SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  162
Télécharger pour lire hors ligne
1
Mục lục
Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 .......................2
1. Giao diện làm việc ......................................................................2
2. Tuỳ biến Photoshop CS6 ...........................................................5
3. Các xác lập của Photoshop.......................................................9
Bài 2 - Đưa vào các File ảnh .................................................17
1. Đưa ảnh vào Photoshop ..........................................................17
2. Bố cục ảnh ................................................................................20
3. In ảnh .........................................................................................25
Bài 3 - Tinh chỉnh các vùng sáng và tối ...............................28
1. Sử dụng các Histogram ...........................................................28
3. Sử dụng các tính năng điều chỉnh tự động...........................31
4. Levels và Curves ......................................................................33
5. Một số công cụ khác ................................................................37
Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc ....................................................43
1. Màu trong Photoshop CS6 ......................................................43
2. Điều chỉnh màu trong Photoshop...........................................47
3. Chỉnh sửa các tông màu da ....................................................58
Bài 5 - Hoà trộn các lớp màu với nhau.................................60
1. Cách hoạt dộng của chế độ lớp..............................................60
2. Tách màu và tông màu.............................................................69
Bài 6 – Vùng chọn trên ảnh...................................................76
1. Xác định nơi làm việc với các vùng chọn..............................76
2. Một vùng chọn trên ảnh...........................................................76
3. Feathering và Anti-aliasing......................................................77
4. Tạo các vùng chọn với các công cụ.......................................78
5. Các lệnh chọn ...........................................................................82
6. Các mặt nạ.................................................................................88
7. Các điều chỉnh ..........................................................................92
Bài 7 - Kết hợp ảnh với các lớp............................................96
1. Kết hợp các phần nhỏ với các lớp .........................................96
2. Bộ lọc Vanishing Point...........................................................100
3. Kết hợp các ảnh tự động.......................................................102
4. Thêm các hiệu ứng mỹ thuật và sáng tạo............................105
Bài 8 – Tinh chỉnh ảnh và tạo hiệu ứng..............................116
1. Hoàn chỉnh các bức chân dung............................................116
2. Làm cho các ảnh đẹp hơn .....................................................116
3. Giảm nhiễu trong các ảnh .....................................................121
4. Loại bỏ các thành phần không cần thiết khỏi ảnh gốc ......124
5. Tạo bong bóng trong bức ảnh ..............................................127
6. Tạo hiệu ứng ảnh lồng nhau .................................................139
7. Tạo hiệu ứng phóng to trong bức ảnh .................................147
8. Tạo hiệu ứng gợn nước trong bức ảnh ...............................153
2
Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6
1. Giao diện làm việc
Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một
số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các
công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này, trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ
khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette
có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ
biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt
Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong
toàn bộ cuốn sách này - giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách.
a. Các Palette
Photoshop (và các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite) sử dụng các Palette di động. Các
Palette này luôn xuất hiện ở phần trên cùng của cửa sổ ảnh. Một số chúng nằm dọc theo mép phải của màn
hình. Cửa sổ ảnh sẽ không bao giờ che giấu các Palette. (Tuy nhiên, các Palette có thể che dấu các Palette
khác). Thanh Options (nằm ngang qua đỉnh của vùng làm việc) và Toolbox (hay thanh công cụ) nằm dọc
theo mép trái của màn hình cùng các Palette.
Các Palette có các tính năng Photoshop mà bạn có thể cần truy cập thường xuyên. Không phải lúc nào bạn
cũng cần có các Palette hiển thị. Trong Photoshop, nhấn phím Tab để che giấu tất cả các Palette hoặc nhấn
Shift+Tab để che dấu cả ngoại trừ Toolbox và thanh Options. Với ít Palette hiển thị hơn, Palette bạn có thể
tạo nhiều chỗ hơn cho ảnh của bạn. Bạn có thể che giấu và hiển thị các Palette một cách có chọn lọc thông
qua menu Windows.
3
Như bạn thấy ở hình trên nhiều Palette có thể được xếp lồng (được nhóm lại với nhau). Để đưa một Palette
ra phía trước, hãy nhấp vào tab của nó. Bạn cũng có thể rê tab của một Palette để di chuyển nó khỏi một
nhóm đến một vị trí bất kỳ trên màn hình hoặc vào một nhóm khác. Ngoài ra, ở cuối bên phải của thanh
Options là Palette Well. Theo mặc định Palette Well này chứa các Palette Brushes, Tool Pre-sets, và Layer
Comp. Hãy rê tab của một Palette vào Palette Well để đưa nó ra theo cách của bạn nhưng vẫn giữ cho nó dễ
truy cập.
Nếu nhiều Palette của Photoshop có thể được định lại kích cỡ. Giống như một cửa sổ ảnh, bạn rê góc phía
dưới bên phải của Palette để mở rộng hay thu hẹp nó. Bạn cũng có nhiều nút để điều khiển tính hiển thị và
kích cỡ của Palette hay nhóm Palette. Hãy xem hình minh họa phía dưới, những người dùng Macintosh có
ba nút ở góc trên bên trái của Palette, và những người dùng Windows có một cặp nút nằm ở phía trên bên
phải.
- Nhấp nút phải để che giấu Palette (hay nhóm Palette)
- Nhấp nút trái để tối ưu hoá.
Hầu như tất cả Palette Photoshop đều có một menu Palette. Bạn có thể chọn nhiều tuỳ chọn khác nhau trong
nenu này. (Toolbox và thanh Options không có các menu). Bạn mở menu Palette bằng cách nhấp vào tam
giác nhỏ nằm ở góc trên bên phải của Palette. Menu Palette chứa những tuỳ chọn như kích cỡ thumbnail
(chẳng hạn các Palette Layers, Channels, và Paths), cách hiển thị các mục trong Palette (Swatches, Styles,
và Brushes trong số các mục khác), hoặc kích cỡ và nội dung của Palette (info và Histogram). Khi Palette
được nêu cố định trọng Palette Well, tam giác vốn có tác dụng mở menu sẽ xuất hiện trong tab của Palette.
Nội dung của một số Palette thay đổi tự động khi bạn làm việc với ảnh của bạn. Hãy thêm vào một lớp và
Palette Layer sẽ hiển thị một lớp mới. Nếu bạn lưu một vùng chọn, Palette Channel sẽ hiển thị một kênh
alpha mới. Khi bạn rê một cộng cụ xếp, Palette Layer nhận một lớp mới và Palette Path hiển thị mặt nạ
vector của lớp đó. Bạn điều khiển một số Palette khác bằng cách tải (và xoá) nội dung thông qua các menu
Palette hoặc bằng lệnh Edit | Preset Manager. Hãy sử dụng Preset Manager để lưu các tập hợp tuỳ biến của
4
bạn cũng như để tải và xoá các mục ra khỏi các Palette.
Ngoài nội dung của các Palette Brushes, Swatches, Styles, và Tool Presets, bạn sử dụng Preset Manager với
một số picker (bộ chọn). Các picker là một loại mini-Palette, chỉ có sẵn với các công cụ và tính năng nhất
định. Các picker Gradient và Custom Shape được truy cập thông qua thanh Options khi các công cụ đó đang
được sử dụng. Picker Pattern được tìm thấy trong hộp thoại Fill, hộp thoại Layer Style, và (với một số công
cụ) trong thanh Options. Picker Contour được sử dụng với 6 hiệu ứng trong hộp thoại Layer Style.
Photoshop CS6 giới thiệu một số sự thay đổi quan trọng đối với Palette Layers, như minh họa ở hình dưới
đây:
Các tập hợp lớp không còn nữa. Cột Link cũng biến mất. Thay vào đó, Photoshop CS6 cung cấp cho bạn
tính năng để chọn nhiều lớp bằng cách nhấn Shift+nhấp và Ctrl+nhấp. Bạn có thể biến đổi nhiều lớp, nhưng
bạn không thể thêm nội dung vào nhiều lớp cùng lúc – giả sử, lắp đầu một vùng chọn trên hay hay ba lớp
bạn cũng không thể áp dụng một style lớp cho nhiều lớp đồng thời. Bạn có thể liên kết và tạo các nhóm lớp
(tương đương chức năng của các tập hợp lớp) từ các lớp được chọn thông qua menu Layers.
b. Các công cụ
Bạn điều khiển sự hoạt động của các công cụ Photoshop thông qua thanh Options. Ngoại trừ một vài công
cụ liên quan đến đường dẫn (Direct Selection, Add Anchor Point, Delete Anchor Point, và con-vert Point),
mọi công cụ trong Photoshop đều có các tuỳ chọn. Thanh Options thay đổi khi bạn chuyển đổi các công cụ.
Và trong một số trường hợp, thanh Options thay đổi trong khi bạn làm việc với công cụ. Trong trường hợp
của công cụ Crop, như hình minh họa dưới đây:
5
Bạn có một tập hợp tuỳ chọn trước khi bạn rê công cụ và một tập hợp khác sau khi thiết lập hộp biên.
Cách hoạt động của một số công cụ thay đổi khi bạn thêm một hay nhiều phím chỉnh sửa (Ctrl, Shift, và
Alt). Chẳng hạn, các phím chỉnh sửa có thể tác động đến sự hoạt động của công cụ. Chúng ta sẽ xem xét các
công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee.
- Nhấn giữ phím Shift trong khi rê: Thông thường các công cụ chọn marquee là có dạng tự do - bạn rê
theo bất kỳ cách nào bạn thích. Mặt khác, khi bạn nhấn giữ phím Shift lúc bạn đang rê bạn ép buộc các tỉ lệ
của vùng chọn theo một hình vuông hay hình tròn (thay vì một hình chữ nhật hay êlip)
- Nhấn giữ phím Atl trong khi rê: Khi bạn nhấn giữ phím Option/Alt trong khi đang rê một công cụ chọn
marquee, vùng chọn sẽ được đặt ngay chính giữa điểm mà bạn đã nhấp lần đầu tiên. Thay vì là một góc của
vùng chọn, điểm bắt đầu đó là tâm của vùng chọn.
- Nhấn giữ các phím Shift và Alt trong khi rê: Bạn có thể chọn từ tâm trong khi ép buộc các tỉ lệ bằng
cách sử dụng các phím Shift và Alt kết hợp với nhau.
- Sử dụng phím Shift để thêm vào một vùng chọn hiện có: Nếu bạn đã có một vùng chọn hoạt động trong
ảnh, việc nhấn Shift+rê một cộng cụ chọn sẽ thêm vào vùng đó. (Nhấn Shift trước khi bạn nhấp và rê)
- Sử dụng phím Alt để loại bớt khỏi một vùng chọn hiện có: Khi bạn có một vùng chọn và bạn nhấn giữ
phím Alt, bạn có thể rê để loại bớt khỏi vùng chọn đó. Lưu ý trong hình dưới đây, con trỏ của công cụ chọn
hiển thị một dấu trừ nhỏ khi loại bớt khỏi một vùng chọn.
- “Ép buộc” với phím Shift hoặc Alt: Bạn thậm chí có thể ép buộc các tỉ lệ hay chọn từ tâm và thêm hoặc
loại bớt khỏi một vùng chọn. Nhấn phím Shift (để thêm vào một vùng chọn hiện có) hoặc phím Alt (để loại
bớt khỏi vùng chọn hiện có). Nhấp và bắt đầu rê công cụ chọn marquee. Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút
chuột, hãy thả phím bổ xung và nhấn giữ Shift (để ép buộc các tỉ lệ) hay Alt (để canh giữ vùng chọn) hoặc
cả hai; sau đó tiếp tục rê công cụ chọn của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng kỹ thuật này khi tạo một vùng
chọn có hình dạng donut. Hãy rê vùng chọn hình tròn ban đầu, sau đó loại bớt một vùng chọn hình tròn nhỏ
hơn ra khỏi tâm của hình tròn ban đầu.
Hãy thử làm việc với các phím bổ xung trong khi đang làm với các công cụ. Bạn luôn luôn có lệnh Undo
(Ctrl+Z) để undo các thao tác mà bạn đã thực hiện.
2. Tuỳ biến Photoshop CS6
Việc tạo tuỳ biến Photoshop không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mà còn giúp bạn làm
việc chính xác hơn và tránh bớt các lỗi có thể xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng một Preset của công
cụ Crop để tạo một tấm ảnh 5x7 ở 300 pixel trên mỗi inch (ppi). Một Preset như vậy sẽ luôn tạo ra các kích
thước đó một cách chính xác. Việc cài đặt công cụ Crop mỗi lần bạn cần một tấm ảnh cỡ 5x7 ở 300 ppi
không chỉ phí thời gian mà còn “mở cửa” cho các lỗi khác xâm nhập vào.
a. Tuỳ biến vùng làm việc
Một trong những cách dễ nhất để làm việc hiệu quả hơn là thấy ảnh của bạn rõ hơn. Nói chung càng lớn thì
càng tốt, vì vậy bạn có càng nhiều chỗ để hiển thị artwork của bạn trên monitor thì bạn có thể phóng lớn và
thực hiện công việc càng chính xác. Cách dễ nhất để gia tăng vùng làm việc (workspace)? Hãy nhẫn phím
Tab để che giấu các Palette của Photoshop. Việc nhấn Shift+tab sẽ che giấu tất cả các Palette ngoại trừ
6
thanh Options và Toolbox.
Bạn cũng có thể rê các Palette mà bạn cần dùng thường xuyên đến Palette Well và che dấu các Palette khác.
Đừng quên rằng các Palette chính có được phím tắt được gán để hiển thị và che giấu. Mặc dù các phím tắt
có thể được tạo tuỳ biến, nhưng sau đây là các phím F được gán của các Palette chính (các phím chức năng
nằm ở đầu bàn phím).
- Actions: Alt+F9
- Brushes: F5
- Color:F6
- Info: F8
- Layers: F7
Cách hiệu quả nhất để tuỳ biến vùng làm việc là tạo các vùng làm việc (Workspace) chuyên biệt. Sắp xếp
các Palette đúng như ý bạn cần cho một công việc cụ thể mà mà bạn thường thực hiện, chọn Windows |
Workspace | New Workspace, và đặt tên Workspace cho loại công việc đó.
Sau đó, bạn có thể tạo một vùng Workspace chuyên biệt cho mỗi loại công việc mà bạn thực hiện. Chẳng
hạn, khi bạn thực hiện việc chỉnh sửa màu, bạn cần nhìn thấy Palette Histogram (trong khung xem mở
rộng), Palette Info, và Palette Channels. Hãy sắp xếp các Palette đó theo cách bạn cần chúng và sau đó che
dấu các Palette còn lại, lưu workspace với tên Color Correction. Hoặc, khi bạn tạo các ảnh minh họa trong
Photoshop, bạn cần nhìn thấy đồng thời hai Palette Layers và Paths. Rê một Palette ra khỏi nhóm để tách
biệt nó, đặt cả hai Palette ở một nơi tiện lợi.
Để truy cập một workspace đã lưu, hãy đến menu Windows | Workspace và chọn nó từ danh sách ở cuối
menu, như minh họa ở hình dưới đây:
7
Bạn sẽ thấy một số workspace tuỳ biến đã được xác lập sẵn trong menu.
Để tuỳ biến các menu của Photoshop, bạn chọn lệnh Edit | Menus. (Bạn cũng có thể mở Edit | Keyboard
Shortcuts… và nhấp tab Menu).
Bạn sẽ tìm thấy mọi lệnh menu được liệt kê. Bạn cũng có tuỳ chọn ở đây là che giấu một lệnh hoặc gán một
màu tuỳ biến để dễ dàng nhận biết nó trong menu. Chẳng hạn, bạn có thể che giấu các bộ lọc nghệ thuật mà
bạn chưa bao giờ sử dụng, và tạo mã màu cho các bộ lọc khác theo cách bạn thích hoặc cách bạn sử dụng
chúng.
8
Ngoài các lệnh menu trình ứng dụng (từ các menu nằm ở đầu màn hình), bạn có thể chuyển đổi pop – up
Menus For sang các menu Palette và tạo tùy biến các menu đó. Nhớ lưu cách sắp xếp menu tuỳ biến của
bạn với nút nằm ngay bên phải của pop – up Settigs. Tập hợp menu mà bạn đã lưu sẽ xuất hiện trong pop-
up Settings để bạn dễ dàng truy cập.
b. Gán các phím tắt
Các phím tắt của Photoshop có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Thay vì di chuyển chuột tới
Toolbox để chọn công cụ Brush, bạn chỉ cần nhấn B trên bàn phím. Để mỏ hộp thoại Levels, bạn nhấn
Ctrl+L thay vì di chuyển chuột đến Image, xuống menu con Adjustments, sau đó di chuyển qua và xuống
đến Levels.
Photoshop CS6 có các tổ hợp phím tắt mà bạn có thể tạo tuỳ biến. Bởi vì tập hợp phím tắt mặc định này khá
chuẩn – không chỉ trong bộ Adobe Cre-ative Suite mà còn với các chương trình lớn khác –nên bạn có lẽ sẽ
được phục vụ tốt nhất nếu chỉ thực hiện vài thai đổi. Hãy sử dụng lệnh Edit | Keyboard Shortcuts…, như
minh họa hình dưới đây, để tạo các phần gắn phím tắt này:
- Sử dụng Ctrl+P để truy cập Print with Preview: Khi bạn sử dụng Print with Pre-view, bạn sẽ có nhiều
sự điều kiển hơn khi bạn sử dụng lệnh Print đơn giản. Do đó sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn sử dụng phím tắt đơn
giản hơn và phổ biến hơn cho lệnh đó. Hãy định vị trí lệnh Print with Preview trong hộp thoại (bên dưới
menu File) và nhấp phím tắt hiện hành. Gõ phím tắt mới. Lưu ý rằng Photoshop cảnh báo bạn về việc phím
9
tắt đã được sử dụng. Chỉ cần thay đổi lệnh Print sang Ctrl+Alt+P để giải quyết sự xung đột.
- Thay đổi Ctrl+Z để sử dụng Step Backward: Trong phần lớn các chương trình, việc Ctrl+Z sẽ liên tục
undo - đảo ngược qua một chuỗi các hành động trước đây trong chương trình. Tuy nhiên, trong Photoshop,
tổ hợp phím tắt đó chuyển đổi một chức năng Undo/Redo; nghĩa là nhấn một lần để undo, và nhấn lần thứ
hai để đảo ngược lệnh undo. Hãy làm cho Photoshop tuân theo thao tác undo phổ biến đối với các chương
trình khác. Trong Keyboard Shortcuts, dưới Edit, thay đổi Ctrl +Z sang Step Backward và sau đó sử dụng
Ctrl+Alt+Z để chuyển đổi giữa Undo và Redo.
- Gán các phím tắt cho các lệnh thường dùng: Smart Blur (hoặc Gaussian Blur) có thể được gán
Ctrl+G/Ctrl+Shift+Alt+G. Smart Sharpen (hay Unsharp Mask) có thể được gán Ctrl+Shift+Alt+U. Hãy sử
dụng Ctrl+Shift+R cho lệnh Image Size. Khi bạn làm việc với Photosho, hãy chú ý đến các lệnh menu khác
mà bạn thường truy cập và ghi nhớ các phím tắt của chúng hoặc gán các phím tuỳ biến.
c. Tạo các tool preset
Một trong những chìa khoá để giúp bạn làm việc chính xác và hiệu quả trọng Photoshop là sử dụng công cụ
phù hợp với công việc. Chẳng hạn, công cụ Patch sao chép chỉ mẫu kết cấu (texture). Nếu bạn cần che phủ
một vùng trên khuôn mặt của một khách hàng, bạn cần công cụ Clone Stamp thay vì công cụ Patch.
Bạn có thể bảo đảm rằng bạn đang sử dụng không chỉ đúng công cụ mà còn sử dụng đúng các xác lập cho
côngcụ đó bằng cách tạo các tool preset (các xác lập sẵn của công cụ). Các tool preset này chứa các xác lập
của bạn từ thanh Options. Bạn chọn công cụ đã xác lập sẵn (và dĩ nhiên đó là nơi bắt nguồn của tên này) từ
Palette Tool Presets hoặc từ cuối bên trái của thanh Options, như minh họa ở hình dưới đây:
Mặc dù hầu như bất kỳ công cụ nào cũng là một đơn cử tốt cho các tool preset, nhưng một số chỉ đơn thuần
là dạng tự nhiên. Chúng ta sẽ xem xét công cụ Type. Khi bạn xem xét tất cả các tuỳ chọn cho công tụ Type
không chỉ trong thanh Options mà còng thong các Palette Character và Paragraph, hoàn toàn có nhiều thứ
để chọn và theo dõi. Để đảm bảo nội dung nhất quán giữa các dự án, bạn nên tạo các tool preset cho mỗi dự
án, bao gồm cả dòng tiêu đề và nội dung chính, các hiệu ứng đặc biệt à type trọng tậm, và thậm chí cả thông
tin bản quyền.
Một đơn cử lôgíc khác cho các tool preset là công cụ Crop. Như sẽ được trình bày ở bài tiếp theo, một bức
ảnh chụp từ một máy ảnh kỹ thuật số cấp cao có một tỉ số hướng (mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao
của ảnh) là 2:3, các tỉ số hướng của các tấm ảnh in và khung ảnh là 4:5 (đối với các tấm ảnh in cỡ 8 x 10),
5:7, và 13:19 (đối với các tấm ảnh in cỡ lớn). (Một số máy ảnh giá thấp hơn chụp với các tỉ số hướng khác
nhau). Bạn sẽ nhận thấy mình thường cần xén một ảnh đến một kích cỡ nhất định để đáp ứng các yêu cầu in
ấn. Và đừng quên độ phân giải. Việc in với kích cỡ chính xác nhưng ở độ phân giải sai sẽ làm bạn hao phí
giấy và mực! Hãy cài đặt nhiều preset cho công cụ Crop với các kích cỡ in tiêu biểu để bảo đảm rằng bạn
luôn xén chính xác.
3. Các xác lập của Photoshop
Preferences ở cấp chương trình và Color Settings luôn giúp bạn trong mọi việc bạn thực hiện trong
Photoshop. Các tuỳ chọn mà bạn chọn trong Preferences của Photoshop (hay gọi đơn giản là Prefs) điều
khiển nhiều khía cạnh hoạt động cơ bản của chương trình. Các mục được chọn trong hộp thoại Color
Settings xác định diện mạo của tác phẩm, cả trên màn hình và trong bản in.
a. Xác lập Preferences
10
File Preferences của Photoshop chứa nhiều thông tin về cách bạn sử dụng chương trình. Dù bạn thích đo
đơn vị inch hay pixel, bạn muốn lưới và các đường dẫn hướng dẫn được hiển thị như thế nào, bạn thích các
thumbnail ở kích cỡ nào trong Palette, bạn đã sử dụng font nào cuối cùng - tất cả các loại dữ liệu đều được
lưu giữ trong Prefs. Nhiều thông tin trong preferences được chọn tự động khi bạn làm việc (chẳng hạn như
kích cỡ và chế độ màu của tài liệu mới mà bạn vừa tạo, Palette Character có hiển thị hay không khi lần cuối
bạn tắt chương trình, và các tuỳ chọn công cụ nào đã được chọn thanh Options), nhưng bạn phải chủ động
trong việc chọn số các tuỳ chọn trong hộp thoại Preferences của Photoshop như minh họa ở hình dưới đây:
Bạn mở Prefs bằng tổ hợp phím tắt Ctrl+K, và menu con Preferences nằm bên dưới menu Edit. Các xác lập
mặc định hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng sau đây là một số hộp thoại Preferences mà bạn tìm thấy
chúng trong các mục đó.
b. Preferences | General
Nếu bạn sẽ thực hiện nhiều thao tác định lại kích cỡ và tỉ lệ trong Photoshop, hãy xem xét việc thay đổi
phương pháp Image Interpolation. Hãy sử dụng Bicubic Smoother nếu bạn thường xuyên tăng các kích
thước pixel; chọn Bicubic Sharper khi giảm kích cỡ. Nếu bạn làm việc trên một monitor được xác lập sang
độ phân giải 1024x768 pixel, hãy xem xét việc thay đổi UI (user interface) Font Size sang Small. Tuỳ chọn
này sẽ thu hẹp các Palette và tạo nhiều chỗ hơn để bạn làm việc.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng Adobe Bridge, hãy đánh dấu hộp kiểm để khởi động chương trình tự động.
Và xem xét việc lưu tự động history log với mỗi file, trong một file text, hay hoàn toàn không lưu. (History
log theo dõi mọi sự thay đổi mà bạn thực hiện cho một file; tuy nhiên ở dạng metadata, nó sẽ làm tăng kích
cỡ file. Hãy đọc một metadata history log bằng cách sử dụng lện File | File info).
11
c. Preferences | File Handling
Các khung xem trước ảnh sẽ làm tang kích cỡ file, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn muốn đưa vào
khung xem trước. Trên các máy Macs, bạn có tuỳ chọn để đưa vào hoặc không đưa vào một phần mở rộng
file (hoặc nhò Photoshop hỏi bạn vào mỗic lần). Ngay cả khi bạn không dự định chia xẻ các file với một
mày Windows, bạn cũng nên luôn đưa vào phần mở rộng file trong tên file bằng cách chọn tuỳ chọn
Always. Tương tự, bạn nên luôn tăng tối đa tính tương thích file PSD và PSB. Điều này bảo đảm rằng các
file Photoshop CS6 của bạn có thể được mở (với càng nhiều tính năng được giữ lại càng tốt) trong các phiên
bản trước đây của chương trình và bảo đảm chúng sẽ hoạt động chính xác với các chương trình khác trong
bộ Creative Sưite. Nếu bạn đang làm biệc trong một nhóm (với hay hay nhiều người cùng làm việc trên một
dự án đó), bạn nên sử dụng Version Cue (thành phần của Creative Suite) để quản lý các file công việc. Đây
là một cách tốt để tránh tình trạng nhận biết phiên bảo nào là có màu nào.
d. Preferences | Cursors
Một điểm mới trong Photoshop CS6 là có nhiều cách để hiện thị các con trỏ cho các công cụ tô. Trong các
12
phiên bản trước đây, bạn có thể hiển thị biểu tượng công cụ (Standard), một dấu thập nhỏ (Precise), hay một
dạng trình bày đầu cọ của công cụ, nhằm cho biết kích cỡ và hình dạng của cọ (Precise), với các cọ có mép
mèm, con trỏ brush size sẽ cho biết nơi công cụ sẽ được áp dung với của bạn 50% hoặc cao hơn. Tuỳ chọn
đó hiện được gọi là Normal Brush Tip, và bạn có một phương pháp khác (Full Size Brush Tip) để luôn hiển
thị toàn bộ phạm vi của đầu cọ, bất kể xác lập Hardness là bao nhiêu.
Một điểm mới khác là tuỳ chọn để thêm một crosshair vào giữa mỗi con trỏ brush-size. Tuỳ chọn croshair
thích hợp cho việc giữ một cọ ở chính giữa dọc theo mép hay đường dẫn, và hầu như loại bỏ nhu cầu sử
dụng tuỳ chọn con trỏ Precise.
Khi làm việc với một cọ mềm, việc thay đổi tất cả các pixel đã được thay đổi chỉ đôi chút có thể không cung
cấp cho bạn một khung xem chính xác về công việc mà bạn đã thực hiện. (Con trỏ Normal Brush Tip hiển
thị ở bên trái và tuỳ chọn Show Crosshair in Brush Tip hiển thị ở góc dưới bên trái).
e. Preferences | Transparency & Gamut
Nếu bạn nhận thấy mẫu carô trắng xám làm mất tiêu điểm của các ảnh có độ trong suốt, bạn có thể xã lập
Grid Size sang None, để tạo một nền trắng thuần tuý trong các vùng trong suốt của artwork. Nếu bạn
thường làm việc trong chế độ grayscale (thang độ xám), bạn có thể muốn thay đổi màu của lưới trong suốt
sang màu tương phản ánh của bạn, có thể là màu xanh nhạt hoặc màu vàng nhạt.
13
f. Preferences | Units &Rulers
Nếu bạn tạo các ảnh đồ họa Web thay vì in các ảnh, có lẽ bạn sẽ muốn thay đổi đơn vị đo của Photoshop từ
Inch sang Pixel. Lưu ý rằng bạn có thể thay đổi đơn vị đo bằng cách nhấp phải (chuột nhiều nút) vào các
thước trong ảnh của bạn. Nếu bạn thường in ở một độ phân giải khác 300ppi, bạn cũng có thể muốn điều
chỉnh độ phân giải mặc định cho các tài liệu mới với kích cỡ in mong muốn.
g. Preferences | Guides, Grid & Slices
Từ Photoshop CS4 có một tính năng mới, đó là Smart Guides (các đường hướng dẫn thông minh). Các
đường này tự động xuất hiện và biến mất khi bạn rê nội dung của một lớp vào và ra khỏi sự gióng thẳng với
nội dung của các lớp khác. Smart Guides (có màu đỏ thẫm theo mặc định) hiển thị khi nội dung của lớp mà
bạn đang rê gióng thẳng chính xác với các mép hay với tâm của nội dung trong các lớp khác.
Một tuỳ chọn mà bạn có thể muốn thay đổi trong ô này của Preferences là Show Slice Numbers. Các số
slice xuất hiện ở góc trên bên trái của mỗi slice khi bạn đang chi nhỏ ảnh đồ họa Web. Trừ khi bạn dự định
hiệu chỉnh từng ảnh riêng lẻ sau này, có lẽ bạn không cần biết slice này là slice nào vì vậy các số slice
thường không cần thiết. Hãy xoá chọn hộp kiểm này để giảm bớt sự xao lãng.
h. Preferences | Plug-Ins
Nếu bạn có các plug-in của nhóm thứ ba, các bộ lọc, và những thứ mà bạn mua riêng để sử dụng trọng
14
Photoshop, hãy xem xét việc sử dụng một foder thứ hai cho các plugins đó, bên ngoài folder Photoshop và
gọi foder đó là Additional Plugin Folder trong Preferences. Việc có thêm các plugin bên ngoài folder
Photoshop có nghĩa là bạn sẽ không phải cài đặt lại chúng nếu bạn phải thay thế Photoshop. Nếu có bất kỳ
một trong các plugin đó thuộc Photoshop 6 và vẫn làm việc, bạn có thể cần nhập số seri của Photoshop 6
như là một sự kế thừa để các plugin nhận biết phiên bản mới.
i. Preferences | Type
Từ Photoshop CS4 có thêm một ô mới vào Preferences để bạn có thể chọn các tuỳ chọn có liên quan đến
type. Photoshop hiển thị menu font trong tên của mỗi font trong từng mặt chữ thực sự, và bạn có thể chỉ
định kích cỡ của khung xem trước đó ở đây.
j. Các xác lập màu
Nếu bạn không quản lý màu một cách khéo léo, các ảnh của bạn sẽ không in chính xác. Đối với phần lớn
những người dùng Photoshop, sự quản lý màu có thể được thực hiện với một vài mục chọn chính trong hộp
thoại Edit | Color Settings.
15
- Chọn một vùng làm việc RGB: Mở hộp thoại Color Settings (bên dưới menu Edit) và chọn vùng làm
việc RGB của bạn khoảng màu mà bạn hiệu chỉnh và tạo trong khoảng đó. Nếu bạn chủ yếu tạo các ảnh đồ
họa Web, hãy gởi các ảnh của bạn đến một phòng rửa ảnh để nhờ in, hoặc in bằng máy in phun mực vốn sử
dụng chỉ bốn màu mực (lục lam, đỏ thẫm, vàng, và đen), chọn sRGB làm khoảng màu của bạn. Nếu bạn in
ra một máy in phun mực loại tốt hay loại bình thường hoặc chuẩn bị artwork mà nó sẽ được chuyển sang
một khoảng màu CMYK, hãy chọn Adobe RGB. Nếu bạn có phần cứng và phần mềm để tạo một profile tuỳ
biến cho monitor của máy tính, hãy sử dụng profile đó.
- Chọn để chuyển đổi các ảnh sang vùng làm việc của bạn: Trong vùng Color Management Policies của
hộp thoại Color Settíng, hãy chọn RGB: Converl to Working RGB. Điều này bảo đảm các ảnh mà bạn nhìn
thấy trên màn hình thực sự sử dụng profile hoạt động của bạn.
- Tắt cảnh báo không phù hợp: Xoá chọn các hộp kiểm cho các cảnh báo gây phiền phức và phí thời gian
vốn xuất hiện trên màn hình bất kỳ lúc nào bạn mở một ảnh có một profile khác với vùng làm việc của bạn.
Bạn đang có ý định chuyển sang vùng làm việc của bạn - bạn không cần xác nhận lại quyết định này một
lần thực hiện.
- Xuất nhờ sử dụng Print with Preview: Khi đến lúc in, bạn sẽ có được các tấm ảnh in chính xác nhất khi
bạn sử dụng File | Print with Preview. Trong hộp thoại này, hãy nhấp nút More Options. Trong vùng Print
của một Color Management, chọn Document để duy trì vùng nguồn là vùng làm việc của bạn. Trong vùng
Options, chọn Handling: Let Photoshop Determine Colors và chọn profile của máy in dành cho giấy mà bạn
dự định in trên đó ở dạng Profile của máy in dành cho giấy mà bạn dự định in trên đó ở dạng Printes Profile.
Sử dụng Relative Colori-metric làm một ít mô phỏng và giữ cho hộp Black Point Com-phensation được
đánh dấu kiểm.
Các hướng dẫn trên đây thích hợp cho hầu hết những người dụng Photoshop ngoại trừ vài trường hợp đặc
biệt sau đây:
- Bạn chỉ tạo các ảnh đồ họa Web. Trong hộp thoại Color Settings, chọn Settings: Color Management Off.
Trong hộp thoại Save For Web, ở phía trên bên phải của vùng xem trước, chọn Uncompénated Color. Khi
lưu ảnh ở dạng file JPEG, đừng nhúng các profile ICC. (Các profile ICC thực hiện các điều chỉnh nhất định
cho diện mạo của các ảnh). Khi bạn loại bỏ các profile màu ra khỏi phương trình, bạn đang tạo các ảnh Web
mà bất kỳ bộ trình duyệt Web nào cũng có thể hiển thị chính xác.
- Bạn chuẩn bị ảnh để in offset hay in flexographic: Các ảnh của bạn sẽ kết thúc ở một khoảng màu
CMYK. Hãy liên hệ với người đang chuẩn bị tài liệu dàn trang mà các ảnh của bạn sẽ được đặt trong đó
16
hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở in. Tìm hiểu bạn nên sử dụng profile màu CMYK nào. Và dĩ nhiên, có khả
năng bạn sẽ phải cung cấp các ảnh RGB và để cho những người khác xử lý sự chuyển đổi.
- Các yêu cầu quản lý màu của bạn là tối đa: Nếu màu trong các ảnh của bạn bắt buộc phải tuyệt đối
hoàn hảo - chỉ chính xác thôi thì chưa đủ - bạn nên xem xét việc mua phần cứng và phần mềm để định
chuẩn và tạo profile tất cả các thiết bị trong dòng làm việc của bạn.
Đôi khi sự cố xảy ra. Các công cụ hoạt động không đúng cách. Các lệnh đơn giản không thực thi. bị hỏng!
Đừng nản chí, hãy bắt đầu với các phần chỉnh sửa đơn giản dưới đây và làm việc theo cách của bạn khi cần.
- Kiểm tra các Palette: Nếu một công cụ không đang hoạt động như mong muốn hoặc hoàn toàn không
hoạt động, hãy kiểm tra xem bạn có vô tình ngăn chặn nó thực hiện công việc của nó hay không. Hãy xem
bạn có một vùng chọn hoạt độngở nơi khác trong ảnh hay không hoặc nhấn Ctrl+D để xóa chọn. Hãy nhìn
vào Palette Layers: Bạn có đang ở trên đúng lớp không? Lớp có hoạt động hay không hay đó là một mặt nạ
lớp? Kiểm tra Palette Channels: Các kênh màu có hoạt động không? Ở cuối bên trái của thanh Option, nhấp
phải vào biểu tượng công cụ và chọn Reset Tool. Mở một ảnh khác- ảnh RGB 8 bít đã được ép phẳng – và
thử công cụ hay kỹ thuật này trong ảnh đó. (Nếu nó hoạt động thì vấn đề không phải là Photoshop mà là do
ảnh. Kiểm tra menu Image | Mode để bảo đảm bạn có một chế độ và độ sâu màu thích hợp)
- Xác lập file Preferences của Photoshop trở lại mặc định: Trước khi thay thế Prefs, hãy mở Preset
Manager của Photoshop (thông qua menu Edit) và lưu bất kỳ style tuỳ biến, gradient, cọ, và nhiều thứ khác.
Lưu chúng ở một nơi an toan, bên ngoài folder Photoshop. Mở Palette Actions và lưu bất kỳ tập hợp Ac-
tions tuỳ biến với lệnh Save Actions cảu menu Palette. (Ghi nhớ rằng bạn phải nhấn vào một tập hợp
Actions - chứ không phải nhấp một Action riêng lẻ - để sử dụng Save Actions). Mở Prefer – ences và Color
Senttings và ghi chú về bất kỳ xác lập đặc biết mà bạn đang sử dụng. Thoát khỏi Photoshop và khởi động
lại chương trình với nhấn giữ các phím Ctrl+Alt+Shift. Khi được hỏi bạn có muốn xoá folder Settings hay
không, hãy thả các phím bổ xung và xác nhận việc xoá; sau đó cho phép Photoshop hoàn tất việc khởi động.
Xác lập lại Preferences và Color Settings đồng thời tải lại các thành phần tuỳ biến của bạn.
- Cài đặt lại Photoshop: Nếu việc thay thế Prefs không giải quyết được vấn đề, hãy thử lại Photoshop. Lưu
tất cả các thành phần tuỳ biến của bạn (như đã nêu trước đây) và sau đó xoá Photoshop và các file liên quan.
Chọn Start | Control Panel | Add or Remove Programs để loại bỏ Photoshop và bất kỳ plug-in thuộc nhóm
thứ ba. (Thận trọng khi loại bỏ các thành phần chia sẻ nếu bạn có các chương trình khác trong bộ Adobe
Creative Suite được cài đặt)
Sau khi bạn loại bỏ bản sao cũ, hãy cài đặt lại Photoshop từ CD gốc. Nhớ tắt tất cả phần mềm chống viruts
và bất kỳ phần mềm auto-backup trước khi cài đặt, và cài đặt vào vị trí mặc định. Kiểm tra Photoshop trước
khi cài đặt bất kỳ plug-in của nhóm thứ ba vào.
Nếu việc cài đặt lại Photoshop CS6 vẫn không giải quyết được vấn đề, nguyên nhân có thể là do cấp độ hệ
điều hành hoặc có lẽ là một sự cố phần cứng. Trong trường hợp này, bạn hãy cho gọi một chuyên viên kỹ
thuật để yêu cầu giúp đỡ.
17
Bài 2 - Đưa vào các File ảnh
1. Đưa ảnh vào Photoshop
Artwork trong Photoshop bắt nguồn từ một trong ba cách sau:
- Bạn mở một ảnh bằng lệnh File | Open
- Bạn nhập (import) một ảnh (thường thông qua một thiết bị scan)
- Bạn tạo một ảnh từ đầu với lệnh File | New
Bạn có thể mở một ảnh vào Photoshop với lệnh File | Open, thông qua Adobe Bridge, hoặc bằng cách nhấp
đúp file ảnh. Nếu bạn nhấp đúp một file vào Photoshop không khởi động hoặc chương trình không đúng
khởi động bạn cần kết hợp dạng file với Photoshop.
Kết hợp dạng file
18
- Trong Windows Explorer/My Computer, nhấp phải một file thuộc kiểu mà bạn muốn thay đổi, chọn
Properties
- Ở phía bên phải của Open With, nhấp nút Change
- Hộp thoại xuất hiện chọn Photoshop CS6, và nhấp OK (Windows 8).
19
- Nhấp OK lần nữa để đóng hộp thoại Properties.
- Lập lại đối với bất kỳ dạng file bổ xung.
a. Lấy từ máy ảnh kỹ thuật số
Bạn sử dụng phần mềm đi kèm với máy ảnh kỹ thuật số để chuyển các bức ảnh được chụp từ nó sang ổ
cứng máy tính của bạn. Hoặc nếu bạn có phần cứng, bạn có thể lấy thẻ nhớ của máy ảnh, gậy bộ nhớ, hay
phương tiện khác ra khỏi máy ảnh và sử dụng một bộ đọc cạc (card reader), đây là một thiết bị nhỏ được
thiết kế để đọc phương tiện lưu trữ máy ảnh. Việc chuyển qua Windows Explorer thường nhanh hơn nhiều
và cũng đáng tin cậy như việc chuyển bằng cách sử dụng phần mềm của nhà sản xuất máy ảnh.
Đừng bao giờ mở một ảnh vào Photoshop trực tiếp từ một máy ảnh, cạc Flash, hay CD/DVD. Việc thực
hiện như vậy có thể làm giảm chậm tốc độ làm việc của bạn, và bạn có nguy cơ làm mất công việc của mình
nếu Photoshop không thể đọc ngay file gốc của bạn trong khi bạn đang làm việc. Và dĩ nhiên, bạn không thể
lưu từ Photoshop trở lại phần lớn phương tiển rời, vì vậy bạn cần tạo một file mới (trên một ổ ghi). Mở các
ảnh từ một ổ mạng chỉ khi bạn đang làm việc với Verson Cue của Adobe, phần mềm quản lý dự án của
Adobe Creative Suite.
Sau khi các ảnh đã được lưu trữ an toàn trên ổ cứng cục bộ của bạn (hay một ổ cứng ngời có tốc độ cao),
bạn mở chúng trong Photoshop bằng cách dùng một trong ba phương pháp đã nêu ở đầu bài này. Tuỳ thuộc
vào cáo xác lập màu mà bạn chọn, bạn có thể nhận được một cảnh báo rằng profile màu của ảnh và profile
mà bạn đã chọn làm khoảng màu RGB không phù hợp. Photoshop hỏi bạn muốn làm gì. Nói chung, bạn
muốn chuyển đổi sang vùng làm việc của bạn để bạn có thể thấy màu chính xác nhất trên monitor của mình.
Bạn có thể muốn giữ lại profile đã nhúng nếu bạn sẽ đưa ảnh trở lại máy tình đã tạo nó sau khi xem hay làm
việc với màu chưa chỉnh sửa. Đây là một sự lựa chọn thích hợp khi làm việc với các ảnh mà bạn sẽ sử dụng
sau này với một chương trình không được quản lý màu, chẳng hạn như một bộ trình diễn (nếu không quản
lý màu, bạn sẽ nhìn thấy ảnh khi nó xuất hiện trong chương trình khác). Bạn có thể tắt các cảnh báo màu
không phù hợp trong hộp thoại Color Settings của Photoshop. Khi mở một ảnh có chứa text, bạn cũng có
thể nhận được một thông tin cảnh báo rằng các lớp type cần được cập nhật. Nói chung, bạn cần cập nhật trừ
khi ảnh chứa các Font không có sẵn trên máy tính của bạn.
b. Scan các tấm ảnh
Bạn đặt một tấm ảnh (bới mặt úp xuống) lên trên tấm kính của máy scan. Bạn đẩy một nút, nó tự động xuất
hiện trên mànhình máy tính của bạn. Đó là hoạt động scan ở khía cạnh cơ bản nhất. Nếu phần mềm của máy
scan đã cài đặt một plug-in tương thích Photoshop vào foder Import/Export bên trong Plug-ins của
Photoshop, bạn có thể scan từ trong Photoshop. (Menu File | Import sẽ hiển thị máy scan của bạn theo tên)
20
Xác định độ phân giải scan
Trước khi scan một ảnh, bạn cần đưa ra một số quyết định sau:
- Bạn muốn sử dụng ảnh như thế nào
- Kích cỡ sau cùng của nó sẽ là bao nhiêu
- Bạn cần độ phân giải nào.
Bằng cách xác định trước số pixel mà bạn cần, bạn sẽ loại bỏ nhu cầu định lại kích cỡ ảnh trong Photoshop
(và làm giảm chất lượng ảnh được tạo). Nhiều cửa sổ giao diện của máy scan cho phép bạn nhập kích cỡ
sau cùng và độ phân giải mà bạn cần ngay trong cửa số scan. Nếu bạn nhận thấy cần phải tính độ phân giải
scan bằng tay, sau đây là cách thực hiện:
1. Xác định các kích thước pixel theo yêu cầu.
- Đối với việc in: Nếu bạn sẽ in ảnh, hãy xác định kích cỡ mà bạn muốn in (theo đơn vị inch) và độ phân
tích mà bạn muốn in (thường là 300 ppi [pixel per inch] là sự lựa chọn thích hợp). Nhân chiều rộng và chiều
cao của bản in với độ phân giải để xác định các kích thước pixel.
- Đối với Web: Nếu ảnh sẽ dùng cho Web site của bạn, hãy xác định ảnh sẽ chiếm bao nhiêu phần trên
trang của bạn (theo đơn vị pixel)
2. Đo ảnh gốc.
Trước khi đặt ảnh trên tấm kính cảu máy scan, hãy đo các kích thước của ảnh gốc. Nếu bạn đang sử dụng
chỉ một phần của ảnh. hãy đo phần đó. (Hãy thận trọng để không làm trầy sướt ảnh gốc).
3. Thực hiện phép tính.
Chia các kích thước pixel theo yêu cầu (bước 1) cho các kích thước vật lý của ảnh gốc (bước 2). Kết quả đạt
được là độ phân giải kênh của bạn. (Nếu bạn có các số chiều rộngvà chiều cao khác nhau, hãy dùng số lớn
hơn và thực hiện việc xén trong Photoshop)
Tránh các mẫu vân
Trừ khi đầu tư vào một loại máy scan tốt nhất, bạn có thể muốn bỏ qua các khả năng chỉnh sửa màu và tông
màu củ phần mềm máy scan – Photoshop cung cấp cho bạn nhiều sự điều khiển hơn. Tuy nhiên, đây là điều
mà phần mềm máy scan thực hiện tốt hơn nhiều so với Photoshop, và đó là một khả năng mà bạn nên sử
dụng khi thích hợp: giảm các mẫu vân. Một mẫu vân là một mẫu thấy được xuất hiện do bởi mẫu cắt. Mà
máy in đặt xuống để tái tạo màu.
Khi bạn cần scan một ảnh màu hay artwork từ một cuốn sách, tạp chí, hay tờ báo (hoặc từ các tài liệu khác
được in trên một máy in offset). Bạn sử dụng phần mềm của máy scan để giảm bớt mẫu vân. Phần mềm của
máy scan bù đắp vào mẫu này (khi bạn cho máy scan biết mẫu có ở đó) và làm nhẵn ảnh được scan.
Tính năng giảm mẫu vân (moires reduction) trong phần mềm máy scan của bạn không dễ nhận biết ngay.
Nó được ghi nhãn là Descreening, hoặc nó có thể là một mục chọn giữa Color (Photo) và Color
(Document). Hãy xem phần hướng dẫn người dùng dành cho phần cứng của bạn để tìm các hướng dẫn cụ
thể.
Nếu bạn cần giảm bớt một mẫu vân trong Photoshop nhưng không thể thực hiện việc scan lại, hãy làm mờ
ảnh vừa đủ để che mẫu vân đó, sau đó tô với công cụ History Brush để phục hồi các vùng có chi tiết quan
trọng trong ảnh.
2. Bố cục ảnh
Việc bố cục các ảnh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn một hệ thống. Phần khó là việc thực sự xoá những bức
ảnh số mà bạn không cần giữ lại. Mục này sẽ hướng dẫn bạn một số cách bố cục ảnh.
a. Tạo một cấu trúc folder
Bạn nên bố cục các ảnh theo từng chủ đề, chẳng hạn như kiểu bố cục được minh họa ở hình dưới đây:
21
Lưu ý rằng không có tên folder nào sử dụng các khoảng trống hay các ký tự khác với các chữ cái, các số,
một dấu gạch, và một dấu underscore - vốn giảm thiểu khả năng mà Photoshop hay một chương trình khác
không thể tìm thấy một file
Bạn có thể sử dụng ổ CD/DVD của máy tính (nếu nó có tính năng này) để ghi các folder ảnh ra đĩa. Điều
này không chỉ cung cấp cho bạn một bản sao dự phòng đáng tin cậy (giả sử bạn cắt giữ các đĩa một cách
chính xác và xử lý chúng thật thận trọng), mà còn giải phóng khoảng trống trên ổ cứng của bạn. Cấu trúc
folder/folder con cũng có thể được sử dụng khi tạo các đĩa của bạn.
b. Sử dụng Adobe Bridge
Một tính năng mới trong Photoshop CS6 là Adobe Bridge, sự thay thế độc lập cho File Browser để bố cục,
xem trước, và mở các ảnh của bạn. File Browser, được giới thiệu với Photoshop 7, tuyệt vời đến nỗi Adobe
quyết định mở rộng khái niệm này ra toàn bộ Adobe Ceative Suite. Thay vì thêm một bộ trình duyệt vào
mỗi chương trình trong Creative Suite, một chương trình bổ xung đã được phát triển – chương trình này sẽ
làm việc với tất cả các thành phần riêng lẻ. Kết quả Adobe Bridge đã ra đời.
Bridge được cài đặt đồng thời với lúc bạn cài đặt Photoshop CS6 hay Creative Suite. Không giống như
ImageReady (chương trình đồ họa Web độc lập mà bạn cài đặt với Photoshop), Bridge có trong folder riêng
của nó trên ổ cứng của bạn (bạn sẽ tìm thấy Adobe Bridge bên trong Start/Program File).
Bạn có thể mở Bridge một cách độc lập hoặc bạn có thể sử dụng lệnh File | Browse in mini bridge… của
Photoshop để khởi động Bridge, như minh họa ở hình dưới đây:
Bạn sẽ tìm thấy một sự thay đổi lớn từ File | Browser in mini bridge… sang File | Browser in bridge… (bởi
vì nó là một chương trình riêng biệt) có các menu riêng của nó nằm ngang qua đỉnh của màn hình.
22
Sau đây là một số thủ thuật để làm việc với Adobe Bridge
- Sử dụng các từ khoá và hạng mục. Bằng cách sử dụng tab Keywords ở góc dưới bên trái của cửa sổ
Bridge.
Bạn có thể gán các từ khoá và hạng mục cho các ảnh. Các từ khoá và các hạng mục là các thuật ngữ mô tả
mà bạn gán cho các ảnh riêng lẻ. Bạn có thể sử dụng tính năng Search của Bridge để tìm tất cả các ảnh với
từ khoá đã được gán.
Bạn có thể chọn nhiều ảnh trong Bridge bằng cách nhấp và nhấn Shift + nhấp (hoặc Ctrl+nhấp), sau đó gán
các từ khoá cho các tất cả các ảnh được chọn cùng một lúc.
- Sử dụng các nhãn và các loại: Bên dưới menu Label bạn có thể gán một loại hình sao cho mỗi ảnh và
gán các màu để bố cục theo từng chủ đề hay dự án. Sử dụng menu View | Sort để sắp xếp các ảnh trong
vùng thumbnail của Bridge theo nhãn hoặc theo loại.
23
- Thêm các foder vào Favorites: Bạn chắc chắn sẽ thường xuyên vào một số foder. Hãy sử dụng lệnh File |
Add to Favorites để trở lại folder đó nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Ở góc phía trên bên trái của cửa sổ Bridge, nhấp tab Favoritos để truy cập bằng một thao tác nhấp chuột.
Cũng lưu ý rằng bạn có thể thêm một folder vào Favorites trong khi đang làm việc trên một dự án cụ thể,
sau đó sử dụng lệnh File | Remove from Favorites khi lệnh đã hoàn tất.
- Thay đổi khung xem và vùng làm việc: Hãy sử dụng menu View để tuỳ biến những gì mà cửa sổ Bridge
hiển thị, và sử dụng menu Windows | Workspace để xác định cách nó được hiển thị. Ở hình dưới, bạn nhìn
thấy vùng làm việc mặt định cũng như vùng làm việc FilmStrip và Essentials.
24
- Xuất cache: Khi nội dung của một folder đã hoàn chỉnh – nghĩa là khi các ảnh trong folder không thay đổi
nữa – hãy sử dụng lệnh Tools | Cache | Build and Export Cache…
Việc xuất cache sẽ giúp giảm lượng thời gian cần thiết để hiển thị các thumbnail và metadata. Nếu nội dung
của folder thay đổi. hãy lọc cache của folder và xuất lại (cả hai đều sử dụng menu Tools | Cache). Nhớ xuất
cache ngay trước khi ghi một folder ảnh vào CD hay DVD
c. Đặt lại tên các file ảnh
Bạn đã sắp xếp một hệ thống phân cấp của các folder và folder con. Bạn đã phân các loại các ảnh vào các
folder đó. Bạn đã gán thứ hạng và nhãn cho các ảnh. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa phân biệt được rõ ràng cái
nào là cái nào trong menu File | Open Recent. Hãy sử dụng lệnh Tools | Batch Rename của Bridge để gán
cái tên đầy đủ ý nghĩa hơn (và có tính thông tin hơn) cho các File của bạn. Chọn nội dung từ mỗi trường từ
menu bật lên hoặc gõ nhập vào một trường.
25
Để mỗi ảnh gốc có một tên duy nhất thuộc mỗi loại, bạn phải đưa vào một biến khi sử dụng Batch Rename
(nếu bạn cố đặt tên tất cả các ảnh trong một folder, giả sử folder picture. jpg, bạn sẽ kết thúc với chỉ một file
ảnh trong folder đích mỗi file sẽ ghi đè lên file trước). Do đó khi sử dụng Batch Rename, bạn phải chọn một
trong các biến cho một trong các trường thông qua menu bật lên, để nó là tên tài liệu gốc hay một chữ / số
trình tự. Cũng lưu ý rằng bạn không được gõ một dấu chấm (. ) vào bất kỳ trường nào. Ký tự đó chỉ đủ sử
dụng trước phần mở rộng tên file. Và bây giờ Batch Rename tự động thêm phần mở rộng file cho bạn.
3. In ảnh
Trước đây việc in ảnh từ Photoshop đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Ngày nay, nhờ sự cải tiến về phần cứng và
phần mềm nên việc in đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều. Các monitor cũng được định chuẩn khá tốt, các
máy in tái tạo màu một cách chính xác hơn, mực và giấy cao độ bên cao hơn. Mọi thứ diễn ra chỉ trong một
thời gian ngắn. Nhưng trước khi bạn nhấp nút Print, bạn phải chắc chắn ảnh của bạn đã sẵn sàng in. Hãy
xem nó có nằm vừa trên trang và trong khung ảnh không? Các pixel có đủ nhỏ để chúng hoà trộn đều vào
toàn bộ ảnh không? Các màu mà bạn muốn có đúng là các màu sẽ xuất hiện trên giấy không?
a. Xén theo một tỉ số hướng nhất định
Tỉ số hướng (Aspect ratio) là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao củ ảnh. Một ảnh theo tỉ số hướng
landsscape (ngang) thì có chiều rộng lớn hơn chiều cao, và một ảnh theo tỉ số hướng portrait (dọc) thì có
chiều cao lớn hơn chiều rộng. Mặc dù các máy ảnh kỹ thuật số chụp với các tỉ số hướng khác nhau, bao
gồm 3:4 và 4:5 các máy ảnh SLR (single lens reflex) thường sử dụng một tỉ số hướng là 2:3, nghĩa là một
cạnh dài gấp 1, 5 lần kích cỡ của các cạnh tiếp giáp nhau. Các kích cỡ tiêu biểu (và các kích cỡ khung ảnh
thường là 8x10 inch (một tỉ số hướng 4:5), 5x7 inch (5:7), 4x6 inch (2:3), và 3x5 inch (3:5) Ở hình dưới, tỉ
số hướng 2:3 được trình bày ở dạng màu xanh lục, 5:7 ở dạng màu vàng, và 4:5 ở dạng màu đỏ.
Mặc dù một tấm ảnh cỡ 8x10 thường lớn hơn một tấm ảnh cỡ 4x6, nhưng nó thực sự in ít hơn ảnh gốc bởi
vì nó phải bị xén. Tấm ảnh 4x6, với một tỉ số hướng 2:3, bao gồm toàn bộ ảnh gốc; tấm ảnh 8x10 (với tỉ số
hướng 4:5) bị mất 2 inch trong kích thước dài hơn của ảnh. Để in với chiều rộng 8 inch và giữ toàn bộ ảnh,
bạn sẽ in với kích cỡ 8x12.
b. Ghi nhớ độ phân giải
Bài trước đã trình bày chi tiết về độ phân giải cũng như mối quan hệ của nó với kỹ thuật chụp ảnh số. Là
một người mới bắt đầu, hay lưu ý các điểm sau đây khi bạn muốn in các ảnh của bạn.
- Bản thân các ảnh không có độ phân giải: Dù nằm trong máy ảnh của bạn, trên ổ cứng, hay mỏ trong
Photoshop, các ảnh chỉ bao gồm các ô vuông màu nhỏ được gọi là các pixel. Diện mạo và hoạt động của
ảnh không có gì khác bên trong Photoshop, bất kể độ phân giải là bao nhiêu. Một ảnh 3000x2000 pixel, ở
độ phân giải 300 ppi được xử lý trong Photoshop hoàn toàn gống như một ảnh 3000x2000 pixel ở độ phân
giải 72 ppi.
- Độ phân giả là một chỉ lệnh cho thiết bị in: Giá trị độ phân giải mà bạn gán cho một ảnh trong máy ảnh
kỹ thuật số hay trong hộp thoại Image Sixe của Photoshop được ghi cùng với ảnh như là một chỉ lệnh cho
thiết bị xuất.
- Độ phân giải đo kích cỡ của các pixel riêng lẻ: 300ppi thực sự có nghĩa là mỗi pixel sẽ in ở một kích cỡ
đúng 1/300 của một inch vuông. Tương tự, 72 ppi bằng mỗi pixel in ở 1/72 của một inch vuông.
- Các ảnh Web sử dụng chỉ các kích thước pixel: Các bộ trình duyệt Web không có khả năng đọc thông
tin độ phân giải được nhúng bởi Photoshop trong các ảnh đồ họa đơn giản của bạn. Mỗi ảnh được hiển thị
trong trình duyệt Web theo đúng số pixel trong ảnh.
c. Điều chỉnh màu bằng cách sử dụng Print
Trong vài năm gần đây, việc tái tạo màu chính xác từ monitor sang máy in đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Mặc dù tiến trình quản lý màu phức tạp đối với nhiều người, nhưng nhu cầu thực sự đối với phần mềm và
phần cứng có năng kiểm soát màu đã giảm nhiều. Tại sao? Chỉ vì các nhà sản xuất máy tính đã nhận ra rằng
người dùng muốn các màu tốt hơn. Các monitor chuyển từ phân xưởng đã được định chuẩn xác. Các máy in
dùng các giọt nhỏ hơn và mực cũng tốt hơn. phần mềm thực hiện việc chuyển màu chính xác hơn.
Đối với phần lớn người dùng Photoshop, màu chính xác là rất quan trọng, sau khi trải qua hàng giờ đều
chỉnh diện mạo của một ảnh trên màn hình chắc chắn bạn muốn ảnh được in sẽ có diện mạo hoàn toàn
26
giống như trên monitor. Sau đây là cách để có được màu chính xác đó.
1. Khi bạn chuẩn bị xuất ảnh, hãy sử dụng lệnh File | Print.
Cửa sổ Print cung cấp cho bạn nhiều tuỳ chọn hơn số tuỳ chọn mà bạn có trong hộp thoại Print thông
thường, bao gồm cả các tuỳ chọn quản lý màu được sử dụng ở đây.
2. Chọn Document
Trong phần Color Management của hộp thoại, bảo đảm tuỳ chọn Print được xác lập sang Document thay vì
sang proof. Profile màu của tài liệu sẽ hiển thị trong các dấu ngặc đơn, và profile đó sẽ là RGB hoạt động
của bạn từ hộp thoại Color Settings của Photoshop. Trừ khi bạn có profile monitor tuỳ biến, hãy sử dụng
Adobe RGB (cho các máy in phun mực từ loại thường đến loại tốt) hay sRGB (cho máy in 4 mực)
3. Khi đã sẵn sàng, hãy nhấp nút Print.
4. Tắt tính năng quản lý màu của máy in.
Bởi vì bạn đang thực hiện việc quản lý màu trong Photoshop, nên bạn cần tắt mọi tính năng quản lý màu ở
cấp độ máy in trong hộp thoại Print của máy in (Kiểm tra phần hướng dẫn người sử dùng dành cho máy in
của bạn để tìm các chỉ dẫn cụ thể).
5. Thực hiện việc in
Việc nhấp nút Print trong hộp thoại của máy in sẽ gởi ảnh đến máy in và bắt đầu tiến trình thật sự để đặt
mực lên giấy.
Đừng quên rằng Photoshop CS6 cung cấp cho bạn nhiều cách khác nhau để tiết kiệm giấy (và cả thời gian
và tiền bạc) bằng cách in nhiều ảnh trên cùng một tờ giấy.
d. Xem xét các giải pháp quản lý màu
Nếu các tấm ảnh bạn in ra có màu không giống như trên monitor của bạn, trước tiên hãy kiểm tra các xác
lập của monitor. Mở một ảnh với các giá trị màu đã biết (bạn biết ảnh sẽ có diện mạo như thế nào) trong
một chương trình không được quản lý màu, Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng lệnh Insert | Picture | From File
của Microsoft Word để thêm ảnh Ducky.tif từ Folder Samples (bên trong của Folder Photoshop) vào một tài
liệu Word trống. Sử dụng các nút điều chỉnh của monitor để làm cho ảnh có diện mạo tốt nhất, sau đó in.
Nếu ảnh in chính xác thì thật tuyệt, bạn đã xác lập đúng mọi thứ.
27
Nếu monitor có diện mạo đẹp nhưng ảnh in ra lại có vẻ lạ, trước tiên hãy làm sạch và định chuẩn đầu in.
Kiểm tra hộp thoại Print để bảo đảm bạn đang chọn đúng các xác lập màu và giấy. (Một lần nữa, hãy xem
phần hướng dẫn người dùng dành cho máy in của bạn để tìm các chỉ dẫn cụ thể).
Đối với những người mà công việc của họ đòi hỏi màu cực kỳ trung thực nhiều công ty đã cung cấp phần
cứng và phần mềm để giúp điều chỉnh màu. Bạn có thể tạo các profile tuỳ biến cho các monitor, các máy in,
và cả các máy scan và các máy ảnh kỹ thuật số. Mặc dù không thể lắm, nhưng kỹ năng xử lý của chúng
không chỉ tạo ra các tấm ảnh in đẹp hơn và còn giúp giảm bớt lượng giấy mực hao phí do ảnh in bị xấu.
Lưu ý rằng tất cả phần cứng và phần mềm quản lý màu sẽ không thực hiện tốt chức năng của chúng nếu bạn
không đang điều khiển môi trường làm việc của mình. Nếu công việc của bạn đòi hỏi màu chính xác, bạn
cần thực hiện thêm một số bước bổ xung. Trong văn phòng làm việc hay trong sudio, bạn cần điều chỉnh
ánh sáng chung quanh sao cho bạn có một môi trường xem màu nhất quán dù là vào ban ngày hay ban đêm,
mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè. Nếu bạn có các cửa sổ, bạn cần đóng rèm trước khi thực hiện công
việc có liên quan đến màu. Các bức tường đằng sau monitor và vùng làm việc trung gian phải có màu trung
tính.
e. Các phương pháp in khác
Cho đến nay bạn sử dụng một máy in phun mực để in các bức ảnh của bạn lên giấy. Mặc dù các máy in
phun mực là loại phổ biến nhất và có lẽ thực tế nhất, nhưng bạn có thể dùng các phương pháp khác. Chẳng
hạn, nếu công việc của bạn bao gồm các tập quảng cáo mỏng (brochures) và tờ bướm (flyer) chứ không
phải các bức ảnh, một máy in laze màu có thể đáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu của bạn. Tuy chi phí ban đầu
thường cao hơn nhưng chi phí in mỗi trang thì thấp hơn nhiều. Các máy in laze màu thường không in các
bức ảnh chụp đẹp bằng một máy in phun mực loại thường đến loại tốt, và các bản in không bền (nghĩa là
chúng sẽ bị phai mờ theo thời gian), nhưng các bản in như vậy có thể phù hợp cho việc chia sẻ các bức ảnh
chụp nhanh với bạn bè và gia đình. Các tuỳ chọn in cho một máy in laze màu khác với các tuỳ chọn của một
máy in phun mực. Hãy xem phần hướng dẫn người dùng dành cho máy in của bạn để cài đặt công việc in
một cách chính xác.
Sau đây là một phương pháp in khác mà mọi người dùng photoshop đều có thể sử dụng. Hãy ghi các ảnh
của bạn ở dạng JPEG (chất lượng cao nhất 300 ppi) vào một CD và đưa CD này đến một phòng rửa ảnh ở
địa phương. Cách khác là hãy dùng một dịch vụ trực tuyến để tải các ảnh JPEG của bạn lên trang Web
service của dịch vụ để đặt in ảnh. Bạn sẽ nhận được các tấm ảnh in sáng bóng hay mờ tuỳ theo kích cỡ yêu
cầu. Và chi phí cho mỗi tấm ảnh in có thể thấp hơn nhiều so với việc sử dụng máy in in phun mực của bạn.
Phòng rửa ảnh ở địa phương thường là một cấp khác thích hợp cho việc in một xấp các ảnh chụp kỳ nghỉ hè
và các ảnh đoàn tụ gia đình
28
Bài 3 - Tinh chỉnh các vùng sáng và tối
1. Sử dụng các Histogram
Trong phần lớn các bức ảnh chụp với chủ đề chung, mắt người thường nhìn thấy tông màu (xám) trung tính
tối nhất là màu đen và tông màu trung tính sáng nhất là màu trắng (Nếu màu tối nhất rõ ràng là màu tía và
màu sám nhất là màu vàng sáng, có lẽ bạn sẽ không phân biệt được chủ đề của ảnh “chung”). Chẳng hạn,
trong một bức ảnh đã chụp, bóng bên dưới chiếc giày có thể chỉ có một xám đậm, và áo sơ mi có lẽ cần phải
được tẩy trắng một chút, nhưng mắt của chúng ta thường bù đắp thêm một mức độ nào đó và cho phép ta
nhìn thấy đó là màu đen và màu trắng.
Để phân biệt chính xác hơn dãy sắc độ của ảnh, photoshop cung cấp Palette Histogram (nằm trong cùng
nhóm với Palette Navigator và Info góc phía trên bên phải của màn hình).
Palette Histogram hiển thị sự phân biệt các pixel trong ảnh của bạn ở các giá trị độ sáng khác nhau. Các
pixel càng tối (vùng tối) được xếp ở cuối bên trái, các pixel sáng hơn (vùng sáng) được xếp ở cuối bên phải,
và các giá trị độ sáng còn lại (vùng sắc độ trung gian được xếp ở giữa. Một cột trong histogram càng cao thì
có càng nhiều pixel tại giá trị độ sáng đó. Hình dưới minh họa một ảnh với sự phân bổ histogram gần như
hoàn hảo vào đường cong tuyệt đẹp nằm ngay chính giữa đồ thị.
Tuy nhiên, đừng bị lôi cuốn vào sự phân bố histogram! không phải mọi bức ảnh được phơi sáng thích hợp
đều có một đường cong như vậy. Nhiều bức ảnh hoàn hảo nhưng lại có các Histogram khác nhau. Sự phân
bố chính xác trong histogram khác nhau. Sự phân bố chính xác trong histogram phụ thuộc vào hai yếu tố:
Nội dung ảnh và các mục đích nghệ thuật của người họa sĩ.
Chúng ta sẽ xem xét một bức ảnh chụp hầu như chỉ có các pixel trắng, chẳng hạn như bức ảnh minh họa ở
hình dưới đây.
29
Ảnh có một histogram nghiêng sang phải được gọi là ảnh khoá cao (high-key). Không có gì sai đối với bức
ảnh này (cho dù là histogram); nó chỉ có vẻ có quá nhiều pixel màu sáng mà thôi.
Tương tự, một ảnh khoá thấp (low-key) có toàn pixel tối, vốn làm cho histogram nghiêng sang trái. Hầu như
mọi cảnh đêm đều có rất nhiều các pixel quá tối, làm cho sự phân bố nghiêng về phía bên trái của
histogram. Tuy nhiên, trong nhiều cảnh đêm cũng có các đèn, các đèn này tạo ra một mũi nhọn ở gần cuối
bên phải.
Lưu ý rằng chiều cao của các cột riêng lẻ trong vùng histogram là tương đối: cột cao nhất gần như nằm sát
đỉnh hộp, các cột còn lại được định tỉ lệ theo cho phù hợp. Chẳng hạn, một ảnh trên một nền màu đen, giả
sử một nền đen cỡ lớn – có thể có quá nhiều pixel trong cột ngoài cùng bên trái khiến cho các cột còn lại
trong ảnh có vẻ quá nhỏ và hầu như không thể đọc được giống như histogram minh họa ở hình dưới.
Đôi khi một histogram có vẻ không cho bạn biết điều gì rõ ràng. Chẳng hạn, hãy xem histogram ở hình dưới
đây:
Ảnh không có một sự phân bố đường cong tốt, nó hơi nghiêng về mỗi bên của đỉnh tâm. Đây không phải là
một ảnh khoá cao (high-key) bởi vì các pixel không hoà trộn nhau ở bên phải. Ảnh hơi có vẻ là một tấm ảnh
khoá thấp (low –key), nhưng histogram lại không có một độ phân biệt mà bạn sẽ tìm thấy phần lớn các pixel
của ảnh trong đó.
Khi bạn nhấp vào nút Options ở góc trên bên phải của Palette histogram bạn có thể thay đổi cấu hình của
Palette. (Cho đến lúc này, chúng ta chỉ làm việc với khung xem Compact View.
30
Trong trường hợp này việc chuyển đổi sang khung xem Expanded View hoặc All Channels view, sẽ giúp
bạn hiểu rõ hơn về histogram, đặc biệt là khi được xem với chính ảnh, như minh họa ở hình dưới).
Khung xem ở chế độ Expanded View
Khung xem ở chế độ All Channels View.
31
Khung xem All Channels View cho bạn thấy một histogram dành cho mỗi kênh màu. Ảnh trong hình minh
họa chứa một số lượng pixel lớn với màu khá nhất quán. Nếu bạn trộn màu đó trong nhà bếp, công thức sẽ
là một phần màu đỏ hai phần màu xanh lục và bốn phần màu xanh dương.
Bạn có thể sử dụng Histogram để tránh làm giảm chất lượng của ảnh trong khi thực hiện sự điều chỉnh, và
điều đó rất quan trọng khi bạn làm việc với plug-in Camera Raw. Bạn không cần Palette histogram để xác
định đó là một ảnh khoá cao hay khoá thấp.
3. Sử dụng các tính năng điều chỉnh tự động
Việc điều chỉnh sắc độ của ảnh có thể đơn giản như việc chọn một trong các lệnh Auto từ menu Image
Adjustments của photoshop. Với nhiều bức ảnh, sắc độ (và thậm chí cả màu) sẽ làm cho ảnh có diện mạo
đẹp hơn.
32
Nếu bạn cần thực hiện một điều gì đó đặc biệt cho ảnh của bạn (chẳng hạn tạo một hiệu ứng khác lạ), hoặc
nếu ảnh có diện mạo không đẹp lắm, trong các trường hợp này các lệnh Auto có thể không phải là sự sựa
chọn tốt nhất. Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Việc thử một lệnh Auto trước tiên chưa bao giờ gây ra một lỗi
trầm trọng nào. Trong trường hợp tệ nhất, bạn có thể sử dụng lậnh Undo để phục hồi trở lại các trạng thái
trước của ảnh.
Sau đây là ba mục chọn chỉnh sửa tự động, từ đơn giản đến phức tạp:
- Auto Contrast: Auto Contrast làm cho các pixel tối trở nên tối hơn và các pixel sáng trở nên sáng hơn,
đồng thời cố tránh tạo ra bất kỳ sự dịch chuyển màu (một sự thay đổi hoàn toàn về diện mạo của màu).
Cùng một sự điều chỉnh được áp dụng cho cả ba kênh màu của ảnh. Bạn có thể sử dụng Auto Contrast với
một ảnh mà các màu trong ảnh đó đã có vẻ phù hợp với bạn chỉ cần tăng thêm độ tương phản.
- Auto tone: Mỗi kênh màu của ảnh nhận được sự điều chỉnh của riêng nó, tăng tối đa dãy sắc độ trong
kênh. Nếu một trong các kênh màu không có nhiều đóng góp vào ảnh gốc, một sắc thái màu có thể được tạo
ra. Auto Tone thì thích hợp cho phần lớn các ảnh đã có diện mạo đẹp và không cần có các màu chính xác.
- Auto Color: Thay vì sử dụng một pixel sáng nhất và một pixel tối nhất để xác định đâu sẽ là màu trắng và
đâu sẽ là màu đen Auto Color tính trung bình vài pixel ở mỗi đầu cuối. Phương pháp tính trung bình đó sẽ
ngăn chặn một pixel nằm rải rác loại ra khỏi phép tính được sử dụng để điều chỉnh ảnh của bạn Auto Color
33
thì thích hợp cho phần lớn các ảnh thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể cần ùng lệnh Undo trên một số bức
ảnh mà các đối tượng trong ảnh có màu quá nổi bật hoặc các ảnh sắc thái màu không mong muốn.
4. Levels và Curves
Đôi khi bạn cần có sự điều khiển hơn ngoài các lệnh Levels. Bạn có thể có một vấn đề đòi hỏi nhiều sự điều
khiển hơn hay một tầm nhìn nghệ thuật rộng hơn. Bạn cần thực hiện nhiều sự điều chỉnh hoặc tạo các hiệu
ứng nổi bật. Photoshop cung cấp loại điều khiển đó cho ảnh của bạn. Thật vậy, bạn có nhiều cách xử lý sắc
độ của các ảnh. Hai cách thường được sử dụng nhiều nhất là Levels và Curves, cả hai đều nằm trong Menu
Image | Adjustments.
Trước khi giới thiệu về hai lệnh này, chúng ta sẽ xem qua một vài tuỳ chọn có sẵn khác. Từ những ngày đầu
của photoshop, lệnh Brightnes/Contrast đã ẩn giấu trong số các lệnh Image | Adjustments. Tuy nhiên, bây
giờ tính năng này không có đủ sự điều khiển và thiếu tính tinh vi, có lẽ nó được sử dụng nhiều nhất khi tinh
chỉnh một kênh alpha hay mặt nạ lớp. Trong cả hai kênh alpha và mặt nạ lớp, bạn sử dụng một dạng trình
bày thang độ xám (grayscale) để nhận biết các vùng cụ thể của ảnh. Brightnes/Contrast hoàn toàn thích hợp
cho nhiều sự điều chỉnh mà bạn có thể thực hiện đối với các kênh đó.
Cũng được sử dụng giới hạn là sự điều chỉnh Equalixe. Nó tìm pixel sáng nhất trong ảnh và gọi đó là màu
trắng, tìm pixel tối nhất và gọi là màu đen. Các pixel còn lại trong ảnh được phân bố giữa các giá trị đó, tạo
ra một dãy sắc độ mở rộng. Trong thực tế, bạn sẽ nhận thấy sự điều chỉnh tạo ra các vùng cực kỳ sáng và
các vùng cực kỳ tối với một ảnh có vẻ sặc sỡ nhưng lại thiếu các chi tiết ở các vùng sắc độ trung gian.
a. Sử dụng lệnh Levels
Lệnh Image | Adjustments | Levels… (Ctrl+L) cung cấp cho bạn sự điều khiển đối với các vùng tối, vùng
sáng, và toàn bộ dãy sắc độ của ảnh. Bằng các sử dụng một thanh trượt với ba mục điều khiển, bạn điều
chỉnh ảnh cho phù hợp với sự cảm nhận riêng của bạn và cả trên một histogram để tham chiếu. Bạn còn có
các trường số để nhập vào các giá trị chính xác nếu bạn cần.
34
Để thực hiện thao tác chỉnh sửa Levels cơ bản, mở rộng dãy sắc độ của ảnh qua toàn dãy giá trị có sẵn, bạn
chỉ cần rê các mục điều khiển thanh bên dưới histogram trong hộp thoại Levels vào phía trong cho đến khi
chúng nằm bên dưới điểm mà histogram bắt đầu tăng theo một hình dạng của ngọn núi. Bỏ qua vệt phẳng
nhỏ mở rộng ra phía ngoài – chúng biểu thị các pixel nằm rải rác – và rê các pointer nhỏ bên dưới các cột
vốn cao tối thiểu vài pixel Histogram trong hộp thoại Levels dùng để tham chiếu khi bạn thực hiện sự thay
đổi. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong khi bạn đang làm việc trong Levels, Palette Histogram cập nhật, cho bạn
thấy phần trước (màu xám) và sau khi (màu đen) thực hiện sự điều chỉnh.
Việc rê thanh trượt ở giữa sang sẽ di chuyển khối histogram sang trái, biểu thị toàn bộ diện mạo của ảnh có
vẻ tối hơn.
Cũng chú ý thanh trượt Output Leves ở bên dưới trong hình trên. Bạn thường sử dụng thanh trượt đó chỉ khi
chuẩn bị một ảnh để in ra một máy in thương mại vốn đòi hỏi bạn phải nén dãy sắc độ của ảnh. Nếu không,
hãy bỏ qua thanh trượt đó và hai trường của nó ngoại trừ để đạt được các hiệu ứng đặc biệt. Chú ý menu bật
lên ở đầu hộp thoại Levels, bạn có thể áp dụng Levels cho mỗi kênh màu riêng lẻ của ảnh, thay đổi công cụ
điều chỉnh sắc độ này sang một tính năng chỉnh sửa màu.
Khi bạn đang làm việc trong levels (hay hầu như bất kỳ hộp thoại nào), hãy ghi nhớ rằng việc nhấn giữ
phím Alt sẽ làm thay đổi nút Cancel thanh nút Reset. Khi bạn nhấp nút Reset, mọi giá trị trong hộp thoại
được phục hồi trở lại mặc định, cho phép bạn bắt đầu lại mà không phải huỷ và chọn lại lệnh.
35
Như đã nêu ở đầu bài này, bạn có thể sử dụng Palette histogram để tránh gây ra các lỗi cho ảnh. Ở hình trên,
Palette Histogram cho thấy có các khoảng hở nhỏ xuất hiện giữa các cột tối hơn ở phía trước. Về mặt kỹ
thuật các khoảng hở này được gọi là posterization, chúng tiêu biểu cho các giá trị sắc độ đang được nén lại
với nhau thành một giá trị duy nhất. Các pixel ở một cấp độ sáng được dịch chuyển sang một giá trị cao hơn
kế tiếp hoặc thấp hơn kế tiếp, để cột đó trống trong histogram. Đây có phải là một sự cố hay không? Không,
nếu bạn không nhìn thấy các khoảng hở rộng, biểu thị các giá trị sắc độ liên tiếp không đang được sự dụng.
(vùng posterization quá rộng sẽ phá hỏng sự chuyển tiếp tinh vi giữa các màu trong ảnh của bạn). Và đó là
lý do tại sao bạn cần chú ý Palette Histogram, để bảo đảm bạn không tạo ra các khoảng hở quá rộng trong
histogram và vùng posterization dễ nhận thấy trong ảnh của bạn.
Sau đây là một cách đơn giản để giảm thiểu vùng posterization đó. Ngay sau khi sử dụng Levels, hãy dùng
lệnh Edit | Fade Levels và thay đổi chế độ hoà trộn từ Normal sang Luminosity. Như bạn thấy ở hình dưới
đây, posterization biến mất với một sự thay đổi nhỏ trong hiệu ứng của việc điều chỉnh Levels. Ghi nhớ
rằng lệnh Fade chỉ có sẵn ngay sau khi áp dụng một sự điều chỉnh (một bộ lọc hay một công cụ), thậm chí
bạn được dùng lệnh Save chen vào giữa.
b. Chỉnh sửa sắc độ với các Eyedropper
Hộp thoại Levels (và hộp thoại Curves) cung cấp một cách khác để chỉnh sửa sắc độ cho ảnh của bạn, một
loại kỹ thuật bán tự động, sử dụng ba Eyedropper ở góc phía dưới bên phải của hộp thoại. Hãy mở ảnh, mở
hộp thoại Levels, và chỉnh sửa các sắc độ và màu trong ảnh của bạn bằng ba thao tác nhấp đơn giản sau đây.
1. Nhấp vào Eyedropper bên trái trên vùng mùa nó sẽ là màu đen.
Đây có thể là một vùng tối, một mẫu quần áo, hay một lốp xe hơi. Nói chung, bạn nhấp vào vùng trong ảnh
mà nó đã hoàn toàn có màu đen.
2. Nhấp vào Eyedropper bên phải trên vùng mà nó sẽ là màu trắng.
Một đám mây, áo đầm cưới của cô dâu, … là những đích dành cho Eyedropper vùng sáng. Bạn thường nhấp
vào một vùng nào đó mà nó đã hoàn toàn có màu sáng.
3. Nhấp vào Eyedropper ở giữa trên vùng mà nó sẽ màu xám.
Hãy nhấp vào một vùng mà nó sẽ có màu trung tính. Không bắt buộc phải có màu xám vừa, chỉ cần đó là
một vùng có màu trung tính. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ sắc thái màu không mong muốn trong ảnh. Nếu bạn
không thích kết quả, hãy nhấp vào một nơi khác trong ảnh. Tiếp tục nhấp cho đến khi các màu trong ảnh có
vẻ thích hợp.
c. Điều chỉnh các đường cong
Phức tạp hơn một chút là Image | Adjustments | Curves (Ctrl+M).
36
Giống như Levels, bạn sử dụng Curves để điều chỉnh dãy sắc độ của ảnh. Nhưng thay vì một thanh trượt có
ba mục điều khiển, hộp thoại Curves cung cấp cho bạn cơ hội để điều khiển các phần khác nhau trong dãy
sắc độ và màu. Chúng được sử dụng giống như cách bạn dùng các Eyedropper trong Levels)
Hình dưới đây minh họa một sự điều chỉnh Curves đơn giản được áp dụng cho ảnh đó.
Việc rê đường cong xuống dưới trong các vùng tối làm cho chúng trở nên tối hơn, việc rê lên phía trên làm
cho các vùng sáng trở nên sáng hơn. Các vùng sắc độ trung gian (vùng nằm giữa các vùng tối và sáng) cũng
được làm sáng hơn một chút trong phần điều chỉnh này.
Khi lần đầu tiên bạn mở hộp thoại Curves, bạn sẽ nhìn thấy một đồ thị với một đường chéo chạy từ điểm
neo ở góc phía dưới bên trái đến một điểm neo khác ở góc phía trên bên phải. Bạn nhấp và rê đường thẳng
đó lên trên hoặc xuống dưới để thêm các điểm neo và thực hiện sự thay đổi trong đường con (và trong ảnh
của bạn). Theo mặc định, các vùng tối nằm ở phía dưới bên trái, vì vậy việc rê xuống dưới sẽ làm tối vùng
đó, và rên lên trên sẽ làm sáng chúng. Bạn có thể thêm nhiều điểm neo vào đường con - mặc dù bạn thường
chỉ cần khoảng một đến ba điểm mới.
Đa số các ảnh chụp nhanh có thể tận dụng một sự điều chỉnh nhỏ trong Curves. Nhấp vào phần giao nhau
của các đường hướng dẫn ngang và dọc đầu tiên ở góc phía trên bên trái và rê xuống dưới một chút. Trường
Input sẽ ghi 64, và trường Output sẽ ghi một giá trị nào đó giữa 55 và 60 cho một ảnh chụp với sự khởi đầu
tốt. Kế tiếp, nhấp vào phần giao nhau của đường lưới ở góc phía trên bên phải và rê lên trên một chút.
Trường Input sẽ hiển thị 192, và trường Output có thể là một giá trị từ 95 đến 205.
Cả hai hộp thoại Curves và Levels đều cung cấp cho bạn các nút Load và Save. Nếu có một sự chỉnh sửa mà
bạn cần thực hiện trên một lần, hoặc phần chỉnh sửa cần phải chính xác, hãy sử dụng nút Load để áp dụng
phần điều chỉnh đó cho một ảnh khác. Chẳng hạn, nếu bạn đã sử dụng sai xác lập trong máy ảnh của bạn khi
chụp một loạt các bức ảnh trong cùng một điều kiện ánh sáng, có lẽ các bức ảnh đó được chỉnh sửa như
nhau. Hãy thực hiện sự điều chỉnh một lần, lưu nó, sau đó áp dụng nó cho các bức ảnh khác với nút Load.
Nếu bạn muốn chỉnh sửa một vùng nhất định trong ảnh, hãy nhấn giữ nút chuột và di chuyển con trỏ vào
cửa sổ ảnh (nơi nó xuất hiện ở dạng công cụ Eyedropper. Bạn sẽ nhìn thấy một hình tròn trên đường cong.
37
Hình tròn này cho bạn biết vị trí của các pixel đó trong dãy sắc độ. Để thêm một điểm neo vào đó,
Ctrl+nhấp trong cửa sổ ảnh.
Khi đường con có nhiều điểm neo, điểm neo hoạt động sẽ hiển thị ở dạng một ô vuông lấp đầy. Các điểm
neo không được chọn là các ô vuông rỗng. Để chính xác hơn, bạn có thể dùng các phím mũi tên trên bàn
phím để di chuyển điểm neo hoạt động, hoặc bạn có thể gõ các giá trị cụ thể vào trường Input (vị trí bắt đầu
của điểm neo) và trường Output (nơi mà bạn muốn điểm neo di chuyển)
Bạn cũng có nhiều cách để tuỳ biến diện mạo của Curves. Nhấp nút nằm ở phía dưới bên phải để chuyển
đổi giữa hộp thoại cỡ chuẩn và một hộp thoại cỡ lớn hơn. Nhấn Alt + nhấp trong vùng lưới để chuyển đổi
giữa một lưới 4x4 và một lưới 10x10. Thay vì nhấp và rê trên đường cong, bạn có thể kích hoạt công cụ
Pencil và vẽ đường cong bằng tay.
Khi vẽ đường cong bằng tay, nút Smooth sẽ trở nên có sẵn để bảo đảm sự chuyển tiếp trong các phần điều
chỉnh sắc độ của bạn không quá trầm trọng.
5. Một số công cụ khác
Menu Image | Adjustments của Photoshop CS6 còn có nhiều cách mạnh hơn để làm việc với dãy sắc độ
trong các ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng điều chỉnh Shadow/Highlight để cô lập và thay đổi bất kỳ dãy
pixel sáng hay tối mà bạn muốn.
38
Bằng cách chỉ định dãy giá trị sắc độ nào được xem là tối hay hẹp. Tính năng Exposure cho phép bạn thay
đổi toàn bộ dãy sắc độ của ảnh, như thể bạn đã chụp ảnh với một xác lập máy ảnh khác. Và đừng quên
chỉnh sửa các vùng có vết đốm bằng các công cụ Dodge và Burm!
Sự điều chỉnh Shadow/Highlight và Eyedropper không giống như làm việc với các ảnh Raw trong plug-in
Camera Raw. Camera Raw hoạt động với dữ liệu ảnh chưa được xử lý, vì vậy nó được gọi là âm bản kỹ
thuật số (digitalnegative). Bằng các sử dụng các lệnh Adjustments của Photoshop, bạn đang làm việc với dữ
liệu ảnh đã được xử lý trong Camera Raw, bạn thật sự có sự điều khiển về sự phơi sáng, các vùng tối, các
vùng sáng, và nhiều thứ khác.
Sự điều chỉnh Shadow/highlight và Exposure không có sẵn như các lớp điều chỉnh. Các thay đổi mà bạn
thực hiện với các tính năng này là sự thay đổi vĩnh viễn của ảnh.
a. Sử dụng Shadow/Highlight
Sự điều chỉnh Shadow/Highlight được thiết kế để tinh chỉnh hai loại ảnh: nền được phơi sáng tốt, nhưng
chủ thể trong tiền cảnh thì lại quá tối. Hoặc nền thì đẹp, nhưng chủ thể lại bị trắng xoá do bởi đèn flash quá
sáng.
39
Bằng cách điều khiển các vùng tối và vùng sáng tách biệt với phần còn lại của ảnh, tính năng này giúp bạn
phục hồi sự cân đối hơn cho ảnh.
Các xác lập mặc định trong Shadow/Highlight dùng để chỉnh sửa các lỗi do ảnh sáng chiếu về phía sau, như
bạn thấy trong ảnh khi tiền cảnh thiếu chi tiết do bởi đền flash, hãy giảm thiểu sự thay đổi cho các vùng tối
và rê thanh trượt Highlights sang phải. Như minh họa ở hình dưới đây, hai thanh trượt trong
Shadow/Highlight có thể được sử dụng kết hợp với nhau.
Trong hộp thoại Shadow/Highlight, thanh trượt Shadows làm sáng các vùng tối hơn của ảnh, và thanh trượt
Highlights làm tối các vùng sáng hơn.
Thông thường, bạn sẽ sử dụng thanh trượt này hoặc thanh trượt kia để chỉnh sửa một lỗi nào đó trong ảnh,
nhưng bạn có thể dùng cả hai nếu bạn cần làm sáng các vùng tối và giảm sắc độ của các vùng sáng trong
cùng một ảnh.
Bạn sẽ nhận thấy Shadow/Highlight cũng là một công cụ tuyệt vời cho một số trường hợp khác, nhất là khi
bạn chọn hộp kiểm Show More Options. Chẳng hạn, hãy xem hình minh họa dưới đây:
40
Trong ảnh “sau”, ảnh có diện mạo tuyệt vời hơn nhờ sự làm sáng với thanh trượt Shadows, hạ thấp thanh
trượt Midtone Contrast, và tăng độ bão hoà với thanh trượt Color Correction. Bằng cách làm sáng và tăng
độ bão hoà, các màu xanh lá cây có màu nâu trong nền tách biệt, giúp bạn thấy rõ chủ thể.
Khi bạn chọn hộp kiểm Show More Options, Shadow/Highlight có một tập hợp điều khiển bổ xung. Các tuỳ
chọn này khá đơn giản.
- Amount: Đối với Shadow và Highlight, thanh trượt Amount là lượng điều chỉnh mà bạn thực hiện. Đây là
chi tiết điều chỉnh của Shadow/Highlight. Đối với một chủ thể được chiếu sáng về phía sau, bạn sẽ sử dụng
thanh trượt Shadow khá nhiều và không dùng thanh trượt Highlight. Khi làm việc với một chủ thể bị trắng
xoá, bạn sẽ di chuyển thanh trượt Shadow sang 0% và làm việc với thanh trượt Highlight
- Tonal Width: Sử dụng các thanh trượt Tonal Width để chỉ định bạn muốn đưa vào bao nhiêu phần trong
dãy sắc độ của ảnh ở dạng các vùng tối hay vùng sáng. Nếu bạn rê mỗi thanh trượt Tonal Width sang 100%,
bạn đang làm việc trên toàn bộ dãy sắc độ của ảnh – đây không phải là một công việc đặc biệt phù hợp với
Shadow/Highlight (việc sử dụng Curves thì phù hợp hơn). Mặc định 50% là một giá trị khá cao. Hãy bắt
đầu sự điều chỉnh bằng một dãy giá trị khoảng 20% và tinh chỉnh từ đó.
- Radius: Bạn điều chỉnh các thanh trượt Radius để cho Shadow/Highlight biết những pixel nào sẽ được
xác định là nằm trong vùng tối hay vùng sáng. Với xác lập Radius quá thấp, một pixel đen riêng lẻ nằm ở
giữa một vùng sáng trong ảnh có thể được phân loại là một vùng tối. Một xác lập quá cao thường có khuynh
hướng áp dụng sự điều chỉnh cho toàn bộ ảnh. Nói chung, hãy bắt đầu với một Radius khoảng 10 pixel cho
các bức ảnh cỡ nhỏ và 30 pixel cho các bức ảnh cỡ lớn. Sau khi điều chỉnh các thanh trượt Amount và
Tonal Width, hãy di chuyển thanh trượt Radius tới lui trong khi theo dõi một số mẫu nhỏ hơn của vùng tối
hay vùng sáng (bất kỳ vùng nào bạn đang chỉnh sửa) để bảo đảm các vùng đó đang được đưa vào phần điều
chỉnh.
- Color Correction/Brightness: Thanh trượt này thay đổi tên của nó phù hợp với chế độ màu của ảnh. Khi
41
làm việc với một ảnh màu, bạn sẽ nhình thấy Color Correction. Khi bạn áp dụng Shadow/Highlight cho một
ảnh thang độ xám, tên của thanh trượt đổi thành Brightness. Đừng bận tâm đến thanh trượt này cho đến khi
nào bạn thực hiện sự điều chỉnh Amount. Trong một ảnh màu, việc làm sáng các vùng tối hay làm tối các
vùng sáng sẽ cho thấy màu thật sự cuả các pixel ở những vùng đó. Hãy sử dụng thanh trượt này để tăng (rê
sang pahỉ), hoặc giảm (rê sang trái) độ bão hoà của các pixel đó. Ghi nhớ rằng Color Correction hoạt động
chỉ trên các pixel mà bạn nhận biết với các thanh trượt Tonal Width và Radius sang 0%, Color Correction sẽ
hoàn toàn không có tác dụng nào lên ảnh). Mặt khác, khi bạn chỉnh sửa một ảnh thang độ xám, thanh trượt
Brightness tác động đến tất cả pixel ngoại trừ các pixel đã có màu trắng thuần khiết hoặc màu đen thuần
khiết.
- Midtone Contrast: Bạn có thể tăng hoặc giảm độ tương phản trong suốt ảnh bằng thanh trượt Midtone
Contrast. Gần giống như việc nhấp vào giữa đường cong trong Curves và rê lên hoặc xuống, bạn điều chỉnh
toàn bộ dãy tương phản của ảnh, bao gồm cả ùng sáng và vùng tối. Khi toàn bộ diện mạo của ảnh cần được
cải tiến, hãy bắt đầu với Midtone Contrast và sau đó làm việc với các vùng tối và vùng sáng riêng lẻ.
- Clip: Thông thường bạn không muốn thay đổi các giá trị xén. Xén (clipping) lấy các pixel gần như đen và
ép buộc chúng thành màu đen thuần khiết, hoặc lấy các pixel gần như trắng và ép buộc chúng thành màu
trắng thuần khiết. Việc xén các vùng tối hay vùng sáng sẽ giảm bớt những khác biệt tinh vi về màu sắc vốn
cung cấp chi tiết trong các vùng tối và vùng sáng. Khi nào thì bạn cần xén các vùng tối hay vùng sáng? Khi
bạn không quan tâm đến những chi tiết ở những vùng đó của ảnh và cần độ tương phản cao hơn ở những
vùng đó của ảnh và cần độ tương phản cao hơn ở các vùng có sắc độ trung gian.
b. Thay đổi độ phơi sáng
Photoshop CS6 thêm một tính năng mới vào menu Image | Adjustments.
Tính năng đó được gọi là Exposure (độ phơi sáng). Nó mô phỏng cách ảnh sẽ có diện mạo như thế nào nếu
bạn thay đổi xác lập Exposure trên máy ảnh của bạn trước khi nhấp màn trập. Hãy xem nó như là một sự
điều chỉnh sắc độ trong ảnh. Như bạn có thể thấy ở hình dưới, ngay cả một sự điều chỉnh nhỏ cũng có thể
tạo ra một sự tác động rất lớn đến ảnh.
42
Hộp thoại Exposure cũng có các mục điểu khiển khác. Các thanh trượt Shadow và Brightness được thiết kế
chủ yếu để xử lý các ảnh có số bít rất cao (các ảnh đặc biệt với dãy động cao 32 bít/kênh).
Exposure là một công cụ khá chuyên biệt, nó không thân thiện với người dùng và cũng không hiệu quả bằng
Curves và Shawdow/Highlight.
c. Sử dụng các công cụ tạo sắc độ
Ngoài các cách trên, còn có thêm hai cách nữa để xử lý sắc độ trong Photoshop – đó là các công cụ tạo sắc
độ (toning). Hai công cụ sử dụng cọ này cho phép bạn tô các phần chỉnh sửa lên trên ảnh của bạn, tạo ra sự
điều khiển diện mạo một cách linh hoạt. Hãy chọn công cụ Burn để làm tối và công cụ Dodge để làm sáng.
Chọn một đầu cọ trong thanh công cụ và rê công cụ trong ảnh của bạn để áp dụng phần chỉnh sửa. Ở hình
dưới, bạn sẽ nhìn thấy công cụ Burn làm tối một vùng trong ảnh.
Trong trường hợp này tuy sử dụng công cụ làm tối những lại giúp cho ảnh hậu kỳ thêm sắc nét và rõ ràng.
Công cụ Dodge thì thích hợp cho việc giảm thiểu (nhưng không loại bỏ) các vùng tối trong một ảnh.
43
Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc
1. Màu trong Photoshop CS6
Photoshop CS6 xử lý các ảnh số (bao gồm cả các bức ảnh chụp kỹ thuật số, các ảnh đã được số hoá bằng
một máy scan, và artwork mà bạn tạo từ đầu trong Photoshop). Các chữ số là mã máy tính được sử dụng để
ghi thông tin của ảnh. Số pixel, màu của màu của mỗi pixel, và bất kỳ thông tin kết hợp sẽ được ghi theo
một chuỗi các số 0 và số 1 trên ổ cứng. Do đó, màu không có gì khác ngoài các số. Tuy nhiên, đối với
chúng ta, màu còn hơn mã nhị phân trên một ổ cứng. Đó là chính là ảnh, artwork, thông báo. Artwork là
màu và màu là artwork, thao từng pixel.
a. Các chế độ màu, mô hình màu, và độ sâu màu
Photoshop ghi màu của mỗi pixel trong ảnh bằng nhiều cách khác nhau. Mọi pixel trong bất kỳ ảnh đã cho
có tất cả các màu được ghi trong một chế độ màu, đó chính là dạng màu thật sự cho file ảnh. Tuy nhiên,
trong khi làm việc với ảnh của bạn, bạn có thể xác định các màu cụ thể bằng một trong các mô hình màu, đó
là một loại công thức thức mà bạn pha trộn màu bằng công thức đó. Và một ảnh có thể chỉ có một độ sau
mà (color depth), đây là một giới hạn về số lượng màu trong một ảnh.
Trước khi đi sâu vào chi tiết, bạn cần tìm hiểu một trong các khái niệm cơ bản của màu: đó là gam màu
(gamut). Hãy xem giam màu là dãy các màu mà về lý thuyết chúng có thể được tái tạo trong một chế độ
màu nhất định hoặc với một profile màu cụ thể. Do đo, một gam màu rộng sẽ có số màu có sẵn nhiều hơn
một giam màu bị giới hạn. Các màu bổ xung đó thường sáng hơn nổi bật hơn, các màu làm cho một ảnh trở
nên sống động. Chế độ màu RGB (red/green/blue) thường cung cấp một dãy màu rộng hơn chế độ màu
CMYK (cyan/magenta/yellow/).
Bạn nên chọn chế độ màu nào?
Nếu bạn dự định in ra một máy in phun mực hoặc gởi ảnh của bạn lên Web, bạn cần chế độ màu RGB. (Cho
dù bạn có thể tải các mực CMYK và máy in phun mực của bạn, nhưng phần mềm của máy in thường mong
đợi và bắt buộc phải nhận được - dữ liệu màu RGB). Nếu bạn đang chuẩn bị một ảnh để đưa vừa một tài
liệu dàn trang dành cho một máy in offset thương mại bạn cần CMYK (Bạn chọn chế độ màu của ảnh từ
menu Image | Mode).
Đó là một sự tóm lược đơn giản. Sau đây sẽ là phần trình bày chi tiết hơn về các chế độ màu:
RGB: RGB là chế độ màu cho các bức ảnh kỹ thuật số, các monitor máy tính, World Wide Web, và các
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop
Cs6 photoshop

Contenu connexe

Tendances

Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPT
Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPTBài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPT
Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...MasterCode.vn
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxTnLc31
 
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh Tan
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh TanTÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh Tan
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh TanPhan Minh Tân
 
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...MasterCode.vn
 
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản Demo
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản DemoGiáo trình tự học Creo Parametric cơ bản Demo
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản DemoTrung tâm Advance Cad
 
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhất
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhấtGiáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhất
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhấtTrung tâm Advance Cad
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixHương Nguyễn
 
07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việt07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việtHồng Sơn Nguyễn
 
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocad
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocadMột số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocad
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocadTrung Lưu
 
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)Đoàn Trọng Hiếu
 
Bài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônBài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônLê Duy
 
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPT
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPTBài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPT
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTBài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3Học Huỳnh Bá
 
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTBÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocad
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocadTổng hợp các lệnh cơ bản trong autocad
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocadbotemkin
 
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks Trung Thanh Nguyen
 

Tendances (20)

Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPT
Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPTBài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPT
Bài 1 Khám phá phần mềm ADOBE PHOTOSHOP & tìm hiểu về WORKSPACE - Giáo trình FPT
 
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...
Bài 4 Làm việc với công cụ PEN – kỹ thuật vẽ hình trong PHOTOSHOP & các công ...
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
 
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh Tan
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh TanTÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh Tan
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD - Phan Minh Tan
 
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...
Bài 2 Sử dụng phần mềm ADOBE BRIDGE & các thao tác làm việc cơ bản - Giáo trì...
 
Giáo trình access2010
Giáo trình access2010Giáo trình access2010
Giáo trình access2010
 
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản Demo
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản DemoGiáo trình tự học Creo Parametric cơ bản Demo
Giáo trình tự học Creo Parametric cơ bản Demo
 
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhất
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhấtGiáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhất
Giáo trình lắp ráp và xuất bản vẽ Solidworks 2016 hay nhất
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
 
07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việt07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việt
 
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocad
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocadMột số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocad
Một số lệnh tắt trong auto cad và những lệnh hay trong autocad
 
Lắp ráp (Inventor)
Lắp ráp (Inventor)Lắp ráp (Inventor)
Lắp ráp (Inventor)
 
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 (tiếng Việt)
 
Bài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônBài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuôn
 
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPT
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPTBài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPT
Bài 7 Làm việc với SMART OBJECT sử dụng FILTER - Giáo trình FPT
 
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTBài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
 
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3
Các thao tác cơ bản trên adobe illustrator cs3
 
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTBÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
 
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocad
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocadTổng hợp các lệnh cơ bản trong autocad
Tổng hợp các lệnh cơ bản trong autocad
 
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks
Tutorial hướng dẫn mô phỏng Solidworks
 

En vedette

Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6  Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6 Thế Giới Tinh Hoa
 
Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Jessie Doan
 
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng Cao
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng CaoKhóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng Cao
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng CaoPhong Vũ Gia
 
Giao trinh illustrator cs5
Giao trinh illustrator cs5Giao trinh illustrator cs5
Giao trinh illustrator cs5jenlien
 
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPT
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPTBài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPT
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2Truong Tho Nguyen
 
Lightroom toan tap
Lightroom toan tapLightroom toan tap
Lightroom toan tapNhan Trong
 
Giao trinh sketch up
Giao trinh sketch upGiao trinh sketch up
Giao trinh sketch upTrung Kien
 
Photoshop in graphic design - Fundamental
Photoshop in graphic design - FundamentalPhotoshop in graphic design - Fundamental
Photoshop in graphic design - FundamentalHải Trần
 
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPT
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPTBÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPT
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngàythangtcq
 
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPT
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPTBÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPT
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Giao trinh sketchup
Giao trinh sketchupGiao trinh sketchup
Giao trinh sketchupkhaluu93
 
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te Kent
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te KentSlice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te Kent
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te KentKent College
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng video
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng videoHướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng video
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng videoTA Là Cát Bụi
 

En vedette (19)

Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6  Giáo trình tự học illustrator cs6
Giáo trình tự học illustrator cs6
 
Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5
 
Giao trinh photoshop
Giao trinh photoshopGiao trinh photoshop
Giao trinh photoshop
 
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng Cao
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng CaoKhóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng Cao
Khóa Học Photoshop Căn Bản + Nâng Cao
 
Giao trinh illustrator cs5
Giao trinh illustrator cs5Giao trinh illustrator cs5
Giao trinh illustrator cs5
 
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPT
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPTBài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPT
Bài 8 Tạo ảnh cho trang web - Giáo trình FPT
 
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2
Lightroom CC Toàn Tập - Tập 2
 
Lightroom toan tap
Lightroom toan tapLightroom toan tap
Lightroom toan tap
 
Giao trinh sketch up
Giao trinh sketch upGiao trinh sketch up
Giao trinh sketch up
 
Photoshop in graphic design - Fundamental
Photoshop in graphic design - FundamentalPhotoshop in graphic design - Fundamental
Photoshop in graphic design - Fundamental
 
Giao trinh sketchup
Giao trinh  sketchupGiao trinh  sketchup
Giao trinh sketchup
 
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPT
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPTBÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPT
BÀI 7 Kỹ thuật hòa trộn nâng cao - Giáo trình FPT
 
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
[Ebook] bạn có thể vẽ trong 30 ngày
 
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPT
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPTBÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPT
BÀI 6 Sử dụng hiệu ứng, độ trong suốt và xuất file - Giáo trình FPT
 
Giao trinh sketchup
Giao trinh sketchupGiao trinh sketchup
Giao trinh sketchup
 
Hướng dẫn học sketchup
Hướng dẫn học sketchupHướng dẫn học sketchup
Hướng dẫn học sketchup
 
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te Kent
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te KentSlice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te Kent
Slice bai giang adobe illustrator truong cao dang quoc te Kent
 
Audition
AuditionAudition
Audition
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng video
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng videoHướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng video
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs6 bằng video
 

Similaire à Cs6 photoshop

Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2nhatthai1969
 
Giáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfGiáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfngohoangchuc
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4nhatthai1969
 
Lightroom toan tap 2 2
Lightroom toan tap 2 2Lightroom toan tap 2 2
Lightroom toan tap 2 2laonap166
 
Lightroom toan tap
Lightroom toan tapLightroom toan tap
Lightroom toan taplaonap166
 
Lightroom CC toàn tập - Tập 1
Lightroom CC toàn tập - Tập 1Lightroom CC toàn tập - Tập 1
Lightroom CC toàn tập - Tập 1Truong Tho Nguyen
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Nhan Tran Trong
 
Chuong 10
Chuong 10Chuong 10
Chuong 10lekytho
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5realcom
 
Chuong 08
Chuong 08Chuong 08
Chuong 08lekytho
 
Ung dung windows
Ung dung windowsUng dung windows
Ung dung windowslam04dt
 
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02lekytho
 
Sketch up 8 phan 1
Sketch up 8 phan 1Sketch up 8 phan 1
Sketch up 8 phan 1anhvuprnt
 
Huong dan sw_2001
Huong dan sw_2001Huong dan sw_2001
Huong dan sw_2001xuanthi_bk
 

Similaire à Cs6 photoshop (20)

Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 2
 
Giáo trình Illustrator cs6
Giáo trình Illustrator cs6Giáo trình Illustrator cs6
Giáo trình Illustrator cs6
 
Giáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfGiáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdf
 
Photoshop05
Photoshop05Photoshop05
Photoshop05
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 4
 
Tom tat bai giang illustrator
Tom tat bai giang illustratorTom tat bai giang illustrator
Tom tat bai giang illustrator
 
Illustrator
IllustratorIllustrator
Illustrator
 
Lightroom toan tap 2 2
Lightroom toan tap 2 2Lightroom toan tap 2 2
Lightroom toan tap 2 2
 
Lightroom toan tap
Lightroom toan tapLightroom toan tap
Lightroom toan tap
 
Lightroom CC toàn tập - Tập 1
Lightroom CC toàn tập - Tập 1Lightroom CC toàn tập - Tập 1
Lightroom CC toàn tập - Tập 1
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5
 
Chuong 10
Chuong 10Chuong 10
Chuong 10
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
 
Giaotrinh solidworks99
Giaotrinh solidworks99Giaotrinh solidworks99
Giaotrinh solidworks99
 
Chuong 08
Chuong 08Chuong 08
Chuong 08
 
Ung dung windows
Ung dung windowsUng dung windows
Ung dung windows
 
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
 
Sketch up 8 phan 1
Sketch up 8 phan 1Sketch up 8 phan 1
Sketch up 8 phan 1
 
Huong dan sw_2001
Huong dan sw_2001Huong dan sw_2001
Huong dan sw_2001
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5
 

Cs6 photoshop

  • 1. 1 Mục lục Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 .......................2 1. Giao diện làm việc ......................................................................2 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 ...........................................................5 3. Các xác lập của Photoshop.......................................................9 Bài 2 - Đưa vào các File ảnh .................................................17 1. Đưa ảnh vào Photoshop ..........................................................17 2. Bố cục ảnh ................................................................................20 3. In ảnh .........................................................................................25 Bài 3 - Tinh chỉnh các vùng sáng và tối ...............................28 1. Sử dụng các Histogram ...........................................................28 3. Sử dụng các tính năng điều chỉnh tự động...........................31 4. Levels và Curves ......................................................................33 5. Một số công cụ khác ................................................................37 Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc ....................................................43 1. Màu trong Photoshop CS6 ......................................................43 2. Điều chỉnh màu trong Photoshop...........................................47 3. Chỉnh sửa các tông màu da ....................................................58 Bài 5 - Hoà trộn các lớp màu với nhau.................................60 1. Cách hoạt dộng của chế độ lớp..............................................60 2. Tách màu và tông màu.............................................................69 Bài 6 – Vùng chọn trên ảnh...................................................76 1. Xác định nơi làm việc với các vùng chọn..............................76 2. Một vùng chọn trên ảnh...........................................................76 3. Feathering và Anti-aliasing......................................................77 4. Tạo các vùng chọn với các công cụ.......................................78 5. Các lệnh chọn ...........................................................................82 6. Các mặt nạ.................................................................................88 7. Các điều chỉnh ..........................................................................92 Bài 7 - Kết hợp ảnh với các lớp............................................96 1. Kết hợp các phần nhỏ với các lớp .........................................96 2. Bộ lọc Vanishing Point...........................................................100 3. Kết hợp các ảnh tự động.......................................................102 4. Thêm các hiệu ứng mỹ thuật và sáng tạo............................105 Bài 8 – Tinh chỉnh ảnh và tạo hiệu ứng..............................116 1. Hoàn chỉnh các bức chân dung............................................116 2. Làm cho các ảnh đẹp hơn .....................................................116 3. Giảm nhiễu trong các ảnh .....................................................121 4. Loại bỏ các thành phần không cần thiết khỏi ảnh gốc ......124 5. Tạo bong bóng trong bức ảnh ..............................................127 6. Tạo hiệu ứng ảnh lồng nhau .................................................139 7. Tạo hiệu ứng phóng to trong bức ảnh .................................147 8. Tạo hiệu ứng gợn nước trong bức ảnh ...............................153
  • 2. 2 Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 1. Giao diện làm việc Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này, trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong toàn bộ cuốn sách này - giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách. a. Các Palette Photoshop (và các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite) sử dụng các Palette di động. Các Palette này luôn xuất hiện ở phần trên cùng của cửa sổ ảnh. Một số chúng nằm dọc theo mép phải của màn hình. Cửa sổ ảnh sẽ không bao giờ che giấu các Palette. (Tuy nhiên, các Palette có thể che dấu các Palette khác). Thanh Options (nằm ngang qua đỉnh của vùng làm việc) và Toolbox (hay thanh công cụ) nằm dọc theo mép trái của màn hình cùng các Palette. Các Palette có các tính năng Photoshop mà bạn có thể cần truy cập thường xuyên. Không phải lúc nào bạn cũng cần có các Palette hiển thị. Trong Photoshop, nhấn phím Tab để che giấu tất cả các Palette hoặc nhấn Shift+Tab để che dấu cả ngoại trừ Toolbox và thanh Options. Với ít Palette hiển thị hơn, Palette bạn có thể tạo nhiều chỗ hơn cho ảnh của bạn. Bạn có thể che giấu và hiển thị các Palette một cách có chọn lọc thông qua menu Windows.
  • 3. 3 Như bạn thấy ở hình trên nhiều Palette có thể được xếp lồng (được nhóm lại với nhau). Để đưa một Palette ra phía trước, hãy nhấp vào tab của nó. Bạn cũng có thể rê tab của một Palette để di chuyển nó khỏi một nhóm đến một vị trí bất kỳ trên màn hình hoặc vào một nhóm khác. Ngoài ra, ở cuối bên phải của thanh Options là Palette Well. Theo mặc định Palette Well này chứa các Palette Brushes, Tool Pre-sets, và Layer Comp. Hãy rê tab của một Palette vào Palette Well để đưa nó ra theo cách của bạn nhưng vẫn giữ cho nó dễ truy cập. Nếu nhiều Palette của Photoshop có thể được định lại kích cỡ. Giống như một cửa sổ ảnh, bạn rê góc phía dưới bên phải của Palette để mở rộng hay thu hẹp nó. Bạn cũng có nhiều nút để điều khiển tính hiển thị và kích cỡ của Palette hay nhóm Palette. Hãy xem hình minh họa phía dưới, những người dùng Macintosh có ba nút ở góc trên bên trái của Palette, và những người dùng Windows có một cặp nút nằm ở phía trên bên phải. - Nhấp nút phải để che giấu Palette (hay nhóm Palette) - Nhấp nút trái để tối ưu hoá. Hầu như tất cả Palette Photoshop đều có một menu Palette. Bạn có thể chọn nhiều tuỳ chọn khác nhau trong nenu này. (Toolbox và thanh Options không có các menu). Bạn mở menu Palette bằng cách nhấp vào tam giác nhỏ nằm ở góc trên bên phải của Palette. Menu Palette chứa những tuỳ chọn như kích cỡ thumbnail (chẳng hạn các Palette Layers, Channels, và Paths), cách hiển thị các mục trong Palette (Swatches, Styles, và Brushes trong số các mục khác), hoặc kích cỡ và nội dung của Palette (info và Histogram). Khi Palette được nêu cố định trọng Palette Well, tam giác vốn có tác dụng mở menu sẽ xuất hiện trong tab của Palette. Nội dung của một số Palette thay đổi tự động khi bạn làm việc với ảnh của bạn. Hãy thêm vào một lớp và Palette Layer sẽ hiển thị một lớp mới. Nếu bạn lưu một vùng chọn, Palette Channel sẽ hiển thị một kênh alpha mới. Khi bạn rê một cộng cụ xếp, Palette Layer nhận một lớp mới và Palette Path hiển thị mặt nạ vector của lớp đó. Bạn điều khiển một số Palette khác bằng cách tải (và xoá) nội dung thông qua các menu Palette hoặc bằng lệnh Edit | Preset Manager. Hãy sử dụng Preset Manager để lưu các tập hợp tuỳ biến của
  • 4. 4 bạn cũng như để tải và xoá các mục ra khỏi các Palette. Ngoài nội dung của các Palette Brushes, Swatches, Styles, và Tool Presets, bạn sử dụng Preset Manager với một số picker (bộ chọn). Các picker là một loại mini-Palette, chỉ có sẵn với các công cụ và tính năng nhất định. Các picker Gradient và Custom Shape được truy cập thông qua thanh Options khi các công cụ đó đang được sử dụng. Picker Pattern được tìm thấy trong hộp thoại Fill, hộp thoại Layer Style, và (với một số công cụ) trong thanh Options. Picker Contour được sử dụng với 6 hiệu ứng trong hộp thoại Layer Style. Photoshop CS6 giới thiệu một số sự thay đổi quan trọng đối với Palette Layers, như minh họa ở hình dưới đây: Các tập hợp lớp không còn nữa. Cột Link cũng biến mất. Thay vào đó, Photoshop CS6 cung cấp cho bạn tính năng để chọn nhiều lớp bằng cách nhấn Shift+nhấp và Ctrl+nhấp. Bạn có thể biến đổi nhiều lớp, nhưng bạn không thể thêm nội dung vào nhiều lớp cùng lúc – giả sử, lắp đầu một vùng chọn trên hay hay ba lớp bạn cũng không thể áp dụng một style lớp cho nhiều lớp đồng thời. Bạn có thể liên kết và tạo các nhóm lớp (tương đương chức năng của các tập hợp lớp) từ các lớp được chọn thông qua menu Layers. b. Các công cụ Bạn điều khiển sự hoạt động của các công cụ Photoshop thông qua thanh Options. Ngoại trừ một vài công cụ liên quan đến đường dẫn (Direct Selection, Add Anchor Point, Delete Anchor Point, và con-vert Point), mọi công cụ trong Photoshop đều có các tuỳ chọn. Thanh Options thay đổi khi bạn chuyển đổi các công cụ. Và trong một số trường hợp, thanh Options thay đổi trong khi bạn làm việc với công cụ. Trong trường hợp của công cụ Crop, như hình minh họa dưới đây:
  • 5. 5 Bạn có một tập hợp tuỳ chọn trước khi bạn rê công cụ và một tập hợp khác sau khi thiết lập hộp biên. Cách hoạt động của một số công cụ thay đổi khi bạn thêm một hay nhiều phím chỉnh sửa (Ctrl, Shift, và Alt). Chẳng hạn, các phím chỉnh sửa có thể tác động đến sự hoạt động của công cụ. Chúng ta sẽ xem xét các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee. - Nhấn giữ phím Shift trong khi rê: Thông thường các công cụ chọn marquee là có dạng tự do - bạn rê theo bất kỳ cách nào bạn thích. Mặt khác, khi bạn nhấn giữ phím Shift lúc bạn đang rê bạn ép buộc các tỉ lệ của vùng chọn theo một hình vuông hay hình tròn (thay vì một hình chữ nhật hay êlip) - Nhấn giữ phím Atl trong khi rê: Khi bạn nhấn giữ phím Option/Alt trong khi đang rê một công cụ chọn marquee, vùng chọn sẽ được đặt ngay chính giữa điểm mà bạn đã nhấp lần đầu tiên. Thay vì là một góc của vùng chọn, điểm bắt đầu đó là tâm của vùng chọn. - Nhấn giữ các phím Shift và Alt trong khi rê: Bạn có thể chọn từ tâm trong khi ép buộc các tỉ lệ bằng cách sử dụng các phím Shift và Alt kết hợp với nhau. - Sử dụng phím Shift để thêm vào một vùng chọn hiện có: Nếu bạn đã có một vùng chọn hoạt động trong ảnh, việc nhấn Shift+rê một cộng cụ chọn sẽ thêm vào vùng đó. (Nhấn Shift trước khi bạn nhấp và rê) - Sử dụng phím Alt để loại bớt khỏi một vùng chọn hiện có: Khi bạn có một vùng chọn và bạn nhấn giữ phím Alt, bạn có thể rê để loại bớt khỏi vùng chọn đó. Lưu ý trong hình dưới đây, con trỏ của công cụ chọn hiển thị một dấu trừ nhỏ khi loại bớt khỏi một vùng chọn. - “Ép buộc” với phím Shift hoặc Alt: Bạn thậm chí có thể ép buộc các tỉ lệ hay chọn từ tâm và thêm hoặc loại bớt khỏi một vùng chọn. Nhấn phím Shift (để thêm vào một vùng chọn hiện có) hoặc phím Alt (để loại bớt khỏi vùng chọn hiện có). Nhấp và bắt đầu rê công cụ chọn marquee. Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút chuột, hãy thả phím bổ xung và nhấn giữ Shift (để ép buộc các tỉ lệ) hay Alt (để canh giữ vùng chọn) hoặc cả hai; sau đó tiếp tục rê công cụ chọn của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng kỹ thuật này khi tạo một vùng chọn có hình dạng donut. Hãy rê vùng chọn hình tròn ban đầu, sau đó loại bớt một vùng chọn hình tròn nhỏ hơn ra khỏi tâm của hình tròn ban đầu. Hãy thử làm việc với các phím bổ xung trong khi đang làm với các công cụ. Bạn luôn luôn có lệnh Undo (Ctrl+Z) để undo các thao tác mà bạn đã thực hiện. 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 Việc tạo tuỳ biến Photoshop không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mà còn giúp bạn làm việc chính xác hơn và tránh bớt các lỗi có thể xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng một Preset của công cụ Crop để tạo một tấm ảnh 5x7 ở 300 pixel trên mỗi inch (ppi). Một Preset như vậy sẽ luôn tạo ra các kích thước đó một cách chính xác. Việc cài đặt công cụ Crop mỗi lần bạn cần một tấm ảnh cỡ 5x7 ở 300 ppi không chỉ phí thời gian mà còn “mở cửa” cho các lỗi khác xâm nhập vào. a. Tuỳ biến vùng làm việc Một trong những cách dễ nhất để làm việc hiệu quả hơn là thấy ảnh của bạn rõ hơn. Nói chung càng lớn thì càng tốt, vì vậy bạn có càng nhiều chỗ để hiển thị artwork của bạn trên monitor thì bạn có thể phóng lớn và thực hiện công việc càng chính xác. Cách dễ nhất để gia tăng vùng làm việc (workspace)? Hãy nhẫn phím Tab để che giấu các Palette của Photoshop. Việc nhấn Shift+tab sẽ che giấu tất cả các Palette ngoại trừ
  • 6. 6 thanh Options và Toolbox. Bạn cũng có thể rê các Palette mà bạn cần dùng thường xuyên đến Palette Well và che dấu các Palette khác. Đừng quên rằng các Palette chính có được phím tắt được gán để hiển thị và che giấu. Mặc dù các phím tắt có thể được tạo tuỳ biến, nhưng sau đây là các phím F được gán của các Palette chính (các phím chức năng nằm ở đầu bàn phím). - Actions: Alt+F9 - Brushes: F5 - Color:F6 - Info: F8 - Layers: F7 Cách hiệu quả nhất để tuỳ biến vùng làm việc là tạo các vùng làm việc (Workspace) chuyên biệt. Sắp xếp các Palette đúng như ý bạn cần cho một công việc cụ thể mà mà bạn thường thực hiện, chọn Windows | Workspace | New Workspace, và đặt tên Workspace cho loại công việc đó. Sau đó, bạn có thể tạo một vùng Workspace chuyên biệt cho mỗi loại công việc mà bạn thực hiện. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện việc chỉnh sửa màu, bạn cần nhìn thấy Palette Histogram (trong khung xem mở rộng), Palette Info, và Palette Channels. Hãy sắp xếp các Palette đó theo cách bạn cần chúng và sau đó che dấu các Palette còn lại, lưu workspace với tên Color Correction. Hoặc, khi bạn tạo các ảnh minh họa trong Photoshop, bạn cần nhìn thấy đồng thời hai Palette Layers và Paths. Rê một Palette ra khỏi nhóm để tách biệt nó, đặt cả hai Palette ở một nơi tiện lợi. Để truy cập một workspace đã lưu, hãy đến menu Windows | Workspace và chọn nó từ danh sách ở cuối menu, như minh họa ở hình dưới đây:
  • 7. 7 Bạn sẽ thấy một số workspace tuỳ biến đã được xác lập sẵn trong menu. Để tuỳ biến các menu của Photoshop, bạn chọn lệnh Edit | Menus. (Bạn cũng có thể mở Edit | Keyboard Shortcuts… và nhấp tab Menu). Bạn sẽ tìm thấy mọi lệnh menu được liệt kê. Bạn cũng có tuỳ chọn ở đây là che giấu một lệnh hoặc gán một màu tuỳ biến để dễ dàng nhận biết nó trong menu. Chẳng hạn, bạn có thể che giấu các bộ lọc nghệ thuật mà bạn chưa bao giờ sử dụng, và tạo mã màu cho các bộ lọc khác theo cách bạn thích hoặc cách bạn sử dụng chúng.
  • 8. 8 Ngoài các lệnh menu trình ứng dụng (từ các menu nằm ở đầu màn hình), bạn có thể chuyển đổi pop – up Menus For sang các menu Palette và tạo tùy biến các menu đó. Nhớ lưu cách sắp xếp menu tuỳ biến của bạn với nút nằm ngay bên phải của pop – up Settigs. Tập hợp menu mà bạn đã lưu sẽ xuất hiện trong pop- up Settings để bạn dễ dàng truy cập. b. Gán các phím tắt Các phím tắt của Photoshop có thể giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Thay vì di chuyển chuột tới Toolbox để chọn công cụ Brush, bạn chỉ cần nhấn B trên bàn phím. Để mỏ hộp thoại Levels, bạn nhấn Ctrl+L thay vì di chuyển chuột đến Image, xuống menu con Adjustments, sau đó di chuyển qua và xuống đến Levels. Photoshop CS6 có các tổ hợp phím tắt mà bạn có thể tạo tuỳ biến. Bởi vì tập hợp phím tắt mặc định này khá chuẩn – không chỉ trong bộ Adobe Cre-ative Suite mà còn với các chương trình lớn khác –nên bạn có lẽ sẽ được phục vụ tốt nhất nếu chỉ thực hiện vài thai đổi. Hãy sử dụng lệnh Edit | Keyboard Shortcuts…, như minh họa hình dưới đây, để tạo các phần gắn phím tắt này: - Sử dụng Ctrl+P để truy cập Print with Preview: Khi bạn sử dụng Print with Pre-view, bạn sẽ có nhiều sự điều kiển hơn khi bạn sử dụng lệnh Print đơn giản. Do đó sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn sử dụng phím tắt đơn giản hơn và phổ biến hơn cho lệnh đó. Hãy định vị trí lệnh Print with Preview trong hộp thoại (bên dưới menu File) và nhấp phím tắt hiện hành. Gõ phím tắt mới. Lưu ý rằng Photoshop cảnh báo bạn về việc phím
  • 9. 9 tắt đã được sử dụng. Chỉ cần thay đổi lệnh Print sang Ctrl+Alt+P để giải quyết sự xung đột. - Thay đổi Ctrl+Z để sử dụng Step Backward: Trong phần lớn các chương trình, việc Ctrl+Z sẽ liên tục undo - đảo ngược qua một chuỗi các hành động trước đây trong chương trình. Tuy nhiên, trong Photoshop, tổ hợp phím tắt đó chuyển đổi một chức năng Undo/Redo; nghĩa là nhấn một lần để undo, và nhấn lần thứ hai để đảo ngược lệnh undo. Hãy làm cho Photoshop tuân theo thao tác undo phổ biến đối với các chương trình khác. Trong Keyboard Shortcuts, dưới Edit, thay đổi Ctrl +Z sang Step Backward và sau đó sử dụng Ctrl+Alt+Z để chuyển đổi giữa Undo và Redo. - Gán các phím tắt cho các lệnh thường dùng: Smart Blur (hoặc Gaussian Blur) có thể được gán Ctrl+G/Ctrl+Shift+Alt+G. Smart Sharpen (hay Unsharp Mask) có thể được gán Ctrl+Shift+Alt+U. Hãy sử dụng Ctrl+Shift+R cho lệnh Image Size. Khi bạn làm việc với Photosho, hãy chú ý đến các lệnh menu khác mà bạn thường truy cập và ghi nhớ các phím tắt của chúng hoặc gán các phím tuỳ biến. c. Tạo các tool preset Một trong những chìa khoá để giúp bạn làm việc chính xác và hiệu quả trọng Photoshop là sử dụng công cụ phù hợp với công việc. Chẳng hạn, công cụ Patch sao chép chỉ mẫu kết cấu (texture). Nếu bạn cần che phủ một vùng trên khuôn mặt của một khách hàng, bạn cần công cụ Clone Stamp thay vì công cụ Patch. Bạn có thể bảo đảm rằng bạn đang sử dụng không chỉ đúng công cụ mà còn sử dụng đúng các xác lập cho côngcụ đó bằng cách tạo các tool preset (các xác lập sẵn của công cụ). Các tool preset này chứa các xác lập của bạn từ thanh Options. Bạn chọn công cụ đã xác lập sẵn (và dĩ nhiên đó là nơi bắt nguồn của tên này) từ Palette Tool Presets hoặc từ cuối bên trái của thanh Options, như minh họa ở hình dưới đây: Mặc dù hầu như bất kỳ công cụ nào cũng là một đơn cử tốt cho các tool preset, nhưng một số chỉ đơn thuần là dạng tự nhiên. Chúng ta sẽ xem xét công cụ Type. Khi bạn xem xét tất cả các tuỳ chọn cho công tụ Type không chỉ trong thanh Options mà còng thong các Palette Character và Paragraph, hoàn toàn có nhiều thứ để chọn và theo dõi. Để đảm bảo nội dung nhất quán giữa các dự án, bạn nên tạo các tool preset cho mỗi dự án, bao gồm cả dòng tiêu đề và nội dung chính, các hiệu ứng đặc biệt à type trọng tậm, và thậm chí cả thông tin bản quyền. Một đơn cử lôgíc khác cho các tool preset là công cụ Crop. Như sẽ được trình bày ở bài tiếp theo, một bức ảnh chụp từ một máy ảnh kỹ thuật số cấp cao có một tỉ số hướng (mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của ảnh) là 2:3, các tỉ số hướng của các tấm ảnh in và khung ảnh là 4:5 (đối với các tấm ảnh in cỡ 8 x 10), 5:7, và 13:19 (đối với các tấm ảnh in cỡ lớn). (Một số máy ảnh giá thấp hơn chụp với các tỉ số hướng khác nhau). Bạn sẽ nhận thấy mình thường cần xén một ảnh đến một kích cỡ nhất định để đáp ứng các yêu cầu in ấn. Và đừng quên độ phân giải. Việc in với kích cỡ chính xác nhưng ở độ phân giải sai sẽ làm bạn hao phí giấy và mực! Hãy cài đặt nhiều preset cho công cụ Crop với các kích cỡ in tiêu biểu để bảo đảm rằng bạn luôn xén chính xác. 3. Các xác lập của Photoshop Preferences ở cấp chương trình và Color Settings luôn giúp bạn trong mọi việc bạn thực hiện trong Photoshop. Các tuỳ chọn mà bạn chọn trong Preferences của Photoshop (hay gọi đơn giản là Prefs) điều khiển nhiều khía cạnh hoạt động cơ bản của chương trình. Các mục được chọn trong hộp thoại Color Settings xác định diện mạo của tác phẩm, cả trên màn hình và trong bản in. a. Xác lập Preferences
  • 10. 10 File Preferences của Photoshop chứa nhiều thông tin về cách bạn sử dụng chương trình. Dù bạn thích đo đơn vị inch hay pixel, bạn muốn lưới và các đường dẫn hướng dẫn được hiển thị như thế nào, bạn thích các thumbnail ở kích cỡ nào trong Palette, bạn đã sử dụng font nào cuối cùng - tất cả các loại dữ liệu đều được lưu giữ trong Prefs. Nhiều thông tin trong preferences được chọn tự động khi bạn làm việc (chẳng hạn như kích cỡ và chế độ màu của tài liệu mới mà bạn vừa tạo, Palette Character có hiển thị hay không khi lần cuối bạn tắt chương trình, và các tuỳ chọn công cụ nào đã được chọn thanh Options), nhưng bạn phải chủ động trong việc chọn số các tuỳ chọn trong hộp thoại Preferences của Photoshop như minh họa ở hình dưới đây: Bạn mở Prefs bằng tổ hợp phím tắt Ctrl+K, và menu con Preferences nằm bên dưới menu Edit. Các xác lập mặc định hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng sau đây là một số hộp thoại Preferences mà bạn tìm thấy chúng trong các mục đó. b. Preferences | General Nếu bạn sẽ thực hiện nhiều thao tác định lại kích cỡ và tỉ lệ trong Photoshop, hãy xem xét việc thay đổi phương pháp Image Interpolation. Hãy sử dụng Bicubic Smoother nếu bạn thường xuyên tăng các kích thước pixel; chọn Bicubic Sharper khi giảm kích cỡ. Nếu bạn làm việc trên một monitor được xác lập sang độ phân giải 1024x768 pixel, hãy xem xét việc thay đổi UI (user interface) Font Size sang Small. Tuỳ chọn này sẽ thu hẹp các Palette và tạo nhiều chỗ hơn để bạn làm việc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng Adobe Bridge, hãy đánh dấu hộp kiểm để khởi động chương trình tự động. Và xem xét việc lưu tự động history log với mỗi file, trong một file text, hay hoàn toàn không lưu. (History log theo dõi mọi sự thay đổi mà bạn thực hiện cho một file; tuy nhiên ở dạng metadata, nó sẽ làm tăng kích cỡ file. Hãy đọc một metadata history log bằng cách sử dụng lện File | File info).
  • 11. 11 c. Preferences | File Handling Các khung xem trước ảnh sẽ làm tang kích cỡ file, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn muốn đưa vào khung xem trước. Trên các máy Macs, bạn có tuỳ chọn để đưa vào hoặc không đưa vào một phần mở rộng file (hoặc nhò Photoshop hỏi bạn vào mỗic lần). Ngay cả khi bạn không dự định chia xẻ các file với một mày Windows, bạn cũng nên luôn đưa vào phần mở rộng file trong tên file bằng cách chọn tuỳ chọn Always. Tương tự, bạn nên luôn tăng tối đa tính tương thích file PSD và PSB. Điều này bảo đảm rằng các file Photoshop CS6 của bạn có thể được mở (với càng nhiều tính năng được giữ lại càng tốt) trong các phiên bản trước đây của chương trình và bảo đảm chúng sẽ hoạt động chính xác với các chương trình khác trong bộ Creative Sưite. Nếu bạn đang làm biệc trong một nhóm (với hay hay nhiều người cùng làm việc trên một dự án đó), bạn nên sử dụng Version Cue (thành phần của Creative Suite) để quản lý các file công việc. Đây là một cách tốt để tránh tình trạng nhận biết phiên bảo nào là có màu nào. d. Preferences | Cursors Một điểm mới trong Photoshop CS6 là có nhiều cách để hiện thị các con trỏ cho các công cụ tô. Trong các
  • 12. 12 phiên bản trước đây, bạn có thể hiển thị biểu tượng công cụ (Standard), một dấu thập nhỏ (Precise), hay một dạng trình bày đầu cọ của công cụ, nhằm cho biết kích cỡ và hình dạng của cọ (Precise), với các cọ có mép mèm, con trỏ brush size sẽ cho biết nơi công cụ sẽ được áp dung với của bạn 50% hoặc cao hơn. Tuỳ chọn đó hiện được gọi là Normal Brush Tip, và bạn có một phương pháp khác (Full Size Brush Tip) để luôn hiển thị toàn bộ phạm vi của đầu cọ, bất kể xác lập Hardness là bao nhiêu. Một điểm mới khác là tuỳ chọn để thêm một crosshair vào giữa mỗi con trỏ brush-size. Tuỳ chọn croshair thích hợp cho việc giữ một cọ ở chính giữa dọc theo mép hay đường dẫn, và hầu như loại bỏ nhu cầu sử dụng tuỳ chọn con trỏ Precise. Khi làm việc với một cọ mềm, việc thay đổi tất cả các pixel đã được thay đổi chỉ đôi chút có thể không cung cấp cho bạn một khung xem chính xác về công việc mà bạn đã thực hiện. (Con trỏ Normal Brush Tip hiển thị ở bên trái và tuỳ chọn Show Crosshair in Brush Tip hiển thị ở góc dưới bên trái). e. Preferences | Transparency & Gamut Nếu bạn nhận thấy mẫu carô trắng xám làm mất tiêu điểm của các ảnh có độ trong suốt, bạn có thể xã lập Grid Size sang None, để tạo một nền trắng thuần tuý trong các vùng trong suốt của artwork. Nếu bạn thường làm việc trong chế độ grayscale (thang độ xám), bạn có thể muốn thay đổi màu của lưới trong suốt sang màu tương phản ánh của bạn, có thể là màu xanh nhạt hoặc màu vàng nhạt.
  • 13. 13 f. Preferences | Units &Rulers Nếu bạn tạo các ảnh đồ họa Web thay vì in các ảnh, có lẽ bạn sẽ muốn thay đổi đơn vị đo của Photoshop từ Inch sang Pixel. Lưu ý rằng bạn có thể thay đổi đơn vị đo bằng cách nhấp phải (chuột nhiều nút) vào các thước trong ảnh của bạn. Nếu bạn thường in ở một độ phân giải khác 300ppi, bạn cũng có thể muốn điều chỉnh độ phân giải mặc định cho các tài liệu mới với kích cỡ in mong muốn. g. Preferences | Guides, Grid & Slices Từ Photoshop CS4 có một tính năng mới, đó là Smart Guides (các đường hướng dẫn thông minh). Các đường này tự động xuất hiện và biến mất khi bạn rê nội dung của một lớp vào và ra khỏi sự gióng thẳng với nội dung của các lớp khác. Smart Guides (có màu đỏ thẫm theo mặc định) hiển thị khi nội dung của lớp mà bạn đang rê gióng thẳng chính xác với các mép hay với tâm của nội dung trong các lớp khác. Một tuỳ chọn mà bạn có thể muốn thay đổi trong ô này của Preferences là Show Slice Numbers. Các số slice xuất hiện ở góc trên bên trái của mỗi slice khi bạn đang chi nhỏ ảnh đồ họa Web. Trừ khi bạn dự định hiệu chỉnh từng ảnh riêng lẻ sau này, có lẽ bạn không cần biết slice này là slice nào vì vậy các số slice thường không cần thiết. Hãy xoá chọn hộp kiểm này để giảm bớt sự xao lãng. h. Preferences | Plug-Ins Nếu bạn có các plug-in của nhóm thứ ba, các bộ lọc, và những thứ mà bạn mua riêng để sử dụng trọng
  • 14. 14 Photoshop, hãy xem xét việc sử dụng một foder thứ hai cho các plugins đó, bên ngoài folder Photoshop và gọi foder đó là Additional Plugin Folder trong Preferences. Việc có thêm các plugin bên ngoài folder Photoshop có nghĩa là bạn sẽ không phải cài đặt lại chúng nếu bạn phải thay thế Photoshop. Nếu có bất kỳ một trong các plugin đó thuộc Photoshop 6 và vẫn làm việc, bạn có thể cần nhập số seri của Photoshop 6 như là một sự kế thừa để các plugin nhận biết phiên bản mới. i. Preferences | Type Từ Photoshop CS4 có thêm một ô mới vào Preferences để bạn có thể chọn các tuỳ chọn có liên quan đến type. Photoshop hiển thị menu font trong tên của mỗi font trong từng mặt chữ thực sự, và bạn có thể chỉ định kích cỡ của khung xem trước đó ở đây. j. Các xác lập màu Nếu bạn không quản lý màu một cách khéo léo, các ảnh của bạn sẽ không in chính xác. Đối với phần lớn những người dùng Photoshop, sự quản lý màu có thể được thực hiện với một vài mục chọn chính trong hộp thoại Edit | Color Settings.
  • 15. 15 - Chọn một vùng làm việc RGB: Mở hộp thoại Color Settings (bên dưới menu Edit) và chọn vùng làm việc RGB của bạn khoảng màu mà bạn hiệu chỉnh và tạo trong khoảng đó. Nếu bạn chủ yếu tạo các ảnh đồ họa Web, hãy gởi các ảnh của bạn đến một phòng rửa ảnh để nhờ in, hoặc in bằng máy in phun mực vốn sử dụng chỉ bốn màu mực (lục lam, đỏ thẫm, vàng, và đen), chọn sRGB làm khoảng màu của bạn. Nếu bạn in ra một máy in phun mực loại tốt hay loại bình thường hoặc chuẩn bị artwork mà nó sẽ được chuyển sang một khoảng màu CMYK, hãy chọn Adobe RGB. Nếu bạn có phần cứng và phần mềm để tạo một profile tuỳ biến cho monitor của máy tính, hãy sử dụng profile đó. - Chọn để chuyển đổi các ảnh sang vùng làm việc của bạn: Trong vùng Color Management Policies của hộp thoại Color Settíng, hãy chọn RGB: Converl to Working RGB. Điều này bảo đảm các ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình thực sự sử dụng profile hoạt động của bạn. - Tắt cảnh báo không phù hợp: Xoá chọn các hộp kiểm cho các cảnh báo gây phiền phức và phí thời gian vốn xuất hiện trên màn hình bất kỳ lúc nào bạn mở một ảnh có một profile khác với vùng làm việc của bạn. Bạn đang có ý định chuyển sang vùng làm việc của bạn - bạn không cần xác nhận lại quyết định này một lần thực hiện. - Xuất nhờ sử dụng Print with Preview: Khi đến lúc in, bạn sẽ có được các tấm ảnh in chính xác nhất khi bạn sử dụng File | Print with Preview. Trong hộp thoại này, hãy nhấp nút More Options. Trong vùng Print của một Color Management, chọn Document để duy trì vùng nguồn là vùng làm việc của bạn. Trong vùng Options, chọn Handling: Let Photoshop Determine Colors và chọn profile của máy in dành cho giấy mà bạn dự định in trên đó ở dạng Profile của máy in dành cho giấy mà bạn dự định in trên đó ở dạng Printes Profile. Sử dụng Relative Colori-metric làm một ít mô phỏng và giữ cho hộp Black Point Com-phensation được đánh dấu kiểm. Các hướng dẫn trên đây thích hợp cho hầu hết những người dụng Photoshop ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt sau đây: - Bạn chỉ tạo các ảnh đồ họa Web. Trong hộp thoại Color Settings, chọn Settings: Color Management Off. Trong hộp thoại Save For Web, ở phía trên bên phải của vùng xem trước, chọn Uncompénated Color. Khi lưu ảnh ở dạng file JPEG, đừng nhúng các profile ICC. (Các profile ICC thực hiện các điều chỉnh nhất định cho diện mạo của các ảnh). Khi bạn loại bỏ các profile màu ra khỏi phương trình, bạn đang tạo các ảnh Web mà bất kỳ bộ trình duyệt Web nào cũng có thể hiển thị chính xác. - Bạn chuẩn bị ảnh để in offset hay in flexographic: Các ảnh của bạn sẽ kết thúc ở một khoảng màu CMYK. Hãy liên hệ với người đang chuẩn bị tài liệu dàn trang mà các ảnh của bạn sẽ được đặt trong đó
  • 16. 16 hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở in. Tìm hiểu bạn nên sử dụng profile màu CMYK nào. Và dĩ nhiên, có khả năng bạn sẽ phải cung cấp các ảnh RGB và để cho những người khác xử lý sự chuyển đổi. - Các yêu cầu quản lý màu của bạn là tối đa: Nếu màu trong các ảnh của bạn bắt buộc phải tuyệt đối hoàn hảo - chỉ chính xác thôi thì chưa đủ - bạn nên xem xét việc mua phần cứng và phần mềm để định chuẩn và tạo profile tất cả các thiết bị trong dòng làm việc của bạn. Đôi khi sự cố xảy ra. Các công cụ hoạt động không đúng cách. Các lệnh đơn giản không thực thi. bị hỏng! Đừng nản chí, hãy bắt đầu với các phần chỉnh sửa đơn giản dưới đây và làm việc theo cách của bạn khi cần. - Kiểm tra các Palette: Nếu một công cụ không đang hoạt động như mong muốn hoặc hoàn toàn không hoạt động, hãy kiểm tra xem bạn có vô tình ngăn chặn nó thực hiện công việc của nó hay không. Hãy xem bạn có một vùng chọn hoạt độngở nơi khác trong ảnh hay không hoặc nhấn Ctrl+D để xóa chọn. Hãy nhìn vào Palette Layers: Bạn có đang ở trên đúng lớp không? Lớp có hoạt động hay không hay đó là một mặt nạ lớp? Kiểm tra Palette Channels: Các kênh màu có hoạt động không? Ở cuối bên trái của thanh Option, nhấp phải vào biểu tượng công cụ và chọn Reset Tool. Mở một ảnh khác- ảnh RGB 8 bít đã được ép phẳng – và thử công cụ hay kỹ thuật này trong ảnh đó. (Nếu nó hoạt động thì vấn đề không phải là Photoshop mà là do ảnh. Kiểm tra menu Image | Mode để bảo đảm bạn có một chế độ và độ sâu màu thích hợp) - Xác lập file Preferences của Photoshop trở lại mặc định: Trước khi thay thế Prefs, hãy mở Preset Manager của Photoshop (thông qua menu Edit) và lưu bất kỳ style tuỳ biến, gradient, cọ, và nhiều thứ khác. Lưu chúng ở một nơi an toan, bên ngoài folder Photoshop. Mở Palette Actions và lưu bất kỳ tập hợp Ac- tions tuỳ biến với lệnh Save Actions cảu menu Palette. (Ghi nhớ rằng bạn phải nhấn vào một tập hợp Actions - chứ không phải nhấp một Action riêng lẻ - để sử dụng Save Actions). Mở Prefer – ences và Color Senttings và ghi chú về bất kỳ xác lập đặc biết mà bạn đang sử dụng. Thoát khỏi Photoshop và khởi động lại chương trình với nhấn giữ các phím Ctrl+Alt+Shift. Khi được hỏi bạn có muốn xoá folder Settings hay không, hãy thả các phím bổ xung và xác nhận việc xoá; sau đó cho phép Photoshop hoàn tất việc khởi động. Xác lập lại Preferences và Color Settings đồng thời tải lại các thành phần tuỳ biến của bạn. - Cài đặt lại Photoshop: Nếu việc thay thế Prefs không giải quyết được vấn đề, hãy thử lại Photoshop. Lưu tất cả các thành phần tuỳ biến của bạn (như đã nêu trước đây) và sau đó xoá Photoshop và các file liên quan. Chọn Start | Control Panel | Add or Remove Programs để loại bỏ Photoshop và bất kỳ plug-in thuộc nhóm thứ ba. (Thận trọng khi loại bỏ các thành phần chia sẻ nếu bạn có các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite được cài đặt) Sau khi bạn loại bỏ bản sao cũ, hãy cài đặt lại Photoshop từ CD gốc. Nhớ tắt tất cả phần mềm chống viruts và bất kỳ phần mềm auto-backup trước khi cài đặt, và cài đặt vào vị trí mặc định. Kiểm tra Photoshop trước khi cài đặt bất kỳ plug-in của nhóm thứ ba vào. Nếu việc cài đặt lại Photoshop CS6 vẫn không giải quyết được vấn đề, nguyên nhân có thể là do cấp độ hệ điều hành hoặc có lẽ là một sự cố phần cứng. Trong trường hợp này, bạn hãy cho gọi một chuyên viên kỹ thuật để yêu cầu giúp đỡ.
  • 17. 17 Bài 2 - Đưa vào các File ảnh 1. Đưa ảnh vào Photoshop Artwork trong Photoshop bắt nguồn từ một trong ba cách sau: - Bạn mở một ảnh bằng lệnh File | Open - Bạn nhập (import) một ảnh (thường thông qua một thiết bị scan) - Bạn tạo một ảnh từ đầu với lệnh File | New Bạn có thể mở một ảnh vào Photoshop với lệnh File | Open, thông qua Adobe Bridge, hoặc bằng cách nhấp đúp file ảnh. Nếu bạn nhấp đúp một file vào Photoshop không khởi động hoặc chương trình không đúng khởi động bạn cần kết hợp dạng file với Photoshop. Kết hợp dạng file
  • 18. 18 - Trong Windows Explorer/My Computer, nhấp phải một file thuộc kiểu mà bạn muốn thay đổi, chọn Properties - Ở phía bên phải của Open With, nhấp nút Change - Hộp thoại xuất hiện chọn Photoshop CS6, và nhấp OK (Windows 8).
  • 19. 19 - Nhấp OK lần nữa để đóng hộp thoại Properties. - Lập lại đối với bất kỳ dạng file bổ xung. a. Lấy từ máy ảnh kỹ thuật số Bạn sử dụng phần mềm đi kèm với máy ảnh kỹ thuật số để chuyển các bức ảnh được chụp từ nó sang ổ cứng máy tính của bạn. Hoặc nếu bạn có phần cứng, bạn có thể lấy thẻ nhớ của máy ảnh, gậy bộ nhớ, hay phương tiện khác ra khỏi máy ảnh và sử dụng một bộ đọc cạc (card reader), đây là một thiết bị nhỏ được thiết kế để đọc phương tiện lưu trữ máy ảnh. Việc chuyển qua Windows Explorer thường nhanh hơn nhiều và cũng đáng tin cậy như việc chuyển bằng cách sử dụng phần mềm của nhà sản xuất máy ảnh. Đừng bao giờ mở một ảnh vào Photoshop trực tiếp từ một máy ảnh, cạc Flash, hay CD/DVD. Việc thực hiện như vậy có thể làm giảm chậm tốc độ làm việc của bạn, và bạn có nguy cơ làm mất công việc của mình nếu Photoshop không thể đọc ngay file gốc của bạn trong khi bạn đang làm việc. Và dĩ nhiên, bạn không thể lưu từ Photoshop trở lại phần lớn phương tiển rời, vì vậy bạn cần tạo một file mới (trên một ổ ghi). Mở các ảnh từ một ổ mạng chỉ khi bạn đang làm việc với Verson Cue của Adobe, phần mềm quản lý dự án của Adobe Creative Suite. Sau khi các ảnh đã được lưu trữ an toàn trên ổ cứng cục bộ của bạn (hay một ổ cứng ngời có tốc độ cao), bạn mở chúng trong Photoshop bằng cách dùng một trong ba phương pháp đã nêu ở đầu bài này. Tuỳ thuộc vào cáo xác lập màu mà bạn chọn, bạn có thể nhận được một cảnh báo rằng profile màu của ảnh và profile mà bạn đã chọn làm khoảng màu RGB không phù hợp. Photoshop hỏi bạn muốn làm gì. Nói chung, bạn muốn chuyển đổi sang vùng làm việc của bạn để bạn có thể thấy màu chính xác nhất trên monitor của mình. Bạn có thể muốn giữ lại profile đã nhúng nếu bạn sẽ đưa ảnh trở lại máy tình đã tạo nó sau khi xem hay làm việc với màu chưa chỉnh sửa. Đây là một sự lựa chọn thích hợp khi làm việc với các ảnh mà bạn sẽ sử dụng sau này với một chương trình không được quản lý màu, chẳng hạn như một bộ trình diễn (nếu không quản lý màu, bạn sẽ nhìn thấy ảnh khi nó xuất hiện trong chương trình khác). Bạn có thể tắt các cảnh báo màu không phù hợp trong hộp thoại Color Settings của Photoshop. Khi mở một ảnh có chứa text, bạn cũng có thể nhận được một thông tin cảnh báo rằng các lớp type cần được cập nhật. Nói chung, bạn cần cập nhật trừ khi ảnh chứa các Font không có sẵn trên máy tính của bạn. b. Scan các tấm ảnh Bạn đặt một tấm ảnh (bới mặt úp xuống) lên trên tấm kính của máy scan. Bạn đẩy một nút, nó tự động xuất hiện trên mànhình máy tính của bạn. Đó là hoạt động scan ở khía cạnh cơ bản nhất. Nếu phần mềm của máy scan đã cài đặt một plug-in tương thích Photoshop vào foder Import/Export bên trong Plug-ins của Photoshop, bạn có thể scan từ trong Photoshop. (Menu File | Import sẽ hiển thị máy scan của bạn theo tên)
  • 20. 20 Xác định độ phân giải scan Trước khi scan một ảnh, bạn cần đưa ra một số quyết định sau: - Bạn muốn sử dụng ảnh như thế nào - Kích cỡ sau cùng của nó sẽ là bao nhiêu - Bạn cần độ phân giải nào. Bằng cách xác định trước số pixel mà bạn cần, bạn sẽ loại bỏ nhu cầu định lại kích cỡ ảnh trong Photoshop (và làm giảm chất lượng ảnh được tạo). Nhiều cửa sổ giao diện của máy scan cho phép bạn nhập kích cỡ sau cùng và độ phân giải mà bạn cần ngay trong cửa số scan. Nếu bạn nhận thấy cần phải tính độ phân giải scan bằng tay, sau đây là cách thực hiện: 1. Xác định các kích thước pixel theo yêu cầu. - Đối với việc in: Nếu bạn sẽ in ảnh, hãy xác định kích cỡ mà bạn muốn in (theo đơn vị inch) và độ phân tích mà bạn muốn in (thường là 300 ppi [pixel per inch] là sự lựa chọn thích hợp). Nhân chiều rộng và chiều cao của bản in với độ phân giải để xác định các kích thước pixel. - Đối với Web: Nếu ảnh sẽ dùng cho Web site của bạn, hãy xác định ảnh sẽ chiếm bao nhiêu phần trên trang của bạn (theo đơn vị pixel) 2. Đo ảnh gốc. Trước khi đặt ảnh trên tấm kính cảu máy scan, hãy đo các kích thước của ảnh gốc. Nếu bạn đang sử dụng chỉ một phần của ảnh. hãy đo phần đó. (Hãy thận trọng để không làm trầy sướt ảnh gốc). 3. Thực hiện phép tính. Chia các kích thước pixel theo yêu cầu (bước 1) cho các kích thước vật lý của ảnh gốc (bước 2). Kết quả đạt được là độ phân giải kênh của bạn. (Nếu bạn có các số chiều rộngvà chiều cao khác nhau, hãy dùng số lớn hơn và thực hiện việc xén trong Photoshop) Tránh các mẫu vân Trừ khi đầu tư vào một loại máy scan tốt nhất, bạn có thể muốn bỏ qua các khả năng chỉnh sửa màu và tông màu củ phần mềm máy scan – Photoshop cung cấp cho bạn nhiều sự điều khiển hơn. Tuy nhiên, đây là điều mà phần mềm máy scan thực hiện tốt hơn nhiều so với Photoshop, và đó là một khả năng mà bạn nên sử dụng khi thích hợp: giảm các mẫu vân. Một mẫu vân là một mẫu thấy được xuất hiện do bởi mẫu cắt. Mà máy in đặt xuống để tái tạo màu. Khi bạn cần scan một ảnh màu hay artwork từ một cuốn sách, tạp chí, hay tờ báo (hoặc từ các tài liệu khác được in trên một máy in offset). Bạn sử dụng phần mềm của máy scan để giảm bớt mẫu vân. Phần mềm của máy scan bù đắp vào mẫu này (khi bạn cho máy scan biết mẫu có ở đó) và làm nhẵn ảnh được scan. Tính năng giảm mẫu vân (moires reduction) trong phần mềm máy scan của bạn không dễ nhận biết ngay. Nó được ghi nhãn là Descreening, hoặc nó có thể là một mục chọn giữa Color (Photo) và Color (Document). Hãy xem phần hướng dẫn người dùng dành cho phần cứng của bạn để tìm các hướng dẫn cụ thể. Nếu bạn cần giảm bớt một mẫu vân trong Photoshop nhưng không thể thực hiện việc scan lại, hãy làm mờ ảnh vừa đủ để che mẫu vân đó, sau đó tô với công cụ History Brush để phục hồi các vùng có chi tiết quan trọng trong ảnh. 2. Bố cục ảnh Việc bố cục các ảnh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn một hệ thống. Phần khó là việc thực sự xoá những bức ảnh số mà bạn không cần giữ lại. Mục này sẽ hướng dẫn bạn một số cách bố cục ảnh. a. Tạo một cấu trúc folder Bạn nên bố cục các ảnh theo từng chủ đề, chẳng hạn như kiểu bố cục được minh họa ở hình dưới đây:
  • 21. 21 Lưu ý rằng không có tên folder nào sử dụng các khoảng trống hay các ký tự khác với các chữ cái, các số, một dấu gạch, và một dấu underscore - vốn giảm thiểu khả năng mà Photoshop hay một chương trình khác không thể tìm thấy một file Bạn có thể sử dụng ổ CD/DVD của máy tính (nếu nó có tính năng này) để ghi các folder ảnh ra đĩa. Điều này không chỉ cung cấp cho bạn một bản sao dự phòng đáng tin cậy (giả sử bạn cắt giữ các đĩa một cách chính xác và xử lý chúng thật thận trọng), mà còn giải phóng khoảng trống trên ổ cứng của bạn. Cấu trúc folder/folder con cũng có thể được sử dụng khi tạo các đĩa của bạn. b. Sử dụng Adobe Bridge Một tính năng mới trong Photoshop CS6 là Adobe Bridge, sự thay thế độc lập cho File Browser để bố cục, xem trước, và mở các ảnh của bạn. File Browser, được giới thiệu với Photoshop 7, tuyệt vời đến nỗi Adobe quyết định mở rộng khái niệm này ra toàn bộ Adobe Ceative Suite. Thay vì thêm một bộ trình duyệt vào mỗi chương trình trong Creative Suite, một chương trình bổ xung đã được phát triển – chương trình này sẽ làm việc với tất cả các thành phần riêng lẻ. Kết quả Adobe Bridge đã ra đời. Bridge được cài đặt đồng thời với lúc bạn cài đặt Photoshop CS6 hay Creative Suite. Không giống như ImageReady (chương trình đồ họa Web độc lập mà bạn cài đặt với Photoshop), Bridge có trong folder riêng của nó trên ổ cứng của bạn (bạn sẽ tìm thấy Adobe Bridge bên trong Start/Program File). Bạn có thể mở Bridge một cách độc lập hoặc bạn có thể sử dụng lệnh File | Browse in mini bridge… của Photoshop để khởi động Bridge, như minh họa ở hình dưới đây: Bạn sẽ tìm thấy một sự thay đổi lớn từ File | Browser in mini bridge… sang File | Browser in bridge… (bởi vì nó là một chương trình riêng biệt) có các menu riêng của nó nằm ngang qua đỉnh của màn hình.
  • 22. 22 Sau đây là một số thủ thuật để làm việc với Adobe Bridge - Sử dụng các từ khoá và hạng mục. Bằng cách sử dụng tab Keywords ở góc dưới bên trái của cửa sổ Bridge. Bạn có thể gán các từ khoá và hạng mục cho các ảnh. Các từ khoá và các hạng mục là các thuật ngữ mô tả mà bạn gán cho các ảnh riêng lẻ. Bạn có thể sử dụng tính năng Search của Bridge để tìm tất cả các ảnh với từ khoá đã được gán. Bạn có thể chọn nhiều ảnh trong Bridge bằng cách nhấp và nhấn Shift + nhấp (hoặc Ctrl+nhấp), sau đó gán các từ khoá cho các tất cả các ảnh được chọn cùng một lúc. - Sử dụng các nhãn và các loại: Bên dưới menu Label bạn có thể gán một loại hình sao cho mỗi ảnh và gán các màu để bố cục theo từng chủ đề hay dự án. Sử dụng menu View | Sort để sắp xếp các ảnh trong vùng thumbnail của Bridge theo nhãn hoặc theo loại.
  • 23. 23 - Thêm các foder vào Favorites: Bạn chắc chắn sẽ thường xuyên vào một số foder. Hãy sử dụng lệnh File | Add to Favorites để trở lại folder đó nhanh hơn và dễ dàng hơn. Ở góc phía trên bên trái của cửa sổ Bridge, nhấp tab Favoritos để truy cập bằng một thao tác nhấp chuột. Cũng lưu ý rằng bạn có thể thêm một folder vào Favorites trong khi đang làm việc trên một dự án cụ thể, sau đó sử dụng lệnh File | Remove from Favorites khi lệnh đã hoàn tất. - Thay đổi khung xem và vùng làm việc: Hãy sử dụng menu View để tuỳ biến những gì mà cửa sổ Bridge hiển thị, và sử dụng menu Windows | Workspace để xác định cách nó được hiển thị. Ở hình dưới, bạn nhìn thấy vùng làm việc mặt định cũng như vùng làm việc FilmStrip và Essentials.
  • 24. 24 - Xuất cache: Khi nội dung của một folder đã hoàn chỉnh – nghĩa là khi các ảnh trong folder không thay đổi nữa – hãy sử dụng lệnh Tools | Cache | Build and Export Cache… Việc xuất cache sẽ giúp giảm lượng thời gian cần thiết để hiển thị các thumbnail và metadata. Nếu nội dung của folder thay đổi. hãy lọc cache của folder và xuất lại (cả hai đều sử dụng menu Tools | Cache). Nhớ xuất cache ngay trước khi ghi một folder ảnh vào CD hay DVD c. Đặt lại tên các file ảnh Bạn đã sắp xếp một hệ thống phân cấp của các folder và folder con. Bạn đã phân các loại các ảnh vào các folder đó. Bạn đã gán thứ hạng và nhãn cho các ảnh. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa phân biệt được rõ ràng cái nào là cái nào trong menu File | Open Recent. Hãy sử dụng lệnh Tools | Batch Rename của Bridge để gán cái tên đầy đủ ý nghĩa hơn (và có tính thông tin hơn) cho các File của bạn. Chọn nội dung từ mỗi trường từ menu bật lên hoặc gõ nhập vào một trường.
  • 25. 25 Để mỗi ảnh gốc có một tên duy nhất thuộc mỗi loại, bạn phải đưa vào một biến khi sử dụng Batch Rename (nếu bạn cố đặt tên tất cả các ảnh trong một folder, giả sử folder picture. jpg, bạn sẽ kết thúc với chỉ một file ảnh trong folder đích mỗi file sẽ ghi đè lên file trước). Do đó khi sử dụng Batch Rename, bạn phải chọn một trong các biến cho một trong các trường thông qua menu bật lên, để nó là tên tài liệu gốc hay một chữ / số trình tự. Cũng lưu ý rằng bạn không được gõ một dấu chấm (. ) vào bất kỳ trường nào. Ký tự đó chỉ đủ sử dụng trước phần mở rộng tên file. Và bây giờ Batch Rename tự động thêm phần mở rộng file cho bạn. 3. In ảnh Trước đây việc in ảnh từ Photoshop đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Ngày nay, nhờ sự cải tiến về phần cứng và phần mềm nên việc in đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều. Các monitor cũng được định chuẩn khá tốt, các máy in tái tạo màu một cách chính xác hơn, mực và giấy cao độ bên cao hơn. Mọi thứ diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng trước khi bạn nhấp nút Print, bạn phải chắc chắn ảnh của bạn đã sẵn sàng in. Hãy xem nó có nằm vừa trên trang và trong khung ảnh không? Các pixel có đủ nhỏ để chúng hoà trộn đều vào toàn bộ ảnh không? Các màu mà bạn muốn có đúng là các màu sẽ xuất hiện trên giấy không? a. Xén theo một tỉ số hướng nhất định Tỉ số hướng (Aspect ratio) là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao củ ảnh. Một ảnh theo tỉ số hướng landsscape (ngang) thì có chiều rộng lớn hơn chiều cao, và một ảnh theo tỉ số hướng portrait (dọc) thì có chiều cao lớn hơn chiều rộng. Mặc dù các máy ảnh kỹ thuật số chụp với các tỉ số hướng khác nhau, bao gồm 3:4 và 4:5 các máy ảnh SLR (single lens reflex) thường sử dụng một tỉ số hướng là 2:3, nghĩa là một cạnh dài gấp 1, 5 lần kích cỡ của các cạnh tiếp giáp nhau. Các kích cỡ tiêu biểu (và các kích cỡ khung ảnh thường là 8x10 inch (một tỉ số hướng 4:5), 5x7 inch (5:7), 4x6 inch (2:3), và 3x5 inch (3:5) Ở hình dưới, tỉ số hướng 2:3 được trình bày ở dạng màu xanh lục, 5:7 ở dạng màu vàng, và 4:5 ở dạng màu đỏ. Mặc dù một tấm ảnh cỡ 8x10 thường lớn hơn một tấm ảnh cỡ 4x6, nhưng nó thực sự in ít hơn ảnh gốc bởi vì nó phải bị xén. Tấm ảnh 4x6, với một tỉ số hướng 2:3, bao gồm toàn bộ ảnh gốc; tấm ảnh 8x10 (với tỉ số hướng 4:5) bị mất 2 inch trong kích thước dài hơn của ảnh. Để in với chiều rộng 8 inch và giữ toàn bộ ảnh, bạn sẽ in với kích cỡ 8x12. b. Ghi nhớ độ phân giải Bài trước đã trình bày chi tiết về độ phân giải cũng như mối quan hệ của nó với kỹ thuật chụp ảnh số. Là một người mới bắt đầu, hay lưu ý các điểm sau đây khi bạn muốn in các ảnh của bạn. - Bản thân các ảnh không có độ phân giải: Dù nằm trong máy ảnh của bạn, trên ổ cứng, hay mỏ trong Photoshop, các ảnh chỉ bao gồm các ô vuông màu nhỏ được gọi là các pixel. Diện mạo và hoạt động của ảnh không có gì khác bên trong Photoshop, bất kể độ phân giải là bao nhiêu. Một ảnh 3000x2000 pixel, ở độ phân giải 300 ppi được xử lý trong Photoshop hoàn toàn gống như một ảnh 3000x2000 pixel ở độ phân giải 72 ppi. - Độ phân giả là một chỉ lệnh cho thiết bị in: Giá trị độ phân giải mà bạn gán cho một ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số hay trong hộp thoại Image Sixe của Photoshop được ghi cùng với ảnh như là một chỉ lệnh cho thiết bị xuất. - Độ phân giải đo kích cỡ của các pixel riêng lẻ: 300ppi thực sự có nghĩa là mỗi pixel sẽ in ở một kích cỡ đúng 1/300 của một inch vuông. Tương tự, 72 ppi bằng mỗi pixel in ở 1/72 của một inch vuông. - Các ảnh Web sử dụng chỉ các kích thước pixel: Các bộ trình duyệt Web không có khả năng đọc thông tin độ phân giải được nhúng bởi Photoshop trong các ảnh đồ họa đơn giản của bạn. Mỗi ảnh được hiển thị trong trình duyệt Web theo đúng số pixel trong ảnh. c. Điều chỉnh màu bằng cách sử dụng Print Trong vài năm gần đây, việc tái tạo màu chính xác từ monitor sang máy in đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Mặc dù tiến trình quản lý màu phức tạp đối với nhiều người, nhưng nhu cầu thực sự đối với phần mềm và phần cứng có năng kiểm soát màu đã giảm nhiều. Tại sao? Chỉ vì các nhà sản xuất máy tính đã nhận ra rằng người dùng muốn các màu tốt hơn. Các monitor chuyển từ phân xưởng đã được định chuẩn xác. Các máy in dùng các giọt nhỏ hơn và mực cũng tốt hơn. phần mềm thực hiện việc chuyển màu chính xác hơn. Đối với phần lớn người dùng Photoshop, màu chính xác là rất quan trọng, sau khi trải qua hàng giờ đều chỉnh diện mạo của một ảnh trên màn hình chắc chắn bạn muốn ảnh được in sẽ có diện mạo hoàn toàn
  • 26. 26 giống như trên monitor. Sau đây là cách để có được màu chính xác đó. 1. Khi bạn chuẩn bị xuất ảnh, hãy sử dụng lệnh File | Print. Cửa sổ Print cung cấp cho bạn nhiều tuỳ chọn hơn số tuỳ chọn mà bạn có trong hộp thoại Print thông thường, bao gồm cả các tuỳ chọn quản lý màu được sử dụng ở đây. 2. Chọn Document Trong phần Color Management của hộp thoại, bảo đảm tuỳ chọn Print được xác lập sang Document thay vì sang proof. Profile màu của tài liệu sẽ hiển thị trong các dấu ngặc đơn, và profile đó sẽ là RGB hoạt động của bạn từ hộp thoại Color Settings của Photoshop. Trừ khi bạn có profile monitor tuỳ biến, hãy sử dụng Adobe RGB (cho các máy in phun mực từ loại thường đến loại tốt) hay sRGB (cho máy in 4 mực) 3. Khi đã sẵn sàng, hãy nhấp nút Print. 4. Tắt tính năng quản lý màu của máy in. Bởi vì bạn đang thực hiện việc quản lý màu trong Photoshop, nên bạn cần tắt mọi tính năng quản lý màu ở cấp độ máy in trong hộp thoại Print của máy in (Kiểm tra phần hướng dẫn người sử dùng dành cho máy in của bạn để tìm các chỉ dẫn cụ thể). 5. Thực hiện việc in Việc nhấp nút Print trong hộp thoại của máy in sẽ gởi ảnh đến máy in và bắt đầu tiến trình thật sự để đặt mực lên giấy. Đừng quên rằng Photoshop CS6 cung cấp cho bạn nhiều cách khác nhau để tiết kiệm giấy (và cả thời gian và tiền bạc) bằng cách in nhiều ảnh trên cùng một tờ giấy. d. Xem xét các giải pháp quản lý màu Nếu các tấm ảnh bạn in ra có màu không giống như trên monitor của bạn, trước tiên hãy kiểm tra các xác lập của monitor. Mở một ảnh với các giá trị màu đã biết (bạn biết ảnh sẽ có diện mạo như thế nào) trong một chương trình không được quản lý màu, Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng lệnh Insert | Picture | From File của Microsoft Word để thêm ảnh Ducky.tif từ Folder Samples (bên trong của Folder Photoshop) vào một tài liệu Word trống. Sử dụng các nút điều chỉnh của monitor để làm cho ảnh có diện mạo tốt nhất, sau đó in. Nếu ảnh in chính xác thì thật tuyệt, bạn đã xác lập đúng mọi thứ.
  • 27. 27 Nếu monitor có diện mạo đẹp nhưng ảnh in ra lại có vẻ lạ, trước tiên hãy làm sạch và định chuẩn đầu in. Kiểm tra hộp thoại Print để bảo đảm bạn đang chọn đúng các xác lập màu và giấy. (Một lần nữa, hãy xem phần hướng dẫn người dùng dành cho máy in của bạn để tìm các chỉ dẫn cụ thể). Đối với những người mà công việc của họ đòi hỏi màu cực kỳ trung thực nhiều công ty đã cung cấp phần cứng và phần mềm để giúp điều chỉnh màu. Bạn có thể tạo các profile tuỳ biến cho các monitor, các máy in, và cả các máy scan và các máy ảnh kỹ thuật số. Mặc dù không thể lắm, nhưng kỹ năng xử lý của chúng không chỉ tạo ra các tấm ảnh in đẹp hơn và còn giúp giảm bớt lượng giấy mực hao phí do ảnh in bị xấu. Lưu ý rằng tất cả phần cứng và phần mềm quản lý màu sẽ không thực hiện tốt chức năng của chúng nếu bạn không đang điều khiển môi trường làm việc của mình. Nếu công việc của bạn đòi hỏi màu chính xác, bạn cần thực hiện thêm một số bước bổ xung. Trong văn phòng làm việc hay trong sudio, bạn cần điều chỉnh ánh sáng chung quanh sao cho bạn có một môi trường xem màu nhất quán dù là vào ban ngày hay ban đêm, mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè. Nếu bạn có các cửa sổ, bạn cần đóng rèm trước khi thực hiện công việc có liên quan đến màu. Các bức tường đằng sau monitor và vùng làm việc trung gian phải có màu trung tính. e. Các phương pháp in khác Cho đến nay bạn sử dụng một máy in phun mực để in các bức ảnh của bạn lên giấy. Mặc dù các máy in phun mực là loại phổ biến nhất và có lẽ thực tế nhất, nhưng bạn có thể dùng các phương pháp khác. Chẳng hạn, nếu công việc của bạn bao gồm các tập quảng cáo mỏng (brochures) và tờ bướm (flyer) chứ không phải các bức ảnh, một máy in laze màu có thể đáp ứng tốt hơn cho các nhu cầu của bạn. Tuy chi phí ban đầu thường cao hơn nhưng chi phí in mỗi trang thì thấp hơn nhiều. Các máy in laze màu thường không in các bức ảnh chụp đẹp bằng một máy in phun mực loại thường đến loại tốt, và các bản in không bền (nghĩa là chúng sẽ bị phai mờ theo thời gian), nhưng các bản in như vậy có thể phù hợp cho việc chia sẻ các bức ảnh chụp nhanh với bạn bè và gia đình. Các tuỳ chọn in cho một máy in laze màu khác với các tuỳ chọn của một máy in phun mực. Hãy xem phần hướng dẫn người dùng dành cho máy in của bạn để cài đặt công việc in một cách chính xác. Sau đây là một phương pháp in khác mà mọi người dùng photoshop đều có thể sử dụng. Hãy ghi các ảnh của bạn ở dạng JPEG (chất lượng cao nhất 300 ppi) vào một CD và đưa CD này đến một phòng rửa ảnh ở địa phương. Cách khác là hãy dùng một dịch vụ trực tuyến để tải các ảnh JPEG của bạn lên trang Web service của dịch vụ để đặt in ảnh. Bạn sẽ nhận được các tấm ảnh in sáng bóng hay mờ tuỳ theo kích cỡ yêu cầu. Và chi phí cho mỗi tấm ảnh in có thể thấp hơn nhiều so với việc sử dụng máy in in phun mực của bạn. Phòng rửa ảnh ở địa phương thường là một cấp khác thích hợp cho việc in một xấp các ảnh chụp kỳ nghỉ hè và các ảnh đoàn tụ gia đình
  • 28. 28 Bài 3 - Tinh chỉnh các vùng sáng và tối 1. Sử dụng các Histogram Trong phần lớn các bức ảnh chụp với chủ đề chung, mắt người thường nhìn thấy tông màu (xám) trung tính tối nhất là màu đen và tông màu trung tính sáng nhất là màu trắng (Nếu màu tối nhất rõ ràng là màu tía và màu sám nhất là màu vàng sáng, có lẽ bạn sẽ không phân biệt được chủ đề của ảnh “chung”). Chẳng hạn, trong một bức ảnh đã chụp, bóng bên dưới chiếc giày có thể chỉ có một xám đậm, và áo sơ mi có lẽ cần phải được tẩy trắng một chút, nhưng mắt của chúng ta thường bù đắp thêm một mức độ nào đó và cho phép ta nhìn thấy đó là màu đen và màu trắng. Để phân biệt chính xác hơn dãy sắc độ của ảnh, photoshop cung cấp Palette Histogram (nằm trong cùng nhóm với Palette Navigator và Info góc phía trên bên phải của màn hình). Palette Histogram hiển thị sự phân biệt các pixel trong ảnh của bạn ở các giá trị độ sáng khác nhau. Các pixel càng tối (vùng tối) được xếp ở cuối bên trái, các pixel sáng hơn (vùng sáng) được xếp ở cuối bên phải, và các giá trị độ sáng còn lại (vùng sắc độ trung gian được xếp ở giữa. Một cột trong histogram càng cao thì có càng nhiều pixel tại giá trị độ sáng đó. Hình dưới minh họa một ảnh với sự phân bổ histogram gần như hoàn hảo vào đường cong tuyệt đẹp nằm ngay chính giữa đồ thị. Tuy nhiên, đừng bị lôi cuốn vào sự phân bố histogram! không phải mọi bức ảnh được phơi sáng thích hợp đều có một đường cong như vậy. Nhiều bức ảnh hoàn hảo nhưng lại có các Histogram khác nhau. Sự phân bố chính xác trong histogram khác nhau. Sự phân bố chính xác trong histogram phụ thuộc vào hai yếu tố: Nội dung ảnh và các mục đích nghệ thuật của người họa sĩ. Chúng ta sẽ xem xét một bức ảnh chụp hầu như chỉ có các pixel trắng, chẳng hạn như bức ảnh minh họa ở hình dưới đây.
  • 29. 29 Ảnh có một histogram nghiêng sang phải được gọi là ảnh khoá cao (high-key). Không có gì sai đối với bức ảnh này (cho dù là histogram); nó chỉ có vẻ có quá nhiều pixel màu sáng mà thôi. Tương tự, một ảnh khoá thấp (low-key) có toàn pixel tối, vốn làm cho histogram nghiêng sang trái. Hầu như mọi cảnh đêm đều có rất nhiều các pixel quá tối, làm cho sự phân bố nghiêng về phía bên trái của histogram. Tuy nhiên, trong nhiều cảnh đêm cũng có các đèn, các đèn này tạo ra một mũi nhọn ở gần cuối bên phải. Lưu ý rằng chiều cao của các cột riêng lẻ trong vùng histogram là tương đối: cột cao nhất gần như nằm sát đỉnh hộp, các cột còn lại được định tỉ lệ theo cho phù hợp. Chẳng hạn, một ảnh trên một nền màu đen, giả sử một nền đen cỡ lớn – có thể có quá nhiều pixel trong cột ngoài cùng bên trái khiến cho các cột còn lại trong ảnh có vẻ quá nhỏ và hầu như không thể đọc được giống như histogram minh họa ở hình dưới. Đôi khi một histogram có vẻ không cho bạn biết điều gì rõ ràng. Chẳng hạn, hãy xem histogram ở hình dưới đây: Ảnh không có một sự phân bố đường cong tốt, nó hơi nghiêng về mỗi bên của đỉnh tâm. Đây không phải là một ảnh khoá cao (high-key) bởi vì các pixel không hoà trộn nhau ở bên phải. Ảnh hơi có vẻ là một tấm ảnh khoá thấp (low –key), nhưng histogram lại không có một độ phân biệt mà bạn sẽ tìm thấy phần lớn các pixel của ảnh trong đó. Khi bạn nhấp vào nút Options ở góc trên bên phải của Palette histogram bạn có thể thay đổi cấu hình của Palette. (Cho đến lúc này, chúng ta chỉ làm việc với khung xem Compact View.
  • 30. 30 Trong trường hợp này việc chuyển đổi sang khung xem Expanded View hoặc All Channels view, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về histogram, đặc biệt là khi được xem với chính ảnh, như minh họa ở hình dưới). Khung xem ở chế độ Expanded View Khung xem ở chế độ All Channels View.
  • 31. 31 Khung xem All Channels View cho bạn thấy một histogram dành cho mỗi kênh màu. Ảnh trong hình minh họa chứa một số lượng pixel lớn với màu khá nhất quán. Nếu bạn trộn màu đó trong nhà bếp, công thức sẽ là một phần màu đỏ hai phần màu xanh lục và bốn phần màu xanh dương. Bạn có thể sử dụng Histogram để tránh làm giảm chất lượng của ảnh trong khi thực hiện sự điều chỉnh, và điều đó rất quan trọng khi bạn làm việc với plug-in Camera Raw. Bạn không cần Palette histogram để xác định đó là một ảnh khoá cao hay khoá thấp. 3. Sử dụng các tính năng điều chỉnh tự động Việc điều chỉnh sắc độ của ảnh có thể đơn giản như việc chọn một trong các lệnh Auto từ menu Image Adjustments của photoshop. Với nhiều bức ảnh, sắc độ (và thậm chí cả màu) sẽ làm cho ảnh có diện mạo đẹp hơn.
  • 32. 32 Nếu bạn cần thực hiện một điều gì đó đặc biệt cho ảnh của bạn (chẳng hạn tạo một hiệu ứng khác lạ), hoặc nếu ảnh có diện mạo không đẹp lắm, trong các trường hợp này các lệnh Auto có thể không phải là sự sựa chọn tốt nhất. Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Việc thử một lệnh Auto trước tiên chưa bao giờ gây ra một lỗi trầm trọng nào. Trong trường hợp tệ nhất, bạn có thể sử dụng lậnh Undo để phục hồi trở lại các trạng thái trước của ảnh. Sau đây là ba mục chọn chỉnh sửa tự động, từ đơn giản đến phức tạp: - Auto Contrast: Auto Contrast làm cho các pixel tối trở nên tối hơn và các pixel sáng trở nên sáng hơn, đồng thời cố tránh tạo ra bất kỳ sự dịch chuyển màu (một sự thay đổi hoàn toàn về diện mạo của màu). Cùng một sự điều chỉnh được áp dụng cho cả ba kênh màu của ảnh. Bạn có thể sử dụng Auto Contrast với một ảnh mà các màu trong ảnh đó đã có vẻ phù hợp với bạn chỉ cần tăng thêm độ tương phản. - Auto tone: Mỗi kênh màu của ảnh nhận được sự điều chỉnh của riêng nó, tăng tối đa dãy sắc độ trong kênh. Nếu một trong các kênh màu không có nhiều đóng góp vào ảnh gốc, một sắc thái màu có thể được tạo ra. Auto Tone thì thích hợp cho phần lớn các ảnh đã có diện mạo đẹp và không cần có các màu chính xác. - Auto Color: Thay vì sử dụng một pixel sáng nhất và một pixel tối nhất để xác định đâu sẽ là màu trắng và đâu sẽ là màu đen Auto Color tính trung bình vài pixel ở mỗi đầu cuối. Phương pháp tính trung bình đó sẽ ngăn chặn một pixel nằm rải rác loại ra khỏi phép tính được sử dụng để điều chỉnh ảnh của bạn Auto Color
  • 33. 33 thì thích hợp cho phần lớn các ảnh thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể cần ùng lệnh Undo trên một số bức ảnh mà các đối tượng trong ảnh có màu quá nổi bật hoặc các ảnh sắc thái màu không mong muốn. 4. Levels và Curves Đôi khi bạn cần có sự điều khiển hơn ngoài các lệnh Levels. Bạn có thể có một vấn đề đòi hỏi nhiều sự điều khiển hơn hay một tầm nhìn nghệ thuật rộng hơn. Bạn cần thực hiện nhiều sự điều chỉnh hoặc tạo các hiệu ứng nổi bật. Photoshop cung cấp loại điều khiển đó cho ảnh của bạn. Thật vậy, bạn có nhiều cách xử lý sắc độ của các ảnh. Hai cách thường được sử dụng nhiều nhất là Levels và Curves, cả hai đều nằm trong Menu Image | Adjustments. Trước khi giới thiệu về hai lệnh này, chúng ta sẽ xem qua một vài tuỳ chọn có sẵn khác. Từ những ngày đầu của photoshop, lệnh Brightnes/Contrast đã ẩn giấu trong số các lệnh Image | Adjustments. Tuy nhiên, bây giờ tính năng này không có đủ sự điều khiển và thiếu tính tinh vi, có lẽ nó được sử dụng nhiều nhất khi tinh chỉnh một kênh alpha hay mặt nạ lớp. Trong cả hai kênh alpha và mặt nạ lớp, bạn sử dụng một dạng trình bày thang độ xám (grayscale) để nhận biết các vùng cụ thể của ảnh. Brightnes/Contrast hoàn toàn thích hợp cho nhiều sự điều chỉnh mà bạn có thể thực hiện đối với các kênh đó. Cũng được sử dụng giới hạn là sự điều chỉnh Equalixe. Nó tìm pixel sáng nhất trong ảnh và gọi đó là màu trắng, tìm pixel tối nhất và gọi là màu đen. Các pixel còn lại trong ảnh được phân bố giữa các giá trị đó, tạo ra một dãy sắc độ mở rộng. Trong thực tế, bạn sẽ nhận thấy sự điều chỉnh tạo ra các vùng cực kỳ sáng và các vùng cực kỳ tối với một ảnh có vẻ sặc sỡ nhưng lại thiếu các chi tiết ở các vùng sắc độ trung gian. a. Sử dụng lệnh Levels Lệnh Image | Adjustments | Levels… (Ctrl+L) cung cấp cho bạn sự điều khiển đối với các vùng tối, vùng sáng, và toàn bộ dãy sắc độ của ảnh. Bằng các sử dụng một thanh trượt với ba mục điều khiển, bạn điều chỉnh ảnh cho phù hợp với sự cảm nhận riêng của bạn và cả trên một histogram để tham chiếu. Bạn còn có các trường số để nhập vào các giá trị chính xác nếu bạn cần.
  • 34. 34 Để thực hiện thao tác chỉnh sửa Levels cơ bản, mở rộng dãy sắc độ của ảnh qua toàn dãy giá trị có sẵn, bạn chỉ cần rê các mục điều khiển thanh bên dưới histogram trong hộp thoại Levels vào phía trong cho đến khi chúng nằm bên dưới điểm mà histogram bắt đầu tăng theo một hình dạng của ngọn núi. Bỏ qua vệt phẳng nhỏ mở rộng ra phía ngoài – chúng biểu thị các pixel nằm rải rác – và rê các pointer nhỏ bên dưới các cột vốn cao tối thiểu vài pixel Histogram trong hộp thoại Levels dùng để tham chiếu khi bạn thực hiện sự thay đổi. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong khi bạn đang làm việc trong Levels, Palette Histogram cập nhật, cho bạn thấy phần trước (màu xám) và sau khi (màu đen) thực hiện sự điều chỉnh. Việc rê thanh trượt ở giữa sang sẽ di chuyển khối histogram sang trái, biểu thị toàn bộ diện mạo của ảnh có vẻ tối hơn. Cũng chú ý thanh trượt Output Leves ở bên dưới trong hình trên. Bạn thường sử dụng thanh trượt đó chỉ khi chuẩn bị một ảnh để in ra một máy in thương mại vốn đòi hỏi bạn phải nén dãy sắc độ của ảnh. Nếu không, hãy bỏ qua thanh trượt đó và hai trường của nó ngoại trừ để đạt được các hiệu ứng đặc biệt. Chú ý menu bật lên ở đầu hộp thoại Levels, bạn có thể áp dụng Levels cho mỗi kênh màu riêng lẻ của ảnh, thay đổi công cụ điều chỉnh sắc độ này sang một tính năng chỉnh sửa màu. Khi bạn đang làm việc trong levels (hay hầu như bất kỳ hộp thoại nào), hãy ghi nhớ rằng việc nhấn giữ phím Alt sẽ làm thay đổi nút Cancel thanh nút Reset. Khi bạn nhấp nút Reset, mọi giá trị trong hộp thoại được phục hồi trở lại mặc định, cho phép bạn bắt đầu lại mà không phải huỷ và chọn lại lệnh.
  • 35. 35 Như đã nêu ở đầu bài này, bạn có thể sử dụng Palette histogram để tránh gây ra các lỗi cho ảnh. Ở hình trên, Palette Histogram cho thấy có các khoảng hở nhỏ xuất hiện giữa các cột tối hơn ở phía trước. Về mặt kỹ thuật các khoảng hở này được gọi là posterization, chúng tiêu biểu cho các giá trị sắc độ đang được nén lại với nhau thành một giá trị duy nhất. Các pixel ở một cấp độ sáng được dịch chuyển sang một giá trị cao hơn kế tiếp hoặc thấp hơn kế tiếp, để cột đó trống trong histogram. Đây có phải là một sự cố hay không? Không, nếu bạn không nhìn thấy các khoảng hở rộng, biểu thị các giá trị sắc độ liên tiếp không đang được sự dụng. (vùng posterization quá rộng sẽ phá hỏng sự chuyển tiếp tinh vi giữa các màu trong ảnh của bạn). Và đó là lý do tại sao bạn cần chú ý Palette Histogram, để bảo đảm bạn không tạo ra các khoảng hở quá rộng trong histogram và vùng posterization dễ nhận thấy trong ảnh của bạn. Sau đây là một cách đơn giản để giảm thiểu vùng posterization đó. Ngay sau khi sử dụng Levels, hãy dùng lệnh Edit | Fade Levels và thay đổi chế độ hoà trộn từ Normal sang Luminosity. Như bạn thấy ở hình dưới đây, posterization biến mất với một sự thay đổi nhỏ trong hiệu ứng của việc điều chỉnh Levels. Ghi nhớ rằng lệnh Fade chỉ có sẵn ngay sau khi áp dụng một sự điều chỉnh (một bộ lọc hay một công cụ), thậm chí bạn được dùng lệnh Save chen vào giữa. b. Chỉnh sửa sắc độ với các Eyedropper Hộp thoại Levels (và hộp thoại Curves) cung cấp một cách khác để chỉnh sửa sắc độ cho ảnh của bạn, một loại kỹ thuật bán tự động, sử dụng ba Eyedropper ở góc phía dưới bên phải của hộp thoại. Hãy mở ảnh, mở hộp thoại Levels, và chỉnh sửa các sắc độ và màu trong ảnh của bạn bằng ba thao tác nhấp đơn giản sau đây. 1. Nhấp vào Eyedropper bên trái trên vùng mùa nó sẽ là màu đen. Đây có thể là một vùng tối, một mẫu quần áo, hay một lốp xe hơi. Nói chung, bạn nhấp vào vùng trong ảnh mà nó đã hoàn toàn có màu đen. 2. Nhấp vào Eyedropper bên phải trên vùng mà nó sẽ là màu trắng. Một đám mây, áo đầm cưới của cô dâu, … là những đích dành cho Eyedropper vùng sáng. Bạn thường nhấp vào một vùng nào đó mà nó đã hoàn toàn có màu sáng. 3. Nhấp vào Eyedropper ở giữa trên vùng mà nó sẽ màu xám. Hãy nhấp vào một vùng mà nó sẽ có màu trung tính. Không bắt buộc phải có màu xám vừa, chỉ cần đó là một vùng có màu trung tính. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ sắc thái màu không mong muốn trong ảnh. Nếu bạn không thích kết quả, hãy nhấp vào một nơi khác trong ảnh. Tiếp tục nhấp cho đến khi các màu trong ảnh có vẻ thích hợp. c. Điều chỉnh các đường cong Phức tạp hơn một chút là Image | Adjustments | Curves (Ctrl+M).
  • 36. 36 Giống như Levels, bạn sử dụng Curves để điều chỉnh dãy sắc độ của ảnh. Nhưng thay vì một thanh trượt có ba mục điều khiển, hộp thoại Curves cung cấp cho bạn cơ hội để điều khiển các phần khác nhau trong dãy sắc độ và màu. Chúng được sử dụng giống như cách bạn dùng các Eyedropper trong Levels) Hình dưới đây minh họa một sự điều chỉnh Curves đơn giản được áp dụng cho ảnh đó. Việc rê đường cong xuống dưới trong các vùng tối làm cho chúng trở nên tối hơn, việc rê lên phía trên làm cho các vùng sáng trở nên sáng hơn. Các vùng sắc độ trung gian (vùng nằm giữa các vùng tối và sáng) cũng được làm sáng hơn một chút trong phần điều chỉnh này. Khi lần đầu tiên bạn mở hộp thoại Curves, bạn sẽ nhìn thấy một đồ thị với một đường chéo chạy từ điểm neo ở góc phía dưới bên trái đến một điểm neo khác ở góc phía trên bên phải. Bạn nhấp và rê đường thẳng đó lên trên hoặc xuống dưới để thêm các điểm neo và thực hiện sự thay đổi trong đường con (và trong ảnh của bạn). Theo mặc định, các vùng tối nằm ở phía dưới bên trái, vì vậy việc rê xuống dưới sẽ làm tối vùng đó, và rên lên trên sẽ làm sáng chúng. Bạn có thể thêm nhiều điểm neo vào đường con - mặc dù bạn thường chỉ cần khoảng một đến ba điểm mới. Đa số các ảnh chụp nhanh có thể tận dụng một sự điều chỉnh nhỏ trong Curves. Nhấp vào phần giao nhau của các đường hướng dẫn ngang và dọc đầu tiên ở góc phía trên bên trái và rê xuống dưới một chút. Trường Input sẽ ghi 64, và trường Output sẽ ghi một giá trị nào đó giữa 55 và 60 cho một ảnh chụp với sự khởi đầu tốt. Kế tiếp, nhấp vào phần giao nhau của đường lưới ở góc phía trên bên phải và rê lên trên một chút. Trường Input sẽ hiển thị 192, và trường Output có thể là một giá trị từ 95 đến 205. Cả hai hộp thoại Curves và Levels đều cung cấp cho bạn các nút Load và Save. Nếu có một sự chỉnh sửa mà bạn cần thực hiện trên một lần, hoặc phần chỉnh sửa cần phải chính xác, hãy sử dụng nút Load để áp dụng phần điều chỉnh đó cho một ảnh khác. Chẳng hạn, nếu bạn đã sử dụng sai xác lập trong máy ảnh của bạn khi chụp một loạt các bức ảnh trong cùng một điều kiện ánh sáng, có lẽ các bức ảnh đó được chỉnh sửa như nhau. Hãy thực hiện sự điều chỉnh một lần, lưu nó, sau đó áp dụng nó cho các bức ảnh khác với nút Load. Nếu bạn muốn chỉnh sửa một vùng nhất định trong ảnh, hãy nhấn giữ nút chuột và di chuyển con trỏ vào cửa sổ ảnh (nơi nó xuất hiện ở dạng công cụ Eyedropper. Bạn sẽ nhìn thấy một hình tròn trên đường cong.
  • 37. 37 Hình tròn này cho bạn biết vị trí của các pixel đó trong dãy sắc độ. Để thêm một điểm neo vào đó, Ctrl+nhấp trong cửa sổ ảnh. Khi đường con có nhiều điểm neo, điểm neo hoạt động sẽ hiển thị ở dạng một ô vuông lấp đầy. Các điểm neo không được chọn là các ô vuông rỗng. Để chính xác hơn, bạn có thể dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển điểm neo hoạt động, hoặc bạn có thể gõ các giá trị cụ thể vào trường Input (vị trí bắt đầu của điểm neo) và trường Output (nơi mà bạn muốn điểm neo di chuyển) Bạn cũng có nhiều cách để tuỳ biến diện mạo của Curves. Nhấp nút nằm ở phía dưới bên phải để chuyển đổi giữa hộp thoại cỡ chuẩn và một hộp thoại cỡ lớn hơn. Nhấn Alt + nhấp trong vùng lưới để chuyển đổi giữa một lưới 4x4 và một lưới 10x10. Thay vì nhấp và rê trên đường cong, bạn có thể kích hoạt công cụ Pencil và vẽ đường cong bằng tay. Khi vẽ đường cong bằng tay, nút Smooth sẽ trở nên có sẵn để bảo đảm sự chuyển tiếp trong các phần điều chỉnh sắc độ của bạn không quá trầm trọng. 5. Một số công cụ khác Menu Image | Adjustments của Photoshop CS6 còn có nhiều cách mạnh hơn để làm việc với dãy sắc độ trong các ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng điều chỉnh Shadow/Highlight để cô lập và thay đổi bất kỳ dãy pixel sáng hay tối mà bạn muốn.
  • 38. 38 Bằng cách chỉ định dãy giá trị sắc độ nào được xem là tối hay hẹp. Tính năng Exposure cho phép bạn thay đổi toàn bộ dãy sắc độ của ảnh, như thể bạn đã chụp ảnh với một xác lập máy ảnh khác. Và đừng quên chỉnh sửa các vùng có vết đốm bằng các công cụ Dodge và Burm! Sự điều chỉnh Shadow/Highlight và Eyedropper không giống như làm việc với các ảnh Raw trong plug-in Camera Raw. Camera Raw hoạt động với dữ liệu ảnh chưa được xử lý, vì vậy nó được gọi là âm bản kỹ thuật số (digitalnegative). Bằng các sử dụng các lệnh Adjustments của Photoshop, bạn đang làm việc với dữ liệu ảnh đã được xử lý trong Camera Raw, bạn thật sự có sự điều khiển về sự phơi sáng, các vùng tối, các vùng sáng, và nhiều thứ khác. Sự điều chỉnh Shadow/highlight và Exposure không có sẵn như các lớp điều chỉnh. Các thay đổi mà bạn thực hiện với các tính năng này là sự thay đổi vĩnh viễn của ảnh. a. Sử dụng Shadow/Highlight Sự điều chỉnh Shadow/Highlight được thiết kế để tinh chỉnh hai loại ảnh: nền được phơi sáng tốt, nhưng chủ thể trong tiền cảnh thì lại quá tối. Hoặc nền thì đẹp, nhưng chủ thể lại bị trắng xoá do bởi đèn flash quá sáng.
  • 39. 39 Bằng cách điều khiển các vùng tối và vùng sáng tách biệt với phần còn lại của ảnh, tính năng này giúp bạn phục hồi sự cân đối hơn cho ảnh. Các xác lập mặc định trong Shadow/Highlight dùng để chỉnh sửa các lỗi do ảnh sáng chiếu về phía sau, như bạn thấy trong ảnh khi tiền cảnh thiếu chi tiết do bởi đền flash, hãy giảm thiểu sự thay đổi cho các vùng tối và rê thanh trượt Highlights sang phải. Như minh họa ở hình dưới đây, hai thanh trượt trong Shadow/Highlight có thể được sử dụng kết hợp với nhau. Trong hộp thoại Shadow/Highlight, thanh trượt Shadows làm sáng các vùng tối hơn của ảnh, và thanh trượt Highlights làm tối các vùng sáng hơn. Thông thường, bạn sẽ sử dụng thanh trượt này hoặc thanh trượt kia để chỉnh sửa một lỗi nào đó trong ảnh, nhưng bạn có thể dùng cả hai nếu bạn cần làm sáng các vùng tối và giảm sắc độ của các vùng sáng trong cùng một ảnh. Bạn sẽ nhận thấy Shadow/Highlight cũng là một công cụ tuyệt vời cho một số trường hợp khác, nhất là khi bạn chọn hộp kiểm Show More Options. Chẳng hạn, hãy xem hình minh họa dưới đây:
  • 40. 40 Trong ảnh “sau”, ảnh có diện mạo tuyệt vời hơn nhờ sự làm sáng với thanh trượt Shadows, hạ thấp thanh trượt Midtone Contrast, và tăng độ bão hoà với thanh trượt Color Correction. Bằng cách làm sáng và tăng độ bão hoà, các màu xanh lá cây có màu nâu trong nền tách biệt, giúp bạn thấy rõ chủ thể. Khi bạn chọn hộp kiểm Show More Options, Shadow/Highlight có một tập hợp điều khiển bổ xung. Các tuỳ chọn này khá đơn giản. - Amount: Đối với Shadow và Highlight, thanh trượt Amount là lượng điều chỉnh mà bạn thực hiện. Đây là chi tiết điều chỉnh của Shadow/Highlight. Đối với một chủ thể được chiếu sáng về phía sau, bạn sẽ sử dụng thanh trượt Shadow khá nhiều và không dùng thanh trượt Highlight. Khi làm việc với một chủ thể bị trắng xoá, bạn sẽ di chuyển thanh trượt Shadow sang 0% và làm việc với thanh trượt Highlight - Tonal Width: Sử dụng các thanh trượt Tonal Width để chỉ định bạn muốn đưa vào bao nhiêu phần trong dãy sắc độ của ảnh ở dạng các vùng tối hay vùng sáng. Nếu bạn rê mỗi thanh trượt Tonal Width sang 100%, bạn đang làm việc trên toàn bộ dãy sắc độ của ảnh – đây không phải là một công việc đặc biệt phù hợp với Shadow/Highlight (việc sử dụng Curves thì phù hợp hơn). Mặc định 50% là một giá trị khá cao. Hãy bắt đầu sự điều chỉnh bằng một dãy giá trị khoảng 20% và tinh chỉnh từ đó. - Radius: Bạn điều chỉnh các thanh trượt Radius để cho Shadow/Highlight biết những pixel nào sẽ được xác định là nằm trong vùng tối hay vùng sáng. Với xác lập Radius quá thấp, một pixel đen riêng lẻ nằm ở giữa một vùng sáng trong ảnh có thể được phân loại là một vùng tối. Một xác lập quá cao thường có khuynh hướng áp dụng sự điều chỉnh cho toàn bộ ảnh. Nói chung, hãy bắt đầu với một Radius khoảng 10 pixel cho các bức ảnh cỡ nhỏ và 30 pixel cho các bức ảnh cỡ lớn. Sau khi điều chỉnh các thanh trượt Amount và Tonal Width, hãy di chuyển thanh trượt Radius tới lui trong khi theo dõi một số mẫu nhỏ hơn của vùng tối hay vùng sáng (bất kỳ vùng nào bạn đang chỉnh sửa) để bảo đảm các vùng đó đang được đưa vào phần điều chỉnh. - Color Correction/Brightness: Thanh trượt này thay đổi tên của nó phù hợp với chế độ màu của ảnh. Khi
  • 41. 41 làm việc với một ảnh màu, bạn sẽ nhình thấy Color Correction. Khi bạn áp dụng Shadow/Highlight cho một ảnh thang độ xám, tên của thanh trượt đổi thành Brightness. Đừng bận tâm đến thanh trượt này cho đến khi nào bạn thực hiện sự điều chỉnh Amount. Trong một ảnh màu, việc làm sáng các vùng tối hay làm tối các vùng sáng sẽ cho thấy màu thật sự cuả các pixel ở những vùng đó. Hãy sử dụng thanh trượt này để tăng (rê sang pahỉ), hoặc giảm (rê sang trái) độ bão hoà của các pixel đó. Ghi nhớ rằng Color Correction hoạt động chỉ trên các pixel mà bạn nhận biết với các thanh trượt Tonal Width và Radius sang 0%, Color Correction sẽ hoàn toàn không có tác dụng nào lên ảnh). Mặt khác, khi bạn chỉnh sửa một ảnh thang độ xám, thanh trượt Brightness tác động đến tất cả pixel ngoại trừ các pixel đã có màu trắng thuần khiết hoặc màu đen thuần khiết. - Midtone Contrast: Bạn có thể tăng hoặc giảm độ tương phản trong suốt ảnh bằng thanh trượt Midtone Contrast. Gần giống như việc nhấp vào giữa đường cong trong Curves và rê lên hoặc xuống, bạn điều chỉnh toàn bộ dãy tương phản của ảnh, bao gồm cả ùng sáng và vùng tối. Khi toàn bộ diện mạo của ảnh cần được cải tiến, hãy bắt đầu với Midtone Contrast và sau đó làm việc với các vùng tối và vùng sáng riêng lẻ. - Clip: Thông thường bạn không muốn thay đổi các giá trị xén. Xén (clipping) lấy các pixel gần như đen và ép buộc chúng thành màu đen thuần khiết, hoặc lấy các pixel gần như trắng và ép buộc chúng thành màu trắng thuần khiết. Việc xén các vùng tối hay vùng sáng sẽ giảm bớt những khác biệt tinh vi về màu sắc vốn cung cấp chi tiết trong các vùng tối và vùng sáng. Khi nào thì bạn cần xén các vùng tối hay vùng sáng? Khi bạn không quan tâm đến những chi tiết ở những vùng đó của ảnh và cần độ tương phản cao hơn ở những vùng đó của ảnh và cần độ tương phản cao hơn ở các vùng có sắc độ trung gian. b. Thay đổi độ phơi sáng Photoshop CS6 thêm một tính năng mới vào menu Image | Adjustments. Tính năng đó được gọi là Exposure (độ phơi sáng). Nó mô phỏng cách ảnh sẽ có diện mạo như thế nào nếu bạn thay đổi xác lập Exposure trên máy ảnh của bạn trước khi nhấp màn trập. Hãy xem nó như là một sự điều chỉnh sắc độ trong ảnh. Như bạn có thể thấy ở hình dưới, ngay cả một sự điều chỉnh nhỏ cũng có thể tạo ra một sự tác động rất lớn đến ảnh.
  • 42. 42 Hộp thoại Exposure cũng có các mục điểu khiển khác. Các thanh trượt Shadow và Brightness được thiết kế chủ yếu để xử lý các ảnh có số bít rất cao (các ảnh đặc biệt với dãy động cao 32 bít/kênh). Exposure là một công cụ khá chuyên biệt, nó không thân thiện với người dùng và cũng không hiệu quả bằng Curves và Shawdow/Highlight. c. Sử dụng các công cụ tạo sắc độ Ngoài các cách trên, còn có thêm hai cách nữa để xử lý sắc độ trong Photoshop – đó là các công cụ tạo sắc độ (toning). Hai công cụ sử dụng cọ này cho phép bạn tô các phần chỉnh sửa lên trên ảnh của bạn, tạo ra sự điều khiển diện mạo một cách linh hoạt. Hãy chọn công cụ Burn để làm tối và công cụ Dodge để làm sáng. Chọn một đầu cọ trong thanh công cụ và rê công cụ trong ảnh của bạn để áp dụng phần chỉnh sửa. Ở hình dưới, bạn sẽ nhìn thấy công cụ Burn làm tối một vùng trong ảnh. Trong trường hợp này tuy sử dụng công cụ làm tối những lại giúp cho ảnh hậu kỳ thêm sắc nét và rõ ràng. Công cụ Dodge thì thích hợp cho việc giảm thiểu (nhưng không loại bỏ) các vùng tối trong một ảnh.
  • 43. 43 Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc 1. Màu trong Photoshop CS6 Photoshop CS6 xử lý các ảnh số (bao gồm cả các bức ảnh chụp kỹ thuật số, các ảnh đã được số hoá bằng một máy scan, và artwork mà bạn tạo từ đầu trong Photoshop). Các chữ số là mã máy tính được sử dụng để ghi thông tin của ảnh. Số pixel, màu của màu của mỗi pixel, và bất kỳ thông tin kết hợp sẽ được ghi theo một chuỗi các số 0 và số 1 trên ổ cứng. Do đó, màu không có gì khác ngoài các số. Tuy nhiên, đối với chúng ta, màu còn hơn mã nhị phân trên một ổ cứng. Đó là chính là ảnh, artwork, thông báo. Artwork là màu và màu là artwork, thao từng pixel. a. Các chế độ màu, mô hình màu, và độ sâu màu Photoshop ghi màu của mỗi pixel trong ảnh bằng nhiều cách khác nhau. Mọi pixel trong bất kỳ ảnh đã cho có tất cả các màu được ghi trong một chế độ màu, đó chính là dạng màu thật sự cho file ảnh. Tuy nhiên, trong khi làm việc với ảnh của bạn, bạn có thể xác định các màu cụ thể bằng một trong các mô hình màu, đó là một loại công thức thức mà bạn pha trộn màu bằng công thức đó. Và một ảnh có thể chỉ có một độ sau mà (color depth), đây là một giới hạn về số lượng màu trong một ảnh. Trước khi đi sâu vào chi tiết, bạn cần tìm hiểu một trong các khái niệm cơ bản của màu: đó là gam màu (gamut). Hãy xem giam màu là dãy các màu mà về lý thuyết chúng có thể được tái tạo trong một chế độ màu nhất định hoặc với một profile màu cụ thể. Do đo, một gam màu rộng sẽ có số màu có sẵn nhiều hơn một giam màu bị giới hạn. Các màu bổ xung đó thường sáng hơn nổi bật hơn, các màu làm cho một ảnh trở nên sống động. Chế độ màu RGB (red/green/blue) thường cung cấp một dãy màu rộng hơn chế độ màu CMYK (cyan/magenta/yellow/). Bạn nên chọn chế độ màu nào? Nếu bạn dự định in ra một máy in phun mực hoặc gởi ảnh của bạn lên Web, bạn cần chế độ màu RGB. (Cho dù bạn có thể tải các mực CMYK và máy in phun mực của bạn, nhưng phần mềm của máy in thường mong đợi và bắt buộc phải nhận được - dữ liệu màu RGB). Nếu bạn đang chuẩn bị một ảnh để đưa vừa một tài liệu dàn trang dành cho một máy in offset thương mại bạn cần CMYK (Bạn chọn chế độ màu của ảnh từ menu Image | Mode). Đó là một sự tóm lược đơn giản. Sau đây sẽ là phần trình bày chi tiết hơn về các chế độ màu: RGB: RGB là chế độ màu cho các bức ảnh kỹ thuật số, các monitor máy tính, World Wide Web, và các