SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

 Câu 1: Trong các đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào
đến nền kinh tế nước ta hiện nay?

  * Khái niệm: Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó
thị trường quyết định về sản xuất và phân phối.
         Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó cá nhân người tiêu
dùng và các nhà sản xuất kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác
định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, thị trường quyết định phân phối tài
nguyên cho nền sản xuất xã hội.
  * Các đặc trưng của kinh tế thị trường
         - Một là: Quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sx đến
tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua, bán
         - Hai là: Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định thi tham gia
trao đổi trên thị trường ở các mặt sau:
         + Tự do lựa chọn nội dung sx trao đổi
         + Tự do chọn đối tác trao đổi
         + Tự do thoả thuận giá cả trao đổi
         + Tự do cạnh tranh
         - Ba là: Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp trên một
kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua – bán diễn ra được thuận lợi, an toàn với hệ
thống thị trường ngày càng đầy đủ.
         - Bốn là: Các đối tác hoạt động trong nền KTTT đều theo đuổi lợi ích của mình,
Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.
         - Năm là: Tự do cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường, là động lực
thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ, có lợi cho cả người sx và người tiêu dùng.
         - Sáu là: Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành
vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó hình thành một
trật tự nhất định của Thị trường từ sx – lưu thông- phân phối và tiêu dùng.
         Nền kinh tế có được các đặc trưng trên đây được gọi là một nền kinh tế thị
trường. ở môi trường này người tiêu dùng và người sản xuất được sự tự do mua bán
không bị ràng buộc bởi quyền lực nhà nước.
         Có sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế bên cạnh một số ít các hàng hoá
  độc quyền còn có rất nhiều các hàng hoá được lưu thông trên thị trường mang tính
  cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật nhưng bên cạnh đó còn không ít các
  hàng hoá cạnh tranh mang tính không lành mạnh như hàng nhái, hàng gian giả, trốn
  thuế làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Chính
  vì vậy Nhà nước ta đã đổi mới từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có
  sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Sử dụng cơ chế thị trường nhưng
  phải có sự quản lý của nhà nước để định hướng các thành phần kinh tế đi theo định
  hướng XHCN phục vụ cho lợi ích xã hội và lợi ích của nhân dân.
Câu 2: Trong các công cụ quản lý NN về kinh tế theo anh chị thì công cụ
  nào là quan trọng nhất?
         Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử
  dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Công
  cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà NN sử dụng để
  thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của NN nhằm đạt được các mục tiêu đã xác
  định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý
  của NN mà nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của minh đến các chủ th, các
  thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
         Công cụ quản lý của NN về kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều loại. Trong
đó có công cụ quản lý thể hiện mục tiêu, ý đồ của nhà nước, có công cụ thể hiện chuẩn
mực xử xự hành vi các chủ thể kinh tế, có công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của NN
trong việc điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, có công cụ vật chất thuần túy.. Sau đây là
một số công cụ quản lý chủ yếu của NN về kinh tế:
         1. Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của nhà nước
         2. Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các chủ thể tham gia
            hoạt động trong nền kinh tế
         3. Nhóm công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều
            chỉnh các hoạt động của nền kinh tế
         4. Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý
         5. Nhóm công cụ để sử dụng các công cụ nói trên
         Ở Việt Nam các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là công cụ quan
  trọng nhất trong quản lý nền kinh tế của nhà nước. Vì vậy nhóm công cụ thể hiện ý
  đồ, mục tiêu quản lý của nhà nước là nhóm công cụ quan trọng nhất. vì công cụ này là
  cơ sở để hình thành công cụ thứ 2 và thứ 3. Và đây là nhóm đường lối chủ chương
  định hướng cho nền kinh tế phát triển không bị chệch hướng XHCN.
         Nhóm công cụ này đưa ra:
         + Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
         + Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
         + Quy hoạch phát triển KT- XH
         + Kế hoạch phát triển KT-XH và
         + Chương trình phát triển KT-XH
         Đường lối phát triển kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh của
  đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý vĩ
  mô nền kinh tế quốc dân. Đường lối đúng sẽ đưa đết nước đến phát triển, ổn định,
  giàu mạnh công bằng và văn minh. Đường lối sai sẽ đưa đất nước đi lầm đường lạc lối
  là tổn thất, là đổ vỡ, là suy thoái và là hậu quả khôn lường về mọi mặt của đời sống
  kinh tế- xã hội.
         Câu 3: Vì sao chúng ta phải quản lý nền kinh tế?
         Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của
  Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh
  tế trong và ngoài nướ, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế
  đết nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
         QLNN về kinh tế được thực hiện qua 3 cơ quan Lập Pháp – Hành pháp và Tư
  pháp của Nhà nước
         Sự cần thiết khách quan của định hướng chức năng phát triển nền kinh tế là sự
  vận hành của nền kinh tế thị trường mang tính tự phát về tính không xác định rất lớn.
Do đó, nhà nước phải thực hiện chức năng, định hướng phát triển nền kinh tế của
minh. Điều này không chỉ cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế chung mà còn
rất cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo cho
các cơ sở SXKD dự đoán được sự biến đổi của thị trường, từ đó nắm lấy cơ hội trong
SXKD như lường trước những bất lợi có thể xảy ra trong cơ chế thị trường, khắc phục
những ngành phát triển tự phát không phù hợp với lợi ích xã hội, đẩy mạnh những
ngành mũi nhọn
       Câu Hỏi: Trong các lĩnh vực quản lý tài chính công. Lĩnh vực nào được
quan tâm nhiều nhất? tại sao?
       Khái niệm quản lý TC công là một hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính
công thong qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý
để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu
đã định.
       Thực chất của QL TC công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và
kiểm soát hoạt động thu – chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất.
       Cơ cấu quản lý TC công:
       * Ngân sách Nhà nước
       * TC của các cơ quan Tài chính Nhà nước
       * TC của các cơ quan HC sự nghiệp như: Bệnh viện công, trường học công ..v.
       * các quỹ tài chính ngoài Ngân sách nhà nước như: Quỹ vì người nghèo, quỹ
BHXH, BHYT vv…
       Trong cơ cấu quả lý tài chính công thì quàn lý ngân sach nhà nước là quan
trọng nhất. Lý do: Ngân sách nhà nước thường để dùng tổng số thu và chi của một
đơn vị trong thời gian nhất định, một bản tính toán các chi phí để thực hiện một kế
hoạc hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó là
Nhà nước, thì ngân sách đó đc gọi là NSNN.
       Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường về mặt chi tiêu có thể đề cập đến
nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau, song có thể khái quát trên
những khía cạnh sau:
       * Vai trò của một NS tiêu dùng đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt động của
Bộ máy Nhà nước
       * vai trò của Ngân sách phát triển là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và
điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
       * Vai Trò NSNN là một vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện công bằng
xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
       - Trong việc thực hiện công bằng XH: nhà nước cố gắng tác động theo 2 hướng
       + Giảm bớt thu nhập cao ở 1 số đối tượng là (đánh thuế lũy tiến vào các đối
tượng có thu nhập cao, đánh thuế TTĐB với thuế suất cao vào những hàng hóa mà
người có thu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn
       + Nâng đỡ những người có thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch
giữa các tầng lớp dân cư như giảm thuế cho những hàng hóa thiết yếu, trợ giá cho
những mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước… và trợ cấp XH cho những
người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
CÂU HỎI VỀ LUẬT CBCC
Câu 1: Phân biệt cán bộ công chức
     Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
     Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng
Cộng sản VN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
      Cán bộ khác công chức ở những điểm sau:
Cán bộ                                Công chức
* Được bầu cử, phê chẩn, bổ nhiệm     * Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ vụ, chức danh không theo nhiệm kỳ mà theo
                                      thời gian
* Trogn biên chế và được hưởng        * Trong biên chế Nhà nước nhưng có thể hưởng
lương từ NSNN                         lương không từ NSNN mà từ quỹ lương của
                                      đơn vị sự nghiệp công lập (công chức trong bộ
                                      mày lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
                                      công)

* Làm việc trong cơ quan của Đảng, tổ * Có thể làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công
chức chính trị xã hội ở Trung ương,   lập (công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
tỉnh thành phố, quận huyện Thị xã     của đơn vị sự nghiệp công).


Câu 2: Trình bày Nghĩa vụ của công chức?
       Nghĩa vụ của công chức là những gì công chức phải tuân thủ và nghiêm chỉnh
thực hiện. đó cũng chính là bổn phận, trách nhiệm của công chức. Theo Luật CBCC
thì công chức có các nghĩa vụ sau:
       * Nghĩa vụ của Công chức đối với Đảng , nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
    1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
    2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm
pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
     3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị.
     4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
      5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là
trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường
hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi
hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành,
đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
   6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Một trong những nghĩa vụ của CBCC là “Chấp hành quyết định của cấp
trên” vậy phải làm thế nào để công chức thi hành quyết định trái pháp luất của
cấp trên mà không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó?
   Trả lời: Nghĩa vụ của công chức là những gì công chức phải tuân thủ và nghiêm
chỉnh thực hiện. đó cũng chính là bổn phận, trách nhiệm của công chức.
    Để không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định trái pháp
luật của cấp trên, công chức cần phải thi hành quyết định đó, nhưng khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người
ra quyết định. Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải
có văn bản và công chức phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả
của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người
ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Câu 4: Trình bày những việc CBCC không được làm
      Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo
đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết;
tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ
để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
    Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật
nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước
dưới mọi hình thức.
      2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước
thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không
được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm
cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với
nước ngoài.
     3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán
bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy
định tại Điều này.
     Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
      Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này,
cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ
quan có thẩm quyền.
Câu 5: Cho thôi việc có phải hình thức kỷ luật không , tại sao?
     Trả lời: cho thôi việc không phải là hình thức kỷ luật vì 2 lý do sau đây:
     1. Theo điều 59 Luật CBCC được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc 1 trong các
trường hợp sau:
      - Do sắp xếp tổ chức.
     - Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý
     - Công chức 02 năm liên tiệp không hoàn thành nhiệm vụ.
     2. Theo Điều 79, luật CBCC, công chức vi phạm quy định của CBCC và các quy
định khác của Pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu
một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng
chức, cách chức, buộc thôi việc.

More Related Content

Featured

How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 
Introduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageIntroduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageSimplilearn
 

Featured (20)

How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 
Introduction to C Programming Language
Introduction to C Programming LanguageIntroduction to C Programming Language
Introduction to C Programming Language
 

De cuong thi cc qlnn

  • 1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Câu 1: Trong các đặc trưng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước ta hiện nay? * Khái niệm: Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, thị trường quyết định phân phối tài nguyên cho nền sản xuất xã hội. * Các đặc trưng của kinh tế thị trường - Một là: Quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sx đến tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua, bán - Hai là: Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định thi tham gia trao đổi trên thị trường ở các mặt sau: + Tự do lựa chọn nội dung sx trao đổi + Tự do chọn đối tác trao đổi + Tự do thoả thuận giá cả trao đổi + Tự do cạnh tranh - Ba là: Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp trên một kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua – bán diễn ra được thuận lợi, an toàn với hệ thống thị trường ngày càng đầy đủ. - Bốn là: Các đối tác hoạt động trong nền KTTT đều theo đuổi lợi ích của mình, Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế. - Năm là: Tự do cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, có lợi cho cả người sx và người tiêu dùng. - Sáu là: Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó hình thành một trật tự nhất định của Thị trường từ sx – lưu thông- phân phối và tiêu dùng. Nền kinh tế có được các đặc trưng trên đây được gọi là một nền kinh tế thị trường. ở môi trường này người tiêu dùng và người sản xuất được sự tự do mua bán không bị ràng buộc bởi quyền lực nhà nước. Có sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế bên cạnh một số ít các hàng hoá độc quyền còn có rất nhiều các hàng hoá được lưu thông trên thị trường mang tính cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật nhưng bên cạnh đó còn không ít các hàng hoá cạnh tranh mang tính không lành mạnh như hàng nhái, hàng gian giả, trốn thuế làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Chính vì vậy Nhà nước ta đã đổi mới từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Sử dụng cơ chế thị trường nhưng phải có sự quản lý của nhà nước để định hướng các thành phần kinh tế đi theo định hướng XHCN phục vụ cho lợi ích xã hội và lợi ích của nhân dân.
  • 2. Câu 2: Trong các công cụ quản lý NN về kinh tế theo anh chị thì công cụ nào là quan trọng nhất? Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà NN sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của NN nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của NN mà nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của minh đến các chủ th, các thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Công cụ quản lý của NN về kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều loại. Trong đó có công cụ quản lý thể hiện mục tiêu, ý đồ của nhà nước, có công cụ thể hiện chuẩn mực xử xự hành vi các chủ thể kinh tế, có công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của NN trong việc điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, có công cụ vật chất thuần túy.. Sau đây là một số công cụ quản lý chủ yếu của NN về kinh tế: 1. Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của nhà nước 2. Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế 3. Nhóm công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế 4. Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý 5. Nhóm công cụ để sử dụng các công cụ nói trên Ở Việt Nam các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nền kinh tế của nhà nước. Vì vậy nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của nhà nước là nhóm công cụ quan trọng nhất. vì công cụ này là cơ sở để hình thành công cụ thứ 2 và thứ 3. Và đây là nhóm đường lối chủ chương định hướng cho nền kinh tế phát triển không bị chệch hướng XHCN. Nhóm công cụ này đưa ra: + Đường lối phát triển kinh tế - xã hội + Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội + Quy hoạch phát triển KT- XH + Kế hoạch phát triển KT-XH và + Chương trình phát triển KT-XH Đường lối phát triển kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh của đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đường lối đúng sẽ đưa đết nước đến phát triển, ổn định, giàu mạnh công bằng và văn minh. Đường lối sai sẽ đưa đất nước đi lầm đường lạc lối là tổn thất, là đổ vỡ, là suy thoái và là hậu quả khôn lường về mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Câu 3: Vì sao chúng ta phải quản lý nền kinh tế? Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nướ, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đết nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. QLNN về kinh tế được thực hiện qua 3 cơ quan Lập Pháp – Hành pháp và Tư pháp của Nhà nước Sự cần thiết khách quan của định hướng chức năng phát triển nền kinh tế là sự vận hành của nền kinh tế thị trường mang tính tự phát về tính không xác định rất lớn.
  • 3. Do đó, nhà nước phải thực hiện chức năng, định hướng phát triển nền kinh tế của minh. Điều này không chỉ cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế chung mà còn rất cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo cho các cơ sở SXKD dự đoán được sự biến đổi của thị trường, từ đó nắm lấy cơ hội trong SXKD như lường trước những bất lợi có thể xảy ra trong cơ chế thị trường, khắc phục những ngành phát triển tự phát không phù hợp với lợi ích xã hội, đẩy mạnh những ngành mũi nhọn Câu Hỏi: Trong các lĩnh vực quản lý tài chính công. Lĩnh vực nào được quan tâm nhiều nhất? tại sao? Khái niệm quản lý TC công là một hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công thong qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Thực chất của QL TC công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động thu – chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất. Cơ cấu quản lý TC công: * Ngân sách Nhà nước * TC của các cơ quan Tài chính Nhà nước * TC của các cơ quan HC sự nghiệp như: Bệnh viện công, trường học công ..v. * các quỹ tài chính ngoài Ngân sách nhà nước như: Quỹ vì người nghèo, quỹ BHXH, BHYT vv… Trong cơ cấu quả lý tài chính công thì quàn lý ngân sach nhà nước là quan trọng nhất. Lý do: Ngân sách nhà nước thường để dùng tổng số thu và chi của một đơn vị trong thời gian nhất định, một bản tính toán các chi phí để thực hiện một kế hoạc hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó là Nhà nước, thì ngân sách đó đc gọi là NSNN. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường về mặt chi tiêu có thể đề cập đến nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau, song có thể khái quát trên những khía cạnh sau: * Vai trò của một NS tiêu dùng đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt động của Bộ máy Nhà nước * vai trò của Ngân sách phát triển là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước. * Vai Trò NSNN là một vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. - Trong việc thực hiện công bằng XH: nhà nước cố gắng tác động theo 2 hướng + Giảm bớt thu nhập cao ở 1 số đối tượng là (đánh thuế lũy tiến vào các đối tượng có thu nhập cao, đánh thuế TTĐB với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người có thu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn + Nâng đỡ những người có thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư như giảm thuế cho những hàng hóa thiết yếu, trợ giá cho những mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước… và trợ cấp XH cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
  • 4. CÂU HỎI VỀ LUẬT CBCC Câu 1: Phân biệt cán bộ công chức Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản VN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ khác công chức ở những điểm sau: Cán bộ Công chức * Được bầu cử, phê chẩn, bổ nhiệm * Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ vụ, chức danh không theo nhiệm kỳ mà theo thời gian * Trogn biên chế và được hưởng * Trong biên chế Nhà nước nhưng có thể hưởng lương từ NSNN lương không từ NSNN mà từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (công chức trong bộ mày lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công) * Làm việc trong cơ quan của Đảng, tổ * Có thể làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công chức chính trị xã hội ở Trung ương, lập (công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý tỉnh thành phố, quận huyện Thị xã của đơn vị sự nghiệp công). Câu 2: Trình bày Nghĩa vụ của công chức? Nghĩa vụ của công chức là những gì công chức phải tuân thủ và nghiêm chỉnh thực hiện. đó cũng chính là bổn phận, trách nhiệm của công chức. Theo Luật CBCC thì công chức có các nghĩa vụ sau: * Nghĩa vụ của Công chức đối với Đảng , nhà nước và nhân dân 1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
  • 5. * Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Câu 3: Một trong những nghĩa vụ của CBCC là “Chấp hành quyết định của cấp trên” vậy phải làm thế nào để công chức thi hành quyết định trái pháp luất của cấp trên mà không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó? Trả lời: Nghĩa vụ của công chức là những gì công chức phải tuân thủ và nghiêm chỉnh thực hiện. đó cũng chính là bổn phận, trách nhiệm của công chức. Để không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định trái pháp luật của cấp trên, công chức cần phải thi hành quyết định đó, nhưng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và công chức phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Câu 4: Trình bày những việc CBCC không được làm Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ 1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. 4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
  • 6. 1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức. 2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này. Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Câu 5: Cho thôi việc có phải hình thức kỷ luật không , tại sao? Trả lời: cho thôi việc không phải là hình thức kỷ luật vì 2 lý do sau đây: 1. Theo điều 59 Luật CBCC được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau: - Do sắp xếp tổ chức. - Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý - Công chức 02 năm liên tiệp không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Theo Điều 79, luật CBCC, công chức vi phạm quy định của CBCC và các quy định khác của Pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.