SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
LỜI NÓI ĐẦU


       Hơn một năm trước, trong lúc đang làm thủ tục check-out khỏi khách sạn
để về nước sau một chuyến công tác nước ngoài, tôi được cô nhân viên tiếp tân
lễ phép hỏi mượn ‘credit card’ (thẻ tín dụng) để thanh toán. Ngạc nhiên về
phương thức này, tôi mang theo câu hỏi ngỏ về loại hình thanh toán không dùng
tiền mặt về nước. Đồng nghiệp trong cùng cơ quan và những người thuộc thế hệ
liền trước đều khẳng định với tôi tính ưu việt của loại hình thanh toán thẻ và
khuyến nghị ‘cậu nên gia nhập vào thế giới thẻ đi’. Họ bày ra trước mắt tôi
những điều hấp dẫn của việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán các chi tiêu thông
thường của mình thay cho tiền mặt. Những cái tên như VISA, MASTER,
Diners’ Club, American Express, JBC... đã dần khiến tôi quan tâm hơn.

       Từ nhận thức sơ bộ ban đầu rằng thẻ thanh toán là một trong những thành
tựu của ngành công nghiệp ngân hàng, với tham vọng muốn tìm hiểu rõ hơn về
thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế, để nhìn nhận được bản chất và
thực trạng của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thay cho tiền mặt.
Đồng thời với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế ứng dụng và phát triển dịch
vụ thẻ tại hệ thống ngân hàng Việt nam, đặc biệt là tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt nam; được sự khuyến khích của thầy giáo Phan Anh Tuấn, giảng viên khoa
Kinh tế Ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương, tôi mạnh dạn chọn đề tài
cho luận văn này là:

           ‘ Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại
           Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay’

     Bố cục của luận văn ngoài Lời giới thiệu và Kết luận ra được chia làm ba
chương lớn:

   • Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán.

   • Chương 2: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân
     hàng Ngoại thương Việt nam.

   • Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành và
     thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

      Quá trình viết luận văn này chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu
duy vật biện chứng lịch sử để nghiên cứu nội dung lý luận về thẻ qua đó làm
sáng tỏ bản chất và lợi ích của thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Bên cạnh đó luận
văn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê để tìm hiểu thực trạng phát
hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong ba năm vừa

                                                                              1
qua để rút ra những điểm mạnh, yếu của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại
ngân hàng này và phần nào đưa ra những gợi ý và kiến nghị cho việc nâng cao
chất lượng và mở rộng loại hình dịch vụ đa tiện ích này.

       Để hoàn thành được luận văn này, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình và khoa học của thầy giáo Phan Anh Tuấn, của các thầy cô trong khoa
Kinh tế Ngoại thương – Trường Đại học Ngoại thương – và của các cô, chú, các
bác cán bộ Phòng Thanh toán thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Chân
thành cám ơn sự giúp đỡ của Thư viện Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Thư
viện Viện kinh tế Thế giới, Thư viện điện tử của Ngân hàng Thế giới và của tập
thể các anh chị cán bộ Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng và Vụ Tín dụng –
Ngân hàng Nhà nước Việt nam.




                               CHƯƠNG I
                                                                             2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN


A.      TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN
I. Khái niệm về thẻ thanh toán:
  1. Định nghĩa:
      Ngày nay, thẻ thanh toán – hay vẫn được hiểu một cách nôm na là tiền
điện tử - là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Thẻ thanh
toán ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và ứng dụng công nghệ tin
học trong ngân hàng.
       Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân
hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá
dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng
đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được
ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là
giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và
đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát
hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.
      Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ
thẻ (Khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hoá dịch vụ), ngân
hàng phát hành, ngân hàng thanh toán.
  2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ:
     2.1.   Đặc điểm của thẻ:
      Tính linh hoạt : Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn
       mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách
       hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những
       khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền
       mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giải trí…, thẻ cung cấp cho
       khách hàng độ thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng
       khách hàng.
      Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ
       cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh
       toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi ra
       nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở
       gần như bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du
       lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán. Thẻ được
       coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán
       phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.
      Tính an toàn và nhanh chóng:

                                                                                 3
Không tính đến những vấn nạn ăn cắp và làm giả thẻ thanh toán trên toàn
      cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số
      tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay trộm cắp. Ngay
      cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ
      thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền
      của kẻ ăn trộm.
      Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết
      nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng
      thanh toán, ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Do đó việc
      ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực
      hiện một các tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn ra rất dễ
      dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
   2.2.   Cấu tạo của thẻ:
       Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có
kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm  8,5 cm. Thẻ thường dày từ 2-2,5
mm. Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ,
tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày
cuối cùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tuỳ theo quy định của các Tổ
chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ…
Mặt trước của thẻ:
    Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng
     của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính an
     ninh nhằm chống giả mạo. Ví dụ:
   - VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang
   giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in
   chìm.
   - MASTERCARD: Có hình 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải
   (một hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard mầu trắng
   chạy ở giữa; trên hai hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in
   chìm.
   - JCB: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB chạy
   ngang giữa.
   - AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.
    Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được
     in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ
     mà chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
    Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành.
     Tùy theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ
     hoặc ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.

                                                                               4
 Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên
     của người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ còn
     có cả ảnh của chủ thẻ.
    Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có
     ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa
     có chữ V ( hoặc CV, PV, RV, GV ), thẻ MasterCard có chữ M và chữ C
     lồng vào nhau.
   Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành.
     Mặt sau của thẻ:
    Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực,
     tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành...
    Dải băng chữ ký: trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở
     chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.
   3. Phân loại:
      Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành
nhiều loại khác nhau.
     3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại
    Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông
     tin cần thiết. Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì
     kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những
     kỹ thuật mới như băng từ hoặc chip thông minh.
    Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin
     của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này
     được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi
     dụng để lấy cắp tiền do có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong
     thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hoá an
     toàn, có thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính.
    Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật vi xử
     lý tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính
     được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy
     vậy, do là một công nghệ mới và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ
     thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa
     phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này
     mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn
     đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và chấp
     nhận loại thẻ này nhằm làm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
     3.2 Theo chủ thể phát hành:
    Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp
     cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc
                                                                             5
sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng
     rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên
     phạm vi toàn cầu. Ví dụ như: VISA, MASTERCARD, JCB …
    Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch
     giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các
     công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành…Ví dụ: Thẻ Dinners Club,
     Amex…
     3.3 Theo tính chất thanh toán của thẻ:
    Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ
     thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá,
     dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do
     ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng
     nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ
     thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho. Chủ thẻ phải
     thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín
     dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng phát hành. Tính chất tín
     dụng của thẻ còn thẻ hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức
     tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn
     nhất định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực
     cho vay tiêu dùng.
    Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ
     dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại
     ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì
     nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ
     thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
     những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ. Chủ thẻ cũng có thể
     được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tuỳ theo sự thoả thuận giữa
     chủ thẻ và ngân hàng . Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng
     cấp cho chủ thẻ.
   Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:
             Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp
              từ thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm rút tiền
              mặt tới Ngân hàng phát hành. Giá trị những giao dịch được khấu
              trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
             Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của
              cơ sở chấp nhận thẻ và được chuyển đến Ngân hàng phát hành
              muộn hơn (không có kết nối trực tiếp vào thời điểm thanh toán).
              Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ
              thẻ sau đó vài ngày.
       Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số
loại thẻ cũng được sử dụng rộng rãi cho một số mục đích nhất định như:

                                                                               6
 Thẻ rút tiền mặt: dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ
          tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử
          dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (Ví dụ: kiểm tra
          số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay…). Với chức năng
          chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký
          quỹ tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu
          chi.
         Thẻ lưu trữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền
          nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị
          trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có
          giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động,
          gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường... (thẻ điện thoại ở VN
          là một ví dụ điển hình).


  3.4 Theo phạm vi lãnh thổ
 Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia do
  vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Hoạt động của
  loại thẻ này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều
  hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho đến thanh toán. Thẻ có
  nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia vì
  vậy việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu số cơ sở chấp nhận thẻ ít.
 Thẻ quốc tế: Thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được
  chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế
  giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MASTERCARD, VISA… hoạt
  động thống nhất, đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn
  tiện lợi của nó.
  3.5. Theo mục đích và đối tượng sử dụng
 Thẻ kinh doanh: Là loại thẻ phát hành cho nhân viên của một công ty sử
  dụng, nhằm giúp công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên
  vì mục đích chung của công ty trong kinh doanh.
 Thẻ du lịch và giải trí: Là loại thẻ được phát hành để phục vụ cho ngành
  du lịch, giải trí.
  3.6. Theo hạn mức của thẻ
 Thẻ thường: Là một loại thẻ tín dụng nhưng mang tính phổ thông, phổ
  biến, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
 Thẻ vàng: Là loại thẻ ưu hạng phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính
  của khách hàng có thu nhập cao. Thẻ được phát hành cho các đối tượng
  có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm
  khác biệt của thẻ vàng so với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn.


                                                                          7
Tóm lại: Mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng các loại
   thẻ nói trên đều có một đặc điểm chung nhất là dùng để thanh toán tiền hàng
   hoá dịch vụ nên được gọi chung là thẻ thanh toán. Trên thực tế, loại thẻ tín
   dụng được sử dụng phổ biến và có quy trình phức tạp hơn cả. Đề tài này sẽ
   đi sâu nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về thẻ tín dụng và nghiệp vụ phát
   hành, thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.
II. Vai trò của thẻ thanh toán
       Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác, nhưng thẻ thanh toán
ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và
tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác.
1. Đối với người sử dụng thẻ:
1.1 Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước:
   Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn
   hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được
   điều này khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài. Thẻ thanh toán như Visa,
   MasterCard và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Diners được chấp nhận
   trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài, thay vì
   phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang
   theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình.
1.2 Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn:
   Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong
   và sau chuyến đi.
   Với séc du lịch, chủ thẻ phải dự định trước xem sẽ tiêu bao nhiêu và phải
   đến ngân hàng làm thủ tục để mua séc trước chuyến đi, đồng thời thanh toán
   tiền trước cho ngân hàng cùng với một khoản phí dù trên thực tế họ chưa hề
   sử dụng séc này. Khi trở về, nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc
   người có séc lại phải mất thời gian và chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục
   đổi lại từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc đó lại
   cho lần sử dụng sau.
   Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Chủ thẻ không cần lên kế
   hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền truớc cho ngân hàng. Sử
   dụng thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau. Tài khoản của thẻ
   chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ. Thêm
   nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử
   dụng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy, không những giúp người sử dụng
   thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết tiệm thời gian mua hàng cũng như thời
   gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro.
1.3 Khoản tín dụng tự động, tức thời:



                                                                                 8
Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Dù
   việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một
   nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin
   vay. Thường thì người ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay,
   và họ sẽ đánh giá cao thẻ như là một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát
   hành đơn giản (thậm chí có thẻ phát hành qua đường bưu điện). Hơn thế nữa,
   chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến
   hạn thanh toán (thường là một tháng), số còn lại chủ thẻ có thể trả sau.
1.4 Bảo vệ người tiêu dùng:
   Ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tín
   dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo
   vệ đối với những món hàng có giá trị từ 100-15.000 bảng Anh thanh toán
   bằng thẻ tín dụng. Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ
   thẻ có thẻ yêu cầu được ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể
   được bồi thường. Một số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm
   theo: có hàng hoá thay thế hàng bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo
   hiểm tai nạn hoặc tử vong đối với hàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ
   thanh toán. Hơn thế nữa, ngân hàng cũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sử
   dụng một số dịch vụ về sức khoẻ (ví dụ như PPP, BUPA ở Anh), câu lạc bộ
   hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sử dụng thẻ và số điểm này có thể
   cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá khác.
1.5 Rút tiền mặt:
   Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất
   cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử
   dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển
   khoản, xem số dư tài khoản…
1.6 Kiểm soát được chi tiêu:
   Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm
   soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi
   nếu trả cho mỗi khoản giao dịch.
   Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà
   chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng
   đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu
   chi. Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì
   khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được.
2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: (CSCNT)
2.1 Đảm bảo chi trả:
   Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trường hợp
   khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn
   mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc
                                                                                9
là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và
  chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán
  được hàng, doanh số bán sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên
  tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ
  thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán. Trường hợp phải xin cấp
  phép thì việc xin cấp phép từ ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng và
  đảm bảo qua các máy cấp phép tự động.
2.2 Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng
  Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh
  toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên,
  doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên. Thẻ thanh
  toán tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ
  khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toá
  thẻ là yếu tố quan trong để thu hút khách hàng., đặc biệt là khách du lịch
  nước ngoài, các nhà đầu tư.
2.3 Nhanh chóng thu hồi vốn:
  Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp
  hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có
  ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc
  các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn so
  với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán.
2.4 An toàn, bảo đảm:
   Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của CSCNT , nhưng dù chưa
   được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn là
   séc hay tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục
   tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với một
   số tiền như vậy được thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chảng có ai quan tâm
   đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài CSCNT.
2.5 Nhanh chóng giao dịch với khách hàng:
  Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn
  giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng
  EFTPOS (Electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng
  nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này,
  mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống
  EFTPOS giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung
  cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải
  xử lý thủ công trên giấy tờ.
2.6 Giảm chi phí bán hàng
  Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo
  quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng.
                                                                             10
Điểm bất đồng giữa CSCNT và ngân hàng là về khoản phí mà CSCNT phải
        trả cho ngân hàng. Dù các máy móc thiết bị thanh toán thẻ được các ngân
        hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tuỳ theo quy định của ngân
        hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí tính trên giá trị giao
        dịch: Khoảng 1,6% giá trị giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh, 3-4% đối
        với thẻ Amex (ở bất cứ nước nào)1. Điều này có hợp lý không khi mà các
        CSCNT cũng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng? (Ở Việt Nam thì
        tỷ lệ phí này dao động từ 2,5- 3,6%2)
3. Đối với ngân hàng
      Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ. Điều này thể hiện trên các mặt sau:
3.1 Lợi nhuận ngân hàng:
         Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ
         là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử
         dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm
         thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư
         kèm theo.
         Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng
         trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ
         tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ
         khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất
         tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho
         ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt.
        Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho
        ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp
        cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên
        tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp).
3.2 Dịch vụ toàn cầu:
        Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard, một
        ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một
        phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh
        lớn nào. Ví dụ, mỗi ngày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh)
        phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên
        toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này
        chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế
        Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ tới các ngân hàng
        khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp


1   Ngu ồn: ‘Thẻ và Thanh toán thẻ trên thế giới’, Tạ p chí Ngân hàng, tr17- 19, 5/2002
2   Ngu ồn: nh ư trên..

                                                                                          11
dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân
        hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
3.3      Hiệu quả cao trong thanh toán:
        Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số
        giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi
        ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung
        cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm
        cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh
        hơn, đơn giản hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn.
3.4 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng:
        Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang
        đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất
        nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển
        dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển
        các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm.
        Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử
        dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng. Theo thống kê, tại
        Fleming/Save & Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua các dịch vụ này3.
3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:
        Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng
        phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị
        kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất
        trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của
        ngân hàng.
3.6 Tăng nguồn vốn cho ngân hàng:
        Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số
        lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ
        tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng
        tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.
        Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối
        với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công
        cuộc toàn cầu hoá. Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành
        xu thế tất yếu. Ở các nước phát triển, trên 80% lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ
        bán lẻ được thực hiện bằng thẻ4. Với phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai
        trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng.
4 Đối với nền kinh tế - xã hội:


3   ‘Issueing card – A big slump ?’ – FinancialTimes, 11/2001.
4   Như trên.


                                                                                  12
Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin những năm
      gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở
      rộng. Thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế
      – xã hội. Điều này được thể hiện trên các mặt sau:
4.1   Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
      Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ
      là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển,
      thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số các
      phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt
      trong lưu thông giảm đáng kể.
4.2 Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế
      Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được
      thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển,
      thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện
      thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện
      các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý
      qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng.
4.3 Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
      Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân
      hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch,
      tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách
      ngoại hối quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến
      thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước.
4.4 Thực hiện biện pháp " kích cầu" của nhà nước
      Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sự dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân
      hàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng
      cường chi tiêu bằng thẻ. Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu
      hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến khích
      phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này
      cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương
      mại.
4.5 Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu
   tư nước ngoài
      Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một
      phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương
      mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch,
      các nhà đầu tư nước ngoài.




                                                                                 13
Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng
rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối
tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng.




III.   Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán:
1. Thói quen tiêu dùng của người dân
    Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của thẻ. Thói quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra một môi trường cho
thanh toán thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng
tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ. Chỉ
khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ
thanh toán mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng của nó.
2. Trình độ dân trí
   Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một
phương tiện thanh toán đa tiện ích từ đó có tiếp cận và có thói quen sử dụng
thẻ. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về
mọi mặt, tiếp cận với nền văn minh thế giới, ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật phục vụ con ngưòi.
3. Thu nhập của người dùng thẻ
    Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn. Khi đó, nhu cầu của
con người không chỉ đơn thuần là mua được hàng hoá mà phải mua bán với
độ thoả dụng tối đa. Thẻ thanh toán sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. Khi mức
sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn.
Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu này của họ.
Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng
được những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi thu nhập thấp,
dù khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng
được.
4. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng
    Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống
máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã
đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện
đại theo kịp yêu cầu của thế giới.
   Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng,
duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu
quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.

                                                                           14
5. Môi trường pháp lý:
         Môi trường được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
     triển của thẻ. Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực
     mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành,
     thanh toán, sử dụng thẻ.

B.        NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ

     I.      Các chủ thể tham gia

      Hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra theo một chu trình khép kín, bao gồm
nhiều chủ thể tham gia. Có thể khái quát chung lại như sau:
          Ngân hàng phát hành - NHPH
          Ngân hàng thanh toán - NHTT
          Chủ thẻ
          Cơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt - CSCNT
          Ngân hàng đại lý - NHĐL
          Tổ chức thẻ Quốc tế - TCTQT
* Một ngân hàng thanh toán có thể đồng thời là ngân hàng phát hành. Khi chủ
thẻ chi tiêu tại một cơ sở chấp nhận thẻ của một NHTT đồng thời là NHPH, các
chủ thể tham gia quy trình thanh toán chỉ gồm chủ thẻ, CSCNT và NH
     Ngân hàng phát hành
       Trong việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế thì Ngân hàng phát hành phải
là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế. Để việc sử dụng thẻ mang
lại hiệu quả kinh tế cao, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong
nước cũng như quốc tế.
          Ngân hàng phát hành cũng có thể là ngân hàng thanh toán.
     Ngân hàng thanh toán
      Ngân hàng thanh toán là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức
thẻ quốc tế, hoặc những ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền làm
trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh
toán có trách nhiệm trả tiền cho các CSCNT đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho
chủ thẻ, hoặc điểm ứng tiền mặt trước khi chủ thẻ thanh toán lại cho ngân hàng
phát hành.
     Ngân hàng thanh toán cũng cung cấp và có trách nhiệm đối với những
máy móc, thiết bị chuyên dùng và hoá đơn thanh toán cho các CSCNT.
     Cơ sở chấp nhận thẻ



                                                                              15
CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán
bằng thẻ. CSCNT phải ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ngân hàng
thanh toán và phải có tài khoản tại đó. Nếu đủ điều kiện, CSCNT sẽ được cung
cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn phục vụ thanh toán thẻ.
      Một số điều kiện để có thể trở thành CSCNT: Là các tổ chức, công ty, cá
nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp, có địa điểm kinh
doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi, cam kết tuân thủ mọi quy định, luật lệ
của Tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng, không nằm trong danh sách các CSCNT
có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, trách
nhiệm thanh toán…
   Ngân hàng đại lý
       Là tổ chức trung gian được ủy quyền của Ngân hàng thanh toán để chấp
nhận thanh toán thẻ hoặc xây dựng mạng lưới CSCNT. Ngân hàng đại lý đóng
vai trò như một CSCNT
   Chủ thẻ
      Là người được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ, có hợp đồng
ký kết đầy đủ. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ để thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý hoặc
máy ATM.
   Tổ chức thẻ Quốc tế
       Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh
toán thẻ quốc tế, hiện bao gồm: Tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, công
ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB.
       Mối liên hệ giữa các chủ thể của thẻ được thể hiện qua mô hình và chu
trình của một giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt. Bắt đầu từ
chủ thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ hay ngân hàng đại lý, qua ngân hàng và tổ chức
thẻ Quốc tế cho đến khi chủ thẻ thanh toán cho NHPH về những khoản chi tiêu
của mình. Chu trình này có tính khép kín và thống nhất, các chủ thể có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, qua đó hình thành lên một mạng lưới thanh toán thẻ rộng
                                    10
khắp trên toàn thế giới và khách hàng có thể được phục vụ bất cứ đâu họ cần.
       CHcũng được thể hiện bởi quy mô mang tính toànNGÂN HÀNG thanh
Điều này Ủ THẺ                                          cầu của hệ thống
toán thẻ Visa, MasterCard...
                                     9                  PHÁT HÀNH
                                             8
      Trình tự thanh toán có thể được trình bày7qua sơ đồ sau

               SƠ ĐỒ 01: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ
           1    2              TỔ CHỨC
                              THẺ QUỐC
                                  TẾ

                                                  6
                                           5

       CS CNT hoặc                                       NGÂN
                                                                              16
        NH ĐẠ I LÝ                 3                     HÀNG
                                   4                     THANH
(1)     Chủ thẻ yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt
             bằng thẻ.
    (2)      CSCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
    (3)      Gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thanh toán.
    (4)      Ghi có vào tài khoản của CSCNT hoặc ngân hàng đại lý.
    (5)      Gửi dữ liệu thanh toán tới Tổ chức thẻ quốc tế.
    (6)      Ghi có cho ngân hàng thanh toán.
    (7)      Báo nợ cho ngân hàng phát hành.
    (8)      Thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế
    (9)      Gửi sao kê cho chủ thẻ
    (10)     Thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành.


       Qua sơ đồ trên, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thực hiện
những nghiệp vụ khác nhau. Ngân hàng thanh toán xây dựng và quản lý mạng
lưới cơ sở chấp nhận thẻ, tổng hợp những dữ liệu giao dịch do cơ sở chấp nhận
thẻ thực hiện để chuyển đòi ngân hàng phát hành thông qua trung gian là Tổ
chức thẻ Quốc tế. Ngân hàng phát hành quản lý các chủ thẻ và chịu trách nhiệm
thanh toán với ngân hàng thanh toán đối với những giao dịch do chủ thẻ của
mình thực hiện.


II. Nghiệp vụ phát hành thẻ
1. Cơ sở pháp lý:
      Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở luật quốc gia nơi thẻ được phát
hành, cụ thể là các quy chế về phát hành thẻ do Ngân hàng trung ương hoặc cơ
quan quản lý tiền tệ của quốc gia đó ban hành. Ngoài ra, việc phát hành thẻ
thanh toán quốc tế còn phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua
hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng
thời tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế.



                                                                           17
Dựa trên các cơ sở này, mỗi ngân hàng phát hành sẽ có những quy chế
riêng về phát hành thẻ do Ban Lãnh đạo ngân hàng phát hành quy định.
2. Nguyên tắc phát hành
      Thẻ tín dụng được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Có
nghĩa là, khi chấp nhận phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cung
cấp cho họ một khoản tín dụng ngắn hạn với hạn mức nhất định mà chủ thẻ
được phép sử dụng trong chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng thẻ của khách hàng
nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng, tổng mức cho vay
chung này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với
một khách hàng theo quy định của pháp luật.
       Khi phát hành thẻ, một nguyên tắc quan trọng mà khách hàng phải tuân
thủ là: khách hàng phải có đảm bảo với ngân hàng bằng thế chấp hoặc tín chấp.
Nếu dựa vào tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.
Còn thế chấp phải bằng tài sản có giá trị tương đương hoặc cao hơn hạn mức
tín dụng mà thẻ được cấp. Tài sản thế chấp của khách hàng thường là tài khoản
cá nhân ở ngân hàng hoặc các khoản tiết kiệm có kỳ hạn.
3. Quy trình phát hành
     3.1    Hoạt động phát hành
      Khi phát hành thẻ, ngân hàng phát hành phải tiến hành nhiều hoạt động
khác nhau có liên quan như:
    Tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền cho người sử dụng thẻ.
    Thẩm định và xét duyệt đơn xin phát hành thẻ.
    Quyết định cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ.
    Thiết kế mẫu và đặt in thẻ trắng theo mẫu quy định.
    Phát hành thẻ mới và phát hành lại thẻ hết hạn.
    Mã hoá thẻ, cấp mã số cá nhân cho chủ thẻ.
    Xử lý, cấp phép thanh toán thẻ theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc
     tế.
    Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng.
    Thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ với các ngân hàng
     thanh toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.
    Xử lý các tra soát, khiếu kiện của khách hàng.
    Tổ chức thu nợ và theo dõi việc trả nợ của khách hàng.
    Theo dõi và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro.


Đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ

                                                                           18
 Đối tượng phát hành:
       Thông thường, thẻ tín dụng được phát hành cho các đối tượng cá nhân là
người bản xứ hoặc người nước ngoài có đầy đủ tư cách, quyền và nghĩa vụ công
dân (thường là từ 18 tuổi trở lên), sống và làm việc hợp pháp tại quốc gia phát
hành thẻ, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu NHTM cho cá
nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó (đối với thẻ
công ty); nếu là thẻ cá nhân thì cá nhân đó phải có thu nhập ổn định hoặc phải
có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng theo chế
độ tín dụng thẻ.
      Cá nhân, tổ chức có yêu cầu sử dụng thẻ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm:
Giấy yêu cầu sử dụng thẻ cho cá nhân hoặc công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, bản
sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, xác nhận của cơ quan về thu nhập và thời
gian công tác, các giấy tờ về thế chấp và bảo lãnh khác.
          Phạm vi sử dụng:
      Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ cho các mục đích sau:
    Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các CSCNT trong và ngoài nước.
    Rút tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch, các điểm ứng tiền mặt của
     ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán ,
     máy rút tiền tự động ATM…
    Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể thực hiện một số dich vụ khác như: Kiểm tra
     hạn mức tín dụng còn lại của thẻ và các thông tin khác có liên quan đến
     tài khoản, thanh toán chuyển khoản…
Các bước phát hành thẻ:
      Quy trình phát hành thẻ gồm các bước như sau:
     Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ.
     Bước 2: Ngân hàng phát hành kiểm tra hồ sơ theo quy định.
     Trong một khoảng thời gian nhất định (thường không quá 5 ngày làm việc)
kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, ngân hàng phát hành có trách nhiệm
thẩm định bộ hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ.
      Đối với những hồ sơ được chấp thuận, ngân hàng phát hành xác dịnh các
yếu tố sau:
     + Hạng thẻ phát hành: thẻ vàng hay thẻ chuẩn
     + Hạn mức tín dụng
     + Thời hạn thẻ
     + Phân loại chủ thẻ để xác định hạn mức tiêu dùng của mỗi chủ thẻ.
     Bước 3: Cấp thẻ cho khách hàng

                                                                             19
Sau khi xác định các yếu tố, bộ phận quản lý thẻ lập hồ sơ khách hàng để
quản lý. Hồ sơ gồm:
       Tên chủ thẻ
       Địa chỉ nơi ở và làm việc
       Số CMND, số hộ chiếu
       Số thẻ, loại thẻ
       Ngày hiệu lực
       Số tài khoản chỉ định để thanh toán sao kê, người thanh toán sao kê
       Tài sản thế chấp (nếu có)
    Sau đó, ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã số cá nhân
(PIN) của chủ thẻ và gửi cho chủ thẻ.
      Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào hợp đồng sử dụng thẻ và băng chữ ký ở mặt
sau của thẻ.
Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên
      Khi hợp đồng cung cấp thẻ tín dụng giữa ngân hàng và chủ thẻ - trong đó
quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên - được ký kết thì một thẻ tín
dụng được phát hành và sử dụng. Việc phát hành và sử dụng thẻ thoả mãn nhu
cầu, lợi ích của cả chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Vì vậy, mỗi bên đều phải
thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
          Ngân hàng phát hành:
       Khi giao thẻ, ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng thẻ tốt
nhất, các thông số, các thông tin cần thiết về thẻ.
      Ngân hàng phải lập và quản lý hồ sơ của khách hàng. Đến ngày sao kê
hàng tháng, ngân hàng đối chiếu giữa số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ
với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi sao kê chi tiết cho
chủ thẻ, yêu cầu chủ thẻ thanh toán nợ.
      Trong trường hợp ngân hàng phát hành phát hiện tài khoản của chủ thẻ bị
lợi dụng hay số thẻ của khách hàng có liên quan đến the giả mạo, ngân hàng sẽ
yêu cầu khách hàng trả lại thẻ và lập hồ sơ phát hành thẻ khác cho khách hàng.
Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng ngừng sử dụng thẻ khi phát hiện
hiện ra sự vi phạm của chủ thẻ về chế độ tín dụng thẻ, gian lận trong sử dụng
thẻ có thể gây tổn thất cho tài sản vốn của ngân hàng.
          Chủ thẻ:
      Trong quá trình sử dụng thẻ, thẻ có thẻ bị mất cắp hay thất lạc. Khi đó,
chủ thẻ phải kịp thời thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ bằng văn bản
để kịp thời khoá thẻ và đưa lên danh sách thẻ cấm lưu hành (Danh sách
Bulletin).

                                                                              20
Chủ thẻ cũng có thể yêu cầu phát hành lại thẻ vì một lý do nào đó như
nghi ngờ bị làm giả, lộ số PIN… để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng
thẻ.
      Thời hạn hiệu lực của thẻ chỉ trong một số năm nhất định tuỳ từng loại
thẻ, quy định của ngân hàng phát hành và yêu cầu của chủ thẻ. Khi hết hạn
thanh toán thẻ, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của ngân
hàng, chủ thẻ có trách nhiệm trả lời cho ngân hàng có tiếp tục sử dụng thẻ hay
không, nếu không, ngân hàng sẽ mặc nhiên coi là không sử dụng nữa.
      Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán số dư nợ cuối kỳ vào ngày đáo hạn, ít
nhất cũng phải thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định, thường là 20% số dư
nợ (bao gồm dư kỳ trước và tổng số phát sinh trong kỳ).
       Chủ thẻ cũng cần tuân thủ tuyệt đối các quy đinh, hướng dẫn và khuyến
cáo của ngân hàng để việc sử dụng thẻ đạt hiệu quả cao nhất, an toàn, bí mật,
tránh rủi ro.


III. Nghiệp vụ thanh toán thẻ:
         a. Cơ sở pháp lý:
      Cũng giống như phát hành thẻ, việc thanh toán thẻ cũng phải dựa trên
pháp luật, quy chế về thẻ của nước sở tại, của ngân hàng phát hành và tổ chức
thẻ quốc tế.
         b. Quy trình cơ bản khi thực hiện thanh toán thẻ tín dụng:
      Quy trình này có thể được cụ thể hóa thành các bước sau:
    Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút
     tiền mặt.
      Khi nhận được thẻ từ khách hàng, ngân hàng đại lý hoặc CSCNT phải
kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Logo, biểu tượng của thẻ tín dụng quốc tế, băng
chữ ký, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ…
      Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt phải
hoàn thành hoá đơn, đề ngày giao dịch, số tiền giao dịch, số cấp phép (nếu có),
tên và số hiệu CSCNT, loại hàng hoá, dịch vụ cung ứng.
      Tiếp đó, CSCNT sẽ phải yêu cầu khách hàng ký vào hoá đơn (chữ ký trên
hoá đơn phải khớp đúng với chữ ký ở băng sau của thẻ).
      Hoá đơn thanh toán thẻ gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng giữ, 2 liên
còn lại CSCNT giữ lại.
      Trong trường hợp CSCNT và chủ thẻ thoả thuận huỷ bỏ một phần hay
toàn bộ giao dịch đã thực hiện, CSCNT không được hoàn lại cho chủ thẻ bằng
tiền mặt mà phải thực hiện giao dịch hoàn trả. Đối với CSCNT có trang bị máy


                                                                             21
EDC (Electronic Draft Capture – Máy thanh toán tự động) thì có thể điều chỉnh
hay huỷ bỏ toàn bộ giao dịch trước khi truyền dữ liệu.
      CSCNT phải liên hệ ngay với ngân hàng để xin cấp phép khi:
   - Số tiền giao dịch bằng hoặc lớn hơn hạn mức thanh toán.
   - Có nghi ngờ thẻ giả hay chủ thẻ có vấn đề.
   Chỉ sau khi được ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ Quốc tế chuẩn chi
giao dịch bằng cách cung cấp số cấp phép thì CSCNT mới được thực hiện giao
dịch.
    Bước 2: CSCNT giao dịch với ngân hàng.
      Ở đây có sự phân biệt giữa CSCNT có sử dụng máy EDC (Electronic
Draft Capture ) và CSCNT không sử dụng máy này.
          Đối với CSCNT có trang bị EDC: Việc đọc các dữ liệu trên thẻ và
           in ra hoá đơn thanh toán thẻ sẽ do máy thực hiện kể cả việc xin cấp
           phép. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ của máy.
           Hàng ngày, CSCNT truyền dữ liệu thanh toán về ngân hàng thanh
           toán. Còn hoá đơn thanh toán EDC sẽ được tập hợp và chuyển cho
           ngân hàng thanh toán mỗi tuần.
          Đối với CSCNT không trang bị máy EDC: Việc đối chiếu danh
           sách thẻ cấm lưu hành, xin cấp phép đều do CSCNT thực hiện sau
           đó sẽ dùng máy cà tay để in ra hoá đơn thanh toán. Hàng ngày,
           CSCNT sẽ tổng hợp toàn bộ hoá đơn phát sinh, lập bảng kê hoá
           đơn, giữ lại một liên lưu còn một liên gửi đến ngân hàng thanh
           toán cùng bảng kê sau không quá 05 ngày kể từ ngày giao dịch.
    Bước 3: Ngân hàng thanh toán cho CSCNT.
       Căn cứ vào dữ liệu EDC hoặc hoá đơn thẻ nhận được, ngân hàng thanh
toán tiến hành tạm ứng tiền cho CSCNT trên cơ sở tổng giá trị giao dịch sau khi
đã trừ đi một khoản phí mà CSCNT phải thanh toán theo tỷ lệ đã quy định trên
hợp đồng đại lý ký giữa ngân hàng và CSCNT.
    Bước 4: Thanh toán với tổ chức thẻ Quốc tế và các thành viên khác.
      Cuối mỗi ngày, ngân hàng tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ
do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế và nhận
dữ liệu thanh toán từ Tổ chức thẻ Quốc tế truyền về. Dữ liệu này bao gồm tất cả
những khoản mà Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho
Tổ chức Thẻ Quốc tế, những giao dịch bị tra soát...
      Ngân hàng tiến hành thanh toán và cập nhật dữ liệu thanh toán vào hệ
thống quản lý thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng phải thanh toán các chi phí theo luật
định của các Tổ chức thẻ quốc tế phát sinh trong quá trình hoạt động.


                                                                              22
Các bước trên được thể hiện từ (1) đến (6) trong sơ đồ 01 - Qui trình thanh
toán thẻ.
         c. Thanh toán với chủ thẻ.
      Ngân hàng phát hành cập nhật thông tin về các giao dịch chi tiêu của chủ
thẻ phát sinh hàng ngày. Những thông tin này có thể được gửi từ Tổ chức Thẻ
Quốc tế trong trường hợp Ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng thanh
toán, hoặc trực tiếp từ CSCNT hay ngân hàng đại lý (khi NHPH đồng thời là
NHTT). Thông tin này bao gồm: Số thẻ, số tiền giao dịch, ngày giao dịch, số
cấp phép (nếu có), ký hiệu ngoại tệ, tên CSCNT...
       Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng phát hành tiến hành đối chiếu số
liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó,
ngân hàng gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu thanh toán nợ. Sao kê chi tiết
gồm:
               Số dư nợ kỳ trước.
               Các giao dịch mới phát sinh.
               Phí ứng tiền mặt.
               Lãi phải trả tính trên trị giá phát sinh kỳ trước.
               Số tiền chủ thẻ nợ trong kỳ.
               Số tiền thanh toán tối thiểu (hiện là 20% số dư nợ)
               Các khoản phí (phí thường niên, phí chậm trả, phí sử dụng
                quá hạn mức, phí tra soát…)
               Số dư nợ còn lại.
               Ngày đến hạn.
               Các thông tin khác…
Các bước thanh toán của NHPH với chủ thẻ được thể hiện trong sơ đồ 01- quy
trình thanh toán thẻ, từ (7) đến (10)
         d. Tra soát và bồi hoàn
      Bước này chỉ phát sinh trong quá trình thanh toán khi mà nhà phát hành
hoặc chủ thẻ không chấp nhận thanh toán giao dịch và thực hiện khiếu nại hoặc
đòi bồi hoàn. Việc nhà phát hành thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu
của chủ thẻ (giao dịch chưa được cung ứng, số tiền giao dịch không đúng…)
hoặc vì một lý do nào đó (CSCNT không xin cấp phép, thẻ nằm trong danh sách
thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra soát và đòi bồi hoàn.
      Khi đó, ngân hàng phát hành yêu cầu tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ cho ngân
hàng thanh toán và gửi các thông tin liên quan cho ngân hàng thanh toán. Ngân
hàng thanh toán dựa vào các thông tin này để tiến hành tra soát đối với CSCNT.


                                                                               23
Trong khi tra soát, nếu lỗi thuộc về CSCNT thì ngân hàng thanh toán sẽ
đòi tiền từ CSCNT hoặc sẽ chấp nhận trả tiền nếu lỗi do ngân hàng thanh toán,
hoặc sẽ tái xuất trình lại giao dịch cho NHPH khi có chứng cớ chứng minh giao
dịch đòi bòi hoàn của NHPH là không có căn cứ.
       Nhận được tái xuất trình từ ngân hàng thanh toán, NHPH có thể chấp
nhận hoặc tiếp tục đòi bồi hoàn lần hai. Nếu vẫn tiếp tục không giải quyết được
thì có thể đưa ra trọng tài để xử lý.


IV. Rủi ro trong kinh doanh thẻ
      Trong kinh doanh, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể gặp phải rủi ro.
Kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quan trọng là các
ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích, từ đó hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp
phải.
1.    Các loại rủi ro thường gặp:
1.1 Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo:
      Do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng
mà không biết rằng thông tin trên dơn xin phát hành là giả mạo. Trường hợp
này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không
hoặc không có khả năng thanh toán.
1.2 Thẻ giả
      Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ
các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra
các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì
theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với
mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và
khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng
kiểm soát của NHPH.
1.3 Thẻ mất cắp, thất lạc
      Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ
thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi
thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ
để thực hiện các giao dịch giả mạo.
     Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường
chiếm tỷ lệ lớn nhất.
1.4   Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi
      NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc
hoặc bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức


                                                                              24
lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trường hợp này, rủi ro
sẽ do NHPH chịu.
1.5 Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng
      Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ
của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về
địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của
chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về
thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản
mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu.
1.6 Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại
        CSCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư
hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực,
tên chủ thẻ… mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ
chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu
rủi ro.
1.7 Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ
      Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn
thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá
đơn. Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ
ngân hàng thanh toán.
1.8 Tạo băng từ giả
       Rủi ro xẩy ra là do các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng
thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật. Sau đó, chúng sử dụng các thiết
bị riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch
giả mạo. Loại giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các nước
tiến tiến gây ra thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH, NHTT.
1.9 Rủi ro khác
           Rủi ro do khách hàng thiếu trung thực: Khách hàng gian dối, họ cố
            tình sử dụng thẻ ở các điểm tiếp nhận thẻ khác nhau với mức thanh
            toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng hạn mức lại cao hơn
            hạn mức thanh toán cho phép. Điều này chỉ được phát hiện khi
            ngân hàng thanh toán kiểm tra các hoá đơn do CSCNT gửi đến và
            ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán.
           Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để
thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác
nhau bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ và từ chối thanh toán khi bị ngân hàng
phát hành đòi tiền.



                                                                                25
 Rủi ro mà ngân hàng thanh toán phải chịu do không kịp thời cung
            cấp danh sách thẻ bị cấm lưu hành cho các CSCNT khi các giao
            dịch đã được CSCNT thực hiện.


2.   Quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ
       Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro mỗi ngân hàng phát hành và thanh toán
thẻ phải thực hiện đầy đủ và đúng như quy trình, chế độ phát hành và thanh
toán thẻ. Các quy định này được các ngân hàng ban hành dựa trên quy tắc tiêu
chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế, quy định của mỗi quốc gia và tình hình thực
tế ở từng ngân hàng. Ngoài ra, khi đã là thành viên chính thức của một tổ chức
thẻ quốc tế, các ngân hàng có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi
thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu thông qua một hệ thống mạng
trực tuyến hoạt động có hiệu quả. Đó là chưa kể đến các chương trình tập huấn,
dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ mà Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện đối với các
thành viên của mình. Nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là ở quan điểm, nhận thức của
từng ngân hàng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
          Về phía ngân hàng:
- Tuân thủ các quy đinh và tham gia chương trình quản lý rủi ro của các Tổ
chức thẻ quốc tế.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp để phòng ngừa rủi ro
cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ.
- Tuân thủ các quy định về cho vay phát hành thẻ: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố.
- Thực hiện việc thẩm định khách hàng và CSCNT chính xác.
- Thành lập trung tâm cấp phép cho chủ thẻ và CSCNT.
- Phối hợp giữa các ngân hàng trong trao đổi, xử lý thông tin về thẻ.
- Phối hợp với các cơ quan pháp luật trong nước và quốc tế trong phòng chống
tội phạm giả mạo thẻ.
          Về phía khách hàng chủ thẻ:
- Tuân thủ các quy định trong hợp đồng sử dụng thẻ.
- Nắm vững cách sử dụng thẻ, lưu hoá đơn, thanh toán sao kê, thủ tục khiếu nại,
tranh chấp.
- Thực hiện tốt việc bảo mật thẻ, liên hệ ngay với NHPH khi có mất mát, thất
lạc thẻ hay thay đổi về địa chỉ liên lạc.
          Về phía khách hàng CSCNT:
- Tuân thủ các quy định về chấp nhận, thanh toán thẻ của ngân hàng.


                                                                                26
- Nắm vững: cách phân biệt thẻ thật, giả; cách sử dụng danh sách thẻ cấm lưu
hành; thủ tục thanh toán với ngân hàng.
- Thực hiên quy định về tra soát, khiếu nại, tranh chấp.
- Quản lý, giáo dục đội ngũ nhân viên.


C. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT
NAM
      Bối cảnh kinh tế, xã hội
      Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, dịch vụ ngân hàng
bán lẻ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển. Ngoài dịch vụ nhận tiền gửi tiết
kiệm dưới hình thức thủ công, hầu hết các dịch vụ khác từ rút tiền, thanh toán
đến quản lý tài khoản, ủy thác đầu tư... đều chưa phát triển hoặc chưa hình
thành. Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt
Nam trên nhiều phương diện.
      Xét trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là công cụ
quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này có ý nghĩa rất lớn
trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi mà lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân
cư còn quá lớn và nền kinh tế lại đang cần vốn để đầu tư phát triển.
       Dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chi
phí giao dịch xã hội thông qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho
cả ngân hàng và người sư dụng. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiều
dịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều công ăn
việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ ngân hàng
bán lẻ với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện được môi
trường tiêu dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán, từ đó góp phần tạo cơ
sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
      Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai
dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro do các nhân tố
bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ
kinh tế so với các lĩnh vực khác.
      Với những lý do trên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt
Nam đã trở thành vấn đề tất yếu. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại, bắt
đầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ đâu, sử dụng công cụ thanh toán và phát triển
những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cần phải được xem xét để triển
khai thực hiện.
       Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, thời
gian qua, có thể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thẻ có thể được sử dụng vào việc rút tiền, gửi

                                                                               27
tiền, vay tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ hay chuyển khoản. Thẻ cũng được
sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán khác như xem số dư tài khoản, các
thông tin về khách hàng, ngân hàng… và hiện nay, các nhà khoa học đang
nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ thanh toán ra ngoài lĩnh vực tiền tệ và thanh
toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tùy thân...
      Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự phát triển
của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hóa dịch vụ trong chiến
lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam. Tình hình phát triển tín dụng
trong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợi
nhuận và sự tăng trưởng của các ngân hàng. Để khắc phục khó khăn này, các
ngân hàng thương mại có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ
sở đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với việc cung cấp cho khách hàng nhiều
chủng loại dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vững khách hàng
truyền thống đồng thời phát triển khách hàng mới. Một trong những dịch vụ mà
các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạt động phát hành và kinh
doanh thẻ - loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.
       Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn
của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khu vực
này, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,
từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân
hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, về phía ngân hàng, chủ
trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung lượng vốn
tiềm tàng trong khu vực dân cư để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, với sự phát
triển của của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt nam vào nền kinh
tế khu vực và thế giới, trong thời gian gần đây càng thúc đẩy chúng ta phát triển
phương thức kinh doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và
nhiều triển vọng với khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
      Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam
      Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đã thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình dịch vụ mới trong hoạt động ngân
hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chính ngân hàng cho mọi thành phần xã hội. Kinh
nghiệm cho thấy, kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt
sẽ giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thẻ
thanh toán ngày càng tăng lên. ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu đổi mới
hoạt động ngân hàng và thực hiện 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong
nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ thanh toán. Năm 1990, Ngân hàng
Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đầu tiên của nước ta triển khai nghiệp vụ
thanh toán thẻ. Tuy vậy vào thời điểm đó, NHNT Việt Nam chưa phải là thành
viên chính thức của một Tổ chức thẻ Quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanh toán
thẻ cho các đối tác nước ngoài.
                                                                               28
Năm 1993, thẻ thanh toán Vietcombank Card được Ngân hàng Nhà nước
cho phép triển khai tại NHNT Việt Nam. Được phát hành dựa trên công nghệ
"Chip" (thẻ thông minh), nhưng loại thẻ này vẫn không phát triển do mức đầu
tư quá lớn cả về thẻ trắng và chi phí triển khai hệ thống máy đọc thẻ tại các
CSCNT. Hơn nữa máy đọc thẻ do một hãng của Pháp (Bull) sản xuất không
theo tiêu chuẩn quốc tế nên chỉ có thể phát triển ở thị trường nội địa với tính
chất riêng lẻ. Trong khi đó, thị trường thẻ lúc này ở Việt Nam còn quá mới mẻ,
một mình NHNT không đủ sức đầu tư để phát triển cả một mạng lưới rộng lớn
bao gồm phát hành và thanh toán thẻ.
      Đến năm 1995, theo sự chỉ đạo của NHNN, NHNT Việt Nam triển khai
dự án thẻ rút tiền tự động ATM. Dự án này cũng không phát triển được do công
nghệ và hạ tầng cơ sở ngân hàng hiện tại chưa phát triển theo kịp, mặc dù tiềm
năng thị trường tương đối lớn.
      Cũng vào thời kỳ này, các Tổ chức thẻ Quốc tế bắt đầu chú ý đến thị
trường Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 70 triệu dân.
       Từ 1990- 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam rất
lớn, trung bình khoảng 200%/ năm. Đến 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm
vận thì nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài có chi nhánh tại Việt nam đã
bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ ở
Việt Nam sôi động hẳn lên, NHNT không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có
thêm gần chục ngân hàng thương mại cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh
thẻ.
      Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là
thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: NHNT Việt Nam
(Vietcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất nhập khẩu
(EXIMBANK) và ngân hàng FirstVina Bank.
       Năm 1996 có 2 ngân hàng trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thẻ Quốc tế Visa là Vietcombank và ACB. Tiếp đó 2 ngân hàng này với tư cách
là thành viên chính thức của cả MasterCard và Visa đã bắt đầu triển khai nghiệp
vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp (On-line) với
các Tổ chức thẻ Quốc tế này. Từ đó ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào
thị trường này. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh NH nước
ngoài như UOB, Hong Kong Bank, ANZ Bank... Vì là một thị trường có sức
hấp dẫn cao nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất sôi động.
      Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đã đạt gần
240 triệu USD/năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các NHTM Việt
Nam phát hành khoảng 230 tỷ VND/năm5. Con số này còn rất khiêm tốn so với
các nước trong khu vực và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng
doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng thẻ phát hành và đối tượng

5   Ngu ồn: Phòng qu ản lý thẻ NHNTVN, 6/2002

                                                                               29
sử dụng thẻ của các NHTMVN thời gian qua có gia tăng (200- 300%/năm)
nhưng so với tiềm năng còn hạn chế.
      Năm 2002, doanh số sử dụng thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành xấp
xỉ 230 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, còn doanh
số sử dụng trong nước chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng doanh số6. Tuy vậy đây
cũng là một tỷ lệ tương đối khả quan so với những năm đầu với con số chỉ vỏn
vẹn 10%. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
từ 80- 90% còn rút tiền mặt chỉ chiếm trên 10%.
      Tính đến 3/2003, số lượng thẻ do 2 NHTM Việt Nam (NHNT Việt nam
và NHTM Cổ phần ACB) phát hành khoảng gần 16,500 cái, cả Visa và
MasterCard7. Còn về số lượng CSCNT, thời gian đầu ở nước ta chỉ có khoảng
30 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ gồm một số
khách sạn nhà hàng lớn chuyên phục vụ khách nước ngoài. Với sự cố gắng của
các NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới khoảng
5000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng
có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào
Việt Nam.
       Gần đây, mạng lưới CSCNT được NHTM mở rộng cả về số lượng và các
loại hình chấp nhận thẻ. Ngoài các loại hình cơ sở chấp nhận và thanh toán thẻ
truyền thống như khách sạn, nhà hàng… các đại lý bán vé máy bay, công ty du
lịch, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị… cũng tham gia vào mạng lưới chấp nhận
thẻ. Tuy vậy, mạng lưới chấp nhận thẻ tại Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và
phát triển để phục vụ cho chủ thẻ là người Việt Nam do đó cũng có ảnh hưởng
đến việc mở rộng sử dụng thanh toán thẻ tại Việt Nam. Thời kỳ đầu hoạt động
thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về chi phí tiếp thị
quảng cáo lớn, công nghệ phát triển, đầu tư lớn hiểu biết nhiều về nghiệp vụ
thẻ…đã thi nhau hạ phí thanh toán thẻ thu từ CSCNT. Điều này làm giảm đáng
kể lợi nhuận của các NH thậm chí có thể gây thua lỗ nếu không có sự ra đời của
Hiệp hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam vào tháng 8/1996 với 6 thành viên:
VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank, NH Sài Gòn công thương và ANZ. Sau
khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu cho các NHTM cùng áp dụng
đối với các CSCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào cuộc
cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hành động được các tổ chức thẻ quốc tế đánh
giá cao.
      Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc đầu tư công
nghệ, thực hiện tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ của các
THTM nhẳm giảm thiểu rủi ro và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch. Trước
1996, các CSCNT hầu hết sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công (máy cà tay-
imprinter) thì hiện nay đã có hơn 55% số CSCNT được trang bị máy thanh toán

6   Như trên.

7Ngu ồ n:   Phòng Phân tích và tổng hợ p – NHNTVN, 6/2002


                                                                              30
thẻ tự động (CAT, EDC), số lượng giao dịch thẻ xử lý tự động đã chiếm gần
70%8.
      Như vậy, qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng thẻ tại Việt Nam, hoạt động
kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ. Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng, chắc chắn có
những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào cộng đồng thanh toán quốc tế.
TÓM LẠI
      Ở các nước phát triển và tiên tiến trên thế giới, hầu như mọi công dân ở
độ tuổi lao động ăn lương đều có và sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, hầu hết mọi
giao dịch hàng ngày đều thực hiện bằng thẻ. Ví dụ như đặt mua báo, chi trả tiền
điện nước, mua vé,…
      Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại ở
các nước này đều phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng căn cứ
hoàn toàn vào mức thu nhập của họ và ngân hàng có thể dễ dàng quản lý nguồn
thu nhập của chủ thẻ do lương được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, ngân
hàng lại có một hệ thống thông tin đầy đủ về chủ thẻ, với sự bảo vệ của một môi
trường pháp luật hoàn thiện.
       Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc
thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế
giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa,
MasterCard hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX… Thẻ tín dụng đặc
biệt tiện dụng khi đi công tác du lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán
không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát
triển.
       Tuy nhiên, nạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến
hơn cũng đang là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh doanh thẻ. Chỉ riêng
năm 1999, Mastercard thống kê có trên 200 tỷ USD giao dịch bất hợp lệ qua
thẻ tín dụng. Do đó, cùng với quá trình phát triển thẻ tín dụng, vấn đề an toàn
cho sử dụng thẻ tín dụng cũng là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
      Là một thành viên của Tổ chức thẻ Thế giới, Việt nam cũng rất tích cực
phát huy những mặt mạnh của loại hình thanh toán này và góp phần ngăn chặn
những mặt tiêu cực của việc phát hành và thanh toán thẻ trên thế giới. Ngân
hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này và
đã gặt hái được những thành công nhất định.




8
    Như trên.


                                                                              31
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank
50676902 the-tin-dung-tai-viecombank

More Related Content

What's hot

Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Thu Hong Dang
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
taothichmi
 

What's hot (19)

Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
19301
1930119301
19301
 
Các hệ thống thanh toán điện tử
Các hệ thống thanh toán điện tửCác hệ thống thanh toán điện tử
Các hệ thống thanh toán điện tử
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
 
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNGNghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
Nghiệp vụ ngân hàng - NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG
 
The atm tpbank
The atm tpbankThe atm tpbank
The atm tpbank
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Nhóm 2 sec
Nhóm 2 secNhóm 2 sec
Nhóm 2 sec
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng AGRIBANK
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng VietinbankLuận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
 

Similar to 50676902 the-tin-dung-tai-viecombank

Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to 50676902 the-tin-dung-tai-viecombank (20)

Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ng...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ng...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ng...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ng...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
 
Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng.
Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng.Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng.
Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng.
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
3894
38943894
3894
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thươ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thươ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thươ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Việt Nam...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của N...
 
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
 
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
Th s02.006 giải pháp phát triển thẻ thanh toán ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
 
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Hà Thành
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Hà ThànhHoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Hà Thành
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Hà Thành
 
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.doc
Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.docPhát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.doc
Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.doc
 
CẨM NANG THẺ TPBANK VISA SIGNATURE
CẨM NANG THẺ  TPBANK VISA SIGNATURECẨM NANG THẺ  TPBANK VISA SIGNATURE
CẨM NANG THẺ TPBANK VISA SIGNATURE
 
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYĐề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
 

50676902 the-tin-dung-tai-viecombank

  • 1. LỜI NÓI ĐẦU Hơn một năm trước, trong lúc đang làm thủ tục check-out khỏi khách sạn để về nước sau một chuyến công tác nước ngoài, tôi được cô nhân viên tiếp tân lễ phép hỏi mượn ‘credit card’ (thẻ tín dụng) để thanh toán. Ngạc nhiên về phương thức này, tôi mang theo câu hỏi ngỏ về loại hình thanh toán không dùng tiền mặt về nước. Đồng nghiệp trong cùng cơ quan và những người thuộc thế hệ liền trước đều khẳng định với tôi tính ưu việt của loại hình thanh toán thẻ và khuyến nghị ‘cậu nên gia nhập vào thế giới thẻ đi’. Họ bày ra trước mắt tôi những điều hấp dẫn của việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán các chi tiêu thông thường của mình thay cho tiền mặt. Những cái tên như VISA, MASTER, Diners’ Club, American Express, JBC... đã dần khiến tôi quan tâm hơn. Từ nhận thức sơ bộ ban đầu rằng thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng, với tham vọng muốn tìm hiểu rõ hơn về thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế, để nhìn nhận được bản chất và thực trạng của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thay cho tiền mặt. Đồng thời với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế ứng dụng và phát triển dịch vụ thẻ tại hệ thống ngân hàng Việt nam, đặc biệt là tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam; được sự khuyến khích của thầy giáo Phan Anh Tuấn, giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương, tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn này là: ‘ Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay’ Bố cục của luận văn ngoài Lời giới thiệu và Kết luận ra được chia làm ba chương lớn: • Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán. • Chương 2: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. • Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Quá trình viết luận văn này chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng lịch sử để nghiên cứu nội dung lý luận về thẻ qua đó làm sáng tỏ bản chất và lợi ích của thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê để tìm hiểu thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong ba năm vừa 1
  • 2. qua để rút ra những điểm mạnh, yếu của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng này và phần nào đưa ra những gợi ý và kiến nghị cho việc nâng cao chất lượng và mở rộng loại hình dịch vụ đa tiện ích này. Để hoàn thành được luận văn này, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và khoa học của thầy giáo Phan Anh Tuấn, của các thầy cô trong khoa Kinh tế Ngoại thương – Trường Đại học Ngoại thương – và của các cô, chú, các bác cán bộ Phòng Thanh toán thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Thư viện Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Thư viện Viện kinh tế Thế giới, Thư viện điện tử của Ngân hàng Thế giới và của tập thể các anh chị cán bộ Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng và Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt nam. CHƯƠNG I 2
  • 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN A. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN I. Khái niệm về thẻ thanh toán: 1. Định nghĩa: Ngày nay, thẻ thanh toán – hay vẫn được hiểu một cách nôm na là tiền điện tử - là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Thẻ thanh toán ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng. Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ. Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ (Khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hoá dịch vụ), ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán. 2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ: 2.1. Đặc điểm của thẻ:  Tính linh hoạt : Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giải trí…, thẻ cung cấp cho khách hàng độ thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.  Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi ra nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở gần như bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán. Thẻ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.  Tính an toàn và nhanh chóng: 3
  • 4. Không tính đến những vấn nạn ăn cắp và làm giả thẻ thanh toán trên toàn cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay trộm cắp. Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Do đó việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một các tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn ra rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. 2.2. Cấu tạo của thẻ: Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm  8,5 cm. Thẻ thường dày từ 2-2,5 mm. Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuối cùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tuỳ theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ… Mặt trước của thẻ:  Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính an ninh nhằm chống giả mạo. Ví dụ: - VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in chìm. - MASTERCARD: Có hình 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải (một hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard mầu trắng chạy ở giữa; trên hai hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in chìm. - JCB: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB chạy ngang giữa. - AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.  Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.  Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành. Tùy theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ. 4
  • 5.  Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên của người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ còn có cả ảnh của chủ thẻ.  Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V ( hoặc CV, PV, RV, GV ), thẻ MasterCard có chữ M và chữ C lồng vào nhau. Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành. Mặt sau của thẻ:  Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành...  Dải băng chữ ký: trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ. 3. Phân loại: Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành nhiều loại khác nhau. 3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại  Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những kỹ thuật mới như băng từ hoặc chip thông minh.  Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hoá an toàn, có thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính.  Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy, do là một công nghệ mới và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và chấp nhận loại thẻ này nhằm làm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ. 3.2 Theo chủ thể phát hành:  Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc 5
  • 6. sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như: VISA, MASTERCARD, JCB …  Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành…Ví dụ: Thẻ Dinners Club, Amex… 3.3 Theo tính chất thanh toán của thẻ:  Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng phát hành. Tính chất tín dụng của thẻ còn thẻ hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.  Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ. Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng . Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:  Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng phát hành. Giá trị những giao dịch được khấu trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.  Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của cơ sở chấp nhận thẻ và được chuyển đến Ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối trực tiếp vào thời điểm thanh toán). Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày. Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số loại thẻ cũng được sử dụng rộng rãi cho một số mục đích nhất định như: 6
  • 7.  Thẻ rút tiền mặt: dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (Ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay…). Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.  Thẻ lưu trữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường... (thẻ điện thoại ở VN là một ví dụ điển hình). 3.4 Theo phạm vi lãnh thổ  Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Hoạt động của loại thẻ này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho đến thanh toán. Thẻ có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia vì vậy việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu số cơ sở chấp nhận thẻ ít.  Thẻ quốc tế: Thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MASTERCARD, VISA… hoạt động thống nhất, đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn tiện lợi của nó. 3.5. Theo mục đích và đối tượng sử dụng  Thẻ kinh doanh: Là loại thẻ phát hành cho nhân viên của một công ty sử dụng, nhằm giúp công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên vì mục đích chung của công ty trong kinh doanh.  Thẻ du lịch và giải trí: Là loại thẻ được phát hành để phục vụ cho ngành du lịch, giải trí. 3.6. Theo hạn mức của thẻ  Thẻ thường: Là một loại thẻ tín dụng nhưng mang tính phổ thông, phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.  Thẻ vàng: Là loại thẻ ưu hạng phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao. Thẻ được phát hành cho các đối tượng có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm khác biệt của thẻ vàng so với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn. 7
  • 8. Tóm lại: Mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng các loại thẻ nói trên đều có một đặc điểm chung nhất là dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ nên được gọi chung là thẻ thanh toán. Trên thực tế, loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến và có quy trình phức tạp hơn cả. Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về thẻ tín dụng và nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. II. Vai trò của thẻ thanh toán Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác, nhưng thẻ thanh toán ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác. 1. Đối với người sử dụng thẻ: 1.1 Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước: Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được điều này khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài. Thẻ thanh toán như Visa, MasterCard và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Diners được chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình. 1.2 Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn: Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong và sau chuyến đi. Với séc du lịch, chủ thẻ phải dự định trước xem sẽ tiêu bao nhiêu và phải đến ngân hàng làm thủ tục để mua séc trước chuyến đi, đồng thời thanh toán tiền trước cho ngân hàng cùng với một khoản phí dù trên thực tế họ chưa hề sử dụng séc này. Khi trở về, nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc người có séc lại phải mất thời gian và chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục đổi lại từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc đó lại cho lần sử dụng sau. Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền truớc cho ngân hàng. Sử dụng thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ. Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy, không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết tiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro. 1.3 Khoản tín dụng tự động, tức thời: 8
  • 9. Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay. Thường thì người ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay, và họ sẽ đánh giá cao thẻ như là một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát hành đơn giản (thậm chí có thẻ phát hành qua đường bưu điện). Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng), số còn lại chủ thẻ có thể trả sau. 1.4 Bảo vệ người tiêu dùng: Ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tín dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo vệ đối với những món hàng có giá trị từ 100-15.000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có thẻ yêu cầu được ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường. Một số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế hàng bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối với hàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán. Hơn thế nữa, ngân hàng cũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sử dụng một số dịch vụ về sức khoẻ (ví dụ như PPP, BUPA ở Anh), câu lạc bộ hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sử dụng thẻ và số điểm này có thể cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá khác. 1.5 Rút tiền mặt: Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản… 1.6 Kiểm soát được chi tiêu: Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch. Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi. Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được. 2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: (CSCNT) 2.1 Đảm bảo chi trả: Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc 9
  • 10. là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng, doanh số bán sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán. Trường hợp phải xin cấp phép thì việc xin cấp phép từ ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng và đảm bảo qua các máy cấp phép tự động. 2.2 Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên. Thẻ thanh toán tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toá thẻ là yếu tố quan trong để thu hút khách hàng., đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà đầu tư. 2.3 Nhanh chóng thu hồi vốn: Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn so với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán. 2.4 An toàn, bảo đảm: Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của CSCNT , nhưng dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với một số tiền như vậy được thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chảng có ai quan tâm đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài CSCNT. 2.5 Nhanh chóng giao dịch với khách hàng: Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (Electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống EFTPOS giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ. 2.6 Giảm chi phí bán hàng Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng. 10
  • 11. Điểm bất đồng giữa CSCNT và ngân hàng là về khoản phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng. Dù các máy móc thiết bị thanh toán thẻ được các ngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tuỳ theo quy định của ngân hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí tính trên giá trị giao dịch: Khoảng 1,6% giá trị giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh, 3-4% đối với thẻ Amex (ở bất cứ nước nào)1. Điều này có hợp lý không khi mà các CSCNT cũng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng? (Ở Việt Nam thì tỷ lệ phí này dao động từ 2,5- 3,6%2) 3. Đối với ngân hàng Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Điều này thể hiện trên các mặt sau: 3.1 Lợi nhuận ngân hàng: Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo. Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt. Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp). 3.2 Dịch vụ toàn cầu: Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard, một ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Ví dụ, mỗi ngày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ tới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp 1 Ngu ồn: ‘Thẻ và Thanh toán thẻ trên thế giới’, Tạ p chí Ngân hàng, tr17- 19, 5/2002 2 Ngu ồn: nh ư trên.. 11
  • 12. dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế. 3.3 Hiệu quả cao trong thanh toán: Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn. 3.4 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng: Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng. Theo thống kê, tại Fleming/Save & Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua các dịch vụ này3. 3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. 3.6 Tăng nguồn vốn cho ngân hàng: Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng. Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hoá. Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu. Ở các nước phát triển, trên 80% lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ4. Với phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng. 4 Đối với nền kinh tế - xã hội: 3 ‘Issueing card – A big slump ?’ – FinancialTimes, 11/2001. 4 Như trên. 12
  • 13. Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin những năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở rộng. Thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều này được thể hiện trên các mặt sau: 4.1 Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể. 4.2 Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng. 4.3 Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước. 4.4 Thực hiện biện pháp " kích cầu" của nhà nước Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sự dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi tiêu bằng thẻ. Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại. 4.5 Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài. 13
  • 14. Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán: 1. Thói quen tiêu dùng của người dân Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thẻ. Thói quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra một môi trường cho thanh toán thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng của nó. 2. Trình độ dân trí Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương tiện thanh toán đa tiện ích từ đó có tiếp cận và có thói quen sử dụng thẻ. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về mọi mặt, tiếp cận với nền văn minh thế giới, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con ngưòi. 3. Thu nhập của người dùng thẻ Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn. Khi đó, nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là mua được hàng hoá mà phải mua bán với độ thoả dụng tối đa. Thẻ thanh toán sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn. Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu này của họ. Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi thu nhập thấp, dù khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng được. 4. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới. Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó. 14
  • 15. 5. Môi trường pháp lý: Môi trường được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ. Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ. B. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ I. Các chủ thể tham gia Hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra theo một chu trình khép kín, bao gồm nhiều chủ thể tham gia. Có thể khái quát chung lại như sau: Ngân hàng phát hành - NHPH Ngân hàng thanh toán - NHTT Chủ thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt - CSCNT Ngân hàng đại lý - NHĐL Tổ chức thẻ Quốc tế - TCTQT * Một ngân hàng thanh toán có thể đồng thời là ngân hàng phát hành. Khi chủ thẻ chi tiêu tại một cơ sở chấp nhận thẻ của một NHTT đồng thời là NHPH, các chủ thể tham gia quy trình thanh toán chỉ gồm chủ thẻ, CSCNT và NH Ngân hàng phát hành Trong việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế thì Ngân hàng phát hành phải là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế. Để việc sử dụng thẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong nước cũng như quốc tế. Ngân hàng phát hành cũng có thể là ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ quốc tế, hoặc những ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền làm trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán có trách nhiệm trả tiền cho các CSCNT đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ, hoặc điểm ứng tiền mặt trước khi chủ thẻ thanh toán lại cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán cũng cung cấp và có trách nhiệm đối với những máy móc, thiết bị chuyên dùng và hoá đơn thanh toán cho các CSCNT. Cơ sở chấp nhận thẻ 15
  • 16. CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ. CSCNT phải ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ngân hàng thanh toán và phải có tài khoản tại đó. Nếu đủ điều kiện, CSCNT sẽ được cung cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn phục vụ thanh toán thẻ. Một số điều kiện để có thể trở thành CSCNT: Là các tổ chức, công ty, cá nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp, có địa điểm kinh doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi, cam kết tuân thủ mọi quy định, luật lệ của Tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng, không nằm trong danh sách các CSCNT có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, trách nhiệm thanh toán… Ngân hàng đại lý Là tổ chức trung gian được ủy quyền của Ngân hàng thanh toán để chấp nhận thanh toán thẻ hoặc xây dựng mạng lưới CSCNT. Ngân hàng đại lý đóng vai trò như một CSCNT Chủ thẻ Là người được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ, có hợp đồng ký kết đầy đủ. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý hoặc máy ATM. Tổ chức thẻ Quốc tế Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, hiện bao gồm: Tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB. Mối liên hệ giữa các chủ thể của thẻ được thể hiện qua mô hình và chu trình của một giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt. Bắt đầu từ chủ thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ hay ngân hàng đại lý, qua ngân hàng và tổ chức thẻ Quốc tế cho đến khi chủ thẻ thanh toán cho NHPH về những khoản chi tiêu của mình. Chu trình này có tính khép kín và thống nhất, các chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, qua đó hình thành lên một mạng lưới thanh toán thẻ rộng 10 khắp trên toàn thế giới và khách hàng có thể được phục vụ bất cứ đâu họ cần. CHcũng được thể hiện bởi quy mô mang tính toànNGÂN HÀNG thanh Điều này Ủ THẺ cầu của hệ thống toán thẻ Visa, MasterCard... 9 PHÁT HÀNH 8 Trình tự thanh toán có thể được trình bày7qua sơ đồ sau SƠ ĐỒ 01: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ 1 2 TỔ CHỨC THẺ QUỐC TẾ 6 5 CS CNT hoặc NGÂN 16 NH ĐẠ I LÝ 3 HÀNG 4 THANH
  • 17. (1) Chủ thẻ yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt bằng thẻ. (2) CSCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. (3) Gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thanh toán. (4) Ghi có vào tài khoản của CSCNT hoặc ngân hàng đại lý. (5) Gửi dữ liệu thanh toán tới Tổ chức thẻ quốc tế. (6) Ghi có cho ngân hàng thanh toán. (7) Báo nợ cho ngân hàng phát hành. (8) Thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế (9) Gửi sao kê cho chủ thẻ (10) Thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. Qua sơ đồ trên, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thực hiện những nghiệp vụ khác nhau. Ngân hàng thanh toán xây dựng và quản lý mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, tổng hợp những dữ liệu giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện để chuyển đòi ngân hàng phát hành thông qua trung gian là Tổ chức thẻ Quốc tế. Ngân hàng phát hành quản lý các chủ thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng thanh toán đối với những giao dịch do chủ thẻ của mình thực hiện. II. Nghiệp vụ phát hành thẻ 1. Cơ sở pháp lý: Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở luật quốc gia nơi thẻ được phát hành, cụ thể là các quy chế về phát hành thẻ do Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia đó ban hành. Ngoài ra, việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế còn phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế. 17
  • 18. Dựa trên các cơ sở này, mỗi ngân hàng phát hành sẽ có những quy chế riêng về phát hành thẻ do Ban Lãnh đạo ngân hàng phát hành quy định. 2. Nguyên tắc phát hành Thẻ tín dụng được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Có nghĩa là, khi chấp nhận phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cung cấp cho họ một khoản tín dụng ngắn hạn với hạn mức nhất định mà chủ thẻ được phép sử dụng trong chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng thẻ của khách hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng, tổng mức cho vay chung này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật. Khi phát hành thẻ, một nguyên tắc quan trọng mà khách hàng phải tuân thủ là: khách hàng phải có đảm bảo với ngân hàng bằng thế chấp hoặc tín chấp. Nếu dựa vào tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Còn thế chấp phải bằng tài sản có giá trị tương đương hoặc cao hơn hạn mức tín dụng mà thẻ được cấp. Tài sản thế chấp của khách hàng thường là tài khoản cá nhân ở ngân hàng hoặc các khoản tiết kiệm có kỳ hạn. 3. Quy trình phát hành 3.1 Hoạt động phát hành Khi phát hành thẻ, ngân hàng phát hành phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau có liên quan như:  Tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền cho người sử dụng thẻ.  Thẩm định và xét duyệt đơn xin phát hành thẻ.  Quyết định cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ.  Thiết kế mẫu và đặt in thẻ trắng theo mẫu quy định.  Phát hành thẻ mới và phát hành lại thẻ hết hạn.  Mã hoá thẻ, cấp mã số cá nhân cho chủ thẻ.  Xử lý, cấp phép thanh toán thẻ theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc tế.  Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng.  Thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ với các ngân hàng thanh toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.  Xử lý các tra soát, khiếu kiện của khách hàng.  Tổ chức thu nợ và theo dõi việc trả nợ của khách hàng.  Theo dõi và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro. Đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ 18
  • 19.  Đối tượng phát hành: Thông thường, thẻ tín dụng được phát hành cho các đối tượng cá nhân là người bản xứ hoặc người nước ngoài có đầy đủ tư cách, quyền và nghĩa vụ công dân (thường là từ 18 tuổi trở lên), sống và làm việc hợp pháp tại quốc gia phát hành thẻ, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu NHTM cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó (đối với thẻ công ty); nếu là thẻ cá nhân thì cá nhân đó phải có thu nhập ổn định hoặc phải có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng theo chế độ tín dụng thẻ. Cá nhân, tổ chức có yêu cầu sử dụng thẻ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm: Giấy yêu cầu sử dụng thẻ cho cá nhân hoặc công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, xác nhận của cơ quan về thu nhập và thời gian công tác, các giấy tờ về thế chấp và bảo lãnh khác.  Phạm vi sử dụng: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ cho các mục đích sau:  Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các CSCNT trong và ngoài nước.  Rút tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch, các điểm ứng tiền mặt của ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán , máy rút tiền tự động ATM…  Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể thực hiện một số dich vụ khác như: Kiểm tra hạn mức tín dụng còn lại của thẻ và các thông tin khác có liên quan đến tài khoản, thanh toán chuyển khoản… Các bước phát hành thẻ: Quy trình phát hành thẻ gồm các bước như sau: Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ. Bước 2: Ngân hàng phát hành kiểm tra hồ sơ theo quy định. Trong một khoảng thời gian nhất định (thường không quá 5 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, ngân hàng phát hành có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ. Đối với những hồ sơ được chấp thuận, ngân hàng phát hành xác dịnh các yếu tố sau: + Hạng thẻ phát hành: thẻ vàng hay thẻ chuẩn + Hạn mức tín dụng + Thời hạn thẻ + Phân loại chủ thẻ để xác định hạn mức tiêu dùng của mỗi chủ thẻ. Bước 3: Cấp thẻ cho khách hàng 19
  • 20. Sau khi xác định các yếu tố, bộ phận quản lý thẻ lập hồ sơ khách hàng để quản lý. Hồ sơ gồm:  Tên chủ thẻ  Địa chỉ nơi ở và làm việc  Số CMND, số hộ chiếu  Số thẻ, loại thẻ  Ngày hiệu lực  Số tài khoản chỉ định để thanh toán sao kê, người thanh toán sao kê  Tài sản thế chấp (nếu có) Sau đó, ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã số cá nhân (PIN) của chủ thẻ và gửi cho chủ thẻ. Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào hợp đồng sử dụng thẻ và băng chữ ký ở mặt sau của thẻ. Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên Khi hợp đồng cung cấp thẻ tín dụng giữa ngân hàng và chủ thẻ - trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên - được ký kết thì một thẻ tín dụng được phát hành và sử dụng. Việc phát hành và sử dụng thẻ thoả mãn nhu cầu, lợi ích của cả chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Vì vậy, mỗi bên đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.  Ngân hàng phát hành: Khi giao thẻ, ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng thẻ tốt nhất, các thông số, các thông tin cần thiết về thẻ. Ngân hàng phải lập và quản lý hồ sơ của khách hàng. Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng đối chiếu giữa số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu chủ thẻ thanh toán nợ. Trong trường hợp ngân hàng phát hành phát hiện tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng hay số thẻ của khách hàng có liên quan đến the giả mạo, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng trả lại thẻ và lập hồ sơ phát hành thẻ khác cho khách hàng. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng ngừng sử dụng thẻ khi phát hiện hiện ra sự vi phạm của chủ thẻ về chế độ tín dụng thẻ, gian lận trong sử dụng thẻ có thể gây tổn thất cho tài sản vốn của ngân hàng.  Chủ thẻ: Trong quá trình sử dụng thẻ, thẻ có thẻ bị mất cắp hay thất lạc. Khi đó, chủ thẻ phải kịp thời thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ bằng văn bản để kịp thời khoá thẻ và đưa lên danh sách thẻ cấm lưu hành (Danh sách Bulletin). 20
  • 21. Chủ thẻ cũng có thể yêu cầu phát hành lại thẻ vì một lý do nào đó như nghi ngờ bị làm giả, lộ số PIN… để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thẻ. Thời hạn hiệu lực của thẻ chỉ trong một số năm nhất định tuỳ từng loại thẻ, quy định của ngân hàng phát hành và yêu cầu của chủ thẻ. Khi hết hạn thanh toán thẻ, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của ngân hàng, chủ thẻ có trách nhiệm trả lời cho ngân hàng có tiếp tục sử dụng thẻ hay không, nếu không, ngân hàng sẽ mặc nhiên coi là không sử dụng nữa. Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán số dư nợ cuối kỳ vào ngày đáo hạn, ít nhất cũng phải thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định, thường là 20% số dư nợ (bao gồm dư kỳ trước và tổng số phát sinh trong kỳ). Chủ thẻ cũng cần tuân thủ tuyệt đối các quy đinh, hướng dẫn và khuyến cáo của ngân hàng để việc sử dụng thẻ đạt hiệu quả cao nhất, an toàn, bí mật, tránh rủi ro. III. Nghiệp vụ thanh toán thẻ: a. Cơ sở pháp lý: Cũng giống như phát hành thẻ, việc thanh toán thẻ cũng phải dựa trên pháp luật, quy chế về thẻ của nước sở tại, của ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốc tế. b. Quy trình cơ bản khi thực hiện thanh toán thẻ tín dụng: Quy trình này có thể được cụ thể hóa thành các bước sau:  Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khi nhận được thẻ từ khách hàng, ngân hàng đại lý hoặc CSCNT phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Logo, biểu tượng của thẻ tín dụng quốc tế, băng chữ ký, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ… Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt phải hoàn thành hoá đơn, đề ngày giao dịch, số tiền giao dịch, số cấp phép (nếu có), tên và số hiệu CSCNT, loại hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Tiếp đó, CSCNT sẽ phải yêu cầu khách hàng ký vào hoá đơn (chữ ký trên hoá đơn phải khớp đúng với chữ ký ở băng sau của thẻ). Hoá đơn thanh toán thẻ gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng giữ, 2 liên còn lại CSCNT giữ lại. Trong trường hợp CSCNT và chủ thẻ thoả thuận huỷ bỏ một phần hay toàn bộ giao dịch đã thực hiện, CSCNT không được hoàn lại cho chủ thẻ bằng tiền mặt mà phải thực hiện giao dịch hoàn trả. Đối với CSCNT có trang bị máy 21
  • 22. EDC (Electronic Draft Capture – Máy thanh toán tự động) thì có thể điều chỉnh hay huỷ bỏ toàn bộ giao dịch trước khi truyền dữ liệu. CSCNT phải liên hệ ngay với ngân hàng để xin cấp phép khi: - Số tiền giao dịch bằng hoặc lớn hơn hạn mức thanh toán. - Có nghi ngờ thẻ giả hay chủ thẻ có vấn đề. Chỉ sau khi được ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ Quốc tế chuẩn chi giao dịch bằng cách cung cấp số cấp phép thì CSCNT mới được thực hiện giao dịch.  Bước 2: CSCNT giao dịch với ngân hàng. Ở đây có sự phân biệt giữa CSCNT có sử dụng máy EDC (Electronic Draft Capture ) và CSCNT không sử dụng máy này.  Đối với CSCNT có trang bị EDC: Việc đọc các dữ liệu trên thẻ và in ra hoá đơn thanh toán thẻ sẽ do máy thực hiện kể cả việc xin cấp phép. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ của máy. Hàng ngày, CSCNT truyền dữ liệu thanh toán về ngân hàng thanh toán. Còn hoá đơn thanh toán EDC sẽ được tập hợp và chuyển cho ngân hàng thanh toán mỗi tuần.  Đối với CSCNT không trang bị máy EDC: Việc đối chiếu danh sách thẻ cấm lưu hành, xin cấp phép đều do CSCNT thực hiện sau đó sẽ dùng máy cà tay để in ra hoá đơn thanh toán. Hàng ngày, CSCNT sẽ tổng hợp toàn bộ hoá đơn phát sinh, lập bảng kê hoá đơn, giữ lại một liên lưu còn một liên gửi đến ngân hàng thanh toán cùng bảng kê sau không quá 05 ngày kể từ ngày giao dịch.  Bước 3: Ngân hàng thanh toán cho CSCNT. Căn cứ vào dữ liệu EDC hoặc hoá đơn thẻ nhận được, ngân hàng thanh toán tiến hành tạm ứng tiền cho CSCNT trên cơ sở tổng giá trị giao dịch sau khi đã trừ đi một khoản phí mà CSCNT phải thanh toán theo tỷ lệ đã quy định trên hợp đồng đại lý ký giữa ngân hàng và CSCNT.  Bước 4: Thanh toán với tổ chức thẻ Quốc tế và các thành viên khác. Cuối mỗi ngày, ngân hàng tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế và nhận dữ liệu thanh toán từ Tổ chức thẻ Quốc tế truyền về. Dữ liệu này bao gồm tất cả những khoản mà Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho Tổ chức Thẻ Quốc tế, những giao dịch bị tra soát... Ngân hàng tiến hành thanh toán và cập nhật dữ liệu thanh toán vào hệ thống quản lý thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng phải thanh toán các chi phí theo luật định của các Tổ chức thẻ quốc tế phát sinh trong quá trình hoạt động. 22
  • 23. Các bước trên được thể hiện từ (1) đến (6) trong sơ đồ 01 - Qui trình thanh toán thẻ. c. Thanh toán với chủ thẻ. Ngân hàng phát hành cập nhật thông tin về các giao dịch chi tiêu của chủ thẻ phát sinh hàng ngày. Những thông tin này có thể được gửi từ Tổ chức Thẻ Quốc tế trong trường hợp Ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng thanh toán, hoặc trực tiếp từ CSCNT hay ngân hàng đại lý (khi NHPH đồng thời là NHTT). Thông tin này bao gồm: Số thẻ, số tiền giao dịch, ngày giao dịch, số cấp phép (nếu có), ký hiệu ngoại tệ, tên CSCNT... Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng phát hành tiến hành đối chiếu số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu thanh toán nợ. Sao kê chi tiết gồm:  Số dư nợ kỳ trước.  Các giao dịch mới phát sinh.  Phí ứng tiền mặt.  Lãi phải trả tính trên trị giá phát sinh kỳ trước.  Số tiền chủ thẻ nợ trong kỳ.  Số tiền thanh toán tối thiểu (hiện là 20% số dư nợ)  Các khoản phí (phí thường niên, phí chậm trả, phí sử dụng quá hạn mức, phí tra soát…)  Số dư nợ còn lại.  Ngày đến hạn.  Các thông tin khác… Các bước thanh toán của NHPH với chủ thẻ được thể hiện trong sơ đồ 01- quy trình thanh toán thẻ, từ (7) đến (10) d. Tra soát và bồi hoàn Bước này chỉ phát sinh trong quá trình thanh toán khi mà nhà phát hành hoặc chủ thẻ không chấp nhận thanh toán giao dịch và thực hiện khiếu nại hoặc đòi bồi hoàn. Việc nhà phát hành thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu của chủ thẻ (giao dịch chưa được cung ứng, số tiền giao dịch không đúng…) hoặc vì một lý do nào đó (CSCNT không xin cấp phép, thẻ nằm trong danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra soát và đòi bồi hoàn. Khi đó, ngân hàng phát hành yêu cầu tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ cho ngân hàng thanh toán và gửi các thông tin liên quan cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán dựa vào các thông tin này để tiến hành tra soát đối với CSCNT. 23
  • 24. Trong khi tra soát, nếu lỗi thuộc về CSCNT thì ngân hàng thanh toán sẽ đòi tiền từ CSCNT hoặc sẽ chấp nhận trả tiền nếu lỗi do ngân hàng thanh toán, hoặc sẽ tái xuất trình lại giao dịch cho NHPH khi có chứng cớ chứng minh giao dịch đòi bòi hoàn của NHPH là không có căn cứ. Nhận được tái xuất trình từ ngân hàng thanh toán, NHPH có thể chấp nhận hoặc tiếp tục đòi bồi hoàn lần hai. Nếu vẫn tiếp tục không giải quyết được thì có thể đưa ra trọng tài để xử lý. IV. Rủi ro trong kinh doanh thẻ Trong kinh doanh, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể gặp phải rủi ro. Kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quan trọng là các ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích, từ đó hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải. 1. Các loại rủi ro thường gặp: 1.1 Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo: Do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tin trên dơn xin phát hành là giả mạo. Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không hoặc không có khả năng thanh toán. 1.2 Thẻ giả Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH. 1.3 Thẻ mất cắp, thất lạc Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất. 1.4 Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức 24
  • 25. lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trường hợp này, rủi ro sẽ do NHPH chịu. 1.5 Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu. 1.6 Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại CSCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ… mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro. 1.7 Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn. Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ ngân hàng thanh toán. 1.8 Tạo băng từ giả Rủi ro xẩy ra là do các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật. Sau đó, chúng sử dụng các thiết bị riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các nước tiến tiến gây ra thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH, NHTT. 1.9 Rủi ro khác  Rủi ro do khách hàng thiếu trung thực: Khách hàng gian dối, họ cố tình sử dụng thẻ ở các điểm tiếp nhận thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng hạn mức lại cao hơn hạn mức thanh toán cho phép. Điều này chỉ được phát hiện khi ngân hàng thanh toán kiểm tra các hoá đơn do CSCNT gửi đến và ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán. Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác nhau bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ và từ chối thanh toán khi bị ngân hàng phát hành đòi tiền. 25
  • 26.  Rủi ro mà ngân hàng thanh toán phải chịu do không kịp thời cung cấp danh sách thẻ bị cấm lưu hành cho các CSCNT khi các giao dịch đã được CSCNT thực hiện. 2. Quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro mỗi ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ phải thực hiện đầy đủ và đúng như quy trình, chế độ phát hành và thanh toán thẻ. Các quy định này được các ngân hàng ban hành dựa trên quy tắc tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế, quy định của mỗi quốc gia và tình hình thực tế ở từng ngân hàng. Ngoài ra, khi đã là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu thông qua một hệ thống mạng trực tuyến hoạt động có hiệu quả. Đó là chưa kể đến các chương trình tập huấn, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ mà Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện đối với các thành viên của mình. Nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là ở quan điểm, nhận thức của từng ngân hàng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.  Về phía ngân hàng: - Tuân thủ các quy đinh và tham gia chương trình quản lý rủi ro của các Tổ chức thẻ quốc tế. - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp để phòng ngừa rủi ro cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. - Tuân thủ các quy định về cho vay phát hành thẻ: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố. - Thực hiện việc thẩm định khách hàng và CSCNT chính xác. - Thành lập trung tâm cấp phép cho chủ thẻ và CSCNT. - Phối hợp giữa các ngân hàng trong trao đổi, xử lý thông tin về thẻ. - Phối hợp với các cơ quan pháp luật trong nước và quốc tế trong phòng chống tội phạm giả mạo thẻ.  Về phía khách hàng chủ thẻ: - Tuân thủ các quy định trong hợp đồng sử dụng thẻ. - Nắm vững cách sử dụng thẻ, lưu hoá đơn, thanh toán sao kê, thủ tục khiếu nại, tranh chấp. - Thực hiện tốt việc bảo mật thẻ, liên hệ ngay với NHPH khi có mất mát, thất lạc thẻ hay thay đổi về địa chỉ liên lạc.  Về phía khách hàng CSCNT: - Tuân thủ các quy định về chấp nhận, thanh toán thẻ của ngân hàng. 26
  • 27. - Nắm vững: cách phân biệt thẻ thật, giả; cách sử dụng danh sách thẻ cấm lưu hành; thủ tục thanh toán với ngân hàng. - Thực hiên quy định về tra soát, khiếu nại, tranh chấp. - Quản lý, giáo dục đội ngũ nhân viên. C. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM Bối cảnh kinh tế, xã hội Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển. Ngoài dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm dưới hình thức thủ công, hầu hết các dịch vụ khác từ rút tiền, thanh toán đến quản lý tài khoản, ủy thác đầu tư... đều chưa phát triển hoặc chưa hình thành. Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trên nhiều phương diện. Xét trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là công cụ quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi mà lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư còn quá lớn và nền kinh tế lại đang cần vốn để đầu tư phát triển. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chi phí giao dịch xã hội thông qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và người sư dụng. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện được môi trường tiêu dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán, từ đó góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế. Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro do các nhân tố bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế so với các lĩnh vực khác. Với những lý do trên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đã trở thành vấn đề tất yếu. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ đâu, sử dụng công cụ thanh toán và phát triển những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cần phải được xem xét để triển khai thực hiện. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, thời gian qua, có thể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thẻ có thể được sử dụng vào việc rút tiền, gửi 27
  • 28. tiền, vay tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ hay chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán khác như xem số dư tài khoản, các thông tin về khách hàng, ngân hàng… và hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ thanh toán ra ngoài lĩnh vực tiền tệ và thanh toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tùy thân... Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự phát triển của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hóa dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam. Tình hình phát triển tín dụng trong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và sự tăng trưởng của các ngân hàng. Để khắc phục khó khăn này, các ngân hàng thương mại có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với việc cung cấp cho khách hàng nhiều chủng loại dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng mới. Một trong những dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ - loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khu vực này, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, về phía ngân hàng, chủ trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung lượng vốn tiềm tàng trong khu vực dân cư để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, với sự phát triển của của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian gần đây càng thúc đẩy chúng ta phát triển phương thức kinh doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và nhiều triển vọng với khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chính ngân hàng cho mọi thành phần xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt sẽ giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thẻ thanh toán ngày càng tăng lên. ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng và thực hiện 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ thanh toán. Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đầu tiên của nước ta triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ. Tuy vậy vào thời điểm đó, NHNT Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức của một Tổ chức thẻ Quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanh toán thẻ cho các đối tác nước ngoài. 28
  • 29. Năm 1993, thẻ thanh toán Vietcombank Card được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai tại NHNT Việt Nam. Được phát hành dựa trên công nghệ "Chip" (thẻ thông minh), nhưng loại thẻ này vẫn không phát triển do mức đầu tư quá lớn cả về thẻ trắng và chi phí triển khai hệ thống máy đọc thẻ tại các CSCNT. Hơn nữa máy đọc thẻ do một hãng của Pháp (Bull) sản xuất không theo tiêu chuẩn quốc tế nên chỉ có thể phát triển ở thị trường nội địa với tính chất riêng lẻ. Trong khi đó, thị trường thẻ lúc này ở Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình NHNT không đủ sức đầu tư để phát triển cả một mạng lưới rộng lớn bao gồm phát hành và thanh toán thẻ. Đến năm 1995, theo sự chỉ đạo của NHNN, NHNT Việt Nam triển khai dự án thẻ rút tiền tự động ATM. Dự án này cũng không phát triển được do công nghệ và hạ tầng cơ sở ngân hàng hiện tại chưa phát triển theo kịp, mặc dù tiềm năng thị trường tương đối lớn. Cũng vào thời kỳ này, các Tổ chức thẻ Quốc tế bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 70 triệu dân. Từ 1990- 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam rất lớn, trung bình khoảng 200%/ năm. Đến 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài có chi nhánh tại Việt nam đã bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam sôi động hẳn lên, NHNT không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có thêm gần chục ngân hàng thương mại cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ. Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: NHNT Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và ngân hàng FirstVina Bank. Năm 1996 có 2 ngân hàng trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa là Vietcombank và ACB. Tiếp đó 2 ngân hàng này với tư cách là thành viên chính thức của cả MasterCard và Visa đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp (On-line) với các Tổ chức thẻ Quốc tế này. Từ đó ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường này. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh NH nước ngoài như UOB, Hong Kong Bank, ANZ Bank... Vì là một thị trường có sức hấp dẫn cao nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất sôi động. Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đã đạt gần 240 triệu USD/năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các NHTM Việt Nam phát hành khoảng 230 tỷ VND/năm5. Con số này còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng thẻ phát hành và đối tượng 5 Ngu ồn: Phòng qu ản lý thẻ NHNTVN, 6/2002 29
  • 30. sử dụng thẻ của các NHTMVN thời gian qua có gia tăng (200- 300%/năm) nhưng so với tiềm năng còn hạn chế. Năm 2002, doanh số sử dụng thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành xấp xỉ 230 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, còn doanh số sử dụng trong nước chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng doanh số6. Tuy vậy đây cũng là một tỷ lệ tương đối khả quan so với những năm đầu với con số chỉ vỏn vẹn 10%. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn từ 80- 90% còn rút tiền mặt chỉ chiếm trên 10%. Tính đến 3/2003, số lượng thẻ do 2 NHTM Việt Nam (NHNT Việt nam và NHTM Cổ phần ACB) phát hành khoảng gần 16,500 cái, cả Visa và MasterCard7. Còn về số lượng CSCNT, thời gian đầu ở nước ta chỉ có khoảng 30 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ gồm một số khách sạn nhà hàng lớn chuyên phục vụ khách nước ngoài. Với sự cố gắng của các NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới khoảng 5000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam. Gần đây, mạng lưới CSCNT được NHTM mở rộng cả về số lượng và các loại hình chấp nhận thẻ. Ngoài các loại hình cơ sở chấp nhận và thanh toán thẻ truyền thống như khách sạn, nhà hàng… các đại lý bán vé máy bay, công ty du lịch, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị… cũng tham gia vào mạng lưới chấp nhận thẻ. Tuy vậy, mạng lưới chấp nhận thẻ tại Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và phát triển để phục vụ cho chủ thẻ là người Việt Nam do đó cũng có ảnh hưởng đến việc mở rộng sử dụng thanh toán thẻ tại Việt Nam. Thời kỳ đầu hoạt động thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về chi phí tiếp thị quảng cáo lớn, công nghệ phát triển, đầu tư lớn hiểu biết nhiều về nghiệp vụ thẻ…đã thi nhau hạ phí thanh toán thẻ thu từ CSCNT. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các NH thậm chí có thể gây thua lỗ nếu không có sự ra đời của Hiệp hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam vào tháng 8/1996 với 6 thành viên: VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank, NH Sài Gòn công thương và ANZ. Sau khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu cho các NHTM cùng áp dụng đối với các CSCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào cuộc cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hành động được các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao. Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ của các THTM nhẳm giảm thiểu rủi ro và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch. Trước 1996, các CSCNT hầu hết sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công (máy cà tay- imprinter) thì hiện nay đã có hơn 55% số CSCNT được trang bị máy thanh toán 6 Như trên. 7Ngu ồ n: Phòng Phân tích và tổng hợ p – NHNTVN, 6/2002 30
  • 31. thẻ tự động (CAT, EDC), số lượng giao dịch thẻ xử lý tự động đã chiếm gần 70%8. Như vậy, qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng thẻ tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng, chắc chắn có những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào cộng đồng thanh toán quốc tế. TÓM LẠI Ở các nước phát triển và tiên tiến trên thế giới, hầu như mọi công dân ở độ tuổi lao động ăn lương đều có và sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, hầu hết mọi giao dịch hàng ngày đều thực hiện bằng thẻ. Ví dụ như đặt mua báo, chi trả tiền điện nước, mua vé,… Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại ở các nước này đều phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng căn cứ hoàn toàn vào mức thu nhập của họ và ngân hàng có thể dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ do lương được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, ngân hàng lại có một hệ thống thông tin đầy đủ về chủ thẻ, với sự bảo vệ của một môi trường pháp luật hoàn thiện. Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX… Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác du lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển. Tuy nhiên, nạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến hơn cũng đang là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh doanh thẻ. Chỉ riêng năm 1999, Mastercard thống kê có trên 200 tỷ USD giao dịch bất hợp lệ qua thẻ tín dụng. Do đó, cùng với quá trình phát triển thẻ tín dụng, vấn đề an toàn cho sử dụng thẻ tín dụng cũng là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Là một thành viên của Tổ chức thẻ Thế giới, Việt nam cũng rất tích cực phát huy những mặt mạnh của loại hình thanh toán này và góp phần ngăn chặn những mặt tiêu cực của việc phát hành và thanh toán thẻ trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này và đã gặt hái được những thành công nhất định. 8 Như trên. 31