SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  5
LUẬT CỜ VUA
Điều 1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ
      1.1. Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di chuyển các quân
cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”. Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu
thủ được quyền “có lượt đi”, khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình.
      1.2. Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối phương không có
nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp theo. Đấu thủ đạt được điều đó
được gọi là đã “chiếu hết” Vua đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván
cờ.
      1.3. Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì ván cờ kết thúc
hoà.
Điều 2. VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CÁC QUÂN TRÊN BÀN CỜ
      2.1. Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng màu (các ô trắng) và các ô sẫm
màu (các ô đen).
      Bàn cờ được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của đấu thủ có màu trắng.
      2.2. Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân trắng), đấu thủ kia có 16
quân màu sẫm (các quân đen):
      Các quân cờ đó thường được ký hiệu bằng những biểu tượng như sau:
Bên trắng
Một Vua trắng      , Một Hoàng Hậu trắng (gọi tắt là Hậu)     , Hai Xe trắng     , Hai Tượng
trắng   , Hai Mã trắng      , Tám Tốt trắng
Bên đen
Một Vua đen      , Một Hoàng Hậu đen       , Hai Xe đen     , Hai Tượng đen     , Hai Mã đen
Tám Tốt đen

Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ như sau:




Tám dãy ô theo chiều dọc bàn cờ được gọi là “các cột dọc”. Tám dãy ô theo chiều ngang bàn cờ
được gọi là “các hàng ngang”. Đường nối các ô cùng màu đính vào nhau ở góc được gọi là “đường
chéo”.

Điều 3: NƯỚC ĐI CỦA CÁC QUÂN
3.1. Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một quân đi tới một
ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và
tính là một phần của nước đi đó. Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương
nếu quân đó có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên theo các điều 3.2 đến 3.8.
3.2. Quân Tượng có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo mà nó đang đứng.




3.3. Quân Xe có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc hoặc hàng ngang mà nó đang đứng.




3.4. Quân Hoàng Hậu (gọi tắt là Hậu) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc, hàng ngang
hoặc đường chéo mà nó đang đứng.




3.5. Khi thực hiện những nước đi này, Quân Tượng, quân Xe hoặc quân Hậu không được nhảy qua
đầu các quân đang đứng giữa đường.
3.6. Quân Mã có thể đi từ ô nó đang đứng đến một trong các ô gần nhất nhưng không nằm trên
cùng hàng ngang, cột dọc hay đường chéo với ô nó đang đứng. Mã có thể nhẩy qua ô có quân đứng.
3.7. (a). Tốt có thể tiến tới một ô cờ trống ngay phía trước nó, trên cùng cột dọc hoặc:
(b). Ở nước đi đầu tiên của mình Tốt có thể đi như điểm (a), hoặc chọn cách tiến hai ô cờ trên cùng
cột dọc với điều kiện cả hai ô cờ đó đều trống, hoặc:
(c). Tốt đi theo đường chéo tới một ô cờ ngay phía trước nó trên cột dọc bên cạnh đang bị một quân
của đối phương chiếm giữ và bắt quân này




(d). Khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi kiểm
soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi
một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua
đường”.




(e). Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng,
hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc
vào các quân đã bị bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt
và quân mới có hiệu lực ngay.
(a). Quân Vua có thể đi bằng hai cách khác nhau:
(i). Quân Vua đi từ ô cờ nó đang đứng tới một ô bất kỳ liền bên nếu ô cờ đó không bị quân nào của
đối phương tấn công.
Các quân của đối phương được coi là đang tấn công một ô thậm chí cả khi chúng không thể di
chuyển.
(ii). “Nhập thành” đây là một nước đi của Vua và một trong hai Xe cùng màu, trên cùng hàng
ngang, đều tính chung là một nước đi của Vua và được thực hiện như sau:
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo Xe nói trên
di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua.
(1). Không được phép nhập thành:
[a]. Nếu Vua đã di chuyển rồi, hoặc
[b]. Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
(2). Tạm thời chưa được nhập thành:
{a}. Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một hay nhiều quân của
đối phương tấn công.
[b]. Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có quân khác đang đứng.
[c]. Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công,
thậm chí cả khi những quân này không thể tự di chuyển.
Việc thông báo nước chiếu Vua là không bắt buộc.
3.9. Các quân không được phép di chuyển nếu nước đi đó đặt Vua hoặc để Vua của mình ở thế bị
chiếu.
Điều 4: THỰC HIỆN NƯỚC ĐI
4.1. Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
4.2. Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với điều kiện phải
thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói “tôi sửa quân”)
4.3. Ngoài trường hợp được quy định ở điều 4.2, nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm vào:
(a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể
di chuyển được.
(b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể
bắt được.
(c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương bằng quân của mình,
hoặc nếu điều đó không đúng luật thì phải đi hoặc bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi
được hoặc bắt được. Nếu không thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu thủ
đó bị coi là chạm trước quân của đối phương.
4.4. (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó
nếu nước nhập thành hợp lệ.
(b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu thủ đó không được
phép nhập thành tại nước đi này và tình huống sẽ được giải quyết theo điều 4.3a.
(c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua, hoặc chạm Vua và Xe cùng một lúc
nhưng nhập thành về phía này không hợp lệ đấu thủ phải thực hiện một nước đi khác đúng luật
bằng quân Vua của mình bao gồm cả nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua cũng không có nước
đi hợp lệ, thì đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác hợp lệ.
4.5. Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc bắt quân
được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ.
4.6. Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào
quân cờ.
4.7. Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ hoặc một phần của nước
đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác. Nước đi được coi là
hoàn thành khi tất cả các yêu cầu liên quan tới Điều 3 được thoả mãn.
Điều 5: HOÀN THÀNH VÁN CỜ
5.1. (a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng ván cờ. Ván cờ ngay
lập tức kết thúc.
(b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
5.2. (a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu thủ đó
không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “hết nước đi”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc với
điều kiện nước dẫn tới thế “hết nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ.
(b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối
phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “không có khả năng đánh
thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
(c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu. Ván cờ kết thúc ngay
lúc đó.
(d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên bàn cờ.
(e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã không thực
hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt quân nào.

Contenu connexe

Plus de mercury3969

American Deserts
American DesertsAmerican Deserts
American Deserts
mercury3969
 
Tips For Better Life M L
Tips For Better Life M LTips For Better Life M L
Tips For Better Life M L
mercury3969
 
Nhung Dieu Phat Day
Nhung Dieu Phat DayNhung Dieu Phat Day
Nhung Dieu Phat Day
mercury3969
 
Cartoline Dalla Cappadocia Led
Cartoline Dalla Cappadocia LedCartoline Dalla Cappadocia Led
Cartoline Dalla Cappadocia Led
mercury3969
 
Marche Flotant En Hollande
Marche Flotant En HollandeMarche Flotant En Hollande
Marche Flotant En Hollande
mercury3969
 
Slide Show Tri Tuc & Tri An
Slide Show Tri Tuc & Tri AnSlide Show Tri Tuc & Tri An
Slide Show Tri Tuc & Tri An
mercury3969
 
Nam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
Nam Nhom Thuc Pham Nen TranhNam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
Nam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
mercury3969
 
Cac Mon An Mien Nam
Cac Mon An Mien NamCac Mon An Mien Nam
Cac Mon An Mien Nam
mercury3969
 
Recipesof Che`Viet Nam
Recipesof Che`Viet NamRecipesof Che`Viet Nam
Recipesof Che`Viet Nam
mercury3969
 
Nhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
Nhung Loi Cuoi Cung Cua PhatNhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
Nhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
mercury3969
 
Hayyeulagancua Ban
Hayyeulagancua BanHayyeulagancua Ban
Hayyeulagancua Ban
mercury3969
 

Plus de mercury3969 (20)

American Deserts
American DesertsAmerican Deserts
American Deserts
 
Paradis
ParadisParadis
Paradis
 
Disan The Gioi
Disan The GioiDisan The Gioi
Disan The Gioi
 
Tips For Better Life M L
Tips For Better Life M LTips For Better Life M L
Tips For Better Life M L
 
Water 20073
Water 20073Water 20073
Water 20073
 
It Smagic
It SmagicIt Smagic
It Smagic
 
Dong Dao Noel
Dong Dao NoelDong Dao Noel
Dong Dao Noel
 
Nhung Dieu Phat Day
Nhung Dieu Phat DayNhung Dieu Phat Day
Nhung Dieu Phat Day
 
Loi Hay Y Dep
Loi Hay Y DepLoi Hay Y Dep
Loi Hay Y Dep
 
Cartoline Dalla Cappadocia Led
Cartoline Dalla Cappadocia LedCartoline Dalla Cappadocia Led
Cartoline Dalla Cappadocia Led
 
Marche Flotant En Hollande
Marche Flotant En HollandeMarche Flotant En Hollande
Marche Flotant En Hollande
 
Japan
JapanJapan
Japan
 
Slide Show Tri Tuc & Tri An
Slide Show Tri Tuc & Tri AnSlide Show Tri Tuc & Tri An
Slide Show Tri Tuc & Tri An
 
Nam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
Nam Nhom Thuc Pham Nen TranhNam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
Nam Nhom Thuc Pham Nen Tranh
 
Cac Mon An Mien Nam
Cac Mon An Mien NamCac Mon An Mien Nam
Cac Mon An Mien Nam
 
Recipesof Che`Viet Nam
Recipesof Che`Viet NamRecipesof Che`Viet Nam
Recipesof Che`Viet Nam
 
Me La Phat
Me La PhatMe La Phat
Me La Phat
 
Nhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
Nhung Loi Cuoi Cung Cua PhatNhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
Nhung Loi Cuoi Cung Cua Phat
 
Hayyeulagancua Ban
Hayyeulagancua BanHayyeulagancua Ban
Hayyeulagancua Ban
 
Ice Storm Mm
Ice Storm MmIce Storm Mm
Ice Storm Mm
 

Luat Co Vua Co Ban

  • 1. LUẬT CỜ VUA Điều 1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ 1.1. Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”. Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền “có lượt đi”, khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình. 1.2. Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp theo. Đấu thủ đạt được điều đó được gọi là đã “chiếu hết” Vua đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ. 1.3. Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì ván cờ kết thúc hoà. Điều 2. VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CÁC QUÂN TRÊN BÀN CỜ 2.1. Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng màu (các ô trắng) và các ô sẫm màu (các ô đen). Bàn cờ được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của đấu thủ có màu trắng. 2.2. Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân trắng), đấu thủ kia có 16 quân màu sẫm (các quân đen): Các quân cờ đó thường được ký hiệu bằng những biểu tượng như sau: Bên trắng Một Vua trắng , Một Hoàng Hậu trắng (gọi tắt là Hậu) , Hai Xe trắng , Hai Tượng trắng , Hai Mã trắng , Tám Tốt trắng Bên đen Một Vua đen , Một Hoàng Hậu đen , Hai Xe đen , Hai Tượng đen , Hai Mã đen Tám Tốt đen Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ như sau: Tám dãy ô theo chiều dọc bàn cờ được gọi là “các cột dọc”. Tám dãy ô theo chiều ngang bàn cờ được gọi là “các hàng ngang”. Đường nối các ô cùng màu đính vào nhau ở góc được gọi là “đường chéo”. Điều 3: NƯỚC ĐI CỦA CÁC QUÂN 3.1. Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước đi đó. Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương nếu quân đó có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên theo các điều 3.2 đến 3.8.
  • 2. 3.2. Quân Tượng có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo mà nó đang đứng. 3.3. Quân Xe có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc hoặc hàng ngang mà nó đang đứng. 3.4. Quân Hoàng Hậu (gọi tắt là Hậu) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc, hàng ngang hoặc đường chéo mà nó đang đứng. 3.5. Khi thực hiện những nước đi này, Quân Tượng, quân Xe hoặc quân Hậu không được nhảy qua đầu các quân đang đứng giữa đường. 3.6. Quân Mã có thể đi từ ô nó đang đứng đến một trong các ô gần nhất nhưng không nằm trên cùng hàng ngang, cột dọc hay đường chéo với ô nó đang đứng. Mã có thể nhẩy qua ô có quân đứng.
  • 3. 3.7. (a). Tốt có thể tiến tới một ô cờ trống ngay phía trước nó, trên cùng cột dọc hoặc: (b). Ở nước đi đầu tiên của mình Tốt có thể đi như điểm (a), hoặc chọn cách tiến hai ô cờ trên cùng cột dọc với điều kiện cả hai ô cờ đó đều trống, hoặc: (c). Tốt đi theo đường chéo tới một ô cờ ngay phía trước nó trên cột dọc bên cạnh đang bị một quân của đối phương chiếm giữ và bắt quân này (d). Khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi kiểm soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua đường”. (e). Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt và quân mới có hiệu lực ngay. (a). Quân Vua có thể đi bằng hai cách khác nhau: (i). Quân Vua đi từ ô cờ nó đang đứng tới một ô bất kỳ liền bên nếu ô cờ đó không bị quân nào của đối phương tấn công.
  • 4. Các quân của đối phương được coi là đang tấn công một ô thậm chí cả khi chúng không thể di chuyển. (ii). “Nhập thành” đây là một nước đi của Vua và một trong hai Xe cùng màu, trên cùng hàng ngang, đều tính chung là một nước đi của Vua và được thực hiện như sau: Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua. (1). Không được phép nhập thành: [a]. Nếu Vua đã di chuyển rồi, hoặc [b]. Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi. (2). Tạm thời chưa được nhập thành: {a}. Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công. [b]. Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có quân khác đang đứng. [c]. Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này không thể tự di chuyển. Việc thông báo nước chiếu Vua là không bắt buộc. 3.9. Các quân không được phép di chuyển nếu nước đi đó đặt Vua hoặc để Vua của mình ở thế bị chiếu.
  • 5. Điều 4: THỰC HIỆN NƯỚC ĐI 4.1. Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay. 4.2. Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói “tôi sửa quân”) 4.3. Ngoài trường hợp được quy định ở điều 4.2, nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm vào: (a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể di chuyển được. (b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể bắt được. (c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương bằng quân của mình, hoặc nếu điều đó không đúng luật thì phải đi hoặc bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi được hoặc bắt được. Nếu không thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu thủ đó bị coi là chạm trước quân của đối phương. 4.4. (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ. (b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu thủ đó không được phép nhập thành tại nước đi này và tình huống sẽ được giải quyết theo điều 4.3a. (c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua, hoặc chạm Vua và Xe cùng một lúc nhưng nhập thành về phía này không hợp lệ đấu thủ phải thực hiện một nước đi khác đúng luật bằng quân Vua của mình bao gồm cả nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua cũng không có nước đi hợp lệ, thì đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác hợp lệ. 4.5. Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ. 4.6. Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào quân cờ. 4.7. Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ hoặc một phần của nước đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác. Nước đi được coi là hoàn thành khi tất cả các yêu cầu liên quan tới Điều 3 được thoả mãn. Điều 5: HOÀN THÀNH VÁN CỜ 5.1. (a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng ván cờ. Ván cờ ngay lập tức kết thúc. (b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó. 5.2. (a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “hết nước đi”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc với điều kiện nước dẫn tới thế “hết nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ. (b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “không có khả năng đánh thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ. (c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó. (d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên bàn cờ. (e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt quân nào.