SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  14
Télécharger pour lire hors ligne
Môn Ngữ văn: Cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi
Tác giả: Trần Hinh — 16:12, 03/03/2013
Thầy Trần Hinh – Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học
(Khoa Văn học)
Thầy Trần Hinh (Khoa Văn học) phân tích về cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi đại học môn Ngữ văn (theo
văn bản mới được ban hành của Bộ GD&ĐT).
I. Cấu trúc đề thi
Một đề thi đại học môn Văn hiện nay, theo quy chế của Cục khảo thí, Bộ GD&ĐT, luôn có hai phần chung và
riêng với 3 câu hỏi. Phần chung bắt buộc gồm 2 câu:
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ)
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 1 câu và học sinh chỉ được phép chọn một trong hai câu hỏi này: vận dụng khả
năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Nếu học sinh nào làm cả hai câu, thì phần
bài làm này sẽ không được chấm điểm, bài thi coi như vi phạm quy chế. Các em học sinh cần phải hết sức chú
ý.
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
II. Giới hạn nội dung đề thi
Về giới hạn nội dung chương trình thi, thứ nhất cần xác định rõ, đề thi đại học và cao đẳng từ năm 2002 đến
nay, theo giới hạn của Bộ bao gồm cả phần kiến thức lớp 11 và 12, dung lượng bài học gần như tương đương
nhau, mặc dù, những người có trách nhiệm khi trả lời báo chí thường khẳng định, đề thi sẽ nghiêng về chương
trình 12. Tuy nhiên, một cách chính xác, theo thống kê của chúng tôi dưới đây, phần văn học lớp 11 và 12 có
tương quan số bài không quá chênh lệch nhau (lớp 11 có 16 bài, 12 là 18 bài). Tỉ lệ đó phản ánh chính xác
tương quan câu hỏi đề thi trong suốt nhiều năm qua. Thông thường, trong ba câu hỏi của một đề thi, có hai câu
thuộc chương trình lớp 12. Đó là vấn đề thứ nhất học sinh cần phải chú ý.
Điểm thứ hai cần chú ý là so với những năm trước, bài học trong chương trình 4 năm gần đây đã có rất nhiều
thay đổi. Ngoài 5 bài liên quan đến dạng đề 2 điểm, tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Hồ Chí MInh, Tố
Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân) vẫn được giữ nguyên, có tới 16 bài học mới được đưa vào chương
trình, so với 18 bài học cũ được giữ lại, chiếm tỉ lệ khoảng 47%.
Thứ ba, bắt đầu từ kì thi 2009, trong cấu trúc đề thi có một câu nghị luận xã hội, thuộc dạng bắt buộc (3 điểm).
Để giải quyết tốt các bài văn nghị luận xã hội thuộc dạng này, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học
sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ
động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải
thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm
hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
Để các bạn nắm được chi tiết đề thi năm nay, chúng tôi thống kê dưới đây nội dung hạn chế chính thức của Bộ
GD&ĐT. Chú ý, cột có đánh dấu cộng là lưu ý nội dung các bài học có thể được sử dụng cho loại câu nào.
STT KIẾN THỨC Câu I Câu III.aCâu III.b
1 Tác gia Hồ Chí Minh +
2 Tác gia Tố Hữu +
3 Tác gia Nam Cao +
4 Tác gia Nguyễn Tuân +
5 Tác gia Xuân Diệu +
6 Hai đứa trẻ + + +
7 Chữ người tử tù + + +
8 Vội vàng + + +
9 Đây thôn Vĩ Dạ + + +
10 Tràng giang + + +
11 Tương tư +
12 Hạnh phúc của một tang gia + + +
13 Chí Phèo + + +
14 Đời thừa +
15 Nhật kí trong tù + + +
16 Chiều tối + + +
17 Lai Tân + +
18 Từ ấy + + +
19 Về luân lí xã hội ở nước ta +
20 Một thời đại trong thi ca +
21 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài + + +
22 Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tâm 1945 đến hết thế
kỉ XX
+
23 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc + + +
24 Tuyên ngôn Độc lập + + +
25 Tây Tiến + + +
26 Việt Bắc + + +
27 Tiếng hát con tàu +
STT KIẾN THỨC Câu I Câu III.aCâu III.b
28 Đất Nước + + +
29 Sóng + + +
30 Đàn ghi ta của Lorca + + +
31 Người lái đò sông Đà + + +
32 Ai đã đặt tên cho dòng sông? + + +
33 Vợ nhặt + + +
34 Vợ chồng A Phủ + + +
35 Rừng xà nu + + +
36 Những đứa con trong gia đình + + +
37 Chiếc thuyền ngoài xa + + +
38 Một người Hà Nội +
39 Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Phần cấu trúc và hạn chế nội dung đề thi đại học, cao đẳng chúng tôi giới thiệu ở bài 1, chỉ là những
định hướng cơ bản. Để xác định rõ hơn hướng ôn tập của mình, học sinh cần phải nắm được
những chủ đề cơ bản trong phần nội dung, dạng đề thi cho từng loại câu, dung lượng cần thiết cho
mỗi câu hỏi đề thi, làm cách nào để xử lí các dạng câu hỏi tốt nhất.
Tóm lại, để vượt qua những khó khăn, đạt được kết quả như mong muốn, mỗi học sinh cần phải
nắm được những bí quyết nào? Đây là phần dành riêng trả lời những câu hỏi đó.
Khác với kì thi tốt nghiệp, nội dung hạn chế thi đại học và cao đẳng không yêu cầu thí sinh phải học
phần văn học Việt Nam từ thời điểm 1930 trở về trước và phần văn học nước ngoài. Thí sinh sẽ chỉ
chủ yếu tập trung vào phần văn học Việt Nam từ 1930 trở đi. Cụ thể hơn, chỉ những phần đã được
giới hạn trong nội dung như chúng tôi đã thống kê ở bài 1. Trong phần này, yêu cầu đề thi cũng rất
cụ thể: học sinh phải nắm vững các kiến thức về giai đoạn văn học, trào lưu văn học, tác giả, tác
phẩm và hoàn cảnh sáng tác để trả lời các câu hỏi dạng câu 2 điểm. Với câu hỏi thuộc dạng này, thí
sinh chỉ cần viết trong khoảng từ 30 đến 50 dòng (hoặc từ 500 đến 600 chữ), tuỳ thuộc vào yêu cầu
cụ thể của đề và khả năng nhớ và hiểu kiến thức của học sinh. Những bài viết dài dòng cho dạng
câu hỏi này hoàn toàn không cần thiết, vì dù thế nào, bài thi cũng không vượt điểm 2, là khung điểm
tối đa cho câu hỏi loại này.
Về mảng kiến thức giai đoạn văn học, trong nội dung hạn chế, chỉ có duy nhất một bài học (Khái
quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX), nhưng do đây là một
giai đoạn dài, có nhiều biến cố và cũng có những đặc điểm riêng, đề thi cũng có thể chia nhỏ chứ
không hỏi toàn bộ giai đoạn. Chẳng hạn, đề thi chỉ kiểm tra sự hiểu biết của học sinh riêng về giai
đoạn văn học chống Pháp (từ 1946 đến 1954); hoặc giai đoạn từ 1955 đến 1964; hoặc nữa, đề thi
đại học khối D năm 2009, hỏi thẳng vào một đặc điểm quan trọng của giai đoạn văn học 1945-1975:
“Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là chủ yếu
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Hãy nêu rõ những nét chính đặc điểm trên. Vì
thế, cách ôn luyện tốt nhất cho phần nội dung kiến thức này, nên chú ý vào những kiến thức cốt lõi.
Cụ thể, phần kiến thức giai đoạn văn học, cần nhớ được những ý chính như sau:
- Từ 1946 đến 1954, chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi tinh thần đoàn kết và tập trung
cho kháng chiến chống Pháp.
- Từ 1955 đến 1964, chủ đề chính là xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất
nước nhà ở miền Nam. Nhân vật trung tâm là người lao động mới và người chiến sĩ giải phóng.
- Từ 1964 đến 1975, văn học chủ yếu tập trung cho kháng chiến chống Mĩ, giải phóng đất nước, chủ
đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở cả hai miền Nam,
Bắc.
- Từ sau 1975, đất nước thống nhất, văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, đổi mới về
quan niệm của nhà văn, cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn được phát huy cao độ. Đặc biệt từ
sau năm 1986, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Sự giao lưu, hội nhập với thế giới
được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc hiện đại hoá văn học nước nhà.
Nhìn chung, khi tiếp xúc với dạng câu hỏi này, học sinh chỉ cần nhớ được những ý cơ bản, trong đó
gồm yếu tố bối cảnh xã hội, thành tựu của văn học, tác giả và tác phẩm chính. Mỗi giai đoạn chỉ cần
nói được một vài đặc điểm cơ bản là được.
Mảng kiến thức về trào lưu văn học, trong chương trình chỉ có duy nhất bài học: Một thời đại
trong thi ca của Hoài Thanh. Đây còn là dạng bài nghị luận văn học. Học sinh có thể thông qua bài
học này để nhận biết một bài văn nghị luận văn học nghĩa là như thế nào. Tuy nhiên, vì vẫn thuộc
dạng câu hỏi 2 điểm, chúng ta cũng chỉ cần nhớ và hiểu được tư tưởng cốt lõi của Hoài Thanh, nắm
được tinh thần Thơ mới, theo ông là gì? Thơ cũ và Thơ mới khác nhau ở chỗ nào? Hạn chế và
đóng góp của cái Tôi Thơ mới?
Về mảng kiến thức tác giả, nên nhớ trong nội dung hạn chế có 5 tác giả được lưu ý sử dụng cho
câu hỏi thi thuộc dạng này. Đó là Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Vì
đây cũng là dạng câu 2 điểm, nên khi viết, học sinh cũng phải tự hạn chế dung lượng bài làm của
mình. Nên cố gắng viết ngắn, thậm chí bài viết có thể gạch đầu dòng các ý chính mà không bị coi là
phạm quy. Tuy nhiên, xung quanh khối kiến thức này, cần phân biệt được hai dạng câu hỏi: hoặc đề
chỉ yêu cầu tóm tắt sự nghiệp chính của nhà văn, hoặc hỏi về phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Trong cả hai trường hợp, ta có thể tận dụng các ý của nhau, chẳng hạn, với dạng thứ nhất, nên tập
trung kĩ hơn vào các sự kiện ngày tháng, tên tác phẩm, rồi tóm tắt đặc điểm sáng tác; ở dạng thứ
hai, nên tập trung nêu đặc điểm phong cách sáng tác của nhà văn, nhưng cũng vẫn cần nhắc qua
sự kiện. Ngoài ra, còn có thể có cả dạng câu hỏi yêu cầu nêu quan điểm nghệ thuật của nhà văn
(Quan niệm nghệ thuật của Hồ Chí Minh, Quan niệm nghệ thuật Nam Cao trước cách mạng…);
hoặc thông qua một đoạn văn, nhân vật, để phát biểu quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Những
câu hỏi thuộc dạng này, sách giáo khoa trình bày khá đầy đủ. Học sinh có thể tham khảo trong đó.
Về mảng kiến thức tác phẩm, có ba dạng chính học sinh cần phải nắm được để viết bài: một là
với một số tác phẩm, đề thi có thể yêu cầu tóm tắt cốt truyện (Vợ chồng A phủ, Rừng xà nu, Chiếc
thuyền ngoài xa, Vợ nhặt…), những chi tiết quan trọng trong tác phẩm (Chi tiết đoạn sông Hương ở
thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh
nào? Nhân vật Huấn Cao dặn dò viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ ở tác phẩm Chữ người tử
tù? Hoàn cảnh nhân vật Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ chồng A Phủ…), giải thích
nhan đề tác phẩm (nhan đề Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa…); hai là nêu hoàn cảnh
ra đời và mục đích sáng tác của nhà văn (Hoàn cảnh ra đời và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt
Bắc, Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn Độc lập…); ba là nêu một hoặc một
vài đặc điểm cơ bản nào đó của tác phẩm đã học (Nét đặc sắc nghệ thuật của Hai đứa trẻ, Chữ
người tử tù, Việt Bắc…). Phần vận dụng kiến thức viết bài cho dạng câu 2 điểm, thực ra không đòi
hỏi kĩ năng nhiều. Chỉ cần học sinh hiểu bài học và biết vận dụng đúng cho từng loại câu hỏi.
rong nội dung hạn chế đề thi tuyển sinh cao đẳng và đại học 4 năm gần đây (từ 2009), đây là phần
được coi là mới nhất. Đúng ra, dạng đề thi thuộc loại này trước đây đã từng rất quen thuộc với học
sinh. Có một thời kì, trong đề thi làm văn của học sinh bậc phổ thông trung học, người ta không còn
ra loại đề này. Chính thức từ kì thi năm 2009, dạng đề thi này mới quay trở lại, nên học sinh, nhất là
khối thí sinh tự do cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với những học sinh đã học chương trình mới từ
đầu, nếu được thầy cô giảng dạy chu đáo và bản thân thường xuyên rèn luyện, đây cũng chỉ là bài
làm văn thông thường, không khó.
Để làm tốt câu hỏi dạng này, học sinh trước hết phải nắm được những vấn đề lí thuyết về văn nghị
luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ trong các bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần bỏ
một chút thời gian để ôn luyện lại. Dưới đây là một số kiến thức chính cần phải nhớ:
Khái lược về văn nghị luận
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn
đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một
câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ
điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình.
Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của
suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích,
chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã
hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một
hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn
đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn
học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào
dạng nghị luận xã hội, chính trị.
Các dạng câu hỏi
Do đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như
nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:
+ Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh,
phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
+ Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người
viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn
toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được
số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ
xác đáng.
+ Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không
nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với
khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó
hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến
phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, chúng tôi xin dẫn dưới đây một
số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học sinh đã được dành thời gian và
luyện tập nhiều).
Trước tiên, chúng ta phải làm quen với các dạng câu hỏi. Đây là một số ví dụ tiêu biểu:
1. “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách
nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối C, năm
2010)
2. “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên,
hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả
đối với cuộc sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010)
3. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Một người đã
đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác
nữa (đề thi ĐH, khối D, năm 2009)
4. Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn
nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy giải thích và bình
luận ý kiến trên.
5. Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên
đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”.
6. Trong một lần trả lời con gái thế nào là hạnh phúc, Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”.
Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào?
7. “Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Gớt). Anh/chị hiểu câu nói
trên như thế nào”?
8. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
9. Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông hiện nay.
10. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại
không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có thể so sánh liên hệ với trường và
lớp anh/ chị đang theo học.
11. “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Suy nghĩ của anh/chị về vấn
đề trên.
12. Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không
có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý
kiến của anh/chị về vấn đề trên.
13. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy viết một đoạn
văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị..
Những câu hỏi nghị luận xã hội như đã nêu ở trên, khá rộng mở. Chúng ta không thể có cách học
nào tốt hơn là rèn luyện thật nhiều kĩ năng đọc hiểu văn bản, phải nắm vững và làm chủ được nhiều
loại kiến thức, và phải biết phát huy tính chủ động trong suy nghĩ của mình.
Trong hạn chế chương trình với dạng đề này, học sinh lại phải nắm được hai dạng chính đã được
hạn chế:
+ Một là loại bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chẳng hạn câu ca từ của Trịnh Công Sơn, câu trả
lời của Mác với con gái, câu nói của Gớt về vai trò quan trọng của thực tiễn so với lí thuyết…)
+ Hai là loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (về căn bệnh vô cảm, bệnh thành tích, về thói
quen sinh hoạt hàng ngày, về thái độ thi cử thiếu trung thực…).
Cấu trúc của bài nghị luận
Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm
văn, nghĩa là vẫn phải có mở đầu, thân bài và kết luận. Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề
trọng tâm mà đề ra yêu cầu. Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở
phần một, và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân mình về vấn đề
đã nêu, đúng hay sai? Bài học nào được rút ra cho cá nhân người viết? Tóm lại, với một bài nghị
luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây:
• Ý 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi.
• Ý 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi.
• Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người.
Một số ví dụ
Để giúp các bạn có thể dễ dàng giải quyết các bài làm cụ thể của mình, chúng tôi xin dẫn ra dưới
đây 3 ví dụ cụ thể: một đáp án sơ lược, một đáp án chi tiết và một bài viết hoàn chỉnh.
Ví dụ 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì
kiên nhẫn tạo nên thành tựu (đề thi ĐH, khối C, 2012)
Đáp án sơ lược
1. Giải thích ý kiến
- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai;
người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội;
thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn,
thường chỉ đạt được sau một thời kì phấn đấu lâu dài.
- Về nội dung, đây là ý kiến chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại
người cơ hội và chân chính.
2. Bàn luận về ý kiến
* Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích
- Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu kết quả tốt, mà chỉ cầu
được đánh giá tốt. Kẻ nào càng vụ lợi thì lại càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người
này thường chỉ tạo ra những thành tích giả.
- Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các
giá trị về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.
* Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu
- Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế loại người này
thường kiên nhẫn trong mọi công việc để tạo nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý
nghĩa lớn. Đối với họ chỉ có những thành quả thực sự mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có
khi phải trả giá đắt.
- Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, biểu hiện của những phẩm chất cao
quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần
thúc đẩy xã hội tiến lên.
3. Bài học về nhận thức và hành động
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp
hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.
- Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn
phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành
tích giả.
Ví dụ 2: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn
để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
600 từ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Đáp án chi tiết
1. Đặt vấn đề
- Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó
là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với
mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành
sự sống.
- Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để
cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái
chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi
trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm
hồn mình tàn lụi”.
2. Giải thích câu nói của Kusin
- “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải khẳng
định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất
mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi chết,
người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng
niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ được sống một
lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình
thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo Norma Kusin, có một
nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống”. Tại sao lại thế?
- “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại ở
hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên.
Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là
phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét,
yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui
của cuộc đời.
3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin
- Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? – Cuộc sống với con người thật là quý giá.
Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con
người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn
tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính
yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi
sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?
- Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít
thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều
này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm,
dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và
khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn
đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi
Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là
mình.
4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người
đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người
lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích
cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào
tình trạng “tâm hồn tàn lụi”
Ví dụ 3: “Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin Côn viết: “xin thầy
hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi cử”. Từ ý kiến trên, hãy viết
một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi
thi và trong cuộc sống. (đề thi ĐH, khối C, năm 2009)
Bài làm hoàn chỉnh của một học sinh trong kì thi ĐH năm 2009 (bài đạt điểm cao)
1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được
đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc
sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất
của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn
xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không
sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một
người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy
hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”
2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một
cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong
thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân
thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta
hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không
biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ
ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là
ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào
cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu
tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con
người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng
dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…
Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa
và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận
trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con
người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì
đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy
nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là
điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện
nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười
nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công
Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi.
Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi
lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công
Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc
sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn
tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh
chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt.
Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…
Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình,
bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất
nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải
chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay
cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí
hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải
vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì
cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng
thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp
ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời
con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải
cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản
thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho
tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc
đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế,
bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong
cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả
chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ
được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O.
Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một
đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá
vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình,
thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay
người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân
hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu
trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ
không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.
3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được
đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản
thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong
thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập
thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một
liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn.
Đây là phần quan trọng nhất của nội dung đề thi, vì riêng dạng câu hỏi này, đã có một nửa tổng số
điểm (5 trên 10 điểm của toàn bài). Trong 39 đơn vị bài ở phần nội dung hạn chế, các bài học nằm
trong khuôn khổ đề thi này chiếm 30.
Đây là phần không quá khó đối với học sinh, vì những bài văn này thường được rèn luyện nhiều
nhất trong suốt ba năm phổ thông trung học. Ở bài tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu hướng dẫn chi tiết
cách làm một bài văn cụ thể thuộc dạng câu hỏi này. Tuy nhiên, để giúp học sinh nắm được những
vấn đề khái quát trước khi đi vào phần cụ thể, chi tiết, chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây những khả
năng trong tình huống ra đề, cách nhận biết yêu cầu cụ thể của đề, các nhóm chủ đề trong phần tác
phẩm hạn chế thi.
Câu nghị luận văn học quan trọng nhất không chỉ vì nó chiếm một nửa tổng số điểm, mà còn vì đây
là câu có dung lượng lớn nhất trong đề để thí sinh bộc lộ khả năng viết một bài văn nghị luận văn
học của mình. Với câu hỏi này, trước khi làm bài, thí sinh phải dành thời gian phân tích, suy xét thật
rõ ràng yêu cầu cụ thể của đề ra là gì? Đề ra yêu cầu phân tích, bình giảng, bình luận, chứng minh
hay giải thích?
Kinh nghiệm nhiều năm qua của chúng tôi khi tiếp xúc với học sinh cho biết rằng, không ít học sinh
đã bỏ quá nhiều thời gian cho khâu này. Theo chúng tôi, không nên quá băn khoăn về các thao tác
trên đây, vì suy cho cùng, trước bất cứ một đề văn nào, người viết cũng phải huy động hết các khả
năng có thể trong khi làm bài. Một bài văn hay là bài làm có sự nhuần nhuyễn, hài hoà của tất cả
các thao tác đó.
Về cách nhận dạng đề thi, thông thường, chúng ta sẽ không khó khăn gì với loại câu hỏi đã được
xác định rõ ràng trên câu chữ, chẳng hạn: “Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong truyện
ngắn Chữ người tử tù”, “Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ…”, hay “Tại sao,
trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng”của Hà Nội?”, “Bình
luận câu nói của Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay…”.
Trong bốn mẫu đề trên đây, thao tác cần phải lựa chọn đã được xác định rõ trong ba đề (phân tích,
bình luận, bình giảng). Chỉ duy nhất một câu, yêu cầu đề hỏi là Tại sao? Ta có thể hiểu ở đó đề thi
yêu cầu học sinh sử dụng thao tác giải thích.
Trong các dạng đề thi, có thể có trường hợp phức tạp hơn. Chẳng hạn, đề ra yêu cầu nối kết chủ đề
của hai hoặc nhiều tác phẩm khác nhau như: “Cùng viết về Tây Bắc, Quang Dũng trong bài Tây
Tiến viết…Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu viết…”; “Cảm hứng quê hương đất nước trong
hai bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm”, “Vẻ đẹp của hình ảnh thiên
nhiên qua Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông (của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường)”; “Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và
Tràng giang của Huy Cận…”; “Nêu cảm nhận về hai đoạn thơ của Nguyễn Bính trong bài Tương tư
và Tố Hữu trong bài Việt Bắc”… Với dạng câu hỏi này, thí sinh phải tìm được điểm giống và khác
nhau của hai tác phẩm, phải lựa chọn cách xử lí đề sao cho hợp lí nhất: làm bài theo hướng khái
quát chung và so sánh trên từng vấn đề, hay tách riêng phân tích theo từng bài rồi sau đó mới đi
đến khái quát để tìm ra đặc điểm chung?
Cũng có những dạng đề, do câu chữ được rút gọn tối đa, nên thí sinh khi đặt bút làm bài phải suy
xét cẩn thận. Chẳng hạn, gần đây trong các kì thi đại học xuất hiện kiểu đề không ghi rõ yêu cầu cụ
thể của thể văn như phân tích, bình giảng, hay chứng minh mà chỉ nêu ngắn gọn: cảm nhận (anh/
chị cảm nhận như thế nào…). Cảm nhận thuộc thể văn nào, giải thích, chứng minh, bình luận hay
phân tích? Đây là câu hỏi không dễ trả lời một cách rạch ròi. Trong phần thảo luận đáp án trước khi
chấm thi, theo tôi biết, một số Hội đồng chấm thi đã từng tranh cãi gay gắt về dạng câu hỏi này. Có
người cho rằng, vì đề chỉ yêu cầu học sinh nêu cảm nhận nên họ có quyền làm bài một cách tự do,
không cần phải theo một thể thức, khuôn khổ nào. Lập luận hoàn toàn có lí. Nhưng chúng tôi nghĩ
rằng, dù thế nào, để đạt yêu cầu của một bài văn, thí sinh vẫn cứ phải đáp ứng được những nguyên
tắc tối thiểu. Nghĩa là vẫn cứ phải làm rõ được các yêu cầu chính của đề thi. Với dạng câu hỏi đó,
thực chất bài làm của học sinh là sự tổng hợp của tất cả các phương pháp, chỗ nào cần giải thích
thì giải thích, chỗ nào cần phân tích, chứng minh thì phân tích chứng minh. Cũng không nên quá
băn khoăn về câu chữ của đề. Với học sinh, yêu cầu trước mắt chỉ là một bài làm tốt.
Trong số 39 đơn vị bài học thuộc phần hạn chế ra đề, để dễ dàng và thuận lợi cho việc ôn thi, học
sinh cũng cần phải xác định được rõ ràng các nhóm vấn đề, hay các nhóm chủ đề, đó là việc làm
cần thiết trước khi bước vào ôn tập. Chúng tôi tạm phân chia các nhóm vấn đề đó như sau:
* Nhóm những bài học khái quát tác giả, chúng tôi đã đề cập ở trên, nhưng xin được nhắc lại nhóm
những bài kiểm tra kiến thức về giai đoạn, trào lưu văn học, khái quát tác phẩm gồm ba bài: Một
thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, Khái quát văn học Việt Nam từ CMTT 1945 đến 1975 và Nhật
kí trong tù của Hồ Chí Minh.
* Nhóm những bài nghị luận văn học và chính trị xã hội, cũng gồm hai bài: Về luân lí xã hội ở nước
ta của Phan Châu Trinh và Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của
Phạm Văn Đồng.
* Xét trên phương diện thể loại, trong số các bài hạn chế có 13 tác phẩm thơ, 2 tác phẩm kịch, 13
tác phẩm văn xuôi.
Phân loại theo chủ đề các tác phẩm văn học cũng sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong quá trình ôn
tập, dù đây không hẳn là yếu tố quan trọng nhất, bởi hướng ra đề thi hiện nay thường chỉ tập trung
vào từng tác phẩm hay từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, phân loại tác phẩm theo chủ đề sẽ giúp học
sinh hiểu và nhớ kiến thức trong bài học dễ dàng hơn. Đồng thời trong khi giải quyết những đề thi
độc lập, thí sinh cũng có điều kiện so sánh giữa các tác phẩm với nhau cho bài làm thêm phần sâu
sắc, phong phú. Điều đó rất cần thiết.
Thông thường khi phân loại tác phẩm theo chủ đề, người ta hay dựa trước tiên vào yếu tố thể loại
(thơ, văn xuôi, kịch), tiêu chí thời gian (trước hay sau cách mạng 1945, kháng chiến chống Pháp,
Mĩ) dòng văn học (lãng mạn, hiện thực, tượng trưng…). Tại sao như vậy? Vì các tác phẩm nằm
trong các khuôn khổ đó dễ có sự gặp gỡ nhau trong chủ đề, phương thức phản ánh.
Căn cứ vào tiêu chí thời gian và thể loại, ta nhận thấy bốn bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Đây
thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận, Tương tư của Nguyễn Bính nổi bật nỗi
buồn và nỗi cô đơn. Chi tiết hơn, ta lại thấy Vội vàng là bài thơ bày tỏ quan điểm nhân sinh quan và
cái đẹp, Tương tư là bài thơ đi sâu vào sắc thái tình cảm nhớ nhung trong tình yêu, Đây thôn Vĩ Dạ
và Tràng giang là loại thơ về thiên nhiên, tình cảm của con người và lòng yêu quê hương, đất nước
của các tác giả ở thời điểm trước cách mạng. Trước Cách mạng, phần văn xuôi lãng mạn có hai bài
tuy không cùng chủ đề nhưng lại giống nhau ở phương thức thể hiện. Đó là Hai đứa trẻ và Chữ
người tử tù. Cả hai tác giả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những thành viên của nhóm Tự lực
Văn đoàn. Tác giả Chữ người tử tù khai thác chủ đề về một thời vang bóng. Ông chọn nhân vật
chính là một bậc “tao nhân mặc khách”, một kiểu anh hùng theo quan điểm của nhà lãng mạn
Nguyễn Tuân. Huấn Cao, nhân vật chính còn được lấy từ một mẫu nhân vật có thật trong lịch sử.
Đó là nhà thơ Cao Bá Quát. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân có sử dụng phương thức cường
điệu, phóng đại cho phù hợp với lí tưởng của một nhà lãng mạn, nên có một số chi tiết, yếu tố chân
thực không được đặt lên hàng đầu (người đọc có thể có cảm giác không thật ở các chi tiết: tử tù
“mắng” quản ngục, coi thường quản ngục, quản ngục sợ tử tù…). Trong khi đó, cũng thuộc dòng
văn học lãng mạn, Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại nhiều yếu tố hiện thực hơn. Thạch Lam không
khai thác yếu tố hướng ngoại của nhân vật mà chú ý hơn đến những cái bên trong, tâm lí nhân vật.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông nhẹ nhàng, giàu chất thơ, trong khi Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân lại giàu chất tạo hình, có xu hướng hướng ngoại…
Nhóm các tác phẩm văn xuôi hiện thực gồm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao, Hạnh phúc của
một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) trái lại rất khác nhau về phương thức thể hiện. Trong
khi Nam Cao, với cả hai tác phẩm của mình đều đào sâu tấn bi kịch của con người thời kì trước
cách mạng (một bên Chí Phèo là tấn bi kịch người nông dân, rộng hơn là bi kịch con người nhưng
lại không được thừa nhận làm người, còn bên kia, Đời thừa lại là bi kịch về người trí thức tiểu tư
sản có khát vọng, có lòng nhân ái nhưng bất lực vì hoàn cảnh xã hội), chủ đề này chi phối văn
phong sắc sảo, chua chát, chân thực của Nam Cao, thì Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng
Phụng lại sử dụng phương thức hoạt kê, cường điệu, phóng đại để miêu tả đám tang cụ Tổ, cuối
cùng nhằm phê phán gay gắt bộ mặt giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả của những kẻ thượng lưu
thành thị qua gia đình cụ cố Hồng. Khác nhau về phương thức thể hiện, nhưng vì đều thuộc dòng
văn chương hiện thực nên cả Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều được đánh giá cao ở giá trị tố cáo
xã hội trong tác phẩm của họ.
Phần Thơ ca cách mạng giai đoạn 30 – 45 có hai nhà thơ mà chủ đề, nội dung tác phẩm rất giống
nhau, đó là Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Cho dù số lượng tác phẩm được chọn trong chương trình của
hai nhà thơ này không cân bằng với nhau (Hồ Chí Minh hai bài và phần khái quát tập thơ Nhật
kí trong tù, Tố Hữu chỉ có duy nhất một bài trích trong tập thơ Từ ấy), nhưng ở tác phẩm của họ đều
toát ra vẻ đẹp của người cộng sản kiên cường bất khuất, khát vọng tự do. Nếu cần so sánh một
chút sắc thái khác nhau thì, với Tố Hữu đó là vẻ đẹp của người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến
với cách mạng; với Hồ Chí Minh lại là người cộng sản đã vững vàng qua thử thách thời gian.
Ba tác phẩm nghị luận Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Một thời đại trong thi ca
của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của Phạm Văn
Đồng, tuy không cùng thời điểm, nhưng nếu đặt cạnh nhau, ta cũng có thể có được sự so sánh. Tác
phẩm thứ nhất của Phan Châu Trinh viết từ tận năm 1925 nhưng rất hiện đại, chí ít, nó cũng thể
hiện được sự hiện đại qua tư tưởng của người viết. Từ rất sớm, nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã
dám dũng cảm nói thẳng, nói thật thói xấu cần phải sớm được khắc phục của người dân Việt, lời
văn rất sắc sảo. Đây có thể được coi là một kiểu mẫu cho loại văn nghị luận xã hội. Trong khi đó,
hai tác phẩm còn lại của Hoài Thanh và Phạm Văn Đồng lại thuộc văn nghị luận văn học. Hoài
Thanh là điển hình cho kiểu phê bình ấn tượng, đậm đà chất nghệ sĩ, chất thơ; Phạm Văn Đồng thì
vừa thể hiện được nét sắc sảo của một nhà lãnh đạo cách mạng, lại vừa không kém phần nghệ sĩ.
Văn phong của Phạm Văn Đồng trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân
tộc là thứ văn chính luận – thi ca.
Trong phần hạn chế nội dung, có hai tác phẩm kịch đều là trích đoạn ở hai giai đoạn khác nhau:
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng là một vở bi kịch, Hồn Trương Ba, da hàng thịt
của Lưu Quang Vũ lại là vở chính kịch, hay còn gọi là bi hài kịch. Tiếp xúc với hai tác phẩm này, học
sinh cần phải nắm được đặc trưng thể loại (bi kịch và chính kịch) mới hiểu được đúng giá trị thực
của chúng. Với bi kịch Vũ Như Tô, khi phân tích, ta phải nhấn mạnh xung đột bi kịch của nhân vật
chính Vũ Như Tô, xung đột giữa cái đẹp và cái có ích, giữa thiểu số và số đông, giữa tỉnh táo và
nhầm lẫn. Trong khi đó, nếu phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, vai trò của
yếu tố lời thoại, ý nghĩa triết lí, nhân sinh, mối quan hệ giữ “xác” và “hồn” trong một con người lại
được đặt lên hàng đầu.
Xếp ở nhóm những bài thơ từ sau cách mạng tháng Tám, trong vệt thơ kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ, phần hạn chế thi gồm ba bài: Tây Tiến, Việt Bắc, và Đất Nước. Bài đầu tiên có chủ đề
hình ảnh người lính (TT); bài thứ hai là bản sử thi về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc (Việt
Bắc); và bài thứ ba, Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) là sự cảm nhận tư tưởng Đất
Nước – Nhân dân hết sức độc đáo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Khi học các tác phẩm này, thí
sinh nên chú ý mở rộng tham khảo những bài đọc thêm, như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên
kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đồng chí của Chính Hữu, Cá nước của Tố Hữu…để so sánh; vì
tất cả các bài thơ này đều nằm trong vệt thơ ca có chủ đề cảm hứng quê hương đất nước hoặc chủ
đề người lính trong kháng chiến. Ngoài nội dung chính phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện của nhân dân, các bài thơ này thường nổi bật ở hai chủ đề quen thuộc: tình yêu quê hương đất
nước và lòng căm thù quân xâm lược. Đề thi đại học năm 2007 đã từng yêu cầu học sinh phân tích
hai đoạn thơ trong hai bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Đất nước của Nguyễn Khoa
Điềm để nêu cảm nhận sự giống và khác nhau về quê hương, đất nước của hai nhà thơ (trong
chương trình mới nhất, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cẩm đã được xếp ở dạng bài đọc thêm nên
không thuộc đối tượng của đề thi đại học). Chủ đề vẻ đẹp của quê hương đất nước còn được thể
hiện qua hai bài tuỳ bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm
Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ôn tập hai tác phẩm này, thí sinh cần chú ý
đến đặc điểm của thể loại bút kí nói chung và tiểu loại tuỳ bút nói riêng. Về thể loại bút kí, học sinh
có thể xem lại bài học trong sách giáo khoa. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý thêm về thể loại tuỳ bút để
khi phân tích so sánh các em có tư liệu để viết bài. Là một tiểu loại của bút kí, ngoài việc đặt ở vị trí
hàng đầu yếu tố quyết định của sự chân thực, tuỳ bút còn thiên về cảm nhận chủ quan của nhà văn,
chất thơ trong tuỳ bút là đặc điểm không thể thiếu. Cả hai nhà văn Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường đều thể hiện khá rõ những phẩm chất này trong tuỳ bút của hai ông.
Ba bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Sóng của Xuân Quỳnh, Đàn ghi ta của Lorca nằm
trong vệt thơ ca hiện đại mang những chủ đề khác nhau. Tiếng hát con tàu là bài thơ in đậm dấu ấn
về những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Bài thơ hưởng ứng chính sách
của Đảng và Chính phủ kêu gọi những chàng trai, cô gái, những người miền xuôi đến với các miền
đất lạ của đất nước, khám phá, khai thác tiềm năng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chủ đề lớn
nêu trên đây, bài thơ của Chế Lan Viên còn có chủ đề hẹp tình yêu riêng tư (“Anh bỗng nhớ em như
đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng…”). Ngược lại, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
lại khai thác chủ đề hẹp tình yêu riêng tư, tình yêu lứa đôi để khái quát thành chủ đề lớn hơn, đó là
vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Bài Đàn ghi ta của Lorca của nhà thơ Thanh
Thảo, xét ở góc độ phương thức thể hiện, là tác phẩm hiện đại nhất trong số ba bài thơ này. Bài thơ
thậm chí còn được coi là có ảnh hưởng nhiều của loại thơ tượng trưng Phương Tây có chủ đề rất
rộng: thông qua hình ảnh tượng trưng âm thanh tiếng đàn ghi ta của nhà thơ Lorca, Thanh Thảo
muốn khái quát thành vẻ đẹp bất tử của tâm hồn, tài năng, tình yêu của người nghệ sĩ xứ sở những
chàng hiệp sĩ đấu bò tót Tây Ban Nha.
Phần văn xuôi sau cách mạng có số lượng tác phẩm nhiều hơn và chủ đề cũng đa dạng hơn. Đó
cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của văn xuôi hiện đại mà học sinh phải nhớ. Khi học
phần này, học sinh cũng có thể nhóm các tác phẩm thành từng nhóm chủ đề riêng cho dễ nhớ và
dễ hiểu. Hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt có chung chủ đề về thân phận con người. Cả hai
đều tập trung làm nổi bật số phận của những người nông dân (Vợ chồng A Phủ là người nông dân
miền núi; Vợ nhặt là người nông dân miền xuôi). Tính nhân đạo trong cả hai tác phẩm cũng được
bộc lộ một cách rõ ràng. Nếu chỉ nói riêng về hình tượng người phụ nữ trong văn học thì đây cũng
là hai tác phẩm đề cập chủ đề này. Mị trong Vợ chồng A Phủ, bà cụ Tứ và chị vợ nhặt trong Vợ nhặt
đều gợi ở người đọc sự cảm thương đối với con người, nhất là người phụ nữ. Đề thi đại học năm
2009, còn yêu cầu học sinh so sánh “vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm
Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (chị vợ nhặt và vợ người
hàng chài). Vợ chồng A Phủ nếu đặt trong sự so sánh với tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành sẽ còn tạo thêm một cặp đôi tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi. Một bên, Rừng xà nu
là một tác phẩm sử thi, vì nó phản ánh một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam thời kì
tiền đồng khởi; còn bên kia, Vợ chồng A Phủ lại là bức “khắc hoạ chân thực những nét riêng về
phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ
nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2). Hai tác
phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) nếu đặt trong tương quan với
nhau, thuộc các tác phẩm văn xuôi cách mạng miền Nam đã xây dựng thành công hình tượng
người cách mạng trong những ngày đầu chống Mĩ. Với Rừng xà nu lại là hình tượng người cách
mạng Tây Nguyên; Những đứa con trong gia đình lại là hình tượng người cách mạng Nam Bộ.
Trong số các tác phẩm văn xuôi mới được đưa vào chương trình có hai truyện ngắn rất đặc biệt của
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu: Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa. Đây là hai trong
số những tác phẩm tiêu biểu của thời kì văn học đổi mới, mà cả hai tác giả có tác phẩm được lựa
chọn đều là những cái tên rất sáng giá. Cả hai nhà văn trong hai tác phẩm mới này đều bộc lộ cái
nhìn tinh tế trước những biến đổi tinh vi của cuộc sống. Truyện của họ không còn đơn giản, không
chỉ nhìn hiện thực từ một chiều, không tô hồng hiện thực. Đặc biệt, cả hai đều khai thác thế mạnh
của thể loại truyện ngắn, trong đó, tình huống truyện được đặc biệt chú ý. Với Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, đó là tình huống “nhận thức”: hoạ sĩ Phùng bất ngờ phát hiện ra sự
nghịch lí của vẻ đẹp bề ngoài và hiện thực bên trong của một cặp vợ chồng người thuyền chài trên
chiếc thuyền đánh cá vào buổi sáng mai; với Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, đó là vẻ đẹp của
một người Hà Nội được đặt trong cuộc sống hết đỗi bình dị hàng ngày. Tình huống mà Nguyễn Khải
muốn đặt ra trong truyện ngắn này là, trong cái bình thường, người ta nhìn thấy cái vĩ đại. Đó là triết
lí của Nguyễn Khải. Bà Hiền trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thực sự là một nhân vật bình
thường. Trong khi đó, với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại muốn đưa ra triết lí: đừng
bao giờ nhìn và đánh giá cuộc sống chỉ qua cái bề ngoài. Cái bề ngoài rất dễ đánh lừa người khác.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng, những bài học được lựa chọn trong chương trình thi tuyển sinh cao
đẳng, đại học tuy có rất nhiều cái mới, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ thi nhiều năm nay của Bộ
GD&ĐT. Bất cứ kì thi nào cũng đòi hỏi ở học sinh sự chủ động và tinh thần sáng tạo. Nếu nắm vững
các kiến thức được học trong trường và có tinh thần sáng tạo, các em hãy tin cánh cổng trường đại
học sẽ trong tầm tay của tất cả chúng ta.

Contenu connexe

Tendances

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1tiểu minh
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013adminseo
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.comChương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 

Tendances (20)

Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1
Hnkh khoa nga-cac-bao_cao_1
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.comChương trình chuyên sâu thpt chuyên môn  ngữ văntruonghocso.com
Chương trình chuyên sâu thpt chuyên môn ngữ văntruonghocso.com
 
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAYLuận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), HAY
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 

Similaire à Môn ngữ văn

Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfHngPhmThanh3
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfMan_Ebook
 
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013Hương Lan Hoàng
 
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013adminseo
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuânAnnh Quỳnh
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 8 hoc ki 2 de 2
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 8  hoc ki 2 de 2Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 8  hoc ki 2 de 2
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 8 hoc ki 2 de 2Dân Phạm Việt
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...sividocz
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similaire à Môn ngữ văn (20)

Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
 
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013
De thi-mon-van-vao-lop-10-ha-noi-2013
 
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013
đề Thi thử môn văn tốt nghiệp 2013
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.docHình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
Hình Tƣợng Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Việt Nam Giai Đoạn 1955 - 1965.doc
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuân
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 8 hoc ki 2 de 2
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 8  hoc ki 2 de 2Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 8  hoc ki 2 de 2
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 8 hoc ki 2 de 2
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
 
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)
Luận án: Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)
 
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...
Luận Văn Giá Trị Văn Hoá Thực Tiễn Trong Truyện Cười Dân Gian Khmer Nam Bộ Ph...
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 202...
 

Môn ngữ văn

  • 1. Môn Ngữ văn: Cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi Tác giả: Trần Hinh — 16:12, 03/03/2013 Thầy Trần Hinh – Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học) Thầy Trần Hinh (Khoa Văn học) phân tích về cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi đại học môn Ngữ văn (theo văn bản mới được ban hành của Bộ GD&ĐT). I. Cấu trúc đề thi Một đề thi đại học môn Văn hiện nay, theo quy chế của Cục khảo thí, Bộ GD&ĐT, luôn có hai phần chung và riêng với 3 câu hỏi. Phần chung bắt buộc gồm 2 câu: Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam. Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ) - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một hiện tượng đời sống Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 1 câu và học sinh chỉ được phép chọn một trong hai câu hỏi này: vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Nếu học sinh nào làm cả hai câu, thì phần bài làm này sẽ không được chấm điểm, bài thi coi như vi phạm quy chế. Các em học sinh cần phải hết sức chú ý. Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm) Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm) II. Giới hạn nội dung đề thi Về giới hạn nội dung chương trình thi, thứ nhất cần xác định rõ, đề thi đại học và cao đẳng từ năm 2002 đến nay, theo giới hạn của Bộ bao gồm cả phần kiến thức lớp 11 và 12, dung lượng bài học gần như tương đương nhau, mặc dù, những người có trách nhiệm khi trả lời báo chí thường khẳng định, đề thi sẽ nghiêng về chương trình 12. Tuy nhiên, một cách chính xác, theo thống kê của chúng tôi dưới đây, phần văn học lớp 11 và 12 có tương quan số bài không quá chênh lệch nhau (lớp 11 có 16 bài, 12 là 18 bài). Tỉ lệ đó phản ánh chính xác tương quan câu hỏi đề thi trong suốt nhiều năm qua. Thông thường, trong ba câu hỏi của một đề thi, có hai câu thuộc chương trình lớp 12. Đó là vấn đề thứ nhất học sinh cần phải chú ý.
  • 2. Điểm thứ hai cần chú ý là so với những năm trước, bài học trong chương trình 4 năm gần đây đã có rất nhiều thay đổi. Ngoài 5 bài liên quan đến dạng đề 2 điểm, tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Hồ Chí MInh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân) vẫn được giữ nguyên, có tới 16 bài học mới được đưa vào chương trình, so với 18 bài học cũ được giữ lại, chiếm tỉ lệ khoảng 47%. Thứ ba, bắt đầu từ kì thi 2009, trong cấu trúc đề thi có một câu nghị luận xã hội, thuộc dạng bắt buộc (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn nghị luận xã hội thuộc dạng này, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo. Để các bạn nắm được chi tiết đề thi năm nay, chúng tôi thống kê dưới đây nội dung hạn chế chính thức của Bộ GD&ĐT. Chú ý, cột có đánh dấu cộng là lưu ý nội dung các bài học có thể được sử dụng cho loại câu nào. STT KIẾN THỨC Câu I Câu III.aCâu III.b 1 Tác gia Hồ Chí Minh + 2 Tác gia Tố Hữu + 3 Tác gia Nam Cao + 4 Tác gia Nguyễn Tuân + 5 Tác gia Xuân Diệu + 6 Hai đứa trẻ + + + 7 Chữ người tử tù + + + 8 Vội vàng + + + 9 Đây thôn Vĩ Dạ + + + 10 Tràng giang + + + 11 Tương tư + 12 Hạnh phúc của một tang gia + + + 13 Chí Phèo + + + 14 Đời thừa + 15 Nhật kí trong tù + + + 16 Chiều tối + + + 17 Lai Tân + + 18 Từ ấy + + + 19 Về luân lí xã hội ở nước ta + 20 Một thời đại trong thi ca + 21 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài + + + 22 Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tâm 1945 đến hết thế kỉ XX + 23 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc + + + 24 Tuyên ngôn Độc lập + + + 25 Tây Tiến + + + 26 Việt Bắc + + + 27 Tiếng hát con tàu +
  • 3. STT KIẾN THỨC Câu I Câu III.aCâu III.b 28 Đất Nước + + + 29 Sóng + + + 30 Đàn ghi ta của Lorca + + + 31 Người lái đò sông Đà + + + 32 Ai đã đặt tên cho dòng sông? + + + 33 Vợ nhặt + + + 34 Vợ chồng A Phủ + + + 35 Rừng xà nu + + + 36 Những đứa con trong gia đình + + + 37 Chiếc thuyền ngoài xa + + + 38 Một người Hà Nội + 39 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Phần cấu trúc và hạn chế nội dung đề thi đại học, cao đẳng chúng tôi giới thiệu ở bài 1, chỉ là những định hướng cơ bản. Để xác định rõ hơn hướng ôn tập của mình, học sinh cần phải nắm được những chủ đề cơ bản trong phần nội dung, dạng đề thi cho từng loại câu, dung lượng cần thiết cho mỗi câu hỏi đề thi, làm cách nào để xử lí các dạng câu hỏi tốt nhất. Tóm lại, để vượt qua những khó khăn, đạt được kết quả như mong muốn, mỗi học sinh cần phải nắm được những bí quyết nào? Đây là phần dành riêng trả lời những câu hỏi đó. Khác với kì thi tốt nghiệp, nội dung hạn chế thi đại học và cao đẳng không yêu cầu thí sinh phải học phần văn học Việt Nam từ thời điểm 1930 trở về trước và phần văn học nước ngoài. Thí sinh sẽ chỉ chủ yếu tập trung vào phần văn học Việt Nam từ 1930 trở đi. Cụ thể hơn, chỉ những phần đã được giới hạn trong nội dung như chúng tôi đã thống kê ở bài 1. Trong phần này, yêu cầu đề thi cũng rất cụ thể: học sinh phải nắm vững các kiến thức về giai đoạn văn học, trào lưu văn học, tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác để trả lời các câu hỏi dạng câu 2 điểm. Với câu hỏi thuộc dạng này, thí sinh chỉ cần viết trong khoảng từ 30 đến 50 dòng (hoặc từ 500 đến 600 chữ), tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của đề và khả năng nhớ và hiểu kiến thức của học sinh. Những bài viết dài dòng cho dạng câu hỏi này hoàn toàn không cần thiết, vì dù thế nào, bài thi cũng không vượt điểm 2, là khung điểm tối đa cho câu hỏi loại này. Về mảng kiến thức giai đoạn văn học, trong nội dung hạn chế, chỉ có duy nhất một bài học (Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX), nhưng do đây là một giai đoạn dài, có nhiều biến cố và cũng có những đặc điểm riêng, đề thi cũng có thể chia nhỏ chứ không hỏi toàn bộ giai đoạn. Chẳng hạn, đề thi chỉ kiểm tra sự hiểu biết của học sinh riêng về giai đoạn văn học chống Pháp (từ 1946 đến 1954); hoặc giai đoạn từ 1955 đến 1964; hoặc nữa, đề thi đại học khối D năm 2009, hỏi thẳng vào một đặc điểm quan trọng của giai đoạn văn học 1945-1975: “Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Hãy nêu rõ những nét chính đặc điểm trên. Vì thế, cách ôn luyện tốt nhất cho phần nội dung kiến thức này, nên chú ý vào những kiến thức cốt lõi. Cụ thể, phần kiến thức giai đoạn văn học, cần nhớ được những ý chính như sau: - Từ 1946 đến 1954, chủ đề bao trùm là ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi tinh thần đoàn kết và tập trung cho kháng chiến chống Pháp. - Từ 1955 đến 1964, chủ đề chính là xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Nhân vật trung tâm là người lao động mới và người chiến sĩ giải phóng.
  • 4. - Từ 1964 đến 1975, văn học chủ yếu tập trung cho kháng chiến chống Mĩ, giải phóng đất nước, chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở cả hai miền Nam, Bắc. - Từ sau 1975, đất nước thống nhất, văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, đổi mới về quan niệm của nhà văn, cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn được phát huy cao độ. Đặc biệt từ sau năm 1986, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới. Sự giao lưu, hội nhập với thế giới được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc hiện đại hoá văn học nước nhà. Nhìn chung, khi tiếp xúc với dạng câu hỏi này, học sinh chỉ cần nhớ được những ý cơ bản, trong đó gồm yếu tố bối cảnh xã hội, thành tựu của văn học, tác giả và tác phẩm chính. Mỗi giai đoạn chỉ cần nói được một vài đặc điểm cơ bản là được. Mảng kiến thức về trào lưu văn học, trong chương trình chỉ có duy nhất bài học: Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. Đây còn là dạng bài nghị luận văn học. Học sinh có thể thông qua bài học này để nhận biết một bài văn nghị luận văn học nghĩa là như thế nào. Tuy nhiên, vì vẫn thuộc dạng câu hỏi 2 điểm, chúng ta cũng chỉ cần nhớ và hiểu được tư tưởng cốt lõi của Hoài Thanh, nắm được tinh thần Thơ mới, theo ông là gì? Thơ cũ và Thơ mới khác nhau ở chỗ nào? Hạn chế và đóng góp của cái Tôi Thơ mới? Về mảng kiến thức tác giả, nên nhớ trong nội dung hạn chế có 5 tác giả được lưu ý sử dụng cho câu hỏi thi thuộc dạng này. Đó là Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Vì đây cũng là dạng câu 2 điểm, nên khi viết, học sinh cũng phải tự hạn chế dung lượng bài làm của mình. Nên cố gắng viết ngắn, thậm chí bài viết có thể gạch đầu dòng các ý chính mà không bị coi là phạm quy. Tuy nhiên, xung quanh khối kiến thức này, cần phân biệt được hai dạng câu hỏi: hoặc đề chỉ yêu cầu tóm tắt sự nghiệp chính của nhà văn, hoặc hỏi về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong cả hai trường hợp, ta có thể tận dụng các ý của nhau, chẳng hạn, với dạng thứ nhất, nên tập trung kĩ hơn vào các sự kiện ngày tháng, tên tác phẩm, rồi tóm tắt đặc điểm sáng tác; ở dạng thứ hai, nên tập trung nêu đặc điểm phong cách sáng tác của nhà văn, nhưng cũng vẫn cần nhắc qua sự kiện. Ngoài ra, còn có thể có cả dạng câu hỏi yêu cầu nêu quan điểm nghệ thuật của nhà văn (Quan niệm nghệ thuật của Hồ Chí Minh, Quan niệm nghệ thuật Nam Cao trước cách mạng…); hoặc thông qua một đoạn văn, nhân vật, để phát biểu quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Những câu hỏi thuộc dạng này, sách giáo khoa trình bày khá đầy đủ. Học sinh có thể tham khảo trong đó. Về mảng kiến thức tác phẩm, có ba dạng chính học sinh cần phải nắm được để viết bài: một là với một số tác phẩm, đề thi có thể yêu cầu tóm tắt cốt truyện (Vợ chồng A phủ, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt…), những chi tiết quan trọng trong tác phẩm (Chi tiết đoạn sông Hương ở thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh với hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh nào? Nhân vật Huấn Cao dặn dò viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ ở tác phẩm Chữ người tử tù? Hoàn cảnh nhân vật Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ chồng A Phủ…), giải thích nhan đề tác phẩm (nhan đề Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa…); hai là nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của nhà văn (Hoàn cảnh ra đời và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc, Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn Độc lập…); ba là nêu một hoặc một vài đặc điểm cơ bản nào đó của tác phẩm đã học (Nét đặc sắc nghệ thuật của Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Việt Bắc…). Phần vận dụng kiến thức viết bài cho dạng câu 2 điểm, thực ra không đòi hỏi kĩ năng nhiều. Chỉ cần học sinh hiểu bài học và biết vận dụng đúng cho từng loại câu hỏi. rong nội dung hạn chế đề thi tuyển sinh cao đẳng và đại học 4 năm gần đây (từ 2009), đây là phần được coi là mới nhất. Đúng ra, dạng đề thi thuộc loại này trước đây đã từng rất quen thuộc với học sinh. Có một thời kì, trong đề thi làm văn của học sinh bậc phổ thông trung học, người ta không còn ra loại đề này. Chính thức từ kì thi năm 2009, dạng đề thi này mới quay trở lại, nên học sinh, nhất là khối thí sinh tự do cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với những học sinh đã học chương trình mới từ đầu, nếu được thầy cô giảng dạy chu đáo và bản thân thường xuyên rèn luyện, đây cũng chỉ là bài làm văn thông thường, không khó.
  • 5. Để làm tốt câu hỏi dạng này, học sinh trước hết phải nắm được những vấn đề lí thuyết về văn nghị luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ trong các bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần bỏ một chút thời gian để ôn luyện lại. Dưới đây là một số kiến thức chính cần phải nhớ: Khái lược về văn nghị luận “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2). Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. Các dạng câu hỏi Do đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau: + Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất. + Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng. + Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, chúng tôi xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học sinh đã được dành thời gian và luyện tập nhiều). Trước tiên, chúng ta phải làm quen với các dạng câu hỏi. Đây là một số ví dụ tiêu biểu: 1. “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối C, năm 2010) 2. “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010) 3. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa (đề thi ĐH, khối D, năm 2009)
  • 6. 4. Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. 5. Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”. 6. Trong một lần trả lời con gái thế nào là hạnh phúc, Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào? 7. “Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Gớt). Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào”? 8. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. 9. Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông hiện nay. 10. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có thể so sánh liên hệ với trường và lớp anh/ chị đang theo học. 11. “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên. 12. Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề trên. 13. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị.. Những câu hỏi nghị luận xã hội như đã nêu ở trên, khá rộng mở. Chúng ta không thể có cách học nào tốt hơn là rèn luyện thật nhiều kĩ năng đọc hiểu văn bản, phải nắm vững và làm chủ được nhiều loại kiến thức, và phải biết phát huy tính chủ động trong suy nghĩ của mình. Trong hạn chế chương trình với dạng đề này, học sinh lại phải nắm được hai dạng chính đã được hạn chế: + Một là loại bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chẳng hạn câu ca từ của Trịnh Công Sơn, câu trả lời của Mác với con gái, câu nói của Gớt về vai trò quan trọng của thực tiễn so với lí thuyết…) + Hai là loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (về căn bệnh vô cảm, bệnh thành tích, về thói quen sinh hoạt hàng ngày, về thái độ thi cử thiếu trung thực…). Cấu trúc của bài nghị luận Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có mở đầu, thân bài và kết luận. Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu. Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở phần một, và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân mình về vấn đề đã nêu, đúng hay sai? Bài học nào được rút ra cho cá nhân người viết? Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây: • Ý 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi. • Ý 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi. • Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người. Một số ví dụ Để giúp các bạn có thể dễ dàng giải quyết các bài làm cụ thể của mình, chúng tôi xin dẫn ra dưới đây 3 ví dụ cụ thể: một đáp án sơ lược, một đáp án chi tiết và một bài viết hoàn chỉnh. Ví dụ 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu (đề thi ĐH, khối C, 2012) Đáp án sơ lược 1. Giải thích ý kiến
  • 7. - Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, thường chỉ đạt được sau một thời kì phấn đấu lâu dài. - Về nội dung, đây là ý kiến chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và chân chính. 2. Bàn luận về ý kiến * Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích - Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu kết quả tốt, mà chỉ cầu được đánh giá tốt. Kẻ nào càng vụ lợi thì lại càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra những thành tích giả. - Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay. * Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu - Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế loại người này thường kiên nhẫn trong mọi công việc để tạo nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ chỉ có những thành quả thực sự mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. - Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. 3. Bài học về nhận thức và hành động - Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. - Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả. Ví dụ 2: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên. Đáp án chi tiết 1. Đặt vấn đề - Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành sự sống. - Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm hồn mình tàn lụi”. 2. Giải thích câu nói của Kusin - “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng
  • 8. niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ được sống một lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo Norma Kusin, có một nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống”. Tại sao lại thế? - “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời. 3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin - Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? – Cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất? - Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là mình. 4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi” Ví dụ 3: “Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin Côn viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi cử”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. (đề thi ĐH, khối C, năm 2009) Bài làm hoàn chỉnh của một học sinh trong kì thi ĐH năm 2009 (bài đạt điểm cao) 1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…” 2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ
  • 9. ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu… Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình… Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta. 3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản
  • 10. thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn. Đây là phần quan trọng nhất của nội dung đề thi, vì riêng dạng câu hỏi này, đã có một nửa tổng số điểm (5 trên 10 điểm của toàn bài). Trong 39 đơn vị bài ở phần nội dung hạn chế, các bài học nằm trong khuôn khổ đề thi này chiếm 30. Đây là phần không quá khó đối với học sinh, vì những bài văn này thường được rèn luyện nhiều nhất trong suốt ba năm phổ thông trung học. Ở bài tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu hướng dẫn chi tiết cách làm một bài văn cụ thể thuộc dạng câu hỏi này. Tuy nhiên, để giúp học sinh nắm được những vấn đề khái quát trước khi đi vào phần cụ thể, chi tiết, chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây những khả năng trong tình huống ra đề, cách nhận biết yêu cầu cụ thể của đề, các nhóm chủ đề trong phần tác phẩm hạn chế thi. Câu nghị luận văn học quan trọng nhất không chỉ vì nó chiếm một nửa tổng số điểm, mà còn vì đây là câu có dung lượng lớn nhất trong đề để thí sinh bộc lộ khả năng viết một bài văn nghị luận văn học của mình. Với câu hỏi này, trước khi làm bài, thí sinh phải dành thời gian phân tích, suy xét thật rõ ràng yêu cầu cụ thể của đề ra là gì? Đề ra yêu cầu phân tích, bình giảng, bình luận, chứng minh hay giải thích? Kinh nghiệm nhiều năm qua của chúng tôi khi tiếp xúc với học sinh cho biết rằng, không ít học sinh đã bỏ quá nhiều thời gian cho khâu này. Theo chúng tôi, không nên quá băn khoăn về các thao tác trên đây, vì suy cho cùng, trước bất cứ một đề văn nào, người viết cũng phải huy động hết các khả năng có thể trong khi làm bài. Một bài văn hay là bài làm có sự nhuần nhuyễn, hài hoà của tất cả các thao tác đó. Về cách nhận dạng đề thi, thông thường, chúng ta sẽ không khó khăn gì với loại câu hỏi đã được xác định rõ ràng trên câu chữ, chẳng hạn: “Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù”, “Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ…”, hay “Tại sao, trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng”của Hà Nội?”, “Bình luận câu nói của Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…”. Trong bốn mẫu đề trên đây, thao tác cần phải lựa chọn đã được xác định rõ trong ba đề (phân tích, bình luận, bình giảng). Chỉ duy nhất một câu, yêu cầu đề hỏi là Tại sao? Ta có thể hiểu ở đó đề thi yêu cầu học sinh sử dụng thao tác giải thích. Trong các dạng đề thi, có thể có trường hợp phức tạp hơn. Chẳng hạn, đề ra yêu cầu nối kết chủ đề của hai hoặc nhiều tác phẩm khác nhau như: “Cùng viết về Tây Bắc, Quang Dũng trong bài Tây Tiến viết…Chế Lan Viên trong bài Tiếng hát con tàu viết…”; “Cảm hứng quê hương đất nước trong hai bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm”, “Vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên qua Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông (của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường)”; “Cảm nhận về hai đoạn thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và Tràng giang của Huy Cận…”; “Nêu cảm nhận về hai đoạn thơ của Nguyễn Bính trong bài Tương tư và Tố Hữu trong bài Việt Bắc”… Với dạng câu hỏi này, thí sinh phải tìm được điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm, phải lựa chọn cách xử lí đề sao cho hợp lí nhất: làm bài theo hướng khái quát chung và so sánh trên từng vấn đề, hay tách riêng phân tích theo từng bài rồi sau đó mới đi đến khái quát để tìm ra đặc điểm chung? Cũng có những dạng đề, do câu chữ được rút gọn tối đa, nên thí sinh khi đặt bút làm bài phải suy xét cẩn thận. Chẳng hạn, gần đây trong các kì thi đại học xuất hiện kiểu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể của thể văn như phân tích, bình giảng, hay chứng minh mà chỉ nêu ngắn gọn: cảm nhận (anh/ chị cảm nhận như thế nào…). Cảm nhận thuộc thể văn nào, giải thích, chứng minh, bình luận hay phân tích? Đây là câu hỏi không dễ trả lời một cách rạch ròi. Trong phần thảo luận đáp án trước khi chấm thi, theo tôi biết, một số Hội đồng chấm thi đã từng tranh cãi gay gắt về dạng câu hỏi này. Có người cho rằng, vì đề chỉ yêu cầu học sinh nêu cảm nhận nên họ có quyền làm bài một cách tự do,
  • 11. không cần phải theo một thể thức, khuôn khổ nào. Lập luận hoàn toàn có lí. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, dù thế nào, để đạt yêu cầu của một bài văn, thí sinh vẫn cứ phải đáp ứng được những nguyên tắc tối thiểu. Nghĩa là vẫn cứ phải làm rõ được các yêu cầu chính của đề thi. Với dạng câu hỏi đó, thực chất bài làm của học sinh là sự tổng hợp của tất cả các phương pháp, chỗ nào cần giải thích thì giải thích, chỗ nào cần phân tích, chứng minh thì phân tích chứng minh. Cũng không nên quá băn khoăn về câu chữ của đề. Với học sinh, yêu cầu trước mắt chỉ là một bài làm tốt. Trong số 39 đơn vị bài học thuộc phần hạn chế ra đề, để dễ dàng và thuận lợi cho việc ôn thi, học sinh cũng cần phải xác định được rõ ràng các nhóm vấn đề, hay các nhóm chủ đề, đó là việc làm cần thiết trước khi bước vào ôn tập. Chúng tôi tạm phân chia các nhóm vấn đề đó như sau: * Nhóm những bài học khái quát tác giả, chúng tôi đã đề cập ở trên, nhưng xin được nhắc lại nhóm những bài kiểm tra kiến thức về giai đoạn, trào lưu văn học, khái quát tác phẩm gồm ba bài: Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, Khái quát văn học Việt Nam từ CMTT 1945 đến 1975 và Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. * Nhóm những bài nghị luận văn học và chính trị xã hội, cũng gồm hai bài: Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh và Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng. * Xét trên phương diện thể loại, trong số các bài hạn chế có 13 tác phẩm thơ, 2 tác phẩm kịch, 13 tác phẩm văn xuôi. Phân loại theo chủ đề các tác phẩm văn học cũng sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong quá trình ôn tập, dù đây không hẳn là yếu tố quan trọng nhất, bởi hướng ra đề thi hiện nay thường chỉ tập trung vào từng tác phẩm hay từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, phân loại tác phẩm theo chủ đề sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ kiến thức trong bài học dễ dàng hơn. Đồng thời trong khi giải quyết những đề thi độc lập, thí sinh cũng có điều kiện so sánh giữa các tác phẩm với nhau cho bài làm thêm phần sâu sắc, phong phú. Điều đó rất cần thiết. Thông thường khi phân loại tác phẩm theo chủ đề, người ta hay dựa trước tiên vào yếu tố thể loại (thơ, văn xuôi, kịch), tiêu chí thời gian (trước hay sau cách mạng 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ) dòng văn học (lãng mạn, hiện thực, tượng trưng…). Tại sao như vậy? Vì các tác phẩm nằm trong các khuôn khổ đó dễ có sự gặp gỡ nhau trong chủ đề, phương thức phản ánh. Căn cứ vào tiêu chí thời gian và thể loại, ta nhận thấy bốn bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận, Tương tư của Nguyễn Bính nổi bật nỗi buồn và nỗi cô đơn. Chi tiết hơn, ta lại thấy Vội vàng là bài thơ bày tỏ quan điểm nhân sinh quan và cái đẹp, Tương tư là bài thơ đi sâu vào sắc thái tình cảm nhớ nhung trong tình yêu, Đây thôn Vĩ Dạ và Tràng giang là loại thơ về thiên nhiên, tình cảm của con người và lòng yêu quê hương, đất nước của các tác giả ở thời điểm trước cách mạng. Trước Cách mạng, phần văn xuôi lãng mạn có hai bài tuy không cùng chủ đề nhưng lại giống nhau ở phương thức thể hiện. Đó là Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù. Cả hai tác giả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những thành viên của nhóm Tự lực Văn đoàn. Tác giả Chữ người tử tù khai thác chủ đề về một thời vang bóng. Ông chọn nhân vật chính là một bậc “tao nhân mặc khách”, một kiểu anh hùng theo quan điểm của nhà lãng mạn Nguyễn Tuân. Huấn Cao, nhân vật chính còn được lấy từ một mẫu nhân vật có thật trong lịch sử. Đó là nhà thơ Cao Bá Quát. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân có sử dụng phương thức cường điệu, phóng đại cho phù hợp với lí tưởng của một nhà lãng mạn, nên có một số chi tiết, yếu tố chân thực không được đặt lên hàng đầu (người đọc có thể có cảm giác không thật ở các chi tiết: tử tù “mắng” quản ngục, coi thường quản ngục, quản ngục sợ tử tù…). Trong khi đó, cũng thuộc dòng văn học lãng mạn, Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại nhiều yếu tố hiện thực hơn. Thạch Lam không khai thác yếu tố hướng ngoại của nhân vật mà chú ý hơn đến những cái bên trong, tâm lí nhân vật. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông nhẹ nhàng, giàu chất thơ, trong khi Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân lại giàu chất tạo hình, có xu hướng hướng ngoại… Nhóm các tác phẩm văn xuôi hiện thực gồm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) trái lại rất khác nhau về phương thức thể hiện. Trong khi Nam Cao, với cả hai tác phẩm của mình đều đào sâu tấn bi kịch của con người thời kì trước cách mạng (một bên Chí Phèo là tấn bi kịch người nông dân, rộng hơn là bi kịch con người nhưng
  • 12. lại không được thừa nhận làm người, còn bên kia, Đời thừa lại là bi kịch về người trí thức tiểu tư sản có khát vọng, có lòng nhân ái nhưng bất lực vì hoàn cảnh xã hội), chủ đề này chi phối văn phong sắc sảo, chua chát, chân thực của Nam Cao, thì Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng lại sử dụng phương thức hoạt kê, cường điệu, phóng đại để miêu tả đám tang cụ Tổ, cuối cùng nhằm phê phán gay gắt bộ mặt giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả của những kẻ thượng lưu thành thị qua gia đình cụ cố Hồng. Khác nhau về phương thức thể hiện, nhưng vì đều thuộc dòng văn chương hiện thực nên cả Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều được đánh giá cao ở giá trị tố cáo xã hội trong tác phẩm của họ. Phần Thơ ca cách mạng giai đoạn 30 – 45 có hai nhà thơ mà chủ đề, nội dung tác phẩm rất giống nhau, đó là Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Cho dù số lượng tác phẩm được chọn trong chương trình của hai nhà thơ này không cân bằng với nhau (Hồ Chí Minh hai bài và phần khái quát tập thơ Nhật kí trong tù, Tố Hữu chỉ có duy nhất một bài trích trong tập thơ Từ ấy), nhưng ở tác phẩm của họ đều toát ra vẻ đẹp của người cộng sản kiên cường bất khuất, khát vọng tự do. Nếu cần so sánh một chút sắc thái khác nhau thì, với Tố Hữu đó là vẻ đẹp của người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến với cách mạng; với Hồ Chí Minh lại là người cộng sản đã vững vàng qua thử thách thời gian. Ba tác phẩm nghị luận Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng, tuy không cùng thời điểm, nhưng nếu đặt cạnh nhau, ta cũng có thể có được sự so sánh. Tác phẩm thứ nhất của Phan Châu Trinh viết từ tận năm 1925 nhưng rất hiện đại, chí ít, nó cũng thể hiện được sự hiện đại qua tư tưởng của người viết. Từ rất sớm, nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã dám dũng cảm nói thẳng, nói thật thói xấu cần phải sớm được khắc phục của người dân Việt, lời văn rất sắc sảo. Đây có thể được coi là một kiểu mẫu cho loại văn nghị luận xã hội. Trong khi đó, hai tác phẩm còn lại của Hoài Thanh và Phạm Văn Đồng lại thuộc văn nghị luận văn học. Hoài Thanh là điển hình cho kiểu phê bình ấn tượng, đậm đà chất nghệ sĩ, chất thơ; Phạm Văn Đồng thì vừa thể hiện được nét sắc sảo của một nhà lãnh đạo cách mạng, lại vừa không kém phần nghệ sĩ. Văn phong của Phạm Văn Đồng trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc là thứ văn chính luận – thi ca. Trong phần hạn chế nội dung, có hai tác phẩm kịch đều là trích đoạn ở hai giai đoạn khác nhau: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng là một vở bi kịch, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ lại là vở chính kịch, hay còn gọi là bi hài kịch. Tiếp xúc với hai tác phẩm này, học sinh cần phải nắm được đặc trưng thể loại (bi kịch và chính kịch) mới hiểu được đúng giá trị thực của chúng. Với bi kịch Vũ Như Tô, khi phân tích, ta phải nhấn mạnh xung đột bi kịch của nhân vật chính Vũ Như Tô, xung đột giữa cái đẹp và cái có ích, giữa thiểu số và số đông, giữa tỉnh táo và nhầm lẫn. Trong khi đó, nếu phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, vai trò của yếu tố lời thoại, ý nghĩa triết lí, nhân sinh, mối quan hệ giữ “xác” và “hồn” trong một con người lại được đặt lên hàng đầu. Xếp ở nhóm những bài thơ từ sau cách mạng tháng Tám, trong vệt thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, phần hạn chế thi gồm ba bài: Tây Tiến, Việt Bắc, và Đất Nước. Bài đầu tiên có chủ đề hình ảnh người lính (TT); bài thứ hai là bản sử thi về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc (Việt Bắc); và bài thứ ba, Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) là sự cảm nhận tư tưởng Đất Nước – Nhân dân hết sức độc đáo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Khi học các tác phẩm này, thí sinh nên chú ý mở rộng tham khảo những bài đọc thêm, như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đồng chí của Chính Hữu, Cá nước của Tố Hữu…để so sánh; vì tất cả các bài thơ này đều nằm trong vệt thơ ca có chủ đề cảm hứng quê hương đất nước hoặc chủ đề người lính trong kháng chiến. Ngoài nội dung chính phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân, các bài thơ này thường nổi bật ở hai chủ đề quen thuộc: tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù quân xâm lược. Đề thi đại học năm 2007 đã từng yêu cầu học sinh phân tích hai đoạn thơ trong hai bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để nêu cảm nhận sự giống và khác nhau về quê hương, đất nước của hai nhà thơ (trong chương trình mới nhất, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cẩm đã được xếp ở dạng bài đọc thêm nên không thuộc đối tượng của đề thi đại học). Chủ đề vẻ đẹp của quê hương đất nước còn được thể
  • 13. hiện qua hai bài tuỳ bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ôn tập hai tác phẩm này, thí sinh cần chú ý đến đặc điểm của thể loại bút kí nói chung và tiểu loại tuỳ bút nói riêng. Về thể loại bút kí, học sinh có thể xem lại bài học trong sách giáo khoa. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý thêm về thể loại tuỳ bút để khi phân tích so sánh các em có tư liệu để viết bài. Là một tiểu loại của bút kí, ngoài việc đặt ở vị trí hàng đầu yếu tố quyết định của sự chân thực, tuỳ bút còn thiên về cảm nhận chủ quan của nhà văn, chất thơ trong tuỳ bút là đặc điểm không thể thiếu. Cả hai nhà văn Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều thể hiện khá rõ những phẩm chất này trong tuỳ bút của hai ông. Ba bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Sóng của Xuân Quỳnh, Đàn ghi ta của Lorca nằm trong vệt thơ ca hiện đại mang những chủ đề khác nhau. Tiếng hát con tàu là bài thơ in đậm dấu ấn về những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Bài thơ hưởng ứng chính sách của Đảng và Chính phủ kêu gọi những chàng trai, cô gái, những người miền xuôi đến với các miền đất lạ của đất nước, khám phá, khai thác tiềm năng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chủ đề lớn nêu trên đây, bài thơ của Chế Lan Viên còn có chủ đề hẹp tình yêu riêng tư (“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng…”). Ngược lại, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lại khai thác chủ đề hẹp tình yêu riêng tư, tình yêu lứa đôi để khái quát thành chủ đề lớn hơn, đó là vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Bài Đàn ghi ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo, xét ở góc độ phương thức thể hiện, là tác phẩm hiện đại nhất trong số ba bài thơ này. Bài thơ thậm chí còn được coi là có ảnh hưởng nhiều của loại thơ tượng trưng Phương Tây có chủ đề rất rộng: thông qua hình ảnh tượng trưng âm thanh tiếng đàn ghi ta của nhà thơ Lorca, Thanh Thảo muốn khái quát thành vẻ đẹp bất tử của tâm hồn, tài năng, tình yêu của người nghệ sĩ xứ sở những chàng hiệp sĩ đấu bò tót Tây Ban Nha. Phần văn xuôi sau cách mạng có số lượng tác phẩm nhiều hơn và chủ đề cũng đa dạng hơn. Đó cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của văn xuôi hiện đại mà học sinh phải nhớ. Khi học phần này, học sinh cũng có thể nhóm các tác phẩm thành từng nhóm chủ đề riêng cho dễ nhớ và dễ hiểu. Hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt có chung chủ đề về thân phận con người. Cả hai đều tập trung làm nổi bật số phận của những người nông dân (Vợ chồng A Phủ là người nông dân miền núi; Vợ nhặt là người nông dân miền xuôi). Tính nhân đạo trong cả hai tác phẩm cũng được bộc lộ một cách rõ ràng. Nếu chỉ nói riêng về hình tượng người phụ nữ trong văn học thì đây cũng là hai tác phẩm đề cập chủ đề này. Mị trong Vợ chồng A Phủ, bà cụ Tứ và chị vợ nhặt trong Vợ nhặt đều gợi ở người đọc sự cảm thương đối với con người, nhất là người phụ nữ. Đề thi đại học năm 2009, còn yêu cầu học sinh so sánh “vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (chị vợ nhặt và vợ người hàng chài). Vợ chồng A Phủ nếu đặt trong sự so sánh với tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sẽ còn tạo thêm một cặp đôi tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi. Một bên, Rừng xà nu là một tác phẩm sử thi, vì nó phản ánh một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam thời kì tiền đồng khởi; còn bên kia, Vợ chồng A Phủ lại là bức “khắc hoạ chân thực những nét riêng về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2). Hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) nếu đặt trong tương quan với nhau, thuộc các tác phẩm văn xuôi cách mạng miền Nam đã xây dựng thành công hình tượng người cách mạng trong những ngày đầu chống Mĩ. Với Rừng xà nu lại là hình tượng người cách mạng Tây Nguyên; Những đứa con trong gia đình lại là hình tượng người cách mạng Nam Bộ. Trong số các tác phẩm văn xuôi mới được đưa vào chương trình có hai truyện ngắn rất đặc biệt của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu: Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa. Đây là hai trong số những tác phẩm tiêu biểu của thời kì văn học đổi mới, mà cả hai tác giả có tác phẩm được lựa chọn đều là những cái tên rất sáng giá. Cả hai nhà văn trong hai tác phẩm mới này đều bộc lộ cái nhìn tinh tế trước những biến đổi tinh vi của cuộc sống. Truyện của họ không còn đơn giản, không chỉ nhìn hiện thực từ một chiều, không tô hồng hiện thực. Đặc biệt, cả hai đều khai thác thế mạnh của thể loại truyện ngắn, trong đó, tình huống truyện được đặc biệt chú ý. Với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, đó là tình huống “nhận thức”: hoạ sĩ Phùng bất ngờ phát hiện ra sự nghịch lí của vẻ đẹp bề ngoài và hiện thực bên trong của một cặp vợ chồng người thuyền chài trên
  • 14. chiếc thuyền đánh cá vào buổi sáng mai; với Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, đó là vẻ đẹp của một người Hà Nội được đặt trong cuộc sống hết đỗi bình dị hàng ngày. Tình huống mà Nguyễn Khải muốn đặt ra trong truyện ngắn này là, trong cái bình thường, người ta nhìn thấy cái vĩ đại. Đó là triết lí của Nguyễn Khải. Bà Hiền trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thực sự là một nhân vật bình thường. Trong khi đó, với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại muốn đưa ra triết lí: đừng bao giờ nhìn và đánh giá cuộc sống chỉ qua cái bề ngoài. Cái bề ngoài rất dễ đánh lừa người khác. Tóm lại, chúng tôi cho rằng, những bài học được lựa chọn trong chương trình thi tuyển sinh cao đẳng, đại học tuy có rất nhiều cái mới, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ thi nhiều năm nay của Bộ GD&ĐT. Bất cứ kì thi nào cũng đòi hỏi ở học sinh sự chủ động và tinh thần sáng tạo. Nếu nắm vững các kiến thức được học trong trường và có tinh thần sáng tạo, các em hãy tin cánh cổng trường đại học sẽ trong tầm tay của tất cả chúng ta.