu bộ phận thu mua đánh giá nguyên liệu xấu thành nguyên liệu tốt. Mặt khác qua bảng kê định mức bán thành phẩm giúp cho bộ phận kinh doanh kiểm soát được tình hình thực hiện định mức tiêu hao về nguyên liệu. Từ bảng kê định mức bán thành phẩm thống kê phân xưởng sẽ lên báo cáo kết quả sản xuất như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT Phân xưởng dệt Loại nguyên liệu: Sợi Cotton 32/2 Số lượng: 25017. Thành tiền : 909605611,5. Ngày nhập nguyên liệu: 3/7 ngày sản xuất 5/7 Thành phẩm: khăn
  • 37. 37 Quy cách Trọng lượng Số TT Tên mặt hàng Ghi chú (m/chiếc) (gr/ch) lượng 1 KD28x40 28x40 25,0 50.000 Đủ 3 màu 2 KM28x41/6 28x41 29,0 100.000 Dệt mộc 3 KM28/41/2 28/41 48,0 150.000 Đủ 5 màu 4 KT34x75/1 34x75 90,0 50.000 Đủ 5 màu 5 KT40x80 40x80 78,0 50.000 Dệt mộc 6 KT45x100 45x100 120,0 3.000 Dệt mộc 7 KT60x120/8 60x120 250,0 1.000 Hồng + cam 8 KT65/120/4 65/120 250,0 30.000 Dệt mộc Kiểm soát chi phí nguyên liệu mua vào qua bảng kê nguyên liệu mua vào với bảng kê định mức chi phí đã giúp cho việc kiểm soát được số lượng và chất lượng của vật liệu mua vào, là căn cứ để quy trách nhiệm cho từng bộ phận hoạt động liên quan. Đây là khâu rất quan trọng và rất khó quản lý, để xảy ra vấn đề tiêu cực. 2.2. Các báo cáo về lao động Trong điều kiện hiện nay tại Công ty Dệt may 29/3 đều sử dụng lao động thủ công trong toàn bộ các giai đoạn của quy trình sản xuất (sản phẩm may mặc) Vì vậy ngoài chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thì chi phí về lao động cũng là một trong những chi phí cơ bản. Kiểm soát chi phí lao động chính là kiểm soát đơn giá lương, thời gian làm việc của người lao động qua bảng chấm công, kiểm soát năng suất lao động thông qua báo cáo thực hiện các bộ phận. Quy trình kiểm soát chi phí lao động như sau:
  • 38. 38 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI PHÍ LAO ĐỘNG TT Loại báo cáo Bộ phận lập Nội dung kiểm soát 1 Bảng định mức đơn giá Bộ phận tổ chức hành Kiểm soát chi phí tiền lương chính lương ở từng bộ phận 2 Báo cáo kết quả thực Tổ hoặc bộ phận theo Kiểm soát năng suất lao hiện của các bộ phận từng hoạt động động của từng bộ phận cung cấp 3 Bảng theo dõi lao động Thống kê của tổ bộ Kiểm soát thời gian lao phận động và năng suất của từng nhân viên theo từng ngày 4 Bảng chấm công Thống kê tổ hoặc bộ Kiểm soát tiển công, ngày phận công lao động trong tháng 5 Bảng thanh toán lương Thống kê tổ hoặc bộ Kiểm soát tiển công, ngày chi tiết phận được công lao động trong tháng Cụ thể nội dung các báo cáo về lao động của Công ty Dệt may 29/3 như sau: BẢNG ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ LƯƠNG Ở CÔNG ĐOẠN HOÀN THÀNH DỆT Đơn giá May Đóng TT Loại khăn Kiểm Xếp thùng Rd Md Rn Mn Tổng hoá gói XK/ND 1 K28x2//2(TT) 4 5 4,5 34 47,5 13 - 1619 2 J38,5x74,5/18/19 5 12 7 37 61 20,5 485 2200,1619 3 K65x130/13 12,5 25,5 14 62 114 30,5 - 1700 4 K70x145/1 17 30 20 80 147 30,5 - 1700 5 K70x150/1 17 30 20 80 147 30,5 - 1700 6 K89x152,5/6 22 75 30 168 295 87 548 1700,1700 Đơn giá lương do bộ phận tổ chức hành chính xây dựng: đơn giá lương cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến chi phí tiền lương. Đơn giá lương tính cho người lao động trên cơ sở năng suất tổ và ngày công lao động từng người, vì vậy báo cáo kết quả sản xuất của từng tổ và bảng theo dõi thời gian lao động là căn cứ để kiểm soát năng suất và chất lượng công việc của từng bộ phận sản xuất và từng người lao động. Cụ thể báo cáo kết quả sản xuất của các tổ như sau: BẢNG BÁO CÁO SẢN XUẤT CỦA TỔ MAY 1 TT Loại khăn
  • 39. 39 KCS chuyển Sản lượng Tên khăn Ghi chú lên hoàn thành 1 28*41/2 248557 249029 2 28*41/6 54416 58478 3 25/10 79002 79002 4 40.5*6/4 79002 17766 5 30/12 17766 26112 6 35*70 26112 1400 7 30/17 1400 5280 8 34*75/3 3920 3130 9 75/1 112914 121724 ... ... ... ... Báo cáo sản xuất của tổ sẽ là căn cứ để tính lương cho các tổ (dựa vào sản lượng sản xuất và đơn giá lương từng công đoạn sản xuất của tổ đảm nhiệm) Từ báo cáo sản xuất các tổ để tính ra tiền lương cho từng người công nhân tại Công ty Dệt may 29/3 sử dụng các bảng chấm công và bảng theo dõi lao động rồi căn cứ vào bảng chấm công và bảng theo dõi lao động để lập bảng thanh toán lương chi tiết. Các bảng được theo dõi riêng cho từng bộ phận như sau:
  • 40. 41 BẢNG THEO DÕI LAO ĐỘNG Bộ phận May 1 Tháng 3/2005 Loại khăn 28*41/2 28*41/6 40.5*6/4 30/12 35*70 Tên nhân Đ ... Tổng SL TT ĐG SL TT ĐG SL TT ĐG SL TT ĐG SL TT công G Huệ 6,5 154 1003 7 719 5036 25 47 1161 5 518 2588 45 4 220 ... 700.30 Lộc ... 4 6 ... 182 1280 ... 43 1062 ... 511 2552 ... 3 155 ... 0 Thu Thuỷ ... 116 7552 ... 717 5016 ... 54 1398 ... 93 468 ... 3 150 ... 605.40 Thanh ... 1 2078 ... 636 4448 ... 42 1035 ... 1140 5700 ... 6 265 ... 0 Thuỷ ... 319 7 ... 215 1508 ... 49 1215 ... 180 904 ... ... - ... 846.20 Thu ... 8 1567 ... 1765 1236 ... 67 1668 ... 696 3480 ... ... 50 ... 0 Thương B ... 241 4 ... 333 0 ... 55 1359 ... 320 1604 ... ... 10 ... 714.40 Kim Thuỷ ... 1 3167 ... ... 2328 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 0 ... 487 2 ... 504.40 2 1433 0 220 4 702.40 5 2784 0 429 00 510.60 0 ... 0 ...
  • 41. 42 Công ty dệt may 29/3 BẢNG CHẤM CÔNG Đơn vị: Xí nghiệp dệt Tháng 7/2004 Bộ phận: May Ngày trong tháng Quy ra công Nghỉ Công K 70% Ghi TT Họ và tên Mã Thêm F,R BHXH K0 lý 1 2 3 ... 30 31 thời sản lươn R0 chú giờ L,H Cô,Ô do gian phẩm g A B C 1 2 3 ... 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 1 Phạm Thị A 8 8 4 ... 8 8 25,5 2 Bùi Văn B 8 F Ô ... Ô 8 23 1 2
  • 42. 43 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHI TIẾT Tháng 3/2005 Lương cơ Lương Ngày công trong tháng Lương chi tiết Lương Lương khác Khấu trừ bản ngày Cô C Tổng Mã ng Lương Tổn Còn G T Lươ Lương Lương Ngà Lương Ph thu BH Họ và tên N Lươn Ô. Xếp ty ngoài Tổng BH g đượ Ghi T Hệ ng Thự R NR SP phụ y phép ụ Kh nhậ YT Kh V g cơ F P C lo Tr SP lươ XH khấ c chú số cơ c tế L S o côn cấ ác p 1 ác bản ô ại ả ng 5% u lĩnh bản g p % Côn Cô Tiề Cô Ngà Tiề trừ HV Tiền Tiền g ng n ng y n 1 Đặng Thị T03 2.54 7366 2833 3414 0, A 32 10926 32 1092 1.5 425 11351 3680 740 4420 10909 Tuyết 6 00 1 4 5 00 600 00 00 0 0 0 00 2 Lê Thị Hương H02 2.01 5829 2241 2 0 7 00 9 7 3 Huỳnh T. Thu H24 1.58 4582 1762 2642 0, A 26.5 7003 26.5 7003 1.5 264 72670 2290 460 2750 69920 Huệ 7 00 3 6 5 00 00 00 0 0 0 0 0