SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  120
Télécharger pour lire hors ligne
1


     Sách: Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước

     Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước
     William Dyrness


     Lời Giới Thiệu

      Cuốn Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước này được dịch từ cuốn Themes in Old
Testtament Theology của giáo sư William Dyrness do nhà xuất bản Inter-Vasity Press ấn
hành năm 1979.
      Kinh nghiệm giảng dạy Thần Học Cựu Ước tại Chủng Viện Thần học Châu Á ở Manila
đã thôi thúc William Dyrness viết cuốn sách này. Trong thời gian giảng dạy, tác giả đã nhận
thấy một mặt tài liệu này rất phù hợp với các sinh viên Châu Á, mặt khác sinh viên hiện đang
thiếu tài liệu thần học hợp thời và thỏa đáng. Tuy nhiên theo tác giả, quyển sách nhỏ này chỉ
nhìn nhận sự thiếu hụt hơn là nỗ lực để lấp đầy những thiếu hụt đó.
      Được sự cho phép bản quyền của nhà xuất bản Inter-Vasity Press, Viện Thần Học Việt
Nam dịch và xuất bản cuốn sách này nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi Lời Chúa của con dân
Chúa khắp nơi. Các con cái Chúa có thể sử dụng tập sách này để nghiên cứu cách cá nhân
hoặc theo từng nhóm.
      Tập sách này cũng được dùng làm tài liệu giáo khoa cho các học viên học từ xa (hàm
thụ) muốn học môn Thần Học Cựu Ước (chương trình B.A. hay B.Th.) của Viện Thần Học
Việt Nam
      Chúng tôi ước mong tập tài liệu này sẽ khích lệ và hướng dẫn bạn trong việc học hỏi
Lời Chúa.
      Viện Thần Học Việt Nam
      Tháng 12, 2003



     Những chữ viết tắt
     ANET: Ancient Near Eastern Texts [các bản văn Cổ Cận Đông]
     DOTT: Documents from Old Testemant Times [các tài liệu thời Cựu Ước]
     IDB: Interpreter's Dictionary of the Bible [Thánh Kinh Từ Điển]
     LXX: Septuagint [Bộ Bảy Mươi]
     NBD: The New Bible Dictionary [Tân Thánh Kinh Từ Điển]
     NT (TƯ): New Testament [Tân Ước]
     OT (CƯ): Old Testament [Cựu Ước]
     TDNT: Theological Dictionary of the New Testament [Từ Điển Thần Học Tân Ước].


     I.       Dẫn Nhập
     II.      Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải
     III.     Bản Tánh Của Đức Chúa Trời
     IV.      Sáng Tạo & Quan Phòng
     V.       Người Nam & Người Nữ
     VI.      Tội Lỗi
     VII.     Giao Ước
     VIII.    Luật Pháp
     IX.      Sự Thờ Phượng
2


     X.      Lòng Tin Kính
     XI.     Đạo Đức Học
     XII.    Sự Khôn Ngoan
     XIII.   Thánh Linh Của Đức Chúa Trời
     XIV.    Lời Tiên Tri
     XV.     Hy Vọng Của Y-sơ-ra-ên
     XVI.    Các Sách Tham Khảo

     (c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved



     Chương 1


     Dẫn Nhập

      Một tác phẩm viết về Cựu Ước khó có thể trở thành sách bán chạy nhất hiện nay. Ngay
giữa vòng những người sốt sắng nghiên cứu Kinh Thánh và tiếp tục làm cho Kinh Thánh luôn
luôn là loại sách bán chạy nhất qua các thời đại thì những cuộc hội thảo về Cựu Ước cũng
không thay đổi được quan niệm của họ. Chẳng khó khăn gì mà không biết được lý do của nó.
Hầu như các Cơ Đốc Nhân vẫn thường dành phần lớn thời gian của mình vào việc nghiên
cứu Tân Ước, thỉnh thoảng mới đột phá vào các sách Thi Thiên hoặc Châm Ngôn, còn các
sách Tiên Tri thì lâu lâu mới đọc. Hậu quả là nhiều Cơ Đốc Nhân không hiểu được toàn bộ
mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài do đó họ không thể nào có được một bức tranh
toàn cảnh về các mục đích của Chúa. Thực tế cho thấy, nhiều ngôn ngữ trên thế giới thậm chí
vẫn chưa có được một bản dịch Cựu Ước nữa. Dĩ nhiên, có thể thông cảm với lý do hạn chế
về ngân quĩ và nhân lực nên Kinh Thánh Tân Ước được ưu tiên dịch ra trước, nhưng nếu quý
vị giáo sĩ và mục sư chỉ biết giảng dạy nương trên Tân Ước mà thôi thì họ sẽ không thể nào
thể hiện được toàn bộ sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt quan trọng trong
những bối cảnh truyền giảng, bởi Cựu Ước thường là nhịp cầu tự nhiên nối liền với giới bình
dân, nhất là với những đối tượng không thuộc về nền văn hóa Tây phương. Cựu Ước được
đưa vào tư gia, đưa ra phố chợ với mục đích truyền thông tình yêu và sự nhơn từ của Chúa
bằng những lời lẽ hết sức cụ thể. Thực ra Tân Ước không thể đứng một mình.
      Chẳng khó khăn gì để tìm ra các dẫn chứng nhằm minh họa cho điều này qua các tài
liệu truyền giáo. Chẳng hạn, tại Trung Hoa, các giáo sĩ vào những ngày đầu tiên thường chỉ
sử dụng Tân Ước để truyền giảng. Khi bàn về nhược điểm của các hội truyền giáo tại Trung
Hoa, Arthur Glasser ghi nhận:
      Lỗ hổng đích thực của phong trào truyền giáo chính là việc sử dụng không đầy đủ lời
của Đức Chúa Trời. Nó chỉ chú trọng vào một bộ phận của Kinh Thánh đó là Tân Ước và
sách Thi Thiên...Kinh Thánh không chỉ chứa đựng sứ điệp Phúc Âm của Tân Ước mà còn có
cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho thiên chức về nhân quần xã hội nữa: đó là một
chuỗi bổn phận xuyên suốt Cựu và Tân Ước. Trong khi Tân Ước tập trung phần lớn vào từng
cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời, thì Cựu Ước lại nhấn mạnh đến mối liên hệ hợp nhất (gia
đình, cộng đồng xã hội và quốc gia). Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài
một lối sống vừa bình đẳng vừa nhân đạo...Tóm lại, Cựu Ước đã chỉ dạy về một lối sống qua
đó các quyền lợi của con người được bảo toàn”(New Forces in Missions, ed. David Cho,
Seoul, 1976, pp. 194-95).
      Như vậy, tác phẩm này ra đời nhằm mục đích khai mở Cựu Ước cho các Cơ Đốc Nhân.
Nói đúng ra, thì đây là một quyển sách về thần học Cựu Ước, và điều quan trọng là chúng ta
3


phải hiểu được ý nghĩa của nó. Mọi nền thần học tốt đều dựa trên Kinh Thánh hoặc ít hoặc
nhiều, nhưng thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu chuyên biệt về các chủ đề của
Thánh Kinh dựa trên những điều kiện được cho của chúng. Để phân biệt với thần học hệ
thống, là khoa học tìm cách thấu hiểu mối tương quan giữa các chủ đề của Thánh Kinh với
các hàm ý về lịch sử và triết học, thần học Kinh Thánh nghiên cứu các chủ đề xuyên suốt của
Thánh Kinh trong tiến trình phát triển sự đối xử mà Đức Chúa Trời dành con người vào thời
đại Kinh Thánh. Nó mang tính lịch sử và tiệm tiến. Thần học Kinh Thánh xoay quanh sự tự
mặc khải để cứu rỗi của Đức Chúa Trời bằng hình thức các biến cố, qua đó Đức Chúa Trời đã
kêu gọi cho Ngài một dân không phải chỉ để phản ánh tâm tánh Ngài mà còn nhằm phản ánh
các chủ đích yêu thương Ngài. Thần học Kinh Thánh nhìn thấy các bước phát triển đó dựa
trên bối cảnh của một thế giới do Đức Chúa Trời sáng tạo, là phương tiện chuyên chở những
chủ đích và giá trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, thần học Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa
Trời đã không hề chịu từ bỏ các chủ đích của Ngài như thế nào, mặc cho sự bất trung của
chính dân Ngài, và thậm chí là sự vô tín của họ, Ngài vẫn hành động để tạo ra một dân khác
trọn vẹn và hoàn hảo hơn cho chính Ngài.
      Nếu chúng ta nhập tâm những ý tưởng này và đọc Tân Ước (với toàn bộ phần lịch sử
liên quan đến vấn đề đó) trong sự soi sáng của chúng, nghĩa là chúng ta đang thực hiện một
bước khởi đầu quan trọng theo lối tư duy thần học y theo quan niệm của Đức Chúa Trời về
thế giới này. Điều chắc chắn là các ý niệm trọng tâm đó được bày tỏ qua Cựu Ước.
      Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng là chúng ta phải đọc Cựu Ước trong ánh sáng về sự
hiện ra của Chúa Giê-xu Christ, cùng với sự mô tả tỉ mỉ của Tân Ước về công việc Ngài. Nói
cách khác, chúng ta phải đọc Cựu Ước với cương vị là Cơ Đốc nhân và phải tự vấn xem điều
đó có nghĩa gì. Với Cơ Đốc nhân, đâu là mối quan hệ giữa hai giao ước? Có một số người,
nhất là những người theo trường phái Luther, đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Cựu và
Tân Ước cũng như trổi vượt của Tân Ước. Luật pháp của Cựu Ước đã bị thay thế bởi Phúc
Âm của Tân Ước. Theo tôi thì Cơ Đốc nhân nên xem cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều có vai trò
như nhau .
      Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những dị biệt vốn có giữa hai giao ước ấy. Các
chủ đích của Đức Chúa Trời được thể hiện một cách rõ ràng hơn trong Tân Ước. Giao ước ấy
đã được đóng ấn một lần đủ cả bằng sự chết của Đấng Christ, chứ không phải bằng nhiều lần
dâng sinh tế như trong Cựu Ước. Cựu Ước thì chú trọng ưu tiên vào dân Y-sơ-ra-ên, trong
khi Tân Ước lại thể hiện phần lớn sự quan tâm đến toàn thế gian. Song những điểm tương
đồng giữa hai giao ước lại quan trọng hơn những điểm dị biệt. Cả hai giao ước đều ký thuật
với cùng một dòng lịch sử về quá trình phát triển sự đối xử của Đức Chúa Trời với nhân loại.
Công việc của Đấng Christ là tột đỉnh của chân lý Cựu Ước chứ không phải là sự phủ nhận
chân lý đó. Cũng có những điểm mới trong Tân Ước, nhưng những điểm mới đó không phải
là hoàn toàn mới. Có một sự liên tục quan trọng nối liền hai giao ước lại với nhau, cả hai đều
chứa đựng lề lối và bản chất của sự mặc khải Đức Chúa Trời cũng như phương cách mà con
người đáp ứng sự mặc khải đó. Như John Calvin đã nói: Tôi được tự do thừa nhận có những
điểm dị biệt trong Kinh Thánh...nhưng bằng một cách thức nào đó để khỏi làm phương hại
đến tính nhất quán vững lập của nó...Tất cả những điều đó chỉ tác động đến thể thức, chứ
không hề liên quan đến bản chất (Institutes, II, 11, 1).
      Một phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh đã chứng tỏ có kết quả trong việc minh họa
cho tính nhất quán này là hình bóng học (typology), hay môn học về những sự tương quan
giữa các yếu tố của hai giao ước đó. Nếu việc làm đó từng bị lạm dụng và dẫn tới sự giải kinh
tưởng tượng ra nhiều chi tiết thì việc hiểu đúng phương pháp sẽ giúp ta thấy rõ sự mặc khải
của Đức Chúa Trời được phát triển một cách nhất quán trong lịch sử. Hình bóng là một biến
cố Kinh Thánh, một nhân vật hay một thể chế dùng để nêu gương hay làm mẫu cho những
biến cố, những nhân vật hay những thể chế khác căn cứ trên bàn tính nhất quán về bản tính và
hành động của Đức Chúa Trời (Baker 1977, 267). Điều này có nghĩa là một biến cố hay đối
4


tượng Cựu Ước, mang ý nghĩa toàn diện theo toàn bộ văn mạch của Kinh Thánh thì ý nghĩa
của nó sẽ được mở rộng cho những điểm tương quan (và ứng nghiệm) trong Tân Ước mà
chúng ta có thể gọi là bối cảnh Tân Ước. Lối suy tưởng này phần lớn được thảo luận trong
sách này, khi tham khảo Tân Ước.Có một cách làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai giao ước đó
là ví sánh Kinh Thánh với một bản nhạc giao hưởng. Tất cả những chủ đề căn bản của bản
giao hưởng đều đã được trình bày trong Cựu Ước, đều có thể được nhìn thấy và thưởng thức
ngay trong những điều kiện của nó. Tất cả sự thật về việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời qua
sự sáng tạo và cứu chuộc đều đã được diễn tả trong các chủ đề ấy. Đức Chúa Trời đang thực
sự tiến về phía nhân loại nên đã có một mối thông công thực sự giữa hai bên không phải chỉ
là lời hứa về điều này. Sau đó Tân Ước cũng sử dụng các chủ đề đó, khai triển ra và thêm vào
đó các giai điệu riêng của mình, chuyển toàn thể bản nhạc lên một cung bậc cao hơn, đan dệt
tất cả vào nhau một cách phong phú và đẹp đẽ. Chỉ cần một dòng giai điệu đơn giản trong
Cựu Ước chẳng hạn như nói về thái độ nản lòng và sự chu cấp của những ngày lưu lạc tại
đồng vắng được góp nhặt và sắp xếp vào một khung cảnh khác thì giá trị sẽ được nâng lên
trong phần mặc khải Tân Ước như những lời cảnh báo và khích lệ của Phao-lô dành cho Hội
Thánh tại Cô-rinh-tô (I Côr 10). Nếu chúng ta không chịu cẩn thận lắng nghe Cựu Ước, rất có
thể là chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội thưởng thức những giai điệu cảm động nhất của Tân Ước.
Cho nên, thay vì nhìn thấy Cựu Ước chỉ là tạm thời và thiếu sót một cái gì đó lỗi thời và bị
phế bỏ chúng ta phải nhìn thấy nó như là một cái gì đó chưa hoàn tất hơn cả phần hòa âm cần
được định hình, chuyển đổi phần ẩn dụ, cùng những tình tiết cần phải được đưa vào đoạn kết.
Như vậy, những gì Tân Ước đem đến cho chúng ta không phải để bỏ mặc Cựu Ước lại đàng
sau, mà chính là để thể hiện ra thực tại rất sâu nhiệm của Cựu Ước. Người ta có cảm tưởng
rằng càng đi sâu vào thực tại Cựu Ước thì người ta càng hiểu được chân lý của Tân Ước một
cách sâu nhiệm hơn. Tân Ước và Cựu Ước đều cần đến lẫn nhau để cho cả hai cùng đạt đến
sự bày tỏ trọn vẹn. Muốn bàn luận một cách đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa hai giao ước,
nên đọc tác phẩm Two Testaments: One Bible, của tác giả D. L. Baker được ghi trong danh
mục sách tham khảo.
       Phần trên đây có thể giúp chúng ta trả lời được câu hỏi luôn được đặt ra, đó là
       ”Yếu tố trọng tâm của Cựu Ước là gì? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một
câu hỏi khác: Người ta phải tìm tâm điểm của một khúc giao hưởng hay một vở kịch ở đâu?'
        Dĩ nhiên phải có những chủ đề trung tâm, nhưng không một điểm nào có thể được coi
là tâm điểm, trừ khi khi nó chính là điểm kết hợp toàn bộ. Cho nên, tất cả những chủ đề mà
chúng ta sẽ thảo luận đều trùng lắp lên nhau và tương quan lẫn nhau. Bản tánh của Đức Chúa
Trời dẫn Ngài đến chỗ ràng buộc chính Ngài với người nam và người nữ trong giao ước; luật
pháp làm trọn giao ước; sự thờ phượng (hình thức) và lòng tin kính cùng phát triển từ mối
quan hệ giao ước được định nghĩa trong luật pháp; tất cả những điều đó tự bày tỏ qua đời
sống đạo đức của cộng đồng (đạo đức học và sự khôn ngoan), dẫn đến khải tượng trong các
tiên tri về giao ước cuối cùng mà Đấng Christ sẽ đóng ấn bằng sự chết của Ngài. Có lẽ sự
thống nhất toàn bộ được thể hiện tốt nhất qua sự tự mặc khải mang tính sáng tạo cứu chuộc
của Đức Chúa Trời, hay bằng lời lẽ đơn giản hơn đó là việc Ngài đã bằng lòng hạ mình để trở
thành người cha của dân sự Ngài.
       Tôi đã chọn cách khai triển mọi khía cạnh đó theo chủ đề. Phương pháp này có thể gặp
nguy cơ tạo ra những quan niệm sai lầm. Bất kỳ một hình thức phân chia tài liệu nào cũng
đều có ít nhiều tính độc đoán, và có thể đề nghị phân chia ở những chỗ không có phân chia.
Cho nên, cần nhớ rằng các ý niệm và thể chế được thảo luận trong các chương riêng biệt đều
có liên hệ hữu cơ với nhau, và đều trải qua sự phát triển lịch sử trong đời sống của Y-sơ-ra-
ên. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời mang tính tiệm tiến tăng dần. Đó là lý do khiến cho một
số học giả (như Gerhard von Rad chẳng hạn) thích nghiên cứu Cựu Ước bằng phương pháp
lịch sử hơn. Nhưng khi người ta đã lưu ý đến đặc tính lịch sử của mặc khải, thì phương pháp
chủ đề sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tính mạch lạc trong chương trình của Đức Chúa Trời. Cũng
5


nên lưu ý là có thể nắm vững bối cảnh lịch sử bằng cách tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn về
lịch sử Cựu Ước, như của John Bright hay Leon Wood được ghi trong danh mục sách tham
khảo.
       Trong phần lớn các chương, phương pháp đều giống nhau. Bắt đầu với phần tóm tắt các
tư liệu, tôi mô tả sơ lược về sự phát triển đã xảy ra trong Cựu Ước (nếu có thể thì đề cập đến
bối cảnh Cận Đông), rồi kết thúc bằng việc tóm tắt các nguyên tắc thần học có trong đó.
Trong một số trường hợp nhất là khi thảo luận về người nam và người nữ và về tội lỗi tôi đã
sử dụng nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng về từ ngữ và khái niệm để bổ túc cho phương
pháp kia. Phải thừa nhận rằng không hề có phương pháp riêng lẽ nào lại không có cái nhìn
phiến diện, vì thế chỗ nào có thể sử dụng được nhiều phương pháp khác nhau thì cần nên kết
hợp. Việc sử dụng các công trình nghiên cứu từ ngữ là phương pháp thông thường để học
Kinh Thánh, và thiết tưởng nên nói đôi lời về phương pháp nghiên cứu Cựu Ước này. Về cơ
bản, có hai cách nghiên cứu từ ngữ: nghiên cứu nguyên ngữ (etymological) và nghiên cứu
ngữ nghĩa (semantical). Phương pháp đầu chú ý đến ngữ căn, là nguồn gốc và sự phát triển
của từ ngữ; phương pháp sau chú trọng vào ý nghĩa các từ ngữ khi chúng được dùng trong
các văn mạch. Theo truyền thống, tuy việc nghiên cứu nguyên ngữ được người nghiên cứu
Kinh Thánh sử dụng rộng rãi hơn, nhưng gần đây, người ta lại thừa nhận rằng thượng hạ văn
của một từ ngữ là quan trọng hơn nguồn gốc của nó (thực sự có thể hoàn toàn bị lãng quên).
Do đó, trong nguyên văn Hy Lạp của Tân Ước, các học giả hiện có khuynh hướng chú ý
nhiều đến các bối cảnh của từ ngữ Hy Lạp (hay tiếng A-ram) của Cựu Ước hơn là lịch sử
nguyên ngữ của Hy Văn cổ (tuy cũng không nên bỏ qua phần này). Lẽ dĩ nhiên, giải pháp tốt
nhất là phải sử dụng cả hai nếu muốn hiểu rõ một điều gì qua nguyên ngữ (và có lẽ cả ý nghĩa
của nó trong các ngôn ngữ liên quan), phải thận trọng chú ý xem từ ngữ ấy đã được sử dụng
như thế nào trong văn mạch của Kinh Thánh. Trong những phần nghiên cứu như vậy, tôi sẽ
nhấn mạnh đến cả hai phương pháp. Trong chương bàn về Đức Chúa Trời với người nam và
người nữ, tôi lưu ý nhiều đến những điểm giống nhau, về phương diện nguyên ngữ, còn trong
chương về tội lỗi, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn cho các mối quan hệ ngữ nghĩa mà không
hề có sự dính dáng gì về mặt nguyên ngữ. Học viên nào muốn thì có thể tham khảo tác phẩm
The Semantics of Biblical Language của James Barr, có thảo luận đầy đủ về những điểm này.
       Những năm gần đây Cựu Ước đã trở nên hấp dẫn nhờ những kiến thức phong phú qua
các công trình nghiên cứu về tôn giáo đối chiếu, sử học, và khảo cổ học. Một số sách thần
học Cựu Ước đã được viết ra nhờ sử dụng số tài liệu đó. Tôi cũng tìm cách sử dụng số tài liệu
đó trong phạm vi của chủ đích và khả năng của mình. Một phần của chủ đích đó được xác
định qua việc quyển sách này đã được soạn thảo theo quan niệm Tin Lành, là quan niệm chấp
nhận toàn bộ Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời. Dù không phải mọi nguồn tài liệu tôi đã
sử dụng đều phản ánh quan điểm như vậy”và cũng có người sẽ không hài lòng với cách tôi
sử dụng các kết luận của họ”tất cả đều có nhiều điều để dạy chúng ta về Cựu Ước. Một khi
văn bản Thánh Kinh được xem là tòa án chung thẩm, thì người học Kinh Thánh không nên
tránh né việc học hỏi những kiến thức dồi dào được xuất phát từ những trường phái phê bình
đương đại được cung cấp sẵn cho mình (Introduction to the OT của R. K. Harrison quyển
lược khảo rất hữu ích về các quan điểm phê bình và lời đáp lại của giới Tin Lành). Tôi có liệt
kê một số công trình nghiên cứu rất quan trọng như vậy trong bản thư mục ở cuối sách. Vì có
thể tìm được các dữ kiện trong đó, nên tôi giới hạn việc đề cập các quyển sách đó, cũng như
nói đến tác giả, niên đại (nếu cần phải minh định rõ) và số trang trong sách này của tôi.
       Mục đích chính của quyển sách này không nhằm đưa học viên đến với Cựu Ước. Vì
thế, tôi đã đưa phần trích dẫn Kinh Thánh trong hầu hết mọi phân đoạn. Các câu trích dẫn đó
không phải là để hậu thuẫn cho những gì tôi nói; mà đúng hơn đó chính là nguồn gốc các
nhận xét của tôi. Chúng được dụng ý trưng ra để mọi người đọc và suy gẫm. Nếu có người
đọc những câu đó và bắt đầu nhận thấy rằng Cựu Ước quả là một tài liệu lý thú và làm cảm
6


động, có thể đưa tất cả chúng ta đến sự sâu nhiệm trong đức tin, khiến chúng ta gia tăng sự ca
tụng thì quyển sách này đã đạt được mục đích của nó rồi.



     Chương 2

     Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải

      Tri thức chung mọi người đều có đó là Đức Chúa Trời thực hữu, Ngài đã sáng tạo trời
đất, Ngài là Đấng công chính, Ngài trừng phạt kẻ gian ác v.v... Nhưng Đức Chúa Trời nghĩ gì
về chúng ta, Ngài muốn ban gì và làm gì để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết hầu cứu
rỗi chúng ta -- đây là tri thức đặc biệt và đích thực về Đức Chúa Trời -- thì loài người lại
không biết. Như thế thì chẳng khác gì chuyện vẫn thường xảy ra là tôi rất quen với khuôn mặt
của một người, nhưng lại không thật sự biết người đó, bởi vì tôi không biết những gì người
ấy suy nghĩ. Cũng vậy, con người tự nhiên biết có một Đức Chúa Trời, nhưng lại không biết
những gì Ngài muốn và những gì Ngài không muốn.

                Martin Luther, Thư Tín Ga-la-ti

     Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải:       Nền Tảng Của Mặc Khải Cựu Ước

       Mục tiêu mặc khải mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong Cựu Ước tất nhiên là việc
tự mặc khải (self-revelation) về mình cho dân Ngài; mặc khải về thân vị và bản tánh Ngài
chính là tiền đề giải thích cho sự mặc khải về mục đích Ngài. Trong những năm gần đây, các
học giả Cựu Ước thường nhấn mạnh về mặc khải của Đức Chúa Trời qua những công việc
quyền năng Ngài, ắt hẳn điều đó đã mang lại cho chúng ta một hiểu biết tường tận hơn về
tính xác thực của mặc khải Cựu Ước. Đức Chúa Trời không chỉ mặc khải chính mình Ngài
bằng những lời tuyên phán (propositions) mà thông qua những biến cố, Ngài còn dùng các
tiên tri Ngài để chú giải những điều đó cho chúng ta. Gần đây, Wolfhart Pannenberg cùng với
nhóm chuyên gia của mình đã nhấn mạnh đến đặc tính lịch sử của mặc khải. Rolf Rendtorff
cho rằng: ”Jahweh (danh xưng của Đức Chúa Trời theo nguyên ngữ Hi-bá-lai) đã bày tỏ
chính mình Ngài cho chúng ta qua những công việc cứu rỗi quyền năng được thực hiện, có
nghĩa là qua đó Ngài đã tự mặc khải về mình (Pannenberg, 32). Pannenberg thì quả quyết:
Đức tin bền đỗ nhờ vào bằng chứng về các sự kiện lịch sử khi sự cứu rỗi được thực hiện, qua
đó bày tỏ thần tánh và năng quyền của Jahweh (Pannenberg, 126).
       Tất cả những vấn đề nêu trên đều hữu ích. Nhưng chắc chắn không thể vì vậy mà cho
rằng sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua sách Sáng Thế Ký là một phương thức mặc khải
chưa thỏa đáng theo như nhận định của họ. Song để cho dân Y-sơ-ra-ên có được cơ sở nhận
thức về công việc quyền năng của Đức Chúa Trời, Ngài đã tự mặc khải về mình cho các tổ
phụ. Lời xác nhận Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi (Xuất 15:2) cùng với ánh sáng về sự hiện ra
của Đức Chúa Trời trong quá khứ đã khiến cho việc ra khỏi Ai Cập trở nên dễ hiểu hơn.
Chúng ta cần nên nhớ, sự mặc khải Cựu Ước bao giờ cũng dẫn đến một mối quan hệ biệt
riêng giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Nếu sự tương giao được thiết lập, chúng ta cần
phải hiểu biết được bản tánh của Đức Chúa Trời qua việc Ngài tự bày tỏ mình ra. Chúng ta sẽ
không thể đạt đến sự hiểu biết đầy trọn về mặc khải Cựu Ước nếu chưa có được tầm vóc
khám phá đa phương (many-sided) về lời lẽ và sự kiện trong đó. Một khi chưa nhìn nhận việc
tự mặc khải của Đức Chúa Trời là mặc khải nền tảng thì chúng ta sẽ chẳng hiểu biết được gì.
Hãy xem lại những gì đã chép để hiểu được lý do tại sao.
7


       Về một phương diện, bản tánh Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua công cuộc sáng thế.
Ngài đã tạo ra thế giới này bằng mối quan tâm sâu sắc và dõng dạc tuyên bố xác nhận nó thật
tốt lành (Sáng 1:31). Đến Sáng Thế Ký chương 2, chính Đức Chúa Trời đã ban chỉ dẫn sống
cho A-đam trong vườn Ê-đen. Cho đến khi sự hài hòa của các tạo vật nguyên thủy bị phá vỡ
bởi sự bất tuân và mất đi nguyên trạng của mình thì lúc đó sự tự mặc khải tươi mới (fresh)
của Đức Chúa Trời mới thực sự trở nên cần thiết. Kể từ đó trở đi, sự mặc khải được mang đặc
trưng phục hồi mối quan hệ đã bị phá vỡ. Và bỗng trở nên sự cứu chuộc.
       Trong Sáng Thế Ký 3:9, Đức Chúa Trời đã hiện đến và hỏi con người rằng: Ngươi ở
đâu?”, A-đam đã nỗ lực một cách đáng thương để lánh mặt Đức Chúa Trời vì ông đã bắt đầu
biết hổ thẹn, xuất phát từ nhận thức về sự xa cách giữa mình với Đức Chúa Trời. Kể từ đó,
con người bắt đầu biết run sợ khi đứng trước sự hiện diện của Chúa. Trước Đấng Tạo Hóa,
họ biết mình lõa lồ và nhận thức thuộc linh đã đến với họ khi họ thật sự ý thức được thân thể
mình lõa lồ (về sau trong dân Y-sơ-ra-ên, hễ ai đến trước mặt Đức Giê-hô-va cách lõa lồ đều
bị xem là làm điều gớm ghiếc - Xuất 20:26). Rõ ràng, sự chất vấn của Đức Chúa Trời không
nhằm mục đích đòi hỏi con người cho Ngài biết những gì đã xảy ra, nhưng ấy là nỗ lực nhằm
kéo A-đam và Ê-va về với chính Ngài, để cho họ thấy lòng Ngài bao dung. Sự chất vấn dành
cho Ca-in trong Sáng Thế Ký 4:6,9,10 Cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? Em ngươi ở đâu?
Ngươi đã làm điều chi vậy? cũng nhằm mục đích tương tự. Đức Chúa Trời biết những gì đã
xảy ra song Ngài muốn Ca-in tự thú để trở lại cùng Ngài. Ngay từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã
tỏ thái độ bao dung đối với tội lỗi loài người. Ngài không muốn tội nhân chết mất, nhưng
muốn họ được sống.

     Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải Trong Những Trường Hợp Đặc Biệt

      1. Sáng Thế Ký 12. Việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời chỉ thật sự bắt đầu từ Sáng
Thế Ký12 khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham lìa bỏ quê hương và dân tộc mình để đi đến một vùng
đất mà Ngài sẽ chỉ cho. Câu 1 được mở đầu bằng một mạng lệnh; Đức Chúa Trời không hề
bày tỏ mình là ai mà chỉ phán: Hãy rời bỏ quê hương để đi đến một vùng đất mà ta sẽ chỉ cho.
Cũng như hết thảy những lần hiện ra trong Cựu Ước, sự hiện diện và quyền uy của Đức Chúa
Trời trong đoạn kinh văn này là không thể hoài nghi. Bởi làn sóng của hoài nghi chủ nghĩa
hiện đại (modern skepticism) rất dễ khiến chúng ta tự hỏi: làm sao Áp-ra-ham biết được đó là
Đức Chúa Trời, chẳng lẽ ông lại không có khoảnh khắc nghi ngờ nào chăng, nhưng Kinh
Thánh thì không hề đề cập đến những điều đó. Mạng lệnh thật đơn giản và rõ ràng. Như lập
luận của Von Rad:”Jahweh là chủ từ của động từ đầu tiên trong phần mở đầu của lời tuyên
phán đầu tiên, thì đương nhiên Ngài cũng là chủ thể của toàn bộ phần thánh sử còn lại. Ngài
đã mở đầu bằng lệnh truyền: hãy triệt để dứt bỏ từ gốc rễ mọi ràng buộc mang tính tự nhiên
(Von Rad 1961, 154). Ngay sau đó là một lời hứa, Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ
ban phước cho ngươi (câu 2). Và câu tiếp theo cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi
dân tộc, nhưng Ngài chỉ khởi đầu thiết lập mối quan hệ với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông.
Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước toát lên mối quan hệ thiết thân giữa Đức Chúa Trời với dân sự
Ngài. Thông qua tuyển dân, Ngài muốn ban phước cho mọi dân tộc trên thế gian này.
      2. Sáng Thế Ký 15 và 17. Trong hai chương này Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Áp-ra-
ham và chính thức lập giao ước với ông. Trong 15:1 Ngài hứa sẽ làm một cái thuẫn đỡ cho
Áp-ra-ham và trong 17:1 Ngài tự xưng là El Shaddai. Nguyên nghĩa của danh xưng này dẫu
chưa đạt được sự nhất trí chung nhưng nó hàm chứa được ý nghĩa về sức mạnh của Đức Chúa
Trời so với sự mỏng manh của con loài người, cũng như hàm ý về sự cung ứng đầy đủ của
Đức Chúa Trời dành cho họ. Sau khi tỏ ra danh xưng đó, Đức Chúa Trời đã đưa ra lời giáo
huấn: Ngươi hãy đi trước mặt ta, làm một người trọn vẹn (17:1). Đáp ứng mà Đức Chúa Trời
đòi hỏi ở đây là một đáp ứng về mặt đạo đức; ngay từ ban đầu, chuẩn mực đạo đức đã được
đề cập đến trong mối quan hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. Cần phải có cách ăn nết ở xứng
8


đáng trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Sau đó, Ngài đã hứa thiết lập một giao ước cùng
Áp-ra-ham, đó chẳng phải là mối giao thân tạm bợ, mang tính thời vụ, song là một mối giao
thân liên tục và vĩnh cửu. Tính cách trường cửu ấy được ấn chứng bằng dấu hiệu về phép cắt
bì trên thân thể lưu truyền qua các thế hệ (c.10).
       Việc Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra-ham mang một ý nghĩa rất lớn.
Cũng như người Trung Hoa và nhiều dân tộc khác, danh xưng đóng vai trò rất quan trọng đối
với người Hi-bá-lai. Nó bày tỏ một phần cá tánh của con người. Vai trò quan trọng của A-
đam trong việc mặc lấy hình ảnh Đức Chúa Trời thể hiện qua việc được giao quyền đặt tên
cho các tạo vật. Khi đặt tên như vậy, ông đã thực thi quyền tự do của mình trên thế giới được
tạo nên. Và những tên gọi đó cũng chính là phương tiện liên lạc giữa ông với tạo vật khác.
Đối với một người thì tên gọi của họ ở đâu cũng có nghĩa là họ đang thật sự ở đó. Tên và
người tuy hai mà một. Thực tế đã chứng minh: khi hoàn cảnh của một người thay đổi, thì tên
của người đó cũng buộc phải thay đổi theo. Trong Sáng Thế Ký17:4-6, Áp-ram đã được đổi
tên thành Áp-ra-ham, nghĩa là cha cao quý đã trở nên cha của nhiều dân tộc. Về sau, chính
Đấng Christ cũng có phán: Ngài đã đến trong danh Cha, thì mọi người cũng phải xem Ngài
như là Cha vậy (Giăng 5:43). Sứ đồ Giăng thì kết thúc sách Phúc Âm của mình bằng lời quả
quyết: mọi điều ông viết ra đều nhằm mục đích để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà
được sự sống (Giăng 20:31). Cho nên, khi Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra-
ham thì điều đó có ý nghĩa rất lớn. Tuy vĩ đại, cao cả nhưng Đức Chúa Trời cũng bằng lòng
tỏ mình ra và đã phó chính mình Ngài cho nhân loại. Một khi nhân loại đã biết danh tánh của
Đức Chúa Trời rồi, cũng có nghĩa là họ đã biết cách kêu cầu Ngài, khẩn xin sự hiện diện Ngài
và tất nhiên cũng dễ dàng xúc phạm đến Ngài.
       3. Sáng Thế Ký 28:13. Ý nghĩa của danh xưng tiếp tục được tìm thấy trong Sáng Thế
Ký chương 28 liên quan đến việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Tại đây, Gia-cốp đã chiêm
bao thấy một chiếc thang bắc lên trời và Đức Giê-hô-va đang đứng ở trên đó, Ngài phán rằng:
Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham tổ phụ ngươi cũng là Đức Chúa Trời của Y-
sác. Không chỉ có danh Ngài được nhắc đến ở đây mà mối liên hệ giữa Ngài với Áp-ra-ham
cũng được đề cập đến. Ngài là Đức Chúa Trời rất mực thiết thân với cha và ông của Gia-cốp.
Sau đó, Chúa đã ban lời hứa bằng việc tái lập lời hứa của giao ước: Ta sẽ ban cho ngươi đất
này. Điều lý thú ở đây là trong khi tên tuổi của các thần ngoại bang ngay từ buổi ban sơ
thường gắn liền với một địa danh nào đó, thì Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên lại có liên quan
mật thiết đến những nhân vật và sự kiện (Xuất 20:1,2) cùng với những lời hứa - bằng chủ
quyền và tự do tuyệt đối về việc ban đất cho dân Ngài. Khắp đất đều thuộc về Chúa, và một
nơi trở nên thánh địa khi nơi đó người ta cầu khẩn danh Ngài. Phản ứng của Gia-cốp vào lúc
ấy cũng rất nhân tánh. Ông run sợ. Sợ vì cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại
nơi đó. Trong một lần chạm trán về sau (Sáng 32:29), Gia-cốp liền vội vàng chất vấn để biết
tên người đọ sức cùng mình. Nhân vật xa lạ này là ai?Những gì ẩn chứa trong tất cả các câu
hỏi cấp bách mang đầy nhân tánh nêu trên là hỏi tên, đó là tất cả những gì con người muốn
biết và cũng là tất cả can đảm họ có khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời (Von Rad 1961, 317).
Và Đức Chúa Trời đã ban phước trên ông thay cho câu trả lời. Bởi lẽ Ngài thừa biết câu hỏi
ấy ẩn chứa ước muốn về việc mượn danh lớn để đáp trả lại kẻ xa lạ đang tấn công mình. Đối
với những trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời có toàn quyền để từ chối trả lời. Không chỉ
những sự việc kể trên mới được xem là có ý nghĩa quan trọng trong Sáng Thế Ký, nhưng đó
chính là nền tảng cho toàn bộ phần lịch sử về các tộc trưởng. Nếu loại bỏ những sự kiện cốt
lõi đó thì toàn bộ phần ký thuật còn lại sẽ không có ý nghĩa gì. Lịch sử các tộc trưởng chính
là lịch sử dựa vào những sự việc kể trên để có được khởi điểm thích ứng và lời lý giải khả dĩ
cho chính bản thân mình. Chắc chắn một điều là Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng họ và kêu
gọi họ thực hiện một sứ mạng đặc biệt nên đời sống của họ phải có được ý nghĩa cao trọng
hơn những kẻ xung quanh mình. Trái với quan điểm của một số học giả hiện đại, tôi cho rằng
trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên, giai đoạn này mới chính là giai đoạn phôi thai. Nó chính là cơ
9


sở cho mọi sự phát triển về tư duy tôn giáo (religion thought) sau này. Đức Chúa Trời muốn
dân Y-sơ-ra-ên phải là vật sở hữu có một không hai của Ngài. Và Ngài đã chọn họ làm đối
tượng để chuyển tải phước hạnh cùng sự hiện diện của Ngài cho toàn thế giới. Ngài đã ban
cho họ lời hứa Ngài được ấn chứng qua phép cắt bì trên thân thể. Không những vậy, tương lai
trong cõi đời này họ sẽ sở hữu được vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho họ.Mặc dầu sự
mặc khải có tính cách tiệm tiến xuyên suốt Kinh Thánh nhưng không có nghĩa là đức tin đi từ
một khái niệm sơ khai, đơn giản đến một mức độ cao hơn và tinh vi hơn. Sự đáp ứng của Áp-
ra-ham đối với Đức Chúa Trời trong Hê-bơ-rơ 11:8-12 được xem là một tấm gương tiêu biểu
về đời sống đức tin. Xuyên suốt Kinh Thánh, Áp-ra-ham được xem là người biết ”chờ đợi
một thành vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (Hê-bơ-rơ 11:10).
      4. Xuất Ê-díp-tô Ký 3. Giờ đây, chúng ta sẽ đi đến một trong những giai đoạn có tính
quyết định và hấp dẫn nhất trong quá trình tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Trong 3:2, Đức
Chúa Trời đã xuất hiện như một thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Và sau đó có khi Ngài xuất hiện
qua một đối tượng trung gian, có khi Ngài hiện ra trực tiếp, nhưng vì cớ tội lỗi nên sự chạm
trán mặt đối mặt một cách thật sự giữa con người với Đức Chúa Trời là điều bất khả thi trong
cuộc đời này (Xuất 33:20). Nhưng dù qua trung gian nào đi nữa thì đó vẫn là sự mặc khải
thật. Câu 6 đã ghi lại một mẫu mực về việc tự giới thiệu bản thân. Theo sự ghi nhận của
Theodor Vriezen thì việc giới thiệu mang tính thẩm quyền đó đã chi phối quan niệm thần học
của mặc khải Cựu Ước (Vriezen 1970, 177). Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của
tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời
của Gia-cốp”. Và sau đó là lời hứa về việc giải cứu dân Chúa ra khỏi Ai Cập. Môi-se-từ gã
chăn chiên đã trở thành lãnh tu ï- một công cụ do Đức Chúa Trời tuyển dụng. Và Môi-se đã
xin Chúa cho ông được biết danh tánh Ngài (c.13) để tiện tỏ bày cùng con cái Y-sơ-ra-ên. Rõ
ràng là dân Chúa muốn biết Ngài là ai. Là ai mà có thể ban lời hứa giải cứu họ? Đành rằng
Ngài là Đức Chúa Trời của tổ phụ họ nhưng hiện nay Ngài là gì đối với họ? Đức Chúa Trời
đáp: TA LÀ ĐẤNG TA LÀ hay TA SẼ LÀ ĐẤNG TA SẼ LÀ (theo tiếng Hi-bá-lai, thì được
sử dụng trong câu này là thì chưa hoàn thành). Câu trả lời mà Đức Chúa Trời dành cho Môi-
se nên được xếp vào loại nào?Có người cho rằng Chúa đã né tránh câu hỏi của Môi-se vì
không muốn ban cho ông một sự ủy thác. Đó là quan điểm của Karl Barth. Ông đã trích dẫn
Các Quan Xét 13:18, Sao ngươi hỏi danh ta...? Việc Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người
biết rõ biệt danh Ngài không hề xảy ra trong tiến trình mặc khải, nhưng tự thân sự mặc khải
đã toát lên lòng nhân từ vô điều kiện (free loving-kindness) của Đức Chúa Trời rồi (Church
Dogmatics, 1/1, 369-70). Barth một mực cho rằng: siêu việt tính của Đức Chúa Trời vẫn
được giữ vẹn ngay cả khi tự mặc khải về mình. Bí mật về Chúa vẫn còn, dẫu Ngài đã tỏ mình
ra. Nếu có sự thiếu chuẩn xác nào đó về mặt ngôn ngữ thì qua đó có chăng sự đề cập đến
quyền tự do hành động của Đức Chúa Trời hay muốn ám chỉ một sự né tránh? Trong câu
trước (Xuất 3:12), Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ hiện diện giữa vòng họ. Vì vậy, nếu cho
rằng Ngài không muốn ban sự ủy thác chính mình thì có vẻ khác lạ làm sao.
      Một quan điểm khác dựa trên cách dịch được xem là tốt nhất của Bản Dịch Bảy Mươi
(tiếng Hy Lạp) đã dịch câu trên như sau Ta là Đấng đó. Theo quan điểm này, tại đây, Chúa
muốn bày tỏ ý nghĩa căn bản về thân vị Ngài. Ngài vốn tự nhiên mà có.
      Một số nhà thần học Công giáo truyền thống như Etienne Gilson và E. L. Mascall thì
tin rằng bí quyết triết học cho sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đó là: Ngài là Đấng hiện hữu
đồng nhất với bản tánh Ngài. Ngài là Đấng hiện hữu trọn vẹn. Theo Mascall, ý niệm đó chính
là mảnh đất phì nhiêu cho mọi sự tận hiến trọn vẹn của Ki-tô hữu” (He Who Is, 1966, 13).
Ngoài cách dịch đáng thắc mắc của Bản Bảy Mươi ra, thật khó có thể tưởng tượng được Đức
Chúa Trời lại muốn truyền đạt cho những nông dân Hi-bá-lai bình dị một ý niệm trừu tượng
và cao siêu như thế.Có thêm một gợi ý lý thú hơn xuất phát từ W. F. Albright và các môn đệ
của ông. Căn cứ vào nguyên ngữ, Albright đề nghị một cách dịch tốt nhất đó là Ngài là Đấng
10


Tạo Thành, xuất phát từ ý niệm cơ bản về vai trò Đấng Tạo Hóa của Đức Chúa Trời
(Albright, 256-60).
      Nhưng quan điểm dường như phù hợp nhất với văn mạch ở đây, có lẽ là quan điểm của
Vriezen, ông nhấn mạnh: đây không phải là sự né tránh, nhưng rõ ràng là một lời bảo chứng
về sự hiện diện (liên tục) của Ngài. Trong ngữ cảnh này, cách dịch đúng nhất sẽ là Ta sẽ hiện
diện ở đó, như đã từng hiện diện ở đây hoặc Ta hiện diện ở đây vì cớ các ngươi. Sự mặc khải
theo sự minh định của Kinh Thánh có nghĩa là đích thân Đức Chúa Trời đến với con người,
bày tỏ chính mình Ngài như một Đấng hiện diện vì cớ con người bằng mọi cách. Khi Đức
Chúa Trời tự mặc khải về chính mình, Ngài sử dụng ngôi thứ nhất số ít để tự giới thiệu và lời
Ngài chỉ thị cho công việc Ngài (Vriezen, 180).
      Ủng hộ cho quan điểm nêu trên, nhiều học giả đã phân tích rằng xét về mặt văn phạm ở
câu trên thì động từ thứ hai thực hiện chức năng như một vị ngữ cho động từ thứ nhất, nó dư
ra như vậy cốt để nhấn mạnh cho hành động của động từ, cũng như trong nhiều ngôn ngữ,
một từ có thể được lặp đi lặp lại với mục đích nhấn mạnh mà thôi. F. W. Bush đã đưa ra hai
sự minh họa về cách dùng như vậy. Trước hết là trong Ê-xê-chi-ên 12:24,25 “Sẽ chẳng còn
có sự hiện thấy nào là giả dối, một sự bói khoa nào là a dua trong nhà Y-sơ-ra-ên. Vì ta là
Đức Giê-hô-va, ta sẽ nói và lời ta nói sẽ làm thành. Vì chính Đức Giê-hô-va sẽ nói - động từ
được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh - nên chẳng có gì để nghi ngờ về điều đó cả. Và trong Xuất
33:19 (Ta sẽ làm ơn cho ai ta muốn làm ơn), không cần phải bận tâm đến việc Đức Chúa Trời
hoàn toàn có quyền ban phước hay không ban phước trong trường hợp vừa nêu nhưng đây
chỉ là sự diễn tả một cách chắc chắn về ân điển Ngài, và câu trên nên được viết lại như sau:
Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn và thương xót. Theo ngữ cảnh của câu trả lời trong Xuất Ê-
díp-tô Ký chương 3 thì rõ ràng điều Đức Chúa Trời muốn nhấn mạnh ở đây chính là sự hiện
diện của Ngài. Vì Ngài vốn là Đức Chúa Trời của các tổ phụ, cho nên sự hiện diện của Ngài
sẽ tiếp tục là bảo chứng (duy nhất) cho những lời hứa của Ngài. Quả thật, sự đáp ứng của
Đức Chúa Trời là vô giới hạn song lý do khiến Ngài từ chối việc giải thích vào lúc bấy giờ ấy
là do các định ý của Ngài sẽ (và phải) để dành cho sự mặc khải những việc tương lai. Trong
hoàn cảnh như vậy thì danh Ngài chính là phương tiện thiết yếu cho mối giao thân giữa Ngài
với họ và là nhịp cầu liên thông cho sự thờ phượng (Childs 1974, 77).
      5. Xuất Ê-díp-tô Ký 6:1,2. Khi Pha-ra-ôn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Môi-se
thì một lần nữa Đức Chúa Trời lại xác quyết với ông về sự giải cứu Ngài, và để cho lời hứa
thêm phần vững mạnh, Ngài đã tự xác nhận: Ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh). Ta đã hiện ra
cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời Toàn Năng (El
Shaddai); song về danh ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh), thì ta chưa hề tỏ cho họ biết. Câu này
là một trong những cơ sở được các học giả thuộc trường phái phê bình thường xuyên sử dụng
để phát tán nguồn gốc của Ngũ Kinh. Những phần nào trong Sáng Thế Ký có sự xuất hiện
của El Shaddai đều thuộc về nguồn P (Priestly), được xem là có sau; còn những chỗ nào
Giavê (Jahweh) xuất hiện thì thuộc về nguồn J (Jahweh). Nhưng làm sao có thể hình dung
được sự việc các vị tộc trưởng chưa hề nghe thấy gì đến danh Jahweh? Nếu như vậy thì hoàn
toàn có thể nghi ngờ giả định của các nhà phê bình về phần có sau (nguồn P) của Ngũ Kinh.
      Nếu có thể, chúng ta nên đặt câu trên dưới dạng câu hỏi: Ta há chưa từng tỏ mình ra
cho họ biết danh ta là Jahweh hay sao?' Robert Dick Wilson từng đề xuất ý tưởng đó vào năm
1924 (trong Kaiser, 1972, 29-40) và những học giả khác còn tìm được chứng cớ hiển nhiên
hơn nữa để hậu thuẫn cho quan điểm này trong những năm gần đây.
      Nhưng có lẽ cách tốt nhất để hiểu được ý nghĩa câu trên là cảm biết được Đức Chúa
Trời không hề có ý nhấn mạnh về một danh xưng hoàn toàn mới nhưng điều Ngài muốn nhấn
mạnh đó là cần phải hiểu biết một cách mới mẻ về sự hiện diện của Ngài theo ý nghĩa của
danh xưng ấy. Tên Jahweh có nghĩa là Đức Chúa Trời lập giao ước, Chúa duy trì mối quan hệ
thủy chung (faithful relations) với dân sự Ngài. Giờ đây, họ sắp kinh nghiệm thật sự về ý
nghĩa của danh xưng đó theo phương cách mà tổ phụ họ không thể nào mơ tưởng đến được.
11


Hướng gợi mở này phù hợp hơn với lối suy nghĩ năng động (dynamic understanding) về các
danh xưng mà chúng ta từng đề cập đến ở những phần trên. Vậy, câu trên có thể được diễn
giải như sau: Khi hiện đến trong danh Jahweh, ta há chẳng từng tỏ mình ra cho họ biết về ta
hay sao? Vì trước đó, Ngài từng hứa về việc thực hiện nên Đức Giê-hô-va phán rằng: giờ đây
Ngài muốn chứng tỏ cho mọi người được biết Ngài là Đức Chúa Trời luôn nhớ về giao ước
và thực hiện hoàn tất giao ước Ngài. Lời đó có liên quan đến những phần ký thuật về các tộc
trưởng hầu cho những lời hứa đều được ứng nghiệm. Như Brevard Childs từng phát biểu:
Danh Jahweh có chức năng như một bảo chứng thật về việc Đức Chúa Trời luôn có mặt đàng
sau những lời hứa và sẽ thực hiện hoàn tất lời hứa Ngài”(Childs 1974, 115).
       6. Xuất Ê-díp-tô Ký 19:3 và 20:1,2. Đức Chúa Trời phán bảo Môi-se: ”Các ngươi đã
thấy điều ta làm” (19:4). Điểm nhấn mạnh này khiến cho một số học giả đã thay đổi cách
nhìn về phương cách Đức Chúa Trời hiện ra và tương giao trực tiếp-theo kiểu chạm trán mặt
đối mặt-để thực hiện sự mặc khải thông qua những công việc Ngài. Nhưng còn hơn cả một sự
thay đổi, có lẽ chúng ta nên xem đó là một bước tiến bộ. Những lần trực hiện (direct
appearances) của Đức Chúa Trời vẫn không ngừng diễn ra, nhưng có lẽ giờ đây Ngài chỉ
muốn chứng thực những gì Ngài từng hứa là sẽ thực hiện thông qua những công việc Ngài.
Nếu sách Xuất Ê-díp-tô Ký không có phần Đức Chúa Trời hiện ra cùng Môi-se và các tộc
trưởng thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Những điều diễn ra trong Cựu Ước là những bằng
chứng, những dấu hiệu và những ghi nhận tỉ mỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì không
thể nào được hiểu theo ý nghĩa bên ngoài bối cảnh. Từ buổi ban sơ, dân Y-sơ-ra-ên đã từng
phải đối diện với chính thân vị của Đức Chúa Trời, đến một lúc nào đó, kinh nghiệm đã quá
đủ đầy và dĩ nhiên kinh nghiệm đó không hề bị phế bỏ khi công việc quyền năng Chúa được
tỏ ra. Đã đến lúc cần phải có luật pháp để xác chứng và diễn tả mối quan hệ mà Đức Chúa
Trời đã thiết lập với dân sự Ngài.
       7. Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18-23. Trong những câu này, Môi-se đã cầu xin Đức Chúa Trời
tỏ cho ông thấy được vinh hiển Chúa. Môi-se đang ở vào một thời điểm có tính quyết định
nên ông muốn được chiêm ngưỡng toàn diện hơn về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã từ
chối ước muốn của Môi-se không phải Ngài là Đấng mà loài người không thể nào chiêm
ngưỡng được nhưng vì tình trạng tội lỗi của loài người nên họ không thể sống sót nếu nhìn
thấy Đức Chúa Trời(c.20). Song Ngài hứa là sẽ để cho sự thiện hảo Ngài đi qua trước mắt
ông (c.19) cũng như tuyên xưng danh Ngài là Jahweh. Ngài muốn tỏ mình ra qua ”các thuộc
tánh, chứ không phải chỉ bằng những lần xuất hiện” (Childs 1974, 596). Đức Chúa Trời
không hề khăng khăng từ chối tỏ mình ra, song điều mà Ngài muốn tỏ ra ấy là tính cách và sự
thiện hảo Ngài. Nên nhớ, sự mặc khải đó chính là điều mà Môi-se và dân sự lúc bấy giờ đang
rất cần, nhất là sự nhận biết về lòng thương xót Chúa. Công tác mà họ cần Chúa thực hiện
vào thời điểm đó chính là công tác cứu chuộc. Đức Chúa Trời phải nắm dắt họ ngay khi họ
đang ở trong tình trạng tội lỗi với lòng thương xót Ngài. Để minh chúng cho lòng thương xót
đó, Chúa đã đi ngang qua Môi-se và che phủ ông bởi cánh tay Ngài (c.22) nhằm bảo vệ ông
khỏi sự hiện diện chớp nhoáng của Chúa, e rằng thân phận tội lỗi của ông sẽ khiến ông phải
trả giá bằng cơn thạnh nộ của Chúa chăng. Với sự bao phủ đó, Đức Chúa Trời không hề che
giấu sự vinh hiển Ngài, mà chỉ bày tỏ nó ra trong một dạng thức mà loài người tội lỗi có thể
cảm nhận được.
       Định ý về việc mặc khải vinh quang Chúa cũng được thể hiện trong Tân Ước, khi
Đấng Christ đã tôn vinh Cha một cách thỏa đáng bằng sự chết mình, ban sự cứu chuộc để phủ
che tội lỗi loài người cũng như bảo vệ họ khỏi cơn thạnh nộ của Chúa (xem Giăng 13:31;
17:1,4). Sự mặc khải của Đức Chúa Trời không hề mang tính chủ quan nhưng luôn hướng tới
mục đích cứu chuộc của Ngài. Xuyên suốt quá trình lịch sử của mặc khải Cựu Ước, ngày
càng chứng tỏ cứu thục tính (redemptive character) là điều không thể thiếu trong mặc khải
dành cho thế giới sa ngã này. Chính Đức Chúa Trời phải tỏ mình ra trước tình trạng tội lỗi
của loài người để đối diện với thực trạng ấy nhằm phục hồi nơi họ sự tương giao.Đức Chúa
12


Trời đã dùng đến cấu trúc mà chúng ta từng bàn thảo liên quan đến Xuất 3:14 Ta sẽ làm ơn
cho ai ta muốn làm ơn hay Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn (33:19) để nhấn mạnh thêm về
thuộc tánh Ngài. Tất nhiên, không thể dựa vào điều đó để cho rằng sự tuyển lựa của Đức
Chúa Trời là mang tính chủ quan-ý nghĩa ấy rất ít được tìm thấy trong văn mạch-song qua đó
muốn nói lên sự bảo đảm về lòng thương xót Chúa.
       8. Xuất Ê-díp-tô Ký 34: 5-10. Tại đây, Đức Chúa Trời đã ngự xuống trong đám mây và
hiện ra trước mắt Môi-se để bày tỏ danh Ngài. Giê-hô-va, Giê-hô-va! Giờ đây, danh ấy được
gia thêm phần thuộc tánh: thương xót, hay làm ơn, yêu thương và thành tín (c.6). Nên nhớ,
mặc khải lần này nhằm mục đích ban bảo chứng cho các lời hứa của giao ước (c.10). Ngài là
Đức Chúa Trời luôn giữ lòng yêu thương bền vững, nhưng cũng không quên xét đoán kẻ
phạm tội. Sự hiện hữu và tình yêu Ngài là vô điều kiện, nhưng không phảỉ chỉ có phước hạnh
mà còn có cả sự xét đoán. Một lần nữa, cũng như trong Sáng Thế Ký 17:1, sự đáp ứng về mặt
đạo đức mà thuộc tánh Đức Chúa Trời đòi hỏi đã được làm sáng tỏ. Chiều kích ấy đã được
minh định rõ trong luật pháp.
       Trong những trích đoạn từng được đề cập đến của sách Xuất Ê-díp-tô Ký, rõ ràng Môi-
se đã tận hưởng được mối liên hệ độc nhất vô nhị với Đức Chúa Trời. Trong Xuất 33:12,
Môi-se thừa nhận rằng Đức Chúa Trời biết rõ tên ông. Đức Chúa Trời đã chú giải thêm sự
nhìn nhận về ông trong Dân Số Ký 12:7,8. Khi nói về Môi-se Ngài phán: Người thật trung tín
trong cả nhà ta. Ta nói chuyện cùng người miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố,
và người thấy hình của Đức Giê-hô-va. Edward Young cho rằng: Môi-se đã chiếm giữ địa vị
vô song dưới chế độ Thần Quyền và mối liên hệ với Đức Chúa Trời là có một không hai
(Young 1952, 51). Chính địa vị ấy đã khiến ông trở thành biểu tượng cho vị tiên tri về sau
được dấy lên. Song một số câu trong Xuất 33 cũng có ý ám chỉ về một số giới hạn nội tại nơi
mối liên hệ mà Môi-se có được. Đức Chúa Trời chỉ cho phép Môi-se nhìn thấy hình Ngài
thôi, chứ không hề cho ông thấy mặt Ngài. Ngay cả đối với Môi-se thì điều đó cũng được giữ
lại cho đến khi gặp Chúa ở trên thiên đàng. Phao-lô cũng từng đề cập đến trong I Côrinhtô
13:12:”Ngày nay, chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ; đến bấy giờ chúng
ta sẽ thấy hai mặt đối nhau. Nhưng với sự tái lâm của Đấng Christ thì ngay đến khải tượng
cuối cùng cũng được báo trước nhờ sự sống trong Thánh Linh, như Phao-lô từng giải thích
rong IICôr 3:18 ”Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa...vì đã được
biến hóa trở nên giống như Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, bởi Chúa là Thánh Linh” (bản
AV).
       9. Những lần tự mặc khải khác. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời cũng liên tục mặc khải qua
Cựu Ước, nhất là đối với các tiên tri. Theo Von Rad ”Hễ ai nhận được sự kêu gọi trực tiếp
và riêng tư từ Đức ChúaTrời thì sẽ có được một vị thế mới mẻ hoàn toàn” (Von Rad 1962,
II, 57). I Sa-mu-ên 3:10-14 cho biết rằng: Đức Chúa Trời kêu gọi Sa-mu-ên mà không hề tự
giới thiệu mình là ai song chỉ tuyên bố rằng Ngài sắp làm một việc mới lạ trong Y-sơ-ra-ên:
Ngài sẽ đoán xét nhà Hê-li. Ở đây, một lần nữa, lời giải thích đã đi trước biến cố và khiến nó
trở nên có ý nghĩa. Như A-mốt từng luận giải (3:7) Đức Chúa Trời chẳng bao giờ làm việc gì
mà Ngài chưa hề mặc khải cho các tiên tri. Trong Ê-sai 6:1-5, sự mặc khải về thân vị và
thuộc tánh của Đức Chúa Trời đã xảy ra trước khi Ê-sai được kêu gọi để trở nên một tiên tri.
Ê-xê-chi-ên thì được ban cho sự hiện thấy tựa như vinh hiển của Đức Giê-hô-va (1:28) cùng
với một khải tượng cụ thể. Trong mỗi trường hợp kêu gọi đều có yếu tố đột biến, gây sợ hãi,
hay khích động. Đó là những kinh nghiệm phi thường không dễ dàng thấu hiểu từ bấy đến
nay. Vì tội nhân thường ở trong trạng thái bất an trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời nên
những lần Chúa hiện ra như vậy họ cần phải được bảo vệ, khuyên dỗ và trấn an. Tóm lại,
những lần mặc khải đó đều ẩn chứa nhiều hứa hẹn. Tác giả Thi Thiên trông đợi cái ngày mà
Tôi sẽ được thấy mặt Chúa trong sự công bình; khi tôi tỉnh thức tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem
hình dạng của Chúa (Thi 17:15).
13


     Tóm tắt

       Trong tất cả những lần hiện ra đó, một vấn đề thực tế được đặt ra ấy là khi Đức Chúa
Trời hiện ra với con người làm sao Ngài vẫn giữ được tính siêu việt (transcendent) để tồn tại
trong một thân vị vượt khỏi các giới hạn của thế gian. Điều đó dường như rất khó chấp nhận
đối với chúng ta - làm sao Đức Chúa Trời vừa hiện diện lại vừa xa cách - đối với Chúa
chuyện đó không thành vấn đề. Bên cạnh đó, chúng ta chưa bao giờ cảm nhận được Đức
Chúa Trời chẳng hề ở trong trật tự của thế giới mà chúng ta đang sống và Ngài không cần nơi
chốn để hiện ra. Còn việc giáng xuống từ trời cũng chẳng khó khăn gì, tựa như cách kể trong
những câu chuyện thần thoại vùng Cận Đông. Ngài cùng đi với một người, cũng theo lẽ tự
nhiên như chúng ta cần đi với bạn vậy. Nhưng mắt khác, bản tánh và thân vị của Chúa quá
cao siêu; thế gian không thể chứa Ngài. Ở đây, còn tiềm ẩn ý nghĩa về những yếu tố trung
gian (chúng ta sẽ đề cập đến ở chương sau): mặt Ngài, vinh quang Ngài và danh Ngài. Những
yếu tố đó nói lên sự gần gũi thật sự của Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng ám chỉ sự khác
biệt của Ngài.Chúng ta cần nên ghi nhận hết sức cụ thể tính cách những lần hiện ra của Đức
Chúa Trời. Động từ thấy (seeing) được sử dụng trên sáu mươi lần liên quan đến sự hiện diện
của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời hiện đến...”Và Môi-se thấy.... Kể cả những chức
năng liên quan như: nghe, thậm chí cả ngửi nữa. Ở đây không tồn tại nhận thức thuộc linh mơ
hồ, vì kinh nghiệm thật tỏ ra lấn át. Vào thời điểm mà kinh nghiệm tôn giáo đã bị co rút lại
trong phạm vi những cảm xúc mòn mỏi của chúng ta, thì có một chân lý Thánh Kinh cần nên
ghi nhớ: Đức Chúa Trời vẫn là Đấng thực hữu tuyệt đối; khi Ngài bước vào đời sống một
người thì chính người đó sẽ ý thức ngay được kiếp sống mong manh, không nơi nương tựa
của mình. Đồng thời, sự chạm mặt với Chúa luôn đòi hỏi cách đáp ứng của một con người
hoàn toàn. Thật vậy, khi đáp lại tiếng gọi của Chúa, người ta sẽ ý thức được sự tự do và bản
chất thật của mình. Brevard Childs ghi nhận về người của Đức Chúa Trời như sau: Xuất Ê-
díp-tô Ký chương 3 đưa ra sự mô tả kinh điển về thiên chức đó là chức vụ của một người
được khởi xướng bởi Đức Chúa Trời và được sự cộng tác đúng nghĩa của một con người”
(Childs 1974, 73). Cần nên lưu ý về tính cách mặc khải của Đức Chúa Trời cho một người ấy
là lời kêu gọi người đó phải làm, phải bước theo và phải vâng lời. Điểm nhấn mạnh ở đây là
mạng lịnh chứ không phải là lượng thông tin, mặc dầu lượng thông tin không hề thiếu. Muốn
lãnh hội trọn vẹn sự mặc khải Cựu Ước, nhất định phải nghĩ đến ý tưởng cốt lõi sau đây: Đức
Chúa Trời kêu gọi một người ấy là để cho chính Ngài. Có rất nhiều điều cần biết về Đức
Chúa Trời và những chủ đích của Chúa, song nhận thức vừa nêu luôn cần ích trong mối liên
hệ giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài.
       Chúng ta từng để ý và thấy, khi Đức Chúa Trời hiện ra, Ngài chẳng bao giờ cần minh
chứng sự xuất hiện của mình. Đức Chúa Trời không phải là Đấng cần chứng minh song đối
tượng cần minh chứng đó chính là con người. Tư tưởng hiện đại đã thể hiện quá rõ khi Đức
Chúa Trời bị gạt sang một bên thì nguồn cội và ý nghĩa của đời người sẽ ra sao. Sự hiện hữu
của Đức Chúa Trời là một thách thức, chứ không phải là một vấn nạn. Khi tự mặc khải, Đức
Chúa Trời chỉ tuyên bố rằng bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời cho nên Ngài sẽ làm những gì
Ngài hoạch định. Cần nên ghi nhận tính cách phức hợp của mặc khải Cựu Ước bao gồm sự
gặp gỡ riêng tây, việc cung cấp thông tin và giải thích các biến cố, cùng những công việc
quyền năng của Đức Chúa Trời. Hết thảy những yếu tố đó đáng được xem là sự mặc khải.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố tự bày tỏ của Đức Chúa Trời. Chân lý chỉ đạo mặc khải
đó là chính thân vị Ngài. Khi dân Y-sơ-ra-ên sử dụng đức tin để đáp lại với thân vị ấy, thì họ
sẽ hiểu rõ hơn những lời Ngài phán cũng như những việc Ngài làm. Tư duy trong Cựu Ước
luôn mang tính riêng tây và thân mật, dẫn đến mối quan hệ cùng những hiểu biết có mục tiêu.
Như vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc khải nói cho cùng cũng không hề đòi hỏi một sự chuẩn
y, song đòi hỏi một đời sống cụ thể trong vâng phục. Đức Chúa Trời không chỉ kêu gọi chúng
ta đến với sự am hiểu lời Chúa mà còn kêu gọi chúng ta vâng theo tiếng Chúa nữa.Tất nhiên
14


là con người không muốn nghe lời Chúa phán và vâng phục Ngài. Họ vẫn còn-giống A-đam
và Ê-va ở chỗ luôn tìm cách trốn chạy Đức Chúa Trời. Vì vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc
khải phải thể hiện sự quan phòng để phủ che tội lỗi của dân Chúa hầu cho họ có thể đứng
trước sự hiện diện Ngài. Chính vì thế mà luật pháp phải đến sau giao ước để mở đường cho
mối liên hệ. Tóm lại, mặc khải phải có tính cách cứu chuộc.


     Chương 3

     Bản Tánh Của Đức Chúa Trời

      Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần, mà không phải là Đức Chúa
Trời ở xa sao?
      Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy
chăng?
      Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy từng trời và đất sao?”
                           Giê-rê-mi 23:23-24

     Những Phương Tiện Mặc Khải

      Như chúng ta đã thấy, không hề có có mâu thuẫn giữa bản tính gần gũi và bản tính cách
biệt của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, nhưng đó một phần của siêu việt tính
(transcendence) của Ngài và vì thế không ai có thể trốn chạy khỏi sự hiện diện của Ngài.
Người Hy-bá-lai tin vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng lẫn nơi hạ giới.
Tất nhiên sau đó, Thánh Kinh Cựu Ước đã bổ sung cho hiểu biết của họ trở nên đầy đủ hơn.
Họ luôn tin Đức Chúa Trời có thể hiện ra vào bất cứ lúc nào, ở đâu, thậm chí không hề gắn
bó dài lâu với một địa danh cụ thể nào. Không nơi đâu giữ được chân Ngài nên Ngài đã sử
dụng quyền hạn của mình để chọn một đối tượng hữu hình nào đó làm phương tiện thay thế
cho sự hiện diện Ngài. Chúng ta hãy tìm hiểu một vài trung gian hay phương tiện mặc khải
sau đây.
      1. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Trong Cựu Ước, thiên sứ của Đức Giê-hô-va có lẽ chỉ
là một sứ giả của Đức Chúa Trời (từ ”thiên sứ” theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sứ giả), để
phân biệt với chính Đức Chúa Trời (II Sam 24:16), cũng có thể được xem là chính Đức Giê-
hô-va ở ngôi thứ nhất (Sáng 16:7-14, Các Quan xét 2:1,4; 6:20-23...). Thiên sứ có thể mang
theo phước hạnh (Xuất 32:34) hay sự xét đoán (II Sam 24:16). Khi thiên sứ của Đức Giê-hô-
va hiện ra, Ngài luôn hiện diện cùng để bảo vệ hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi cho người đối
diện, song siêu việt tính của Ngài lại không hề được bàn đến trong trường hợp này. Cũng có
những sự thần hiện (theophanies) trong Cựu Ước mà không ai có thể xác định đó là chính
Chúa hiện ra hay chỉ là đối tượng đại diện cho Ngài. Khi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài đạt
đến sự đồng nhất cao độ thì ngấy đến các tiên tri cũng bị lầm lẫn và không hề nhận ra đâu là
Chúa và đâu là lời của Ngài. Đức Chúa Trời còn có quyền bày tỏ sự hiện diện của Ngài trong
những thời điểm loài người cần được bảo vệ nhất là khi Ngài hiện ra cách chớp nhoáng.
      2. Mặt Đức Chúa Trời. Trong phần ký thuật về việc Môi-se cầu xin được nhìn thấy vinh
quang Chúa, mặt Đức Chúa Trời hiện ra vào lúc ấy dường như không hề bị hạn chế (Xuất
33:20). Không ai có thể thấy mặt Đức Chúa Trời mà còn sống (tuy Gia-cốp từng tuyên bố
trong Sáng 32:30 là ông đã được thấy mặt Đức Chúa Trời). Thông thường, ”mặt Đức Chúa
Trời” được dùng theo lối ẩn dụ để khái quát về sự hiện diện Ngài. Được mặt Ngài chiếu rọi
là một kinh nghiệm phước hạnh (Dân 6:25), bị Đức Chúa Trời giấu mặt là một kinh nghiệm
đau buồn (Thi 13:1). Khi A-đam trốn chạy Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen, theo nguyên
15


ngữ Hy-bá-lai có nghĩa là ông cố tình tránh mặt Đức Chúa Trời (Sáng 3:8). Nhưng về sau,
khi mặt Đức Chúa Trời được hiểu như là sự hiện diện chớp nhoáng của Ngài, thì không còn
ai kinh nghiệm được điều đó nữa (Thi 17:15). Cũng như từ thiên sứ, cách dùng từ mặt Đức
Chúa Trời được hiểu theo nghĩa bóng hơn là nghĩa đen.
      3. Vinh hiển Đức Chúa Trời. Ý niệm cơ bản về sự vinh hiển trong Thánh Kinh Cựu
Ước là ý niệm về trọng lượng hay thể chất hữu hình. Sự vinh hiển của một người bao gồm số
tài sản mà người đó có được; một người vinh hiển là người có nhiều của cải (từ ngữ được
dịch là giàu có trong Sáng 31:1 theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sự vinh hiển). Từ vinh hiển
được dùng theo hai cách, vừa tỏ lòng tôn kính (hay tôn vinh), vừa khơi dậy lòng tôn kính đó.
Khi nói về vinh hiển Đức Chúa Trời (thường là hữu hình) là muốn ám chỉ đến thiên năng
(divine potency) của Ngài. Johann Bengel gọi đó là ”sự thiêng liêng được khai mở”
(discovered sanctity). Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 16:7, khi Đức Chúa Trời hứa tỏ ra vinh hiển
Ngài có nghĩa là Môi-se và dân sự Chúa sẽ kinh nghiệm được Ngài chăm sóc. Trên núi Si-
nai, hễ Ngài đi đâu thì vinh hiển Ngài theo đó (Xuất 24:16). Vinh hiển Chúa đầy dẫy hội mạc,
đến nỗi Môi-se không thể vào được (Xuất 40:34, 35). Ở đây, một lần nữa vinh hiển Chúa là
biểu tượng phong phú cho sự hiện diện Ngài, vinh hiển có thể được dùng thay thế cho sự hiện
diện và thường kết hợp với các hiện tượng có thể nhìn thấy (ngay cả phát hào quang). Khi
Đức Chúa Trời được thờ phượng trong đền thờ thì vinh hiển Chúa được chiếu soi một cách
đặc biệt (I Các Vua 8:11). Điều không tránh khỏi trong sự thờ phượng trong Cựu Ước là khi
vinh hiển Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ thì các thầy tế lễ không thể nào thi hành được phận
sự của mình. Mặc dầu vậy, vinh hiển Chúa cần phải được hiển hiện, không chỉ trong nhà
Đức Giê-hô-va thôi, mà còn trên khắp đất nữa, như nước tràn ngập biển (Dân 14:21; I Sử
16:24 và Ê-sai 6:3). Về điểm này thì sự vinh hiển cần được tái giải thích một cách triệt để hơn
qua sứ mạng của Christ, Đấng bởi sự chết mình đã tỏ bày một cách trọn vẹn vinh quang cứu
chuộc của Đức Chúa Trời (Giăng 17:1).
      4. Nhân hình hóa (anthropomorphism). Có lẽ chúng ta cần xét đến phương thức nhân
hình hóa trong Cựu Ước tuy đây không phải là trung gian để Đức Chúa Trời hiện diện. Đức
Chúa Trời vẫn thường được đề cập đến như thể một con người, chẳng hạn Đức Chúa Trời
phán (Sáng 1:3), trò chuyện (Lê-vi Ký 4:1), nghe (Xuất 16:12), thấy (Sáng 1:4), ngửi (I Sam
26:19, Hê-bơ-rơ), có mặt (Dân 6:25), có lưng (Xuất 33:23), có tay (Ê-sai 14:27), v.v. . . Bắt
đầu bởi Ludwig Feuerbach vào thế kỷ trước, nhiều người cho rằng nhân hình hóa là bằng
chứng cho thấy Kinh Thánh hoàn toàn do con người biên soạn. Đức Chúa Trời chỉ là dự
phóng về những lý tưởng của con người, một con người được phóng đại. Nhưng khi đọc kỹ
hơn về Cựu Ước ý tưởng đó sẽ không thể nào chấp nhận được. Quả thật, hiện tượng đó cho
thấy rõ tầm quan trọng trong cách nhìn của Cựu Ước về Đức Chúa Trời. Cách nhìn để minh
chứng được những nỗ lực đầy yêu thương của Đức Chúa Trời đối với hạ giới, chứ không phải
bởi ước mơ hướng thượng của con người.Trước hết, Đức Chúa Trời nói về chính Ngài theo
ngôn ngữ loài người là phương thức độc đáo để Ngài có thể chia sẻ cho thế gian. Như chúng
ta đã đề cập, không chỗ nào cho thấy Đức Chúa Trời tỏ ra thất vọng về thế giới vật lý này.
Sau khi dựng nên, Ngài tuyên bố nó thật tốt lành, và dường như không khó khăn gì để thực
thi ý định Ngài nơi đó. Khi sử dụng phương thức nhân hình hóa để nói về mình, Đức Chúa
Trời đã dùng phương cách thực tế của loài người để đến với chúng ta. Dĩ nhiên là phương
cách đó cũng có những hạn chế nhất định, song chính những hạn chế đó dẫn đến sự xuất hiện
sau cùng của Đấng Thần-Nhân. Trong ý nghĩa đó, tất cả mọi mặc khải đều hướng tới sự nhập
thể của Chúa Cứu Thế. Kế đến, phương pháp nhân hình hóa còn đề cập đến việc tạo dựng
chúng ta theo hình ảnh Đức Chúa Trời và ước muốn của Đức Chúa Trời về sự giao thân, liên
kết với chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó thì Đức Chúa Trời phải đến và sử dụng ngôn
ngữ của chúng ta. Và Ngài đã hình thành một lạc điểm để tiếp cận chúng ta và chính Ngài
làm việc đó (chúng ta sẽ đề cập đến trong phần thờ phượng Cựu Ước) theo cách của Ngài,
chứ không phải theo cách của chúng ta. Ngài nói về mình theo cách con người để có thể hiệp
16


thông. John Calvin đã diễn giải điều đó một cách khá chuẩn xác: Giống như những người
nuôi dạy trẻ, Đức Chúa Trời cũng nói đớt để trò chuyện với chúng ta. Cách nói như thế
không diễn tả rõ ràng về Ngài nhưng qua đó Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta biết về Ngài phù
hợp với khả năng giới hạn của chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó, tất nhiên Ngài phải
hết sức hạ mình (Institutes I, 13, 1).
      Cách diễn tả như thế làm cho quan niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời trở nên phong
phú, nhờ đó Ngài có thể đến gần chúng ta song vẫn duy trì được tính cách cao cả vĩ đại của
Ngài. Vì chỉ trong một khoảnh khắc không ai có thể mường tượng được Đức Chúa Trời lại
trở nên giống hệt như chúng ta. Ngài vốn cao trọng và đầy dẫy khắp đất trời. Nhưng sự cao
cả và tình yêu của Chúa được thể hiện theo cách đó để chúng ta có thể cảm nhận được sự tiếp
cận của Ngài. Một sinh viên khi thảo luận về chủ đề này đã nói với tôi rằng đây là một khuôn
mẫu đẹp đẽ về hội nhập văn hóa (contextualization) trong việc trình bày sứ điệp Cơ đốc của
chúng ta.

     Bản Tánh Đức Chúa Trời

      Chủ thuyết vô thần (phủ nhận sự thực hữu của Đức Chúa Trời) không hề được biết đến
trong Cựu Ước. Kẻ ngu dại nói rằng chẳng có Đức Chúa Trời (Thi 14:1), chính là kẻ vô thần
đích thực, không ngại từ khước sự liên hệ giữa Chúa với cuộc đời mình (Giê 5:12). Cựu Ước
cũng không nỗ lực chứng minh sự thực hữu của Chúa. Một điều rất dễ cảm nhận đó là người
tin Chúa trong Cựu Ước xem những nỗ lực ấy là hoàn toàn không cần thiết. Bởi sự thực hữu
Chúa được rao truyền khắp nơi (Thi 19:1-3). Ngoài ra, cũng không có bất kỳ định nghĩa nào
về Đức Chúa Trời (như Chúa là tình yêu hấy Chúa là Đức Thánh Linh như chúng ta thấy
trong Tân Ước). Có những câu gần như định nghĩa, chẳng hạn như trong Ê-sai 31:3 Người Ê-
díp-tô là loài người, không phải là Đức Chúa Trời, những ngựa nó chỉ là xác thịt, không phải
là thần, hay trong Dân Số Ký 23:19 Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối. Hoặc
trong Ma-la-chi 3:6 Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi”.
      Những câu Kinh Thánh trên nhấn mạnh điểm khác biệt giữa Chúa với loài người song
không hề phủ nhận mối liên hệ giữa Ngài với họ. Thật vậy, câu Kinh Thánh vừa nêu hàm ý
Ngài là Đức Chúa Trời cho nên mối liên hệ giữa Ngài với họ luôn được giữ vững. Nếu là
người, chắc Ngài đã mệt mỏi với sự bội bạc của dân Y-sơ-ra-ên từ lâu rồi. Như vậy, Cựu Ước
muốn trình bày cụ thể và chi tiết về sự thực hữu Chúa qua công việc hơn là muốn trình bày
một hệ thờáng giáo lý chi tiết về Ngài (Vriezen, 156). Dầu vậy, chúng ta vẫn có thể hiểu được
một số khía cạnh về thuộc tánh của Chúa thôâng qua phần ký thuật về mối quan hệ giữa Chúa
với dân sự Ngài.
      1. Đức Chúa Trời có thân vị (hữu ngã personal). Chúa là một thân vị, bởi vì Ngài là
Đức Chúa Trời nên đã tự đặt cho mình một danh xưng. Việc công bố danh xưng Ngài là một
hành động chứng tỏ chính Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi nơi kín nhiệm để bắt đầu thực hiện
mối tương giao”(Eichrodt, I, 206). Trước đây, chúng ta từng thảo luận về tầm quan trọng của
danh xưng. Biết tên một người tức là có mối quan hệ với người đó. Mặc dầu ta không được
lấy danh Chúa làm chơi (Xuất 20:7) song không phải vì danh ấy có liên quan đến ma thuật
như thường thấy trong các ngoại giáo. Đức Chúa Trời tự đặt cho mình danh xưng nhằm ba
mục đích chính.
      Trước hết, danh Chúa khẳng định cho sự hiện diện Ngài giữa vòng con dân Ngài, tách
biệt với bất kỳ trạng thái vật thể hữu hình nào. Sự oai nghi và tình yêu Chúa được biểu thị rõ
nét qua các danh xưng, nhưng dân Chúa vẫn không sao hiểu được một cách tường tận về ý
nghĩa đích thực của các danh xưng đó. Kế đến, cách dùng nhiều danh xưng khác nhau phản
ánh sự can thiệp năng động của Chúa vào đời sống của Y-sơ-ra-ên. Danh Chúa biểu hiện cho
sự hoạt động không hề mệt mỏi của Ngài (Vriezen, 318). Một danh xưng thì không thể lột tả
hết được thuộc tánh Đức Chúa Trời hay bày tỏ hết được sự chăm sóc của Ngài. Và cuối cùng,
17


tất cả danh xưng đó đều mang ý nghĩa liên đới về mối quan hệ giữa Chúa với con dân Ngài.
Tất cả các danh xưng đều không có khả năng đồng nhất hóa Chúa với bất kỳ một phương
diện nào của cõi thiên nhiên (việc đó thường xảy ra với các lân bang của Y-sơ-ra-ên) mà chỉ
nhằm phản ánh lịch sử mối quan hệ giữa Chúa với Y-sơ-ra-ên, dân Ngài. Bằng nhiều cách
khác nhau, Chúa luôn tích cực can thiệp vào đời sống của dân sự Ngài.
       a. El. El (thường xuất hiện trong những danh xưng kép) là danh xưng tổng thể và có lẽ
được người Semitic xưa kia sử dụng để chỉ về Đức Chúa Trời (dân Y-sơ-ra-ên thuộc về dòng
dõi Semitic). Ý nghĩa căn bản của danh xưng đó ám chỉ về một lãnh tụ hoặc một thủ lĩnh đầy
quyền uy nhằm khẳng định khoảng cách giữa Đức Chúa Trời với con người cũng như năng
quyền của Chúa trên cõi thiên nhiên. Danh xưng đó thường được dùng để nói đến sự lãnh đạo
của Chúa đối với cá nhân từng người (Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Sáng 31:53, Xuất 3:6;
Đức Chúa Trời của Y-sác, Sáng 28:13).Được dùng trong các danh xưng kép như: El Shaddai
để nhấn mạnh thuộc tánh cao trọng và quyền năng của Đức Chúa Trời (Sáng 17:1 và 40 lần
trong sách Gióp). El Alion, nghĩa là Đức Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:18,19; có khi là Aliôn,
Đấng Chí Cao, chỉ xuất hiện một lần trong Thi 50:14); El Olam, Đức Chúa Trời của thời
thượng cổ, Chúa đời đời là tên gọi xưa nhất chỉ về sự hằng hữu của Đức Chúa Trời (Sáng
21:33; Ê-sai 40:28); El Roeh, nghĩa là Chúa đoái xem (Sáng 16:13) và tất nhiên phải kể đến
Elohim (Sáng 1:1 và v.v...). Danh xưng Elohim theo số nhiều trong tiếng Hy-bá-lai có lẽ phải
được hiểu theo nghĩa trừu tượng nói về sức mạnh hoặc quyền uy. Nó không phải là kết quả
hợp nhất của hết thảy thần tánh, mà chính là sự thâu tóm hết thảy thần quyền vào trong một
thân vị”(Eichrodt, I, 185). Nếu Ba Ngôi không thể được hiểu theo nghĩa số nhiều thì Elohim
cũng phải được hiểu như thế.
       b. Giê-hô-va (Jahweh). Danh xưng nầy liên hệ với động từ ”hiện hữu (to be) xem Xuất
3:14 và trong cách chơi chữ ở Ô-sê 1:9 là danh xưng đặc thù mà dân Y-sơ-ra-ên dùng cho
Đức Chúa Trời (mặc dầu do những khám phá gần đây tại Tell Mardikh và có lẽ vì một lý do
nào đó, người ta nghĩ rằng danh ấy xuất hiện trước khi có dân Y-sơ-ra-ên). Sau thời của Môi-
se (Xuất 6:3), dân Y-sơ-ra-ên đã dùng danh ấy trong sự thờ phượng như một dấu hiệu biệt
riêng giữa mình với tất cả các dân tộc khác. Đây là danh xưng đặc trưng cho quan hệ giao
ước, bày tỏ sự gần gũi và quan tâm của Đức Chúa Trời với con dân Ngài (Phục 3:24 và
vv...). Những hàm ý về sự gần gũi này một ngày kia sẽ được nhìn thấy trọn vẹn khi Đức Chúa
Trời xuất hiện trực tiếp (Êxê 37:26-28).
       c. Giê-hô-va Sabaoth (Đức Giê-hô-va vạn quân). Danh xưng này có lẽ gắn liền với
quan niệm về Đức Chúa Trời là một chiến binh, như sự giải thích trong I Sam 17:45. Vào
giai đoạn trước đó, danh xưng nói trên dường như được gắn liền với hòm giao ước. Có người
tin rằng từ vạn quân (hosts) chỉ về vô số đạo quân bao gồm cả các đạo binh trên trời, các ngôi
sao và các tạo vật vốn là công cụ để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời. Danh xưng ấy với
nguyên nghĩa Đức Chúa Trời được xem như là Lãnh Tụ và Đấng Giải Cứu dân mình trong
chiến trận (dường như Đức Chúa Trời hằng sống cũng được dùng chung với danh xưng kể
trên trong I Sam 17:26,36). Nhưng về sau nó đã thoát ly khỏi sự kết hợp đó (nhất là trong đời
các tiên tri) để trở nên biểu tượng cho sự cao trọng và thiên tánh vô sở bất năng của Đức
Chúa Trời mà thôi (Ê-sai 23:9; 24:23; Xach 3:10). Vì lý do đó mà Eichrodt diễn dịch danh
xưng ấy theo ý nghĩa ”Chúa của tất cả mọi loài hiện hữu trên trời và dưới đất (EichrodtI,
193; Vriezen cũng đồng ý như vậy, 298).
        d. Meelek (Vua). Xuất Ê-díp-tô Ký nói về sự cai trị đời đời của Đức Giê-hô-va. Chúng
ta sẽ thấy trong phần thảo luận về giao ước sau nầy, đó là vương quyền của Đức Chúa Trời
vốn tiềm ẩn trong hình thức giao ước qua những sách đầu tiên của Cựu Ước. Tuy nhiên,
dường như vẫn có chút dè dặt khi đề cập Đức Chúa Trời như là một vị Vua (Dân 23:21 chỉ
bày tỏ cách dùng gián tiếp). Có lẽ sinh hoạt chính trị tại xứ Ca-na-an giữa vòng các vua ngoại
đạo có vẻ xa lạ với dân Y-sơ-ra-ên trong giai đoạn khởi thủy. Tất nhiên là dưới chế độ quân
chủ, thuật ngữ đó đã trở nên thông dụng hơn để ám chỉ về Đức Chúa Trời (Thi 24:7-10 là một
18


điển hình). Các tiên tri của thế kỷ thứ tám đã tránh dùng thuật ngữ đó, ngoại trừ Ê-sai (6:5;
41:21; 44:6; 52:7). Có lẽ các tiên tri tránh dùng thuật ngữ đó là do việc thờ phượng sai lầm
của phái melek vào thế kỷ thứ bảy, thứ tám tại Giê-ru-sa-lem. Vào thời kỳ hậu lưu đày, tước
vị Vua được gắn liền với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong ngày sau rốt (xem Xa 14:16).
Sự ghi nhận về một tư tưởng được phát triển rõ nét rất thường hay xảy ra trong Cựu Ước.
Trong I Sam chương 8, ý tưởng về một vị vua rõ ràng là một sự nhượng bộ, nhưng ý tưởng
này trở thành ý tưởng của Cựu Ước và cuối cùng đã lột bỏ được mọi nghĩa xấu và được dùng
để chỉ về sự cai trị của Đức Chúa Trời trên dân Ngài như điều họ trông mong. Theo
Eichrodt, một cái gì mới mẻ cho ý niệm cổ xưa về Đức Chúa Trời là vua đã giúp ý niệm đó
vượt ra những khiếm khuyết nội tại cũng như thoát ly khỏi phạm trù bộ lạc để được gắn bó
mật thiết với ý niệm tín ngưỡng toàn cầu (Eichrodt I, 199).
       2. Đức Chúa Trời là thần. Bản chất này của Đức Chúa Trời trở nên hết sức quan trọng
trong Tân Ước (Giăng 4:24) nhưng hầu như vắng bóng trong Cựu Ước. Tại sao như vậy?
Chúng tôi từng lưu ý trước đây rằng đặc điểm mặc khải của Đức Chúa Trời là tự hạ mình
xuống để sử dụng phương pháp nhân hình hóa và nhằm mục đích ban bố danh xưng Ngài.
Tất cả nhằm nhấn mạnh đến bản tính người (personal nature) của Đức Chúa Trời. Điều này
dẫn Eichrodt đến chỗ xem tính cách con người (personhood) hơn là tính cách thần linh như là
căn bản của tín ngưỡng Cựu Ước. Cũng vậy, Vriezen cho rằng không phải là tình yêu hay
thần nhưng đời sống mới là phạm trù cơ bản để thông hiểu Đức Chúa Trời trong Cựu Ước
(Vriezen, 319). Điều này không phủ nhận các phẩm tính của Chúa mà sau này được xem là
thần tính của Ngài. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là thần (spirit) với ý nghĩa căn bản
là gió hoặc hơi thở, vốn có ý nghĩa cụ thể trong Cựu Ước. Có lẽ cần phải dùng từ vựng và lối
tư duy Hy-lạp để khai triển ý niệm về tính linh thiêng quen thuộc với chúng ta hiện nay.
Trong Cựu Ước, thần (spirit) vốn chưa được diễn tả một cách thích đáng tính thực tế của tín
ngưỡng của Cựu Ước và sự hiệp thông. Tuy nhiên, cùng sự gần gũi thân mật đó về sau được
bộc lộ bởi thần tánh chắc chắn là điểm nổi bật trong quan điểm Cựu Ước về Đức Chúa Trời.
Ngài vốn là nguồn mạch của sự sống (Thi 36:9), Ngài không bao giờ ngủ (Thi 121:4), Ngài là
Đấng dò xét lòng người (I Sam 16:7) và không có điều gì thuộc về vật chất có thể giới hạn
được Ngài (Xuất 20:4), Ngài vốn trỗi hơn mọi loài thọ tạo (Ês 31:3), hoàn toàn khác biệt với
loài người (Ô-sê 11:9).
        3. Đức Chúa Trời duy nhất: tín lý độc thần. Khởi đầu lịch sử, Y-sơ-ra-ên hiển nhiên
chưa có sự hiểu biết thấu đáo về tín lý độc thần . Như J. B. Payne nhận xét: ”Về mặt lịch sử,
chân lý này được Đức Chúa Trời mặc khải tiệm tiến và loài người sa ngã lãnh hội” (1962,
125). Rõ ràng là các tộc trưởng chỉ thờ phượng một mình Đức Giê-hô-va mà thôi (Sáng 35:2-
4), nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, thì đó là việc thờ chỉ một thần trong số rất nhiều
vị thần (monolatry). Áp-ra-ham hiểu rằng Đức Chúa Trời là Đấng chủ tể trời đất, là Đức
Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:22), nhưng điều này chỉ có vẻ cho thấy đây là tín lý độc thần.
Các tộc trưởng có kinh nghiệm thực tế về Đức Chúa Trời là Đấng tối cao và duy nhất, nhưng
không có dấu chỉ nào cho thấy các vị ấy phủ nhận sự hiện hữu của các thần khác.Đến thời
Môi-se, thì tính cách độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời đã được thừa nhận, Môi-se bảo với
dân sự rằng họ đã thấy Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chứ không có thần nào khác (Phục
4:35,39). Căn cứ vào đó thì một khẳng định như vậy không phải là kết quả của một quá trình
suy luận mang tính triết lý, song là kết quả của kinh nghiệm mật thiết về công việc của Đức
Chúa Trời (Eichrodt I,227). Thi Thiên đã diễn tả rõ ràng cho một đức tin sống động như thế.
Đức Chúa Trời vốn vĩ đại đến mức dễ dàng loại bỏ những đối thủ cạnh tranh. Ngài đã hạ bệ
tất cả các thần đối địch khác bằng quyền phép và sự khôn ngoan của Ngài (Thi 66: 6,7). Đa-
vít đã nhận thức được rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời vốn vượt trên mọi tập tục thờ
phượng (Thi 139). Kinh nghiệm của dân Chúa về việc Ngài giải cứu họ đã trải dài qua khắp
các thời kỳ lịch sử, đến nỗi họ có thể nói rằng ”Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi,
ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài (Phục 33:27). Cách diễn tả cao nhất về tính độc nhất vô
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước

Contenu connexe

Tendances

BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNGreat Doctor
 
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUCHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUSoM
 
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gme
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gmeđáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gme
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gmeNGUYEN TOAN THANG
 
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGHỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGSoM
 
BỆNH SÂU RĂNG
BỆNH SÂU RĂNGBỆNH SÂU RĂNG
BỆNH SÂU RĂNGSoM
 
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGPEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGSoM
 
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMUTrắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMUTBFTTH
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCSoM
 
Các kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnCác kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnLE HAI TRIEU
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCSoM
 
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪAQUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪASoM
 
Bai 334 viem ket mac viem loet giac mac
Bai 334 viem ket mac viem loet giac macBai 334 viem ket mac viem loet giac mac
Bai 334 viem ket mac viem loet giac macThanh Liem Vo
 
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc nataliej4
 
Dự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngDự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngĐào Đức
 
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetPHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetMinh Nguyen
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 

Tendances (20)

Bệnh án Răng trẻ em
Bệnh án Răng trẻ emBệnh án Răng trẻ em
Bệnh án Răng trẻ em
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
 
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨUCHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT VÀ CẤP CỨU
 
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gme
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gmeđáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gme
đáNh giá và chuẩn bị bệnh nhân trước gme
 
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)
Đề thi công chức chuyên ngành khám chữa bệnh ( Trắc nghiệm)
 
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGHỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
 
tứ chẩn
tứ chẩntứ chẩn
tứ chẩn
 
BỆNH SÂU RĂNG
BỆNH SÂU RĂNGBỆNH SÂU RĂNG
BỆNH SÂU RĂNG
 
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNGPEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG
 
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMUTrắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
 
Các kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnCác kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bản
 
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠCVIÊM LOÉT GIÁC MẠC
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
 
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪAQUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
 
Bai 334 viem ket mac viem loet giac mac
Bai 334 viem ket mac viem loet giac macBai 334 viem ket mac viem loet giac mac
Bai 334 viem ket mac viem loet giac mac
 
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
 
Dự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngDự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệng
 
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetPHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 

Similaire à Sách những chủ đề trong thần học cựu ước

Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monco_doc_nhan
 
Cac sach phuc am
Cac sach phuc amCac sach phuc am
Cac sach phuc amco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 

Similaire à Sách những chủ đề trong thần học cựu ước (20)

Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap mon
 
Cac sach phuc am
Cac sach phuc amCac sach phuc am
Cac sach phuc am
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 

Sách những chủ đề trong thần học cựu ước

  • 1. 1 Sách: Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước William Dyrness Lời Giới Thiệu Cuốn Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước này được dịch từ cuốn Themes in Old Testtament Theology của giáo sư William Dyrness do nhà xuất bản Inter-Vasity Press ấn hành năm 1979. Kinh nghiệm giảng dạy Thần Học Cựu Ước tại Chủng Viện Thần học Châu Á ở Manila đã thôi thúc William Dyrness viết cuốn sách này. Trong thời gian giảng dạy, tác giả đã nhận thấy một mặt tài liệu này rất phù hợp với các sinh viên Châu Á, mặt khác sinh viên hiện đang thiếu tài liệu thần học hợp thời và thỏa đáng. Tuy nhiên theo tác giả, quyển sách nhỏ này chỉ nhìn nhận sự thiếu hụt hơn là nỗ lực để lấp đầy những thiếu hụt đó. Được sự cho phép bản quyền của nhà xuất bản Inter-Vasity Press, Viện Thần Học Việt Nam dịch và xuất bản cuốn sách này nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi Lời Chúa của con dân Chúa khắp nơi. Các con cái Chúa có thể sử dụng tập sách này để nghiên cứu cách cá nhân hoặc theo từng nhóm. Tập sách này cũng được dùng làm tài liệu giáo khoa cho các học viên học từ xa (hàm thụ) muốn học môn Thần Học Cựu Ước (chương trình B.A. hay B.Th.) của Viện Thần Học Việt Nam Chúng tôi ước mong tập tài liệu này sẽ khích lệ và hướng dẫn bạn trong việc học hỏi Lời Chúa. Viện Thần Học Việt Nam Tháng 12, 2003 Những chữ viết tắt ANET: Ancient Near Eastern Texts [các bản văn Cổ Cận Đông] DOTT: Documents from Old Testemant Times [các tài liệu thời Cựu Ước] IDB: Interpreter's Dictionary of the Bible [Thánh Kinh Từ Điển] LXX: Septuagint [Bộ Bảy Mươi] NBD: The New Bible Dictionary [Tân Thánh Kinh Từ Điển] NT (TƯ): New Testament [Tân Ước] OT (CƯ): Old Testament [Cựu Ước] TDNT: Theological Dictionary of the New Testament [Từ Điển Thần Học Tân Ước]. I. Dẫn Nhập II. Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải III. Bản Tánh Của Đức Chúa Trời IV. Sáng Tạo & Quan Phòng V. Người Nam & Người Nữ VI. Tội Lỗi VII. Giao Ước VIII. Luật Pháp IX. Sự Thờ Phượng
  • 2. 2 X. Lòng Tin Kính XI. Đạo Đức Học XII. Sự Khôn Ngoan XIII. Thánh Linh Của Đức Chúa Trời XIV. Lời Tiên Tri XV. Hy Vọng Của Y-sơ-ra-ên XVI. Các Sách Tham Khảo (c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved Chương 1 Dẫn Nhập Một tác phẩm viết về Cựu Ước khó có thể trở thành sách bán chạy nhất hiện nay. Ngay giữa vòng những người sốt sắng nghiên cứu Kinh Thánh và tiếp tục làm cho Kinh Thánh luôn luôn là loại sách bán chạy nhất qua các thời đại thì những cuộc hội thảo về Cựu Ước cũng không thay đổi được quan niệm của họ. Chẳng khó khăn gì mà không biết được lý do của nó. Hầu như các Cơ Đốc Nhân vẫn thường dành phần lớn thời gian của mình vào việc nghiên cứu Tân Ước, thỉnh thoảng mới đột phá vào các sách Thi Thiên hoặc Châm Ngôn, còn các sách Tiên Tri thì lâu lâu mới đọc. Hậu quả là nhiều Cơ Đốc Nhân không hiểu được toàn bộ mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài do đó họ không thể nào có được một bức tranh toàn cảnh về các mục đích của Chúa. Thực tế cho thấy, nhiều ngôn ngữ trên thế giới thậm chí vẫn chưa có được một bản dịch Cựu Ước nữa. Dĩ nhiên, có thể thông cảm với lý do hạn chế về ngân quĩ và nhân lực nên Kinh Thánh Tân Ước được ưu tiên dịch ra trước, nhưng nếu quý vị giáo sĩ và mục sư chỉ biết giảng dạy nương trên Tân Ước mà thôi thì họ sẽ không thể nào thể hiện được toàn bộ sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt quan trọng trong những bối cảnh truyền giảng, bởi Cựu Ước thường là nhịp cầu tự nhiên nối liền với giới bình dân, nhất là với những đối tượng không thuộc về nền văn hóa Tây phương. Cựu Ước được đưa vào tư gia, đưa ra phố chợ với mục đích truyền thông tình yêu và sự nhơn từ của Chúa bằng những lời lẽ hết sức cụ thể. Thực ra Tân Ước không thể đứng một mình. Chẳng khó khăn gì để tìm ra các dẫn chứng nhằm minh họa cho điều này qua các tài liệu truyền giáo. Chẳng hạn, tại Trung Hoa, các giáo sĩ vào những ngày đầu tiên thường chỉ sử dụng Tân Ước để truyền giảng. Khi bàn về nhược điểm của các hội truyền giáo tại Trung Hoa, Arthur Glasser ghi nhận: Lỗ hổng đích thực của phong trào truyền giáo chính là việc sử dụng không đầy đủ lời của Đức Chúa Trời. Nó chỉ chú trọng vào một bộ phận của Kinh Thánh đó là Tân Ước và sách Thi Thiên...Kinh Thánh không chỉ chứa đựng sứ điệp Phúc Âm của Tân Ước mà còn có cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho thiên chức về nhân quần xã hội nữa: đó là một chuỗi bổn phận xuyên suốt Cựu và Tân Ước. Trong khi Tân Ước tập trung phần lớn vào từng cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời, thì Cựu Ước lại nhấn mạnh đến mối liên hệ hợp nhất (gia đình, cộng đồng xã hội và quốc gia). Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài một lối sống vừa bình đẳng vừa nhân đạo...Tóm lại, Cựu Ước đã chỉ dạy về một lối sống qua đó các quyền lợi của con người được bảo toàn”(New Forces in Missions, ed. David Cho, Seoul, 1976, pp. 194-95). Như vậy, tác phẩm này ra đời nhằm mục đích khai mở Cựu Ước cho các Cơ Đốc Nhân. Nói đúng ra, thì đây là một quyển sách về thần học Cựu Ước, và điều quan trọng là chúng ta
  • 3. 3 phải hiểu được ý nghĩa của nó. Mọi nền thần học tốt đều dựa trên Kinh Thánh hoặc ít hoặc nhiều, nhưng thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu chuyên biệt về các chủ đề của Thánh Kinh dựa trên những điều kiện được cho của chúng. Để phân biệt với thần học hệ thống, là khoa học tìm cách thấu hiểu mối tương quan giữa các chủ đề của Thánh Kinh với các hàm ý về lịch sử và triết học, thần học Kinh Thánh nghiên cứu các chủ đề xuyên suốt của Thánh Kinh trong tiến trình phát triển sự đối xử mà Đức Chúa Trời dành con người vào thời đại Kinh Thánh. Nó mang tính lịch sử và tiệm tiến. Thần học Kinh Thánh xoay quanh sự tự mặc khải để cứu rỗi của Đức Chúa Trời bằng hình thức các biến cố, qua đó Đức Chúa Trời đã kêu gọi cho Ngài một dân không phải chỉ để phản ánh tâm tánh Ngài mà còn nhằm phản ánh các chủ đích yêu thương Ngài. Thần học Kinh Thánh nhìn thấy các bước phát triển đó dựa trên bối cảnh của một thế giới do Đức Chúa Trời sáng tạo, là phương tiện chuyên chở những chủ đích và giá trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, thần học Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời đã không hề chịu từ bỏ các chủ đích của Ngài như thế nào, mặc cho sự bất trung của chính dân Ngài, và thậm chí là sự vô tín của họ, Ngài vẫn hành động để tạo ra một dân khác trọn vẹn và hoàn hảo hơn cho chính Ngài. Nếu chúng ta nhập tâm những ý tưởng này và đọc Tân Ước (với toàn bộ phần lịch sử liên quan đến vấn đề đó) trong sự soi sáng của chúng, nghĩa là chúng ta đang thực hiện một bước khởi đầu quan trọng theo lối tư duy thần học y theo quan niệm của Đức Chúa Trời về thế giới này. Điều chắc chắn là các ý niệm trọng tâm đó được bày tỏ qua Cựu Ước. Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng là chúng ta phải đọc Cựu Ước trong ánh sáng về sự hiện ra của Chúa Giê-xu Christ, cùng với sự mô tả tỉ mỉ của Tân Ước về công việc Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải đọc Cựu Ước với cương vị là Cơ Đốc nhân và phải tự vấn xem điều đó có nghĩa gì. Với Cơ Đốc nhân, đâu là mối quan hệ giữa hai giao ước? Có một số người, nhất là những người theo trường phái Luther, đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Cựu và Tân Ước cũng như trổi vượt của Tân Ước. Luật pháp của Cựu Ước đã bị thay thế bởi Phúc Âm của Tân Ước. Theo tôi thì Cơ Đốc nhân nên xem cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều có vai trò như nhau . Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những dị biệt vốn có giữa hai giao ước ấy. Các chủ đích của Đức Chúa Trời được thể hiện một cách rõ ràng hơn trong Tân Ước. Giao ước ấy đã được đóng ấn một lần đủ cả bằng sự chết của Đấng Christ, chứ không phải bằng nhiều lần dâng sinh tế như trong Cựu Ước. Cựu Ước thì chú trọng ưu tiên vào dân Y-sơ-ra-ên, trong khi Tân Ước lại thể hiện phần lớn sự quan tâm đến toàn thế gian. Song những điểm tương đồng giữa hai giao ước lại quan trọng hơn những điểm dị biệt. Cả hai giao ước đều ký thuật với cùng một dòng lịch sử về quá trình phát triển sự đối xử của Đức Chúa Trời với nhân loại. Công việc của Đấng Christ là tột đỉnh của chân lý Cựu Ước chứ không phải là sự phủ nhận chân lý đó. Cũng có những điểm mới trong Tân Ước, nhưng những điểm mới đó không phải là hoàn toàn mới. Có một sự liên tục quan trọng nối liền hai giao ước lại với nhau, cả hai đều chứa đựng lề lối và bản chất của sự mặc khải Đức Chúa Trời cũng như phương cách mà con người đáp ứng sự mặc khải đó. Như John Calvin đã nói: Tôi được tự do thừa nhận có những điểm dị biệt trong Kinh Thánh...nhưng bằng một cách thức nào đó để khỏi làm phương hại đến tính nhất quán vững lập của nó...Tất cả những điều đó chỉ tác động đến thể thức, chứ không hề liên quan đến bản chất (Institutes, II, 11, 1). Một phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh đã chứng tỏ có kết quả trong việc minh họa cho tính nhất quán này là hình bóng học (typology), hay môn học về những sự tương quan giữa các yếu tố của hai giao ước đó. Nếu việc làm đó từng bị lạm dụng và dẫn tới sự giải kinh tưởng tượng ra nhiều chi tiết thì việc hiểu đúng phương pháp sẽ giúp ta thấy rõ sự mặc khải của Đức Chúa Trời được phát triển một cách nhất quán trong lịch sử. Hình bóng là một biến cố Kinh Thánh, một nhân vật hay một thể chế dùng để nêu gương hay làm mẫu cho những biến cố, những nhân vật hay những thể chế khác căn cứ trên bàn tính nhất quán về bản tính và hành động của Đức Chúa Trời (Baker 1977, 267). Điều này có nghĩa là một biến cố hay đối
  • 4. 4 tượng Cựu Ước, mang ý nghĩa toàn diện theo toàn bộ văn mạch của Kinh Thánh thì ý nghĩa của nó sẽ được mở rộng cho những điểm tương quan (và ứng nghiệm) trong Tân Ước mà chúng ta có thể gọi là bối cảnh Tân Ước. Lối suy tưởng này phần lớn được thảo luận trong sách này, khi tham khảo Tân Ước.Có một cách làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai giao ước đó là ví sánh Kinh Thánh với một bản nhạc giao hưởng. Tất cả những chủ đề căn bản của bản giao hưởng đều đã được trình bày trong Cựu Ước, đều có thể được nhìn thấy và thưởng thức ngay trong những điều kiện của nó. Tất cả sự thật về việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời qua sự sáng tạo và cứu chuộc đều đã được diễn tả trong các chủ đề ấy. Đức Chúa Trời đang thực sự tiến về phía nhân loại nên đã có một mối thông công thực sự giữa hai bên không phải chỉ là lời hứa về điều này. Sau đó Tân Ước cũng sử dụng các chủ đề đó, khai triển ra và thêm vào đó các giai điệu riêng của mình, chuyển toàn thể bản nhạc lên một cung bậc cao hơn, đan dệt tất cả vào nhau một cách phong phú và đẹp đẽ. Chỉ cần một dòng giai điệu đơn giản trong Cựu Ước chẳng hạn như nói về thái độ nản lòng và sự chu cấp của những ngày lưu lạc tại đồng vắng được góp nhặt và sắp xếp vào một khung cảnh khác thì giá trị sẽ được nâng lên trong phần mặc khải Tân Ước như những lời cảnh báo và khích lệ của Phao-lô dành cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô (I Côr 10). Nếu chúng ta không chịu cẩn thận lắng nghe Cựu Ước, rất có thể là chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội thưởng thức những giai điệu cảm động nhất của Tân Ước. Cho nên, thay vì nhìn thấy Cựu Ước chỉ là tạm thời và thiếu sót một cái gì đó lỗi thời và bị phế bỏ chúng ta phải nhìn thấy nó như là một cái gì đó chưa hoàn tất hơn cả phần hòa âm cần được định hình, chuyển đổi phần ẩn dụ, cùng những tình tiết cần phải được đưa vào đoạn kết. Như vậy, những gì Tân Ước đem đến cho chúng ta không phải để bỏ mặc Cựu Ước lại đàng sau, mà chính là để thể hiện ra thực tại rất sâu nhiệm của Cựu Ước. Người ta có cảm tưởng rằng càng đi sâu vào thực tại Cựu Ước thì người ta càng hiểu được chân lý của Tân Ước một cách sâu nhiệm hơn. Tân Ước và Cựu Ước đều cần đến lẫn nhau để cho cả hai cùng đạt đến sự bày tỏ trọn vẹn. Muốn bàn luận một cách đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa hai giao ước, nên đọc tác phẩm Two Testaments: One Bible, của tác giả D. L. Baker được ghi trong danh mục sách tham khảo. Phần trên đây có thể giúp chúng ta trả lời được câu hỏi luôn được đặt ra, đó là ”Yếu tố trọng tâm của Cựu Ước là gì? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: Người ta phải tìm tâm điểm của một khúc giao hưởng hay một vở kịch ở đâu?' Dĩ nhiên phải có những chủ đề trung tâm, nhưng không một điểm nào có thể được coi là tâm điểm, trừ khi khi nó chính là điểm kết hợp toàn bộ. Cho nên, tất cả những chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận đều trùng lắp lên nhau và tương quan lẫn nhau. Bản tánh của Đức Chúa Trời dẫn Ngài đến chỗ ràng buộc chính Ngài với người nam và người nữ trong giao ước; luật pháp làm trọn giao ước; sự thờ phượng (hình thức) và lòng tin kính cùng phát triển từ mối quan hệ giao ước được định nghĩa trong luật pháp; tất cả những điều đó tự bày tỏ qua đời sống đạo đức của cộng đồng (đạo đức học và sự khôn ngoan), dẫn đến khải tượng trong các tiên tri về giao ước cuối cùng mà Đấng Christ sẽ đóng ấn bằng sự chết của Ngài. Có lẽ sự thống nhất toàn bộ được thể hiện tốt nhất qua sự tự mặc khải mang tính sáng tạo cứu chuộc của Đức Chúa Trời, hay bằng lời lẽ đơn giản hơn đó là việc Ngài đã bằng lòng hạ mình để trở thành người cha của dân sự Ngài. Tôi đã chọn cách khai triển mọi khía cạnh đó theo chủ đề. Phương pháp này có thể gặp nguy cơ tạo ra những quan niệm sai lầm. Bất kỳ một hình thức phân chia tài liệu nào cũng đều có ít nhiều tính độc đoán, và có thể đề nghị phân chia ở những chỗ không có phân chia. Cho nên, cần nhớ rằng các ý niệm và thể chế được thảo luận trong các chương riêng biệt đều có liên hệ hữu cơ với nhau, và đều trải qua sự phát triển lịch sử trong đời sống của Y-sơ-ra- ên. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời mang tính tiệm tiến tăng dần. Đó là lý do khiến cho một số học giả (như Gerhard von Rad chẳng hạn) thích nghiên cứu Cựu Ước bằng phương pháp lịch sử hơn. Nhưng khi người ta đã lưu ý đến đặc tính lịch sử của mặc khải, thì phương pháp chủ đề sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tính mạch lạc trong chương trình của Đức Chúa Trời. Cũng
  • 5. 5 nên lưu ý là có thể nắm vững bối cảnh lịch sử bằng cách tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn về lịch sử Cựu Ước, như của John Bright hay Leon Wood được ghi trong danh mục sách tham khảo. Trong phần lớn các chương, phương pháp đều giống nhau. Bắt đầu với phần tóm tắt các tư liệu, tôi mô tả sơ lược về sự phát triển đã xảy ra trong Cựu Ước (nếu có thể thì đề cập đến bối cảnh Cận Đông), rồi kết thúc bằng việc tóm tắt các nguyên tắc thần học có trong đó. Trong một số trường hợp nhất là khi thảo luận về người nam và người nữ và về tội lỗi tôi đã sử dụng nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng về từ ngữ và khái niệm để bổ túc cho phương pháp kia. Phải thừa nhận rằng không hề có phương pháp riêng lẽ nào lại không có cái nhìn phiến diện, vì thế chỗ nào có thể sử dụng được nhiều phương pháp khác nhau thì cần nên kết hợp. Việc sử dụng các công trình nghiên cứu từ ngữ là phương pháp thông thường để học Kinh Thánh, và thiết tưởng nên nói đôi lời về phương pháp nghiên cứu Cựu Ước này. Về cơ bản, có hai cách nghiên cứu từ ngữ: nghiên cứu nguyên ngữ (etymological) và nghiên cứu ngữ nghĩa (semantical). Phương pháp đầu chú ý đến ngữ căn, là nguồn gốc và sự phát triển của từ ngữ; phương pháp sau chú trọng vào ý nghĩa các từ ngữ khi chúng được dùng trong các văn mạch. Theo truyền thống, tuy việc nghiên cứu nguyên ngữ được người nghiên cứu Kinh Thánh sử dụng rộng rãi hơn, nhưng gần đây, người ta lại thừa nhận rằng thượng hạ văn của một từ ngữ là quan trọng hơn nguồn gốc của nó (thực sự có thể hoàn toàn bị lãng quên). Do đó, trong nguyên văn Hy Lạp của Tân Ước, các học giả hiện có khuynh hướng chú ý nhiều đến các bối cảnh của từ ngữ Hy Lạp (hay tiếng A-ram) của Cựu Ước hơn là lịch sử nguyên ngữ của Hy Văn cổ (tuy cũng không nên bỏ qua phần này). Lẽ dĩ nhiên, giải pháp tốt nhất là phải sử dụng cả hai nếu muốn hiểu rõ một điều gì qua nguyên ngữ (và có lẽ cả ý nghĩa của nó trong các ngôn ngữ liên quan), phải thận trọng chú ý xem từ ngữ ấy đã được sử dụng như thế nào trong văn mạch của Kinh Thánh. Trong những phần nghiên cứu như vậy, tôi sẽ nhấn mạnh đến cả hai phương pháp. Trong chương bàn về Đức Chúa Trời với người nam và người nữ, tôi lưu ý nhiều đến những điểm giống nhau, về phương diện nguyên ngữ, còn trong chương về tội lỗi, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn cho các mối quan hệ ngữ nghĩa mà không hề có sự dính dáng gì về mặt nguyên ngữ. Học viên nào muốn thì có thể tham khảo tác phẩm The Semantics of Biblical Language của James Barr, có thảo luận đầy đủ về những điểm này. Những năm gần đây Cựu Ước đã trở nên hấp dẫn nhờ những kiến thức phong phú qua các công trình nghiên cứu về tôn giáo đối chiếu, sử học, và khảo cổ học. Một số sách thần học Cựu Ước đã được viết ra nhờ sử dụng số tài liệu đó. Tôi cũng tìm cách sử dụng số tài liệu đó trong phạm vi của chủ đích và khả năng của mình. Một phần của chủ đích đó được xác định qua việc quyển sách này đã được soạn thảo theo quan niệm Tin Lành, là quan niệm chấp nhận toàn bộ Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời. Dù không phải mọi nguồn tài liệu tôi đã sử dụng đều phản ánh quan điểm như vậy”và cũng có người sẽ không hài lòng với cách tôi sử dụng các kết luận của họ”tất cả đều có nhiều điều để dạy chúng ta về Cựu Ước. Một khi văn bản Thánh Kinh được xem là tòa án chung thẩm, thì người học Kinh Thánh không nên tránh né việc học hỏi những kiến thức dồi dào được xuất phát từ những trường phái phê bình đương đại được cung cấp sẵn cho mình (Introduction to the OT của R. K. Harrison quyển lược khảo rất hữu ích về các quan điểm phê bình và lời đáp lại của giới Tin Lành). Tôi có liệt kê một số công trình nghiên cứu rất quan trọng như vậy trong bản thư mục ở cuối sách. Vì có thể tìm được các dữ kiện trong đó, nên tôi giới hạn việc đề cập các quyển sách đó, cũng như nói đến tác giả, niên đại (nếu cần phải minh định rõ) và số trang trong sách này của tôi. Mục đích chính của quyển sách này không nhằm đưa học viên đến với Cựu Ước. Vì thế, tôi đã đưa phần trích dẫn Kinh Thánh trong hầu hết mọi phân đoạn. Các câu trích dẫn đó không phải là để hậu thuẫn cho những gì tôi nói; mà đúng hơn đó chính là nguồn gốc các nhận xét của tôi. Chúng được dụng ý trưng ra để mọi người đọc và suy gẫm. Nếu có người đọc những câu đó và bắt đầu nhận thấy rằng Cựu Ước quả là một tài liệu lý thú và làm cảm
  • 6. 6 động, có thể đưa tất cả chúng ta đến sự sâu nhiệm trong đức tin, khiến chúng ta gia tăng sự ca tụng thì quyển sách này đã đạt được mục đích của nó rồi. Chương 2 Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải Tri thức chung mọi người đều có đó là Đức Chúa Trời thực hữu, Ngài đã sáng tạo trời đất, Ngài là Đấng công chính, Ngài trừng phạt kẻ gian ác v.v... Nhưng Đức Chúa Trời nghĩ gì về chúng ta, Ngài muốn ban gì và làm gì để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết hầu cứu rỗi chúng ta -- đây là tri thức đặc biệt và đích thực về Đức Chúa Trời -- thì loài người lại không biết. Như thế thì chẳng khác gì chuyện vẫn thường xảy ra là tôi rất quen với khuôn mặt của một người, nhưng lại không thật sự biết người đó, bởi vì tôi không biết những gì người ấy suy nghĩ. Cũng vậy, con người tự nhiên biết có một Đức Chúa Trời, nhưng lại không biết những gì Ngài muốn và những gì Ngài không muốn. Martin Luther, Thư Tín Ga-la-ti Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải: Nền Tảng Của Mặc Khải Cựu Ước Mục tiêu mặc khải mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong Cựu Ước tất nhiên là việc tự mặc khải (self-revelation) về mình cho dân Ngài; mặc khải về thân vị và bản tánh Ngài chính là tiền đề giải thích cho sự mặc khải về mục đích Ngài. Trong những năm gần đây, các học giả Cựu Ước thường nhấn mạnh về mặc khải của Đức Chúa Trời qua những công việc quyền năng Ngài, ắt hẳn điều đó đã mang lại cho chúng ta một hiểu biết tường tận hơn về tính xác thực của mặc khải Cựu Ước. Đức Chúa Trời không chỉ mặc khải chính mình Ngài bằng những lời tuyên phán (propositions) mà thông qua những biến cố, Ngài còn dùng các tiên tri Ngài để chú giải những điều đó cho chúng ta. Gần đây, Wolfhart Pannenberg cùng với nhóm chuyên gia của mình đã nhấn mạnh đến đặc tính lịch sử của mặc khải. Rolf Rendtorff cho rằng: ”Jahweh (danh xưng của Đức Chúa Trời theo nguyên ngữ Hi-bá-lai) đã bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta qua những công việc cứu rỗi quyền năng được thực hiện, có nghĩa là qua đó Ngài đã tự mặc khải về mình (Pannenberg, 32). Pannenberg thì quả quyết: Đức tin bền đỗ nhờ vào bằng chứng về các sự kiện lịch sử khi sự cứu rỗi được thực hiện, qua đó bày tỏ thần tánh và năng quyền của Jahweh (Pannenberg, 126). Tất cả những vấn đề nêu trên đều hữu ích. Nhưng chắc chắn không thể vì vậy mà cho rằng sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua sách Sáng Thế Ký là một phương thức mặc khải chưa thỏa đáng theo như nhận định của họ. Song để cho dân Y-sơ-ra-ên có được cơ sở nhận thức về công việc quyền năng của Đức Chúa Trời, Ngài đã tự mặc khải về mình cho các tổ phụ. Lời xác nhận Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi (Xuất 15:2) cùng với ánh sáng về sự hiện ra của Đức Chúa Trời trong quá khứ đã khiến cho việc ra khỏi Ai Cập trở nên dễ hiểu hơn. Chúng ta cần nên nhớ, sự mặc khải Cựu Ước bao giờ cũng dẫn đến một mối quan hệ biệt riêng giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Nếu sự tương giao được thiết lập, chúng ta cần phải hiểu biết được bản tánh của Đức Chúa Trời qua việc Ngài tự bày tỏ mình ra. Chúng ta sẽ không thể đạt đến sự hiểu biết đầy trọn về mặc khải Cựu Ước nếu chưa có được tầm vóc khám phá đa phương (many-sided) về lời lẽ và sự kiện trong đó. Một khi chưa nhìn nhận việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời là mặc khải nền tảng thì chúng ta sẽ chẳng hiểu biết được gì. Hãy xem lại những gì đã chép để hiểu được lý do tại sao.
  • 7. 7 Về một phương diện, bản tánh Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua công cuộc sáng thế. Ngài đã tạo ra thế giới này bằng mối quan tâm sâu sắc và dõng dạc tuyên bố xác nhận nó thật tốt lành (Sáng 1:31). Đến Sáng Thế Ký chương 2, chính Đức Chúa Trời đã ban chỉ dẫn sống cho A-đam trong vườn Ê-đen. Cho đến khi sự hài hòa của các tạo vật nguyên thủy bị phá vỡ bởi sự bất tuân và mất đi nguyên trạng của mình thì lúc đó sự tự mặc khải tươi mới (fresh) của Đức Chúa Trời mới thực sự trở nên cần thiết. Kể từ đó trở đi, sự mặc khải được mang đặc trưng phục hồi mối quan hệ đã bị phá vỡ. Và bỗng trở nên sự cứu chuộc. Trong Sáng Thế Ký 3:9, Đức Chúa Trời đã hiện đến và hỏi con người rằng: Ngươi ở đâu?”, A-đam đã nỗ lực một cách đáng thương để lánh mặt Đức Chúa Trời vì ông đã bắt đầu biết hổ thẹn, xuất phát từ nhận thức về sự xa cách giữa mình với Đức Chúa Trời. Kể từ đó, con người bắt đầu biết run sợ khi đứng trước sự hiện diện của Chúa. Trước Đấng Tạo Hóa, họ biết mình lõa lồ và nhận thức thuộc linh đã đến với họ khi họ thật sự ý thức được thân thể mình lõa lồ (về sau trong dân Y-sơ-ra-ên, hễ ai đến trước mặt Đức Giê-hô-va cách lõa lồ đều bị xem là làm điều gớm ghiếc - Xuất 20:26). Rõ ràng, sự chất vấn của Đức Chúa Trời không nhằm mục đích đòi hỏi con người cho Ngài biết những gì đã xảy ra, nhưng ấy là nỗ lực nhằm kéo A-đam và Ê-va về với chính Ngài, để cho họ thấy lòng Ngài bao dung. Sự chất vấn dành cho Ca-in trong Sáng Thế Ký 4:6,9,10 Cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? Em ngươi ở đâu? Ngươi đã làm điều chi vậy? cũng nhằm mục đích tương tự. Đức Chúa Trời biết những gì đã xảy ra song Ngài muốn Ca-in tự thú để trở lại cùng Ngài. Ngay từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã tỏ thái độ bao dung đối với tội lỗi loài người. Ngài không muốn tội nhân chết mất, nhưng muốn họ được sống. Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải Trong Những Trường Hợp Đặc Biệt 1. Sáng Thế Ký 12. Việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời chỉ thật sự bắt đầu từ Sáng Thế Ký12 khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham lìa bỏ quê hương và dân tộc mình để đi đến một vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho. Câu 1 được mở đầu bằng một mạng lệnh; Đức Chúa Trời không hề bày tỏ mình là ai mà chỉ phán: Hãy rời bỏ quê hương để đi đến một vùng đất mà ta sẽ chỉ cho. Cũng như hết thảy những lần hiện ra trong Cựu Ước, sự hiện diện và quyền uy của Đức Chúa Trời trong đoạn kinh văn này là không thể hoài nghi. Bởi làn sóng của hoài nghi chủ nghĩa hiện đại (modern skepticism) rất dễ khiến chúng ta tự hỏi: làm sao Áp-ra-ham biết được đó là Đức Chúa Trời, chẳng lẽ ông lại không có khoảnh khắc nghi ngờ nào chăng, nhưng Kinh Thánh thì không hề đề cập đến những điều đó. Mạng lệnh thật đơn giản và rõ ràng. Như lập luận của Von Rad:”Jahweh là chủ từ của động từ đầu tiên trong phần mở đầu của lời tuyên phán đầu tiên, thì đương nhiên Ngài cũng là chủ thể của toàn bộ phần thánh sử còn lại. Ngài đã mở đầu bằng lệnh truyền: hãy triệt để dứt bỏ từ gốc rễ mọi ràng buộc mang tính tự nhiên (Von Rad 1961, 154). Ngay sau đó là một lời hứa, Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ ban phước cho ngươi (câu 2). Và câu tiếp theo cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi dân tộc, nhưng Ngài chỉ khởi đầu thiết lập mối quan hệ với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước toát lên mối quan hệ thiết thân giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Thông qua tuyển dân, Ngài muốn ban phước cho mọi dân tộc trên thế gian này. 2. Sáng Thế Ký 15 và 17. Trong hai chương này Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Áp-ra- ham và chính thức lập giao ước với ông. Trong 15:1 Ngài hứa sẽ làm một cái thuẫn đỡ cho Áp-ra-ham và trong 17:1 Ngài tự xưng là El Shaddai. Nguyên nghĩa của danh xưng này dẫu chưa đạt được sự nhất trí chung nhưng nó hàm chứa được ý nghĩa về sức mạnh của Đức Chúa Trời so với sự mỏng manh của con loài người, cũng như hàm ý về sự cung ứng đầy đủ của Đức Chúa Trời dành cho họ. Sau khi tỏ ra danh xưng đó, Đức Chúa Trời đã đưa ra lời giáo huấn: Ngươi hãy đi trước mặt ta, làm một người trọn vẹn (17:1). Đáp ứng mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ở đây là một đáp ứng về mặt đạo đức; ngay từ ban đầu, chuẩn mực đạo đức đã được đề cập đến trong mối quan hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. Cần phải có cách ăn nết ở xứng
  • 8. 8 đáng trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Sau đó, Ngài đã hứa thiết lập một giao ước cùng Áp-ra-ham, đó chẳng phải là mối giao thân tạm bợ, mang tính thời vụ, song là một mối giao thân liên tục và vĩnh cửu. Tính cách trường cửu ấy được ấn chứng bằng dấu hiệu về phép cắt bì trên thân thể lưu truyền qua các thế hệ (c.10). Việc Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra-ham mang một ý nghĩa rất lớn. Cũng như người Trung Hoa và nhiều dân tộc khác, danh xưng đóng vai trò rất quan trọng đối với người Hi-bá-lai. Nó bày tỏ một phần cá tánh của con người. Vai trò quan trọng của A- đam trong việc mặc lấy hình ảnh Đức Chúa Trời thể hiện qua việc được giao quyền đặt tên cho các tạo vật. Khi đặt tên như vậy, ông đã thực thi quyền tự do của mình trên thế giới được tạo nên. Và những tên gọi đó cũng chính là phương tiện liên lạc giữa ông với tạo vật khác. Đối với một người thì tên gọi của họ ở đâu cũng có nghĩa là họ đang thật sự ở đó. Tên và người tuy hai mà một. Thực tế đã chứng minh: khi hoàn cảnh của một người thay đổi, thì tên của người đó cũng buộc phải thay đổi theo. Trong Sáng Thế Ký17:4-6, Áp-ram đã được đổi tên thành Áp-ra-ham, nghĩa là cha cao quý đã trở nên cha của nhiều dân tộc. Về sau, chính Đấng Christ cũng có phán: Ngài đã đến trong danh Cha, thì mọi người cũng phải xem Ngài như là Cha vậy (Giăng 5:43). Sứ đồ Giăng thì kết thúc sách Phúc Âm của mình bằng lời quả quyết: mọi điều ông viết ra đều nhằm mục đích để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống (Giăng 20:31). Cho nên, khi Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra- ham thì điều đó có ý nghĩa rất lớn. Tuy vĩ đại, cao cả nhưng Đức Chúa Trời cũng bằng lòng tỏ mình ra và đã phó chính mình Ngài cho nhân loại. Một khi nhân loại đã biết danh tánh của Đức Chúa Trời rồi, cũng có nghĩa là họ đã biết cách kêu cầu Ngài, khẩn xin sự hiện diện Ngài và tất nhiên cũng dễ dàng xúc phạm đến Ngài. 3. Sáng Thế Ký 28:13. Ý nghĩa của danh xưng tiếp tục được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 28 liên quan đến việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Tại đây, Gia-cốp đã chiêm bao thấy một chiếc thang bắc lên trời và Đức Giê-hô-va đang đứng ở trên đó, Ngài phán rằng: Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham tổ phụ ngươi cũng là Đức Chúa Trời của Y- sác. Không chỉ có danh Ngài được nhắc đến ở đây mà mối liên hệ giữa Ngài với Áp-ra-ham cũng được đề cập đến. Ngài là Đức Chúa Trời rất mực thiết thân với cha và ông của Gia-cốp. Sau đó, Chúa đã ban lời hứa bằng việc tái lập lời hứa của giao ước: Ta sẽ ban cho ngươi đất này. Điều lý thú ở đây là trong khi tên tuổi của các thần ngoại bang ngay từ buổi ban sơ thường gắn liền với một địa danh nào đó, thì Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên lại có liên quan mật thiết đến những nhân vật và sự kiện (Xuất 20:1,2) cùng với những lời hứa - bằng chủ quyền và tự do tuyệt đối về việc ban đất cho dân Ngài. Khắp đất đều thuộc về Chúa, và một nơi trở nên thánh địa khi nơi đó người ta cầu khẩn danh Ngài. Phản ứng của Gia-cốp vào lúc ấy cũng rất nhân tánh. Ông run sợ. Sợ vì cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại nơi đó. Trong một lần chạm trán về sau (Sáng 32:29), Gia-cốp liền vội vàng chất vấn để biết tên người đọ sức cùng mình. Nhân vật xa lạ này là ai?Những gì ẩn chứa trong tất cả các câu hỏi cấp bách mang đầy nhân tánh nêu trên là hỏi tên, đó là tất cả những gì con người muốn biết và cũng là tất cả can đảm họ có khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời (Von Rad 1961, 317). Và Đức Chúa Trời đã ban phước trên ông thay cho câu trả lời. Bởi lẽ Ngài thừa biết câu hỏi ấy ẩn chứa ước muốn về việc mượn danh lớn để đáp trả lại kẻ xa lạ đang tấn công mình. Đối với những trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời có toàn quyền để từ chối trả lời. Không chỉ những sự việc kể trên mới được xem là có ý nghĩa quan trọng trong Sáng Thế Ký, nhưng đó chính là nền tảng cho toàn bộ phần lịch sử về các tộc trưởng. Nếu loại bỏ những sự kiện cốt lõi đó thì toàn bộ phần ký thuật còn lại sẽ không có ý nghĩa gì. Lịch sử các tộc trưởng chính là lịch sử dựa vào những sự việc kể trên để có được khởi điểm thích ứng và lời lý giải khả dĩ cho chính bản thân mình. Chắc chắn một điều là Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng họ và kêu gọi họ thực hiện một sứ mạng đặc biệt nên đời sống của họ phải có được ý nghĩa cao trọng hơn những kẻ xung quanh mình. Trái với quan điểm của một số học giả hiện đại, tôi cho rằng trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên, giai đoạn này mới chính là giai đoạn phôi thai. Nó chính là cơ
  • 9. 9 sở cho mọi sự phát triển về tư duy tôn giáo (religion thought) sau này. Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên phải là vật sở hữu có một không hai của Ngài. Và Ngài đã chọn họ làm đối tượng để chuyển tải phước hạnh cùng sự hiện diện của Ngài cho toàn thế giới. Ngài đã ban cho họ lời hứa Ngài được ấn chứng qua phép cắt bì trên thân thể. Không những vậy, tương lai trong cõi đời này họ sẽ sở hữu được vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho họ.Mặc dầu sự mặc khải có tính cách tiệm tiến xuyên suốt Kinh Thánh nhưng không có nghĩa là đức tin đi từ một khái niệm sơ khai, đơn giản đến một mức độ cao hơn và tinh vi hơn. Sự đáp ứng của Áp- ra-ham đối với Đức Chúa Trời trong Hê-bơ-rơ 11:8-12 được xem là một tấm gương tiêu biểu về đời sống đức tin. Xuyên suốt Kinh Thánh, Áp-ra-ham được xem là người biết ”chờ đợi một thành vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (Hê-bơ-rơ 11:10). 4. Xuất Ê-díp-tô Ký 3. Giờ đây, chúng ta sẽ đi đến một trong những giai đoạn có tính quyết định và hấp dẫn nhất trong quá trình tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Trong 3:2, Đức Chúa Trời đã xuất hiện như một thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Và sau đó có khi Ngài xuất hiện qua một đối tượng trung gian, có khi Ngài hiện ra trực tiếp, nhưng vì cớ tội lỗi nên sự chạm trán mặt đối mặt một cách thật sự giữa con người với Đức Chúa Trời là điều bất khả thi trong cuộc đời này (Xuất 33:20). Nhưng dù qua trung gian nào đi nữa thì đó vẫn là sự mặc khải thật. Câu 6 đã ghi lại một mẫu mực về việc tự giới thiệu bản thân. Theo sự ghi nhận của Theodor Vriezen thì việc giới thiệu mang tính thẩm quyền đó đã chi phối quan niệm thần học của mặc khải Cựu Ước (Vriezen 1970, 177). Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. Và sau đó là lời hứa về việc giải cứu dân Chúa ra khỏi Ai Cập. Môi-se-từ gã chăn chiên đã trở thành lãnh tu ï- một công cụ do Đức Chúa Trời tuyển dụng. Và Môi-se đã xin Chúa cho ông được biết danh tánh Ngài (c.13) để tiện tỏ bày cùng con cái Y-sơ-ra-ên. Rõ ràng là dân Chúa muốn biết Ngài là ai. Là ai mà có thể ban lời hứa giải cứu họ? Đành rằng Ngài là Đức Chúa Trời của tổ phụ họ nhưng hiện nay Ngài là gì đối với họ? Đức Chúa Trời đáp: TA LÀ ĐẤNG TA LÀ hay TA SẼ LÀ ĐẤNG TA SẼ LÀ (theo tiếng Hi-bá-lai, thì được sử dụng trong câu này là thì chưa hoàn thành). Câu trả lời mà Đức Chúa Trời dành cho Môi- se nên được xếp vào loại nào?Có người cho rằng Chúa đã né tránh câu hỏi của Môi-se vì không muốn ban cho ông một sự ủy thác. Đó là quan điểm của Karl Barth. Ông đã trích dẫn Các Quan Xét 13:18, Sao ngươi hỏi danh ta...? Việc Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người biết rõ biệt danh Ngài không hề xảy ra trong tiến trình mặc khải, nhưng tự thân sự mặc khải đã toát lên lòng nhân từ vô điều kiện (free loving-kindness) của Đức Chúa Trời rồi (Church Dogmatics, 1/1, 369-70). Barth một mực cho rằng: siêu việt tính của Đức Chúa Trời vẫn được giữ vẹn ngay cả khi tự mặc khải về mình. Bí mật về Chúa vẫn còn, dẫu Ngài đã tỏ mình ra. Nếu có sự thiếu chuẩn xác nào đó về mặt ngôn ngữ thì qua đó có chăng sự đề cập đến quyền tự do hành động của Đức Chúa Trời hay muốn ám chỉ một sự né tránh? Trong câu trước (Xuất 3:12), Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ hiện diện giữa vòng họ. Vì vậy, nếu cho rằng Ngài không muốn ban sự ủy thác chính mình thì có vẻ khác lạ làm sao. Một quan điểm khác dựa trên cách dịch được xem là tốt nhất của Bản Dịch Bảy Mươi (tiếng Hy Lạp) đã dịch câu trên như sau Ta là Đấng đó. Theo quan điểm này, tại đây, Chúa muốn bày tỏ ý nghĩa căn bản về thân vị Ngài. Ngài vốn tự nhiên mà có. Một số nhà thần học Công giáo truyền thống như Etienne Gilson và E. L. Mascall thì tin rằng bí quyết triết học cho sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đó là: Ngài là Đấng hiện hữu đồng nhất với bản tánh Ngài. Ngài là Đấng hiện hữu trọn vẹn. Theo Mascall, ý niệm đó chính là mảnh đất phì nhiêu cho mọi sự tận hiến trọn vẹn của Ki-tô hữu” (He Who Is, 1966, 13). Ngoài cách dịch đáng thắc mắc của Bản Bảy Mươi ra, thật khó có thể tưởng tượng được Đức Chúa Trời lại muốn truyền đạt cho những nông dân Hi-bá-lai bình dị một ý niệm trừu tượng và cao siêu như thế.Có thêm một gợi ý lý thú hơn xuất phát từ W. F. Albright và các môn đệ của ông. Căn cứ vào nguyên ngữ, Albright đề nghị một cách dịch tốt nhất đó là Ngài là Đấng
  • 10. 10 Tạo Thành, xuất phát từ ý niệm cơ bản về vai trò Đấng Tạo Hóa của Đức Chúa Trời (Albright, 256-60). Nhưng quan điểm dường như phù hợp nhất với văn mạch ở đây, có lẽ là quan điểm của Vriezen, ông nhấn mạnh: đây không phải là sự né tránh, nhưng rõ ràng là một lời bảo chứng về sự hiện diện (liên tục) của Ngài. Trong ngữ cảnh này, cách dịch đúng nhất sẽ là Ta sẽ hiện diện ở đó, như đã từng hiện diện ở đây hoặc Ta hiện diện ở đây vì cớ các ngươi. Sự mặc khải theo sự minh định của Kinh Thánh có nghĩa là đích thân Đức Chúa Trời đến với con người, bày tỏ chính mình Ngài như một Đấng hiện diện vì cớ con người bằng mọi cách. Khi Đức Chúa Trời tự mặc khải về chính mình, Ngài sử dụng ngôi thứ nhất số ít để tự giới thiệu và lời Ngài chỉ thị cho công việc Ngài (Vriezen, 180). Ủng hộ cho quan điểm nêu trên, nhiều học giả đã phân tích rằng xét về mặt văn phạm ở câu trên thì động từ thứ hai thực hiện chức năng như một vị ngữ cho động từ thứ nhất, nó dư ra như vậy cốt để nhấn mạnh cho hành động của động từ, cũng như trong nhiều ngôn ngữ, một từ có thể được lặp đi lặp lại với mục đích nhấn mạnh mà thôi. F. W. Bush đã đưa ra hai sự minh họa về cách dùng như vậy. Trước hết là trong Ê-xê-chi-ên 12:24,25 “Sẽ chẳng còn có sự hiện thấy nào là giả dối, một sự bói khoa nào là a dua trong nhà Y-sơ-ra-ên. Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta sẽ nói và lời ta nói sẽ làm thành. Vì chính Đức Giê-hô-va sẽ nói - động từ được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh - nên chẳng có gì để nghi ngờ về điều đó cả. Và trong Xuất 33:19 (Ta sẽ làm ơn cho ai ta muốn làm ơn), không cần phải bận tâm đến việc Đức Chúa Trời hoàn toàn có quyền ban phước hay không ban phước trong trường hợp vừa nêu nhưng đây chỉ là sự diễn tả một cách chắc chắn về ân điển Ngài, và câu trên nên được viết lại như sau: Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn và thương xót. Theo ngữ cảnh của câu trả lời trong Xuất Ê- díp-tô Ký chương 3 thì rõ ràng điều Đức Chúa Trời muốn nhấn mạnh ở đây chính là sự hiện diện của Ngài. Vì Ngài vốn là Đức Chúa Trời của các tổ phụ, cho nên sự hiện diện của Ngài sẽ tiếp tục là bảo chứng (duy nhất) cho những lời hứa của Ngài. Quả thật, sự đáp ứng của Đức Chúa Trời là vô giới hạn song lý do khiến Ngài từ chối việc giải thích vào lúc bấy giờ ấy là do các định ý của Ngài sẽ (và phải) để dành cho sự mặc khải những việc tương lai. Trong hoàn cảnh như vậy thì danh Ngài chính là phương tiện thiết yếu cho mối giao thân giữa Ngài với họ và là nhịp cầu liên thông cho sự thờ phượng (Childs 1974, 77). 5. Xuất Ê-díp-tô Ký 6:1,2. Khi Pha-ra-ôn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Môi-se thì một lần nữa Đức Chúa Trời lại xác quyết với ông về sự giải cứu Ngài, và để cho lời hứa thêm phần vững mạnh, Ngài đã tự xác nhận: Ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh). Ta đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời Toàn Năng (El Shaddai); song về danh ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh), thì ta chưa hề tỏ cho họ biết. Câu này là một trong những cơ sở được các học giả thuộc trường phái phê bình thường xuyên sử dụng để phát tán nguồn gốc của Ngũ Kinh. Những phần nào trong Sáng Thế Ký có sự xuất hiện của El Shaddai đều thuộc về nguồn P (Priestly), được xem là có sau; còn những chỗ nào Giavê (Jahweh) xuất hiện thì thuộc về nguồn J (Jahweh). Nhưng làm sao có thể hình dung được sự việc các vị tộc trưởng chưa hề nghe thấy gì đến danh Jahweh? Nếu như vậy thì hoàn toàn có thể nghi ngờ giả định của các nhà phê bình về phần có sau (nguồn P) của Ngũ Kinh. Nếu có thể, chúng ta nên đặt câu trên dưới dạng câu hỏi: Ta há chưa từng tỏ mình ra cho họ biết danh ta là Jahweh hay sao?' Robert Dick Wilson từng đề xuất ý tưởng đó vào năm 1924 (trong Kaiser, 1972, 29-40) và những học giả khác còn tìm được chứng cớ hiển nhiên hơn nữa để hậu thuẫn cho quan điểm này trong những năm gần đây. Nhưng có lẽ cách tốt nhất để hiểu được ý nghĩa câu trên là cảm biết được Đức Chúa Trời không hề có ý nhấn mạnh về một danh xưng hoàn toàn mới nhưng điều Ngài muốn nhấn mạnh đó là cần phải hiểu biết một cách mới mẻ về sự hiện diện của Ngài theo ý nghĩa của danh xưng ấy. Tên Jahweh có nghĩa là Đức Chúa Trời lập giao ước, Chúa duy trì mối quan hệ thủy chung (faithful relations) với dân sự Ngài. Giờ đây, họ sắp kinh nghiệm thật sự về ý nghĩa của danh xưng đó theo phương cách mà tổ phụ họ không thể nào mơ tưởng đến được.
  • 11. 11 Hướng gợi mở này phù hợp hơn với lối suy nghĩ năng động (dynamic understanding) về các danh xưng mà chúng ta từng đề cập đến ở những phần trên. Vậy, câu trên có thể được diễn giải như sau: Khi hiện đến trong danh Jahweh, ta há chẳng từng tỏ mình ra cho họ biết về ta hay sao? Vì trước đó, Ngài từng hứa về việc thực hiện nên Đức Giê-hô-va phán rằng: giờ đây Ngài muốn chứng tỏ cho mọi người được biết Ngài là Đức Chúa Trời luôn nhớ về giao ước và thực hiện hoàn tất giao ước Ngài. Lời đó có liên quan đến những phần ký thuật về các tộc trưởng hầu cho những lời hứa đều được ứng nghiệm. Như Brevard Childs từng phát biểu: Danh Jahweh có chức năng như một bảo chứng thật về việc Đức Chúa Trời luôn có mặt đàng sau những lời hứa và sẽ thực hiện hoàn tất lời hứa Ngài”(Childs 1974, 115). 6. Xuất Ê-díp-tô Ký 19:3 và 20:1,2. Đức Chúa Trời phán bảo Môi-se: ”Các ngươi đã thấy điều ta làm” (19:4). Điểm nhấn mạnh này khiến cho một số học giả đã thay đổi cách nhìn về phương cách Đức Chúa Trời hiện ra và tương giao trực tiếp-theo kiểu chạm trán mặt đối mặt-để thực hiện sự mặc khải thông qua những công việc Ngài. Nhưng còn hơn cả một sự thay đổi, có lẽ chúng ta nên xem đó là một bước tiến bộ. Những lần trực hiện (direct appearances) của Đức Chúa Trời vẫn không ngừng diễn ra, nhưng có lẽ giờ đây Ngài chỉ muốn chứng thực những gì Ngài từng hứa là sẽ thực hiện thông qua những công việc Ngài. Nếu sách Xuất Ê-díp-tô Ký không có phần Đức Chúa Trời hiện ra cùng Môi-se và các tộc trưởng thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Những điều diễn ra trong Cựu Ước là những bằng chứng, những dấu hiệu và những ghi nhận tỉ mỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì không thể nào được hiểu theo ý nghĩa bên ngoài bối cảnh. Từ buổi ban sơ, dân Y-sơ-ra-ên đã từng phải đối diện với chính thân vị của Đức Chúa Trời, đến một lúc nào đó, kinh nghiệm đã quá đủ đầy và dĩ nhiên kinh nghiệm đó không hề bị phế bỏ khi công việc quyền năng Chúa được tỏ ra. Đã đến lúc cần phải có luật pháp để xác chứng và diễn tả mối quan hệ mà Đức Chúa Trời đã thiết lập với dân sự Ngài. 7. Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18-23. Trong những câu này, Môi-se đã cầu xin Đức Chúa Trời tỏ cho ông thấy được vinh hiển Chúa. Môi-se đang ở vào một thời điểm có tính quyết định nên ông muốn được chiêm ngưỡng toàn diện hơn về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã từ chối ước muốn của Môi-se không phải Ngài là Đấng mà loài người không thể nào chiêm ngưỡng được nhưng vì tình trạng tội lỗi của loài người nên họ không thể sống sót nếu nhìn thấy Đức Chúa Trời(c.20). Song Ngài hứa là sẽ để cho sự thiện hảo Ngài đi qua trước mắt ông (c.19) cũng như tuyên xưng danh Ngài là Jahweh. Ngài muốn tỏ mình ra qua ”các thuộc tánh, chứ không phải chỉ bằng những lần xuất hiện” (Childs 1974, 596). Đức Chúa Trời không hề khăng khăng từ chối tỏ mình ra, song điều mà Ngài muốn tỏ ra ấy là tính cách và sự thiện hảo Ngài. Nên nhớ, sự mặc khải đó chính là điều mà Môi-se và dân sự lúc bấy giờ đang rất cần, nhất là sự nhận biết về lòng thương xót Chúa. Công tác mà họ cần Chúa thực hiện vào thời điểm đó chính là công tác cứu chuộc. Đức Chúa Trời phải nắm dắt họ ngay khi họ đang ở trong tình trạng tội lỗi với lòng thương xót Ngài. Để minh chúng cho lòng thương xót đó, Chúa đã đi ngang qua Môi-se và che phủ ông bởi cánh tay Ngài (c.22) nhằm bảo vệ ông khỏi sự hiện diện chớp nhoáng của Chúa, e rằng thân phận tội lỗi của ông sẽ khiến ông phải trả giá bằng cơn thạnh nộ của Chúa chăng. Với sự bao phủ đó, Đức Chúa Trời không hề che giấu sự vinh hiển Ngài, mà chỉ bày tỏ nó ra trong một dạng thức mà loài người tội lỗi có thể cảm nhận được. Định ý về việc mặc khải vinh quang Chúa cũng được thể hiện trong Tân Ước, khi Đấng Christ đã tôn vinh Cha một cách thỏa đáng bằng sự chết mình, ban sự cứu chuộc để phủ che tội lỗi loài người cũng như bảo vệ họ khỏi cơn thạnh nộ của Chúa (xem Giăng 13:31; 17:1,4). Sự mặc khải của Đức Chúa Trời không hề mang tính chủ quan nhưng luôn hướng tới mục đích cứu chuộc của Ngài. Xuyên suốt quá trình lịch sử của mặc khải Cựu Ước, ngày càng chứng tỏ cứu thục tính (redemptive character) là điều không thể thiếu trong mặc khải dành cho thế giới sa ngã này. Chính Đức Chúa Trời phải tỏ mình ra trước tình trạng tội lỗi của loài người để đối diện với thực trạng ấy nhằm phục hồi nơi họ sự tương giao.Đức Chúa
  • 12. 12 Trời đã dùng đến cấu trúc mà chúng ta từng bàn thảo liên quan đến Xuất 3:14 Ta sẽ làm ơn cho ai ta muốn làm ơn hay Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn (33:19) để nhấn mạnh thêm về thuộc tánh Ngài. Tất nhiên, không thể dựa vào điều đó để cho rằng sự tuyển lựa của Đức Chúa Trời là mang tính chủ quan-ý nghĩa ấy rất ít được tìm thấy trong văn mạch-song qua đó muốn nói lên sự bảo đảm về lòng thương xót Chúa. 8. Xuất Ê-díp-tô Ký 34: 5-10. Tại đây, Đức Chúa Trời đã ngự xuống trong đám mây và hiện ra trước mắt Môi-se để bày tỏ danh Ngài. Giê-hô-va, Giê-hô-va! Giờ đây, danh ấy được gia thêm phần thuộc tánh: thương xót, hay làm ơn, yêu thương và thành tín (c.6). Nên nhớ, mặc khải lần này nhằm mục đích ban bảo chứng cho các lời hứa của giao ước (c.10). Ngài là Đức Chúa Trời luôn giữ lòng yêu thương bền vững, nhưng cũng không quên xét đoán kẻ phạm tội. Sự hiện hữu và tình yêu Ngài là vô điều kiện, nhưng không phảỉ chỉ có phước hạnh mà còn có cả sự xét đoán. Một lần nữa, cũng như trong Sáng Thế Ký 17:1, sự đáp ứng về mặt đạo đức mà thuộc tánh Đức Chúa Trời đòi hỏi đã được làm sáng tỏ. Chiều kích ấy đã được minh định rõ trong luật pháp. Trong những trích đoạn từng được đề cập đến của sách Xuất Ê-díp-tô Ký, rõ ràng Môi- se đã tận hưởng được mối liên hệ độc nhất vô nhị với Đức Chúa Trời. Trong Xuất 33:12, Môi-se thừa nhận rằng Đức Chúa Trời biết rõ tên ông. Đức Chúa Trời đã chú giải thêm sự nhìn nhận về ông trong Dân Số Ký 12:7,8. Khi nói về Môi-se Ngài phán: Người thật trung tín trong cả nhà ta. Ta nói chuyện cùng người miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố, và người thấy hình của Đức Giê-hô-va. Edward Young cho rằng: Môi-se đã chiếm giữ địa vị vô song dưới chế độ Thần Quyền và mối liên hệ với Đức Chúa Trời là có một không hai (Young 1952, 51). Chính địa vị ấy đã khiến ông trở thành biểu tượng cho vị tiên tri về sau được dấy lên. Song một số câu trong Xuất 33 cũng có ý ám chỉ về một số giới hạn nội tại nơi mối liên hệ mà Môi-se có được. Đức Chúa Trời chỉ cho phép Môi-se nhìn thấy hình Ngài thôi, chứ không hề cho ông thấy mặt Ngài. Ngay cả đối với Môi-se thì điều đó cũng được giữ lại cho đến khi gặp Chúa ở trên thiên đàng. Phao-lô cũng từng đề cập đến trong I Côrinhtô 13:12:”Ngày nay, chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ; đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau. Nhưng với sự tái lâm của Đấng Christ thì ngay đến khải tượng cuối cùng cũng được báo trước nhờ sự sống trong Thánh Linh, như Phao-lô từng giải thích rong IICôr 3:18 ”Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa...vì đã được biến hóa trở nên giống như Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, bởi Chúa là Thánh Linh” (bản AV). 9. Những lần tự mặc khải khác. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời cũng liên tục mặc khải qua Cựu Ước, nhất là đối với các tiên tri. Theo Von Rad ”Hễ ai nhận được sự kêu gọi trực tiếp và riêng tư từ Đức ChúaTrời thì sẽ có được một vị thế mới mẻ hoàn toàn” (Von Rad 1962, II, 57). I Sa-mu-ên 3:10-14 cho biết rằng: Đức Chúa Trời kêu gọi Sa-mu-ên mà không hề tự giới thiệu mình là ai song chỉ tuyên bố rằng Ngài sắp làm một việc mới lạ trong Y-sơ-ra-ên: Ngài sẽ đoán xét nhà Hê-li. Ở đây, một lần nữa, lời giải thích đã đi trước biến cố và khiến nó trở nên có ý nghĩa. Như A-mốt từng luận giải (3:7) Đức Chúa Trời chẳng bao giờ làm việc gì mà Ngài chưa hề mặc khải cho các tiên tri. Trong Ê-sai 6:1-5, sự mặc khải về thân vị và thuộc tánh của Đức Chúa Trời đã xảy ra trước khi Ê-sai được kêu gọi để trở nên một tiên tri. Ê-xê-chi-ên thì được ban cho sự hiện thấy tựa như vinh hiển của Đức Giê-hô-va (1:28) cùng với một khải tượng cụ thể. Trong mỗi trường hợp kêu gọi đều có yếu tố đột biến, gây sợ hãi, hay khích động. Đó là những kinh nghiệm phi thường không dễ dàng thấu hiểu từ bấy đến nay. Vì tội nhân thường ở trong trạng thái bất an trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời nên những lần Chúa hiện ra như vậy họ cần phải được bảo vệ, khuyên dỗ và trấn an. Tóm lại, những lần mặc khải đó đều ẩn chứa nhiều hứa hẹn. Tác giả Thi Thiên trông đợi cái ngày mà Tôi sẽ được thấy mặt Chúa trong sự công bình; khi tôi tỉnh thức tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Chúa (Thi 17:15).
  • 13. 13 Tóm tắt Trong tất cả những lần hiện ra đó, một vấn đề thực tế được đặt ra ấy là khi Đức Chúa Trời hiện ra với con người làm sao Ngài vẫn giữ được tính siêu việt (transcendent) để tồn tại trong một thân vị vượt khỏi các giới hạn của thế gian. Điều đó dường như rất khó chấp nhận đối với chúng ta - làm sao Đức Chúa Trời vừa hiện diện lại vừa xa cách - đối với Chúa chuyện đó không thành vấn đề. Bên cạnh đó, chúng ta chưa bao giờ cảm nhận được Đức Chúa Trời chẳng hề ở trong trật tự của thế giới mà chúng ta đang sống và Ngài không cần nơi chốn để hiện ra. Còn việc giáng xuống từ trời cũng chẳng khó khăn gì, tựa như cách kể trong những câu chuyện thần thoại vùng Cận Đông. Ngài cùng đi với một người, cũng theo lẽ tự nhiên như chúng ta cần đi với bạn vậy. Nhưng mắt khác, bản tánh và thân vị của Chúa quá cao siêu; thế gian không thể chứa Ngài. Ở đây, còn tiềm ẩn ý nghĩa về những yếu tố trung gian (chúng ta sẽ đề cập đến ở chương sau): mặt Ngài, vinh quang Ngài và danh Ngài. Những yếu tố đó nói lên sự gần gũi thật sự của Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng ám chỉ sự khác biệt của Ngài.Chúng ta cần nên ghi nhận hết sức cụ thể tính cách những lần hiện ra của Đức Chúa Trời. Động từ thấy (seeing) được sử dụng trên sáu mươi lần liên quan đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời hiện đến...”Và Môi-se thấy.... Kể cả những chức năng liên quan như: nghe, thậm chí cả ngửi nữa. Ở đây không tồn tại nhận thức thuộc linh mơ hồ, vì kinh nghiệm thật tỏ ra lấn át. Vào thời điểm mà kinh nghiệm tôn giáo đã bị co rút lại trong phạm vi những cảm xúc mòn mỏi của chúng ta, thì có một chân lý Thánh Kinh cần nên ghi nhớ: Đức Chúa Trời vẫn là Đấng thực hữu tuyệt đối; khi Ngài bước vào đời sống một người thì chính người đó sẽ ý thức ngay được kiếp sống mong manh, không nơi nương tựa của mình. Đồng thời, sự chạm mặt với Chúa luôn đòi hỏi cách đáp ứng của một con người hoàn toàn. Thật vậy, khi đáp lại tiếng gọi của Chúa, người ta sẽ ý thức được sự tự do và bản chất thật của mình. Brevard Childs ghi nhận về người của Đức Chúa Trời như sau: Xuất Ê- díp-tô Ký chương 3 đưa ra sự mô tả kinh điển về thiên chức đó là chức vụ của một người được khởi xướng bởi Đức Chúa Trời và được sự cộng tác đúng nghĩa của một con người” (Childs 1974, 73). Cần nên lưu ý về tính cách mặc khải của Đức Chúa Trời cho một người ấy là lời kêu gọi người đó phải làm, phải bước theo và phải vâng lời. Điểm nhấn mạnh ở đây là mạng lịnh chứ không phải là lượng thông tin, mặc dầu lượng thông tin không hề thiếu. Muốn lãnh hội trọn vẹn sự mặc khải Cựu Ước, nhất định phải nghĩ đến ý tưởng cốt lõi sau đây: Đức Chúa Trời kêu gọi một người ấy là để cho chính Ngài. Có rất nhiều điều cần biết về Đức Chúa Trời và những chủ đích của Chúa, song nhận thức vừa nêu luôn cần ích trong mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Chúng ta từng để ý và thấy, khi Đức Chúa Trời hiện ra, Ngài chẳng bao giờ cần minh chứng sự xuất hiện của mình. Đức Chúa Trời không phải là Đấng cần chứng minh song đối tượng cần minh chứng đó chính là con người. Tư tưởng hiện đại đã thể hiện quá rõ khi Đức Chúa Trời bị gạt sang một bên thì nguồn cội và ý nghĩa của đời người sẽ ra sao. Sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là một thách thức, chứ không phải là một vấn nạn. Khi tự mặc khải, Đức Chúa Trời chỉ tuyên bố rằng bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời cho nên Ngài sẽ làm những gì Ngài hoạch định. Cần nên ghi nhận tính cách phức hợp của mặc khải Cựu Ước bao gồm sự gặp gỡ riêng tây, việc cung cấp thông tin và giải thích các biến cố, cùng những công việc quyền năng của Đức Chúa Trời. Hết thảy những yếu tố đó đáng được xem là sự mặc khải. Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố tự bày tỏ của Đức Chúa Trời. Chân lý chỉ đạo mặc khải đó là chính thân vị Ngài. Khi dân Y-sơ-ra-ên sử dụng đức tin để đáp lại với thân vị ấy, thì họ sẽ hiểu rõ hơn những lời Ngài phán cũng như những việc Ngài làm. Tư duy trong Cựu Ước luôn mang tính riêng tây và thân mật, dẫn đến mối quan hệ cùng những hiểu biết có mục tiêu. Như vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc khải nói cho cùng cũng không hề đòi hỏi một sự chuẩn y, song đòi hỏi một đời sống cụ thể trong vâng phục. Đức Chúa Trời không chỉ kêu gọi chúng ta đến với sự am hiểu lời Chúa mà còn kêu gọi chúng ta vâng theo tiếng Chúa nữa.Tất nhiên
  • 14. 14 là con người không muốn nghe lời Chúa phán và vâng phục Ngài. Họ vẫn còn-giống A-đam và Ê-va ở chỗ luôn tìm cách trốn chạy Đức Chúa Trời. Vì vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc khải phải thể hiện sự quan phòng để phủ che tội lỗi của dân Chúa hầu cho họ có thể đứng trước sự hiện diện Ngài. Chính vì thế mà luật pháp phải đến sau giao ước để mở đường cho mối liên hệ. Tóm lại, mặc khải phải có tính cách cứu chuộc. Chương 3 Bản Tánh Của Đức Chúa Trời Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần, mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao? Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng? Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy từng trời và đất sao?” Giê-rê-mi 23:23-24 Những Phương Tiện Mặc Khải Như chúng ta đã thấy, không hề có có mâu thuẫn giữa bản tính gần gũi và bản tính cách biệt của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, nhưng đó một phần của siêu việt tính (transcendence) của Ngài và vì thế không ai có thể trốn chạy khỏi sự hiện diện của Ngài. Người Hy-bá-lai tin vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng lẫn nơi hạ giới. Tất nhiên sau đó, Thánh Kinh Cựu Ước đã bổ sung cho hiểu biết của họ trở nên đầy đủ hơn. Họ luôn tin Đức Chúa Trời có thể hiện ra vào bất cứ lúc nào, ở đâu, thậm chí không hề gắn bó dài lâu với một địa danh cụ thể nào. Không nơi đâu giữ được chân Ngài nên Ngài đã sử dụng quyền hạn của mình để chọn một đối tượng hữu hình nào đó làm phương tiện thay thế cho sự hiện diện Ngài. Chúng ta hãy tìm hiểu một vài trung gian hay phương tiện mặc khải sau đây. 1. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Trong Cựu Ước, thiên sứ của Đức Giê-hô-va có lẽ chỉ là một sứ giả của Đức Chúa Trời (từ ”thiên sứ” theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sứ giả), để phân biệt với chính Đức Chúa Trời (II Sam 24:16), cũng có thể được xem là chính Đức Giê- hô-va ở ngôi thứ nhất (Sáng 16:7-14, Các Quan xét 2:1,4; 6:20-23...). Thiên sứ có thể mang theo phước hạnh (Xuất 32:34) hay sự xét đoán (II Sam 24:16). Khi thiên sứ của Đức Giê-hô- va hiện ra, Ngài luôn hiện diện cùng để bảo vệ hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi cho người đối diện, song siêu việt tính của Ngài lại không hề được bàn đến trong trường hợp này. Cũng có những sự thần hiện (theophanies) trong Cựu Ước mà không ai có thể xác định đó là chính Chúa hiện ra hay chỉ là đối tượng đại diện cho Ngài. Khi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài đạt đến sự đồng nhất cao độ thì ngấy đến các tiên tri cũng bị lầm lẫn và không hề nhận ra đâu là Chúa và đâu là lời của Ngài. Đức Chúa Trời còn có quyền bày tỏ sự hiện diện của Ngài trong những thời điểm loài người cần được bảo vệ nhất là khi Ngài hiện ra cách chớp nhoáng. 2. Mặt Đức Chúa Trời. Trong phần ký thuật về việc Môi-se cầu xin được nhìn thấy vinh quang Chúa, mặt Đức Chúa Trời hiện ra vào lúc ấy dường như không hề bị hạn chế (Xuất 33:20). Không ai có thể thấy mặt Đức Chúa Trời mà còn sống (tuy Gia-cốp từng tuyên bố trong Sáng 32:30 là ông đã được thấy mặt Đức Chúa Trời). Thông thường, ”mặt Đức Chúa Trời” được dùng theo lối ẩn dụ để khái quát về sự hiện diện Ngài. Được mặt Ngài chiếu rọi là một kinh nghiệm phước hạnh (Dân 6:25), bị Đức Chúa Trời giấu mặt là một kinh nghiệm đau buồn (Thi 13:1). Khi A-đam trốn chạy Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen, theo nguyên
  • 15. 15 ngữ Hy-bá-lai có nghĩa là ông cố tình tránh mặt Đức Chúa Trời (Sáng 3:8). Nhưng về sau, khi mặt Đức Chúa Trời được hiểu như là sự hiện diện chớp nhoáng của Ngài, thì không còn ai kinh nghiệm được điều đó nữa (Thi 17:15). Cũng như từ thiên sứ, cách dùng từ mặt Đức Chúa Trời được hiểu theo nghĩa bóng hơn là nghĩa đen. 3. Vinh hiển Đức Chúa Trời. Ý niệm cơ bản về sự vinh hiển trong Thánh Kinh Cựu Ước là ý niệm về trọng lượng hay thể chất hữu hình. Sự vinh hiển của một người bao gồm số tài sản mà người đó có được; một người vinh hiển là người có nhiều của cải (từ ngữ được dịch là giàu có trong Sáng 31:1 theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sự vinh hiển). Từ vinh hiển được dùng theo hai cách, vừa tỏ lòng tôn kính (hay tôn vinh), vừa khơi dậy lòng tôn kính đó. Khi nói về vinh hiển Đức Chúa Trời (thường là hữu hình) là muốn ám chỉ đến thiên năng (divine potency) của Ngài. Johann Bengel gọi đó là ”sự thiêng liêng được khai mở” (discovered sanctity). Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 16:7, khi Đức Chúa Trời hứa tỏ ra vinh hiển Ngài có nghĩa là Môi-se và dân sự Chúa sẽ kinh nghiệm được Ngài chăm sóc. Trên núi Si- nai, hễ Ngài đi đâu thì vinh hiển Ngài theo đó (Xuất 24:16). Vinh hiển Chúa đầy dẫy hội mạc, đến nỗi Môi-se không thể vào được (Xuất 40:34, 35). Ở đây, một lần nữa vinh hiển Chúa là biểu tượng phong phú cho sự hiện diện Ngài, vinh hiển có thể được dùng thay thế cho sự hiện diện và thường kết hợp với các hiện tượng có thể nhìn thấy (ngay cả phát hào quang). Khi Đức Chúa Trời được thờ phượng trong đền thờ thì vinh hiển Chúa được chiếu soi một cách đặc biệt (I Các Vua 8:11). Điều không tránh khỏi trong sự thờ phượng trong Cựu Ước là khi vinh hiển Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ thì các thầy tế lễ không thể nào thi hành được phận sự của mình. Mặc dầu vậy, vinh hiển Chúa cần phải được hiển hiện, không chỉ trong nhà Đức Giê-hô-va thôi, mà còn trên khắp đất nữa, như nước tràn ngập biển (Dân 14:21; I Sử 16:24 và Ê-sai 6:3). Về điểm này thì sự vinh hiển cần được tái giải thích một cách triệt để hơn qua sứ mạng của Christ, Đấng bởi sự chết mình đã tỏ bày một cách trọn vẹn vinh quang cứu chuộc của Đức Chúa Trời (Giăng 17:1). 4. Nhân hình hóa (anthropomorphism). Có lẽ chúng ta cần xét đến phương thức nhân hình hóa trong Cựu Ước tuy đây không phải là trung gian để Đức Chúa Trời hiện diện. Đức Chúa Trời vẫn thường được đề cập đến như thể một con người, chẳng hạn Đức Chúa Trời phán (Sáng 1:3), trò chuyện (Lê-vi Ký 4:1), nghe (Xuất 16:12), thấy (Sáng 1:4), ngửi (I Sam 26:19, Hê-bơ-rơ), có mặt (Dân 6:25), có lưng (Xuất 33:23), có tay (Ê-sai 14:27), v.v. . . Bắt đầu bởi Ludwig Feuerbach vào thế kỷ trước, nhiều người cho rằng nhân hình hóa là bằng chứng cho thấy Kinh Thánh hoàn toàn do con người biên soạn. Đức Chúa Trời chỉ là dự phóng về những lý tưởng của con người, một con người được phóng đại. Nhưng khi đọc kỹ hơn về Cựu Ước ý tưởng đó sẽ không thể nào chấp nhận được. Quả thật, hiện tượng đó cho thấy rõ tầm quan trọng trong cách nhìn của Cựu Ước về Đức Chúa Trời. Cách nhìn để minh chứng được những nỗ lực đầy yêu thương của Đức Chúa Trời đối với hạ giới, chứ không phải bởi ước mơ hướng thượng của con người.Trước hết, Đức Chúa Trời nói về chính Ngài theo ngôn ngữ loài người là phương thức độc đáo để Ngài có thể chia sẻ cho thế gian. Như chúng ta đã đề cập, không chỗ nào cho thấy Đức Chúa Trời tỏ ra thất vọng về thế giới vật lý này. Sau khi dựng nên, Ngài tuyên bố nó thật tốt lành, và dường như không khó khăn gì để thực thi ý định Ngài nơi đó. Khi sử dụng phương thức nhân hình hóa để nói về mình, Đức Chúa Trời đã dùng phương cách thực tế của loài người để đến với chúng ta. Dĩ nhiên là phương cách đó cũng có những hạn chế nhất định, song chính những hạn chế đó dẫn đến sự xuất hiện sau cùng của Đấng Thần-Nhân. Trong ý nghĩa đó, tất cả mọi mặc khải đều hướng tới sự nhập thể của Chúa Cứu Thế. Kế đến, phương pháp nhân hình hóa còn đề cập đến việc tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Đức Chúa Trời và ước muốn của Đức Chúa Trời về sự giao thân, liên kết với chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó thì Đức Chúa Trời phải đến và sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Và Ngài đã hình thành một lạc điểm để tiếp cận chúng ta và chính Ngài làm việc đó (chúng ta sẽ đề cập đến trong phần thờ phượng Cựu Ước) theo cách của Ngài, chứ không phải theo cách của chúng ta. Ngài nói về mình theo cách con người để có thể hiệp
  • 16. 16 thông. John Calvin đã diễn giải điều đó một cách khá chuẩn xác: Giống như những người nuôi dạy trẻ, Đức Chúa Trời cũng nói đớt để trò chuyện với chúng ta. Cách nói như thế không diễn tả rõ ràng về Ngài nhưng qua đó Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta biết về Ngài phù hợp với khả năng giới hạn của chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó, tất nhiên Ngài phải hết sức hạ mình (Institutes I, 13, 1). Cách diễn tả như thế làm cho quan niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời trở nên phong phú, nhờ đó Ngài có thể đến gần chúng ta song vẫn duy trì được tính cách cao cả vĩ đại của Ngài. Vì chỉ trong một khoảnh khắc không ai có thể mường tượng được Đức Chúa Trời lại trở nên giống hệt như chúng ta. Ngài vốn cao trọng và đầy dẫy khắp đất trời. Nhưng sự cao cả và tình yêu của Chúa được thể hiện theo cách đó để chúng ta có thể cảm nhận được sự tiếp cận của Ngài. Một sinh viên khi thảo luận về chủ đề này đã nói với tôi rằng đây là một khuôn mẫu đẹp đẽ về hội nhập văn hóa (contextualization) trong việc trình bày sứ điệp Cơ đốc của chúng ta. Bản Tánh Đức Chúa Trời Chủ thuyết vô thần (phủ nhận sự thực hữu của Đức Chúa Trời) không hề được biết đến trong Cựu Ước. Kẻ ngu dại nói rằng chẳng có Đức Chúa Trời (Thi 14:1), chính là kẻ vô thần đích thực, không ngại từ khước sự liên hệ giữa Chúa với cuộc đời mình (Giê 5:12). Cựu Ước cũng không nỗ lực chứng minh sự thực hữu của Chúa. Một điều rất dễ cảm nhận đó là người tin Chúa trong Cựu Ước xem những nỗ lực ấy là hoàn toàn không cần thiết. Bởi sự thực hữu Chúa được rao truyền khắp nơi (Thi 19:1-3). Ngoài ra, cũng không có bất kỳ định nghĩa nào về Đức Chúa Trời (như Chúa là tình yêu hấy Chúa là Đức Thánh Linh như chúng ta thấy trong Tân Ước). Có những câu gần như định nghĩa, chẳng hạn như trong Ê-sai 31:3 Người Ê- díp-tô là loài người, không phải là Đức Chúa Trời, những ngựa nó chỉ là xác thịt, không phải là thần, hay trong Dân Số Ký 23:19 Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối. Hoặc trong Ma-la-chi 3:6 Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi”. Những câu Kinh Thánh trên nhấn mạnh điểm khác biệt giữa Chúa với loài người song không hề phủ nhận mối liên hệ giữa Ngài với họ. Thật vậy, câu Kinh Thánh vừa nêu hàm ý Ngài là Đức Chúa Trời cho nên mối liên hệ giữa Ngài với họ luôn được giữ vững. Nếu là người, chắc Ngài đã mệt mỏi với sự bội bạc của dân Y-sơ-ra-ên từ lâu rồi. Như vậy, Cựu Ước muốn trình bày cụ thể và chi tiết về sự thực hữu Chúa qua công việc hơn là muốn trình bày một hệ thờáng giáo lý chi tiết về Ngài (Vriezen, 156). Dầu vậy, chúng ta vẫn có thể hiểu được một số khía cạnh về thuộc tánh của Chúa thôâng qua phần ký thuật về mối quan hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. 1. Đức Chúa Trời có thân vị (hữu ngã personal). Chúa là một thân vị, bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời nên đã tự đặt cho mình một danh xưng. Việc công bố danh xưng Ngài là một hành động chứng tỏ chính Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi nơi kín nhiệm để bắt đầu thực hiện mối tương giao”(Eichrodt, I, 206). Trước đây, chúng ta từng thảo luận về tầm quan trọng của danh xưng. Biết tên một người tức là có mối quan hệ với người đó. Mặc dầu ta không được lấy danh Chúa làm chơi (Xuất 20:7) song không phải vì danh ấy có liên quan đến ma thuật như thường thấy trong các ngoại giáo. Đức Chúa Trời tự đặt cho mình danh xưng nhằm ba mục đích chính. Trước hết, danh Chúa khẳng định cho sự hiện diện Ngài giữa vòng con dân Ngài, tách biệt với bất kỳ trạng thái vật thể hữu hình nào. Sự oai nghi và tình yêu Chúa được biểu thị rõ nét qua các danh xưng, nhưng dân Chúa vẫn không sao hiểu được một cách tường tận về ý nghĩa đích thực của các danh xưng đó. Kế đến, cách dùng nhiều danh xưng khác nhau phản ánh sự can thiệp năng động của Chúa vào đời sống của Y-sơ-ra-ên. Danh Chúa biểu hiện cho sự hoạt động không hề mệt mỏi của Ngài (Vriezen, 318). Một danh xưng thì không thể lột tả hết được thuộc tánh Đức Chúa Trời hay bày tỏ hết được sự chăm sóc của Ngài. Và cuối cùng,
  • 17. 17 tất cả danh xưng đó đều mang ý nghĩa liên đới về mối quan hệ giữa Chúa với con dân Ngài. Tất cả các danh xưng đều không có khả năng đồng nhất hóa Chúa với bất kỳ một phương diện nào của cõi thiên nhiên (việc đó thường xảy ra với các lân bang của Y-sơ-ra-ên) mà chỉ nhằm phản ánh lịch sử mối quan hệ giữa Chúa với Y-sơ-ra-ên, dân Ngài. Bằng nhiều cách khác nhau, Chúa luôn tích cực can thiệp vào đời sống của dân sự Ngài. a. El. El (thường xuất hiện trong những danh xưng kép) là danh xưng tổng thể và có lẽ được người Semitic xưa kia sử dụng để chỉ về Đức Chúa Trời (dân Y-sơ-ra-ên thuộc về dòng dõi Semitic). Ý nghĩa căn bản của danh xưng đó ám chỉ về một lãnh tụ hoặc một thủ lĩnh đầy quyền uy nhằm khẳng định khoảng cách giữa Đức Chúa Trời với con người cũng như năng quyền của Chúa trên cõi thiên nhiên. Danh xưng đó thường được dùng để nói đến sự lãnh đạo của Chúa đối với cá nhân từng người (Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Sáng 31:53, Xuất 3:6; Đức Chúa Trời của Y-sác, Sáng 28:13).Được dùng trong các danh xưng kép như: El Shaddai để nhấn mạnh thuộc tánh cao trọng và quyền năng của Đức Chúa Trời (Sáng 17:1 và 40 lần trong sách Gióp). El Alion, nghĩa là Đức Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:18,19; có khi là Aliôn, Đấng Chí Cao, chỉ xuất hiện một lần trong Thi 50:14); El Olam, Đức Chúa Trời của thời thượng cổ, Chúa đời đời là tên gọi xưa nhất chỉ về sự hằng hữu của Đức Chúa Trời (Sáng 21:33; Ê-sai 40:28); El Roeh, nghĩa là Chúa đoái xem (Sáng 16:13) và tất nhiên phải kể đến Elohim (Sáng 1:1 và v.v...). Danh xưng Elohim theo số nhiều trong tiếng Hy-bá-lai có lẽ phải được hiểu theo nghĩa trừu tượng nói về sức mạnh hoặc quyền uy. Nó không phải là kết quả hợp nhất của hết thảy thần tánh, mà chính là sự thâu tóm hết thảy thần quyền vào trong một thân vị”(Eichrodt, I, 185). Nếu Ba Ngôi không thể được hiểu theo nghĩa số nhiều thì Elohim cũng phải được hiểu như thế. b. Giê-hô-va (Jahweh). Danh xưng nầy liên hệ với động từ ”hiện hữu (to be) xem Xuất 3:14 và trong cách chơi chữ ở Ô-sê 1:9 là danh xưng đặc thù mà dân Y-sơ-ra-ên dùng cho Đức Chúa Trời (mặc dầu do những khám phá gần đây tại Tell Mardikh và có lẽ vì một lý do nào đó, người ta nghĩ rằng danh ấy xuất hiện trước khi có dân Y-sơ-ra-ên). Sau thời của Môi- se (Xuất 6:3), dân Y-sơ-ra-ên đã dùng danh ấy trong sự thờ phượng như một dấu hiệu biệt riêng giữa mình với tất cả các dân tộc khác. Đây là danh xưng đặc trưng cho quan hệ giao ước, bày tỏ sự gần gũi và quan tâm của Đức Chúa Trời với con dân Ngài (Phục 3:24 và vv...). Những hàm ý về sự gần gũi này một ngày kia sẽ được nhìn thấy trọn vẹn khi Đức Chúa Trời xuất hiện trực tiếp (Êxê 37:26-28). c. Giê-hô-va Sabaoth (Đức Giê-hô-va vạn quân). Danh xưng này có lẽ gắn liền với quan niệm về Đức Chúa Trời là một chiến binh, như sự giải thích trong I Sam 17:45. Vào giai đoạn trước đó, danh xưng nói trên dường như được gắn liền với hòm giao ước. Có người tin rằng từ vạn quân (hosts) chỉ về vô số đạo quân bao gồm cả các đạo binh trên trời, các ngôi sao và các tạo vật vốn là công cụ để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời. Danh xưng ấy với nguyên nghĩa Đức Chúa Trời được xem như là Lãnh Tụ và Đấng Giải Cứu dân mình trong chiến trận (dường như Đức Chúa Trời hằng sống cũng được dùng chung với danh xưng kể trên trong I Sam 17:26,36). Nhưng về sau nó đã thoát ly khỏi sự kết hợp đó (nhất là trong đời các tiên tri) để trở nên biểu tượng cho sự cao trọng và thiên tánh vô sở bất năng của Đức Chúa Trời mà thôi (Ê-sai 23:9; 24:23; Xach 3:10). Vì lý do đó mà Eichrodt diễn dịch danh xưng ấy theo ý nghĩa ”Chúa của tất cả mọi loài hiện hữu trên trời và dưới đất (EichrodtI, 193; Vriezen cũng đồng ý như vậy, 298). d. Meelek (Vua). Xuất Ê-díp-tô Ký nói về sự cai trị đời đời của Đức Giê-hô-va. Chúng ta sẽ thấy trong phần thảo luận về giao ước sau nầy, đó là vương quyền của Đức Chúa Trời vốn tiềm ẩn trong hình thức giao ước qua những sách đầu tiên của Cựu Ước. Tuy nhiên, dường như vẫn có chút dè dặt khi đề cập Đức Chúa Trời như là một vị Vua (Dân 23:21 chỉ bày tỏ cách dùng gián tiếp). Có lẽ sinh hoạt chính trị tại xứ Ca-na-an giữa vòng các vua ngoại đạo có vẻ xa lạ với dân Y-sơ-ra-ên trong giai đoạn khởi thủy. Tất nhiên là dưới chế độ quân chủ, thuật ngữ đó đã trở nên thông dụng hơn để ám chỉ về Đức Chúa Trời (Thi 24:7-10 là một
  • 18. 18 điển hình). Các tiên tri của thế kỷ thứ tám đã tránh dùng thuật ngữ đó, ngoại trừ Ê-sai (6:5; 41:21; 44:6; 52:7). Có lẽ các tiên tri tránh dùng thuật ngữ đó là do việc thờ phượng sai lầm của phái melek vào thế kỷ thứ bảy, thứ tám tại Giê-ru-sa-lem. Vào thời kỳ hậu lưu đày, tước vị Vua được gắn liền với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong ngày sau rốt (xem Xa 14:16). Sự ghi nhận về một tư tưởng được phát triển rõ nét rất thường hay xảy ra trong Cựu Ước. Trong I Sam chương 8, ý tưởng về một vị vua rõ ràng là một sự nhượng bộ, nhưng ý tưởng này trở thành ý tưởng của Cựu Ước và cuối cùng đã lột bỏ được mọi nghĩa xấu và được dùng để chỉ về sự cai trị của Đức Chúa Trời trên dân Ngài như điều họ trông mong. Theo Eichrodt, một cái gì mới mẻ cho ý niệm cổ xưa về Đức Chúa Trời là vua đã giúp ý niệm đó vượt ra những khiếm khuyết nội tại cũng như thoát ly khỏi phạm trù bộ lạc để được gắn bó mật thiết với ý niệm tín ngưỡng toàn cầu (Eichrodt I, 199). 2. Đức Chúa Trời là thần. Bản chất này của Đức Chúa Trời trở nên hết sức quan trọng trong Tân Ước (Giăng 4:24) nhưng hầu như vắng bóng trong Cựu Ước. Tại sao như vậy? Chúng tôi từng lưu ý trước đây rằng đặc điểm mặc khải của Đức Chúa Trời là tự hạ mình xuống để sử dụng phương pháp nhân hình hóa và nhằm mục đích ban bố danh xưng Ngài. Tất cả nhằm nhấn mạnh đến bản tính người (personal nature) của Đức Chúa Trời. Điều này dẫn Eichrodt đến chỗ xem tính cách con người (personhood) hơn là tính cách thần linh như là căn bản của tín ngưỡng Cựu Ước. Cũng vậy, Vriezen cho rằng không phải là tình yêu hay thần nhưng đời sống mới là phạm trù cơ bản để thông hiểu Đức Chúa Trời trong Cựu Ước (Vriezen, 319). Điều này không phủ nhận các phẩm tính của Chúa mà sau này được xem là thần tính của Ngài. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là thần (spirit) với ý nghĩa căn bản là gió hoặc hơi thở, vốn có ý nghĩa cụ thể trong Cựu Ước. Có lẽ cần phải dùng từ vựng và lối tư duy Hy-lạp để khai triển ý niệm về tính linh thiêng quen thuộc với chúng ta hiện nay. Trong Cựu Ước, thần (spirit) vốn chưa được diễn tả một cách thích đáng tính thực tế của tín ngưỡng của Cựu Ước và sự hiệp thông. Tuy nhiên, cùng sự gần gũi thân mật đó về sau được bộc lộ bởi thần tánh chắc chắn là điểm nổi bật trong quan điểm Cựu Ước về Đức Chúa Trời. Ngài vốn là nguồn mạch của sự sống (Thi 36:9), Ngài không bao giờ ngủ (Thi 121:4), Ngài là Đấng dò xét lòng người (I Sam 16:7) và không có điều gì thuộc về vật chất có thể giới hạn được Ngài (Xuất 20:4), Ngài vốn trỗi hơn mọi loài thọ tạo (Ês 31:3), hoàn toàn khác biệt với loài người (Ô-sê 11:9). 3. Đức Chúa Trời duy nhất: tín lý độc thần. Khởi đầu lịch sử, Y-sơ-ra-ên hiển nhiên chưa có sự hiểu biết thấu đáo về tín lý độc thần . Như J. B. Payne nhận xét: ”Về mặt lịch sử, chân lý này được Đức Chúa Trời mặc khải tiệm tiến và loài người sa ngã lãnh hội” (1962, 125). Rõ ràng là các tộc trưởng chỉ thờ phượng một mình Đức Giê-hô-va mà thôi (Sáng 35:2- 4), nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, thì đó là việc thờ chỉ một thần trong số rất nhiều vị thần (monolatry). Áp-ra-ham hiểu rằng Đức Chúa Trời là Đấng chủ tể trời đất, là Đức Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:22), nhưng điều này chỉ có vẻ cho thấy đây là tín lý độc thần. Các tộc trưởng có kinh nghiệm thực tế về Đức Chúa Trời là Đấng tối cao và duy nhất, nhưng không có dấu chỉ nào cho thấy các vị ấy phủ nhận sự hiện hữu của các thần khác.Đến thời Môi-se, thì tính cách độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời đã được thừa nhận, Môi-se bảo với dân sự rằng họ đã thấy Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chứ không có thần nào khác (Phục 4:35,39). Căn cứ vào đó thì một khẳng định như vậy không phải là kết quả của một quá trình suy luận mang tính triết lý, song là kết quả của kinh nghiệm mật thiết về công việc của Đức Chúa Trời (Eichrodt I,227). Thi Thiên đã diễn tả rõ ràng cho một đức tin sống động như thế. Đức Chúa Trời vốn vĩ đại đến mức dễ dàng loại bỏ những đối thủ cạnh tranh. Ngài đã hạ bệ tất cả các thần đối địch khác bằng quyền phép và sự khôn ngoan của Ngài (Thi 66: 6,7). Đa- vít đã nhận thức được rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời vốn vượt trên mọi tập tục thờ phượng (Thi 139). Kinh nghiệm của dân Chúa về việc Ngài giải cứu họ đã trải dài qua khắp các thời kỳ lịch sử, đến nỗi họ có thể nói rằng ”Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài (Phục 33:27). Cách diễn tả cao nhất về tính độc nhất vô