SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  65
PHẦN 2
 VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NỘI DUNG
I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình
   nông nghiệp
II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và
   phát triển của sản xuất nông nghiệp
IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế
   giới và ở Việt Nam
V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự
   phát triển kinh tế - xã hội
I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình
                nông nghiệp
1. Khái niệm nông nghiệp
- là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội,
   sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai
   thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
   nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
   thực thực phẩm và cung cấp một số nguyên
   liệu cho công nghiệp.
- là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
   chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế
   nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả
   lâm nghiệp, thủy sản.
Các loại hình nông nghiệp

- Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai):
    + là lĩnh vực sx nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu
  ra phục vụ chủ yếu cho chính gia đình của mỗi người nông dân và
  không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Nông nghiệp chuyên sâu:
     + là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong
  tất cả các khâu sxnn, bao gồm cả việc sử dụng máy móc trong
  trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
  nghiệp
     + Có nguồn đầu vào sản xuất lớn (sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt
  cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và
  mức độ cơ giới hóa cao)
    + Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm
  hàng hóa bán ra thị trường hay xuất khẩu
2. Các loại hình nông nghiệp
Nông nghiệp hiện đại:
- Chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức
   ăn cho các con vật
- Các sản phẩm của nông nghiệp hiện đại bao gồm lương
   thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người và
   các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi
   lanh), chất đốt (metan, dầu sinh học, ethanol…), da thú,
   cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường,
   mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây
  nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (thuốc lá,
  cocaine…)
II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát
   triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức
   tạp và mang tính khu vực rõ rệt.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và
   không thể thay thế
3. Đối tượng sản xuất là sinh vật (cây trồng, vật
   nuôi)
4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp
   chế biến và tiêu thụ nông sản
1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển
trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang
                tính khu vực rõ rệt.

-   Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để
    tiến hành trồng trọt, chăn nuôi
-   Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn
    chặt với đất đai vì:
       + đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
    biệt không thể thiếu, không thể thay thế được
    của sản xuất nông nghiệp
       + đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các
    cây trồng và vật nuôi có tính thích ứng khá cao
    với những điều kiện tự nhiên khác nhau
1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển
trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang
                tính khu vực rõ rệt.

- Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử
  dụng các loại đất ở các vùng có địa hình khác nhau thì
  các hoạt động nông nghiệp diễn ra cũng khác nhau.
- Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ
  ẩm, ánh sáng, v.v… ở từng vùng gắn chặt với điều kiện
  hình thành và sử dụng đất.
- Điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các
  vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rõ nét.
1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát
  triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức
          tạp và mang tính khu vực rõ rệt.
Do các đặc điểm trên nên đòi hỏi quá trình chỉ đạo sản xuất
  nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật
  sau:
    + Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông –
  lâm – thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như tính vùng
  để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho
  phù hợp.
    + Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh,
  cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và
  yêu cầu sản xuất ở từng vùng.
    + Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều
  kiện từng vùng, từng khu vực nhất định.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
             và không thể thay thế
- Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các
  ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó
  lại rất khác nhau.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc
         biệt và không thể thay thế
- Đất đai bị giới hạn về diện tích và không
  thể mở rộng thêm theo ý muốn chủ quan
  của con người.
- Sức sản xuất của đất đai là chưa có giới
  hạn do đó con người có thể khai thác
  chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn
  nhu cầu tăng lên của loài người về nông
 sản.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc
         biệt và không thể thay thế

- Vấn đề đặt ra trong quá trình sử dụng đất :
   + Cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp ở tất
  cả các nơi có điều kiện về đất đai
   + cần coi trọng việc sử dụng đầy đủ và hợp lý, có hiệu
  quả nguồn lực đất đai hiện có
   + phải tiết kiệm đất đai, coi “tấc đất như tấc vàng”
   + Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng
  cơ bản
   + Tìm mọi biện pháp để cải tạo, bồi dưỡng đất làm cho
  đất đai ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản
  phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
               và không thể thay thế
+ Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp với quy
  mô lớn như các vùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao
  nguyên... cần được phân bố và tổ chức sản xuất tập
  trung, chuyên môn hoá cây, con thích hợp để tạo ra khối
  lượng nông sản hàng hoá lớn với chất lượng cao, giá
  thành hạ cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác và
  cho nhu cầu xuất khẩu của đất nước
+ Đối với các nơi đất hẹp, quy mô diện tích đất nông
  nghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa
  chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để phân bố và phát
  triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm thoả mãn
  nhu cầu tại chỗ về các loại nông sản phẩm.
2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt
               và không thể thay thế
+ Ví dụ:
 - Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
   Cửu Long cần tập trung thâm canh cao sản xuất cây lúa
   nước vì nhóm đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây
   lúa sinh trưởng phát triển
 - Đối với vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc thì đất đai ở đó
   cho phép tập trung phát triển các loại cây đặc sản như
   chè và các loại cây ăn quả như đào, táo, mận, lê và
   chăn nuôi đại gia súc
3. Đối tượng sản xuất là sinh vật, là cây trồng,
                   vật nuôi
 - Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh
   học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong).
 - Các loại cây trồng và vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố
   ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu).
 - Cây trồng, vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt
   được sản xuất ngay trong bản thân nông nghiệp bằng
   cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình
   sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sau.
 - Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn đòi hỏi:
     + Thường xuyên chọn lọc, bồi dưỡng các giống hiện có.
     + Nhập nội những giống tốt.
     + Tiến hành lai tạo để tạo ra các giống mới có năng
   suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với từng vùng, từng
   địa phương.
4.   Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
- Là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp
      + Đối tượng của sxnn là cây trồng – là sinh vật có khả
  năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để
  biến chất vô cơ thành chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cơ
  bản cho người và vật nuôi.
      + Quá trình sản xuất trong nông nghiệp là quá trình tái
  sản xuất kinh tế gắn kết với quá trình tái sản xuất tự
  nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ
  nhau song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra
  tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
- Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, không thể xóa
  bỏ được, chỉ có thể tìm cách hạn chế trong quá trình sản
  xuất nông nghiệp.
- Có những mùa vụ khác nhau do sự mỗi loại cây trồng có
  sự thích ứng với những thay đổi về điều kiện thời tiết khí
  hậu.
4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
 - Để khai thác và lợi dụng các lợi thế tự nhiên (ánh sáng,
  độ ẩm, lượng mưa, không khí…) và để hạn chế tính thời
  vụ cao trong nông nghiệp đòi hỏi:
  + Thực hiện nghiêm khắc các khâu công việc ở từng thời
  vụ tốt nhất (thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới
  tiêu…)
  + Có các giải pháp tổ chức lao động hợp lý để tránh tình
  trạng căng thẳng về lao động ở những thời kỳ bận rộn
  của thời vụ
  + Cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ,
  máy móc thích hợp.
  + Coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý và phát triển các
  ngành nghề dịch vụ để tạo thêm việc ở thời kỳ nông
  nhàn.
5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
                    và tiêu thụ nông sản
 - Ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra các loại sản phẩm có
   khối lượng cồng kềnh, chứa tỷ lệ nước khá cao và nhiều
   loại có hàm lượng dinh dưỡng lớn nên sản phẩm dễ bị hư
   hao, giảm phẩm cấp nếu không được giải quyết tốt khâu
   vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ sau thu
   hoạch
 - Vì vậy, cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp
   gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản,
   tạo thành các chu trình sản xuất nông- công nghiệp, các tổ
   chức liên kết sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ phù
   hợp với từng vùng, từng địa phương về các điều kiện và
   khả năng cụ thể
5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp
        chế biến và tiêu thụ nông sản
 - Ví dụ:
   + Các vùng sản xuất chè búp tươi nhất thiết phải
   gắn với nhà máy chế biến chè xanh hoặc chè
   đen (ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng... đều
   có mô hình xí nghiệp công - nông nghiệp này)
   + Các trại chăn nuôi bò sữa phải gắn liền với thị
   trường có nhu cầu tiêu thụ sữa tươi hoặc gắn
   liền với các vùng đó là các cơ sở chế biến sữa...
5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
                  và tiêu thụ nông sản

 -   Tác dụng tích cực về nhiều mặt của việc phân bố và
     phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp
     chế biến và tiêu thụ nông sản :
        + Đảm bảo được chất lượng và làm tăng giá trị của
     nông sản phẩm
        + Nâng cao trình độ chuyên môn hoá kết hợp với phát
     triển tổng hợp các ngành kinh tế
        + Giảm bớt tính thời vụ và nâng cao hiệu quả trong
     việc sử dụng các yếu tố của sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
- Nông nghiệp VN phát triển từ nền kinh tế tự
  cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong nền
  kinh tế thị trường
     +Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (còn rất
  phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta)
  được đặc trưng bởi:
        - Sản xuất nhỏ
        - Công cụ thủ công
        - Sử dụng nhiều sức người
        - Năng suất lao động thấp
Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
- Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông
   dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản
   phẩm. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản
   xuất theo hướng:
     + Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa.
     + Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông
   nghiệp, công nghệ mới.
- Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có
   điều kiện thuận lợi để phát triển ở:
     + Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa.
     + Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố
   lớn.
Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
- Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, á
  nhiệt đới ẩm, có pha trộn khí hậu ôn đới
     + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt
  theo chiều Bắc Nam và theo chiều cao của địa hình có
  ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm
  nông nghiệp.
     + Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng →
  phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các
  vùng.
     + Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta
  làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông
  nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây
  trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan
  trọng.
Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
- Thuận lợi:
 + Có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm
  bảo nguồn nước ngọt cho sx và đời sống
 + Có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường
  độ ánh sáng, nhiệt độ…)
 + Có cây trồng, vật nuôi phong phú
- Khó khăn:
 + Lũ lụt, bão, hạn hán
 + Khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh nhanh
 + Hay xảy ra xói mòn, lũ quét, sạt lở đất
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố
     và phát triển của sản xuất nông nghiệp


       1. Các nhân tố tự nhiên
       2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
1. Các nhân tố tự nhiên

- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những sinh vật nên
   sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện
   tự nhiên
- Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có
   khi quyết định đến việc phân bố và phát triển sản xuất
   nông nghiệp
- Trong các yếu tố của tự nhiên thì thời tiết - khí hậu và thổ
   nhưỡng, nguồn nước là có ảnh hưởng và tác động nhiều
   nhất
- Khi phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải
   quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ: “Đất - nước - khí hậu
   và thời tiết - cây trồng và vật nuôi”.
Đất đai
- Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để
  tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.
- Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh
  hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự
  phân bố cây trồng, vật nuôi
- Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới
  rất hạn chế
- Diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc
  khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp
  rất khó khăn
- Việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói
  mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục
  đích sử dụng
Khí hậu và nguồn nước
-    Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc
    xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh,
    tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa
    phương.
-   Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như
    nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự
    phân đới khí hậu.
-   Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản
    xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-   Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy
    sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu
    bệnh có hại cho cây trồng.
-   Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây
    thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp.
-    Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp
    bênh, không ổn định
Sinh vật
- Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn
  thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng, tạo
  nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức
  ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho
  phát triển chăn nuôi.
- Các tập đoàn cây, con cần được phân bố phù
  hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

    - Dân cư và nguồn lao động
    - Các quan hệ sở hữu ruộng đất
    - Tiến bộ khoa học kỹ thuật
    - Thị trường
Dân cư và nguồn lao động
- Đất đai ít, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển, lao
  động dư thừa và hàng năm tiếp tục tăng thêm.
- Hiện nay bình quân mỗi hộ có 0,68 ha, 01 lao động
  nông nghiệp có 0,27 ha nhưng vẫn tiếp tục giảm và
  rất manh mún. Gần 30 triệu lao động ở nông thôn,
  95% sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chỉ sử dụng
  73% và hàng năm tiếp tục tăng thêm khoảng 01 triệu
  lao động, những nhân tố này đã làm cho năng suất và
  thu nhập của người lao động rất thấp.
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được
  bổ sung, giá nhân công thấp.
Các quan hệ sở hữu ruộng đất
- Việc giao khoán đất nông nghiệp đã tạo ra động
  lực mới kích thích sản xuất phát triển, người
  nông dân được quyền làm chủ sản xuất trên
  mảnh đất của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số
  bất cập, đó là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ
  không thể tiến tới sản xuất hàng hoá lớn.
- Nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa,
  nhờ đó đã khắc phục được tình trạng manh mún
  ruộng đất, bước đầu hình thành vùng chuyên
  canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
  Cũng từ phong trào này, nhiều mô hình kinh tế
  mới đã xuất hiện.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi
    + Trong trồng trọt: việc áp dụng giống mới và
   các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3
   giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh.
    + Trong chăn nuôi: các giống mới, thức ăn
   công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu
   công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học
   được phổ biến ngày càng rộng hơn.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Trong thuỷ sản: công nghệ sinh sản nhân tạo
 một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (tôm
 sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2
 vỏ...) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong
 nuôi trồng thuỷ sản.
Công nghệ mới cũng được áp dụng trong các
 nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá
 mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai
 thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ
 làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các
 sản phẩm khai thác sau thu hoạch...
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,
  nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh
  giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất,
  góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay,
  nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến
  bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng tăng từ
  50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều
  nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m 3/ha/năm.
+ Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động
  đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn
  tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực
  phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm
  chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
  trường trong nước và xuất khẩu
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Trong thuỷ lợi: nhiều công nghệ mới được
  áp dụng trong xây dựng và quản lý, như
  công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa,
  van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động,
  đập cao su, bơm di động trên ray, công
  nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều
  hành các công trình thuỷ lợi...
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ
      Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất
  nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao, như: làm
  đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa
  83,6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh
  máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở
  đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005,
  2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu,
  thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu
  CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5
  CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006).
Thị trường
- Nông nghiệp là một ngành xuất khẩu chủ lực và
   duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu, nhưng
   giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước
   ta luôn có những biến động đáng lưu tâm.
- Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản
   chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều
   tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên
   lại giảm.
 - Vì vậy việc duy trì và ổn định giá của các mặt
   hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện là một
   nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không ít khó
   khăn của ngành.
Thị trường
- Rủi ro thị trường (đặc biệt là thị trường
  quốc tế) đối với sản xuất nông nghiệp nói
  chung và người nông dân nói riêng là rất
  lớn và đang gia tăng.
- Cơ chế phòng ngừa rủi ro và yểm trợ nông
  dân trước các rủi ro thị trường lại hầu như
  chưa được thiết lập hoặc chưa vận hành
  có hiệu quả.
IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp
    trên thế giới và ở Việt Nam

1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
1. Tình hình sản xuất nông nghiệp
           trên thế giới

         1.1.Trồng trọt
         1.2. Chăn nuôi
         1.3. Nuôi trồng thủy sản
1.1. Trồng trọt
Trên thế giới cây trồng được phân thành các
nhóm:

          - Cây lương thực
          - Cây công nghiệp
          - Cây thực phẩm
Cây lương thực
- Lúa gạo:
- Là cây lương thực của miền nhiệt đới, nuôi sống
  hơn 50% số dân thế giới, chiếm 28% sản lượng
  lương thực
- Là cây ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập
  nước
- Vùng trồng lúa gạo chủ yếu là khu vực Châu Á
  gió mùa với trên 90% sản lượng lúa gạo trên thế
  giới
- Lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để sử dụng trong
  nước (do các nước trong khu vực này đều rất
  đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo)
Cây lương thực
- Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ
  trọng rất nhỏ (gần 4% - khoảng trên 20
  triệu tấn) trong tổng sản lượng trên 580
  triệu tấn
- Các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên
  thế giới : Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kì
Cây lương thực
- Lúa mì:
 - Được trồng phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận
   nhiệt đới và ở cả vùng nhiệt đới
 - Ưa khí hậu ẩm, khô và nhiệt độ thấp vào đầu thời
   kì sinh trưởng
 - Sản lượng lúa mì hàng năm khoảng trên 550
   triệu tấn, chiếm 28% sản lượng lương thực.
 - Thị trường lúa mì là thị trường lương thực lớn
   nhất thế giới
 - Từ 20 – 30% sản lượng lúa mì của thế giới được
   dùng để buôn bán trên thị trường
Cây lương thực
- Các nước có sản lượng lúa mì lớn: Trung
  Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang
  Nga, Canada, Australia
- Hai nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế
  giới : Hoa Kì, Canada
Cây lương thực
- Ngô:
- Là cây trồng của miền nhiệt đới, cận nhiệt đới
  và một phần ôn đới
- Sản lượng ngô của thế giới chiếm 29% sản
  lượng lương thực, dao động ở mức 600 triệu
  tấn/năm
- Hoa Kì đã cung cấp trên 2/5 sản lượng ngô toàn
  thế giới
- Các nước trồng nhiều ngô khác: Trung Quốc,
  Braxin, Mê – hi – cô, Pháp, Ác – hen – ti – na,…
Các cây lương thực khác (Cây hoa màu )
- Được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho chăn
  nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia và còn
  dùng làm lương thực (đối với nhiều nước đang
  phát triển ở Châu Phi và Nam Á)
- Các cây này dễ tính, không kén đất, không đòi
  hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc và có khả
  năng chịu hạn giỏi.
- Các cây hoa màu của miền ôn đới : đại mạch,
  mạch đen, yến mạch, khoai tây
- Các cây hoa màu ở miền nhiệt đới và cận nhiệt
  đới : kê, cao lương, khoai lang, sắn.
1.2. Chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi gia súc lớn:
    + Chăn nuôi bò
    + Chăn nuôi trâu
- Ngành chăn nuôi gia súc nhỏ:
    + Chăn nuôi lợn
    + Chăn nuôi cừu
    + Chăn nuôi dê
    + Chăn nuôi gia cầm
Ngành chăn nuôi gia súc lớn

- Chăn nuôi bò:
- Bò chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi,
  thường được chuyên môn hóa theo 3 hướng:
  lấy thịt, lấy sữa hay lấy thịt – sữa
- Bò thịt được nuôi phổ biến trên các đồng cỏ tươi
  tốt ở Châu Âu, Châu Mỹ theo hình thức chăn
  thả.
- Bò sữa được nuôi chủ yếu trong các chuồng
  trại, được chăm sóc chu đáo và áp dụng những
  thành tựu chăn nuôi hiện đại.
Ngành chăn nuôi gia súc lớn
- Đàn bò của thế giới có trên 1,3 tỷ con với sản
  lượng thịt gần 50% triệu tấn/năm.
- Nước có đàn bò đông nhất là Ấn Độ nhưng bò ở
  nước này được nuôi dưỡng kém, sức sinh sản
  thấp
- Những nước sản xuất nhiều thịt bò và sữa bò
  nhất: Hoa Kì, Braxin, các nước EU, Trung Quốc
  và Ac – hen – ti -na
Ngành chăn nuôi gia súc lớn
- Chăn nuôi trâu:
- Trâu được nuôi để lấy sức kéo, phân bón,
  da và sữa
- Đàn trâu của thế giới hiện có trên 160
  triệu con
- Khu vực nuôi nhiều trâu nhất : Nam Á và
  Đông Nam Á
Chăn nuôi gia súc nhỏ
- Chăn nuôi lợn:
- Là vật nuôi quan trọng thứ 2 sau bò
- Dùng để lấy thịt, mỡ, da và tận dụng nguồn
  phân bón (đối với các nước đang phát triển)
- Thường được nuôi tập trung ở các vùng trồng
  cây lương thực thâm canh và các vùng ngoại
  thành.
- Đàn lợn của thế giới hiện nay có trên 900 triệu
  con, trong đó ½ thuộc về Trung Quốc.
Chăn nuôi gia súc nhỏ
- Chăn nuôi cừu:
- Được nuôi để lấy thịt, lông, sữa, mỡ và da nhưng
  quan trọng nhất là lấy thịt và lông.
- Đàn cừu của thế giới hiện có trên 1 tỷ con
- Cừu được nuôi nhiều ở các vùng khô hạn, hoang
  mạc và nửa hoang mạc, đặc biệt ở vùng cận
  nhiệt.
- Chăn nuôi dê:
- Được nuôi để lấy thịt và sữa
- Đàn dê trên thế giới hiện có trên 700 triệu con
Chăn nuôi gia súc nhỏ
- Chăn nuôi gia cầm:
- Để lấy thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày của con
  người và là nguyên liệu cho công nghiệp chế
  biến thực phẩm
- Số lượng gia cầm của thế giới hiện có trên 15 tỷ
  con
- Những nước có ngành chăn nuôi gia cầm phát
  triển là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU,
  Braxin, Liên Bang Nga, Mê – hi – co là những
  nước có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
 - Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông
   nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là 2
   ngành sản xuất chủ yếu
 - Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp
   đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm
   1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm
   13,85% tổng sản phẩm trong nước
 - Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị
   sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi
   các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

- Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn
  cả đóng góp của ngành này vào GDP
- Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc
  trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30%
  trong năm 2005
- Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản
  xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam là nước thứ 2 trên thế
  giới về xuất khẩu gạo
- Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông,
  đậu phộng, cao su, đường và trà.
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Trồng trọt:
- Lương thực chiếm 50% sản lượng nông nghiệp
- Lúa – cây trồng chính cung cấp 2/3 năng lượng
  lương thực cho cả nước và chiếm 1/6 thu nhập
  quốc dân.
- Sản lượng gạo năm 1997 là 27 triệu tấn, chiếm
  gần 90% tổng sản lượng ngũ cốc và 70% tổng
  diện tích gieo trồng.
- Gần 2/3 sản lượng và diện tích trồng lúa tập
  trung vào đồng bằng sông Hồng và sông
  MêKong
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 tăng
   trưởng khá cao về giá trị sản xuất
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010
   ước đạt trên 232,65 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh
   1994), tăng tới 4,7 % so với năm 2009, cao hơn năm
   2009 (3%), nhưng thấp hơn năm 2008 (5,6%), và tương
   đương năm 2007 (4,6%)
- Sản lượng lương thực 2010 ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng
   2,9% so với năm 2009, tương đương tăng 1,27 triệu tấn,
   trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng
   1,04 triệu tấn; sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng
   235,1 nghìn tấn so năm 2009.
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Xuất khẩu tăng mạnh cũng là động lực thúc đẩy
   sản xuất nông nghiệp đi lên trong năm qua.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
   năm 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so
   cùng kỳ năm 2009
- Xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2010 vẫn
   chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 9,95 tỷ USD,
   tăng 24,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản ước đạt
   4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản đạt 3,63 tỷ
   USD, tăng 29,8%.
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
 - Năng suất lúa cao và đang gia tăng 4% một năm
 - Sản lượng lúa toàn quốc khoảng 3,8 tấn/ha/một
   vụ (tính trung bình cả vùng có tưới tiêu và vùng
   khô), so với nước ngoài, Malaysia đạt 3,1tấn/ha,
   Thái Lan 2,3tấn/ha, Myanma 3,2 tấn/ha và
   Indonesia 4,5 tấn/ha.
 - Sản lượng cây trồng khác ở Việt Nam thường
   thấp (ngô 1,8 tấn/ha, đậu tương 1tấn/ha) và
   đang tăng nhanh hơn sản lượng lúa
Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Chăn nuôi:
- Hiện nay, nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn
  thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76%
- Có khoảng hơn 90% lượng thịt lợn và trên 60% lượng
  gia cầm của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ
  trên thị trường
- Chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản
  xuất qui mô lớn
- Đàn gia cầm năm 2010 phát triển nhanh với số lượng
  tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ
  năm 2009
- Chăn nuôi duy trì mức đóng góp đều đặn là 22% trong
  tổng giá trị sản xuất
- Sản lượng thịt hàng năm hiện nay 1,5 triệu tấn, trong
  đó 80% là thịt lợn.
V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự
           phát triển kinh tế - xã hội

- Đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã
  hội
- Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất trong
  công nghiệp, cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
- Tạo ra nguồn hàng hoá thúc đẩy sự phát triển ngành
  thương mại trong nước và xuất khẩu
- Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác
- Làm phát triển thị trường nội địa
- Tạo ra tiền đề vững chắc để thực hiện sự phân công lao
  động theo ngành và theo lãnh thổ
V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong
       sự phát triển kinh tế - xã hội
- Là thị trường rộng lớn tiêu thụ, sử dụng các sản
  phẩm hàng hoá, dịch vụ của công nghiệp và các
  hoạt động kinh tế - xã hội khác tạo ra, thúc đẩy
  các ngành trong nền kinh tế quốc dân cùng phát
  triển.
- Đóng góp quan trọng trong việc củng cố và tăng
  cường tiềm lực quốc phòng của đất nước ngày
  càng vững mạnh.
- Tạo dựng môi trường sinh thái tiến bộ và bền
  vững

Contenu connexe

Tendances

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namVanThang Le
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcHoai Dang
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtNhung Lê
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namNhi Lùn
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptBinThuPhng
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngDoan Hau
 

Tendances (20)

Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Chuong 5
Chuong 5Chuong 5
Chuong 5
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGCHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
lipid va bien doi sinh hoa
lipid va bien doi sinh hoalipid va bien doi sinh hoa
lipid va bien doi sinh hoa
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬTPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Cái này khó
Cái này khóCái này khó
Cái này khó
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 

En vedette

Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông Nghiệp
Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông NghiệpKinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông Nghiệp
Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông NghiệpJendy Phạm
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpNgốc Nghếch Nhóc
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Kỹ thuật canh tác cam quýt
Kỹ thuật canh tác cam quýtKỹ thuật canh tác cam quýt
Kỹ thuật canh tác cam quýtKhánh Trương
 
Xoài sấy
Xoài sấyXoài sấy
Xoài sấyhatuan90
 
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepThuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepNgọc Hưng
 
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễmBVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễmSinhKy-HaNam
 
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây virut và mycoplasma
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây  virut và mycoplasmaBVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây  virut và mycoplasma
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây virut và mycoplasmaSinhKy-HaNam
 
Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3nhóc Ngố
 
Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1nhóc Ngố
 
Chuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bienChuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che biennhóc Ngố
 
đáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchđáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchnhóc Ngố
 
Quan trắc mt kim
Quan trắc mt   kimQuan trắc mt   kim
Quan trắc mt kimnhóc Ngố
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun donhóc Ngố
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

En vedette (20)

Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông Nghiệp
Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông NghiệpKinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông Nghiệp
Kinh tế Việt Nam: Chương 10- Nông Nghiệp
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Lmlm
LmlmLmlm
Lmlm
 
Kỹ thuật canh tác cam quýt
Kỹ thuật canh tác cam quýtKỹ thuật canh tác cam quýt
Kỹ thuật canh tác cam quýt
 
Cum h5 n1
Cum h5 n1Cum h5 n1
Cum h5 n1
 
Xoài sấy
Xoài sấyXoài sấy
Xoài sấy
 
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepThuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễmBVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
BVTV - Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
 
Cereals
CerealsCereals
Cereals
 
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây virut và mycoplasma
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây  virut và mycoplasmaBVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây  virut và mycoplasma
BVTV - Nguyên nhân gây bệnh cây virut và mycoplasma
 
Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3Tac dong moi truong 3
Tac dong moi truong 3
 
Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1Tai nguyen khoang san 1
Tai nguyen khoang san 1
 
Chuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bienChuong 2 khai thac va che bien
Chuong 2 khai thac va che bien
 
đáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịchđáNh giá giá trị du lịch
đáNh giá giá trị du lịch
 
Quan trắc mt kim
Quan trắc mt   kimQuan trắc mt   kim
Quan trắc mt kim
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)
 

Similaire à Bg powerpoint

BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpCnglNguyn1
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bónInnovation Hub
 
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfQuy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfssuser0a6cb7
 
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newTai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newchienhuynh12
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026phantuananh040404
 

Similaire à Bg powerpoint (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp.docx
 
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
 
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng Nam
 
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docxCơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
Cơ sơ lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiêp̣.docx
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát triển nông nghiệp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển nông nghiệp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.docPhát triển nông nghiệp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển nông nghiệp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfQuy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
 
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..docPhát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
 
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh newTai lieu thi thu dia ly cd dh new
Tai lieu thi thu dia ly cd dh new
 
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
 

Plus de nhóc Ngố

Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựanhóc Ngố
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMnhóc Ngố
 
năng lượng gió
năng lượng giónăng lượng gió
năng lượng giónhóc Ngố
 
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạtài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạnhóc Ngố
 
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt namnhóc Ngố
 
Nang luong mat troi
Nang luong mat troiNang luong mat troi
Nang luong mat troinhóc Ngố
 
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 tìm hiểu nhà này điện hạt nhân tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
tìm hiểu nhà này điện hạt nhânnhóc Ngố
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấynhóc Ngố
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵngnhóc Ngố
 
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáoXây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáonhóc Ngố
 
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngnhóc Ngố
 
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức nhóc Ngố
 
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtVận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtnhóc Ngố
 
Pp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịPp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịnhóc Ngố
 
Pp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bienPp luan phien tung bien
Pp luan phien tung biennhóc Ngố
 
Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2nhóc Ngố
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1nhóc Ngố
 

Plus de nhóc Ngố (20)

Quản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựaQuản lý chất thải nhựa
Quản lý chất thải nhựa
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
 
năng lượng gió
năng lượng giónăng lượng gió
năng lượng gió
 
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạtài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
tài nguyên than bùn ở khu vực U Minh Hạ
 
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
quản lý các nguồn thải tại nhà máy bia việt nam
 
Nang luong mat troi
Nang luong mat troiNang luong mat troi
Nang luong mat troi
 
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 tìm hiểu nhà này điện hạt nhân tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
tìm hiểu nhà này điện hạt nhân
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấy
 
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà NẵngỨng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu nguy cơ trượt lở đất ở Đà Nẵng
 
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáoXây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
Xây dựng hệ thống thông tin địa lý để hỗ trợ công tác tôn giáo
 
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thươngỨng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ tính tổn thương
 
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
xác định vị trí bãi chôn lấp cho quận thủ đức
 
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhấtVận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
Vận tải thế vị - pp giá trị nhỏ nhất
 
Pp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vịPp vận tải thế vị
Pp vận tải thế vị
 
Pp leo dốc
Pp leo dốcPp leo dốc
Pp leo dốc
 
Pp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bienPp luan phien tung bien
Pp luan phien tung bien
 
Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2Pp do thi va truc giao cap 2
Pp do thi va truc giao cap 2
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1
 

Bg powerpoint

  • 1. PHẦN 2 VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
  • 2. NỘI DUNG I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình nông nghiệp II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của sản xuất nông nghiệp IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội
  • 3. I. Khái niệm về nông nghiệp và các loại hình nông nghiệp 1. Khái niệm nông nghiệp - là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và cung cấp một số nguyên liệu cho công nghiệp. - là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
  • 4.
  • 5. Các loại hình nông nghiệp - Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai): + là lĩnh vực sx nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra phục vụ chủ yếu cho chính gia đình của mỗi người nông dân và không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp - Nông nghiệp chuyên sâu: + là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sxnn, bao gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp + Có nguồn đầu vào sản xuất lớn (sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao) + Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra thị trường hay xuất khẩu
  • 6. 2. Các loại hình nông nghiệp Nông nghiệp hiện đại: - Chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật - Các sản phẩm của nông nghiệp hiện đại bao gồm lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người và các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (metan, dầu sinh học, ethanol…), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (thuốc lá, cocaine…)
  • 7. II. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế 3. Đối tượng sản xuất là sinh vật (cây trồng, vật nuôi) 4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao 5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản
  • 8. 1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. - Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi - Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn chặt với đất đai vì: + đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp + đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi có tính thích ứng khá cao với những điều kiện tự nhiên khác nhau
  • 9. 1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. - Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các vùng có địa hình khác nhau thì các hoạt động nông nghiệp diễn ra cũng khác nhau. - Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, v.v… ở từng vùng gắn chặt với điều kiện hình thành và sử dụng đất. - Điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rõ nét.
  • 10. 1. Sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. Do các đặc điểm trên nên đòi hỏi quá trình chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật sau: + Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. + Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất ở từng vùng. + Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định.
  • 11. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế - Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
  • 12. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế - Đất đai bị giới hạn về diện tích và không thể mở rộng thêm theo ý muốn chủ quan của con người. - Sức sản xuất của đất đai là chưa có giới hạn do đó con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản.
  • 13. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế - Vấn đề đặt ra trong quá trình sử dụng đất : + Cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp ở tất cả các nơi có điều kiện về đất đai + cần coi trọng việc sử dụng đầy đủ và hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đất đai hiện có + phải tiết kiệm đất đai, coi “tấc đất như tấc vàng” + Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản + Tìm mọi biện pháp để cải tạo, bồi dưỡng đất làm cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất
  • 14. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế + Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp với quy mô lớn như các vùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao nguyên... cần được phân bố và tổ chức sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cây, con thích hợp để tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn với chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác và cho nhu cầu xuất khẩu của đất nước + Đối với các nơi đất hẹp, quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm thoả mãn nhu cầu tại chỗ về các loại nông sản phẩm.
  • 15. 2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế + Ví dụ: - Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung thâm canh cao sản xuất cây lúa nước vì nhóm đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng phát triển - Đối với vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc thì đất đai ở đó cho phép tập trung phát triển các loại cây đặc sản như chè và các loại cây ăn quả như đào, táo, mận, lê và chăn nuôi đại gia súc
  • 16. 3. Đối tượng sản xuất là sinh vật, là cây trồng, vật nuôi - Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). - Các loại cây trồng và vật nuôi rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu). - Cây trồng, vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất ngay trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sau. - Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn đòi hỏi: + Thường xuyên chọn lọc, bồi dưỡng các giống hiện có. + Nhập nội những giống tốt. + Tiến hành lai tạo để tạo ra các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với từng vùng, từng địa phương.
  • 17. 4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao - Là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp + Đối tượng của sxnn là cây trồng – là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến chất vô cơ thành chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cơ bản cho người và vật nuôi. + Quá trình sản xuất trong nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn kết với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. - Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, không thể xóa bỏ được, chỉ có thể tìm cách hạn chế trong quá trình sản xuất nông nghiệp. - Có những mùa vụ khác nhau do sự mỗi loại cây trồng có sự thích ứng với những thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu.
  • 18. 4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao - Để khai thác và lợi dụng các lợi thế tự nhiên (ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, không khí…) và để hạn chế tính thời vụ cao trong nông nghiệp đòi hỏi: + Thực hiện nghiêm khắc các khâu công việc ở từng thời vụ tốt nhất (thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu…) + Có các giải pháp tổ chức lao động hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng về lao động ở những thời kỳ bận rộn của thời vụ + Cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp. + Coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý và phát triển các ngành nghề dịch vụ để tạo thêm việc ở thời kỳ nông nhàn.
  • 19. 5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản - Ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra các loại sản phẩm có khối lượng cồng kềnh, chứa tỷ lệ nước khá cao và nhiều loại có hàm lượng dinh dưỡng lớn nên sản phẩm dễ bị hư hao, giảm phẩm cấp nếu không được giải quyết tốt khâu vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ sau thu hoạch - Vì vậy, cần phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo thành các chu trình sản xuất nông- công nghiệp, các tổ chức liên kết sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ phù hợp với từng vùng, từng địa phương về các điều kiện và khả năng cụ thể
  • 20. 5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản - Ví dụ: + Các vùng sản xuất chè búp tươi nhất thiết phải gắn với nhà máy chế biến chè xanh hoặc chè đen (ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng... đều có mô hình xí nghiệp công - nông nghiệp này) + Các trại chăn nuôi bò sữa phải gắn liền với thị trường có nhu cầu tiêu thụ sữa tươi hoặc gắn liền với các vùng đó là các cơ sở chế biến sữa...
  • 21. 5. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản - Tác dụng tích cực về nhiều mặt của việc phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản : + Đảm bảo được chất lượng và làm tăng giá trị của nông sản phẩm + Nâng cao trình độ chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp các ngành kinh tế + Giảm bớt tính thời vụ và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố của sản xuất nông nghiệp
  • 22. Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam - Nông nghiệp VN phát triển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường +Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta) được đặc trưng bởi: - Sản xuất nhỏ - Công cụ thủ công - Sử dụng nhiều sức người - Năng suất lao động thấp
  • 23. Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam - Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản xuất theo hướng: + Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa. + Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới. - Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có điều kiện thuận lợi để phát triển ở: + Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa. + Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn.
  • 24. Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam - Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, á nhiệt đới ẩm, có pha trộn khí hậu ôn đới + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. + Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng → phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. + Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.
  • 25. Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam - Thuận lợi: + Có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt cho sx và đời sống + Có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ ánh sáng, nhiệt độ…) + Có cây trồng, vật nuôi phong phú - Khó khăn: + Lũ lụt, bão, hạn hán + Khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh nhanh + Hay xảy ra xói mòn, lũ quét, sạt lở đất
  • 26. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của sản xuất nông nghiệp 1. Các nhân tố tự nhiên 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
  • 27. 1. Các nhân tố tự nhiên - Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những sinh vật nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện tự nhiên - Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có khi quyết định đến việc phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp - Trong các yếu tố của tự nhiên thì thời tiết - khí hậu và thổ nhưỡng, nguồn nước là có ảnh hưởng và tác động nhiều nhất - Khi phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ: “Đất - nước - khí hậu và thời tiết - cây trồng và vật nuôi”.
  • 28. Đất đai - Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. - Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi - Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế - Diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn - Việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng
  • 29. Khí hậu và nguồn nước - Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. - Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. - Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. - Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. - Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định
  • 30. Sinh vật - Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi. - Các tập đoàn cây, con cần được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp
  • 31. 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động - Các quan hệ sở hữu ruộng đất - Tiến bộ khoa học kỹ thuật - Thị trường
  • 32. Dân cư và nguồn lao động - Đất đai ít, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển, lao động dư thừa và hàng năm tiếp tục tăng thêm. - Hiện nay bình quân mỗi hộ có 0,68 ha, 01 lao động nông nghiệp có 0,27 ha nhưng vẫn tiếp tục giảm và rất manh mún. Gần 30 triệu lao động ở nông thôn, 95% sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chỉ sử dụng 73% và hàng năm tiếp tục tăng thêm khoảng 01 triệu lao động, những nhân tố này đã làm cho năng suất và thu nhập của người lao động rất thấp. - Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được bổ sung, giá nhân công thấp.
  • 33. Các quan hệ sở hữu ruộng đất - Việc giao khoán đất nông nghiệp đã tạo ra động lực mới kích thích sản xuất phát triển, người nông dân được quyền làm chủ sản xuất trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, đó là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ không thể tiến tới sản xuất hàng hoá lớn. - Nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, nhờ đó đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, bước đầu hình thành vùng chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cũng từ phong trào này, nhiều mô hình kinh tế mới đã xuất hiện.
  • 34. Tiến bộ khoa học kỹ thuật - Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi + Trong trồng trọt: việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. + Trong chăn nuôi: các giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn.
  • 35. Tiến bộ khoa học kỹ thuật + Trong thuỷ sản: công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ...) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới cũng được áp dụng trong các nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch...
  • 36. Tiến bộ khoa học kỹ thuật + Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m 3/ha/năm. + Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
  • 37. Tiến bộ khoa học kỹ thuật - Trong thuỷ lợi: nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi...
  • 38. Tiến bộ khoa học kỹ thuật - Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006).
  • 39. Thị trường - Nông nghiệp là một ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng dư xuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước ta luôn có những biến động đáng lưu tâm. - Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều tăng nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng trên lại giảm. - Vì vậy việc duy trì và ổn định giá của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không ít khó khăn của ngành.
  • 40. Thị trường - Rủi ro thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng là rất lớn và đang gia tăng. - Cơ chế phòng ngừa rủi ro và yểm trợ nông dân trước các rủi ro thị trường lại hầu như chưa được thiết lập hoặc chưa vận hành có hiệu quả.
  • 41. IV. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
  • 42. 1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới 1.1.Trồng trọt 1.2. Chăn nuôi 1.3. Nuôi trồng thủy sản
  • 43. 1.1. Trồng trọt Trên thế giới cây trồng được phân thành các nhóm: - Cây lương thực - Cây công nghiệp - Cây thực phẩm
  • 44. Cây lương thực - Lúa gạo: - Là cây lương thực của miền nhiệt đới, nuôi sống hơn 50% số dân thế giới, chiếm 28% sản lượng lương thực - Là cây ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước - Vùng trồng lúa gạo chủ yếu là khu vực Châu Á gió mùa với trên 90% sản lượng lúa gạo trên thế giới - Lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để sử dụng trong nước (do các nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo)
  • 45. Cây lương thực - Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ (gần 4% - khoảng trên 20 triệu tấn) trong tổng sản lượng trên 580 triệu tấn - Các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới : Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kì
  • 46. Cây lương thực - Lúa mì: - Được trồng phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và ở cả vùng nhiệt đới - Ưa khí hậu ẩm, khô và nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng - Sản lượng lúa mì hàng năm khoảng trên 550 triệu tấn, chiếm 28% sản lượng lương thực. - Thị trường lúa mì là thị trường lương thực lớn nhất thế giới - Từ 20 – 30% sản lượng lúa mì của thế giới được dùng để buôn bán trên thị trường
  • 47. Cây lương thực - Các nước có sản lượng lúa mì lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang Nga, Canada, Australia - Hai nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới : Hoa Kì, Canada
  • 48. Cây lương thực - Ngô: - Là cây trồng của miền nhiệt đới, cận nhiệt đới và một phần ôn đới - Sản lượng ngô của thế giới chiếm 29% sản lượng lương thực, dao động ở mức 600 triệu tấn/năm - Hoa Kì đã cung cấp trên 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới - Các nước trồng nhiều ngô khác: Trung Quốc, Braxin, Mê – hi – cô, Pháp, Ác – hen – ti – na,…
  • 49. Các cây lương thực khác (Cây hoa màu ) - Được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia và còn dùng làm lương thực (đối với nhiều nước đang phát triển ở Châu Phi và Nam Á) - Các cây này dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc và có khả năng chịu hạn giỏi. - Các cây hoa màu của miền ôn đới : đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây - Các cây hoa màu ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới : kê, cao lương, khoai lang, sắn.
  • 50. 1.2. Chăn nuôi - Ngành chăn nuôi gia súc lớn: + Chăn nuôi bò + Chăn nuôi trâu - Ngành chăn nuôi gia súc nhỏ: + Chăn nuôi lợn + Chăn nuôi cừu + Chăn nuôi dê + Chăn nuôi gia cầm
  • 51. Ngành chăn nuôi gia súc lớn - Chăn nuôi bò: - Bò chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi, thường được chuyên môn hóa theo 3 hướng: lấy thịt, lấy sữa hay lấy thịt – sữa - Bò thịt được nuôi phổ biến trên các đồng cỏ tươi tốt ở Châu Âu, Châu Mỹ theo hình thức chăn thả. - Bò sữa được nuôi chủ yếu trong các chuồng trại, được chăm sóc chu đáo và áp dụng những thành tựu chăn nuôi hiện đại.
  • 52. Ngành chăn nuôi gia súc lớn - Đàn bò của thế giới có trên 1,3 tỷ con với sản lượng thịt gần 50% triệu tấn/năm. - Nước có đàn bò đông nhất là Ấn Độ nhưng bò ở nước này được nuôi dưỡng kém, sức sinh sản thấp - Những nước sản xuất nhiều thịt bò và sữa bò nhất: Hoa Kì, Braxin, các nước EU, Trung Quốc và Ac – hen – ti -na
  • 53. Ngành chăn nuôi gia súc lớn - Chăn nuôi trâu: - Trâu được nuôi để lấy sức kéo, phân bón, da và sữa - Đàn trâu của thế giới hiện có trên 160 triệu con - Khu vực nuôi nhiều trâu nhất : Nam Á và Đông Nam Á
  • 54. Chăn nuôi gia súc nhỏ - Chăn nuôi lợn: - Là vật nuôi quan trọng thứ 2 sau bò - Dùng để lấy thịt, mỡ, da và tận dụng nguồn phân bón (đối với các nước đang phát triển) - Thường được nuôi tập trung ở các vùng trồng cây lương thực thâm canh và các vùng ngoại thành. - Đàn lợn của thế giới hiện nay có trên 900 triệu con, trong đó ½ thuộc về Trung Quốc.
  • 55. Chăn nuôi gia súc nhỏ - Chăn nuôi cừu: - Được nuôi để lấy thịt, lông, sữa, mỡ và da nhưng quan trọng nhất là lấy thịt và lông. - Đàn cừu của thế giới hiện có trên 1 tỷ con - Cừu được nuôi nhiều ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc, đặc biệt ở vùng cận nhiệt. - Chăn nuôi dê: - Được nuôi để lấy thịt và sữa - Đàn dê trên thế giới hiện có trên 700 triệu con
  • 56. Chăn nuôi gia súc nhỏ - Chăn nuôi gia cầm: - Để lấy thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày của con người và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm - Số lượng gia cầm của thế giới hiện có trên 15 tỷ con - Những nước có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Braxin, Liên Bang Nga, Mê – hi – co là những nước có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển
  • 57. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành sản xuất chủ yếu - Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước - Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng
  • 58. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP - Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005 - Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo - Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường và trà.
  • 59. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Trồng trọt: - Lương thực chiếm 50% sản lượng nông nghiệp - Lúa – cây trồng chính cung cấp 2/3 năng lượng lương thực cho cả nước và chiếm 1/6 thu nhập quốc dân. - Sản lượng gạo năm 1997 là 27 triệu tấn, chiếm gần 90% tổng sản lượng ngũ cốc và 70% tổng diện tích gieo trồng. - Gần 2/3 sản lượng và diện tích trồng lúa tập trung vào đồng bằng sông Hồng và sông MêKong
  • 60. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 ước đạt trên 232,65 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng tới 4,7 % so với năm 2009, cao hơn năm 2009 (3%), nhưng thấp hơn năm 2008 (5,6%), và tương đương năm 2007 (4,6%) - Sản lượng lương thực 2010 ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2009, tương đương tăng 1,27 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn; sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 235,1 nghìn tấn so năm 2009.
  • 61. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Xuất khẩu tăng mạnh cũng là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đi lên trong năm qua. - Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so cùng kỳ năm 2009 - Xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2010 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản ước đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%.
  • 62. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam - Năng suất lúa cao và đang gia tăng 4% một năm - Sản lượng lúa toàn quốc khoảng 3,8 tấn/ha/một vụ (tính trung bình cả vùng có tưới tiêu và vùng khô), so với nước ngoài, Malaysia đạt 3,1tấn/ha, Thái Lan 2,3tấn/ha, Myanma 3,2 tấn/ha và Indonesia 4,5 tấn/ha. - Sản lượng cây trồng khác ở Việt Nam thường thấp (ngô 1,8 tấn/ha, đậu tương 1tấn/ha) và đang tăng nhanh hơn sản lượng lúa
  • 63. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Chăn nuôi: - Hiện nay, nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76% - Có khoảng hơn 90% lượng thịt lợn và trên 60% lượng gia cầm của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường - Chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn - Đàn gia cầm năm 2010 phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ năm 2009 - Chăn nuôi duy trì mức đóng góp đều đặn là 22% trong tổng giá trị sản xuất - Sản lượng thịt hàng năm hiện nay 1,5 triệu tấn, trong đó 80% là thịt lợn.
  • 64. V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội - Đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội - Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất trong công nghiệp, cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ - Tạo ra nguồn hàng hoá thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại trong nước và xuất khẩu - Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác - Làm phát triển thị trường nội địa - Tạo ra tiền đề vững chắc để thực hiện sự phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ
  • 65. V. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội - Là thị trường rộng lớn tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác tạo ra, thúc đẩy các ngành trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển. - Đóng góp quan trọng trong việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước ngày càng vững mạnh. - Tạo dựng môi trường sinh thái tiến bộ và bền vững