SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM
™Ÿ™
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG
THỰC
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU ỨNG DỤNG DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ
LOẠI KHOAI
GVHD : LÊ PHẠM TẤN QUỐC
LỚP : CDTP14KA
NHÓM 9
1
DANH SÁCH NHÓM
MỤC LỤC
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 BÙI THỊ PHƯƠNG HOA 12011882
2 LÊ THỊ THU THẢO 12012492
3 LÊ THỊ ÁNH TUYẾT 12011752
4 HỒ THỊ MỸ VÂN 12011962
5 PHAN THỊ THÙY TRANG 12016672
6 NGUYỄN VĂN MINH 12098321
7 HẠ NGUYỄN TUẤN ANH 12013492
8 TRẦN ĐĂNG LONG 12013582
9 SƠN NGỌC THIỆN 12011972
10 TRẦN DUY NAM 12015722
2
1.1 SƠ LƯỢC..............................................................................................................................4
1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG...................................................................................4
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT.............................................................................................4
2. KHOAI LANG.........................................................................................................................5
2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.......................................................................................6
2.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG....................................................................................6
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ.....................................................................7
3. KHOAI TÂY............................................................................................................................7
3.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.......................................................................................8
3.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG....................................................................................8
4. KHOAI MÔN, KHOAI SỌ...................................................................................................10
4.1 NGUỒN GỐC...............................................................................................................11
4.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG..................................................................................11
Khoai môn cũng giàu vitamin E với khoảng 3.87mg cho mỗi bát nhỏ. Mặt khác, các thực
phẩm giàu chất chống oxi hóa như khoai môn cũng có tác dụng chống bệnh đau tim và một số
bệnh ung thư. Người lớn cần khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Một bát nhỏ khoai môn đáp
ứng được khoảng 25% nhu cầu vitamin E hàng ngày của cơ thể.
5. KHOAI NƯA.........................................................................................................................15
5.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ ...................................................................................16
5.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ..............................................................................16
6. KHOAI TỪ, KHOAI VẠC....................................................................................................17
6.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ....................................................................................18
6.2 GÍA TRỊ DINH DƯỠNG.............................................................................................19
7. NHỮNG LƯU Ý....................................................................................................................19
7.1. Ưu điểm, Nhược điểm của khoai...............................................................................19
7.2 Ăn khoai để tăng giá trị dinh dưỡng.............................................................................20
8. KẾT LUẬN....................................................................................................................20
3
1. TỒNG QUAN
1.1 SƠ LƯỢC
Khoai là tên gọi để chỉ những loài thực vật trong chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae)
mà củ của chúng có thể ăn được. Chúng là các loài cây thân thảo, lâu năm, dây leo được trồng
trọt để lấy củ ở Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh, Caribe và châu Đại Dương. Là loài sinh sản vô
tính, củ đều được sản xuất ngầm dưới lòng đất. Chúng có giai đoạn sinh trưởng dài từ 8-12
tháng trồng trên đồng ruộng.
Trong các cây có củ hiện trồng ở trên thế giới trừ khoai tây là cây trồng thuộc vùng
ôn đới, tất cả các cây còn lại là cây trồng thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Thành phần dinh dưỡng trong khoai bao gồm chủ yếu tinh bột và đường. Ngoài ra
còn có Xenlulo, Pectin, Lipid, Glucid, Vitamin và Hêmixenlulo cùng với những protein cấu
trúc phức hợp và linhin, các thứ đó được gộp chung lại gọi là xơ thức ăn.
Xơ thức ăn có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh : đái tháo đường, đau động
mạch vòng, ung thư đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác, giúp tiêu hóa tốt, tăng thải
Cholesterol, chống táo bón…
Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của khoai dựa vào tiềm năng cung cấp các năng lượng ở
món ăn, dưới dạng các hydrat cacbon (đường, tinh bột). Mặc dù năng lượng mà khoai cung
cấp chỉ bằng 1/3 năng lượng của ngũ cốc do hàm lượng nước trong củ lớn. Tuy nhiên, đổi lại
do năng suất cao của phần lớn cây có củ nên đã đảm bảo 1 lượng năng lượng trên 1ha cao hơn
rất nhiều so với cây ngũ cốc..
Bảng giá trị thành phần dinh dưỡng có trong các loại khoai :
Thành phần dinh
dưỡng
Khoai
lang tươi
Khoai
lang
nghệ tươi
Khoai
môn
Khoai
sọ
Khoai
tây
Khoai
lang
khô
Hàm lượng (kcal) 119 116 109 114 92 333
Protein (g) 0.8 1.2 1.5 1.8 2.0 2.2
Lipid (g) 0.2 0.3 0.2 0.1 0.5
Glucid (g) 28.5 27.1 25.2 26.5 21.0 80
Xơ (g) 1.3 0.8 1.2 1.2 1.0 3.6
Canxi (mg) 34 36 44 64 10
Phospho (mg) 49 56 44 75 50
Sắt (mg) 1.0 0.9 0.8 1.5 1.2
Caroten (mg) 150 1470 10.0 29
Vitamin B1 (mg) 0.05 0.12 0.09 0.06 0.1 0.09
Vitamin B2 (mg) 0.05 0.05 0.03 0.03 0.05 0.07
Vitamin PP (mg) 0.6 0.6 0.1 0.1 0.9
Vitamin C (mg) 23 30 4 4 10
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong nghề trồng lúa
nên không những đảm bảo an toàn lương thực cho người dân cả nước mà còn dư thừa xuất
4
khẩu. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất khoai ở nước ta, đặc biệt ở các
vùng trung du miền núi vốn sản xuất lúa khó khăn nhưng lại rất có lợi cho trồng khoai.
Trồng khoai là một phần của hệ thống phát triển hệ thống canh tác trong các nông hộ,
do đó đa dạng các loại khoai được duy trì cho nhiều nhu cầu khác nhau của nông hộ. Ở trung
du miền núi phía bắc khoai được trồng khá phổ biến và là cây mang tính đặc sản, là nguồn thu
nhập của nhiều hộ nông dân.
Quá trình sản xuất khoai của người dân cũng đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất, làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian, chi phí sản xuất. Tuy nhiên, quá trình
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn và bất lợi như hạn hán, ngập nước, hay thiếu nước tưới..làm
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, năng suất. Giá cả của các loại khoai trên thị trường
tự do còn khá cao và luôn biến đổi theo mùa vụ, chịu sự chi phối từ môi trường bên ngoài...
2. KHOAI LANG.
Khoai lang ( Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều
tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan
trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được
sử dụng như một loại rau.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim
hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình
dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có
màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
5
2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng
cách đây trên 5.000 năm. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực
Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới
Polynesia. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây(Solanum tuberosum) có nguồn
gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các
loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.
Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm
với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó.
2.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Khoai lang được xem như nguồn cung cấp calo là chủ yếu, nó cho lượng calo cao hơn
khoai tây (113 calo so với 75calo/100g). Thành phần dinh dưỡng chính của khoai lang là
đường và tinh bột, ngoài ra còn có các thành phần khác như protein, một ít đạm (acid amin),
beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con
người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,…
Tinh bột khoai lang chứa 13 – 23% là amyloza và 77 – 78% là amylopectin. Hàm
lượng amylopectin có liên đến hàm lượng photpho, do đó có ảnh hưởng đến độ dính của tinh
bột khi hồ hóa.
Trong thời gian bảo quản, lượng đường trong khoai lang tăng đáng kể, có khi tăng 7 –
8% so với trọng lượng củ. Đường trong khoai lang chủ yếu là đường glucoza, fructoza,
saccaroza và maltoza.
Chất pentozan trong khoai lang chiếm 1,02 – 1,08% so với trọng lượng khoai tươi,
hoặc 3,2 – 4% so với trọng lượng khoai nhỏ. Lượng pentozan thường tập trung ở vỏ và càng
vào trong ruột củ càng ít. Chính chất pentozan sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng furfurol
có trong sản phẩm rượu.
Chất pectin trong khoai chiếm 0,23 – 0,37% so với trọng lượng củ. Chất pectin ở giữa
của các tế bào và là chất nhựa dính. Pectin ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồ hóa và làm
tăng độ dính của khối nấu, đồng thời nó là một trong những nguyên nhân tạo ra nhiều rượu
metylic khi sản xuất rượu từ khoai lang.
Trong thời gian bảo quản khoai, lượng pectin giảm xuống gần 1/3, đồng thời
protopectin và pectin ở lưới tế bào và chuyển thành pectiin hòa tan.
Chất có nitơ chiếm khoảng 1,6 – 1,75% so với trọng lượng củ chủ yếu là protit, còn
lại là axit amin (0,11%), amoniac(0,003%) và amit (0,007%)
Chất tro chiếm khoảng 1,6 – 1,7% so với trọng lượng củ, trung bình 1,1%, trong đó
đa số là K2O và P2O5. khoảng 75% chất tro hòa tan trong nước.
Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là một loại lương thực, thực phẩm tốt cho việc
đa dạng chất bột đường trong khẩu phần, hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì chúng rất dễ tiêu và chứa
nhiều chất xơ giúp nhuận trường. Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol.
Năng lượng của khoai lang cũng tương đương khi so với cơm hay khoai tây. Nếu chúng ta ăn
bổ sung hay ăn dặm thêm khoai lang sẽ là cách cung cấp thêm bột đường và năng lượng trong
trường hợp ăn cơm ít và chậm tăng cân ở trẻ.
6
 Hàm lượng Vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể.
Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch.
 Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm.
Đồng thời Vitamin C rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và hình thành
các tế bào máu. Ngoài ra Vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen
giữ cho làn da luôn tươi trẻm giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có khả năng
gây ung thư cao.
 Hàm lượng Vitamin D có trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường
sức khỏe tổng quát, góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng,da và tuyến
giáp khỏe mạnh.
 Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản
xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cưởng miễn dịch và chuyển hóa protein.
 Màu cam trên vỏ khoai là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm
chất catotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão
hóa.
 Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng
ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng
cao thì khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn.
 Kali là chất điện ly quan trọng kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh, cũng như các
chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chất năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt
cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận.
 Nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên lả batatoside có khả năng chống lại các đặc
tính của vi khuẩn và nấm.
 Chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
Khoai lang là loại cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới sau cây lúa, lúa mì,
bắp và khoai mì (sắn). Khoai lang được canh tác ở trên 100 nước trên thế giới ở Châu Á ( 31
nước), Châu Phi (39 nước), Châu Mỹ Latinh (31 nước). Sản lượng khoai lang trên toàn thế
giới hằng năm ước tính khoảng 133 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc 100 triệu tấn, chiếm
82% sản lượng khoai lang trên toàn thế giới, còn lại là Nigeria (3.2 triệu tấn, 3% sản lượng),
Uranda (2,6 triệu tấn), Indonesia (1,8 triệu tấn), Việt Nam (1,5 triệu tấn), Nhật Bản (1,1 triệu
tấn).
Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ 3 sau lúa, ngô và
đứng thứ 2 giá trị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước từ
Đồng Bằng đến Miền Núi, Duyên hải miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năng suất
khoai lang ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc loại cao nhất nước nhưng cũng chỉ được 20,3
tấn/ha. So với tiềm năng về đất đai và khí hậu thời tiết thì năng suất còn rất thấp.
3. KHOAI TÂY
Khoai tây ( Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây
7
nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất
thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và
ngô.. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
3.1 NGUỒN
GỐC VÀ
PHÂN BỐ
Nhiều tài
liệu cho thấy khoai
tây có nguồn gốc
hoang dại, từ Trung
và Tây Nam Mỹ,
đặc biệt tập trung
vùng Chile và các
đảo xung quanh
vùng, châu Mỹ, từ
Hoa Kỳ cho tới Uruguay. . Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm
trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây
khác nhau.
Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây
trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Những nước có những vùng khí hậu mới mẻ.
Ở Việt Nam, khoai tây được trồng hầu hết ở các tỉnh khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh
vùng Châu Thổ Sông Hồng, Đà Lạt, Lâm Đồng. Khoai tây còn là cây để cải tạo đất rất tốt,
ngoài tiêu thụ trong nước, khoai tây còn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
3.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG.
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và phân loại của chất phytichemical như
carotenoids và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai
tây. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C
(45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o.2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ
thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbonhydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ
yếu của cacbonhydrat này là tinh bột.tích trữ trong cơ thể. Các cách chế biến khoai tây có thể
làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột
khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị
loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong
thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai tây
Thành phần Tỷ lệ
8
Chất khô 20-30 %
Protein 1,5-2.1%
Tinh bột 1,6%
Đường 1,5%
Hydratcacbon 12-25%
Lipid 0,18%
Chất xơ 0,5-1,5%
Tro 0,8-1,6%
Vitamin 20mg%
 Vitamin C: Vitamin này trong khoai tây cực kỳ cao, nó là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm
giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất
collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.
 Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim
mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.
 Chất xơ: Một củ khoai tây trung bình (148g) nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu
cầu được khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ có thể làm tăng cảm
giác no giữa các bữa ăn.
 Chất chống ô xy hóa: Khoai tây chứa glutathione nhiều nhất so với các loại rau củ khác –
là chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu
so sánh tổng quát tác động chống oxy hóa của khoai tây, ớt chuông, cà rốt, hành tây và
bông cải xanh, khoai tây chỉ đúng thứ hai sau bông cải xanh.
 Carbonhydrate: Thức ăn chứa carbonhydrate phức hợp là nguồn năng lượng chính cho cơ
thể..
 Khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ
dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là
nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ
thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
 Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên
bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các
chất sắt và canxi.
 Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi
9
khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo
thấp nhất.
 Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, khoai tây còn được sử dụng như một loại dược
liệu trong các bài thuốc Đông và Tây y chữa trị các loại bệnh phổ biến như say nắng, sốt,
giảm đau, đau nhức xương khớp, dị ứng... Ngoài ra, khoai tây còn được giới nữ ưa chuộng
để giữ sắc đẹp lâu dài.
 Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim
mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.
4. KHOAI MÔN, KHOAI SỌ
Cây khoai môn, khoai sọ Colocasia escilenta (L) Shott là cây một lá mầm thuộc chi
Colocasia, họ Araceae.
Khoai môn có vị mát, bình tính, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị
dinh dưỡng cao trong khoai còn giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật.
Cây khoai sọ có củ cái và củ con. Khác với khoai môn, củ cái khoai sọ nhỏ, nhiều củ
con, nhiều tinh bột. Nhóm khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát
nước tốt, chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía,
môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn...Và có nhiều giống khoai sọ như : khoai
sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ
dọc trắng, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím...
10
Khoai môn Khoai sọ
4.1 NGUỒN GỐC
Vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên khoai môn, khoai sọ được trồng ở Trung
Quốc và Ai Cập. Trong thời tiền sử, sự trồng trọt được mở rộng tới các quần đảo Thái Bình
Dương, sau đó nó được đưa tới vùng Địa Trung Hải rồi tới Tây Phi. Từ Tây Phi, cây trồng
được mở rộng đến Tây Ấn và tới các vùng nhiệt đới của Châu Mỹ. Ngày nay, khoai môn khoai
sọ được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp.
4.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Loài Colacasia esculenta là loài đa hình, được biết như một loại cây dị hợp tử . Bởi
vậy sự đa dạng về giống dẫn đến đa dạng về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng .
Tùy theo giống trồng mà thành phần hóa học của khoai môn khoai sọ thay đổi.
11
Thành phần các chất trong củ môn, sọ :
Thành phần Tỷ lệ
Nước 63-85%
Cacbon hyrat (tinh bột) 13-29%
Protein 1,4-3,0%
Chất béo 0,16-0,36%
Xơ thô 0,60-1,18%
Tro 0,60-1,3%
Vitamin C 7-9mg/100g
Thiamin 0,18mg/100g
Riboflavin 0,04/100g
Niacin 0,9/100g
Trong củ tươi, nước chiếm 63-85% và Hyrat Cacbon chiếm 13-29% tùy thuộc vào giống,
trong đó tinh bột chiếm tới 77,9% và 4/5 là amylopectin và 1/5 là amilose. Hạt tinh bột của
môn sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hóa. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai môn, sọ ưu thế như là món
ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ,
tinh bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ.
Khoai môn, sọ chứa 1,4-3,0% protein cao hơn khoai mỡ, sắn và khoai lang với thành phần
rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung
tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ.
Lá khoai môn, sọ rất giàu Protein chứa khoảng 23% protein theo khối lượng khô (trong
khi củ chứa 7,0-13,2%). Lá cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin c, thiamin,
riboflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Lá khoai
môn, sọ tươi có chứa 20% chất khô trong khi dọc lá chỉ có 6% chất khô.
Hàm lượng cụ thể các chất có trong khoai sọ
Thành phần Hàm lượng
Vitamin A 27µg
Vitamin B6 0.15mg
Vitamin C 6mg
12
Vitamin B5 1mg
Protein 2.2g
Năng lượng 79kcal
Chất béo 0.2g
Cacbonhydrat 17.1g
Canxi 36mg
Kali 378 mg
Sắt 1mg
Kẽm 0.49 mg
Photpho 55mg
Chất xơ 1g
Natri 33.1mg
Selen 1.45µg
Đồng 0.37mg
Carotene 30.16mg
Vitamin B9 30µg
Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA):
Trong 100 g củ khoai môn luộc (không có muối) và trong 100 g lá khoai môn tươi có
chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
13
Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất
xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được
xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả.
Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể
con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận
tràng…
Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), một chén khoai môn luộc 132g cung cấp 187
calorine và chỉ chứa chất béo khoảng 0,1g, cung cấp 7% chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ
được đề nghị cho cơ thể hằng ngày, hỗ trợ hệ tiêu hóa giảm cholesterol. Khoai môn có hàm
lượng sodium thấp nhưng lại giàu vitamin, đặc biệt là những loại vitamin quan trọng mà cơ thể
cần. Một chén khoai môn 132g chứa 11% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, là
chất kháng oxy hóa (antioxidant) quan trọng. Khoai môn cũng chứa nhiều loại vitamin khác
Thành phần trong 100 g Trong củ khoai môn
luộc
Trong lá khoai môn
tươi
Năng lượng 594 kJ (142 kcal) 177 kJ (42 kcal)
Carbohydrate 34,6 g 6,7 g
- Đường 0,49 3 g
- Chất xơ thực phẩm 5,1 g 3,7 g
Chất béo 0,11 g 0,74 g
Protein 0,52 g 5 g
Vitamin A equiv. - 241 mg (30%)
- beta-carotene - 2895 mg (27%)
- lutein và zeaxanthin - 1932 mg
Thiamine (vit. B1 ) 0,107 mg (9%) 0,209 mg (18%)
Riboflavin (vit. B2 ) 0,028 mg (2%) 0,456 mg (38%)
Niacin (vit. B3 ) 0,51 mg (3%) 1,513 mg (10%)
Pantothenic acid (B5 ) 0,336 mg (7%) -
Vitamin B6 0,331 mg (25%) 0,146 mg (11%)
Folate (vit. B 9 ) 19 mg (5%) 126 mg (32%)
Vitamin C 5 mg (6%) 52 mg (63%)
Vitamin E 2,93 mg (20%) 2,02 mg (13%)
Canxi 18 mg (2%) 107 mg (11%)
Sắt 0,72 mg (6%) 2,25 mg (17%)
Magiê 30 mg (8%) 45 mg (13%)
Mangan 0.449 mg (21%) 0.714 mg (34%)
Phốt pho 76 mg (11%) 60 mg (9%)
Kali 484 mg (10%) 648 mg (14%)
Kẽm 0,27 mg (3%) 0,41 mg (4%)
-Ghi chú: Tỷ lệ % so nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người lớn.
-Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng
14
như E B6.
Ngoài vitamin, chất xơ… khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magnesium,
phosphorus, potassium (kali). Potassium rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và
huyết áp. Magnesium giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein, tăng cường miễn dịch bên cạnh
việc hỗ trợ những hoạt động chức năng của tế bào. Điều hòa huyết áp và lượng đường trong
máu
Một bát nhỏ khoai môn có chứa khoảng 40mg chất magie. Đây là chất cần thiết cho sức
khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó cũng giúp huyết áp
trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai
môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.
Khoai môn cũng giàu vitamin E với khoảng 3.87mg cho mỗi
bát nhỏ. Mặt khác, các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như
khoai môn cũng có tác dụng chống bệnh đau tim và một số
bệnh ung thư. Người lớn cần khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày.
Một bát nhỏ khoai môn đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu
vitamin E hàng ngày của cơ thể.
5. KHOAI NƯA
Khoai nưa (Amorphophallus konjac) là loại thực vật có hoa trong họ Araceae. Thân củ
nằm trong đất. Củ hình bán cầu, mặt dưới lồi, mang một số rễ phụ và có những mắt như củ
khoai tây. Có 3 - 5 mấu chồi xung quanh. Củ có vỏ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng.Củ có
nhiều tinh bột mịn ăn ngon hơn sắn nên trước đây nhân dân ta trồng nhiều để lấy củ làm lương
thực ăn thay cơm, bẹ lá nấu canh hay muối để dành làm thức ăn như dưa trong những tháng
thiếu rau xanh cho người hoặc chế biến thức ăn cho lợn.
15
5.1
NGUỒN
GỐC VÀ
PHÂN
BỐ
Củ khoai
nưa có trọng
lượng từ 3 - 4 kg
với đường kính
lên đến 25 cm, có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mọc tự nhiên tại
các vùng đồi núi ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Nhật... Khoai nưa được sử dụng nhiều
trong ẩm thực Nhật với tên konnyaku.
Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà
bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời. Nhiều vùng nông thôn cũng có trồng để lấy củ
ăn.
5.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Khoai nưa là loại củ giàu chất dinh dưỡng. Trong mỗi 100 gram củ khoai nưa, có 50
gram Glucomannan, fructose glucose, và sucrose, tinh bột 75,16g, protein 12,5g, lipid 0,98,
dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ.
Mỗi 100 gram bột konjac chứa 1.64g protein, 0.004g chất béo, 57mg phốt pho, 4.06mg sắt,
123mg kẽm, 0,2 mg mangan, 0.25 chromium, 0.08mg đồng và 79.37mg Glucomannan.
Trong một loại khoai nưa Amorphophalus konjac K.Koch người ta đã nghiên cứu lấy
được một loại tinh bột riêng có thành phần chủ yếu là konjac -man nan (hàm lượng tới 50%)
khi thủy phân sẽ được laevidulin (hay laevidulinoza).
16
Glucomannan là một hợp chất phân tử cao, có khả năng hấp thụ tốt. Dù nó khó tiêu
hóa và hấp thụ ngay sau khi ăn, nhưng lại dễ dàng hấp thụ cholesterol và acid mật, vì vậy nó
có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp và bệnh tim mạch.
Về Protein và axit amin thì củ Khoai nưa chứa 5% -10% protein thô , 6.8%-8.0% trong 16 loại
axit amin (trong đó có 7 axit amin thiết yếu.)
Khoai nưa cũng là loại cây chứa nhiều khoáng chất, củ khoai nưa chứa hàm lượng
khá cao các khoáng chất K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Co. Theo báo cáo của Viện khoa học Trung
Quốc, những khoáng chất có trong khoai nưa rất cần thiết cho cơ thể con người . Vì vậy hiện
nay người ta đang cố gắng chế biến khoai nưa thành thực phẩm cũng như dược liệu để ứng
dụng trong đời sống.
Cũng như rau cải, khoai nưa rất giàu chất xơ hòa tan. Theo femmeactuelle.fr thì khoai
nưa có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm no nhanh, làm chậm quá trình tiêu hóa và tích tụ
đường... Từ bột khoai nưa, người ta có thể thấy nhiều dạng chế phẩm như nui, mì sợi, và mới
đây nhất là dạng hạt như gạo mà chỉ cần rửa và nấu ít phút trong nước sôi là dùng được.
Chế phẩm từ bột khoai nưa rất phổ biến ở Nhật, rất dễ kết hợp với các món ăn khác.
Khi vào món ăn, nó trở nên vô cùng hấp dẫn vì có thể cộng hưởng với mọi loại gia vị. Không
có sự hạn chế trong các món ăn có khoai nưa - từ kem tươi, cà ri, xào áp chảo với ớt chuông,
bí ngòi, nấm, hải sản, cá hồi hoặc jambon.
6. KHOAI TỪ, KHOAI VẠC
Khoai Từ (Dioscorea esculenta L) và Khoai Vạc (Dioscorea alata L) là 2 trong
số 10 loài quan trọng nhất có giá trị kinh tế của chi Dioscorea, trong các tài liệu
nước ngoài thường được gọi là Yams Châu Á. Chúng là một loại cây lá mầm.
17
6.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Nguồn gốc của D.alata và D.esculenta cho đến nay vẫn còn nhie62i bàn cãi.
Tuy nhiên cho đến nay, đa số quan điểm đều cho rằng 2 loải này có nguồn gốc ở trung
tâm Đông Nam Á. Người ta cũng xác định được số lượng rất lớn các giống khoai vạc
bản địa đã tồn tại và được thuần hóa, trồng trọt rất sớm tại các vùng từ Ấn Độ đến các
đảo thuộc Nam Thái Bình Dương.
Ngày nay, khoai Từ khoai Vạc được trồng phổ biến và rộng rãi nhất tại các
vùng nhiệt đới
Ở nhiều địa phương của nước ta đã có tập quán trồng khoai Từ khoai Vạc từ
lâu đời song việc trồng cây củ bột này chưa được quan tâm đúng mức.. Những địa
phương có truyền thống trồng khoai Từ khoai Vạc là Bắc Giang, Phú Thọ,Ninh Bình,
Hà Tây và Quảng Ninh.
18
6.2 GÍA TRỊ DINH DƯỠNG
Củ là thảnh phần được sử dụng của khoai Từ khoai Vạc. Thành phần hóa học
của củ khác nhau giữa các loài và các giống. Thành phần chính của củ tươi là nước,
chiếm khoảng 2/3 khối lượng củ tươi (70-80%).
Tỷ lệ chất khô trong củ chiếm khoảng 20-30% tùy thuộc vào giống và thời gian
thu hoạch. Hydro cacbon là thành phần chất khô chính của củ từ, củ vạc, chiếm 1/4
khối lượng củ tươi. Hàm lượng đường trong củ khoai từ (2-4%) cao gấp đôi khoai vạc
(0,7-1%).
Phần lớn Hyro cacbon là các hạt tinh bột Amylopectin mạch nhánh, tồn tại
trong các tế bào dưới dạng các hạt tinh bột. Hạt tinh bột của khoai Từ có dạng tam
giác, khích thước nhỏ hơn hạt tinh bột hình elip của khoai Vạc khoảng 22-25 lẩn
Thành phần hóa học của củ khoai Từ khoai Vạc
Thành phần Khoai Từ Khoai Vạc
Nước (%) 70-80 70
Tinh bột (%) 25 28
Đường (%) 2-4 0.7-1.0
Chất béo (%) 0.1-0.3 0.1-0.3
Protein thô (%) 1.3-1.9 1.1-2.9
Xơ thô (%) 0.2-1.5 0.6-1.4
Khoáng (%) 0.5-1.2 0.7-2.1
Vitamin C (mg/100g) 5-8
Vitamin B (mg/100g) 0.08 0.09
Vitamin B2 (mg/100g) 0.02 0.03
Củ khoai Từ khoai Vạc chiếm hàm lượng protein thô khá cao, từ 1.1-2.9%. Khoảng
85-95% lượng đạm có thế được tạo thành 9 axit amin không thay thế, rất cần thiết cho con
người như lizin, treonin, valin, izoxolin, metionin, xittin, phenuyalamin, tyrozin và loxin
lượng khoáng (Ca,Fe) và các vitamin như vitamin C, B1, B2, tuy lượng thấp (0.02-8mg/100g)
nhưng là những chất rất cần thiết cho cơ thề con người.
7. NHỮNG LƯU Ý
7.1. Ưu điểm, Nhược điểm của khoai.
 Về dinh dưỡng, khoai còn nhiều ưu điểm
• Xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải Cholesterol, chống
táo bón…
• Chất tinh bột ở khoai thuộc dạng tinh bột dễ tiêu và còn phần lớn ở dạng đường (nên ăn
khoai có vị ngọt).
• Tỷ lệ Ca/p tương đối tốt cho việc sử dụng.
 Nhược điểm của khoai
Khoai có lượng xơ rất cao, nếu ăn thay lương thực cho đủ Calo tương ứng thì lượng xơ
cao khoảng gấp 10 lần, cho nên ăn nhiều dễ gây sình hơi ở bụng, có lúc gây tiêu hóa nhanh.
Điều này xảy ra ở những người chưa quen, nếu ăn quen sẽ giảm
19
7.2 Ăn khoai để tăng giá trị dinh dưỡng
 Với người khỏe mạnh
Nên ăn khoai như rau, hàng ngày ăn 200-300gr khoai tươi (khoai lang, khoai sọ, khoai
tây…) nấu với thịt, hoặc rám mỡ, vừa có thể giảm bớt lượng cơm, vừa có đủ Vitamin nếu
ít ăn các loại rau lá.
Khoai nấu canh còn có tác dụng bảo vệ các Vitamin nhờ có tinh bột khoai. Dù ít ăn rau lá
thì ăn khoai là cách chống táo bón và chống thiếu Vitamin có hiệu quả.
 Với người già, ốm
Vì bột khoai rất dễ tiêu hơn bột gạo, nên với người ốm, người già có thể ăn cháo
khoai (có ít gạo) hoặc bột khoai nghiền (Khoai chín sau khi luộc).
Bánh tráng (đa) khoai - một loại dạng bột khoai đã hấp chín, phơi khô, khi nướng
phồng lên là thức ăn rất dễ tiêu đối với người già, người ốm.
 Với trẻ em
Khoai, đặc biệt là khoai lang nghệ, khoai tây,... là thức ăn bổ sung tốt cho trẻ em, vì:
• Chỉ cần khoai luộc, tùy yêu cầu đặc, lỏng mà thêm nước sau khi nghiền nhỏ là ta có
ngay sữa bột cho trẻ.
• Bột khoai có ưu điểm là có Protein tốt cho trẻ, lại có các chất Vitamin, nhất là Vitamin C
và Caoten mà nếu trẻ ăn thiếu rau sẽ bị thiếu.
• Tinh bột khoai dễ tiêu hóa, trong khoai có đường nên vị ngọt rất thích hợp với khẩu vị
của trẻ.
• Tùy sự phát triển của trẻ, từ bột khoai (lấy từ khoai tươi luộc chín) trộn thêm bột.
 Những điều lưu ý
Khó kể hết các điều tốt của khoai khi chúng ta sử dụng như rau, tuy nhiên, các giá trị của
khoai còn phụ thuộc vào cách sử dụng, cách nấu nướng và cách ăn.
Trước hết, khoai là loại rau sạch, không bị nhiễm khuẩn lúc còn tươi, lành. Tuy nhiên, khi
dùng khoai, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, nhất thiết phải bỏ đi các phần hà, sùng, thối. Đặc biệt
với khoai tây, phải khoét bỏ vùng khoai ở chân mầm non vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn
bị ngộ độc.
Không nên gọt vỏ khoai vì gọt dày quá sẽ mất đi lớp protein trong khoai, rất quý mà chỉ tồn tại
ở sát vỏ. Nếu phải nấu canh, xào khoai thì nên cạo bỏ lớp vỏ, giữ lớp khoai dưới vỏ, nếu chỉ
ăn trực tiếp thì nên để vỏ luộc khoai, xong bóc bỏ vỏ khoai là tốt nhất. Làm bột cho trẻ nên
luộc khoai, bóc vỏ, sau đó nghiền nát khoai làm bột cho trẻ (purê khoai)
Có một số khoai có thể ăn cả lá: Lá khoai lang luộc hay nấu canh ăn rất tốt, lá khoai môn có
thể muối thành rau chua.
 CHẾ BIẾN KHOAI
Có nhiều cách ăn khoai thông qua chế biến, nhưng đơn giản là 2 cách:
- Ăn nướng: để nguyên củ khoai vùi vào tro nóng (Khoai chín, bóc vỏ ăn ngon thơm, lại
không bị mất chất dinh dưỡng)
- Ăn sống: thường gặp ở nông thôn, trẻ em hay ăn. Khoai rửa sạch vỏ, có thể ăn sống, không
bị nhiễm khuẩn, có thể sử dụng tốt nguồn Vitamin C rất phong phú trong khoai, tuy nhiên: Chỉ
có khoai lang non thì ăn tốt vì lúc này, củ khoai chứa nhiều đường, có thể tiêu hóa được. Còn
khoai già thì sẽ không tiêu hóa được phần tinh bột, rất lãng phí. Các loại khác thường có mủ
khoai, một loại pectin có chứa alkaloid, gây ngứa, không ăn được.
Nên ăn khoai vào buổi trưa vì lúc này khã năng hấp thụ canxi và các nguyên tố vi lượng khác
20
của cơ thể ở mức cao nhất.
8. KẾT LUẬN
Hiện nay, thị trường tiêu thụ cho thấy khoai và các sản phẩm từ khoai có nhu cầu tiêu
dùng rất cao. Khoai có rất nhiều chức năng và tác dụng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như thực phẩm, là nguyên liệu lảm đẹp đơn giản mà rất hiệu quả và các sản phẩm
chế biến từ khoai chủ yếu được tiêu thụ ở các nhà hàng, siêu thị, các khu công nghiệp hầu hết
các ngày trong năm. Còn các khu nông thôn, khu trồng khoai nhu cầu tiêu thụ cao chủ yếu là
các mùa vụ và sau mùa vụ vài tháng dùng làm thức ăn trong bữa ăn.
Ngoài việc khoai là nguồn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cao, khá cân đối về các
chất cần thiết cho nhu cầu "ăn đủ chất" của con người. Thì khoai cũng được Đông y nhìn nhận
như là một loại cây thuốc vì các tác dụng, tính năng nó mang lại cho sức khỏe con người, một
số loại khoai có khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư, giữ cho hệ xương ,huyết áp, tim
mạch khỏe mạnh, giàu chất oxy hóa và tăng sức đề kháng...Ngoài ra, các chiết xuất và sản
phẩm từ các loại khoai luôn được đánh giá rất cao về hiệu quả, tác dụng mà nó mang lại, như
chiết xuất Caiapo từ khoai lang trắng có thể trị bệnh tiểu đường, tinh bột khoai mì ứng dụng
trong chế biến công nghiệp, bột konjac từ khoai nưa chữa chứng liệt nửa người và chống ung
thư....
Tình hình tiêu thụ khoai những năm gần đây cũng cho thấy khoai là lựa chọn đúng đắn
khi muốn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, là nguyên liệu
hữu ích cho các ngành công nghiệp chế biến, cũng như đối với đông y, hay làm đẹp... Các sản
phẩm chế biến từ khoai cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn, góp phần làm phong phú hơn
cho các món ăn việt nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh. Quyển 1,3,4 - TS.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, PGS.TS Đinh
Thế Lộc - Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
2. Đinh Thế Lộc - Cây Khoai Lang - NXB Nông Nghiệp 1984.
3. Nguyễn Hữu Bình (1963) - Cây Khoai Nước - NXB Khoa Học Hà Nội.
4. Phạm Minh - Tác dụng chữa bệnh không ngờ của khoai tây
<hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/638709> , 2013.
5. Thu Hiền - 14 lý do nên ăn khoai lang hằng ngày
<doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/2926924>,2013
6. Tổ nghiên cứu cây có củ, cây khoai nước, cây khoai sọ - Tuyển Tập Nghiên Cứu Khoa
Học Nông Nghiệp 1969, NXB Nông Nghiệp.
21

Contenu connexe

Tendances

Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raNghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raLuong NguyenThanh
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàunhuphung96
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Man_Ebook
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoFood chemistry-09.1800.1595
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Thanh Truc Dao
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
1.condenesd milk sua dac co duong
1.condenesd milk  sua dac co duong1.condenesd milk  sua dac co duong
1.condenesd milk sua dac co duongCang Nguyentrong
 
Giáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinGiáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinTử Dương Xanh
 
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanhHuyen Tran
 
Bai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeBai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeRuby Tran
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngCả Ngố
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiAfro Gift
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtChu Kien
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 

Tendances (20)

Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raNghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
1.condenesd milk sua dac co duong
1.condenesd milk  sua dac co duong1.condenesd milk  sua dac co duong
1.condenesd milk sua dac co duong
 
Các quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntpCác quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntp
 
Giáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinGiáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ protein
 
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
 
Bai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeBai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzyme
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
 
Sản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chaiSản xuất nước ép táo đóng chai
Sản xuất nước ép táo đóng chai
 
Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
Cn enzyme
Cn enzymeCn enzyme
Cn enzyme
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vật
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 

Similaire à Dinh duong khoai

Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Dinhduongkhoai
Dinhduongkhoai Dinhduongkhoai
Dinhduongkhoai Kej Ry
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfGiáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfThiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfMan_Ebook
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namnataliej4
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngnataliej4
 
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng nataliej4
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Man_Ebook
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdf
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdfGiáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdf
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdfMan_Ebook
 
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2tNg4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2ttranngochieu92
 
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdfcong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf19L1031099LTHTHY
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...NguynOanh62
 
bao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptbao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptThLmonNguyn
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 

Similaire à Dinh duong khoai (20)

Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Dinhduongkhoai
Dinhduongkhoai Dinhduongkhoai
Dinhduongkhoai
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfGiáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdfThiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
Thiết kế và chế tạo máy băm nghiền thức ăn chăn nuôi cho gia súc.pdf
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
 
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng
Bảo Quản Rau Quả Bằng Phương Pháp Màng
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdf
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdfGiáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdf
Giáo trình cây khoai lang - Đinh Thế Lộc;Dương Văn Sơn;Nguyễn Viết Hưng.pdf
 
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2tNg4yeen 35s th66ngs 2e 2t
Ng4yeen 35s th66ngs 2e 2t
 
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdfcong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
cong-nghe-che-bien-thuc-pham-le-van-viet-man.pdf
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 
bao quan nong san.ppt
bao quan nong san.pptbao quan nong san.ppt
bao quan nong san.ppt
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 

Dinh duong khoai

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM ™Ÿ™ BÀI TIỂU LUẬN MÔN : CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU ỨNG DỤNG DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI KHOAI GVHD : LÊ PHẠM TẤN QUỐC LỚP : CDTP14KA NHÓM 9 1
  • 2. DANH SÁCH NHÓM MỤC LỤC STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 BÙI THỊ PHƯƠNG HOA 12011882 2 LÊ THỊ THU THẢO 12012492 3 LÊ THỊ ÁNH TUYẾT 12011752 4 HỒ THỊ MỸ VÂN 12011962 5 PHAN THỊ THÙY TRANG 12016672 6 NGUYỄN VĂN MINH 12098321 7 HẠ NGUYỄN TUẤN ANH 12013492 8 TRẦN ĐĂNG LONG 12013582 9 SƠN NGỌC THIỆN 12011972 10 TRẦN DUY NAM 12015722 2
  • 3. 1.1 SƠ LƯỢC..............................................................................................................................4 1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG...................................................................................4 1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT.............................................................................................4 2. KHOAI LANG.........................................................................................................................5 2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.......................................................................................6 2.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG....................................................................................6 2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ.....................................................................7 3. KHOAI TÂY............................................................................................................................7 3.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ.......................................................................................8 3.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG....................................................................................8 4. KHOAI MÔN, KHOAI SỌ...................................................................................................10 4.1 NGUỒN GỐC...............................................................................................................11 4.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG..................................................................................11 Khoai môn cũng giàu vitamin E với khoảng 3.87mg cho mỗi bát nhỏ. Mặt khác, các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như khoai môn cũng có tác dụng chống bệnh đau tim và một số bệnh ung thư. Người lớn cần khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Một bát nhỏ khoai môn đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu vitamin E hàng ngày của cơ thể. 5. KHOAI NƯA.........................................................................................................................15 5.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ ...................................................................................16 5.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ..............................................................................16 6. KHOAI TỪ, KHOAI VẠC....................................................................................................17 6.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ....................................................................................18 6.2 GÍA TRỊ DINH DƯỠNG.............................................................................................19 7. NHỮNG LƯU Ý....................................................................................................................19 7.1. Ưu điểm, Nhược điểm của khoai...............................................................................19 7.2 Ăn khoai để tăng giá trị dinh dưỡng.............................................................................20 8. KẾT LUẬN....................................................................................................................20 3
  • 4. 1. TỒNG QUAN 1.1 SƠ LƯỢC Khoai là tên gọi để chỉ những loài thực vật trong chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae) mà củ của chúng có thể ăn được. Chúng là các loài cây thân thảo, lâu năm, dây leo được trồng trọt để lấy củ ở Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh, Caribe và châu Đại Dương. Là loài sinh sản vô tính, củ đều được sản xuất ngầm dưới lòng đất. Chúng có giai đoạn sinh trưởng dài từ 8-12 tháng trồng trên đồng ruộng. Trong các cây có củ hiện trồng ở trên thế giới trừ khoai tây là cây trồng thuộc vùng ôn đới, tất cả các cây còn lại là cây trồng thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. 1.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Thành phần dinh dưỡng trong khoai bao gồm chủ yếu tinh bột và đường. Ngoài ra còn có Xenlulo, Pectin, Lipid, Glucid, Vitamin và Hêmixenlulo cùng với những protein cấu trúc phức hợp và linhin, các thứ đó được gộp chung lại gọi là xơ thức ăn. Xơ thức ăn có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh : đái tháo đường, đau động mạch vòng, ung thư đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác, giúp tiêu hóa tốt, tăng thải Cholesterol, chống táo bón… Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của khoai dựa vào tiềm năng cung cấp các năng lượng ở món ăn, dưới dạng các hydrat cacbon (đường, tinh bột). Mặc dù năng lượng mà khoai cung cấp chỉ bằng 1/3 năng lượng của ngũ cốc do hàm lượng nước trong củ lớn. Tuy nhiên, đổi lại do năng suất cao của phần lớn cây có củ nên đã đảm bảo 1 lượng năng lượng trên 1ha cao hơn rất nhiều so với cây ngũ cốc.. Bảng giá trị thành phần dinh dưỡng có trong các loại khoai : Thành phần dinh dưỡng Khoai lang tươi Khoai lang nghệ tươi Khoai môn Khoai sọ Khoai tây Khoai lang khô Hàm lượng (kcal) 119 116 109 114 92 333 Protein (g) 0.8 1.2 1.5 1.8 2.0 2.2 Lipid (g) 0.2 0.3 0.2 0.1 0.5 Glucid (g) 28.5 27.1 25.2 26.5 21.0 80 Xơ (g) 1.3 0.8 1.2 1.2 1.0 3.6 Canxi (mg) 34 36 44 64 10 Phospho (mg) 49 56 44 75 50 Sắt (mg) 1.0 0.9 0.8 1.5 1.2 Caroten (mg) 150 1470 10.0 29 Vitamin B1 (mg) 0.05 0.12 0.09 0.06 0.1 0.09 Vitamin B2 (mg) 0.05 0.05 0.03 0.03 0.05 0.07 Vitamin PP (mg) 0.6 0.6 0.1 0.1 0.9 Vitamin C (mg) 23 30 4 4 10 1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong nghề trồng lúa nên không những đảm bảo an toàn lương thực cho người dân cả nước mà còn dư thừa xuất 4
  • 5. khẩu. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất khoai ở nước ta, đặc biệt ở các vùng trung du miền núi vốn sản xuất lúa khó khăn nhưng lại rất có lợi cho trồng khoai. Trồng khoai là một phần của hệ thống phát triển hệ thống canh tác trong các nông hộ, do đó đa dạng các loại khoai được duy trì cho nhiều nhu cầu khác nhau của nông hộ. Ở trung du miền núi phía bắc khoai được trồng khá phổ biến và là cây mang tính đặc sản, là nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Quá trình sản xuất khoai của người dân cũng đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian, chi phí sản xuất. Tuy nhiên, quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn và bất lợi như hạn hán, ngập nước, hay thiếu nước tưới..làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, năng suất. Giá cả của các loại khoai trên thị trường tự do còn khá cao và luôn biến đổi theo mùa vụ, chịu sự chi phối từ môi trường bên ngoài... 2. KHOAI LANG. Khoai lang ( Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím. 5
  • 6. 2.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polynesia. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây(Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. 2.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Khoai lang được xem như nguồn cung cấp calo là chủ yếu, nó cho lượng calo cao hơn khoai tây (113 calo so với 75calo/100g). Thành phần dinh dưỡng chính của khoai lang là đường và tinh bột, ngoài ra còn có các thành phần khác như protein, một ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt, magie, natri, kali,… Tinh bột khoai lang chứa 13 – 23% là amyloza và 77 – 78% là amylopectin. Hàm lượng amylopectin có liên đến hàm lượng photpho, do đó có ảnh hưởng đến độ dính của tinh bột khi hồ hóa. Trong thời gian bảo quản, lượng đường trong khoai lang tăng đáng kể, có khi tăng 7 – 8% so với trọng lượng củ. Đường trong khoai lang chủ yếu là đường glucoza, fructoza, saccaroza và maltoza. Chất pentozan trong khoai lang chiếm 1,02 – 1,08% so với trọng lượng khoai tươi, hoặc 3,2 – 4% so với trọng lượng khoai nhỏ. Lượng pentozan thường tập trung ở vỏ và càng vào trong ruột củ càng ít. Chính chất pentozan sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng furfurol có trong sản phẩm rượu. Chất pectin trong khoai chiếm 0,23 – 0,37% so với trọng lượng củ. Chất pectin ở giữa của các tế bào và là chất nhựa dính. Pectin ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồ hóa và làm tăng độ dính của khối nấu, đồng thời nó là một trong những nguyên nhân tạo ra nhiều rượu metylic khi sản xuất rượu từ khoai lang. Trong thời gian bảo quản khoai, lượng pectin giảm xuống gần 1/3, đồng thời protopectin và pectin ở lưới tế bào và chuyển thành pectiin hòa tan. Chất có nitơ chiếm khoảng 1,6 – 1,75% so với trọng lượng củ chủ yếu là protit, còn lại là axit amin (0,11%), amoniac(0,003%) và amit (0,007%) Chất tro chiếm khoảng 1,6 – 1,7% so với trọng lượng củ, trung bình 1,1%, trong đó đa số là K2O và P2O5. khoảng 75% chất tro hòa tan trong nước. Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là một loại lương thực, thực phẩm tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần, hỗ trợ quá trình tiêu hóa vì chúng rất dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận trường. Khoai lang chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Năng lượng của khoai lang cũng tương đương khi so với cơm hay khoai tây. Nếu chúng ta ăn bổ sung hay ăn dặm thêm khoai lang sẽ là cách cung cấp thêm bột đường và năng lượng trong trường hợp ăn cơm ít và chậm tăng cân ở trẻ. 6
  • 7.  Hàm lượng Vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch.  Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời Vitamin C rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và hình thành các tế bào máu. Ngoài ra Vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻm giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có khả năng gây ung thư cao.  Hàm lượng Vitamin D có trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng quát, góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng,da và tuyến giáp khỏe mạnh.  Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cưởng miễn dịch và chuyển hóa protein.  Màu cam trên vỏ khoai là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất catotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa.  Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn.  Kali là chất điện ly quan trọng kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh, cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chất năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận.  Nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên lả batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.  Chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người. 2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ Khoai lang là loại cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế giới sau cây lúa, lúa mì, bắp và khoai mì (sắn). Khoai lang được canh tác ở trên 100 nước trên thế giới ở Châu Á ( 31 nước), Châu Phi (39 nước), Châu Mỹ Latinh (31 nước). Sản lượng khoai lang trên toàn thế giới hằng năm ước tính khoảng 133 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc 100 triệu tấn, chiếm 82% sản lượng khoai lang trên toàn thế giới, còn lại là Nigeria (3.2 triệu tấn, 3% sản lượng), Uranda (2,6 triệu tấn), Indonesia (1,8 triệu tấn), Việt Nam (1,5 triệu tấn), Nhật Bản (1,1 triệu tấn). Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ 3 sau lúa, ngô và đứng thứ 2 giá trị kinh tế sau khoai tây. Khoai lang được trồng ở khắp mọi nơi trên cả nước từ Đồng Bằng đến Miền Núi, Duyên hải miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năng suất khoai lang ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc loại cao nhất nước nhưng cũng chỉ được 20,3 tấn/ha. So với tiềm năng về đất đai và khí hậu thời tiết thì năng suất còn rất thấp. 3. KHOAI TÂY Khoai tây ( Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây 7
  • 8. nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô.. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh. 3.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Nhiều tài liệu cho thấy khoai tây có nguồn gốc hoang dại, từ Trung và Tây Nam Mỹ, đặc biệt tập trung vùng Chile và các đảo xung quanh vùng, châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới Uruguay. . Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Những nước có những vùng khí hậu mới mẻ. Ở Việt Nam, khoai tây được trồng hầu hết ở các tỉnh khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng Châu Thổ Sông Hồng, Đà Lạt, Lâm Đồng. Khoai tây còn là cây để cải tạo đất rất tốt, ngoài tiêu thụ trong nước, khoai tây còn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu. 3.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG. Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và phân loại của chất phytichemical như carotenoids và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o.2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm. Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbonhydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột.tích trữ trong cơ thể. Các cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%. Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau. Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai tây Thành phần Tỷ lệ 8
  • 9. Chất khô 20-30 % Protein 1,5-2.1% Tinh bột 1,6% Đường 1,5% Hydratcacbon 12-25% Lipid 0,18% Chất xơ 0,5-1,5% Tro 0,8-1,6% Vitamin 20mg%  Vitamin C: Vitamin này trong khoai tây cực kỳ cao, nó là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.  Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.  Chất xơ: Một củ khoai tây trung bình (148g) nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ có thể làm tăng cảm giác no giữa các bữa ăn.  Chất chống ô xy hóa: Khoai tây chứa glutathione nhiều nhất so với các loại rau củ khác – là chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu so sánh tổng quát tác động chống oxy hóa của khoai tây, ớt chuông, cà rốt, hành tây và bông cải xanh, khoai tây chỉ đúng thứ hai sau bông cải xanh.  Carbonhydrate: Thức ăn chứa carbonhydrate phức hợp là nguồn năng lượng chính cho cơ thể..  Khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.  Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.  Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi 9
  • 10. khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất.  Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, khoai tây còn được sử dụng như một loại dược liệu trong các bài thuốc Đông và Tây y chữa trị các loại bệnh phổ biến như say nắng, sốt, giảm đau, đau nhức xương khớp, dị ứng... Ngoài ra, khoai tây còn được giới nữ ưa chuộng để giữ sắc đẹp lâu dài.  Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày. 4. KHOAI MÔN, KHOAI SỌ Cây khoai môn, khoai sọ Colocasia escilenta (L) Shott là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ Araceae. Khoai môn có vị mát, bình tính, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, nguồn giá trị dinh dưỡng cao trong khoai còn giúp người ăn bồi bổ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Cây khoai sọ có củ cái và củ con. Khác với khoai môn, củ cái khoai sọ nhỏ, nhiều củ con, nhiều tinh bột. Nhóm khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt, chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn...Và có nhiều giống khoai sọ như : khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím... 10
  • 11. Khoai môn Khoai sọ 4.1 NGUỒN GỐC Vào khoảng 100 năm trước Công Nguyên khoai môn, khoai sọ được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Trong thời tiền sử, sự trồng trọt được mở rộng tới các quần đảo Thái Bình Dương, sau đó nó được đưa tới vùng Địa Trung Hải rồi tới Tây Phi. Từ Tây Phi, cây trồng được mở rộng đến Tây Ấn và tới các vùng nhiệt đới của Châu Mỹ. Ngày nay, khoai môn khoai sọ được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp. 4.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Loài Colacasia esculenta là loài đa hình, được biết như một loại cây dị hợp tử . Bởi vậy sự đa dạng về giống dẫn đến đa dạng về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng . Tùy theo giống trồng mà thành phần hóa học của khoai môn khoai sọ thay đổi. 11
  • 12. Thành phần các chất trong củ môn, sọ : Thành phần Tỷ lệ Nước 63-85% Cacbon hyrat (tinh bột) 13-29% Protein 1,4-3,0% Chất béo 0,16-0,36% Xơ thô 0,60-1,18% Tro 0,60-1,3% Vitamin C 7-9mg/100g Thiamin 0,18mg/100g Riboflavin 0,04/100g Niacin 0,9/100g Trong củ tươi, nước chiếm 63-85% và Hyrat Cacbon chiếm 13-29% tùy thuộc vào giống, trong đó tinh bột chiếm tới 77,9% và 4/5 là amylopectin và 1/5 là amilose. Hạt tinh bột của môn sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hóa. Chính yếu tố này đã tạo cho khoai môn, sọ ưu thế như là món ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột tập trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ. Khoai môn, sọ chứa 1,4-3,0% protein cao hơn khoai mỡ, sắn và khoai lang với thành phần rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ. Lá khoai môn, sọ rất giàu Protein chứa khoảng 23% protein theo khối lượng khô (trong khi củ chứa 7,0-13,2%). Lá cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin c, thiamin, riboflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Lá khoai môn, sọ tươi có chứa 20% chất khô trong khi dọc lá chỉ có 6% chất khô. Hàm lượng cụ thể các chất có trong khoai sọ Thành phần Hàm lượng Vitamin A 27µg Vitamin B6 0.15mg Vitamin C 6mg 12
  • 13. Vitamin B5 1mg Protein 2.2g Năng lượng 79kcal Chất béo 0.2g Cacbonhydrat 17.1g Canxi 36mg Kali 378 mg Sắt 1mg Kẽm 0.49 mg Photpho 55mg Chất xơ 1g Natri 33.1mg Selen 1.45µg Đồng 0.37mg Carotene 30.16mg Vitamin B9 30µg Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA): Trong 100 g củ khoai môn luộc (không có muối) và trong 100 g lá khoai môn tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: 13
  • 14. Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả. Khoai môn cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng… Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), một chén khoai môn luộc 132g cung cấp 187 calorine và chỉ chứa chất béo khoảng 0,1g, cung cấp 7% chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày, hỗ trợ hệ tiêu hóa giảm cholesterol. Khoai môn có hàm lượng sodium thấp nhưng lại giàu vitamin, đặc biệt là những loại vitamin quan trọng mà cơ thể cần. Một chén khoai môn 132g chứa 11% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, là chất kháng oxy hóa (antioxidant) quan trọng. Khoai môn cũng chứa nhiều loại vitamin khác Thành phần trong 100 g Trong củ khoai môn luộc Trong lá khoai môn tươi Năng lượng 594 kJ (142 kcal) 177 kJ (42 kcal) Carbohydrate 34,6 g 6,7 g - Đường 0,49 3 g - Chất xơ thực phẩm 5,1 g 3,7 g Chất béo 0,11 g 0,74 g Protein 0,52 g 5 g Vitamin A equiv. - 241 mg (30%) - beta-carotene - 2895 mg (27%) - lutein và zeaxanthin - 1932 mg Thiamine (vit. B1 ) 0,107 mg (9%) 0,209 mg (18%) Riboflavin (vit. B2 ) 0,028 mg (2%) 0,456 mg (38%) Niacin (vit. B3 ) 0,51 mg (3%) 1,513 mg (10%) Pantothenic acid (B5 ) 0,336 mg (7%) - Vitamin B6 0,331 mg (25%) 0,146 mg (11%) Folate (vit. B 9 ) 19 mg (5%) 126 mg (32%) Vitamin C 5 mg (6%) 52 mg (63%) Vitamin E 2,93 mg (20%) 2,02 mg (13%) Canxi 18 mg (2%) 107 mg (11%) Sắt 0,72 mg (6%) 2,25 mg (17%) Magiê 30 mg (8%) 45 mg (13%) Mangan 0.449 mg (21%) 0.714 mg (34%) Phốt pho 76 mg (11%) 60 mg (9%) Kali 484 mg (10%) 648 mg (14%) Kẽm 0,27 mg (3%) 0,41 mg (4%) -Ghi chú: Tỷ lệ % so nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người lớn. -Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng 14
  • 15. như E B6. Ngoài vitamin, chất xơ… khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magnesium, phosphorus, potassium (kali). Potassium rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp. Magnesium giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein, tăng cường miễn dịch bên cạnh việc hỗ trợ những hoạt động chức năng của tế bào. Điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu Một bát nhỏ khoai môn có chứa khoảng 40mg chất magie. Đây là chất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó cũng giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie. Khoai môn cũng giàu vitamin E với khoảng 3.87mg cho mỗi bát nhỏ. Mặt khác, các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như khoai môn cũng có tác dụng chống bệnh đau tim và một số bệnh ung thư. Người lớn cần khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Một bát nhỏ khoai môn đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu vitamin E hàng ngày của cơ thể. 5. KHOAI NƯA Khoai nưa (Amorphophallus konjac) là loại thực vật có hoa trong họ Araceae. Thân củ nằm trong đất. Củ hình bán cầu, mặt dưới lồi, mang một số rễ phụ và có những mắt như củ khoai tây. Có 3 - 5 mấu chồi xung quanh. Củ có vỏ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng.Củ có nhiều tinh bột mịn ăn ngon hơn sắn nên trước đây nhân dân ta trồng nhiều để lấy củ làm lương thực ăn thay cơm, bẹ lá nấu canh hay muối để dành làm thức ăn như dưa trong những tháng thiếu rau xanh cho người hoặc chế biến thức ăn cho lợn. 15
  • 16. 5.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Củ khoai nưa có trọng lượng từ 3 - 4 kg với đường kính lên đến 25 cm, có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mọc tự nhiên tại các vùng đồi núi ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Nhật... Khoai nưa được sử dụng nhiều trong ẩm thực Nhật với tên konnyaku. Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời. Nhiều vùng nông thôn cũng có trồng để lấy củ ăn. 5.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Khoai nưa là loại củ giàu chất dinh dưỡng. Trong mỗi 100 gram củ khoai nưa, có 50 gram Glucomannan, fructose glucose, và sucrose, tinh bột 75,16g, protein 12,5g, lipid 0,98, dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ. Mỗi 100 gram bột konjac chứa 1.64g protein, 0.004g chất béo, 57mg phốt pho, 4.06mg sắt, 123mg kẽm, 0,2 mg mangan, 0.25 chromium, 0.08mg đồng và 79.37mg Glucomannan. Trong một loại khoai nưa Amorphophalus konjac K.Koch người ta đã nghiên cứu lấy được một loại tinh bột riêng có thành phần chủ yếu là konjac -man nan (hàm lượng tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (hay laevidulinoza). 16
  • 17. Glucomannan là một hợp chất phân tử cao, có khả năng hấp thụ tốt. Dù nó khó tiêu hóa và hấp thụ ngay sau khi ăn, nhưng lại dễ dàng hấp thụ cholesterol và acid mật, vì vậy nó có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp và bệnh tim mạch. Về Protein và axit amin thì củ Khoai nưa chứa 5% -10% protein thô , 6.8%-8.0% trong 16 loại axit amin (trong đó có 7 axit amin thiết yếu.) Khoai nưa cũng là loại cây chứa nhiều khoáng chất, củ khoai nưa chứa hàm lượng khá cao các khoáng chất K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Co. Theo báo cáo của Viện khoa học Trung Quốc, những khoáng chất có trong khoai nưa rất cần thiết cho cơ thể con người . Vì vậy hiện nay người ta đang cố gắng chế biến khoai nưa thành thực phẩm cũng như dược liệu để ứng dụng trong đời sống. Cũng như rau cải, khoai nưa rất giàu chất xơ hòa tan. Theo femmeactuelle.fr thì khoai nưa có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm no nhanh, làm chậm quá trình tiêu hóa và tích tụ đường... Từ bột khoai nưa, người ta có thể thấy nhiều dạng chế phẩm như nui, mì sợi, và mới đây nhất là dạng hạt như gạo mà chỉ cần rửa và nấu ít phút trong nước sôi là dùng được. Chế phẩm từ bột khoai nưa rất phổ biến ở Nhật, rất dễ kết hợp với các món ăn khác. Khi vào món ăn, nó trở nên vô cùng hấp dẫn vì có thể cộng hưởng với mọi loại gia vị. Không có sự hạn chế trong các món ăn có khoai nưa - từ kem tươi, cà ri, xào áp chảo với ớt chuông, bí ngòi, nấm, hải sản, cá hồi hoặc jambon. 6. KHOAI TỪ, KHOAI VẠC Khoai Từ (Dioscorea esculenta L) và Khoai Vạc (Dioscorea alata L) là 2 trong số 10 loài quan trọng nhất có giá trị kinh tế của chi Dioscorea, trong các tài liệu nước ngoài thường được gọi là Yams Châu Á. Chúng là một loại cây lá mầm. 17
  • 18. 6.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Nguồn gốc của D.alata và D.esculenta cho đến nay vẫn còn nhie62i bàn cãi. Tuy nhiên cho đến nay, đa số quan điểm đều cho rằng 2 loải này có nguồn gốc ở trung tâm Đông Nam Á. Người ta cũng xác định được số lượng rất lớn các giống khoai vạc bản địa đã tồn tại và được thuần hóa, trồng trọt rất sớm tại các vùng từ Ấn Độ đến các đảo thuộc Nam Thái Bình Dương. Ngày nay, khoai Từ khoai Vạc được trồng phổ biến và rộng rãi nhất tại các vùng nhiệt đới Ở nhiều địa phương của nước ta đã có tập quán trồng khoai Từ khoai Vạc từ lâu đời song việc trồng cây củ bột này chưa được quan tâm đúng mức.. Những địa phương có truyền thống trồng khoai Từ khoai Vạc là Bắc Giang, Phú Thọ,Ninh Bình, Hà Tây và Quảng Ninh. 18
  • 19. 6.2 GÍA TRỊ DINH DƯỠNG Củ là thảnh phần được sử dụng của khoai Từ khoai Vạc. Thành phần hóa học của củ khác nhau giữa các loài và các giống. Thành phần chính của củ tươi là nước, chiếm khoảng 2/3 khối lượng củ tươi (70-80%). Tỷ lệ chất khô trong củ chiếm khoảng 20-30% tùy thuộc vào giống và thời gian thu hoạch. Hydro cacbon là thành phần chất khô chính của củ từ, củ vạc, chiếm 1/4 khối lượng củ tươi. Hàm lượng đường trong củ khoai từ (2-4%) cao gấp đôi khoai vạc (0,7-1%). Phần lớn Hyro cacbon là các hạt tinh bột Amylopectin mạch nhánh, tồn tại trong các tế bào dưới dạng các hạt tinh bột. Hạt tinh bột của khoai Từ có dạng tam giác, khích thước nhỏ hơn hạt tinh bột hình elip của khoai Vạc khoảng 22-25 lẩn Thành phần hóa học của củ khoai Từ khoai Vạc Thành phần Khoai Từ Khoai Vạc Nước (%) 70-80 70 Tinh bột (%) 25 28 Đường (%) 2-4 0.7-1.0 Chất béo (%) 0.1-0.3 0.1-0.3 Protein thô (%) 1.3-1.9 1.1-2.9 Xơ thô (%) 0.2-1.5 0.6-1.4 Khoáng (%) 0.5-1.2 0.7-2.1 Vitamin C (mg/100g) 5-8 Vitamin B (mg/100g) 0.08 0.09 Vitamin B2 (mg/100g) 0.02 0.03 Củ khoai Từ khoai Vạc chiếm hàm lượng protein thô khá cao, từ 1.1-2.9%. Khoảng 85-95% lượng đạm có thế được tạo thành 9 axit amin không thay thế, rất cần thiết cho con người như lizin, treonin, valin, izoxolin, metionin, xittin, phenuyalamin, tyrozin và loxin lượng khoáng (Ca,Fe) và các vitamin như vitamin C, B1, B2, tuy lượng thấp (0.02-8mg/100g) nhưng là những chất rất cần thiết cho cơ thề con người. 7. NHỮNG LƯU Ý 7.1. Ưu điểm, Nhược điểm của khoai.  Về dinh dưỡng, khoai còn nhiều ưu điểm • Xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải Cholesterol, chống táo bón… • Chất tinh bột ở khoai thuộc dạng tinh bột dễ tiêu và còn phần lớn ở dạng đường (nên ăn khoai có vị ngọt). • Tỷ lệ Ca/p tương đối tốt cho việc sử dụng.  Nhược điểm của khoai Khoai có lượng xơ rất cao, nếu ăn thay lương thực cho đủ Calo tương ứng thì lượng xơ cao khoảng gấp 10 lần, cho nên ăn nhiều dễ gây sình hơi ở bụng, có lúc gây tiêu hóa nhanh. Điều này xảy ra ở những người chưa quen, nếu ăn quen sẽ giảm 19
  • 20. 7.2 Ăn khoai để tăng giá trị dinh dưỡng  Với người khỏe mạnh Nên ăn khoai như rau, hàng ngày ăn 200-300gr khoai tươi (khoai lang, khoai sọ, khoai tây…) nấu với thịt, hoặc rám mỡ, vừa có thể giảm bớt lượng cơm, vừa có đủ Vitamin nếu ít ăn các loại rau lá. Khoai nấu canh còn có tác dụng bảo vệ các Vitamin nhờ có tinh bột khoai. Dù ít ăn rau lá thì ăn khoai là cách chống táo bón và chống thiếu Vitamin có hiệu quả.  Với người già, ốm Vì bột khoai rất dễ tiêu hơn bột gạo, nên với người ốm, người già có thể ăn cháo khoai (có ít gạo) hoặc bột khoai nghiền (Khoai chín sau khi luộc). Bánh tráng (đa) khoai - một loại dạng bột khoai đã hấp chín, phơi khô, khi nướng phồng lên là thức ăn rất dễ tiêu đối với người già, người ốm.  Với trẻ em Khoai, đặc biệt là khoai lang nghệ, khoai tây,... là thức ăn bổ sung tốt cho trẻ em, vì: • Chỉ cần khoai luộc, tùy yêu cầu đặc, lỏng mà thêm nước sau khi nghiền nhỏ là ta có ngay sữa bột cho trẻ. • Bột khoai có ưu điểm là có Protein tốt cho trẻ, lại có các chất Vitamin, nhất là Vitamin C và Caoten mà nếu trẻ ăn thiếu rau sẽ bị thiếu. • Tinh bột khoai dễ tiêu hóa, trong khoai có đường nên vị ngọt rất thích hợp với khẩu vị của trẻ. • Tùy sự phát triển của trẻ, từ bột khoai (lấy từ khoai tươi luộc chín) trộn thêm bột.  Những điều lưu ý Khó kể hết các điều tốt của khoai khi chúng ta sử dụng như rau, tuy nhiên, các giá trị của khoai còn phụ thuộc vào cách sử dụng, cách nấu nướng và cách ăn. Trước hết, khoai là loại rau sạch, không bị nhiễm khuẩn lúc còn tươi, lành. Tuy nhiên, khi dùng khoai, nhất thiết phải rửa sạch vỏ, nhất thiết phải bỏ đi các phần hà, sùng, thối. Đặc biệt với khoai tây, phải khoét bỏ vùng khoai ở chân mầm non vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn bị ngộ độc. Không nên gọt vỏ khoai vì gọt dày quá sẽ mất đi lớp protein trong khoai, rất quý mà chỉ tồn tại ở sát vỏ. Nếu phải nấu canh, xào khoai thì nên cạo bỏ lớp vỏ, giữ lớp khoai dưới vỏ, nếu chỉ ăn trực tiếp thì nên để vỏ luộc khoai, xong bóc bỏ vỏ khoai là tốt nhất. Làm bột cho trẻ nên luộc khoai, bóc vỏ, sau đó nghiền nát khoai làm bột cho trẻ (purê khoai) Có một số khoai có thể ăn cả lá: Lá khoai lang luộc hay nấu canh ăn rất tốt, lá khoai môn có thể muối thành rau chua.  CHẾ BIẾN KHOAI Có nhiều cách ăn khoai thông qua chế biến, nhưng đơn giản là 2 cách: - Ăn nướng: để nguyên củ khoai vùi vào tro nóng (Khoai chín, bóc vỏ ăn ngon thơm, lại không bị mất chất dinh dưỡng) - Ăn sống: thường gặp ở nông thôn, trẻ em hay ăn. Khoai rửa sạch vỏ, có thể ăn sống, không bị nhiễm khuẩn, có thể sử dụng tốt nguồn Vitamin C rất phong phú trong khoai, tuy nhiên: Chỉ có khoai lang non thì ăn tốt vì lúc này, củ khoai chứa nhiều đường, có thể tiêu hóa được. Còn khoai già thì sẽ không tiêu hóa được phần tinh bột, rất lãng phí. Các loại khác thường có mủ khoai, một loại pectin có chứa alkaloid, gây ngứa, không ăn được. Nên ăn khoai vào buổi trưa vì lúc này khã năng hấp thụ canxi và các nguyên tố vi lượng khác 20
  • 21. của cơ thể ở mức cao nhất. 8. KẾT LUẬN Hiện nay, thị trường tiêu thụ cho thấy khoai và các sản phẩm từ khoai có nhu cầu tiêu dùng rất cao. Khoai có rất nhiều chức năng và tác dụng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, là nguyên liệu lảm đẹp đơn giản mà rất hiệu quả và các sản phẩm chế biến từ khoai chủ yếu được tiêu thụ ở các nhà hàng, siêu thị, các khu công nghiệp hầu hết các ngày trong năm. Còn các khu nông thôn, khu trồng khoai nhu cầu tiêu thụ cao chủ yếu là các mùa vụ và sau mùa vụ vài tháng dùng làm thức ăn trong bữa ăn. Ngoài việc khoai là nguồn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cao, khá cân đối về các chất cần thiết cho nhu cầu "ăn đủ chất" của con người. Thì khoai cũng được Đông y nhìn nhận như là một loại cây thuốc vì các tác dụng, tính năng nó mang lại cho sức khỏe con người, một số loại khoai có khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư, giữ cho hệ xương ,huyết áp, tim mạch khỏe mạnh, giàu chất oxy hóa và tăng sức đề kháng...Ngoài ra, các chiết xuất và sản phẩm từ các loại khoai luôn được đánh giá rất cao về hiệu quả, tác dụng mà nó mang lại, như chiết xuất Caiapo từ khoai lang trắng có thể trị bệnh tiểu đường, tinh bột khoai mì ứng dụng trong chế biến công nghiệp, bột konjac từ khoai nưa chữa chứng liệt nửa người và chống ung thư.... Tình hình tiêu thụ khoai những năm gần đây cũng cho thấy khoai là lựa chọn đúng đắn khi muốn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, là nguyên liệu hữu ích cho các ngành công nghiệp chế biến, cũng như đối với đông y, hay làm đẹp... Các sản phẩm chế biến từ khoai cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn, góp phần làm phong phú hơn cho các món ăn việt nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh. Quyển 1,3,4 - TS.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, PGS.TS Đinh Thế Lộc - Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội. 2. Đinh Thế Lộc - Cây Khoai Lang - NXB Nông Nghiệp 1984. 3. Nguyễn Hữu Bình (1963) - Cây Khoai Nước - NXB Khoa Học Hà Nội. 4. Phạm Minh - Tác dụng chữa bệnh không ngờ của khoai tây <hanoimoi.com.vn/tin-tuc/suc-khoe/638709> , 2013. 5. Thu Hiền - 14 lý do nên ăn khoai lang hằng ngày <doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/2926924>,2013 6. Tổ nghiên cứu cây có củ, cây khoai nước, cây khoai sọ - Tuyển Tập Nghiên Cứu Khoa Học Nông Nghiệp 1969, NXB Nông Nghiệp. 21