SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1041 ngày 12/9/2013
- Đổi tên và thành lập một số
đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL
(Tr.4)
- Phối hợp tổ chức
các hoạt động về lĩnh vực
gia đình năm 2013
(Tr.6)
- Xây dựng Trạm vệ tinh
Ngân hàng dữ liệu di sản
văn hoá phi vật thể các dân tộc
Việt Nam
(Tr.8)
- Nguyễn Trần Anh Tuấn -
hứa hẹn tài năng môn cử tạ
(Tr.20)
troNG số NàY
TraotặngKỷniệmchương
choĐạisứ NhậtBản
tạiViệtNam
Ngày 08/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và trao
tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho
ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt
Nam nhằm ghi nhận những đóng
góp của Đại sứ đối với sự nghiệp
xây dựng, phát triển quan hệ hữu
nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật
Bản trên lĩnh vực VHTTDL, ghi
nhận những đóng góp của ông đối
với sự phát triển của ngành
VHTTDL Việt Nam.
(Xem tiếp trang 3)
Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm
văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2979/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy
chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện
ảnh, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng
Chính phủ. Quy chế nêu rõ, hình thức, tiêu chí đặt hàng sáng tác và công bố
tác phẩm. Theo đó, tiêu chí chọn tác giả có quốc tịch Việt Nam hoặc người
Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước đặt hàng: đặt hàng trực tiếp cho tác
giả viết kịch bản; đặt hàng cho cơ sở sản xuất đối với các Dự án sản xuất phim
được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt. (Xem tiếp trang 9)
Ảnh:KHÔINGUYÊN
Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầu
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên
quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác
quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Cụ thể,
chỉ đạo thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để
tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an
toàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công
việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch
an toàn, thân thiện. (Xem tiếp trang 3)
ChỉthịcủaThủtướngChínhphủ
vềtăngcườngcôngtácquảnlý
môitrườngdulịch,bảođảm
anninh,antoànchokháchdulịch
Bảo đảm an ninh, an toàn và thân thiện cho khách du lịch tại Việt Nam
quản lý nhà nước
2 số 1041 l 12.9.2013
Bộ VHTTDL đã có văn bản số
3146/TB-BVHTTDLthông báo kết luận
của Bộ trưởng HoàngTuấnAnh tại cuộc
họp về thực hiện bàn giao, tiếp nhận Khu
Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long -
Hà Nội cho UBND TP Hà Nội quản lý,
và bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như
phương án đã được phê duyệt, nhằm
thực hiện cam kết của Chính phủ Việt
Nam với UNESCO.
Theo nội dung kết luận, việc thực
hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam
với những khuyến nghị của UNESCO
đối với Di sản Văn hóa Thế giới Khu
Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long -
Hà Nội đã được Bộ Quốc phòng, Bộ
Xây dựng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam và UBND TP Hà Nội tích
cực triển khai.Tuy nhiên, trong thời gian
tới, các Ban, Bộ, ngành cần phối hợp
chặt chẽ trong việc quyết tâm thực hiện
đúng những cam kết của Chính phủ với
UNESCO, đặc biệt là về vấn đề: 1) nhất
thể hóa quản lý di sản Khu Trung tâm
Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội; 2)
bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như
phương án đã được phê duyệt không gây
tác động ảnh hưởng đến sự an toàn của
di sản.
Bộ Quốc phòng hoàn thành việc di
chuyển Nhà khách Bộ Quốc phòng
(Trạm T66 - 51B Phan Đình Phùng) để
bàn giao toàn bộ diện tích nhà đất khu
vực phía Bắc khu di tích cho UBND TP
Hà Nội quản lý; thống nhất thời điểm
bàn giao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam theo nội dung văn bản Kết luận số
126/BQP-UBND ngày 29/5/2012 giữa
Bộ Quốc phòng và UBND TP Hà Nội.
Bộ Quốc phòng cần sớm triển khai
việc lập dự án xây dựng Nhà khách Bộ
Quốc phòng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam,Viện Kiểm sát Quân sựTrung
ương tại các khu đất đã được UBND TP
Hà Nội bàn giao cho Bộ Quốc phòng.
UBND TP Hà Nội sớm ra quyết định
bàn giao khu đất 266Thụy Khuê cho Bộ
Quốc phòng và phê duyệt Phương án
kiến trúc Nhà khách Bộ Quốc phòng tại
số 266 Thụy Khuê để Bộ Quốc phòng
triển khai thực hiện.
Đối với việc bàn giao, tiếp nhận phần
còn lại của Khu di tích Khảo cổ học 18
Hoàng Diệu từ Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hộiViệt Nam cho UBNDTPHà Nội
quản lý:
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam chỉ đạo Viện Khảo cổ học Việt
Nam sớm triển khai việc bàn giao toàn
bộ mặt bằng khu di tích C-D cho UBND
TPHà Nội mà đại diện làTrung tâm Bảo
tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội trong
tháng 10/2013, đồng thời hoàn thiện hồ
sơ khoa học khai quật khảo cổ Khu di
tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu theo
quy định của Luật di sản văn hóa. Việc
bàn giao di vật cùng hồ sơ tài liệu khai
quật sẽ đượcViện Hàn lâm Khoa học Xã
hộiViệt Nam và UBNDTPHà Nội hoàn
thành vào cuối năm 2013.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Trung
tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà
Nội chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí
phục vụ cho hoạt động tiếp nhận toàn bộ
mặt bằng khu di tích C-D tại Khu di tích
Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, bố trí mặt
bằng, kho bãi để lưu giữ toàn bộ di vật
hiện đang lưu giữ trong hệ thống nhà
kho tại 18 Hoàng Diệu. Tạo điều kiện
thuận lợi và phối hợp với các cơ quan
của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam đến nghiên cứu khu di tích, di vật
cùng hồ sơ tài liệu.
Trên cơ sở đề xuất của UBNDTPHà
Nội và các cơ quan liên quan, Bộ
VHTTDL sẽ chủ trì thành lập Ban Chỉ
đạo bàn giao, tiếp nhận toàn bộ mặt bằng
khu di tích, di vật, hồ sơ tài liệu tại Khu
di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Bộ
phận thường trực Ban Chỉ đạo đặt tại
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long -
Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu). Kinh phí
hoạt động của Ban Chỉ đạo doTrung tâm
Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
chịu trách nhiệm.
Việc bảo đảm xây dựng Nhà Quốc
hội như phương án đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, giữ gìn sự hài hòa
với khu di sản, trong khi thi công xây
dựng Nhà Quốc hội không gây tác động
ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản:
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà
Quốc hội và Hội trường Ba Đình báo
cáo Bộ Xây dựng để phối hợp với
UBND TP Hà Nội thống nhất phương
án, biện pháp tổ chức thi công, thực hiện
theo đúng quy hoạch đã đượcThủ tướng
Chính phủ phê duyệt. tHtt
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về việc bàn giao,
tiếp nhận khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long
Nhằm tưởng niệm 713 năm ngày
mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn; 571 năm
ngày mất của anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi;
hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng
bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, từ
14/9 đến 24/9/2013 (tức từ ngày 10/8
đến ngày 20/8 âm lịch) UBND tỉnh Hải
Dương long trọng tổ chức Lễ hội mùa
thu Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Lễ hội sẽ diễn ra với nhiều nghi
thức tế lễ và diễn xướng dân gian, các
hoạt động văn hóa, thể thao như: Lễ
cầu siêu tại sân chùa Côn Sơn, lễ khai
ấn tại Đền Kiếp Bạc, Lễ Giỗ đức
Thánh Trần trên núi Mâm Xôi, Lễ hội
quân trên sông Lục Đầu, Liên hoan
rối nước tỉnh Hải Dương lần thứ IV,
Liên hoan diễn xướng hầu thánh, Giải
đua thuyền chải tỉnh Hải Dương…
(Xem tiếp trang 13)
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2013
quản lý nhà nước
3số 1041 l 12.9.2013
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh bày tỏ cảm ơn
những đóng góp tích cực của Đại sứ
quán Nhật Bản tại Việt Nam nói
chung và cá nhân Ngài Đại sứ
Yasuaki Tanizaki nói riêng trong
những năm qua đã góp phần vun đắp,
phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị
truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc
gia, đặc biệt trên các lĩnh vực
VHTTDL. Bộ trưởng nhấn mạnh,
trong chặng đường 40 năm qua, kể từ
khi Việt Nam - Nhật Bản thiết lập
quan hệ ngoại giao, Chính phủ và
nhân dân hai nước đã nỗ lực hết mình
xây dựng và vun đắp cho tình hữu
nghị bền chặt, trong đó vai trò của
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
và Ngài Đại sứ rất quan trọng. Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao
những cống hiến, đóng góp của Đại
sứ Yasuaki Tanizaki đã mang đến
thành công cho nhiều hoạt động, sự
kiện VHTTDL tại Việt Nam và mong
rằng, thời gian tới, ngài Yasuaki
Tanizaki sẽ vẫn tiếp tục sát cánh với
những người bạn Việt Nam, giúp đỡ
Việt Nam và qua đó, tiếp tục thúc đẩy
mối quan hệ hữu nghị, ngoại giao
giữa hai đất nước.
Bày tỏ những tình cảm sâu sắc của
mình tại buổi Lễ, Đại sứ Yasuaki
Tanizaki nhấn mạnh, đây không chỉ là
vinh dự của cá nhân ông mà của tất cả
những cộng sự Nhật Bản đã cùng với
ông nỗ lực thúc đẩy, phát triển mối
quan hệ giữ hai nước. Đại sứ Yasuaki
Tanizaki cũng chia sẻ, có nhiều đặc
thù so với các lĩnh vực khác nhưng
VHTTDL đóng góp một vai trò rất
quan trọng trong việc tăng cường, thắt
chặt mối quan hệ giao lưu, hợp tác,
phát triển giữa các quốc gia. Rất yêu
mến văn hóa Việt Nam, sau khi về
nước, ông sẽ tiếp tục dành thời gian,
tâm sức để tìm hiểu những giá trị, bản
sắc của văn hóa Việt Nam...
tHtt
Giao cho một đơn vị trong ngành
ở Trung ương và địa phương thực
hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu,
chỉ đạo, hướng dẫn, chịu trách
nhiệm nếu để tình trạng mất an
ninh, an toàn, chèo kéo, theo bám,
chèn ép khách du lịch; tạo điều
kiện, hỗ trợ các hiệp hội, tổ chức,
doanh nghiệp tham gia đầu tư xây
dựng, quản lý các trung tâm mua
sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí
hiện đại, cửa hàng lưu niệm tiện
nghi, thân thiện, hấp dẫn để hút
khách du lịch.
Chú trọng công tác tuyên truyền
giáo dục, phát động sự tham gia của
cộng đồng dân cư trong việc đấu
tranh, phòng ngừa các hành vi tiêu
cực ảnh hưởng đến môi trường du
lịch; tăng cường công tác chỉ đạo,
kiểm tra, thường xuyên, đột xuất
việc thực thi các quy định của pháp
luật về môi trường du lịch, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm theo
quy định của pháp luật.
Bộ VHTTDL có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan và các địa phương nghiên cứu,
đề xuất các cơ chế, chính sách, văn
bản quy phạm pháp luật nhằm tăng
cường vai trò quản lý nhà nước,
đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh tại
các khu, điểm du lịch, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch; đề xuất,
xây dựng thống nhất mô hình cơ
quan quản lý các điểm, khu du lịch.
Hướng dẫn các địa phương và cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển
khai các giải pháp nhằm bảo vệ an
toàn cho du khách, nâng cao chất
lượng dịch vụ tại các khu, điểm du
lịch; chỉ đạo thực hiện việc công
nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối
với các cơ sở dịch vụ khách du lịch.
Đề xuất bổ sung hành vi, chế tài
xử lý các hành vi xâm hại môi
trường và an toàn của khách du lịch
theo hướng tăng mức xử phạt; chỉ
đạo, tổ chức các Đoàn công tác liên
ngành, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du
lịch tại các địa phương vào thời
điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao
điểm, tập trung tại các nhà ga, bến
cảng, khu, điểm du lịch tập trung
đông khách du lịch.
Tăng cường áp dụng hệ thống các
tiêu chuẩn ngành, hình thành hệ
thống kiểm định, đánh giá và quản lý
chất lượng ngành du lịch tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong
ngành du lịch; thực hiện điều phối
liên kết phát triển sản phẩm, dịch vụ
du lịch, phát huy lợi thế của các vùng
du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch phục vụ du khách. Phát động,
chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển
khai các chương trình, chiến dịch cải
thiện môi trường du lịch.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện Chỉ thị này và tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
kết quả và những vướng mắc trong
quá trình thực hiện, kiến nghị biện
pháp xử lý; định kỳ 6 tháng báo cáo
Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ
kết một năm thực hiện Chỉ thị này
trong quý II năm 2014, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
tHtt
ChỉthịcủaThủtướngChínhphủ… (Tiếp theo trang 1)
TraotặngKỷniệmchương… (Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
4 số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyết
định số 1536/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình hành động của Chính phủ
về tuyên truyền, quảng bá ASEAN
nhằm kịp thời chuyển tải đến đông đảo
người dân các thông tin về tình hình
Hợp tác ASEAN, đất nước, con người
các nước ASEAN và sự tham gia của
Việt Nam trong Cộng đồng. Mục tiêu
của Chương trình là nâng cao nhận thức
của công chúng về nội hàm, mục đích,
các giá trị và lợi ích của Cộng đồng
ASEAN cũng như từng trụ cột của
Cộng đồng.
Kế hoạch triển khai Chương trình
hành động của Chính phủ về tuyên
truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn
2013-2015 và sau 2015 gồm: Tuyên
truyền theo sự kiện và tuyên truyền
thường xuyên trong từng năm.
Về tuyên truyền theo sự kiện: Tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi về
các sự kiện quan trọng của ASEAN
diễn ra trong từng năm theo các đợt Hội
nghị quan trọng như: Hội nghị Cao cấp
lần thứ nhất, thứ hai; Hội nghị Bộ
trưởng ngoại giao; Hội nghị Bộ trưởng
chuyên ngành của các bộ, ngành... Bên
cạnh đó, xây dựng các khung hoạt động
tuyên truyền cho Tuần ASEAN hàng
năm. Đợt cuối 2015, đầu 2016 khi
ASEAN bước vào thời điểm hình thành
Cộng đồng, sẽ tổ chức đợt tuyên truyền,
quảng bá mức độ cao về Cộng đồng.
Về tuyên truyền thường xuyên
trong từng năm: Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông
tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân,
Quân đội nhân dân... duy trì thông tin
về ASEAN trong các bản tin, chuyên
mục hiện có; xem xét nghiên cứu xây
dựng bản tin, chuyên mục chuyên đề
ASEAN định kỳ hàng tuần. Nâng
cấp, cải tiến chuyên mục về ASEAN
trên trang mạng thông tin điện tử Bộ
Ngoại giao trở thành chuyên trang
chung về ASEAN và sự tham gia của
Việt Nam trong ASEAN; có đường
dẫn đến các trang tin về ASEAN của
các Bộ, ngành.
Chính phủ cũng sẽ tổ chức các hội
nghị, hội thảo chuyên đề về ASEAN,
với sự tham gia các các học giả, các
nhà hoạch định chính sách và quản lý
địa phương, doanh nghiệp, thanh niên,
sinh viên và những người Việt Nam
sinh sống, học tập ở nước ngoài; tổ
chức in, ấn, phát hành các ấn phẩm,
sách... phát rộng rãi cho các đối tượng
công chúng cũng như sử dụng trong
hoạt động tuyên truyền đối ngoại tại
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài; phát hành và triển lãm bộ tem
bưu chính với chủ đề về Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015.
tuệ AnH
Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền,
quảng bá ASEAN
Ngày 03/9, Bộ VHTTDL đã ban
hành các Quyết định số: 2995, 2996,
2997/QĐ-BVHTTDL về việc đổi
tên, thành lập một số đơn vị trực
thuộc Bộ, căn cứ theo Nghị định số
76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của
Chính phủ.
Tại Quyết định số 2995/QĐ-
BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL quyết định đổi tên
“Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý
văn hóa, thể thao và du lịch” trực
thuộc Bộ VHTTDL thành “Trường
Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và
du lịch”. Trường Cán bộ quản lý văn
hóa, thể thao và du lịch có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được
mờ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
và Ngân hàng. Hiệu trưởng Trường
Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và
du lịch có trách nhiệm thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định để
Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể
thao và du lịch hoạt động phù hợp
với tên gọi mới và xây dựng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của Trường trình Bộ trưởng
Bộ VHTTDL ký ban hành.
Tại Quyết định số 2996/QĐ-
BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL quyết định thành lập Cục
Công tác phía Nam trực thuộc Bộ
VHTTDL trên cơ sở Cơ quan đại
diện của Bộ tại TP Hồ Chí Minh.
Cục Công tác phía Nam có trách
nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL
ký ban hành.
Tại Quyết định số 2997/QĐ-
BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL quyết định đổi tên Viện
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam trực
thuộc Bộ VHTTDL thành Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam có trách
nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý
theo quy định để Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam hoạt động
phù hợp với tên gọi mới và xây dựng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của Viện trình Bộ trưởng
Bộ VHTTDL ký ban hành.
Các Quyết định trên có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
tHtt
Đổi tên và thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL
Sự kiện vấn đề
5số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
- Ngày 30/8/2013 Bộ VHTTDL
vừa ban hành các Quyết định 2976,
2978, 2979/QĐ-BVHTTDL, về việc
ban hành Quy chế đặt hàng sáng tác
và công bố các tác phẩm văn học
nghệ thuật-lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh; Quy chế đặt hàng sáng tác và
công bố các tác phẩm văn học, nghệ
thuật-lĩnh vực Văn học; Quy chế đặt
hàng sáng tác và công bố các tác
phẩm văn học nghệ thuật-lĩnh vực
Điện ảnh, thực hiện theo Quyết định
số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Tại Quyết định số 2998/QĐ-
BVHTTDL ngày 03/9/2013, Bộ
VHTTDLgiao Nhà hát Nhạc Vũ kịch
Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các
viện văn hóa Châu Âu tại Việt Nam,
Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt
Nam, Viện Goethe tại Hà Nội, Trung
tâm Văn hóa L’espace. Trung tâm văn
hóa Việt Nhật, Đại sứ quán Israel tại
Việt Nam và Hội đồng Anh tại Hà
Nội tổ chức chương trình biểu diễn
nghệ thuật “Múa đương đại-Sự gặp
gỡ Á Âu” từ 26-29/9/2013, tại Nhà
hát Tuổi trẻ Hà Nội.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2999/QĐ-BVHTTDLngày03/9/2013,
giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối
hợp với Tổng cục Thể dục thể thao,
Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Golf Việt
Nam, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam
và các đơn vị liên quan tổ chức Giải
golf “Vô địch Trung niên Châu Á-
Thái Bình Dương”, diễn ra từ
20-23/11/2013 tại sân golf
Montgomerie Links (Quảng Nam).
- Ngày 04/9/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 3007/QĐ-
BVHTTDL, giao Cục Văn hóa cơ sở
chủ trì phối hợp với Sở VHTTDL
tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan
tuyên truyền lưu động Phòng, chống
ma túy năm 2013, tại tỉnh Thái
Nguyên vào tháng 10/2013.
- Tại Quyết định số 3009/QĐ-
BVHTTDL ngày 04/9/2013, giao
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm tổ chức Triển lãm ảnh toàn quốc
chủ đề “Khám phá văn minh sông
Hồng” nhân Năm Du lịch quốc gia
Đồng bằng sông Hồng tại Nhà triển
lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội trong tháng
9/2013, nhằm phổ biến các tác phẩm
nhiếp ảnh tới công chúng Thủ đô.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
3024/QĐ-BVHTTDLngày05/9/2013,
cho phép Bảo tàng Lịch sử quốc gia
phối hợp với Đại sứ quán CHLB Đức
tại Việt Nam tổ chức chương trình
“Ngày hội Đức 2013” nhằm giới
thiệu hình ảnh đất nước, con người,
các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh
tế, khoa học, kỹ thuật Đức tại Việt
Nam. Thời gian từ ngày 15-
16/11/2013 tại Bảo tàng Lịch sử
quốc gia.
- Ngày 05/9/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 3025/QĐ-
BVHTTDL, giao Tổng cục Du lịch,
Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp
với Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh,
Cục Công tác phía Nam, Dự án Phát
triển du lịch bền vững Tiểu vùng sông
Mê Công mở rộng của ADB, Tổng
Công ty Du lịch Sài Gòn-TNHH Một
Thành Viên đón các đoàn Bộ trưởng
Du lịch các nước Campuchia, Lào,
Mianma, Thái Lan và các tổ chức Hội
nghị Bộ trưởng Du lịchACMECS lần
thứ nhất trong khuôn khổ Hội chợ Du
lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh 2013
(ITE HCMC 2013). Thời gian từ 09-
12/9/2013, tại TP Hồ Chí Minh.
tHtt
VăN BảN Mới
Từ 10 đến 12/9 tại Khu Du lịch
Văn Thánh, TP. Hồ Chí Minh, Sở
VHTTDL TP. Hồ Chí Minh phối
hợp Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh
tổ chức Lễ hội “TP. Hồ Chí Minh -
Ngôi nhà của chúng ta”.
Các hoạt động chính sẽ diễn ra
tại lễ hội gồm: Triển lãm hình ảnh
đối ngoại của TP. Hồ Chí Minh qua
các thời kỳ, triển lãm hình ảnh giới
thiệu đất nước, con người Việt Nam
và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là
những dấu ấn lịch sử, các hoạt động
liên doanh, liên kết trong các lĩnh
vực văn hóa, kinh tế-xã hội của
cộng đồng người nước ngoài sinh
sống và công tác tại TP. Hồ Chí
Minh…
Lễ hội còn có các gian hàng
trưng bày trang phục truyền thống
các dân tộc Việt Nam và các nước;
giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống của Thành phố
như: tranh thêu, tranh cát, tranh gạo,
sơn mài, đồ gốm, các mặt hàng từ
gỗ, mây tre lá… Bên cạnh đó, tại Lễ
hội lần này còn có nhiều hoạt động
văn hóa, văn nghệ hấp dẫn khác.
Lễ hội là dịp các nước giới thiệu
và quảng bá những nét đặc trưng về
văn hóa, bản sắc của đất nước mình
cho nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng
như du khách có mặt tại Thành phố
trong dịp này, góp phần tăng cường
mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa
các nước. Thông qua Lễ hội, Việt
Nam cũng có dịp giới thiệu với bè
bạn quốc tế những nét đặc trưng, đa
dạng trong bản sắc văn hóa của đất
nước nói chung và của TP. Hồ Chí
Minh nói riêng.
n.tHAnH
Lễ hội“TP Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”
Sự kiện vấn đề
6 số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
3096/BVHTTDL-GĐ gửi Trung ương
Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc
phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh
vực Gia đình năm 2013.
Thực hiện Kế hoạch công tác gia
đình năm 2013 và triển khai Đề án hỗ
trợ, chăm sóc đời sống văn hoá tinh
thần cho người cao tuổi giai đoạn 2013-
2020, Vụ Gia đình Bộ VHTTDL phối
hợp với Báo Gia đình và Xã hội tổ chức
Diễn đàn “Những kỷ niệm về mái ấm
gia đình của người cao tuổi” trên Báo
Gia đình và Xã hội.
Đây là diễn đàn để người cao tuổi
viết bài chia sẻ, gửi gắm tâm sự về tình
yêu, hôn nhân và gia đình. Nội dung
các bài viết ca ngợi tình yêu thương,
trách nhiệm đối với gia đình, sự thuỷ
chung, hiếu thảo, các giá trị gia phong,
những tấm gương trong phong trào xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc… và phê phán, đấu tranh
với những lối sống, hành vi xấu với đời
sống gia đình của người cao tuổi.
Những bài viết hay, chân thực được
chọn đăng trên Báo Gia đình và Xã hội.
Đối tượng tham gia: Người cao tuổi
là công dân Việt Nam, sinh sống trong
và ngoài nước; với các thể loại: Ký sự,
phóng sự, bài ghi chép, khuyết khích
bài viết gửi kèm theo ảnh.
Điều kiện tham gia: Bài viết cần ghi
đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm: Họ
và tên, tuổi, nơi cư trú hiện nay, điện
thoại liên lạc…
Thời gian nhận bài viết từ nay đến
hết ngày 30/11/2013. Địa chỉ nhận bài
và liên hệ: Báo Gia đình và Xã hội, số
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
(email: toasoangdxh@gmail.com)
Nhuận bút: Bài viết được đăng phù
hợp với quy định của đơn vị tổ chức
sẽ được chi trả nhuận bút theo chế độ
hiện hành. H.Quân
Ngày 05/9/2013, tại Bảo tàng Hùng
Vương, Đảng bộ Sở VHTTDL tỉnh
Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiên
cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các
Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng
Khóa XI tới toàn thể cán bộ đảng viên
đang sinh hoạt trong các Chi bộ trực
thuộc Đảng bộ sở.
Hội nghị đã nghe đồng chí
Nguyễn Ngọc Ân - Bí thư Đảng ủy,
Giám đốc Sở giới thiệu, quán triệt
những nội dung cơ bản của 2 Nghị
quyết, 2 kết luận tại Hội nghị Trung
ương 7 khoá XI gồm: Tăng cường và
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác dân vận trong tình hình mới;
chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường; tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở; một số vấn đề về cải
cách chính sách tiền lương, bảo hiểm
xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công
và định hướng cải cách đến năm
2020. Thông qua hội nghị học tập,
quán triệt và xây dựng kế hoạch hành
động thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XI giúp cấp uỷ và
đảng viên, cán bộ công chức, viên
chức, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
nắm vững những nội dung cơ bản của
các Nghị quyết, kết luận mà Hội nghị
Trung ương 7 khóa XI đã đề ra. Đồng
thời sau khi được học tập tiếp thu các
chuyên đề, Hội nghị đã tiến hành thảo
luận lấy ý kiến để đóng góp vào
chương trình hành động của Đảng bộ
Sở nhằm thực hiện hiệu quả kết luận
Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng
khoá XI, từng bước đưa nội dung các
kết luận mà Hội nghị TW 7 khoá XI
đi vào cuộc sống.
QuácH SinH
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản
yêu cầu giám đốc các sở: Xây dựng,
Quy hoạch Kiến trúc, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch khẩn trương rà soát,
đánh giá, thẩm định danh mục biệt thự
xây dựng trước 1954 để đưa vào quản
lý theo đề án bảo tồn biệt thự cổ ở Hà
Nội. Các tiêu chí đánh giá biệt thự cổ
sẽ dựa trên tiêu chí về giá trị lịch sử,
văn hóa, chính trị; tiêu chí giá trị về
nghệ thuật kiến trúc; tiêu chí giá trị về
quy hoạch, cảnh quan đô thị; tiêu chí
tính nguyên bản; tiêu chí về công
năng, sở hữu, phân loại để đánh giá
nhà biệt thự.
Để việc đánh giá, phân loại đạt
hiệu quả, ngoài việc thành lập hội
đồng thẩm định cấp thành phố,
UBND thành phố Hà Nội cũng quyết
định lập 3 tổ công tác thuộc các đơn
vị được giao trách nhiệm thực hiện
các nội dung rà soát, kiểm đếm toàn
bộ biệt thự xây dựng trước năm 1954
trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây
Hồ, trình hội đồng thẩm định danh
mục biệt thự cần bảo tồn, tôn tạo. Đối
với nhà biệt thự thuộc quyền quản lý
của Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại
giao… thì Sở Xây dựng phải lấy ý
kiến của các đơn vị đó trước khi trình
UBND TP phê duyệt.
n.tHAnH
PhúThọ:QuántriệtnghịquyếtHộinghịlần7BCHTWĐảngKhóaXi
Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013
Hà Nội: Rà soát, thẩm định để bảo tồn biệt thự cổ
Sự kiện vấn đề
7số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số
197/TTr-BVHTTDL ngày 30/8 gửi
Chính phủ phê duyệt Hiệp định về hợp
tác văn hóa giữa Chính phủ các quốc
gia thành viên Hiệp hội các nước Đông
Nam Á và Chính phủ Liên bang Nga
(LB Nga).
Theo Tờ trình, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt nội dung “Hiệp định
về hợp tác văn hóa giữa Chính phủ các
quốc gia thành viên Hiệp hội các nước
Đông Nam Á và Chính phủ Liên bang
Nga” và đồng ý việc Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm cùng với Bộ trưởng Ngoại giao
các quốc gia thành viên Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) ký Hiệp
định này với Bộ trưởng Ngoại giao LB
Nga trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao
ASEAN - Nga lần thứ 2 tổ chức tại Hà
Nội ngày 30/10/2010.
Việc ký kết Hiệp định nói trên là cơ
sở pháp lý tăng cường hợp tác trong
lĩnh vực văn hóa giữa các quốc gia
thành viên ASEAN và LB Nga, góp
phần củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp
tác hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các quốc gia thành viên ASEAN
và Liên bang Nga.
Tờ trình nêu rõ, việc phê duyệt
“Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa
Chính phủ các quốc gia thành viên
Hiệp hội các nước Đông Nam Á và
Chính phủ LB Nga” là cần thiết nhằm
thực hiện Điều 22 của Hiệp định và
Mục 6 Chương II Luật ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế
năm 2005.
Việc thực hiện nội dung của Hiệp
định là nhằm thiết lập một thỏa thuận
khung, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện
cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh
vực văn hóa giữa Việt Nam vàASEAN
với LB Nga. Thực hiện các điều khoản
của Hiệp định sẽ tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam
và LB Nga, đồng thời góp phần thúc
đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, đối
tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam
và LB Nga. Ngoài ra, Hiệp định này
còn nhằm thực hiện các cam kết về hợp
tác trong lĩnh vực văn hóa giữa
ASEAN và LB Nga.
Hiệp định trên không có điều khoản
nào trái với luật, pháp lệnh do Quốc hội
và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành. Do đó, sau khi có hiệu lực, Hiệp
định có thể áp dụng trực tiếp, toàn bộ
mà không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hay ban hành mới văn bản quy
phạm pháp luật trong nước để thực
hiện Hiệp định.
tHtt
Hợp tác văn hóa giữa ASEAN và Liên bang Nga
Ngày 04/9, Bộ VHTTDL đã có
văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường góp ý Đề án Bảo tồn di sản địa
chất phát triển và quản lý mạng lưới
công viên địa chất ở Việt Nam. Theo
đó, sau khi xem xét dự thảo Đề án do
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng
sản lập tháng 4/2013, Bộ VHTTDL
thấy rằng việc xây dựng công viên
địa chất trong giai đoạn hiện nay là
cấp thiết và phù hợp với xu hướng
phát triển bền vững tại Việt Nam và
trên thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện
hơn, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:
Trong số các khu vực có tiềm
năng trở thành di sản công viên địa
chất toàn cầu, có một số khu vực đã
là Di sản thiên nhiên thế giới, di tích,
danh thắng cấp quốc gia, vì thế
những địa điểm này đều được quản
lý chặt chẽ theo quy định của Luật di
sản văn hóa. Đối với danh hiệu Công
viên địa chất toàn cầu, hiện chưa có
Bộ, ngành, cơ quan nào ở Trung
ương được Chính phủ chính thức
giao việc quản lý, hơn nữa, cũng chưa
có văn bản pháp lý cụ thể nào quy
định việc bảo vệ đối với các Công
viên địa chất toàn cầu. Vì vậy, Bộ
VHTTDL thấy rằng để bảo vệ tốt các
địa điểm di sản địa chất này trong
tương lai, trước mắt cần công nhận ở
trong nước với các danh hiệu di tích
- danh lam thắng cảnh cấp quốc gia,
quốc gia đặc biệt hoặc khu du lịch
quốc gia để có cơ sở bảo vệ di sản
trước khi xem xét đề nghị UNESCO
công nhận là Công viên địa chất toàn
cầu. Với những địa điểm đã được
công nhận là Di sản Thiên nhiên thế
giới thì không nên tiếp tục đề nghị
thêm danh hiệu Công viên địa chất
toàn cầu.
Đề nghị làm rõ hơn mục tiêu, nội
dung, sản phẩm dự kiến của các dự
án thành phần (DATP). Theo đó, các
DATP chính là những nội dung cơ
bản và là bộ phân cấu thành chủ yếu
của đế án. Trong khi đề án hiện tại
mới chỉ viết về các DATP còn chưa
rõ về nội dung, khó có thể thuyết
phục trong việc xem xét, dự toán Đề
án, đồng thời chưa thể làm rõ tầm
quan trọng của đề án.
Về dự toán chi tiết: Đề nghị cần
làm rõ nội dung của các DATP, đồng
thời có dự toán chi tiết cho từng
DATP. Dự toán của cả Đề án chỉ là
tổng hợp của các DATP.
H.P
Góp ý Đề án Bảo tồn di sản địa chất phát triển và quản lý
mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam
8 số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 2952/QĐ-BVHTTDL ngày
29/8 về việc phê duyệt điều chỉnh nội
dung Dự án “Xây dựng Trạm vệ tinh
của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá
phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại
Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt
Nam tại TP. Hồ Chí Minh”. Theo đó,
Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt
điều chỉnh nội dung Dự án “Xây dựng
Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di
sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt
Nam tại Phân viện Văn hoá nghệ thuật
Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” với các
nội dung chủ yếu sau:
Điều chỉnh quy mô và yêu cầu về
thiết bị tại mục 7, Điều 1 của Quyết
định số 4221/QĐ-BVHTTDL ngày
31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL về việc phê duyệt Dự án
“Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân
hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể
các dân tộc Việt Nam tại Phân viện
Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại TP.
Hồ Chí Minh” (sau đây gọi chung là
Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL).
Cụ thể: Giữ nguyên cấu hình thiết
bị tại mục 7, Điều 1 của Quyết định số
4221/QĐ-BVHTTDL. Bổ sung hạng
mục, cải tạo, sửa chữa Nhà làm việc
của Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt
Nam tại số 02 Trần Quý Khoách, quận
1, TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo các
phòng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định. Điều chỉnh phương thức quản lý
dự án. Giữ nguyên tổng mức đầu tư là
13 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát
triển thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia về văn hoá giai đoạn 2012-2015.
Giữ nguyên các nội dung khác theo
đúng Quyết định số 4221/QĐ-
BVHTTDL. Quyết định này bổ sung
cho Quyết định số 4221/QĐ-
BVHTTDL ngày 31/10/2012 của Bộ
trưởng Bộ VHTTDL. Đ.n
Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa
phi vật thể các dân tộc Việt Nam
Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản
số 3139/BVHTTDL-DSVH ngày 29/8
gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việc
thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ngoại
thất khu di tích công bố ngày Thương
binh-Liệt sỹ toàn quốc (ngày
27/7/1974), Thái Nguyên. Theo đó,
phúc đáp Công văn số 1514/UBND-
VX ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh
Thái Nguyên đề nghị thoả thuận Dự án
tu bổ, tôn tạo ngoại thất Khu di tích Địa
điểm công bố ngày Thương binh-Liệt
sỹ toàn quốc (ngày 27/7/1974), xóm
Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL có ý
kiến như sau: Thoả thuận Dự án tu bổ,
tôn tạo ngoại thất khu di tích Địa điểm
công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ
toàn quốc (ngày 27/7/1974), bao gồm
các hạng mục: Đường vào khu di tích
với 06 khối mỹ thuật; cổng tứ trụ đá với
các phù điêu; ngoại thất Nhà tưởng
niệm; giếng; lan ca đá hồ sen; lầu hoá
vàng; cây hương đá; phương án lát sân
vườn; điện chiếu sáng; bổ sung mới
đường dành cho người khuyết tật.
Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề,
cần cân nhắc vị trí của các phù điêu và
UBND tỉnh Thái Nguyên cần thành lập
Hội đồng để thẩm định nội dung và
thẩm mỹ của các phù điêu và khối mỹ
thuật. Sân phía trước Nhà tưởng niệm
nên lát đá có kích thước lớn và tạo mạch
để cỏ mọc. Lầu hoá vàng nên xây bằng
bê tông và gạch, không nên làm bằng đá
đồng thời nghiên cứu cấu tạo bể hoá
vàng để đảm bảo sử dụng được tốt nhất.
Bổ sung nội dung đánh giá tình
trạng kỹ thuật trên bản vẽ hiện trạng và
ghi chú giải pháp tu bổ, tôn tạo trên bản
vẽ các hạng mục, bản vẽ hiện trạng,
đánh số thứ tự hạng mục lầu hoá vàng
và cây hương đá, trang trí trên đỉnh
cổng tứ trụ đá. Thống nhất tên gọi giữa
thuyết minh bản vẽ hiện trạng và bản
vẽ tu bổ hạng mục hồ sen.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh
Thái Nguyên chỉ đạo cơ quan liên quan
chỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ dự án và
triển khai các bước tiếp theo theo quy
định hiện hành. H.P
Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích công bố
ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc, Thái Nguyên
Bộ VHTTDL đã có Văn bản số
3122/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8
gửi Văn phòng Chính phủ về việc điều
chỉnh thời gian tổ chức Festival Đờn ca
tài tử lần thứ nhất tại tỉnh Bạc Liêu.
Theo đó, văn bản nêu rõ: Căn cứ
tình hình thực tế của địa phương, Bộ
VHTTDL nhất trí với đề nghị của
UBND tỉnh Bạc Liêu về việc lùi thời
gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử lần
thứ nhất tại Bạc Liêu sang năm 2014.
Về đề xuất cho tổ chức Lễ đón bằng
vinh danh của UNESCO đối với Đờn
ca tài tử, Hồ sơ di sản văn hoá phi vật
thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
sẽ được UNESCO quyết định tại kỳ
họp của Uỷ ban Liên chính phủ về bảo
vệ di sản văn hoá phi vật thể vào đầu
tháng 12/2013 nên việc đón bằng sẽ
xem xét sau khi Đờn ca tài tử được
chính thức vinh danh. Đ.n
Lùi thời gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử tại Bạc Liêu
9số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Tiêu chí đối với tác phẩm: Đầu tư
đặt hàng sáng tác kịch bản và sản xuất,
công bố 02 bộ phim truyện, 02 bộ phim
tài liệu và 01 bộ phim hoạt hình đề tài
chiến tranh cách mạng, giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1930-1975.
Đây là những tác phẩm có giá trị cao về
nội dung tư tưởng và nghệ thuật, có ý
nghĩa lớn trong công tác giáo dục, tuyên
truyền cho nhiều tầng lớp nhân dân về
truyền thống hào hùng của dân tộc Việt
Nam. Những bộ phim này nhằm: khơi
gợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào
dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
Tiêu chí đối với tác giả: Các nhà
biên kịch điện ảnh, nhà văn có uy tín và
kinh nghiệm, vốn sống; tác giả là những
người đã từng có tác phẩm văn học,
kịch bản thành công về đề tài chiến
tranh cách mạng (trong phạm vi Đề án
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt);
tác giả là người có năng lực chuyên
môn tốt để sáng tác, hoàn thiện được tác
phẩm đạt chất lượng cao về nội dung tư
tưởng và nghệ thuật, đảm bảo tính khả
thi để sản xuất phim; các nhà biên kịch
trẻ, nhà văn trẻ có năng lực sáng tạo; có
nhận thức đúng đắn, có cái nhìn mới mẻ
về đề tài truyền thống đấu tranh cách
mạng của dân tộc, mong muốn cống
hiến cho điện ảnh những tác phẩm
mang giá trị tư tưởng nhân văn, hấp dẫn
và tác động tốt tới công chúng.
Cơ sở được giao sản xuất phim đặt
hàng: Là cơ sở năng động, có kinh
nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất để
hoàn thành dự án tốt nhất; (có thể huy
động thêm nguồn vốn sản xuất từ các
tổ chức, cá nhân - tính điểm cộng); có
uy tín để thu hút được nghệ sĩ giỏi về
chuyên môn tham gia sáng tạo và sản
xuất phim; phải tiếp thu ý kiến của Hội
đồng trong quá trình sản xuất phim;
phải hoàn thành bộ phim theo yêu cầu
của cơ sở đặt hàng. Đ.n
Quychếđặthàngsángtác… (Tiếp theo trang 1)
Tại Văn bản số 3121/BVHTTDL-
DSVH ngày 28/8 của Bộ VHTTDLgửi
UBND tỉnh Phú Yên về việc lập dự án
bảo quản, tu bổ thắng cảnh Gành Đá
Đĩa, tỉnh Phú Yên, Bộ VHTTDL thống
nhất với đề nghị của UBND tỉnh Phú
Yên về chủ trường lập Dự án bảo quản,
tu bổ thắng cảnh Gành Đá Đĩa để bảo
tồn và phát huy giá trị cũng như phục vụ
nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Phú
Yên. Nội dung Dự án cần xác định là
một Dự án thành phần nằm trong Quy
hoạch thắng cảnh Vịnh Xuân Đài và
thắng cảnh Gành Đá Đĩa đã được Bộ
VHTTDL đồng ý về mặt chủ trương tại
Công văn số 2667/BVHTTDL-DSVH
ngày 19/7/2013.
Về kinh phí, thông qua nguồn vốn
sự nghiệp của Chương trình mục tiêu
quốc gia về văn hoá từ năm 2007-2012
đã hỗ trợ để bảo tồn cấp thiết cho di
tích là: 1,3 tỷ đồng, do đó đề nghị
UBND tỉnh Phú Yên chủ động bố trí từ
ngân sách địa phương và huy động các
nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện
Dự án.
Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực
hiện Dự án phải tuân theo quy định tại
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,
phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa,
danh lam thắng cảnh và Thông tư số
18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012
của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích.
H.P
Phú Yên: Bảo quản, tu bổ, thắng cảnh Gành Đá Đĩa
Dự án bảo tồn 5 ngôi nhà cổ Đường
Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và khôi phục
hầm trú ẩn ở khách sạn Sofitel Legend
Metropole (Hà Nội) đã được Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương trao “Giải
thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013”.
Theo thông tin từ UNESCO, giải thưởng
được lựa chọn bởi các chuyên gia bảo
tồn quốc tế từ khắp nơi trên thế giới.
Những giải thưởng này chia ra làm 3
hạng mục: Giải đặc biệt, giải xuất sắc và
giải danh dự. Theo đó, việc bảo tồn làng
cổ Đường Lâm và khôi phục hầm trú ẩn
tại Khách sạn Metropole Hà Nội lần lượt
đoạt giải xuất sắc và giải danh dự.
Theo các chuyên gia UNESCO,
thành quả của dự án bảo tồn nhà cổ ở
Đường Lâm chính là nỗ lực khôi phục
thành công 5 ngôi nhà được lựa chọn
trong làng cổ Đường Lâm nhằm giới
thiệu giá trị của kiến trúc bằng gỗ bản địa
ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh
kiến trúc gỗ cổ Việt đang ngày càng bị
đe dọa bởi sự xuống cấp, bị bỏ hoang và
thậm chí là mất mát giá trị vĩnh viễn. Các
chuyên gia của UNESCO đánh giá:
Làng cổ Đường Lâm trở thành một mô
hình đáng chú ý cho những nỗ lực bảo
tồn tại các vùng nông thôn khác ở Việt
Nam trong tương lai.
Cùng với làng cổ Đường Lâm, việc
khôi phục hầm trú ẩn tại khách sạn
Metropole cũng được UNESCO đánh
giá cao. Các chuyên gia UNESCO cho
biết: Dự án đã tiết lộ thêm một lớp trong
lịch sử phong phú của khách sạn này,
qua đó chứng minh đây là một trong
những tòa nhà di sản đáng chú ý nhất của
Hà Nội.
n.tHAnH
HaidựánbảotồndisảnvănhóaViệtNam
đoạtgiảithưởngcủaUNESCO
Sự kiện vấn đề
10 số 1041 l 12.9.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có văn bản số
3158/TB-BVHTTDL thông báo kết
luận của Thứ trưởng HồAnh Tuấn - Uỷ
viên Thường trực Ban Chỉ đạo nhà
nước về du lịch tại buổi làm việc với
đồng chí Ngô Hoà - Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-
Huế - Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du
lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc triển
khai Kết luận của đồng chí Nguyễn
Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ
- Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du
lịch về Hội nghị trực tuyến toàn quốc
về cải thiện môi trường du lịch Việt
Nam tại Thông báo số 221/TB-VPCP
ngày 26/6/2013.
Nội dung kết luận nêu rõ, Thừa
Thiên - Huế là địa phương có thế mạnh
về du lịch di sản, có thương hiệu về
Festival Huế, thời gian qua mặc dù còn
gặp khó khăn do Cảng hàng không Phú
Bài tạm thời đóng cửa sửa chữa, nhưng
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp
thời của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế,
sự chủ động của các ngành chức năng,
sự nỗ lực vượt khó của các doanh
nghiệp du lịch và Ban quản lý các khu,
điểm du lịch trên địa bàn, du lịch Thừa
Thiên-Huế tiếp tục có sự tăng trưởng,
tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình môi
trường du lịch vẫn còn nạn chèo kéo,
đeo bám khách du lịch.
Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh
Thừa Thiên-Huế duy trì nề nếp làm
việc, hoạt động, chỉ đạo kịp thời những
khó khăn, vướng mắc và phát huy lợi
thế để phát triển du lịch Thừa Thiên-
Huế phù hợp với hoàn cảnh thực tế,
bước đầu đã chỉ đạo triển khai có Kết
luận của Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ
đạo nhà nước về du lịch tại Thông báo
số 221/TB-VPCP ngày 26/6/2013
Giao các đơn vị: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, đề xuất
bổ sung hành vi, chế tài xử lý các hành
vi xâm hại môi trường và an toàn của
khách du lịch theo hướng tăng mức xử
phạt tại dự thảo Nghị định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao
và du lịch và liên hệ với các cơ quan
chức năng để hoàn thiện các thủ tục,
báo cáo lãnh đạo Bộ trước 05/9/2013.
Tổng cục Du lịch nghiên cứu đề xuất
hướng dẫn việc thành lập, hoạt động
Trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại các
địa phương (mô hình, vị trí, chức năng,
cơ chế tài chính, cơ chế phối hợp…)
trên cơ sở kinh nghiệm của thành phố
Đà Nẵng, thành phố Hà Nội; nghiên
cứu đề xuất hướng dẫn khuyến khích,
tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát
triển du lịch từ nguồn đóng góp của các
chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch,
nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài để hỗ
trợ hoạt động của Trung tâm hỗ trợ
khách du lịch theo quy định, báo cáo
lãnh đạo Bộ trước 30/9/2013.
Đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế: Tiếp
tục có Kế hoạch cụ thể triển khai Kết
luận của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân
- Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng
Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tại
Thông báo số 221/TB-VPCP ngày
26/6/2013; tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định liên
quan về du lịch trong đợt nghỉ lễ Quốc
khánh (02/9). Xây dựng đề án đảm bảo
môi trường du lịch trên địa bàn. Tập
trung cải thiện tình hình đeo bám khách
du lịch tại quanh khu vực bến xe
Nguyễn Hoàng, Đại Nội, Lăng Tự Đức,
Lăng Minh Mạng, khu vực Tượng
Quán Thế Âm…
Nghiên cứu đề án xây dựng sản
phẩm du lịch mới, củng cố hoàn thiện
sản phẩm du lịch đã có, chuẩn bị
Festival Huế 2014; sớm nghiên cứu
thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du
lịch; tập trung xây dựng và hoàn thành
hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm
bảo môi trường phục vụ khách du lịch
tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện báo cáo kết quả
về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo
Bộ trưởng trước ngày 30/11/2013.
t.HợP
Sáng 06/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã có
buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh
Sóc Trăng về tình hình thực hiện một số
dự án đầu tư xây dựng ngành văn hóa,
thể thao và du lịch năm 2014.
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí
Nguyễn Tánh, Giám đốc Sở VHTTDL
tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian
qua, công tác văn hóa, thể thao và du
lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt được những
kết quả quan trọng, qua đó góp phần
tuyên truyền chủ trương chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với
nhân dân; nhiều hoạt động văn hóa văn
nghệ, triển lãm, thể dục thể thao và du
lịch được tổ chức sôi nổi, thiết thực phục
vụ các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm,
phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của
bà con vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc...
Cũng tại buổi làm việc, đồng chí
Nguyễn Tánh đã báo cáo Thứ trưởng
tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch năm 2014 như: Dự án xây dựng
Tượng đài chiến thắng Chi khu Ngã
Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng
Sự kiện vấn đề
11số 1041 l 12.9.2013
Sự kiện vấn đề
Tọa đàm khoa học 70 năm tác
phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã diễn ra sáng 06/9, tại
Hà Nội, do Ban Tuyên giáo Trung
ương phối hợp với Bộ VHTTDL và
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội
Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
đã tham dự Tọa đàm.
Hơn 30 tham luận được trình bày
và gửi tới Tọa đàm, một lần nữa khẳng
định giá trị to lớn về nội dung tư
tưởng, nghệ thuật, ngôn ngữ, tính nhân
văn và sức sống trường tồn của tập thơ
“Nhật ký trong tù”. “Nhật ký trong tù”
là bộ sử thi về thế giới tâm hồn và
nhân cách Hồ Chí Minh; là một tấm
gương đẹp, sáng ngời của một chiến sỹ
kiên cường chiến đấu cho lý tưởng độc
lập, tự do của dân tộc. Tác phẩm thể
hiện một ý chí, một nghị lực phi
thường, chinh phục hoàn cảnh, vượt
lên hoàn cảnh; là tình yêu thương vô
hạn con người, chia sẻ, giúp đỡ con
người… Các tham luận cũng đi sâu
phân tính những nét mới, tính hiện đại
trong thơ của Hồ Chí Minh; vị trí của
“Nhật ký trong tù” trong toàn bộ Di
sản Hồ Chí Minh…
“Nhật ký trong tù” là tập thơ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 133 bài
thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ
tuyệt, được Bác sáng tác trong khoảng
thời gian bị giam giữ vô cớ từ ngày
25/8/1942 đến ngày 19/9/1943. “Nhật
ký trong tù” không chỉ có ý nghĩa văn
chương sâu sắc mà là tài sản vô giá
trong di sản văn hóa của dân tộc Việt
Nam, đặc biệt từ khi tác phẩm được
dịch ra tiếng Việt, phát hành rộng rãi
năm 1960, lan tỏa và thấm sâu vào đời
sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm đã
được các tầng lớp nhân dân cả nước
đón đọc, trở thành món ăn tinh thần
của mỗi người dân đất Việt, được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường. Tác
phẩm không chỉ được phổ biến sâu
rộng ở trong nước, mà còn được đánh
giá cao và giới thiệu bằng nhiều thứ
tiếng trên thế giới: Anh, Bồ Đào Nha,
Đức, Hàn Quốc, Myanmar, Nga, Nhật
Bản, Pháp, Rumani, Séc, Trung Quốc,
Tây Ban Nha.
Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí
Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Là tập
nhật ký bằng thơ, ghi chép lại những
sự việc hàng ngày, “Nhật ký trong tù”
chẳng những là một văn kiện lịch sử
vô giá về một giai đoạn cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, mà
còn là một tác phẩm văn học lớn, là
bức chân dung tự họa bằng thơ của
người chiến sỹ cộng sản Hồ Chí Minh,
nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. “Nhật ký
trong tù” thể hiện lòng yêu nước cháy
bỏng, yêu nhân dân, yêu đồng loại,
thương cảm đến tận cùng những cảnh
đời bất hạnh. Tác phẩm thể hiện tinh
thần cách mạng, ý chí gang thép của
Hồ Chí Minh, là nhân cách, phong
thái, tinh thần, ý chí, nghị lực, sự tiên
đoán, tính trào lộng, tính triết lý; là tinh
thần tự do cao cả, thể hiện trong thái
độ, khí phách, cách ứng xử, lối sống
của một con người mà gông cùm, song
sắt nhà tù không thể trói buộc, không
khóa nổi lời thơ, không ngăn được
những rung động tâm hồn tinh tế trước
thiên nhiên, tạo vật; là lòng nhân ái bao
la đối với con người. Và trên hết,
“Nhật ký trong tù” thể hiện nhất quán
tư tưởng đấu tranh cho tự do của con
người; là niềm mong mỏi giải phóng
đất nước, khát vọng thiết tha giành độc
lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân.
Qua thời gian, từ khi tác phẩm ra đời,
“Nhật ký trong tù” luôn có sức cuốn
hút, lan tỏa kỳ diệu.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị,
“Nhật ký trong tù” cần được chuyển
tải bằng nhiều hình thức khác nhau
như: Sách điện tử, qua nghệ thuật biểu
diễn, điện ảnh, nghệ thuật thư pháp,
mỹ thuật, âm nhạc, để giới thiệu và
truyền bá sâu rộng hơn nữa những giá
trị bất hủ của tác phẩm.
Yến nHi
Tọa đàm 70 năm tác phẩm“Nhật ký trong tù”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm huyện Ngã Năm; Dự án tôn tạo,
nâng cấp di tích lịch sử đình HòaTú; Dự
án Nhà thi đấu tổng hợp Thể dục thể
thao tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, kiến
nghị Bộ VHTTDL hỗ trợ kinh phí đầu
tư năm 2014 để xây dựng các dự án này.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao
những kết quả ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đạt được
trong thời gian qua. Thứ trưởng nhấn
mạnh, Sóc Trăng là địa phương nghèo
nhưng có nền văn hóa đa dạng, là nơi
sinh sống của cộng đồng người Kinh,
Khmer và người Hoa. Cùng với đó là sự
phong phú, đặc sắc về các lễ hội truyền
thống dân tộc như đua Ghe Ngo, Nghệ
thuật Dù Kê… Do đó việc gìn giữ, bảo
tồn phát huy các giá trị văn hóa, nghệ
thuật chính là góp phần vào phát huy
tinh thần đoàn kết cộng đồng dân cư.
Đối với các kiến nghị của Tỉnh, Thứ
trưởng đề nghịTỉnh cần bám sát và thực
hiện tốt yêu cầu của Bộ trưởng tại
Thông báo số 1209/TB-BVHTTDL
ngày 08/4/2013; lưu ý Tỉnh cần tăng
cường quy hoạch xếp hạng di tích hiện
có, vì hiện nay trên địa bàn Tỉnh mới có
26 di tích cấp tỉnh và 08 di tích quốc gia.
t.HợP
Sự kiện vấn đề
12 số 1041 l 12.9.2013
Chào mừng ngày sân khấuViệt Nam
(12/8 âm lịch), đêm 05 và 06/9, tạiTrung
tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang, Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang
phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu
Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức
chương trình giao lưu các đoàn nghệ
thuật Cải lương khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
Chương trình giao lưu có sự tham gia
của gần 50 nghệ sĩ đến từ Đoàn nghệ
thuật Cải lương Hương Tràm, Đoàn
nghệ thuật Cải lương Cao Văn Lầu,
Đoàn văn công Đồng Tháp, Đoàn nghệ
thuật cải lươngTây Đô, Đoàn nghệ thuật
cải lương nhân dân tỉnh Kiên Giang và
Câu lạc bộ Cải lương Chi hội Sân khấu
Việt Nam tỉnh Kiên Giang.
Đây là lần thứ hai, tỉnh Kiên Giang
tổ chức hoạt động giao lưu nghệ thuật
sân khấu Cải lương. Qua đó, nhằm tạo
điều kiện cho các đoàn trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau và hơn hết là góp
phần gìn giữ nét đặt sắc văn hóa của
nghệ thuật Cải lương. Bên cạnh đó,
chương trình giao lưu còn đưa nghệ
thuật sân khấu nói chung, sân khấu Cải
lương nói riêng đến gần hơn với công
chúng. Chương trình giao lưu nghệ thuật
sân khấu nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn
những giá trị truyền thống, đặc biệt là
sân khấu Cải lương. Qua đây Ban Tổ
chức mong muốn đưa loại hình nghệ
thuật này đến với công chúng nhiều hơn,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo, góp phần tạo nên đời sống tinh
thần phong phú lành mạnh.
Chương trình giao lưu đem đến các
vở diễn đạt giải cao tại liên hoan nghệ
thuật sân khấu Cải lương toàn quốc như
vở diễn: Chớp biển, Một phút một đời,
Lối về, Món nợ vùng ven, Giọng hò
Đồng Tháp, Dòng nhớ. K.Hoàn
KiênGiang:Giaolưunghệthuậtsânkhấu
cảilươngđồngbằngsôngCửuLong
Tối 07/9, tại thành phố Long
Xuyên (tỉnh An Giang) đã diễn ra lễ
khai mạc Liên hoan văn nghệ, thể
thao quần chúng và triển lãm ảnh xây
dựng đời sống văn hóa nông thôn
mới khu vực miền Nam - năm 2013.
Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch phối hợp với UBND
tỉnh An Giang tổ chức với sự tham
gia của 14 đoàn văn nghệ, thể thao
quần chúng các tỉnh, thành phố phía
Nam.
Liên hoan văn nghệ có sự tham
gia của hầu hết các đoàn văn nghệ
quần chúng các tỉnh, thành phố phía
Nam như: thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, An
Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,
Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Tây Ninh… Trong khuôn
khổ Liên hoan, trên 300 diễn viên của
các đoàn tham gia biểu diễn văn nghệ
phục vụ bà con vùng nông thôn tại
các huyện Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh
Biên, Phú Tân thuộc tỉnh An Giang.
Cùng với biểu diễn văn nghệ, các
đoàn còn tham gia thi đấu 4 môn thể
thao quần chúng, gồm: bóng đá, đẩy
gậy, cầu lông, kéo co.
Trong những ngày diễn ra Liên
hoan, gần 200 bức ảnh với chủ đề
xây dựng đời sống văn hóa nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh An Giang cũng
được trưng bày.
M.cường
Liên hoan văn nghệ, thể thao xây dựng đời sống văn hóa
nông thôn mới khu vực miền Nam 2013
Ngày 03/9, UBND tỉnh Bình Định,
Sư đoàn 3 Sao Vàng, Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư - Phát triển
Việt Nam (BIDV) và huyện Hoài Ân, đã
tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình
di tích lịch sử Núi Chéo, tại xã Ân
Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc
hội cùng đông đảo cán bộ và nhân dân
địa phương đã tham dự.
Khu di tích lịch sử Núi chéo được
UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử
cấp tỉnh ngày 25/3/2012. Đây là nơi bộ
đội chủ lực Sư đoàn 3 Sao Vàng phối
hợp với quân dân địa phương tiêu diệt
nhiều sinh lực địch, bảo vệ vùng giải
phóng Hoài Ân suốt thời kỳ từ năm
1968 -1972.
Khu di tích được quy hoạch xây
dựng trên tổng diện tích khoảng 6 ha với
số vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng, bằng
nguồn vốn xã hội hóa; trong đó khu chức
năng có diện tích 1,5 ha với các hạng
mục như sân hành lễ, nhà lưu niệm, nhà
bia, nhà tiếp đón… Ngoài ra, tại đỉnh núi
còn có bia tưởng niệm ghi lại các trận
đánh lịch sử ở Núi Chéo. Dự kiến công
trình hoàn thành trước ngày 02/9/2015,
hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành
lập Sư đoàn 3 Sao Vàng.
Việc xây dựng khu di tích lịch sử Núi
Chéo nhằm giáo dục truyền thống cách
mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời thể hiện
sự tri ân của cán bộ và cựu chiến binh Sư
đoàn 3 Sao Vàng anh hùng đối với đồng
đội đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh
anh dũng trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, góp phần giải phóng hoàn
toàn huyện Hoài Ân (huyện đầu tiên của
miền Nam) vào ngày 19/4/1972.
M.HạnH
Khởi công xây dựng khu di tích lịch sử Núi Chéo - Bình Định
Sự kiện vấn đề
13số 1041 l 12.9.2013
Ngày 07/9, Sở VHTTDL các tỉnh
Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh đã ký bản liên kết phát triển tuyến,
điểm du lịch cụm duyên hải phía Đông
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến
Tre được bầu là cụm trưởng, có vai trò
điều phối các hoạt động phát triển du lịch
của cụm, gồm 4 tỉnh nói trên, đến tháng
9/2014 sẽ bàn giao cho Vĩnh Long.
Các tỉnh trong cụm liên kết với các
nội dung sau: hợp tác, đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, trao đổi kinh
nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch;
xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch
chung của 4 tỉnh, tăng cường kêu gọi
các nhà đầu tư lớn đến đầu tư các dự án
du lịch tại địa phương; thông tin xúc tiến
quảng bá du lịch; xây dựng chương trình
xúc tiến du lịch chung của 4 tỉnh; phối
hợp, định hướng xây dựng sản phẩm
đặc thù của từng tỉnh; liên kết nối tuyến,
tour du lịch của các doanh nghiệp du
lịch lữ hành của 4 tỉnh nhằm tạo nhiều
sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng,
kéo dài thời gian lưu trú của du khách…
Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đông
đồng bằng sông Cửu Long ( Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh ) nằm
dọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ 60. Ngoài
ra, còn có Quốc lộ 57, nối Bến Tre -
Vĩnh Long, là cửa ngõ theo đường bộ đi
các tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu
Long đối với khách du lịch. Hiện nay,
phần lớn khách du lịch quốc tế đến đồng
bằng sông Cửu Long tập trung tại cụm
duyên hải phía Đông.Theo thống kê của
Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu
Long, khách du lịch quốc tế đến cụm
chiếm tới 69,2% toàn vùng, trong khi
lượng khách du lịch nội địa chỉ chiếm
28% toàn vùng.
Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đông
đồng bằng sông Cửu Long có nhiều di
tích lịch sử, văn hóa kết hợp với du lịch
sinh thái, là thế mạnh để phát triển du
lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở địa phương. Việc liên kết
hoạt động du lịch giữa 4 tỉnh sẽ tạo điều
kiện để mỗi địa phương phát huy thế
mạnh, sản phẩm du lịch sẽ phong phú,
đa dạng hơn qua việc nối dài tuyến du
lịch, đồng thời khắc phục những hạn
chế, yếu kém.
HồtHAnH
Liên kết phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tối 09/9, tại Hà Nội, Liên hoan các
vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ đã
chính thức khai mạc. Đây là một trong
các hoạt động chào mừng Ngày Sân
khấu Việt Nam, đồng thời là sự kiện
được tổ chức nhân Kỷ niệm 25 năm
Ngày mất của ông. Liên hoan diễn ra từ
09/9 đến 16/9, với sự tham gia của 08
nhà hát, biểu diễn các tác phẩm của Lưu
Quang Vũ.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, NSND Lê
Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân
khấu Việt Nam khẳng định: Đây là lần
đầu tiên một liên hoan lớn của giới sân
khấu tổ chức để tôn vinh giá trị nghệ
thuật các vở diễn của tác giả Lưu Quang
Vũ. Liên hoan nhằm tiếp tục khơi dậy và
tỏa sáng, truyền cảm cho tới lớp nghệ sĩ
trẻ hôm nay say mê sáng tạo và cống
hiến cho nghệ thuật sân khấu phát triển
nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII và Nghị quyết 23 của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và
phát triển văn học, nghệ thuật trong thời
kì mới.
Ngay trong đêm Khai mạc, công
chúng đã được thưởng thức vở kịch
“Ông không phải bố tôi” do các diễn
viên Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng và
biểu diễn. Tác phẩm thể hiện rõ phong
cách và tư tưởng của nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ, cảnh báo sự xuống cấp đạo
đức trong xã hội khi giá trị đồng tiền lên
ngôi. Vở diễn đã hấp dẫn liên tục từ đầu
đến cuối. Về nội dung, cách giải quyết
mâu thuẫn của vở kịch, càng về sau tính
nhân văn càng sâu sắc. Từ những đối
nhân xử thế, quan hệ bố con, quan hệ
gia đình… người ta cứ tưởng nó sẽ đi
tới tiêu cực nhưng vở kịch lại có một
cái kết nhân văn.
Các vở diễn tham gia Liên hoan lần
này gồm: Mùa hạ cuối cùng, Lời thề
thứ chín (Nhà hát Tuổi Trẻ); Ông không
phải là bố tôi, 2000 ngày oan trái (Nhà
hát Kịch Hà Nội); Điều không thể mất
(Nhà hát Kịch Quân đội); Nàng Sita,
Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo Hà
Nội); Hồn Trương Ba da hàng thịt (Nhà
hát Kịch Việt Nam); Điều không thể
mất (Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế);
2000 ngày oan trái (Đoàn cải lương Hải
Phòng); Ai là thủ phạm (Đoàn kịch
Nam Định). tuệ AnH
Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ
Nét mới của Lễ hội năm nay là Liên
hoan rối nước tỉnh Hải Dương lần thứ
IV hứa hẹn nhiều tiết mục đặc sắc của
các phường rối nước giàu truyền thống
trong toàn tỉnh; là những cuộc so tài
nảy lửa trong giải bơi chải toàn tỉnh
được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội…
Lễ hội không chỉ góp phần quảng
bá hình ảnh con người Hải Dương,
nâng cao hơn nữa nhận thức của các
cấp chính quyền, tổ chức xã hội, nhân
dân trong và ngoài tỉnh về giá trị lịch
sử, văn hóa của khu di tích, mà từ đó
khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách
nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa; Duy trì và
phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng
của nhân dân và du khách đối với các
giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu
di tích.
Đ.n
Lễhộimùathu... (Xem tiếp trang 2)
Sự kiện vấn đề
14 số 1041 l 12.9.2013
Sự kiện vấn đề
Liên hoan các trường sân khấu
quốc tế lần thứ nhất
Tối 05/9, Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần
thứ nhất, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Bộ
VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu và một số
trường sân khấu, nhà hát kịch tổ chức đã khai mạc tại
trường múa thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Đặng Thị
Bích Liên đã đến dự.
Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên cho rằng, Liên hoan là cơ hội quý báu cho Việt Nam
trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
đào tạo ngành sân khấu và cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm
về chuyên môn giữa những người làm sân khấu Châu Á.
Thông qua liên hoan lần này, các sinh viên, giảng viên Việt
Nam sẽ sáng tạo ra những tác phẩm đầy cảm hứng, thu hút
sự quan tâm của khán giả trong nước và quốc tế.
Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần thứ nhất thu
hút gần 120 đại biểu và sinh viên đến từ 15 trường đào tạo
sân khấu nổi tiếng của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như:
Trung tâm Kịch nghệ Quốc giaAustralia; Trường Sân khấu
Đại học Wollongong -Australia; Học viện Sân khấu Thượng
Hải - Trung Quốc; Học Viện Sân khấu Quốc gia - Trung
Quốc; Viện Nghệ thuật Yogyakarta - Indonesia… Phía Việt
Nam có sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ các sân khấu công
lập và xã hội hóa, các giảng viên, sinh viên từ các trường
nghệ thuật ở TP Hồ Chí Minh như: Trường ĐH Sân khấu -
Điện ảnh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Đào tạo chuyên
nghiệp và giao lưu quốc tế ngành Sân khấu biểu diễn…
Ban Tổ chức đã lựa chọn 10 vở diễn tham gia chính thức
trong Liên hoan. Ngoài ra trong khuôn khổ Liên hoan sẽ
diễn ra các buổi thực hành chuyên môn về dàn dựng, biểu
diễn, sáng tác, kỹ năng hình thể, tiếng nói sân khấu.
P.V
Liên hoan phim Đức
tại Thái Nguyên
Từ 06 đến 08/9, tại Rạp chiếu bóng Nhân dân tỉnh Thái
Nguyên đã diễn ra Liên hoan phim Đức do Viện Goethe
(Việt Nam) tổ chức. Chương trình được tổ chức tại 6 tỉnh
trong cả nước và là lần đầu tiên Liên hoan diễn ra tại tỉnh
Thái Nguyên.
Khán giả Thái Nguyên có cơ hội trải nghiệm với những
bộ phim mới nhất của Đức và khám phá đất nước xinh đẹp
này qua màn ảnh bằng những bộ phim đã từng rất thành
công như: Kinh cầu cho một người bạn; Vincent Will muốn
ra biển; Barbara... Nội dung các phim được chiếu tại Liên
hoan chủ yếu đề cập đến gia đình, lòng khoan dung, tự do,
tình bạn. Đây là những bộ phim xuất sắc của các đạo diễn
tên tuổi của Đức như Ralf Huettner, Leo Khasin, Cyril Boss,
Philipp Stennert…; dàn diễn viên nổi tiếng như Nina Hoss,
Ronald Zegrefld, Rainer Bock, Florian David Fitz… Đặc
biệt, Liên hoan còn trình chiếu 2 bộ phim dành cho thiếu nhi
là “Ngôi nhà của những con cá sấu” và “Hội nghị các loài
thú” hứa hẹn sẽ mang đến cho các em thiếu nhi sự hấp dẫn
và thú vị.
Liên hoan được tổ chức để hướng tới kỷ niệm 38 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức
(23/9/1975 - 23/9/2013) và kỷ niệm Ngày thống nhất nước
Đức 3/10/1990.
Đức MinH
Tuần lễ phim Nhật Bản
mùa Thu 2013
Nhân dịp kỷ niệm Năm quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản
và Việt Nam 2013, Tuần lễ phim Nhật Bản mùa Thu 2013
sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/9, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc
gia (Hà Nội).
Tuần lễ phim sẽ mở đầu bằng bộ phim tài liệu “Đài phát
thanh Hy vọng” (2012) với những hình ảnh phản ánh chân
thật nhất cuộc sống khó khăn của người dân ở một thị trấn
ven biển, mặc dù bản thân họ đều là những nạn nhân của
thảm họa sóng thần và động đất nhưng họ đã thành lập một
đài phát thanh với mong muốn đem lại tiếng cười cho những
nạn nhân khác. Bộ phim tài liệu này đã gây tiếng vang ngay
từ lần đầu ra mắt trình chiếu vào tháng 4/2012 tại Nhật Bản.
Bộ phim tài liệu “Thắp sáng Nhật Bản” (2012) kể về
hành trình gian nan của nhóm bạn trẻ khi đi đến những khu
vực bị sóng thần tàn phá nặng nề ở vùng Tohoku, với nỗ lực
duy trì một nét văn hoá truyền thống lâu đời của Nhật Bản,
đó là pháo hoa cầu hồn, nhằm tiếp thêm sức mạnh ý chí cho
người dân.
Bên cạnh đó, các phim thuộc thể loại phim truyện cũng
được trình chiếu. Bộ phim “Éclair- Hành trình ngọt ngào”
(2011) là một câu chuyện lấy bối cảnh thời hậu Thế chiến
II kể về sự sống sót thần kỳ và đầy mạnh mẽ của một cậu
bé mồ côi. Đối mặt với sự thật vào thời điểm ấy, Akio,
diễn viên chính của bộ phim đã vô cùng đau buồn và
thương tiếc cho cảnh vật đã biến mất và cho những người
đã khuất, đồng thời cũng không quên hy vọng vào một sự
phục hồi.
Cuối cùng là “Chú chó WANKO”, một bộ phim nói về
cuộc sống của một chú chó sống cùng một gia đình trên một
hòn đảo nhỏ có tên là Miyakejima, nơi có núi lửa hoạt động.
n.tHAnH
Sự kiện vấn đề
số 1041 l 12.9.2013
Sự kiện vấn đề
15
Ngày 2/9, một huấn luyện viên và
hai vận động viên xe đạp Việt Nam đã
lên đường sang Hàn Quốc, tham dự
chương trình đào tạo VĐV xe đạp
lòng chảo, do nước bạn tài trợ, hướng
tới việc phát triển môn đua xe đạp
lòng chảo tại Việt Nam. Hai VĐV đều
của Hà Nội là Nguyễn Tiến Cương
(sinh năm 1993) và Lê Anh Dũng
(1992), cùng với HLV Trần Văn Hài
(1989). Khóa đào tạo sẽ kéo dài 1,5
tháng (đến ngày 17/10), diễn ra tại
Trung tâm huấn luyện đua xe đạp
lòng chảo của Tổ chức phát triển thể
thao Hàn Quốc (KSPO) và sân đua xe
đạp lòng chảo Yang Yang. Kinh phí
cho khóa đào tạo này là khoảng 321
triệu đồng (15.300 USD), do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc,
KSPO, Công ty Vietnam Sports
Platform (VSP), Ủy ban Olympic
Hàn Quốc và Liên đoàn Xe đạp Hàn
Quốc, tài trợ. ông Đoàn Kim Phách,
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên
đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt
Nam, cho biết: Do đặc thù của xe đạp
lòng chảo, việc tuyển chọn VĐV cho
bộ môn này không hề đơn giản.
Không phải VĐV đua đường trường
nào cũng có thể phát huy được khả
năng khi tập luyện và thi đấu ở bộ
môn này. Tiến Cương và Anh Dũng là
những VĐV trẻ triển vọng, đã khẳng
định mình qua các giải đấu trong
nước. Xe đạp lòng chảo Hà Nội cũng
đã có hơn 10 năm tích lũy kinh
nghiệm từ những chuyến thi đấu, tập
huấn tại Thái Lan, Trung Quốc… Đây
là những điều kiện thuận lợi, giúp các
VĐV trên dễ dàng tiếp cận môn thể
thao đỉnh cao này, đồng thời tiếp thu
chuyên môn và nâng cao thành tích.
Trong thời gian tới, cơ hội để các
VĐV Việt Nam sang Hàn Quốc học
hỏi về đua xe đạp lòng chảo còn rất
nhiều, bởi theo Biên bản ghi nhớ giữa
Tổng cục TDTT và KSPO, thì
chương trình đào tạo VĐV xe đạp
lòng chảo Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ
dành cho hơn 400 VĐV và hoàn toàn
miễn phí. Chương trình sẽ kéo dài cho
tới khi hoàn tất Dự án sân đua xe đạp
lòng chảo tại Mỹ Đình (Hà Nội).
Hiện tại, Dự án sân đua xe đạp
lòng chảo tại Mỹ Đình đang chờ
Chính phủ phê duyệt. Đây là một dự
án quan trọng trong kế hoạch tổ chức
ASIAD 18 - năm 2019, do Việt Nam
đăng cai. Ngoài đua xe đạp lòng chảo,
tổ hợp sân trị giá 500 triệu USD này
còn là địa điểm thi đấu tiêu chuẩn
quốc tế dành cho các môn thể thao
khác, như: Cầu lông, bóng bàn, bóng
chuyền, bóng rổ, judo…
Trước mắt, giai đoạn đầu của
chương trình đào tạo VĐV xe đạp lòng
chảo Việt Nam tại Hàn Quốc là nhằm
chuẩn bị lực lượng VĐV Việt Nam
tham dự ASIAD 17 - năm 2014, diễn
ra tại Incheon, Hàn Quốc. Một khi Dự
án sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ
Đình được triển khai và hoàn tất, Việt
Nam dự kiến sẽ có một lực lượng
VĐV mạnh ở bộ môn này, hướng tới
việc đặt dấu ấn của xe đạp lòng chảo
Việt Nam tạiAsiad 18 và đặc biệt là tại
các kỳ SEA Games sắp tới.
t.H
Ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục
trưởng phụ trách Cục Bản quyền tác
giả Việt Nam cho biết, với tỷ lệ vi
phạm bản quyền phần mềm giảm 11
điểm từ 92% năm 2004) xuống còn
81% ( năm 2011), Việt Nam được
đánh giá là một quốc gia có những
bước tiến mạnh mẽ và khả quan nhất
trong cuộc chiến chống vi phạm bản
quyền phần mềm.
Cũng theo ông Vũ Ngọc Hoan,
trước đây, tỉ lệ vi phạm bản quyền
phần mềm ở Việt Nam nằm trong
nhóm các quốc gia có tỷ lệ vi phạm
bản quyền cao nhất thế giới. Nhưng
hiện nay, Việt Nam đã không còn nằm
trong danh sách này. Với tỷ lệ vi phạm
bản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ
92% năm 2004) xuống còn 81% (năm
2011), Việt Nam được đánh giá là một
quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ
và khả quan nhất trong cuộc chiến
chống vi phạm bản quyền phần mềm.
Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần
mềm của Việt Nam hiện nay vẫn là
81%, trong khi tỷ lệ vi phạm trung
bình của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương là 60%. Chỉ tính riêng năm
2013 tính đến tháng 8/2013, qua thanh
tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958
máy tính , lực lượng thanh tra chuyên
ngành đã xử phạt gần 1,3 tỷ đồng.
Một nghiên cứu mới đây của Liên
minh phần mềm BSAcho biết, tại Việt
Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần
mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được
khoảng 87 triệu đô la giá trị sản phẩm
kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu
đô la có được từ việc tăng tương tự đối
với phần mềm lậu - có nghĩa là sử
dụng phần mềm có bản quyền sẽ làm
cho giá trị kinh tế tăng thêm được 50
triệu đô la.
Được ký kết 26/8/2008, Bản ghi
nhớ về tăng cường hợp tác và điều
phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm
ở Việt Nam đã đánh dấu bước tiến mới
trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan
chính phủ Việt Nam với các hiệp hội
quốc tế nhằm khởi xướng các chương
trình hành động hiệu quả hơn trong
cuộc chiến chống vi phạm bản quyền
phần mềm ở Việt Nam
Yến nHi
Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm
HànQuốchỗtrợViệtNamđàotạoVĐVmônđuaxeđạplòngchảo
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
16 số 1041 l 12.9.2013
Tối 07/9, tại Nhà thi đấu thể dục
thể thao tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục
Thể dục thể thao phối hợp với tỉnh
Thanh Hóa tổ chức khai mạc giải
Karatedo toàn quốc lần thứ XXIII,
năm 2013. Tham dự giải năm nay có
300 vận động viên đến từ 32 tỉnh,
thành phố có phong trào Karatedo
phát triển mạnh như Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ... Các vận động viên tham gia
thi đấu ở 2 nội dung: biểu diễn
(kata), đối kháng ở 20 hạng cân
(kumite) cá nhân và đồng đội. Tại
giải năm nay, các vận động viên sẽ
tranh tài ở 24 bộ huy chương. Giải
Karatedo toàn quốc lần thứ XXIII là
dịp để các vận động viên thi đấu,
học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, qua đó Ban Tổ
chức tuyển chọn các vận động viên
có triển vọng tham dự Sea Games
2013 sắp tới.
Ngày 05/9, tại Trung tâm Văn
hóa Hồ Nước Ngọt, thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng, giải tay cung
xuất sắc toàn quốc lần thứ X do
Tổng cục Thể dục thể thao, Liên
đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp
với Sở VHTTDL Sóc Trăng tổ chức
đã chính thức khai mạc. Tham dự
giải có gần 80 cung thủ xuất sắc
đến từ 13 tỉnh/thành có thế mạnh về
bắn cung là Hải Phòng, Phú Thọ,
Hưng Yên, Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng
Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh
Long, Hải Dương, Đồng Tháp và
chủ nhà Đồng Tháp. Các vận động
viên nữ thi đấu ở các nội dung cung
1 dây và cung 3 dây với các cự ly
30m, 50m, 60m, 70m, toàn năng và
loại trực tiếp. Các vận động viên
nam cũng thi đấu ở các nội dung
cung 1 dây và 3 dây với các cự ly
30m, 50m, 70m, 90m, toàn năng và
loại trực tiếp. Đoàn chủ nhà Sóc
Trăng có 7 cung thủ tham gia tranh
tài ở các nội dung cung 1 dây nữ và
3 dây nam.
Sau 4 ngày thi đấu, ngày 05/9,
giải Vô địch đá cầu thế giới lần thứ
VII năm 2013 được tổ chức tại
Đồng Tháp đã kết thúc. Giải Vô
địch Đá cầu thế giới lần thứ VII thu
hút 104 vận động viên của 12 quốc
gia, vùng và lãnh thổ tham gia như
Áo, Trung Quốc, Ý, Phần Lan,
Pháp, Đức... và chủ nhà Việt Nam.
Kết quả, đoàn Trung Quốc
giành Huy chương Vàng ở các nội
dung đơn nam , đôi nữ, đôi nam -
nữ. Đoàn Việt Nam giành Huy
chương Vàng ở các nội dung đơn
nữ, đôi nam , ba nam và ba nữ.
Đoàn Việt Nam đã giành giải Nhất
toàn đoàn với 4 Huy chương Vàng,
3 Huy chương Bạc. Đoàn Trung
Quốc đứng thứ hai với 3 Huy
chương Vàng, 4 Huy chương Bạc.
Vị trí thứ ba toàn đoàn thuộc về
Hungary với 3 Huy chương Đồng.
Trong suốt quá trình thi đấu,
đoàn Trung Quốc có lực lượng vận
động nữ rất mạnh và thể hình tốt với
sở trường tấn công là quét cầu. Các
vận động viên Trung Quốc thường
chuyền cầu bằng lòng bàn chân và
tấn công bằng kỹ thuật đạp cầu.
Trong khi các vận động viên Việt
Nam chuyền cầu bằng mu chính
diện và tấn công bằng những tung
người cúp cầu. Với hai cách chơi
hiệu quả trên, đoàn Việt Nam và
Trung Quốc chiếm ưu thế suốt giải
và vào chung kết ở các nội dung.
Vũ MinH – H.L - n.AnH
Ngày 07/9, tại Trung tâm huấn
luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh
Sóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc Giải
Petanque (Bi sắt) vô địch đồng đội toàn
quốc năm 2013. Giải do Tổng cục Thể
dục thể thao phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức.
Ngay sau lễ khai mạc là những trận
đấu ở nội dung đồng đội nam giữa các
đơn vị Quân khu 9 gặp Bà Rịa-Vũng
Tàu, Khánh Hòa gặp Hà Nội, Trà Vinh
gặp Vĩnh Long, chủ nhà Sóc Trăng gặp
thành phố Hồ Chí Minh; đồng đội nữ
giữa các đội Hà Nội gặp Nghệ An, TP
Hồ Chí Minh gặp Cần Thơ và chủ nhà
Sóc Trăng gặp Vĩnh Long.
Giải Petanque vô địch đồng đội
toàn quốc năm 2013 đã thu hút được sự
tham gia hơn 130 VĐV của 14 đơn vị
gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ
An, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc
Liêu, Quân Khu 9 và chủ nhà Sóc
Trăng. Các VĐV sẽ tranh tài ở 4 nội
dung thi đấu là đồng đội nam, đồng đội
nữ, đồng đội phối hợp (1 nam-2 nữ) và
đồng đội phối hợp (1 nữ-2 nam).
Giải Peatanque vô địch đồng đội
toàn quốc năm 2013 diễn ra nhằm động
viên, khuyến khích các địa phương, các
ngành phát triển và xây dựng lực lượng
VĐV Petanque ngày càng hoàn thiện
và chuyên nghiệp. Đồng thời, giải còn
tạo cơ hội cho các VĐV tại các tỉnh có
phong trào Petanque đang phát triển
của dịp cọ xát, giao lưu học hỏi kinh
nghiệm, cũng như để tuyển chọn
những VĐV tiềm năng vào đội tuyển
quốc gia để thi đấu tại các đấu trường
trong khu vực và quốc tế.
Giải Peatanque vô địch đồng đội
toàn quốc năm 2013 sẽ diễn ra đến
ngày 16/9.
A.tùng
Giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc
TiN THể THAO
Sự kiện vấn đề
17số 1041 l 12.9.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Đ
ến Tủa Chùa (Điện Biên), du
khách như được hòa mình
vào vùng đất của rượu Mông
Pê say đắm lòng người, hương chè
Shan Tuyết ngào ngạt, những thửa
ruộng bậc thang kỳ diệu… Nơi đây
“Dòng họ bình yên” đã khơi nguồn và
lan rộng, tạo thành nét văn hóa đặc
trưng của đồng bào dân tộc thiểu số
vùng cao. Dù cuộc sống còn khó khăn
nhưng với những trưởng dòng họ tâm
huyết, Tủa Chùa đang dần xua tan nỗi
ám ảnh về những hủ tục để xây dựng
đời sống văn hóa.
Mô hình “Dòng họ bình yên” được
khơi nguồn ở huyện Tủa Chùa từ
những năm cuối thế kỷ 20 mà xã Xá
Nhè là nơi tiên phong. Lúc ấy, Xá Nhè
được coi là vựa thuốc phiện và dòng họ
Giàng là một trong những dòng họ có
diện tích trồng cây thuốc phiện nhiều
nhất, tỷ lệ người nghiện cũng không hề
nhỏ. Thực hiện chủ trương của Nhà
nước về xóa bỏ cây thuốc phiện, chính
quyền huyện Tủa Chùa đã vận động
nhân dân bài trừ loại cây này. Nhưng
khi đó, tư tưởng của người dân còn lạc
hậu, cố chấp nên việc vận động bà con
nhổ bỏ cây thuốc phiện gặp nhiều khó
khăn. Xá Nhè được chọn làm nơi thí
điểm phá bỏ cây thuốc phiện và dòng
họ Giàng tiên phong nhổ bỏ toàn bộ
hơn 30ha loại cây này. Từ đó, phong
trào xóa bỏ cây thuốc phiện, mở rộng
diện tích trồng cây lương thực được mở
rộng ra toàn huyện Tủa Chùa.
Sau thành công bước đầu, lãnh đạo
huyện Tủa Chùa nhận thấy đối với bà
con dân tộc thiểu số, việc vận động xóa
bỏ những tập tục đã tồn tại lâu đời là
chuyện không đơn giản. Người có
tiếng nói nhất đối với bà con dân bản
là những trưởng dòng họ, trưởng bản
đã cùng sống, cùng lao động và am
hiểu tường tận cuộc sống của đồng bào.
Bởi thế, để vận động bà con bài trừ các
hủ tục, xây dựng lối sống văn minh và
phát triển kinh tế theo đường lối của
Đảng, trước hết cần phải truyền được
tư tưởng đó cho những trưởng dòng họ,
già làng, trưởng bản có uy tín. Từ đó,
mô hình “Dòng họ bình yên" chính
thức được ra đời.
Trải qua gần 20 năm, trong tổng số
201 dòng họ (có từ 10 hộ trở lên) trên
khắp 12 xã, thị trấn của huyệnTủa Chùa
đều được định hướng để xây dựng mô
hình này, trong đó có hàng chục dòng
họ đã trở thành điển hình. Đó là dòng họ
Vừ ở xãTrungThu, dòng họ Lò ở xã Xà
Nhé, dòng họ Tòng ở xã Mường Báng,
dòng họ Mùa ở xã Tả Phìn... Mỗi dòng
họ đều có những quy chuẩn riêng phù
hợp với phong tục tập quán, lối sống của
dân tộc, của địa phương mình. Nhưng
tất cả những qui định, hương ước đó đều
nhằm mục đích xây dựng đời sống văn
minh, giữ vững trật tự xã hội và lao
động sản xuất.
Việc triển khai mô hình “Dòng họ
bình yên” nhằm xây dựng và củng cố
các dòng họ vững mạnh, giúp người dân
tự quản, xây dựng các hương ước, quy
ước trên cơ sở đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Từ đó nhân lên tinh
thần đoàn kết dân tộc, giữ vững trật tự
xã hội, an ninh thôn bản và phát triển
kinh tế. Mô hình “Dòng họ bình yên”
cũng là một nét văn hóa mang đậm bản
sắc dân tộc của huyện Tủa Chùa.
Những năm qua, dòng họ Tòng ở xã
Mường Báng được chính quyền huyện
Tủa Chùa và tỉnh Điện Biên tôn vinh
“Dòng họ tiêu biểu”. Cá nhân cụ Tòng
Văn Miên, Trưởng dòng họ Tòng nhiều
năm được tôn vinh là “Già làng tiêu
biểu”, “Trưởng dòng họ tiêu biểu”. Cụ
Miên cho biết: Họ Tòng ở Mường Báng
có 140 hộ, gần 800 nhân khẩu. Trong 6
tháng đầu năm 2013 toàn dòng họ đã
xóa được 5 hộ nghèo, giảm số hộ nghèo
xuống còn 15 hộ. Mỗi năm một lần,
dòng họ tổ chức sơ kết để đưa ra các
phương án sản xuất kinh doanh, giúp
các hộ xóa đói giảm nghèo, khen
thưởng các hộ tiêu biểu trong lao động
sản xuất, các hộ có con cháu học giỏi.
Hiện nay họ Tòng là dòng họ có số hộ
lớn nhất của xã Mường Báng, là dòng
họ uy tín và những năm qua không có
tệ nạn xã hội.
Do địa bàn rộng, để thuận lợi trong
công tác quản lý, Ban Mặt trận Tổ quốc
huyện Tủa Chùa đã phân thành 3 cụm:
cụm phía Bắc gồm xã Sín Chải,Tả Phìn,
Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng; cụm phía
Nam gồm các xã Huổi Só, Xá Nhè,
Mường Đun,TủaThàng; cụm trung tâm
gồm các xã Mường Báng, Trung Thu,
Sính Phình và thị trấn Tủa Chùa. Tất cả
các cụm đều do một Ủy viênThường vụ
Huyện ủy phụ trách để sơ kết theo năm
và tổng kết theo nhiệm kỳ nhằm đánh
giá, khen thưởng các trưởng dòng họ,
trưởng bản, già làng, người có uy tín
trên địa bàn. Trong 3 cụm, cụm các xã
phía Bắc được biết đến là địa bàn khó
khăn do cách xa trung tâm, địa hình
hiểm trở. Toàn cụm có hơn 13.500 khẩu
với 2 dân tộc là Mông và Hoa cùng sinh
sống, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 65%.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn
nhưng chính trị xã hội luôn được giữ
vững, nhờ tích cực vận động xây dựng
kinh tế và văn hoá, toàn cụm đã có 13
thôn bản được công nhận “Thôn bản
văn hóa”; 100% xã có nhà văn hoá; 28
trưởng dòng họ đã được tuyên dương
“Trưởng dòng họ tiêu biểu”.
Ngoài hiệu quả ổn định chính trị, trật
tự xã hội, mô hình “Dòng họ bình yên”
đã giúp nhân dân nâng cao tinh thần
đoàn kết, giúp nhau làm kinh tế. Với
những thành tích đã đạt được, việc nhân
rộng mô hình “Dòng họ bình yên” trên
toàn huyện Tủa Chùa sẽ tạo tiền đề cho
việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế
tại vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó
khăn. “Dòng họ bình yên” chính là nét
văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc
vùng cao, cần tạo sự lan tỏa không chỉ
ở Tủa Chùa mà khắp các huyện trong
tỉnh Điện Biên.
t.t.n
“Dònghọbìnhyên”-nétvănhóađặctrưng
củađồngbàodântộcTủaChùa
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019hieupham236
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 

Tendances (20)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1-15
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 

En vedette

Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Gianglongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Truyền thống & phát triển - Số 11
Truyền thống & phát triển - Số 11Truyền thống & phát triển - Số 11
Truyền thống & phát triển - Số 11longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt NamVăn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt Namlongvanhien
 

En vedette (16)

Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Truyền thống & phát triển - Số 11
Truyền thống & phát triển - Số 11Truyền thống & phát triển - Số 11
Truyền thống & phát triển - Số 11
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Văn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt NamVăn hiến Việt Nam
Văn hiến Việt Nam
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn (14)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 

Plus de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 

Plus de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1041 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1041 ngày 12/9/2013 - Đổi tên và thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL (Tr.4) - Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013 (Tr.6) - Xây dựng Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam (Tr.8) - Nguyễn Trần Anh Tuấn - hứa hẹn tài năng môn cử tạ (Tr.20) troNG số NàY TraotặngKỷniệmchương choĐạisứ NhậtBản tạiViệtNam Ngày 08/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam nhằm ghi nhận những đóng góp của Đại sứ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực VHTTDL, ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của ngành VHTTDL Việt Nam. (Xem tiếp trang 3) Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2979/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật - lĩnh vực điện ảnh, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế nêu rõ, hình thức, tiêu chí đặt hàng sáng tác và công bố tác phẩm. Theo đó, tiêu chí chọn tác giả có quốc tịch Việt Nam hoặc người Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước đặt hàng: đặt hàng trực tiếp cho tác giả viết kịch bản; đặt hàng cho cơ sở sản xuất đối với các Dự án sản xuất phim được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt. (Xem tiếp trang 9) Ảnh:KHÔINGUYÊN Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Cụ thể, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện. (Xem tiếp trang 3) ChỉthịcủaThủtướngChínhphủ vềtăngcườngcôngtácquảnlý môitrườngdulịch,bảođảm anninh,antoànchokháchdulịch Bảo đảm an ninh, an toàn và thân thiện cho khách du lịch tại Việt Nam
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1041 l 12.9.2013 Bộ VHTTDL đã có văn bản số 3146/TB-BVHTTDLthông báo kết luận của Bộ trưởng HoàngTuấnAnh tại cuộc họp về thực hiện bàn giao, tiếp nhận Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội cho UBND TP Hà Nội quản lý, và bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như phương án đã được phê duyệt, nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO. Theo nội dung kết luận, việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với những khuyến nghị của UNESCO đối với Di sản Văn hóa Thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và UBND TP Hà Nội tích cực triển khai.Tuy nhiên, trong thời gian tới, các Ban, Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc quyết tâm thực hiện đúng những cam kết của Chính phủ với UNESCO, đặc biệt là về vấn đề: 1) nhất thể hóa quản lý di sản Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội; 2) bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như phương án đã được phê duyệt không gây tác động ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản. Bộ Quốc phòng hoàn thành việc di chuyển Nhà khách Bộ Quốc phòng (Trạm T66 - 51B Phan Đình Phùng) để bàn giao toàn bộ diện tích nhà đất khu vực phía Bắc khu di tích cho UBND TP Hà Nội quản lý; thống nhất thời điểm bàn giao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam theo nội dung văn bản Kết luận số 126/BQP-UBND ngày 29/5/2012 giữa Bộ Quốc phòng và UBND TP Hà Nội. Bộ Quốc phòng cần sớm triển khai việc lập dự án xây dựng Nhà khách Bộ Quốc phòng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam,Viện Kiểm sát Quân sựTrung ương tại các khu đất đã được UBND TP Hà Nội bàn giao cho Bộ Quốc phòng. UBND TP Hà Nội sớm ra quyết định bàn giao khu đất 266Thụy Khuê cho Bộ Quốc phòng và phê duyệt Phương án kiến trúc Nhà khách Bộ Quốc phòng tại số 266 Thụy Khuê để Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện. Đối với việc bàn giao, tiếp nhận phần còn lại của Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiViệt Nam cho UBNDTPHà Nội quản lý: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam sớm triển khai việc bàn giao toàn bộ mặt bằng khu di tích C-D cho UBND TPHà Nội mà đại diện làTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội trong tháng 10/2013, đồng thời hoàn thiện hồ sơ khoa học khai quật khảo cổ Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu theo quy định của Luật di sản văn hóa. Việc bàn giao di vật cùng hồ sơ tài liệu khai quật sẽ đượcViện Hàn lâm Khoa học Xã hộiViệt Nam và UBNDTPHà Nội hoàn thành vào cuối năm 2013. UBND TP Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động tiếp nhận toàn bộ mặt bằng khu di tích C-D tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, bố trí mặt bằng, kho bãi để lưu giữ toàn bộ di vật hiện đang lưu giữ trong hệ thống nhà kho tại 18 Hoàng Diệu. Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đến nghiên cứu khu di tích, di vật cùng hồ sơ tài liệu. Trên cơ sở đề xuất của UBNDTPHà Nội và các cơ quan liên quan, Bộ VHTTDL sẽ chủ trì thành lập Ban Chỉ đạo bàn giao, tiếp nhận toàn bộ mặt bằng khu di tích, di vật, hồ sơ tài liệu tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo đặt tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu). Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo doTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chịu trách nhiệm. Việc bảo đảm xây dựng Nhà Quốc hội như phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giữ gìn sự hài hòa với khu di sản, trong khi thi công xây dựng Nhà Quốc hội không gây tác động ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình báo cáo Bộ Xây dựng để phối hợp với UBND TP Hà Nội thống nhất phương án, biện pháp tổ chức thi công, thực hiện theo đúng quy hoạch đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt. tHtt Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về việc bàn giao, tiếp nhận khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Nhằm tưởng niệm 713 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; 571 năm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi; hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, từ 14/9 đến 24/9/2013 (tức từ ngày 10/8 đến ngày 20/8 âm lịch) UBND tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc. Lễ hội sẽ diễn ra với nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian, các hoạt động văn hóa, thể thao như: Lễ cầu siêu tại sân chùa Côn Sơn, lễ khai ấn tại Đền Kiếp Bạc, Lễ Giỗ đức Thánh Trần trên núi Mâm Xôi, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Liên hoan rối nước tỉnh Hải Dương lần thứ IV, Liên hoan diễn xướng hầu thánh, Giải đua thuyền chải tỉnh Hải Dương… (Xem tiếp trang 13) Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2013
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1041 l 12.9.2013 Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bày tỏ cảm ơn những đóng góp tích cực của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói chung và cá nhân Ngài Đại sứ Yasuaki Tanizaki nói riêng trong những năm qua đã góp phần vun đắp, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia, đặc biệt trên các lĩnh vực VHTTDL. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong chặng đường 40 năm qua, kể từ khi Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, Chính phủ và nhân dân hai nước đã nỗ lực hết mình xây dựng và vun đắp cho tình hữu nghị bền chặt, trong đó vai trò của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Ngài Đại sứ rất quan trọng. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những cống hiến, đóng góp của Đại sứ Yasuaki Tanizaki đã mang đến thành công cho nhiều hoạt động, sự kiện VHTTDL tại Việt Nam và mong rằng, thời gian tới, ngài Yasuaki Tanizaki sẽ vẫn tiếp tục sát cánh với những người bạn Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam và qua đó, tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, ngoại giao giữa hai đất nước. Bày tỏ những tình cảm sâu sắc của mình tại buổi Lễ, Đại sứ Yasuaki Tanizaki nhấn mạnh, đây không chỉ là vinh dự của cá nhân ông mà của tất cả những cộng sự Nhật Bản đã cùng với ông nỗ lực thúc đẩy, phát triển mối quan hệ giữ hai nước. Đại sứ Yasuaki Tanizaki cũng chia sẻ, có nhiều đặc thù so với các lĩnh vực khác nhưng VHTTDL đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường, thắt chặt mối quan hệ giao lưu, hợp tác, phát triển giữa các quốc gia. Rất yêu mến văn hóa Việt Nam, sau khi về nước, ông sẽ tiếp tục dành thời gian, tâm sức để tìm hiểu những giá trị, bản sắc của văn hóa Việt Nam... tHtt Giao cho một đơn vị trong ngành ở Trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, chịu trách nhiệm nếu để tình trạng mất an ninh, an toàn, chèo kéo, theo bám, chèn ép khách du lịch; tạo điều kiện, hỗ trợ các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại, cửa hàng lưu niệm tiện nghi, thân thiện, hấp dẫn để hút khách du lịch. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, phát động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc đấu tranh, phòng ngừa các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường du lịch; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thường xuyên, đột xuất việc thực thi các quy định của pháp luật về môi trường du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Bộ VHTTDL có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; đề xuất, xây dựng thống nhất mô hình cơ quan quản lý các điểm, khu du lịch. Hướng dẫn các địa phương và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; chỉ đạo thực hiện việc công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối với các cơ sở dịch vụ khách du lịch. Đề xuất bổ sung hành vi, chế tài xử lý các hành vi xâm hại môi trường và an toàn của khách du lịch theo hướng tăng mức xử phạt; chỉ đạo, tổ chức các Đoàn công tác liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các địa phương vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm, tập trung tại các nhà ga, bến cảng, khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch. Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch; thực hiện điều phối liên kết phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, phát huy lợi thế của các vùng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các chương trình, chiến dịch cải thiện môi trường du lịch. Bộ trưởng Bộ VHTTDL có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý; định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị này trong quý II năm 2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. tHtt ChỉthịcủaThủtướngChínhphủ… (Tiếp theo trang 1) TraotặngKỷniệmchương… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyết định số 1536/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN nhằm kịp thời chuyển tải đến đông đảo người dân các thông tin về tình hình Hợp tác ASEAN, đất nước, con người các nước ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong Cộng đồng. Mục tiêu của Chương trình là nâng cao nhận thức của công chúng về nội hàm, mục đích, các giá trị và lợi ích của Cộng đồng ASEAN cũng như từng trụ cột của Cộng đồng. Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2013-2015 và sau 2015 gồm: Tuyên truyền theo sự kiện và tuyên truyền thường xuyên trong từng năm. Về tuyên truyền theo sự kiện: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi về các sự kiện quan trọng của ASEAN diễn ra trong từng năm theo các đợt Hội nghị quan trọng như: Hội nghị Cao cấp lần thứ nhất, thứ hai; Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao; Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành của các bộ, ngành... Bên cạnh đó, xây dựng các khung hoạt động tuyên truyền cho Tuần ASEAN hàng năm. Đợt cuối 2015, đầu 2016 khi ASEAN bước vào thời điểm hình thành Cộng đồng, sẽ tổ chức đợt tuyên truyền, quảng bá mức độ cao về Cộng đồng. Về tuyên truyền thường xuyên trong từng năm: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân... duy trì thông tin về ASEAN trong các bản tin, chuyên mục hiện có; xem xét nghiên cứu xây dựng bản tin, chuyên mục chuyên đề ASEAN định kỳ hàng tuần. Nâng cấp, cải tiến chuyên mục về ASEAN trên trang mạng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao trở thành chuyên trang chung về ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN; có đường dẫn đến các trang tin về ASEAN của các Bộ, ngành. Chính phủ cũng sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về ASEAN, với sự tham gia các các học giả, các nhà hoạch định chính sách và quản lý địa phương, doanh nghiệp, thanh niên, sinh viên và những người Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài; tổ chức in, ấn, phát hành các ấn phẩm, sách... phát rộng rãi cho các đối tượng công chúng cũng như sử dụng trong hoạt động tuyên truyền đối ngoại tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phát hành và triển lãm bộ tem bưu chính với chủ đề về Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. tuệ AnH Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN Ngày 03/9, Bộ VHTTDL đã ban hành các Quyết định số: 2995, 2996, 2997/QĐ-BVHTTDL về việc đổi tên, thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ, căn cứ theo Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chính phủ. Tại Quyết định số 2995/QĐ- BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định đổi tên “Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch” trực thuộc Bộ VHTTDL thành “Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch”. Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mờ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng. Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch hoạt động phù hợp với tên gọi mới và xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trường trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành. Tại Quyết định số 2996/QĐ- BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định thành lập Cục Công tác phía Nam trực thuộc Bộ VHTTDL trên cơ sở Cơ quan đại diện của Bộ tại TP Hồ Chí Minh. Cục Công tác phía Nam có trách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành. Tại Quyết định số 2997/QĐ- BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định đổi tên Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam trực thuộc Bộ VHTTDL thành Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam hoạt động phù hợp với tên gọi mới và xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban hành. Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. tHtt Đổi tên và thành lập một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước - Ngày 30/8/2013 Bộ VHTTDL vừa ban hành các Quyết định 2976, 2978, 2979/QĐ-BVHTTDL, về việc ban hành Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật-lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh; Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố các tác phẩm văn học, nghệ thuật-lĩnh vực Văn học; Quy chế đặt hàng sáng tác và công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật-lĩnh vực Điện ảnh, thực hiện theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. - Tại Quyết định số 2998/QĐ- BVHTTDL ngày 03/9/2013, Bộ VHTTDLgiao Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội các viện văn hóa Châu Âu tại Việt Nam, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam, Viện Goethe tại Hà Nội, Trung tâm Văn hóa L’espace. Trung tâm văn hóa Việt Nhật, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Hội đồng Anh tại Hà Nội tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Múa đương đại-Sự gặp gỡ Á Âu” từ 26-29/9/2013, tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2999/QĐ-BVHTTDLngày03/9/2013, giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Golf Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Giải golf “Vô địch Trung niên Châu Á- Thái Bình Dương”, diễn ra từ 20-23/11/2013 tại sân golf Montgomerie Links (Quảng Nam). - Ngày 04/9/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 3007/QĐ- BVHTTDL, giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động Phòng, chống ma túy năm 2013, tại tỉnh Thái Nguyên vào tháng 10/2013. - Tại Quyết định số 3009/QĐ- BVHTTDL ngày 04/9/2013, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức Triển lãm ảnh toàn quốc chủ đề “Khám phá văn minh sông Hồng” nhân Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội trong tháng 9/2013, nhằm phổ biến các tác phẩm nhiếp ảnh tới công chúng Thủ đô. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 3024/QĐ-BVHTTDLngày05/9/2013, cho phép Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam tổ chức chương trình “Ngày hội Đức 2013” nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế, khoa học, kỹ thuật Đức tại Việt Nam. Thời gian từ ngày 15- 16/11/2013 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. - Ngày 05/9/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 3025/QĐ- BVHTTDL, giao Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh, Cục Công tác phía Nam, Dự án Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng của ADB, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn-TNHH Một Thành Viên đón các đoàn Bộ trưởng Du lịch các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan và các tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịchACMECS lần thứ nhất trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh 2013 (ITE HCMC 2013). Thời gian từ 09- 12/9/2013, tại TP Hồ Chí Minh. tHtt VăN BảN Mới Từ 10 đến 12/9 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP. Hồ Chí Minh, Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh phối hợp Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội “TP. Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”. Các hoạt động chính sẽ diễn ra tại lễ hội gồm: Triển lãm hình ảnh đối ngoại của TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, triển lãm hình ảnh giới thiệu đất nước, con người Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là những dấu ấn lịch sử, các hoạt động liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế-xã hội của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và công tác tại TP. Hồ Chí Minh… Lễ hội còn có các gian hàng trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam và các nước; giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Thành phố như: tranh thêu, tranh cát, tranh gạo, sơn mài, đồ gốm, các mặt hàng từ gỗ, mây tre lá… Bên cạnh đó, tại Lễ hội lần này còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn khác. Lễ hội là dịp các nước giới thiệu và quảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, bản sắc của đất nước mình cho nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng như du khách có mặt tại Thành phố trong dịp này, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Thông qua Lễ hội, Việt Nam cũng có dịp giới thiệu với bè bạn quốc tế những nét đặc trưng, đa dạng trong bản sắc văn hóa của đất nước nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng. n.tHAnH Lễ hội“TP Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”
  • 6. Sự kiện vấn đề 6 số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3096/BVHTTDL-GĐ gửi Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực Gia đình năm 2013. Thực hiện Kế hoạch công tác gia đình năm 2013 và triển khai Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần cho người cao tuổi giai đoạn 2013- 2020, Vụ Gia đình Bộ VHTTDL phối hợp với Báo Gia đình và Xã hội tổ chức Diễn đàn “Những kỷ niệm về mái ấm gia đình của người cao tuổi” trên Báo Gia đình và Xã hội. Đây là diễn đàn để người cao tuổi viết bài chia sẻ, gửi gắm tâm sự về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Nội dung các bài viết ca ngợi tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình, sự thuỷ chung, hiếu thảo, các giá trị gia phong, những tấm gương trong phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc… và phê phán, đấu tranh với những lối sống, hành vi xấu với đời sống gia đình của người cao tuổi. Những bài viết hay, chân thực được chọn đăng trên Báo Gia đình và Xã hội. Đối tượng tham gia: Người cao tuổi là công dân Việt Nam, sinh sống trong và ngoài nước; với các thể loại: Ký sự, phóng sự, bài ghi chép, khuyết khích bài viết gửi kèm theo ảnh. Điều kiện tham gia: Bài viết cần ghi đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, tuổi, nơi cư trú hiện nay, điện thoại liên lạc… Thời gian nhận bài viết từ nay đến hết ngày 30/11/2013. Địa chỉ nhận bài và liên hệ: Báo Gia đình và Xã hội, số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (email: toasoangdxh@gmail.com) Nhuận bút: Bài viết được đăng phù hợp với quy định của đơn vị tổ chức sẽ được chi trả nhuận bút theo chế độ hiện hành. H.Quân Ngày 05/9/2013, tại Bảo tàng Hùng Vương, Đảng bộ Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI tới toàn thể cán bộ đảng viên đang sinh hoạt trong các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ sở. Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở giới thiệu, quán triệt những nội dung cơ bản của 2 Nghị quyết, 2 kết luận tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XI gồm: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Thông qua hội nghị học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI giúp cấp uỷ và đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nắm vững những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, kết luận mà Hội nghị Trung ương 7 khóa XI đã đề ra. Đồng thời sau khi được học tập tiếp thu các chuyên đề, Hội nghị đã tiến hành thảo luận lấy ý kiến để đóng góp vào chương trình hành động của Đảng bộ Sở nhằm thực hiện hiệu quả kết luận Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá XI, từng bước đưa nội dung các kết luận mà Hội nghị TW 7 khoá XI đi vào cuộc sống. QuácH SinH UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các sở: Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương rà soát, đánh giá, thẩm định danh mục biệt thự xây dựng trước 1954 để đưa vào quản lý theo đề án bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội. Các tiêu chí đánh giá biệt thự cổ sẽ dựa trên tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị; tiêu chí giá trị về nghệ thuật kiến trúc; tiêu chí giá trị về quy hoạch, cảnh quan đô thị; tiêu chí tính nguyên bản; tiêu chí về công năng, sở hữu, phân loại để đánh giá nhà biệt thự. Để việc đánh giá, phân loại đạt hiệu quả, ngoài việc thành lập hội đồng thẩm định cấp thành phố, UBND thành phố Hà Nội cũng quyết định lập 3 tổ công tác thuộc các đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện các nội dung rà soát, kiểm đếm toàn bộ biệt thự xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, trình hội đồng thẩm định danh mục biệt thự cần bảo tồn, tôn tạo. Đối với nhà biệt thự thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao… thì Sở Xây dựng phải lấy ý kiến của các đơn vị đó trước khi trình UBND TP phê duyệt. n.tHAnH PhúThọ:QuántriệtnghịquyếtHộinghịlần7BCHTWĐảngKhóaXi Phối hợp tổ chức các hoạt động về lĩnh vực gia đình năm 2013 Hà Nội: Rà soát, thẩm định để bảo tồn biệt thự cổ
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 197/TTr-BVHTTDL ngày 30/8 gửi Chính phủ phê duyệt Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa Chính phủ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Chính phủ Liên bang Nga (LB Nga). Theo Tờ trình, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội dung “Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa Chính phủ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Chính phủ Liên bang Nga” và đồng ý việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cùng với Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký Hiệp định này với Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội ngày 30/10/2010. Việc ký kết Hiệp định nói trên là cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa các quốc gia thành viên ASEAN và LB Nga, góp phần củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Liên bang Nga. Tờ trình nêu rõ, việc phê duyệt “Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa Chính phủ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Chính phủ LB Nga” là cần thiết nhằm thực hiện Điều 22 của Hiệp định và Mục 6 Chương II Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Việc thực hiện nội dung của Hiệp định là nhằm thiết lập một thỏa thuận khung, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam vàASEAN với LB Nga. Thực hiện các điều khoản của Hiệp định sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và LB Nga, đồng thời góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga. Ngoài ra, Hiệp định này còn nhằm thực hiện các cam kết về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa ASEAN và LB Nga. Hiệp định trên không có điều khoản nào trái với luật, pháp lệnh do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Do đó, sau khi có hiệu lực, Hiệp định có thể áp dụng trực tiếp, toàn bộ mà không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật trong nước để thực hiện Hiệp định. tHtt Hợp tác văn hóa giữa ASEAN và Liên bang Nga Ngày 04/9, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý Đề án Bảo tồn di sản địa chất phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam. Theo đó, sau khi xem xét dự thảo Đề án do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản lập tháng 4/2013, Bộ VHTTDL thấy rằng việc xây dựng công viên địa chất trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau: Trong số các khu vực có tiềm năng trở thành di sản công viên địa chất toàn cầu, có một số khu vực đã là Di sản thiên nhiên thế giới, di tích, danh thắng cấp quốc gia, vì thế những địa điểm này đều được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật di sản văn hóa. Đối với danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu, hiện chưa có Bộ, ngành, cơ quan nào ở Trung ương được Chính phủ chính thức giao việc quản lý, hơn nữa, cũng chưa có văn bản pháp lý cụ thể nào quy định việc bảo vệ đối với các Công viên địa chất toàn cầu. Vì vậy, Bộ VHTTDL thấy rằng để bảo vệ tốt các địa điểm di sản địa chất này trong tương lai, trước mắt cần công nhận ở trong nước với các danh hiệu di tích - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt hoặc khu du lịch quốc gia để có cơ sở bảo vệ di sản trước khi xem xét đề nghị UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Với những địa điểm đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới thì không nên tiếp tục đề nghị thêm danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu. Đề nghị làm rõ hơn mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến của các dự án thành phần (DATP). Theo đó, các DATP chính là những nội dung cơ bản và là bộ phân cấu thành chủ yếu của đế án. Trong khi đề án hiện tại mới chỉ viết về các DATP còn chưa rõ về nội dung, khó có thể thuyết phục trong việc xem xét, dự toán Đề án, đồng thời chưa thể làm rõ tầm quan trọng của đề án. Về dự toán chi tiết: Đề nghị cần làm rõ nội dung của các DATP, đồng thời có dự toán chi tiết cho từng DATP. Dự toán của cả Đề án chỉ là tổng hợp của các DATP. H.P Góp ý Đề án Bảo tồn di sản địa chất phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam
  • 8. 8 số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 2952/QĐ-BVHTTDL ngày 29/8 về việc phê duyệt điều chỉnh nội dung Dự án “Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh”. Theo đó, Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt điều chỉnh nội dung Dự án “Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” với các nội dung chủ yếu sau: Điều chỉnh quy mô và yêu cầu về thiết bị tại mục 7, Điều 1 của Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt Dự án “Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” (sau đây gọi chung là Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL). Cụ thể: Giữ nguyên cấu hình thiết bị tại mục 7, Điều 1 của Quyết định số 4221/QĐ-BVHTTDL. Bổ sung hạng mục, cải tạo, sửa chữa Nhà làm việc của Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại số 02 Trần Quý Khoách, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, đảm bảo các phòng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Điều chỉnh phương thức quản lý dự án. Giữ nguyên tổng mức đầu tư là 13 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2012-2015. Giữ nguyên các nội dung khác theo đúng Quyết định số 4221/QĐ- BVHTTDL. Quyết định này bổ sung cho Quyết định số 4221/QĐ- BVHTTDL ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Đ.n Xây dựng Trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 3139/BVHTTDL-DSVH ngày 29/8 gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ngoại thất khu di tích công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc (ngày 27/7/1974), Thái Nguyên. Theo đó, phúc đáp Công văn số 1514/UBND- VX ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ngoại thất Khu di tích Địa điểm công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc (ngày 27/7/1974), xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau: Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo ngoại thất khu di tích Địa điểm công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc (ngày 27/7/1974), bao gồm các hạng mục: Đường vào khu di tích với 06 khối mỹ thuật; cổng tứ trụ đá với các phù điêu; ngoại thất Nhà tưởng niệm; giếng; lan ca đá hồ sen; lầu hoá vàng; cây hương đá; phương án lát sân vườn; điện chiếu sáng; bổ sung mới đường dành cho người khuyết tật. Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề, cần cân nhắc vị trí của các phù điêu và UBND tỉnh Thái Nguyên cần thành lập Hội đồng để thẩm định nội dung và thẩm mỹ của các phù điêu và khối mỹ thuật. Sân phía trước Nhà tưởng niệm nên lát đá có kích thước lớn và tạo mạch để cỏ mọc. Lầu hoá vàng nên xây bằng bê tông và gạch, không nên làm bằng đá đồng thời nghiên cứu cấu tạo bể hoá vàng để đảm bảo sử dụng được tốt nhất. Bổ sung nội dung đánh giá tình trạng kỹ thuật trên bản vẽ hiện trạng và ghi chú giải pháp tu bổ, tôn tạo trên bản vẽ các hạng mục, bản vẽ hiện trạng, đánh số thứ tự hạng mục lầu hoá vàng và cây hương đá, trang trí trên đỉnh cổng tứ trụ đá. Thống nhất tên gọi giữa thuyết minh bản vẽ hiện trạng và bản vẽ tu bổ hạng mục hồ sen. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo cơ quan liên quan chỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ dự án và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành. H.P Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích công bố ngày Thương binh-Liệt sỹ toàn quốc, Thái Nguyên Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 3122/BVHTTDL-DSVH ngày 28/8 gửi Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất tại tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, văn bản nêu rõ: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Bộ VHTTDL nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc lùi thời gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất tại Bạc Liêu sang năm 2014. Về đề xuất cho tổ chức Lễ đón bằng vinh danh của UNESCO đối với Đờn ca tài tử, Hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ sẽ được UNESCO quyết định tại kỳ họp của Uỷ ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vào đầu tháng 12/2013 nên việc đón bằng sẽ xem xét sau khi Đờn ca tài tử được chính thức vinh danh. Đ.n Lùi thời gian tổ chức Festival Đờn ca tài tử tại Bạc Liêu
  • 9. 9số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Tiêu chí đối với tác phẩm: Đầu tư đặt hàng sáng tác kịch bản và sản xuất, công bố 02 bộ phim truyện, 02 bộ phim tài liệu và 01 bộ phim hoạt hình đề tài chiến tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1930-1975. Đây là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, có ý nghĩa lớn trong công tác giáo dục, tuyên truyền cho nhiều tầng lớp nhân dân về truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những bộ phim này nhằm: khơi gợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tiêu chí đối với tác giả: Các nhà biên kịch điện ảnh, nhà văn có uy tín và kinh nghiệm, vốn sống; tác giả là những người đã từng có tác phẩm văn học, kịch bản thành công về đề tài chiến tranh cách mạng (trong phạm vi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); tác giả là người có năng lực chuyên môn tốt để sáng tác, hoàn thiện được tác phẩm đạt chất lượng cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đảm bảo tính khả thi để sản xuất phim; các nhà biên kịch trẻ, nhà văn trẻ có năng lực sáng tạo; có nhận thức đúng đắn, có cái nhìn mới mẻ về đề tài truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, mong muốn cống hiến cho điện ảnh những tác phẩm mang giá trị tư tưởng nhân văn, hấp dẫn và tác động tốt tới công chúng. Cơ sở được giao sản xuất phim đặt hàng: Là cơ sở năng động, có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất để hoàn thành dự án tốt nhất; (có thể huy động thêm nguồn vốn sản xuất từ các tổ chức, cá nhân - tính điểm cộng); có uy tín để thu hút được nghệ sĩ giỏi về chuyên môn tham gia sáng tạo và sản xuất phim; phải tiếp thu ý kiến của Hội đồng trong quá trình sản xuất phim; phải hoàn thành bộ phim theo yêu cầu của cơ sở đặt hàng. Đ.n Quychếđặthàngsángtác… (Tiếp theo trang 1) Tại Văn bản số 3121/BVHTTDL- DSVH ngày 28/8 của Bộ VHTTDLgửi UBND tỉnh Phú Yên về việc lập dự án bảo quản, tu bổ thắng cảnh Gành Đá Đĩa, tỉnh Phú Yên, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Phú Yên về chủ trường lập Dự án bảo quản, tu bổ thắng cảnh Gành Đá Đĩa để bảo tồn và phát huy giá trị cũng như phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên. Nội dung Dự án cần xác định là một Dự án thành phần nằm trong Quy hoạch thắng cảnh Vịnh Xuân Đài và thắng cảnh Gành Đá Đĩa đã được Bộ VHTTDL đồng ý về mặt chủ trương tại Công văn số 2667/BVHTTDL-DSVH ngày 19/7/2013. Về kinh phí, thông qua nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá từ năm 2007-2012 đã hỗ trợ để bảo tồn cấp thiết cho di tích là: 1,3 tỷ đồng, do đó đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Dự án. Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện Dự án phải tuân theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. H.P Phú Yên: Bảo quản, tu bổ, thắng cảnh Gành Đá Đĩa Dự án bảo tồn 5 ngôi nhà cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và khôi phục hầm trú ẩn ở khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trao “Giải thưởng bảo tồn di sản văn hóa 2013”. Theo thông tin từ UNESCO, giải thưởng được lựa chọn bởi các chuyên gia bảo tồn quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Những giải thưởng này chia ra làm 3 hạng mục: Giải đặc biệt, giải xuất sắc và giải danh dự. Theo đó, việc bảo tồn làng cổ Đường Lâm và khôi phục hầm trú ẩn tại Khách sạn Metropole Hà Nội lần lượt đoạt giải xuất sắc và giải danh dự. Theo các chuyên gia UNESCO, thành quả của dự án bảo tồn nhà cổ ở Đường Lâm chính là nỗ lực khôi phục thành công 5 ngôi nhà được lựa chọn trong làng cổ Đường Lâm nhằm giới thiệu giá trị của kiến trúc bằng gỗ bản địa ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh kiến trúc gỗ cổ Việt đang ngày càng bị đe dọa bởi sự xuống cấp, bị bỏ hoang và thậm chí là mất mát giá trị vĩnh viễn. Các chuyên gia của UNESCO đánh giá: Làng cổ Đường Lâm trở thành một mô hình đáng chú ý cho những nỗ lực bảo tồn tại các vùng nông thôn khác ở Việt Nam trong tương lai. Cùng với làng cổ Đường Lâm, việc khôi phục hầm trú ẩn tại khách sạn Metropole cũng được UNESCO đánh giá cao. Các chuyên gia UNESCO cho biết: Dự án đã tiết lộ thêm một lớp trong lịch sử phong phú của khách sạn này, qua đó chứng minh đây là một trong những tòa nhà di sản đáng chú ý nhất của Hà Nội. n.tHAnH HaidựánbảotồndisảnvănhóaViệtNam đoạtgiảithưởngcủaUNESCO
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1041 l 12.9.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có văn bản số 3158/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng HồAnh Tuấn - Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tại buổi làm việc với đồng chí Ngô Hoà - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế - Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc triển khai Kết luận của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch về Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 26/6/2013. Nội dung kết luận nêu rõ, Thừa Thiên - Huế là địa phương có thế mạnh về du lịch di sản, có thương hiệu về Festival Huế, thời gian qua mặc dù còn gặp khó khăn do Cảng hàng không Phú Bài tạm thời đóng cửa sửa chữa, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, sự chủ động của các ngành chức năng, sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp du lịch và Ban quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn, du lịch Thừa Thiên-Huế tiếp tục có sự tăng trưởng, tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình môi trường du lịch vẫn còn nạn chèo kéo, đeo bám khách du lịch. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế duy trì nề nếp làm việc, hoạt động, chỉ đạo kịp thời những khó khăn, vướng mắc và phát huy lợi thế để phát triển du lịch Thừa Thiên- Huế phù hợp với hoàn cảnh thực tế, bước đầu đã chỉ đạo triển khai có Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 26/6/2013 Giao các đơn vị: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, đề xuất bổ sung hành vi, chế tài xử lý các hành vi xâm hại môi trường và an toàn của khách du lịch theo hướng tăng mức xử phạt tại dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch và liên hệ với các cơ quan chức năng để hoàn thiện các thủ tục, báo cáo lãnh đạo Bộ trước 05/9/2013. Tổng cục Du lịch nghiên cứu đề xuất hướng dẫn việc thành lập, hoạt động Trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại các địa phương (mô hình, vị trí, chức năng, cơ chế tài chính, cơ chế phối hợp…) trên cơ sở kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội; nghiên cứu đề xuất hướng dẫn khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để hỗ trợ hoạt động của Trung tâm hỗ trợ khách du lịch theo quy định, báo cáo lãnh đạo Bộ trước 30/9/2013. Đề nghị tỉnh Thừa Thiên-Huế: Tiếp tục có Kế hoạch cụ thể triển khai Kết luận của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 26/6/2013; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định liên quan về du lịch trong đợt nghỉ lễ Quốc khánh (02/9). Xây dựng đề án đảm bảo môi trường du lịch trên địa bàn. Tập trung cải thiện tình hình đeo bám khách du lịch tại quanh khu vực bến xe Nguyễn Hoàng, Đại Nội, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, khu vực Tượng Quán Thế Âm… Nghiên cứu đề án xây dựng sản phẩm du lịch mới, củng cố hoàn thiện sản phẩm du lịch đã có, chuẩn bị Festival Huế 2014; sớm nghiên cứu thành lập Trung tâm hỗ trợ khách du lịch; tập trung xây dựng và hoàn thành hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo môi trường phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện báo cáo kết quả về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 30/11/2013. t.HợP Sáng 06/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng về tình hình thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014. Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Tánh, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian qua, công tác văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, qua đó góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, triển lãm, thể dục thể thao và du lịch được tổ chức sôi nổi, thiết thực phục vụ các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của bà con vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc... Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Tánh đã báo cáo Thứ trưởng tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2014 như: Dự án xây dựng Tượng đài chiến thắng Chi khu Ngã Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1041 l 12.9.2013 Sự kiện vấn đề Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra sáng 06/9, tại Hà Nội, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VHTTDL và Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tham dự Tọa đàm. Hơn 30 tham luận được trình bày và gửi tới Tọa đàm, một lần nữa khẳng định giá trị to lớn về nội dung tư tưởng, nghệ thuật, ngôn ngữ, tính nhân văn và sức sống trường tồn của tập thơ “Nhật ký trong tù”. “Nhật ký trong tù” là bộ sử thi về thế giới tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh; là một tấm gương đẹp, sáng ngời của một chiến sỹ kiên cường chiến đấu cho lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc. Tác phẩm thể hiện một ý chí, một nghị lực phi thường, chinh phục hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh; là tình yêu thương vô hạn con người, chia sẻ, giúp đỡ con người… Các tham luận cũng đi sâu phân tính những nét mới, tính hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh; vị trí của “Nhật ký trong tù” trong toàn bộ Di sản Hồ Chí Minh… “Nhật ký trong tù” là tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt, được Bác sáng tác trong khoảng thời gian bị giam giữ vô cớ từ ngày 25/8/1942 đến ngày 19/9/1943. “Nhật ký trong tù” không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt từ khi tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, phát hành rộng rãi năm 1960, lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Tác phẩm đã được các tầng lớp nhân dân cả nước đón đọc, trở thành món ăn tinh thần của mỗi người dân đất Việt, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tác phẩm không chỉ được phổ biến sâu rộng ở trong nước, mà còn được đánh giá cao và giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới: Anh, Bồ Đào Nha, Đức, Hàn Quốc, Myanmar, Nga, Nhật Bản, Pháp, Rumani, Séc, Trung Quốc, Tây Ban Nha. Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Là tập nhật ký bằng thơ, ghi chép lại những sự việc hàng ngày, “Nhật ký trong tù” chẳng những là một văn kiện lịch sử vô giá về một giai đoạn cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, mà còn là một tác phẩm văn học lớn, là bức chân dung tự họa bằng thơ của người chiến sỹ cộng sản Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. “Nhật ký trong tù” thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng, yêu nhân dân, yêu đồng loại, thương cảm đến tận cùng những cảnh đời bất hạnh. Tác phẩm thể hiện tinh thần cách mạng, ý chí gang thép của Hồ Chí Minh, là nhân cách, phong thái, tinh thần, ý chí, nghị lực, sự tiên đoán, tính trào lộng, tính triết lý; là tinh thần tự do cao cả, thể hiện trong thái độ, khí phách, cách ứng xử, lối sống của một con người mà gông cùm, song sắt nhà tù không thể trói buộc, không khóa nổi lời thơ, không ngăn được những rung động tâm hồn tinh tế trước thiên nhiên, tạo vật; là lòng nhân ái bao la đối với con người. Và trên hết, “Nhật ký trong tù” thể hiện nhất quán tư tưởng đấu tranh cho tự do của con người; là niềm mong mỏi giải phóng đất nước, khát vọng thiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Qua thời gian, từ khi tác phẩm ra đời, “Nhật ký trong tù” luôn có sức cuốn hút, lan tỏa kỳ diệu. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị, “Nhật ký trong tù” cần được chuyển tải bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sách điện tử, qua nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, nghệ thuật thư pháp, mỹ thuật, âm nhạc, để giới thiệu và truyền bá sâu rộng hơn nữa những giá trị bất hủ của tác phẩm. Yến nHi Tọa đàm 70 năm tác phẩm“Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm huyện Ngã Năm; Dự án tôn tạo, nâng cấp di tích lịch sử đình HòaTú; Dự án Nhà thi đấu tổng hợp Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, kiến nghị Bộ VHTTDL hỗ trợ kinh phí đầu tư năm 2014 để xây dựng các dự án này. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao những kết quả ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đạt được trong thời gian qua. Thứ trưởng nhấn mạnh, Sóc Trăng là địa phương nghèo nhưng có nền văn hóa đa dạng, là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh, Khmer và người Hoa. Cùng với đó là sự phong phú, đặc sắc về các lễ hội truyền thống dân tộc như đua Ghe Ngo, Nghệ thuật Dù Kê… Do đó việc gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật chính là góp phần vào phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng dân cư. Đối với các kiến nghị của Tỉnh, Thứ trưởng đề nghịTỉnh cần bám sát và thực hiện tốt yêu cầu của Bộ trưởng tại Thông báo số 1209/TB-BVHTTDL ngày 08/4/2013; lưu ý Tỉnh cần tăng cường quy hoạch xếp hạng di tích hiện có, vì hiện nay trên địa bàn Tỉnh mới có 26 di tích cấp tỉnh và 08 di tích quốc gia. t.HợP
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1041 l 12.9.2013 Chào mừng ngày sân khấuViệt Nam (12/8 âm lịch), đêm 05 và 06/9, tạiTrung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kiên Giang phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức chương trình giao lưu các đoàn nghệ thuật Cải lương khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình giao lưu có sự tham gia của gần 50 nghệ sĩ đến từ Đoàn nghệ thuật Cải lương Hương Tràm, Đoàn nghệ thuật Cải lương Cao Văn Lầu, Đoàn văn công Đồng Tháp, Đoàn nghệ thuật cải lươngTây Đô, Đoàn nghệ thuật cải lương nhân dân tỉnh Kiên Giang và Câu lạc bộ Cải lương Chi hội Sân khấu Việt Nam tỉnh Kiên Giang. Đây là lần thứ hai, tỉnh Kiên Giang tổ chức hoạt động giao lưu nghệ thuật sân khấu Cải lương. Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho các đoàn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và hơn hết là góp phần gìn giữ nét đặt sắc văn hóa của nghệ thuật Cải lương. Bên cạnh đó, chương trình giao lưu còn đưa nghệ thuật sân khấu nói chung, sân khấu Cải lương nói riêng đến gần hơn với công chúng. Chương trình giao lưu nghệ thuật sân khấu nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn những giá trị truyền thống, đặc biệt là sân khấu Cải lương. Qua đây Ban Tổ chức mong muốn đưa loại hình nghệ thuật này đến với công chúng nhiều hơn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú lành mạnh. Chương trình giao lưu đem đến các vở diễn đạt giải cao tại liên hoan nghệ thuật sân khấu Cải lương toàn quốc như vở diễn: Chớp biển, Một phút một đời, Lối về, Món nợ vùng ven, Giọng hò Đồng Tháp, Dòng nhớ. K.Hoàn KiênGiang:Giaolưunghệthuậtsânkhấu cảilươngđồngbằngsôngCửuLong Tối 07/9, tại thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan văn nghệ, thể thao quần chúng và triển lãm ảnh xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Nam - năm 2013. Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức với sự tham gia của 14 đoàn văn nghệ, thể thao quần chúng các tỉnh, thành phố phía Nam. Liên hoan văn nghệ có sự tham gia của hầu hết các đoàn văn nghệ quần chúng các tỉnh, thành phố phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh… Trong khuôn khổ Liên hoan, trên 300 diễn viên của các đoàn tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con vùng nông thôn tại các huyện Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Phú Tân thuộc tỉnh An Giang. Cùng với biểu diễn văn nghệ, các đoàn còn tham gia thi đấu 4 môn thể thao quần chúng, gồm: bóng đá, đẩy gậy, cầu lông, kéo co. Trong những ngày diễn ra Liên hoan, gần 200 bức ảnh với chủ đề xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang cũng được trưng bày. M.cường Liên hoan văn nghệ, thể thao xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Nam 2013 Ngày 03/9, UBND tỉnh Bình Định, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV) và huyện Hoài Ân, đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình di tích lịch sử Núi Chéo, tại xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đông đảo cán bộ và nhân dân địa phương đã tham dự. Khu di tích lịch sử Núi chéo được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 25/3/2012. Đây là nơi bộ đội chủ lực Sư đoàn 3 Sao Vàng phối hợp với quân dân địa phương tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng Hoài Ân suốt thời kỳ từ năm 1968 -1972. Khu di tích được quy hoạch xây dựng trên tổng diện tích khoảng 6 ha với số vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ đồng, bằng nguồn vốn xã hội hóa; trong đó khu chức năng có diện tích 1,5 ha với các hạng mục như sân hành lễ, nhà lưu niệm, nhà bia, nhà tiếp đón… Ngoài ra, tại đỉnh núi còn có bia tưởng niệm ghi lại các trận đánh lịch sử ở Núi Chéo. Dự kiến công trình hoàn thành trước ngày 02/9/2015, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng. Việc xây dựng khu di tích lịch sử Núi Chéo nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời thể hiện sự tri ân của cán bộ và cựu chiến binh Sư đoàn 3 Sao Vàng anh hùng đối với đồng đội đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân (huyện đầu tiên của miền Nam) vào ngày 19/4/1972. M.HạnH Khởi công xây dựng khu di tích lịch sử Núi Chéo - Bình Định
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1041 l 12.9.2013 Ngày 07/9, Sở VHTTDL các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đã ký bản liên kết phát triển tuyến, điểm du lịch cụm duyên hải phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre được bầu là cụm trưởng, có vai trò điều phối các hoạt động phát triển du lịch của cụm, gồm 4 tỉnh nói trên, đến tháng 9/2014 sẽ bàn giao cho Vĩnh Long. Các tỉnh trong cụm liên kết với các nội dung sau: hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch; xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch chung của 4 tỉnh, tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư lớn đến đầu tư các dự án du lịch tại địa phương; thông tin xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng chương trình xúc tiến du lịch chung của 4 tỉnh; phối hợp, định hướng xây dựng sản phẩm đặc thù của từng tỉnh; liên kết nối tuyến, tour du lịch của các doanh nghiệp du lịch lữ hành của 4 tỉnh nhằm tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, kéo dài thời gian lưu trú của du khách… Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long ( Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh ) nằm dọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ 60. Ngoài ra, còn có Quốc lộ 57, nối Bến Tre - Vĩnh Long, là cửa ngõ theo đường bộ đi các tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu Long đối với khách du lịch. Hiện nay, phần lớn khách du lịch quốc tế đến đồng bằng sông Cửu Long tập trung tại cụm duyên hải phía Đông.Theo thống kê của Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long, khách du lịch quốc tế đến cụm chiếm tới 69,2% toàn vùng, trong khi lượng khách du lịch nội địa chỉ chiếm 28% toàn vùng. Cụm 4 tỉnh duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long có nhiều di tích lịch sử, văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, là thế mạnh để phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Việc liên kết hoạt động du lịch giữa 4 tỉnh sẽ tạo điều kiện để mỗi địa phương phát huy thế mạnh, sản phẩm du lịch sẽ phong phú, đa dạng hơn qua việc nối dài tuyến du lịch, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém. HồtHAnH Liên kết phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long Tối 09/9, tại Hà Nội, Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ đã chính thức khai mạc. Đây là một trong các hoạt động chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam, đồng thời là sự kiện được tổ chức nhân Kỷ niệm 25 năm Ngày mất của ông. Liên hoan diễn ra từ 09/9 đến 16/9, với sự tham gia của 08 nhà hát, biểu diễn các tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Phát biểu tại Lễ khai mạc, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khẳng định: Đây là lần đầu tiên một liên hoan lớn của giới sân khấu tổ chức để tôn vinh giá trị nghệ thuật các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ. Liên hoan nhằm tiếp tục khơi dậy và tỏa sáng, truyền cảm cho tới lớp nghệ sĩ trẻ hôm nay say mê sáng tạo và cống hiến cho nghệ thuật sân khấu phát triển nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới. Ngay trong đêm Khai mạc, công chúng đã được thưởng thức vở kịch “Ông không phải bố tôi” do các diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng và biểu diễn. Tác phẩm thể hiện rõ phong cách và tư tưởng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, cảnh báo sự xuống cấp đạo đức trong xã hội khi giá trị đồng tiền lên ngôi. Vở diễn đã hấp dẫn liên tục từ đầu đến cuối. Về nội dung, cách giải quyết mâu thuẫn của vở kịch, càng về sau tính nhân văn càng sâu sắc. Từ những đối nhân xử thế, quan hệ bố con, quan hệ gia đình… người ta cứ tưởng nó sẽ đi tới tiêu cực nhưng vở kịch lại có một cái kết nhân văn. Các vở diễn tham gia Liên hoan lần này gồm: Mùa hạ cuối cùng, Lời thề thứ chín (Nhà hát Tuổi Trẻ); Ông không phải là bố tôi, 2000 ngày oan trái (Nhà hát Kịch Hà Nội); Điều không thể mất (Nhà hát Kịch Quân đội); Nàng Sita, Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo Hà Nội); Hồn Trương Ba da hàng thịt (Nhà hát Kịch Việt Nam); Điều không thể mất (Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế); 2000 ngày oan trái (Đoàn cải lương Hải Phòng); Ai là thủ phạm (Đoàn kịch Nam Định). tuệ AnH Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ Nét mới của Lễ hội năm nay là Liên hoan rối nước tỉnh Hải Dương lần thứ IV hứa hẹn nhiều tiết mục đặc sắc của các phường rối nước giàu truyền thống trong toàn tỉnh; là những cuộc so tài nảy lửa trong giải bơi chải toàn tỉnh được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội… Lễ hội không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh con người Hải Dương, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, nhân dân trong và ngoài tỉnh về giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích, mà từ đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; Duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích. Đ.n Lễhộimùathu... (Xem tiếp trang 2)
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1041 l 12.9.2013 Sự kiện vấn đề Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần thứ nhất Tối 05/9, Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần thứ nhất, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Bộ VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu và một số trường sân khấu, nhà hát kịch tổ chức đã khai mạc tại trường múa thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã đến dự. Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho rằng, Liên hoan là cơ hội quý báu cho Việt Nam trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo ngành sân khấu và cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn giữa những người làm sân khấu Châu Á. Thông qua liên hoan lần này, các sinh viên, giảng viên Việt Nam sẽ sáng tạo ra những tác phẩm đầy cảm hứng, thu hút sự quan tâm của khán giả trong nước và quốc tế. Liên hoan các trường sân khấu quốc tế lần thứ nhất thu hút gần 120 đại biểu và sinh viên đến từ 15 trường đào tạo sân khấu nổi tiếng của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung tâm Kịch nghệ Quốc giaAustralia; Trường Sân khấu Đại học Wollongong -Australia; Học viện Sân khấu Thượng Hải - Trung Quốc; Học Viện Sân khấu Quốc gia - Trung Quốc; Viện Nghệ thuật Yogyakarta - Indonesia… Phía Việt Nam có sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ các sân khấu công lập và xã hội hóa, các giảng viên, sinh viên từ các trường nghệ thuật ở TP Hồ Chí Minh như: Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Đào tạo chuyên nghiệp và giao lưu quốc tế ngành Sân khấu biểu diễn… Ban Tổ chức đã lựa chọn 10 vở diễn tham gia chính thức trong Liên hoan. Ngoài ra trong khuôn khổ Liên hoan sẽ diễn ra các buổi thực hành chuyên môn về dàn dựng, biểu diễn, sáng tác, kỹ năng hình thể, tiếng nói sân khấu. P.V Liên hoan phim Đức tại Thái Nguyên Từ 06 đến 08/9, tại Rạp chiếu bóng Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Liên hoan phim Đức do Viện Goethe (Việt Nam) tổ chức. Chương trình được tổ chức tại 6 tỉnh trong cả nước và là lần đầu tiên Liên hoan diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên. Khán giả Thái Nguyên có cơ hội trải nghiệm với những bộ phim mới nhất của Đức và khám phá đất nước xinh đẹp này qua màn ảnh bằng những bộ phim đã từng rất thành công như: Kinh cầu cho một người bạn; Vincent Will muốn ra biển; Barbara... Nội dung các phim được chiếu tại Liên hoan chủ yếu đề cập đến gia đình, lòng khoan dung, tự do, tình bạn. Đây là những bộ phim xuất sắc của các đạo diễn tên tuổi của Đức như Ralf Huettner, Leo Khasin, Cyril Boss, Philipp Stennert…; dàn diễn viên nổi tiếng như Nina Hoss, Ronald Zegrefld, Rainer Bock, Florian David Fitz… Đặc biệt, Liên hoan còn trình chiếu 2 bộ phim dành cho thiếu nhi là “Ngôi nhà của những con cá sấu” và “Hội nghị các loài thú” hứa hẹn sẽ mang đến cho các em thiếu nhi sự hấp dẫn và thú vị. Liên hoan được tổ chức để hướng tới kỷ niệm 38 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức (23/9/1975 - 23/9/2013) và kỷ niệm Ngày thống nhất nước Đức 3/10/1990. Đức MinH Tuần lễ phim Nhật Bản mùa Thu 2013 Nhân dịp kỷ niệm Năm quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam 2013, Tuần lễ phim Nhật Bản mùa Thu 2013 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/9, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội). Tuần lễ phim sẽ mở đầu bằng bộ phim tài liệu “Đài phát thanh Hy vọng” (2012) với những hình ảnh phản ánh chân thật nhất cuộc sống khó khăn của người dân ở một thị trấn ven biển, mặc dù bản thân họ đều là những nạn nhân của thảm họa sóng thần và động đất nhưng họ đã thành lập một đài phát thanh với mong muốn đem lại tiếng cười cho những nạn nhân khác. Bộ phim tài liệu này đã gây tiếng vang ngay từ lần đầu ra mắt trình chiếu vào tháng 4/2012 tại Nhật Bản. Bộ phim tài liệu “Thắp sáng Nhật Bản” (2012) kể về hành trình gian nan của nhóm bạn trẻ khi đi đến những khu vực bị sóng thần tàn phá nặng nề ở vùng Tohoku, với nỗ lực duy trì một nét văn hoá truyền thống lâu đời của Nhật Bản, đó là pháo hoa cầu hồn, nhằm tiếp thêm sức mạnh ý chí cho người dân. Bên cạnh đó, các phim thuộc thể loại phim truyện cũng được trình chiếu. Bộ phim “Éclair- Hành trình ngọt ngào” (2011) là một câu chuyện lấy bối cảnh thời hậu Thế chiến II kể về sự sống sót thần kỳ và đầy mạnh mẽ của một cậu bé mồ côi. Đối mặt với sự thật vào thời điểm ấy, Akio, diễn viên chính của bộ phim đã vô cùng đau buồn và thương tiếc cho cảnh vật đã biến mất và cho những người đã khuất, đồng thời cũng không quên hy vọng vào một sự phục hồi. Cuối cùng là “Chú chó WANKO”, một bộ phim nói về cuộc sống của một chú chó sống cùng một gia đình trên một hòn đảo nhỏ có tên là Miyakejima, nơi có núi lửa hoạt động. n.tHAnH
  • 15. Sự kiện vấn đề số 1041 l 12.9.2013 Sự kiện vấn đề 15 Ngày 2/9, một huấn luyện viên và hai vận động viên xe đạp Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc, tham dự chương trình đào tạo VĐV xe đạp lòng chảo, do nước bạn tài trợ, hướng tới việc phát triển môn đua xe đạp lòng chảo tại Việt Nam. Hai VĐV đều của Hà Nội là Nguyễn Tiến Cương (sinh năm 1993) và Lê Anh Dũng (1992), cùng với HLV Trần Văn Hài (1989). Khóa đào tạo sẽ kéo dài 1,5 tháng (đến ngày 17/10), diễn ra tại Trung tâm huấn luyện đua xe đạp lòng chảo của Tổ chức phát triển thể thao Hàn Quốc (KSPO) và sân đua xe đạp lòng chảo Yang Yang. Kinh phí cho khóa đào tạo này là khoảng 321 triệu đồng (15.300 USD), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, KSPO, Công ty Vietnam Sports Platform (VSP), Ủy ban Olympic Hàn Quốc và Liên đoàn Xe đạp Hàn Quốc, tài trợ. ông Đoàn Kim Phách, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, cho biết: Do đặc thù của xe đạp lòng chảo, việc tuyển chọn VĐV cho bộ môn này không hề đơn giản. Không phải VĐV đua đường trường nào cũng có thể phát huy được khả năng khi tập luyện và thi đấu ở bộ môn này. Tiến Cương và Anh Dũng là những VĐV trẻ triển vọng, đã khẳng định mình qua các giải đấu trong nước. Xe đạp lòng chảo Hà Nội cũng đã có hơn 10 năm tích lũy kinh nghiệm từ những chuyến thi đấu, tập huấn tại Thái Lan, Trung Quốc… Đây là những điều kiện thuận lợi, giúp các VĐV trên dễ dàng tiếp cận môn thể thao đỉnh cao này, đồng thời tiếp thu chuyên môn và nâng cao thành tích. Trong thời gian tới, cơ hội để các VĐV Việt Nam sang Hàn Quốc học hỏi về đua xe đạp lòng chảo còn rất nhiều, bởi theo Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục TDTT và KSPO, thì chương trình đào tạo VĐV xe đạp lòng chảo Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ dành cho hơn 400 VĐV và hoàn toàn miễn phí. Chương trình sẽ kéo dài cho tới khi hoàn tất Dự án sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ Đình (Hà Nội). Hiện tại, Dự án sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ Đình đang chờ Chính phủ phê duyệt. Đây là một dự án quan trọng trong kế hoạch tổ chức ASIAD 18 - năm 2019, do Việt Nam đăng cai. Ngoài đua xe đạp lòng chảo, tổ hợp sân trị giá 500 triệu USD này còn là địa điểm thi đấu tiêu chuẩn quốc tế dành cho các môn thể thao khác, như: Cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, judo… Trước mắt, giai đoạn đầu của chương trình đào tạo VĐV xe đạp lòng chảo Việt Nam tại Hàn Quốc là nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV Việt Nam tham dự ASIAD 17 - năm 2014, diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc. Một khi Dự án sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ Đình được triển khai và hoàn tất, Việt Nam dự kiến sẽ có một lực lượng VĐV mạnh ở bộ môn này, hướng tới việc đặt dấu ấn của xe đạp lòng chảo Việt Nam tạiAsiad 18 và đặc biệt là tại các kỳ SEA Games sắp tới. t.H Ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bản quyền tác giả Việt Nam cho biết, với tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ 92% năm 2004) xuống còn 81% ( năm 2011), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ và khả quan nhất trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Cũng theo ông Vũ Ngọc Hoan, trước đây, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách này. Với tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ 92% năm 2004) xuống còn 81% (năm 2011), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ và khả quan nhất trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam hiện nay vẫn là 81%, trong khi tỷ lệ vi phạm trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 60%. Chỉ tính riêng năm 2013 tính đến tháng 8/2013, qua thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958 máy tính , lực lượng thanh tra chuyên ngành đã xử phạt gần 1,3 tỷ đồng. Một nghiên cứu mới đây của Liên minh phần mềm BSAcho biết, tại Việt Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87 triệu đô la giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu đô la có được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu - có nghĩa là sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ làm cho giá trị kinh tế tăng thêm được 50 triệu đô la. Được ký kết 26/8/2008, Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam đã đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chính phủ Việt Nam với các hiệp hội quốc tế nhằm khởi xướng các chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam Yến nHi Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính giảm HànQuốchỗtrợViệtNamđàotạoVĐVmônđuaxeđạplòngchảo
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 16 số 1041 l 12.9.2013 Tối 07/9, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc giải Karatedo toàn quốc lần thứ XXIII, năm 2013. Tham dự giải năm nay có 300 vận động viên đến từ 32 tỉnh, thành phố có phong trào Karatedo phát triển mạnh như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Các vận động viên tham gia thi đấu ở 2 nội dung: biểu diễn (kata), đối kháng ở 20 hạng cân (kumite) cá nhân và đồng đội. Tại giải năm nay, các vận động viên sẽ tranh tài ở 24 bộ huy chương. Giải Karatedo toàn quốc lần thứ XXIII là dịp để các vận động viên thi đấu, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, qua đó Ban Tổ chức tuyển chọn các vận động viên có triển vọng tham dự Sea Games 2013 sắp tới. Ngày 05/9, tại Trung tâm Văn hóa Hồ Nước Ngọt, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, giải tay cung xuất sắc toàn quốc lần thứ X do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Sóc Trăng tổ chức đã chính thức khai mạc. Tham dự giải có gần 80 cung thủ xuất sắc đến từ 13 tỉnh/thành có thế mạnh về bắn cung là Hải Phòng, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Dương, Đồng Tháp và chủ nhà Đồng Tháp. Các vận động viên nữ thi đấu ở các nội dung cung 1 dây và cung 3 dây với các cự ly 30m, 50m, 60m, 70m, toàn năng và loại trực tiếp. Các vận động viên nam cũng thi đấu ở các nội dung cung 1 dây và 3 dây với các cự ly 30m, 50m, 70m, 90m, toàn năng và loại trực tiếp. Đoàn chủ nhà Sóc Trăng có 7 cung thủ tham gia tranh tài ở các nội dung cung 1 dây nữ và 3 dây nam. Sau 4 ngày thi đấu, ngày 05/9, giải Vô địch đá cầu thế giới lần thứ VII năm 2013 được tổ chức tại Đồng Tháp đã kết thúc. Giải Vô địch Đá cầu thế giới lần thứ VII thu hút 104 vận động viên của 12 quốc gia, vùng và lãnh thổ tham gia như Áo, Trung Quốc, Ý, Phần Lan, Pháp, Đức... và chủ nhà Việt Nam. Kết quả, đoàn Trung Quốc giành Huy chương Vàng ở các nội dung đơn nam , đôi nữ, đôi nam - nữ. Đoàn Việt Nam giành Huy chương Vàng ở các nội dung đơn nữ, đôi nam , ba nam và ba nữ. Đoàn Việt Nam đã giành giải Nhất toàn đoàn với 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc. Đoàn Trung Quốc đứng thứ hai với 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc. Vị trí thứ ba toàn đoàn thuộc về Hungary với 3 Huy chương Đồng. Trong suốt quá trình thi đấu, đoàn Trung Quốc có lực lượng vận động nữ rất mạnh và thể hình tốt với sở trường tấn công là quét cầu. Các vận động viên Trung Quốc thường chuyền cầu bằng lòng bàn chân và tấn công bằng kỹ thuật đạp cầu. Trong khi các vận động viên Việt Nam chuyền cầu bằng mu chính diện và tấn công bằng những tung người cúp cầu. Với hai cách chơi hiệu quả trên, đoàn Việt Nam và Trung Quốc chiếm ưu thế suốt giải và vào chung kết ở các nội dung. Vũ MinH – H.L - n.AnH Ngày 07/9, tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc Giải Petanque (Bi sắt) vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013. Giải do Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức. Ngay sau lễ khai mạc là những trận đấu ở nội dung đồng đội nam giữa các đơn vị Quân khu 9 gặp Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa gặp Hà Nội, Trà Vinh gặp Vĩnh Long, chủ nhà Sóc Trăng gặp thành phố Hồ Chí Minh; đồng đội nữ giữa các đội Hà Nội gặp Nghệ An, TP Hồ Chí Minh gặp Cần Thơ và chủ nhà Sóc Trăng gặp Vĩnh Long. Giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 đã thu hút được sự tham gia hơn 130 VĐV của 14 đơn vị gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Quân Khu 9 và chủ nhà Sóc Trăng. Các VĐV sẽ tranh tài ở 4 nội dung thi đấu là đồng đội nam, đồng đội nữ, đồng đội phối hợp (1 nam-2 nữ) và đồng đội phối hợp (1 nữ-2 nam). Giải Peatanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 diễn ra nhằm động viên, khuyến khích các địa phương, các ngành phát triển và xây dựng lực lượng VĐV Petanque ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp. Đồng thời, giải còn tạo cơ hội cho các VĐV tại các tỉnh có phong trào Petanque đang phát triển của dịp cọ xát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, cũng như để tuyển chọn những VĐV tiềm năng vào đội tuyển quốc gia để thi đấu tại các đấu trường trong khu vực và quốc tế. Giải Peatanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 sẽ diễn ra đến ngày 16/9. A.tùng Giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc TiN THể THAO
  • 17. Sự kiện vấn đề 17số 1041 l 12.9.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đ ến Tủa Chùa (Điện Biên), du khách như được hòa mình vào vùng đất của rượu Mông Pê say đắm lòng người, hương chè Shan Tuyết ngào ngạt, những thửa ruộng bậc thang kỳ diệu… Nơi đây “Dòng họ bình yên” đã khơi nguồn và lan rộng, tạo thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với những trưởng dòng họ tâm huyết, Tủa Chùa đang dần xua tan nỗi ám ảnh về những hủ tục để xây dựng đời sống văn hóa. Mô hình “Dòng họ bình yên” được khơi nguồn ở huyện Tủa Chùa từ những năm cuối thế kỷ 20 mà xã Xá Nhè là nơi tiên phong. Lúc ấy, Xá Nhè được coi là vựa thuốc phiện và dòng họ Giàng là một trong những dòng họ có diện tích trồng cây thuốc phiện nhiều nhất, tỷ lệ người nghiện cũng không hề nhỏ. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về xóa bỏ cây thuốc phiện, chính quyền huyện Tủa Chùa đã vận động nhân dân bài trừ loại cây này. Nhưng khi đó, tư tưởng của người dân còn lạc hậu, cố chấp nên việc vận động bà con nhổ bỏ cây thuốc phiện gặp nhiều khó khăn. Xá Nhè được chọn làm nơi thí điểm phá bỏ cây thuốc phiện và dòng họ Giàng tiên phong nhổ bỏ toàn bộ hơn 30ha loại cây này. Từ đó, phong trào xóa bỏ cây thuốc phiện, mở rộng diện tích trồng cây lương thực được mở rộng ra toàn huyện Tủa Chùa. Sau thành công bước đầu, lãnh đạo huyện Tủa Chùa nhận thấy đối với bà con dân tộc thiểu số, việc vận động xóa bỏ những tập tục đã tồn tại lâu đời là chuyện không đơn giản. Người có tiếng nói nhất đối với bà con dân bản là những trưởng dòng họ, trưởng bản đã cùng sống, cùng lao động và am hiểu tường tận cuộc sống của đồng bào. Bởi thế, để vận động bà con bài trừ các hủ tục, xây dựng lối sống văn minh và phát triển kinh tế theo đường lối của Đảng, trước hết cần phải truyền được tư tưởng đó cho những trưởng dòng họ, già làng, trưởng bản có uy tín. Từ đó, mô hình “Dòng họ bình yên" chính thức được ra đời. Trải qua gần 20 năm, trong tổng số 201 dòng họ (có từ 10 hộ trở lên) trên khắp 12 xã, thị trấn của huyệnTủa Chùa đều được định hướng để xây dựng mô hình này, trong đó có hàng chục dòng họ đã trở thành điển hình. Đó là dòng họ Vừ ở xãTrungThu, dòng họ Lò ở xã Xà Nhé, dòng họ Tòng ở xã Mường Báng, dòng họ Mùa ở xã Tả Phìn... Mỗi dòng họ đều có những quy chuẩn riêng phù hợp với phong tục tập quán, lối sống của dân tộc, của địa phương mình. Nhưng tất cả những qui định, hương ước đó đều nhằm mục đích xây dựng đời sống văn minh, giữ vững trật tự xã hội và lao động sản xuất. Việc triển khai mô hình “Dòng họ bình yên” nhằm xây dựng và củng cố các dòng họ vững mạnh, giúp người dân tự quản, xây dựng các hương ước, quy ước trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó nhân lên tinh thần đoàn kết dân tộc, giữ vững trật tự xã hội, an ninh thôn bản và phát triển kinh tế. Mô hình “Dòng họ bình yên” cũng là một nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của huyện Tủa Chùa. Những năm qua, dòng họ Tòng ở xã Mường Báng được chính quyền huyện Tủa Chùa và tỉnh Điện Biên tôn vinh “Dòng họ tiêu biểu”. Cá nhân cụ Tòng Văn Miên, Trưởng dòng họ Tòng nhiều năm được tôn vinh là “Già làng tiêu biểu”, “Trưởng dòng họ tiêu biểu”. Cụ Miên cho biết: Họ Tòng ở Mường Báng có 140 hộ, gần 800 nhân khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013 toàn dòng họ đã xóa được 5 hộ nghèo, giảm số hộ nghèo xuống còn 15 hộ. Mỗi năm một lần, dòng họ tổ chức sơ kết để đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh, giúp các hộ xóa đói giảm nghèo, khen thưởng các hộ tiêu biểu trong lao động sản xuất, các hộ có con cháu học giỏi. Hiện nay họ Tòng là dòng họ có số hộ lớn nhất của xã Mường Báng, là dòng họ uy tín và những năm qua không có tệ nạn xã hội. Do địa bàn rộng, để thuận lợi trong công tác quản lý, Ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tủa Chùa đã phân thành 3 cụm: cụm phía Bắc gồm xã Sín Chải,Tả Phìn, Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng; cụm phía Nam gồm các xã Huổi Só, Xá Nhè, Mường Đun,TủaThàng; cụm trung tâm gồm các xã Mường Báng, Trung Thu, Sính Phình và thị trấn Tủa Chùa. Tất cả các cụm đều do một Ủy viênThường vụ Huyện ủy phụ trách để sơ kết theo năm và tổng kết theo nhiệm kỳ nhằm đánh giá, khen thưởng các trưởng dòng họ, trưởng bản, già làng, người có uy tín trên địa bàn. Trong 3 cụm, cụm các xã phía Bắc được biết đến là địa bàn khó khăn do cách xa trung tâm, địa hình hiểm trở. Toàn cụm có hơn 13.500 khẩu với 2 dân tộc là Mông và Hoa cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 65%. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chính trị xã hội luôn được giữ vững, nhờ tích cực vận động xây dựng kinh tế và văn hoá, toàn cụm đã có 13 thôn bản được công nhận “Thôn bản văn hóa”; 100% xã có nhà văn hoá; 28 trưởng dòng họ đã được tuyên dương “Trưởng dòng họ tiêu biểu”. Ngoài hiệu quả ổn định chính trị, trật tự xã hội, mô hình “Dòng họ bình yên” đã giúp nhân dân nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp nhau làm kinh tế. Với những thành tích đã đạt được, việc nhân rộng mô hình “Dòng họ bình yên” trên toàn huyện Tủa Chùa sẽ tạo tiền đề cho việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế tại vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. “Dòng họ bình yên” chính là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng cao, cần tạo sự lan tỏa không chỉ ở Tủa Chùa mà khắp các huyện trong tỉnh Điện Biên. t.t.n “Dònghọbìnhyên”-nétvănhóađặctrưng củađồngbàodântộcTủaChùa