SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
GIẢI PHÁP HỢP LÝ KHI CHUYỂN TRỤC LÊN CAO
       TRONG THI CÔNG CÁC TÒA NHÀ CÓ CHIỀU CAO LỚN
KS. LÊ VĂN HÙNG
Viện KHCN Xây dựng

1. Tình hình xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở Việt Nam
   Trong những năm gần đây, các dự án xây dựng tòa nhà có chiều cao lớn (TNCCCL) được triển
khai rộng rãi tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước. Tại các
thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể kể ra nhiều các công trình cao tầng như: Trung
tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Thuận Kiều Plaza (33 tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng)… toà nhà
M3-M4 Nguyễn Chí Thanh (25 tầng), Trung Hoà - Nhân Chính (34 tầng), toà nhà VietcomBank 194
Trần Quang Khải (22 tầng), các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Mỹ Đình… với các toà nhà có
chiều cao từ 9 đến 21 tầng và còn có các dự án khác đang triển khai xây dựng như KaengNam (70
tầng) đường Phạm Hùng, Lankmark phố Đào Tấn (65 tầng).
   Trên thế giới đã có các công trình có chiều cao lên tới 400-500m trong khi đó ở Việt Nam, chiều cao
của các công trình mới chỉ khoảng 120m tương đương với tòa nhà 40 tầng. Điều đó nói lên rằng việc xây
dựng các TNCCCL ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần
nghiên cứu, trong đó có các vấn đề về đảm bảo độ thẳng đứng và bố trí chính xác các hạng mục của toà
nhà khi thi công lên cao.




                     Hình1. Sử dụng thiết bị thu GPS để chuyển trục công
                                              trình
2. Lựa chọn giải pháp truyền trục
    Truyền toạ độ và độ cao là công việc phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng
phần thân các toà nhà cao tầng. Để đảm bảo độ thẳng đứng của toà nhà trên suốt chiều cao, trục công
trình tại tất cả các tầng xây dựng đều phải được định vị sao cho cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng
đứng đi qua các trục tương ứng trên mặt bằng gốc. Nghĩa là các điểm toạ độ của lưới bố trí cơ sở đã
lập trên mặt bằng gốc sẽ được chuyển lên mặt sàn thi công xây dựng của các tầng theo một đường
thẳng đứng. Để đảm bảo điều kiện này cần thiết phải truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên tất cả các
tầng còn lại của toà nhà. Quá trình truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng xây dựng là một
dạng công việc rất quan trọng khi xây dựng TNCCCL.
2.1. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ
    Thực chất của việc truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ là phương pháp
sử dụng mặt phẳng đứng của máy kinh vĩ. Đây là phương pháp chiếu điểm bằng tia ngắm nghiêng, có
thể thực hiện ở những nơi điều kiện xây dựng rộng rãi, công trình xây dựng có số tầng ít hơn 4.
Phương pháp này không phù hợp cho những nhà có số tầng cao hơn và những nhà xây chen mặt bằng
xung quanh chật hẹp.
2. 2. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy toàn đạc điện tử (TĐĐT)
2.2.1. Nội dung phương pháp
    Đối với công trình nhà cao tầng xây dựng trên mặt bằng tương đối rộng rãi và chiều cao công trình
không vượt quá 10 tầng, có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để chuyển vị trí các điểm lưới cơ sở lên
mặt sàn. Thực chất là chuyển tọa độ từ điểm đã đánh dấu ở mặt bằng gốc lên sàn thi công. Các máy
toàn đạc điện tử sử dụng để chuyển điểm lên cao phải có sai số đo cạnh <  5mm, sai số đo góc < 
5". Để thực hiện phương pháp này cần đảm bảo điều kiện thông hướng giữa các điểm trên mặt đất và
các điểm trên từng sàn công trình, đồng thời phải đảm bảo góc nghiêng ống kính không quá lớn (<
45O). Khoảng cách từ máy đến điểm trên sàn của công trình được chọn phải nhỏ hơn 300 m và phải
lớn hơn hoặc bằng chiều cao công trình. Có thể sử dụng nóc nhà mái bằng của các công trình thấp
tầng lân cận để bố trí điểm gửi thay cho các điểm bố trí trên mặt đất. Tuy nhiên, khi chọn các điểm
gửi cần lưu ý tới sự mất ổn định có thể xẩy ra trong quá trình toà nhà được xây cao và ảnh hưởng do
quá trình thi công. Các điểm này được chôn sâu, gia cố cẩn thận và chắc chắn, tâm mốc được cố định
bằng dấu chữ thập hoặc lỗ khoan nhỏ trên tấm thép ở đầu bê tông, bên cạnh có ghi rõ tên mốc.

                                            G4                    G3
                                                 Ao     Bo

                                       G1                    G2




                                            G4                    G3
                                                 Ao   Bo
                                                                       Trôc c«ng tr×nh
                                       G1                    G2




                             Hình 2. Truyền toạ độ lên mặt bằng xây dựng

2.2.2. Độ chính xác của phương pháp
    Để khảo sát độ chính xác của phương pháp chuyển điểm này chúng tôi sử dụng phương pháp ước
tính độ chính xác chặt chẽ cho trường hợp khoảng cách giữa 2 điểm khống chế trên mặt đất là 100m.
Khoảng cách từ điểm G1 đến 2 điểm đặt máy là 70m đến 200m và được các kết quả như trong bảng
sau:

                    Bảng 1. Kết quả đánh giá độ chính xác điểm C (giao hội góc - cạnh)
            Sai số trung       Sai số trung phương đo              Sai số vị trí điểm (m)
           phương đo góc             cạnh (mm)                mX             mY             mP
                15"                           6
                                    3  3.10 D             0.0026         0.0031         0.0040
                 20"                   3  3.10 6 D                       0.0027       0.0034   0.0043
                 25"                   3  3.10 6 D                       0.0027       0.0036   0.0045
                 30"                   3  3.10 6 D                       0.0027       0.0037   0.0046
                 60"                   3  3.10 6 D                       0.0028       0.0040   0.0048

    Số liệu ước tính trên đây cho thấy sai số xác định vị trí điểm C có thể đạt được giá trị < ±5 mm
ngay cả trong trường hợp sai số góc ngang khoảng 30" hoặc hơn một chút. Do có đo thêm 2 cạnh nên
ảnh hưởng của sai số đo góc ngang đến độ chính xác xác định tọa độ điểm giao hội là trong giới hạn
cho phép.
    Các số liệu trên đây cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng chương trình giao hội góc cạnh để truyền
toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng cao với sai số dưới ±5 mm.
2.2.3. Sử dụng máy TĐĐT và kính ngắm vuông góc để chuyền theo đồ hình giao hội
    Phương pháp truyền tọa độ bằng máy TĐĐT cần có không gian tương đối rộng, do đó nhiều khi
không phù hợp với các nhà xây chen tại các thành phố. Mặt khác, phương pháp này cũng chưa đạt
được độ chính xác mong muốn vì phải thực hiện đo góc trong trường hợp góc đứng rất lớn, do vậy độ
chính xác đo góc sẽ giảm đáng kể do ảnh hưởng sai số sinh ra bởi trục ngang của máy không vuông
góc với trục đứng. Để khắc phục nhược điểm này người ta lắp thêm hệ thống kính vuông góc để
chiếu. Máy được đặt tại các điểm lưới bên trong của mặt bằng cơ sở được lắp ráp như máy chiếu
thông thường.
    Sau khi chiếu cần kiểm tra góc vuông và cạnh trước khi làm các công việc bố trí tiếp theo.
    Sai số của phương pháp này:

               m ChiÕu  m 2.tA  m 2  m 2 .sè  m 2 .diÓm  m 2.dÊu
                           d        C     h         ng          d
                                                                                                      (2.1)
Với: mChiếu - sai số chiếu điểm;
    md.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm);
mC - sai số cân máy chính là sai số đưa ống kính vào vị trí thẳng đứng (Z=0000'00");

          m C=     0,2.".H m                    (2.2)
                       "
    mh.số- sai số hiện số phụ thuộc vào độ chính xác của máy.
                                       t Hm
    mng.điểm - sai số ngắm điểm =                        (2.3)
                                       V "
                                       nnnnn
   md.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm).
   V - độ phóng đại của máy;
    t, " - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài;
    Hm - độ cao từ máy đến điểm chiếu.
    Kết quả sử dụng ống ngắm vuông góc và máy toàn đạc điện tử Nikon DTM350 để chiếu điểm từ
mặt bằng cơ sở lên các tầng trên tại khu ĐTM Trung Hoà Nhân Chính cho thấy thiết bị này có độ
chính xác khá cao khi so sánh với kết quả chiếu điểm bằng kính ngắm vuông góc cùng máy TĐĐT và
truyền tọa độ bằng công nghệ GPS với độ chênh lệch chỉ là ±4mm.
2.3. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy chiếu đứng
2.3.1. Quy trình
    Hiện nay có hai loại máy chiếu đứng đang được sử dụng trong các công tác Trắc địa công trình: đó
là loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia laze và loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia ngắm
quang học. Trong hai loại máy này thì loại máy chiếu đứng bằng quang học có độ chính xác cao hơn
và thường được áp dụng vào công việc chiếu chuyển các tâm tọa độ lên các tầng có độ cao lớn với độ
chính xác cao, cả hai loại máy trên đèu có thể chiếu các công trình có chiều cao dưới 100m, còn khi
công trình có độ cao lớn hơn thì phải phân đoạn ra để chiếu.
2.3.2. Độ chính xác của phương pháp
    Sai số của phương pháp này được tính theo:

            m ChiÕu  m 2.tA  m 2  m 2 .sè  m 2 .diÓm  m 2.dÊu  m 2
                        d        C     doc       ng          d         ngcanh
                                                                                             (2.4)
Với: mchiếu - sai số chiếu điểm;
    md.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm);
    mC - sai số cân máy thẳng đứng;
    mng.điểm - sai số ngắm điểm;
    md.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm);
    mđọc.số - sai số đọc số xác định bằng thực nghiệm;
   mng.cảnh - sai số do ngoại cảnh như ảnh hưởng chiết quang, dao động hình ảnh, độ sáng không tốt...
   Theo báo cáo khoa học của TS. Nguyễn Quang Tác [6], Trường Đại học kiến trúc ngày 25 tháng
11 năm 2003 tại Viện KHCN Xây dựng thì sai số đọc số phụ thuộc vào chiều cao cần chiếu:
   mđ.số = (0.05 + 0.0061H m )                    (2.5)
   Sai số do ảnh hưởng ngoại cảnh:

                 m ng.c ¶ nh  (0.0141H m ) 2  (m 2  m 2 .diÓm  m 2.sè )
                                                   C     ng          d
                                                                                           (2.6)
   V - độ phóng đại của máy;
   t, " - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài;
   Hm - độ cao từ máy đến điểm chiếu;
                        m        3. n
                         C . phÐp
    Sai số cho phép:                    (mm) với n là số tầng.
    Từ các công thức trên cho thấy: khi chiếu điểm lên càng cao thì sai số chiếu điểm càng lớn.
2.4. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng công nghệ GPS
2.4.1. Giới thiệu chung
    Khi xây dựng nhà cao tầng, số tầng càng cao thì việc chuyển các điểm khống chế cơ sở bên trong
lên các mặt sàn tầng xây dựng bằng cách sử dụng máy kinh vỹ và máy toàn đạc điện tử không còn
phù hợp nữa. Công nghệ chiếu bằng máy chiếu đứng có độ chính xác cao nhưng có nhược điểm là
phải để lại các lỗ hổng thủng trên sàn theo phương thẳng đứng, ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng. Hơn
nữa khi chiếu cần phải có nhiều người trông coi vị trí lỗ thủng, đề phòng các vật rơi xuống gây tai nạn
cho người và máy chiếu. Số tầng càng cao thì phải phân thành nhiều đoạn chiếu nên mất khá nhiều
thời gian và phức tạp về thao tác cho người vận hành, đồng thời các điểm ở càng cao sẽ mắc phải sai
số tích lũy càng lớn.
    Cho đến nay công nghệ GPS được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trắc địa với các máy móc
và phương tiện xử lý rất hiện đại, thường xuyên được cập nhật các công nghệ và thiết bị mới.
    Qua quá trình đo đạc và thử nghiệm chỉ sử dụng công nghệ GPS ra đời trước năm 1998 với các
cạnh ngắn dưới 1km và thời gian đo ngắn, chỉ bằng GPS 1 tần số, kết quả sau xử lý là ổn định và có
độ chính xác cao. Ngay trong trường hợp chỉ sử dụng lịch vệ tinh quảng bá chưa cải chính thời gian
thực (RTK) chiều dài cạnh cũng chỉ sai số ±5mm.
2.4.2. Lựa chọn đồ hình lưới
    Khi chuyển trục lên cao cần lập lưới GPS cạnh ngắn với chiều dài <500m. Mạng lưới gồm 2 đến 3
điểm cố định và từ 2 đến 3 điểm thuộc trục công trình. Các điểm cố định nằm trên mặt đất thường là
các điểm lưới khống chế bên ngoài và được định tâm bắt buộc. Các điểm trục được đánh dấu bằng
cách sử dụng máy kinh vĩ hoặc máy chiếu lên biên của tầng cần đo GPS. Sau đó dùng phương pháp
căng dây hoặc bật mực để xác định hướng của trục cần đặt máy GPS. Tiếp theo là dùng thước thép để
xác định vị trí đặt máy thu GPS, vị trí này sẽ được xác định gần với vị trí điểm lưới bố trí bên trong
cần chuyển lên mặt bằng thi công theo hướng thẳng đứng. Đánh dấu vị trí này lại bằng cách khoan và
đóng đinh (có khắc chữ thập ở giữa) trực tiếp xuống sàn bê tông. Dùng sơn đỏ khoanh tròn quanh vị
trí đánh dấu để dễ tìm kiếm khi tiến hành đo GPS. Các điểm đặt máy được chọn tuỳ theo vị trí điểm
cố định, dựa vào một trong các dạng đồ hình sau:




                             Hình 3. Các dạng đồ hình đo bằng công nghệ GPS

2.4.3. Đo và tính toán lưới GPS
Trước khi đo cần thực hiện một số công việc sau:
    - Kiểm nghiệm máy;
    - Lập chương trình đo;
    - Chọn thời điểm đo theo các tiêu chí:
        + Đồ hình vệ tinh phân bố đều cân xứng dưới dạng các đa giác đều;
        + Số vệ tinh tại thời điểm đo là nhiều nhất, tốt nhất là lớn hơn 6 vệ tinh;
        + Các vệ tinh phải có góc ngưỡng lớn hơn 150 để loại trừ sai số do khúc xạ;
        + Các chuẩn hạng PDOP (sai số vị trí điểm) phải nhỏ hơn 4;
        + Nên chọn nhiều hơn 4 thời điểm đo trong ngày để có cơ sở lựa chọn.
    - Tiến hành đo:
Sau khi định tâm chính xác và cân bằng máy, đo chiều cao ăng ten, nhiệt độ và áp suất tại thời
điểm đo. Các số liệu này được nạp ngay vào máy đồng thời phải ghi chép lại để phục vụ quá trình xử
lý sau khi đo. Đến thời điểm đã chọn trong quá trình lập lịch tất cả các máy đều bật chế độ ghi số liệu.
Đến giữa ca đo cần đo lại nhiệt độ, áp suất đồng thời ghi chép vào sổ để phục vụ cho quá trình xử lý
sau khi đo.
    - Xử lý sau khi đo. Sau khi đo xong cần phải làm các công việc sau:
        +Trút số liệu xuống máy tính.
        + Tính cạnh (Baseline) bao gồm các việc vào lại độ cao ăng ten và nhiệt độ áp suất. Có thể xử
        lý tự động hoặc bán tự động để can thiệp cắt bỏ vệ tinh có tín hiệu kém, cắt bỏ bớt thời gian
        hoặc tăng góc ngưỡng.
         + Kiểm tra chất lượng cạnh và lưới thông qua chỉ tiêu RDOP và RMS, Ratio >3. Trường hợp
        các chỉ tiêu không đạt thì phải tính lại hoặc đo lại. Các lời giải sau xử lý cạnh (Baseline) chỉ
        lấy nghiệm có lời giải FIX.
         + Bình sai lưới GPS đồng thời tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ của công trình hiện tại.
    - In ấn kết quả sau tính toán xử lý.
2.4.4. Hoàn nguyên điểm
    Sau khi đã đưa được 2 điểm lên mặt sàn xây dựng bằng công nghệ GPS. Từ 2 điểm này chúng ta
phải tiến hành chuyển các điểm của lưới bố trí bên trong công trình lên mặt sàn xây dựng. Quá trình
thực hiện trải qua các bước như sau:
    + Hoàn nguyên vị trí điểm trục thực chất là dựa vào điểm GPS đo được trên sàn (gần với điểm
trục theo phương thẳng đứng) để xác định chính xác vị trí điểm trục và đánh dấu nó trên mặt bằng sàn
thi công. Công việc này gần giống như trong hoàn nguyên các điểm trong lưới ô vuông xây dựng.
    Gọi XGPS,YGPS là tọa độ đo bằng GPS, XT,YT là tọa độ các điểm trục của công trình đã được thiết
kế và xây dựng tại mặt bằng tầng cơ sở gần với điểm XGPS,YGPS theo phương thẳng đứng. Từ giá trị
này ta có độ lệch về toạ độ, phương vị và khoảng cách như sau:

                  X  X T  X GPS                                Y
                                                ;  hng  arctg      ; d hng  X 2  Y 2       (2.7)
                  Y  YT  YGPS                                  X

    Với: αhng - góc phương vị hoàn nguyên;
    dhng - khoảng cách hoàn nguyên.
    Thực hiện hoàn nguyên với khoảng cách dhng lớn hơn 0.3m có thể dùng máy kinh vỹ và thước
thép. Bằng cách đặt máy kinh vỹ tại 1 điểm GPS cần hoàn nguyên, dọi tâm cân bằng máy ngắm về
điểm GPS thứ 2 lấy hướng ban đầu là 0O00'00" tính góc hoàn nguyên(β).
    β = αhng – α0 ( với α0 là phương vị từ điểm GPS cần hoàn nguyên tới điểm định hướng).
    Mở một góc bằng β theo chiều thuận kim đồng hồ nếu β>0 và ngược lại nếu β <0. Trên hướng này
dùng thước thép đo một đoạn bằng dhng ta xác định được điểm trục cần chuyển. Kiểm tra bằng cách
hoàn nguyên lại lần thứ hai, đánh dấu cẩn thận và cố định điểm vừa hoàn nguyên xuống sàn bê tông.
    Trường hợp khoảng cách dhng <0.3m có thể hoàn nguyên bằng đo độ và thước thẳng.
2.4.5. Độ chính xác của phương pháp
   Sai số của phương pháp này:                  m TH  m 2  m 2  m GPS
                                                         hng   botri
                                                                     2
                                                                                         (2.8)
   Với: mTH - sai số của điểm sau khi được chuyển lên mặt sàn thi công;
   mhng - sai số do hoàn nguyên các điểm GPS về vị trí trục;
                               2
                  2
                              m hng      2
       mhng  m   d hng                d hng            (2.9)
                                "2
   mbotri - sai số do quá trình bố trí bằng máy kinh vỹ và thước thép;
                              m2
                               
       m botri  m 2 
                   d               2
                                       d2              (2.10)
                              "
   mGPS - sai số chuyển các điểm lên sàn thi công bằng máy GPS;
   mdng - sai số đo khoảng cách khi hoàn nguyên;
   md - sai số đo khoảng cách khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công;
   mαng - sai số đo góc khi hoàn nguyên;
   mβ - sai số đo góc khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công;
’’ - hệ số quy đổi sang đơn vị radian = 206265
   mC . phÐp  3. n (mm) với n là số tầng. (2.11)
   Từ các công thức trên cho thấy: nếu ta thực hiện việc chuyển trục bằng công nghệ GPS sau đó
hoàn nguyên điểm bằng máy kinh vỹ và thước thép hay bằng thước đo độ thì rất phức tạp và có nhiều
nguồn sai số. Do đó nếu kết hợp với máy TĐĐT thì công việc trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều và lúc
này sai số tổng hợp là:
       m TH  m 2  m 2
                botri GPS                       (2.12)
3. Kết quả thực nghiệm
    Tại công trình: toà nhà 34 tầng, khu đô thị Trung Hoà -Nhân Chính sử dụng máy TĐĐT TCR303
chuyển vị trí 2 điểm trục M1, M2 từ mặt bằng gốc lên các tầng. Sau khi chuyển trục xong, sử dụng
máy thu GPS đặt trùng lên vị trí các điểm trục trên các sàn và xác định lại tọa độ các điểm đó. Công
tác này được thực hiện sau khi công trình đổ xong các sàn 14, 20, 27. Sơ đồ lưới chuyển trục thể hiện ở
hình 4. Lưới được đo bằng 04 máy thu Trimble 4600LS với thời gian đo 60’, số liệu đo được xử lý bằng
phần mềm GPSurvey 2.35. FIX điểm GPS02 là toạ độ khởi tính, phép chiếu Gauss-Kruger, trong hệ toạ
độ HN72, kinh tuyến trung ương 105045’ đi qua công trình.
                                         Bảng 3.1. Toạ độ điểm khởi tính
                       Tên điểm           X(m)            Y(m)                 H(m)
                        GPS02          2323716.000     504980.000              7.000

   Độ cao các điểm được xác định theo phương pháp đo cao GPS, với độ cao Geoid nội suy từ mô
hình EGM-96. Kết quả bình sai lưới GPS đo kiểm tra tại các tầng 14, 20, 27 thể hiện tại bảng 3.2, 3.3
và 3.4.
                                                                             M2

                                                                                       M1




                        GPS02


                                      GPS01




                    Hình 4. Sơ đồ lưới chuyển trục công trình toà nhà 34 tầng bằng công nghệ GPS

                            Bảng 3.2. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 14
                                                 Tọa độ và độ cao sau bình sai
             STT       Tên điểm
                                           X(m)               Y(m)                H(m)
               1         M1            2324038.768         505525.363            60.050
               2         M2            2324071.634         505493.901            60.046
               3        GPS01          2323635.110         505041.837             6.801
               4        GPS02          2323716.000         504980.000             7.000

                            Bảng 3.3. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 20
                                                 Tọa độ và độ cao sau bình sai
             STT       Tên điểm
                                           X(m)               Y(m)                H(m)
               1         M1            2324038.770         505525.363            76.542
               2         M2            2324071.630         505493.898            76.538
               3        GPS01          2323635.109         505041.834             6.790
               4        GPS02          2323716.000         504980.000             7.000
Bảng 3.4. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 27
                                                  Tọa độ và độ cao sau bình sai
              STT       Tên điểm
                                            X(m)               Y(m)                H(m)
                1         M1            2324038.768         505525.368            96.342
                2         M2            2324071.629         505493.908            96.322
                3        GPS01          2323635.107         505041.840             6.785
                4        GPS02          2323716.000         504980.000             7.000

   Nếu ta coi tầng 14 là tầng gốc thì sai số vị trí điểm trục của tầng 20 và 27 sẽ được tính theo công
thức:
                                 =      x2 + Y2                                            (3.1)
Trong đó:
   x = Xi – X0;
   Y = Yi – Y0;                                                                           (3.2)
   X0, Y0 : toạ độ điểm trục trên mặt bằng gốc;
   Xi, Yi : toạ độ điểm trục trên mặt được chuyển;
Dựa vào công thức 3.1 và 3.2 ta lập được bảng 3.5.
                                 Bảng 3.5. Sai lệnh điểm trục so với mặt bằng gốc
                                                           Độ lệch  (mm)
                       STT       Tên điểm
                                                     Tầng 20              Tầng 27
                        1          M1                  0.002               0.005
                        2          M2                  0.005               0.008

    Từ bảng trên ta nhận thấy khi chuyển trục từ tầng 14 lên tầng 20 với H>16m, độ lệch điểm trục
lớn nhất không quá 5mm, từ tầng 14 lên tầng 27 với H>36m độ lệch điểm trục lớn nhất cũng không
vượt quá ≤8mm. Kết quả này hoàn toàn thoả mãn yêu cầu chiếu điểm theo chiều cao công trình, đảm
bảo sai số không vượt quá 3H/10.000, trong đó: H là chiều cao công trình.
4. Kết luận
    Dựa vào ưu, nhược điểm, độ chính xác của từng phương pháp và kết quả thực nghiệm cho thấy:
    - Khi sử dụng công nghệ GPS không cần thông hướng giữa các điểm đo với nhau, thuận tiện cho
việc đo đạc, phục vụ thi công nhà cao tầng (điều kiện đo đạc chật hẹp và bị che khuất tầm nhìn bởi
chiều cao của chính toà nhà đang xây và các công trình lân cận);
    - Công nghệ GPS với việc đo cạnh ngắn và liên kết trong một mạng lưới chặt chẽ, cùng với các
công nghệ GPS tiên tiến nhất hiện nay chắc chắn sẽ đảm bảo được độ chính xác tương hỗ cao hơn
±5mm thoả mãn được một số yêu cầu độ chính xác chuyển trục lên cao;
    - Khi khảo sát hiện trường công trình, tuỳ thuộc khả năng che chắn của các địa vật ở góc nghiêng
bao nhiêu, các tác nhân có thể gây nhiễu như các trạm phát sóng mà chọn ra thời điểm đo tốt nhất,
phù hợp với thời gian tiến độ yêu cầu của đơn vị thi công;
    - Sử dụng ít nhất là 3 máy, tốt nhất là sử dụng từ 4 máy trở lên để mỗi ca đo ta có thể xác định được 1
trục. Đặt 2 máy tại 2 điểm cố định trên mặt đất, tốt nhất là định tâm bắt buộc với 2 máy này. Hai máy còn
lại đặt tại 2 điểm bất kỳ trên mặt sàn thi công.
    - Sử dụng công nghệ GPS để chuyển trục lên mặt sàn sau đó kết hợp với máy TĐĐT để bố trí các
trục và các hạng mục công trình mà không cần phải hoàn nguyên điểm.
    - Khi kết hợp máy TĐĐT và GPS thì có thể đặt máy GPS tại bất cứ điểm nào trên mặt sàn miễn là
hai điểm GPS nằm ở hai phía của công trình và thông hướng với nhau.
    - Sau khi bố trí các điểm trục xong cần tiến hành kiểm tra lại hướng gửi để đảm bảo vị trí sau khi
chuyển điểm lên không bị xoay.
   TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHẠM HOÀNG LÂN. Công nghệ GPS. Bài giảng cao học trắc địa. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội,
   1997.
2. ĐẶNG NAM CHINH (biên soạn). Bài giảng ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, 2002.
3. TCXDVN 309:2004. Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung.
4. TCXDVN 364:2006. Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.
5. HOÀNG NGỌC HÀ. Bình sai tính toán lưới trắc địa và GPS. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
6. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KH cán bộ trẻ, Viện KHCN Xây dựng, Nghĩa Tân - Cầu giấy - Hà Nội, 2003.
7. Trimnet Plus - Survey Network Software User's Manual. Trimble Navigation, 1997.
8. Alfred Leick. GPS Satellite Surveying- Orono-Maine, 1995.
Le van hung 3.2008

More Related Content

What's hot

Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepKhương Vũ Hoàng
 
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNC
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNCHuong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNC
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNCTrung tâm Advance Cad
 
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500nghiadoi.com
 
Trường đại học giao thông vận tải cơ
Trường đại học giao thông vận tải cơTrường đại học giao thông vận tải cơ
Trường đại học giao thông vận tải cơNguyễn Bằng
 
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2Ứng Dụng Máy Tính
 
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcGiáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcHi House
 
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)Trung tâm Advance Cad
 
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạng
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạngNghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạng
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạngQuang Thanh
 
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHN
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHNLÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHN
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHNThuan Nguyen
 
Chuong 1 new
Chuong 1 newChuong 1 new
Chuong 1 newhieucr7
 
Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Cơ sở công nghệ chế tạo máy Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Cơ sở công nghệ chế tạo máy canhbao
 
Autocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình AutocadAutocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình AutocadHuytraining
 

What's hot (18)

Gia cong phay tren catia
Gia cong phay tren catiaGia cong phay tren catia
Gia cong phay tren catia
 
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
 
Lập trình phay cnc
Lập trình phay cncLập trình phay cnc
Lập trình phay cnc
 
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNC
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNCHuong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNC
Huong dan su dung he dieu hanh HEIDENHAIN TNC
 
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500
Hướng dẫn sử dụng sokkia set 500
 
Trường đại học giao thông vận tải cơ
Trường đại học giao thông vận tải cơTrường đại học giao thông vận tải cơ
Trường đại học giao thông vận tải cơ
 
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2
Giao trinh lap trinh tien CNC mazak Mazatrol T2
 
Inventor 2008 Pro
Inventor 2008 ProInventor 2008 Pro
Inventor 2008 Pro
 
Thuc hanh tien
Thuc hanh tienThuc hanh tien
Thuc hanh tien
 
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcGiáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
 
Giao trinh tien Mastercam co ban
Giao trinh tien Mastercam co banGiao trinh tien Mastercam co ban
Giao trinh tien Mastercam co ban
 
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)
Hướng dẫn sử dụng máy Phay Heidenhain đời mới_Manualplus (demo)
 
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạng
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạngNghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạng
Nghiên cứu hệ số điều chỉnh biên dạng
 
Giáo trình CNC Mazak
Giáo trình CNC MazakGiáo trình CNC Mazak
Giáo trình CNC Mazak
 
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHN
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHNLÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHN
LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH CNC VÀ BÀI TOÁN MOAY-Ơ XE GẮN MÁY - BAN CNC ĐH BKHN
 
Chuong 1 new
Chuong 1 newChuong 1 new
Chuong 1 new
 
Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Cơ sở công nghệ chế tạo máy Cơ sở công nghệ chế tạo máy
Cơ sở công nghệ chế tạo máy
 
Autocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình AutocadAutocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình Autocad
 

Similar to Le van hung 3.2008

13. le ngoc_giang
13. le ngoc_giang13. le ngoc_giang
13. le ngoc_giangroberdlee
 
Ch¦+ng ix
Ch¦+ng ixCh¦+ng ix
Ch¦+ng ixTtx Love
 
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood Cam
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood CamSử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood Cam
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood CamTrung tâm Advance Cad
 
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công TrìnhBáo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công TrìnhDUY HO
 
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdf
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdfMáy Thủy Bình có lợi ích gì.pdf
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdfHai Nguyen
 
E420 brochure vn
E420 brochure vnE420 brochure vn
E420 brochure vnTai Nguyen
 
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptx
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptxBáo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptx
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptxLongV579832
 
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slope
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slopeThuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slope
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slopeplamxd
 
Dung sai kỹ thuật đo lường
Dung sai   kỹ thuật đo lườngDung sai   kỹ thuật đo lường
Dung sai kỹ thuật đo lườngDuy Vọng
 
Báo cáo-thực-tập-năm-2017
Báo cáo-thực-tập-năm-2017Báo cáo-thực-tập-năm-2017
Báo cáo-thực-tập-năm-2017vongoccuong
 
Dutoan giaxaydung 2007
Dutoan giaxaydung 2007Dutoan giaxaydung 2007
Dutoan giaxaydung 2007qc2015
 
Ch¦+ng vii
Ch¦+ng viiCh¦+ng vii
Ch¦+ng viiTtx Love
 
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến GiàuĐồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến GiàuMadyson Christiansen
 
New microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationNew microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationNguyễn Hiệu
 
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)Nguyễn Hùng
 

Similar to Le van hung 3.2008 (20)

13. le ngoc_giang
13. le ngoc_giang13. le ngoc_giang
13. le ngoc_giang
 
Cách đo máy kinh vĩ
Cách đo máy kinh vĩCách đo máy kinh vĩ
Cách đo máy kinh vĩ
 
Ch¦+ng ix
Ch¦+ng ixCh¦+ng ix
Ch¦+ng ix
 
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood Cam
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood CamSử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood Cam
Sử dụng modul gia công gỗ TopsolidWood Cam
 
Dung sai lap_ghep
Dung sai lap_ghepDung sai lap_ghep
Dung sai lap_ghep
 
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công TrìnhBáo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
Báo Cáo: Thí Nghiệm Công Trình
 
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdf
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdfMáy Thủy Bình có lợi ích gì.pdf
Máy Thủy Bình có lợi ích gì.pdf
 
E420 brochure vn
E420 brochure vnE420 brochure vn
E420 brochure vn
 
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptx
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptxBáo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptx
Báo cáo Kỹ thuật chế tạo 2.pptx
 
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
4.3.4. công nghệ của băng máy tiện
 
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slope
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slopeThuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slope
Thuyet minh do_an_chuyen_de_geo_slope
 
Dung sai kỹ thuật đo lường
Dung sai   kỹ thuật đo lườngDung sai   kỹ thuật đo lường
Dung sai kỹ thuật đo lường
 
Giaohoicanh
GiaohoicanhGiaohoicanh
Giaohoicanh
 
Báo cáo-thực-tập-năm-2017
Báo cáo-thực-tập-năm-2017Báo cáo-thực-tập-năm-2017
Báo cáo-thực-tập-năm-2017
 
Dutoan giaxaydung 2007
Dutoan giaxaydung 2007Dutoan giaxaydung 2007
Dutoan giaxaydung 2007
 
Ch¦+ng vii
Ch¦+ng viiCh¦+ng vii
Ch¦+ng vii
 
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến GiàuĐồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
Đồ án Công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Tiến Giàu
 
New microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationNew microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentation
 
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)
De do an nen mong 2013 2014 (2.9.2013)
 
Đề tài: Thiết kế, tính toán lựa chọn phương pháp công nghệ để gia công chi ti...
Đề tài: Thiết kế, tính toán lựa chọn phương pháp công nghệ để gia công chi ti...Đề tài: Thiết kế, tính toán lựa chọn phương pháp công nghệ để gia công chi ti...
Đề tài: Thiết kế, tính toán lựa chọn phương pháp công nghệ để gia công chi ti...
 

Recently uploaded

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 

Le van hung 3.2008

  • 1. GIẢI PHÁP HỢP LÝ KHI CHUYỂN TRỤC LÊN CAO TRONG THI CÔNG CÁC TÒA NHÀ CÓ CHIỀU CAO LỚN KS. LÊ VĂN HÙNG Viện KHCN Xây dựng 1. Tình hình xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các dự án xây dựng tòa nhà có chiều cao lớn (TNCCCL) được triển khai rộng rãi tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước. Tại các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể kể ra nhiều các công trình cao tầng như: Trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng), Thuận Kiều Plaza (33 tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng)… toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh (25 tầng), Trung Hoà - Nhân Chính (34 tầng), toà nhà VietcomBank 194 Trần Quang Khải (22 tầng), các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Mỹ Đình… với các toà nhà có chiều cao từ 9 đến 21 tầng và còn có các dự án khác đang triển khai xây dựng như KaengNam (70 tầng) đường Phạm Hùng, Lankmark phố Đào Tấn (65 tầng). Trên thế giới đã có các công trình có chiều cao lên tới 400-500m trong khi đó ở Việt Nam, chiều cao của các công trình mới chỉ khoảng 120m tương đương với tòa nhà 40 tầng. Điều đó nói lên rằng việc xây dựng các TNCCCL ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trong đó có các vấn đề về đảm bảo độ thẳng đứng và bố trí chính xác các hạng mục của toà nhà khi thi công lên cao. Hình1. Sử dụng thiết bị thu GPS để chuyển trục công trình 2. Lựa chọn giải pháp truyền trục Truyền toạ độ và độ cao là công việc phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng phần thân các toà nhà cao tầng. Để đảm bảo độ thẳng đứng của toà nhà trên suốt chiều cao, trục công trình tại tất cả các tầng xây dựng đều phải được định vị sao cho cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng đi qua các trục tương ứng trên mặt bằng gốc. Nghĩa là các điểm toạ độ của lưới bố trí cơ sở đã lập trên mặt bằng gốc sẽ được chuyển lên mặt sàn thi công xây dựng của các tầng theo một đường thẳng đứng. Để đảm bảo điều kiện này cần thiết phải truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên tất cả các tầng còn lại của toà nhà. Quá trình truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng xây dựng là một dạng công việc rất quan trọng khi xây dựng TNCCCL. 2.1. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ Thực chất của việc truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ là phương pháp sử dụng mặt phẳng đứng của máy kinh vĩ. Đây là phương pháp chiếu điểm bằng tia ngắm nghiêng, có thể thực hiện ở những nơi điều kiện xây dựng rộng rãi, công trình xây dựng có số tầng ít hơn 4. Phương pháp này không phù hợp cho những nhà có số tầng cao hơn và những nhà xây chen mặt bằng xung quanh chật hẹp. 2. 2. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy toàn đạc điện tử (TĐĐT) 2.2.1. Nội dung phương pháp Đối với công trình nhà cao tầng xây dựng trên mặt bằng tương đối rộng rãi và chiều cao công trình không vượt quá 10 tầng, có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để chuyển vị trí các điểm lưới cơ sở lên mặt sàn. Thực chất là chuyển tọa độ từ điểm đã đánh dấu ở mặt bằng gốc lên sàn thi công. Các máy toàn đạc điện tử sử dụng để chuyển điểm lên cao phải có sai số đo cạnh <  5mm, sai số đo góc <  5". Để thực hiện phương pháp này cần đảm bảo điều kiện thông hướng giữa các điểm trên mặt đất và
  • 2. các điểm trên từng sàn công trình, đồng thời phải đảm bảo góc nghiêng ống kính không quá lớn (< 45O). Khoảng cách từ máy đến điểm trên sàn của công trình được chọn phải nhỏ hơn 300 m và phải lớn hơn hoặc bằng chiều cao công trình. Có thể sử dụng nóc nhà mái bằng của các công trình thấp tầng lân cận để bố trí điểm gửi thay cho các điểm bố trí trên mặt đất. Tuy nhiên, khi chọn các điểm gửi cần lưu ý tới sự mất ổn định có thể xẩy ra trong quá trình toà nhà được xây cao và ảnh hưởng do quá trình thi công. Các điểm này được chôn sâu, gia cố cẩn thận và chắc chắn, tâm mốc được cố định bằng dấu chữ thập hoặc lỗ khoan nhỏ trên tấm thép ở đầu bê tông, bên cạnh có ghi rõ tên mốc. G4 G3 Ao Bo G1 G2 G4 G3 Ao Bo Trôc c«ng tr×nh G1 G2 Hình 2. Truyền toạ độ lên mặt bằng xây dựng 2.2.2. Độ chính xác của phương pháp Để khảo sát độ chính xác của phương pháp chuyển điểm này chúng tôi sử dụng phương pháp ước tính độ chính xác chặt chẽ cho trường hợp khoảng cách giữa 2 điểm khống chế trên mặt đất là 100m. Khoảng cách từ điểm G1 đến 2 điểm đặt máy là 70m đến 200m và được các kết quả như trong bảng sau: Bảng 1. Kết quả đánh giá độ chính xác điểm C (giao hội góc - cạnh) Sai số trung Sai số trung phương đo Sai số vị trí điểm (m) phương đo góc cạnh (mm) mX mY mP 15" 6  3  3.10 D 0.0026 0.0031 0.0040 20"  3  3.10 6 D 0.0027 0.0034 0.0043 25"  3  3.10 6 D 0.0027 0.0036 0.0045 30"  3  3.10 6 D 0.0027 0.0037 0.0046 60"  3  3.10 6 D 0.0028 0.0040 0.0048 Số liệu ước tính trên đây cho thấy sai số xác định vị trí điểm C có thể đạt được giá trị < ±5 mm ngay cả trong trường hợp sai số góc ngang khoảng 30" hoặc hơn một chút. Do có đo thêm 2 cạnh nên ảnh hưởng của sai số đo góc ngang đến độ chính xác xác định tọa độ điểm giao hội là trong giới hạn cho phép. Các số liệu trên đây cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng chương trình giao hội góc cạnh để truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng cao với sai số dưới ±5 mm. 2.2.3. Sử dụng máy TĐĐT và kính ngắm vuông góc để chuyền theo đồ hình giao hội Phương pháp truyền tọa độ bằng máy TĐĐT cần có không gian tương đối rộng, do đó nhiều khi không phù hợp với các nhà xây chen tại các thành phố. Mặt khác, phương pháp này cũng chưa đạt được độ chính xác mong muốn vì phải thực hiện đo góc trong trường hợp góc đứng rất lớn, do vậy độ chính xác đo góc sẽ giảm đáng kể do ảnh hưởng sai số sinh ra bởi trục ngang của máy không vuông góc với trục đứng. Để khắc phục nhược điểm này người ta lắp thêm hệ thống kính vuông góc để chiếu. Máy được đặt tại các điểm lưới bên trong của mặt bằng cơ sở được lắp ráp như máy chiếu thông thường. Sau khi chiếu cần kiểm tra góc vuông và cạnh trước khi làm các công việc bố trí tiếp theo. Sai số của phương pháp này: m ChiÕu  m 2.tA  m 2  m 2 .sè  m 2 .diÓm  m 2.dÊu d C h ng d (2.1) Với: mChiếu - sai số chiếu điểm; md.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm);
  • 3. mC - sai số cân máy chính là sai số đưa ống kính vào vị trí thẳng đứng (Z=0000'00"); m C= 0,2.".H m (2.2) " mh.số- sai số hiện số phụ thuộc vào độ chính xác của máy. t Hm mng.điểm - sai số ngắm điểm = (2.3) V " nnnnn md.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm). V - độ phóng đại của máy; t, " - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài; Hm - độ cao từ máy đến điểm chiếu. Kết quả sử dụng ống ngắm vuông góc và máy toàn đạc điện tử Nikon DTM350 để chiếu điểm từ mặt bằng cơ sở lên các tầng trên tại khu ĐTM Trung Hoà Nhân Chính cho thấy thiết bị này có độ chính xác khá cao khi so sánh với kết quả chiếu điểm bằng kính ngắm vuông góc cùng máy TĐĐT và truyền tọa độ bằng công nghệ GPS với độ chênh lệch chỉ là ±4mm. 2.3. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy chiếu đứng 2.3.1. Quy trình Hiện nay có hai loại máy chiếu đứng đang được sử dụng trong các công tác Trắc địa công trình: đó là loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia laze và loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia ngắm quang học. Trong hai loại máy này thì loại máy chiếu đứng bằng quang học có độ chính xác cao hơn và thường được áp dụng vào công việc chiếu chuyển các tâm tọa độ lên các tầng có độ cao lớn với độ chính xác cao, cả hai loại máy trên đèu có thể chiếu các công trình có chiều cao dưới 100m, còn khi công trình có độ cao lớn hơn thì phải phân đoạn ra để chiếu. 2.3.2. Độ chính xác của phương pháp Sai số của phương pháp này được tính theo: m ChiÕu  m 2.tA  m 2  m 2 .sè  m 2 .diÓm  m 2.dÊu  m 2 d C doc ng d ngcanh (2.4) Với: mchiếu - sai số chiếu điểm; md.tA - sai số định tâm = (0.2 đến 0.5 mm); mC - sai số cân máy thẳng đứng; mng.điểm - sai số ngắm điểm; md.dấu - sai số đánh dấu điểm trên tấm kính = (0.1 đến 0.2mm); mđọc.số - sai số đọc số xác định bằng thực nghiệm; mng.cảnh - sai số do ngoại cảnh như ảnh hưởng chiết quang, dao động hình ảnh, độ sáng không tốt... Theo báo cáo khoa học của TS. Nguyễn Quang Tác [6], Trường Đại học kiến trúc ngày 25 tháng 11 năm 2003 tại Viện KHCN Xây dựng thì sai số đọc số phụ thuộc vào chiều cao cần chiếu: mđ.số = (0.05 + 0.0061H m ) (2.5) Sai số do ảnh hưởng ngoại cảnh: m ng.c ¶ nh  (0.0141H m ) 2  (m 2  m 2 .diÓm  m 2.sè ) C ng d (2.6) V - độ phóng đại của máy; t, " - độ chính xác của máy và độ nhạy của ống thuỷ dài; Hm - độ cao từ máy đến điểm chiếu; m  3. n C . phÐp Sai số cho phép: (mm) với n là số tầng. Từ các công thức trên cho thấy: khi chiếu điểm lên càng cao thì sai số chiếu điểm càng lớn. 2.4. Truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng công nghệ GPS 2.4.1. Giới thiệu chung Khi xây dựng nhà cao tầng, số tầng càng cao thì việc chuyển các điểm khống chế cơ sở bên trong lên các mặt sàn tầng xây dựng bằng cách sử dụng máy kinh vỹ và máy toàn đạc điện tử không còn phù hợp nữa. Công nghệ chiếu bằng máy chiếu đứng có độ chính xác cao nhưng có nhược điểm là phải để lại các lỗ hổng thủng trên sàn theo phương thẳng đứng, ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng. Hơn
  • 4. nữa khi chiếu cần phải có nhiều người trông coi vị trí lỗ thủng, đề phòng các vật rơi xuống gây tai nạn cho người và máy chiếu. Số tầng càng cao thì phải phân thành nhiều đoạn chiếu nên mất khá nhiều thời gian và phức tạp về thao tác cho người vận hành, đồng thời các điểm ở càng cao sẽ mắc phải sai số tích lũy càng lớn. Cho đến nay công nghệ GPS được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trắc địa với các máy móc và phương tiện xử lý rất hiện đại, thường xuyên được cập nhật các công nghệ và thiết bị mới. Qua quá trình đo đạc và thử nghiệm chỉ sử dụng công nghệ GPS ra đời trước năm 1998 với các cạnh ngắn dưới 1km và thời gian đo ngắn, chỉ bằng GPS 1 tần số, kết quả sau xử lý là ổn định và có độ chính xác cao. Ngay trong trường hợp chỉ sử dụng lịch vệ tinh quảng bá chưa cải chính thời gian thực (RTK) chiều dài cạnh cũng chỉ sai số ±5mm. 2.4.2. Lựa chọn đồ hình lưới Khi chuyển trục lên cao cần lập lưới GPS cạnh ngắn với chiều dài <500m. Mạng lưới gồm 2 đến 3 điểm cố định và từ 2 đến 3 điểm thuộc trục công trình. Các điểm cố định nằm trên mặt đất thường là các điểm lưới khống chế bên ngoài và được định tâm bắt buộc. Các điểm trục được đánh dấu bằng cách sử dụng máy kinh vĩ hoặc máy chiếu lên biên của tầng cần đo GPS. Sau đó dùng phương pháp căng dây hoặc bật mực để xác định hướng của trục cần đặt máy GPS. Tiếp theo là dùng thước thép để xác định vị trí đặt máy thu GPS, vị trí này sẽ được xác định gần với vị trí điểm lưới bố trí bên trong cần chuyển lên mặt bằng thi công theo hướng thẳng đứng. Đánh dấu vị trí này lại bằng cách khoan và đóng đinh (có khắc chữ thập ở giữa) trực tiếp xuống sàn bê tông. Dùng sơn đỏ khoanh tròn quanh vị trí đánh dấu để dễ tìm kiếm khi tiến hành đo GPS. Các điểm đặt máy được chọn tuỳ theo vị trí điểm cố định, dựa vào một trong các dạng đồ hình sau: Hình 3. Các dạng đồ hình đo bằng công nghệ GPS 2.4.3. Đo và tính toán lưới GPS Trước khi đo cần thực hiện một số công việc sau: - Kiểm nghiệm máy; - Lập chương trình đo; - Chọn thời điểm đo theo các tiêu chí: + Đồ hình vệ tinh phân bố đều cân xứng dưới dạng các đa giác đều; + Số vệ tinh tại thời điểm đo là nhiều nhất, tốt nhất là lớn hơn 6 vệ tinh; + Các vệ tinh phải có góc ngưỡng lớn hơn 150 để loại trừ sai số do khúc xạ; + Các chuẩn hạng PDOP (sai số vị trí điểm) phải nhỏ hơn 4; + Nên chọn nhiều hơn 4 thời điểm đo trong ngày để có cơ sở lựa chọn. - Tiến hành đo:
  • 5. Sau khi định tâm chính xác và cân bằng máy, đo chiều cao ăng ten, nhiệt độ và áp suất tại thời điểm đo. Các số liệu này được nạp ngay vào máy đồng thời phải ghi chép lại để phục vụ quá trình xử lý sau khi đo. Đến thời điểm đã chọn trong quá trình lập lịch tất cả các máy đều bật chế độ ghi số liệu. Đến giữa ca đo cần đo lại nhiệt độ, áp suất đồng thời ghi chép vào sổ để phục vụ cho quá trình xử lý sau khi đo. - Xử lý sau khi đo. Sau khi đo xong cần phải làm các công việc sau: +Trút số liệu xuống máy tính. + Tính cạnh (Baseline) bao gồm các việc vào lại độ cao ăng ten và nhiệt độ áp suất. Có thể xử lý tự động hoặc bán tự động để can thiệp cắt bỏ vệ tinh có tín hiệu kém, cắt bỏ bớt thời gian hoặc tăng góc ngưỡng. + Kiểm tra chất lượng cạnh và lưới thông qua chỉ tiêu RDOP và RMS, Ratio >3. Trường hợp các chỉ tiêu không đạt thì phải tính lại hoặc đo lại. Các lời giải sau xử lý cạnh (Baseline) chỉ lấy nghiệm có lời giải FIX. + Bình sai lưới GPS đồng thời tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ của công trình hiện tại. - In ấn kết quả sau tính toán xử lý. 2.4.4. Hoàn nguyên điểm Sau khi đã đưa được 2 điểm lên mặt sàn xây dựng bằng công nghệ GPS. Từ 2 điểm này chúng ta phải tiến hành chuyển các điểm của lưới bố trí bên trong công trình lên mặt sàn xây dựng. Quá trình thực hiện trải qua các bước như sau: + Hoàn nguyên vị trí điểm trục thực chất là dựa vào điểm GPS đo được trên sàn (gần với điểm trục theo phương thẳng đứng) để xác định chính xác vị trí điểm trục và đánh dấu nó trên mặt bằng sàn thi công. Công việc này gần giống như trong hoàn nguyên các điểm trong lưới ô vuông xây dựng. Gọi XGPS,YGPS là tọa độ đo bằng GPS, XT,YT là tọa độ các điểm trục của công trình đã được thiết kế và xây dựng tại mặt bằng tầng cơ sở gần với điểm XGPS,YGPS theo phương thẳng đứng. Từ giá trị này ta có độ lệch về toạ độ, phương vị và khoảng cách như sau: X  X T  X GPS Y ;  hng  arctg ; d hng  X 2  Y 2 (2.7) Y  YT  YGPS X Với: αhng - góc phương vị hoàn nguyên; dhng - khoảng cách hoàn nguyên. Thực hiện hoàn nguyên với khoảng cách dhng lớn hơn 0.3m có thể dùng máy kinh vỹ và thước thép. Bằng cách đặt máy kinh vỹ tại 1 điểm GPS cần hoàn nguyên, dọi tâm cân bằng máy ngắm về điểm GPS thứ 2 lấy hướng ban đầu là 0O00'00" tính góc hoàn nguyên(β). β = αhng – α0 ( với α0 là phương vị từ điểm GPS cần hoàn nguyên tới điểm định hướng). Mở một góc bằng β theo chiều thuận kim đồng hồ nếu β>0 và ngược lại nếu β <0. Trên hướng này dùng thước thép đo một đoạn bằng dhng ta xác định được điểm trục cần chuyển. Kiểm tra bằng cách hoàn nguyên lại lần thứ hai, đánh dấu cẩn thận và cố định điểm vừa hoàn nguyên xuống sàn bê tông. Trường hợp khoảng cách dhng <0.3m có thể hoàn nguyên bằng đo độ và thước thẳng. 2.4.5. Độ chính xác của phương pháp Sai số của phương pháp này: m TH  m 2  m 2  m GPS hng botri 2 (2.8) Với: mTH - sai số của điểm sau khi được chuyển lên mặt sàn thi công; mhng - sai số do hoàn nguyên các điểm GPS về vị trí trục; 2 2 m hng 2 mhng  m d hng  d hng (2.9)  "2 mbotri - sai số do quá trình bố trí bằng máy kinh vỹ và thước thép; m2  m botri  m 2  d 2 d2 (2.10) " mGPS - sai số chuyển các điểm lên sàn thi công bằng máy GPS; mdng - sai số đo khoảng cách khi hoàn nguyên; md - sai số đo khoảng cách khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công; mαng - sai số đo góc khi hoàn nguyên; mβ - sai số đo góc khi chuyển các điểm khống chế bên trong còn lại lên mặt sàn thi công;
  • 6. ’’ - hệ số quy đổi sang đơn vị radian = 206265 mC . phÐp  3. n (mm) với n là số tầng. (2.11) Từ các công thức trên cho thấy: nếu ta thực hiện việc chuyển trục bằng công nghệ GPS sau đó hoàn nguyên điểm bằng máy kinh vỹ và thước thép hay bằng thước đo độ thì rất phức tạp và có nhiều nguồn sai số. Do đó nếu kết hợp với máy TĐĐT thì công việc trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều và lúc này sai số tổng hợp là: m TH  m 2  m 2 botri GPS (2.12) 3. Kết quả thực nghiệm Tại công trình: toà nhà 34 tầng, khu đô thị Trung Hoà -Nhân Chính sử dụng máy TĐĐT TCR303 chuyển vị trí 2 điểm trục M1, M2 từ mặt bằng gốc lên các tầng. Sau khi chuyển trục xong, sử dụng máy thu GPS đặt trùng lên vị trí các điểm trục trên các sàn và xác định lại tọa độ các điểm đó. Công tác này được thực hiện sau khi công trình đổ xong các sàn 14, 20, 27. Sơ đồ lưới chuyển trục thể hiện ở hình 4. Lưới được đo bằng 04 máy thu Trimble 4600LS với thời gian đo 60’, số liệu đo được xử lý bằng phần mềm GPSurvey 2.35. FIX điểm GPS02 là toạ độ khởi tính, phép chiếu Gauss-Kruger, trong hệ toạ độ HN72, kinh tuyến trung ương 105045’ đi qua công trình. Bảng 3.1. Toạ độ điểm khởi tính Tên điểm X(m) Y(m) H(m) GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Độ cao các điểm được xác định theo phương pháp đo cao GPS, với độ cao Geoid nội suy từ mô hình EGM-96. Kết quả bình sai lưới GPS đo kiểm tra tại các tầng 14, 20, 27 thể hiện tại bảng 3.2, 3.3 và 3.4. M2 M1 GPS02 GPS01 Hình 4. Sơ đồ lưới chuyển trục công trình toà nhà 34 tầng bằng công nghệ GPS Bảng 3.2. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 14 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.768 505525.363 60.050 2 M2 2324071.634 505493.901 60.046 3 GPS01 2323635.110 505041.837 6.801 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Bảng 3.3. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 20 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.770 505525.363 76.542 2 M2 2324071.630 505493.898 76.538 3 GPS01 2323635.109 505041.834 6.790 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000
  • 7. Bảng 3.4. Tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai – tầng 27 Tọa độ và độ cao sau bình sai STT Tên điểm X(m) Y(m) H(m) 1 M1 2324038.768 505525.368 96.342 2 M2 2324071.629 505493.908 96.322 3 GPS01 2323635.107 505041.840 6.785 4 GPS02 2323716.000 504980.000 7.000 Nếu ta coi tầng 14 là tầng gốc thì sai số vị trí điểm trục của tầng 20 và 27 sẽ được tính theo công thức: = x2 + Y2 (3.1) Trong đó: x = Xi – X0; Y = Yi – Y0; (3.2) X0, Y0 : toạ độ điểm trục trên mặt bằng gốc; Xi, Yi : toạ độ điểm trục trên mặt được chuyển; Dựa vào công thức 3.1 và 3.2 ta lập được bảng 3.5. Bảng 3.5. Sai lệnh điểm trục so với mặt bằng gốc Độ lệch  (mm) STT Tên điểm Tầng 20 Tầng 27 1 M1 0.002 0.005 2 M2 0.005 0.008 Từ bảng trên ta nhận thấy khi chuyển trục từ tầng 14 lên tầng 20 với H>16m, độ lệch điểm trục lớn nhất không quá 5mm, từ tầng 14 lên tầng 27 với H>36m độ lệch điểm trục lớn nhất cũng không vượt quá ≤8mm. Kết quả này hoàn toàn thoả mãn yêu cầu chiếu điểm theo chiều cao công trình, đảm bảo sai số không vượt quá 3H/10.000, trong đó: H là chiều cao công trình. 4. Kết luận Dựa vào ưu, nhược điểm, độ chính xác của từng phương pháp và kết quả thực nghiệm cho thấy: - Khi sử dụng công nghệ GPS không cần thông hướng giữa các điểm đo với nhau, thuận tiện cho việc đo đạc, phục vụ thi công nhà cao tầng (điều kiện đo đạc chật hẹp và bị che khuất tầm nhìn bởi chiều cao của chính toà nhà đang xây và các công trình lân cận); - Công nghệ GPS với việc đo cạnh ngắn và liên kết trong một mạng lưới chặt chẽ, cùng với các công nghệ GPS tiên tiến nhất hiện nay chắc chắn sẽ đảm bảo được độ chính xác tương hỗ cao hơn ±5mm thoả mãn được một số yêu cầu độ chính xác chuyển trục lên cao; - Khi khảo sát hiện trường công trình, tuỳ thuộc khả năng che chắn của các địa vật ở góc nghiêng bao nhiêu, các tác nhân có thể gây nhiễu như các trạm phát sóng mà chọn ra thời điểm đo tốt nhất, phù hợp với thời gian tiến độ yêu cầu của đơn vị thi công; - Sử dụng ít nhất là 3 máy, tốt nhất là sử dụng từ 4 máy trở lên để mỗi ca đo ta có thể xác định được 1 trục. Đặt 2 máy tại 2 điểm cố định trên mặt đất, tốt nhất là định tâm bắt buộc với 2 máy này. Hai máy còn lại đặt tại 2 điểm bất kỳ trên mặt sàn thi công. - Sử dụng công nghệ GPS để chuyển trục lên mặt sàn sau đó kết hợp với máy TĐĐT để bố trí các trục và các hạng mục công trình mà không cần phải hoàn nguyên điểm. - Khi kết hợp máy TĐĐT và GPS thì có thể đặt máy GPS tại bất cứ điểm nào trên mặt sàn miễn là hai điểm GPS nằm ở hai phía của công trình và thông hướng với nhau. - Sau khi bố trí các điểm trục xong cần tiến hành kiểm tra lại hướng gửi để đảm bảo vị trí sau khi chuyển điểm lên không bị xoay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHẠM HOÀNG LÂN. Công nghệ GPS. Bài giảng cao học trắc địa. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 1997. 2. ĐẶNG NAM CHINH (biên soạn). Bài giảng ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình, 2002. 3. TCXDVN 309:2004. Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung. 4. TCXDVN 364:2006. Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình. 5. HOÀNG NGỌC HÀ. Bình sai tính toán lưới trắc địa và GPS. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006. 6. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KH cán bộ trẻ, Viện KHCN Xây dựng, Nghĩa Tân - Cầu giấy - Hà Nội, 2003. 7. Trimnet Plus - Survey Network Software User's Manual. Trimble Navigation, 1997. 8. Alfred Leick. GPS Satellite Surveying- Orono-Maine, 1995.