SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  150
Télécharger pour lire hors ligne
Lời nói đầu
Khai cuộc là một vấn đề chiến lược rất rộng lớn. Muốn nghiên cứu sâu phải có một tập
thể các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Liên đoàn cờ trong những
năm gần đây, bước đầu nghiên cứu một số thế trận nổi tiếng, thịnh hành, giúp phần nào
tư liệu cho các bạn hội viên và người hâm mộ Cờ Tướng gần xa tham khảo. Tuy các tài
liệu đó chưa phải là những công trình nghiên cứu sâu nhưng nó chỉ phù hợp với những
bạn có trình độ khá, còn phần đông các bạn chơi cờ trình độ yếu chưa thể tiếp thu được.
Để đáp ứng phần nào nguyện vọng của số đông này, chúng tôi cho xuất bản quyển "Cờ
Tướng khai cuộc cẩm nang" nhằm hướng dẫn lại những vấn đề thuộc phần kiến thức phổ
thông. Đối tượng chủ yếu là những bạn chơi cờ trình độ trung bình trở xuống, đặc biệt là
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em thanh thiếu niên mới bước đầu tiếp cận với Cờ
Tướng. Nhưng đối với các bạn huấn luyện viên, hướng dẫn viên về cờ, sách cũng cung
cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương pháp sư phạm để các bạn tham khảo giảng dậy.
Sách gồm bốn chương, với chương đầu nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của khai
cuộc. Qua chương này gợi ý hướng dẫn cho người chơi một phương pháp thẩm định,
đánh giá thế cờ, đồng thời trình bầy rõ khái niệm về thế và lực, quyền chủ động và vấn đề
lời quân, lời chất. Nhưng trọng tâm của sách là ở chương hai và chương ba: chương hai
trình bầy cụ thể những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, còn chương ba hướng dẫn
cách đi tiên và cách đi hậu. Thực chất chương ba chỉ để minh hoạ rõ hơn các vấn đề trong
chương hai và giúp cho người đọc quán triệt đầy đủ các nguyên tắc ra quân. Mặt khác,
qua hai chương này, bằng những ván cờ sinh động gợi lên những ý niệm ban đầu về
chiến lược, về kế hoạch bố trí quân để tấn công, phản công hay phòng ngự. Và tuy chủ đề
đi sâu giai đoạn khai cuộc nhưng qua các ván đấu của các danh thủ, giai đoạn trung cuộc
và tàn cuộc cũng được nêu ra với những đòn chiến thuật truy quân, ăn quân, đổi quân,
giành thế, thí quân cùng những pha phối hợp chiếu bí rất ngoạn mục, hấp dẫn. Điều này
phù hợp với trình độ và tâm lý của những người mới tiếp cận với bộ môn cờ. Phần cuối
cùng là chương mở rộng kiến thức, giới thiệu một số thế trận thông dụng hiện đại, làm cơ
sở bước đầu để sau này anh em có điều kiện đi sâu nghiên cứu chuyên cuộc.
Với tinh thần thực hiện chủ trương của Liên đoàn cờ Việt Nam là phổ biến cờ Tướng và
phục hồi sinh hoạt của Cờ Tướng trong dân gian, tài liệu này là một đóng góp nhỏ theo
chủ trương đó.
Trong khâu biên soạn mặc dù có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao của tập thể
Ban chuyên môn nhưng do trình độ có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
các vị cao minh trong làng cờ xem xét và chỉ điểm cho, chúng tôi chân thành biết ơn.

Hội Cờ Thành Phố Hồ Chí Minh
Qui ước và ký hiệu
Hội cờ TpHCM đã xuất bản một số sách cờ Tướng mạnh dạn sử dụng những qui ước, ký hiệu để nội
dung phong phú, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh. Nay phố biến quyển tư liệu này cũng xin dùng
qui ước, ký hiệu đó đế ít tốn giấy mà thông tin được nhiều điều. Do một số bạn chưa nắm rõ nên ở đây
xin nhắc lại những qui ước ký hiệu này. Đồng thời qua ý kiến đóng góp của một số bạn, chúng tôi bố
sung thêm một số điểm mới và hướng dẫn cách xem cho những bạn chưa nắm rõ cách trình bày của
chúng tôi.
1. Bàn cờ
Các hình vẽ bàn cờ trong sách được qui ước: phía dưới thuộc về bên đen, phía trên thuộc về bên trắng
Hệ thống tọa độ vẫn giữ như cũ, tức là các lộ thông dùng vẫn được đánh số thứ tự từ 1 đến 9 và tính từ
phải sang trái (Xem hình).
Bên trắng đi sau




Bên đen đi trước
2. Quân cờ
Dù thực tế quân cờ có mang màu gì thì trong thuật ngữ cờ Tướng ta vẫn qui ước một bên là quân Đen và
một bên là quân Trắng. Quân đen luôn luôn đi trước còn quân trắng đi sau.
3. Ký hiệu
A. Về quân cờ:
Các quân cờ được ghi tắt bằng những chữ như sau:
-Tướng: Tg
-Sĩ: S
-Tượng: T
-Xe: X
-Pháo: P
-Mã: M
-Chốt: C
B. Chữ viết tắt:
-trước: t (như Xe trước: Xt)
-sau: s (như Pháo sau: Ps)
-giữa: g (như Binh giữa: Bg)
C. Về đi quân:
-Tấn: (.) dấu chấm (như Xe 2 tấn 6: X2.6)
-Bình: (-) dấu ngang (như Pháo 8 bình 5: P8-5)
-Thoái (Thối): (/) gạch xéo (như Mã 6 thoái 4: M6/4)
D.Về đánh giá khen chê :
- Nước đi hay : !
- Nước đi tuyệt hay : !!
- Nước đi yếu : ?
- Nước đi sai lầm : ??
- Nước đi hay nhưng còn phải xem lại : !?
- Nước đi dỡ nhưng không hẵn thật dỡ : ?!
- Thế cờ bên đen ưu hơn bên trắng : +-
- Thế cờ bên đen hơi ưu 1 chút : +=
- Thế cờ bên đen thắng : 1-0
- Thế cờ bên trắng ưu hơn bên đen : -+
- Thế cờ bên trắng ưu hơn 1 chút : =+
- Thế cờ bên trắng thắng : 0-1
- Thế cờ ngang ngữa cân bằng : =
- Thế cờ còn phức tạp, chưa rõ ai hơn, kém : ∞
- Thế cờ hai bên hòa nhau : 1/2-1/2
4. Cách đọc các ván cờ :
Để dẽ dàng ghi nhớ và so sánh các nước biến, các phương án được trình bày trong chương 4, xin trình
bày phần lý thuyết trên 1 bảng có 4 cột. mỗi cột thực chất là 1 ván riêng, nhưng vì những nước đi ban
đầu hoàn toàn giống nhau nên để lên trên cùng. Nếu có những nước giống nhau nữa thì chỉ ghi ở cột đầu
bên trái, còn 3 cột khác thì chỉ ghi những nước bắt đầu nước biến mới hoặc phương án khác. Như vậy
nguyên tắc trình bày trên các bảng là lấy cột bên trái làm chuẩn cho các cột bên phải. Khi bắt đầu có
nước đi khác, tức là có nước biến hay phương án mới thì chuyển sang cột khác và dùng dấu chấm chấm
nối những chỗ đi khác cho dễ nhận và cũng đỡ rườm rà.
Chương I
Khai cuộc - mấy khái niệm cơ bản
I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc
Xét theo thứ tự thời gian, một ván cờ thường được chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung
cuộc và tàn cuộc. Sự phân chia này tuy có tính cách qui ước nhằm dễ dàng nghiên cứu
nhưng nó phản ánh một thực tế là có giai đoạn mở đầu rất quan trọng. Giai đoạn này gồm
bao nhiêu nước thì chưa có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu, nhưng thông
thường người ta cho rằng giai đoạn này phải kéo dài từ 8 đến 12 nước đi đầu tiên. Sở dĩ
nói giai đoạn này rất quan trọng vì nó thực sự có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình
diễn biến ván cờ. Ta thấy nhiều ván do khai cuộc tồi nên kết thúc sớm, không có giai
đoạn tàn cuộc, thậm chí do khai cuộc lỗi lầm nghiêm trọng cũng không có cả giai đoạn
trung cuộc.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc phải trải qua nhiều chặng đường
lần lần mới sáng tỏ, vì không phải từ thời xa xưa các tay cờđã có ngay được những nhận
thức đúng đắn. Bởi thời trước, hầu hết các tay cờ đều nhận định rằng ván cờ căng thẳng,
quyết liệt và nổi rõ sự hơn kém là ở giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Như vậy theo họ
nghĩ, hai giai đoạn sau phải quan trọng, quyết định hơn giai đoạn đầu. Với nhận thức như
thế nên họ chỉ quan tâm nghiên cứu trung cuộc và tàn cuộc, ít khi chịu gia công học tập
và nghiên cứu khai cuộc. Trong khi đó một số danh kỳ các thế kỷ trước có lúc đua nhau
nghiên cứu tổng kết cờ tàn và cờ thế nên vô hình trung củng cố thêm những nhận thức
lệch lạc trên. Điều tệ hại là nó tác động khiến một số tay cờ có quan điểm đánh giá rất
thấp vai trò của khai cuộc và coi như không cần thiết phải nghiên cứu. Họ nghĩ "vô chiêu
thắng hữu chiêu" là không cần học tập, chơi không bài bản cũng thắng được những người
chơi theo sách vở, nhưng họ không biết muốn chơi được kiểu "vô chiêu" lại càng phải
nghiên cứu, học tập kỹ hơn ai hết. Đến đầu thế kỷ 20 thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hầu hết
các danh thủ đều khẳng định khai cuộc có tầm quan trọng đặc biệt. Những ai chơi cờ theo
ngẫu hứng trong khai cuộc đều không thể đương cự được với những người có học tập,
nghiên cứu. Chính từ thực tiễn thi đầu các danh thủđã rút ra kết luận đó. Nhưng rồi lại có
những quan điểm lệch lạc khác khi có một số người lại đề cao quá mức giai đoạn này.
Cho nên đã có lúc cũng nổi lên những cuộc tranh luận xung quanh nhận định, đánh giá lại
vị trí và tầm quan trọng của khai cuộc. Cuối cùng người ta đã phân tích khách quan và
thống nhất kết luận rằng cả ba giai đoạn khai, trung, tàn cuộc đều có ý nghĩa và tầm quan
trọng quyết định, và các giai đoạn đều có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chơi khai
cuộc tốt thì mới có một trung cuộc ưu thế và từ một trung cuộc ưu thế mới dẫn về một tàn
cuộc thắng lợi. Tuy nhiên để thấy rõ tầm quan trọng nổi bật của khai cuộc người ta
thường nêu một tỷ lệđáng tham khảo là phần khai cuộc quyết định 40%, còn phần trung
và tàn cuộc mỗi giai đoạn quyết định khoảng 30%.
Tóm lại, khai cuộc là giai đoạn triển khai các lực lượng, khởi sự từ nước đi đầu tiên và
chấm dứt với sựđiều động hầu hết các quân chủ lực ở cả hai cánh để tạo thành một thế
trận tấn công hoặc phòng thủ. Việc hình thành một thế trận phải xuất phát từ một kế
hoạch hẳn hoi, đó là chiến lược dàn trận của người điều khiển trận đấu.
II. Mục tiêu ván cờ và mục tiêu trong khai cuộc
Để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của những nước đi trong chiến lược dàn quân, ta cần phải
nắm vững mục tiêu trong khai cuộc. Bài học đầu tiên cho những người mới học chơi
cờđã chỉ rõ "chiếu bí Tướng đối phương là mục tiêu chính của ván cờ", nhưng trong giai
đoạn khai cuộc, mục tiêu này chỉ là một mục tiêu phụ. Bởi lẽ giai đoạn này các quân cờ
mới được triển khai, chưa có điều kiện gì để bắt bí Tướng đối phương. Tất nhiên trong
một vài trường hợp hãn hữu, gặp phải đối phương chơi quá tồi hay đãng trí thế nào đó ta
cũng có thể bắt được Tướng ngay trong khai cuộc. Nhưng với những đối thủ tương đối có
trình độ thì mục tiêu trong khai cuộc phải đặt thấp hơn, không thể chủ quan đặt mục tiêu
quá cao, sẽ là điều không tưởng đối với những người chơi cờ ngay nay. Hẳn nhiên những
mục tiêu đề ra trong khai cuộc phải luôn gắn với mục tiêu tối hậu và chiếu bí kẻ địch.
Vậy thì mục tiêu trong khai cuộc là gì?
Những nước triển khai quân hợp lý, chính xác trong khai cuộc sẽ tạo một nền tảng vững
chắc cho một thế trận trước khi chuyển sang giai đoạn trung cuộc. Như vậy mục tiêu ban
đầu trong khai cuộc là các quân phải cố giành cho được những vị trí thuận lợi trên bàn cờ,
tiếp đó là tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch - thường là một hai con Tốt. Từ những
thắng lợi nhỏ đó dẫn đến những ưu thế làm nền tảng vững chắc cho trung cuộc và tàn
cuộc. Mặt khác cũng đòi hỏi trong thế trận của ta không được có những điểm yếu - những
điểm mà ta phải luôn canh chừng đối phương khai thác gây khó khăn cho ta. Ngược lại,
ta phải cố gắng không cho đối phương chiếm những vị trí tốt, tìm cách phong tỏa ngăn
cản để đối phương triển khai càng chậm càng tốt hoặc uy hiếp, đe dọa ngay những điểm
yếu của họ.
Trong Cờ Tướng người ta thường phân biệt các trường hợp để đánh giá: nếu ta đi trước,
các quân chiếm vị trí tốt và chực chờ tấn công, buộc đối phương phải đề phòng đối phó,
người ta gọi đó là giành quyền chủ động, ngược lại là đối phương bị động. Đó là mức
thấp nhất của một ưu thế. Trường hợp ta tiêu diệt 1-2 con Tốt hoặc Mã thì chỉ mới là lời
quân, nếu ta đồng thời cũng giữ quyền chủ động thì đó mới là một ưu thế. Thông thường
người ta quan niệm giành được quyền chủ động là được tiên còn bị động đối phó là hậu
thủ. Trong nhiều trường hợp bên được tiên chơi không chính xác bị đối phương trảđòn,
phản kích phải chống đỡ thì gọi là mất tiên, còn bên đối phương gọi là phản tiên. Như
vậy có thể nói mục tiêu của khai cuộc đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động thì
phải tiếp tục giữ cho được quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời 1-2 Tốt hoặc nếu
có thể thì lời quân (hơn 1 Mã hoặc 1 Pháo) hay lời chất (Pháo hoặc Mã đổi lấy Xe).
Trong kế hoạch tiêu diệt sinh lực địch, có khi người ta cũng nhằm đến việc lời Sĩ hoặc
Tượng của đối phương để chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho giai đoạn trung, tàn cuộc sau
này. Còn đối với bên đi hậu vốn phải bị động chống đỡ cần cố gắng chơi chính xác để
không cho đối phương khai thác tấn công, lần lần đưa đến thế cân bằng. Nếu đối phương
sơ hở phải kịp thời khai thác trả đòn giành lại quyền chủ động rồi tiến lên giành ưu thế.
Ở đây cần nói rõ thêm vấn đề ưu thế với vấn đề lời quân, lời chất. Vì những vấn đề này
thường xuyên đặt ra cho mọi đối thủ, đặc biệt là thường nẩy sinh ngay trong khai cuộc.
Như trên đã nêu, thông thường người ta đánh giá một thế cờ căn cứ vào hai yếu tố: nước
tiên và thực lực. Nước tiên là giành được quyền chủ động, còn thực lực là xem xét tương
gian quân số đôi bên. Nếu một bên có cả hai yếu tố vừa chủ động, vừa hơn quân, hơn
chất thì rõ ràng bên đó đang chiếm ưu thế.
Nhưng trong thực tiến thi đấu thường xảy ra hiện tượng: một bên sẵn sàng hi sinh quân
để giành lấy thế chủ động tấn công, có thể uy hiếp đối phương rất mạnh thì người ta coi
đó là ưu thế. Bên lời quân, lời chất phải bị động đối phó thì không thểđánh giá là ưu thế
được mà phải gọi là thất thế. Muốn cứu vãn tình trạng bị uy hiếp bên thất thế thường phải
hi sinh quân để giảm bớt áp lực của đối phương.
Chẳng hạn ván cờ bên:




Tiên lời quân nhưng thất thế, hậu lỗ quân nhưng đang có thế tấn công.
Như vậy giữa hai yếu tố thế chủ động với lời quân hoặc lời chất thì yếu tố đầu luôn được
đánh giá cao hơn yếu tố sau. Thế nhưng yếu tố chủ động chỉ là một tình thế tạm thời, nếu
khéo phát huy thì có thể biến ăn quân, hơn chất trở lại hoặc chiếu bí Tướng đối phương.
Còn nếu không biết phát huy để đối phương tập hợp được lực lượng chi viện xây dựng
tuyến phòng thủ vững chắc thì yếu tố chủ động sẽ mất dần đi. Trong khi đó yếu tố hơn
quân, hơn chất thường là tình trạng kéo dài, nếu không có gì bắt buộc họ phải hi sinh, trả
quân, trả chất thì yếu tố này càng lúc càng trở nên quan trọng. Bởi vì khi thế cờđã lập lại
cần bằng thì yếu tố lực lượng sẽ là yếu tố chi phối.
Từ thế kỷ 16, 17 các danh kỳ đã nhận thức đúng đắn về hai yếu tố này nên bài "Kỳ kinh
luận" có ghi: "Bỏ quân cần được nước tiên. Bắt quân chớ để hậu thủ". Chu Tấn Trinh viết
quyển "Quất trung bí" đã lặp lại quan điểm này trong bài "Toàn chỉ" của mình và cho đến
nay dù trình độ cờ đã phát triển rất cao, vẫn chưa có một danh thủ nào tỏ ra phản bác
quan điểm trên.
III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ
Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của
nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang
ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như
của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề
ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau.
Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần
xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì
phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
1. Vị trí các quân chủ lực
Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả
năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân
kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí
tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ.
Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác
dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức
mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so
sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến
hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có
quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức
mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức
mạnh vốn có hay là "lực" của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái "thế"
riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt
hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn
Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe.
Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời, một Tốt cũng thành công.
(Thơ Hồ Chủ tịch)
Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà
nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau:
Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân
khác có giá trị so sánh là:
- Mã 4,5
- Pháo 5
- Xe 10
- Sĩ 2
- Tượng 2,5
- Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên
trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong
ba loại quân chủ lực.
Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2.
Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó
tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của
một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt
khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân
chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên
nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên
cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu,
còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể.
Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà
tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ.
2. Yếu tố lực lượng
Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không
có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân
hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ,
Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng.
Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ
tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờđông
quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là
do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do
đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân.
Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực
lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò
chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi
rõ hơn.
Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm
thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc
giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố
quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm
này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế
chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi.
3. Yếu tố hệ thống phòng thủ
Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng
thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ,
che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để
nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một
hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết.
Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương
có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng
giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức
chống đỡ.
Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ,
từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm
chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp
quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng
thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ
lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công
này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những
hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ
kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém
nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các
quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi
đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là
những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ
minh họa ở chương II và III.
IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể
Sự khác biệt giữa người chơi cờ giỏi với người chơi cờ kém không phải ở chỗ khả năng
tính toán được nhiều hay ít số lượng nước đi mà sự khác biệt chính là sau một loạt nước
đi, người chơi giỏi đánh giá được nhanh chóng và chính xác bên nào ưu, bên nào kém;
còn người chơi dở không thể đánh giá đúng được. Nhắc lại điều này để nói vấn đề thẩm
định, đánh giá thế cờ sau một vài nước đi là rất cần thiết và nếu đánh giá chính xác nó sẽ
quyết định rất lớn cho bước thắng lợi tiếp sau. Thế có nghĩa là chơi một ván cờ không
phải chỉ thẩm định đánh giá một lần, mà đó là một việc thường xuyên, nó luôn đi kèm với
việc chọn lựa phương án và tính toán nước đi. Trong giai đoạn khai cuộc, việc thẩm định,
đánh giá này càng giữ vai trò quan trọng, đôi khi quyết định hẳn cho sự thắng bại sau
này.
Chúng ta học tập cách thẩm định, đánh giá của một số danh thủ qua những thế cờ cụ thể
sau đây.
Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang
Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi
trận Nghịch Pháo như sau:
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. X2-3 X1-2 6. P8-6 ……
Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối
phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4
và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Đen ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương
chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi:
6. ... X2.8!
Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương.
7. X3.1




Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Trắng phản công như thế
nào:
7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4 9. S6.5 X8.9 10. P6/2
Nước thứ 9, Đen không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7
X7/3 12.P6.1 P5/2, Trắng lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên
Sĩ cánh trái tốt hơn.
Nước thứ 10, Đen chơi P6 /2 vì thấy Trắng có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu
buộc S4.5 rồi Trắng đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Đen lui Pháo về thủ thì Trắng không
chơi được đòn xuyên tâm này.
10. ... X8-7?
Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong,
X2-5 thì Đen cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối
phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5!
Bây giờ Đen có hai khả năng chống đỡ:
a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6,
Trắng ưu thế.
b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16.
X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Trắng chủ động tấn công.
Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ:
11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2 13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5 15. X3-5 X7/3 16. X5/1
X2/6 17. P6.4 X7.1 18. P6-5 X7-5 19. T7.5 X2-4 20. X5-7 trắng buông cờ chịu thua
Ở nước 17, Đen không cần suy nghĩ vì thế cờ Trắng thua rõ, chứ nếu Đen chơi 17. X5-3
thắng nhanh hơn.
Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát
Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm
Đen đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau:
1. C3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 C3.1 4. P2-1 M2.3 5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1 7.
X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4 9. X4.4




Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã
7 Đen trở nên linh hoạt. Nếu như Trắng đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3
12. P1-7, Đen vẫn giữ thế công. Còn Trắng đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Đen yếu,
nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Đen đưa Xe kỵ hà, Trắng phát hiện nơi đó là
điểm xấu, dễ bị công kích khiến Trắng thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn.
9. ... C7.1! 10. X4-3 P5-3!
Đen không thể bỏ chạy để C7.1 ăn Tốt qua hà. Trắng đẩy Xe trắng vào tử địa, liền tranh
thủ cách để diệt ngay.
11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5 13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8 15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3
17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1 19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2 21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1
23. M3/4 M4.5 24. C3.1 Tg5-4 25. P1/2 X8-4
Đến đây Đen chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Trắng phối hợp làm
thua trong mấy nước tới.
Thế số 3: Thái Phúc Như - Hồ Vinh Hoa
Năm 1973 tại Quảng Châu có một trận đấu giao hữu giữa Thái Phúc Như và Hồ Vinh
Hoa. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi, Thái cầm Đen chơi Pháo đầu tấn công, Hồ cầm Trắng
chơi Uyên Ương Pháo đối công. Đánh đến nước thứ 11, tạo thành thế cờ bắt đầu như bàn
cờ dưới.




Bây giờ đánh giá thế nào?
Về lực lượng thì Đen lỗ mất Tốt đầu nhưng các quân Đen đang chiếm các vị trí tốt, hai
Xe chận yếu đạo với Pháo đầu Mã dội đang thế tấn công, con Pháo 8 cũng sẵn sàng qua
hà phối hợp. Trước mắt Đen không sợ một phản đòn nào của Trắng nên vấn đề đặt ra cho
Đen là làm sao khuếch đại ưu thế để tiến lên giành thắng lợi. Còn đối với Trắng đang lời
Tốt đầu đang chực chờ đưa Tốt qua bắt quân đối phương. Nếu đổi bớt Pháo thì áp lực
trung lộ của Đen giảm. Nhược điểm của Trắng nổi rõ là một Mã chưa lên, một Xe kẹt
trong góc, các quân khó lòng phối hợp để tạo một sức mạnh phòng ngự hiệu quả. Từ
đánh giá, thẩm định rõ các mặt, Đen quyết đổi bớt quân để đưa thế cờ sang một giai đoạn
mới có lợi cho Trắng, đòn chiến thuật diễn ra như sau:
12. M5.6! C5.1
Vì sao Trắng chơi như vậy? Vì Trắng phân tích đánh giá phương án diễn ra như sau:
a) Nếu 12... M3.4 13. X6.1 P5 -7 14. P8.7 M8.6 15. X6-5, Trắng ưu rõ
b) Nếu 12... P5 -8 13. M6.5 T3.5 14. X4.6 X1-2 15. X4-5 S6.5 16. P8-6, Trắng khó
chống đỡ.
c) Nếu 12... P5 -7 13. P5-2 M8.6 (nếu 13... P8 -6 14. M6.7 P6-3 15. X6.5 Tg-4 16. X4.8
Tg.1 17. P2.6, chiếu ăn lại Xe, ưu thế) 14. M6.7 P8-3 15. P2.6 X9-6 16. X4.6 P3-6 17.
X6-4, bắt Trắng một quân.
d) Nếu 12... X1 -4?? 13. M6.5 X4.4 14. M5.3 M8.6 15. X4.7 M3.5 16. X4/2 P5-6 17.
X4.2 Đen cũng thắng.
Bây giờ Đen chơi một đòn chiến thuật bất ngờ:
13. M6.4 P8/1
Nếu Trắng ham bắt Xe: 13...C5-4 thì 14.M4.3 M8.6 15.X4.7 C4 -5 16.X4/1 P5-6
17.M3/1, Đen cũng lời quân. Còn nếu 13...P8 -6 thì 14.M4 /5 T5/7 thì còn có khả năng
cầm cự.
 14. M4.5!
Con Mã Đen rất hay nhưng con Pháo giữa của Trắng có thể chống đỡ lâu dài, bây giờ đổi
đi. Đen vẫn còn ưu thế tấn công.
14. ... S6.5 15. X6-5 X9-8 16. C7.1
Đen lại tiếp tục đổi Tốt để giành thế uy hiếp. Chính với ưu thế sẵn có. Đen chơi nước này
gây thêm áp lực để rồi kết thúc thắng lợi ván cờ.
16. ... C3.1 17. P8-7 X1.1 18. X5-7 M3/1 19. X7.2 P8-9 20. M9.7 X1-4 21. X7-3 P9/1
22. M7.5 X4/1 23. M5.6 X4.2 24. X3-6 M8.7 25. X4.7 P9-6 26. X6-9 Trắng chịu thua.
V. Vài nét về lịch sử phát triển khai cuộc
Để có thể tiếp cận với Cờ Tướng một cách thuận lợi, chúng ta cần tìm hiểu qua những
chặng đường phát triển của nó, đặc biệt là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của
những thế trận ra quân, tức là khai cuộc. Từ việc tìm hiểu này chúng ta sẽ có cái nhìn
khái quát và dự kiến được phần nào triển vọng của Cờ Tướng nói chung và các kiểu khai
cuộc nói riêng trong tương lai.
Theo các nhà nghiên cứu thì Cờ Tướng tuy có nguồn gốc xuất hiện từ lâu đời nhưng phải
đến thế kỷ 12 các hình thức bàn cờ, quân cờ và các qui tắc, luật chơi mới được sửa đổi,
bổ sung đầy đủ giống như hiện nay. Vì từ đời nhà Đường, khoảng thế kỷ thứ 8, Cờ
Tướng còn rất giống Cờ Vua, các quân đi trên các ô chứ không phải trên các đường và
chưa có các quân Pháo. Mãi đến cuối đời Tống - tức là thời Nam Tống (1201 - 1276) mới
có các quân Pháo, số Tốt giảm bớt, các qui tắc, luật chơi thay đổi thì Cờ Tướng mới phát
triển mạnh trong dân gian, và cũng bắt đầu từđó nhiều thế trận được xây dựng và định
hình. Những thế trận đầu tiên xuất hiện là những trận đấu Pháo, gồm Thuận Pháo và
Nghịch Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì những thế trận này rất sôi nổi và thịnh hành
trong suốt nhiều thế kỷ. Do đó mà những quyển kỳ phổ cổ xưa nhất chỉ đề cập đến các
kiểu chơi này. Như Du hí đại toàn (?), Kim bằng thập bát biển, Thích tình nhã thú và đặc
biệt là Quất trung bí giới thiệu khá sâu sắc về các trận Thuận Pháo và Nghịch Pháo.
Trong các thế kỷ 15, 16 bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu chơi mới, nhưng phải đến cuối thế
kỷ 17, sau khi Vương Tái Việt xuất bản quyển Mai hoa phổ thì các trận Bình Phong Mã,
Đơn Đề Mã, Chuyển Giác Mã và Quá Cung Pháo mới thực sự thịnh hành.
Có thể nói Cờ Tướng từ khi định hình đến thế kỷ 19 là thời kỳ khai phá, xây dựng nền
tảng với sự xuất hiện nhiều chiến lược dàn quân cơ bản để vào thế kỷ 20, Cờ Tướng tiến
lên thời kỳ phát triển rực rỡ đầy sáng tạo. Thế nhưng nhìn lại chặng đường từ thế kỷ 12
đến thế kỷ 19, ngoài một số thành tựu đáng phấn khởi, cũng cần thấy những mặt hạn chế
của thời đại. Đó là số lượng cổ phổ còn lưu lại quá ít và các danh kỳ viết sách, phần lớn
nặng về "chủ nghĩa kinh nghiệm" chứ chưa có sự phân tích, lý luận để làm sáng tỏ các
vấn đề. Mặt khác, các tài liệu, sách cổ thường không khách quan, trình bày các thế trận
thiên lệch một bên nên không thuyết phục cao người xem. Một số thế trận mang tư tưởng
tấn công táo bạo, bất chấp nguy hiểm và không cần đếm xỉa gì đến thế phòng thủ bên
nhà, chỉ biết tấn công chiếu bí cho được Tướng đối phương mà thôi. Điều này cho thấy
các tài liệu, sách vở thời xưa chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách công bằng và khách
quan để người sau có thể kế thừa và phát huy một cách thuận lợi hơn.
Sang thế kỷ 20, các danh thủ kế thừa tất cả những tinh hoa, thành tựu của những thế kỷ
trước nhưng đồng thời cũng thấy những mặt hạn chế trên nên họ ra sức sáng tạo bổ sung.
Với quan điểm đúng đắn, khách quan, họ nghiên cứu nhiều kiểu khai cuộc mới có kết
hợp giữa lý luận và thực tiến, so với những quyển kỳ phổ cổ xưa thì có một khoảng cách
rõ rệt.
Các thế trận mới như Tiên nhân chỉ lộ, Phản Công Mã, Thiết Đơn Đề, Uyên Ương Pháo,
Sĩ Giác Pháo... đều là những sáng tạo của các danh kỳ ở thế kỷ này, đã làm cho các kiểu
ra quân thêm phong phú, đa dạng. Thế nhưng các danh kỳ đương đại không dừng lại đó.
Cùng với những trào lưu cách tân, đổi mới trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thẩm
mỹ, âm nhạc, hội họa... làng cờ cũng có nhiều tư duy mới.
Thật vậy, làng cờ Trung Quốc cũng như làng cờ Việt Nam và nhiều nước khác từ các
thập niên 60, 70 bỗng nổi lên những luồng gió mới muốn "cách tân" nhiều thế trận xưa cũ
mà nhiều người đã bắt đầu nhàm chán, để tạo ra những kiểu chơi mới hấp dẫn, sinh động
hơn. Tư tưởng chiến lược dàn quân hiện đại tuân thủ các nguyên tắc ra quân, tức là triển
khai toàn diện quân hai cánh rồi mới bắt đầu mở những đợt tấn công. Đa số các danh thủ
đương đại đều thiên về tư tưởng tấn công nhưng không mạo hiểm, liều lĩnh đến mức
"chiến thắng hay là chết" mà phương châm phải là "phi thẳng tất hoà". Do đó mục tiêu
trong giai đoạn khai cuộc chủ yếu là giành thế chứ không phải là ăn quân. Nếu đi trước
thì phải duy trì lâu dài quyền chủ động tiến lên chiếm ưu thế và phát huy ưu thế càng lúc
càng lớn hơn; ngược lại bên đi sau cố gắng tranh giành các vị trí tốt, hạn chế quyền chủ
động của đối phương tiến lên đạt thế cân bằng và giành quyền chủ động.
Vấn đề thế và lực lượng như trên đã nêu, các danh thủ đều nhất trí với các quan điểm của
những người đi trước và biết tận dụng tạo nên nhiều tình huống căng thẳng, quyết liệt.
Tiêu chuẩn của những ván cờ hay chính là có nhiều tình huống gay cấn, căng thẳng và có
những đòn đánh phối hợp lý thú. Do đó kiểu chơi mới thường có những trường hợp hi
sinh quân để lấy thế, đồng thời né tránh những kiểu đổi quân đơn giản để tạo cho thế cờ
thêm phức tạp. Những tình huống "các hữu cố kỵ" tức là hai bên đều có những chỗ nguy
hiểm "chết người", ngày trước người ta không dám thực hiện thì ngày nay các danh thủ
lại thích chơi, thử thách thần kinh lẫn nhau. Để duy trì thế căng thẳng, phức tạp họ
thường chuyển thế trận ban đầu thành những thế trận khác, như từ Đơn Đề Mã thành Bán
Đồ Liệt Thủ Pháo, từ Thuận Pháo thành Bình Phong Mã, Phản Công Mã hay ngược lại.
Điều này đòi hỏi những người chơi cờ hiện đại phải có một kiến thức rất uyên bác về
nhiều loại khai cuộc khác nhau.
Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển khai cuộc là một quá trình tiến lên không ngừng,
từ chủ nghĩa kinh nghiệm đến tinh thần khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ sơ
khai đến hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện ở đỉnh cao hơn.
Biết được lịch sử hình thành và phát triển này để chúng ta luôn luôn nhạy bén với những
cái mới, nắm bắt được những thành tựu đương đại. Trên cơ sở này chúng ta cần phát huy
ngày một cao hơn, làm cho Cờ Tướng mãi mãi là một trò chơi trí tuệ luôn hấp dẫn, sinh
động đối với cuộc sống của con người.
Chương II
Những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc
Đi sâu tìm hiểu một số sách cổ thì thấy người xưa có dạy những nguyên tắc chơi cờ. Đó là những nguyên
tắc chung chứ không nêu riêng cho phần khai cuộc. Chẳng hạn bài "Tượng dịch" của Lưu Khắc Trang
thời Nam Tống (1187 - 1269) nêu nhiều nguyên tắc chơi cờ rất đáng chú ý, hoặc rõ nhất là "Mười bí
quyết chơi cờ" nêu trong Sự lâm quảng ký (Phần "Nghệ văn loại") của Trần Nguyên Tịnh cũng thời Nam
Tống cho đến tận ngày nay nhiều điểm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thế nhưng nếu đem những nguyên
tắc này áp dụng cho khai cuộc thì còn chung quá và nhiều điểm cũng không phù hợp.
Nay tổng kết kinh nghiệm của các danh thủ đương đại để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào
khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn. Có bẩy nguyên tắc cơ bản cần chú ý sau đây:
1) Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực
2) Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt
3) Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng
4) Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần
5) Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công
6) Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy
7) Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau
I. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực
Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để sẵn sàng tấn công hay phòng thủ.
Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh
chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông
lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc
tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà
phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công.
Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà
để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định
rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân
được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ
chiến lược một cách chủ động.
Sau đây chúng ta xem một số ván cờ cụ thể minh họa để thấy thực hiện đúng nguyên tắc thì giành ưu thế
còn không theo nguyên tắc sẽ bị động và thất bại như thế nào.
Ván 1: Pháo đầu phá thuận Pháo
1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5?
Không cần lên Sĩ vội, nhưng nếu có lên thì nên S4.5 để mở lộ Tướng khác bên, không để Xe đối phương
dòm ngó rất nguy hiểm.
5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6?
Bên cánh trái của Trắng bộc lộ yếu kém, đáng lẽ Xe Trắng chỉ nên tuần hà để chi viện chứ không nên
vội phản công.
7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1 9. M4.3 P8-6 10. M3.2 P6-8 11. X1.1 B3.1 12. X1-8
Bên Đen ra quân cả hai cánh, bây giờ đưa Xe chiếm lộ 8 với ý đồ phối hợp với Xe, Mã kia chiếu bí đối
phương: 13.X4.1 S5/6 14.M2/4 Tg.1 15.X8.7, thắng. Do đó buộc Trắng phải giải nguy.
... X9.1 X8.7 B3-4 14. X4.1 S5/6 15. M2/4 X9-6 16. X8-4 S4.5 17. X4.1 Tg5-6 18. P2-4 1-0
Qua ván cờ ta thấy Đen ra quân phóng khoáng, các quân phối hợp làm tê liệt cánh trái của đối phương,
trong khi đó Trắng chỉ sử dụng một Xe và một Tốt để tấn công!

Ván 2: Pháo đầu phá đơn đề Mã
1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5
Đen đã ra Xe phối hợp với Tốt đầu phá vỡ trung lộ của Trắng mà Trắng vẫn chưa kịp ra một con Xe nào.
7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 X6.6




Đen đã hi sinh trước một Mã để giành thế tấn công rất hung hãn ở cánh mặt. Còn Trắng lời quân nhưng
một Xe chưa ra, các quân khác tản lạc, không đủ sức chống đỡ.
11. X1-2 P8-9 12. X2.7 P9.4 13. M5.4 M7/6 14. P1.4 P9.3 15. P1.3 M6.8 16. X2.1 X6.3 17. Tg5.1 X1-
2 18. X2.1 S5/6 19. X5.2 S4.5 20. X2/1 Thắng.
Với hai ván cờ trên cho thấy Trắng bố trí đội hình không vững, đặc biệt các Xe chậm ra mà lại đi phản
công đối phương, do đó ván cờ mới vào giai đoạn trung cuộc chưa bao lâu đã kết thúc.

Ván 3: Bình phong Mã phá Pháo đầu

1. M2.3 P8-5 2. M8.7 M8.7 3. T7.5 X9-8 4. X1-2 X8.6 5. B7.1 X8-7 6. M7.6 B7.1?
Đen chơi trận khởi Mã rồi hình thành Bình Phong Mã, đội hình vững chắc, Trắng lợi dụng đối phương
không tấn công nên vào Pháo đầu, Xe qua hà để phản công. Nước C7.1 là ngừa Mã đối phương nhảy
qua, nhưng sơ hở để P2.4 đe dọa bắt Xe, bắt Tượng khiến Trắng thất thế.
7. P2.4 P5.4 8. S6.5 P5/1 9. P2-3 X7-4 10. P3.3 S6.5 11. P3-1 X4/1 12. X2.9 M7/6
Đen bỏ một Mã để lấy Xe, Pháo uy hiếp một cánh khiến đối phương hoàn toàn tê liệt, sau đó sẽ bắt lại
quân và giành thắng lợi.




13. P8.2 X4-3 14. P8-5 X3/1 15. P1-4 X3-5 16. P4-6 S5/6 17. P6-4 M2.1 18. X9-6 X5.1 19. X6.8 P2-6
20. P4/1 Thắng.
Trong khi bên Đen huy động gần như toàn bộ các quân chủ lực để tấn công thì bên Trắng chỉ sử dụng
một Xe và một Pháo, còn quân một cánh hoàn toàn bất động. Khi gần kết thúc trận đấu coi như cánh mặt
của Trắng vẫn chưa triển khai, đó là một sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ được. Và rõ ràng sai
lầm đó đã trả giá đắt.
II. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt
Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát
huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn
công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng
chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang
thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị
ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt.
Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên.
Ván 4: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6
Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà, Trắng đối phó bằng Bình Phong Mã hiện đại với hệ thống Mã nhảy lên hà
khiến cuộc chiến rất căng thẳng.
6. M8.7 T3.5 7. P8-9 X1-2 8. X9-8




Đến đây thì hai bên coi nhưđã triển khai xong lực lượng cả hai cánh. Đen đi X9-8 để rồi X8.6 uy hiếp cả
hai cánh của đối phương làm cho thế cờTrắng sẽ trở nên gò bó. Vì vậy buộc Trắng phải đi:
8... P2.6 9. X2/2 B7.1
Trắng đang bị Xe trắng ghim một Pháo, một Xe nên hi sinh Tốt để thoát khỏi tình trạng khó chịu này.
10. X2-3 P8-7 11. M7.6?
Đáng lẽ với thế bố trí quân linh hoạt như vậy, Đen nên chuyển sang một đội hình vừa công vừa thủ: bỏ
Pháo đầu bằng 11. P5-6 để nước sau 12. T3.5 thế cờ vững chắc. Còn bây giờ đổi Mã sẽ bị động:
11. ... M6.4 12. X3-6 X8.6 13. X6-3 P7.4 14. T3.1 P2/1!
Chơi đến đây thì Trắng đã giành được thế chủ động, các quân liên kết phối hợp tốt để tấn công.
15. X3-6 X8.2 16. X6/2 P2-5 17. X8.9 P5-9 18. X8/7 P9.2 19. S4.5 X8-6
Trắng bình Xe chặn lộ Tướng Đen để nhường đường cho con Pháo của mình, nước sau sẽđi 20... P7-8
hăm chiếu bí. Các quân Đen cuối cùng bị dồn sang cánh trái, không có cách gì để cứu giá cho Tướng,
đành chịu thua.
Ván 5: Pháo Đầu Phá Phản Công Mã
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. X2.6 T7.5 5. X2-3 X9.2 6. B5.1 B3.1
Bên Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà công bên Trắng thủ Phản Công Mã. Nhận thấy trung lộ đối phương
yếu nên Đen đẩy Tốt đầu phối hợp tấn công, đáng lẽTrắng phải đi ngay 6... P6/1 vừa đuổi Xe vừa để Mã
bảo vệ trung lộ.
7. B5.1 P2.1 8. P5.4 S6.5 9. P5.2 P2.6 10. P5-6 P2-4 11. Tg5-6 X1-2 12. P8-5 P6/2 13. P6/1 S4.5 14.
P6-3 P6.2 15. P3-5 T3.5 16. P5.5 Tg5-6 17. P5-1
Đen chỉ mới huy động Xe, Pháo và Tốt đầu tấn công, thế mà đã gây khó khăn cho Trắng, vì Trắng bố trí
quân cánh trái gò bó, không phát huy được tác dụng. Cuối cùng do sai lầm nhiều nước quá nghiêm trọng
nên thua nhanh ván cờ.
Ván 6: Thế Trận Đối Binh
1. B3.1 B3.1 2. M2.3 M2.3 3. M3.4 M8.7 4. P8-5 T7.5 5. X9.1 X1-2 6. X9-4 S6.5 7. M4.3 M3.2
Đen và Trắng bố trí quân khá linh hoạt. Đến đây đáng lẽTrắng nên đi 7...P2.1 đuổi Mã sẽ có điều kiện
phản tiên, chỉ vì chủ quan đánh giá thấp mối nguy hiểm nên mới đi như vậy
8. M8.7 P2-3 9. P2-3 X9-8 10. X1-2 P8.4?
Trắng nên 10...M2.3, nếu Đen đi 11. M3.1 X8.1 12. B3.1 M3.5 13. C3.1 M7/6 14. T7.5 C3.1 sau đó X8-
9 bắt chết Mã
11. M3.1 X8.2 12. X2.3 X8-9 13. B3.1 M7/6 14. P5.4 X2.3 15. P5/1




Đen thoái Pháo đe dọa Mã Trắng nhưng ám phục đòn phối hợp uy hiếp cánh trái của đối phương
15. ... M2.3??
Nước sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thua nhanh. Đáng lẽ chơi X9-6 đề nghị đổi Xe, giữ vững thế phòng
thủ, ván cờ còn kéo dài.
16. X4.8! Tg5-6 17. X2.6 Tg6.1?
Phương châm "còn nước còn tát" cần thực hiện bằng 17...T5/7 18. X2-3 Tg.1 19. P3-4 S5/6 20. X3/1
Tg.1 21. X3-7 X2/1, Trắng còn chống đỡ dài dài. Do sai lầm lần nữa nên thua nhanh
18. P5-4! S5.4 19. X2-5 X2.2 20. P4/4 Và chiếu Pháo trùng thắng.
Đây là ván thực chiến giữa Thi Gia Mô và danh kỳ Ngô Thiệu Long hồi cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
Cả hai bố trí quân tương đối linh hoạt nhưng Trắng có những sai sót khá nghiêm trọng khiến ván cờ kết
thúc sớm
III. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng
Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ,
Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các
Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận,
như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên
vội lên Tượng.
Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến
chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm
thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con
Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do
đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân,
phối hợp tấn công, trả đòn.
Ta xem một số ván sau đây để hình dung mức độ hợp lý là thế nào.
Ván 7: Pháo Đầu Phá Bình Phong Mã Hiện Đại
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9-8 P2.2 7. X2.6 M7.6 8.
X8.4 T3.5 9. B9.1 S4.5 10. X2/2 B3.1
Trắng phòng thủ chặt chẽ và linh hoạt, Đen có các Mã ngột ngạt, may có các Xe tuần hà nên giải toả
không khó khăn. Thế nhưng nếu Trắng chơi 10... M6-7 đe dọa nước sau 11... M7/8 sẽ tạo tình thế căng
hơn.
11. S6.5
Nước lên Sĩ này nhằm củng cố vững chắc thế phòng ngự nhưng không chính xác. Đáng lẽ nên 11.C7.1
đánh trả tích cực hơn.
11)….. B7.1 12. X2-3 M3.4 13. P7-8
Trắng hi sinh Tốt để bắt đầu phản công. Đen sợ đối phương đi B3.1 buộc X8-7 rồi M6.5 bắt cả hai Xe
một Pháo nên né tránh trước như vậy.
13. ... B3.1 14. X8-7 X2-4 15. P8.1 P8.5 16. X3-5 X8.3 17. S5/6
Đen đi Sĩ với ý định X5.2 ăn Tốt đầu, nếu không thoái Sĩ sẽ bị P8-5 ăn Pháo chiếu. Thế nhưng nước này
không hay bằng 17. P8/1.
17. ... B5.1




Trắng đi Tốt hơi nhiều, cản trở chân Mã. Đáng lẽ nên 17...P8.3 khống chế hàng Tốt đe dọa X8-7 đè Mã.
18. X5-4 P8/2 19. X4/3
Đen không dám bắt Mã vì nếu 10. X4.1 B5.1 20. X4-6 X4.4 Trắng ưu.
19. ... B5.1 20. X7-5 P2-3 21. S6.5 X8-2 22. M9.8 P8-2 23. P8.3 P2.4 24. T7.9 M4.3
25. X5-7 M6.7 26. X7/1 M7.5 27. X7.2 T5.3 28. P8-5 …..
Đen chiếu Tướng xong vọt về ăn Mã, thắng cờ tàn.
Đây là ván đấu giữa Dương Quan Lân và Hà Thuận An ngày 19/3/62 tại Thượng Hải.
Ván 8: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Cổ Điển
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. M8.7 X9-8 4. X9.1 B7.1 5. X9-6 S4.5 6. X1-2 M2.3 7. X2.4 T3.5 8. B7.1
P8.2 9. B3.1?
Bên Trắng thủ Bình Phong Mã theo kiểu cổ điển, tiến cả Tốt 3 lẫn Tốt 7 khiến các Mã linh hoạt. Đen
chơi Xe tuần hà công rất chậm nên Trắng bố trí phòng thủ vững. Do sốt ruột nên Đen lên Tốt 3 rất sai
lầm, khiến đối phương trả đòn ngay.
9. ... B3.1 10. B5.1 B3.1 11. M7.5 M3.4 12. B5.1 M4.5 13. B5.1 B7.1 14. M3.5?




Đen đã hi sinh một quân để lấy thế công, bây giờ nếu chạy Xe, Trắng đổi Mã và bắt Tốt đầu, Đen không
còn gì nữa nên bỏ Xe lấy Mã để có thể công tiếp.
14. ... B7-8 15. B5.1 P8/1 16. X6.7 X1-4 17. X6-8 P2.4 18. M5.4 P8-5 19. P5-2 M7.6 20. B5.1 S6.5 21.
P2.7 S5/6 22. P8-3 P2-9 23. X8/3 M6.4 24. X8-3 P9-5 25. X3-5 X4.3 26. X5/1 M4.3
Đây là ván Trần Việt Tiều đấu giao hữu với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 khi Châu đến
Singapore.
Ván 9: Pháo Đầu Lại Công Bình Phong Mã Cổ Điển
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. M8.7 B3.1 4. X9.1 M2.3 5. B5.1 T3.5 6. B5.1 B7.1 7. M7.5 B5.1 8. B7.1
M3.5 9. B3.1 S4.5 10. X9-6 P2-3 11. M5.6 P3.3 12. M3.5 P3-5




Hai bên bố trí quân linh hoạt, các Tốt sử dụng hơi nhiều nhưng cần thiết. Đen hi sinh Tốt đầu để uy hiếp
mạnh trung lộ, phối hợp có Xe hai cánh. Trắng chống trả quyết liệt có cơ may giữ thế cân bằng, tiếc một
Xe ra hơi chậm.
13. P5.2 B5.1 14. M6.4! X8.1 15. B3.1 M5.6? 16. M5.3! P8.1 17. X1-2 M7/9 18. P8.6 S5.6 19. P8-1
X8-9 20. X2.6 B5.1 21. X6.3 M6.4 22. M3/5 M4.3 23. X6/3 M3/2 24. M5.4 S6.5 25. Ms.6 X1-2 26.
B3.1 X9-7 27. M4/3 X2.5 28. M3.5 X2-6 29. S6.5 B9.1 30. X2/3 X6-2 31. X2-3 X7-8 32. B3.1 X8.3 33.
B3.1 X8-5 34. B3-4 trắng đầu hàng
Đây là ván Hồ Chương chơi với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 tại Singapore. Dường như Châu
đã chấp Hồ một tiên và thắng dễ dàng, còn đây có lẽ là ván thua duy nhất của Châu.
IV. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần
Khai cuộc là một cuộc chạy đua việc động binh, đưa các quân ra bố trí trận thế. Nếu ta chỉ sử dụng hai
ba quân thôi thì hẳn là các quân khác chưa được điều động ra ứng chiến và nếu đối phương ra quân đầy
đủ lại tiến hành một cuộc tấn công nào đó thì ta sẽ không có lực lượng đối phó kịp thời.
Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6
-7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó.
Xem lại những ván cờ vừa nêu, nhiều ván đã vi phạm nguyên tắc này. Bây giờ ta xem thêm một số ván
khác để thấy rõ hơn.
Ván 10: Pháo Đầu Phá Thuận Pháo
1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5 5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6 7. M2.3 X2-3 8.
M3.4 B3.1 9. B1.1 B3.1?
Toàn bộ các quân Đen coi như đã triển khai xong, kể cả con Xe cánh mặt cũng chuẩn bị kỵ hà sau khi
đổi Tốt biên, trong khi Trắng chỉ đi một Xe và một Tốt 3, để cánh trái bị tê liệt. Bây giờ đáng lẽ 9...P8-6,
nếu 10. X4-2 phong tỏa Xe Trắng thì 10... X3/1 đuổi Mã hoặc nếu 10. M4.5 thì X9-8 đủ sức ngăn chặn
đối phương.
10. B1.1 B9.1 11. X1.5 B3-4 12. X4-2 P8-7 13. M4.5? M3.5 14. P5.4




Trắng đổi Mã chính là tự đút đầu vào "thòng lọng" để chết sớm. Nếu đi 13... P7-6 thì còn chống đỡ lâu
hơn.
14.... X3.1 15. X1.2! X9.2 16. X2-5 S4.5 17. P2.7 Thắng.
Ván 11: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 B7.1 5. X2-3 P8/1 6. X3/1 P8-7 7. X3-6 T3.5 8. X6.1
M7.6 9. X6-7
Trong 9 nước mở đầu, một mình con Xe Đen đã giành đi đến 7 nước, bỏ mặc cho cánh trái nằm ỳ ra. Dù
Đen có lời hơn hai Tốt song không đủ bù cho thế trận yếu kém do chậm triển khai.
9. ... X1-3 10. P8-7 M6.4 11. X7.1 X3.2 12. P7.5 P7.6
Bây giờ các quân Trắng đã triển khai xong bắt đầu phản công trong khi Đen chưa kịp triển khai cánh
trái.
13. M8.9 P2.4 14. B7.1 P2-7 15. T3.1 X8.8 16. S4.5 Pt.2 17. P5-3 Pt-9 18. S5.4 X8/1 19. P3/1 X8.2 20.
Tg5.1 X8/1 21. P3-4 P7-6 22. Tg5-6 P6.2 23. X9-8 X8.1 Đen chịu thua.
Ván 12: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 M2.1 5. X6.6 P2.2 6. X6/2 P2/2 7. B9.1 X1.1 8. P8-6
P2/2 9. B9.1 X1-2 10. B9.1 P2.9 11. B9.1 S6.5 12. B9.1




Đen khai cuộc rất chủ quan, đi tất cả 12 nước mà Xe đã giành đến 4 nước còn Tốt 9 đi đến 5 nước! Do
đó Trắng có thể chủ động hơn, từ giờ trở đi Trắng bắt đầu phản công.
12... X2.7 13. P6.2 X8.8 14. P6-3 M7/9 15. P5.4 X8-6 16. X9.2 Tg5-6 17. S4.5 P5.4
Đen đối phó cách nào cũng bị 18... X2-5 ăn Sĩ buộc M3/5 ăn Xe rồi 19... X6.1 chiếu bí.
Đây là ván Lương Quốc Hòa công đài Lý Anh Mậu khoảng năm 1948 tại Kỳ Đài Chợ
Lớn.
V. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công
Nguyên tắc này coi như "hệ luận" của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội
mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công
như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ
mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương.
Sau đây chúng ta xem một số ván do nóng vội tấn công hay phản công khi chưa đủ lực lượng đã thất bại.
Ván 13: Pháo Đầu Bị Nghịch Pháo Phá
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 P8-7 4. X2.8 X1.1 5. P8.6? P5/1 6. P8/4 P5.5 7. P5.4 P5/2!




Đen vội đưa Xe tấn công từ nước thứ 4 bị đối phương lên Xe đòi đổi. Nếu Đen đổi thì thế cờ sớm cân
bằng, còn sai lầm đi P8.6 bị sa bẫy của Trắng khiến Đen thất thế.
8. X2-9 M3/1 9.X9.1
Nếu như Đen đổi lại 9. P8.3 M1.3 10. P8-3 M8.7 11. P5-4 X9.1 12. P4/5 X9-6 13. X9.1 X6.4, Trắng
cũng ưu thế thắng.
9. ... M1.3 10. P8.2 B3.1 11. X9-6 M3.5 12. X6.5 M5.7 13. P8-3 P7-5 14. P3-5 M7/5 15. X6-5 M8.7
16. X5.1 T7.5 trắng thắng rõ.
Ván 14: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 M2.1 4. X1-6 P2-3 5. X6.6 P3.4 6. X6/4? X1-2
Trắng bỏ Pháo nhằm ám phục 7...P5-3 uy hiếp Tượng và ăn Xe.
7. P8-6 X2.8 8. P6.7 P5-3 9. P6-4 M7/6 10. P5.4 Pt-2
Đen ra quân chưa đầy đủ mà vội tấn công giúp cho Trắng vừa chống đỡ vừa đánh trả đòn.
11. T7.5
Đen cũng không cứu được nếu như 11.T3.5 P2.3 12.X9.2 X9-8 13.X9-6 X2-4! 14.X6.6 Tg.1 15.T5.7
X4/1 16.X6/7 X8.7, phong tỏa Mã, Trắng thắng.
11. ... P2.3 12. S6.5 X9.2 13. X9.2 B1.1 14. X9-6 P2-1 15. Tg5-6 X2.1 16. Tg6.1 P3-4 17. Xt.4 X9-4
18. X6.5 M6.7 19. X6-3 M1.2 20. S5.4 X2-5
Đen chịu thua vì tiếp sau Trắng nhảy Mã chiếu bí.
Ván 15: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 P2.2 6. X2.6 M7.6 7. X9-8 B7.1 8. X2-
4 M6.4 9. B3.1 X1-2 10. P7-6 P8.4 11. X8.4 P8-7 12. T3.1?
Đen từ nước thứ 6 cho Xe qua hà bắt đầu bị đối phương đánh trả, tình thế gay cấn. Đến đây nếu Đen đi
12. M3/5 thì tình hình còn phức tạp.
12..... P2-3 13. X8-6 P3.5 14. S6.5 P3-1 15. Tg5-6 X2.9 16. Tg6.1 X2/1 17. Tg6/1 X8.4 18. X6.3




Đen chưa phối hợp được các quân để tấn công còn Trắng thì các quân phối hợp tốt có thể uy hiếp Tướng
Đen để làm thua.
18..... X8-2 19. X4-5 T3.5 20. P6.7 Xt-1 21. Tg6-5 X2.5 22. S5/6 X1/1 23. P5-6 X2/1
24. S6.5 P7-3 Đen chịu thua.
VI. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy
Khi khai cuộc không phải chỉ ra nhanh các quân mà còn phải tạo một thế liên hoàn giữa chúng, trong đó
cần có những cái bẫy để nhử đối phương. Những người chơi cờ thiếu kinh nghiệm ham rượt đuổi, bắt
quân, bắt Tốt thường bị vây hãm, có khi bị mất quân luôn.
Do đó nguyên tắc này dạy chúng ta phải luôn luôn nhìn toàn diện, đừng phiến diện, đừng tham một lợi
nhỏ mà bị mắc mưu đối phương.
Về những loại bẫy trong khai cuộc thì có rất nhiều, mỗi thế trận đều có những kiểu bẫy riêng. Sau đây
xin giới thiệu một số bẫy thường gặp nhất trong các thế trận thông dụng.
Ván 16: Pháo Đầu Bị Đơn Đề Mã Giăng Bẫy
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 T3.5 5. P8-7 P2.2 6. X9-8 P2-3 7. P7.3 B3.1 8. X8.6
B7.1 9. B9.1 S4.5 10. X8-7 X1-2 11. X2.4 P8-7! 12. X2-6 X8.6




Đen chơi Pháo đầu tấn công không mạnh nên Trắng phòng thủ dễ dàng. Bây giờ Đen dồn quân sang
cánh trái để cánh mặt cho Trắng trả đòn. Thế nhưng ham đè Mã mà không thấy cái bẫy của Trắng
giương ra.
13. M9.8 X8-7 14. P5-8? X2-3! 15. T3.5 P7.1 Bắt chết Xe đen
Tất nhiên ván cờ còn giằng co nhưng Đen lỗ chất mà không có thế thì phải thua cờ tàn.
Ván 17: Pháo Đầu Bị Phản Công Mã Giăng Bẫy
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. M8.7 T3.5 5. P8-9 X1-2 6. X2.6 X9.2 7. X2-3 P2/1 8. B5.1
Đen chơi không tích cực nên bị Trắng lợi dụng cánh mặt của Đen yếu đã trầm Pháo cánh mặt của mình
chuyển sang bắt Xe. Bây giờ nếu Đen đi: 8.X9-8 P2-7 9.X3-4 M7.8 10.X4-2 X2.9 11.M7/8 M8.6
12.M3/1 X9-7 13.X2-4 P7-6 14.X4-2 Pt.7 15.X2/2 M6.5 16.T7.5 X7-6, Trắng vẫn ưu thế.
 8..... P2-7 9. X3-4 M7.8 10. X4-2 P7.6 11. P5.4 M3.5 12. X2-5 P7-1 13. X9.2 P6/1 14. X5-7 P6-5
15. X7/2 M8.7
Trắng lời quân, ưu thế thắng.
Ván 18: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Giăng Bẫy
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7? M3/5!




Đen xông xáo cho Xe qua hà đè Mã lại mở thêm mũi tấn công của Pháo ở lộ 7 định chơi B7.1 uy hiếp
Mã đối phương. Trắng nhân cơ hội nhảy Mã về tâm đe dọa bắt chết Xe đen
8. P5.4
Tất nhiên Đen có nhiều phương án, nhưng nếu chủ quan chơi 8.M8.9 P9-7 9. P5.4 M5.3! 10. X3-4 M3.5
11. P7-5 P2-5, Trắng lời quân, ưu thế.
8…... M7.5 9. X3-5 B7.1 10. B3.1 P2-7 11. T7.5 P9-7 12. M3.4 Pt.7 13. T5/3 P7.8 14.
S4.5 P7-9 15. Tg5-4 X1.2 16. B3.1 X8.9 17. Tg4.1 X1-6 18. X5/2 X8/4 Trắng ưu thế
lớn.
VII. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau
Cần lưu ý trong một số thế trận như Quá Cung Pháo, Kim Câu Pháo hoặc Quá Cung Liễm Pháo... dồn
quân sang một cánh dễ xảy ra tình trạng các quân dồn cục lại, khó bề xoay trở. Các quân đã không linh
hoạt thì cũng khó phát huy hết khả năng của chúng, dễ bị đối phương vây ép. Cho nên nguyên tắc này
lưu ý cách triển khai quân sao cho nhịp nhàng mới hình thành được một thế trận vững chắc, tạo điều
kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau.
Chúng ta xem một số ván chỉ rõ tình trạng này.

Ván 19: Quá Cung Pháo Bị Pháo Đầu Phá
1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. X2.4 X9-4 5. S6.5 M2.3 6. X2-7 B5.1 7. X7.2 X1.2 8. P6-7




Đen chơi Quá Cung Pháo dồn quân sang một cánh khiến Xe, Mã cánh trái chậm ra. Vừa rồi Trắng dụ
Đen ăn Mã sẽ bị 8...P2.7 ăn Mã chiếu rồi X1-3 bắt Xe Trắng, do đó Đen phải đưa Pháo hỗ trợ cho Xe
bắt Mã.
8.... X4.7 9. M8.9 P2.4! 10. X7.1 P2-5 11. T3.5
Nếu như 11. M3.5 P5.4 12. T3.5 C5.1 13. X7-9 T3.1 14. X9-8 C5-6 15. P8.1 P5/4 16. C7.1 M7.5 Trắng
cũng ưu thế thắng.
11. ... Pt-1 12. X9-8 P1-2 13. X8-9 X1-3 14. P7.5 P5.5 15. S5.4 P2-7 16. P8.1 P7/1 17. B7.1 P7-5 18.
P8-5 Pt-7 19. S4.5 X4/2 20. P5/1 P7-5 21. T7.5 X4-9
Bây giờ Đen xuất Tướng bên nào cũng bị Xe chiếu và bắt mất Xe đen

Ván 20: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. M8.7 T3.5 6. X2.6 M7.6 7. P8.2 B7.1 8. X2-4
B7.1 9. M3/5 M6/4 10. T7.9!
Đen vừa quyết định một nước cờ gây cho Trắng lâm vào thế kẹt quân nghiêm trọng. Trước kia tới đây
Đen thường chơi 10. X4-2 phong tỏa Xe, Pháo Trắng nhưng bây giờ lên Tượng biên bảo vệ Tốt 7, chấp
nhận cho Trắng trả đòn ở cánh mặt.
10..... P8.7 11. P8.2 M4/3 12. M7.6 S4.5 13. M6.4 B7-6 14. X4-2 X8.3 15. M4.2
Đen hoàn toàn làm chủ tình thế, còn Trắng kẹt cờ rất khó chống đỡ.

Ván 21: Tiên Nhân Chỉ Lộ Đối Kim Câu Pháo

1. B3.1 P2-7 2. T3.5 M2.3 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 X1-2 5. X4.5 M8.9 6. M2.4 P8.2
Trắng chơi Kim Câu Pháo hay còn gọi là Quá Cung Liễm Pháo chống đỡ trận Tiên Nhân
Chỉ Lộ khiến thế cờ gò bó kẹt quân ở cánh trái. Còn bản thân bên Đen cũng khó triển
khai con Mã cánh trái buộc cũng phải nhảy ra biên:
7. M8.9 P8-3 8. P8-6 S4.5 9. P2.5 X2.8 10. B7.1 P3-1 11. M9.7 X2/2 12. M7.5 B5.1 13.
M5/3 B7.1 14. B3.1 P1-7 15. M3.2 X9-8 16. P2-5 T3.5 17. M2.3 X8.2 18. M3/4
Ván cờ chơi đến đây tuy chưa kết thúc nhưng Đen ưu thế rõ, do lời Tượng và các quân
đứng linh hoạt, trong khi đó cánh quân Trắng bên trái vẫn chưa có khả năng phối hợp để
tiến lên.
Một số cách tân, vi phạm các nguyên tắc khai cuộc
Các mục trên là bẩy nguyên tắc cơ bản của khai cuộc mà người chơi cờ cần nắm vững để vận dụng cho
tốt. Tuy nhiên đó không phải là những nguyên tắc tuyệt đối bất di bất dịch vì có những trường hợp ngoại
lệ mà người chơi cờ có kinh nghiệm đều phải biết để có thể "vi phạm" nguyên tắc, giành lấy chiến thắng
một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác cũng cần biết: bẩy nguyên tắc trên có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Vi phạm một nguyên tác nào cũng đồng thời vi phạm một số nguyên tắc khác có liên quan.
Tình hình hiện nay, các danh kỳ đang đà cách tân đổi mới nhiều loại khai cuộc, do đó những điều thời
trước khẳng định là đúng thì ngày nay đều được xem xét lại. Có những điều được tiếp tục công nhận
nhưng cũng có lắm điều bị sửa đổi bổ sung. Như Xe luôn luôn phải chiếm thông lộ, các danh kỳ đương
đại nhất trí nhưng trong một số thế trận họ lại đưa Xe vào những chỗ tạm thời coi như lộ nghẽn, để sau
đó mở bung ra lại có thế hơn. Thời xưa Mã cấm kỵ nhập cung, nhưng các danh kỳ đương đại coi đó là
việc bình thường, thậm chí lại hóa hay trong một số trường hợp. Hoặc có những cái bẫy đối phương
giăng ra họ chấp nhận sụp bẫy để rồi có cách đánh trả. Chẳng hạn các thế cờ minh hoạ phần sau.

Ván 22: Trận "Khí Mã hãm Xa" sôi động một thời

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.4 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X2-7 P2/1 7. P8-7 P2-3 8. X7-3
B7.1 9. X3.1 T3.5
Bây giờ nếu đen chấp nhận đưa vào tình huống đối công phức tạp thì Xe ăn Mã để rồi sụp bẫy của đối
phương phải mất một Xe. Thế nhưng cuộc chiến không đơn giản sau khi đen chịu mất Xe để có thế tấn
công:
10. X3.2 M3/5 11. P5.4 P3.8 12. Tg5.1 P3-1 13. P7.2




đen phối hợp hai Pháo và một Xe uy hiếp trung lộ đối phương, cơ may chiến thắng có thời người ta coi
như ngang nhau, nhưng sau này nhiều danh thủ cho rằng bên trắng ưu thế hơn. Chẳng hạn ván cờ tiếp
diễn:
13. ... X1-3 14. P7-5 X3.8 15. Tg5/1 X3/3 16. B3.1 P8.4 17. M3.4 X3-5 18. B5.1 P8-5 19. X3/1 X8.6
trắng ưu thế
Tất nhiên ván cờ từ nước 16 trở đi có rất nhiều biến hóa phức tạp. Bạn nào muốn nghiên cứu kỹ hơn nên
xem "Thế trận Pháo đầu - Bình Phong Mã cổ điển" (tập 1, trang 25) do Hội cờ TpHCM xuất bản năm
1988.

Ván 23: Trận "Khí Pháo hãm Xa" không ai dám chơi!

1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9.1 4. B7.1 P8-7 5. P8.4 T3.5 6. X2.7 X9-4 7. X2-3
Đen chơi Pháo đầu tấn công đối phương phòng thủ bằng Đơn Đề Mã. Đến nước thứ 7, Đen chấp nhận ăn
Pháo để rồi bịTrắng bắt chết Xe, buộc Đen dùng Xe ăn Mã.
7. ... M3/5 8. X3-1 P2-9 9. P8-5 X1-2 10. M8.7 X4.7
Trắng có thể chọn một số phương án khác như
10...X4.6 11. X9.2 X2.6 12. S4.5 X3/4 13. B5.1 X2-7 14. M7.5 P9.4 15. M3.1 X7-9 16. B5.1 X4.2 17.
P5-3 X9-7 18. M5.4 X7/2 19. X9-4 Đen thắng. Hoặc nếu 10...X2.8 11. X9.1 X2-1 12. M7/9 X4.7 13. Ps-
8 X4-2 14. P8.1 B7.1 15. M3/5 P9.4 16. M5.5 B7.1 17. P5/2 B7-6 18. M6.5, Đen thắng.
11. X9.1 X4-1 12. M7/9 X2.8 13. Ps-7 B7.1 14. P7.4 X2/8 15. M9.8 P9-7 16. M8.6 P7.4 17. M6.4 X2-3
18. M4.5 T7.5 19. P7-1 Đen thắng
Do phân tích trên, Đen đổi Xe lấy Pháo Mã vẫn giữ thế công nên sau này Trắng không
dám chơi nữa.
Chương III
Cách đi tiên - cách đi hậu
Khi tiến hành một ván cờ, dù đi trước hay đi sau đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong khai
cuộc, vì đó chính là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Nhưng các nguyên tác được nêu trên
chỉ mới là những định hướng, cần phải được cụ thể hóa rõ hơn. Do đó phần trình bày sau đây sẽ nêu
thêm những kinh nghiệm cụ thể giúp các bạn mới học đỡ phải lúng túng khi cầm quân đi tiên hoặc đi
hậu.
I. CÁCH ĐI TIÊN
Được đi trước tấn công đối phương là một lợi thế quan trọng vì người đi trước hoàn toàn chủ động lựa
chọn thế trận theo ý thích và thường bắt buộc đối phương phải đối phó theo mình. Những người chơi cờ
cao thường phát huy có hiệu quả nước tiên đến mức chơi không thắng thì hòa chứ hiếm khi thua. Cho
nên trong thi đấu Cờ Tướng xưa kia thường qui định một cặp đấu thủ phải gặp nhau trong hai ván thì
mới công bằng, để mỗi người được đi trước một ván.
Sau đây chúng ta xem những ván cờ mà bên đi sau có những sai lầm do vi phạm các nguyên tắc cơ bản
để bên đi trước giành thắng lợi dễ dàng. Tuy nhiên bên đi trước muốn giành chiến thắng thì phải có kế
hoạch đúng, chọn đúng mục tiêu tấn công, biết cách phối hợp sức mạnh các quân, trên cơ sở này thừa cơ
bên đi sau sai lầm, bên đi trước mới giành chiến thắng.
CHƠI PHÁO ĐẦU, MỤC TIÊU LÀ CON TỐT ĐẦU
Như đã nói ở trên, trong năm con Tốt thì con Tốt đầu là quan trọng hơn cả vì nó là một quân trong hệ
thống phòng thủ che chắn tiền đồn bảo vệ trung lộ, đồng thời có cơ hội nó tiến lên thành một mũi tấn
công. Khi bên đi trước chơi Pháo đầu thì con Tốt 5 của Trắng chính là mục tiêu đầu tiên của Pháo. Mấy
ván cờ sau đây là bài học cổ điển cho thấy tầm quan trọng của Tốt đầu.
Ván 24: Thế trận thuận Pháo
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.6 5. X6.7 M2.1? 6. X9.1




Bên tiên xông xáo ra cả hai Xe để tấn công quyết liệt đối phương, mục tiêu quan trọng là con Tốt đầu
của Trắng mà con Tốt này có Mã bảo vệ. Kế hoạch của Đen là phải diệt con Mã bảo vệ này rồi mới diệt
được Tốt đầu. Làm sao diệt được con Mã 7 của Trắng khi mà nó được con Pháo 2 của phe nó bảo vệ?
Vậy khâu đầu tiên phải dụ con Pháo 2 Trắng "tham ăn" quên nhiệm vụ bảo vệ Mã để nó rời bỏ vị trí
phòng thủ đó đã, bằng cách Xe Đen tiến lên phế bỏ Mã hay dùng Mã làm mồi nhử Pháo đối phương!
6..... P2.7?? 7. P8.5!
Đối phương đã trúng kế, cấp tốc đưa Pháo Đen tấn công Mã 7. Bây giờ Trắng có 5 phương án chống đỡ
là M7/8 hoặc X8-7 hoặc X8/4 hoặc S6.5 hoặc P2/2. Tất cả các phương án đều thất bại, quyển "Thế trận
Thuận Pháo cổ điển và hiện đại" đã trình bày rõ các phương án này. Ở đây chỉ chọn một phương án để
thấy diễn biến tiếp khi mất Tốt đầu thì Trắng thua nhanh chóng như thế nào.
7... M7/8? 8. P5.4 S6.5 9. X9-6
Các quân Đen phối hợp tấn công trực tiếp Tướng Trắng mà Trắng không có một quân nào kịp chi viện
cứu giá, dù còn đủ sáu quân chủ lực.
9. ... Tg5-6 10. Xt.1 Tg6.1 11. Xt/1 P5-6 12. P8-5 Tg6/1 13. Ps-4 P6-8 14. Xt-5 T3.5 15. X6-4 P2/7 16.
P4.1 Trắng chịu thua.

Ván 25: Thế trận Nghịch Pháo
1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4
Tuy mục tiêu là Tốt đầu nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng được. Đen phải ra quân tương đối đầy
đủ để phối hợp rồi mới ăn, nếu ăn sớm quá mà chưa phối hợp được thì sẽ bị đối phương trả đòn.
 4..... M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.4 7. B1.1 B1.1 8. M1.2 M1.2 9. X8-4 X8-4 10. M2.3 M2.3?
Trắng đáng lẽ đi 10...S4.5 hoặc 10...X4-7 bắt Mã, hạn chế mức tấn công của đối phương, nếu mạnh ai
nấy công thì Trắng chậm hơn. Bây giờ Đen nhắm đến con Tốt đầu của Trắng, do đó cần dụ con Mã bảo
vệ đi chỗ khác.
11. P2.7 M7/8
Con Mã Trắng lại quên trọng trách bảo vệ Tốt đầu, đáng lẽ nên 11...S4.5, nếu Đen đi 12. P2-1 thì Tg-4
còn có cơ hội đánh trả.




12. P5.4 S4.5 13. X4.5 Tg5-6 14. X2.9 P5-7 15. X2-3 Tg6.1 16. X3/2 T3.5 17. X3-2 Tg6/1 18. X2.2
T5/7 19. X2-3 Thắng.

Ván 26: Trận Pháo đầu đối đơn đề mã
1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 S6.5 5. X4.5 X9-6 6. X4-3 P8/2?
Đen uy hiếp Mã Trắng vẫn giữ quyền chủ động còn Trắng phòng thủ chơi nước P8/2 đáng trách. Nếu
muốn đuổi Xe Đen thì chỉ cần P8/1 là được rồi.
7. M2.3 P8-7??
Đen rất muốn tiêu diệt con Mã 7 của Trắng để sau đó nhằm đến con Tốt đầu. Nếu như Trắng vừa rồi đi
7...X6.6 để rồi nước sau mới đi P8-7 thì Đen khó làm gì, đằng này Trắng lại đi ngay P8-7 giúp Đen thực
hiện được kế hoạch:
8. X3.1 P2-7 9. P2.7 Pt.5
Trắng tỏ ra quá "phàm ăn" bất kể nguy hiểm. Nếu thấy Đen uy hiếp con Tốt đầu, nên đi 9...M1/2 để sau
nhảy lên truy đuổi Pháo đối phương thì còn cầm cự lâu.
10. X1.2 Pt-3 11. P5.4 M1/2 12. X1-4 M2.3 13. X4.7 Thắng.

Ván 27: Lại Pháo đầu đối đơn đề mã
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1.1 T3.5 4. X1-6 S4.5 5. M8.7 X1-4 6. X9.1 X4.8 7. X9-6 B9.1 8. B5.1




Việc tiêu diệt Tốt đầu đối phương không đơn giản. Do đó phải dùng biện pháp tiến Tốt đầu của mình
làm mũi xung kích.
8. ... B3.1
Nếu như 8...X9-8 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P8-6 11. M5.7 B3.1 12. M7.5 M3/4 13. X6.6! X8.2 14. X6-8
M4.3 15. X8-7 Tg-4 16. X7-6 Tg-5 17. X6-9 Tg-4 18. X9.2 Tg.1 19. M5.7 Đen thắng.
9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P2.2 11. B7.1 X9-8 12. X6.5 B3.1 13. M5.7 B5.1 14. X6-7 P2-3 15. T7.9 P8-6
16. P8.2 X8.5 17. M7.5 B5.1 18. T9.7 X8.1 19. M3.5 X8-7 20. Mt.4 S5.6 21. M5.6 S6.5 22. X7.1 Tg5-
4 23. X7-9
Đen phối hợp ba quân cùng bên chiếu bí dễ (tam tử đồng biên).

Ván 28: Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại
Cùng một kiểu tấn công như ván 27, ván Lý Nghĩa Đình gặp Mạch Xương Hạnh hồi tháng 7 năm 1962
đã chơi như sau:
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. M8.7 B3.1 6. X9.1 P2.1 7. X2/2 T3.5 8. X9-6
S4.5 9. B5.1 X1-4?
Cánh bên mặt của Trắng cần có Xe để phòng thủ, không nên đổi, cần đi 9...P8.2 giữ trung lộ.
10. X6.8 S5/4 11. B5.1 P8-9 12. X2-6 P2.1 13. M7.5 B5.1
Nếu như 13... P2.5 14. B7.1 B3.1 15. X6-7 M3.2 16. X7-8 M2/3 17. X8.2 M7.6 18. P5.3 M6.5
19. M3.5 B5.1 20. M5.7 Đen vẫn giữ ưu thế.
14. B7.1 M7.5 15. X6.2 P9-6 16. M5/7




Đen đặt mục tiêu vào con Tốt đầu nhưng bây giờ chuyển sang uy hiếp con Mã đầu của Trắng. Nếu
Trắng chạy M5/7 thì B7.1, Đen uy hiếp mạnh, Trắng khó chống đỡ, do vậy phải hi sinh Mã thôi.
16.... B3.1 17. P5.4 S6.5 18. P5-9 B5.1 19. P9.3 T5/3 20. X6-7 T7.5 21. T7.5 X8.7 22. M3/5 X8-6 23.
T5.7 X6.1 24. M5.6 X6-4 25. M6.5 P6-7 26. P8.2 X4-3 27. T7/5 P2/3 28. P8.3 M3.5 29. P8-3 P2.8 30.
T5/7 M5/7 31. T3.5
Trắng không còn khả năng phản công được nên chịu thua.

Ván 29: Mục tiêu có thể là con tượng đầu
1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5 7. X8-5 X9-6 8. M2.3
P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 P7.1 11. X1-2 P8/2
Sau khi tiêu diệt Tốt đầu, bây giờ Đen muốn kết thúc sớm thì phải đánh thủng cả tuyến phòng thủ của
Tượng, do đó Đen sẵn sàng hi sinh cả Xe.
12. X5.2 T3.5 13. P5.5 S5.6 14. P1-5 X6.1 15. M5.4 Tg5-6 16. M4.3 X6-7 17. X2.9 Tg6.1 18. X2-5
M1/3 19. Ps-4 S6/5 20. P5/4
Trắng chịu thua vì không chống đỡ được Pháo trùng
Đây là trường hợp Đen có điều kiện phối hợp quân để kết thúc ván cờ. Trong nhiều trường hợp diệt
Tượng chỉ gây cho hệ thống phòng thủ của đối phương yếu kém để sau đó tấn công mạnh hơn mới giành
được thắng lợi. Ván Lý Nghĩa Đình gặp Đới Quang Khiết ngày 16-12-56 dưới đây minh họa kiểu chơi
này.

Ván 30: Pháo đầu đối bình phong mã
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. P8.2 P2.2 6. X2.6 P8-9 7. X2.3 M7/8 8. M8.7
T3.5 9. X9.1 P9-7 10. X9-2 M8.9 11. X2.6 P7.1 12. B5.1 S4.5 13. B5.1 X1-4 14. B5-4
Mục tiêu diệt Tốt đầu của Đen thay đổi vì sợ tạo điều kiện cho Mã Trắng kịp nhảy lên trả đòn. Bây giờ
Đen nhằm con Tượng đầu nhưng Trắng tỏ ra không lo lắng vì tính chuyện phản công.
14..... X4.6 15. P5.5 T7.5 16. X2-1 B3.1 17. B7.1 P2-6 18. X1-5 P6-5




Trắng lỡ "phóng lao phải theo lao" chứ nếu lui Xe về đổi Xe Đen thì khó chống đỡ cờ tàn. Hi sinh Mã để
chơi Pháo huyền khống tạo thế đối công.
19. X5-7 X4-3 20. P8-2 S5.4 21. X7.2 Tg5.1 22. X7/1 Tg5.1 23. X7-4 X3-5 24. M3/5 X5/1 25. T7.5
P7.3 26. X4/5 X5-8 27. X4-3 X8-6 28. X3-5 B7.1 29. B7-6 P5.1 30. M5/7 B7.1 31. Ms.6
Đen thắng rõ.

Ván 31: Pháo đầu công bình phong Mã
Tương tự kiểu tấn công như ván 30, chúng ta xem tiếp ván Ngụy Trường Lâm chơi với Đặng Bằng cùng
ngày 16-12-56 như sau.
1. P8-5 M2.3 2. M8.7 M8.7 3. X9-8 X1-2 4. B3.1 B3.1 5. X8.6 P2-1 6. X8-7 P1/1 7. P2-3? P1-3?
Đen nên đi 7. M2.3 hoặc 7. P2.4 uy hiếp mạnh hơn còn Trắng nên 7... M7/5 có nhiều cơ may trả đòn.
8. X7-6 T7.5 9. X6.2 P3-2 10. B3.1 T5.7
Đen hi sinh Tốt để cánh trái của đối phương ngột ngạt đồng thời Đen mở đường cho Mã tiến biên và
nhảy lên nhanh chóng.
11. M2.1 S6.5 12. X1-2 X9-8 13. X2.6 P8/1 14. X6/2 T3.5 15. X6-7 X2-3 16. X2-3 M7/6 17. X3-2 X8-
9 18. B5.1 P8-7 19. P3.6 P2-7 20. X2-3 P7.1 21. M1.3 X9-8 22. M3.4 P7-6 23. M4.6 X8.6 24. B5.1
P6.5
Sau khi giằng co uy hiếp cả hai cánh, cuối cùng vẫn nhắm mục tiêu Tốt đầu và Tượng
đầu của đối phương.
25. B5.1 X8-6 26. B5.1 T7/5 27. X3/3 X6/5 28. M7.5 X6.4 29. M5.6 X6/4 30. Ms.4 X6.2
31. M6.7 X3.1 32. X7-4
Đen bắt Pháo và đe dọa 33. X3.6 đánh bí, Trắng chịu thua.
MỤC TIÊU LÀ CÁNH NÀO PHÒNG THỦ YẾU
Trong ván cờ, cuộc chiến thường diễn ra ở ba mặt trận: chính diện hay các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp
trực tiếp Tướng; trắc diện hay là hai bên cánh, có thể là cánh mặt hay cánh trái. Bên đi tiên cần nhạy bén
đánh giá cánh nào phòng thủ kém có thể chuyển mục tiêu từ trung lộ sang cánh, thường giành được
thắng lợi. Sau đây là một số ván minh họa cho những kiểu tấn công cánh.
Ván 32: Trận nghịch Pháo nguy hiểm
1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4 M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.6?
Bên Trắng đi sau nên phòng thủ chặt chẽ trước đã, vội phóng Xe xuống phản công vô cùng nguy hiểm.
7. P5-4 P2-4 8. X8-4 B1.1 9. P4.1 X8-7??
Trắng tham ăn Tốt mà không thấy nguy hiểm chết người, rõ ràng lọt vào bẫy của đối phương. Tốt nhất
nên 9...X8/2 phòng thủ bên hà, có gì đi X2.4 tăng cường liên lạc giữa hai cánh.
10. P2.7 X7.1 11. P4-3




Đen cũng có thể chơi ngay 11. P4.6 diệt Sĩ rồi phối hợp hai Xe tấn công cánh trái của Trắng chỉ có một
Mã phòng thủ, chắc sẽ giành thắng lợi nhanh. Bây giờ chơi P4-3 nếu Trắng bỏ Xe ăn Pháo rồi dùng Mã
diệt Pháo kia, ván cờ sẽ kéo dài. Thế nhưng Trắng lại đi tiếp không như vậy.
11. ... X7-3 12. X4.5 M7/6 13. P3.6 Tg5.1 14. X2.8 Thắng.
Đây là ván cờ chơi theo lý thuyết, còn trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ.

Ván 33: Trận nghịch Pháo đối công
Trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ. Ván Dương Quan Lân gặp Trương Tăng
Hoa ngày 16-12-56 đã đi như sau.
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X1-2 5. P8.4 S4.5 6. B3.1 P8-7?
Đen thấy đối phương chơi Nghịch Pháo muốn trả đòn nên đi B3.1 để nhảy Mã uy hiếp trung lộ. Đáng lẽ
Trắng đi X9.1 phòng thủ vững hơn.
7. M3.4 X9-8 8. X1.1 B3.1 9. X1-6 X8.4 10. M4.5 P7-6 11. M5.7 P6-3 12. P8-5 X2.9
Đen đã dằn được Pháo đầu, Xe lại chận lộ Tướng nên đổi Xe cho cánh mặt đối phương yếu kém rồi xuất
Tướng trợ công.
13. M7/8 P3-1 14. S6.5 M9/8 15. Tg5-6 P1/2 16. B9.1 M8.7 17. B5.1 B7.1 18. B3.1 X8-7 19. M8.9
X7/1 20. Ps-8 P1-2 21. M9.8 P2-1 22. M8.7 P1-2 23. M7.9 Thắng.

Ván 34: Trận Pháo đầu phá bình phong mã hiện đại
Cũng với kiểu chơi như ván 33, Dương Quan Lân lại thắng Triệu Hằng Tuyền ngày 17-12-56 như sau.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. B7.1 M2.3 4. X1-2 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7 P9-7 8. X3-4
T3.5 9. X4.2 P7-9 10. B7.1 T5.3 11. M8.9 S4.5 12. X9-8 X1-2 13. X8.6 P2/1 14. X4/4 M3/4 15. M9.7
X8.3 16. B3.1 X8-7 17. M3.2 B7.1 18. M2.3 B7-6 19. M3/4 X2-1 20. M7.6 M4.5
Đen tấn công cùng một lúc cả hai cánh có gây cho Trắng khó khăn trong đối phó nhưng
cuối cùng Đen chỉ duy trì được quyền chủ động. Bây giờ Đen tiếp tục gây sức ép vào
trung lộ và cánh mặt của Trắng.
21. B1.1 B1.1 22. M6.7 P2-3 23. M7/5 M7.6 24. B5.1 M5.7 25. M4.2 P9-7 26. M2.4
X1-4 27. P7.4 P7.8 28. S4.5 T3/5 29. M5.7 X4-3 30. P7.2 X3.1
Đến đây Đen thấy rõ sự yếu kém bên cánh mặt của Trắng, dù ở đây có một Xe bảo vệ, do
đó Đen tập trung quân tấn công ở đây.
31. M4/6 M6.7 32. P5-7 X3-4 33. X8.3 S5/4 34. P7-6 X4-3 35. X8-6 Thắng.

Ván 35: Pháo đầu tuần hà Pháo công bình phong mã
Có nhiều trường hợp bên tiên tấn công hai cánh cuối cùng đối phương lúng túng không
chống đỡ được. Ván sau là trận giao hữu giữa Lưu Văn Triết cùng Từ Gia Lượng cầm
đen, Chu Hồng Tân và Dương Khắc Liêm cầm Trắng.




1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. M8.7 M2.3 4. B7.1 T3.5 5. X1-2 X9-8 6. P8.2 P2/1 7.
B3.1 P8.2 8. B3.1 P2-8 9. X2.5 M7.8 10. B3-2
Trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 người ta thường chơi Pháo đầu
tuần hà Pháo và luôn chiếm ưu thế. Ở đây Đen cả gan hi sinh Xe để giành lấy thế công.
10..... P8-7 11. M3.4 P7.4 12. P5-6?
Đáng lẽ Đen đi 12. M4.5 hay hơn, vì nếu Trắng chơi 12... P7-2 13. M7.8 M3.5 14. P5.4
15. M8.7 M8.4 16. X9-8 X8/1 17. M7.9 Tg-4 18.M9.8! Đen ưu thế thắng.
12..... X1-2 13. T7.5 P7/3 14. P6/1 X8.1 15. P6-8 X2-1 16. S6.5 X8-4 17. M7.6 B3.1 18.
X9-7 B1.1 19. M6.4 P7-6 20. Mt.2 S4.5 21. M2.3 Tg5-4 22. Ps.1 B3.1 23. X7.4 X4-3
24. Ps-6 P6/1 25. M4.3 Tg4-5 26. Ms.4 S5.6 27. M4/6 Tg5.1 28. B2-3 Tg5-6 29. X7.3
X3.1 30. P8-2
Trắng chịu thua vì nếu 30... S6/5 31. P2.4 Tg6.1 32. B3.1 Trắng hết đỡ.
II. CÁCH ĐI HẬU
Đi sau nói chung là phải phòng ngự chống đỡ, nhưng có nhiều thế trận bên đi sau vừa phòng ngự nhưng
cũng đồng thời sẵn sàng phản công nếu đối phương chơi sai lầm hay tấn công không tích cực. Đó là các
trận Thuận Pháo, Nghịch Pháo, Bình Phong Mã, Phản Công Mã và Thiết Đơn Đề. Sau đây chúng ta xem
xét những trường hợp bên đi trước có sai sót, vi phạm nguyên tắc cơ bản của khai cuộc đã bị bên đi sau
phản đòn giành chiến thắng.
1. Phản công trung lộ là mục đích của Trắng
Nếu bên đi trước coi Tốt đầu là mục tiêu lớn trong khai cuộc thì bên đi sau cũng luôn quan tâm mục tiêu
này để tranh giành với đối phương. Trong một số trường hợp bên đi sau đánh trả uy hiếp ngay trung lộ
của đối phương. Các ván cờ sau đây minh họa cho điều này.
Ván 36: Cuộc Đấu Tranh Giành Làm Chủ Trung Lộ
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1
X4.4!
Trắng đưa Xe kỵ hà không cho Mã Đen nhảy lên đồng thời nếu Đen đi 9. B3.1 X4-7 sau đó đi T7.9 bắt
chết Tốt đối phương, chiếm ưu.
9. P8-6 M1.2 10. X3/1 M2.1 11. X9-8 P2-3 12. X8.6 T7.9 13. X3.1 X1-6 14. X8-7 M1/2




15. P5.4 M7.5 16. X3-5 X6.7 17. X5/1 P5/1!
Trắng lui Pháo hi sinh Mã để phản đòn ngay trung lộ trong khi các Xe đã sẵn sàng phối hợp làm thua đối
phương.
18. X5-8 X4.2 19. M3/4 P3-5 20. M9/7 Ps.5 21. M7.5 X4-5
Đen chịu thua vì không có gì cứu được.

Ván 37: Trắng Cũng Đặt Mục Tiêu Vào Tốt Đầu
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1
X4.7 9. B3.1 X1-6
Đen còn để một Xe trong góc, mới sử dụng Tốt 3 tấn công trong khi 2 Xe Trắng đã giành các yếu lộ
quan trọng chuẩn bị cuộc phản công quyết liệt:
10. M3.2 X6.7 11. M2.4 S4.5 12. M4.3 P2-7
Đen cũng phải bảo vệ Tốt đầu, nếu tham bắt Mã đối phương bỏ Tốt đầu là sai lầm nghiêm trọng.
13. X3.1 P5.4 14. B3-2 M1.2 15. B7.1 …..
Đen không thể lui Xe về bắt Pháo đầu của Trắng được, vì nếu 15. X3/4 P5-1, bắt hai Xe đen.
15. ... M2.4 16. P8.7 T3.5 17. M9.7 M4.3 18. T7.9 M3.4 19. M7/6 X6-5 20. Tg5-4 X5-6 Thắng.

Ván 38: Đen Sai Lầm Phải Trả Giá
Ván cờ này do Trương Tăng Hoa và Dương Quan Lân chơi ngày 15-12-56 một lần nữa cho thấy Đen
chơi không chính xác đã bịTrắng phản công ngay trung lộ giành chiến thắng rất đẹp.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. B7.1 B7.1 4. M8.7 M7.6 5. X9.1 S4.5 6. X9-6 T3.5 7. B5.1? M6.7
Đen vội tiến Tốt đầu, đáng lẽ phải ra Xe nhanh 7. X1-2 P8-7 8. B5.1 9. B5.1 B5.1 10. M3.5, Đen vẫn ưu.
8. M3.5 X9-8 9. B5.1 B5.1 10. P5.3 P8.3 11. X6.5 P8-5 12. S4.5 X1-4 13. X6-7 P2.4 14. X7-8 P2-3 15.
T7.5 X4.4 16. X8/3 X4-5 17. X8-7 X5-2 18. P8.1




Đen chậm ra Xe nên bịTrắng phản công, các quân Đen lúng túng. Bây giờ nếu Đen đi 18. P8.9 X2.3 19.
P9/1 M3.2, Đen chạy Xe mất Mã. Đến đây Trắng bắt đầu uy hiếp trung lộ mà mục tiêu là Tượng đầu.
18.... X8.7! 19. B7.1 T5.3 20. M5.7 M7.5 21. T3.5 X8-5 22. Tg5-4 M3.4 23. X7-4 X5-3 24. M7.5 X3/1
25. X4.1 X2.1 26. X1-3 T3/5 27. X3-2 B7.1 28. X4.1 P5-6 29. X2.6 X3-6 30. S5.4 X6.1 31. Tg4-5 X6-5
32. S6.5 X2.1 33. M5.6 S5.4 34. X4-6 P6.4 35. Tg5-4 X5.1 Đen chịu thua.
Ván 39: Pháo Đầu Không Dễ Yên Thân
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. X2.6 B7.1 5. B5.1 B3.1 6. B5.1 S4.5 7. M3.5 B5.1 8. P5.3
T3.5 9. X2-6?
Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà công gấp khống chế được trung lộ. Bây giờ đáng lẽ chơi P8-5 rồi triển
khai nhanh cánh trái, Đen đi nước X2-6 thật vô nghĩa.
9. ... P8.2 10. P8-5 P8-5 11. P5.3 X8.5 12. B3.1 B7.1 13. X6-3 M3.5 14. X3/2 X8/1 15. X3-5 M5.7




Trắng không thể để đối phương dùng Pháo đầu khống chế trung lộ của mình nên đã dùng mọi cách để
trục nó đi. Đen cố bám giữ trận địa nhưng Xem chừng thế đứng của Xe, Pháo Đen không ổn.
16. X5-3 Mt/6 17. P5/1 M6.5 18. X3-4 M5/7 19. X4-3 X8-5 20. M5/3? Mt.9 21. X3-2 M7.6 22. X2-4
M9.8 23. X4/1 M8.7 24. X4/2 X5.1 25. S4.5 P2.6
Bắt chết Xe, Đen chịu thua.
Ván cờ kết thúc mà một cánh quân Đen hoàn toàn bất động, rõ ràng vi phạm nguyên tắc khai cuộc rất
nghiêm trọng.

Ván 40: Không Vào Pháo Vẫn Bắt Được Tốt Đầu
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9.1 P8.4 7. X9-6 T3.5 8. S4.5
S4.5 9. X6.3 P2.5 10. B9.1 B3.1 11. M9.8 P2/1 12. P7-6 P8-5
Trắng thủ Bình Phong Mã nhưng đưa song Pháo qua hà cuối cùng bắt được Tốt đầu của đối phương, mở
đầu cuộc phản công:
13. X2.9 M7/8 14. P6-8 X2-4 15. X6-2 M8.7 16. B7.1 P5/2 17. B7.1 X4.7 18. P8/1 T5.3 19. X2-7 T7.5
20. M8.7?
Đen nhảy Mã xuống không có tác dụng gì, đáng lẽ nên X7/1 bắt Pháo phòng giữ tuyến Tốt để sau này
nhảy Mã lên đổi Pháo đầu của Trắng có thể giải vây cầu hòa.
20.... X4/1 21. P8.1 X4-7 22. X7-5 P5.3 23. T7.5 B7.1 24. X5-3 X7/1 25. T5.3 M7.6 26. M3.4 P2-5
27. T3/5 P5/1
Trắng ưu thế, lời Tốt nhưng Đen có thể cầm cự đánh hòa. Do sai lầm để mất quân nên Đen thua cờ tàn

Ván 41: Thuận Pháo Đi Sau Đẩy Tốt Đầu
Trước đây có một số người nghĩ rằng trận Thuận Pháo chỉ có bên đi tiên, mới đẩy Tốt đầu tấn công, còn
bên đi hậu phòng thủ được thì không đẩy được. Điều này hoàn toàn không đúng. Trong một số trường
hợp chơi đối công, bên đi sau vẫn đẩy Tốt đầu như thường. Ván cờ này là một ví dụ:
1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S4.5 5. B1.1 X2.6 6. M2.1 X2-3 7. S4.5 M8.7! 8. P2-3
B5.1 9. X4.5




Trắng mở đợt phản công trong khi Đen chưa có gì sơ hở. Đáng lẽ Đen nên đi 9. X1-2 nếu Trắng chơi
tiếp 9...M3.5 10. X4.5 B5.1 M5.4 12. X4-3, Đen ưu.
9. ... M7.5 10. X1-2 P8-6 11. X2.4 B9.1 12. B1.1 X9.4 13. X4-3 T7.9 14. P3-2 B5.1 15. B5.1 M5.3 16.
X3-6 X3-7 17. P5.5 T3.5 18. T7.5 Ms.5 19. P2/2? X7-3 20. P2-1 X9-7 21. P1.7 T5/7 22. P1.2 X3.1 23.
X2.5 P6-2 24. P1-3 X7/4 25. X2-3 P2.7 26. T5/7 X3.2 27. S5.6 M5.4 28. M1.3 M3.2 29. M3/5 M2.4
30. Tg5-4 X3-4 31. Tg4.1 Ms.5 32. Tg4-5 X4-5 33. Tg5-6 M4.2 Trắng thắng.

Ván 42: Phòng Thủ Không Bằng Bắt Tốt Đầu
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B3.1 5. X9.1 T3.5 6. X9-6 S4.5 7. X6.5 P8.1 8. B7.1
B7.1 9. X6/2 B3.1 10. X6-7 M3.4 11. P8-6 P8.1 12. X2.1? P8.2!
Trắng chơi Bình Phong Mã phòng thủ tích cực. Đến nước thứ 10, Trắng nhảy Mã lên có
ý đồ M4/2 để bắt Xe và bắt cả Pháo 8 của đen, buộc Đen phải P8-6 để rồi X7-6 đuổi Mã
Trắng lui về. Trắng chơi P8.1 bảo vệ Mã để nếu X7-6 thì Trắng đi P2-4 đuổi Xe, Đen sẽ
mất Pháo. Do đó Đen chơi X2.1 định đưa sang cánh trái uy hiếp đối phương tạo cơ hội
cho Trắng đi P8.2 bắt Tốt đầu, phản công trước.
13. X2-8 M4.5! 14. M3.5?
Đen nên 14. X7-5 buộc đổi Mã mà không bị Trắng chơi Pháo đầu.
14. ... P8-5 15. S6.5 P2-4 16. B1.1 P5/2 17. X7-5 X1-3 18. X8-7 P5-3 19. P5.4 X8.3 20.
P5/1 X8-5 21. T3.5 P4.2 22. P5.2 T7.5 23. X5.2 M7.5 24. X7.3 P4.1 25. P6.1 B7.1 26.
B1.1 B7-6 27. P6-5 B9.1 28. P5.2 P4-5 29. M9.7 M5.7 30. X7-8 P3-4 31. Tg5-6 P4/4
32. B3.1 M7/6 33. M7.5 M6.5 34. X8.1 T5.3 35. M5/7 M5.4 36. S5.6 M4.6 37. M7.6
X3.3 38. S4.5 X3-4 Thắng.
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)
cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)

Contenu connexe

Tendances

Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnTài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnLuong Dong Van
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ Great Doctor
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHSoM
 
Ky nang lam sang
Ky nang lam sangKy nang lam sang
Ky nang lam sangVũ Thanh
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...nataliej4
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traYen Luong-Thanh
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSBuổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSHA VO THI
 
Lac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungLac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungbanbientap
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuCa lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuHA VO THI
 

Tendances (20)

Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnTài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ
TÂY Y - KHÁM U VÙNG CỔ
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm lâm sàng kết quả điều trị suy thận cấp, HAY
Luận văn: Đặc điểm lâm sàng kết quả điều trị suy thận cấp, HAYLuận văn: Đặc điểm lâm sàng kết quả điều trị suy thận cấp, HAY
Luận văn: Đặc điểm lâm sàng kết quả điều trị suy thận cấp, HAY
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
 
Phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch gan
Phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch ganPhẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch gan
Phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch gan
 
Đề tài: Danh sách tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng, HAY
Đề tài: Danh sách tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng, HAYĐề tài: Danh sách tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng, HAY
Đề tài: Danh sách tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng, HAY
 
Ky nang lam sang
Ky nang lam sangKy nang lam sang
Ky nang lam sang
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...
Khuyến cáo chẩn đóan điều trị rối loạn Lipid máu. Hội Tim mạch học Quốc gia V...
 
Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều traMẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenemDược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
 
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLSBuổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
Buổi 1_Giới thiệu về DLS_CLBSV DLS
 
Lac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cungLac noi-mac-tu-cung
Lac noi-mac-tu-cung
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuCa lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
 

En vedette

cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)
cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)
cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)Hung Pham Thai
 
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)Hung Pham Thai
 
Hari Dalam Hidupan Saya
Hari Dalam Hidupan SayaHari Dalam Hidupan Saya
Hari Dalam Hidupan Sayajacksonw
 
Technology In The Classroom
Technology In The ClassroomTechnology In The Classroom
Technology In The Classroomhales4
 
ITC Project Toads and Frogs
ITC Project Toads and FrogsITC Project Toads and Frogs
ITC Project Toads and FrogsKuhnbyah
 
Bonds Use Of Google Solutions
Bonds Use Of Google SolutionsBonds Use Of Google Solutions
Bonds Use Of Google Solutionsbirney.james
 
Chinh Sach Cua Cong Ty
Chinh Sach Cua Cong TyChinh Sach Cua Cong Ty
Chinh Sach Cua Cong TyHung Pham Thai
 
C# 3.0 Language Innovations
C# 3.0 Language InnovationsC# 3.0 Language Innovations
C# 3.0 Language InnovationsShahriar Hyder
 

En vedette (20)

cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)
cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)
cờ tướng khai cuộc hiện đại (chess china)
 
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)
kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng (china chess)
 
China
ChinaChina
China
 
Alphabeta
AlphabetaAlphabeta
Alphabeta
 
Alpha beta pruning
Alpha beta pruningAlpha beta pruning
Alpha beta pruning
 
Minimax
MinimaxMinimax
Minimax
 
Hari Dalam Hidupan Saya
Hari Dalam Hidupan SayaHari Dalam Hidupan Saya
Hari Dalam Hidupan Saya
 
Journal Summary
Journal SummaryJournal Summary
Journal Summary
 
34655 Nex Final
34655 Nex Final34655 Nex Final
34655 Nex Final
 
THU HOẠCH
THU HOẠCHTHU HOẠCH
THU HOẠCH
 
Technology In The Classroom
Technology In The ClassroomTechnology In The Classroom
Technology In The Classroom
 
ITC Project Toads and Frogs
ITC Project Toads and FrogsITC Project Toads and Frogs
ITC Project Toads and Frogs
 
Foundation k42-2005
Foundation k42-2005Foundation k42-2005
Foundation k42-2005
 
Bonds Use Of Google Solutions
Bonds Use Of Google SolutionsBonds Use Of Google Solutions
Bonds Use Of Google Solutions
 
Chinh Sach Cua Cong Ty
Chinh Sach Cua Cong TyChinh Sach Cua Cong Ty
Chinh Sach Cua Cong Ty
 
Bvtv
BvtvBvtv
Bvtv
 
C# 3.0 Language Innovations
C# 3.0 Language InnovationsC# 3.0 Language Innovations
C# 3.0 Language Innovations
 
COFFEE DA LAT
COFFEE DA LATCOFFEE DA LAT
COFFEE DA LAT
 
Money (viet nam)
Money (viet nam)Money (viet nam)
Money (viet nam)
 
Mr
MrMr
Mr
 

Similaire à cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)

Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nang
Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nangCờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nang
Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nangTran Tuan
 
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộc
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộcCờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộc
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộcTran Tuan
 
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướng
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướngCờ Tướng - Quy trình học cờ tướng
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướngTran Tuan
 
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]Vu Hung Nguyen
 
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]Vu Hung Nguyen
 
Bài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuaBài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuanataliej4
 

Similaire à cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess) (6)

Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nang
Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nangCờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nang
Cờ Tướng - Cờ tướng khai cuộc cẩm nang
 
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộc
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộcCờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộc
Cờ Tướng - Cờ tướng tàn cuộc
 
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướng
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướngCờ Tướng - Quy trình học cờ tướng
Cờ Tướng - Quy trình học cờ tướng
 
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
 
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
 
Bài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vuaBài giảng môn cờ vua
Bài giảng môn cờ vua
 

Plus de Hung Pham Thai

Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namHung Pham Thai
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Hung Pham Thai
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHung Pham Thai
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsHung Pham Thai
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Hung Pham Thai
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014Hung Pham Thai
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummiesHung Pham Thai
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo coHung Pham Thai
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vienHung Pham Thai
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepperHung Pham Thai
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uHung Pham Thai
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeHung Pham Thai
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsHung Pham Thai
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenHung Pham Thai
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_songHung Pham Thai
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baHung Pham Thai
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012Hung Pham Thai
 

Plus de Hung Pham Thai (20)

U phan huu co
U phan huu coU phan huu co
U phan huu co
 
Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong nam
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vien
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan u
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffee
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrients
 
Growing asparagus
Growing asparagusGrowing asparagus
Growing asparagus
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home garden
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012
 
Hat & cay
Hat & cayHat & cay
Hat & cay
 

cờ tướng khai cuộc cẩm nang (china chess)

  • 1.
  • 2. Lời nói đầu Khai cuộc là một vấn đề chiến lược rất rộng lớn. Muốn nghiên cứu sâu phải có một tập thể các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Liên đoàn cờ trong những năm gần đây, bước đầu nghiên cứu một số thế trận nổi tiếng, thịnh hành, giúp phần nào tư liệu cho các bạn hội viên và người hâm mộ Cờ Tướng gần xa tham khảo. Tuy các tài liệu đó chưa phải là những công trình nghiên cứu sâu nhưng nó chỉ phù hợp với những bạn có trình độ khá, còn phần đông các bạn chơi cờ trình độ yếu chưa thể tiếp thu được. Để đáp ứng phần nào nguyện vọng của số đông này, chúng tôi cho xuất bản quyển "Cờ Tướng khai cuộc cẩm nang" nhằm hướng dẫn lại những vấn đề thuộc phần kiến thức phổ thông. Đối tượng chủ yếu là những bạn chơi cờ trình độ trung bình trở xuống, đặc biệt là nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em thanh thiếu niên mới bước đầu tiếp cận với Cờ Tướng. Nhưng đối với các bạn huấn luyện viên, hướng dẫn viên về cờ, sách cũng cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về phương pháp sư phạm để các bạn tham khảo giảng dậy. Sách gồm bốn chương, với chương đầu nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc. Qua chương này gợi ý hướng dẫn cho người chơi một phương pháp thẩm định, đánh giá thế cờ, đồng thời trình bầy rõ khái niệm về thế và lực, quyền chủ động và vấn đề lời quân, lời chất. Nhưng trọng tâm của sách là ở chương hai và chương ba: chương hai trình bầy cụ thể những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, còn chương ba hướng dẫn cách đi tiên và cách đi hậu. Thực chất chương ba chỉ để minh hoạ rõ hơn các vấn đề trong chương hai và giúp cho người đọc quán triệt đầy đủ các nguyên tắc ra quân. Mặt khác, qua hai chương này, bằng những ván cờ sinh động gợi lên những ý niệm ban đầu về chiến lược, về kế hoạch bố trí quân để tấn công, phản công hay phòng ngự. Và tuy chủ đề đi sâu giai đoạn khai cuộc nhưng qua các ván đấu của các danh thủ, giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc cũng được nêu ra với những đòn chiến thuật truy quân, ăn quân, đổi quân, giành thế, thí quân cùng những pha phối hợp chiếu bí rất ngoạn mục, hấp dẫn. Điều này phù hợp với trình độ và tâm lý của những người mới tiếp cận với bộ môn cờ. Phần cuối cùng là chương mở rộng kiến thức, giới thiệu một số thế trận thông dụng hiện đại, làm cơ sở bước đầu để sau này anh em có điều kiện đi sâu nghiên cứu chuyên cuộc. Với tinh thần thực hiện chủ trương của Liên đoàn cờ Việt Nam là phổ biến cờ Tướng và phục hồi sinh hoạt của Cờ Tướng trong dân gian, tài liệu này là một đóng góp nhỏ theo chủ trương đó. Trong khâu biên soạn mặc dù có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao của tập thể Ban chuyên môn nhưng do trình độ có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các vị cao minh trong làng cờ xem xét và chỉ điểm cho, chúng tôi chân thành biết ơn. Hội Cờ Thành Phố Hồ Chí Minh
  • 3. Qui ước và ký hiệu Hội cờ TpHCM đã xuất bản một số sách cờ Tướng mạnh dạn sử dụng những qui ước, ký hiệu để nội dung phong phú, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh. Nay phố biến quyển tư liệu này cũng xin dùng qui ước, ký hiệu đó đế ít tốn giấy mà thông tin được nhiều điều. Do một số bạn chưa nắm rõ nên ở đây xin nhắc lại những qui ước ký hiệu này. Đồng thời qua ý kiến đóng góp của một số bạn, chúng tôi bố sung thêm một số điểm mới và hướng dẫn cách xem cho những bạn chưa nắm rõ cách trình bày của chúng tôi. 1. Bàn cờ Các hình vẽ bàn cờ trong sách được qui ước: phía dưới thuộc về bên đen, phía trên thuộc về bên trắng Hệ thống tọa độ vẫn giữ như cũ, tức là các lộ thông dùng vẫn được đánh số thứ tự từ 1 đến 9 và tính từ phải sang trái (Xem hình). Bên trắng đi sau Bên đen đi trước 2. Quân cờ Dù thực tế quân cờ có mang màu gì thì trong thuật ngữ cờ Tướng ta vẫn qui ước một bên là quân Đen và một bên là quân Trắng. Quân đen luôn luôn đi trước còn quân trắng đi sau. 3. Ký hiệu A. Về quân cờ: Các quân cờ được ghi tắt bằng những chữ như sau: -Tướng: Tg -Sĩ: S -Tượng: T -Xe: X -Pháo: P -Mã: M -Chốt: C B. Chữ viết tắt: -trước: t (như Xe trước: Xt) -sau: s (như Pháo sau: Ps) -giữa: g (như Binh giữa: Bg) C. Về đi quân: -Tấn: (.) dấu chấm (như Xe 2 tấn 6: X2.6) -Bình: (-) dấu ngang (như Pháo 8 bình 5: P8-5) -Thoái (Thối): (/) gạch xéo (như Mã 6 thoái 4: M6/4) D.Về đánh giá khen chê : - Nước đi hay : ! - Nước đi tuyệt hay : !! - Nước đi yếu : ?
  • 4. - Nước đi sai lầm : ?? - Nước đi hay nhưng còn phải xem lại : !? - Nước đi dỡ nhưng không hẵn thật dỡ : ?! - Thế cờ bên đen ưu hơn bên trắng : +- - Thế cờ bên đen hơi ưu 1 chút : += - Thế cờ bên đen thắng : 1-0 - Thế cờ bên trắng ưu hơn bên đen : -+ - Thế cờ bên trắng ưu hơn 1 chút : =+ - Thế cờ bên trắng thắng : 0-1 - Thế cờ ngang ngữa cân bằng : = - Thế cờ còn phức tạp, chưa rõ ai hơn, kém : ∞ - Thế cờ hai bên hòa nhau : 1/2-1/2 4. Cách đọc các ván cờ : Để dẽ dàng ghi nhớ và so sánh các nước biến, các phương án được trình bày trong chương 4, xin trình bày phần lý thuyết trên 1 bảng có 4 cột. mỗi cột thực chất là 1 ván riêng, nhưng vì những nước đi ban đầu hoàn toàn giống nhau nên để lên trên cùng. Nếu có những nước giống nhau nữa thì chỉ ghi ở cột đầu bên trái, còn 3 cột khác thì chỉ ghi những nước bắt đầu nước biến mới hoặc phương án khác. Như vậy nguyên tắc trình bày trên các bảng là lấy cột bên trái làm chuẩn cho các cột bên phải. Khi bắt đầu có nước đi khác, tức là có nước biến hay phương án mới thì chuyển sang cột khác và dùng dấu chấm chấm nối những chỗ đi khác cho dễ nhận và cũng đỡ rườm rà.
  • 5.
  • 6. Chương I Khai cuộc - mấy khái niệm cơ bản I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc Xét theo thứ tự thời gian, một ván cờ thường được chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Sự phân chia này tuy có tính cách qui ước nhằm dễ dàng nghiên cứu nhưng nó phản ánh một thực tế là có giai đoạn mở đầu rất quan trọng. Giai đoạn này gồm bao nhiêu nước thì chưa có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu, nhưng thông thường người ta cho rằng giai đoạn này phải kéo dài từ 8 đến 12 nước đi đầu tiên. Sở dĩ nói giai đoạn này rất quan trọng vì nó thực sự có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình diễn biến ván cờ. Ta thấy nhiều ván do khai cuộc tồi nên kết thúc sớm, không có giai đoạn tàn cuộc, thậm chí do khai cuộc lỗi lầm nghiêm trọng cũng không có cả giai đoạn trung cuộc. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của khai cuộc phải trải qua nhiều chặng đường lần lần mới sáng tỏ, vì không phải từ thời xa xưa các tay cờđã có ngay được những nhận thức đúng đắn. Bởi thời trước, hầu hết các tay cờ đều nhận định rằng ván cờ căng thẳng, quyết liệt và nổi rõ sự hơn kém là ở giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Như vậy theo họ nghĩ, hai giai đoạn sau phải quan trọng, quyết định hơn giai đoạn đầu. Với nhận thức như thế nên họ chỉ quan tâm nghiên cứu trung cuộc và tàn cuộc, ít khi chịu gia công học tập và nghiên cứu khai cuộc. Trong khi đó một số danh kỳ các thế kỷ trước có lúc đua nhau nghiên cứu tổng kết cờ tàn và cờ thế nên vô hình trung củng cố thêm những nhận thức lệch lạc trên. Điều tệ hại là nó tác động khiến một số tay cờ có quan điểm đánh giá rất thấp vai trò của khai cuộc và coi như không cần thiết phải nghiên cứu. Họ nghĩ "vô chiêu thắng hữu chiêu" là không cần học tập, chơi không bài bản cũng thắng được những người chơi theo sách vở, nhưng họ không biết muốn chơi được kiểu "vô chiêu" lại càng phải nghiên cứu, học tập kỹ hơn ai hết. Đến đầu thế kỷ 20 thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hầu hết các danh thủ đều khẳng định khai cuộc có tầm quan trọng đặc biệt. Những ai chơi cờ theo ngẫu hứng trong khai cuộc đều không thể đương cự được với những người có học tập, nghiên cứu. Chính từ thực tiễn thi đầu các danh thủđã rút ra kết luận đó. Nhưng rồi lại có những quan điểm lệch lạc khác khi có một số người lại đề cao quá mức giai đoạn này. Cho nên đã có lúc cũng nổi lên những cuộc tranh luận xung quanh nhận định, đánh giá lại vị trí và tầm quan trọng của khai cuộc. Cuối cùng người ta đã phân tích khách quan và thống nhất kết luận rằng cả ba giai đoạn khai, trung, tàn cuộc đều có ý nghĩa và tầm quan trọng quyết định, và các giai đoạn đều có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chơi khai cuộc tốt thì mới có một trung cuộc ưu thế và từ một trung cuộc ưu thế mới dẫn về một tàn cuộc thắng lợi. Tuy nhiên để thấy rõ tầm quan trọng nổi bật của khai cuộc người ta thường nêu một tỷ lệđáng tham khảo là phần khai cuộc quyết định 40%, còn phần trung và tàn cuộc mỗi giai đoạn quyết định khoảng 30%. Tóm lại, khai cuộc là giai đoạn triển khai các lực lượng, khởi sự từ nước đi đầu tiên và chấm dứt với sựđiều động hầu hết các quân chủ lực ở cả hai cánh để tạo thành một thế trận tấn công hoặc phòng thủ. Việc hình thành một thế trận phải xuất phát từ một kế hoạch hẳn hoi, đó là chiến lược dàn trận của người điều khiển trận đấu.
  • 7. II. Mục tiêu ván cờ và mục tiêu trong khai cuộc Để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của những nước đi trong chiến lược dàn quân, ta cần phải nắm vững mục tiêu trong khai cuộc. Bài học đầu tiên cho những người mới học chơi cờđã chỉ rõ "chiếu bí Tướng đối phương là mục tiêu chính của ván cờ", nhưng trong giai đoạn khai cuộc, mục tiêu này chỉ là một mục tiêu phụ. Bởi lẽ giai đoạn này các quân cờ mới được triển khai, chưa có điều kiện gì để bắt bí Tướng đối phương. Tất nhiên trong một vài trường hợp hãn hữu, gặp phải đối phương chơi quá tồi hay đãng trí thế nào đó ta cũng có thể bắt được Tướng ngay trong khai cuộc. Nhưng với những đối thủ tương đối có trình độ thì mục tiêu trong khai cuộc phải đặt thấp hơn, không thể chủ quan đặt mục tiêu quá cao, sẽ là điều không tưởng đối với những người chơi cờ ngay nay. Hẳn nhiên những mục tiêu đề ra trong khai cuộc phải luôn gắn với mục tiêu tối hậu và chiếu bí kẻ địch. Vậy thì mục tiêu trong khai cuộc là gì? Những nước triển khai quân hợp lý, chính xác trong khai cuộc sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho một thế trận trước khi chuyển sang giai đoạn trung cuộc. Như vậy mục tiêu ban đầu trong khai cuộc là các quân phải cố giành cho được những vị trí thuận lợi trên bàn cờ, tiếp đó là tiêu diệt một bộ phận nhỏ sinh lực địch - thường là một hai con Tốt. Từ những thắng lợi nhỏ đó dẫn đến những ưu thế làm nền tảng vững chắc cho trung cuộc và tàn cuộc. Mặt khác cũng đòi hỏi trong thế trận của ta không được có những điểm yếu - những điểm mà ta phải luôn canh chừng đối phương khai thác gây khó khăn cho ta. Ngược lại, ta phải cố gắng không cho đối phương chiếm những vị trí tốt, tìm cách phong tỏa ngăn cản để đối phương triển khai càng chậm càng tốt hoặc uy hiếp, đe dọa ngay những điểm yếu của họ. Trong Cờ Tướng người ta thường phân biệt các trường hợp để đánh giá: nếu ta đi trước, các quân chiếm vị trí tốt và chực chờ tấn công, buộc đối phương phải đề phòng đối phó, người ta gọi đó là giành quyền chủ động, ngược lại là đối phương bị động. Đó là mức thấp nhất của một ưu thế. Trường hợp ta tiêu diệt 1-2 con Tốt hoặc Mã thì chỉ mới là lời quân, nếu ta đồng thời cũng giữ quyền chủ động thì đó mới là một ưu thế. Thông thường người ta quan niệm giành được quyền chủ động là được tiên còn bị động đối phó là hậu thủ. Trong nhiều trường hợp bên được tiên chơi không chính xác bị đối phương trảđòn, phản kích phải chống đỡ thì gọi là mất tiên, còn bên đối phương gọi là phản tiên. Như vậy có thể nói mục tiêu của khai cuộc đối với bên đi tiên vốn nắm quyền chủ động thì phải tiếp tục giữ cho được quyền chủ động này lâu dài, tiến lên kiếm lời 1-2 Tốt hoặc nếu có thể thì lời quân (hơn 1 Mã hoặc 1 Pháo) hay lời chất (Pháo hoặc Mã đổi lấy Xe). Trong kế hoạch tiêu diệt sinh lực địch, có khi người ta cũng nhằm đến việc lời Sĩ hoặc Tượng của đối phương để chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho giai đoạn trung, tàn cuộc sau này. Còn đối với bên đi hậu vốn phải bị động chống đỡ cần cố gắng chơi chính xác để không cho đối phương khai thác tấn công, lần lần đưa đến thế cân bằng. Nếu đối phương sơ hở phải kịp thời khai thác trả đòn giành lại quyền chủ động rồi tiến lên giành ưu thế. Ở đây cần nói rõ thêm vấn đề ưu thế với vấn đề lời quân, lời chất. Vì những vấn đề này thường xuyên đặt ra cho mọi đối thủ, đặc biệt là thường nẩy sinh ngay trong khai cuộc. Như trên đã nêu, thông thường người ta đánh giá một thế cờ căn cứ vào hai yếu tố: nước tiên và thực lực. Nước tiên là giành được quyền chủ động, còn thực lực là xem xét tương gian quân số đôi bên. Nếu một bên có cả hai yếu tố vừa chủ động, vừa hơn quân, hơn chất thì rõ ràng bên đó đang chiếm ưu thế. Nhưng trong thực tiến thi đấu thường xảy ra hiện tượng: một bên sẵn sàng hi sinh quân để giành lấy thế chủ động tấn công, có thể uy hiếp đối phương rất mạnh thì người ta coi
  • 8. đó là ưu thế. Bên lời quân, lời chất phải bị động đối phó thì không thểđánh giá là ưu thế được mà phải gọi là thất thế. Muốn cứu vãn tình trạng bị uy hiếp bên thất thế thường phải hi sinh quân để giảm bớt áp lực của đối phương. Chẳng hạn ván cờ bên: Tiên lời quân nhưng thất thế, hậu lỗ quân nhưng đang có thế tấn công. Như vậy giữa hai yếu tố thế chủ động với lời quân hoặc lời chất thì yếu tố đầu luôn được đánh giá cao hơn yếu tố sau. Thế nhưng yếu tố chủ động chỉ là một tình thế tạm thời, nếu khéo phát huy thì có thể biến ăn quân, hơn chất trở lại hoặc chiếu bí Tướng đối phương. Còn nếu không biết phát huy để đối phương tập hợp được lực lượng chi viện xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc thì yếu tố chủ động sẽ mất dần đi. Trong khi đó yếu tố hơn quân, hơn chất thường là tình trạng kéo dài, nếu không có gì bắt buộc họ phải hi sinh, trả quân, trả chất thì yếu tố này càng lúc càng trở nên quan trọng. Bởi vì khi thế cờđã lập lại cần bằng thì yếu tố lực lượng sẽ là yếu tố chi phối. Từ thế kỷ 16, 17 các danh kỳ đã nhận thức đúng đắn về hai yếu tố này nên bài "Kỳ kinh luận" có ghi: "Bỏ quân cần được nước tiên. Bắt quân chớ để hậu thủ". Chu Tấn Trinh viết quyển "Quất trung bí" đã lặp lại quan điểm này trong bài "Toàn chỉ" của mình và cho đến nay dù trình độ cờ đã phát triển rất cao, vẫn chưa có một danh thủ nào tỏ ra phản bác quan điểm trên.
  • 9. III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau. Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: 1. Vị trí các quân chủ lực Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ. Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức mạnh vốn có hay là "lực" của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái "thế" riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe. Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí Gặp thời, một Tốt cũng thành công. (Thơ Hồ Chủ tịch) Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau: Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân khác có giá trị so sánh là: - Mã 4,5 - Pháo 5 - Xe 10 - Sĩ 2 - Tượng 2,5 - Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong ba loại quân chủ lực. Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2. Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên
  • 10. nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu, còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể. Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ. 2. Yếu tố lực lượng Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng. Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờđông quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân. Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi rõ hơn. Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi. 3. Yếu tố hệ thống phòng thủ Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ, che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết. Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức chống đỡ. Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ, từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi
  • 11. đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ minh họa ở chương II và III.
  • 12. IV. Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể Sự khác biệt giữa người chơi cờ giỏi với người chơi cờ kém không phải ở chỗ khả năng tính toán được nhiều hay ít số lượng nước đi mà sự khác biệt chính là sau một loạt nước đi, người chơi giỏi đánh giá được nhanh chóng và chính xác bên nào ưu, bên nào kém; còn người chơi dở không thể đánh giá đúng được. Nhắc lại điều này để nói vấn đề thẩm định, đánh giá thế cờ sau một vài nước đi là rất cần thiết và nếu đánh giá chính xác nó sẽ quyết định rất lớn cho bước thắng lợi tiếp sau. Thế có nghĩa là chơi một ván cờ không phải chỉ thẩm định đánh giá một lần, mà đó là một việc thường xuyên, nó luôn đi kèm với việc chọn lựa phương án và tính toán nước đi. Trong giai đoạn khai cuộc, việc thẩm định, đánh giá này càng giữ vai trò quan trọng, đôi khi quyết định hẳn cho sự thắng bại sau này. Chúng ta học tập cách thẩm định, đánh giá của một số danh thủ qua những thế cờ cụ thể sau đây. Thế số 1: Lưu Tinh - Thái Ngọc Quang Năm 1974, danh thủ Lưu Tinh gặp tay cờ Thái Ngọc Quang ở một giải cờ, họ đã chơi trận Nghịch Pháo như sau: 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. X2-3 X1-2 6. P8-6 …… Mới khai cuộc mấy nước, Lưu Tinh đã uy hiếp con Mã 7 của đối phương, đánh giá đối phương phải lo chạy Mã, có thể 6...M3 /5 để rồi sau đó phải rời bỏ Pháo đầu bằng P5-4 và lên Tượng đầu. Do đánh giá như vậy nên Đen ung dung chơi 6. P8-6 chờ đối phương chống đỡ. Thế nhưng Thái Ngọc Quang không chống đỡ mà đi: 6. ... X2.8! Lưu Tinh chẳng cần xem trước xem sau ăn ngay Mã đối phương. 7. X3.1 Như vậy là Quang hi sinh Mã để mở đợt phản công. Ta xem Trắng phản công như thế nào: 7. ... P8.7 8. M3/2 P5.4 9. S6.5 X8.9 10. P6/2 Nước thứ 9, Đen không lên S4.5 vì đánh giá sau khi 9...X8.9 10.X3 -4 X8-7 11.X4.7 X7/3 12.P6.1 P5/2, Trắng lỗ 1 Mã nhưng có thế công mạnh, vì vậy chọn phương án lên Sĩ cánh trái tốt hơn. Nước thứ 10, Đen chơi P6 /2 vì thấy Trắng có đòn "đánh xuyên tâm" X2 -5 ăn Sĩ chiếu buộc S4.5 rồi Trắng đi X8 -7 ăn Tượng chiếu bí. Đen lui Pháo về thủ thì Trắng không chơi được đòn xuyên tâm này.
  • 13. 10. ... X8-7? Đến đây bộc lộ tâm lý nôn nóng của Thái Ngọc Quang. Anh cho rằng ăn Tượng xong, X2-5 thì Đen cũng hết đỡ. Nếu chịu khó phân tích thì sẽ phát hiện cách chống đỡ của đối phương, do đó chọn phương án "đánh nguội" một nước trước đã. Đó là: 10...T3.5! Bây giờ Đen có hai khả năng chống đỡ: a) Một là 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 P5-9! 13. M7/9 P9.3 14. S5.4 P9-7 15. S4.5 P4-6, Trắng ưu thế. b) Hai là 11. X3/3 C5.1 12. X3-4 P5/1! 13. X9.2 X8-7 14. X4/3 X7/3 15. X9-6 X7-3 16. X6.3 P5-8 17. X4-2 P8-3, Trắng chủ động tấn công. Bây giờ ta xem Lưu Tinh đối phó và kết thúc ván cờ: 11. X9.1 X2-1 12. M8.7 X1-2 13. M7.5 T3.5 14. M5.6 M3/5 15. X3-5 X7/3 16. X5/1 X2/6 17. P6.4 X7.1 18. P6-5 X7-5 19. T7.5 X2-4 20. X5-7 trắng buông cờ chịu thua Ở nước 17, Đen không cần suy nghĩ vì thế cờ Trắng thua rõ, chứ nếu Đen chơi 17. X5-3 thắng nhanh hơn. Thế số 2: Lý Quảng Lưu - Tiền Hồng Phát Năm 1977, Lý Quảng Lưu gặp Tiền Hồng Phát ở giải toàn quốc Trung Quốc. Lý cầm Đen đi trận Tiên Nhân Chỉ Lộ, Tiền đối phó bằng Pháo đầu. Ván cờ diễn ra như sau: 1. C3.1 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 C3.1 4. P2-1 M2.3 5. M8.7 X9.1 6. X9.1 X1.1 7. X9-4 X1-4 8. S4.5 M3.4 9. X4.4 Lý đánh giá đưa Xe kỵ hà buộc đối phương 9...M4.3 10. X4-7 ăn Tốt đuổi Mã khiến Mã 7 Đen trở nên linh hoạt. Nếu như Trắng đi 9... P2.2 thì 10. C7.1 M4.5 11. X4 -7 M5.3 12. P1-7, Đen vẫn giữ thế công. Còn Trắng đánh giá khác, thấy trục lộ 7 của Đen yếu, nhảy Mã lên để rồi P5-3 phản công. Khi Đen đưa Xe kỵ hà, Trắng phát hiện nơi đó là điểm xấu, dễ bị công kích khiến Trắng thực hiện kế hoạch có phần thuận lợi hơn. 9. ... C7.1! 10. X4-3 P5-3! Đen không thể bỏ chạy để C7.1 ăn Tốt qua hà. Trắng đẩy Xe trắng vào tử địa, liền tranh thủ cách để diệt ngay. 11. X3.1 P3.1 12. X3.1 T7.5 13. X3-2 P2-8 14. X2.7 X9-8 15. X2-1 X4-2 16. P8-9 P3.3 17. M7/9 X2.7 18. P9-5 X2-1 19. P5.4 S4.5 20. P1.4 X8.2 21. P5/1 X1-3 22. T3.5 P3.1 23. M3/4 M4.5 24. C3.1 Tg5-4 25. P1/2 X8-4 Đến đây Đen chịu thua vì không còn khả năng phản đòn, trong khi Trắng phối hợp làm thua trong mấy nước tới. Thế số 3: Thái Phúc Như - Hồ Vinh Hoa
  • 14. Năm 1973 tại Quảng Châu có một trận đấu giao hữu giữa Thái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi, Thái cầm Đen chơi Pháo đầu tấn công, Hồ cầm Trắng chơi Uyên Ương Pháo đối công. Đánh đến nước thứ 11, tạo thành thế cờ bắt đầu như bàn cờ dưới. Bây giờ đánh giá thế nào? Về lực lượng thì Đen lỗ mất Tốt đầu nhưng các quân Đen đang chiếm các vị trí tốt, hai Xe chận yếu đạo với Pháo đầu Mã dội đang thế tấn công, con Pháo 8 cũng sẵn sàng qua hà phối hợp. Trước mắt Đen không sợ một phản đòn nào của Trắng nên vấn đề đặt ra cho Đen là làm sao khuếch đại ưu thế để tiến lên giành thắng lợi. Còn đối với Trắng đang lời Tốt đầu đang chực chờ đưa Tốt qua bắt quân đối phương. Nếu đổi bớt Pháo thì áp lực trung lộ của Đen giảm. Nhược điểm của Trắng nổi rõ là một Mã chưa lên, một Xe kẹt trong góc, các quân khó lòng phối hợp để tạo một sức mạnh phòng ngự hiệu quả. Từ đánh giá, thẩm định rõ các mặt, Đen quyết đổi bớt quân để đưa thế cờ sang một giai đoạn mới có lợi cho Trắng, đòn chiến thuật diễn ra như sau: 12. M5.6! C5.1 Vì sao Trắng chơi như vậy? Vì Trắng phân tích đánh giá phương án diễn ra như sau: a) Nếu 12... M3.4 13. X6.1 P5 -7 14. P8.7 M8.6 15. X6-5, Trắng ưu rõ b) Nếu 12... P5 -8 13. M6.5 T3.5 14. X4.6 X1-2 15. X4-5 S6.5 16. P8-6, Trắng khó chống đỡ. c) Nếu 12... P5 -7 13. P5-2 M8.6 (nếu 13... P8 -6 14. M6.7 P6-3 15. X6.5 Tg-4 16. X4.8 Tg.1 17. P2.6, chiếu ăn lại Xe, ưu thế) 14. M6.7 P8-3 15. P2.6 X9-6 16. X4.6 P3-6 17. X6-4, bắt Trắng một quân. d) Nếu 12... X1 -4?? 13. M6.5 X4.4 14. M5.3 M8.6 15. X4.7 M3.5 16. X4/2 P5-6 17. X4.2 Đen cũng thắng. Bây giờ Đen chơi một đòn chiến thuật bất ngờ: 13. M6.4 P8/1 Nếu Trắng ham bắt Xe: 13...C5-4 thì 14.M4.3 M8.6 15.X4.7 C4 -5 16.X4/1 P5-6 17.M3/1, Đen cũng lời quân. Còn nếu 13...P8 -6 thì 14.M4 /5 T5/7 thì còn có khả năng cầm cự. 14. M4.5! Con Mã Đen rất hay nhưng con Pháo giữa của Trắng có thể chống đỡ lâu dài, bây giờ đổi đi. Đen vẫn còn ưu thế tấn công. 14. ... S6.5 15. X6-5 X9-8 16. C7.1
  • 15. Đen lại tiếp tục đổi Tốt để giành thế uy hiếp. Chính với ưu thế sẵn có. Đen chơi nước này gây thêm áp lực để rồi kết thúc thắng lợi ván cờ. 16. ... C3.1 17. P8-7 X1.1 18. X5-7 M3/1 19. X7.2 P8-9 20. M9.7 X1-4 21. X7-3 P9/1 22. M7.5 X4/1 23. M5.6 X4.2 24. X3-6 M8.7 25. X4.7 P9-6 26. X6-9 Trắng chịu thua.
  • 16. V. Vài nét về lịch sử phát triển khai cuộc Để có thể tiếp cận với Cờ Tướng một cách thuận lợi, chúng ta cần tìm hiểu qua những chặng đường phát triển của nó, đặc biệt là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của những thế trận ra quân, tức là khai cuộc. Từ việc tìm hiểu này chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát và dự kiến được phần nào triển vọng của Cờ Tướng nói chung và các kiểu khai cuộc nói riêng trong tương lai. Theo các nhà nghiên cứu thì Cờ Tướng tuy có nguồn gốc xuất hiện từ lâu đời nhưng phải đến thế kỷ 12 các hình thức bàn cờ, quân cờ và các qui tắc, luật chơi mới được sửa đổi, bổ sung đầy đủ giống như hiện nay. Vì từ đời nhà Đường, khoảng thế kỷ thứ 8, Cờ Tướng còn rất giống Cờ Vua, các quân đi trên các ô chứ không phải trên các đường và chưa có các quân Pháo. Mãi đến cuối đời Tống - tức là thời Nam Tống (1201 - 1276) mới có các quân Pháo, số Tốt giảm bớt, các qui tắc, luật chơi thay đổi thì Cờ Tướng mới phát triển mạnh trong dân gian, và cũng bắt đầu từđó nhiều thế trận được xây dựng và định hình. Những thế trận đầu tiên xuất hiện là những trận đấu Pháo, gồm Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì những thế trận này rất sôi nổi và thịnh hành trong suốt nhiều thế kỷ. Do đó mà những quyển kỳ phổ cổ xưa nhất chỉ đề cập đến các kiểu chơi này. Như Du hí đại toàn (?), Kim bằng thập bát biển, Thích tình nhã thú và đặc biệt là Quất trung bí giới thiệu khá sâu sắc về các trận Thuận Pháo và Nghịch Pháo. Trong các thế kỷ 15, 16 bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu chơi mới, nhưng phải đến cuối thế kỷ 17, sau khi Vương Tái Việt xuất bản quyển Mai hoa phổ thì các trận Bình Phong Mã, Đơn Đề Mã, Chuyển Giác Mã và Quá Cung Pháo mới thực sự thịnh hành. Có thể nói Cờ Tướng từ khi định hình đến thế kỷ 19 là thời kỳ khai phá, xây dựng nền tảng với sự xuất hiện nhiều chiến lược dàn quân cơ bản để vào thế kỷ 20, Cờ Tướng tiến lên thời kỳ phát triển rực rỡ đầy sáng tạo. Thế nhưng nhìn lại chặng đường từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, ngoài một số thành tựu đáng phấn khởi, cũng cần thấy những mặt hạn chế của thời đại. Đó là số lượng cổ phổ còn lưu lại quá ít và các danh kỳ viết sách, phần lớn nặng về "chủ nghĩa kinh nghiệm" chứ chưa có sự phân tích, lý luận để làm sáng tỏ các vấn đề. Mặt khác, các tài liệu, sách cổ thường không khách quan, trình bày các thế trận thiên lệch một bên nên không thuyết phục cao người xem. Một số thế trận mang tư tưởng tấn công táo bạo, bất chấp nguy hiểm và không cần đếm xỉa gì đến thế phòng thủ bên nhà, chỉ biết tấn công chiếu bí cho được Tướng đối phương mà thôi. Điều này cho thấy các tài liệu, sách vở thời xưa chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách công bằng và khách quan để người sau có thể kế thừa và phát huy một cách thuận lợi hơn. Sang thế kỷ 20, các danh thủ kế thừa tất cả những tinh hoa, thành tựu của những thế kỷ trước nhưng đồng thời cũng thấy những mặt hạn chế trên nên họ ra sức sáng tạo bổ sung. Với quan điểm đúng đắn, khách quan, họ nghiên cứu nhiều kiểu khai cuộc mới có kết hợp giữa lý luận và thực tiến, so với những quyển kỳ phổ cổ xưa thì có một khoảng cách rõ rệt. Các thế trận mới như Tiên nhân chỉ lộ, Phản Công Mã, Thiết Đơn Đề, Uyên Ương Pháo, Sĩ Giác Pháo... đều là những sáng tạo của các danh kỳ ở thế kỷ này, đã làm cho các kiểu ra quân thêm phong phú, đa dạng. Thế nhưng các danh kỳ đương đại không dừng lại đó. Cùng với những trào lưu cách tân, đổi mới trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thẩm mỹ, âm nhạc, hội họa... làng cờ cũng có nhiều tư duy mới. Thật vậy, làng cờ Trung Quốc cũng như làng cờ Việt Nam và nhiều nước khác từ các thập niên 60, 70 bỗng nổi lên những luồng gió mới muốn "cách tân" nhiều thế trận xưa cũ mà nhiều người đã bắt đầu nhàm chán, để tạo ra những kiểu chơi mới hấp dẫn, sinh động
  • 17. hơn. Tư tưởng chiến lược dàn quân hiện đại tuân thủ các nguyên tắc ra quân, tức là triển khai toàn diện quân hai cánh rồi mới bắt đầu mở những đợt tấn công. Đa số các danh thủ đương đại đều thiên về tư tưởng tấn công nhưng không mạo hiểm, liều lĩnh đến mức "chiến thắng hay là chết" mà phương châm phải là "phi thẳng tất hoà". Do đó mục tiêu trong giai đoạn khai cuộc chủ yếu là giành thế chứ không phải là ăn quân. Nếu đi trước thì phải duy trì lâu dài quyền chủ động tiến lên chiếm ưu thế và phát huy ưu thế càng lúc càng lớn hơn; ngược lại bên đi sau cố gắng tranh giành các vị trí tốt, hạn chế quyền chủ động của đối phương tiến lên đạt thế cân bằng và giành quyền chủ động. Vấn đề thế và lực lượng như trên đã nêu, các danh thủ đều nhất trí với các quan điểm của những người đi trước và biết tận dụng tạo nên nhiều tình huống căng thẳng, quyết liệt. Tiêu chuẩn của những ván cờ hay chính là có nhiều tình huống gay cấn, căng thẳng và có những đòn đánh phối hợp lý thú. Do đó kiểu chơi mới thường có những trường hợp hi sinh quân để lấy thế, đồng thời né tránh những kiểu đổi quân đơn giản để tạo cho thế cờ thêm phức tạp. Những tình huống "các hữu cố kỵ" tức là hai bên đều có những chỗ nguy hiểm "chết người", ngày trước người ta không dám thực hiện thì ngày nay các danh thủ lại thích chơi, thử thách thần kinh lẫn nhau. Để duy trì thế căng thẳng, phức tạp họ thường chuyển thế trận ban đầu thành những thế trận khác, như từ Đơn Đề Mã thành Bán Đồ Liệt Thủ Pháo, từ Thuận Pháo thành Bình Phong Mã, Phản Công Mã hay ngược lại. Điều này đòi hỏi những người chơi cờ hiện đại phải có một kiến thức rất uyên bác về nhiều loại khai cuộc khác nhau. Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển khai cuộc là một quá trình tiến lên không ngừng, từ chủ nghĩa kinh nghiệm đến tinh thần khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, từ sơ khai đến hoàn thiện và ngày càng hoàn thiện ở đỉnh cao hơn. Biết được lịch sử hình thành và phát triển này để chúng ta luôn luôn nhạy bén với những cái mới, nắm bắt được những thành tựu đương đại. Trên cơ sở này chúng ta cần phát huy ngày một cao hơn, làm cho Cờ Tướng mãi mãi là một trò chơi trí tuệ luôn hấp dẫn, sinh động đối với cuộc sống của con người.
  • 18. Chương II Những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc Đi sâu tìm hiểu một số sách cổ thì thấy người xưa có dạy những nguyên tắc chơi cờ. Đó là những nguyên tắc chung chứ không nêu riêng cho phần khai cuộc. Chẳng hạn bài "Tượng dịch" của Lưu Khắc Trang thời Nam Tống (1187 - 1269) nêu nhiều nguyên tắc chơi cờ rất đáng chú ý, hoặc rõ nhất là "Mười bí quyết chơi cờ" nêu trong Sự lâm quảng ký (Phần "Nghệ văn loại") của Trần Nguyên Tịnh cũng thời Nam Tống cho đến tận ngày nay nhiều điểm vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thế nhưng nếu đem những nguyên tắc này áp dụng cho khai cuộc thì còn chung quá và nhiều điểm cũng không phù hợp. Nay tổng kết kinh nghiệm của các danh thủ đương đại để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn. Có bẩy nguyên tắc cơ bản cần chú ý sau đây: 1) Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực 2) Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt 3) Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng 4) Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần 5) Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công 6) Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy 7) Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau I. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để sẵn sàng tấn công hay phòng thủ. Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công. Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ chiến lược một cách chủ động. Sau đây chúng ta xem một số ván cờ cụ thể minh họa để thấy thực hiện đúng nguyên tắc thì giành ưu thế còn không theo nguyên tắc sẽ bị động và thất bại như thế nào. Ván 1: Pháo đầu phá thuận Pháo 1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5? Không cần lên Sĩ vội, nhưng nếu có lên thì nên S4.5 để mở lộ Tướng khác bên, không để Xe đối phương dòm ngó rất nguy hiểm. 5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6? Bên cánh trái của Trắng bộc lộ yếu kém, đáng lẽ Xe Trắng chỉ nên tuần hà để chi viện chứ không nên vội phản công. 7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1 9. M4.3 P8-6 10. M3.2 P6-8 11. X1.1 B3.1 12. X1-8
  • 19. Bên Đen ra quân cả hai cánh, bây giờ đưa Xe chiếm lộ 8 với ý đồ phối hợp với Xe, Mã kia chiếu bí đối phương: 13.X4.1 S5/6 14.M2/4 Tg.1 15.X8.7, thắng. Do đó buộc Trắng phải giải nguy. ... X9.1 X8.7 B3-4 14. X4.1 S5/6 15. M2/4 X9-6 16. X8-4 S4.5 17. X4.1 Tg5-6 18. P2-4 1-0 Qua ván cờ ta thấy Đen ra quân phóng khoáng, các quân phối hợp làm tê liệt cánh trái của đối phương, trong khi đó Trắng chỉ sử dụng một Xe và một Tốt để tấn công! Ván 2: Pháo đầu phá đơn đề Mã 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5 Đen đã ra Xe phối hợp với Tốt đầu phá vỡ trung lộ của Trắng mà Trắng vẫn chưa kịp ra một con Xe nào. 7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 X6.6 Đen đã hi sinh trước một Mã để giành thế tấn công rất hung hãn ở cánh mặt. Còn Trắng lời quân nhưng một Xe chưa ra, các quân khác tản lạc, không đủ sức chống đỡ. 11. X1-2 P8-9 12. X2.7 P9.4 13. M5.4 M7/6 14. P1.4 P9.3 15. P1.3 M6.8 16. X2.1 X6.3 17. Tg5.1 X1- 2 18. X2.1 S5/6 19. X5.2 S4.5 20. X2/1 Thắng. Với hai ván cờ trên cho thấy Trắng bố trí đội hình không vững, đặc biệt các Xe chậm ra mà lại đi phản công đối phương, do đó ván cờ mới vào giai đoạn trung cuộc chưa bao lâu đã kết thúc. Ván 3: Bình phong Mã phá Pháo đầu 1. M2.3 P8-5 2. M8.7 M8.7 3. T7.5 X9-8 4. X1-2 X8.6 5. B7.1 X8-7 6. M7.6 B7.1? Đen chơi trận khởi Mã rồi hình thành Bình Phong Mã, đội hình vững chắc, Trắng lợi dụng đối phương không tấn công nên vào Pháo đầu, Xe qua hà để phản công. Nước C7.1 là ngừa Mã đối phương nhảy qua, nhưng sơ hở để P2.4 đe dọa bắt Xe, bắt Tượng khiến Trắng thất thế.
  • 20. 7. P2.4 P5.4 8. S6.5 P5/1 9. P2-3 X7-4 10. P3.3 S6.5 11. P3-1 X4/1 12. X2.9 M7/6 Đen bỏ một Mã để lấy Xe, Pháo uy hiếp một cánh khiến đối phương hoàn toàn tê liệt, sau đó sẽ bắt lại quân và giành thắng lợi. 13. P8.2 X4-3 14. P8-5 X3/1 15. P1-4 X3-5 16. P4-6 S5/6 17. P6-4 M2.1 18. X9-6 X5.1 19. X6.8 P2-6 20. P4/1 Thắng. Trong khi bên Đen huy động gần như toàn bộ các quân chủ lực để tấn công thì bên Trắng chỉ sử dụng một Xe và một Pháo, còn quân một cánh hoàn toàn bất động. Khi gần kết thúc trận đấu coi như cánh mặt của Trắng vẫn chưa triển khai, đó là một sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ được. Và rõ ràng sai lầm đó đã trả giá đắt.
  • 21. II. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt. Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên. Ván 4: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà, Trắng đối phó bằng Bình Phong Mã hiện đại với hệ thống Mã nhảy lên hà khiến cuộc chiến rất căng thẳng. 6. M8.7 T3.5 7. P8-9 X1-2 8. X9-8 Đến đây thì hai bên coi nhưđã triển khai xong lực lượng cả hai cánh. Đen đi X9-8 để rồi X8.6 uy hiếp cả hai cánh của đối phương làm cho thế cờTrắng sẽ trở nên gò bó. Vì vậy buộc Trắng phải đi: 8... P2.6 9. X2/2 B7.1 Trắng đang bị Xe trắng ghim một Pháo, một Xe nên hi sinh Tốt để thoát khỏi tình trạng khó chịu này. 10. X2-3 P8-7 11. M7.6? Đáng lẽ với thế bố trí quân linh hoạt như vậy, Đen nên chuyển sang một đội hình vừa công vừa thủ: bỏ Pháo đầu bằng 11. P5-6 để nước sau 12. T3.5 thế cờ vững chắc. Còn bây giờ đổi Mã sẽ bị động: 11. ... M6.4 12. X3-6 X8.6 13. X6-3 P7.4 14. T3.1 P2/1! Chơi đến đây thì Trắng đã giành được thế chủ động, các quân liên kết phối hợp tốt để tấn công. 15. X3-6 X8.2 16. X6/2 P2-5 17. X8.9 P5-9 18. X8/7 P9.2 19. S4.5 X8-6 Trắng bình Xe chặn lộ Tướng Đen để nhường đường cho con Pháo của mình, nước sau sẽđi 20... P7-8 hăm chiếu bí. Các quân Đen cuối cùng bị dồn sang cánh trái, không có cách gì để cứu giá cho Tướng, đành chịu thua. Ván 5: Pháo Đầu Phá Phản Công Mã 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. X2.6 T7.5 5. X2-3 X9.2 6. B5.1 B3.1
  • 22. Bên Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà công bên Trắng thủ Phản Công Mã. Nhận thấy trung lộ đối phương yếu nên Đen đẩy Tốt đầu phối hợp tấn công, đáng lẽTrắng phải đi ngay 6... P6/1 vừa đuổi Xe vừa để Mã bảo vệ trung lộ. 7. B5.1 P2.1 8. P5.4 S6.5 9. P5.2 P2.6 10. P5-6 P2-4 11. Tg5-6 X1-2 12. P8-5 P6/2 13. P6/1 S4.5 14. P6-3 P6.2 15. P3-5 T3.5 16. P5.5 Tg5-6 17. P5-1 Đen chỉ mới huy động Xe, Pháo và Tốt đầu tấn công, thế mà đã gây khó khăn cho Trắng, vì Trắng bố trí quân cánh trái gò bó, không phát huy được tác dụng. Cuối cùng do sai lầm nhiều nước quá nghiêm trọng nên thua nhanh ván cờ. Ván 6: Thế Trận Đối Binh 1. B3.1 B3.1 2. M2.3 M2.3 3. M3.4 M8.7 4. P8-5 T7.5 5. X9.1 X1-2 6. X9-4 S6.5 7. M4.3 M3.2 Đen và Trắng bố trí quân khá linh hoạt. Đến đây đáng lẽTrắng nên đi 7...P2.1 đuổi Mã sẽ có điều kiện phản tiên, chỉ vì chủ quan đánh giá thấp mối nguy hiểm nên mới đi như vậy 8. M8.7 P2-3 9. P2-3 X9-8 10. X1-2 P8.4? Trắng nên 10...M2.3, nếu Đen đi 11. M3.1 X8.1 12. B3.1 M3.5 13. C3.1 M7/6 14. T7.5 C3.1 sau đó X8- 9 bắt chết Mã 11. M3.1 X8.2 12. X2.3 X8-9 13. B3.1 M7/6 14. P5.4 X2.3 15. P5/1 Đen thoái Pháo đe dọa Mã Trắng nhưng ám phục đòn phối hợp uy hiếp cánh trái của đối phương 15. ... M2.3?? Nước sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến thua nhanh. Đáng lẽ chơi X9-6 đề nghị đổi Xe, giữ vững thế phòng thủ, ván cờ còn kéo dài. 16. X4.8! Tg5-6 17. X2.6 Tg6.1? Phương châm "còn nước còn tát" cần thực hiện bằng 17...T5/7 18. X2-3 Tg.1 19. P3-4 S5/6 20. X3/1 Tg.1 21. X3-7 X2/1, Trắng còn chống đỡ dài dài. Do sai lầm lần nữa nên thua nhanh
  • 23. 18. P5-4! S5.4 19. X2-5 X2.2 20. P4/4 Và chiếu Pháo trùng thắng. Đây là ván thực chiến giữa Thi Gia Mô và danh kỳ Ngô Thiệu Long hồi cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cả hai bố trí quân tương đối linh hoạt nhưng Trắng có những sai sót khá nghiêm trọng khiến ván cờ kết thúc sớm
  • 24.
  • 25. III. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ, Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận, như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên vội lên Tượng. Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân, phối hợp tấn công, trả đòn. Ta xem một số ván sau đây để hình dung mức độ hợp lý là thế nào. Ván 7: Pháo Đầu Phá Bình Phong Mã Hiện Đại 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9-8 P2.2 7. X2.6 M7.6 8. X8.4 T3.5 9. B9.1 S4.5 10. X2/2 B3.1 Trắng phòng thủ chặt chẽ và linh hoạt, Đen có các Mã ngột ngạt, may có các Xe tuần hà nên giải toả không khó khăn. Thế nhưng nếu Trắng chơi 10... M6-7 đe dọa nước sau 11... M7/8 sẽ tạo tình thế căng hơn. 11. S6.5 Nước lên Sĩ này nhằm củng cố vững chắc thế phòng ngự nhưng không chính xác. Đáng lẽ nên 11.C7.1 đánh trả tích cực hơn. 11)….. B7.1 12. X2-3 M3.4 13. P7-8 Trắng hi sinh Tốt để bắt đầu phản công. Đen sợ đối phương đi B3.1 buộc X8-7 rồi M6.5 bắt cả hai Xe một Pháo nên né tránh trước như vậy. 13. ... B3.1 14. X8-7 X2-4 15. P8.1 P8.5 16. X3-5 X8.3 17. S5/6 Đen đi Sĩ với ý định X5.2 ăn Tốt đầu, nếu không thoái Sĩ sẽ bị P8-5 ăn Pháo chiếu. Thế nhưng nước này không hay bằng 17. P8/1. 17. ... B5.1 Trắng đi Tốt hơi nhiều, cản trở chân Mã. Đáng lẽ nên 17...P8.3 khống chế hàng Tốt đe dọa X8-7 đè Mã. 18. X5-4 P8/2 19. X4/3 Đen không dám bắt Mã vì nếu 10. X4.1 B5.1 20. X4-6 X4.4 Trắng ưu. 19. ... B5.1 20. X7-5 P2-3 21. S6.5 X8-2 22. M9.8 P8-2 23. P8.3 P2.4 24. T7.9 M4.3 25. X5-7 M6.7 26. X7/1 M7.5 27. X7.2 T5.3 28. P8-5 ….. Đen chiếu Tướng xong vọt về ăn Mã, thắng cờ tàn. Đây là ván đấu giữa Dương Quan Lân và Hà Thuận An ngày 19/3/62 tại Thượng Hải. Ván 8: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Cổ Điển
  • 26. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. M8.7 X9-8 4. X9.1 B7.1 5. X9-6 S4.5 6. X1-2 M2.3 7. X2.4 T3.5 8. B7.1 P8.2 9. B3.1? Bên Trắng thủ Bình Phong Mã theo kiểu cổ điển, tiến cả Tốt 3 lẫn Tốt 7 khiến các Mã linh hoạt. Đen chơi Xe tuần hà công rất chậm nên Trắng bố trí phòng thủ vững. Do sốt ruột nên Đen lên Tốt 3 rất sai lầm, khiến đối phương trả đòn ngay. 9. ... B3.1 10. B5.1 B3.1 11. M7.5 M3.4 12. B5.1 M4.5 13. B5.1 B7.1 14. M3.5? Đen đã hi sinh một quân để lấy thế công, bây giờ nếu chạy Xe, Trắng đổi Mã và bắt Tốt đầu, Đen không còn gì nữa nên bỏ Xe lấy Mã để có thể công tiếp. 14. ... B7-8 15. B5.1 P8/1 16. X6.7 X1-4 17. X6-8 P2.4 18. M5.4 P8-5 19. P5-2 M7.6 20. B5.1 S6.5 21. P2.7 S5/6 22. P8-3 P2-9 23. X8/3 M6.4 24. X8-3 P9-5 25. X3-5 X4.3 26. X5/1 M4.3 Đây là ván Trần Việt Tiều đấu giao hữu với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 khi Châu đến Singapore. Ván 9: Pháo Đầu Lại Công Bình Phong Mã Cổ Điển 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. M8.7 B3.1 4. X9.1 M2.3 5. B5.1 T3.5 6. B5.1 B7.1 7. M7.5 B5.1 8. B7.1 M3.5 9. B3.1 S4.5 10. X9-6 P2-3 11. M5.6 P3.3 12. M3.5 P3-5 Hai bên bố trí quân linh hoạt, các Tốt sử dụng hơi nhiều nhưng cần thiết. Đen hi sinh Tốt đầu để uy hiếp mạnh trung lộ, phối hợp có Xe hai cánh. Trắng chống trả quyết liệt có cơ may giữ thế cân bằng, tiếc một Xe ra hơi chậm.
  • 27. 13. P5.2 B5.1 14. M6.4! X8.1 15. B3.1 M5.6? 16. M5.3! P8.1 17. X1-2 M7/9 18. P8.6 S5.6 19. P8-1 X8-9 20. X2.6 B5.1 21. X6.3 M6.4 22. M3/5 M4.3 23. X6/3 M3/2 24. M5.4 S6.5 25. Ms.6 X1-2 26. B3.1 X9-7 27. M4/3 X2.5 28. M3.5 X2-6 29. S6.5 B9.1 30. X2/3 X6-2 31. X2-3 X7-8 32. B3.1 X8.3 33. B3.1 X8-5 34. B3-4 trắng đầu hàng Đây là ván Hồ Chương chơi với Châu Đức Dụ khoảng những năm 1940 tại Singapore. Dường như Châu đã chấp Hồ một tiên và thắng dễ dàng, còn đây có lẽ là ván thua duy nhất của Châu.
  • 28.
  • 29. IV. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần Khai cuộc là một cuộc chạy đua việc động binh, đưa các quân ra bố trí trận thế. Nếu ta chỉ sử dụng hai ba quân thôi thì hẳn là các quân khác chưa được điều động ra ứng chiến và nếu đối phương ra quân đầy đủ lại tiến hành một cuộc tấn công nào đó thì ta sẽ không có lực lượng đối phó kịp thời. Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6 -7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó. Xem lại những ván cờ vừa nêu, nhiều ván đã vi phạm nguyên tắc này. Bây giờ ta xem thêm một số ván khác để thấy rõ hơn. Ván 10: Pháo Đầu Phá Thuận Pháo 1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S6.5 5. X4.7 M8.9 6. B3.1 X2.6 7. M2.3 X2-3 8. M3.4 B3.1 9. B1.1 B3.1? Toàn bộ các quân Đen coi như đã triển khai xong, kể cả con Xe cánh mặt cũng chuẩn bị kỵ hà sau khi đổi Tốt biên, trong khi Trắng chỉ đi một Xe và một Tốt 3, để cánh trái bị tê liệt. Bây giờ đáng lẽ 9...P8-6, nếu 10. X4-2 phong tỏa Xe Trắng thì 10... X3/1 đuổi Mã hoặc nếu 10. M4.5 thì X9-8 đủ sức ngăn chặn đối phương. 10. B1.1 B9.1 11. X1.5 B3-4 12. X4-2 P8-7 13. M4.5? M3.5 14. P5.4 Trắng đổi Mã chính là tự đút đầu vào "thòng lọng" để chết sớm. Nếu đi 13... P7-6 thì còn chống đỡ lâu hơn. 14.... X3.1 15. X1.2! X9.2 16. X2-5 S4.5 17. P2.7 Thắng. Ván 11: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 B7.1 5. X2-3 P8/1 6. X3/1 P8-7 7. X3-6 T3.5 8. X6.1 M7.6 9. X6-7 Trong 9 nước mở đầu, một mình con Xe Đen đã giành đi đến 7 nước, bỏ mặc cho cánh trái nằm ỳ ra. Dù Đen có lời hơn hai Tốt song không đủ bù cho thế trận yếu kém do chậm triển khai. 9. ... X1-3 10. P8-7 M6.4 11. X7.1 X3.2 12. P7.5 P7.6
  • 30. Bây giờ các quân Trắng đã triển khai xong bắt đầu phản công trong khi Đen chưa kịp triển khai cánh trái. 13. M8.9 P2.4 14. B7.1 P2-7 15. T3.1 X8.8 16. S4.5 Pt.2 17. P5-3 Pt-9 18. S5.4 X8/1 19. P3/1 X8.2 20. Tg5.1 X8/1 21. P3-4 P7-6 22. Tg5-6 P6.2 23. X9-8 X8.1 Đen chịu thua. Ván 12: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 M2.1 5. X6.6 P2.2 6. X6/2 P2/2 7. B9.1 X1.1 8. P8-6 P2/2 9. B9.1 X1-2 10. B9.1 P2.9 11. B9.1 S6.5 12. B9.1 Đen khai cuộc rất chủ quan, đi tất cả 12 nước mà Xe đã giành đến 4 nước còn Tốt 9 đi đến 5 nước! Do đó Trắng có thể chủ động hơn, từ giờ trở đi Trắng bắt đầu phản công.
  • 31. 12... X2.7 13. P6.2 X8.8 14. P6-3 M7/9 15. P5.4 X8-6 16. X9.2 Tg5-6 17. S4.5 P5.4 Đen đối phó cách nào cũng bị 18... X2-5 ăn Sĩ buộc M3/5 ăn Xe rồi 19... X6.1 chiếu bí. Đây là ván Lương Quốc Hòa công đài Lý Anh Mậu khoảng năm 1948 tại Kỳ Đài Chợ Lớn.
  • 32. V. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công Nguyên tắc này coi như "hệ luận" của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương. Sau đây chúng ta xem một số ván do nóng vội tấn công hay phản công khi chưa đủ lực lượng đã thất bại. Ván 13: Pháo Đầu Bị Nghịch Pháo Phá 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 P8-7 4. X2.8 X1.1 5. P8.6? P5/1 6. P8/4 P5.5 7. P5.4 P5/2! Đen vội đưa Xe tấn công từ nước thứ 4 bị đối phương lên Xe đòi đổi. Nếu Đen đổi thì thế cờ sớm cân bằng, còn sai lầm đi P8.6 bị sa bẫy của Trắng khiến Đen thất thế. 8. X2-9 M3/1 9.X9.1 Nếu như Đen đổi lại 9. P8.3 M1.3 10. P8-3 M8.7 11. P5-4 X9.1 12. P4/5 X9-6 13. X9.1 X6.4, Trắng cũng ưu thế thắng. 9. ... M1.3 10. P8.2 B3.1 11. X9-6 M3.5 12. X6.5 M5.7 13. P8-3 P7-5 14. P3-5 M7/5 15. X6-5 M8.7 16. X5.1 T7.5 trắng thắng rõ. Ván 14: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 M2.1 4. X1-6 P2-3 5. X6.6 P3.4 6. X6/4? X1-2 Trắng bỏ Pháo nhằm ám phục 7...P5-3 uy hiếp Tượng và ăn Xe. 7. P8-6 X2.8 8. P6.7 P5-3 9. P6-4 M7/6 10. P5.4 Pt-2 Đen ra quân chưa đầy đủ mà vội tấn công giúp cho Trắng vừa chống đỡ vừa đánh trả đòn.
  • 33. 11. T7.5 Đen cũng không cứu được nếu như 11.T3.5 P2.3 12.X9.2 X9-8 13.X9-6 X2-4! 14.X6.6 Tg.1 15.T5.7 X4/1 16.X6/7 X8.7, phong tỏa Mã, Trắng thắng. 11. ... P2.3 12. S6.5 X9.2 13. X9.2 B1.1 14. X9-6 P2-1 15. Tg5-6 X2.1 16. Tg6.1 P3-4 17. Xt.4 X9-4 18. X6.5 M6.7 19. X6-3 M1.2 20. S5.4 X2-5 Đen chịu thua vì tiếp sau Trắng nhảy Mã chiếu bí. Ván 15: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 P2.2 6. X2.6 M7.6 7. X9-8 B7.1 8. X2- 4 M6.4 9. B3.1 X1-2 10. P7-6 P8.4 11. X8.4 P8-7 12. T3.1? Đen từ nước thứ 6 cho Xe qua hà bắt đầu bị đối phương đánh trả, tình thế gay cấn. Đến đây nếu Đen đi 12. M3/5 thì tình hình còn phức tạp. 12..... P2-3 13. X8-6 P3.5 14. S6.5 P3-1 15. Tg5-6 X2.9 16. Tg6.1 X2/1 17. Tg6/1 X8.4 18. X6.3 Đen chưa phối hợp được các quân để tấn công còn Trắng thì các quân phối hợp tốt có thể uy hiếp Tướng Đen để làm thua.
  • 34. 18..... X8-2 19. X4-5 T3.5 20. P6.7 Xt-1 21. Tg6-5 X2.5 22. S5/6 X1/1 23. P5-6 X2/1 24. S6.5 P7-3 Đen chịu thua.
  • 35. VI. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy Khi khai cuộc không phải chỉ ra nhanh các quân mà còn phải tạo một thế liên hoàn giữa chúng, trong đó cần có những cái bẫy để nhử đối phương. Những người chơi cờ thiếu kinh nghiệm ham rượt đuổi, bắt quân, bắt Tốt thường bị vây hãm, có khi bị mất quân luôn. Do đó nguyên tắc này dạy chúng ta phải luôn luôn nhìn toàn diện, đừng phiến diện, đừng tham một lợi nhỏ mà bị mắc mưu đối phương. Về những loại bẫy trong khai cuộc thì có rất nhiều, mỗi thế trận đều có những kiểu bẫy riêng. Sau đây xin giới thiệu một số bẫy thường gặp nhất trong các thế trận thông dụng. Ván 16: Pháo Đầu Bị Đơn Đề Mã Giăng Bẫy 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9-8 4. M8.9 T3.5 5. P8-7 P2.2 6. X9-8 P2-3 7. P7.3 B3.1 8. X8.6 B7.1 9. B9.1 S4.5 10. X8-7 X1-2 11. X2.4 P8-7! 12. X2-6 X8.6 Đen chơi Pháo đầu tấn công không mạnh nên Trắng phòng thủ dễ dàng. Bây giờ Đen dồn quân sang cánh trái để cánh mặt cho Trắng trả đòn. Thế nhưng ham đè Mã mà không thấy cái bẫy của Trắng giương ra. 13. M9.8 X8-7 14. P5-8? X2-3! 15. T3.5 P7.1 Bắt chết Xe đen Tất nhiên ván cờ còn giằng co nhưng Đen lỗ chất mà không có thế thì phải thua cờ tàn. Ván 17: Pháo Đầu Bị Phản Công Mã Giăng Bẫy 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. M8.7 T3.5 5. P8-9 X1-2 6. X2.6 X9.2 7. X2-3 P2/1 8. B5.1
  • 36. Đen chơi không tích cực nên bị Trắng lợi dụng cánh mặt của Đen yếu đã trầm Pháo cánh mặt của mình chuyển sang bắt Xe. Bây giờ nếu Đen đi: 8.X9-8 P2-7 9.X3-4 M7.8 10.X4-2 X2.9 11.M7/8 M8.6 12.M3/1 X9-7 13.X2-4 P7-6 14.X4-2 Pt.7 15.X2/2 M6.5 16.T7.5 X7-6, Trắng vẫn ưu thế. 8..... P2-7 9. X3-4 M7.8 10. X4-2 P7.6 11. P5.4 M3.5 12. X2-5 P7-1 13. X9.2 P6/1 14. X5-7 P6-5 15. X7/2 M8.7 Trắng lời quân, ưu thế thắng. Ván 18: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Giăng Bẫy 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7? M3/5! Đen xông xáo cho Xe qua hà đè Mã lại mở thêm mũi tấn công của Pháo ở lộ 7 định chơi B7.1 uy hiếp Mã đối phương. Trắng nhân cơ hội nhảy Mã về tâm đe dọa bắt chết Xe đen 8. P5.4 Tất nhiên Đen có nhiều phương án, nhưng nếu chủ quan chơi 8.M8.9 P9-7 9. P5.4 M5.3! 10. X3-4 M3.5 11. P7-5 P2-5, Trắng lời quân, ưu thế.
  • 37. 8…... M7.5 9. X3-5 B7.1 10. B3.1 P2-7 11. T7.5 P9-7 12. M3.4 Pt.7 13. T5/3 P7.8 14. S4.5 P7-9 15. Tg5-4 X1.2 16. B3.1 X8.9 17. Tg4.1 X1-6 18. X5/2 X8/4 Trắng ưu thế lớn.
  • 38. VII. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau Cần lưu ý trong một số thế trận như Quá Cung Pháo, Kim Câu Pháo hoặc Quá Cung Liễm Pháo... dồn quân sang một cánh dễ xảy ra tình trạng các quân dồn cục lại, khó bề xoay trở. Các quân đã không linh hoạt thì cũng khó phát huy hết khả năng của chúng, dễ bị đối phương vây ép. Cho nên nguyên tắc này lưu ý cách triển khai quân sao cho nhịp nhàng mới hình thành được một thế trận vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau. Chúng ta xem một số ván chỉ rõ tình trạng này. Ván 19: Quá Cung Pháo Bị Pháo Đầu Phá 1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. X2.4 X9-4 5. S6.5 M2.3 6. X2-7 B5.1 7. X7.2 X1.2 8. P6-7 Đen chơi Quá Cung Pháo dồn quân sang một cánh khiến Xe, Mã cánh trái chậm ra. Vừa rồi Trắng dụ Đen ăn Mã sẽ bị 8...P2.7 ăn Mã chiếu rồi X1-3 bắt Xe Trắng, do đó Đen phải đưa Pháo hỗ trợ cho Xe bắt Mã. 8.... X4.7 9. M8.9 P2.4! 10. X7.1 P2-5 11. T3.5 Nếu như 11. M3.5 P5.4 12. T3.5 C5.1 13. X7-9 T3.1 14. X9-8 C5-6 15. P8.1 P5/4 16. C7.1 M7.5 Trắng cũng ưu thế thắng. 11. ... Pt-1 12. X9-8 P1-2 13. X8-9 X1-3 14. P7.5 P5.5 15. S5.4 P2-7 16. P8.1 P7/1 17. B7.1 P7-5 18. P8-5 Pt-7 19. S4.5 X4/2 20. P5/1 P7-5 21. T7.5 X4-9 Bây giờ Đen xuất Tướng bên nào cũng bị Xe chiếu và bắt mất Xe đen Ván 20: Pháo Đầu Công Bình Phong Mã Hiện Đại 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. M8.7 T3.5 6. X2.6 M7.6 7. P8.2 B7.1 8. X2-4 B7.1 9. M3/5 M6/4 10. T7.9!
  • 39. Đen vừa quyết định một nước cờ gây cho Trắng lâm vào thế kẹt quân nghiêm trọng. Trước kia tới đây Đen thường chơi 10. X4-2 phong tỏa Xe, Pháo Trắng nhưng bây giờ lên Tượng biên bảo vệ Tốt 7, chấp nhận cho Trắng trả đòn ở cánh mặt. 10..... P8.7 11. P8.2 M4/3 12. M7.6 S4.5 13. M6.4 B7-6 14. X4-2 X8.3 15. M4.2 Đen hoàn toàn làm chủ tình thế, còn Trắng kẹt cờ rất khó chống đỡ. Ván 21: Tiên Nhân Chỉ Lộ Đối Kim Câu Pháo 1. B3.1 P2-7 2. T3.5 M2.3 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 X1-2 5. X4.5 M8.9 6. M2.4 P8.2
  • 40. Trắng chơi Kim Câu Pháo hay còn gọi là Quá Cung Liễm Pháo chống đỡ trận Tiên Nhân Chỉ Lộ khiến thế cờ gò bó kẹt quân ở cánh trái. Còn bản thân bên Đen cũng khó triển khai con Mã cánh trái buộc cũng phải nhảy ra biên: 7. M8.9 P8-3 8. P8-6 S4.5 9. P2.5 X2.8 10. B7.1 P3-1 11. M9.7 X2/2 12. M7.5 B5.1 13. M5/3 B7.1 14. B3.1 P1-7 15. M3.2 X9-8 16. P2-5 T3.5 17. M2.3 X8.2 18. M3/4 Ván cờ chơi đến đây tuy chưa kết thúc nhưng Đen ưu thế rõ, do lời Tượng và các quân đứng linh hoạt, trong khi đó cánh quân Trắng bên trái vẫn chưa có khả năng phối hợp để tiến lên.
  • 41. Một số cách tân, vi phạm các nguyên tắc khai cuộc Các mục trên là bẩy nguyên tắc cơ bản của khai cuộc mà người chơi cờ cần nắm vững để vận dụng cho tốt. Tuy nhiên đó không phải là những nguyên tắc tuyệt đối bất di bất dịch vì có những trường hợp ngoại lệ mà người chơi cờ có kinh nghiệm đều phải biết để có thể "vi phạm" nguyên tắc, giành lấy chiến thắng một cách nhanh chóng hơn. Mặt khác cũng cần biết: bẩy nguyên tắc trên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Vi phạm một nguyên tác nào cũng đồng thời vi phạm một số nguyên tắc khác có liên quan. Tình hình hiện nay, các danh kỳ đang đà cách tân đổi mới nhiều loại khai cuộc, do đó những điều thời trước khẳng định là đúng thì ngày nay đều được xem xét lại. Có những điều được tiếp tục công nhận nhưng cũng có lắm điều bị sửa đổi bổ sung. Như Xe luôn luôn phải chiếm thông lộ, các danh kỳ đương đại nhất trí nhưng trong một số thế trận họ lại đưa Xe vào những chỗ tạm thời coi như lộ nghẽn, để sau đó mở bung ra lại có thế hơn. Thời xưa Mã cấm kỵ nhập cung, nhưng các danh kỳ đương đại coi đó là việc bình thường, thậm chí lại hóa hay trong một số trường hợp. Hoặc có những cái bẫy đối phương giăng ra họ chấp nhận sụp bẫy để rồi có cách đánh trả. Chẳng hạn các thế cờ minh hoạ phần sau. Ván 22: Trận "Khí Mã hãm Xa" sôi động một thời 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.4 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X2-7 P2/1 7. P8-7 P2-3 8. X7-3 B7.1 9. X3.1 T3.5 Bây giờ nếu đen chấp nhận đưa vào tình huống đối công phức tạp thì Xe ăn Mã để rồi sụp bẫy của đối phương phải mất một Xe. Thế nhưng cuộc chiến không đơn giản sau khi đen chịu mất Xe để có thế tấn công: 10. X3.2 M3/5 11. P5.4 P3.8 12. Tg5.1 P3-1 13. P7.2 đen phối hợp hai Pháo và một Xe uy hiếp trung lộ đối phương, cơ may chiến thắng có thời người ta coi như ngang nhau, nhưng sau này nhiều danh thủ cho rằng bên trắng ưu thế hơn. Chẳng hạn ván cờ tiếp diễn: 13. ... X1-3 14. P7-5 X3.8 15. Tg5/1 X3/3 16. B3.1 P8.4 17. M3.4 X3-5 18. B5.1 P8-5 19. X3/1 X8.6 trắng ưu thế Tất nhiên ván cờ từ nước 16 trở đi có rất nhiều biến hóa phức tạp. Bạn nào muốn nghiên cứu kỹ hơn nên xem "Thế trận Pháo đầu - Bình Phong Mã cổ điển" (tập 1, trang 25) do Hội cờ TpHCM xuất bản năm 1988. Ván 23: Trận "Khí Pháo hãm Xa" không ai dám chơi! 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1-2 X9.1 4. B7.1 P8-7 5. P8.4 T3.5 6. X2.7 X9-4 7. X2-3 Đen chơi Pháo đầu tấn công đối phương phòng thủ bằng Đơn Đề Mã. Đến nước thứ 7, Đen chấp nhận ăn Pháo để rồi bịTrắng bắt chết Xe, buộc Đen dùng Xe ăn Mã.
  • 42. 7. ... M3/5 8. X3-1 P2-9 9. P8-5 X1-2 10. M8.7 X4.7 Trắng có thể chọn một số phương án khác như 10...X4.6 11. X9.2 X2.6 12. S4.5 X3/4 13. B5.1 X2-7 14. M7.5 P9.4 15. M3.1 X7-9 16. B5.1 X4.2 17. P5-3 X9-7 18. M5.4 X7/2 19. X9-4 Đen thắng. Hoặc nếu 10...X2.8 11. X9.1 X2-1 12. M7/9 X4.7 13. Ps- 8 X4-2 14. P8.1 B7.1 15. M3/5 P9.4 16. M5.5 B7.1 17. P5/2 B7-6 18. M6.5, Đen thắng. 11. X9.1 X4-1 12. M7/9 X2.8 13. Ps-7 B7.1 14. P7.4 X2/8 15. M9.8 P9-7 16. M8.6 P7.4 17. M6.4 X2-3 18. M4.5 T7.5 19. P7-1 Đen thắng
  • 43. Do phân tích trên, Đen đổi Xe lấy Pháo Mã vẫn giữ thế công nên sau này Trắng không dám chơi nữa.
  • 44. Chương III Cách đi tiên - cách đi hậu Khi tiến hành một ván cờ, dù đi trước hay đi sau đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, vì đó chính là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Nhưng các nguyên tác được nêu trên chỉ mới là những định hướng, cần phải được cụ thể hóa rõ hơn. Do đó phần trình bày sau đây sẽ nêu thêm những kinh nghiệm cụ thể giúp các bạn mới học đỡ phải lúng túng khi cầm quân đi tiên hoặc đi hậu. I. CÁCH ĐI TIÊN Được đi trước tấn công đối phương là một lợi thế quan trọng vì người đi trước hoàn toàn chủ động lựa chọn thế trận theo ý thích và thường bắt buộc đối phương phải đối phó theo mình. Những người chơi cờ cao thường phát huy có hiệu quả nước tiên đến mức chơi không thắng thì hòa chứ hiếm khi thua. Cho nên trong thi đấu Cờ Tướng xưa kia thường qui định một cặp đấu thủ phải gặp nhau trong hai ván thì mới công bằng, để mỗi người được đi trước một ván. Sau đây chúng ta xem những ván cờ mà bên đi sau có những sai lầm do vi phạm các nguyên tắc cơ bản để bên đi trước giành thắng lợi dễ dàng. Tuy nhiên bên đi trước muốn giành chiến thắng thì phải có kế hoạch đúng, chọn đúng mục tiêu tấn công, biết cách phối hợp sức mạnh các quân, trên cơ sở này thừa cơ bên đi sau sai lầm, bên đi trước mới giành chiến thắng. CHƠI PHÁO ĐẦU, MỤC TIÊU LÀ CON TỐT ĐẦU Như đã nói ở trên, trong năm con Tốt thì con Tốt đầu là quan trọng hơn cả vì nó là một quân trong hệ thống phòng thủ che chắn tiền đồn bảo vệ trung lộ, đồng thời có cơ hội nó tiến lên thành một mũi tấn công. Khi bên đi trước chơi Pháo đầu thì con Tốt 5 của Trắng chính là mục tiêu đầu tiên của Pháo. Mấy ván cờ sau đây là bài học cổ điển cho thấy tầm quan trọng của Tốt đầu. Ván 24: Thế trận thuận Pháo 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.6 5. X6.7 M2.1? 6. X9.1 Bên tiên xông xáo ra cả hai Xe để tấn công quyết liệt đối phương, mục tiêu quan trọng là con Tốt đầu của Trắng mà con Tốt này có Mã bảo vệ. Kế hoạch của Đen là phải diệt con Mã bảo vệ này rồi mới diệt được Tốt đầu. Làm sao diệt được con Mã 7 của Trắng khi mà nó được con Pháo 2 của phe nó bảo vệ? Vậy khâu đầu tiên phải dụ con Pháo 2 Trắng "tham ăn" quên nhiệm vụ bảo vệ Mã để nó rời bỏ vị trí phòng thủ đó đã, bằng cách Xe Đen tiến lên phế bỏ Mã hay dùng Mã làm mồi nhử Pháo đối phương! 6..... P2.7?? 7. P8.5! Đối phương đã trúng kế, cấp tốc đưa Pháo Đen tấn công Mã 7. Bây giờ Trắng có 5 phương án chống đỡ là M7/8 hoặc X8-7 hoặc X8/4 hoặc S6.5 hoặc P2/2. Tất cả các phương án đều thất bại, quyển "Thế trận Thuận Pháo cổ điển và hiện đại" đã trình bày rõ các phương án này. Ở đây chỉ chọn một phương án để thấy diễn biến tiếp khi mất Tốt đầu thì Trắng thua nhanh chóng như thế nào. 7... M7/8? 8. P5.4 S6.5 9. X9-6
  • 45. Các quân Đen phối hợp tấn công trực tiếp Tướng Trắng mà Trắng không có một quân nào kịp chi viện cứu giá, dù còn đủ sáu quân chủ lực. 9. ... Tg5-6 10. Xt.1 Tg6.1 11. Xt/1 P5-6 12. P8-5 Tg6/1 13. Ps-4 P6-8 14. Xt-5 T3.5 15. X6-4 P2/7 16. P4.1 Trắng chịu thua. Ván 25: Thế trận Nghịch Pháo 1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4 Tuy mục tiêu là Tốt đầu nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng được. Đen phải ra quân tương đối đầy đủ để phối hợp rồi mới ăn, nếu ăn sớm quá mà chưa phối hợp được thì sẽ bị đối phương trả đòn. 4..... M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.4 7. B1.1 B1.1 8. M1.2 M1.2 9. X8-4 X8-4 10. M2.3 M2.3? Trắng đáng lẽ đi 10...S4.5 hoặc 10...X4-7 bắt Mã, hạn chế mức tấn công của đối phương, nếu mạnh ai nấy công thì Trắng chậm hơn. Bây giờ Đen nhắm đến con Tốt đầu của Trắng, do đó cần dụ con Mã bảo vệ đi chỗ khác. 11. P2.7 M7/8 Con Mã Trắng lại quên trọng trách bảo vệ Tốt đầu, đáng lẽ nên 11...S4.5, nếu Đen đi 12. P2-1 thì Tg-4 còn có cơ hội đánh trả. 12. P5.4 S4.5 13. X4.5 Tg5-6 14. X2.9 P5-7 15. X2-3 Tg6.1 16. X3/2 T3.5 17. X3-2 Tg6/1 18. X2.2 T5/7 19. X2-3 Thắng. Ván 26: Trận Pháo đầu đối đơn đề mã 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9.1 T7.5 4. X9-4 S6.5 5. X4.5 X9-6 6. X4-3 P8/2? Đen uy hiếp Mã Trắng vẫn giữ quyền chủ động còn Trắng phòng thủ chơi nước P8/2 đáng trách. Nếu muốn đuổi Xe Đen thì chỉ cần P8/1 là được rồi. 7. M2.3 P8-7??
  • 46. Đen rất muốn tiêu diệt con Mã 7 của Trắng để sau đó nhằm đến con Tốt đầu. Nếu như Trắng vừa rồi đi 7...X6.6 để rồi nước sau mới đi P8-7 thì Đen khó làm gì, đằng này Trắng lại đi ngay P8-7 giúp Đen thực hiện được kế hoạch: 8. X3.1 P2-7 9. P2.7 Pt.5 Trắng tỏ ra quá "phàm ăn" bất kể nguy hiểm. Nếu thấy Đen uy hiếp con Tốt đầu, nên đi 9...M1/2 để sau nhảy lên truy đuổi Pháo đối phương thì còn cầm cự lâu. 10. X1.2 Pt-3 11. P5.4 M1/2 12. X1-4 M2.3 13. X4.7 Thắng. Ván 27: Lại Pháo đầu đối đơn đề mã 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9 3. X1.1 T3.5 4. X1-6 S4.5 5. M8.7 X1-4 6. X9.1 X4.8 7. X9-6 B9.1 8. B5.1 Việc tiêu diệt Tốt đầu đối phương không đơn giản. Do đó phải dùng biện pháp tiến Tốt đầu của mình làm mũi xung kích. 8. ... B3.1 Nếu như 8...X9-8 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P8-6 11. M5.7 B3.1 12. M7.5 M3/4 13. X6.6! X8.2 14. X6-8 M4.3 15. X8-7 Tg-4 16. X7-6 Tg-5 17. X6-9 Tg-4 18. X9.2 Tg.1 19. M5.7 Đen thắng. 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P2.2 11. B7.1 X9-8 12. X6.5 B3.1 13. M5.7 B5.1 14. X6-7 P2-3 15. T7.9 P8-6 16. P8.2 X8.5 17. M7.5 B5.1 18. T9.7 X8.1 19. M3.5 X8-7 20. Mt.4 S5.6 21. M5.6 S6.5 22. X7.1 Tg5- 4 23. X7-9 Đen phối hợp ba quân cùng bên chiếu bí dễ (tam tử đồng biên). Ván 28: Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại
  • 47. Cùng một kiểu tấn công như ván 27, ván Lý Nghĩa Đình gặp Mạch Xương Hạnh hồi tháng 7 năm 1962 đã chơi như sau: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3 5. M8.7 B3.1 6. X9.1 P2.1 7. X2/2 T3.5 8. X9-6 S4.5 9. B5.1 X1-4? Cánh bên mặt của Trắng cần có Xe để phòng thủ, không nên đổi, cần đi 9...P8.2 giữ trung lộ. 10. X6.8 S5/4 11. B5.1 P8-9 12. X2-6 P2.1 13. M7.5 B5.1 Nếu như 13... P2.5 14. B7.1 B3.1 15. X6-7 M3.2 16. X7-8 M2/3 17. X8.2 M7.6 18. P5.3 M6.5 19. M3.5 B5.1 20. M5.7 Đen vẫn giữ ưu thế. 14. B7.1 M7.5 15. X6.2 P9-6 16. M5/7 Đen đặt mục tiêu vào con Tốt đầu nhưng bây giờ chuyển sang uy hiếp con Mã đầu của Trắng. Nếu Trắng chạy M5/7 thì B7.1, Đen uy hiếp mạnh, Trắng khó chống đỡ, do vậy phải hi sinh Mã thôi. 16.... B3.1 17. P5.4 S6.5 18. P5-9 B5.1 19. P9.3 T5/3 20. X6-7 T7.5 21. T7.5 X8.7 22. M3/5 X8-6 23. T5.7 X6.1 24. M5.6 X6-4 25. M6.5 P6-7 26. P8.2 X4-3 27. T7/5 P2/3 28. P8.3 M3.5 29. P8-3 P2.8 30. T5/7 M5/7 31. T3.5 Trắng không còn khả năng phản công được nên chịu thua. Ván 29: Mục tiêu có thể là con tượng đầu 1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5 5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5 7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5 9. P2-1 P4-7 10. M7.5 P7.1 11. X1-2 P8/2
  • 48. Sau khi tiêu diệt Tốt đầu, bây giờ Đen muốn kết thúc sớm thì phải đánh thủng cả tuyến phòng thủ của Tượng, do đó Đen sẵn sàng hi sinh cả Xe. 12. X5.2 T3.5 13. P5.5 S5.6 14. P1-5 X6.1 15. M5.4 Tg5-6 16. M4.3 X6-7 17. X2.9 Tg6.1 18. X2-5 M1/3 19. Ps-4 S6/5 20. P5/4 Trắng chịu thua vì không chống đỡ được Pháo trùng Đây là trường hợp Đen có điều kiện phối hợp quân để kết thúc ván cờ. Trong nhiều trường hợp diệt Tượng chỉ gây cho hệ thống phòng thủ của đối phương yếu kém để sau đó tấn công mạnh hơn mới giành được thắng lợi. Ván Lý Nghĩa Đình gặp Đới Quang Khiết ngày 16-12-56 dưới đây minh họa kiểu chơi này. Ván 30: Pháo đầu đối bình phong mã 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1 5. P8.2 P2.2 6. X2.6 P8-9 7. X2.3 M7/8 8. M8.7 T3.5 9. X9.1 P9-7 10. X9-2 M8.9 11. X2.6 P7.1 12. B5.1 S4.5 13. B5.1 X1-4 14. B5-4 Mục tiêu diệt Tốt đầu của Đen thay đổi vì sợ tạo điều kiện cho Mã Trắng kịp nhảy lên trả đòn. Bây giờ Đen nhằm con Tượng đầu nhưng Trắng tỏ ra không lo lắng vì tính chuyện phản công. 14..... X4.6 15. P5.5 T7.5 16. X2-1 B3.1 17. B7.1 P2-6 18. X1-5 P6-5 Trắng lỡ "phóng lao phải theo lao" chứ nếu lui Xe về đổi Xe Đen thì khó chống đỡ cờ tàn. Hi sinh Mã để chơi Pháo huyền khống tạo thế đối công. 19. X5-7 X4-3 20. P8-2 S5.4 21. X7.2 Tg5.1 22. X7/1 Tg5.1 23. X7-4 X3-5 24. M3/5 X5/1 25. T7.5 P7.3 26. X4/5 X5-8 27. X4-3 X8-6 28. X3-5 B7.1 29. B7-6 P5.1 30. M5/7 B7.1 31. Ms.6 Đen thắng rõ. Ván 31: Pháo đầu công bình phong Mã Tương tự kiểu tấn công như ván 30, chúng ta xem tiếp ván Ngụy Trường Lâm chơi với Đặng Bằng cùng ngày 16-12-56 như sau. 1. P8-5 M2.3 2. M8.7 M8.7 3. X9-8 X1-2 4. B3.1 B3.1 5. X8.6 P2-1 6. X8-7 P1/1 7. P2-3? P1-3? Đen nên đi 7. M2.3 hoặc 7. P2.4 uy hiếp mạnh hơn còn Trắng nên 7... M7/5 có nhiều cơ may trả đòn. 8. X7-6 T7.5 9. X6.2 P3-2 10. B3.1 T5.7 Đen hi sinh Tốt để cánh trái của đối phương ngột ngạt đồng thời Đen mở đường cho Mã tiến biên và nhảy lên nhanh chóng. 11. M2.1 S6.5 12. X1-2 X9-8 13. X2.6 P8/1 14. X6/2 T3.5 15. X6-7 X2-3 16. X2-3 M7/6 17. X3-2 X8- 9 18. B5.1 P8-7 19. P3.6 P2-7 20. X2-3 P7.1 21. M1.3 X9-8 22. M3.4 P7-6 23. M4.6 X8.6 24. B5.1 P6.5
  • 49.
  • 50. Sau khi giằng co uy hiếp cả hai cánh, cuối cùng vẫn nhắm mục tiêu Tốt đầu và Tượng đầu của đối phương. 25. B5.1 X8-6 26. B5.1 T7/5 27. X3/3 X6/5 28. M7.5 X6.4 29. M5.6 X6/4 30. Ms.4 X6.2 31. M6.7 X3.1 32. X7-4 Đen bắt Pháo và đe dọa 33. X3.6 đánh bí, Trắng chịu thua.
  • 51. MỤC TIÊU LÀ CÁNH NÀO PHÒNG THỦ YẾU Trong ván cờ, cuộc chiến thường diễn ra ở ba mặt trận: chính diện hay các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp trực tiếp Tướng; trắc diện hay là hai bên cánh, có thể là cánh mặt hay cánh trái. Bên đi tiên cần nhạy bén đánh giá cánh nào phòng thủ kém có thể chuyển mục tiêu từ trung lộ sang cánh, thường giành được thắng lợi. Sau đây là một số ván minh họa cho những kiểu tấn công cánh. Ván 32: Trận nghịch Pháo nguy hiểm 1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1 3. X9-8 X1-2 4. X8.4 M8.7 5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.6? Bên Trắng đi sau nên phòng thủ chặt chẽ trước đã, vội phóng Xe xuống phản công vô cùng nguy hiểm. 7. P5-4 P2-4 8. X8-4 B1.1 9. P4.1 X8-7?? Trắng tham ăn Tốt mà không thấy nguy hiểm chết người, rõ ràng lọt vào bẫy của đối phương. Tốt nhất nên 9...X8/2 phòng thủ bên hà, có gì đi X2.4 tăng cường liên lạc giữa hai cánh. 10. P2.7 X7.1 11. P4-3 Đen cũng có thể chơi ngay 11. P4.6 diệt Sĩ rồi phối hợp hai Xe tấn công cánh trái của Trắng chỉ có một Mã phòng thủ, chắc sẽ giành thắng lợi nhanh. Bây giờ chơi P4-3 nếu Trắng bỏ Xe ăn Pháo rồi dùng Mã diệt Pháo kia, ván cờ sẽ kéo dài. Thế nhưng Trắng lại đi tiếp không như vậy. 11. ... X7-3 12. X4.5 M7/6 13. P3.6 Tg5.1 14. X2.8 Thắng. Đây là ván cờ chơi theo lý thuyết, còn trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ. Ván 33: Trận nghịch Pháo đối công Trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ. Ván Dương Quan Lân gặp Trương Tăng Hoa ngày 16-12-56 đã đi như sau. 1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9 3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X1-2 5. P8.4 S4.5 6. B3.1 P8-7? Đen thấy đối phương chơi Nghịch Pháo muốn trả đòn nên đi B3.1 để nhảy Mã uy hiếp trung lộ. Đáng lẽ Trắng đi X9.1 phòng thủ vững hơn. 7. M3.4 X9-8 8. X1.1 B3.1 9. X1-6 X8.4 10. M4.5 P7-6 11. M5.7 P6-3 12. P8-5 X2.9
  • 52. Đen đã dằn được Pháo đầu, Xe lại chận lộ Tướng nên đổi Xe cho cánh mặt đối phương yếu kém rồi xuất Tướng trợ công. 13. M7/8 P3-1 14. S6.5 M9/8 15. Tg5-6 P1/2 16. B9.1 M8.7 17. B5.1 B7.1 18. B3.1 X8-7 19. M8.9 X7/1 20. Ps-8 P1-2 21. M9.8 P2-1 22. M8.7 P1-2 23. M7.9 Thắng. Ván 34: Trận Pháo đầu phá bình phong mã hiện đại Cũng với kiểu chơi như ván 33, Dương Quan Lân lại thắng Triệu Hằng Tuyền ngày 17-12-56 như sau. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. B7.1 M2.3 4. X1-2 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1 7. P8-7 P9-7 8. X3-4 T3.5 9. X4.2 P7-9 10. B7.1 T5.3 11. M8.9 S4.5 12. X9-8 X1-2 13. X8.6 P2/1 14. X4/4 M3/4 15. M9.7 X8.3 16. B3.1 X8-7 17. M3.2 B7.1 18. M2.3 B7-6 19. M3/4 X2-1 20. M7.6 M4.5
  • 53. Đen tấn công cùng một lúc cả hai cánh có gây cho Trắng khó khăn trong đối phó nhưng cuối cùng Đen chỉ duy trì được quyền chủ động. Bây giờ Đen tiếp tục gây sức ép vào trung lộ và cánh mặt của Trắng. 21. B1.1 B1.1 22. M6.7 P2-3 23. M7/5 M7.6 24. B5.1 M5.7 25. M4.2 P9-7 26. M2.4 X1-4 27. P7.4 P7.8 28. S4.5 T3/5 29. M5.7 X4-3 30. P7.2 X3.1 Đến đây Đen thấy rõ sự yếu kém bên cánh mặt của Trắng, dù ở đây có một Xe bảo vệ, do đó Đen tập trung quân tấn công ở đây. 31. M4/6 M6.7 32. P5-7 X3-4 33. X8.3 S5/4 34. P7-6 X4-3 35. X8-6 Thắng. Ván 35: Pháo đầu tuần hà Pháo công bình phong mã Có nhiều trường hợp bên tiên tấn công hai cánh cuối cùng đối phương lúng túng không chống đỡ được. Ván sau là trận giao hữu giữa Lưu Văn Triết cùng Từ Gia Lượng cầm đen, Chu Hồng Tân và Dương Khắc Liêm cầm Trắng. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1 3. M8.7 M2.3 4. B7.1 T3.5 5. X1-2 X9-8 6. P8.2 P2/1 7. B3.1 P8.2 8. B3.1 P2-8 9. X2.5 M7.8 10. B3-2 Trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 người ta thường chơi Pháo đầu tuần hà Pháo và luôn chiếm ưu thế. Ở đây Đen cả gan hi sinh Xe để giành lấy thế công. 10..... P8-7 11. M3.4 P7.4 12. P5-6? Đáng lẽ Đen đi 12. M4.5 hay hơn, vì nếu Trắng chơi 12... P7-2 13. M7.8 M3.5 14. P5.4 15. M8.7 M8.4 16. X9-8 X8/1 17. M7.9 Tg-4 18.M9.8! Đen ưu thế thắng. 12..... X1-2 13. T7.5 P7/3 14. P6/1 X8.1 15. P6-8 X2-1 16. S6.5 X8-4 17. M7.6 B3.1 18. X9-7 B1.1 19. M6.4 P7-6 20. Mt.2 S4.5 21. M2.3 Tg5-4 22. Ps.1 B3.1 23. X7.4 X4-3 24. Ps-6 P6/1 25. M4.3 Tg4-5 26. Ms.4 S5.6 27. M4/6 Tg5.1 28. B2-3 Tg5-6 29. X7.3 X3.1 30. P8-2 Trắng chịu thua vì nếu 30... S6/5 31. P2.4 Tg6.1 32. B3.1 Trắng hết đỡ.
  • 54. II. CÁCH ĐI HẬU Đi sau nói chung là phải phòng ngự chống đỡ, nhưng có nhiều thế trận bên đi sau vừa phòng ngự nhưng cũng đồng thời sẵn sàng phản công nếu đối phương chơi sai lầm hay tấn công không tích cực. Đó là các trận Thuận Pháo, Nghịch Pháo, Bình Phong Mã, Phản Công Mã và Thiết Đơn Đề. Sau đây chúng ta xem xét những trường hợp bên đi trước có sai sót, vi phạm nguyên tắc cơ bản của khai cuộc đã bị bên đi sau phản đòn giành chiến thắng. 1. Phản công trung lộ là mục đích của Trắng Nếu bên đi trước coi Tốt đầu là mục tiêu lớn trong khai cuộc thì bên đi sau cũng luôn quan tâm mục tiêu này để tranh giành với đối phương. Trong một số trường hợp bên đi sau đánh trả uy hiếp ngay trung lộ của đối phương. Các ván cờ sau đây minh họa cho điều này. Ván 36: Cuộc Đấu Tranh Giành Làm Chủ Trung Lộ 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1 X4.4! Trắng đưa Xe kỵ hà không cho Mã Đen nhảy lên đồng thời nếu Đen đi 9. B3.1 X4-7 sau đó đi T7.9 bắt chết Tốt đối phương, chiếm ưu. 9. P8-6 M1.2 10. X3/1 M2.1 11. X9-8 P2-3 12. X8.6 T7.9 13. X3.1 X1-6 14. X8-7 M1/2 15. P5.4 M7.5 16. X3-5 X6.7 17. X5/1 P5/1! Trắng lui Pháo hi sinh Mã để phản đòn ngay trung lộ trong khi các Xe đã sẵn sàng phối hợp làm thua đối phương. 18. X5-8 X4.2 19. M3/4 P3-5 20. M9/7 Ps.5 21. M7.5 X4-5 Đen chịu thua vì không có gì cứu được. Ván 37: Trắng Cũng Đặt Mục Tiêu Vào Tốt Đầu 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1 5. X2.6 X9-4 6. S4.5 M2.1 7. X2-3 X1.1 8. B3.1 X4.7 9. B3.1 X1-6
  • 55. Đen còn để một Xe trong góc, mới sử dụng Tốt 3 tấn công trong khi 2 Xe Trắng đã giành các yếu lộ quan trọng chuẩn bị cuộc phản công quyết liệt: 10. M3.2 X6.7 11. M2.4 S4.5 12. M4.3 P2-7 Đen cũng phải bảo vệ Tốt đầu, nếu tham bắt Mã đối phương bỏ Tốt đầu là sai lầm nghiêm trọng. 13. X3.1 P5.4 14. B3-2 M1.2 15. B7.1 ….. Đen không thể lui Xe về bắt Pháo đầu của Trắng được, vì nếu 15. X3/4 P5-1, bắt hai Xe đen. 15. ... M2.4 16. P8.7 T3.5 17. M9.7 M4.3 18. T7.9 M3.4 19. M7/6 X6-5 20. Tg5-4 X5-6 Thắng. Ván 38: Đen Sai Lầm Phải Trả Giá Ván cờ này do Trương Tăng Hoa và Dương Quan Lân chơi ngày 15-12-56 một lần nữa cho thấy Đen chơi không chính xác đã bịTrắng phản công ngay trung lộ giành chiến thắng rất đẹp. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. B7.1 B7.1 4. M8.7 M7.6 5. X9.1 S4.5 6. X9-6 T3.5 7. B5.1? M6.7 Đen vội tiến Tốt đầu, đáng lẽ phải ra Xe nhanh 7. X1-2 P8-7 8. B5.1 9. B5.1 B5.1 10. M3.5, Đen vẫn ưu. 8. M3.5 X9-8 9. B5.1 B5.1 10. P5.3 P8.3 11. X6.5 P8-5 12. S4.5 X1-4 13. X6-7 P2.4 14. X7-8 P2-3 15. T7.5 X4.4 16. X8/3 X4-5 17. X8-7 X5-2 18. P8.1 Đen chậm ra Xe nên bịTrắng phản công, các quân Đen lúng túng. Bây giờ nếu Đen đi 18. P8.9 X2.3 19. P9/1 M3.2, Đen chạy Xe mất Mã. Đến đây Trắng bắt đầu uy hiếp trung lộ mà mục tiêu là Tượng đầu. 18.... X8.7! 19. B7.1 T5.3 20. M5.7 M7.5 21. T3.5 X8-5 22. Tg5-4 M3.4 23. X7-4 X5-3 24. M7.5 X3/1 25. X4.1 X2.1 26. X1-3 T3/5 27. X3-2 B7.1 28. X4.1 P5-6 29. X2.6 X3-6 30. S5.4 X6.1 31. Tg4-5 X6-5 32. S6.5 X2.1 33. M5.6 S5.4 34. X4-6 P6.4 35. Tg5-4 X5.1 Đen chịu thua.
  • 56. Ván 39: Pháo Đầu Không Dễ Yên Thân 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. X2.6 B7.1 5. B5.1 B3.1 6. B5.1 S4.5 7. M3.5 B5.1 8. P5.3 T3.5 9. X2-6? Đen chơi Pháo đầu Xe qua hà công gấp khống chế được trung lộ. Bây giờ đáng lẽ chơi P8-5 rồi triển khai nhanh cánh trái, Đen đi nước X2-6 thật vô nghĩa. 9. ... P8.2 10. P8-5 P8-5 11. P5.3 X8.5 12. B3.1 B7.1 13. X6-3 M3.5 14. X3/2 X8/1 15. X3-5 M5.7 Trắng không thể để đối phương dùng Pháo đầu khống chế trung lộ của mình nên đã dùng mọi cách để trục nó đi. Đen cố bám giữ trận địa nhưng Xem chừng thế đứng của Xe, Pháo Đen không ổn. 16. X5-3 Mt/6 17. P5/1 M6.5 18. X3-4 M5/7 19. X4-3 X8-5 20. M5/3? Mt.9 21. X3-2 M7.6 22. X2-4 M9.8 23. X4/1 M8.7 24. X4/2 X5.1 25. S4.5 P2.6 Bắt chết Xe, Đen chịu thua. Ván cờ kết thúc mà một cánh quân Đen hoàn toàn bất động, rõ ràng vi phạm nguyên tắc khai cuộc rất nghiêm trọng. Ván 40: Không Vào Pháo Vẫn Bắt Được Tốt Đầu 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1 5. P8-7 X1-2 6. X9.1 P8.4 7. X9-6 T3.5 8. S4.5 S4.5 9. X6.3 P2.5 10. B9.1 B3.1 11. M9.8 P2/1 12. P7-6 P8-5 Trắng thủ Bình Phong Mã nhưng đưa song Pháo qua hà cuối cùng bắt được Tốt đầu của đối phương, mở đầu cuộc phản công:
  • 57. 13. X2.9 M7/8 14. P6-8 X2-4 15. X6-2 M8.7 16. B7.1 P5/2 17. B7.1 X4.7 18. P8/1 T5.3 19. X2-7 T7.5 20. M8.7? Đen nhảy Mã xuống không có tác dụng gì, đáng lẽ nên X7/1 bắt Pháo phòng giữ tuyến Tốt để sau này nhảy Mã lên đổi Pháo đầu của Trắng có thể giải vây cầu hòa. 20.... X4/1 21. P8.1 X4-7 22. X7-5 P5.3 23. T7.5 B7.1 24. X5-3 X7/1 25. T5.3 M7.6 26. M3.4 P2-5 27. T3/5 P5/1 Trắng ưu thế, lời Tốt nhưng Đen có thể cầm cự đánh hòa. Do sai lầm để mất quân nên Đen thua cờ tàn Ván 41: Thuận Pháo Đi Sau Đẩy Tốt Đầu Trước đây có một số người nghĩ rằng trận Thuận Pháo chỉ có bên đi tiên, mới đẩy Tốt đầu tấn công, còn bên đi hậu phòng thủ được thì không đẩy được. Điều này hoàn toàn không đúng. Trong một số trường hợp chơi đối công, bên đi sau vẫn đẩy Tốt đầu như thường. Ván cờ này là một ví dụ: 1. P8-5 P2-5 2. M8.7 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S4.5 5. B1.1 X2.6 6. M2.1 X2-3 7. S4.5 M8.7! 8. P2-3 B5.1 9. X4.5 Trắng mở đợt phản công trong khi Đen chưa có gì sơ hở. Đáng lẽ Đen nên đi 9. X1-2 nếu Trắng chơi tiếp 9...M3.5 10. X4.5 B5.1 M5.4 12. X4-3, Đen ưu. 9. ... M7.5 10. X1-2 P8-6 11. X2.4 B9.1 12. B1.1 X9.4 13. X4-3 T7.9 14. P3-2 B5.1 15. B5.1 M5.3 16. X3-6 X3-7 17. P5.5 T3.5 18. T7.5 Ms.5 19. P2/2? X7-3 20. P2-1 X9-7 21. P1.7 T5/7 22. P1.2 X3.1 23. X2.5 P6-2 24. P1-3 X7/4 25. X2-3 P2.7 26. T5/7 X3.2 27. S5.6 M5.4 28. M1.3 M3.2 29. M3/5 M2.4 30. Tg5-4 X3-4 31. Tg4.1 Ms.5 32. Tg4-5 X4-5 33. Tg5-6 M4.2 Trắng thắng. Ván 42: Phòng Thủ Không Bằng Bắt Tốt Đầu 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B3.1 5. X9.1 T3.5 6. X9-6 S4.5 7. X6.5 P8.1 8. B7.1 B7.1 9. X6/2 B3.1 10. X6-7 M3.4 11. P8-6 P8.1 12. X2.1? P8.2!
  • 58.
  • 59. Trắng chơi Bình Phong Mã phòng thủ tích cực. Đến nước thứ 10, Trắng nhảy Mã lên có ý đồ M4/2 để bắt Xe và bắt cả Pháo 8 của đen, buộc Đen phải P8-6 để rồi X7-6 đuổi Mã Trắng lui về. Trắng chơi P8.1 bảo vệ Mã để nếu X7-6 thì Trắng đi P2-4 đuổi Xe, Đen sẽ mất Pháo. Do đó Đen chơi X2.1 định đưa sang cánh trái uy hiếp đối phương tạo cơ hội cho Trắng đi P8.2 bắt Tốt đầu, phản công trước. 13. X2-8 M4.5! 14. M3.5? Đen nên 14. X7-5 buộc đổi Mã mà không bị Trắng chơi Pháo đầu. 14. ... P8-5 15. S6.5 P2-4 16. B1.1 P5/2 17. X7-5 X1-3 18. X8-7 P5-3 19. P5.4 X8.3 20. P5/1 X8-5 21. T3.5 P4.2 22. P5.2 T7.5 23. X5.2 M7.5 24. X7.3 P4.1 25. P6.1 B7.1 26. B1.1 B7-6 27. P6-5 B9.1 28. P5.2 P4-5 29. M9.7 M5.7 30. X7-8 P3-4 31. Tg5-6 P4/4 32. B3.1 M7/6 33. M7.5 M6.5 34. X8.1 T5.3 35. M5/7 M5.4 36. S5.6 M4.6 37. M7.6 X3.3 38. S4.5 X3-4 Thắng.