SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  51
Télécharger pour lire hors ligne
Hiệp hội doanh nghiệp xã hội
Đông Nam Á đào tạo lĩnh vực
Nhà hàng khách sạn
& Dịch vụ ăn uống
“Các hướng dẫn giúp bạn giảm thiểu tác động
lên môi trường và tiết kiệm chi phí”
Một dự án khởi xướng từ
Dành cho các
doanh nghiệp và trường
DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
ASSET-H&C
ASSET-H&C là Hiệp hội doanh nghiệp xã hội Đông
Nam Á đào tạo lĩnh vực Nhà hàng khách sạn & Dịch
vụ ăn uống. Mạng lưới được thành lập vào năm 2016
và là một tổ chức tập hợp các trung tâm dạy nghề sẵn
sàng hợp tác để hoàn thành tốt các mục tiêu chung
của tổ chức: cung cấp quy trình đào tạo chất lượng,
kỹ năng thực hành thực tế và toàn diện cho thanh
thiếu niên và người trưởng thành để họ hội nhập
thành công vào thị trường việc làm và xã hội.
Hàng năm, các trường thành viên của ASSET-H&C
đào tạo năng lực và mở ra tương lai cho hơn 2.200
nam nữ ở Đông Nam Á. Phần lớn học viên đều có
xuất phát điểm là những người khó khăn về mặt học
thuật, xã hội và/hoặc điều kiện kinh tế, nhưng họ
được tạo cơ hội để trở thành chuyên gia có tay nghề
cao. Đến thời điểm này, hơn 17.300 học viên đã tốt
nghiệp từ 14 trường với tỷ lệ có cơ hội việc làm rất
cao trong những tháng đầu tiên sau khi kết thúc quá
trình đào tạo.
Là một chuỗi trường đào tạo, ASSET-H&C đặt mục
tiêu trở thành một hệ thống trường đào tạo có tầm
quan trọng lớn trong lĩnh vực Kỹ Thuật và Đào Tạo
Nghề (TVET) cũng như trong lĩnh vực phát triển du lịch
bền vững. Mục tiêu đề ra là có tác động tích cực đến
xã hội, môi trường và nền kinh tế của các nước thành
viên mà ASSET-H&C có trụ sở làm việc.
“SÁNG KIẾN NHÀ HÀNG KHÁCH
SẠN - SINH THÁI”
Là một phần của tầm nhìn toàn cầu, các thành viên
ASSET-H&C đã quyết định tập trung đặc biệt vào lĩnh
vực nâng cao trách nhiệm môi trường trong ngành
nhà hàng khách sạn và du lịch.
Năm 2017, trường thành viên đã đưa ra Sáng kiến
Nhà hàng Khách sạn - Sinh thái, nhằm mục đích
hướng đến các thế hệ tương lai trong ngành nhà hàng
khách sạn và du lịch để họ có trách nhiệm với môi
trường bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi: “các
trường học thân thiện với môi trường” - để nâng cao
năng lực của thế hệ học viên trẻ - các học viên yêu
môi trường.
Mục tiêu tổng thể của sáng kiến là nâng cao nhận
thức của các học viên hiện tại và tương lai về các tác
động tiêu cực của ngành công nghiệp du lịch lên môi
trường xung quanh, qua đó có định hướng phát triển
bền vững cho các tổ chức, cơ sở mình tham gia tích
cực hơn và lâu dài hơn.
Giai đoạn đầu tiên của dự án là giúp các trường
thành viên cải thiện hoạt động một cách bền vững để
giảm tác động môi trường.
ASSET-H&C đã hợp tác với Artelia để đánh giá mức
độ tác động lên môi trường của các trung tâm đào
tạo, nhằm xác nhận các trường thành viên đã thực
hành tốt các chương trình giảm thiểu tác động tiêu
cực lên môi trường, đồng thời cung cấp thêm các
hướng dẫn để có thể tối ưu hóa các hoạt động giảm
thiểu thiệt hại lên môi trường.
Hướng dẫn này tập hợp các thực hành tốt được rút ra
từ các quan sát và khuyến nghị của Artelia nhằm mục
đích giúp tất cả các bên liên quan đến ngành du lịch
có sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường và làm tăng
nhận thức về tính bền vững môi trường của họ.
Hướng dẫn này được xuất bản năm 2018 bởi Hiệp hội doanh nghiệp xã hội Đông Nam Á đào tạo ngành du lịch nhà hàng
khách sạn & Dịch vụ ăn uống (ASSET-H&C).
Với sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà tài trợ và
Và sự hợp tác quý báu của và
ASSET-H&C là một dự án khởi xướng từ
© IECD 2018
LỜI CẢM ƠN
Tập tài liệu Eco-Guide được phát triển dưới sự giám sát chung của ông Thomas Behaghel, Giám
Đốc Điều Hành của tổ chức IECD tại khu vực châu Á, và ông Simon Martin, Quản lý dự án Nhà
hàng khách sạn Đông Nam Á, trực thuộc dự án của ASSET-H&C.
Cảm ơn những người đã trực tiếp đồng hành cùng chúng tôi thực hiện dự án này:
•Ông Clément Morel (Chuyên viên về phát triển bền vững, Artelia)
•Bà Anne Jourde (Điều phối viên (Coordinator), IECD/ASSET-H&C)
Cảm ơn những đóng góp và lời khuyên quý giá từ:
•Bà Coralie Baudet (EXO Travel)
•Bà Nia Klatte (EXO Travel)
•Ông Passakorn Sukkasem (EXO Travel)
•Ông Jean-Charles Torra (Giám Đốc Kỹ Thuật, Artelia)
•Ông Nicolas Jallade (Artelia)
•Bà Jehanne de Saint Vincent (IECD)
Xin cảm ơn tất cả các nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác đã đồng ý chia sẻ những kinh
nghiệm thực tiễn quý báu cho dự án này (Góc chuyên gia - Hospitality Insights): Amanjaya Pancam
Suites Hotel, Caravelle Saigon, Inle Heritage Foundation, Jayahouse Riverpark, La Veranda
Resort Phu Quoc, Naga Earth, Novotel Saigon Centre, Pacific Asia Travel Association, Ratilanna
Riverside Spa Resort Chiang Mai, Refill Not Landfill, Rembrandt Hotel Bangkok, Soap for Hope,
Sofitel Angkor Phokeethra Golf and Spa Resort, TMG Hospitality, Victoria Can Tho Resort,
Victoria Cruises.
Lời cuối cùng, một số nội dung trong tập tài liệu này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế và
quan sát của 6 trường trực thuộc tổ chức ASSET-H&C đã tham gia vào dự án thí điểm trường sinh
thái:
•Ecole d’Hôtellerie et de Tourisme Paul Dubrule (Siem Reap, Cambodia)
•Hospitality and Catering Training Centre (Mae Sot, Thailand)
•KOTO (Hanoi, Vietnam)
•PSE-Institute School of Hospitality and Tourism (Phnom Penh, Cambodia)
•Sala Baï (Siem Reap, Cambodia)
•Yangon Bakehouse (Yangon, Myanmar)
BẠN CÓ THỂ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO CHÚNG TÔI
Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp, hoặc thắc mắc, chúng tôi rất sẵn lòng nhận qua địa chỉ email
asset@iecd.org.
Các ý tưởng và ý kiến thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả; chúng không hoàn toàn phản ánh quan
điểm của Agence Française de Développement (AFD) hoặc bất kỳ tổ chức nào được đề cập ở trên.
Thiết kế và dàn trang bởi Lan Nguyễn
In bởi IECD
TÀI LIỆU NÀY PHÙ HỢP CHO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Eco-Guide được dành riêng cho các tổ chức có mong muốn cải tổ lại bộ máy tổ chức và các quy
trình hiện hành để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường. Đây là bộ tài liệu hướng dẫn
thực tế, dành cho tất cả mọi đối tượng và không cần kiến thức kỹ thuật để có thể thực hiện theo.
Độc giả sẽ có được những mẹo nhỏ để nâng cao trách nhiệm môi trường của đơn vị kinh doanh của
mình, đồng thời tiết kiệm chi phí kinh doanh.
Tài liệu đặc biệt hướng tới các học viên là giám đốc, quản lý và kỹ thuật viên của các tổ chức kinh
doanh trong ngành công nghiệp du lịch nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống, bao gồm:
Khách sạn
Nhà hàng và kinh doanh ăn uống
Đại lý du lịch và điều hành du lịch
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành khách sạn và dịch vụ ăn uống
Mục tiêu của chúng tôi là tuyên truyền rộng rãi nhất có thể: vui lòng chia sẻ Eco-Guide này để góp
phần tăng tác động tích cực của tài liệu đến với nhiều đối tượng hơn nữa.
HƯỚNG DẪN CÁC KÝ HIỆU TRONG TÀI LIỆU
cụm từ Các từ ngữ và khái niệm có thể tìm trong phần Thuật Ngữ và Các từ viết tắt (trang 48)
Đây là các khuyến nghị thực tế, có thể áp dụng ngay trong tổ chức, cơ sở kinh doanh.
Ý Kiến Chuyên Gia: nghiên cứu từ một trường hợp thực tế đến từ các tổ chức, cơ sở
khác trong vùng.
Tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn khác về vấn đề đang được đề cập ở (các) đường
dẫn sau.
LỜI NÓI ĐẦU
6
48
7
9
23
31
41
CHÚ THÍCH VÀ THUẬT NGỮ
49 HÌNH ẢNH
50 CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ CHIM RUỒI
ĐÔI DÒNG GIỚI THIỆU
Giám sát và Nhận thức
Giám sát và Nhận thức
Trang thiết bị
Giám sát và Nhận thức
Từ chối và giảm lượng rác thải
Tái sử dụng hoặc Tái chế rác thải
Làm phân bón
Tránh gây ra ô nhiễm đất và nước
Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B)
Nước sử dụng trong Bộ phận dọn vệ sinh
Các khu vực ngoài trời và cảnh quan
Hệ thống giao thông xanh
Hệ thống làm lạnh
Mua sắm có suy xét và trách nhiệm
Tối đa hóa độ thấm nước qua bề mặt của khu vực
Giảm hiệu ứng đảo nhiệt
Tòa nhà
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống máy lạnh
Năng lượng tái tạo
TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG
LƯỢNG NƯỚC TIÊU THỤ
RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
GIẢM THIỂU VÀ THÍCH NGHI
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Các hoạt động của con người, bao
gồm các hoạt động về du lịch, gây
ra nhiều tác động đáng kể cho môi
trường: chất lượng nước suy giảm, tăng ô nhiễm
và phát thải khí nhà kính, tài nguyên thiên nhiên
cạn kiệt hoặc làm gia tăng quá trình biến đổi khí
hậu, và đây chỉ nêu ra một số tác động tiêu biểu.
Tất cả các tác động này đe doạ sự sống trên trái
đất, chúng ta có thể quan sát và cảm nhận được,
đặc biệt là ở các vùng nguy cơ bị ảnh hưởng cao
như Đông Nam Á.
Tại Phòng Năng lượng & Môi trường của Artelia
TP. HCM, chúng tôi quan tâm hướng tới sự bền
vững với tư cách cá nhân và tổ chức. Vấn đề này
luôn là nền tảng cho những việc chúng tôi thực
hiện cùng các tổ chức cộng đồng và tổ chức tư
nhân, bao gồm các bên hoạt động trong lĩnh vực
khách sạn, để đánh giá và giảm thiểu ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, và phát triển nhiều giải
pháp bền vững hơn cho tương lai.
Do đó, chúng tôi rất hứng khởi khi được hợp tác
với IECD và ASSET-H&C, và tham gia vào quá
trình xây dựng hướng dẫn này. Đây là cơ hội để
chúng tôi được sử dụng chuyên môn chính của
mình để phục vụ cho một dự án vì lợi ích cộng
đồng, một dự án nhằm phổ biến các hướng dẫn
cho phép các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
này, các trường và doanh nghiệp bắt đầu hành
động. Chúng tôi rất vui khi được đóng góp vào
hướng dẫn này bằng cách chia sẻ kiến thức với
các bên có ý tưởng bước đầu hướng đến trách
nhiệm môi trường, và chúng tôi hi vọng rằng điều
này sẽ góp phần tạo ra sự thay đổi trên quy mô
lớn hơn.
Nicolas JALLADE
Trưởng Phòng Năng lượng & Môi trường,
ARTELIA Việt Nam
Tại EXO Foundation, chúng tôi tin
rằng du lịch lữ hành là chìa khóa
cho phát triển bền vững ở tất cả các
điểm đến bằng cách giảm thiểu tác động tiêu
cực và gia tăng tối đa các tác động tích cực tới
môi trường và con người sống trong các môi
trường đó.
May mắn được sinh sống và hoạt động trong di
sản thiên nhiên và văn hóa tuyệt vời của châu Á,
chúng tôi hiểu rằng trách nhiệm của mình là phải
có lương tâm đối với những nơi chúng tôi hoạt
động và những tác động đối với thế giới quanh
ta.
Bằng cách hỗ trợ các nhóm thiện nguyện, doanh
nghiệp và tổ chức tại địa phương đang đóng góp
cho những sự nghiệp mang tính xã hội, văn hóa
và môi trường, chúng tôi có thể tối đa hóa lợi ích
mà du lịch mang lại cho người dân địa phương
và nền kinh tế của họ.
Chúng tôi tự hào được hợp tác với IECD và
ASSET-H&C, những tổ chức mang lại cơ hội cho
những người kém may mắn và là điển hình tuyệt
vời trong việc dẫn dắt ngành du lịch theo hướng
bền vững hơn. Chúng tôi thực sự tin rằng trách
nhiệm của ngành du lịch là tương lai của ngành
lữ hành, mang con người tới gần nhau hơn và
phát triển một phong cách lữ hành có khả năng
giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.
Alexandra MICHAT
Giám đốc,
Quỹ EXO
Nia KLATTE
Điều phối về Bền vững
(Lào & Việt Nam), EXO
Travel
6
7 GIỚI THIỆU
Tính đến năm 2030, dự kiến sẽ có khoảng 1,8 tỷ du khách trên toàn thế giới(1)
, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế của địa phương và toàn cầu, tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như sẽ gia tăng
sự hiểu biết và các cuộc trao đổi văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi tương lai của ngành
du lịch đang tỏa sáng, tình trạng môi trường lại mờ mịt hơn.
Với con số 1,3 tỷ người đi du lịch mỗi năm, ngành du lịch phải chịu 14% trách nhiệm trong tiến
trình biến đổi khí hậu toàn cầu(2)
. Theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, “nếu không
có biến động lớn, đến năm 2050 ngành du lịch sẽ tạo ra mức tăng 154% về mức tiêu thụ năng
lượng, 131% về lượng khí thải nhà kính, 152% về nhu cầu tiêu thụ nước và 251% về chất thải rắn
cần xử lý so với thời điểm hiện tại”(3)
.
Lúc này, việc định nghĩa lại thế nào gọi là sự phát triển của ngành du lịch chủ yếu là vấn đề mang
tính đạo đức, để du lịch vẫn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế nhưng không gây ảnh hưởng lớn
tới môi trường.
Ngành du lịch cũng cần coi sự tàn phá môi trường là yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế ngành. Bởi lẽ
ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên bản địa sẵn
có để tồn tại và phát triển. Có thể nói, mối nguy hại lớn nhất gây ảnh hưởng tới ngành du lịch là
chính là bản thân của ngành nếu ngành du lịch vẫn tiếp tục góp phần làm cạn kiệt tài nguyên
thay vì bảo tồn các nguồn tài nguyên. Theo Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu, có một nguy cơ
đó là “trong tương lai, du lịch có thể sẽ ngày càng bị chỉ trích là ngành gây ô nhiễm môi trường”,
nếu ngành này không có động thái nào, ít nhất là “tìm cách giảm thiểu chất thải và các yếu tố
gây hại cho môi trường và xã hội”(4)
.
Bởi vậy, điều quan trọng là chúng ta phải suy nghĩ lại cách quản lý ngành công nghiệp đang lớn
mạnh này, để sự phát triển của nó mang tính tích cực và đem lại lợi ích cho cộng đồng cũng như
các bên liên quan.
Điều đáng mừng là hiện vẫn có cơ hội thương mại cho những người đi đầu trong ngành du lịch.
Thực tế cho thấy, du khách ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về môi
trường và xã hội toàn cầu, và chú ý hơn đến các tác động lên môi trường xã hội xung quanh ở
nơi họ đến du lịch. Yếu tố du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi trường của bên cung cấp
dịch vụ du lịch đang trở thành một yếu tố trong quyết định lựa chọn dịch vụ và điểm đến của du
khách. Năm 2017, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi AIG(5)
cho thấy: 78% du khách cho rằng
yếu tố du lịch bền vững là “cực kỳ quan trọng” hoặc “tương đối quan trọng” – so với 52% đưa ra
1
UNWTO, “Why Tourism”, http://www.tourism4development2017.org/why-tourism, truy cập ngày 20/04/2018.
² Transforming Tourism - Tourism in the 2030 Agenda, March 2017.
³ UNEP, https://www.unenvironment.org/explore-topics/resource-efficiency/what-we-do/responsible-industry/tourism, truy cập ngày
20/04/2018.
4
Randy Durband, Global Sustainable Tourism Council (GSTC), WTTC, 2017, Understanding the Critical Issues for The Future of Travel
and Tourism.
5
In March 2017, AIG Travel conducted a 15-question poll (AIG Pulse Poll) with 1300 participants in the U.S. - International Travel and
Health Insurance Journal, 26 April 2017, “Travellers want education on going green”, https://www.itij.com/story/13205, truy cập
ngày 20/04/2018.
GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU 8
6
Xem Câu chuyện về Chú chim ruồi truyền cảm hứng ở trang cuối của Hướng dẫn này.
câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát cùng kỳ trong năm trước đó. Yếu tố du lịch bền vững sẽ
ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong quyết định điểm đến và lựa chọn dịch vụ của du
khách, và chỉ những người trong ngành thực sự quan tâm và có các hành động cụ thể mới có thể
bứt phá và nổi bật.
Chúng tôi tin rằng vẫn chưa muộn để chúng ta đảo ngược tình hình nếu tất cả chúng ta, những
người trong ngành cũng như du khách, bắt đầu hành động để biến ngành du lịch trở nên bền vững
hơn, và nếu chúng ta cùng nỗ lực hết sức mình(6)
.
Là các trung tâm đào tạo nghề trong dự án ASSET-H&C, chúng tôi tin rằng chúng tôi có một trách
nhiệm rất đặc biệt, đó là trở thành nguồn ảnh hưởng lớn thông qua lớp thanh niên và học viên mà
chúng tôi đào tạo, từ đó tạo ra sự thay đổi ở quy mô lớn và dài hạn. Với bản “Hướng dẫn về môi
trường” (Eco-Guide) này, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu thực hiện trách nhiệm của mình và lôi cuốn
những người khác vào cuộc hành trình phát triển du lịch bền vững.
Hãy xem như đây là một cuốn sách công thức nấu ăn: qua từng trang, cuốn sách sẽ cung cấp cho
bạn các kinh nghiệm thực tế hiệu quả và đơn giản để hạn chế những tác hại môi trường của các
hoạt động và dịch vụ du lịch của bạn trong bốn lĩnh vực chính sau đây: tiêu thụ năng lượng, tiêu
thụ nước, chất thải và ô nhiễm, và các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
khác. Thông qua các diễn giải cơ bản, các hành động và hiểu biết sâu sắc cụ thể trong ngành,
chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp chìa khóa để bạn bắt đầu hoặc tiếp tục thực hiện các thay đổi tích
cực ngay từ cấp độ cá nhân.
TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG
9 Tiêu thụ Năng lượng
• Giám sát và Nhận thức
• Tòa nhà
• Hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống máy lạnh
• Năng lượng tái tạo
Tiêu thụ Năng lượng 10
7
Transforming Tourism - Tourism in the 2030 Agenda, 03/2017.
8
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Greenview cho International Tourism Partnership trong: ITP, 11/2017, báo cáo khử Cacbon
của Hotel Global.
9
Theo một trong những kịch bản của Ngân hàng phát triển châu Á, trong: Ngân hàng phát triển châu Á, 2015, Đông Nam Á và nền
kinh tế của ổn định khí hậu toàn cầu.
Vấn đề là gì?
Nguồn năng lượng chúng ta sử dụng hàng ngày vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu
hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên…), dẫn đến hai vấn đề chính: thứ nhất, nhiên liệu
hóa thạch được sản sinh trong thiên nhiên chậm hơn mức độ tiêu thụ của con người, và thứ
hai, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí thải nhà kính như cacbon dioxit
(CO2), thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính và gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Biến đổi khí hậu diễn ra dưới hình thức trái đất nóng lên, nhiều hiện tượng thời tiết khốc liệt
hơn (bão, lũ lụt, hạn hán), do đó biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đối với đa dạng sinh
học, cảnh quan thiên nhiên và các hoạt động của con người. Theo Ngân hàng phát triển
Châu Á, khu vực Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất vì hiện tượng biến đổi khí
hậu, nhưng hiện vẫn là nơi phát thải khí nhà kính ngày một gia tăng.
Vì sao bạn nên quan tâm?
Các hoạt động du lịch và ăn uống sử dụng rất nhiều năng lượng cho việc sản xuất thực
phẩm (thiết bị nhà bếp và các máy làm bánh sử dụng rất nhiều năng lượng, kho lạnh, hệ
thống chiếu sáng, hệ thống máy lạnh (AC)…). Ngành du lịch (bao gồm cả giao thông vận
tải) đóng góp tới 14% lượng phát thải CO2 toàn cầu(7)
.
Để tuân thủ cam kết về nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2°C được ký kết tại
Hiệp định khí hậu Paris năm 2015, ngành du lịch sẽ cần phải giảm lượng khí thải nhà kính
mỗi phòng mỗi năm xuống tới 90% vào năm 2050(8)
.
Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ là một trong những ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi biến
đổi khí hậu. Nếu không thay đổi – tại Việt Nam và Thái Lan, khách du lịch sẽ giảm tới
11,5% vào năm 2050(9)
. Vì thế, ngành du lịch cần ưu tiên và tích cực giảm phát thải khí
CO2 bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng.
Mục này sẽ cung cấp dữ liệu và các mẹo nhỏ để có thể giám sát, kiểm soát và giảm thiểu
lượng năng lượng tiêu thụ trong ngành. Ứng dụng các bước hướng dẫn đơn giản được
khuyến nghị trong cuốn hướng dẫn này sẽ giúp bạn giảm tới 20% điện năng tiêu thụ.
11 Tiêu thụ Năng lượng
Giám Sát và Nhận Thức •
1. Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng
•Ghi nhận lượng năng lượng tiêu thụ là bước đầu tiên và cần thiết trong việc đánh giá hiệu suất của một
cơ sở hoạt động du lịch để có thể giảm tiêu thụ năng lượng.
•Có nhiều nguồn năng lượng khác nhau nhưng khí gas và điện là hai nguồn năng lượng được sử dụng phổ
biến nhất trong lĩnh vực du lịch và nhà hàng khách sạn.
•Để theo dõi lượng điện tiêu thụ, nên lắp đặt đồng hồ đo ở các khu vực tiêu thụ năng lượng. Đồng hồ đo
nên được ghi nhận ít nhất hàng tuần và dữ liệu nên được thu thập trong một tệp điện tử để theo dõi lượng
điện tiêu thụ theo thời gian. Các nguồn năng lượng khác như gas cũng cần được theo dõi (số bình gas, lượng
khí, v.v.).
•Giá của đồng hồ điện (bao gồm cả lắp đặt), trung bình 250 USD/cái.
Khi đã lắp đặt xong đồng hồ điện, hãy tạo một bảng ghi chú đơn giản để ghi lại lượng tiêu thụ hàng
tuần của các khu vực và các phòng ban khác nhau (ví dụ trong một trường dạy về ngành nhà hàng
khách sạn: các văn phòng và lớp học/bếp/nhà hàng/khu vực vệ sinh và khu giặt là/kí túc xá…) và
chỉ định một người hoặc một đội nhóm thực hiện việc ghi chép và giám sát.
Góc chuyên gia: Quy tắc giám sát
Tại Việt Nam, tập đoàn TMG (http://www.tmgroup.vn), quản lý các thương hiệu như
Victoria Hotels & Resorts, ÊMM Hotels & Resorts, đã tạo ra một hệ thống giám sát chặt chẽ
nhằm theo đuổi chính sách môi trường đầy tham vọng và chủ động của tập đoàn. Mỗi một
khách sạn, nhà hàng, hoặc du thuyền đều phải gửi báo cáo tiêu thụ năng lượng hàng tháng
về cho Kiểm Soát Kỹ Thuật Vùng và Giám Đốc Điều Hành. Báo cáo bao gồm số liệu chính
xác về mức tiêu thụ điện, nước và gas.
Hoạt động này được khởi xướng 5 năm về trước và theo Hanno Stamm, Giám Đốc Điều
Hành, tập đoàn đã giảm thiểu được tới 50% tổng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới của tập
đoàn trong 5 năm qua. Kết quả này đã đạt được thông qua nhiều thay đổi dần dần được
thực hiện trên các khách sạn đã được xây dựng từ 20 năm trước, vào thời điểm tình trạng khí
hậu của Trái Đất vẫn chưa phải là một chủ đề nóng và cấp bách.
Ban đầu, việc triển khai giám sát năng lượng này cũng liên quan đến thực tế là tập đoàn đã
được tài trợ bởi một khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, liên quan đến nhiều quy
định về môi trường và yêu cầu phải được kiểm soát chặt chẽ. Nhờ có sự quyết liệt từ lãnh đạo
tập đoàn, và cơ hội rõ ràng cho việc quảng bá thương hiệu và tiềm năng tài chính, việc giám
sát năng lượng nhanh chóng trở thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả các Tổng Giám đốc
hiện tại đang ủng hộ việc này và các vấn đề liên quan đến môi trường (làm thế nào để tiết
kiệm nhiều năng lượng và điện, nước…) luôn được nêu ra trong mọi cuộc họp.
Dữ liệu thu thập được luôn được chia sẻ để so sánh với các báo cáo trước đó, với các khách
sạn, nhà hàng khác cùng chung tập đoàn, và so sánh với các tiêu chuẩn của quốc tế.
Hệ thống giám sát và quản lý này đem lại lợi ích kép như sau:
• Cho phép các khách sạn nhanh chóng xác định các vấn đề tiềm tàng trong trường hợp có sự
gia tăng bất ngờ trong việc tiêu thụ (ví dụ: bị rò rỉ ...) - và bất kỳ sự thay đổi nào về lượng tiêu thụ
phải được người quản lý giám sát chặt chẽ;
• Là một phương thức hữu hiệu để chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp mới được áp dụng
để giảm bớt lượng tiêu thụ, qua đó khen thưởng kịp thời các nhóm thực hiện, đồng thời khuyến khích
họ tiếp tục theo dõi và phát huy năng lực.
Giám sát sự thất thoát về lượng năng lượng tiêu thụ thường rất khó, do đó, Giám Đốc Điều
Hành có nhiệm vụ đi giám sát các kho lưu trữ và xem xét các chính sách mua và giao nhận
hàng của tất cả các khách sạn trong tập đoàn mỗi năm hai lần.
2. Hình thành ý thức về sử dụng năng lượng
•Thói quen sử dụng năng lượng của các cư dân trong cùng một tòa nhà sẽ ảnh hưởng lớn tới tổng năng
lượng tiêu thụ. Nhận thức của người sử dụng năng lượng (ví dụ như trong trường dạy kỹ năng nhà hàng
khách sạn: nhân viên, khách hàng, học sinh) nên được nâng cao và chú trọng trong các khóa đào tạo và
qua các biển hướng dẫn bên trong tòa nhà để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng
lượng cho cả mục đích môi trường và tài chính.
•Đối với máy lạnh, chọn nhiệt độ thích hợp (khoảng 26°C) và bật ở chế độ quạt bất cứ khi nào có thể sẽ
giúp giảm lượng tiêu thụ điện. Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo nội dung về các thiết bị lạnh (trang
17).
•Thông thường, một số thiết bị bảo quản lạnh (tủ lạnh, tủ đông) và thiết bị giặt rửa (máy rửa bát, máy giặt,
máy sấy) không được sử dụng hết không gian bên trong; việc tăng tỷ lệ lấp đầy của các thiết bị sẽ giúp tối
ưu hóa lượng năng lượng cần thiết để vận hành chúng.
•Thiết bị không sử dụng trong thời gian dài nên được rút nguồn/tắt máy thay vì để ở chế độ “chờ” (Sleep
mode).
•Ở hầu hết các quốc gia, giá điện có thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày. Để giảm hóa đơn tiền
điện, bạn nên sử dụng thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng (máy giặt, lò nướng ...) trong giờ thấp điểm. Ví dụ,
ở Việt Nam, có ba khung thời gian trong ngày (giờ cao điểm, giờ bình thường, giờ thấp điểm); mức giá trong
giờ cao điểm (đồng/kWh) có thể cao hơn gấp bốn lần so với giờ thấp điểm.
Giá cả và khung thời gian trong ngày thường có thể được tìm thấy trên trang web của các nhà cung cấp
điện.
Lập các bảng hiệu thú vị và bắt mắt hoặc tổ chức các trò chơi cho khách, nhân viên và học viên để
khuyến khích họ áp dụng các thói quen tiết kiệm năng lượng.
12
Tiêu thụ Năng lượng
Góc chuyên gia: thử thách Green Intrapreneur
Trong năm 2015, Tập đoàn Khách sạn TMG (http://www.tmgroup.vn) đã tổ chức một thử thách lớn trong
phạm vi tập đoàn cho tất cả các khách sạn trên khắp Việt Nam: các đội tham gia phải đưa ra những ý
tưởng và giải pháp mới để giảm tác động môi trường của từng bộ phận và trong mỗi khách sạn, nhóm
chiến thắng sẽ nhận được một tỷ lệ phần trăm của các khoản tiết kiệm thu được thông qua giải pháp của
họ. Tập đoàn đã tìm ra được những cách thức mới rất hay để giảm bớt lượng tiêu thụ và tiết kiệm được
hơn 4.000 USD nhờ các giải pháp này.
Tại khu nghỉ dưỡng Victoria Cần Thơ (https:/
/www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html),
đội Kỹ Thuật là đội thắng cuộc, nhờ vào giải pháp mới nhằm giảm năng lượng tiêu thụ cho các hoạt
động vệ sinh trong khách sạn. Ý tưởng của họ là một hệ thống trong đó nhiệt sinh ra bởi máy sấy sẽ
được sử dụng để làm ấm nước của máy giặt, bằng cách sử dụng hộp cách nhiệt, lấy nhiệt từ máy sấy
và dẫn vào đường ống cấp nước cho máy giặt. Làm như vậy, nước sẽ được làm nóng lên đến 40/50°C,
giảm thời gian và năng lượng cần để đun nước của máy giặt. Ý tưởng này cũng giành được giải nhất ở
cấp Tập Đoàn và được nhiều khách sạn cùng hệ thống áp dụng.
Chuỗi du thuyền của tập đoàn Victoria Cruises
(https:/
/www.victoriahotels.asia/en/victoria-cruises.html), ở đồng bằng sông Cửu Long lấy cảm hứng từ hệ
thống này để tạo ra một hệ thống làm nóng nước thân thiện với môi trường trong các phòng cho khách
lưu trú: nước nóng có sẵn trong phòng tắm được làm ấm lại bằng cách sử dụng nhiệt được tạo ra bởi động
cơ của thuyền thay vì sử dụng máy phát điện hoặc lò hơi điện, tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng và nhờ
đó tiết kiệm chi phí.
Sustainable Hotel - Siting, thiết kế và thi công, Quan hệ đối tác du lịch quốc tế, 2014.
Phần 9: giám sát hiệu quả/tiêu thụ điện và năng lượng.
www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf
13 Tiêu thụ Năng lượng
Góc chuyên gia: Duy trì không khí mát mẻ
Ở Phnom Penh (Campuchia), 365 ngày đều có nắng, do đó cách nhiệt tốt là chìa
khóa để giảm thiểu nhu cầu làm mát.
Khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel (http://www.amanjaya-suites-phnom-penh.com)
đã lắp đặt màng lọc tia UV cho tất cả cửa sổ, đặc biệt là trong phòng của khách, nơi nhận
nhiều ánh sáng mặt trời. Cách này tuy đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm nhiệt độ
trong phòng và hạn chế lượng năng lượng tiêu thụ cho hoạt động làm mát phòng.
Trong năm 2018, khách sạn sẽ đầu tư màn lọc mới, sử dụng công nghệ hiện đại hơn để
tăng cường hơn nữa tác động tích cực của thiết kế tòa nhà thông minh này.
một dự án khởi xướng từ
•Hạn chế số lượng cửa sổ và không sử dụng các cửa sổ quá lớn. Không cách nhiệt tốt bằng tường, cửa sổ
là khu vực hút nhiệt mặt trời từ bên ngoài vào tòa nhà. Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ và diện tích
tường trong một tòa nhà nên vào khoảng 30%.
•Sử dụng mái hiên, cửa chớp và thảm thực vật để tránh ánh sáng ban ngày trực tiếp và giảm nhiệt (xem
hình minh họa bên dưới).
•Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên cho cả bên ngoài (thông gió hai
mái như hình vẽ bên dưới) và bên trong (sân, v.v.) tòa nhà.
•Sử dụng các màu sáng cho vỉa hè, mái nhà và các bức tường bên
ngoài để lấy ánh sáng mặt trời và cản nhiệt.
•Xây vườn, mảng xanh trên tường và hồ nhỏ để làm mát không khí.
! Ưu tiên ánh sáng tự nhiên
Tương tự như hệ thống thông gió, nhu cầu tiêu thụ năng lượng có thể
được giảm xuống bằng việc giảm nhu cầu sử dụng nguồn sáng
nhân tạo:
•Thiết kế vừa đủ số cửa sổ (không quá nhiều) để lấy ánh sáng tự nhiên
và giảm việc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo vào ban ngày.
Nếu bạn sắp xây dựng một cơ sở vật chất mới, nên nghiên cứu kỹ
đường chiếu sáng của ánh sáng tự nhiên và các luồng không khí tự nhiên, và thiết kế theo các phương
án đã nêu ra ở trên. Nếu tòa nhà của bạn đã hoàn thành, hãy cân nhắc những cải tiến nhỏ hơn như
thay đổi màu sơn, lắp rèm và cửa chớp sáng.
2. Hình minh họa cho các thiết kế tốt (tham khảo)
Tòa nhà •
1. Tối ưu hóa thiết kế tòa nhà để giảm tiêu thụ năng lượng
! Giảm nhu cầu làm mát
Hệ thống thông gió và làm mát cần rất nhiều năng lượng để vận hành, nên việc tiêu thụ năng lượng
có thể được giảm nếu các tòa nhà được thiết kế theo hướng ưu tiên lấy gió tự nhiên và hạn chế nhu
cầu làm mát nhân tạo. Các biện pháp này bao gồm:
magnifier placing
14
Tiêu thụ Năng lượng
T12 Thế hệ đầu (thập niên 1930)
T8 thế hệ thứ hai (thập niên 1980)
T5 thế hệ thứ ba (năm 2000)
Bóng đèn
dây tóc
Đèn huỳnh quang Đèn LED
Đèn huỳnh
quang compact
Hệ Thống Chiếu Sáng •
1. Thiết kế chiếu sáng
Mục tiêu của thiết kế ánh sáng thông minh là kiểm soát và điều chỉnh sức mạnh của thiết bị chiếu sáng
cho mỗi không gian. Một tham số quan trọng cần xem xét là Mật độ công suất chiếu sáng (LPD),
được biểu thị bằng Oát trên mét vuông (W/m²). Đây là tổng công suất của tất cả các ánh sáng trong
không gian chia cho diện tích của không gian. Một mật độ công suất chiếu sáng khoảng 7W/m² nên
được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Ví dụ, một lớp học 25m² với 12 đèn, công suất 15W
mỗi cái (tổng cộng 180W) sẽ có LPD 7,2W/m² (180/25 = 7,2).
Để đạt mục tiêu này, không nên giảm số lượng đèn trong phòng cho đủ số (sẽ làm ảnh hưởng đến sự
thoải mái khi nhìn trong phòng), chúng ta có thể sử dụng nhiều thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng
hơn mà vẫn đảm bảo đủ độ sáng cho phòng.
! Thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng cho ngoài trời và trong nhà nên tập trung
vào các cách thiết kế nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả của ánh sáng. Nguyên tắc thiết kế chiếu
sáng là:
•Tối đa hóa sử dụng ánh sáng ban ngày trong khi giảm thiểu mức hấp thụ nhiệt mặt trời (ánh sáng mặt trời
gián tiếp và kính): ánh sáng tự do
•Nhiều đèn chưa chắc đã tốt hơn: chất lượng ánh sáng mới là thông số quan trọng hơn. Số lượng và chất
lượng của ánh sáng phải phù hợp với chức năng sử dụng thực tế của không gian (ví dụ, nhà kho sẽ cần ít
ánh sáng hơn nhà bếp hoặc lớp học).
•Lắp đặt đèn theo chức năng sử dụng (chẳng hạn như đèn bàn) khi cần thiết và giảm ánh sáng ở nơi khác.
•Sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng (đèn và bộ hắt sáng), các bộ điều khiển và hệ thống
(bộ điều chỉnh độ sáng, cảm biến chuyển động và điều chỉnh độ sáng). Xem bên dưới để biết thêm thông
tin chính xác.
2. Các thiết bị chiếu sáng hiệu quả:
Mức tiêu thụ năng lượng cho hệ thống chiếu sáng có thể được giảm đáng kể nếu sử dụng các thiết bị
chiếu sáng hiệu quả. Hệ thống chiếu sáng hiệu quả không chỉ giảm lượng năng lượng tiêu thụ mà còn
cải thiện môi trường làm việc và tăng cường sức khỏe của nhân viên, giảm tình trạng mỏi mắt.
2.1. Các loại đèn:
Đèn huỳnh quang được khuyến khích sử dụng trong nhà, đặc biệt cho các phòng cần sử dụng nhiều
giờ, vì chúng mang lại sự thoải mái nhất cho người dùng. Tuy nhiên, những nơi chuyên biệt cần độ
sáng cao, nên sử dụng đèn LED.
! Hai loại đèn huỳnh quang phổ biến gồm có:
•Đèn tuýp huỳnh quang - thường được sử dụng để thắp sáng các khu vực rộng lớn trong văn phòng, tòa
nhà thương mại và công cộng: T5, T8, T12, v.v.
•Đèn huỳnh quang compact (CFL) - một loại bóng đèn thường được sử dụng cho hộ gia đình.
2.4. Đèn chiếu sáng bên ngoài
Đối với chiếu sáng bên ngoài, đèn LED là sự lựa chọn tối ưu cho các trung tâm đào tạo, khách sạn
hoặc nhà hàng, do có tuổi thọ cao và khả năng chiếu sáng mạnh mẽ.
2.5. Lợi ích kinh tế của việc sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng
Trong khi giá các thiết bị tiết kiệm năng lượng (CFL và LED) thường cao hơn so với đèn sợi đốt truyền
thống, đèn đời mới hơn thường có chi phí vận hành ít hơn, tiết kiệm chi phí trong suốt tuổi thọ của đèn
như trong bảng dưới đây (tính toán bao gồm chi phí ban đầu):
15 Tiêu thụ Năng lượng
Đèn LED
Đèn huỳnh
quang
compact(10)
Đèn
dây tóc
kWh của lượng điện sử dụng trong 30.000 giờ [A] 300 420 1.800
Số oát trên 1 bóng để phát sáng tương đương với một đèn dây tóc (chuẩn tham chiếu 60W) 10 14 60
$0,1 $0,1 $0,1
Giả định giá điện tính bằng đơn vị USD trên kWh [B](11)
$30 $42 $180
Chi phí cho lượng điện tiêu thụ trong 30.000 giờ vận hành (Giả định: 0,1 USD/kWh) [C=AxB]
$24 $45 $31
Chi phí bóng đèn tính bằng USD cho 30.000 giờ sử dụng [D]
$54 $87 $211
Tổng chi phí cho 30.000 giờ [E=C+D]
10
Đèn huỳnh quang compact và đèn huỳnh quang sử dụng cùng một công nghệ; do đó phân tích chỉ giới hạn trong 3 công nghệ
chính.
1
1
Đây là giả thiết chung dựa trên phạm vi toàn cầu. Giá điện thực tế khác nhau ở mỗi quốc gia.
Khi bạn đã tối ưu hóa được việc sử dụng ánh sáng tự nhiên cho tòa nhà, hãy kiểm tra các loại đèn
bạn sử dụng trong và ngoài tòa nhà; xem xét việc thay thế dần dần các bóng đèn sợi đốt bằng đèn
huỳnh quang và đèn LED.
Liên minh châu Âu EU đã cấm việc buôn bán bóng đèn sợi đốt vì hiệu quả năng lượng kém.
2.2. Thiết bị phản quang
Thiết bị phản quang là các tấm phản quang nhỏ bao quanh
bóng đèn (phía trên và/hoặc xung quanh). Bằng cơ chế phản
chiếu các tia sáng hướng phía trần nhà và khu vực không gian
trên cao (nơi không cần sử dụng ánh sáng đèn) rồi điều hướng
ánh sáng về phía sàn và những khu vực cần ánh sáng của căn
phòng, các tấm phản quang giúp tối ưu hóa hệ thống chiếu
sáng.
Thiết bị này thường được sử dụng cho các bóng đèn huỳnh
quang (ống neon).
2.3. Đèn chiếu sáng trong nhà
Các công nghệ chiếu sáng khác nhau tiêu thụ điện năng khác
nhau. Ví dụ, đèn huỳnh quang sử dụng năng lượng ít hơn 75%
so với đèn sợi đốt để cung cấp cùng một lượng ánh sáng. Tuổi
thọ cũng dài hơn khoảng 10 lần so với đèn sợi đốt (từ 10.000
giờ lên đến 24.000 giờ nếu sử dụng tối ưu).
Thiết bị phản quang
16
Tiêu thụ Năng lượng
Góc chuyên gia: Chuyển sang sử dụng thiết bị tiết kiệm điện:
Từ năm 2015, trong một phần của việc thực hiện Chương trình nghị sự 21 của tập đoàn
AccorHotels, Khu nghỉ dưỡng và Spa Sofitel Angkor Phokeethra quyết định thay thế 200
bóng đèn halogen ngoài trời của họ (một loại đèn sợi đốt) để giảm lượng tiêu thụ năng
lượng của Khu nghỉ dưỡng. Theo tính toán, trong một tháng, họ đã chi khoảng 900 USD
cho việc tiêu thụ điện của những bóng đèn này, trong khi đèn LED sẽ chỉ tiêu tốn khoảng
335 USD một tháng. Mặc dù chi phí trang bị đèn LED cao hơn (cao hơn khoảng 2.100
USD cho 200 bóng đèn), nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ hàng ngày rất lớn: theo tính
toán của khách sạn, ước tính sẽ mất dưới 4 tháng để thu hồi vốn đầu tư và bắt đầu có lãi.
Theo thời gian, khoản tiết kiệm thậm chí còn lớn hơn khi tính đến tuổi thọ tương ứng của
hai loại đèn, dài hơn gấp 4 lần trong trường hợp sử dụng đèn LED.
3. Điều khiển ánh sáng
Cảm biến chuyển động
Công tắc chuyển thời gian
Bạn có thể điều chỉnh độ sáng tùy theo nhu cầu bằng
cách sử dụng các điều khiển ánh sáng thông minh được
mô tả dưới đây. Sử dụng điều khiển ánh sáng để tự động
bật và tắt đèn (cũng như các thiết bị khác) khi cần thiết có
thể tiết kiệm tới 60% chi phí năng lượng. Những điều
khiển này phải được thiết kế theo từng phòng và chức
năng.
! Thiết bị điều chỉnh độ sáng
Thiết bị điều chỉnh độ sáng được sử dụng để điều chỉnh
cường độ ánh sáng của đèn bàn. Chúng khá rẻ và có thể tiết
kiệm năng lượng khi điều chỉnh cường độ ánh sáng giảm
xuống.
Thiết bị có thể sử dụng chung với bộ cảm biến ánh sáng,
hoặc dùng như một thiết bị riêng lẻ.
! Cảm biến chuyển động, hoạt động và ánh sáng
•Cảm biến chuyển động tự động bật đèn khi phát hiện
chuyển động và tự động tắt sau một thời gian ngắn. Loại thiết
bị này khá hữu ích để đảm bảo an ninh ngoài trời và công
cộng.
•Cảm biến hoạt động có khả năng phát hiện hoạt động
trong nhà và nhạy hơn. Có hai loại cảm biến hoạt động (siêu
âm: âm thanh, và hồng ngoại: nhiệt và chuyển động).
•Cảm biến ánh sáng ghi nhận điều kiện ánh sáng xung
quanh, có thể áp dụng trong nhà hoặc ngoài trời.
! Bộ hẹn giờ hoặc công tắc chuyển thời gian
Có hai loại hẹn giờ: Bộ hẹn giờ thủ công và bộ hẹn giờ
kỹ thuật số có thể điều chỉnh và được lắp đặt trên tường
(trông giống như bộ điều khiển nhiệt độ kỹ thuật số), giúp
tự động chiếu sáng trong nhà hoặc ngoài trời cho thời
gian và thời điểm nhất định trong ngày.
Bộ hẹn giờ có thể được sử dụng cho bất kỳ thiết bị điện
nào.
Thiết bị điều chỉnh độ sáng
17 Tiêu thụ Năng lượng
Hệ Thống Điều Hòa •
1. Hệ thống tiêu thụ đa số điện năng:
Phần lớn lượng điện năng tiêu thụ của một tòa nhà được dùng vào việc làm mát (chiếm tỷ lệ 40% tới
70% ở các nước nhiệt đới). Điện năng tiêu thụ của một hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu
quả sử dụng hệ thống, độ cách nhiệt của tòa nhà, chất lượng của hệ thống cửa chính và cửa sổ (kín
hay hở, thiết kế tốt để tiết kiệm điện hay không?), và cách thức vận hành hệ thống điều hòa của tòa
nhà. Một tòa nhà được lắp đặt hệ thống làm lạnh tốt và thiết kế tối ưu, giảm không gian điều hòa sẽ
giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và giảm chi phí vận hành.
2. Sử dụng quạt làm mát
Lời khuyên thông dụng và hữu ích nhất là nên sử dụng quạt thay vì máy lạnh khi có thể (nhất là trong
giai đoạn giao mùa). Do mức tiêu thụ điện năng của quạt thấp hơn nhiều so với máy lạnh và ít phát
thải khí gây hại cho môi trường xung quanh. Một máy lạnh thông thường cần 1.500 Watt điện để vận
hành, trong khi một cây quạt trần chỉ cần 250 Watt.
3. Chọn một hệ thống điều hòa hiệu quả
Hiệu quả của các hệ thống điều hòa không khí có thể được đo bằng Hệ số hiệu suất (COP).
Hệ số hiệu suất càng cao thì hệ thống lạnh càng hiệu quả. Các hệ thống hiệu quả có COP cao hơn
3,5. Trong bảng dưới đây, chúng tôi so sánh hai máy lạnh với các COP khác nhau:
Góc chuyên gia: Điều chỉnh nhu cầu sử dụng đèn chiếu sáng hiệu quả
Tại Siem Reap (Campuchia), khu nghỉ dưỡng và spa Sofitel Angkor Phokeethra Golf and
Spa Resort (https://www.sofitel-angkor-phokeethra.com) cũng đã nghiên cứu tối ưu hóa
tiêu thụ năng lượng dành cho chiếu sáng bằng cách lắp đặt các thiết bị điều khiển ánh
sáng khác nhau:
•Bộ hẹn giờ để chiếu sáng ngoài trời (chỉ khi trời tối), hành lang và hệ thống khí thải nhà bếp;
•Nút chỉnh cường độ sáng (dimmers) cho các phòng chức năng;
•Cảm biến cho trung tâm thể dục và phòng khiêu vũ;
•Công tắc thẻ từ cho tất cả các phòng khách lưu trú.
Nhóm nghiên cứu của khách sạn đã phân tích rằng năng lượng được tiết kiệm đáng kể
nhất là từ các công tắc thẻ từ được lắp đặt trong phòng khách, cho phép tiết kiệm điện tối
thiểu 8 giờ cho mỗi phòng trên mỗi đặt phòng. Về mặt tài chính, hoạt động này giúp tiết
kiệm 32 USD mỗi ngày chi phí năng lượng cho khách sạn. Các phòng được trang bị thiết
bị điều chỉnh độ sáng tiêu thụ trung bình ít hơn 50% so với phòng không sử dụng.
Công tắc và khóa dùng thẻ
! Công tắc dùng thẻ
Công tắc dùng thẻ cho phép bật/tắt nhanh một bộ đèn và
các thiết bị điện khác trong một không gian nhất định. Khi
kết hợp với một hệ thống khóa thẻ, thiết bị này đảm bảo điện
được tắt hết khi người dùng rời khỏi phòng. Hệ thống này
phổ biến trong các khách sạn. Tuy nhiên, khi lắp đặt, khách
sạn nên cẩn thận để canh chính xác các thiết bị liên kết với
công tắc thẻ: có thể không nhất thiết tất cả các đèn, máy
điều hòa, TV và các thiết bị khác phải được bật lên mỗi khi
khách vào phòng. Điều này có thể gây hiệu ứng ngược lại,
làm tăng lượng sử dụng điện trong thời gian lưu trú của
khách.
18
Tiêu thụ Năng lượng
5
Khả năng làm mát (kW)
Đầu tư ban đầu (USD) $850 $1.400
Hệ số hiệu suất (COP) 2,9 3,6
20 20
Dòng đời (năm)
3.525 2.650
Ước tính tiêu thụ hằng năm(kWh)
$0,1 $0,1
Giá điện theo giả thuyết (USD trên kWh)
$352,5 $265
Ước tính tiêu thụ điện hằng năm (USD)
2,9 3,6
Hệ số công suất (COP)
Chi phí ước tính tiêu thụ hằng năm(USD)[B] $352,5 $265
Đầu tư ban đầu (USD) [A] $850 $1.400
$1.202,5 $1.665
Tổng chi phí cho 1 năm sử dụng [C=A+B]
$2.965 $2.990
Tổng chi phí cho 6 năm sử dụng [D=A+Bx6]
$3.317,5 $3.255
Tổng chi phí cho 7 năm sử dụng [E=A+Bx7]
$7.900 $6.700
Tổng chi phí cho 20 năm sử dụng [F=A+Bx20]
Như đã trình bày ở trên, hệ thống lạnh có COP cao nhất tiêu thụ năng lượng ít hơn 30% so với thiết
bị khác. Việc lựa chọn hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả hơn sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, và
tiết kiệm chi phí hơn.
Ví dụ 1kWh giá khoảng 0,1 USD, chọn máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm được khoảng
90 USD tiền điện một năm (265 USD thay vì 352,5 USD).
Thời gian hoàn vốn của một máy lạnh hoạt động hiệu quả tùy thuộc vào thương hiệu, tải
lạnh…nhưng trung bình rơi vào khoảng 4 đến 8 năm. Lấy ví dụ như trên, thời gian hoàn vốn của máy
khoảng dưới 7 năm.
Xét trên khía cạnh kinh tế và tuổi thọ của một máy lạnh, có thể tiết kiệm lên đến 1.200 USD. Một
tòa nhà cần sử dụng nhiều máy lạnh sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
4. Bảo trì bảo dưỡng:
Tuổi thọ của một hệ thống phụ thuộc nhiều vào kế hoạch bảo trì bảo dưỡng. Việc không bảo trì bảo
dưỡng định kỳ và kịp lúc sẽ làm giảm tuổi thọ hệ thống từ 20 xuống còn 10 năm.
Nếu không có một đội ngũ nhân viên đủ trình độ để bảo trì và bảo dưỡng hệ thống, nên ký hợp đồng
với một công ty chuyên nghiệp bên ngoài để kéo dài tuổi thọ của hệ thống lạnh và tránh tổn thất năng
lượng (mức tiêu thụ năng lượng có thể giảm tới 25% so với khi hệ thống không được bảo trì).
Hoạt động bảo trì bảo dưỡng cần được tiến hành 6 tháng một lần và bao gồm:
•Kiểm soát lượng chất làm lạnh khi cần thiết
•Làm sạch bộ lọc
•Làm sạch giàn lõi bên trong máy lạnh (thiết bị điều hòa hấp thụ một phần nhiệt từ không khí)
•Duy trì cách nhiệt đường ống
19 Tiêu thụ Năng lượng
Kiểm tra Hệ số hiệu suất (COP) của các thiết bị tách biệt được lắp đặt trong tòa nhà của bạn. Thường
xuyên thay mới các thiết bị đã cũ/hư hại bằng các thiết bị có hiệu suất cao hơn (COP>3,5) và lên lịch
bảo trì bảo dưỡng chi tiết cụ thể cho hệ thống làm lạnh chung của tòa nhà.
Nên sử dụng quạt làm mát thay cho máy lạnh ở những khu vực có thể thay thế được.
5. Điều kiện và cách sử dụng
5.1. Nhiệt độ thích hợp
Chọn một nhiệt độ thích hợp, đáp ứng được hai tiêu chí: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nhiệt độ thích
hợp vào khoảng 25 đến 27°C cho độ ẩm không khí vào khoảng 50% đến 70%. Giảm nhiệt độ trung
bình xuống 1°C (ví dụ, thay đổi nhiệt độ cài đặt mặc định từ 25 xuống 24°C) đồng nghĩa với việc
tăng lượng năng lượng tiêu thụ điện lên 7% đến 20% (tùy thuộc vào hướng nhà, lượng nhiệt năng hấp
thụ bên trong của tòa nhà, v.v.).
Chỉnh nhiệt độ phù hợp của hệ thống làm lạnh lên 25°C và nâng cao ý thức của người sử dụng (sinh
viên, khách, nhân viên…). Điều chỉnh nhiệt độ một máy lạnh từ 23 lên 25°C sẽ tiết kiệm khoảng 70
USD tiền điện mỗi năm. (Theo số liệu của Mỹ).
5.2. Vị trí của giàn nóng:
Vị trí giàn nóng máy lạnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mặt ngoài tòa nhà và hiệu quả tiết kiệm năng
lượng của máy lạnh. Bốn quy tắc chính nên được tuân thủ:
Góc chuyên gia: Hệ thống máy lạnh thông minh
Khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel (http://www.amanjaya-suites-phnom-penh.com) mở
cửa vào năm 2002 tại Phom Penh, Campuchia. Hệ thống làm lạnh vẫn còn hoạt động nhưng đã cũ
và sử dụng công nghệ cũ (so với công nghệ mới: máy nén biến tần (inverter) ít tốn điện năng hơn).
Hậu quả là tiền điện rất cao, và khách sạn cần sử dụng hệ thống máy lạnh quanh năm do tính chất
khí hậu của khu vực. Tuy nhiên, cũng như nhiều khách sạn khác, các trang thiết bị hiện có không
thuộc quyền sở hữu của khách sạn Amanjaya Pancam Suites và khách sạn rất khó để thay mới toàn
bộ thiết bị. Nhưng điều này không làm ngăn cản nỗ lực hành động của họ. Giữa năm 2015, Khách
sạn lắp đặt thiết bị được gọi là “Airco-Saver” cho tất cả máy lạnh trong phòng khách và khu vực
công cộng (tổng cộng khoảng 25 cái), tiêu tốn 4.000 USD. Airco-Saver là một thiết bị được gắn
để cải thiện hiệu năng hoạt động của máy lạnh. Thiết bị này tối ưu hóa năng lượng làm mát được
tạo ra, thường là để đáp ứng nhu cầu làm mát tối đa và do vậy vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế.
Để điều chỉnh năng lượng sử dụng thì Airco-saver chuyển máy lạnh sang “chế độ tiết kiệm” và tận
dụng năng lượng làm lạnh đã được tạo ra.
Theo bà Anne Guerineau, Tổng giám đốc của khách sạn Amanjaya Pancam Suites cho biết,
khách sạn đã giảm được 10% lượng tiêu thụ điện so với trước kia, tương đương khoản tiết kiệm 700
USD mỗi tháng cho hóa đơn tiền điện!
Airco-Savers nên được lắp đặt bởi các kỹ sư lành nghề, và khách sạn cần huấn luyện thật kỹ cho
nhân viên cách sử dụng và bảo quản thiết bị do Airco-Savers rất dễ bị hư hỏng. Tuổi thọ thiết bị vào
khoảng 2 năm, nhưng so với hiệu quả kinh tế tức thời thiết bị có thể đem lại, thì việc thay thế mới
thiết bị sau một thời gian ngắn sử dụng vẫn chấp nhận được.
Trong năm 2018, khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel đã xác nhận việc sẽ thay đổi toàn bộ
hệ thống lạnh cũ thành hệ thống sử dụng công nghệ mới đó là công nghệ biến tần.
20
Tiêu thụ Năng lượng
5.3. Cách nhiệt đường ống đồng
Để tăng hiệu quả tiết kiệm điện, đường dây ống
đồng của giàn nóng và giàn lạnh nên được cách
nhiệt tốt để giảm năng lượng điện cần sử dụng
cho hệ thống.
Vật liệu cách nhiệt cần được kiểm tra thường
xuyên. Dây ống đồng trong hình bên trái không
được cách nhiệt tốt (màu xanh), đồng nghĩa với
việc sẽ gây thất thoát hơi lạnh. Lượng điện cần sử
dụng sẽ phải tăng để máy lạnh đạt được nhiệt độ
mong muốn.
5.4. Tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống
điều hòa
Những khu vực đã được lắp hệ thống điều hòa
nên được cách nhiệt tốt tránh tình trạng bị làm
nóng lên bởi tác động của mặt trời. Điều này
càng đúng đối với các khu vực luôn cần được
làm mát như bếp hoặc nhà ăn.
Các thiết bị gia dụng tỏa nhiệt năng khi sử dụng
như lò nướng nên được bố trí bên ngoài khu vực
được lắp máy lạnh.
Cuối cùng, kích thước máy lạnh cần tương thích
với diện tích căn phòng. Lắp máy lạnh quá lớn so
với diện tích phòng có thể làm tăng tiền điện.
Kiểm tra vị trí lắp đặt và tình trạng cách nhiệt của giàn nóng máy lạnh. Bên trong tòa nhà, kiểm tra các khu vực
được lắp hệ thống điều hòa có kín chưa, có bị thất thoát hơi lạnh qua ngõ cửa sổ hay cửa chính không: khu vực
làm lạnh cần phải kín, có rèm che hoặc lỗ thông hơi, và cửa sổ phải đóng khi điều hòa đang bật.
Cẩn thận không đặt các thiết bị sinh nhiệt (lò nướng, bếp…) ở các khu vực làm mát hoặc gần thiết bị làm mát
(tủ lạnh, tủ đông…).
Nhờ chuyên gia kiểm tra việc cách nhiệt của các trang thiết bị trong tòa nhà bằng các thiết bị chuyên dụng.
Thiết bị điều hòa không khí đặt ngoài trời trên mặt tiền
tòa nhà, được bảo vệ an toàn bởi mái che
Một giàn nóng (hình ảnh camera thường và hồng
ngoại) cho thấy các điểm mút của ống dẫn không
được cách nhiệt tốt
•Để giảm nhiệt cho giàn nóng, không nên lắp đặt
giàn nóng tại vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực
tiếp, nó sẽ nóng lên và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn
để làm mát tòa nhà. Bảo vệ giàn nóng khỏi ánh
nắng mặt trời bằng mái che hoặc tán cây (xem hình
ảnh minh họa bên phải).
•Không nên đặt giàn nóng trên mặt đất nhằm tránh
tình trạng bụi bám (lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn hệ
thống).
•Giàn nóng nên được lắp đặt bên ngoài tòa nhà,
nhưng gần giàn lạnh nhất có thể. Việc này có thể
giảm việc thoát nhiệt qua đường dây ống đồng nối
giữa hai bộ phận này.
•Đảm bảo việc lắp đặt không gây khó khăn trong
việc tiếp cận thiết bị để bảo dưỡng trong quá trình sử
dụng.
21 Tiêu thụ Năng lượng
Góc chuyên gia: Sử dụng không khí ngoài trời
Tại khách sạn Victoria Cần Thơ (https://www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html) ở
Việt Nam, nhân viên dọn phòng được tập huấn tắt máy lạnh và mở cửa sổ trong quá trình lau dọn
phòng cho khách lưu trú. Điều này không chỉ tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ, mà còn góp
phần đem thêm không khí trong lành từ ngoài vào, cải thiện chất lượng không khí trong phòng
khách và nâng cao trải nghiệm của khách lưu trú tại khách sạn.
Các loại năng lượng tái tạo •
1. Các thiết bị và việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời :
Có nhiều loại năng lượng tái tạo có thể được tạo ra và sử dụng trong khuôn viên trung tâm đào tạo,
nhà hàng hoặc khách sạn. Do kích thước, giá thành, công lắp đặt và các lý do khác, trong khuôn khổ
bài viết này chỉ đề cập đến hệ thống nhiệt năng mặt trời. Để lắp đặt hệ thống sản xuất và sử dụng
năng lượng này, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
1.1. Lắp đặt hệ thống:
Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước. Một hệ thống nhiệt năng mặt trời bao gồm
các phần sau:
•Tấm thu nhiệt năng mặt trời, dùng để hấp thụ nhiệt từ mặt trời và làm nóng nước
•Bồn chứa nước lạnh và nước đã được làm nóng
•Hệ thống đường ống để dẫn nước nóng và lạnh
Bộ hấp thụ năng lượng mặt trời được cung cấp nước bằng bơm tuần hoàn.
Một số thông số phải được tính đến trong quá trình lắp đặt hệ thống nhiệt năng mặt trời, bao gồm nhu
cầu sử dụng nước nóng của cơ sở, kích thước của các tấm hấp thụ và bể chứa nước, hướng và độ dốc
của các tấm hấp thụ nhiệt năng mặt trời. Có rất nhiều công ty tư vấn và lắp đặt hệ thống hấp thụ nhiệt
năng mặt trời trên toàn Đông Nam Á.
Lưu ý rằng hệ thống được thiết kế để có thể sử dụng ngay cả vào những ngày nhiều mây, nhưng để
tạo sự thoải mái trong quá trình sử dụng, nên có hệ thống dự phòng (máy nước nóng chạy bằng điện).
Thật vậy, hệ thống ấp thụ nhiệt năng mặt trời được thiết kế cho một mức độ sử dụng nhất định, nên
trong những trường hợp đặc biệt hoặc “bất thường” (nhiều người cùng sử dụng một lúc hoặc nhu cầu
sử dụng tăng đột biến, hoặc do thời tiết nhiều mây, không đủ ánh sáng mặt trời cần thiết), hệ thống
có thể không sản xuất đủ lượng nước nóng cần dùng.
Tấm thu năng lượng
Bồn chứa
Đường ống
Nguồn nước
Nước nóng
Nước
Nước
22
Tiêu thụ Năng lượng
1.2. Lợi ích và đầu tư
Việc đầu tư lắp đặt sẽ tùy thuộc vào kích thước của hệ thống. Nên liên hệ với các công ty chuyên
nghiệp để tính toán kích thước tối ưu của hệ thống cho tòa nhà cần lắp đặt. Giá trung bình một mét
vuông tấm pin hấp thụ nhiệt mặt trời là 250 USD.
Giá được thể hiện bên dưới là ví dụ cho nhu cầu dùng nước của 3 phòng trong một khách sạn:
2. Các loại khác:
2.1. Điện mặt trời và năng lượng gió
Vẫn chưa thể mua năng lượng tái tạo từ các nhà cung cấp bên ngoài ở Đông Nam Á nhưng khi thị
trường năng lượng mặt trời và năng lượng gió mở rộng, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong năng lượng do
các nhà cung cấp quốc gia cung cấp sẽ tăng lên. Khi được lựa chọn, các nhà cung cấp năng lượng
tái tạo sẽ ưu tiên ủng hộ việc tăng nhanh hơn lượng năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng toàn
cầu ở cấp quốc gia.
2.2. Nhiên liệu sinh học
Xăng sinh học và dầu diesel sinh học được chế tạo từ chất thải hữu cơ (chất béo và dầu từ thực vật
hoặc động vật) và có thể được sử dụng trong nấu ăn, chiếu sáng hoặc nhiên liệu cho các phương tiện
di chuyển.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin ở mục phương tiện di chuyển xanh, thân thiện với môi trường (trang
43).
Một số ví dụ về hệ thống nhiệt hấp thụ nhiệt năng mặt trời
Đọc thêm: Cơ hội ứng dụng năng lượng tái tạo trong ngành Du Lịch, Chương trình Môi
Trường của Liên Hiệp Quốc, 2003
http://www.unep.fr/shared/publications/pdf/3258-SwitchedOn.pdf
Kích thước
của tấm
hấp thụ (m²)
Đầu tư
ban
đầu (USD)
Thời gian
hoàn vốn
Giá điện
giả
định (USD)
Tiêu thụ điện
hằng năm
giảm được
Tiết kiệm tuổi
thọ thiết bị
(15 năm)
(USD)
1.800 kWh
hoặc $250
4 năm $2.750
4 $1.000 $0,14/kWh
NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
•Giám sát và Nhận thức
•Trang thiết bị
•Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B)
•Nước sử dụng trong Bộ phận dọn vệ sinh
•Các khu vực ngoài trời và cảnh quan
23 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
24
NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
12
WWAP (Chương trình Đánh giá Nước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc), 2015, Báo cáo của Liên Hợp Quốc về Phát triển Nước Toàn cầu
2015: Nước cho một thế giới bền vững, Paris, UNESCO.
13
Nhóm Lãnh đạo về An ninh Nước tại châu Á, 2009, Thử thách Tiếp theo cho châu Á: Bảo đảm Tương lai về Nước của Khu vực.
14
Stewart Moore, EarthCheck, thực hiện cho PATA, 2015, Visitor Economy Bulletin (Ấn bản tháng 11/2015).
Vấn đề là gì?
Một báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo rằng, đến năm 2030, các nguồn nước
hiện có chỉ có thể đáp ứng được 60% nhu cầu nước toàn cầu(12)
. Sự khan hiếm này là một
mối nguy rất lớn, đặc biệt đối với châu Á, nơi dân số chiếm tới hơn một nửa dân số thế giới
nhưng là lục địa có lưu lượng nước ngọt có thể tiếp cận được ở mức thấp nhất.
Ở cấp độ toàn cầu, căng thẳng về tài nguyên nước dự kiến sẽ có "một loạt các hậu quả,
bao gồm sản xuất lương thực bị suy giảm, mất an ninh sinh kế, di cư quy mô lớn trong và
ngoài biên giới, và gia tăng căng thẳng và bất ổn kinh tế và địa chính trị"(13)
.
Vì sao phải quan tâm?
Mặc dù xét theo khía cạnh toàn cầu, ngành Du lịch sử dụng lượng nước ít hơn ngành Nông
nghiệp. Tuy nhiên, ngành Dịch vụ vẫn sử dụng một lượng nước khá đáng kể cho các hoạt
động nấu ăn, giặt ủi, vệ sinh, công tác vệ sinh, bể bơi, v.v. Khách sạn và nhà hàng theo
mô hình vườn vẫn sử dụng một lượng nước lớn trong các hoạt động chăm sóc cây cảnh.
Hơn nữa, các hoạt động du lịch thường được diễn ra tại các khu vực thiếu và khó tiếp cận
nguồn nước sạch – mà cụ thể là tại châu Á. Một nghiên cứu từ tổ chức EarthCheck năm
2013 cho thấy, lượng nước trung bình các khách sạn tại Đông Nam Á sử dụng thuộc vào
nhóm cao nhất trên thế giới (trên 800 lít nước một đêm nghỉ)(14)
. Đem so sánh với lượng
nước tiêu thụ bình quân của một cư dân bình thường, khoảng dưới 20 lít một ngày, sự chênh
lệch giữa hai số liệu ghi nhận được là rất lớn.
Việc giảm lượng nước tiêu thụ cho các hoạt động du lịch là vấn đề cần giải quyết cho cả
lợi ích môi trường và lợi ích cộng đồng.
Phần này của Ecoguide sẽ cung cấp số liệu và thông tin cho việc giám sát, kiểm tra, kiểm
soát và giảm lượng nước sử dụng.
Các khách sạn trên toàn thế giới đã tham gia vào các chương trình giảm thiểu sử dụng
nước cho thấy đã có phần đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường của họ và có thể
tiết kiệm tới 10.000 USD mỗi năm.
25 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
2. Nâng cao ý thức sử dụng nước:
Bước thứ hai để tiết kiệm nước phụ thuộc vào người sử dụng nguồn nước.
Quan trọng hơn hết là nên nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho người sử dụng (nhân viên, khách hàng, học
viên,…) thông qua các khóa đào tạo và các biển hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm tại các vị trí cần thiết.
Tạo ra những biển hướng dẫn thú vị và hấp dẫn hoặc tổ chức các thử thách cho khách, nhân viên và học
viên để thúc đẩy họ áp dụng thói quen tiết kiệm nước.
Góc chuyên gia: Khuyến khích khách lưu trú tham gia vào Chương trình
Bảo vệ môi trường
Tại Thái Lan, Rembrandt Hotel Bangkok (https://rembrandtbkk.com) đã bắt đầu Chương trình Trái
đất Xanh vào tháng 10 năm 2014 để giảm tiêu thụ năng lượng, nước và chất tẩy rửa liên quan đến
hoạt động giặt ủi. Chương trình nâng cao nhận thức của khách hàng về bảo tồn tài nguyên nước
và cho khách lưu trú quyết định có thay khăn và ga trải giường hàng ngày hay không.
Lợi ích kép
Tiết kiệm nước là tiết
kiệm điện.
Tiết kiệm nước cũng
đồng thời sẽ giảm
lượng nước nóng
cần sử dụng hoặc
giảm lượng nước
cần phải bơm vào
bể chứa nước.
Trong trường hợp
này, máy nước nóng
và máy bơm sẽ sử
dụng ít năng lượng
hơn.
Giám Sát và Nhận Thức •
1. Giám sát lượng nước tiêu thụ
Như với việc tiêu thụ điện, ghi nhận được số liệu thể hiện số lượng nước
tiêu thụ là bước đầu tiên để đánh giá hiệu suất sử dụng nước của một
khu vực. Do đó, đồng hồ nước nên được lắp đặt tại các khu vực tiêu thụ
nước chính.
Việc đọc đồng hồ nên được tiến hành ít nhất là hàng tuần và dữ liệu
được thu thập trong một tệp điện tử để theo dõi các biến động về mức
tiêu thụ theo từng mốc thời gian cho các khu vực tương ứng.
Khi phát hiện lượng nước sử dụng cao bất thường, kết hợp với việc kiểm
tra hệ thống ống nước thường xuyên (mỗi hai tháng) sẽ giúp phát hiện
hiện tượng nước bị rò rỉ, thất thoát.
Giá một đồng hồ nước vào khoảng 60 USD/cái (giá ở Mỹ).
Sau khi lắp đặt đồng hồ nước, bạn có thể tạo một file đơn giản để báo
cáo tiêu thụ hàng tuần của các khu vực và phòng ban khác nhau (ví dụ:
cho trường học khách sạn: nhà bếp/phòng tắm/nhà vệ sinh và khu vực
giặt ủi/ký túc xá...) và chỉ định một người hoặc một nhóm để thực hiện
việc giám sát.
Đọc thêm: Khách sạn bền vững - Địa điểm, thiết kế và xây dựng, Quan hệ đối tác du lịch quốc
tế, 2014.
Phần 9: Giám sát hiệu suất/Sử dụng nước.
http://www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf
26
NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
Mặc dù phương pháp này đã được nhiều nơi khác áp dụng,
khách sạn Rembrandt Hotel Bangkok đã thêm một số lợi ích cộng
thêm cho khách lưu trú khi họ tham gia vào chương trình: khách
sẽ được nhận một voucher giảm 5% trên tổng bill, áp dụng cho
tất cả các nhà hàng trong khách sạn. Một tấm thẻ có ghi chữ
Green Earth sẽ được đặt vào trong phòng nghỉ của khách; nếu
khách treo thẻ lên mặt ngoài tay nắm cửa chính, đội Vệ sinh sẽ
không thay khăn tắm và ga trải giường cho khách. Đổi lại, nhân
viên dọn phòng sẽ đặt 1 voucher giảm giá lên bàn trong phòng
cho khách.
Song song với lợi ích môi trường, khách sạn ước tính tổng chi phí
tiết kiệm được vào khoảng 250 USD một tháng (tiết kiệm năng
lượng, nước và chất tẩy rửa liên quan đến hoạt động giặt ủi).
Chương trình (cần nhiều hoạt động tập huấn, huấn luyện cho
nhân viên khách sạn) đã nhận được nhiều lời khen tích cực kể từ
khi bắt đầu: nhân viên khách sạn giảm được khối lượng công
việc cần phải làm, tiết kiệm được chi phí vận hành khách sạn và
đem lại giá trị môi trường nhất định; khách lưu trú vui khi được
góp phần nhỏ vào chiến dịch bảo vệ môi trường ngay trong quá
trình lưu trú.
Trang thiết bị •
1. Thu và tái sử dụng nguồn nước
Thu và trữ nước mưa là một cách giảm chi phí chi cho việc tiêu thụ nước, đồng thời tái sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẵn có.
Các bước chính để thiết lập hệ thống thu gom nước mưa như sau:
•Thu gom nước: phương pháp đơn giản nhất là lấy nước từ dòng nước mưa chảy trên mái nhà của tòa nhà
bằng máng xối.
•Trữ nước: trên mặt đất hoặc dưới lòng đất (bể chứa).
•Đưa nước về các điểm sử dụng: sử dụng máy bơm (nếu cần thiết) để sử dụng lại nguồn nước đã trữ.
Nước mưa không thích hợp để uống, nấu ăn hoặc các hoạt động cần mức độ vệ sinh cao; nó chỉ nên được
sử dụng cho nhà vệ sinh, các hoạt động vệ sinh khác và hoạt động tưới tiêu. Các nhu cầu sử dụng khác yêu
cầu phải sử dụng nước đã qua xử lý.
Hệ thống tái chế nước tại chỗ là một cách khác để giảm thiểu hiệu quả và tối ưu hóa lượng nước tiêu thụ.
Nếu thiết kế tòa nhà cho phép thu nước mưa, nên lắp đặt hệ thống lấy nước mưa trên mái nhà hoặc dưới
lòng đất. Giá lắp đặt vào khoảng vài trăm dollar (theo thị trường mà Ecoguide lấy số liệu), tùy thuộc vào
kích cỡ hệ thống và loại hệ thống muốn lắp đặt.
Lắp đặt hệ thống thu gom và tái sử dụng nước trong tòa nhà với sự giúp đỡ của chuyên gia giúp tiết kiệm
được một khoản chi phí khá lớn.
2. Các thiết bị tiết kiệm nước hiệu quả
Các thiết bị tiết kiệm nước hiệu quả được sử dụng sẽ giúp giảm tổng lượng nước tiêu thụ. Bảng sau đây cung
cấp số liệu hoạt động hiệu quả lý tưởng cần có cho các loại thiết bị khác nhau. Để đánh giá hiệu suất hiện
tại của vòi nước/vòi hoa sen, ta có thể sử dụng một chai một lít nước để kiểm tra bằng cách đo thời gian để
làm đầy chai nước của vòi nước/vòi hoa sen. Đối với các thiết bị khác, thông số kỹ thuật trên thiết bị hoặc
trang web của sản phẩm phải cung cấp được thông tin phù hợp.
27 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
Vòi nước và vòi hoa sen nên thay
mới hoặc gắn thêm thiết bị kiểm
soát dòng chảy. Giá một thiết bị
vào khoảng 2 USD tới 15 USD tùy
theo loại và kích cỡ của vòi nước,
vòi hoa sen hoặc tốc độ dòng
nước.
Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B) •
Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng trong hoạt động nhà bếp hàng
ngày.
Nên lưu ý, các cách để tiết kiệm nước không nên làm đe dọa đến an toàn sức khỏe của khách hàng.
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu.
! Bạn có thiết bị phù hợp không?
•Như đã giải thích ở trên, hãy nhớ kiểm tra xem vòi nước của bạn có phải là loại tiết kiệm nước hay không.
Nên kiểm tra cả trong nhà bếp và nhà hàng. Một thiết bị kiểm soát dòng chảy có thể dễ dàng lắp đặt trên
vòi nước để tối ưu hóa việc tiết kiệm nước.
•Các trang thiết bị tiết kiệm nước như vòi cảm biến, hoặc van khóa bằng chân và đầu gối sẽ góp phần
hạn chế lượng nước bị thất thoát khi nhân viên của nhà bếp và nhà hàng rửa tay.
•Máy rửa chén hiện đại, được sản xuất mới hơn thường tiết kiệm lượng nước tiêu thụ hơn nhiều so với các
dòng máy trước (tiết kiệm gần 15% lượng nước tiêu thụ). Bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thêm
thông tin chi tiết.
•Trong các phòng vệ sinh và nhà tắm, nên kiểm tra và thay thế bằng các loại trang thiết bị tiết kiệm nước.
•Thường xuyên kiểm tra rò rỉ nước của tất cả các trang thiết bị sử dụng nước (nhà bếp, phòng tắm của
khách, phòng tắm của nhân viên).
Bồn cầu Vòi sen
3,5 L/lần xả 0,1 L/giây 0,8 L/giây 6 L/kg quần áo
Vòi nước
nhà bếp
Vòi nước
tiêu chuẩn
Vòi nước nhà
+ −
Một bồn cầu tiết kiệm nước sẽ sử dụng lượng nước ít hơn gấp 4 lần mỗi lần xả so với bồn cầu thông thường;
một vòi hoa sen tiết kiệm nước sẽ giúp tiết kiệm được phân nửa lượng nước sử dụng so với vòi hoa sen thông
thường.
28
NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
! Chuẩn bị nguyên liệu
•Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh hoặc trong không khí ngoài trời thay vì bằng nước.
•Rửa sạch các sản phẩm tươi sống (rau, quả…) bằng cách sử dụng một thùng chứa lớn chứa đầy nước,
thay vì rửa dưới vòi nước đang chạy. Nước rửa sau đó có thể được sử dụng để tưới cây xanh nếu nó không
bị mặn.
•Nếu bạn có phế phẩm thực phẩm sau khâu chuẩn bị nguyên liệu, hãy sử dụng để ủ phân (tìm hiểu thêm
về vấn đề này trong các trang 37-38) và sử dụng máy phân hủy rác của bạn khi cần thiết vì nó cần rất nhiều
nước (và điện) để hoạt động.
•Với các thiết bị phù hợp, sử dụng hơi nước được tạo ra từ các hoạt động luộc để nấu bằng hơi nước các
loại nguyên liệu khác như rau hoặc cá. Nồi hơi cổ điển rất tốn nước.
•Có một bát đựng nước có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi bạn cần phải chờ nước đạt đến nhiệt độ nhất
định. Nước thu được sau đó có thể được sử dụng để rã đông hoặc làm sạch thực phẩm, làm sạch chén đĩa
ăn, tưới cây, v.v.
•Giữ nước nấu ăn còn dư để tưới cây (nếu không bị nhiễm mặn) hoặc rửa sơ chén đĩa ăn trước khi rửa sạch
lại theo đúng quy trình chuẩn.
! Phương pháp rửa chén đĩa tiết kiệm nước
•Nếu chén đĩa cần được tráng sơ trước, bỏ chén đĩa vào nước đã qua sử dụng (grey water) thay vì rửa sơ
dưới vòi nước đang chảy.
•Chất đầy chén đĩa vào máy rửa chén.
•Rửa chén đĩa bằng tay: sử dụng nhiều bồn rửa (một bồn ngâm chén đĩa dơ, một bồn rửa, một bồn tráng
nước sạch, …) để tiết kiệm nước sử dụng.
! Nước uống cho khách
•Nếu miễn phí nước uống cho khách, phục vụ theo nhu cầu thực của khách. Không nên tự động châm thêm
nước.
•Thu gom nước còn dư để phục vụ mục đích lau dọn hoặc tưới cây.
Góc chuyên gia: Thói quen tốt trong nhà bếp
Trong nhà bếp của Caravelle Saigon (http:/
/www.caravellehotel.com), tại thành phố Hồ Chí
Minh (Việt Nam), các nhân viên được khuyến khích tham gia tích cực trong việc giảm lượng nước
tiêu thụ, nhờ vào những thông báo nhỏ được đặt ở những khu vực chung, thể hiện 3 cách thực hành
tiết kiệm nước dễ thực hiện trong công việc hàng ngày của họ:
1. Điều chỉnh lưu lượng nước theo mục đích sử dụng
2. Không để cho nước chảy trong khi làm vệ sinh hoặc rửa sơ nguyên liệu
3. Để chén đĩa cho đầy máy rửa bát, sử dụng tối đa không gian máy để giảm thiểu số chu kỳ rửa chén
Theo Khoa Đinh, Quản lý môi trường của khách sạn, cần có thời gian để thực hiện những hành
động tốt này để nó trở thành một thói quen; do đó, các giám sát viên và các trưởng nhóm đảm bảo
theo sát, giám sát và nhắc nhở các nhân viên mỗi ngày về tầm quan trọng của việc tuân thủ các
quy tắc đó được thực hiện, đặc biệt là những người mới đến.
Nước sử dụng trong khâu vệ sinh •
Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng trong hoạt động hàng ngày của
bộ phận vệ sinh.
! Bạn có thiết bị phù hợp không?
•Trong phòng tắm của khách lưu trú, kiểm tra vòi nước, vòi hoa sen và bồn cầu có hoạt động hiệu quả và
tiết kiệm nước chưa.
•Đầu tư máy giặt tiết kiệm nước.
•Giám sát và kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ nước (nếu có) trong nhà tắm và khu vực giặt ủi.
•Lắp đặt hệ thống tái chế nước xám (nước đã qua sử dụng): nước thải được xử lý từ phòng tắm và đồ giặt
có thể được tái sử dụng để xả nước nhà vệ sinh, nhằm tiết kiệm nước và tiết kiệm chi phí tổng.
29 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
! Phòng khách và khu vực bên trong khách sạn
•Ưu tiên sử dụng cây lau nhà thay vì vòi nước xịt, nhằm sử dụng lượng nước vừa đủ khi làm sạch bề mặt
nhẵn.
•Hạn chế tối đa số lần xả nước bồn cầu trong khi dọn vệ sinh.
•Tắt vòi nếu nước không được sử dụng cho mục đích vệ sinh. Nên chứa nước vào một vật chứa hơn là để
vòi nước chạy liên tục.
•Nếu bạn cung cấp cho khách hàng của bạn chai nước (tốt nhất là những chai tái sử dụng), hãy tiết kiệm
nước từ những chai nước đã mở để làm sạch hoặc tưới cây.
! Phòng giặt ủi
•Không nên tự chủ động thay ga trải giường và khăn trong phòng khách. Nên nhờ khách yêu cầu khi
khách cần thay mới ga và khăn trong phòng.
•Phân loại đồ cần giặt theo nhóm tùy thuộc vào độ bẩn và có chu trình giặt riêng cho từng nhóm.
•Chọn lượng bột giặt thích hợp cho từng đợt quần áo để tránh tình trạng phải xả lại nước thêm.
•Tránh chế độ xả trước khi giặt, sẽ tiết kiệm được khoảng 25% lượng nước sử dụng cho một chu trình giặt
đồ.
•Giặt với lượng đồ cần giặt chiếm đầy thể tích máy.
•Nếu bạn thuê ngoài dịch vụ giặt ủi, hãy hỏi nhà cung cấp của bạn về các biện pháp tiết kiệm nước của
họ.
Các khu vực ngoài trời và cảnh quan •
Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng cho các khu vực ngoài trời và
cảnh quan của khách sạn:
•Nên sử dụng chổi và cây lau nhà để làm sạch bề mặt trơn của các khu vực ngoài trời.
•Chọn cây trồng chịu hạn, cây bản địa có nhu cầu nước hạn chế (nên hạn chế sử dụng cỏ).
•Bó rơm rễ cây để tránh sự bay hơi nước.
•Sử dụng các hệ thống tưới tiêu hiệu quả như hệ thống tưới nhỏ giọt (hệ thống phun không tiết kiệm điện
bằng). Xem hình ảnh ở trang tiếp theo.
•Tưới trong những thời điểm mát nhất trong ngày để giảm sự bay hơi (sáng và tối).
Góc chuyên gia: Đổi mới để tiết kiệm và tái chế nước.
Trong năm 2009, Caravelle Saigon (http://www.caravellehotel.com) đã lắp đặt một hệ thống
xử lý nước thải (không sử dụng hóa chất), kết hợp với hệ thống tái chế nước bên trong hệ thống.
Mỗi ngày, khoảng 220 mét khối nước thải đến từ tất cả các hoạt động của khách sạn (nhà bếp,
khách lưu trú và phòng tắm nhân viên…) được xử lý, và khoảng 120 mét khối nước được xử lý sau
đó được tái chế trong khách sạn, với 70% được sử dụng cho tháp làm mát của khách sạn và 30%
sử dụng cho hệ thống xả của bồn cầu toilet. Nước thải được xử lý còn lại được thải vào hệ thống
thoát nước của thành phố.
Khách sạn ước tính tiết kiệm chi phí trung bình là 18.000 USD mỗi năm cho việc chỉ sử dụng hệ
thống này.
Khách sạn còn tiết kiệm thêm được nhờ vào việc lắp đặt hệ thống vệ sinh tiết kiệm nước: lắp cảm
biến nhiệt cho vòi nước và bồn tiểu, thiết bị kiểm soát dòng chảy cho vòi hoa sen, vòi nước và nút
xả nước. Ví dụ, lượng nước sử dụng sau mỗi lần xả nước toilet giảm từ 9 lít xuống còn 3-4 lít.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 đến năm 2016, khách sạn đã tiết kiệm được tới 30% lượng
nước sử dụng so với trước đó, và tiết kiệm được tới 210.000 USD.
30
NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
Góc chuyên gia: Tiết kiệm nước trong quản lý cảnh quan ngoài trời
Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long (cực nam Việt Nam), khu nghỉ dưỡng Victoria
Can Tho Resort (https://www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html) đã tưới 8.000
mét vuông vườn với việc chỉ sử dụng nước xám (nước đã qua sử dụng) từ phòng khách lưu trú và
nhà bếp của khách sạn. 80 mét khối được sử dụng mỗi ngày đi qua một hệ thống xử lý nước tại
chỗ (đã được thiết kế để xử lý lượng nước lên đến 150 mét khối trong trường hợp khách sạn mở
rộng hoạt động của nó).
Một lịch cố định cũng đã được lên kế hoạch cho người làm vườn: chỉ nên tưới vườn vào buổi sáng
sớm hoặc chiều muộn để tránh sự bay hơi nước.
Hình trên: Ví dụ hệ thống tưới nhỏ giọt. Hình dưới: Ví dụ hệ thống tưới phun.
RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
• Giám sát và Nhận thức
• Từ chối và Giảm lượng rác thải
• Tái sử dụng và Tái chế rác thải
• Làm phân bón
• Tránh gây ra ô nhiễm đất và nước
31 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
32
RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
15
UNEP, https://www.unenvironment.org/explore-topics/chemicals-waste/why-do-chemicals-and-waste-matter, truy cập ngày
03/04/2018.
16
The Guardian, 19/01/2016, “Sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong biển tới năm 2050”, theo lời Ellen MacArthur.
Vấn đề là gì?
Đến năm 2025, các thành phố trên thế giới sẽ tạo ra hơn 2 tỷ tấn chất thải mỗi năm(15)
.
Chỉ một lượng rác nhỏ được tái sử dụng hoặc tái chế, việc hình thành ra các bãi rác lớn là
các vấn đề ô nhiễm lớn trên khắp hành tinh, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình, rất ít hệ thống xử lý rác thải được hình thành và tồn tại. Rác thải không được quản lý
đã có tác động tai hại đến môi trường: ước tính chỉ có 5% chất thải nhựa trên thế giới được
tái chế hiệu quả, trong khi 40% rác thải được chôn lấp và 1/3 thâm nhập vào các hệ sinh
thái tự nhiên mong manh như các đại dương(16)
. Với tốc độ như vậy, đến năm 2050, các
đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn là cá.
Chất thải rắn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: khi bị đốt cháy, nhựa giải
phóng các chất độc hại vào khí quyển; khi thải bỏ, nhựa tạo ra các vấn đề vệ sinh và phân
hủy thành các hạt vi nhựa xâm nhập vào đất, nước hoặc được hấp thụ bởi các động vật
chúng ta ăn hàng ngày. Đó là chưa đề cập đến rác thải nguy hại, mà các loại rác thải này
tiềm tàng gây ra các phản ứng hóa học trong môi trường.
Một loại chất thải khác, chắc chắn là loại phi đạo đức nhất, liên quan đến thực phẩm:
trong khi hơn 800 triệu người trên thế giới không có đủ ăn, khoảng một phần ba thực phẩm
được sản xuất trên thế giới bị mất hoặc lãng phí mỗi năm.
Vì sao bạn phải quan tâm?
Các hoạt động dịch vụ du lịch và ăn uống có thể tạo ra một lượng đáng kể chất thải (chất
thải thực phẩm, bao bì, các vật dụng dùng một lần, chất thải của khách hàng…) và gây ô
nhiễm nếu không có biện pháp cụ thể nào được thực hiện. Ưu tiên giải quyết các vấn đề
về chất thải bằng cách áp dụng các quy tắc phổ biến sau:
Từ chối và hạn chế sử dụng (Refuse và Reduce): Giảm tạo ra chất thải bằng cách tránh
hoặc hạn chế bao bì, các mặt hàng sử dụng một lần, hàng không cần thiết…
Tái sử dụng (Reuse): khi việc tạo ra chất thải là không thể tránh khỏi, bước thứ hai là sử
dụng lại, tức là tìm một cách mới để sử dụng sản phẩm hoặc tái sử dụng lại đúng chức năng
ban đầu của sản phẩm đó.
Tái chế (Recycle): bước cuối cùng: tái chế rác, trong đó bao gồm việc phân loại chất thải
một cách chính xác để có quy trình xử lý rác thích hợp với từng loại và có thể tái sản xuất
một phần hoặc tất cả các thành phần của nó trong quá trình sản xuất sản phẩm mới.
Phần này cung cấp các phương thức nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, cũng như lời
khuyên cho việc ủ phân và tránh ô nhiễm trong các hoạt động du lịch.
33 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
Đọc thêm:
Sustainable Hotel - Siting, Design and Construction, International Tourism Partnership,
2014.
Part 9: Monitoring performance/Waste production.
http://www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf
Giám sát và Nhận thức •
1. Giám sát nguồn rác thải:
Như các chủ đề trước, có một ý tưởng rõ ràng về lượng chất thải được tạo ra và loại chất thải nào là ảnh
hưởng nhất, nên là bước đầu tiên để tạo ra một kế hoạch giảm thiểu chất thải.
Để kiểm soát lượng rác thải dễ dàng hơn, nên phân loại rác theo các loại khác nhau: hữu cơ, nhựa, thủy
tinh, giấy, rác điện tử và các loại khác. Mỗi loại chất thải cần được cân để xác định loại chất thải có tiềm
năng giảm được nhiều nhất và phù hợp với nhu cầu nhất.
Tạo một trang tính để theo dõi khối lượng chất thải cho từng loại. Theo tổng lượng chất thải được sản xuất,
việc giám sát có thể được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần. Việc theo dõi cũng có thể được thực hiện ở
cấp độ của từng phòng ban hoặc đơn vị hoạt động (nhà hàng, tầng, văn phòng…) và sau đó được tổng
hợp để chia khối lượng công việc cho những người khác trong nhóm.
2. Nâng cao nhận thức về sản xuất chất thải
Làm cho tất cả người sử dụng và khách lưu trú nhận thức được các vấn đề liên quan đến chất thải và trao
quyền cho họ thông qua các hoạt động giáo dục hoặc các bảng thông báo ở vị trí thích hợp.
Giám sát các hành động liên quan đến các đối tượng trong tòa nhà (nhân viên và học viên), như được đề
nghị ở trên, sẽ hữu ích để tạo ra nhận thức: sẽ khó bỏ qua khi vấn đề chất thải được phơi bày trước mắt.
Tạo ra những biển báo thú vị và hấp dẫn hoặc tổ chức các thử thách cho khách, học viên và sinh viên để
thúc đẩy họ áp dụng thói quen giảm chất thải.
Thông báo cho khách hàng của bạn về hành động tự nguyện của bạn để bảo vệ hành tinh, chẳng hạn như
không dùng ống hút nhựa cho đồ uống, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội để họ có thể nắm bắt tốt.
Từ chối và giảm thiểu lượng rác thải •
Trước khi phân loại và tái chế, bước đầu tiên là ngăn chặn và hạn chế sản xuất chất thải. Một số biện pháp
sau sẽ giúp bạn giảm tổng lượng chất thải được sản xuất.
1. Các vật dụng dùng một lần:
•Cung cấp các loại chai có thể tái sử dụng trong phòng tiếp khách lưu trú. Đặt các trụ nước sạch, có thể
uống được tại các vị trí khác nhau và các biển chỉ dẫn cho khách dễ sử dụng khi cần.
•Sử dụng bình chứa cho sữa tắm và dầu gội trong phòng khách lưu trú, giảm lượng chai nhựa thải ra môi
trường.
•Không sử dụng các loại vật dụng dùng một lần (ống hút, ly và tách nhựa). Sử dụng vật liệu thay thế: ống
hút từ tre, cỏ hoặc kim loại; cũng như dao kéo ăn được, ngày càng phổ biến và có sẵn.
•Cung cấp khăn tắm, khăn mặt (hoặc bàn chải đánh răng, lược, …) dựa vào nhu cầu sử dụng của khách,
tránh thay liên tục.
34
RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
Góc chuyên gia: Dự trữ nhưng không phải chôn lấp rác ở khu vực Đông
Nam Á (Refill, Not Landfill)
Refill Not Landfill (https://refillcambodia.com) là một chiến dịch được khởi xướng bởi hai khách
sạn ở Siêm Riệp để chống lại ô nhiễm đất và nước sông đang gia tăng do chai nhựa dùng một lần
được bán hoặc thải ra trong các khách sạn và nhà hàng. Mục tiêu chương trình đề ra là giới thiệu
các giải pháp thay thế chai nhựa cho nhà hàng và khách sạn trong khu vực bằng việc sử dụng bình
nhôm tái sử dụng. Giải pháp được thực hiện thành công nhờ vào các điểm tiếp nước được đặt tại
các đối tác tham gia vào chương trình Refill Not Landfill (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các
tổ chức phi lợi nhuận (NPOs)…). Bình có logo của chương trình sẽ được miễn phí châm nước. Nhà
hàng, khách sạn tham gia chương trình cũng có thể bán các bình nhôm có logo riêng được thiết kế
bởi chương trình Refill Not Landfill.
Các điểm châm nước miễn phí sẽ được thể hiện trên một bản đồ trực tuyến trên internet
(https://refillcambodia.com/map) và rất dễ tìm thấy điểm châm nước gần nhất. Chương trình phi
lợi nhuận Refill Not Landfill khởi phát từ Campuchia và đang được nhân rộng ra các nước láng
giềng (Lào, Việt Nam, Myanmar…)
Trong năm 2018, ASSET-H&C và tổ chức Refill Not Landfill đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác
nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và thân thiện với môi trường trong khu vực.
2. Đóng gói
•Không nên đóng gói quá nhiều (trừ trường hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm).
•Khi cần đóng gói, sử dụng các chất liệu thay thế các vật liệu truyền thống (như nhựa, Styrofoam): thùng
làm từ giấy, cạc tông, hay vật liệu sinh học tự hủy; giấy gói thực phẩm từ sáp ong có thể tái sử dụng, túi làm
từ sắn hoặc vải…
Góc chuyên gia: Khách sạn không chai nhựa
Tại Siêm Riệp (Campuchia), khách sạn Jayahouse Riverpark hotel
(http://www.jayahouseriverparksiemreap.com) đã có tham vọng trở thành khách sạn không có vật
liệu nhựa (hoặc hầu hết không có – 95% vật dụng trong khách sạn không làm từ nhựa) từ ngày đầu
tiên mở cửa. Christian de Boer, người thành lập khách sạn đã nhận thấy lượng rác thải nhựa từ hoạt
động đóng gói thức ăn trong nhà bếp đạt tỉ lệ cao nhất trong khách sạn ông đã từng làm/thành
lập. Cùng với đội ngũ nhân viên khách sạn, ông đã giải thích mục tiêu của khách sạn cho các nhà
cung cấp nhằm nâng cao nhận thức về việc hạn chế sử dụng vật dụng đóng gói bằng chất liệu
nhựa. Khách sạn đã cung cấp các loại túi vải khác nhau cho các nhà cung cấp, nhằm hạn chế việc
sử dụng túi gói bằng nhựa. Thực phẩm được đựng trong túi vải, và sẽ được đưa lại cho nhà cung
cấp túi vải trống để sử dụng cho lần đưa hàng tiếp theo.
Các chất thải lượng nhỏ hơn, nhưng cũng góp phần hủy hoại môi trường khác đã được hạn chế
bằng cách như sau:
• Chai nhựa sử dụng đựng dầu gội và sữa tắm đã được thay bằng chai đựng có thể bơm lại bằng
gốm, sản xuất bởi một cửa hàng thủ công địa phương;
• Cà phê túi gói sẵn, được thay thế bằng máy pha cà phê được đặt trong mỗi phòng;
• Chai nhựa, thay thế bằng chai thủy tinh trong phòng và chai nhôm bên ngoài (xem lại phần Góc
chuyên gia: Refill Not Landfill).
5% còn lại của nhựa vẫn được khách sạn sử dụng là bao bì cho thực phẩm tươi sống (thịt và cá).
Christian de Boer tin vào việc "không hứa hẹn, không nói quá", đó là lý do tại sao khách sạn quyết
định không đưa thông tin khách sạn là khách sạn 95% không có rác thải nhựa. Tuy nhiên, ông tin
rằng du khách đang bắt đầu đưa ra quyết định về nơi để ở dựa trên các hành động bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đã được áp dụng trong thực tế, thêm việc nhờ truyền miệng, khách
sạn của ông hiện đang nhận được nhiều đặt phòng vì lý do đặc biệt đó.
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)
Eco Guide (Vietnamese)

Contenu connexe

Similaire à Eco Guide (Vietnamese)

2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siybkhanh-itims
 
Chươn g 2
Chươn g 2Chươn g 2
Chươn g 2Giang Vu
 
Tcbc may 11
Tcbc may 11Tcbc may 11
Tcbc may 11Minh Vu
 
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệm
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệmGiới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệm
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệmPhuong Nguyen
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyThanh Nguyen
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyMinh Vu
 
3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien july3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien julykhanh-itims
 
Khoaluan final
Khoaluan finalKhoaluan final
Khoaluan finalHien Ngo
 
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Thành Nguyễn
 
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)jackjohn45
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpTrinh Tu
 
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014Tien Dao
 
TalenPool Report 2017 Officially
TalenPool Report 2017 OfficiallyTalenPool Report 2017 Officially
TalenPool Report 2017 OfficiallyTalentPool Vietnam
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docsividocz
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpBinh Minh Nguyen
 
3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)khanh-itims
 
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truong
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truongmoi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truong
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truongTư vấn môi trường
 

Similaire à Eco Guide (Vietnamese) (20)

2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb2. bao cao hoi thao clb siyb
2. bao cao hoi thao clb siyb
 
Chươn g 2
Chươn g 2Chươn g 2
Chươn g 2
 
Tcbc may 11
Tcbc may 11Tcbc may 11
Tcbc may 11
 
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệm
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệmGiới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệm
Giới thiệu sáng kiến du lịch có trách nhiệm
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien july
 
Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien july
 
3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien july3. tu thien doanh nghiep lien july
3. tu thien doanh nghiep lien july
 
Khoaluan final
Khoaluan finalKhoaluan final
Khoaluan final
 
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
 
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)
Xây dựng chiến lược hoạt động của viện kinh tế sinh thái ( eco eco)
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014
Tập san TTC số 2, tháng 9, năm 2014
 
TalenPool Report 2017 Officially
TalenPool Report 2017 OfficiallyTalenPool Report 2017 Officially
TalenPool Report 2017 Officially
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
Cơ Sở Lý Luận Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Tại Tổng Công Ty Truyền Thông.
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
 
3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)3. bai trinh bay.ms lien (ced)
3. bai trinh bay.ms lien (ced)
 
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truong
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truongmoi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truong
moi truong, xu ly rac thai, dich vu moi truong
 

Plus de Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfLittle Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoLittle Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinhLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 

Plus de Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 

Eco Guide (Vietnamese)

  • 1. Hiệp hội doanh nghiệp xã hội Đông Nam Á đào tạo lĩnh vực Nhà hàng khách sạn & Dịch vụ ăn uống “Các hướng dẫn giúp bạn giảm thiểu tác động lên môi trường và tiết kiệm chi phí” Một dự án khởi xướng từ Dành cho các doanh nghiệp và trường DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
  • 2. ASSET-H&C ASSET-H&C là Hiệp hội doanh nghiệp xã hội Đông Nam Á đào tạo lĩnh vực Nhà hàng khách sạn & Dịch vụ ăn uống. Mạng lưới được thành lập vào năm 2016 và là một tổ chức tập hợp các trung tâm dạy nghề sẵn sàng hợp tác để hoàn thành tốt các mục tiêu chung của tổ chức: cung cấp quy trình đào tạo chất lượng, kỹ năng thực hành thực tế và toàn diện cho thanh thiếu niên và người trưởng thành để họ hội nhập thành công vào thị trường việc làm và xã hội. Hàng năm, các trường thành viên của ASSET-H&C đào tạo năng lực và mở ra tương lai cho hơn 2.200 nam nữ ở Đông Nam Á. Phần lớn học viên đều có xuất phát điểm là những người khó khăn về mặt học thuật, xã hội và/hoặc điều kiện kinh tế, nhưng họ được tạo cơ hội để trở thành chuyên gia có tay nghề cao. Đến thời điểm này, hơn 17.300 học viên đã tốt nghiệp từ 14 trường với tỷ lệ có cơ hội việc làm rất cao trong những tháng đầu tiên sau khi kết thúc quá trình đào tạo. Là một chuỗi trường đào tạo, ASSET-H&C đặt mục tiêu trở thành một hệ thống trường đào tạo có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực Kỹ Thuật và Đào Tạo Nghề (TVET) cũng như trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu đề ra là có tác động tích cực đến xã hội, môi trường và nền kinh tế của các nước thành viên mà ASSET-H&C có trụ sở làm việc. “SÁNG KIẾN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN - SINH THÁI” Là một phần của tầm nhìn toàn cầu, các thành viên ASSET-H&C đã quyết định tập trung đặc biệt vào lĩnh vực nâng cao trách nhiệm môi trường trong ngành nhà hàng khách sạn và du lịch. Năm 2017, trường thành viên đã đưa ra Sáng kiến Nhà hàng Khách sạn - Sinh thái, nhằm mục đích hướng đến các thế hệ tương lai trong ngành nhà hàng khách sạn và du lịch để họ có trách nhiệm với môi trường bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi: “các trường học thân thiện với môi trường” - để nâng cao năng lực của thế hệ học viên trẻ - các học viên yêu môi trường. Mục tiêu tổng thể của sáng kiến là nâng cao nhận thức của các học viên hiện tại và tương lai về các tác động tiêu cực của ngành công nghiệp du lịch lên môi trường xung quanh, qua đó có định hướng phát triển bền vững cho các tổ chức, cơ sở mình tham gia tích cực hơn và lâu dài hơn. Giai đoạn đầu tiên của dự án là giúp các trường thành viên cải thiện hoạt động một cách bền vững để giảm tác động môi trường. ASSET-H&C đã hợp tác với Artelia để đánh giá mức độ tác động lên môi trường của các trung tâm đào tạo, nhằm xác nhận các trường thành viên đã thực hành tốt các chương trình giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời cung cấp thêm các hướng dẫn để có thể tối ưu hóa các hoạt động giảm thiểu thiệt hại lên môi trường. Hướng dẫn này tập hợp các thực hành tốt được rút ra từ các quan sát và khuyến nghị của Artelia nhằm mục đích giúp tất cả các bên liên quan đến ngành du lịch có sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường và làm tăng nhận thức về tính bền vững môi trường của họ. Hướng dẫn này được xuất bản năm 2018 bởi Hiệp hội doanh nghiệp xã hội Đông Nam Á đào tạo ngành du lịch nhà hàng khách sạn & Dịch vụ ăn uống (ASSET-H&C). Với sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà tài trợ và Và sự hợp tác quý báu của và ASSET-H&C là một dự án khởi xướng từ © IECD 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tập tài liệu Eco-Guide được phát triển dưới sự giám sát chung của ông Thomas Behaghel, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức IECD tại khu vực châu Á, và ông Simon Martin, Quản lý dự án Nhà hàng khách sạn Đông Nam Á, trực thuộc dự án của ASSET-H&C. Cảm ơn những người đã trực tiếp đồng hành cùng chúng tôi thực hiện dự án này: •Ông Clément Morel (Chuyên viên về phát triển bền vững, Artelia) •Bà Anne Jourde (Điều phối viên (Coordinator), IECD/ASSET-H&C) Cảm ơn những đóng góp và lời khuyên quý giá từ: •Bà Coralie Baudet (EXO Travel) •Bà Nia Klatte (EXO Travel) •Ông Passakorn Sukkasem (EXO Travel) •Ông Jean-Charles Torra (Giám Đốc Kỹ Thuật, Artelia) •Ông Nicolas Jallade (Artelia) •Bà Jehanne de Saint Vincent (IECD) Xin cảm ơn tất cả các nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác đã đồng ý chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho dự án này (Góc chuyên gia - Hospitality Insights): Amanjaya Pancam Suites Hotel, Caravelle Saigon, Inle Heritage Foundation, Jayahouse Riverpark, La Veranda Resort Phu Quoc, Naga Earth, Novotel Saigon Centre, Pacific Asia Travel Association, Ratilanna Riverside Spa Resort Chiang Mai, Refill Not Landfill, Rembrandt Hotel Bangkok, Soap for Hope, Sofitel Angkor Phokeethra Golf and Spa Resort, TMG Hospitality, Victoria Can Tho Resort, Victoria Cruises. Lời cuối cùng, một số nội dung trong tập tài liệu này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế và quan sát của 6 trường trực thuộc tổ chức ASSET-H&C đã tham gia vào dự án thí điểm trường sinh thái: •Ecole d’Hôtellerie et de Tourisme Paul Dubrule (Siem Reap, Cambodia) •Hospitality and Catering Training Centre (Mae Sot, Thailand) •KOTO (Hanoi, Vietnam) •PSE-Institute School of Hospitality and Tourism (Phnom Penh, Cambodia) •Sala Baï (Siem Reap, Cambodia) •Yangon Bakehouse (Yangon, Myanmar) BẠN CÓ THỂ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO CHÚNG TÔI Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp, hoặc thắc mắc, chúng tôi rất sẵn lòng nhận qua địa chỉ email asset@iecd.org. Các ý tưởng và ý kiến thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả; chúng không hoàn toàn phản ánh quan điểm của Agence Française de Développement (AFD) hoặc bất kỳ tổ chức nào được đề cập ở trên. Thiết kế và dàn trang bởi Lan Nguyễn In bởi IECD
  • 4. TÀI LIỆU NÀY PHÙ HỢP CHO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO? Eco-Guide được dành riêng cho các tổ chức có mong muốn cải tổ lại bộ máy tổ chức và các quy trình hiện hành để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường. Đây là bộ tài liệu hướng dẫn thực tế, dành cho tất cả mọi đối tượng và không cần kiến thức kỹ thuật để có thể thực hiện theo. Độc giả sẽ có được những mẹo nhỏ để nâng cao trách nhiệm môi trường của đơn vị kinh doanh của mình, đồng thời tiết kiệm chi phí kinh doanh. Tài liệu đặc biệt hướng tới các học viên là giám đốc, quản lý và kỹ thuật viên của các tổ chức kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống, bao gồm: Khách sạn Nhà hàng và kinh doanh ăn uống Đại lý du lịch và điều hành du lịch Các cơ sở đào tạo chuyên ngành khách sạn và dịch vụ ăn uống Mục tiêu của chúng tôi là tuyên truyền rộng rãi nhất có thể: vui lòng chia sẻ Eco-Guide này để góp phần tăng tác động tích cực của tài liệu đến với nhiều đối tượng hơn nữa. HƯỚNG DẪN CÁC KÝ HIỆU TRONG TÀI LIỆU cụm từ Các từ ngữ và khái niệm có thể tìm trong phần Thuật Ngữ và Các từ viết tắt (trang 48) Đây là các khuyến nghị thực tế, có thể áp dụng ngay trong tổ chức, cơ sở kinh doanh. Ý Kiến Chuyên Gia: nghiên cứu từ một trường hợp thực tế đến từ các tổ chức, cơ sở khác trong vùng. Tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn khác về vấn đề đang được đề cập ở (các) đường dẫn sau.
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU 6 48 7 9 23 31 41 CHÚ THÍCH VÀ THUẬT NGỮ 49 HÌNH ẢNH 50 CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ CHIM RUỒI ĐÔI DÒNG GIỚI THIỆU Giám sát và Nhận thức Giám sát và Nhận thức Trang thiết bị Giám sát và Nhận thức Từ chối và giảm lượng rác thải Tái sử dụng hoặc Tái chế rác thải Làm phân bón Tránh gây ra ô nhiễm đất và nước Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B) Nước sử dụng trong Bộ phận dọn vệ sinh Các khu vực ngoài trời và cảnh quan Hệ thống giao thông xanh Hệ thống làm lạnh Mua sắm có suy xét và trách nhiệm Tối đa hóa độ thấm nước qua bề mặt của khu vực Giảm hiệu ứng đảo nhiệt Tòa nhà Hệ thống chiếu sáng Hệ thống máy lạnh Năng lượng tái tạo TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG LƯỢNG NƯỚC TIÊU THỤ RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM GIẢM THIỂU VÀ THÍCH NGHI MỤC LỤC
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Các hoạt động của con người, bao gồm các hoạt động về du lịch, gây ra nhiều tác động đáng kể cho môi trường: chất lượng nước suy giảm, tăng ô nhiễm và phát thải khí nhà kính, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt hoặc làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu, và đây chỉ nêu ra một số tác động tiêu biểu. Tất cả các tác động này đe doạ sự sống trên trái đất, chúng ta có thể quan sát và cảm nhận được, đặc biệt là ở các vùng nguy cơ bị ảnh hưởng cao như Đông Nam Á. Tại Phòng Năng lượng & Môi trường của Artelia TP. HCM, chúng tôi quan tâm hướng tới sự bền vững với tư cách cá nhân và tổ chức. Vấn đề này luôn là nền tảng cho những việc chúng tôi thực hiện cùng các tổ chức cộng đồng và tổ chức tư nhân, bao gồm các bên hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, để đánh giá và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, và phát triển nhiều giải pháp bền vững hơn cho tương lai. Do đó, chúng tôi rất hứng khởi khi được hợp tác với IECD và ASSET-H&C, và tham gia vào quá trình xây dựng hướng dẫn này. Đây là cơ hội để chúng tôi được sử dụng chuyên môn chính của mình để phục vụ cho một dự án vì lợi ích cộng đồng, một dự án nhằm phổ biến các hướng dẫn cho phép các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, các trường và doanh nghiệp bắt đầu hành động. Chúng tôi rất vui khi được đóng góp vào hướng dẫn này bằng cách chia sẻ kiến thức với các bên có ý tưởng bước đầu hướng đến trách nhiệm môi trường, và chúng tôi hi vọng rằng điều này sẽ góp phần tạo ra sự thay đổi trên quy mô lớn hơn. Nicolas JALLADE Trưởng Phòng Năng lượng & Môi trường, ARTELIA Việt Nam Tại EXO Foundation, chúng tôi tin rằng du lịch lữ hành là chìa khóa cho phát triển bền vững ở tất cả các điểm đến bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực và gia tăng tối đa các tác động tích cực tới môi trường và con người sống trong các môi trường đó. May mắn được sinh sống và hoạt động trong di sản thiên nhiên và văn hóa tuyệt vời của châu Á, chúng tôi hiểu rằng trách nhiệm của mình là phải có lương tâm đối với những nơi chúng tôi hoạt động và những tác động đối với thế giới quanh ta. Bằng cách hỗ trợ các nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp và tổ chức tại địa phương đang đóng góp cho những sự nghiệp mang tính xã hội, văn hóa và môi trường, chúng tôi có thể tối đa hóa lợi ích mà du lịch mang lại cho người dân địa phương và nền kinh tế của họ. Chúng tôi tự hào được hợp tác với IECD và ASSET-H&C, những tổ chức mang lại cơ hội cho những người kém may mắn và là điển hình tuyệt vời trong việc dẫn dắt ngành du lịch theo hướng bền vững hơn. Chúng tôi thực sự tin rằng trách nhiệm của ngành du lịch là tương lai của ngành lữ hành, mang con người tới gần nhau hơn và phát triển một phong cách lữ hành có khả năng giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Alexandra MICHAT Giám đốc, Quỹ EXO Nia KLATTE Điều phối về Bền vững (Lào & Việt Nam), EXO Travel 6
  • 7. 7 GIỚI THIỆU Tính đến năm 2030, dự kiến sẽ có khoảng 1,8 tỷ du khách trên toàn thế giới(1) , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và toàn cầu, tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như sẽ gia tăng sự hiểu biết và các cuộc trao đổi văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi tương lai của ngành du lịch đang tỏa sáng, tình trạng môi trường lại mờ mịt hơn. Với con số 1,3 tỷ người đi du lịch mỗi năm, ngành du lịch phải chịu 14% trách nhiệm trong tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu(2) . Theo Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, “nếu không có biến động lớn, đến năm 2050 ngành du lịch sẽ tạo ra mức tăng 154% về mức tiêu thụ năng lượng, 131% về lượng khí thải nhà kính, 152% về nhu cầu tiêu thụ nước và 251% về chất thải rắn cần xử lý so với thời điểm hiện tại”(3) . Lúc này, việc định nghĩa lại thế nào gọi là sự phát triển của ngành du lịch chủ yếu là vấn đề mang tính đạo đức, để du lịch vẫn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế nhưng không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Ngành du lịch cũng cần coi sự tàn phá môi trường là yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế ngành. Bởi lẽ ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên bản địa sẵn có để tồn tại và phát triển. Có thể nói, mối nguy hại lớn nhất gây ảnh hưởng tới ngành du lịch là chính là bản thân của ngành nếu ngành du lịch vẫn tiếp tục góp phần làm cạn kiệt tài nguyên thay vì bảo tồn các nguồn tài nguyên. Theo Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu, có một nguy cơ đó là “trong tương lai, du lịch có thể sẽ ngày càng bị chỉ trích là ngành gây ô nhiễm môi trường”, nếu ngành này không có động thái nào, ít nhất là “tìm cách giảm thiểu chất thải và các yếu tố gây hại cho môi trường và xã hội”(4) . Bởi vậy, điều quan trọng là chúng ta phải suy nghĩ lại cách quản lý ngành công nghiệp đang lớn mạnh này, để sự phát triển của nó mang tính tích cực và đem lại lợi ích cho cộng đồng cũng như các bên liên quan. Điều đáng mừng là hiện vẫn có cơ hội thương mại cho những người đi đầu trong ngành du lịch. Thực tế cho thấy, du khách ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường và xã hội toàn cầu, và chú ý hơn đến các tác động lên môi trường xã hội xung quanh ở nơi họ đến du lịch. Yếu tố du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi trường của bên cung cấp dịch vụ du lịch đang trở thành một yếu tố trong quyết định lựa chọn dịch vụ và điểm đến của du khách. Năm 2017, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi AIG(5) cho thấy: 78% du khách cho rằng yếu tố du lịch bền vững là “cực kỳ quan trọng” hoặc “tương đối quan trọng” – so với 52% đưa ra 1 UNWTO, “Why Tourism”, http://www.tourism4development2017.org/why-tourism, truy cập ngày 20/04/2018. ² Transforming Tourism - Tourism in the 2030 Agenda, March 2017. ³ UNEP, https://www.unenvironment.org/explore-topics/resource-efficiency/what-we-do/responsible-industry/tourism, truy cập ngày 20/04/2018. 4 Randy Durband, Global Sustainable Tourism Council (GSTC), WTTC, 2017, Understanding the Critical Issues for The Future of Travel and Tourism. 5 In March 2017, AIG Travel conducted a 15-question poll (AIG Pulse Poll) with 1300 participants in the U.S. - International Travel and Health Insurance Journal, 26 April 2017, “Travellers want education on going green”, https://www.itij.com/story/13205, truy cập ngày 20/04/2018. GIỚI THIỆU
  • 8. GIỚI THIỆU 8 6 Xem Câu chuyện về Chú chim ruồi truyền cảm hứng ở trang cuối của Hướng dẫn này. câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát cùng kỳ trong năm trước đó. Yếu tố du lịch bền vững sẽ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong quyết định điểm đến và lựa chọn dịch vụ của du khách, và chỉ những người trong ngành thực sự quan tâm và có các hành động cụ thể mới có thể bứt phá và nổi bật. Chúng tôi tin rằng vẫn chưa muộn để chúng ta đảo ngược tình hình nếu tất cả chúng ta, những người trong ngành cũng như du khách, bắt đầu hành động để biến ngành du lịch trở nên bền vững hơn, và nếu chúng ta cùng nỗ lực hết sức mình(6) . Là các trung tâm đào tạo nghề trong dự án ASSET-H&C, chúng tôi tin rằng chúng tôi có một trách nhiệm rất đặc biệt, đó là trở thành nguồn ảnh hưởng lớn thông qua lớp thanh niên và học viên mà chúng tôi đào tạo, từ đó tạo ra sự thay đổi ở quy mô lớn và dài hạn. Với bản “Hướng dẫn về môi trường” (Eco-Guide) này, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu thực hiện trách nhiệm của mình và lôi cuốn những người khác vào cuộc hành trình phát triển du lịch bền vững. Hãy xem như đây là một cuốn sách công thức nấu ăn: qua từng trang, cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn các kinh nghiệm thực tế hiệu quả và đơn giản để hạn chế những tác hại môi trường của các hoạt động và dịch vụ du lịch của bạn trong bốn lĩnh vực chính sau đây: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, chất thải và ô nhiễm, và các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu khác. Thông qua các diễn giải cơ bản, các hành động và hiểu biết sâu sắc cụ thể trong ngành, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp chìa khóa để bạn bắt đầu hoặc tiếp tục thực hiện các thay đổi tích cực ngay từ cấp độ cá nhân.
  • 9. TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG 9 Tiêu thụ Năng lượng • Giám sát và Nhận thức • Tòa nhà • Hệ thống chiếu sáng • Hệ thống máy lạnh • Năng lượng tái tạo
  • 10. Tiêu thụ Năng lượng 10 7 Transforming Tourism - Tourism in the 2030 Agenda, 03/2017. 8 Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Greenview cho International Tourism Partnership trong: ITP, 11/2017, báo cáo khử Cacbon của Hotel Global. 9 Theo một trong những kịch bản của Ngân hàng phát triển châu Á, trong: Ngân hàng phát triển châu Á, 2015, Đông Nam Á và nền kinh tế của ổn định khí hậu toàn cầu. Vấn đề là gì? Nguồn năng lượng chúng ta sử dụng hàng ngày vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên…), dẫn đến hai vấn đề chính: thứ nhất, nhiên liệu hóa thạch được sản sinh trong thiên nhiên chậm hơn mức độ tiêu thụ của con người, và thứ hai, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí thải nhà kính như cacbon dioxit (CO2), thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính và gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu diễn ra dưới hình thức trái đất nóng lên, nhiều hiện tượng thời tiết khốc liệt hơn (bão, lũ lụt, hạn hán), do đó biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và các hoạt động của con người. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á, khu vực Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất vì hiện tượng biến đổi khí hậu, nhưng hiện vẫn là nơi phát thải khí nhà kính ngày một gia tăng. Vì sao bạn nên quan tâm? Các hoạt động du lịch và ăn uống sử dụng rất nhiều năng lượng cho việc sản xuất thực phẩm (thiết bị nhà bếp và các máy làm bánh sử dụng rất nhiều năng lượng, kho lạnh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy lạnh (AC)…). Ngành du lịch (bao gồm cả giao thông vận tải) đóng góp tới 14% lượng phát thải CO2 toàn cầu(7) . Để tuân thủ cam kết về nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2°C được ký kết tại Hiệp định khí hậu Paris năm 2015, ngành du lịch sẽ cần phải giảm lượng khí thải nhà kính mỗi phòng mỗi năm xuống tới 90% vào năm 2050(8) . Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ là một trong những ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Nếu không thay đổi – tại Việt Nam và Thái Lan, khách du lịch sẽ giảm tới 11,5% vào năm 2050(9) . Vì thế, ngành du lịch cần ưu tiên và tích cực giảm phát thải khí CO2 bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng. Mục này sẽ cung cấp dữ liệu và các mẹo nhỏ để có thể giám sát, kiểm soát và giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ trong ngành. Ứng dụng các bước hướng dẫn đơn giản được khuyến nghị trong cuốn hướng dẫn này sẽ giúp bạn giảm tới 20% điện năng tiêu thụ.
  • 11. 11 Tiêu thụ Năng lượng Giám Sát và Nhận Thức • 1. Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng •Ghi nhận lượng năng lượng tiêu thụ là bước đầu tiên và cần thiết trong việc đánh giá hiệu suất của một cơ sở hoạt động du lịch để có thể giảm tiêu thụ năng lượng. •Có nhiều nguồn năng lượng khác nhau nhưng khí gas và điện là hai nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực du lịch và nhà hàng khách sạn. •Để theo dõi lượng điện tiêu thụ, nên lắp đặt đồng hồ đo ở các khu vực tiêu thụ năng lượng. Đồng hồ đo nên được ghi nhận ít nhất hàng tuần và dữ liệu nên được thu thập trong một tệp điện tử để theo dõi lượng điện tiêu thụ theo thời gian. Các nguồn năng lượng khác như gas cũng cần được theo dõi (số bình gas, lượng khí, v.v.). •Giá của đồng hồ điện (bao gồm cả lắp đặt), trung bình 250 USD/cái. Khi đã lắp đặt xong đồng hồ điện, hãy tạo một bảng ghi chú đơn giản để ghi lại lượng tiêu thụ hàng tuần của các khu vực và các phòng ban khác nhau (ví dụ trong một trường dạy về ngành nhà hàng khách sạn: các văn phòng và lớp học/bếp/nhà hàng/khu vực vệ sinh và khu giặt là/kí túc xá…) và chỉ định một người hoặc một đội nhóm thực hiện việc ghi chép và giám sát. Góc chuyên gia: Quy tắc giám sát Tại Việt Nam, tập đoàn TMG (http://www.tmgroup.vn), quản lý các thương hiệu như Victoria Hotels & Resorts, ÊMM Hotels & Resorts, đã tạo ra một hệ thống giám sát chặt chẽ nhằm theo đuổi chính sách môi trường đầy tham vọng và chủ động của tập đoàn. Mỗi một khách sạn, nhà hàng, hoặc du thuyền đều phải gửi báo cáo tiêu thụ năng lượng hàng tháng về cho Kiểm Soát Kỹ Thuật Vùng và Giám Đốc Điều Hành. Báo cáo bao gồm số liệu chính xác về mức tiêu thụ điện, nước và gas. Hoạt động này được khởi xướng 5 năm về trước và theo Hanno Stamm, Giám Đốc Điều Hành, tập đoàn đã giảm thiểu được tới 50% tổng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới của tập đoàn trong 5 năm qua. Kết quả này đã đạt được thông qua nhiều thay đổi dần dần được thực hiện trên các khách sạn đã được xây dựng từ 20 năm trước, vào thời điểm tình trạng khí hậu của Trái Đất vẫn chưa phải là một chủ đề nóng và cấp bách. Ban đầu, việc triển khai giám sát năng lượng này cũng liên quan đến thực tế là tập đoàn đã được tài trợ bởi một khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, liên quan đến nhiều quy định về môi trường và yêu cầu phải được kiểm soát chặt chẽ. Nhờ có sự quyết liệt từ lãnh đạo tập đoàn, và cơ hội rõ ràng cho việc quảng bá thương hiệu và tiềm năng tài chính, việc giám sát năng lượng nhanh chóng trở thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả các Tổng Giám đốc hiện tại đang ủng hộ việc này và các vấn đề liên quan đến môi trường (làm thế nào để tiết kiệm nhiều năng lượng và điện, nước…) luôn được nêu ra trong mọi cuộc họp. Dữ liệu thu thập được luôn được chia sẻ để so sánh với các báo cáo trước đó, với các khách sạn, nhà hàng khác cùng chung tập đoàn, và so sánh với các tiêu chuẩn của quốc tế. Hệ thống giám sát và quản lý này đem lại lợi ích kép như sau: • Cho phép các khách sạn nhanh chóng xác định các vấn đề tiềm tàng trong trường hợp có sự gia tăng bất ngờ trong việc tiêu thụ (ví dụ: bị rò rỉ ...) - và bất kỳ sự thay đổi nào về lượng tiêu thụ phải được người quản lý giám sát chặt chẽ; • Là một phương thức hữu hiệu để chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp mới được áp dụng để giảm bớt lượng tiêu thụ, qua đó khen thưởng kịp thời các nhóm thực hiện, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục theo dõi và phát huy năng lực. Giám sát sự thất thoát về lượng năng lượng tiêu thụ thường rất khó, do đó, Giám Đốc Điều Hành có nhiệm vụ đi giám sát các kho lưu trữ và xem xét các chính sách mua và giao nhận hàng của tất cả các khách sạn trong tập đoàn mỗi năm hai lần.
  • 12. 2. Hình thành ý thức về sử dụng năng lượng •Thói quen sử dụng năng lượng của các cư dân trong cùng một tòa nhà sẽ ảnh hưởng lớn tới tổng năng lượng tiêu thụ. Nhận thức của người sử dụng năng lượng (ví dụ như trong trường dạy kỹ năng nhà hàng khách sạn: nhân viên, khách hàng, học sinh) nên được nâng cao và chú trọng trong các khóa đào tạo và qua các biển hướng dẫn bên trong tòa nhà để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng cho cả mục đích môi trường và tài chính. •Đối với máy lạnh, chọn nhiệt độ thích hợp (khoảng 26°C) và bật ở chế độ quạt bất cứ khi nào có thể sẽ giúp giảm lượng tiêu thụ điện. Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo nội dung về các thiết bị lạnh (trang 17). •Thông thường, một số thiết bị bảo quản lạnh (tủ lạnh, tủ đông) và thiết bị giặt rửa (máy rửa bát, máy giặt, máy sấy) không được sử dụng hết không gian bên trong; việc tăng tỷ lệ lấp đầy của các thiết bị sẽ giúp tối ưu hóa lượng năng lượng cần thiết để vận hành chúng. •Thiết bị không sử dụng trong thời gian dài nên được rút nguồn/tắt máy thay vì để ở chế độ “chờ” (Sleep mode). •Ở hầu hết các quốc gia, giá điện có thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày. Để giảm hóa đơn tiền điện, bạn nên sử dụng thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng (máy giặt, lò nướng ...) trong giờ thấp điểm. Ví dụ, ở Việt Nam, có ba khung thời gian trong ngày (giờ cao điểm, giờ bình thường, giờ thấp điểm); mức giá trong giờ cao điểm (đồng/kWh) có thể cao hơn gấp bốn lần so với giờ thấp điểm. Giá cả và khung thời gian trong ngày thường có thể được tìm thấy trên trang web của các nhà cung cấp điện. Lập các bảng hiệu thú vị và bắt mắt hoặc tổ chức các trò chơi cho khách, nhân viên và học viên để khuyến khích họ áp dụng các thói quen tiết kiệm năng lượng. 12 Tiêu thụ Năng lượng Góc chuyên gia: thử thách Green Intrapreneur Trong năm 2015, Tập đoàn Khách sạn TMG (http://www.tmgroup.vn) đã tổ chức một thử thách lớn trong phạm vi tập đoàn cho tất cả các khách sạn trên khắp Việt Nam: các đội tham gia phải đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới để giảm tác động môi trường của từng bộ phận và trong mỗi khách sạn, nhóm chiến thắng sẽ nhận được một tỷ lệ phần trăm của các khoản tiết kiệm thu được thông qua giải pháp của họ. Tập đoàn đã tìm ra được những cách thức mới rất hay để giảm bớt lượng tiêu thụ và tiết kiệm được hơn 4.000 USD nhờ các giải pháp này. Tại khu nghỉ dưỡng Victoria Cần Thơ (https:/ /www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html), đội Kỹ Thuật là đội thắng cuộc, nhờ vào giải pháp mới nhằm giảm năng lượng tiêu thụ cho các hoạt động vệ sinh trong khách sạn. Ý tưởng của họ là một hệ thống trong đó nhiệt sinh ra bởi máy sấy sẽ được sử dụng để làm ấm nước của máy giặt, bằng cách sử dụng hộp cách nhiệt, lấy nhiệt từ máy sấy và dẫn vào đường ống cấp nước cho máy giặt. Làm như vậy, nước sẽ được làm nóng lên đến 40/50°C, giảm thời gian và năng lượng cần để đun nước của máy giặt. Ý tưởng này cũng giành được giải nhất ở cấp Tập Đoàn và được nhiều khách sạn cùng hệ thống áp dụng. Chuỗi du thuyền của tập đoàn Victoria Cruises (https:/ /www.victoriahotels.asia/en/victoria-cruises.html), ở đồng bằng sông Cửu Long lấy cảm hứng từ hệ thống này để tạo ra một hệ thống làm nóng nước thân thiện với môi trường trong các phòng cho khách lưu trú: nước nóng có sẵn trong phòng tắm được làm ấm lại bằng cách sử dụng nhiệt được tạo ra bởi động cơ của thuyền thay vì sử dụng máy phát điện hoặc lò hơi điện, tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng và nhờ đó tiết kiệm chi phí. Sustainable Hotel - Siting, thiết kế và thi công, Quan hệ đối tác du lịch quốc tế, 2014. Phần 9: giám sát hiệu quả/tiêu thụ điện và năng lượng. www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf
  • 13. 13 Tiêu thụ Năng lượng Góc chuyên gia: Duy trì không khí mát mẻ Ở Phnom Penh (Campuchia), 365 ngày đều có nắng, do đó cách nhiệt tốt là chìa khóa để giảm thiểu nhu cầu làm mát. Khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel (http://www.amanjaya-suites-phnom-penh.com) đã lắp đặt màng lọc tia UV cho tất cả cửa sổ, đặc biệt là trong phòng của khách, nơi nhận nhiều ánh sáng mặt trời. Cách này tuy đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm nhiệt độ trong phòng và hạn chế lượng năng lượng tiêu thụ cho hoạt động làm mát phòng. Trong năm 2018, khách sạn sẽ đầu tư màn lọc mới, sử dụng công nghệ hiện đại hơn để tăng cường hơn nữa tác động tích cực của thiết kế tòa nhà thông minh này. một dự án khởi xướng từ •Hạn chế số lượng cửa sổ và không sử dụng các cửa sổ quá lớn. Không cách nhiệt tốt bằng tường, cửa sổ là khu vực hút nhiệt mặt trời từ bên ngoài vào tòa nhà. Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ và diện tích tường trong một tòa nhà nên vào khoảng 30%. •Sử dụng mái hiên, cửa chớp và thảm thực vật để tránh ánh sáng ban ngày trực tiếp và giảm nhiệt (xem hình minh họa bên dưới). •Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên cho cả bên ngoài (thông gió hai mái như hình vẽ bên dưới) và bên trong (sân, v.v.) tòa nhà. •Sử dụng các màu sáng cho vỉa hè, mái nhà và các bức tường bên ngoài để lấy ánh sáng mặt trời và cản nhiệt. •Xây vườn, mảng xanh trên tường và hồ nhỏ để làm mát không khí. ! Ưu tiên ánh sáng tự nhiên Tương tự như hệ thống thông gió, nhu cầu tiêu thụ năng lượng có thể được giảm xuống bằng việc giảm nhu cầu sử dụng nguồn sáng nhân tạo: •Thiết kế vừa đủ số cửa sổ (không quá nhiều) để lấy ánh sáng tự nhiên và giảm việc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo vào ban ngày. Nếu bạn sắp xây dựng một cơ sở vật chất mới, nên nghiên cứu kỹ đường chiếu sáng của ánh sáng tự nhiên và các luồng không khí tự nhiên, và thiết kế theo các phương án đã nêu ra ở trên. Nếu tòa nhà của bạn đã hoàn thành, hãy cân nhắc những cải tiến nhỏ hơn như thay đổi màu sơn, lắp rèm và cửa chớp sáng. 2. Hình minh họa cho các thiết kế tốt (tham khảo) Tòa nhà • 1. Tối ưu hóa thiết kế tòa nhà để giảm tiêu thụ năng lượng ! Giảm nhu cầu làm mát Hệ thống thông gió và làm mát cần rất nhiều năng lượng để vận hành, nên việc tiêu thụ năng lượng có thể được giảm nếu các tòa nhà được thiết kế theo hướng ưu tiên lấy gió tự nhiên và hạn chế nhu cầu làm mát nhân tạo. Các biện pháp này bao gồm: magnifier placing
  • 14. 14 Tiêu thụ Năng lượng T12 Thế hệ đầu (thập niên 1930) T8 thế hệ thứ hai (thập niên 1980) T5 thế hệ thứ ba (năm 2000) Bóng đèn dây tóc Đèn huỳnh quang Đèn LED Đèn huỳnh quang compact Hệ Thống Chiếu Sáng • 1. Thiết kế chiếu sáng Mục tiêu của thiết kế ánh sáng thông minh là kiểm soát và điều chỉnh sức mạnh của thiết bị chiếu sáng cho mỗi không gian. Một tham số quan trọng cần xem xét là Mật độ công suất chiếu sáng (LPD), được biểu thị bằng Oát trên mét vuông (W/m²). Đây là tổng công suất của tất cả các ánh sáng trong không gian chia cho diện tích của không gian. Một mật độ công suất chiếu sáng khoảng 7W/m² nên được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau. Ví dụ, một lớp học 25m² với 12 đèn, công suất 15W mỗi cái (tổng cộng 180W) sẽ có LPD 7,2W/m² (180/25 = 7,2). Để đạt mục tiêu này, không nên giảm số lượng đèn trong phòng cho đủ số (sẽ làm ảnh hưởng đến sự thoải mái khi nhìn trong phòng), chúng ta có thể sử dụng nhiều thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng hơn mà vẫn đảm bảo đủ độ sáng cho phòng. ! Thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng cho ngoài trời và trong nhà nên tập trung vào các cách thiết kế nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả của ánh sáng. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng là: •Tối đa hóa sử dụng ánh sáng ban ngày trong khi giảm thiểu mức hấp thụ nhiệt mặt trời (ánh sáng mặt trời gián tiếp và kính): ánh sáng tự do •Nhiều đèn chưa chắc đã tốt hơn: chất lượng ánh sáng mới là thông số quan trọng hơn. Số lượng và chất lượng của ánh sáng phải phù hợp với chức năng sử dụng thực tế của không gian (ví dụ, nhà kho sẽ cần ít ánh sáng hơn nhà bếp hoặc lớp học). •Lắp đặt đèn theo chức năng sử dụng (chẳng hạn như đèn bàn) khi cần thiết và giảm ánh sáng ở nơi khác. •Sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng (đèn và bộ hắt sáng), các bộ điều khiển và hệ thống (bộ điều chỉnh độ sáng, cảm biến chuyển động và điều chỉnh độ sáng). Xem bên dưới để biết thêm thông tin chính xác. 2. Các thiết bị chiếu sáng hiệu quả: Mức tiêu thụ năng lượng cho hệ thống chiếu sáng có thể được giảm đáng kể nếu sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu quả. Hệ thống chiếu sáng hiệu quả không chỉ giảm lượng năng lượng tiêu thụ mà còn cải thiện môi trường làm việc và tăng cường sức khỏe của nhân viên, giảm tình trạng mỏi mắt. 2.1. Các loại đèn:
  • 15. Đèn huỳnh quang được khuyến khích sử dụng trong nhà, đặc biệt cho các phòng cần sử dụng nhiều giờ, vì chúng mang lại sự thoải mái nhất cho người dùng. Tuy nhiên, những nơi chuyên biệt cần độ sáng cao, nên sử dụng đèn LED. ! Hai loại đèn huỳnh quang phổ biến gồm có: •Đèn tuýp huỳnh quang - thường được sử dụng để thắp sáng các khu vực rộng lớn trong văn phòng, tòa nhà thương mại và công cộng: T5, T8, T12, v.v. •Đèn huỳnh quang compact (CFL) - một loại bóng đèn thường được sử dụng cho hộ gia đình. 2.4. Đèn chiếu sáng bên ngoài Đối với chiếu sáng bên ngoài, đèn LED là sự lựa chọn tối ưu cho các trung tâm đào tạo, khách sạn hoặc nhà hàng, do có tuổi thọ cao và khả năng chiếu sáng mạnh mẽ. 2.5. Lợi ích kinh tế của việc sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng Trong khi giá các thiết bị tiết kiệm năng lượng (CFL và LED) thường cao hơn so với đèn sợi đốt truyền thống, đèn đời mới hơn thường có chi phí vận hành ít hơn, tiết kiệm chi phí trong suốt tuổi thọ của đèn như trong bảng dưới đây (tính toán bao gồm chi phí ban đầu): 15 Tiêu thụ Năng lượng Đèn LED Đèn huỳnh quang compact(10) Đèn dây tóc kWh của lượng điện sử dụng trong 30.000 giờ [A] 300 420 1.800 Số oát trên 1 bóng để phát sáng tương đương với một đèn dây tóc (chuẩn tham chiếu 60W) 10 14 60 $0,1 $0,1 $0,1 Giả định giá điện tính bằng đơn vị USD trên kWh [B](11) $30 $42 $180 Chi phí cho lượng điện tiêu thụ trong 30.000 giờ vận hành (Giả định: 0,1 USD/kWh) [C=AxB] $24 $45 $31 Chi phí bóng đèn tính bằng USD cho 30.000 giờ sử dụng [D] $54 $87 $211 Tổng chi phí cho 30.000 giờ [E=C+D] 10 Đèn huỳnh quang compact và đèn huỳnh quang sử dụng cùng một công nghệ; do đó phân tích chỉ giới hạn trong 3 công nghệ chính. 1 1 Đây là giả thiết chung dựa trên phạm vi toàn cầu. Giá điện thực tế khác nhau ở mỗi quốc gia. Khi bạn đã tối ưu hóa được việc sử dụng ánh sáng tự nhiên cho tòa nhà, hãy kiểm tra các loại đèn bạn sử dụng trong và ngoài tòa nhà; xem xét việc thay thế dần dần các bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang và đèn LED. Liên minh châu Âu EU đã cấm việc buôn bán bóng đèn sợi đốt vì hiệu quả năng lượng kém. 2.2. Thiết bị phản quang Thiết bị phản quang là các tấm phản quang nhỏ bao quanh bóng đèn (phía trên và/hoặc xung quanh). Bằng cơ chế phản chiếu các tia sáng hướng phía trần nhà và khu vực không gian trên cao (nơi không cần sử dụng ánh sáng đèn) rồi điều hướng ánh sáng về phía sàn và những khu vực cần ánh sáng của căn phòng, các tấm phản quang giúp tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng. Thiết bị này thường được sử dụng cho các bóng đèn huỳnh quang (ống neon). 2.3. Đèn chiếu sáng trong nhà Các công nghệ chiếu sáng khác nhau tiêu thụ điện năng khác nhau. Ví dụ, đèn huỳnh quang sử dụng năng lượng ít hơn 75% so với đèn sợi đốt để cung cấp cùng một lượng ánh sáng. Tuổi thọ cũng dài hơn khoảng 10 lần so với đèn sợi đốt (từ 10.000 giờ lên đến 24.000 giờ nếu sử dụng tối ưu). Thiết bị phản quang
  • 16. 16 Tiêu thụ Năng lượng Góc chuyên gia: Chuyển sang sử dụng thiết bị tiết kiệm điện: Từ năm 2015, trong một phần của việc thực hiện Chương trình nghị sự 21 của tập đoàn AccorHotels, Khu nghỉ dưỡng và Spa Sofitel Angkor Phokeethra quyết định thay thế 200 bóng đèn halogen ngoài trời của họ (một loại đèn sợi đốt) để giảm lượng tiêu thụ năng lượng của Khu nghỉ dưỡng. Theo tính toán, trong một tháng, họ đã chi khoảng 900 USD cho việc tiêu thụ điện của những bóng đèn này, trong khi đèn LED sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 335 USD một tháng. Mặc dù chi phí trang bị đèn LED cao hơn (cao hơn khoảng 2.100 USD cho 200 bóng đèn), nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ hàng ngày rất lớn: theo tính toán của khách sạn, ước tính sẽ mất dưới 4 tháng để thu hồi vốn đầu tư và bắt đầu có lãi. Theo thời gian, khoản tiết kiệm thậm chí còn lớn hơn khi tính đến tuổi thọ tương ứng của hai loại đèn, dài hơn gấp 4 lần trong trường hợp sử dụng đèn LED. 3. Điều khiển ánh sáng Cảm biến chuyển động Công tắc chuyển thời gian Bạn có thể điều chỉnh độ sáng tùy theo nhu cầu bằng cách sử dụng các điều khiển ánh sáng thông minh được mô tả dưới đây. Sử dụng điều khiển ánh sáng để tự động bật và tắt đèn (cũng như các thiết bị khác) khi cần thiết có thể tiết kiệm tới 60% chi phí năng lượng. Những điều khiển này phải được thiết kế theo từng phòng và chức năng. ! Thiết bị điều chỉnh độ sáng Thiết bị điều chỉnh độ sáng được sử dụng để điều chỉnh cường độ ánh sáng của đèn bàn. Chúng khá rẻ và có thể tiết kiệm năng lượng khi điều chỉnh cường độ ánh sáng giảm xuống. Thiết bị có thể sử dụng chung với bộ cảm biến ánh sáng, hoặc dùng như một thiết bị riêng lẻ. ! Cảm biến chuyển động, hoạt động và ánh sáng •Cảm biến chuyển động tự động bật đèn khi phát hiện chuyển động và tự động tắt sau một thời gian ngắn. Loại thiết bị này khá hữu ích để đảm bảo an ninh ngoài trời và công cộng. •Cảm biến hoạt động có khả năng phát hiện hoạt động trong nhà và nhạy hơn. Có hai loại cảm biến hoạt động (siêu âm: âm thanh, và hồng ngoại: nhiệt và chuyển động). •Cảm biến ánh sáng ghi nhận điều kiện ánh sáng xung quanh, có thể áp dụng trong nhà hoặc ngoài trời. ! Bộ hẹn giờ hoặc công tắc chuyển thời gian Có hai loại hẹn giờ: Bộ hẹn giờ thủ công và bộ hẹn giờ kỹ thuật số có thể điều chỉnh và được lắp đặt trên tường (trông giống như bộ điều khiển nhiệt độ kỹ thuật số), giúp tự động chiếu sáng trong nhà hoặc ngoài trời cho thời gian và thời điểm nhất định trong ngày. Bộ hẹn giờ có thể được sử dụng cho bất kỳ thiết bị điện nào. Thiết bị điều chỉnh độ sáng
  • 17. 17 Tiêu thụ Năng lượng Hệ Thống Điều Hòa • 1. Hệ thống tiêu thụ đa số điện năng: Phần lớn lượng điện năng tiêu thụ của một tòa nhà được dùng vào việc làm mát (chiếm tỷ lệ 40% tới 70% ở các nước nhiệt đới). Điện năng tiêu thụ của một hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hiệu quả sử dụng hệ thống, độ cách nhiệt của tòa nhà, chất lượng của hệ thống cửa chính và cửa sổ (kín hay hở, thiết kế tốt để tiết kiệm điện hay không?), và cách thức vận hành hệ thống điều hòa của tòa nhà. Một tòa nhà được lắp đặt hệ thống làm lạnh tốt và thiết kế tối ưu, giảm không gian điều hòa sẽ giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ và giảm chi phí vận hành. 2. Sử dụng quạt làm mát Lời khuyên thông dụng và hữu ích nhất là nên sử dụng quạt thay vì máy lạnh khi có thể (nhất là trong giai đoạn giao mùa). Do mức tiêu thụ điện năng của quạt thấp hơn nhiều so với máy lạnh và ít phát thải khí gây hại cho môi trường xung quanh. Một máy lạnh thông thường cần 1.500 Watt điện để vận hành, trong khi một cây quạt trần chỉ cần 250 Watt. 3. Chọn một hệ thống điều hòa hiệu quả Hiệu quả của các hệ thống điều hòa không khí có thể được đo bằng Hệ số hiệu suất (COP). Hệ số hiệu suất càng cao thì hệ thống lạnh càng hiệu quả. Các hệ thống hiệu quả có COP cao hơn 3,5. Trong bảng dưới đây, chúng tôi so sánh hai máy lạnh với các COP khác nhau: Góc chuyên gia: Điều chỉnh nhu cầu sử dụng đèn chiếu sáng hiệu quả Tại Siem Reap (Campuchia), khu nghỉ dưỡng và spa Sofitel Angkor Phokeethra Golf and Spa Resort (https://www.sofitel-angkor-phokeethra.com) cũng đã nghiên cứu tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng dành cho chiếu sáng bằng cách lắp đặt các thiết bị điều khiển ánh sáng khác nhau: •Bộ hẹn giờ để chiếu sáng ngoài trời (chỉ khi trời tối), hành lang và hệ thống khí thải nhà bếp; •Nút chỉnh cường độ sáng (dimmers) cho các phòng chức năng; •Cảm biến cho trung tâm thể dục và phòng khiêu vũ; •Công tắc thẻ từ cho tất cả các phòng khách lưu trú. Nhóm nghiên cứu của khách sạn đã phân tích rằng năng lượng được tiết kiệm đáng kể nhất là từ các công tắc thẻ từ được lắp đặt trong phòng khách, cho phép tiết kiệm điện tối thiểu 8 giờ cho mỗi phòng trên mỗi đặt phòng. Về mặt tài chính, hoạt động này giúp tiết kiệm 32 USD mỗi ngày chi phí năng lượng cho khách sạn. Các phòng được trang bị thiết bị điều chỉnh độ sáng tiêu thụ trung bình ít hơn 50% so với phòng không sử dụng. Công tắc và khóa dùng thẻ ! Công tắc dùng thẻ Công tắc dùng thẻ cho phép bật/tắt nhanh một bộ đèn và các thiết bị điện khác trong một không gian nhất định. Khi kết hợp với một hệ thống khóa thẻ, thiết bị này đảm bảo điện được tắt hết khi người dùng rời khỏi phòng. Hệ thống này phổ biến trong các khách sạn. Tuy nhiên, khi lắp đặt, khách sạn nên cẩn thận để canh chính xác các thiết bị liên kết với công tắc thẻ: có thể không nhất thiết tất cả các đèn, máy điều hòa, TV và các thiết bị khác phải được bật lên mỗi khi khách vào phòng. Điều này có thể gây hiệu ứng ngược lại, làm tăng lượng sử dụng điện trong thời gian lưu trú của khách.
  • 18. 18 Tiêu thụ Năng lượng 5 Khả năng làm mát (kW) Đầu tư ban đầu (USD) $850 $1.400 Hệ số hiệu suất (COP) 2,9 3,6 20 20 Dòng đời (năm) 3.525 2.650 Ước tính tiêu thụ hằng năm(kWh) $0,1 $0,1 Giá điện theo giả thuyết (USD trên kWh) $352,5 $265 Ước tính tiêu thụ điện hằng năm (USD) 2,9 3,6 Hệ số công suất (COP) Chi phí ước tính tiêu thụ hằng năm(USD)[B] $352,5 $265 Đầu tư ban đầu (USD) [A] $850 $1.400 $1.202,5 $1.665 Tổng chi phí cho 1 năm sử dụng [C=A+B] $2.965 $2.990 Tổng chi phí cho 6 năm sử dụng [D=A+Bx6] $3.317,5 $3.255 Tổng chi phí cho 7 năm sử dụng [E=A+Bx7] $7.900 $6.700 Tổng chi phí cho 20 năm sử dụng [F=A+Bx20] Như đã trình bày ở trên, hệ thống lạnh có COP cao nhất tiêu thụ năng lượng ít hơn 30% so với thiết bị khác. Việc lựa chọn hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả hơn sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, và tiết kiệm chi phí hơn. Ví dụ 1kWh giá khoảng 0,1 USD, chọn máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm được khoảng 90 USD tiền điện một năm (265 USD thay vì 352,5 USD). Thời gian hoàn vốn của một máy lạnh hoạt động hiệu quả tùy thuộc vào thương hiệu, tải lạnh…nhưng trung bình rơi vào khoảng 4 đến 8 năm. Lấy ví dụ như trên, thời gian hoàn vốn của máy khoảng dưới 7 năm. Xét trên khía cạnh kinh tế và tuổi thọ của một máy lạnh, có thể tiết kiệm lên đến 1.200 USD. Một tòa nhà cần sử dụng nhiều máy lạnh sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 4. Bảo trì bảo dưỡng: Tuổi thọ của một hệ thống phụ thuộc nhiều vào kế hoạch bảo trì bảo dưỡng. Việc không bảo trì bảo dưỡng định kỳ và kịp lúc sẽ làm giảm tuổi thọ hệ thống từ 20 xuống còn 10 năm. Nếu không có một đội ngũ nhân viên đủ trình độ để bảo trì và bảo dưỡng hệ thống, nên ký hợp đồng với một công ty chuyên nghiệp bên ngoài để kéo dài tuổi thọ của hệ thống lạnh và tránh tổn thất năng lượng (mức tiêu thụ năng lượng có thể giảm tới 25% so với khi hệ thống không được bảo trì). Hoạt động bảo trì bảo dưỡng cần được tiến hành 6 tháng một lần và bao gồm: •Kiểm soát lượng chất làm lạnh khi cần thiết •Làm sạch bộ lọc •Làm sạch giàn lõi bên trong máy lạnh (thiết bị điều hòa hấp thụ một phần nhiệt từ không khí) •Duy trì cách nhiệt đường ống
  • 19. 19 Tiêu thụ Năng lượng Kiểm tra Hệ số hiệu suất (COP) của các thiết bị tách biệt được lắp đặt trong tòa nhà của bạn. Thường xuyên thay mới các thiết bị đã cũ/hư hại bằng các thiết bị có hiệu suất cao hơn (COP>3,5) và lên lịch bảo trì bảo dưỡng chi tiết cụ thể cho hệ thống làm lạnh chung của tòa nhà. Nên sử dụng quạt làm mát thay cho máy lạnh ở những khu vực có thể thay thế được. 5. Điều kiện và cách sử dụng 5.1. Nhiệt độ thích hợp Chọn một nhiệt độ thích hợp, đáp ứng được hai tiêu chí: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25 đến 27°C cho độ ẩm không khí vào khoảng 50% đến 70%. Giảm nhiệt độ trung bình xuống 1°C (ví dụ, thay đổi nhiệt độ cài đặt mặc định từ 25 xuống 24°C) đồng nghĩa với việc tăng lượng năng lượng tiêu thụ điện lên 7% đến 20% (tùy thuộc vào hướng nhà, lượng nhiệt năng hấp thụ bên trong của tòa nhà, v.v.). Chỉnh nhiệt độ phù hợp của hệ thống làm lạnh lên 25°C và nâng cao ý thức của người sử dụng (sinh viên, khách, nhân viên…). Điều chỉnh nhiệt độ một máy lạnh từ 23 lên 25°C sẽ tiết kiệm khoảng 70 USD tiền điện mỗi năm. (Theo số liệu của Mỹ). 5.2. Vị trí của giàn nóng: Vị trí giàn nóng máy lạnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mặt ngoài tòa nhà và hiệu quả tiết kiệm năng lượng của máy lạnh. Bốn quy tắc chính nên được tuân thủ: Góc chuyên gia: Hệ thống máy lạnh thông minh Khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel (http://www.amanjaya-suites-phnom-penh.com) mở cửa vào năm 2002 tại Phom Penh, Campuchia. Hệ thống làm lạnh vẫn còn hoạt động nhưng đã cũ và sử dụng công nghệ cũ (so với công nghệ mới: máy nén biến tần (inverter) ít tốn điện năng hơn). Hậu quả là tiền điện rất cao, và khách sạn cần sử dụng hệ thống máy lạnh quanh năm do tính chất khí hậu của khu vực. Tuy nhiên, cũng như nhiều khách sạn khác, các trang thiết bị hiện có không thuộc quyền sở hữu của khách sạn Amanjaya Pancam Suites và khách sạn rất khó để thay mới toàn bộ thiết bị. Nhưng điều này không làm ngăn cản nỗ lực hành động của họ. Giữa năm 2015, Khách sạn lắp đặt thiết bị được gọi là “Airco-Saver” cho tất cả máy lạnh trong phòng khách và khu vực công cộng (tổng cộng khoảng 25 cái), tiêu tốn 4.000 USD. Airco-Saver là một thiết bị được gắn để cải thiện hiệu năng hoạt động của máy lạnh. Thiết bị này tối ưu hóa năng lượng làm mát được tạo ra, thường là để đáp ứng nhu cầu làm mát tối đa và do vậy vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế. Để điều chỉnh năng lượng sử dụng thì Airco-saver chuyển máy lạnh sang “chế độ tiết kiệm” và tận dụng năng lượng làm lạnh đã được tạo ra. Theo bà Anne Guerineau, Tổng giám đốc của khách sạn Amanjaya Pancam Suites cho biết, khách sạn đã giảm được 10% lượng tiêu thụ điện so với trước kia, tương đương khoản tiết kiệm 700 USD mỗi tháng cho hóa đơn tiền điện! Airco-Savers nên được lắp đặt bởi các kỹ sư lành nghề, và khách sạn cần huấn luyện thật kỹ cho nhân viên cách sử dụng và bảo quản thiết bị do Airco-Savers rất dễ bị hư hỏng. Tuổi thọ thiết bị vào khoảng 2 năm, nhưng so với hiệu quả kinh tế tức thời thiết bị có thể đem lại, thì việc thay thế mới thiết bị sau một thời gian ngắn sử dụng vẫn chấp nhận được. Trong năm 2018, khách sạn Amanjaya Pancam Suites Hotel đã xác nhận việc sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống lạnh cũ thành hệ thống sử dụng công nghệ mới đó là công nghệ biến tần.
  • 20. 20 Tiêu thụ Năng lượng 5.3. Cách nhiệt đường ống đồng Để tăng hiệu quả tiết kiệm điện, đường dây ống đồng của giàn nóng và giàn lạnh nên được cách nhiệt tốt để giảm năng lượng điện cần sử dụng cho hệ thống. Vật liệu cách nhiệt cần được kiểm tra thường xuyên. Dây ống đồng trong hình bên trái không được cách nhiệt tốt (màu xanh), đồng nghĩa với việc sẽ gây thất thoát hơi lạnh. Lượng điện cần sử dụng sẽ phải tăng để máy lạnh đạt được nhiệt độ mong muốn. 5.4. Tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hòa Những khu vực đã được lắp hệ thống điều hòa nên được cách nhiệt tốt tránh tình trạng bị làm nóng lên bởi tác động của mặt trời. Điều này càng đúng đối với các khu vực luôn cần được làm mát như bếp hoặc nhà ăn. Các thiết bị gia dụng tỏa nhiệt năng khi sử dụng như lò nướng nên được bố trí bên ngoài khu vực được lắp máy lạnh. Cuối cùng, kích thước máy lạnh cần tương thích với diện tích căn phòng. Lắp máy lạnh quá lớn so với diện tích phòng có thể làm tăng tiền điện. Kiểm tra vị trí lắp đặt và tình trạng cách nhiệt của giàn nóng máy lạnh. Bên trong tòa nhà, kiểm tra các khu vực được lắp hệ thống điều hòa có kín chưa, có bị thất thoát hơi lạnh qua ngõ cửa sổ hay cửa chính không: khu vực làm lạnh cần phải kín, có rèm che hoặc lỗ thông hơi, và cửa sổ phải đóng khi điều hòa đang bật. Cẩn thận không đặt các thiết bị sinh nhiệt (lò nướng, bếp…) ở các khu vực làm mát hoặc gần thiết bị làm mát (tủ lạnh, tủ đông…). Nhờ chuyên gia kiểm tra việc cách nhiệt của các trang thiết bị trong tòa nhà bằng các thiết bị chuyên dụng. Thiết bị điều hòa không khí đặt ngoài trời trên mặt tiền tòa nhà, được bảo vệ an toàn bởi mái che Một giàn nóng (hình ảnh camera thường và hồng ngoại) cho thấy các điểm mút của ống dẫn không được cách nhiệt tốt •Để giảm nhiệt cho giàn nóng, không nên lắp đặt giàn nóng tại vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, nó sẽ nóng lên và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để làm mát tòa nhà. Bảo vệ giàn nóng khỏi ánh nắng mặt trời bằng mái che hoặc tán cây (xem hình ảnh minh họa bên phải). •Không nên đặt giàn nóng trên mặt đất nhằm tránh tình trạng bụi bám (lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn hệ thống). •Giàn nóng nên được lắp đặt bên ngoài tòa nhà, nhưng gần giàn lạnh nhất có thể. Việc này có thể giảm việc thoát nhiệt qua đường dây ống đồng nối giữa hai bộ phận này. •Đảm bảo việc lắp đặt không gây khó khăn trong việc tiếp cận thiết bị để bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
  • 21. 21 Tiêu thụ Năng lượng Góc chuyên gia: Sử dụng không khí ngoài trời Tại khách sạn Victoria Cần Thơ (https://www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html) ở Việt Nam, nhân viên dọn phòng được tập huấn tắt máy lạnh và mở cửa sổ trong quá trình lau dọn phòng cho khách lưu trú. Điều này không chỉ tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ, mà còn góp phần đem thêm không khí trong lành từ ngoài vào, cải thiện chất lượng không khí trong phòng khách và nâng cao trải nghiệm của khách lưu trú tại khách sạn. Các loại năng lượng tái tạo • 1. Các thiết bị và việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời : Có nhiều loại năng lượng tái tạo có thể được tạo ra và sử dụng trong khuôn viên trung tâm đào tạo, nhà hàng hoặc khách sạn. Do kích thước, giá thành, công lắp đặt và các lý do khác, trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến hệ thống nhiệt năng mặt trời. Để lắp đặt hệ thống sản xuất và sử dụng năng lượng này, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực này. 1.1. Lắp đặt hệ thống: Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước. Một hệ thống nhiệt năng mặt trời bao gồm các phần sau: •Tấm thu nhiệt năng mặt trời, dùng để hấp thụ nhiệt từ mặt trời và làm nóng nước •Bồn chứa nước lạnh và nước đã được làm nóng •Hệ thống đường ống để dẫn nước nóng và lạnh Bộ hấp thụ năng lượng mặt trời được cung cấp nước bằng bơm tuần hoàn. Một số thông số phải được tính đến trong quá trình lắp đặt hệ thống nhiệt năng mặt trời, bao gồm nhu cầu sử dụng nước nóng của cơ sở, kích thước của các tấm hấp thụ và bể chứa nước, hướng và độ dốc của các tấm hấp thụ nhiệt năng mặt trời. Có rất nhiều công ty tư vấn và lắp đặt hệ thống hấp thụ nhiệt năng mặt trời trên toàn Đông Nam Á. Lưu ý rằng hệ thống được thiết kế để có thể sử dụng ngay cả vào những ngày nhiều mây, nhưng để tạo sự thoải mái trong quá trình sử dụng, nên có hệ thống dự phòng (máy nước nóng chạy bằng điện). Thật vậy, hệ thống ấp thụ nhiệt năng mặt trời được thiết kế cho một mức độ sử dụng nhất định, nên trong những trường hợp đặc biệt hoặc “bất thường” (nhiều người cùng sử dụng một lúc hoặc nhu cầu sử dụng tăng đột biến, hoặc do thời tiết nhiều mây, không đủ ánh sáng mặt trời cần thiết), hệ thống có thể không sản xuất đủ lượng nước nóng cần dùng. Tấm thu năng lượng Bồn chứa Đường ống Nguồn nước Nước nóng Nước Nước
  • 22. 22 Tiêu thụ Năng lượng 1.2. Lợi ích và đầu tư Việc đầu tư lắp đặt sẽ tùy thuộc vào kích thước của hệ thống. Nên liên hệ với các công ty chuyên nghiệp để tính toán kích thước tối ưu của hệ thống cho tòa nhà cần lắp đặt. Giá trung bình một mét vuông tấm pin hấp thụ nhiệt mặt trời là 250 USD. Giá được thể hiện bên dưới là ví dụ cho nhu cầu dùng nước của 3 phòng trong một khách sạn: 2. Các loại khác: 2.1. Điện mặt trời và năng lượng gió Vẫn chưa thể mua năng lượng tái tạo từ các nhà cung cấp bên ngoài ở Đông Nam Á nhưng khi thị trường năng lượng mặt trời và năng lượng gió mở rộng, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong năng lượng do các nhà cung cấp quốc gia cung cấp sẽ tăng lên. Khi được lựa chọn, các nhà cung cấp năng lượng tái tạo sẽ ưu tiên ủng hộ việc tăng nhanh hơn lượng năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng toàn cầu ở cấp quốc gia. 2.2. Nhiên liệu sinh học Xăng sinh học và dầu diesel sinh học được chế tạo từ chất thải hữu cơ (chất béo và dầu từ thực vật hoặc động vật) và có thể được sử dụng trong nấu ăn, chiếu sáng hoặc nhiên liệu cho các phương tiện di chuyển. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin ở mục phương tiện di chuyển xanh, thân thiện với môi trường (trang 43). Một số ví dụ về hệ thống nhiệt hấp thụ nhiệt năng mặt trời Đọc thêm: Cơ hội ứng dụng năng lượng tái tạo trong ngành Du Lịch, Chương trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc, 2003 http://www.unep.fr/shared/publications/pdf/3258-SwitchedOn.pdf Kích thước của tấm hấp thụ (m²) Đầu tư ban đầu (USD) Thời gian hoàn vốn Giá điện giả định (USD) Tiêu thụ điện hằng năm giảm được Tiết kiệm tuổi thọ thiết bị (15 năm) (USD) 1.800 kWh hoặc $250 4 năm $2.750 4 $1.000 $0,14/kWh
  • 23. NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ •Giám sát và Nhận thức •Trang thiết bị •Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B) •Nước sử dụng trong Bộ phận dọn vệ sinh •Các khu vực ngoài trời và cảnh quan 23 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ
  • 24. 24 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ 12 WWAP (Chương trình Đánh giá Nước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc), 2015, Báo cáo của Liên Hợp Quốc về Phát triển Nước Toàn cầu 2015: Nước cho một thế giới bền vững, Paris, UNESCO. 13 Nhóm Lãnh đạo về An ninh Nước tại châu Á, 2009, Thử thách Tiếp theo cho châu Á: Bảo đảm Tương lai về Nước của Khu vực. 14 Stewart Moore, EarthCheck, thực hiện cho PATA, 2015, Visitor Economy Bulletin (Ấn bản tháng 11/2015). Vấn đề là gì? Một báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo rằng, đến năm 2030, các nguồn nước hiện có chỉ có thể đáp ứng được 60% nhu cầu nước toàn cầu(12) . Sự khan hiếm này là một mối nguy rất lớn, đặc biệt đối với châu Á, nơi dân số chiếm tới hơn một nửa dân số thế giới nhưng là lục địa có lưu lượng nước ngọt có thể tiếp cận được ở mức thấp nhất. Ở cấp độ toàn cầu, căng thẳng về tài nguyên nước dự kiến sẽ có "một loạt các hậu quả, bao gồm sản xuất lương thực bị suy giảm, mất an ninh sinh kế, di cư quy mô lớn trong và ngoài biên giới, và gia tăng căng thẳng và bất ổn kinh tế và địa chính trị"(13) . Vì sao phải quan tâm? Mặc dù xét theo khía cạnh toàn cầu, ngành Du lịch sử dụng lượng nước ít hơn ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Dịch vụ vẫn sử dụng một lượng nước khá đáng kể cho các hoạt động nấu ăn, giặt ủi, vệ sinh, công tác vệ sinh, bể bơi, v.v. Khách sạn và nhà hàng theo mô hình vườn vẫn sử dụng một lượng nước lớn trong các hoạt động chăm sóc cây cảnh. Hơn nữa, các hoạt động du lịch thường được diễn ra tại các khu vực thiếu và khó tiếp cận nguồn nước sạch – mà cụ thể là tại châu Á. Một nghiên cứu từ tổ chức EarthCheck năm 2013 cho thấy, lượng nước trung bình các khách sạn tại Đông Nam Á sử dụng thuộc vào nhóm cao nhất trên thế giới (trên 800 lít nước một đêm nghỉ)(14) . Đem so sánh với lượng nước tiêu thụ bình quân của một cư dân bình thường, khoảng dưới 20 lít một ngày, sự chênh lệch giữa hai số liệu ghi nhận được là rất lớn. Việc giảm lượng nước tiêu thụ cho các hoạt động du lịch là vấn đề cần giải quyết cho cả lợi ích môi trường và lợi ích cộng đồng. Phần này của Ecoguide sẽ cung cấp số liệu và thông tin cho việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát và giảm lượng nước sử dụng. Các khách sạn trên toàn thế giới đã tham gia vào các chương trình giảm thiểu sử dụng nước cho thấy đã có phần đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường của họ và có thể tiết kiệm tới 10.000 USD mỗi năm.
  • 25. 25 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ 2. Nâng cao ý thức sử dụng nước: Bước thứ hai để tiết kiệm nước phụ thuộc vào người sử dụng nguồn nước. Quan trọng hơn hết là nên nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho người sử dụng (nhân viên, khách hàng, học viên,…) thông qua các khóa đào tạo và các biển hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm tại các vị trí cần thiết. Tạo ra những biển hướng dẫn thú vị và hấp dẫn hoặc tổ chức các thử thách cho khách, nhân viên và học viên để thúc đẩy họ áp dụng thói quen tiết kiệm nước. Góc chuyên gia: Khuyến khích khách lưu trú tham gia vào Chương trình Bảo vệ môi trường Tại Thái Lan, Rembrandt Hotel Bangkok (https://rembrandtbkk.com) đã bắt đầu Chương trình Trái đất Xanh vào tháng 10 năm 2014 để giảm tiêu thụ năng lượng, nước và chất tẩy rửa liên quan đến hoạt động giặt ủi. Chương trình nâng cao nhận thức của khách hàng về bảo tồn tài nguyên nước và cho khách lưu trú quyết định có thay khăn và ga trải giường hàng ngày hay không. Lợi ích kép Tiết kiệm nước là tiết kiệm điện. Tiết kiệm nước cũng đồng thời sẽ giảm lượng nước nóng cần sử dụng hoặc giảm lượng nước cần phải bơm vào bể chứa nước. Trong trường hợp này, máy nước nóng và máy bơm sẽ sử dụng ít năng lượng hơn. Giám Sát và Nhận Thức • 1. Giám sát lượng nước tiêu thụ Như với việc tiêu thụ điện, ghi nhận được số liệu thể hiện số lượng nước tiêu thụ là bước đầu tiên để đánh giá hiệu suất sử dụng nước của một khu vực. Do đó, đồng hồ nước nên được lắp đặt tại các khu vực tiêu thụ nước chính. Việc đọc đồng hồ nên được tiến hành ít nhất là hàng tuần và dữ liệu được thu thập trong một tệp điện tử để theo dõi các biến động về mức tiêu thụ theo từng mốc thời gian cho các khu vực tương ứng. Khi phát hiện lượng nước sử dụng cao bất thường, kết hợp với việc kiểm tra hệ thống ống nước thường xuyên (mỗi hai tháng) sẽ giúp phát hiện hiện tượng nước bị rò rỉ, thất thoát. Giá một đồng hồ nước vào khoảng 60 USD/cái (giá ở Mỹ). Sau khi lắp đặt đồng hồ nước, bạn có thể tạo một file đơn giản để báo cáo tiêu thụ hàng tuần của các khu vực và phòng ban khác nhau (ví dụ: cho trường học khách sạn: nhà bếp/phòng tắm/nhà vệ sinh và khu vực giặt ủi/ký túc xá...) và chỉ định một người hoặc một nhóm để thực hiện việc giám sát. Đọc thêm: Khách sạn bền vững - Địa điểm, thiết kế và xây dựng, Quan hệ đối tác du lịch quốc tế, 2014. Phần 9: Giám sát hiệu suất/Sử dụng nước. http://www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf
  • 26. 26 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ Mặc dù phương pháp này đã được nhiều nơi khác áp dụng, khách sạn Rembrandt Hotel Bangkok đã thêm một số lợi ích cộng thêm cho khách lưu trú khi họ tham gia vào chương trình: khách sẽ được nhận một voucher giảm 5% trên tổng bill, áp dụng cho tất cả các nhà hàng trong khách sạn. Một tấm thẻ có ghi chữ Green Earth sẽ được đặt vào trong phòng nghỉ của khách; nếu khách treo thẻ lên mặt ngoài tay nắm cửa chính, đội Vệ sinh sẽ không thay khăn tắm và ga trải giường cho khách. Đổi lại, nhân viên dọn phòng sẽ đặt 1 voucher giảm giá lên bàn trong phòng cho khách. Song song với lợi ích môi trường, khách sạn ước tính tổng chi phí tiết kiệm được vào khoảng 250 USD một tháng (tiết kiệm năng lượng, nước và chất tẩy rửa liên quan đến hoạt động giặt ủi). Chương trình (cần nhiều hoạt động tập huấn, huấn luyện cho nhân viên khách sạn) đã nhận được nhiều lời khen tích cực kể từ khi bắt đầu: nhân viên khách sạn giảm được khối lượng công việc cần phải làm, tiết kiệm được chi phí vận hành khách sạn và đem lại giá trị môi trường nhất định; khách lưu trú vui khi được góp phần nhỏ vào chiến dịch bảo vệ môi trường ngay trong quá trình lưu trú. Trang thiết bị • 1. Thu và tái sử dụng nguồn nước Thu và trữ nước mưa là một cách giảm chi phí chi cho việc tiêu thụ nước, đồng thời tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Các bước chính để thiết lập hệ thống thu gom nước mưa như sau: •Thu gom nước: phương pháp đơn giản nhất là lấy nước từ dòng nước mưa chảy trên mái nhà của tòa nhà bằng máng xối. •Trữ nước: trên mặt đất hoặc dưới lòng đất (bể chứa). •Đưa nước về các điểm sử dụng: sử dụng máy bơm (nếu cần thiết) để sử dụng lại nguồn nước đã trữ. Nước mưa không thích hợp để uống, nấu ăn hoặc các hoạt động cần mức độ vệ sinh cao; nó chỉ nên được sử dụng cho nhà vệ sinh, các hoạt động vệ sinh khác và hoạt động tưới tiêu. Các nhu cầu sử dụng khác yêu cầu phải sử dụng nước đã qua xử lý. Hệ thống tái chế nước tại chỗ là một cách khác để giảm thiểu hiệu quả và tối ưu hóa lượng nước tiêu thụ. Nếu thiết kế tòa nhà cho phép thu nước mưa, nên lắp đặt hệ thống lấy nước mưa trên mái nhà hoặc dưới lòng đất. Giá lắp đặt vào khoảng vài trăm dollar (theo thị trường mà Ecoguide lấy số liệu), tùy thuộc vào kích cỡ hệ thống và loại hệ thống muốn lắp đặt. Lắp đặt hệ thống thu gom và tái sử dụng nước trong tòa nhà với sự giúp đỡ của chuyên gia giúp tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. 2. Các thiết bị tiết kiệm nước hiệu quả Các thiết bị tiết kiệm nước hiệu quả được sử dụng sẽ giúp giảm tổng lượng nước tiêu thụ. Bảng sau đây cung cấp số liệu hoạt động hiệu quả lý tưởng cần có cho các loại thiết bị khác nhau. Để đánh giá hiệu suất hiện tại của vòi nước/vòi hoa sen, ta có thể sử dụng một chai một lít nước để kiểm tra bằng cách đo thời gian để làm đầy chai nước của vòi nước/vòi hoa sen. Đối với các thiết bị khác, thông số kỹ thuật trên thiết bị hoặc trang web của sản phẩm phải cung cấp được thông tin phù hợp.
  • 27. 27 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ Vòi nước và vòi hoa sen nên thay mới hoặc gắn thêm thiết bị kiểm soát dòng chảy. Giá một thiết bị vào khoảng 2 USD tới 15 USD tùy theo loại và kích cỡ của vòi nước, vòi hoa sen hoặc tốc độ dòng nước. Nước sử dụng trong Bộ phận Ẩm thực (F&B) • Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng trong hoạt động nhà bếp hàng ngày. Nên lưu ý, các cách để tiết kiệm nước không nên làm đe dọa đến an toàn sức khỏe của khách hàng. An toàn vệ sinh thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. ! Bạn có thiết bị phù hợp không? •Như đã giải thích ở trên, hãy nhớ kiểm tra xem vòi nước của bạn có phải là loại tiết kiệm nước hay không. Nên kiểm tra cả trong nhà bếp và nhà hàng. Một thiết bị kiểm soát dòng chảy có thể dễ dàng lắp đặt trên vòi nước để tối ưu hóa việc tiết kiệm nước. •Các trang thiết bị tiết kiệm nước như vòi cảm biến, hoặc van khóa bằng chân và đầu gối sẽ góp phần hạn chế lượng nước bị thất thoát khi nhân viên của nhà bếp và nhà hàng rửa tay. •Máy rửa chén hiện đại, được sản xuất mới hơn thường tiết kiệm lượng nước tiêu thụ hơn nhiều so với các dòng máy trước (tiết kiệm gần 15% lượng nước tiêu thụ). Bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thêm thông tin chi tiết. •Trong các phòng vệ sinh và nhà tắm, nên kiểm tra và thay thế bằng các loại trang thiết bị tiết kiệm nước. •Thường xuyên kiểm tra rò rỉ nước của tất cả các trang thiết bị sử dụng nước (nhà bếp, phòng tắm của khách, phòng tắm của nhân viên). Bồn cầu Vòi sen 3,5 L/lần xả 0,1 L/giây 0,8 L/giây 6 L/kg quần áo Vòi nước nhà bếp Vòi nước tiêu chuẩn Vòi nước nhà + − Một bồn cầu tiết kiệm nước sẽ sử dụng lượng nước ít hơn gấp 4 lần mỗi lần xả so với bồn cầu thông thường; một vòi hoa sen tiết kiệm nước sẽ giúp tiết kiệm được phân nửa lượng nước sử dụng so với vòi hoa sen thông thường.
  • 28. 28 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ ! Chuẩn bị nguyên liệu •Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh hoặc trong không khí ngoài trời thay vì bằng nước. •Rửa sạch các sản phẩm tươi sống (rau, quả…) bằng cách sử dụng một thùng chứa lớn chứa đầy nước, thay vì rửa dưới vòi nước đang chạy. Nước rửa sau đó có thể được sử dụng để tưới cây xanh nếu nó không bị mặn. •Nếu bạn có phế phẩm thực phẩm sau khâu chuẩn bị nguyên liệu, hãy sử dụng để ủ phân (tìm hiểu thêm về vấn đề này trong các trang 37-38) và sử dụng máy phân hủy rác của bạn khi cần thiết vì nó cần rất nhiều nước (và điện) để hoạt động. •Với các thiết bị phù hợp, sử dụng hơi nước được tạo ra từ các hoạt động luộc để nấu bằng hơi nước các loại nguyên liệu khác như rau hoặc cá. Nồi hơi cổ điển rất tốn nước. •Có một bát đựng nước có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi bạn cần phải chờ nước đạt đến nhiệt độ nhất định. Nước thu được sau đó có thể được sử dụng để rã đông hoặc làm sạch thực phẩm, làm sạch chén đĩa ăn, tưới cây, v.v. •Giữ nước nấu ăn còn dư để tưới cây (nếu không bị nhiễm mặn) hoặc rửa sơ chén đĩa ăn trước khi rửa sạch lại theo đúng quy trình chuẩn. ! Phương pháp rửa chén đĩa tiết kiệm nước •Nếu chén đĩa cần được tráng sơ trước, bỏ chén đĩa vào nước đã qua sử dụng (grey water) thay vì rửa sơ dưới vòi nước đang chảy. •Chất đầy chén đĩa vào máy rửa chén. •Rửa chén đĩa bằng tay: sử dụng nhiều bồn rửa (một bồn ngâm chén đĩa dơ, một bồn rửa, một bồn tráng nước sạch, …) để tiết kiệm nước sử dụng. ! Nước uống cho khách •Nếu miễn phí nước uống cho khách, phục vụ theo nhu cầu thực của khách. Không nên tự động châm thêm nước. •Thu gom nước còn dư để phục vụ mục đích lau dọn hoặc tưới cây. Góc chuyên gia: Thói quen tốt trong nhà bếp Trong nhà bếp của Caravelle Saigon (http:/ /www.caravellehotel.com), tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), các nhân viên được khuyến khích tham gia tích cực trong việc giảm lượng nước tiêu thụ, nhờ vào những thông báo nhỏ được đặt ở những khu vực chung, thể hiện 3 cách thực hành tiết kiệm nước dễ thực hiện trong công việc hàng ngày của họ: 1. Điều chỉnh lưu lượng nước theo mục đích sử dụng 2. Không để cho nước chảy trong khi làm vệ sinh hoặc rửa sơ nguyên liệu 3. Để chén đĩa cho đầy máy rửa bát, sử dụng tối đa không gian máy để giảm thiểu số chu kỳ rửa chén Theo Khoa Đinh, Quản lý môi trường của khách sạn, cần có thời gian để thực hiện những hành động tốt này để nó trở thành một thói quen; do đó, các giám sát viên và các trưởng nhóm đảm bảo theo sát, giám sát và nhắc nhở các nhân viên mỗi ngày về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc đó được thực hiện, đặc biệt là những người mới đến. Nước sử dụng trong khâu vệ sinh • Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng trong hoạt động hàng ngày của bộ phận vệ sinh. ! Bạn có thiết bị phù hợp không? •Trong phòng tắm của khách lưu trú, kiểm tra vòi nước, vòi hoa sen và bồn cầu có hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nước chưa. •Đầu tư máy giặt tiết kiệm nước. •Giám sát và kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ nước (nếu có) trong nhà tắm và khu vực giặt ủi. •Lắp đặt hệ thống tái chế nước xám (nước đã qua sử dụng): nước thải được xử lý từ phòng tắm và đồ giặt có thể được tái sử dụng để xả nước nhà vệ sinh, nhằm tiết kiệm nước và tiết kiệm chi phí tổng.
  • 29. 29 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ ! Phòng khách và khu vực bên trong khách sạn •Ưu tiên sử dụng cây lau nhà thay vì vòi nước xịt, nhằm sử dụng lượng nước vừa đủ khi làm sạch bề mặt nhẵn. •Hạn chế tối đa số lần xả nước bồn cầu trong khi dọn vệ sinh. •Tắt vòi nếu nước không được sử dụng cho mục đích vệ sinh. Nên chứa nước vào một vật chứa hơn là để vòi nước chạy liên tục. •Nếu bạn cung cấp cho khách hàng của bạn chai nước (tốt nhất là những chai tái sử dụng), hãy tiết kiệm nước từ những chai nước đã mở để làm sạch hoặc tưới cây. ! Phòng giặt ủi •Không nên tự chủ động thay ga trải giường và khăn trong phòng khách. Nên nhờ khách yêu cầu khi khách cần thay mới ga và khăn trong phòng. •Phân loại đồ cần giặt theo nhóm tùy thuộc vào độ bẩn và có chu trình giặt riêng cho từng nhóm. •Chọn lượng bột giặt thích hợp cho từng đợt quần áo để tránh tình trạng phải xả lại nước thêm. •Tránh chế độ xả trước khi giặt, sẽ tiết kiệm được khoảng 25% lượng nước sử dụng cho một chu trình giặt đồ. •Giặt với lượng đồ cần giặt chiếm đầy thể tích máy. •Nếu bạn thuê ngoài dịch vụ giặt ủi, hãy hỏi nhà cung cấp của bạn về các biện pháp tiết kiệm nước của họ. Các khu vực ngoài trời và cảnh quan • Bên dưới là các mẹo có thể sử dụng để tiết kiệm lượng nước sử dụng cho các khu vực ngoài trời và cảnh quan của khách sạn: •Nên sử dụng chổi và cây lau nhà để làm sạch bề mặt trơn của các khu vực ngoài trời. •Chọn cây trồng chịu hạn, cây bản địa có nhu cầu nước hạn chế (nên hạn chế sử dụng cỏ). •Bó rơm rễ cây để tránh sự bay hơi nước. •Sử dụng các hệ thống tưới tiêu hiệu quả như hệ thống tưới nhỏ giọt (hệ thống phun không tiết kiệm điện bằng). Xem hình ảnh ở trang tiếp theo. •Tưới trong những thời điểm mát nhất trong ngày để giảm sự bay hơi (sáng và tối). Góc chuyên gia: Đổi mới để tiết kiệm và tái chế nước. Trong năm 2009, Caravelle Saigon (http://www.caravellehotel.com) đã lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải (không sử dụng hóa chất), kết hợp với hệ thống tái chế nước bên trong hệ thống. Mỗi ngày, khoảng 220 mét khối nước thải đến từ tất cả các hoạt động của khách sạn (nhà bếp, khách lưu trú và phòng tắm nhân viên…) được xử lý, và khoảng 120 mét khối nước được xử lý sau đó được tái chế trong khách sạn, với 70% được sử dụng cho tháp làm mát của khách sạn và 30% sử dụng cho hệ thống xả của bồn cầu toilet. Nước thải được xử lý còn lại được thải vào hệ thống thoát nước của thành phố. Khách sạn ước tính tiết kiệm chi phí trung bình là 18.000 USD mỗi năm cho việc chỉ sử dụng hệ thống này. Khách sạn còn tiết kiệm thêm được nhờ vào việc lắp đặt hệ thống vệ sinh tiết kiệm nước: lắp cảm biến nhiệt cho vòi nước và bồn tiểu, thiết bị kiểm soát dòng chảy cho vòi hoa sen, vòi nước và nút xả nước. Ví dụ, lượng nước sử dụng sau mỗi lần xả nước toilet giảm từ 9 lít xuống còn 3-4 lít. Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 đến năm 2016, khách sạn đã tiết kiệm được tới 30% lượng nước sử dụng so với trước đó, và tiết kiệm được tới 210.000 USD.
  • 30. 30 NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ Góc chuyên gia: Tiết kiệm nước trong quản lý cảnh quan ngoài trời Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long (cực nam Việt Nam), khu nghỉ dưỡng Victoria Can Tho Resort (https://www.victoriahotels.asia/en/hotels-resorts/cantho.html) đã tưới 8.000 mét vuông vườn với việc chỉ sử dụng nước xám (nước đã qua sử dụng) từ phòng khách lưu trú và nhà bếp của khách sạn. 80 mét khối được sử dụng mỗi ngày đi qua một hệ thống xử lý nước tại chỗ (đã được thiết kế để xử lý lượng nước lên đến 150 mét khối trong trường hợp khách sạn mở rộng hoạt động của nó). Một lịch cố định cũng đã được lên kế hoạch cho người làm vườn: chỉ nên tưới vườn vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh sự bay hơi nước. Hình trên: Ví dụ hệ thống tưới nhỏ giọt. Hình dưới: Ví dụ hệ thống tưới phun.
  • 31. RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM • Giám sát và Nhận thức • Từ chối và Giảm lượng rác thải • Tái sử dụng và Tái chế rác thải • Làm phân bón • Tránh gây ra ô nhiễm đất và nước 31 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM
  • 32. 32 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM 15 UNEP, https://www.unenvironment.org/explore-topics/chemicals-waste/why-do-chemicals-and-waste-matter, truy cập ngày 03/04/2018. 16 The Guardian, 19/01/2016, “Sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong biển tới năm 2050”, theo lời Ellen MacArthur. Vấn đề là gì? Đến năm 2025, các thành phố trên thế giới sẽ tạo ra hơn 2 tỷ tấn chất thải mỗi năm(15) . Chỉ một lượng rác nhỏ được tái sử dụng hoặc tái chế, việc hình thành ra các bãi rác lớn là các vấn đề ô nhiễm lớn trên khắp hành tinh, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, rất ít hệ thống xử lý rác thải được hình thành và tồn tại. Rác thải không được quản lý đã có tác động tai hại đến môi trường: ước tính chỉ có 5% chất thải nhựa trên thế giới được tái chế hiệu quả, trong khi 40% rác thải được chôn lấp và 1/3 thâm nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên mong manh như các đại dương(16) . Với tốc độ như vậy, đến năm 2050, các đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn là cá. Chất thải rắn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: khi bị đốt cháy, nhựa giải phóng các chất độc hại vào khí quyển; khi thải bỏ, nhựa tạo ra các vấn đề vệ sinh và phân hủy thành các hạt vi nhựa xâm nhập vào đất, nước hoặc được hấp thụ bởi các động vật chúng ta ăn hàng ngày. Đó là chưa đề cập đến rác thải nguy hại, mà các loại rác thải này tiềm tàng gây ra các phản ứng hóa học trong môi trường. Một loại chất thải khác, chắc chắn là loại phi đạo đức nhất, liên quan đến thực phẩm: trong khi hơn 800 triệu người trên thế giới không có đủ ăn, khoảng một phần ba thực phẩm được sản xuất trên thế giới bị mất hoặc lãng phí mỗi năm. Vì sao bạn phải quan tâm? Các hoạt động dịch vụ du lịch và ăn uống có thể tạo ra một lượng đáng kể chất thải (chất thải thực phẩm, bao bì, các vật dụng dùng một lần, chất thải của khách hàng…) và gây ô nhiễm nếu không có biện pháp cụ thể nào được thực hiện. Ưu tiên giải quyết các vấn đề về chất thải bằng cách áp dụng các quy tắc phổ biến sau: Từ chối và hạn chế sử dụng (Refuse và Reduce): Giảm tạo ra chất thải bằng cách tránh hoặc hạn chế bao bì, các mặt hàng sử dụng một lần, hàng không cần thiết… Tái sử dụng (Reuse): khi việc tạo ra chất thải là không thể tránh khỏi, bước thứ hai là sử dụng lại, tức là tìm một cách mới để sử dụng sản phẩm hoặc tái sử dụng lại đúng chức năng ban đầu của sản phẩm đó. Tái chế (Recycle): bước cuối cùng: tái chế rác, trong đó bao gồm việc phân loại chất thải một cách chính xác để có quy trình xử lý rác thích hợp với từng loại và có thể tái sản xuất một phần hoặc tất cả các thành phần của nó trong quá trình sản xuất sản phẩm mới. Phần này cung cấp các phương thức nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, cũng như lời khuyên cho việc ủ phân và tránh ô nhiễm trong các hoạt động du lịch.
  • 33. 33 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM Đọc thêm: Sustainable Hotel - Siting, Design and Construction, International Tourism Partnership, 2014. Part 9: Monitoring performance/Waste production. http://www.greenhotelier.org/wp-content/uploads/2016/02/SDG-9-Monitoring-Performance-for-web.pdf Giám sát và Nhận thức • 1. Giám sát nguồn rác thải: Như các chủ đề trước, có một ý tưởng rõ ràng về lượng chất thải được tạo ra và loại chất thải nào là ảnh hưởng nhất, nên là bước đầu tiên để tạo ra một kế hoạch giảm thiểu chất thải. Để kiểm soát lượng rác thải dễ dàng hơn, nên phân loại rác theo các loại khác nhau: hữu cơ, nhựa, thủy tinh, giấy, rác điện tử và các loại khác. Mỗi loại chất thải cần được cân để xác định loại chất thải có tiềm năng giảm được nhiều nhất và phù hợp với nhu cầu nhất. Tạo một trang tính để theo dõi khối lượng chất thải cho từng loại. Theo tổng lượng chất thải được sản xuất, việc giám sát có thể được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần. Việc theo dõi cũng có thể được thực hiện ở cấp độ của từng phòng ban hoặc đơn vị hoạt động (nhà hàng, tầng, văn phòng…) và sau đó được tổng hợp để chia khối lượng công việc cho những người khác trong nhóm. 2. Nâng cao nhận thức về sản xuất chất thải Làm cho tất cả người sử dụng và khách lưu trú nhận thức được các vấn đề liên quan đến chất thải và trao quyền cho họ thông qua các hoạt động giáo dục hoặc các bảng thông báo ở vị trí thích hợp. Giám sát các hành động liên quan đến các đối tượng trong tòa nhà (nhân viên và học viên), như được đề nghị ở trên, sẽ hữu ích để tạo ra nhận thức: sẽ khó bỏ qua khi vấn đề chất thải được phơi bày trước mắt. Tạo ra những biển báo thú vị và hấp dẫn hoặc tổ chức các thử thách cho khách, học viên và sinh viên để thúc đẩy họ áp dụng thói quen giảm chất thải. Thông báo cho khách hàng của bạn về hành động tự nguyện của bạn để bảo vệ hành tinh, chẳng hạn như không dùng ống hút nhựa cho đồ uống, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội để họ có thể nắm bắt tốt. Từ chối và giảm thiểu lượng rác thải • Trước khi phân loại và tái chế, bước đầu tiên là ngăn chặn và hạn chế sản xuất chất thải. Một số biện pháp sau sẽ giúp bạn giảm tổng lượng chất thải được sản xuất. 1. Các vật dụng dùng một lần: •Cung cấp các loại chai có thể tái sử dụng trong phòng tiếp khách lưu trú. Đặt các trụ nước sạch, có thể uống được tại các vị trí khác nhau và các biển chỉ dẫn cho khách dễ sử dụng khi cần. •Sử dụng bình chứa cho sữa tắm và dầu gội trong phòng khách lưu trú, giảm lượng chai nhựa thải ra môi trường. •Không sử dụng các loại vật dụng dùng một lần (ống hút, ly và tách nhựa). Sử dụng vật liệu thay thế: ống hút từ tre, cỏ hoặc kim loại; cũng như dao kéo ăn được, ngày càng phổ biến và có sẵn. •Cung cấp khăn tắm, khăn mặt (hoặc bàn chải đánh răng, lược, …) dựa vào nhu cầu sử dụng của khách, tránh thay liên tục.
  • 34. 34 RÁC THẢI VÀ Ô NHIỄM Góc chuyên gia: Dự trữ nhưng không phải chôn lấp rác ở khu vực Đông Nam Á (Refill, Not Landfill) Refill Not Landfill (https://refillcambodia.com) là một chiến dịch được khởi xướng bởi hai khách sạn ở Siêm Riệp để chống lại ô nhiễm đất và nước sông đang gia tăng do chai nhựa dùng một lần được bán hoặc thải ra trong các khách sạn và nhà hàng. Mục tiêu chương trình đề ra là giới thiệu các giải pháp thay thế chai nhựa cho nhà hàng và khách sạn trong khu vực bằng việc sử dụng bình nhôm tái sử dụng. Giải pháp được thực hiện thành công nhờ vào các điểm tiếp nước được đặt tại các đối tác tham gia vào chương trình Refill Not Landfill (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các tổ chức phi lợi nhuận (NPOs)…). Bình có logo của chương trình sẽ được miễn phí châm nước. Nhà hàng, khách sạn tham gia chương trình cũng có thể bán các bình nhôm có logo riêng được thiết kế bởi chương trình Refill Not Landfill. Các điểm châm nước miễn phí sẽ được thể hiện trên một bản đồ trực tuyến trên internet (https://refillcambodia.com/map) và rất dễ tìm thấy điểm châm nước gần nhất. Chương trình phi lợi nhuận Refill Not Landfill khởi phát từ Campuchia và đang được nhân rộng ra các nước láng giềng (Lào, Việt Nam, Myanmar…) Trong năm 2018, ASSET-H&C và tổ chức Refill Not Landfill đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và thân thiện với môi trường trong khu vực. 2. Đóng gói •Không nên đóng gói quá nhiều (trừ trường hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). •Khi cần đóng gói, sử dụng các chất liệu thay thế các vật liệu truyền thống (như nhựa, Styrofoam): thùng làm từ giấy, cạc tông, hay vật liệu sinh học tự hủy; giấy gói thực phẩm từ sáp ong có thể tái sử dụng, túi làm từ sắn hoặc vải… Góc chuyên gia: Khách sạn không chai nhựa Tại Siêm Riệp (Campuchia), khách sạn Jayahouse Riverpark hotel (http://www.jayahouseriverparksiemreap.com) đã có tham vọng trở thành khách sạn không có vật liệu nhựa (hoặc hầu hết không có – 95% vật dụng trong khách sạn không làm từ nhựa) từ ngày đầu tiên mở cửa. Christian de Boer, người thành lập khách sạn đã nhận thấy lượng rác thải nhựa từ hoạt động đóng gói thức ăn trong nhà bếp đạt tỉ lệ cao nhất trong khách sạn ông đã từng làm/thành lập. Cùng với đội ngũ nhân viên khách sạn, ông đã giải thích mục tiêu của khách sạn cho các nhà cung cấp nhằm nâng cao nhận thức về việc hạn chế sử dụng vật dụng đóng gói bằng chất liệu nhựa. Khách sạn đã cung cấp các loại túi vải khác nhau cho các nhà cung cấp, nhằm hạn chế việc sử dụng túi gói bằng nhựa. Thực phẩm được đựng trong túi vải, và sẽ được đưa lại cho nhà cung cấp túi vải trống để sử dụng cho lần đưa hàng tiếp theo. Các chất thải lượng nhỏ hơn, nhưng cũng góp phần hủy hoại môi trường khác đã được hạn chế bằng cách như sau: • Chai nhựa sử dụng đựng dầu gội và sữa tắm đã được thay bằng chai đựng có thể bơm lại bằng gốm, sản xuất bởi một cửa hàng thủ công địa phương; • Cà phê túi gói sẵn, được thay thế bằng máy pha cà phê được đặt trong mỗi phòng; • Chai nhựa, thay thế bằng chai thủy tinh trong phòng và chai nhôm bên ngoài (xem lại phần Góc chuyên gia: Refill Not Landfill). 5% còn lại của nhựa vẫn được khách sạn sử dụng là bao bì cho thực phẩm tươi sống (thịt và cá). Christian de Boer tin vào việc "không hứa hẹn, không nói quá", đó là lý do tại sao khách sạn quyết định không đưa thông tin khách sạn là khách sạn 95% không có rác thải nhựa. Tuy nhiên, ông tin rằng du khách đang bắt đầu đưa ra quyết định về nơi để ở dựa trên các hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được áp dụng trong thực tế, thêm việc nhờ truyền miệng, khách sạn của ông hiện đang nhận được nhiều đặt phòng vì lý do đặc biệt đó.