SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  32
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

                                                                          MỤC LỤC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..........................................3
  I.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng............................................................................3
     1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng.................................................................................................3
     2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng..........................................................................................................................3
     3.Khái niệm về hoạt động xây dựng............................................................................................................................3
     4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựng..............................................................................................................3
     5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng..................................................................................................................4
     6.Quy chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................4
     7.Tiêu chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................5
     8.Chủ đầu tư xây dựng công trình................................................................................................................................5
        8.1.Khái niệm..........................................................................................................................................................5
        8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình.......................................................................5
     9.Nhà thầu trong hoạt động xây dựng..........................................................................................................................7
  II.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước...............................8
  III.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng..................................................................................................8
  IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng...............................................................................................9
  V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng..............................................................................................9
     1.Bộ máy quản lý nhà nước.........................................................................................................................................9
     2.Chiến lược và kế hoạch hóa....................................................................................................................................10
     3.Hệ thống văn bản pháp quy.....................................................................................................................................10
     4.Công cụ thuế...........................................................................................................................................................10
     5.Doanh nghiệp nhà nước..........................................................................................................................................10
  VI.Dự án đầu tư xây dựng...........................................................................................................................10
     1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng......................................................................................................10
     2.Vòng đời của một dự án..........................................................................................................................................11
     3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình) .....................................................11
        3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi).....................................................11
        3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi).......................................11
        3.3.Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình..............................................................................................12
     4.Vốn đầu tư của dự án .............................................................................................................................................12
        4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.........................................................................12
        4.2.Nội dung..........................................................................................................................................................12
        4.3.Cơ cấu vốn đầu tư...........................................................................................................................................12
     5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình...........................................................................................................13
        5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự án.......................................................................................................13
        5.2.Phân loại theo nguồn vốn................................................................................................................................14
  VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................................................................................................14
     1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng................................................................................................................14
     2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng....................................................................14
     3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng........................................................................................................15
        3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................................................15
        3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng..................................................................................16
     4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng..................................................................................17
        4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng.................................................................................................................17
           4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình..................................................................................18
           4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình.....................................................................................19
           4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình................................................................19
        4.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình..............................................................20
           4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình........................20
           4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình.........................20
           4.2.3.Nội dung thẩm định.................................................................................................................................21
     5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình......................................................................................................................22
        5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trình...........................................................................................................22
        5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế...................................................................................................................23

                                                                                                                                                                             1
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
       5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình ...............................................................................23
       5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình....................................................................................24
          5.4.1.Các quy định chung.................................................................................................................................24
          5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình...................................................................................24
    6.Quản lý lựa chọn nhà thầu......................................................................................................................................25
       6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.......................................................................................26
       6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng.....................................................................................................26
          6.2.1.Đấu thầu rộng rãi.....................................................................................................................................26
          6.2.2.Đấu thầu hạn chế.....................................................................................................................................27
          6.2.3.Chỉ định thầu...........................................................................................................................................27
          6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng .....................................................................28
          6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá......................................................................................28
          6.2.6.Tự thực hiện.............................................................................................................................................28
          6.2.7.Mua sắm trực tiếp....................................................................................................................................29
          6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.........................................................................................29
    7.Quản lý hợp đồng....................................................................................................................................................29
       7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng..........................................................................................................29
       7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng............................................................................................29
       7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng............................30
          7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựng..........................................................................................................30
          7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng.....................................................................................................30
          7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựng...............................................................................................................31




                                                                                                                                                                         2
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng
1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng
Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên
cứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào
đó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai.
Ví dụ:
- Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ…

- Đầu tư tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu…

- Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển như mua phát minh, sáng chế, đầu tư vào phát triển
  khoa học, công nghệ
Đầu tư xây dựng là đầu tư vào các đối tượng, vật chất là các công trình xây dựng.

2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng
Quản lý đầu tư xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ
quá trình đầu tư xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án
tạo ra công trình xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác
định.

3.Khái niệm về hoạt động xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám
sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công
trình.”

4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Theo Điều 5 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và điều 49/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
về Quản lý chất lượng công trình xây dựng:

                                                                                          3
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.
1. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng:
           a. Công trình dân dụng;
           b. Công trình công nghiệp;
           c. Công trình giao thông;
           d. Công trình thủy lợi;
           e. Công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và
  tuổi thọ công trình xây dựng của công trình bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và
  cấp IV  Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây
  dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.
3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật
  về xây dựng.
Trong thời gian chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cho phép tiếp tục áp dụng
phương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị
định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng

5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị
công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết
bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây
dựng theo thiết kế công nghệ”.

6.Quy chuẩn xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ
quan quản lý nhà nước vng có thẩm quyền về xây dựng ban hành”.
Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình mã số QCVN

                                                                                           4
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
06:2010/BXD.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, mã số QCVN
14:2009/BXD.

7.Tiêu chuẩn xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
“Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật,
trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự
nhiên được cơ quan, ttổ chức, c quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng
trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu
chuẩn khuyến khích áp dụng.”
Ví dụ:
Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn
TCXDVN 390 : 2007 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và
nghiệm thu "
 Tóm lại: Quy chuẩn xây dựng quy định các yêu cầu phải đạt được, các yêu cầu này có thể
là tối thiểu, có thể là tối đa tuỳ theo từng đặc trưng công việc. Tiêu chuẩn xây dựng hướng
dẫn cách thức để đạt được các yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng.

8.Chủ đầu tư xây dựng công trình
8.1.Khái niệm
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do
  người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù
  hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ
   quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung
   ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

                                                                                           5
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
   ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;

Ví dụ: Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La.
Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:
a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ
đầu tư gồm:
- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6
đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;
- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;
- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;
b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.
c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
   cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa
   xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công
   trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn
   vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình
   không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm
   cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý,
   nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b nêu trên thì người
   quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc
   đồng thời làm chủ đầu tư.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện
  theo quy định của pháp luật.


                                                                                             6
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
9.Nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng,
năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Theo các loại hình hoạt động xây dựng, có thể có các loại nhà thầu sau:
- Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng

- Nhà thầu cung cấp thiết bị

- Nhà thầu thi công xây dựng

Theo đối tác ký kết hợp đồng và phạm vi công việc, các nhà thầu được phân ra: tổng thầu
xây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ

                        Đối tác ký kết
   Loại nhà thầu                                         Phạm vi công việc
                          hợp đồng
Tổng thầu xây dựng     Chủ đầu tư         Nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn
                                          bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công
                                          trình.
                                          Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ
                                          yếu sau:
                                          - tổng thầu thiết kế;

                                          - tổng thầu thi công xây dựng công trình;

                                          - tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công
                                             trình;
                                          - tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ
                                             và thi công xây dựng công trình (tổng thầu
                                             EPC)
                                          - tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công
                                             trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
                                             thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu chính         Chủ đầu tư         Nhận thầu trực tiếp thực hiện phần việc chính của

                                                                                           7
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

                        Đối tác ký kết
   Loại nhà thầu                                            Phạm vi công việc
                          hợp đồng
                                          một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng
                                          công trình.


Nhà thầu phụ           Nhà thầu chính Nhận thầu thực hiện một phần công việc của nhà
                       hoặc tổng thầu thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
                       xây dựng
II.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà
nước
Nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý đối với ngành xây dựng vì:
- Ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà nước, của người dân, của doanh
  nghiệp
- Vốn của ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nền
  kinh tế và hạ tầng văn hóa xã hội, các công trình an ninh quốc phòng là khá lớn
- Ngành xây dựng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên tự nhiên, môi trường; gắn
  liền với vấn đề văn hóa xã hội, gắn với lợi ích cộng đồng
- Khối lượng đầu tư và xây dựng có liên quan đến nguồn vốn nước ngoài hiện nay chiếm
  một lượng vốn khá lớn

III.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
Theo Điều 111 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
như sau:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hong xây dựng.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng theo quy t.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
  động xây dựng.
                                                                                           8
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
7. Tổ chức cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng
Theo Điều 4 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với
  chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để
  chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ
  tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo
  vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã
  hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vvới quốc phòng, an ninh;
3. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng do cnh;
4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng
  chống cháy, nổ, bảo bo đảmm vệ sinh môi trường trong xyng;
5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ
  thuật;
6. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây
  dựng.

V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng
1.Bộ máy quản lý nhà nước
Theo Điều 112 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Các cơ quan sau đây quản lý nhà nước về
xây dựng:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
4. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về
  xây dựng.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi trch nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với


                                                                                           9
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
  Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa
  bàn theo phân cấp của Chính phủ.

2.Chiến lược và kế hoạch hóa
Nhà nước xây dựng các chiến lược quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
Ví dụ: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có kế hoạch phát triển ngành xây dựng

3.Hệ thống văn bản pháp quy
Ban hành các Luật, Nghị định, thông tư, các định mức....

4.Công cụ thuế
Ví dụ: thuế để hạn chế vật liệu nhập khẩu

5.Doanh nghiệp nhà nước
Cấp và quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước

VI.Dự án đầu tư xây dựng
1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng
Dự án được định nghĩa là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để thu được các kết quả hay
mục tiêu duy nhất, thường là mang đến những thay đổi về lợi ích hoặc các giá trị gia tăng.
“tạm thời” vì dự án có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
“duy nhất” vì các kết quả hay mục tiêu luôn khác nhau.
Các dự án và các hoạt động chia sẻ các đặc điểm chung sau:
- Được thực hiện bởi con người

- Bị ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế

- Được lên kết hoạch, thực thi và kiểm soát

Tuy nhiên các hoạt động được diễn ra liên tục và lặp lại, các dự án thì mang tính tạm thời và
duy nhất.
Dự án đầu tư xây dựng là các dự án gắn liền với hoạt động đầu tư xây dựng các công trình.
Cần phân biệt khái niệm dự án đầu tư xây dựng nêu trên và khái niệm “dự án đầu tư xây
dựng” là “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một
dự án.

                                                                                             10
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
2.Vòng đời của một dự án
Vòng đời của một dự án gồm có ba giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

(xem thêm ở phần Quá trình hình thành công trình xây dựng tại Chương 1)

3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình)
3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi)
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án ĐTXDCT thông thường, chủ đầu tư tổ chức
nghiên cứu khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study) (còn gọi là dự
án đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng).
- Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nói chung là một tập hợp các biện pháp được
  đề xuất một cách có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ
  chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư
  với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho
  quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.
- Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo
  nghiên cứu khả thi ĐTXDCT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
  dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,
  duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất
  định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
- Vai trò của dự án đầu tư:

          o Dự án đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư quyết định bỏ vốn và là căn cứ để các nhà
             tài trợ cho vay vốn
          o Là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thông qua phân tích kinh
             tế xã hội của dự án

3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
Với các công trình quan trọng, phức tạp trước khi nghiên cứu khả thi dự án, chủ đầu tư tổ


                                                                                          11
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
chức nghiên cứu tiền khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (pre-
feasibility study)
Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để
cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.

3.3.Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
Với các dự án quy mô nhỏ, đơn giản và một số trường hợp khác, chủ đầu tư không phải lập
Dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình.
Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn
trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.

4.Vốn đầu tư của dự án
4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ giá trị của tài sản
   được đầu tư vào dự án gồm tài sản cố định và tài sản lưu động
- Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính để đầu
   tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế
   hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư = Vốn đầu tư (ban đầu) + VAT (trong tổng mức đầu tư)

4.2.Nội dung
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng; chi phí
thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các chi phí như nêu trên
nhưng không bao gồm VAT (nếu có).

4.3.Cơ cấu vốn đầu tư
Hai bộ phận cơ bản của vốn đầu tư là:
1. Vốn cố định dùng để xây dựng công trình, mua sắm máy móc và thiết bị để hình thành
                                                                                              12
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
    nên tài sản cố định của dự án đầu tư
2. Vốn lưu động ban đầu bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt...
    theo dự kiến trong thời gian sản xuất thử

5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Tại sao lại phải phân loại dự án ?
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xây
dựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ.
Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người
quản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc.
Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào
có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý.


Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp
phù hợp.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:

5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự án
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự án
bao gồm các loại sau:
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư

- Dự án nhóm A

- Dự án nhóm B

- Dự án nhóm C

Chi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong phụ lục 1 của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ đồng thuộc dự án
nhóm A, từ 75 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 75 tỷ đồng thuộc dự án nhóm
C

                                                                                           13
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công
nghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A.

5.2.Phân loại theo nguồn vốn
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loại
sau:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
  Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp
  FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư nhân,
  các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn hợp
  nhiều nguồn vốn.

VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật lực để đạt được các yếu
tố định trước như:
- Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng

- Sự thỏa mãn của các bên tham gia

Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng,
tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.

2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng
1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
  xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn
  môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên
  quan.


                                                                                        14
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
7. Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:

                Loại dự án                             Mức độ quản lý của Nhà nước
DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước               Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD
                                                 từ việc xác định chủ trương ĐT, lập DA,
                                                quyết định ĐT, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn
                                                nhà thầu, thi công XD đến khi nghiệm thu,
                                                bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử
                                                dụng
DA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô
do Nhà nước bảo lãnh,                           ĐT
Vốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà nước          Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệm
Vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà tổ chức thực hiện và quản lý DA theo các
nước                                   quy định của pháp luật
Với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả  chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội
vốn tư nhân                                     dung quản lý DA.
Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn - Các bên góp vốn thoả thuận về phương
vốn khác nhau                                     thức quản lý
                                                - Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn
                                                  vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong
                                                  tổng mức đầu tư.
8. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu
  từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu
  tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc
  phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.

3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình sau đây:

3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng

                                                                                           15
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
- Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án
  trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án.
- Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có
  thể thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản
  lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo
  nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư
  vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện,
  năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
- Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư
  có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản
  lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực
  hiện dự án.
- Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng:

          o Các công việc và những vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết trực
             tiếp nên có điều kiện giải quyết nhanh, kịp thời.
          o Tiết kiệm được chi phí quản lý dự án

- Hạn chế của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng:

          o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao

          o Thiếu kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết

          o Vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án ít được mở rộng

3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Là hình thức chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án mà phải thuê tổ
  chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng.
- Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả
  thuận giữa hai bên.
- Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng:

          o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao.


                                                                                     16
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
                 o Kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trang thiết bị quản lý đầy
                       đủ, đồng bộ
                 o Trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án được mở
                       rộng và nâng cao
- Hạn chế của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng:

                 o Chất lượng quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng lựa chọn nhà tư vấn quản
                       lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án
                 o Chi phí quản lý dự án tăng

Sau đây là một số nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCT:
                                                               Quản lý nhà nước đối với dự án
                                                                       đầu tư xây d ựng




 Quản lý l ập, thẩm định, phê duyệt DA             Quản lý thi ết kế XDCT                  Quản lý hợp đồng xây d ựng            Quản lý l ựa chọn nhà thầu


• Các bước lập DA                        •Các bước thiết kế
• Nội dung của DA                        •Nội dung thi ết kế                            • Nội dung hợp đồng
• Thẩm quyền quyết định, thẩm định DA    •Thẩm quyền thảm định, phê duyệt thiết kế                                           • Các hình thức lựa chọn nhà thầu
                                                                                        • Hình thức thanh toán hợp đồng
• Nội dung thẩm định DA                  •Nội dung thẩm định thiết kế




   Giai đoạn chuẩn bị đầu tư                 Giai đoạn thực hiện đầu tư                                            Cả ba giai đoạn


                        Hình 1.1:Một số nội dung quản lý nhà nước với dự án đầu tư
4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
- Tổ chức cá nhân tham gia lập dự án đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định

- Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được quy định theo pháp luật hiện hành

                Loại dự án                                                              Các bước lập dự án
Dự án quan trọng cấp quốc gia                        Lập theo hai bước đó là:
                                                     1. Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo
                                                          nghiên cứu tiền khả thi)  để trình cấp có thẩm quyền
                                                          cho phép đầu tư.
                                                     9. Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo
                                                          nghiên cứu khả thi)
                                                                                                                                                        17
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

         Loại dự án                                   Các bước lập dự án
Dự án nhóm A, B, C               Lập theo một bước:
                                 1. Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình
                                 10.Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các
                                           a. Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
                                           b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa
                                                chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ
                                                đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù
                                                hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
                                                quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng;
Nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư  không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo
xây dựng công trình              cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy
                                 phép xây dựng trừ trường hợp:
                                  Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị,
                                 không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn
                                 chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt
 4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 36 Luật Xây dựng số 16/2003/QH112: Đối với những công trình xây dựng có
quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây
dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ
  khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự
  án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư
  thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt
  bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng,
  chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;

                                                                                          18
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án
   huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu
   có.

 4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công
trình bao gồm hai phần (phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở)
1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các
   nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp
   kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án,
   hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án,
   phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường;

Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ
tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu
kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
11.Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao
   gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết
   cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng;
   công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng
   để xây dựng công trình.

 4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình
Theo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây
dựng công trình bao gồm: sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây
dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây
dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công
trình.

                                                                                         19
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
4.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình
 4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Điều 39 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau

       Loại dự án đầu tư xây dựng                         Thẩm quyền quyết định
I. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Các dự án quan trọng quốc gia                    Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
                                                theo nghị quyết của Quốc hội
Các dự án nhóm A, B, C                           Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ
                                                quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C
                                                và được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định
                                                đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ
                                                quan cấp dưới trực tiếp;
                                                Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết
                                                định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong
                                                phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của
                                                địa phương sau khi thông qua Hội đồng
                                                nhân dân cùng cấp.
                                                 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
                                                huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết
                                                định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C
                                                cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
II. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp     Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu
                                                trách nhiệm.
 4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình
12.Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
  trình trước khi phê duyệt theo quy định của Chính phủ
1. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư

Loại dự án                                      Đầu mối thẩm định dự án
I. Do Thủ tướng quyết định đầu tư               Hội đồng thẩm định Nhà nước (Bộ trưởng
                                                                                            20
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

                                                Bộ Kế hoạch và đầu tư là chủ tịch Hội đồng)
II. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
Dự án do cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư       Đơn vị chuyên môn trực thuộc
Dự án do UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư        Sở Kế hoạch và đầu tư
Dự án do UBND cấp huyện, xã quyết định Đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực
đầu tư                                          thuộc
III. Các dự án khác                             Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm
                                                định dự án
13.Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư,
  không phải tổ chức thẩm định riêng.
Chú ý:
Với báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
 thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Chủ đầu tư
 thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư là người quyết định
đầu tư. Người quyết định đầu tư sử dụng các kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và
dự toán nêu trên của Chủ đầu tư để ra quyết định đầu tư
14.Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ
  quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Các cơ quan quản
  lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
          a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc
              gia, dự án nhóm A;
          b. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C.
15.Nhà nước quy định về thời gian thẩm định dự án
16.Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm
  trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công
  trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

 4.2.3.Nội dung thẩm định
 Nội dung thẩm định bao gồm 3 nội dung: xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của
dự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án và xem xét thiết kế cơ sở của dự án (Nội

                                                                                         21
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
dung chi tiết xem tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 12/2009/NĐ-
CP)

1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các
yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch;
nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động
vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn
vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an
ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được
phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với
công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và
các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có
quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu
công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá
nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình
5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trình
Theo Điều 54 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 :
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế

                                                                                         22
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lập
trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lập
trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

                              Thiết kế một bước:                      Áp dụng đối với công trình ch ỉ lập Báo cáo kinh t ế - kỹ
                              Thiết kế bản vẽ thi công                thuật xây dựng công trình



                             Thiết kế hai bước:
                                                                      • Áp dụng đối với công trình phải lập dự án
                             • B1: thiết kế cơ sở
                                                                      • Trư các công trinh l ập thiết kế 1 bước và 3 bước
  Các bước thiết kế          • B2: thiết kế bản vẽ thi công



                             Thiết kế ba bước:                        Áp dụng đối với công trình phải lập dự án va có quy
                             • B1: thiết kế cơ sở                     mô là c ấp đặc biệt, cấp I và công trình c ấp II có yêu
                             • B2: thiết kế kỹ thuật                  cầu kỹ thuật phức tạp do ngươi quyết định đâu tư
                                                                      quy định
                             • B2: thiết kế bản vẽ thi công



                             Các bước sau ch ỉ được thực
                             hiện khi bước trước đã phê
                             duyệt


                      Hình 1.1:Các bước thiết kế xây dựng công trình
5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế

                                                         • Các tài li ệu khảo sát xây d ựng: địa
                                                         hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn
                                                         • Các văn bản pháp lý có liên quan



                      Các tài li ệu làm                  Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn XD
                      căn c ứ thiết kế                   áp dụng


                                                         Các quy định về kiến trúc, quy hoạch
                                                         xây dựng



                                                         Hồ sơ thiết kế của các b ước tr ước


                        Hình 1.1:Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế
5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
Các nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng công trình và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
được thể hiện trong sơ đồ sau:



                                                                                                                            23
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2

                     Công năng sử dụng và tuổi thọ                        Thuyết minh thiết kế
                     công trình

                                                                          Các tài li ệu khảo sát xây d ựng
                     Các phương án về                                     liên quan
                     • Công nghệ
                     • Kiến trúc
 Nội dung thiết kế
                     • Kết cấu, kỹ thuật                 Hồ sơ thiết kế   Các bản vẽ thiết kế,
                     • Phòng chống cháy nổ
                     • Sử dụng năng lượng
                                                                          Quy trình bảo trì công trình

                     Giải pháp bảo vệ môi trường
                                                                          Dự toán xây dựng công trình.

                     Dự toán xây d ựng công trình
                     tương ứng với từng bước


                        Hình 1.1:Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế
(Các nội dung thiết kế được thể hiện trong hồ sơ thiết kế)

5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Theo Điều 59 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12

 5.4.1.Các quy định chung
1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế
  chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
2. Người quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở và các nội
  dung khác của dự án khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình để phê duyệt dự án;
  trong trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên
  quan về thiết kế cơ sở.
  Trong nội dung phê duyệt dự án phải xác định rõ các giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ
  và các giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong các bước thiết kế
  tiếp theo.
3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo phù hợp với thiết kế
  cơ sở đã được duyệt.

 5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình
Chính phủ quy định cụ thể nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (yêu
cầu sinh viên tìm đọc trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu


                                                                                                         24
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
tư xây dựng công trình và thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một
số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Thẩm định thiết kế cơ sở:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được
  phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối
  với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây
  dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu
  vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
- Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

- Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu
  công nghệ;
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;

Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân
lập thiết kế cơ sở theo quy định.
Thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;

- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

- Đánh giá mức độ an toàn công trình;

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu
  cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy

Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở
cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
6.Quản lý lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm
công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
                                                                                          25
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp
công trình.

6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
Theo Điều 96 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những
yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;

6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng
Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: có các hình thức
lựa chọn nhà thầu sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu hạn chế

- Chỉ định thầu

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá

- Mua sắm trực tiếp

- Tự thực hiện

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

 6.2.1.Đấu thầu rộng rãi
Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:
1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và
  không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia
2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện,
  thời gian nộp hồ sơ dự thầu.


                                                                                       26
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực
  hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên
  mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết
  quả xét thầu, giá trúng thầu.

 6.2.2.Đấu thầu hạn chế
Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:
1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công
  xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số
  nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
  được mời tham gia dự thầu.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho
  phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành
  viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên
  doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.

 6.2.3.Chỉ định thầu
Theo Điều 101 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:
1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực
  tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành
  nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau
  đây:
          a. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công
              trình tạm;
          b. Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;
          c. Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản
              theo quy định của Chính phủ;
          d. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá;
          e. Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư
              cho phép.
                                                                                            27
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
17.Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa
  chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng.
18.Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực
  hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh,
  minh bạch.

 6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
số 38/2009/QH12 và Điều 102 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:
19.Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải được tổ chức thi
  tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; người quyết định đầu tư quyết định
  việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; đối với công trình khác thì
  việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định
20.Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng.
21.Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước
  thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành
  nghề thiết kế xây dựng công trình.

 6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
          f. Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
          g. Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với
               đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
22.Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà
  thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện.
  Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.

 6.2.6.Tự thực hiện
1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng
  lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy
  định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài
                                                                                          28
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
  chính.

 6.2.7.Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được
  ký trước đó không quá sáu tháng.
2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua
  đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt
  đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án
  hoặc thuộc dự án khác.

 6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà
thầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

7.Quản lý hợp đồng
7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) là hợp đồng dân sự;
là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc
trong hoạt động xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp
đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng
đã ký kết có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải
quyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây
dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát,
thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong
hoạt động xây dựng.

7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng

                                                                                          29
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
Theo Điều 108 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung công việc phải thực hiện;
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
3. Thời gian và tiến độ thực hiện;
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;
5. Giá cả, phương thức thanh toán;
6. Thời hạn bảo hành;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.

7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây
dựng
 7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện
khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong
hợp đồng xây dựng.

 7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng
a.Giá hợp đồng trọn gói
Giá hợp đồng trọn là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được
phép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có).
Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối
lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được
khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá
trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.
b.Giá hợp đồng theo đơn giá cố định
Giá hợp động theo đơn giá cố định là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khối
lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay
đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui

                                                                                         30
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
định trong hợp đồng (nếu có).
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều
kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện
công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn
giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giá
cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được
phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.
c.Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơn
giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được qui định
tại hợp đồng xây dựng.
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm
ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc
cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được
điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo qui định
trong hợp đồng.
d.Giá hợp đồng kết hợp
Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm a,
b, c nêu trên.
Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phức
tạm và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công
việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng
trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù
hợp.

 7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựng
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện
trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh
toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

                                                                                         31
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2
a.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng trọn gói
Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục
công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được
ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao
thầu. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với bên giao thầu và các
khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu.
b.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định
Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối
lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng
với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng.
c.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối
lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều
chỉnh theo qui định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán chưa đủ điều kiện
điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để tạm thanh toán và
điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng qui định của hợp đồng.
d.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng kết hợp
Việc thanh toán thực hiện tương ứng với các qui định tại điểm a, b, c nêu trên.




                                                                                           32

Contenu connexe

Tendances

đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1Thanh Hoa
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revNguyễn Đức Hoàng
 
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhHướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhBùi Minh Tuấn
 
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1The Light
 
Huong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongHuong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongThiên Đế
 
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 nataliej4
 
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018VOBAOTOAN
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangVương Hữu
 
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình CốngTính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cốngshare-connect Blog
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hộishare-connect Blog
 
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdf
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdfGiáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdf
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdfMan_Ebook
 
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựngHo Ngoc Thuan
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhJayTor RapPer
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTPHCM
 
Bài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc ĐịaBài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc ĐịaPhi Lê
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính Xác
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính XácPhương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính Xác
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính XácKiến Trúc KISATO
 

Tendances (20)

đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
 
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhHướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
 
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
 
Huong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongHuong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mong
 
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
 
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018
TÍNH CHIỀU DÀI NEO THÉP THEO TCVN 5574-2018
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình CốngTính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột Bê tông cốt thép - Nguyễn Đình Cống
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
 
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdf
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdfGiáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdf
Giáo trình địa chất công trình, Nguyễn Thanh Danh.pdf
 
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 
Bài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc ĐịaBài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc Địa
 
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầngLuận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
 
Bai giang nha_cong_nghiep_1
Bai giang nha_cong_nghiep_1Bai giang nha_cong_nghiep_1
Bai giang nha_cong_nghiep_1
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính Xác
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính XácPhương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính Xác
Phương Pháp Bóc Khối Lượng Từ Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng Và Chính Xác
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 

En vedette

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 3Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 3
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3robinking277
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳKhoa Hoang
 
C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdQuang Nguyễn
 
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu robinking277
 
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1robinking277
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5robinking277
 
CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ Est
 
10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pmrobinking277
 
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocPBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocHồ Việt Hùng
 
đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2robinking277
 
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHồ Việt Hùng
 
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNKetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNHồ Việt Hùng
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongHồ Việt Hùng
 
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấuNguyen Ngoc Tan
 
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best SlideTong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slidekuhaiku
 
Bai giang etabs
Bai giang etabsBai giang etabs
Bai giang etabsLe Duy
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsHồ Việt Hùng
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suatPhan Ninh
 

En vedette (20)

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 3Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 3
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳ
 
C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqd
 
Bai giang ve cad
Bai giang ve cadBai giang ve cad
Bai giang ve cad
 
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
 
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
 
28 kts-ge-07
28 kts-ge-0728 kts-ge-07
28 kts-ge-07
 
CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+
 
10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm
 
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocPBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
 
đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2
 
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
 
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNKetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
 
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
 
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best SlideTong Hop Mẫu Slide - Best Slide
Tong Hop Mẫu Slide - Best Slide
 
Bai giang etabs
Bai giang etabsBai giang etabs
Bai giang etabs
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng Etabs
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suat
 

Similaire à Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2

Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1
Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1
Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1Tài Lê Quang
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Phap luat trong xd dh kien truc tp hcm
Phap luat trong xd   dh kien truc tp hcmPhap luat trong xd   dh kien truc tp hcm
Phap luat trong xd dh kien truc tp hcmta_la_ta_157
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải trí
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tríDự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải trí
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tríLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiDự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpThuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...nataliej4
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similaire à Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2 (20)

Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1
Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1
Giao trinh lop nghiep vu dinh gia dcmt bien soan new rev.1
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
 
Phap luat trong xd dh kien truc tp hcm
Phap luat trong xd   dh kien truc tp hcmPhap luat trong xd   dh kien truc tp hcm
Phap luat trong xd dh kien truc tp hcm
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải trí
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tríDự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải trí
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải trí
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356
Dự án trung tâm LOGISTICS 0918755356
 
20716
2071620716
20716
 
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiDự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
 
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpThuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
 

Plus de robinking277

Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012robinking277
 
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangDtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangrobinking277
 
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc robinking277
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1robinking277
 
Tinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moiTinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moirobinking277
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang theprobinking277
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang theprobinking277
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vnrobinking277
 
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02robinking277
 
Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02robinking277
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnrobinking277
 

Plus de robinking277 (20)

Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012
 
He so nen
He so nenHe so nen
He so nen
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
Thi cong 2
Thi cong 2Thi cong 2
Thi cong 2
 
Do an thi cong 2
Do an thi cong 2Do an thi cong 2
Do an thi cong 2
 
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangDtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
 
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
 
Tinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moiTinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moi
 
De thi cong
De thi congDe thi cong
De thi cong
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vn
 
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
 
Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02
 
Di chuc cua bac
Di chuc cua bacDi chuc cua bac
Di chuc cua bac
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2

  • 1. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 MỤC LỤC MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..........................................3 I.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng............................................................................3 1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng.................................................................................................3 2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng..........................................................................................................................3 3.Khái niệm về hoạt động xây dựng............................................................................................................................3 4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựng..............................................................................................................3 5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng..................................................................................................................4 6.Quy chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................4 7.Tiêu chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................5 8.Chủ đầu tư xây dựng công trình................................................................................................................................5 8.1.Khái niệm..........................................................................................................................................................5 8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình.......................................................................5 9.Nhà thầu trong hoạt động xây dựng..........................................................................................................................7 II.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước...............................8 III.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng..................................................................................................8 IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng...............................................................................................9 V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng..............................................................................................9 1.Bộ máy quản lý nhà nước.........................................................................................................................................9 2.Chiến lược và kế hoạch hóa....................................................................................................................................10 3.Hệ thống văn bản pháp quy.....................................................................................................................................10 4.Công cụ thuế...........................................................................................................................................................10 5.Doanh nghiệp nhà nước..........................................................................................................................................10 VI.Dự án đầu tư xây dựng...........................................................................................................................10 1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng......................................................................................................10 2.Vòng đời của một dự án..........................................................................................................................................11 3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình) .....................................................11 3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi).....................................................11 3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi).......................................11 3.3.Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình..............................................................................................12 4.Vốn đầu tư của dự án .............................................................................................................................................12 4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.........................................................................12 4.2.Nội dung..........................................................................................................................................................12 4.3.Cơ cấu vốn đầu tư...........................................................................................................................................12 5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình...........................................................................................................13 5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự án.......................................................................................................13 5.2.Phân loại theo nguồn vốn................................................................................................................................14 VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................................................................................................14 1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng................................................................................................................14 2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng....................................................................14 3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng........................................................................................................15 3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................................................15 3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng..................................................................................16 4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng..................................................................................17 4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng.................................................................................................................17 4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình..................................................................................18 4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình.....................................................................................19 4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình................................................................19 4.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình..............................................................20 4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình........................20 4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình.........................20 4.2.3.Nội dung thẩm định.................................................................................................................................21 5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình......................................................................................................................22 5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trình...........................................................................................................22 5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế...................................................................................................................23 1
  • 2. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình ...............................................................................23 5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình....................................................................................24 5.4.1.Các quy định chung.................................................................................................................................24 5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình...................................................................................24 6.Quản lý lựa chọn nhà thầu......................................................................................................................................25 6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.......................................................................................26 6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng.....................................................................................................26 6.2.1.Đấu thầu rộng rãi.....................................................................................................................................26 6.2.2.Đấu thầu hạn chế.....................................................................................................................................27 6.2.3.Chỉ định thầu...........................................................................................................................................27 6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng .....................................................................28 6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá......................................................................................28 6.2.6.Tự thực hiện.............................................................................................................................................28 6.2.7.Mua sắm trực tiếp....................................................................................................................................29 6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.........................................................................................29 7.Quản lý hợp đồng....................................................................................................................................................29 7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng..........................................................................................................29 7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng............................................................................................29 7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng............................30 7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựng..........................................................................................................30 7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng.....................................................................................................30 7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựng...............................................................................................................31 2
  • 3. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG I.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng 1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên cứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai. Ví dụ: - Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ… - Đầu tư tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu… - Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển như mua phát minh, sáng chế, đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ Đầu tư xây dựng là đầu tư vào các đối tượng, vật chất là các công trình xây dựng. 2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng Quản lý đầu tư xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định. 3.Khái niệm về hoạt động xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: “Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.” 4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựng Theo Điều 5 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và điều 49/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng: 3
  • 4. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình. 1. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng: a. Công trình dân dụng; b. Công trình công nghiệp; c. Công trình giao thông; d. Công trình thủy lợi; e. Công trình hạ tầng kỹ thuật. 2. Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng của công trình bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV  Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng. 3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Trong thời gian chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cho phép tiếp tục áp dụng phương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng 5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: “Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ”. 6.Quy chuẩn xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: “Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước vng có thẩm quyền về xây dựng ban hành”. Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình mã số QCVN 4
  • 5. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 06:2010/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, mã số QCVN 14:2009/BXD. 7.Tiêu chuẩn xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: “Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, ttổ chức, c quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.” Ví dụ: Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn TCXDVN 390 : 2007 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu "  Tóm lại: Quy chuẩn xây dựng quy định các yêu cầu phải đạt được, các yêu cầu này có thể là tối thiểu, có thể là tối đa tuỳ theo từng đặc trưng công việc. Tiêu chuẩn xây dựng hướng dẫn cách thức để đạt được các yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng. 8.Chủ đầu tư xây dựng công trình 8.1.Khái niệm Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. 8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 5
  • 6. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước; Ví dụ: Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg về việc phê duyệt Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La. Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau: a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư gồm: - Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực; - Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6 đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời; - Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia; - Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy; b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư. c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư. b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng; c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b nêu trên thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư. 2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư. 3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. 6
  • 7. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 9.Nhà thầu trong hoạt động xây dựng Theo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Theo các loại hình hoạt động xây dựng, có thể có các loại nhà thầu sau: - Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng - Nhà thầu cung cấp thiết bị - Nhà thầu thi công xây dựng Theo đối tác ký kết hợp đồng và phạm vi công việc, các nhà thầu được phân ra: tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ Đối tác ký kết Loại nhà thầu Phạm vi công việc hợp đồng Tổng thầu xây dựng Chủ đầu tư Nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: - tổng thầu thiết kế; - tổng thầu thi công xây dựng công trình; - tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; - tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) - tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Nhà thầu chính Chủ đầu tư Nhận thầu trực tiếp thực hiện phần việc chính của 7
  • 8. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Đối tác ký kết Loại nhà thầu Phạm vi công việc hợp đồng một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu phụ Nhà thầu chính Nhận thầu thực hiện một phần công việc của nhà hoặc tổng thầu thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. xây dựng II.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước Nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý đối với ngành xây dựng vì: - Ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà nước, của người dân, của doanh nghiệp - Vốn của ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và hạ tầng văn hóa xã hội, các công trình an ninh quốc phòng là khá lớn - Ngành xây dựng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên tự nhiên, môi trường; gắn liền với vấn đề văn hóa xã hội, gắn với lợi ích cộng đồng - Khối lượng đầu tư và xây dựng có liên quan đến nguồn vốn nước ngoài hiện nay chiếm một lượng vốn khá lớn III.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Theo Điều 111 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng như sau: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hong xây dựng. 3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. 5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng theo quy t. 6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. 8
  • 9. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 7. Tổ chức cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. 8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng Theo Điều 4 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: 1. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 2. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vvới quốc phòng, an ninh; 3. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng do cnh; 4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy, nổ, bảo bo đảmm vệ sinh môi trường trong xyng; 5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; 6. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng 1.Bộ máy quản lý nhà nước Theo Điều 112 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Các cơ quan sau đây quản lý nhà nước về xây dựng: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. 4. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. 5. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi trch nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với 9
  • 10. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. 6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. 2.Chiến lược và kế hoạch hóa Nhà nước xây dựng các chiến lược quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương Ví dụ: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có kế hoạch phát triển ngành xây dựng 3.Hệ thống văn bản pháp quy Ban hành các Luật, Nghị định, thông tư, các định mức.... 4.Công cụ thuế Ví dụ: thuế để hạn chế vật liệu nhập khẩu 5.Doanh nghiệp nhà nước Cấp và quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước VI.Dự án đầu tư xây dựng 1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng Dự án được định nghĩa là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để thu được các kết quả hay mục tiêu duy nhất, thường là mang đến những thay đổi về lợi ích hoặc các giá trị gia tăng. “tạm thời” vì dự án có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. “duy nhất” vì các kết quả hay mục tiêu luôn khác nhau. Các dự án và các hoạt động chia sẻ các đặc điểm chung sau: - Được thực hiện bởi con người - Bị ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế - Được lên kết hoạch, thực thi và kiểm soát Tuy nhiên các hoạt động được diễn ra liên tục và lặp lại, các dự án thì mang tính tạm thời và duy nhất. Dự án đầu tư xây dựng là các dự án gắn liền với hoạt động đầu tư xây dựng các công trình. Cần phân biệt khái niệm dự án đầu tư xây dựng nêu trên và khái niệm “dự án đầu tư xây dựng” là “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một dự án. 10
  • 11. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 2.Vòng đời của một dự án Vòng đời của một dự án gồm có ba giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: - Giai đoạn thực hiện đầu tư - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng (xem thêm ở phần Quá trình hình thành công trình xây dựng tại Chương 1) 3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình) 3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi) Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án ĐTXDCT thông thường, chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study) (còn gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng). - Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nói chung là một tập hợp các biện pháp được đề xuất một cách có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được. - Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXDCT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. - Vai trò của dự án đầu tư: o Dự án đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư quyết định bỏ vốn và là căn cứ để các nhà tài trợ cho vay vốn o Là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thông qua phân tích kinh tế xã hội của dự án 3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) Với các công trình quan trọng, phức tạp trước khi nghiên cứu khả thi dự án, chủ đầu tư tổ 11
  • 12. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 chức nghiên cứu tiền khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (pre- feasibility study) Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 3.3.Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Với các dự án quy mô nhỏ, đơn giản và một số trường hợp khác, chủ đầu tư không phải lập Dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. 4.Vốn đầu tư của dự án 4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình - Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ giá trị của tài sản được đầu tư vào dự án gồm tài sản cố định và tài sản lưu động - Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư = Vốn đầu tư (ban đầu) + VAT (trong tổng mức đầu tư) 4.2.Nội dung Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các chi phí như nêu trên nhưng không bao gồm VAT (nếu có). 4.3.Cơ cấu vốn đầu tư Hai bộ phận cơ bản của vốn đầu tư là: 1. Vốn cố định dùng để xây dựng công trình, mua sắm máy móc và thiết bị để hình thành 12
  • 13. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 nên tài sản cố định của dự án đầu tư 2. Vốn lưu động ban đầu bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt... theo dự kiến trong thời gian sản xuất thử 5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tại sao lại phải phân loại dự án ? Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ. Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người quản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc. Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý. Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp phù hợp. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau: 5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự án Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự án bao gồm các loại sau: - Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư - Dự án nhóm A - Dự án nhóm B - Dự án nhóm C Chi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong phụ lục 1 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm A, từ 75 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 75 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C 13
  • 14. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A. 5.2.Phân loại theo nguồn vốn Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loại sau: - Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư nhân, các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật lực để đạt được các yếu tố định trước như: - Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng - Sự thỏa mãn của các bên tham gia Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng. 2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng 1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. 14
  • 15. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 7. Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: Loại dự án Mức độ quản lý của Nhà nước DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD  từ việc xác định chủ trương ĐT, lập DA, quyết định ĐT, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công XD đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng DA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô do Nhà nước bảo lãnh, ĐT Vốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà nước  Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệm Vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà tổ chức thực hiện và quản lý DA theo các nước quy định của pháp luật Với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả  chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội vốn tư nhân dung quản lý DA. Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn - Các bên góp vốn thoả thuận về phương vốn khác nhau thức quản lý - Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 8. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định. 3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: 3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng 15
  • 16. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 - Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án. - Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có thể thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. - Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Các công việc và những vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết trực tiếp nên có điều kiện giải quyết nhanh, kịp thời. o Tiết kiệm được chi phí quản lý dự án - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao o Thiếu kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết o Vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án ít được mở rộng 3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng - Là hình thức chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án mà phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng. - Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. - Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao. 16
  • 17. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 o Kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trang thiết bị quản lý đầy đủ, đồng bộ o Trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án được mở rộng và nâng cao - Hạn chế của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng: o Chất lượng quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng lựa chọn nhà tư vấn quản lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án o Chi phí quản lý dự án tăng Sau đây là một số nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCT: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây d ựng Quản lý l ập, thẩm định, phê duyệt DA Quản lý thi ết kế XDCT Quản lý hợp đồng xây d ựng Quản lý l ựa chọn nhà thầu • Các bước lập DA •Các bước thiết kế • Nội dung của DA •Nội dung thi ết kế • Nội dung hợp đồng • Thẩm quyền quyết định, thẩm định DA •Thẩm quyền thảm định, phê duyệt thiết kế • Các hình thức lựa chọn nhà thầu • Hình thức thanh toán hợp đồng • Nội dung thẩm định DA •Nội dung thẩm định thiết kế Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư Cả ba giai đoạn Hình 1.1:Một số nội dung quản lý nhà nước với dự án đầu tư 4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng - Tổ chức cá nhân tham gia lập dự án đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định - Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được quy định theo pháp luật hiện hành Loại dự án Các bước lập dự án Dự án quan trọng cấp quốc gia Lập theo hai bước đó là: 1. Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)  để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 9. Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) 17
  • 18. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Loại dự án Các bước lập dự án Dự án nhóm A, B, C Lập theo một bước: 1. Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình 10.Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các a. Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo; b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; Nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư  không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo xây dựng công trình cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trừ trường hợp:  Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt 4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 36 Luật Xây dựng số 16/2003/QH112: Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có; - Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất; - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng; 18
  • 19. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 - Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. 4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần (phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở) 1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường; Các giải pháp thực hiện bao gồm: a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 11.Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình. 4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Theo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. 19
  • 20. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 4.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình 4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình Theo Điều 39 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau Loại dự án đầu tư xây dựng Thẩm quyền quyết định I. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Các dự án quan trọng quốc gia  Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo nghị quyết của Quốc hội Các dự án nhóm A, B, C  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C và được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; II. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm. 4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình 12.Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi phê duyệt theo quy định của Chính phủ 1. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư Loại dự án Đầu mối thẩm định dự án I. Do Thủ tướng quyết định đầu tư Hội đồng thẩm định Nhà nước (Bộ trưởng 20
  • 21. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Bộ Kế hoạch và đầu tư là chủ tịch Hội đồng) II. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Dự án do cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư Đơn vị chuyên môn trực thuộc Dự án do UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư Sở Kế hoạch và đầu tư Dự án do UBND cấp huyện, xã quyết định Đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực đầu tư thuộc III. Các dự án khác Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án 13.Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Chú ý: Với báo cáo kinh tế - kỹ thuật:  thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Chủ đầu tư  thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư là người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư sử dụng các kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán nêu trên của Chủ đầu tư để ra quyết định đầu tư 14.Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở: a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; b. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C. 15.Nhà nước quy định về thời gian thẩm định dự án 16.Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 4.2.3.Nội dung thẩm định  Nội dung thẩm định bao gồm 3 nội dung: xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án và xem xét thiết kế cơ sở của dự án (Nội 21
  • 22. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 dung chi tiết xem tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 12/2009/NĐ- CP) 1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. 5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình 5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trình Theo Điều 54 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 : Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế 22
  • 23. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lập trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lập trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Thiết kế một bước: Áp dụng đối với công trình ch ỉ lập Báo cáo kinh t ế - kỹ Thiết kế bản vẽ thi công thuật xây dựng công trình Thiết kế hai bước: • Áp dụng đối với công trình phải lập dự án • B1: thiết kế cơ sở • Trư các công trinh l ập thiết kế 1 bước và 3 bước Các bước thiết kế • B2: thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế ba bước: Áp dụng đối với công trình phải lập dự án va có quy • B1: thiết kế cơ sở mô là c ấp đặc biệt, cấp I và công trình c ấp II có yêu • B2: thiết kế kỹ thuật cầu kỹ thuật phức tạp do ngươi quyết định đâu tư quy định • B2: thiết kế bản vẽ thi công Các bước sau ch ỉ được thực hiện khi bước trước đã phê duyệt Hình 1.1:Các bước thiết kế xây dựng công trình 5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế • Các tài li ệu khảo sát xây d ựng: địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn • Các văn bản pháp lý có liên quan Các tài li ệu làm Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn XD căn c ứ thiết kế áp dụng Các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng Hồ sơ thiết kế của các b ước tr ước Hình 1.1:Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế 5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình Các nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng công trình và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thể hiện trong sơ đồ sau: 23
  • 24. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Công năng sử dụng và tuổi thọ Thuyết minh thiết kế công trình Các tài li ệu khảo sát xây d ựng Các phương án về liên quan • Công nghệ • Kiến trúc Nội dung thiết kế • Kết cấu, kỹ thuật Hồ sơ thiết kế Các bản vẽ thiết kế, • Phòng chống cháy nổ • Sử dụng năng lượng Quy trình bảo trì công trình Giải pháp bảo vệ môi trường Dự toán xây dựng công trình. Dự toán xây d ựng công trình tương ứng với từng bước Hình 1.1:Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế (Các nội dung thiết kế được thể hiện trong hồ sơ thiết kế) 5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình Theo Điều 59 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 5.4.1.Các quy định chung 1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình. 2. Người quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở và các nội dung khác của dự án khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình để phê duyệt dự án; trong trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan về thiết kế cơ sở. Trong nội dung phê duyệt dự án phải xác định rõ các giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ và các giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong các bước thiết kế tiếp theo. 3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo phù hợp với thiết kế cơ sở đã được duyệt. 5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình Chính phủ quy định cụ thể nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (yêu cầu sinh viên tìm đọc trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu 24
  • 25. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 tư xây dựng công trình và thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP) Thẩm định thiết kế cơ sở: - Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; - Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; - Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; - Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: - Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; - Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; - Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Đánh giá mức độ an toàn công trình; - Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; - Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. 6.Quản lý lựa chọn nhà thầu Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. 25
  • 26. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. 6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng Theo Điều 96 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch; 6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây: - Đấu thầu rộng rãi - Đấu thầu hạn chế - Chỉ định thầu - Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá - Mua sắm trực tiếp - Tự thực hiện - Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt - Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng 6.2.1.Đấu thầu rộng rãi Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia 2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. 26
  • 27. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu. 4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu. 6.2.2.Đấu thầu hạn chế Theo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. 2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. 6.2.3.Chỉ định thầu Theo Điều 101 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: a. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; b. Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; c. Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; d. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá; e. Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. 27
  • 28. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 17.Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. 18.Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh, minh bạch. 6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 và Điều 102 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: 19.Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải được tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; đối với công trình khác thì việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định 20.Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng. 21.Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình. 6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá 1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: f. Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; g. Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. 22.Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. 6.2.6.Tự thực hiện 1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng. 2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài 28
  • 29. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 chính. 6.2.7.Mua sắm trực tiếp 1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng. 2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự. 3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. 4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác. 6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 7.Quản lý hợp đồng 7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) là hợp đồng dân sự; là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng. 7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng 29
  • 30. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 Theo Điều 108 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Nội dung công việc phải thực hiện; 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; 3. Thời gian và tiến độ thực hiện; 4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao; 5. Giá cả, phương thức thanh toán; 6. Thời hạn bảo hành; 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 8. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. 7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng 7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựng Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng xây dựng. 7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng a.Giá hợp đồng trọn gói Giá hợp đồng trọn là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói. b.Giá hợp đồng theo đơn giá cố định Giá hợp động theo đơn giá cố định là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui 30
  • 31. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 định trong hợp đồng (nếu có). Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng. c.Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được qui định tại hợp đồng xây dựng. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo qui định trong hợp đồng. d.Giá hợp đồng kết hợp Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm a, b, c nêu trên. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạm và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù hợp. 7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựng Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. 31
  • 32. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2 a.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng trọn gói Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao thầu. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với bên giao thầu và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu. b.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng. c.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo qui định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để tạm thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng qui định của hợp đồng. d.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng kết hợp Việc thanh toán thực hiện tương ứng với các qui định tại điểm a, b, c nêu trên. 32