SlideShare a Scribd company logo
1 of 250
Download to read offline
TRẦN ÍCH THỊNH – NGÔ NHƯ KHOA




 PHƯƠNG PHÁP
PHẦN TỬ HỮU HẠN
      § Lý thuyết
      § Bài tập
      § Chương trình MATLAB




          HÀ NỘI 2007
                                i
TRẦN ÍCH THỊNH
         NGÔ NHƯ KHOA




PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN


             p                       P




                 § Lý thuyết
                 § Bài tập
                 § Chương trình MATLAB




                 HÀ NỘI 2007
GS, TS Trần Ích Thịnh
        TS. Ngô Như Khoa




PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
               Lý thuyết
               Bài tập
               Chương trình MATLAB




            HÀ NỘI 2007
MỞ ĐẦU
        Giáo trình Phương pháp Phần tử hữu hạn (PP PTHH) được biên soạn
dựa trên nội dung các bài giảng và kinh nghiệm giảng dạy môn học cùng tên
trong những năm gần đây cho sinh viên khoa Cơ khí, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội và học viên cao học ngành Cơ học Kỹ thuật, trường Đại học Kỹ
thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Nội dung giáo trình có mục đích
trang bị cho sinh viên các ngành kỹ thuật: Công nghệ chế tạo máy, Cơ tin kỹ
thuật, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thuỷ, Máy thuỷ khí, Ô tô, Động cơ,
Tạo hình biến dạng, Công nghệ chất dẻo & composite, Công nghệ & kết cấu
hàn v.v.:
   -   Những kiến thức cơ bản nhất của PP PTHH ứng dụng,
   -   Áp dụng phương pháp để giải quyết một số bài toán kỹ thuật khác
       nhau,
   -   Nâng cao kỹ năng lập trình Matlab trên cơ sở thuật toán PTHH.
   Giáo trình biên soạn gồm 13 chương.
      Sau phần giới thiệu phương pháp PTHH, một số loại phần tử thực và phần
tử qui chiếu hay gặp (Chương 1), giáo trình đề cập đến một số phép tính ma
trận, phương pháp khử Gauss (Chương 2) và thuật toán xây dựng ma trận độ
cứng và véctơ lực nút chung cho kết cấu (Chương 3). Phương pháp Phần tử
hữu hạn trong bài toán một chiều chịu kéo (nén) được giới thiệu trong Chương
4 và ứng dụng vào tính toán hệ thanh phẳng (Chương 5). Tiếp theo, giáo trình
tập trung vào mô tả phần tử hữu hạn tam giác biến dạng hằng số trong bài toán
phẳng của lý thuyết đàn hồi (Chương 6) và ứng dụng vào tính toán kết cấu đối
xứng trục (Chương 7). Chương 8 giới thiệu phần tử tứ giác kèm theo khái niệm
tích phân số. Chương 9 mô tả phần tử Hermite trong bài toán tính dầm và
khung. Chương 10 trình bày phần tử hữu hạn trong bài toán dẫn nhiệt một và
hai chiều. Chương 11 xây dựng thuật toán PTHH tính tấm-vỏ chịu uốn. Phần
áp dụng phần tử hữu hạn trong tính toán vật liệu và kết cấu composite được
giới thiệu trong chương 12. Chương 13 mô tả phần tử hữu hạn trong tính toán
động lực học một số kết cấu.



                                                                            i
Cuối mỗi chương (từ chương 4 đến chương 13) đều có chương trình
Matlab kèm theo và một lượng bài tập thích đáng để người đọc tự kiểm tra kiến
thức của mình.
    Giáo trình được biên soạn bởi:
    -   GS. TS Trần Ích Thịnh (chủ biên): Chương 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9.
    -   TS Ngô Như Khoa: Chương 2, 7, 10, 11, 12, 13 và các chương trình
        Matlab.
    Giáo trình được trình bày một cách hệ thống và nhất quán từ đầu đến cuối
nhờ Nguyên lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần. Các quan hệ được xây dựng
trong "không gian qui chiếu", do đó rất thuận lợi trong tính toán và lập trình.
   Có thể dùng giáo trình này làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
Cao học và nghiên cứu sinh các ngành kỹ thuật liên quan.
   Rất mong nhận được những góp ý xây dựng của bạn đọc.


                                                    Tập thể tác giả




                                                                             ii
MỤC LỤC
                              Chương 1
              GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
1.      Giới thiệu chung ................................................................................... 1
2.      Xấp xỉ bằng phần tử hữu hạn ............................................................... 1
3.      Định nghĩa hình học các phần tử hữu hạn............................................ 1
3.1.    Nút hình học .................................................................................................. 1
3.2.    Qui tắc chia miền thành các phần tử .............................................................. 1
4.      Các dạng phần tử hữu hạn .................................................................... 2
5.      Phần tử quy chiếu, phần tử thực........................................................... 3
6.      Một số dạng phần tử quy chiếu ............................................................ 3
7.      Lực, chuyển vị, biến dạng và ứng suất................................................. 5
8.      Nguyên lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần ......................................... 6
9.      Sơ đồ tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn ........................... 6

                            Chương 2
         ĐẠI SỐ MA TRẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỬ GAUSSIAN
1.      Đại số ma trận ...................................................................................... 9
1.1.    Véctơ.............................................................................................................. 9
1.2.    Ma trận đơn vị ............................................................................................... 9
1.3.    Phép cộng và phép trừ ma trận. ................................................................... 10
1.4.    Nhân ma trận với hằng số ............................................................................ 10
1.5.    Nhân hai ma trận.......................................................................................... 11
1.6.    Chuyển vị ma trận ........................................................................................ 11
1.7.    Đạo hàm và tích phân ma trận ..................................................................... 11
1.8.    Định thức của ma trận.................................................................................. 12
1.9.    Nghịch đảo ma trận ...................................................................................... 12
1.10.     Ma trận đường chéo ................................................................................. 14
1.11.     Ma trận đối xứng ..................................................................................... 14
1.12.     Ma trận tam giác ...................................................................................... 14
2.      Phép khử Gauss .................................................................................. 15
2.1.    Mô tả ............................................................................................................ 15
2.2.    Giải thuật khử Gauss tổng quát.................................................................... 16

                               Chương 3
                THUẬT TOÁN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỘ CỨNG
                       VÀ VÉCTƠ LỰC NÚT CHUNG
1.      Các ví dụ ............................................................................................ 18
1.1.    Ví dụ 1 ......................................................................................................... 18
1.2.    Ví dụ 2 ......................................................................................................... 20
2.      Thuật toán ghép K và F ...................................................................... 22
                                                                                                      iii
2.1.    Nguyên tắc chung ........................................................................................ 22
2.2.    Thuật toán ghép nối phần tử: ....................................................................... 23

                            Chương 4
           PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN MỘT CHIỀU
1.      Mở đầu ............................................................................................... 25
2.      Mô hình phần tử hữu hạn ................................................................... 25
3.      Các hệ trục toạ độ và hàm dạng ......................................................... 26
4.      Thế năng toàn phần ............................................................................ 28
5.      Ma trận độ cứng phần tử .................................................................... 29
6.      Qui đổi lực về nút............................................................................... 29
7.      Điều kiện biên, hệ phương trình phần tử hữu hạn.............................. 31
8.      Ví dụ ................................................................................................... 33
9.      Chương trình tính kết cấu một chiều – 1D ......................................... 38
10.     Bài tập ................................................................................................ 42

                          Chương 5
       PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN HỆ THANH PHẲNG
1.      Mở đầu ............................................................................................... 44
2.      Hệ toạ độ địa phương, hệ toạ độ chung.............................................. 44
3.      Ma trận độ cứng phần tử .................................................................... 45
4.      Ứng suất ............................................................................................. 46
5.      Ví dụ ................................................................................................... 46
6.      Chương trình tính hệ thanh phẳng...................................................... 48
7.      Bài tập ................................................................................................ 56

                            Chương 6
            PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN HAI CHIỀU
1.      Mở đầu ............................................................................................... 58
1.1.    Trường hợp ứng suất phẳng ......................................................................... 59
1.2.    Trường hợp biến dạng phẳng ....................................................................... 60
2.      Rời rạc hoá kết cấu bằng phần tử tam giác ........................................ 60
3.      Biểu diễn đẳng tham số ...................................................................... 62
4.      Thế năng ............................................................................................. 65
5.      Ma trận độ cứng của phần tử tam giác ............................................... 65
6.      Qui đổi lực về nút............................................................................... 66
7.      Ví dụ ................................................................................................... 68
8.      Chương trình tính tấm chịu trạng thái ứng suất phẳng ...................... 72
9.      Bài tập ................................................................................................ 82


                                                                                                                 iv
Chương 7
                  PHẦN TỬ HỮU HẠN
TRONG BÀI TOÁN ĐỐI XỨNG TRỤC CHỊU TẢI TRỌNG ĐỐI XỨNG
1.     Mở đầu ............................................................................................... 85
2.     Mô tả đối xứng trục ............................................................................ 85
3.     Phần tử tam giác ................................................................................. 86
4.     Chương trình tính kết cấu đối xứng trục ............................................ 94
5.     Bài tập .............................................................................................. 101

                                         Chương 8
                                      PHẦN TỬ TỨ GIÁC
1.     Mở đầu ............................................................................................. 104
2.     Phần tử tứ giác ................................................................................. 104
3.     Hàm dạng ......................................................................................... 104
4.     Ma trận độ cứng của phần tử............................................................ 106
5.     Qui đổi lực về nút............................................................................. 108
6.     Tích phân số ..................................................................................... 108
7.     Tính ứng suất.................................................................................... 112
8.     Ví dụ ................................................................................................. 112
9.     Chương trình .................................................................................... 114
10.    Bài tập .............................................................................................. 125

                       Chương 9
PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU DẦM VÀ KHUNG
1.     Giới thiệu ......................................................................................... 127
2.     Thế năng ........................................................................................... 127
3.     Hàm dạng Hermite ........................................................................... 128
4.     Ma trận độ cứng của phần tử dầm .................................................... 129
5.     Quy đổi lực nút ................................................................................ 130
6.     Tính mômen uốn và lực cắt.............................................................. 132
7.     Khung phẳng .................................................................................... 132
8.     Ví dụ ................................................................................................. 134
9.     Chương trình tính dầm chịu uốn ...................................................... 138
10.    Bài tập .............................................................................................. 145

                           Chương 10
           PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN DẪN NHIỆT
1.     Giới thiệu ......................................................................................... 148
2.     Bài toán dẫn nhiệt một chiều............................................................ 148
2.1.   Mô tả bài toán ............................................................................................ 148
                                                                                                                    v
2.2.   Phần tử một chiều ...................................................................................... 148
2.3.   Ví dụ .......................................................................................................... 149
3.     Bài toán dẫn nhiệt hai chiều ............................................................. 151
3.1.   Phương trình vi phân quá trình dẫn nhiệt hai chiều ................................... 151
3.2.   Điều kiện biên ............................................................................................ 151
3.3.   Phần tử tam giác ........................................................................................ 152
3.4.   Xây dựng phiếm hàm................................................................................. 153
3.5.   Ví dụ .......................................................................................................... 156
4.     Các chương trình tính bài toán dẫn nhiệt ......................................... 158
4.1.   Ví dụ 10.1 .................................................................................................. 158
4.2.   Ví dụ 10.2 .................................................................................................. 162
5.     Bài tập .............................................................................................. 167

                           Chương 11
                       PHẦN TỬ HỮU HẠN
           TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU TẤM - VỎ CHỊU UỐN
1.     Giới thiệu ......................................................................................... 170
2.     Lý thuyết tấm Kirchhof .................................................................... 170
3.     Phần tử tấm Kirchhof chịu uốn ........................................................ 172
4.     Phần tử tấm Mindlin chịu uốn.......................................................... 177
5.     Phần tử vỏ ........................................................................................ 180
6.     Chương trình tính tấm chịu uốn ....................................................... 182
7.     Bài tập .............................................................................................. 189

                         Chương 12
                     PHẦN TỬ HỮU HẠN
        TRONG TÍNH TOÁN VẬT LIỆU, KẾT CẤU COMPOSITE
1.     Giới thiệu ......................................................................................... 192
2.     Phân loại vật liệu Composite ........................................................... 192
3.     Mô tả PTHH bài toán trong trạng thái ứng suất phẳng ................... 193
3.1.   Ma trận D đối với trạng thái ứng suất phẳng ............................................. 193
3.2.   Ví dụ .......................................................................................................... 195
4.     Bài toán uốn tấm Composite lớp theo lý thuyết Mindlin ................. 197
4.1.   Mô hình hóa vật liệu composite nhiều lớp theo lý thuyết Mindlin ............ 197
4.2.   Mô hình hóa PTHH bài toán tấm composite lớp chịu uốn ........................ 201
5.     Chương trình tính tấm Composite lớp chịu uốn............................... 206
6.     Bài tập .............................................................................................. 220

                              Chương 13
                          PHẦN TỬ HỮU HẠN
                TRONG BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU
1.     Giới thiệu ......................................................................................... 221
                                                                                                                       vi
2.     Mô tả bài toán .................................................................................. 221
3.     Vật rắn có khối lượng phân bố ......................................................... 223
4.     Ma trận khối lượng của phần tử có khối lượng phân bố .................. 224
4.1.   Phần tử một chiều ...................................................................................... 224
4.2.   Phần tử trong hệ thanh phẳng .................................................................... 224
4.3.   Phần tử tam giác ........................................................................................ 225
4.4.   Phần tử tam giác đối xứng trục .................................................................. 226
4.5.   Phần tử tứ giác ........................................................................................... 227
4.6.   Phần tử dầm ............................................................................................... 227
4.7.   Phần tử khung ............................................................................................ 228
5.     Ví dụ ................................................................................................. 228
6.     Chương trình tính tần số dao động tự do của dầm và khung................... 229
6.1.   Chương trình tính tần số dao động tự do của dầm ..................................... 229
6.2.   Chương trình tính tần số dao động tự do của khung .................................. 233
7.     Bài tập .............................................................................................. 238
                                     TÀI LIỆU THAM KHẢO




                                                                                                                 vii
Chương 1
        GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN


1. GIỚI THIỆU CHUNG
     Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đòi hỏi người kỹ sư thực hiện những đề án ngày càng phức tạp,
đắt tiền và đòi hỏi độ chính xác, an toàn cao.
     Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) là một phương pháp rất tổng quát và hữu hiệu cho lời giải
số nhiều lớp bài toán kỹ thuật khác nhau. Từ việc phân tích trạng thái ứng suất, biến dạng trong các kết
cấu cơ khí, các chi tiết trong ô tô, máy bay, tàu thuỷ, khung nhà cao tầng, dầm cầu, v.v, đến những bài
toán của lý thuyết trường như: lý thuyết truyền nhiệt, cơ học chất lỏng, thuỷ đàn hồi, khí đàn hồi, điện-
từ trường v.v. Với sự trợ giúp của ngành Công nghệ thông tin và hệ thống CAD, nhiều kết cấu phức
tạp cũng đã được tính toán và thiết kế chi tiết một cách dễ dàng.
     Trên thế giới có nhiều phần mềm PTHH nổi tiếng như: NASTRAN, ANSYS, TITUS,
MODULEF, SAP 2000, CASTEM 2000, SAMCEF v.v.
     Để có thể khai thác hiệu quả những phần mềm PTHH hiện có hoặc tự xây dựng lấy một chương
trình tính toán bằng PTHH, ta cần phải nắm được cơ sở lý thuyết, kỹ thuật mô hình hoá cũng như các
bước tính cơ bản của phương pháp.

2. XẤP XỈ BẰNG PHẦN TỬ HỮU HẠN
    Giả sử V là miền xác định của một đại lượng cần khảo sát nào đó (chuyển vị, ứng suất, biến dạng,
nhiệt độ, v.v.). Ta chia V ra nhiều miền con ve có kích thước và bậc tự do hữu hạn. Đại lượng xấp xỉ
của đại lượng trên sẽ được tính trong tập hợp các miền ve.
    Phương pháp xấp xỉ nhờ các miền con ve được gọi là phương pháp xấp xỉ bằng các phần tử hữu
hạn, nó có một số đặc điểm sau:
   - Xấp xỉ nút trên mỗi miền con ve chỉ liên quan đến những biến nút gắn vào nút của ve và biên
        của nó,
   - Các hàm xấp xỉ trong mỗi miền con ve được xây dựng sao cho chúng liên tục trên ve và phải
        thoả mãn các điều kiện liên tục giữa các miền con khác nhau.
   - Các miền con ve được gọi là các phần tử.

3. ĐỊNH NGHĨA HÌNH HỌC CÁC PHẦN TỬ HỮU HẠN

3.1.     Nút hình học
     Nút hình học là tập hợp n điểm trên miền V để xác định hình học các PTHH. Chia miền V theo các
nút trên, rồi thay miền V bằng một tập hợp các phần tử ve có dạng đơn giản hơn. Mỗi phần tử ve cần
chọn sao cho nó được xác định giải tích duy nhất theo các toạ độ nút hình học của phần tử đó, có nghĩa
là các toạ độ nằm trong ve hoặc trên biên của nó.

3.2.     Qui tắc chia miền thành các phần tử
       Việc chia miền V thành các phần tử ve phải thoả mãn hai qui tắc sau:



                                                                                                       1
-      Hai phần tử khác nhau chỉ có thể có những điểm chung nằm trên biên của chúng. Điều này loại
       trừ khả năng giao nhau giữa hai phần tử. Biên giới giữa các phần tử có thể là các điểm, đường
       hay mặt (Hình 1.1).
-      Tập hợp tất cả các phần tử ve phải tạo thành một miền càng gần với miền V cho trước càng tốt.
       Tránh không được tạo lỗ hổng giữa các phần tử.

        v1        v2                  v2
                                v1                       v1        v2


             biên giới               biên giới                biên giới
                Hình 1.1. Các dạng biên chung giữa các phần tử


4. CÁC DẠNG PHẦN TỬ HỮU HẠN
    Có nhiều dạng phần tử hữu hạn: phần tử một chiều, hai chiều và ba chiều. Trong mỗi dạng đó, đại
lượng khảo sát có thể biến thiên bậc nhất (gọi là phần tử bậc nhất), bậc hai hoặc bậc ba v.v. Dưới đây,
chúng ta làm quen với một số dạng phần tử hữu hạn hay gặp.
Phần tử một chiều



    Phần tử bậc nhất     Phần tử bậc hai         Phần tử bậc ba

Phần tử hai chiều




      Phần tử bậc nhất       Phần tử bậc hai      Phần tử bậc ba

Phần tử ba chiều

Phần tử tứ diện




      Phần tử bậc nhất        Phần tử bậc hai           Phần tử bậc ba

Phần tử lăng trụ




                                                                                                     2
Phần tử bậc nhất            Phần tử bậc hai             Phần tử bậc ba

5. PHẦN TỬ QUY CHIẾU, PHẦN TỬ THỰC
     Với mục đích đơn giản hoá việc xác định giải tích các phần tử có dạng phức tạp, chúng ta đưa vào
khái niệm phần tử qui chiếu, hay phần tử chuẩn hoá, ký hiệu là vr. Phần tử qui chiếu thường là phần
tử đơn giản, được xác định trong không gian qui chiếu mà từ đó, ta có thể biến đổi nó thành từng phần
tử thực ve nhờ một phép biến đổi hình học re. Ví dụ trong trường hợp phần tử tam giác (Hình 1.2).
                                          y                       (5)
                                                (4)          v3
      h
                                  r3
                                                        v2         (3)
     0,1                                 r2     (1)
                                                             v1
                                   r1
            vr                                                     (2)
      0,0          1,0      x                                                 x

            Hình 1.2. Phần tử quy chiếu và các phần tử thực tam giác

     Các phép biến đổi hình học phải sinh ra các phần tử thực và phải thoả mãn các qui tắc chia phần tử
đã trình bày ở trên. Muốn vậy, mỗi phép biến đổi hình học phải được chọn sao cho có các tính chất
sau:
a. Phép biến đổi phải có tính hai chiều (song ánh) đối với mọi điểm x trong phần tử qui chiếu hoặc
   trên biên; mỗi điểm của vr ứng với một và chỉ một điểm của ve và ngược lại.
b. Mỗi phần biên của phần tử qui chiếu được xác định bởi các nút hình học của biên đó ứng với phần biên của
   phần tử thực được xác định bởi các nút tương ứng.
Chú ý:
-     Một phần tử qui chiếu vr được biến đổi thành tất cả các phần tử thực ve cùng loại nhờ các phép
      biến đổi khác nhau. Vì vậy, phần tử qui chiếu còn được gọi là phần tử bố-mẹ.
-     Có thể coi phép biến đổi hình học nói trên như một phép đổi biến đơn giản.
-     z (x, h) được xem như hệ toạ độ địa phương gắn với mỗi phần tử.

6.   MỘT SỐ DẠNG PHẦN TỬ QUI CHIẾU
Phần tử qui chiếu một chiều



                                                                                                         3
-1       0         1 x             -1                0         1 x         -1        -1
                                                                                          /2 0
                                                                                                    1
                                                                                                        /2            1       x

Phần tử bậc nhất                   Phần tử bậc hai                                  Phần tử bậc ba

Phần tử qui chiếu hai chiều


 h                                   h                                                h

 1                                      1                                            1
                                                                                                    1 ,2
                                                                                     2               /3 /3
                                                              1 ,1                       /3
                                        1                      /2 /2                                             2 ,1
                                            /2
         v   r                                       vr                              1
                                                                                         /3       vr              /3 /3


 0,0                     1     x             0,0          1
                                                              /2       1        x     0,0          1
                                                                                                       /3
                                                                                                             2
                                                                                                                 /3       1       x

     Phần tử bậc nhất                            Phần tử bậc hai                              Phần tử bậc ba


Phần tử qui chiếu ba chiều
Phần tử tứ diện

     z                                           z                                            z

0,0,1                                 0,0,1                                         0,0,1


                                  h                      vr                     h                  vr                             h
         vr
0,0,0                        0,1,0                                         0,1,0                                          0,1,0

                 1,0,0                                        1,0,0                                    1,0,0
                              x                                            x                                                  x
     Phần tử bậc nhất                            Phần tử bậc hai                                  Phần tử bậc ba


Phần tử sáu mặt




                                                                                                                                      4
z                            z                          z
                        0,1,1                      0,1,1                          0,1,1

                vr                           vr                              vr


                              h                            h                                h
                     1,1,0
     x                                x
                                                   1,1,0                           1,1,0
                                                                 x
     Phần tử bậc nhất                Phần tử bậc hai             Phần tử bậc ba

7. LỰC, CHUYỂN VỊ, BIẾN DẠNG VÀ ỨNG SUẤT
Có thể chia lực tác dụng ra ba loại và ta biểu diễn chúng dưới dạng véctơ cột:
       - Lực thể tích f : f = f[ fx, fy , fz]T
       - Lực diện tích T : T = T[ Tx, Ty , Tz]T
       - Lực tập trung Pi: Pi= Pi [ Px, Py , Pz]T
Chuyển vị của một điểm thuộc vật được ký hiệu bởi:
                        u = [u, v, w] T                                                     (1.1)
Các thành phần của tenxơ biến dạng được ký hiệu bởi ma trận cột:
                e = [ex , ey, ez, gyz, gxz, gxy] T                                          (1.2)
Trường hợp biến dạng bé:
                                                                         T
                ì ¶u     ¶v     ¶w    ¶v ¶w       ¶u ¶w        ¶u ¶v ü
             e =í                       +           +            + ý                        (1.3)
                î ¶x     ¶y     ¶z    ¶z ¶y       ¶z ¶x        ¶y ¶x þ
Các thành phần của tenxơ ứng suất được ký hiệu bởi ma trận cột:
                  s = [sx , s y, sz, s yz, s xz, s xy] T                  (1.4)
Với vật liệu đàn hồi tuyến tính và đẳng hướng, ta có quan hệ giữa ứng suất với biến dạng:
                                     s=De                                                   (1.5)

Trong đó:
                                             é1 -n   n    n              0            0             0 ù
                                             ê n   1 -n   n              0            0             0 ú
                                             ê                                                          ú
                                   E         ê n     n  1 -n             0            0             0 ú
                         D=                  ê                                                          ú
                            (1 +n )(1 - 2n ) ê 0     0    0          0 ,5 -n          0             0 ú
                                             ê 0     0    0              0        0 ,5 -n           0 ú
                                             ê                                                          ú
                                             ê 0
                                             ë       0    0              0           0          0 ,5 -n ú
                                                                                                        û
E là môđun đàn hồi, n là hệ số Poisson của vật liệu.




                                                                                                            5
8. NGUYÊN LÝ CỰC TIỂU HOÁ THẾ NĂNG TOÀN PHẦN
    Thế năng toàn phần P của một vật thể đàn hồi là tổng của năng lượng biến dạng U và công của
ngoại lực tác dụng W:
                            P =U+W                                     (1.6)
    Với vật thể đàn hồi tuyến tính thì năng lượng biến dạng trên một đơn vị thể tích được xác định
    1
bởi: s T e
    2
Do đó năng lượng biến dạng toàn phần:
                                    1
                             U =      òs        edv
                                            T
                                                                          (1.7)
                                    2   V

Công của ngoại lực được xác định bởi:
                                                      n
                 W = - ò u T FdV - ò u T TdS - å ui Pi
                                                          T
                                                                          (1.8)
                        V           S             i =1

Thế năng toàn phần của vật thể đàn hồi sẽ là:
                                                          n
                1
                  ò s T e dV - ò u T f dV - ò u T TdS - å ui Pi
                                                             T
           Õ=                                                             (1.9)
                2V             V            S           i =1

Trong đó: u là véctơ chuyển vị và Pi là lực tập trung tại nút i có chuyển vị là ui
    Áp dụng nguyên lý cực tiểu thế năng: Đối với một hệ bảo toàn, trong tất cả các di chuyển khả dĩ,
di chuyển thực ứng với trạng thái cân bằng sẽ làm cho thế năng đạt cực trị. Khi thế năng đạt giá trị
cực tiểu thì vật (hệ) ở trạng thái cân bằng ổn định.

9. SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
    Một chương trình tính bằng PTHH thường gồm các khối chính sau:
Khối 1: Đọc các dữ liệu đầu vào: Các dữ liệu này bao gồm các thông tin mô tả nút và phần tử (lưới
          phần tử), các thông số cơ học của vật liệu (môđun đàn hồi, hệ số dẫn nhiệt...), các thông tin
          về tải trọng tác dụng và thông tin về liên kết của kết cấu (điều kiện biên);
Khối 2: Tính toán ma trận độ cứng phần tử k và véctơ lực nút phần tử f của mỗi phần tử;
Khối 3: Xây dựng ma trận độ cứng tổng thể K và véctơ lực nút F chung cho cả hệ (ghép nối phần tử);
Khối 4: Áp đặt các điều kiện liên kết trên biên kết cấu, bằng cách biến đổi ma trận độ cứng K và vec
          tơ lực nút tổng thể F;
Khối 5: Giải phương trình PTHH, xác định nghiệm của hệ là véctơ chuyển vị chung Q;
Khối 6: Tính toán các đại lượng khác (ứng suất, biến dạng, gradiên nhiệt độ, v.v.) ;
Khối 7: Tổ chức lưu trữ kết quả và in kết quả, vẽ các biểu đồ, đồ thị của các đại lượng theo yêu cầu.
Sơ đồ tính toán với các khối trên được biểu diễn như hình sau (Hình 1.3);




                                                                                                     6
Đọc dữ liệu đầu vào
      - Các thông số cơ học của vật liệu
      - Các thông số hình học của kết cấu
      - Các thông số điều khiển lưới
      - Tải trọng tác dụng
      - Thông tin ghép nối các phần tử
      - Điều kiện biên



      Tính toán ma trận độ cứng phần tử k
       Tính toán véctơ lực nút phần tử f


Xây dựng ma trận độ cứng K và véctơ lực chung F

             Áp đặt điều kiện biên
      (Biến đổi các ma trận K và vec tơ F)


         Giải hệ phương trình KQ = F
   (Xác định véctơ chuyển vị nút tổng thể Q)


          Tính toán các đại lượng khác
(Tính toán ứng suất, biến dạng, kiểm tra bền, v.v)


       In kết quả
       - In các kết quả mong muốn
       - Vẽ các biểu đồ, đồ thị

  Hình 1.3. Sơ đồ khối của chương trình PTHH




                                                     7
8
Chương 2
                   ĐẠI SỐ MA TRẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỬ GAUSSIAN


     Áp dụng phương pháp PTHH trong các bài toán kỹ thuật thường liên quan đến một loạt các phép
toán trên ma trận. Vì vậy, các phép toán cơ bản trên ma trận và phương pháp khử Gaussian (Gauss) để
giải hệ phương trình tuyến tính sẽ là 2 nội dung chính được đề cập trong chương này.

1. ĐẠI SỐ MA TRẬN
    Các công cụ toán học về ma trận được đề cập trong phần này là các công cụ cơ bản để giải bài
toán tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính, có dạng như sau:
                  a11 x1 + a12 x2 + L a1n xn = b1
                  a21 x1 + a22 x2 + L a2 n xn = b2
                                                                               (2.1)
                  LLLLLLLLLLL
                  an1 x1 + an 2 x2 + L ann xn = bn
trong đó, x1, x2, …, xn là các nghiệm cần tìm. Hệ phương trình (2.1) có thể được biểu diễn ở dạng thu
gọn:
                                Ax = b                                      (2.2)
trong đó, A là ma trận vuông có kích thước (n´ n), và x và b là các véctơ (n´1), được biển diễn như
sau:
                              é a11    a12    L a1n ù            ì x1 ü       ìb1 ü
                              êa       a 22   L a 2n ú           ïx ï         ïb ï
                          A = ê 21                   ú           ï ï          ï ï
                              êL       L      L Lú           x = í 2ý     b = í 2ý
                              ê                      ú           ïMï          ïMï
                              ë a n1   an2    L a nn û           ï xn ï       ïbn ï
                                                                 î þ          î þ

1.1. Véctơ
     Một ma trận có kích thước (1 ´ n) được gọi là véctơ hàng, ma trận có kích thước (n ´ 1) được gọi
là véctơ cột. Ví dụ một véctơ hàng (1 ´ 4):
                                               r = {2 - 2 12 6}
và véctơ cột (3 ´ 1):
                                                         ì11ü
                                                         ï ï
                                                       c=í2ý
                                                         ï34ï
                                                         î þ

1.2. Ma trận đơn vị
   Ma trận đơn vị là ma trận đường chéo với các phần tử trên đường chéo chính bằng 1, ví dụ:
                                                         ì1 0 0ü
                                                         ï     ï
                                                     I = í0 1 0ý
                                                         ï0 0 1ï
                                                         î     þ



                                                                                                        9
1.3. Phép cộng và phép trừ ma trận.
    Cho 2 ma trận A và B, cùng có kích thước là (m´ n). Tổng của chúng là 1 ma trận C = A + B và
được định nghĩa như sau:
                           cij = aij + bij                            (2.3)
Ví dụ:
                                 é3 2 ù é - 8 5 ù é - 5 7 ù
                                 ê5 - 1ú + ê - 1 - 2ú = ê 4 - 3ú
                                 ë     û ë          û ë        û
phép trừ được định nghĩa tương tự.

1.4. Nhân ma trận với hằng số
    Nhân 1 ma trận A với hằng số c được định nghĩa như sau:
                            cA=[caij]                                (2.4)
Ví dụ:
                                          é3 2 ù é300 200 ù
                                     10 2 ê     ú=ê         ú
                                          ë5 - 1û ë500 - 100û




                                                                                             10
1.5. Nhân hai ma trận
    Tích của ma trận A kích thước (m´ n) với ma trận B kích thước (n´ p) là 1 ma trận C kích thước
(m´ p), được định nghĩa như sau:
                  A       ´       B           =      C                      (2.5)
               (m´ n)          (n´ p)           (m´ p)
trong đó, phần tử thứ (ij) của C là (cij) được tính theo biểu thức:
                                       n
                               cij = å aik bkj                              (2.6)
                                      k =1

Ví dụ:
                                  é4 5ù
                        é 2 8 5ù ê    ú é54 70ù
                        ê3 1 4ú ´ ê2 5ú = ê38 36ú
                        ë      û ê6 4ú ë        û
                                  ë   û
Chú ý:
       - Điều kiện để tồn tại phép nhân 2 ma trận A´B là số cột của ma trận A phải bằng số hàng của
ma trận B.
       - Trong phần lớn các trường hợp, nếu tồn tại tích 2 ma trận A´B và B´A, thì tích 2 ma trận
không có tính chất giao hoán, có nghĩa là A´B ¹ B´A.

1.6. Chuyển vị ma trận
    Chuyển vị của ma trận A = [aij] kích thước (m´ n) là 1 ma trận, ký hiệu là AT có kích thước là (n´
m), được tạo từ ma trận A bằng cách chuyển hàng của ma trận A thành cột của ma trận AT. Khi đó,
(AT)T = A.
Ví dụ:
                            é4 5ù
                                                       é4 2 6ù
                        A = ê2 5ú
                            ê    ú           thì: AT = ê      ú
                            ê6 4 ú                     ë 5 5 4û
                            ë    û
   Chuyển vị của một tích các ma trận là tích các chuyển vị của ma trận thành phần theo thứ tự đảo
ngược, có nghĩa là:
                        (A´B´C)T=CT´BT´ AT.                                 (2.7)

1.7. Đạo hàm và tích phân ma trận
     Trong nhiều bài toán kỹ thuật, các phần tử của ma trận không phải là 1 hằng số, chúng là các hàm
số 1 biến hay nhiều biến. Ví dụ:
                                                   é x + 2 y 5 x 2 - xy ù
                                                   ê                    ú
                                               A = ê 2+ x         y ú
                                                   ê 6x       x + 4y ú
                                                   ë                    û
     Trong các trường hợp đó, các ma trận có thể được đạo hàm hay tích phân. Phép đạo hàm (hay
phép tích phân) của 1 ma trận, đơn giản là lấy đạo hàm (hay lấy tích phân) đối với mỗi phần tử của ma
trận:

                                                                                                     11
d          é da ( x) ù
                                   A( x) = ê ij ú                                   (2.8)
                                dx         ë dx û

                                ò Adxdy = [ò a dxdy]
                                                ij
                                                                      (2.9)
    Chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên biểu thức (2.8) để xây dựng hệ phương trình PTHH trong các
chương sau. Xét ma trận vuông A, kích thước (n´ n) với các hệ số hằng, véctơ cột x = {x1 x2 ... xn}T
chứa các biến. Khi đó, đạo hàm của Ax theo 1 biến xp sẽ là:
                                 d
                                     ( Ax) = a p
                                dx p
                                                                                   (2.10)
           p
trong đó, a là véctơ cột và chính là cột thứ p của ma trận A.

1.8. Định thức của ma trận
    Cho ma trận vuông A = [aij], kích thước (n´ n). Định thức của ma trận A được định nghĩa như sau:
      det( A) = a11 det( A11 ) - a12 det( A12 ) + L (- 1) a1n det( A1n )
                                                         n +1

                  n                                                                (2.11)
               = å (- 1) aij det( Aij )
                         i+ j

                  j =1

trong đó, Aij là ma trận kích thước (n-1´ n-1) thu được bằng cách loại đi hàng i cột j của ma trận A.

Ví dụ:
                             é a11      a12  L a1n ù                  é a22   a23 L a2 n ù
                             êa         a22 L a2 n ú                  êa      a33 L a3n ú
                         A = ê 21                  ú Þ          A11 = ê 32               ú
                             êL         L L Lú                        êL      L L Lú
                             ê                     ú                  ê                  ú
                             ëan1       an 2 L ann û                  ëan 2   an 3 L ann û
Công thức (2.11) là công thức tổng quát. Theo công thức này, định thức của ma trận vuông có kích
thước (n´ n) được xác định theo phương pháp truy hồi từ định thức các ma trận có kích thước (n-1´ n-
1). Trong đó, ma trận chỉ có 1 phần tử (1´ 1) có:
                           det(apq) = apq                              (2.12)

1.9. Nghịch đảo ma trận
    Cho ma trận vuông A, nếu det(A) ¹ 0, thì A có ma trận nghịch đảo và ký hiệu là A-1. Ma trận
nghịch đảo thỏa mãn quan hệ sau:
                          A-1´A = A´A-1 = I                                        (2.13)
    Nếu det(A) = 0, A là ma trận suy biến và không tồn tại ma trận nghịch đảo. Nếu det(A) ¹ 0 ta gọi A
là ma trận không suy biến. Khi đó, nghịch đảo của A được xác định như sau:
                                        adjA
                                A-1 =
                                        det A
                                                                                   (2.14)
Trong đó, adjA là ma trận bù của A, có các phần tử a ij = (- 1) det( A ji ) và Aji là ma trận thu được từ A
                                                                       i+ j


bằng cách loại đi hàng thứ j và cột thứ i.


                                                                                                        12
Ví dụ:
    Nghịch đảo của ma trận A kích thước (2´ 2) là:
                                                 -1
                            -1éa        a12 ù               1 é a 22      - a12 ù
                          A = ê 11                    =
                              ëa 21     a 22 ú
                                             û            det A ê- a 21
                                                                ë          a11 úû




                                                                                    13
1.10. Ma trận đường chéo
     Một ma trận vuông có các phần tử bằng không ngoại trừ các phần tử trên đường chéo chính được
gọi là ma trận đường chéo. Ví dụ:
                                                ì2 0 0 ü
                                                ï      ï
                                            D = í0 3 0ý
                                                ï0 0 5ï
                                                î      þ

1.11. Ma trận đối xứng
       Ma trận đối xứng là một ma trận vuông có các phần tử thoả mãn điều kiện:
                               aij = aji                                (2.15a)
hay:
                             A = AT                                  (2.15b)
Như vậy, ma trận đối xứng là ma trận có các phần tử đối xứng qua đường chéo chính.
Ví dụ, ma trận A sau đây là ma trận đối xứng:
                                              é 2 - 3 11 ù
                                          A = ê- 3 4
                                              ê        0úú
                                              ê 11 0 - 9ú
                                              ë          û

1.12. Ma trận tam giác
     Ma trận được gọi là ma trận tam giác trên hay ma trận tam giác dưới, tương ứng là các ma trận có
tất cả các phần tử nằm dưới hay nằm trên đường chéo chính bằng không.
     Ví dụ, các ma trận được minh hoạ dưới đây tương ứng là ma trận tam giác trên A và ma trận tam
giác dưới B:
                                 é2 - 3 11 ù                 é2 0 0ù
                             A = ê0 4
                                 ê       0úú             B = ê- 3 4 0 ú
                                                             ê         ú
                                 ê0 0 - 9ú
                                 ë         û                 ê 11 0 - 9ú
                                                             ë         û




                                                                                                  14
2. PHÉP KHỬ GAUSS
       Xét hệ phương trình tuyến tính được biểu diễn ở dạng ma trận như sau:
                                                     Ax = b
trong đó, A là ma trận vuông kích thước (n´ n). Nếu detA ¹ 0, thì ta có thể thực hiện phép biến đổi
phương trình trên bằng cách nhân 2 vế với A-1 và nhận được nghiệm: x = A-1b. Tuy nhiên, trong hầu
hết các bài toán kỹ thuật, kích thước của ma trận A là rất lớn và các phần tử của A thường là số thực
với miền xác định rất rộng; do đó, việc tính toán ma trận nghịch đảo của A là rất phức tạp và dễ gặp
phải sai số do việc làm tròn trong các phép tính. Vì vậy, phương pháp khử Gauss là một công cụ rất
hữu ích cho việc giải hệ phương trình đại số tuyến tính.

2.1.    Mô tả
Chúng ta sẽ bắt đầu mô tả phương pháp khử Gauss thông qua một ví dụ minh hoạ sau đây; sau đó tìm
hiểu giải thuật khử Gauss tổng quát.
Xét hệ phương trình:
                        x1 + 2 x 2 + 5 x3 = 1         (1)
                        2 x1 + 5 x2 + 3 x3 = -2       (2)
                        - x1 - x2 + 15 x3 = 4         (3)
Bước 1: bằng các phép biến đổi tương đương để khử x1 trong các phương trình (2) và (3), ta được hệ:
                        x1 + 2 x2 + 5 x3 = 1          (1)
                        0 x1 - x2 + 7 x3 = 4          (21)
                        0 x1 + x2 + 20 x3 = 5         (31)
Bước 2: khử x2 trong phương trình (31), ta được hệ:
                        x1 + 2 x2 + 5 x3 = 1          (1)
                        0 x1 - x2 + 7 x3 = 4          (21)
                        0 x1 + 0 x2 + 27 x3 = 9       (32)
     Ở đây, ta nhận được hệ phương trình mà ma trận các hệ số lập thành ma trận tam giác trên. Từ
phương trình cuối cùng (32), ta tìm được nghiệm x3, lần lượt thế các nghiệm tìm được vào phương
                                                                            1           5      8
trình trên nó, (21) và (1). Sẽ nhận được các ẩn số cần tìm như sau: x3 = ; x2 = - ; x1 = .
                                                                            3           3      3
Phương pháp tìm nghiệm khi ma trận các hệ số là ma trận tam giác trên này được gọi là phương pháp
thế ngược.
Các thao tác trên có thể được biểu diễn dưới dạng ngắn gọn như sau:
                       é1    2 5   1 ù   é1 2 5 1 ù     é1 2 5 1 ù
                       ê2    5 3 - 2úú Þ ê0 - 1 7 4 ú Þ ê0 - 1 7 4 ú
                       ê                 ê          ú   ê          ú
                       ê- 1 - 1 15 4 ú
                       ë             û   ê0 1 20 5ú
                                         ë          û   ê0 0 27 9 ú
                                                        ë          û
bằng phương pháp thế ngược, cuối cùng ta nhận được các nghiệm:
                                              1        5       8
                                          x3 = ; x2 = - ; x1 =
                                              3        3       3


                                                                                                  15
2.2.   Giải thuật khử Gauss tổng quát
   Giải thuật khử Gauss tổng quát sẽ được biểu diễn thông qua các bước thực hiện đối với một hệ
phương trình tuyến tính tổng quát như sau:
       é a11   a12     a13      L a1 j     L a1n ù ì x1 ü ì b1 ü
       êa      a22     a23      L a2 j     L a2 n ú ï x2 ï ïb2 ï
       ê 21                                       úï ï ï ï
       ê a31   a32     a33      L a3 j     L a3n ú ï x3 ï ïb3 ï
       ê                                          úï ï ï ï
       ê M       M       M      L M        L M úí M ý = í M ý          (2.16)
       ê ai1   ai 2    ai 3     L    aij   L ain ú ï xi ï ï bi ï
       ê                                          úï ï ï ï
       ê M       M       M      L     M    M  M úï M ï ï M ï
       êa
       ë n1    an 2    an 3     L anj      L ann ú ï xn ï ïbn ï
                                                  ûî þ î þ
     Để thực hiện phương pháp khử Gauss, ta xét các thủ tục tác động đến các ma trận hệ số A và ma
trận các số hạng tự do b như sau:
       é a11    a12     a13     L a1 j     L a1n ù     ì b1 ü
       êa      a22     a 23     L a2 j     L a2 n ú    ïb ï
       ê 21                                       ú    ï 2ï
       ê a31   a32     a33      L a3 j     L a3 n ú    ïb3 ï
       ê                                          ú    ï ï
       ê M       M       M      L M        L M ú       íMý             (2.17)
       ê ai1    ai 2    ai 3    L    aij   L ain ú     ïb ï
       ê                                          ú    ï iï
       ê M       M       M      L     M    M  M ú      ïMï
       êa      an 2    an3      L anj      L ann ú     ï ï
       ë n1                                       û    îbn þ
Bước 1. Sử dụng phương trình thứ nhất (hàng 1) để loại x1 ra khỏi các phương trình còn lại. Bước này
sẽ tác động đến các phần tử nằm trong vùng đã đánh dấu và làm cho các phần tử từ hàng 2 đến hàng
thứ n của cột 1 bằng không nhờ phép biến đổi (2.18) sau:
                 ì (1)         ai1
                 ïaij = aij - a a1 j
                 ï              11
                 í                                                     (2.18)
                 ïb (1) = b - ai1 b ; i, j = 2,..., n
                 ï i
                 î
                           i
                              a11
                                   1


Bước 2. Sử dụng phương trình thứ hai (hàng 2) để loại x2 ra khỏi các phương trình còn lại. Bước này
sẽ tác động đến các phần tử nằm trong vùng đã đánh dấu dưới đây và làm cho các phần tử từ hàng 3
đến hàng thứ n của cột 2 bằng không.
       éa11    a12     a13      L a1 j L a1n ù         ì b1 ü
       ê0      a22)
                (1
                       a23)
                        (1
                                L a21j) L a21n) ú
                                   (       (           ïb (1) ï
       ê                                        ú      ï 2 ï
       ê0      a32)
                (1
                       a33)
                        (1
                                L a31j) L a31n) ú
                                   (       (
                                                       ïb31) ï
                                                          (
       ê                                        ú      ï ï
       ê M      M       M       L M L M ú              í M ý           (2.19)
       ê0      ai(1)   ai(3)
                          1
                                L aij1) L ain ) ú
                                   (       (1          ïb (1) ï
       ê
                  2
                                                ú      ï i ï
       ê M      M       M       L M     M  M ú         ï M ï
       ê0      an12)
                 (
                       an13)
                         (
                                L anj ) L ann) ú
                                   (1      (1          ï (1) ï
       ë                                        û      îbn þ
Các bước như trên sẽ được lặp lại đến khi trong vùng đánh dấu chỉ còn 1 phần tử. Một cách tổng quát,
tại bước thứ k ta có:


                                                                                                  16
éa11   a12     a13 L    L                  L a1 j                  L a1n ù ì b1 ü
      ê0     a22)
              (1
                     a23) L
                      (1
                              L                  L a21j)
                                                       (
                                                                         L a21n) ú ï b21) ï
                                                                                (           (
      ê                                                                              ú ï         ï
      ê0      0       (2 )
                     a33 L    L                  L a32j )
                                                       (
                                                                         L a32 ) ú ï b33) ï
                                                                                (
                                                                                  n
                                                                                            (
      ê                                                                              ú ï         ï
      ê M     M       M    M     M               M     M                 M     M ú ï M ï
                                                                                       ï ( ï
      ê0      0              ( k -1)
                      0 L ak +1,k +1                (k -1)
                                                 L ak +1, j              L akk+-1n) ú íbkk -1) ý
                                                                             (
                                                                                  1,        +1       (2.20)
      ê                                                                              ú
      ê M     M       M    M     M               M     M                 M     M ú ï M ï
                                                                                       ï         ï
      ê0      0                (k -1)
                      0 L ai ,k +1                  (k -1)
                                                 L ai , j                L ai(,kn-1) ú ïbi(k -1) ï
      ê                                                                              ú
      ê M     M       M    M     M               M     M                 M     M ú ï M ï
                                                                                       ï         ï
      ê0      0                ( k -1)
                      0 L an ,k +1                  (k -1)
                                                 L an, j                 L ank,n-1) ú ïbnk -1) ï
                                                                             (            (
      ë                                                                              û î         þ
Ở bước này, các phần tử trong miền đánh dấu được tác động nhờ phép biến đổi
              ì (k )              (k -1)
                       (k -1) - aik a (k -1) ; i, j = k + 1,..., n
              ïaij = aij
                                a kk -1)
                                  (k     kj
              ï
              ï
              í                                                       (2.21)
              ï (k )   (k -1) - aik -1) (k -1)
                                  (k
              ïbi = bi            (k bk ; i, j = k + 1,..., n
              ï
              î                 a kk -1)
Cuối cùng, sau n-1 bước như trên, chúng ta nhận được hệ (2.16) dưới dạng:
              éa11    a12       a13     a14     L  a1n ù ì x1 ü ì b1 ü
              ê       a   (1)
                                a(1)
                                        a(1)
                                                L a 21n) ú ï x2 ï ï b21) ï
                                                    (                 (
              ê           22     23      24              úï ï ï            ï
              ê                 a( 2)
                                        a( 2)
                                                L a32 ) ú ï x3 ï ï b3( 2) ï
                                                    (
                                                           ï ï ï           ï
              ê
                                 33      34           n
                                                    ( 3) ú í    ý = í ( 3) ý                         (2.22)
              ê                         a( 3)
                                         44     L a 4 n ú ï x4 ï ï b4 ï
              ê        0                            M úï ï ï               ï
              ê                                          ú ï ï ï ( n -1) ï
              ê
              ë                                   ann-1) ú ï xn ï ïbn ï
                                                   (n
                                                         ûî þ î            þ
    Từ hệ (2.22) này, bằng phương pháp thế ngược từ dưới lên ta nhận được các nghiệm của hệ
phương trình (2.16) như sau (ở đây, để tiện theo dõi, chúng ta bỏ qua ký hiệu chỉ số trên trong các hệ
số của ma trận A và b):
                                                  n


                   b
                                        bi -    åa         ij   xj
             x n = n ;K , x i =                                          i = n - 1, n - 2 ,K ,1
                                                j = i +1
                                                                     ;                               (2.23)
                  a nn                           a ii




                                                                                                              17
Chương 3
                       THUẬT TOÁN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỘ CỨNG CHUNG
                                VÀ VÉCTƠ LỰC NÚT CHUNG


     Việc ghép các ma trận độ cứng k và các véctơ lực f của các phần tử để tạo ra ma trận độ cứng K và
véctơ lực nút F chung cho cả hệ, từ đó thiết lập hệ phương trình PTHH là một vấn đề quan trọng.
     Ta sẽ cộng các số hạng của ma trận độ cứng của mỗi phần tử vào các vị trí tương ứng của ma trận
độ cứng chung và cộng các số hạng của véctơ lực vào véctơ lực chung.
     Cách dễ nhất để ghép các phần tử là gán số cho mỗi dòng và cột của ma trận độ cứng phần tử
đúng với bậc tự do của phần tử ấy, sau đó chúng ta sẽ làm việc qua các số hạng của ma trận phần tử;
tức là cộng các số hạng này vào ma trận chung mà mỗi dòng, mỗi cột cũng được gán đúng những số
trên.
Dưới đây ta sẽ xét hai ví dụ.

1. CÁC VÍ DỤ

1.1.   Ví dụ 1
    Một kết cấu được chia ra 8 phần tử tam giác như Hình 3.1. Mỗi phần tử có 3 nút; mỗi nút có 1 bậc
tự do (ví dụ nhiệt độ).

            7              8            9

                       6            8                  3
                5              7
        4                  5                6
                                                           e
                       2            4
                 1             3                       1           2
            1              2             3
                                        Hình 3.1

Mô tả quá trình ghép nối ma trận độ cứng chung K với giả sử chỉ xét 3 phần tử đầu tiên: 1, 2 và 3 với
các ma trận độ cứng đã biết như sau:
                                     é7 3 1 ù          é8 1 2 ù         é9 4 1 ù
                               k 1 = ê 3 6 2 ú ; k 2 = ê1 7 3 ú ; k 3 = ê 4 6 0 ú
                                     ê       ú         ê      ú         ê       ú
                                     ê1 2 5 ú
                                     ë       û         ê2 3 4ú
                                                       ë      û         ê1 0 5 ú
                                                                        ë       û
Lời giải
1. Xây dựng bảng ghép nối phần tử (đường đến các nút ngược chiều kim đồng hồ)
                      Bậc tự do         1          2           3
                Phần tử
                        1               1          2           4
                        2               4          2           5
                        3               2          3           5


                                                                                                   18
2. Xét từng phần tử
Với phần tử 1, các dòng và cột được nhận dạng như sau:
                                                   1 2 4
                                             é7 3 1 ù          1
                                         k = ê 3 6 2ú
                                           1
                                             ê      ú          2
                                             ê1 2 5 ú
                                             ë      û          4
Ma trận này được cộng vào ma trận độ cứng chung và ta sẽ được:
                                      1 2 3 4 5 L
                                      é7       3   0   1   0   Lù 1
                                      ê3       6   0   2   0   Lú 2
                                      ê                         ú
                                      ê0       0   0   0   0   Lú 3
                                   K =ê                         ú
                                      ê1       2   0   5   0   Lú 4
                                      ê0       0   0   0   0   Lú 5
                                      ê                         ú
                                      êM       M   M   M   M   Mú M
Ma trận độ cứng của phần tử 2 được gán số bởi:
                                                   4 2 5
                                             é8 1 2 ù          4
                                         k = ê1 7 3 ú
                                           2
                                             ê      ú          2
                                             ê 2 3 4ú
                                             ë      û          5
Các số hạng của ma trận k2 được cộng thêm vào ma trận chung, cho ta
                                    1    2    3    4    5 L
                                   é7   3   0   1   0              Lù 1
                                   ê3 6 + 7 0 2 + 1 3              Lú 2
                                   ê                                ú
                                   ê0   0   0   0   0              Lú 3
                                K =ê                                ú
                                   ê1 2 + 1 0 5 + 8 2              Lú 4
                                   ê0   3   0   2   4              Lú 5
                                   ê                                ú
                                   êM   M   M   M   M              Mú M
Với phần tử 3:
                                                   2 3 5
                                             é9 4 1 ù          2
                                         k = ê4 6 0ú
                                           3
                                             ê      ú          3
                                             ê1 0 5 ú
                                             ë      û          5
Các số hạng của ma trận k3 được cộng tiếp vào ma trận chung ở trên, cho ta




                                                                             19
1           2             3        4         5 L
                                                é7   3     0    1   0                                      Lù    1
                                                ê3 13 + 9  4    3 3 +1                                     Lú    2
                                                ê                                                           ú
                                                ê0   4     6    0 0+0                                      Lú    3
                                             K =ê                                                           ú
                                                ê1   3     0   13   2                                      Lú    4
                                                ê0 3 + 1 0 + 0 2 4 + 5                                     Lú    5
                                                ê                                                           ú
                                                êM   M     M    M   M                                      Mú    M
       Việc cộng các véctơ lực phần tử vào véctơ lực chung được tiến hành hoàn toàn tương tự.

1.2.    Ví dụ 2
    Giả sử có hai phần tử 1 và 4 trong bài toán hai chiều; mỗi phần tử có 3 nút, mỗi nút có 2 bậc tự do
(Hình 3.2). Hãy mô tả quá trình ghép nối ma trận độ cứng chung K và véctơ lực nút chung, theo các
ma trận độ cứng phần tử và véctơ lực nút phần tử k1, k4, f1 và f4 cho trước như sau:
                                         é 22              -3      -7       -4       -6           - 2ù              ì3 ü
                                         ê- 3              29      -9       -9       -1           - 7ú              ï6ï
                                         ê                                                           ú              ï ï
                                         ê- 7              -9      30       -6       -3           - 5ú              ï ï
                                                                                                                    ï4 ï
                                    k1 = ê                                                           ú;         f1 =í ý
                                         ê- 4              -9      -6       31       -4           - 8ú              ï1 ï
                                         ê- 6              -1      -3       -4       16           - 2ú              ï7 ï
                                         ê                                                           ú              ï ï
                                         ê- 2
                                         ë                 -7      -5       -8       -2           24 ú
                                                                                                     û              ï5ï
                                                                                                                    î þ
                                         é 23              -1      -6       -8       -3           - 5ù              ì9 ü
                                         ê -1              19      -2       -4       -7           - 5ú              ï7 ï
                                         ê                                                           ú              ï ï
                                         ê- 6              -2      30       -7       -8           - 7ú              ï ï
                                                                                                                    ï6ï
                                    k4 = ê                                                           ú;         f4 =í ý
                                         ê- 8              -6      -7       25       -2           - 4ú              ï2 ï
                                         ê- 3              -7      -8       -2       27           - 7ú              ï4 ï
                                         ê                                                           ú              ï ï
                                         ê- 5
                                         ë                 -5      -7       -4       -7           28 ú
                                                                                                     û              ï5ï
                                                                                                                    î þ


            5                                6
                                                                                     3
                                    4
                  1                               2                                           i
                                                                                                           2
            1                           2                                            1

                                                  Hình 3.2
Các nút của phần tử 1 là: (1, 2, 5). Bậc tự do tương ứng của phần tử là:
                      {q   2 i -1   q2i -1       q2 j -1    q2 j       q2 k -1   q2 k } = {q1
                                                                                      T
                                                                                                      q2   q3    q4   q9   q10 }
                                                                                                                               T



Các hàng và cột của ma trận độ cứng phần tử 1 được gán các số ứng với bậc tự do tương ứng của nó và
các số hạng của ma trận được cộng vào các vị trí tương ứng của ma trận độ cứng chung.




                                                                                                                                   20
1        2    3        4   9     10
                                               é 22          - 3 - 7 - 4 - 6 - 2ù 1
                                               ê- 3          29 - 9 - 9 - 1 - 7 ú 2
                                               ê                                ú
                                               ê- 7          - 9 30 - 6 - 3 - 5ú 3
                                            k =ê
                                             1
                                                                                ú
                                               ê- 4          - 9 - 6 31 - 4 - 8 ú 4
                                               ê- 6          - 1 - 3 - 4 16 - 2ú 9
                                               ê                                ú
                                               ê- 2
                                               ë             - 7 - 5 - 8 - 2 24 ú 10
                                                                                û
                               1        2       3           4 5 6 7 8              9    10 11 12 L
                           é 22       - 3 - 7 - 4 0 0 0 0 - 6 - 2 00 0 Lù 1
                           ê- 3       29 - 9 - 9 0 0 0 0 - 1 - 7 0 0 Lú 2
                           ê                                            ú
                           ê- 7       - 9 30 - 6 0 0 0 0 - 3 - 5 0 0 Lú 3
                           ê                                            ú
                           ê- 4       - 9 - 6 31 0 0 0 0 - 4 - 8 0 0 Lú 4
                           ê0          0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 5
                           ê                                            ú
                           ê0          0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 6
                        K =ê 0         0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 7
                           ê                                            ú
                           ê0          0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 8
                           ê- 6       - 1 - 3 - 4 0 0 0 0 16 - 2 0 0 Lú 9
                           ê                                            ú
                           ê- 2       - 7 - 5 - 8 0 0 0 0 - 2 24 0 0 Lú 10
                           ê                                            ú
                           ê0          0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 11
                           ê0          0   0   0 0 0 0 0 0     0   0 0 Lú 12
                           ê                                            ú
                           ê M         M   M   M M M M M M     M   M M Mú M

Tiến hành tương tự đối với ma trận độ cứng của phần tử 4. Các nút của phần tử 4 là: (5, 2, 6). Bậc tự
do tương ứng của phần tử là:
               {q   2 i -1   q2i -1   q2 j -1   q2 j        q2 k -1    q2 k } = {q9
                                                                           T
                                                                                        q10   q3    q4   q11   q12 }
                                                                                                                   T


                                                    9       10        3        4   11   12
                                            é 23            -1        -6   -8      -3    - 5ù 9
                                            ê-1             19        -2   -4      -7    - 5ú 10
                                            ê                                                ú
                                            ê- 6            -2        30   -7      -8    - 7ú 3
                                       k4 = ê                                                ú
                                            ê- 8            -6        -7   25      -2    - 4ú 4
                                            ê- 3            -7        -8   -2      27    - 7 ú 11
                                            ê                                                ú
                                            ê- 5
                                            ë               -5        -7   -4      -7    28 ú 12
                                                                                             û
Các số hạng của ma trận được cộng vào các vị trí tương ứng của ma trận độ cứng chung, ta nhận được
kết quả như sau:




                                                                                                                       21
1    2      3        4     5 6 7 8             9    10   11 12 L
                    é 22   -3     -7        -4    0 0 0 0             -6   -2   0   0    Lù 1
                    ê- 3   29     -9        -9    0 0 0 0             -1   -7   0   0    Lú 2
                    ê                                                                     ú
                    ê- 7   - 9 60 - 16 0 0 0 0 - 9 - 7 - 8 - 7                           Lú 3
                    ê                                                                     ú
                    ê- 4   - 9 - 13 56 0 0 0 0 - 12 - 14 - 2 - 4                         Lú 4
                    ê0      0   0   0 0 0 0 0 0      0    0   0                          Lú 5
                    ê                                                                     ú
                    ê0     0      0         0     0   0       0   0    0   0    0  0     Lú 6
                 K =ê 0    0      0         0     0   0       0   0    0   0    0  0     Lú 7
                    ê                                                                     ú
                    ê0     0      0         0     0   0       0   0    0   0    0  0     Lú 8
                    ê- 6   -1     -9       - 12   0   0       0   0   39   -3   -3 -5    Lú 9
                    ê                                                                     ú
                    ê- 2   -7     -7       - 12 0 0 0 0               -3   43   -7 -5    Lú 10
                    ê                                                                     ú
                    ê0     0      -8       -2 0 0 0 0                 -3   -7   27 - 7   Lú 11
                    ê0     0      -7       -4 0 0 0 0                 -5   -5   - 7 28   Lú 12
                    ê                                                                     ú
                    ê M     M      M        M     M   M       M   M   M    M    M   M    Mú M
Véctơ lực nút của các phần tử 1 và 4 cũng được cộng vào véctơ lực nút chung theo cách tương tự:
                    ì3 ü 1                                    ì3ü 1
                    ï6ï 2                                     ï6ï 2
                    ï ï                                       ï ï
                    ï4 ï 3                                    ï10ï 3
                    ï ï                                       ï ï
    ì3 ü    1       ï1 ï 4                ì9 ü         9      ï3ï 4
    ï6ï     2       ï0ï 5                 ï7 ï        10      ï0ï 5
    ï ï             ï ï                   ï ï                 ï ï
    ï4 ï
    ï ï     3       ï0ï 6                 ï6ï
                                          ï ï          3      ï0ï 6
f1 =í ý       Þ F = ï0ï 7           ; f4 =í ý            Þ F =ï0ï 7
                    í ý                                       í ý
    ï1 ï    4
                    ï0ï 8                 ï2 ï         4
                                                              ï0ï 8
    ï7 ï    9       ï ï                   ï4 ï        11      ï ï
    ï ï             ï7 ï 9                ï ï                 ï16ï 9
    ï5ï
    î þ    10       ï ï
                                          ï5ï
                                          î þ         12      ï ï
                    ï5ï 10                                    ï12ï 10
                    ï0ï 11                                    ï 4 ï 11
                    ï ï                                       ï ï
                    ï0ï 12                                    ï 5 ï 12
                    ïM ï M
                    î þ                                       ïMï M
                                                              î þ

2. THUẬT TOÁN GHÉP K VÀ F

2.1.   Nguyên tắc chung
    Qua hai ví dụ trên ta thấy ma trận độ cứng chung K chính là tổng của các ma trận mở rộng [ke] của
các phần tử. Véctơ lực chung F cũng chính là tổng của các véctơ lực mở rộng {fe} của các phần tử:
                                           [ ]
                                K = å k e ; F = å {f e }                            (3.1)
                                       e                  e

Để chuẩn hoá các bước ghép nối, ta xây dựng bảng định vị index cho mỗi phần tử. Bảng index sẽ cho
biết vị trí của mỗi số hạng của {qn} trong {Qn}. Kích thước của bảng index là (noe ´ edof ), với edof là
ký hiệu cho số bậc tự do của phần tử và noe là ký hiệu cho tổng số phần tử.
Mỗi nút có một bậc tự do
Trở lại ví dụ 3.1, bảng index chính là bảng ghép nối phần tử ở trên.

                                                                                                     22
Khi ấy: Q = {Q1 Q2                       Q5 L}
                                                        T
                         Q3     Q4
- Với phần tử 1 (e =1)
                                                                    = {Q1 Q2                   Q4 }
                                                                                                     T
                                                  q
                                                  index(1, :) =              (1       2         4)
- Với phần tử 2 (e =2)
                                                                    = {Q4                      Q5 }
                                                                                                     T
                                                  q                                   Q2
                                                  index(2, :) = (4                    2         5)
- Với phần tử 3 (e =3)
                                                                    = {Q2                      Q5 }
                                                                                                     T
                                                  q                                   Q3
                                                  index(3, :) = (2                    3         5)
Chú ý: ký hiệu (:) trong index(e,:) chỉ các phần tử thuộc hàng e của index.
Mỗi nút có hai bậc tự do
Trở lại ví dụ 3.2 đã xét ở trên, bảng index là:
                       Bậc tự do              1               2                   3              4                    5       6
                Phần tử
                        1                     1               2                   3               4                   9       10
                       ...                                   ...                                 ...                          ...
                        4                     9              10                   3               4                  11       12
Khi ấy:
                 Q = {Q1 Q2                                                                                      Q11 Q12 L}
                                                                                                                                    T
                                      Q3      Q4       Q5         Q6         Q7       Q8       Q9        Q10
- Với phần tử số 1
                                                      = {Q1 Q2                                            Q10 }
                                                                                                                 T
                                   q                                          Q3       Q4        Q9
                                   index(1, :) = (1                 2         3           4      9        10 )
- Với phần tử số 4
                                                      = {Q9                                      Q11 Q12 }
                                                                                                                  T
                                  q                                Q10        Q3          Q4
                                  index(4, :) = (9                  10            3        4         11    12)
Với sự giúp đỡ của bảng index, mỗi số hạng kij của ma trận ke được cộng vào K IJ của [K] sao cho:
                                              I = index(e,i), với i = 1.. sdof
                                              J = index(e,j), với j = 1.. sdof
hoặc:
                         K IJ = K index ( e ,i ) index ( e , j ) + k e i j                                            (3.2)
Tương tự, mỗi số hạng fi của {fe}được chuyển sang FI của {F} sao cho:
                         K I = Findex ( e ,i ) + f e i                                                                (3.3)

2.2.      Thuật toán ghép nối phần tử:
Bước 1: Khởi tạo ma trận vuông [K] có kích thước (sdof ´ sdof) và véctơ cột {F} có kích thước (sdof ´
1), với các số hạng bằng không. Trong đó, sdof là ký hiệu cho tổng số bậc tự do của các nút trong toàn
hệ.


                                                                                                                                        23
Bước 2: Với mỗi phần tử e (e = 1:noe), cộng đúng vị trí mỗi số hạng kij của của ma trận phần tử ke
vào số hạng K IJ của ma trận [K]:
 K IJ = K IJ + k e i j ; i, j = 1 : edof ; I = index(e, i ), J = index(e, j )                (3.4)
Bước 3: Với mỗi phần tử e (e = 1:noe), cộng đúng vị trí mỗi số hạng fi của của véctơ lực phần tử f
vào số hạng FI của véctơ lực chung F:
                  FI = FI + f e i ; i = 1 : edof ; I = index(e, i )                          (3.5)
Sơ đồ thuật toán được mô tả như Hình 3.3 sau:

                                              ...
                                   K=zero(sdof,sodf);
                                    F=zero(sdof,1);

                                    e =1; i = 1; j = 1;


       K (index (e, i ), index (e, i ) ) = K (index (e, i ), index (e, i ) ) + k e (i, j )

                                          j = j + 1;

                                                                T
                                          j £ edof
                                                 F
                       F (index(e, i ) ) = F (index(e, i ) ) + f e (i )

                                           i = i+1;

                                                                 T
                                          i £ edof
                                                F
                                          e = e +1;

                                                                T
                                           e £ noe
                                                 F
                                              ...
                      Hình 3.3. Sơ đồ thuật toán ghép nối phần tử




                                                                                                     24
Chương 4
                            PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN MỘT CHIỀU

1. MỞ ĐẦU
    Để giải bài toán một chiều (1D) bằng phương pháp phần tử hữu hạn, chúng ta sẽ sử dụng nguyên
lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần và các quan hệ: quan hệ ứng suất-biến dạng, quan hệ biến dạng-
chuyển vị. Với bài toán hai chiều (2D) và ba chiều (3D), cách tiếp cận cũng tương tự.
    Trong bài toán một chiều, các đại lượng: chuyển vị, biến dạng, ứng suất chỉ phụ thuộc vào biến x.
Ta biểu diễn chúng như sau:
                         u = u (x );          e = e ( x );   s = s (x )                      (4.1)
Quan hệ giữa ứng suất với biến dạng, biến dạng với chuyển vị:
                                        du
                                  s = Ee ; e =                                               (4.2)
                                        dx
Với bài toán một chiều, vi phân thể tích dv được viết dưới dạng:
                                dv=Adx                                                       (4.2)
trong đó, A là diện tích mặt cắt ngang.

2. MÔ HÌNH PHẦN TỬ HỮU HẠN
     Có thể chia thanh ra nhiều phần tử, mỗi phần tử có tiết diện ngang không đổi (hoặc thay đổi).
Chẳng hạn, ta chia thanh ra 5 phần tử với các nút được đánh số từ 1 đến 6, các chỉ số nút này là chỉ số
nút toàn cục (Hình 4.1a); mỗi phần tử có hai nút 1 và 2, các chỉ số nút này là chỉ số nút cục bộ (Hình
4.1b).
     Trong bài toán một chiều, mỗi nút chỉ có một chuyển vị theo phương x . Vì vậy mỗi nút chỉ có một
bậc tự do, n nút có n bậc tự do.
     Chuyển vị tổng thể được kí hiệu là Qi ; i = 1, n; chuyển vị địa phương của mỗi phần tử được ký
hiệu là qj; j = 1, 2
    Véctơ cột Q = Qi    [ ]   T
                                  được gọi là véctơ chuyển vị chung (tổng thể).
    Lực nút được kí hiệu là Fi ; i = 1, n.

    Véctơ cột F = Fi    [ ]   T
                                   được gọi là véctơ lực nút chung (tổng thể).


           1        2         3          4         5                          e
                                                                     1            2
                                                             x
       1        2       3            4        5        6
                                                                         q1       q2
           Q1   Q2       Q3          Q4       Q5       Q6

           Hình 4.1a. Chỉ số toàn cục                            Hình 4.1b. Chỉ số cục bộ

    Để ghép nối các phần tử với nhau, ta sử dụng bảng ghép nối các phần tử như sau:
                     Bảng 3.1. Bảng ghép nối các phần tử
           Phần tử                           Nút
                                                                         Chỉ số địa phương
                                                                                                     25
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10
Giaotrinh pppthh v10

More Related Content

What's hot

Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảoGiải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnMan_Ebook
 
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocLe Tran Anh
 

What's hot (18)

Luận văn: Bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều, HAY
Luận văn: Bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều, HAYLuận văn: Bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều, HAY
Luận văn: Bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều, HAY
 
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAYXác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
 
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAYTính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
 
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phần tử hữu hạn
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phần tử hữu hạnĐề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phần tử hữu hạn
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phần tử hữu hạn
 
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOTLuận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
 
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAYLuận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh, HAY
 
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ dàn theo nguyên lý cực trị, HAY
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ dàn theo nguyên lý cực trị, HAYĐề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ dàn theo nguyên lý cực trị, HAY
Đề tài: Nội lực và chuyển vị của hệ dàn theo nguyên lý cực trị, HAY
 
Luận văn: Bài toán tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Bài toán tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn, HOTLuận văn: Bài toán tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Bài toán tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn, HOT
 
Luận văn: Sử dụng các công cụ của entropy để đánh giá phổ điểm tốt nghiệp
Luận văn: Sử dụng các công cụ của entropy để đánh giá phổ điểm tốt nghiệpLuận văn: Sử dụng các công cụ của entropy để đánh giá phổ điểm tốt nghiệp
Luận văn: Sử dụng các công cụ của entropy để đánh giá phổ điểm tốt nghiệp
 
Đề tài: Ổn định của tấm chữ nhật ngoài giới hạn đàn hồi, HAY
Đề tài: Ổn định của tấm chữ nhật ngoài giới hạn đàn hồi, HAYĐề tài: Ổn định của tấm chữ nhật ngoài giới hạn đàn hồi, HAY
Đề tài: Ổn định của tấm chữ nhật ngoài giới hạn đàn hồi, HAY
 
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAYLuận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
Luận án: Dao động phi tuyến yếu của hệ cấp ba có đạo hàm, HAY
 
Tính chất phi cổ điển, dò tìm đan rối của trạng thái phi cổ điển, HAY
Tính chất phi cổ điển, dò tìm đan rối của trạng thái phi cổ điển, HAYTính chất phi cổ điển, dò tìm đan rối của trạng thái phi cổ điển, HAY
Tính chất phi cổ điển, dò tìm đan rối của trạng thái phi cổ điển, HAY
 
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảoGiải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
Giải phương trình schrödinger dừng bằng phương pháp thời gian ảo
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
 
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...
Luận văn: Một nghiên cứu của Didactic về việc dạy học khái niệm tổ hợp ở trườ...
 
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAYLuận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
 
Đề tài kiểm chứng định luật Brewster, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  kiểm chứng định luật Brewster, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  kiểm chứng định luật Brewster, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài kiểm chứng định luật Brewster, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 

Viewers also liked

Phuong phap pthh
Phuong phap pthhPhuong phap pthh
Phuong phap pthhluuguxd
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlabPhạmThế Anh
 
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầu
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầuGiáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầu
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầuchuotvip
 
Tinh toan moi
Tinh toan moiTinh toan moi
Tinh toan moiluuguxd
 
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệt
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệtPhương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệt
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệtTrinh Van Quang
 
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)luuguxd
 
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6luuguxd
 
Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Tran Trung Dung
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuCửa Hàng Vật Tư
 

Viewers also liked (10)

Phuong phap pthh
Phuong phap pthhPhuong phap pthh
Phuong phap pthh
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
 
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầu
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầuGiáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầu
Giáo án môn học tin học ứng dụng trong thiết kế cầu
 
Tinh toan moi
Tinh toan moiTinh toan moi
Tinh toan moi
 
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệt
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệtPhương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệt
Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn trong truyền nhiệt
 
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 (phần modelling)
 
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
Hướng dẫn sử dụng SACS 5.6
 
[Bu] 600 tu vung toeic co nghia tieng viet
[Bu] 600 tu vung toeic co nghia tieng viet[Bu] 600 tu vung toeic co nghia tieng viet
[Bu] 600 tu vung toeic co nghia tieng viet
 
Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1
 
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệuSức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
Sức bền vật liệu - ôn tập về lý thuyết và bài tập sức bền vật liệu
 

Similar to Giaotrinh pppthh v10

Giao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanGiao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanCửa Hàng Vật Tư
 
Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2Hồ Lợi
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdfNguyễn Thái
 
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...sividocz
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ nataliej4
 
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-Khuong Nguyen Van
 
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01Anh Lê Công
 
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...Man_Ebook
 
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdf
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdfGiáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdf
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdfLMPHNGCHU
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.doc
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.docLuận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.doc
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.docsividocz
 
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng LưuNghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng LưuMan_Ebook
 
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docx
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docxLuận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docx
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docxsividocz
 

Similar to Giaotrinh pppthh v10 (20)

Giao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanGiao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu han
 
Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2
 
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
03 - LUANVAN_NopQuyen.pdf
 
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...
Luận Văn Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Tính Khung Một Nhịp Có Xét Đến Biến Dạng...
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
Nghiên cứu mô phỏng sự kết hợp các nguồn động lực trên ô tô hybrid kiểu hỗn h...
Nghiên cứu mô phỏng sự kết hợp các nguồn động lực trên ô tô hybrid kiểu hỗn h...Nghiên cứu mô phỏng sự kết hợp các nguồn động lực trên ô tô hybrid kiểu hỗn h...
Nghiên cứu mô phỏng sự kết hợp các nguồn động lực trên ô tô hybrid kiểu hỗn h...
 
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-
Bai gi ng_tin_ng_d_ng_2_matlab_7_-1_-
 
Luận văn: Tìm hiểu về đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCH
Luận văn: Tìm hiểu về đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCHLuận văn: Tìm hiểu về đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCH
Luận văn: Tìm hiểu về đối sánh lược đồ và xây dựng ứng dụng VNMATCH
 
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01
gGiaotrinhlaprapcaidatmaytinhnew2013 140119205441-phpapp01
 
20121224164710718
2012122416471071820121224164710718
20121224164710718
 
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG C...
 
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdf
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdfGiáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdf
Giáo trình toán dành cho kinh tế và quản trị.pdf
 
Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2Giao trinh ky thuat lap trinh 2
Giao trinh ky thuat lap trinh 2
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.doc
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.docLuận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.doc
Luận Văn Tính Toán Kết Cấu Bằng Phương Pháp So Sánh.doc
 
Luận án: Hiệu ứng vật lý mới trong các mô hình 3-3-1, HAY
Luận án: Hiệu ứng vật lý mới trong các mô hình 3-3-1, HAYLuận án: Hiệu ứng vật lý mới trong các mô hình 3-3-1, HAY
Luận án: Hiệu ứng vật lý mới trong các mô hình 3-3-1, HAY
 
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng LưuNghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng, Nguyễn Phụ Thượng Lưu
 
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.docThiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
 
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docx
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docxLuận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docx
Luận Văn Phương Pháp Mới Phân Tích Tuyến Tính Ổn Định Cục Bộ Kết Cấu Dàn.docx
 

More from luuguxd

Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7luuguxd
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁluuguxd
 
Trien tau
Trien tau Trien tau
Trien tau luuguxd
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boluuguxd
 
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)luuguxd
 
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...luuguxd
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minhluuguxd
 
Da Tau Drawing
Da Tau DrawingDa Tau Drawing
Da Tau Drawingluuguxd
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTluuguxd
 
De thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vbDe thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vbluuguxd
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh luuguxd
 
Tn k53-1 merged
Tn k53-1 mergedTn k53-1 merged
Tn k53-1 mergedluuguxd
 
chuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thépchuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thépluuguxd
 
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mònchương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mònluuguxd
 
chương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kếchương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kếluuguxd
 
chuong 1
 chuong 1 chuong 1
chuong 1luuguxd
 
Tong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vnTong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vnluuguxd
 
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]luuguxd
 
Chuong3 mtb
Chuong3 mtb Chuong3 mtb
Chuong3 mtb luuguxd
 
Baigiang mtb chuong2
Baigiang mtb chuong2Baigiang mtb chuong2
Baigiang mtb chuong2luuguxd
 

More from luuguxd (20)

Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7Huong dan Setup SACS 5.7
Huong dan Setup SACS 5.7
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
 
Trien tau
Trien tau Trien tau
Trien tau
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve bo
 
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
Huong dan tekla 15 (ptsc mc)
 
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÊ CHẮN SÓNG CẢNG NEO ĐẬU VÀ CỬA BIỂN MỸ Á – GIA...
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 
Da Tau Drawing
Da Tau DrawingDa Tau Drawing
Da Tau Drawing
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
 
De thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vbDe thi mon ctkt dv vb
De thi mon ctkt dv vb
 
Thuyết minh
Thuyết minh Thuyết minh
Thuyết minh
 
Tn k53-1 merged
Tn k53-1 mergedTn k53-1 merged
Tn k53-1 merged
 
chuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thépchuyên đề về cừ thép
chuyên đề về cừ thép
 
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mònchương 4 : thi công , chống ăn mòn
chương 4 : thi công , chống ăn mòn
 
chương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kếchương 3 : thiết kế
chương 3 : thiết kế
 
chuong 1
 chuong 1 chuong 1
chuong 1
 
Tong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vnTong quan duong ong khi vn
Tong quan duong ong khi vn
 
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]
Chuong3 mtb songchuabiendang.ppt [compatibility mode]
 
Chuong3 mtb
Chuong3 mtb Chuong3 mtb
Chuong3 mtb
 
Baigiang mtb chuong2
Baigiang mtb chuong2Baigiang mtb chuong2
Baigiang mtb chuong2
 

Giaotrinh pppthh v10

  • 1. TRẦN ÍCH THỊNH – NGÔ NHƯ KHOA PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN § Lý thuyết § Bài tập § Chương trình MATLAB HÀ NỘI 2007 i
  • 2. TRẦN ÍCH THỊNH NGÔ NHƯ KHOA PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN p P § Lý thuyết § Bài tập § Chương trình MATLAB HÀ NỘI 2007
  • 3. GS, TS Trần Ích Thịnh TS. Ngô Như Khoa PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN Lý thuyết Bài tập Chương trình MATLAB HÀ NỘI 2007
  • 4. MỞ ĐẦU Giáo trình Phương pháp Phần tử hữu hạn (PP PTHH) được biên soạn dựa trên nội dung các bài giảng và kinh nghiệm giảng dạy môn học cùng tên trong những năm gần đây cho sinh viên khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và học viên cao học ngành Cơ học Kỹ thuật, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Nội dung giáo trình có mục đích trang bị cho sinh viên các ngành kỹ thuật: Công nghệ chế tạo máy, Cơ tin kỹ thuật, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thuỷ, Máy thuỷ khí, Ô tô, Động cơ, Tạo hình biến dạng, Công nghệ chất dẻo & composite, Công nghệ & kết cấu hàn v.v.: - Những kiến thức cơ bản nhất của PP PTHH ứng dụng, - Áp dụng phương pháp để giải quyết một số bài toán kỹ thuật khác nhau, - Nâng cao kỹ năng lập trình Matlab trên cơ sở thuật toán PTHH. Giáo trình biên soạn gồm 13 chương. Sau phần giới thiệu phương pháp PTHH, một số loại phần tử thực và phần tử qui chiếu hay gặp (Chương 1), giáo trình đề cập đến một số phép tính ma trận, phương pháp khử Gauss (Chương 2) và thuật toán xây dựng ma trận độ cứng và véctơ lực nút chung cho kết cấu (Chương 3). Phương pháp Phần tử hữu hạn trong bài toán một chiều chịu kéo (nén) được giới thiệu trong Chương 4 và ứng dụng vào tính toán hệ thanh phẳng (Chương 5). Tiếp theo, giáo trình tập trung vào mô tả phần tử hữu hạn tam giác biến dạng hằng số trong bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi (Chương 6) và ứng dụng vào tính toán kết cấu đối xứng trục (Chương 7). Chương 8 giới thiệu phần tử tứ giác kèm theo khái niệm tích phân số. Chương 9 mô tả phần tử Hermite trong bài toán tính dầm và khung. Chương 10 trình bày phần tử hữu hạn trong bài toán dẫn nhiệt một và hai chiều. Chương 11 xây dựng thuật toán PTHH tính tấm-vỏ chịu uốn. Phần áp dụng phần tử hữu hạn trong tính toán vật liệu và kết cấu composite được giới thiệu trong chương 12. Chương 13 mô tả phần tử hữu hạn trong tính toán động lực học một số kết cấu. i
  • 5. Cuối mỗi chương (từ chương 4 đến chương 13) đều có chương trình Matlab kèm theo và một lượng bài tập thích đáng để người đọc tự kiểm tra kiến thức của mình. Giáo trình được biên soạn bởi: - GS. TS Trần Ích Thịnh (chủ biên): Chương 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9. - TS Ngô Như Khoa: Chương 2, 7, 10, 11, 12, 13 và các chương trình Matlab. Giáo trình được trình bày một cách hệ thống và nhất quán từ đầu đến cuối nhờ Nguyên lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần. Các quan hệ được xây dựng trong "không gian qui chiếu", do đó rất thuận lợi trong tính toán và lập trình. Có thể dùng giáo trình này làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên Cao học và nghiên cứu sinh các ngành kỹ thuật liên quan. Rất mong nhận được những góp ý xây dựng của bạn đọc. Tập thể tác giả ii
  • 6. MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN 1. Giới thiệu chung ................................................................................... 1 2. Xấp xỉ bằng phần tử hữu hạn ............................................................... 1 3. Định nghĩa hình học các phần tử hữu hạn............................................ 1 3.1. Nút hình học .................................................................................................. 1 3.2. Qui tắc chia miền thành các phần tử .............................................................. 1 4. Các dạng phần tử hữu hạn .................................................................... 2 5. Phần tử quy chiếu, phần tử thực........................................................... 3 6. Một số dạng phần tử quy chiếu ............................................................ 3 7. Lực, chuyển vị, biến dạng và ứng suất................................................. 5 8. Nguyên lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần ......................................... 6 9. Sơ đồ tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn ........................... 6 Chương 2 ĐẠI SỐ MA TRẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỬ GAUSSIAN 1. Đại số ma trận ...................................................................................... 9 1.1. Véctơ.............................................................................................................. 9 1.2. Ma trận đơn vị ............................................................................................... 9 1.3. Phép cộng và phép trừ ma trận. ................................................................... 10 1.4. Nhân ma trận với hằng số ............................................................................ 10 1.5. Nhân hai ma trận.......................................................................................... 11 1.6. Chuyển vị ma trận ........................................................................................ 11 1.7. Đạo hàm và tích phân ma trận ..................................................................... 11 1.8. Định thức của ma trận.................................................................................. 12 1.9. Nghịch đảo ma trận ...................................................................................... 12 1.10. Ma trận đường chéo ................................................................................. 14 1.11. Ma trận đối xứng ..................................................................................... 14 1.12. Ma trận tam giác ...................................................................................... 14 2. Phép khử Gauss .................................................................................. 15 2.1. Mô tả ............................................................................................................ 15 2.2. Giải thuật khử Gauss tổng quát.................................................................... 16 Chương 3 THUẬT TOÁN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỘ CỨNG VÀ VÉCTƠ LỰC NÚT CHUNG 1. Các ví dụ ............................................................................................ 18 1.1. Ví dụ 1 ......................................................................................................... 18 1.2. Ví dụ 2 ......................................................................................................... 20 2. Thuật toán ghép K và F ...................................................................... 22 iii
  • 7. 2.1. Nguyên tắc chung ........................................................................................ 22 2.2. Thuật toán ghép nối phần tử: ....................................................................... 23 Chương 4 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN MỘT CHIỀU 1. Mở đầu ............................................................................................... 25 2. Mô hình phần tử hữu hạn ................................................................... 25 3. Các hệ trục toạ độ và hàm dạng ......................................................... 26 4. Thế năng toàn phần ............................................................................ 28 5. Ma trận độ cứng phần tử .................................................................... 29 6. Qui đổi lực về nút............................................................................... 29 7. Điều kiện biên, hệ phương trình phần tử hữu hạn.............................. 31 8. Ví dụ ................................................................................................... 33 9. Chương trình tính kết cấu một chiều – 1D ......................................... 38 10. Bài tập ................................................................................................ 42 Chương 5 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN HỆ THANH PHẲNG 1. Mở đầu ............................................................................................... 44 2. Hệ toạ độ địa phương, hệ toạ độ chung.............................................. 44 3. Ma trận độ cứng phần tử .................................................................... 45 4. Ứng suất ............................................................................................. 46 5. Ví dụ ................................................................................................... 46 6. Chương trình tính hệ thanh phẳng...................................................... 48 7. Bài tập ................................................................................................ 56 Chương 6 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN HAI CHIỀU 1. Mở đầu ............................................................................................... 58 1.1. Trường hợp ứng suất phẳng ......................................................................... 59 1.2. Trường hợp biến dạng phẳng ....................................................................... 60 2. Rời rạc hoá kết cấu bằng phần tử tam giác ........................................ 60 3. Biểu diễn đẳng tham số ...................................................................... 62 4. Thế năng ............................................................................................. 65 5. Ma trận độ cứng của phần tử tam giác ............................................... 65 6. Qui đổi lực về nút............................................................................... 66 7. Ví dụ ................................................................................................... 68 8. Chương trình tính tấm chịu trạng thái ứng suất phẳng ...................... 72 9. Bài tập ................................................................................................ 82 iv
  • 8. Chương 7 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN ĐỐI XỨNG TRỤC CHỊU TẢI TRỌNG ĐỐI XỨNG 1. Mở đầu ............................................................................................... 85 2. Mô tả đối xứng trục ............................................................................ 85 3. Phần tử tam giác ................................................................................. 86 4. Chương trình tính kết cấu đối xứng trục ............................................ 94 5. Bài tập .............................................................................................. 101 Chương 8 PHẦN TỬ TỨ GIÁC 1. Mở đầu ............................................................................................. 104 2. Phần tử tứ giác ................................................................................. 104 3. Hàm dạng ......................................................................................... 104 4. Ma trận độ cứng của phần tử............................................................ 106 5. Qui đổi lực về nút............................................................................. 108 6. Tích phân số ..................................................................................... 108 7. Tính ứng suất.................................................................................... 112 8. Ví dụ ................................................................................................. 112 9. Chương trình .................................................................................... 114 10. Bài tập .............................................................................................. 125 Chương 9 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU DẦM VÀ KHUNG 1. Giới thiệu ......................................................................................... 127 2. Thế năng ........................................................................................... 127 3. Hàm dạng Hermite ........................................................................... 128 4. Ma trận độ cứng của phần tử dầm .................................................... 129 5. Quy đổi lực nút ................................................................................ 130 6. Tính mômen uốn và lực cắt.............................................................. 132 7. Khung phẳng .................................................................................... 132 8. Ví dụ ................................................................................................. 134 9. Chương trình tính dầm chịu uốn ...................................................... 138 10. Bài tập .............................................................................................. 145 Chương 10 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN DẪN NHIỆT 1. Giới thiệu ......................................................................................... 148 2. Bài toán dẫn nhiệt một chiều............................................................ 148 2.1. Mô tả bài toán ............................................................................................ 148 v
  • 9. 2.2. Phần tử một chiều ...................................................................................... 148 2.3. Ví dụ .......................................................................................................... 149 3. Bài toán dẫn nhiệt hai chiều ............................................................. 151 3.1. Phương trình vi phân quá trình dẫn nhiệt hai chiều ................................... 151 3.2. Điều kiện biên ............................................................................................ 151 3.3. Phần tử tam giác ........................................................................................ 152 3.4. Xây dựng phiếm hàm................................................................................. 153 3.5. Ví dụ .......................................................................................................... 156 4. Các chương trình tính bài toán dẫn nhiệt ......................................... 158 4.1. Ví dụ 10.1 .................................................................................................. 158 4.2. Ví dụ 10.2 .................................................................................................. 162 5. Bài tập .............................................................................................. 167 Chương 11 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN KẾT CẤU TẤM - VỎ CHỊU UỐN 1. Giới thiệu ......................................................................................... 170 2. Lý thuyết tấm Kirchhof .................................................................... 170 3. Phần tử tấm Kirchhof chịu uốn ........................................................ 172 4. Phần tử tấm Mindlin chịu uốn.......................................................... 177 5. Phần tử vỏ ........................................................................................ 180 6. Chương trình tính tấm chịu uốn ....................................................... 182 7. Bài tập .............................................................................................. 189 Chương 12 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN VẬT LIỆU, KẾT CẤU COMPOSITE 1. Giới thiệu ......................................................................................... 192 2. Phân loại vật liệu Composite ........................................................... 192 3. Mô tả PTHH bài toán trong trạng thái ứng suất phẳng ................... 193 3.1. Ma trận D đối với trạng thái ứng suất phẳng ............................................. 193 3.2. Ví dụ .......................................................................................................... 195 4. Bài toán uốn tấm Composite lớp theo lý thuyết Mindlin ................. 197 4.1. Mô hình hóa vật liệu composite nhiều lớp theo lý thuyết Mindlin ............ 197 4.2. Mô hình hóa PTHH bài toán tấm composite lớp chịu uốn ........................ 201 5. Chương trình tính tấm Composite lớp chịu uốn............................... 206 6. Bài tập .............................................................................................. 220 Chương 13 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU 1. Giới thiệu ......................................................................................... 221 vi
  • 10. 2. Mô tả bài toán .................................................................................. 221 3. Vật rắn có khối lượng phân bố ......................................................... 223 4. Ma trận khối lượng của phần tử có khối lượng phân bố .................. 224 4.1. Phần tử một chiều ...................................................................................... 224 4.2. Phần tử trong hệ thanh phẳng .................................................................... 224 4.3. Phần tử tam giác ........................................................................................ 225 4.4. Phần tử tam giác đối xứng trục .................................................................. 226 4.5. Phần tử tứ giác ........................................................................................... 227 4.6. Phần tử dầm ............................................................................................... 227 4.7. Phần tử khung ............................................................................................ 228 5. Ví dụ ................................................................................................. 228 6. Chương trình tính tần số dao động tự do của dầm và khung................... 229 6.1. Chương trình tính tần số dao động tự do của dầm ..................................... 229 6.2. Chương trình tính tần số dao động tự do của khung .................................. 233 7. Bài tập .............................................................................................. 238 TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
  • 11. Chương 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN 1. GIỚI THIỆU CHUNG Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đòi hỏi người kỹ sư thực hiện những đề án ngày càng phức tạp, đắt tiền và đòi hỏi độ chính xác, an toàn cao. Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) là một phương pháp rất tổng quát và hữu hiệu cho lời giải số nhiều lớp bài toán kỹ thuật khác nhau. Từ việc phân tích trạng thái ứng suất, biến dạng trong các kết cấu cơ khí, các chi tiết trong ô tô, máy bay, tàu thuỷ, khung nhà cao tầng, dầm cầu, v.v, đến những bài toán của lý thuyết trường như: lý thuyết truyền nhiệt, cơ học chất lỏng, thuỷ đàn hồi, khí đàn hồi, điện- từ trường v.v. Với sự trợ giúp của ngành Công nghệ thông tin và hệ thống CAD, nhiều kết cấu phức tạp cũng đã được tính toán và thiết kế chi tiết một cách dễ dàng. Trên thế giới có nhiều phần mềm PTHH nổi tiếng như: NASTRAN, ANSYS, TITUS, MODULEF, SAP 2000, CASTEM 2000, SAMCEF v.v. Để có thể khai thác hiệu quả những phần mềm PTHH hiện có hoặc tự xây dựng lấy một chương trình tính toán bằng PTHH, ta cần phải nắm được cơ sở lý thuyết, kỹ thuật mô hình hoá cũng như các bước tính cơ bản của phương pháp. 2. XẤP XỈ BẰNG PHẦN TỬ HỮU HẠN Giả sử V là miền xác định của một đại lượng cần khảo sát nào đó (chuyển vị, ứng suất, biến dạng, nhiệt độ, v.v.). Ta chia V ra nhiều miền con ve có kích thước và bậc tự do hữu hạn. Đại lượng xấp xỉ của đại lượng trên sẽ được tính trong tập hợp các miền ve. Phương pháp xấp xỉ nhờ các miền con ve được gọi là phương pháp xấp xỉ bằng các phần tử hữu hạn, nó có một số đặc điểm sau: - Xấp xỉ nút trên mỗi miền con ve chỉ liên quan đến những biến nút gắn vào nút của ve và biên của nó, - Các hàm xấp xỉ trong mỗi miền con ve được xây dựng sao cho chúng liên tục trên ve và phải thoả mãn các điều kiện liên tục giữa các miền con khác nhau. - Các miền con ve được gọi là các phần tử. 3. ĐỊNH NGHĨA HÌNH HỌC CÁC PHẦN TỬ HỮU HẠN 3.1. Nút hình học Nút hình học là tập hợp n điểm trên miền V để xác định hình học các PTHH. Chia miền V theo các nút trên, rồi thay miền V bằng một tập hợp các phần tử ve có dạng đơn giản hơn. Mỗi phần tử ve cần chọn sao cho nó được xác định giải tích duy nhất theo các toạ độ nút hình học của phần tử đó, có nghĩa là các toạ độ nằm trong ve hoặc trên biên của nó. 3.2. Qui tắc chia miền thành các phần tử Việc chia miền V thành các phần tử ve phải thoả mãn hai qui tắc sau: 1
  • 12. - Hai phần tử khác nhau chỉ có thể có những điểm chung nằm trên biên của chúng. Điều này loại trừ khả năng giao nhau giữa hai phần tử. Biên giới giữa các phần tử có thể là các điểm, đường hay mặt (Hình 1.1). - Tập hợp tất cả các phần tử ve phải tạo thành một miền càng gần với miền V cho trước càng tốt. Tránh không được tạo lỗ hổng giữa các phần tử. v1 v2 v2 v1 v1 v2 biên giới biên giới biên giới Hình 1.1. Các dạng biên chung giữa các phần tử 4. CÁC DẠNG PHẦN TỬ HỮU HẠN Có nhiều dạng phần tử hữu hạn: phần tử một chiều, hai chiều và ba chiều. Trong mỗi dạng đó, đại lượng khảo sát có thể biến thiên bậc nhất (gọi là phần tử bậc nhất), bậc hai hoặc bậc ba v.v. Dưới đây, chúng ta làm quen với một số dạng phần tử hữu hạn hay gặp. Phần tử một chiều Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử hai chiều Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử ba chiều Phần tử tứ diện Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử lăng trụ 2
  • 13. Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba 5. PHẦN TỬ QUY CHIẾU, PHẦN TỬ THỰC Với mục đích đơn giản hoá việc xác định giải tích các phần tử có dạng phức tạp, chúng ta đưa vào khái niệm phần tử qui chiếu, hay phần tử chuẩn hoá, ký hiệu là vr. Phần tử qui chiếu thường là phần tử đơn giản, được xác định trong không gian qui chiếu mà từ đó, ta có thể biến đổi nó thành từng phần tử thực ve nhờ một phép biến đổi hình học re. Ví dụ trong trường hợp phần tử tam giác (Hình 1.2). y (5) (4) v3 h r3 v2 (3) 0,1 r2 (1) v1 r1 vr (2) 0,0 1,0 x x Hình 1.2. Phần tử quy chiếu và các phần tử thực tam giác Các phép biến đổi hình học phải sinh ra các phần tử thực và phải thoả mãn các qui tắc chia phần tử đã trình bày ở trên. Muốn vậy, mỗi phép biến đổi hình học phải được chọn sao cho có các tính chất sau: a. Phép biến đổi phải có tính hai chiều (song ánh) đối với mọi điểm x trong phần tử qui chiếu hoặc trên biên; mỗi điểm của vr ứng với một và chỉ một điểm của ve và ngược lại. b. Mỗi phần biên của phần tử qui chiếu được xác định bởi các nút hình học của biên đó ứng với phần biên của phần tử thực được xác định bởi các nút tương ứng. Chú ý: - Một phần tử qui chiếu vr được biến đổi thành tất cả các phần tử thực ve cùng loại nhờ các phép biến đổi khác nhau. Vì vậy, phần tử qui chiếu còn được gọi là phần tử bố-mẹ. - Có thể coi phép biến đổi hình học nói trên như một phép đổi biến đơn giản. - z (x, h) được xem như hệ toạ độ địa phương gắn với mỗi phần tử. 6. MỘT SỐ DẠNG PHẦN TỬ QUI CHIẾU Phần tử qui chiếu một chiều 3
  • 14. -1 0 1 x -1 0 1 x -1 -1 /2 0 1 /2 1 x Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử qui chiếu hai chiều h h h 1 1 1 1 ,2 2 /3 /3 1 ,1 /3 1 /2 /2 2 ,1 /2 v r vr 1 /3 vr /3 /3 0,0 1 x 0,0 1 /2 1 x 0,0 1 /3 2 /3 1 x Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử qui chiếu ba chiều Phần tử tứ diện z z z 0,0,1 0,0,1 0,0,1 h vr h vr h vr 0,0,0 0,1,0 0,1,0 0,1,0 1,0,0 1,0,0 1,0,0 x x x Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba Phần tử sáu mặt 4
  • 15. z z z 0,1,1 0,1,1 0,1,1 vr vr vr h h h 1,1,0 x x 1,1,0 1,1,0 x Phần tử bậc nhất Phần tử bậc hai Phần tử bậc ba 7. LỰC, CHUYỂN VỊ, BIẾN DẠNG VÀ ỨNG SUẤT Có thể chia lực tác dụng ra ba loại và ta biểu diễn chúng dưới dạng véctơ cột: - Lực thể tích f : f = f[ fx, fy , fz]T - Lực diện tích T : T = T[ Tx, Ty , Tz]T - Lực tập trung Pi: Pi= Pi [ Px, Py , Pz]T Chuyển vị của một điểm thuộc vật được ký hiệu bởi: u = [u, v, w] T (1.1) Các thành phần của tenxơ biến dạng được ký hiệu bởi ma trận cột: e = [ex , ey, ez, gyz, gxz, gxy] T (1.2) Trường hợp biến dạng bé: T ì ¶u ¶v ¶w ¶v ¶w ¶u ¶w ¶u ¶v ü e =í + + + ý (1.3) î ¶x ¶y ¶z ¶z ¶y ¶z ¶x ¶y ¶x þ Các thành phần của tenxơ ứng suất được ký hiệu bởi ma trận cột: s = [sx , s y, sz, s yz, s xz, s xy] T (1.4) Với vật liệu đàn hồi tuyến tính và đẳng hướng, ta có quan hệ giữa ứng suất với biến dạng: s=De (1.5) Trong đó: é1 -n n n 0 0 0 ù ê n 1 -n n 0 0 0 ú ê ú E ê n n 1 -n 0 0 0 ú D= ê ú (1 +n )(1 - 2n ) ê 0 0 0 0 ,5 -n 0 0 ú ê 0 0 0 0 0 ,5 -n 0 ú ê ú ê 0 ë 0 0 0 0 0 ,5 -n ú û E là môđun đàn hồi, n là hệ số Poisson của vật liệu. 5
  • 16. 8. NGUYÊN LÝ CỰC TIỂU HOÁ THẾ NĂNG TOÀN PHẦN Thế năng toàn phần P của một vật thể đàn hồi là tổng của năng lượng biến dạng U và công của ngoại lực tác dụng W: P =U+W (1.6) Với vật thể đàn hồi tuyến tính thì năng lượng biến dạng trên một đơn vị thể tích được xác định 1 bởi: s T e 2 Do đó năng lượng biến dạng toàn phần: 1 U = òs edv T (1.7) 2 V Công của ngoại lực được xác định bởi: n W = - ò u T FdV - ò u T TdS - å ui Pi T (1.8) V S i =1 Thế năng toàn phần của vật thể đàn hồi sẽ là: n 1 ò s T e dV - ò u T f dV - ò u T TdS - å ui Pi T Õ= (1.9) 2V V S i =1 Trong đó: u là véctơ chuyển vị và Pi là lực tập trung tại nút i có chuyển vị là ui Áp dụng nguyên lý cực tiểu thế năng: Đối với một hệ bảo toàn, trong tất cả các di chuyển khả dĩ, di chuyển thực ứng với trạng thái cân bằng sẽ làm cho thế năng đạt cực trị. Khi thế năng đạt giá trị cực tiểu thì vật (hệ) ở trạng thái cân bằng ổn định. 9. SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN Một chương trình tính bằng PTHH thường gồm các khối chính sau: Khối 1: Đọc các dữ liệu đầu vào: Các dữ liệu này bao gồm các thông tin mô tả nút và phần tử (lưới phần tử), các thông số cơ học của vật liệu (môđun đàn hồi, hệ số dẫn nhiệt...), các thông tin về tải trọng tác dụng và thông tin về liên kết của kết cấu (điều kiện biên); Khối 2: Tính toán ma trận độ cứng phần tử k và véctơ lực nút phần tử f của mỗi phần tử; Khối 3: Xây dựng ma trận độ cứng tổng thể K và véctơ lực nút F chung cho cả hệ (ghép nối phần tử); Khối 4: Áp đặt các điều kiện liên kết trên biên kết cấu, bằng cách biến đổi ma trận độ cứng K và vec tơ lực nút tổng thể F; Khối 5: Giải phương trình PTHH, xác định nghiệm của hệ là véctơ chuyển vị chung Q; Khối 6: Tính toán các đại lượng khác (ứng suất, biến dạng, gradiên nhiệt độ, v.v.) ; Khối 7: Tổ chức lưu trữ kết quả và in kết quả, vẽ các biểu đồ, đồ thị của các đại lượng theo yêu cầu. Sơ đồ tính toán với các khối trên được biểu diễn như hình sau (Hình 1.3); 6
  • 17. Đọc dữ liệu đầu vào - Các thông số cơ học của vật liệu - Các thông số hình học của kết cấu - Các thông số điều khiển lưới - Tải trọng tác dụng - Thông tin ghép nối các phần tử - Điều kiện biên Tính toán ma trận độ cứng phần tử k Tính toán véctơ lực nút phần tử f Xây dựng ma trận độ cứng K và véctơ lực chung F Áp đặt điều kiện biên (Biến đổi các ma trận K và vec tơ F) Giải hệ phương trình KQ = F (Xác định véctơ chuyển vị nút tổng thể Q) Tính toán các đại lượng khác (Tính toán ứng suất, biến dạng, kiểm tra bền, v.v) In kết quả - In các kết quả mong muốn - Vẽ các biểu đồ, đồ thị Hình 1.3. Sơ đồ khối của chương trình PTHH 7
  • 18. 8
  • 19. Chương 2 ĐẠI SỐ MA TRẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỬ GAUSSIAN Áp dụng phương pháp PTHH trong các bài toán kỹ thuật thường liên quan đến một loạt các phép toán trên ma trận. Vì vậy, các phép toán cơ bản trên ma trận và phương pháp khử Gaussian (Gauss) để giải hệ phương trình tuyến tính sẽ là 2 nội dung chính được đề cập trong chương này. 1. ĐẠI SỐ MA TRẬN Các công cụ toán học về ma trận được đề cập trong phần này là các công cụ cơ bản để giải bài toán tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính, có dạng như sau: a11 x1 + a12 x2 + L a1n xn = b1 a21 x1 + a22 x2 + L a2 n xn = b2 (2.1) LLLLLLLLLLL an1 x1 + an 2 x2 + L ann xn = bn trong đó, x1, x2, …, xn là các nghiệm cần tìm. Hệ phương trình (2.1) có thể được biểu diễn ở dạng thu gọn: Ax = b (2.2) trong đó, A là ma trận vuông có kích thước (n´ n), và x và b là các véctơ (n´1), được biển diễn như sau: é a11 a12 L a1n ù ì x1 ü ìb1 ü êa a 22 L a 2n ú ïx ï ïb ï A = ê 21 ú ï ï ï ï êL L L Lú x = í 2ý b = í 2ý ê ú ïMï ïMï ë a n1 an2 L a nn û ï xn ï ïbn ï î þ î þ 1.1. Véctơ Một ma trận có kích thước (1 ´ n) được gọi là véctơ hàng, ma trận có kích thước (n ´ 1) được gọi là véctơ cột. Ví dụ một véctơ hàng (1 ´ 4): r = {2 - 2 12 6} và véctơ cột (3 ´ 1): ì11ü ï ï c=í2ý ï34ï î þ 1.2. Ma trận đơn vị Ma trận đơn vị là ma trận đường chéo với các phần tử trên đường chéo chính bằng 1, ví dụ: ì1 0 0ü ï ï I = í0 1 0ý ï0 0 1ï î þ 9
  • 20. 1.3. Phép cộng và phép trừ ma trận. Cho 2 ma trận A và B, cùng có kích thước là (m´ n). Tổng của chúng là 1 ma trận C = A + B và được định nghĩa như sau: cij = aij + bij (2.3) Ví dụ: é3 2 ù é - 8 5 ù é - 5 7 ù ê5 - 1ú + ê - 1 - 2ú = ê 4 - 3ú ë û ë û ë û phép trừ được định nghĩa tương tự. 1.4. Nhân ma trận với hằng số Nhân 1 ma trận A với hằng số c được định nghĩa như sau: cA=[caij] (2.4) Ví dụ: é3 2 ù é300 200 ù 10 2 ê ú=ê ú ë5 - 1û ë500 - 100û 10
  • 21. 1.5. Nhân hai ma trận Tích của ma trận A kích thước (m´ n) với ma trận B kích thước (n´ p) là 1 ma trận C kích thước (m´ p), được định nghĩa như sau: A ´ B = C (2.5) (m´ n) (n´ p) (m´ p) trong đó, phần tử thứ (ij) của C là (cij) được tính theo biểu thức: n cij = å aik bkj (2.6) k =1 Ví dụ: é4 5ù é 2 8 5ù ê ú é54 70ù ê3 1 4ú ´ ê2 5ú = ê38 36ú ë û ê6 4ú ë û ë û Chú ý: - Điều kiện để tồn tại phép nhân 2 ma trận A´B là số cột của ma trận A phải bằng số hàng của ma trận B. - Trong phần lớn các trường hợp, nếu tồn tại tích 2 ma trận A´B và B´A, thì tích 2 ma trận không có tính chất giao hoán, có nghĩa là A´B ¹ B´A. 1.6. Chuyển vị ma trận Chuyển vị của ma trận A = [aij] kích thước (m´ n) là 1 ma trận, ký hiệu là AT có kích thước là (n´ m), được tạo từ ma trận A bằng cách chuyển hàng của ma trận A thành cột của ma trận AT. Khi đó, (AT)T = A. Ví dụ: é4 5ù é4 2 6ù A = ê2 5ú ê ú thì: AT = ê ú ê6 4 ú ë 5 5 4û ë û Chuyển vị của một tích các ma trận là tích các chuyển vị của ma trận thành phần theo thứ tự đảo ngược, có nghĩa là: (A´B´C)T=CT´BT´ AT. (2.7) 1.7. Đạo hàm và tích phân ma trận Trong nhiều bài toán kỹ thuật, các phần tử của ma trận không phải là 1 hằng số, chúng là các hàm số 1 biến hay nhiều biến. Ví dụ: é x + 2 y 5 x 2 - xy ù ê ú A = ê 2+ x y ú ê 6x x + 4y ú ë û Trong các trường hợp đó, các ma trận có thể được đạo hàm hay tích phân. Phép đạo hàm (hay phép tích phân) của 1 ma trận, đơn giản là lấy đạo hàm (hay lấy tích phân) đối với mỗi phần tử của ma trận: 11
  • 22. d é da ( x) ù A( x) = ê ij ú (2.8) dx ë dx û ò Adxdy = [ò a dxdy] ij (2.9) Chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên biểu thức (2.8) để xây dựng hệ phương trình PTHH trong các chương sau. Xét ma trận vuông A, kích thước (n´ n) với các hệ số hằng, véctơ cột x = {x1 x2 ... xn}T chứa các biến. Khi đó, đạo hàm của Ax theo 1 biến xp sẽ là: d ( Ax) = a p dx p (2.10) p trong đó, a là véctơ cột và chính là cột thứ p của ma trận A. 1.8. Định thức của ma trận Cho ma trận vuông A = [aij], kích thước (n´ n). Định thức của ma trận A được định nghĩa như sau: det( A) = a11 det( A11 ) - a12 det( A12 ) + L (- 1) a1n det( A1n ) n +1 n (2.11) = å (- 1) aij det( Aij ) i+ j j =1 trong đó, Aij là ma trận kích thước (n-1´ n-1) thu được bằng cách loại đi hàng i cột j của ma trận A. Ví dụ: é a11 a12 L a1n ù é a22 a23 L a2 n ù êa a22 L a2 n ú êa a33 L a3n ú A = ê 21 ú Þ A11 = ê 32 ú êL L L Lú êL L L Lú ê ú ê ú ëan1 an 2 L ann û ëan 2 an 3 L ann û Công thức (2.11) là công thức tổng quát. Theo công thức này, định thức của ma trận vuông có kích thước (n´ n) được xác định theo phương pháp truy hồi từ định thức các ma trận có kích thước (n-1´ n- 1). Trong đó, ma trận chỉ có 1 phần tử (1´ 1) có: det(apq) = apq (2.12) 1.9. Nghịch đảo ma trận Cho ma trận vuông A, nếu det(A) ¹ 0, thì A có ma trận nghịch đảo và ký hiệu là A-1. Ma trận nghịch đảo thỏa mãn quan hệ sau: A-1´A = A´A-1 = I (2.13) Nếu det(A) = 0, A là ma trận suy biến và không tồn tại ma trận nghịch đảo. Nếu det(A) ¹ 0 ta gọi A là ma trận không suy biến. Khi đó, nghịch đảo của A được xác định như sau: adjA A-1 = det A (2.14) Trong đó, adjA là ma trận bù của A, có các phần tử a ij = (- 1) det( A ji ) và Aji là ma trận thu được từ A i+ j bằng cách loại đi hàng thứ j và cột thứ i. 12
  • 23. Ví dụ: Nghịch đảo của ma trận A kích thước (2´ 2) là: -1 -1éa a12 ù 1 é a 22 - a12 ù A = ê 11 = ëa 21 a 22 ú û det A ê- a 21 ë a11 úû 13
  • 24. 1.10. Ma trận đường chéo Một ma trận vuông có các phần tử bằng không ngoại trừ các phần tử trên đường chéo chính được gọi là ma trận đường chéo. Ví dụ: ì2 0 0 ü ï ï D = í0 3 0ý ï0 0 5ï î þ 1.11. Ma trận đối xứng Ma trận đối xứng là một ma trận vuông có các phần tử thoả mãn điều kiện: aij = aji (2.15a) hay: A = AT (2.15b) Như vậy, ma trận đối xứng là ma trận có các phần tử đối xứng qua đường chéo chính. Ví dụ, ma trận A sau đây là ma trận đối xứng: é 2 - 3 11 ù A = ê- 3 4 ê 0úú ê 11 0 - 9ú ë û 1.12. Ma trận tam giác Ma trận được gọi là ma trận tam giác trên hay ma trận tam giác dưới, tương ứng là các ma trận có tất cả các phần tử nằm dưới hay nằm trên đường chéo chính bằng không. Ví dụ, các ma trận được minh hoạ dưới đây tương ứng là ma trận tam giác trên A và ma trận tam giác dưới B: é2 - 3 11 ù é2 0 0ù A = ê0 4 ê 0úú B = ê- 3 4 0 ú ê ú ê0 0 - 9ú ë û ê 11 0 - 9ú ë û 14
  • 25. 2. PHÉP KHỬ GAUSS Xét hệ phương trình tuyến tính được biểu diễn ở dạng ma trận như sau: Ax = b trong đó, A là ma trận vuông kích thước (n´ n). Nếu detA ¹ 0, thì ta có thể thực hiện phép biến đổi phương trình trên bằng cách nhân 2 vế với A-1 và nhận được nghiệm: x = A-1b. Tuy nhiên, trong hầu hết các bài toán kỹ thuật, kích thước của ma trận A là rất lớn và các phần tử của A thường là số thực với miền xác định rất rộng; do đó, việc tính toán ma trận nghịch đảo của A là rất phức tạp và dễ gặp phải sai số do việc làm tròn trong các phép tính. Vì vậy, phương pháp khử Gauss là một công cụ rất hữu ích cho việc giải hệ phương trình đại số tuyến tính. 2.1. Mô tả Chúng ta sẽ bắt đầu mô tả phương pháp khử Gauss thông qua một ví dụ minh hoạ sau đây; sau đó tìm hiểu giải thuật khử Gauss tổng quát. Xét hệ phương trình: x1 + 2 x 2 + 5 x3 = 1 (1) 2 x1 + 5 x2 + 3 x3 = -2 (2) - x1 - x2 + 15 x3 = 4 (3) Bước 1: bằng các phép biến đổi tương đương để khử x1 trong các phương trình (2) và (3), ta được hệ: x1 + 2 x2 + 5 x3 = 1 (1) 0 x1 - x2 + 7 x3 = 4 (21) 0 x1 + x2 + 20 x3 = 5 (31) Bước 2: khử x2 trong phương trình (31), ta được hệ: x1 + 2 x2 + 5 x3 = 1 (1) 0 x1 - x2 + 7 x3 = 4 (21) 0 x1 + 0 x2 + 27 x3 = 9 (32) Ở đây, ta nhận được hệ phương trình mà ma trận các hệ số lập thành ma trận tam giác trên. Từ phương trình cuối cùng (32), ta tìm được nghiệm x3, lần lượt thế các nghiệm tìm được vào phương 1 5 8 trình trên nó, (21) và (1). Sẽ nhận được các ẩn số cần tìm như sau: x3 = ; x2 = - ; x1 = . 3 3 3 Phương pháp tìm nghiệm khi ma trận các hệ số là ma trận tam giác trên này được gọi là phương pháp thế ngược. Các thao tác trên có thể được biểu diễn dưới dạng ngắn gọn như sau: é1 2 5 1 ù é1 2 5 1 ù é1 2 5 1 ù ê2 5 3 - 2úú Þ ê0 - 1 7 4 ú Þ ê0 - 1 7 4 ú ê ê ú ê ú ê- 1 - 1 15 4 ú ë û ê0 1 20 5ú ë û ê0 0 27 9 ú ë û bằng phương pháp thế ngược, cuối cùng ta nhận được các nghiệm: 1 5 8 x3 = ; x2 = - ; x1 = 3 3 3 15
  • 26. 2.2. Giải thuật khử Gauss tổng quát Giải thuật khử Gauss tổng quát sẽ được biểu diễn thông qua các bước thực hiện đối với một hệ phương trình tuyến tính tổng quát như sau: é a11 a12 a13 L a1 j L a1n ù ì x1 ü ì b1 ü êa a22 a23 L a2 j L a2 n ú ï x2 ï ïb2 ï ê 21 úï ï ï ï ê a31 a32 a33 L a3 j L a3n ú ï x3 ï ïb3 ï ê úï ï ï ï ê M M M L M L M úí M ý = í M ý (2.16) ê ai1 ai 2 ai 3 L aij L ain ú ï xi ï ï bi ï ê úï ï ï ï ê M M M L M M M úï M ï ï M ï êa ë n1 an 2 an 3 L anj L ann ú ï xn ï ïbn ï ûî þ î þ Để thực hiện phương pháp khử Gauss, ta xét các thủ tục tác động đến các ma trận hệ số A và ma trận các số hạng tự do b như sau: é a11 a12 a13 L a1 j L a1n ù ì b1 ü êa a22 a 23 L a2 j L a2 n ú ïb ï ê 21 ú ï 2ï ê a31 a32 a33 L a3 j L a3 n ú ïb3 ï ê ú ï ï ê M M M L M L M ú íMý (2.17) ê ai1 ai 2 ai 3 L aij L ain ú ïb ï ê ú ï iï ê M M M L M M M ú ïMï êa an 2 an3 L anj L ann ú ï ï ë n1 û îbn þ Bước 1. Sử dụng phương trình thứ nhất (hàng 1) để loại x1 ra khỏi các phương trình còn lại. Bước này sẽ tác động đến các phần tử nằm trong vùng đã đánh dấu và làm cho các phần tử từ hàng 2 đến hàng thứ n của cột 1 bằng không nhờ phép biến đổi (2.18) sau: ì (1) ai1 ïaij = aij - a a1 j ï 11 í (2.18) ïb (1) = b - ai1 b ; i, j = 2,..., n ï i î i a11 1 Bước 2. Sử dụng phương trình thứ hai (hàng 2) để loại x2 ra khỏi các phương trình còn lại. Bước này sẽ tác động đến các phần tử nằm trong vùng đã đánh dấu dưới đây và làm cho các phần tử từ hàng 3 đến hàng thứ n của cột 2 bằng không. éa11 a12 a13 L a1 j L a1n ù ì b1 ü ê0 a22) (1 a23) (1 L a21j) L a21n) ú ( ( ïb (1) ï ê ú ï 2 ï ê0 a32) (1 a33) (1 L a31j) L a31n) ú ( ( ïb31) ï ( ê ú ï ï ê M M M L M L M ú í M ý (2.19) ê0 ai(1) ai(3) 1 L aij1) L ain ) ú ( (1 ïb (1) ï ê 2 ú ï i ï ê M M M L M M M ú ï M ï ê0 an12) ( an13) ( L anj ) L ann) ú (1 (1 ï (1) ï ë û îbn þ Các bước như trên sẽ được lặp lại đến khi trong vùng đánh dấu chỉ còn 1 phần tử. Một cách tổng quát, tại bước thứ k ta có: 16
  • 27. éa11 a12 a13 L L L a1 j L a1n ù ì b1 ü ê0 a22) (1 a23) L (1 L L a21j) ( L a21n) ú ï b21) ï ( ( ê ú ï ï ê0 0 (2 ) a33 L L L a32j ) ( L a32 ) ú ï b33) ï ( n ( ê ú ï ï ê M M M M M M M M M ú ï M ï ï ( ï ê0 0 ( k -1) 0 L ak +1,k +1 (k -1) L ak +1, j L akk+-1n) ú íbkk -1) ý ( 1, +1 (2.20) ê ú ê M M M M M M M M M ú ï M ï ï ï ê0 0 (k -1) 0 L ai ,k +1 (k -1) L ai , j L ai(,kn-1) ú ïbi(k -1) ï ê ú ê M M M M M M M M M ú ï M ï ï ï ê0 0 ( k -1) 0 L an ,k +1 (k -1) L an, j L ank,n-1) ú ïbnk -1) ï ( ( ë û î þ Ở bước này, các phần tử trong miền đánh dấu được tác động nhờ phép biến đổi ì (k ) (k -1) (k -1) - aik a (k -1) ; i, j = k + 1,..., n ïaij = aij a kk -1) (k kj ï ï í (2.21) ï (k ) (k -1) - aik -1) (k -1) (k ïbi = bi (k bk ; i, j = k + 1,..., n ï î a kk -1) Cuối cùng, sau n-1 bước như trên, chúng ta nhận được hệ (2.16) dưới dạng: éa11 a12 a13 a14 L a1n ù ì x1 ü ì b1 ü ê a (1) a(1) a(1) L a 21n) ú ï x2 ï ï b21) ï ( ( ê 22 23 24 úï ï ï ï ê a( 2) a( 2) L a32 ) ú ï x3 ï ï b3( 2) ï ( ï ï ï ï ê 33 34 n ( 3) ú í ý = í ( 3) ý (2.22) ê a( 3) 44 L a 4 n ú ï x4 ï ï b4 ï ê 0 M úï ï ï ï ê ú ï ï ï ( n -1) ï ê ë ann-1) ú ï xn ï ïbn ï (n ûî þ î þ Từ hệ (2.22) này, bằng phương pháp thế ngược từ dưới lên ta nhận được các nghiệm của hệ phương trình (2.16) như sau (ở đây, để tiện theo dõi, chúng ta bỏ qua ký hiệu chỉ số trên trong các hệ số của ma trận A và b): n b bi - åa ij xj x n = n ;K , x i = i = n - 1, n - 2 ,K ,1 j = i +1 ; (2.23) a nn a ii 17
  • 28. Chương 3 THUẬT TOÁN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỘ CỨNG CHUNG VÀ VÉCTƠ LỰC NÚT CHUNG Việc ghép các ma trận độ cứng k và các véctơ lực f của các phần tử để tạo ra ma trận độ cứng K và véctơ lực nút F chung cho cả hệ, từ đó thiết lập hệ phương trình PTHH là một vấn đề quan trọng. Ta sẽ cộng các số hạng của ma trận độ cứng của mỗi phần tử vào các vị trí tương ứng của ma trận độ cứng chung và cộng các số hạng của véctơ lực vào véctơ lực chung. Cách dễ nhất để ghép các phần tử là gán số cho mỗi dòng và cột của ma trận độ cứng phần tử đúng với bậc tự do của phần tử ấy, sau đó chúng ta sẽ làm việc qua các số hạng của ma trận phần tử; tức là cộng các số hạng này vào ma trận chung mà mỗi dòng, mỗi cột cũng được gán đúng những số trên. Dưới đây ta sẽ xét hai ví dụ. 1. CÁC VÍ DỤ 1.1. Ví dụ 1 Một kết cấu được chia ra 8 phần tử tam giác như Hình 3.1. Mỗi phần tử có 3 nút; mỗi nút có 1 bậc tự do (ví dụ nhiệt độ). 7 8 9 6 8 3 5 7 4 5 6 e 2 4 1 3 1 2 1 2 3 Hình 3.1 Mô tả quá trình ghép nối ma trận độ cứng chung K với giả sử chỉ xét 3 phần tử đầu tiên: 1, 2 và 3 với các ma trận độ cứng đã biết như sau: é7 3 1 ù é8 1 2 ù é9 4 1 ù k 1 = ê 3 6 2 ú ; k 2 = ê1 7 3 ú ; k 3 = ê 4 6 0 ú ê ú ê ú ê ú ê1 2 5 ú ë û ê2 3 4ú ë û ê1 0 5 ú ë û Lời giải 1. Xây dựng bảng ghép nối phần tử (đường đến các nút ngược chiều kim đồng hồ) Bậc tự do 1 2 3 Phần tử 1 1 2 4 2 4 2 5 3 2 3 5 18
  • 29. 2. Xét từng phần tử Với phần tử 1, các dòng và cột được nhận dạng như sau: 1 2 4 é7 3 1 ù 1 k = ê 3 6 2ú 1 ê ú 2 ê1 2 5 ú ë û 4 Ma trận này được cộng vào ma trận độ cứng chung và ta sẽ được: 1 2 3 4 5 L é7 3 0 1 0 Lù 1 ê3 6 0 2 0 Lú 2 ê ú ê0 0 0 0 0 Lú 3 K =ê ú ê1 2 0 5 0 Lú 4 ê0 0 0 0 0 Lú 5 ê ú êM M M M M Mú M Ma trận độ cứng của phần tử 2 được gán số bởi: 4 2 5 é8 1 2 ù 4 k = ê1 7 3 ú 2 ê ú 2 ê 2 3 4ú ë û 5 Các số hạng của ma trận k2 được cộng thêm vào ma trận chung, cho ta 1 2 3 4 5 L é7 3 0 1 0 Lù 1 ê3 6 + 7 0 2 + 1 3 Lú 2 ê ú ê0 0 0 0 0 Lú 3 K =ê ú ê1 2 + 1 0 5 + 8 2 Lú 4 ê0 3 0 2 4 Lú 5 ê ú êM M M M M Mú M Với phần tử 3: 2 3 5 é9 4 1 ù 2 k = ê4 6 0ú 3 ê ú 3 ê1 0 5 ú ë û 5 Các số hạng của ma trận k3 được cộng tiếp vào ma trận chung ở trên, cho ta 19
  • 30. 1 2 3 4 5 L é7 3 0 1 0 Lù 1 ê3 13 + 9 4 3 3 +1 Lú 2 ê ú ê0 4 6 0 0+0 Lú 3 K =ê ú ê1 3 0 13 2 Lú 4 ê0 3 + 1 0 + 0 2 4 + 5 Lú 5 ê ú êM M M M M Mú M Việc cộng các véctơ lực phần tử vào véctơ lực chung được tiến hành hoàn toàn tương tự. 1.2. Ví dụ 2 Giả sử có hai phần tử 1 và 4 trong bài toán hai chiều; mỗi phần tử có 3 nút, mỗi nút có 2 bậc tự do (Hình 3.2). Hãy mô tả quá trình ghép nối ma trận độ cứng chung K và véctơ lực nút chung, theo các ma trận độ cứng phần tử và véctơ lực nút phần tử k1, k4, f1 và f4 cho trước như sau: é 22 -3 -7 -4 -6 - 2ù ì3 ü ê- 3 29 -9 -9 -1 - 7ú ï6ï ê ú ï ï ê- 7 -9 30 -6 -3 - 5ú ï ï ï4 ï k1 = ê ú; f1 =í ý ê- 4 -9 -6 31 -4 - 8ú ï1 ï ê- 6 -1 -3 -4 16 - 2ú ï7 ï ê ú ï ï ê- 2 ë -7 -5 -8 -2 24 ú û ï5ï î þ é 23 -1 -6 -8 -3 - 5ù ì9 ü ê -1 19 -2 -4 -7 - 5ú ï7 ï ê ú ï ï ê- 6 -2 30 -7 -8 - 7ú ï ï ï6ï k4 = ê ú; f4 =í ý ê- 8 -6 -7 25 -2 - 4ú ï2 ï ê- 3 -7 -8 -2 27 - 7ú ï4 ï ê ú ï ï ê- 5 ë -5 -7 -4 -7 28 ú û ï5ï î þ 5 6 3 4 1 2 i 2 1 2 1 Hình 3.2 Các nút của phần tử 1 là: (1, 2, 5). Bậc tự do tương ứng của phần tử là: {q 2 i -1 q2i -1 q2 j -1 q2 j q2 k -1 q2 k } = {q1 T q2 q3 q4 q9 q10 } T Các hàng và cột của ma trận độ cứng phần tử 1 được gán các số ứng với bậc tự do tương ứng của nó và các số hạng của ma trận được cộng vào các vị trí tương ứng của ma trận độ cứng chung. 20
  • 31. 1 2 3 4 9 10 é 22 - 3 - 7 - 4 - 6 - 2ù 1 ê- 3 29 - 9 - 9 - 1 - 7 ú 2 ê ú ê- 7 - 9 30 - 6 - 3 - 5ú 3 k =ê 1 ú ê- 4 - 9 - 6 31 - 4 - 8 ú 4 ê- 6 - 1 - 3 - 4 16 - 2ú 9 ê ú ê- 2 ë - 7 - 5 - 8 - 2 24 ú 10 û 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L é 22 - 3 - 7 - 4 0 0 0 0 - 6 - 2 00 0 Lù 1 ê- 3 29 - 9 - 9 0 0 0 0 - 1 - 7 0 0 Lú 2 ê ú ê- 7 - 9 30 - 6 0 0 0 0 - 3 - 5 0 0 Lú 3 ê ú ê- 4 - 9 - 6 31 0 0 0 0 - 4 - 8 0 0 Lú 4 ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 5 ê ú ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 6 K =ê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 7 ê ú ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 8 ê- 6 - 1 - 3 - 4 0 0 0 0 16 - 2 0 0 Lú 9 ê ú ê- 2 - 7 - 5 - 8 0 0 0 0 - 2 24 0 0 Lú 10 ê ú ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 11 ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 12 ê ú ê M M M M M M M M M M M M Mú M Tiến hành tương tự đối với ma trận độ cứng của phần tử 4. Các nút của phần tử 4 là: (5, 2, 6). Bậc tự do tương ứng của phần tử là: {q 2 i -1 q2i -1 q2 j -1 q2 j q2 k -1 q2 k } = {q9 T q10 q3 q4 q11 q12 } T 9 10 3 4 11 12 é 23 -1 -6 -8 -3 - 5ù 9 ê-1 19 -2 -4 -7 - 5ú 10 ê ú ê- 6 -2 30 -7 -8 - 7ú 3 k4 = ê ú ê- 8 -6 -7 25 -2 - 4ú 4 ê- 3 -7 -8 -2 27 - 7 ú 11 ê ú ê- 5 ë -5 -7 -4 -7 28 ú 12 û Các số hạng của ma trận được cộng vào các vị trí tương ứng của ma trận độ cứng chung, ta nhận được kết quả như sau: 21
  • 32. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L é 22 -3 -7 -4 0 0 0 0 -6 -2 0 0 Lù 1 ê- 3 29 -9 -9 0 0 0 0 -1 -7 0 0 Lú 2 ê ú ê- 7 - 9 60 - 16 0 0 0 0 - 9 - 7 - 8 - 7 Lú 3 ê ú ê- 4 - 9 - 13 56 0 0 0 0 - 12 - 14 - 2 - 4 Lú 4 ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 5 ê ú ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 6 K =ê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 7 ê ú ê0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lú 8 ê- 6 -1 -9 - 12 0 0 0 0 39 -3 -3 -5 Lú 9 ê ú ê- 2 -7 -7 - 12 0 0 0 0 -3 43 -7 -5 Lú 10 ê ú ê0 0 -8 -2 0 0 0 0 -3 -7 27 - 7 Lú 11 ê0 0 -7 -4 0 0 0 0 -5 -5 - 7 28 Lú 12 ê ú ê M M M M M M M M M M M M Mú M Véctơ lực nút của các phần tử 1 và 4 cũng được cộng vào véctơ lực nút chung theo cách tương tự: ì3 ü 1 ì3ü 1 ï6ï 2 ï6ï 2 ï ï ï ï ï4 ï 3 ï10ï 3 ï ï ï ï ì3 ü 1 ï1 ï 4 ì9 ü 9 ï3ï 4 ï6ï 2 ï0ï 5 ï7 ï 10 ï0ï 5 ï ï ï ï ï ï ï ï ï4 ï ï ï 3 ï0ï 6 ï6ï ï ï 3 ï0ï 6 f1 =í ý Þ F = ï0ï 7 ; f4 =í ý Þ F =ï0ï 7 í ý í ý ï1 ï 4 ï0ï 8 ï2 ï 4 ï0ï 8 ï7 ï 9 ï ï ï4 ï 11 ï ï ï ï ï7 ï 9 ï ï ï16ï 9 ï5ï î þ 10 ï ï ï5ï î þ 12 ï ï ï5ï 10 ï12ï 10 ï0ï 11 ï 4 ï 11 ï ï ï ï ï0ï 12 ï 5 ï 12 ïM ï M î þ ïMï M î þ 2. THUẬT TOÁN GHÉP K VÀ F 2.1. Nguyên tắc chung Qua hai ví dụ trên ta thấy ma trận độ cứng chung K chính là tổng của các ma trận mở rộng [ke] của các phần tử. Véctơ lực chung F cũng chính là tổng của các véctơ lực mở rộng {fe} của các phần tử: [ ] K = å k e ; F = å {f e } (3.1) e e Để chuẩn hoá các bước ghép nối, ta xây dựng bảng định vị index cho mỗi phần tử. Bảng index sẽ cho biết vị trí của mỗi số hạng của {qn} trong {Qn}. Kích thước của bảng index là (noe ´ edof ), với edof là ký hiệu cho số bậc tự do của phần tử và noe là ký hiệu cho tổng số phần tử. Mỗi nút có một bậc tự do Trở lại ví dụ 3.1, bảng index chính là bảng ghép nối phần tử ở trên. 22
  • 33. Khi ấy: Q = {Q1 Q2 Q5 L} T Q3 Q4 - Với phần tử 1 (e =1) = {Q1 Q2 Q4 } T q index(1, :) = (1 2 4) - Với phần tử 2 (e =2) = {Q4 Q5 } T q Q2 index(2, :) = (4 2 5) - Với phần tử 3 (e =3) = {Q2 Q5 } T q Q3 index(3, :) = (2 3 5) Chú ý: ký hiệu (:) trong index(e,:) chỉ các phần tử thuộc hàng e của index. Mỗi nút có hai bậc tự do Trở lại ví dụ 3.2 đã xét ở trên, bảng index là: Bậc tự do 1 2 3 4 5 6 Phần tử 1 1 2 3 4 9 10 ... ... ... ... 4 9 10 3 4 11 12 Khi ấy: Q = {Q1 Q2 Q11 Q12 L} T Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 Q8 Q9 Q10 - Với phần tử số 1 = {Q1 Q2 Q10 } T q Q3 Q4 Q9 index(1, :) = (1 2 3 4 9 10 ) - Với phần tử số 4 = {Q9 Q11 Q12 } T q Q10 Q3 Q4 index(4, :) = (9 10 3 4 11 12) Với sự giúp đỡ của bảng index, mỗi số hạng kij của ma trận ke được cộng vào K IJ của [K] sao cho: I = index(e,i), với i = 1.. sdof J = index(e,j), với j = 1.. sdof hoặc: K IJ = K index ( e ,i ) index ( e , j ) + k e i j (3.2) Tương tự, mỗi số hạng fi của {fe}được chuyển sang FI của {F} sao cho: K I = Findex ( e ,i ) + f e i (3.3) 2.2. Thuật toán ghép nối phần tử: Bước 1: Khởi tạo ma trận vuông [K] có kích thước (sdof ´ sdof) và véctơ cột {F} có kích thước (sdof ´ 1), với các số hạng bằng không. Trong đó, sdof là ký hiệu cho tổng số bậc tự do của các nút trong toàn hệ. 23
  • 34. Bước 2: Với mỗi phần tử e (e = 1:noe), cộng đúng vị trí mỗi số hạng kij của của ma trận phần tử ke vào số hạng K IJ của ma trận [K]: K IJ = K IJ + k e i j ; i, j = 1 : edof ; I = index(e, i ), J = index(e, j ) (3.4) Bước 3: Với mỗi phần tử e (e = 1:noe), cộng đúng vị trí mỗi số hạng fi của của véctơ lực phần tử f vào số hạng FI của véctơ lực chung F: FI = FI + f e i ; i = 1 : edof ; I = index(e, i ) (3.5) Sơ đồ thuật toán được mô tả như Hình 3.3 sau: ... K=zero(sdof,sodf); F=zero(sdof,1); e =1; i = 1; j = 1; K (index (e, i ), index (e, i ) ) = K (index (e, i ), index (e, i ) ) + k e (i, j ) j = j + 1; T j £ edof F F (index(e, i ) ) = F (index(e, i ) ) + f e (i ) i = i+1; T i £ edof F e = e +1; T e £ noe F ... Hình 3.3. Sơ đồ thuật toán ghép nối phần tử 24
  • 35. Chương 4 PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG BÀI TOÁN MỘT CHIỀU 1. MỞ ĐẦU Để giải bài toán một chiều (1D) bằng phương pháp phần tử hữu hạn, chúng ta sẽ sử dụng nguyên lý cực tiểu hoá thế năng toàn phần và các quan hệ: quan hệ ứng suất-biến dạng, quan hệ biến dạng- chuyển vị. Với bài toán hai chiều (2D) và ba chiều (3D), cách tiếp cận cũng tương tự. Trong bài toán một chiều, các đại lượng: chuyển vị, biến dạng, ứng suất chỉ phụ thuộc vào biến x. Ta biểu diễn chúng như sau: u = u (x ); e = e ( x ); s = s (x ) (4.1) Quan hệ giữa ứng suất với biến dạng, biến dạng với chuyển vị: du s = Ee ; e = (4.2) dx Với bài toán một chiều, vi phân thể tích dv được viết dưới dạng: dv=Adx (4.2) trong đó, A là diện tích mặt cắt ngang. 2. MÔ HÌNH PHẦN TỬ HỮU HẠN Có thể chia thanh ra nhiều phần tử, mỗi phần tử có tiết diện ngang không đổi (hoặc thay đổi). Chẳng hạn, ta chia thanh ra 5 phần tử với các nút được đánh số từ 1 đến 6, các chỉ số nút này là chỉ số nút toàn cục (Hình 4.1a); mỗi phần tử có hai nút 1 và 2, các chỉ số nút này là chỉ số nút cục bộ (Hình 4.1b). Trong bài toán một chiều, mỗi nút chỉ có một chuyển vị theo phương x . Vì vậy mỗi nút chỉ có một bậc tự do, n nút có n bậc tự do. Chuyển vị tổng thể được kí hiệu là Qi ; i = 1, n; chuyển vị địa phương của mỗi phần tử được ký hiệu là qj; j = 1, 2 Véctơ cột Q = Qi [ ] T được gọi là véctơ chuyển vị chung (tổng thể). Lực nút được kí hiệu là Fi ; i = 1, n. Véctơ cột F = Fi [ ] T được gọi là véctơ lực nút chung (tổng thể). 1 2 3 4 5 e 1 2 x 1 2 3 4 5 6 q1 q2 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Hình 4.1a. Chỉ số toàn cục Hình 4.1b. Chỉ số cục bộ Để ghép nối các phần tử với nhau, ta sử dụng bảng ghép nối các phần tử như sau: Bảng 3.1. Bảng ghép nối các phần tử Phần tử Nút Chỉ số địa phương 25