SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
Télécharger pour lire hors ligne
Giáo trình ð ng cơ ñi n

Chương I: Khái quát v ñ ng cơ ñi n
Chương II: Các thông s cơ b n c a ñ ng cơ không ñ ng b rotor l ng sóc
Chương III: Sơ ñ khai tri n dây qu n ñ ng cơ ñi n
Chương IV: Tính toán s liêu dây qu n
Chương V: K thu t cách ñi n và qu n dây
Chương VI: Phương pháp t m s y ñ ng cơ ñi n
Chương VII: Tháo l p và v n hành ñ ng cơ ñi n


                        NG.X.T
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                   http://www.ebook.edu.vn

                      Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN

                       Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN
    I/. Khái niệm
    Động cơ điện không đồng bộ là loại động cơ xoay chiều làm việc theo nguyên lý
cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của roto n ( tốc độ quay của máy ) khác với tốc độ
quay của từ trường n1.
    Động cơ điện không đồng bộ có hai day quấn: Dây quấn stato ( sơ cấp ) nối với
lưới điện, tần số không đổi f; dây quấn rôto ( thứ cấp ) được nối tắt lại hoặc khép kín
qua điện trở; dòng điện trong dây quấn rôto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng
có tần số không đổi phụ thuộc vào tốc độ của rôto ( nghĩa là phụ thuộc vào tải ở trên
trục của máy).
    Củng như các loại động cơ điện quay khác, động cơ điện không đồng bộ có tính
thuận nghịch, nghĩa là có thể làm việc ở chế độ động cơ điện, củng như ở chế độ máy
phát điện.
    Động cơ điện không đồng bộ so với các loại động cơ khác có cấu tạo và vận hành
không phức tạp, giá thành rẻ, làm việc tin cậy nên được sử dụng nhiều trong sản xuất
và sinh hoạt, dưới đây ta chỉ xét động cơ không đồng bộ, động cơ có các loại: động cơ
ba pha và một pha.
    - Động cơ điện không đồng bộ một pha có công suất nhỏ không quá vài ba kw trở
xuống được dùng ở nguồn điện 2 dây. Ví dụ như bơm nước, máy mài hai đá…
        + Động cơ không đồng bộ một pha có vòng ngắn mạch ( công suất dưới 150w ).
        + Động cơ không đồng bộ một pha dùng tụ điện.
    - Động cơ điện không đồng bộ 3 pha có công suất lớn được dùng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp v.v…Ví dụ như máy kéo, máy phát điện có
công suất lớn…
    Các kiểu động cơ này đều dùng rôto lồng sóc.
    II/. Phân loại động cơ điện:
                                      ĐỘNG CƠ ĐIỆN (ĐCĐ)


              ĐCĐ 1 CHIỀU                   ĐC KĐB                    ĐC ĐB

    ĐC KÍCH TỪ     ĐC KÍCH TỪ         ĐC KĐB 1     ĐC KĐB 3       ĐC KIỂU       ĐC DÙNG
    BẰNG ĐIỆN      BẰNG NCVC            PHA          PHA         PHẢN ỨNG        NCVC



                   ĐC ROTO DÂY        ĐC ROTO     ĐC ROTO        ĐC ROTO LỒNG
                      QUẤN            LỒNG SÓC   DÂY QUẤN             SÓC


                            ĐC VÒNG         ĐC CÓ CUỘN
                             CHẬP            DÂY PHỤ


                                ĐC KIỂU ĐIỆN      ĐC MỞ MÁY
                                   DUNG          BẰNG ĐIỆN TRỞ

...........                                                                 trang 1
Trong môn học này ta chỉ đi sâu vào loại động cơ phổ biến và thông dụng nhất
hiện nay đó là động cơ không đồng bộ 1 pha và 3 pha rôto lồng sóc.




          Bài 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ
                      KHÔNG ĐỒNG BỘ RÔTO LỒNG SÓC

    I/. Cấu tạo.
    Cơ cấu động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) tuỳ theo kiểu loại vỏ bọc kín hoặc hở, là
do hệ thống làm mát bằng cánh quạt thông gió đặt ở bên trong hay bên ngoài động cơ.
Nhìn chung ĐCKĐB có hai phần chính là phần tỉnh và phần quay.
    1/. Phần tĩnh
    Phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn
    a). Lõi thép:
    Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép được làm bằng các lá
thép kỹ thuật điện dày 0,35 đén 0,5 mm, được dập theo hình vành khăn, phía trong có
xẻ rảnh để đặt dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại.
    b). Dây quấn:
    Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm (loại dây email) đặt trong các
rảnh của lõi thép.
    Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi thép là vỏ máy được
làm bằng nhôm hoặc gang dùng để giử chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt
vào bệ máy, hai đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có ổ
đở (hay còn gọi là bạc) dùng để đở trục quay của rôto.
                                                   Móc treo
                                                                     Vòng ngắn mạch
          Chụp gió                 Cánh quạt              Cuộn dây
            10                                      2
                                     3
                                                              6                Bạc đạn
                                                                        8
                                                                                   11




                      4    5
                                               1
                                                              7
                                                                               9

           Lắp                           Khung                Rotor
                     Hộp đấu nối                                               Trục



                          Hình 1.1: cấu tạo động cơ không đồng bộ


trang 2
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                http://www.ebook.edu.vn

   2/. Phần quay.
   Hay còn gọi là rôto, gồm có lõi thép, dây quấn và trục máy.
   a). Lõi thép:
   Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dặp thành hình dĩa và ép
chặt lại, trên mặt có các đường rãnh để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép
được ghép chặt với trục quay và đặt trên hai ổ đở của stato.

    b). Dây quấn:
    Trên rôto có hai loại: rôto lồng sốc và rôto dây quấn.
    - Loại rôto dây quấn có dây quấn giống như stato, loại này có ưu điểm là môment
quay lớn nhưng kết cấu phức tạp, giá thành tương đối cao.
    - Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại này rất khác với dây quấn của stato. Nó
được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của rôto, tạo thành các thanh nhôm và
được nối ngắn mạch ở hai đầu và có đúc thêm các cánh quạt để làm mát bên trong khi
rôto quay.




    a/ stato động cơ KĐB                          b/ rôto

                           Hình 1.2: hình dạng rôto và stato

        Phần dây quấn được tạo từ các thanh nhôm và hai vòng ngắn mạch có hình
dạng như một cái lồng nên gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên rôto thông
thường được dập xiên với trục, nhằm cải thiện đặt tính mở máy và giảm bớt hiện
tượng rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên rôto không liên tục.
   II/. Nguyên lý hoạt động.
   Muốn cho ĐC làm việc, stato của ĐC cần được cấp dòng điện xoay chiều. Dòng
điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ:
                                f
                      n = 60.       (vòng/phút)
                                p
             trong đó: f- là tần số của nguồn điện
                       p- là số đôi cực của dây quấn stato



Võ Chí Lợi                                                              trang 3
Trong quá trình quay từ trường này sẽ quét qua các thanh dẩn của rôto, làm xuất
hiện sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này tạo
ra dòng điện trong các thanh dẩn của rôto. Các thanh dẩn có dòng điện lại nằm trong
từ trường, nên sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ đặc vào các thanh dẩn.
    Tổng hợp các lực này sẽ tạo ra môment quay đối với trục rôto, làm cho rôto quay
theo chiều của từ trường.
    Khi ĐC làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường (n1) ( tứclà
n<n1). Thực vậy, nếu n=n1 thì rôto sẽ quay đồng bộ với từ trường, giữa từ trường và
thanh dẩn rôto không còn chuyển động tương đối. Lúc đó sức điện động cảm ứng
không hình thành, không có dòng điện trong các thanh dẩn do đó lực điện từ củng như
môment quay điều bị triệt tiêu.
    Kết quả là rôto quay chậm lại nên luôn nhỏ hơn n1, vì thế động cơ được gọi là động
cơ không đồng bộ.
    Độ sai lệch giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường được goi là hệ số trược, ký hiệu là
S và được tính bằng:                  n1 − n
                                 S=        100%
                                      n1
   Thông thường hệ số trược vào khoảng 2% đến 10%.




trang 4
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                    http://www.ebook.edu.vn



   Chương II: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
                        ROTOR LỒNG SÓC


   I/. Các thông số ghi trên nhãn của động cơ
   Thông thường trên tất cả các động cơ điện điều có ghi các thông số cơ bản sau;
   Công suất định mức                  Pđm (KW) hoặc (HP)
   Điện áp dây định mức                Uđm (V)
   Dòng điện dây định mức              Iđm (A)
   Tần số dòng điện                    f      (Hz)
   Tốc độ quay rôto                    nđm (vòng / phút) hoặc (rpm)
   Hệ số công suất                     cos ϕ
   Loại động cơ                        3 pha hoặc 1 pha
   Ngoài các thông số định mức trên bên cạnh đó có những loại động cơ còn có các
thông số phụ như: hiệu suât (ηdm ); mả số vòng bi; cấp cách điện; trọng lượng động
cơ;….

   II/. Các thông số cơ bản của bộ dây quấn.
   Ở phần trước ta giới thiệu chung ĐCKĐB và đồng bộ, nó có cấu tạo và nguyên lý
hoạt động như thế nào thông qua đó ta xét thêm quan hệ các thông số của bộ dây quấn
được dùng trong động cơ điện như sau:
   - Số cực của động cơ 2P.
   - Số đôi cực của động cơ P.
   - Bước từ cực τ (khoảng cách của hai cực từ kế tiếp nhau).
   - Tổng số rảnh trên stato Z.
   - Số cạnh dây phân bố cho mỗi pha trên mỗi khoảng của bước từ cực q.
   α d : Góc lệch pha giữa 2 rãnh kế tiếp nhau (tính theo đơn vị góc điện, lúc đó ta xem
mỗi khoảng bước cực trải rộng trong khoomng gian tương ứng 180o điện).
   α hh : Góc lệch pha giữa 2 rãnh kế tiếp nhau (tính theo đơn vị góc hình học, lúc đó ta
xem mỗi khoảng bước cực từ trải rộng trong không gian tương ứng 180o điện).
   α : Góc lệch pha giửa 2 pha kế tiếp nhau (tính theo đơn vị rãnh).
   y: Bước bối dây. (là khoảng cách giửa 2 cạnh tác dụng của 1 bối dây).


    III/. Một số khái niệm cơ bản của bộ dây quấn.
    1/. Từ cực
    Được hình thành bởi một bối dây hay nhóm bối dây sau cho khi dòng điện đi qua
sẻ tạo được các từ cực N, S xen kẻ kế tiếp nhau trong cùng các nhóm bối dây của 1
pha, số lượng từ cực N, S luôn là số chẳn.
                                    Z
                               τ=      (rãnh)
                                    2p



Võ Chí Lợi                                                                  trang 5
S

   τ = 1800                    τ = 1800



  N                                 N


   τ = 1800                    τ = 1800

                    S

          Hình 2.1: từ cực và cách đấu dây tạo từ cực xen kẻ.


  Ví dụ: Động cơ tốc độ 1500 vòng / phút có tổng số rãnh trên stato Z= 36 rãnh.
Bước từ cực bằng:
                        Z 36
                  τ=      =  = 9 (rãnh)
                        2p 4
    Vậy tâm của từ cực N ở rãnh số 1 thì tâm của từ cực S kế tiếp ở rãnh số 10.
    2/. Bối dây
    Là tập hợp nhiều vòng dây, được quấn nối tiếp với nhau và được bố trí trên stato
với hình dạng đã định trước, thì đoạn nằm trong rãnh được gọi là cạnh dây, còn phần ở
ngoài rãnh là đầu nối của hai cạnh tác dụng.
    Bước bối dây là khoảng cách giửa 2 cạnh dây và phần đầu nối đã được bố trí trên
stato và được tính theo đơn vị rãnh.
    So sánh bước bối dây với bước từ cực ta có:
    - Bước đủ: y = τ
    - Bước ngắn: y < τ             τ                  τ                      τ
    - Bước dài: y > τ



                              N           y   S    N       y    S      N       y   S




                           Bước bối dây đủ.   Bước bối dây ngắn.   Bước bối dây dài.
                                Hình 2.2: Dây quấn bước đủ, bước ngắn, bước dài.

trang 6
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn



    Trong khi thực hành, khi xây dựng sơ đồ dây
quấn ta phải qui ước khi nhìn vào hình vẽ của             trái       Phải
bối dây(hay nhóm bối dây) đầu nằm ở phía trái
là đầu “đầu” đầu còn lại nằm ở phía phải là đầu
“cuối”.

    3/. Cạnh dây
    Là các cạnh tác dụng của bối dây được lồng
vào rãnh. Mỗi bối dây có hai cạnh tác dụng khi
cho dòng điện đi vào ở một đầu bối dây và đi ra        Đầu đầu
ở đầu còn lại, bước chuyển dịch dòng điện qua               Đ        Đầu cuối
hai cạnh tác dụng của bối dây lúc đó ngược                             C
chiều nhau.                                       Hình 2.3: Qui ước cực tính bối dây
    Như vậy, khi bố trí trên sơ đồ hai cạnh tác
dụng của cùng một bối dây phải bố trí trên hai
khoảng cực từ lân cận khác nhau.
    Bước bối dây (bước dây quấn), là khoảng
cách giữa hai cạnh tác dụng của cùng một bối
dây.
    Nếu trên sơ đồ ta có đánh số thứ tự cho từng
rãnh stato thì khoảng cách y có thể tính bằng
hiệu số giữa hai số thứ tự của 2 rãnh đang chứa 2
cạnh tác dụng của bối dây đó.
    Vậy cạnh tác dụng thứ nhất được lồng vào
rãnh 2 thì cách 8 rãnh sẽ lồng rãnh còn lại.
    Đầu nối bối dây là phần liên kết hai cạnh tác
dụng của bối dây, tuỳ theo cách liên kết đầu nối
ta có thể đổi được dạng dây quấn, nhưng không
thay đổi vị trí rãnh đã phân pha dây quấn. Hay
nói cách khác là đổi cách xây dựng sơ đò dây
quấn các đàu nối của bối dây.

    4/. Nhóm bối dây
    Trong một pha các nhóm bối dây được hình thành từ các bối dây và phụ thuộc vào
dạng dây quấn đồng thời phụ thuộc vào số rãnh đã phân phối trên một pha trên mổi
khoảng bước cực để từ đó bố trí các bối dây theo các rãnh nhất định.
    Tuỳ theo dạng dây quấn đồng khuôn hoặc đồng tâm, tập trung hay phân tán ta sẽ
bố trí sơ đồ dây quấn khác nhau.
    a). Nhóm bối dây quấn đồng khuôn.
    Nhóm bối dây này có bước từ cực các bối dây điều bằng nhau nên chúng có cùng
một khuôn định hình, các bối dây trong nhóm này củng được nối tiếp với nhau cùng
chiều và được bố trí trên stato ở các rãnh kế cận để tạo thành các từ cực xen kẻ nhau.


Võ Chí Lợi                                                                  trang 7
Thông thường các bối dây trong nhóm bối dây đồng khuôn điều là bước ngắn nên
ít tốn dây và được bố trí gọn các đầu của các bối dây. Tuy nhiên, để đạt yêu cầu thì
việc lắp các bộ dây quấn ở dạng này phải khó khăn hơn, tốn thời gian nhiều hơn so với
dạng dây quấn đồng tâm.




                 a/                             b/

            Hình 2.5: Nhóm bối dây đồng khuôn
                     a/ Nhóm bối dây đồng khuôn
                     b/ Khuôn định hình nhóm bối dây




    b). Nhóm bối dây đồng tâm.
    Nhóm bối dây đồng tâm được hình
thành bởi nhiều bối dây có bước bối dây
khác nhau và được mắc nối tiếp nhau theo
cùng một chiều quấn. Các cạnh dây của
mỗi bối chiếm các rãnh kế cận nhau để tạo            a/
                                                                           b/
thành cực.                                   Hình 2.6: Nhóm bối dây đồng tâm
    Để tạo thành nhóm bối dây đồng tâm, a/. nhóm bối dây đồng tâm
người ta quấn liên tiếp dây dẫn theo cùng b/. khuôn định hình nhóm bối dây
một chiều quấn lên trên một bộ khuôn có
kích thước khác nhau và đặt đồng tâm trên cùng một trực quấn.
    Ưu điểm của dây quấn này là dễ lắp đặt bối dây vào stato; tuy nhiên có khuyết
điểm là các đầu bối dây chiếm chổ nhiều hơn so với cách mquấn khác.
    Dạng nhóm bối dây đồng tâm thường phổ biến trong dây quấn của động cơ một
pha và động cơ 3 pha có công suất nhỏ.
    Chú ý: Trong quá trình thực hiện dây quấn đồng tâm thì bước bối dây phải theo
trình tự từ nhỏ đến lớn nhưng khoảng cách giữa hai bối dây phải cách nhau ít nhất là 2
rãnh.
    5/. Cuộn dây.
    Cuộn dây (còn gọi là 1 pha) là tập hợp nhiều nhóm bối dây được đấu lại với nhau
và thông qua các cách đấu dây để hình thành các từ cực N, S xen kẻ nhau trong cùng
một pha (các từ cực luôn là số chẳn).



trang 8
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                      http://www.ebook.edu.vn



6/. Góc điện.
    Góc điện là đại lượng được tính theo thời gian, có đơn vị tính là độ điện, khác với
độ hình học.

                   τ = 1800                                       S
                                                   τ = 1800           τ = 1800



      S                                 N
                                                   N                       N

                                                   τ = 1800           τ = 1800


                   τ = 1800                                       S

             Hình 2.7: Tương quan giữa góc điện và góc hình
             học



   Trong thực hành, để bố trí các nhóm bối dây trên stato ở vị trí chính xác trên mỗi
khoảng của các bước từ cực trong cùng một pha hoặc hai pha kế tiếp nhau trên một bộ
dây quấn nhất định trước hết ta tính góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp (tính theo góc
điện) hoặc góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau (tính theo đơn vị rãnh).
                                         p.360 0
                                 αd =                (góc điện)
                                           Z
   Góc lệch pha giữa hai rãnh kế tiếp nhau tính theo độ hình học.
                                         360 0
                                α hh   =       (góc hình học)
                                          Z
   Góc lệch pha giữa hai pha liên tiếp nhau tính theo đơn vị rãnh
                                              00
                                         α=         (rãnh)
                                              αd
   00 : góc lệch pha tính theo góc điện.
   α : Khoảng cánh lệch pha giửa hai pha tình theo số rãnh.
   VD: Động cơ có hai từ cực τ = 180 0 điện hay tương ứng với 1800 hình học.
   Nếu động cơ có 4 từ cực thì bước từ cực τ = 180 0 điện chỉ tương ứng với 900 hình
học.
   Tương ứng nếu động cơ có càng nhiều từ cực thì bước từ cực được tính theo độ
hình học càng ít đi.



Võ Chí Lợi                                                                     trang 9
Chương III: SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ ĐIỆN

           Bài 1: PHƯƠNG PHÁP ĐẤU DÂY CHO CÁC NHÓM BỐI DÂY
                            TRONG MỘT PHA

    Khi thiết lập sơ đồ dây quấn trên động cơ 3 pha hoặc 1 pha, của các nhóm dây có
thể dấu với nhau tạo thành một pha hoàn chỉnh với các từ cực thật hoặc từ cực giả tuỳ
theo sự bố trí các nhóm bối dây nên ta có các cách đấu như sau:
    I/. Đấu dây các nhóm bối dây tạo từ cực thật.
    Trong cách đáu này, các nhóm bối dây trong cùng một pha được bố trí sát nhau và
được nối dây giữa các nhóm, sau cho dong điện qua các nhóm tạo thành các từ cực N,
S xen kẻ nhau. Đặc điểm cách đấu này có số nhóm bbói trong một pha bằng số từ cực;
khi đấu dây có thể áp dụng quy tắc “Cuối – Cuối” hoặc “Đầu – Đầu”.


                         S           N           S           N

                 Đ           C   Đ       C   Đ       C   Đ       C
                     A                              X
                         Hình 3.1: Đấu dây tạo từ cực thật

   II/. Đấu dây các nhóm bối tạo từ cực giả.

                                             N                       N
                 2P = 4              S                   S




   Khi muốn đấu dây tạo từ các cực giả cùng dấu hay còn goi là cách đấu dây tạo từ
cực giả thì buộc phải bố trí các nhóm bối trong cùng một pha phải cách xa nhau ít nhất
một rãnh trống. Khi đấu dây phải áp dụng quy tắc “Đầu – Cuối” hoặc “Cuối – Đầu”
trang 10
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                   http://www.ebook.edu.vn

bằng cách nối các nhóm này với đàu các nhóm kế tiếp, như thế mới tạo được các từ
cực cùng dấu.
    Đặc điểm của cách đáu này, có số nhóm bối trong cùng một pha bằng ½ số từ cực,
cách đấu này áp dụng khi 2p = 2.
    Từ cơ sở đó ta có khái niệm mới về từ cực. “Nếu một hoặc nhiều rãnh có chứa
những dây dẩn mà có cùng một chiều dòng điện thì chúng hình thành 1 từ cực”. do đó
có thể nối tiếp các cạnh dây lại theo một trật tự nào đó, sau cho thoả mản điều kiện khi
dòng điện đi qua chúng có cùng một chiều.
    Như thế nghĩa là một pha hình thành ít nhất một cặp từ cực.




                     Hình 3.3: Mô hình dây quấn tạo từ cực của động cơ điện




             Hình 3.4: Mô hình dây quấn tạo từ cực của động cơ điện
Lưu ý:
     ⊕ : Chỉ chiều dòng điện đi vào cạnh dây.
      : Chỉ chiều dòng điện đi ra cạnh dây.
    Trong quá trình đấu dây các nhóm bối dây trong một pha ở trường hợp q nguyên ta
áp dụng theo qui tắc sau:
    - Khi tổng số nhóm bối dây trong một pha bằng số đôi cực P ta áp dụng đấu cực
giả.
    - Khi tổng số nhóm bối dây trong một pha bằng số cực 2P ta áp dụng đấu cực thật.




Võ Chí Lợi                                                                 trang 11
Bài 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN DÂY QUẤN

        Phương pháp xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn một lớp của động cơ được thể hiện
theo trình tự các bước sau:

Bước 1 : Xác định tổng số rãnh của lõi thép stato, (kí hiệu: Z) từ đó ta kẻ các đoạn thẳng
song song cách đều ứng với số rãnh stato, sau đó đánh số thứ tự từ 1 đến Z.

Bước 2 : Tính bước cực và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stato.
                         Z
                    τ=          (rãnh)
                         2p

Bước 3 : Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ.
                        τ
                   q =     (rãnh)
                         m
               Trong đó: m: số pha, trường hợp động cơ 1 pha thì lấy m = 2.
       Ta thấy trong tất cả các sơ đồ dây quấn đồng khuôn đơn giản có bước bối dây là bước
đủ thì y = τ .

Bước 4 : Phân bố số rãnh stato cho từng pha dây quấn, căn cứ theo các giá trị τ và q vừa
tìm được, sau đó căn cứ vào trị số q ta chia các rãnh trên mỗi bước cực cho các pha.

Bước 5: Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh.
                          Z
                    α=             (rãnh)
                         3. p
      Căn cứ vào góc lệch pha, xác định các đầu ra của các pha theo trình tự sơ đồ trên mồi
khoảng của bước cực.

Bước 6 : Xây dựng sơ đồ khai triển cho mỗi pha dây quấn, ta thực hiện các công đoạn sau:
       - Vẽ sơ đồ khai triển từng nhóm bối dây cho một pha tương ứng với q đã tính.
       - Các nhóm bối dây được hình thành bằng cách liên kết các cạnh của các bối dây của
một pha ở hai bước cực kế tiếp nhau theo các kiểu đồng khuôn, đồng tâm, tập trung hay phân
tán v.v...
       - Nối dây giữa các nhóm bối dây trong cùng một pha sao cho khi dòng điện chạy trong
nhóm bối dây của các từ cực đúng bằng số cực của động cơ.
       - Khi đã hoàn chỉnh một pha ta định đầu và cuối cho các pha nầy (trong lý thuyết
thường ký hiệu đầu cho mỗi pha bằng ký tự: A; B; C và cuối cho mỗi pha bằng ký tự X; Y;
Z. Như vậy 3 pha ta có được là: A – X; B – Y; C – Z.

Bước 7 : Cách vẽ các pha còn lại cũng tương tự như pha ban đầu.




trang 12
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                         http://www.ebook.edu.vn

          Ví dụ áp dụng

    Cho stato của một động cơ không đồng bộ ba pha có 24 rãnh, số cực cần thực hiện 2p =
4 cực. Hãy xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn bước đủ, đồng khuôn, tập trung 1 lớp đơn
giản, 3 pha lệch nhau 1200 điện.

Bước 1 : Tổng số rãnh Z = 24; 2p = 4. ta kẻ các đoạn thẳng song song cách đều ứng với số
rãnh stato như sau:




  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4




Bước 2 : Tính bước cực và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stato.
                          Z    24
                     τ=      =    =6   (rãnh)
                          2p   4
             τ   1
                                  τ2                  τ   3
                                                                             τ   4




 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4




Bước 3 : Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ.
                        τ 6
                   q = = = 2 rãnh
                          m   3
        Ta thấy trong tất cả các sơ đồ dây quấn đồng khuôn đơn giản có bước bối dây là bước
đủ, thì y = τ = 6 rãnh và số cạnh dây quấn trên một bước cực của mỗi pha là 2 rãnh, Hay qA
= qB = qC = 2 rãnh.
Bước 4 : Phân bố số rãnh stato cho từng pha dây quấn, căn cứ theo các giá trị τ và q vừa
tìm được, sau đó căn cứ vào trị số q ta chia các rãnh chứa trên mỗi bước cực cho các pha.




Võ Chí Lợi                                                                       trang 13
Bước 5: Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh.
                                                   Z    24
                                             α=       =    = 4 rãnh
                                                  3. p 3.2




     Sau khi tính ra ta thấy hai pha kế tiếp nhau cách nhau 4 rãnh, được biểu diễn như sau
(pha thứ nhất vào rãnh 1 đầu tiên, pha thứ 2 sẽ vào rãnh số 5, pha thứ 3 sẽ vào rãnh số 9)
                 τ   1
                                        τ2                           τ       3
                                                                                             τ       4




      1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4


       qA     qC         qB        qA        qC      qB     qA               qC   qB    qA               qC


Bước 6 : Xây dựng sơ đồ khai triển cho một pha dây quấn, ta thực hiện các công đoạn sau:
      - Vẽ sơ đồ khai triển từng nhóm bối dây cho một pha tương ứng với q đã tính.

             τ   1
                                        τ2                       τ       3
                                                                                         τ       4




      1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4




 A1                           X1                     A2                            X2




       - Khi đã hoàn chỉnh một pha ta định đầu và cuối cho các pha nầy (trong lý thuyết
thường ký hiệu đầu cho mỗi pha bằng ký tự: A; B; C và cuối cho mỗi pha bằng ký tự X; Y;
Z. Như vậy 3 pha ta có được là: A – X; B – Y; C – Z.
trang 14
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                http://www.ebook.edu.vn


Bước 7 : Trình tự vẽ hai pha còn lại thực hiện như pha ban đầu:
  - Vẽ pha thứ hai.
                      τ   1
                                      τ2                 τ   3
                                                                                    τ   4




        1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4




                A             B                                         X                               Y



        -       Vẽ pha thứ ba.

                      τ   1
                                  τ   2
                                                     τ   3
                                                                            τ   4
    a       b                                                                               a       b




            1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2         3 4 5 6 7            8 9 20 1 2 3 4




1       2                                                                                   1       2
                A     Z       B   C                                 X                           Y




Võ Chí Lợi                                                                          trang 15
Bài 3: MỘT SỐ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN THÔNG DỤNG

   I/. Dây quấn 3 pha:

   Ở đây ta chỉ giới thiệu các kiểu dây quấn cơ bản sau:

   - Dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp.

   - Dây quấn đồng tâm tập trung 1 lớp.

   - Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng.

   1/. Dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp ( với Z = 24; 2p = 4)
                2                                                                    2
                1                                                            1

                    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4
                a                                                                a
                b                                                                    b




                A        Z   B         C                      X          Y
     Hình 3.11: Sơ đồ khai triển dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp(3 pha lệch nhau1200).




                2                                                                    2
                1                                                            1

                    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4
                a                                                            a
                b                                                                    b

            1                                                                        1

                A       Y              B       Z      C
                                                              X
      Hình 3.12: Sơ đồ khai triển dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp (3 pha lệch nhau 2400).




trang 16
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                                     http://www.ebook.edu.vn

     2/. Dây quấn đồng tâm xếp lớp: (với Z= 24; 2p = 4).
                       2                                                                       2
                       1                                                                   1


                           1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4


                       b                                                                      b
                       a                                                                   a

                           A       Z               C                        X      Y
                                           B
    Hình 3.13: Sơ đồ khai triển dây quấn dạng đồng tâm xếp lớp (3 pha lệch nhau 1200)..



     3/. Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng: (với Z = 24; 2p = 4)
                   1                                                                  1
               2                                                                      2


                   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4

               b                                                                          b
               a                                                                          a
                   A           Z       B       C                        X         Y

Sơ đồ khai triển dây quấn dạng đồng tâm 2 mặt phẳng (3 pha lệch nhau 1200)..
     II/. Sơ đồ dây quấn 1 pha.
     1/. Sơ đồ quạt bàn.
          Sơ đồ dây quấn đông khuôn

                               2                                                       2

                                   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6

                               1                                                       1
                                    A                                   X
                           a               B                                     Y a
                                   Hình 3.15: Sơ đồ dây quấn quạt bàn. (Z = 16; 2p = 4).

  Võ Chí Lợi                                                                                       trang 17
2/. Sơ đồ quạt trần
           Trong quá trình quấn dây của quạt trần bao gồm hai phần chính gồm cuộn
chạy và cuộn đề sẽ tách rời nhau do đó ta sẽ vẽ riêng từng cuộn và chia điều các rãnh
với nhau.
   a). Cuộn chạy.




               1       3     5       7   9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31


           A                                                                                  X
                   Hình 3.16: Sơ đồ cuộn chạy dây quấn quạt trần. (Z = 16; 2p = 8).




           b). Cuộn đề.



               2       4     6       8   10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32


           A                                                                                  X
                   Hình 3.17: Sơ đồ cuộn đề dây quấn quạt trần. (Z = 16; 2p = 8).


   3/. Sơ đồ động cơ không đồng bộ 1 pha. (Z =24; 2p = 2; QA = 8; QB = 4)

                   a                                                                  a
                   b                                                                  b


                           1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 201 2 3 4

                   c                                                                  c
                   d                                                                  d
                                 A         B                     X          Y

           1                                                                              1
                                 Hình 3.18: Sơ đồ động cơ 1 pha (Z = 24; 2P = 2).


trang 18
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                     http://www.ebook.edu.vn




   4/. Sơ đồ động cơ không đồng bộ 1 pha. (Z =24; 2p = 2; QA = QB = 10)
       a                                                                        a
       b                                                                        b
       c                                                                        c
       d                                                                        d



            1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4


       a1                                                                       a1
       b1                                                                       b1
       c1                                                                       c1
       d1                                                                       d1
   1                                                                                 1
                   A                 B                  X               Y
                  Hình 3.19: Sơ đồ động cơ 1 pha (Z = 24; 2P = 2).




Võ Chí Lợi                                                                   trang 19
Chương IV: TÍNH TOÁN SỐ LIÊU DÂY QUẤN

               Bài 1: TÍNH TOÁN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ MỘT PHA

     Trong phần này chỉ hướng dẩn cơ sở để tính toán số liệu dây quấn của động cơ một
pha một cách khái quát. Vì động cơ có công suất nhỏ được thiết kế chỉ chịu tác dụng
tải trọng nhỏ nên ta có thể tính toán số liệu dây quấn động cơ 1 pha như sau.
     Bước 1: Xác định số cực từ
                                      Dt
                 2 p = (0,4 ÷ 0,5).
                                      bg
   Sau khi tính toán xong ta lấy tròn mà chọn phải lớn hơn số liệu đã tính nhưng số từ
cực luôn là số chẳn.
             Trong đó: Dt – Đường kính trong của stato (cm).
                       bg- Bề dày gông lỏi thép stato.
   Bước 2: Xác định tốc độ quay của động cơ.
                      60. f
                 n=                   (vòng/phút).
                        p
           Trong đó: f – tần số (Hz).
                    P – số đôi cực động cơ.
   Bước 3: Tính bước từ cực:
                      π .Dt
                 τ=            (cm).
                       2p
   Bước 4: Từ thông ở mỗi cực:
                                 (Wb)
                 Φ = 0, 64.τ .L.Bδ .10−4
           Trong đó: L – chiều dài của stato (cm).
                                           2
                    Bδ - Mật độ từ (Wb/m ). Tra bảng 4.1
   Bảng 4.1:

                                                      2          Loại ĐC 1   Bδ
           Loại quạt                   Bδ (Wb/m )
                                                              pha          (Wb/m2)
           Quạt trần có tụ             0,45                      2p = 2      0,65
           Quạt bàn có tụ              0,5                       2p ≥ 4      0,7
           Quạt bàn nhật               0,6

   Bước 5: Tính số vòng dây cuộn chạy:
                                               K E .U dm
                                   NA =                        (vòng/pha).
                                           4, 44. f .Φ.K dq
     Trong đó: Kdq – hệ số dây quấn.
                Udm – Điện áp định mức cho mỗi pha.
                Φ - từ thông ở mỗi cực từ.
                KE – Hệ số điện áp giáng (tỉ số giửa điện áp nguồn nhập vào mỗi pha
   dây quấn so với sức điện động cảm ứng trên bộ dây quấn mỗi pha).Tra bảng 4.2.



trang 20
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                                 http://www.ebook.edu.vn

   Bảng 4.2:

                 Loại động cơ                                 Hệ số KE
                 Động cơ 1 pha và 3 pha                       0,75
                 Quạt có tụ điện                              0,8

   Bước 6: Số vòng dây mỗi bối của cuộn chạy:
                          NA
                   Na =              (vòng/bối)
                          QA
             Trong đó: QA – Tổng số bối dây của cuộn chạy.

    Bước 7: Tiết diện dây cuộn chạy:
    Trong quá trình xác định tiết diện của một pha thì ta phải xác định tiết diện của
rãnh Sr và số vòng dây dẩn NC chứa trong mỗi rãnh. Tuỳ theo tiết diện rãnh ta có thể
tính theo hai diện tích rãnh như sau:
    - Đối với rãnh hình thang tiết diện rãnh được tính như sau:
                                           1
                                      S r = .h.(d1 + d 2 )           (mm2).
                                           2
           Trong đó: h - Chiều cao của rãnh.
                       d1 - Đáy bé hình thang.
                       d2 - Đáy lớn hình thang.
   -     Đối với rãnh quả lê (hay oval) tiết diện được tính như sau:
                                       d1 + d 2      d      π .d 2
                            Sr = (              )(h − 2 ) +              (mm2)
                                          2           2       8
   Đối với rãnh quả lê (oval) ta lấy d = d2.
   * Từ đó tính tiết diện dây như sau:
                                 f r .S r
                   S A( cd ) =              (mm2).
                                  Na
            Trong đó: fr – là hệ số lợi dụng rãnh được chọn 0,45.
   * Từ đây sẽ tính ra đường kính dây:
                   d A = 1,13. S A (mm).
   Bước 8: Kiểm tra hệ số lắp đầy Kld:
                                   2
                            N a .d cd
                   K ld =             ≤ 0,75
                            S r .0,8
   Nếu tính ra nhỏ hơn 0,75 thoả mãn điều kiện thì tính tiếp theo các bước sau, còn
không thì phải tính lại.
            Trong đó: dcd – đường kính dây dẩn kể cả lớp cách điện.
                          NA –Tổng số dây dẩn trong mỗi rãnh.
   Bước 9: Tính số vòng dây của cuộn đề:
          Đối với ĐC khởi động với pha phụ (không có tụ).
            Số vòng dây của pha đề được xác định.
                    NB = 0,5. NA   (vòng/pha)


Võ Chí Lợi                                                                               trang 21
Đối với ĐC khởi động với tụ hoá:
              Số vòng dây của pha đề được xác định.
                    NB = 0,6. NA    (vòng/pha).
           Đối với ĐC vận hành với tụ dầu thường trực:
              Số vòng dây của pha đề được xác định.
                    NB = 0,5. NA    (vòng/pha).
           Tính số vòng dây mỗi bối cuộn đề:
                          NB
                   Nb =
                          QB
            Trong đó: QB –Tổng số bối dây cuộn đề.
    Bước 10: tiết diện dây cuộn đề:
                    SB = 0,6 . SA (mm2).
    Bước 11: Tính đường kính dây cuộn đề:
                    dB = 0,65 . dA (mm).
    Bước 12: Xác định dòng điện Ip cho phép trong 1 pha được xác định như sau:
    Bảng 4.3:
                                                      Công suất động cơ
                Kiểu động cơ
                                        1 ÷ 10 KW 10 ÷ 50 KW 50 ÷ 100 KW
      Động cơ kiểu hở, thông gió bên
                                        6(A/mm2)      6,5(A/mm2) 5,5(A/mm2)
  trong.
      Động cơ kiểu kín, thổi gió ngoài  5(A/mm2)      5(A/mm2)       4,5(A/mm2)

                                  Ip = J . SA (A).
   Bước 13: Tính công suất định mức động cơ, áp dụng công thức.
                   P =UP.IP.η.Cosϕ
                    dm
            Trong đó: Up: Điện áp định mức pha (V).
                         Ip: Dòng điện định mức pha (A)
                         Hiệu suất η có thể chọ từ: 0,85
    Bước 14: Chọn tụ làm việc cho động cơ: (theo kinh nghiệm).
    Theo nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ thì tụ điện chiếm phần quan
trọng trong quá trình khởi động và thường dùng tụ điện cho động cơ là tụ điện giấy
dầu thường tính bằng Fara nhưng hiện tại trên thị trường không có tụ 1 Fara nên ta có
thể dùng ước của Fara có ký hiệu là: McroFara ( μF ) và cũng có thể dùng tụ hoá.
    Điện dung của tụ được tính theo công thức sau:
                        2000.I
                   C=           (μ F )
                        U .cosϕ

             Trong đó: C - Tính bằng Micrôfara ( μ F )

                        U – Điện áp định mức (V)

                          I – dòng điện định mức (A)

                        cosϕ - Hệ số công suất được chọn bằng 0,75


trang 22
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                      http://www.ebook.edu.vn

Bài tập 1: Cho động cơ 1 pha làm việc với tụ thường trực có các số liệu sau: Dt=7cm;
bg=18mm; L=10cm; Kdq=0,96; Cosϕ = 0, 75 ; fr=0,45; Bδ =0,65Wb/m2; KE=0,75; η = 0,85 ;
J=5A/mm2. Biết động cơ có rãnh hình thang d1=7mm; d2=10mm; h=15mm; QA=8;
QB=4.Tính số liệu dây quấn, chon tụ làm việc và công suất định mức khi động cơ làm việc
với nguồn điện 220V – 50Hz.


Bài tập2: Cho động cơ 1 pha làm việc với tụ thường trực có các số liệu sau: Dt=6cm;
bg=16mm; L=8cm; Kdq=0,96; Cosϕ = 0, 75 ; fr=0,45; Bδ =0,65Wb/m2; KE=0,75; η = 0,85 ;
J=5A/mm2. Biết động cơ có rãnh hình quả lê có d1=7mm; d2=10mm; h=15mm;
QA=QB=6.Tính số liệu dây quấn, chon tụ làm việc và công suất định mức khi động cơ làm
việc với nguồn điện 220V – 50Hz.




Võ Chí Lợi                                                                    trang 23
Bài 2: TÍNH TOÁN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ BA PHA

   Việc tính toán dây quấn của động cơ 3 pha rất dễ dàng hơn so với cách tính toán
dây quấn của động cơ 1 pha vì ở đây ta chỉ tính cho một pha còn các pha còn lại thì lấy
như pha đã được tính, các số liệu được tiến hành như sau:
   Bước 1: Xác định số cực từ
                                      Dt
                 2 p = (0,4 ÷ 0,5).
                                      bg
   Sau khi tính toán xong ta lấy tròn mà chọn phải lớn hơn số liệu đã tính nhưng số từ
cực luôn là số chẳn.
   Bước 2: Xác định tốc độ quay của động cơ.
                      60. f
                 n=                   (vòng/phút).
                        p
           Trong đó: f – tần số (Hz).
                    P – số đôi cực động cơ.
   Bước 3: Tính bước từ cực:
                      π .Dt
                 τ=            (cm).
                       2p
   Bước 4: Từ thông ở mỗi cực:
                 Φ = 0, 64.τ .L.Bδ .10−4    (Wb)

   Bước 5: Tính số vòng dây của 1 pha:
                                               K E .U dm
                                   Np =                       (vòng/pha).
                                           4, 44. f .Φ.K dq
             Trong đó: Kdq – hệ số dây quấn.
                      Udm – Điện áp định mức của 1 pha.
                      KE – Hệ số điện áp ta chọn 0,75


   Bước 6: Số vòng dây của mỗi bối của một pha.
   Tính vòng dây mỗi cuộn và số dây dẫn trong rãnh. Biết tổng số vòng/pha thì dễ
dàng xác định số vòng dây phân bố cho mỗi bối (bối/pha) tuỳ theo dạng dây quấn và
cách đấu dây tạo từ cực, số dây dẫn trong mỗi rãnh được xác định.
                                                 Np
           Đối với dây quấn 1 lớp: N p =               (vòng/bối)
                                         QA
                                          N
           Đối với dây quấn 2lớp: N p = 2. p (vòng/bối)
                                          QA




trang 24
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                             http://www.ebook.edu.vn



   Bước 7: Tiết diện rãnh Sr
   - Đối với rãnh hình thang tiết diện rãnh được tính như sau:
                                           1
                                      S r = .h.(d1 + d 2 )       (mm2).
                                           2
           Trong đó: h - Chiều cao của rãnh.
                       d1 - Đáy bé hình thang.
                       d2 - Đáy lớn hình thang.
   -     Đối với rãnh quả lê (hay oval) tiết diện được tính như sau:
                                    d1 + d 2      d 2 π .d 2 2
                             Sr = (          )(h − ) +               (mm2)
                                       2          2      8
   Bước 8: Tiết diện dây dẩn Sd

                            f r .Sr
                   Sd =                (mm2).
                             Nb
           Trong đó: fr – là hệ số lợi dụng rãnh được chọn 0,45.
        Từ đây sẽ tính ra đường kính dây:
                 d d = 1,13. S d (mm).
   Bước 9 Kiểm tra hệ số lắp đầy Kld:
                                   2
                            N b .d d
                   K ld =            ≤ 0, 75
                            Sr .0,8
   Nếu tính ra nhỏ hơn 0,75 thoả mãn điều kiện thì tính tiếp theo các bước sau, còn
không thì phải tính lại.

   Bước 10: Xác định dòng điện Ip cho phép trong cuộn pha. Tuỳ theo dạy động cơ
kiểu kín hoặc hở và cách thông gió giải nhiệt mà ta chọn mật độ dòng J để xác định
dòng điện cho phép trong mỗi cuộn pha như sau:
                  Ip=J.Sd (A)

   Bước 11 Tính công suất định mức động cơ, áp dụng công thức.
                   P = 3.UP.IP.η.Cosϕ
                    dm
             Chọn Cosϕ với 2p=2 - Cosϕ 0,75
                           2p=2 - Cosϕ 0,75




Võ Chí Lợi                                                                           trang 25
Chương V: KỸ THUẬT CÁCH ĐIỆN VÀ QUẤN DÂY


           Bài 1: PHƯƠNG PHÁP CÁCH ĐIỆN RÃNH VÀ CÁCH ĐIỆN PHA
   1/. Các loại giấy cách điện dùng trong máy điện.
   - Giấy PRESSPAHN
   - Giấy LAERTHOID
   - Giấy AMIĂNG
   - Giấy MICA
   - Giấy SILICON
   - VERNI
   2/. Phương pháp cách điện rãnh của động cơ.
   Cách điện rãnh nhằm mục đích cách điện giữa cuộn dây cới stato để tránh chạm
masse. Giấy cách điện phải có dạng của rãnh để ôm sát vào rãnh, tăng hệ số lắp đầy
dây (Kid)
    Khi lót cách điện rãnh cho các động cơ có công suất nhỏ dưới 1HP, có thể chọn
giấy dày 0,2 mm, nếu động cơ lớn hơn cấp cách điện A (liệt kê ở phần sau), thì chọn
bề dày giấy từ (0,35mm - 0,4mm). Đối với động cơ có công suất lớn, nên tăng cường
thêm 1 lớp giấy phim hoặc mica,… Tuỳ theo cấp cách điện, để tăng cường độ bền về
cơ, nên gấp mí ở đầu miệng rãnh, tránh giấy cách điện bị rách trong lúc uốn nắn dây.
   - Đô ướm giấy theo kích thước của rãnh và định hình cắt giấy lót theo số rãnh.
   - Gấp giấy cách điện theo hình vẽ của ránh, gấp hàng loạt đủ số rãnh đã quy định.
   - Phần đầu gấp phải luôn luôn nằm ngoài lõi thép.
   - Độ cao phải ngang miệng rãnh.
                                                                      l/2
               Đường gấp               l                 l


                                                                      L’
                       L
                Chiều dài rãnh stato   (2,5 – 5)



                    Hình 5.1: Giấy cách điện rãnh




trang 26
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                             http://www.ebook.edu.vn

   3/. Cách điện pha.


        Giấy lót cách điện giữa 2 pha kế tiếp nhau.




             1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3




             A     Z    B       C

                 Hình 5.2: Lót giấy cách điện giửa các pha




Võ Chí Lợi                                                           trang 27
Bài 2: CÁNH LÀM KHUÔN VÀ TÍNH CHU VI KHUÔN

    Trong công việc quấn dây máy điện thì kích thước của khuôn quấn dây giữ phần
quyết định đến công việc lồng dây vào stato. Khuôn làm đúng, lồng vào rãnh dễ,
nhanh đảm bảo chất lượng. Khuôn làm dài hoặc rộng hơn tiêu chuẩn, vừa tốn dây, dễ
bị chạm vỏ, nắp, dây chạm masse. Nếu khuôn ngắn hoặc hẹp quá thì khó khăn lồng
giữa các bối dây lớp sau vào rãnh, bộ dây cũng dễ bị chạm masse và không đút roto
vào stato được.
    Do đó để chuẩn bị cho công tác làm khuôn ta nên dùng các công cụ cầm tay như:
Cưa, đục, khoan tay,…Thông thường ta sử dụng khuôn làm bằng gỗ, làm khuôn gồm
hai phần:
    - Phần khuôn.
    - Phần kẹp để kẹp khuôn.
    Sau đây là hình dáng của một loại khuôn kẹp thông dụng được sử dụng được sử
dụng trong việc thực hiện quấn dây máy điện.

                  Chiều dày của khuôn




                           khuôn              Kẹp để
                                              kẹp khuôn

                        Hình 5.3: Sơ đồ khuôn và kẹp khuôn


  1/. Phương pháp tính chu vi khuôn.
  Muốn xác định chu vi khuôn, đầu tiên ta xác định hệ số K1, bề dài phần đầu của
mối dây, tính toán khoảng cách giữa hai rãnh liên tiếp.
                                          Đầu nối
                                                          Cạnh tác dụng

                                   KL

           ’
                                          y
           L           L




                            Hình 5.4: Tính chu vi khuôn quấn



trang 28
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                       http://www.ebook.edu.vn

   Hệ số KLđược xác định như sau:
                        π .γ .( Dt + hr )
                KL =
                                   Z                                       2p      γ
   Trong đó: KL: Chiều dài phần đầu nối giữa 02 rãnh kế nhau
(mm).                                                                2      1,3
   γ : Là hệ số giản dài của phần đầu nối (thay đổi theo 2p).
                                                                     4      1,35
    hr : Là chiều cao của rãnh tính đến đỉnh răng (mm)
    Dt : Đường kính trong của stato (mm)                             6      1,5
    Z : Tổng số rãnh stato.                                          ≥8     1,7
   Vậy, ta có chu vi khuôn quấn dây được tính theo công thức sau:
              CV = 2.( KL.y + L’ )
              Với: L’ = (L + 10) mm
   Trong đó:
   L: Là chiều dài của lõi thép kể cả rãnh thông gió hướng kín.
   L’: Chiều dài cạnh tác dụng lồng vào rãnh, có tính thêm phần cách điện lót dư ở hai
phía.
   y: Bước bối dây.
   Ví dụ: Cho một động cơ 3 pha loại nội địa Nhật Bản có lý lịch như sau: Đường
kính trong Dt = 80 mm, bề dày lõi thép L = 65 mm, chiều cao của rãnh 14 mm, số từ
cực 2p = 4; tổng số rãnh Z = 36.
   Tính chu vi khuôn khi y = 8, y = 7.
                     Giải:
   Tính bề dài đầu nối giữa hai rãnh liên tiếp
   Trong đó: γ = 1,35 ứng với 2p = 4
          π .γ . ( Dt + ht )       π .1,35.(80 + 14)
   KL =                        =                       = 11, 07 (mm)
                 Z                        36
    Xác định chu vi khuôn như sau:
    Ta có:
    L=(L+10)mm = 65+10 = 75 (mm)
    * Ứng với y = 8; CV8 = 2.(KL.y +) = 325,12 (mm)
    Chọn CV8 = 32 (cm).
    * Ứng với y = 7; CV7 = 2.(11,07+75) = 303,91 (mm)
    Chọn CV7 = 30 (cm).
    2/. Kỹ thuật làm khuôn đơn giản
    Cách làm khuôn đơn giản nhất là lấy một đoạn dây đồng cỡ từ (0,5 mm đến 1 mm
đặt gá vào lòng trong của stato, theo đường kính của bói dây để làm chuẩn và theo đó
mà đo kích thước.
    - Chiều dài khuôn L.
    - Chiều rộng khuôn N.
    - Chiều dày khuôn D thường lấy thấp hơn chiều cao của rãnh khoảng 3 mm.
    Nếu động cơ không còn sô bối dây mẫu cũ thì đo kích thước stato để làm khuôn
theo kinh nghiệm sau.
    - Chiều dài khuôn: L= (1+15) mm

Võ Chí Lợi                                                                      trang 29
- Chiều dài ngang khuôn: N = (n+3) mm
   - Chiều dài khuôn: D = (d-3)mm.
   Trong đó:
   L: Chiều dài lõi thép.
   N: Là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 rãnh hạ dây.
   D: Chiều sâu của rãnh.
   Khi đã chọn quy cách khuôn hợp lý thì lấy một miếng gỗ thông bằng chiều dày D,
cưa chiều dài L và chiều ngang N đúng kích thước, ở giữa khoan một lỗ để bắt trục
(khoan đúng tâm) của máy quấn dây.
   Đi đôi với khuôn phải có phần kẹp để kẹp khuôn để giữ khi quấn dây. Phần kẹp có
chiều ngang lớn hơn 2cm; kích thước chiều dài rộng hơn khuôn khoảng 20mm; 4 cạnh
cưa 4 rãnh để đặt dây buộc bối dây khi quấn xong, cùng một lúc có thể làm nhiều
khuôn như các bước trên.




trang 30
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                       http://www.ebook.edu.vn



                     Bài 3: KỸ THUẬT QUẤN DÂY CHO CÁC BỐI DÂY

    1/. Kỹ thuật quấn và làm khuôn quấn cho các bối dây.
    Dây quấn máy điện xoay chiều có trách nhiệm cảm ứng được sức điện động nhất
định, đồng thời cũng tham gia vào việc tạo nên từ trường cần thiết cho sự biến đổi
năng lượng cơ điện trong máy. Bối dây còn gọi là phần tử dây quấn, gồm nhiều vòng
dây có hình dạng và kích thước giống nhau, được quấn nối tiếp và đặt cùng một vị trí
trên stato; bối dây có nhiều hình dạng khác nhau và nhiều sơ đồ dây quấn khác nhau,
bối dây được biểu diễn như sau:



                 2

             1              1




                                                                 b/
                       a/



                     Hình 5.5: Kỹ thuật quấn dây với các bối dây khác nhau
                     1. Cạnh tác dụng a. Bôi dây có 5 vòng dây
                     2. Phần đầu nối     b. Ký hiệu bối dây



    Trong thực tế, quấn dây là công việc phức tạp, vì kích thước tạo ra phải phù hợp
với khoảng cách cho phép của thân stato, thông qua đó ta có thể quấn từng bối dây
hoặc các bối liên tiếp trong cùng một nhóm bối. Do đó vị trí của khuôn và kẹp khuôn
được đặt như vẽ bên.
    Sau khi làm khuôn xong, ta tiến hành quấn các bối dây của nhóm bối dây quấn cho
các pha và chuyển sang các bước sau.
    2/. Chọn dây điện từ để quấn động cơ điện.
    Khi sửa chữa bất cứ một máy điện nào, tốt nhất là lấy mẫu thật đầy đủ các số liệu:
Quy cách dây quấn, trọng lượng, số vòng, tính chất cách điện, cách đấu dây…Quấn lại
đúng như cũ, máy sẽ vận hành an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế
tạo.
    Thực tế thị trường hiện nay có ba loại dây: Dây tròn, dây dẹt…
    Dây tròn thường được bọc cách điện bằng sợi bông, lụa, tơ thuỷ tinh hoặc men
cách điện (tráng êmay) được gọi là dây điện tử.


Võ Chí Lợi                                                                     trang 31
Dây dẹt và dây cáp chủ yếu được bọc bằng hai lần sợi, một lần giấy hay một lần
sợi hoặc bọc tơ thuỷ tinh, cũng có thể có loại để trần, khi quấn vào máy điện: Rôto
động cơ, cuộn dây hạ áp của máy biến thế, máy hạn điện có công suất lới…Mới lót bìa
cách điện.

    a). Ký hiệu dây quấn cho động cơ điện.
    Dây quấn máy điện thường dùng là đồng điện phân, mềm, điện trở nhỏ (có thể
dùng dây điện từ lõi nhóm) dây quấn có 3 yêu cầu sau:
    - Ký hiệu và quy cách quấn dây.
    - Kích thước dây.
    - Trọng lượng dây cần có để quấn vào máy.
    Tuỳ theo từng kiểu động cơ, nhiệt độ làm việc, cấp cách điện mà chọn ký hiệu dây
cho phù hợp.
    Dây quấn do Liên Xô cũ sản xuất có nhiều cấp cách điện khác nhau được phân loại
theo độ bền nhiệt để quấn vào máy, có nhiệt độ làm việc từ 900C (cấp Y) tới 1800C
(cấp H).
    Sữa chữa máy điện ở ta hiện nay phổ biến dùng dây quấn cho động cơ điện cấp A,
nhiệt độ làm việc tối đa 1050C.
    - Những động cơ điện cấp B rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở nước ta, nhiệt độ
tối đa (1100C ÷ 1250C).

    b). Kích thước dây quấn.
    Dây đồng tròn là loại thông dụng nhất để quấn các loại động cơ điện nhỏ và trung
bình, có các cỡ từ (0,02mm ÷ 5,2mm).
    Dây quấn cho stato động cơ thường chỉ dùng dây điện từ dưới 2mm, máy cần cỡ
dây lớn hơn thường lấy nhiều dây nhỏ quấn song song để dễ làm, cuộn dây tản nhiệt
nhanh, máy chạy mát và tốt hơn quấn bằng một sợi dây to cùng tiết diện.
    Người ta thường quấn song song từ (2 sợi ÷ 4 sợi) là nhiều, trên cỡ này thì dùng
dây vuông, dây dẹt, thanh đồng hoặc dây cáp tạo thành cuôn dây cứng.
    Trong sửa chữa thường không có đủ các cỡ dây đường kích khác nhau từ nhỏ đến
lớn để lựa chọn. Vậy, phải giải quyết như thế nào? Quấn dây to hơn hay nhỏ hơn một
tí có được không?
    Nhìn chung, nếu động cơ phải làm việc ở công suất định mức không được quấn
dây nhỏ hơn cũ. Vì như vậy, mật độ dòng điện qua dây sẽ cao hơn thiết kế. Động cơ
đã quấn lại sẽ không đủ khả năng để làm việc với công suất định mức nên khi kéo tải
nó sẽ nóng quá mức, độ bền giảm dễ cháy. Thực tế sai số chỉ cho phép giảm từ (2%
đến 3%) so với tiết diện dây cũ.
    Động cơ, máy hàn, quạt điện khi sửa chữa không có dây đúng cỡ thì dùng dây to
hơn một cấp sẽ tốt hơn nhưng cần lưu ý khi thay dây to hay nhỏ hơn một cấp đều
không được tăng hoặc giảm số vòng dây đã quấn cũ, vì tăng vòng dây thì đầy khó
quấn làm dây dễ bị tốn hao trong lõi theo tăng, máy bị nóng và dễ cháy.




trang 32
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn

   c). Thay thế cỡ dây để quấn động cơ điện.
   Khi không có dây đúng cỡ thì cách giải quyết tốt nhất là dùng (2 dây ÷ 3 dây) nhỏ
để quấn song song với nhau hoặc phải quấn bằng dây đơn nhưng stato được nối song
song thành 2 đến 3 nhánh (stato phải có các bối ở các nhánh bằng nhau). Trong trường
hợp máy đã quấn song song (hoặc có hai nhánh song song) thì dùng dây to hơn nhưng
đấu nối tiếp (tất nhiên dây to này phải lọt được qua khe xuống rãnh).
   Vấn đề cơ bản là tiết diện của dây sau khi thay đổi phải bằng với tiết diện cũ. Khi
quấn song song các sợi phải quấn cùng một lúc lên khuôn để chúng có chiều dài bằng
nhau.
   * Quấn hai dây song song, tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm)
          dm: Đường kính dây mới tính bằng (mm).
          dc: Đường kính dây cũ tính bằng (mm).
   * Quấn ba dây song song thì tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm)

   d). Tính trọng lượng dây quấn. (chưa kể cách điện).
   Khi đã chọn được cỡ dây, cò cần phải biết khối lượng dây quấn bao nhiêu để mua
cho vừa đủ.
   Có thể tính toán để tìm ra đáp số nhưng cách làm thực tế để đơn giản là căn cứ vào
khuôn quấn dây. Đô khuôn để biết được chiều dài trung bình một vòng dây rồi từ đó
nhân với tổng số vòng dây quấn của các bối dây stato để tìm chiều dài cần phải mua.
   Có thể áp dụng công thức sau đây để tính trọng lượng dây, áp dụng cho đồng tròn:
G (g/m) = 7.d2
             Trong đó: G: Trọng lượng 1 mét dây tính bằng gam.
                       d: Đường kính đây tính bằng (mm).




Võ Chí Lợi                                                                trang 33
Bài 4: LỒNG DÂY VÀO RÃNH VÀ NÊM RÃNH


   Việc lòng dây vào rãnh được thực hiện theo các bước sau:
   Bước 1: Xem lại sơ đồ khai triển dây quấn.
   Bước 2: Đếm lại số bối dây theo sơ đồ.
   Bước 3: Lấy ra một bối dây sắp lắp vào rãnh rồi tháo bỏ dây cột.
   Bước 4: Vuốt thẳng 2 cạnh tác dụng của bối dây.
   Bước 5: Bóp cong phần hai đầu bối dây rồi lồng dây vào rãnh nếu có mối nối ta để
về phía để sau cùng nối dây dễ dàng.
    Bước 6: Xem chiều dây quấn trong các bối dây rồi chọn khe rãnh đúng sơ đồ để
lắp các cạnh tác dụng.
    Bước 7: Bóp dẹp cạnh tác dụng bằng tay theo phương thẳng đứng với rãnh rồi đưa
lần lượt từng sợi dây dẫn qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấu cách điện đã lót.
   Bước 8: Giữ các cạnh tác dụng thẳng và song song rồi dùng đũa tre đã chuốt dẹp
bằng tay phải trải dọc theo khe rãnh để đẩy từ từ từng dây dẫn vào rãnh chú ý không
nên phủ lên cạnh tác dụng được theo khe rãnh.
   Bước 9: Vuốt lại hai đầu dây của bối dây và cạnh tác dụng còn lại rồi đưa cạnh tác
dụng còn lại vào đúng vị trí rãnh cần lắp theo sơ đồ.
   Bước 10: Tiếp tục thao tác lắp dây theo các bước trên.
   Bước 11: Sửa lại đầu bối dây vừa lắp xong cho gọn và không gây ảnh hưởng đến
việc lắp các bối dây cọn lại.
   Bước 12: Lắp tiếp theo lần lược các bối dây còn lại theo thứ tự ở sơ đồ khai triển.
   Bước 13: Lót giấy cách điện phần đầu nối bối dây ngoài rãnh để phân cách lớp các
bối dây hoặc nhóm bối dây.
   Bước 14: Sửa lại các nhóm bối dây cho gọn và thẩm mỹ, chú ý không để phần đầu
các nhóm bối dây cản đường lắp roto vào và không chạm nắp hay thân động cơ.
   Bước 15: Vuốt thẳng các đầu dây ra của nhóm bối dây rồi làm dấu theo thứ tự như
sơ đồ trải
    Bước 16: Nối dây ra cho các nhóm theo sơ đồ, rồi đai gọn các đầu dây bằng dây
cotton.
   Chú ý:
   Trong quá trình quấn các bối dây trong một nhóm bối dây, không cắt rời các bối
dây với nhau, do đó cần chú ý đến chiều quấn trong các nhóm bối dây để việc lắp các
bối dây vào stato theo một chiều nhất định.




trang 34
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn

                        Bài 5: ĐẤU DÂY VÀ HÀN MỐI NỐI


   1/. Đấu dây.
   Trong phần này ta cần thực hiện theo các bước sau:
   Quan sát sự phù hợp các số đánh dấu và đầu dây ra so với sơ đồ trải, sơ đồ đấu
dây.
   Đặt thang đo VOM về vị trí Rx1 rồi chỉnh kim chỉ thị về 0.
  Đặt 2 que đo VOM vào từng cặp đấu cuộn dây quấn mỗi pha để kiểm tra sự liền
mạch của pha. Nếu giá trị R vào khoảng vài ôm đến vài chục ôm là cuộn dây liền
mạch.
    Ướm thử các đầu dây nối theo sơ đồ đấu dây để định các vị trí nối dây với dây dẫn
ra cho phù hợp.
   Cắt các đầu dây ra của mỗi pha dây quấn chỉ để chừa các đoạn nối phù hợp bằng
bằng kìm cắt dây.
   Xỏ các ống gen vào các dây cần nối.
   Cạo lớp êmay cách điện bằng dao con và giấy nhám ở các vị trí đầu nối, rồi nối dây
theo sơ đồ nối dây.
   Bọc các mối nối bằng ống gen.
   Xếp gọn các đầu nối cho thẩm mỹ rồi đai gọn, chắc chắn bằng sợi cotton.
   2/. Phương pháp hàn mối nối.
   Hàn các mối nối của các nhóm bối dây.
   Khi hàn cần phải thực hiện ở ngoài dây quấn của động cơ, để mò hàn và chì hàn
nhỏ giọt xuống không làm hỏng dây quấn.
   Các mối đã hàn được bao phủ bằng gen cách điện.
    - Đầu đầu của các nhóm bối dây trong cùng một pha được nối với nhau và các đầu
ra của các pha A, B, C và các đầu cuối các pha X, Y, Z được nối ra ngoài để thuận tiện
cho việc đấu dây, vị trí hàn được che phủ bằng gen cách điện, gen cách điện cần phải
đưa lên ở mỗi phía điểm hàn khoảng 20 mm để tránh chậm chạp.




Võ Chí Lợi                                                                trang 35
Bài 6: ĐAI DÂY VÀ KIỂM TRA
    1/. Đai dây
    Trước khi đai cứng định hình bộ dây quấn, phải hàn nối các đầu dây theo sơ đồ
mạch điện, dây đưa ra ngoài được nối với dây dẫn có bọc cách điện PVC hoặc cao su.
Các mối nối phải bọc ống gen cách điện cẩn thận và lót giấy cách điện để cách pha
trong bộ dây quấn.
    Dây đai là loại dây sợi cotton, có thể dùng như hình vẽ sau.

                                                      Dây đai cotton




             Hình 5.6: Đai dây cho các nhóm bối dây



   Sau khi đã uốn nắn định hình bộ dây quấn theo dự tính, hàn đấu dây giữa các nhóm
bối, hàn nối các đầu dây ra với dây dẫn mềm cách điện PVC hoặc ống gen cách điện.
Định vị nơi tập trung đưa ra hộp nối. Cuối cùng tiến hành đai bộ dây quấn và định
hình lần cuối để việc đưa dây ra dễ dàng và làm cho bộ dây quấn vững chắt.




                                                          Giấy cách điện




             Hình 5.7: Lót giấy cách điện pha




trang 36
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn



    2/. Kiểm tra nguội (kiểm tra thông mạch và chạm vỏ)
    Dùng VOM hoặc mêga ôm để kiểm tra nguội bằng cách đo điện trở đo kiểm các bộ
dây quấn (do thông mạch) và kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ (giới
thiệu thêm cách đo dùng VOM).
    a). Cách đo điện trở dùng mêga ôm.
    Mêga ôm dùng để đo điện trở lớn từ vài trăm kí lô ôm trởn lên, do đó khi thực hiện
đo điện trở bằng mêga ôm, ta tiến hành kẹp hai đầu đo của mêga ôm vào mỗi đầu dây
của từng cuộn riêng biệt để kiểm tra và quay tay quay theo chiều thuận (cùng chiều
kim đồng hồ) rồi đọc giá trị trên đồng hồ đo.




             Hình 5.8: đo thông mạch bằng mêga ôm



   b).Kiểm tra chạm vỏ động cơ
    Kẹp một đầu dây đo của mêga ôm vào thân stato, đầu đầu còn lại lần lượt vào một
đấu dây của mỗi cuộn dây để kiểm tra sự chạm vỏ.
   quay tay quay mêga ôm điều tay đồng thời đọc giá trị trên điện trở cách điện trên
mặt chỉ thị khi đang quay.
   Khi đọc giá trị thì điện trở phải lớn hơn hoặc bằng 1MΩ thì lúc đó mới bảo đảm sự
cách điện của cuộn dây với vỏ động cơ.




                    Hình 5.9: Kiểm tra độ cách điện của động cơ


Võ Chí Lợi                                                                trang 37
Chương VI:PHƯƠNG PHÁP TẨM SẤY ĐỘNG CƠ ĐIỆN


   Trong quá trình thực hành tính toán quấn lại dây mới đã qua các công đoạn: Quấn
dây, lồng dây vào rảnh, đai dây và vận hành thử cho động cơ hoạt động, muốn động
cơ điện đạt công suất định mức sau khi sửa chữa tẩm-sấy thật tốt mới đảm bảo chất
lượng và độ bền cần phải qua 3 công đoạn: Sấy chuẩn bị, tẩm sơn cách điện, sấy khô.

           1. Sấy chuẩn bị:
      Sau khi đã quấn và thử không tải, động cơ chạy tốt thì chuẩn bị tẩm sơn cách
   điện.
      Ta biết rằng trong quá trình quấn dây, hơi ẩm hoặc mồ hôi tay có thể xâm nhập
   vào dây, bìa cách điện,… nhất là các loại dây bọc sợi càng dễ hút ẩm, cho nên
   trước khi sơn tẩm phải qua công đoạn sấy chuẩn bị để hơi ẩm bay ra hết.
      Thời gian sấy từ (4h÷12h) tuỳ theo loại máy nhỏ hoặc lớn, nhiệt độ từ
   (1000C÷1100C).
           2. Tẩm sơn cách điện:
      Sơn cách điện là một hổn hợp các chất tạo màng sơn: Nhựa đường – bitum, dầu
   nhớt chuyên dùng cho máy điện,… với những dung môi hữu cơ.
      Khi sấy khô công đoạn tẩm sơn cách điện thể hiện theo 3 cách tẩm khác nhau:
              a.    Sơn tẩm:
           Để tẩm vào các cuộn dây của máy điện, thiết bị điện ta thường sử dụng 2
       loại sơn cấp A và cấp B:
           Sơn cách điện cấp A trong nước sản xuất nhiều là sơn gốc bitum có kí hiệu
       447 và 458, tuy chịu ẩm tốt nhưng kém chịu dầu, có màu đen.
           Ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm nên dùng loại sơn cách điện cấp B, sơn
       dầu gliptan, chất lượng tốt hơn. Hiện nay sửa chữa máy điện ở nước ta thường
       dùng sơn của Liên Xô cũ (Nga) hoặc 1154 của Trung Quốc có màu vàng sáng
       để tẩm dây máy điện, màng sơn chịu dầu. Sơn gliptan màu nâu sẫm do xí
       nghiệp quốc phòng sản xuất hiện có bán trên thị trường, công dụng củng như
       trên.
              b.    Sơn phủ:
           Sau khi đã sơn tẩm để tạo một lớp màng nhẵn, bóng tăng độ bền, tạo ra chất
      bảo vệ chống ẩm, chịu nhiệt độ, chịu dầu, chống mốc và hóa chất, chịu hồ
      quang do các cuộn dây hoặc chi tiết cách điện khác, người ta phải sơn phủ các
      loại sơn như thường dùng là loại của Liên Xô cũ “men dầu gliptan” có màu xám
      sấy ở nhiệt độ 1050C mới khô để sơn phủ cuộn dây máy điện.
              c.    Sơn dán:
           Để dán các loại mica hoặc giấy, vải cách điện với nhau, sơn các mặt ngoài
      và dán các lá thép kĩ thuật điện, ta dùng sơn dán.
           Trong 3 nhóm sơn cách điện ở trên thì sơn tẩm là quan trọng nhất đối với
      thợ sửa chữa điện. Ta biết rằng máy điện quấn bằng dây điện từ tráng men hoặc
      bọc sợi lót cách điện bằng bìa, nếu không tẩm sơn chỉ chịu được nhiệt dộ làm

trang 38
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn

      việc là 900C (cấp Y). Vẩn sử dụng dây và bìa như trên, nếu đem tẩm sơn cách
      điện và sấy tốt thì có thể chịu được nhiệt độ tới 1050C (cấp A).
          Như vậy, nhờ sơn tẩm mà cuộn dây tăng được tính chịu nhiệt. Sau khi tẩm,
      sơn sẽ bịt kín những lỗ nhỏ giữa các vòng dây ở trong máy, bịt kín các lỗ mao
      dẫn của vật liệu cách điện bằng xenluylô làm cho nó không thể hút ẩm, hút nước
      được nữa. Sơn tẩm làm tăng thêm sức chịu đựng điện áp và vật liệu cách điện,
      tăng thêm sức bền cơ học và chịu mài mòn, tăng thêm khả năng tản nhiệt làm
      cho máy bớt nóng,…
          Sấy chuẩn bị xong, lấy động cơ ra ngoài để cho nhiệt độ hạ xuống khoảng
      (65 C÷700C) rồi mới tẩm sơn vì nếu sơn ngay trong lúc máy còn nóng trên 700C
          0

      thì sơn thấm vào cuộn dây bốc hơi quá nhanh tạo thành một lớp màng mỏng bao
      kín bên ngoài, ngăn không cho sơn thấm sâu vào trong rảnh nữa. Ngược lại nếu
      nếu để nhiệt độ dưới 600C thì sơn củng không dủ sức thấm sâu vào trong các
      khe dây.
          Khi tẩm sơn, đem stato nhứng vào chậu sơn khoảng 5 phút đến khi không có
      bọt nổi lên là được. Nếu chỉ có ít sơn cách điện hoặc những động cơ lớn không
      thể nhúng cã động cơ vào được thì dùng biện pháp dội sơn: Dốc ngược động cơ
      lên, dội sơn vào hai đầu cuộn dây cho đến khi chảy thấm sang đầu kia, lật đi lật
      lại vài lần khi nào thấy sơn không thể ngấm vào trong nữa mới thôi. Sau đó để
      sơn nhỏ bớt đi mới cho vào lò tiếp tục sấy khô, không nên để bên ngoài quá ½
      giờ.
          3. Sấy cách điện:
       Sấy sao khi tẩm sơn là một giai đoạn rất quan trọng, phải đảm bảo sấy đúng
   nhiệt độ và thời gian quy định. Nếu không tuân thủ được hai điều kiện này thì sơn
   không khô tốt, cách điện của máy điện sẽ kém. Hiện tượng mặt ngoài khô, phía
   trong dây còn dính là hậu quả của quy trình sấy không đúng.
       Thông thường sấy ở nhiệt độ (1100C ÷ 1150C) thời gian sấy vào khoảng (6 giờ
   ÷ 24 giờ) tùy thuộc kí hiệu sơn và cở máy to hay nhỏ, kiểm tra độ cách điện ổn
   định trong khoảng (2 giờ ÷ 4 giờ), sờ tay vào màng sơn không còn dính mới coi là
   xong đợt nhất.
       Điều cần chú ý là tẩm lần đầu phải dùng sơn loãng, nếu sơn bị đặc thì dùng
   xăng hay dầu chuyên dụng để pha ra cho loãng, sơn mới chui hết vào các lỗ trong
   rãnh quấn dây thì mới đạt yêu cầu.
       Lúc bắt đầu sấy cần tăng nhiệt độ lên từ từ và sấy ở mức độ (600C ÷ 700C)
   trong (3 giờ ÷ 4 giờ), sau đó mới tăng lên (1100C ÷ 1150C) để tránh hiện tượng lớp
   sơn mặt ngoài khô nhanh tạo thành màng kín, cản trở lớp trong không khô hết
   dược.
       Công đoạn tẩm sơn lần thứ hai, dùng sơn đặc hơn, độ nhớt cao hơn để cho sơn
   nhét kín những lỗ hổng còn lại, động tác sơn sấy củng như lần trước.
       Trong điều kiện sửa chữa máy điện gia dụng nhỏ không có lò sấy thì có thể
   dùng bóng đèn (100W ÷ 200W) đặt trực tiếp vào stato (không để chạm vào dây
   quấn) rồi đậy kín lại, nhiệt độ trong thùng sấy đơn giản này vẩn phải đạt khoảng
   1100C và sau (10 giờ ÷ 20 giờ), thì dây quấn mới khô tốt được.


Võ Chí Lợi                                                                trang 39
a.    Cấu tạo lò sấy động cơ điện:
           Gồm hệ thống bóng đèn và bề mặt tol sáng bóng.


                                                                          Bóng đèn
                                                                          có tim




                                  Bề mặt tol
                                  Sáng bóng




                          Hình 6.1: Cấu tạo của là sấy động cơ đơn giản




              b.    Phương pháp sấy động cơ:
                  • Phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại:
              Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở, chủ yếu dựa vào khả
           năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng
           để tiếp xúc các bề mặt bên trong của phần lõi được sấy. Như thế chất cách
           điện được làm khô dần từ phía bên trong ra phía bên ngoài.
              Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khí được thắp sáng
           đỏ. Vì vậy, nguồn điẹn cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp hơn từ (20%
           đến 30%) điện áp định mức của đèn. Để tăng cường độ phản xạ nhiệt và
           phân phối điều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy,
           thông thường cứ m3 cần từ (2 kw đến 3 kw).
                  • Phương pháp sấy bằng dòng điện:
              Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn, làm cho dây quấn tỏa
           nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong
           làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện.
              Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng (15% đến 20%)
           điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn của một pha được mắc nối tiếp
           với nhau thành hình tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng
           dòng điện định mức. Cần trang bị một rơle bảo vệ để tránh dòng điện sấy
           vượt quá định mức, thời gian sấy ít nhất 10 giờ.




trang 40
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                  http://www.ebook.edu.vn

      Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng mêgaôm, ở nhiệt độ
   còn nóng (950C đến 1000C) điện trở cách điện của stato ít nhất phải lớn hơn 1
   mêgaôm.




                         Hình 6.2: Cách mắc mạch sấy bằng dòng điện




                   • Kiểm tra cách điện sau khi tẩm:
                Củng tiến hành theo cách kiểm tra nguội như phần trên xem lại độ cách
             điện đạt yêu cầu thì mới cho động cơ hoạt động.




Võ Chí Lợi                                                                trang 41
Chương VII: THÁO LẮP VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN


                               Bài 1:CÁCH THÁO LẮP

       Phưong pháp tháo, lắp động cơ điện được thực hiện theo trình tự sau:
    Quan sát tìm vị trí bulong, ốc vít, liên kết các phần trong máy điện.
    Quan sát , lựa chọn phương tiện kĩ thuật sao cho phù hợp để tháo động cơ (cây
    vặn vít, khóa, tube ống,.. kích cở phù hợp).
    Tháo động cơ phải thực hiện trình tự sau: (tháo từ ngoài vào trong)
 o Chuẩn bị sẳn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để đựng các bộ phận tháo.
 o Đánh dấu trên nắp máy và thân máy bằng đục sắt (đập nhẹ) để thuận tiện cho việc
   lắp ráp sau này.
 o Tháo nắp bảo vệ quạt gió.
 o Tháo các ốc bắt nắp động cơ.
 o Dùng hai cây vặn vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân stato.
 o Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi stato, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn
   vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi stato.
 o Lấy phần quay (trục, rôto) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stato.
 o Lấy các phần được tháo đựng vào thùng.
       1) Sau khi tháo xong động cơ, quan sát ta thấy động cơ gồm có các phần cơ bản
  sau:
                           1/ Rãnh stato.
                           2/ Dây quấn stato.
                           3/ Vỏ động cơ.
                           4/ Nắp động cơ.
                           5/ Rôto lồng sóc.
                           6/ Bạc đạn.
                           7/ Trục rôto động cơ.
Lưu ý
              Trước khi tháo phải làm dấu vị trí lắp ráp giữa nắp máy và thân máy.
  Trong khi tháo phải làm dấu vị trí các bulong, chốt chặn, các miếng đệm,… để khi
  ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó.
              Các bulong, đai ốc, ốc vít,… bị khô rỉ phải được bơm dầu chống rỉ và để
  vài phút trước khi tháo, nếu vội vàng sẽ gây hư hỏng các bulong, công việc sẽ trở
  nên phức tạp.
              Không được dùng đục sắt, búa sắt đập trực tiếp lên động cơ vì như thế sẽ
  làm vỏ máy bị nứt, bể hay biến dạng mag phải dùng búa nhựa hoặc thông qua đệm
  gỗ.




trang 42
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                         http://www.ebook.edu.vn

                           Bài 2:VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ MỘT PHA

     Qua quá trình tính toán và quấn lại toàn bộ động cơ, công đoạn cuối cùng là đấu
  dây để cho động cơ hoạt động theo chiều quay thì ta phải nắm được sơ đồ dấy quấn
  của từng loại để thuận tiện trong quá trình đấu, theo các sơ đồ sau:
          1) Sơ đồ quạt bàn dùng tụ khởi động ( Quạt bàn 3 số).
                                                    S ( star



                                          3

                                                                  CP ( Capacitor, Permanent )
                                              2



                    ~U                    1                               R (Run)
                                                  C (Common)


                     Hình 7.1: Sơ đồ đấu dây quạt bàn 5 dây

             2) Sơ đồ quạt trần dùng tụ khởi động (5 số).

                                               S ( star )




                                                               CP ( Capacitor, Permanent )

                               23 4
                           1          5

              ~U                                                      R (Run)
                                              C (Common)



                   Hình 7.2: Sơ đồ đấu dây quạt trần (5 số)




Võ Chí Lợi                                                                       trang 43
3) Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha:
              a. Dùng tụ thường trực:
                          S ( star )




                                           CP ( Capacitor, Permanent )




                                                   R (Run)

           ~U            C (Common)

                Hình 7.3: Đấu dây động cơ 1 pha dùng tụ thường trực

             b. Dùng tụ thường trực và tụ khởi động:
     Ở phần này bên cạnh tụ thường trực sẽ có thêm tụ khởi động để cho động cơ
  khởi động nhanh hơn, ta dùng cả hai tụ đấu song song với nhau và dùng phưong
  pháp ngắt điện ly tâm (ngắt điện tự động) bộ phận này được gắn ngay trong trục của
  động cơ được thể hiện theo hình vẽ sau:

                          Quả tạ
                                           Tấm cách điện              Tiếp điểm



                        Rôto


                                       Lò xo                 CP


                                                                  S

                           C
                                                                         R




              Hình 7.4: Ngắt điện ly tâm trong động cơ điện (công tắc ly tâm)


trang 44
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                   http://www.ebook.edu.vn

      Ngắt điện là bộ phận rất cần thiết cho động cơ không đồng bộ một pha ( có 2
  cuộn dây).
      Công dụng của các loại ngắt điện để ngăn không cho qua cuộn đề khi động cơ
  quay với tốc độ tương xứng (khoảng 2/3 tốc độ định mức của đông cơ).
      Hầu hết các động cơ này khi đã khởi động chỉ có một cuộn dây làm việc (dây
  lớn là dây làm việc, cuộn dây khởi động dây nhỏ sẽ ngừng làm việc, tác dụng của
  cuộn dây nhỏ là để cho động cơ khởi động phải trải qua hai nhiệm vụ sau:
            Nhiệm vụ 1: Phải đống mạch điện cho điện đi vào động cơ, cuộn dây
  khởi động làm cho động cở khởi sự quay, khi mạch điện đóng kín, 2 vít bạch kim
  phải nằm sát lại với nhau khi động cơ chưa quay.
            Nhiệm vụ 2: Phải mở mạch điện để ngắt dòng điện không cho dòng điện
  đi qua cuộn khởi động khi động cơ quay, mạch điện hở, 2 vít bạch kim phải tách rời
  nhau.
        Nếu thiếu một trong hai nhiệm vụ trên thì động cơ sẽ bị cháy, nếu mạch điện
  không đóng điện sẽ không di vào cuộn dây khởi động mà chỉ đi qua cuộn dây làm
  việc sẽ không làm cho động cơ quay đượcdo đó cuộn dây làm việc nóng lên và cháy
  máy ( trường hợp này sẽ tạo thành nhiệt năng) . Khi động cơ đã quay mà mạch điện
  không mở củng sẽ bị cháy vì các lí do sau:
        + Cuộn dây khởi động có số vòng dây ít không đủ sức để nó làm việc song
  song với cuộn dây làm việc.
        + Loại động cơ có ngắt điện ly tâm thì luôn luôn sử dụng bằng tụ điện để khởi
  động, mà tụ điện khởi động có sức chứa điện dung lớn hơn tụ điện thường trực, nó
  nạp điện vô nhiều và phóng điện mạnh, nên mỗi khi máy đã quay ma ngắt điện
  không mở sẽ mau cháy.           S ( star )




                                                       CP ( Capacitor, Permanent )




                               C (Common)                R (Run)
  ~U
      Hình 7.5: Sơ đồ đáu dây động cơ 1 pha dùng 2 tụ song song




Võ Chí Lợi                                                                 trang 45
Bài 3: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ 3 PHA

       1) Cách đấu dây động cơ 3 pha có 6 đầu dây:
       a. Trường hợp dấu tam giác ( ).
       Khi trên thẻ máy của động cơ 3pha có ghi điện áp định mức 2 cấp 22V/380V
 và động cơ được lắp đặt sử dụng với mạng điện 110V/220V 3 pha, thì động cơ được
 đấu dây tam giác cho phù hợp với điện áp thấp.

                                                     A   B   C
                       Ul

                                                     X   Y   Z

                                                 X       Y       Z




                                                 P1 P2 P3
                    Hình 7.6: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu tam giác

        b. Trường hợp đấu sao (Y)
        Nếu động cơ 3 pha trên được lắp đặt sử dụng với mạng điện 220V/380V 3
 pha thì động cơ được đấu dây theo cách đấu sao mới phù hợp với điện áp cao của
 mạng điện.
                                                     B               A   B   C
           P3
                                                                     X   Y   Z
                                                     X               X   Y   Z
                                             Y
                                   C             Z           A
            P2


           P1

            Hình 7.7: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu sao
Lưu ý:
     Động cơ ghi 127V/220V chỉ đấu sao và sử dụng với điện áp thấp 220V-3 pha.
     Động cơ ghi 380V/660V chỉ đấu tam giác để sử dụng mạng điện 220V/380V
  3 pha.


trang 46
ĐỘNG CƠ ĐIỆN                                                     http://www.ebook.edu.vn

               Bài 4: SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ 3 PHA Ở LƯỚI ĐIỆN 1 PHA

      Thông thường động cơ 3 pha có 6 đầu dây ra để sử dụng điện áp 380 Volt,
 nhưng thực tế với điện áp sử dụng gia đình thì ứng với 2 cấp điện áp 110V và 220V.
 Do vậy, ta có thể đấu động cơ 3 pha sử dụng lưới điện 1 pha bao gồm 4 đầu dây phục
 vụ cho pha chạy và 2 đầu dây phục vụ cho pha đề để đấu dây cho phù hợp bao gồm
 các cách đấu nối tiếp hoặc song song để có những điện áp theo thực tế có các cách
 đấu sau: Nhưng lưu ý khi sử dụng cách đấu này thì công suất giảm đi 1/3 lần so với
 công suất thực của động cơ 3 pha.
      Thực tế động cơ 3 pha có 3 cuộn dây và được bố trí các bối dây và 6 đầu dây
 được thể hiện như hình vẽ sau:

                           A    1     B    3    C    5




                           X    2     Y   4     Z    6


             Hình 7.8: Sơ đồ các bối dây và 6 đầu dây ra của động cơ 3 pha

        1. Đấu pha đề song hàng với ½ pha chạy với nguồn U=220 Volt.
        Muốn sử dụng nguồn điện 220V ta có các cách đấu sau: Ta lấy pha A nối tiếp
 với pha B, còn pha C dấu song saong với pha A hoặc có những cách mắc khác được
 thể hiện như hình vẽ:




Võ Chí Lợi                                                                   trang 47
Giao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điện
Giao trinh-động-cơ-điện

Contenu connexe

Tendances

Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxMan_Ebook
 
Giáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnGiáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnHoa Dai
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử líHong Phuoc Nguyen
 
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxhunhlhongthi
 
Bài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnBài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnMan_Ebook
 
Máy điện 1
Máy điện 1Máy điện 1
Máy điện 1hoan95
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfMan_Ebook
 
Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04thuongtnut
 
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdf
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdfGIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdf
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdfMan_Ebook
 
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều nataliej4
 
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Man_Ebook
 
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điện
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điệnĐồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điện
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điệnEvans Schoen
 
Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Vũ Quang
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuThanh Hoa
 

Tendances (20)

Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
 
Giáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điệnGiáo trình động cơ điện
Giáo trình động cơ điện
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
 
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
 
Bài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnBài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điện
 
Máy điện 1
Máy điện 1Máy điện 1
Máy điện 1
 
Đề tài: Thiết kế máy khoan tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế máy khoan tự động, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế máy khoan tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế máy khoan tự động, HAY, 9đ
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
 
Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04Quan day may_dien_04
Quan day may_dien_04
 
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdf
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdfGIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdf
GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN (IUH).pdf
 
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAYĐề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
 
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều
Thiết kế bộ nguồn 1 chiều cho tải động cơ điện 1 chiều
 
Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT
Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOTĐiều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT
Điều khiển PID mờ ổn định điện áp cho bộ nghịch lưu đa mức, HOT
 
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)Chuong 2   dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
Chuong 2 dieu khien toc do dong co mot chieu (slides 1-25)
 
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điện
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điệnĐồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điện
Đồ án Tổng hợp hệ thống truyền động điện
 
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng ArduinoĐề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PICĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
 
Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
 
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAYĐề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
 

Similaire à Giao trinh-động-cơ-điện

Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...
Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...
Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong boxuananh
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidXây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidMan_Ebook
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Man_Ebook
 
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA nataliej4
 
Dong co ba pha
Dong co ba phaDong co ba pha
Dong co ba phaDau Binh
 
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxMáy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxTrnVnTh3
 
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...tcoco3199
 
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcThiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcnataliej4
 
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Man_Ebook
 

Similaire à Giao trinh-động-cơ-điện (20)

Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đĐề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
Đề tài: Bộ điều chỉnh điện áp dòng điện xoay chiều 3 pha, 9đ
 
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOTBộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
Bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không tiếp điểm, HOT
 
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển ổn định tốc độ cho động cơ dị bộ, HAY
 
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên MatlabĐề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ trên trên Matlab
 
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOTĐề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
Đề tài: Hệ thống khởi động mềm của động cơ dị bộ lồng sóc, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...
Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...
Luận văn Thạc sĩ Thiết kế bộ điều chỉnh điện áp dòng xoay chiều 3 pha không t...
 
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.docXây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
Xây Dựng Hệ Thống Khởi Động Động Cơ Dị Bộ Lồng Sóc.doc
 
4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo4 c3 dong co khong dong bo
4 c3 dong co khong dong bo
 
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sócỨng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
Ứng dụng biến tần ACS355 cho khởi động động cơ ba pha lồng sóc
 
Luận văn: Tìm hiểu về động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Tìm hiểu về động cơ một chiều, HAYLuận văn: Tìm hiểu về động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Tìm hiểu về động cơ một chiều, HAY
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidXây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộĐề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
Đề tài: Bộ điều khiển tốc độ xe bám theo tín hiệu động cơ dị bộ
 
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA
Bài giảng ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA
 
Dong co ba pha
Dong co ba phaDong co ba pha
Dong co ba pha
 
Đề tài: Xây dựng mô hình hãm động năng động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Xây dựng mô hình hãm động năng động cơ dị bộ, HAYĐề tài: Xây dựng mô hình hãm động năng động cơ dị bộ, HAY
Đề tài: Xây dựng mô hình hãm động năng động cơ dị bộ, HAY
 
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptxMáy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
Máy Điện đồng bộ Nhóm 6.pptx
 
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...
Luận Văn Thiết Kế Bộ Điều Chỉnh Điện Áp Dòng Xoay Chiều 3 Pha Không Tiếp Điểm...
 
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dcThiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển ac dc điều chỉnh tốc độ động cơ dc
 
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
Thiết kế hệ truyền đông điện một chiều điều chỉnh tốc độ động cơ ứng dụng bộ ...
 

Plus de Nguyen Thoi

Plus de Nguyen Thoi (7)

Hinh11
Hinh11Hinh11
Hinh11
 
Hoahuuco12
Hoahuuco12Hoahuuco12
Hoahuuco12
 
Tthoa12
Tthoa12Tthoa12
Tthoa12
 
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12 Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
Kien thuc trong tam va gbt hoa 12
 
Bai tap hinh hoc12 cb
Bai tap hinh hoc12 cbBai tap hinh hoc12 cb
Bai tap hinh hoc12 cb
 
tram-bien-ap
tram-bien-aptram-bien-ap
tram-bien-ap
 
Tieu chuan chong set
Tieu chuan chong setTieu chuan chong set
Tieu chuan chong set
 

Dernier

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 

Giao trinh-động-cơ-điện

  • 1. Giáo trình ð ng cơ ñi n Chương I: Khái quát v ñ ng cơ ñi n Chương II: Các thông s cơ b n c a ñ ng cơ không ñ ng b rotor l ng sóc Chương III: Sơ ñ khai tri n dây qu n ñ ng cơ ñi n Chương IV: Tính toán s liêu dây qu n Chương V: K thu t cách ñi n và qu n dây Chương VI: Phương pháp t m s y ñ ng cơ ñi n Chương VII: Tháo l p và v n hành ñ ng cơ ñi n NG.X.T
  • 2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN I/. Khái niệm Động cơ điện không đồng bộ là loại động cơ xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của roto n ( tốc độ quay của máy ) khác với tốc độ quay của từ trường n1. Động cơ điện không đồng bộ có hai day quấn: Dây quấn stato ( sơ cấp ) nối với lưới điện, tần số không đổi f; dây quấn rôto ( thứ cấp ) được nối tắt lại hoặc khép kín qua điện trở; dòng điện trong dây quấn rôto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số không đổi phụ thuộc vào tốc độ của rôto ( nghĩa là phụ thuộc vào tải ở trên trục của máy). Củng như các loại động cơ điện quay khác, động cơ điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là có thể làm việc ở chế độ động cơ điện, củng như ở chế độ máy phát điện. Động cơ điện không đồng bộ so với các loại động cơ khác có cấu tạo và vận hành không phức tạp, giá thành rẻ, làm việc tin cậy nên được sử dụng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt, dưới đây ta chỉ xét động cơ không đồng bộ, động cơ có các loại: động cơ ba pha và một pha. - Động cơ điện không đồng bộ một pha có công suất nhỏ không quá vài ba kw trở xuống được dùng ở nguồn điện 2 dây. Ví dụ như bơm nước, máy mài hai đá… + Động cơ không đồng bộ một pha có vòng ngắn mạch ( công suất dưới 150w ). + Động cơ không đồng bộ một pha dùng tụ điện. - Động cơ điện không đồng bộ 3 pha có công suất lớn được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp v.v…Ví dụ như máy kéo, máy phát điện có công suất lớn… Các kiểu động cơ này đều dùng rôto lồng sóc. II/. Phân loại động cơ điện: ĐỘNG CƠ ĐIỆN (ĐCĐ) ĐCĐ 1 CHIỀU ĐC KĐB ĐC ĐB ĐC KÍCH TỪ ĐC KÍCH TỪ ĐC KĐB 1 ĐC KĐB 3 ĐC KIỂU ĐC DÙNG BẰNG ĐIỆN BẰNG NCVC PHA PHA PHẢN ỨNG NCVC ĐC ROTO DÂY ĐC ROTO ĐC ROTO ĐC ROTO LỒNG QUẤN LỒNG SÓC DÂY QUẤN SÓC ĐC VÒNG ĐC CÓ CUỘN CHẬP DÂY PHỤ ĐC KIỂU ĐIỆN ĐC MỞ MÁY DUNG BẰNG ĐIỆN TRỞ ........... trang 1
  • 3. Trong môn học này ta chỉ đi sâu vào loại động cơ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay đó là động cơ không đồng bộ 1 pha và 3 pha rôto lồng sóc. Bài 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ RÔTO LỒNG SÓC I/. Cấu tạo. Cơ cấu động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) tuỳ theo kiểu loại vỏ bọc kín hoặc hở, là do hệ thống làm mát bằng cánh quạt thông gió đặt ở bên trong hay bên ngoài động cơ. Nhìn chung ĐCKĐB có hai phần chính là phần tỉnh và phần quay. 1/. Phần tĩnh Phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn a). Lõi thép: Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 đén 0,5 mm, được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ rảnh để đặt dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại. b). Dây quấn: Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm (loại dây email) đặt trong các rảnh của lõi thép. Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi thép là vỏ máy được làm bằng nhôm hoặc gang dùng để giử chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt vào bệ máy, hai đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có ổ đở (hay còn gọi là bạc) dùng để đở trục quay của rôto. Móc treo Vòng ngắn mạch Chụp gió Cánh quạt Cuộn dây 10 2 3 6 Bạc đạn 8 11 4 5 1 7 9 Lắp Khung Rotor Hộp đấu nối Trục Hình 1.1: cấu tạo động cơ không đồng bộ trang 2
  • 4. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 2/. Phần quay. Hay còn gọi là rôto, gồm có lõi thép, dây quấn và trục máy. a). Lõi thép: Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dặp thành hình dĩa và ép chặt lại, trên mặt có các đường rãnh để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép được ghép chặt với trục quay và đặt trên hai ổ đở của stato. b). Dây quấn: Trên rôto có hai loại: rôto lồng sốc và rôto dây quấn. - Loại rôto dây quấn có dây quấn giống như stato, loại này có ưu điểm là môment quay lớn nhưng kết cấu phức tạp, giá thành tương đối cao. - Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại này rất khác với dây quấn của stato. Nó được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh của rôto, tạo thành các thanh nhôm và được nối ngắn mạch ở hai đầu và có đúc thêm các cánh quạt để làm mát bên trong khi rôto quay. a/ stato động cơ KĐB b/ rôto Hình 1.2: hình dạng rôto và stato Phần dây quấn được tạo từ các thanh nhôm và hai vòng ngắn mạch có hình dạng như một cái lồng nên gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên rôto thông thường được dập xiên với trục, nhằm cải thiện đặt tính mở máy và giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên rôto không liên tục. II/. Nguyên lý hoạt động. Muốn cho ĐC làm việc, stato của ĐC cần được cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ: f n = 60. (vòng/phút) p trong đó: f- là tần số của nguồn điện p- là số đôi cực của dây quấn stato Võ Chí Lợi trang 3
  • 5. Trong quá trình quay từ trường này sẽ quét qua các thanh dẩn của rôto, làm xuất hiện sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này tạo ra dòng điện trong các thanh dẩn của rôto. Các thanh dẩn có dòng điện lại nằm trong từ trường, nên sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ đặc vào các thanh dẩn. Tổng hợp các lực này sẽ tạo ra môment quay đối với trục rôto, làm cho rôto quay theo chiều của từ trường. Khi ĐC làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường (n1) ( tứclà n<n1). Thực vậy, nếu n=n1 thì rôto sẽ quay đồng bộ với từ trường, giữa từ trường và thanh dẩn rôto không còn chuyển động tương đối. Lúc đó sức điện động cảm ứng không hình thành, không có dòng điện trong các thanh dẩn do đó lực điện từ củng như môment quay điều bị triệt tiêu. Kết quả là rôto quay chậm lại nên luôn nhỏ hơn n1, vì thế động cơ được gọi là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường được goi là hệ số trược, ký hiệu là S và được tính bằng: n1 − n S= 100% n1 Thông thường hệ số trược vào khoảng 2% đến 10%. trang 4
  • 6. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Chương II: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ ROTOR LỒNG SÓC I/. Các thông số ghi trên nhãn của động cơ Thông thường trên tất cả các động cơ điện điều có ghi các thông số cơ bản sau; Công suất định mức Pđm (KW) hoặc (HP) Điện áp dây định mức Uđm (V) Dòng điện dây định mức Iđm (A) Tần số dòng điện f (Hz) Tốc độ quay rôto nđm (vòng / phút) hoặc (rpm) Hệ số công suất cos ϕ Loại động cơ 3 pha hoặc 1 pha Ngoài các thông số định mức trên bên cạnh đó có những loại động cơ còn có các thông số phụ như: hiệu suât (ηdm ); mả số vòng bi; cấp cách điện; trọng lượng động cơ;…. II/. Các thông số cơ bản của bộ dây quấn. Ở phần trước ta giới thiệu chung ĐCKĐB và đồng bộ, nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào thông qua đó ta xét thêm quan hệ các thông số của bộ dây quấn được dùng trong động cơ điện như sau: - Số cực của động cơ 2P. - Số đôi cực của động cơ P. - Bước từ cực τ (khoảng cách của hai cực từ kế tiếp nhau). - Tổng số rảnh trên stato Z. - Số cạnh dây phân bố cho mỗi pha trên mỗi khoảng của bước từ cực q. α d : Góc lệch pha giữa 2 rãnh kế tiếp nhau (tính theo đơn vị góc điện, lúc đó ta xem mỗi khoảng bước cực trải rộng trong khoomng gian tương ứng 180o điện). α hh : Góc lệch pha giữa 2 rãnh kế tiếp nhau (tính theo đơn vị góc hình học, lúc đó ta xem mỗi khoảng bước cực từ trải rộng trong không gian tương ứng 180o điện). α : Góc lệch pha giửa 2 pha kế tiếp nhau (tính theo đơn vị rãnh). y: Bước bối dây. (là khoảng cách giửa 2 cạnh tác dụng của 1 bối dây). III/. Một số khái niệm cơ bản của bộ dây quấn. 1/. Từ cực Được hình thành bởi một bối dây hay nhóm bối dây sau cho khi dòng điện đi qua sẻ tạo được các từ cực N, S xen kẻ kế tiếp nhau trong cùng các nhóm bối dây của 1 pha, số lượng từ cực N, S luôn là số chẳn. Z τ= (rãnh) 2p Võ Chí Lợi trang 5
  • 7. S τ = 1800 τ = 1800 N N τ = 1800 τ = 1800 S Hình 2.1: từ cực và cách đấu dây tạo từ cực xen kẻ. Ví dụ: Động cơ tốc độ 1500 vòng / phút có tổng số rãnh trên stato Z= 36 rãnh. Bước từ cực bằng: Z 36 τ= = = 9 (rãnh) 2p 4 Vậy tâm của từ cực N ở rãnh số 1 thì tâm của từ cực S kế tiếp ở rãnh số 10. 2/. Bối dây Là tập hợp nhiều vòng dây, được quấn nối tiếp với nhau và được bố trí trên stato với hình dạng đã định trước, thì đoạn nằm trong rãnh được gọi là cạnh dây, còn phần ở ngoài rãnh là đầu nối của hai cạnh tác dụng. Bước bối dây là khoảng cách giửa 2 cạnh dây và phần đầu nối đã được bố trí trên stato và được tính theo đơn vị rãnh. So sánh bước bối dây với bước từ cực ta có: - Bước đủ: y = τ - Bước ngắn: y < τ τ τ τ - Bước dài: y > τ N y S N y S N y S Bước bối dây đủ. Bước bối dây ngắn. Bước bối dây dài. Hình 2.2: Dây quấn bước đủ, bước ngắn, bước dài. trang 6
  • 8. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Trong khi thực hành, khi xây dựng sơ đồ dây quấn ta phải qui ước khi nhìn vào hình vẽ của trái Phải bối dây(hay nhóm bối dây) đầu nằm ở phía trái là đầu “đầu” đầu còn lại nằm ở phía phải là đầu “cuối”. 3/. Cạnh dây Là các cạnh tác dụng của bối dây được lồng vào rãnh. Mỗi bối dây có hai cạnh tác dụng khi cho dòng điện đi vào ở một đầu bối dây và đi ra Đầu đầu ở đầu còn lại, bước chuyển dịch dòng điện qua Đ Đầu cuối hai cạnh tác dụng của bối dây lúc đó ngược C chiều nhau. Hình 2.3: Qui ước cực tính bối dây Như vậy, khi bố trí trên sơ đồ hai cạnh tác dụng của cùng một bối dây phải bố trí trên hai khoảng cực từ lân cận khác nhau. Bước bối dây (bước dây quấn), là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng của cùng một bối dây. Nếu trên sơ đồ ta có đánh số thứ tự cho từng rãnh stato thì khoảng cách y có thể tính bằng hiệu số giữa hai số thứ tự của 2 rãnh đang chứa 2 cạnh tác dụng của bối dây đó. Vậy cạnh tác dụng thứ nhất được lồng vào rãnh 2 thì cách 8 rãnh sẽ lồng rãnh còn lại. Đầu nối bối dây là phần liên kết hai cạnh tác dụng của bối dây, tuỳ theo cách liên kết đầu nối ta có thể đổi được dạng dây quấn, nhưng không thay đổi vị trí rãnh đã phân pha dây quấn. Hay nói cách khác là đổi cách xây dựng sơ đò dây quấn các đàu nối của bối dây. 4/. Nhóm bối dây Trong một pha các nhóm bối dây được hình thành từ các bối dây và phụ thuộc vào dạng dây quấn đồng thời phụ thuộc vào số rãnh đã phân phối trên một pha trên mổi khoảng bước cực để từ đó bố trí các bối dây theo các rãnh nhất định. Tuỳ theo dạng dây quấn đồng khuôn hoặc đồng tâm, tập trung hay phân tán ta sẽ bố trí sơ đồ dây quấn khác nhau. a). Nhóm bối dây quấn đồng khuôn. Nhóm bối dây này có bước từ cực các bối dây điều bằng nhau nên chúng có cùng một khuôn định hình, các bối dây trong nhóm này củng được nối tiếp với nhau cùng chiều và được bố trí trên stato ở các rãnh kế cận để tạo thành các từ cực xen kẻ nhau. Võ Chí Lợi trang 7
  • 9. Thông thường các bối dây trong nhóm bối dây đồng khuôn điều là bước ngắn nên ít tốn dây và được bố trí gọn các đầu của các bối dây. Tuy nhiên, để đạt yêu cầu thì việc lắp các bộ dây quấn ở dạng này phải khó khăn hơn, tốn thời gian nhiều hơn so với dạng dây quấn đồng tâm. a/ b/ Hình 2.5: Nhóm bối dây đồng khuôn a/ Nhóm bối dây đồng khuôn b/ Khuôn định hình nhóm bối dây b). Nhóm bối dây đồng tâm. Nhóm bối dây đồng tâm được hình thành bởi nhiều bối dây có bước bối dây khác nhau và được mắc nối tiếp nhau theo cùng một chiều quấn. Các cạnh dây của mỗi bối chiếm các rãnh kế cận nhau để tạo a/ b/ thành cực. Hình 2.6: Nhóm bối dây đồng tâm Để tạo thành nhóm bối dây đồng tâm, a/. nhóm bối dây đồng tâm người ta quấn liên tiếp dây dẫn theo cùng b/. khuôn định hình nhóm bối dây một chiều quấn lên trên một bộ khuôn có kích thước khác nhau và đặt đồng tâm trên cùng một trực quấn. Ưu điểm của dây quấn này là dễ lắp đặt bối dây vào stato; tuy nhiên có khuyết điểm là các đầu bối dây chiếm chổ nhiều hơn so với cách mquấn khác. Dạng nhóm bối dây đồng tâm thường phổ biến trong dây quấn của động cơ một pha và động cơ 3 pha có công suất nhỏ. Chú ý: Trong quá trình thực hiện dây quấn đồng tâm thì bước bối dây phải theo trình tự từ nhỏ đến lớn nhưng khoảng cách giữa hai bối dây phải cách nhau ít nhất là 2 rãnh. 5/. Cuộn dây. Cuộn dây (còn gọi là 1 pha) là tập hợp nhiều nhóm bối dây được đấu lại với nhau và thông qua các cách đấu dây để hình thành các từ cực N, S xen kẻ nhau trong cùng một pha (các từ cực luôn là số chẳn). trang 8
  • 10. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 6/. Góc điện. Góc điện là đại lượng được tính theo thời gian, có đơn vị tính là độ điện, khác với độ hình học. τ = 1800 S τ = 1800 τ = 1800 S N N N τ = 1800 τ = 1800 τ = 1800 S Hình 2.7: Tương quan giữa góc điện và góc hình học Trong thực hành, để bố trí các nhóm bối dây trên stato ở vị trí chính xác trên mỗi khoảng của các bước từ cực trong cùng một pha hoặc hai pha kế tiếp nhau trên một bộ dây quấn nhất định trước hết ta tính góc lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp (tính theo góc điện) hoặc góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau (tính theo đơn vị rãnh). p.360 0 αd = (góc điện) Z Góc lệch pha giữa hai rãnh kế tiếp nhau tính theo độ hình học. 360 0 α hh = (góc hình học) Z Góc lệch pha giữa hai pha liên tiếp nhau tính theo đơn vị rãnh 00 α= (rãnh) αd 00 : góc lệch pha tính theo góc điện. α : Khoảng cánh lệch pha giửa hai pha tình theo số rãnh. VD: Động cơ có hai từ cực τ = 180 0 điện hay tương ứng với 1800 hình học. Nếu động cơ có 4 từ cực thì bước từ cực τ = 180 0 điện chỉ tương ứng với 900 hình học. Tương ứng nếu động cơ có càng nhiều từ cực thì bước từ cực được tính theo độ hình học càng ít đi. Võ Chí Lợi trang 9
  • 11. Chương III: SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ ĐIỆN Bài 1: PHƯƠNG PHÁP ĐẤU DÂY CHO CÁC NHÓM BỐI DÂY TRONG MỘT PHA Khi thiết lập sơ đồ dây quấn trên động cơ 3 pha hoặc 1 pha, của các nhóm dây có thể dấu với nhau tạo thành một pha hoàn chỉnh với các từ cực thật hoặc từ cực giả tuỳ theo sự bố trí các nhóm bối dây nên ta có các cách đấu như sau: I/. Đấu dây các nhóm bối dây tạo từ cực thật. Trong cách đáu này, các nhóm bối dây trong cùng một pha được bố trí sát nhau và được nối dây giữa các nhóm, sau cho dong điện qua các nhóm tạo thành các từ cực N, S xen kẻ nhau. Đặc điểm cách đấu này có số nhóm bbói trong một pha bằng số từ cực; khi đấu dây có thể áp dụng quy tắc “Cuối – Cuối” hoặc “Đầu – Đầu”. S N S N Đ C Đ C Đ C Đ C A X Hình 3.1: Đấu dây tạo từ cực thật II/. Đấu dây các nhóm bối tạo từ cực giả. N N 2P = 4 S S Khi muốn đấu dây tạo từ các cực giả cùng dấu hay còn goi là cách đấu dây tạo từ cực giả thì buộc phải bố trí các nhóm bối trong cùng một pha phải cách xa nhau ít nhất một rãnh trống. Khi đấu dây phải áp dụng quy tắc “Đầu – Cuối” hoặc “Cuối – Đầu” trang 10
  • 12. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn bằng cách nối các nhóm này với đàu các nhóm kế tiếp, như thế mới tạo được các từ cực cùng dấu. Đặc điểm của cách đáu này, có số nhóm bối trong cùng một pha bằng ½ số từ cực, cách đấu này áp dụng khi 2p = 2. Từ cơ sở đó ta có khái niệm mới về từ cực. “Nếu một hoặc nhiều rãnh có chứa những dây dẩn mà có cùng một chiều dòng điện thì chúng hình thành 1 từ cực”. do đó có thể nối tiếp các cạnh dây lại theo một trật tự nào đó, sau cho thoả mản điều kiện khi dòng điện đi qua chúng có cùng một chiều. Như thế nghĩa là một pha hình thành ít nhất một cặp từ cực. Hình 3.3: Mô hình dây quấn tạo từ cực của động cơ điện Hình 3.4: Mô hình dây quấn tạo từ cực của động cơ điện Lưu ý: ⊕ : Chỉ chiều dòng điện đi vào cạnh dây. : Chỉ chiều dòng điện đi ra cạnh dây. Trong quá trình đấu dây các nhóm bối dây trong một pha ở trường hợp q nguyên ta áp dụng theo qui tắc sau: - Khi tổng số nhóm bối dây trong một pha bằng số đôi cực P ta áp dụng đấu cực giả. - Khi tổng số nhóm bối dây trong một pha bằng số cực 2P ta áp dụng đấu cực thật. Võ Chí Lợi trang 11
  • 13. Bài 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN DÂY QUẤN Phương pháp xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn một lớp của động cơ được thể hiện theo trình tự các bước sau: Bước 1 : Xác định tổng số rãnh của lõi thép stato, (kí hiệu: Z) từ đó ta kẻ các đoạn thẳng song song cách đều ứng với số rãnh stato, sau đó đánh số thứ tự từ 1 đến Z. Bước 2 : Tính bước cực và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stato. Z τ= (rãnh) 2p Bước 3 : Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ. τ q = (rãnh) m Trong đó: m: số pha, trường hợp động cơ 1 pha thì lấy m = 2. Ta thấy trong tất cả các sơ đồ dây quấn đồng khuôn đơn giản có bước bối dây là bước đủ thì y = τ . Bước 4 : Phân bố số rãnh stato cho từng pha dây quấn, căn cứ theo các giá trị τ và q vừa tìm được, sau đó căn cứ vào trị số q ta chia các rãnh trên mỗi bước cực cho các pha. Bước 5: Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh. Z α= (rãnh) 3. p Căn cứ vào góc lệch pha, xác định các đầu ra của các pha theo trình tự sơ đồ trên mồi khoảng của bước cực. Bước 6 : Xây dựng sơ đồ khai triển cho mỗi pha dây quấn, ta thực hiện các công đoạn sau: - Vẽ sơ đồ khai triển từng nhóm bối dây cho một pha tương ứng với q đã tính. - Các nhóm bối dây được hình thành bằng cách liên kết các cạnh của các bối dây của một pha ở hai bước cực kế tiếp nhau theo các kiểu đồng khuôn, đồng tâm, tập trung hay phân tán v.v... - Nối dây giữa các nhóm bối dây trong cùng một pha sao cho khi dòng điện chạy trong nhóm bối dây của các từ cực đúng bằng số cực của động cơ. - Khi đã hoàn chỉnh một pha ta định đầu và cuối cho các pha nầy (trong lý thuyết thường ký hiệu đầu cho mỗi pha bằng ký tự: A; B; C và cuối cho mỗi pha bằng ký tự X; Y; Z. Như vậy 3 pha ta có được là: A – X; B – Y; C – Z. Bước 7 : Cách vẽ các pha còn lại cũng tương tự như pha ban đầu. trang 12
  • 14. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Ví dụ áp dụng Cho stato của một động cơ không đồng bộ ba pha có 24 rãnh, số cực cần thực hiện 2p = 4 cực. Hãy xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn bước đủ, đồng khuôn, tập trung 1 lớp đơn giản, 3 pha lệch nhau 1200 điện. Bước 1 : Tổng số rãnh Z = 24; 2p = 4. ta kẻ các đoạn thẳng song song cách đều ứng với số rãnh stato như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 Bước 2 : Tính bước cực và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stato. Z 24 τ= = =6 (rãnh) 2p 4 τ 1 τ2 τ 3 τ 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 Bước 3 : Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ. τ 6 q = = = 2 rãnh m 3 Ta thấy trong tất cả các sơ đồ dây quấn đồng khuôn đơn giản có bước bối dây là bước đủ, thì y = τ = 6 rãnh và số cạnh dây quấn trên một bước cực của mỗi pha là 2 rãnh, Hay qA = qB = qC = 2 rãnh. Bước 4 : Phân bố số rãnh stato cho từng pha dây quấn, căn cứ theo các giá trị τ và q vừa tìm được, sau đó căn cứ vào trị số q ta chia các rãnh chứa trên mỗi bước cực cho các pha. Võ Chí Lợi trang 13
  • 15. Bước 5: Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh. Z 24 α= = = 4 rãnh 3. p 3.2 Sau khi tính ra ta thấy hai pha kế tiếp nhau cách nhau 4 rãnh, được biểu diễn như sau (pha thứ nhất vào rãnh 1 đầu tiên, pha thứ 2 sẽ vào rãnh số 5, pha thứ 3 sẽ vào rãnh số 9) τ 1 τ2 τ 3 τ 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 qA qC qB qA qC qB qA qC qB qA qC Bước 6 : Xây dựng sơ đồ khai triển cho một pha dây quấn, ta thực hiện các công đoạn sau: - Vẽ sơ đồ khai triển từng nhóm bối dây cho một pha tương ứng với q đã tính. τ 1 τ2 τ 3 τ 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 A1 X1 A2 X2 - Khi đã hoàn chỉnh một pha ta định đầu và cuối cho các pha nầy (trong lý thuyết thường ký hiệu đầu cho mỗi pha bằng ký tự: A; B; C và cuối cho mỗi pha bằng ký tự X; Y; Z. Như vậy 3 pha ta có được là: A – X; B – Y; C – Z. trang 14
  • 16. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bước 7 : Trình tự vẽ hai pha còn lại thực hiện như pha ban đầu: - Vẽ pha thứ hai. τ 1 τ2 τ 3 τ 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 A B X Y - Vẽ pha thứ ba. τ 1 τ 2 τ 3 τ 4 a b a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 1 2 1 2 A Z B C X Y Võ Chí Lợi trang 15
  • 17. Bài 3: MỘT SỐ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN THÔNG DỤNG I/. Dây quấn 3 pha: Ở đây ta chỉ giới thiệu các kiểu dây quấn cơ bản sau: - Dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp. - Dây quấn đồng tâm tập trung 1 lớp. - Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng. 1/. Dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp ( với Z = 24; 2p = 4) 2 2 1 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 a a b b A Z B C X Y Hình 3.11: Sơ đồ khai triển dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp(3 pha lệch nhau1200). 2 2 1 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 a a b b 1 1 A Y B Z C X Hình 3.12: Sơ đồ khai triển dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp (3 pha lệch nhau 2400). trang 16
  • 18. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 2/. Dây quấn đồng tâm xếp lớp: (với Z= 24; 2p = 4). 2 2 1 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 b b a a A Z C X Y B Hình 3.13: Sơ đồ khai triển dây quấn dạng đồng tâm xếp lớp (3 pha lệch nhau 1200).. 3/. Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng: (với Z = 24; 2p = 4) 1 1 2 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 b b a a A Z B C X Y Sơ đồ khai triển dây quấn dạng đồng tâm 2 mặt phẳng (3 pha lệch nhau 1200).. II/. Sơ đồ dây quấn 1 pha. 1/. Sơ đồ quạt bàn. Sơ đồ dây quấn đông khuôn 2 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 1 1 A X a B Y a Hình 3.15: Sơ đồ dây quấn quạt bàn. (Z = 16; 2p = 4). Võ Chí Lợi trang 17
  • 19. 2/. Sơ đồ quạt trần Trong quá trình quấn dây của quạt trần bao gồm hai phần chính gồm cuộn chạy và cuộn đề sẽ tách rời nhau do đó ta sẽ vẽ riêng từng cuộn và chia điều các rãnh với nhau. a). Cuộn chạy. 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 A X Hình 3.16: Sơ đồ cuộn chạy dây quấn quạt trần. (Z = 16; 2p = 8). b). Cuộn đề. 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 A X Hình 3.17: Sơ đồ cuộn đề dây quấn quạt trần. (Z = 16; 2p = 8). 3/. Sơ đồ động cơ không đồng bộ 1 pha. (Z =24; 2p = 2; QA = 8; QB = 4) a a b b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 201 2 3 4 c c d d A B X Y 1 1 Hình 3.18: Sơ đồ động cơ 1 pha (Z = 24; 2P = 2). trang 18
  • 20. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 4/. Sơ đồ động cơ không đồng bộ 1 pha. (Z =24; 2p = 2; QA = QB = 10) a a b b c c d d 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 4 a1 a1 b1 b1 c1 c1 d1 d1 1 1 A B X Y Hình 3.19: Sơ đồ động cơ 1 pha (Z = 24; 2P = 2). Võ Chí Lợi trang 19
  • 21. Chương IV: TÍNH TOÁN SỐ LIÊU DÂY QUẤN Bài 1: TÍNH TOÁN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ MỘT PHA Trong phần này chỉ hướng dẩn cơ sở để tính toán số liệu dây quấn của động cơ một pha một cách khái quát. Vì động cơ có công suất nhỏ được thiết kế chỉ chịu tác dụng tải trọng nhỏ nên ta có thể tính toán số liệu dây quấn động cơ 1 pha như sau. Bước 1: Xác định số cực từ Dt 2 p = (0,4 ÷ 0,5). bg Sau khi tính toán xong ta lấy tròn mà chọn phải lớn hơn số liệu đã tính nhưng số từ cực luôn là số chẳn. Trong đó: Dt – Đường kính trong của stato (cm). bg- Bề dày gông lỏi thép stato. Bước 2: Xác định tốc độ quay của động cơ. 60. f n= (vòng/phút). p Trong đó: f – tần số (Hz). P – số đôi cực động cơ. Bước 3: Tính bước từ cực: π .Dt τ= (cm). 2p Bước 4: Từ thông ở mỗi cực: (Wb) Φ = 0, 64.τ .L.Bδ .10−4 Trong đó: L – chiều dài của stato (cm). 2 Bδ - Mật độ từ (Wb/m ). Tra bảng 4.1 Bảng 4.1: 2 Loại ĐC 1 Bδ Loại quạt Bδ (Wb/m ) pha (Wb/m2) Quạt trần có tụ 0,45 2p = 2 0,65 Quạt bàn có tụ 0,5 2p ≥ 4 0,7 Quạt bàn nhật 0,6 Bước 5: Tính số vòng dây cuộn chạy: K E .U dm NA = (vòng/pha). 4, 44. f .Φ.K dq Trong đó: Kdq – hệ số dây quấn. Udm – Điện áp định mức cho mỗi pha. Φ - từ thông ở mỗi cực từ. KE – Hệ số điện áp giáng (tỉ số giửa điện áp nguồn nhập vào mỗi pha dây quấn so với sức điện động cảm ứng trên bộ dây quấn mỗi pha).Tra bảng 4.2. trang 20
  • 22. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bảng 4.2: Loại động cơ Hệ số KE Động cơ 1 pha và 3 pha 0,75 Quạt có tụ điện 0,8 Bước 6: Số vòng dây mỗi bối của cuộn chạy: NA Na = (vòng/bối) QA Trong đó: QA – Tổng số bối dây của cuộn chạy. Bước 7: Tiết diện dây cuộn chạy: Trong quá trình xác định tiết diện của một pha thì ta phải xác định tiết diện của rãnh Sr và số vòng dây dẩn NC chứa trong mỗi rãnh. Tuỳ theo tiết diện rãnh ta có thể tính theo hai diện tích rãnh như sau: - Đối với rãnh hình thang tiết diện rãnh được tính như sau: 1 S r = .h.(d1 + d 2 ) (mm2). 2 Trong đó: h - Chiều cao của rãnh. d1 - Đáy bé hình thang. d2 - Đáy lớn hình thang. - Đối với rãnh quả lê (hay oval) tiết diện được tính như sau: d1 + d 2 d π .d 2 Sr = ( )(h − 2 ) + (mm2) 2 2 8 Đối với rãnh quả lê (oval) ta lấy d = d2. * Từ đó tính tiết diện dây như sau: f r .S r S A( cd ) = (mm2). Na Trong đó: fr – là hệ số lợi dụng rãnh được chọn 0,45. * Từ đây sẽ tính ra đường kính dây: d A = 1,13. S A (mm). Bước 8: Kiểm tra hệ số lắp đầy Kld: 2 N a .d cd K ld = ≤ 0,75 S r .0,8 Nếu tính ra nhỏ hơn 0,75 thoả mãn điều kiện thì tính tiếp theo các bước sau, còn không thì phải tính lại. Trong đó: dcd – đường kính dây dẩn kể cả lớp cách điện. NA –Tổng số dây dẩn trong mỗi rãnh. Bước 9: Tính số vòng dây của cuộn đề: Đối với ĐC khởi động với pha phụ (không có tụ). Số vòng dây của pha đề được xác định. NB = 0,5. NA (vòng/pha) Võ Chí Lợi trang 21
  • 23. Đối với ĐC khởi động với tụ hoá: Số vòng dây của pha đề được xác định. NB = 0,6. NA (vòng/pha). Đối với ĐC vận hành với tụ dầu thường trực: Số vòng dây của pha đề được xác định. NB = 0,5. NA (vòng/pha). Tính số vòng dây mỗi bối cuộn đề: NB Nb = QB Trong đó: QB –Tổng số bối dây cuộn đề. Bước 10: tiết diện dây cuộn đề: SB = 0,6 . SA (mm2). Bước 11: Tính đường kính dây cuộn đề: dB = 0,65 . dA (mm). Bước 12: Xác định dòng điện Ip cho phép trong 1 pha được xác định như sau: Bảng 4.3: Công suất động cơ Kiểu động cơ 1 ÷ 10 KW 10 ÷ 50 KW 50 ÷ 100 KW Động cơ kiểu hở, thông gió bên 6(A/mm2) 6,5(A/mm2) 5,5(A/mm2) trong. Động cơ kiểu kín, thổi gió ngoài 5(A/mm2) 5(A/mm2) 4,5(A/mm2) Ip = J . SA (A). Bước 13: Tính công suất định mức động cơ, áp dụng công thức. P =UP.IP.η.Cosϕ dm Trong đó: Up: Điện áp định mức pha (V). Ip: Dòng điện định mức pha (A) Hiệu suất η có thể chọ từ: 0,85 Bước 14: Chọn tụ làm việc cho động cơ: (theo kinh nghiệm). Theo nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ thì tụ điện chiếm phần quan trọng trong quá trình khởi động và thường dùng tụ điện cho động cơ là tụ điện giấy dầu thường tính bằng Fara nhưng hiện tại trên thị trường không có tụ 1 Fara nên ta có thể dùng ước của Fara có ký hiệu là: McroFara ( μF ) và cũng có thể dùng tụ hoá. Điện dung của tụ được tính theo công thức sau: 2000.I C= (μ F ) U .cosϕ Trong đó: C - Tính bằng Micrôfara ( μ F ) U – Điện áp định mức (V) I – dòng điện định mức (A) cosϕ - Hệ số công suất được chọn bằng 0,75 trang 22
  • 24. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bài tập 1: Cho động cơ 1 pha làm việc với tụ thường trực có các số liệu sau: Dt=7cm; bg=18mm; L=10cm; Kdq=0,96; Cosϕ = 0, 75 ; fr=0,45; Bδ =0,65Wb/m2; KE=0,75; η = 0,85 ; J=5A/mm2. Biết động cơ có rãnh hình thang d1=7mm; d2=10mm; h=15mm; QA=8; QB=4.Tính số liệu dây quấn, chon tụ làm việc và công suất định mức khi động cơ làm việc với nguồn điện 220V – 50Hz. Bài tập2: Cho động cơ 1 pha làm việc với tụ thường trực có các số liệu sau: Dt=6cm; bg=16mm; L=8cm; Kdq=0,96; Cosϕ = 0, 75 ; fr=0,45; Bδ =0,65Wb/m2; KE=0,75; η = 0,85 ; J=5A/mm2. Biết động cơ có rãnh hình quả lê có d1=7mm; d2=10mm; h=15mm; QA=QB=6.Tính số liệu dây quấn, chon tụ làm việc và công suất định mức khi động cơ làm việc với nguồn điện 220V – 50Hz. Võ Chí Lợi trang 23
  • 25. Bài 2: TÍNH TOÁN DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ BA PHA Việc tính toán dây quấn của động cơ 3 pha rất dễ dàng hơn so với cách tính toán dây quấn của động cơ 1 pha vì ở đây ta chỉ tính cho một pha còn các pha còn lại thì lấy như pha đã được tính, các số liệu được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định số cực từ Dt 2 p = (0,4 ÷ 0,5). bg Sau khi tính toán xong ta lấy tròn mà chọn phải lớn hơn số liệu đã tính nhưng số từ cực luôn là số chẳn. Bước 2: Xác định tốc độ quay của động cơ. 60. f n= (vòng/phút). p Trong đó: f – tần số (Hz). P – số đôi cực động cơ. Bước 3: Tính bước từ cực: π .Dt τ= (cm). 2p Bước 4: Từ thông ở mỗi cực: Φ = 0, 64.τ .L.Bδ .10−4 (Wb) Bước 5: Tính số vòng dây của 1 pha: K E .U dm Np = (vòng/pha). 4, 44. f .Φ.K dq Trong đó: Kdq – hệ số dây quấn. Udm – Điện áp định mức của 1 pha. KE – Hệ số điện áp ta chọn 0,75 Bước 6: Số vòng dây của mỗi bối của một pha. Tính vòng dây mỗi cuộn và số dây dẫn trong rãnh. Biết tổng số vòng/pha thì dễ dàng xác định số vòng dây phân bố cho mỗi bối (bối/pha) tuỳ theo dạng dây quấn và cách đấu dây tạo từ cực, số dây dẫn trong mỗi rãnh được xác định. Np Đối với dây quấn 1 lớp: N p = (vòng/bối) QA N Đối với dây quấn 2lớp: N p = 2. p (vòng/bối) QA trang 24
  • 26. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bước 7: Tiết diện rãnh Sr - Đối với rãnh hình thang tiết diện rãnh được tính như sau: 1 S r = .h.(d1 + d 2 ) (mm2). 2 Trong đó: h - Chiều cao của rãnh. d1 - Đáy bé hình thang. d2 - Đáy lớn hình thang. - Đối với rãnh quả lê (hay oval) tiết diện được tính như sau: d1 + d 2 d 2 π .d 2 2 Sr = ( )(h − ) + (mm2) 2 2 8 Bước 8: Tiết diện dây dẩn Sd f r .Sr Sd = (mm2). Nb Trong đó: fr – là hệ số lợi dụng rãnh được chọn 0,45. Từ đây sẽ tính ra đường kính dây: d d = 1,13. S d (mm). Bước 9 Kiểm tra hệ số lắp đầy Kld: 2 N b .d d K ld = ≤ 0, 75 Sr .0,8 Nếu tính ra nhỏ hơn 0,75 thoả mãn điều kiện thì tính tiếp theo các bước sau, còn không thì phải tính lại. Bước 10: Xác định dòng điện Ip cho phép trong cuộn pha. Tuỳ theo dạy động cơ kiểu kín hoặc hở và cách thông gió giải nhiệt mà ta chọn mật độ dòng J để xác định dòng điện cho phép trong mỗi cuộn pha như sau: Ip=J.Sd (A) Bước 11 Tính công suất định mức động cơ, áp dụng công thức. P = 3.UP.IP.η.Cosϕ dm Chọn Cosϕ với 2p=2 - Cosϕ 0,75 2p=2 - Cosϕ 0,75 Võ Chí Lợi trang 25
  • 27. Chương V: KỸ THUẬT CÁCH ĐIỆN VÀ QUẤN DÂY Bài 1: PHƯƠNG PHÁP CÁCH ĐIỆN RÃNH VÀ CÁCH ĐIỆN PHA 1/. Các loại giấy cách điện dùng trong máy điện. - Giấy PRESSPAHN - Giấy LAERTHOID - Giấy AMIĂNG - Giấy MICA - Giấy SILICON - VERNI 2/. Phương pháp cách điện rãnh của động cơ. Cách điện rãnh nhằm mục đích cách điện giữa cuộn dây cới stato để tránh chạm masse. Giấy cách điện phải có dạng của rãnh để ôm sát vào rãnh, tăng hệ số lắp đầy dây (Kid) Khi lót cách điện rãnh cho các động cơ có công suất nhỏ dưới 1HP, có thể chọn giấy dày 0,2 mm, nếu động cơ lớn hơn cấp cách điện A (liệt kê ở phần sau), thì chọn bề dày giấy từ (0,35mm - 0,4mm). Đối với động cơ có công suất lớn, nên tăng cường thêm 1 lớp giấy phim hoặc mica,… Tuỳ theo cấp cách điện, để tăng cường độ bền về cơ, nên gấp mí ở đầu miệng rãnh, tránh giấy cách điện bị rách trong lúc uốn nắn dây. - Đô ướm giấy theo kích thước của rãnh và định hình cắt giấy lót theo số rãnh. - Gấp giấy cách điện theo hình vẽ của ránh, gấp hàng loạt đủ số rãnh đã quy định. - Phần đầu gấp phải luôn luôn nằm ngoài lõi thép. - Độ cao phải ngang miệng rãnh. l/2 Đường gấp l l L’ L Chiều dài rãnh stato (2,5 – 5) Hình 5.1: Giấy cách điện rãnh trang 26
  • 28. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 3/. Cách điện pha. Giấy lót cách điện giữa 2 pha kế tiếp nhau. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20 1 2 3 A Z B C Hình 5.2: Lót giấy cách điện giửa các pha Võ Chí Lợi trang 27
  • 29. Bài 2: CÁNH LÀM KHUÔN VÀ TÍNH CHU VI KHUÔN Trong công việc quấn dây máy điện thì kích thước của khuôn quấn dây giữ phần quyết định đến công việc lồng dây vào stato. Khuôn làm đúng, lồng vào rãnh dễ, nhanh đảm bảo chất lượng. Khuôn làm dài hoặc rộng hơn tiêu chuẩn, vừa tốn dây, dễ bị chạm vỏ, nắp, dây chạm masse. Nếu khuôn ngắn hoặc hẹp quá thì khó khăn lồng giữa các bối dây lớp sau vào rãnh, bộ dây cũng dễ bị chạm masse và không đút roto vào stato được. Do đó để chuẩn bị cho công tác làm khuôn ta nên dùng các công cụ cầm tay như: Cưa, đục, khoan tay,…Thông thường ta sử dụng khuôn làm bằng gỗ, làm khuôn gồm hai phần: - Phần khuôn. - Phần kẹp để kẹp khuôn. Sau đây là hình dáng của một loại khuôn kẹp thông dụng được sử dụng được sử dụng trong việc thực hiện quấn dây máy điện. Chiều dày của khuôn khuôn Kẹp để kẹp khuôn Hình 5.3: Sơ đồ khuôn và kẹp khuôn 1/. Phương pháp tính chu vi khuôn. Muốn xác định chu vi khuôn, đầu tiên ta xác định hệ số K1, bề dài phần đầu của mối dây, tính toán khoảng cách giữa hai rãnh liên tiếp. Đầu nối Cạnh tác dụng KL ’ y L L Hình 5.4: Tính chu vi khuôn quấn trang 28
  • 30. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Hệ số KLđược xác định như sau: π .γ .( Dt + hr ) KL = Z 2p γ Trong đó: KL: Chiều dài phần đầu nối giữa 02 rãnh kế nhau (mm). 2 1,3 γ : Là hệ số giản dài của phần đầu nối (thay đổi theo 2p). 4 1,35 hr : Là chiều cao của rãnh tính đến đỉnh răng (mm) Dt : Đường kính trong của stato (mm) 6 1,5 Z : Tổng số rãnh stato. ≥8 1,7 Vậy, ta có chu vi khuôn quấn dây được tính theo công thức sau: CV = 2.( KL.y + L’ ) Với: L’ = (L + 10) mm Trong đó: L: Là chiều dài của lõi thép kể cả rãnh thông gió hướng kín. L’: Chiều dài cạnh tác dụng lồng vào rãnh, có tính thêm phần cách điện lót dư ở hai phía. y: Bước bối dây. Ví dụ: Cho một động cơ 3 pha loại nội địa Nhật Bản có lý lịch như sau: Đường kính trong Dt = 80 mm, bề dày lõi thép L = 65 mm, chiều cao của rãnh 14 mm, số từ cực 2p = 4; tổng số rãnh Z = 36. Tính chu vi khuôn khi y = 8, y = 7. Giải: Tính bề dài đầu nối giữa hai rãnh liên tiếp Trong đó: γ = 1,35 ứng với 2p = 4 π .γ . ( Dt + ht ) π .1,35.(80 + 14) KL = = = 11, 07 (mm) Z 36 Xác định chu vi khuôn như sau: Ta có: L=(L+10)mm = 65+10 = 75 (mm) * Ứng với y = 8; CV8 = 2.(KL.y +) = 325,12 (mm) Chọn CV8 = 32 (cm). * Ứng với y = 7; CV7 = 2.(11,07+75) = 303,91 (mm) Chọn CV7 = 30 (cm). 2/. Kỹ thuật làm khuôn đơn giản Cách làm khuôn đơn giản nhất là lấy một đoạn dây đồng cỡ từ (0,5 mm đến 1 mm đặt gá vào lòng trong của stato, theo đường kính của bói dây để làm chuẩn và theo đó mà đo kích thước. - Chiều dài khuôn L. - Chiều rộng khuôn N. - Chiều dày khuôn D thường lấy thấp hơn chiều cao của rãnh khoảng 3 mm. Nếu động cơ không còn sô bối dây mẫu cũ thì đo kích thước stato để làm khuôn theo kinh nghiệm sau. - Chiều dài khuôn: L= (1+15) mm Võ Chí Lợi trang 29
  • 31. - Chiều dài ngang khuôn: N = (n+3) mm - Chiều dài khuôn: D = (d-3)mm. Trong đó: L: Chiều dài lõi thép. N: Là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 rãnh hạ dây. D: Chiều sâu của rãnh. Khi đã chọn quy cách khuôn hợp lý thì lấy một miếng gỗ thông bằng chiều dày D, cưa chiều dài L và chiều ngang N đúng kích thước, ở giữa khoan một lỗ để bắt trục (khoan đúng tâm) của máy quấn dây. Đi đôi với khuôn phải có phần kẹp để kẹp khuôn để giữ khi quấn dây. Phần kẹp có chiều ngang lớn hơn 2cm; kích thước chiều dài rộng hơn khuôn khoảng 20mm; 4 cạnh cưa 4 rãnh để đặt dây buộc bối dây khi quấn xong, cùng một lúc có thể làm nhiều khuôn như các bước trên. trang 30
  • 32. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bài 3: KỸ THUẬT QUẤN DÂY CHO CÁC BỐI DÂY 1/. Kỹ thuật quấn và làm khuôn quấn cho các bối dây. Dây quấn máy điện xoay chiều có trách nhiệm cảm ứng được sức điện động nhất định, đồng thời cũng tham gia vào việc tạo nên từ trường cần thiết cho sự biến đổi năng lượng cơ điện trong máy. Bối dây còn gọi là phần tử dây quấn, gồm nhiều vòng dây có hình dạng và kích thước giống nhau, được quấn nối tiếp và đặt cùng một vị trí trên stato; bối dây có nhiều hình dạng khác nhau và nhiều sơ đồ dây quấn khác nhau, bối dây được biểu diễn như sau: 2 1 1 b/ a/ Hình 5.5: Kỹ thuật quấn dây với các bối dây khác nhau 1. Cạnh tác dụng a. Bôi dây có 5 vòng dây 2. Phần đầu nối b. Ký hiệu bối dây Trong thực tế, quấn dây là công việc phức tạp, vì kích thước tạo ra phải phù hợp với khoảng cách cho phép của thân stato, thông qua đó ta có thể quấn từng bối dây hoặc các bối liên tiếp trong cùng một nhóm bối. Do đó vị trí của khuôn và kẹp khuôn được đặt như vẽ bên. Sau khi làm khuôn xong, ta tiến hành quấn các bối dây của nhóm bối dây quấn cho các pha và chuyển sang các bước sau. 2/. Chọn dây điện từ để quấn động cơ điện. Khi sửa chữa bất cứ một máy điện nào, tốt nhất là lấy mẫu thật đầy đủ các số liệu: Quy cách dây quấn, trọng lượng, số vòng, tính chất cách điện, cách đấu dây…Quấn lại đúng như cũ, máy sẽ vận hành an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế tạo. Thực tế thị trường hiện nay có ba loại dây: Dây tròn, dây dẹt… Dây tròn thường được bọc cách điện bằng sợi bông, lụa, tơ thuỷ tinh hoặc men cách điện (tráng êmay) được gọi là dây điện tử. Võ Chí Lợi trang 31
  • 33. Dây dẹt và dây cáp chủ yếu được bọc bằng hai lần sợi, một lần giấy hay một lần sợi hoặc bọc tơ thuỷ tinh, cũng có thể có loại để trần, khi quấn vào máy điện: Rôto động cơ, cuộn dây hạ áp của máy biến thế, máy hạn điện có công suất lới…Mới lót bìa cách điện. a). Ký hiệu dây quấn cho động cơ điện. Dây quấn máy điện thường dùng là đồng điện phân, mềm, điện trở nhỏ (có thể dùng dây điện từ lõi nhóm) dây quấn có 3 yêu cầu sau: - Ký hiệu và quy cách quấn dây. - Kích thước dây. - Trọng lượng dây cần có để quấn vào máy. Tuỳ theo từng kiểu động cơ, nhiệt độ làm việc, cấp cách điện mà chọn ký hiệu dây cho phù hợp. Dây quấn do Liên Xô cũ sản xuất có nhiều cấp cách điện khác nhau được phân loại theo độ bền nhiệt để quấn vào máy, có nhiệt độ làm việc từ 900C (cấp Y) tới 1800C (cấp H). Sữa chữa máy điện ở ta hiện nay phổ biến dùng dây quấn cho động cơ điện cấp A, nhiệt độ làm việc tối đa 1050C. - Những động cơ điện cấp B rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở nước ta, nhiệt độ tối đa (1100C ÷ 1250C). b). Kích thước dây quấn. Dây đồng tròn là loại thông dụng nhất để quấn các loại động cơ điện nhỏ và trung bình, có các cỡ từ (0,02mm ÷ 5,2mm). Dây quấn cho stato động cơ thường chỉ dùng dây điện từ dưới 2mm, máy cần cỡ dây lớn hơn thường lấy nhiều dây nhỏ quấn song song để dễ làm, cuộn dây tản nhiệt nhanh, máy chạy mát và tốt hơn quấn bằng một sợi dây to cùng tiết diện. Người ta thường quấn song song từ (2 sợi ÷ 4 sợi) là nhiều, trên cỡ này thì dùng dây vuông, dây dẹt, thanh đồng hoặc dây cáp tạo thành cuôn dây cứng. Trong sửa chữa thường không có đủ các cỡ dây đường kích khác nhau từ nhỏ đến lớn để lựa chọn. Vậy, phải giải quyết như thế nào? Quấn dây to hơn hay nhỏ hơn một tí có được không? Nhìn chung, nếu động cơ phải làm việc ở công suất định mức không được quấn dây nhỏ hơn cũ. Vì như vậy, mật độ dòng điện qua dây sẽ cao hơn thiết kế. Động cơ đã quấn lại sẽ không đủ khả năng để làm việc với công suất định mức nên khi kéo tải nó sẽ nóng quá mức, độ bền giảm dễ cháy. Thực tế sai số chỉ cho phép giảm từ (2% đến 3%) so với tiết diện dây cũ. Động cơ, máy hàn, quạt điện khi sửa chữa không có dây đúng cỡ thì dùng dây to hơn một cấp sẽ tốt hơn nhưng cần lưu ý khi thay dây to hay nhỏ hơn một cấp đều không được tăng hoặc giảm số vòng dây đã quấn cũ, vì tăng vòng dây thì đầy khó quấn làm dây dễ bị tốn hao trong lõi theo tăng, máy bị nóng và dễ cháy. trang 32
  • 34. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn c). Thay thế cỡ dây để quấn động cơ điện. Khi không có dây đúng cỡ thì cách giải quyết tốt nhất là dùng (2 dây ÷ 3 dây) nhỏ để quấn song song với nhau hoặc phải quấn bằng dây đơn nhưng stato được nối song song thành 2 đến 3 nhánh (stato phải có các bối ở các nhánh bằng nhau). Trong trường hợp máy đã quấn song song (hoặc có hai nhánh song song) thì dùng dây to hơn nhưng đấu nối tiếp (tất nhiên dây to này phải lọt được qua khe xuống rãnh). Vấn đề cơ bản là tiết diện của dây sau khi thay đổi phải bằng với tiết diện cũ. Khi quấn song song các sợi phải quấn cùng một lúc lên khuôn để chúng có chiều dài bằng nhau. * Quấn hai dây song song, tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm) dm: Đường kính dây mới tính bằng (mm). dc: Đường kính dây cũ tính bằng (mm). * Quấn ba dây song song thì tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm) d). Tính trọng lượng dây quấn. (chưa kể cách điện). Khi đã chọn được cỡ dây, cò cần phải biết khối lượng dây quấn bao nhiêu để mua cho vừa đủ. Có thể tính toán để tìm ra đáp số nhưng cách làm thực tế để đơn giản là căn cứ vào khuôn quấn dây. Đô khuôn để biết được chiều dài trung bình một vòng dây rồi từ đó nhân với tổng số vòng dây quấn của các bối dây stato để tìm chiều dài cần phải mua. Có thể áp dụng công thức sau đây để tính trọng lượng dây, áp dụng cho đồng tròn: G (g/m) = 7.d2 Trong đó: G: Trọng lượng 1 mét dây tính bằng gam. d: Đường kính đây tính bằng (mm). Võ Chí Lợi trang 33
  • 35. Bài 4: LỒNG DÂY VÀO RÃNH VÀ NÊM RÃNH Việc lòng dây vào rãnh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xem lại sơ đồ khai triển dây quấn. Bước 2: Đếm lại số bối dây theo sơ đồ. Bước 3: Lấy ra một bối dây sắp lắp vào rãnh rồi tháo bỏ dây cột. Bước 4: Vuốt thẳng 2 cạnh tác dụng của bối dây. Bước 5: Bóp cong phần hai đầu bối dây rồi lồng dây vào rãnh nếu có mối nối ta để về phía để sau cùng nối dây dễ dàng. Bước 6: Xem chiều dây quấn trong các bối dây rồi chọn khe rãnh đúng sơ đồ để lắp các cạnh tác dụng. Bước 7: Bóp dẹp cạnh tác dụng bằng tay theo phương thẳng đứng với rãnh rồi đưa lần lượt từng sợi dây dẫn qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấu cách điện đã lót. Bước 8: Giữ các cạnh tác dụng thẳng và song song rồi dùng đũa tre đã chuốt dẹp bằng tay phải trải dọc theo khe rãnh để đẩy từ từ từng dây dẫn vào rãnh chú ý không nên phủ lên cạnh tác dụng được theo khe rãnh. Bước 9: Vuốt lại hai đầu dây của bối dây và cạnh tác dụng còn lại rồi đưa cạnh tác dụng còn lại vào đúng vị trí rãnh cần lắp theo sơ đồ. Bước 10: Tiếp tục thao tác lắp dây theo các bước trên. Bước 11: Sửa lại đầu bối dây vừa lắp xong cho gọn và không gây ảnh hưởng đến việc lắp các bối dây cọn lại. Bước 12: Lắp tiếp theo lần lược các bối dây còn lại theo thứ tự ở sơ đồ khai triển. Bước 13: Lót giấy cách điện phần đầu nối bối dây ngoài rãnh để phân cách lớp các bối dây hoặc nhóm bối dây. Bước 14: Sửa lại các nhóm bối dây cho gọn và thẩm mỹ, chú ý không để phần đầu các nhóm bối dây cản đường lắp roto vào và không chạm nắp hay thân động cơ. Bước 15: Vuốt thẳng các đầu dây ra của nhóm bối dây rồi làm dấu theo thứ tự như sơ đồ trải Bước 16: Nối dây ra cho các nhóm theo sơ đồ, rồi đai gọn các đầu dây bằng dây cotton. Chú ý: Trong quá trình quấn các bối dây trong một nhóm bối dây, không cắt rời các bối dây với nhau, do đó cần chú ý đến chiều quấn trong các nhóm bối dây để việc lắp các bối dây vào stato theo một chiều nhất định. trang 34
  • 36. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bài 5: ĐẤU DÂY VÀ HÀN MỐI NỐI 1/. Đấu dây. Trong phần này ta cần thực hiện theo các bước sau: Quan sát sự phù hợp các số đánh dấu và đầu dây ra so với sơ đồ trải, sơ đồ đấu dây. Đặt thang đo VOM về vị trí Rx1 rồi chỉnh kim chỉ thị về 0. Đặt 2 que đo VOM vào từng cặp đấu cuộn dây quấn mỗi pha để kiểm tra sự liền mạch của pha. Nếu giá trị R vào khoảng vài ôm đến vài chục ôm là cuộn dây liền mạch. Ướm thử các đầu dây nối theo sơ đồ đấu dây để định các vị trí nối dây với dây dẫn ra cho phù hợp. Cắt các đầu dây ra của mỗi pha dây quấn chỉ để chừa các đoạn nối phù hợp bằng bằng kìm cắt dây. Xỏ các ống gen vào các dây cần nối. Cạo lớp êmay cách điện bằng dao con và giấy nhám ở các vị trí đầu nối, rồi nối dây theo sơ đồ nối dây. Bọc các mối nối bằng ống gen. Xếp gọn các đầu nối cho thẩm mỹ rồi đai gọn, chắc chắn bằng sợi cotton. 2/. Phương pháp hàn mối nối. Hàn các mối nối của các nhóm bối dây. Khi hàn cần phải thực hiện ở ngoài dây quấn của động cơ, để mò hàn và chì hàn nhỏ giọt xuống không làm hỏng dây quấn. Các mối đã hàn được bao phủ bằng gen cách điện. - Đầu đầu của các nhóm bối dây trong cùng một pha được nối với nhau và các đầu ra của các pha A, B, C và các đầu cuối các pha X, Y, Z được nối ra ngoài để thuận tiện cho việc đấu dây, vị trí hàn được che phủ bằng gen cách điện, gen cách điện cần phải đưa lên ở mỗi phía điểm hàn khoảng 20 mm để tránh chậm chạp. Võ Chí Lợi trang 35
  • 37. Bài 6: ĐAI DÂY VÀ KIỂM TRA 1/. Đai dây Trước khi đai cứng định hình bộ dây quấn, phải hàn nối các đầu dây theo sơ đồ mạch điện, dây đưa ra ngoài được nối với dây dẫn có bọc cách điện PVC hoặc cao su. Các mối nối phải bọc ống gen cách điện cẩn thận và lót giấy cách điện để cách pha trong bộ dây quấn. Dây đai là loại dây sợi cotton, có thể dùng như hình vẽ sau. Dây đai cotton Hình 5.6: Đai dây cho các nhóm bối dây Sau khi đã uốn nắn định hình bộ dây quấn theo dự tính, hàn đấu dây giữa các nhóm bối, hàn nối các đầu dây ra với dây dẫn mềm cách điện PVC hoặc ống gen cách điện. Định vị nơi tập trung đưa ra hộp nối. Cuối cùng tiến hành đai bộ dây quấn và định hình lần cuối để việc đưa dây ra dễ dàng và làm cho bộ dây quấn vững chắt. Giấy cách điện Hình 5.7: Lót giấy cách điện pha trang 36
  • 38. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn 2/. Kiểm tra nguội (kiểm tra thông mạch và chạm vỏ) Dùng VOM hoặc mêga ôm để kiểm tra nguội bằng cách đo điện trở đo kiểm các bộ dây quấn (do thông mạch) và kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ (giới thiệu thêm cách đo dùng VOM). a). Cách đo điện trở dùng mêga ôm. Mêga ôm dùng để đo điện trở lớn từ vài trăm kí lô ôm trởn lên, do đó khi thực hiện đo điện trở bằng mêga ôm, ta tiến hành kẹp hai đầu đo của mêga ôm vào mỗi đầu dây của từng cuộn riêng biệt để kiểm tra và quay tay quay theo chiều thuận (cùng chiều kim đồng hồ) rồi đọc giá trị trên đồng hồ đo. Hình 5.8: đo thông mạch bằng mêga ôm b).Kiểm tra chạm vỏ động cơ Kẹp một đầu dây đo của mêga ôm vào thân stato, đầu đầu còn lại lần lượt vào một đấu dây của mỗi cuộn dây để kiểm tra sự chạm vỏ. quay tay quay mêga ôm điều tay đồng thời đọc giá trị trên điện trở cách điện trên mặt chỉ thị khi đang quay. Khi đọc giá trị thì điện trở phải lớn hơn hoặc bằng 1MΩ thì lúc đó mới bảo đảm sự cách điện của cuộn dây với vỏ động cơ. Hình 5.9: Kiểm tra độ cách điện của động cơ Võ Chí Lợi trang 37
  • 39. Chương VI:PHƯƠNG PHÁP TẨM SẤY ĐỘNG CƠ ĐIỆN Trong quá trình thực hành tính toán quấn lại dây mới đã qua các công đoạn: Quấn dây, lồng dây vào rảnh, đai dây và vận hành thử cho động cơ hoạt động, muốn động cơ điện đạt công suất định mức sau khi sửa chữa tẩm-sấy thật tốt mới đảm bảo chất lượng và độ bền cần phải qua 3 công đoạn: Sấy chuẩn bị, tẩm sơn cách điện, sấy khô. 1. Sấy chuẩn bị: Sau khi đã quấn và thử không tải, động cơ chạy tốt thì chuẩn bị tẩm sơn cách điện. Ta biết rằng trong quá trình quấn dây, hơi ẩm hoặc mồ hôi tay có thể xâm nhập vào dây, bìa cách điện,… nhất là các loại dây bọc sợi càng dễ hút ẩm, cho nên trước khi sơn tẩm phải qua công đoạn sấy chuẩn bị để hơi ẩm bay ra hết. Thời gian sấy từ (4h÷12h) tuỳ theo loại máy nhỏ hoặc lớn, nhiệt độ từ (1000C÷1100C). 2. Tẩm sơn cách điện: Sơn cách điện là một hổn hợp các chất tạo màng sơn: Nhựa đường – bitum, dầu nhớt chuyên dùng cho máy điện,… với những dung môi hữu cơ. Khi sấy khô công đoạn tẩm sơn cách điện thể hiện theo 3 cách tẩm khác nhau: a. Sơn tẩm: Để tẩm vào các cuộn dây của máy điện, thiết bị điện ta thường sử dụng 2 loại sơn cấp A và cấp B: Sơn cách điện cấp A trong nước sản xuất nhiều là sơn gốc bitum có kí hiệu 447 và 458, tuy chịu ẩm tốt nhưng kém chịu dầu, có màu đen. Ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm nên dùng loại sơn cách điện cấp B, sơn dầu gliptan, chất lượng tốt hơn. Hiện nay sửa chữa máy điện ở nước ta thường dùng sơn của Liên Xô cũ (Nga) hoặc 1154 của Trung Quốc có màu vàng sáng để tẩm dây máy điện, màng sơn chịu dầu. Sơn gliptan màu nâu sẫm do xí nghiệp quốc phòng sản xuất hiện có bán trên thị trường, công dụng củng như trên. b. Sơn phủ: Sau khi đã sơn tẩm để tạo một lớp màng nhẵn, bóng tăng độ bền, tạo ra chất bảo vệ chống ẩm, chịu nhiệt độ, chịu dầu, chống mốc và hóa chất, chịu hồ quang do các cuộn dây hoặc chi tiết cách điện khác, người ta phải sơn phủ các loại sơn như thường dùng là loại của Liên Xô cũ “men dầu gliptan” có màu xám sấy ở nhiệt độ 1050C mới khô để sơn phủ cuộn dây máy điện. c. Sơn dán: Để dán các loại mica hoặc giấy, vải cách điện với nhau, sơn các mặt ngoài và dán các lá thép kĩ thuật điện, ta dùng sơn dán. Trong 3 nhóm sơn cách điện ở trên thì sơn tẩm là quan trọng nhất đối với thợ sửa chữa điện. Ta biết rằng máy điện quấn bằng dây điện từ tráng men hoặc bọc sợi lót cách điện bằng bìa, nếu không tẩm sơn chỉ chịu được nhiệt dộ làm trang 38
  • 40. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn việc là 900C (cấp Y). Vẩn sử dụng dây và bìa như trên, nếu đem tẩm sơn cách điện và sấy tốt thì có thể chịu được nhiệt độ tới 1050C (cấp A). Như vậy, nhờ sơn tẩm mà cuộn dây tăng được tính chịu nhiệt. Sau khi tẩm, sơn sẽ bịt kín những lỗ nhỏ giữa các vòng dây ở trong máy, bịt kín các lỗ mao dẫn của vật liệu cách điện bằng xenluylô làm cho nó không thể hút ẩm, hút nước được nữa. Sơn tẩm làm tăng thêm sức chịu đựng điện áp và vật liệu cách điện, tăng thêm sức bền cơ học và chịu mài mòn, tăng thêm khả năng tản nhiệt làm cho máy bớt nóng,… Sấy chuẩn bị xong, lấy động cơ ra ngoài để cho nhiệt độ hạ xuống khoảng (65 C÷700C) rồi mới tẩm sơn vì nếu sơn ngay trong lúc máy còn nóng trên 700C 0 thì sơn thấm vào cuộn dây bốc hơi quá nhanh tạo thành một lớp màng mỏng bao kín bên ngoài, ngăn không cho sơn thấm sâu vào trong rảnh nữa. Ngược lại nếu nếu để nhiệt độ dưới 600C thì sơn củng không dủ sức thấm sâu vào trong các khe dây. Khi tẩm sơn, đem stato nhứng vào chậu sơn khoảng 5 phút đến khi không có bọt nổi lên là được. Nếu chỉ có ít sơn cách điện hoặc những động cơ lớn không thể nhúng cã động cơ vào được thì dùng biện pháp dội sơn: Dốc ngược động cơ lên, dội sơn vào hai đầu cuộn dây cho đến khi chảy thấm sang đầu kia, lật đi lật lại vài lần khi nào thấy sơn không thể ngấm vào trong nữa mới thôi. Sau đó để sơn nhỏ bớt đi mới cho vào lò tiếp tục sấy khô, không nên để bên ngoài quá ½ giờ. 3. Sấy cách điện: Sấy sao khi tẩm sơn là một giai đoạn rất quan trọng, phải đảm bảo sấy đúng nhiệt độ và thời gian quy định. Nếu không tuân thủ được hai điều kiện này thì sơn không khô tốt, cách điện của máy điện sẽ kém. Hiện tượng mặt ngoài khô, phía trong dây còn dính là hậu quả của quy trình sấy không đúng. Thông thường sấy ở nhiệt độ (1100C ÷ 1150C) thời gian sấy vào khoảng (6 giờ ÷ 24 giờ) tùy thuộc kí hiệu sơn và cở máy to hay nhỏ, kiểm tra độ cách điện ổn định trong khoảng (2 giờ ÷ 4 giờ), sờ tay vào màng sơn không còn dính mới coi là xong đợt nhất. Điều cần chú ý là tẩm lần đầu phải dùng sơn loãng, nếu sơn bị đặc thì dùng xăng hay dầu chuyên dụng để pha ra cho loãng, sơn mới chui hết vào các lỗ trong rãnh quấn dây thì mới đạt yêu cầu. Lúc bắt đầu sấy cần tăng nhiệt độ lên từ từ và sấy ở mức độ (600C ÷ 700C) trong (3 giờ ÷ 4 giờ), sau đó mới tăng lên (1100C ÷ 1150C) để tránh hiện tượng lớp sơn mặt ngoài khô nhanh tạo thành màng kín, cản trở lớp trong không khô hết dược. Công đoạn tẩm sơn lần thứ hai, dùng sơn đặc hơn, độ nhớt cao hơn để cho sơn nhét kín những lỗ hổng còn lại, động tác sơn sấy củng như lần trước. Trong điều kiện sửa chữa máy điện gia dụng nhỏ không có lò sấy thì có thể dùng bóng đèn (100W ÷ 200W) đặt trực tiếp vào stato (không để chạm vào dây quấn) rồi đậy kín lại, nhiệt độ trong thùng sấy đơn giản này vẩn phải đạt khoảng 1100C và sau (10 giờ ÷ 20 giờ), thì dây quấn mới khô tốt được. Võ Chí Lợi trang 39
  • 41. a. Cấu tạo lò sấy động cơ điện: Gồm hệ thống bóng đèn và bề mặt tol sáng bóng. Bóng đèn có tim Bề mặt tol Sáng bóng Hình 6.1: Cấu tạo của là sấy động cơ đơn giản b. Phương pháp sấy động cơ: • Phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại: Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở, chủ yếu dựa vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng để tiếp xúc các bề mặt bên trong của phần lõi được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ phía bên trong ra phía bên ngoài. Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khí được thắp sáng đỏ. Vì vậy, nguồn điẹn cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp hơn từ (20% đến 30%) điện áp định mức của đèn. Để tăng cường độ phản xạ nhiệt và phân phối điều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy, thông thường cứ m3 cần từ (2 kw đến 3 kw). • Phương pháp sấy bằng dòng điện: Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn, làm cho dây quấn tỏa nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng (15% đến 20%) điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn của một pha được mắc nối tiếp với nhau thành hình tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị một rơle bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức, thời gian sấy ít nhất 10 giờ. trang 40
  • 42. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng mêgaôm, ở nhiệt độ còn nóng (950C đến 1000C) điện trở cách điện của stato ít nhất phải lớn hơn 1 mêgaôm. Hình 6.2: Cách mắc mạch sấy bằng dòng điện • Kiểm tra cách điện sau khi tẩm: Củng tiến hành theo cách kiểm tra nguội như phần trên xem lại độ cách điện đạt yêu cầu thì mới cho động cơ hoạt động. Võ Chí Lợi trang 41
  • 43. Chương VII: THÁO LẮP VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN Bài 1:CÁCH THÁO LẮP Phưong pháp tháo, lắp động cơ điện được thực hiện theo trình tự sau: Quan sát tìm vị trí bulong, ốc vít, liên kết các phần trong máy điện. Quan sát , lựa chọn phương tiện kĩ thuật sao cho phù hợp để tháo động cơ (cây vặn vít, khóa, tube ống,.. kích cở phù hợp). Tháo động cơ phải thực hiện trình tự sau: (tháo từ ngoài vào trong) o Chuẩn bị sẳn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để đựng các bộ phận tháo. o Đánh dấu trên nắp máy và thân máy bằng đục sắt (đập nhẹ) để thuận tiện cho việc lắp ráp sau này. o Tháo nắp bảo vệ quạt gió. o Tháo các ốc bắt nắp động cơ. o Dùng hai cây vặn vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân stato. o Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi stato, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi stato. o Lấy phần quay (trục, rôto) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stato. o Lấy các phần được tháo đựng vào thùng. 1) Sau khi tháo xong động cơ, quan sát ta thấy động cơ gồm có các phần cơ bản sau: 1/ Rãnh stato. 2/ Dây quấn stato. 3/ Vỏ động cơ. 4/ Nắp động cơ. 5/ Rôto lồng sóc. 6/ Bạc đạn. 7/ Trục rôto động cơ. Lưu ý Trước khi tháo phải làm dấu vị trí lắp ráp giữa nắp máy và thân máy. Trong khi tháo phải làm dấu vị trí các bulong, chốt chặn, các miếng đệm,… để khi ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó. Các bulong, đai ốc, ốc vít,… bị khô rỉ phải được bơm dầu chống rỉ và để vài phút trước khi tháo, nếu vội vàng sẽ gây hư hỏng các bulong, công việc sẽ trở nên phức tạp. Không được dùng đục sắt, búa sắt đập trực tiếp lên động cơ vì như thế sẽ làm vỏ máy bị nứt, bể hay biến dạng mag phải dùng búa nhựa hoặc thông qua đệm gỗ. trang 42
  • 44. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bài 2:VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ MỘT PHA Qua quá trình tính toán và quấn lại toàn bộ động cơ, công đoạn cuối cùng là đấu dây để cho động cơ hoạt động theo chiều quay thì ta phải nắm được sơ đồ dấy quấn của từng loại để thuận tiện trong quá trình đấu, theo các sơ đồ sau: 1) Sơ đồ quạt bàn dùng tụ khởi động ( Quạt bàn 3 số). S ( star 3 CP ( Capacitor, Permanent ) 2 ~U 1 R (Run) C (Common) Hình 7.1: Sơ đồ đấu dây quạt bàn 5 dây 2) Sơ đồ quạt trần dùng tụ khởi động (5 số). S ( star ) CP ( Capacitor, Permanent ) 23 4 1 5 ~U R (Run) C (Common) Hình 7.2: Sơ đồ đấu dây quạt trần (5 số) Võ Chí Lợi trang 43
  • 45. 3) Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha: a. Dùng tụ thường trực: S ( star ) CP ( Capacitor, Permanent ) R (Run) ~U C (Common) Hình 7.3: Đấu dây động cơ 1 pha dùng tụ thường trực b. Dùng tụ thường trực và tụ khởi động: Ở phần này bên cạnh tụ thường trực sẽ có thêm tụ khởi động để cho động cơ khởi động nhanh hơn, ta dùng cả hai tụ đấu song song với nhau và dùng phưong pháp ngắt điện ly tâm (ngắt điện tự động) bộ phận này được gắn ngay trong trục của động cơ được thể hiện theo hình vẽ sau: Quả tạ Tấm cách điện Tiếp điểm Rôto Lò xo CP S C R Hình 7.4: Ngắt điện ly tâm trong động cơ điện (công tắc ly tâm) trang 44
  • 46. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Ngắt điện là bộ phận rất cần thiết cho động cơ không đồng bộ một pha ( có 2 cuộn dây). Công dụng của các loại ngắt điện để ngăn không cho qua cuộn đề khi động cơ quay với tốc độ tương xứng (khoảng 2/3 tốc độ định mức của đông cơ). Hầu hết các động cơ này khi đã khởi động chỉ có một cuộn dây làm việc (dây lớn là dây làm việc, cuộn dây khởi động dây nhỏ sẽ ngừng làm việc, tác dụng của cuộn dây nhỏ là để cho động cơ khởi động phải trải qua hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Phải đống mạch điện cho điện đi vào động cơ, cuộn dây khởi động làm cho động cở khởi sự quay, khi mạch điện đóng kín, 2 vít bạch kim phải nằm sát lại với nhau khi động cơ chưa quay. Nhiệm vụ 2: Phải mở mạch điện để ngắt dòng điện không cho dòng điện đi qua cuộn khởi động khi động cơ quay, mạch điện hở, 2 vít bạch kim phải tách rời nhau. Nếu thiếu một trong hai nhiệm vụ trên thì động cơ sẽ bị cháy, nếu mạch điện không đóng điện sẽ không di vào cuộn dây khởi động mà chỉ đi qua cuộn dây làm việc sẽ không làm cho động cơ quay đượcdo đó cuộn dây làm việc nóng lên và cháy máy ( trường hợp này sẽ tạo thành nhiệt năng) . Khi động cơ đã quay mà mạch điện không mở củng sẽ bị cháy vì các lí do sau: + Cuộn dây khởi động có số vòng dây ít không đủ sức để nó làm việc song song với cuộn dây làm việc. + Loại động cơ có ngắt điện ly tâm thì luôn luôn sử dụng bằng tụ điện để khởi động, mà tụ điện khởi động có sức chứa điện dung lớn hơn tụ điện thường trực, nó nạp điện vô nhiều và phóng điện mạnh, nên mỗi khi máy đã quay ma ngắt điện không mở sẽ mau cháy. S ( star ) CP ( Capacitor, Permanent ) C (Common) R (Run) ~U Hình 7.5: Sơ đồ đáu dây động cơ 1 pha dùng 2 tụ song song Võ Chí Lợi trang 45
  • 47. Bài 3: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ 3 PHA 1) Cách đấu dây động cơ 3 pha có 6 đầu dây: a. Trường hợp dấu tam giác ( ). Khi trên thẻ máy của động cơ 3pha có ghi điện áp định mức 2 cấp 22V/380V và động cơ được lắp đặt sử dụng với mạng điện 110V/220V 3 pha, thì động cơ được đấu dây tam giác cho phù hợp với điện áp thấp. A B C Ul X Y Z X Y Z P1 P2 P3 Hình 7.6: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu tam giác b. Trường hợp đấu sao (Y) Nếu động cơ 3 pha trên được lắp đặt sử dụng với mạng điện 220V/380V 3 pha thì động cơ được đấu dây theo cách đấu sao mới phù hợp với điện áp cao của mạng điện. B A B C P3 X Y Z X X Y Z Y C Z A P2 P1 Hình 7.7: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu sao Lưu ý: Động cơ ghi 127V/220V chỉ đấu sao và sử dụng với điện áp thấp 220V-3 pha. Động cơ ghi 380V/660V chỉ đấu tam giác để sử dụng mạng điện 220V/380V 3 pha. trang 46
  • 48. ĐỘNG CƠ ĐIỆN http://www.ebook.edu.vn Bài 4: SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ 3 PHA Ở LƯỚI ĐIỆN 1 PHA Thông thường động cơ 3 pha có 6 đầu dây ra để sử dụng điện áp 380 Volt, nhưng thực tế với điện áp sử dụng gia đình thì ứng với 2 cấp điện áp 110V và 220V. Do vậy, ta có thể đấu động cơ 3 pha sử dụng lưới điện 1 pha bao gồm 4 đầu dây phục vụ cho pha chạy và 2 đầu dây phục vụ cho pha đề để đấu dây cho phù hợp bao gồm các cách đấu nối tiếp hoặc song song để có những điện áp theo thực tế có các cách đấu sau: Nhưng lưu ý khi sử dụng cách đấu này thì công suất giảm đi 1/3 lần so với công suất thực của động cơ 3 pha. Thực tế động cơ 3 pha có 3 cuộn dây và được bố trí các bối dây và 6 đầu dây được thể hiện như hình vẽ sau: A 1 B 3 C 5 X 2 Y 4 Z 6 Hình 7.8: Sơ đồ các bối dây và 6 đầu dây ra của động cơ 3 pha 1. Đấu pha đề song hàng với ½ pha chạy với nguồn U=220 Volt. Muốn sử dụng nguồn điện 220V ta có các cách đấu sau: Ta lấy pha A nối tiếp với pha B, còn pha C dấu song saong với pha A hoặc có những cách mắc khác được thể hiện như hình vẽ: Võ Chí Lợi trang 47