SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  18
iTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
        KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ




       TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ


     LẠM PHÁT- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
              CỦA VIỆT NAM
              (CUỐI 2007-2008)


                  NHÓM 6
               Thái Hoàng Duy
                Vũ Bích Hằng
             Nguyễn Thanh Bình
            Nguyễn Thị Thùy Trang
              Lê Thị Lan Phương
                Vũ Bảo Trung
               Ngô Quang Tuấn
                Lê Trọng Tấn
              Nghiêm Vũ Hoàng




          TP.HỒ CHÍ MINH, 12/2008
LỜI MỞ ĐẦU



      Trên thế giới,hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu
chung - tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số
dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu
có tầm quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau.
      Như chúng ta đã biết trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm
2008 lạm phát ở nước ta đã tăng đến mức báo động, buộc các nhà hoạch định
chính sách phải quyết định lựa chọn tăng trưởng kinh tế hay lạm phát- một bài
toán kinh tế cơ bản nhưng hết sức nan giải.
       Để hiểu rõ thêm về điều này nhóm 6 quyết định chọn đề tài lạm phát –
tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng ở Việt Nam những tháng
cuối năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008
      Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn
chế,bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót.Mong thầy và các bạn thông
cảm.Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.Xin chân thành cảm ơn!
1. Tăng trưởng kinh tế
      1.1 Định nghĩa
        Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
       1.2 Tình hình thực tế:
        1.2.1 Năm 2007
         Năm 2007, tăng trưởng kinh tế nước ta có những bước tiến thần kỳ, đạt
được mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra, thuộc loại cao so với các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần làm cho quy mô
kinh tế lớn lên. GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quân
đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839
USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêu thoát
khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới.
         Theo Tổng cục Thống kê ngày 31-12, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%).
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của
nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.
Phải nói rằng nền kinh tế Việt nam tăng trưởng một cách toàn diện
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước
đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng
15,8% so với năm 2006.
      Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3
tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn
cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.
       Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá
so sánh năm 1994 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong
đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%.
      Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với năm
2006.Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so
với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.
       Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng
21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2%
và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4
tỷ USD, tăng 24,9%.
        Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê
bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng
số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả
nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi)
phát triển mới năm 2007 ước đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người
sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
       Lượng khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt
người, tăng 18% so với năm 2006.
               kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 11 năm

                          TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM(tỷ lệ %)
                  9
                         8.2                                             8.4   8.2   8.5
                  8                                                7.8
                  7                                    7.1   7.3
                                           6.8   6.9                                       6.5
                  6            5.6
                  5                  4.8
                  4
                  3
                  2
                  1
                  0
                      1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008




      1.2.2 Năm 2008
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6,5% so với
cùng kỳ năm 2007. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7%; dịch vụ
tăng 7,6%; khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,04%.
       Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay đạt 60,6%, tổng chi ngân
sách nhà nước đạt 51,8% mức dự toán cho cả năm.
       Sản xuất công nghiệp: Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất
công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2007,
trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,9%; khu vực ngoài nhà nước tăng 22,3%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4%. Trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp, ngành công nghiệp chế biến tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành
công nghiệp khai thác mỏ giảm 4,2% do sản lượng dầu thô giảm 7,9% và sản lượng
than sạch tăng 8% (thấp hơn mức tăng 12,4% của 6 tháng đầu năm 2007)...
        Thương mại, giá cả và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 447,3 nghìn tỉ đồng, tăng 30%
so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn tăng 8%). Như vậy,
mức tăng này thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước 15%. Giá tiêu dùng tháng
6-2008 đã chững lại ở mức tăng 2,14% so với tháng 5-2008. Đây là tháng có mức
tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng là mức tăng cao nhất so với chỉ số
giá tháng 6 của một vài năm gần đây. Giá vàng và đô-la Mỹ tăng, giảm không ổn
định trong 6 tháng đầu năm nay.
        Tình hình đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế
ước đạt 265,4 nghìn tỉ đồng( tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái), bao gồm vốn
khu vực nhà nước đạt 106,1 nghìn tỉ đồng, tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài nhà nước
đạt 80 nghìn tỉ đồng, tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỉ
đồng, tăng 37,7%. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao, tính từ đầu
năm đến ngày 20-6-2008, có 478 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số
vốn đăng ký 30,9 tỉ USD. Tuy giảm so với cùng kỳ năm ngoái 29,5% về số dự án,
nhưng tăng 324,3% về số vốn. Mức vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 64,7 triệu
USD, cao hơn cùng kỳ năm trước 53,9 triệu USD so với một dự án. Nếu tính cả
661,2 triệu USD cấp bổ sung của 158 lượt dự án đã được cấp phép trước đây thì tổng
số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước trong 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỉ
USD, gấp hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỉ USD đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam của cả năm 2007.
        Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 theo giá
so sánh 1994 đạt 93,1 nghìn tỉ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó,
nông nghiệp tăng 3,4%; lâm nghiệp tăng 0,9% và thủy sản tăng 8,7%.
       Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tháng 6-2008 ước tính đạt 5,5 tỉ USD,
giảm 4,4% so với tháng trước, nhưng tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính
chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,7 tỉ USD, tăng
31,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của 6 tháng đầu
năm ước đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2007.
(nguồn Tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng năm 2008-BIDV)
               (bảng số liệu so sánh với các nước trên thế giới)
        --đánh giá:
2.Lạm phát:
      2.1Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008
      2.1.1 Năm 2007
       Hiện tượng lạm phát phi mã gần đây ở VN có tất cả những dấu hiệu của lạm
phát ở các nước chậm tiến hay đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia và các tổ
chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều
       Theo đó CPI tháng 2/2007 so với tháng 1/2007 chỉ là 2,17% và lạm phát 2
tháng đầu năm 2007 chỉ ở 1 con số là 6,5%.
       Hiện tượng giá cả thị trường tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2007 đã gây
nên nhiều lo ngại. Sau hai năm liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm
2005), lạm phát dường như đã có dấu hiệu suy giảm và chỉ còn 6,6% năm 2006. Tuy
nhiên, áp lực lạm phát lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm,
chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với 6 tháng năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng
tăng 7,8%. Hầu hết các nhóm hàng đều có mức tăng giá cao so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,34%, nhóm hàng ăn - dịch
vụ ăn uống tăng 6,8%.
      Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và các nước trong khu vực
Đây được coi là mối quan ngại lớn về kinh tế vĩ mô hiện nay bên cạnh các
dấu hiệu tích cực như tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), xuất khẩu, đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nếu so sánh với các nước trong khu vực, tỷ
lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn khá nhiều.
        ** Trong 6 tháng cuối năm 2007, lạm phát tiếp tục gia tăng ở mức báo
động. lạm phát phi mã tưởng chừng không thể nào dừng lại được. Hầu hết 11 nhóm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng.
                Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ
                 trọng lớn nhất trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) giá tăng
                 cao nhất (tháng 12 tăng tới 4,69%, cả năm tăng tới 21,16%).
                Nhóm lương thực (nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong "rổ"
                 hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) có giá tăng cao thứ ba (tháng 12
                 tăng 2,98%, cả năm tăng 15,4%).
                Giá nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước,
                 chất đốt và vật liệu xây dựng) tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng
                 tới 17,12% (cao thứ hai sau nhóm thực phẩm).
                Giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm cho giá bất động sản tăng
                 kép (tăng do giá đất tăng, tăng do giá xây dựng tăng), khác với
                 các lần sốt trước chỉ có giá đất tăng.
                Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38%, nhưng nếu
                 không kể giá bưu điện giảm (- 0,77%) thì giá phương tiện đi lại
                 còn tăng cao hơn nữa, do giá xăng dầu tăng cao. Đây mới là
                 tháng 12 giá xăng dầu trực tiếp tăng (vào cuối tháng 11)
                Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với
                 lãi suất huy động tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của
                 các ngân hàng thương mại nhà nước (lãi suất cả năm chỉ dưới
                 8%); ngay các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất trên
                 dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm:




      2.1.2 Sáu tháng đầu năm 2008
      Lạm phát ở Việt Nam đến thời điểm này, hiện đang cao nhất khu vực, bất
chấp các nước khác có cùng điều kiện quốc tế khách quan chung, nhưng dù cao như
Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn 1/3 của Việt Nam (8,5% của Trung Quốc so với
25% của VN so cùng kỳ), phần lớn các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore…tính đến nay CPI của họ chỉ “cao” bằng ¼ của Việt nam!
                  CB Richard Ellis Group, công ty môi giới bất động sản lớn nhất
                   thế giới, tháng 2/2008 công bố giá thuê văn phòng tại Việt Nam
                   cao nhất châu Á.
                  Đến hết tháng 5/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 15,96% so với
                   31/12/2007 và 25% so cùng kỳ năm trước - Mức cao nhất trong
                   15 năm quakểtừ1993!...
       Tuy nhiên, sau nhiều gói biện pháp hạn chế lạm phát của chính phủ và ngân
hàng nhà nước, tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có phần “giảm nhiệt”. Lạm phát
tháng 6/2008 đã giảm mạnh: Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp
nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số
giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29%, đây là nhóm hàng quyết định tới
khoảng 80% mức tăng chỉ số giá.
                Chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2008: tháng 1 là 2,38%;
                 Tháng2: 3,56%; Tháng3: 2,99%; Tháng4: 2,2% và tháng 5 là
                 3,91%
lạm phát

                       20
                       15
                       10                                                   lạm phát
                        5
                        0
                              1      2      3      4      5      6
                  Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2008(đơn vị%)
      2.2 Nguyên nhân:
        2.2.1Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:
         Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên
tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao,
đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy
nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột
chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu
lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá
các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia
tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí
hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng
cao nhất từ trước tới nay.
         Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình
biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm
tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá
được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất
cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh.
Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn
ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương
thực đã giảm càng giảm sút.
         Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước
việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung
rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng
các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ
0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh
tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ
3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm.
        Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo
cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên
nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm
2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ
tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái,
các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu
vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh
tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân
hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn
nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực
hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu
vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra
nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.
        Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các
nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với
lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian
vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những nguyên nhân nào khác?
        2.2.2 Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:
         Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia
tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng
mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên
vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá
xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh
tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng
7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này
đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao.
         Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên
thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp,
trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở
mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn
cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm.
         Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ
2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế
Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này
đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã
khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều
năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng
trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài
nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín
dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho
vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng
lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới
và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay
nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và
3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia
tăng lạm phát trong thời gian qua.




                So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng
         GDP của ba nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100%. Cung tiền đo
         bằng M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng)
                  (Nguồn: Số liệu Thống kê tài chính quốc tế của Tổ
         chức Tiền tệ Quốc tế, riêng số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu
         năm 2007 của Việt Nam và Trung Quốc lấy từ nguồn Economist
         Intelligent Unit.)


         Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ
cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường
đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh.
Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức
10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ
khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường
chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn.
Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền
VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ
xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh
toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.
                           Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(tỷ
                                           USD)
                                Vốn đăng ký     Vốn giải ngân
                     35
                                                                                   31.6
                     30
                     25
                                                                           21.3
                     20
                     15
                     10                                            10.2
                                                           6.8               6.6
                      5                            4.5               4.1              5
                          3.1
                            2.5    32.6   3.2 .7
                                            2        2.9     3.3
                      0
                          2001    2002    2003     2004    2005    2006    2007     6T-
                                                                                   2008

                                                                      nguồn Tổng Cục Thống kê
          Tổng vốn ODA ký kết tính đến 20/7/2008 đạt 1389 triệu USD, trong đó vốn
vay đạt 1277 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 112 triệu USD. Giải ngân
vốn ODA 7 tháng đầu năm nay (bao gồm cả vốn được ký kết trước 2008) đạt 1205
triệu USD, bằng 63% kế hoạch năm, trong đó vốn vay đạt 1063 triệu USD, vốn viện
trợ không hoàn lại đạt 142 triệu USD. Trong tổng vốn giải ngân, vốn vay của 3 nhà
tài trợ lớn là WB, JBIC, ADB đạt mức giải ngân cao nhất với 850 triệu USD, chiếm
70% tổng vốn giải ngân
        3.Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng:
         Như đã nói ở trên,bất kì quốc qia nào cũng mong muốn tăng trưởng cao,lạm
phát thấp.Tuy nhiên,muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân
sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu…
nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng.
        Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu
dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu…
nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao




        3.1Vậy thực chất của quan hệ giữa lạm phát với tăng trưởng là gì?
3.1.1 Tác động của tăng trưởng đến lạm phat:


Lãi suất                                      Mức giá
                    MS1      MS2             P2



R1
                                                   P1                       AD2
R2
                                       AD                                  AD1


                          Lượng tiền                        y1     y2           Y




         -Khi ngân hàng TW tăng lượng cung tiền MS1 lên MS2,lãi suất giảm từ R1
xuống R2,khi lãi suất giảm,đầu tư tăng dẫn đến làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản
lương tăng-> tăng trưởng kinh tế.Nhưng theo đó giá cả cũng tăng lên dẫn đến lạm
phát.
              p
                                                  AS


              P1


              P2
                                               AD2


                                            AD1
                                                            Y
        -Để đạt mục tiêu tăng trướng,chính phủ sử dụng biện pháp kích cầu,kích
thích nhu cầu tiêu dùng của người dân,làm cho đường cầu dịch chuyển từ AD1 đến
AD2,khi đó sản lượng tiêu dùng gia tăng,tăng tốc độ tăng trưởng đồng thời giá tăng
dấn đến lạm phát.
3.1.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng:
         Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Lạm phát bóp méo mức độ khan
hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo
các quyết định đầu tư và sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm này. Lạm phát còn
làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao
tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến
giảm năng suất. Hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả
trong thời kỳ lạm phát ổn định.
          Tuy nhiên, không ít người lại lập luận rằng lạm phát ở một mức nhẹ lại có
tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, nhà kinh tế học nổi tiếng
Tobin cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tư tái phân bổ danh mục đầu tư của mình
từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tư và nâng
cao năng suất lao động. Ông lập luận thêm rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn
nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp. Một số khác
cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà
thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ
tăng trưởng.
        Vì thế, động thái nhằm đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua là chính sách trả
trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này.
         Từ một khía cạnh khác, một số người cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bất trắc của lạm phát
trong tương lai với tăng trưởng sản lượng. Họ cho rằng tính bất trắc của lạm phát
càng cao thì tăng trưởng sản lượng càng thấp. Sở dĩ có điều này bởi vì nhà sản xuất
khai thác triệt để tính bất đối xứng về thông tin trên thị trường – thông tin có được
của người tiêu dùng bị hạn chế so với nhà sản xuất – để tăng biên độ lợi nhuận, do
đó làm tăng doanh thu kể cả cho những nhà sản xuất không thật sự hiệu quả.
         Việc phân bổ các nguồn lực sản xuất tới những nhà sản xuất không hiệu quả
như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng ngược lại với dòng lập luận này,
một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tính bất trắc của lạm phát lại có tác động tích cực đến
tăng trưởng, nhờ vào động thái tăng tiết kiệm để phòng ngừa lạm phát. Họ cũng chỉ
ra thêm rằng trên thực tế, quan hệ nhân quả giữa hai biến số này là không nhất quán
ở từng trường hợp nghiên cứu quốc gia. Như vậy có thể nói rằng về lý luận, quan hệ
nhân quả giữa lạm phát với năng suất lao động và/hoặc tăng trưởng chưa hoàn toàn
sáng tỏ.
        Thực tế, kết quả nghiên cứu thực chứng trong nhiều nghiên cứu cấp quốc
gia và nhóm quốc gia cũng chỉ ra một quan hệ phức tạp giữa 2 nhóm biến số này.
Các nghiên cứu thực chứng ban đầu chỉ tập trung vào nhóm G7, hoặc các nước trong
tổ chức OECD, và kết quả nghiên cứu không chỉ ra được một kết luận rõ ràng về
quan hệ này. Tùy theo dữ liệu sử dụng là chuỗi thời gian (cho trường hợp nghiên
cứu từng quốc gia cụ thể), hay dữ liệu cho nhóm quốc gia sẽ có các kết quả đối
ngược nhau.
         Về sau này, một số tác giả bắt đầu nghiên cứu thêm nhóm các nước ở châu
Á. Kết quả nghiên cứu cũng không khác mấy so với kết quả từ các nghiên cứu trước
đó đối với nhóm OECD hay G7. Cụ thể, ở một số nước như Nhật, Thái Lan, Sri
Lanca, Philippines, và Indonesia, lạm phát và năng suất không hề có quan hệ gì với
nhau. Ở một số nước khác như Malaysia, lạm phát có tác động tiêu cực đến năng
suất. Ở những nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, và Singapore, 2 biến số này tác động lẫn
nhau. Căn cứ vào kinh nghiệm của những quốc gia như nêu trên, có thể rút ra một số
bài học cho Việt Nam liên quan đến MTLP ở ta như hiện nay: Ảnh hưởng của lạm
phát là không rõ ràng lên tăng trưởng kinh tế.
        Theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế học thì lạm phát và tăng trưởng có
mối quan hệ phi tuyến tính:
        -Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định
nào đó(threshold).
             +Dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô.
             +Tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư.
             +Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối,làm méo mó quá trình phân bổ
nguồn lực.
             +Lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
 -Ở mức dưới ngưỡng,lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng
 trưởng,thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết của Keynes đã đề cập.

 3.1.3 Với Việt Nam
      a-Mục tiêu và chính sách tăng trưởng của Việt Nam năm 2008:
       Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008, báo cáo của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đưa ra dự kiến GDP tăng từ 8,6-8,9% so với năm 2007; tổng giá trị GDP
khoảng 83 tỉ USD, bình quân đầu người tương đương khoảng 956-960 USD, giảm tỉ
lệ hộ nghèo xuống còn 13%...
        Để hoàn thành các mục tiêu này, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh 8 nhóm giải
pháp cần tập trung thực hiện. Trước hết là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát
triển, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đây là yếu tố có ý nghĩa
quyết định cho tăng trưởng.
       Về điều hành vĩ mô, phải giữ cho được ổn định tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng
phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và không vượt mức 8%; tiếp tục đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân; đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính; tập trung quy hoạch và phát triển đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập; tăng cường xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó ưu tiên xoá đói giảm
nghèo; tăng cường an ninh quốc phòng và đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng
phí.
      b- Lạm phát và chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ và ngân hàng
nhà nước:
        Những chính sách trợ giá thiếu hiệu quả của nhà nước hiện nay tạo nên một
“thuế lạm phát” tác động trực tiếp vào những người nghèo, vô hình chung giúp
người giàu “bóc lột” người nghèo một cách hợp pháp làm cho phân hóa giàu nghèo
trở nên trầm trọng hơn.
       Tình hình lạm phát hai tháng cuối năm và những tháng đầu năm có thể tiếp
tục tăng cao do cung tiền đô-la tiếp tục tăng cao do lượng ngoại hối sẽ được các Việt
Kiều mang về nước tiêu xài trong dịp cuối năm và Tết âm lịch cộng với giá dầu tăng
cao sẽ làm cho tình hình lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.
       Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, để đạt được mục tiêu “lạm phát thấp hơn tốc
độ tăng trưởng” (mà trên thực tế không hề có cơ sở khoa học vững chắc) thì khi lạm
phát tăng, Chính phủ chỉ có thể có một trong hai lựa chọn: Một là kiềm chế lạm phát
bằng cách giảm tốc độ tăng cung tiền và tín dụng (đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp nhà nước kém hiệu quả), đồng thời giảm bớt chi tiêu của Chính phủ (bằng
cách tăng hiệu quả chi tiêu, giảm lãng phí và thất thoát), hay thậm chí phải điều
chỉnh lãi suất. Hai là phải dồn sức đẩy mạnh tăng trưởng để “đuổi kịp” lạm phát.
        Có vẻ như cho đến thời điểm này, phương án 1 chưa phải là lựa chọn của
Chính phủ; còn phương án 2 nếu được thực hiện sẽ chỉ tiếp tục đổ thêm dầu vào
ngọn lửa lạm phát. Dưới góc độ quản lý nhà nước, không nên để một mục tiêu thiếu
cơ sở khoa học như thế này trở thành một chiếc “vòng kim cô” trói buộc các nhà
điều hành vĩ mô.
        Hiện nay chưa tìm thấy căn cứ khoa học cho luận điểm nêu trên, do đó,
chúng ta không nên tự ràng buộc mục tiêu lạm phát vào một giới hạn khá dễ dãi
(khoảng 8%), để rồi lại bị cuốn vào nỗi lo con rồng sẽ giật đứt dây xích như hiện
nay”
       Những diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy mục tiêu
“lạm phát thấp hơn tăng trưởng” đang trên đà “phá sản”, việc tiếp tục theo đuổi
chính sách bất hợp lý và thiếu cơ sở khoa học vững chắc này sẽ làm cho tình trạng
lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.
         Hơn bao giờ hết phương án: hy sinh tốc độ tăng trưởng bằng cách giảm
cung tiền và tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước để giảm lạm phát
cần được chính phủ lưu tâm đến.
        Nếu không với tốc độ lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm sẽ tiếp
tục tăng cao và khi mà dân nghèo không thể mua “ổ bánh mì” thì sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự ổn định xã hội.
(. Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục
tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục
tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế
lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một
nước
        3.2 Giải pháp:
          Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng như tác động
của lạm phát tới đời sống kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết để có thể xác định cho
riêng quốc gia mình một chính sách kiểm soát lạm phát phù hợp. Điều cần khẳng
định ở đây là không có liệu pháp nào hoàn hảo, mọi liệu pháp bình ổn lạm phát đều
có cái giá phải trả của nó, vấn đề là chính phủ đang theo đuổi một chiến lược phát
triển vĩ mô nào?
        Ngành ngân hàng đang trở thành tâm điểm thực hiện các giải pháp kiềm chế
lạm phát thời gian qua. Trong những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ,
chính sách tiền tệ là một trọng tâm. Tiến sĩ Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam đã trao đổi về những tác động của chính sách tiền tệ đến
hoạt động của các ngân hàng nói riêng cũng như kiềm chế lạm phát nói chung. Ngân
hàng thực tế cũng là các doanh nghiệp, họ có vốn thì họ đầu tư, đó là chuyện đương
nhiên. Nhưng sự đầu tư ấy ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô, nên Nhà nước phải
có chính sách để kiểm soát. Vào những lúc khó khăn như thế này, càng phải đặt lợi
ích quốc gia lên trên hết, vì thế cần buộc hoạt động ngân hàng phải ở trong một
khuôn khổ.
         Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng đã dẫn đến thiếu hụt
thanh khoản, các ngân hàng bộc phát tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, tăng lượng tiền
mặt. Vì vậy, cuộc chạy đua lãi suất đã được phanh lại, hình thành mặt bằng lãi suất
chung là 12%/năm và sẽ giảm dần. Nhưng các kỳ hạn vẫn còn nơi cao nơi thấp. Dù
sao, trước mắt ổn định mặt bằng chung đã là thành công, còn khấp khểnh ở bên
trong cần phải có thời gian. Trong kinh tế thị trường, lãi suất như một giá cả, lúc lên
lúc xuống, vì hoàn cảnh lạm phát, thị trường đang có vấn đề, nên cần bàn tay can
thiệp của Nhà nước. Theo tôi, mức lãi suất 12%/năm đã là dương rồi, tăng trưởng tín
dụng 30% cũng không phải là thấp, vẫn bảo đảm được kế hoạch phát triển cho các
ngân hang
           Trước tình trạng lạm phát cao như thế này, theo lý thuyết kinh điển là phải
hút ngay tiền về. Quốc gia nào trong tình thế này cũng đều xử lý như vậy và chúng
ta đã làm theo phương pháp đó. Phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tăng dự
trữ bắt buộc đều là động tác để hút tiền về, giảm bớt áp lực giữa tiền và hàng. Hay
giải pháp nâng lãi suất để hạn chế tăng trưởng tín dụng, có nghĩa là cũng hạn chế
nguồn cung tiền. Mặc dù Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp kiềm chế
lạm phát nhưng không phải nó có thể ngay lập tức mang lại hiệu quả mà cần có thời
gian, ít nhất từ nay đến cuối năm.
Cũng cần phải thấy rằng, nếu chỉ đơn phương một mình chính sách tiền tệ
thì không thể kiềm chế lạm phát nổi, mà phải có sự tham gia của chính sách tài
chính, đầu tư thậm chí cả chính sách thương mại nữa. Cùng kết hợp nhiều chính sách
vĩ mô hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát thì mới có thể đạt hiệu quả mong
muốn.
         - Nhìn chung các chính sách kiểm soát sự phát triển bao giờ cũng ảnh
hưởng đến các đối tượng của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại không thể cho
vay thoải mái như ngày xưa, tất nhiên sẽ nảy sinh tâm lý khó chịu khi bị nhà nước
kiểm soát, nhưng đó là những hành động cần thiết trong hoàn cảnh này. Nếu không
làm nghĩa là chúng ta tự hại mình, bao nhiêu công lao xây dựng đất nước, phát triển
kinh tế sẽ bị ngọn lửa lạm phát thiêu rụi.


         Trong lúc này cũng không thể cầu toàn được, khó có đòi hỏi một lúc thực
hiện cả hai mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế cao, vừa kiềm chế được lạm phát. Nếu
từ giờ đến cuối năm, tình hình lạm phát không dịu đi thì tăng trưởng chắc chắn sẽ bị
ảnh hưởng.
        - Cho đến Công văn 319 của Thủ tướng Chính phủ thì đã là giải pháp trọn
gói. Trước kia chỉ chính sách tiền tệ sợ rằng không đủ, bây giờ Chính phủ đã đi một
cách toàn diện rồi. Nhưng để có hiệu quả thì khâu thực hiện phải đi liền với chính
sách, nếu như tất cả các bộ, các ngành đều có ý chí kiềm chế lạm phát quyết liệt,
thậm chí ở địa phương cũng phải có tư duy kiềm chế lạm phát thì Công văn 319 mới
có hiệu quả. Ví dụ như Chính phủ quyết định rà soát lại các công trình đầu tư, địa
phương cũng phải thực hiện kiên quyết, những dự án nào không hiệu quả, kéo dài,
dứt khoát không đưa tiền vào nữa.
         Lạm phát đã đi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống, ảnh hưởng sâu rộng
tới các tầng lớp người dân, vì thế mà tất cả mọi người đều phải thấy phần trách
nhiệm của mình trong đó.
        - Ảnh hưởng của sức ép từ bên ngoài là không thể kiểm soát được, chỉ có
thể kiểm soát bên trong thôi. Nhưng nếu chính sách kiềm chế lạm phát thực hiện tốt,
mặt bằng giá trong nước ổn định thì tác động bên ngoài không thể cộng hưởng mà sẽ
được hạn chế đi. Bên ngoài đã không kiểm soát được mà bên trong cũng bùng lên thì
hậu quả sẽ rất khó lường.
        Cũng phải nhìn nhận rằng, năm 2007 chưa lúc nào vốn đầu tư nước ngoài
vào nhiều như vậy. Khi ngoại tệ đổ vào, chúng ta phải xuất tiền ra để chuyển đổi,
càng đưa tiền ra thì lạm phát càng lên. Vì vậy, cần phải giải quyết câu hỏi: Thông
qua những chính sách kinh tế vĩ mô nào chúng ta hấp thụ lượng vốn đó như thế
nào?
         Thời điểm này, số lượng ngân hàng nhiều hơn, hệ thống ngân hàng phát
triển hơn, thực hiện tự do hóa thương mại do vậy khó có thể sử dụng biện pháp hành
chính, cũng như không thể kiểm soát nhập khẩu được, mà phải theo thị trường, do
thị trường quyết định, theo quy luật của kinh tế thị trường. Sự điều tiết của Nhà nước
chỉ thực hiện ở chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy chúng ta nên tập trung vào
thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Thay đổi theo hướng đúng như lý thuyết đã nêu,
nghĩa là càng lạm phát thì càng phải thắt chặt tài chính-tiền tệ, thắt chặt chi tiêu
công. Từng giai đoạn một phải đặt ra một mục tiêu, ví dụ năm nay lạm phát chỉ 5%,
thì ngân hàng, tài chính và các ngành khác phải theo cái đích đó. Trước nay chúng ta
vẫn đặt ra mục tiêu nhưng đến khi thực hiện lại không thống nhất.
          Thực tế thì đợt lạm phát lần này đã bắt đầu từ những năm 2003-2004, có
năm lạm phát đến 9,6% nhưng lúc đó chính sách tiền tệ của chúng ta chưa làm quyết
liệt, còn chậm, nên những gì của thời gian ấy dồn tích đến năm 2007 và đã bục ra.
Năm 2006 mọi người cảm thấy đất nước đang đứng trên “đỉnh cao”, chúng ta đã vui
vẻ quá trước thành công.


        Phải nhìn nhận một kinh nghiệm hết sức quan trọng là: Ngay cả khi thắng
lợi cũng phải suy nghĩ cho tương lai, để có được dự báo đúng, từ đó mà đưa ra
những quyết định đúng đắn, phù hợp thực tiễn




        MỤC LỤC:
        Tài liệu tham khảo
      Kinh tế vĩ mô 6 tháng năm 2008 Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt
Nam(BIDV)
        Tình hình kinh tế xã hội năm 2007-Tổng Cục Thống Kê
     http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=6894
     Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng năm 2008-Tổng Cục Thống Kê
        http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=7221
        Lý giải một nguyên nhân lạm phát năm 2007
        http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2007/12/761574/

Contenu connexe

Tendances

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017MarketIntello
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet outngothithungan1
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECT
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECTCHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECT
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECTHANOI BROKER ANALYST
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022CDKTCaoThangBMDTCN
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018hero_hn
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Duong Tien
 
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008Hung Pham Thai
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...Phan Minh Trí
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015Hung Thinh
 
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6Yen Luong-Thanh
 

Tendances (15)

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECT
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECTCHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECT
CHIẾN LƯỢC QUÝ 3.2017 - VNDIRECT
 
BAO CAO CHIEN LUOC 2017 - VDSC
BAO CAO CHIEN LUOC 2017 - VDSCBAO CAO CHIEN LUOC 2017 - VDSC
BAO CAO CHIEN LUOC 2017 - VDSC
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
 
Dutoan
DutoanDutoan
Dutoan
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
 
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008
Muc tieu xk nguyen lieu cao su 2008 va xuat thang 012008
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 
Cán cân thương mại
Cán cân thương mạiCán cân thương mại
Cán cân thương mại
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
 
Bao cao vn
Bao cao vnBao cao vn
Bao cao vn
 
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
 

En vedette

lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâyQuỳnh Trọng
 
ChươNg 6 Va Ba Po
ChươNg 6 Va Ba PoChươNg 6 Va Ba Po
ChươNg 6 Va Ba Poguest800532
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinhHiếu Kều
 
Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)Khanh Bien Van
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anDoan Tran Ngocvu
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếguest3c41775
 

En vedette (8)

lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
 
ChươNg 6 Va Ba Po
ChươNg 6 Va Ba PoChươNg 6 Va Ba Po
ChươNg 6 Va Ba Po
 
Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh3 trung gian tai chinh
3 trung gian tai chinh
 
Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 

Similaire à Lam phat 3059

2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 outhero_hn
 
VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019ngothithungan1
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 outhero_hn
 
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Tiến Lê Văn
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008XUAN THU LA
 
18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicucKiên Phạm Trung
 
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023Vinpas
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscnewlife9x225
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Huy Hoang
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLand
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLandBáo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLand
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLandCafe Land
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfTamNguyen183831
 

Similaire à Lam phat 3059 (20)

2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out
 
VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 out
 
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
 
18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc
 
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023
Khuyến nghị Kinh tế Thế giới và Việt Nam - tháng 10/2023
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014
 
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLand
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLandBáo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLand
Báo cáo thị trường căn hộ quý 2 năm 2015 - CafeLand
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
 

Lam phat 3059

  • 1. iTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ LẠM PHÁT- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (CUỐI 2007-2008) NHÓM 6 Thái Hoàng Duy Vũ Bích Hằng Nguyễn Thanh Bình Nguyễn Thị Thùy Trang Lê Thị Lan Phương Vũ Bảo Trung Ngô Quang Tuấn Lê Trọng Tấn Nghiêm Vũ Hoàng TP.HỒ CHÍ MINH, 12/2008
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới,hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung - tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau. Như chúng ta đã biết trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008 lạm phát ở nước ta đã tăng đến mức báo động, buộc các nhà hoạch định chính sách phải quyết định lựa chọn tăng trưởng kinh tế hay lạm phát- một bài toán kinh tế cơ bản nhưng hết sức nan giải. Để hiểu rõ thêm về điều này nhóm 6 quyết định chọn đề tài lạm phát – tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng ở Việt Nam những tháng cuối năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn chế,bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót.Mong thầy và các bạn thông cảm.Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn! 1. Tăng trưởng kinh tế 1.1 Định nghĩa Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định 1.2 Tình hình thực tế: 1.2.1 Năm 2007 Năm 2007, tăng trưởng kinh tế nước ta có những bước tiến thần kỳ, đạt được mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra, thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần làm cho quy mô kinh tế lớn lên. GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839 USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31-12, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Phải nói rằng nền kinh tế Việt nam tăng trưởng một cách toàn diện
  • 3. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD. Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%. Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 ước đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước. Lượng khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 11 năm TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM(tỷ lệ %) 9 8.2 8.4 8.2 8.5 8 7.8 7 7.1 7.3 6.8 6.9 6.5 6 5.6 5 4.8 4 3 2 1 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.2.2 Năm 2008
  • 4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7%; dịch vụ tăng 7,6%; khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,04%. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay đạt 60,6%, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 51,8% mức dự toán cho cả năm. Sản xuất công nghiệp: Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,9%; khu vực ngoài nhà nước tăng 22,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4%. Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 4,2% do sản lượng dầu thô giảm 7,9% và sản lượng than sạch tăng 8% (thấp hơn mức tăng 12,4% của 6 tháng đầu năm 2007)... Thương mại, giá cả và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 447,3 nghìn tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn tăng 8%). Như vậy, mức tăng này thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước 15%. Giá tiêu dùng tháng 6-2008 đã chững lại ở mức tăng 2,14% so với tháng 5-2008. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng là mức tăng cao nhất so với chỉ số giá tháng 6 của một vài năm gần đây. Giá vàng và đô-la Mỹ tăng, giảm không ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. Tình hình đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 265,4 nghìn tỉ đồng( tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái), bao gồm vốn khu vực nhà nước đạt 106,1 nghìn tỉ đồng, tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 80 nghìn tỉ đồng, tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỉ đồng, tăng 37,7%. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao, tính từ đầu năm đến ngày 20-6-2008, có 478 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số vốn đăng ký 30,9 tỉ USD. Tuy giảm so với cùng kỳ năm ngoái 29,5% về số dự án, nhưng tăng 324,3% về số vốn. Mức vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 64,7 triệu USD, cao hơn cùng kỳ năm trước 53,9 triệu USD so với một dự án. Nếu tính cả 661,2 triệu USD cấp bổ sung của 158 lượt dự án đã được cấp phép trước đây thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước trong 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỉ USD, gấp hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của cả năm 2007. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh 1994 đạt 93,1 nghìn tỉ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nông nghiệp tăng 3,4%; lâm nghiệp tăng 0,9% và thủy sản tăng 8,7%. Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tháng 6-2008 ước tính đạt 5,5 tỉ USD, giảm 4,4% so với tháng trước, nhưng tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,7 tỉ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của 6 tháng đầu năm ước đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2007.
  • 5. (nguồn Tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng năm 2008-BIDV) (bảng số liệu so sánh với các nước trên thế giới) --đánh giá: 2.Lạm phát: 2.1Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 2.1.1 Năm 2007 Hiện tượng lạm phát phi mã gần đây ở VN có tất cả những dấu hiệu của lạm phát ở các nước chậm tiến hay đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều Theo đó CPI tháng 2/2007 so với tháng 1/2007 chỉ là 2,17% và lạm phát 2 tháng đầu năm 2007 chỉ ở 1 con số là 6,5%. Hiện tượng giá cả thị trường tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2007 đã gây nên nhiều lo ngại. Sau hai năm liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005), lạm phát dường như đã có dấu hiệu suy giảm và chỉ còn 6,6% năm 2006. Tuy nhiên, áp lực lạm phát lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với 6 tháng năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%. Hầu hết các nhóm hàng đều có mức tăng giá cao so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,34%, nhóm hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 6,8%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam và các nước trong khu vực
  • 6. Đây được coi là mối quan ngại lớn về kinh tế vĩ mô hiện nay bên cạnh các dấu hiệu tích cực như tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP), xuất khẩu, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nếu so sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn khá nhiều. ** Trong 6 tháng cuối năm 2007, lạm phát tiếp tục gia tăng ở mức báo động. lạm phát phi mã tưởng chừng không thể nào dừng lại được. Hầu hết 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng.  Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) giá tăng cao nhất (tháng 12 tăng tới 4,69%, cả năm tăng tới 21,16%).  Nhóm lương thực (nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) có giá tăng cao thứ ba (tháng 12 tăng 2,98%, cả năm tăng 15,4%).  Giá nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng tới 17,12% (cao thứ hai sau nhóm thực phẩm).  Giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm cho giá bất động sản tăng kép (tăng do giá đất tăng, tăng do giá xây dựng tăng), khác với các lần sốt trước chỉ có giá đất tăng.  Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38%, nhưng nếu không kể giá bưu điện giảm (- 0,77%) thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa, do giá xăng dầu tăng cao. Đây mới là tháng 12 giá xăng dầu trực tiếp tăng (vào cuối tháng 11)  Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi suất huy động tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại nhà nước (lãi suất cả năm chỉ dưới 8%); ngay các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.
  • 7. Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm: 2.1.2 Sáu tháng đầu năm 2008 Lạm phát ở Việt Nam đến thời điểm này, hiện đang cao nhất khu vực, bất chấp các nước khác có cùng điều kiện quốc tế khách quan chung, nhưng dù cao như Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn 1/3 của Việt Nam (8,5% của Trung Quốc so với 25% của VN so cùng kỳ), phần lớn các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…tính đến nay CPI của họ chỉ “cao” bằng ¼ của Việt nam!  CB Richard Ellis Group, công ty môi giới bất động sản lớn nhất thế giới, tháng 2/2008 công bố giá thuê văn phòng tại Việt Nam cao nhất châu Á.  Đến hết tháng 5/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 15,96% so với 31/12/2007 và 25% so cùng kỳ năm trước - Mức cao nhất trong 15 năm quakểtừ1993!... Tuy nhiên, sau nhiều gói biện pháp hạn chế lạm phát của chính phủ và ngân hàng nhà nước, tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có phần “giảm nhiệt”. Lạm phát tháng 6/2008 đã giảm mạnh: Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29%, đây là nhóm hàng quyết định tới khoảng 80% mức tăng chỉ số giá.  Chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2008: tháng 1 là 2,38%; Tháng2: 3,56%; Tháng3: 2,99%; Tháng4: 2,2% và tháng 5 là 3,91%
  • 8. lạm phát 20 15 10 lạm phát 5 0 1 2 3 4 5 6 Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2008(đơn vị%) 2.2 Nguyên nhân: 2.2.1Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu: Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút. Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm. Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên
  • 9. nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những nguyên nhân nào khác? 2.2.2 Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam: Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm. Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho
  • 10. vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua. So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100%. Cung tiền đo bằng M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) (Nguồn: Số liệu Thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, riêng số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2007 của Việt Nam và Trung Quốc lấy từ nguồn Economist Intelligent Unit.) Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ
  • 11. xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài(tỷ USD) Vốn đăng ký Vốn giải ngân 35 31.6 30 25 21.3 20 15 10 10.2 6.8 6.6 5 4.5 4.1 5 3.1 2.5 32.6 3.2 .7 2 2.9 3.3 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6T- 2008 nguồn Tổng Cục Thống kê Tổng vốn ODA ký kết tính đến 20/7/2008 đạt 1389 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 1277 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 112 triệu USD. Giải ngân vốn ODA 7 tháng đầu năm nay (bao gồm cả vốn được ký kết trước 2008) đạt 1205 triệu USD, bằng 63% kế hoạch năm, trong đó vốn vay đạt 1063 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 142 triệu USD. Trong tổng vốn giải ngân, vốn vay của 3 nhà tài trợ lớn là WB, JBIC, ADB đạt mức giải ngân cao nhất với 850 triệu USD, chiếm 70% tổng vốn giải ngân 3.Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng: Như đã nói ở trên,bất kì quốc qia nào cũng mong muốn tăng trưởng cao,lạm phát thấp.Tuy nhiên,muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao 3.1Vậy thực chất của quan hệ giữa lạm phát với tăng trưởng là gì?
  • 12. 3.1.1 Tác động của tăng trưởng đến lạm phat: Lãi suất Mức giá MS1 MS2 P2 R1 P1 AD2 R2 AD AD1 Lượng tiền y1 y2 Y -Khi ngân hàng TW tăng lượng cung tiền MS1 lên MS2,lãi suất giảm từ R1 xuống R2,khi lãi suất giảm,đầu tư tăng dẫn đến làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lương tăng-> tăng trưởng kinh tế.Nhưng theo đó giá cả cũng tăng lên dẫn đến lạm phát. p AS P1 P2 AD2 AD1 Y -Để đạt mục tiêu tăng trướng,chính phủ sử dụng biện pháp kích cầu,kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân,làm cho đường cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2,khi đó sản lượng tiêu dùng gia tăng,tăng tốc độ tăng trưởng đồng thời giá tăng dấn đến lạm phát.
  • 13. 3.1.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng: Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ các nguồn lực khan hiếm này. Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất. Hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả trong thời kỳ lạm phát ổn định. Tuy nhiên, không ít người lại lập luận rằng lạm phát ở một mức nhẹ lại có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, nhà kinh tế học nổi tiếng Tobin cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tư tái phân bổ danh mục đầu tư của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất lao động. Ông lập luận thêm rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp. Một số khác cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ tăng trưởng. Vì thế, động thái nhằm đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua là chính sách trả trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này. Từ một khía cạnh khác, một số người cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bất trắc của lạm phát trong tương lai với tăng trưởng sản lượng. Họ cho rằng tính bất trắc của lạm phát càng cao thì tăng trưởng sản lượng càng thấp. Sở dĩ có điều này bởi vì nhà sản xuất khai thác triệt để tính bất đối xứng về thông tin trên thị trường – thông tin có được của người tiêu dùng bị hạn chế so với nhà sản xuất – để tăng biên độ lợi nhuận, do đó làm tăng doanh thu kể cả cho những nhà sản xuất không thật sự hiệu quả. Việc phân bổ các nguồn lực sản xuất tới những nhà sản xuất không hiệu quả như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng ngược lại với dòng lập luận này, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tính bất trắc của lạm phát lại có tác động tích cực đến tăng trưởng, nhờ vào động thái tăng tiết kiệm để phòng ngừa lạm phát. Họ cũng chỉ ra thêm rằng trên thực tế, quan hệ nhân quả giữa hai biến số này là không nhất quán ở từng trường hợp nghiên cứu quốc gia. Như vậy có thể nói rằng về lý luận, quan hệ nhân quả giữa lạm phát với năng suất lao động và/hoặc tăng trưởng chưa hoàn toàn sáng tỏ. Thực tế, kết quả nghiên cứu thực chứng trong nhiều nghiên cứu cấp quốc gia và nhóm quốc gia cũng chỉ ra một quan hệ phức tạp giữa 2 nhóm biến số này. Các nghiên cứu thực chứng ban đầu chỉ tập trung vào nhóm G7, hoặc các nước trong tổ chức OECD, và kết quả nghiên cứu không chỉ ra được một kết luận rõ ràng về quan hệ này. Tùy theo dữ liệu sử dụng là chuỗi thời gian (cho trường hợp nghiên
  • 14. cứu từng quốc gia cụ thể), hay dữ liệu cho nhóm quốc gia sẽ có các kết quả đối ngược nhau. Về sau này, một số tác giả bắt đầu nghiên cứu thêm nhóm các nước ở châu Á. Kết quả nghiên cứu cũng không khác mấy so với kết quả từ các nghiên cứu trước đó đối với nhóm OECD hay G7. Cụ thể, ở một số nước như Nhật, Thái Lan, Sri Lanca, Philippines, và Indonesia, lạm phát và năng suất không hề có quan hệ gì với nhau. Ở một số nước khác như Malaysia, lạm phát có tác động tiêu cực đến năng suất. Ở những nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, và Singapore, 2 biến số này tác động lẫn nhau. Căn cứ vào kinh nghiệm của những quốc gia như nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam liên quan đến MTLP ở ta như hiện nay: Ảnh hưởng của lạm phát là không rõ ràng lên tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế học thì lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ phi tuyến tính: -Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó(threshold). +Dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô. +Tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư. +Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối,làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực. +Lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế. -Ở mức dưới ngưỡng,lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng,thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết của Keynes đã đề cập. 3.1.3 Với Việt Nam a-Mục tiêu và chính sách tăng trưởng của Việt Nam năm 2008: Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự kiến GDP tăng từ 8,6-8,9% so với năm 2007; tổng giá trị GDP khoảng 83 tỉ USD, bình quân đầu người tương đương khoảng 956-960 USD, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 13%... Để hoàn thành các mục tiêu này, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh 8 nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện. Trước hết là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho tăng trưởng. Về điều hành vĩ mô, phải giữ cho được ổn định tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và không vượt mức 8%; tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tập trung quy hoạch và phát triển đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập; tăng cường xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế,
  • 15. giáo dục và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó ưu tiên xoá đói giảm nghèo; tăng cường an ninh quốc phòng và đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí. b- Lạm phát và chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ và ngân hàng nhà nước: Những chính sách trợ giá thiếu hiệu quả của nhà nước hiện nay tạo nên một “thuế lạm phát” tác động trực tiếp vào những người nghèo, vô hình chung giúp người giàu “bóc lột” người nghèo một cách hợp pháp làm cho phân hóa giàu nghèo trở nên trầm trọng hơn. Tình hình lạm phát hai tháng cuối năm và những tháng đầu năm có thể tiếp tục tăng cao do cung tiền đô-la tiếp tục tăng cao do lượng ngoại hối sẽ được các Việt Kiều mang về nước tiêu xài trong dịp cuối năm và Tết âm lịch cộng với giá dầu tăng cao sẽ làm cho tình hình lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, để đạt được mục tiêu “lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng” (mà trên thực tế không hề có cơ sở khoa học vững chắc) thì khi lạm phát tăng, Chính phủ chỉ có thể có một trong hai lựa chọn: Một là kiềm chế lạm phát bằng cách giảm tốc độ tăng cung tiền và tín dụng (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả), đồng thời giảm bớt chi tiêu của Chính phủ (bằng cách tăng hiệu quả chi tiêu, giảm lãng phí và thất thoát), hay thậm chí phải điều chỉnh lãi suất. Hai là phải dồn sức đẩy mạnh tăng trưởng để “đuổi kịp” lạm phát. Có vẻ như cho đến thời điểm này, phương án 1 chưa phải là lựa chọn của Chính phủ; còn phương án 2 nếu được thực hiện sẽ chỉ tiếp tục đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát. Dưới góc độ quản lý nhà nước, không nên để một mục tiêu thiếu cơ sở khoa học như thế này trở thành một chiếc “vòng kim cô” trói buộc các nhà điều hành vĩ mô. Hiện nay chưa tìm thấy căn cứ khoa học cho luận điểm nêu trên, do đó, chúng ta không nên tự ràng buộc mục tiêu lạm phát vào một giới hạn khá dễ dãi (khoảng 8%), để rồi lại bị cuốn vào nỗi lo con rồng sẽ giật đứt dây xích như hiện nay” Những diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy mục tiêu “lạm phát thấp hơn tăng trưởng” đang trên đà “phá sản”, việc tiếp tục theo đuổi chính sách bất hợp lý và thiếu cơ sở khoa học vững chắc này sẽ làm cho tình trạng lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Hơn bao giờ hết phương án: hy sinh tốc độ tăng trưởng bằng cách giảm cung tiền và tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước để giảm lạm phát cần được chính phủ lưu tâm đến. Nếu không với tốc độ lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng cao và khi mà dân nghèo không thể mua “ổ bánh mì” thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định xã hội.
  • 16. (. Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước 3.2 Giải pháp: Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng như tác động của lạm phát tới đời sống kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết để có thể xác định cho riêng quốc gia mình một chính sách kiểm soát lạm phát phù hợp. Điều cần khẳng định ở đây là không có liệu pháp nào hoàn hảo, mọi liệu pháp bình ổn lạm phát đều có cái giá phải trả của nó, vấn đề là chính phủ đang theo đuổi một chiến lược phát triển vĩ mô nào? Ngành ngân hàng đang trở thành tâm điểm thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát thời gian qua. Trong những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, chính sách tiền tệ là một trọng tâm. Tiến sĩ Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã trao đổi về những tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng nói riêng cũng như kiềm chế lạm phát nói chung. Ngân hàng thực tế cũng là các doanh nghiệp, họ có vốn thì họ đầu tư, đó là chuyện đương nhiên. Nhưng sự đầu tư ấy ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô, nên Nhà nước phải có chính sách để kiểm soát. Vào những lúc khó khăn như thế này, càng phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, vì thế cần buộc hoạt động ngân hàng phải ở trong một khuôn khổ. Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng đã dẫn đến thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng bộc phát tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, tăng lượng tiền mặt. Vì vậy, cuộc chạy đua lãi suất đã được phanh lại, hình thành mặt bằng lãi suất chung là 12%/năm và sẽ giảm dần. Nhưng các kỳ hạn vẫn còn nơi cao nơi thấp. Dù sao, trước mắt ổn định mặt bằng chung đã là thành công, còn khấp khểnh ở bên trong cần phải có thời gian. Trong kinh tế thị trường, lãi suất như một giá cả, lúc lên lúc xuống, vì hoàn cảnh lạm phát, thị trường đang có vấn đề, nên cần bàn tay can thiệp của Nhà nước. Theo tôi, mức lãi suất 12%/năm đã là dương rồi, tăng trưởng tín dụng 30% cũng không phải là thấp, vẫn bảo đảm được kế hoạch phát triển cho các ngân hang Trước tình trạng lạm phát cao như thế này, theo lý thuyết kinh điển là phải hút ngay tiền về. Quốc gia nào trong tình thế này cũng đều xử lý như vậy và chúng ta đã làm theo phương pháp đó. Phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tăng dự trữ bắt buộc đều là động tác để hút tiền về, giảm bớt áp lực giữa tiền và hàng. Hay giải pháp nâng lãi suất để hạn chế tăng trưởng tín dụng, có nghĩa là cũng hạn chế nguồn cung tiền. Mặc dù Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp kiềm chế lạm phát nhưng không phải nó có thể ngay lập tức mang lại hiệu quả mà cần có thời gian, ít nhất từ nay đến cuối năm.
  • 17. Cũng cần phải thấy rằng, nếu chỉ đơn phương một mình chính sách tiền tệ thì không thể kiềm chế lạm phát nổi, mà phải có sự tham gia của chính sách tài chính, đầu tư thậm chí cả chính sách thương mại nữa. Cùng kết hợp nhiều chính sách vĩ mô hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát thì mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. - Nhìn chung các chính sách kiểm soát sự phát triển bao giờ cũng ảnh hưởng đến các đối tượng của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại không thể cho vay thoải mái như ngày xưa, tất nhiên sẽ nảy sinh tâm lý khó chịu khi bị nhà nước kiểm soát, nhưng đó là những hành động cần thiết trong hoàn cảnh này. Nếu không làm nghĩa là chúng ta tự hại mình, bao nhiêu công lao xây dựng đất nước, phát triển kinh tế sẽ bị ngọn lửa lạm phát thiêu rụi. Trong lúc này cũng không thể cầu toàn được, khó có đòi hỏi một lúc thực hiện cả hai mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế cao, vừa kiềm chế được lạm phát. Nếu từ giờ đến cuối năm, tình hình lạm phát không dịu đi thì tăng trưởng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. - Cho đến Công văn 319 của Thủ tướng Chính phủ thì đã là giải pháp trọn gói. Trước kia chỉ chính sách tiền tệ sợ rằng không đủ, bây giờ Chính phủ đã đi một cách toàn diện rồi. Nhưng để có hiệu quả thì khâu thực hiện phải đi liền với chính sách, nếu như tất cả các bộ, các ngành đều có ý chí kiềm chế lạm phát quyết liệt, thậm chí ở địa phương cũng phải có tư duy kiềm chế lạm phát thì Công văn 319 mới có hiệu quả. Ví dụ như Chính phủ quyết định rà soát lại các công trình đầu tư, địa phương cũng phải thực hiện kiên quyết, những dự án nào không hiệu quả, kéo dài, dứt khoát không đưa tiền vào nữa. Lạm phát đã đi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống, ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp người dân, vì thế mà tất cả mọi người đều phải thấy phần trách nhiệm của mình trong đó. - Ảnh hưởng của sức ép từ bên ngoài là không thể kiểm soát được, chỉ có thể kiểm soát bên trong thôi. Nhưng nếu chính sách kiềm chế lạm phát thực hiện tốt, mặt bằng giá trong nước ổn định thì tác động bên ngoài không thể cộng hưởng mà sẽ được hạn chế đi. Bên ngoài đã không kiểm soát được mà bên trong cũng bùng lên thì hậu quả sẽ rất khó lường. Cũng phải nhìn nhận rằng, năm 2007 chưa lúc nào vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều như vậy. Khi ngoại tệ đổ vào, chúng ta phải xuất tiền ra để chuyển đổi, càng đưa tiền ra thì lạm phát càng lên. Vì vậy, cần phải giải quyết câu hỏi: Thông qua những chính sách kinh tế vĩ mô nào chúng ta hấp thụ lượng vốn đó như thế nào? Thời điểm này, số lượng ngân hàng nhiều hơn, hệ thống ngân hàng phát triển hơn, thực hiện tự do hóa thương mại do vậy khó có thể sử dụng biện pháp hành chính, cũng như không thể kiểm soát nhập khẩu được, mà phải theo thị trường, do
  • 18. thị trường quyết định, theo quy luật của kinh tế thị trường. Sự điều tiết của Nhà nước chỉ thực hiện ở chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy chúng ta nên tập trung vào thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Thay đổi theo hướng đúng như lý thuyết đã nêu, nghĩa là càng lạm phát thì càng phải thắt chặt tài chính-tiền tệ, thắt chặt chi tiêu công. Từng giai đoạn một phải đặt ra một mục tiêu, ví dụ năm nay lạm phát chỉ 5%, thì ngân hàng, tài chính và các ngành khác phải theo cái đích đó. Trước nay chúng ta vẫn đặt ra mục tiêu nhưng đến khi thực hiện lại không thống nhất. Thực tế thì đợt lạm phát lần này đã bắt đầu từ những năm 2003-2004, có năm lạm phát đến 9,6% nhưng lúc đó chính sách tiền tệ của chúng ta chưa làm quyết liệt, còn chậm, nên những gì của thời gian ấy dồn tích đến năm 2007 và đã bục ra. Năm 2006 mọi người cảm thấy đất nước đang đứng trên “đỉnh cao”, chúng ta đã vui vẻ quá trước thành công. Phải nhìn nhận một kinh nghiệm hết sức quan trọng là: Ngay cả khi thắng lợi cũng phải suy nghĩ cho tương lai, để có được dự báo đúng, từ đó mà đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp thực tiễn MỤC LỤC: Tài liệu tham khảo Kinh tế vĩ mô 6 tháng năm 2008 Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam(BIDV) Tình hình kinh tế xã hội năm 2007-Tổng Cục Thống Kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=6894 Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng năm 2008-Tổng Cục Thống Kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=7221 Lý giải một nguyên nhân lạm phát năm 2007 http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2007/12/761574/