SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  58
Télécharger pour lire hors ligne
Báo cáo thực tập tổng hợp                 -1




                                    LỜI MỞ ĐẦU
      Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải rất
nhiều khó khăn do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết
liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình lên. Để đạt được điều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế kỹ thuật cũng như quản lý tốt sản xuất, sử dụng
linh hoạt các đòn bẩy tài chính kinh tế, điều tra nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là tổ
chức chặt chẽ công tác kế toán tại đơn vị có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin cho
tất cả đối tượng, phục vụ cho nhu cầu quản lý, góp phần minh bạch tài chính nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
      “Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG ” là một đơn vị không ngừng vươn lên
trong quá trình kinh doanh đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hợp lý làm cho hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao, từng bước khẳng định vị trí
của mình, tạo uy tín đối với khách hàng trong nuớc và ngoài nước.
      Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát về doanh nghiệp
và hoạt động kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hiểu biết được nhiều điều bổ ích,
nắm bắt được nhiều kinh nghiệm từ thực tế của doanh nghiệp.
      Nhưng do kiến thức còn hạn chế, em không tránh khỏi những điều thiếu sót, rất
mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng cô chú, anh
chị trong doanh nghiệp.
      Nội dung gồm 3 phần:
      -   Phần 1:Giới thiệu khái quát về Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG
      -   Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Doanh Nghiệp Tư
          Nhân QUI LONG
      -   Phần 3:Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Doanh
          Nghiệp Tư Nhân QUI LONG
                                        Quy Nhơn, ngày 17 tháng11 năm 2011
                                                  Sinh viên thực hiện
                                                  Nguyễn Thị Trinh


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                 -2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG


1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
      QUI LONG
1.1.1.Tên và địa chỉ của công ty.
      - Tên công ty :            Doanh nghiệp tư nhân Qui Long
      - Tên giao dịch:          DNTN Qui Long
      - Chủ doanh nghiệp:         NGUYỄN THỊ HƯƠNG
      - Địa chỉ trụ sở giao dịch : Lô 9-10 - KCN
                  Long Mỹ – TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
      - Số điện thoại :          056.3549044
      - Fax :                   056.3549044
      - Email :
      -Webside:
      - Mã số thuế :             4100 – 259 – 236 – 001
      - Mở tại:                 Ngân Hàng Đầu Tư Chi Nhánh Phú Tài.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Qui
      Long.
      Doanh nghiệp tư nhân Qui Long được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm
      2004 .Được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận số
      3501000496. Với vốn đầu tư là 9,2 tỷ đồng. Nghành nghề kinh doanh chính của
      doanh nghiệp là khai thác,chế biến và mua bán đá granite (thực hiện theo qui
      định của Luật Khoáng sản).Mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá.Thi công
      trang trí nội thất.Đào đắp,san ủi mặt bằng.Xây dựng công trình dân dụng và
      công nghiệp.
      Từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh nghiệp đã ba lần đăng kí thay đổi kinh
      doanh:
      Ngày 26 tháng 02 năm 2004 , đăng kí lần đầu kinh doanh với nghành khai
      thác,chế biến và mua bán đá granite.Doanh nghiệp đã mua sắm thiết bị ,máy



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                -3


       móc,dây chuyền sản xuất hiện đại với tổng giá trị trên 7 tỷ đồng.Chi phí 2 tỷ
       đồng cho việc xây dựng nhà máy sản xuất.
       Ngày 02 tháng 04 năm 2006,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ hai . Mở
       rộng hình thức kinh doanh,ngoài khai thác,chế biến và mua bán đá granite,doanh
       nghiệp còn mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá , thi công trang trí nội ,
       ngoai thất .Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát hoạt động với
       công suất 20000m2/năm trị giá 3 tỷ đồng và còn mở rộng thêm phân xưởng xẻ
       đá nâng cao năng xuất lên 100% .
       Ngày 28 tháng 11 năm 2007,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ ba.Doanh
 nghiệp đăng kí mở rộng hoat động vào lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và
 công nghiệp,đào đắp và san ủi mặt bằng.Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp
 đặt 2 dây chuyền cưa Gangsaw ( Nhật Bản ) với công suất 30.000 m2 /năm nhằm đáp
 ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về mặt hàng đá ốp lát cao
 cấp.Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vao viêc mua sắm máy ủi,máy xúc,máy cạp
 và một số vật dụng khác.
       Năm 2010, DN cũng đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua máy mài tự động 12.Trong quá
 trình hoạt động doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN QUI LONG
 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
       Doanh nghiệp có chức năng là sản xuất ra các sản phẩm đá các loại và tiêu thụ
 sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất, chế biến đá Granite thành
 nhiều sản phẩm như: bàn ghế, đá lát nền nhà, cầu thang đáp ứng nhu cầu xây dựng và
 đẩy mạnh sản phẩm đưa ra xuất khẩu tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong
 và ngoài nước.
        Doanh nghiệp tư nhân Qui Long là tập hợp những con người gắn bó với nhau,
 cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu chung đã định.
 Trong nền kinh tế hiện nay yêu cầu cấp bách đặt ra cho đơn vị là phải tìm đầu ra cho
 sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đa dạng, kiểm tra
 chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí sản xuất để từng bước hạ giá thành sản phẩm nâng




 SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                   Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   -4


cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp không những hoàn thành tốt
chức năng của mình mà còn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ:
• Đối nội: thực hiện tốt các chính sách về lao động, chế độ quản lý tài sản, chế độ
tiền công, tiền lương đồng thời làm tốt công tác đào tạo tuyển chọn để nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho công nhân viên và người lao động tại doanh nghiệp.
• Đối ngoại: Là một đơn vị SXKD hằng năm DN phải thực hiện đúng và đầy đủ mọi
khoản thuế cho nhà nước. DN phải thực hiện được theo nguyên tắc về hoạt động xuất
nhập khẩu, hoạt động đối ngoại do nhà nước quy định.
1.2.2. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của DNTN QUI LONG
1.2.2.1. Loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh:
         Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm rộng rãi ra thị trường các doanh nghiệp phải
nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đưa ra loại hình kinh doanh cho phù hợp,
đối với sản phẩm là các loại đá , DNTN QUI LONG đưa ra hình thức bán hàng chủ yếu
là bán qua hệ thống các đại lý, tiến hành xuất khẩu và bán trực tiếp tại DN.Doanh
nghiệp sản xuất và chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm đá
Granite hiện nay có trên thị trường là các loại đá ốp lát có chiều dày từ 1,5cm đến 2cm
tùy theo kết cấu của công trình yêu cầu. Các sản phẩm đá phục vụ cho các công trình
xây dựng như cao ốc, nhà cửa, ốp lát đường đi, trường học, công viên, quảng trường,
dùng để trang trí nội thất, làm bàn, ghế…
1.2.2.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
     Miền Trung được thiên nhiên ban tặng nhiều mỏ đá với các màu sắc đa dạng như:
đỏ, vàng, hồng, tím, xanh, đỏ rubi, đen xà cừ, xanh xà cừ…có trữ lượng rất lớn, đồng
thời đá Granite ở miền trung có chất lượng tốt hơn về độ cứng, độ hút nước, cường độ
chịu nén cao, kết cấu hạt mịn hơn cho nên sản phẩm của doanh nghiệp có mặt khắp đất
nước và đã làm một số công trình lớn như:
     •      Quảng trường HCM – Nghệ An
     •      Trung tâm thương mại Hà Nội
     •      Công trình Bạch Đằng Tây – Đà Nẵng
    Thị trường trong nước có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  -5




               Bảng 1: Doanh thu của thị trường tiêu thụ đá trong nước:
                                                                 Đơn vị tính: 1000đ
                            Tỉ trọng                  Tỉ trọng                    Tỉ trọng
                              trong                   trong cả                    trong cả
Thị trường     Năm 2008                Năm 2009                     Năm 2010
                                nước                      nước                        nước
                            (100%)                    (100%)                      (100%)
Tp HCM         34.391.85   51          49.405.52     46             52.357.50    45
          0                            0                            0
MiềnTrung 20.230.50        30          38.668.32     36             40.722.50    35
               0                       0                            0
Miền Bắc       12.812.65   19          19.334.16     18             23.270.00    20
           0                           0                            0
     (Nguồn: Phòng kinh doanh )
     Bên cạnh thị trường trong nước, nguồn thu của công ty chủ yếu tập trung vào việc
xuất khẩu ra các nước như: Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Ý, Đức…
               Bảng 2: Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp qua các năm.


                           Doanh thu (1000đ)                        Tỉ trọng ( 100% )
    Chỉ tiêu       Năm          Năm 2009       Năm 2010      2008       2009    2010
                   2008
    Thị trường
    trong nước     6.435.000 6.712.000         7.350.000     54,08 54,52        54,85
    Thị trường
    ngoài nước 5.465.000 5.600.000             6.050.000     45,92 45,48        45,15


     (Nguồn: Phòng Kế toán )
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại DNTN QUI LONG
1.2.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất:




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                       Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                 -6


      DNTN QUI LONG là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính tổng hợp,
có quy mô sản xuất kinh doanh sản phẩm đa dạng nhưng ở đây chỉ đi sâu nghiên cứu về
phần chế biến đá Granite.
      Các sản phẩm chính của doanh nghiệp:
             + Đá Granite ốp lát
             + Đá Bazalt
             + Đá thủ công, mỹ nghệ
             + Khai thác đá Granite tự nhiên
      Mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp là đá ốp lát trang trí nội thất, công trình nhà
cửa, quãng đường, ốp lát đường đi, công viên… Đá ốp lát là một loại sản phẩm được
tinh chế từ đá khối block. Đây là sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản
xuất của DN. Việc sản xuất ra đá ốp lát được tiến hành ngay trong nhà xưởng bao gồm
các công đoạn sau:
* Đá khối:
      Sau khi đá được khai thác từ mỏ ta tiến hành vận chuyển về xưởng. Đá khối
trước khi đưa vào dây chuyền cưa xẻ được kiểm tra phát hiện các hư hỏng, nứt hoặc các
khuyết tật màu, kiểm tra kích thước và chọn chiều cưa thích hợp để có thể lấy sản phẩm
theo yêu cầu với hiệu quả cao nhất.
* Cưa bổ tấm:
      Đây là giai đoạn bắt đầu của dây chuyền sản xuất đá ốp lát, đá khối sẽ được máy
cưa dàn (Gangsaw) hoặc máy cưa đĩa bổ thành từng tấm với chiều dài đã được chọn
trước và tùy theo kích thước khối đá. Việc xẻ tấm sẽ tiến hành trình tự, từng đợt, từng
tấm, từng lớp từ trên xuống dưới. Tùy theo cấu tạo đá thông số cưa xẻ phải thay đổi phù
hợp để giảm hao phí và đảm bảo hạn chế hư hỏng lưỡi cưa.
* Gia công bề mặt:
      Sau khi cưa xong từng khối đá sẽ được cẩu đưa xuống đất và được công nhân
tách ra từng tấm.Tấm đá sẽ được kiểm tra độ phẳng, độ dày, các tấm đạt yêu cầu tiếp
tục được xe nâng, cẩu palăng đưa lên băng truyền tiến hành đánh bóng, mài hoặc đốt,
phun cát.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   -7


       - Đánh bóng: các tấm đá lớn sẽ được đưa lên băng tải để đưa vào trong máy
đánh bóng tự động 12 hoặc 13 đầu, kết cấu của máy đánh bóng theo các cấp độ: đầu
mài đá phẳng, mịn, bóng.
       - Đốt: khác với cách xử lý đánh bóng mặt, đốt mặt dùng để tạo độ nhám cho bề
mặt sản phẩm. Sử dụng khí H2 và O2 để đốt. Quá trình đốt sẽ tạo nhiệt tách ra khỏi
những hạt kết cấu của viên đá ra khỏi kết cấu khối.
       - Băm: Tương tự như đốt, băm mặt cũng tạo độ nhám cho sản phẩm. Sử dụng
các đầu búa băm bằng hơi, để băm trên bề mặt sản phẩm.
       - Phun cát: sử dụng máy bắn hạt bằng hơi, cho hạt thép 0.5mm vào trong buồng
chứa có khóa van rơi xuống ống dẫn hơi để bắn vào bề mặt sản phẩm. Bằng áp lực của
hạt thép sẽ được phá vỡ kết cấu khối của bề mặt sản phẩm tạo thành những khối nhỏ li
ti. Với cách thức phun cát, bề mặt được sử lý mịn hơn so với đốt và băm dùng để tạo
chữ, hoa văn trên bề mặt đá đã đánh bóng.
* Cắt quy cách:
       Sau khi tấm đá được xử lý bề mặt xong thì sử dụng máy cắt quy cách ( máy cắt
đầu ) để tạo thành tấm đá có quy cách theo yêu cầu. Các đầu máy cắt gắng segment thép
có pha kim cương nhân tạo. Bộ phận lưỡng cắt được gắng trên giá đỡ có bộ phận lập
trình theo phương dọc và ngang cho phép cắt đá theo hai cạnh.
* Đóng kiện – lưu kho – xuất bán:
       - Đối với các sản phẩm đặc biệt như mặt bàn, lavabo, mặt cầu thang…cần phải
qua khâu tạo dáng và hoàn chỉnh như: mài bóng cạnh, khoét lỗ …công việc này được
thực hiện chủ yếu trên các thiết bị cầm tay, vì thế đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người
công nhân. Khi đưa sản phẩm vào thùng, để đảm bảo sản phẩm không va chạm lẫn
nhau gây trầy xước trong vận chuyển, giữa các tấm đá có chèn lót giấy carton, giấy
nhựa, xốp.
       Từ công đoạn một đến công đoạn bốn, qua mỗi bước đều có nhân viên KCS
kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo. Việc này giúp
loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ban đầu, tránh các chi phí không cần thiết cho công
đoạn sau đối với các sản phẩm hỏng.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp     -8




     SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÁ ỐP LÁT


             Đá khối block



                Cưa bổ

                                            K
           Gia công bề mặt




             Cắt quy cách
                                             C
            Bao bì đóng gói




             Thành phẩm
                                             S

SVTH: Nguyễn Thị Trinh                Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                 -9




1.2.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.
      SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA DNTN QUI LONG

                                         DNTNQL




               PX1                             PX2                     Tổ sửa chữa




                Tổ                      Tổ           Dây
   Tổ           cưa         Tổ          cắt       chuyền
                                                                 Tổ
   cưa         Gang        đánh         quy          công        mỹ
                                                                nghệ
   bào          Saw        bóng        cách          nghệ



      Ghi chú:                    Quan hệ trực tuyến
                                  Quan hệ phối hợp
         Mô hình sản xuất của DNTN QUI LONG được kết cấu theo từng bộ phận sản
xuất và chúng có mối quan hệ bổ sung , bao gồm các bộ phận sau:
      Giám đốc doanh nghiệp chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận, phòng ban; phó
giám đốc và các phòng ban tham mưu báo cáo lên giám đốc. Nhờ sự phân chia này mà
giám đốc doanh nghiệp giảm được các công việc mang tính vụ sự, mệnh lệnh, đồng
thời tạo khả năng tự chủ cho các phòng ban.


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 10


      - Bộ máy sản xuất chính: gồm các bộ phận cưa bổ gia công bề mặt, cắt quy cách
tùy theo từng mặt hàng.
      - Bộ phận sản xuất phụ: chỉnh sửa đá trước khi gia công, đóng gói, bì
      - Bộ phận phục vụ: gồm xe cẩu, xe nâng, sửa chữa vệ sinh công nghiệp, kho
thành phẩm để đón nhận sản phẩm sau khi đóng gói.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH TẠI
DNTN QUI LONG.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
      DNTN QUI LONG tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Doanh
nghiệp được thiết lập trực tuyến từ trên xuống dưới, các mối quan hệ chức năng và
quan hệ phối hợp giữa các phòng ban cho toàn hệ thống. Doanh nghiệp có 3 cấp, các
phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho giám đốc đưa ra
quyết định sản xuất kinh doanh cuối cùng.
      SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DNTN QUI
      LONG.
                                   Giám đốc




Phòng kế           Phòng kỹ            Phòng            Phòng kế               Phòng
 hoạch              thuật               P.GĐ              toán                TC- HC




 Phân xưởng I         Phân xưởng II           PhânxưởngIII           Phân xưởng
                                                                       cơ khí

      Ghi chú:                  Quan hệ trực tuyến
                                 Quan hệ chức năng
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 11


       * Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành chung,
đề ra các phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định một cách
đúng đắn linh hoạt phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh
doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm trước DN, trước pháp luật về
hoạt động của đơn vị.
        * Phòng Kế hoạch: Đây là phòng chủ lực của doanh nghiệp, có nhiệm vụ xây
dựng các kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức kho hàng, quản lý theo dõi việc xuất nhập
vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm, phối hợp với các chuyên môn khác yêu cầu.
        * Phòng Kỹ thuật: Thiết kế mẫu mã, quy cách, kiểu dáng sản phẩm phù hợp
thị hiếu của khách hàng. Đồng thời theo dõi quy trình hoạt động của máy móc thiết bị
để kịp thời sữa chữa khi có sự cố xảy ra.
         * Phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc hoàn thành công việc được giao,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình. Khi giám đốc đi vắng, phó
giám đốc được ủy quyền thay giám đốc chỉ đạo các phòng ban của doanh nghiệp. Mặt
khác còn làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về nhân sự và thực hiện công tác quản
lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ tay nghề và bố trí công việc cho người lao động.
        * Phòng Kế toán: gồm 5 nhân viên có chức năng tham mưu và giám sát việc
thu chi tài chính theo quy định của phát luật hiện hành. Lập kế hoạch cân đối tài chính,
tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích
các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
         * Phòng TC – HC: Tổ chức cán bộ, lao động, công tác lao động tiền lương, y
tế, bảo hiểm, quản lý hồ sơ, bảo hộ lao động, xây dựng quy chế làm việc đồng thời còn
làm công tác văn thư tạp vụ cấp dưỡng.
         * Các phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng đều nhận những công việc
nhất định và rõ ràng.
          - Phân Xưởng I: (phân xưởng cưa dàn ) công nhân tiến hành cưa xẻ các khối
đá được khai thác và vận chuyển từ các mỏ đá thành các tấm đá lớn (nếu đá nguyên liệu
có kích thước từ 1,5m x 2m x 1m đến 2,5m x 3), sau đó tiến hành mài thô cắt quy cách.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 12


         - Phân xưởng II: (phân xưởng cưa đá ) chỉ sản xuất đá nguyên liệu có kích
thước 1,5m x 2m x 1m và có các công đoạn như ở phân xưởng I.
         - Phân xưởng III: có nhiệm vụ sử dụng các máy mài tự động tự hoặc mài tay
để mài bóng tấm đá do hai phân xưởng kia đưa sang.
         - Phân xưởng cơ khí: có trách nhiệm sữa chữa, tu dưỡng máy móc trang thiết
bị phục vụ cho sản xuất.


1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DNTN QUI LONG
1.4.1. Tình hình tài chính của DN.
        Vốn tham gia trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 9 tỷ đồng, chủ
yếu là vốn cố định. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận sản xuất chính và
lợi nhuận khác. Trong đó: lợi nhuận sản xuất chính được xác định trên cơ sở doanh thu,
cơ sở chi phí sản xuất chính.
        Đây là kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
   •      Tình hình doanh thu giữa các năm như sau:
Năm 2007           Năm 2008                Năm 2009              Năm 2010
1.400.000.000      1.900.000.000           2.570.000.000         3.000.000.000
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Kết luận: Kết quả trên cho thấy doanh thu giữa các năm so với nhau tăng õ rệt chứng
tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, đầu
tư máy móc, trang thiết bị.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 13




Chương 2
   TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
DNTN QUI LONG.
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN QUI LONG
      Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.
2.1.1Bộ máy kế toán của xí nghiệp.
         SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.



                                 Kế toán trưởng
                             (Kiêm kế toán tổng hợp)




                                   Kế toán vật tư
    Kế toán công nợ                 Thanh toán                         Thủ quỹ


Ghi chú:                                          Quan hệ trực tuyến
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
      Bộ máy kế toán là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, có trách nhiệm ghi
chép số liệu về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp …
      - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác về kế toán thống kê thông
tin kinh tế, hạch toán kinh tế, có quyền chỉ dẫn và kiểm tra công tác tài chính, chỉ đạo



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 14


việc kiểm tra sổ sách tài chính, chịu trách nhiệm phân công công việc, tổ chức xử lý và
giám sát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp.
      - Kế toán công nợ: Là người có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến các khoản thu chi tiền, thanh toán ngân hàng, theo dõi các khoản phải thu
khách hàng, tập trung xử lý các đơn vị nợ khó đòi để báo cáo về công ty kịp thời có
hướng giải quyết. Cuối tháng lập sổ chi tiết công nợ.
      - Kế toán vật tư thanh toán: Phối hợp với phòng vật tư, phòng kinh doanh
nghiên cứu thị trường ký kết hợp đồng, theo dõi sự biến động vật tư tổng hợp phân bổ
chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi việc tính toán giữa doanh nghiệp
với cán bộ nhân viên và khách hàng về các khoản lương, thưởng.
      - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tổng hợp, thu chi tiền mặt, bảo vệ tiền mặt và hiện vật
tại két sắt của công ty, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, ghi chép cập
nhật các khoản thu chi trong ngày theo lệnh của GĐ và kế toán trưởng.
2.1.3. Hình thức kế toán áp dụng tại DNTN QUI LONG
      SƠ ĐỒ 5: HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ.

                                     Chứng từ gốc



      Sổ quỹ                                 Bảng tổng hợp              Sổ, thẻ chi tiết
                                             chứng từ ghi sổ                  TK



     Sổ đăng ký                 CHỨNG TỪ GHI SỔ                         Bảng tổng hợp
   chứng từ ghi sổ                                                         chi tiết



                                       Sổ Cái



                     Bảng cân đối TK



                             BÁO CÁO TÀI CHÍNH


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 15




Ghi chú:
                                     Ghi hàng ngày
                                        Ghi định kỳ
                                        Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.


       - DNTN QUI LONG áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình
thức chứng từ ghi sổ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ảnh trên chứng từ
gốc, sau đó phân loại theo nội dung sẽ được phản ánh trên chứng từ gốc, sau đó phân
loại theo nội dung sẽ được phản ánh theo chứng từ ghi sổ, định khoản đối ứng.
Trình tự ghi sổ:
       - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán
lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
       - Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có
và số dư tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh (ghi vào
sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi
tiết). Sau khi đối chiếu khớp với số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo
cáo kết quả kinh doanh.
       - Đối với các tài khoản phải mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng
tổng hợp chứng từ kế toán theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ thẻ kế toán chi
tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
       - Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát
sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh mới phải bằng số dư của
từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
       2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG
2.2.1 Các chính sách kế toán chung của doanh nghiệp:
2.2.1.1. Kỳ kế toán:
      Hiện tại doanh nghiệp đang áp dụng kỳ kế toán theo Quý.
2.1.5.2. Niên độ kế toán:


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                        Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 16


        Niên độ kế toán tại doanh nghiệp 380 bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31
tháng 12 hàng năm.
2.1.5.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
        Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nhằm theo dõi tình hình biến động của thành phẩm, số lượng thành phẩm hiện có cuối
kỳ.
2.1.5.4. Phương pháp tính thuế GTGT:
      Doanh nghiệp đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1.5.5. Phương pháp khấu hao TSCĐ:
         Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu
hao TSCĐ tại doanh nghiệp.
2.1.5.6. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư:
         Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư theo phương pháp bình
quân gia quyền cố định.
2.1.5.7. Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp:
        Doanh nghiệp tư nhân Qui Long hiện đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính. Doanh nghiệp đang sử dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ
thống tài khoản kế toán được quy định và áp dụng tại Việt Nam.
2.2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN - TIỀN MẶT (TK 111).
2.2.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán vốn bằng tiền
        Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm
tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền
đang chuyển ( kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý ). Kế toán
vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ
hiện hành của nhà nước sau đây:
        - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử
dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Ngân hàng nhà nước Việt Nam để phản
ánh (VNĐ).




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 17


       - Nguyên tắc cập nhập: kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền có và
tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo
nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý.
       - Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài
việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải quy đổi về VNĐ để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi
là tỷ giá mua thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhà nước Việt Nam chính
thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng
không công bố tỷ giá quy đổi ra VNĐ thống nhất quy đổi thông qua đồng USD.
2.2.2. Tài khoản sử dụng.
       Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vốn bằng tiền, kế toán sử
dụng các tài khoản:
       Tài khoản 111 “ Tiền Việt Nam” : phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp
       Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”: theo dõi toàn bộ các khoản tiền doanh
nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, các trung tâm tài chính khác.
       Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”: dùng để theo dõi các khoản tiền của doanh
nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục.
2.2.3. Chứng từ sử dụng.
       - Phiếu thu                          - Biên lai thu tiền
       - Bảng kê vàng bạc đá quý            - Bảng kiểm kê quỹ
       - Phiếu chi
2.2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
  • Kế toán tăng tiền mặt do bán sản phẩm thu tiền ngay.
                                      KT.Thanh
                                        toán                             Thủ quỹ
         Khách hàng         (1)                                   (2)    - Sổ quỹ
                                    - P. Thu
                                    - SCT 111                            -Báocáo
                                    - Bảng kê                            quỹ

                                                    (3)



                                    Chứng từ ghi sổ




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                            Lớp K2. 406LDB
                                           Sổ cái
Báo cáo thực tập tổng hợp                       - 18




                                                   (4)


Giải thích:
(1)        Khi khách hàng đến thanh toán tiền lương, KT. Thanh toán viết phiếu thu,
      đồng thời vào SCT 111, 131.
(2)        Thủ quỹ nhận phiếu thu, thu tiền khách hàng và vào sổ quỹ. Cuối tháng lập báo
      cáo quỹ.
(3), (4): Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
      •          Kế toán giảm tiền mặt do chi mua vật liệu.

                                   KT.Thanh
                          (1)        toán              (2)    Thủ quỹ
        HĐơn GTGT

                                 - P.Chi                     - Sổ quỹ
                                 - SCT 111, 331



                                          (3)

                                Chứng từ ghi sổ

                                          (4)

                                     Sổ cái
Giải thích:
          (1) Khi nhân viên mua vật tư, hàng hóa về đem PNK, hóa đơn GTGT do nhà
cung cấp đưa đến, KT.Thanh toán làm thủ tục thanh toán tiền vật tư.
          (2) KT.Thanh toán viết phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào
phiếu chi xuất tiền, sau đó ghi vào sổ quỹ. Nhân viên đi mua vật tư sau khi trả tiền cho
người bán sẽ đem nộp lại phiếu thu (do người bán lập) về đưa lại cho kế toán thanh
toán.
          (3), (4) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
2.2.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu:
          - Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị.
          Nợ 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                         Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 19


             Có 3331- Thuế GTGT phải nộp
             Có 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
             Có 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
      - Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác
bằng tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ)
      Nợ 111 – Tiền mặt
             Có 112 – Tiền gửi ngân hàng
             Có các TK 311, 341 …
       - Thu hồi các khoản phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
      Nợ 111 – Tiền mặt
             Có 131 – Phải thu khách hàng
             Có 136 – Phải thu nội bộ
             Có 138 – Phải thu khác
             Có 141 – Tạm ứng
      - Các khoản thừa tiền mặt phát hiện hay kiểm kê chưa xác rõ nguyên nhân.
      Nợ 111 – Tiền mặt
             Có 338 – Phải trả phải nộp khác
       - Khi nhận vốn góp bằng tiền mặt.
      Nợ 111 – Tiền mặt
             Có 411 – vốn kinh doanh
      - Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng.
      Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
             Có 111 – Tiền mặt
      - Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho để
dùng vào sản xuất kinh doanh.
      Nợ 152 – Nguyên vật liệu
      Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ
      Nợ 156 – Hàng hóa
      Nợ 133 – Thuế GTGT
             Có 111 – Tiền mặt




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                  Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 20


2.2.6. Báo cáo liên quan.
      -               Phiếu chi
      -               Giấy đề nghi thanh toán
      -               Bảng tổng hợp chi tiền mặt
      -               Giấy tạm ứng
      -               Bảng kê
2.2.7. Một số mẫu báo cáo liên quan


Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG


                             Phiếu Chi                           Số: 85
                                                                 Nợ: 152, 1331
                                                                     Có: 111
      Họ và tên người nhận tiền:          Nguyễn Văn Hoàng
      Địa chỉ:         Phân xưởng sản xuất LONG MY
      Lý do:           Thanh toán tiền mua đá khối Block
      Số tiền:         570.000.000
      Bằng chữ:       Năm trăm bảy mươi triệu đồng.
                                            Quy Nhơn, ngày 18 tháng 02 năm 2011
      Người nhận tiền             Người lập phiếu    Kế toán trưởng       Thủ Trưởng kho




   Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG
                       BẢNG TỔNG HỢP CHI TIỀN MẶT
                             (Tháng 02 năm 2011)
          Chứng từ                                      Ghi có            Nợ TK 154
    TT    Số          NG/TH            Diễn giải        TK 111
   1             60    14/2         Mua thép            80.000.000          80.000.000
   2             61    15/2         Mua lưỡi cưa       100.000.000         100.000.000
   3             62    16/2         Mua dầu mài          1.500.000           1.500.000
   4             65    18/2         Điện                 6.000.000           6.000.000



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 21


    5           68       20/2     Mua dây cáp                781.200         781.200
                                  Tổng cộng              188.281.200     188.281.200

2.3. TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
2.3.1. Đặc điểm, nội dung.
         Tiền gửi ngân hàng là số tiền doanh nghiệp gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện cất giữ cũng như thu nhận và thanh toán theo yêu cầu của doanh
nghiệp thông qua các chứng từ hợp pháp hợp lệ. Tài khoản này dùng để phản ánh số
hiện có và tình hình biến động tăng giảm các điều khoản tiền gửi tại Ngân hàng của
doanh nghiệp.
2.3.2. Tài khoản sử dụng.
         - Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang
gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
         -Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
         -Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý, đá quý gửi vào, rút ra, và hiện có tại ngân hàng.
2.3.3. Chứng từ sử dụng.
        - Ủy nhiệm thu
        - Ủy nhiệm chi
        - Giấy báo nợ
        - Giấy báo có
2.3.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
    •           Kế toán tăng tiền TGNH do bán sản phẩm

                           KT.Thanh toán
                                                       Giám đốc               Giấy báo
                     (1)                      (2)                      (3)
    Khách hàng             - P Thu                    K.Trưởng ký            nợ của NH
                           - SCT 111, 112                duyệt
                           - Bảng kê có 112
                                                                                  (4)
                                                                               Thủ quỹ
                                 Sổ cái              Chứng từ ghi sổ         - Sổ quỹ
                                              (6)                        (5) - Báo cáo
                                                                             quỹ




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                         Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 22




Giải thích:
       (1), (2) Khi xuất hàng bán cho khách hàng, khách hàng đồng ý thanh toán. KT.
Thanh toán lập ủy nhiệm thu (có ký duyệt của giám đốc và kế toán trưởng).
       (3) Ủy nhiệm thu gửi đến cho ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ số tiền của
khách hàng. Ngân hàng nhận tiền thanh toán, ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp và
gửi giấy báo có cho KT thanh toán.
       (4) KT.Thanh toán nhận GBC ghi vào SCT 112, 131.
       (5),(6) Tập hợp chứng từ lên, chứng từ ghi sổ và sổ cái.
   •          Kế toán giảm TGNH do chi trả lãi vay ngân hàng.

                          KT.Thanh toán
   Bảng tính lãi         - SCT 112                 Chứng từ ghi sổ          Sổ cái
       vay               - Bảng kê có 112


Giải thích:
       - Cuối mỗi tháng, ngân hàng gửi bảng tính lãi vay cho KT Thanh toán. Kt.thanh
toán căn cứ vào bảng tính lãi vay và với bảng theo dõi lãi vay của mình để đối chiếu.
Sau đó thông báo trả tiền lãi vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tự động ghi giảm tài
khoản TGNH của doanh nghiệp tương ứng với số tiền lãi vay. Sau đó gởi GB Nợ cho
KT Thanh toán, Kt thanh toán theo dõi vào SCT 112.
       - Cuối kỳ, tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
2.3.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu.
       -Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng
                     Nợ 112 – tiền gửi ngân hàng
                            Có 111 – Tiền mặt
       -Nhận giấy báo có của ngân hàng về tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị.
                     Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
                            Có 113 – Tiền đang chuyển
       -Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn
cứ vào giấy báo có ngân hàng ghi.
                     Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                - 23


                          Có 131 – Phải thu khách hàng
      -Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng, ghi
                   Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
                          Có 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược
                          Có 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
      -Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển
đến bằng chuyển khoản, ghi:
                   Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
                          Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh
      -Thu tiền bán sản phẩm, hàng, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính,
hoạt động khác bằng chuyển khoản, ghi:
                   Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng
                          Có 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
                          Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
                          Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
                          Có 711 – Thu nhập khác
                          Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
      -Rút tiền gửi ngân hàng, ghi:
                   Nợ 111 – Tiền mặt
                          Có 112 – Tiền gửi ngân hàng
      -Trả tiền mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng về dùng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bằng
chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc.
                   Nợ 152 – Nguyên liệu, vật liệu
                   Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ
                   Nợ 156 – Hàng hóa
                   Nợ 157 – Hàng gửi đi bán
                   Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
                          Có 112 – Tiền gửi ngân hàng
2.3.6. Báo cáo liên quan:
             - Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                   Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                      - 24


                -Giấy báo có
                -Giấy báo nợ
                -Bảng kiểm kê quỹ
                 -Biên lai thu tiền
2.4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.
2.4.1. Đặc điểm, nội dung.
        Sản phẩm của doanh nghiệp là đá Granite ốp lát, đá bazalt, đá thủ công, mỹ
nghệ…bán trong nước và xuất khẩu nên nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là
đá khối. Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất dụng cụ cầm tay: búa, bàn, máy cưa, máy
mài…
2.4.2. Tài khoản sử dụng.
        Tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu
        Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ
2.4.3. Chứng từ sử dụng.
    - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
    - Phiếu kiểm kê hàng,hợp đồng mua nguyên vật liệu.
       - Giấy đề nghị cấp phát vật tư.
    - Hợp đồng liên doanh, biên bản giao nhận và biên bản định giá vật tư.
2.4.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
   •            Kế toán tăng vật tư do mua ngoài.

                            Thủ kho              KT.Vật tư
Nhà cung cấp        (1) - Thẻ kho             - PNK ghi giá trị            KT.Thanh
- HĐGTGT                 - Phiếu kiểm                                         toán
                         hàng             (2) - Thẻ chi tiết        (3)
                                              152,153                   - PNK,
                         - PNK ghi số         - bảng tổng hợp           HĐGTGT
                         lượng thực           chi tiết vật tư           - P chi, SCT
                         nhập                                           111
                                                                        - UNC, SCT
                                                                        112
                                                                        - Hoặc 331(4)
                                         (6)   Chứng từ ghi sổ      (5)   Thủ quỹ
                            Sổ cái
                                                                          - sổ quỹ

Giải thích:




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                           Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                       - 25


        (1) Khi giao hàng bên bán sẽ lập HĐGTGT cho nhân viên mua hàng, vật tư về
đến kho hàng thủ kho và nhân viên phòng kế hoạch sẽ tiến hành kiểm tra và ký xác
nhận vào hóa đơn là hàng đã giao. Thủ kho ghi vào phiếu kiểm hàng, thẻ kho.
        (2) Kế toán vật tư nhận PNK ghi vào cột giá trị nhập kho, vào các thẻ chi tiết vật
tư: 152, 153 và bảng tổng hợp chi tiết vật tư.
        (3),(4) Kế toán thanh toán nhận chứng từ HĐGTGT, PNK. Nếu trả tiền ngay cho
nhà cung cấp, KTTT sẽ lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ theo dõi nghiệp vụ trên sổ
quỹ. Nếu chưa trả tiền cho nhà cung cấp, KTTT căn cứ vào chứng từ nhận được để vào
SCT công nợ 331.
    (5),(6) Cuối kỳ tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ, sổ cái


    •            Kế toán giảm vật tư do xuất dùng cho sản xuất.


                                     Phòng kế
                 Đơn đặt       (1)                     (2) Giám Đốc          (3) Thủ kho
                  hàng                hoạch                Ký duyệt kế           - PXK
                                                           hoạch sản             - Thẻ kho
                                                           xuất



                                                                                      (4)
                                                                             KT. Vật tư
                                                         KT.chi phí
                  (7)                           (6)      - SCT 621       (5) - PXK: Giá trị
                                                                             - SCT 152,153
        Sổ cái             Chứng từ ghi sổ               - SCT 627           - Bảng tổng
                                                                             hợp vật tư

Giải thích:
(1) Căn cứ vào đơn hàng của khách hàng, số lượng hàng, thời gian giao hàng và tình
hình sản xuất thực tế, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất trong kỳ.
(2) Bảng kế hoạch sản xuất sẽ được chuyển cho giám đốc ký duyệt.
(3) Bảng KHSX chuyển cho thủ kho dựa vào đó và tình hình sản xuất thực tế của
doanh nghiệp để tiến hành xuất đá. Cuối ngày thủ kho ghi vào thẻ kho.
(4) Thủ kho chuyển PXK cho kế toán vật tư để ghi vào PXK cột giá trị xuất. Sau đó sẽ
vào thẻ chi tiết 152 và từ đó căn cứ để lên bảng tổng hợp chi tiết vật tư.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                           Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 26


(5)Các chứng từ PXK được chuyển cho kế toán chi phí để vào sổ chi tiết chi phí:
621,627.
(6), (7) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
2.4.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu.
       -Khi mua nguyên liệu, vật liệu xuất kho đơn vị, căn cứ đơn, phiếu nhập kho và
các chứng từ liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
                     Nợ 152 – Nguyên liệu,vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)
                     Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
                             Có 111, 112, 141, 331…(tổng giá thành)
       -Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải
ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với các khoản thương mại thực tế
được hưởng, ghi:
                     Nợ các TK 111, 112, 331…
                            Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu
                            Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
       -Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện
không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại cho người bán hoặc
được giảm giá.
                       Nợ các TK 111, 112, 331…
                            Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu
                            Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
2.4.6. Báo cáo liên quan.
           -       Bảng kê xuất vật tư
           -       Bảng tông hợp xuất vật liệu
           -       Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 152
           -       Phiếu xuất kho
           -       Bảng kê ghi có TK152




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                        Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 27




2.4.7. Một số mẫu báo cáo liên quan.
        DNTN QUI LONG


                       BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ
                           (Tháng 02/2011)




  STT       Chứng từ      Diễn giải               Ghi có               Ghi Nợ
           Số    Ngày                             TK 152               TK 154
   1      12     19/2     Đá ốp lát vàng             9.000.000            9.000.000
   2      17     19/2     Đá ốp lát Tím              7.800.000               7.800.000
   3      19     20/2     Đá ốp lát Đỏ               7.500.000               7.500.000
   4      20     22/2     Đá ốp lát Đen              9.900.000               9.900.000
   5      10     23/2     Đá ốp lát Oxy            200.000.000             200.000.000
 Cộng                                              234.200.000             234.200.000


                                                   Ngày …tháng 02 năm 2011
    Người Lập                                          Kế Toán trưởng
 (ký, ghi rõ họ tên)                                 (ký, ghi rõ họ tên)
2.5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG.
2.5.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán tiền lương.
        Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết phải trả cho
người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã làm cho
doanh nghiệp. Về nguyên tắc tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng
mục đích, kết quả kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                      - 28


hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vệc đăng ký lao động và sử dụng, quản
lý lao động, trả lương…phải phù hợp với luật lao động hiện hành. Lương trả khoán theo
doanh thu– áp dụng doanh nghiệp thương mại.




      Lương phải                      Doanh thu                   Tỷ lệ lương khoán
      trả tháng               =        thực tế            x        trên doanh thu (%)
      Tiền lương bao gồm lương cơ bản, lương làm ngoài giờ, tiền ăn ca, các khoản
phụ cấp. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…
2.5.2. Tài khoản sử dụng.
      -Tài khoản 334: phải trả người lao động; các khoản thanh toán cho NLĐ về tiền
lương, tiền công và các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ …
      -TK 334 có 2 tài khoản cấp 2.
                                 3341: Phải trả công nhân viên
                                 3348: Phải trả người lao động khác
      -Tài khoản 338: phải trả, phải nộp khác. Trong đó có 2 TK cấp 2.
                                 3382: Kinh phí công đoàn
                                 3383: Bảo hiểm xã hội
                                 3384: Bảo hiểm y tế
2.5.3. Chứng từ sử dụng.
                - Bảng chấm công
                -Bảng thanh toán lương
                - Phiếu chi




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                        Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 29




2.5.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
• Kế toán các khoản tính theo lương nộp lên cơ quan BHXH và Tổ chức công
đoàn.
    P.Tổ chức – H.chính          KT.Thanh toán                  P.Tổ chức
    Bảng thanh toán              Bảng kê nộp                    Bảng kê đối
    lương               (1)      BHXH, BHYT,            (2)     chiếu với cơ
                                 KPCĐ                           quan BHXH



                                                                   (3)
                                                        G.Đốc, KT Trưởng ký
                                                        duyệt



                                                                        (4)
                                                              KT. Thanh toán
              Sổ cái         Chứng từ ghi sổ                  - P.Chi
                                                              - SCT 111,334
                       (7)                        (6)         - Bảng kê


                                                                    (5)
                                                                 Thủ quỹ
                                                                 - Sổ quỹ


Giải thích:
        (1),(2) KT Thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, lập bảng kê nộp
BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó chuyển đến phòng tổ chức để kiểm tra xem xét.
         (3) Nhân viên của phòng tổ chức đem bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên
cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ của doanh nghiệp để kiểm tra đối chiếu. Đem toàn bộ
chứng từ, giấy tờ trên cho KT.Thanh toán, KT Trưởng ký duyệt.
         (4),(5) Sau đó chuyển các chứng từ, giấy tờ trên cho KT thanh toán, KT thanh
toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ để chi tiền.
         (6),(7) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                           Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 30


2.5.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu.
       - Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả người lao động,
ghi:
                     Nợ 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
                     Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
                     Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
                     Nợ 641 – Chi phí bán hàng
                     Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
                            Có 334 – phải trả người lao động
        - Tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
                     Nợ 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
                            Có 334 – Phải trả người lao động
        - Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả công nhân
       viên, ghi:
                     Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác
                            Có 334 – phải trả người lao động
         - Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên, ghi:
                     Nợ 627, 641, 642
                     Nợ 335 – Chi phí phải trả
                            Có 334 – phải trả người lao động
         - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người
       lao động khác của daonh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế,
       bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, ghi:
                     Nợ 334 – Phải trả người lao động
                            Có 141 – tạm ứng
                            Có 138 – Phải thu khác
                            Có 338 – Phải trả, phải nộp khác
         - Khi ứng trước hoặc trả tiền lương, tiên công cho công nhân viên và người lao
động khác của daonh nghiệp.
                     Nợ 334 – Phải trả người lao động
                            Có 111, 112 …



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                   - 31


           - Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao
động khác của doanh nghiệp.
           - Khi xác định tiền được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên
                            Nợ các Tk 622, 627, 641, 642
                                   Có 334 – Phải trả người lao động


            - Khi chi tiền ăn cho công nhân viên và người lao động khác của doanh
       nghiệp.
                            Nợ 334 – Phải trả người lao động
                                   Có 111,112 …
2.5.6. Báo cáo tổng hợp liên quan.
           DNTN QUI LONG
                              BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
                                   (Tháng 03 năm 2010)
        CTGS
  ST                                                        GHI CÓ          GHI NỢ
        S N/                   DIỄN GIẢI
  T                                                         TK 334          TK 154
       H      T
  1                Trả lương cho công nhân đá ốp lát         10.888.000    10.888.000
  2                Trả lương cho công nhân cưa               15.527.000    15.527.000
  3                Trả lương cho công nhân đánh              23.708.000    23.708.000
                   bóng
  4                Trả lương cho công nhân phun               7.982.000     7.982.000
  5                Trả lương cho công nhân khác               3.320.000     3.320.000
  6                Cộng                                      61.425.000    61.425.000

       Kế toán ghi sổ:
              Nợ TK 154           61.425.000
                   Có TK 334                   61.425.000
                  Căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành vào chứng từ ghi sổ.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                    - 32




           DNTN QUI LONG                                   Mẫu số 02a – DNN
                                            (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QB – TBC)
           Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long Mỹ


                               CHỨNG TỪ GHI SỔ                    Số :12
                         ( Ngày 28 tháng 03 năm 2010)
  STT Trích yếu                                                TK       TK     Số tiền
                                                               Nợ       Có
   01    Trả tiền lương cho công nhân lao động trực tiếp       154      334    61.425.000
         Tổng cộng                                                             61.425.000
        Người lập                                                   Kế toán trưởng
        ( ký, họ tên )                                                ( ký, họ tên )
2.6. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
2.6.1. Đặc điểm, nội dung.
           Tài sản cố định (TSCĐ) là những hình thức vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ
tồn tại với hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một loại hoặc một số chức năng
nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp chủ yếu
là nhà làm việc, máy móc thiết bị văn phòng và nhà xưởng.
           Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình, vô hình của doanh nghiệp.
2.6.2. Tài khoản sử dụng.
           Nhóm tài khoản 21 – Tài sản cố định, có 5 tài khoản:
                 -   Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình
                 -   Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính
                 -   Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình
                 -   Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định
                 -   Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                         Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                      - 33


2.6.3. Chứng từ sử dụng.
              -     Bộ hồ sơ đấu thầu                     - Biên bản nghiệm thu TSCĐ
              -     Bộ hồ sơ quyết toán công trình       - Biên bản thanh lý
              -     Biên bản giao nhận TSCĐ,             - Một số chứng từ khác
              -    Quyết định thanh lý TSCĐ
              -    Biên bản nghiệm thu TSCĐ
              -    Biên bản thanh lý
              -    Một số chứng từ khác
2.6.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
         • Kế toán tăng TSCĐ do mua ngoài

                                                                     Thủ kho
   Tờ trình       (1)   HĐ mua          (2) Biên bản             (3) - Thủ kho
   lên GĐ                TSCĐ                  nghiệm thu
                                                                     - Bảng kê
                                                                     danh mục
                                                                     TSCĐ
                                                                               (4)
                        Thủ quỹ               KT. Thanh toán
                                        (6)                        (5) KT.TSCĐịnh
                        - Sổ quỹ                                       - PNK ,giá trị
                                              - Phiếu chi, SCT
                                              111                      - SCT 211
                                              - UNC, SCT 112
                                                  (6’)                         (7)

                                                Ngân hàng            Chứng từ ghi sổ
                                                Chuyển khoản                     (8)

                                                                          Sổ cái
   Giải thích:
      (1) Trước khi mua TSCĐ: phòng kế hoạch kiểm tra tình hình chung TCSĐ. Khi
       thấy cần thiết đầu tư thêm TSCĐ sẽ lập tờ trình lên giám đốc, phòng kế hoạch
       tìm đối tác và ký hợp đồng mua TSCĐ.
      (2) Khi giao nhận TSCĐ có sự tham gia nhân viên đại diện ban giám đốc, và
       bên nhà cung cấp, hai bên ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu. Bên bán giao
       hóa đơn GTGT cho nhân viên phòng kế toán.
      (3),(4) KT TSCĐ nhận chứng từ liên quan đến việc mua TSCĐ: ghi vào thẻ
       TSCĐ và bảng kê danh mục TSCĐ.


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                           Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                 - 34


      (5),(6) KT Thanh toán nhận chứng từ do KT TSCĐ chuyển sang.
      (7),(8) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.


2.6.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu.
2.6.5.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình.
      TSCĐ của đơn vị tăng do được giao vốn, nhận vốn góp bằng TSCĐ, do mua
sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
      - Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ
                   Nợ 211 – TSCĐ hữu hình
                           Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh
      - Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử
dụng ngay cho SXKD, ghi:
                   Nợ 211 – TSCĐ hữu hình
                           Có 711 – Thu nhập khác
      - TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty, ghi:
                   Nợ 211 – TSCĐ hữu hình
                           Có 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
                           Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh. (giá trị còn lại)
2.6.5.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình.
      TSCĐ hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện
thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một
và một số bộ phận…
      Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án.
Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán.
                   Nợ 466 –Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ(giá trị còn lại)
                   Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị còn lại)
                           Có 211 – TSCĐ hữu hình




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                    Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                       - 35




Báo cáo liên quan.
      DNTN QUI LONG


       BẢNG KHẤU HAO TSCĐ
                                       Quí 1 năm 2010
                                                              ĐVT: Đồng
                                                                                 Chi phí
 Soá                           Nguyên giá         Mức trích     Chi phí SXC
             Tên tài sản                                                         QLDN
 TT                              TSCĐ             khấu hao       ( TK 6274)
                                                                               ( TK 6424)
  1     Máy móc thiết bị       1.314.215.825     131.421.582,   131.421.582,
                                                            5              5
  2     Nhà cửa vật kiến        513.189.423      25.658.971,2   25.658.971,2
        trúc                                                5              5
  3     Thiết bị dụng cụ         60.138.089         3.723.065                    8.723.065
        quản lý
  4     Phương tiện vận         615.089.213        36.358.158     36.358.158
        tải
            Cộng                250.263.255      189.715.646, 193,438.711.    10.723.065
                                                            8 8
                                                     Ngày 27 tháng 03 năm2010
                           Người lập                 Kế toán Trưởng

2.7. KẾ TOÁN CÔNG NỢ.
2.7.1. Đặc điểm, nội dung.
           Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường doanh nghiệp phải đảm
bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy yêu cầu đặt ra công
tác quản trị công nợ thật tốt. Công nợ của doanh nghiệp gồm 3 phần: công nợ phải thu,
công nợ phải trả và gồm cả thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
        Về các khoản phải nộp nhà nước chủ yếu của doanh nghiệp là thuế GTGT của
hàng hóa dịch vụ mua vào không được khấu trừ và thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra
nội địa.
2.7.2. Tài khoản sử dụng.
                 -   Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
                 -   Tài khoản 331: Phải trả cho người khác
                 -   Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp
2.7.3. Chứng từ sử dụng.


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                          Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                          - 36


                -   HDDGTGT
                -   Hợp đồng mua bán
                -   Phiếu chi
                -   Giấy báo có
2.7.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
           • Kế toán tăng các khoản phải thu khách hàng do bán sản phẩm.
                                                                                  KT.Thanh toán
                      (1)                          (2)                     (3)
  Đơn đặt hàng                      Hợp đồng               -HĐ bán
                                    mua bán                                       - SCT 131
                                                           hàng
                                                                                  - Bảng tổng hợp
                                                           - PXK
                                                                                  chi tiết TK 131


                                                                                       (4)
                                                  Sổ cái        (5)       Chứng từ ghi sổ


     Giải thích:
        (1), (2) Dựa vào mẫu sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đặt hàng với
số lượng, thời gian giao hàng ghi rõ trong đơn đặt hàng, sau đó doanh nghiệp sẽ ký hợp
đồng mua bán sản phẩm với khách hàng. Khi đến thời điểm giao hàng kế toán sẽ lập
PXK và hóa đơn bán hàng để xuất bán hàng.
       (3) KT.Thanh toán sẽ tiến hàng vào sổ chi tiết 131. Cuối tháng lên bảng tổng hợp
chi tiết 131.
       (4),(5) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
           • Kế toán tăng các khoản phải trả người bán.



                                     Nhà cung cấp                                  Thủ kho
         Hợp đồng           (1)                           (2)               (3)
                                     HĐ GTGT                    Hàng về            - PXK: số
         mua vật tư
                                                                                   lượng
                                                                                   - Thẻ kho

                                                                                             (4)


                                                                        KT.Thanh toán
                                            (6)                     (5) - PNK
                                                                        - SCT 331
                                  Sổ cái            Chứng từ ghi        - Bảng kê 331
                                                    sổ                  - Bảng tổng
SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                           Lớp K2.hợp chi tiết 331
                                                                          406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                       - 37




    Giải thích:
         Do nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất của bộ phận sản xuất và số vật tư còn
trong kho. Thủ kho sẽ gởi giấy đề nghị mua vật tư lên phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch
sẽ tìm nguồn nguyên liệu để mua và sẽ ký hợp đồng mua vật tư hàng hóa
         (1)Khi bán hàng cho doanh nghiệp, bên nhà cung cấp xuất hóa đơn GTGT hoặc
hóa đơn bán hàng giao cho nhân viên đi mua hàng.
         (2), (3) Hàng về, thủ kho tiến hành kiểm tra và cho nhập kho và ghi vào PNK ở
cột số lượng thực nhập và ghi vào thẻ kho đối với vật tư đó.
         (4) KT.Thanh toán nhận các chứng từ: ghi PNK ở cột giá trị, rồi sẽ vào sổ chi
tiết 331 (nếu chưa thanh toán tiền hàng), bảng kê có TK 331. Cuối tháng lập bảng tổng
hợp chi tiết tài khoản 331.
         (5), (6) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
                  Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
                    Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

                                      KT. Thuế
                              (1)     - Bảng kê        (4)     Tờ khai thuế
               Hóa đơn                                          GTGT đầu
               GTGT                   TK 133
                                      - SCT 133                    vào
                                      - Bảng(2)
                                             kê
                                      hóa đơn

                                            (2)
                                    Chứng từ ghi sổ

                                           (3)
   Giải thích:                         Sổ cái

   (1)      Hàng ngày, kế toán thuế căn cứ vào HĐGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua
         vào để lên bảng kê tài khoản 133, và sổ chi tiết tài khoản 133.
   (2)      ,(3) Căn cứ chứng từ trên kế toán lên chứng từ ghi sổ, sổ cái.
   (4) Căn cứ bảng kê TK 133 kế toán thuế lập bảng kê hóa đơn để làm tờ khai thuế.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                        Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                       - 38




               * Kế toán thuế GTGT đầu ra.

                                      KT. Thuế
                                      - Bảng kê TK           Tờ khai thuế
    Hóa đơn GTGT           (1)                         (4)
                                      3331                    GTGT đầu
    hàng hóa bán ra
                                      - SCT 3331                 vào
                                      - Bảng kê
                                      hóa đơn hh
                                      bán ra

                                            (2)

                                 Chứng từ ghi sổ

                                           (3)
                                       Sổ cái


    Giải thích:
   (1)       Hàng ngày kế toán thuế nhận hóa đơn GTGT hàng bán ra lên bảng kê có TK
         3331, sổ chi tiết TK 3331.
   (2)       ,(3) Căn cứ vào các chứng từ cuối kỳ kế toán lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
   (4) Căn cứ vào bảng kê có TK 3331, SCT 3331 và các chứng từ khác, KT thuế lập
bảng kê hóa đơn chứng từ các hàng hóa dịch vụ bán ra. Từ đó có cơ sở về làm tờ khai
thuế.




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                       Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                 - 39




2.7.5. Báo cáo liên quan
       DNTN QUI LONG


                           BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẢI TRẢ
                                    (Tháng 02/2010)
               CHỨNG TỪ                                     GHI CÓ             GHI NỢ
 STT          SỐ      NG/TH               DIỄN GIẢI
                                                            TK 331       TK 154
  1           11             2/3      Dầu mỡ               21.850.500   21.850.500
  2           13             3/3      Đá ốp lát             3.921.500    3.921.500
  3           14             4/3      Đá Granite            9.575.500    9.575.500
  4           15             5/3      Hạt thép              4.380.000    4.380.000
  5           16             8/3      Đá đen                3.990.876    3.990.876
  6           17             9/3      Đá khối Block         3.830.000    3.830.000
  7           18             10/3     Butan                   970.600      970.600
Tổng                                                       48.519.176   48.519.176
       Người lập                                       Ngày …tháng 02 năm 2010
                                                            Kế          toán      trưởng

       DNTN QUI LONG
       Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long MỸ
                           CHỨNG TỪ GHI SỔ                          Số : 10
                           (Ngày 28 tháng 02 năm 2010)
  Trích yếu                           Số hiêu tài khoản       Số tiền             Ghi
                                      TK Nợ TK Có                                 chú
  A                                   B           C           1                   D
  Xuất vật liệu cho xí nghiệp             154         152         914.200.000
  Chi tiền mua vật liệu                   154         111         209.781.200
  Phải trả người bán vật liệu             154         331          48.519.176
  Tổng cộng                                                   1.172.500.376


2.8. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
2.8.1. Đặc điểm, nội dung.



SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                      Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                        - 40


       Để xác định giá bán sản phẩm căn cứ quan trọng trong công tác định giá đó là:
biết được giá thành sản xuất sản phẩm. Để có được điều này khi sản phẩm hoàn thành
nhập kho phải xác định được chi phí cần thiết đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm hoàn
thành. Kế toán chi phí gồm 3 nội dung: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.8.2. Tài khoản sử dụng.
                Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
                Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
                Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
                Tài khoản 152: Chi phí nguyên vật liệu
                Tài khoản 334: Tiền lương công nhân viên
                Tài khoản 338: Các khoản phải trả: BHXH, BHYT
2.8.2. Chứng từ sử dụng.
                - Đơn đặt hàng                      - Phiếu nghỉ hưởng BHXH
                - Bảng tính lương                       - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
                - Bảng chấm công                        - Hóa đơn GTGT
                - Phiếu chi
2.8.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ.
            •          Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

                                 P. Kế hoạch
        Đơn đặt                  - Lập kế                     Giám đốc             Thủ kho
                         (1)                            (2)                  (3)
         hàng                    hoạch sản                    ký duyệt             - PXK
                                 xuất trong                                        - Thẻ kho
                                 kỳ                                                     (4)

                                                        KT.Chi phí              KT Vật tư
                 (7) Chứng từ ghi sổ       (6)           sản xuất       (5   - PXK tổng hợp
   Sổ cái
                                                                             - Thẻ chi tiết 152
                                                        - SCT 621




    Giải thích:




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                               Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                      - 41


   (1)            Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến độ giao hàng cho khách
           hàng, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng, phòng kế hoạch lập kế hoạch
           sản xuất trong kỳ.
    (2)         Bảng kế hoạch sản xuất trình cho giám đốc ký duyệt.
    (3)         Sau đó kế hoạch sản xuất được chuyển cho thủ kho. Thủ kho dựa vào kế
           hoạch sản xuất và tình hình sản xuất thực tế sẽ sản xuất vật tư: đá. Cuối ngày
           căn cứ vào số lượng xuất để ghi PXK và ghi thẻ kho.
    (4)         Định kỳ các PXK chuyển cho KT Vật tư, để lên phiếu xuất kho tổng hợp:
           phản ánh cả số lượng và giá trị vật tư đã xuất. Sau đó vào thẻ chi tiết 152,153.
   (5)            Kế toán vật tư chuyển các chứng từ cho KT chi phí vào sổ chi phí 621
   (6)          ,(7) Tập hợp chứng từ để vào chứng từ ghi sổ và sổ cái.
            • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
         Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp gồm: tiền lương phải trả cho công
nhân sản xuất và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp,(ăn ca).
               * Kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
             Bộ phận sx             P.Tổchức                                KT.Thanh toán
                                                         Giám đốc
             - Bảng         (1)     - Bảng        (2)    duyệt
                                                                    (3)
                                                                            - SCT 334
             chấm công              TT lương

                                                                                  (4)

                                                                             KT.Chi phí
                                         (6)                          (5)
                                Sổ cái                  CT ghi sổ
     Giải thích:                                                             - SCT 622

    (1) Tổ trưởng các tổ sản xuất căn cứ vào tình hình lao động thực tế ở các bộ phận
          tiến hành chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng bảng chấm công được
          chuyển lên phòng tổ chức, ở đây phòng tổ chức căn cứ vào bảng chấm công để
          lập bảng thanh toán lương.
    (2) Bảng thanh toán lương trình giám đốc ký duyệt.
    (3) Chuyển các chứng từ, giấy tờ cho kế toán thanh toán vào SCT 334
    (4) Kế toán chi phí nhận các chứng từ, giấy tờ vào SCT 622
    (5), (6) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
          • Kế toán chi phí sản xuất chung.


SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                          Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 42


      Chi phí sản xuất chung là những chi phí không kể đến các chi phí sản xuất trực
tiếp đã được nêu mà bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ
sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng
tiền khác

        Chứng từ gốc
        - PXK                         KT.Chi phí
        - HĐ GTGT đầu           (1)   - SCT 627      (2)                     (3)
        vào                                                 Chứng từ ghi           Sổ cái
        - Bảng phân bổ                                      sổ
        K.hao
        - Bảng TT lương


   Giải thích:
      (1) Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất
      chung. Các chứng từ gốc được các kế toán khác vào các sổ chi tiết liên quan:
      152, 111, 334, 338… và bảng kê sẽ được chuyển đến cho kế toán chi phí. KT chi
      phí có các chứng từ sẽ theo dõi vào SCT 6271, 6272, 6273, 6274, 6278.
      (2),(3) Tập hợp những chứng từ lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.
             • Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
            Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất.


                     621                           154                     155


                     622


                     627




                                          D xxx
      * Trình tự luân chuyển.
            Sổ CT 621,622,627     (1)                    (2) CT ghi sổ       (3) Sổ cái
                                        Sổ CT 154
            Chứng từ ghi sổ




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                          Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                  - 43


        Giải thích: Cuối quý kế toán vật tư sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm căn cứ
vào sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tính toán, kết chuyển sang tài khoản 154. Phản
ánh vào sổ chi tiết TK 154, phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sau khi tính toán,
kiểm tra đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, kế toán chi phí sẽ xác định giá thành cho
sản phẩm trong kỳ và vào sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái.
          2.8.3. Báo cáo tổng hợp liên quan.
     DNTN QUI LONG


            BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
                                 Quý I năm 2010
                                                               ĐVT: Đồng
    STT    Khoản mục chi phí        SHTK                    Số tiền
     1   CPNVLTT                      621                         8 31.295.820
     2   CPNCTT                       622                           310.255.775
     3   CPSXC                        627                           627.982.191
    Cộng                                                         1.769.533.786
                                       Quy nhơn, ngày 31 tháng 03 năm 2010
                       Người lập                kế toán trưởng
                      (Ký, họ tên)                (Ký, họ tên)




à       DNTN QUI LONG
                                   CHỨ NG TỪ GHI SỔ
                                           SỐ 11
                               Ngày 31 tháng 03 năm 2010
                                                                 ĐVT: Đồng
                                          Số hiệuTK                            Ghi
              Trích yếu                                           Số tiền
                                         Nợ         Có                         chú
K/C chi phí NVL TT                       154      621            381.295.820
K/C chi phí NC TT                        154      622             88.370.074
K/C chi phí sản xuất chung               154      627            227.982.191




SVTH: Nguyễn Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
Báo cáo thực tập tổng hợp                     - 44



                                                            697.648.085
                 Cộ ng
         ( Kèm theo các bảng kê chi tiết)
                    Ngườ i lậ p                                 Kế toán trưởng




     DNTN QUI LONG


2.9. KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.9.1. Đặc điểm, nội dung :
         Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu
được tiền hoặc nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán. Kết quả tiêu thụ là kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ, xác
định bằng cách lấy DTT trừ (-) đi GVHB, CP BH và CP QLDN.
         Kết quả kinh doanh của đơn vị bao gồm : Kết quả tiêu thụ, kết quả hoạt động tài
chính, kết quả hoạt động khác.
2.9.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh :
         + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, Phiếu thu,
giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ liên quan đến hàng trả lại, chiết khấu, giảm
giá...
         + Sổ Cái TK các chi phí, doanh thu
2.9.3. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
2.9.3.1. Hạch toán chi tiết :
       Cuối tháng, cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí, doanh thu trong tháng, trong kỳ. Sau
                                           TK 511,512
đó, TK toán thực hiện các bút toán điều chỉnh, khoá sổ rồi xác định kết quả kinh doanh.
    kế 521,531,532                                                   TK 111,112,131
2.9.3.2. Hạch toán tổng hợp :các khoản
                   Kết chuyển
                                                    Doanh thu bán thành
                     giảm trừ doanh thu
  Sơ đồ 6 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm                       phẩm
        TK 911

               Kết chuyển doanh DTT về tiêu          TK 33311
                   thụ sản phẩm trong kỳ
                                                           Thuế GTGT
     TK 155,156                                           đầu ra phải nộp
                                      TK 632
SVTH: Nguyễn Kết chuyển giá vốn
             Thị Trinh                                     Lớp K2. 406LDB
                         hàng bán
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1

Contenu connexe

Tendances

Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnLuận văn tốt nghiệp
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...Hiep Bui
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Dương Hà
 

Tendances (20)

Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty dược phẩm, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thấtĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trang trí nội thất
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 

En vedette

Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
Mẫu báo cáo thành tích ttđt
Mẫu báo cáo thành tích ttđtMẫu báo cáo thành tích ttđt
Mẫu báo cáo thành tích ttđtMr[L]ink
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiBáo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiHà Thu
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpĐình Linh
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuocTrương Đức Thừa
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhhuent042
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thứcVu Huy
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teTu Sắc
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015nhuy0905
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016tuan nguyen
 

En vedette (20)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
Bao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinhBao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinh
 
Mẫu báo cáo thành tích ttđt
Mẫu báo cáo thành tích ttđtMẫu báo cáo thành tích ttđt
Mẫu báo cáo thành tích ttđt
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiBáo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
 
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpMẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y te
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
 

Similaire à Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1

Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02
Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02
Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02nguyenvatlieuhanoi
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhNguyen Thi Loan
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đôluanvantrust
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpquynhngaht
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1tahongthaihp
 
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...luanvantrust
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọcKế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1 (20)

Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựngBáo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
 
Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02
Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02
Baocaothuctapnguyenvatlieuxaydung 121012225528-phpapp02
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đinh...
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2
 
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
Đề tài: Tăng cường hoạt động Marketing Mix tại Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng V...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Giày Bình Định, 9 điểm.doc
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Giày Bình Định, 9 điểm.docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Giày Bình Định, 9 điểm.doc
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Giày Bình Định, 9 điểm.doc
 
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤTMẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tập
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
 
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...
Đề tài Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Đông Đô r...
 
Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1
 
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
Phân tích họat động Marketing Mix về sản phẩm dầu nhờn ENEOS của Tập đòan Nip...
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọcKế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty Viễn Thông 2017 khá tuyệt các bạn nên đọc
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long ViệtBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
Báo cáo thực tập xây dựng kế hoạch kinh doanh Công ty Bất động sản ...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
 

Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1

  • 1. Báo cáo thực tập tổng hợp -1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình lên. Để đạt được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế kỹ thuật cũng như quản lý tốt sản xuất, sử dụng linh hoạt các đòn bẩy tài chính kinh tế, điều tra nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là tổ chức chặt chẽ công tác kế toán tại đơn vị có ý nghĩa trong việc cung cấp thông tin cho tất cả đối tượng, phục vụ cho nhu cầu quản lý, góp phần minh bạch tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. “Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG ” là một đơn vị không ngừng vươn lên trong quá trình kinh doanh đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao, từng bước khẳng định vị trí của mình, tạo uy tín đối với khách hàng trong nuớc và ngoài nước. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát về doanh nghiệp và hoạt động kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hiểu biết được nhiều điều bổ ích, nắm bắt được nhiều kinh nghiệm từ thực tế của doanh nghiệp. Nhưng do kiến thức còn hạn chế, em không tránh khỏi những điều thiếu sót, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng cô chú, anh chị trong doanh nghiệp. Nội dung gồm 3 phần: - Phần 1:Giới thiệu khái quát về Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG - Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG - Phần 3:Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Doanh Nghiệp Tư Nhân QUI LONG Quy Nhơn, ngày 17 tháng11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trinh SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 2. Báo cáo thực tập tổng hợp -2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1 . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.1.1.Tên và địa chỉ của công ty. - Tên công ty : Doanh nghiệp tư nhân Qui Long - Tên giao dịch: DNTN Qui Long - Chủ doanh nghiệp: NGUYỄN THỊ HƯƠNG - Địa chỉ trụ sở giao dịch : Lô 9-10 - KCN Long Mỹ – TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. - Số điện thoại : 056.3549044 - Fax : 056.3549044 - Email : -Webside: - Mã số thuế : 4100 – 259 – 236 – 001 - Mở tại: Ngân Hàng Đầu Tư Chi Nhánh Phú Tài. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Qui Long. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long được thành lập vào ngày 26 tháng 02 năm 2004 .Được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận số 3501000496. Với vốn đầu tư là 9,2 tỷ đồng. Nghành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là khai thác,chế biến và mua bán đá granite (thực hiện theo qui định của Luật Khoáng sản).Mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá.Thi công trang trí nội thất.Đào đắp,san ủi mặt bằng.Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh nghiệp đã ba lần đăng kí thay đổi kinh doanh: Ngày 26 tháng 02 năm 2004 , đăng kí lần đầu kinh doanh với nghành khai thác,chế biến và mua bán đá granite.Doanh nghiệp đã mua sắm thiết bị ,máy SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 3. Báo cáo thực tập tổng hợp -3 móc,dây chuyền sản xuất hiện đại với tổng giá trị trên 7 tỷ đồng.Chi phí 2 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy sản xuất. Ngày 02 tháng 04 năm 2006,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ hai . Mở rộng hình thức kinh doanh,ngoài khai thác,chế biến và mua bán đá granite,doanh nghiệp còn mua bán các thiết bị khai thác,chế biến đá , thi công trang trí nội , ngoai thất .Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất đá ốp lát hoạt động với công suất 20000m2/năm trị giá 3 tỷ đồng và còn mở rộng thêm phân xưởng xẻ đá nâng cao năng xuất lên 100% . Ngày 28 tháng 11 năm 2007,doanh nghiệp đăng kí thay đổi lần thứ ba.Doanh nghiệp đăng kí mở rộng hoat động vào lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp,đào đắp và san ủi mặt bằng.Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp đặt 2 dây chuyền cưa Gangsaw ( Nhật Bản ) với công suất 30.000 m2 /năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về mặt hàng đá ốp lát cao cấp.Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vao viêc mua sắm máy ủi,máy xúc,máy cạp và một số vật dụng khác. Năm 2010, DN cũng đầu tư hơn 2 tỷ đồng mua máy mài tự động 12.Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUI LONG 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp có chức năng là sản xuất ra các sản phẩm đá các loại và tiêu thụ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất, chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm như: bàn ghế, đá lát nền nhà, cầu thang đáp ứng nhu cầu xây dựng và đẩy mạnh sản phẩm đưa ra xuất khẩu tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp tư nhân Qui Long là tập hợp những con người gắn bó với nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu chung đã định. Trong nền kinh tế hiện nay yêu cầu cấp bách đặt ra cho đơn vị là phải tìm đầu ra cho sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đa dạng, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí sản xuất để từng bước hạ giá thành sản phẩm nâng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 4. Báo cáo thực tập tổng hợp -4 cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp không những hoàn thành tốt chức năng của mình mà còn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ: • Đối nội: thực hiện tốt các chính sách về lao động, chế độ quản lý tài sản, chế độ tiền công, tiền lương đồng thời làm tốt công tác đào tạo tuyển chọn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân viên và người lao động tại doanh nghiệp. • Đối ngoại: Là một đơn vị SXKD hằng năm DN phải thực hiện đúng và đầy đủ mọi khoản thuế cho nhà nước. DN phải thực hiện được theo nguyên tắc về hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đối ngoại do nhà nước quy định. 1.2.2. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của DNTN QUI LONG 1.2.2.1. Loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh: Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm rộng rãi ra thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đưa ra loại hình kinh doanh cho phù hợp, đối với sản phẩm là các loại đá , DNTN QUI LONG đưa ra hình thức bán hàng chủ yếu là bán qua hệ thống các đại lý, tiến hành xuất khẩu và bán trực tiếp tại DN.Doanh nghiệp sản xuất và chế biến đá Granite thành nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm đá Granite hiện nay có trên thị trường là các loại đá ốp lát có chiều dày từ 1,5cm đến 2cm tùy theo kết cấu của công trình yêu cầu. Các sản phẩm đá phục vụ cho các công trình xây dựng như cao ốc, nhà cửa, ốp lát đường đi, trường học, công viên, quảng trường, dùng để trang trí nội thất, làm bàn, ghế… 1.2.2.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Miền Trung được thiên nhiên ban tặng nhiều mỏ đá với các màu sắc đa dạng như: đỏ, vàng, hồng, tím, xanh, đỏ rubi, đen xà cừ, xanh xà cừ…có trữ lượng rất lớn, đồng thời đá Granite ở miền trung có chất lượng tốt hơn về độ cứng, độ hút nước, cường độ chịu nén cao, kết cấu hạt mịn hơn cho nên sản phẩm của doanh nghiệp có mặt khắp đất nước và đã làm một số công trình lớn như: • Quảng trường HCM – Nghệ An • Trung tâm thương mại Hà Nội • Công trình Bạch Đằng Tây – Đà Nẵng Thị trường trong nước có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 5. Báo cáo thực tập tổng hợp -5 Bảng 1: Doanh thu của thị trường tiêu thụ đá trong nước: Đơn vị tính: 1000đ Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng trong trong cả trong cả Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 nước nước nước (100%) (100%) (100%) Tp HCM 34.391.85 51 49.405.52 46 52.357.50 45 0 0 0 MiềnTrung 20.230.50 30 38.668.32 36 40.722.50 35 0 0 0 Miền Bắc 12.812.65 19 19.334.16 18 23.270.00 20 0 0 0 (Nguồn: Phòng kinh doanh ) Bên cạnh thị trường trong nước, nguồn thu của công ty chủ yếu tập trung vào việc xuất khẩu ra các nước như: Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Ý, Đức… Bảng 2: Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp qua các năm. Doanh thu (1000đ) Tỉ trọng ( 100% ) Chỉ tiêu Năm Năm 2009 Năm 2010 2008 2009 2010 2008 Thị trường trong nước 6.435.000 6.712.000 7.350.000 54,08 54,52 54,85 Thị trường ngoài nước 5.465.000 5.600.000 6.050.000 45,92 45,48 45,15 (Nguồn: Phòng Kế toán ) 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại DNTN QUI LONG 1.2.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 6. Báo cáo thực tập tổng hợp -6 DNTN QUI LONG là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính tổng hợp, có quy mô sản xuất kinh doanh sản phẩm đa dạng nhưng ở đây chỉ đi sâu nghiên cứu về phần chế biến đá Granite. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp: + Đá Granite ốp lát + Đá Bazalt + Đá thủ công, mỹ nghệ + Khai thác đá Granite tự nhiên Mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp là đá ốp lát trang trí nội thất, công trình nhà cửa, quãng đường, ốp lát đường đi, công viên… Đá ốp lát là một loại sản phẩm được tinh chế từ đá khối block. Đây là sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất của DN. Việc sản xuất ra đá ốp lát được tiến hành ngay trong nhà xưởng bao gồm các công đoạn sau: * Đá khối: Sau khi đá được khai thác từ mỏ ta tiến hành vận chuyển về xưởng. Đá khối trước khi đưa vào dây chuyền cưa xẻ được kiểm tra phát hiện các hư hỏng, nứt hoặc các khuyết tật màu, kiểm tra kích thước và chọn chiều cưa thích hợp để có thể lấy sản phẩm theo yêu cầu với hiệu quả cao nhất. * Cưa bổ tấm: Đây là giai đoạn bắt đầu của dây chuyền sản xuất đá ốp lát, đá khối sẽ được máy cưa dàn (Gangsaw) hoặc máy cưa đĩa bổ thành từng tấm với chiều dài đã được chọn trước và tùy theo kích thước khối đá. Việc xẻ tấm sẽ tiến hành trình tự, từng đợt, từng tấm, từng lớp từ trên xuống dưới. Tùy theo cấu tạo đá thông số cưa xẻ phải thay đổi phù hợp để giảm hao phí và đảm bảo hạn chế hư hỏng lưỡi cưa. * Gia công bề mặt: Sau khi cưa xong từng khối đá sẽ được cẩu đưa xuống đất và được công nhân tách ra từng tấm.Tấm đá sẽ được kiểm tra độ phẳng, độ dày, các tấm đạt yêu cầu tiếp tục được xe nâng, cẩu palăng đưa lên băng truyền tiến hành đánh bóng, mài hoặc đốt, phun cát. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 7. Báo cáo thực tập tổng hợp -7 - Đánh bóng: các tấm đá lớn sẽ được đưa lên băng tải để đưa vào trong máy đánh bóng tự động 12 hoặc 13 đầu, kết cấu của máy đánh bóng theo các cấp độ: đầu mài đá phẳng, mịn, bóng. - Đốt: khác với cách xử lý đánh bóng mặt, đốt mặt dùng để tạo độ nhám cho bề mặt sản phẩm. Sử dụng khí H2 và O2 để đốt. Quá trình đốt sẽ tạo nhiệt tách ra khỏi những hạt kết cấu của viên đá ra khỏi kết cấu khối. - Băm: Tương tự như đốt, băm mặt cũng tạo độ nhám cho sản phẩm. Sử dụng các đầu búa băm bằng hơi, để băm trên bề mặt sản phẩm. - Phun cát: sử dụng máy bắn hạt bằng hơi, cho hạt thép 0.5mm vào trong buồng chứa có khóa van rơi xuống ống dẫn hơi để bắn vào bề mặt sản phẩm. Bằng áp lực của hạt thép sẽ được phá vỡ kết cấu khối của bề mặt sản phẩm tạo thành những khối nhỏ li ti. Với cách thức phun cát, bề mặt được sử lý mịn hơn so với đốt và băm dùng để tạo chữ, hoa văn trên bề mặt đá đã đánh bóng. * Cắt quy cách: Sau khi tấm đá được xử lý bề mặt xong thì sử dụng máy cắt quy cách ( máy cắt đầu ) để tạo thành tấm đá có quy cách theo yêu cầu. Các đầu máy cắt gắng segment thép có pha kim cương nhân tạo. Bộ phận lưỡng cắt được gắng trên giá đỡ có bộ phận lập trình theo phương dọc và ngang cho phép cắt đá theo hai cạnh. * Đóng kiện – lưu kho – xuất bán: - Đối với các sản phẩm đặc biệt như mặt bàn, lavabo, mặt cầu thang…cần phải qua khâu tạo dáng và hoàn chỉnh như: mài bóng cạnh, khoét lỗ …công việc này được thực hiện chủ yếu trên các thiết bị cầm tay, vì thế đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người công nhân. Khi đưa sản phẩm vào thùng, để đảm bảo sản phẩm không va chạm lẫn nhau gây trầy xước trong vận chuyển, giữa các tấm đá có chèn lót giấy carton, giấy nhựa, xốp. Từ công đoạn một đến công đoạn bốn, qua mỗi bước đều có nhân viên KCS kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo. Việc này giúp loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ban đầu, tránh các chi phí không cần thiết cho công đoạn sau đối với các sản phẩm hỏng. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 8. Báo cáo thực tập tổng hợp -8 SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÁ ỐP LÁT Đá khối block Cưa bổ K Gia công bề mặt Cắt quy cách C Bao bì đóng gói Thành phẩm S SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 9. Báo cáo thực tập tổng hợp -9 1.2.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA DNTN QUI LONG DNTNQL PX1 PX2 Tổ sửa chữa Tổ Tổ Dây Tổ cưa Tổ cắt chuyền Tổ cưa Gang đánh quy công mỹ nghệ bào Saw bóng cách nghệ Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp Mô hình sản xuất của DNTN QUI LONG được kết cấu theo từng bộ phận sản xuất và chúng có mối quan hệ bổ sung , bao gồm các bộ phận sau: Giám đốc doanh nghiệp chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận, phòng ban; phó giám đốc và các phòng ban tham mưu báo cáo lên giám đốc. Nhờ sự phân chia này mà giám đốc doanh nghiệp giảm được các công việc mang tính vụ sự, mệnh lệnh, đồng thời tạo khả năng tự chủ cho các phòng ban. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 10. Báo cáo thực tập tổng hợp - 10 - Bộ máy sản xuất chính: gồm các bộ phận cưa bổ gia công bề mặt, cắt quy cách tùy theo từng mặt hàng. - Bộ phận sản xuất phụ: chỉnh sửa đá trước khi gia công, đóng gói, bì - Bộ phận phục vụ: gồm xe cẩu, xe nâng, sửa chữa vệ sinh công nghiệp, kho thành phẩm để đón nhận sản phẩm sau khi đóng gói. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH TẠI DNTN QUI LONG. 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: DNTN QUI LONG tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Doanh nghiệp được thiết lập trực tuyến từ trên xuống dưới, các mối quan hệ chức năng và quan hệ phối hợp giữa các phòng ban cho toàn hệ thống. Doanh nghiệp có 3 cấp, các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho giám đốc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh cuối cùng. SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DNTN QUI LONG. Giám đốc Phòng kế Phòng kỹ Phòng Phòng kế Phòng hoạch thuật P.GĐ toán TC- HC Phân xưởng I Phân xưởng II PhânxưởngIII Phân xưởng cơ khí Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 11. Báo cáo thực tập tổng hợp - 11 * Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành chung, đề ra các phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định một cách đúng đắn linh hoạt phù hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm trước DN, trước pháp luật về hoạt động của đơn vị. * Phòng Kế hoạch: Đây là phòng chủ lực của doanh nghiệp, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức kho hàng, quản lý theo dõi việc xuất nhập vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với các chuyên môn khác yêu cầu. * Phòng Kỹ thuật: Thiết kế mẫu mã, quy cách, kiểu dáng sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng. Đồng thời theo dõi quy trình hoạt động của máy móc thiết bị để kịp thời sữa chữa khi có sự cố xảy ra. * Phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc hoàn thành công việc được giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình. Khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc được ủy quyền thay giám đốc chỉ đạo các phòng ban của doanh nghiệp. Mặt khác còn làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về nhân sự và thực hiện công tác quản lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ tay nghề và bố trí công việc cho người lao động. * Phòng Kế toán: gồm 5 nhân viên có chức năng tham mưu và giám sát việc thu chi tài chính theo quy định của phát luật hiện hành. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. * Phòng TC – HC: Tổ chức cán bộ, lao động, công tác lao động tiền lương, y tế, bảo hiểm, quản lý hồ sơ, bảo hộ lao động, xây dựng quy chế làm việc đồng thời còn làm công tác văn thư tạp vụ cấp dưỡng. * Các phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng đều nhận những công việc nhất định và rõ ràng. - Phân Xưởng I: (phân xưởng cưa dàn ) công nhân tiến hành cưa xẻ các khối đá được khai thác và vận chuyển từ các mỏ đá thành các tấm đá lớn (nếu đá nguyên liệu có kích thước từ 1,5m x 2m x 1m đến 2,5m x 3), sau đó tiến hành mài thô cắt quy cách. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 12. Báo cáo thực tập tổng hợp - 12 - Phân xưởng II: (phân xưởng cưa đá ) chỉ sản xuất đá nguyên liệu có kích thước 1,5m x 2m x 1m và có các công đoạn như ở phân xưởng I. - Phân xưởng III: có nhiệm vụ sử dụng các máy mài tự động tự hoặc mài tay để mài bóng tấm đá do hai phân xưởng kia đưa sang. - Phân xưởng cơ khí: có trách nhiệm sữa chữa, tu dưỡng máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DNTN QUI LONG 1.4.1. Tình hình tài chính của DN. Vốn tham gia trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 9 tỷ đồng, chủ yếu là vốn cố định. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận sản xuất chính và lợi nhuận khác. Trong đó: lợi nhuận sản xuất chính được xác định trên cơ sở doanh thu, cơ sở chi phí sản xuất chính. Đây là kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. • Tình hình doanh thu giữa các năm như sau: Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.400.000.000 1.900.000.000 2.570.000.000 3.000.000.000 (Nguồn: Phòng Kế toán) Kết luận: Kết quả trên cho thấy doanh thu giữa các năm so với nhau tăng õ rệt chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, đầu tư máy móc, trang thiết bị. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 13. Báo cáo thực tập tổng hợp - 13 Chương 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG. 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN QUI LONG Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. 2.1.1Bộ máy kế toán của xí nghiệp. SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Kế toán công nợ Thanh toán Thủ quỹ Ghi chú: Quan hệ trực tuyến 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán. Bộ máy kế toán là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, có trách nhiệm ghi chép số liệu về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác về kế toán thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, có quyền chỉ dẫn và kiểm tra công tác tài chính, chỉ đạo SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 14. Báo cáo thực tập tổng hợp - 14 việc kiểm tra sổ sách tài chính, chịu trách nhiệm phân công công việc, tổ chức xử lý và giám sát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp. - Kế toán công nợ: Là người có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản thu chi tiền, thanh toán ngân hàng, theo dõi các khoản phải thu khách hàng, tập trung xử lý các đơn vị nợ khó đòi để báo cáo về công ty kịp thời có hướng giải quyết. Cuối tháng lập sổ chi tiết công nợ. - Kế toán vật tư thanh toán: Phối hợp với phòng vật tư, phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường ký kết hợp đồng, theo dõi sự biến động vật tư tổng hợp phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi việc tính toán giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên và khách hàng về các khoản lương, thưởng. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tổng hợp, thu chi tiền mặt, bảo vệ tiền mặt và hiện vật tại két sắt của công ty, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, ghi chép cập nhật các khoản thu chi trong ngày theo lệnh của GĐ và kế toán trưởng. 2.1.3. Hình thức kế toán áp dụng tại DNTN QUI LONG SƠ ĐỒ 5: HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ chi tiết chứng từ ghi sổ TK Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối TK BÁO CÁO TÀI CHÍNH SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 15. Báo cáo thực tập tổng hợp - 15 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. - DNTN QUI LONG áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc điểm của hình thức chứng từ ghi sổ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ảnh trên chứng từ gốc, sau đó phân loại theo nội dung sẽ được phản ánh trên chứng từ gốc, sau đó phân loại theo nội dung sẽ được phản ánh theo chứng từ ghi sổ, định khoản đối ứng. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh (ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết). Sau khi đối chiếu khớp với số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với các tài khoản phải mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. - Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh mới phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI DNTN QUI LONG 2.2.1 Các chính sách kế toán chung của doanh nghiệp: 2.2.1.1. Kỳ kế toán: Hiện tại doanh nghiệp đang áp dụng kỳ kế toán theo Quý. 2.1.5.2. Niên độ kế toán: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 16. Báo cáo thực tập tổng hợp - 16 Niên độ kế toán tại doanh nghiệp 380 bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. 2.1.5.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhằm theo dõi tình hình biến động của thành phẩm, số lượng thành phẩm hiện có cuối kỳ. 2.1.5.4. Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.1.5.5. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ tại doanh nghiệp. 2.1.5.6. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư: Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. 2.1.5.7. Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Qui Long hiện đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Doanh nghiệp đang sử dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán được quy định và áp dụng tại Việt Nam. 2.2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN - TIỀN MẶT (TK 111). 2.2.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán vốn bằng tiền Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý ). Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước sau đây: - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Ngân hàng nhà nước Việt Nam để phản ánh (VNĐ). SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 17. Báo cáo thực tập tổng hợp - 17 - Nguyên tắc cập nhập: kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý. - Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải quy đổi về VNĐ để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VNĐ thống nhất quy đổi thông qua đồng USD. 2.2.2. Tài khoản sử dụng. Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vốn bằng tiền, kế toán sử dụng các tài khoản: Tài khoản 111 “ Tiền Việt Nam” : phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”: theo dõi toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, các trung tâm tài chính khác. Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”: dùng để theo dõi các khoản tiền của doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục. 2.2.3. Chứng từ sử dụng. - Phiếu thu - Biên lai thu tiền - Bảng kê vàng bạc đá quý - Bảng kiểm kê quỹ - Phiếu chi 2.2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng tiền mặt do bán sản phẩm thu tiền ngay. KT.Thanh toán Thủ quỹ Khách hàng (1) (2) - Sổ quỹ - P. Thu - SCT 111 -Báocáo - Bảng kê quỹ (3) Chứng từ ghi sổ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB Sổ cái
  • 18. Báo cáo thực tập tổng hợp - 18 (4) Giải thích: (1) Khi khách hàng đến thanh toán tiền lương, KT. Thanh toán viết phiếu thu, đồng thời vào SCT 111, 131. (2) Thủ quỹ nhận phiếu thu, thu tiền khách hàng và vào sổ quỹ. Cuối tháng lập báo cáo quỹ. (3), (4): Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán giảm tiền mặt do chi mua vật liệu. KT.Thanh (1) toán (2) Thủ quỹ HĐơn GTGT - P.Chi - Sổ quỹ - SCT 111, 331 (3) Chứng từ ghi sổ (4) Sổ cái Giải thích: (1) Khi nhân viên mua vật tư, hàng hóa về đem PNK, hóa đơn GTGT do nhà cung cấp đưa đến, KT.Thanh toán làm thủ tục thanh toán tiền vật tư. (2) KT.Thanh toán viết phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi xuất tiền, sau đó ghi vào sổ quỹ. Nhân viên đi mua vật tư sau khi trả tiền cho người bán sẽ đem nộp lại phiếu thu (do người bán lập) về đưa lại cho kế toán thanh toán. (3), (4) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.2.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu: - Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị. Nợ 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán) SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 19. Báo cáo thực tập tổng hợp - 19 Có 3331- Thuế GTGT phải nộp Có 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) Nợ 111 – Tiền mặt Có 112 – Tiền gửi ngân hàng Có các TK 311, 341 … - Thu hồi các khoản phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Nợ 111 – Tiền mặt Có 131 – Phải thu khách hàng Có 136 – Phải thu nội bộ Có 138 – Phải thu khác Có 141 – Tạm ứng - Các khoản thừa tiền mặt phát hiện hay kiểm kê chưa xác rõ nguyên nhân. Nợ 111 – Tiền mặt Có 338 – Phải trả phải nộp khác - Khi nhận vốn góp bằng tiền mặt. Nợ 111 – Tiền mặt Có 411 – vốn kinh doanh - Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 111 – Tiền mặt - Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho để dùng vào sản xuất kinh doanh. Nợ 152 – Nguyên vật liệu Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ 156 – Hàng hóa Nợ 133 – Thuế GTGT Có 111 – Tiền mặt SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 20. Báo cáo thực tập tổng hợp - 20 2.2.6. Báo cáo liên quan. - Phiếu chi - Giấy đề nghi thanh toán - Bảng tổng hợp chi tiền mặt - Giấy tạm ứng - Bảng kê 2.2.7. Một số mẫu báo cáo liên quan Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG Phiếu Chi Số: 85 Nợ: 152, 1331 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Hoàng Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất LONG MY Lý do: Thanh toán tiền mua đá khối Block Số tiền: 570.000.000 Bằng chữ: Năm trăm bảy mươi triệu đồng. Quy Nhơn, ngày 18 tháng 02 năm 2011 Người nhận tiền Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ Trưởng kho Doanh nghiệp tư nhân QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI TIỀN MẶT (Tháng 02 năm 2011) Chứng từ Ghi có Nợ TK 154 TT Số NG/TH Diễn giải TK 111 1 60 14/2 Mua thép 80.000.000 80.000.000 2 61 15/2 Mua lưỡi cưa 100.000.000 100.000.000 3 62 16/2 Mua dầu mài 1.500.000 1.500.000 4 65 18/2 Điện 6.000.000 6.000.000 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 21. Báo cáo thực tập tổng hợp - 21 5 68 20/2 Mua dây cáp 781.200 781.200 Tổng cộng 188.281.200 188.281.200 2.3. TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2.3.1. Đặc điểm, nội dung. Tiền gửi ngân hàng là số tiền doanh nghiệp gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Ngân hàng thực hiện cất giữ cũng như thu nhận và thanh toán theo yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các chứng từ hợp pháp hợp lệ. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các điều khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp. 2.3.2. Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam. -Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. -Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đá quý gửi vào, rút ra, và hiện có tại ngân hàng. 2.3.3. Chứng từ sử dụng. - Ủy nhiệm thu - Ủy nhiệm chi - Giấy báo nợ - Giấy báo có 2.3.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng tiền TGNH do bán sản phẩm KT.Thanh toán Giám đốc Giấy báo (1) (2) (3) Khách hàng - P Thu K.Trưởng ký nợ của NH - SCT 111, 112 duyệt - Bảng kê có 112 (4) Thủ quỹ Sổ cái Chứng từ ghi sổ - Sổ quỹ (6) (5) - Báo cáo quỹ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 22. Báo cáo thực tập tổng hợp - 22 Giải thích: (1), (2) Khi xuất hàng bán cho khách hàng, khách hàng đồng ý thanh toán. KT. Thanh toán lập ủy nhiệm thu (có ký duyệt của giám đốc và kế toán trưởng). (3) Ủy nhiệm thu gửi đến cho ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ số tiền của khách hàng. Ngân hàng nhận tiền thanh toán, ghi tăng TK TGNH của doanh nghiệp và gửi giấy báo có cho KT thanh toán. (4) KT.Thanh toán nhận GBC ghi vào SCT 112, 131. (5),(6) Tập hợp chứng từ lên, chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán giảm TGNH do chi trả lãi vay ngân hàng. KT.Thanh toán Bảng tính lãi - SCT 112 Chứng từ ghi sổ Sổ cái vay - Bảng kê có 112 Giải thích: - Cuối mỗi tháng, ngân hàng gửi bảng tính lãi vay cho KT Thanh toán. Kt.thanh toán căn cứ vào bảng tính lãi vay và với bảng theo dõi lãi vay của mình để đối chiếu. Sau đó thông báo trả tiền lãi vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tự động ghi giảm tài khoản TGNH của doanh nghiệp tương ứng với số tiền lãi vay. Sau đó gởi GB Nợ cho KT Thanh toán, Kt thanh toán theo dõi vào SCT 112. - Cuối kỳ, tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.3.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. -Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng Nợ 112 – tiền gửi ngân hàng Có 111 – Tiền mặt -Nhận giấy báo có của ngân hàng về tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 113 – Tiền đang chuyển -Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo có ngân hàng ghi. Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 23. Báo cáo thực tập tổng hợp - 23 Có 131 – Phải thu khách hàng -Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng, ghi Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược Có 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn -Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản, ghi: Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh -Thu tiền bán sản phẩm, hàng, cung cấp dịch vụ hoặc thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng chuyển khoản, ghi: Nợ 112 – Tiền gửi ngân hàng Có 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có 711 – Thu nhập khác Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp -Rút tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ 111 – Tiền mặt Có 112 – Tiền gửi ngân hàng -Trả tiền mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc. Nợ 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ 156 – Hàng hóa Nợ 157 – Hàng gửi đi bán Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có 112 – Tiền gửi ngân hàng 2.3.6. Báo cáo liên quan: - Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 24. Báo cáo thực tập tổng hợp - 24 -Giấy báo có -Giấy báo nợ -Bảng kiểm kê quỹ -Biên lai thu tiền 2.4. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ. 2.4.1. Đặc điểm, nội dung. Sản phẩm của doanh nghiệp là đá Granite ốp lát, đá bazalt, đá thủ công, mỹ nghệ…bán trong nước và xuất khẩu nên nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là đá khối. Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất dụng cụ cầm tay: búa, bàn, máy cưa, máy mài… 2.4.2. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ 2.4.3. Chứng từ sử dụng. - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Phiếu kiểm kê hàng,hợp đồng mua nguyên vật liệu. - Giấy đề nghị cấp phát vật tư. - Hợp đồng liên doanh, biên bản giao nhận và biên bản định giá vật tư. 2.4.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng vật tư do mua ngoài. Thủ kho KT.Vật tư Nhà cung cấp (1) - Thẻ kho - PNK ghi giá trị KT.Thanh - HĐGTGT - Phiếu kiểm toán hàng (2) - Thẻ chi tiết (3) 152,153 - PNK, - PNK ghi số - bảng tổng hợp HĐGTGT lượng thực chi tiết vật tư - P chi, SCT nhập 111 - UNC, SCT 112 - Hoặc 331(4) (6) Chứng từ ghi sổ (5) Thủ quỹ Sổ cái - sổ quỹ Giải thích: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 25. Báo cáo thực tập tổng hợp - 25 (1) Khi giao hàng bên bán sẽ lập HĐGTGT cho nhân viên mua hàng, vật tư về đến kho hàng thủ kho và nhân viên phòng kế hoạch sẽ tiến hành kiểm tra và ký xác nhận vào hóa đơn là hàng đã giao. Thủ kho ghi vào phiếu kiểm hàng, thẻ kho. (2) Kế toán vật tư nhận PNK ghi vào cột giá trị nhập kho, vào các thẻ chi tiết vật tư: 152, 153 và bảng tổng hợp chi tiết vật tư. (3),(4) Kế toán thanh toán nhận chứng từ HĐGTGT, PNK. Nếu trả tiền ngay cho nhà cung cấp, KTTT sẽ lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ theo dõi nghiệp vụ trên sổ quỹ. Nếu chưa trả tiền cho nhà cung cấp, KTTT căn cứ vào chứng từ nhận được để vào SCT công nợ 331. (5),(6) Cuối kỳ tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ, sổ cái • Kế toán giảm vật tư do xuất dùng cho sản xuất. Phòng kế Đơn đặt (1) (2) Giám Đốc (3) Thủ kho hàng hoạch Ký duyệt kế - PXK hoạch sản - Thẻ kho xuất (4) KT. Vật tư KT.chi phí (7) (6) - SCT 621 (5) - PXK: Giá trị - SCT 152,153 Sổ cái Chứng từ ghi sổ - SCT 627 - Bảng tổng hợp vật tư Giải thích: (1) Căn cứ vào đơn hàng của khách hàng, số lượng hàng, thời gian giao hàng và tình hình sản xuất thực tế, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. (2) Bảng kế hoạch sản xuất sẽ được chuyển cho giám đốc ký duyệt. (3) Bảng KHSX chuyển cho thủ kho dựa vào đó và tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp để tiến hành xuất đá. Cuối ngày thủ kho ghi vào thẻ kho. (4) Thủ kho chuyển PXK cho kế toán vật tư để ghi vào PXK cột giá trị xuất. Sau đó sẽ vào thẻ chi tiết 152 và từ đó căn cứ để lên bảng tổng hợp chi tiết vật tư. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 26. Báo cáo thực tập tổng hợp - 26 (5)Các chứng từ PXK được chuyển cho kế toán chi phí để vào sổ chi tiết chi phí: 621,627. (6), (7) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.4.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. -Khi mua nguyên liệu, vật liệu xuất kho đơn vị, căn cứ đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho: Nợ 152 – Nguyên liệu,vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có 111, 112, 141, 331…(tổng giá thành) -Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với các khoản thương mại thực tế được hưởng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331… Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) -Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Nợ các TK 111, 112, 331… Có 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 2.4.6. Báo cáo liên quan. - Bảng kê xuất vật tư - Bảng tông hợp xuất vật liệu - Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 152 - Phiếu xuất kho - Bảng kê ghi có TK152 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 27. Báo cáo thực tập tổng hợp - 27 2.4.7. Một số mẫu báo cáo liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Tháng 02/2011) STT Chứng từ Diễn giải Ghi có Ghi Nợ Số Ngày TK 152 TK 154 1 12 19/2 Đá ốp lát vàng 9.000.000 9.000.000 2 17 19/2 Đá ốp lát Tím 7.800.000 7.800.000 3 19 20/2 Đá ốp lát Đỏ 7.500.000 7.500.000 4 20 22/2 Đá ốp lát Đen 9.900.000 9.900.000 5 10 23/2 Đá ốp lát Oxy 200.000.000 200.000.000 Cộng 234.200.000 234.200.000 Ngày …tháng 02 năm 2011 Người Lập Kế Toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 2.5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG. 2.5.1. Đặc điểm, nội dung của kế toán tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã làm cho doanh nghiệp. Về nguyên tắc tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, kết quả kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 28. Báo cáo thực tập tổng hợp - 28 hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vệc đăng ký lao động và sử dụng, quản lý lao động, trả lương…phải phù hợp với luật lao động hiện hành. Lương trả khoán theo doanh thu– áp dụng doanh nghiệp thương mại. Lương phải Doanh thu Tỷ lệ lương khoán trả tháng = thực tế x trên doanh thu (%) Tiền lương bao gồm lương cơ bản, lương làm ngoài giờ, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ… 2.5.2. Tài khoản sử dụng. -Tài khoản 334: phải trả người lao động; các khoản thanh toán cho NLĐ về tiền lương, tiền công và các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ … -TK 334 có 2 tài khoản cấp 2.  3341: Phải trả công nhân viên  3348: Phải trả người lao động khác -Tài khoản 338: phải trả, phải nộp khác. Trong đó có 2 TK cấp 2.  3382: Kinh phí công đoàn  3383: Bảo hiểm xã hội  3384: Bảo hiểm y tế 2.5.3. Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công -Bảng thanh toán lương - Phiếu chi SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 29. Báo cáo thực tập tổng hợp - 29 2.5.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán các khoản tính theo lương nộp lên cơ quan BHXH và Tổ chức công đoàn. P.Tổ chức – H.chính KT.Thanh toán P.Tổ chức Bảng thanh toán Bảng kê nộp Bảng kê đối lương (1) BHXH, BHYT, (2) chiếu với cơ KPCĐ quan BHXH (3) G.Đốc, KT Trưởng ký duyệt (4) KT. Thanh toán Sổ cái Chứng từ ghi sổ - P.Chi - SCT 111,334 (7) (6) - Bảng kê (5) Thủ quỹ - Sổ quỹ Giải thích: (1),(2) KT Thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, lập bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó chuyển đến phòng tổ chức để kiểm tra xem xét. (3) Nhân viên của phòng tổ chức đem bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ của doanh nghiệp để kiểm tra đối chiếu. Đem toàn bộ chứng từ, giấy tờ trên cho KT.Thanh toán, KT Trưởng ký duyệt. (4),(5) Sau đó chuyển các chứng từ, giấy tờ trên cho KT thanh toán, KT thanh toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ để chi tiền. (6),(7) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 30. Báo cáo thực tập tổng hợp - 30 2.5.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. - Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả người lao động, ghi: Nợ 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ 641 – Chi phí bán hàng Nợ 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có 334 – phải trả người lao động - Tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có 334 – Phải trả người lao động - Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả công nhân viên, ghi: Nợ 338 – Phải trả, phải nộp khác Có 334 – phải trả người lao động - Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên, ghi: Nợ 627, 641, 642 Nợ 335 – Chi phí phải trả Có 334 – phải trả người lao động - Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của daonh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, ghi: Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 141 – tạm ứng Có 138 – Phải thu khác Có 338 – Phải trả, phải nộp khác - Khi ứng trước hoặc trả tiền lương, tiên công cho công nhân viên và người lao động khác của daonh nghiệp. Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 111, 112 … SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 31. Báo cáo thực tập tổng hợp - 31 - Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp. - Khi xác định tiền được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên Nợ các Tk 622, 627, 641, 642 Có 334 – Phải trả người lao động - Khi chi tiền ăn cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp. Nợ 334 – Phải trả người lao động Có 111,112 … 2.5.6. Báo cáo tổng hợp liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG (Tháng 03 năm 2010) CTGS ST GHI CÓ GHI NỢ S N/ DIỄN GIẢI T TK 334 TK 154 H T 1 Trả lương cho công nhân đá ốp lát 10.888.000 10.888.000 2 Trả lương cho công nhân cưa 15.527.000 15.527.000 3 Trả lương cho công nhân đánh 23.708.000 23.708.000 bóng 4 Trả lương cho công nhân phun 7.982.000 7.982.000 5 Trả lương cho công nhân khác 3.320.000 3.320.000 6 Cộng 61.425.000 61.425.000 Kế toán ghi sổ: Nợ TK 154 61.425.000 Có TK 334 61.425.000 Căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành vào chứng từ ghi sổ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 32. Báo cáo thực tập tổng hợp - 32 DNTN QUI LONG Mẫu số 02a – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QB – TBC) Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long Mỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số :12 ( Ngày 28 tháng 03 năm 2010) STT Trích yếu TK TK Số tiền Nợ Có 01 Trả tiền lương cho công nhân lao động trực tiếp 154 334 61.425.000 Tổng cộng 61.425.000 Người lập Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) 2.6. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 2.6.1. Đặc điểm, nội dung. Tài sản cố định (TSCĐ) là những hình thức vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại với hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một loại hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp chủ yếu là nhà làm việc, máy móc thiết bị văn phòng và nhà xưởng. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình, vô hình của doanh nghiệp. 2.6.2. Tài khoản sử dụng. Nhóm tài khoản 21 – Tài sản cố định, có 5 tài khoản: - Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình - Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính - Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình - Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định - Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 33. Báo cáo thực tập tổng hợp - 33 2.6.3. Chứng từ sử dụng. - Bộ hồ sơ đấu thầu - Biên bản nghiệm thu TSCĐ - Bộ hồ sơ quyết toán công trình - Biên bản thanh lý - Biên bản giao nhận TSCĐ, - Một số chứng từ khác - Quyết định thanh lý TSCĐ - Biên bản nghiệm thu TSCĐ - Biên bản thanh lý - Một số chứng từ khác 2.6.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng TSCĐ do mua ngoài Thủ kho Tờ trình (1) HĐ mua (2) Biên bản (3) - Thủ kho lên GĐ TSCĐ nghiệm thu - Bảng kê danh mục TSCĐ (4) Thủ quỹ KT. Thanh toán (6) (5) KT.TSCĐịnh - Sổ quỹ - PNK ,giá trị - Phiếu chi, SCT 111 - SCT 211 - UNC, SCT 112 (6’) (7) Ngân hàng Chứng từ ghi sổ Chuyển khoản (8) Sổ cái Giải thích: (1) Trước khi mua TSCĐ: phòng kế hoạch kiểm tra tình hình chung TCSĐ. Khi thấy cần thiết đầu tư thêm TSCĐ sẽ lập tờ trình lên giám đốc, phòng kế hoạch tìm đối tác và ký hợp đồng mua TSCĐ. (2) Khi giao nhận TSCĐ có sự tham gia nhân viên đại diện ban giám đốc, và bên nhà cung cấp, hai bên ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu. Bên bán giao hóa đơn GTGT cho nhân viên phòng kế toán. (3),(4) KT TSCĐ nhận chứng từ liên quan đến việc mua TSCĐ: ghi vào thẻ TSCĐ và bảng kê danh mục TSCĐ. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 34. Báo cáo thực tập tổng hợp - 34 (5),(6) KT Thanh toán nhận chứng từ do KT TSCĐ chuyển sang. (7),(8) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. 2.6.5. Một số phương pháp hạch toán chủ yếu. 2.6.5.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình. TSCĐ của đơn vị tăng do được giao vốn, nhận vốn góp bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng. - Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ Nợ 211 – TSCĐ hữu hình Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi: Nợ 211 – TSCĐ hữu hình Có 711 – Thu nhập khác - TSCĐ nhận được do điều động nội bộ Tổng công ty, ghi: Nợ 211 – TSCĐ hữu hình Có 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh. (giá trị còn lại) 2.6.5.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một và một số bộ phận… Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án. Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán. Nợ 466 –Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ(giá trị còn lại) Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị còn lại) Có 211 – TSCĐ hữu hình SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 35. Báo cáo thực tập tổng hợp - 35 Báo cáo liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG KHẤU HAO TSCĐ Quí 1 năm 2010 ĐVT: Đồng Chi phí Soá Nguyên giá Mức trích Chi phí SXC Tên tài sản QLDN TT TSCĐ khấu hao ( TK 6274) ( TK 6424) 1 Máy móc thiết bị 1.314.215.825 131.421.582, 131.421.582, 5 5 2 Nhà cửa vật kiến 513.189.423 25.658.971,2 25.658.971,2 trúc 5 5 3 Thiết bị dụng cụ 60.138.089 3.723.065 8.723.065 quản lý 4 Phương tiện vận 615.089.213 36.358.158 36.358.158 tải Cộng 250.263.255 189.715.646, 193,438.711. 10.723.065 8 8 Ngày 27 tháng 03 năm2010 Người lập Kế toán Trưởng 2.7. KẾ TOÁN CÔNG NỢ. 2.7.1. Đặc điểm, nội dung. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy yêu cầu đặt ra công tác quản trị công nợ thật tốt. Công nợ của doanh nghiệp gồm 3 phần: công nợ phải thu, công nợ phải trả và gồm cả thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Về các khoản phải nộp nhà nước chủ yếu của doanh nghiệp là thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào không được khấu trừ và thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra nội địa. 2.7.2. Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng - Tài khoản 331: Phải trả cho người khác - Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp 2.7.3. Chứng từ sử dụng. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 36. Báo cáo thực tập tổng hợp - 36 - HDDGTGT - Hợp đồng mua bán - Phiếu chi - Giấy báo có 2.7.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán tăng các khoản phải thu khách hàng do bán sản phẩm. KT.Thanh toán (1) (2) (3) Đơn đặt hàng Hợp đồng -HĐ bán mua bán - SCT 131 hàng - Bảng tổng hợp - PXK chi tiết TK 131 (4) Sổ cái (5) Chứng từ ghi sổ Giải thích: (1), (2) Dựa vào mẫu sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đặt hàng với số lượng, thời gian giao hàng ghi rõ trong đơn đặt hàng, sau đó doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua bán sản phẩm với khách hàng. Khi đến thời điểm giao hàng kế toán sẽ lập PXK và hóa đơn bán hàng để xuất bán hàng. (3) KT.Thanh toán sẽ tiến hàng vào sổ chi tiết 131. Cuối tháng lên bảng tổng hợp chi tiết 131. (4),(5) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán tăng các khoản phải trả người bán. Nhà cung cấp Thủ kho Hợp đồng (1) (2) (3) HĐ GTGT Hàng về - PXK: số mua vật tư lượng - Thẻ kho (4) KT.Thanh toán (6) (5) - PNK - SCT 331 Sổ cái Chứng từ ghi - Bảng kê 331 sổ - Bảng tổng SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2.hợp chi tiết 331 406LDB
  • 37. Báo cáo thực tập tổng hợp - 37 Giải thích: Do nhu cầu sử dụng vật tư cho sản xuất của bộ phận sản xuất và số vật tư còn trong kho. Thủ kho sẽ gởi giấy đề nghị mua vật tư lên phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch sẽ tìm nguồn nguyên liệu để mua và sẽ ký hợp đồng mua vật tư hàng hóa (1)Khi bán hàng cho doanh nghiệp, bên nhà cung cấp xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng giao cho nhân viên đi mua hàng. (2), (3) Hàng về, thủ kho tiến hành kiểm tra và cho nhập kho và ghi vào PNK ở cột số lượng thực nhập và ghi vào thẻ kho đối với vật tư đó. (4) KT.Thanh toán nhận các chứng từ: ghi PNK ở cột giá trị, rồi sẽ vào sổ chi tiết 331 (nếu chưa thanh toán tiền hàng), bảng kê có TK 331. Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 331. (5), (6) Tập hợp chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái.  Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước.  Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: KT. Thuế (1) - Bảng kê (4) Tờ khai thuế Hóa đơn GTGT đầu GTGT TK 133 - SCT 133 vào - Bảng(2) kê hóa đơn (2) Chứng từ ghi sổ (3) Giải thích: Sổ cái (1) Hàng ngày, kế toán thuế căn cứ vào HĐGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào để lên bảng kê tài khoản 133, và sổ chi tiết tài khoản 133. (2) ,(3) Căn cứ chứng từ trên kế toán lên chứng từ ghi sổ, sổ cái. (4) Căn cứ bảng kê TK 133 kế toán thuế lập bảng kê hóa đơn để làm tờ khai thuế. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 38. Báo cáo thực tập tổng hợp - 38 * Kế toán thuế GTGT đầu ra. KT. Thuế - Bảng kê TK Tờ khai thuế Hóa đơn GTGT (1) (4) 3331 GTGT đầu hàng hóa bán ra - SCT 3331 vào - Bảng kê hóa đơn hh bán ra (2) Chứng từ ghi sổ (3) Sổ cái Giải thích: (1) Hàng ngày kế toán thuế nhận hóa đơn GTGT hàng bán ra lên bảng kê có TK 3331, sổ chi tiết TK 3331. (2) ,(3) Căn cứ vào các chứng từ cuối kỳ kế toán lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. (4) Căn cứ vào bảng kê có TK 3331, SCT 3331 và các chứng từ khác, KT thuế lập bảng kê hóa đơn chứng từ các hàng hóa dịch vụ bán ra. Từ đó có cơ sở về làm tờ khai thuế. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 39. Báo cáo thực tập tổng hợp - 39 2.7.5. Báo cáo liên quan DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẢI TRẢ (Tháng 02/2010) CHỨNG TỪ GHI CÓ GHI NỢ STT SỐ NG/TH DIỄN GIẢI TK 331 TK 154 1 11 2/3 Dầu mỡ 21.850.500 21.850.500 2 13 3/3 Đá ốp lát 3.921.500 3.921.500 3 14 4/3 Đá Granite 9.575.500 9.575.500 4 15 5/3 Hạt thép 4.380.000 4.380.000 5 16 8/3 Đá đen 3.990.876 3.990.876 6 17 9/3 Đá khối Block 3.830.000 3.830.000 7 18 10/3 Butan 970.600 970.600 Tổng 48.519.176 48.519.176 Người lập Ngày …tháng 02 năm 2010 Kế toán trưởng DNTN QUI LONG Địa chỉ: Lô 9-10-khu công nghiệp Long MỸ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 10 (Ngày 28 tháng 02 năm 2010) Trích yếu Số hiêu tài khoản Số tiền Ghi TK Nợ TK Có chú A B C 1 D Xuất vật liệu cho xí nghiệp 154 152 914.200.000 Chi tiền mua vật liệu 154 111 209.781.200 Phải trả người bán vật liệu 154 331 48.519.176 Tổng cộng 1.172.500.376 2.8. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 2.8.1. Đặc điểm, nội dung. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 40. Báo cáo thực tập tổng hợp - 40 Để xác định giá bán sản phẩm căn cứ quan trọng trong công tác định giá đó là: biết được giá thành sản xuất sản phẩm. Để có được điều này khi sản phẩm hoàn thành nhập kho phải xác định được chi phí cần thiết đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm hoàn thành. Kế toán chi phí gồm 3 nội dung: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.8.2. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Tài khoản 152: Chi phí nguyên vật liệu Tài khoản 334: Tiền lương công nhân viên Tài khoản 338: Các khoản phải trả: BHXH, BHYT 2.8.2. Chứng từ sử dụng. - Đơn đặt hàng - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng tính lương - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng chấm công - Hóa đơn GTGT - Phiếu chi 2.8.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ. • Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. P. Kế hoạch Đơn đặt - Lập kế Giám đốc Thủ kho (1) (2) (3) hàng hoạch sản ký duyệt - PXK xuất trong - Thẻ kho kỳ (4) KT.Chi phí KT Vật tư (7) Chứng từ ghi sổ (6) sản xuất (5 - PXK tổng hợp Sổ cái - Thẻ chi tiết 152 - SCT 621 Giải thích: SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 41. Báo cáo thực tập tổng hợp - 41 (1) Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến độ giao hàng cho khách hàng, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong kỳ. (2) Bảng kế hoạch sản xuất trình cho giám đốc ký duyệt. (3) Sau đó kế hoạch sản xuất được chuyển cho thủ kho. Thủ kho dựa vào kế hoạch sản xuất và tình hình sản xuất thực tế sẽ sản xuất vật tư: đá. Cuối ngày căn cứ vào số lượng xuất để ghi PXK và ghi thẻ kho. (4) Định kỳ các PXK chuyển cho KT Vật tư, để lên phiếu xuất kho tổng hợp: phản ánh cả số lượng và giá trị vật tư đã xuất. Sau đó vào thẻ chi tiết 152,153. (5) Kế toán vật tư chuyển các chứng từ cho KT chi phí vào sổ chi phí 621 (6) ,(7) Tập hợp chứng từ để vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp gồm: tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp,(ăn ca). * Kế toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ phận sx P.Tổchức KT.Thanh toán Giám đốc - Bảng (1) - Bảng (2) duyệt (3) - SCT 334 chấm công TT lương (4) KT.Chi phí (6) (5) Sổ cái CT ghi sổ Giải thích: - SCT 622 (1) Tổ trưởng các tổ sản xuất căn cứ vào tình hình lao động thực tế ở các bộ phận tiến hành chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng bảng chấm công được chuyển lên phòng tổ chức, ở đây phòng tổ chức căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương. (2) Bảng thanh toán lương trình giám đốc ký duyệt. (3) Chuyển các chứng từ, giấy tờ cho kế toán thanh toán vào SCT 334 (4) Kế toán chi phí nhận các chứng từ, giấy tờ vào SCT 622 (5), (6) Tập hợp các chứng từ để lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán chi phí sản xuất chung. SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 42. Báo cáo thực tập tổng hợp - 42 Chi phí sản xuất chung là những chi phí không kể đến các chi phí sản xuất trực tiếp đã được nêu mà bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Chứng từ gốc - PXK KT.Chi phí - HĐ GTGT đầu (1) - SCT 627 (2) (3) vào Chứng từ ghi Sổ cái - Bảng phân bổ sổ K.hao - Bảng TT lương Giải thích: (1) Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung. Các chứng từ gốc được các kế toán khác vào các sổ chi tiết liên quan: 152, 111, 334, 338… và bảng kê sẽ được chuyển đến cho kế toán chi phí. KT chi phí có các chứng từ sẽ theo dõi vào SCT 6271, 6272, 6273, 6274, 6278. (2),(3) Tập hợp những chứng từ lên chứng từ ghi sổ và sổ cái. • Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất. 621 154 155 622 627 D xxx * Trình tự luân chuyển. Sổ CT 621,622,627 (1) (2) CT ghi sổ (3) Sổ cái Sổ CT 154 Chứng từ ghi sổ SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 43. Báo cáo thực tập tổng hợp - 43 Giải thích: Cuối quý kế toán vật tư sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm căn cứ vào sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để tính toán, kết chuyển sang tài khoản 154. Phản ánh vào sổ chi tiết TK 154, phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sau khi tính toán, kiểm tra đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, kế toán chi phí sẽ xác định giá thành cho sản phẩm trong kỳ và vào sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái. 2.8.3. Báo cáo tổng hợp liên quan. DNTN QUI LONG BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý I năm 2010 ĐVT: Đồng STT Khoản mục chi phí SHTK Số tiền 1 CPNVLTT 621 8 31.295.820 2 CPNCTT 622 310.255.775 3 CPSXC 627 627.982.191 Cộng 1.769.533.786 Quy nhơn, ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ã DNTN QUI LONG CHỨ NG TỪ GHI SỔ SỐ 11 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 ĐVT: Đồng Số hiệuTK Ghi Trích yếu Số tiền Nợ Có chú K/C chi phí NVL TT 154 621 381.295.820 K/C chi phí NC TT 154 622 88.370.074 K/C chi phí sản xuất chung 154 627 227.982.191 SVTH: Nguyễn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB
  • 44. Báo cáo thực tập tổng hợp - 44 697.648.085 Cộ ng ( Kèm theo các bảng kê chi tiết) Ngườ i lậ p Kế toán trưởng DNTN QUI LONG 2.9. KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.9.1. Đặc điểm, nội dung : Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hoặc nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán. Kết quả tiêu thụ là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ, xác định bằng cách lấy DTT trừ (-) đi GVHB, CP BH và CP QLDN. Kết quả kinh doanh của đơn vị bao gồm : Kết quả tiêu thụ, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. 2.9.2. Tổ chức chứng từ và sổ sách liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh : + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ liên quan đến hàng trả lại, chiết khấu, giảm giá... + Sổ Cái TK các chi phí, doanh thu 2.9.3. Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 2.9.3.1. Hạch toán chi tiết : Cuối tháng, cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí, doanh thu trong tháng, trong kỳ. Sau TK 511,512 đó, TK toán thực hiện các bút toán điều chỉnh, khoá sổ rồi xác định kết quả kinh doanh. kế 521,531,532 TK 111,112,131 2.9.3.2. Hạch toán tổng hợp :các khoản Kết chuyển Doanh thu bán thành giảm trừ doanh thu Sơ đồ 6 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm phẩm TK 911 Kết chuyển doanh DTT về tiêu TK 33311 thụ sản phẩm trong kỳ Thuế GTGT TK 155,156 đầu ra phải nộp TK 632 SVTH: Nguyễn Kết chuyển giá vốn Thị Trinh Lớp K2. 406LDB hàng bán