SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  14
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.1
Câu1 Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống:
Nhóm chức là. ..... gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ.
A. nguyên tố B. nhóm các nguyên tố C. các nguyên tử D. nhóm nguyên tử.
Câu2 Công thức chung của rượu no đơn chức là?
A. CnH2nOH B. (CH3)nOH C. Rn(OH)m D. CnH2n+2O
Câu3 Số đồng phân của rượu no đơn chức có công thức phân tử C4H10O bằng:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu4 Rựơu thơm ứng với công thức C8H10O có mấy đồng phân?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu5 Phenol còn được gọi là:
A.rượu thơm B. axit cacboxylic C. phenolic D. axit phenic
Câu6 Ở điều kiện thường, metanol là chất lỏng mặc dù khối lượng phân tử của nó không lớn, đó là do:
A. Các phân tử metanol tạo được liên kết hidro liên phân tử.
B. Trong thành phần của metanol có oxi.
C. Độ tan lớn của metanol trong nước.
D. Sự phân ly của rượu.
Câu7 Trong dãy đồng đẳng rượu no đơn chức, khi mạch cacbon tăng, nói chung:
A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng. B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm.
C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng. D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.
Câu8 Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của đimetyl ete là do:
A. Phân tử rượu phân cực mạnh. B. Cấu trúc phân tử rượu bền vững hơn.
C. Rượu etylic tạo liên kết hidro với nước. D. Rượu etylic tạo được liên kết hidro liên phân tử.
Câu9 Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Rượu etylic. B. Rượu n-propylic. C. Etylmetyl ete. D. Etylclorua.
Câu10 Rượu và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2NH2 B. (CH3)2CHOH và(CH3)2CHNH2
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 D. (CH3)3COH.và (CH3)3CNH2.
Câu11 Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch etanol trong nước, quỳ chuyển sang màu:
A. xanh B. đỏ C. mất màu D. không đổi màu.
Câu12 Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của phenol?
(1) Chất rắn; (2) Màu nâu; (3) Rất độc; (4) Nóng chảy ở nhiệt độ cao.
Phản ứng được với: (5) dung dịch nước brôm ; (6) Axit nitric; (7) Natri; (8) Kalihidroxit.
A. 1, 6 B. 2, 4 C. 1, 6, 8 D. 2, 4, 6.
Câu13 Trong các chất sau, phenol phản ứng được với chất nào?
(1) dung dịch Brôm; (2) dung dịch bazơ; (3) dung dịch axit clohidric;
(4) rượu metylic; (5) axit axetic; (6) etylaxetat
A. 1, 2 B. 1, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 5, 6
Câu14 Cho biết sản phẩm chính của phản ứng tách nước từ (CH3)2CHCHOHCH3
A. 2-Metyl-1-buten B. 2-Metyl-2-buten C. 3-Metyl-1-buten D. 1,1,2-Trimetyletilen
Câu15 Đun rượu s-butylic với sự có mặt của axit H2SO4 đậm đặc ở 170o
C thì sản phẩm chính sẽ là:
A. Đibutylete B. 2-Metylpropen C. 1-Buten D. 2-Buten
Câu16 Anken CH3-CH(CH3)-CH =CH2 là sản phẩm tách nước của rượu nào?
A. 2-Metyl-1-butanol B. 2-Metyl-2-butanol
C. 3-Metyl-1-butanol D. 2, 2-Đimetyl-1-propan
Câu17 Trong các cặp chất sau, cặp chất nào không thể phản ứng được với nhau?
A. Rượu etylic và phenol. B. Etanol và axit axetic.
C. Anilin và axit sunfuric. D. Phenol và natri etylat.
Câu18 Để làm khan etanol có lẫn nước, người ta có thể áp dụng phương pháp nào?
A. Cho CaO (mới nung) vào rượu B. Cho axit H2SO4 đậm đặc vào rượu
C. Cho CuSO4.nH2O vào rượu. D. Đun nóng cho nước bay hơi.
Câu19 Khi tiến hành tách nước propanol-1 ta thu được propen. Tiến hành hiđrat hóa propen thì thu được:
A. rượu ban đầu. B. một rượu khác. C. 2 rượu đồng phân. D. Rượu bậc 2.
Câu20 Đốt cháy rượu X được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 với. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng:
A. Rượu no, mạch hở. B. Ankanol. C. Rượu no, đa chức, mạch hở. D. Rượu no.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.2
Câu21 Công thức của một rượu no, đa chức mạch hở CnH2n+2-x(OH)x. Mối liên hệ giữa n và x là:
A. 2 x n. B. 2 x n. C. 2 x n. D. 2 x n.
Câu22 Công thức của một rượu chưa no là CnH2n -1OH, với n là:
A. 3 n. B. n 3. C. n 4. D. 2 n.
Câu23 Đốt cháy x mol rượu thu được 2x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là:
A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic.
Câu24 Đốt cháy một rượu (số nguyên tử cacbon 4) thu được nước có số mol gấp đôi số mol CO2.
Vậy rượu đem đốt cháy là:
A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic.
Câu25 Đốt cháy một rượu (có số C 4) thu được H2O có số mol gấp 4/3 số mol CO2. Vậy rượu đem
đốt cháy là:
A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. tất cả đều đúng.
Câu26 Đốt cháy x mol rượu thu được 3x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H5OH. D. tất cả đều đúng..
Câu27 Đốt cháy x mol một rượu đơn chức A mạch hở (số nguyên tử cacbon 4) cần 3x mol O2. Vậy
rượu đem đốt cháy là:
A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic.
Câu28 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 3x mol CO2, khi cho x mol rượu tác dụng với
Na dư thì thu được x mol H2. Vậy rượu là:
A. Etylenglycol. B. Rượu anlylic. C. Glixerin. D. Propanđiol.
Câu29 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu rượu no, mạch hở thu được 5x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
Vậy rượu đem đốt cháy là:
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2.
C. C3H7OH. D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2.
Câu30 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 6x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Vậy rượu
đem đốt cháy là:
A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2.
C. C3H5OH. D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2.
Câu31 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 22g
CO2 và 12,6g H2O. Vậy hỗn hợp rượu là:
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D.C3H5OH và C4H7OH.
Câu32 Etylen glycol tác dụng với Cu(OH)2 là do:
A. có hai nhóm - OH.
B. có hai nguyên tử hiđro linh động.
C. tương tác qua lại giữa 2 nhóm –OH kề nhau làm tăng độ linh động của nguyên tử hydro.
D. Cu(OH)2 không tan.
Câu33 Phenol tác dụng với dung dịch NaOH là do:
A. Trong phân tử có nhóm -OH.
B. Trong phân tử có nhân benzen.
C. Do tác dụng hút e-
của nhân benzen đối với -OH làm cho phenol có tính axit.
D. Có nguyên tử hydro linh động.
Câu34 Benzen không phản ứng với dd Br2 nhưng phenol tác dụng tạo ra sản phẩm kết tủa, vì:
A. Phenol có tính axit.
B. Trong phân tử có nhân benzen.
C. Nhóm –OH đẩy electron làm tăng mật độ electron tại vị trí octo, para.
D. Benzen không tan trong nước.
Câu35 10,6 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp khi tác dụng với Na dư thu
được 2,24lit khí hiđro (đkc). Vậy khi đốt cháy tạo ra thể tích khí CO2 ở điều kiện chuẩn là:
A. 11,2lit. B. 22,4lit. C. 33,6lit. D. 16,72lit.
Câu36 Các chất: C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, H2O được sắp xếp theo chiều tăng độ linh động nguyên
tử hiđro trong nhóm -OH như sau :
A. C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, H2O. B. H2O, C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH.
C. C2H5OH, H2O, C6H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.3
Câu37 Các chất sau: H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ
sôi như sau:
A. CH3CH2OH, H2O, CH3CHO, CH3COOH. B. H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH.
C. CH3CHO, CH3CH2OH, H2O, CH3COOH. D. H2O, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH,
Câu38 Rượu etylic tan nhiều trong nước là do:
A. Rượu etylic là chất điện ly. B. Rượu etylic có khối lượng phân tử nhỏ.
C. Rượu etylic tạo liên kết hiđro với nước. D. Rượu etyliccó kích thước nhỏ.
Câu39 Bậc của rượu là:
A. số nguyên tử cacbon có trong rượu. B. số nhóm -OH có trong rượu.
C. bậc của nguyển tử C mà -OH liên kết. D. bậc của nguyên tử C.
Câu40 Cho các rượu: I. CH3-CH2-CH2-OH; II. CH3-CH(OH)-CH3; III.CH3-(CH3)C(OH)-CH3
IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.; V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3; VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH
Khi đun nóng rượu ở nhiệt độ 180o
C, H2SO4 đậm đặc thì rượu bị khử nước tạo ra olefin duy nhất là:
A. I, II, III, IV, VI. B. I, II, III, V. C. II, III, V. D. III.
Câu41 Cho các rượu sau: I. CH3-CH2-CH2-OH. II. CH3-CH(OH)-CH3; III. CH3-(CH3)C(OH)-CH3
IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3. VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH
Khi đun nóng rượu với CuO, rượu tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là:
A. I, II, IV. B. I, IV, VI. C. II, V. D. II, III, V.
Câu42 Cho các rượu sau: I. CH3-CH2-CH2-OH. II. CH3-CH(OH)-CH3; III. (CH3)2C(OH)-CH3
IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3. VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH
Rượu bậc hai là:
A. II, III, V. B. II, V. C. I, IV, V. D. III, V.
Câu43 Đốt cháy một ete X đơn chức ta thu được a mol CO2 và b mol H2O. Biết b/a = 4/3. Vậy ete X là
ete được tạo ra từ:
A. Rượu etylic. B. Rượu metylic và rượu etylic.
C. Rượu metylic và rượu izo - propylic. D. Rượu metylic.
Câu44 Đốt cháy một ete X đơn chức ta thu được a mol CO2 và b mol H2O. Biết b/a = 4/3. Vậy ete X là
ete là đồng phân của rượu nào?
A. Rượu propylic. B. Butanol. C. Butanol-1 D. Rượu butylic.
Câu45 Một rượu X có công thức ĐGN là (C2H5O). Vậy rượu X là :
A. Rượu no, đơn chức mạch hở. B. Rượu no, đa chức mạch hở.
C. Rượu chưa no, đơn chức mạch hở. D. Rượu chưa no, đa chức mạch hở.
Câu46 Một rượu X có công thức ĐGN là (C2H5O). Vậy rượu X là :
A. C2H4OH. B. C2H5OH. C. C4H8(OH)2. D. C6H12(OH)3.
Câu47 Ba rượu X, Y, Z bền. Đốt cháy mỗi rượu đều tạo ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là:
H O CO2 2
n : n 4:3 Vậy công thức phân tử của 3 rượu có thể là:
A. C3H6O, C3H8O, C3H8O2. B. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3.
C. C3H6O, C3H8O2, C3H8O3. D. C4H10O, C4H10O2, C4H10O3
.
Câu48 Ba rượu X, Y, Z bền. Đốt cháy mỗi rượu đều tạo ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là:
H O CO2 2
n : n 4:3. Vậy công thức phân tử của 3 rượu có thể là:
A. Ba rượu no, mạch hở có CTPT dạng C3H8Ox (1 x 3).
B. Ba rượu no, đơn chức mạch hở có CTPT C3H8O.
C. Ba rượu no, đa chức mạch hở có CTPT C3H8O2.
D. C3H8O2; C3H8O3; C3H8O4.
Câu49 A, B, C, D có CTPT tương ứng: C4H10, C4H10O, C4H9Cl, C4H8. Chất có nhiều đồng phân nhất là:
A. A. B. B. C. C. D. D
Câu50 CnH2n+2O là CTPT ứng với các hợp chất:
A. Rượu và ete. B. Xeton và andehit. C. Rượu và xeton. D. Rượu và andehit.
Câu51 Đốt cháy một rượu đa chức thu được H2O và CO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 5:4. Vậy rượu đó là:
A. C4H10O2. B. C4H10O3. C. C4H10O4. D. Tất cả đều đúng.
Câu52 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 và H2O có tỉ lệ
số mol tương ứng 2:3. Vậy công thức phân tử của hỗn hợp rượu đó là:
A. C2H6O; C3H8O. B. C2H6O2; C3H8O2. C. CH4O và C3H8O. D. CH4O và C3H8O2.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.4
Câu53 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp đôi số mol
hỗn hợp đem đốt cháy. Vậy công thức phân tử của hỗn hợp rượu đó là:
A. C2H6O; C3H8O. B. C2H6O2; C3H8O2. C. CH4O; C3H8O. D. CH4O; C3H8O2.
Câu54 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp 2,5 lần số
mol hỗn hợp đêm đốt cháy, và khi cho hỗn hợp tác dụng với Na thì thu được số mol H2 bằng số mol hỗn
hợp. Vậy CTPT của hỗn hợp rượu đó là:
A. C2H6O2 và C3H8O2. B. C3H6O2 và C3H8O2. C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C2H4O2 và C4H10O2.
Câu55 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu mạch hở có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp 2 lần số mol
hỗn hợp đêm đốt cháy, và khi cho hỗn hợp tác dụng với Na thì thu được số mol H2 lớn ½ số mol hỗn
hợp. Vậy CTPT của hỗn hợp rượu đó là:
A. CH3OH và C3H5OH. B. CH4O và C3H8O3. C. C2H6O và C2H6O3. D. CH4O và C3H8O.
Câu56 0,2 mol rượu A tác dụng với Na dư tạo ra 6,72lit khí H2 (đkc). Mặt khác khi đốt cháy A tạo ra
H2O và CO2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 4:3. Vậy rượu A là:
A. Rượu etylic. B. Etylenglycol. C. Glixerin. D. Propanol.
Câu57 0,2 mol rượu A tác dụng với Na dư tạo ra 6,72lit khí H2 (đkc). Mặt khác khi đốt cháy A tạo ra số
mol CO2 gấp 3 lần số mol rượu đem đốt cháy. Vậy rượu A là:
A. Rượu etylic. B. Etylenglycol. C. Glixerin. D. Propanol.
Câu58 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta được H2O và CO2 có tỉ lệ sô mol
tương ứng 3:2. Vậy thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp là:
A. 34,78% và 65,22%. B. 35% và 65%. C. 38% và 62%. D. 40% và 60%.
Câu59 Đun nóng hỗn hợp 2 rượu đơn chức A và B với H2SO4 đậm đặc ở140o
C, ta được hỗn hợp 3 ete.
Đốt cháy một trong 3 ete thu được ở trên tạo ra 13,2g CO2 và 7,2g H2O. Hai rượu ban đầu là:
A. CH3OH; C2H5OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C3H7OH; C4H9OH. D. CH3OH; C3H7OH.
Câu60 Đốt cháy 0,1mol rượu no A cần 0,35mol O2. Công thức phân tử của rượu no A là:
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C3H6O.
Câu61 Đốt cháy 0,1mol rượu no A cần 0,3mol O2. Công thức phân tử của rượu no A là:
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O.
Câu62 Từ muối C6H5ONa có thể tái tạo lại phenol bằng cách:
A. cho tác dụng với dd của axit mạnh hơn. B. nung nóng
C. hòa tan vào nước rồi đun sôi. D. cho tác dụng với dd rượu etylic.
Câu63 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140o
C thu được ete B.
Biết tỉ khối hơi của B đối với A là 1,4375. Vậy rượu A là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu64 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140o
C thu được ete B.
Biết tỉ khối hơi của B đối với A là 1,608. Vậy rượu A là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu65 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc thu được chất B. Biết tỉ khối hơi của
B đối với A là 1,7. Vậy rượu A là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu66 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 180o
C thu được olefin B.
Biết tỉ khối hơi của A đối với B là 1,643. Vậy rượu A là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu67 Cho 100ml rượu etylic 64o
(d =0,8g/ml) tác dụng với Na (dư) được V lít H2 (đktc). Tính V?
A. 34,87lit. B. 35,12lit. C. 12,47lit. D. 39,15lit.
Câu68 Đốt cháy một rượu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Rượu đã cho là :
A. C2H4(OH)2. B. C4H8(OH)2 C. C2H5OH. D. CH3OH.
Câu69 Đốt cháy a mol rượu no A được 2a mol nước. Vậy rượu A là:
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C3H5(OH)3. D. C3H5OH.
Câu70 Rượu A tác dụng với Na cho một thể tích hiđro đúng bằng thể tích hơi rượu đã dùng. Mặt khác,
đốt cháy hết một thể tích hơi rượu A thu được chưa đến 3 thể tích khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều
kiện). Rượu A có tên gọi là:
A. Rượu etylic. B. Rượu propylic. C. Propanđiol. D. Etylenglycol.
Câu71 Đốt cháy hoàn toàn 1mol rượu no, mạch hở A cần 2,5mol khí oxi. A là:
A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C2H5OH. D. C3H7OH.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.5
Câu72 Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai rượu đơn chức mạch hở liên tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng thu được 8,8g CO2 và 6,3g nước. Hỗn hợp là:
A. CH3OH; C2H5OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH; C4H9OH.
Câu73 Đốt cháy 0,2mol hỗn hợp gồm một rượu đơn chức no và một rượu đơn chức chưa no có chứa một
liên kết đôi, tất cả mạch hở thu được 17,6g CO2 và 9g H2O. Công thức phân tử của hai rượu là:
A. CH3OH; C3H5OH. B. C2H5OH; C3H5OH. C. C2H5OH; C3H7OH D. C3H7OH; C4H7OH.
Câu74 Đốt cháy hết a mol rượu no A được 5a mol hỗn hợp CO2 và H2O. A có công thức:
A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H7OH. D. C3H6(OH)2
Câu75 Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các andehit và dẫn suất halogen có khối lượng
xấp xỉ với nó vì:
A. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic cho phản ứng với Na.
B. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic tạo được liên kết hiđro với nước.
C. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic có khả năng loại nước tạo olefin.
D. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic có khả năng liên kết hiđro liên phân tử.
Câu76 Một lượng rượu A mạch hở khi hóa hơi được một thể tích hơi bằng thể tích của hiđro sinh ra khi
cũng một lượng rượu đó tác dụng với Na. Mặt khác đốt cháy hết 1 mol A cần 4 mol O2. Vậy A là:
A. C2H4(OH)2. B. C3H7OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.
Câu77 Đun nóng 2 rượu đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một
ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6g CO2 và 3,6g H2O. X và Y lần lượt là:
A. Hai rượu đơn chức chưa no. B. Hai rượu đơn chức có cùng số nguyên tử C.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu78 Rượu đơn chức no X mạch hở có tỷ khối hơi so với hyđro là 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc
đun nóng đến 180o
C thấy tạo ra một anken có nhánh duy nhất. Tên của X là:
A. Butanol -1. B. Butanol -2. C. 2 - metylpropanol-1. D. Propanol -1.
Câu79 Ở điều kiện thường CH3OH là chất lỏng mặc dù khối lượng phân tử không lớn là do:
A. Trong cấu tạo của phân tử CH3OH có nguyên tử hiđro linh động.
B. Tạo thành liên hợp các phân tử do giữa các phân tử CH3OH có liên kết hiđro.
C. Do trong thành phần phân tử có nguyên tử O.
D. Do CH3OH có tạo thành liên kết hiđro với nước.
Câu80 Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn suất Y chứa 58,4% Br về khối lượng.
Đun X với H2SO4 đậm đặc ở 180o
C được 3 anken. CTCT của X là:
A. Butanol -1. B. Pentanol -1. C. Butanol -2. D. 2-metylpropanol -1.
Câu81 Đun nóng hỗn hợp gồm CH3OH và C3H7OH với H2SO4 đặc có thể cho tối đa bao nhiêu sản
phẩm hữu cơ.
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu82 Cho 6g rượu đơn chức no X mạch hở tác dụng với CH3COOH (lấy dư) hiệu suất 100% thu được
10,2g este. Công thức của X là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu83 Công thức dãy đồng đẳng của rượu etylic là:
A/ R-OH B/ CnH2n+1OH C/ CnH2n+2O D/ CnH2nO
Câu84 Công thức nào dưới đây là công thức của rượu no, mạch hở chính xác nhất?
A/ R(OH)n B/ CnH2n+2Ox C/ CnH2n+2-x(OH)x D/ CnH2n+2O.
Câu85 Câu nào đúng nhất khi nói về các đồng phân có CTPT C4H10O?
A/ có 3 đồng phân thuộc chức rượu B/ có 2 đồng phân thuộc chức ete
C/ có 4 đồng phân rượu bậc nhất D/ có 1 đồng phân rượu bậc 3
Câu86 Số đồng phân rượu bậc 2 ứng với CTPT C5H12O là:
A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5
Câu87 Ancol no đơn chức có 10H trong phân tử có số đồng phân là:
A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5
Câu88 Số đồng phân (cùng chức rượu) tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là:
A/ 3 B/ 4 C/ 5 D/ 6
Câu89 Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng?
A/ rượu sec-butylic: (CH3)2CH-CH2OH B/ rượu iso-amylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH
C/ axit picric: Br3C6H2OH D/ p-crezol: p-CH3-C6H4-OH.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.6
Câu90 Rượu etylic có thể tạo thành trực tiếp từ:
A/ etan B/ tinh bột C/ etyclorua D/ etin
Câu91 Phương pháp điều chế rượu etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?
A/ anđehit axetic B/ etilen C/ etylclorua D/ tinh bột
Câu92 Rượu nào khó bị oxi hóa nhất?
A/ rượu n-butylic B/ rượu s-butylic C/ rượu i-butylic D/ rượu t-butylic
Câu93 Rượu nào sau đây bị oxi hóa thành xeton?
A/ CH3-CH(OH)-CH3 B/ (CH3)CH-CH2OH C/ CH3CH2CH2OH D/ butanol-1
Câu94 Rượu nào dưới đây khó bị oxi hóa nhất?
A/ 2-metylbutanol-1 B/ 3-metylbutanol-2 C/ 2-metylbutanol-2 D/ 3-metylbutanol-1.
Câu95 Khi đun nóng butanol-2 với H2SO4 đậm đặc ở 1700
C thì nhận được sản phẩm chính:
A/ buten-1 B/ dibutyl ete C/ buten-2 D/ dietyl ete
Câu96 Hiđrat hóa 2-metyl buten-2 thì thu được sản phẩm chính:
A/ 3-metyl butan-1-ol B/ 3-metyl butan-2-ol C/ 2-metyl butan-2-ol D/ 2-metyl butan-1-ol
Câu97 Hiđrat hóa propen và một olefin A thu được 3 ancol (có số C không quá 4). Tên của A là:
A/ but-1-en B/ but-2-en C/ iso-butilen D/ pent-1-en
Câu98 Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A/ CH3-O-CH3 B/ C2H5OH C/ CH3CHO D/ H2O
Câu99 Có thể phân biệt hai chất lỏng rượu etylic và bezen bằng chất nào?
A/ dung dịch Br2 B/ Na C/ dung dịch HCl D/ dung dịch NaOH
Câu100 Có thể phân biệt phenol và anilin bằng chất nào?
A/ dung dịch Br2 B/ dung dịch HCl C/ benzen D/ quỳ tím.
Câu101 Có mấy đồng phân C3H8O bị oxi hóa thành andehit?
A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4
Câu102 Số đồng phân có chứa nhân benzen phản ứng với Na, có CTPT C7H8O là:
A/ 3 B/ 4 C/ 5 D/ 6
Câu103 Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng với NaOH là:
A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4
Câu104 Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm với
dung dịch loãng nào sau đây?
A/ dd HCl B/ dd NaCl C/ dd NaOH D/ dd NaHCO3
Câu105 Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm với
dung dịch loãng nào sau đây?
A/ dung dịch HCl B/ dung dịch NaCl C/ dung dịch Na2CO3 D/ dung dịch NaHCO3
Câu106 Khi làm thí nghiệm với anilin xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng các
dung dịch loãng nào sau đây?
A/ dd HCl B/ dd nước vôi trong C/ dd NH3 D/ dd NaCl
Câu107 Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp anilin-phenol bằng các chất nào?
A/ dd NaOH, dd Br2 B/ H2O, dd HCl C/ dd HCl, dd NaOH D/ dd NaCl, dd Br2
Câu108 Một chai rượu etylic có nhãn được ghi 250
nghĩa là:
A/ cứ 100g dung dịch có 25g rượu nguyên chất B/ cứ 100g dung dịch có 25ml rượu nguyên chất
C/ cứ 75ml nước có 25ml rượu nguyên chất D/ cứ 100ml nước có 25ml rượu nguyên chất
Câu109 Khi đun nóng n rượu đơn chức có mặt H2SO4 đậm đặc ở 1400
C thì thu được số ete tối đa là:
A/ 2n B/ 3n C/ n2
D/ [n(n+1)]/2.
Câu110 Chọn phản ứng sai:
A/ phenol + dd Br2 → axit picric + HBr
B/ rượu benzylic + CuO → andhit benzoic + Cu + H2O
C/ propanol-2 + CuO → axeton + Cu + H2O
D/ etilenglicol + Cu(OH)2 → dd màu xanh thẫm + H2O
Câu111 Anken thích hợp để điều chế 3-etyl pentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa:
A/ 3-etyl pent-2-en B/ 3-etyl pent-1-en C/ 3,3-dimetyl pent-2-en D/ 3-etyl pen-3-en.
Câu112 Công thức phân tử của đietyl amin là:
A/ C5H13N B/ C4H11N C/ C6H15N D/ C5H11N
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.7
Câu113 Công thức nào sau đây không phải là một phenol?
A/ CH3-C6H4-OH B/ Cl-C6H4-OH C/ C2H5-C6H4-OH D/ C6H5-CH2-OH
Câu114 Khi đun nóng hỗn hợp rượu etylic và iso-propylic với H2SO4 đậm đặc ở 1400
C có thể thu được
số ete tối đa là?
A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5
Câu115 Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propanol-2 với xúc tác H2SO4 đậm đặc có thể thu được tối đa
bao nhiêu sản phẩm hữu cơ trong phân tử có ba nguyên tố C, H, O:
A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5
Câu116 C4H11N có bao nhiêu đồng phân?
A/ 5 B/ 6 C/ 7 D/ 8
Câu117 C4H11N có bao nhiêu đồng phân bậc 1?
A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4
Câu118 Bậc của 2-metylbutanol-2 là:
A/ bậc 1 B/ bậc 2 C/ bậc 3 D/ bậc 4
Câu119 Tên gọi quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(CH2-CH3)CH(OH)CH3 là:
A/ 3-etylbutan-2-ol B/ 3-metylhexan-5-ol C/ 4-etylpentan-2-ol D/ 3-metylpentan-2-ol
Câu120 Bậc của rượu là:
A/ số nhóm chức có trong phân tử B/ bậc cacbon lớn nhất trong phân tử
C/ bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH D/ số cacbon có trong phân tử rượu
Câu121 Cho sơ đồ biến hóa:
0
2 4
0
H SO ®Ëm ®Æc,170 C+HCl +NaOH
t
buten-1 X Y Z . Tên của Z là:
A/ propen B/ buten-2 C/ dibutyl ete D/ iso-butilen
Câu122 Cho sơ đồ biến hóa: C6H6 → X → C6H5OH → Y → C6H5OH. X, Y lần lượt có thể là:
A/ C6H5Cl, C6H5ONa B/ C6H5Cl, C6H5NH2
C/ C6H5NH2, C6H5COOH D/ C6H5Br, C6H5COOH
Câu123 Cho sơ đồ biến hóa:
2 ,
6 6
Cl Fe NaOH
C H A B phenol . B có thể là:
A/ C6H5NO2 B/ C6H5ONa C/ C6H5NH2 D/ C6H5Br
Câu124 Quy trình nào sau đây là không hợp lí với chất tạo thành là sản phẩm chủ yếu?
A/ propan-1-ol → propen → propan-2-ol B/ but-1-en → 2-clobutan → butan-2-ol
C/ benzen → brombenzen → p-bromnitrobenzen D/ benzen → nitrobenzen → o-bromnitrobenzen
Câu125 Các hợp chất rượu (CH3)2CHOH, CH3CH2OH, (CH3)3COH có bậc lần lượt là:
A/ 1, 2, 3 B/ 2, 3, 1 C/ 1, 3, 2 D/ 2, 1, 3
Câu126 Để phân biệt các chất lỏng: benzen, phenol, anilin, stiren. Ta không dùng:
A/ Na, dd Br2 B/ dd HCl, dd Br2 C/ dd NaOH, dd Br2 D/ quỳ tím và dd Br2
Câu127 Một rượu đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Công thức phân tử của rượu là:
A/ CH3OH B/ C2H5OH C/ CH2=CH-CH2-OH D/ C6H5CH2OH
Câu128 Một rượu đơn chức có %O = 50% về khối lượng. Công thức phân tử của rượu là:
A/ CH3OH B/ C3H7OH C/ CH2=CH-CH2-OH D/ C6H5CH2OH
Câu129 Khi đốt cháy một rượu đơn chức X được CO2 và hơi H2O có số mol như nhau. CTPT của X?
A/ C2H6O B/ C3H6O C/ C4H10O D/ C5H12O
Câu130 Khi đốt cháy một rượu đa chức thu được nước và khí CO2, theo tỉ lệ khối lượng
2 2CO H Om : m 27 : 44 . CTPT của rượu là:
A/ C2H6O B/ C4H8O C/ C3H8O2 D/ C5H10O2
Câu131 Khi đun nóng hỗn hợp 2 trong số 4 rượu có CTPT CH4O, C2H6O, C3H8O với xúc tác, nhiệt độ
thích hợp chỉ thu được một olefin duy nhất thì hai rượu đó là:
A/ CH4O, C2H6O B/ CH4O, C3H8O
C/ C3H8O, C2H6O D/ CH4O, C2H6O hoặc CH4O, C3H8O
Câu132 X là rượu mạch hở có chứa một liên kết đôi trong phân tử. CTPT của X là:
A/ C2H4O B/ C3H6O C/ C2H4(OH)2 D/ C3H5(OH)3
Câu133 Khi đun nóng một rượu đơn chức no A với H2SO4 đậm đặc ở điều kiện thích hợp thu được sản
phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là:
A/ C3H7OH B/ C2H5OH C/ C3H5OH D/ C4H7OH
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.8
Câu134 Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng
phân tử xấp xỉ với nó, vì:
A/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic tác dụng với Na
B/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic có liên kết hiđro với nước
C/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic có liên kết hiđro liên phân tử
D/ vì chỉ có rượu etylic có nguyên tử oxi
Câu135 Ôxi hóa 6g rượu đơn chức no X thu được 5,8g anđehit. CTCT của X là:
A/ CH3CH2OH B/ CH3CH2CH2OH
C/ CH3CH2CH2CH2OH D/ CH3CH(CH3)CH2OH
Câu136 Đề hiđrat hóa 14,8g rượu thì được 11,2g aken. CTPT của rượu là;
A/ C2H5OH B/ C3H7OH C/ C4H9OH D/ CnH2n+1OH
Câu137 Cho 46,4g rượu đơn chức X tác dụng hết với Na tạo ra 8,96 lít H2 (đktc). Gọi tên X:
A/ etanol B/ rượu etylic C/ rươu popylic D/ rượu anlylic
Câu138 Khi đun nóng rượu đơn X với H2SO4 đậm đặc ở 1400
C thu được ete Y. Tỉ khối Y đối với X là
1,4375. Xác định X.
A/ CH3OH B/ C3H7OH C/ C2H5OH D/ C4H9OH
Câu139 Đốt cháy hoàn toàn 5,8g rượu đơn chức X thu được 13,2g CO2 và 5,4g H2O. Xác định X:
A/ C3H5OH B/ C3H7OH C/ C2H5OH D/ C4H7OH
Câu140 Cho 10,6g hỗn hợp hai rượu đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí
(đktc). CTPT rượu có phân tử nhỏ hơn là:
A/ C2H5OH B/ CH3CH2CH2OH
C/ CH3OH D/ CH3CH2CH2CH2OH
Câu141 Một chất X công thức phân tử C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm
oxi hóa X bởi CuO không có khả năng phản ứng tráng gương, X là:
A/ 3-metyl butanol-1 B/ buten-3-ol-1 C/ buten-3-ol-2 D/ buten-2-ol-2
Câu142 Đốt cháy một rượu đa chức được H2O và CO2 có tỉ lệ mol 2 2H O COn : n = 3:2. Vậy rượu đó là:
A/ C3H8O2 B/ C2H6O2 C/ C4H10O2 D/ C4H8O2
Câu143 Rượu đơn chức no X mạch hở có tỉ khối hơi so với H2 bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đậm
đặc đun nóng đến 1800
C thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. Tên của X là:
A/ butan-1-ol B/ butan-2-ol C/ 2-metyl propan-2-ol D/ propan-2-ol
Câu144 Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối
lượng. Đun X với H2SO4 đậm đặc ở 1800
C được 3 anken. Tên của X là:
A/ butan-1-ol B/ butan-2-ol C/ pentan-1-ol D/ 2-metylpropan-2-ol
Câu145 X chứa ba nguyên tố C, H, O tác dụng đủ với hiđro theo tỉ lệ mol 1 : 1 có Ni xúc tác được chất
hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đậm đặc ở 1800
C được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z được poliisobutilen.
CTPT của X là:
A/ CH2=CH-CH(OH)CH3 B/ CH3CH(CH3)CHO C/ CH2=CH-O-CH2CH3 D/ CH3CH2CH2CHO.
Câu146 Đun nóng V ml rượu etylic 950
với H2SO4 đậm đặc ở 1800
C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết
hiệu suất phản ứng đạt 60% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/cm3
. Trị số của V(ml) là:
A/ 10,18 B/ 8,19 C/ 15,13 D/ 12,00
Câu147 Đun nóng hỗn hợp gồm 6g rượu etylic và 6g axit axetic với H2SO4 đậm đặc xúc tác. Nếu hiệu
suất phản ứng đạt 75% thì khối lượng este tạo thành là:
A/ 8,6gam B/ 8,8gam C/ 6,6gam D/ 7,2gam
Câu148 Đun nóng rượu A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đậm đặc thu được chất hữu cơ B có chứa brom.
Biết 12,3g hơi chất B chiếm thể tích bằng thể tích của 2,8g N2 (cùng t0
, p). Công thức của A là:
A/ CH3OH B/ C2H5OH C/ C3H5OH D/ C3H7OH
Câu149 Đun nóng 132,8g hỗn hợp rượu đơn chức với H2SO4 đậm đặc ỏ 1400
C thu được 111,2g hỗn hợp
6 ete có số mol bằng nhau. Số mol mỗi ete là:
A/ 0,4 mol B/ 0,2 mol C/ 0,8 mol D/ 0,12
Câu150 Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24g hỗn hợp 3 rượu đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336lít H2
(đktc). Khối lượng muối ancolat thu được là:
A/ 1,90gam B/ 1,555gam C/ 2,85gam D/ 1,93gam
Câu151 Rượu etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan rượu?
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.9
A/ CaO B/ Na C/ CuSO4.5H2O D/ H2SO4 đậm đặc
Câu152 Ba rượu X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra
CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3:4. Vậy công thức ba rượu có thể có là:
A/ C2H6O, C3H8O, C4H10O. B/ C3H8O, C4H8O, C5H10O
C/ C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 D/ C3H6O, C3H6O2, C3H6O3
Câu153 Tên gọi quốc tế của chất sau: (CH3)2C=CHCH2OH là:
A. 3-metylbut-2-en-1-ol B. 2-metylbut-2-en-4-ol
C. pent-2-en-1-ol D. ancol isopent-2-en-1-ylic.
Câu154 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn so với hyđrocacbon,
dẫn xuất halogen, ete có phân tử khối tương đương hoặc cùng số nguyên tử C là do:
A. ancol có phản ứng với Na B. ancol có nguyên tử oxi trong phân tử
C. giữa các phân tử ancol có liên kết hyđro D. trong phân tử ancol có liên kết cộng hóa trị.
Câu155 Chất hữu cơ X có CTPT C4H10O có số đồng phân là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu156 Chất hữu cơ X có CTPT C4H10O có số đồng phân tác dụng được với Na là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu157 Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 đồng phân có CTPT C3H7OH?
A. Na và H2SO4 đặc B. Na và CuO
C. CuO và dd AgNO3/NH3 D. Na và dd AgNO3/NH3.
Câu158 Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (t0
) tạo thành sản phẩm
có phản ứng tráng gương?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu159 Cho 4 ancol : C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol
không hòa tan được Cu(OH)2 là:
A. 1, 2 B. 2, 4 C. 1, 4 D. chỉ có 1.
Câu160 Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân cis – trans có CTPT C4H8O, X làm mất màu dd Brôm và
tác dụng với Na giải phóng H2. CTCT của X là:
A. CH2=CHCH2CH2OH B. CH3CH=CHCH2OH C. CH2=C(CH3)CH2OH D. CH3CH2CH=CHOH
Câu161 Một ancol no, đa chức X có công thức tổng quát: CxHyOz (y=2x + z). X có tỉ khối hơi so với
không khí nhỏ hơn 3 và không tác dụng với Cu(OH)2. CTCT của X là:
A. HOCH2CH2OH B. CH2(OH)-CH(OH)-CH3
C. CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH D. HOCH2CH2CH2OH
Câu162 Ancol no, đa chức X có công thức đơn giản nhất là C2H5O thì X có CTPT là:
A. C2H5O B. C4H10O2 C. C6H15O3 D. C8H20O4.
Câu163 Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử hydro (từ trái sang phải) trong nhóm –OH của 3 hợp
chất: C6H5OH, C2H5OH, H2O là:
A. H2O, C6H5OH, C2H5OH B. C6H5OH, H2O, C2H5OH
C. C2H5OH, C6H5OH, H2O D. C2H5OH, H2O, C6H5OH
Câu164 Cho dãy chuyển hóa sau:
0
2 4H SO ,170 CHBr ddNaOH
Buten 1 X Y Z . Biết X, Y, Z đều là
những hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính của từng giai đoạn. CTCT của X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3
B. CH2Br-CH2-CH2-CH3; CH2(OH)CH2-CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3
C. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3
D. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH2-CH(CH3)-O-CH(CH3)CH2CH3.
Câu165 Cho dãy chuyển hóa:
0
2 4 2H SO ,170 C H O(H )
3 2 2CH CH CH OH X Y. Biết X, Y đều là những
sản phẩm chính, X, Y lần lượt là:
A. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OH B. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OSO3H
C. CH3CH=CH2, CH3CH(OH)CH3 D. C3H7OC3H7, CH3CH2CH2OSO3H
Câu166 Khi cho etanol đi qua hỗn oxit ZnO và MgO ở 4500
C thì thu được sản phẩm chính có công thức:
A. C2H5-O-C2H5 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH2=CH2.
Câu167 Cho dãy chuyển hóa: CH3CH2CH(OH)CH3
0
2 4H SO ,170 C
E 2Br (dd)
F. Biết E, F là sản phẩm
chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ mol 1:1. CTCT của E, F lần lượt là:
A. CH3CH2CH=CH2, CH3CH2CHBrCH2Br B. CH3CH=CHCH3, CH3CHBrCHBrCH3
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.10
C. CH3CH=CHCH3, CH3CH2CBr2CH3 D. CH3CH2CH=CH2, CH2BrCH2CH=CH2.
Câu168 Hai chất A, B có cùng CTPT C4H10O. Biết:
- Khi thực hiện phản ứng tách nước (H2SO4 đđ, 1700
C), mỗi chất chỉ tạo một anken.
- Khi oxi hóa A, B bằng oxy (Cu, t0
), mỗi chất cho một anđehyt
- Khi cho anken tạo thành từ B hợp H2O (H+
) thì được ancol bậc 1 và bậc 3.
Cấu tạo của A, B lần lượt là:
A. (CH3)3COH, CH2(OH)CH2CH2CH3 B. CH2(OH)CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH
C. CH3CH(OH)CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH D. (CH3)2CHCH2OH, CH2(OH)CH2CH2CH3.
Câu169 Chất X có CTPT C4H10O. Khi oxi hóa X bằng CuO (t0
) thu được chất hữu cơ Y có khả năng
tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác, khi cho anken tạo ra từ X hợp H2O (H+
) thì cho một ancol bậc
1 và 1 ancol bậc 2. CTCT của X là:
A. (CH3)3COH B. CH2(OH)CH2CH2CH3
C. CH3CH(OH)CH2CH3 D. (CH3)2CHCH2OH.
Câu170 Chất X chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t0
) được chất Y. Đun nóng Y
với H2SO4 đậm đặc, 1700
thu được chất hữu cơ Z, trùng hợp Z được poliisobutylen. CTCT của X là:
A. CH2=CHCH(CH3)OH B. CH2=C(CH3)CH2OH
C. CH3CH(CH3)CH2OH D. CH2=CHCH2CH2OH
Câu171 Đun nóng 2,3-đimetylpentan-2-ol với H2SO4 đặc, 1700
C thu được sản phẩm chính là:
A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2 B. CH3CH=C(CH3)CH(CH3)2
C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2 D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3
Câu172 Khi cho 2,2-đimetylpropanol tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là chất nào dưới đây?
A. 1-clo-2,2-đimetylpropan B. 3-clo-2,2-đimetylpropan
C. 2-clo-3-metylbutan D. 2-clo-2-metylbutan.
Câu173 Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn H2O, người ta thường dùng thuốc
thử nào dưới đây?
A. CuSO4 khan B. Na kim loại C. Benzen D. CuO.
Câu174 Hyđrat hóa propen với H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ tạo ra:
A. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 2
B. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 1
C. hai ancol đồng phân của nhau với % thể tích như nhau.
D. ancol bậc 2 duy nhất.
Câu175 Cho các chất sau: CH3CH2CH2OH (1) CH3CH(OH)CH3 (2) CH3CH(OH)CH2OH (3)
CH3CH(OH)C(CH3)3 (4). Dãy gồm các chất khi tách nước chỉ cho một olefin duy nhất là:
A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (2), (3).
Câu176 Phenol là hợp chất hữu cơ mà:
A. phân tử có chứa nhóm –OH và vòng benzen
B. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen
C. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen
D. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng ở ngoài vòng benzen.
Câu177 Y có CTPT C8H10O, khi đun nóng Y với CuO ở nhiệt độ thích hợp được chất có khả năng tham
gia phản ứng tráng gương, ngoài ra Y thỏa mãn sơ đồ phản ứng: Y  Y1  polistiren. CTCT của Y là:
A.
CH2 CH2OH
B.
CH OHH3C
C.
CH2OH
CH3
D.
OC2H5
Câu178 Hai ống nghiệm mất nhãn đựng từng chất riêng biệt là dd Butanol-1 và dd phenol. Chỉ dùng một
hóa chất để phân biệt hai chất trên thì hóa chất đó là:
A. H2O B. dd Brôm C. quỳ tím D. Na kim loại.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.11
Câu179 A, B là hai hợp chất thơm có cùng CTPT C7H8O và đều không làm mất màu dd Brôm. A chỉ tác
dụng với Na, không tác dụng với NaOH, B không tác dụng với Na và NaOH. CTCT của A, B lần lượt là:
A.
CH2 OH OCH3
; B.
CH3
OH
;
CH2 OH
C.
CH3
OH
;
CH2 OH
D.
CH2 OH
;
CH3
OH
Câu180 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C8H10O tác dụng được với Na, không tác
dụng với NaOH và không làm mất màu dd Brôm?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7.
Câu181 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C8H10O không dụng được với Na và NaOH?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7.
Câu182 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu183 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với Na giải phóng H2?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu184 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với dd NaOH?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu185 Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. phenol có tính axit mạnh hơn etanol B. phenol có tính axit yếu hơn etanol
C. phenol không có tính axit D. phenol có tính bazơ yếu.
Câu186 Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng các chất lỏng không màu gồm: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa,
C2H5OH. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt bốn dung dịch trên?
A. dd NaOH B. dd HCl C. khí CO2 D. dd BaCl2.
Câu187 Có 3 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn: ancol etylic, phenol, axitfomic. Để nhận
biết 3 dd trên có thể dùng thuốc thử nào?
A. quỳ tím và dd brôm B. dd NaHCO3 và Na C. quỳ tím và dd NaHCO3 D. Cu(OH)2 và Na.
Câu188 Đun nóng ancol mạch hở X với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc (lấy dư) được chất hữu cơ Y (chứa
C, H, Br). Biết 12,3 gam Y có thể tích bằng thể tích của 2,8gam N2 ở cùng điều kiện. CTCT của X là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. CH3CH(OH)CH3 D. CH2=CHCH2OH.
Câu189 Đun nóng 3,57gam hỗn hợp gồm propylclorua và phenylclorua với dd NaOH loãng, vừa đủ sau
đó thêm tiếp dd AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng
phenylclorua trong hỗn hợp A là:
A. 1,0gam B. 1,57gam C. 2,0gam D. 2,57gam.
Câu190 Đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH đặc dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, dẫn khí sinh ra qua dd Brôm lấy dư, thấy có 8gam Brôm tham gia phản ứng. Khối lượng C2H5Br
ban đầu là:
A. 1,40gam B. 2,725gam C. 5,450gam D. 10,90gam.
Câu191 Đun nóng 27,4gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH đặc dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được hỗn hợp X gồm 2 olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm
20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
A. 4,48 B. 8,96 C. 11,20 D. 17,92.
Câu192 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol A, B thuộc dãy đồng đẳng của rượu metylic thu
được 70,4 gam CO2 và 39,6gam H2O. Giá trị của m là:
A. 3,32 B. 33,2 C. 16,6 D. 24,9.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.12
Câu193 Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. CTPT của A là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C3H7OH.
Câu194 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol A và B thuộc loại ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng thu 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,95 gam H2O. A, B lần lượt là:
A. CH3OH và C2H5OH B. CH3-[CH2]2-OH và CH3-[CH2]3-OH
C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH D. CH3-[CH2]3-OH và CH3-[CH2]4-OH.
Câu195 Cho 2,84 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na tạo
ra 4,6gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:
A. 2,24 B. 1,12 C. 1,792 D. 0,896.
Câu196 Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức X với H2SO4 đạm đặc ở nhiệt độ thích hợp được m2 gam
chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng là 100%. CTPT của X là:
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. C5H11OH.
Câu197 Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa
C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,39% về khối lượng. CTPT của X là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH.
Câu198 A, B là 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6gam A và
2,3 gam B tác dụng hết với Na được 1,12lít H2 (đktc). CTPT của A, B lần lượt là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu199 Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400
C thu được hỗn hợp các ete
có số mol bằng nhau và có khối lượng 111,2gam. Số mol mỗi ete tạo thành là:
A. 0,1mol B. 0,2mol C. 0,3mol D. 0,4mol.
Câu200 Hỗn hợp M gồm 2 chất X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ chứa một
loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và H2O) vào dd
nước vôi trong lấy dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24gam và tạo ra 7 gam kết tủa. CTCT của X, Y lần
lượt là:
A. CH3OH và C2H5OH B. HCOOH và CH3COOH
C. CH3COOH và C2H5COOH D. C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH(OH)-CH3.
Câu201 Đốt cháy hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được
6,72 lít CO2 (đktc) và 7,65gam H2O. Mặt khác khi cho m (gam) hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được
2,8 lít H2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với H2 đều nhỏ hơn 40, xác định CTPT của A, B?
A. C2H6O và CH4O B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O2 và C3H8O2 D. C2H6O2 và C4H10O2.
Câu202 Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu
được 1,68lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6gam X bằng CuO (t0
) rồi cho toàn bộ sản phẩm thu
được tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. CTPT của A là:
A. C2H5OH B. CH3CH2CH2OH C. CH3CH(CH3)OH D. CH3(CH2)2CH2OH.
Câu203 Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu
được 0,672lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76gam X bằng CuO (t0
) rồi cho toàn bộ sản phẩm
thu được tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. CTPT của A là:
A. C2H5OH B. CH3CH2CH2OH C. CH3CH(CH3)OH D. CH3(CH2)2CH2OH.
Câu204 Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ chứa
một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn được CO2 và H2O,
sản phẩm cháy lần lượt được dẫn vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư rồi qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 lấy dư,
thấy bình 1 tăng 2,16gam và bình 2 có 7 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đktc)
thu được là bao nhiêu?
A. 2,24lít B. 0,224lít C. 0,56lít D. 1,12lít.
Câu205 Đun hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (no, đơn chức, kế tiếp nhau) với H2SO4 đặc ở 1700
C thu được
2 olefin có tỉ khối so với X bằng 0,66. X là 2 ancol nào dưới đây?
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu206 Cho 1,52gam 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được
2,18gam chất rắn. CTPT của 2 ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H5OH và C4H7OH D. C3H7OH và C4H9OH.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.13
Câu207 Ancol X mạch hở có số C bằng số nhóm chức. Cho 9,3gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36
lít khí (đktc). CTCT của X là:
A. CH3OH B. C3H5(OH)3 C. C2H4(OH)2 D. C3H6(OH)3.
Câu208 Cho 18,8gam hỗn hợp gồm 2 ancol (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau) tác dụng hết với Na dư
được 5,6lít H2(đktc). CTPT của 2 ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu209 Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thu được 21,8 gam chất rắn
và V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48.
Câu210 Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư, sau phản ứng
được 2,24 lít H2 (đktc). CTCT của B là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. CH3CH(CH3)OH D. C3H5OH.
Câu211 Lên men nước quả nho thu được 100lít rượu vang 100
(hiệu suất phản ứng lên men là 95% và
khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml). Giả thiết trong nước nho chỉ chứa glucôzơ. Khối lượng
glucôzơ có trong nước quả nho đã dùng là:
A. 20,595Kg B. 19,565Kg C. 16,476Kg D. 15,652Kg.
Câu212 Cho m gam hỗn hợp 2 ancol (no, đon chức, kế tiếp nhau) tác dụng hết với Na dư thu được
0,448lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X được 2,24lít CO2 (đktc). CTPT của 2 ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu213 Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2gam CO2 và 8,1gm H2O. CTPT của A là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C3H5OH.
Câu214 Cho 2,84gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản ứng
được 4,6gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (đktc)?
A. 2,24 B. 1,12 C. 1,792 D. 0,896.
Câu215 Hóa hơi hoàn toàn 2,48gam một ancol no, mạch hở X thu được thể tích hơi bằng thể tích của
1,12gam khí N2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). CTPT của X là:
A. C3H8O3 B. C2H6O C. C2H6O2 D. C3H8O.
Câu216 Chia m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hết phần 1 được
2,24lít CO2 (đktc), phần 2 đun nóng với H2SO4 đậm đặc được hỗn hợp 2 anken, đốt cháy hoàn toàn lượng
anken này thì khối lượng nước thu được là bao nhiêu?
A. 0,18gam B. 1,80gam C. 8,10gam D. 0,36gam.
Câu217 Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B là đồng đẳng ta được hỗn hợp Y gồm các
olefin. Đốt cháy hết X thu được 1,76gam CO2, đốt cháy hết Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là:
A. 2,94gam B. 2,48gam C. 1,76gam D. 2,76gam.
Câu218 Hợp chất X chứa C, H, O có M < 170 g/mol. Đốt cháy hoàn toàn 0,486gam X sinh ra 405,2 ml
CO2 (đktc) và 0,27gam H2O. CTPT của X là:
A. C6H14O5 B. C7H12O6 C. C5H10O6 D. C6H10O5.
Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.14
ĐÁP SỐ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140
141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160
161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180
181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200
201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220
221 222 223 224

Contenu connexe

Tendances

Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Doctailieu.com
 
De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)SEO by MOZ
 
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC    CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Tới Nguyễn
 
Dan xuat halogen
Dan xuat halogenDan xuat halogen
Dan xuat halogenLe Tung
 
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)Thanh Thanh
 
Axit huuco
Axit huucoAxit huuco
Axit huucoMinh Le
 
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối AĐề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối Atuituhoc
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnMegabook
 
đề Thi thử môn hóa tỉnh phú yên
đề Thi thử môn hóa tỉnh  phú yênđề Thi thử môn hóa tỉnh  phú yên
đề Thi thử môn hóa tỉnh phú yênonthitot .com
 
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)Thanh Thanh
 
Luyện tập tổng hợp lý thuyết
Luyện tập tổng hợp lý thuyếtLuyện tập tổng hợp lý thuyết
Luyện tập tổng hợp lý thuyếtkienquan
 
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Tinh Nguyen
 
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học thpt chuyên sơn tây
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học  thpt chuyên sơn tây35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học  thpt chuyên sơn tây
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học thpt chuyên sơn tâyNgan Nguyen
 
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008Nguyễn Tấn Trung
 
De thi dai hoc mon hoa (19)
De thi dai hoc mon hoa (19)De thi dai hoc mon hoa (19)
De thi dai hoc mon hoa (19)SEO by MOZ
 
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008Nguyễn Tấn Trung
 
Tong hop de kt 12 hk 1 2012
Tong hop de kt 12 hk 1   2012Tong hop de kt 12 hk 1   2012
Tong hop de kt 12 hk 1 2012Việt Lùn
 
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4Kokoro Chan
 

Tendances (19)

Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
Đáp án đề thi thử Hóa 2021 trường THPT Thăng Long lần 1
 
De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)De thi dai hoc mon hoa (23)
De thi dai hoc mon hoa (23)
 
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC    CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
CÂU HỎI LÍ THUYẾT HÓA HỮU CƠ THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC
 
Dan xuat halogen
Dan xuat halogenDan xuat halogen
Dan xuat halogen
 
Chtn chuong2 10
Chtn chuong2 10Chtn chuong2 10
Chtn chuong2 10
 
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan1)
 
Axit huuco
Axit huucoAxit huuco
Axit huuco
 
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối AĐề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối A
Đề thi đại học 2010 môn Hóa Học khối A
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
 
đề Thi thử môn hóa tỉnh phú yên
đề Thi thử môn hóa tỉnh  phú yênđề Thi thử môn hóa tỉnh  phú yên
đề Thi thử môn hóa tỉnh phú yên
 
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)
[Hoa](amsterdam ha noi)(2012lan2)
 
Luyện tập tổng hợp lý thuyết
Luyện tập tổng hợp lý thuyếtLuyện tập tổng hợp lý thuyết
Luyện tập tổng hợp lý thuyết
 
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
Bai tap-trac-nghiem-andehitaxit-cacboxyliceste-ban-full-rat-moi-va-hay-co-tha...
 
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học thpt chuyên sơn tây
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học  thpt chuyên sơn tây35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học  thpt chuyên sơn tây
35. đề thi thử thpt quốc gia môn hóa học thpt chuyên sơn tây
 
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối A năm 2008
 
De thi dai hoc mon hoa (19)
De thi dai hoc mon hoa (19)De thi dai hoc mon hoa (19)
De thi dai hoc mon hoa (19)
 
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008
Đề thi môn Hóa Đại học khối B năm 2008
 
Tong hop de kt 12 hk 1 2012
Tong hop de kt 12 hk 1   2012Tong hop de kt 12 hk 1   2012
Tong hop de kt 12 hk 1 2012
 
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4
đề Chuyen-nguyễn-huệ-lần-4
 

En vedette

Các dạng bài tập về ancol pư tách h2 o
Các dạng bài tập về ancol   pư tách h2 oCác dạng bài tập về ancol   pư tách h2 o
Các dạng bài tập về ancol pư tách h2 oQuyen Le
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1Phong Phạm
 
Giao an on cap toc 12
Giao an on cap toc 12Giao an on cap toc 12
Giao an on cap toc 12chaukanan
 
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim Hằng
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim HằngChu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim Hằng
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim HằngPhạm Hằng
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013hvty2010
 
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơ
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơChuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơ
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơThuong Hoang
 

En vedette (6)

Các dạng bài tập về ancol pư tách h2 o
Các dạng bài tập về ancol   pư tách h2 oCác dạng bài tập về ancol   pư tách h2 o
Các dạng bài tập về ancol pư tách h2 o
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
 
Giao an on cap toc 12
Giao an on cap toc 12Giao an on cap toc 12
Giao an on cap toc 12
 
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim Hằng
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim HằngChu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim Hằng
Chu de 7 dien phan - Ths.Phạm Thị Kim Hằng
 
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
Giải rất chi tiết đề Hóa khối A 2013
 
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơ
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơChuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơ
Chuyên đề tổng hợp của hóa học hữu cơ
 

Similaire à Chuong dan xuat halogen

500 cau trac_nghiem_hoa
500 cau trac_nghiem_hoa500 cau trac_nghiem_hoa
500 cau trac_nghiem_hoaLong Nguyen
 
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1Phong Phạm
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3Phong Phạm
 
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Maloda
 
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tietPhong Phạm
 
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tietPhong Phạm
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2Phong Phạm
 
De thi dai hoc mon hoa (33)
De thi dai hoc mon hoa (33)De thi dai hoc mon hoa (33)
De thi dai hoc mon hoa (33)SEO by MOZ
 
Cac dạng bài tập este lipit
Cac dạng bài  tập este   lipitCac dạng bài  tập este   lipit
Cac dạng bài tập este lipitQuyen Le
 
Bt ancol 7534
Bt ancol 7534Bt ancol 7534
Bt ancol 7534lehong82
 
De thi thu hk ii bien soan
De thi thu hk ii bien soanDe thi thu hk ii bien soan
De thi thu hk ii bien soanha7632000
 
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình ChuẩnVuKirikou
 
Bài tập ancol
Bài tập ancolBài tập ancol
Bài tập ancolSơn Sói
 
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-140231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1Thanh Nga Pham
 
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit Thien Huong
 
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2Phong Phạm
 
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Marco Reus Le
 
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015Trường Phạm
 

Similaire à Chuong dan xuat halogen (20)

500 cau trac_nghiem_hoa
500 cau trac_nghiem_hoa500 cau trac_nghiem_hoa
500 cau trac_nghiem_hoa
 
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 1
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 3
 
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
Phương pháp giải nhanh Hóa học: Chuyên đề Este - Ôn thi THPT Quốc gia 2018
 
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet{Nguoithay.org}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.org} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
 
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet{Nguoithay.vn}  de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
{Nguoithay.vn} de thi thu mon hoa hoc so 3 giai chi tiet
 
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2{Nguoithay.vn}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.vn} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
 
De thi dai hoc mon hoa (33)
De thi dai hoc mon hoa (33)De thi dai hoc mon hoa (33)
De thi dai hoc mon hoa (33)
 
Cac dạng bài tập este lipit
Cac dạng bài  tập este   lipitCac dạng bài  tập este   lipit
Cac dạng bài tập este lipit
 
Bt ancol 7534
Bt ancol 7534Bt ancol 7534
Bt ancol 7534
 
De thi thu hk ii bien soan
De thi thu hk ii bien soanDe thi thu hk ii bien soan
De thi thu hk ii bien soan
 
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn
40 câu trắc Nghiệm Hóa Học - Chương Trình Chuẩn
 
Bài tập ancol
Bài tập ancolBài tập ancol
Bài tập ancol
 
Hoa 12 co ban
Hoa 12 co banHoa 12 co ban
Hoa 12 co ban
 
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-140231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1
40231135 ancol-phenol-trong-de-thi-dh-31-1
 
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit
Cac dang-bai-tap-trac-nghiem-este-lipit
 
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2{Nguoithay.org}  giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
{Nguoithay.org} giai chi tiet bai tap hoa hoc huu co so 2
 
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
 
6edbai tap ve este
6edbai tap ve este6edbai tap ve este
6edbai tap ve este
 
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015
Tai lieu hk1 hóa 12 tc-2015
 

Chuong dan xuat halogen

  • 1. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.1 Câu1 Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống: Nhóm chức là. ..... gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ. A. nguyên tố B. nhóm các nguyên tố C. các nguyên tử D. nhóm nguyên tử. Câu2 Công thức chung của rượu no đơn chức là? A. CnH2nOH B. (CH3)nOH C. Rn(OH)m D. CnH2n+2O Câu3 Số đồng phân của rượu no đơn chức có công thức phân tử C4H10O bằng: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu4 Rựơu thơm ứng với công thức C8H10O có mấy đồng phân? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu5 Phenol còn được gọi là: A.rượu thơm B. axit cacboxylic C. phenolic D. axit phenic Câu6 Ở điều kiện thường, metanol là chất lỏng mặc dù khối lượng phân tử của nó không lớn, đó là do: A. Các phân tử metanol tạo được liên kết hidro liên phân tử. B. Trong thành phần của metanol có oxi. C. Độ tan lớn của metanol trong nước. D. Sự phân ly của rượu. Câu7 Trong dãy đồng đẳng rượu no đơn chức, khi mạch cacbon tăng, nói chung: A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng. B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm. C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng. D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm. Câu8 Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của đimetyl ete là do: A. Phân tử rượu phân cực mạnh. B. Cấu trúc phân tử rượu bền vững hơn. C. Rượu etylic tạo liên kết hidro với nước. D. Rượu etylic tạo được liên kết hidro liên phân tử. Câu9 Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Rượu etylic. B. Rượu n-propylic. C. Etylmetyl ete. D. Etylclorua. Câu10 Rượu và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2NH2 B. (CH3)2CHOH và(CH3)2CHNH2 C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 D. (CH3)3COH.và (CH3)3CNH2. Câu11 Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch etanol trong nước, quỳ chuyển sang màu: A. xanh B. đỏ C. mất màu D. không đổi màu. Câu12 Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của phenol? (1) Chất rắn; (2) Màu nâu; (3) Rất độc; (4) Nóng chảy ở nhiệt độ cao. Phản ứng được với: (5) dung dịch nước brôm ; (6) Axit nitric; (7) Natri; (8) Kalihidroxit. A. 1, 6 B. 2, 4 C. 1, 6, 8 D. 2, 4, 6. Câu13 Trong các chất sau, phenol phản ứng được với chất nào? (1) dung dịch Brôm; (2) dung dịch bazơ; (3) dung dịch axit clohidric; (4) rượu metylic; (5) axit axetic; (6) etylaxetat A. 1, 2 B. 1, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 5, 6 Câu14 Cho biết sản phẩm chính của phản ứng tách nước từ (CH3)2CHCHOHCH3 A. 2-Metyl-1-buten B. 2-Metyl-2-buten C. 3-Metyl-1-buten D. 1,1,2-Trimetyletilen Câu15 Đun rượu s-butylic với sự có mặt của axit H2SO4 đậm đặc ở 170o C thì sản phẩm chính sẽ là: A. Đibutylete B. 2-Metylpropen C. 1-Buten D. 2-Buten Câu16 Anken CH3-CH(CH3)-CH =CH2 là sản phẩm tách nước của rượu nào? A. 2-Metyl-1-butanol B. 2-Metyl-2-butanol C. 3-Metyl-1-butanol D. 2, 2-Đimetyl-1-propan Câu17 Trong các cặp chất sau, cặp chất nào không thể phản ứng được với nhau? A. Rượu etylic và phenol. B. Etanol và axit axetic. C. Anilin và axit sunfuric. D. Phenol và natri etylat. Câu18 Để làm khan etanol có lẫn nước, người ta có thể áp dụng phương pháp nào? A. Cho CaO (mới nung) vào rượu B. Cho axit H2SO4 đậm đặc vào rượu C. Cho CuSO4.nH2O vào rượu. D. Đun nóng cho nước bay hơi. Câu19 Khi tiến hành tách nước propanol-1 ta thu được propen. Tiến hành hiđrat hóa propen thì thu được: A. rượu ban đầu. B. một rượu khác. C. 2 rượu đồng phân. D. Rượu bậc 2. Câu20 Đốt cháy rượu X được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 với. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng: A. Rượu no, mạch hở. B. Ankanol. C. Rượu no, đa chức, mạch hở. D. Rượu no.
  • 2. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.2 Câu21 Công thức của một rượu no, đa chức mạch hở CnH2n+2-x(OH)x. Mối liên hệ giữa n và x là: A. 2 x n. B. 2 x n. C. 2 x n. D. 2 x n. Câu22 Công thức của một rượu chưa no là CnH2n -1OH, với n là: A. 3 n. B. n 3. C. n 4. D. 2 n. Câu23 Đốt cháy x mol rượu thu được 2x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic. Câu24 Đốt cháy một rượu (số nguyên tử cacbon 4) thu được nước có số mol gấp đôi số mol CO2. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic. Câu25 Đốt cháy một rượu (có số C 4) thu được H2O có số mol gấp 4/3 số mol CO2. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. tất cả đều đúng. Câu26 Đốt cháy x mol rượu thu được 3x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H5OH. D. tất cả đều đúng.. Câu27 Đốt cháy x mol một rượu đơn chức A mạch hở (số nguyên tử cacbon 4) cần 3x mol O2. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. Rượu metylic. B. Rượu etylic. C. Rượu n - propylic. D. Rượu iso - propylic. Câu28 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 3x mol CO2, khi cho x mol rượu tác dụng với Na dư thì thu được x mol H2. Vậy rượu là: A. Etylenglycol. B. Rượu anlylic. C. Glixerin. D. Propanđiol. Câu29 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu rượu no, mạch hở thu được 5x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H7OH. D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2. Câu30 Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 6x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là: A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H5OH. D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2. Câu31 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 22g CO2 và 12,6g H2O. Vậy hỗn hợp rượu là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D.C3H5OH và C4H7OH. Câu32 Etylen glycol tác dụng với Cu(OH)2 là do: A. có hai nhóm - OH. B. có hai nguyên tử hiđro linh động. C. tương tác qua lại giữa 2 nhóm –OH kề nhau làm tăng độ linh động của nguyên tử hydro. D. Cu(OH)2 không tan. Câu33 Phenol tác dụng với dung dịch NaOH là do: A. Trong phân tử có nhóm -OH. B. Trong phân tử có nhân benzen. C. Do tác dụng hút e- của nhân benzen đối với -OH làm cho phenol có tính axit. D. Có nguyên tử hydro linh động. Câu34 Benzen không phản ứng với dd Br2 nhưng phenol tác dụng tạo ra sản phẩm kết tủa, vì: A. Phenol có tính axit. B. Trong phân tử có nhân benzen. C. Nhóm –OH đẩy electron làm tăng mật độ electron tại vị trí octo, para. D. Benzen không tan trong nước. Câu35 10,6 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp khi tác dụng với Na dư thu được 2,24lit khí hiđro (đkc). Vậy khi đốt cháy tạo ra thể tích khí CO2 ở điều kiện chuẩn là: A. 11,2lit. B. 22,4lit. C. 33,6lit. D. 16,72lit. Câu36 Các chất: C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, H2O được sắp xếp theo chiều tăng độ linh động nguyên tử hiđro trong nhóm -OH như sau : A. C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, H2O. B. H2O, C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH. C. C2H5OH, H2O, C6H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O.
  • 3. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.3 Câu37 Các chất sau: H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi như sau: A. CH3CH2OH, H2O, CH3CHO, CH3COOH. B. H2O, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2OH. C. CH3CHO, CH3CH2OH, H2O, CH3COOH. D. H2O, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH, Câu38 Rượu etylic tan nhiều trong nước là do: A. Rượu etylic là chất điện ly. B. Rượu etylic có khối lượng phân tử nhỏ. C. Rượu etylic tạo liên kết hiđro với nước. D. Rượu etyliccó kích thước nhỏ. Câu39 Bậc của rượu là: A. số nguyên tử cacbon có trong rượu. B. số nhóm -OH có trong rượu. C. bậc của nguyển tử C mà -OH liên kết. D. bậc của nguyên tử C. Câu40 Cho các rượu: I. CH3-CH2-CH2-OH; II. CH3-CH(OH)-CH3; III.CH3-(CH3)C(OH)-CH3 IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.; V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3; VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH Khi đun nóng rượu ở nhiệt độ 180o C, H2SO4 đậm đặc thì rượu bị khử nước tạo ra olefin duy nhất là: A. I, II, III, IV, VI. B. I, II, III, V. C. II, III, V. D. III. Câu41 Cho các rượu sau: I. CH3-CH2-CH2-OH. II. CH3-CH(OH)-CH3; III. CH3-(CH3)C(OH)-CH3 IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3. VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH Khi đun nóng rượu với CuO, rượu tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là: A. I, II, IV. B. I, IV, VI. C. II, V. D. II, III, V. Câu42 Cho các rượu sau: I. CH3-CH2-CH2-OH. II. CH3-CH(OH)-CH3; III. (CH3)2C(OH)-CH3 IV. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. V. CH3-CH(OH)-CH2-CH3. VI. CH3-CH(CH3)-CH2-OH Rượu bậc hai là: A. II, III, V. B. II, V. C. I, IV, V. D. III, V. Câu43 Đốt cháy một ete X đơn chức ta thu được a mol CO2 và b mol H2O. Biết b/a = 4/3. Vậy ete X là ete được tạo ra từ: A. Rượu etylic. B. Rượu metylic và rượu etylic. C. Rượu metylic và rượu izo - propylic. D. Rượu metylic. Câu44 Đốt cháy một ete X đơn chức ta thu được a mol CO2 và b mol H2O. Biết b/a = 4/3. Vậy ete X là ete là đồng phân của rượu nào? A. Rượu propylic. B. Butanol. C. Butanol-1 D. Rượu butylic. Câu45 Một rượu X có công thức ĐGN là (C2H5O). Vậy rượu X là : A. Rượu no, đơn chức mạch hở. B. Rượu no, đa chức mạch hở. C. Rượu chưa no, đơn chức mạch hở. D. Rượu chưa no, đa chức mạch hở. Câu46 Một rượu X có công thức ĐGN là (C2H5O). Vậy rượu X là : A. C2H4OH. B. C2H5OH. C. C4H8(OH)2. D. C6H12(OH)3. Câu47 Ba rượu X, Y, Z bền. Đốt cháy mỗi rượu đều tạo ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là: H O CO2 2 n : n 4:3 Vậy công thức phân tử của 3 rượu có thể là: A. C3H6O, C3H8O, C3H8O2. B. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3. C. C3H6O, C3H8O2, C3H8O3. D. C4H10O, C4H10O2, C4H10O3 . Câu48 Ba rượu X, Y, Z bền. Đốt cháy mỗi rượu đều tạo ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là: H O CO2 2 n : n 4:3. Vậy công thức phân tử của 3 rượu có thể là: A. Ba rượu no, mạch hở có CTPT dạng C3H8Ox (1 x 3). B. Ba rượu no, đơn chức mạch hở có CTPT C3H8O. C. Ba rượu no, đa chức mạch hở có CTPT C3H8O2. D. C3H8O2; C3H8O3; C3H8O4. Câu49 A, B, C, D có CTPT tương ứng: C4H10, C4H10O, C4H9Cl, C4H8. Chất có nhiều đồng phân nhất là: A. A. B. B. C. C. D. D Câu50 CnH2n+2O là CTPT ứng với các hợp chất: A. Rượu và ete. B. Xeton và andehit. C. Rượu và xeton. D. Rượu và andehit. Câu51 Đốt cháy một rượu đa chức thu được H2O và CO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 5:4. Vậy rượu đó là: A. C4H10O2. B. C4H10O3. C. C4H10O4. D. Tất cả đều đúng. Câu52 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng 2:3. Vậy công thức phân tử của hỗn hợp rượu đó là: A. C2H6O; C3H8O. B. C2H6O2; C3H8O2. C. CH4O và C3H8O. D. CH4O và C3H8O2.
  • 4. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.4 Câu53 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp đôi số mol hỗn hợp đem đốt cháy. Vậy công thức phân tử của hỗn hợp rượu đó là: A. C2H6O; C3H8O. B. C2H6O2; C3H8O2. C. CH4O; C3H8O. D. CH4O; C3H8O2. Câu54 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp 2,5 lần số mol hỗn hợp đêm đốt cháy, và khi cho hỗn hợp tác dụng với Na thì thu được số mol H2 bằng số mol hỗn hợp. Vậy CTPT của hỗn hợp rượu đó là: A. C2H6O2 và C3H8O2. B. C3H6O2 và C3H8O2. C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C2H4O2 và C4H10O2. Câu55 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu mạch hở có số mol bằng nhau, ta thu được số mol CO2 gấp 2 lần số mol hỗn hợp đêm đốt cháy, và khi cho hỗn hợp tác dụng với Na thì thu được số mol H2 lớn ½ số mol hỗn hợp. Vậy CTPT của hỗn hợp rượu đó là: A. CH3OH và C3H5OH. B. CH4O và C3H8O3. C. C2H6O và C2H6O3. D. CH4O và C3H8O. Câu56 0,2 mol rượu A tác dụng với Na dư tạo ra 6,72lit khí H2 (đkc). Mặt khác khi đốt cháy A tạo ra H2O và CO2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 4:3. Vậy rượu A là: A. Rượu etylic. B. Etylenglycol. C. Glixerin. D. Propanol. Câu57 0,2 mol rượu A tác dụng với Na dư tạo ra 6,72lit khí H2 (đkc). Mặt khác khi đốt cháy A tạo ra số mol CO2 gấp 3 lần số mol rượu đem đốt cháy. Vậy rượu A là: A. Rượu etylic. B. Etylenglycol. C. Glixerin. D. Propanol. Câu58 Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng có số mol bằng nhau, ta được H2O và CO2 có tỉ lệ sô mol tương ứng 3:2. Vậy thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp là: A. 34,78% và 65,22%. B. 35% và 65%. C. 38% và 62%. D. 40% và 60%. Câu59 Đun nóng hỗn hợp 2 rượu đơn chức A và B với H2SO4 đậm đặc ở140o C, ta được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy một trong 3 ete thu được ở trên tạo ra 13,2g CO2 và 7,2g H2O. Hai rượu ban đầu là: A. CH3OH; C2H5OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C3H7OH; C4H9OH. D. CH3OH; C3H7OH. Câu60 Đốt cháy 0,1mol rượu no A cần 0,35mol O2. Công thức phân tử của rượu no A là: A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C3H6O. Câu61 Đốt cháy 0,1mol rượu no A cần 0,3mol O2. Công thức phân tử của rượu no A là: A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O. Câu62 Từ muối C6H5ONa có thể tái tạo lại phenol bằng cách: A. cho tác dụng với dd của axit mạnh hơn. B. nung nóng C. hòa tan vào nước rồi đun sôi. D. cho tác dụng với dd rượu etylic. Câu63 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140o C thu được ete B. Biết tỉ khối hơi của B đối với A là 1,4375. Vậy rượu A là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu64 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140o C thu được ete B. Biết tỉ khối hơi của B đối với A là 1,608. Vậy rượu A là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu65 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc thu được chất B. Biết tỉ khối hơi của B đối với A là 1,7. Vậy rượu A là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu66 Khi đun nóng một rượu no, đơn chức A với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 180o C thu được olefin B. Biết tỉ khối hơi của A đối với B là 1,643. Vậy rượu A là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu67 Cho 100ml rượu etylic 64o (d =0,8g/ml) tác dụng với Na (dư) được V lít H2 (đktc). Tính V? A. 34,87lit. B. 35,12lit. C. 12,47lit. D. 39,15lit. Câu68 Đốt cháy một rượu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Rượu đã cho là : A. C2H4(OH)2. B. C4H8(OH)2 C. C2H5OH. D. CH3OH. Câu69 Đốt cháy a mol rượu no A được 2a mol nước. Vậy rượu A là: A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C3H5(OH)3. D. C3H5OH. Câu70 Rượu A tác dụng với Na cho một thể tích hiđro đúng bằng thể tích hơi rượu đã dùng. Mặt khác, đốt cháy hết một thể tích hơi rượu A thu được chưa đến 3 thể tích khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Rượu A có tên gọi là: A. Rượu etylic. B. Rượu propylic. C. Propanđiol. D. Etylenglycol. Câu71 Đốt cháy hoàn toàn 1mol rượu no, mạch hở A cần 2,5mol khí oxi. A là: A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C2H5OH. D. C3H7OH.
  • 5. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.5 Câu72 Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai rượu đơn chức mạch hở liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 8,8g CO2 và 6,3g nước. Hỗn hợp là: A. CH3OH; C2H5OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH; C4H9OH. Câu73 Đốt cháy 0,2mol hỗn hợp gồm một rượu đơn chức no và một rượu đơn chức chưa no có chứa một liên kết đôi, tất cả mạch hở thu được 17,6g CO2 và 9g H2O. Công thức phân tử của hai rượu là: A. CH3OH; C3H5OH. B. C2H5OH; C3H5OH. C. C2H5OH; C3H7OH D. C3H7OH; C4H7OH. Câu74 Đốt cháy hết a mol rượu no A được 5a mol hỗn hợp CO2 và H2O. A có công thức: A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H7OH. D. C3H6(OH)2 Câu75 Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các andehit và dẫn suất halogen có khối lượng xấp xỉ với nó vì: A. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic cho phản ứng với Na. B. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic tạo được liên kết hiđro với nước. C. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic có khả năng loại nước tạo olefin. D. Trong các hợp chất đã nêu, chỉ có rượu etylic có khả năng liên kết hiđro liên phân tử. Câu76 Một lượng rượu A mạch hở khi hóa hơi được một thể tích hơi bằng thể tích của hiđro sinh ra khi cũng một lượng rượu đó tác dụng với Na. Mặt khác đốt cháy hết 1 mol A cần 4 mol O2. Vậy A là: A. C2H4(OH)2. B. C3H7OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3. Câu77 Đun nóng 2 rượu đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6g CO2 và 3,6g H2O. X và Y lần lượt là: A. Hai rượu đơn chức chưa no. B. Hai rượu đơn chức có cùng số nguyên tử C. C. CH3OH và C2H5OH. D. C2H5OH và C3H7OH. Câu78 Rượu đơn chức no X mạch hở có tỷ khối hơi so với hyđro là 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180o C thấy tạo ra một anken có nhánh duy nhất. Tên của X là: A. Butanol -1. B. Butanol -2. C. 2 - metylpropanol-1. D. Propanol -1. Câu79 Ở điều kiện thường CH3OH là chất lỏng mặc dù khối lượng phân tử không lớn là do: A. Trong cấu tạo của phân tử CH3OH có nguyên tử hiđro linh động. B. Tạo thành liên hợp các phân tử do giữa các phân tử CH3OH có liên kết hiđro. C. Do trong thành phần phân tử có nguyên tử O. D. Do CH3OH có tạo thành liên kết hiđro với nước. Câu80 Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn suất Y chứa 58,4% Br về khối lượng. Đun X với H2SO4 đậm đặc ở 180o C được 3 anken. CTCT của X là: A. Butanol -1. B. Pentanol -1. C. Butanol -2. D. 2-metylpropanol -1. Câu81 Đun nóng hỗn hợp gồm CH3OH và C3H7OH với H2SO4 đặc có thể cho tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ. A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu82 Cho 6g rượu đơn chức no X mạch hở tác dụng với CH3COOH (lấy dư) hiệu suất 100% thu được 10,2g este. Công thức của X là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu83 Công thức dãy đồng đẳng của rượu etylic là: A/ R-OH B/ CnH2n+1OH C/ CnH2n+2O D/ CnH2nO Câu84 Công thức nào dưới đây là công thức của rượu no, mạch hở chính xác nhất? A/ R(OH)n B/ CnH2n+2Ox C/ CnH2n+2-x(OH)x D/ CnH2n+2O. Câu85 Câu nào đúng nhất khi nói về các đồng phân có CTPT C4H10O? A/ có 3 đồng phân thuộc chức rượu B/ có 2 đồng phân thuộc chức ete C/ có 4 đồng phân rượu bậc nhất D/ có 1 đồng phân rượu bậc 3 Câu86 Số đồng phân rượu bậc 2 ứng với CTPT C5H12O là: A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5 Câu87 Ancol no đơn chức có 10H trong phân tử có số đồng phân là: A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5 Câu88 Số đồng phân (cùng chức rượu) tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là: A/ 3 B/ 4 C/ 5 D/ 6 Câu89 Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng? A/ rượu sec-butylic: (CH3)2CH-CH2OH B/ rượu iso-amylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH C/ axit picric: Br3C6H2OH D/ p-crezol: p-CH3-C6H4-OH.
  • 6. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.6 Câu90 Rượu etylic có thể tạo thành trực tiếp từ: A/ etan B/ tinh bột C/ etyclorua D/ etin Câu91 Phương pháp điều chế rượu etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa? A/ anđehit axetic B/ etilen C/ etylclorua D/ tinh bột Câu92 Rượu nào khó bị oxi hóa nhất? A/ rượu n-butylic B/ rượu s-butylic C/ rượu i-butylic D/ rượu t-butylic Câu93 Rượu nào sau đây bị oxi hóa thành xeton? A/ CH3-CH(OH)-CH3 B/ (CH3)CH-CH2OH C/ CH3CH2CH2OH D/ butanol-1 Câu94 Rượu nào dưới đây khó bị oxi hóa nhất? A/ 2-metylbutanol-1 B/ 3-metylbutanol-2 C/ 2-metylbutanol-2 D/ 3-metylbutanol-1. Câu95 Khi đun nóng butanol-2 với H2SO4 đậm đặc ở 1700 C thì nhận được sản phẩm chính: A/ buten-1 B/ dibutyl ete C/ buten-2 D/ dietyl ete Câu96 Hiđrat hóa 2-metyl buten-2 thì thu được sản phẩm chính: A/ 3-metyl butan-1-ol B/ 3-metyl butan-2-ol C/ 2-metyl butan-2-ol D/ 2-metyl butan-1-ol Câu97 Hiđrat hóa propen và một olefin A thu được 3 ancol (có số C không quá 4). Tên của A là: A/ but-1-en B/ but-2-en C/ iso-butilen D/ pent-1-en Câu98 Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A/ CH3-O-CH3 B/ C2H5OH C/ CH3CHO D/ H2O Câu99 Có thể phân biệt hai chất lỏng rượu etylic và bezen bằng chất nào? A/ dung dịch Br2 B/ Na C/ dung dịch HCl D/ dung dịch NaOH Câu100 Có thể phân biệt phenol và anilin bằng chất nào? A/ dung dịch Br2 B/ dung dịch HCl C/ benzen D/ quỳ tím. Câu101 Có mấy đồng phân C3H8O bị oxi hóa thành andehit? A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu102 Số đồng phân có chứa nhân benzen phản ứng với Na, có CTPT C7H8O là: A/ 3 B/ 4 C/ 5 D/ 6 Câu103 Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng với NaOH là: A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu104 Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm với dung dịch loãng nào sau đây? A/ dd HCl B/ dd NaCl C/ dd NaOH D/ dd NaHCO3 Câu105 Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm với dung dịch loãng nào sau đây? A/ dung dịch HCl B/ dung dịch NaCl C/ dung dịch Na2CO3 D/ dung dịch NaHCO3 Câu106 Khi làm thí nghiệm với anilin xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng các dung dịch loãng nào sau đây? A/ dd HCl B/ dd nước vôi trong C/ dd NH3 D/ dd NaCl Câu107 Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp anilin-phenol bằng các chất nào? A/ dd NaOH, dd Br2 B/ H2O, dd HCl C/ dd HCl, dd NaOH D/ dd NaCl, dd Br2 Câu108 Một chai rượu etylic có nhãn được ghi 250 nghĩa là: A/ cứ 100g dung dịch có 25g rượu nguyên chất B/ cứ 100g dung dịch có 25ml rượu nguyên chất C/ cứ 75ml nước có 25ml rượu nguyên chất D/ cứ 100ml nước có 25ml rượu nguyên chất Câu109 Khi đun nóng n rượu đơn chức có mặt H2SO4 đậm đặc ở 1400 C thì thu được số ete tối đa là: A/ 2n B/ 3n C/ n2 D/ [n(n+1)]/2. Câu110 Chọn phản ứng sai: A/ phenol + dd Br2 → axit picric + HBr B/ rượu benzylic + CuO → andhit benzoic + Cu + H2O C/ propanol-2 + CuO → axeton + Cu + H2O D/ etilenglicol + Cu(OH)2 → dd màu xanh thẫm + H2O Câu111 Anken thích hợp để điều chế 3-etyl pentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa: A/ 3-etyl pent-2-en B/ 3-etyl pent-1-en C/ 3,3-dimetyl pent-2-en D/ 3-etyl pen-3-en. Câu112 Công thức phân tử của đietyl amin là: A/ C5H13N B/ C4H11N C/ C6H15N D/ C5H11N
  • 7. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.7 Câu113 Công thức nào sau đây không phải là một phenol? A/ CH3-C6H4-OH B/ Cl-C6H4-OH C/ C2H5-C6H4-OH D/ C6H5-CH2-OH Câu114 Khi đun nóng hỗn hợp rượu etylic và iso-propylic với H2SO4 đậm đặc ở 1400 C có thể thu được số ete tối đa là? A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5 Câu115 Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propanol-2 với xúc tác H2SO4 đậm đặc có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ trong phân tử có ba nguyên tố C, H, O: A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5 Câu116 C4H11N có bao nhiêu đồng phân? A/ 5 B/ 6 C/ 7 D/ 8 Câu117 C4H11N có bao nhiêu đồng phân bậc 1? A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu118 Bậc của 2-metylbutanol-2 là: A/ bậc 1 B/ bậc 2 C/ bậc 3 D/ bậc 4 Câu119 Tên gọi quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(CH2-CH3)CH(OH)CH3 là: A/ 3-etylbutan-2-ol B/ 3-metylhexan-5-ol C/ 4-etylpentan-2-ol D/ 3-metylpentan-2-ol Câu120 Bậc của rượu là: A/ số nhóm chức có trong phân tử B/ bậc cacbon lớn nhất trong phân tử C/ bậc của cacbon liên kết với nhóm –OH D/ số cacbon có trong phân tử rượu Câu121 Cho sơ đồ biến hóa: 0 2 4 0 H SO ®Ëm ®Æc,170 C+HCl +NaOH t buten-1 X Y Z . Tên của Z là: A/ propen B/ buten-2 C/ dibutyl ete D/ iso-butilen Câu122 Cho sơ đồ biến hóa: C6H6 → X → C6H5OH → Y → C6H5OH. X, Y lần lượt có thể là: A/ C6H5Cl, C6H5ONa B/ C6H5Cl, C6H5NH2 C/ C6H5NH2, C6H5COOH D/ C6H5Br, C6H5COOH Câu123 Cho sơ đồ biến hóa: 2 , 6 6 Cl Fe NaOH C H A B phenol . B có thể là: A/ C6H5NO2 B/ C6H5ONa C/ C6H5NH2 D/ C6H5Br Câu124 Quy trình nào sau đây là không hợp lí với chất tạo thành là sản phẩm chủ yếu? A/ propan-1-ol → propen → propan-2-ol B/ but-1-en → 2-clobutan → butan-2-ol C/ benzen → brombenzen → p-bromnitrobenzen D/ benzen → nitrobenzen → o-bromnitrobenzen Câu125 Các hợp chất rượu (CH3)2CHOH, CH3CH2OH, (CH3)3COH có bậc lần lượt là: A/ 1, 2, 3 B/ 2, 3, 1 C/ 1, 3, 2 D/ 2, 1, 3 Câu126 Để phân biệt các chất lỏng: benzen, phenol, anilin, stiren. Ta không dùng: A/ Na, dd Br2 B/ dd HCl, dd Br2 C/ dd NaOH, dd Br2 D/ quỳ tím và dd Br2 Câu127 Một rượu đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Công thức phân tử của rượu là: A/ CH3OH B/ C2H5OH C/ CH2=CH-CH2-OH D/ C6H5CH2OH Câu128 Một rượu đơn chức có %O = 50% về khối lượng. Công thức phân tử của rượu là: A/ CH3OH B/ C3H7OH C/ CH2=CH-CH2-OH D/ C6H5CH2OH Câu129 Khi đốt cháy một rượu đơn chức X được CO2 và hơi H2O có số mol như nhau. CTPT của X? A/ C2H6O B/ C3H6O C/ C4H10O D/ C5H12O Câu130 Khi đốt cháy một rượu đa chức thu được nước và khí CO2, theo tỉ lệ khối lượng 2 2CO H Om : m 27 : 44 . CTPT của rượu là: A/ C2H6O B/ C4H8O C/ C3H8O2 D/ C5H10O2 Câu131 Khi đun nóng hỗn hợp 2 trong số 4 rượu có CTPT CH4O, C2H6O, C3H8O với xúc tác, nhiệt độ thích hợp chỉ thu được một olefin duy nhất thì hai rượu đó là: A/ CH4O, C2H6O B/ CH4O, C3H8O C/ C3H8O, C2H6O D/ CH4O, C2H6O hoặc CH4O, C3H8O Câu132 X là rượu mạch hở có chứa một liên kết đôi trong phân tử. CTPT của X là: A/ C2H4O B/ C3H6O C/ C2H4(OH)2 D/ C3H5(OH)3 Câu133 Khi đun nóng một rượu đơn chức no A với H2SO4 đậm đặc ở điều kiện thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là: A/ C3H7OH B/ C2H5OH C/ C3H5OH D/ C4H7OH
  • 8. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.8 Câu134 Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó, vì: A/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic tác dụng với Na B/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic có liên kết hiđro với nước C/ trong các hợp chất trên chỉ có rượu etylic có liên kết hiđro liên phân tử D/ vì chỉ có rượu etylic có nguyên tử oxi Câu135 Ôxi hóa 6g rượu đơn chức no X thu được 5,8g anđehit. CTCT của X là: A/ CH3CH2OH B/ CH3CH2CH2OH C/ CH3CH2CH2CH2OH D/ CH3CH(CH3)CH2OH Câu136 Đề hiđrat hóa 14,8g rượu thì được 11,2g aken. CTPT của rượu là; A/ C2H5OH B/ C3H7OH C/ C4H9OH D/ CnH2n+1OH Câu137 Cho 46,4g rượu đơn chức X tác dụng hết với Na tạo ra 8,96 lít H2 (đktc). Gọi tên X: A/ etanol B/ rượu etylic C/ rươu popylic D/ rượu anlylic Câu138 Khi đun nóng rượu đơn X với H2SO4 đậm đặc ở 1400 C thu được ete Y. Tỉ khối Y đối với X là 1,4375. Xác định X. A/ CH3OH B/ C3H7OH C/ C2H5OH D/ C4H9OH Câu139 Đốt cháy hoàn toàn 5,8g rượu đơn chức X thu được 13,2g CO2 và 5,4g H2O. Xác định X: A/ C3H5OH B/ C3H7OH C/ C2H5OH D/ C4H7OH Câu140 Cho 10,6g hỗn hợp hai rượu đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí (đktc). CTPT rượu có phân tử nhỏ hơn là: A/ C2H5OH B/ CH3CH2CH2OH C/ CH3OH D/ CH3CH2CH2CH2OH Câu141 Một chất X công thức phân tử C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không có khả năng phản ứng tráng gương, X là: A/ 3-metyl butanol-1 B/ buten-3-ol-1 C/ buten-3-ol-2 D/ buten-2-ol-2 Câu142 Đốt cháy một rượu đa chức được H2O và CO2 có tỉ lệ mol 2 2H O COn : n = 3:2. Vậy rượu đó là: A/ C3H8O2 B/ C2H6O2 C/ C4H10O2 D/ C4H8O2 Câu143 Rượu đơn chức no X mạch hở có tỉ khối hơi so với H2 bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đậm đặc đun nóng đến 1800 C thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. Tên của X là: A/ butan-1-ol B/ butan-2-ol C/ 2-metyl propan-2-ol D/ propan-2-ol Câu144 Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối lượng. Đun X với H2SO4 đậm đặc ở 1800 C được 3 anken. Tên của X là: A/ butan-1-ol B/ butan-2-ol C/ pentan-1-ol D/ 2-metylpropan-2-ol Câu145 X chứa ba nguyên tố C, H, O tác dụng đủ với hiđro theo tỉ lệ mol 1 : 1 có Ni xúc tác được chất hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đậm đặc ở 1800 C được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z được poliisobutilen. CTPT của X là: A/ CH2=CH-CH(OH)CH3 B/ CH3CH(CH3)CHO C/ CH2=CH-O-CH2CH3 D/ CH3CH2CH2CHO. Câu146 Đun nóng V ml rượu etylic 950 với H2SO4 đậm đặc ở 1800 C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất phản ứng đạt 60% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/cm3 . Trị số của V(ml) là: A/ 10,18 B/ 8,19 C/ 15,13 D/ 12,00 Câu147 Đun nóng hỗn hợp gồm 6g rượu etylic và 6g axit axetic với H2SO4 đậm đặc xúc tác. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 75% thì khối lượng este tạo thành là: A/ 8,6gam B/ 8,8gam C/ 6,6gam D/ 7,2gam Câu148 Đun nóng rượu A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đậm đặc thu được chất hữu cơ B có chứa brom. Biết 12,3g hơi chất B chiếm thể tích bằng thể tích của 2,8g N2 (cùng t0 , p). Công thức của A là: A/ CH3OH B/ C2H5OH C/ C3H5OH D/ C3H7OH Câu149 Đun nóng 132,8g hỗn hợp rượu đơn chức với H2SO4 đậm đặc ỏ 1400 C thu được 111,2g hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Số mol mỗi ete là: A/ 0,4 mol B/ 0,2 mol C/ 0,8 mol D/ 0,12 Câu150 Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24g hỗn hợp 3 rượu đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336lít H2 (đktc). Khối lượng muối ancolat thu được là: A/ 1,90gam B/ 1,555gam C/ 2,85gam D/ 1,93gam Câu151 Rượu etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan rượu?
  • 9. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.9 A/ CaO B/ Na C/ CuSO4.5H2O D/ H2SO4 đậm đặc Câu152 Ba rượu X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3:4. Vậy công thức ba rượu có thể có là: A/ C2H6O, C3H8O, C4H10O. B/ C3H8O, C4H8O, C5H10O C/ C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 D/ C3H6O, C3H6O2, C3H6O3 Câu153 Tên gọi quốc tế của chất sau: (CH3)2C=CHCH2OH là: A. 3-metylbut-2-en-1-ol B. 2-metylbut-2-en-4-ol C. pent-2-en-1-ol D. ancol isopent-2-en-1-ylic. Câu154 Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn so với hyđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete có phân tử khối tương đương hoặc cùng số nguyên tử C là do: A. ancol có phản ứng với Na B. ancol có nguyên tử oxi trong phân tử C. giữa các phân tử ancol có liên kết hyđro D. trong phân tử ancol có liên kết cộng hóa trị. Câu155 Chất hữu cơ X có CTPT C4H10O có số đồng phân là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu156 Chất hữu cơ X có CTPT C4H10O có số đồng phân tác dụng được với Na là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu157 Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 đồng phân có CTPT C3H7OH? A. Na và H2SO4 đặc B. Na và CuO C. CuO và dd AgNO3/NH3 D. Na và dd AgNO3/NH3. Câu158 Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (t0 ) tạo thành sản phẩm có phản ứng tráng gương? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu159 Cho 4 ancol : C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là: A. 1, 2 B. 2, 4 C. 1, 4 D. chỉ có 1. Câu160 Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân cis – trans có CTPT C4H8O, X làm mất màu dd Brôm và tác dụng với Na giải phóng H2. CTCT của X là: A. CH2=CHCH2CH2OH B. CH3CH=CHCH2OH C. CH2=C(CH3)CH2OH D. CH3CH2CH=CHOH Câu161 Một ancol no, đa chức X có công thức tổng quát: CxHyOz (y=2x + z). X có tỉ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 3 và không tác dụng với Cu(OH)2. CTCT của X là: A. HOCH2CH2OH B. CH2(OH)-CH(OH)-CH3 C. CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH D. HOCH2CH2CH2OH Câu162 Ancol no, đa chức X có công thức đơn giản nhất là C2H5O thì X có CTPT là: A. C2H5O B. C4H10O2 C. C6H15O3 D. C8H20O4. Câu163 Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử hydro (từ trái sang phải) trong nhóm –OH của 3 hợp chất: C6H5OH, C2H5OH, H2O là: A. H2O, C6H5OH, C2H5OH B. C6H5OH, H2O, C2H5OH C. C2H5OH, C6H5OH, H2O D. C2H5OH, H2O, C6H5OH Câu164 Cho dãy chuyển hóa sau: 0 2 4H SO ,170 CHBr ddNaOH Buten 1 X Y Z . Biết X, Y, Z đều là những hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính của từng giai đoạn. CTCT của X, Y, Z lần lượt là: A. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3 B. CH2Br-CH2-CH2-CH3; CH2(OH)CH2-CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3 C. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3 D. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH2-CH(CH3)-O-CH(CH3)CH2CH3. Câu165 Cho dãy chuyển hóa: 0 2 4 2H SO ,170 C H O(H ) 3 2 2CH CH CH OH X Y. Biết X, Y đều là những sản phẩm chính, X, Y lần lượt là: A. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OH B. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OSO3H C. CH3CH=CH2, CH3CH(OH)CH3 D. C3H7OC3H7, CH3CH2CH2OSO3H Câu166 Khi cho etanol đi qua hỗn oxit ZnO và MgO ở 4500 C thì thu được sản phẩm chính có công thức: A. C2H5-O-C2H5 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH2=CH2. Câu167 Cho dãy chuyển hóa: CH3CH2CH(OH)CH3 0 2 4H SO ,170 C E 2Br (dd) F. Biết E, F là sản phẩm chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ mol 1:1. CTCT của E, F lần lượt là: A. CH3CH2CH=CH2, CH3CH2CHBrCH2Br B. CH3CH=CHCH3, CH3CHBrCHBrCH3
  • 10. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.10 C. CH3CH=CHCH3, CH3CH2CBr2CH3 D. CH3CH2CH=CH2, CH2BrCH2CH=CH2. Câu168 Hai chất A, B có cùng CTPT C4H10O. Biết: - Khi thực hiện phản ứng tách nước (H2SO4 đđ, 1700 C), mỗi chất chỉ tạo một anken. - Khi oxi hóa A, B bằng oxy (Cu, t0 ), mỗi chất cho một anđehyt - Khi cho anken tạo thành từ B hợp H2O (H+ ) thì được ancol bậc 1 và bậc 3. Cấu tạo của A, B lần lượt là: A. (CH3)3COH, CH2(OH)CH2CH2CH3 B. CH2(OH)CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH C. CH3CH(OH)CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH D. (CH3)2CHCH2OH, CH2(OH)CH2CH2CH3. Câu169 Chất X có CTPT C4H10O. Khi oxi hóa X bằng CuO (t0 ) thu được chất hữu cơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác, khi cho anken tạo ra từ X hợp H2O (H+ ) thì cho một ancol bậc 1 và 1 ancol bậc 2. CTCT của X là: A. (CH3)3COH B. CH2(OH)CH2CH2CH3 C. CH3CH(OH)CH2CH3 D. (CH3)2CHCH2OH. Câu170 Chất X chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t0 ) được chất Y. Đun nóng Y với H2SO4 đậm đặc, 1700 thu được chất hữu cơ Z, trùng hợp Z được poliisobutylen. CTCT của X là: A. CH2=CHCH(CH3)OH B. CH2=C(CH3)CH2OH C. CH3CH(CH3)CH2OH D. CH2=CHCH2CH2OH Câu171 Đun nóng 2,3-đimetylpentan-2-ol với H2SO4 đặc, 1700 C thu được sản phẩm chính là: A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2 B. CH3CH=C(CH3)CH(CH3)2 C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2 D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3 Câu172 Khi cho 2,2-đimetylpropanol tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là chất nào dưới đây? A. 1-clo-2,2-đimetylpropan B. 3-clo-2,2-đimetylpropan C. 2-clo-3-metylbutan D. 2-clo-2-metylbutan. Câu173 Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn H2O, người ta thường dùng thuốc thử nào dưới đây? A. CuSO4 khan B. Na kim loại C. Benzen D. CuO. Câu174 Hyđrat hóa propen với H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ tạo ra: A. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 2 B. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 1 C. hai ancol đồng phân của nhau với % thể tích như nhau. D. ancol bậc 2 duy nhất. Câu175 Cho các chất sau: CH3CH2CH2OH (1) CH3CH(OH)CH3 (2) CH3CH(OH)CH2OH (3) CH3CH(OH)C(CH3)3 (4). Dãy gồm các chất khi tách nước chỉ cho một olefin duy nhất là: A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (2), (3). Câu176 Phenol là hợp chất hữu cơ mà: A. phân tử có chứa nhóm –OH và vòng benzen B. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen C. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen D. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng ở ngoài vòng benzen. Câu177 Y có CTPT C8H10O, khi đun nóng Y với CuO ở nhiệt độ thích hợp được chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, ngoài ra Y thỏa mãn sơ đồ phản ứng: Y  Y1  polistiren. CTCT của Y là: A. CH2 CH2OH B. CH OHH3C C. CH2OH CH3 D. OC2H5 Câu178 Hai ống nghiệm mất nhãn đựng từng chất riêng biệt là dd Butanol-1 và dd phenol. Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt hai chất trên thì hóa chất đó là: A. H2O B. dd Brôm C. quỳ tím D. Na kim loại.
  • 11. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.11 Câu179 A, B là hai hợp chất thơm có cùng CTPT C7H8O và đều không làm mất màu dd Brôm. A chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH, B không tác dụng với Na và NaOH. CTCT của A, B lần lượt là: A. CH2 OH OCH3 ; B. CH3 OH ; CH2 OH C. CH3 OH ; CH2 OH D. CH2 OH ; CH3 OH Câu180 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C8H10O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH và không làm mất màu dd Brôm? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7. Câu181 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C8H10O không dụng được với Na và NaOH? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7. Câu182 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu183 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với Na giải phóng H2? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu184 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với dd NaOH? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5. Câu185 Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. phenol có tính axit mạnh hơn etanol B. phenol có tính axit yếu hơn etanol C. phenol không có tính axit D. phenol có tính bazơ yếu. Câu186 Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng các chất lỏng không màu gồm: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa, C2H5OH. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt bốn dung dịch trên? A. dd NaOH B. dd HCl C. khí CO2 D. dd BaCl2. Câu187 Có 3 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn: ancol etylic, phenol, axitfomic. Để nhận biết 3 dd trên có thể dùng thuốc thử nào? A. quỳ tím và dd brôm B. dd NaHCO3 và Na C. quỳ tím và dd NaHCO3 D. Cu(OH)2 và Na. Câu188 Đun nóng ancol mạch hở X với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc (lấy dư) được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br). Biết 12,3 gam Y có thể tích bằng thể tích của 2,8gam N2 ở cùng điều kiện. CTCT của X là: A. CH3OH B. C2H5OH C. CH3CH(OH)CH3 D. CH2=CHCH2OH. Câu189 Đun nóng 3,57gam hỗn hợp gồm propylclorua và phenylclorua với dd NaOH loãng, vừa đủ sau đó thêm tiếp dd AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenylclorua trong hỗn hợp A là: A. 1,0gam B. 1,57gam C. 2,0gam D. 2,57gam. Câu190 Đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH đặc dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn khí sinh ra qua dd Brôm lấy dư, thấy có 8gam Brôm tham gia phản ứng. Khối lượng C2H5Br ban đầu là: A. 1,40gam B. 2,725gam C. 5,450gam D. 10,90gam. Câu191 Đun nóng 27,4gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH đặc dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X gồm 2 olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc)? A. 4,48 B. 8,96 C. 11,20 D. 17,92. Câu192 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol A, B thuộc dãy đồng đẳng của rượu metylic thu được 70,4 gam CO2 và 39,6gam H2O. Giá trị của m là: A. 3,32 B. 33,2 C. 16,6 D. 24,9.
  • 12. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.12 Câu193 Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. CTPT của A là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C3H7OH. Câu194 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol A và B thuộc loại ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu 4,48 lít CO2 (đktc) và 4,95 gam H2O. A, B lần lượt là: A. CH3OH và C2H5OH B. CH3-[CH2]2-OH và CH3-[CH2]3-OH C. C2H5OH và CH3CH2CH2OH D. CH3-[CH2]3-OH và CH3-[CH2]4-OH. Câu195 Cho 2,84 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na tạo ra 4,6gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là: A. 2,24 B. 1,12 C. 1,792 D. 0,896. Câu196 Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức X với H2SO4 đạm đặc ở nhiệt độ thích hợp được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng là 100%. CTPT của X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. C5H11OH. Câu197 Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,39% về khối lượng. CTPT của X là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH. Câu198 A, B là 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na được 1,12lít H2 (đktc). CTPT của A, B lần lượt là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH. Câu199 Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400 C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng 111,2gam. Số mol mỗi ete tạo thành là: A. 0,1mol B. 0,2mol C. 0,3mol D. 0,4mol. Câu200 Hỗn hợp M gồm 2 chất X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và H2O) vào dd nước vôi trong lấy dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24gam và tạo ra 7 gam kết tủa. CTCT của X, Y lần lượt là: A. CH3OH và C2H5OH B. HCOOH và CH3COOH C. CH3COOH và C2H5COOH D. C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH(OH)-CH3. Câu201 Đốt cháy hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,65gam H2O. Mặt khác khi cho m (gam) hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với H2 đều nhỏ hơn 40, xác định CTPT của A, B? A. C2H6O và CH4O B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O2 và C3H8O2 D. C2H6O2 và C4H10O2. Câu202 Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6gam X bằng CuO (t0 ) rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. CTPT của A là: A. C2H5OH B. CH3CH2CH2OH C. CH3CH(CH3)OH D. CH3(CH2)2CH2OH. Câu203 Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76gam X bằng CuO (t0 ) rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. CTPT của A là: A. C2H5OH B. CH3CH2CH2OH C. CH3CH(CH3)OH D. CH3(CH2)2CH2OH. Câu204 Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ chứa một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn được CO2 và H2O, sản phẩm cháy lần lượt được dẫn vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư rồi qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 lấy dư, thấy bình 1 tăng 2,16gam và bình 2 có 7 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đktc) thu được là bao nhiêu? A. 2,24lít B. 0,224lít C. 0,56lít D. 1,12lít. Câu205 Đun hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (no, đơn chức, kế tiếp nhau) với H2SO4 đặc ở 1700 C thu được 2 olefin có tỉ khối so với X bằng 0,66. X là 2 ancol nào dưới đây? A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH. Câu206 Cho 1,52gam 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18gam chất rắn. CTPT của 2 ancol đó là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H5OH và C4H7OH D. C3H7OH và C4H9OH.
  • 13. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.13 Câu207 Ancol X mạch hở có số C bằng số nhóm chức. Cho 9,3gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí (đktc). CTCT của X là: A. CH3OH B. C3H5(OH)3 C. C2H4(OH)2 D. C3H6(OH)3. Câu208 Cho 18,8gam hỗn hợp gồm 2 ancol (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau) tác dụng hết với Na dư được 5,6lít H2(đktc). CTPT của 2 ancol đó là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH. Câu209 Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thu được 21,8 gam chất rắn và V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48. Câu210 Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc). CTCT của B là: A. CH3OH B. C2H5OH C. CH3CH(CH3)OH D. C3H5OH. Câu211 Lên men nước quả nho thu được 100lít rượu vang 100 (hiệu suất phản ứng lên men là 95% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml). Giả thiết trong nước nho chỉ chứa glucôzơ. Khối lượng glucôzơ có trong nước quả nho đã dùng là: A. 20,595Kg B. 19,565Kg C. 16,476Kg D. 15,652Kg. Câu212 Cho m gam hỗn hợp 2 ancol (no, đon chức, kế tiếp nhau) tác dụng hết với Na dư thu được 0,448lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X được 2,24lít CO2 (đktc). CTPT của 2 ancol đó là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH. Câu213 Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2gam CO2 và 8,1gm H2O. CTPT của A là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C3H5OH. Câu214 Cho 2,84gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản ứng được 4,6gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (đktc)? A. 2,24 B. 1,12 C. 1,792 D. 0,896. Câu215 Hóa hơi hoàn toàn 2,48gam một ancol no, mạch hở X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,12gam khí N2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). CTPT của X là: A. C3H8O3 B. C2H6O C. C2H6O2 D. C3H8O. Câu216 Chia m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hết phần 1 được 2,24lít CO2 (đktc), phần 2 đun nóng với H2SO4 đậm đặc được hỗn hợp 2 anken, đốt cháy hoàn toàn lượng anken này thì khối lượng nước thu được là bao nhiêu? A. 0,18gam B. 1,80gam C. 8,10gam D. 0,36gam. Câu217 Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B là đồng đẳng ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Đốt cháy hết X thu được 1,76gam CO2, đốt cháy hết Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là: A. 2,94gam B. 2,48gam C. 1,76gam D. 2,76gam. Câu218 Hợp chất X chứa C, H, O có M < 170 g/mol. Đốt cháy hoàn toàn 0,486gam X sinh ra 405,2 ml CO2 (đktc) và 0,27gam H2O. CTPT của X là: A. C6H14O5 B. C7H12O6 C. C5H10O6 D. C6H10O5.
  • 14. Bài tập trắc nghiệm Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.14 ĐÁP SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224