SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1045 ngày 10/10/2013
- Bảo đảm an ninh, an toàn
để phát triển du lịch
(Tr.2)
- Nâng caohiệu quảhoạtđộng
củahệ thốngthiếtchếvănhóa
cơsở
(Tr.7)
- “Những ngày văn hóa
Philippines tại Việt Nam”
(Tr.7)
- Hội nghị Hiệp hội các Bảo
tàng quốc gia Châu Á lần thứ 4
(Tr.19)
troNG số Này
Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt“Quy hoạch
hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật thể dục thể
thao quốc gia đến 2020,
tầm nhìn 2030”
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
Quyết định số 1752/QĐ-TTg phê duyệt
“Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật Thể dục thể thao quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Theo đó, đến năm 2020 hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao
(TDTT) quốc gia cơ bản đáp ứng nhu
cầu tập luyện TDTT của nhân dân, đáp
ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nâng
cao thành tích thi đấu thể thao và đủ
khả năng đăng cai tổ chức thành công
các giải thi đấu thể thao thành tích cao
của khu vực, châu lục và một số giải thi
đấu thể thao thành tích cao của thế giới.
(Xem tiếp trang 5)
Tuần lễ“Đại đoàn kết các dân tộc -
Di sản Văn hoá Việt Nam”
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” tại
Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ được tổ chức từ 18 -
24/11 với sự tham gia của 17 dân tộc với tổng số khoảng 360 người đến
từ 13 tỉnh/thành trên cả nước. Sau chương trình khai mạc, sẽ diễn ra Hội
nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng,
thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”; Trại
sáng tác điêu khắc tượng Tây Nguyên; Triển lãm, giới thiệu Văn hoá
truyền thống các dân tộc Việt Nam; Tái hiện không gian văn hoá Chợ
nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc;
(Xem tiếp trang 3)
Ảnh:TỪLƯƠNG
Chiều 03/10 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp
ông Peter Hitchcok - Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn độc lập của Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên thế giới (IUNC). (Xem tiếp trang 2)
ĐềnghịUNESCOcôngnhậnCátBà
làdisảnthiênnhiênThếgiới
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Peter Hitchcok - Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn
độc lập của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
quản lý nhà nước
2 số 1045 l 10.10.2013
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
khẳng định việc đề nghị UNESCO công
nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên
nhiênThế giới (không bao gồmVịnh Hạ
Long) đã đầy đủ cơ sở khoa học. Đây
cũng là giải pháp nhằm bảo tồn tốt nhất
giá trị đa dạng sinh học quần đảo Cát Bà.
Chính phủViệt Nam cũng như chính
quyền Thành phố Hải Phòng luôn thực
hiện nghiêm túc các quy định của
UNESCO về việc xây dựng hồ sơ trình
UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà
là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí
đa dạng sinh học (tiêu chí IX, tiêu chí X)
trên cơ sở thực tế của quần đảo Cát Bà.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ quan điểm
của Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ
đạo các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ
Thành phố Hải Phòng thực hiện tốt việc
bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh
học trên quần đảo Cát Bà, bảo vệ rừng
ngập mặn bị chia cắt, phát triển đàn
voọc, quy hoạch quần đảo Cát Bà….
Đặc biệt là sẽ có những lưu ý riêng đối
với dự án xây dựng Cảng nước sâu
Lạch Huyện.
Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành
thời gian tiếp, chuyên gia tư vấn độc
lập của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
thế giới Peter Hitchcock khẳng định,
quần đảo Cát Bà là nơi có phong cảnh
đẹp và hệ sinh thái đa dạng vào loại
bậc nhất thế giới, Việt Nam cũng đã
làm rất tốt công tác bảo tồn thiên nhiên
tại Cát Bà.
Ông Peter Hitchcock cho biết, bộ hồ
sơ đề cử quần đảo Cát Bà là Di sản thiên
nhiên thế giới đã được tổ chức quốc tế
tiếp nhận và giao cho đại diện của cơ
quan tư vấn IUCN thẩm định. Hi vọng,
quần đảo Cát Bà sẽ trở thành một điểm
đến du lịch và bảo tồn lý tưởng mang
tầm quốc tế trong thời gian tới.
Vp.CHínH pHủ
ĐềnghịUNESCOcôngnhậnCátBà... (Tiếp theo trang 1)
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà
nước về Du lịch do Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Hồ Anh Tuấn làm Trưởng
đoàn vừa làm việc với UBND tỉnh Bình
Thuận về tăng cường công tác quản lý
môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an
toàn cho du khách theo tinh thần Chỉ thị
18/CT-TTgcủaThủtướngChínhphủ;về
công tác thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo
phát triển du lịch cấp tỉnh, thành lập
Trung tâm thông tin, xúc tiến du lịch. Từ
năm 1999, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch
tỉnh Bình Thuận đã được thành lập và
trong các năm 2004, 2008 và 2011,
UBND tỉnh Bình Thuận liên tục có
những Quyết định nhằm kiện toàn bộ
máy của Ban Chỉ đạo.Trong những năm
qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã chú
trọng cho công tác đầu tư, phát triển du
lịch, xem đây là một ngành trọng điểm
góp phần tích cực vào sự phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương. Các cơ quan
chứcnăngđãtriểnkhailựclượngtúctrực
tại các điểm du lịch trọng yếu, kịp thời
ngăn chặn tình trạng ăn xin, bán hàng
rong, chèo kéo du khách. Yêu cầu các
đơn vị, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ
du lịch, nhà hàng, quán ăn, điểm du
lịch… ký cam kết không tăng giá, “chặt
chém” du khách, nhằm tạo môi trường
du lịch thân thiện… Ngành du lịch Bình
Thuận cũng đã triển khai xây dựng 3
quầy hỗ trợ thông tin cho du khách, kịp
thời cung cấp thông tin liên quan đến du
lịchnhưgiớithiệuđiểmđếnantoàn,thân
thiện, các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ vui
chơi giải trí trên biển…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng HồAnhTuấn nhấn mạnh, du lịch
Bình Thuận đã có những bước tiến vượt
bậc, là một trong những địa phương sớm
thành lập được Ban Chỉ đạo phát triển du
lịch, xây dựng được định hướng phát
triển du lịch ngắn và dài hạn, đảm bảo
môi trường du lịch an toàn, thân thiện...
Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa
thực sự bền vững, sản phẩm du lịch chưa
đồng bộ và xứng tầm với tiềm năng du
lịch sẵn có, nguồn nhân lực phục vụ du
lịch vẫn còn thiếu và yếu… Vì vậy, về
lâu dài, địa phương cần sớm thực hiện đề
án xây dựng trường đào tạo nghề du lịch;
liên kết với một số trường, địa phương
trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho ngành; khẩn trương thực
hiện các chỉ đạo theo Chỉ thị số 18 của
ThủtướngChínhphủtrongcôngtácđảm
bảo môi trường du lịch, an ninh, an toàn
cho du khách; đặc biệt là công tác đảm
bảo an toàn cho các môn thể thao, bơi,
lặn, vui chơi trên biển hay công tác đảm
bảo an ninh trật tự, buôn bán hàng rong,
ăn xin, chèo kéo du khách.
Trước đó, ngày 26/9, đoàn công tác
của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do
Thứ trưởng Bộ VHTTDL HồAnh Tuấn
làm Trưởng đoàn cũng đã có buổi làm
việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về công
tác du lịch.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn ghi
nhận và đánh giá cao việc Khánh Hòa đã
thực hiện rất nhiều nội dung quan trọng
liên quan đến vấn đề phát triển du lịch,
trở thành một trong những điểm sáng về
du lịch của cả nước, đồng thời đề nghị
Tỉnh cần tiếp tục bám sát Chỉ thị số 18
ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác quản lý môi
trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn
cho khách du lịch, khẩn trương xây dựng
kếhoạchtriểnkhaithựchiệntrênđịabàn.
Quan tâm đặc biệt đến vấn đề đảm bảo
an ninh, an toàn, môi trường du lịch cho
du khách, đặc biệt là du khách nước
ngoài. Nghiên cứu, sớm hoàn thành,
hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban
chỉ đạo phát triển du lịch, và các Trung
tâmxúctiến,hỗtrợdulịchchodukhách.
Đối với các đề nghị của UBND tỉnh,
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, sẽ
tổnghợp,báocáoBanChỉđạoNhànước
về Du lịch và Thủ tướng Chính phủ để
tìm biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
t.Hợp
Bảođảmanninh,antoàn… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1045 l 10.10.2013
- Tại Quyết định số 3339/QĐ-
BVHTTDL ngày 27/9/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc
- Di sản Văn hóa Việt Nam” từ
ngày 18-24/2013 tại Làng Văn hóa
- Du lịch các dân tộc Việt Nam,
Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội gồm
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm
Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Hà Thị
Liên, Phó Chủ tịch UBTƯMT Việt
Nam làm Phó Trưởng Ban và 15
Ủy viên.
- Ngày 30/9/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3379/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
triển khai thực hiện Quyết định số
844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Khuyến khích sáng
tác và công bố các tác phẩm văn
học, nghệ thuật có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật, phản ánh
cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu
nước giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước giai đoạn 1930-
1975” gồm Thứ trưởng Vương
Duy Biên làm Trưởng ban, ông Đỗ
Kim Cuông - Phó Chủ tịch Ủy ban
Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn
học nghệ thuật Việt Nam làm Phó
Trưởng ban, ông Hồ Việt Hà - Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính
Phó Trưởng ban thường trực và 08
thành viên.
- Tại Quyết định số 3390/QĐ-
BVHTTDL ngày 30/9/2013, Bộ
VHTTDL giao Cục Công tác phía
Nam chủ trì, phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Bến Tre tổ chức Hội
thảo “Đờn ca tài tử với việc nâng
cao đời sống văn hóa cộng đồng”.
- Bộ VHTTDL ban hành quyết
định số 3414/QĐ-BVHTTDL ngày
30/9/2013, giao Cục Điện ảnh tổ
chức 02 Hội thảo, gồm: “Phát triển
hợp tác và sản xuất phim” và
“Điện ảnh với Quảng Ninh và
quảng bá du lịch qua điện ảnh”
trong khuôn khổ Liên hoan Phim
Việt Nam lần thứ XVIII.
- Tại Quyết định số 3443/QĐ-
BVHTTDL ngày 02/10/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Bảo tàng Hồ
Chí Minh phối hợp với Sở
VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế tổ
chức Hội thảo khoa học “Phát huy
giá trị di sản Hồ Chí Minh gắn với
phát triển du lịch tại hệ thống bảo
tàng và di tích lưu niệm Hồ Chí
Minh trong cả nước”. Thời gian:
03 ngày trong tháng 3/2014, tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa
Thiên Huế, số 7 Lê Lợi, thành phố
Huế (Thừa Thiên Huế).
- Ngày 03/10/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3454/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Trung tâm
Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển
văn hóa (A&C) phối hợp với Viện
Goethe Hà Nội tổ chức Liên hoan
Phim tài liệu và khoa học quốc tế”
dành cho thanh thiếu niên Việt
Nam. Thời gian từ ngày 24/10-
15/12/2013 tại: Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thái
Nguyên, Quảng Trị, Huế, Đà
Nắng, Hội An, Đắk Lắk, Đà Lạt,
Bạc Liêu.
tHtt
VăN BảN mới
Tái hiện Lễ hội đua bò Bảy Núi;
Hội thảo với chủ đề “Giải pháp để bảo
tồn, phát huy trang phục truyền thống
các dân tộc thiểu số trong giai đoạn
hiện nay”; Khánh thành quần thể chùa
Khmer; Tái hiện Lễ hội Ok-om-bok;
Các hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ
thuật và giao lưu giữa cộng đồng các
dân tộc.
Trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại
đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá
Việt Nam” cũng sẽ diễn ra các hoạt
động của các cộng đồng dân tộc được
huy động, như: Lễ mừng nhà mới và
lễ hội Arieuping của dân tộc Tà Ôi; Lễ
hội Om đin Om đang của dân tộc Khơ
Mú; Tết Xíp Xí của dân tộc Thái; Lễ
hội Căm Mường của dân tộc Lự; Lễ
hội Nàng Hai của dân tộc Tày; Nghi
thức đón dâu trong lễ cưới của dân tộc
Mông; Lễ kết nghĩa của dân tộc Mơ
Nông và Ê Đê; Trình diễn Cồng chiêng
Tây Nguyên của dân tộc Gia Rai...
Mới đây, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân
tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” đã
tổ chức phiên họp đầu tiên dưới sự
chủ trì của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn.
Tại phiên họp, Ban Tổ chức cũng đã
báo cáo một số nội dung công tác đã
thực hiện đồng thời dự kiến thành
lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ
và tiến độ thực hiện các nội dung
công việc nhằm triển khai tổ chức
thành công sự kiện này.
Sau khi nghe ý kiến của các đại
biểu tham dự phiên họp, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ
chức sự kiện ghi nhận ý kiến đóng góp
của các đại biểu, đồng thời giao Ban
Tổ chức (Ban Quản lý Làng Văn hoá -
Du lịch các dân tộc Việt Nam làm đầu
mối) tiếp thu, hoàn thiện Kế hoạch
trình lãnh đạo Bộ VHTTDL phê duyệt,
ban hành. Đối với các đề xuất của TP.
Hà Nội và Hội Di sản Văn hoá Việt
Nam, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đồng
ý bổ sung và đề nghị các đơn vị làm
việc, thống nhất với Ban Tổ chức về
các nội dung cụ thể.
tHtt
Tuầnlễ“Đạiđoànkếtcácdântộc…” (Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
4 số 1045 l 10.10.2013
quản lý nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vừa ban hành Thông báo số 3592/TB-
BVHTTDL ngày 02/10, kết luận của
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc
họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội
nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự
phát triển bền vững. Nội dung kết luận
như sau:
Về Kế hoạch tổ chức Hội nghị:
Thống nhất chủ đề Hội nghị: “Du lịch
tâm linh vì sự phát triển bền vững”.
Thời gian tổ chức Hội nghị: dự kiến cả
ngày 21/11 và buổi sáng ngày
22/11/2013. Kết thúc Hội nghị sẽ ra
Tuyên bố Ninh Bình về Du lịch tâm
linh vì sự phát triển bền vững.
Kinh phí tổ chức: Ngoài nguồn
ngân sách của Bộ VHTTDL, UBND
tỉnh Ninh Bình, cần huy động kinh
phí hợp pháp từ các nguồn khác từ
Doanh nghiệp Xây dựng Xuân
Trường để đủ kinh phí tổ chức tốt
sự kiện.
Về địa điểm tổ chức: Hội trường
lớn tại chùa Bái Đính (Doanh nghiệp
Xây dựng Xuân Trường cam kết hoàn
thiện vào cuối tháng 10/2013 để kịp
thời vận hành, thử nghiệm).
Giao các đơn vị: Tổng cục Du lịch:
Tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến
góp ý tại cuộc họp, hoàn chỉnh dự thảo
Kế hoạch tổ chức Hội nghị, báo cáo
Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt (chi
tiết phân công nhiệm vụ, điều chỉnh
thời gian bắt đầu và kết thúc Hội nghị,
chi tiết địa điểm và thời gian tiệc chiêu
đãi, chương trình nghệ thuật...). Đề
xuất thành viên các Tiểu ban và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng Tiểu
ban, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết
định (cử các thành viên Ban Tổ chức
vào các Tiểu ban phù hợp). Chuẩn bị
tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức lần thứ 2 dự kiến vào tuần thứ 2
tháng 10/2013 tại tỉnh Ninh Bình. Chủ
trì, phối hợp với Tổ chức Du lịch thế
giới (UNWTO) lập danh sách thuyết
trình viên, đại biểu và khách mời quốc
tế báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phối
hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an
để triển khai các thủ tục theo quy định.
Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát
nội dung các bài thuyết trình đảm bảo
đúng định hướng, hiệu quả tuyên
truyền báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét.
Cục Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm
lựa chọn, đào tạo đội ngũ tình nguyện
viên phục vụ Hội nghị. Cục Nghệ
thuật biểu diễn chủ trì xây dựng kịch
bản chương trình nghệ thuật, báo cáo
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chỉ đạo.
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ
chức triển lãm ảnh giới thiệu về văn
hoá và sản phẩm du lịch. Báo Văn
hoá, Báo Du lịch và các cơ quan
truyền thông của Bộ tuyên truyền về
Hội nghị.
tHtt
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh
Sáng 28/9, tại TP Hồ Chí Minh,
trường Đại học Thể dục thể thao đã
long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm
học 2013-2014, Lễ đón nhận Huân
chương Lao động hạng Ba của Chú
tịch nước và Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Lê Khánh Hải đã tới dự.
Trong năm vừa qua, Trường Đại
học TDTT TP Hồ Chí Minh đã công
nhận tốt nghiệp cho 449 sinh viên
khóa 32 chiếm tỉ lệ 51.9%, trong đó
31 sinh viên đạt loại Giỏi chiếm
6.9%, 299 sinh viên đạt loại Khá
chiếm 66.59% và 119 sinh viên đạt
loại Trung bình chiếm 26.5% và
hơn 70 học viên được cấp bằng thạc
sĩ Giáo dục học. Kỳ thi tuyển sinh
đại học chính quy năm 2013 triển
khai đúng quy chế. Được sự cho
phép của Bộ GD-ĐT, năm học
2012-2013 Trường đã tổ chức tuyển
nghiên cứu sinh đào tạo trình độ tiến
sĩ khóa đầu tiên tại trường thành
công, đã có 20 NCS trúng tuyển.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Lê Khánh Hải đã gửi lời chúc mừng
tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học
sinh nhân dịp Khai giảng năm học
mới và mong rằng trường sẽ tiếp tục
cố gắng nỗ lực khắc phục mọi khó
khăn để đổi mới, nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
để ngày càng khẳng định vị trí đầu
ngành trong công tác đào tạo cán bộ
thể dục thể thao.
Nhân dịp này, Trường Đại học
TDTT TP Hồ Chí Minh có 04 đơn
vị vinh dự được nhận Huân chương
Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước
trao tặng và 16 tập thể - cá nhân
được tặng Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ.
Cũng tại buỗi Lễ, Trường cũng
trao tặng Bằng khen cho 12 sinh
viên có thành tích học tập xuất sắc
trong năm vừa qua.
t.Hợp
Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí minh đón nhận
Huân chương Lao động hạng Ba
Sự kiện vấn đề
5số 1045 l 10.10.2013
quản lý nhà nước
Đất dành cho hoạt động TDTT trên
cả nước duy trì ổn định từ 3,5m2 đến
4m2/người dân; hoàn thành cơ bản xây
dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình
thể thao (TT) hiện đại, các trung tâm
huấn luyện TT quốc gia, các cơ sở đào
đạo TDTT; tất cả các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có ít nhất ba
công trình TT cơ bản cấp tỉnh (sân vận
động, nhà thi đấu, bể bơi); hoàn thành
xây dựng một số công trình TT phù hợp
với các môn TT là thế mạnh của địa
phương. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật TDTT do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Lao động -Thương binh và Xã hội quản
lý cơ bản đáp ứng yêu cầu huấn luyện
thể lực, tổ chức các hoạt động TDTT
cho cán bộ, chiến sĩ; tổ chức huấn luyện
và thi đấu TT thành tích cao; giáo dục
thể chất và TT trong nhà trường.
Cũng theo Quy hoạch, đến năm
2030, hệ thống cơ sở vật chất TDTT
nước ta đạt tiêu chuẩn hiện đại, đồng
bộ, có vị trí thứ hạng cao ở châu lục;
một số trung tâm TT lớn có cơ sở vật
chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ
đầu tư nâng cấp, mở rộng các trung tâm
huấn luyện TT quốc gia hiện có, đồng
thời xây dựng một số trung tâm huấn
luyện TT quốc gia gồm: 3 cơ sở tại Hà
Nội; 2 cơ sở tại thành phố Hồ Chí
Minh; 1 cơ sở tại Đà Nẵng; 2 cơ sở tại
Cần Thơ; xây mới các cơ sở tại Sa Pa,
Hà Nam, Đà Lạt, Kon Tum, Bình
Thuận. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư nâng
cấp, mở rộng, hiện đại hóa các trường
đại học TDTT; hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật TDTT phục vụ tập luyện và thi
đấu thể thao. Hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật TDTT do các bộ, ngành, do
các địa phương trực tiếp quản lý cũng
sẽ được xây dựng, cải tạo, đầu tư, nâng
cấp đáp ứng được các tiêu chí nêu ra,
đáp ứng nhu cầu huấn luyện, tập luyện,
thi đấu của nhân dân.
t.Hợp
ThủtướngChínhphủphêduyệtQuyhoạch… (Tiếp theo trang 1)
Sáng 03/10, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã có buổi tiếp bà Emilita V.
Almosara, Giám đốc điều hành Uỷ
ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật
Philippines. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng
Vương Duy Biên đánh giá cao những
kết quả mà Việt Nam và Philippines đã
đạt được trong thời gian qua, đặc biệt
là trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và
du lịch.
Thứ trưởng Vương Duy Biên
cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với bề
dày truyền thống vốn có, trong thời
gian tới, hai nước sẽ phát triển hơn
nữa mối quan hệ hợp tác này.
Cám ơn Thứ trưởng Vương Duy
Biên dành thời gian đón tiếp, bà
Emilita V. Almosara cũng đồng ý cho
rằng mối quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và Philippines đang trên đà phát
triển. Việt Nam đang là quốc gia có
công tác bảo tồn di sản văn hóa được
triển khai rất tốt, điều này đã mang
lại hiệu quả thiết thực cho việc giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, và
đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý
báu cho Philippines học tập.
Cũng tại buổi tiếp, Bà Emilita V.
Almosara cho biết, sắp tới
Philippines và Việt Nam sẽ cùng tổ
chức Tuần văn hóa tại mỗi nước, qua
đó hai bên sẽ giới thiệu những nét
đặc sắc nhất về văn hóa, con người
mỗi nước.
V.p
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
3599/BVHTTDL-DSVH ngày 02/10
về việc thẩm định Dự án tu bổ di tích
đình Phú Tàng, huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội theo đề nghị của Sở
VHTTDL thành phố Hà Nội. Sau khi
xem xét, Bộ VHTTDL có ý kiến như
sau: Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di
tích đình Phú Tàng, bao gồm các nội
dung: Tu bổ đình chính gồm Đại bái và
Hậu cung: tôn tạo xây dựng mới Nghi
môn, Nhà Thủ từ, Nhà vệ sinh, Nhà bao
che công trình, phòng chống mối, sân
vườn, tường rào, phòng, chống cháy nổ.
Bộ VHTTDL lưu ý dự án đề xuất
xây dựng mới Tả vu, Hữu vu không
dựa trên căn cứ nghiên cứu tư liệu,
khảo sát thực địa và phần tích sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di
tích, nên không xây dựng mới các hạng
mục trên do chưa đủ cơ sở khoa học.
Khu đất phía sau đình chính để đất
trồng cây xanh.
Về phương án bảo quản, tu bổ,
phục hồ đình chính: Cửa đi Đ 2 thiết
kế sáu cánh. Hai bộ vì phụ của tòa Đại
bái cần thiết theo mẫu các bộ vì chính
hiện có. Tái sử dụng tối đa những chân
tảng và ngói lợp còn khả năng hoàn
thiện bề mặt toàn bộ cấu kiện gỗ của
đình. Do phương án tu bổ đình đề xuất
hạ giải toàn bộ công trình, vì vậy đề
nghị sử dụng biện pháp đào hào chống
mối xung quanh móng công trình, vì
vậy đề nghị sử dụng biện pháp đào hào
chống mối xung quanh móng công
trình, không sử dụng biện pháp khoan
lỗ phun thuốc.
H.p
Thẩm định Dự án tu bổ di tích đình Phú Tàng, Hà Nội
Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Giám đốc điều hành
Ủy ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines
Sự kiện vấn đề
6 số 1045 l 10.10.2013
quản lý nhà nước
Ngày 01/10, Bộ VHTTDL đã có
Quyết định số 3429/QĐ-BVHTTDL
về việc thành lập Ban Chỉ đạo bàn
giao, tiếp nhận mặt bằng di tích, di vật,
hồ sơ khoa học tại Di sản Văn hóa thế
giới, khu Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội (gọi tắt là Ban
Chỉ đạo).
Theo đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ
chỉ đạo, điều hành, giám sát, tổ chức
thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận
mặt bằng di tích, di vật, hồ sơ khoa học
tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng
Diệu thuộc Khu di sản Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ
Viện khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam) cho Trung
tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà
Nội (thuộc UBND TP Hà Nội) quản lý.
Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo
đặt tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng
Long - Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu).
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do
Trung tâm Bản tồn Di sản Thăng Long
- Hà Nội chịu trách nhiệm. Trưởng Ban
Chỉ đạo có trách nhiệm phân công
nhiệm vụ cho các thành viên và quyết
định lập các tiểu ban chuyên môn giúp
việc để thực hiện nhiệm vụ.
Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt
động theo chế độ kiêm nhiệm và
hưởng các chế độ theo quy định. Ban
Chỉ đạo tự giải thể khi công tác bàn
giao, tiếp nhận mặt bằng di tích, di vật,
hồ sơ khoa học tại Khu di tích Khảo cổ
học 18 Hoàng Diệu thuộc khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long -
Hà Nội hoàn thành.
Đ.a
Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Lễ Tổng kết và
trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác
kịch bản phòng, chống tệ nạn mại
dâm năm 2013.
Cuộc thi sáng tác kịch bản phòng,
chống tệ nạn mại dâm năm 2013 do Bộ
VHTTDL tổ chức nhằm lựa chọn
những tác phẩm nghệ thuật có chất
lượng cao sử dụng làm tài liệu truyền
thông, giáo dục nhằm chuyển đổi nhận
thức, thái độ, thực hiện các hành vi có
lợi và bền vững về DS-KHHGĐ.Thông
qua cuộc thi cũng nhằm góp phần nâng
cao nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình
và cộng đồng về sàng lọc trước sinh và
sơ sinh; không kết hôn sớm và không
kết hôn cận huyết thống; hệ lụy của mất
cân bằng giới tính khi sinh, không thực
hiện các hành vi lựa chọn giới tính khi
sinh; trách nhiệm của gia đình và xã hội
đối với việc chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi.
Kể từ ngày phát động (15/4/2013)
đến ngày 20/8/2013, Ban Tổ chức đã
nhận được 184 tác phẩm dự thi của 162
tác giả trong cả nước. Các tác phẩm dự
thi đã tuân thủ đúng quy chế, thể lệ cuộc
thi, tập trung vào chủ đề phòng, chống
tệ nạn mại dâm. Hầu hết các tác phẩm
đều có bố cục chặt chẽ, nhân vật có đời
sống, có cá tính riêng, truyện kịch ngắn
gọn, súc tích, giàu tính nhân văn và có
khả năng sân khấu hoá cao.
Tổng kết cuộc thi, Ban Giám khảo
đã lựa chọn 17 tác phẩm xuất sắc nhất
để trao giải, trong đó giảiAthuộc về tác
phẩm “Lạc lối” (tác giả Nguyễn Thị
Kim Oanh - TP Hồ Chí Minh); 03 giải
B thuộc về các tác phẩm “Trước ngày
cưới”, “Phía sau sàn Catwalk”, “Cho
yêu thương trở lại”. Ngoài ra, Ban Giám
khảo cũng trao 5 giải C và 8 giải
Khuyến khích cho các tác phẩm khác.
tHtt
TraogiảithưởngCuộcthisángtáckịchbản
phòng,chốngtệnạnmạidâm2013
Thành lập Ban Chỉ đạo bàn giao, tiếp nhận
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hà Nội cho biết: Kỷ niệm 59 năm
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954
- 10/10/2013), Thành phố Hà Nội
cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch trên khắp địa
bàn thành phố. Trong đó, nổi bật có
các hoạt động như: Liên hoan du lịch
làng nghề truyền thống Hà Nội và các
tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013;
Triển lãm "Nước”; Triển lãm Hoàng
thành Thăng Long - Thành nhà Hồ:
Hai Di sản thế giới đặc sắc của Việt
Nam; Khai mạc Giải chạy báo
Hànộimới vì hòa bình lần thứ 40; Chợ
công nghệ thiết bị Thủ đô năm 2013;
Giao ban lĩnh vực khoa học công nghệ
11 tỉnh đồng bằng sông Hồng; Khai
mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu
vực Hà Nội; Triển lãm Mỹ thuật Thủ
đô; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư
liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam - Những bằng chứng lịch sử;
Chương trình Đại nhạc hội nhân dịp
kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Pháp. Bên cạnh
đó, trong các ngày 9 - 10/10 tại các
sân khấu trung tâm trên địa bàn các
quận, huyện, thị xã, người dân Thủ đô
sẽ được thưởng thức các chương trình
ca múa nhạc, chèo, cải lương, quan
họ, xiếc, hài kịch… do các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp của Hà Nội,
Trung ương và các tỉnh, thành khác
thực hiện.
n.tHanH
Hoạt động VHTTDL chào mừng kỷ niệm
59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Sự kiện vấn đề
7số 1045 l 10.10.2013
Sự kiện vấn đề
Tối 03/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,
Bộ VHTTDL Việt Nam đã phối hợp
với Uỷ ban Quốc gia về Văn hóa và
Nghệ thuật Philippines tổ chức khai
mạc Những ngày Văn hóa Philippines
tại Việt Nam. Tham dự lễ khai mạc có
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy
Biên; bà Emilita V. Almosara, Giám
đốc điều hành Uỷ ban quốc gia về Văn
hóa và Nghệ thuật Philippines; cùng
đông đảo quan khách, các vị khách mời
trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên khẳng định:
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác
Việt Nam - Philippines phát triển hết sức
tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực, kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội… Trong lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật, hai bên đã tích
cực mở rộng giao lưu hợp tác hợp tác,
không chỉ trong khuôn khổ quan hệ
song phương mà còn đa phương. Đây
là lần đầu tiên những Ngày Văn hóa
Philippines được tổ chức tại Việt Nam.
Sự kiện văn hóa có ý nghĩa này sẽ góp
phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị
tốt đẹp giữa 2 quốc gia; đồng thời là cơ
hội tốt làm sâu sắc thêm vốn hiểu biết
của người dân Việt Nam về đất nước,
văn hóa và con người Philippines.
Ngay sau lễ khai mạc là chương
trình biểu diễn nghệ thuật của dàn hợp
xướng Trường Đại học Santo Tomas -
Philippines, một trong các trường đại
học lâu đời nhất châu Á. Dàn hợp
xướng được thành lập năm 1992, là
dàn hợp xướng đầu tiên của trường với
các sinh viên, cựu sinh viên các khoa,
trường trực thuộc, dưới sự dẫn dắt và
chỉ huy của người sáng lập, giáo sư
Fidel Gener Calalang. Chương trình
với nhiều tiết mục: Âm nhạc thánh lễ
2 tác phẩm; Âm nhạc quốc tế 8 tác
phẩm; Âm nhạc Broadway 4 tác phẩm;
Âm nhạc Filipino 6 tác phẩm.
Trước đó, tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển
lãm chủ đề: “Hoa văn trên các đảo
chúng tôi - Nét văn hóa trong nghề dệt
truyền thống Philippines”. Triển lãm
giới thiệu sản phẩm của những người
Ilocos và Itneg miền Tây Bắc Luzon;
miền Trung và miền Nam Mindanao;
miền Tây Visayas. Đ.n
“Những ngày văn hóa Philippines tại Việt Nam”
Ngày 01/10, tại thành phố Hồ Chí
Minh, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức
Hội nghị đánh giá thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
với sự tham dự của các đại diện Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung
tâm Văn hóa - Thể thao các cấp
thuộc khu vực phía Nam.
Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu
nhận định, thời gian đầu khi mới
chuyển đổi cơ chế hoạt động hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao trên
địa bàn cả nước còn khá lúng túng,
đến nay đã từng bước đổi mới về
phương thức tổ chức và hoạt động,
cơ sở vật chất đã được tăng cường,
một số Trung tâm Văn hóa - Thể thao
được đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt
động và khai thác có hiệu quả, phục
vụ nhu cầu người dân. Các Trung
tâm Văn hóa tỉnh, thành phố luôn
bám sát các nhiệm vụ chính trị, kinh
tế xã hội, các ngày lễ, ngày kỷ niệm
của đất nước, địa phương nhằm tổ
chức các hoạt động văn hóa, tuyên
truyền phục vụ đắc lực các nhiệm vụ
chính trị. Bên cạnh đó, các địa
phương cũng đã tích cực tìm tòi các
loại hình nghệ thuật phù hợp với
trình độ thưởng thức của nhân dân,
thu hút đông đảo nhân dân đến vui
chơi, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa.
Tuy nhiên, theo ông Vương Duy
Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa
cơ sở, hiện vẫn còn những hạn chế
trong tổ chức và hoạt động ở các
Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại các
địa phương. Đội ngũ cán bộ tuy đã
được nâng lên về chất lượng, nhưng
vẫn còn bất cập về năng lực và
chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt
động của các Trung tâm Văn hóa -
Thể thao các cấp còn sơ sài, nghèo
nàn, một số nơi không quan tâm duy
trì hoạt động thường xuyên. Thêm
vào đó, cơ sở vật chất chưa được đầu
tư thỏa đáng nên chưa đáp ứng tốt
được yêu cầu hoạt động.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao cơ sở đến năm 2020, các đại
biểu cho rằng, cần quy hoạch và đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật,
giành quỹ đất để xây dựng hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở;
củng cố xây dựng và nâng cấp hệ
thống các trường văn hóa nghệ thuật,
các trường nghiệp vụ Thể dục thể
thao theo khu vực; tăng cường công
tác quản lý nhà nước của ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; nâng cao
chất lượng hoạt động của hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
thông qua việc đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động gắn liền với
thực tiễn đời sống. Đối với cán bộ
công tác ở khu vực có địa bàn khó
khăn, cần có chính sách ưu tiên,
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
để họ phục vụ đời sống văn hóa, thể
thao và tinh thần của các đồng bào
vùng sâu, vùng xa.
M.HạnH
Nângcaohiệuquảhoạtđộngcủahệthống
thiếtchếvănhóacơsở
8 số 1045 l 10.10.2013
Sự kiện vấn đề
Ngày 02/10, Bảo tàng Hồ Chí Minh
tại Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận 6 tài
liệu lịch sử do Kho lưu trữ về chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga
chuyển giao. Các văn bản tài liệu này
có liên quan đến Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Các hiện vật bao gồm:
Ghi chép báo cáo của Đại sứ quán Liên
Xô tại Pháp về vấn đề Đông Dương
ngày 20/8/1945.
Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
I.V.Stalin đề nghị giúp đỡ nhân dân
Việt Nam liên quan đến việc vỡ các đê
đập trên sông, ngày 22/9/1945. Điện
của Hồ Chí Minh gửi I.V.Stalin liên
quan đến tình hình tại An Nam, ngày
21/10/1945. Ghi chép của Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao Liên Xô về vấn đề
thành lập Chính phủ của Bảo Đại tại
Việt Nam, ngày 25/9/1949. Ghi chép
của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô
liên quan đến sự chấp thuận của Chính
phủ Liên Xô về việc cử ông Nguyễn
Lương Bằng làm Đại sứ Việt Nam tại
Liên Xô, ngày 12/12/1950. Thư cá
nhân của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Liên Xô A.Ya.Vyshinskiy gửi Đại sứ
Việt Nam Dân chủ cộng hoà Nguyễn
Lương Bằng về việc đáp ứng đề nghị
của Đại sứ quán cấp một trăm ngàn rúp
- số tiền ứng trong khoản vay mà Chính
phủ Liên Xô lúc đó sẽ cấp cho Chính
phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày
26/5/1952...
Phát biểu tại buổi lễ, ông Chu Đức
Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí
Minh bày tỏ cảm ơn Đại sứ quán Liên
bang Nga tại Việt Nam và cơ quan Lưu
trữ Liên bang Nga đã trao tặng tài liệu
và khẳng định, đây là những tài liệu
quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên
cứu, tuyên truyền về thực tiễn quan hệ
đối ngoại giữa hai nước.
Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
A.G.Kovtun bày tỏ vinh dự khi trao
tặng bản sao lưu trữ phản ánh lịch sử
trưởng thành của mối quan hệ Nga -
Việt; nói lên mối quan hệ hai nước có
gốc rễ lịch sử sâu sắc, được xây dựng
trên tình hữu nghị và sự giúp đỡ lẫn
nhau. Đại sứ tin tưởng, mối quan hệ
Liên bang Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục
củng cố và phát triển tốt đẹp.
Các hiện vật quý do Liên bang Nga
trao tặng sẽ được trưng bày tại Bảo
tàng Hồ Chí Minh.
Yến nHi
Bảo tàng Hồ Chí minh tiếp nhận 6 tài liệu
lịch sử quan hệ Việt Nam - LB Nga
Tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn
cấp I phố cổ Hà Nội đang được Sở
VHTTDL Hà Nội phối hợp với UBND
quận Hoàn Kiếm triển khai xây dựng,
gồm Hàng Buồm-Mã Mây-Hàng Giày-
Lương Ngọc Quyến-Tạ Hiện-Đào Duy
Từ. Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm
trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ
khách du lịch và người dân Hà Nội tham
quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám
phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất
Kinh kỳ xưa.
Để triển khai hiệu quả, Công ty CP
Đồng Xuân, đơn vị thực hiện đề án đang
tích cực vận động các hộ dân kinh
doanh các món ăn truyền thống của Hà
Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở
cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm
Hồ Tây, các loại chè cổ truyền..., đồng
thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy
hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi
trường, an toàn thực phẩm. Riêng tình
trạng hàng quán nấu nướng giữa lòng
đường sẽ bị nghiêm cấm.
Sau khi thực hiện, đơn vị sẽ cùng các
cơ quan chức năng thường xuyên kiểm
tra vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, công ty
còn tổ chức nhiều lớp tập huấn, nâng
cao kĩ năng của người bán hàng, tránh
những trường hợp chèo kéo, “chặt
chém” du khách. Công ty Cổ phần
Đồng Xuân cũng xây dựng phương án
vị trí đặt các điểm chốt, bố trí các điểm
giao thông tĩnh, an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường…
Qua khảo sát các nhà mặt phố mở
cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố
Hàng Buồm-Hàng Giày-Lương Ngọc
Quyến-Mã Mây-Tạ Hiện, trong tổng số
159 cửa hàng có 47 cửa hàng kinh
doanh ăn uống, chiếm 30%. Trên vỉa hè
các tuyến phố này có 50 người bán hàng
buổi tối. Việc hình thành các nhà hàng
ăn uống tự phát trên các tuyến phố nói
trên với nhiều chủng loại phong phú đã
đáp ứng được phần nào yêu cầu của du
khách, nhất là du khách nước ngoài.Tuy
nhiên, do chưa được qui hoạch nên các
hàng ăn, giải khát sắp xếp tùy tiện, chèo
kéo khách, vệ sinh an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường không đảm bảo...
Do vậy, việc qui hoạch khu ẩm thực
theo hướng văn minh, lịch sự trên cơ sở
gìn giữ bảo tồn nét văn hóa ẩm thực lâu
đời truyền thống của khu phố cổ là cần
thiết. Công ty cũng đã có nhiều cuộc
họp bàn, khảo sát lấy ý kiến người dân
trong khu vực tuyến phố đi bộ mở rộng
và có gần 100% các hộ dân ủng hộ việc
khôi phục và phát huy các giá trị ẩm
thực truyền thống để phục vụ khách du
lịch.
Du khách sau khi đi tham quan, mua
sắm ở phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân
hoặc khách du lịch tham quan, lưu trú
tại phổ cổ Hà Nội có thể thưởng thức
món ăn truyền thống tại các tuyến phố
mở rộng. Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng
Giám đốc Công ty CP Đồng Xuân cho
biết, đặc trưng của các khu phố này là
nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà
Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt,
người Hoa. Những món ăn đó thể hiện
nét tài hoa tinh tế của người Hà Nội, trở
thành thương hiệu nổi tiếng của các khu
Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong khu phố cổ Hà Nội
9số 1045 l 10.10.2013
Sự kiện vấn đề
phố và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè
trong và ngoài nước. Nơi đây còn lưu
giữ được những công trình được xây
dựng từ thế kỷ thứ 18-19 với dáng vẻ
kiến trúc cổ, tạo thành một quần thể kiến
trúc độc đáo, nổi bật là các di tích lịch
sử như đền Bạch Mã, đình Quán Đế,
nhà cổ 87 Mã Mây, đền HươngTượng...
Tất cả sẽ tạo nên bản sắc riêng cho
không gian đi bộ mở rộng.
Theo ông Mai Tiến Dũng - Phó
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội: “Khu vực không gian đi bộ
mở rộng tại khu phố cổ rất cần kết nối
với phố ẩm thực Tống Duy Tân hoặc
khai thác ẩm thực tại một số tuyến phố
có nhiều món ăn nổi tiếng như Hàng
Buồm,Tạ Hiện, Đào DuyTừ… để phục
vụ du khách có nhu cầu ăn uống, nghỉ
ngơi sau khi tham quan, mua sắm tại
đây. Việc kết hợp hài hòa giữa không
gian đi bộ, mua sắm với ẩm thực là cần,
vấn đề tổ chức như thế nào cho đồng bộ,
hấp dẫn”. t.t.n
Sau hơn một ngày tranh tài sôi nổi,
quyết liệt, hấp dẫn trên các cung đường
mòn qua các xã Thanh Kim, Bản Hồ,
Tả Van, Lao Chải, San Sả Hồ, Bản
Khoang, Tả Phìn, Sa Pả, Hầu Thào, Sử
Pán của huyện Sa Pa (Lào Cai), Giải
marathon leo núi quốc tế năm 2013 đã
kết thúc tốt đẹp.
Vận động viên Lý A Song (Sa Pa,
Lào Cai) về đích ở vị trí thứ nhất cự lỵ
21 km với thời gian 1 giờ, 54 phút, 6
giây; Joakim Esaiasson (Thụy Điển) về
thứ hai, với thời gian 2 giờ, 4 phút, 56
giây; Philip Martin Eggold (Mỹ) về thứ
3, với thời gian 2 giờ, 9 phút, 26 giây.
4 vận động viên của Sa Pa đều thi
đấu rất tốt tại Giải Việt dã vượt núi Việt
Nam năm 2013, ngoài Lý A Song về
đích ở vị trí thứ nhất, ở cự ly 21 km
dành cho nam, hai vận động viên Thào
ASự và GiàngADơ chia nhau vị trí thứ
tư và thứ năm, VàngAPay về đích ở vị
trí thứ chín.
Ở cự ly 42 km nam: Yong Wai
Cheng (Singapore) về đích ở vị trí thứ
nhất, với thời gian 4 giờ, 51 phút, 50
giây; Jacob Green (Đan Mạch) về thứ
hai, với thời gian 5 giờ, 8 phút, 40 giây;
Nicolas Perret Ducray về vị trí thứ ba,
với thời gian 5 giờ, 16 phút, 00 giây. Ở
cự ly này, vận động viên Vũ Xuân Tiến
– “Running man” về đích ở vị trí thứ
10, với thời gian 6 giờ, 12 phút, 15 giây.
Cự ly 70 km nam: Simon Grimstrup
(Đan Mạch) về vị trí thứ nhất với thời
gian 7 giờ, 48 phút, 40 giây; Meyer
(Đức) về thứ hai với thời gian 8 giờ, 31
phút, 30 giây; về thứ 3 làYeo Joon Kiat
(Singapore) với thời gian 9 giờ, 53 phút,
15 giây.
Tại đường chạy của nữ, ở cự ly 21
km: Samantha Janae Young (Mỹ) về
đích ở vị trí thứ nhất, với thời gian 2 giờ
14 phút, 51 giây; về thứ hai là Carolina
Andres Abdo (Mexico) với thời gian 2
giờ, 15 phút, 00 giây; Camilla Nielsen
(Đan Mạch) về thứ 3, với thời gian 2
giờ 16 phút, 16 giây.
Cự ly 42 km nữ, Annemette Skov
(Đan Mạch) về vị trí thứ nhất, với thời
gian 5 giờ, 25 phút, 40 giây; vị trí thứ
hai thuộc về Patricia Pei Voon Lee
(Malaysia) với thời gian 6 giờ, 08 phút,
40 giây; Sanja Burns (Australia) về thứ
3 với thời gian 6 giờ, 26 phút, 15 giây.
Cự ly 70 km giành cho nữ: Shiri
Leventhal (Mỹ) về đích ở vị trí thứ nhất
với thời gian 9 giờ, 25 phút, 30 giây;
Camilla Gry (Đan Mạch) về vị trí thứ
hai với thời gian 9 giờ, 39 phút, 20 giây;
Nora Barbara Senn (Thụy Điển) về thứ
3 với thời gian 10 giờ, 08 phút, 15 giây.
Chiều 06/10, đã diễn ra Lễ bế mạc
và trao giải Giải Việt dã vượt núi Việt
Nam năm 2013. Ban Tổ chức giải đã
trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các vận
động viên tham gia tranh tài nội dung
nam, nữ ở các cự ly 21 km, 42 km và
70 km. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao
Giải danh dự cho những vận động viên
địa phương tham gia Giải Việt dã vượt
núi Việt Nam năm 2013. Văntoàn
Lào Cai: Kết thúc Giải marathon leo núi quốc tế năm 2013
Với tinh thần “tương thân tương ái”,
sáng 04/10, BộVăn hóa,Thể thao và Du
lịch đã tổ chức Lễ phát động quyên góp,
ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục
thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra.
Lễ phát động có sự tham gia của
lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động trong toàn Khối trụ
sở cơ quan Bộ VHTTDLvà một số đơn
vị trực thuộc. Ngay trong ngày đầu
phát động, đã có hàng chục triệu đồng
được quyên góp.
Trong những ngày qua, bão số 10 đã
gây thiệt hại nghiêm trọng về người và
của cho nhân dân các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh,
NghệAn, Thanh Hóa.
Tính đến thời điểm hiện tại, trận bão
lũ này đã làm 9 người chết, 3 người mất
tích, 199 người bị thương, gần 400 nhà
bịsậpđổ,cuốntrôi;trên223.630cănnhà
bị tốc mái, hư hỏng hoặc bị nhấn chìm
trong nước; 1.121 trường học, trụ sở cơ
quan, bệnh viện, công trình công cộng bị
ngập, hư hại, tốc mái và rất nhiều thiệt
hại khác về nông nghiệp, thủy sản, tàu
thuyền, hệ thống điện, thông tin liên lạc,
đường giao thông... Người dân các tỉnh
miền Trung đang rất cần sự giúp đỡ thiết
thực về vật chất, tinh thần của đồng bào
cả nước, góp phần nhanh chóng khôi
phụcsảnxuất,ổnđịnhđờisốngnhândân
t.Hợp
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ đồng bào miền Trung
Sự kiện vấn đề
10 số 1045 l 10.10.2013
Sự kiện vấn đề
Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, Giải
bóng bàn các cây vợt xuất sắc toàn
quốc năm 2013 đã chính thức bế mạc
ngày 05/10 tại Nhà thi đấu Cung văn
hóa, Thể thao Thanh niên thành phố
Hải Phòng.
Ở nội dung đơn nam, giải Nhất
thuộc về tay vợt Đinh Quang Linh
(Câu lạc bộ Quân đội) với 22 điểm,
giải Nhì thuộc về tay vợt Nguyễn
Văn Ngọc (Câu lạc bộ Xi măng
Hoàng Thạch Hải Dương) với 20
điểm và giải Ba thuộc về Đào Duy
Hoàng An (Câu lạc bộ Petrosecco)
với 20 điểm. Ở nội dung đơn nữ, giải
Nhất thuộc về vận động viên Mai
Hoàng Mỹ Trang (Câu lạc bộ
Petrosecco Hồ Chí Minh) với 23
điểm, giải Nhì thuộc về vận động
viên Phan Hồng Trường Giang (Câu
lạc bộ Bộ Công an) với 22 điểm và
giải Ba thuộc về vận động viên
Nguyễn Thị Việt Linh (Câu lạc bộ Bộ
Công an) với 22 điểm.
Tham dự Giải năm nay có 28 vận
động viên (15 nam, 13 nữ) đến từ 9
Câu lạc bộ trong cả nước gồm: Xi
măng Hoàng Thạch Hải Dương, Hà
Nội, T&T Hà Nội, Petrosecco,
Petrosecco Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Tiền Giang, Công an và Quân đội.
Các vận động viên thi đấu ở 2 nội
dung đơn nam và đơn nữ theo thể
thức vòng tròn tính điểm. Giải đấu
nhằm tuyển chọn những tay vợt xuất
sắc nhất vào đội tuyển bóng bàn quốc
gia tham dự SEA Games 27 sắp diễn
ra tại Myanmar vào tháng 12 tới.
naM anH
Bế mạc Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 2013
Năm 2013 là năm nền tảng của
công tác chuẩn bị và tổ chức ASIAD
18. Rất nhiều đề án quan trọng đã và
đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch xây dựng, hoàn thiện và trình
Chính phủ phê duyệt, hướng tới việc
tổ chức một kỳ ASIAD thành công.
Trong đó, “Chương trình đào tạo
VĐV cho ASIAD 18 năm 2019” được
đánh giá là một trong những đề án
quan trọng nhất. Theo quan điểm của
nhiều chuyên gia đầu ngành, với xuất
phát điểm thấp của TTVN so với các
cường quốc thể thao châu lục, nếu
không bắt tay ngay vào xây dựng lực
lượng VĐV, thì e rằng quãng thời gian
6 năm là không kịp để có một lứa
VĐV tài năng, đủ sức đua tranh tại
ASIAD 18.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Thể dục thể thao, Lâm Quang Thành,
cho biết: “Chương trình đào tạo VĐV
cho ASIAD 18 năm 2019” có những
nội dung chủ yếu: Tập trung rà soát
các hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu
của tất cả các tỉnh, thành, ngành, từ đó
sàng lọc lực lượng VĐV trẻ, thậm chí
giám định tất cả VĐV ở các đội tuyển
trẻ đang được tập huấn hiện nay. Đề
án lấy mốc Olympic trẻ 2014 và các
giải trẻ, các kỳ SEA Games ở những
năm sau, để tuyển chọn VĐV. Nếu
được phê duyệt, chương trình sẽ được
thực hiện từ tháng 1/2014.
Trong đề án này, các môn mà
TTVN dự kiến sẽ tham gia tại ASIAD
18 được chia làm 6 nhóm đầu tư.
Nhóm 1 là nhóm SAO (được đầu tư
để giành Huy chương Vàng SEA
Games, ASIAD, Olympic), gồm 4
môn: Bắn súng, cử tạ, thể dục dụng
cụ, taekwondo. Nhóm 2 là nhóm SAQ
(giành huy chương SEA Games,
ASIAD và đạt chuẩn Olympic): Điền
kinh, bơi lội, vật, judo, boxing…
Nhóm 3 là nhóm SA (huy chương
SEA Games, ASIAD): Karatedo,
wushu, cầu mây... Nhóm 4 là nhóm
SEA (HCV SEA Games): Cờ vua,
pencak silat, billiards & snooker,
rowing, canoeing, thể hình, vovinam,
muay, sport aerobic... Nhóm 5 là
nhóm SPO (nhóm tiềm năng): Đấu
kiếm, bắn cung, nhảy cầu, xe đạp.
Nhóm 6 là nhóm SPEX (nhóm nỗ
lực), gồm các môn còn có khoảng
cách lớn so với trình độ thế giới: Bóng
đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông,
quần vợt... Các nhóm trọng điểm được
tập trung mọi nguồn lực chính là
SAO, SAQ và một số môn thuộc
nhóm SA. Các VĐV thuộc nhóm
trọng điểm sẽ được đầu tư đặc biệt, từ
công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật cao
vào tập luyện, dinh dưỡng đặc biệt,
cho đến tâm lý, giáo dục, kiểm tra y
sinh học trong tập luyện và thi đấu,
hồi phục.
Mấu chốt của “Chương trình đào
tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019”
là các VĐV sẽ tham gia vào các
chương trình tập huấn dài hạn, đặc
biệt là ở nước ngoài. Một số môn sẽ
được Tổng cục TDTT giao cho các địa
phương, liên đoàn, phối hợp đầu tư.
Hiện tại, do quỹ thời gian không
còn nhiều, nên ngành TDTT đã sớm
cho triển khai một số dự án nằm trong
kế hoạch chuẩn bị nguồn VĐV cho
ASIAD 18. Ở môn bơi, ngay từ năm
2012, nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh
Viên (17 tuổi) đã được đầu tư mạnh
mẽ, được đưa sang Mỹ tập huấn dài
hạn và gần đây đã liên tục đạt được
những thành tích hết sức ấn tượng.
Ở môn điền kinh, TTVN hiện sở
hữu một tài năng trẻ khác là Quách
Thị Lan, cũng mới 17 tuổi. Nội dung
sở trường của Lan là 400m rào nữ và
thông số thành tích của Lan hiện ở
mức HCV châu lục. Từ đầu năm nay,
Lan và 3 VĐV khác của Thanh Hóa
đã được gửi đi tập huấn nước ngoài,
Thể thao Việt Nam hướng tới ASiAD 18
Sự kiện vấn đề
11số 1045 l 10.10.2013
Sự kiện vấn đề
Cử tạ Việt Nam đang đứng trước hai
giải đấu quan trọng nhất trong năm:
Giải vô địch thế giới và SEAGames 27.
Với thế mạnh ở hạng cân “tủ” 56kg,
hai gương mặt quen thuộc là Trần Lê
Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn hứa hẹn
sẽ tiếp tục đem về thành tích cao.
Rút kinh nghiệm từ giải VĐTG
năm 2011 và các giải đấu quan trọng
gần đây, cử tạ Việt Nam đã có sự chuẩn
bị kỹ càng cho giải VĐTG 2013, sẽ
diễn ra tại Wroclaw (Ba Lan), từ ngày
20 - 27/10, cũng như cho SEAGamess
27 vào cuối năm.
Trưởng bộ môn Cử tạ (Tổng cục
Thể dục thể thao), ông Đỗ Đình
Kháng, cho biết, đội tuyển Việt Nam
tham dự giải VĐTG 2013 với 4 lực sỹ:
Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn
(hạng 56kg nam), Đỗ Thị Thu Hoài
(48kg nữ) và Hoàng Tấn Tài (85kg
nam). Trong số này, Kim Tuấn và Quốc
Toàn vẫn là hai ứng viên sáng giá nhất
trong cuộc đua giành huy chương cho
cử tạ Việt Nam.
Để chuẩn bị cho giải thế giới, Quốc
Toàn đã sang Bulgaria tập huấn từ đầu
tháng 9, đồng thời kết hợp với chữa trị
chấn thương đầu gối mới tái phát gần
đây. Theo ông Đỗ Đình Kháng, sức
khỏe và tình hình chữa trị chấn thương
của Quốc Toàn đang tiến triển rất tốt.
Tại Bulgaria, ngoài việc tập luyện với
chuyên gia, Quốc Toàn và đồng đội
Thu Hoài cũng được đặc biệt quan tâm
tới chế độ dinh dưỡng, hồi phục và cả
hai đã sẵn sàng cho giải thế giới.
Trong khi đó, Kim Tuấn và Tấn Tài
đang tập huấn tại TP Hồ Chí Minh. Dự
kiến, ngày 17/10, HLV Huỳnh Hữu Chí
cùng hai đô cử này sẽ lên đường sang
Ba Lan. Cùng ngày, Quốc Toàn, Thu
Hoài và chuyên gia cũng sẽ di chuyển
từ Bulgaria tới Ba Lan hội quân.
Hai năm trước, tại giải VĐTG ở
Pháp, Quốc Toàn và Kim Tuấn đều góp
mặt ở hạng 56kg. Nhưng áp lực về tâm
lý, cùng với việc kém thích nghi với
tiết trời lạnh ở châu Âu, đã khiến Kim
Tuấn thi đấu không thành công. Ở giải
VĐTG lần này, Kim Tuấn đã đặt quyết
tâm cao. Đặc biệt, sau khi giành HCB
giải vô địch Châu Á 2013 với thành
tích cử giật 125kg, cử đẩy 156kg và
tổng cử 281kg, tại giải vô địch quốc
gia mới đây ở Hải Phòng, Kim Tuấn
còn gây bất ngờ khi thiết lập KLQG
mới: 131kg cử giật, xô đổ KLQG 130
kg của Hoàng Anh Tuấn lập tại
Olympic Bắc Kinh 2008. Thành tích
này giúp Kim Tuấn phấn chấn hơn
trước ngày tới Ba Lan.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn,
để có thể lọt vào tốp tranh chấp huy
chương, các đô cử Việt Nam cần phải
đạt được mức tổng cử khoảng 284kg.
Một trong số các đối thủ chính của Kim
Tuấn và Quốc Toàn là đô cử nổi tiếng
người CHDCND Triều Tiên, OM Yun
Chol, đã đạt tổng cử 286kg. Đây cũng
là ĐKVĐ Olympic 2012.
Mới đây, tại giải vô địch châu Á
2013, cử tạ Việt Nam đã đoạt được 10
huy chương (5 HCB, 5 HCĐ). Trong
đó, một mình Kim Tuấn đóng góp 3
HCB (cử giật, cử đẩy và tổng cử hạng
56kg nam). Nhưng ở đây có một
nghịch lý: Dù khá “hoành tráng” tại sân
chơi châu lục, cử tạ Việt Nam lại rất
khiêm tốn ở khu vực Đông Nam Á.
Bởi vậy, mục tiêu của cử tạ Việt
Nam đặt ra tại Myanmar vào tháng 12
tới vẫn chỉ dừng ở mức phấn đấu 1
HCV và đương nhiên, hy vọng vẫn đặt
ở hạng cân 56kg nam mà môn này từng
đoạt cả HCV lẫn HCĐ tại kỳ Đại hội
cách đây 2 năm, với Quốc Toàn và
Kim Tuấn. Theo dự báo, SEA Games
lần này, hạng 56kg sẽ chỉ chứng kiến
cuộc đấu nội bộ của hai tuyển thủ Việt
Nam, nhất là khi đối thủ nguy hiểm
nhất là Eko (Indonesia) đã rút lui.
Với các hạng cân còn lại, cử tạ Việt
Nam thật sự không có “cửa” tranh
HCV, kể cả hai đô cử nữ vừa làm nên
chuyện tại giải châu lục là Nguyễn Thị
Thúy (2 HCB) và Thu Hoài (3 HCĐ).
Ở SEA Games, mỗi hạng cân chỉ tính
thành tích duy nhất ở tổng cử, chứ
không phân ra cử giật hay cử đẩy riêng
rẽ để hy vọng. Đơn cử, ở hạng 53 kg
của Thúy, cô đang thua kém nhà vô
địch người Thái tới cả chục kg. Hay ở
hạng 48kg, Thu Hoài phải nâng cao
được thông số lên khoảng 15kg mới
bằng mức HCV SEA Games - cũng
đang do một đô cử Thái Lan nắm giữ.
tHế Hùng
CửtạViệtNamtíchcựcchuẩnbịchoSEAGames27
với tổng kinh phí lên tới 4 tỷ đồng
(tỉnh Thanh Hóa chi 3,4 tỷ đồng, còn
lại là Tổng cục TDTT).
Với môn judo, trong tháng 10 này,
4 VĐV sẽ lên đường sang Nhật Bản,
tham dự khóa học kéo dài gần 7 năm.
Toàn bộ kinh phí tập huấn cho 4 VĐV
sẽ do phía Nhật Bản tài trợ. Việc các
VĐV được đào tạo một cách bài bản
ở một môi trường thuận lợi, hy vọng
sẽ giúp judo Việt Nam đạt thành tích
cao tại ASIAD 18.
Tương tự như vậy, kể từ đầu tháng
9 vừa qua, 2 VĐV đua xe đạp Việt
Nam đã sang tập huấn môn đua xe đạp
lòng chảo tại Hàn Quốc trong vòng
1,5 tháng, với kinh phí 321 triệu đồng.
Đây chỉ là khởi đầu trong kế hoạch
đào tạo miễn phí cho khoảng 400
VĐV đua xe đạp Việt Nam tại Hàn
Quốc, nhằm thúc đẩy dự án xây dựng
sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ Đình
(Hà Nội), chuẩn bị cho ASIAD 18.
Cũng nằm trong kế hoạch hướng tới
ASIAD18,mớiđây,2lớpdựtuyểnbóng
đá trẻ quốc gia (U19 nữ và U16 nam) đã
khai giảng tạiTrung tâm đào tạo bóng đá
trẻViệt Nam, với kinh phí đề xuất đầu tư
là 56 tỷ đồng, từ nay tới năm 2019.
tHế Hùng
Sự kiện vấn đề
12 số 1045 l 10.10.2013
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Khánh
Hòa đã đón hơn 478 nghìn lượt khách
quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng,
tăng gần 25% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó một số thị trường
khách du lịch tiếp tục tăng khá cao như:
Nga ước đạt khoảng 100 nghìn lượt
khách (tăng 190% so với cùng kỳ), tiếp
đến là Hàn Quốc tăng 60% lượt khách.
Australia là một trong những thị trường
khách du lịch truyền thống của Khánh
Hòa, tăng khoảng 40% lượt khách...
Theo thống kê của ngành du lịch
Khánh Hòa, số ngày lưu trú bình quân
của du khách quốc tế đạt gần 3,3 ngày/
khách so với gần 2 ngày/ khách nội địa.
Trong tháng 10 này, Vietnam Airlines
tăng tầng suất bay từ Matxcơva đến Nha
Trang lên 2 chuyến/ tuần. Tiếp đó vào
tháng 11 tới, tuyến bay thẳng Hồng
Kông và Nha Trang cũng được thiết lập.
Đồng thời thời điểm cuối năm sẽ là kỳ
nghỉ đông của du khách vùng viễn Đông
Nga, nên tuyến bay thẳng từ vùng này
đến Cảng hàng không quốc tế Cam
Ranh dự kiến tăng mạnh hơn so với mức
2-4 chuyến bay mỗi ngày như hiện nay.
Đến thời điểm này, tỉnh Khánh Hòa
có trên 540 cơ sở lưu trú du lịch với
gần 15.000 phòng. Trong đó có 48
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao với
hơn 8.500 phòng, cùng nhiều cơ sở
mua sắm, giải trí hiện đại, các sản
phẩm du lịch độc đáo, đủ khả năng đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du
khách quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh còn
tăng cường các biện pháp như thành
lập các trung tâm thông tin và hỗ trợ du
khách, chỉ đạo các ngành chức năng
đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, an
toàn tại các khu vực du lịch trọng điểm.
Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa
đề nghị Bộ Giao thông vận tải tham
mưu cho Chính phủ có cơ chế cụ thể
xây dựng cảng du lịch Nha Trang đạt
tiêu chuẩn quốc tế, thu hút khách quốc
tế bằng đường thuỷ, sớm triển khai
thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Cảng
hàng không quốc tế Cam Ranh đạt tiêu
chuẩn nhằm đáp ứng sự tăng trưởng
khá cao về lượng khách thông qua
cảng. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn đề
nghị các Bộ nghiên cứu, đề xuất Thủ
tướng Chính phủ về thủ tục miễn visa
cho một số thị trường khách du lịch
trọng điểm, như Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc, nhằm thu hút thêm nhiều khách
quốc tế đến Việt Nam nói chung và
Khánh Hòa nói riêng.
trần nguYện
Sáng 05/10, tại thành phố Cần Thơ,
Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn
quốc năm 2013 do Liên đoàn Cờ Việt
Nam phối hợp với Tổng cục Thể dục
thể thao tổ chức đã chính thức khai
mạc. G iải được tổ chức nhằm đánh giá
trình độ chuyên môn, tuyển chọn các kỳ
thủ xuất sắc vào thi đấu giải vô địch
quốc gia năm 2014.
Giải Cờ tướng năm nay quy tụ 165
kỳ thủ (trong đó có 29 kỳ thủ nữ) đến
từ 18 tỉnh/thành trong cả nước như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Long An, Cần
Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa –
Vũng Tàu… tham gia tranh 2 bộ huy
chương đồng đội nam và đồng đội nữ ở
cờ tiêu chuẩn. Các kỳ thủ thi đấu theo
thể thức hệ Thụy Sĩ 11 ván. Các kỳ thủ
nam xếp hạng từ 1-32 và nữ từ 1-16 cờ
truyền thống được quyền tham dự giải
vô địch hạng nhất toàn quốc năm 2014
và được xét phong cấp theo tiêu chuẩn
phong cấp cờ tướng quốc gia.
Năm 2013, lần đầu tiên Ban Tổ
chức đưa vào tranh tài nội dung cờ chớp
tranh 2 bộ huy chương. Theo đánh giá
của Ban Tổ chức, giải năm nay có trình
độ chuyên môn cao và dự đoán sẽ có
những trận quyết đấu nẩy lửa khi giải
hội tụ nhiều danh thủ đầu đàn của làng
cờ tướng Việt Nam như: Lại Lý Huynh
(Bình Dương), Trềnh A Sáng, Nguyễn
Trần Đỗ Ninh (thành phố Hồ Chí
Minh), Nguyễn Thành Bảo (Hà Nội)...
cùng các kỳ thủ từng đoạt nhiều giải
thưởng như: Đào Cao Khoa (Hà Nội),
Trần Văn Ninh (Đà Nẵng), Võ Minh
Nhất (Bình Phước)… a.tùng
Khai mạc Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn quốc năm 2013
Khánh Hòa: Đón 478 nghìn lượt khách du lịch quốc tế
Ngày 07/10, Giải Quần vợt Vô địch
Quốc gia - Vietravel Cup 2013 chính
thức được khởi tranh tại Cung Điền kinh
Mỹ Đình (Hà Nội). Giải do Liên đoàn
Quần vợtViệt Nam phối hợp với SởVăn
hóa,Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức.
Tham dự Giải có 73 vận động viên
của 12 đoàn, gồm: Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bình
Dương,Tây Ninh, Đà Nẵng,Vĩnh Phúc,
Hải Dương, SócTrăng, Quân đội và Hội
quần vợt người Việt tại Nga - Vitar.
Giải là một trong những hoạt động
thiết thực hướng tới kỷ niệm 59 năm
Giải phóng Thủ đô Hà Nội; đồng thời,
tạo điều kiện để các vận động viên tăng
cường cọ xát, đánh giá thành tích, xếp
hạng các vận động viên.Tuyển chọn các
vận động viên có thành tích thi đấu xuất
sắc vào đội tuyển quốc gia tham dự giải
Vô địch Đông Nam Á sẽ diễn ra tạiThái
Lan vào tháng 11 tới.
Ngay sau lễ khai mạc, các vận động
viên nam bước vào thi đấu ở nội dung
đôi nam và đơn nam, với 33 trận đấu loại
trực tiếp.
Vũ MinH
Khởi tranh Giải Quần vợt Vô địch Quốc gia 2013
thông tin trao đổi
13số 1045 l 10.10.2013
C
uộc thi Giọng hát Việt nhí kết
thúc chưa được bao lâu thì
Phương Mỹ Chi (á quân của
cuộc thi) và gia đình đang phải đối mặt
với những thông tin trái chiều xung
quanh việc bỏ học đi hát, hét giá cát-sê
và mới đây là tin đồn cô bé có nguy cơ
bị thôi học. Những ngày này, mọi sinh
hoạt của Mỹ Chi gần như bị xáo trộn.
Phương Mỹ Chi của The Voice Kids
đang bị cuốn vào dòng xoáy thương mại
và sức hút của kim tiền.
Nhiều tờ báo cùng lúc thông tin
Phương Mỹ Chi bỏ học khiến rất nhiều
fan hâm mộ em giật mình bởi em còn
quá trẻ. 10 tuổi mà Phương Mỹ Chi đã
chạy sô như một ngôi sao ca nhạc. Có tờ
báo đưa tin, có thời điểm em đã phải
truyền nước biển vì đuối sức. Sự thật là
sau cuộc thi, Chi dành quá nhiều thời
gian tham gia vào các sự kiện ca nhạc ở
Hà Nội, quay clip ca nhạc và thậm chí
tham gia cả điện ảnh (ca khúc “Nỗi buồn
của mẹ” do Phương Mỹ Chi thực hiện
vừa được tung lên mạng Internet). Chưa
kể, nhiều công ty kinh doanh nhạc
chuông, nhạc chờ cũng tới tấp tung ra
những lời mời hấp dẫn với Chi… Cứ đà
này, nguy cơ Chi bị cuốn vào đà kinh
doanh đang hiển hiện khi mức cát-xê
dành cho Chi chẳng thua kém các ngôi
sao tên tuổi trong giới showbiz. Có bài
báo viết, mức cát-xê của Chi khoảng 50
triệu đồng cho một show diễn ở TP Hồ
Chí Minh, còn diễn ở Hà Nội hay các
tỉnh lẻ mức giá cao hơn rất nhiều. Thế
nên, sự lo ngại của người hâm mộ là có
cơ sở, bởi Chi vẫn chỉ là học sinh tiểu
học, bị cuốn vào dòng xoáy thương mại
quá sớm và em sẽ khó lòng trụ vững
trong vòng xoáy showbiz với đầy rẫy
những cám dỗ.
Chắc chắn, Mỹ Chi cũng không ngờ
mình bị cuốn vào vòng xoáy này. Dẫu có
thế nào, thì người hâm mộ cũng chẳng
trách cứ gì Chi. Có chăng chỉ là sự thở
dài về sự quá bận tâm của gia đình em
với những món lợi mà tiếng hát của Chi
mang lại. Cùng tuổi với Chi, có lẽ các
bạn em vẫn chỉ biết nhiều đến sách vở
và sự yêu thương, chiều chuộng của
người thân và gia đình. Còn với Mỹ Chi,
em đã bắt đầu làm quen với danh vọng
và cám dỗ của đồng tiền.
Nhiều người nhận xét rằng Chi là
hiện tượng, là tài năng thiên bẩm. Điều
đó rất đúng. Nhưng thật tiếc, em phải trở
thành người lớn quá sớm khi chưa được
chuẩn bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết.
Bởi tài năng cũng rất cần được chăm
chút, bồi dưỡng để có nền tảng phát
triển, thay vì khai thác nó quá mức, theo
kiểu “gặt lúa non”. Đó là mặt trái của
công nghệ giải trí. Trong lĩnh vực nghệ
thuật nước nhà, đã có không ít tài năng
nhí lóe sáng rất sớm, điển hình là
trường hợp của bé Xuân Mai vào
những năm 1990-2000. Ở thời điểm đó,
gần như các gia đình trẻ đều sở hữu vài
ba cái đĩa “Con cò bé bé” để vỗ về con
trẻ. Nhưng thật tiếc, khi đến tuổi trưởng
thành, người ta không còn thấy Xuân
Mai xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc
nữa. Thật tiếc cho một tài năng của làng
giải trí Việt sớm tan trong bong bóng
sau mưa vậy.
Trở lại “hiện tượng” Phương Mỹ
Chi. Em phải trở thành người lớn quá
sớm khi chưa được chuẩn bị đầy đủ
những kĩ năng cần thiết. Quá khó để đặt
lòng tin vào tài năng của em trong tương
lai, nếu em tiếp tục bị khai thác cùng
kiệt. Nếu có lời khuyên, chắc chắn sẽ có
nhiều khán giả khuyên rằng, em hãy giữ
lấy nụ cười trong trẻo không có toan tính
vụ lợi mỗi khi bước ra sân khấu. Đó
cũng là đòi hỏi để vun đắp cho một tài
năng, để hy vọng có được mùa bội thu
trong tương lai.
Quả là buồn khi nhìn khuôn mặt trẻ
thơ với cặp kính cận của Phương Mỹ
Chi, quả là buồn khi nhìn cái vẻ chân
chất, thôn quê của cô bé mới 10 tuổi; để
rồi liên tưởng tới những câu chuyện
đang đầy rẫy trên báo chí về việc gia
đình cô bé đã "làm khó" một show diễn
ca nhạc dành cho thiếu nhi để tăng giá từ
20 triệu đồng lên 30 triệu đồng chỉ sau
khi cô bé bước vào vòng bán kết củaThe
Voice Kids và BTC đã phải chấp nhận vì
lúc đó băng rôn đã giăng, chương trình
đã quảng cáo rầm rộ rồi và cái tên
Phương Mỹ Chi đã là một trong những
"sức hút" để bán vé rồi.Và liên tưởng tới
câu chuyện về việc cô bé bỏ học nhiều
quá vì phải chạy show và bay ra Hà Nội
họp fan club "tri ân tình cảm khán giả
Thủ đô"...
Buồn vì giận và buồn vì thương.
Thương cho một tài năng dường như lại
bắt đầu bị chín ép, buồn cho một tuổi thơ
đang đứng trước nguy cơ bị "đánh cắp".
Những Phương Mỹ Chi trước đây cũng
đã có rồi, trong cả "lịch sử" hoạt động
văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam lẫn
thế giới. Xuân Mai "Con cò bé bé" là
một ví dụ, Hùng Thuận - diễn viên nhí
đóng vaiAn trong "Đất phương Nam" là
một ví dụ. Và trên thế giới là Macaulay
Carson Culkin - diễn viên chính trong
sêri phim "Ở nhà một mình". Họ đều
sớm tỏa sáng, đều sớm được khai thác
cạn kiệt, để rồi sớm rơi vào dĩ vãng với
những bi kịch của riêng mình.
Không ai mong điều ấy xảy ra với
một tài năng nhí nào, với Phương Mỹ
Chi càng không. Cô bé cũng chính là
một câu chuyện về "Lọ Lem" biến thành
công chúa, cô bé chính là niềm hy vọng
cho biết bao nhiêu những tài năng nhỏ
tuổi, những em nhỏ có hoàn cảnh gia
đình khó khăn khác... Em đã đáng yêu
tới vậy trong các đêm diễn, em đã khiến
nhiều người đột nhiên biết nghe dân ca
thay vì những bản nhạc thời thượng hiện
nay. Em đã từng là một niềm cảm hứng
cho cả khán giả và BTC cuộc thi. Lẽ nào
chúng ta muốn em lại bước vào "vòng
xoáy" cuộc đời.
Nhưng Phương Mỹ Chi sẽ thế nào,
giờ đây lại không còn thuộc trách nhiệm
của BTC cuộc thi, cũng không phụ thuộc
vào mong muốn của công chúng - mà
chính là gia đình em - những người lớn
đang "định hướng" cho em.
tHế Hùng
Gặt lúa non
giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
14 số 1045 l 10.10.2013
Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Bác
Hồ về thăm Yên Bái (25/9/1958 –
25/9/2013) và 66 năm thành lập Đảng
bộ huyện Văn Chấn, ngày 30/9, huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tổ chức lễ
đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp quốc
gia Khu di tích Khu ủy Tây Bắc (1952
– 1954) tại bản Chanh, xã Phù Nham,
huyện Văn Chấn (có diện tích trên
1.800m2).
Tháng 5/1952, để chuẩn bị giải
phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm
đóng của thực dân Pháp, Trung ương
Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định tách
4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và
Sơn La khỏi Liên khu Việt Bắc và đặt
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của
Khu XX (tiền thân của Khu ủy Tây
Bắc), đóng tại làng Đòng Lý, huyện
Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay
thuộc tỉnh Yên Bái).
Tháng 11/1953, Trung ương đã cho
di dời toàn bộ Khu ủy từ xã Hưng
Khánh vào đóng tại bản Chanh, xã Phù
Nham, huyện Văn Chấn.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng
với Đảng bộ, quân dân địa phương,
Khu ủy Tây Bắc đã tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái,
Lào Cai, Sơn La và Lai Châu tập trung
củng cố chính quyền cách mạng; vừa
tham gia trực tiếp vừa huy động sức
người, sức của, giải phóng toàn bộ
vùng Tây Bắc.
Trong những năm kháng chiến,
mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với
tinh thần yêu nước, đồng bào các dân
tộc xã Phù Nham đã hăng hái nhiệt tình
ủng hộ lương thực, thực phẩm, ngày
công, gỗ, tre, nứa dựng nhà, kho
tàng… để các cơ quan Khu ủy ổn định
làm việc.
Nhằm làm tốt công tác bảo tồn và
khai thác giá trị của di tích, thời gian tới,
Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về khu di tích này đến đông
đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, nâng
cao ý thức giữ gìn di sản trong cộng
đồng; quảng bá và tổ chức các tour,
tuyến du lịch, các hoạt động văn hóa;
đồng thời, tiếp tục rà soát và từng bước
hoàn thiện quy hoạch khu di tích theo
Luật Di sản để nơi đây mãi là “địa chỉ
đỏ”, giáo dục truyền thống cách mạng
cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
K.Hoàn
Đón Bằng công nhận di tích Khu ủy Tây Bắc là di tích lịch sử
cấp quốc gia
Với mục đích bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa phi vật thể
có nguy cơ bị mai một, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang
đã phối hợp với Trung tâm trao đổi
giáo dục với Việt Nam - Quỹ hỗ trợ
bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân
gian (CEEVN) tổ chức lớp dạy
thổi, múa khèn Mông tại xã Đường
Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang. Lớp học diễn ra từ 01 đến
ngày 07/10) với sự tham gia của 40
học viên là các thanh niên dân tộc
H’Mông ở xã Đường Thượng. Các
học viên được giảng về ý nghĩa và
giá trị sâu sắc của chiếc khèn; học
11 bài khèn truyền thống trong đời
sống tín ngưỡng của đồng bào dân
tộc H’Mông đã được lưu truyền
qua nhiều thế hệ.
Ông Sùng Thìn Dính, 69 tuổi,
thôn Thầu Sán, xã Quyết Tiến,
huyện Quản Bạ (Hà Giang) biết
thổi khèn từ nhỏ, là một trong số rất
ít người còn am hiểu và thổi thành
thạo 360 bài khèn nhỏ trong tổng số
11 bài khèn truyền thống. Ông cho
biết, thực sự xúc động và tự hào khi
được mời đến để truyền lại cho thế
hệ trẻ hiểu được ý nghĩa của các
điệu khèn và biết chơi khèn. Từ đó,
họ sẽ có ý thức bảo tồn và phát triển
nét văn hóa của chính dân tộc mình.
Ông rất vui khi công sức của mình
đem lại thành quả.
Cây khèn từ xa xưa là một vật
không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của đồng bào H’Mông. Ý nghĩa
thực sự của các bài khèn truyền
thống là dùng để khóc thương cha
mẹ khi khuất núi. Sau này, các giai
điệu khèn được sáng tạo thêm để thể
hiện tâm tư, tình cảm của đồng bào
H’Mông trong các lễ hội, các buổi
văn nghệ giao duyên.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Hà Giang, hiện nay, số
người biết múa khèn ngày càng hạn
chế, người am hiểu đầy đủ các điệu
khèn lại càng hiếm. Do vậy, việc tổ
chức lớp học múa và thổi khèn rất
cần thiết nhằm duy trì nét văn hóa
đặc trưng của đồng bào H’Mông
đang có nguy cơ bị mai một. Ban tổ
chức sẽ mở một lớp học nâng cao
nữa tại xã Sà Phìn, huyện Đồng
Văn vào ngày 15/10 với sự tham
gia của các học viên đến từ các
huyện trong toàn tỉnh.
MạnH Huân
Hà Giang: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
qua các lớp dạy thổi, múa khèn H’mông
giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
15số 1045 l 10.10.2013
Sáng 04/10 (nhằm ngày 01/7
Chăm lịch), hàng nghìn người dân địa
phương và du khách đã tập trung tại
tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết
cùng chung vui Lễ hội Katê 2013 với
đông đảo bà con người Chăm sống tại
Bình Thuận. Đây là lễ hội quan trọng
nhất trong năm của đồng bào Chăm
Bình Thuận.
Lễ hội Katê 2013 được tái hiện một
cách rực rỡ và sinh động theo đúng
nghi thức truyền thống vốn có của một
nền văn hóa Chămpa. Mở đầu Lễ hội
là phần rước Y trang nữ thần Pô Sah
Inư. Hàng nghìn người dự lễ có dịp say
đắm với các điệu múa duyên dáng,
uyển chuyển của các thiếu nữ Chăm
xinh đẹp, hòa quyện trong âm thanh
rộn ràng của tiếng trống Paranưng,
tiếng réo rắt của kèn Saranai. Tại tháp
Pô Sah Inư, lần lượt các nghi thức
như: Mở cửa tháp chính, tắm bệ thờ
Linga - Yoni, cúng Lễ cầu an... được
các nghệ nhân người Chăm thực hiện
theo đúng truyền thống và tôn
nghiêm. Phần hội được tổ chức sôi
động với nhiều hoạt động vui chơi,
giao lưu phong phú hơn so với mọi
năm. Các hội thi dân gian truyền thống
của dân tộc Chăm như: thi tay nghề
làm bánh gan tây, bánh gừng, thi trưng
bày và trang trí lễ vật để dâng cúng tổ
tiên, thi dệt thổ cẩm, làm gốm…Các
hoạt động trong phần hội được gắn kết
chặt chẽ với phần lễ tạo nên một lễ hội
mang đậm sắc thái truyền thống đặc
sắc của đồng bào Chăm.
Điểm nổi bật của Lễ hội năm nay là
trong các hoạt động của phần hội
không chỉ gói gọn trong cộng đồng
người Chăm mà người dân địa phương
và du khách còn được tham gia các trò
chơi dân gian, tham gia biểu diễn nhạc
cụ dân tộc Chăm, làm bánh cổ truyền
của người Chăm… dưới sự hướng dẫn
của các nghệ nhân Chăm tài hoa.
Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - Phó
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du
lịch Bình Thuận cho biết: Trên tinh
thần kết nối cộng đồng người Chăm tại
Bình Thuận, Lễ hội Katê 2013 được
mở rộng quy mô với sự tham gia của
tất cả các địa phương có đồng bào
Chăm sinh sống. Lễ hội không chỉ
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa phi vật thể mà còn góp phần
giới thiệu, quảng bá đến du khách trong
và ngoài nước nét văn hóa đặc sắc của
cộng đồng người Chăm nói riêng và
Bình Thuận nói chung.
Để phục vụ đồng bào Chăm và du
khách vui Tết Katê ở Bình Thuận,
Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm
Bình Thuận cũng tổ chức nhiều hoạt
động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản
sắc văn hóa Chăm. Ngoài tổ chức triển
lãm, trưng bày các hiện vật gốc có giá
trị văn hóa, phong tục tập quán của
đồng bào Chăm, Trung tâm còn tổ chức
chương trình giao lưu văn hóa đặc
trưng của dân tộc mang ý nghĩa cầu
mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt;
tổ chức nhiều hội thi văn hóa dân gian
truyền thống Chăm như: thi hòa tấu
nhạc cụ dân tộc, hội thi nắn bánh gừng,
thi viết chữ Chăm truyền thống nhanh
và đẹp…
Cũng nhân dịp này, Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã tổ
chức thăm, tặng quà động viên các vị
chức sắc, các gia đình chính sách và
một số gia đình người Chăm tiêu biểu
tích cực tham gia công tác xã hội và
thực hiện tốt phong trào thi đua yêu
nước tại địa phương.
ĐứC MinH
Tối ngày 07/10, tại Trung tâm
Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội), Cục
Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với
Cục Điện ảnh và Hội giao lưu Văn
hóa Nhật-Việt tổ chức lễ khai mạc
Tuần lễ chiếu bộ phim “Konshin”
nhân Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại
giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-
2013).
Bộ phim “Konshin” lấy bối cảnh
quay tại một trong những hòn đảo
giàu truyền thống và đệ nhất nước
Nhật, nơi sản sinh ra môn vật Sumo
cổ điển. Nội dung phim miêu tả sinh
động nhân vật chính chuẩn bị cho giải
đấu vật sumo cổ lớn được tổ chức 20
năm một lần ở đền Mizuwaka và mối
quan hệ của gia đình anh và những
người bạn dõi theo cuộc thi đấu. Phim
đã được mời tham dự Liên hoan phim
Quốc tế tại Montreal (Canada) lần thứ
36. Việt Nam là đất nước thứ hai ngoài
Nhật Bản được Nhà sản xuất mong
muốn giới thiệu bộ phim này.
Các nhân vật chủ chốt của kíp làm
phim đều sang Việt Nam gồm: Nhà
sản xuất, Đạo diễn, 02 diễn viên nam
chính Sho Aoyagi, nữ diễn viên chính
Ayumiito. Bộ phim sẽ được chiếu từ
ngày 05-13/10/2013 tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác
cũng được tổ chức nhân Kỷ niệm 40
năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-
Nhật Bản như: Chương trình hòa nhạc
Jazz tại Nhà hát Bến Thành, thành phố
Hồ Chí Minh và Nhà hát Tuổi trẻ, Hà
Nội; cuộc thi tìm hiểu 40 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; Giao
lưu văn hóa giữa các gia đình Nhật
Bản và gia đình Việt Nam tại tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu; các hoạt động giới
thiệu về văn hoá Nhật Bản tại thành
phố Hồ Chí Minh...
tuệ anH
Khai mạc tuần lễ chiếu bộ phim“Konshin”tại Việt Nam
Đặc sắc Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Bình Thuận
thông tin trao đổi
16 số 1045 l 10.10.2013
Liên hoan nghi lễ Chầu văn
lần thứ nhất đã góp phần
công khai đưa Chầu văn đến
với công chúng, để cho
người dân được chủ động
tiếp cận và nhìn nhận đúng
giá trị của tín ngưỡng dân
gian này.
Hiện nay, từ nông thôn đến thành
thị, hình thức sinh hoạt tín ngưỡng
Lên đồng (nghi lễ Chầu văn) đang tồn
tại và có phần phát triển mở rộng.
Cùng với đó là sự hình thành các đền,
điện, phủ thu hút đông đảo các tín đồ
đến hành hương, dâng cúng. Tín
ngưỡng này đang đứng trước thách
thức không nhỏ vì một bộ phận lợi
dụng với mục đích đi ngược lại tính
nhân văn và những giá trị văn hóa tốt
đẹp vốn có. Chính vì vậy, việc nhìn
nhận đúng về nghi lễ này và bảo tồn,
phát huy, tránh cho di sản văn hóa này
bị một bộ phận lợi dụng nhằm trục lợi
là cần thiết.
Trong vòng hai năm trở lại đây,
nhiều tỉnh/thành khu vực miền Bắc
nước ta đã tổ chức nhiều hội thảo về
Hát Văn và diễn xướng Hầu đồng.
Tuy nhiên, lần đầu tiên, tại Hà Nội-
một trong hai cái nôi của nghi lễ Chầu
văn, một cơ quan nhà nước đứng ra tổ
chức Liên hoan nghi lễ Chầu văn cho
thấy, cơ quan quản lý đã có cái nhìn
cởi mở với nghi thức này nhằm
hướng đến việc phát huy những giá trị
tốt đẹp vốn có của nghi lễ Chầu văn.
Điều đáng ghi nhận ở Liên hoan
này là sự hưởng ứng nhiệt tình của
người dân. Những ngày đầu liên
hoan, trời Hà Nội mưa như trút nhưng
người dân không quản thời tiết đến
chật kín các đền - điểm trình diễn
nghi lễ Chầu văn. Liên hoan không
chỉ đơn thuần là dịp thực hành nghi lễ
của hơn 40 cung văn, thanh đồng mà
là sự cởi mở, đón nhận di sản này
trong các nhà quản lý, các nhà khoa
học, giới truyền thông và người dân.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Ủy viên
Hội đồng Di sản quốc gia, Chủ nhiệm
Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chầu
văn chia sẻ: “Lâu nay người ta cứ đồn
thổi về Hầu đồng, nói rằng nó ghê
gớm lắm và che phủ nó bởi một bức
màn huyền bí và đầy nghi hoặc. Vì
thế, chúng tôi càng thấy việc đưa nghi
lễ Hầu đồng ra giới thiệu công khai
cho mọi người chủ động tiếp cận và
tự nhìn nhận, đánh giá là một một
bước quan trọng để vén bức màn bí
ẩn mà người ta đã dựng lên quanh nó.
Đây cũng là cách để đông đảo người
dân hiểu và được tiếp cận với loại
hình này, đồng thời cũng dần đưa hoạt
động Hầu đồng - Hát văn dần trở về
với quỹ đạo vốn có của nó”.
Cũng như bất cứ di sản phi vật thể
nào khác, dù phát triển mạnh mẽ
nhưng nghi lễ Chầu văn cũng đang bị
“đe dọa” bởi nguy cơ biến tướng, sai
lệch. Nhìn nhận một cách cởi mở,
đúng với giá trị của di sản là cách góp
phần hạn chế sự sai lệch trong thực
hành di sản.
Một hiện tượng xảy ra phổ biến
trong vài năm trở lại đây là việc “sân
khấu hóa” nghi lễ Chầu văn. GS Tô
Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ
dân gian đặc biệt phản đối điều này.
Ông cho rằng: “Tín ngưỡng phải
được nằm trong “không gian” của nó.
Chầu văn là tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn
ra trong đình, đền, phủ, không thể
mang lên sân khấu để diễn một vài
màn. Còn trong Liên hoan này, tái
hiện không gian đền, phủ và giữ
nguyên những giá đồng, người thực
hiện là những thanh đồng thực sự thì
khác hẳn với việc các nghệ sỹ hóa
thân thành thanh đồng”.
Một yếu tố nữa khiến giá trị của
nghi lễ Chầu văn chưa được phát huy
hết chính là sự hạn chế trong nhận
thức của chính những thanh đồng, sự
lãng phí trong việc đốt vàng mã. Điều
này, được TS Lưu Minh Trị - Chủ tịch
Hội Di sản Văn hóa Thăng Long nhận
định: “Tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi
lễ tiêu biểu nhất là Chầu văn là sinh
hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc
song dễ xảy ra tiêu cực, thiết sót như
thương mại hóa, đốt vàng mã quá
mức, mê tín dị đoan… Việc công khai
sinh hoạt, tạo nhận thức đúng trong đa
số người dân, người thực hành di sản
sẽ hạn chế được những điều sai lệch”.
Không như nhiều nghi lễ khác,
nói chung các thanh đồng không thể
học mà thành mà thường phải là
những người có căn có cốt. Nhưng
bây giờ, bên cạnh những người được
coi là “có căn” ấy còn tồn tại một
lượng lớn người trẻ, có thời gian, tiền
bạc và thích ra hầu đồng. Những
người trong giới gọi họ là “đồng đú,
đồng đua”. Đây là đối tượng lợi dụng
tín ngưỡng để trục lợi, gây ra tiếng
xấu cho Hầu đồng.
Ông Nguyễn Văn Tiến - Đồng đền
Đền An Thọ (Tây Hồ, Hà Nội) chia
sẻ: “Trên 30 năm trong đạo, tôi nhận
thấy về ý nghĩa nguyên bản, tín
ngưỡng thờ Mẫu hoàn toàn mang tính
hướng thiện. Nhưng cá biệt có những
người lợi dụng lòng tin, cầu chúc bất
thiện, gieo rắc mê tín… để xã hội và
mọi người có những đánh giá sai lệch
về giá trị của đạo Mẫu. Để xóa bỏ
được thành kiến và thay đổi nhận
thức, đánh giá của xã hội, của các cơ
quan quản lý, trước tiên là nhiệm vụ
của mỗi thanh đồng, mỗi chủ nhang
chúng tôi - những chủ thể thực hành.
Chúng ta phải nghiêm túc, phải
hướng dẫn con nhang, đệ tử thực hiện
pháp luật và các quy định của nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo… Với
mô hình ba nhà: nhà quản lý, nhà
khoa học và nhà thực hành cùng
(Xem tiếp trang 19)
NghilễChầuvăn cần đượcnhìnnhậnđúnggiátrị
thông tin trao đổi
17số 1045 l 10.10.2013
“Công nghệ truyền thông kết nối
các kịch gia với các đơn vị nghệ thuật
thông qua website Chợ Kịch” là chủ
đề cuộc tọa đàm được tổ chức ngày
05/10, tại Hà Nội.
Chính thức hoạt động vào đầu
tháng 10, website Chợ Kịch là điểm
kết nối giữa tác giả và các cơ quan,
đơn vị, cá nhân, tập thể hoạt động
trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật,
tạo nguồn cung kịch bản sân khấu
phong phú, đa dạng, có chất lượng.
Thông qua các chuyên mục: Giới
thiệu, Tin tức-sự kiện, Tác giả, Tác
phẩm, Giới thiệu tác phẩm mới…,
Chợ Kịch mong muốn khích lệ sự
xuất hiện của “cộng đồng sáng tạo”,
thực hiện giao dịch mua bán bản
quyền tác giả ngay từ những ý tưởng
sơ khai, theo đuổi chủ trương tạo điều
kiện làm xuất hiện những gương mặt
tác giả mới.
Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu
cùng thảo luận về những khó khăn và
các giải pháp duy trì, phát triển hoạt
động của Chợ Kịch; thực trạng vi
phạm bản quyền; chia sẻ những thông
tin về quyền của tác giả, quyền của
đơn vị sử dụng tác phẩm…
Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương
Việt Nam - Hoàng Văn Đạt chia sẻ:
thực tế có rất nhiều khó khăn trong
việc tìm kịch bản phù hợp. Với đặc
thù của đơn vị, Nhà hát Cải lương
Việt Nam hy vọng Chợ Kịch mở rộng
với các tác giả miền Nam, cần hỗ trợ
các đơn vị nghệ thuật, các tác giả trẻ
tiếp cận, cập nhật thông tin trên
website chuyên nghiệp về nghệ thuật
biên kịch này.
Cùng chung quan điểm, Phó Giám
đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nghệ
sĩ ưu tú Trần Quang Hùng mong
muốn bộ phận điều hành cần phối hợp
với tác giả trong việc cung ứng sản
phẩm hoàn chính theo yêu cầu của
đơn vị sử dụng,
Mong muốn Chợ Kịch không chỉ
dành cho các tác giả, đơn vị kịch mà
cho cả công chúng yêu nghệ thuật,
nhà viết kịch Lê Quý Hiền bày tỏ băn
khoăn về vấn đề bản quyền, việc bảo
vệ bản quyền tác phẩm trên website
này. Ông Hiền cho rằng: Chợ Kịch
đăng công khai các ý tưởng kịch bản
nên rất dễ bị ăn cắp bản quyền, kết
quả là thiệt thòi lại nghiêng về phần
tác giả.
Giải đáp băn khoăn này, Nghệ sĩ
ưu tú Triệu Trung Kiên, đại diện Ban
điều hành website Chợ Kịch cho biết:
Mô hình hoạt động của Chợ Kịch khá
đơn giản: Qua phần giới thiệu cùng
một vài trích đoạn kịch bản được đưa
lên trang web, các đơn vị sân khấu có
nhu cầu sẽ được đọc bản thảo đầy đủ,
sau đó có quyền lựa chọn để dàn dựng
hay không. Thông qua đội ngũ luật
sư, quản lý trang web có trách nhiệm
bảo mật, theo dõi tình hình bản quyền
của kịch bản để tránh bị xâm hại.
Những điều khoản đảm bảo quyền tác
giả, tác phẩm khi tác phẩm được đăng
tải trên Chợ Kịch trước đó đã được
đưa ra trong hợp đồng với tác giả.
Ban điều hành trang mạng cũng ký
kết sơ bộ về đảm bảo nội dung, tên tác
giả, tên tác phẩm… trước khi bàn
giao tác phẩm. Ý tưởng được đăng
công khai trên mạng (dù chỉ một
phần) cũng có thể bị xâm hại; song
việc tiếp tục triển khai ý tưởng để có
tác phẩm chất lượng mới thể hiện
đẳng cấp thật sự của người viết và
điều này không ai có thể đánh cắp
được.
Hải pHong
Côngnghệtruyềnthôngkếtnốikịchgiavớicácđơnvịnghệthuật
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Bình Thuận cho biết, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn
bản cho phép Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bình Thuận tiến hành
khai quật khảo cổ tại khuôn viên
nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm tại xã
Lạc Phú, huyện Tuy Phong (Bình
Thuận).
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bình Thuận sẽ phối
hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng
Nam Bộ khai quật tại khuôn viên
nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm trong
diện tích 706m². Những hiện vật thu
thập được trong quá trình khai quật
sẽ giao cho Bảo tàng tỉnh Bình
Thuận giữ gìn, bảo quản.
Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm
nằm cách thành phố Phan Thiết hơn
100km về hướng Đông Bắc. Những
kiến trúc nghệ thuật xây dựng tháp
này cũng gần giống như nhóm đền
tháp Chăm Pôshanư tại thành phố
Phan Thiết. Trước đó vào tháng
10/2012, trong khi thi công công
trình bảo vệ tháp Pô Tằm, đơn vị thi
công đã phát hiện một số dấu tích
xây bằng gạch Chăm chìm dưới
lòng đất.
Bảo tàng Bình Thuận đã tiến
hành khảo sát và phát hiện 2 bức
tường cổ chôn sâu dưới lòng đất tại
đây. Hai bức tường được xây bằng
gạch nằm đoạn giữa nhóm tháp Bắc
và nhóm tháp Nam. Bức tường cao
190cm, dày 65cm, khoảng cách hai
bức tường là 246cm. Trong lòng có
nhiều lớp gạch được đặt bằng phẳng,
phía dưới tường gạch đặt nhiều viên
đá tảng lớn. Theo nhận định ban đầu
có thể đây là 2 bức tường của người
Chăm xây cùng thời với tháp Pô Tằm
vào khoảng thế kỷ thứ 8.
ĐứC Kiên
SẽkhaiquậtkhảocổtạinhómđềnthápChămPôTằm,BìnhThuận
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1092 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 

En vedette

Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА Приж 1966
Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА  Приж 1966Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА  Приж 1966
Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА Приж 1966
Dimov Viasheslav
 
Cоциальные сети
Cоциальные сетиCоциальные сети
Cоциальные сети
JuliaSolovyova22
 
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
izah123
 
Documentation and record keeping
Documentation and record keepingDocumentation and record keeping
Documentation and record keeping
francisfloresdbb
 
технология вк
технология вктехнология вк
технология вк
englishfrau
 
ECQA-esittely
ECQA-esittelyECQA-esittely
ECQA-esittely
TIVIA ry
 

En vedette (15)

Маслов Модели самооценки
Маслов Модели самооценкиМаслов Модели самооценки
Маслов Модели самооценки
 
Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА Приж 1966
Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА  Приж 1966Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА  Приж 1966
Сергей Лифарь. МОЯ ЗАРУБЕЖНАЯ ПУШКИНИАНА Приж 1966
 
Certificaat_NS
Certificaat_NSCertificaat_NS
Certificaat_NS
 
Cоциальные сети
Cоциальные сетиCоциальные сети
Cоциальные сети
 
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
Soalan lazim berkaitan dasar memartabatkan bahasa malaysia memperkukuh bahasa...
 
Journalists in Ukraine are Treated Like Slaves
Journalists in Ukraine are Treated Like SlavesJournalists in Ukraine are Treated Like Slaves
Journalists in Ukraine are Treated Like Slaves
 
Documentation and record keeping
Documentation and record keepingDocumentation and record keeping
Documentation and record keeping
 
технология вк
технология вктехнология вк
технология вк
 
Publicidad
PublicidadPublicidad
Publicidad
 
Всемирные дни здоровья осени 2013
Всемирные дни здоровья осени 2013Всемирные дни здоровья осени 2013
Всемирные дни здоровья осени 2013
 
Menu Above5
Menu Above5Menu Above5
Menu Above5
 
Linux Pro
Linux ProLinux Pro
Linux Pro
 
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
International Journal of Engineering Research and Development (IJERD)
 
ECQA-esittely
ECQA-esittelyECQA-esittely
ECQA-esittely
 
Respiració cel·lular
Respiració cel·lularRespiració cel·lular
Respiració cel·lular
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn (17)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 

Plus de longvanhien

Plus de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1045 ngày 10/10/2013 - Bảo đảm an ninh, an toàn để phát triển du lịch (Tr.2) - Nâng caohiệu quảhoạtđộng củahệ thốngthiếtchếvănhóa cơsở (Tr.7) - “Những ngày văn hóa Philippines tại Việt Nam” (Tr.7) - Hội nghị Hiệp hội các Bảo tàng quốc gia Châu Á lần thứ 4 (Tr.19) troNG số Này Thủ tướng Chính phủ phê duyệt“Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030” Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1752/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2020 hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao (TDTT) quốc gia cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nâng cao thành tích thi đấu thể thao và đủ khả năng đăng cai tổ chức thành công các giải thi đấu thể thao thành tích cao của khu vực, châu lục và một số giải thi đấu thể thao thành tích cao của thế giới. (Xem tiếp trang 5) Tuần lễ“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ được tổ chức từ 18 - 24/11 với sự tham gia của 17 dân tộc với tổng số khoảng 360 người đến từ 13 tỉnh/thành trên cả nước. Sau chương trình khai mạc, sẽ diễn ra Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư”; Trại sáng tác điêu khắc tượng Tây Nguyên; Triển lãm, giới thiệu Văn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam; Tái hiện không gian văn hoá Chợ nổi Nam Bộ và Chợ vùng cao phía Bắc; (Xem tiếp trang 3) Ảnh:TỪLƯƠNG Chiều 03/10 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp ông Peter Hitchcok - Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn độc lập của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUNC). (Xem tiếp trang 2) ĐềnghịUNESCOcôngnhậnCátBà làdisảnthiênnhiênThếgiới Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Peter Hitchcok - Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn độc lập của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1045 l 10.10.2013 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiênThế giới (không bao gồmVịnh Hạ Long) đã đầy đủ cơ sở khoa học. Đây cũng là giải pháp nhằm bảo tồn tốt nhất giá trị đa dạng sinh học quần đảo Cát Bà. Chính phủViệt Nam cũng như chính quyền Thành phố Hải Phòng luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của UNESCO về việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học (tiêu chí IX, tiêu chí X) trên cơ sở thực tế của quần đảo Cát Bà. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Thành phố Hải Phòng thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trên quần đảo Cát Bà, bảo vệ rừng ngập mặn bị chia cắt, phát triển đàn voọc, quy hoạch quần đảo Cát Bà…. Đặc biệt là sẽ có những lưu ý riêng đối với dự án xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện. Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, chuyên gia tư vấn độc lập của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới Peter Hitchcock khẳng định, quần đảo Cát Bà là nơi có phong cảnh đẹp và hệ sinh thái đa dạng vào loại bậc nhất thế giới, Việt Nam cũng đã làm rất tốt công tác bảo tồn thiên nhiên tại Cát Bà. Ông Peter Hitchcock cho biết, bộ hồ sơ đề cử quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới đã được tổ chức quốc tế tiếp nhận và giao cho đại diện của cơ quan tư vấn IUCN thẩm định. Hi vọng, quần đảo Cát Bà sẽ trở thành một điểm đến du lịch và bảo tồn lý tưởng mang tầm quốc tế trong thời gian tới. Vp.CHínH pHủ ĐềnghịUNESCOcôngnhậnCátBà... (Tiếp theo trang 1) Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn làm Trưởng đoàn vừa làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách theo tinh thần Chỉ thị 18/CT-TTgcủaThủtướngChínhphủ;về công tác thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh, thành lập Trung tâm thông tin, xúc tiến du lịch. Từ năm 1999, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đã được thành lập và trong các năm 2004, 2008 và 2011, UBND tỉnh Bình Thuận liên tục có những Quyết định nhằm kiện toàn bộ máy của Ban Chỉ đạo.Trong những năm qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã chú trọng cho công tác đầu tư, phát triển du lịch, xem đây là một ngành trọng điểm góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các cơ quan chứcnăngđãtriểnkhailựclượngtúctrực tại các điểm du lịch trọng yếu, kịp thời ngăn chặn tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo du khách. Yêu cầu các đơn vị, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, quán ăn, điểm du lịch… ký cam kết không tăng giá, “chặt chém” du khách, nhằm tạo môi trường du lịch thân thiện… Ngành du lịch Bình Thuận cũng đã triển khai xây dựng 3 quầy hỗ trợ thông tin cho du khách, kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến du lịchnhưgiớithiệuđiểmđếnantoàn,thân thiện, các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ vui chơi giải trí trên biển… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng HồAnhTuấn nhấn mạnh, du lịch Bình Thuận đã có những bước tiến vượt bậc, là một trong những địa phương sớm thành lập được Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, xây dựng được định hướng phát triển du lịch ngắn và dài hạn, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện... Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa thực sự bền vững, sản phẩm du lịch chưa đồng bộ và xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có, nguồn nhân lực phục vụ du lịch vẫn còn thiếu và yếu… Vì vậy, về lâu dài, địa phương cần sớm thực hiện đề án xây dựng trường đào tạo nghề du lịch; liên kết với một số trường, địa phương trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành; khẩn trương thực hiện các chỉ đạo theo Chỉ thị số 18 của ThủtướngChínhphủtrongcôngtácđảm bảo môi trường du lịch, an ninh, an toàn cho du khách; đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn cho các môn thể thao, bơi, lặn, vui chơi trên biển hay công tác đảm bảo an ninh trật tự, buôn bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo du khách. Trước đó, ngày 26/9, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Thứ trưởng Bộ VHTTDL HồAnh Tuấn làm Trưởng đoàn cũng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về công tác du lịch. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn ghi nhận và đánh giá cao việc Khánh Hòa đã thực hiện rất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển du lịch, trở thành một trong những điểm sáng về du lịch của cả nước, đồng thời đề nghị Tỉnh cần tiếp tục bám sát Chỉ thị số 18 ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, khẩn trương xây dựng kếhoạchtriểnkhaithựchiệntrênđịabàn. Quan tâm đặc biệt đến vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường du lịch cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Nghiên cứu, sớm hoàn thành, hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch, và các Trung tâmxúctiến,hỗtrợdulịchchodukhách. Đối với các đề nghị của UBND tỉnh, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, sẽ tổnghợp,báocáoBanChỉđạoNhànước về Du lịch và Thủ tướng Chính phủ để tìm biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. t.Hợp Bảođảmanninh,antoàn… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1045 l 10.10.2013 - Tại Quyết định số 3339/QĐ- BVHTTDL ngày 27/9/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” từ ngày 18-24/2013 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội gồm Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng Ban Chỉ đạo, bà Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch UBTƯMT Việt Nam làm Phó Trưởng Ban và 15 Ủy viên. - Ngày 30/9/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3379/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Khuyến khích sáng tác và công bố các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930- 1975” gồm Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban, ông Đỗ Kim Cuông - Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam làm Phó Trưởng ban, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Phó Trưởng ban thường trực và 08 thành viên. - Tại Quyết định số 3390/QĐ- BVHTTDL ngày 30/9/2013, Bộ VHTTDL giao Cục Công tác phía Nam chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Đờn ca tài tử với việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng”. - Bộ VHTTDL ban hành quyết định số 3414/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2013, giao Cục Điện ảnh tổ chức 02 Hội thảo, gồm: “Phát triển hợp tác và sản xuất phim” và “Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bá du lịch qua điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII. - Tại Quyết định số 3443/QĐ- BVHTTDL ngày 02/10/2013, Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh gắn với phát triển du lịch tại hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Hồ Chí Minh trong cả nước”. Thời gian: 03 ngày trong tháng 3/2014, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế, số 7 Lê Lợi, thành phố Huế (Thừa Thiên Huế). - Ngày 03/10/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3454/QĐ- BVHTTDL, cho phép Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển văn hóa (A&C) phối hợp với Viện Goethe Hà Nội tổ chức Liên hoan Phim tài liệu và khoa học quốc tế” dành cho thanh thiếu niên Việt Nam. Thời gian từ ngày 24/10- 15/12/2013 tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Trị, Huế, Đà Nắng, Hội An, Đắk Lắk, Đà Lạt, Bạc Liêu. tHtt VăN BảN mới Tái hiện Lễ hội đua bò Bảy Núi; Hội thảo với chủ đề “Giải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay”; Khánh thành quần thể chùa Khmer; Tái hiện Lễ hội Ok-om-bok; Các hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật và giao lưu giữa cộng đồng các dân tộc. Trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” cũng sẽ diễn ra các hoạt động của các cộng đồng dân tộc được huy động, như: Lễ mừng nhà mới và lễ hội Arieuping của dân tộc Tà Ôi; Lễ hội Om đin Om đang của dân tộc Khơ Mú; Tết Xíp Xí của dân tộc Thái; Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự; Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày; Nghi thức đón dâu trong lễ cưới của dân tộc Mông; Lễ kết nghĩa của dân tộc Mơ Nông và Ê Đê; Trình diễn Cồng chiêng Tây Nguyên của dân tộc Gia Rai... Mới đây, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” đã tổ chức phiên họp đầu tiên dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn. Tại phiên họp, Ban Tổ chức cũng đã báo cáo một số nội dung công tác đã thực hiện đồng thời dự kiến thành lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ và tiến độ thực hiện các nội dung công việc nhằm triển khai tổ chức thành công sự kiện này. Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu tham dự phiên họp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức sự kiện ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời giao Ban Tổ chức (Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam làm đầu mối) tiếp thu, hoàn thiện Kế hoạch trình lãnh đạo Bộ VHTTDL phê duyệt, ban hành. Đối với các đề xuất của TP. Hà Nội và Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đồng ý bổ sung và đề nghị các đơn vị làm việc, thống nhất với Ban Tổ chức về các nội dung cụ thể. tHtt Tuầnlễ“Đạiđoànkếtcácdântộc…” (Tiếp theo trang 1)
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1045 l 10.10.2013 quản lý nhà nước Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông báo số 3592/TB- BVHTTDL ngày 02/10, kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững. Nội dung kết luận như sau: Về Kế hoạch tổ chức Hội nghị: Thống nhất chủ đề Hội nghị: “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”. Thời gian tổ chức Hội nghị: dự kiến cả ngày 21/11 và buổi sáng ngày 22/11/2013. Kết thúc Hội nghị sẽ ra Tuyên bố Ninh Bình về Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững. Kinh phí tổ chức: Ngoài nguồn ngân sách của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Bình, cần huy động kinh phí hợp pháp từ các nguồn khác từ Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường để đủ kinh phí tổ chức tốt sự kiện. Về địa điểm tổ chức: Hội trường lớn tại chùa Bái Đính (Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường cam kết hoàn thiện vào cuối tháng 10/2013 để kịp thời vận hành, thử nghiệm). Giao các đơn vị: Tổng cục Du lịch: Tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý tại cuộc họp, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội nghị, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt (chi tiết phân công nhiệm vụ, điều chỉnh thời gian bắt đầu và kết thúc Hội nghị, chi tiết địa điểm và thời gian tiệc chiêu đãi, chương trình nghệ thuật...). Đề xuất thành viên các Tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Tiểu ban, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định (cử các thành viên Ban Tổ chức vào các Tiểu ban phù hợp). Chuẩn bị tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lần thứ 2 dự kiến vào tuần thứ 2 tháng 10/2013 tại tỉnh Ninh Bình. Chủ trì, phối hợp với Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) lập danh sách thuyết trình viên, đại biểu và khách mời quốc tế báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an để triển khai các thủ tục theo quy định. Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát nội dung các bài thuyết trình đảm bảo đúng định hướng, hiệu quả tuyên truyền báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét. Cục Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm lựa chọn, đào tạo đội ngũ tình nguyện viên phục vụ Hội nghị. Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật, báo cáo Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chỉ đạo. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức triển lãm ảnh giới thiệu về văn hoá và sản phẩm du lịch. Báo Văn hoá, Báo Du lịch và các cơ quan truyền thông của Bộ tuyên truyền về Hội nghị. tHtt Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh Sáng 28/9, tại TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Thể dục thể thao đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2013-2014, Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chú tịch nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải đã tới dự. Trong năm vừa qua, Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh đã công nhận tốt nghiệp cho 449 sinh viên khóa 32 chiếm tỉ lệ 51.9%, trong đó 31 sinh viên đạt loại Giỏi chiếm 6.9%, 299 sinh viên đạt loại Khá chiếm 66.59% và 119 sinh viên đạt loại Trung bình chiếm 26.5% và hơn 70 học viên được cấp bằng thạc sĩ Giáo dục học. Kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2013 triển khai đúng quy chế. Được sự cho phép của Bộ GD-ĐT, năm học 2012-2013 Trường đã tổ chức tuyển nghiên cứu sinh đào tạo trình độ tiến sĩ khóa đầu tiên tại trường thành công, đã có 20 NCS trúng tuyển. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã gửi lời chúc mừng tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhân dịp Khai giảng năm học mới và mong rằng trường sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học để ngày càng khẳng định vị trí đầu ngành trong công tác đào tạo cán bộ thể dục thể thao. Nhân dịp này, Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh có 04 đơn vị vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng và 16 tập thể - cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Cũng tại buỗi Lễ, Trường cũng trao tặng Bằng khen cho 12 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong năm vừa qua. t.Hợp Trường Đại học TDTT TP Hồ Chí minh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1045 l 10.10.2013 quản lý nhà nước Đất dành cho hoạt động TDTT trên cả nước duy trì ổn định từ 3,5m2 đến 4m2/người dân; hoàn thành cơ bản xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao (TT) hiện đại, các trung tâm huấn luyện TT quốc gia, các cơ sở đào đạo TDTT; tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba công trình TT cơ bản cấp tỉnh (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi); hoàn thành xây dựng một số công trình TT phù hợp với các môn TT là thế mạnh của địa phương. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể lực, tổ chức các hoạt động TDTT cho cán bộ, chiến sĩ; tổ chức huấn luyện và thi đấu TT thành tích cao; giáo dục thể chất và TT trong nhà trường. Cũng theo Quy hoạch, đến năm 2030, hệ thống cơ sở vật chất TDTT nước ta đạt tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ, có vị trí thứ hạng cao ở châu lục; một số trung tâm TT lớn có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng các trung tâm huấn luyện TT quốc gia hiện có, đồng thời xây dựng một số trung tâm huấn luyện TT quốc gia gồm: 3 cơ sở tại Hà Nội; 2 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh; 1 cơ sở tại Đà Nẵng; 2 cơ sở tại Cần Thơ; xây mới các cơ sở tại Sa Pa, Hà Nam, Đà Lạt, Kon Tum, Bình Thuận. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các trường đại học TDTT; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT phục vụ tập luyện và thi đấu thể thao. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT do các bộ, ngành, do các địa phương trực tiếp quản lý cũng sẽ được xây dựng, cải tạo, đầu tư, nâng cấp đáp ứng được các tiêu chí nêu ra, đáp ứng nhu cầu huấn luyện, tập luyện, thi đấu của nhân dân. t.Hợp ThủtướngChínhphủphêduyệtQuyhoạch… (Tiếp theo trang 1) Sáng 03/10, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã có buổi tiếp bà Emilita V. Almosara, Giám đốc điều hành Uỷ ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Vương Duy Biên đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam và Philippines đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với bề dày truyền thống vốn có, trong thời gian tới, hai nước sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác này. Cám ơn Thứ trưởng Vương Duy Biên dành thời gian đón tiếp, bà Emilita V. Almosara cũng đồng ý cho rằng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Philippines đang trên đà phát triển. Việt Nam đang là quốc gia có công tác bảo tồn di sản văn hóa được triển khai rất tốt, điều này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, và đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Philippines học tập. Cũng tại buổi tiếp, Bà Emilita V. Almosara cho biết, sắp tới Philippines và Việt Nam sẽ cùng tổ chức Tuần văn hóa tại mỗi nước, qua đó hai bên sẽ giới thiệu những nét đặc sắc nhất về văn hóa, con người mỗi nước. V.p Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3599/BVHTTDL-DSVH ngày 02/10 về việc thẩm định Dự án tu bổ di tích đình Phú Tàng, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội theo đề nghị của Sở VHTTDL thành phố Hà Nội. Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau: Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Tàng, bao gồm các nội dung: Tu bổ đình chính gồm Đại bái và Hậu cung: tôn tạo xây dựng mới Nghi môn, Nhà Thủ từ, Nhà vệ sinh, Nhà bao che công trình, phòng chống mối, sân vườn, tường rào, phòng, chống cháy nổ. Bộ VHTTDL lưu ý dự án đề xuất xây dựng mới Tả vu, Hữu vu không dựa trên căn cứ nghiên cứu tư liệu, khảo sát thực địa và phần tích sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích, nên không xây dựng mới các hạng mục trên do chưa đủ cơ sở khoa học. Khu đất phía sau đình chính để đất trồng cây xanh. Về phương án bảo quản, tu bổ, phục hồ đình chính: Cửa đi Đ 2 thiết kế sáu cánh. Hai bộ vì phụ của tòa Đại bái cần thiết theo mẫu các bộ vì chính hiện có. Tái sử dụng tối đa những chân tảng và ngói lợp còn khả năng hoàn thiện bề mặt toàn bộ cấu kiện gỗ của đình. Do phương án tu bổ đình đề xuất hạ giải toàn bộ công trình, vì vậy đề nghị sử dụng biện pháp đào hào chống mối xung quanh móng công trình, vì vậy đề nghị sử dụng biện pháp đào hào chống mối xung quanh móng công trình, không sử dụng biện pháp khoan lỗ phun thuốc. H.p Thẩm định Dự án tu bổ di tích đình Phú Tàng, Hà Nội Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Giám đốc điều hành Ủy ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines
  • 6. Sự kiện vấn đề 6 số 1045 l 10.10.2013 quản lý nhà nước Ngày 01/10, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3429/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Ban Chỉ đạo bàn giao, tiếp nhận mặt bằng di tích, di vật, hồ sơ khoa học tại Di sản Văn hóa thế giới, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Theo đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, giám sát, tổ chức thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận mặt bằng di tích, di vật, hồ sơ khoa học tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ Viện khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội (thuộc UBND TP Hà Nội) quản lý. Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo đặt tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu). Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trung tâm Bản tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chịu trách nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và quyết định lập các tiểu ban chuyên môn giúp việc để thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng các chế độ theo quy định. Ban Chỉ đạo tự giải thể khi công tác bàn giao, tiếp nhận mặt bằng di tích, di vật, hồ sơ khoa học tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội hoàn thành. Đ.a Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác kịch bản phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2013. Cuộc thi sáng tác kịch bản phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2013 do Bộ VHTTDL tổ chức nhằm lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao sử dụng làm tài liệu truyền thông, giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, thực hiện các hành vi có lợi và bền vững về DS-KHHGĐ.Thông qua cuộc thi cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; không kết hôn sớm và không kết hôn cận huyết thống; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, không thực hiện các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh; trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Kể từ ngày phát động (15/4/2013) đến ngày 20/8/2013, Ban Tổ chức đã nhận được 184 tác phẩm dự thi của 162 tác giả trong cả nước. Các tác phẩm dự thi đã tuân thủ đúng quy chế, thể lệ cuộc thi, tập trung vào chủ đề phòng, chống tệ nạn mại dâm. Hầu hết các tác phẩm đều có bố cục chặt chẽ, nhân vật có đời sống, có cá tính riêng, truyện kịch ngắn gọn, súc tích, giàu tính nhân văn và có khả năng sân khấu hoá cao. Tổng kết cuộc thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn 17 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, trong đó giảiAthuộc về tác phẩm “Lạc lối” (tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh - TP Hồ Chí Minh); 03 giải B thuộc về các tác phẩm “Trước ngày cưới”, “Phía sau sàn Catwalk”, “Cho yêu thương trở lại”. Ngoài ra, Ban Giám khảo cũng trao 5 giải C và 8 giải Khuyến khích cho các tác phẩm khác. tHtt TraogiảithưởngCuộcthisángtáckịchbản phòng,chốngtệnạnmạidâm2013 Thành lập Ban Chỉ đạo bàn giao, tiếp nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: Kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2013), Thành phố Hà Nội cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên khắp địa bàn thành phố. Trong đó, nổi bật có các hoạt động như: Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013; Triển lãm "Nước”; Triển lãm Hoàng thành Thăng Long - Thành nhà Hồ: Hai Di sản thế giới đặc sắc của Việt Nam; Khai mạc Giải chạy báo Hànộimới vì hòa bình lần thứ 40; Chợ công nghệ thiết bị Thủ đô năm 2013; Giao ban lĩnh vực khoa học công nghệ 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng; Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội; Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử; Chương trình Đại nhạc hội nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp. Bên cạnh đó, trong các ngày 9 - 10/10 tại các sân khấu trung tâm trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, người dân Thủ đô sẽ được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc, chèo, cải lương, quan họ, xiếc, hài kịch… do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Hà Nội, Trung ương và các tỉnh, thành khác thực hiện. n.tHanH Hoạt động VHTTDL chào mừng kỷ niệm 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1045 l 10.10.2013 Sự kiện vấn đề Tối 03/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines tổ chức khai mạc Những ngày Văn hóa Philippines tại Việt Nam. Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên; bà Emilita V. Almosara, Giám đốc điều hành Uỷ ban quốc gia về Văn hóa và Nghệ thuật Philippines; cùng đông đảo quan khách, các vị khách mời trong nước và quốc tế. Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định: Trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Philippines phát triển hết sức tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hai bên đã tích cực mở rộng giao lưu hợp tác hợp tác, không chỉ trong khuôn khổ quan hệ song phương mà còn đa phương. Đây là lần đầu tiên những Ngày Văn hóa Philippines được tổ chức tại Việt Nam. Sự kiện văn hóa có ý nghĩa này sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 quốc gia; đồng thời là cơ hội tốt làm sâu sắc thêm vốn hiểu biết của người dân Việt Nam về đất nước, văn hóa và con người Philippines. Ngay sau lễ khai mạc là chương trình biểu diễn nghệ thuật của dàn hợp xướng Trường Đại học Santo Tomas - Philippines, một trong các trường đại học lâu đời nhất châu Á. Dàn hợp xướng được thành lập năm 1992, là dàn hợp xướng đầu tiên của trường với các sinh viên, cựu sinh viên các khoa, trường trực thuộc, dưới sự dẫn dắt và chỉ huy của người sáng lập, giáo sư Fidel Gener Calalang. Chương trình với nhiều tiết mục: Âm nhạc thánh lễ 2 tác phẩm; Âm nhạc quốc tế 8 tác phẩm; Âm nhạc Broadway 4 tác phẩm; Âm nhạc Filipino 6 tác phẩm. Trước đó, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm chủ đề: “Hoa văn trên các đảo chúng tôi - Nét văn hóa trong nghề dệt truyền thống Philippines”. Triển lãm giới thiệu sản phẩm của những người Ilocos và Itneg miền Tây Bắc Luzon; miền Trung và miền Nam Mindanao; miền Tây Visayas. Đ.n “Những ngày văn hóa Philippines tại Việt Nam” Ngày 01/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở với sự tham dự của các đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các cấp thuộc khu vực phía Nam. Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu nhận định, thời gian đầu khi mới chuyển đổi cơ chế hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn cả nước còn khá lúng túng, đến nay đã từng bước đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất đã được tăng cường, một số Trung tâm Văn hóa - Thể thao được đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động và khai thác có hiệu quả, phục vụ nhu cầu người dân. Các Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành phố luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tích cực tìm tòi các loại hình nghệ thuật phù hợp với trình độ thưởng thức của nhân dân, thu hút đông đảo nhân dân đến vui chơi, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Tuy nhiên, theo ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, hiện vẫn còn những hạn chế trong tổ chức và hoạt động ở các Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại các địa phương. Đội ngũ cán bộ tuy đã được nâng lên về chất lượng, nhưng vẫn còn bất cập về năng lực và chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao các cấp còn sơ sài, nghèo nàn, một số nơi không quan tâm duy trì hoạt động thường xuyên. Thêm vào đó, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng nên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu hoạt động. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đến năm 2020, các đại biểu cho rằng, cần quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, giành quỹ đất để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; củng cố xây dựng và nâng cấp hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật, các trường nghiệp vụ Thể dục thể thao theo khu vực; tăng cường công tác quản lý nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn liền với thực tiễn đời sống. Đối với cán bộ công tác ở khu vực có địa bàn khó khăn, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để họ phục vụ đời sống văn hóa, thể thao và tinh thần của các đồng bào vùng sâu, vùng xa. M.HạnH Nângcaohiệuquảhoạtđộngcủahệthống thiếtchếvănhóacơsở
  • 8. 8 số 1045 l 10.10.2013 Sự kiện vấn đề Ngày 02/10, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận 6 tài liệu lịch sử do Kho lưu trữ về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga chuyển giao. Các văn bản tài liệu này có liên quan đến Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các hiện vật bao gồm: Ghi chép báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Pháp về vấn đề Đông Dương ngày 20/8/1945. Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi I.V.Stalin đề nghị giúp đỡ nhân dân Việt Nam liên quan đến việc vỡ các đê đập trên sông, ngày 22/9/1945. Điện của Hồ Chí Minh gửi I.V.Stalin liên quan đến tình hình tại An Nam, ngày 21/10/1945. Ghi chép của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô về vấn đề thành lập Chính phủ của Bảo Đại tại Việt Nam, ngày 25/9/1949. Ghi chép của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô liên quan đến sự chấp thuận của Chính phủ Liên Xô về việc cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, ngày 12/12/1950. Thư cá nhân của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô A.Ya.Vyshinskiy gửi Đại sứ Việt Nam Dân chủ cộng hoà Nguyễn Lương Bằng về việc đáp ứng đề nghị của Đại sứ quán cấp một trăm ngàn rúp - số tiền ứng trong khoản vay mà Chính phủ Liên Xô lúc đó sẽ cấp cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 26/5/1952... Phát biểu tại buổi lễ, ông Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh bày tỏ cảm ơn Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga đã trao tặng tài liệu và khẳng định, đây là những tài liệu quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu, tuyên truyền về thực tiễn quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam A.G.Kovtun bày tỏ vinh dự khi trao tặng bản sao lưu trữ phản ánh lịch sử trưởng thành của mối quan hệ Nga - Việt; nói lên mối quan hệ hai nước có gốc rễ lịch sử sâu sắc, được xây dựng trên tình hữu nghị và sự giúp đỡ lẫn nhau. Đại sứ tin tưởng, mối quan hệ Liên bang Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố và phát triển tốt đẹp. Các hiện vật quý do Liên bang Nga trao tặng sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Yến nHi Bảo tàng Hồ Chí minh tiếp nhận 6 tài liệu lịch sử quan hệ Việt Nam - LB Nga Tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội đang được Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm triển khai xây dựng, gồm Hàng Buồm-Mã Mây-Hàng Giày- Lương Ngọc Quyến-Tạ Hiện-Đào Duy Từ. Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xưa. Để triển khai hiệu quả, Công ty CP Đồng Xuân, đơn vị thực hiện đề án đang tích cực vận động các hộ dân kinh doanh các món ăn truyền thống của Hà Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, các loại chè cổ truyền..., đồng thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Riêng tình trạng hàng quán nấu nướng giữa lòng đường sẽ bị nghiêm cấm. Sau khi thực hiện, đơn vị sẽ cùng các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, công ty còn tổ chức nhiều lớp tập huấn, nâng cao kĩ năng của người bán hàng, tránh những trường hợp chèo kéo, “chặt chém” du khách. Công ty Cổ phần Đồng Xuân cũng xây dựng phương án vị trí đặt các điểm chốt, bố trí các điểm giao thông tĩnh, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… Qua khảo sát các nhà mặt phố mở cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Buồm-Hàng Giày-Lương Ngọc Quyến-Mã Mây-Tạ Hiện, trong tổng số 159 cửa hàng có 47 cửa hàng kinh doanh ăn uống, chiếm 30%. Trên vỉa hè các tuyến phố này có 50 người bán hàng buổi tối. Việc hình thành các nhà hàng ăn uống tự phát trên các tuyến phố nói trên với nhiều chủng loại phong phú đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của du khách, nhất là du khách nước ngoài.Tuy nhiên, do chưa được qui hoạch nên các hàng ăn, giải khát sắp xếp tùy tiện, chèo kéo khách, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo... Do vậy, việc qui hoạch khu ẩm thực theo hướng văn minh, lịch sự trên cơ sở gìn giữ bảo tồn nét văn hóa ẩm thực lâu đời truyền thống của khu phố cổ là cần thiết. Công ty cũng đã có nhiều cuộc họp bàn, khảo sát lấy ý kiến người dân trong khu vực tuyến phố đi bộ mở rộng và có gần 100% các hộ dân ủng hộ việc khôi phục và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống để phục vụ khách du lịch. Du khách sau khi đi tham quan, mua sắm ở phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân hoặc khách du lịch tham quan, lưu trú tại phổ cổ Hà Nội có thể thưởng thức món ăn truyền thống tại các tuyến phố mở rộng. Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Xuân cho biết, đặc trưng của các khu phố này là nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt, người Hoa. Những món ăn đó thể hiện nét tài hoa tinh tế của người Hà Nội, trở thành thương hiệu nổi tiếng của các khu Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong khu phố cổ Hà Nội
  • 9. 9số 1045 l 10.10.2013 Sự kiện vấn đề phố và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè trong và ngoài nước. Nơi đây còn lưu giữ được những công trình được xây dựng từ thế kỷ thứ 18-19 với dáng vẻ kiến trúc cổ, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo, nổi bật là các di tích lịch sử như đền Bạch Mã, đình Quán Đế, nhà cổ 87 Mã Mây, đền HươngTượng... Tất cả sẽ tạo nên bản sắc riêng cho không gian đi bộ mở rộng. Theo ông Mai Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: “Khu vực không gian đi bộ mở rộng tại khu phố cổ rất cần kết nối với phố ẩm thực Tống Duy Tân hoặc khai thác ẩm thực tại một số tuyến phố có nhiều món ăn nổi tiếng như Hàng Buồm,Tạ Hiện, Đào DuyTừ… để phục vụ du khách có nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi sau khi tham quan, mua sắm tại đây. Việc kết hợp hài hòa giữa không gian đi bộ, mua sắm với ẩm thực là cần, vấn đề tổ chức như thế nào cho đồng bộ, hấp dẫn”. t.t.n Sau hơn một ngày tranh tài sôi nổi, quyết liệt, hấp dẫn trên các cung đường mòn qua các xã Thanh Kim, Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải, San Sả Hồ, Bản Khoang, Tả Phìn, Sa Pả, Hầu Thào, Sử Pán của huyện Sa Pa (Lào Cai), Giải marathon leo núi quốc tế năm 2013 đã kết thúc tốt đẹp. Vận động viên Lý A Song (Sa Pa, Lào Cai) về đích ở vị trí thứ nhất cự lỵ 21 km với thời gian 1 giờ, 54 phút, 6 giây; Joakim Esaiasson (Thụy Điển) về thứ hai, với thời gian 2 giờ, 4 phút, 56 giây; Philip Martin Eggold (Mỹ) về thứ 3, với thời gian 2 giờ, 9 phút, 26 giây. 4 vận động viên của Sa Pa đều thi đấu rất tốt tại Giải Việt dã vượt núi Việt Nam năm 2013, ngoài Lý A Song về đích ở vị trí thứ nhất, ở cự ly 21 km dành cho nam, hai vận động viên Thào ASự và GiàngADơ chia nhau vị trí thứ tư và thứ năm, VàngAPay về đích ở vị trí thứ chín. Ở cự ly 42 km nam: Yong Wai Cheng (Singapore) về đích ở vị trí thứ nhất, với thời gian 4 giờ, 51 phút, 50 giây; Jacob Green (Đan Mạch) về thứ hai, với thời gian 5 giờ, 8 phút, 40 giây; Nicolas Perret Ducray về vị trí thứ ba, với thời gian 5 giờ, 16 phút, 00 giây. Ở cự ly này, vận động viên Vũ Xuân Tiến – “Running man” về đích ở vị trí thứ 10, với thời gian 6 giờ, 12 phút, 15 giây. Cự ly 70 km nam: Simon Grimstrup (Đan Mạch) về vị trí thứ nhất với thời gian 7 giờ, 48 phút, 40 giây; Meyer (Đức) về thứ hai với thời gian 8 giờ, 31 phút, 30 giây; về thứ 3 làYeo Joon Kiat (Singapore) với thời gian 9 giờ, 53 phút, 15 giây. Tại đường chạy của nữ, ở cự ly 21 km: Samantha Janae Young (Mỹ) về đích ở vị trí thứ nhất, với thời gian 2 giờ 14 phút, 51 giây; về thứ hai là Carolina Andres Abdo (Mexico) với thời gian 2 giờ, 15 phút, 00 giây; Camilla Nielsen (Đan Mạch) về thứ 3, với thời gian 2 giờ 16 phút, 16 giây. Cự ly 42 km nữ, Annemette Skov (Đan Mạch) về vị trí thứ nhất, với thời gian 5 giờ, 25 phút, 40 giây; vị trí thứ hai thuộc về Patricia Pei Voon Lee (Malaysia) với thời gian 6 giờ, 08 phút, 40 giây; Sanja Burns (Australia) về thứ 3 với thời gian 6 giờ, 26 phút, 15 giây. Cự ly 70 km giành cho nữ: Shiri Leventhal (Mỹ) về đích ở vị trí thứ nhất với thời gian 9 giờ, 25 phút, 30 giây; Camilla Gry (Đan Mạch) về vị trí thứ hai với thời gian 9 giờ, 39 phút, 20 giây; Nora Barbara Senn (Thụy Điển) về thứ 3 với thời gian 10 giờ, 08 phút, 15 giây. Chiều 06/10, đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải Giải Việt dã vượt núi Việt Nam năm 2013. Ban Tổ chức giải đã trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các vận động viên tham gia tranh tài nội dung nam, nữ ở các cự ly 21 km, 42 km và 70 km. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao Giải danh dự cho những vận động viên địa phương tham gia Giải Việt dã vượt núi Việt Nam năm 2013. Văntoàn Lào Cai: Kết thúc Giải marathon leo núi quốc tế năm 2013 Với tinh thần “tương thân tương ái”, sáng 04/10, BộVăn hóa,Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra. Lễ phát động có sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Khối trụ sở cơ quan Bộ VHTTDLvà một số đơn vị trực thuộc. Ngay trong ngày đầu phát động, đã có hàng chục triệu đồng được quyên góp. Trong những ngày qua, bão số 10 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, NghệAn, Thanh Hóa. Tính đến thời điểm hiện tại, trận bão lũ này đã làm 9 người chết, 3 người mất tích, 199 người bị thương, gần 400 nhà bịsậpđổ,cuốntrôi;trên223.630cănnhà bị tốc mái, hư hỏng hoặc bị nhấn chìm trong nước; 1.121 trường học, trụ sở cơ quan, bệnh viện, công trình công cộng bị ngập, hư hại, tốc mái và rất nhiều thiệt hại khác về nông nghiệp, thủy sản, tàu thuyền, hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông... Người dân các tỉnh miền Trung đang rất cần sự giúp đỡ thiết thực về vật chất, tinh thần của đồng bào cả nước, góp phần nhanh chóng khôi phụcsảnxuất,ổnđịnhđờisốngnhândân t.Hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ đồng bào miền Trung
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1045 l 10.10.2013 Sự kiện vấn đề Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 2013 đã chính thức bế mạc ngày 05/10 tại Nhà thi đấu Cung văn hóa, Thể thao Thanh niên thành phố Hải Phòng. Ở nội dung đơn nam, giải Nhất thuộc về tay vợt Đinh Quang Linh (Câu lạc bộ Quân đội) với 22 điểm, giải Nhì thuộc về tay vợt Nguyễn Văn Ngọc (Câu lạc bộ Xi măng Hoàng Thạch Hải Dương) với 20 điểm và giải Ba thuộc về Đào Duy Hoàng An (Câu lạc bộ Petrosecco) với 20 điểm. Ở nội dung đơn nữ, giải Nhất thuộc về vận động viên Mai Hoàng Mỹ Trang (Câu lạc bộ Petrosecco Hồ Chí Minh) với 23 điểm, giải Nhì thuộc về vận động viên Phan Hồng Trường Giang (Câu lạc bộ Bộ Công an) với 22 điểm và giải Ba thuộc về vận động viên Nguyễn Thị Việt Linh (Câu lạc bộ Bộ Công an) với 22 điểm. Tham dự Giải năm nay có 28 vận động viên (15 nam, 13 nữ) đến từ 9 Câu lạc bộ trong cả nước gồm: Xi măng Hoàng Thạch Hải Dương, Hà Nội, T&T Hà Nội, Petrosecco, Petrosecco Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Tiền Giang, Công an và Quân đội. Các vận động viên thi đấu ở 2 nội dung đơn nam và đơn nữ theo thể thức vòng tròn tính điểm. Giải đấu nhằm tuyển chọn những tay vợt xuất sắc nhất vào đội tuyển bóng bàn quốc gia tham dự SEA Games 27 sắp diễn ra tại Myanmar vào tháng 12 tới. naM anH Bế mạc Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 2013 Năm 2013 là năm nền tảng của công tác chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18. Rất nhiều đề án quan trọng đã và đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt, hướng tới việc tổ chức một kỳ ASIAD thành công. Trong đó, “Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019” được đánh giá là một trong những đề án quan trọng nhất. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia đầu ngành, với xuất phát điểm thấp của TTVN so với các cường quốc thể thao châu lục, nếu không bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng VĐV, thì e rằng quãng thời gian 6 năm là không kịp để có một lứa VĐV tài năng, đủ sức đua tranh tại ASIAD 18. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Lâm Quang Thành, cho biết: “Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019” có những nội dung chủ yếu: Tập trung rà soát các hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu của tất cả các tỉnh, thành, ngành, từ đó sàng lọc lực lượng VĐV trẻ, thậm chí giám định tất cả VĐV ở các đội tuyển trẻ đang được tập huấn hiện nay. Đề án lấy mốc Olympic trẻ 2014 và các giải trẻ, các kỳ SEA Games ở những năm sau, để tuyển chọn VĐV. Nếu được phê duyệt, chương trình sẽ được thực hiện từ tháng 1/2014. Trong đề án này, các môn mà TTVN dự kiến sẽ tham gia tại ASIAD 18 được chia làm 6 nhóm đầu tư. Nhóm 1 là nhóm SAO (được đầu tư để giành Huy chương Vàng SEA Games, ASIAD, Olympic), gồm 4 môn: Bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo. Nhóm 2 là nhóm SAQ (giành huy chương SEA Games, ASIAD và đạt chuẩn Olympic): Điền kinh, bơi lội, vật, judo, boxing… Nhóm 3 là nhóm SA (huy chương SEA Games, ASIAD): Karatedo, wushu, cầu mây... Nhóm 4 là nhóm SEA (HCV SEA Games): Cờ vua, pencak silat, billiards & snooker, rowing, canoeing, thể hình, vovinam, muay, sport aerobic... Nhóm 5 là nhóm SPO (nhóm tiềm năng): Đấu kiếm, bắn cung, nhảy cầu, xe đạp. Nhóm 6 là nhóm SPEX (nhóm nỗ lực), gồm các môn còn có khoảng cách lớn so với trình độ thế giới: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt... Các nhóm trọng điểm được tập trung mọi nguồn lực chính là SAO, SAQ và một số môn thuộc nhóm SA. Các VĐV thuộc nhóm trọng điểm sẽ được đầu tư đặc biệt, từ công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật cao vào tập luyện, dinh dưỡng đặc biệt, cho đến tâm lý, giáo dục, kiểm tra y sinh học trong tập luyện và thi đấu, hồi phục. Mấu chốt của “Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019” là các VĐV sẽ tham gia vào các chương trình tập huấn dài hạn, đặc biệt là ở nước ngoài. Một số môn sẽ được Tổng cục TDTT giao cho các địa phương, liên đoàn, phối hợp đầu tư. Hiện tại, do quỹ thời gian không còn nhiều, nên ngành TDTT đã sớm cho triển khai một số dự án nằm trong kế hoạch chuẩn bị nguồn VĐV cho ASIAD 18. Ở môn bơi, ngay từ năm 2012, nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (17 tuổi) đã được đầu tư mạnh mẽ, được đưa sang Mỹ tập huấn dài hạn và gần đây đã liên tục đạt được những thành tích hết sức ấn tượng. Ở môn điền kinh, TTVN hiện sở hữu một tài năng trẻ khác là Quách Thị Lan, cũng mới 17 tuổi. Nội dung sở trường của Lan là 400m rào nữ và thông số thành tích của Lan hiện ở mức HCV châu lục. Từ đầu năm nay, Lan và 3 VĐV khác của Thanh Hóa đã được gửi đi tập huấn nước ngoài, Thể thao Việt Nam hướng tới ASiAD 18
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1045 l 10.10.2013 Sự kiện vấn đề Cử tạ Việt Nam đang đứng trước hai giải đấu quan trọng nhất trong năm: Giải vô địch thế giới và SEAGames 27. Với thế mạnh ở hạng cân “tủ” 56kg, hai gương mặt quen thuộc là Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn hứa hẹn sẽ tiếp tục đem về thành tích cao. Rút kinh nghiệm từ giải VĐTG năm 2011 và các giải đấu quan trọng gần đây, cử tạ Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho giải VĐTG 2013, sẽ diễn ra tại Wroclaw (Ba Lan), từ ngày 20 - 27/10, cũng như cho SEAGamess 27 vào cuối năm. Trưởng bộ môn Cử tạ (Tổng cục Thể dục thể thao), ông Đỗ Đình Kháng, cho biết, đội tuyển Việt Nam tham dự giải VĐTG 2013 với 4 lực sỹ: Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn (hạng 56kg nam), Đỗ Thị Thu Hoài (48kg nữ) và Hoàng Tấn Tài (85kg nam). Trong số này, Kim Tuấn và Quốc Toàn vẫn là hai ứng viên sáng giá nhất trong cuộc đua giành huy chương cho cử tạ Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải thế giới, Quốc Toàn đã sang Bulgaria tập huấn từ đầu tháng 9, đồng thời kết hợp với chữa trị chấn thương đầu gối mới tái phát gần đây. Theo ông Đỗ Đình Kháng, sức khỏe và tình hình chữa trị chấn thương của Quốc Toàn đang tiến triển rất tốt. Tại Bulgaria, ngoài việc tập luyện với chuyên gia, Quốc Toàn và đồng đội Thu Hoài cũng được đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, hồi phục và cả hai đã sẵn sàng cho giải thế giới. Trong khi đó, Kim Tuấn và Tấn Tài đang tập huấn tại TP Hồ Chí Minh. Dự kiến, ngày 17/10, HLV Huỳnh Hữu Chí cùng hai đô cử này sẽ lên đường sang Ba Lan. Cùng ngày, Quốc Toàn, Thu Hoài và chuyên gia cũng sẽ di chuyển từ Bulgaria tới Ba Lan hội quân. Hai năm trước, tại giải VĐTG ở Pháp, Quốc Toàn và Kim Tuấn đều góp mặt ở hạng 56kg. Nhưng áp lực về tâm lý, cùng với việc kém thích nghi với tiết trời lạnh ở châu Âu, đã khiến Kim Tuấn thi đấu không thành công. Ở giải VĐTG lần này, Kim Tuấn đã đặt quyết tâm cao. Đặc biệt, sau khi giành HCB giải vô địch Châu Á 2013 với thành tích cử giật 125kg, cử đẩy 156kg và tổng cử 281kg, tại giải vô địch quốc gia mới đây ở Hải Phòng, Kim Tuấn còn gây bất ngờ khi thiết lập KLQG mới: 131kg cử giật, xô đổ KLQG 130 kg của Hoàng Anh Tuấn lập tại Olympic Bắc Kinh 2008. Thành tích này giúp Kim Tuấn phấn chấn hơn trước ngày tới Ba Lan. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, để có thể lọt vào tốp tranh chấp huy chương, các đô cử Việt Nam cần phải đạt được mức tổng cử khoảng 284kg. Một trong số các đối thủ chính của Kim Tuấn và Quốc Toàn là đô cử nổi tiếng người CHDCND Triều Tiên, OM Yun Chol, đã đạt tổng cử 286kg. Đây cũng là ĐKVĐ Olympic 2012. Mới đây, tại giải vô địch châu Á 2013, cử tạ Việt Nam đã đoạt được 10 huy chương (5 HCB, 5 HCĐ). Trong đó, một mình Kim Tuấn đóng góp 3 HCB (cử giật, cử đẩy và tổng cử hạng 56kg nam). Nhưng ở đây có một nghịch lý: Dù khá “hoành tráng” tại sân chơi châu lục, cử tạ Việt Nam lại rất khiêm tốn ở khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, mục tiêu của cử tạ Việt Nam đặt ra tại Myanmar vào tháng 12 tới vẫn chỉ dừng ở mức phấn đấu 1 HCV và đương nhiên, hy vọng vẫn đặt ở hạng cân 56kg nam mà môn này từng đoạt cả HCV lẫn HCĐ tại kỳ Đại hội cách đây 2 năm, với Quốc Toàn và Kim Tuấn. Theo dự báo, SEA Games lần này, hạng 56kg sẽ chỉ chứng kiến cuộc đấu nội bộ của hai tuyển thủ Việt Nam, nhất là khi đối thủ nguy hiểm nhất là Eko (Indonesia) đã rút lui. Với các hạng cân còn lại, cử tạ Việt Nam thật sự không có “cửa” tranh HCV, kể cả hai đô cử nữ vừa làm nên chuyện tại giải châu lục là Nguyễn Thị Thúy (2 HCB) và Thu Hoài (3 HCĐ). Ở SEA Games, mỗi hạng cân chỉ tính thành tích duy nhất ở tổng cử, chứ không phân ra cử giật hay cử đẩy riêng rẽ để hy vọng. Đơn cử, ở hạng 53 kg của Thúy, cô đang thua kém nhà vô địch người Thái tới cả chục kg. Hay ở hạng 48kg, Thu Hoài phải nâng cao được thông số lên khoảng 15kg mới bằng mức HCV SEA Games - cũng đang do một đô cử Thái Lan nắm giữ. tHế Hùng CửtạViệtNamtíchcựcchuẩnbịchoSEAGames27 với tổng kinh phí lên tới 4 tỷ đồng (tỉnh Thanh Hóa chi 3,4 tỷ đồng, còn lại là Tổng cục TDTT). Với môn judo, trong tháng 10 này, 4 VĐV sẽ lên đường sang Nhật Bản, tham dự khóa học kéo dài gần 7 năm. Toàn bộ kinh phí tập huấn cho 4 VĐV sẽ do phía Nhật Bản tài trợ. Việc các VĐV được đào tạo một cách bài bản ở một môi trường thuận lợi, hy vọng sẽ giúp judo Việt Nam đạt thành tích cao tại ASIAD 18. Tương tự như vậy, kể từ đầu tháng 9 vừa qua, 2 VĐV đua xe đạp Việt Nam đã sang tập huấn môn đua xe đạp lòng chảo tại Hàn Quốc trong vòng 1,5 tháng, với kinh phí 321 triệu đồng. Đây chỉ là khởi đầu trong kế hoạch đào tạo miễn phí cho khoảng 400 VĐV đua xe đạp Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy dự án xây dựng sân đua xe đạp lòng chảo tại Mỹ Đình (Hà Nội), chuẩn bị cho ASIAD 18. Cũng nằm trong kế hoạch hướng tới ASIAD18,mớiđây,2lớpdựtuyểnbóng đá trẻ quốc gia (U19 nữ và U16 nam) đã khai giảng tạiTrung tâm đào tạo bóng đá trẻViệt Nam, với kinh phí đề xuất đầu tư là 56 tỷ đồng, từ nay tới năm 2019. tHế Hùng
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1045 l 10.10.2013 Từ đầu năm đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã đón hơn 478 nghìn lượt khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó một số thị trường khách du lịch tiếp tục tăng khá cao như: Nga ước đạt khoảng 100 nghìn lượt khách (tăng 190% so với cùng kỳ), tiếp đến là Hàn Quốc tăng 60% lượt khách. Australia là một trong những thị trường khách du lịch truyền thống của Khánh Hòa, tăng khoảng 40% lượt khách... Theo thống kê của ngành du lịch Khánh Hòa, số ngày lưu trú bình quân của du khách quốc tế đạt gần 3,3 ngày/ khách so với gần 2 ngày/ khách nội địa. Trong tháng 10 này, Vietnam Airlines tăng tầng suất bay từ Matxcơva đến Nha Trang lên 2 chuyến/ tuần. Tiếp đó vào tháng 11 tới, tuyến bay thẳng Hồng Kông và Nha Trang cũng được thiết lập. Đồng thời thời điểm cuối năm sẽ là kỳ nghỉ đông của du khách vùng viễn Đông Nga, nên tuyến bay thẳng từ vùng này đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến tăng mạnh hơn so với mức 2-4 chuyến bay mỗi ngày như hiện nay. Đến thời điểm này, tỉnh Khánh Hòa có trên 540 cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000 phòng. Trong đó có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao với hơn 8.500 phòng, cùng nhiều cơ sở mua sắm, giải trí hiện đại, các sản phẩm du lịch độc đáo, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường các biện pháp như thành lập các trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu vực du lịch trọng điểm. Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Chính phủ có cơ chế cụ thể xây dựng cảng du lịch Nha Trang đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút khách quốc tế bằng đường thuỷ, sớm triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng sự tăng trưởng khá cao về lượng khách thông qua cảng. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn đề nghị các Bộ nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về thủ tục miễn visa cho một số thị trường khách du lịch trọng điểm, như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhằm thu hút thêm nhiều khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. trần nguYện Sáng 05/10, tại thành phố Cần Thơ, Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn quốc năm 2013 do Liên đoàn Cờ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức đã chính thức khai mạc. G iải được tổ chức nhằm đánh giá trình độ chuyên môn, tuyển chọn các kỳ thủ xuất sắc vào thi đấu giải vô địch quốc gia năm 2014. Giải Cờ tướng năm nay quy tụ 165 kỳ thủ (trong đó có 29 kỳ thủ nữ) đến từ 18 tỉnh/thành trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu… tham gia tranh 2 bộ huy chương đồng đội nam và đồng đội nữ ở cờ tiêu chuẩn. Các kỳ thủ thi đấu theo thể thức hệ Thụy Sĩ 11 ván. Các kỳ thủ nam xếp hạng từ 1-32 và nữ từ 1-16 cờ truyền thống được quyền tham dự giải vô địch hạng nhất toàn quốc năm 2014 và được xét phong cấp theo tiêu chuẩn phong cấp cờ tướng quốc gia. Năm 2013, lần đầu tiên Ban Tổ chức đưa vào tranh tài nội dung cờ chớp tranh 2 bộ huy chương. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, giải năm nay có trình độ chuyên môn cao và dự đoán sẽ có những trận quyết đấu nẩy lửa khi giải hội tụ nhiều danh thủ đầu đàn của làng cờ tướng Việt Nam như: Lại Lý Huynh (Bình Dương), Trềnh A Sáng, Nguyễn Trần Đỗ Ninh (thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Thành Bảo (Hà Nội)... cùng các kỳ thủ từng đoạt nhiều giải thưởng như: Đào Cao Khoa (Hà Nội), Trần Văn Ninh (Đà Nẵng), Võ Minh Nhất (Bình Phước)… a.tùng Khai mạc Giải vô địch Cờ tướng đồng đội toàn quốc năm 2013 Khánh Hòa: Đón 478 nghìn lượt khách du lịch quốc tế Ngày 07/10, Giải Quần vợt Vô địch Quốc gia - Vietravel Cup 2013 chính thức được khởi tranh tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội). Giải do Liên đoàn Quần vợtViệt Nam phối hợp với SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức. Tham dự Giải có 73 vận động viên của 12 đoàn, gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Dương,Tây Ninh, Đà Nẵng,Vĩnh Phúc, Hải Dương, SócTrăng, Quân đội và Hội quần vợt người Việt tại Nga - Vitar. Giải là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 59 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội; đồng thời, tạo điều kiện để các vận động viên tăng cường cọ xát, đánh giá thành tích, xếp hạng các vận động viên.Tuyển chọn các vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc vào đội tuyển quốc gia tham dự giải Vô địch Đông Nam Á sẽ diễn ra tạiThái Lan vào tháng 11 tới. Ngay sau lễ khai mạc, các vận động viên nam bước vào thi đấu ở nội dung đôi nam và đơn nam, với 33 trận đấu loại trực tiếp. Vũ MinH Khởi tranh Giải Quần vợt Vô địch Quốc gia 2013
  • 13. thông tin trao đổi 13số 1045 l 10.10.2013 C uộc thi Giọng hát Việt nhí kết thúc chưa được bao lâu thì Phương Mỹ Chi (á quân của cuộc thi) và gia đình đang phải đối mặt với những thông tin trái chiều xung quanh việc bỏ học đi hát, hét giá cát-sê và mới đây là tin đồn cô bé có nguy cơ bị thôi học. Những ngày này, mọi sinh hoạt của Mỹ Chi gần như bị xáo trộn. Phương Mỹ Chi của The Voice Kids đang bị cuốn vào dòng xoáy thương mại và sức hút của kim tiền. Nhiều tờ báo cùng lúc thông tin Phương Mỹ Chi bỏ học khiến rất nhiều fan hâm mộ em giật mình bởi em còn quá trẻ. 10 tuổi mà Phương Mỹ Chi đã chạy sô như một ngôi sao ca nhạc. Có tờ báo đưa tin, có thời điểm em đã phải truyền nước biển vì đuối sức. Sự thật là sau cuộc thi, Chi dành quá nhiều thời gian tham gia vào các sự kiện ca nhạc ở Hà Nội, quay clip ca nhạc và thậm chí tham gia cả điện ảnh (ca khúc “Nỗi buồn của mẹ” do Phương Mỹ Chi thực hiện vừa được tung lên mạng Internet). Chưa kể, nhiều công ty kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ cũng tới tấp tung ra những lời mời hấp dẫn với Chi… Cứ đà này, nguy cơ Chi bị cuốn vào đà kinh doanh đang hiển hiện khi mức cát-xê dành cho Chi chẳng thua kém các ngôi sao tên tuổi trong giới showbiz. Có bài báo viết, mức cát-xê của Chi khoảng 50 triệu đồng cho một show diễn ở TP Hồ Chí Minh, còn diễn ở Hà Nội hay các tỉnh lẻ mức giá cao hơn rất nhiều. Thế nên, sự lo ngại của người hâm mộ là có cơ sở, bởi Chi vẫn chỉ là học sinh tiểu học, bị cuốn vào dòng xoáy thương mại quá sớm và em sẽ khó lòng trụ vững trong vòng xoáy showbiz với đầy rẫy những cám dỗ. Chắc chắn, Mỹ Chi cũng không ngờ mình bị cuốn vào vòng xoáy này. Dẫu có thế nào, thì người hâm mộ cũng chẳng trách cứ gì Chi. Có chăng chỉ là sự thở dài về sự quá bận tâm của gia đình em với những món lợi mà tiếng hát của Chi mang lại. Cùng tuổi với Chi, có lẽ các bạn em vẫn chỉ biết nhiều đến sách vở và sự yêu thương, chiều chuộng của người thân và gia đình. Còn với Mỹ Chi, em đã bắt đầu làm quen với danh vọng và cám dỗ của đồng tiền. Nhiều người nhận xét rằng Chi là hiện tượng, là tài năng thiên bẩm. Điều đó rất đúng. Nhưng thật tiếc, em phải trở thành người lớn quá sớm khi chưa được chuẩn bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết. Bởi tài năng cũng rất cần được chăm chút, bồi dưỡng để có nền tảng phát triển, thay vì khai thác nó quá mức, theo kiểu “gặt lúa non”. Đó là mặt trái của công nghệ giải trí. Trong lĩnh vực nghệ thuật nước nhà, đã có không ít tài năng nhí lóe sáng rất sớm, điển hình là trường hợp của bé Xuân Mai vào những năm 1990-2000. Ở thời điểm đó, gần như các gia đình trẻ đều sở hữu vài ba cái đĩa “Con cò bé bé” để vỗ về con trẻ. Nhưng thật tiếc, khi đến tuổi trưởng thành, người ta không còn thấy Xuân Mai xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc nữa. Thật tiếc cho một tài năng của làng giải trí Việt sớm tan trong bong bóng sau mưa vậy. Trở lại “hiện tượng” Phương Mỹ Chi. Em phải trở thành người lớn quá sớm khi chưa được chuẩn bị đầy đủ những kĩ năng cần thiết. Quá khó để đặt lòng tin vào tài năng của em trong tương lai, nếu em tiếp tục bị khai thác cùng kiệt. Nếu có lời khuyên, chắc chắn sẽ có nhiều khán giả khuyên rằng, em hãy giữ lấy nụ cười trong trẻo không có toan tính vụ lợi mỗi khi bước ra sân khấu. Đó cũng là đòi hỏi để vun đắp cho một tài năng, để hy vọng có được mùa bội thu trong tương lai. Quả là buồn khi nhìn khuôn mặt trẻ thơ với cặp kính cận của Phương Mỹ Chi, quả là buồn khi nhìn cái vẻ chân chất, thôn quê của cô bé mới 10 tuổi; để rồi liên tưởng tới những câu chuyện đang đầy rẫy trên báo chí về việc gia đình cô bé đã "làm khó" một show diễn ca nhạc dành cho thiếu nhi để tăng giá từ 20 triệu đồng lên 30 triệu đồng chỉ sau khi cô bé bước vào vòng bán kết củaThe Voice Kids và BTC đã phải chấp nhận vì lúc đó băng rôn đã giăng, chương trình đã quảng cáo rầm rộ rồi và cái tên Phương Mỹ Chi đã là một trong những "sức hút" để bán vé rồi.Và liên tưởng tới câu chuyện về việc cô bé bỏ học nhiều quá vì phải chạy show và bay ra Hà Nội họp fan club "tri ân tình cảm khán giả Thủ đô"... Buồn vì giận và buồn vì thương. Thương cho một tài năng dường như lại bắt đầu bị chín ép, buồn cho một tuổi thơ đang đứng trước nguy cơ bị "đánh cắp". Những Phương Mỹ Chi trước đây cũng đã có rồi, trong cả "lịch sử" hoạt động văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam lẫn thế giới. Xuân Mai "Con cò bé bé" là một ví dụ, Hùng Thuận - diễn viên nhí đóng vaiAn trong "Đất phương Nam" là một ví dụ. Và trên thế giới là Macaulay Carson Culkin - diễn viên chính trong sêri phim "Ở nhà một mình". Họ đều sớm tỏa sáng, đều sớm được khai thác cạn kiệt, để rồi sớm rơi vào dĩ vãng với những bi kịch của riêng mình. Không ai mong điều ấy xảy ra với một tài năng nhí nào, với Phương Mỹ Chi càng không. Cô bé cũng chính là một câu chuyện về "Lọ Lem" biến thành công chúa, cô bé chính là niềm hy vọng cho biết bao nhiêu những tài năng nhỏ tuổi, những em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn khác... Em đã đáng yêu tới vậy trong các đêm diễn, em đã khiến nhiều người đột nhiên biết nghe dân ca thay vì những bản nhạc thời thượng hiện nay. Em đã từng là một niềm cảm hứng cho cả khán giả và BTC cuộc thi. Lẽ nào chúng ta muốn em lại bước vào "vòng xoáy" cuộc đời. Nhưng Phương Mỹ Chi sẽ thế nào, giờ đây lại không còn thuộc trách nhiệm của BTC cuộc thi, cũng không phụ thuộc vào mong muốn của công chúng - mà chính là gia đình em - những người lớn đang "định hướng" cho em. tHế Hùng Gặt lúa non
  • 14. giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống 14 số 1045 l 10.10.2013 Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm Yên Bái (25/9/1958 – 25/9/2013) và 66 năm thành lập Đảng bộ huyện Văn Chấn, ngày 30/9, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia Khu di tích Khu ủy Tây Bắc (1952 – 1954) tại bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (có diện tích trên 1.800m2). Tháng 5/1952, để chuẩn bị giải phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định tách 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La khỏi Liên khu Việt Bắc và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Khu XX (tiền thân của Khu ủy Tây Bắc), đóng tại làng Đòng Lý, huyện Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay thuộc tỉnh Yên Bái). Tháng 11/1953, Trung ương đã cho di dời toàn bộ Khu ủy từ xã Hưng Khánh vào đóng tại bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Đảng bộ, quân dân địa phương, Khu ủy Tây Bắc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu tập trung củng cố chính quyền cách mạng; vừa tham gia trực tiếp vừa huy động sức người, sức của, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc. Trong những năm kháng chiến, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần yêu nước, đồng bào các dân tộc xã Phù Nham đã hăng hái nhiệt tình ủng hộ lương thực, thực phẩm, ngày công, gỗ, tre, nứa dựng nhà, kho tàng… để các cơ quan Khu ủy ổn định làm việc. Nhằm làm tốt công tác bảo tồn và khai thác giá trị của di tích, thời gian tới, Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về khu di tích này đến đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, nâng cao ý thức giữ gìn di sản trong cộng đồng; quảng bá và tổ chức các tour, tuyến du lịch, các hoạt động văn hóa; đồng thời, tiếp tục rà soát và từng bước hoàn thiện quy hoạch khu di tích theo Luật Di sản để nơi đây mãi là “địa chỉ đỏ”, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. K.Hoàn Đón Bằng công nhận di tích Khu ủy Tây Bắc là di tích lịch sử cấp quốc gia Với mục đích bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang đã phối hợp với Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam - Quỹ hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân gian (CEEVN) tổ chức lớp dạy thổi, múa khèn Mông tại xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Lớp học diễn ra từ 01 đến ngày 07/10) với sự tham gia của 40 học viên là các thanh niên dân tộc H’Mông ở xã Đường Thượng. Các học viên được giảng về ý nghĩa và giá trị sâu sắc của chiếc khèn; học 11 bài khèn truyền thống trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc H’Mông đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ông Sùng Thìn Dính, 69 tuổi, thôn Thầu Sán, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) biết thổi khèn từ nhỏ, là một trong số rất ít người còn am hiểu và thổi thành thạo 360 bài khèn nhỏ trong tổng số 11 bài khèn truyền thống. Ông cho biết, thực sự xúc động và tự hào khi được mời đến để truyền lại cho thế hệ trẻ hiểu được ý nghĩa của các điệu khèn và biết chơi khèn. Từ đó, họ sẽ có ý thức bảo tồn và phát triển nét văn hóa của chính dân tộc mình. Ông rất vui khi công sức của mình đem lại thành quả. Cây khèn từ xa xưa là một vật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào H’Mông. Ý nghĩa thực sự của các bài khèn truyền thống là dùng để khóc thương cha mẹ khi khuất núi. Sau này, các giai điệu khèn được sáng tạo thêm để thể hiện tâm tư, tình cảm của đồng bào H’Mông trong các lễ hội, các buổi văn nghệ giao duyên. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, hiện nay, số người biết múa khèn ngày càng hạn chế, người am hiểu đầy đủ các điệu khèn lại càng hiếm. Do vậy, việc tổ chức lớp học múa và thổi khèn rất cần thiết nhằm duy trì nét văn hóa đặc trưng của đồng bào H’Mông đang có nguy cơ bị mai một. Ban tổ chức sẽ mở một lớp học nâng cao nữa tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn vào ngày 15/10 với sự tham gia của các học viên đến từ các huyện trong toàn tỉnh. MạnH Huân Hà Giang: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc qua các lớp dạy thổi, múa khèn H’mông
  • 15. giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống 15số 1045 l 10.10.2013 Sáng 04/10 (nhằm ngày 01/7 Chăm lịch), hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã tập trung tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết cùng chung vui Lễ hội Katê 2013 với đông đảo bà con người Chăm sống tại Bình Thuận. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm Bình Thuận. Lễ hội Katê 2013 được tái hiện một cách rực rỡ và sinh động theo đúng nghi thức truyền thống vốn có của một nền văn hóa Chămpa. Mở đầu Lễ hội là phần rước Y trang nữ thần Pô Sah Inư. Hàng nghìn người dự lễ có dịp say đắm với các điệu múa duyên dáng, uyển chuyển của các thiếu nữ Chăm xinh đẹp, hòa quyện trong âm thanh rộn ràng của tiếng trống Paranưng, tiếng réo rắt của kèn Saranai. Tại tháp Pô Sah Inư, lần lượt các nghi thức như: Mở cửa tháp chính, tắm bệ thờ Linga - Yoni, cúng Lễ cầu an... được các nghệ nhân người Chăm thực hiện theo đúng truyền thống và tôn nghiêm. Phần hội được tổ chức sôi động với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu phong phú hơn so với mọi năm. Các hội thi dân gian truyền thống của dân tộc Chăm như: thi tay nghề làm bánh gan tây, bánh gừng, thi trưng bày và trang trí lễ vật để dâng cúng tổ tiên, thi dệt thổ cẩm, làm gốm…Các hoạt động trong phần hội được gắn kết chặt chẽ với phần lễ tạo nên một lễ hội mang đậm sắc thái truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm. Điểm nổi bật của Lễ hội năm nay là trong các hoạt động của phần hội không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Chăm mà người dân địa phương và du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian, tham gia biểu diễn nhạc cụ dân tộc Chăm, làm bánh cổ truyền của người Chăm… dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân Chăm tài hoa. Bà Võ Hoàng Tuyết Linh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Bình Thuận cho biết: Trên tinh thần kết nối cộng đồng người Chăm tại Bình Thuận, Lễ hội Katê 2013 được mở rộng quy mô với sự tham gia của tất cả các địa phương có đồng bào Chăm sinh sống. Lễ hội không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Chăm nói riêng và Bình Thuận nói chung. Để phục vụ đồng bào Chăm và du khách vui Tết Katê ở Bình Thuận, Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Ngoài tổ chức triển lãm, trưng bày các hiện vật gốc có giá trị văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Chăm, Trung tâm còn tổ chức chương trình giao lưu văn hóa đặc trưng của dân tộc mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; tổ chức nhiều hội thi văn hóa dân gian truyền thống Chăm như: thi hòa tấu nhạc cụ dân tộc, hội thi nắn bánh gừng, thi viết chữ Chăm truyền thống nhanh và đẹp… Cũng nhân dịp này, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã tổ chức thăm, tặng quà động viên các vị chức sắc, các gia đình chính sách và một số gia đình người Chăm tiêu biểu tích cực tham gia công tác xã hội và thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. ĐứC MinH Tối ngày 07/10, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội), Cục Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Cục Điện ảnh và Hội giao lưu Văn hóa Nhật-Việt tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ chiếu bộ phim “Konshin” nhân Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973- 2013). Bộ phim “Konshin” lấy bối cảnh quay tại một trong những hòn đảo giàu truyền thống và đệ nhất nước Nhật, nơi sản sinh ra môn vật Sumo cổ điển. Nội dung phim miêu tả sinh động nhân vật chính chuẩn bị cho giải đấu vật sumo cổ lớn được tổ chức 20 năm một lần ở đền Mizuwaka và mối quan hệ của gia đình anh và những người bạn dõi theo cuộc thi đấu. Phim đã được mời tham dự Liên hoan phim Quốc tế tại Montreal (Canada) lần thứ 36. Việt Nam là đất nước thứ hai ngoài Nhật Bản được Nhà sản xuất mong muốn giới thiệu bộ phim này. Các nhân vật chủ chốt của kíp làm phim đều sang Việt Nam gồm: Nhà sản xuất, Đạo diễn, 02 diễn viên nam chính Sho Aoyagi, nữ diễn viên chính Ayumiito. Bộ phim sẽ được chiếu từ ngày 05-13/10/2013 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức nhân Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản như: Chương trình hòa nhạc Jazz tại Nhà hát Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội; cuộc thi tìm hiểu 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản; Giao lưu văn hóa giữa các gia đình Nhật Bản và gia đình Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; các hoạt động giới thiệu về văn hoá Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh... tuệ anH Khai mạc tuần lễ chiếu bộ phim“Konshin”tại Việt Nam Đặc sắc Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Bình Thuận
  • 16. thông tin trao đổi 16 số 1045 l 10.10.2013 Liên hoan nghi lễ Chầu văn lần thứ nhất đã góp phần công khai đưa Chầu văn đến với công chúng, để cho người dân được chủ động tiếp cận và nhìn nhận đúng giá trị của tín ngưỡng dân gian này. Hiện nay, từ nông thôn đến thành thị, hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Lên đồng (nghi lễ Chầu văn) đang tồn tại và có phần phát triển mở rộng. Cùng với đó là sự hình thành các đền, điện, phủ thu hút đông đảo các tín đồ đến hành hương, dâng cúng. Tín ngưỡng này đang đứng trước thách thức không nhỏ vì một bộ phận lợi dụng với mục đích đi ngược lại tính nhân văn và những giá trị văn hóa tốt đẹp vốn có. Chính vì vậy, việc nhìn nhận đúng về nghi lễ này và bảo tồn, phát huy, tránh cho di sản văn hóa này bị một bộ phận lợi dụng nhằm trục lợi là cần thiết. Trong vòng hai năm trở lại đây, nhiều tỉnh/thành khu vực miền Bắc nước ta đã tổ chức nhiều hội thảo về Hát Văn và diễn xướng Hầu đồng. Tuy nhiên, lần đầu tiên, tại Hà Nội- một trong hai cái nôi của nghi lễ Chầu văn, một cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức Liên hoan nghi lễ Chầu văn cho thấy, cơ quan quản lý đã có cái nhìn cởi mở với nghi thức này nhằm hướng đến việc phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của nghi lễ Chầu văn. Điều đáng ghi nhận ở Liên hoan này là sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Những ngày đầu liên hoan, trời Hà Nội mưa như trút nhưng người dân không quản thời tiết đến chật kín các đền - điểm trình diễn nghi lễ Chầu văn. Liên hoan không chỉ đơn thuần là dịp thực hành nghi lễ của hơn 40 cung văn, thanh đồng mà là sự cởi mở, đón nhận di sản này trong các nhà quản lý, các nhà khoa học, giới truyền thông và người dân. Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chầu văn chia sẻ: “Lâu nay người ta cứ đồn thổi về Hầu đồng, nói rằng nó ghê gớm lắm và che phủ nó bởi một bức màn huyền bí và đầy nghi hoặc. Vì thế, chúng tôi càng thấy việc đưa nghi lễ Hầu đồng ra giới thiệu công khai cho mọi người chủ động tiếp cận và tự nhìn nhận, đánh giá là một một bước quan trọng để vén bức màn bí ẩn mà người ta đã dựng lên quanh nó. Đây cũng là cách để đông đảo người dân hiểu và được tiếp cận với loại hình này, đồng thời cũng dần đưa hoạt động Hầu đồng - Hát văn dần trở về với quỹ đạo vốn có của nó”. Cũng như bất cứ di sản phi vật thể nào khác, dù phát triển mạnh mẽ nhưng nghi lễ Chầu văn cũng đang bị “đe dọa” bởi nguy cơ biến tướng, sai lệch. Nhìn nhận một cách cởi mở, đúng với giá trị của di sản là cách góp phần hạn chế sự sai lệch trong thực hành di sản. Một hiện tượng xảy ra phổ biến trong vài năm trở lại đây là việc “sân khấu hóa” nghi lễ Chầu văn. GS Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian đặc biệt phản đối điều này. Ông cho rằng: “Tín ngưỡng phải được nằm trong “không gian” của nó. Chầu văn là tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn ra trong đình, đền, phủ, không thể mang lên sân khấu để diễn một vài màn. Còn trong Liên hoan này, tái hiện không gian đền, phủ và giữ nguyên những giá đồng, người thực hiện là những thanh đồng thực sự thì khác hẳn với việc các nghệ sỹ hóa thân thành thanh đồng”. Một yếu tố nữa khiến giá trị của nghi lễ Chầu văn chưa được phát huy hết chính là sự hạn chế trong nhận thức của chính những thanh đồng, sự lãng phí trong việc đốt vàng mã. Điều này, được TS Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long nhận định: “Tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi lễ tiêu biểu nhất là Chầu văn là sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc song dễ xảy ra tiêu cực, thiết sót như thương mại hóa, đốt vàng mã quá mức, mê tín dị đoan… Việc công khai sinh hoạt, tạo nhận thức đúng trong đa số người dân, người thực hành di sản sẽ hạn chế được những điều sai lệch”. Không như nhiều nghi lễ khác, nói chung các thanh đồng không thể học mà thành mà thường phải là những người có căn có cốt. Nhưng bây giờ, bên cạnh những người được coi là “có căn” ấy còn tồn tại một lượng lớn người trẻ, có thời gian, tiền bạc và thích ra hầu đồng. Những người trong giới gọi họ là “đồng đú, đồng đua”. Đây là đối tượng lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, gây ra tiếng xấu cho Hầu đồng. Ông Nguyễn Văn Tiến - Đồng đền Đền An Thọ (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Trên 30 năm trong đạo, tôi nhận thấy về ý nghĩa nguyên bản, tín ngưỡng thờ Mẫu hoàn toàn mang tính hướng thiện. Nhưng cá biệt có những người lợi dụng lòng tin, cầu chúc bất thiện, gieo rắc mê tín… để xã hội và mọi người có những đánh giá sai lệch về giá trị của đạo Mẫu. Để xóa bỏ được thành kiến và thay đổi nhận thức, đánh giá của xã hội, của các cơ quan quản lý, trước tiên là nhiệm vụ của mỗi thanh đồng, mỗi chủ nhang chúng tôi - những chủ thể thực hành. Chúng ta phải nghiêm túc, phải hướng dẫn con nhang, đệ tử thực hiện pháp luật và các quy định của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo… Với mô hình ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà thực hành cùng (Xem tiếp trang 19) NghilễChầuvăn cần đượcnhìnnhậnđúnggiátrị
  • 17. thông tin trao đổi 17số 1045 l 10.10.2013 “Công nghệ truyền thông kết nối các kịch gia với các đơn vị nghệ thuật thông qua website Chợ Kịch” là chủ đề cuộc tọa đàm được tổ chức ngày 05/10, tại Hà Nội. Chính thức hoạt động vào đầu tháng 10, website Chợ Kịch là điểm kết nối giữa tác giả và các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tập thể hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, tạo nguồn cung kịch bản sân khấu phong phú, đa dạng, có chất lượng. Thông qua các chuyên mục: Giới thiệu, Tin tức-sự kiện, Tác giả, Tác phẩm, Giới thiệu tác phẩm mới…, Chợ Kịch mong muốn khích lệ sự xuất hiện của “cộng đồng sáng tạo”, thực hiện giao dịch mua bán bản quyền tác giả ngay từ những ý tưởng sơ khai, theo đuổi chủ trương tạo điều kiện làm xuất hiện những gương mặt tác giả mới. Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu cùng thảo luận về những khó khăn và các giải pháp duy trì, phát triển hoạt động của Chợ Kịch; thực trạng vi phạm bản quyền; chia sẻ những thông tin về quyền của tác giả, quyền của đơn vị sử dụng tác phẩm… Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam - Hoàng Văn Đạt chia sẻ: thực tế có rất nhiều khó khăn trong việc tìm kịch bản phù hợp. Với đặc thù của đơn vị, Nhà hát Cải lương Việt Nam hy vọng Chợ Kịch mở rộng với các tác giả miền Nam, cần hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật, các tác giả trẻ tiếp cận, cập nhật thông tin trên website chuyên nghiệp về nghệ thuật biên kịch này. Cùng chung quan điểm, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nghệ sĩ ưu tú Trần Quang Hùng mong muốn bộ phận điều hành cần phối hợp với tác giả trong việc cung ứng sản phẩm hoàn chính theo yêu cầu của đơn vị sử dụng, Mong muốn Chợ Kịch không chỉ dành cho các tác giả, đơn vị kịch mà cho cả công chúng yêu nghệ thuật, nhà viết kịch Lê Quý Hiền bày tỏ băn khoăn về vấn đề bản quyền, việc bảo vệ bản quyền tác phẩm trên website này. Ông Hiền cho rằng: Chợ Kịch đăng công khai các ý tưởng kịch bản nên rất dễ bị ăn cắp bản quyền, kết quả là thiệt thòi lại nghiêng về phần tác giả. Giải đáp băn khoăn này, Nghệ sĩ ưu tú Triệu Trung Kiên, đại diện Ban điều hành website Chợ Kịch cho biết: Mô hình hoạt động của Chợ Kịch khá đơn giản: Qua phần giới thiệu cùng một vài trích đoạn kịch bản được đưa lên trang web, các đơn vị sân khấu có nhu cầu sẽ được đọc bản thảo đầy đủ, sau đó có quyền lựa chọn để dàn dựng hay không. Thông qua đội ngũ luật sư, quản lý trang web có trách nhiệm bảo mật, theo dõi tình hình bản quyền của kịch bản để tránh bị xâm hại. Những điều khoản đảm bảo quyền tác giả, tác phẩm khi tác phẩm được đăng tải trên Chợ Kịch trước đó đã được đưa ra trong hợp đồng với tác giả. Ban điều hành trang mạng cũng ký kết sơ bộ về đảm bảo nội dung, tên tác giả, tên tác phẩm… trước khi bàn giao tác phẩm. Ý tưởng được đăng công khai trên mạng (dù chỉ một phần) cũng có thể bị xâm hại; song việc tiếp tục triển khai ý tưởng để có tác phẩm chất lượng mới thể hiện đẳng cấp thật sự của người viết và điều này không ai có thể đánh cắp được. Hải pHong Côngnghệtruyềnthôngkếtnốikịchgiavớicácđơnvịnghệthuật Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tiến hành khai quật khảo cổ tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm tại xã Lạc Phú, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận sẽ phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm trong diện tích 706m². Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật sẽ giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Thuận giữ gìn, bảo quản. Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 100km về hướng Đông Bắc. Những kiến trúc nghệ thuật xây dựng tháp này cũng gần giống như nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tại thành phố Phan Thiết. Trước đó vào tháng 10/2012, trong khi thi công công trình bảo vệ tháp Pô Tằm, đơn vị thi công đã phát hiện một số dấu tích xây bằng gạch Chăm chìm dưới lòng đất. Bảo tàng Bình Thuận đã tiến hành khảo sát và phát hiện 2 bức tường cổ chôn sâu dưới lòng đất tại đây. Hai bức tường được xây bằng gạch nằm đoạn giữa nhóm tháp Bắc và nhóm tháp Nam. Bức tường cao 190cm, dày 65cm, khoảng cách hai bức tường là 246cm. Trong lòng có nhiều lớp gạch được đặt bằng phẳng, phía dưới tường gạch đặt nhiều viên đá tảng lớn. Theo nhận định ban đầu có thể đây là 2 bức tường của người Chăm xây cùng thời với tháp Pô Tằm vào khoảng thế kỷ thứ 8. ĐứC Kiên SẽkhaiquậtkhảocổtạinhómđềnthápChămPôTằm,BìnhThuận