SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  54
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm khác nhau giữa các địa phương…. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa
dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào.
Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh
với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh
mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví
dụ, ban đầu là củ gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay
đổi và đa dạng hóa mùi vị, tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau
người ta nhận thấy chúng còn có khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải
những đồ sống, lạnh..., và thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất
- củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn, đi vào tủ thuốc của từng gia đình,
đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn
được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó
có 52 loài tảo biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật có mạch. Mỗi
loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen
cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong
loài.
Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh
nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri
thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại trong y học chính là y học cổ
truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành
được tư liệu hóa trong sách vở như các học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v.
Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền dân tộc, thường được gọi là thuốc
Nam. Ðiều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc
ở nước ta rất phong phú. [27], [33]
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng
dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng
và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt
chẽ, đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó,
theo số liệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta
nhập về từ nước ngoài...
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ
hiện có ở nước ta, chúng tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt
dùng làm thuốc, là cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) trong họ Cà
phê (Rubiaceae) để nghiên cứu.
Cây phân bố ở Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc, các nước nhiệt đới ở
vùng Châu Á. Ở Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi, thường gặp ở các bờ ruộng, vùng
trung du và đồng bằng, nhất là vào tháng 6 do thời điểm này khí hậu mát mẻ và có
độ ẩm cao. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè-thu, tháng 7-9. [6], [12]
Với những nghiên cứu về giá trị trong y học của đã được công bố như được
sử dụng chữa ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt,
viêm amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, trường
ung (viêm ruột thừa), dương hoàng (viêm gan cấp tính), đặc biệt là có khả năng
kháng ung thư. Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư
lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân…Ngoài ra bạch hoa xà
thiệt thảo còn có tác dụng ức chế hiện tương gây đột biến. Cây còn xó tác dụng
kích thích sự tăng sinh của tế bào hay còn gọi là có khả năng điều hoà miễn dịch.
[3]. Gần đây bạch hoa xà được sử dụng với lượng rất lớn được các công ty Dược
trong nước như IMC, Á châu, Khang Minh… sử dụng trong thành phần các thuốc
Dông dược giúp tăng cường miễn dịch trong điều trị các bệnh ung thư, viêm gan…
dược liệu chủ yếu thu hái tự nhiên.
Để đáp ứng lượng sử dụng lớn không thể chỉ phụ thuộc vào lượng dược liệu
thu hái tự nhiên, việc xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cũng như nghiên cứu
qui trình trồng trọt, thu hái, chế biến là việc cần phải tiến hành. Tránh đi vào vết xe
đổ của những cây dược liệu quí hiếm khác khi nhu cầu cao khai thác cạn kiệt không
nghiên cứu phát triển đến lúc hết nguồn phải thu mua giá cao, chất lượng không
kiểm soát, nguồn nguyên liệu bấp bênh.
Trên thực tế bạch hoa xà chưa có một công bố nào chi tiết về nghiên cứu trồng trọt
vì thế việc nghiên cứu cơ bản đặc biệt để xây dựng một qui trình trồng trọt cho cây
bạch hoa xà là một việc làm rất cần thiết.
Bạch hoa xà thiệt thảo ngày càng được sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao.
Điều đó thúc đẩy việc thu hái bạch hoa xà thiệt thảo với số lượng lớn làm trữ lượng
trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng.Thực tiễn đòi hỏi phát triển vùng trồng bạch
hoa xà thiệt thảo nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh
các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý, hiện tại chưa có những
nghiên cứu căn bản về kỹ thuật trồng trọt Bạch hoa xà thiệt thảo. Do đó chưa đưa
ra được kỹ thuật trồng trọt hợp lý cho Bạch hoa xà thiệt thảo. [8], [9], [10], [16]
Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học, ảnh hưởng của phân bón lá đến
sinh trưởng phát triển của cây Bạch hoa xà thiệt thảo vụ hè thu năm 2012 tại
Hà nội.”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Cung cấp những dẫn liệu chi tiết và có hệ thống về đặc điểm thực vật học của cây
Bạch hoa xà thiệt thảo.
- Xác định loại phân bón qua lá phù hợp với cây Bạch hoa xà thiệt thảo trong điều
kiện vụ hè thu, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Bạch hoa xà
thiệt thảo tại Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài.
- Mô tả cụ thể và chi tiết đặc điểm thực vật học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trong từng
công thức thí nghiệm.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm thực vật học, phân bố, vị trí phân loại của cây Bạch hoa
xà thiệt thảo.
Loài cây thuốc có tên "Bạch hoa xà thiệt thảo" thuộc chi Hedyotis, thuộc họ
Cà phê - Rubiaceae, bộ Cà phê - Rubiales, Phân lớp Cúc – Asteridae, lớp hai lá
mầm - Magnoliopsida, ngành hạt kín - Magnoliophyta. Có tên khoa học là
Hedyotis diffusa.Willd. [3], [7], [9], [10], [27], [30]
Cây thảo sống 1 năm, cao 15 ~50 cm, mọc bò, thân mỏng manh, hình hơi vuông,
hoặc hình trụ tròn, nhẵn không lông, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá mọc đối, có một
gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ cuống ngắn hoặc không cuống;
phiến lá hình ngọn giáo, thuôn dài, dài 1 ~ 3,5 cm, rộng 1 ~ 3mm, chất sừng; lá
kèm chất màng, phần gốc lớn lên thành dạng bao, dài 1 ~2mm, đỉnh nhọn có răng
cưa. Hoa mọc đơn độc hoặc mọc từng đôi một ở nách lá, màu trắng ít khi hồng,
không cuống hoặc gần như không cuống; Bao hoa: Lá đài 4, màu xanh, mép và gân
giữa màu nâu tím, hơi dính ở gốc; 4 thùy hình tam giác hay hình trứng nhọn ở đầu,
dài 1 mm, bìa có rìa lông; tiền khai van. Cánh hoa 4, màu trắng; ống tràng cao 2
mm, loe ở họng, bên trong không có lông; 4 thùy ngắn hơn ống tràng, hình bầu dục,
đầu nhọn; tiền khai van. Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị
màu trắng, ngắn; bao phấn dài bằng chỉ nhị, màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa,
hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 30-32 mm, có 1-3
lỗ nảy mầm, bề mặt có nhiều chấm tròn, chiết quang. Lá noãn2, bầu dưới, 2 ô, mỗi
ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, màu vàng nhạt,
nhẵn, dài 2 mm, đính trên đỉnh bầu. Đầu nhụy 2, màu trắng, thuôn dài, nằm sát
nhau, dài tương đương vòi nhụy, có nhiều gai nạc. Quả nang (capsule), ,. cuống
màu tím ở gốc, màu xanh ở ngọn. Quả hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh, có 2 thùy
cạn, cao 2-2.5 mm, rộng 3 mm, các lá đài tồn tại hơi tỏa ra nhưng không vuông góc
với quả sau ô tách ra, đài hoa không rụng. Vỏ quả khi non màu xanh, khi già màu
vàng nâu. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay
bầu dục có góc cạnh, kích thước 0.3x0.2 mm. Dưới kính hiển vi độ phóng đại 100
lần thấy bề mặt hạt có nhiều vân đậm hình đa giác. [6], [15], [16], [20]

Hoa thức và Hoa đồ:
Thời kỳ ra hoa: tháng 7~ tháng 9.
Thời kỳ kết quả: tháng 8 ~ tháng 10.
Phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia...
Ở Việt Nam Cây có ở các tỉnh trung du, đồng bằng bắc bộ và miền trugn môi
trường sống mọc ở khe núi, bờ đường, trong bụi cỏ khe núi, bờ ruộng, ven nước…
[18], [23], [26], [28]
2.2. Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Bạch hoa
xà thiệt thảo
2.2.1 Thành phần hóa học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây Hedyotis diffusa có chứa một số hợp chất hữu cơ như: stigmasterol, γsitosterol, β-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic, 2,3-dimetoxy-6metylantraquinon, 3-hydroxy-2-metyl-1-metoxyantraquinon, kaempferol 3-O-[2-O(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid, quercetin 3-O-[2-O-
(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-[2- O(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid, kaempferol 3-O-(2O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid, quercetin 3-O-(2-O-β-Dglucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid, asperulosid, 6-O-(p-metoxycinamoyl)
scandosid metyl ester, 6-O-p-coumaroylscandosid metyl ester, 6-Oferuloylscadosid metyl ester và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid. [17]
2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Bạch hoa xà thiệt thảo
- Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng
yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế
vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ.
- Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể
tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể
như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng
chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu.
- Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in
vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch
cầu hạt tăng cấp.
- Tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác
dụng kháng viêm.
- Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế
bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng.
Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống
thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống
thuốc.
- Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho con người bị
nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc
chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn
độc. Ở các cá thể trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ.
- Điều trị ruột thừa viêm: Điều trị bằng Bạch hoa xà thiệt thảo có được tác
dụng chữa được 30 bệnh nhân trong khi sử dụng cách chữa trị khác thì hiệu quả
không bằng. [3], [9], [10], [20], [33], [34]
Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả thực tế sử dụng tại Trung Quốc cho
thấy, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chính như sau:
- Điều trị trẻ em bị viêm phổi, sử dụng Hedyotis diffusa tiêm, 112 bệnh nhân
được chữa khỏi, 52 người đỡ bệnh, 6 người bị chết.
- Điều trị viêm ruột thừa, đầy hơi cá nhân nghiêm trọng, các triệu chứng
nghiêm trọng của ngộ độc. Điều trị chữa khỏi được 12 trường hợp viêm ruột thừa
cấp tính và ba trường hợp áp xe ruột thừa. Hiệu quả của viêm ruột thừa cấp tính: sử
dụng thuốc sắc tốt hơn so với tiêm. Và báo cáo các thuốc sắc uống điều trị viêm
ruột thừa cấp tính và mãn tính. Ngoài hai trường hợp điều trị viêm ruột thừa mạn
tính tái nhập viện phẫu thuật đã được chữa khỏi.
- Điều trị của ống dẫn tinh thắt ống mào tinh hoàn ứ mật, trên cơ sở đóng cửa
dây thuộc về tinh dịch phổ biến sử dụng các loại thuốc Trung quốc truyền thống để
điều trị, Hedyotis diffusa có thể cải thiện kết quả, đặc biệt, hiệu ứng của ứ mào tinh
đơn giản và rõ ràng hơn.
- Điều trị rắn độc cắn, đun cây bạch hoa xà thiệt thảo sắc lấy nước uống, bã
thuốc đắp vào vết thương, vì là cây thuốc thảo dược có hoạt chất kháng sinh.
- Điều trị viêm vùng chậu, viêm bộ phận phụ, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ
dày, ung thư gan. Trong đó có 9 trường hợp đau bụng, vàng da, sốt và các triệu
chứng khác; sau khi điều trị bằng dung dịch tiêm Hedyotis diffusa số lượng tế bào
ung thư và chỉ số vàng da giảm dần.
- Vàng da viêm gan, gan nhiệt là nguyên nhân chính và sinh bệnh, điều trị và
thấy hiệu quả rõ ràng của Hedyotis diffusa ứng dụng lâm sàng. Tác dụng đến nút
thắt trong gan và túi mật, Hedyotis diffusa có khả năng tương thích nhiệt, giải độc
với kết quả đạt yêu cầu.
- Điều trị viêm gan B, bệnh nhân đau sườn, đau miệng, chán ăn, bụng
chướng, nước tiểu đậm màu ít ỏi, theo đông y là trạng thái nóng và ẩm trì trệ trong
gan, với Hedyotis diffusa sẽ góp phần làm mát và giải độc lưu thông khí huyết
tránh ứ trệ.
- Điều trị cấp tính viêm amiđan, phần lớn bệnh nhân bị sưng mọng và đau rõ
ràng, có thể được sử dụng Hedyotis diffusa giảm sưng viêm.
- Điều trị các loại ung thư khác nhau, trên cơ sở thu biện chứng cai nghiện
Sanjie diffusa, Xiaoyu đau với Curcuma, nặng sàn , barbata, Arrowhead Mountain
có thể được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư trực
tràng .
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cấp bách, khó tiểu, dấu hiệu nóng và
ẩm rõ ràng là đặc điểm để áp dụng Hedyotis diffusa hiệu quả, trong chẩn đoán và
kê đơn.
- Điều trị tuyến tiền liệt mở rộng, sử dụng một liều duy nhất điều trị
Hedyotis diffusa mỗi ngày hoặc Hedyotis diffusa 50g khô, đun sôi nước, thế hệ của
trà.
- Điều trị u xơ tử cung, chủ yếu được sử dụng cho giai đoạn ban đầu, kích
thước của các khối u nhỏ hơn 5cm. Sử dụng Hedyotis diffusa nhằm giảm sưng và ứ.
- Chữa bệnh eczema, sử dụng vai trò của Hedyotis diffusa Qingrejiedu, và
giảm sưng, trộn thành bột đều với dầu Lithospermum sẽ có hiệu quả tốt.
- Điều trị viêm dạ dày, dùng Hedyotis diffusa 50 g bột khô cộng với ml 250300 nước, sau khi đun sôi. Điều trị viêm dạ dày bề mặt tốt hơn.
- Điều trị viêm gan vàng da cấp tính, chữa bệnh của virus cấp tính ảnh hưởng
gan gây viêm rất tuyệt vời.
- Việc điều trị của các ung thư vòm họng lành tính, Hedyotis diffusa 30 gam,
Radix Platycodon 6 gram, 10 gram đường nâu, sử dụng lâu dài có tác dụng tích
cực.
- Điều trị mụn trứng cá, Hedyotis diffusa 20-30 g một ngày sắc hai lần, tổng
cộng 500 ml, rửa sạch vùng bị ảnh hưởng 2 - 3 lần một ngày. Trong thời gian điều
trị nên tránh sử dụng mỹ phẩm và các loại thuốc khác.

- Bộ phân dùng làm thuốc của cây Bạch hoa xà thiệt thảo là thân và lá. Vào
mùa hè và mùa thu, người ta thường tiến hành thu hái dược liệu. Sau khi thu hái
thân lá, người ta đem băm dược liệu với chiều dài 2 – 3cm và phơi khô. [24], [27],
[28]
2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là
nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm 30% tổng
giá trị thuốc trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất
lớn. Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động.
Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất
phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng. Thị trường chiếm 60 tỷ USD/năm
và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực
tế năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000.[1],[3]
Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới FAO năm
1998 tổng diện tích quế đơn ở độ tuổi khai thác tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng
Tây của Trung Quốc khoảng 35.000 ha với tổng sản lượng là 28.000 tấn.
Theo Chandrica Mago (The time of Indica News service 9/5/2000), Ấn Độ
có thể trở thành quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới về xuất khầu
nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc.
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập hợp ý kiến đóng góp của
105 nước trên thế giới và thành lập ban biên soạn sách “Hướng dẫn thực hành
nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc” (WHO Guidelines on good
Agricultural and Collection Practices (GAP) for Medicinal Plants) Ban này bao
gồm 31 nhà khoa học của nhiều nước có truyền thống sản xuất và sử dụng cây
thuốc hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Cannada,
Indonesia, Pakistan, Đức...cùng với sự hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ
chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) Liên Đoàn thuốc Quốc tế (FIP), Hiệp hội
Bảo tồn Tài nguyên Thế giới (IUCN), Liên Hiệp bảo vệ Giống cây trồng mới
(UPOV), Quỹ Tài nguyên Quốc tế (WWF) vv... mục tiêu của sách hướng dẫn để
nhằm nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuốc được sản xuất từ
cây con làm thuốc. Sách bao hàm từ lĩnh vực trồng trọt, thu hái, sơ chế biến, bao bì,
đóng gói và bảo quản cho đến sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ điều trị bệnh
cho con người. [24],[26]
Ngoài ra sách còn hướng dẫn các quốc gia hoặc các vùng sản xuất cây thuốc
kỹ thuật sản xuất dược liệu theo các tiêu chuẩn được quy định rất chặt chẽ cho cả
người sản xuất và người tiêu dùng.
Sách khuyến khích và tư vấn các phương án trồng và thu hái bền vững cây
thuốc cho chất lượng an toàn, sạch và tốt nhất trên cơ sở tôn trọng và ủng hộ công
cuộc bảo tồn tài nguyên cây thuốc và môi trường trên phương diện tổng thể. Các
hướng dẫn trên đã đề cập toàn diện, chi tiết các biện pháp kỹ thuật then chốt trong
trồng, thu hái và sơ chế biến dược liệu như:
Xác định cây trồng: Cây thuốc được các nước sử dụng trên cơ sở đúc rút
kinh nghiệm từ lâu đời của dân tộc của đất nước mình. Vì thế đa số các loại cây
thuốc được nhân loại biết đến dùng để chữa một số bệnh là thống nhất. Nhưng cũng
có một số cây thuốc ở nước này, dân tộc này dùng để chữa một bệnh, thì nước
khác, dân tộc khác lại dùng để chữa bệnh khác (Tuy nhiên có một số thay đổi trong
thu hái và chế biến) do đó việc cần thiết đầu tiên là phải chọn đúng cây thuốc để
chữa bệnh là hết sức quan trọng. Chọn đúng cây thuốc theo kiến thức Y học Cổ
Truyền vẫn chưa đủ mà còn phải xác định rõ ràng tên khoa học, loài, thứ, bộ, họ
thực vật vv... cũng cần được xác định đánh giá rõ ràng. Và sau cùng là xác định
đúng giống cây thuốc cần trồng mà con người đã thuần hóa hay chọn tạo. [8], [11],
[12], [32]
Hạt giống hoặc các vật liệu nhân giống: Hạt giống cây thuốc hoặc các vật
liệu nhân giống như cành, thân, hom, rễ, hạt phấn vv.. cũng cần được xác định và
cung cấp đầy đủ thông tin trước lúc đưa vật liệu nhân giống ra sử dụng gieo trồng.
[13]
Chọn điểm trồng: Trên thực tế cùng một loại cây thuốc, cùng một giống cây
thuốc nếu trồng ở các địa điểm khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm khác nhau.
Địa điểm trồng phải là nơi khí hậu điển hình thích nghi tối ưu với từng loại cây
thuốc. Địa điểm trồng phải xa các khu công nghiệp lớn, đặc biệt khu công nghiệp
hóa chất, các trung tâm dân cư đông đúc, các bệnh viện, đường giao thông, các khu
chăn nuôi gia cầm và gia súc. Địa điểm và đất trồng không phải là bãi chăn thả gia
cầm, gia súc và không được gần khu nghĩa trang, bãi tha ma ... [18]
Nước tưới: Nước tưới cần kiểm soát chặt chẽ cả về mặt khối lượng cũng như
chất lượng. Khối lượng được đo bằng mức độ cần thiết của cây trồng và chất lượng
là không làm ô nhiễm môi trường xung quanh và chất lượng dược liệu. Nước tưới
không chứa các yếu tố gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu như nước
tưới không là nước thải của các khu công nghiệp lớn, nước thải bệnh viện, khu dân
cư. Nước không chứa các hóa chất, khoáng chất và vi sinh gây ô nhiễm, không
chứa các kim loại nặng, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, các chất kích
thích điều hòa sinh trưởng quá giới hạn cho phép. Nước tưới cũng không có các
kim loại nặng, các chủng vi sinh vật gây hại đến sức khỏe con người cũng như hàm
lượng Nitrat trong nước quá cao.
Bảo vệ thực vật đối với cây thuốc: Muốn có năng suất cao, giá trị thương
phẩm của dược liệu tốt, mỗi khi cây thuốc bị sâu bệnh phá hoại cũng rất cần sử
dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh, nấm và cả tuyến trùng để phòng và điều
trị, nhưng dùng như thế nào? các loại thuốc gì có thể sử dụng được, cách phun
thuốc phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt thời gian cách ly giữa thời điểm phun và thời
điểm thu hoạch dược liệu. Lượng tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật cho
phép trong dược liệu là bao nhiêu? Tất cả vấn đề đó nhất thiết phải có những
nghiên cứu để xác định. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tốt nhất nên dùng
các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, nếu hóa chất cần thận trọng sử
dụng các loại thuốc ít độc hại, thời gian phân hủy ngắn đặc biệt không còn lượng
tồn dư trong dược liệu khi dược liệu được thu hoạch.
Thu hoạch và chế biến: Các phương pháp thu hái, sơ chế biến và bảo quản
dược liệu cũng cần được đảm bảo vệ sinh. Từ các loại dụng cụ, máy móc, bao bì,
kho tàng phải được quy định cụ thể và tiêu chuẩn hóa. Cây thuốc cần được thu hái
trong điều kiện thời tiết tốt nhất như trời nắng, quang mây, không sương mù, độ ẩm
không khí thấp, nhân lực dồi dào. [3]
Yếu tố con người: Con người là yếu tố hết sức quan trọng, ngoài các điều
kiện tự nhiên xã hội, kỹ thuật vv... thì yếu tố con người vẫn được tổ chức y tế thế
giới nhìn nhận là hết sức quan trọng. Muốn nguyên tắc GAP được thực hiện đầy đủ
trước hết nhận thức của các nhà lãnh đạo và của cả những chuyên gia, những cán
bộ công nhân viên tham gia trong quá trình sản xuất dược liệu theo nguyên tắc
GAP phải được thấm nhuần. Công nghệ là kỹ thuật then chốt nhưng thiếu nó chúng
ta có thể đào tạo, học hỏi còn nhận thức của con người thì không dễ gì thay đổi. Tất
cả các cá nhân, chuyên gia tham gia vào quá trình trồng, chế biến và bảo quản dược
liệu sạch trước hết phải tôn trọng và hiểu biết vấn đề vệ sinh. Điều kiện vệ sinh
phải được đảm bảo, từ những thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mặt nạ,
những dụng cụ lao động cho đến các hóa chất và các thao tác thuần thục trong công
việc. Nói tóm lại nhận thức và tư tưởng con người về vấn đề GAP đối với cây
thuốc không bao giờ được xem nhẹ. [26],[28]
Chế biến dược liệu: Bao gồm các chế biến sau thu hái, sơ chế biến, phơi sấy,
chế biến đặc biệt, đối với các loại dược liệu đặc thù và mang tính cổ truyền sâu sắc.
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chế biến dược liệu theo nguyên tắc của
GAP cũng đã được sách hướng dẫn đề cập như: vị trí xây dựng nhà xưởng, tiêu
chuẩn nhà xưởng để đáp ứng yêu cầu của chế biến các loại dược liệu, nguồn năng
lượng sử dụng, nguồn nước tiêu dùng vv...Cho đến các tiêu chuẩn cụ thể cho đến
các khâu kỹ thuật chế biến dược liệu theo GAP, như khu rửa làm sạch dược liệu
bằng tay, tiêu chuẩn ánh sáng các loại đèn điện, công suất quạt điện v.v... [27], [32]
Sách hướng dẫn trồng, chế biến và thu hái dược liệu theo nguyên tắc GAP của
TCYTTG là văn bản vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật công nghệ hết sức
quan trọng. Mặc dù cuối năm 2003 sách hướng dẫn mới được ấn hành và phổ biến
nhưng phần lớn các khâu kỹ thuật quan trọng, các điều kiện nghiên cứu cần thiết để
xây dựng quy trình trồng và chế biến dược liệu sạch của đề tài mã số KC10-02 đã
được nêu ra để giải quyết từ những năm 2001.
Văn bản thứ 2, mặc dù có phạm vi trên lãnh thổ một nước, Nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, là một nước có truyền thống nghiên cứu, sản xuất và sử dụng
thuốc Y học Cổ Truyền lâu đời nhất và rộng rãi nhất trên thế giới đó là Pháp lệnh
quản lý thuốc Y học Cổ Truyền Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bao
gồm 10 chương, 57 điều, Chương I nói về yêu cầu chất lượng thuốc Y học Cổ
Truyền Trung Hoa để thỏa mãn điều kiện của nguyên tắc GAP cũng như các tiêu
chuẩn GMP, GLP của Trung Quốc và thế giới. Chương II quy định điều kiện sinh
thái, môi trường và địa điểm, vị trí có thể trồng cây thuốc để sản xuất dược liệu.
Chương III, quy định về chủng loại chất lượng các loại vật liệu giống cây thuốc
vv... Lần lượt 10 chương và 57 điều của pháp lệnh đều đề cập các quy định, tiêu
chuẩn chặt chẽ của quá trình sản xuất chế biến và bào chế thuốc Y học Cổ Truyền
Trung Quốc theo các nguyên tắc GAP, GMP, GLP...Điều 42 quy định trước khi
chuyển sang công đoạn bao bì đóng gói dược liệu cần kiểm tra để đạt các tiêu
chuẩn, không lẫn tạp chất, độ ẩm ở mức cho phép, tỷ lệ tro toàn phần, tỷ lệ tro
không tan trong acide, hàm lượng hoạt chất. Đặc biệt pháp lệnh đã quy định chặt
chẽ với dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, tỷ lệ các vi sinh
vật ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.vv... phải ở mức cho phép hoặc
không có trong sản phẩm dược liệu. [24], [25], [31]
Văn bản thứ 3 quy định về chất lượng dược liệu được trồng và chế biến theo
nguyên tắc GAP của Châu Âu (The European Agency for Evaluation of Medicinal
Products (EMEA) Working Party on Herbal Medicinal Products (HMPWP). Văn
bản quy định này được bắt đầu soạn thảo bởi Văn phòng Châu Âu về đánh giá chất
lượng thuốc, nhóm làm việc về thuốc thảo mộc từ tháng 1/1999 và được hoàn thành
vào tháng 5/2002. Cũng như các quy định của TCYTTG và của Trung Quốc về
nguyên tắc GAP đối với cây thuốc. Quy định của Châu Âu cũng quy định và
khuyến cáo 14 vấn đề về trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản cây thuốc và
dược liệu. Bắt đầu văn bản bằng lời giới thiệu các vấn đề bức xúc về chất lượng
dược liệu trước tình hình ngày càng trầm trọng do môi trường, đất, nước, không khí
vv... bị ô nhiễm. Các vấn đề con người và giáo dục đào tạo được Châu Âu quan tâm
trước tiên cho đến các vấn đề, đánh giá kiểm tra chất lượng dược liệu, nhà xưởng
và trang thiết bị, tư liệu hóa, hạt giống và các vật liệu nhân giống, kỹ thuật trồng
trọt, thu hái và sơ chế biến, chế biến bao bì đóng gói và kho tàng, phân phối và tiếp
thị. [21],[22]
Tháng 9 – 2003, Nhật Bản cũng chính thức ràng buộc hệ thống trồng cây
thuốc và chế biến dược liệu của mình bởi nguyên tắc GAP và theo đó 11 mục quy
định cụ thể đã được phổ biến. Là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới nên
Nhật Bản rất coi trọng vấn đề vệ sinh trong mọi hoạt động, đời sống xã hội đặc biệt
là trong lĩnh vực thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Vì vậy trong quy định của Nhật
Bản về nguyên tắc GAP cho cây thuốc, các biện pháp kỹ thuật và điều kiện để các
biện pháp kỹ thuật đáp ứng nguyên tắc GAP được quy định rất cụ thể và chi tiết.
Trong điều khoản nói về kỹ thuật trồng trọt việc chọn địa điểm để trồng cây thuốc
được đưa lên hàng đầu và được hệ thống hóa các điều kiện rất rõ ràng. Đất trồng
không bị ô nhiễm, có điều kiện tưới tiêu nước thuận lợi. Nước tưới không bị ô
nhiễm bởi nước thải công nghiệp, thành phố đông dân cư, con người, bệnh viện,
khu hoạt động của quân đội, các nông trang, nông trại nuôi gia súc gia cầm. Hay
quy định diện tích trồng cây thuốc tuyệt đối cấm chăn thả hoặc vô tình xâm phạm
bởi các loại gia súc, gia cầm. Quy định của Nhật Bản còn chi tiết đến mức độ cây
thuốc được trồng ở những diện tích mà ở đó cỏ có thể mọc được. Cỏ là cây chỉ thị
cho điều kiện thích hợp để trồng cây thuốc. [28]
Nói tóm lại cũng như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản đã đưa GAP vào
nguyên tắc quy định để trồng và chế biến dược liệu một cách bắt buộc và có cơ sở
pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dược liệu an toàn.
2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta.
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000 loài
thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, nhiều
loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây cỏ có vị trí quan trọng nhất về phần
chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống kê của GS Phan Kế Lộc). Qua quá
trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật được dùng làm
thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt và trở lên quen thuộc.
Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn
khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau,
dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại và
lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu Việt
Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin…bên cạnh đó sản
phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên
thế giới. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyến
và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược
liệu ngày càng được quan tâm. [5], [6], [15],
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta có
nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây thuốc nói
riêng. Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng Yên, Hà Nội…
nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia tăng diện tích ở các
vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn tương đối cao và đáp
ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu được cho một số
nước trên thế giới. Hàng năm từ nguồn thu nhập từ dược liệu cho nước ta từ 500 800 tỷ đồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt 20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000
- 10.000 tấn. Hiện nay ngành Dược Việt Nam đang quy hoạch xây dựng phát triển
công nghiệp dược theo yêu cầu GMP cung cấp được 50% nhu cầu thuốc nam cho
nhân dân vào năm 2005 và 70% vào năm 2010. [2], [5], [13]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
Giống cây Bạch hoa xà thiệt thảo do Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc
– viện Dược liệu Hà nội cung cấp.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học được tiến hành tại phòng
thí nghiệm Thực vật, Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà nội. Nghiên
cứu về đặc điểm nông học được thực hiện tại Trung tâm Trồng và chế biến cây
thuốc – viện Dược liệu Hà nội.
- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012
3.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của cây Bạch
hoa xà thiệt thảo.
* Thí nghiệm: Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển
của cây bạch hoa xà thiệt thảo.
Công thức 1: Phân Siêu Kali 7 – 5 – 47 hoàng anh
Công thức 2: Grow More 20-20-20
Công thức 3: Phân đầu trâu 502 pha với phân newriver 28-14-14+TE
Công thức 4 (đối chứng): Phun nước lã.
* Thành phần NPK trong các công thức và tác dụng đối với cây trồng.
- Công thức 1, là phân Siêu Kali 7 – 5 – 47 hoàng anh có thành phần gồm
total nitrogen, available phosphoric acid, copper, manganese, boron, silicon
dioxide, zinc, iron, molybdenum. Có công dụng kích thích hoa ra đồng loạt, xanh lá
cứng cây.
- Công thức 2, là phân Grow More 20-20-20 có thành phần gồm N 20%,
P2O5 20%, K2O 20%, Ca 0.05%, Mg 0.1%, S 0.2%, B 0.02%, Fe 0.1%, Zn 0.05%,
Cu 0.05%. Có công dụng gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, tăng
kích thước hạt…
- Công thức 3, là phân đầu trâu 502 pha với phân newriver 28-14-14+TE có
thành phần gồm N – P – K, MgO, Fe, Mn, Mo, B, Cu… Có công dụng tăng đẻ
nhánh, tăng sức chống chịu sâu bệnh, thân mập, chồi to, lá xanh nhanh, cây vươn
mạnh và đặc hiệu hồi phục cây bị nghẹt rễ, vàng lá, khô đầu lá.
Quy trình bón theo hướng dẫn của Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc –
Viện Dược liệu Hà nội.
Khoảng cách giữa các lần phun phân qua lá: 20 ngày/ lần
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi.
A. Theo dõi các đặc điểm hình thái, giải phẫu học thực vật.
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước các cơ quan sinh dưỡng: Rễ, Thân,
Lá. (Đo chiều cao cây, đường kính tán, độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ khi cây ra
hoa, đo chiều dài và chiều rộng của lá đã ổn định về hình thái), đo và mô tả đặc
điểm cấu tạo giải phẫu rễ, thân , lá.
B. Theo dõi các chỉ tiêu nông học:
- Động thái phát triển chiều cao cây: đo từ gốc cây cách mặt đất 1 cm đến đỉnh sinh
trưởng ngọn (cm).
- Động thái sinh trưởng, phát triển chiều dài cành (cm).
- Động thái hình thành cành cấp 1,2…
- Động thái phát triển đường kính thân cây: đo bằng thước panme đoạn thân cách
mặt đất 8-10cm (cm).
- Sự tăng trưởng kích thước chiều dài và rộng lá(cm).
- Động thái ra hoa và hình thành quả của cây.
- Thời gian từ trồng đến 50% cây ra hoa (ngày)
- Tỷ lệ tươi/ khô của dược liệu
C. Theo dõi sâu và bệnh hại chính trên các ô thí nghiệm.
- Bệnh hại: Tỷ lệ bệnh (%): số lượng cá thể bị bệnh so với tổng số các thể
điều tra trong quần thể.
- Sâu hại: Theo dõi và xác định mật độ sâu hại (con/m2)
Phương pháp thu thập số liệu.
- Thu thập số liệu 10 ngày /lần tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc –
viện Dược liệu Hà nội.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây bằng phương pháp hình thái so
sánh và phương pháp giải phẫu. Cấu tạo giải phẫu của cây sau khi cắt lát mỏng
được tẩy và nhuộm kép với thuốc nhuộm carmine phèn và xanhmethylene. Tiêu
bản giải phẫu được khảo sát dưới kính hiển vi quang học và đo kích thước các phần
mô với trắc vi thị kính và trắc vi vật kính.
- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá được bố trí theo kiểu ngẫu
nhiên đầy đủ (RCB). Có 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 1 ô thí
nghiệm có diện tích là 5m2.
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Dải

CT I - NL1

CT III – NL2

CT II – NL3

Dải

bảo

CT II – NL1

CT IV – NL2

CT III – NL3

bảo

vệ

CT III – NL1

CT I – NL2

CT I – NL3

vệ

CT IV – NL 1

CT II – NL2

CT IV – NL3

Dải bảo vệ

3.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
Số liệu được xử lí theo phần mềm Excel và theo phương pháp thống kê trên
phần mềm tin học IRRISTAT 5.0
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan sinh
dưỡng (rễ, thân, lá)
Để góp phần cung cấp những dẫn liệu chi ntiết về đặc điểm thực vật học và
tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm thực vật học với các đặc điểm nông học
của cây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích đặc điểm hình thái, giải phẫu
của cây Bạch hoa xà thiệt thảo.

4.1.1. Đặc điểm giải phẫu của Rễ
Đối với thực vật nói chung và cây bạch hoa xà thiệt thảo nói riêng rễ là một
bộ phận có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hút nước và muối khoáng hòa tan
trong nước để nuôi các bộ phận trên mặt đất, ngoài ra đặc điểm bộ rễ còn liên quan
đến tính chống đổ và khả năng chịu hạn của cây.
Hình 1. Hình thái rễ cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Cây Bạch hoa xà thiệt thảo có hệ rễ cọc, rễ phôi phát triển thành rễ chính và
rễ chính phát triển mạnh, cây có ít rễ phụ (Hình 1).
Hình 2. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo.

Chu bì

Nhu mô

Mạch gỗ

vỏ

Libe

Tượng

Gỗ

tầng

Hình 3: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên cứu
có cấu tạo như sau (từ ngoài vào trong):
Chu bì → Nhu mô vỏ → Libe thứ cấp → Tượng tầng → Gỗ thứ cấp.
Bảng 4.1: Kích thước các phần mô và số lượng mạch gỗ
trong cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo
Đơn vị: μm
Chu bì

Nhu mô vỏ

Libe

20.42±2.57

77.92±4.98 91.25±4.33 13.33±3.89 400.83±13.79

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy:

Tượng tầng Gỗ

Số lượng
mạch gỗ
194±3.61
Trong cấu tạo thứ cấp của rễ có phần vỏ thứ cấp (tính từ tượng tầng trở ra)
mỏng hơn trung trụ thứ cấp (tính từ tượng tầng trở vào).
Chu bì và nhu mô vỏ có kích thước khá mỏng, độ dày chu bì của rễ thứ cấp
dao động trong khoảng từ 17.85 μm đến 22.99 μm.
Độ dày nhu mô vỏ của rễ thứ cấp dao động trong khoảng từ 72.94 μm đến
82.9 μm.
Libe xếp chồng chất với gỗ. Độ dày libe của rễ thứ cấp dao động trong
khoảng từ 86.92 μm đến 95.58 μm.
Độ dày tượng tầng của rễ thứ cấp dao động trong khoảng 9.44 μm đến 17.22
μm
Độ dày gỗ của rế thứ cấp dao động trong khoảng từ 387.04 μm đến 414.62
μm.
Số lượng mạch gỗ của rễ thứ cấp trong khoảng từ 191 đến 197.
Từ những số liệu vi phẫu rễ trên ta thấy phần xylem rất dày chiếm gần 2/3
cấu tạo rễ, các tế bào trong phần này có vách tế bào thấm licnin hóa gỗ khá dày làm
tăng khả năng chịu đựng cơ học của cây. Ngoài ra, trong phần Xylem có rất nhiều
mạch gỗ như vậy cây sẽ dễ dàng hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để
nuôi cây. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu của rễ cây cho thấy Bạch hoa xà thiệt thảo là
cây chịu hạn tương đối tốt.
4.1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân cây bạch hoa xà thiệt thảo
Đối với thực vật nói chung và cây Bạch hoa xà thiệt thảo nói riêng thân là
một bộ phận quan trọng đó là nâng đỡ toàn bộ phần lá, hoa, quả, dẫn truyền nhựa
nguyên (nước và muối khoáng hòa tan trong nước) từ rễ đi lên và nhựa luyện (các
chất hữu cơ được tổng hợp) từ lá đi xuống để nuôi cây. Ngoài ra, thân là bộ phận
được sử dụng làm thuốc chủ yếu của cây bạch hoa xà thiệt thảo.

Hình 4. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Biểu bì

Lục lạp

Nhu mô

Nội bì

vỏ
Vỏ trụ

Libe

Gỗ

Nhu mô ruột

Hình 5: Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo.

Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên
cứu có cấu tạo như sau (từ ngoài vào trong):
Vỏ sơ cấp: Biểu bì → Nhu mô vỏ → Nội bì
Trung trụ sơ cấp: Vỏ trụ → Libe → Gỗ → Nhu mô ruột.
Tiết diện cắt ngang qua thân có 4 góc. Trong cấu tạo sơ cấp của thân có phần
vỏ sơ cấp (tính từ nội bì trở ra) mỏng hơn trung trụ sơ cấp (tính từ trụ bì trở vào).
Dưới lớp biểu bì, khác với cấu tạo thông thường, không có mô dày mà chỉ có nhu
mô vỏ.
Qua hình 4, 5 ta thấy nhu mô vỏ của cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp có chứa
rất nhiều lục lạp, giữa các tế bào nhu mô có các khoảng gian bào.
Đặc biệt, cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo khác
với cấu tạo sơ cấp thường gặp ở các cây 2 lá mầm. Nếu như đối với các cây khác,
ngay dưới lớp biểu bì thì dưới biểu bì phải có tế bào hậu mô, mang chức phận
chống đỡ cơ học làm cho thân cây cứng cáp, hơn nữa ở những thân cây có gờ, hoặc
có góc hậu mô tập trung ở những chỗ đó, nhưng ở đây lại không có tế bào hậu mô,
nằm ngay dưới lớp biểu bì là các tế bào nhu mô vỏ.
Bảng 4.2: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của
bạch hoa xà thiệt thảo.
Đơn vị: μm
Vỏ

Trung trụ

Biểu bì

Nhu mô vỏ

Nội bì

Vỏ trụ

Libe

Gỗ

Nhu mô ruột

28.33±2.4
6

140±10.44

37.08±2.5
7

13.33±2.4
6

37.50±2.6
2

115.83±5.1
5

291.67±14.6
7

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:
Độ dày biểu bì của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 25.87 μm đến
30.79 μm.
Độ dày nhu mô vỏ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 129.56 μm đến
150.44 μm.
Độ dày nội bì của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 34.51 μm đến 39.65
μm.
Độ dày vỏ trụ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 10.87 μm đến 15.79
μm.
Độ dày libe của thân sơ cấp dao động trong khoảng 34.88 μm đến 40.12 μm.
Độ dày gỗ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 110.68 μm đến 120.98
μm.
Độ dày nhu mô ruột của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 277 μm đến
306.34 μm.
Từ những số liệu vi phẫu thân sơ cấp cho thấy phần nhu mô ruột rất dày
chiếm gần 1/2 cấu tạo thân. Bên cạnh đó với việc trong cấu tạo sơ cấp của thân
không có tế bào hậu mô làm cho thân cây rất yếu, thiếu độ cứng cáp, điều này cũng
phù hợp với việc quan sát hình thái thân cho thấy thân cây phát triển theo hướng bò
lan, thân có xu hướng ngả xuống mặt đất, từ các mấu của thân cây hình thành rễ
phụ làm cho thân cây lan rộng theo hướng ngang, cây càng phát triển mạnh thì khả
năng bò lan của cây càng lớn.
4.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá cây bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo là cây dược liệu có lá đơn mọc đối có màu xám xanh,
có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ cuống ngắn hoặc không
cuống; phiến lá hình thon dài đến hình ngọn giáo dạng thon dài, lá kèm khía răng
cưa ở đỉnh.
Hình 6. Cấu tạo giải phẫu lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo.

Biểu bì
dưới

Mô giậu
Mô xốp

Biểu bì
trên

Hình 7: Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Biểu bì

Lông

Gỗ

trên

Mô xốp
Libe

Mô giậu

Biểu bì
dưới

Hình 8: Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Cấu tạo giải phẫu lá của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên cứu có cấu
tạo như sau (từ ngoài vào trong):
Cấu tạo giải phẫu phần phiến lá có: Biểu bì trên → Mô giậu → Mô xốp →
Biểu bì dưới.
Cấu tạo giải phẫu phần gân chính của lá có: Biểu bì trên → Nhu mô → Bó
dẫn chồng chất kín (Gỗ → Libe) → Nhu mô.
Qua hình 6, 7, 8 cho thấy 1 số tế bào biểu bì trên kéo dài thành lông che chở,
phần mô đồng hóa phân biệt rõ mô giậu và mô xốp, trong tế bào mô giậu có rất
nhiều lục lạp.

Bảng 4.3: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu lá của cây
bạch hoa xà thiệt thảo.
Đơn vị: μm
Biểu bì

Mô giậu

Gỗ

Libe

Mô xốp

trên

Biểu bì

Bó dẫn

dưới

73.33

64.17

35.56

18.33

115.83

12.5

56.11

±4.92

±5.15

±5.27

±2.5

±6.69

±2.61

±4.17

Từ bảng số liệu 4.3 cho thấy:
Độ dày biểu bì trên của lá dao động trong khoảng từ 68.41 μm đến 78.25 μm.
Độ dày mô giậu của lá dao động trong khoảng từ 59.02 μm đến 69.32 μm.
Độ dày gỗ của bó dẫn gân chính của lá dao động trong khoảng từ 30.29 μm
đến 40.83 μm.
Độ dày libe của bó dẫn gân chính của lá dao động trong khoảng 15.83 μm
đến 20.83 μm.
Độ dày mô xốp của lá dao động trong khoảng từ 109.14 μm đến 122.52 μm.
Độ dày biểu bì dưới của lá dao động trong khoảng từ 9.89 μm đến 15.11 μm.
Từ những số liệu vi phẫu cho thấy cấu tạo giải phẫu lá cây Bạch hoa xà thiệt
thảo khá đặc biệt, tế bào biểu bì trên có kích thước rất lớn, bề dày tế bào biểu bì
trên chiếm gần 1/3 bề dày của phiến lá. Kích thước tế bào biểu bì trên lớn hơn
nhiều so với tế bào biểu bì dưới. Bên cạnh đó còn thấy vi phẫu lá có rất ít bó dẫn,
chỉ quan sát rõ 1 bó dẫn ở gân chính và bó dẫn này cũng có kích thước khá nhỏ
(trong khoảng 51.94 μm đến 60.28 μm). Đây là một bó dẫn chồng chất kín có gỗ
nằm trên li be nằm dưới. Gỗ có độ dày trong khoảng 30.29 μm đến 40.83 μm và
libe có độ dày trong khoảng 15.83 μm đến 20.83 μm.
4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây
Bạch hoa xà thiệt thảo vụ hè thu tại Hà nội
Bạch hoa xà thiệt thảo là một loại dược liệu quý mà bộ phận được sử dụng
để làm thuốc là thân và lá, do vậy sự sinh trưởng phát triển của thân và lá chính là
yếu tố cấu thành nên năng suất cũng như chất lượng của dược liệu. Tuy nhiên, bạch
hoa xà thiệt thảo cũng như các loại cây trồng khác, sự sinh trưởng phát triển cũng
như năng suất hay chất lượng sản phẩm thu hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: dinh dưỡng, khí hậu... để góp phần tìm ra phương pháp bón phân hợp lý để có
thể cho năng suất và chất lượng dược liệu cao nhất chúng tôi tiến hành phân tích
đặc điểm giải phẫu của cây bạch hoa xà thiệt thảo.
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiều cao cây
Bảng 4.4: Động thái phát triển chiều cao cây
ĐV: cm
Ngày

17/9

26/9

06/10

16/10

26/10

5/11

15/11

4.86

7.47

12.38

18.28

27.90

32.40

36.56

38.91

±0.35

±0.59

±0.46

±0.82

±1.57

±1.65

±1.80

±1.58

4.90

7.88

12.83

18.67

28.28

32.67

36.55

39.46

±0.32

±0.55

±0.44

±0.71

±1.80

±1.51

±1.73

±1.79

5.21

9.24

15.91

22.53

34.07

39.87

44.00

48.25

±0.36

đo

06/09

±0.54

±0.38

±0.67

±1.64

±1.60

±1.89

±1.91

4.76

6.93

9.63

14.75

22.73

26.65

30.74

31.88

±0.35

±0.48

±0.63

±0.72

±1.59

±1.69

±1.48

±1.62

Công thức
I

II

III

IV
60

cm

50
40

CT I
CT II

30

CT III

20

CT IW

10
0
06/09

17/9

26/9 06/10 16/10 26/10 05/11 15/11

Ngày

Đồ thị 1: Biểu thị động thái phát triển chiều cao cây.
Qua bảng 4.4 và đồ thị 1 ta thấy:
Công thức I (4.86 – 38.91) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao
cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.256 lần (27.12 – 34.05)
Công thức II (4.90 – 39.46) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao
cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.274 lần (27.12 – 34.56)
Công thức III (5.21 – 48.25) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao
cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.587 lần (27.12 – 43.04)
Công thức III giúp chiều cao cây phát triển nhanh nhất (5.21 – 48.25) gấp
1.264 lần so với công thức I (4.86 – 38.91), gấp 1.256 lần so với công thức II (4.90
– 39.46) và gấp 1.587 lần so với công thức IV (4.76 – 31.88).
Công thức II (4.90 – 39.46) và công thức I (4.86 – 38.91) thì có tốc độ phát
triển gần như nhau ≈ 1 (34.56 – 34.05).
Công thức IV là có tốc độ phát triển chiều cao cây là chậm nhất (4.76 –
31.88) kém 1.587 lần so với công thức III (5.21 – 48.25), kém 1.274 lần so với
công thức II (4.90 – 39.46) và kém 1.256 lần so với công thức I (4.86 – 38.91).
Như vậy, trong các công thức thí nghiệm thì công thức III có ảnh hưởng tốt
nhất tới sự phát triển chiều cao cây của Bạch hoa xà thiệt thảo trong vụ hè thu.

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành và phát triển
cành các cấp.
Bảng 4.5: Động thái xuất hiện cành các cấp.
Lần
đo

Công
thức

28/09

08/10

18/10

29/10

09/11

17/11

28/11

07/12

c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2

I

2

0

0

2

0

0

3

0

0

3

0

0

4

2

0

5

3

0

6

4

1

6

5

II

2

0

0

2

0

0

3

0

0

3

0

0

4

2

0

5

2

0

5

3

1

5

5

III

3

0

0

3

0

0

4

0

0

4

0

0

5

3

1

5

3

1

7

5

2

7

7

IV

1

0

0

1

0

0

1

0

0

1

0

0

1

0

0

1

2

0

2

2

0

2

3

KH: Cành cấp 1 – c1
Cành cấp 2 – c2
Cành cấp 3 – c3
Bảng 4.6: Động thái phát triển cành các cấp
ĐV: cm
Lần

28/09

08/10

18/10

29/10

09/11

17/11

28/11

07/12

I

0.49

1.03

2.05

3.08

4.58

6.4

8.65

11.38

II

0.52

1.02

2.03

3.02

4.33

5.53

7.5

10.03

III

0.81

1.62

3.24

4.41

6.03

8.38

11.23

14.1

IV

0.25

0.6

0.99

1.5

1.79

2.61

3.9

5.77

đo
Công
thức
16

cm

14
12
CT I

10

CT II

8

CT III

6

CT IV

4
2
0
28/09

08/10

18/10

29/10

09/11

17/11

28/11

07/12

Ngày

Đồ thị 2: Biểu thị động thái phát triển cành các cấp.

Qua bảng 4.5, 4.6 và đồ thị 2 ta thấy:
Công thức III giúp cho tốc độ phát triển cành các cấp hay các nhánh của cây
với tốc độ rất nhanh (0.81 – 14.1) và có số lượng cành cấp 3 cũng nhiều nhất (3).
Công thức I và công thức II thì có ảnh hưởng gần như tương tự nhau về số
lượng cành các cấp, và có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cành các cấp cũng
như nhau (10.89 – 9.51)
Công thức I có ảnh hưởng đến động thái phát triển cành các cấp cả về số
lượng và chiều dài là thấp nhất: không có cành cấp 3, cành cấp 2 là 3, cành cấp 1 là
2. Tốc độ phát triển chiều dài cành thấp (0.25 – 5.77).
Vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động phát triển cả
về số lượng lẫn chiều dài cành các cấp của cây.
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển đường kính
thân.
Bảng 4.7: Động thái phát triển đường kính thân.
ĐV: cm
Ngày
06/09

26/09

16/10

05/11

20/11

I

0.135±0.01
0

0.175±0.00
8

0.224±0.01
0

0.343±0.01
6

0.350±0.01
2

II

0.128±0.01
6

0.168±0.01
1

0.211±0.01
0

0.273±0.01
2

0.283±0.01
4

III

0.124±0.01
5

0.182±0.00
9

0.236±0.00
8

0.294±0.01
4

0.303±0.01
4

IV

0.119±0.01
1

0.146±0.01
0

0.183±0.00
9

0.223±0.01
2

0.230±0.01
1

đo
Công
Thức

0.4

cm

0.35
0.3

CT I

0.25

CT II

0.2

CT III

0.15

CT IV

0.1
0.05
0
06/09

26/09

16/10

05/11

20/11

Đồ thị 3: Biểu thị động thái phát triển đường kính thân.

Ngày
Qua bảng 4.7 và đồ thị 3 ta thấy:
Công thức I (0.135 – 0.350) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường
kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.937 lần (0.111 – 0.215)
Công thức II (0.128 – 0.283) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường
kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.396 lần (0.111 – 0.155)
Công thức III (0.124 – 0.303) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường
kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.613 lần (0.111 – 0.179)
Công thức I giúp đường kính cây phát triển nhanh nhất (0.135 – 0.350) gấp
1.387 lần so với công thức II (0.128 – 0.283), gấp 1.201 lần so với công thức III
(0.124 – 0.303) và gấp 1.937 lần so với công thức IV (0.119 – 0.230).
Công thức III (0.124 – 0.303) cũng là một công thức tốt chỉ kém 1.201 lần
công thức I (0.135 – 0.350). Và gấp 1.154 lần công thức II (0.128 – 0.283), gấp
1.613 lần công thức IV (0.119 – 0.230).
Công thức IV là có tốc độ phát triển đường kính thân là chậm nhất (0.119 –
0.230) kém 1.937 lần so với công thức I (0.135 – 0.350), kém 1.396 lần so với công
thức II (0.128 – 0.283) và kém 1.613 lần so với công thức III (0.124 – 0.303).
Như vậy công thức I là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động giúp cây
có thể phát triển đường kính thân tốt nhất.
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng kích thước lá.
4.2.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiểu rộng lá.
Bảng 4.8. Động thái phát triển chiều rộng lá.
ĐV: cm
Ngày đo

18/10

30/10

08/11

19/11

0.80

0.92

1.00

0.99

1.03

1.10

1.13

±0.067

±0.092

±0.105

±0.032

±0.048

±0.047

±0.04

0.74

0.87

0.96

1.06

1.10

1.16

1.24

±0.052

±0.068

±0.084

±0.070

±0.067

±0.051

±0.05

0.59

0.76

0.87

1.01

1.16

1.22

1.25

1.32

±0.073

±0.084

±0.068

±0.088

±0.052

±0.042

±0.053

±0.06

0.60

0.70

0.82

0.92

0.90

0.98

1.04

1.10

±0.047

IV

08/10

±0.042
III

27/09

0.62

II

17/09

±0.084

I

07/09
0.64

Công thức

±0.047

±0.042

±0.079

±0.067

±0.079

±0.052

±0.06

cm
1.4
1.2
1

CT I

0.8

CT II

0.6

CT III
CT IV

0.4
0.2
0

07/09 17/09 27/09 08/10 18/10 30/10 08/11 19/11 Ngày

Đồ thị 4: Biểu thị động thái phát triển chiều rộng lá.
Qua bảng 4.8 và đồ thị 4 ta thấy:
Công thức I (0.64 – 1.13) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng
lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 0.98 lần (0.50 – 0.49)
Công thức II (0.62 – 1.24) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng
lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 1.24 lần (0.62 – 0.50)
Công thức III (0.59 – 1.32) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng
lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 1.46 lần (0.50 – 0.73)
Công thức III giúp tốc độ chiều rộng của lá phát triển nhanh nhất (0.59 –
1.32) gấp 1.490 lần so với công thức I (0.64 – 1.13), gấp 1.460 lần so với công thức
IV (0.6 0 – 1.10) và gấp 1.170 lần so với công thức II (0.62 – 1.24).
Công thức II (0.62 – 1.24) tuy kém ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều
rộng hơn công thức III (0.59 – 1.32) nhưng tốt hơn công thức I (0.64 – 1.13) gấp
1.265 lần và tốt hơn công thức IV (0.60 – 1.10) gấp 1.24 lần.
Công thức I (0.64 – 1.13) và công thức IV (0.60 – 1.10) thì có tốc độ phát
triển gần như nhau ≈ 1 (0.49 – 0.5).
Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến sự
phát triển chiều rộng lá.
4.2.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiểu dài lá.
Bảng 4.9. Động thái phát triển chiều dài lá.
ĐV: cm
Ngày
07/09

17/09

27/09

08/10

18/10

30/10

08/11

19/11

1.47

1.87

2.33

2.82

3.25

3.86

4.31

4.74

±0.094

±0.095

±0.106

±0.092

±0.135

±0.143

±0.152

±0.184

1.52

1.90

2.36

2.90

3.36

4.01

4.48

4.91

±0.079

±0.067

±0.084

±0.067

±0.151

±0.173

±0.175

0.213

1.48

1.99

2.55

3.22

3.73

4.52

5.07

5.53

±0.103

đo

±0.110

±0.085

±0.114

±0.106

±0.079

±0.068

±0.116

1.45

1.76

2.08

2.48

2.79

3.32

3.64

3.87

±0.108

±0.097

±0.103

±0.103

±0.088

±0.079

±0.097

±0.106

Công
thức
I

II

III

IV

cm
6
5
4

CT I
CT II

3

CT III

2

CT IV

1
0
07/09 17/09 27/09 08/10 18/10 30/10 08/11 19/11 Ngày

Đồ thị 5: Biểu thị Động thái phát triển chiều dài lá.
Qua bảng 4.9 và đồ thị 5 ta thấy:
Công thức I (1.47 – 4.74) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài lá
của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.351 lần (3.27 – 2.42)
Công thức II (1.52 – 4.91) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài lá
của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.401 lần (3.39 – 2.42)
Công thức III (1.48 – 5.53) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài
lá của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.674 (4.05 – 2.42)
Công thức III giúp tốc độ chiều dài của lá phát triển nhanh nhất (1.48 – 5.53)
gấp 1.239 lần so với công thức I (1.47 – 4.74), gấp 1.195 lần so với công thức II
(1.52 – 4.91) và gấp 1.674 lần so với công thức IV (1.45 – 3.87).
Công thức II (1.52 – 4.91) và công thức I (1.47 – 4.74) thì có tốc độ phát
triển gần như nhau ≈ 1 (3.39 – 3.27).
Công thức IV là có tốc độ phát triển chiều dài lá là chậm nhất (1.45 – 3.87)
kém 1.674 lần so với công thức III (1.48 – 5.53), kém 1.401 lần so với công thức II
(1.52 – 4.91) và kém 1.351 lần so với công thức I (1.47 – 4.74).
Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động sự phát
triển chiều dài lá.
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành hoa.
Bảng 4.10: Động thái hình thành hoa.
ĐV: Cụm hoa
Ngày
Đo

03/10

09/10

15/10

22/10

29/10

05/11

12/11

19/11

1.20

3.60

7.40

10.90

14.40

19.60

24.50

27.10

±0.79

±0.84

±1.07

±1.20

±0.97

±1.26

±1.35

±1.20

1.30

3.90

7.60

10.50

14.20

19.90

25.50

28.10

±0.82

±0.86

±0.97

±1.27

±1.55

±1.10

±1.51

±1.37

2.09

5.90

11.90

17.10

21.50

28.40

33.9

39.20

±0.74

±0.99

±0.99

±1.29

±1.78

±1.65

±1.85

±1.93

0.50

2.10

3.90

7.00

10.30

14.70

18.20

20.50

±0.53

±0.86

±0.99

±0.94

±0.82

±0.82

±0.79

±0.97

Công
thức
I

II

III

IV
Cụm hoa
45
40
35
30

CT I

25

CT II

20

CT III

15

CT IV

10
5
0
03/10 09/10 15/10 22/10 29/10 05/11 12/11 19/11

Ngày

Đồ thị 6: Biểu thị động thái hình thành hoa.
Qua bảng 4.10 và đồ thị 6 ta thấy:
Công thức I (1.20 – 27.10) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.295 lần (25.9 – 20.0)
Công thức II (1.30 – 28.10) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.340 lần (26.8 – 20.0)
Công thức III (2.09 – 39.20) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.856 lần (37.11 – 20.0)
Công thức III giúp cây có động thái hình thành hoa rất nhanh (2.09 – 39.2)
gấp 1.433 lần so với công thức I (1.20 – 27.10), gấp 1.384 lần so với công thức II
(1.30 – 28.10) và gấp 1.856 lần so với công thức IV (0.50 – 20.50).
Công thức II (1.30 – 28.10) và công thức I (1.20 – 27.10) thì có tốc độ hình
thành hoa gần như nhau ≈ 1 ( 26.80 – 25.90).
Công thức IV là có tốc độ hình thành hoa là chậm nhất (0.50 – 20.50) kém
1.856 lần so với công thức III (2.09 – 39.20), kém 1.340 lần so với công thức II
(1.30 – 28.10) và kém 1.295 lần so với công thức I (1.20 – 27.10).
Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến tốc
độ ra hoa của cây.

4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành quả.
Bảng 4.11: Động thái hình thành quả.
ĐV: Cụm quả
Ngày
đo
Công

29/09

05/10

11/11

17/10

24/10

31/10

07/11

13/11
thức
I

11.20

14.80

21.20

25.40

29.40

±0.84

±0.97

±1.03

±0.92

±0.92

±0.84

±0.84

1.40

3.70

7.70

10.70

14.90

20.60

25.80

29.70

±0.82

±0.82

±0.95

±1.20

±1.07

±1.03

±1.06

3.00

6.00

12.00

17.80

22.90

30.00

35.50

41.70

±067

±0.94

±0.94

±1.03

±1.37

±0.94

±0.97

±0.95

0.50

2.20

4.00

7.20

10.40

14.70

18.40

20.40

±0.53

IV

7.50

±0.97
III

3.60

±0.95
II

1.30

±0.79

±0.82

±0.63

±0.70

±0.82

±1.07

±0.97

Cụm quả
45
40
35
30

CT I

25

CT II

20

CT III

15

CT IV

10
5
0

29/09 05/10 11/11 17/10 24/10 31/10 07/11 13/11 Ngày

Đồ thị 7: Biểu thị động thái hình thành quả.
Qua bảng 4.11 và đồ thị 7 ta thấy:
Công thức I (1.30 – 29.40) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.412 lần (28.1 – 19.9)
Công thức II (1.40 – 29.70) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.422 lần (28.3 – 19.9)
Công thức III (3.00 – 41.70) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của
cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.945 lần (38.7 – 19.9)
Công thức III giúp cây có động thái hình thành quả rất nhanh (3.00 – 41.7)
gấp 1.377 lần so với công thức I (1.30 – 29.40), gấp 1.367 lần so với công thức II
(1.40 – 29.70) và gấp 1.945 lần so với công thức IV (0.50 – 20.40).
Công thức II (1.40 – 29.70) và công thức I (1.30 – 29.40) thì có tốc độ hình
thành quả gần như nhau ≈ 1 (28.30 – 28.10).
Công thức IV là có tốc độ hình thành hoa là chậm nhất (0.5 – 20.40) kém
1.945 lần so với công thức III (3.00 – 41.70), kém 1.422 lần so với công thức II
(1.40 – 29.70) và kém 1.412 lần so với công thức I (1.30 – 29.40).
Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến tốc
độ hình thành quả của cây.
4.3. Tỷ lệ sâu và bệnh hại của cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
Trong thời gian theo dõi về ảnh hưởng của phân bón qua lá đến cây Bạch hoa
xà thiệt thảo, ta thấy cây không xuất hiện sâu và bệnh hại ảnh hưởng đến động
thái phát triển của cây.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
5.1.1 Về đặc điểm hình thái của cây Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo là dạng cây thảo. Cây có hệ rễ cọc, rễ chính phát triển mạnh,
có ít rễ phụ. Thân mảnh, tiết diện cắt ngang có gờ lồi ở 4 góc, thân nhẵn, màu nâu
nhạt. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình ngọn giáo, thuôn dài, có gân chính nổi rõ ở
mặt dưới, các gân bên không rõ, lá gần như không cuống hoặc cuống rất ngắn, lá
kèm nhọn, có răng cưa. Hoa mọc đơn độc hoặc mọc từng đôi ở nách lá, màu trắng,
Hoa mẫu 4, tiền khai hoa van. Quả nang hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh. Hạt nhiều,
nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh.
5.1.2. Về đặc điểm giải phẫu của cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
- Rễ cây Bạch hoa xà thiệt thảo có phần gỗ rất dày chiếm gần 2/3 cấu tạo rễ,
trong phần gỗ có rất nhiều mạch gỗ, do đó cây có ưu điểm về khả năng hút nước
cũng như muối khoáng hòa tan và khả năng chịu hạn.
- Trong cấu tạo giải phẫu thân có phần nhu mô ruột rất dày( chiếm gần 1/2
cấu tạo thân). Dưới lớp tế bào biểu bì không có tế bào hậu mô, do đó thân cây yếu
và có xu hướng mọc bò lan.
- Trong cấu tạo giải phẫu lá: tế bào biểu bì trên rất lớn( chiếm gần 1/3 bề dày
của lá). Lá có rất ít bó dẫn, chỉ có 1 bó dẫn ở gân chính với kích thước nhỏ( 51.94
μm đến 60.28 μm).

5.1.3 Về ảnh hưởng của phân bón qua lá
Trong các công thức phân bón qua lá thí nghiệm thì công thức III có ảnh hưởng tốt
nhất đến sự phát triển thân lá tạo tiền đề cho sinh khối dược liệu tốt nhất.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Cần nghiên cứu thêm để đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm thực vật học
với các đặc điểm nông, dược học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng việt
1.

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật,
NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, năm 1996.

2.

Bộ Y Tế, Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Tạp chí Dược học10/2005, số 354.

3.

Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc, NXB Khoa học
và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004.

4.

GS. TS Nguyễn Bá, Giáo trình thực vật học, NXB Giáo Dục, năm 2007.

5.

Trần Khắc Bảo, Bảo tồn nguồn gen cây thuốc, NXB Nông nghiệp Hà Nội,
năm 1991.
6.

Trần Khắc Bảo, Sử dụng và bảo tồn tài nguyên di truyền cây thuốc ở Việt
Nam, tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, năm
1996.

7.

Võ Văn Chi, Từ diển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội,
năm 2004.

8.

Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 1997.

9.

Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, năm 1999.

10. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, năm 2004.
11. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ - Thành Phố Hồ Chí Minh, năm
1999.
12. Kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu . NXB Nông Nghiệp I Hà Nội, năm
1979.
13. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông
nghiệp Hà Nội, năm 1996.
14. Nguyễn Viết Thân, Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng
tập 2, NXB Lao động - xã hôi, năm 2012.
15. Viện Dược Liệu, Tài nguyên cây thuốc, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội,
năm, 1993.
16. Viện Dược Liệu, Cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa Học kỹ thuật Hà Nội, năm
1996
17. Viện Dược Liệu, Điều tra đánh giá dược liệu một số vùng trọng điểm của
các tỉnh phía bắc, Tài liệu nội bộ, năm 1998.
18. Viện Dược Liệu, Kỹ thuật trồng cây thuốc, NXB Y học Hà Nội, năm 2005.
19.

Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Kim Thanh,
Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 2007.

20. Hoàng Thị Sản, Giáo trình phân loại thực vật, NXB Giáo Dục, năm 2003.
B. Tài liệu tiếng anh
21. Codex Alimentarius Guidelines on production, processing, labeling and
marketing of organically produced foods. Rome, Joint FAO/WHO Food
Standards Programme, 2001 (document Codex Alimentarius GL 32-1999,
Rev. 1-2001).
22. Codex Alimentarius Code of Practice - General Principles of Food Hygiene,
2nd ed. Rome, Joint FAO/WHO Food Standards Programme, 2001
(document Codex Alimentarius GL 33).
23. Feter M. Scott. Natural poisons. AOAC official methods of analysis (1990),
1198 - 1199.
24. Pharmacopoeia of the people republic of china. Edition (2003)
25. WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for
medicinal plants. World Health Organization. Geneva - 2003.
26. WHO monographs on selected medicinal plants, Vol. 2. Geneva, World
Health Organization, 2002.
27. WHO, 1998. Quality control for medicinal plant materials.
28. WHO/IUCN/WWF Guidelines on the conservation Union (formerly known
as the International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources), 1993 (currently being updated).
C. Trang Web điện tử
29. http://en.wikipedia.org/wiki/Rubiaceae
30. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/172 ngày truy cập
27/6/2012
31. http://www.vmmu.edu.vn/caythuoc/default.aspx?mact=192 truy cập ngày
27/6/2012
32. http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=zh-CN
%7Cvi&u=http://www.zgycsc.com/price/html/nid/271.html truy cập
27/6/2012
33. http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=657c08b9db106dae&pli=1 truy
cập 27/06/2012
34. http://www.thegioithaoduoc.com/bach-hoa-xa-thiet-thao/323-bo-phan-lamthuoc-cua-bach-xa-thiet-thao-.html truy cập 27/06/2012

Contenu connexe

Tendances

Tiểu luận
Tiểu luậnTiểu luận
Tiểu luậnVux Thams
 
Thực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThao Truong
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suMáy Tính
 
Sự phát triển của các cơ quan sinh
Sự phát triển của các cơ quan sinhSự phát triển của các cơ quan sinh
Sự phát triển của các cơ quan sinhhoacoitaybac1991
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatdoivaban93
 
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp caoSự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp caoDzon Nguyen
 
Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay
Chương 4 su van chuyen vat chat trong cayChương 4 su van chuyen vat chat trong cay
Chương 4 su van chuyen vat chat trong caydoivaban93
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vatChương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vatdoivaban93
 
Cay con moc_len_tu_hat
Cay con moc_len_tu_hatCay con moc_len_tu_hat
Cay con moc_len_tu_hatnguyentuyenhp
 
Thành tb và mối liên kết
Thành tb và mối liên kếtThành tb và mối liên kết
Thành tb và mối liên kếtphamhuyenhung
 
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vật
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vậtTh đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vật
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vậtLãnh Địa Gió Cuốn
 
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanhDan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanhhongnguyenthanh92
 

Tendances (20)

Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
 
Tiểu luận
Tiểu luậnTiểu luận
Tiểu luận
 
Thực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vậtThực hành sinh lý người và động vật
Thực hành sinh lý người và động vật
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao su
 
Sự phát triển của các cơ quan sinh
Sự phát triển của các cơ quan sinhSự phát triển của các cơ quan sinh
Sự phát triển của các cơ quan sinh
 
Bai 15
Bai 15Bai 15
Bai 15
 
C 2 nam moc
C 2 nam mocC 2 nam moc
C 2 nam moc
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
Luận án: Thành phần và tác dụng sinh học của loài Viễn chí hoa vàng
Luận án: Thành phần và tác dụng sinh học của loài Viễn chí hoa vàngLuận án: Thành phần và tác dụng sinh học của loài Viễn chí hoa vàng
Luận án: Thành phần và tác dụng sinh học của loài Viễn chí hoa vàng
 
Chuong Ii
Chuong IiChuong Ii
Chuong Ii
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
 
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp caoSự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao
 
Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay
Chương 4 su van chuyen vat chat trong cayChương 4 su van chuyen vat chat trong cay
Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 
C2 nam men
C2 nam menC2 nam men
C2 nam men
 
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vatChương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
 
Cay con moc_len_tu_hat
Cay con moc_len_tu_hatCay con moc_len_tu_hat
Cay con moc_len_tu_hat
 
Thành tb và mối liên kết
Thành tb và mối liên kếtThành tb và mối liên kết
Thành tb và mối liên kết
 
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vật
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vậtTh đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vật
Th đa dạng hệ sinh thái (tổ 2 )- Thực vật
 
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanhDan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
 

Similaire à Kltn hoàn thiện cường 2012-2013

Bai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuBai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuhoàng tuấn
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...NguynOanh62
 
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptx
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptxtai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptx
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptxanhsengadu
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso doluận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso doLe Ngoc
 
Sach duoc lieu hay
Sach duoc lieu haySach duoc lieu hay
Sach duoc lieu hayVay 5s
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1SinhKy-HaNam
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...nataliej4
 
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...hanhha12
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 

Similaire à Kltn hoàn thiện cường 2012-2013 (20)

Bai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuBai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệu
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptx
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptxtai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptx
tai nguyen cay thuoc - thuc vat duoc.pptx
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
 
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso doluận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
 
Sach duoc lieu hay
Sach duoc lieu haySach duoc lieu hay
Sach duoc lieu hay
 
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...
Khảo sát thành phần hóa học cao etyl acetat của cây nam sâm đứng boerhaavia e...
 
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọLuận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây dây đau xương (tin...
 
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
Nghien cuu nuoi cay te bao cay nghe den va khao sat kha nang tich luy mot so ...
 
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
 
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lânẢnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 

Kltn hoàn thiện cường 2012-2013

  • 1. PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề. Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa các địa phương…. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào. Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, ban đầu là củ gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị, tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải những đồ sống, lạnh..., và thế là bắt đầu một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn, đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật có mạch. Mỗi loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong loài. Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại trong y học chính là y học cổ truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hóa trong sách vở như các học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v.
  • 2. Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền dân tộc, thường được gọi là thuốc Nam. Ðiều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở nước ta rất phong phú. [27], [33] Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt chẽ, đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài... Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ hiện có ở nước ta, chúng tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùng làm thuốc, là cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) trong họ Cà phê (Rubiaceae) để nghiên cứu. Cây phân bố ở Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc, các nước nhiệt đới ở vùng Châu Á. Ở Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi, thường gặp ở các bờ ruộng, vùng trung du và đồng bằng, nhất là vào tháng 6 do thời điểm này khí hậu mát mẻ và có độ ẩm cao. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa hè-thu, tháng 7-9. [6], [12] Với những nghiên cứu về giá trị trong y học của đã được công bố như được sử dụng chữa ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp, sang chấn, rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, trường ung (viêm ruột thừa), dương hoàng (viêm gan cấp tính), đặc biệt là có khả năng kháng ung thư. Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân…Ngoài ra bạch hoa xà thiệt thảo còn có tác dụng ức chế hiện tương gây đột biến. Cây còn xó tác dụng kích thích sự tăng sinh của tế bào hay còn gọi là có khả năng điều hoà miễn dịch. [3]. Gần đây bạch hoa xà được sử dụng với lượng rất lớn được các công ty Dược trong nước như IMC, Á châu, Khang Minh… sử dụng trong thành phần các thuốc Dông dược giúp tăng cường miễn dịch trong điều trị các bệnh ung thư, viêm gan… dược liệu chủ yếu thu hái tự nhiên.
  • 3. Để đáp ứng lượng sử dụng lớn không thể chỉ phụ thuộc vào lượng dược liệu thu hái tự nhiên, việc xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cũng như nghiên cứu qui trình trồng trọt, thu hái, chế biến là việc cần phải tiến hành. Tránh đi vào vết xe đổ của những cây dược liệu quí hiếm khác khi nhu cầu cao khai thác cạn kiệt không nghiên cứu phát triển đến lúc hết nguồn phải thu mua giá cao, chất lượng không kiểm soát, nguồn nguyên liệu bấp bênh. Trên thực tế bạch hoa xà chưa có một công bố nào chi tiết về nghiên cứu trồng trọt vì thế việc nghiên cứu cơ bản đặc biệt để xây dựng một qui trình trồng trọt cho cây bạch hoa xà là một việc làm rất cần thiết. Bạch hoa xà thiệt thảo ngày càng được sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao. Điều đó thúc đẩy việc thu hái bạch hoa xà thiệt thảo với số lượng lớn làm trữ lượng trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng.Thực tiễn đòi hỏi phát triển vùng trồng bạch hoa xà thiệt thảo nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý, hiện tại chưa có những nghiên cứu căn bản về kỹ thuật trồng trọt Bạch hoa xà thiệt thảo. Do đó chưa đưa ra được kỹ thuật trồng trọt hợp lý cho Bạch hoa xà thiệt thảo. [8], [9], [10], [16] Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học, ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của cây Bạch hoa xà thiệt thảo vụ hè thu năm 2012 tại Hà nội.” 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Cung cấp những dẫn liệu chi tiết và có hệ thống về đặc điểm thực vật học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. - Xác định loại phân bón qua lá phù hợp với cây Bạch hoa xà thiệt thảo trong điều kiện vụ hè thu, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Bạch hoa xà thiệt thảo tại Hà Nội.
  • 4. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài. - Mô tả cụ thể và chi tiết đặc điểm thực vật học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. - Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trong từng công thức thí nghiệm.
  • 5. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm thực vật học, phân bố, vị trí phân loại của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Loài cây thuốc có tên "Bạch hoa xà thiệt thảo" thuộc chi Hedyotis, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae, bộ Cà phê - Rubiales, Phân lớp Cúc – Asteridae, lớp hai lá mầm - Magnoliopsida, ngành hạt kín - Magnoliophyta. Có tên khoa học là Hedyotis diffusa.Willd. [3], [7], [9], [10], [27], [30] Cây thảo sống 1 năm, cao 15 ~50 cm, mọc bò, thân mỏng manh, hình hơi vuông, hoặc hình trụ tròn, nhẵn không lông, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá mọc đối, có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá hình ngọn giáo, thuôn dài, dài 1 ~ 3,5 cm, rộng 1 ~ 3mm, chất sừng; lá kèm chất màng, phần gốc lớn lên thành dạng bao, dài 1 ~2mm, đỉnh nhọn có răng cưa. Hoa mọc đơn độc hoặc mọc từng đôi một ở nách lá, màu trắng ít khi hồng, không cuống hoặc gần như không cuống; Bao hoa: Lá đài 4, màu xanh, mép và gân giữa màu nâu tím, hơi dính ở gốc; 4 thùy hình tam giác hay hình trứng nhọn ở đầu, dài 1 mm, bìa có rìa lông; tiền khai van. Cánh hoa 4, màu trắng; ống tràng cao 2 mm, loe ở họng, bên trong không có lông; 4 thùy ngắn hơn ống tràng, hình bầu dục,
  • 6. đầu nhọn; tiền khai van. Nhị 4, đính ở gần họng tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị màu trắng, ngắn; bao phấn dài bằng chỉ nhị, màu trắng ngà, 2 ô, nứt dọc, đính giữa, hướng trong. Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình cầu, đường kính 30-32 mm, có 1-3 lỗ nảy mầm, bề mặt có nhiều chấm tròn, chiết quang. Lá noãn2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, giá noãn rất lồi. Vòi nhụy 1, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 2 mm, đính trên đỉnh bầu. Đầu nhụy 2, màu trắng, thuôn dài, nằm sát nhau, dài tương đương vòi nhụy, có nhiều gai nạc. Quả nang (capsule), ,. cuống màu tím ở gốc, màu xanh ở ngọn. Quả hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh, có 2 thùy cạn, cao 2-2.5 mm, rộng 3 mm, các lá đài tồn tại hơi tỏa ra nhưng không vuông góc với quả sau ô tách ra, đài hoa không rụng. Vỏ quả khi non màu xanh, khi già màu vàng nâu. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh, kích thước 0.3x0.2 mm. Dưới kính hiển vi độ phóng đại 100 lần thấy bề mặt hạt có nhiều vân đậm hình đa giác. [6], [15], [16], [20] Hoa thức và Hoa đồ:
  • 7. Thời kỳ ra hoa: tháng 7~ tháng 9. Thời kỳ kết quả: tháng 8 ~ tháng 10. Phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia... Ở Việt Nam Cây có ở các tỉnh trung du, đồng bằng bắc bộ và miền trugn môi trường sống mọc ở khe núi, bờ đường, trong bụi cỏ khe núi, bờ ruộng, ven nước… [18], [23], [26], [28] 2.2. Thành phần hóa học, tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Bạch hoa xà thiệt thảo 2.2.1 Thành phần hóa học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo Cây Hedyotis diffusa có chứa một số hợp chất hữu cơ như: stigmasterol, γsitosterol, β-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic, 2,3-dimetoxy-6metylantraquinon, 3-hydroxy-2-metyl-1-metoxyantraquinon, kaempferol 3-O-[2-O(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid, quercetin 3-O-[2-O-
  • 8. (6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-[2- O(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid, kaempferol 3-O-(2O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid, quercetin 3-O-(2-O-β-Dglucopyranosyl)-β-D-galactopyranosid, asperulosid, 6-O-(p-metoxycinamoyl) scandosid metyl ester, 6-O-p-coumaroylscandosid metyl ester, 6-Oferuloylscadosid metyl ester và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid. [17] 2.2.2. Tác dụng và giá trị làm thuốc của cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ. - Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu. - Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp. - Tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm. - Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng. Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc. - Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho con người bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc
  • 9. chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cá thể trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ. - Điều trị ruột thừa viêm: Điều trị bằng Bạch hoa xà thiệt thảo có được tác dụng chữa được 30 bệnh nhân trong khi sử dụng cách chữa trị khác thì hiệu quả không bằng. [3], [9], [10], [20], [33], [34] Theo kinh nghiệm dân gian và kết quả thực tế sử dụng tại Trung Quốc cho thấy, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chính như sau: - Điều trị trẻ em bị viêm phổi, sử dụng Hedyotis diffusa tiêm, 112 bệnh nhân được chữa khỏi, 52 người đỡ bệnh, 6 người bị chết. - Điều trị viêm ruột thừa, đầy hơi cá nhân nghiêm trọng, các triệu chứng nghiêm trọng của ngộ độc. Điều trị chữa khỏi được 12 trường hợp viêm ruột thừa cấp tính và ba trường hợp áp xe ruột thừa. Hiệu quả của viêm ruột thừa cấp tính: sử dụng thuốc sắc tốt hơn so với tiêm. Và báo cáo các thuốc sắc uống điều trị viêm ruột thừa cấp tính và mãn tính. Ngoài hai trường hợp điều trị viêm ruột thừa mạn tính tái nhập viện phẫu thuật đã được chữa khỏi. - Điều trị của ống dẫn tinh thắt ống mào tinh hoàn ứ mật, trên cơ sở đóng cửa dây thuộc về tinh dịch phổ biến sử dụng các loại thuốc Trung quốc truyền thống để điều trị, Hedyotis diffusa có thể cải thiện kết quả, đặc biệt, hiệu ứng của ứ mào tinh đơn giản và rõ ràng hơn. - Điều trị rắn độc cắn, đun cây bạch hoa xà thiệt thảo sắc lấy nước uống, bã thuốc đắp vào vết thương, vì là cây thuốc thảo dược có hoạt chất kháng sinh. - Điều trị viêm vùng chậu, viêm bộ phận phụ, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư gan. Trong đó có 9 trường hợp đau bụng, vàng da, sốt và các triệu chứng khác; sau khi điều trị bằng dung dịch tiêm Hedyotis diffusa số lượng tế bào ung thư và chỉ số vàng da giảm dần. - Vàng da viêm gan, gan nhiệt là nguyên nhân chính và sinh bệnh, điều trị và thấy hiệu quả rõ ràng của Hedyotis diffusa ứng dụng lâm sàng. Tác dụng đến nút
  • 10. thắt trong gan và túi mật, Hedyotis diffusa có khả năng tương thích nhiệt, giải độc với kết quả đạt yêu cầu. - Điều trị viêm gan B, bệnh nhân đau sườn, đau miệng, chán ăn, bụng chướng, nước tiểu đậm màu ít ỏi, theo đông y là trạng thái nóng và ẩm trì trệ trong gan, với Hedyotis diffusa sẽ góp phần làm mát và giải độc lưu thông khí huyết tránh ứ trệ. - Điều trị cấp tính viêm amiđan, phần lớn bệnh nhân bị sưng mọng và đau rõ ràng, có thể được sử dụng Hedyotis diffusa giảm sưng viêm. - Điều trị các loại ung thư khác nhau, trên cơ sở thu biện chứng cai nghiện Sanjie diffusa, Xiaoyu đau với Curcuma, nặng sàn , barbata, Arrowhead Mountain có thể được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư trực tràng . - Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cấp bách, khó tiểu, dấu hiệu nóng và ẩm rõ ràng là đặc điểm để áp dụng Hedyotis diffusa hiệu quả, trong chẩn đoán và kê đơn. - Điều trị tuyến tiền liệt mở rộng, sử dụng một liều duy nhất điều trị Hedyotis diffusa mỗi ngày hoặc Hedyotis diffusa 50g khô, đun sôi nước, thế hệ của trà. - Điều trị u xơ tử cung, chủ yếu được sử dụng cho giai đoạn ban đầu, kích thước của các khối u nhỏ hơn 5cm. Sử dụng Hedyotis diffusa nhằm giảm sưng và ứ. - Chữa bệnh eczema, sử dụng vai trò của Hedyotis diffusa Qingrejiedu, và giảm sưng, trộn thành bột đều với dầu Lithospermum sẽ có hiệu quả tốt. - Điều trị viêm dạ dày, dùng Hedyotis diffusa 50 g bột khô cộng với ml 250300 nước, sau khi đun sôi. Điều trị viêm dạ dày bề mặt tốt hơn. - Điều trị viêm gan vàng da cấp tính, chữa bệnh của virus cấp tính ảnh hưởng gan gây viêm rất tuyệt vời.
  • 11. - Việc điều trị của các ung thư vòm họng lành tính, Hedyotis diffusa 30 gam, Radix Platycodon 6 gram, 10 gram đường nâu, sử dụng lâu dài có tác dụng tích cực. - Điều trị mụn trứng cá, Hedyotis diffusa 20-30 g một ngày sắc hai lần, tổng cộng 500 ml, rửa sạch vùng bị ảnh hưởng 2 - 3 lần một ngày. Trong thời gian điều trị nên tránh sử dụng mỹ phẩm và các loại thuốc khác. - Bộ phân dùng làm thuốc của cây Bạch hoa xà thiệt thảo là thân và lá. Vào mùa hè và mùa thu, người ta thường tiến hành thu hái dược liệu. Sau khi thu hái thân lá, người ta đem băm dược liệu với chiều dài 2 – 3cm và phơi khô. [24], [27], [28] 2.3. Những nghiên cứu về dược liệu ở trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm 30% tổng giá trị thuốc trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất lớn. Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động. Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng. Thị trường chiếm 60 tỷ USD/năm và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực tế năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000.[1],[3] Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới FAO năm 1998 tổng diện tích quế đơn ở độ tuổi khai thác tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc khoảng 35.000 ha với tổng sản lượng là 28.000 tấn. Theo Chandrica Mago (The time of Indica News service 9/5/2000), Ấn Độ có thể trở thành quốc gia đóng vai trò chính trên thị trường thế giới về xuất khầu nguyên liệu và thuốc từ thảo mộc.
  • 12. Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập hợp ý kiến đóng góp của 105 nước trên thế giới và thành lập ban biên soạn sách “Hướng dẫn thực hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc” (WHO Guidelines on good Agricultural and Collection Practices (GAP) for Medicinal Plants) Ban này bao gồm 31 nhà khoa học của nhiều nước có truyền thống sản xuất và sử dụng cây thuốc hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Cannada, Indonesia, Pakistan, Đức...cùng với sự hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) Liên Đoàn thuốc Quốc tế (FIP), Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên Thế giới (IUCN), Liên Hiệp bảo vệ Giống cây trồng mới (UPOV), Quỹ Tài nguyên Quốc tế (WWF) vv... mục tiêu của sách hướng dẫn để nhằm nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ các sản phẩm thuốc được sản xuất từ cây con làm thuốc. Sách bao hàm từ lĩnh vực trồng trọt, thu hái, sơ chế biến, bao bì, đóng gói và bảo quản cho đến sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ điều trị bệnh cho con người. [24],[26] Ngoài ra sách còn hướng dẫn các quốc gia hoặc các vùng sản xuất cây thuốc kỹ thuật sản xuất dược liệu theo các tiêu chuẩn được quy định rất chặt chẽ cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Sách khuyến khích và tư vấn các phương án trồng và thu hái bền vững cây thuốc cho chất lượng an toàn, sạch và tốt nhất trên cơ sở tôn trọng và ủng hộ công cuộc bảo tồn tài nguyên cây thuốc và môi trường trên phương diện tổng thể. Các hướng dẫn trên đã đề cập toàn diện, chi tiết các biện pháp kỹ thuật then chốt trong trồng, thu hái và sơ chế biến dược liệu như: Xác định cây trồng: Cây thuốc được các nước sử dụng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ lâu đời của dân tộc của đất nước mình. Vì thế đa số các loại cây thuốc được nhân loại biết đến dùng để chữa một số bệnh là thống nhất. Nhưng cũng có một số cây thuốc ở nước này, dân tộc này dùng để chữa một bệnh, thì nước khác, dân tộc khác lại dùng để chữa bệnh khác (Tuy nhiên có một số thay đổi trong
  • 13. thu hái và chế biến) do đó việc cần thiết đầu tiên là phải chọn đúng cây thuốc để chữa bệnh là hết sức quan trọng. Chọn đúng cây thuốc theo kiến thức Y học Cổ Truyền vẫn chưa đủ mà còn phải xác định rõ ràng tên khoa học, loài, thứ, bộ, họ thực vật vv... cũng cần được xác định đánh giá rõ ràng. Và sau cùng là xác định đúng giống cây thuốc cần trồng mà con người đã thuần hóa hay chọn tạo. [8], [11], [12], [32] Hạt giống hoặc các vật liệu nhân giống: Hạt giống cây thuốc hoặc các vật liệu nhân giống như cành, thân, hom, rễ, hạt phấn vv.. cũng cần được xác định và cung cấp đầy đủ thông tin trước lúc đưa vật liệu nhân giống ra sử dụng gieo trồng. [13] Chọn điểm trồng: Trên thực tế cùng một loại cây thuốc, cùng một giống cây thuốc nếu trồng ở các địa điểm khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm khác nhau. Địa điểm trồng phải là nơi khí hậu điển hình thích nghi tối ưu với từng loại cây thuốc. Địa điểm trồng phải xa các khu công nghiệp lớn, đặc biệt khu công nghiệp hóa chất, các trung tâm dân cư đông đúc, các bệnh viện, đường giao thông, các khu chăn nuôi gia cầm và gia súc. Địa điểm và đất trồng không phải là bãi chăn thả gia cầm, gia súc và không được gần khu nghĩa trang, bãi tha ma ... [18] Nước tưới: Nước tưới cần kiểm soát chặt chẽ cả về mặt khối lượng cũng như chất lượng. Khối lượng được đo bằng mức độ cần thiết của cây trồng và chất lượng là không làm ô nhiễm môi trường xung quanh và chất lượng dược liệu. Nước tưới không chứa các yếu tố gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu như nước tưới không là nước thải của các khu công nghiệp lớn, nước thải bệnh viện, khu dân cư. Nước không chứa các hóa chất, khoáng chất và vi sinh gây ô nhiễm, không chứa các kim loại nặng, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, các chất kích thích điều hòa sinh trưởng quá giới hạn cho phép. Nước tưới cũng không có các kim loại nặng, các chủng vi sinh vật gây hại đến sức khỏe con người cũng như hàm lượng Nitrat trong nước quá cao.
  • 14. Bảo vệ thực vật đối với cây thuốc: Muốn có năng suất cao, giá trị thương phẩm của dược liệu tốt, mỗi khi cây thuốc bị sâu bệnh phá hoại cũng rất cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh, nấm và cả tuyến trùng để phòng và điều trị, nhưng dùng như thế nào? các loại thuốc gì có thể sử dụng được, cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt thời gian cách ly giữa thời điểm phun và thời điểm thu hoạch dược liệu. Lượng tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong dược liệu là bao nhiêu? Tất cả vấn đề đó nhất thiết phải có những nghiên cứu để xác định. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tốt nhất nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, nếu hóa chất cần thận trọng sử dụng các loại thuốc ít độc hại, thời gian phân hủy ngắn đặc biệt không còn lượng tồn dư trong dược liệu khi dược liệu được thu hoạch. Thu hoạch và chế biến: Các phương pháp thu hái, sơ chế biến và bảo quản dược liệu cũng cần được đảm bảo vệ sinh. Từ các loại dụng cụ, máy móc, bao bì, kho tàng phải được quy định cụ thể và tiêu chuẩn hóa. Cây thuốc cần được thu hái trong điều kiện thời tiết tốt nhất như trời nắng, quang mây, không sương mù, độ ẩm không khí thấp, nhân lực dồi dào. [3] Yếu tố con người: Con người là yếu tố hết sức quan trọng, ngoài các điều kiện tự nhiên xã hội, kỹ thuật vv... thì yếu tố con người vẫn được tổ chức y tế thế giới nhìn nhận là hết sức quan trọng. Muốn nguyên tắc GAP được thực hiện đầy đủ trước hết nhận thức của các nhà lãnh đạo và của cả những chuyên gia, những cán bộ công nhân viên tham gia trong quá trình sản xuất dược liệu theo nguyên tắc GAP phải được thấm nhuần. Công nghệ là kỹ thuật then chốt nhưng thiếu nó chúng ta có thể đào tạo, học hỏi còn nhận thức của con người thì không dễ gì thay đổi. Tất cả các cá nhân, chuyên gia tham gia vào quá trình trồng, chế biến và bảo quản dược liệu sạch trước hết phải tôn trọng và hiểu biết vấn đề vệ sinh. Điều kiện vệ sinh phải được đảm bảo, từ những thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mặt nạ, những dụng cụ lao động cho đến các hóa chất và các thao tác thuần thục trong công
  • 15. việc. Nói tóm lại nhận thức và tư tưởng con người về vấn đề GAP đối với cây thuốc không bao giờ được xem nhẹ. [26],[28] Chế biến dược liệu: Bao gồm các chế biến sau thu hái, sơ chế biến, phơi sấy, chế biến đặc biệt, đối với các loại dược liệu đặc thù và mang tính cổ truyền sâu sắc. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chế biến dược liệu theo nguyên tắc của GAP cũng đã được sách hướng dẫn đề cập như: vị trí xây dựng nhà xưởng, tiêu chuẩn nhà xưởng để đáp ứng yêu cầu của chế biến các loại dược liệu, nguồn năng lượng sử dụng, nguồn nước tiêu dùng vv...Cho đến các tiêu chuẩn cụ thể cho đến các khâu kỹ thuật chế biến dược liệu theo GAP, như khu rửa làm sạch dược liệu bằng tay, tiêu chuẩn ánh sáng các loại đèn điện, công suất quạt điện v.v... [27], [32] Sách hướng dẫn trồng, chế biến và thu hái dược liệu theo nguyên tắc GAP của TCYTTG là văn bản vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật công nghệ hết sức quan trọng. Mặc dù cuối năm 2003 sách hướng dẫn mới được ấn hành và phổ biến nhưng phần lớn các khâu kỹ thuật quan trọng, các điều kiện nghiên cứu cần thiết để xây dựng quy trình trồng và chế biến dược liệu sạch của đề tài mã số KC10-02 đã được nêu ra để giải quyết từ những năm 2001. Văn bản thứ 2, mặc dù có phạm vi trên lãnh thổ một nước, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một nước có truyền thống nghiên cứu, sản xuất và sử dụng thuốc Y học Cổ Truyền lâu đời nhất và rộng rãi nhất trên thế giới đó là Pháp lệnh quản lý thuốc Y học Cổ Truyền Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bao gồm 10 chương, 57 điều, Chương I nói về yêu cầu chất lượng thuốc Y học Cổ Truyền Trung Hoa để thỏa mãn điều kiện của nguyên tắc GAP cũng như các tiêu chuẩn GMP, GLP của Trung Quốc và thế giới. Chương II quy định điều kiện sinh thái, môi trường và địa điểm, vị trí có thể trồng cây thuốc để sản xuất dược liệu. Chương III, quy định về chủng loại chất lượng các loại vật liệu giống cây thuốc vv... Lần lượt 10 chương và 57 điều của pháp lệnh đều đề cập các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ của quá trình sản xuất chế biến và bào chế thuốc Y học Cổ Truyền
  • 16. Trung Quốc theo các nguyên tắc GAP, GMP, GLP...Điều 42 quy định trước khi chuyển sang công đoạn bao bì đóng gói dược liệu cần kiểm tra để đạt các tiêu chuẩn, không lẫn tạp chất, độ ẩm ở mức cho phép, tỷ lệ tro toàn phần, tỷ lệ tro không tan trong acide, hàm lượng hoạt chất. Đặc biệt pháp lệnh đã quy định chặt chẽ với dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, tỷ lệ các vi sinh vật ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.vv... phải ở mức cho phép hoặc không có trong sản phẩm dược liệu. [24], [25], [31] Văn bản thứ 3 quy định về chất lượng dược liệu được trồng và chế biến theo nguyên tắc GAP của Châu Âu (The European Agency for Evaluation of Medicinal Products (EMEA) Working Party on Herbal Medicinal Products (HMPWP). Văn bản quy định này được bắt đầu soạn thảo bởi Văn phòng Châu Âu về đánh giá chất lượng thuốc, nhóm làm việc về thuốc thảo mộc từ tháng 1/1999 và được hoàn thành vào tháng 5/2002. Cũng như các quy định của TCYTTG và của Trung Quốc về nguyên tắc GAP đối với cây thuốc. Quy định của Châu Âu cũng quy định và khuyến cáo 14 vấn đề về trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản cây thuốc và dược liệu. Bắt đầu văn bản bằng lời giới thiệu các vấn đề bức xúc về chất lượng dược liệu trước tình hình ngày càng trầm trọng do môi trường, đất, nước, không khí vv... bị ô nhiễm. Các vấn đề con người và giáo dục đào tạo được Châu Âu quan tâm trước tiên cho đến các vấn đề, đánh giá kiểm tra chất lượng dược liệu, nhà xưởng và trang thiết bị, tư liệu hóa, hạt giống và các vật liệu nhân giống, kỹ thuật trồng trọt, thu hái và sơ chế biến, chế biến bao bì đóng gói và kho tàng, phân phối và tiếp thị. [21],[22] Tháng 9 – 2003, Nhật Bản cũng chính thức ràng buộc hệ thống trồng cây thuốc và chế biến dược liệu của mình bởi nguyên tắc GAP và theo đó 11 mục quy định cụ thể đã được phổ biến. Là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới nên Nhật Bản rất coi trọng vấn đề vệ sinh trong mọi hoạt động, đời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Vì vậy trong quy định của Nhật
  • 17. Bản về nguyên tắc GAP cho cây thuốc, các biện pháp kỹ thuật và điều kiện để các biện pháp kỹ thuật đáp ứng nguyên tắc GAP được quy định rất cụ thể và chi tiết. Trong điều khoản nói về kỹ thuật trồng trọt việc chọn địa điểm để trồng cây thuốc được đưa lên hàng đầu và được hệ thống hóa các điều kiện rất rõ ràng. Đất trồng không bị ô nhiễm, có điều kiện tưới tiêu nước thuận lợi. Nước tưới không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, thành phố đông dân cư, con người, bệnh viện, khu hoạt động của quân đội, các nông trang, nông trại nuôi gia súc gia cầm. Hay quy định diện tích trồng cây thuốc tuyệt đối cấm chăn thả hoặc vô tình xâm phạm bởi các loại gia súc, gia cầm. Quy định của Nhật Bản còn chi tiết đến mức độ cây thuốc được trồng ở những diện tích mà ở đó cỏ có thể mọc được. Cỏ là cây chỉ thị cho điều kiện thích hợp để trồng cây thuốc. [28] Nói tóm lại cũng như Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản đã đưa GAP vào nguyên tắc quy định để trồng và chế biến dược liệu một cách bắt buộc và có cơ sở pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dược liệu an toàn. 2.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, nhiều loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây cỏ có vị trí quan trọng nhất về phần chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống kê của GS Phan Kế Lộc). Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt và trở lên quen thuộc. Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu Việt Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin…bên cạnh đó sản phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên
  • 18. thế giới. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyến và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngày càng được quan tâm. [5], [6], [15], Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta có nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng. Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng Yên, Hà Nội… nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia tăng diện tích ở các vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn tương đối cao và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu được cho một số nước trên thế giới. Hàng năm từ nguồn thu nhập từ dược liệu cho nước ta từ 500 800 tỷ đồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt 20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000 - 10.000 tấn. Hiện nay ngành Dược Việt Nam đang quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp dược theo yêu cầu GMP cung cấp được 50% nhu cầu thuốc nam cho nhân dân vào năm 2005 và 70% vào năm 2010. [2], [5], [13]
  • 19. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. Giống cây Bạch hoa xà thiệt thảo do Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc – viện Dược liệu Hà nội cung cấp. 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Địa điểm: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học được tiến hành tại phòng thí nghiệm Thực vật, Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà nội. Nghiên cứu về đặc điểm nông học được thực hiện tại Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc – viện Dược liệu Hà nội. - Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012 3.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 3.3.1 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng phát triển của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. * Thí nghiệm: Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây bạch hoa xà thiệt thảo. Công thức 1: Phân Siêu Kali 7 – 5 – 47 hoàng anh Công thức 2: Grow More 20-20-20 Công thức 3: Phân đầu trâu 502 pha với phân newriver 28-14-14+TE
  • 20. Công thức 4 (đối chứng): Phun nước lã. * Thành phần NPK trong các công thức và tác dụng đối với cây trồng. - Công thức 1, là phân Siêu Kali 7 – 5 – 47 hoàng anh có thành phần gồm total nitrogen, available phosphoric acid, copper, manganese, boron, silicon dioxide, zinc, iron, molybdenum. Có công dụng kích thích hoa ra đồng loạt, xanh lá cứng cây. - Công thức 2, là phân Grow More 20-20-20 có thành phần gồm N 20%, P2O5 20%, K2O 20%, Ca 0.05%, Mg 0.1%, S 0.2%, B 0.02%, Fe 0.1%, Zn 0.05%, Cu 0.05%. Có công dụng gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, tăng kích thước hạt… - Công thức 3, là phân đầu trâu 502 pha với phân newriver 28-14-14+TE có thành phần gồm N – P – K, MgO, Fe, Mn, Mo, B, Cu… Có công dụng tăng đẻ nhánh, tăng sức chống chịu sâu bệnh, thân mập, chồi to, lá xanh nhanh, cây vươn mạnh và đặc hiệu hồi phục cây bị nghẹt rễ, vàng lá, khô đầu lá. Quy trình bón theo hướng dẫn của Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc – Viện Dược liệu Hà nội. Khoảng cách giữa các lần phun phân qua lá: 20 ngày/ lần 3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi. A. Theo dõi các đặc điểm hình thái, giải phẫu học thực vật. - Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước các cơ quan sinh dưỡng: Rễ, Thân, Lá. (Đo chiều cao cây, đường kính tán, độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ khi cây ra hoa, đo chiều dài và chiều rộng của lá đã ổn định về hình thái), đo và mô tả đặc điểm cấu tạo giải phẫu rễ, thân , lá.
  • 21. B. Theo dõi các chỉ tiêu nông học: - Động thái phát triển chiều cao cây: đo từ gốc cây cách mặt đất 1 cm đến đỉnh sinh trưởng ngọn (cm). - Động thái sinh trưởng, phát triển chiều dài cành (cm). - Động thái hình thành cành cấp 1,2… - Động thái phát triển đường kính thân cây: đo bằng thước panme đoạn thân cách mặt đất 8-10cm (cm). - Sự tăng trưởng kích thước chiều dài và rộng lá(cm). - Động thái ra hoa và hình thành quả của cây. - Thời gian từ trồng đến 50% cây ra hoa (ngày) - Tỷ lệ tươi/ khô của dược liệu C. Theo dõi sâu và bệnh hại chính trên các ô thí nghiệm. - Bệnh hại: Tỷ lệ bệnh (%): số lượng cá thể bị bệnh so với tổng số các thể điều tra trong quần thể. - Sâu hại: Theo dõi và xác định mật độ sâu hại (con/m2) Phương pháp thu thập số liệu. - Thu thập số liệu 10 ngày /lần tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc – viện Dược liệu Hà nội. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
  • 22. - Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây bằng phương pháp hình thái so sánh và phương pháp giải phẫu. Cấu tạo giải phẫu của cây sau khi cắt lát mỏng được tẩy và nhuộm kép với thuốc nhuộm carmine phèn và xanhmethylene. Tiêu bản giải phẫu được khảo sát dưới kính hiển vi quang học và đo kích thước các phần mô với trắc vi thị kính và trắc vi vật kính. - Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Có 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 1 ô thí nghiệm có diện tích là 5m2. * Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải CT I - NL1 CT III – NL2 CT II – NL3 Dải bảo CT II – NL1 CT IV – NL2 CT III – NL3 bảo vệ CT III – NL1 CT I – NL2 CT I – NL3 vệ CT IV – NL 1 CT II – NL2 CT IV – NL3 Dải bảo vệ 3.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu được xử lí theo phần mềm Excel và theo phương pháp thống kê trên phần mềm tin học IRRISTAT 5.0
  • 23. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) Để góp phần cung cấp những dẫn liệu chi ntiết về đặc điểm thực vật học và tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm thực vật học với các đặc điểm nông học của cây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích đặc điểm hình thái, giải phẫu của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. 4.1.1. Đặc điểm giải phẫu của Rễ Đối với thực vật nói chung và cây bạch hoa xà thiệt thảo nói riêng rễ là một bộ phận có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để nuôi các bộ phận trên mặt đất, ngoài ra đặc điểm bộ rễ còn liên quan đến tính chống đổ và khả năng chịu hạn của cây.
  • 24. Hình 1. Hình thái rễ cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Cây Bạch hoa xà thiệt thảo có hệ rễ cọc, rễ phôi phát triển thành rễ chính và rễ chính phát triển mạnh, cây có ít rễ phụ (Hình 1).
  • 25. Hình 2. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Chu bì Nhu mô Mạch gỗ vỏ Libe Tượng Gỗ tầng Hình 3: Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên cứu có cấu tạo như sau (từ ngoài vào trong): Chu bì → Nhu mô vỏ → Libe thứ cấp → Tượng tầng → Gỗ thứ cấp. Bảng 4.1: Kích thước các phần mô và số lượng mạch gỗ trong cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo Đơn vị: μm Chu bì Nhu mô vỏ Libe 20.42±2.57 77.92±4.98 91.25±4.33 13.33±3.89 400.83±13.79 Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy: Tượng tầng Gỗ Số lượng mạch gỗ 194±3.61
  • 26. Trong cấu tạo thứ cấp của rễ có phần vỏ thứ cấp (tính từ tượng tầng trở ra) mỏng hơn trung trụ thứ cấp (tính từ tượng tầng trở vào). Chu bì và nhu mô vỏ có kích thước khá mỏng, độ dày chu bì của rễ thứ cấp dao động trong khoảng từ 17.85 μm đến 22.99 μm. Độ dày nhu mô vỏ của rễ thứ cấp dao động trong khoảng từ 72.94 μm đến 82.9 μm. Libe xếp chồng chất với gỗ. Độ dày libe của rễ thứ cấp dao động trong khoảng từ 86.92 μm đến 95.58 μm. Độ dày tượng tầng của rễ thứ cấp dao động trong khoảng 9.44 μm đến 17.22 μm Độ dày gỗ của rế thứ cấp dao động trong khoảng từ 387.04 μm đến 414.62 μm. Số lượng mạch gỗ của rễ thứ cấp trong khoảng từ 191 đến 197. Từ những số liệu vi phẫu rễ trên ta thấy phần xylem rất dày chiếm gần 2/3 cấu tạo rễ, các tế bào trong phần này có vách tế bào thấm licnin hóa gỗ khá dày làm tăng khả năng chịu đựng cơ học của cây. Ngoài ra, trong phần Xylem có rất nhiều mạch gỗ như vậy cây sẽ dễ dàng hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để nuôi cây. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu của rễ cây cho thấy Bạch hoa xà thiệt thảo là cây chịu hạn tương đối tốt. 4.1.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân cây bạch hoa xà thiệt thảo Đối với thực vật nói chung và cây Bạch hoa xà thiệt thảo nói riêng thân là một bộ phận quan trọng đó là nâng đỡ toàn bộ phần lá, hoa, quả, dẫn truyền nhựa nguyên (nước và muối khoáng hòa tan trong nước) từ rễ đi lên và nhựa luyện (các
  • 27. chất hữu cơ được tổng hợp) từ lá đi xuống để nuôi cây. Ngoài ra, thân là bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu của cây bạch hoa xà thiệt thảo. Hình 4. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
  • 28. Biểu bì Lục lạp Nhu mô Nội bì vỏ Vỏ trụ Libe Gỗ Nhu mô ruột Hình 5: Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên cứu có cấu tạo như sau (từ ngoài vào trong): Vỏ sơ cấp: Biểu bì → Nhu mô vỏ → Nội bì Trung trụ sơ cấp: Vỏ trụ → Libe → Gỗ → Nhu mô ruột. Tiết diện cắt ngang qua thân có 4 góc. Trong cấu tạo sơ cấp của thân có phần vỏ sơ cấp (tính từ nội bì trở ra) mỏng hơn trung trụ sơ cấp (tính từ trụ bì trở vào). Dưới lớp biểu bì, khác với cấu tạo thông thường, không có mô dày mà chỉ có nhu mô vỏ.
  • 29. Qua hình 4, 5 ta thấy nhu mô vỏ của cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp có chứa rất nhiều lục lạp, giữa các tế bào nhu mô có các khoảng gian bào. Đặc biệt, cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây Bạch hoa xà thiệt thảo khác với cấu tạo sơ cấp thường gặp ở các cây 2 lá mầm. Nếu như đối với các cây khác, ngay dưới lớp biểu bì thì dưới biểu bì phải có tế bào hậu mô, mang chức phận chống đỡ cơ học làm cho thân cây cứng cáp, hơn nữa ở những thân cây có gờ, hoặc có góc hậu mô tập trung ở những chỗ đó, nhưng ở đây lại không có tế bào hậu mô, nằm ngay dưới lớp biểu bì là các tế bào nhu mô vỏ. Bảng 4.2: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của bạch hoa xà thiệt thảo. Đơn vị: μm Vỏ Trung trụ Biểu bì Nhu mô vỏ Nội bì Vỏ trụ Libe Gỗ Nhu mô ruột 28.33±2.4 6 140±10.44 37.08±2.5 7 13.33±2.4 6 37.50±2.6 2 115.83±5.1 5 291.67±14.6 7 Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Độ dày biểu bì của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 25.87 μm đến 30.79 μm. Độ dày nhu mô vỏ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 129.56 μm đến 150.44 μm. Độ dày nội bì của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 34.51 μm đến 39.65 μm.
  • 30. Độ dày vỏ trụ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 10.87 μm đến 15.79 μm. Độ dày libe của thân sơ cấp dao động trong khoảng 34.88 μm đến 40.12 μm. Độ dày gỗ của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 110.68 μm đến 120.98 μm. Độ dày nhu mô ruột của thân sơ cấp dao động trong khoảng từ 277 μm đến 306.34 μm. Từ những số liệu vi phẫu thân sơ cấp cho thấy phần nhu mô ruột rất dày chiếm gần 1/2 cấu tạo thân. Bên cạnh đó với việc trong cấu tạo sơ cấp của thân không có tế bào hậu mô làm cho thân cây rất yếu, thiếu độ cứng cáp, điều này cũng phù hợp với việc quan sát hình thái thân cho thấy thân cây phát triển theo hướng bò lan, thân có xu hướng ngả xuống mặt đất, từ các mấu của thân cây hình thành rễ phụ làm cho thân cây lan rộng theo hướng ngang, cây càng phát triển mạnh thì khả năng bò lan của cây càng lớn. 4.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá cây bạch hoa xà thiệt thảo Bạch hoa xà thiệt thảo là cây dược liệu có lá đơn mọc đối có màu xám xanh, có một gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá hình thon dài đến hình ngọn giáo dạng thon dài, lá kèm khía răng cưa ở đỉnh.
  • 31. Hình 6. Cấu tạo giải phẫu lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Biểu bì dưới Mô giậu Mô xốp Biểu bì trên Hình 7: Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo.
  • 32. Biểu bì Lông Gỗ trên Mô xốp Libe Mô giậu Biểu bì dưới Hình 8: Cấu tạo giải phẫu gân chính lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Cấu tạo giải phẫu lá của cây Bạch hoa xà thiệt thảo nghiên cứu có cấu tạo như sau (từ ngoài vào trong): Cấu tạo giải phẫu phần phiến lá có: Biểu bì trên → Mô giậu → Mô xốp → Biểu bì dưới. Cấu tạo giải phẫu phần gân chính của lá có: Biểu bì trên → Nhu mô → Bó dẫn chồng chất kín (Gỗ → Libe) → Nhu mô. Qua hình 6, 7, 8 cho thấy 1 số tế bào biểu bì trên kéo dài thành lông che chở, phần mô đồng hóa phân biệt rõ mô giậu và mô xốp, trong tế bào mô giậu có rất nhiều lục lạp. Bảng 4.3: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu lá của cây bạch hoa xà thiệt thảo.
  • 33. Đơn vị: μm Biểu bì Mô giậu Gỗ Libe Mô xốp trên Biểu bì Bó dẫn dưới 73.33 64.17 35.56 18.33 115.83 12.5 56.11 ±4.92 ±5.15 ±5.27 ±2.5 ±6.69 ±2.61 ±4.17 Từ bảng số liệu 4.3 cho thấy: Độ dày biểu bì trên của lá dao động trong khoảng từ 68.41 μm đến 78.25 μm. Độ dày mô giậu của lá dao động trong khoảng từ 59.02 μm đến 69.32 μm. Độ dày gỗ của bó dẫn gân chính của lá dao động trong khoảng từ 30.29 μm đến 40.83 μm. Độ dày libe của bó dẫn gân chính của lá dao động trong khoảng 15.83 μm đến 20.83 μm. Độ dày mô xốp của lá dao động trong khoảng từ 109.14 μm đến 122.52 μm. Độ dày biểu bì dưới của lá dao động trong khoảng từ 9.89 μm đến 15.11 μm. Từ những số liệu vi phẫu cho thấy cấu tạo giải phẫu lá cây Bạch hoa xà thiệt thảo khá đặc biệt, tế bào biểu bì trên có kích thước rất lớn, bề dày tế bào biểu bì trên chiếm gần 1/3 bề dày của phiến lá. Kích thước tế bào biểu bì trên lớn hơn nhiều so với tế bào biểu bì dưới. Bên cạnh đó còn thấy vi phẫu lá có rất ít bó dẫn, chỉ quan sát rõ 1 bó dẫn ở gân chính và bó dẫn này cũng có kích thước khá nhỏ (trong khoảng 51.94 μm đến 60.28 μm). Đây là một bó dẫn chồng chất kín có gỗ nằm trên li be nằm dưới. Gỗ có độ dày trong khoảng 30.29 μm đến 40.83 μm và libe có độ dày trong khoảng 15.83 μm đến 20.83 μm.
  • 34. 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây Bạch hoa xà thiệt thảo vụ hè thu tại Hà nội Bạch hoa xà thiệt thảo là một loại dược liệu quý mà bộ phận được sử dụng để làm thuốc là thân và lá, do vậy sự sinh trưởng phát triển của thân và lá chính là yếu tố cấu thành nên năng suất cũng như chất lượng của dược liệu. Tuy nhiên, bạch hoa xà thiệt thảo cũng như các loại cây trồng khác, sự sinh trưởng phát triển cũng như năng suất hay chất lượng sản phẩm thu hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, khí hậu... để góp phần tìm ra phương pháp bón phân hợp lý để có thể cho năng suất và chất lượng dược liệu cao nhất chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm giải phẫu của cây bạch hoa xà thiệt thảo. 4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiều cao cây Bảng 4.4: Động thái phát triển chiều cao cây ĐV: cm Ngày 17/9 26/9 06/10 16/10 26/10 5/11 15/11 4.86 7.47 12.38 18.28 27.90 32.40 36.56 38.91 ±0.35 ±0.59 ±0.46 ±0.82 ±1.57 ±1.65 ±1.80 ±1.58 4.90 7.88 12.83 18.67 28.28 32.67 36.55 39.46 ±0.32 ±0.55 ±0.44 ±0.71 ±1.80 ±1.51 ±1.73 ±1.79 5.21 9.24 15.91 22.53 34.07 39.87 44.00 48.25 ±0.36 đo 06/09 ±0.54 ±0.38 ±0.67 ±1.64 ±1.60 ±1.89 ±1.91 4.76 6.93 9.63 14.75 22.73 26.65 30.74 31.88 ±0.35 ±0.48 ±0.63 ±0.72 ±1.59 ±1.69 ±1.48 ±1.62 Công thức I II III IV
  • 35. 60 cm 50 40 CT I CT II 30 CT III 20 CT IW 10 0 06/09 17/9 26/9 06/10 16/10 26/10 05/11 15/11 Ngày Đồ thị 1: Biểu thị động thái phát triển chiều cao cây. Qua bảng 4.4 và đồ thị 1 ta thấy: Công thức I (4.86 – 38.91) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.256 lần (27.12 – 34.05) Công thức II (4.90 – 39.46) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.274 lần (27.12 – 34.56) Công thức III (5.21 – 48.25) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều cao cây so với công thức IV (4.76 – 31.88), gấp 1.587 lần (27.12 – 43.04) Công thức III giúp chiều cao cây phát triển nhanh nhất (5.21 – 48.25) gấp 1.264 lần so với công thức I (4.86 – 38.91), gấp 1.256 lần so với công thức II (4.90 – 39.46) và gấp 1.587 lần so với công thức IV (4.76 – 31.88). Công thức II (4.90 – 39.46) và công thức I (4.86 – 38.91) thì có tốc độ phát triển gần như nhau ≈ 1 (34.56 – 34.05).
  • 36. Công thức IV là có tốc độ phát triển chiều cao cây là chậm nhất (4.76 – 31.88) kém 1.587 lần so với công thức III (5.21 – 48.25), kém 1.274 lần so với công thức II (4.90 – 39.46) và kém 1.256 lần so với công thức I (4.86 – 38.91). Như vậy, trong các công thức thí nghiệm thì công thức III có ảnh hưởng tốt nhất tới sự phát triển chiều cao cây của Bạch hoa xà thiệt thảo trong vụ hè thu. 4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành và phát triển cành các cấp. Bảng 4.5: Động thái xuất hiện cành các cấp. Lần đo Công thức 28/09 08/10 18/10 29/10 09/11 17/11 28/11 07/12 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 c3 c1 c2 I 2 0 0 2 0 0 3 0 0 3 0 0 4 2 0 5 3 0 6 4 1 6 5 II 2 0 0 2 0 0 3 0 0 3 0 0 4 2 0 5 2 0 5 3 1 5 5 III 3 0 0 3 0 0 4 0 0 4 0 0 5 3 1 5 3 1 7 5 2 7 7 IV 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 2 0 2 2 0 2 3 KH: Cành cấp 1 – c1 Cành cấp 2 – c2 Cành cấp 3 – c3
  • 37. Bảng 4.6: Động thái phát triển cành các cấp ĐV: cm Lần 28/09 08/10 18/10 29/10 09/11 17/11 28/11 07/12 I 0.49 1.03 2.05 3.08 4.58 6.4 8.65 11.38 II 0.52 1.02 2.03 3.02 4.33 5.53 7.5 10.03 III 0.81 1.62 3.24 4.41 6.03 8.38 11.23 14.1 IV 0.25 0.6 0.99 1.5 1.79 2.61 3.9 5.77 đo Công thức
  • 38. 16 cm 14 12 CT I 10 CT II 8 CT III 6 CT IV 4 2 0 28/09 08/10 18/10 29/10 09/11 17/11 28/11 07/12 Ngày Đồ thị 2: Biểu thị động thái phát triển cành các cấp. Qua bảng 4.5, 4.6 và đồ thị 2 ta thấy: Công thức III giúp cho tốc độ phát triển cành các cấp hay các nhánh của cây với tốc độ rất nhanh (0.81 – 14.1) và có số lượng cành cấp 3 cũng nhiều nhất (3). Công thức I và công thức II thì có ảnh hưởng gần như tương tự nhau về số lượng cành các cấp, và có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cành các cấp cũng như nhau (10.89 – 9.51) Công thức I có ảnh hưởng đến động thái phát triển cành các cấp cả về số lượng và chiều dài là thấp nhất: không có cành cấp 3, cành cấp 2 là 3, cành cấp 1 là 2. Tốc độ phát triển chiều dài cành thấp (0.25 – 5.77). Vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động phát triển cả về số lượng lẫn chiều dài cành các cấp của cây. 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển đường kính thân.
  • 39. Bảng 4.7: Động thái phát triển đường kính thân. ĐV: cm Ngày 06/09 26/09 16/10 05/11 20/11 I 0.135±0.01 0 0.175±0.00 8 0.224±0.01 0 0.343±0.01 6 0.350±0.01 2 II 0.128±0.01 6 0.168±0.01 1 0.211±0.01 0 0.273±0.01 2 0.283±0.01 4 III 0.124±0.01 5 0.182±0.00 9 0.236±0.00 8 0.294±0.01 4 0.303±0.01 4 IV 0.119±0.01 1 0.146±0.01 0 0.183±0.00 9 0.223±0.01 2 0.230±0.01 1 đo Công Thức 0.4 cm 0.35 0.3 CT I 0.25 CT II 0.2 CT III 0.15 CT IV 0.1 0.05 0 06/09 26/09 16/10 05/11 20/11 Đồ thị 3: Biểu thị động thái phát triển đường kính thân. Ngày
  • 40. Qua bảng 4.7 và đồ thị 3 ta thấy: Công thức I (0.135 – 0.350) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.937 lần (0.111 – 0.215) Công thức II (0.128 – 0.283) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.396 lần (0.111 – 0.155) Công thức III (0.124 – 0.303) có ảnh hưởng đến động thái phát triển đường kính thân so với công thức IV (0.119 – 0.230), gấp 1.613 lần (0.111 – 0.179) Công thức I giúp đường kính cây phát triển nhanh nhất (0.135 – 0.350) gấp 1.387 lần so với công thức II (0.128 – 0.283), gấp 1.201 lần so với công thức III (0.124 – 0.303) và gấp 1.937 lần so với công thức IV (0.119 – 0.230). Công thức III (0.124 – 0.303) cũng là một công thức tốt chỉ kém 1.201 lần công thức I (0.135 – 0.350). Và gấp 1.154 lần công thức II (0.128 – 0.283), gấp 1.613 lần công thức IV (0.119 – 0.230). Công thức IV là có tốc độ phát triển đường kính thân là chậm nhất (0.119 – 0.230) kém 1.937 lần so với công thức I (0.135 – 0.350), kém 1.396 lần so với công thức II (0.128 – 0.283) và kém 1.613 lần so với công thức III (0.124 – 0.303). Như vậy công thức I là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động giúp cây có thể phát triển đường kính thân tốt nhất. 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng kích thước lá. 4.2.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiểu rộng lá. Bảng 4.8. Động thái phát triển chiều rộng lá. ĐV: cm
  • 41. Ngày đo 18/10 30/10 08/11 19/11 0.80 0.92 1.00 0.99 1.03 1.10 1.13 ±0.067 ±0.092 ±0.105 ±0.032 ±0.048 ±0.047 ±0.04 0.74 0.87 0.96 1.06 1.10 1.16 1.24 ±0.052 ±0.068 ±0.084 ±0.070 ±0.067 ±0.051 ±0.05 0.59 0.76 0.87 1.01 1.16 1.22 1.25 1.32 ±0.073 ±0.084 ±0.068 ±0.088 ±0.052 ±0.042 ±0.053 ±0.06 0.60 0.70 0.82 0.92 0.90 0.98 1.04 1.10 ±0.047 IV 08/10 ±0.042 III 27/09 0.62 II 17/09 ±0.084 I 07/09 0.64 Công thức ±0.047 ±0.042 ±0.079 ±0.067 ±0.079 ±0.052 ±0.06 cm 1.4 1.2 1 CT I 0.8 CT II 0.6 CT III CT IV 0.4 0.2 0 07/09 17/09 27/09 08/10 18/10 30/10 08/11 19/11 Ngày Đồ thị 4: Biểu thị động thái phát triển chiều rộng lá. Qua bảng 4.8 và đồ thị 4 ta thấy: Công thức I (0.64 – 1.13) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 0.98 lần (0.50 – 0.49) Công thức II (0.62 – 1.24) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 1.24 lần (0.62 – 0.50)
  • 42. Công thức III (0.59 – 1.32) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều rộng lá của cây so với công thức IV (0.60 – 1.10), gấp 1.46 lần (0.50 – 0.73) Công thức III giúp tốc độ chiều rộng của lá phát triển nhanh nhất (0.59 – 1.32) gấp 1.490 lần so với công thức I (0.64 – 1.13), gấp 1.460 lần so với công thức IV (0.6 0 – 1.10) và gấp 1.170 lần so với công thức II (0.62 – 1.24). Công thức II (0.62 – 1.24) tuy kém ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều rộng hơn công thức III (0.59 – 1.32) nhưng tốt hơn công thức I (0.64 – 1.13) gấp 1.265 lần và tốt hơn công thức IV (0.60 – 1.10) gấp 1.24 lần. Công thức I (0.64 – 1.13) và công thức IV (0.60 – 1.10) thì có tốc độ phát triển gần như nhau ≈ 1 (0.49 – 0.5). Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến sự phát triển chiều rộng lá.
  • 43. 4.2.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái phát triển chiểu dài lá. Bảng 4.9. Động thái phát triển chiều dài lá. ĐV: cm Ngày 07/09 17/09 27/09 08/10 18/10 30/10 08/11 19/11 1.47 1.87 2.33 2.82 3.25 3.86 4.31 4.74 ±0.094 ±0.095 ±0.106 ±0.092 ±0.135 ±0.143 ±0.152 ±0.184 1.52 1.90 2.36 2.90 3.36 4.01 4.48 4.91 ±0.079 ±0.067 ±0.084 ±0.067 ±0.151 ±0.173 ±0.175 0.213 1.48 1.99 2.55 3.22 3.73 4.52 5.07 5.53 ±0.103 đo ±0.110 ±0.085 ±0.114 ±0.106 ±0.079 ±0.068 ±0.116 1.45 1.76 2.08 2.48 2.79 3.32 3.64 3.87 ±0.108 ±0.097 ±0.103 ±0.103 ±0.088 ±0.079 ±0.097 ±0.106 Công thức I II III IV cm 6 5 4 CT I CT II 3 CT III 2 CT IV 1 0 07/09 17/09 27/09 08/10 18/10 30/10 08/11 19/11 Ngày Đồ thị 5: Biểu thị Động thái phát triển chiều dài lá.
  • 44. Qua bảng 4.9 và đồ thị 5 ta thấy: Công thức I (1.47 – 4.74) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài lá của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.351 lần (3.27 – 2.42) Công thức II (1.52 – 4.91) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài lá của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.401 lần (3.39 – 2.42) Công thức III (1.48 – 5.53) có ảnh hưởng đến động thái phát triển chiều dài lá của cây so với công thức IV (1.45 – 3.87), gấp 1.674 (4.05 – 2.42) Công thức III giúp tốc độ chiều dài của lá phát triển nhanh nhất (1.48 – 5.53) gấp 1.239 lần so với công thức I (1.47 – 4.74), gấp 1.195 lần so với công thức II (1.52 – 4.91) và gấp 1.674 lần so với công thức IV (1.45 – 3.87). Công thức II (1.52 – 4.91) và công thức I (1.47 – 4.74) thì có tốc độ phát triển gần như nhau ≈ 1 (3.39 – 3.27). Công thức IV là có tốc độ phát triển chiều dài lá là chậm nhất (1.45 – 3.87) kém 1.674 lần so với công thức III (1.48 – 5.53), kém 1.401 lần so với công thức II (1.52 – 4.91) và kém 1.351 lần so với công thức I (1.47 – 4.74). Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động sự phát triển chiều dài lá.
  • 45. 4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành hoa. Bảng 4.10: Động thái hình thành hoa. ĐV: Cụm hoa Ngày Đo 03/10 09/10 15/10 22/10 29/10 05/11 12/11 19/11 1.20 3.60 7.40 10.90 14.40 19.60 24.50 27.10 ±0.79 ±0.84 ±1.07 ±1.20 ±0.97 ±1.26 ±1.35 ±1.20 1.30 3.90 7.60 10.50 14.20 19.90 25.50 28.10 ±0.82 ±0.86 ±0.97 ±1.27 ±1.55 ±1.10 ±1.51 ±1.37 2.09 5.90 11.90 17.10 21.50 28.40 33.9 39.20 ±0.74 ±0.99 ±0.99 ±1.29 ±1.78 ±1.65 ±1.85 ±1.93 0.50 2.10 3.90 7.00 10.30 14.70 18.20 20.50 ±0.53 ±0.86 ±0.99 ±0.94 ±0.82 ±0.82 ±0.79 ±0.97 Công thức I II III IV
  • 46. Cụm hoa 45 40 35 30 CT I 25 CT II 20 CT III 15 CT IV 10 5 0 03/10 09/10 15/10 22/10 29/10 05/11 12/11 19/11 Ngày Đồ thị 6: Biểu thị động thái hình thành hoa. Qua bảng 4.10 và đồ thị 6 ta thấy: Công thức I (1.20 – 27.10) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.295 lần (25.9 – 20.0) Công thức II (1.30 – 28.10) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.340 lần (26.8 – 20.0) Công thức III (2.09 – 39.20) có ảnh hưởng đến động thái hình thành hoa của cây so với công thức IV (0.50 – 20.50), gấp 1.856 lần (37.11 – 20.0) Công thức III giúp cây có động thái hình thành hoa rất nhanh (2.09 – 39.2) gấp 1.433 lần so với công thức I (1.20 – 27.10), gấp 1.384 lần so với công thức II (1.30 – 28.10) và gấp 1.856 lần so với công thức IV (0.50 – 20.50). Công thức II (1.30 – 28.10) và công thức I (1.20 – 27.10) thì có tốc độ hình thành hoa gần như nhau ≈ 1 ( 26.80 – 25.90).
  • 47. Công thức IV là có tốc độ hình thành hoa là chậm nhất (0.50 – 20.50) kém 1.856 lần so với công thức III (2.09 – 39.20), kém 1.340 lần so với công thức II (1.30 – 28.10) và kém 1.295 lần so với công thức I (1.20 – 27.10). Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến tốc độ ra hoa của cây. 4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái hình thành quả. Bảng 4.11: Động thái hình thành quả. ĐV: Cụm quả Ngày đo Công 29/09 05/10 11/11 17/10 24/10 31/10 07/11 13/11
  • 48. thức I 11.20 14.80 21.20 25.40 29.40 ±0.84 ±0.97 ±1.03 ±0.92 ±0.92 ±0.84 ±0.84 1.40 3.70 7.70 10.70 14.90 20.60 25.80 29.70 ±0.82 ±0.82 ±0.95 ±1.20 ±1.07 ±1.03 ±1.06 3.00 6.00 12.00 17.80 22.90 30.00 35.50 41.70 ±067 ±0.94 ±0.94 ±1.03 ±1.37 ±0.94 ±0.97 ±0.95 0.50 2.20 4.00 7.20 10.40 14.70 18.40 20.40 ±0.53 IV 7.50 ±0.97 III 3.60 ±0.95 II 1.30 ±0.79 ±0.82 ±0.63 ±0.70 ±0.82 ±1.07 ±0.97 Cụm quả 45 40 35 30 CT I 25 CT II 20 CT III 15 CT IV 10 5 0 29/09 05/10 11/11 17/10 24/10 31/10 07/11 13/11 Ngày Đồ thị 7: Biểu thị động thái hình thành quả. Qua bảng 4.11 và đồ thị 7 ta thấy: Công thức I (1.30 – 29.40) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.412 lần (28.1 – 19.9) Công thức II (1.40 – 29.70) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.422 lần (28.3 – 19.9)
  • 49. Công thức III (3.00 – 41.70) có ảnh hưởng đến động thái hình thành quả của cây so với công thức IV (0.50 – 20.40), gấp 1.945 lần (38.7 – 19.9) Công thức III giúp cây có động thái hình thành quả rất nhanh (3.00 – 41.7) gấp 1.377 lần so với công thức I (1.30 – 29.40), gấp 1.367 lần so với công thức II (1.40 – 29.70) và gấp 1.945 lần so với công thức IV (0.50 – 20.40). Công thức II (1.40 – 29.70) và công thức I (1.30 – 29.40) thì có tốc độ hình thành quả gần như nhau ≈ 1 (28.30 – 28.10). Công thức IV là có tốc độ hình thành hoa là chậm nhất (0.5 – 20.40) kém 1.945 lần so với công thức III (3.00 – 41.70), kém 1.422 lần so với công thức II (1.40 – 29.70) và kém 1.412 lần so với công thức I (1.30 – 29.40). Như vậy công thức III là công thức tốt nhất cần bón nhằm tác động đến tốc độ hình thành quả của cây. 4.3. Tỷ lệ sâu và bệnh hại của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. Trong thời gian theo dõi về ảnh hưởng của phân bón qua lá đến cây Bạch hoa xà thiệt thảo, ta thấy cây không xuất hiện sâu và bệnh hại ảnh hưởng đến động thái phát triển của cây.
  • 50. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 5.1.1 Về đặc điểm hình thái của cây Bạch hoa xà thiệt thảo Bạch hoa xà thiệt thảo là dạng cây thảo. Cây có hệ rễ cọc, rễ chính phát triển mạnh, có ít rễ phụ. Thân mảnh, tiết diện cắt ngang có gờ lồi ở 4 góc, thân nhẵn, màu nâu nhạt. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình ngọn giáo, thuôn dài, có gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân bên không rõ, lá gần như không cuống hoặc cuống rất ngắn, lá kèm nhọn, có răng cưa. Hoa mọc đơn độc hoặc mọc từng đôi ở nách lá, màu trắng, Hoa mẫu 4, tiền khai hoa van. Quả nang hình bán cầu hơi hẹp lại ở đỉnh. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu vàng, hình dạng khác nhau: đa giác, trứng hay bầu dục có góc cạnh. 5.1.2. Về đặc điểm giải phẫu của cây Bạch hoa xà thiệt thảo. - Rễ cây Bạch hoa xà thiệt thảo có phần gỗ rất dày chiếm gần 2/3 cấu tạo rễ, trong phần gỗ có rất nhiều mạch gỗ, do đó cây có ưu điểm về khả năng hút nước cũng như muối khoáng hòa tan và khả năng chịu hạn. - Trong cấu tạo giải phẫu thân có phần nhu mô ruột rất dày( chiếm gần 1/2 cấu tạo thân). Dưới lớp tế bào biểu bì không có tế bào hậu mô, do đó thân cây yếu và có xu hướng mọc bò lan.
  • 51. - Trong cấu tạo giải phẫu lá: tế bào biểu bì trên rất lớn( chiếm gần 1/3 bề dày của lá). Lá có rất ít bó dẫn, chỉ có 1 bó dẫn ở gân chính với kích thước nhỏ( 51.94 μm đến 60.28 μm). 5.1.3 Về ảnh hưởng của phân bón qua lá Trong các công thức phân bón qua lá thí nghiệm thì công thức III có ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển thân lá tạo tiền đề cho sinh khối dược liệu tốt nhất. 5.2. ĐỀ NGHỊ Cần nghiên cứu thêm để đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm thực vật học với các đặc điểm nông, dược học. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, năm 1996. 2. Bộ Y Tế, Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Tạp chí Dược học10/2005, số 354. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004. 4. GS. TS Nguyễn Bá, Giáo trình thực vật học, NXB Giáo Dục, năm 2007. 5. Trần Khắc Bảo, Bảo tồn nguồn gen cây thuốc, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 1991.
  • 52. 6. Trần Khắc Bảo, Sử dụng và bảo tồn tài nguyên di truyền cây thuốc ở Việt Nam, tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, năm 1996. 7. Võ Văn Chi, Từ diển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, năm 2004. 8. Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 1997. 9. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, năm 1999. 10. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, năm 2004. 11. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ - Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1999. 12. Kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu . NXB Nông Nghiệp I Hà Nội, năm 1979. 13. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 1996. 14. Nguyễn Viết Thân, Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng tập 2, NXB Lao động - xã hôi, năm 2012. 15. Viện Dược Liệu, Tài nguyên cây thuốc, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, năm, 1993. 16. Viện Dược Liệu, Cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa Học kỹ thuật Hà Nội, năm 1996 17. Viện Dược Liệu, Điều tra đánh giá dược liệu một số vùng trọng điểm của các tỉnh phía bắc, Tài liệu nội bộ, năm 1998. 18. Viện Dược Liệu, Kỹ thuật trồng cây thuốc, NXB Y học Hà Nội, năm 2005.
  • 53. 19. Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Kim Thanh, Giáo trình sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 2007. 20. Hoàng Thị Sản, Giáo trình phân loại thực vật, NXB Giáo Dục, năm 2003. B. Tài liệu tiếng anh 21. Codex Alimentarius Guidelines on production, processing, labeling and marketing of organically produced foods. Rome, Joint FAO/WHO Food Standards Programme, 2001 (document Codex Alimentarius GL 32-1999, Rev. 1-2001). 22. Codex Alimentarius Code of Practice - General Principles of Food Hygiene, 2nd ed. Rome, Joint FAO/WHO Food Standards Programme, 2001 (document Codex Alimentarius GL 33). 23. Feter M. Scott. Natural poisons. AOAC official methods of analysis (1990), 1198 - 1199. 24. Pharmacopoeia of the people republic of china. Edition (2003) 25. WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for medicinal plants. World Health Organization. Geneva - 2003. 26. WHO monographs on selected medicinal plants, Vol. 2. Geneva, World Health Organization, 2002. 27. WHO, 1998. Quality control for medicinal plant materials. 28. WHO/IUCN/WWF Guidelines on the conservation Union (formerly known as the International Union for Conservation of Nature and Natural Resources), 1993 (currently being updated). C. Trang Web điện tử
  • 54. 29. http://en.wikipedia.org/wiki/Rubiaceae 30. http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/172 ngày truy cập 27/6/2012 31. http://www.vmmu.edu.vn/caythuoc/default.aspx?mact=192 truy cập ngày 27/6/2012 32. http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=zh-CN %7Cvi&u=http://www.zgycsc.com/price/html/nid/271.html truy cập 27/6/2012 33. http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=657c08b9db106dae&pli=1 truy cập 27/06/2012 34. http://www.thegioithaoduoc.com/bach-hoa-xa-thiet-thao/323-bo-phan-lamthuoc-cua-bach-xa-thiet-thao-.html truy cập 27/06/2012