SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1014 ngày 07/3/2013
- Mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực đào tạo VHTTDL
(Tr.5)
- Tăng khả năng cạnh tranh,
kích cầu du lịch
(Tr.7)
- Thiảnhdulịchtoànquốclần6:
“Việt Nam - vẻ đẹp bất tận”
(Tr.10)
- Nghệ nhân Hà Thị Cầu -
Biểu tượng của nghệ thuật
hát Xẩm đã ra đi
(Tr. 20)
troNg số Này
Quy hoạch tổng thể
bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị di tích
lịchsửvănhóaHàmRồng
Bộ VHTTDL vừa trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh
Hóa. Theo đó, mục tiêu quy hoạch làm
rõ và tích hợp ba giá trị văn hoá Đông
Sơn, lịch sử văn hóa các công trình tín
ngưỡng, tôn giáo, dân gian và lịch sử
cách mạng trong không gian danh
thắng Hàm Rồng. Lồng ghép hình ảnh
làng truyền thống Đông Sơn, di chỉ
khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa,
qua đó làm sống lại các giá trị của di
tích, góp phần giáo dục, truyền bá
trong và ngoài nước về một trong
những cái nôi của người Việt cổ…
(Xem tiếp trang 4)
Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ
ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh
Cách mạng Việt Nam
Theo Quyết định số 743/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL, từ ngày 08
đến ngày 15 tháng 3 năm 2013 diễn ra “Tuần phim Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác
Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam 15/3/1953-
15/3/2013”, với các phimTruyện “Đêm hội LongTrì”, “Bao giờ cho đến tháng
10” do Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Truyện Việt Nam sản xuất.
“Về nơi gió cát” của Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Giải phóng
sản xuất; các phimTài liệu “Vài hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chí Minh”,
“Nước về Bắc Hưng Hải” và “Điện Biên Phủ” cùng do Công ty TNHH Một
thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất.
M.H
Ngày 27/02, Đoàn công tác Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh dẫn
đầu đã kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại một số khu di tích trọng
điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đoàn đã thực tế kiểm tra tại Đền Đô, Đền Bà
Chúa Kho và Chùa Dạm. (Xem tiếp trang 3)
Ảnh:MINHƯỚC
BộtrưởngHoàngTuấnAnhkiểmtra
côngtácquảnlý,tổchứclễhộitạiBắcNinh
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra lễ hội tại Bắc Ninh
quản lý nhà nước
2 số 1014 l 07.3.2013
Sáng 26/02, tại Hà Nội, Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch Tổng
cục Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ
Kỷ niệm 25 năm Thành lập (1988-
2013).
Thành lập ngày 6/9/1988, trải qua
25 năm xây dựng và phát triển, với
chức năng nghiên cứu xây dựng chiến
lược, quy hoạch, cơ chế chính sách
quản lý, phát triển du lịch, Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã góp
phần xây dựng Luật Du lịch, nghiên
cứu công bố trên 40 đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước, 02 lần xây
dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam và Quy hoạch phát triển du lịch
Việt Nam, lập trên 100 quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch các tỉnh/thành,
các khu điểm du lịch trên toàn quốc,
nhiều Đề án, chương trình quốc gia về
du lịch đóng góp vào sự phát triển,
thành tựu chung của toàn Ngành.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận và
biểu dương thành tích mà Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch đạt được trong
25 năm qua. Đồng thời yêu cầu trong
thời gian tới Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch cần tập trung nghiên cứu,
đề xuất các cơ chế, chính sách, chương
trình hành động để triển khai có hiệu
quả Luật Du lịch, Chiến lược phát triển
du lịch và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam một cách đồng
bộ, hệ thống và khoa học; các chính
sách liên kết, huy động nguồn lực để
tập trung đầu tư nâng cao năng lực và
chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch,
chính sách ưu tiên tập trung đầu tư
phát triển các khu du lịch quốc gia,
điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch;
chính sách phát triển bền vững, ưu đãi
đối với phát triển du lịch sinh thái, du
lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch
có trách nhiệm. Nghiên cứu phát triển
hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng,
đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, có giá trị,
đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch nội địa và quốc tế. Quy hoạch,
đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa
trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài
nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát
triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du
lịch văn hóa và du lịch sinh thái, từng
bước hình thành hệ thống khu, tuyến,
điểm du lịch quốc gia, địa phương và
đô thị du lịch; tăng cường liên kết giữa
các vùng, miền, địa phương hướng tới
hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng
theo các vùng du lịch qua hoạt động
nghiên cứu khoa học và quy hoạch
thực tế.
Chú trọng việc nghiên cứu phát
triển thị trường, xúc tiến quảng bá và
thương hiệu du lịch. Tập trung nghiên
cứu phân đoạn thị trường khách du
lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú
dài ngày, nghiên cứu đẩy mạnh xúc
tiến, quảng bá du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường
mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và
thương hiệu du lịch là trọng tâm;
quảng bá du lịch gắn với quảng bá
hình ảnh quốc gia. Đẩy mạnh nghiên
cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ
tiên tiến vào hoạt động quản lý, kinh
doanh du lịch, đào tạo nhân lực du
lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến,
quảng bá du lịch.
Nghiên cứu đề xuất triển khai thực
hiện các chương trình, đề án phát triển
du lịch mang tính quốc gia, các đề án
phát triển du lịch chuyên đề, đặc biệt là
Chương trình hành động thích ứng với
biến đổi khí hậu trong ngành du lịch.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã trao Bằng khen cho Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch vì đã có
những thành tích xuất sắc trong công
tác nghiên cứu xây dựng chiến lược,
quy hoạch, cơ chế chính sách quản lý,
phát triển du lịch.
tHtt
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự Lễ Kỷ niệm 25 năm
Thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Bộ VHTTDL vừa phát động cuộc
thi sáng tác tranh cổ động với chủ đề
Phòng, chống ma túy trên phạm vi
toàn quốc. Nội dung tác phẩm dự thi
cần thể hiện được: Sự nguy hiểm của
ma túy, các hình thức sử dụng ma túy
như hút, tiêm chích hêrôin, sử dụng
thuốc lắc, ma túy tổng hợp…; nhận
thức của người dân về việc tự bảo vệ
bản thân, gia đình và xã hội trước tệ
nạn ma túy; phong trào toàn dân
tham gia phòng, chống ma túy; hậu
quả của ma túy đối với sức khỏe,
tính mạng con người và sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước; các
phương pháp cai nghiện ma túy;
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị,
tổ chức và cộng đồng trong phòng,
chống ma túy; chống kỳ thị, phân
biệt đối xử với người nghiện ma túy
và người cai nghiện ma túy; đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về phòng,
chống ma túy.
Hình thức thể hiện, quy cách
trình bày: Tác phẩm được trình bày
trên khổ giấy kích thước 54cm x
79cm; không hạn chế về màu sắc và
hình thức thể hiện; mỗi tác giả được
gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi;
mặt trước tác phẩm không ký tên,
Thi sáng tác tranh cổ động với chủ đề
Phòng, chống ma túy năm 2013
quản lý nhà nước
3số 1014 l 07.3.2013
Theo ghi nhận của Đoàn, công tác
quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều
chuyển biến tích cực: Nạn đội mâm lễ
thuê, cúng mướn, tình trạng ăn xin trong
khuôn viên của Đền được báo chí phát
hiện và nêu trong thời gian qua đã được
Ban Quản lý và chính quyền địa phương
khắc phục triệt để.
Hiện tượng bán hàng rong, đốt đồ
mã, trộm cắp trong khu Đền Bà Chúa
Kho được Ban Quản lý tuyên truyên
truyền, nhắc nhở trên hệ thống loa phát
thanh nên đã giảm đáng kể. Hệ thống
bãi đỗ xe, hàng quán và nhà vệ sinh
công cộng được quy hoạch khá tốt tạo,
điều kiện thông thoáng cho du khách
khi hành hương.
Đánh giá cao công tác quản lý và tổ
chức lễ hội của Ban Quản lý các khu di
tích nói riêng và chính quyền tỉnh Bắc
Ninh nói chung, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh nhấn mạnh: Để lễ hội diễn
ra đúng với ý nghĩa đích thực của nó
thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý
thức người dân đóng một vai trò quan
trọng, trong đó cần tuyên truyền cho
người dân hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của
việc hành lễ để từ đó có ý thức tham
gia vào phòng chống một số tập tục mê
tín dị đoan…
Bộ trưởng lưu ý Ban Quản lý các
khu di tích cần nghiêm cấm triệt để hiện
tượng bán, đốt đồ mã; không bán hàng
dạo trong khuôn viên khu di tích; các nội
quy của Đền cần được dán vào những
nơi công khai để người dân dễ quan sát
khi tham gia lễ hội...
Đối với việc quản lý tiền công đức,
Bộ trưởng yêu cầu cần được quản lý
chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, khi cần
có thể sử dụng vào việc đầu tư một số
hạng mục công trình đã xuống cấp,
đồng thời hỗ trợ cho lực lượng tham gia
bảo vệ di tích.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo
UBND tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng đánh
giá cao sự quan tâm củaTỉnh trong công
tác quản lý và tổ chức lễ hội; ủng hộ đề
nghị của Tỉnh về việc cho ý kiến định
hướng trong việc sử dụng hệ thống loa
đài khi hát Quan Họ tại lễ Hội Lim. Bộ
sẽ giao Viện Văn hóa nghệ thuật Việt
Nam nghiên cứu, phối hợp với Tỉnh để
triển khai lấy ý kiến các cơ quan quản lý,
đơn vị chức năng, các nhà khoa học và
các nghệ nhân làm cơ sở xây dựng đề án
về vấn đề này.
* Chiều cùng ngày, Bộ trưởng
Hoàng TuấnAnh đã dẫn đầu Đoàn công
tác của Bộ tới thăm và chúc Tết tập thể
giáo viên, giảng viên và sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Thay mặt Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ
VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
chúc Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ,
giảng viên, sinh viên của Nhà trường
mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều
thành tích trong giảng dạy và học tập.
Sau khi nghe lãnh đạo Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh báo cáo những kết
quả trong công tác đào tạo, học tập tại
trường, Bộ trưởng ghi nhận và biểu
dương những kết quả Nhà trường đã đạt
được trong thời gian qua, đồng thời nhấn
mạnh: Là trường có bề dày truyền thống
lâu đời, có đội ngũ giảng viên có trình
độ cao, có hệ thống cơ sở vật chất khá
tốt, do đó thời gian tới tập thể Nhà
trường cần phát huy tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng
đào tạo cũng như hệ thống cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà
trường. Bên cạnh nỗ lực, phát huy truyền
thống đã có, nhà trường cần quan tâm
triển khai, cải tạo, nâng cao chất lượng
hệ thống cơ sở vật chất, hoàn thiện
chương trình giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, chuẩn bị choASIAD
18-2019.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo; xây dựng chiến lược phát
triển trong nhiều năm tới, chú trọng quan
tâm đến công tác quy hoạch cán bộ giai
đoạn 2016-2021.
Hiện nay Ngành đang triển khai Đề
án nâng cao tầm vóc và thể lực người
Việt Nam, do đó Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh là đơn vị tham mưu cho Bộ về
Đề án này. Bên cạnh đó, với đội ngũ
giảng viên trình độ cao, dày dặn kinh
nghiệm trường cần xây dựng Viện
Nghiên cứu trực thuộc trường. Đặc biệt,
chú trọng đào tạo theo nhu cầu của xã
hội, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác
quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, đa
dạng hóa các phong trào TDTT. Tập
trung giáo dục đạo đức, tư cách cho các
học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai cho
đất nước...
t.Hợp
BộtrưởngHoàngTuấnAnh…
mặt sau, bên phải, góc dưới ghi rõ họ
và tên, năm sinh, nghề nghiệp, địa
chỉ, số điện thoại của tác giả.
Đối tượng tham gia là mọi công
dân Việt Nam, kể cả người nước
ngoài hiện đang sinh sống và làm
việc tại Việt Nam, các họa sĩ chuyên
và không chuyên trong cả nước,
không phân biệt giới tính, tuổi tác,
dân tộc. Tác phẩm tham gia dự thi là
tác phẩm mới nhất, chưa gửi tham
gia các cuộc thi nào khác và chưa
được phổ biến dưới bất cứ hình
thức nào…
Ban Tổ chức bắt đầu nhận tác
phẩm dự thi từ ngày 10/3/2013 đến
ngày 01/6/2013.
Giải thưởng gồm: 01 giải A trị giá
10.000.000 đồng; 03 giải B, mỗi giải
trị giá 7.000.000 đồng; 06 giải C,
mỗi giải 5.000.000 và 10 giải
Khuyến khích, mỗi giải 3.000.000
đồng. Bộ VHTTDL sẽ tổ chức tổng
kết và trao giải thưởng cho các tác
giả có tác phẩm đoạt giải vào tháng
6/2013.
N.H
(Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
4 số 1014 l 07.3.2013
Quyhoạchtổngthểbảotồn,tôntạo…
Ngày 27/02 tại thành phố Thái
Nguyên (Thái Nguyên), Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Hội thảo quốc tế nghề
dệt truyền thống các nước Đông Nam
Á - ASEAN lần thứ 4 đã tổ chức họp
bàn kế hoạch triển khai chương trình
Hội thảo và phân công nhiệm vụ tới
các thành viên. Thứ trưởng Đặng Thị
Bích Liên - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ
trì cuộc họp.
Sau khi nghe báo cáo công tác
chuẩn bị Hội thảo và kiểm tra công
việc chuẩn bị phục vụ Hội thảo quốc
tế nghề dệt truyền thống các nước
Đông Nam Á – ASEAN lần thứ 4.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
kết luận: Hội thảo quốc tế nghề dệt
truyền thống lần thứ 4 tại Bảo tàng
VHCDT VN là sự kiện mang tầm
quốc tế. Đây là cơ hội để tuyên truyền
quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam nói chung, đặc biệt là
văn hóa truyền thống Việt Nam, trong
đó có nghề dệt truyền thống nói riêng.
Để hội thảo thành công tốt đẹp, để lại
ấn tượng đẹp trong lòng khách mời và
bạn bè quốc tế, cần làm tốt công tác
chuẩn bị phục vụ cho Hội thảo chu
đáo, đảm bảo an toàn.
Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền
thống ASEAN lần thứ 4 với chủ đề
“Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mở
ra bước sáng tạo trong nghề dệt
truyền thống Đông Nam Á” sẽ diễn
ra tại thành phố Thái Nguyên trong
thời gian từ ngày 15-18/3/2013 với
các nội dung chính như: Hội thảo
“Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mở
ra bước sáng tạo trong nghề dệt
truyền thống Đông Nam Á” với sự
tham gia của các chuyên gia từ 10
nước thành viên ASEAN và các nước
đối thoại: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Mỹ, Úc...; Trưng bày
triển lãm về quá trình phát triển của
nghề dệt may từ thời kỳ vỏ cây và
thời kỳ tự cung tự cấp đến thời kỳ sản
xuất công nghiệp; Gala Thời trang
trình diễn trang phục truyền thống
các dân tộc Việt Nam và các bộ sưu
tập thời trang truyền thống của các
quốc gia tham dự; Trình diễn làng
nghề và văn hóa làng nghề truyền
thống của Việt Nam; Hội chợ giới
thiệu sản phẩm dệt may của các quốc
gia tham dự. Đ.N
Họp BCĐ, BTC Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống
các nước Đông Nam Á-ASEAN
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hoá Hàm
Rồng thông qua các di tích hiện
hữu; ngăn chặn tình trạng lấn
chiếm, xuống cấp của di tích; phục
hồi di tích đã mất trên cơ sở khoa
học nhằm tạo ra các sản phẩm đa
dạng và phong phú trên nguyên tắc
bảo tồn di sản gắn với phát triển du
lịch bền vững và phát triển kinh tế-
xã hội; nâng cấp hạ tầng, cải thiện
môi trường dân sinh; góp phần phát
triển kinh tế-xã hội, văn hoá-du lịch
của tỉnh.
Nội dung Quy hoạch gồm các
khu chức năng chủ yếu: Khu vực I
là khu vực bảo tồn di tích tương ứng
với khu vực bảo vệ I của các di tích.
Việc bảo tồn, tôn tạo có phương án
cho từng di tích dựa trên các tài liệu
lịch sử, kết quả của báo cáo khảo cổ
và quá trình điền dã. Xây dựng khu
công viên khảo cổ nằm dọc bờ sông
Mã nhằm bảo tồn hiệu quả nhất di
chỉ khảo cổ học tại chỗ, phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học, tham
quan. Tu bổ các yếu tố gốc của di
tích tín ngưỡng tôn giáo đang xuống
cấp, bị hư hỏng, chỉ phục hồi khi đủ
tư liệu khoa học. Bảo tồn địa điểm
và các dấu tích lịch sử liên quan đến
trận địa pháo đồi C4, pháo của
Trung đoàn 228 và hệ thống hầm,
hào... Khu vực II là khu vực bảo vệ
cảnh quan di tích tương ứng với khu
vực bảo vệ II của các di tích. Đây là
vùng đệm để bảo vệ cảnh quan di
tích trước hoạt động xây dựng của
khu vực dân cư xung quanh.
Khu vực hỗ trợ phát huy giá trị
di tích gồm Thiền viện Trúc Lâm -
Hàm Rồng; Khu công viên sinh thái
xây dựng vườn thực vật, khu cắm
trại cho thanh thiếu niên... Khu
công viên Chiến thắng Hàm Rồng là
không gian kết nối các di tích Cách
mạng. Khu du lịch động Tiên Sơn:
Bố trí khu dịch vụ quy mô nhỏ phục
vụ các họat động cắm trại, tìm hiểu
thiên nhiên. Khu dịch vụ - du lịch:
Gồm quầy dịch vụ, giải khát, chụp
ảnh, gửi đồ, nhà chờ, bãi đỗ xe, nhà
quản lý - điều hành, nhà trưng bày
giới thiệu về lịch sử văn hóa Đông
Sơn. Khu làng du lịch văn hóa dân
tộc xứ Thanh: Gồm các kiến trúc
đặc trưng của một số dân tộc Thái,
Mường, Tày, H’Mông; bao gồm
không gian sinh hoạt văn hóa, nơi
giao lưu văn hóa, ẩm thực, các trò
chơi dân gian. Khu văn hóa - lễ hội:
Đây là không gian diễn ra các hoạt
động vui chơi giải trí. Khu hội nghị
- hội thảo: Nơi dịch vụ tổ chức các
hội nghị - hội thảo gắn với việc
nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hàm
Rồng - Đông Sơn. Thời gian thực
hiện dự án quy hoạch từ năm
2013-2025. H.p
(Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
5số 1014 l 07.3.2013
Tại Quyết định số 741/QĐ-
BVHTTDL ngày 23/02/2013, Bộ
VHTTDL giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan triển khai
thực hiện công tác hợp tác quốc tế đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng
viên,họcsinh,sinhviênlĩnhvựcvănhóa
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch.
Các nhiệm vụ cụ thể trong chương
trình hợp tác gồm: Đánh giá thực trạng
đội ngũ, tổng hợp nhu cầu liên kết hợp
tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và
du lịch; Xây dựng và triển khai các dự án
cử cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và
du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài; Tổ chức 05 đoàn công tác đi đàm
phán, ký kết hợp đồng với một số cơ sở
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt
Nam để liên kết hợp tác đào tạo; Xây
dựng Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ
VHTTDLvà Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc đưa giáo viên, giảng viên, HSSV
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và
du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài;XâydựngQuychếtuyểnsinh,tiêu
chílựachọngiáoviên,giảngviên,HSSV
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và
du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài; Thành lập các Hội đồng tuyển
chọn cán bộ, giáo viên, giảng viên,
HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể
thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở
nước ngoài; Tổ chức các lớp bồi dưỡng
ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, giảng
viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục
thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng
ởnướcngoài;Xâydựngkếhoạch,lậpdự
toánkinhphíhàngnămtrìnhcấpcóthẩm
quyền phê duyệt để đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tại nước
ngoài cho cán bộ, giáo viên, giảng viên,
HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể
thao và du lịch bằng nguồn ngân sách
triển khai 03 Đề án; Thực hiện một số
nhiệm vụ khác có liên quan để triển khai
công tác hợp tác quốc tế đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên,
HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể
thao và du lịch. N.H
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
774/QĐ-BVHTTDLngày 25/02/2013
chuyển Khu Liên hợp Thể thao quốc
gia thuộc Tổng cục Thể dục thể thao
về trực thuộc BộVăn hóa,Thể thao và
Du lịch. Khu Liên hợp Thể thao quốc
gia có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc
nhà nước và ngân hàng; trụ sở đặt tại
xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
* Tại Quyết định số 779/QĐ-
BVHTTDL ngày 26/02/2013 giao
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác
quốc tế, Trung tâm Văn hóa Việt Nam
tại Pháp tổ chức Triển lãm Tranh Đồ
họa Việt Nam năm 2013 tại Pháp.
* Ngày 26/02/2013, Bộ
VHTTDL có Quyết định số 778/QĐ-
BVHTTDL giao Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với
Cục Hợp tác quốc tế tổ chức Triển
lãm Tranh Sơn mài Việt Nam năm
2013 tại Italia.
* Tại Quyết định số 752/QĐ-
BVHTTDL ngày 25/02/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Viện Văn hóa
nghệ thuật Việt Nam tiếp nhận tài trợ
của Viện Di sản Wallonie, Bỉ với tổng
số tiền là 10.000 euros để tiếp tục hoàn
thiện các công việc trùng tu mẫu ngôi
nhà rường ở làng Phước Tích, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
780/QĐ-BVHTTDLngày26/02/2013
thành lập Ban Soạn thảo Thông tư
hướng dẫn về thi sáng tác và triển
lãm mỹ thuật; cửa hàng mỹ thuật, sao
chép, đấu giá, giám định tác phẩm
mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành
tráng; trại sáng tác điêu khắc gồm các
thành viên: Cục trưởng Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Vi
Kiến Thành: Trưởng ban; Vụ trưởng
Vụ Pháp chế Hoàng Minh Thái: Phó
Trưởng ban; cùng 08 Ủy viên.
* Tại Quyết định số 764/QĐ-
BVHTTDL ngày 25/02/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Soạn thảo,
Tổ Biên tập xây dựng Đề án “Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở” giai
đoạn 2012-2020. Ban Soạn thảo do
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm
Trưởng ban; Cục trưởng Cục Văn hóa
cơ sở làm Phó Trưởng ban thường
trực; ông Hoàng Ngọc Thanh - Phó
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam: Phó Trưởng ban; 05 Ủy
viên. Tổ Biên tập gồm 15 thành viên.
* Bộ VHTTDL có Quyết định số
754/QĐ-BVHTTDLngày 25/02/2013
thành lập Ban Chỉ đạo Hội thảo quốc
tế nghề dệt truyền thốngASEAN lần
thứ 4 tổ chức tại thành phố Thái
Nguyên trong thời gian 15-18/3/2013
do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị
Nguyệt: Phó Trưởng ban; và 10
Ủy viên.
* Ngày 25/02/2013, Bộ VHTTDL
có Quyết định số 750/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo
Đề án Chiến lược phát triển văn hóa
đối ngoại đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 do Cục trưởng Cục
Hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình
làm Trưởng ban, cùng 11 Thành viên.
tHtt
VăN BảN Mới
Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo VHTTDL
6 số 1014 l 07.3.2013
Sự kiện vấn đề
Từ ngày 28/02-06/3, tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam diễn ra cuộc trưng
bày “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm
gương đạo đức sáng ngời”, với hơn 600
đơn vị tư liệu sách, báo, bài trích, tranh,
ảnh đa dạng về chủng loại và nội dung,
giúp công chúng có thêm tư liệu tìm
hiểu một toàn diện và sâu sắc hơn về
“Cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cuộc trưng bày “Chủ tịch Hồ Chí
Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời”
được tiến hành theo 5 phần: Phần một
gồm các văn bản chỉ đạo, triển khai, tài
liệu hướng dẫn; các tư liệu viết về tính
cấp bách của thời điểm tiến hành cuộc
vận động, các kết luận, báo cáo, thông
báo, quyết định, kế hoạch, tài liệu
hướng dẫn... trong Cuộc vận động.
Phần hai với nội dung học tập về tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh (từ năm 2007-2012), tập trung
vào 07 Chuyên đề đã được tiến hành:
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức HCM trong giai đoạn
hiện nay”; Giới thiệu tác phẩm “Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”; Giới thiệu tác phẩm
“Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về việc thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu; Giới
thiệu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”;
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng
cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết
sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân
dân; Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là
văn minh”.
Phần ba, tư liệu về tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phần
bốn: toàn Đảng, toàn dân với Cuộc vận
động. Phần năm: Cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” qua báo, tạp chí đăng tải trên
các loại báo và tạp chí từ 2007-2012.
Ngoài ra, tại đây còn trưng bày
băng, đĩa về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, băng đĩa tuyên truyền cho Cuộc
vận động, một số luận án tiến sĩ tiêu
biểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
và các ấn phẩm tuyên truyền cho Cuộc
vận động; chiếu phim tư liệu về Cuộc
vận động…
DuNg Hòa
Trưngbày“ChủtịchHồChíMinh-Tấmgươngđạođứcsángngời”
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngành
Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953-
15/3/2013) và Lễ trao Giải thưởng
Cánh diều 2012, ngày 28/02, tại TP. Hồ
Chí Minh, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ
chức giới thiệu nhiều chương trình để
ghi nhận và khích lệ thành quả lao động
nghệ thuật của đội ngũ nghệ sỹ, người
làm phim ảnh, truyền hình; đồng thời
góp phần quảng bá các tác phẩm có giá
trị nội dung và nghệ thuật tốt đến với
công chúng.
Bà NguyễnThị Hồng Ngát, Phó Chủ
tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt
Nam, cho biết: Năm 2013 là dịp kỷ niệm
60 nămThành lập Ngành Điện ảnh Cách
mạngViệt Nam, nên các hoạt động chào
mừng Ngày Điện ảnhViệt Nam càng trở
nên quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc.
Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với
Cục Điện ảnh, Viện phim Việt Nam,
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung
ương, Hội Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh,
tổ chức cho văn nghệ sỹ điện ảnh lão
thành và đại biểu thế hệ người làm phim
trẻ, tham gia chuyến đi về nguồn, thăm
các địa điểm tác nghiệp năm xưa của
Điện ảnh Kháng chiến Nam bộ (tại Mộc
Hóa, tỉnh Long An) và Điện ảnh Việt
Bắc (tại Điềm Mặc, tỉnh Thái Nguyên),
đồng thời chiếu phim và giao lưu giữa
nghệ sỹ với khán giả địa phương; giới
thiệu đến khán giả các phim truyện điện
ảnh dự thi Giải thưởng Cánh diều năm
2012 (từ ngày 02 - 07/3)… Tại Lễ trao
giải Giải thưởng Cánh diều năm nay, bên
cạnh chuỗi chương trình độc đáo, hấp
dẫn, còn có một số hoạt động đặc biệt
như: Nghi thức kỷ niệm trọng thể Ngày
Điện ảnh Việt Nam, tôn vinh những
cống hiến đặc biệt xuất sắc cho nền điện
ảnh dân tộc của đạo diễn - Nghệ sỹ Nhân
dân Nguyễn Huy Thành và đạo diễn -
Nghệ sỹ Nhân dân Trương Qua…
Theo Hội Điện ảnh Việt Nam, Giải
thưởng Cánh diều năm 2012 có sự tham
gia của 10 phim truyện điện ảnh, 18
phim truyện truyền hình, 24 phim ngắn,
13 phim hoạt hình, 6 phim tài liệu, 10
phim khoa học và 3 công trình nghiên
cứu, lý luận phê bình. Trong đó, có
những tác phẩm đã được đông đảo khán
giả cả nước biết đến như: “Thiên mệnh
anh hùng”, “Đam mê”, “Nhà có 5 nàng
tiên”… Với tiêu chí đề cao tác phẩm
điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn
sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện,
mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị
nhăn văn và đạt hiệu quả xã hội tích
cực, Ban Tổ chức đã thành lập 6 Hội
đồng giám khảo gồm 6 chuyên ban.
Riêng về cơ cấu giải thưởng cho các tác
phẩm xuất sắc ở mỗi thể loại, có Giải
“Cánh diều Vàng”, “Cánh diều Bạc” và
“Bằng khen”; đồng thời còn có các giải
thưởng cá nhân, giải báo chí-phê bình
điện ảnh cho phim truyện điện ảnh xuất
sắc nhất năm 2012...
Lễ trao giải Giải thưởng Cánh diều
năm 2012 sẽ được tổ chức tạiTPHồ Chí
Minh vào ngày 9/3.
tHu pHươNg
Hoạt động chào mừng Ngày Điện ảnh Việt Nam
và trao Giải thưởng Cánh diều năm 2012
7số 1014 l 07.3.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 01/3, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp
với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức
khai mạc triển lãm “50 năm Ngày
Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc và
thực hiện lời căn dặn của Người”.
Triển lãm trưng bày hơn 300 hiện
vật, tài liệu, hình ảnh... giới thiệu
khái quát cuộc đời, sự nghiệp cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
những tình cảm thân thương và sự
quan tâm sâu sắc của Bác Hồ với
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc. Đông đảo cán bộ và người dân
đã được nghe lại tiếng nói, sự căn
dặn của Bác khi về thăm tỉnh, trong
đó có câu: "Phải làm cho Vĩnh Phúc
thành một trong những tỉnh giàu có,
phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta".
Qua 50 năm thực hiện lời căn dặn
của Người khi về thăm Vĩnh Phúc
ngày 02/3/1963, Vĩnh Phúc đã đạt
được những thành tựu lớn trong công
cuộc xây dựng, đổi mới. Những
thành tựu ấy thể hiện qua các mục
tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội
ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Hàng
loạt pa nô, ách phích, những hình
ảnh mô tả về sản xuất, nhất là phát
triển công nghiệp với sản phẩm
mang tính cạnh tranh cao được trưng
bày trong cuộc triển lãm này.
Triển lãm “50 năm Ngày Bác Hồ
về thăm tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện
lời căn dặn của Người” là một trong
những hoạt động thiết thực mở đầu
Tuần Văn hóa du lịch Vĩnh Phúc
2013. Đây là dịp để các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu
sắc, tự hào hơn về những tình cảm,
sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ
dành cho Vĩnh Phúc. Từ đó ra sức thi
đua học tập, lao động, phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội, học tập theo gương Bác.
Triển lãm sẽ mở cửa từ nay đến
hết tháng 3/2013.
K.HoàN
Triển lãm“50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc
và thực hiện lời căn dặn của Người”
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
Việt Nam cho biết: Để thu hút khách
quốc tế đến Việt Nam cũng như kích
cầu du lịch nội địa, Tổng cục Du lịch
đã phát động Chương trình kích cầu
du lịch năm 2013 với hy vọng qua
việc thu hút các doanh nghiệp vận
chuyển, hàng không, lữ hành, khách
sạn, nhà hàng… tham gia giảm giá
các loại dịch vụ sẽ rút ngắn được
những khoảng cách về giá tour du
lịch giữa Việt Nam và các nước.
Điều này sẽ góp phần tăng khả năng
cạnh tranh và kích cầu du lịch cả
trong và ngoài nước. Ngoài ra, đến
tháng 4/2013 ngành du lịch Việt
Nam sẽ tổ chức Hội chợ du lịch
quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi
2013) với chủ đề “Khám phá đồng
bằng sông Hồng - Cội nguồn văn
hóa Việt”. Đây sẽ là cơ hội để các
doanh nghiệp lữ hành trong nước
liên kết với các hãng lữ hành quốc
tế giới thiệu điểm du lịch mới hấp
dẫn của Việt Nam đến với du khách
nước ngoài.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho
biết: Tháng 02/2013, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam đạt trên
570.000 lượt, giảm 11,2% so với
01/2013 và giảm 18,3% so với tháng
02/2012. Như vậy, trong 2 tháng đầu
năm 2013 tổng số khách quốc tế đến
Việt Nam ước đạt hơn 1.213.000
lượt khách, giảm 9,6% so với cùng
kỳ năm 2012.
Cũng theo Tổng cục Du lịch,
mặc dù thời gian này chưa phải là
mùa thấp điểm của thị trường du lịch
quốc tế thì đây là dấu hiệu giảm bất
thường và đáng lo ngại vì trong
tháng 01/2013 lượng khách quốc tế
đến Việt Nam vẫn tăng nhẹ (2,2%)
so với cùng kỳ năm 2012 và tăng
trung bình 10-15% vào dịp Tết
Nguyên đán ở các trung tâm du lịch
lớn. Hơn nữa, liên tiếp trong 3 năm
gần đây (2010-2012), khách quốc tế
đến Việt Nam những tháng đầu năm
tăng mức khá cao (từ 25-30%) so
với cùng kỳ năm trước. Một số thị
trường bị giảm mạnh so với cùng kỳ
năm 2012 là thị trường Đức giảm
69%, Hồng Công giảm 55%, Lào
giảm 39%, Đan Mạch giảm 36%...
Tuy nhiên, vẫn có những thị trường
giữ được đà tăng trưởng mạnh như
thị trường Nga tăng 38%; Niu Dilân
tăng 24,8%; Inđônêxia tăng 21,9%;
Thái Lan tăng 18,8%; Hàn Quốc
tăng 10,4%… (thường là từ tháng 4
- tháng 10 hằng năm).
Đối với du lịch nội địa, trong 2
tháng đầu năm 2013 đã có 7,8 triệu
lượt khách du lịch nội địa, tăng
11,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng thu từ du lịch ước đạt 35.000
tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ
năm 2012. Nguyên nhân có khả năng
vài năm trở lại đây, mức chi tiêu của
khách du lịch trong nước ngày càng
tăng và nhu cầu đi du lịch cũng tăng
cao nên các doanh nghiệp du lịch, lữ
hành, khách sạn trong nước cũng đã
chuyển hướng đến các sản phẩm du
lịch, đáp ứng thị trường này.
tHế HùNg
Tăng khả năng cạnh tranh, kích cầu du lịch
8 số 1014 l 07.3.2013
Sự kiện vấn đề
Vừa qua, tại Bảo tàng Tôn Đức
Thắng, Sở VHTTDL TP.HCM đã tổ
chức Hội thảo chuyên đề “Những
thành tựu và bài học đạt được sau 15
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trong lĩnh vực di sản
văn hóa tại TP.Hồ Chí Minh”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe
trình bày và thảo luận 10 tham luận về
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa trên địa bàn như: Bảo tàng
TP.HCM với nhiệm vụ bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa, xây dựng một
không gian văn hóa cộng đồng; nhìn lại
việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động
bảo tàng tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM
(từ năm 1998 đến năm 2012); Bộ sưu
tập ký họa kháng chiến của Bảo tàng
Mỹ thuật TP.HCM...
Những năm qua, ngành Bảo tàng có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ, hàng triệu
lượt du khách đến tham quan tìm hiểu
tại các bảo tàng tại TP.HCM mỗi năm;
đặc biệt những giá trị văn hóa đặc trưng
của thành phố năng động cũng được
quảng bá đến đông đảo bạn bè thế giới.
Theo ý kiến của nhiều đại biểu, thành
công của ngành văn hóa thành phố nói
chung, ngành bảo tàng nói riêng là việc
quảng bá những giá trị lịch sử văn hóa,
những giá trị văn hóa tiêu biểu thông
qua các hiện vật, di vật, cổ vật phục vụ
đông đảo công chúng. Nhờ vậy, không
chỉ có Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi
nhánh TP.HCM, nhiều bảo tàng tại TP
đã tự “làm mới” mình, trở thành điểm
đến không thể thiếu của du khách trong
nước và quốc tế khi đến tham quan
TP.HCM như: Bảo tàng TPHCM, Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam - TPHCM, Bảo tàng
Tôn Đức Thắng…
Di sản văn hóa theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 “là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
Vì vậy, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị trong lĩnh vực di sản văn
hóa trên địa bàn thành phố nói riêng và
cả nước nói chung cần được các cơ
quan chức năng quan tâm đặc biệt hơn
nữa để phát triển những giá trị về di
tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc...
N.tHư
Hội thảo“Những thành tựu và bài học đạt được sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa Viii)"
Chiều 27/2, tại Khách sạn Mỹ Trà,
thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị Hợp
tác phát triển du lịch giai đoạn 2013-
2017 giữa thành phố Hồ Chí Minh
với các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng
Nam, Thừa Thiên-Huế và thành phố
Đà Nẵng.
Sự liên kết hợp tác phát triển du lịch
này nhằm hỗ trợ phát huy được những
lợi thế của mỗi địa phương và của cả
vùng, khai thác các nguồn lực một cách
hợp lý, giải quyết nhu cầu thực tiễn của
địa phương và tạo ra động lực mới cho
sự phát triển du lịch của toàn vùng; thu
hút các nguồn lực phát triển xã hội
trong và ngoài khu vực nhằm thúc đẩy
phát triển du lịch; đồng thời tăng thêm
các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội cho
doanh nghiệp và nhân dân các địa
phương thông qua các hoạt động liên
kết hợp tác; đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, tạo sản phẩm du lịch, tour, tuyến
liên vùng hoàn chỉnh và giới thiệu,
quảng bá chung trong và ngoài nước.
Tại Hội nghị, đại diện ngành du lịch
các địa phương đã đưa ra nhiều đề xuất,
giải pháp để công tác quảng bá, xúc tiến
du lịch đi vào chiều sâu, từng bước
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong
công tác quản lý Nhà nước, quảng bá
xúc tiến du lịch.
Đại diện lãnh đạo ngành du lịch các
tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa
Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đã ký
kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn
2013-2017 với ngành du lịch thành phố
Hồ Chí Minh. Theo đó, trong giai đoạn
này, các tỉnh/thành sẽ liên kết hợp tác
phát triển du lịch trên 4 lĩnh vực là hợp
tác trao đổi thông tin về tình hình phát
triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch;
phát triển sản phẩm du lịch và lĩnh vực
quy hoạch, kêu gọi đầu tư.
Trong những năm qua, các tỉnh
Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-
Huế và thành phố Đà Nẵng luôn đồng
hành cùng với thành phố Hồ Chí Minh
trong công tác quản lý nhà nước trên
lĩnh vực du lịch, trao đổi thông tin và
kinh nghiệm trong công tác quảng bá,
xúc tiến du lịch; phối hợp đưa tin, giới
thiệu các hình ảnh quảng bá du lịch trên
các phương tiện thông tin báo, đài của
địa phương; phối hợp cung cấp thông
tin xây dựng cẩm nang du lịch, bản đồ
du lịch… tạo hiệu ứng tốt trong dư luận
về du lịch Việt Nam nói chung và du
lịch của mỗi địa phương nói riêng.
Ngành du lịch 5 tỉnh, thành này đã
phối hợp, hỗ trợ, vận động các hãng lữ
hành lớn tham gia hội nghị khách hàng,
roadshow, famtrip, chương trình quảng
bá du lịch, các chương trình làm quen
dành cho các hãng lữ hành và báo chí
do các địa phương tổ chức… Nhờ đó,
lượng khách du lịch đến các tỉnh trong
khu vực đã tăng đáng kể qua các năm,
chất lượng tour du lịch có bước phát
triển tại từng địa phương.
Đức MiNH
HợptácpháttriểndulịchgiữaTPHồChíMinhvàcáctỉnhmiềnTrung
Sự kiện vấn đề
9số 1014 l 07.3.2013
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnhAn Giang, trong tháng 02/2013
tỉnh đã thu hút 725.822 du khách trong,
ngoài tỉnh và Quốc tế đến tham quan du
lịch và hành hương, tăng gấp 4,37 lần so
tháng 1, trong đó khách lưu trú tăng
4,6% và du khách quốc tế tăng 1,8%, đạt
tổng doanh thu trên 24,5 tỷ đồng, tăng
7,8% so tháng trước.
Khách du lịch tăng, do tháng 2 cóTết
Nguyên Đán và Rằm tháng Giêng xuân
Quý Tỵ 2013 các khu điểm du lịch có
chủ động đầu tư nhiều mô hình phục vụ
thiết thực gắn với Tết cổ truyền của dân
tộc để du khách trong nước và đặc biệt là
du khách quốc tế tìm hiểu phong tục tết
và thưởng thức các món ăn gắn với ngày
TếtcổtruyềnquantrọngcủadântộcViệt
Nam . Các chùa chiền, am cốc còn phối
hợp với địa phương tổ chức nơi đậu đỗ,
trông giữ xe, tài sản cho khách đảm bảo
trật tự, an toàn, tạo điều kiện cho du
khách khi đến hành hương Lễ Phật.
Bên cạnh đó 12 nhà hàng khách sạn
lớn trong tỉnh đã áp dụng nhiều chính
sách khuyến mãi như không giảm giá
phòng cho du khách, tổ chức các món
ngon Nam bộ chủ lực trong các ngày tết
và Rằm tháng Giêng . Khách sạn
Victoria Châu Ðốc đã trang trí khách sạn
theo Tết truyền thống của người Việt
Nam gồm có Bàn thờ tổ tiên, cây mai,
biểu diễn gói bánh tét, đờn ca tài tử... thu
hút 628 lượt khách nghỉ chủ yếu là khách
quốc tế; Khách sạn Bến Ðá Núi Sam (thị
xã Châu Đốc) không tăng giá phòng;
Khách sạn Đông Xuyên, Khách sạn
Long Xuyên - Cửu Long (thành phố
Long Xuyên) áp dụng chính sách ưu đãi
giảm 20% giá phòng và miễn phí nước
suối, trái cây cho khách, tổ chức gánh
hàng rong. An Giang là tỉnh biên giới
nằm ở phíaTây Nam của tổ quốc vừa có
đồng bằng vừa có miền núi. Nổi tiếng
với vùng Bày Núi thiêng liêng, huyền bí
có Phật di lặc lớn nhất cả nước cao 36
mét trên đỉnh Núi cấm và Quần thế di
tích cấp quốc gia Núi Sam với Lăng
Thoại Ngọc hầu, Miếu Bà Chúa Xứ Núi
Sam, Chùa Hang được tỉnh gắn với phát
triển du lịch bằng mô hình du lịch tâm
linh tín ngưỡng đứng đầu các tỉnh phía
Nam, thu hút mỗi năm trên 5 triệu lượt
du khách trong nước và quốc tế đến hành
hương, tham quan, tìm hiểu.
Sau Tết Nguyên Đán và Rằm tháng
Giêng xuân Quý Tỵ cũng bắt đầu cho
mùalễhộiVíaBàChúaXứNúiSam(thị
xã Châu Đốc) kéo dài đến tháng 4 Âm
lịch.Vì vậy rút kinh nghiệm của các năm
trước, tỉnh An Giang đang triển khai kế
hoạch cùng với thị xã Châu Đốc tổ chức
đảmbảoantoànvệsinhthựcphẩm;kiểm
tra kiểm soát giá, niêm yết giá cà thị
trường; bảo vệ an ninh Biên giới phòng
ngừa kẻ xấu lợi dụng mùa lễ hội... tại các
cửa ngõ ra vào tỉnh bằng đường thủy (tại
hai bến Long Xuyên - Đồng Tháp, Long
Xuyên -TPHổ Chí Minh - các tinh miền
đông Nam bộ) bố trí 16 phà từ 100-200
tấn để đưa rước khách qua sông và
đường bộ cũng bố trí tuyến xe buýt từ Lộ
tẻ (giáp ranh Long Xuyên - Kiên Giang,
Long Xuyên Cần Thơ - các tỉnh
ĐBSCL) đến các khu điểm du lịch hành
hương Núi Sam, Núi Cấm với phương
châm phục vụ "Trật tự - an toàn - lịch sự
- văn minh". Hải pHoNg
13 chương trình được tổ chức trong
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ
4 năm 2013 sẽ được thực hiện từ nguồn
kinh phí xã hội hóa hoàn toàn hoặc xã
hội hóa một phần. Đây là thông tin
được ông Y Đhăm Ê Nuôl - Phó Chủ
tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk
đưa ra tại cuộc họp báo ngày 28/02 về
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ
4 năm 2013. ÔngYĐhăm Ê Nuôl cũng
đánh giá đây là nét nổi bật nhất của Lễ
hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần
thứ 4 năm 2013 diễn ra từ ngày 09-12/3
với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột liên
kết, phát triển”. Nội dung của Lễ hội lần
này gồm 13 chương trình: Hội chợ -
triển lãm chuyên ngành cà phê; Lễ hội
đường phố với chủ đề “Cà phê thế giới
-Thế giới cà phê”; Lễ khai mạc Lễ hội
Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm
2013 với chủ đề “Hương sắc cao
nguyên”; Hội thảo “Giá trị gia tăng của
cà phê trong chuỗi sản xuất và chế biến
cà phê”; Hội thi pha cà phê; Thi chọn
“Nữ hoàng cà phê”; Chương trình giao
lưu giọng ca vàng Đắk Lắk; Hội thi
Nhà nông đua tài; Triển lãm thời sự -
nghệ thuật cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch
sử đồn điền cà phê Cada và âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên; Chương trình
hành trình du lịch cà phê; Khu phố cà
phê, uống cà phê miễn phí; Lễ bế mạc
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ
4 năm 2013.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần
thứ 4 năm 2013 được tổ chức nhằm tiếp
tục đẩy mạnh việc phát triển cà phê bền
vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu
rộng về Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn
Ma Thuột”; nâng cao giá trị xuất khẩu,
khẳng định thương hiệu cà phê Buôn
Ma Thuột; củng cố mặt hàng cà phê
tiếp tục là 1 trong 7 sản phẩm của quốc
gia có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ
USD… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
cũng là cơ hội để Đắk Lắk cũng như các
tỉnh Tây Nguyên xúc tiến thương mại,
đầu tư và du lịch. Đây cũng là hoạt
động thiết thực chào mừng 38 năm
Ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột
(10/3) và Giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước (30/4).
MạNH HuâN
Xúc tiến chuẩn bị Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4
An Giang: 2 tháng thu hút 725.822 khách du lịch
Sự kiện vấn đề
10 số 1014 l 07.3.2013
Những dấu hiệu khởi sắc đang đến
với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng khi
trong 2 tháng đầu năm 2013, lượng
khách du lịch đến Lâm Đồng đạt
730.700 lượt khách, tăng 13,2% so với
cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc
tế đạt 54.100 lượt. Doanh thu từ du lịch
(chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống)
trong 2 tháng đầu năm ước đạt trên 698
tỷ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ.
Lượng khách tăng cao do tháng 2
năm nay là mùa du lịch Tết Nguyên đán
Quý Tỵ, thời gian nghỉ Tết kéo dài (9
ngày), lại có thêm Lễ Tình nhân (14/2,
mùng 5Tết) nên khách du lịch đến tham
quan, nghỉ dưỡng, vui xuân tại Đà Lạt –
Lâm Đồng đông hơn mọi năm. Trong
tháng, có 385.700 lượt khách đến Đà
Lạt – Lâm Đồng, tăng đến 35,4% so với
cùng kỳ, riêng khách quốc tế đạt 33.800
lượt. Doanh thu từ du lịch của tháng 2
cũng tăng hơn 56%, ước đạt trên 383 tỷ
đồng. Trước đó, trong tháng 1, dù có kỳ
nghỉ Tết Dương lịch cũng tương đối dài
(4 ngày), nhưng lượng khách du lịch
đến Lâm Đồng giảm so với dịp đầu năm
2012, chỉ đạt 345.000 lượt (giảm 4,3%).
Tết năm nay thời tiết thuận lợi, trời
đẹp, trúng đợt “đặc sản”hoa anh đào
Đà Lạt nở rộ, nên đã góp phần thu hút
du khách các nơi đến với “thành phố
ngàn hoa”. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo
nên việc đáp ứng các nhu cầu của du
khách khá tốt. Tình hình an ninh trật tự,
vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm
du lịch, điểm tham quan, các khu vui
Tiếp nối thành công từ 5 cuộc thi
trước, Tổng cục Du lịch quyết định giao
cho Tạp chí Du lịch Việt Nam tổ chức
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Du lịch toàn
quốc lần 6 - năm 2013 với chủ đề “Việt
Nam - Vẻ đẹp bất tận”. Các tác phẩm
dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng, phải
là ảnh đơn (không chấp nhận ảnh bộ);
số lượng dự thi không hạn chế; cỡ ảnh
dự thi 30x40cm đến 30x45cm, ảnh
vuông cỡ 30x30cm, ảnh panorama có
cạnh dài nhất không quá 45cm. Mỗi
ảnh dự thi phải kèm theo file ảnh lưu
trên CD hoặc DVD, file có kích thước
chiều nhỏ nhất 30cm, độ phân giải
300dpi, để Ban Tổ chức phóng lớn
trưng bày triển lãm khi cần thiết và sử
dụng cho công tác in tài liệu, tuyên
truyền, quảng bá du lịch Việt Nam. Giải
thưởng bao gồm: 1 giải Nhất (Huy
chương Vàng của Hội NSNAVN, tiền
thưởng 15.000.000 đồng, 1 coupon du
lịch Singapore (4 ngày) trị giá
9.000.000 đồng); 2 giải Nhì (Huy
chương Bạc của Hội NSNAVN, tiền
thưởng 10.000.000 đồng/giải, mỗi giải
1 coupon du lịch Thái Lan (5 ngày) trị
giá 7.000.000 đồng); 3 giải Ba (Huy
chương Đồng của Hội NSNAVN, tiền
thưởng 5.000.000 đồng/giải, mỗi giải 1
coupon du lịch Nha Trang (4 ngày) trị
giá 5.000.000 đồng); 5 giải Khuyến
khích (tiền thưởng 2.000.000
đồng/giải). Các tác phẩm đoạt giải và
chọn trưng bày triển lãm được Hội
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cấp Bằng
chứng nhận và được tính điểm cấp khu
vực theo quy chế của Hội. Tác phẩm dự
thi gửi về Tạp chí Du lịch Việt Nam
(30A Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà
Nội) hoặc Ban Sáng tác, Triển lãm -
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (51
Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết
ngày 31/5/2013 (theo dấu bưu điện). Để
đáp ứng mục tiêu quảng bá, xúc tiến du
lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, đòi
hỏi các tác giả tham dự Cuộc thi Ảnh
nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 6
cần thực sự trải nghiệm trong đời sống
thực tế, trực tiếp đến những vùng miền
trên đất nước Việt Nam để ghi lại một
cách chân thực, sống động vẻ đẹp đất
nước và con người Việt Nam, cũng như
những đổi thay mới mẻ, tích cực của
ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập. tHế HùNg
Nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013,
trong các ngày từ 25/2 đến 3/3, Nhà hát
Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (trực
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
đã tổ chức lưu diễn phục vụ đồng bào,
chiến sỹ vùng sâu, vùng xa, biên giới
của tỉnh Hà Giang.
Trên 40 ca sỹ, nhạc công và diễn
viên múa của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc
dân gian Việt Bắc đã đem đến cho hàng
nghìn đồng bào, chiến sỹ các lực lượng
vũ trang chương trình nghệ thuật đặc
sắc, đậm đà bản sắc văn hóa các dân
tộc. Trong thời gian lưu diễn tại Hà
Giang, nam nữ diễn viên Nhà hát Ca,
Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc đã biểu
diễn tại các huyện: Quang Bình, Bắc
Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ và thành
phố Hà Giang.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật
của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian
Việt Bắc kết thúc đợt lưu diễn tại Hà
Giang điểm cuối cùng là huyện Quản
Bạ, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại
trong mỗi đồng bào, chiến sỹ vùng sâu,
xa, biên giới của tỉnh Hà Giang.
Chương trình đã góp phần thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước tới đồng
bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa, biên
giới; tạo không khí tươi vui, phấn khởi,
góp phần động viên, khích lệ đồng bào,
chiến sỹ nơi địa đầu Tổ quốc.
H.LaN
NhàhátCa,Múa,NhạcdângianViệtBắcphụcvụđồngbàobiêngiới
Thi ảnh Du lịch toàn quốc lần 6:“Việt Nam - vẻ đẹp bất tận”
Lâm Đồng: Khởi sắc du lịch đầu năm
Sự kiện vấn đề
11số 1014 l 07.3.2013
Lễ hội được tổ chức nhằm phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc như
tưởng nhớ công đức của các anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hoá, các bậc tiền
bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; Đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín
ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử-
văn hoá, danh lam thắng cảnh, công
trình kiến trúc nghệ thuật và các nhu cầu
chính đáng khác của nhân dân. Tuy
nhiên, trên thực tế, công tác tổ chức,
quản lý lễ hội ở một số lễ hội ở NghệAn
chưa được quan tâm đúng mức, làm mất
đi tính linh thiêng nơi đền, chùa.
Từ xưa, đức Thánh Minh (tức ông
Hoàng Mười) đã tồn tại trong đời sống
tâm linh của người dân xứ Nghệ. Hơn
nữa, Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng
Thịnh, huyện Hưng Nguyên, NghệAn)
vừa nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, vừa
gắn với khu du lịch lâm viên Núi Quyết
nên thu hút đông đảo du khách tìm về
thắp hương và vãn cảnh Đền. Bởi vậy,
ngay từ sáng mùng 1 Tết âm lịch đến
nay, Đền Hoàng Mười lúc nào cũng
nêm chật người.
Trái với vẻ linh thiêng nơi đền chùa,
cảnh tượng nơi đây khiến du khách thập
phương không khỏi ái ngại. Không phải
không có bãi đậu xe mà người dân vẫn
vô tư đậu trên lòng, lề đường, mỗi ô tô
có giá giữ xe 25.000 đồng, xe máy
10.000 đồng và đều do Ban quản lý Đền
thu. Ngay từ lối đi dẫn vào Đền, cảnh
tượng bán đồ hương hoa, vàng mã, ghi
sớ tràn ngập. Rồi lời mời chào, chèo kéo
khách mua, người ăn xin cũng la liệt
trước Đền. Đó là chưa kể đến hiện
tượng chặt chém khách mua đồ lễ tế, đắt
gấp đôi so với giá thị trường… Khi
bước vào trong Đền, đập vào mắt người
hành hương đi lễ, tiền công đức được
giắt khắp nơi, vào dưới chân tượng các
Thần, các kẽ tay của Phật hay thậm chí
cả miệng của con hổ. Chị Nguyễn
Phương Lan ở phường Hưng Bình lắc
đầu ngán ngẩm: “Người đi lễ đã không
có ý thức là một nhẽ nhưng qua đây cho
thấy sự buông lỏng quản lý của chính
quyền địa phương và Ban Quản lý Đền
mới xảy ra hiện tượng trên”.
Đền Ông Hoàng Mười không phải
là duy nhất trong các Đền, Chùa ở Nghệ
An đang tồn tại tình trạng lộn xộn như
trên. Theo thống kê, ở Nghệ An mỗi
năm có 25 lễ hội văn hóa tâm linh gắn
liền với các di tích – danh thắng được
xếp hạng quốc gia và được tổ chức hàng
năm từ tháng Giêng đến tháng Mười âm
lịch. Do công tác tổ chức, quản lý lễ hội
ở một số lễ hội chưa được quan tâm
đúng mức đã xảy ra tình trạng du khách
thắp hương tràn lan, không đúng nơi
quy định; các hoạt động vui chơi có
thưởng biến tướng trở thành hình thức
đánh bạc công khai; tệ nạn ăn xin và
móc túi du khách vẫn xảy ra ở nhiều lễ
hội làm mất đi nét đẹp văn hoá và mỹ
tục truyền thống của dân tộc như Đền
Cuông (Diễn Châu), Đền Cờn (Quỳnh
Lưu), Đền Đức Hoàng (Yên Thành),
Đền Quả Sơn (Đô Lương)… Việc thực
hiện ghi công đức ở một số lễ hội còn
thiếu chặt chẽ, chưa khoa học, chưa làm
thỏa mãn tấm lòng công đức của du
khách như lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ
Sơn), Đền Vạn-Cửa Rào (Tương
Dương). Hoạt động mê tín dị đoan vẫn
xảy ra ở một số lễ hội bằng các hình
thức bói toán, xóc thẻ, lên đồng như ở
Đền Hoàng Mười, Đền Cờn… Trong
khi đó, ý thức của người dân tham gia
hội còn hạn chế, tình trạng chen lấn, xô
đẩy nhau, thắp hương tràn lan, để tiền
“giọt dầu” bừa bãi, không đúng nơi quy
định tại di tích.
Theo ông Phan Hữu Lộc - Trưởng
phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và
Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch): Để lễ hội diễn ra đúng đậm bản
sắc vốn có của nó, trước hết phải có kế
hoạch chi tiết cụ thể, phải có kịch bản
phù hợp gắn với chủ đề riêng của lễ hội.
Đây là vấn đề cần được khảo sát, nghiên
cứu chu đáo, có đầy đủ các bước thể
nghiệm để định hình được các hình thức
“Lễ” và hoạt động “Hội”. Ban tổ chức
phải khai thác các giá trị văn hóa truyền
thống của địa phương, dân tộc trên cơ
sở xác định rõ các đặc trưng, sắc thái
riêng của từng lễ hội, kết hợp hài hòa
giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng
nhu cầu của nhân dân.
Với nguyên tắc Nhà nước chỉ đạo,
quản lý điều hành, nhân dân tổ chức,
thực hiện, chính quyền địa phương nơi
có di tích ở NghệAn chú trọng công tác
tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho
nhân dân và các đối tượng tham gia lễ
hội về kiến thức pháp luật, các giá trị
lịch sử văn hóa của di tích, để từ đó họ
có ý thức trách nhiệm tham gia cùng
chính quyền thực hiện bảo vệ và phát
huy lễ hội. Các địa phương nơi có di tích
cần đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ
tầng phục vụ tổ chức lễ hội, mở ra nhiều
dịch vụ, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
phục vụ du khách. Đặc biệt, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp
thời vi phạm tại các lễ hội.
M.cườNg
Nghệ An chấn chỉnh hoạt động lễ hội
chơi, giải trí, các cơ sở lưu trú du lịch
và kinh doanh dịch vụ du lịch cũng
được đảm bảo. Giá cả một số dịch vụ
trong dịp Tết, tập trung nhiều ở lưu trú
và ăn uống, tăng ở mức 20-50% so với
ngày thường.
Những con số tăng trưởng trong 2
tháng đầu năm là tín hiệu vui cho ngành
du lịch Lâm Đồng, nhất là khi năm nay
Đà Lạt sẽ có rất nhiều sự kiện đế thu hút
du khách cả trong và ngoài nước, đó là
kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và
phát triển, Festival Hoa Đà Lạt và Công
bố Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên -
Lâm Đồng 2014. M.HạNH
Sự kiện vấn đề
12 số 1014 l 07.3.2013
Sáng 27/02, Giải Cờ tướng hạng
nhất quốc gia 2013 đã chính thức khai
mạc tại Nhà Thi đấu Phú Thọ-TP Hồ
Chí Minh. Tham dự giải năm nay có
71 kỳ thủ (25 nữ) đến từ các tỉnh
thành, ngành có làng cờ tướng mạnh
như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình
Dương, Đà Nẵng, Bộ Công an…
Giải năm nay quy tụ nhiều kỳ thủ
nổi tiếng như: Uông Dương Bắc,
Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Thành
Bảo, Đào Quốc Hưng, Trềnh A
Sáng…(nam); Cao Phương Thanh,
Hoàng Hải Bình, Ngô Lan Hương,
Phạm Thu Hà…(nữ). Các kỳ thủ sẽ
cùng nhau tranh giải ở hai nội dung
vô địch cá nhân nam và vô địch cá
nhân nữ.
Theo điều lệ, các kỳ thủ sẽ thi đấu
ở hai giai đoạn: giai đoạn 1 thi theo
thể thức hệ Thụy Sỹ 7 ván chọn 16 kỳ
thủ dẫn đầu vào thi đấu giai đoạn 2 để
thi đấu loại trực tiếp xếp hạng. Các
cặp đối kháng sẽ thi đấu 2 ván với
Ngày 27/02, Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam công bố nhà tài trợ chính của
Giải bóng đá nữ Vô địch quốc gia 2013
- Công ty TNHH Thương mại thiết bị
điện Thái Sơn Bắc.
Giải Bóng đã nữ Vô địch quốc gia -
Thái Sơn Bắc 2013 được tổ chức tại
Sân vận động Hà Nam, thành phố Phủ
Lý (tỉnh Hà Nam) với sự tham gia của
06 đội bóng gồm: Hà Nội 1, Hà Nội 2,
Phong Phú Hà Nam, Than Khoáng sản
Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và
Gang thép Thái Nguyên. Các đội sẽ thi
đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt để
tính điểm xếp hạng. Lượt đi sẽ diễn ra
từ 08/3-26/3, lượt về từ 09/6-22/6.
Kết thúc giải, đội vô địch sẽ nhận
Cúp, Huy chương Vàng, Bảng danh vị
và giải thưởng 200 triệu đồng; đội xếp
thứNhìvàthứBa,bêncạnhHuychương
Bạc, Huy chương Đồng sẽ nhận Bảng
danh vị cùng các giải thưởng tương ứng
là 150 và 100 triệu đồng. Ban Tổ chức
cũng trao giải các giải: Đội phong cách,
Cầu thủ, Thủ môn xuất sắc nhất giải và
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn
Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn
Bóng đá Việt Nam (VFF) ghi nhận:
Giải Bóng đá nữ Vô địch quốc gia từng
bước khẳng định là sân chơi quan trọng
nhất trong hệ thống thi đấu quốc gia
của bóng đá nữ Việt Nam. Trong
những năm qua, dù còn nhiều khó
khăn, nhưng giải luôn nhận được sự
quan tâm chia sẻ từ khán giả hâm mộ,
báo chí truyền thông và các nhà tài trợ.
VFF tin tưởng các cầu thủ nữ sẽ tiếp
tục cảm nhận được sự quan tâm của
Liên đoàn và cả cộng đồng để thi đấu
hết mình, tạo nên các trận đấu có chất
lượng chuyên môn cao, lối chơi đẹp,
trong sáng, góp sức cùng Đội tuyển
quốc gia duy trì, phát triển thành tích
ấn tượng tại đấu trường khu vực cũng
như châu lục.
Cùng ngày, VFF cùng Nhà tài trợ
đã tổ chức bốc thăm xếp lịch thi đấu
của Giải. Kết quả đội Phong Phú Hà
Nam sẽ đấu khai mạc cả hai lượt đi và
về với đội Gang thép Thái Nguyên và
thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013 là năm thứ 2, Công ty
TNHH Thương mại và Thiết bị điện
Thái Sơn Bắc trở thành nhà tài trợ cho
Giải Bóng đá nữ quốc gia Việt Nam.
Vũ MiNH
CôngbốnhàtàitrợchínhGiảiBóngđánữVôđịchquốcgia2013
Nhà tài trợ vàng của Giải Đua
thuyền Rowing và Canoeing vô địch các
Câu lạc bộ toàn quốc năm 2013 là Công
ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái
Bình Dương (IPP) đã chính thức ra mắt
với báo giới ngày 28/02. Đây là lần đầu
tiên, môn thể thao mới của Việt Nam có
nhà tài trợ.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch của
IPP, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho
biết: Cùng với hai giải Rowing và
Canoeing vô địch các Câu lạc bộ toàn
quốc năm 2013, Công ty hy vọng được
tiếp tục đồng hành với các giải đấu tiếp
theo do Liên đoàn Đua thuyềnViệt Nam
tổ chức.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Đua
thuyền Việt Nam, Phạm Ngọc Minh:
Từng bước hoạt động xã hội hoá đang
được triển khai mạnh; hy vọng ngoài
Công ty IPP, sẽ có thêm nhiều nhà tài trợ
nữa đồng hành cùng các giải đấu sắp tới.
Ông Phạm Ngọc Minh chia sẻ: tổng tiền
thưởng cho các vận động viên (VĐV)
giành huy chương ở tất cả các giải
Rowing và Canoeing trong năm 2013 là
700 triệu đồng. Liên đoàn cũng sẽ xem
xét mức thưởng đột xuất và thưởng
ngoài các tiêu chí về Huy chương Vàng,
Bạc, Đồng được ấn định.
Giải Đua thuyền Rowing và
Canoeing vô địch các Câu lạc bộ toàn
quốc năm 2013 được tổ chức từ ngày
06/3-15/3 tại Hồ Đồng Xanh - Đồng
Nghệ, huyện Hoà Vang, thành phố Đà
Nẵng. Giải có sự tham dự của 228 VĐV
của 19 đoàn trong cả nước.
Đây là giải đầu năm trong hệ thống
thi đấu quốc gia của Liên đoàn Đua
thuyền Việt Nam nhằm đánh giá chất
lượng đào tạo VĐV thay thế, bổ sung
cho các đội tuyển, trong đó có Đội tuyển
trẻ quốc gia; chuẩn bị lực lượng cho các
giải quốc tế quan trọng như SEAGames
27 tại Myanma, ASIAD 17. N.aNH
Đua thuyền Rowing và Canoeing đã có nhà tài trợ
Khai mạc Giải Cờ tướng hạng nhất quốc gia 2013
Sự kiện vấn đề
13số 1014 l 07.3.2013
Ngày 26/02, Tổng cục Thể dục Tthể
thao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức khai
giảng lớp “Bồi dưỡng kiến thức nghiệp
vụ thể dục thể thao” cho hơn 120 cán
bộ, công chức, cộng tác viên thể dục,
thể thao các tỉnh khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có đồng bào
dân tộc Khơmer, Chăm sinh sống.
Qua lớp tập huấn trang bị cho các
học viên những nội dung xoay quanh
“Quan điểm, đường lối của Đảng về
công tác thể dục thể thao”, “Triển khai
Nghị quyết số 08 của Chính phủ về
hoạt động thể duc thể thao”, “Pháp
luật, Luật thi đấu các môn thể thao dân
tộc và các văn bản liên quan đến thiết
chế thể dục thể thao”, “Toàn dân rèn
luyện thể dục thể theo gương Bác Hồ”,
“Phương pháp xây dựng kế hoạch,
điều lệ tổ chức thi đấu thể thao cơ sở
và tổ chức đại hội thể dục thể thao các
cấp”... Trong 5 ngày học tập (26/02
đến 02/3), các học viên còn đi thực tế
một số mô hình xã điểm “Xây dựng
nông thôn mới” tại thị trấn Chợ Mới
(huyện Chợ Mới).
Ông Trần Đức Thọ, Trưởng phòng
Thể dục thể thao cho mọi người (Tổng
cục Thể dục thể thao) cho biết: Lớp tập
huấn nằm trong chương trình phối hợp
giữa Ủy ban Dân tộc Trung ương và
Tổng cục Thể dục thể thao về việc
“Đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình vùng dân tộc
thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-
2015”, đồng thời giúp các tỉnh nâng cao
chất lượng tổ chức và hoạt động chuyên
môn thể dục thể thao trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, nhằm
trang bị kiến thức cho tỉnh An Giang
tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc diễn ra tại địa phương vào năm
2018 tới.
HuY LoNg
Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thể dục thể thao
cho các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số
Để phấn đấu trong năm 2013, du
lịch Ninh Bình đón 4 triệu lượt khách,
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
tập trung tổ chức thực hiện các nội
dung hoạt động theo chương trình sự
kiện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng, đồng thời xuất
bản các ấn phẩm quảng bá du lịch như:
sách, bản đồ, tập gấp, đĩa VCD giới
thiệu về du lịch Ninh Bình, thực hiện
quảng bá tại một số hội chợ du lịch
trong nước và quốc tế như: Hội chợ Du
lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí
Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội,
Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai, Hội
chợ Du lịch biển Nha Trang, Hội chợ
Du lịch JAT A Nhật Bản, Hội chợ Du
lịch COTFA Hàn Quốc và Hội chợ Du
lịch CITM Trung Quốc.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ
2013, tỉnh Ninh Bình đã đón hơn
830.000 lượt khách đến thăm quan và
nghỉ dưỡng, trong đó có 9.225 lượt
khách quốc tế và 827.525 lượt khách
trong nước, tăng hơn 50% so với cùng
kỳ năm trước.
Ông Lâm Quang Nghĩa, Giám đốc
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
Ninh Bình cho biết, du lịch Ninh Bình
gắn liền với du lịch tâm linh nên số
lượng khách trong nước và quốc tế
thường tập trung vào đầu năm, nhất là
vào dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là
thời điểm diễn ra các lễ hội truyền
thống như: lễ hội chùa Bái Đính, Cố đô
Hoa Lư và một số lễ hội quan trọng
khác diễn ra từ nay cho đến hết tháng 3
âm lịch, do đó, ngành đã phối hợp với
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội,
UBND các huyện, thành phố, thị xã của
tỉnh quản lý chặt chẽ, không để các đối
tượng tâm thần, ăn xin, lang thang cơ
nhỡ hoạt động tại các danh lam thắng
cảnh thu hút đông du khách.
Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái
Đính đã hoàn thành việc xây dựng hàng
nghìn mét tường bao, gần 6km đường
nội bộ, đưa vào hoạt động bến xe gần
200ha, đường hầm thông giữa bến xe
với khuôn viên chùa; xây mới và đưa
vào sử dụng khu nhà dịch vụ, nơi đón
khách, nhà bán vé, nhà vệ sinh công
cộng hiện đại, mua mới và đưa vào sử
dụng 200 xe điện loại 15 chỗ ngồi;
thành lập các tổ dịch vụ bán hàng, xe
chở khách, chụp ảnh có quy chế hoạt
động tạo điều kiện thuận lợi cho gần
2000 hộ dân kinh doanh đúng quy định.
Cũng để phục vụ tốt du khách trong
dịp Tết Nguyên đán 2013 và mùa lễ hội,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Ninh Bình chỉ đạo các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành và khách sạn trên
địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho
du khách, chấp hành nghiêm việc
phòng chống cháy nổ, công tác vận
chuyển khách, tuân thủ các quy định về
đăng ký, niêm yết giá và bán hàng theo
đúng giá niêm yết.. H.YếN
Năm 2013, Ninh Bình phấn đấu đón 4 triệu khách du lịch
màu quân thay đổi, nếu kết quả hòa
sẽ thi đấu 1 ván cờ chớp để phân định
thứ hạng.
Theo Huấn luyện viên trưởng cờ
tướng quốc gia – Hoàng Đình Hồng:
Giải là cơ hội nhằm đánh giá trình độ
chuyên môn của các kỳ thủ và tuyển
chọn lực lượng vào đội dự tuyển quốc
gia, chuẩn bị cho các giải quốc tế trong
năm 2013. Giải năm nay đã có sự trở
lại tham dự của các đội cũng như các
kỳ thủ đã không tham Giải trong một
thời gian. Đó là một tín hiệu vui cho
Giải cũng như làng cờ nước nhà.
H.Hiệp
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
14 số 1014 l 07.3.2013
T
ân Sơn - nơi được coi là cái
nôi của câu hát Soong Hao
những ngày đầu xuân, khi
công việc đồng áng, mùa màng của
người dân đã xong xuôi, cũng là
lúc từ khắp các thôn bản, thanh
niên nam nữ rủ nhau đi hội hát
Soong Hao. Thật may vì chúng tôi
đến đây vào đúng ngày xã Tân Sơn
tổ chức Ngày hội văn hóa, thể tHao
các dân tộc. Những chàng trai, cô
gái xúng xính trong sắc áo chàm
xanh ngắt, tìm nhau qua câu hát
Soong Hao. Ngày hội cũng chính là
phiên chợ tình của người dân Tân
Sơn. Gọi là "chợ tình" bởi mỗi năm
chợ chỉ họp duy nhất một lần trong
năm vào đúng ngày 12 tháng Giêng
và người đến chợ không phải để
trao đổi, mua bán hàng hóa mà để
hò hẹn, giao duyên. Họ hát với
nhau ở bất kì địa điểm nào có thể
hát, mới đầu họ hát theo từng đoàn
để làm quen, sau họ bắt đầu hát
riêng thành từng cặp. Những câu
hát Soong Hao mượt mà, tha thiết
bay bổng đã giúp cho các chàng
trai, cô gái thổ lộ được tâm tư của
mình, để rồi họ hiểu nhau, nên
duyên vợ chồng.
Phiên chợ có từ bao giờ không
ai nhớ rõ và những làn điệu Soong
Hao trở thành câu hát giao duyên
của người Nùng ở Bắc Giang từ
bao giờ cũng không ai hay, chỉ biết
rằng cả phiên chợ tình và những làn
điệu Soong Hao đã gắn liền và tồn
tại cùng với sự có mặt và phát triển
của người Nùng nơi đây. Ông Chu
Văn Then, Phó Chủ tịch UBND xã
Tân Sơn cho biết: Vào ngày hội
không khí ở đây rất náo nhiệt.
Không chỉ có người dân ở Tân Sơn,
mà người Nùng ở các xã lân cận
như Hộ Đáp, Cấm Sơn, Xa Lý,
Phong Vân…và các huyện của tỉnh
Lạng Sơn như Đồng Mỏ, Chi Lăng,
Hữu Lũng, và các tỉnh Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang… cũng về đây để hát
Soong Hao.
Trong tiết trời lạnh và lất phất
mưa, nhưng ngay từ sáng sớm
những con đường vào hội đã ấm lên
bởi tiếng hát Soong Hao trầm bổng
của các đôi nam nữ. Từ những cụ
già tóc bạc đến những em bé còn
đang được bế ẵm cũng về hội góp
vui. Các thanh niên nam nữ thì
trang điểm thật rạng rỡ và trưng
diện những bộ trang phục đẹp nhất
để đi hội. Ban đầu, từng nhóm,
từng nhóm bao gồm cả người già
và trẻ nhỏ hát với nhau, trong đó
người già sẽ gỡ bí cho nhóm hát,
còn trẻ nhỏ đi theo để học hát. Sau
khi đã hát tập thể, nếu tìm được bạn
ưng ý thì các nhóm tách nhau ra để
hát đôi. Lúc này, họ lại hát những
bài mang tính tâm sự, thổ lộ nỗi
lòng và những lời sâu kín từ trái
tim mình với bạn. Ông Lý Văn Bế,
người dân tộc Nùng ở Tân Sơn,
một người đã từng tham gia hội hát
Tân Sơn nhiều lần chia sẻ: Cứ sau
Tết là tôi lại cùng mọi người trong
thôn ôn lại những bài hát để chuẩn
bị cho ngày hội. Hát Soong Hao
này hay lắm, lạ lắm, rất cuốn hút
nên khi đã hát thì lại muốn hát nữa,
hát mãi”.
Hát Soong Hao gồm nhiều loại,
hát giao duyên ở các phiên chợ,
ngày hội, hát trong nhà, vào bản và
hát khi có đám cưới… nhưng hiện
nay chỉ còn Soong Hao giao duyên.
Điều đáng tiếc nữa mà chúng tôi
thấy trong ngày hội đó là hát Soong
Hao giao duyên đã bớt nhiều cách
hát đối nam nữ, mà chỉ hát song ca
nam hoặc nữ. Chia sẻ với chúng tôi
ông Chu Văn Then cho biết thêm:
Giới trẻ giờ không còn mặn mà với
hát Soong Hao nữa, họ cũng ít
thích mặc các trang phục dân tộc
trong ngày hội. Hiện ở Tân Sơn
người hát Soong Hao chủ yếu là
những người trung và cao tuổi.
Để tục hát Soong Hao của người
Nùng không bị mai một, những
năm qua huyện Lục Ngạn đã khôi
phục nhiều hoạt động nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị của truyền thống
này. Theo ông Đặng Văn Tuy,
Giám đốc Trung tâm văn hóa, thể
tHao huyện Lục Ngạn, tại xã Tân
Sơn (Lục Ngạn) cứ vào ngày 11, 12
âm lịch hàng năm xã đều tổ chức
Ngày hội các dân tộc vùng cao để
đồng bào 12 xã vùng cao tụ hội về
hát Soong Hao. Từ năm 1996 đến
nay huyện Lục Ngạn đã duy trì
Ngày hội văn hoá thể tHao các dân
tộc. Cùng với đó, huyện đã quan
tâm thành lập các câu lạc bộ hát
dân ca và mở các lớp dạy hát miễn
phí ở các xã vùng cao nhằm khôi
phục lại làn điệu dân ca các dân tộc
nhất là hát Soong Hao của người
Nùng. Với những nỗ lực đó hi vọng
tục hát Soong Hao cũng như dân ca
các dân tộc khác sẽ được lưu truyền
và phát triển, làm phong phú thêm
đời sống văn hóa tinh thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số vùng
cao mỗi khi Tết đến, xuân về.
trầN NguYệN
Khúc hát Soong Hao độc đáo của người Nùng
Xuân đã về, một mùa hát hội lại đến với người dân Lục Ngạn, Bắc
giang. Ngay từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc ở Lục Ngạn cùng
nhau đến hội hát Soong Hao được tổ chức tại xãtân Sơn, Lục Ngạn.
LànđiệuSoonghaomượtmàngânlêngiữanúirừngđãlàmnênnét
riêng, độc đáo của ngày hội văn hóa các dân tộc vùng cao này.
15số 1014 l 07.3.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 01/3, Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế phối hợp với Phân
viện Khoa học công nghệ xây dựng
miền Trung tổ chức lễ khởi công dự
án "Bảo tồn, phục hồi di tích Đông
Khuyết Đài thuộc hệ thống di tích
Cố đô Huế". Dự án có tổng vốn đầu
tư hơn 11 tỷ đồng, thực hiện từ nay
đến tháng 7/2014, bao gồm việc
phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi
tường thành và lan can, tôn tạo sân
vườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ
thống điện chiếu sáng.
Trước đó, với mục tiêu tập trung
tu bổ, phục hồi ưu tiên các công
trình trong khu vực Hoàng thành
Huế, từ tháng 6/2011, Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến
hành thám sát khảo cổ học nền
móng di tích Đông Khuyết Đài,
nhằm tìm kiếm thêm nguồn tư liệu
thực địa và cơ sở khoa học cho việc
phục dựng di tích này. Những vết
tích còn lại cho thấy các hạng mục
kiến trúc trên di tích Đông Khuyết
Đài được xây dựng, sửa chữa trong
3 giai đoạn: Năm 1804, 1844 và
1930. Các kết quả thăm dò khảo cổ
tại di tích Đông Khuyết Đài là cơ sở
khoa học cho việc chân xác trong
trùng tu di tích.
Đông Khuyết Đài là một trong
bốn khuyết đài được vua Gia Long
cho xây dựng ở bốn mặt của Hoàng
thành Huế để phục vụ cho việc quan
sát và phòng thủ, trên mỗi đài đều có
xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng.
Vị trí của Đông Khuyết Đài được
đặt ở chính giữa mặt đông của
Hoàng thành Huế (gần cổng Hiển
Nhân). Vòng hào phía trước Đông
Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên
ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọi
là hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng
Hiển Nhơn (cổng mặt đông của
Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua
một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại
Kim Thủy. Các khuyết đài còn lại
bao gồm: Nam Khuyết Đài (sau
được xây dựng lại và đổi tên là Ngọ
Môn-cổng chính của Hoàng thành ở
mặt Nam), Tây Khuyết Đài (gần
cổng Chương Đức), Bắc Khuyết Đài
(gần cổng Hòa Bình - cuối thời
Nguyễn được cải tạo thành lầu Tứ
Phương vô sự).
Hệ thống đài quan sát, cổng
thành, hào nước và những chiếc cầu
là các yếu tố quan trọng trong hệ
thống phòng thủ của Hoàng thành
nên được bảo vệ, canh gác rất
nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn. Tuy
nhiên, trải qua nhiều biến động của
lịch sử và sự hủy hoại của thời gian,
Đông Khuyết Đài đã bị hư hỏng và
xuống cấp trầm trọng. Ngôi nhà
canh bằng gỗ được làm dưới dạng
“phương đình” (nhà vuông) đã bị
triệt hạ hoàn toàn. Q.Việt
Tối 27/02, tại thị xã Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra lễ bế
mạc Liên hoan toàn quốc khảo sát
nghi lễ Chầu Văn của người Việt.
Đây là hoạt động do Liên hiệp các
Hội UNESCO Việt Nam và
UBND thị xã Sầm Sơn phối hợp
tổ chức với mục đích khảo sát làm
căn cứ để hoàn thiện hồ sơ khoa
học, tiến tới trình UNESCO công
nhận Chầu Văn là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại.
Tham dự Liên hoan có 16
thanh đồng được lựa chọn từ 11
tỉnh, thành phố trong cả nước có
hoạt động diễn xướng chầu văn
tiêu biểu như Thái Bình, Nam
Định, Thanh Hóa, Đồng Nai, Hà
Nội, Bình Phước... Theo quy chế
của Liên hoan, mỗi thanh đồng sẽ
diễn xướng 5 giá đồng tự chọn với
đội cung văn UNESCO và đội
múa phụ họa. Tất cả các tiết mục
diễn xướng tại Liên hoan sẽ được
đoàn cán bộ của Liên hiệp các hội
UNESCO Việt Nam khảo sát làm
căn cứ để làm hồ sơ khoa học, tiến
tới trình UNESCO công nhận
chầu văn là văn hóa phi vật thể
của nhân loại. Đồng thời việc tổ
chức Liên hoan vừa để đáp ứng
nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ
thuật của nhân dân, vừa để bảo
tồn và phát huy một di sản văn
hóa dân gian, văn hóa tín ngưỡng
đậm đà bản sắc dân tộc.
Diễn xướng Chầu Văn là hình
thức lễ nhạc gắn liền với nghi
thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ
phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ
Đức Thánh Trần (Đức Thánh
Vương Trần Hưng Đạo). Bằng
cách sử dụng âm nhạc mang tính
tâm linh với các lời văn trau chuốt
nghiêm trang, chầu văn được coi
là hình thức ca hát mang ý nghĩa
chầu thánh. Hát Chầu Văn bao
gồm 4 hình thức biểu diễn: Hát
thờ, hát thi, hát hầu và hát văn nơi
cửa đền.
K.HoàN
LiênhoantoànquốckhảosátnghilễChầuVăncủangườiViệt
Bảotồn,phụchồiditíchĐôngKhuyếtĐài
thuộchệthốngditíchCốđôHuế
nhân tố mới
16 số 1014 l 07.3.2013
Đi đâu hay làm gì, tay vẫn gõ,
miệng vẫn lẩm nhẩm nhịp
phách, rảnh lúc nào nghe các
nghệnhânbậcthàyhátlúcđóđể
tập nhả chữ cho đúng điệu ca
trù... Đó là hình ảnh khổ luyện
của Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên, chủ
nhiệm câu lạc bộ ca trù Hải
phòng, Hội Văn nghệ dân gian
Hải phòng trong những ngày
đầu đến với catrù.
N
ăm 1993, Đỗ Quyên đi xem
liên hoan văn nghệ quần chúng
và “phải lòng” với tiếng phách,
với giai điệu ư hự của Ca Trù. Sau buổi
biểu diễn đó, chị tìm đến nhà nghệ nhân
Đào Thị Thẩm xin học hát. Việc đầu tiên
chị phải học là reo phách.ThầyThẩm cứ
cầmpháchvàgõ,sauđóyêucầuhọcsinh
gõ lại. Từng là diễn viên chèo, vậy mà
Đỗ Quyên vẫn không tài nào nhớ nổi
nhịppháchmàthầyđãreo.Suốtmộtnăm
ròng, chị theo chân thầy chỉ để học reo
phách, để hiểu lúc nào reo phách nặng,
lúcnàoreopháchnhẹ.Khiđãthấm5khổ
phách, thầy Thẩm mới cho chị học hát.
Vừa cất giọng lên, thầy đã chê ngay:
“Giọng chèo quá”. Lại thêm những ngày
tháng Đỗ Quyên phải tập, phải luyện để
chuyển từ giọng hát chèo thành giọng Ca
Trù. Hồi đó, phương tiện để nghe băng
đĩa không phong phú như bây giờ. Chị
chỉ có một cách duy nhất là mua băng
của2nghệnhânlàQuáchThịHồvàKim
Đức về học nhả chữ. Khổ luyện mãi chị
mới nhận ra vì sao thầy Thẩm lại chê
giọng mình.Thìra, giọng chèo luyến láy,
nhiều âm “i”, còn giọng CaTrù phải tròn
vành, rõ chữ, sử dụng nhiều âm ư. Sau
hơn5nămhọc,luyệnĐỗQuyênmớilàm
chủ được các giai điệu Ca Trù.
Vừa tập luyện, vừa tham gia Câu lạc
bộ Ca trù Hải Phòng do nhà thơ Giang
Thu làm chủ nhiệm, Đỗ Quyên vẫn cảm
thấy sức sống của Ca Trù đang hụt hơi.
Kinh phí hoạt động không có, lớp trẻ ít
người mặn mà với môn nghệ thuật vừa
khó,vừakhổvừakhôngđemlạithunhập
này. Năm thì mười họa, Câu lạc bộ mới
tổ chức được một canh hát (buổi biểu
diễn). Cùng tham gia Câu lạc bộ với Đỗ
Quyên còn có ca nương Hồng Nhung,
Ngọc Bích nhưng rồi hai người này cũng
bỏ cuộc chơi. Muốn Ca Trù sống được
thì phải có lớp ca nương kế tục. Ngày đó,
Đỗ Quyên đang công tác tại phòng Văn
hoá Cơ sở của SởVăn hoáThông tin Hải
Phòng (nay là Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch). Trong những lần đi dựng
chương trình văn nghệ tại các quận,
huyện, chị cố gắng “đãi cát tìm vàng”.
Năm 2003-2004, chị đã tìm được 2 học
trò kế cận là Thu Hằng và Hải Phượng.
Năm2005,lầnđầutiênLiênhoanCaTrù
toàn quốc được tổ chức tại 2 địa điểm là
Hà Nội và Hà Tĩnh. Thầy và trò Câu lạc
bộ Ca Trù Hải Phòng cùng nhau vào Hà
Tĩnh dự thi với tinh thần học hỏi, cọ xát
thực tế. Nhưng kết quả của những ngày
lặnglẽluyệntập,khổluyệnlànhữngtấm
Huy chương vàng, bạc. Năm đó, Ban tổ
chứctrao8Huychươngvàngchocácđội
thamdựthìCâulạcbộCaTrùHảiPhòng
đãgiànhđược4Huychươnggồm3Huy
chương cho ca nương (người hát) Đỗ
Quyên, kép đàn (người chơi đàn đáy phụ
hoạ theo tiếng hát) và quan viên (người
đánh trống chầu) và một Huy chương
vàngtoànđoàn.Từthờiđiểmđó,Câulạc
bộ Ca Trù Hải Phòng hoạt động đều đặn
hơn và thường xuyên tổ chức các canh
hát tại Đình Kênh, Hải Phòng.
Những giai điệu của CaTrù giờ quấn
quýt trong đầu Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên
như hơi thở. Mừng lắm khi có người
chung chia niềm đam mê nhưng cũng
buồnlắmkhibaongườicấtlênlờikhiếm
nhã “mất thời gian quá” khi xem biểu
diễn Ca Trù. 20 năm gắn bó với Ca Trù,
Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên đã khiến bao
người xả bỏ được những ái ố, hỉ nộ đời
thường để đắm chìm vào không gian
thanh tao của mỗi canh hát, nghe tiếng
buông hơi, nhả chữ của ca nương, nghe
tiếng tom chát của tiếng phách, tiếng
trống Chầu. Cả dòng họ Dương đã khóc
khi tại nhà thờ của Dương Khuê, Nghệ sĩ
Đỗ Quyên ngâm bài “Khóc Dương
Khuê”. Nhưng cũng có lần mấy trăm
sinh viên đại học ngồi xem biểu diễn Ca
Trù mà nói chuyện như ngô rang, rồi
buông ra những lời khiếm nhã: “Giờ là
thời nào mà còn hát toàn ư mới hự”.
BuồnđấyrồiNghệsĩĐỗQuyêncũng
lại phải tìm cách để đưa hơi thở cuộc
sốnghiệnđạivàoCaTrù.Ngoàiviệctiếp
tục đào tạo lớp ca nương, kép đàn, quan
viên trẻ để gìn giữ CaTrù, Câu lạc bộ Ca
trù Hải Phòng vừa tổ chức cuộc thi viết
lời mới cho Ca Trù và đã tuyển chọn
được72bàiđểđưavàotuyểntập“CaTrù
Hải Phòng tiếp bước những mùa xuân”.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của nghệ sĩ ưu
tú Đỗ Quyên là Câu lạc bộ Ca Trù càng
ngày càng có thêm những bạn trẻ đam
mê muốn học hỏi về Ca Trù. Nếu như
năm 2004 Câu lạc bộ chỉ có 4 ca nương
thì bây giờ câu lạc bộ đã có 11 ca nương.
2 cháu nội của Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên
là Lê Anh Tùng (15 tuổi), Lê Anh Thư
(11 tuổi) theo chân bà học Ca Trù và trở
thành quan viên và ca nương trẻ nhất của
Câu lạc bộ Ca Trù Hải Phòng.
Năm 2012, Câu lạc bộ Ca Trù Hải
Phòng đã tổ chức được 30 canh hát ở
trong và ngoài thành phố. Năm 2013,
Câu lạc bộ sẽ mở thêm 1 canh hát nữa
cùng với canh hát tổ chức vào thứ 7 tuần
cuối tháng để khách du lịch đến với Hải
Phòng trong Năm du Lịch Quốc gia
Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013
sẽ được thưởng thức những giai điệu Ca
Trù mang tâm hồn và hơi thở của người
dân vùng cửa biển. Nghệ sĩ ưu tú Đỗ
Quyên hi vọng, sẽ vẫn có những du
khách vương vấn, say đắm với Ca Trù
như tiếng thơ này: “Người ơi mưa đấy
haysênhphách/Tayyếugieolòngxuống
chiếu hoa”. tHế HùNg
Người giữ hồn Ca Trù vùng cửa biển
nhân tố mới
17số 1014 l 07.3.2013
Không quyến rũ khách bằng
công nghệ hiện đại, không
hoành tráng như những công
trình cổ xưa khác, một Hội an
đằm thắm, mượt mà nhưng sâu
lắng đã đi vào lòng người.
chính vì sự chân chất, mộc mạc
của người dân phố cổ, sự nhiệt
tình đến mức khó tin của Hội an
đã đem đến cho du khách
những phút giây thoải mái,
những món quà lưu niệm độc
đáo mà đặc biệt nhất là tình
người sâu đậm.
M
ột trong những vinh dự
nhưng cũng là trách nhiệm
lớn lao khi vào dịp đầu
năm 2013 (31/01/2013), thành phố
Hội An (Quảng Nam) được tạp chí
Wanderlust - Tạp chí Du lịch của nước
Anh - một Tạp chí chuyên ngành có
tiếng trên thế giới bầu chọn đứng đầu
trong top 10 thành phố yêu thích hàng
đầu thế giới, trên cả Cusco của Pêru,
Kyoto (Nhật Bản), Copenhagen (Đan
Mạch), Venice (Ý) và cả New York,
San Francisco của nước Mỹ. Vào
ngày 23/02/2013, tại sân khấu Vườn
tượng An Hội, thành phố Hội An long
trọng tổ chức lễ đón nhận Giấy chứng
nhận Giải vàng “Thành phố được yêu
thích nhất trên thế giới” do đại diện
Bộ Ngoại giao, UNESCO trao lại cho
đại diện thành phố Hội An.
Thành phố Hội An nằm bên bờ
Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía
Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ
khoảng 50 km về phía Đông Bắc, là
vùng cửa sông - ven biển và là nơi
hội tụ của các con sông lớn của xứ
Quảng. Các nguồn sông Thu Bồn, Vu
Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu
với nhau trước khi đổ ra biển Đông
qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu).
Nhờ những dòng sông này, từ Hội An
ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện
Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại
Lộc... hay xuôi dòng Trường Giang
vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…
Ngoài ra, từ Cửa Đại - Cù Lao Chàm
bằng đường biển có thể vươn đến
mọi miền đất nước và cả thế giới.
Có thể nói hiếm có nơi nào tập
trung mật độ di tích dày đặc như ở
Hội An với hơn 1.350 di tích, trong
đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ
thuật thuộc các công trình dân dụng
(nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình
tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu,
hội quán, nhà thờ tộc) và công trình
đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc
đều có những đặc điểm, sắc thái riêng
và đều góp phần tăng thêm tính
phong phú, đa dạng văn hóa của đô
thị cổ Hội An. Trong đó, hạt nhân cơ
bản là quần thể di tích kiến trúc khu
phố cổ được xem như một “bảo tàng
sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội
An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với
phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày
cuộc sống đời thường diễn ra ngay
trong lòng phố cổ; từng công trình
kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp
sống, lối sống văn hóa đặc trưng của
con người Hội An.
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của
con người từ nhiều lớp, nhiều
nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi
truyền bá Thiên chúa giáo và Phật
giáo ở Đàng Trong - Việt Nam; là
một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ
- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào
thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao
thoa các nền văn minh Chăm - Việt
- Hoa - Nhật - Ấn và các nước
Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ
nhiều nguồn trải qua quá trình chọn
lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc
thái riêng rất độc đáo của kho tàng
văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai
trò dòng chủ lưu là hệ thống các
phong tục tập quán - tín ngưỡng của
cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng
cư dân gốc Hoa.
Gần như quanh năm bốn mùa,
Hội An đều diễn ra các lễ hội văn
hóa truyền thống, gồm các lễ hội của
cư dân sông nước như: lễ hội cầu
ngư - tế Cá Ông - đua thuyền; lễ hội
vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh
Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh
Vương Gia; Lễ cầu bông, long chu,
xô cộ... Ngoài ra còn có các lễ hội tế
Xuân, tế Tổ nghề Mộc - nghề May -
nghề Gốm - nghề khai thác Yến
sào...Những năm gần đây, các lễ hội
hiện đại, các sự kiện văn hóa - du
lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn
được tổ chức khá hoành tráng đã thu
hút sự tham gia đông đảo, nồng
nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du
khách…
Cùng với những nét đặc sắc về
lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con
người Hội An còn đậm đà truyền
thống yêu nước và cách mạng. Hội
An là quê hương sinh ra chí sĩ
Nguyễn Duy Hiệu - lãnh tụ của
Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc
khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp từ
1885-1888. Ngay trên mảnh đất Hội
An cũng có nhiều văn thân, chí sĩ
đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi
nghĩa như: Trần Trung Tri, Lương
Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn
Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc
ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở
Minh Hương. Khi Phong trào Cần
Vương vừa kết thúc thì ở Quảng
Nam tiếp tục dấy lên các cuộc vận
động cách mạng sôi nổi gắn với tên
tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan
Bội Châu... Hội An là trung tâm của
các trào lưu yêu nước lúc bấy giờ, là
nơi tổ chức các cuộc họp kín, bí mật
đón tiếp, gặp gỡ các nhà yêu nước
trong Nam ngoài Bắc bàn thế sự...
(Xem tiếp trang 18)
Di sản Hội An - Điểm đến được yêu thích nhất thế giới
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014 (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1014 ngày 07/3/2013 - Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo VHTTDL (Tr.5) - Tăng khả năng cạnh tranh, kích cầu du lịch (Tr.7) - Thiảnhdulịchtoànquốclần6: “Việt Nam - vẻ đẹp bất tận” (Tr.10) - Nghệ nhân Hà Thị Cầu - Biểu tượng của nghệ thuật hát Xẩm đã ra đi (Tr. 20) troNg số Này Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịchsửvănhóaHàmRồng Bộ VHTTDL vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, mục tiêu quy hoạch làm rõ và tích hợp ba giá trị văn hoá Đông Sơn, lịch sử văn hóa các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, dân gian và lịch sử cách mạng trong không gian danh thắng Hàm Rồng. Lồng ghép hình ảnh làng truyền thống Đông Sơn, di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, qua đó làm sống lại các giá trị của di tích, góp phần giáo dục, truyền bá trong và ngoài nước về một trong những cái nôi của người Việt cổ… (Xem tiếp trang 4) Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam Theo Quyết định số 743/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL, từ ngày 08 đến ngày 15 tháng 3 năm 2013 diễn ra “Tuần phim Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam 15/3/1953- 15/3/2013”, với các phimTruyện “Đêm hội LongTrì”, “Bao giờ cho đến tháng 10” do Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Truyện Việt Nam sản xuất. “Về nơi gió cát” của Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Giải phóng sản xuất; các phimTài liệu “Vài hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chí Minh”, “Nước về Bắc Hưng Hải” và “Điện Biên Phủ” cùng do Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất. M.H Ngày 27/02, Đoàn công tác Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh dẫn đầu đã kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại một số khu di tích trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đoàn đã thực tế kiểm tra tại Đền Đô, Đền Bà Chúa Kho và Chùa Dạm. (Xem tiếp trang 3) Ảnh:MINHƯỚC BộtrưởngHoàngTuấnAnhkiểmtra côngtácquảnlý,tổchứclễhộitạiBắcNinh Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kiểm tra lễ hội tại Bắc Ninh
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1014 l 07.3.2013 Sáng 26/02, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Tổng cục Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm Thành lập (1988- 2013). Thành lập ngày 6/9/1988, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, với chức năng nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách quản lý, phát triển du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã góp phần xây dựng Luật Du lịch, nghiên cứu công bố trên 40 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 02 lần xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, lập trên 100 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh/thành, các khu điểm du lịch trên toàn quốc, nhiều Đề án, chương trình quốc gia về du lịch đóng góp vào sự phát triển, thành tựu chung của toàn Ngành. Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận và biểu dương thành tích mà Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đạt được trong 25 năm qua. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cần tập trung nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình hành động để triển khai có hiệu quả Luật Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam một cách đồng bộ, hệ thống và khoa học; các chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, chính sách ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch; chính sách phát triển bền vững, ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, có giá trị, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế. Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia, địa phương và đô thị du lịch; tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch qua hoạt động nghiên cứu khoa học và quy hoạch thực tế. Chú trọng việc nghiên cứu phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Tập trung nghiên cứu phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày, nghiên cứu đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch. Nghiên cứu đề xuất triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch mang tính quốc gia, các đề án phát triển du lịch chuyên đề, đặc biệt là Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch. Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Bằng khen cho Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách quản lý, phát triển du lịch. tHtt Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự Lễ Kỷ niệm 25 năm Thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Bộ VHTTDL vừa phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động với chủ đề Phòng, chống ma túy trên phạm vi toàn quốc. Nội dung tác phẩm dự thi cần thể hiện được: Sự nguy hiểm của ma túy, các hình thức sử dụng ma túy như hút, tiêm chích hêrôin, sử dụng thuốc lắc, ma túy tổng hợp…; nhận thức của người dân về việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội trước tệ nạn ma túy; phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy; hậu quả của ma túy đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; các phương pháp cai nghiện ma túy; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống ma túy; chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy và người cai nghiện ma túy; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy. Hình thức thể hiện, quy cách trình bày: Tác phẩm được trình bày trên khổ giấy kích thước 54cm x 79cm; không hạn chế về màu sắc và hình thức thể hiện; mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi; mặt trước tác phẩm không ký tên, Thi sáng tác tranh cổ động với chủ đề Phòng, chống ma túy năm 2013
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1014 l 07.3.2013 Theo ghi nhận của Đoàn, công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực: Nạn đội mâm lễ thuê, cúng mướn, tình trạng ăn xin trong khuôn viên của Đền được báo chí phát hiện và nêu trong thời gian qua đã được Ban Quản lý và chính quyền địa phương khắc phục triệt để. Hiện tượng bán hàng rong, đốt đồ mã, trộm cắp trong khu Đền Bà Chúa Kho được Ban Quản lý tuyên truyên truyền, nhắc nhở trên hệ thống loa phát thanh nên đã giảm đáng kể. Hệ thống bãi đỗ xe, hàng quán và nhà vệ sinh công cộng được quy hoạch khá tốt tạo, điều kiện thông thoáng cho du khách khi hành hương. Đánh giá cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội của Ban Quản lý các khu di tích nói riêng và chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói chung, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Để lễ hội diễn ra đúng với ý nghĩa đích thực của nó thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân đóng một vai trò quan trọng, trong đó cần tuyên truyền cho người dân hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của việc hành lễ để từ đó có ý thức tham gia vào phòng chống một số tập tục mê tín dị đoan… Bộ trưởng lưu ý Ban Quản lý các khu di tích cần nghiêm cấm triệt để hiện tượng bán, đốt đồ mã; không bán hàng dạo trong khuôn viên khu di tích; các nội quy của Đền cần được dán vào những nơi công khai để người dân dễ quan sát khi tham gia lễ hội... Đối với việc quản lý tiền công đức, Bộ trưởng yêu cầu cần được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, khi cần có thể sử dụng vào việc đầu tư một số hạng mục công trình đã xuống cấp, đồng thời hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ di tích. Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng đánh giá cao sự quan tâm củaTỉnh trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội; ủng hộ đề nghị của Tỉnh về việc cho ý kiến định hướng trong việc sử dụng hệ thống loa đài khi hát Quan Họ tại lễ Hội Lim. Bộ sẽ giao Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam nghiên cứu, phối hợp với Tỉnh để triển khai lấy ý kiến các cơ quan quản lý, đơn vị chức năng, các nhà khoa học và các nghệ nhân làm cơ sở xây dựng đề án về vấn đề này. * Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đã dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ tới thăm và chúc Tết tập thể giáo viên, giảng viên và sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Thay mặt Ban Cán sự và lãnh đạo Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập. Sau khi nghe lãnh đạo Trường Đại học TDTT Bắc Ninh báo cáo những kết quả trong công tác đào tạo, học tập tại trường, Bộ trưởng ghi nhận và biểu dương những kết quả Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: Là trường có bề dày truyền thống lâu đời, có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có hệ thống cơ sở vật chất khá tốt, do đó thời gian tới tập thể Nhà trường cần phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cũng như hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường. Bên cạnh nỗ lực, phát huy truyền thống đã có, nhà trường cần quan tâm triển khai, cải tạo, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị choASIAD 18-2019. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển trong nhiều năm tới, chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016-2021. Hiện nay Ngành đang triển khai Đề án nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam, do đó Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là đơn vị tham mưu cho Bộ về Đề án này. Bên cạnh đó, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm trường cần xây dựng Viện Nghiên cứu trực thuộc trường. Đặc biệt, chú trọng đào tạo theo nhu cầu của xã hội, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phong trào TDTT. Tập trung giáo dục đạo đức, tư cách cho các học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai cho đất nước... t.Hợp BộtrưởngHoàngTuấnAnh… mặt sau, bên phải, góc dưới ghi rõ họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại của tác giả. Đối tượng tham gia là mọi công dân Việt Nam, kể cả người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, các họa sĩ chuyên và không chuyên trong cả nước, không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc. Tác phẩm tham gia dự thi là tác phẩm mới nhất, chưa gửi tham gia các cuộc thi nào khác và chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào… Ban Tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 10/3/2013 đến ngày 01/6/2013. Giải thưởng gồm: 01 giải A trị giá 10.000.000 đồng; 03 giải B, mỗi giải trị giá 7.000.000 đồng; 06 giải C, mỗi giải 5.000.000 và 10 giải Khuyến khích, mỗi giải 3.000.000 đồng. Bộ VHTTDL sẽ tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải vào tháng 6/2013. N.H (Tiếp theo trang 1)
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1014 l 07.3.2013 Quyhoạchtổngthểbảotồn,tôntạo… Ngày 27/02 tại thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên), Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống các nước Đông Nam Á - ASEAN lần thứ 4 đã tổ chức họp bàn kế hoạch triển khai chương trình Hội thảo và phân công nhiệm vụ tới các thành viên. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Sau khi nghe báo cáo công tác chuẩn bị Hội thảo và kiểm tra công việc chuẩn bị phục vụ Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống các nước Đông Nam Á – ASEAN lần thứ 4. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên kết luận: Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống lần thứ 4 tại Bảo tàng VHCDT VN là sự kiện mang tầm quốc tế. Đây là cơ hội để tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó có nghề dệt truyền thống nói riêng. Để hội thảo thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng đẹp trong lòng khách mời và bạn bè quốc tế, cần làm tốt công tác chuẩn bị phục vụ cho Hội thảo chu đáo, đảm bảo an toàn. Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4 với chủ đề “Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á” sẽ diễn ra tại thành phố Thái Nguyên trong thời gian từ ngày 15-18/3/2013 với các nội dung chính như: Hội thảo “Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á” với sự tham gia của các chuyên gia từ 10 nước thành viên ASEAN và các nước đối thoại: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Úc...; Trưng bày triển lãm về quá trình phát triển của nghề dệt may từ thời kỳ vỏ cây và thời kỳ tự cung tự cấp đến thời kỳ sản xuất công nghiệp; Gala Thời trang trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam và các bộ sưu tập thời trang truyền thống của các quốc gia tham dự; Trình diễn làng nghề và văn hóa làng nghề truyền thống của Việt Nam; Hội chợ giới thiệu sản phẩm dệt may của các quốc gia tham dự. Đ.N Họp BCĐ, BTC Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống các nước Đông Nam Á-ASEAN Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá Hàm Rồng thông qua các di tích hiện hữu; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xuống cấp của di tích; phục hồi di tích đã mất trên cơ sở khoa học nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng và phong phú trên nguyên tắc bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch bền vững và phát triển kinh tế- xã hội; nâng cấp hạ tầng, cải thiện môi trường dân sinh; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá-du lịch của tỉnh. Nội dung Quy hoạch gồm các khu chức năng chủ yếu: Khu vực I là khu vực bảo tồn di tích tương ứng với khu vực bảo vệ I của các di tích. Việc bảo tồn, tôn tạo có phương án cho từng di tích dựa trên các tài liệu lịch sử, kết quả của báo cáo khảo cổ và quá trình điền dã. Xây dựng khu công viên khảo cổ nằm dọc bờ sông Mã nhằm bảo tồn hiệu quả nhất di chỉ khảo cổ học tại chỗ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan. Tu bổ các yếu tố gốc của di tích tín ngưỡng tôn giáo đang xuống cấp, bị hư hỏng, chỉ phục hồi khi đủ tư liệu khoa học. Bảo tồn địa điểm và các dấu tích lịch sử liên quan đến trận địa pháo đồi C4, pháo của Trung đoàn 228 và hệ thống hầm, hào... Khu vực II là khu vực bảo vệ cảnh quan di tích tương ứng với khu vực bảo vệ II của các di tích. Đây là vùng đệm để bảo vệ cảnh quan di tích trước hoạt động xây dựng của khu vực dân cư xung quanh. Khu vực hỗ trợ phát huy giá trị di tích gồm Thiền viện Trúc Lâm - Hàm Rồng; Khu công viên sinh thái xây dựng vườn thực vật, khu cắm trại cho thanh thiếu niên... Khu công viên Chiến thắng Hàm Rồng là không gian kết nối các di tích Cách mạng. Khu du lịch động Tiên Sơn: Bố trí khu dịch vụ quy mô nhỏ phục vụ các họat động cắm trại, tìm hiểu thiên nhiên. Khu dịch vụ - du lịch: Gồm quầy dịch vụ, giải khát, chụp ảnh, gửi đồ, nhà chờ, bãi đỗ xe, nhà quản lý - điều hành, nhà trưng bày giới thiệu về lịch sử văn hóa Đông Sơn. Khu làng du lịch văn hóa dân tộc xứ Thanh: Gồm các kiến trúc đặc trưng của một số dân tộc Thái, Mường, Tày, H’Mông; bao gồm không gian sinh hoạt văn hóa, nơi giao lưu văn hóa, ẩm thực, các trò chơi dân gian. Khu văn hóa - lễ hội: Đây là không gian diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí. Khu hội nghị - hội thảo: Nơi dịch vụ tổ chức các hội nghị - hội thảo gắn với việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hàm Rồng - Đông Sơn. Thời gian thực hiện dự án quy hoạch từ năm 2013-2025. H.p (Tiếp theo trang 1)
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1014 l 07.3.2013 Tại Quyết định số 741/QĐ- BVHTTDL ngày 23/02/2013, Bộ VHTTDL giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên,họcsinh,sinhviênlĩnhvựcvănhóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình hợp tác gồm: Đánh giá thực trạng đội ngũ, tổng hợp nhu cầu liên kết hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch; Xây dựng và triển khai các dự án cử cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; Tổ chức 05 đoàn công tác đi đàm phán, ký kết hợp đồng với một số cơ sở hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam để liên kết hợp tác đào tạo; Xây dựng Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ VHTTDLvà Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đưa giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;XâydựngQuychếtuyểnsinh,tiêu chílựachọngiáoviên,giảngviên,HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; Thành lập các Hội đồng tuyển chọn cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ởnướcngoài;Xâydựngkếhoạch,lậpdự toánkinhphíhàngnămtrìnhcấpcóthẩm quyền phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch bằng nguồn ngân sách triển khai 03 Đề án; Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan để triển khai công tác hợp tác quốc tế đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, giảng viên, HSSV văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. N.H * Bộ VHTTDL có Quyết định số 774/QĐ-BVHTTDLngày 25/02/2013 chuyển Khu Liên hợp Thể thao quốc gia thuộc Tổng cục Thể dục thể thao về trực thuộc BộVăn hóa,Thể thao và Du lịch. Khu Liên hợp Thể thao quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng; trụ sở đặt tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. * Tại Quyết định số 779/QĐ- BVHTTDL ngày 26/02/2013 giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức Triển lãm Tranh Đồ họa Việt Nam năm 2013 tại Pháp. * Ngày 26/02/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 778/QĐ- BVHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế tổ chức Triển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam năm 2013 tại Italia. * Tại Quyết định số 752/QĐ- BVHTTDL ngày 25/02/2013, Bộ VHTTDL cho phép Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tiếp nhận tài trợ của Viện Di sản Wallonie, Bỉ với tổng số tiền là 10.000 euros để tiếp tục hoàn thiện các công việc trùng tu mẫu ngôi nhà rường ở làng Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 780/QĐ-BVHTTDLngày26/02/2013 thành lập Ban Soạn thảo Thông tư hướng dẫn về thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; cửa hàng mỹ thuật, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc gồm các thành viên: Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Vi Kiến Thành: Trưởng ban; Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hoàng Minh Thái: Phó Trưởng ban; cùng 08 Ủy viên. * Tại Quyết định số 764/QĐ- BVHTTDL ngày 25/02/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở” giai đoạn 2012-2020. Ban Soạn thảo do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng ban; Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Phó Trưởng ban thường trực; ông Hoàng Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phó Trưởng ban; 05 Ủy viên. Tổ Biên tập gồm 15 thành viên. * Bộ VHTTDL có Quyết định số 754/QĐ-BVHTTDLngày 25/02/2013 thành lập Ban Chỉ đạo Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thốngASEAN lần thứ 4 tổ chức tại thành phố Thái Nguyên trong thời gian 15-18/3/2013 do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt: Phó Trưởng ban; và 10 Ủy viên. * Ngày 25/02/2013, Bộ VHTTDL có Quyết định số 750/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo Đề án Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình làm Trưởng ban, cùng 11 Thành viên. tHtt VăN BảN Mới Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo VHTTDL
  • 6. 6 số 1014 l 07.3.2013 Sự kiện vấn đề Từ ngày 28/02-06/3, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam diễn ra cuộc trưng bày “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời”, với hơn 600 đơn vị tư liệu sách, báo, bài trích, tranh, ảnh đa dạng về chủng loại và nội dung, giúp công chúng có thêm tư liệu tìm hiểu một toàn diện và sâu sắc hơn về “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc trưng bày “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời” được tiến hành theo 5 phần: Phần một gồm các văn bản chỉ đạo, triển khai, tài liệu hướng dẫn; các tư liệu viết về tính cấp bách của thời điểm tiến hành cuộc vận động, các kết luận, báo cáo, thông báo, quyết định, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn... trong Cuộc vận động. Phần hai với nội dung học tập về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (từ năm 2007-2012), tập trung vào 07 Chuyên đề đã được tiến hành: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay”; Giới thiệu tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; Giới thiệu tác phẩm “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; Giới thiệu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”; Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân; Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. Phần ba, tư liệu về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phần bốn: toàn Đảng, toàn dân với Cuộc vận động. Phần năm: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua báo, tạp chí đăng tải trên các loại báo và tạp chí từ 2007-2012. Ngoài ra, tại đây còn trưng bày băng, đĩa về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, băng đĩa tuyên truyền cho Cuộc vận động, một số luận án tiến sĩ tiêu biểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và các ấn phẩm tuyên truyền cho Cuộc vận động; chiếu phim tư liệu về Cuộc vận động… DuNg Hòa Trưngbày“ChủtịchHồChíMinh-Tấmgươngđạođứcsángngời” Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngành Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013) và Lễ trao Giải thưởng Cánh diều 2012, ngày 28/02, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức giới thiệu nhiều chương trình để ghi nhận và khích lệ thành quả lao động nghệ thuật của đội ngũ nghệ sỹ, người làm phim ảnh, truyền hình; đồng thời góp phần quảng bá các tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật tốt đến với công chúng. Bà NguyễnThị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, cho biết: Năm 2013 là dịp kỷ niệm 60 nămThành lập Ngành Điện ảnh Cách mạngViệt Nam, nên các hoạt động chào mừng Ngày Điện ảnhViệt Nam càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Điện ảnh, Viện phim Việt Nam, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Hội Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, tổ chức cho văn nghệ sỹ điện ảnh lão thành và đại biểu thế hệ người làm phim trẻ, tham gia chuyến đi về nguồn, thăm các địa điểm tác nghiệp năm xưa của Điện ảnh Kháng chiến Nam bộ (tại Mộc Hóa, tỉnh Long An) và Điện ảnh Việt Bắc (tại Điềm Mặc, tỉnh Thái Nguyên), đồng thời chiếu phim và giao lưu giữa nghệ sỹ với khán giả địa phương; giới thiệu đến khán giả các phim truyện điện ảnh dự thi Giải thưởng Cánh diều năm 2012 (từ ngày 02 - 07/3)… Tại Lễ trao giải Giải thưởng Cánh diều năm nay, bên cạnh chuỗi chương trình độc đáo, hấp dẫn, còn có một số hoạt động đặc biệt như: Nghi thức kỷ niệm trọng thể Ngày Điện ảnh Việt Nam, tôn vinh những cống hiến đặc biệt xuất sắc cho nền điện ảnh dân tộc của đạo diễn - Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Huy Thành và đạo diễn - Nghệ sỹ Nhân dân Trương Qua… Theo Hội Điện ảnh Việt Nam, Giải thưởng Cánh diều năm 2012 có sự tham gia của 10 phim truyện điện ảnh, 18 phim truyện truyền hình, 24 phim ngắn, 13 phim hoạt hình, 6 phim tài liệu, 10 phim khoa học và 3 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình. Trong đó, có những tác phẩm đã được đông đảo khán giả cả nước biết đến như: “Thiên mệnh anh hùng”, “Đam mê”, “Nhà có 5 nàng tiên”… Với tiêu chí đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhăn văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực, Ban Tổ chức đã thành lập 6 Hội đồng giám khảo gồm 6 chuyên ban. Riêng về cơ cấu giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc ở mỗi thể loại, có Giải “Cánh diều Vàng”, “Cánh diều Bạc” và “Bằng khen”; đồng thời còn có các giải thưởng cá nhân, giải báo chí-phê bình điện ảnh cho phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất năm 2012... Lễ trao giải Giải thưởng Cánh diều năm 2012 sẽ được tổ chức tạiTPHồ Chí Minh vào ngày 9/3. tHu pHươNg Hoạt động chào mừng Ngày Điện ảnh Việt Nam và trao Giải thưởng Cánh diều năm 2012
  • 7. 7số 1014 l 07.3.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 01/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm “50 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện lời căn dặn của Người”. Triển lãm trưng bày hơn 300 hiện vật, tài liệu, hình ảnh... giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những tình cảm thân thương và sự quan tâm sâu sắc của Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đông đảo cán bộ và người dân đã được nghe lại tiếng nói, sự căn dặn của Bác khi về thăm tỉnh, trong đó có câu: "Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta". Qua 50 năm thực hiện lời căn dặn của Người khi về thăm Vĩnh Phúc ngày 02/3/1963, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xây dựng, đổi mới. Những thành tựu ấy thể hiện qua các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Hàng loạt pa nô, ách phích, những hình ảnh mô tả về sản xuất, nhất là phát triển công nghiệp với sản phẩm mang tính cạnh tranh cao được trưng bày trong cuộc triển lãm này. Triển lãm “50 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện lời căn dặn của Người” là một trong những hoạt động thiết thực mở đầu Tuần Văn hóa du lịch Vĩnh Phúc 2013. Đây là dịp để các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc, tự hào hơn về những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ dành cho Vĩnh Phúc. Từ đó ra sức thi đua học tập, lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, học tập theo gương Bác. Triển lãm sẽ mở cửa từ nay đến hết tháng 3/2013. K.HoàN Triển lãm“50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc và thực hiện lời căn dặn của Người” Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu du lịch nội địa, Tổng cục Du lịch đã phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 với hy vọng qua việc thu hút các doanh nghiệp vận chuyển, hàng không, lữ hành, khách sạn, nhà hàng… tham gia giảm giá các loại dịch vụ sẽ rút ngắn được những khoảng cách về giá tour du lịch giữa Việt Nam và các nước. Điều này sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh và kích cầu du lịch cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, đến tháng 4/2013 ngành du lịch Việt Nam sẽ tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi 2013) với chủ đề “Khám phá đồng bằng sông Hồng - Cội nguồn văn hóa Việt”. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành trong nước liên kết với các hãng lữ hành quốc tế giới thiệu điểm du lịch mới hấp dẫn của Việt Nam đến với du khách nước ngoài. Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Tháng 02/2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 570.000 lượt, giảm 11,2% so với 01/2013 và giảm 18,3% so với tháng 02/2012. Như vậy, trong 2 tháng đầu năm 2013 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 1.213.000 lượt khách, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2012. Cũng theo Tổng cục Du lịch, mặc dù thời gian này chưa phải là mùa thấp điểm của thị trường du lịch quốc tế thì đây là dấu hiệu giảm bất thường và đáng lo ngại vì trong tháng 01/2013 lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng nhẹ (2,2%) so với cùng kỳ năm 2012 và tăng trung bình 10-15% vào dịp Tết Nguyên đán ở các trung tâm du lịch lớn. Hơn nữa, liên tiếp trong 3 năm gần đây (2010-2012), khách quốc tế đến Việt Nam những tháng đầu năm tăng mức khá cao (từ 25-30%) so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường bị giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 là thị trường Đức giảm 69%, Hồng Công giảm 55%, Lào giảm 39%, Đan Mạch giảm 36%... Tuy nhiên, vẫn có những thị trường giữ được đà tăng trưởng mạnh như thị trường Nga tăng 38%; Niu Dilân tăng 24,8%; Inđônêxia tăng 21,9%; Thái Lan tăng 18,8%; Hàn Quốc tăng 10,4%… (thường là từ tháng 4 - tháng 10 hằng năm). Đối với du lịch nội địa, trong 2 tháng đầu năm 2013 đã có 7,8 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng thu từ du lịch ước đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân có khả năng vài năm trở lại đây, mức chi tiêu của khách du lịch trong nước ngày càng tăng và nhu cầu đi du lịch cũng tăng cao nên các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn trong nước cũng đã chuyển hướng đến các sản phẩm du lịch, đáp ứng thị trường này. tHế HùNg Tăng khả năng cạnh tranh, kích cầu du lịch
  • 8. 8 số 1014 l 07.3.2013 Sự kiện vấn đề Vừa qua, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở VHTTDL TP.HCM đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Những thành tựu và bài học đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong lĩnh vực di sản văn hóa tại TP.Hồ Chí Minh”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày và thảo luận 10 tham luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn như: Bảo tàng TP.HCM với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, xây dựng một không gian văn hóa cộng đồng; nhìn lại việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo tàng tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (từ năm 1998 đến năm 2012); Bộ sưu tập ký họa kháng chiến của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM... Những năm qua, ngành Bảo tàng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, hàng triệu lượt du khách đến tham quan tìm hiểu tại các bảo tàng tại TP.HCM mỗi năm; đặc biệt những giá trị văn hóa đặc trưng của thành phố năng động cũng được quảng bá đến đông đảo bạn bè thế giới. Theo ý kiến của nhiều đại biểu, thành công của ngành văn hóa thành phố nói chung, ngành bảo tàng nói riêng là việc quảng bá những giá trị lịch sử văn hóa, những giá trị văn hóa tiêu biểu thông qua các hiện vật, di vật, cổ vật phục vụ đông đảo công chúng. Nhờ vậy, không chỉ có Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM, nhiều bảo tàng tại TP đã tự “làm mới” mình, trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan TP.HCM như: Bảo tàng TPHCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TPHCM, Bảo tàng Tôn Đức Thắng… Di sản văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 “là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”. Vì vậy, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị trong lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung cần được các cơ quan chức năng quan tâm đặc biệt hơn nữa để phát triển những giá trị về di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc... N.tHư Hội thảo“Những thành tựu và bài học đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa Viii)" Chiều 27/2, tại Khách sạn Mỹ Trà, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2013- 2017 giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. Sự liên kết hợp tác phát triển du lịch này nhằm hỗ trợ phát huy được những lợi thế của mỗi địa phương và của cả vùng, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý, giải quyết nhu cầu thực tiễn của địa phương và tạo ra động lực mới cho sự phát triển du lịch của toàn vùng; thu hút các nguồn lực phát triển xã hội trong và ngoài khu vực nhằm thúc đẩy phát triển du lịch; đồng thời tăng thêm các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội cho doanh nghiệp và nhân dân các địa phương thông qua các hoạt động liên kết hợp tác; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch, tour, tuyến liên vùng hoàn chỉnh và giới thiệu, quảng bá chung trong và ngoài nước. Tại Hội nghị, đại diện ngành du lịch các địa phương đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp để công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch. Đại diện lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đã ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2013-2017 với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong giai đoạn này, các tỉnh/thành sẽ liên kết hợp tác phát triển du lịch trên 4 lĩnh vực là hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và lĩnh vực quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Trong những năm qua, các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng luôn đồng hành cùng với thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; phối hợp đưa tin, giới thiệu các hình ảnh quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin báo, đài của địa phương; phối hợp cung cấp thông tin xây dựng cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch… tạo hiệu ứng tốt trong dư luận về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của mỗi địa phương nói riêng. Ngành du lịch 5 tỉnh, thành này đã phối hợp, hỗ trợ, vận động các hãng lữ hành lớn tham gia hội nghị khách hàng, roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, các chương trình làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí do các địa phương tổ chức… Nhờ đó, lượng khách du lịch đến các tỉnh trong khu vực đã tăng đáng kể qua các năm, chất lượng tour du lịch có bước phát triển tại từng địa phương. Đức MiNH HợptácpháttriểndulịchgiữaTPHồChíMinhvàcáctỉnhmiềnTrung
  • 9. Sự kiện vấn đề 9số 1014 l 07.3.2013 Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhAn Giang, trong tháng 02/2013 tỉnh đã thu hút 725.822 du khách trong, ngoài tỉnh và Quốc tế đến tham quan du lịch và hành hương, tăng gấp 4,37 lần so tháng 1, trong đó khách lưu trú tăng 4,6% và du khách quốc tế tăng 1,8%, đạt tổng doanh thu trên 24,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so tháng trước. Khách du lịch tăng, do tháng 2 cóTết Nguyên Đán và Rằm tháng Giêng xuân Quý Tỵ 2013 các khu điểm du lịch có chủ động đầu tư nhiều mô hình phục vụ thiết thực gắn với Tết cổ truyền của dân tộc để du khách trong nước và đặc biệt là du khách quốc tế tìm hiểu phong tục tết và thưởng thức các món ăn gắn với ngày TếtcổtruyềnquantrọngcủadântộcViệt Nam . Các chùa chiền, am cốc còn phối hợp với địa phương tổ chức nơi đậu đỗ, trông giữ xe, tài sản cho khách đảm bảo trật tự, an toàn, tạo điều kiện cho du khách khi đến hành hương Lễ Phật. Bên cạnh đó 12 nhà hàng khách sạn lớn trong tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi như không giảm giá phòng cho du khách, tổ chức các món ngon Nam bộ chủ lực trong các ngày tết và Rằm tháng Giêng . Khách sạn Victoria Châu Ðốc đã trang trí khách sạn theo Tết truyền thống của người Việt Nam gồm có Bàn thờ tổ tiên, cây mai, biểu diễn gói bánh tét, đờn ca tài tử... thu hút 628 lượt khách nghỉ chủ yếu là khách quốc tế; Khách sạn Bến Ðá Núi Sam (thị xã Châu Đốc) không tăng giá phòng; Khách sạn Đông Xuyên, Khách sạn Long Xuyên - Cửu Long (thành phố Long Xuyên) áp dụng chính sách ưu đãi giảm 20% giá phòng và miễn phí nước suối, trái cây cho khách, tổ chức gánh hàng rong. An Giang là tỉnh biên giới nằm ở phíaTây Nam của tổ quốc vừa có đồng bằng vừa có miền núi. Nổi tiếng với vùng Bày Núi thiêng liêng, huyền bí có Phật di lặc lớn nhất cả nước cao 36 mét trên đỉnh Núi cấm và Quần thế di tích cấp quốc gia Núi Sam với Lăng Thoại Ngọc hầu, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Hang được tỉnh gắn với phát triển du lịch bằng mô hình du lịch tâm linh tín ngưỡng đứng đầu các tỉnh phía Nam, thu hút mỗi năm trên 5 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến hành hương, tham quan, tìm hiểu. Sau Tết Nguyên Đán và Rằm tháng Giêng xuân Quý Tỵ cũng bắt đầu cho mùalễhộiVíaBàChúaXứNúiSam(thị xã Châu Đốc) kéo dài đến tháng 4 Âm lịch.Vì vậy rút kinh nghiệm của các năm trước, tỉnh An Giang đang triển khai kế hoạch cùng với thị xã Châu Đốc tổ chức đảmbảoantoànvệsinhthựcphẩm;kiểm tra kiểm soát giá, niêm yết giá cà thị trường; bảo vệ an ninh Biên giới phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng mùa lễ hội... tại các cửa ngõ ra vào tỉnh bằng đường thủy (tại hai bến Long Xuyên - Đồng Tháp, Long Xuyên -TPHổ Chí Minh - các tinh miền đông Nam bộ) bố trí 16 phà từ 100-200 tấn để đưa rước khách qua sông và đường bộ cũng bố trí tuyến xe buýt từ Lộ tẻ (giáp ranh Long Xuyên - Kiên Giang, Long Xuyên Cần Thơ - các tỉnh ĐBSCL) đến các khu điểm du lịch hành hương Núi Sam, Núi Cấm với phương châm phục vụ "Trật tự - an toàn - lịch sự - văn minh". Hải pHoNg 13 chương trình được tổ chức trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 sẽ được thực hiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa hoàn toàn hoặc xã hội hóa một phần. Đây là thông tin được ông Y Đhăm Ê Nuôl - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk đưa ra tại cuộc họp báo ngày 28/02 về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013. ÔngYĐhăm Ê Nuôl cũng đánh giá đây là nét nổi bật nhất của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 diễn ra từ ngày 09-12/3 với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết, phát triển”. Nội dung của Lễ hội lần này gồm 13 chương trình: Hội chợ - triển lãm chuyên ngành cà phê; Lễ hội đường phố với chủ đề “Cà phê thế giới -Thế giới cà phê”; Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 với chủ đề “Hương sắc cao nguyên”; Hội thảo “Giá trị gia tăng của cà phê trong chuỗi sản xuất và chế biến cà phê”; Hội thi pha cà phê; Thi chọn “Nữ hoàng cà phê”; Chương trình giao lưu giọng ca vàng Đắk Lắk; Hội thi Nhà nông đua tài; Triển lãm thời sự - nghệ thuật cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử đồn điền cà phê Cada và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên; Chương trình hành trình du lịch cà phê; Khu phố cà phê, uống cà phê miễn phí; Lễ bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu rộng về Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”; nâng cao giá trị xuất khẩu, khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; củng cố mặt hàng cà phê tiếp tục là 1 trong 7 sản phẩm của quốc gia có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột cũng là cơ hội để Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng 38 năm Ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3) và Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4). MạNH HuâN Xúc tiến chuẩn bị Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 An Giang: 2 tháng thu hút 725.822 khách du lịch
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1014 l 07.3.2013 Những dấu hiệu khởi sắc đang đến với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng khi trong 2 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 730.700 lượt khách, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 54.100 lượt. Doanh thu từ du lịch (chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống) trong 2 tháng đầu năm ước đạt trên 698 tỷ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ. Lượng khách tăng cao do tháng 2 năm nay là mùa du lịch Tết Nguyên đán Quý Tỵ, thời gian nghỉ Tết kéo dài (9 ngày), lại có thêm Lễ Tình nhân (14/2, mùng 5Tết) nên khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, vui xuân tại Đà Lạt – Lâm Đồng đông hơn mọi năm. Trong tháng, có 385.700 lượt khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng, tăng đến 35,4% so với cùng kỳ, riêng khách quốc tế đạt 33.800 lượt. Doanh thu từ du lịch của tháng 2 cũng tăng hơn 56%, ước đạt trên 383 tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 1, dù có kỳ nghỉ Tết Dương lịch cũng tương đối dài (4 ngày), nhưng lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giảm so với dịp đầu năm 2012, chỉ đạt 345.000 lượt (giảm 4,3%). Tết năm nay thời tiết thuận lợi, trời đẹp, trúng đợt “đặc sản”hoa anh đào Đà Lạt nở rộ, nên đã góp phần thu hút du khách các nơi đến với “thành phố ngàn hoa”. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên việc đáp ứng các nhu cầu của du khách khá tốt. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm du lịch, điểm tham quan, các khu vui Tiếp nối thành công từ 5 cuộc thi trước, Tổng cục Du lịch quyết định giao cho Tạp chí Du lịch Việt Nam tổ chức Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần 6 - năm 2013 với chủ đề “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”. Các tác phẩm dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng, phải là ảnh đơn (không chấp nhận ảnh bộ); số lượng dự thi không hạn chế; cỡ ảnh dự thi 30x40cm đến 30x45cm, ảnh vuông cỡ 30x30cm, ảnh panorama có cạnh dài nhất không quá 45cm. Mỗi ảnh dự thi phải kèm theo file ảnh lưu trên CD hoặc DVD, file có kích thước chiều nhỏ nhất 30cm, độ phân giải 300dpi, để Ban Tổ chức phóng lớn trưng bày triển lãm khi cần thiết và sử dụng cho công tác in tài liệu, tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam. Giải thưởng bao gồm: 1 giải Nhất (Huy chương Vàng của Hội NSNAVN, tiền thưởng 15.000.000 đồng, 1 coupon du lịch Singapore (4 ngày) trị giá 9.000.000 đồng); 2 giải Nhì (Huy chương Bạc của Hội NSNAVN, tiền thưởng 10.000.000 đồng/giải, mỗi giải 1 coupon du lịch Thái Lan (5 ngày) trị giá 7.000.000 đồng); 3 giải Ba (Huy chương Đồng của Hội NSNAVN, tiền thưởng 5.000.000 đồng/giải, mỗi giải 1 coupon du lịch Nha Trang (4 ngày) trị giá 5.000.000 đồng); 5 giải Khuyến khích (tiền thưởng 2.000.000 đồng/giải). Các tác phẩm đoạt giải và chọn trưng bày triển lãm được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cấp Bằng chứng nhận và được tính điểm cấp khu vực theo quy chế của Hội. Tác phẩm dự thi gửi về Tạp chí Du lịch Việt Nam (30A Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc Ban Sáng tác, Triển lãm - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 31/5/2013 (theo dấu bưu điện). Để đáp ứng mục tiêu quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, đòi hỏi các tác giả tham dự Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 6 cần thực sự trải nghiệm trong đời sống thực tế, trực tiếp đến những vùng miền trên đất nước Việt Nam để ghi lại một cách chân thực, sống động vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam, cũng như những đổi thay mới mẻ, tích cực của ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. tHế HùNg Nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013, trong các ngày từ 25/2 đến 3/3, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức lưu diễn phục vụ đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Hà Giang. Trên 40 ca sỹ, nhạc công và diễn viên múa của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc đã đem đến cho hàng nghìn đồng bào, chiến sỹ các lực lượng vũ trang chương trình nghệ thuật đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong thời gian lưu diễn tại Hà Giang, nam nữ diễn viên Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc đã biểu diễn tại các huyện: Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ và thành phố Hà Giang. Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc kết thúc đợt lưu diễn tại Hà Giang điểm cuối cùng là huyện Quản Bạ, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong mỗi đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, xa, biên giới của tỉnh Hà Giang. Chương trình đã góp phần thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới đồng bào, chiến sỹ vùng sâu, vùng xa, biên giới; tạo không khí tươi vui, phấn khởi, góp phần động viên, khích lệ đồng bào, chiến sỹ nơi địa đầu Tổ quốc. H.LaN NhàhátCa,Múa,NhạcdângianViệtBắcphụcvụđồngbàobiêngiới Thi ảnh Du lịch toàn quốc lần 6:“Việt Nam - vẻ đẹp bất tận” Lâm Đồng: Khởi sắc du lịch đầu năm
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1014 l 07.3.2013 Lễ hội được tổ chức nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tưởng nhớ công đức của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật và các nhu cầu chính đáng khác của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở một số lễ hội ở NghệAn chưa được quan tâm đúng mức, làm mất đi tính linh thiêng nơi đền, chùa. Từ xưa, đức Thánh Minh (tức ông Hoàng Mười) đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân xứ Nghệ. Hơn nữa, Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, NghệAn) vừa nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, vừa gắn với khu du lịch lâm viên Núi Quyết nên thu hút đông đảo du khách tìm về thắp hương và vãn cảnh Đền. Bởi vậy, ngay từ sáng mùng 1 Tết âm lịch đến nay, Đền Hoàng Mười lúc nào cũng nêm chật người. Trái với vẻ linh thiêng nơi đền chùa, cảnh tượng nơi đây khiến du khách thập phương không khỏi ái ngại. Không phải không có bãi đậu xe mà người dân vẫn vô tư đậu trên lòng, lề đường, mỗi ô tô có giá giữ xe 25.000 đồng, xe máy 10.000 đồng và đều do Ban quản lý Đền thu. Ngay từ lối đi dẫn vào Đền, cảnh tượng bán đồ hương hoa, vàng mã, ghi sớ tràn ngập. Rồi lời mời chào, chèo kéo khách mua, người ăn xin cũng la liệt trước Đền. Đó là chưa kể đến hiện tượng chặt chém khách mua đồ lễ tế, đắt gấp đôi so với giá thị trường… Khi bước vào trong Đền, đập vào mắt người hành hương đi lễ, tiền công đức được giắt khắp nơi, vào dưới chân tượng các Thần, các kẽ tay của Phật hay thậm chí cả miệng của con hổ. Chị Nguyễn Phương Lan ở phường Hưng Bình lắc đầu ngán ngẩm: “Người đi lễ đã không có ý thức là một nhẽ nhưng qua đây cho thấy sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và Ban Quản lý Đền mới xảy ra hiện tượng trên”. Đền Ông Hoàng Mười không phải là duy nhất trong các Đền, Chùa ở Nghệ An đang tồn tại tình trạng lộn xộn như trên. Theo thống kê, ở Nghệ An mỗi năm có 25 lễ hội văn hóa tâm linh gắn liền với các di tích – danh thắng được xếp hạng quốc gia và được tổ chức hàng năm từ tháng Giêng đến tháng Mười âm lịch. Do công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở một số lễ hội chưa được quan tâm đúng mức đã xảy ra tình trạng du khách thắp hương tràn lan, không đúng nơi quy định; các hoạt động vui chơi có thưởng biến tướng trở thành hình thức đánh bạc công khai; tệ nạn ăn xin và móc túi du khách vẫn xảy ra ở nhiều lễ hội làm mất đi nét đẹp văn hoá và mỹ tục truyền thống của dân tộc như Đền Cuông (Diễn Châu), Đền Cờn (Quỳnh Lưu), Đền Đức Hoàng (Yên Thành), Đền Quả Sơn (Đô Lương)… Việc thực hiện ghi công đức ở một số lễ hội còn thiếu chặt chẽ, chưa khoa học, chưa làm thỏa mãn tấm lòng công đức của du khách như lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn), Đền Vạn-Cửa Rào (Tương Dương). Hoạt động mê tín dị đoan vẫn xảy ra ở một số lễ hội bằng các hình thức bói toán, xóc thẻ, lên đồng như ở Đền Hoàng Mười, Đền Cờn… Trong khi đó, ý thức của người dân tham gia hội còn hạn chế, tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau, thắp hương tràn lan, để tiền “giọt dầu” bừa bãi, không đúng nơi quy định tại di tích. Theo ông Phan Hữu Lộc - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Để lễ hội diễn ra đúng đậm bản sắc vốn có của nó, trước hết phải có kế hoạch chi tiết cụ thể, phải có kịch bản phù hợp gắn với chủ đề riêng của lễ hội. Đây là vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu chu đáo, có đầy đủ các bước thể nghiệm để định hình được các hình thức “Lễ” và hoạt động “Hội”. Ban tổ chức phải khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc trên cơ sở xác định rõ các đặc trưng, sắc thái riêng của từng lễ hội, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Với nguyên tắc Nhà nước chỉ đạo, quản lý điều hành, nhân dân tổ chức, thực hiện, chính quyền địa phương nơi có di tích ở NghệAn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho nhân dân và các đối tượng tham gia lễ hội về kiến thức pháp luật, các giá trị lịch sử văn hóa của di tích, để từ đó họ có ý thức trách nhiệm tham gia cùng chính quyền thực hiện bảo vệ và phát huy lễ hội. Các địa phương nơi có di tích cần đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng phục vụ tổ chức lễ hội, mở ra nhiều dịch vụ, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời vi phạm tại các lễ hội. M.cườNg Nghệ An chấn chỉnh hoạt động lễ hội chơi, giải trí, các cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch cũng được đảm bảo. Giá cả một số dịch vụ trong dịp Tết, tập trung nhiều ở lưu trú và ăn uống, tăng ở mức 20-50% so với ngày thường. Những con số tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm là tín hiệu vui cho ngành du lịch Lâm Đồng, nhất là khi năm nay Đà Lạt sẽ có rất nhiều sự kiện đế thu hút du khách cả trong và ngoài nước, đó là kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival Hoa Đà Lạt và Công bố Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Lâm Đồng 2014. M.HạNH
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1014 l 07.3.2013 Sáng 27/02, Giải Cờ tướng hạng nhất quốc gia 2013 đã chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Phú Thọ-TP Hồ Chí Minh. Tham dự giải năm nay có 71 kỳ thủ (25 nữ) đến từ các tỉnh thành, ngành có làng cờ tướng mạnh như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Bộ Công an… Giải năm nay quy tụ nhiều kỳ thủ nổi tiếng như: Uông Dương Bắc, Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Thành Bảo, Đào Quốc Hưng, Trềnh A Sáng…(nam); Cao Phương Thanh, Hoàng Hải Bình, Ngô Lan Hương, Phạm Thu Hà…(nữ). Các kỳ thủ sẽ cùng nhau tranh giải ở hai nội dung vô địch cá nhân nam và vô địch cá nhân nữ. Theo điều lệ, các kỳ thủ sẽ thi đấu ở hai giai đoạn: giai đoạn 1 thi theo thể thức hệ Thụy Sỹ 7 ván chọn 16 kỳ thủ dẫn đầu vào thi đấu giai đoạn 2 để thi đấu loại trực tiếp xếp hạng. Các cặp đối kháng sẽ thi đấu 2 ván với Ngày 27/02, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam công bố nhà tài trợ chính của Giải bóng đá nữ Vô địch quốc gia 2013 - Công ty TNHH Thương mại thiết bị điện Thái Sơn Bắc. Giải Bóng đã nữ Vô địch quốc gia - Thái Sơn Bắc 2013 được tổ chức tại Sân vận động Hà Nam, thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) với sự tham gia của 06 đội bóng gồm: Hà Nội 1, Hà Nội 2, Phong Phú Hà Nam, Than Khoáng sản Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và Gang thép Thái Nguyên. Các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt để tính điểm xếp hạng. Lượt đi sẽ diễn ra từ 08/3-26/3, lượt về từ 09/6-22/6. Kết thúc giải, đội vô địch sẽ nhận Cúp, Huy chương Vàng, Bảng danh vị và giải thưởng 200 triệu đồng; đội xếp thứNhìvàthứBa,bêncạnhHuychương Bạc, Huy chương Đồng sẽ nhận Bảng danh vị cùng các giải thưởng tương ứng là 150 và 100 triệu đồng. Ban Tổ chức cũng trao giải các giải: Đội phong cách, Cầu thủ, Thủ môn xuất sắc nhất giải và Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ghi nhận: Giải Bóng đá nữ Vô địch quốc gia từng bước khẳng định là sân chơi quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu quốc gia của bóng đá nữ Việt Nam. Trong những năm qua, dù còn nhiều khó khăn, nhưng giải luôn nhận được sự quan tâm chia sẻ từ khán giả hâm mộ, báo chí truyền thông và các nhà tài trợ. VFF tin tưởng các cầu thủ nữ sẽ tiếp tục cảm nhận được sự quan tâm của Liên đoàn và cả cộng đồng để thi đấu hết mình, tạo nên các trận đấu có chất lượng chuyên môn cao, lối chơi đẹp, trong sáng, góp sức cùng Đội tuyển quốc gia duy trì, phát triển thành tích ấn tượng tại đấu trường khu vực cũng như châu lục. Cùng ngày, VFF cùng Nhà tài trợ đã tổ chức bốc thăm xếp lịch thi đấu của Giải. Kết quả đội Phong Phú Hà Nam sẽ đấu khai mạc cả hai lượt đi và về với đội Gang thép Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013 là năm thứ 2, Công ty TNHH Thương mại và Thiết bị điện Thái Sơn Bắc trở thành nhà tài trợ cho Giải Bóng đá nữ quốc gia Việt Nam. Vũ MiNH CôngbốnhàtàitrợchínhGiảiBóngđánữVôđịchquốcgia2013 Nhà tài trợ vàng của Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing vô địch các Câu lạc bộ toàn quốc năm 2013 là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) đã chính thức ra mắt với báo giới ngày 28/02. Đây là lần đầu tiên, môn thể thao mới của Việt Nam có nhà tài trợ. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch của IPP, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết: Cùng với hai giải Rowing và Canoeing vô địch các Câu lạc bộ toàn quốc năm 2013, Công ty hy vọng được tiếp tục đồng hành với các giải đấu tiếp theo do Liên đoàn Đua thuyềnViệt Nam tổ chức. Theo Chủ tịch Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam, Phạm Ngọc Minh: Từng bước hoạt động xã hội hoá đang được triển khai mạnh; hy vọng ngoài Công ty IPP, sẽ có thêm nhiều nhà tài trợ nữa đồng hành cùng các giải đấu sắp tới. Ông Phạm Ngọc Minh chia sẻ: tổng tiền thưởng cho các vận động viên (VĐV) giành huy chương ở tất cả các giải Rowing và Canoeing trong năm 2013 là 700 triệu đồng. Liên đoàn cũng sẽ xem xét mức thưởng đột xuất và thưởng ngoài các tiêu chí về Huy chương Vàng, Bạc, Đồng được ấn định. Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing vô địch các Câu lạc bộ toàn quốc năm 2013 được tổ chức từ ngày 06/3-15/3 tại Hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Giải có sự tham dự của 228 VĐV của 19 đoàn trong cả nước. Đây là giải đầu năm trong hệ thống thi đấu quốc gia của Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam nhằm đánh giá chất lượng đào tạo VĐV thay thế, bổ sung cho các đội tuyển, trong đó có Đội tuyển trẻ quốc gia; chuẩn bị lực lượng cho các giải quốc tế quan trọng như SEAGames 27 tại Myanma, ASIAD 17. N.aNH Đua thuyền Rowing và Canoeing đã có nhà tài trợ Khai mạc Giải Cờ tướng hạng nhất quốc gia 2013
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1014 l 07.3.2013 Ngày 26/02, Tổng cục Thể dục Tthể thao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức khai giảng lớp “Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thể dục thể thao” cho hơn 120 cán bộ, công chức, cộng tác viên thể dục, thể thao các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đồng bào dân tộc Khơmer, Chăm sinh sống. Qua lớp tập huấn trang bị cho các học viên những nội dung xoay quanh “Quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thể dục thể thao”, “Triển khai Nghị quyết số 08 của Chính phủ về hoạt động thể duc thể thao”, “Pháp luật, Luật thi đấu các môn thể thao dân tộc và các văn bản liên quan đến thiết chế thể dục thể thao”, “Toàn dân rèn luyện thể dục thể theo gương Bác Hồ”, “Phương pháp xây dựng kế hoạch, điều lệ tổ chức thi đấu thể thao cơ sở và tổ chức đại hội thể dục thể thao các cấp”... Trong 5 ngày học tập (26/02 đến 02/3), các học viên còn đi thực tế một số mô hình xã điểm “Xây dựng nông thôn mới” tại thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới). Ông Trần Đức Thọ, Trưởng phòng Thể dục thể thao cho mọi người (Tổng cục Thể dục thể thao) cho biết: Lớp tập huấn nằm trong chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc Trung ương và Tổng cục Thể dục thể thao về việc “Đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011- 2015”, đồng thời giúp các tỉnh nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động chuyên môn thể dục thể thao trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, nhằm trang bị kiến thức cho tỉnh An Giang tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc diễn ra tại địa phương vào năm 2018 tới. HuY LoNg Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thể dục thể thao cho các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số Để phấn đấu trong năm 2013, du lịch Ninh Bình đón 4 triệu lượt khách, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tập trung tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động theo chương trình sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng, đồng thời xuất bản các ấn phẩm quảng bá du lịch như: sách, bản đồ, tập gấp, đĩa VCD giới thiệu về du lịch Ninh Bình, thực hiện quảng bá tại một số hội chợ du lịch trong nước và quốc tế như: Hội chợ Du lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội, Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai, Hội chợ Du lịch biển Nha Trang, Hội chợ Du lịch JAT A Nhật Bản, Hội chợ Du lịch COTFA Hàn Quốc và Hội chợ Du lịch CITM Trung Quốc. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 830.000 lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng, trong đó có 9.225 lượt khách quốc tế và 827.525 lượt khách trong nước, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Ông Lâm Quang Nghĩa, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, du lịch Ninh Bình gắn liền với du lịch tâm linh nên số lượng khách trong nước và quốc tế thường tập trung vào đầu năm, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm diễn ra các lễ hội truyền thống như: lễ hội chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư và một số lễ hội quan trọng khác diễn ra từ nay cho đến hết tháng 3 âm lịch, do đó, ngành đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh quản lý chặt chẽ, không để các đối tượng tâm thần, ăn xin, lang thang cơ nhỡ hoạt động tại các danh lam thắng cảnh thu hút đông du khách. Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính đã hoàn thành việc xây dựng hàng nghìn mét tường bao, gần 6km đường nội bộ, đưa vào hoạt động bến xe gần 200ha, đường hầm thông giữa bến xe với khuôn viên chùa; xây mới và đưa vào sử dụng khu nhà dịch vụ, nơi đón khách, nhà bán vé, nhà vệ sinh công cộng hiện đại, mua mới và đưa vào sử dụng 200 xe điện loại 15 chỗ ngồi; thành lập các tổ dịch vụ bán hàng, xe chở khách, chụp ảnh có quy chế hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho gần 2000 hộ dân kinh doanh đúng quy định. Cũng để phục vụ tốt du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2013 và mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách sạn trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, chấp hành nghiêm việc phòng chống cháy nổ, công tác vận chuyển khách, tuân thủ các quy định về đăng ký, niêm yết giá và bán hàng theo đúng giá niêm yết.. H.YếN Năm 2013, Ninh Bình phấn đấu đón 4 triệu khách du lịch màu quân thay đổi, nếu kết quả hòa sẽ thi đấu 1 ván cờ chớp để phân định thứ hạng. Theo Huấn luyện viên trưởng cờ tướng quốc gia – Hoàng Đình Hồng: Giải là cơ hội nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của các kỳ thủ và tuyển chọn lực lượng vào đội dự tuyển quốc gia, chuẩn bị cho các giải quốc tế trong năm 2013. Giải năm nay đã có sự trở lại tham dự của các đội cũng như các kỳ thủ đã không tham Giải trong một thời gian. Đó là một tín hiệu vui cho Giải cũng như làng cờ nước nhà. H.Hiệp
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 14 số 1014 l 07.3.2013 T ân Sơn - nơi được coi là cái nôi của câu hát Soong Hao những ngày đầu xuân, khi công việc đồng áng, mùa màng của người dân đã xong xuôi, cũng là lúc từ khắp các thôn bản, thanh niên nam nữ rủ nhau đi hội hát Soong Hao. Thật may vì chúng tôi đến đây vào đúng ngày xã Tân Sơn tổ chức Ngày hội văn hóa, thể tHao các dân tộc. Những chàng trai, cô gái xúng xính trong sắc áo chàm xanh ngắt, tìm nhau qua câu hát Soong Hao. Ngày hội cũng chính là phiên chợ tình của người dân Tân Sơn. Gọi là "chợ tình" bởi mỗi năm chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào đúng ngày 12 tháng Giêng và người đến chợ không phải để trao đổi, mua bán hàng hóa mà để hò hẹn, giao duyên. Họ hát với nhau ở bất kì địa điểm nào có thể hát, mới đầu họ hát theo từng đoàn để làm quen, sau họ bắt đầu hát riêng thành từng cặp. Những câu hát Soong Hao mượt mà, tha thiết bay bổng đã giúp cho các chàng trai, cô gái thổ lộ được tâm tư của mình, để rồi họ hiểu nhau, nên duyên vợ chồng. Phiên chợ có từ bao giờ không ai nhớ rõ và những làn điệu Soong Hao trở thành câu hát giao duyên của người Nùng ở Bắc Giang từ bao giờ cũng không ai hay, chỉ biết rằng cả phiên chợ tình và những làn điệu Soong Hao đã gắn liền và tồn tại cùng với sự có mặt và phát triển của người Nùng nơi đây. Ông Chu Văn Then, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết: Vào ngày hội không khí ở đây rất náo nhiệt. Không chỉ có người dân ở Tân Sơn, mà người Nùng ở các xã lân cận như Hộ Đáp, Cấm Sơn, Xa Lý, Phong Vân…và các huyện của tỉnh Lạng Sơn như Đồng Mỏ, Chi Lăng, Hữu Lũng, và các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang… cũng về đây để hát Soong Hao. Trong tiết trời lạnh và lất phất mưa, nhưng ngay từ sáng sớm những con đường vào hội đã ấm lên bởi tiếng hát Soong Hao trầm bổng của các đôi nam nữ. Từ những cụ già tóc bạc đến những em bé còn đang được bế ẵm cũng về hội góp vui. Các thanh niên nam nữ thì trang điểm thật rạng rỡ và trưng diện những bộ trang phục đẹp nhất để đi hội. Ban đầu, từng nhóm, từng nhóm bao gồm cả người già và trẻ nhỏ hát với nhau, trong đó người già sẽ gỡ bí cho nhóm hát, còn trẻ nhỏ đi theo để học hát. Sau khi đã hát tập thể, nếu tìm được bạn ưng ý thì các nhóm tách nhau ra để hát đôi. Lúc này, họ lại hát những bài mang tính tâm sự, thổ lộ nỗi lòng và những lời sâu kín từ trái tim mình với bạn. Ông Lý Văn Bế, người dân tộc Nùng ở Tân Sơn, một người đã từng tham gia hội hát Tân Sơn nhiều lần chia sẻ: Cứ sau Tết là tôi lại cùng mọi người trong thôn ôn lại những bài hát để chuẩn bị cho ngày hội. Hát Soong Hao này hay lắm, lạ lắm, rất cuốn hút nên khi đã hát thì lại muốn hát nữa, hát mãi”. Hát Soong Hao gồm nhiều loại, hát giao duyên ở các phiên chợ, ngày hội, hát trong nhà, vào bản và hát khi có đám cưới… nhưng hiện nay chỉ còn Soong Hao giao duyên. Điều đáng tiếc nữa mà chúng tôi thấy trong ngày hội đó là hát Soong Hao giao duyên đã bớt nhiều cách hát đối nam nữ, mà chỉ hát song ca nam hoặc nữ. Chia sẻ với chúng tôi ông Chu Văn Then cho biết thêm: Giới trẻ giờ không còn mặn mà với hát Soong Hao nữa, họ cũng ít thích mặc các trang phục dân tộc trong ngày hội. Hiện ở Tân Sơn người hát Soong Hao chủ yếu là những người trung và cao tuổi. Để tục hát Soong Hao của người Nùng không bị mai một, những năm qua huyện Lục Ngạn đã khôi phục nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thống này. Theo ông Đặng Văn Tuy, Giám đốc Trung tâm văn hóa, thể tHao huyện Lục Ngạn, tại xã Tân Sơn (Lục Ngạn) cứ vào ngày 11, 12 âm lịch hàng năm xã đều tổ chức Ngày hội các dân tộc vùng cao để đồng bào 12 xã vùng cao tụ hội về hát Soong Hao. Từ năm 1996 đến nay huyện Lục Ngạn đã duy trì Ngày hội văn hoá thể tHao các dân tộc. Cùng với đó, huyện đã quan tâm thành lập các câu lạc bộ hát dân ca và mở các lớp dạy hát miễn phí ở các xã vùng cao nhằm khôi phục lại làn điệu dân ca các dân tộc nhất là hát Soong Hao của người Nùng. Với những nỗ lực đó hi vọng tục hát Soong Hao cũng như dân ca các dân tộc khác sẽ được lưu truyền và phát triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao mỗi khi Tết đến, xuân về. trầN NguYệN Khúc hát Soong Hao độc đáo của người Nùng Xuân đã về, một mùa hát hội lại đến với người dân Lục Ngạn, Bắc giang. Ngay từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc ở Lục Ngạn cùng nhau đến hội hát Soong Hao được tổ chức tại xãtân Sơn, Lục Ngạn. LànđiệuSoonghaomượtmàngânlêngiữanúirừngđãlàmnênnét riêng, độc đáo của ngày hội văn hóa các dân tộc vùng cao này.
  • 15. 15số 1014 l 07.3.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 01/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung tổ chức lễ khởi công dự án "Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế". Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến tháng 7/2014, bao gồm việc phục hồi nhà canh, tu bổ phục hồi tường thành và lan can, tôn tạo sân vườn, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống điện chiếu sáng. Trước đó, với mục tiêu tập trung tu bổ, phục hồi ưu tiên các công trình trong khu vực Hoàng thành Huế, từ tháng 6/2011, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành thám sát khảo cổ học nền móng di tích Đông Khuyết Đài, nhằm tìm kiếm thêm nguồn tư liệu thực địa và cơ sở khoa học cho việc phục dựng di tích này. Những vết tích còn lại cho thấy các hạng mục kiến trúc trên di tích Đông Khuyết Đài được xây dựng, sửa chữa trong 3 giai đoạn: Năm 1804, 1844 và 1930. Các kết quả thăm dò khảo cổ tại di tích Đông Khuyết Đài là cơ sở khoa học cho việc chân xác trong trùng tu di tích. Đông Khuyết Đài là một trong bốn khuyết đài được vua Gia Long cho xây dựng ở bốn mặt của Hoàng thành Huế để phục vụ cho việc quan sát và phòng thủ, trên mỗi đài đều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng. Vị trí của Đông Khuyết Đài được đặt ở chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế (gần cổng Hiển Nhân). Vòng hào phía trước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọi là hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy. Các khuyết đài còn lại bao gồm: Nam Khuyết Đài (sau được xây dựng lại và đổi tên là Ngọ Môn-cổng chính của Hoàng thành ở mặt Nam), Tây Khuyết Đài (gần cổng Chương Đức), Bắc Khuyết Đài (gần cổng Hòa Bình - cuối thời Nguyễn được cải tạo thành lầu Tứ Phương vô sự). Hệ thống đài quan sát, cổng thành, hào nước và những chiếc cầu là các yếu tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Hoàng thành nên được bảo vệ, canh gác rất nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự hủy hoại của thời gian, Đông Khuyết Đài đã bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Ngôi nhà canh bằng gỗ được làm dưới dạng “phương đình” (nhà vuông) đã bị triệt hạ hoàn toàn. Q.Việt Tối 27/02, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra lễ bế mạc Liên hoan toàn quốc khảo sát nghi lễ Chầu Văn của người Việt. Đây là hoạt động do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và UBND thị xã Sầm Sơn phối hợp tổ chức với mục đích khảo sát làm căn cứ để hoàn thiện hồ sơ khoa học, tiến tới trình UNESCO công nhận Chầu Văn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tham dự Liên hoan có 16 thanh đồng được lựa chọn từ 11 tỉnh, thành phố trong cả nước có hoạt động diễn xướng chầu văn tiêu biểu như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước... Theo quy chế của Liên hoan, mỗi thanh đồng sẽ diễn xướng 5 giá đồng tự chọn với đội cung văn UNESCO và đội múa phụ họa. Tất cả các tiết mục diễn xướng tại Liên hoan sẽ được đoàn cán bộ của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam khảo sát làm căn cứ để làm hồ sơ khoa học, tiến tới trình UNESCO công nhận chầu văn là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đồng thời việc tổ chức Liên hoan vừa để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân, vừa để bảo tồn và phát huy một di sản văn hóa dân gian, văn hóa tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc. Diễn xướng Chầu Văn là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát Chầu Văn bao gồm 4 hình thức biểu diễn: Hát thờ, hát thi, hát hầu và hát văn nơi cửa đền. K.HoàN LiênhoantoànquốckhảosátnghilễChầuVăncủangườiViệt Bảotồn,phụchồiditíchĐôngKhuyếtĐài thuộchệthốngditíchCốđôHuế
  • 16. nhân tố mới 16 số 1014 l 07.3.2013 Đi đâu hay làm gì, tay vẫn gõ, miệng vẫn lẩm nhẩm nhịp phách, rảnh lúc nào nghe các nghệnhânbậcthàyhátlúcđóđể tập nhả chữ cho đúng điệu ca trù... Đó là hình ảnh khổ luyện của Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên, chủ nhiệm câu lạc bộ ca trù Hải phòng, Hội Văn nghệ dân gian Hải phòng trong những ngày đầu đến với catrù. N ăm 1993, Đỗ Quyên đi xem liên hoan văn nghệ quần chúng và “phải lòng” với tiếng phách, với giai điệu ư hự của Ca Trù. Sau buổi biểu diễn đó, chị tìm đến nhà nghệ nhân Đào Thị Thẩm xin học hát. Việc đầu tiên chị phải học là reo phách.ThầyThẩm cứ cầmpháchvàgõ,sauđóyêucầuhọcsinh gõ lại. Từng là diễn viên chèo, vậy mà Đỗ Quyên vẫn không tài nào nhớ nổi nhịppháchmàthầyđãreo.Suốtmộtnăm ròng, chị theo chân thầy chỉ để học reo phách, để hiểu lúc nào reo phách nặng, lúcnàoreopháchnhẹ.Khiđãthấm5khổ phách, thầy Thẩm mới cho chị học hát. Vừa cất giọng lên, thầy đã chê ngay: “Giọng chèo quá”. Lại thêm những ngày tháng Đỗ Quyên phải tập, phải luyện để chuyển từ giọng hát chèo thành giọng Ca Trù. Hồi đó, phương tiện để nghe băng đĩa không phong phú như bây giờ. Chị chỉ có một cách duy nhất là mua băng của2nghệnhânlàQuáchThịHồvàKim Đức về học nhả chữ. Khổ luyện mãi chị mới nhận ra vì sao thầy Thẩm lại chê giọng mình.Thìra, giọng chèo luyến láy, nhiều âm “i”, còn giọng CaTrù phải tròn vành, rõ chữ, sử dụng nhiều âm ư. Sau hơn5nămhọc,luyệnĐỗQuyênmớilàm chủ được các giai điệu Ca Trù. Vừa tập luyện, vừa tham gia Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng do nhà thơ Giang Thu làm chủ nhiệm, Đỗ Quyên vẫn cảm thấy sức sống của Ca Trù đang hụt hơi. Kinh phí hoạt động không có, lớp trẻ ít người mặn mà với môn nghệ thuật vừa khó,vừakhổvừakhôngđemlạithunhập này. Năm thì mười họa, Câu lạc bộ mới tổ chức được một canh hát (buổi biểu diễn). Cùng tham gia Câu lạc bộ với Đỗ Quyên còn có ca nương Hồng Nhung, Ngọc Bích nhưng rồi hai người này cũng bỏ cuộc chơi. Muốn Ca Trù sống được thì phải có lớp ca nương kế tục. Ngày đó, Đỗ Quyên đang công tác tại phòng Văn hoá Cơ sở của SởVăn hoáThông tin Hải Phòng (nay là Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch). Trong những lần đi dựng chương trình văn nghệ tại các quận, huyện, chị cố gắng “đãi cát tìm vàng”. Năm 2003-2004, chị đã tìm được 2 học trò kế cận là Thu Hằng và Hải Phượng. Năm2005,lầnđầutiênLiênhoanCaTrù toàn quốc được tổ chức tại 2 địa điểm là Hà Nội và Hà Tĩnh. Thầy và trò Câu lạc bộ Ca Trù Hải Phòng cùng nhau vào Hà Tĩnh dự thi với tinh thần học hỏi, cọ xát thực tế. Nhưng kết quả của những ngày lặnglẽluyệntập,khổluyệnlànhữngtấm Huy chương vàng, bạc. Năm đó, Ban tổ chứctrao8Huychươngvàngchocácđội thamdựthìCâulạcbộCaTrùHảiPhòng đãgiànhđược4Huychươnggồm3Huy chương cho ca nương (người hát) Đỗ Quyên, kép đàn (người chơi đàn đáy phụ hoạ theo tiếng hát) và quan viên (người đánh trống chầu) và một Huy chương vàngtoànđoàn.Từthờiđiểmđó,Câulạc bộ Ca Trù Hải Phòng hoạt động đều đặn hơn và thường xuyên tổ chức các canh hát tại Đình Kênh, Hải Phòng. Những giai điệu của CaTrù giờ quấn quýt trong đầu Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên như hơi thở. Mừng lắm khi có người chung chia niềm đam mê nhưng cũng buồnlắmkhibaongườicấtlênlờikhiếm nhã “mất thời gian quá” khi xem biểu diễn Ca Trù. 20 năm gắn bó với Ca Trù, Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên đã khiến bao người xả bỏ được những ái ố, hỉ nộ đời thường để đắm chìm vào không gian thanh tao của mỗi canh hát, nghe tiếng buông hơi, nhả chữ của ca nương, nghe tiếng tom chát của tiếng phách, tiếng trống Chầu. Cả dòng họ Dương đã khóc khi tại nhà thờ của Dương Khuê, Nghệ sĩ Đỗ Quyên ngâm bài “Khóc Dương Khuê”. Nhưng cũng có lần mấy trăm sinh viên đại học ngồi xem biểu diễn Ca Trù mà nói chuyện như ngô rang, rồi buông ra những lời khiếm nhã: “Giờ là thời nào mà còn hát toàn ư mới hự”. BuồnđấyrồiNghệsĩĐỗQuyêncũng lại phải tìm cách để đưa hơi thở cuộc sốnghiệnđạivàoCaTrù.Ngoàiviệctiếp tục đào tạo lớp ca nương, kép đàn, quan viên trẻ để gìn giữ CaTrù, Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng vừa tổ chức cuộc thi viết lời mới cho Ca Trù và đã tuyển chọn được72bàiđểđưavàotuyểntập“CaTrù Hải Phòng tiếp bước những mùa xuân”. Niềm hạnh phúc lớn nhất của nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên là Câu lạc bộ Ca Trù càng ngày càng có thêm những bạn trẻ đam mê muốn học hỏi về Ca Trù. Nếu như năm 2004 Câu lạc bộ chỉ có 4 ca nương thì bây giờ câu lạc bộ đã có 11 ca nương. 2 cháu nội của Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên là Lê Anh Tùng (15 tuổi), Lê Anh Thư (11 tuổi) theo chân bà học Ca Trù và trở thành quan viên và ca nương trẻ nhất của Câu lạc bộ Ca Trù Hải Phòng. Năm 2012, Câu lạc bộ Ca Trù Hải Phòng đã tổ chức được 30 canh hát ở trong và ngoài thành phố. Năm 2013, Câu lạc bộ sẽ mở thêm 1 canh hát nữa cùng với canh hát tổ chức vào thứ 7 tuần cuối tháng để khách du lịch đến với Hải Phòng trong Năm du Lịch Quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 sẽ được thưởng thức những giai điệu Ca Trù mang tâm hồn và hơi thở của người dân vùng cửa biển. Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên hi vọng, sẽ vẫn có những du khách vương vấn, say đắm với Ca Trù như tiếng thơ này: “Người ơi mưa đấy haysênhphách/Tayyếugieolòngxuống chiếu hoa”. tHế HùNg Người giữ hồn Ca Trù vùng cửa biển
  • 17. nhân tố mới 17số 1014 l 07.3.2013 Không quyến rũ khách bằng công nghệ hiện đại, không hoành tráng như những công trình cổ xưa khác, một Hội an đằm thắm, mượt mà nhưng sâu lắng đã đi vào lòng người. chính vì sự chân chất, mộc mạc của người dân phố cổ, sự nhiệt tình đến mức khó tin của Hội an đã đem đến cho du khách những phút giây thoải mái, những món quà lưu niệm độc đáo mà đặc biệt nhất là tình người sâu đậm. M ột trong những vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao khi vào dịp đầu năm 2013 (31/01/2013), thành phố Hội An (Quảng Nam) được tạp chí Wanderlust - Tạp chí Du lịch của nước Anh - một Tạp chí chuyên ngành có tiếng trên thế giới bầu chọn đứng đầu trong top 10 thành phố yêu thích hàng đầu thế giới, trên cả Cusco của Pêru, Kyoto (Nhật Bản), Copenhagen (Đan Mạch), Venice (Ý) và cả New York, San Francisco của nước Mỹ. Vào ngày 23/02/2013, tại sân khấu Vườn tượng An Hội, thành phố Hội An long trọng tổ chức lễ đón nhận Giấy chứng nhận Giải vàng “Thành phố được yêu thích nhất trên thế giới” do đại diện Bộ Ngoại giao, UNESCO trao lại cho đại diện thành phố Hội An. Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc, là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng. Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Hội An ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc... hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai… Ngoài ra, từ Cửa Đại - Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Có thể nói hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An. Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong - Việt Nam; là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ - Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm - Việt - Hoa - Nhật - Ấn và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán - tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa. Gần như quanh năm bốn mùa, Hội An đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như: lễ hội cầu ngư - tế Cá Ông - đua thuyền; lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; Lễ cầu bông, long chu, xô cộ... Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc - nghề May - nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Những năm gần đây, các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa - du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách… Cùng với những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người Hội An còn đậm đà truyền thống yêu nước và cách mạng. Hội An là quê hương sinh ra chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu - lãnh tụ của Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp từ 1885-1888. Ngay trên mảnh đất Hội An cũng có nhiều văn thân, chí sĩ đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa như: Trần Trung Tri, Lương Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở Minh Hương. Khi Phong trào Cần Vương vừa kết thúc thì ở Quảng Nam tiếp tục dấy lên các cuộc vận động cách mạng sôi nổi gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu... Hội An là trung tâm của các trào lưu yêu nước lúc bấy giờ, là nơi tổ chức các cuộc họp kín, bí mật đón tiếp, gặp gỡ các nhà yêu nước trong Nam ngoài Bắc bàn thế sự... (Xem tiếp trang 18) Di sản Hội An - Điểm đến được yêu thích nhất thế giới