SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  37
NHÀ MẠC VỚI BA THỜI KỲ LỊCH SỬ
                            VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUA

                                              GS.TSKH Phan Đăng Nhật


                                  Phần thứ nhất

                                     MỞ ĐẦU

      Đại Việt sử ký toàn thư khẳng định, nhà Mạc “trước sau gồm 67
năm” và 6 đời vua : “Trở lên, kỷ này phụ chép họ Mạc tiếm ngôi, bắt đầu
từ năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, đặt niên hiệu là
Minh Đức năm thứ nhất; truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn (1592), Hồng
Ninh năm thứ 3. Mạc Mậu Hợp bị bắt. Lại tiếp từ năm Quý Tỵ (1593),
Hùng Lễ công tự xưng Khang Hựu năm thứ nhất, cho đến lúc mất, trước
sau gồm 67 năm. Lời sấm nói: Họ Mạc được năm Hợi, mất nước năm
Hợi. Xem Đăng Dung cướp ngôi năm Đinh Hợi, đến Mậu Hợp mất nước
năm Quý Hợi, quả có ứng nghiệm”1

      Nhận định trên đây ảnh hưởng nặng nề việc đánh giá nhà Mạc
mấy trăm năm nay qua nhiều mặt như: viết sử,, làm chèo, viết kịch, tiểu
thuyết,….kể cả kiến trúc, thờ phụng,... Thiết tưởng, cho đến nay, dưới ánh
sáng của đường lối đổi mới, cần phải bàn lại, trên cơ sở cập nhật về tư liệu
nhà Mạc, để được công minh, khách quan.

                                      Phần thứ hai

            BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUACỦA NHÀ MẠC

                               Tôi đã nói riêng thời kỳ Thăng Long, chưa nói
                            tới thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao
                            Bằng….Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về
                            nhà Mạc được tiếp nối đến thời kỳ Cao Bằng và
                            đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta đã đi vào
                            thời kỳ thứ ba mà có người đã đưa ra một khaí
                            niệm mới là hậu Cao Bằng. (GS.VS.Phan Huy
                            Lê).

      Tại hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”,
ngày 21-9 năm 2012, GS.VS Phan Huy Lê tổng kết 41 bản báo cáo, trước
1
    Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xa hội, tập III. H, 1998 ,tr.179-180.
                                                                                  1
350 người dự, đã xác nhận nhà Mạc có ba thời kỳ lịch sử: thời kỳ Thăng
            Long, thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng.
                   Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu ba thời kỳ lịch sử nói trên.
            Trong từng thời kỳ xin phép nói rõ các đời vua hoặc thủ lĩnh, các sự kiện
            lớn, đóng góp đối với lịch sử, phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược của
            nhà Mạc.
                                               *
                   Nhà Mạc/ vương triều Mạc bắt đầu từ thái tổ Mạc Đăng Dung lên
            ngôi năm 1527, kết thúc thời kỳ Cao Bằng năm 1683, 156 năm giữ ngôi
            vua với 12 đời ; sau đó còn tiếp tục chiến đấu để phục Mạc cho đến khi
            thủ lĩnh Hoàng Công Chất qua đời năm 1769, cộng tất cả 242 năm.

                  I.Thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh (65 năm, 1527-1592)

            I.1.Niên biểu thời kỳ Thăng Long


                                            Họ tên            Niên hiệu              Thời gian tại vị
Miếu hiệu         Thụy hiệu

1. Thái Tổ
                  Nhân Minh Cao Hoàng Đế    Mạc Đăng Dung Minh Đức                   1527-1529

2.TháiTông
                  Khâm Triết Văn Hoàng Đế   Mạc Đăng Doanh                           1530-1540
                                                              Đại Chính
3.Hiển Tông
                  Hiển Hoàng Đế             Mạc Phúc Hải      Quảng Hòa              1541-1546

                                                              Vĩnh Định
4.Tuyên Tông                                Mạc        Phúc
                  Duệ Hoàng Đế                                Cảnh Lịch 1548-1554    1547-1564
                                            Nguyên
                                                              Quang Bảo 1555- 1564
5.MụcTông                                                     Thuần Phúc 1565-1568
                                                              Sùng Khang 1568-1578
                  Tĩnh Hoàng Đế
Anh Tổ                                                        Diên Thành 1578-1585
                                            Mạc Mậu Hợp                              1565-1592
                                                              Đoan Thái 1585-1588
                                                              Hưng Trị 1588-1591
                                                              Hồng Ninh 1591-1592
6. Cảnh Tông
                                            Mạc Toàn          Vũ Anh                 1592
                  Thành Hoàng Đế
7. Mẫn Tông                                                   Bảo Định 1592-1593
                  Trinh Hoàng Đế            Mạc Kính Chỉ                             1592-1593
                                                              Khang Hựu 1593
8. (Đại
                                                                                     1593-1621




            I.2.Thái tổ Mạc Đăng Dung thực hiện nhiệm vụ lịch sử trong đại là lật
            đổ một vương triều suy đốn, thay vào đó một triều vua có nhiều tiến
            bộ so với đương thời.

                1.Tình trạng khủng hoảng chưa từng có
                Từ thời Lê Uy Mục trở đi, triều đình phong kiến nhà Lê khủng hoảng
            cung đình trầm trọng, cơ sở sâu xa của khủng hoảng này là phong kiến

                                                                                            2
nhà Lê nặng tư tưởng bảo thủ lạc hậu về chính trị, tư tưởng kinh tế, văn
hoá đối lập với xu hướng mới của lịch sử. Và biểu hiện rõ rệt nặng nề của
nó là các vua từ Lê Uy Mục trở đi sống quá xa hoa truỵ lạc, không để tâm
đến việc nước. Ví dụ như Lê Uy Mục vừa lên ngôi đã giết ngay những
người trước không suy tôn mình làm vua, kể cả tổ mẫu, bà nội của Lê Uy
Mục là Tháí hoàng Thái hậu Trường Lạc, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua
Lê Hiến Tông. Bản chất Uy Mục hung ác lại phản trắc, say đắm tửu sắc.
Đêm nào cũng cùng cung nhân hoan lạc rồi đến khi say thì giết đi. Phó sứ
nhà Minh là Hứa Thiên Tích thấy tướng vua có đề câu thơ:
              An Nam tứ bách vận vưu trường,
              Thiên ý như hà giáng quỷ vương?
     Nghĩa là Vận nước An Nam còn dài bốn trăm năm, ý trời sao lại sinh
vua quỷ sứ”i
     Lê Tương Dực, nổi lên giết Uy Mục và hoàng hâu, tự lập làm vua,
tàn ác xấu xa, chơi bời xa xỉ không kém vua trước. Ông cho đóng thuyền
bắt cung nữ cởi truồng bơi thuyền ở Hồ Tây “cùng vua vui chơi, lấy làm
vui thích lắm”. Vua còn tư thông với cung nữ tiền triều. Sử gọi ông là vua
lợn.
     Trong một thời gian ngắn mà 4 vua bị giết (Uy Mục, Tương Dực,
Quang Trị, Chiêu Tông ); hai lần thế lực chống đối lập ra vua mới.
     Trong tình hình đó lịch sử rất cần một người có tài đức và ân uy đứng
ra sắp xếp lại đất nước. Mạc Đăng Dung đã được thử thách và được lựa
chọn.
     2.Thái độ chờ đợi của Mạc Đăng Dung
       Mạc Đăng Dung dẫu có công lớn bảo vệ nhà vua, dẹp loạn trong
ngoài triều đình rất được trọng dụng, mà vẫn một mực phục dịch triều Lê,
mong dựng lại triều chính, nhưng vẫn không được.
     Theo K.W.Tailor và J. K. Whitmore, Mạc Đăng Dung đã hết sức cố
gắng phục hưng nhà Lê theo “kiểu mẫu Hồng Đức” : “ Mạc Đăng Dung
đã kết thúc thời kỳ hỗn loạn, bắt đầu sau Hiến Tông và lập lại hình thức
cai trị của Thánh Tông, đó là kiểu mẫu Hồng Đức,…Vấn đề Mạc Đăng
Dung đặt ra là làm thế nào kế thừa được cả cơ chế và con người. Mục đích
của sự phục hưng thời Tương Dực đế là như vậy, và mục đích đó đã đạt
được, nhưng do Mạc Đăng Dung, mà không phải nhà Lê thực hiện. Phục
hưng ở đây là thực thi một sự cai quản, không phải gia đình, cũng không
phải triều đại (phong kiến).
     Trong những năm này chúng ta chứng kiến sự phát triển của cái gọi
là chuẩn mực quan điểm lịch sử của nhà Mạc (PĐN in đậm)”2
     Nhưng rốt cuộc Mạc Đăng Dung không dựng lại được nhà Lê, không
những thế, vua (Lê Chiêu Tông) còn cùng một số quần thần bỏ lên Sơn
Tây mưu chống lại. Cho đến cuối cùng, sau 16 năm chờ đợi (1511-1527),
Mạc Đăng Dung mới nhận chiếu nhường ngôi của vua Lê Cung Hoàng.

2
 K. W. Tailor và John K. Whitmore: Tiểu luận về quá khứ của Việt Nam, Trường Đaị
học Cornell, USA, 1995, tr. 123.
                                                                               3
Lên ngôi mới được ba năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là
Mạc Đăng Doanh.

I.3. Thái tổ Mạc Đăng Dung đẩy lùi cuộc xâm lược của 22 vạn quân
Minh, tránh cho đất nước khỏi thảm họa chiến tranh năm 1540.

       1.Mưu đồ của phong kiến nhà Lê
       Phong kiến nhà Lê đã nhiều lần liên tục cho người đi cầu cứu Minh
đem quân sang đánh ta. Với danh nghĩa là đánh Mạc, nhà Minh sẽ thừa cơ
tàn sát tiêu diệt luôn cả nước Việt. Đây là một mục đích truyền đời của
phong kiến Trung Quốc. Nhà Lê thừa biết điều này, nhưng vì quyền lợi
ích kỷ của vương quyền, vẫn cứ ra sức van nài nhà Minh. “Nhà Mạc muốn
tránh nguy hiểm trong cuộc đụng độ với nhà Minh. Tuy nhiên, nguy cơ
chiến tranh ngày càng bị thúc bách, một phần bởi những mưu đồ thù địch
của một số bề tôi trung thành với nhà Lê”4
       Rất nhiều lần phái đoàn vua Lê hoặc bề tôi cũ của nhà Lê đi sang
Bắc Quốc để tố cáo nhà Mac, kích động chiến tranh của nhà Minh. Riêng
năm 1537 liên tiếp có 3 lần (kể cả trường hợp Vũ Văn Uyên):
       - “Năm 1529, Trịnh Ngung, bề tôi cũ của nhà Lê đã yết kiến triều
Minh để tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung”5
       -“Ngay sau khi trung hưng triều Lê, năm 1533, Trịnh Duy Liêu liền
được cử đi Bắc Quốc để tiếp tục tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng
Dung” 6
       -“Ngày 3 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 16 (13-3-1537 ), cháu dòng
đích của vua An Nam tên là Lê Ninh (Trang Tông) sai người trong nước
là bọn Trịnh Duy Liêu gồm 10 người đến kinh đô ….xin hưng binh hỏi tội
để cứu nguy nạn nước”7
       -“Tháng 6 năm 1537, phái bộ của Trịnh Duy Liêu do triều đình Lê
phái sang Yên Kinh”.8
       -“Ngày 6 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 16 (9-10-1537). Trước đó
người Giao Chỉ Vũ Văn Uyên mang đồng đảng đến hàng… Văn Uyên có
10.000 quân, đợi thiên binh xuống phía Nam, sai cháu là Vũ Tử Lăng
đóng tại cửa ải Thạch Lang để nhập theo”9
       Tóm lại, âm mưu của nhà Lê và cựu thần là muốn cầu viện nhà
Minh dai dẳng và kiên quyết. Hơn nữa, không những chỉ van xin, mà còn
ra sức tạo điều kiện vật chất, cụ thể để quân Minh nhanh chóng và thuận
lợi kéo quân sang ta.
       2. Vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc
       2.1.Ý chí quyết xâm lược của nhà Minh:
       Vua Minh Thế Tông cử Thượng thư Mao Bá Ôn đi chinh thảo.
Trước khi Mao Bá Ôn đi đánh cướp nước ta, vua Minh tặng một bài thơ,
đầy khí chất hách dịch. Ông coi Mao Bá Ôn là kỳ lân, dân ta là kiến cỏ,
đồng thời khẳng định nhất định thắng, hẹn trở về vua đích thân cởi áo bào
cho Mao.
       Trời thẳm kỳ lân sinh giống sẵn
                                                                       4
Hang sâu kiến cỏ trốn đàng nào?
        Thái bình khi chiếu đòi về nước
        Trẫm cởi giùm ông chiếc chiến bào3
        2.2.Huy động quân đội và dân binh:
        “Tháng 7 năm Gia Tĩnh 19, Hàm Ninh hầu Cừu Loan và thượng thư
bộ binh Mao Bá Ôn đến Lưỡng Quảng và Vân Nam để kiểm tra việc
chuẩn bị hậu cần, cùng đội ngũ quân lính dự định cho cuộc chinh phạt
phương Nam. Cừu Loan đã chuẩn bị kế hoạch tác chiến như sau: “Chia
chính binh ra làm ba đội tiễu binh, từ Quảng Tây đi các xứ Bằng Tường,
Long châu và Tư Minh... Kể cả chính binh và kỳ binh là 22 vạn người”
(Cương mục,, tập 2, tr.114).
        2.3.Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh “An
Nam”    10

        Theo sách Minh Thực Lục từ tháng 11 năm 1536 có 10 sự kiện của
nhà Minh liên quan đến vấn đề “chinh phạt An Nam”:
        -sự kiện ngày 16-11-1936,
        -sự kiện ngày 7-12-1536,
        -ngày 12-1-1537,
        -ngày 13-3-1537,
        -ngày 20-3-1937,
        -ngày 21-5-1937,
        -ngày 16-6-1937,
        -ngày 4-7-1937,
        -ngày 8-9-1-1539,
        -ngày 20-10 -1540. Chúng tôi đã thống kê và tóm tắt các sự kiện
    4ii
trên , qua bảng thống kê “Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc
đánh An Nam”. Trong thống kê ghi rõ các mục:
        -ngày tháng nghị hội của triều đình,
        -luận bàn của triều thần,
        -phán quyết của hoàng đế Minh thế Tông
        Qua thống kê, rút ra các nhận xét sau:

       1.Việc “chinh phạt An Nam” là quyết tâm sắt đá của triều đình
Minh, mà Minh Thế Tông là đại diện. Do đó khi một số người đưa ra lẽ
phải trái bàn bạc, có người ngăn cản, nhưng nếu trái ý, đều bị vua Minh
gạt đi và xử phạt.
       2.Quyết tâm xâm lược được tăng cường thêm sau khi quần thần nhà
Lê liên tục xin cầu viện.


3
 Phạm Văn Sơn: Mạc Đăng Dung, trong sách Việt sử tân biên, quyển số 3, Sài Gòn, 1959, tr.
18-45.
4
 Đề nghị xem bài của Phan Đăng Nhật: Thái tổ Mạc Đăng Dung đã tránh cho đất
nước khỏi thảm hoạ xâm lăng,đẩy lùi cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540, Tạp
chí Xưa và Nay số tháng 8 năm 2011 và Thông tin khoa học và công nghệ Nghệ An số
3 năm 2011.
                                                                                            5
3.Trong khi cân nhắc, bọn Minh sợ nhất là lực lượng quân sự trong
nước, do Mạc Đăng Dung đứng đầu. Họ đã nghe danh tài năng quân sự
của vua Mạc và đội ngũ tướng lĩnh của ông. Các trường hợp Phan Trân,
Từ Cửu Cao, Hoàng Oản và đặc biệt Cừu Loan, tìm mọi cách trốn tránh
việc đi “An Nam”là tiêu biểu cho tinh thần lo sợ của tướng lĩnh Minh.
(Cừu Loan là phó tổng chỉ huy, đã bày mưu để trút việc đi đánh cho Liễu
Tuần, còn y thì được triệu về kinh). Chắc hẳn số lượng những người như
thế này trong thực tế không ít. Biết rõ điều đó, nên Mạc Đăng Dung luôn
luôn quan tâm tăng cường lực lượng chiến đấu đối phó với giặc, và cũng
tìm cách lộ ra điều này để cho địch biết.
      4.Qua diễn biến phức tạp của tình hình trên đây, chúng ta thấy rõ:
Một mặt, quyết tâm xâm lược của triều Minh rất cao; mặt khác họ cũng lo
sợ sức chiến đấu của chúng ta dưới sự chỉ huy của Mạc Đăng Dung. Vậy,
khẳng định “nhà Minh rõ ràng không dám xâm phạm đến nước ta”11
là vô căn cứ.

       3. Chiến lược của Mạc Đăng Dung
       Mạc Đăng Dung thực hiện một chiến lược vừa đánh vừa hoà
       -Chuẩn bị đánh: “Lê triều thông sử cũng cho biết Mạc Đăng Doanh
đã tu sửa trại, sách, luyện tập thuỷ quân; trưng cầu hết thảy những cựu
thần lão tướng để cùng bàn việc nước”. iii Phục chức cho Thái bảo tĩnh
quốc công Vũ Hộ, cử làm tả đô đốc Đông quân Chưởng phụ sự.
       “Thù vực chu tư lục còn cho biết triều đình nhà Minh còn tranh cãi
về việc đánh hay không đánh khá gay go. Khi Mao Bá Ôn đến Nam Ninh
đã thấy quân dân Việt chuẩn bị chống lại quyết liệt, lấy thuốc độc, bã đậu
(?)12 bỏ vào suối nước, đào hố chôn cọc tre để ngựa sa hố, lại phao ngôn
sẽ theo đường biển tập kích Quảng Đông. Như vậy chứng tỏ khi ấy nhà
Mạc chuẩn bị sẵn sàng hai kế sách chiến và hoà” 13
       -Lập nhiều đồn luỹ ở biên giới mà trong “Vãng giao chỉ đồ”, in ở
An Nam đồ chí, nhà Minh gọi là “tặc doanh”.
       - Cho người làm nhiệm vụ tình báo “dò la bám sát các hoạt động
quân sự của nhà Minh, như trường hợp tri châu Nguyễn Cảnh, năm 1537,
được nhà Mạc bí mật phái sang đất Minh để thu thập tin tức bị thổ quan
của Vân Nam giữ lại”14

       4.Cách lựa chọn tài tình của Mạc Đăng Dung
       Một số người buộc Mạc Đăng Dung về “tội” đầu hàng và dâng đất.
Hãy căn cứ vào tư liệu lịch sử chính xác để xem xét hai sự kiện này
         Thực chất việc thần phục, dâng đất
       Ngô Đăng Lợi viết: “Qua ghi chép của Nghiêm Tông Giản, thì Mạc
Đăng Dung cùng đoàn tuỳ tùng không được mặc phẩm phục, cổ đeo dây
lụa tượng trưng cho sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu (ngũ bái, tam khấu
đầu) trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh,
chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh” 15 Cũng không phải cởi trần
tự trói.
                                                                        6
-Dâng đất khống:
       * “Bốn động biên giới đã bị nhà Minh lấy lại từ trước, thành chuyện
đã rồi đối với nhà Mạc. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản
quốc/dâng đất, mà trái lại đã góp một phần quan trọng trong việc ổn định
tình hình chính trị-xã hội trong nước, cũng như tái lập quan hệ bang giao
với nhà Minh.”16 Còn Lê-Trịnh mãi đến 1597 mới được nhà Minh xét
công nhận .
       *Trong biểu tâu nhà Minh, Mạc Đăng Dung cũng viết đúng như
trên, và nêu cụ thể lời của tri châu châu Khâm, Lâm Hy Nguyên, như một
nhân chứng sống, chắc chắn đó là sự thật:“ Mới đây thần nghe Tri châu
châu Khâm tỉnh Quảng Đông, Lâm Hy Nguyên, xưng rằng, các động
Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Chiêm
Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy, thần xin vâng
lời”17
        Nếu đối chiếu các điều kiện thần phục, trong tình hình đối nội đối
ngoại quá gay gắt và phức tạp như đã trình bày trên, thì việc thần phục của
vua Mạc chỉ mất một số hư danh mà được nhiều thắng lợi thực tế, trong
đó quan trọng là tránh được một cuộc chiến tranh thảm khốc, bao gồm lực
lượng của quân Minh bên ngoài ép vào và quân Lê- Trịnh từ trong đánh
ra.
       5.Nguyên nhân thắng lợi của chiến lược nhà Mạc
       Nhờ đâu mà đập tan được âm mưu nhà Lê cầu xin Minh, đẩy lùi
được quyết tâm xâm lược sắt đá của nhà Minh?
       -Trước hết là ý chí của nhà Mạc, bằng mọi giá không cho giặc đặt
chân vào đất nước ta, như Mạc Ngọc Liễn là Đô uý thái phó Đà Quốc
công, đồng thời là phò mã, khi lâm chung có di chúc lại: “....Lại chớ nên
mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó
cũng là tội lớn không gì nặng bằng” 18 Mạc Ngọc Liễn không phát ngôn ý
kiến cá nhân mà tuyên bố tư tưởng lớn của nhà Mạc. Đinh Khắc Thuân
nhận định đúng như vậy: “Lời trăng trối này của Mạc Ngọc Liễn cũng
chính là ý nguyện của nhà Mạc nhằm tránh một cuộc chiến tranh với
ngoại bang.”19
       Thứ hai, là chủ trương vô cùng sáng suốt của Thái tổ Mạc Đăng
Dung, chiến hoà kết hợp, hoà nhưng sẵn sàng chiến đấu. “Đầu hàng giả,
chiến đấu thật”. Trong hoà không hại gì cho đất nước, chỉ dâng đất khống.
       Thứ ba, Mạc Thái Tổ cũng dùng cả đấu tranh chính trị, đưa Trạng
nguyên Giáp Hải đi, để biểu lộ ý chí quyết tâm bảo về đất nước qua viêc
hoạ thơ. Có người nói bài thơ đã đuổi được giặc. Không thật đúng. Bài thơ
là một bộ phận của cuôc đấu tranh toàn diện, có vai trò nhất định trong
cuộc đấu tranh này.
       Tóm lại, Thái Tổ Mạc Đăng Dung đã lựa chọn một phương thức
đấu tranh tổng hợp rất thông minh, vừa làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ,
vừa đủ cho Thiên triều giữ được thể diện. Ông lại đặt quyền lợi tối cao
của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân. Nhờ vậy mà đẩy lùi được 22 vạn
quân Minh, mà không tốn một mũi tên, không mất một giọt máu.
                                                                         7
Có thể nói, Thái tổ Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đã đấu tranh vô
cùng thông minh, năng động, nhờ đó cứu đất nước khỏi một cuộc xâm
lăng tàn hại. Sự kiện này không nhiều trong lịch sử nước nhà.

     I.4.Phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược: đem lại đời sống ấm
no cho nhân dân
     Trong suốt thời gian định đô ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc có
nhiều đóng góp đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Nhà Mạc có
nhiều chính sách để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh
tế-xã hội đầu thế kỷ XVI.
       1. Nhà Mạc cố gắng xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều
mặt.
       Nhà Mạc được thiết lập trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khủng hoảng
trầm trọng. Bởi vậy nhiệm vụ trọng tâm của nhà Mạc là phải nhanh chóng
khôi phục và phát triển kinh tế để ổn định đời sống của nhân dân.
       Nông nghiệp
       Nhà Mạc tiến hành khuyến khích phát triển nông nghiệp ở mỗi địa
phương là quan Khuyến nông sứ và Hà đê sứ( cũng như các triều
trước). Cùng với sự góp sức của nhân dân, dưới sự chỉ đạo của nhà
nước, nhiều đê điều đã được đắp và tu sửa trong thời kỳ này, cho đến
nay “đê nhà Mạc” (đê Chân Kim - Kiến Thụy, Hải Phòng), đê Kinh
Điền - An Lão, Hải Phòng, đê Hà Nam - Yên Hưng, Quảng Ninh) vẫn
tồn tại trong tâm thức dân gian và còn để lại vết dấu. Đặc biệt, nhiều
vùng còn đào các con kênh để thông nước tưới tiêu đồng ruộng tiêu
biểu như kênh Núi Voi (An Lão), kênh Cái Giếng (Vĩnh Bảo)… Nhờ
đó mà hoạt động sản xuất nông nghiệp khá phát triển. Không những
vậy nhà Mạc còn tiến hành cho khai khẩn đất hoang để tăng thêm diện
tích sản xuất. Trong tâm thức của nhân dân còn ghi nhớ: “sông đào
nhà Mạc 99 khúc cho dân no ấm”.
        Thủ công nghiệp.
         Thủ công nghiệp thời Mạc rất phát triển. Từ thành thị đến nông
thôn, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp khá tấp nập, hình thành các làng
nghề, các phường thợ có chuyên môn, hoạt động hiệu quả. Thợ thủ công
đã mang tính chuyên nghiệp, thoát khỏi sự bó buộc của đồng ruộng, mức
độ trao đổi sản phẩm trong nước và với nước ngoài cũng sôi động hơn,
mang tính hàng hóa chứ không mang tính tự túc như trước… Những sản
phẩm thủ công nghiệp không chỉ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của
nhân dân mà còn phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, trong đó có nhiều tác
phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Nhiều làng nghề thủ công nổi
tiếng như: Chu Đậu, Bát Tràng… chuyên sản xuất gốm; làng chạm khắc
đá Kính Chủ…
        Nội ngoại thương.


                                                                       8
Nếu như thời Lê sơ “trọng nông ức thương” thì thời Mạc thương
nghiệp rất phát triển. Nhiều chợ đã được nhà nước mở để thuận tiện cho
nhân dân trong hoạt động buôn bán như chợ Cầu Nguyễn ở Thái Bình,
chợ An Quý (Hải Phòng), chợ Tứ Kỳ (Hải Dương), chợ Phù Lưu (Gia
Lâm-Hà Nội)…Trong dân gian còn lưu truyền câu ca “Thứ nhất kinh kỳ,
thứ nhì Hạ Hôm (An Quý)”…
        Hàng hoá thủ công nghiệp thời Mạc theo các thuyền buôn nước
ngoài đi ra 28 nước trên thế giới. Đặc biệt gốm Chu Đậu nổi tiếng trong
và ngoài nước. Chiếc tàu đắm ở Cù Lao Chàm khi trục vớt thấy có 24.000
hiện vật thì phần lớn là gốm Chu Đậu. Hiện nay ở Bảo tàng Istamboul
(Thổ Nhĩ Kỳ) còn lưu giữ hiện vật gốm Chu Đậu của nước ta.
        Nhà Mạc đã xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều mặt, rất
“trọng nông” mà không hề “ức thương”, phát triển cả nội ngoại thương,
đúng như GS Tràn Quốc Vượng đã nhận định: “Sau khi lên ngôi, Mạc
Đăng Dung đã chấm dứt thời kỳ “ức thương”, mở rộng giao thương với
nước ngoài. Ông đề cao hoạt động thương mại, và thực sự đã có nhiều
chính sách mới mẻ. Minh chứng cụ thể là đồ gốm sứ trở thành mặt hàng
được nhiều nước mua. Hiện nay, đồ gốm sừ thời Mạc có mặt ở bảo tàng
nhiều nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…và con tàu đắm ở Cù lao
Chàm mới được tìm thấy có rất nhiều đồ gốm sứ thời này. Điều đáng nói
là các sản phẩm gốm sứ thời Mạc đều có khắc tên người làm, địa chỉ
xưởng sản xuất và nơi cung tiến. Tôi cho rằng, nếu nhà Mạc tiếp tục tồn
tại và phát triển, Việt Nam có thể đã có một cuộc cải cách giống như thời
Minh Trị của Nhật Bản, nhưng từ rất sớm. Dương Kinh là sự thể hiện tư
tưởng hướng ngoại của nhà Mạc”5.

                                  *
        Chính sách kinh tế của nhà Mạc đã đem lại đời sống ấm no, an lạc
cho nhân dân. Mặc dù quan điểm đối nghịch nhưng các sử gia nhà Lê vẫn
phải thừa nhận về cảnh thái bình thời Mạc “Mạc có lệnh cấm các xứ trong
ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở
đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đó những người đi buôn bán chỉ
đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm
cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ
mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn
trấn đều được yên ổn”6.
        Về nội dung này, sách Toàn thư ghi như trên và thêm một số chi
tiết: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm
không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi
5
  Trần Quốc Vượng: Bài trả lời phỏng vấn do Hiền Thảo thực hiện và đăng trên báo
Sài Gòn giải phóng ngày6-11-2004, tr.2.
6
  Lê Quý Đôn: Lê triều thông sử, tiếp dẫn theo Đinh công Vỹ, sách Nhà Mạc và dòng
họ Mạc trong lịch sử, Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, H, 1996, tr.363
                                                                                    9
tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà
mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng
ngoài không đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”7
        Phan Huy Chú nhân nói về vua Mạc Đăng Doanh, cũng ca ngợi
tình hình xã hội và đời sống của nhân dân đương thời : “Mạc Đăng Doanh
tính tình khoan hậu. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp
dịch, nhẹ thuế khoá. Bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi
thời ấy là trị bình”8
        Một sự kiện lịch sử được các nhà sử học đồng thanh nhắc lại nhiều
lần, chứng tỏ rằng đó là một sự thật hiển nhiên, gây ấn tượng sâu sắc và
hiếm có trong xã hội phong kiến nước ta. Đây là công lao của nhà Mạc, là
một nét đẹp đặc biệt, không thể không nhấn mạnh.
        2.Một số chính sách xã hội
        Để có tình hình ấm no, an lạc trên đây, ngoài một số chính sách
kinh tế như đã nêu trên, nhà Mạc còn thực thi một số chính sách xã hội.
        1.Vận động một số nhà hữu sản, nhất là hoàng thân quốc thích có
hằng tâm đem ruộng sẵn có hoặc mua ruộng cúng vào chùa. Theo thống
kê của Vũ Duy Mền thì tổng cộng trong 18 trường hợp có 254 mẫu 8 sào
ruộng cúng vào chùa9. Thống kê này chưa đầy đủ, tuy nhiên cũng có thể
làm căn cứ để chúng ta nhận xét như sau:
        - “Việc cúng tiền ruộng vào chùa thịnh hành từ thời Lý- Trần,
sang thời Mạc được mở rộng hơn”10.
        -Số người thuộc hoàng thân nhà Mạc có vai trò quan trọng trong
việc này. Có thể kể các vị sau đây (10/18 trường hợp):
        .Thái hòang Thái hậu họ Vũ;
        .Thái hoàng thái hậu (không ghi họ, 4 trường hợp, cộng 31 mẫu)
Nếu coi đây cũng là Thái hoàng thái hậu họ Vũ thì tổng cộng là 36 mẫu;
        .Con gái thứ 2 Thái uý Tây quốc công Mạc Ngọc Ý;
        .Thọ Phương Thái trưởng công chúa;
        .Chính phi công chúa, (7 mẫu );
        .Phan Trị, tước An Thọ Bá, ( 8 mẫu) ;
        .Lê Văn Uyên, tước Trường Thọ Bá.

       .Trường hợp đặc biệt Thái hoàng thái hậu Vũ thị Ngọc Toản11
       Tương truyền Bà là chính hậu của Thái tổ Mạc Đăng Dung , đã có
công lớn là lấy tiền riêng mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam bảo
chùa làng Hoà Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) ;
7
   Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr.115.
8
  Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập1, NXB Sử học,1961, tr.180.
9
   Vũ Duy Mền: Một số vấn đề về làng xã dưới thời Mạc trong sách Vương triều Mạc,
NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr. 138-142.
10
   Vũ Duy Mền: sách vừa dẫn, tr.136.
11
   Theo Chu Xuân Giao, tư liệu chính xác cho biết tên bà là Vũ Thị Ngọc
                                                                                10
đồng thời vận động hoàng thân quốc thích đóng góp thêm, tổng số ruộng
lên tới 47 mẫu 3 sào, goi là ruộng nhà Thánh (Thánh điền). Số ruộng trên
được dùng làm ba khoản chính:
       -Khoản thứ nhất. Cấp cho việc cúng tế ở đền và chùa làng
       -Khoản thứ hai. Cấp cho dân đinh, thượng hạ. Khi dân số ít thì chia
đến tuổi 15, khi dân số tăng thì chia đến tuổi 18, mỗi người một sào, cày
cấy thu hoạch, không phải nộp thuế. Chia theo cách bốc thăm công khai,
già nhận trước, trẻ nhận sau, cứ 3 năm chia lại một lần.
       -Khoản thứ ba. Cho đấu thầu cấy lấy thóc lập quỹ hội Thiện/nghĩa
thương, khi đói khó cấp đỡ người nghèo, cô nhân, quả phụ, bảo dưỡng lát
gạch đường làng. Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 quỹ làng còn 3
tấn thóc, ủng hộ kháng chiến, số thóc cho người nghèo vay không thu lại
nữa.12

       Cùng với việc cấp ruộng cho dân làng, THTH là người công đức để
xây dựng chùa với 6000 lá vàng, cùng không biết bao nhiệu tiền bạc cho
trên 15 ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh và phụ cận như:
       -Chùa Linh Cảm (Tiên Sơn, Bắc Ninh) 1557,
       -chùa Bà Đanh (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1563,
       -chùa Thiên Hựu (Nam Sách, Hải Dương) 1571,
       -chùa Minh Phúc (Tiên Lãng, Hải Phòng) 1572,
       -chùa Sùng Ân (Phù Cừ, Hưng Yên) 1574,
       -chùa Phổ Chiếu (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1579,
       -chùa Thánh Thọ (Bình giang, Hải Dương) 1579,
       -chùa Minh Quang (Gia Lộc, Hải Dương) 1579,
       -chùa Hoa Tân (An Lão, Hải Phòng) 1582,
       -chùa Linh Sơn ( An Lão, Hải Phòng) 1583,
       -chùa Báo Ân (Phù Cừ, Hưng Yên)1584,
       -chùa Sùng Quang (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)1578,
       -chùa Trúc Am (Kiến thuỵ, Hải Phòng) 1589,
       -chùa Hà Lâu (Tiên Lãng, Hải Phòng )1589….13
       -và chùa làng Hoà Liễu, có tên Thiên Phúc Tự xây dựng năm 1562.

      Bà cũng là người “bày cho” dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp,
tham nhũng.

       Đúng như PGS Đinh Khắc Thuân đã nhận định: “Bà Thái hoàng
thái hậu họ Vũ quả là một người đã dốc toàn tâm toàn ý cho công cuộc
trung hưng chùa Phật thời kỳ này. Bà từng được dân gian tôn xưng là

12
   Cụ Phạm Đăng Khoa biên soạn: Tóm tắt nội dung di tích đền- chùa Hoà Liễu, Tài
liệu không xuất bản, tr.34-35.


 Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, NXB Khoa học xã hội,
13


H, 2001, tr.232.
                                                                               11
“mẫu nghi thiên hạ, là vị Phật sống trên trần gian ” 14 … “Bà Thái hoàng
thái hậu họ Vũ xem như một biểu tượng của người phúc thiện, đáng
được muôn đời ghi nhớ”15
      2. Lập các hội Thiện để tổ chức phong trào làm việc thiện “Các bia
dựng trong các chùa, miếu cho biết hội Thiện khá phát triển . Từ các
vương hầu tôn thất, quan lại tại vị hoặc hưu quan đến thường dân các làng
xã đều đua nhau làm việc thiện…Nhìn chung hội Thiện thời Mạc biểu
hiện nhiều mặt tích cực hơn mặt hạn chế”16

       Tóm lại, chính sách xã hội lớn của nhà Mạc gồm:

       -Vận động các tư gia lấy tiền riêng mua ruộng cấp cho dân đinh cày
cấy, thu hoa lợi, không phải nộp thuế,
       -Một số ruộng cho cày cấy thu hoa lợi và lập hội Thiện để cứu đói
cho những người quan quả cô đơn,
       -Xây dựng rất nhiều chùa để hoằng dương Phật pháp, giáo dục lòng
nhân từ bác ái, ngay thẳng thật thà .
       Có người nói, có phong trào làm điều Thiện, xây dựng chùa là do
“chiến tranh tàn khốc kéo dài, thiên tai thường xẩy ra, khiến cho dân cùng
khốn, mất niềm tin, đến cửa Phật từ bi mong che chở hoặc cầu xin điều
thiện”. Có thể chưa hẳn như vậy. Trong thời kỳ cận hiện đại vừa qua,
chúng ta cũng chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thế nhưng người ta
không làm chùa mà ra sức phá chùa chiền miếu mạo, từ đường, san đào
mồ mả tổ tiên; cũng không làm điều thiện mà điều ác đầy rẫy. Thử hỏi tại
sao?
       Bài này không có nhiệm vụ giải đáp vấn đề trên, mà chỉ bàn đến
nhà Mạc và nêu thực tế ở thời Mạc là những người có quyền hành, uy
vọng đương thời thực sự có thiện tâm, có người suốt đời dốc lòng làm
điều thiện. Hành vi cao đẹp của họ,( không phải chỉ một vài người), đã có
sức giáo dục mạnh mẽ, lôi cuốn xã hội. Nhờ đó mà cùng với các chính
sách khác, đã tạo nên an ninh xã hội cao : “người đi đường không nhặt
của rơi, cửa ngoài không đóng, …trâu bò thả chăn không phải đem về,…
có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình”

       I.5. Nhà Mạc xây dựng một đời sống tinh thần với tư tưởng cởi
mở, thông thoáng về tôn giáo tín ngưỡng, tôn trọng văn hoá của nhân
dân 17
    Người đời thường nói “Mạc thị sùng Nho” nhưng vương triều Mạc
không độc tôn Nho giáo. Dưới thời Mạc văn hoá dân gian được phục hồi
14
   “Kim Thái hoàng thái hậu dĩ thiên mẫu vi phật trung trần”. Văn bia chùa Quang
Minh (Gia Lộc, Hải Dương ) năm 1579. Bia 151. Chú thích theo Đinh Khắc Thuân,
sách đã dẫn, tr, 233.
15
   Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.233.
16
   Vũ Duy Mền, sách đã dẫn, tr. 136-137.
17



                                                                                   12
và phát triển. Trần Lâm Biền nhấn mạnh: “Chỉ tới khi nhà Mạc lật đổ
được nhà 18Lê sơ, lúc đó đã mục ruỗng cùng cực (có thể nói là một cuộc
cách mạng), với những chính sách tự do hơn rất nhiều, đã như tạo nên
một sự bùng nổ tạo đà cho “văn hoá dân gian” phát triển”. Ông cũng
khẳng định thêm: “Mỹ thuật Mạc như khởi đầu cho một trang sử mới để
tạo nên sự “náo nức” tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII với “nghệ thuật đình
làng”19.
       Các tôn giáo như Phật, Lão được khôi phục và phát triển. Dưới thời
Mạc một số chùa đã được trùng tu hoặc xây mới như: chùa Phổ Minh
(Nam Định) có mộ và tượng của công chúa Mạc Ngọc Lâm, chùa Bối Khê
(Hà Nội), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)… Theo thống kê của Nguyễn
Du Chi trong sách Mỹ thuật thời Mạc, qua khảo sát điền dã và qua tư liệu
bia ký thì hiện nay còn dấu tích của 142 chùa, 2 cầu, 12 đình làng, 7 quán
đạo, 8 miếu, 3 chợ, 2 bến đò…
       Đình là nơi họp mặt quan viên, hào mục, dân làng và thờ cúng thần
linh, thế mà ở đình Tây Đằng tràn ngập hình ảnh các sinh hoạt đời thường
của thường dân: cảnh nam nữ tình tự, cảnh đi thuyền, làm xiếc, săn bắn
khỉ, gánh con,...
       Tóm lại VHDG thời Mạc được phát triển về số lượng và bừng lên
về thẩm mỹ. Trong lúc đó, thời Lê sơ nền văn hoá này thường bị cấm
đoán.
      Đến thời Lê, các tập tục dân gian phải chịu sự phán xét khắc nghiệt
của vua quan dưới cái nhìn Nho giáo. Đàn chay, hát xướng, chơi đùa và
trò tap kỹ bị cấm. Lê Thánh Tông lệnh cho bộ lễ: “Khi có việc tang không
được bày đặt ăn uống, tiết Trung Nguyên không được lập đàn chay, không
được hát xướng, chơi đùa và bày trò tạp kỹ”20. Hát chèo và dân ca bị gọi là
dâm nhạc, đối lập với nhã nhạc.
      “Ra lệnh cấm chỉ con em nhà thế gia và dân chúng không được nuôi
những vật làm trò như gà chọi, khỉ làm trò, bồ câu thả, chim sơn hô-sơn
ca, cá vàng,…”21

     I.6. Nhà Mạc chăm lo bồi dưỡng đào tạo nhân tài.
       Trong suốt thời gian tồn tại ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc
luôn luôn chăm lo bồi dưỡng nhân tài. Nguyễn Hữu Tâm nhấn mạnh “Từ
khi giành vương quyền (1527) đến khi phải rút khỏi Thăng Long (1592)
triều Mạc không lúc nào sao nhãng việc giáo dục khoa cử. Cho đến năm
1592 quân Mạc thua to, bỏ kinh đô, nhưng hè năm đó Mạc Mậu Hợp vẫn
tổ chức được kỳ thi tiến sĩ cuối cùng tại hành doanh Bồ Đề” (20). Ở Thăng

18
   Xin xem thêm bài Phan Đăng Nhật: Đặc điểm văn hoá dân gian thời Mạc trong bối
cảnh lịch sử -xã hội đương thời, Tạp chí văn hóa dân gian.só 5-2010
19
   Trần Lâm Biền: Kỷ yếu hội thảo khoa hộc”Vương triều Mạc trong lịch sử Việt
Nam”,Trung tam bảo tồn khu di tichd Cổ Loa, 2010, tr.269.
20
   Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giáo dục, H, 1998, tr.1012.
21
   Đại Việt sử ký toàn thư, sdd, tr.363.
                                                                               13
Long, chưa kể ở Cao Bằng, nhà Mạc tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 485
tiến sĩ và 13 trạng nguyên. Trong số những nhà khoa bảng do nhà Mạc
tuyển chọn chúng ta có thể kể đến: Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Dương Văn
An… Đặc biệt khoa thi Hội năm Ất Sửu (1565) đời Mạc Mậu Hợp, một
tiến sĩ được vương triều Mạc chọn tuyển bằng một bài phú Nôm ở kỳ thi
đệ tứ một sự kiện hiếm có trong lịch sử thi cử của nước ta, đó là tiến sĩ
Nguyễn Văn Huy(21). Nhận xét về tác dụng của giáo dục khoa cử thời Mạc,
nhà sử học Phan Huy Chú nói: “Nhà Mạc bận chiến tranh mà vẫn không
bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống đối với nhà Lê,
kéo dài đến hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”(22).


      II.Thời kỳ Cao Bằng ( 91 năm, 1592-1683)


                                          Bằng các nguồn tư liệu mới của
                                          Trung Quốc mà chúng ta cũng
                                          hiểu thêm được vương triều Mạc
                                          thời kỳ Cao Bằng và bổ sung
                                          thêm phổ hệ nhà Mạc ở Cao
                                          Bằng ba vì vua cuối cùng, trong
                                          đó có Mạc Kính Diệu (tức Mạc
                                          Kính Vũ) rồi đến Mạc Nguyên
                                          Thanh, cuối cùng là Mạc Kính
                                          Quang. (GS.VS.Phan Huy Lê)


      I.1.Đại cương về thời kỳ Cao Bằng

      Ơ Cao Bằng22, nhà Mạc xây dựng vương triều ở khu đồng bằng
Hoà An. Ơ đây họ xây dựng hai căn cứ chính. Kinh đô Nà Lử và vương
phủ Cao Bình. Nà Lử là nơi hiểm yếu hơn, nơi vua ở. Vương phủ Cao
Binh là nơi ở của hoàng hậu, công chúa, cung tần, gia đình các đại thần có
vườn thượng Uyển, đền Giao (nơi tế lễ), Hồ Nhi (hồ trẻ con), Đào viên
(vườn hoa). Các đồi được đặt tên là đồi Long, đồi Ly, đồi Quy,... có
trường thi và đền thờ đức thánh Khổng tử ở Bản Thảnh.
      Sơ qua như vậy đủ biết nhà Mạc chủ trương xây dựng một triều
đình riêng, với tư thế đàng hoàng và nhắm hướng dài lâu. Các vua nhà
Mạc luôn giữ vững truyền thống của tiên đế, thực hiện chính sách đối

 Tài liệu của phần viết về nhà Mạc ở Cao Bằng, chủ yếu dựa vào các sách:
22


        -Mạc Đường: Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mac, NXB
Trẻ, S, 2005.
        -Tìm hiểu nhà Mạc ở Cao Bằng, của Đại tá Nguyễn Thiên Tứ, bản thảo, chưa
xuất bản. Nhân đây xin cám ơn tác giả.
                                                                             14
ngoại vừa bảo đảm chủ quyền quốc gia, “ không mời người Minh vào
trong nước ta”, vừa tranh thủ sự ủng hộ của người nước ngoài. Vào cuối
thế kỷ 17, tình hình Trung Quốc phức tạp. Lý Tự Thành nổi lên chiếm
Bắc Kinh, nhà Minh lùi xuống phía Nam, gọi là Nam Minh, rồi nhà Thanh
lên. Trong tình hình đó, nhà Mạc vẫn giữ vững chủ quyền mà điều hòa
được mối quan hệ với Trung Quốc.


       Ở Cao Bằng, nhà Mạc lại tiếp tục sự nghiệp đào tạo nhân tài, theo
Tăng Bá Hoành, ở đây, nhà Mạc tổ chức thêm 12 kỳ thi 23, cộng cả ở
Thăng Long là 34 kỳ,chú ý đào tạo cả người Tày như : tiến sỹ Bế Văn
Phụng, (Tày, năm 1595), tiến sỹ Nông Quỳnh Văn (Tày, 1598). Đặc biệt
có nữ tiến sỹ duy nhất trong chế độ phong kiến, bà Nguyễn Thị Duệ
(Kinh),
       Nhà Mạc chủ trương xây dựng một nền kinh tế đa diện, theo
nguyên tắc “trọng nông, trọng công, trọng nội ngoại thương” như chính
sách của mình khi ở Thăng Long.
       Cây lương thực không những phát triển ở vùng đồng bằng mà còn
phát triển hầu hết ở vùng sâu xa, vùng cao, núi đá, vùng sình lầy ven sông.
mở mang thuỷ lợi, làm mương máng và guồng nước, đắp nhiều phai lấy
nước, nhân dân gọi là “phai vua”. Nhà Mạc đã cùng dân khai phá những
cánh đồng lúa nước ở Hoà An, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Quảng Hoà,
Thạch An, Tràng Định, Văn Lãng. Sau khi thất bại, nhà Mạc còn để lại
một diện tích đáng kể ở Cao Bằng là 1330 mẫu 14 thước24
       Ơ Cao Bằng nhà Mạc vẫn tiếp tục khuyến khích sự phát triển sở
hữu tư nhân về ruộng đất như khi ở Thăng Long: “Khuyến khích sự phát
triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất là chính sách khôn khéo của chúa
Nguyễn ở phía Nam và nhà Mạc và con cháu nhà Mạc sau khi chạy lên
Cao Bằng”25
        Nghề gạch, ngói, gốm sứ, đất nung được phát triển,... Gạch vồ nhà
Mạc được dân gọi là “gạch vua”. Nghề đúc đồng, đúc gang phát triển, lò
rèn thủ công được mở ra khắp nơi.
       Có những phát minh đối với thời bấy giờ là “kỹ thuật hiện đại”. như
máy ép mía bằng sưc nước, máy nghiền gạo cũng bằng sức nước. Các
máy này là kết quả du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc sang. (Máy nghiền
gạo còn mang tên Trung Quốc, “sủi ngàn” = “thuỷ nghiên”)
23
  Tăng Bá Hoành: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:nhà văn hóa lớn thế kỷ 16, Tạp
chí xưa và nay, số tháng 8 năm 2011, tr.14.
        24
           Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc
trong lịch sử, H, 1996, tr,326.

      25
          Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc
trong lịch sử, H, 1996, tr,336.


                                                                              15
Về văn hoá, các vua Mạc, một mặt chuyển giao tinh hoa văn hoá
miền xuôi bao gồm cả Nho giáo, Phật giáo cho nhân dân, mặt khác phát
huy văn hoá các dân tộc ở điạ phương chủ yếu là VHDG. Sự nghiệp phát
huy văn hoá dân tộc, dựa chủ yếu vào các nhà trí thức địa phương tiêu
biểu là Tư thiên quản nhạc Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Văn.
       Các ông đã sáng tác nên những tác phẩm VHDG nổi tiếng có thể
đó là: Lượn Hồng nhan tứ quý, Giáo nam, giáo nữ,Lượn Bioc lạ-Lương
Quân, Lượn Nam Kim-thị Đan,... Hai ông đã đưa đàn tính vào đệm cho
hát then, sáng tác ra hai điệu Lưu thuỷ (tàng nậm) và Cao sơn (tàng bốc).
       Nhà Mạc tổ chức nhiều hội hè cho dân vui chơi. Có thể trong số đó
có lễ thượng điền, vua xuống đồng cầm cày xới đất làm mùa lúa đầu xuân.
Sau lễ này phổ biến rộng thành lễ lồng tồng của người Tày vào sau Tết
nguyên đán, do một lão nông địa phương cầm cày xới đất.
       Các vua nhà Mạc cho giảm nhẹ sưu thuế, bớt hình phạt, xử nặng tội
bọn tham quan nhũng nhiễu, khiến cho đất Cao Bằng, Lạng Sơn trở thành
một địa bàn rộng lớn đầu tiên của khối đại đoàn kết dân tộc giữa người
Kinh và các dân tộc thiểu sổ trong lịch sử nước ta (Mạc Đường).

     II.2.Niên biểu chính quyền nhà Mạc tại Cao Bằng do Ngưu
Quân Khải xây dựng.26

Mạc Kính Cung               1593-1621                  Niên hiệu Càn Thống
Mạc Kính Khoan              1621-1625                  Niên hiệu Long Thái
                            1625-1638                  Thái úy Thông Quốc công
Mạc Kính Vũ                 1638-166127                Niên hiệu Thuận Đức
(Mạc KínhDiệu)
Mạc Nguyên Thanh            1661-1681                  Niên hiệu Vĩnh Xương
(Mạc Kính Thụy)
Mạc Kính Quang              1681-1683

       II.3.Vua Mạc Kính Cung, mở đầu thời kỳ Cao Bằng với vị thế
của một vương triều chính thống.
       Ở phần Đại cương về nhà Mạc ở cao Bằng, chúng tôi đã viết, nhà
Mạc có kế hoạch xây dựng Cao Bằng thành một kinh đô với các công
trình của thủ đô quốc gia.
       Phần này chúng tôi chỉ chứng minh bổ sung cho chủ trương trên
của nhà Mạc là đúc chuông, đúc tiền và tổ chức thi.
       1. Chuông Đà Quận, thời vua Mạc Kính Cung, đúc năm 1611

26
   Ngưu Quân Khải: Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng,
Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.74.
27
   Cuộc đời của vua Mạc Kính Vũ có nhiều điều bí ẩn, Riêng thời điểm Ngài không
xuất hiện nữa, (chưa hẳn đã băng hà) còn cần xét thêm ý kiến của hội thảo”Nhà Mạc
và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” rằng, Ngài bí mật về Vĩnh Phúc, đóng vai nhà sư ở
chùa Diệm Xuân để tâp trung lực lượng mưu sự nghiệp phục Mạc.
                                                                              16
(Về chuông Đà Quận, chúng tôi viết lại tóm tắt theo tài liệu của
Cung Văn Lược và Chu Quang Trứ).
    Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Quả
chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng
rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu
gang. Quả chuông to ở bồ lao treo bị cưa mất một chân rồng. Quả chuông nhỏ
ở thân thủng một lỗ

    Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang chất điêu khắc nối
khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng.
Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả
hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của
hậu kỳ thời Mạc.

     Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc
bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông
không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc
chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết
chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn
đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán.

     Tạm dịch “Văn khắc chuông chùa Viên Minh. Lời tán rằng: Trời mở Nam
Việt, Đất lập Cao Bằng. Ở giữa bản Phủ, Vững đất thành Vua. Thạch Châu kiên
[cố?], Đà Quận đất thiêng. Non xanh nước biếc, sông Mãng uốn quanh. Cổ
danh thắng tích, Chùa gọi Viên Minh. Chế đồng đục đá. Sống cùng trời trăng,
chuông treo lầu gác. Chuông đặt trong sảnh. Gió thổi vang vang, tiếng ngọc
rung rinh, chuông động vầng nguyệt, Mỗ động gió âm. Đền Thần đối diện, Cung
điện chênh vênh, Giờ giấc sớm tối, Tiếng chuông u huyền. Thế tình biến đổi,
người vật nảy sinh. Nhân do [?] [?], ra sức sửa trị. Giúp thánh chúa Mạc, Tôi
hiền phù vận. Chuông đồng bia đá, Chùa Phật lớn lao. Đón thợ dựng xây, Giữ
mãi hình Phật. Đúng hạn hoàn thành, Hội chủ báo công. Lòng thành trọn vẹn.
Gần xa biết tiếng. Âm công rạng tỏ, Dương báo vẻ vang!”

     Rõ ràng tác giả bài minh rất tự hào với mảnh đất Cao Bằng của nước Nam
Việt, nơi đây cảnh thú thanh lịch, có chùa Viên Minh, đền thần và cung điện lầu
cao gác đẹp, có chuông chùa hàng ngày đánh lên vang động không trung. Tác
giả cũng đề cao nhà Mạc hội tụ được nhân tài. Như vậy, rất có thể chuông chùa
Viên Minh được đúc khi nhà Mạc đang chiếm giữ Cao Bằng và đóng đô ngay tại
đây.

    Ở một ô khác trên chuông có ghi tên người hưng công. Phần nhiều tên bị
mờ, song còn rõ hơn cả là dòng tên một người vợ là Phạm Thị Ngọc Yến, tức
phải thuộc vào dòng dõi quyền quý.

     Kiểm tra lại dự đoán niên đại ở trên, chúng tôi tìm được trong sách Đại
Nam Nhất thống chí, mục Chùa quán thuộc tỉnh Cao Bằng (Tập IV, tr.404, bản
dịch, Nxb. KHXH, 1971) có ghi: “Chùa Minh Viên: ở xã Xuân Lĩnh huyện Thạch
An, nay trong chùa có một quả chuông, khắc chữ Kiền thống thập cửu niên
Tân Hợi chú”. Và “Chùa Đông Lân”: ở xã Vu Thủy huyện Thạch Lâm Tương
truyền chùa này cùng chùa Minh Viên đều do nhà Mạc dựng”.

    Chúng tôi nghĩ rằng: chùa Minh Viêng trong đoạn trích trên rất có thể là
chùa Viên Minh ở Đà Quận mà chúng tôi đã được mục kích và tìm hiểu. Và nếu
như vậy, thì quả chuông chùa Viên Minh với bài minh, chẳng những sẽ có niên


                                                                            17
đại tương đối vào thời Mạc mà còn có niên đại tuyệt đối là năm Kiền Thống 19,
tức năm 1611.

       2.Tiền “ Thái Bình thánh bảo” và“An Pháp nguyên bảo”
       “Đời vua Mạc Kính Cung (1593-1625) thì tiền ở bảo tàng Vĩnh
Phúc có 2 loại là Thái Bình thánh bảo và An pháp nguyên bảo.
       -Tiền Thái Bình thánh bảo, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán Thái Bình
thánh bảo đọc chéo, kiểu chữ chân phương, rõ nét, lưng tiền để trơn,
đường kính khoảng 22mm.
       -Tiền An pháp nguyên bảo, Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán An Pháp
nguyên bảo, đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. kiểu chữ chân phương
rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 21mm”28

      3.Thi cử thời vua Mạc Kính Cung với bà Nguyễn Thị Duệ.
      Nhà Mạc lên Cao Bằng đã quan tâm đào tạo cả người thiểu số và
người Kinh. Hai trí thức ngừơi Tày nổi tiếng được thi đỗ là Bế Văn Phủng
và Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt vua Mạc Kính Cung lấy đỗ tiến sỹ một
người phụ nữ cải trang đi thi là Nguyễn Thị Duệ. Đó là nữ tiến sỹ duy
nhất đỗ dưới thời phong kiến.

      II.4.Vua Mạc Kính Vũ, một tài năng quân sự, chính trị và ngoại
giao, đã đóng góp lớn cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà
Mạc.

       1.Ngài chiến đấu chống phong kiến Lê-Trịnh quyết liệt
             Ngài là con của Quang Tổ Nguyên hoàng đế Mạc Kính
       Khoan. Khi thân phụ băng hà, Ngài tỏ thái độ và hành động chống
       đối phong kiến Lê-Trịnh rõ rệt, lên ngôi vua, xưng niên hiệu Thuận
       Đức, không báo tang cho nhà Lê và không nộp cống.

              “Mùa xuân, tháng giêng,(1938), Mạc Kính Khoan, tước
       Thông quốc công ở Cao Bằng mất. Con (là) Mạc Kính Vũ lại làm
       phản, tiếm đặt niên hiệu là Thuận Đức.”29
              Được tin, nhà Lê- Trịnh tức giận khẩn trương cất quân đi
       đánh. Việc lên ngôi xẩy ra tháng giêng thì tháng 3 chúa Trịnh Tráng
       trực tiếp dẫn đại quân đi Cao Bằng “chinh phạt”. Kết quả là thất
       bại, một tướng (quận Hạ) bị quân Mạc bắt, một tướng ( quận
       Lâm)bỏ chạy, bị chúa Trịnh trị tội, giết.
              Từ bấy trở đi chúa Trịnh nhiều lần cất quân đi “ chinh phạt”
       đều không thành công. Cho đến 1655 Mạc Kính Vũ chuẩn bị đầy
28
   Nguyễn Thị Thúy Hằng: Một số hiện vật tiêu biểu của thời Mạc ở bảo tàng tỉnh
Vĩnh Phúc. Tạp chí văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc, số 4 tháng 9 năm 2012.
tr. 35.
29
   Đại Việt sử ký toàn thư (Viện khoa học xã hội), tập III, NXB Khoa học xã hội, H.
1998, tr.236.

                                                                                18
đủ một cuộc phản công mạnh mẽ phối hợp với chúa Nguyễn ở
      Đảng Trong ra, “mật ước” cùng đánh chiếm Thăng Long.
           Sau đây là bảng kê các trận đánh chính của chúa Trịnh:




              BẢN KÊ CÁC TRẬN ĐÁNH CHÍNH CỦA CHÚA TRỊNH

Thời gian      Tướng chỉ huy             Mục đích           Kết quả và hậu
                                                     quả
Th 3 (1638)       Trịnh Tráng     Trừng trị Mạc Kính Quận Hạ bị Mạc bắt,
                                  Vũ                 quân Lâm sợ bỏ chạy
                                                     bị Trịnh giết
Th12 (1638) Trịnh          Tráng, Diệt Mạc Kính Vũ   Không kết quả, 10
            NguyễnDanh Thế, Bật                      ngày rút về
            quận công,…
Th10 (1639) Trịnh Tráng hẹn các Tiêu diệt Mạc Kính Các thổ châu không ai
            thổ châu TQ cùng tiến Vũ                 đến chỗ hẹn. Trịnh
            đánh diệt Mạc. Trịnh                     Tráng chờ 2 tháng, thất
            Tráng kéo đại quân đi                    vọng, kéo quân về
                                                     không
Th10(1666) Thông quận công Hà Tấn công Mạc Kính Hà Sỹ Tứ bị Mạc bắt
            SỹTứ                  Vũ
Năm 1666    Thái phó Lý quận Trả đũa Mạc Kính Mạc giết Hà Sỹ Tứ,
            công Trịnh Đống và… Vũ và cứu Hà Sỹ Tứ Trịnh đốt chỗ ở của
                                                     Kính Vũ rồi về.
      Trên đây chỉ ghi tóm tắt .Riêng cuộc xuất quân của Trịnh Tráng
tháng 10 năm 1639, xin cụ thể hơn như sau:
      “Đặc biệt, để chuẩn bị chu đáo cho trận đánh lớn quyết tiêu diệt
bằng được nhà Mạc [ “Mạc Kính Vũ và Mạc Kính Mân”], trước khi lên
đường, từ tháng 6, phía Lê Trịnh trao đổi rất nhiều thư từ cho thổ ti và
tướng lĩnh nhà Minh ở vùng biên giới Việt - Trung hẹn hội quân ở
Thượng Lang và Hạ Lang vào hạ tuần tháng 10 .
       “Chúa Trịnh Tráng lại viết thư gửi tới các viên tri châu châu Hạ
Phiên, thuộc Quảng Tây, họ Hứa; tri ty sứ ty Hồ Nhuận; tri châu châu
Hướng Vũ, họ Hoàng; tri châu châu An Ninh, họ Lý; tri châu châu Quy
Thuận họ Sầm; hẹn hò cùng đem quân tới đánh diệt Kính Vũ. Quan ở các
châu ấy đều có thư nhận lời”30
      Tuy nhiên, quân các châu nhà Minh tất cả đều không đến, chúa
Trịnh Tráng thất vọng chờ 2 tháng rồi rút quân về. Điều này chứng tỏ tín
nhiệm của vua Mạc Kính Vũ đối với các châu hơn hẳn so với chúa Trịnh.
      “Chúa tổng thống lĩnh đại quân định ngày 10 tháng 10 tiến phát.
Quân đóng ở thành Lạng Sơn, đợi viên hầu mệnh về báo tin. …..Các

 Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, NXB Trẻ-NXB Hồng Bàng, H,
30


2012, tr.277.
                                                                          19
quân châu nhà Minh đều sai hẹn không đến. (PĐN in đậm) Nhân đó
Chúa bèn đem quân đến đóng ở địa giới Bắc Nẫm….Tháng 12 rút quân
về”31
      NHẬN XÉT
       Trên đây mới là bản kê một số trận đánh chinh, và là bản kê nên
 mới ghi được một vài nét rất sơ sài. Tuy nhiên qua đó cũng có thể rút ra
 được những nét cơ bản sau đây:
            -Nhiều lần Trịnh Tráng đích thân cầm quân, chứng tỏ nhà
      Trịnh quyết dốc hết lực lượng, kể cả huy động các thổ châu Trung
      Quốc nhằm diệt cho được Mạc Kính Vũ.
            -Tuy nhiên mục đích của nhà Trịnh không những không thực
      hiện được mà nhiều lần hao binh tổn tướng.
            -Nhiều lần Mạc Kính Vũ không xuất hiện và đối đầu vì Ngài
      có chiến lược tránh bị tiêu hao và dấu kín lực lượng phục vụ cho
      cuộc tổng tấn công về thăng Long sau đây:


      2.Đánh chiếm thành Lạng Sơn, chờ chúa Nguyễn ra để cùng
giải phóng kinh đô
             Tóm lại trong suốt thời gian dài, Minh Tông Khai hoàng đế
      Mạc Kính Vũ cầm quyền ở Cao Bằng, chúa Trịnh bao phen hao
      binh tổn tướng mà không hề đẩy lùi được nhà Mạc. Hơn nữa, trong
      thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng
      chiếm Lạng Sơn, đánh đuổi “một vạn hùng binh” nhà Trịnh chạy
      dài, đóng giữ Lạng Sơn, chờ hợp sức với chúa Nguyễn với dự định
      “đánh phá kinh đô bắt sống cha con Thanh vương”. Thanh thế thật
      lẫy lừng.


                 “Thuận Đức vương, tức Mạc Kính Hoàn = Mạc Kính
          Diệu, nhà Mạc ở Cao Bằng đã sai tám viên đại tướng đem
          quân tiến đánh Trung đô. Khi tướng Mạc đến Đoàn Thành
          (Lạng Sơn) thì Thanh vương Trịnh Tráng sai thái bảo Khê
          quận công Trịnh Trượng, Hộ khoa đô cấp sự trung Hưng Tạo
          tử cầm đầu mười hai viên quận công đem một vạn hùng binh
          tiến đánh Cao Bằng. Quân của Khê quận công bị quân Cao
          Bằng đánh gấp. Quận Khê thua to phải chạy về sông Thương.
          Quân Cao Bằng đóng giữ ở Đoàn Thành, đợi quân nam tiến
          ra, thì kéo thẳng xuống đánh phá kinh đô bắt sống cha con
          Thanh vương, Tây Định hiến nạp cho Nam chúa để làm vật
          tiến kiến” [Nguyễn Khoa Chiêm 1997 : 320].”32 Chuyển dẫn
          theo Chu Xuân Giao.

31
     Lê quý Đôn: Đại Việt thông sử, Tài liệu vừa dẫn, tr.287.
32
     Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,…,Tài liệu đã dẫn, tr.23.
                                                                        20
Sự kiện lịch sử quan trọng trên đây, không thấy chính
       sử Lê-Trịnh nhắc đến. Vậy cụ thể là như thế nào?
              “Lúc bấy giờ, cuối năm Ất Mùi (1655), Nguyễn Hữu
       Dật (cùng với Nguyễn Hữu Tiến, là hai tướng chủ chốt ở
       Đàng Trong), muốn được ngoại ứng để chia lực lượng quân
       Trịnh, bèn khiến bọn Văn Tường và Hoàng Sinh đem mật thư
       lẻn đến các trấn Bắc Hà để chiêu dụ hào kiệt, hẹn cùng nổi
       lên. Ở Cao Bằng thì Mạc Kính Hoàn/Vũ, ở Hải Dương thì tên
       Phấn (không rõ họ, bấy giờ gọi là quận công), ở Sơn Tây thì
       Phạm Hữu Lễ, đều vâng mệnh, nói rằng: hễ quân chúa qua
       sông Lam thì phát binh hưởng ứng. Hải Dương thì không nộp
       tô thuế để cho tuyệt lương, Cao Bằng thì tiến chiếm Đoàn
       Thành (nay là tỉnh lỵ Lạng Sơn) để chia thế lực. Sơn Tây thì
       nguyện làm nội ứng để cướp lấy thành”33
              Tuy nhiên, kế hoạch này không thành hiện thực. Lý do
       là, đến tháng 4 năm 1657, Trịnh Tráng chết, chúa Nguyễn
       Phúc Tần đã tới Hà Tĩnh ( xã Vân Cát, huyện Thạch Hà),
       nhưng vì “không nỡ đánh người có tang”, bèn cử người đến
       viếng Trịnh Tráng rồi dẫn quân hồi loan.
              Sau này, vào tháng 9 năm 1659, Trịnh Tạc lên thay
       Trịnh Tráng, biết Phạm Hữu Lễ mưu phản đã bắt, xét hỏi và
       giết đi. Nhóm Nguyễn Hữu Dật hay tin, vô cùng thương tiếc,
       lập đàn để tế ( !)34
              Vì “không đánh người có tang” mà chúa Nguyễn đơn
       phương bội ước, đã gây tai hại nặng nề cho các bên cùng mật
       ước. Riêng vua Mạc Kính Vũ sau khi đã hoàn thành xuất sắc
       phần nhiệm của mình thì bị chặn đứng lại vì chủ trương nguy
       hiểm “không đánh người có tang.”.


      3.Về ngoại giao, Mạc Kính Vũ không theo Ngô Tam Quế như
lời vu khống của phong kiến Lê-Trịnh, mà nhất quán trước sau, hợp
tác với nhà Thanh (trước cả Lê-Trịnh) để thực hiện mục tiêu chiến
lược của mình.
      Nhiều nhà nghiên cứu phê phán nhà Mạc-vua Mạc Kính Vũ đã theo
đuổi một chính sách ngoại giao không nhất quán, khi thì theo Ngô Tam
Quế chống Thanh, khi thì theo nhà Thanh.
      Thực ra không phải như vậy, vua Mạc Kính Vũ không đi
      theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh.

       Sau đây là sự kiện cụ thể:
33
  Đại Nam thực lục, tập I, tiền biên,NXB Sử học, 1962, tr.90-91.
34
  Lý do đơn phương thay đổi mật ước cũng coi như bội ước vì “không đánh người có
tang”, có vẻ yếu ớt, ngoài ra còn có lý do sâu xa hơn . Xin tạm gác lại, chưa bàn đến
vấn đề này.
                                                                                    21
1.Đi trước Lê-Trịnh trong việc thiết lập ngoại giao với
          nhà Thanh và được phong An nam đô thống sứ
        “Vào năm 1659 (Thuận Trị 16, Kỉ Hợi): Lúc này nhà Thanh gần như đã làm
chủ được phương nam, nhà Nam Minh suy yếu cực độ. Trong sách Quốc triều nhu
viễn kí biên soạn đời Thanh, có ghi: vào năm đó “An Nam nhập cống 安南入貢”. “An
Nam” ở đây có thể xác định rõ là Mạc Kính Diệu, vì tiếp theo, Quốc triều nhu viễn kí
có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu
đến nạp khoản và dâng cống vật, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu
làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68.”35

       “Sự kiện này diễn ra vào ngày 21 tháng 6 năm 1659, khi Tín Quận vương và
Hồng Thừa Trù là hai trọng thần của nhà Thanh đang tham gia vây hãm Vân Nam.
Cho nên có thể hiểu “đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam” trong khi “đại quân nhà
Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật cho quân,
phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ” ở
trường hợp 2 (sách Quốc triều nhu viễn kí) là đại quân có sự tham gia của Tín Quận
vương và Hồng Thừa Trù. Họ đang ở Vân Nam.”36

      “Như vậy, có thể hiểu, trong cùng một năm 1659, vào mùa hè,
chính xác là ngày 21 tháng 6, Mạc Kính Diệu cử sứ giả đến ngoại giao
với nhà Thanh tại Vân Nam. Và sau đó, đến cuối năm, Mạc Kính Diệu lại
cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại vùng Lưỡng Quảng.”37

       “Bản thân nhà Thanh sau này cũng công nhận Mạc Kính Diệu đã đi
trước trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Trong một
sắc dụ cho vua Lê vào năm 1668 (Khang Hi 7), hoàng đế nhà Thanh đã
viết rằng: “Mạc Nguyên Thanh đưa đồ cống tới xin qui thuận trước, trẫm
đã trao cho chức Đô thống sứ; nhà người sau đó mới tới cống xin qui
thuận, trẫm đã phong làm vương”[ Thanh thực lục bản A-II-1 : 356-1].
       “Quốc triều nhu viễn ký”có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà
Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống
vật cho quân Thanh, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu
làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68. “38

       “Vào ngày 29 tháng 9 âm lịch năm 1659, đoàn sứ giả của Mạc Kính
Diệu cử đến gồm 28 người và 4 chiếc thuyền, đi theo đường thủy đến Thái
Bình (thuộc tỉnh Quảng Tây). Sau đó, được dẫn đến Nam Ninh (thủ phủ
của tỉnh Quảng Tây).”39

      “Chúng tôi cho rằng, nhà Mạc ở Cao Bằng không quá coi trọng
quan điểm của Nho giáo đối với tính chính thống của nhà Nam Minh hay
35
     Chu xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,…Tài liệu đã dẫn, tr. 28.
36
     Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng…Tài liệu đã dẫn, tr. 30.
          37
             Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng…Tài liệu đã dẫn, tr. 31

38
     Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,,,,, Tài liệu vừa dẫn, tr.28.
39
     Chu Xuân Giao: Ba đời vua Mạc cuối cùng…, Tài liệu vừa dẫn, tr.32.
                                                                                 22
tính “man di” của nhà Mãn Thanh, mà đã biết đoán định thời cuộc, đi
trước nhà Lê trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh.
Trước khi mở hướng ngoại giao theo đường Lưỡng Quảng của Lí Thế
Phụng lúc đó, Mạc Kính Diệu đã cử sứ đến Vân Nam”40.
       4.Một biểu tượng đẹp và lâu bền về tình hữu nghị với nhân dân
Trung Quốc: tòa tam bảo Đại Phật tự, Quảng Châu
       Qua tư liệu của Trung Quốc, chúng ta được biết một cách khá chi
tiết về tình hình quyên trợ việc xây dựng chùa Đại Phật vào đầu thập niên
1660 của Bình Nam vương Thượng Khả Hi và cách thức mà hai bên (Bình
Nam vương và An Nam vương) gặp nhau lúc đó, Có thể tóm tắt các điểm
chính yếu như sau:
       a.Hai bên gặp nhau vào tháng 5 năm thuận Trị 18 (1661);
       b.An Nam vương có tên Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ), được
nhà Thanh phong Quy hóa tướng quân và con Ngài là Mạc Nguyên
Thanh được phong An Nam đô thống sứ;
       c.Vào thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ cùng Mạc Nguyên thanh lên
kinh để triều kiến vua Thanh, tiện đường ghé thăm các nơi ở vùng Quảng
Châu-Quảng Đông, nên gặp Bính Nam vương,
       d.Bình Nam vương đã mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi An Nam
vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức, trong dịp này
An Nam vương (vua Mạc Kính Vũ) công bố cung tiến gỗ để làm chùa;
       e.Gỗ mà vua Mạc Kính Vũ cung tiến có tên là gỗ Nam, là gỗ quý
hiếm, có chất lượng cao đặc biệt, cao tới 10m và đường kính 2m. Vua
Mạc Kính Vũ đã cho chuyển một số lớn gỗ này tới Quảng Châu;
       f.Số gỗ Nam đã được dùng làm cột cái và xà ngang xà dọc, tạo nên
khung nhà cho tòa Tam Bảo;
       g.Đặc biệt, trải qua phong hóa và binh hỏa của hơn 300 năm, nhưng
đến ngày hôm nay, tòa Tam Bảo với kết cấu bằng gỗ Nam do vua Mạc
Kính Vũ cung tiến, vẫn còn gần như nguyên vẹn là một niềm tự hào của
chùa Đại Phật, mà họ thường ca ngợi do An Nam vương cung tiến. Đó
cũng là điều đặc biệt thú vị của khách thập phương khi tham quan chùa.
(Chu Xuân Giao)41




      .Photo Chu Xuân Giao
40
   Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng …. Hội thảo “Nhà Mạc và họ Mạc ở vùng
đất Vĩnh Phúc” (2012)
41
   Chu Xuân Giao: Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu, (báo cáo hội
thảo Vĩnh Phúc, quý III, năm 2012) tr.15.
                                                                              23
Tóm lại
       Một số nhà khoa học đã kết tội oan cho vua Mạc Kính Diệu/Vũ là
gió chiều nào theo chiều ấy, theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Trái
lại, Ngài đã tiên đoán được vai trò lịch sử nhà Thanh, trước cả Lê-Trịnh
và sớm quy phục Thanh, không theo Ngô Tam Quế. Hơn nữa, lại xây
dựng được ân tình đối với một số nhân vật quan trọng như tổng đốc
Lưỡng quảng Lý Thế Phụng và Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, mà
biểu tượng đẹp còn giữ được đến ngày nay là chùa Đại Phật tự.
       Bên cạnh tài năng quân sự và ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh, như
đã trình bày ở phần I, đến đây chúng ta lại tài năng chính trị-ngoại giao
của vua Mạc Kính Vũ. Nhưng ở đâu ra luận điệu xuyên tạc, nói trắng
thành đen, không thành có, như đã nêu trên?
       Tất cả đều xuất phát từ âm mưu vu khống của Lê-Trịnh để nhằm
dùng nhà Thanh diệt nhà Mạc
       “Đến khi Ngô Tam Quế làm phản ở Vân Nam, Mạc Kính Vũ theo
đế hiệu tiếm ngụy của Ngô Tam Quế và giúp binh lương” (10)
       “Đến khi Ngô Tam quế làm phản ở Vân Nam, Kính Vũ theo đế hiệu
tiếm ngụy của Ngô Tam Quế và giúp binh lương…Trước khi đánh Mạc,
hãy đưa thư cho Lại Thập Lý, tướng quân nhà Thanh kể rõ tội trạng
của Kính Vũ (theo Ngô Tam Quế)42 (P.Đ.N.in đậm)
       “Thần lo lắng giữ lòng trung, không dám theo giặc. Nhưng trong
nước lại có tên nghịch thần là Mạc Nguyên Thanh bội ơn theo giặc, bí
mật giao kết với Ngô Tam Quế (P.Đ,N,in đậm), đưa một vạn binh mã
ngầm vào Cao Bằng, âm mưu đánh úp” (103)
       Ba tư liệu đã dẫn cho thấy Lê-Trịnh đã dùng sự bịa đặt tâu với nhà
Thanh để dùng Thanh diệt Mạc
       Thực tế là “ Mạc Nguyên Thanh không hề câu kết với Ngô Tam
Quế, mà người câu kết với Ngô Tam quế lại chính là Lê-Trịnh” (62.CXG)

      5.Góp phần xây dựng Cao Bằng
       Nhà Mạc ở Cao Bằng vẫn kế tục tư tưởng và chính sách vốn có, ở
hoàn cảnh mới, trong một thời gian dài là 91 năm (1592-1683)
Sau khi thất bại ở Thăng Long, vương triều Mạc rút lên Cao Bằng đã có
nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội nơi đây (Xin xem mục Đại
cương về thời kỳ Cao Bằng). Hiện nay chưa có điều kiện để phân biệt
công lao của từng vì vua ở Cao Bằng, nhưng chắc rằng hoàng đế Mạc
Kính Diệu/Vũ có vai trò khá quan trọng.

      6.Giải đáp ban đầu về những ngày cuối cùng của hoàng đế Mạc
Kính Vũ.
      Một số nhà khoa học đã nêu vấn đề: sau khi thất thủ Cao Bình
(1677), các tài liệu lịch sử đều viết Ngài còn sống, đi Long Châu, sau đó
42
     Khâm định Việt sử thông giám cương mục,tập 2, NXB Giáo dục, tr.340.
                                                                           24
không biết đi đâu (Thái Kế Toại). Hoặc là sớm hơn thế, năm 1661, ở
Trung Quốc, sau cuộc gặp gỡ Thượng Khả Hỷ, Ngài đột ngột không xuất
hiện (Chu Xuân Giao)

       Tập hợp nhiều ý kiến thuộc nhiều góc độ, với phương pháp nghiên
cứu tổng hợp liên ngành, chúng tôi có thể đề xuất giải đáp ban đầu rằng:
sau khi đột ngột không xuất hiện, hoàng đế Mạc Kính Vũ đã bí mật
về Vĩnh Phúc để mưu tiếp tục sự nghiệp và viên tịch tại đây. Mong các
vị tiếp tục sưu tầm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tình hình tư liệu hiện nay,
nhận định trên là gần với chân lý nhất

       7. Kết luận về hoàng đế Mạc Kính Vũ
       Hoàng đế Mạc Kính Vũ, trọn cuộc mình, với một ý chí sắt đá, một
tài năng và trí thông minh sáng tạo tuyệt vời đã vượt qua muôn vàn gian
nguy để thực hiện cho kỳ được mục tiêu chiến lược của các bậc tiên đế.
Ngài đã kiên quyết thực hiện ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh thối nát và
giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp này.
       Về ngoại giao, Ngài đã sáng suốt sớm nhận thức được vai trò lịch
sử của nhà Thanh và không hề đi theo Ngô Tam Quế như sự vu khống của
Lê-Trịnh. Hơn nữa đã xây dựng được uy tín với triều đình Thanh, với các
bậc lãnh đạo có quyền uy và kể cả thủ lĩnh các quận huyện.
       Đặc biệt, Ngài đã thiết lập được mối quan hệ hữu nghị thân thiết với
nhân dân Trung quốc mà biểu tượng văn hóa đẹp còn lưu lại đến ngày nay
là tòa tam bảo Đại Phật Tự, Quảng Châu.

      II.5.Hai đời vua cuối ở Cao Bằng: Mạc Nguyên Thanh và Mạc
Kính Quang.
      1.Vua Mạc Nguyên Thanh
      Vua Mạc Nguyên Thanh là con của vua Mạc Kính Vũ. Năm 1661,
Ngài đã đi theo cha sang Trung Quốc đi Bắc Kinh và có dừng lại ở Quảng
Châu và có cùng cha gặp Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ. Ngài cũng
cùng dự cuộc đón tiếp của Thượng Khả Hỷ ở lầu Củng Bắc, nơi đây
Thượng tương quân đã “ mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi cha con An
Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức” 43 (đã ghi
ở phần trên)
      Tháng 12 năm 1661, nhà Thanh đã phong cho Mạc Nguyên Thanh
làm An Nam đô thống sứ, đồng thời cũng năm này Ngài lên ngôi vua lấy
niên hiệu Vĩnh Xương.
      “Lúc đó ở Trung Quốc, triều Thanh lên thay triều Minh. Tháng 6
năm 1661, triều Thanh phong cho ngưới cai quản Cao Bằng là Mạc
Kính Diệu chức Quy hóa tướng quân (P.Đ.N. in đậm). Mạc Kính Diệu
chính là Mạc Kính Vũ trong sách sử của An Nam. Tháng 12 năm 1661

43
  Chu Xuân Giao: Ba vị vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc (1638-1683), Hội
thảo nhà Mạc và hậu duệ ở vùng đất Vĩnh Phúc, năm 2012, tr.190.
                                                                              25
triều Thanh phong cho con Mạc Kính Diệu là Mạc nguyên thanh làm
An Nam đô thống sứ”44 (P.Đ.N. in đậm)
       “Nhà Thanh sách phong cho nhà Mạc ở Cao Bằng, phong cho Mạc
Kính Diệu (Mạc Kính Vũ) làm Quy hóa tướng quân và sau đó không lâu
phong Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ”45
       2. Vua Mạc Kính Quang
       Vua Mạc Kính Quang là em của Mạc Nguyên Thanh. Sau khi anh
trai mất Ngài lên kế vị được nhà Thanh phong An Nam đô thống sứ.
        Năm 1682, nhà Thanh cho giải 300 người phía Mạc trở về Việt
Nam giao cho Lê- Trịnh, trong số đó có Mạc Kính Quang. Đến Lạng Sơn,
100 người bị giết, Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát (1683).
       Ngưu Quân Khải viết: “Sau này sách sử Trung quốc gọi Mạc Kính
Quang là An Nam đô thống sứ. Năm 1682, triều Thanh giao cho tuần phủ
Quảng Tây đưa nhóm tôn thất họ Mạc đang ở Trung Quốc (trong đó có
Mạc Kính Quang), đang ở trên đất Trung quốc về An Nam. Năm 1683,
Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát.”46

III. Thời kỳ hậu Cao Bằng ( 86 năm: 1683-1769)

       Sau khi vua Mạc Kính Quang mất, triều Mạc chấm dứt. Tuy nhiên
tinh thần chiến đấu của nhà Mạc vẫn chưa dứt. Có ít nhất 7 thủ lĩnh (trong
5 phong trào) nổi dậy dưới ngọn cờ “phục Mạc”: (phần tiếp đây ghi tóm
tắt theo Ngưu Quân Khải)47
       -Năm 1692, Hán Đường công Mạc Kính Trữ và đô đốc là Đinh
Công Đĩnh nổi lên ở Long Châu, Quảng Tây.
       -Năm 1715, người chân Cao Bằng, là Uyên Hợp, tự xưng là hậu
duệ nhà Mạc dấy binh.
       -Năm 1740, tại Mãnh Tuyền thuộc Cao Bằng, có người tên là Mạc
Tam, tự xưng là hậu duệ nhà Mạc, vào đóng quân ở chùa Đống Lân, sau
quân Lê tấn công chùa này, đánh bại Mạc Tam.
       -Năm 1741, cả vùng Bảo Lạc thuộc Cao Bằng, có hậu duệ nhà Mạc
dấy binh. Người cầm đầu là Mạc Khang Vũ và Mạc Bảo. Năm 1745-1746
Mạc Khang Vũ đánh chiếm các vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên
Quảng, Thất Nguyên.
44
  Ngưu Quân Khải Khải (Phó Giáo sư, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu Đông Nam á
thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc): “Bước đầu nghiên cứu về nhà
Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh
Phúc, tr.70-72.
45
   Ngưu Quân Khải : “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng”
trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.75
46
   Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng”
trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.73.
47
   Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng”
trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.78-80.

                                                                            26
Sau Mạc Khang Vũ bị giết, Mạc Bảo giữ Bảo Lạc ít lâu cũng bị
thua.

       Người đề xuất việc xác định có một thời kỳ lịch sử của nhà Mạc sau
1683: thời kỳ hậu Cao Bằng là PGS Ngưu Quân Khải. Đề nghị trên được
trình bày ở hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất vĩnh Phúc”,
được hội thảo chấp thuận và GS. VS Phan Huy Lê tổng kết. Tôi đồng ý
với PGS Ngưu và nói rõ thêm.
       Sở dĩ hậu Cao Bằng được coi là một thời kỳ lịch sử vì có nhiều sự
kiện , diễn ra kéo dài trong hàng thế kỷ, thuộc nhiều địa bàn . Các sự kiện
trên cùng có một tính chất chung là kế tục đấu tranh thực hiện mục tiêu
chiến lược của nhà Mạc với một ý chí bền vững, đã được các bậc tiền bối
của họ Mạc thực hiện từ hai thời kỳ trước: thời kỳ Thăng Long và thời kỳ
Cao Bằng.
       Trong số này, Hoàng Mạc Công Chất (1739-1769) với cuộc chiến
đấu 30 năm của ông là một điển hình.
       Sau thời kỳ Cao Bằng, họ Mạc không còn danh hiệu vương triều
nữa, nhưng ý chí và quyết tâm chiến lược “bảo vệ đất nước, đánh đổ triều
đại Lê-Trịnh, xây dựng xã hội mới tiến bộ. ấm no” vẫn được duy trì và
phấn đấu thực hiện. Đó là sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Công Chất.

       1.Thủ lĩnh Hoàng Công Chất48
       1.1.Hoàng Công Chất trong bối cảnh chung
       Thế kỷ 18 là thế kỷ khởi nghĩa nông dân. Trong khoảng thời gian từ
năm 1737 đến 1741 nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra các miền ngày nay là
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định. Trong các
nghĩa quân nói trên thì chúa Trịnh sợ nhất Hoàng Công Chất và Nguyễn
Hữu Cầu.
       Hoàng Công Chất là một trong những thủ lĩnh kiệt xuất ở vùng Sơn
Nam, nổi lên từ năm 1739. Sau một thời gian dài hoạt động ở miền đồng
bằng, ông vào hoạt động ở miền thượng du Thanh Hoá, Thượng Lào, và
đóng căn cứ ở Điên Biên.
       Sau đây là sự nghiệp của cụ về các mặt: đánh giặc bảo vệ biên
cương, giải phóng nhân dân; chống quân Trịnh, giành lại vương quyền;
đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân; kế tục truyền thống xây
thành.

     1.2.Công cuộc bảo vệ biên cương, đánh đuổi giặc Phẻ và giải
phóng nhân dân

48
  Tài liệu dùng trong phần này chủ yếu là :
-Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: Những hoạt động của Hoàng Công Chất trong thời
kỳ ở Tây Bắc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 75
- Tứ Bình thực lục, Đinh Khắc Thuân,chủ biên dịch.
                                                                             27
Đến thế kỷ 18, an ninh của miền Tây Bắc bị uy hiếp nghiêm trọng,
phần do âm mưu bành trướng thế lực của các chúa phong kiến Lào, phần
do phong kiến Vân Nam và các đám giặc từ Trung Quốc tràn xuống. Ở
Điện Biên, giặc Phẻ từ mạn Thượng Lào và Vân Nam chiếm đất rồi tràn
ra cướp phá. Cầm đầu giặc là Phạ chẩu Tin Tòng. Giặc đi đến đâu chém
giết đốt phá đến đó, nhân dân tan tác bỏ bản mường chạy vào rừng sâu.
       Nhiều thủ lĩnh người Thái và các dân tộc khác hô hào nhân dân tổ
chức chống cự lại . Nhưng vì sức yếu, họ liên tiếp bị thất bại.
       Khi ở Thượng Lào, được các thủ lĩnh Thái là Ngải và Khanh cầu
cứu, Hoàng Công Chất đem quân đánh giặc Phẻ, cứu dân, bảo vệ miền
biên giới của Tổ quốc.
       Giặc đóng ở trong thành Xam Mứn. Được lực lượng nghĩa quân
người Thái và các dân tộc ở địa phương giúp đỡ, nghĩa binh Hoàng Côntg
Chất tiến công bằng hai mũi, từ phía châu Sông Mã đánh lên. Trận đánh
xẩy ra rất ác liệt. Quân Phẻ chống cự rất mạnh, nhưng cuối cùng chúng
phải thua to. Quân Chất dồn được chúng vào một địa điểm gọi là Pú Vằng
(Pú là đồi núi, Vằng là vũng). Đến đây giặc đã dùng súng to, bắn đạn chì,
nghĩa quân không tiến lên được. Tướng Ngải và Khanh bày mưu dùng kế
giả hàng. Rốt cục, quân ta phá được giăc, giết được Tin Tòng, tàn quân
Phẻ chạy sang Lào. Hoàng Công Chất giải phóng Điện Biên, giữ thành
Xam Mứn, tính kế lâu dài đánh lại phong kiến nhà Trịnh.
       1.3.Chiến đấu chống quân Trịnh-Lê giành lại Vương quyền
       Trong khoảng thời gian từ 1751 đến 1769, Hoàng Công Chất một
mặt củng cố miền Điện Biên, mặt khác mở rộng căn cứ ra toàn Tây Bắc
và một phần Thượng Lào, uy hiếp miền sông Thao và Trung Du. Ông đã
từ Điện Biên tiến đánh 10 châu thuộc phủ Yên Tây là 4 châu Chiêu Tấn
và 6 châu :Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Toàn, Tuy Phụ, Khiêm
Châu. Sử nhà Trịnh ghi: “Chất lại giữ chỗ hiểm, lan ra chiếm cứ 10 châu”.
Thấy không thể đánh bại Hoàng Công Chất được, chúa Trịnh quay sang
kế dụ hàng, “sai Trương Trung Bá chiêu dụ vỗ về, phong Chất làm Khoán
Trung Hầu”49Ông phản đối.
        Hoàng Công Chất đã được các chúa Thái ở đây quy phục. Ảnh
hưởng của ông rất lớn. Ông tiếp tục thu phục toàn bộ 12 châu Thái ở miền
Sơn La, Nghĩa Lộ và bắc Hoà Bình.
       Trong những năm 1767-1768 Hoàng Công Chất hoạt động rất
mạnh, chống lại triều đình. Cuối năm 1767, Chất đem binh qua Mộc
Châu, Mai Châu liên kết với Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, chia quân tiến sâu
vào miền thượng du Thanh Hoá với lực lượng trên một vạn. Nhân dân địa
phương nhất tề nổi dậy hưởng ứng làm bọn quan quân chúa Trịnh ở
Thanh Hoá, Hưng Hoá khiếp sợ.
       Quan quân nhà Trịnh , “dùng dằng không tiến quân, chúa sai sứ đến
giục…lũ Đình Huấn ngờ có quân mai phục, càng sợ, bèn bàn chuyện rút

49
  Đinh Khắc Thuân ( chủ biên): Tứ bình thực lục, thời chúa Trịnh, nxb Văn hoá thông
tin, tr.80.
                                                                                 28
quân về50”. Kết quả là tất cả các tướng chỉ huy (6/6) đều bị có phần giáng
cấp:
      -Đoàn Nguyễn Thục, giảm một bậc.
      -Trọng Hoành giảm một bậc.
      -Đình Huấn tước mất lộc binh dân.
      -Phạm Ngô Cầu giáng hai bậc
      -Vũ Huy Đĩnh giáng làm Đãi chế.
      -Nguyễn Đình Diễn giảm một bậc.
      Cho đến khi Hoàng Công Chất ốm chết (1769), quan quân triều
đình mới xông vào thành Bản Phủ, đào mộ và hành hạ thi thể Ông.

       1.4.Sự nghiệp đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân
       Ảnh hưởng của Hoàng Công Chất ở Tây Bắc rất lớn. Ông được
nhân dân các dân tộc Tây Bắc tìn nhiệm mến yêu, coi như người anh hùng
của mình51 Nay nhân dân còn nhắc nhở đến công ơn của Keo Chất (người
Kinh tên Chất). Nhiều truyền thuyết, truyện kể, bài ca nói lòng ngưỡng
mộ của nhân dân đối với người anh hùng đã có công giải phóng họ khỏi
sự đàn áp của giặc ngoại xâm và triều đình nhà Trịnh. Sau đây là một
trong số những bài ca tiêu biểu:
       “Dưới xuôi có vua
       Trên này có chúa
       Những miền từ Mường Puồn, Châu Ét (Sầm Nưa)
       Từ Đà Bắc, Chợ Bờ
       Lại từ phía Xo, Là đổ lại (Vân Nam, Phong Thổ)
       Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh
       Đất Mường Thanh rộng một giải
       Nậm Rốm, Nậm U, Nậm Núa
       Vây quanh thành Bản Phủ
       Chúa thật lòng yêu dân
       Chúa xây bản dựng mường
       Mọi người mới được yên ổn làm ăn…
                       *
       …Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ
       Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la
       Ai ơi, muốn biết xin hãy về coi
       Ai ơi, có mắt hãy mở trông cho kỹ
       Người Kinh cùng người Hán
       Người Thái với người Lào, người Xá
       Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát
       Ai ơi, thấy không?
       Chỉ bọn giặc Phẻ cổ phải đeo gông
       Dây gai bện ngang lưng thắt chặt
       Ai ơi, đừng thương chi bọn gịăc
50
     Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.83.
51
     Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu đã dẫn, tr. 54.
                                                                       29
Đời làm tôi tớ giành cho chúng, thật đáng lắm rồi
                            *
         Chúa cho ta nước uống, ta được uống
         Chúa cho ta cơm ăn, ta được ăn
         Chúa bảo ta đắp thành, ta xây, ta đắp
         Thành to thành đẹp
         Thành vững đứng giữa cánh đồng
         Giặc nào chẳng khiếp vía
         Hào vây quanh thành, sâu hơn 10 sải
         Mặt thành rộng hai chục sải tay
         Ngựa đi, voi chạy, lính đứng gươm trần sáng loáng
         Chúa cưỡi ngựa trên mặt thành uy nghiêm
         Nào ta hãy lấy tre về trồng cho khắp
         Tre Điên Biên, Chúa bảo đừng lấy
         Hãy lấy tre có gai vàng như ngà
         Tận miền xuôi về trồng mới tốt
         Lấy hơn bốn mươi ngàn khóm
         Bao quanh thành, thành vững, Chúa yên lòng…
                                    (Phỏng dịch theo lời ca của
                                   ông Lường Văn Ún, bản Pắc Pe)52

     1.5.Thành Bản Phủ, sự kế tục đặc sắc truyền thống xây thành
của nhà Mạc.


       Sau khi giải phóng Điện Biên, Hoàng Công Chất chiếm thành Xam
Mứn, tính kế cố thủ lâu dài đánh lại nhà Trịnh. Xam Mứn (Tam Vạn) là
thành do người Lự đắp từ thế kỷ 13. Thành chiếm khoảng 1/3 cánh đồng
Điện Biên, tuy lớn nhưng có nhiều nhược điểm, phòng thủ sơ sài, không
chống được các thứ súng thần công, hoả mai, chỉ phòng thủ trước mặt mà
phía sau lại trống. Vì những lý do trên mà Hoàng Công Chất quyết định
xây một toà thành khác kiên cố hơn, thành Chiềng Lè, thường gọi là Bản
Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, Điện Biên . Thành Bản Phủ là một kỳ công của
Hoàng Công Chất, hiện nay còn di tích.
       Thành rộng 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm, có đường thành
đắp bằng đất trồng giống tre gai mang từ miền xuôi lên vây kín, bên ngoài
có hào rộng 4-5 thước, sâu 10 thước. Thành cao 4-6 thước, trên mặt thành
ngựa voi đi lại được . Thành có bốn cửa, tiền, hậu, tả, hữu, ở mỗi cửa có
xây đồn đắp cao, có vọng tiêu và lính canh giữ. Trong thành có khu ngoại
vi là nơi lính đóng có đào 133 cái ao hình dạng khác nhau: vuông, tròn,
tam giác, lục giác, bát giác. Hiện nay còn thấy di tích nơi nhà ở của quân
lính, nơi làm kho lương, kho vũ khí, nơi chăn ngựa, chăn voi. Giữa thành
có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng, ở đó nay dựng miếu thờ

52
     Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu vừa dẫn, tr.53.
                                                                       30
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua

Contenu connexe

Tendances

giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânDương Hà
 
Bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngBạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngsen_sensen2003
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 
Tết việt nam - powerpoint template
Tết việt nam -  powerpoint templateTết việt nam -  powerpoint template
Tết việt nam - powerpoint templatemrtomlearning
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngHuỳnh Nhã
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxNguynVnLinh37
 
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)kudos21
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpSophie Nguyen
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 

Tendances (20)

Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây NguyênBáo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
 
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
 
Bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạngBạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạng
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Tết việt nam - powerpoint template
Tết việt nam -  powerpoint templateTết việt nam -  powerpoint template
Tết việt nam - powerpoint template
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởng
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)
Quản trị học: Chức năng tổ chức ( Hutech)
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Similaire à Nhà Mạc với mười hai đời vua

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam bắc triều ...
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam   bắc triều ...Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam   bắc triều ...
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam bắc triều ...jackjohn45
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thubuiduongduong
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thưHiếu Nguyễn
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthusungtran45
 
Kể chuyện các vua nguyễn tôn thất bình
Kể chuyện các vua nguyễn   tôn thất bìnhKể chuyện các vua nguyễn   tôn thất bình
Kể chuyện các vua nguyễn tôn thất bìnhLenur Raven
 
143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễnKelsi Luist
 
Các triều đại Việt Nam
Các triều đại Việt NamCác triều đại Việt Nam
Các triều đại Việt NamAlolove Nguyễn
 
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾTHẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾChiến Thắng Bản Thân
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Hung Nguyen
 
Danh Tuong Viet Nam Tap 1
Danh Tuong Viet Nam Tap 1Danh Tuong Viet Nam Tap 1
Danh Tuong Viet Nam Tap 1Ý Nhi Shiroi
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn béKelsi Luist
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxWinSun6
 
Giáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungGiáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungThnhHong52
 

Similaire à Nhà Mạc với mười hai đời vua (20)

Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam bắc triều ...
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam   bắc triều ...Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam   bắc triều ...
Hành chính nhà nước từ thế kỷ xvi – xviii (thời kỳ nội chiến nam bắc triều ...
 
Đai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan ThuĐai Viet Su Ky Toan Thu
Đai Viet Su Ky Toan Thu
 
Dai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thuDai viet su_ky_toan_thu
Dai viet su_ky_toan_thu
 
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư[Thuvienso.org]  đại việt sử ký toàn thư
[Thuvienso.org] đại việt sử ký toàn thư
 
Dai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthuDai viet suky_toanthu
Dai viet suky_toanthu
 
Kể chuyện các vua nguyễn tôn thất bình
Kể chuyện các vua nguyễn   tôn thất bìnhKể chuyện các vua nguyễn   tôn thất bình
Kể chuyện các vua nguyễn tôn thất bình
 
143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn
 
Các triều đại Việt Nam
Các triều đại Việt NamCác triều đại Việt Nam
Các triều đại Việt Nam
 
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾTHẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
THẾ-HỆ-PHỔ CỦA ĐỨC QUANG-THÁNH-ĐẠI ĐẾ
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)Dai viet su ky toan thu (le van huu)
Dai viet su ky toan thu (le van huu)
 
Dai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thuDai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thu
 
Dai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thuDai viet su ki toan thu
Dai viet su ki toan thu
 
Danh Tuong Viet Nam Tap 1
Danh Tuong Viet Nam Tap 1Danh Tuong Viet Nam Tap 1
Danh Tuong Viet Nam Tap 1
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
 
Giáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungGiáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt Trung
 
Vua Hàm Nghi
Vua Hàm NghiVua Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi
 
Dai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thuDai viet su ky toan thu
Dai viet su ky toan thu
 

Plus de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 

Plus de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 

Dernier

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Dernier (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Nhà Mạc với mười hai đời vua

  • 1. NHÀ MẠC VỚI BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUA GS.TSKH Phan Đăng Nhật Phần thứ nhất MỞ ĐẦU Đại Việt sử ký toàn thư khẳng định, nhà Mạc “trước sau gồm 67 năm” và 6 đời vua : “Trở lên, kỷ này phụ chép họ Mạc tiếm ngôi, bắt đầu từ năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, đặt niên hiệu là Minh Đức năm thứ nhất; truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn (1592), Hồng Ninh năm thứ 3. Mạc Mậu Hợp bị bắt. Lại tiếp từ năm Quý Tỵ (1593), Hùng Lễ công tự xưng Khang Hựu năm thứ nhất, cho đến lúc mất, trước sau gồm 67 năm. Lời sấm nói: Họ Mạc được năm Hợi, mất nước năm Hợi. Xem Đăng Dung cướp ngôi năm Đinh Hợi, đến Mậu Hợp mất nước năm Quý Hợi, quả có ứng nghiệm”1 Nhận định trên đây ảnh hưởng nặng nề việc đánh giá nhà Mạc mấy trăm năm nay qua nhiều mặt như: viết sử,, làm chèo, viết kịch, tiểu thuyết,….kể cả kiến trúc, thờ phụng,... Thiết tưởng, cho đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, cần phải bàn lại, trên cơ sở cập nhật về tư liệu nhà Mạc, để được công minh, khách quan. Phần thứ hai BA THỜI KỲ LỊCH SỬ VÀ MƯỜI HAI ĐỜI VUACỦA NHÀ MẠC Tôi đã nói riêng thời kỳ Thăng Long, chưa nói tới thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng….Như vậy là đến năm 2011, nhận thức về nhà Mạc được tiếp nối đến thời kỳ Cao Bằng và đến hội thảo năm 2012 này, chúng ta đã đi vào thời kỳ thứ ba mà có người đã đưa ra một khaí niệm mới là hậu Cao Bằng. (GS.VS.Phan Huy Lê). Tại hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc”, ngày 21-9 năm 2012, GS.VS Phan Huy Lê tổng kết 41 bản báo cáo, trước 1 Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xa hội, tập III. H, 1998 ,tr.179-180. 1
  • 2. 350 người dự, đã xác nhận nhà Mạc có ba thời kỳ lịch sử: thời kỳ Thăng Long, thời kỳ Cao Bằng và thời kỳ hậu Cao Bằng. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu ba thời kỳ lịch sử nói trên. Trong từng thời kỳ xin phép nói rõ các đời vua hoặc thủ lĩnh, các sự kiện lớn, đóng góp đối với lịch sử, phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc. * Nhà Mạc/ vương triều Mạc bắt đầu từ thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527, kết thúc thời kỳ Cao Bằng năm 1683, 156 năm giữ ngôi vua với 12 đời ; sau đó còn tiếp tục chiến đấu để phục Mạc cho đến khi thủ lĩnh Hoàng Công Chất qua đời năm 1769, cộng tất cả 242 năm. I.Thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh (65 năm, 1527-1592) I.1.Niên biểu thời kỳ Thăng Long Họ tên Niên hiệu Thời gian tại vị Miếu hiệu Thụy hiệu 1. Thái Tổ Nhân Minh Cao Hoàng Đế Mạc Đăng Dung Minh Đức 1527-1529 2.TháiTông Khâm Triết Văn Hoàng Đế Mạc Đăng Doanh 1530-1540 Đại Chính 3.Hiển Tông Hiển Hoàng Đế Mạc Phúc Hải Quảng Hòa 1541-1546 Vĩnh Định 4.Tuyên Tông Mạc Phúc Duệ Hoàng Đế Cảnh Lịch 1548-1554 1547-1564 Nguyên Quang Bảo 1555- 1564 5.MụcTông Thuần Phúc 1565-1568 Sùng Khang 1568-1578 Tĩnh Hoàng Đế Anh Tổ Diên Thành 1578-1585 Mạc Mậu Hợp 1565-1592 Đoan Thái 1585-1588 Hưng Trị 1588-1591 Hồng Ninh 1591-1592 6. Cảnh Tông Mạc Toàn Vũ Anh 1592 Thành Hoàng Đế 7. Mẫn Tông Bảo Định 1592-1593 Trinh Hoàng Đế Mạc Kính Chỉ 1592-1593 Khang Hựu 1593 8. (Đại 1593-1621 I.2.Thái tổ Mạc Đăng Dung thực hiện nhiệm vụ lịch sử trong đại là lật đổ một vương triều suy đốn, thay vào đó một triều vua có nhiều tiến bộ so với đương thời. 1.Tình trạng khủng hoảng chưa từng có Từ thời Lê Uy Mục trở đi, triều đình phong kiến nhà Lê khủng hoảng cung đình trầm trọng, cơ sở sâu xa của khủng hoảng này là phong kiến 2
  • 3. nhà Lê nặng tư tưởng bảo thủ lạc hậu về chính trị, tư tưởng kinh tế, văn hoá đối lập với xu hướng mới của lịch sử. Và biểu hiện rõ rệt nặng nề của nó là các vua từ Lê Uy Mục trở đi sống quá xa hoa truỵ lạc, không để tâm đến việc nước. Ví dụ như Lê Uy Mục vừa lên ngôi đã giết ngay những người trước không suy tôn mình làm vua, kể cả tổ mẫu, bà nội của Lê Uy Mục là Tháí hoàng Thái hậu Trường Lạc, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua Lê Hiến Tông. Bản chất Uy Mục hung ác lại phản trắc, say đắm tửu sắc. Đêm nào cũng cùng cung nhân hoan lạc rồi đến khi say thì giết đi. Phó sứ nhà Minh là Hứa Thiên Tích thấy tướng vua có đề câu thơ: An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý như hà giáng quỷ vương? Nghĩa là Vận nước An Nam còn dài bốn trăm năm, ý trời sao lại sinh vua quỷ sứ”i Lê Tương Dực, nổi lên giết Uy Mục và hoàng hâu, tự lập làm vua, tàn ác xấu xa, chơi bời xa xỉ không kém vua trước. Ông cho đóng thuyền bắt cung nữ cởi truồng bơi thuyền ở Hồ Tây “cùng vua vui chơi, lấy làm vui thích lắm”. Vua còn tư thông với cung nữ tiền triều. Sử gọi ông là vua lợn. Trong một thời gian ngắn mà 4 vua bị giết (Uy Mục, Tương Dực, Quang Trị, Chiêu Tông ); hai lần thế lực chống đối lập ra vua mới. Trong tình hình đó lịch sử rất cần một người có tài đức và ân uy đứng ra sắp xếp lại đất nước. Mạc Đăng Dung đã được thử thách và được lựa chọn. 2.Thái độ chờ đợi của Mạc Đăng Dung Mạc Đăng Dung dẫu có công lớn bảo vệ nhà vua, dẹp loạn trong ngoài triều đình rất được trọng dụng, mà vẫn một mực phục dịch triều Lê, mong dựng lại triều chính, nhưng vẫn không được. Theo K.W.Tailor và J. K. Whitmore, Mạc Đăng Dung đã hết sức cố gắng phục hưng nhà Lê theo “kiểu mẫu Hồng Đức” : “ Mạc Đăng Dung đã kết thúc thời kỳ hỗn loạn, bắt đầu sau Hiến Tông và lập lại hình thức cai trị của Thánh Tông, đó là kiểu mẫu Hồng Đức,…Vấn đề Mạc Đăng Dung đặt ra là làm thế nào kế thừa được cả cơ chế và con người. Mục đích của sự phục hưng thời Tương Dực đế là như vậy, và mục đích đó đã đạt được, nhưng do Mạc Đăng Dung, mà không phải nhà Lê thực hiện. Phục hưng ở đây là thực thi một sự cai quản, không phải gia đình, cũng không phải triều đại (phong kiến). Trong những năm này chúng ta chứng kiến sự phát triển của cái gọi là chuẩn mực quan điểm lịch sử của nhà Mạc (PĐN in đậm)”2 Nhưng rốt cuộc Mạc Đăng Dung không dựng lại được nhà Lê, không những thế, vua (Lê Chiêu Tông) còn cùng một số quần thần bỏ lên Sơn Tây mưu chống lại. Cho đến cuối cùng, sau 16 năm chờ đợi (1511-1527), Mạc Đăng Dung mới nhận chiếu nhường ngôi của vua Lê Cung Hoàng. 2 K. W. Tailor và John K. Whitmore: Tiểu luận về quá khứ của Việt Nam, Trường Đaị học Cornell, USA, 1995, tr. 123. 3
  • 4. Lên ngôi mới được ba năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh. I.3. Thái tổ Mạc Đăng Dung đẩy lùi cuộc xâm lược của 22 vạn quân Minh, tránh cho đất nước khỏi thảm họa chiến tranh năm 1540. 1.Mưu đồ của phong kiến nhà Lê Phong kiến nhà Lê đã nhiều lần liên tục cho người đi cầu cứu Minh đem quân sang đánh ta. Với danh nghĩa là đánh Mạc, nhà Minh sẽ thừa cơ tàn sát tiêu diệt luôn cả nước Việt. Đây là một mục đích truyền đời của phong kiến Trung Quốc. Nhà Lê thừa biết điều này, nhưng vì quyền lợi ích kỷ của vương quyền, vẫn cứ ra sức van nài nhà Minh. “Nhà Mạc muốn tránh nguy hiểm trong cuộc đụng độ với nhà Minh. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh ngày càng bị thúc bách, một phần bởi những mưu đồ thù địch của một số bề tôi trung thành với nhà Lê”4 Rất nhiều lần phái đoàn vua Lê hoặc bề tôi cũ của nhà Lê đi sang Bắc Quốc để tố cáo nhà Mac, kích động chiến tranh của nhà Minh. Riêng năm 1537 liên tiếp có 3 lần (kể cả trường hợp Vũ Văn Uyên): - “Năm 1529, Trịnh Ngung, bề tôi cũ của nhà Lê đã yết kiến triều Minh để tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung”5 -“Ngay sau khi trung hưng triều Lê, năm 1533, Trịnh Duy Liêu liền được cử đi Bắc Quốc để tiếp tục tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung” 6 -“Ngày 3 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 16 (13-3-1537 ), cháu dòng đích của vua An Nam tên là Lê Ninh (Trang Tông) sai người trong nước là bọn Trịnh Duy Liêu gồm 10 người đến kinh đô ….xin hưng binh hỏi tội để cứu nguy nạn nước”7 -“Tháng 6 năm 1537, phái bộ của Trịnh Duy Liêu do triều đình Lê phái sang Yên Kinh”.8 -“Ngày 6 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 16 (9-10-1537). Trước đó người Giao Chỉ Vũ Văn Uyên mang đồng đảng đến hàng… Văn Uyên có 10.000 quân, đợi thiên binh xuống phía Nam, sai cháu là Vũ Tử Lăng đóng tại cửa ải Thạch Lang để nhập theo”9 Tóm lại, âm mưu của nhà Lê và cựu thần là muốn cầu viện nhà Minh dai dẳng và kiên quyết. Hơn nữa, không những chỉ van xin, mà còn ra sức tạo điều kiện vật chất, cụ thể để quân Minh nhanh chóng và thuận lợi kéo quân sang ta. 2. Vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc 2.1.Ý chí quyết xâm lược của nhà Minh: Vua Minh Thế Tông cử Thượng thư Mao Bá Ôn đi chinh thảo. Trước khi Mao Bá Ôn đi đánh cướp nước ta, vua Minh tặng một bài thơ, đầy khí chất hách dịch. Ông coi Mao Bá Ôn là kỳ lân, dân ta là kiến cỏ, đồng thời khẳng định nhất định thắng, hẹn trở về vua đích thân cởi áo bào cho Mao. Trời thẳm kỳ lân sinh giống sẵn 4
  • 5. Hang sâu kiến cỏ trốn đàng nào? Thái bình khi chiếu đòi về nước Trẫm cởi giùm ông chiếc chiến bào3 2.2.Huy động quân đội và dân binh: “Tháng 7 năm Gia Tĩnh 19, Hàm Ninh hầu Cừu Loan và thượng thư bộ binh Mao Bá Ôn đến Lưỡng Quảng và Vân Nam để kiểm tra việc chuẩn bị hậu cần, cùng đội ngũ quân lính dự định cho cuộc chinh phạt phương Nam. Cừu Loan đã chuẩn bị kế hoạch tác chiến như sau: “Chia chính binh ra làm ba đội tiễu binh, từ Quảng Tây đi các xứ Bằng Tường, Long châu và Tư Minh... Kể cả chính binh và kỳ binh là 22 vạn người” (Cương mục,, tập 2, tr.114). 2.3.Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh “An Nam” 10 Theo sách Minh Thực Lục từ tháng 11 năm 1536 có 10 sự kiện của nhà Minh liên quan đến vấn đề “chinh phạt An Nam”: -sự kiện ngày 16-11-1936, -sự kiện ngày 7-12-1536, -ngày 12-1-1537, -ngày 13-3-1537, -ngày 20-3-1937, -ngày 21-5-1937, -ngày 16-6-1937, -ngày 4-7-1937, -ngày 8-9-1-1539, -ngày 20-10 -1540. Chúng tôi đã thống kê và tóm tắt các sự kiện 4ii trên , qua bảng thống kê “Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh An Nam”. Trong thống kê ghi rõ các mục: -ngày tháng nghị hội của triều đình, -luận bàn của triều thần, -phán quyết của hoàng đế Minh thế Tông Qua thống kê, rút ra các nhận xét sau: 1.Việc “chinh phạt An Nam” là quyết tâm sắt đá của triều đình Minh, mà Minh Thế Tông là đại diện. Do đó khi một số người đưa ra lẽ phải trái bàn bạc, có người ngăn cản, nhưng nếu trái ý, đều bị vua Minh gạt đi và xử phạt. 2.Quyết tâm xâm lược được tăng cường thêm sau khi quần thần nhà Lê liên tục xin cầu viện. 3 Phạm Văn Sơn: Mạc Đăng Dung, trong sách Việt sử tân biên, quyển số 3, Sài Gòn, 1959, tr. 18-45. 4 Đề nghị xem bài của Phan Đăng Nhật: Thái tổ Mạc Đăng Dung đã tránh cho đất nước khỏi thảm hoạ xâm lăng,đẩy lùi cuộc chiến tranh của nhà Minh năm 1540, Tạp chí Xưa và Nay số tháng 8 năm 2011 và Thông tin khoa học và công nghệ Nghệ An số 3 năm 2011. 5
  • 6. 3.Trong khi cân nhắc, bọn Minh sợ nhất là lực lượng quân sự trong nước, do Mạc Đăng Dung đứng đầu. Họ đã nghe danh tài năng quân sự của vua Mạc và đội ngũ tướng lĩnh của ông. Các trường hợp Phan Trân, Từ Cửu Cao, Hoàng Oản và đặc biệt Cừu Loan, tìm mọi cách trốn tránh việc đi “An Nam”là tiêu biểu cho tinh thần lo sợ của tướng lĩnh Minh. (Cừu Loan là phó tổng chỉ huy, đã bày mưu để trút việc đi đánh cho Liễu Tuần, còn y thì được triệu về kinh). Chắc hẳn số lượng những người như thế này trong thực tế không ít. Biết rõ điều đó, nên Mạc Đăng Dung luôn luôn quan tâm tăng cường lực lượng chiến đấu đối phó với giặc, và cũng tìm cách lộ ra điều này để cho địch biết. 4.Qua diễn biến phức tạp của tình hình trên đây, chúng ta thấy rõ: Một mặt, quyết tâm xâm lược của triều Minh rất cao; mặt khác họ cũng lo sợ sức chiến đấu của chúng ta dưới sự chỉ huy của Mạc Đăng Dung. Vậy, khẳng định “nhà Minh rõ ràng không dám xâm phạm đến nước ta”11 là vô căn cứ. 3. Chiến lược của Mạc Đăng Dung Mạc Đăng Dung thực hiện một chiến lược vừa đánh vừa hoà -Chuẩn bị đánh: “Lê triều thông sử cũng cho biết Mạc Đăng Doanh đã tu sửa trại, sách, luyện tập thuỷ quân; trưng cầu hết thảy những cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước”. iii Phục chức cho Thái bảo tĩnh quốc công Vũ Hộ, cử làm tả đô đốc Đông quân Chưởng phụ sự. “Thù vực chu tư lục còn cho biết triều đình nhà Minh còn tranh cãi về việc đánh hay không đánh khá gay go. Khi Mao Bá Ôn đến Nam Ninh đã thấy quân dân Việt chuẩn bị chống lại quyết liệt, lấy thuốc độc, bã đậu (?)12 bỏ vào suối nước, đào hố chôn cọc tre để ngựa sa hố, lại phao ngôn sẽ theo đường biển tập kích Quảng Đông. Như vậy chứng tỏ khi ấy nhà Mạc chuẩn bị sẵn sàng hai kế sách chiến và hoà” 13 -Lập nhiều đồn luỹ ở biên giới mà trong “Vãng giao chỉ đồ”, in ở An Nam đồ chí, nhà Minh gọi là “tặc doanh”. - Cho người làm nhiệm vụ tình báo “dò la bám sát các hoạt động quân sự của nhà Minh, như trường hợp tri châu Nguyễn Cảnh, năm 1537, được nhà Mạc bí mật phái sang đất Minh để thu thập tin tức bị thổ quan của Vân Nam giữ lại”14 4.Cách lựa chọn tài tình của Mạc Đăng Dung Một số người buộc Mạc Đăng Dung về “tội” đầu hàng và dâng đất. Hãy căn cứ vào tư liệu lịch sử chính xác để xem xét hai sự kiện này Thực chất việc thần phục, dâng đất Ngô Đăng Lợi viết: “Qua ghi chép của Nghiêm Tông Giản, thì Mạc Đăng Dung cùng đoàn tuỳ tùng không được mặc phẩm phục, cổ đeo dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng đến lậy và cúi đầu (ngũ bái, tam khấu đầu) trước long đình che lọng vàng, tượng trưng cho hoàng đế nhà Minh, chứ không phải quỳ lạy viên tướng nhà Minh” 15 Cũng không phải cởi trần tự trói. 6
  • 7. -Dâng đất khống: * “Bốn động biên giới đã bị nhà Minh lấy lại từ trước, thành chuyện đã rồi đối với nhà Mạc. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc/dâng đất, mà trái lại đã góp một phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị-xã hội trong nước, cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh.”16 Còn Lê-Trịnh mãi đến 1597 mới được nhà Minh xét công nhận . *Trong biểu tâu nhà Minh, Mạc Đăng Dung cũng viết đúng như trên, và nêu cụ thể lời của tri châu châu Khâm, Lâm Hy Nguyên, như một nhân chứng sống, chắc chắn đó là sự thật:“ Mới đây thần nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Đông, Lâm Hy Nguyên, xưng rằng, các động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Chiêm Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy, thần xin vâng lời”17 Nếu đối chiếu các điều kiện thần phục, trong tình hình đối nội đối ngoại quá gay gắt và phức tạp như đã trình bày trên, thì việc thần phục của vua Mạc chỉ mất một số hư danh mà được nhiều thắng lợi thực tế, trong đó quan trọng là tránh được một cuộc chiến tranh thảm khốc, bao gồm lực lượng của quân Minh bên ngoài ép vào và quân Lê- Trịnh từ trong đánh ra. 5.Nguyên nhân thắng lợi của chiến lược nhà Mạc Nhờ đâu mà đập tan được âm mưu nhà Lê cầu xin Minh, đẩy lùi được quyết tâm xâm lược sắt đá của nhà Minh? -Trước hết là ý chí của nhà Mạc, bằng mọi giá không cho giặc đặt chân vào đất nước ta, như Mạc Ngọc Liễn là Đô uý thái phó Đà Quốc công, đồng thời là phò mã, khi lâm chung có di chúc lại: “....Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng” 18 Mạc Ngọc Liễn không phát ngôn ý kiến cá nhân mà tuyên bố tư tưởng lớn của nhà Mạc. Đinh Khắc Thuân nhận định đúng như vậy: “Lời trăng trối này của Mạc Ngọc Liễn cũng chính là ý nguyện của nhà Mạc nhằm tránh một cuộc chiến tranh với ngoại bang.”19 Thứ hai, là chủ trương vô cùng sáng suốt của Thái tổ Mạc Đăng Dung, chiến hoà kết hợp, hoà nhưng sẵn sàng chiến đấu. “Đầu hàng giả, chiến đấu thật”. Trong hoà không hại gì cho đất nước, chỉ dâng đất khống. Thứ ba, Mạc Thái Tổ cũng dùng cả đấu tranh chính trị, đưa Trạng nguyên Giáp Hải đi, để biểu lộ ý chí quyết tâm bảo về đất nước qua viêc hoạ thơ. Có người nói bài thơ đã đuổi được giặc. Không thật đúng. Bài thơ là một bộ phận của cuôc đấu tranh toàn diện, có vai trò nhất định trong cuộc đấu tranh này. Tóm lại, Thái Tổ Mạc Đăng Dung đã lựa chọn một phương thức đấu tranh tổng hợp rất thông minh, vừa làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ, vừa đủ cho Thiên triều giữ được thể diện. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân. Nhờ vậy mà đẩy lùi được 22 vạn quân Minh, mà không tốn một mũi tên, không mất một giọt máu. 7
  • 8. Có thể nói, Thái tổ Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đã đấu tranh vô cùng thông minh, năng động, nhờ đó cứu đất nước khỏi một cuộc xâm lăng tàn hại. Sự kiện này không nhiều trong lịch sử nước nhà. I.4.Phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược: đem lại đời sống ấm no cho nhân dân Trong suốt thời gian định đô ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Nhà Mạc có nhiều chính sách để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế-xã hội đầu thế kỷ XVI. 1. Nhà Mạc cố gắng xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều mặt. Nhà Mạc được thiết lập trong hoàn cảnh kinh tế xã hội khủng hoảng trầm trọng. Bởi vậy nhiệm vụ trọng tâm của nhà Mạc là phải nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế để ổn định đời sống của nhân dân. Nông nghiệp Nhà Mạc tiến hành khuyến khích phát triển nông nghiệp ở mỗi địa phương là quan Khuyến nông sứ và Hà đê sứ( cũng như các triều trước). Cùng với sự góp sức của nhân dân, dưới sự chỉ đạo của nhà nước, nhiều đê điều đã được đắp và tu sửa trong thời kỳ này, cho đến nay “đê nhà Mạc” (đê Chân Kim - Kiến Thụy, Hải Phòng), đê Kinh Điền - An Lão, Hải Phòng, đê Hà Nam - Yên Hưng, Quảng Ninh) vẫn tồn tại trong tâm thức dân gian và còn để lại vết dấu. Đặc biệt, nhiều vùng còn đào các con kênh để thông nước tưới tiêu đồng ruộng tiêu biểu như kênh Núi Voi (An Lão), kênh Cái Giếng (Vĩnh Bảo)… Nhờ đó mà hoạt động sản xuất nông nghiệp khá phát triển. Không những vậy nhà Mạc còn tiến hành cho khai khẩn đất hoang để tăng thêm diện tích sản xuất. Trong tâm thức của nhân dân còn ghi nhớ: “sông đào nhà Mạc 99 khúc cho dân no ấm”. Thủ công nghiệp. Thủ công nghiệp thời Mạc rất phát triển. Từ thành thị đến nông thôn, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp khá tấp nập, hình thành các làng nghề, các phường thợ có chuyên môn, hoạt động hiệu quả. Thợ thủ công đã mang tính chuyên nghiệp, thoát khỏi sự bó buộc của đồng ruộng, mức độ trao đổi sản phẩm trong nước và với nước ngoài cũng sôi động hơn, mang tính hàng hóa chứ không mang tính tự túc như trước… Những sản phẩm thủ công nghiệp không chỉ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân mà còn phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, trong đó có nhiều tác phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: Chu Đậu, Bát Tràng… chuyên sản xuất gốm; làng chạm khắc đá Kính Chủ… Nội ngoại thương. 8
  • 9. Nếu như thời Lê sơ “trọng nông ức thương” thì thời Mạc thương nghiệp rất phát triển. Nhiều chợ đã được nhà nước mở để thuận tiện cho nhân dân trong hoạt động buôn bán như chợ Cầu Nguyễn ở Thái Bình, chợ An Quý (Hải Phòng), chợ Tứ Kỳ (Hải Dương), chợ Phù Lưu (Gia Lâm-Hà Nội)…Trong dân gian còn lưu truyền câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Hạ Hôm (An Quý)”… Hàng hoá thủ công nghiệp thời Mạc theo các thuyền buôn nước ngoài đi ra 28 nước trên thế giới. Đặc biệt gốm Chu Đậu nổi tiếng trong và ngoài nước. Chiếc tàu đắm ở Cù Lao Chàm khi trục vớt thấy có 24.000 hiện vật thì phần lớn là gốm Chu Đậu. Hiện nay ở Bảo tàng Istamboul (Thổ Nhĩ Kỳ) còn lưu giữ hiện vật gốm Chu Đậu của nước ta. Nhà Mạc đã xây dựng một nền kinh tế phát triển nhiều mặt, rất “trọng nông” mà không hề “ức thương”, phát triển cả nội ngoại thương, đúng như GS Tràn Quốc Vượng đã nhận định: “Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã chấm dứt thời kỳ “ức thương”, mở rộng giao thương với nước ngoài. Ông đề cao hoạt động thương mại, và thực sự đã có nhiều chính sách mới mẻ. Minh chứng cụ thể là đồ gốm sứ trở thành mặt hàng được nhiều nước mua. Hiện nay, đồ gốm sừ thời Mạc có mặt ở bảo tàng nhiều nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…và con tàu đắm ở Cù lao Chàm mới được tìm thấy có rất nhiều đồ gốm sứ thời này. Điều đáng nói là các sản phẩm gốm sứ thời Mạc đều có khắc tên người làm, địa chỉ xưởng sản xuất và nơi cung tiến. Tôi cho rằng, nếu nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam có thể đã có một cuộc cải cách giống như thời Minh Trị của Nhật Bản, nhưng từ rất sớm. Dương Kinh là sự thể hiện tư tưởng hướng ngoại của nhà Mạc”5. * Chính sách kinh tế của nhà Mạc đã đem lại đời sống ấm no, an lạc cho nhân dân. Mặc dù quan điểm đối nghịch nhưng các sử gia nhà Lê vẫn phải thừa nhận về cảnh thái bình thời Mạc “Mạc có lệnh cấm các xứ trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đó những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn”6. Về nội dung này, sách Toàn thư ghi như trên và thêm một số chi tiết: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi 5 Trần Quốc Vượng: Bài trả lời phỏng vấn do Hiền Thảo thực hiện và đăng trên báo Sài Gòn giải phóng ngày6-11-2004, tr.2. 6 Lê Quý Đôn: Lê triều thông sử, tiếp dẫn theo Đinh công Vỹ, sách Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, H, 1996, tr.363 9
  • 10. tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”7 Phan Huy Chú nhân nói về vua Mạc Đăng Doanh, cũng ca ngợi tình hình xã hội và đời sống của nhân dân đương thời : “Mạc Đăng Doanh tính tình khoan hậu. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khoá. Bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”8 Một sự kiện lịch sử được các nhà sử học đồng thanh nhắc lại nhiều lần, chứng tỏ rằng đó là một sự thật hiển nhiên, gây ấn tượng sâu sắc và hiếm có trong xã hội phong kiến nước ta. Đây là công lao của nhà Mạc, là một nét đẹp đặc biệt, không thể không nhấn mạnh. 2.Một số chính sách xã hội Để có tình hình ấm no, an lạc trên đây, ngoài một số chính sách kinh tế như đã nêu trên, nhà Mạc còn thực thi một số chính sách xã hội. 1.Vận động một số nhà hữu sản, nhất là hoàng thân quốc thích có hằng tâm đem ruộng sẵn có hoặc mua ruộng cúng vào chùa. Theo thống kê của Vũ Duy Mền thì tổng cộng trong 18 trường hợp có 254 mẫu 8 sào ruộng cúng vào chùa9. Thống kê này chưa đầy đủ, tuy nhiên cũng có thể làm căn cứ để chúng ta nhận xét như sau: - “Việc cúng tiền ruộng vào chùa thịnh hành từ thời Lý- Trần, sang thời Mạc được mở rộng hơn”10. -Số người thuộc hoàng thân nhà Mạc có vai trò quan trọng trong việc này. Có thể kể các vị sau đây (10/18 trường hợp): .Thái hòang Thái hậu họ Vũ; .Thái hoàng thái hậu (không ghi họ, 4 trường hợp, cộng 31 mẫu) Nếu coi đây cũng là Thái hoàng thái hậu họ Vũ thì tổng cộng là 36 mẫu; .Con gái thứ 2 Thái uý Tây quốc công Mạc Ngọc Ý; .Thọ Phương Thái trưởng công chúa; .Chính phi công chúa, (7 mẫu ); .Phan Trị, tước An Thọ Bá, ( 8 mẫu) ; .Lê Văn Uyên, tước Trường Thọ Bá. .Trường hợp đặc biệt Thái hoàng thái hậu Vũ thị Ngọc Toản11 Tương truyền Bà là chính hậu của Thái tổ Mạc Đăng Dung , đã có công lớn là lấy tiền riêng mua 25 mẫu 8 sào 2 thước cúng dâng Tam bảo chùa làng Hoà Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) ; 7 Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr.115. 8 Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập1, NXB Sử học,1961, tr.180. 9 Vũ Duy Mền: Một số vấn đề về làng xã dưới thời Mạc trong sách Vương triều Mạc, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr. 138-142. 10 Vũ Duy Mền: sách vừa dẫn, tr.136. 11 Theo Chu Xuân Giao, tư liệu chính xác cho biết tên bà là Vũ Thị Ngọc 10
  • 11. đồng thời vận động hoàng thân quốc thích đóng góp thêm, tổng số ruộng lên tới 47 mẫu 3 sào, goi là ruộng nhà Thánh (Thánh điền). Số ruộng trên được dùng làm ba khoản chính: -Khoản thứ nhất. Cấp cho việc cúng tế ở đền và chùa làng -Khoản thứ hai. Cấp cho dân đinh, thượng hạ. Khi dân số ít thì chia đến tuổi 15, khi dân số tăng thì chia đến tuổi 18, mỗi người một sào, cày cấy thu hoạch, không phải nộp thuế. Chia theo cách bốc thăm công khai, già nhận trước, trẻ nhận sau, cứ 3 năm chia lại một lần. -Khoản thứ ba. Cho đấu thầu cấy lấy thóc lập quỹ hội Thiện/nghĩa thương, khi đói khó cấp đỡ người nghèo, cô nhân, quả phụ, bảo dưỡng lát gạch đường làng. Đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 quỹ làng còn 3 tấn thóc, ủng hộ kháng chiến, số thóc cho người nghèo vay không thu lại nữa.12 Cùng với việc cấp ruộng cho dân làng, THTH là người công đức để xây dựng chùa với 6000 lá vàng, cùng không biết bao nhiệu tiền bạc cho trên 15 ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh và phụ cận như: -Chùa Linh Cảm (Tiên Sơn, Bắc Ninh) 1557, -chùa Bà Đanh (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1563, -chùa Thiên Hựu (Nam Sách, Hải Dương) 1571, -chùa Minh Phúc (Tiên Lãng, Hải Phòng) 1572, -chùa Sùng Ân (Phù Cừ, Hưng Yên) 1574, -chùa Phổ Chiếu (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1579, -chùa Thánh Thọ (Bình giang, Hải Dương) 1579, -chùa Minh Quang (Gia Lộc, Hải Dương) 1579, -chùa Hoa Tân (An Lão, Hải Phòng) 1582, -chùa Linh Sơn ( An Lão, Hải Phòng) 1583, -chùa Báo Ân (Phù Cừ, Hưng Yên)1584, -chùa Sùng Quang (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)1578, -chùa Trúc Am (Kiến thuỵ, Hải Phòng) 1589, -chùa Hà Lâu (Tiên Lãng, Hải Phòng )1589….13 -và chùa làng Hoà Liễu, có tên Thiên Phúc Tự xây dựng năm 1562. Bà cũng là người “bày cho” dân lễ minh thệ, để chống trộm cắp, tham nhũng. Đúng như PGS Đinh Khắc Thuân đã nhận định: “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ quả là một người đã dốc toàn tâm toàn ý cho công cuộc trung hưng chùa Phật thời kỳ này. Bà từng được dân gian tôn xưng là 12 Cụ Phạm Đăng Khoa biên soạn: Tóm tắt nội dung di tích đền- chùa Hoà Liễu, Tài liệu không xuất bản, tr.34-35. Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, NXB Khoa học xã hội, 13 H, 2001, tr.232. 11
  • 12. “mẫu nghi thiên hạ, là vị Phật sống trên trần gian ” 14 … “Bà Thái hoàng thái hậu họ Vũ xem như một biểu tượng của người phúc thiện, đáng được muôn đời ghi nhớ”15 2. Lập các hội Thiện để tổ chức phong trào làm việc thiện “Các bia dựng trong các chùa, miếu cho biết hội Thiện khá phát triển . Từ các vương hầu tôn thất, quan lại tại vị hoặc hưu quan đến thường dân các làng xã đều đua nhau làm việc thiện…Nhìn chung hội Thiện thời Mạc biểu hiện nhiều mặt tích cực hơn mặt hạn chế”16 Tóm lại, chính sách xã hội lớn của nhà Mạc gồm: -Vận động các tư gia lấy tiền riêng mua ruộng cấp cho dân đinh cày cấy, thu hoa lợi, không phải nộp thuế, -Một số ruộng cho cày cấy thu hoa lợi và lập hội Thiện để cứu đói cho những người quan quả cô đơn, -Xây dựng rất nhiều chùa để hoằng dương Phật pháp, giáo dục lòng nhân từ bác ái, ngay thẳng thật thà . Có người nói, có phong trào làm điều Thiện, xây dựng chùa là do “chiến tranh tàn khốc kéo dài, thiên tai thường xẩy ra, khiến cho dân cùng khốn, mất niềm tin, đến cửa Phật từ bi mong che chở hoặc cầu xin điều thiện”. Có thể chưa hẳn như vậy. Trong thời kỳ cận hiện đại vừa qua, chúng ta cũng chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thế nhưng người ta không làm chùa mà ra sức phá chùa chiền miếu mạo, từ đường, san đào mồ mả tổ tiên; cũng không làm điều thiện mà điều ác đầy rẫy. Thử hỏi tại sao? Bài này không có nhiệm vụ giải đáp vấn đề trên, mà chỉ bàn đến nhà Mạc và nêu thực tế ở thời Mạc là những người có quyền hành, uy vọng đương thời thực sự có thiện tâm, có người suốt đời dốc lòng làm điều thiện. Hành vi cao đẹp của họ,( không phải chỉ một vài người), đã có sức giáo dục mạnh mẽ, lôi cuốn xã hội. Nhờ đó mà cùng với các chính sách khác, đã tạo nên an ninh xã hội cao : “người đi đường không nhặt của rơi, cửa ngoài không đóng, …trâu bò thả chăn không phải đem về,… có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình” I.5. Nhà Mạc xây dựng một đời sống tinh thần với tư tưởng cởi mở, thông thoáng về tôn giáo tín ngưỡng, tôn trọng văn hoá của nhân dân 17 Người đời thường nói “Mạc thị sùng Nho” nhưng vương triều Mạc không độc tôn Nho giáo. Dưới thời Mạc văn hoá dân gian được phục hồi 14 “Kim Thái hoàng thái hậu dĩ thiên mẫu vi phật trung trần”. Văn bia chùa Quang Minh (Gia Lộc, Hải Dương ) năm 1579. Bia 151. Chú thích theo Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr, 233. 15 Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.233. 16 Vũ Duy Mền, sách đã dẫn, tr. 136-137. 17 12
  • 13. và phát triển. Trần Lâm Biền nhấn mạnh: “Chỉ tới khi nhà Mạc lật đổ được nhà 18Lê sơ, lúc đó đã mục ruỗng cùng cực (có thể nói là một cuộc cách mạng), với những chính sách tự do hơn rất nhiều, đã như tạo nên một sự bùng nổ tạo đà cho “văn hoá dân gian” phát triển”. Ông cũng khẳng định thêm: “Mỹ thuật Mạc như khởi đầu cho một trang sử mới để tạo nên sự “náo nức” tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII với “nghệ thuật đình làng”19. Các tôn giáo như Phật, Lão được khôi phục và phát triển. Dưới thời Mạc một số chùa đã được trùng tu hoặc xây mới như: chùa Phổ Minh (Nam Định) có mộ và tượng của công chúa Mạc Ngọc Lâm, chùa Bối Khê (Hà Nội), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)… Theo thống kê của Nguyễn Du Chi trong sách Mỹ thuật thời Mạc, qua khảo sát điền dã và qua tư liệu bia ký thì hiện nay còn dấu tích của 142 chùa, 2 cầu, 12 đình làng, 7 quán đạo, 8 miếu, 3 chợ, 2 bến đò… Đình là nơi họp mặt quan viên, hào mục, dân làng và thờ cúng thần linh, thế mà ở đình Tây Đằng tràn ngập hình ảnh các sinh hoạt đời thường của thường dân: cảnh nam nữ tình tự, cảnh đi thuyền, làm xiếc, săn bắn khỉ, gánh con,... Tóm lại VHDG thời Mạc được phát triển về số lượng và bừng lên về thẩm mỹ. Trong lúc đó, thời Lê sơ nền văn hoá này thường bị cấm đoán. Đến thời Lê, các tập tục dân gian phải chịu sự phán xét khắc nghiệt của vua quan dưới cái nhìn Nho giáo. Đàn chay, hát xướng, chơi đùa và trò tap kỹ bị cấm. Lê Thánh Tông lệnh cho bộ lễ: “Khi có việc tang không được bày đặt ăn uống, tiết Trung Nguyên không được lập đàn chay, không được hát xướng, chơi đùa và bày trò tạp kỹ”20. Hát chèo và dân ca bị gọi là dâm nhạc, đối lập với nhã nhạc. “Ra lệnh cấm chỉ con em nhà thế gia và dân chúng không được nuôi những vật làm trò như gà chọi, khỉ làm trò, bồ câu thả, chim sơn hô-sơn ca, cá vàng,…”21 I.6. Nhà Mạc chăm lo bồi dưỡng đào tạo nhân tài. Trong suốt thời gian tồn tại ở Thăng Long (1527-1593), nhà Mạc luôn luôn chăm lo bồi dưỡng nhân tài. Nguyễn Hữu Tâm nhấn mạnh “Từ khi giành vương quyền (1527) đến khi phải rút khỏi Thăng Long (1592) triều Mạc không lúc nào sao nhãng việc giáo dục khoa cử. Cho đến năm 1592 quân Mạc thua to, bỏ kinh đô, nhưng hè năm đó Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức được kỳ thi tiến sĩ cuối cùng tại hành doanh Bồ Đề” (20). Ở Thăng 18 Xin xem thêm bài Phan Đăng Nhật: Đặc điểm văn hoá dân gian thời Mạc trong bối cảnh lịch sử -xã hội đương thời, Tạp chí văn hóa dân gian.só 5-2010 19 Trần Lâm Biền: Kỷ yếu hội thảo khoa hộc”Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”,Trung tam bảo tồn khu di tichd Cổ Loa, 2010, tr.269. 20 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giáo dục, H, 1998, tr.1012. 21 Đại Việt sử ký toàn thư, sdd, tr.363. 13
  • 14. Long, chưa kể ở Cao Bằng, nhà Mạc tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 485 tiến sĩ và 13 trạng nguyên. Trong số những nhà khoa bảng do nhà Mạc tuyển chọn chúng ta có thể kể đến: Trạng nguyên Nguyễn Thiến, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Dương Văn An… Đặc biệt khoa thi Hội năm Ất Sửu (1565) đời Mạc Mậu Hợp, một tiến sĩ được vương triều Mạc chọn tuyển bằng một bài phú Nôm ở kỳ thi đệ tứ một sự kiện hiếm có trong lịch sử thi cử của nước ta, đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Huy(21). Nhận xét về tác dụng của giáo dục khoa cử thời Mạc, nhà sử học Phan Huy Chú nói: “Nhà Mạc bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống đối với nhà Lê, kéo dài đến hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”(22). II.Thời kỳ Cao Bằng ( 91 năm, 1592-1683) Bằng các nguồn tư liệu mới của Trung Quốc mà chúng ta cũng hiểu thêm được vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng và bổ sung thêm phổ hệ nhà Mạc ở Cao Bằng ba vì vua cuối cùng, trong đó có Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ) rồi đến Mạc Nguyên Thanh, cuối cùng là Mạc Kính Quang. (GS.VS.Phan Huy Lê) I.1.Đại cương về thời kỳ Cao Bằng Ơ Cao Bằng22, nhà Mạc xây dựng vương triều ở khu đồng bằng Hoà An. Ơ đây họ xây dựng hai căn cứ chính. Kinh đô Nà Lử và vương phủ Cao Bình. Nà Lử là nơi hiểm yếu hơn, nơi vua ở. Vương phủ Cao Binh là nơi ở của hoàng hậu, công chúa, cung tần, gia đình các đại thần có vườn thượng Uyển, đền Giao (nơi tế lễ), Hồ Nhi (hồ trẻ con), Đào viên (vườn hoa). Các đồi được đặt tên là đồi Long, đồi Ly, đồi Quy,... có trường thi và đền thờ đức thánh Khổng tử ở Bản Thảnh. Sơ qua như vậy đủ biết nhà Mạc chủ trương xây dựng một triều đình riêng, với tư thế đàng hoàng và nhắm hướng dài lâu. Các vua nhà Mạc luôn giữ vững truyền thống của tiên đế, thực hiện chính sách đối Tài liệu của phần viết về nhà Mạc ở Cao Bằng, chủ yếu dựa vào các sách: 22 -Mạc Đường: Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mac, NXB Trẻ, S, 2005. -Tìm hiểu nhà Mạc ở Cao Bằng, của Đại tá Nguyễn Thiên Tứ, bản thảo, chưa xuất bản. Nhân đây xin cám ơn tác giả. 14
  • 15. ngoại vừa bảo đảm chủ quyền quốc gia, “ không mời người Minh vào trong nước ta”, vừa tranh thủ sự ủng hộ của người nước ngoài. Vào cuối thế kỷ 17, tình hình Trung Quốc phức tạp. Lý Tự Thành nổi lên chiếm Bắc Kinh, nhà Minh lùi xuống phía Nam, gọi là Nam Minh, rồi nhà Thanh lên. Trong tình hình đó, nhà Mạc vẫn giữ vững chủ quyền mà điều hòa được mối quan hệ với Trung Quốc. Ở Cao Bằng, nhà Mạc lại tiếp tục sự nghiệp đào tạo nhân tài, theo Tăng Bá Hoành, ở đây, nhà Mạc tổ chức thêm 12 kỳ thi 23, cộng cả ở Thăng Long là 34 kỳ,chú ý đào tạo cả người Tày như : tiến sỹ Bế Văn Phụng, (Tày, năm 1595), tiến sỹ Nông Quỳnh Văn (Tày, 1598). Đặc biệt có nữ tiến sỹ duy nhất trong chế độ phong kiến, bà Nguyễn Thị Duệ (Kinh), Nhà Mạc chủ trương xây dựng một nền kinh tế đa diện, theo nguyên tắc “trọng nông, trọng công, trọng nội ngoại thương” như chính sách của mình khi ở Thăng Long. Cây lương thực không những phát triển ở vùng đồng bằng mà còn phát triển hầu hết ở vùng sâu xa, vùng cao, núi đá, vùng sình lầy ven sông. mở mang thuỷ lợi, làm mương máng và guồng nước, đắp nhiều phai lấy nước, nhân dân gọi là “phai vua”. Nhà Mạc đã cùng dân khai phá những cánh đồng lúa nước ở Hoà An, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Quảng Hoà, Thạch An, Tràng Định, Văn Lãng. Sau khi thất bại, nhà Mạc còn để lại một diện tích đáng kể ở Cao Bằng là 1330 mẫu 14 thước24 Ơ Cao Bằng nhà Mạc vẫn tiếp tục khuyến khích sự phát triển sở hữu tư nhân về ruộng đất như khi ở Thăng Long: “Khuyến khích sự phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất là chính sách khôn khéo của chúa Nguyễn ở phía Nam và nhà Mạc và con cháu nhà Mạc sau khi chạy lên Cao Bằng”25 Nghề gạch, ngói, gốm sứ, đất nung được phát triển,... Gạch vồ nhà Mạc được dân gọi là “gạch vua”. Nghề đúc đồng, đúc gang phát triển, lò rèn thủ công được mở ra khắp nơi. Có những phát minh đối với thời bấy giờ là “kỹ thuật hiện đại”. như máy ép mía bằng sưc nước, máy nghiền gạo cũng bằng sức nước. Các máy này là kết quả du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc sang. (Máy nghiền gạo còn mang tên Trung Quốc, “sủi ngàn” = “thuỷ nghiên”) 23 Tăng Bá Hoành: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:nhà văn hóa lớn thế kỷ 16, Tạp chí xưa và nay, số tháng 8 năm 2011, tr.14. 24 Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, H, 1996, tr,326. 25 Đỗ Đức Hùng: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dươi thời Mạc, trong sách Hội đồng lịch sử Hải Phòng: Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, H, 1996, tr,336. 15
  • 16. Về văn hoá, các vua Mạc, một mặt chuyển giao tinh hoa văn hoá miền xuôi bao gồm cả Nho giáo, Phật giáo cho nhân dân, mặt khác phát huy văn hoá các dân tộc ở điạ phương chủ yếu là VHDG. Sự nghiệp phát huy văn hoá dân tộc, dựa chủ yếu vào các nhà trí thức địa phương tiêu biểu là Tư thiên quản nhạc Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Văn. Các ông đã sáng tác nên những tác phẩm VHDG nổi tiếng có thể đó là: Lượn Hồng nhan tứ quý, Giáo nam, giáo nữ,Lượn Bioc lạ-Lương Quân, Lượn Nam Kim-thị Đan,... Hai ông đã đưa đàn tính vào đệm cho hát then, sáng tác ra hai điệu Lưu thuỷ (tàng nậm) và Cao sơn (tàng bốc). Nhà Mạc tổ chức nhiều hội hè cho dân vui chơi. Có thể trong số đó có lễ thượng điền, vua xuống đồng cầm cày xới đất làm mùa lúa đầu xuân. Sau lễ này phổ biến rộng thành lễ lồng tồng của người Tày vào sau Tết nguyên đán, do một lão nông địa phương cầm cày xới đất. Các vua nhà Mạc cho giảm nhẹ sưu thuế, bớt hình phạt, xử nặng tội bọn tham quan nhũng nhiễu, khiến cho đất Cao Bằng, Lạng Sơn trở thành một địa bàn rộng lớn đầu tiên của khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh và các dân tộc thiểu sổ trong lịch sử nước ta (Mạc Đường). II.2.Niên biểu chính quyền nhà Mạc tại Cao Bằng do Ngưu Quân Khải xây dựng.26 Mạc Kính Cung 1593-1621 Niên hiệu Càn Thống Mạc Kính Khoan 1621-1625 Niên hiệu Long Thái 1625-1638 Thái úy Thông Quốc công Mạc Kính Vũ 1638-166127 Niên hiệu Thuận Đức (Mạc KínhDiệu) Mạc Nguyên Thanh 1661-1681 Niên hiệu Vĩnh Xương (Mạc Kính Thụy) Mạc Kính Quang 1681-1683 II.3.Vua Mạc Kính Cung, mở đầu thời kỳ Cao Bằng với vị thế của một vương triều chính thống. Ở phần Đại cương về nhà Mạc ở cao Bằng, chúng tôi đã viết, nhà Mạc có kế hoạch xây dựng Cao Bằng thành một kinh đô với các công trình của thủ đô quốc gia. Phần này chúng tôi chỉ chứng minh bổ sung cho chủ trương trên của nhà Mạc là đúc chuông, đúc tiền và tổ chức thi. 1. Chuông Đà Quận, thời vua Mạc Kính Cung, đúc năm 1611 26 Ngưu Quân Khải: Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng, Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.74. 27 Cuộc đời của vua Mạc Kính Vũ có nhiều điều bí ẩn, Riêng thời điểm Ngài không xuất hiện nữa, (chưa hẳn đã băng hà) còn cần xét thêm ý kiến của hội thảo”Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc” rằng, Ngài bí mật về Vĩnh Phúc, đóng vai nhà sư ở chùa Diệm Xuân để tâp trung lực lượng mưu sự nghiệp phục Mạc. 16
  • 17. (Về chuông Đà Quận, chúng tôi viết lại tóm tắt theo tài liệu của Cung Văn Lược và Chu Quang Trứ). Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang. Quả chuông to ở bồ lao treo bị cưa mất một chân rồng. Quả chuông nhỏ ở thân thủng một lỗ Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang chất điêu khắc nối khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng. Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của hậu kỳ thời Mạc. Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán. Tạm dịch “Văn khắc chuông chùa Viên Minh. Lời tán rằng: Trời mở Nam Việt, Đất lập Cao Bằng. Ở giữa bản Phủ, Vững đất thành Vua. Thạch Châu kiên [cố?], Đà Quận đất thiêng. Non xanh nước biếc, sông Mãng uốn quanh. Cổ danh thắng tích, Chùa gọi Viên Minh. Chế đồng đục đá. Sống cùng trời trăng, chuông treo lầu gác. Chuông đặt trong sảnh. Gió thổi vang vang, tiếng ngọc rung rinh, chuông động vầng nguyệt, Mỗ động gió âm. Đền Thần đối diện, Cung điện chênh vênh, Giờ giấc sớm tối, Tiếng chuông u huyền. Thế tình biến đổi, người vật nảy sinh. Nhân do [?] [?], ra sức sửa trị. Giúp thánh chúa Mạc, Tôi hiền phù vận. Chuông đồng bia đá, Chùa Phật lớn lao. Đón thợ dựng xây, Giữ mãi hình Phật. Đúng hạn hoàn thành, Hội chủ báo công. Lòng thành trọn vẹn. Gần xa biết tiếng. Âm công rạng tỏ, Dương báo vẻ vang!” Rõ ràng tác giả bài minh rất tự hào với mảnh đất Cao Bằng của nước Nam Việt, nơi đây cảnh thú thanh lịch, có chùa Viên Minh, đền thần và cung điện lầu cao gác đẹp, có chuông chùa hàng ngày đánh lên vang động không trung. Tác giả cũng đề cao nhà Mạc hội tụ được nhân tài. Như vậy, rất có thể chuông chùa Viên Minh được đúc khi nhà Mạc đang chiếm giữ Cao Bằng và đóng đô ngay tại đây. Ở một ô khác trên chuông có ghi tên người hưng công. Phần nhiều tên bị mờ, song còn rõ hơn cả là dòng tên một người vợ là Phạm Thị Ngọc Yến, tức phải thuộc vào dòng dõi quyền quý. Kiểm tra lại dự đoán niên đại ở trên, chúng tôi tìm được trong sách Đại Nam Nhất thống chí, mục Chùa quán thuộc tỉnh Cao Bằng (Tập IV, tr.404, bản dịch, Nxb. KHXH, 1971) có ghi: “Chùa Minh Viên: ở xã Xuân Lĩnh huyện Thạch An, nay trong chùa có một quả chuông, khắc chữ Kiền thống thập cửu niên Tân Hợi chú”. Và “Chùa Đông Lân”: ở xã Vu Thủy huyện Thạch Lâm Tương truyền chùa này cùng chùa Minh Viên đều do nhà Mạc dựng”. Chúng tôi nghĩ rằng: chùa Minh Viêng trong đoạn trích trên rất có thể là chùa Viên Minh ở Đà Quận mà chúng tôi đã được mục kích và tìm hiểu. Và nếu như vậy, thì quả chuông chùa Viên Minh với bài minh, chẳng những sẽ có niên 17
  • 18. đại tương đối vào thời Mạc mà còn có niên đại tuyệt đối là năm Kiền Thống 19, tức năm 1611. 2.Tiền “ Thái Bình thánh bảo” và“An Pháp nguyên bảo” “Đời vua Mạc Kính Cung (1593-1625) thì tiền ở bảo tàng Vĩnh Phúc có 2 loại là Thái Bình thánh bảo và An pháp nguyên bảo. -Tiền Thái Bình thánh bảo, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán Thái Bình thánh bảo đọc chéo, kiểu chữ chân phương, rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 22mm. -Tiền An pháp nguyên bảo, Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán An Pháp nguyên bảo, đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. kiểu chữ chân phương rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 21mm”28 3.Thi cử thời vua Mạc Kính Cung với bà Nguyễn Thị Duệ. Nhà Mạc lên Cao Bằng đã quan tâm đào tạo cả người thiểu số và người Kinh. Hai trí thức ngừơi Tày nổi tiếng được thi đỗ là Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt vua Mạc Kính Cung lấy đỗ tiến sỹ một người phụ nữ cải trang đi thi là Nguyễn Thị Duệ. Đó là nữ tiến sỹ duy nhất đỗ dưới thời phong kiến. II.4.Vua Mạc Kính Vũ, một tài năng quân sự, chính trị và ngoại giao, đã đóng góp lớn cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc. 1.Ngài chiến đấu chống phong kiến Lê-Trịnh quyết liệt Ngài là con của Quang Tổ Nguyên hoàng đế Mạc Kính Khoan. Khi thân phụ băng hà, Ngài tỏ thái độ và hành động chống đối phong kiến Lê-Trịnh rõ rệt, lên ngôi vua, xưng niên hiệu Thuận Đức, không báo tang cho nhà Lê và không nộp cống. “Mùa xuân, tháng giêng,(1938), Mạc Kính Khoan, tước Thông quốc công ở Cao Bằng mất. Con (là) Mạc Kính Vũ lại làm phản, tiếm đặt niên hiệu là Thuận Đức.”29 Được tin, nhà Lê- Trịnh tức giận khẩn trương cất quân đi đánh. Việc lên ngôi xẩy ra tháng giêng thì tháng 3 chúa Trịnh Tráng trực tiếp dẫn đại quân đi Cao Bằng “chinh phạt”. Kết quả là thất bại, một tướng (quận Hạ) bị quân Mạc bắt, một tướng ( quận Lâm)bỏ chạy, bị chúa Trịnh trị tội, giết. Từ bấy trở đi chúa Trịnh nhiều lần cất quân đi “ chinh phạt” đều không thành công. Cho đến 1655 Mạc Kính Vũ chuẩn bị đầy 28 Nguyễn Thị Thúy Hằng: Một số hiện vật tiêu biểu của thời Mạc ở bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc, số 4 tháng 9 năm 2012. tr. 35. 29 Đại Việt sử ký toàn thư (Viện khoa học xã hội), tập III, NXB Khoa học xã hội, H. 1998, tr.236. 18
  • 19. đủ một cuộc phản công mạnh mẽ phối hợp với chúa Nguyễn ở Đảng Trong ra, “mật ước” cùng đánh chiếm Thăng Long. Sau đây là bảng kê các trận đánh chính của chúa Trịnh: BẢN KÊ CÁC TRẬN ĐÁNH CHÍNH CỦA CHÚA TRỊNH Thời gian Tướng chỉ huy Mục đích Kết quả và hậu quả Th 3 (1638) Trịnh Tráng Trừng trị Mạc Kính Quận Hạ bị Mạc bắt, Vũ quân Lâm sợ bỏ chạy bị Trịnh giết Th12 (1638) Trịnh Tráng, Diệt Mạc Kính Vũ Không kết quả, 10 NguyễnDanh Thế, Bật ngày rút về quận công,… Th10 (1639) Trịnh Tráng hẹn các Tiêu diệt Mạc Kính Các thổ châu không ai thổ châu TQ cùng tiến Vũ đến chỗ hẹn. Trịnh đánh diệt Mạc. Trịnh Tráng chờ 2 tháng, thất Tráng kéo đại quân đi vọng, kéo quân về không Th10(1666) Thông quận công Hà Tấn công Mạc Kính Hà Sỹ Tứ bị Mạc bắt SỹTứ Vũ Năm 1666 Thái phó Lý quận Trả đũa Mạc Kính Mạc giết Hà Sỹ Tứ, công Trịnh Đống và… Vũ và cứu Hà Sỹ Tứ Trịnh đốt chỗ ở của Kính Vũ rồi về. Trên đây chỉ ghi tóm tắt .Riêng cuộc xuất quân của Trịnh Tráng tháng 10 năm 1639, xin cụ thể hơn như sau: “Đặc biệt, để chuẩn bị chu đáo cho trận đánh lớn quyết tiêu diệt bằng được nhà Mạc [ “Mạc Kính Vũ và Mạc Kính Mân”], trước khi lên đường, từ tháng 6, phía Lê Trịnh trao đổi rất nhiều thư từ cho thổ ti và tướng lĩnh nhà Minh ở vùng biên giới Việt - Trung hẹn hội quân ở Thượng Lang và Hạ Lang vào hạ tuần tháng 10 . “Chúa Trịnh Tráng lại viết thư gửi tới các viên tri châu châu Hạ Phiên, thuộc Quảng Tây, họ Hứa; tri ty sứ ty Hồ Nhuận; tri châu châu Hướng Vũ, họ Hoàng; tri châu châu An Ninh, họ Lý; tri châu châu Quy Thuận họ Sầm; hẹn hò cùng đem quân tới đánh diệt Kính Vũ. Quan ở các châu ấy đều có thư nhận lời”30 Tuy nhiên, quân các châu nhà Minh tất cả đều không đến, chúa Trịnh Tráng thất vọng chờ 2 tháng rồi rút quân về. Điều này chứng tỏ tín nhiệm của vua Mạc Kính Vũ đối với các châu hơn hẳn so với chúa Trịnh. “Chúa tổng thống lĩnh đại quân định ngày 10 tháng 10 tiến phát. Quân đóng ở thành Lạng Sơn, đợi viên hầu mệnh về báo tin. …..Các Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, Ngô Thế Long dịch, NXB Trẻ-NXB Hồng Bàng, H, 30 2012, tr.277. 19
  • 20. quân châu nhà Minh đều sai hẹn không đến. (PĐN in đậm) Nhân đó Chúa bèn đem quân đến đóng ở địa giới Bắc Nẫm….Tháng 12 rút quân về”31 NHẬN XÉT Trên đây mới là bản kê một số trận đánh chinh, và là bản kê nên mới ghi được một vài nét rất sơ sài. Tuy nhiên qua đó cũng có thể rút ra được những nét cơ bản sau đây: -Nhiều lần Trịnh Tráng đích thân cầm quân, chứng tỏ nhà Trịnh quyết dốc hết lực lượng, kể cả huy động các thổ châu Trung Quốc nhằm diệt cho được Mạc Kính Vũ. -Tuy nhiên mục đích của nhà Trịnh không những không thực hiện được mà nhiều lần hao binh tổn tướng. -Nhiều lần Mạc Kính Vũ không xuất hiện và đối đầu vì Ngài có chiến lược tránh bị tiêu hao và dấu kín lực lượng phục vụ cho cuộc tổng tấn công về thăng Long sau đây: 2.Đánh chiếm thành Lạng Sơn, chờ chúa Nguyễn ra để cùng giải phóng kinh đô Tóm lại trong suốt thời gian dài, Minh Tông Khai hoàng đế Mạc Kính Vũ cầm quyền ở Cao Bằng, chúa Trịnh bao phen hao binh tổn tướng mà không hề đẩy lùi được nhà Mạc. Hơn nữa, trong thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chiếm Lạng Sơn, đánh đuổi “một vạn hùng binh” nhà Trịnh chạy dài, đóng giữ Lạng Sơn, chờ hợp sức với chúa Nguyễn với dự định “đánh phá kinh đô bắt sống cha con Thanh vương”. Thanh thế thật lẫy lừng. “Thuận Đức vương, tức Mạc Kính Hoàn = Mạc Kính Diệu, nhà Mạc ở Cao Bằng đã sai tám viên đại tướng đem quân tiến đánh Trung đô. Khi tướng Mạc đến Đoàn Thành (Lạng Sơn) thì Thanh vương Trịnh Tráng sai thái bảo Khê quận công Trịnh Trượng, Hộ khoa đô cấp sự trung Hưng Tạo tử cầm đầu mười hai viên quận công đem một vạn hùng binh tiến đánh Cao Bằng. Quân của Khê quận công bị quân Cao Bằng đánh gấp. Quận Khê thua to phải chạy về sông Thương. Quân Cao Bằng đóng giữ ở Đoàn Thành, đợi quân nam tiến ra, thì kéo thẳng xuống đánh phá kinh đô bắt sống cha con Thanh vương, Tây Định hiến nạp cho Nam chúa để làm vật tiến kiến” [Nguyễn Khoa Chiêm 1997 : 320].”32 Chuyển dẫn theo Chu Xuân Giao. 31 Lê quý Đôn: Đại Việt thông sử, Tài liệu vừa dẫn, tr.287. 32 Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,…,Tài liệu đã dẫn, tr.23. 20
  • 21. Sự kiện lịch sử quan trọng trên đây, không thấy chính sử Lê-Trịnh nhắc đến. Vậy cụ thể là như thế nào? “Lúc bấy giờ, cuối năm Ất Mùi (1655), Nguyễn Hữu Dật (cùng với Nguyễn Hữu Tiến, là hai tướng chủ chốt ở Đàng Trong), muốn được ngoại ứng để chia lực lượng quân Trịnh, bèn khiến bọn Văn Tường và Hoàng Sinh đem mật thư lẻn đến các trấn Bắc Hà để chiêu dụ hào kiệt, hẹn cùng nổi lên. Ở Cao Bằng thì Mạc Kính Hoàn/Vũ, ở Hải Dương thì tên Phấn (không rõ họ, bấy giờ gọi là quận công), ở Sơn Tây thì Phạm Hữu Lễ, đều vâng mệnh, nói rằng: hễ quân chúa qua sông Lam thì phát binh hưởng ứng. Hải Dương thì không nộp tô thuế để cho tuyệt lương, Cao Bằng thì tiến chiếm Đoàn Thành (nay là tỉnh lỵ Lạng Sơn) để chia thế lực. Sơn Tây thì nguyện làm nội ứng để cướp lấy thành”33 Tuy nhiên, kế hoạch này không thành hiện thực. Lý do là, đến tháng 4 năm 1657, Trịnh Tráng chết, chúa Nguyễn Phúc Tần đã tới Hà Tĩnh ( xã Vân Cát, huyện Thạch Hà), nhưng vì “không nỡ đánh người có tang”, bèn cử người đến viếng Trịnh Tráng rồi dẫn quân hồi loan. Sau này, vào tháng 9 năm 1659, Trịnh Tạc lên thay Trịnh Tráng, biết Phạm Hữu Lễ mưu phản đã bắt, xét hỏi và giết đi. Nhóm Nguyễn Hữu Dật hay tin, vô cùng thương tiếc, lập đàn để tế ( !)34 Vì “không đánh người có tang” mà chúa Nguyễn đơn phương bội ước, đã gây tai hại nặng nề cho các bên cùng mật ước. Riêng vua Mạc Kính Vũ sau khi đã hoàn thành xuất sắc phần nhiệm của mình thì bị chặn đứng lại vì chủ trương nguy hiểm “không đánh người có tang.”. 3.Về ngoại giao, Mạc Kính Vũ không theo Ngô Tam Quế như lời vu khống của phong kiến Lê-Trịnh, mà nhất quán trước sau, hợp tác với nhà Thanh (trước cả Lê-Trịnh) để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Nhiều nhà nghiên cứu phê phán nhà Mạc-vua Mạc Kính Vũ đã theo đuổi một chính sách ngoại giao không nhất quán, khi thì theo Ngô Tam Quế chống Thanh, khi thì theo nhà Thanh. Thực ra không phải như vậy, vua Mạc Kính Vũ không đi theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Sau đây là sự kiện cụ thể: 33 Đại Nam thực lục, tập I, tiền biên,NXB Sử học, 1962, tr.90-91. 34 Lý do đơn phương thay đổi mật ước cũng coi như bội ước vì “không đánh người có tang”, có vẻ yếu ớt, ngoài ra còn có lý do sâu xa hơn . Xin tạm gác lại, chưa bàn đến vấn đề này. 21
  • 22. 1.Đi trước Lê-Trịnh trong việc thiết lập ngoại giao với nhà Thanh và được phong An nam đô thống sứ “Vào năm 1659 (Thuận Trị 16, Kỉ Hợi): Lúc này nhà Thanh gần như đã làm chủ được phương nam, nhà Nam Minh suy yếu cực độ. Trong sách Quốc triều nhu viễn kí biên soạn đời Thanh, có ghi: vào năm đó “An Nam nhập cống 安南入貢”. “An Nam” ở đây có thể xác định rõ là Mạc Kính Diệu, vì tiếp theo, Quốc triều nhu viễn kí có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68.”35 “Sự kiện này diễn ra vào ngày 21 tháng 6 năm 1659, khi Tín Quận vương và Hồng Thừa Trù là hai trọng thần của nhà Thanh đang tham gia vây hãm Vân Nam. Cho nên có thể hiểu “đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam” trong khi “đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật cho quân, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ” ở trường hợp 2 (sách Quốc triều nhu viễn kí) là đại quân có sự tham gia của Tín Quận vương và Hồng Thừa Trù. Họ đang ở Vân Nam.”36 “Như vậy, có thể hiểu, trong cùng một năm 1659, vào mùa hè, chính xác là ngày 21 tháng 6, Mạc Kính Diệu cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại Vân Nam. Và sau đó, đến cuối năm, Mạc Kính Diệu lại cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại vùng Lưỡng Quảng.”37 “Bản thân nhà Thanh sau này cũng công nhận Mạc Kính Diệu đã đi trước trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Trong một sắc dụ cho vua Lê vào năm 1668 (Khang Hi 7), hoàng đế nhà Thanh đã viết rằng: “Mạc Nguyên Thanh đưa đồ cống tới xin qui thuận trước, trẫm đã trao cho chức Đô thống sứ; nhà người sau đó mới tới cống xin qui thuận, trẫm đã phong làm vương”[ Thanh thực lục bản A-II-1 : 356-1]. “Quốc triều nhu viễn ký”có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật cho quân Thanh, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68. “38 “Vào ngày 29 tháng 9 âm lịch năm 1659, đoàn sứ giả của Mạc Kính Diệu cử đến gồm 28 người và 4 chiếc thuyền, đi theo đường thủy đến Thái Bình (thuộc tỉnh Quảng Tây). Sau đó, được dẫn đến Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây).”39 “Chúng tôi cho rằng, nhà Mạc ở Cao Bằng không quá coi trọng quan điểm của Nho giáo đối với tính chính thống của nhà Nam Minh hay 35 Chu xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,…Tài liệu đã dẫn, tr. 28. 36 Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng…Tài liệu đã dẫn, tr. 30. 37 Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng…Tài liệu đã dẫn, tr. 31 38 Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng,,,,, Tài liệu vừa dẫn, tr.28. 39 Chu Xuân Giao: Ba đời vua Mạc cuối cùng…, Tài liệu vừa dẫn, tr.32. 22
  • 23. tính “man di” của nhà Mãn Thanh, mà đã biết đoán định thời cuộc, đi trước nhà Lê trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Trước khi mở hướng ngoại giao theo đường Lưỡng Quảng của Lí Thế Phụng lúc đó, Mạc Kính Diệu đã cử sứ đến Vân Nam”40. 4.Một biểu tượng đẹp và lâu bền về tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc: tòa tam bảo Đại Phật tự, Quảng Châu Qua tư liệu của Trung Quốc, chúng ta được biết một cách khá chi tiết về tình hình quyên trợ việc xây dựng chùa Đại Phật vào đầu thập niên 1660 của Bình Nam vương Thượng Khả Hi và cách thức mà hai bên (Bình Nam vương và An Nam vương) gặp nhau lúc đó, Có thể tóm tắt các điểm chính yếu như sau: a.Hai bên gặp nhau vào tháng 5 năm thuận Trị 18 (1661); b.An Nam vương có tên Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ), được nhà Thanh phong Quy hóa tướng quân và con Ngài là Mạc Nguyên Thanh được phong An Nam đô thống sứ; c.Vào thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ cùng Mạc Nguyên thanh lên kinh để triều kiến vua Thanh, tiện đường ghé thăm các nơi ở vùng Quảng Châu-Quảng Đông, nên gặp Bính Nam vương, d.Bình Nam vương đã mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi An Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức, trong dịp này An Nam vương (vua Mạc Kính Vũ) công bố cung tiến gỗ để làm chùa; e.Gỗ mà vua Mạc Kính Vũ cung tiến có tên là gỗ Nam, là gỗ quý hiếm, có chất lượng cao đặc biệt, cao tới 10m và đường kính 2m. Vua Mạc Kính Vũ đã cho chuyển một số lớn gỗ này tới Quảng Châu; f.Số gỗ Nam đã được dùng làm cột cái và xà ngang xà dọc, tạo nên khung nhà cho tòa Tam Bảo; g.Đặc biệt, trải qua phong hóa và binh hỏa của hơn 300 năm, nhưng đến ngày hôm nay, tòa Tam Bảo với kết cấu bằng gỗ Nam do vua Mạc Kính Vũ cung tiến, vẫn còn gần như nguyên vẹn là một niềm tự hào của chùa Đại Phật, mà họ thường ca ngợi do An Nam vương cung tiến. Đó cũng là điều đặc biệt thú vị của khách thập phương khi tham quan chùa. (Chu Xuân Giao)41 .Photo Chu Xuân Giao 40 Chu Xuân Giao: Ba vì vua Mạc cuối cùng …. Hội thảo “Nhà Mạc và họ Mạc ở vùng đất Vĩnh Phúc” (2012) 41 Chu Xuân Giao: Đi tìm dấu ấn cha con Mạc Kính Diệu ở Quảng Châu, (báo cáo hội thảo Vĩnh Phúc, quý III, năm 2012) tr.15. 23
  • 24. Tóm lại Một số nhà khoa học đã kết tội oan cho vua Mạc Kính Diệu/Vũ là gió chiều nào theo chiều ấy, theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Trái lại, Ngài đã tiên đoán được vai trò lịch sử nhà Thanh, trước cả Lê-Trịnh và sớm quy phục Thanh, không theo Ngô Tam Quế. Hơn nữa, lại xây dựng được ân tình đối với một số nhân vật quan trọng như tổng đốc Lưỡng quảng Lý Thế Phụng và Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, mà biểu tượng đẹp còn giữ được đến ngày nay là chùa Đại Phật tự. Bên cạnh tài năng quân sự và ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh, như đã trình bày ở phần I, đến đây chúng ta lại tài năng chính trị-ngoại giao của vua Mạc Kính Vũ. Nhưng ở đâu ra luận điệu xuyên tạc, nói trắng thành đen, không thành có, như đã nêu trên? Tất cả đều xuất phát từ âm mưu vu khống của Lê-Trịnh để nhằm dùng nhà Thanh diệt nhà Mạc “Đến khi Ngô Tam Quế làm phản ở Vân Nam, Mạc Kính Vũ theo đế hiệu tiếm ngụy của Ngô Tam Quế và giúp binh lương” (10) “Đến khi Ngô Tam quế làm phản ở Vân Nam, Kính Vũ theo đế hiệu tiếm ngụy của Ngô Tam Quế và giúp binh lương…Trước khi đánh Mạc, hãy đưa thư cho Lại Thập Lý, tướng quân nhà Thanh kể rõ tội trạng của Kính Vũ (theo Ngô Tam Quế)42 (P.Đ.N.in đậm) “Thần lo lắng giữ lòng trung, không dám theo giặc. Nhưng trong nước lại có tên nghịch thần là Mạc Nguyên Thanh bội ơn theo giặc, bí mật giao kết với Ngô Tam Quế (P.Đ,N,in đậm), đưa một vạn binh mã ngầm vào Cao Bằng, âm mưu đánh úp” (103) Ba tư liệu đã dẫn cho thấy Lê-Trịnh đã dùng sự bịa đặt tâu với nhà Thanh để dùng Thanh diệt Mạc Thực tế là “ Mạc Nguyên Thanh không hề câu kết với Ngô Tam Quế, mà người câu kết với Ngô Tam quế lại chính là Lê-Trịnh” (62.CXG) 5.Góp phần xây dựng Cao Bằng Nhà Mạc ở Cao Bằng vẫn kế tục tư tưởng và chính sách vốn có, ở hoàn cảnh mới, trong một thời gian dài là 91 năm (1592-1683) Sau khi thất bại ở Thăng Long, vương triều Mạc rút lên Cao Bằng đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội nơi đây (Xin xem mục Đại cương về thời kỳ Cao Bằng). Hiện nay chưa có điều kiện để phân biệt công lao của từng vì vua ở Cao Bằng, nhưng chắc rằng hoàng đế Mạc Kính Diệu/Vũ có vai trò khá quan trọng. 6.Giải đáp ban đầu về những ngày cuối cùng của hoàng đế Mạc Kính Vũ. Một số nhà khoa học đã nêu vấn đề: sau khi thất thủ Cao Bình (1677), các tài liệu lịch sử đều viết Ngài còn sống, đi Long Châu, sau đó 42 Khâm định Việt sử thông giám cương mục,tập 2, NXB Giáo dục, tr.340. 24
  • 25. không biết đi đâu (Thái Kế Toại). Hoặc là sớm hơn thế, năm 1661, ở Trung Quốc, sau cuộc gặp gỡ Thượng Khả Hỷ, Ngài đột ngột không xuất hiện (Chu Xuân Giao) Tập hợp nhiều ý kiến thuộc nhiều góc độ, với phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành, chúng tôi có thể đề xuất giải đáp ban đầu rằng: sau khi đột ngột không xuất hiện, hoàng đế Mạc Kính Vũ đã bí mật về Vĩnh Phúc để mưu tiếp tục sự nghiệp và viên tịch tại đây. Mong các vị tiếp tục sưu tầm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tình hình tư liệu hiện nay, nhận định trên là gần với chân lý nhất 7. Kết luận về hoàng đế Mạc Kính Vũ Hoàng đế Mạc Kính Vũ, trọn cuộc mình, với một ý chí sắt đá, một tài năng và trí thông minh sáng tạo tuyệt vời đã vượt qua muôn vàn gian nguy để thực hiện cho kỳ được mục tiêu chiến lược của các bậc tiên đế. Ngài đã kiên quyết thực hiện ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh thối nát và giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp này. Về ngoại giao, Ngài đã sáng suốt sớm nhận thức được vai trò lịch sử của nhà Thanh và không hề đi theo Ngô Tam Quế như sự vu khống của Lê-Trịnh. Hơn nữa đã xây dựng được uy tín với triều đình Thanh, với các bậc lãnh đạo có quyền uy và kể cả thủ lĩnh các quận huyện. Đặc biệt, Ngài đã thiết lập được mối quan hệ hữu nghị thân thiết với nhân dân Trung quốc mà biểu tượng văn hóa đẹp còn lưu lại đến ngày nay là tòa tam bảo Đại Phật Tự, Quảng Châu. II.5.Hai đời vua cuối ở Cao Bằng: Mạc Nguyên Thanh và Mạc Kính Quang. 1.Vua Mạc Nguyên Thanh Vua Mạc Nguyên Thanh là con của vua Mạc Kính Vũ. Năm 1661, Ngài đã đi theo cha sang Trung Quốc đi Bắc Kinh và có dừng lại ở Quảng Châu và có cùng cha gặp Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ. Ngài cũng cùng dự cuộc đón tiếp của Thượng Khả Hỷ ở lầu Củng Bắc, nơi đây Thượng tương quân đã “ mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi cha con An Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức” 43 (đã ghi ở phần trên) Tháng 12 năm 1661, nhà Thanh đã phong cho Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ, đồng thời cũng năm này Ngài lên ngôi vua lấy niên hiệu Vĩnh Xương. “Lúc đó ở Trung Quốc, triều Thanh lên thay triều Minh. Tháng 6 năm 1661, triều Thanh phong cho ngưới cai quản Cao Bằng là Mạc Kính Diệu chức Quy hóa tướng quân (P.Đ.N. in đậm). Mạc Kính Diệu chính là Mạc Kính Vũ trong sách sử của An Nam. Tháng 12 năm 1661 43 Chu Xuân Giao: Ba vị vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc (1638-1683), Hội thảo nhà Mạc và hậu duệ ở vùng đất Vĩnh Phúc, năm 2012, tr.190. 25
  • 26. triều Thanh phong cho con Mạc Kính Diệu là Mạc nguyên thanh làm An Nam đô thống sứ”44 (P.Đ.N. in đậm) “Nhà Thanh sách phong cho nhà Mạc ở Cao Bằng, phong cho Mạc Kính Diệu (Mạc Kính Vũ) làm Quy hóa tướng quân và sau đó không lâu phong Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ”45 2. Vua Mạc Kính Quang Vua Mạc Kính Quang là em của Mạc Nguyên Thanh. Sau khi anh trai mất Ngài lên kế vị được nhà Thanh phong An Nam đô thống sứ. Năm 1682, nhà Thanh cho giải 300 người phía Mạc trở về Việt Nam giao cho Lê- Trịnh, trong số đó có Mạc Kính Quang. Đến Lạng Sơn, 100 người bị giết, Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát (1683). Ngưu Quân Khải viết: “Sau này sách sử Trung quốc gọi Mạc Kính Quang là An Nam đô thống sứ. Năm 1682, triều Thanh giao cho tuần phủ Quảng Tây đưa nhóm tôn thất họ Mạc đang ở Trung Quốc (trong đó có Mạc Kính Quang), đang ở trên đất Trung quốc về An Nam. Năm 1683, Mạc Kính Quang uống thuốc độc tự sát.”46 III. Thời kỳ hậu Cao Bằng ( 86 năm: 1683-1769) Sau khi vua Mạc Kính Quang mất, triều Mạc chấm dứt. Tuy nhiên tinh thần chiến đấu của nhà Mạc vẫn chưa dứt. Có ít nhất 7 thủ lĩnh (trong 5 phong trào) nổi dậy dưới ngọn cờ “phục Mạc”: (phần tiếp đây ghi tóm tắt theo Ngưu Quân Khải)47 -Năm 1692, Hán Đường công Mạc Kính Trữ và đô đốc là Đinh Công Đĩnh nổi lên ở Long Châu, Quảng Tây. -Năm 1715, người chân Cao Bằng, là Uyên Hợp, tự xưng là hậu duệ nhà Mạc dấy binh. -Năm 1740, tại Mãnh Tuyền thuộc Cao Bằng, có người tên là Mạc Tam, tự xưng là hậu duệ nhà Mạc, vào đóng quân ở chùa Đống Lân, sau quân Lê tấn công chùa này, đánh bại Mạc Tam. -Năm 1741, cả vùng Bảo Lạc thuộc Cao Bằng, có hậu duệ nhà Mạc dấy binh. Người cầm đầu là Mạc Khang Vũ và Mạc Bảo. Năm 1745-1746 Mạc Khang Vũ đánh chiếm các vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Quảng, Thất Nguyên. 44 Ngưu Quân Khải Khải (Phó Giáo sư, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu Đông Nam á thuộc Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc): “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.70-72. 45 Ngưu Quân Khải : “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.75 46 Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.73. 47 Ngưu Quân Khải: “Bước đầu nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng và hậu Cao Bằng” trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, tr.78-80. 26
  • 27. Sau Mạc Khang Vũ bị giết, Mạc Bảo giữ Bảo Lạc ít lâu cũng bị thua. Người đề xuất việc xác định có một thời kỳ lịch sử của nhà Mạc sau 1683: thời kỳ hậu Cao Bằng là PGS Ngưu Quân Khải. Đề nghị trên được trình bày ở hội thảo khoa học “Nhà Mạc và hậu duệ trên đất vĩnh Phúc”, được hội thảo chấp thuận và GS. VS Phan Huy Lê tổng kết. Tôi đồng ý với PGS Ngưu và nói rõ thêm. Sở dĩ hậu Cao Bằng được coi là một thời kỳ lịch sử vì có nhiều sự kiện , diễn ra kéo dài trong hàng thế kỷ, thuộc nhiều địa bàn . Các sự kiện trên cùng có một tính chất chung là kế tục đấu tranh thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc với một ý chí bền vững, đã được các bậc tiền bối của họ Mạc thực hiện từ hai thời kỳ trước: thời kỳ Thăng Long và thời kỳ Cao Bằng. Trong số này, Hoàng Mạc Công Chất (1739-1769) với cuộc chiến đấu 30 năm của ông là một điển hình. Sau thời kỳ Cao Bằng, họ Mạc không còn danh hiệu vương triều nữa, nhưng ý chí và quyết tâm chiến lược “bảo vệ đất nước, đánh đổ triều đại Lê-Trịnh, xây dựng xã hội mới tiến bộ. ấm no” vẫn được duy trì và phấn đấu thực hiện. Đó là sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Công Chất. 1.Thủ lĩnh Hoàng Công Chất48 1.1.Hoàng Công Chất trong bối cảnh chung Thế kỷ 18 là thế kỷ khởi nghĩa nông dân. Trong khoảng thời gian từ năm 1737 đến 1741 nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra các miền ngày nay là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định. Trong các nghĩa quân nói trên thì chúa Trịnh sợ nhất Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu. Hoàng Công Chất là một trong những thủ lĩnh kiệt xuất ở vùng Sơn Nam, nổi lên từ năm 1739. Sau một thời gian dài hoạt động ở miền đồng bằng, ông vào hoạt động ở miền thượng du Thanh Hoá, Thượng Lào, và đóng căn cứ ở Điên Biên. Sau đây là sự nghiệp của cụ về các mặt: đánh giặc bảo vệ biên cương, giải phóng nhân dân; chống quân Trịnh, giành lại vương quyền; đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân; kế tục truyền thống xây thành. 1.2.Công cuộc bảo vệ biên cương, đánh đuổi giặc Phẻ và giải phóng nhân dân 48 Tài liệu dùng trong phần này chủ yếu là : -Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: Những hoạt động của Hoàng Công Chất trong thời kỳ ở Tây Bắc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 75 - Tứ Bình thực lục, Đinh Khắc Thuân,chủ biên dịch. 27
  • 28. Đến thế kỷ 18, an ninh của miền Tây Bắc bị uy hiếp nghiêm trọng, phần do âm mưu bành trướng thế lực của các chúa phong kiến Lào, phần do phong kiến Vân Nam và các đám giặc từ Trung Quốc tràn xuống. Ở Điện Biên, giặc Phẻ từ mạn Thượng Lào và Vân Nam chiếm đất rồi tràn ra cướp phá. Cầm đầu giặc là Phạ chẩu Tin Tòng. Giặc đi đến đâu chém giết đốt phá đến đó, nhân dân tan tác bỏ bản mường chạy vào rừng sâu. Nhiều thủ lĩnh người Thái và các dân tộc khác hô hào nhân dân tổ chức chống cự lại . Nhưng vì sức yếu, họ liên tiếp bị thất bại. Khi ở Thượng Lào, được các thủ lĩnh Thái là Ngải và Khanh cầu cứu, Hoàng Công Chất đem quân đánh giặc Phẻ, cứu dân, bảo vệ miền biên giới của Tổ quốc. Giặc đóng ở trong thành Xam Mứn. Được lực lượng nghĩa quân người Thái và các dân tộc ở địa phương giúp đỡ, nghĩa binh Hoàng Côntg Chất tiến công bằng hai mũi, từ phía châu Sông Mã đánh lên. Trận đánh xẩy ra rất ác liệt. Quân Phẻ chống cự rất mạnh, nhưng cuối cùng chúng phải thua to. Quân Chất dồn được chúng vào một địa điểm gọi là Pú Vằng (Pú là đồi núi, Vằng là vũng). Đến đây giặc đã dùng súng to, bắn đạn chì, nghĩa quân không tiến lên được. Tướng Ngải và Khanh bày mưu dùng kế giả hàng. Rốt cục, quân ta phá được giăc, giết được Tin Tòng, tàn quân Phẻ chạy sang Lào. Hoàng Công Chất giải phóng Điện Biên, giữ thành Xam Mứn, tính kế lâu dài đánh lại phong kiến nhà Trịnh. 1.3.Chiến đấu chống quân Trịnh-Lê giành lại Vương quyền Trong khoảng thời gian từ 1751 đến 1769, Hoàng Công Chất một mặt củng cố miền Điện Biên, mặt khác mở rộng căn cứ ra toàn Tây Bắc và một phần Thượng Lào, uy hiếp miền sông Thao và Trung Du. Ông đã từ Điện Biên tiến đánh 10 châu thuộc phủ Yên Tây là 4 châu Chiêu Tấn và 6 châu :Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Toàn, Tuy Phụ, Khiêm Châu. Sử nhà Trịnh ghi: “Chất lại giữ chỗ hiểm, lan ra chiếm cứ 10 châu”. Thấy không thể đánh bại Hoàng Công Chất được, chúa Trịnh quay sang kế dụ hàng, “sai Trương Trung Bá chiêu dụ vỗ về, phong Chất làm Khoán Trung Hầu”49Ông phản đối. Hoàng Công Chất đã được các chúa Thái ở đây quy phục. Ảnh hưởng của ông rất lớn. Ông tiếp tục thu phục toàn bộ 12 châu Thái ở miền Sơn La, Nghĩa Lộ và bắc Hoà Bình. Trong những năm 1767-1768 Hoàng Công Chất hoạt động rất mạnh, chống lại triều đình. Cuối năm 1767, Chất đem binh qua Mộc Châu, Mai Châu liên kết với Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, chia quân tiến sâu vào miền thượng du Thanh Hoá với lực lượng trên một vạn. Nhân dân địa phương nhất tề nổi dậy hưởng ứng làm bọn quan quân chúa Trịnh ở Thanh Hoá, Hưng Hoá khiếp sợ. Quan quân nhà Trịnh , “dùng dằng không tiến quân, chúa sai sứ đến giục…lũ Đình Huấn ngờ có quân mai phục, càng sợ, bèn bàn chuyện rút 49 Đinh Khắc Thuân ( chủ biên): Tứ bình thực lục, thời chúa Trịnh, nxb Văn hoá thông tin, tr.80. 28
  • 29. quân về50”. Kết quả là tất cả các tướng chỉ huy (6/6) đều bị có phần giáng cấp: -Đoàn Nguyễn Thục, giảm một bậc. -Trọng Hoành giảm một bậc. -Đình Huấn tước mất lộc binh dân. -Phạm Ngô Cầu giáng hai bậc -Vũ Huy Đĩnh giáng làm Đãi chế. -Nguyễn Đình Diễn giảm một bậc. Cho đến khi Hoàng Công Chất ốm chết (1769), quan quân triều đình mới xông vào thành Bản Phủ, đào mộ và hành hạ thi thể Ông. 1.4.Sự nghiệp đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân Ảnh hưởng của Hoàng Công Chất ở Tây Bắc rất lớn. Ông được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tìn nhiệm mến yêu, coi như người anh hùng của mình51 Nay nhân dân còn nhắc nhở đến công ơn của Keo Chất (người Kinh tên Chất). Nhiều truyền thuyết, truyện kể, bài ca nói lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với người anh hùng đã có công giải phóng họ khỏi sự đàn áp của giặc ngoại xâm và triều đình nhà Trịnh. Sau đây là một trong số những bài ca tiêu biểu: “Dưới xuôi có vua Trên này có chúa Những miền từ Mường Puồn, Châu Ét (Sầm Nưa) Từ Đà Bắc, Chợ Bờ Lại từ phía Xo, Là đổ lại (Vân Nam, Phong Thổ) Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh Đất Mường Thanh rộng một giải Nậm Rốm, Nậm U, Nậm Núa Vây quanh thành Bản Phủ Chúa thật lòng yêu dân Chúa xây bản dựng mường Mọi người mới được yên ổn làm ăn… * …Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la Ai ơi, muốn biết xin hãy về coi Ai ơi, có mắt hãy mở trông cho kỹ Người Kinh cùng người Hán Người Thái với người Lào, người Xá Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát Ai ơi, thấy không? Chỉ bọn giặc Phẻ cổ phải đeo gông Dây gai bện ngang lưng thắt chặt Ai ơi, đừng thương chi bọn gịăc 50 Đinh Khắc Thuân, sách đã dẫn, tr.83. 51 Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu đã dẫn, tr. 54. 29
  • 30. Đời làm tôi tớ giành cho chúng, thật đáng lắm rồi * Chúa cho ta nước uống, ta được uống Chúa cho ta cơm ăn, ta được ăn Chúa bảo ta đắp thành, ta xây, ta đắp Thành to thành đẹp Thành vững đứng giữa cánh đồng Giặc nào chẳng khiếp vía Hào vây quanh thành, sâu hơn 10 sải Mặt thành rộng hai chục sải tay Ngựa đi, voi chạy, lính đứng gươm trần sáng loáng Chúa cưỡi ngựa trên mặt thành uy nghiêm Nào ta hãy lấy tre về trồng cho khắp Tre Điên Biên, Chúa bảo đừng lấy Hãy lấy tre có gai vàng như ngà Tận miền xuôi về trồng mới tốt Lấy hơn bốn mươi ngàn khóm Bao quanh thành, thành vững, Chúa yên lòng… (Phỏng dịch theo lời ca của ông Lường Văn Ún, bản Pắc Pe)52 1.5.Thành Bản Phủ, sự kế tục đặc sắc truyền thống xây thành của nhà Mạc. Sau khi giải phóng Điện Biên, Hoàng Công Chất chiếm thành Xam Mứn, tính kế cố thủ lâu dài đánh lại nhà Trịnh. Xam Mứn (Tam Vạn) là thành do người Lự đắp từ thế kỷ 13. Thành chiếm khoảng 1/3 cánh đồng Điện Biên, tuy lớn nhưng có nhiều nhược điểm, phòng thủ sơ sài, không chống được các thứ súng thần công, hoả mai, chỉ phòng thủ trước mặt mà phía sau lại trống. Vì những lý do trên mà Hoàng Công Chất quyết định xây một toà thành khác kiên cố hơn, thành Chiềng Lè, thường gọi là Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, Điện Biên . Thành Bản Phủ là một kỳ công của Hoàng Công Chất, hiện nay còn di tích. Thành rộng 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất trồng giống tre gai mang từ miền xuôi lên vây kín, bên ngoài có hào rộng 4-5 thước, sâu 10 thước. Thành cao 4-6 thước, trên mặt thành ngựa voi đi lại được . Thành có bốn cửa, tiền, hậu, tả, hữu, ở mỗi cửa có xây đồn đắp cao, có vọng tiêu và lính canh giữ. Trong thành có khu ngoại vi là nơi lính đóng có đào 133 cái ao hình dạng khác nhau: vuông, tròn, tam giác, lục giác, bát giác. Hiện nay còn thấy di tích nơi nhà ở của quân lính, nơi làm kho lương, kho vũ khí, nơi chăn ngựa, chăn voi. Giữa thành có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng, ở đó nay dựng miếu thờ 52 Đặng Nghiêm Vạn-Cầm Trọng: tài liệu vừa dẫn, tr.53. 30