SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1044 ngày 03/10/2013
- Lễ đón Bằng công nhận
Khu di tích lịch sử Lam Kinh
là Di tích quốc gia đặc biệt
(Tr.2)
Điều chỉnh vùng đệm
Quần thể danh thắng Tràng An
(Tr.5)
Thể thao Việt Nam tích cực
chuẩn bị cho SEA Games 27
(Tr.20)
troNG số Này
Lượngkháchdulịch
quốctếtớiViệtNam
tăngtrởlại
Theo Tổng cục Du lịch, khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9
đạt 614.827 lượt người, đưa tổng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam trong 9
tháng năm 2013 đạt 5.490.274 lượt
người, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm
2012. Khách du lịch nội địa 9 tháng ước
đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11% so với
năm 2012.Tổng thu từ khách du lịch đạt
152.800 tỉ đồng, tăng 23,5% so với cùng
kỳ năm 2012. Thời gian qua, mặc dù
tình hình kinh tế đất nước còn không ít
khó khăn; một số yếu tố tác động không
thuận lợi đến việc thu hút khách quốc tế
đến Việt Nam, nhưng kết quả mà ngành
du lịch đạt được khá nổi bật. Sau những
tháng đầu năm bị giảm sút về lượng
khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng đã
tăng trở lại với tốc độ khá. Bên cạnh đó,
mức tăng trưởng khách du lịch nội địa
tiếp tục ổn định và giữ vững.
Yến nhi
Nâng mức tiền ăn cho HLV, VĐV
các đội tuyển quốc gia
Chuẩn bị Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 27 (SEA Games 27),
Tổng cục Thể dục thể thao đã ký quyết định về việc thực hiện chế độ tiền
ăn mới dành cho huấn luyện viên, vận động viên của các đội tuyển quốc gia
đang chuẩn bị cho SEA Games 27. Theo đó, từ nay cho đến hết giải đấu ở
Myanmar, chế độ tiền ăn của huấn luyện viên, vận động viên sẽ tăng từ
200.000 đồng/người/ngày, lên thành 300.000 đồng/người/ngày. Đây thực
sự là một nguồn động viên lớn đối với các huấn luyện viên, vận động viên
trong giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho SEA Games 27.
(Xem tiếp trang 11)
Ảnh:PHƯƠNGNAM
Ngày 25/9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng Đoàn Đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Tây Ninh - đơn vị số 1 đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước
kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2013. Trả
lời cử tri những vấn đề liên quan đến ngành VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh cho biết, trong năm nay, du lịch Việt Nam đạt 7,5 triệu lượt khách quốc tế
và 35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu du lịch đạt khoảng 10 tỉ USD, về trước
mục tiêu chiến lược 2 năm. (Xem tiếp trang 2)
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
tiếp xúc cử tri Tây Ninh
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại điểm tiếp xúc 3 xã Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ
(huyện Trảng Bàng, Tây Ninh)
quản lý nhà nước
2 số 1044 l 03.10.2013
Sáng 26/9, tại Khu Di tích lịch sử
Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), tỉnh
Thanh Hóa đã tổ chức Lễ đón Bằng
công nhận Khu Di tích lịch sử Lam
Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc
Việt Nam khẳng định, khu Di tích lịch
sử Lam Kinh là tài sản vô giá của nhân
dân Thanh Hóa và quốc gia. Đây là di
sản cần được quan tâm, bảo vệ. Khu Di
tích lịch sử Lam Kinh được công nhận
Di tích quốc gia đặc biệt là sự thể hiện
sinh động của các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá dân
tộc nói chung, Di tích lịch sử kiến trúc
nghệ thuật Lam Kinh của tỉnh Thanh
Hóa nói riêng.
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng cùng
với niềm tự hào về những đóng góp to
lớn của Lê Lợi và nghĩa quân Lam
Sơn, tự hào về di sản văn hóa được tôn
vinh, Đảng bộ, Chính quyền và nhân
dân Thanh Hóa sẽ tiếp tục nâng cao
tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm
trong việc phát huy truyền thống quê
hương; gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn
di sản văn hóa với phát triển kinh tế du
lịch, góp phần đưa hình ảnh của Thanh
Hóa đến với đồng bào trong nước và
nước ngoài.
Bên cạnh đó, cùng với việc đầu tư
trong các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã
hội, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục thực
hiện tốt dự án phục hồi, tôn tạo và bảo
tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử
Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt” - Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Sau phần nghi Lễ được tổ chức quy
mô, phần Hội là chương trình nghệ
thuật sân khấu hóa “Hào khí Lam Sơn
- Tỏa sáng trường tồn” với các diễn
xướng, múa hát dân gian tiêu biểu của
các địa phương trong tỉnh như: Múa
Xuân Phả, múa Rồng Xuân Lập (Thọ
Xuân), trò Chiềng (Yên Định), trò
Sanh Ngô, trống hội Phú Khê (Hoằng
Hóa), hát múa Đông Anh (Đông Sơn),
cồng chiêng (Ngọc Lặc), hò sông Mã
(CLB dân gian thị trấn Hà Trung).
t.hợp
Lễ đón Bằng công nhận Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích
quốc gia đặc biệt
Theo “Chiến lược phát triển du lịch
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” của Thủ tướng Chính phủ, mục
tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng bình
quân của ngành du lịch thời kỳ 2011-
2015 đạt 11,5-12%/năm. Đến năm
2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt
khách quốc tế, tổng thu du lịch đạt 10-
11 tỉ USD… mục tiêu này đã đạt trong
năm 2013.
Về vấn nạn chèo kéo, “chặt chém”
du khách, Bộ trưởng cho biết, đích thân
Bộ trưởng đã đi kiểm tra thực tế, không
phải nơi nào cũng diễn ra tình trạng đó.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị Số 18/CT-TTg về việc chấn chỉnh,
lập lại trật tự trong hoạt động du lịch,
các địa phương phải nghiêm túc triển
khai, đồng thời đẩy nhanh việc thành
lập các Trung tâm hỗ trợ du khách.
Về hoạt động văn hóa, Bộ trưởng
cho rằng, chỉ một số nơi hoạt động chưa
hiệu quả, còn phần lớn các thiết chế văn
hóa cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp
phần tuyên truyền đường lối chủ trương
của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước đến nhân dân, nâng cao đời
sống văn hóa và tinh thần cho công
chúng, thúc đẩy phát triển phong trào
văn hóa văn nghệ của địa phương.
Các địa phương phải quan tâm xây
dựng thiết chế văn hóa cơ sở, đào tạo
cán bộ, huy động sức dân và doanh
nghiệp tham gia xã hội hóa, Bộ
VHTTDL sẽ hỗ trợ trang thiết bị theo
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa. Bộ trưởng lưu ý Tây Ninh phải chú
trọng đến xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở, đặc biệt quan tâm xây dựng gia
đình văn hóa nhằm phòng ngừa và kéo
giảm bạo lực gia đình, bà con cử tri cần
nhắc nhở nhau, xem đây là việc làm
hàng ngày của gia đình mình.
Bộ trưởng yêu cầu Tây Ninh triển
khai hiệu quả dự án xây dựng khu du
lịch Núi Bà Đen, đẩy mạnh xúc tiến
quảng bá và xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch. Thực hiện kiểm kê, đánh giá và
lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đối
với những địa điểm chưa được công
nhận di tích; rà soát lại di tích nào
xuống cấp thì đề xuất nâng cấp, kết nối
các di tích trên địa bàn Tỉnh với các địa
phương khác nhằm xây dựng những
tour du lịch về nguồn; thường xuyên
đưa học sinh đến tham quan các di tích
lịch sử cách mạng và danh lam thắng
cảnh để giáo dục truyền thống cách
mạng cho thế hệ trẻ. Bộ trưởng bày tỏ
mong muốn cử tri Tây Ninh cùng quan
tâm giám sát việc trùng tu, tôn tạo tại
các di tích trên địa bàn, không để thất
thoát nguồn vốn đầu tư.
Dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh đã đến dâng hương các anh hùng
liệt sĩ tại Đền tưởng niệm Lực lượng
Thanh niên xung phong, thăm hỏi sức
khỏe và tặng quà thiết bị văn hóa thể
thao cho Đồn Biên phòng 847 đóng
trên địa bàn xã biên giới Long Phước,
huyện Bến Cầu (Tây Ninh).
BVh
BộtrưởngHoàngTuấnAnh… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1044 l 03.10.2013
- Tại Quyết định số 3238/QĐ-
BVHTTDL ngày 20/9/2013, Bộ
VHTTDL giao Cục Di sản văn hóa
đón và bố trí chương trình làm việc
với đoàn 03 chuyên gia Nhật Bản
vào tham gia thuyết trình tại Hội
thảo-Tập huấn ngành Di sản văn hóa
năm 2013. Thời gian từ ngày 02-
05/10/2013.
- Ngày 23/9/2013 BộVHTTDLcó
Quyết định số 3266/QĐ-BVHTTDL,
giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia đón
và bố trí chương trình làm việc với
đoàn 05 chuyên gia Viện Nghiên cứu
Di sản Văn hóa biển quốc gia Hàn
Quốc sang khảo sát hiện vật cho
trưng bày di sản văn hóa Việt Nam
tại Hàn Quốc vào năm 2014. Thời
gian từ 16-25/10/2013, tại Hà Nội,
Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
3275/QĐ-BVHTTDLngày24/9/2013,
tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các
dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”
tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà
Nội) từ ngày 18-24/11/12013. Giao
Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan của Ủy
bân Trung ương MTTQ Việt Nam;
Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương
Phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa; Vụ Văn hóa
dân tộc, Sở VHTTDL các tỉnh/thành
phố Hà Nội, Cần Thơ, Hà Giang, Lai
Châu, Sơn La, Cao Bằng, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, An
Giang, Trà Vinh, Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Bảo tàng Văn hóa các dân
tộc Việt Nam và một số địa phương
có cộng đồng dân tộc được huy
động, các đơn vị có liên quan tổ
chức thực hiện.
- Tại Quyết định số 3300/QĐ-
BVHTTDL ngày 25/9/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Liên hoan tuyên truyền
lưu động phòng, chống ma túy năm
2013, tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian từ ngày 07-09/10/2013.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm
Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Ma Thị
Nguyệt Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Nguyên làm Phó Trưởng ban và
01 Ủy viên. Ông Vương Duy Bảo,
Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở
làm Trưởng ban, bà Lê Thị Phượng
Phó Chánh Văn phòng Bộ và ông Vũ
Hồng Cương Phó Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Thái Nguyên làm Phó
Trưởng ban và 08 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL có Quyết định
3310/QĐ-BVHTTDLngày25/9/2013,
về việc giao nhiệm vụ cho các đơn
vị trực thuộc Bộ tham gia tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ trong
khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể
thao và du lịch các dân tộc vùng
Tây Bắc lần thứ XII, tại tỉnh Hòa
Bình năm 2013: Tổng cục TDTT
chủ trì tổ chức thi đấu và trao giải
cho các môn thể thao tham gia ngày
hội. Tổng cục Du lịch chủ trì và
phối hợp với các đơn vị, địa
phương liên quan: Tổ chức thi
Hướng dẫn viên du lịch, chủ trì Hội
thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
với phát triển du lịch bền vững
vùng Tây Bắc”; Tổ chức quảng bá
du lịch, giới thiệu các tour, tuyến
du lịch và trưng bày sản phẩm địa
phương tại Ngày hội. Văn phòng
Bộ tổ chức Họp báo giới thiệu
Ngày hội văn hóa, thể thao và du
lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần
thứ XII, phối hợp với các đơn vị
liên quan chuẩn bị kinh phí,
phương tiện và cơ sở vất chất phục
vụ Ngày hội. Trung tâm Triển lãm
VHNT Việt Nam: Hỗ trợ toàn bộ về
trang âm, ánh sáng cho Lễ Khai
mạc, Lễ Bế mạc và Liên hoan nghệ
thuật quần chúng trong khuôn khổ
Ngày hội; tổ chức trưng bày triển
lãm ảnh về đất nước, con người
vùng Tây Bắc trong quá trình phát
triển hội nhập; phối hợp với các
tỉnh dựng và trang trí trại văn hóa
tham gia Ngày hội.
thtt
VăN BảN mới
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam vừa cho phép Viện Khảo cổ thành
lập một Phòng khảo cổ học dưới nước.
Thông tin được ông Tống Trung
Tín - Viện trưởng Viện khảo cổ học
Việt Nam cho biết tại Hội nghị thông
báo “Những phát hiện mới về khảo cổ
học lần thứ 48” diễn ra sáng 26/9 tại
Hà Nội.
Đây là tín hiệu vui của không chỉ
các nhà khảo cổ học Việt Nam mà còn
cả các nhà khảo cổ quốc tế trước thực
trạng ngành khảo cổ học dưới nước
“ba không” (không người, không tiền,
không cơ sở vật chất, kỹ thuật) của
Việt Nam.
Theo ông Tống Trung Tín, Việt
Nam có một tiềm năng tài nguyên dưới
nước cực lớn với nhiều thương cảng
nổi tiếng trong lịch sử khu vực, việc
thành lập Phòng khảo cổ học dưới
nước nhằm từng bước xây dựng ngành
khoa học hết sức mới mẻ, hấp dẫn
nhưng cũng đầy thách thức này ở Việt
Nam góp phần bảo tồn được tài
nguyên, giá trị khảo cổ ở dưới nước.
h. hà
Việt Nam đã có Phòng khảo cổ học dưới nước
Sự kiện vấn đề
4 số 1044 l 03.10.2013
quản lý nhà nước
Ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ đã
đồngýBộtrưởngBộVHTTDLthaymặt
Chính phủ ký “Hồ sơ đăng ký mở rộng
tiêu chí (VIII), bổ sung tiêu chí (IX) và
(X) Di sản thiên nhiên thế giới Vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình,Việt Nam” đề nghịTổ chức
Khoahọc,GiáodụcvàVănhóacủaLiên
hợp quốc (UNESCO) công nhận lần thứ
2 là Di sản thiên nhiên thế giới.
Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phối
hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của
ViệtNamlàmcácthủtụccầnthiếtđểgửi
Hồ sơ tới Trung tâm Di sản thế giới
UNESCO trước ngày 30/9/2013.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
đã được UNESCO đưa vào Danh mục
Di sản Thế giới năm 2003 với tiêu chí
(VIII) về giá trị địa chất – địa mạo. Đến
năm 2009, hồ sơ Vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng bổ sung thêm tiêu chí (X)
về đa dạng sinh học đã được gửi tới
UNESCO đề nghị công nhận lần 2. Tuy
nhiên, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban
DisảnThếgiới(năm2011)đãquyếtđịnh
chuyển lại hồ sơ Vườn quốc gia Phong
Nha-KẻBàngđểViệtNamgiảiquyếtcác
Chiều 24/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn đã có buổi làm việc với
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về
Kế hoạch tổ chức và các nội dung phối
hợp giữa hai đơn vị trong khuôn khổ
các hoạt động của Tuần lễ Đại đoàn kết
các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam.
Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc -
Di sản văn hoá Việt Nam sẽ diễn tại
Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt
Nam từ ngày 18-24/11/2013 với nhiều
hoạt động: Chương trình khai mạc Tuần
lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn
hoá Việt Nam; Hội nghị toàn quốc khu
vực phía Bắc Tổng kết 15 năm thực
hiện Chỉ thị 24/1998/TTg về xây dựng,
thực hiện hương ước, quy ước của làng,
thôn, ấp, bản, cụm dân cư; Hội thảo
“Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang
phục truyền thống các dân tộc thiểu số
trong giai đoạn hiện nay”; Khánh thành
quần thể chùa Khmer; Tái hiện chợ nổi
Nam bộ; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa;
Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang; Lễ
hội Ok-om-bok; Trại sáng tác điêu khắc
tượng Tây Nguyên; Triển lãm; Giao lưu
văn hoá cộng đồng...
Về các nội dung phối hợp, đề nghị
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong
việc mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước
tham dự và phát biểu, đồng thời tham
gia chủ trì tổ chức các nội dung trong
Chương trình khai mạc Tuần lễ Đại
đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá
Việt Nam và một số hoạt động toạ đàm,
giao lưu văn hoá văn nghệ...
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của
đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đối với các nội dung Kế hoạch và
công tác phối hợp của các đơn vị, Thứ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Hồ Anh Tuấn cùng Phó Chủ tịch
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Hà Thị Liên đã cơ bản thống
nhất các nội dung hoạt động nêu trong
Kế hoạch, đồng thời giao Ban Tổ chức
(Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch
các dân tộc Việt Nam là đầu mối) tiếp
tục rà soát, hoàn thiện Kế hoạch tổng
thể trình lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch phê duyệt trong thời
gian sớm nhất.
t.hợp
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc
với UBTW mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Sáng 24/9, tại xã Trà Tân, huyện
Bắc Trà My, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương phối hợp với UBND tỉnh Quảng
Nam tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích
lịch sử Quốc gia và khánh thành Nhà
bia di tích Ủy ban Kiểm tra Khu ủy
khu V.
Công trình Nhà bia di tích Ủy ban
Kiểm tra Khu ủy khu V xây dựng trên
diện tích hơn 21.000 m2, bao gồm: nhà
bia lưu niệm và các hạng mục trong
khuôn viên, kinh phí xây dựng hơn 3,3
tỷ đồng. Việc xây dựng Nhà bia di tích
Ban Kiểm tra Khu ủy khu V nhằm giáo
dục thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh
và công tác kiểm tra Đảng tại Khu ủy
khu V qua các thời kỳ. Công trình này
sẽ là điểm tham quan học tập, nghiên
cứu, góp phần nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội ở địa phương.
Phát biểu tại lễ khánh thành công
trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn
Dụ nhấn mạnh những dấu ấn lịch sử
hào hùng do các thế hệ cán bộ Kiểm tra
Khu ủy Khu V gây dựng góp phần làm
nên thắng lợi mùa xuân 1975, thống
nhất đất nước, ghi thêm vào trang sử
truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng
trong 65 năm hình thành và phát triển.
Đồng chí Ngô Văn Dụ lưu ý, để ghi
nhớ những giá trị to lớn đó, tỉnh Quảng
Nam, huyện Bắc Trà My và xã Trà Tân
cần có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường
xuyên Nhà bia và tạo điều kiện thuận
lợi để các tầng lớp nhân dân gìn giữ,
phát huy giá trị di tích này.
thtt
Khánh thành Nhà bia Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V
Đồng ý gửi Hồ sơ đề cử VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đề nghị
UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới
Sự kiện vấn đề
5số 1044 l 03.10.2013
quản lý nhà nước
Ngày 21/9, Văn phòng Chính phủ đã
có Văn bản số 7915/VPCP-KGVX đề
nghị các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường, Ngoại giao, UBND tỉnh Ninh
Bình cùng phối hợp điều chỉnh thu hẹp
vùngđệmQuầnthểdanhthắngTràngAn.
Theo văn bản, Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Xây
dựng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình
phê duyệt Quy hoạch xây dựng quần thể
danh thắng Tràng An làm sơ sở để điều
chỉnh hồ sơ khoa học Quần thể danh
thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, trình
UNESCO xem xét đưa vào danh mục Di
sản thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ
VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ
Ngoại giao có văn bản gửi UNESCO
thông báo việc điều chỉnh trên, bảo đảm
không ảnh hưởng đến tiến độ vận động,
công nhận Quần thể danh thắng Tràng
An là Di sản thế giới.
Quần thể danh thắng Tràng An gồm
3 khu vực bảo tồn là: Di tích quốc gia
đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích quốc gia
đặc biệt Danh thắngTràngAn-Tam Cốc-
Bích Động và rừng đặc dụng Hoa Lư đã
được Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia
đặc biệt vào ngày 10/5/2012.
Quần thể danh thắng Tràng An có
tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua
thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi
củaTrái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái
đã mang trong mình hàng trăm thung
lũng, hang động... Đ.A
Kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng
Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2013), TP
Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn
hóa, nghệ thuật trên khắp địa bàn
thành phố.
Liên hoan du lịch làng nghề truyền
thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
sông Hồng năm 2013 diễn ra từ ngày 09
- 12/10 tại Cung thể thao Quần Ngựa sẽ
triển lãm sản phẩm du lịch làng nghề
truyền thống, sản phẩm hàng thủ công
mỹ nghệ, ẩm thực của Hà Nội và các
tỉnh, đồng thời trình diễn nhiều loại hình
văn hóa dân gian.
Đặc biệt, trong các ngày 09-10/10 tại
các sân khấu trung tâm trên địa bàn các
quận, huyện, thị xã, người dânThủ đô sẽ
được thưởng thức các chương trình ca
múa nhạc, chèo, cải lương, quan họ,
xiếc, hài kịch… do các đoàn nghệ thuật
chuyên nghiệp của Hà Nội, Trung ương
và các tỉnh, thành khác thực hiện.
Tại Khu di tích Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long cũng diễn ra Triển
lãm "Nước” do Trung tâm Bảo tồn Di
sảnThăng Long - Hà Nội phối hợp cùng
Sở Ngoại vụ, Bảo tàng Lịch sửTự nhiên
Toulouse - Pháp tổ chức từ ngày
04/10/2013-28/02/2014 và triển lãm
Hoàng thành Thăng Long - Thành nhà
Hồ: Hai Di sản thế giới đặc sắc của Việt
Nam do Trung tâm thực hiện, khai mạc
ngày 10/10.
Ngoài ra còn có các hoạt động: Khai
mạc Giải chạy báo Hà Nội Mới vì hòa
bình lần thứ 40; Chợ công nghệ thiết bị
Thủ đô năm 2013; Giao ban lĩnh vực
khoa học công nghệ 11 tỉnh đồng bằng
sông Hồng; Khai mạc Liên hoan ảnh
nghệ thuật khu vực Hà Nội tổ chức ngày
9/10 tại 93 Đinh Tiên Hoàng; Khai mạc
Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô ngày 10/10
tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền và 29
Hàng Bài;Triển lãm bản đồ và trưng bày
tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam – Những bằng chứng lịch sử;
chương trình Đại nhạc hội nhân dịp kỷ
niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Pháp.
Bên cạnh đó, Sở VHTTDL Hà Nội
cũng tổ chức gắn biển các di tích cách
mạng kháng chiến, di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn Thủ đô dịp 10/10.
Đ.A
Điều chỉnh vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An
Hoạt động VHNT kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
kiến nghị liên quan tới tính toàn vẹn,
công tác bảo vệ và quản lý di sản. Kể từ
đó tới nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình đã giao cho các Sở, Ban, ngành của
tỉnh cùng Ban quản lý Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng và các cơ quan
khoa học bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo
hướng mở rộng Vườn quốc gia Phong
Nha-Kẻ Bàng lên diện tích 123.326 ha
như Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày
05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
điều chỉnh ranh giớidiện tíchVườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Các tiêu chí đề
nghị công nhận mở rộng và bổ sung là:
tiêu chí (VIII) về địa chất - địa mạo; tiêu
chí (IX) về quá trình sinh thái và sinh
học; và (X) về đa dạng sinh học.
Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh
QuảngBìnhtạiCôngvănsố869/UBND-
KTN ngày 08/8/2013, ngày 28/8/2013,
Bộ VHTTDL đã tổ chức buổi họp góp ý
Hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng trình UNESCO đưa vào Danh mục
Di sản Thế giới (lần 2). Tham gia buổi
họpcóđạidiệnlãnhđạocủaHộiđồngDi
sản Văn hóa quốc gia, Ủy ban quốc gia
UNESCOViệt Nam, UBND tỉnh Quảng
Bình và các nhà khoa học liên quan.
Ngày 05/9/2013, UBND tỉnh Quảng
Bình có Công văn số 1017/UBND, kèm
theohồsơVườnquốcgiaPhongNha-Kẻ
Bàng đã được chỉnh sửa, bổ sung theo ý
kiếngópýcủacácđạibiểu.Trêncơsởđề
nghị của Bộ VHTTDL, Hội đồng Di sản
văn hóa đã có Công văn số
19/HĐDSVHQG-VP ngày 19/9/2013
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL
thay mặt Nhà nước ký Hồ sơ Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng trình UNESCO
xem xét công nhận lần thứ 2 là Di sản
Thiên nhiên Thế giới. thtt
Sự kiện vấn đề
6 số 1044 l 03.10.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
3458/BVHTTDL-DSVHngày23/9/2013
cho ý kiến về việc lập dự án tu bổ di tích
lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn II
tại xã EAYoong, huyện Krông Pắc theo
đề nghị của UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo
đó, Bộ VHTTDL thống nhất với đề
nghị của UBND tỉnh Đắk Lắk về chủ
trương lập dự án tu bổ di tích lịch sử
cách mạng Ca Da giai đoạn II để bảo
tồn và phát huy giá trị. Về kinh phí, từ
năm 2009 đến năm 2013 thông qua
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hoá, Bộ VHTTDLđã hỗ trợ tu bổ, phục
hồi di tích Ca Da là 8,5 tỷ đồng. Ngoài
ra, đã và đang hỗ trợ các dự án tu bổ,
phục hồi một số di tích khác trên địa
bàn tỉnh. Do vậy, để thực hiện dự án tu
bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai
đoạn II, đề nghị tỉnh Đắk Lắk chủ động
bố trí từ ngân sách địa phương và huy
động các nguồn vốn hợp pháp khách để
thực hiện dự án.
Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực
hiện dự án phải tuân theo quy định tại
nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,
phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh và Thông tư số
18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012
của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích.
h.p
Đắk Lắk: Tu bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn ii
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chiến lược phát triển điện
ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”. Theo Tờ trình, sự
chuyển hướng nhanh đến bất ngờ từ
công nghệ sản xuất phim nhựa
35mm sang công nghệ số đã đặt điện
ảnh Việt Nam trước những thách
thức mới, đòi hỏi phải có sự đầu tư
lớn về trang thiết bị, kỹ thuật, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong
tất cả các công đoạn làm phim, từ
sản xuất đến phát hành, phổ biến và
lưu trữ phim. Đây là yếu tố đòi hỏi
chúng ta phải có những quyết sách
kịp thời vừa ứng phó với sự biến
động của công nghệ, vừa tạo nền
tảng để điện ảnh Việt Nam hội nhập
quốc tế. Cần quan tâm đến đầu tư
không chỉ về trang thiết bị mà trước
hết là phát triển nguồn nhân lực với
tư duy nghệ thuật sáng tạo, kiến thức
và kỹ năng sản xuất mới để theo kịp
với tiến trình đổi mới, hội nhập quốc
tế khi gia nhập cộng đồng ASEAN,
WTO…
Xây dựng Chiến lược, trong đó
đề ra những phương hướng, mục
tiêu, giải pháp để ngành điện ảnh
Việt Nam phát triển bền vững là
thực hiện Luật Điện ảnh (Điều 8 quy
định về xây dựng và tổ chức thực
hiện chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp
điện ảnh). Chỉ có Chiến lược mới cụ
thể hóa được từng bước đi cho
ngành điện ảnh trong sáng tác, sản
xuất, phát hành và phổ biến phim,
phát triển nguồn nhân lực, đầu tư
chuyển đổi công nghệ kỹ thuật, đầu
tư tài chính, hợp tác quốc tế, xã hội
hóa hoạt động điện ảnh… theo
hướng “củng cố và phát triển nền
điện ảnh Việt Nam hiện đại và mang
đậm bản sắc dân tộc; hiện đại hoá
công nghiệp điện ảnh” đã được chỉ
ra trong Chiến lược phát triển văn
hóa đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Với quan điểm, xây dựng nền
điện ảnh Việt Nam tiên tiến, mang
đậm bản sắc dân tộc, sáng tác nhiều
tác phẩm có giá trị tư tưởng, giáo
dục, thẩm mỹ, giải trí, đạt hiệu quả
kinh tế-xã hội cao, theo đúng định
hướng phát triển văn học, nghệ thuật
của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ
mới. Phát triển điện ảnh Việt Nam
theo hướng công nghiệp, hiện đại và
hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà
nước tạo hành lang pháp lý và cơ hội
bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển điện ảnh; đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm trong các
lĩnh vực: sản xuất phim, phổ biến
phim, đào tạo nguồn nhân lực và đổi
mới kỹ thuật công nghệ. Đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động điện ảnh,
khuyến khích các nguồn lực xã hội
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao số
lượng và chất lượng tác phẩm điện
ảnh, mở rộng thị trường điện ảnh và
hợp tác quốc tế.
Tờ trình cũng nêu rõ mục tiêu
tổng quát của Chiến lược đến năm
2020: Điện ảnh Việt Nam trở thành
nền điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc
dân tộc, có hiệu quả kinh tế-xă hội
cao, góp phần xây dựng nền văn hóa
và nhân cách con người Việt Nam
trong thời kỳ mới; Đến năm 2030:
Phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt
Nam trở thành nền điện ảnh có bản
sắc và uy tín ở Châu Á, có những tác
phẩm đạt giải thưởng cao và tài năng
điện ảnh tầm cỡ trong khu vực và
thế giới.
thtt
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt“Chiến lược phát triển
Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Sự kiện vấn đề
7số 1044 l 03.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 29/9, Đoàn công tác của Ban
Chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa", do đồng chí Vũ Ngọc Hoàng -
Phó Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã
làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên
- Huế về tình hình thực hiện phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa" trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Việc
triển khai phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa" trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thời gian
qua đã được các cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận, các đoàn thể hết sức
quan tâm; đồng thời, đề ra các giải
pháp tích cực để tổ chức thực hiện một
cách đồng bộ, rộng khắp. Đây thực sự
trở thành một cuộc vận động lớn, nhiều
phong trào đã được lồng ghép, cụ thể
hóa cho từng ngành, từng địa phương,
góp phần tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân, phát huy nội lực và tinh thần
tự quản của nhân dân để phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên -
Huế đã có trên 97% làng (thôn, bản),
tổ dân phố, các cơ quan đơn vị, trường
học đăng ký thực hiện phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa". Tỉnh đã có 239.686/250.081
gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn
hóa, đạt 95,8%; trong đó đã có 209.944
gia đình được công nhận đạt chuẩn gia
đình văn hoá, đạt 87,6%.
Tỉnh cũng đã tổ chức tuyên dương
151 gia đình văn hoá tiêu biểu; trong
đó có 9 gia đình văn hoá tiêu biểu xuất
sắc được tặng Bằng khen của UBND
tỉnh và được cử đi tham dự Hội nghị
tuyên dương gia đình văn hóa tiêu
biểu xuất sắc toàn quốc năm 2013 tại
Hà Nội....
Q.Việt
Thừa Thiên - Huế: Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa" đi vào chiều sâu
Trong 2 ngày 25 và 26/9, tại thành
phố Cao Bằng, Liên hiệp Thư viện các
tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức liên
hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới
thiệu sách lần thứ IV năm 2013 với chủ
đề “Âm vang Điện Biên”.
Liên hoan có sự tham gia của hơn
140 cán bộ thư viện thuộc 12 đội đến
từ thư viện của 12 tỉnh khu vực miền
núi phía Bắc gồm: Điện Biên, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc
Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và
Yên Bái. Các đội tham dự liên hoan
tranh tài ở 4 phần thi: chào hỏi, thi giới
thiệu sách, thi kiến thức và thi năng
khiếu. Sau hai ngày thi, Ban Tổ chức
đã chọn được 5 đội giành giải Nhất
gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện
Biên, Lai Châu, Tuyên Quang để tham
dự vòng chung kết cuộc thi “Liên hoan
tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc
năm 2014”, dự kiến tổ chức tại thành
phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên)
nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -
7/5/2014).
Liên hoan cán bộ thư viện tuyên
truyền sách 2013 khu vực miền núi
phía Bắc là dịp để các cán bộ thư viện
giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm,
kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ giữa
các thư viện thành viên.
hồ thAnh
Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền
sách khu vực miền núi phía Bắc
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần
thứ 9 với chủ đề “Tuần Văn hóa Du
lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người
và thiên nhiên” sẽ được tổ chức tại
Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam vào ngày 23/11.
Chương trình do Bộ VHTTDL thực
hiện nhằm giới thiệu với đồng bào cả
nước, nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc
tế hiểu biết thêm giá trị di sản văn hoá
và di sản thiên nhiên độc đáo của Việt
Nam; quảng bá tiềm năng, sức hấp dẫn
của du lịch sinh thái, thu hút khách du
lịch quốc tế, thúc đẩy du lịch nội địa,
khẳng định thế mạnh và tiềm năng của
du lịch Việt Nam.
Đây cũng là dịp các địa phương gặp
gỡ, giao lưu học tập, trao đổi kinh
nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
và sự phát triển hài hoà cuộc sống giữa
con người và thiên nhiên tại các Khu
dự trữ sinh quyển, Vườn quốc gia, Khu
bảo tồn thiên nhiên…
Nội dung của Tuần văn hóa gồm
nhiều hoạt động phong phú: Triển lãm
với chủ đề: “Tuần Văn hoá Du lịch Di
sản xanh, nơi gặp gỡ con người và
thiên nhiên tại Hà Nội 2013”; Chương
trình Tuổi trẻ với Di sản Văn hóa và Di
sản thiên nhiên Việt Nam - Ngày về
nguồn 23/11/2013; Trưng bày, giới
thiệu các sản phẩm văn hoá, du lịch,
ẩm thực tiêu biểu các Khu sinh quyển,
Vườn quốc gia của địa phương.
Đ.n
Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh
8 số 1044 l 03.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 27/9, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hà Nội đã tổ chức chung kết
tuyển chọn hướng dẫn viên du lịch Hà
Nội năm 2013 nhằm tôn vinh nghề
hướng dẫn du lịch, góp phần nâng cao
vị thế ngành du lịch Thủ đô. Đông đảo
hướng dẫn viên quốc tế và nội địa đến
từ các doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn thành phố và hướng dẫn viên tự do
được cấp thẻ hành nghề đã cùng sôi nổi
đua tài.
Các thí sinh trải qua 4 vòng tuyển
chọn, gồm: Tự giới thiệu về một điểm
du lịch của Hà Nội, kiến thức về du lịch,
trả lời câu hỏi nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch, trả lời câu hỏi tình huống. Điểm du
lịch của Hà Nội được giới hạn, gồm:
Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn,
hồ Hoàn Kiếm và khu vực xung quanh
hồ, khu phố cổ Hà Nội. Ở mỗi phần thi,
thí sinh chỉ được thực hiện trong thời
gian đã quy định, quá giờ sẽ bị trừ điểm.
Sau thời gian tranh tài sôi nổi, 11 thí sinh
đã được lựa chọn dự thi hướng dẫn viên
du lịch giỏi toàn quốc 2013.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng,
cho biết: Chung kết tuyển chọn là hoạt
động thiết thực hưởng ứng Năm Du
lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng –
Hải Phòng năm 2013; đồng thời cũng
góp phần nâng cao ý thức rèn luyện kỹ
năng hướng dẫn viên, thuyết minh viên
du lịch, nâng cao hiểu biết về kiến thức
chuyên môn để đáp ứng theo tiêu
chuẩn nghề du lịch Việt Nam, tiến tới
chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch, cũng như góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực du lịch Thủ đô.
Các thí sinh đạt giải sẽ tham dự hội thi
hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc
năm 2013, tổ chức vào tháng 10, tại
Hải Phòng. L.Khánh
Ngày 27/9, Đoàn công tác của
Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” đã làm việc với UBND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình hình
thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” trên
địa bàn tỉnh.
Thực hiện cuộc vận động, đến nay,
Bà Rịa-Vũng Tàu có 2/8 huyện, thành
phố với 42/82 xã, phường đạt danh
hiệu văn hóa, 509/557 thôn, ấp, khu
phố văn hóa; 93,38% gia đình đạt danh
hiệu gia đình văn hóa; 488/557 cơ
quan, đơn vị, trường học có đăng ký đã
đạt danh hiệu văn hóa. Trong thời gian
qua, cùng với sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền thực hiện phong
trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn
hóa” trên địa bàn tỉnh, tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,
trật tự xã hội đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Phong trào đã tác động
tích cực đến việc thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội; nông nghiệp tiếp tục
trên đà phát triển; kinh tế phát triển
theo hướng công nghiệp, dịch vụ,
chuyên canh ngành nghề; cơ sở hạ tầng
được đầu tư ngày càng khang trang; bộ
mặt xã, phường, thị trấn có nhiều thay
đổi; đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân từ thành thị đến nông thôn
được cải thiện rõ rệt; xóa đói giảm
nghèo tiếp tục được duy trì và đạt được
kết quả cao, số hộ khá, giàu ngày càng
tăng, hộ nghèo giảm đáng kể.... Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” tiếp tục khơi dậy mạnh
mẽ tinh thần đoàn kết giúp nhau phát
triển kinh tế, mở mang ngành nghề,
giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo,
giúp nhận thức của đông đảo các tầng
lớp nhân dân về liên doanh, liên kết, hỗ
trợ nhau trong sản xuất kinh doanh có
nhiều chuyển biến tích cực, góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương...
Minh hạnh
Bà Rịa-Vũng Tàu: 93,38% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa
Hà Nội tuyển chọn hướng dẫn viên du lịch
Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên đã
chính thức thành lập ngày 27/9, do ông
Nguyễn Thành Tâm - Nguyên Phó
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh giữ chức Chủ
tịch Hiệp hội. Hiệp hội du lịch tỉnh Phú
Yên có 40 đơn vị và 19 cá nhân thành
viên. Tất cả các tập thể và cá nhân tham
gia hiệp hội đều có quyền lợi: Được
phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghề
nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn
về du lịch; được giới thiệu với các tổ
chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
để liên kết kinh doanh; được bảo vệ
quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong
hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu của Hiệp hội là “Góp phần
thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển
thành Điểm đến hấp dẫn và thân thiện
với du khách, đảm bảo sức cạnh tranh
và phát triển bền vững”. Để đạt được
mục tiêu đề ra, Hiệp hội sẽ là cầu nối
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và
doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà
nước; phối hợp với các Sở, Ban, ngành
tăng cường công tác quảng bá tiềm năng
và xúc tiến du lịch; liên kết với các đơn
vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp
đào tạo, tập huấn cho đội ngũ lao động
trong các doanh nghiệp du lịch…
Phú Yên là một tỉnh có nhiều danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng
thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh
hiện có trên 200 doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đức Minh
Thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên
9số 1044 l 03.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ban Tổ chức Cuộc bình chọn các
sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
đặc trưng của thành phố Cần Thơ vừa
tổ chức trao giải cho các sản phẩm
tiêu biểu. Cuộc bình chọn do Sở
VHTTDL TP Cần Thơ tổ chức, diễn
ra từ tháng 12/2012 đến tháng 8/2013
nhằm tìm kiếm, giới thiệu những sản
phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện
có và các sản phẩm mới, đặc sắc, hấp
dẫn, thể hiện được nét đặc trưng của
thành phố, phục vụ các hoạt động
giao lưu văn hóa, kinh tế, đối ngoại,
du lịch. Các sản phẩm cũng được giới
thiệu trên các ấn phẩm quảng bá về
du lịch Cần Thơ đến du khách trong
và ngoài nước, góp phần khơi dậy
niềm tự hào, lòng yêu quê hương, ý
thức giữ gìn và phát huy truyền thống
lịch sử, những giá trị văn hóa đặc sắc
trong các tầng lớp nhân dân; quảng bá
hình ảnh Cần Thơ-Tây Đô giàu tiềm
năng về kinh tế, du lịch với người dân
và du khách.
Ông Hồ Văn Hoàng, Phó Giám
đốc Sở VHTTDL TP Cần Thơ cho
biết: Những tác phẩm đoạt giải nhất,
nhì trong cuộc bình chọn này đều thể
hiện được chủ đề bình chọn, thể hiện
được ý tưởng sáng tạo, ca ngợi và giới
thiệu được đặc trưng văn hóa, vẻ đẹp
cảnh quan của Cần Thơ hướng đến du
khách gần xa.
Cuộc bình chọn đã trao 11 giải bao
gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba
và 5 giải Khuyến khích. Nhiều sản
phẩm ấn tượng đã được trao giải cao
như: sản phẩm tranh gạo Cầu Cần
Thơ của tác giả Trần Đăng Nghiêm ở
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
đoạt giải Nhất. Hai sản phẩm đoạt
giải Nhì là tranh gạo sông nước miền
Tây của tác giả Ngô Thy Loan, quận
3, TP Hồ Chí Minh và sản phẩm đồng
hồ quả lắc của tác giả Võ Thành Viễn,
An Giang.
Thành công của cuộc bình chọn là
nhờ sự đánh giá công tâm của Hội
đồng xét chọn, sự nhiệt tình của các
nghệ nhân đã sáng tạo những sản
phẩm độc đáo. Ban Tổ chức đã nhận
được 67 sản phẩm từ các tỉnh, thành
Hà Nội, An Giang, TP Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, Đồng Tháp. Hầu hết các sản
phẩm được làm từ các nguyên liệu có
trong thiên nhiên như: vỏ lục bình, xơ
mướp, mo cau, hạt gạo…. Các sản
phẩm đều thể hiện được chủ đề bình
chọn, thể hiện được ý tưởng sáng tạo.
Đức Kiên
Cần Thơ: Bình chọn sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch
Ngày 25/9, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với
Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức kỷ niệm
Ngày Du lịch thế giới (27/9) và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Hà Tĩnh đến năm 2020.
Ông Võ Hồng Hải, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn
mạnh: Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tiềm
năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy
nhiên những năm qua, ngành “công
nghiệp không khói” này vẫn chưa phát
triển tương xứng. Với mục tiêu đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng,
Hà Tĩnh là điểm đến hấp dẫn của cả
nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Hà Tĩnh đến năm 2020.
Theo đó Hà Tĩnh phấn đấu đến năm
2020, thu hút 50.000 lượt khách quốc tế,
phục vụ 1,5 triệu khách nội địa, thu nhập
từ du lịch đạt 117 triệu USD, tương
đương 2.400 tỷ đồng. Đồng thời, các cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của
tỉnh cũng được quan tâm đầu tư, tạo
thêm nhiều việc làm cho lao động địa
phương. Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đến
phát triển du lịch di sản và du lịch xanh
gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Ngành du lịch Hà Tĩnh tập trung phát
triển thị trường khách nội địa với các
hình thức như: du lịch văn hóa, du lịch
biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch biên
giới và du lịch kèm theo các sự kiện đặc
biệt. Không gian du lịch cũng được chú
trọng phát triển theo nhiều vùng, mở
rộng khai thác thêm nhiều vùng du lịch
mới như vùng du lịch phía Tây (các
huyện Hương Khê, Vũ Quang) và vùng
du lịch phía Bắc (các huyện Nghi Xuân,
Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh).
Thời gian tới, Hà Tĩnh tập trung đầu
tư xây dựng hạ tầng, phát triển du lịch.
Dự kiến, nhu cầu đầu tư phát triển du
lịch Hà Tĩnh đến năm 2030, cần khoảng
15.606 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn
ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10%.
h.Yến
HàTĩnhcôngbốquyhoạchtổngthểpháttriểndulịchđến2020
Từ ngày 25-30/9, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Liên
hoan Nghi lễ Chầu văn tại 04 đền trên
địa bàn: đền Lâm Du (phường Bồ Đề),
đền Kim Giang (phường Kim Giang),
đền Yên Phú (huyện Thanh Trì) và đền
Cây Quế (phường Trung Hòa).
Mục đích của Liên hoan là nhằm
kiểm kê và bước đầu tư liệu hóa di sản
văn hóa phi vật thể Chầu văn trên địa
bàn Thành phố Hà Nội; góp phần xây
dựng hồ sơ Nghi lễ Chầu văn ở Hà Nội,
trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
công nhận Nghi lễ Chầu Văn là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia và trình tổ
chức UNESCO Thế giới công nhận
Nghi lễ Chầu văn là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại.
Liên hoan Nghi lễ Chầu văn tại Hà
Nội lần đầu tiên tổ chức sẽ quy tụ
những nhóm Chầu văn hiện đang hoạt
động tại 29 quận, huyện của Hà Nội.
(Xem tiếp trang 14)
Liên hoan Nghi lễ Chầu văn
Sự kiện vấn đề
10 số 1044 l 03.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 27/9, VHTTDL tỉnh Bình
Thuận phối hợp với Hiệp hội Du lịch
tổ chức tọa đàm “Bàn về các biện pháp
phát triển du lịch theo hướng phát triển
bền vững, hành động có trách nhiệm”.
Gần 100 đại biểu đại diện các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, cơ sở lưu
trú, các công ty lữ hành, các trường
đào tạo ngành nghề du lịch trên địa bàn
Bình Thuận tham dự buổi tọa đàm
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã
tổ chức nhiều chương trình phát động
bảo vệ môi trường và sự phát triển bền
vững của ngành du lịch. Bình Thuận
đang hướng tới xây dựng một nền “Du
lịch xanh” với việc vận động các cơ
sở lưu trú du lịch đăng ký tham gia
hưởng ứng bảo vệ môi trường thông
qua nhãn hiệu “Bông sen xanh”. Đến
nay đã có 5 doanh nghiệp được cấp
chứng nhận. Đây là một dấu mốc quan
trọng đánh giá hoạt động kinh doanh
du lịch, thái độ ứng xử có trách nhiệm
với môi trường.
Bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó
Giám đốc Sở VHTTDL Bình Thuận
cho biết: Du lịch đang là một ngành
kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận.
Theo dự báo, năm 2020 Bình Thuận sẽ
đón khoảng 7,5 triệu lượt khách; trong
đó khách quốc tế là 850.000 lượt và sẽ
có hơn 14.000 phòng lưu trú. Điều đó
kéo theo lượng rác thải ngày càng
nhiều, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường du lịch ở Bình Thuận. Hiện
nay, tình trạng các doanh nghiệp du
lịch không xây dựng hệ thống rác thải
hoặc có nhưng không vận hành để tiết
kiệm nhiên liệu, sử dụng lãng phí
nguồn nước… cũng đã gây ra nhiều
tác động xấu đến môi trường. Do đó,
vai trò của các cơ sở, đơn vị kinh
doanh du lịch trong việc bảo vệ môi
trường đóng vai trò quan trọng để phát
triển du lịch bền vững.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã
đưa ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm để
phát triển du lịch bền vững. Chia sẻ về
các giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm tại các khu du lịch công cộng,
ông Ngô Văn Đồng - Giám đốc Ban
Quản lý Khu du lịch Mũi Né, Hàm
Tiến cho biết: Muốn phát triển du lịch
bền vững cần tạo ra sự phát triển hài
hòa giữa cộng đồng người dân sinh
sống và kinh doanh tại các khu du lịch.
Để người dân có thu nhập ổn định
đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi
trương, Ban Quản lý đã thành lập 4
điểm bán hàng rong theo các doanh
nghiệp trên địa bàn. Theo đó, những
người bán hàng rong được quản lý
chặt chẽ, quy định cụ thể về nơi bỏ rác,
nước thải… Ban Quản lý yêu cầu các
doanh nghiệp tạo điều kiện để người
bán hàng rong được đi vệ sinh và đổ
rác vào hệ thống xử lý rác thải của
doanh nghiệp.
Bên cạnh những giải pháp về phát
triển du lịch gắn với bảo vệ môi
trường, việc xây dựng nền văn hóa du
lịch, văn hóa ứng xử du lịch của người
dân đối với du khách, huy động sự
tham gia của cư dân trong hoạt động
du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du
lịch… cũng là những giải pháp quan
trọng để phát triển bền vững du lịch
Bình Thuận.
Từ đầu năm đến nay, Bình Thuận
đã đón gần 2,6 triệu lượt khách, tăng
hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái, doanh
thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 3.500
tỷ đồng.
trần nguYện
Bình Thuận đón gần 2,6 triệu lượt khách
Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp
Bạc cho biết, từ ngày 19 - 24/9 (tức
từ ngày 15 - 20/8 Âm lịch), Khu di
tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã đón trên
25 vạn lượt du khách về hành hương,
du lịch. Trong đó, ngày 20/9 (tức 16/8
âm lịch) có hơn 4 vạn lượt du khách,
ngày 21/9 (17/8 Âm lịch) có gần 5
vạn du khách hành hương về Côn Sơn
- Kiếp Bạc.
Lễ hội truyền thống mùa thu Côn
Sơn - Kiếp Bạc 2013, diễn ra với hàng
chục hoạt động nghi lễ, văn hóa, thể
thao, để tưởng niệm 713 năm ngày mất
của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn, 571 năm
ngày mất của anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và
tôn vinh công lao to lớn của các danh
nhân trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, đồng thời thể hiện
truyền thống uống nước nhớ nguồn
của dân tộc.
Lễ hội có nhiều nghi thức tế lễ và
diễn xướng dân gian như: Lễ rước cỗ
tiến Thánh, lễ hội quân trên sông Lục
Đầu, lễ hội cầu an và hội hoa đăng trên
sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban
ấn của Đức Thánh Trần, lễ giỗ Đức
Thánh Trần… Ngoài ra, còn có các trò
chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền,
bắt vịt, nấu cơm thi, nhảy phỗng…
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa,
thể thao thu hút đông đảo du khách
đến xem như liên hoan múa rối nước
Hải Dương lần thứ IV, đua thuyền chải
tỉnh Hải Dương 2013...
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là
một quần thể nhiều di tích nằm trên địa
bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương. Nơi
đây có nhiều di tích liên quan đến
những chiến công lẫy lừng của quân
và dân nhà Trần, ba lần đánh thắng
quân Nguyên Mông thế kỷ XIII; gắn
với thân thế sự nghiệp của Trần Hưng
Đạo và Nguyễn Trãi - hai vị anh hùng
lỗi lạc của dân tộc Việt Nam…
thAnh LâM
LễhộimùathuCônSơn-KiếpBạc2013đónhơn25vạndukhách
Sự kiện vấn đề
11số 1044 l 03.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 01/10/2013, tại Phú Thọ, Liên
đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Giải vô
địch bắn cung toàn quốc lần thứ 16.
Điều lệ giải quy định, các vận động
viên tham dự phải có hộ khẩu thường
trú nơi sinh sống, thuộc quân số trong
ngành Công an, Quân đội và Giáo dục
đào tạo hoặc hợp đồng chuyển nhượng
vận động viên có thời hạn ký kết tối
thiểu trước ngày 01/01/2013. Mỗi vận
động viên chỉ được thi một nhóm nội
dung cung 1 dây hoặc cung 3 dây.
Tại giải đấu lần này, các cung thủ
sẽ tranh tài giải cá nhân và đồng đội,
gồm: nội dung dành cho nam với cung
1 dây và cung 3 dây ở các cự ly 30m,
50m, 70m, 90m; nội dung dành cho nữ
cung 1 dây và cung 3 dây với cự ly
30m, 50m, 60m, 70m.
Giải là dịp để Ban Tổ chức đánh giá
lại chất lượng thi đấu của các vận động
viên cũng như công tác đào tạo chuyên
môn của các huấn luyện viên. Những
vận động viên có thành tích xuất sắc
vượt trội trong giải sẽ tiếp tục được bồi
dưỡng, đào tạo, có thể bổ sung thêm
vào đội tuyển bắn cung quốc gia đi thi
đấu tại SEA Games 27 tới.
Giải vô địch Bắn cung toàn quốc
lần thứ 16 sẽ kết thúc vào ngày 10/10 .
Mạnh huân
Khai mạc Giải vô địch Bắn cung toàn quốc lần thứ 16
Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày
28/9, tại Trung tâm Huấn luyện Thể
thao quốc gia Hà Nội, Giải tay súng
xuất sắc toàn quốc lần thứ 18 năm 2013
đã chính thức khép lại.
Không nằm ngoài dự đoán của các
nhà chuyên môn, Đoàn Hà Nội với lực
lượng vận động viên đông đảo, được
đầu tư bài bản đã dẫn đầu trong bảng
tổng sắp huy chương với 6 Huy
chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 3
Huy chương Đồng; đứng thứ hai là
đoàn Quân đội với 5 Huy chương
Vàng, 7 Huy chương Bạc, 6 Huy
chương Đồng; vị trí thứ 3 thuộc về
đoàn Thanh Hóa với 2 Vàng, 1 Bạc.
Đáng chú ý, tại giải đấu năm nay đã
có 3 kỷ lục quốc gia mới được xác lập
(kể từ khi Việt Nam áp dụng quy định
mới trong cách thức tính điểm của Liên
đoàn Bắn súng Thế giới) gồm: 194,3
điểm ở nội dung 10m súng ngắn hơi
dành cho nữ (vận động viên Đặng Lê
Ngọc Mai); 201,1 điểm ở nội dung
10m súng trường hơi nữ (Dương Thị
Chúc của đoàn Hà Nội) và 191,1 điểm
ở nội dung 10m súng trường hơi nam
(vận động viên Phan Quang Vinh của
đoàn thành phố Hồ Chí Minh ).
Theo Tổng Thư ký Liên đoàn Bắn
súng, Trưởng Bộ môn bắn súng, bắn
cung Tổng cục Thể dục thể thao Việt
Nam Nguyễn Đức Uýnh, Giải tay súng
xuất sắc toàn quốc lần 18 năm 2013 là
dịp kiểm tra chất lượng đào tạo của các
huấn luyện viên cũng như chất lượng
thi đấu của các vận động viên trong
môn bắn súng đồng thời, tuyển chọn
những vận động viên có thành tích xuất
sắc để bổ sung cho đội tuyển bắn súng
Việt Nam.
Vũ Minh
HàNộinhấttoànđoànGiảitaysúngxuấtsắctoànquốclầnthứ18
Cách đây hơn 2 năm, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định nâng mức
tiền ăn dành cho huấn luyện viên, vận
động viên các đội tuyển quốc gia, từ
120.000 đồng/người/ngày, lên thành
200.000 đồng/người/ngày. Ở thời điểm
đó, chế độ tiền ăn như vậy đã tạm thời
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của
vận động viên. Tuy nhiên, sau những
cơn bão giá vừa qua, chế độ này dần
không còn phù hợp.
Qua tìm hiểu thực đơn của vận
động viên, mức tiền ăn trước đợt điều
chỉnh lần này chỉ là 180.000
đồng/người/ngày.
Trên thực tế, không phải đợi tới khi
có quyết định về chế độ mới, Trung
tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia (Hà
Nội) đã sớm chủ động tạo ra sự thay
đổi trong bữa ăn của vận động viên
ngay từ quý II năm 2013. Theo đó, qua
tham khảo từ các chuyến thi đấu nước
ngoài của vận động viên, Trung tâm đã
cho triển khai áp dụng bữa ăn tự chọn,
dành riêng cho các đội tuyển chuẩn bị
thi đấu SEA Games.
Các vận động viên không còn bị áp
đặt vào những thực đơn có sẵn như
trước, mà có nhiều lựa chọn phong phú
hơn.Tuy nhiên, các huấn luyện viên vẫn
phải kiểm soát vận động viên của mình,
sao cho bữa ăn đáp ứng được yêu cầu
của từng bộ môn riêng biệt. Bữa ăn tự
chọn không chỉ nhằm giúp vận động
viên được phép ăn nhiều hơn những
món ăn hợp khẩu vị với mình, mà điều
quan trọng hơn là thông qua đó rèn cho
vận động viên ý thức trong ăn uống, giúp
các vận động viên có thể thích nghi với
những bữa ăn đa dạng trong các chuyến
thi đấu quốc tế. Ngoài ra, nhà bếp cũng
tránh phải xử lý lượng thức ăn thừa, vì
không phải lúc nào huấn luyện viên, vận
động viên cũng ăn hết khẩu phần của
mình theo cách chia thực đơn cũ (do
nhiều lý do khác nhau, vận động viên
mệt mỏi, thức ăn không hợp khẩu vị…).
Yến nhi
NângmứctiềnănchoHLV,VĐV... (Tiếp theo trang 1)
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
12 số 1044 l 03.10.2013
Nhằm bảo tồn, phát huy những giá
trị của Phố cổ Đồng Văn, ngay trong
những ngày cuối tháng 9/2013, UBND
tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở VHTTDL,
Sở Xây dựng Hà Giang, UBND huyện
Đồng Văn khẩn trương triển khai sửa
chữa cấp thiết một số ngôi nhà thuộc
khu Phố cổ Đồng Văn bị hư hỏng và
xuống cấp trầm trọng.
Dự án Bảo tồn, tu bổ cấp thiết khu
Phố cổ Đồng Văn được UBND tỉnh Hà
Giang phê duyệt với tổng mức đầu tư
trên 66 tỷ đồng. Dự án sẽ tiến hành tu
bổ 31 ngôi nhà của các hộ dân ở khu
Phố cổ và 3 khu nhà chợ ở Phố cổ
Đồng Văn.
Hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Giang phối hợp với Sở Xây
dựng đang khẩn trương hoàn thiện việc
thẩm tra thiết kế bản vẽ kỹ thuật và dự
toán đầu tư xây dựng công trình Bảo
tồn, tu bổ cấp thiết di tích Phố cổ Đồng
Văn. Đồng thời, phối hợp với UBND
huyện Đồng Văn, UBND thị trấn Đồng
Văn tiến hành họp bàn với 9 chủ hộ có
nhà cổ bị xuống cấp; thống nhất biện
pháp triển khai bảo tồn, tu bổ cấp thiết
đợt 1 năm 2013. Theo đó, 9 hộ được tu
bổ cấp thiết gồm các hộ ông, bà: Lương
Mãn Tiện, Hoàng Thị Tân, Nguyễn
Ngọc Văn, Nguyễn Văn Kin, Nguyễn
Văn Chin, Bùi Thị Yên, Tại Thị Mùi,
Trần Văn Bọc, Cầm Ngọc Vạn.
Để đảm bảo yêu cầu dự án đề ra,
chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện và đầu
tư 80% kinh phí theo dự toán Nhà nước
đã phê duyệt để đầu tư, tu bổ cấp thiết
ngôi nhà của các gia đình. Về phía các
gia đình được thực hiện bảo tồn, tu bổ
cũng nhất trí cùng với Nhà nước tu bổ,
sửa chữa ngôi nhà theo các hạng mục
đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà thầu có mặt bằng thi công
và đóng góp 20% kinh phí cùng Nhà
nước để tu bổ, sửa chữa nhà theo
phương châm "Nhà nước và nhân dân
cùng làm". Các gia đình ở khu Phố cổ
Đồng Văn cũng cam kết sau khi công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ
cùng với Nhà nước bảo tồn ngôi nhà
nhằm phục vụ khách tham quan du
lịch, phát huy giá trị di tích trên vùng
Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn.
Ngay trong những ngày đầu tháng
10/2013, sẽ tiến hành khởi công và
hoàn thiện 3 ngôi nhà cổ của các hộ
gia đình ông, bà: Lương Mãn Tiện,
Hoàng Thị Tân, Nguyễn Ngọc Văn để
làm mẫu, rút kinh nghiệm, sau đó sẽ
tiến hành bảo tồn, tu sửa các ngôi nhà
tiếp theo.
Đối với việc trùng tu, tôn tạo khu
chợ Phố cổ Đồng Văn, trước đó,
UBND huyện Đồng Văn đã tiến hành
cải tạo, lát lại các bậc tam cấp tại khu
vực chợ mà không làm ảnh hưởng đến
tổng thể kiến trúc của khu phố cổ này.
Mạnh huân
Triển khai dự án Bảo tồn, tu bổ cấp thiết khu Phố cổ Đồng Văn
Tuần Du lịch di sản văn hóa các
dân tộc tỉnh Hà Giang - 2013 sẽ
được UBND tỉnh Hà Giang tổ chức
từ ngày 19/11 đến 23/11/2013. Tuần
Du lịch di sản văn hóa các dân tộc
tỉnh Hà Giang - 2013 nhằm tôn vinh
giá trị các di sản văn hóa phi vật thể
của Hà Giang đã được ghi vào danh
mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia. Qua đó các di sản văn hóa
truyền thống của đồng bào các dân
tộc thiểu số nơi địa đầu cực Bắc của
Tổ quốc sẽ tăng thêm niềm tin, tự
hào, quyết tâm trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa
phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà
Giang. Thông qua Tuần Du lịch di
sản nhằm tuyên truyền, giới thiệu,
quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo
trong đời sống, sinh hoạt nghệ thuật
các dân tộc; các sản phẩm du lịch,
tiềm năng phát triển du lịch của Hà
Giang đến với đông đảo bạn bè
trong nước và quốc tế.
Tuần Du lịch di sản văn hóa các
dân tộc sẽ được tổ chức trang trọng
trên tinh thần tiết kiệm. Trong
chương trình khai mạc vào tối ngày
19/11 tại Sân vận động huyện Quang
Bình, chương trình nghệ thuật hoành
tráng chào mừng Tuần Du lịch di
sản văn hóa các dân tộc Hà Giang
với chủ đề "Quang Bình yêu
thương", mang đậm nét văn hóa các
dân tộc do nam, nữ diễn viên của
Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang và
Đoàn nghệ thuật Cánh đồng vàng
huyện Quang Bình biểu diễn.
Du khách tham dự lễ khai mạc sẽ
được thưởng thức các chương trình
văn hóa nghệ thuật đặc sắc, các trò
chơi dân gian; được tận mắt chứng
kiến lễ hội nhảy lửa, lễ kéo chày độc
đáo của dân tộc Pà Thẻn, xã Tân
Bắc, huyện Quang Bình. Đồng thời
được xem, tham quan và cùng ngồi
dệt thổ cẩm truyền thống với bà con
dân tộc Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã
Tân Bắc, huyện Quang Bình.
Nằm trong chương trình Tuần Du
lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà
Giang - 2013, sau chương trình khai
mạc tại huyện Quang Bình, du khách
sẽ được thăm quan các di sản văn
hóa Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn. Tận mắt
chứng kiến nghi lễ cấp sắc của dân
tộc Dao tại thôn Nặm Đăm, xã Quản
Bạ, huyện Quản Bạ. Tham gia các
hoạt động trình diễn di sản văn hóa
phi vật thể "Lễ hội Gầu tào của dân
tộc Mông"; "lễ cúng tổ tiên của dân
tộc Lô Lô"; "Lễ múa trống của dân
Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
13số 1044 l 03.10.2013
UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành
Kế hoạch số 3864/KH-UBND triển
khai một số nhiệm vụ về bảo tồn và
phát huy giá trị Hát Xoan. Theo kế
hoạch, năm 2013 và 2014, tỉnh sẽ thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể
như: Đào tạo lớp nghệ nhân kế cận;
truyền dạy Hát Xoan trong cộng đồng
các phường Xoan gốc; truyền dạy, tập
huấn Hát Xoan cho đối tượng là cán bộ
văn hóa xã, phường, hạt nhân văn nghệ
các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh;
hỗ trợ cho các phường Xoan gốc để tổ
chức duy trì các hoạt động bảo tồn,
truyền dạy, biểu diễn Hát Xoan; nghiên
cứu, xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát
huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể
cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát
Xoan Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015,
định hướng đến năm 2020”; nghiên
cứu, sưu tầm, biên soạn “Tổng tập Hát
Xoan Phú Thọ”; tổ chức các hoạt động
biểu diễn và giao lưu trong và ngoài
nước; tuyên truyền quảng bá Hát Xoan
Phú Thọ; lập dự án bảo quản, tu bổ,
khôi phục các di tích; kiểm kê hát
Xoan; tổ chức Hội thảo khoa học phục
vụ cho việc xây dựng hồ sơ “Hát Xoan
Phú Thọ” đệ trình UNESCO đưa vào
danh sách Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại; nghiên cứu
phục hồi các lễ hội, diễn xướng, tục lệ
hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở các phường Xoan gốc;
nghiên cứu xây dựng hồ sơ “Hát Xoan
Phú Thọ” đệ trình UNESCO đưa vào
danh sách Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại…
Những nhiệm vụ đưa ra trong Kế
hoạch này có ý nghĩa quyết định để đưa
Hát Xoan PhúThọ ra khỏi tình trạng cần
bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào
năm 2015 theo cam kết với UNESCO.
Quách thị Sinh
Tối 29/9, tại Sân vận động trung
tâm thị xã Nghĩa Lộ, UBND thị xã
Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) đã diễn ra
màn đại xòe cổ lớn nhất Việt Nam –
xác lập kỷ lục Việt Nam.
Màn đại xòe cổ có quy mô lớn
nhất từ trước đến nay ở thị xã Nghĩa
Lộ nói riêng và toàn quốc nói chung,
với sự tham gia biểu diễn của 2.013
diễn viên, nghệ nhân của thị xã Nghĩa
Lộ, cùng dàn nhạc cụ dân tộc với sự
tham gia biểu diễn của 50 diễn viên,
tạo nên một không gian văn hóa nghệ
thuật đặc sắc.
Trong đêm diễn, hơn 90% số
người tham gia là phụ nữ, người dân
tộc Thái, còn lại là dân tộc Kinh, Tày,
Nùng, cán bộ nhân viên Văn phòng
UBND thị xã. Tất cả đều mặc trang
phục đặc trưng của người Thái với áo
cóm đa màu sắc, váy nhung đen, thắt
đai lưng xanh, đeo xà tích, búi tóc
cao… còn nam giới tham gia mặc áo
trắng quần tối màu.
Nét khác biệt của múa xòe Nghĩa
Lộ lần này chính là sự quy tụ 6 điệu
xòe cổ gồm: Khắm khen (nắm tay
nhau), Nhôm khăn (tung khăn xòe),
Ỏm lọm tốp mư (đi vòng tròn vỗ tay
theo nhịp), Đổn hổn (bước tiến lùi),
Phá xí (bổ bốn), Khắm khăn mơi lảu
(Nâng khăn mời rượu) cùng thực hiện
trong màn mùa đại xòe... Do sân vận
động nơi diễn ra màn đại xòe chỉ được
chứa lượng khán giả nhất định, nên thị
xã Nghĩa Lộ đã bố trí 3 màn hình LED
kích thước lớn, được đặt ở các vị trí
thuận lợi xung quanh để đông đảo nhân
dân và du khách được chiêm ngưỡng.
Đối với Nghĩa Lộ, múa xòe đã đi
sâu vào các lễ hội, đời sống văn hóa
hàng ngày của bà con. Chính vì thế,
màn đại xòe kỷ lục Guiness do chính
người dân Nghĩa Lộ thể hiện, được
chọn để mời chào du khách khám phá
vẻ đẹp mảnh đất giàu văn hóa này.
Cùng với đó, thời điểm này thị xã
Nghĩa Lộ sẽ tổ chức nhiều hoạt động
khác như hội chọi trâu, thể thao và các
tour du lịch trên địa bàn...
Đức Kiên
màn đại xòe cổ xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
Phú Thọ: Bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan
tộc Tày". Giao lưu văn nghệ dân gian
các dân tộc trên Cao nguyên đá
Đồng Văn; trải nghiệm thực tế các di
sản văn hóa phi vật thể của đồng bào
dân tộc thiểu số Hà Giang như: Cày
trên nương đá, kỹ thuật thổ canh hốc
đá, xếp tường rào đá, nương đá...
Cũng trong Tuần Du lịch di sản
văn hóa, du khách sẽ khám phá
những giá trị di sản tự nhiên, di sản
địa chất và các di sản văn hóa đa
dạng, độc đáo của Công viên Địa
chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn như: Núi đôi Quản Bạ, Mã Pì
Lèng - Đệ nhất hùng quan, Cột cờ
Lũng Cú, Di tích nhà Vương, Phố cổ
Đồng Văn. Du khách được thưởng
thức cảm giác ngây ngất trong men
say của bát rượu ngô vùng cao và
đắm mình trong các hương vị đậm
đà, nóng nổi của những món ăn dân
dã ẩm thực đặc trưng của đồng bào
các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên
đá Đồng Văn như: Thắng cố, mèn
mén, chá lảo, thịt treo, lạp sườn...
Đặc biệt, nằm trong chuỗi hoạt
động, Ban Tổ chức còn giới thiệu
cho du khách nhiều điểm đến gồm
các thắng cảnh, hang động, làng văn
hóa các dân tộc thiểu số 4 huyện
vùng cao phía Bắc trên Cao nguyên
đá Đồng Văn.
Minh tâM
nhân tố mới
14 số 1044 l 03.10.2013
Ngày 25/9, tại sân vận động Thống
Nhất, TP Hồ Chí Minh, Giải vô địch
Điền kinh quốc gia năm 2013 đã khép
lại với vị trí nhất toàn đoàn thuộc về
đoàn Hà Nội. Đã có 7 kỷ lục quốc gia
mới được thiết lập tại Giải.
Trong ngày thi đấu cuối cùng, vận
động viên Trần Huệ Hoa (TP Hồ Chí
Minh) đã thi đấu xuất sắc và thiết lập kỷ
lục quốc gia mới tại nội dung nhảy ba
bước nữ, với thành tích 13m95. Trước
đó, trong những ngày diễn ra giải đã có
6 kỷ lục quốc gia bị phá vỡ là: Phạm
Văn Lâm (Hà Nội) – nhảy xa nam,
thành tích 7m73; đội Nam Định – tiếp
sức 4x200m nam, thành tích 1’25”54;
đội An Giang – tiếp sức 4x200m nữ,
thành tích 1’36”25; BùiThị Xuân (Quân
đội) – ném lao nữ, thành tích 50m48;
Phạm Thị Thanh Trúc (Vĩnh Long) –
ném búa nữ, thành tích 47m77; Vũ Văn
Huyện (Quân đội) – nhảy sào nam,
thành tích 4m90. Đây là những thành
tích khá ấn tượng, khi tại giải này năm
trước chỉ có 4 kỷ lục quốc gia bị phá.
Trên bảng xếp hạng, với 12 Huy
chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 9
Huy chương Đồng, đoàn Hà Nội đứng
đầu, vượt trội khi bỏ xa các đối thủ phía
sau. Đoàn Quân đội (nhất toàn đoàn
năm 2012) đứng ở vị trí thứ hai tại giải
năm nay với 7 Huy chương Vàng, 7
Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng.
Đoàn Nam Định (4 Huy chương Vàng,
4 Huy chương Bạc, 4 Huy chương
Đồng) đứng thứ ba.
Giải năm nay cũng đánh dấu sự nỗ
lực vươn lên của các đội Thanh Hóa,
Vĩnh Long, Sóc Trăng. Trong đó đáng
chú ý nhất là Thanh Hóa, mặc dù đội
không có các vận động viên chủ lực (do
đang tập huấn nước ngoài) nhưng vẫn
giành được thành tích tốt với 2 Huy
chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2
Huy chương Đồng.
Theo đánh giá của Liên đoàn Điền
kinh Việt Nam cho biết: Năm nay, lực
lượng của các đội được chuẩn bị khá kỹ,
cả về chất lượng và số lượng. Nhiều vận
động viên trẻ có thành tích thi đấu khá
tốt tại giải này như Lê Hoài Phương,
Kim Phụng, Hoàng Long… Liên đoàn
sẽ có cuộc họp, đề xuất một số vận động
viên trẻ xuất sắc bổ sung lực lượng cho
đội tuyển Điền kinh quốc gia. Riêng
trường hợp vận động viên Vũ Văn
Huyện (Quân đội), đây đúng là một
trường hợp đặc biệt của Điền kinh Việt
Nam . Việc Vũ Văn Huyện chuyển từ
10 môn phối hợp sang nhảy sào từ năm
trước và đoạt Huy chương Vàng không
bất ngờ, nhưng việc vận động viên này
phá kỷ lục quốc gia đã mang lại sự phấn
khích cho Điền kinh Việt Nam.
Sau giải này, các vận động viên được
tuyểnchọnvàođộituyểnsẽbướcvàotập
luyệnnângcao,chuẩnbịchoSEAGames
27. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng
thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam
chobiết:Vớithànhtíchcủacácvậnđộng
viên tại giải lần này, đội tuyển Điền kinh
quốc gia khá yên tâm chuẩn bị cho
SEAGames 27 với mục tiêu cố gắng
vượt qua thành tích của kỳ SEAGames
26 (9 Huy chương Vàng).
h.hiệp
Bảy kỷ lục mới được thiết lập
tại Giải vô địch Điền kinh quốc gia 2013
Ngày 28/9, tại Nhà văn hóa cộng
đồngbuônNui,xãTâmThắng,huyệnCư
Jút, SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh
Đắk Nông đã làm lễ bàn giao 3 bộ Cồng-
Chiêng cho buôn người dân tộc Ê Đê.
Trước khi bàn giao Cồng-Chiêng
cho buôn, các nghệ nhân tại xã Tâm
Thắng đã tiến hành chỉnh chiêng theo
đúng tiết tấu âm vang của mỗi loại
chiêng. Đây là những bộ Cồng-Chiêng
do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh trang bị cho các Nhà văn hóa cộng
đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh nhằm gìn giữ nét văn hóa
đặc sắc truyền thống của các dân tộc.
Việc bàn giao Cồng-Chiêng cũng nằm
trong chuỗi hoạt động của Đề án bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội
- hoa văn - Cồng-Chiêng và nhạc cụ
của các dân tộc thiểu số tại chỗ giai
đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Đắk Nông.
Trong số ba bộ Cồng-Chiêng được
bàn giao cho buôn Nui dân tộc Ê Đê,
hai bộ sẽ được sử dụng tại buôn để
đánh trong các dịp lễ hội, các cuộc thi,
dạy Cồng-Chiêng cho các thanh niên
trong buôn… Còn một bộ sẽ được các
nghệ nhân Cồng-Chiêng của buôn sử
dụng tại trường dân tộc nội trú của
huyện Cư Jút để dạy Cồng-Chiêng cho
con em người đồng bào dân tộc thiểu
số đang học tại trường.
huY Long
Liên hoan được chia làm 2 đợt.
Đợt 1 từ 25-30/9, đợt 2 từ ngày 04-
05/10.
Đợt 2 của Liên hoan, Ban Tổ chức
sẽ chọn 10 nhóm Chầu văn tiêu biểu
của thành phố Hà Nội biểu diễn tại Rạp
Công nhân (42, Tràng Tiền, Hà Nội).
Sân khấu tại Rạp Công nhân sẽ được
thiết kế như không gian tại các đền,
phủ để các thanh đồng có cảm hứng
thực hiện đúng Nghi lễ.
Ngoài các hoạt động biểu diễn, trong
khuôn khổ Liên hoan, ngày 05/10, Ban
Tổ chức sẽ tổ chức chương trình tọa đàm
với chủ đề “Bảo tồn và phát huy những
giá trị quý báu của Nghi lễ Chầu văn
trong đời sống đương đại” với sự tham
gia của các đội Chầu văn – Thanh đồng,
các nhà khoa học, quản lý văn hóa.
K.t
Đắk Nông bàn giao 3 bộ Cồng-Chiêng cho buôn Nui
LiênhoanNghilễ... (Tiếp theo trang 9)
nhân tố mới
số 1044 l 03.10.2013 15
Tối 27/9 tại nhà thi đấu Phan Đình
Phùng (thành phố Hồ Chí Minh), giải
vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc
năm 2013 đã khép lại với 5 trận chung
kết ở các nội dung. Đã không có bất
ngờ nào xảy ra, khi các tay vợt hạt
giống đã thể hiện sự vượt trội của mình
với những chiến thắng thuyết phục.
Chung kết đơn nam là cuộc so tài
nội bộ của hai tay vợt thành phố Hồ
Chí Minh. Tay vợt hạng 8 thế giới
Nguyễn Tiến Minh tiếp tục thể hiện sự
vượt trội của mình khi đánh bại
Nguyễn Hoàng Nam sau hai ván với
các tỉ số 21-17 và 21-15. Tại giải năm
nay, dù không có thể lực tốt nhất do
liên tục phải thi đấu trong thời gian gần
đây, nhưng với đẳng cấp của mình,
Tiến Minh không có đối thủ ở các vòng
ngoài. Tuy vậy, trong trận chung kết,
tay vợt Nguyễn Hoàng Nam cũng đã
có một trận đấu tốt, thể hiện sự tiến bộ
của mình khi ít nhiều gây khó khăn cho
Tiến Minh ở nhiều thời điểm. Trong
khi đó, nội dung đơn nữ là cuộc so tài
được dự báo trước giữa hạt giống số 1
Vũ Thị Trang (Bắc Giang) và tay vợt
đang lên trong thời gian gần đây là Lê
Thu Huyền (Hà Nội). Dù rất nỗ lực,
nhưng Lê Thu Huyền vẫn không thể
thắng được Vũ Thị Trang, khi cô thua
chóng vánh 0-2 (tỉ số các ván là 11-21
và 13-21).
Tại nội dung đôi nữ, Vũ Thị Trang
tiếp tục giành thêm một ngôi vô địch
khi đánh cặp với Nguyễn Thị Sen. Cặp
vận động viên Bắc Giang đã có chiến
thắng thuyết phục 2-0 (21-17 và 21-9)
trước cặp Nguyễn Thị Bé
Trâm/Nguyễn Thị Ánh Duyên (Quân
đội). Trong khi đó, cặp Dương Bảo
Đức/Thái Thị Hồng Gấm (thành phố
Hồ Chí Minh) đã vượt qua đôi Đào
Mạnh Thắng/Phạm Như Thảo (Hà
Nội) sau hai ván với tỉ số 21-13 và 21-
18, để giành Huy chương Vàng nội
dung đôi nam nữ. Sau khi thất bại trước
Tiến Minh trong trận đánh đơn,
Nguyễn Hoàng Nam đã cùng Dương
Bảo Đức giành ngôi vô địch ở nội dung
đôi nam. Cặp đôi này giành chiến
thắng sau khi đôi Bảo Minh/Huỳnh
Nguyễn Khang bỏ cuộc ở ván hai (ván
đầu Nguyễn Hoàng Nam/Dương Bảo
Đức thắng 21-14).
Như vậy, ngôi vô địch tại giải năm
nay đều lọt vào tay hai đội thành phố
Hồ Chí Minh (3 nội dung) và Bắc
Giang (2 nội dung). Điều đáng tiếc của
giải năm nay là thất bại từ vòng ngoài
của niềm hi vọng cầu lông trẻ Việt
Nam, Phạm Cao Cường (hạng 19 trẻ
thế giới).
tiến Lực
Tiến minh và Vũ Thị Trang vô địch
Giải Cầu lông cá nhân toàn quốc 2013
Những năm gần đây, Phan Thiết –
Mũi Né (Bình Thuận) trở thành điểm
đến du lịch hấp dẫn nhất của du
khách quốc tế, trong đó du khách
Nga dẫn đầu và chiếm vị trí quan
trọng trong tổng cơ cấu khách quốc
tế đến Bình Thuận.
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Bình Thuận cho biết: Trong tổng số
190.000 lượt du khách Nga đến Việt
Nam từ đầu năm đến nay, du khách tới
Bình Thuận chiếm 30%. So với các
trung tâm du lịch khác trong cả nước,
Bình Thuận còn hạn chế về giao thông
đối ngoại (không có sân bay, không có
cảng biển…) nhưng lượng du khách
Nga và các nước nói tiếng Nga đến
Bình Thuận vẫn tăng trưởng đều từ
năm 2006 đến nay. Theo thống kê,
lượng du khách Nga chiếm 35% trong
tổng số du khách quốc tế đến Bình
Thuận từ đầu năm đến nay, thời gian
lưu trú của du khách Nga tại Bình
Thuận ngày càng dài hơn, bình quân là
7 ngày.
Nắm bắt tiềm năng to lớn này, tỉnh
Bình Thuận rất chú trọng thị trường
khách Nga. Nhiều đoàn lãnh đạo tỉnh
và các doanh nghiệp du lịch Bình
Thuận đã đến các thành phố lớn của
Liên bang Nga để xúc tiến du lịch.
Nhiều đoàn gồm các hãng du lịch, báo
chí Nga cũng đến thăm Bình Thuận để
khảo sát tiếp thị du lịch. Từ năm 2012
đến nay, đã có khoảng 20 công ty lữ
hành của Liên bang Nga đến Phan
Thiết tìm hiểu thị trường du lịch.
Các công ty du lịch Nga đến tìm
hiểu chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất,
hệ thống lưu trú, tiềm năng và thắng
cảnh của khu du lịch Hàm Tiến - Mũi
Né. Thông thường từ tháng 9 đến đầu
tháng 3 năm sau, du khách Nga đổ về
Mũi Né đón nắng ấm và chơi thể thao
dưới nước như một hình thức trú đông.
Các bãi biển ngập tràn nắng ấm, cùng
hệ thống các resort cao cấp đầy đủ tiện
nghi tại Phan Thiết – Mũi Né là điểm
đến hấp dẫn của du khách Nga.
Dự báo trong tương lai, lượng du
khách Nga đến Bình Thuận sẽ tăng
gấp nhiều lần so với thời điểm hiện
nay. Tuy nhiên, nguồn nhân lực biết
tiếng Nga có tay nghề để phục vụ
lượng khách này đang rất thiếu. Để
nâng cao hình ảnh Phan Thiết-Bình
Thuận đối với du khách nói chung và
du khách Nga nói riêng, thời gian tới
Bình Thuận sẽ có những thay đổi trong
chính sách, xây dựng kế hoạch phù
hợp và nhất là khắc phục những hạn
chế về hạ tầng giao thông, nâng cao
chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, đảm bảo môi trường an
toàn và thân thiện.
t.t.n
Phan Thiết - điểm đến du lịch hấp dẫn du khách Nga
thônG tin trao đổi
16 số 1044 l 03.10.2013
Bất cập trong việc xây dựng hình
ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam, phải
chăng do chưa có được một định hướng
cụ thể? Từ những khẩu hiệu (Slogan) và
biểu tượng (Logo) đầu tiên vào năm
2000 “Việt Nam – Điểm đến của thiên
niên kỷ mới” với hình ảnh cô gái Việt
Nam đội nón lá; “Hãy đến với Việt
Nam” (năm 2003) với biểu tượng cô gái
Việt Nam mặc áo dài trắng đội nón lá;
tiếp đến là khẩu hiệu và biểu tượng mới
“Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” (năm
2005); và năm 2011 “Việt Nam -Vẻ đẹp
bất tận” - những khẩu hiệu và biểu
tượng trên bước đầu đặt cơ sở cho việc
xây dựng một chiến lược thương hiệu
du lịch của Việt Nam.
Vùng Tây Bắc mở rộng gồm 8 tỉnh:
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang
là một trong 3 tiểu vùng du lịch của
vùng trung du miền núi phía Bắc. 8 tỉnh
trong vùng thực hiện bắt tay liên kết
cùng phát triển du lịch nhằm khai thác
tiềm năng phong phú về cảnh quan thiên
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Nói như ông Giám đốc SởVăn hóa,Thể
thao và Du lịch Lào Cai -Trần Hữu Sơn,
các địa phương trong vùng Tây Bắc mở
rộng cùng có chung giá trị tài nguyên du
lịch là: thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ,
văn hóa đa dạng, độc đáo, nguyên bản;
con người chân chất và thân thiện. Từ
đặc trưng chung đó, các tỉnh trong khu
vực thống nhất chọn thương hiệu chung
của vùng là “Chọn đường mòn nguyên
sơ – Take the path less travel”. Người
làm du lịch của 8 tỉnh trong vùng hy
vọng thương hiệu mà họ đưa ra sẽ là lời
mời gọi du khách trong và ngoài nước
đến khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ
của thiên nhiên cũng như trải nghiệm
cuộc sống chân chất, thật thà, đậm đà
bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng
núi cao Tây Bắc.
Từ khẩu hiệu “Chọn đường mòn
nguyên sơ - Take the path less travel”,
người ta xây dựng Logo (biểu tượng) du
lịch của 8 tỉnh. Logo được xây dựng với
hình ảnh dãy núi xanh, đám mây lơ lửng
bên sườn núi và bầu trời xanh ngắt trên
cao. Điểm nhấn của Logo chung vùng
Tây Bắc mở rộng là hình ảnh nhà sàn-
kiến trúc đặc trưng của vùng Tây Bắc.
“Cửa ngõ đến nơi cao hơn” là khẩu
hiệu (Slogan) của tỉnh Phú Thọ với
Logo được kết cấu bằng hình ảnh dãy
núi xanh, điểm nhấn là chiếc cổng đình
với bậc tam cấp mang ý nghĩa tượng
trưng vừa là cổng vào cửa ngõ Tây Bắc
vừa là cổng Đền Hùng. Tỉnh Yên Bái
chọn khẩu hiệu “Tôn vinh thêm sắc
mầu cuộc sống của bạn”, Logo là hình
ảnh dãy núi xanh của Tây Bắc với điểm
nhấn chính là ruộng bậc thang Mù
Cang Chải. Tỉnh Hà Giang chọn khẩu
hiệu “Thưởng ngoạn cảnh quan kỳ vĩ
tại mỗi khúc quanh” với biểu tượng
hình ảnh núi rừng Tây Bắc, thay màu
xanh núi rừng bằng mầu xanh của đá…
“Tìm lại chính mình trong những
đám mây”, “Chạy chốn đến vùng đất
huyền bí”, “Nếm trải hương vị bản địa”
và “Lưu lại lâu thêm chút nữa” là khẩu
hiệu của các tỉnh Lao Cai, Lai Châu,
Sơn La và Hòa Bình…
Cách tiếp cận, xây dựng thương
hiệu du lịch của vùng Tây Bắc mở rộng
được nêu trên cũng là nhận thức và
cách làm của không ít các địa phương
trong cả nước trong quá trình đầu tư
phát triển ngành công nghiệp không
khói, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
TPHồ Chí Minh hàng năm đón gần
60% lượng du khách trên cả nước; là
thành phố có tốc độ phát triển du lịch
nhanh và ổn định, đi đầu cả nước về
làm du lịch. Tuy nhiên, đến nay, thành
phố vẫn chưa xây dựng được Thương
hiệu du lịch cho mình. Trong thời kỳ
cạnh tranh trực tiếp, gay gắt với các
điểm đến quốc tế trong khu vực, hình
ảnh TP Hồ Chí Minh cần được định vị
và xây dựng lại có tính hệ thống và
chuyên nghiệp hơn để thành phố luôn
là điểm đến hấp dẫn với du khách trong
và ngoài nước; lôi cuốn du khách bằng
chính thương hiệu điểm đến du lịch TP
Hồ Chí Minh.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc
Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh chia sẻ:
Trong những năm gần đây, cạnh tranh
giữa các điểm đến du lịch ngày càng gay
gắt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá
cả dịch vụ tăng cao, chính trị bất ổn tại
một số khu vực trên thế giới đã ảnh
hưởng nặng nề đến tiêu dùng du lịch và
kinh doanh du lịch của ngành Du lịch
Việt Nam. Các điểm đến du lịch quốc tế
xung quanh Việt Nam đang được tập
trung xây dựng và phát triển các thương
hiệu du lịch mạnh mẽ và độc đáo; đồng
thời, tăng cường quảng bá với nhiều sản
phẩm dịch vụ đa dạng. Ở các quốc gia
đó, đang nhộn nhịp diễn ra các hoạt
động xúc tiến sáng tạo, chuyên nghiệp
với nguồn ngân sách xúc tiến du lịch
cao. Một lượng lớn khách quốc tế và
khách Việt Nam đã bị lôi cuốn đến các
quốc gia này. Năm 2012, Thái Lan đón
khoảng 22 triệu lượt khách; Malaysia
đón 25 triệu lượt khách; Singapore đón
14,4 triệu lượt khách. Việt Nam tiếng là
có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước nói
trên nhưng trầy trật với con số đón hơn
7 triệu lượt khách.
Ngành Du lịch TPHồ Chí Minh xác
định tính cấp bách và sống còn trong
thời buổi cạnh trạnh hiện nay là tập
trung xây dựng chiến lược thương hiệu
điểm đến cho mình theo một quy trình
nghiêm ngặt, bài bản và chuyên nghiệp,
phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát
triển ngành. nhằm tạo sự cạnh tranh và
phát triển du lịch bền vững. Thành phố
HưởNG ứNG NGàY DU LịCH THế Giới 27/9:
Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
thônG tin trao đổi
17số 1044 l 03.10.2013
đã làm việc với một đơn vị tư vấn
thương hiệu quốc tế để xây dựng Đề án
chiến lược thương hiệu điểm.
Ông Võ Văn Quang, chuyên gia
thương hiệu cho biết: Công việc xây
dựng chiến lược thương hiệu du lịch,
nhất là du lịch điểm đến mà nhóm thực
hiện đề tài hợp tác với thành phố đã tiến
hành phân tích trên 100 định vị và
thông điệp tiêu biểu trên thế giới để xây
dựng ý tưởng và khảo sát định tính.
Đề tài nghiên cứu giá trị cốt lõi và
xây dựng hệ thống nhận diện thương
hiệu điểm đến du lịch TP Hồ Chí Minh
gồm các nội dung: Phân tích chiến lược
lược và định vị cốt lõi dựa trên nghiên
cứu thị trường. Ứng dụng các mô hình
mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực
“Thương hiệu điểm đến” và “Thương
hiệu du lịch” để xây dựng định vị hình
ảnh tiêu biểu cho thương hiệu điểm đến
du lịch TP Hồ Chí Minh. Cũng không
thể nôn nóng, không mong là một sớm
một chiều TPHồ Chí Minh sẽ xây dựng
thành công Thương hiệu du lịch điểm
đến. Bài học về làm du lịch, xây dựng
chiến lược thương hiệu du lịch của TP
Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ rất hữu ích
cho các những người làm quản lý, các
doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực
du lịch ở các vùng, các địa phương
trong cả nước.
ttn
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6,
sáng 26/9, Ủy ban về Các vấn đề xã hội
của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hôn nhân và gia đình.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 nhằm đáp ứng kịp
thời các yêu cầu khách quan của đời
sống hôn nhân và gia đình trong tình
hình mới; bảo đảm thực hiện tốt hơn
quyền con người, quyền công dân trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng
giới; kế thừa và phát huy các giá trị văn
hóa, đạo đức truyền thống, phong tục tập
quán tốt đẹp của các dân tộcViệt Nam…
Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ
sung các quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình còn nhiều bất cập, hạn chế trong
thực tiễn thi hành. Đồng thời, bổ sung
một số quy định mới để kịp thời điều
chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia
đình đã và đang phát sinh trong thực tiễn
nhưng chưa được Luật hiện hành quy
định hoặc quy định chưa cụ thể. Dự án
Luật sửa đổi 64 điều, bổ sung mới 54
điều so với Luật hiện hành. Cụ thể: sửa
đổi, bổ sung 6 điều về những quy định
chung; 55 điều liên quan đến quan hệ
nhân thân, 52 điều liên quan đến quan hệ
tài sản; 63 điều về quan hệ hôn nhân, 55
điều về quan hệ gia đình; 23 điều liên
quan đến thẩm quyền, thủ tục giải quyết
các quan hệ hôn nhân và gia đình; 4 điều
giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành;
5 điều giao cho Tòa án nhân dân tối cao
phối hợp vớiViện Kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành.
Bãi bỏ 2 chương của Luật hiện hành:
chương Giám hộ giữa các thành viên
trong gia đình (đã được quy định trong
Bộ luật dân sự để bảo đảm sự đồng bộ,
thống nhất); chương Xử lý vi phạm (đã
được quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ
luật hình sự và pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính); các Điều
7,10,12,13,14,89,98,106.
Về tuổi kết hôn, dự án Luật quy định
điềukiệntuổikếthônlànam,nữphải“đủ
mười tám tuổi trở lên”. Đây là tuổi đã
trưởng thành, đảm bảo về thể chất, trí tuệ
vàtâm,sinhlýđốivớicảnamvànữ.Quy
định này đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhấtcủaLuậtHônnhânvàgiađìnhtrong
hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền công
dân không phân biệt nam, nữ đủ 18 tuổi
là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
đồng thời bảo đảm nguyên tắc bình đẳng
giới và sự tương thích với các cam kết
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Dự án Luật bỏ quy định cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tình, đồng
thời khẳng định Nhà nước không thừa
nhận quan hệ hôn nhân giữa họ và bổ
sung quy định giải quyết hậu quả của
việc chung sống giữa những người cùng
giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha,
mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ
và con… Trên cơ sở đồng tình với Ban
soạn thảo, nhiều đại biểu đề nghị cần tính
tới một số vấn đề về như họ của đứa trẻ
được nhận làm con của người cùng giới
tính; việc đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ
khi người cùng giới không sống chung
với nhau hoặc có người mất đi.
Dự thảo Luật nghiêm cấm việc mang
thai hộ vì mục đích thương mại và cho
phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
với các điều kiện ràng buộc cụ thể, quy
định quyền, nghĩa vụ các bên có liên
quanvàviệcgiảiquyếttranhchấp.Nhiều
ý kiến cho rằng việc cho phép mang thai
hộvìmụcđíchnhânđạođápứngnguyện
vọng, nhu cầu chính đáng của nhiều cặp
vợ chồng không có khả năng sinh con.
Tuy nhiên đây là vấn đề mới, chưa có
kinh nghiệm thực tiễn nên các quy định
phải rất chặt chẽ, điều kiện phải rõ ràng,
bảo đảm quyền cho các bên và nhất là
đứa trẻ được sinh ra. Tại cuộc họp nhiều
vấn đề được các đại biểu tiếp tục phân
tích cho ý kiến về chế độ tài sản của vợ
chồng;chếđịnhlythân,ápdụngtậpquán
về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở ý
kiến của các đại biểu, Ban Soạn thảo sẽ
hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội.
t.t.n
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 

Tendances (20)

tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnlongvanhien
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 

Plus de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

Plus de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1044 ngày 03/10/2013 - Lễ đón Bằng công nhận Khu di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt (Tr.2) Điều chỉnh vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An (Tr.5) Thể thao Việt Nam tích cực chuẩn bị cho SEA Games 27 (Tr.20) troNG số Này Lượngkháchdulịch quốctếtớiViệtNam tăngtrởlại Theo Tổng cục Du lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9 đạt 614.827 lượt người, đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng năm 2013 đạt 5.490.274 lượt người, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Khách du lịch nội địa 9 tháng ước đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11% so với năm 2012.Tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800 tỉ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012. Thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế đất nước còn không ít khó khăn; một số yếu tố tác động không thuận lợi đến việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng kết quả mà ngành du lịch đạt được khá nổi bật. Sau những tháng đầu năm bị giảm sút về lượng khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại với tốc độ khá. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng khách du lịch nội địa tiếp tục ổn định và giữ vững. Yến nhi Nâng mức tiền ăn cho HLV, VĐV các đội tuyển quốc gia Chuẩn bị Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 27 (SEA Games 27), Tổng cục Thể dục thể thao đã ký quyết định về việc thực hiện chế độ tiền ăn mới dành cho huấn luyện viên, vận động viên của các đội tuyển quốc gia đang chuẩn bị cho SEA Games 27. Theo đó, từ nay cho đến hết giải đấu ở Myanmar, chế độ tiền ăn của huấn luyện viên, vận động viên sẽ tăng từ 200.000 đồng/người/ngày, lên thành 300.000 đồng/người/ngày. Đây thực sự là một nguồn động viên lớn đối với các huấn luyện viên, vận động viên trong giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho SEA Games 27. (Xem tiếp trang 11) Ảnh:PHƯƠNGNAM Ngày 25/9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Tây Ninh - đơn vị số 1 đã có cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2013. Trả lời cử tri những vấn đề liên quan đến ngành VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, trong năm nay, du lịch Việt Nam đạt 7,5 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu du lịch đạt khoảng 10 tỉ USD, về trước mục tiêu chiến lược 2 năm. (Xem tiếp trang 2) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp xúc cử tri Tây Ninh Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại điểm tiếp xúc 3 xã Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1044 l 03.10.2013 Sáng 26/9, tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt. Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam khẳng định, khu Di tích lịch sử Lam Kinh là tài sản vô giá của nhân dân Thanh Hóa và quốc gia. Đây là di sản cần được quan tâm, bảo vệ. Khu Di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt là sự thể hiện sinh động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc nói chung, Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Phó Thủ tướng tin tưởng rằng cùng với niềm tự hào về những đóng góp to lớn của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, tự hào về di sản văn hóa được tôn vinh, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thanh Hóa sẽ tiếp tục nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống quê hương; gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, góp phần đưa hình ảnh của Thanh Hóa đến với đồng bào trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, cùng với việc đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục thực hiện tốt dự án phục hồi, tôn tạo và bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Sau phần nghi Lễ được tổ chức quy mô, phần Hội là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa “Hào khí Lam Sơn - Tỏa sáng trường tồn” với các diễn xướng, múa hát dân gian tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh như: Múa Xuân Phả, múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), trò Chiềng (Yên Định), trò Sanh Ngô, trống hội Phú Khê (Hoằng Hóa), hát múa Đông Anh (Đông Sơn), cồng chiêng (Ngọc Lặc), hò sông Mã (CLB dân gian thị trấn Hà Trung). t.hợp Lễ đón Bằng công nhận Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt Theo “Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch thời kỳ 2011- 2015 đạt 11,5-12%/năm. Đến năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch đạt 10- 11 tỉ USD… mục tiêu này đã đạt trong năm 2013. Về vấn nạn chèo kéo, “chặt chém” du khách, Bộ trưởng cho biết, đích thân Bộ trưởng đã đi kiểm tra thực tế, không phải nơi nào cũng diễn ra tình trạng đó. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị Số 18/CT-TTg về việc chấn chỉnh, lập lại trật tự trong hoạt động du lịch, các địa phương phải nghiêm túc triển khai, đồng thời đẩy nhanh việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ du khách. Về hoạt động văn hóa, Bộ trưởng cho rằng, chỉ một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, còn phần lớn các thiết chế văn hóa cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho công chúng, thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương. Các địa phương phải quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, đào tạo cán bộ, huy động sức dân và doanh nghiệp tham gia xã hội hóa, Bộ VHTTDL sẽ hỗ trợ trang thiết bị theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bộ trưởng lưu ý Tây Ninh phải chú trọng đến xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt quan tâm xây dựng gia đình văn hóa nhằm phòng ngừa và kéo giảm bạo lực gia đình, bà con cử tri cần nhắc nhở nhau, xem đây là việc làm hàng ngày của gia đình mình. Bộ trưởng yêu cầu Tây Ninh triển khai hiệu quả dự án xây dựng khu du lịch Núi Bà Đen, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Thực hiện kiểm kê, đánh giá và lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đối với những địa điểm chưa được công nhận di tích; rà soát lại di tích nào xuống cấp thì đề xuất nâng cấp, kết nối các di tích trên địa bàn Tỉnh với các địa phương khác nhằm xây dựng những tour du lịch về nguồn; thường xuyên đưa học sinh đến tham quan các di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn cử tri Tây Ninh cùng quan tâm giám sát việc trùng tu, tôn tạo tại các di tích trên địa bàn, không để thất thoát nguồn vốn đầu tư. Dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Đền tưởng niệm Lực lượng Thanh niên xung phong, thăm hỏi sức khỏe và tặng quà thiết bị văn hóa thể thao cho Đồn Biên phòng 847 đóng trên địa bàn xã biên giới Long Phước, huyện Bến Cầu (Tây Ninh). BVh BộtrưởngHoàngTuấnAnh… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1044 l 03.10.2013 - Tại Quyết định số 3238/QĐ- BVHTTDL ngày 20/9/2013, Bộ VHTTDL giao Cục Di sản văn hóa đón và bố trí chương trình làm việc với đoàn 03 chuyên gia Nhật Bản vào tham gia thuyết trình tại Hội thảo-Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2013. Thời gian từ ngày 02- 05/10/2013. - Ngày 23/9/2013 BộVHTTDLcó Quyết định số 3266/QĐ-BVHTTDL, giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia đón và bố trí chương trình làm việc với đoàn 05 chuyên gia Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa biển quốc gia Hàn Quốc sang khảo sát hiện vật cho trưng bày di sản văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc vào năm 2014. Thời gian từ 16-25/10/2013, tại Hà Nội, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 3275/QĐ-BVHTTDLngày24/9/2013, tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 18-24/11/12013. Giao Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Ủy bân Trung ương MTTQ Việt Nam; Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Vụ Văn hóa dân tộc, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và một số địa phương có cộng đồng dân tộc được huy động, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. - Tại Quyết định số 3300/QĐ- BVHTTDL ngày 25/9/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động phòng, chống ma túy năm 2013, tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên. Thời gian từ ngày 07-09/10/2013. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Ma Thị Nguyệt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên làm Phó Trưởng ban và 01 Ủy viên. Ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở làm Trưởng ban, bà Lê Thị Phượng Phó Chánh Văn phòng Bộ và ông Vũ Hồng Cương Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên làm Phó Trưởng ban và 08 Ủy viên. - Bộ VHTTDL có Quyết định 3310/QĐ-BVHTTDLngày25/9/2013, về việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, tại tỉnh Hòa Bình năm 2013: Tổng cục TDTT chủ trì tổ chức thi đấu và trao giải cho các môn thể thao tham gia ngày hội. Tổng cục Du lịch chủ trì và phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan: Tổ chức thi Hướng dẫn viên du lịch, chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc với phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc”; Tổ chức quảng bá du lịch, giới thiệu các tour, tuyến du lịch và trưng bày sản phẩm địa phương tại Ngày hội. Văn phòng Bộ tổ chức Họp báo giới thiệu Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị kinh phí, phương tiện và cơ sở vất chất phục vụ Ngày hội. Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam: Hỗ trợ toàn bộ về trang âm, ánh sáng cho Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và Liên hoan nghệ thuật quần chúng trong khuôn khổ Ngày hội; tổ chức trưng bày triển lãm ảnh về đất nước, con người vùng Tây Bắc trong quá trình phát triển hội nhập; phối hợp với các tỉnh dựng và trang trí trại văn hóa tham gia Ngày hội. thtt VăN BảN mới Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa cho phép Viện Khảo cổ thành lập một Phòng khảo cổ học dưới nước. Thông tin được ông Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết tại Hội nghị thông báo “Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 48” diễn ra sáng 26/9 tại Hà Nội. Đây là tín hiệu vui của không chỉ các nhà khảo cổ học Việt Nam mà còn cả các nhà khảo cổ quốc tế trước thực trạng ngành khảo cổ học dưới nước “ba không” (không người, không tiền, không cơ sở vật chất, kỹ thuật) của Việt Nam. Theo ông Tống Trung Tín, Việt Nam có một tiềm năng tài nguyên dưới nước cực lớn với nhiều thương cảng nổi tiếng trong lịch sử khu vực, việc thành lập Phòng khảo cổ học dưới nước nhằm từng bước xây dựng ngành khoa học hết sức mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức này ở Việt Nam góp phần bảo tồn được tài nguyên, giá trị khảo cổ ở dưới nước. h. hà Việt Nam đã có Phòng khảo cổ học dưới nước
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1044 l 03.10.2013 quản lý nhà nước Ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ đã đồngýBộtrưởngBộVHTTDLthaymặt Chính phủ ký “Hồ sơ đăng ký mở rộng tiêu chí (VIII), bổ sung tiêu chí (IX) và (X) Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình,Việt Nam” đề nghịTổ chức Khoahọc,GiáodụcvàVănhóacủaLiên hợp quốc (UNESCO) công nhận lần thứ 2 là Di sản thiên nhiên thế giới. Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của ViệtNamlàmcácthủtụccầnthiếtđểgửi Hồ sơ tới Trung tâm Di sản thế giới UNESCO trước ngày 30/9/2013. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới năm 2003 với tiêu chí (VIII) về giá trị địa chất – địa mạo. Đến năm 2009, hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bổ sung thêm tiêu chí (X) về đa dạng sinh học đã được gửi tới UNESCO đề nghị công nhận lần 2. Tuy nhiên, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban DisảnThếgiới(năm2011)đãquyếtđịnh chuyển lại hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-KẻBàngđểViệtNamgiảiquyếtcác Chiều 24/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi làm việc với UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Kế hoạch tổ chức và các nội dung phối hợp giữa hai đơn vị trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam. Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam sẽ diễn tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 18-24/11/2013 với nhiều hoạt động: Chương trình khai mạc Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam; Hội nghị toàn quốc khu vực phía Bắc Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư; Hội thảo “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”; Khánh thành quần thể chùa Khmer; Tái hiện chợ nổi Nam bộ; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang; Lễ hội Ok-om-bok; Trại sáng tác điêu khắc tượng Tây Nguyên; Triển lãm; Giao lưu văn hoá cộng đồng... Về các nội dung phối hợp, đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và phát biểu, đồng thời tham gia chủ trì tổ chức các nội dung trong Chương trình khai mạc Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam và một số hoạt động toạ đàm, giao lưu văn hoá văn nghệ... Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các nội dung Kế hoạch và công tác phối hợp của các đơn vị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cùng Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Thị Liên đã cơ bản thống nhất các nội dung hoạt động nêu trong Kế hoạch, đồng thời giao Ban Tổ chức (Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam là đầu mối) tiếp tục rà soát, hoàn thiện Kế hoạch tổng thể trình lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt trong thời gian sớm nhất. t.hợp Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với UBTW mặt trận Tổ quốc Việt Nam Sáng 24/9, tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia và khánh thành Nhà bia di tích Ủy ban Kiểm tra Khu ủy khu V. Công trình Nhà bia di tích Ủy ban Kiểm tra Khu ủy khu V xây dựng trên diện tích hơn 21.000 m2, bao gồm: nhà bia lưu niệm và các hạng mục trong khuôn viên, kinh phí xây dựng hơn 3,3 tỷ đồng. Việc xây dựng Nhà bia di tích Ban Kiểm tra Khu ủy khu V nhằm giáo dục thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh và công tác kiểm tra Đảng tại Khu ủy khu V qua các thời kỳ. Công trình này sẽ là điểm tham quan học tập, nghiên cứu, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phát biểu tại lễ khánh thành công trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ nhấn mạnh những dấu ấn lịch sử hào hùng do các thế hệ cán bộ Kiểm tra Khu ủy Khu V gây dựng góp phần làm nên thắng lợi mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, ghi thêm vào trang sử truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng trong 65 năm hình thành và phát triển. Đồng chí Ngô Văn Dụ lưu ý, để ghi nhớ những giá trị to lớn đó, tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và xã Trà Tân cần có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường xuyên Nhà bia và tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân gìn giữ, phát huy giá trị di tích này. thtt Khánh thành Nhà bia Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V Đồng ý gửi Hồ sơ đề cử VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đề nghị UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1044 l 03.10.2013 quản lý nhà nước Ngày 21/9, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 7915/VPCP-KGVX đề nghị các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, UBND tỉnh Ninh Bình cùng phối hợp điều chỉnh thu hẹp vùngđệmQuầnthểdanhthắngTràngAn. Theo văn bản, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch xây dựng quần thể danh thắng Tràng An làm sơ sở để điều chỉnh hồ sơ khoa học Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, trình UNESCO xem xét đưa vào danh mục Di sản thế giới. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao có văn bản gửi UNESCO thông báo việc điều chỉnh trên, bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến độ vận động, công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An gồm 3 khu vực bảo tồn là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích quốc gia đặc biệt Danh thắngTràngAn-Tam Cốc- Bích Động và rừng đặc dụng Hoa Lư đã được Chính phủ xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Quần thể danh thắng Tràng An có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi củaTrái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động... Đ.A Kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2013), TP Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên khắp địa bàn thành phố. Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013 diễn ra từ ngày 09 - 12/10 tại Cung thể thao Quần Ngựa sẽ triển lãm sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực của Hà Nội và các tỉnh, đồng thời trình diễn nhiều loại hình văn hóa dân gian. Đặc biệt, trong các ngày 09-10/10 tại các sân khấu trung tâm trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, người dânThủ đô sẽ được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc, chèo, cải lương, quan họ, xiếc, hài kịch… do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Hà Nội, Trung ương và các tỉnh, thành khác thực hiện. Tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cũng diễn ra Triển lãm "Nước” do Trung tâm Bảo tồn Di sảnThăng Long - Hà Nội phối hợp cùng Sở Ngoại vụ, Bảo tàng Lịch sửTự nhiên Toulouse - Pháp tổ chức từ ngày 04/10/2013-28/02/2014 và triển lãm Hoàng thành Thăng Long - Thành nhà Hồ: Hai Di sản thế giới đặc sắc của Việt Nam do Trung tâm thực hiện, khai mạc ngày 10/10. Ngoài ra còn có các hoạt động: Khai mạc Giải chạy báo Hà Nội Mới vì hòa bình lần thứ 40; Chợ công nghệ thiết bị Thủ đô năm 2013; Giao ban lĩnh vực khoa học công nghệ 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng; Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội tổ chức ngày 9/10 tại 93 Đinh Tiên Hoàng; Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô ngày 10/10 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền và 29 Hàng Bài;Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử; chương trình Đại nhạc hội nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL Hà Nội cũng tổ chức gắn biển các di tích cách mạng kháng chiến, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thủ đô dịp 10/10. Đ.A Điều chỉnh vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An Hoạt động VHNT kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô kiến nghị liên quan tới tính toàn vẹn, công tác bảo vệ và quản lý di sản. Kể từ đó tới nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã giao cho các Sở, Ban, ngành của tỉnh cùng Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và các cơ quan khoa học bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo hướng mở rộng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng lên diện tích 123.326 ha như Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 05/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh ranh giớidiện tíchVườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Các tiêu chí đề nghị công nhận mở rộng và bổ sung là: tiêu chí (VIII) về địa chất - địa mạo; tiêu chí (IX) về quá trình sinh thái và sinh học; và (X) về đa dạng sinh học. Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh QuảngBìnhtạiCôngvănsố869/UBND- KTN ngày 08/8/2013, ngày 28/8/2013, Bộ VHTTDL đã tổ chức buổi họp góp ý Hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới (lần 2). Tham gia buổi họpcóđạidiệnlãnhđạocủaHộiđồngDi sản Văn hóa quốc gia, Ủy ban quốc gia UNESCOViệt Nam, UBND tỉnh Quảng Bình và các nhà khoa học liên quan. Ngày 05/9/2013, UBND tỉnh Quảng Bình có Công văn số 1017/UBND, kèm theohồsơVườnquốcgiaPhongNha-Kẻ Bàng đã được chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiếngópýcủacácđạibiểu.Trêncơsởđề nghị của Bộ VHTTDL, Hội đồng Di sản văn hóa đã có Công văn số 19/HĐDSVHQG-VP ngày 19/9/2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Nhà nước ký Hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trình UNESCO xem xét công nhận lần thứ 2 là Di sản Thiên nhiên Thế giới. thtt
  • 6. Sự kiện vấn đề 6 số 1044 l 03.10.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3458/BVHTTDL-DSVHngày23/9/2013 cho ý kiến về việc lập dự án tu bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn II tại xã EAYoong, huyện Krông Pắc theo đề nghị của UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Đắk Lắk về chủ trương lập dự án tu bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn II để bảo tồn và phát huy giá trị. Về kinh phí, từ năm 2009 đến năm 2013 thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, Bộ VHTTDLđã hỗ trợ tu bổ, phục hồi di tích Ca Da là 8,5 tỷ đồng. Ngoài ra, đã và đang hỗ trợ các dự án tu bổ, phục hồi một số di tích khác trên địa bàn tỉnh. Do vậy, để thực hiện dự án tu bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn II, đề nghị tỉnh Đắk Lắk chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khách để thực hiện dự án. Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện dự án phải tuân theo quy định tại nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. h.p Đắk Lắk: Tu bổ di tích lịch sử cách mạng Ca Da giai đoạn ii Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo Tờ trình, sự chuyển hướng nhanh đến bất ngờ từ công nghệ sản xuất phim nhựa 35mm sang công nghệ số đã đặt điện ảnh Việt Nam trước những thách thức mới, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong tất cả các công đoạn làm phim, từ sản xuất đến phát hành, phổ biến và lưu trữ phim. Đây là yếu tố đòi hỏi chúng ta phải có những quyết sách kịp thời vừa ứng phó với sự biến động của công nghệ, vừa tạo nền tảng để điện ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế. Cần quan tâm đến đầu tư không chỉ về trang thiết bị mà trước hết là phát triển nguồn nhân lực với tư duy nghệ thuật sáng tạo, kiến thức và kỹ năng sản xuất mới để theo kịp với tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế khi gia nhập cộng đồng ASEAN, WTO… Xây dựng Chiến lược, trong đó đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp để ngành điện ảnh Việt Nam phát triển bền vững là thực hiện Luật Điện ảnh (Điều 8 quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh). Chỉ có Chiến lược mới cụ thể hóa được từng bước đi cho ngành điện ảnh trong sáng tác, sản xuất, phát hành và phổ biến phim, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chuyển đổi công nghệ kỹ thuật, đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế, xã hội hóa hoạt động điện ảnh… theo hướng “củng cố và phát triển nền điện ảnh Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc; hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh” đã được chỉ ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với quan điểm, xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao, theo đúng định hướng phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Phát triển điện ảnh Việt Nam theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo hành lang pháp lý và cơ hội bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển điện ảnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực: sản xuất phim, phổ biến phim, đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới kỹ thuật công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động điện ảnh, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao số lượng và chất lượng tác phẩm điện ảnh, mở rộng thị trường điện ảnh và hợp tác quốc tế. Tờ trình cũng nêu rõ mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2020: Điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, có hiệu quả kinh tế-xă hội cao, góp phần xây dựng nền văn hóa và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Đến năm 2030: Phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh có bản sắc và uy tín ở Châu Á, có những tác phẩm đạt giải thưởng cao và tài năng điện ảnh tầm cỡ trong khu vực và thế giới. thtt Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt“Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1044 l 03.10.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 29/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", do đồng chí Vũ Ngọc Hoàng - Phó Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Việc triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thời gian qua đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể hết sức quan tâm; đồng thời, đề ra các giải pháp tích cực để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Đây thực sự trở thành một cuộc vận động lớn, nhiều phong trào đã được lồng ghép, cụ thể hóa cho từng ngành, từng địa phương, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực và tinh thần tự quản của nhân dân để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có trên 97% làng (thôn, bản), tổ dân phố, các cơ quan đơn vị, trường học đăng ký thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Tỉnh đã có 239.686/250.081 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 95,8%; trong đó đã có 209.944 gia đình được công nhận đạt chuẩn gia đình văn hoá, đạt 87,6%. Tỉnh cũng đã tổ chức tuyên dương 151 gia đình văn hoá tiêu biểu; trong đó có 9 gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc được tặng Bằng khen của UBND tỉnh và được cử đi tham dự Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc năm 2013 tại Hà Nội.... Q.Việt Thừa Thiên - Huế: Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đi vào chiều sâu Trong 2 ngày 25 và 26/9, tại thành phố Cao Bằng, Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013 với chủ đề “Âm vang Điện Biên”. Liên hoan có sự tham gia của hơn 140 cán bộ thư viện thuộc 12 đội đến từ thư viện của 12 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc gồm: Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái. Các đội tham dự liên hoan tranh tài ở 4 phần thi: chào hỏi, thi giới thiệu sách, thi kiến thức và thi năng khiếu. Sau hai ngày thi, Ban Tổ chức đã chọn được 5 đội giành giải Nhất gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang để tham dự vòng chung kết cuộc thi “Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc năm 2014”, dự kiến tổ chức tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền sách 2013 khu vực miền núi phía Bắc là dịp để các cán bộ thư viện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ giữa các thư viện thành viên. hồ thAnh Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền sách khu vực miền núi phía Bắc Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 9 với chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam vào ngày 23/11. Chương trình do Bộ VHTTDL thực hiện nhằm giới thiệu với đồng bào cả nước, nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế hiểu biết thêm giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên độc đáo của Việt Nam; quảng bá tiềm năng, sức hấp dẫn của du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch quốc tế, thúc đẩy du lịch nội địa, khẳng định thế mạnh và tiềm năng của du lịch Việt Nam. Đây cũng là dịp các địa phương gặp gỡ, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên và sự phát triển hài hoà cuộc sống giữa con người và thiên nhiên tại các Khu dự trữ sinh quyển, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên… Nội dung của Tuần văn hóa gồm nhiều hoạt động phong phú: Triển lãm với chủ đề: “Tuần Văn hoá Du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên tại Hà Nội 2013”; Chương trình Tuổi trẻ với Di sản Văn hóa và Di sản thiên nhiên Việt Nam - Ngày về nguồn 23/11/2013; Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hoá, du lịch, ẩm thực tiêu biểu các Khu sinh quyển, Vườn quốc gia của địa phương. Đ.n Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh
  • 8. 8 số 1044 l 03.10.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 27/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức chung kết tuyển chọn hướng dẫn viên du lịch Hà Nội năm 2013 nhằm tôn vinh nghề hướng dẫn du lịch, góp phần nâng cao vị thế ngành du lịch Thủ đô. Đông đảo hướng dẫn viên quốc tế và nội địa đến từ các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố và hướng dẫn viên tự do được cấp thẻ hành nghề đã cùng sôi nổi đua tài. Các thí sinh trải qua 4 vòng tuyển chọn, gồm: Tự giới thiệu về một điểm du lịch của Hà Nội, kiến thức về du lịch, trả lời câu hỏi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, trả lời câu hỏi tình huống. Điểm du lịch của Hà Nội được giới hạn, gồm: Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm và khu vực xung quanh hồ, khu phố cổ Hà Nội. Ở mỗi phần thi, thí sinh chỉ được thực hiện trong thời gian đã quy định, quá giờ sẽ bị trừ điểm. Sau thời gian tranh tài sôi nổi, 11 thí sinh đã được lựa chọn dự thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc 2013. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng, cho biết: Chung kết tuyển chọn là hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng năm 2013; đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nâng cao hiểu biết về kiến thức chuyên môn để đáp ứng theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Thủ đô. Các thí sinh đạt giải sẽ tham dự hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013, tổ chức vào tháng 10, tại Hải Phòng. L.Khánh Ngày 27/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình hình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh. Thực hiện cuộc vận động, đến nay, Bà Rịa-Vũng Tàu có 2/8 huyện, thành phố với 42/82 xã, phường đạt danh hiệu văn hóa, 509/557 thôn, ấp, khu phố văn hóa; 93,38% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 488/557 cơ quan, đơn vị, trường học có đăng ký đã đạt danh hiệu văn hóa. Trong thời gian qua, cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phong trào đã tác động tích cực đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; nông nghiệp tiếp tục trên đà phát triển; kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ, chuyên canh ngành nghề; cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng khang trang; bộ mặt xã, phường, thị trấn có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từ thành thị đến nông thôn được cải thiện rõ rệt; xóa đói giảm nghèo tiếp tục được duy trì và đạt được kết quả cao, số hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm đáng kể.... Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, giúp nhận thức của đông đảo các tầng lớp nhân dân về liên doanh, liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương... Minh hạnh Bà Rịa-Vũng Tàu: 93,38% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa Hà Nội tuyển chọn hướng dẫn viên du lịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên đã chính thức thành lập ngày 27/9, do ông Nguyễn Thành Tâm - Nguyên Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh giữ chức Chủ tịch Hiệp hội. Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Yên có 40 đơn vị và 19 cá nhân thành viên. Tất cả các tập thể và cá nhân tham gia hiệp hội đều có quyền lợi: Được phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn về du lịch; được giới thiệu với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để liên kết kinh doanh; được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của Hiệp hội là “Góp phần thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển thành Điểm đến hấp dẫn và thân thiện với du khách, đảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp với các Sở, Ban, ngành tăng cường công tác quảng bá tiềm năng và xúc tiến du lịch; liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp du lịch… Phú Yên là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh hiện có trên 200 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Đức Minh Thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên
  • 9. 9số 1044 l 03.10.2013 Sự kiện vấn đề Ban Tổ chức Cuộc bình chọn các sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng của thành phố Cần Thơ vừa tổ chức trao giải cho các sản phẩm tiêu biểu. Cuộc bình chọn do Sở VHTTDL TP Cần Thơ tổ chức, diễn ra từ tháng 12/2012 đến tháng 8/2013 nhằm tìm kiếm, giới thiệu những sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch hiện có và các sản phẩm mới, đặc sắc, hấp dẫn, thể hiện được nét đặc trưng của thành phố, phục vụ các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, đối ngoại, du lịch. Các sản phẩm cũng được giới thiệu trên các ấn phẩm quảng bá về du lịch Cần Thơ đến du khách trong và ngoài nước, góp phần khơi dậy niềm tự hào, lòng yêu quê hương, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa đặc sắc trong các tầng lớp nhân dân; quảng bá hình ảnh Cần Thơ-Tây Đô giàu tiềm năng về kinh tế, du lịch với người dân và du khách. Ông Hồ Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP Cần Thơ cho biết: Những tác phẩm đoạt giải nhất, nhì trong cuộc bình chọn này đều thể hiện được chủ đề bình chọn, thể hiện được ý tưởng sáng tạo, ca ngợi và giới thiệu được đặc trưng văn hóa, vẻ đẹp cảnh quan của Cần Thơ hướng đến du khách gần xa. Cuộc bình chọn đã trao 11 giải bao gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Nhiều sản phẩm ấn tượng đã được trao giải cao như: sản phẩm tranh gạo Cầu Cần Thơ của tác giả Trần Đăng Nghiêm ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đoạt giải Nhất. Hai sản phẩm đoạt giải Nhì là tranh gạo sông nước miền Tây của tác giả Ngô Thy Loan, quận 3, TP Hồ Chí Minh và sản phẩm đồng hồ quả lắc của tác giả Võ Thành Viễn, An Giang. Thành công của cuộc bình chọn là nhờ sự đánh giá công tâm của Hội đồng xét chọn, sự nhiệt tình của các nghệ nhân đã sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Ban Tổ chức đã nhận được 67 sản phẩm từ các tỉnh, thành Hà Nội, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp. Hầu hết các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu có trong thiên nhiên như: vỏ lục bình, xơ mướp, mo cau, hạt gạo…. Các sản phẩm đều thể hiện được chủ đề bình chọn, thể hiện được ý tưởng sáng tạo. Đức Kiên Cần Thơ: Bình chọn sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch Ngày 25/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới (27/9) và công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020. Ông Võ Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên những năm qua, ngành “công nghiệp không khói” này vẫn chưa phát triển tương xứng. Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Hà Tĩnh là điểm đến hấp dẫn của cả nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020. Theo đó Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020, thu hút 50.000 lượt khách quốc tế, phục vụ 1,5 triệu khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 117 triệu USD, tương đương 2.400 tỷ đồng. Đồng thời, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh cũng được quan tâm đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đến phát triển du lịch di sản và du lịch xanh gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngành du lịch Hà Tĩnh tập trung phát triển thị trường khách nội địa với các hình thức như: du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch biên giới và du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt. Không gian du lịch cũng được chú trọng phát triển theo nhiều vùng, mở rộng khai thác thêm nhiều vùng du lịch mới như vùng du lịch phía Tây (các huyện Hương Khê, Vũ Quang) và vùng du lịch phía Bắc (các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh). Thời gian tới, Hà Tĩnh tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển du lịch. Dự kiến, nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2030, cần khoảng 15.606 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10%. h.Yến HàTĩnhcôngbốquyhoạchtổngthểpháttriểndulịchđến2020 Từ ngày 25-30/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghi lễ Chầu văn tại 04 đền trên địa bàn: đền Lâm Du (phường Bồ Đề), đền Kim Giang (phường Kim Giang), đền Yên Phú (huyện Thanh Trì) và đền Cây Quế (phường Trung Hòa). Mục đích của Liên hoan là nhằm kiểm kê và bước đầu tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Chầu văn trên địa bàn Thành phố Hà Nội; góp phần xây dựng hồ sơ Nghi lễ Chầu văn ở Hà Nội, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghi lễ Chầu Văn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trình tổ chức UNESCO Thế giới công nhận Nghi lễ Chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Liên hoan Nghi lễ Chầu văn tại Hà Nội lần đầu tiên tổ chức sẽ quy tụ những nhóm Chầu văn hiện đang hoạt động tại 29 quận, huyện của Hà Nội. (Xem tiếp trang 14) Liên hoan Nghi lễ Chầu văn
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1044 l 03.10.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 27/9, VHTTDL tỉnh Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức tọa đàm “Bàn về các biện pháp phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, hành động có trách nhiệm”. Gần 100 đại biểu đại diện các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành, các trường đào tạo ngành nghề du lịch trên địa bàn Bình Thuận tham dự buổi tọa đàm Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều chương trình phát động bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Bình Thuận đang hướng tới xây dựng một nền “Du lịch xanh” với việc vận động các cơ sở lưu trú du lịch đăng ký tham gia hưởng ứng bảo vệ môi trường thông qua nhãn hiệu “Bông sen xanh”. Đến nay đã có 5 doanh nghiệp được cấp chứng nhận. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch, thái độ ứng xử có trách nhiệm với môi trường. Bà Võ Hoàng Tuyết Linh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bình Thuận cho biết: Du lịch đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Theo dự báo, năm 2020 Bình Thuận sẽ đón khoảng 7,5 triệu lượt khách; trong đó khách quốc tế là 850.000 lượt và sẽ có hơn 14.000 phòng lưu trú. Điều đó kéo theo lượng rác thải ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường du lịch ở Bình Thuận. Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp du lịch không xây dựng hệ thống rác thải hoặc có nhưng không vận hành để tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng lãng phí nguồn nước… cũng đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Do đó, vai trò của các cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch trong việc bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng để phát triển du lịch bền vững. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm để phát triển du lịch bền vững. Chia sẻ về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các khu du lịch công cộng, ông Ngô Văn Đồng - Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Mũi Né, Hàm Tiến cho biết: Muốn phát triển du lịch bền vững cần tạo ra sự phát triển hài hòa giữa cộng đồng người dân sinh sống và kinh doanh tại các khu du lịch. Để người dân có thu nhập ổn định đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trương, Ban Quản lý đã thành lập 4 điểm bán hàng rong theo các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó, những người bán hàng rong được quản lý chặt chẽ, quy định cụ thể về nơi bỏ rác, nước thải… Ban Quản lý yêu cầu các doanh nghiệp tạo điều kiện để người bán hàng rong được đi vệ sinh và đổ rác vào hệ thống xử lý rác thải của doanh nghiệp. Bên cạnh những giải pháp về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, việc xây dựng nền văn hóa du lịch, văn hóa ứng xử du lịch của người dân đối với du khách, huy động sự tham gia của cư dân trong hoạt động du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch… cũng là những giải pháp quan trọng để phát triển bền vững du lịch Bình Thuận. Từ đầu năm đến nay, Bình Thuận đã đón gần 2,6 triệu lượt khách, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 3.500 tỷ đồng. trần nguYện Bình Thuận đón gần 2,6 triệu lượt khách Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, từ ngày 19 - 24/9 (tức từ ngày 15 - 20/8 Âm lịch), Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã đón trên 25 vạn lượt du khách về hành hương, du lịch. Trong đó, ngày 20/9 (tức 16/8 âm lịch) có hơn 4 vạn lượt du khách, ngày 21/9 (17/8 Âm lịch) có gần 5 vạn du khách hành hương về Côn Sơn - Kiếp Bạc. Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2013, diễn ra với hàng chục hoạt động nghi lễ, văn hóa, thể thao, để tưởng niệm 713 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, 571 năm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và tôn vinh công lao to lớn của các danh nhân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lễ hội có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ hội cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, lễ giỗ Đức Thánh Trần… Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, nấu cơm thi, nhảy phỗng… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đông đảo du khách đến xem như liên hoan múa rối nước Hải Dương lần thứ IV, đua thuyền chải tỉnh Hải Dương 2013... Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể nhiều di tích nằm trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương. Nơi đây có nhiều di tích liên quan đến những chiến công lẫy lừng của quân và dân nhà Trần, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông thế kỷ XIII; gắn với thân thế sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi - hai vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam… thAnh LâM LễhộimùathuCônSơn-KiếpBạc2013đónhơn25vạndukhách
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1044 l 03.10.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 01/10/2013, tại Phú Thọ, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Giải vô địch bắn cung toàn quốc lần thứ 16. Điều lệ giải quy định, các vận động viên tham dự phải có hộ khẩu thường trú nơi sinh sống, thuộc quân số trong ngành Công an, Quân đội và Giáo dục đào tạo hoặc hợp đồng chuyển nhượng vận động viên có thời hạn ký kết tối thiểu trước ngày 01/01/2013. Mỗi vận động viên chỉ được thi một nhóm nội dung cung 1 dây hoặc cung 3 dây. Tại giải đấu lần này, các cung thủ sẽ tranh tài giải cá nhân và đồng đội, gồm: nội dung dành cho nam với cung 1 dây và cung 3 dây ở các cự ly 30m, 50m, 70m, 90m; nội dung dành cho nữ cung 1 dây và cung 3 dây với cự ly 30m, 50m, 60m, 70m. Giải là dịp để Ban Tổ chức đánh giá lại chất lượng thi đấu của các vận động viên cũng như công tác đào tạo chuyên môn của các huấn luyện viên. Những vận động viên có thành tích xuất sắc vượt trội trong giải sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo, có thể bổ sung thêm vào đội tuyển bắn cung quốc gia đi thi đấu tại SEA Games 27 tới. Giải vô địch Bắn cung toàn quốc lần thứ 16 sẽ kết thúc vào ngày 10/10 . Mạnh huân Khai mạc Giải vô địch Bắn cung toàn quốc lần thứ 16 Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày 28/9, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội, Giải tay súng xuất sắc toàn quốc lần thứ 18 năm 2013 đã chính thức khép lại. Không nằm ngoài dự đoán của các nhà chuyên môn, Đoàn Hà Nội với lực lượng vận động viên đông đảo, được đầu tư bài bản đã dẫn đầu trong bảng tổng sắp huy chương với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng; đứng thứ hai là đoàn Quân đội với 5 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng; vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Thanh Hóa với 2 Vàng, 1 Bạc. Đáng chú ý, tại giải đấu năm nay đã có 3 kỷ lục quốc gia mới được xác lập (kể từ khi Việt Nam áp dụng quy định mới trong cách thức tính điểm của Liên đoàn Bắn súng Thế giới) gồm: 194,3 điểm ở nội dung 10m súng ngắn hơi dành cho nữ (vận động viên Đặng Lê Ngọc Mai); 201,1 điểm ở nội dung 10m súng trường hơi nữ (Dương Thị Chúc của đoàn Hà Nội) và 191,1 điểm ở nội dung 10m súng trường hơi nam (vận động viên Phan Quang Vinh của đoàn thành phố Hồ Chí Minh ). Theo Tổng Thư ký Liên đoàn Bắn súng, Trưởng Bộ môn bắn súng, bắn cung Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam Nguyễn Đức Uýnh, Giải tay súng xuất sắc toàn quốc lần 18 năm 2013 là dịp kiểm tra chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên trong môn bắn súng đồng thời, tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc để bổ sung cho đội tuyển bắn súng Việt Nam. Vũ Minh HàNộinhấttoànđoànGiảitaysúngxuấtsắctoànquốclầnthứ18 Cách đây hơn 2 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định nâng mức tiền ăn dành cho huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia, từ 120.000 đồng/người/ngày, lên thành 200.000 đồng/người/ngày. Ở thời điểm đó, chế độ tiền ăn như vậy đã tạm thời đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vận động viên. Tuy nhiên, sau những cơn bão giá vừa qua, chế độ này dần không còn phù hợp. Qua tìm hiểu thực đơn của vận động viên, mức tiền ăn trước đợt điều chỉnh lần này chỉ là 180.000 đồng/người/ngày. Trên thực tế, không phải đợi tới khi có quyết định về chế độ mới, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia (Hà Nội) đã sớm chủ động tạo ra sự thay đổi trong bữa ăn của vận động viên ngay từ quý II năm 2013. Theo đó, qua tham khảo từ các chuyến thi đấu nước ngoài của vận động viên, Trung tâm đã cho triển khai áp dụng bữa ăn tự chọn, dành riêng cho các đội tuyển chuẩn bị thi đấu SEA Games. Các vận động viên không còn bị áp đặt vào những thực đơn có sẵn như trước, mà có nhiều lựa chọn phong phú hơn.Tuy nhiên, các huấn luyện viên vẫn phải kiểm soát vận động viên của mình, sao cho bữa ăn đáp ứng được yêu cầu của từng bộ môn riêng biệt. Bữa ăn tự chọn không chỉ nhằm giúp vận động viên được phép ăn nhiều hơn những món ăn hợp khẩu vị với mình, mà điều quan trọng hơn là thông qua đó rèn cho vận động viên ý thức trong ăn uống, giúp các vận động viên có thể thích nghi với những bữa ăn đa dạng trong các chuyến thi đấu quốc tế. Ngoài ra, nhà bếp cũng tránh phải xử lý lượng thức ăn thừa, vì không phải lúc nào huấn luyện viên, vận động viên cũng ăn hết khẩu phần của mình theo cách chia thực đơn cũ (do nhiều lý do khác nhau, vận động viên mệt mỏi, thức ăn không hợp khẩu vị…). Yến nhi NângmứctiềnănchoHLV,VĐV... (Tiếp theo trang 1)
  • 12. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 12 số 1044 l 03.10.2013 Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của Phố cổ Đồng Văn, ngay trong những ngày cuối tháng 9/2013, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở VHTTDL, Sở Xây dựng Hà Giang, UBND huyện Đồng Văn khẩn trương triển khai sửa chữa cấp thiết một số ngôi nhà thuộc khu Phố cổ Đồng Văn bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Dự án Bảo tồn, tu bổ cấp thiết khu Phố cổ Đồng Văn được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 66 tỷ đồng. Dự án sẽ tiến hành tu bổ 31 ngôi nhà của các hộ dân ở khu Phố cổ và 3 khu nhà chợ ở Phố cổ Đồng Văn. Hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang phối hợp với Sở Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện việc thẩm tra thiết kế bản vẽ kỹ thuật và dự toán đầu tư xây dựng công trình Bảo tồn, tu bổ cấp thiết di tích Phố cổ Đồng Văn. Đồng thời, phối hợp với UBND huyện Đồng Văn, UBND thị trấn Đồng Văn tiến hành họp bàn với 9 chủ hộ có nhà cổ bị xuống cấp; thống nhất biện pháp triển khai bảo tồn, tu bổ cấp thiết đợt 1 năm 2013. Theo đó, 9 hộ được tu bổ cấp thiết gồm các hộ ông, bà: Lương Mãn Tiện, Hoàng Thị Tân, Nguyễn Ngọc Văn, Nguyễn Văn Kin, Nguyễn Văn Chin, Bùi Thị Yên, Tại Thị Mùi, Trần Văn Bọc, Cầm Ngọc Vạn. Để đảm bảo yêu cầu dự án đề ra, chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện và đầu tư 80% kinh phí theo dự toán Nhà nước đã phê duyệt để đầu tư, tu bổ cấp thiết ngôi nhà của các gia đình. Về phía các gia đình được thực hiện bảo tồn, tu bổ cũng nhất trí cùng với Nhà nước tu bổ, sửa chữa ngôi nhà theo các hạng mục đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu có mặt bằng thi công và đóng góp 20% kinh phí cùng Nhà nước để tu bổ, sửa chữa nhà theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Các gia đình ở khu Phố cổ Đồng Văn cũng cam kết sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ cùng với Nhà nước bảo tồn ngôi nhà nhằm phục vụ khách tham quan du lịch, phát huy giá trị di tích trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Ngay trong những ngày đầu tháng 10/2013, sẽ tiến hành khởi công và hoàn thiện 3 ngôi nhà cổ của các hộ gia đình ông, bà: Lương Mãn Tiện, Hoàng Thị Tân, Nguyễn Ngọc Văn để làm mẫu, rút kinh nghiệm, sau đó sẽ tiến hành bảo tồn, tu sửa các ngôi nhà tiếp theo. Đối với việc trùng tu, tôn tạo khu chợ Phố cổ Đồng Văn, trước đó, UBND huyện Đồng Văn đã tiến hành cải tạo, lát lại các bậc tam cấp tại khu vực chợ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc của khu phố cổ này. Mạnh huân Triển khai dự án Bảo tồn, tu bổ cấp thiết khu Phố cổ Đồng Văn Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang - 2013 sẽ được UBND tỉnh Hà Giang tổ chức từ ngày 19/11 đến 23/11/2013. Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang - 2013 nhằm tôn vinh giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Qua đó các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc sẽ tăng thêm niềm tin, tự hào, quyết tâm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Thông qua Tuần Du lịch di sản nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo trong đời sống, sinh hoạt nghệ thuật các dân tộc; các sản phẩm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch của Hà Giang đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc sẽ được tổ chức trang trọng trên tinh thần tiết kiệm. Trong chương trình khai mạc vào tối ngày 19/11 tại Sân vận động huyện Quang Bình, chương trình nghệ thuật hoành tráng chào mừng Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang với chủ đề "Quang Bình yêu thương", mang đậm nét văn hóa các dân tộc do nam, nữ diễn viên của Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang và Đoàn nghệ thuật Cánh đồng vàng huyện Quang Bình biểu diễn. Du khách tham dự lễ khai mạc sẽ được thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, các trò chơi dân gian; được tận mắt chứng kiến lễ hội nhảy lửa, lễ kéo chày độc đáo của dân tộc Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Đồng thời được xem, tham quan và cùng ngồi dệt thổ cẩm truyền thống với bà con dân tộc Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Nằm trong chương trình Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang - 2013, sau chương trình khai mạc tại huyện Quang Bình, du khách sẽ được thăm quan các di sản văn hóa Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Tận mắt chứng kiến nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. Tham gia các hoạt động trình diễn di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông"; "lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô"; "Lễ múa trống của dân Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang
  • 13. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 13số 1044 l 03.10.2013 UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Kế hoạch số 3864/KH-UBND triển khai một số nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan. Theo kế hoạch, năm 2013 và 2014, tỉnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như: Đào tạo lớp nghệ nhân kế cận; truyền dạy Hát Xoan trong cộng đồng các phường Xoan gốc; truyền dạy, tập huấn Hát Xoan cho đối tượng là cán bộ văn hóa xã, phường, hạt nhân văn nghệ các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ cho các phường Xoan gốc để tổ chức duy trì các hoạt động bảo tồn, truyền dạy, biểu diễn Hát Xoan; nghiên cứu, xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020”; nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn “Tổng tập Hát Xoan Phú Thọ”; tổ chức các hoạt động biểu diễn và giao lưu trong và ngoài nước; tuyên truyền quảng bá Hát Xoan Phú Thọ; lập dự án bảo quản, tu bổ, khôi phục các di tích; kiểm kê hát Xoan; tổ chức Hội thảo khoa học phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ “Hát Xoan Phú Thọ” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; nghiên cứu phục hồi các lễ hội, diễn xướng, tục lệ hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở các phường Xoan gốc; nghiên cứu xây dựng hồ sơ “Hát Xoan Phú Thọ” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại… Những nhiệm vụ đưa ra trong Kế hoạch này có ý nghĩa quyết định để đưa Hát Xoan PhúThọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2015 theo cam kết với UNESCO. Quách thị Sinh Tối 29/9, tại Sân vận động trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, UBND thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) đã diễn ra màn đại xòe cổ lớn nhất Việt Nam – xác lập kỷ lục Việt Nam. Màn đại xòe cổ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở thị xã Nghĩa Lộ nói riêng và toàn quốc nói chung, với sự tham gia biểu diễn của 2.013 diễn viên, nghệ nhân của thị xã Nghĩa Lộ, cùng dàn nhạc cụ dân tộc với sự tham gia biểu diễn của 50 diễn viên, tạo nên một không gian văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Trong đêm diễn, hơn 90% số người tham gia là phụ nữ, người dân tộc Thái, còn lại là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, cán bộ nhân viên Văn phòng UBND thị xã. Tất cả đều mặc trang phục đặc trưng của người Thái với áo cóm đa màu sắc, váy nhung đen, thắt đai lưng xanh, đeo xà tích, búi tóc cao… còn nam giới tham gia mặc áo trắng quần tối màu. Nét khác biệt của múa xòe Nghĩa Lộ lần này chính là sự quy tụ 6 điệu xòe cổ gồm: Khắm khen (nắm tay nhau), Nhôm khăn (tung khăn xòe), Ỏm lọm tốp mư (đi vòng tròn vỗ tay theo nhịp), Đổn hổn (bước tiến lùi), Phá xí (bổ bốn), Khắm khăn mơi lảu (Nâng khăn mời rượu) cùng thực hiện trong màn mùa đại xòe... Do sân vận động nơi diễn ra màn đại xòe chỉ được chứa lượng khán giả nhất định, nên thị xã Nghĩa Lộ đã bố trí 3 màn hình LED kích thước lớn, được đặt ở các vị trí thuận lợi xung quanh để đông đảo nhân dân và du khách được chiêm ngưỡng. Đối với Nghĩa Lộ, múa xòe đã đi sâu vào các lễ hội, đời sống văn hóa hàng ngày của bà con. Chính vì thế, màn đại xòe kỷ lục Guiness do chính người dân Nghĩa Lộ thể hiện, được chọn để mời chào du khách khám phá vẻ đẹp mảnh đất giàu văn hóa này. Cùng với đó, thời điểm này thị xã Nghĩa Lộ sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác như hội chọi trâu, thể thao và các tour du lịch trên địa bàn... Đức Kiên màn đại xòe cổ xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam Phú Thọ: Bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan tộc Tày". Giao lưu văn nghệ dân gian các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn; trải nghiệm thực tế các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang như: Cày trên nương đá, kỹ thuật thổ canh hốc đá, xếp tường rào đá, nương đá... Cũng trong Tuần Du lịch di sản văn hóa, du khách sẽ khám phá những giá trị di sản tự nhiên, di sản địa chất và các di sản văn hóa đa dạng, độc đáo của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn như: Núi đôi Quản Bạ, Mã Pì Lèng - Đệ nhất hùng quan, Cột cờ Lũng Cú, Di tích nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn. Du khách được thưởng thức cảm giác ngây ngất trong men say của bát rượu ngô vùng cao và đắm mình trong các hương vị đậm đà, nóng nổi của những món ăn dân dã ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn như: Thắng cố, mèn mén, chá lảo, thịt treo, lạp sườn... Đặc biệt, nằm trong chuỗi hoạt động, Ban Tổ chức còn giới thiệu cho du khách nhiều điểm đến gồm các thắng cảnh, hang động, làng văn hóa các dân tộc thiểu số 4 huyện vùng cao phía Bắc trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Minh tâM
  • 14. nhân tố mới 14 số 1044 l 03.10.2013 Ngày 25/9, tại sân vận động Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Giải vô địch Điền kinh quốc gia năm 2013 đã khép lại với vị trí nhất toàn đoàn thuộc về đoàn Hà Nội. Đã có 7 kỷ lục quốc gia mới được thiết lập tại Giải. Trong ngày thi đấu cuối cùng, vận động viên Trần Huệ Hoa (TP Hồ Chí Minh) đã thi đấu xuất sắc và thiết lập kỷ lục quốc gia mới tại nội dung nhảy ba bước nữ, với thành tích 13m95. Trước đó, trong những ngày diễn ra giải đã có 6 kỷ lục quốc gia bị phá vỡ là: Phạm Văn Lâm (Hà Nội) – nhảy xa nam, thành tích 7m73; đội Nam Định – tiếp sức 4x200m nam, thành tích 1’25”54; đội An Giang – tiếp sức 4x200m nữ, thành tích 1’36”25; BùiThị Xuân (Quân đội) – ném lao nữ, thành tích 50m48; Phạm Thị Thanh Trúc (Vĩnh Long) – ném búa nữ, thành tích 47m77; Vũ Văn Huyện (Quân đội) – nhảy sào nam, thành tích 4m90. Đây là những thành tích khá ấn tượng, khi tại giải này năm trước chỉ có 4 kỷ lục quốc gia bị phá. Trên bảng xếp hạng, với 12 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng, đoàn Hà Nội đứng đầu, vượt trội khi bỏ xa các đối thủ phía sau. Đoàn Quân đội (nhất toàn đoàn năm 2012) đứng ở vị trí thứ hai tại giải năm nay với 7 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng. Đoàn Nam Định (4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng) đứng thứ ba. Giải năm nay cũng đánh dấu sự nỗ lực vươn lên của các đội Thanh Hóa, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Trong đó đáng chú ý nhất là Thanh Hóa, mặc dù đội không có các vận động viên chủ lực (do đang tập huấn nước ngoài) nhưng vẫn giành được thành tích tốt với 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng. Theo đánh giá của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam cho biết: Năm nay, lực lượng của các đội được chuẩn bị khá kỹ, cả về chất lượng và số lượng. Nhiều vận động viên trẻ có thành tích thi đấu khá tốt tại giải này như Lê Hoài Phương, Kim Phụng, Hoàng Long… Liên đoàn sẽ có cuộc họp, đề xuất một số vận động viên trẻ xuất sắc bổ sung lực lượng cho đội tuyển Điền kinh quốc gia. Riêng trường hợp vận động viên Vũ Văn Huyện (Quân đội), đây đúng là một trường hợp đặc biệt của Điền kinh Việt Nam . Việc Vũ Văn Huyện chuyển từ 10 môn phối hợp sang nhảy sào từ năm trước và đoạt Huy chương Vàng không bất ngờ, nhưng việc vận động viên này phá kỷ lục quốc gia đã mang lại sự phấn khích cho Điền kinh Việt Nam. Sau giải này, các vận động viên được tuyểnchọnvàođộituyểnsẽbướcvàotập luyệnnângcao,chuẩnbịchoSEAGames 27. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam chobiết:Vớithànhtíchcủacácvậnđộng viên tại giải lần này, đội tuyển Điền kinh quốc gia khá yên tâm chuẩn bị cho SEAGames 27 với mục tiêu cố gắng vượt qua thành tích của kỳ SEAGames 26 (9 Huy chương Vàng). h.hiệp Bảy kỷ lục mới được thiết lập tại Giải vô địch Điền kinh quốc gia 2013 Ngày 28/9, tại Nhà văn hóa cộng đồngbuônNui,xãTâmThắng,huyệnCư Jút, SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã làm lễ bàn giao 3 bộ Cồng- Chiêng cho buôn người dân tộc Ê Đê. Trước khi bàn giao Cồng-Chiêng cho buôn, các nghệ nhân tại xã Tâm Thắng đã tiến hành chỉnh chiêng theo đúng tiết tấu âm vang của mỗi loại chiêng. Đây là những bộ Cồng-Chiêng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh trang bị cho các Nhà văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm gìn giữ nét văn hóa đặc sắc truyền thống của các dân tộc. Việc bàn giao Cồng-Chiêng cũng nằm trong chuỗi hoạt động của Đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - Cồng-Chiêng và nhạc cụ của các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Đắk Nông. Trong số ba bộ Cồng-Chiêng được bàn giao cho buôn Nui dân tộc Ê Đê, hai bộ sẽ được sử dụng tại buôn để đánh trong các dịp lễ hội, các cuộc thi, dạy Cồng-Chiêng cho các thanh niên trong buôn… Còn một bộ sẽ được các nghệ nhân Cồng-Chiêng của buôn sử dụng tại trường dân tộc nội trú của huyện Cư Jút để dạy Cồng-Chiêng cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số đang học tại trường. huY Long Liên hoan được chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ 25-30/9, đợt 2 từ ngày 04- 05/10. Đợt 2 của Liên hoan, Ban Tổ chức sẽ chọn 10 nhóm Chầu văn tiêu biểu của thành phố Hà Nội biểu diễn tại Rạp Công nhân (42, Tràng Tiền, Hà Nội). Sân khấu tại Rạp Công nhân sẽ được thiết kế như không gian tại các đền, phủ để các thanh đồng có cảm hứng thực hiện đúng Nghi lễ. Ngoài các hoạt động biểu diễn, trong khuôn khổ Liên hoan, ngày 05/10, Ban Tổ chức sẽ tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu của Nghi lễ Chầu văn trong đời sống đương đại” với sự tham gia của các đội Chầu văn – Thanh đồng, các nhà khoa học, quản lý văn hóa. K.t Đắk Nông bàn giao 3 bộ Cồng-Chiêng cho buôn Nui LiênhoanNghilễ... (Tiếp theo trang 9)
  • 15. nhân tố mới số 1044 l 03.10.2013 15 Tối 27/9 tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng (thành phố Hồ Chí Minh), giải vô địch Cầu lông cá nhân toàn quốc năm 2013 đã khép lại với 5 trận chung kết ở các nội dung. Đã không có bất ngờ nào xảy ra, khi các tay vợt hạt giống đã thể hiện sự vượt trội của mình với những chiến thắng thuyết phục. Chung kết đơn nam là cuộc so tài nội bộ của hai tay vợt thành phố Hồ Chí Minh. Tay vợt hạng 8 thế giới Nguyễn Tiến Minh tiếp tục thể hiện sự vượt trội của mình khi đánh bại Nguyễn Hoàng Nam sau hai ván với các tỉ số 21-17 và 21-15. Tại giải năm nay, dù không có thể lực tốt nhất do liên tục phải thi đấu trong thời gian gần đây, nhưng với đẳng cấp của mình, Tiến Minh không có đối thủ ở các vòng ngoài. Tuy vậy, trong trận chung kết, tay vợt Nguyễn Hoàng Nam cũng đã có một trận đấu tốt, thể hiện sự tiến bộ của mình khi ít nhiều gây khó khăn cho Tiến Minh ở nhiều thời điểm. Trong khi đó, nội dung đơn nữ là cuộc so tài được dự báo trước giữa hạt giống số 1 Vũ Thị Trang (Bắc Giang) và tay vợt đang lên trong thời gian gần đây là Lê Thu Huyền (Hà Nội). Dù rất nỗ lực, nhưng Lê Thu Huyền vẫn không thể thắng được Vũ Thị Trang, khi cô thua chóng vánh 0-2 (tỉ số các ván là 11-21 và 13-21). Tại nội dung đôi nữ, Vũ Thị Trang tiếp tục giành thêm một ngôi vô địch khi đánh cặp với Nguyễn Thị Sen. Cặp vận động viên Bắc Giang đã có chiến thắng thuyết phục 2-0 (21-17 và 21-9) trước cặp Nguyễn Thị Bé Trâm/Nguyễn Thị Ánh Duyên (Quân đội). Trong khi đó, cặp Dương Bảo Đức/Thái Thị Hồng Gấm (thành phố Hồ Chí Minh) đã vượt qua đôi Đào Mạnh Thắng/Phạm Như Thảo (Hà Nội) sau hai ván với tỉ số 21-13 và 21- 18, để giành Huy chương Vàng nội dung đôi nam nữ. Sau khi thất bại trước Tiến Minh trong trận đánh đơn, Nguyễn Hoàng Nam đã cùng Dương Bảo Đức giành ngôi vô địch ở nội dung đôi nam. Cặp đôi này giành chiến thắng sau khi đôi Bảo Minh/Huỳnh Nguyễn Khang bỏ cuộc ở ván hai (ván đầu Nguyễn Hoàng Nam/Dương Bảo Đức thắng 21-14). Như vậy, ngôi vô địch tại giải năm nay đều lọt vào tay hai đội thành phố Hồ Chí Minh (3 nội dung) và Bắc Giang (2 nội dung). Điều đáng tiếc của giải năm nay là thất bại từ vòng ngoài của niềm hi vọng cầu lông trẻ Việt Nam, Phạm Cao Cường (hạng 19 trẻ thế giới). tiến Lực Tiến minh và Vũ Thị Trang vô địch Giải Cầu lông cá nhân toàn quốc 2013 Những năm gần đây, Phan Thiết – Mũi Né (Bình Thuận) trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của du khách quốc tế, trong đó du khách Nga dẫn đầu và chiếm vị trí quan trọng trong tổng cơ cấu khách quốc tế đến Bình Thuận. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Thuận cho biết: Trong tổng số 190.000 lượt du khách Nga đến Việt Nam từ đầu năm đến nay, du khách tới Bình Thuận chiếm 30%. So với các trung tâm du lịch khác trong cả nước, Bình Thuận còn hạn chế về giao thông đối ngoại (không có sân bay, không có cảng biển…) nhưng lượng du khách Nga và các nước nói tiếng Nga đến Bình Thuận vẫn tăng trưởng đều từ năm 2006 đến nay. Theo thống kê, lượng du khách Nga chiếm 35% trong tổng số du khách quốc tế đến Bình Thuận từ đầu năm đến nay, thời gian lưu trú của du khách Nga tại Bình Thuận ngày càng dài hơn, bình quân là 7 ngày. Nắm bắt tiềm năng to lớn này, tỉnh Bình Thuận rất chú trọng thị trường khách Nga. Nhiều đoàn lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận đã đến các thành phố lớn của Liên bang Nga để xúc tiến du lịch. Nhiều đoàn gồm các hãng du lịch, báo chí Nga cũng đến thăm Bình Thuận để khảo sát tiếp thị du lịch. Từ năm 2012 đến nay, đã có khoảng 20 công ty lữ hành của Liên bang Nga đến Phan Thiết tìm hiểu thị trường du lịch. Các công ty du lịch Nga đến tìm hiểu chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, hệ thống lưu trú, tiềm năng và thắng cảnh của khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né. Thông thường từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau, du khách Nga đổ về Mũi Né đón nắng ấm và chơi thể thao dưới nước như một hình thức trú đông. Các bãi biển ngập tràn nắng ấm, cùng hệ thống các resort cao cấp đầy đủ tiện nghi tại Phan Thiết – Mũi Né là điểm đến hấp dẫn của du khách Nga. Dự báo trong tương lai, lượng du khách Nga đến Bình Thuận sẽ tăng gấp nhiều lần so với thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Nga có tay nghề để phục vụ lượng khách này đang rất thiếu. Để nâng cao hình ảnh Phan Thiết-Bình Thuận đối với du khách nói chung và du khách Nga nói riêng, thời gian tới Bình Thuận sẽ có những thay đổi trong chính sách, xây dựng kế hoạch phù hợp và nhất là khắc phục những hạn chế về hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đảm bảo môi trường an toàn và thân thiện. t.t.n Phan Thiết - điểm đến du lịch hấp dẫn du khách Nga
  • 16. thônG tin trao đổi 16 số 1044 l 03.10.2013 Bất cập trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam, phải chăng do chưa có được một định hướng cụ thể? Từ những khẩu hiệu (Slogan) và biểu tượng (Logo) đầu tiên vào năm 2000 “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới” với hình ảnh cô gái Việt Nam đội nón lá; “Hãy đến với Việt Nam” (năm 2003) với biểu tượng cô gái Việt Nam mặc áo dài trắng đội nón lá; tiếp đến là khẩu hiệu và biểu tượng mới “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” (năm 2005); và năm 2011 “Việt Nam -Vẻ đẹp bất tận” - những khẩu hiệu và biểu tượng trên bước đầu đặt cơ sở cho việc xây dựng một chiến lược thương hiệu du lịch của Việt Nam. Vùng Tây Bắc mở rộng gồm 8 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang là một trong 3 tiểu vùng du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc. 8 tỉnh trong vùng thực hiện bắt tay liên kết cùng phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng phong phú về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Nói như ông Giám đốc SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch Lào Cai -Trần Hữu Sơn, các địa phương trong vùng Tây Bắc mở rộng cùng có chung giá trị tài nguyên du lịch là: thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, văn hóa đa dạng, độc đáo, nguyên bản; con người chân chất và thân thiện. Từ đặc trưng chung đó, các tỉnh trong khu vực thống nhất chọn thương hiệu chung của vùng là “Chọn đường mòn nguyên sơ – Take the path less travel”. Người làm du lịch của 8 tỉnh trong vùng hy vọng thương hiệu mà họ đưa ra sẽ là lời mời gọi du khách trong và ngoài nước đến khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của thiên nhiên cũng như trải nghiệm cuộc sống chân chất, thật thà, đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc. Từ khẩu hiệu “Chọn đường mòn nguyên sơ - Take the path less travel”, người ta xây dựng Logo (biểu tượng) du lịch của 8 tỉnh. Logo được xây dựng với hình ảnh dãy núi xanh, đám mây lơ lửng bên sườn núi và bầu trời xanh ngắt trên cao. Điểm nhấn của Logo chung vùng Tây Bắc mở rộng là hình ảnh nhà sàn- kiến trúc đặc trưng của vùng Tây Bắc. “Cửa ngõ đến nơi cao hơn” là khẩu hiệu (Slogan) của tỉnh Phú Thọ với Logo được kết cấu bằng hình ảnh dãy núi xanh, điểm nhấn là chiếc cổng đình với bậc tam cấp mang ý nghĩa tượng trưng vừa là cổng vào cửa ngõ Tây Bắc vừa là cổng Đền Hùng. Tỉnh Yên Bái chọn khẩu hiệu “Tôn vinh thêm sắc mầu cuộc sống của bạn”, Logo là hình ảnh dãy núi xanh của Tây Bắc với điểm nhấn chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Tỉnh Hà Giang chọn khẩu hiệu “Thưởng ngoạn cảnh quan kỳ vĩ tại mỗi khúc quanh” với biểu tượng hình ảnh núi rừng Tây Bắc, thay màu xanh núi rừng bằng mầu xanh của đá… “Tìm lại chính mình trong những đám mây”, “Chạy chốn đến vùng đất huyền bí”, “Nếm trải hương vị bản địa” và “Lưu lại lâu thêm chút nữa” là khẩu hiệu của các tỉnh Lao Cai, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình… Cách tiếp cận, xây dựng thương hiệu du lịch của vùng Tây Bắc mở rộng được nêu trên cũng là nhận thức và cách làm của không ít các địa phương trong cả nước trong quá trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói, mang lại hiệu quả kinh tế cao. TPHồ Chí Minh hàng năm đón gần 60% lượng du khách trên cả nước; là thành phố có tốc độ phát triển du lịch nhanh và ổn định, đi đầu cả nước về làm du lịch. Tuy nhiên, đến nay, thành phố vẫn chưa xây dựng được Thương hiệu du lịch cho mình. Trong thời kỳ cạnh tranh trực tiếp, gay gắt với các điểm đến quốc tế trong khu vực, hình ảnh TP Hồ Chí Minh cần được định vị và xây dựng lại có tính hệ thống và chuyên nghiệp hơn để thành phố luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước; lôi cuốn du khách bằng chính thương hiệu điểm đến du lịch TP Hồ Chí Minh. Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Trong những năm gần đây, cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ngày càng gay gắt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả dịch vụ tăng cao, chính trị bất ổn tại một số khu vực trên thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến tiêu dùng du lịch và kinh doanh du lịch của ngành Du lịch Việt Nam. Các điểm đến du lịch quốc tế xung quanh Việt Nam đang được tập trung xây dựng và phát triển các thương hiệu du lịch mạnh mẽ và độc đáo; đồng thời, tăng cường quảng bá với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng. Ở các quốc gia đó, đang nhộn nhịp diễn ra các hoạt động xúc tiến sáng tạo, chuyên nghiệp với nguồn ngân sách xúc tiến du lịch cao. Một lượng lớn khách quốc tế và khách Việt Nam đã bị lôi cuốn đến các quốc gia này. Năm 2012, Thái Lan đón khoảng 22 triệu lượt khách; Malaysia đón 25 triệu lượt khách; Singapore đón 14,4 triệu lượt khách. Việt Nam tiếng là có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước nói trên nhưng trầy trật với con số đón hơn 7 triệu lượt khách. Ngành Du lịch TPHồ Chí Minh xác định tính cấp bách và sống còn trong thời buổi cạnh trạnh hiện nay là tập trung xây dựng chiến lược thương hiệu điểm đến cho mình theo một quy trình nghiêm ngặt, bài bản và chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển ngành. nhằm tạo sự cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững. Thành phố HưởNG ứNG NGàY DU LịCH THế Giới 27/9: Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
  • 17. thônG tin trao đổi 17số 1044 l 03.10.2013 đã làm việc với một đơn vị tư vấn thương hiệu quốc tế để xây dựng Đề án chiến lược thương hiệu điểm. Ông Võ Văn Quang, chuyên gia thương hiệu cho biết: Công việc xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch, nhất là du lịch điểm đến mà nhóm thực hiện đề tài hợp tác với thành phố đã tiến hành phân tích trên 100 định vị và thông điệp tiêu biểu trên thế giới để xây dựng ý tưởng và khảo sát định tính. Đề tài nghiên cứu giá trị cốt lõi và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch TP Hồ Chí Minh gồm các nội dung: Phân tích chiến lược lược và định vị cốt lõi dựa trên nghiên cứu thị trường. Ứng dụng các mô hình mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực “Thương hiệu điểm đến” và “Thương hiệu du lịch” để xây dựng định vị hình ảnh tiêu biểu cho thương hiệu điểm đến du lịch TP Hồ Chí Minh. Cũng không thể nôn nóng, không mong là một sớm một chiều TPHồ Chí Minh sẽ xây dựng thành công Thương hiệu du lịch điểm đến. Bài học về làm du lịch, xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch của TP Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các những người làm quản lý, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch ở các vùng, các địa phương trong cả nước. ttn Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6, sáng 26/9, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của đời sống hôn nhân và gia đình trong tình hình mới; bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộcViệt Nam… Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành. Đồng thời, bổ sung một số quy định mới để kịp thời điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình đã và đang phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được Luật hiện hành quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Dự án Luật sửa đổi 64 điều, bổ sung mới 54 điều so với Luật hiện hành. Cụ thể: sửa đổi, bổ sung 6 điều về những quy định chung; 55 điều liên quan đến quan hệ nhân thân, 52 điều liên quan đến quan hệ tài sản; 63 điều về quan hệ hôn nhân, 55 điều về quan hệ gia đình; 23 điều liên quan đến thẩm quyền, thủ tục giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình; 4 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành; 5 điều giao cho Tòa án nhân dân tối cao phối hợp vớiViện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành. Bãi bỏ 2 chương của Luật hiện hành: chương Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình (đã được quy định trong Bộ luật dân sự để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất); chương Xử lý vi phạm (đã được quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính); các Điều 7,10,12,13,14,89,98,106. Về tuổi kết hôn, dự án Luật quy định điềukiệntuổikếthônlànam,nữphải“đủ mười tám tuổi trở lên”. Đây là tuổi đã trưởng thành, đảm bảo về thể chất, trí tuệ vàtâm,sinhlýđốivớicảnamvànữ.Quy định này đảm bảo tính đồng bộ, thống nhấtcủaLuậtHônnhânvàgiađìnhtrong hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền công dân không phân biệt nam, nữ đủ 18 tuổi là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đồng thời bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới và sự tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Dự án Luật bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tình, đồng thời khẳng định Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa họ và bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… Trên cơ sở đồng tình với Ban soạn thảo, nhiều đại biểu đề nghị cần tính tới một số vấn đề về như họ của đứa trẻ được nhận làm con của người cùng giới tính; việc đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ khi người cùng giới không sống chung với nhau hoặc có người mất đi. Dự thảo Luật nghiêm cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với các điều kiện ràng buộc cụ thể, quy định quyền, nghĩa vụ các bên có liên quanvàviệcgiảiquyếttranhchấp.Nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép mang thai hộvìmụcđíchnhânđạođápứngnguyện vọng, nhu cầu chính đáng của nhiều cặp vợ chồng không có khả năng sinh con. Tuy nhiên đây là vấn đề mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên các quy định phải rất chặt chẽ, điều kiện phải rõ ràng, bảo đảm quyền cho các bên và nhất là đứa trẻ được sinh ra. Tại cuộc họp nhiều vấn đề được các đại biểu tiếp tục phân tích cho ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng;chếđịnhlythân,ápdụngtậpquán về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Ban Soạn thảo sẽ hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội. t.t.n Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình