SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  46
PHẦN II : BÀI TỰ LUẬN 
* Đề bài 1: 
Câu 1: (2 điểm) 
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là gì? (GV chỉ trình bày theo dạng : trả lời trực tiếp - gạch đầu dòng - liệt kê) 
Câu 2: (8 điểm) 
Ngày 01 tháng 9 năm 2011 Bộ GD-ĐT có công văn 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy 
học GDPT. 
Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tiếp tục thúc đẩy nỗ lực đổi mới 
phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng thực hiện chương trình 
giáo dục tiểu học. 
Anh (Chị) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân về chủ trương này; dẫn chứng cách thức thực hiện và nêu 
kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 
II. Đáp án bài tự luận : 
a- Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải và có thể đạt 
được sau từng giai đoạn học tập. (0,5đ) 
b- Được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học, ở các lĩnh vực học tập, yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp 
và cho cả cấp học. (0,5đ) 
c- Là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm 
bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình GD ở tiểu học. (1đ) 
1. Phần mở bài : (1đ) 
- Nêu được lí do vì sao Bộ GD-ĐT có công văn trên và thời gian thực hiện từ năm học 2011-2012. 
a. GV nhận thức được việc thực hiện công văn 5842 của Bộ nhằm : (2,5đ) 
- Để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà 
trường. (0,5đ) 
- Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với 
học sinh, các câu hòi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lý thuyết, để GV, HS dành thời gian cho các nội dung 
khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình cấp học. (1đ) 
- Thời gian dư do giảm bớt bài, giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy 
mà dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp cho học sinh. Từng 
tổ khối thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lý. (0,5đ) 
- Không tổ chức kiểm tra đánh giá vào các nội dung, yêu cầu đã giảm bớt. Giáo viên tiểu học phải nắm vững hướng 
dẫn điều chỉnh các nội dung các môn học cấp tiểu học để thực hiện trong quá trình dạy học. (0,5đ) 
b. GV trình bày những việc làm cụ thể để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học ở lớp mình trực tiếp giảng dạy : 
(2,5đ) 
- GV phải nắm vững yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản được quy định trong chương trình tiểu học đối với từng 
môn học của khối lớp đang trực tiếp giảng dạy sẽ giúp giáo viên điều chỉnh dạy và học phù hợp với mức độ của HS nhưng 
vẫn đảm bảo HS phải nắm được chuẩn kiến thức.(1đ) 
- Phải tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học để nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp. Từ 
đó xác định nội dung cụ thể của bài học trong sách giáo khoa cần hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh. (0,5đ) 
- GV xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của mình, báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu và ghi vào kế 
hoạch dạy học tuần (lịch báo giảng).(1đ) 
c. GV nêu kết qủa chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh sau khi GV thực hiện điều chỉnh việc dạy và học ( kết 
quả chất lượng HK I hoặc HK II so với chất lượng khảo sát đầu năm.) (1,đ) 
3. Phần kết luận : (1đ) 
- GV nêu quan điểm của mình về công văn 5842 của Bộ GD-ĐT, hoặc kiến nghị với các cấp quản lý giáo dục nhắm 
giúp GV thực hiện điều chỉnh dạy và học được thuận lợi. ./.
* Đề bài 2: 
“ Chất lượng giáo dục” là đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Là người đang trực tiếp giảng dạy, thầy (cô) hãy trình bày 
hiểu biết, quan điểm của bản thân để nâng cao chất lượng của lớp mình. 
II. Nội dung: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 
1. Hiểu biết về khái niệm chất lượng giáo dục. ( 1 điểm ) 
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu. 
- Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục. 
- Nhận thức rõ chất lượng chuyên môn của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục. 
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục( 2,5 điểm ) 
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học. 
- Đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức. 
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Xây dựng cho hs tình cảm yêu trường, mến bạn tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục kĩ năng sống cho 
hs. 
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. 
- Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp…. 
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) 
- Duy trì sĩ số.- Thực tiễn giảng dạy trong tiết học. - Khảo sát, thống kê đối tượng học sinh. 
- Phân tích chất lượng học sinh. - Tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng. - Lập sổ theo dõi. 
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, 
đánh giá. 
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. 
- Phát huy lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. 
- Liên hệ với PHHS kịp thời về kết quả học tập của các em. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. ( 1,5 điểm ) 
- Gv có ảnh hưởng lâu dài đến thành tích học tập của hs. 
- Người gv phải có các kĩ năng cơ bản, có khối lượng kiến thức chung và việc thực hiện giảng dạy đúng yêu cầu, 
phải tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề. 
- Đội ngũ gv chuẩn về nghề nghiệp, tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề và vững vàng về chính 
trị…..
* Đề bài 3: 
Anh (chị) hãy cho biết thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh? 
Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt động nào ? Những hoạt động này có đặc 
trưng gì ? Anh (chị) đã vận dụng việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở lớp mình như thế nào? 
Đáp án 
.Ý 1 (3 điểm): Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là thay đổi cách dạy và cách học, chuyển cách dạy thụ 
động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy 
này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người 
dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập 
của học sinh vào quá trình học tập. (2 điểm) 
- Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập 
một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm 
được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. (1 điểm) 
. Ý 2 (3 điểm): Để dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụng các hoạt động : 
- Đàm thoại khi giảng bài; (0,5 điểm) 
- Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học tập; (0,5 điểm) 
- Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp); (0,5 điểm) 
- Thảo luận theo cặp, nhóm, lớp; (0,5 điểm) 
- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình,…(1 điểm). 
. Ý 3 (2 điểm): Dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực: 
- Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám 
phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. (1 điểm) 
- Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến 
thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.(1 điểm) 
. Ý 4 (2 điểm): Vận dụng: Giáo viên nêu được dẫn chứng cụ thể trong thực tế giảng dạy về việc vận dụng dạy học 
phát huy tính tích cực của học sinh./.
Đề số 1: Thầy, cô hãy nêu cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học 
hết môn toán lớp 5. 
- Đáp án: Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học hết môn toán lớp 5: 
1. Số học: * Bổ sung về phân số: 
- Giới thiệu phân số thập phân: Nhận biết được phân số thập phân; Biết đọc, viết các số thập phân. 
- Hỗn số: Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số; Biết đọc, viết hỗn số; Biết chuyển một 
hỗn số thành thành một phân số. 
* Số thập phân, các phép tính với số thập phân: 
- Khái niệm ban đầu về số thập phân: Biết nhận dạng số thập phân; Biết số thập phân gồm phần nguyên và phần thập 
phân; Biết đọc và viết số thập phân; Biết viết số thập phân khi biết số đơn vị của mỗi hàng trong phần nguyên, phần thập 
phân; Biết số đo đại lượng có thể viết dưới dạng phân số thập phân thì viết được dưới dạng số thập phân và ngược lại. 
- So sánh hai số thập phân: Biết cách so sánh hai số thập phân. (Thuộc qui tắc và biết vận dụng để so sánh các số thập 
phân); Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 
- Phép cộng và phép trừ các số thập phân: Biết cộng, trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ 
không quá hai lượt; Biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và sử dụng trong thực hành 
tính; biết tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính cộng, trừ, có hoặc không có dấu ngoặc; Biết tìm thành 
phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. 
- Phép nhân các số thập phân: Biết thực hiện phép nhân có tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập 
phân, trong một số trường hợp; Nhân một số thập phân với một số tự nhiên có không quá hai chữ số, mỗi lượt nhân có nhớ 
không quá hai lần; Nhân một số thập phân với một số thập phân, mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần; Biết nhân nhẩm 
một số thập phân với 10; 100; 1000;… hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; Biết tính giá trị của biểu thức số thập phân có đến ba dấu 
phép tính; Biết tìm một thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia với số thập phân. 
- Tỷ số phần trăm: Nhận biết được tỷ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại; Biết đọc, viết tỷ số phần trăm; Biết viết 
một số phân số thành tỷ số phần trăm và viết tỷ số phần trăm thành phân số; Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, các tỷ số 
phần trăm; nhân tỷ số phần trăm với một số tự nhiên, chia tỷ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0; Biết tìm tỷ số phần 
trăm của hai số. Tìm giá trị một tỷ số phần trămcủa một số. Tìm một số, biết giá trị một tỷ số phần trăm của số đó. 
* Yếu tố thống kê: 
- Biểu đồ hình quạt: Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó; Biết thu thập và sử lý thông tin đơn giản 
từ một biểu đồ hình quạt. 
2. Đại lượng và đo đại lượng: 
- Bảng đơn vị đo độ dài: biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đo độ dài; Biết chuyển 
đổi các đơn vị đo độ dài: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có hai tên đơn vị sang số 
đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài và vận dụng trong giải quyết một số tình 
huống thực tế. 
- Bảng đơn vị đo khối lượng: biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối 
lượng; Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có 
hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng 
trong giải quyết một số tình huống thực tế. 
- Diện tích: Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo diện tích, ha là đơn vị đo diện tích ruộng đất. Biết đọc, viết các số 
đo diện tích theo đơn vị đo đã học; Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện 
tích; Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có hai tên 
đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo diện tích. 
- Thể tích: Biết cm3, dm3, m3 là những đơn vị đo thể tích; Biết đọc, viết các số đo thể tích theo những đơn vị đo đã học; 
biết mối quan hệ giữa m3 và dm3,dm3 và cm3, m3 và cm3 ; biết chuyển đổi đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản. 
- Thời gian: Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng; Biết đổi đơn vị đo thời gian; Biết cách thực 
hiện phép cộng, phép trừ các số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị); Biết cách thực hiện phép nhân, phép chia số đo thời 
gian (có đến hai tên đơn vị với một số tự nhiên khác 0. 
- Vận tốc: Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động, tên gọi, ký hiệu của một số đơn vị đo vận tốc 
(km/giờ, m/phút, m/giây). 
3. Yếu tố hình học: 
- Hình tam giác: Nhận biết được các dạng hình tam giác: Hình tam giác có ba góc nhọn. Hình tam giác có một góc tù và 
hai góc nhọn. Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. Biết tính diện tích của hình tam giác. 
- Hình thang: nhận biết được hinhd thang và một số đặc điểm của nó. 
- Hình tròn: Biết cách tính chu vi diện tích của hình tròn. 
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương: Nhận biết được hình hộp chữ nhật và hình lập phương và một số đặc điểm của 
nó; Biết cách tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương; Biết cách tính thể 
tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
- Hình trụ: Nhận biết được hình trụ. 
- Hình cầu: Nhận biết được hình cầu. 
4. Giải bài toán có lời văn: 
Biết giải các bài toán có lời văn có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán về: Quan hệ tỷ lệ; Tỷ số phần trăm; 
Chuyển động đều; Nội dung hình học.
Đề số 2: Anh (chị) hãy nêu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập đọc? 
- Cho điểm: Mỗi nội dung đạt 1,5 (điểm); nêu tầm quan trọng của việc dạy đọc (1 điểm). 
- Đáp Án: 
Các biện pháp: 
Dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Đọc đã trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, 
sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học 
tập các môn khác và tạo ra hứng thú và động cơ học tập. 
1. Chuẩn bị cho việc đọc: 
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế đọc, khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến 
sách nằm trong khoảng 25-30 cm, cổ và đầu thẳng. Phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được giáo viên gọi 
đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi nói về rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và 
tư thế đọc, tức là rèn đọc to, đọc rõ ràng. Để luyện đọc cho học sinh đọc quá nhỏ, giáo viên cần cho học sinh đọc cho thật to 
chừng nào bạn xa nhất lớp nghe thấy mới thôi. Tư thế đọc phải đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm 
bằng hai tay. 
2. Luyện đọc đúng: 
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không 
xót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Tức là đọc đúng chính âm, nghỉ, ngắt hơi 
đúng chỗ. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng. Khi đọc không tách 
một từ ra làm hai. 
Trình tự của luyện đọc đúng là trước hết giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Khi lên lớp, đầu tiên giáo 
viên cần gọi học sinh đọc rồi cho học sinh đọc nối tiếp, cuối cùng mới cho các em đọc cá nhân các tiếng khó, từ khó. 
3. Luyện đọc nhanh: 
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngư. 
Về vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. 
Biện pháp: giáo viên phải hướng dẩn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. 
Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp: trên lớp đọc nhẩm có sự 
kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Tốc độ đọc chuẩn cho học sinh lớp 5 là tối thiểu 120 tiếng/ phút, học sinh 
lớp 4 là 100 tiếng / phút. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài và dự kiến thời gian đọc là bao nhiêu phút. 
4.Việc xác định mục tiêu:
Mục tiêu giờ dạy phải rõ ràng và sát với tình hình học sinh của lớp mình đang dạy, phải dự kiến được những lỗi mà 
học sinh có thể phát âm sai. Phần này giáo viên cần chú ý các lỗi phương ngữ hay tiếng nước ngoài. Ngoài ra giáo viên cũng 
cần tạo điều kiện những em đọc yếu được đọc trước lớp, cần có lời động viên khuyến khích khi học sinh có tiến bộ. 
5.Tổ chức dạy đọc thầm: 
Hiệu quả của việc đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu văn bản. Do đó, dạy đọc thầm chính làdạy đọc có ý 
thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… tức là toàn bộ những gì được 
đọc. Các biện pháp có thể ap dụng là: giao nhiệm vụ để dịnh hướng rõ yêu cầu đọc thầm của cho học sinh (đọc câu nào, đoạn 
nào, đọc để trả lời câu hỏi hay để nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào) 
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ 
hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong một, hai phút; đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong một, hai phút). 
6.Đọc diễn cảm: 
Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó, không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài, ngược lại, điều này phải 
là kết luận tự nhiên của học sinh nêu ra sau khi đã thông hiểu nội dung sâu sắc của bài và biết đọc diễn cảm thích hợp dưới 
sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bước sau: 
Đàm thoại cho học sinh hiểu rõ ý đồ của tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Có thể đọc phân vai làm sống lại nhân 
vật tác phẩm. 
Đọc mẫu của thầy và đặt ra câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của thầy làm cho học sinh thích thú. 
Đề số 3: Những nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại 
hình hoạt động như: “Hoạt động văn hóa - nghệ thuật; hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; hoạt động khoa học - 
kỹ thuật; hoạt động lao động công ích; các hoạt động mang tính xã hội; …”. 
Thầy, cô hãy phân tích và làm sáng tỏ những nội dung trên. 
Đáp án: 
Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập 
thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, 
tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước 
đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. 
Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó 
là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HS ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho 
trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách 
nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái… Nói về hoạt động này thì hầu hết các trường có tổ chức thực hiện nhưng xét về tính 
hiệu quả thì không phải nhà trường nào cũng đạt được. Sở dĩ như thế là do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ 
chuyên môn của tổng phụ trách và giáo viên chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhận thức được tầm 
quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra. 
Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công 
nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu 
tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt CLB khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một hoạt động 
nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động 
mà các nhà trường ít chú trọng tới - ít chú trọng không phải là do không hiểu hết tầm quan trọng của nó mà là do điều kiện 
không cho phép. Đó là điều kiện về cơ chế, về thời gian, về năng lực của đội ngũ giáo viên cũng như tổng phụ trách… 
Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các 
em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó 
giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh 
lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật 
ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là 
hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt 
nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. 
Hoạt động mang tính xã hội: Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con 
người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động 
này, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được các nhà 
trường tiến hành tương đối tốt. Nhưng, theo chúng tôi, hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển 
tối đa nhân cách ở các em. 
Tóm lại, các hoạt động trên của HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành kỹ năng sống cho HS. Do 
đó, Phòng Giáo dục cũng như BGH nhà trường cần bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên cũng như tổng phụ 
trách về những kiến thức cơ bản để thực hiện HĐGDNGLL đạt được hiệu quả cao.
Đề số 1: Một trong những mục đích quan trọng khi ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là “Giúp 
giáo viên tiểu học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn 
luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. 
Hãy nêu ý kiến của mình về mục đích trên và trình bày kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để có thể đạt được những tiêu 
chuẩn nghề nghiệp của cấp tiểu họC.Gợi ý hướng dẫn chấm 
1. Nêu được khái niệm chuẩn NNGVTH là gì? (1,0 đ) 
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến 
thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu họC. 
2. Nêu được sự cần thiết của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp: (1,5 đ) 
Do GV được đạo tạo không đồng bộ 
Việc đổi mới nội dung, chương trình, PP giáo dục đòi hỏi người GVTH phải có những yêu cầu nhất định, đặc trưng 
thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai 
đoạn. Do vậy việc ban hành “Chuẩn nghề nghiệp GVTH” là rất cần thiết 
3. Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá Chuẩn NNGVTH ? (1,5 đ) 
Nhờ có chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi dưỡng nâng cao 
phẩm chất năng lực nghề nghiệp. 
Với chuẩn nghề nghiệp giúp cho các cấp quản lý đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên tiểu học chính xác để phục vụ 
công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 
4. Nêu được kế hoạch phấn đấu theo 3 lĩnh vực: phẩm chất, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng: (6,0 đ) 
- Nêu được kế hoạch phấn đấu theo mỗi lĩnh vực đạt 2,0 đ 
- Yêu cầu: Mỗi lĩnh vực gồm đủ 5 yêu cầu và 4 tiêu chí (cần chú trọng đến biện pháp thực hiện) . 
Đề số 2: Ngành Giáo dục đã và đang quyết tâm không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp theo 
tinh thần cuộc vận động Hai không. Thầy (Cô) hãy nêu kế hoạch của bản thân để thực hiện có hiệu quả nội dung 
trên. 
1. Khái quát tình hình thực hiện: (2,0 đ) 
Nêu được các ý khái quát tình hình thực hiện về Cuộc vận động Hai không trong toàn ngành đã và đang thực hiện, 
có kết quả và được sự ủng hộ tích cực của xã hội. 
2. Kế hoạch của bản thân: (7 điểm) 
Nêu được những ý chính: 
- Thực hiện nghiêm túc chương trình, quy chế chuyên môn; đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ khối; 
không tuỳ tiện cắt xén chương trình,… (1,0 đ) 
- Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; quyết tâm thực hiện việc dạy thật – học thật, vì đây là cái gốc của chống 
tiêu cực và thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dụC. (1,0 đ) 
- Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh luôn hướng đến tính trung thực, “Học gì thi nấy”, cho điểm sát với kết quả 
của học sinh; tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng nâng đỡ về điểm số, cấy điểm tuỳ tiện, làm sai lệch thực tế năng lực và 
chất lượng học tập; có nhiều biện pháp hữu hiệu, phù hợp trong kiểm tra, đánh giá, chống hành vi gian lận trong kiểm tra, thi 
cử, quay cóp,… (2,0 đ) 
- Trên cơ sở xác định đúng thực chất năng lực học sinh, phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong lập kế hoạch phụ 
đạo học sinh yếu, kém. Thường xuyên quan tâm đối tượng học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. (1,0 đ) 
- Có sự phối hợp đồng bộ với đồng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác trong hoạt động giáo dụC. Đặc biệt chú ý 
mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm làm tốt công tác giáo dục toàn diện HS trong và ngoài nhà trường. 
(1,0 đ) 
- Bản thân mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo dục (dạy học) ngay từ đầu năm học, luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để 
nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức và phẩm chất đạo đức, xứng đáng là tấm gương cho học sinh. (1,0 đ) 
Đề 1 
Câu 1: 
Tìm 5 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. 
Câu 2 : 
Anh (chị) hãy nêu tên nội dung thứ 3 trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Làm tốt nội dung đó sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được những điều cơ bản nào ? ( trình bày thật ngắn gọn). 
Câu 3 :
Anh (chị) hiểu thế nào là phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, phương pháp này có những ưu điểm cơ bản nào nổi bật? 
Đề 2 
Với sự đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học nên dạy học ở bậc tiểu học hiện hành là theo hướng 
dạy học tích cực, từ đó dẫn đến sự thay đổi cả vai trò của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Anh (Chị) hãy 
trình bày sự thay đổi trong vai trò của giáo viên và sự thay đổi trong vai trò của học sinh theo hướng dạy học tích cực ./. 
Đáp Án: Đề 1 
Câu 1: 5 từ có tiếng “mới” với nhiều kiểu cấu tạo từ nhất là: 
- mới (từ đơn) - mới lạ (từ ghép tổng hợp) - mới toanh (từ ghép phân loại) - mơi mới (từ láy âm và vần) 
- mới mẻ (từ láy âm đầu) - mới tinh (từ ghép phân loại) 
Nếu tìm đúng 5 từ thì hưởng trọn 2đ 
Nếu tìm đúng 1 từ thì đạt 0,2đ 
GV chỉ ghi từ tạo thành chính xác, không ghi rõ tên cấu tạo cũng được nhưng 2 từ cùng loại cấu tạo thì chỉ tính là 1 ví dụ: 
mới tinh , mới toanh ( hai từ này chỉ là 1 cấu tạo là từ ghép phân loại ) 
Câu 2 : 4đ 
Nội dung thứ 3 trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ là : Rèn luyện kỹ 
năng sống cho học sinh ( 1,5 đ) 
Làm tốt nội dung đó sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được những điều cơ bản sau : 
- Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. 
(0,75 đ) 
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn. (0,75 đ) 
- Rèn luyện lỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn (1 đ ) 
Không yêu cầu phải nêu đầy đủ như trên nhưng cần có những ý tương tự là được. 
Câu 3 : 4 đ 
- Phương pháp dạy học “ bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, 
thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề 
trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn. (2 đ) 
- Ưu điểm của phương pháp này là ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy học sinh cách tự học, tự khám phá, tìm 
hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh. Đồng thời, tạo sự ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh. 
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp”Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ 
năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết, làm việc nhóm,…. và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho học 
sinh. (2 đ) 
Đề 2 
Thí sinh có thể nêu nhiều ý, song yêu cầu phải nhấn mạnh ở những ý cơ bản sau: 
Sự thay đổi trong vai trò của giáo viên: ( 5 điểm) 
+ Trước đây (chưa đổi mới SGK) thì vai trò chủ yếu của người GV là truyền thụ kiến thức cho HS. Nguồn thông tin 
chủ yếu đến với HS là từ người GV (có khi đó là nguồn duy nhất) 
+ Theo đổi mới PPDH, người GV chủ động điều hành “tam giác sư phạm” lấy cực trò làm trung tâm. GV không chỉ 
là người truyền thụ kiến thức, nguồn thông tin, mà còn là người hướng dẫn cho trò cách tự học, tự tìm kiến thức; người trọng 
tài, người đạo diễn, khởi xướng và tổ chức mối liên hệ Trò <=> Trò; người kích thích đặt vấn đề, nêu tình huống … hướng 
dẫn quá trình học tập của HS. 
Sự thay đổi trong vai trò của học sinh: ( 5 điểm) 
+ Trước đây, HS chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, bị ép phải tin, phải chấp nhận. Vì vậy, HS thiếu 
tự tin, tính sáng tạo của HS có nhiều khả năng bị thui chột!. 
+ Theo đổi mới PPDH, thì HS – Chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình 
bằng cách chủ động tiếp nhận thông tin, tự tổ chức, tự điều khiển trong quá trình học tập của mình. 
Thí sinh có thể làm sáng tỏ các ý trên bằng cách lấy ví dụ trong các môn học để minh hoạ 
PHẦN II: Bài tự luận. 
Qua hai năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Anh (chị) hãy cho biết 
thế nào là trường học thân thiện? Dẫn chứng minh họa bằng việc làm cụ thể của mình trong thực tế dạy học. 
1/ Hiểu về nội dung chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” (Quyết định số 40 
của BGD&ĐT) (5 điểm) 
2/ Quan diểm của bản thân và dẫn chứng minh họa. (5 điểm) 
- Mô hình trường học thân thiện đã được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới và có thể hình dung khái quát như sau:
- Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và 
tham gia các hoạt động khác; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo 
điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi; quyền được đi học của học sinh được đảm 
bảo. 
- Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả 
môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. 
* Mô hình đã có từ lâu 
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của 
thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. 
Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS (trong đó có một số 
trường ở TP.HCM). Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu 
học và THCS trong toàn quốc, rồi “lan ra” tất cả các trường phổ thông cho tới năm 2013. 
Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70, với triết lý “đời sống học đường là cuộc 
sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai), nên phương châm “mỗi ngày đến 
trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ 
thực hiện rất có kết quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (do GS.TS Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc), và sau đó, được áp dụng 
rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 - 1993, khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường mới theo 
khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt. Tiếc 
là sau nhiều “trào” Bộ trưởng, vì những lẽ khác nhau (phải chăng do “bụt chùa nhà không thiêng”, do “tân quan, tân chính 
sách”, và cả sự nghi ngại áp dụng công nghệ giáo dục trong tất cả các môn học, cấp học...?), nên người ta đã mau chóng lãng 
quên nó. (Giữa “trường học thân thiện” và “công nghệ giáo dục” gặp nhau ở phần “ngọn” (mỗi ngày đi học là một niềm vui), 
nhưng có sự khác biệt ở phần “gốc” (triết lý giáo dục). 
Dù sao thì điều rất đáng mừng là ông Bộ trưởng mới đã chính thức phát động toàn ngành thực hiện cuộc vận động này (và 
một lần nữa, ngày 22-7 ông Bộ trưởng đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
trong các trường phổ thông trong giai đoạn 2008 - 2013). 
* Thế nào là “trường học thân thiện”? 
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình 
đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm 
trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường 
và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. 
“Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” 
trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù 
hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. 
1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là: 
- Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trường được đi học và học đến nơi đến chốn (nghĩa là thực 
hiện tốt phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS). Trường phải bảo đảm cho mọi học sinh đều bình đẳng về quyền lợi (đồng 
thời là nghĩa vụ) học tập, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, vùng miền, tình trạng 
thể chất (kể cả các em không may bị khuyết tật nhưng trí tuệ phát triển bình thường). 
- Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi 
trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây 
dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. 
- Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương mà Bộ đề ra: mỗi trường học là địa chỉ nhận chăm sóc 
công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho 
đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. (Ngoài 5 khu di tích lịch sử mà Bộ chọn ra để chăm sóc chung). 
2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng 
khác. Tại đây, vai trò của hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, trong 
quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải 
trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, từ 
chú bảo vệ, chị lao công đến hiệu trưởng. Không thể có thân thiện, nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, nếu thiếu 
tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền. Cũng không thể có thân thiện, nếu mọi khoản thu 
chi trong nhà trường cứ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.
3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh. Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà 
trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô chứ không 
là “kính nhi viễn chi”. Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và phải thể hiện: 
- Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, 
“thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác” với quan 
điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của 
các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học 
sinh “cá biệt”. 
- Công tâm trong quan hệ ứng xử. Điều này cực kỳ khó, bởi người ta có thể chia đều tiền bạc, chứ khó “chia đều” tình cảm. 
Tuy vậy, “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì - không có cách nào khác - thầy, cô giáo phải rèn bằng được cho mình sự công 
tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong chăm sóc các em (em có hoàn cảnh khó khăn hơn, chăm sóc nhiều hơn, chứ 
không phải công tâm là cào bằng sự chăm sóc), công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách 
quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo). 
- Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn 
kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày hôm nay, bây giờ, 
chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi. 
4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc 
sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi 
tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”; không thể để lớp học “xếp cá mòi”, ánh sáng như đom đóm, bàn ghế không 
đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc trẻ phải bịt mũi, bặm môi mà vào... Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, 
xanh, sạch, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm. 
Tất cả những nội dung trên, trước mắt được gói gọn vào 3 điểm trọng tâm : 
a. Học tốt. 
b. Đẩy mạnh việc “chơi mà học”. 
c. Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử. 
Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giaó viên nêu cao tinh thần 
“càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi 
người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo 
dục không ngừng được nâng cao. 
Để đạt được điều đó, vai trò của hiệu trưởng tựa như một “nhạc trưởng” là cực kỳ quan trọng. Cuộc vận động đã được 
“phát”. Nay muốn nó “động”, mong Bộ hãy khẩn trương triển khai việc bồi dưỡng cho các hiệu trưởng (về cả phẩm chất đạo 
đức lẫn nghiệp vụ quản lý), để những “nhạc trưởng” này bắt đầu triển khai đúng tiến độ và bảo đảm duy trì tốt phong trào, 
không để bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” như không ít phong trào khác. Trên cơ sở đó, thực hiện một sự “đột 
biến” về chất lượng giáo dục của ngành ta ngay từ bậc tiểu học và THCS, rồi mở rộng ra toàn ngành, nhằm đáp ứng được 
yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. 
ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát 
triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân 
và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình. 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
I. Hình thức: ( 1 điểm ) 
- Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận.
- Chữ viết chân phương, rõ ràng. - Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. 
II. Nội dung: (9 điểm) 
1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) 
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các 
môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực 
hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) 
- Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 
trường, 
- Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ 
động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc 
thực hiện. 
- HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 
học sinh 
- Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được 
đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. 
- Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh 
tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. 
- Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động 
khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) 
- Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng 
- Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động 
- Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC 
- Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải 
quyết, giúp đỡ HS 
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 
điểm ) 
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu học. 
- Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và 
hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cực. 
- Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học 
- Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh 
áp đặt 
5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) 
ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn 
Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị 
điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề 
nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóc. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên 
văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. 
Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt 
động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá 
trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. 
Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? 
Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là một 
người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện pháp 
đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Câu 1: 2 điểm 
Tình huống 1: 
- Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội 
dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh 
- Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót 
Tình huống 2: 
- Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà 
trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. 
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm 
nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) 
Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 
1. Hình thức: (1 điểm ) 
- Bài viết có đủ 3 phần - Chữ viết chân phương, rõ ràng - Không mắc lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. 
2. Nội dung: (7 điểm ) 
2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dục. (1 điểm). 
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục. 
- Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục. 
2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). 
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học. 
- Đổi mới phương pháp dạy học. UDCNTT vào giảng dạy. - Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức. 
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng hái thi 
đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. 
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. 
- Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 
2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). 
- Duy trì sĩ số. - Thực tiễn giảng dạy trong tiết học. 
- Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. 
- Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm tra. 
- Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. 
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, 
đánh giá. 
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. 
- Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. 
- Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện 
2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) 
- GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. 
- Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 
2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) 
ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các 
tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra 
quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ 
Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học 
tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên?
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Đặt vấn đề: (1.5 điểm) 
- Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. 
Giải quyết vấn đề: (7 điểm) 
- Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động học. Thông qua hoạt 
động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu 
tri thức.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. 
Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài 
việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu học. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì 
sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ 
nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
- Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) 
- Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. 
- Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. 
ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? 
Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS 
theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Mở đầu: 
- Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống 
khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) 
Nội dung: 
*Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng 
ghi 1,5 đ ) 
+ Bám sát mục tiêu giáo dục. + Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. 
+ Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. 
+ Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. 
+ Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác 
những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. 
+Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. 
* Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? 
+ GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV 
có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? 
+ GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và 
lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) 
* Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) 
PHẦN II: ĐỀ TỰ LUẬN 
ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học 
sinh phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của 
bản thân và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình.
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
I. Hình thức: ( 1 điểm ) 
- Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận. 
- Chữ viết chân phương, rõ ràng. - Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. 
II. Nội dung: (9 điểm) 
1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) 
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các 
môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực 
hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) 
- Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 
trường, 
- Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ 
động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc 
thực hiện. 
- HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 
học sinh 
- Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được 
đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. 
- Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh 
tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. 
- Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động 
khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) 
- Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng 
- Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động 
- Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC 
- Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải 
quyết, giúp đỡ HS 
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 
điểm ) 
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu họC. 
- Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và 
hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cựC. 
- Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học 
- Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh 
áp đặt 
5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) 
ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn 
Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị 
điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề 
nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóC. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên 
văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. 
Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt 
động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá 
trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. 
Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? 
Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là 
một người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện 
pháp đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Câu 1: 2 điểm 
Tình huống 1: 
- Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội 
dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh 
- Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót 
Tình huống 2: 
- Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà 
trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. 
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm 
nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) 
Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 
2. Nội dung: (7 điểm ) 
2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dụC. (1 điểm). 
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dụC. 
- Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dụC. 
2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). 
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy họC. 
- Đổi mới phương pháp dạy họC. UDCNTT vào giảng dạy. 
- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thứC. 
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng 
hái thi đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. 
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. 
- Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 
2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). 
- Duy trì sĩ số. 
- Thực tiễn giảng dạy trong tiết họC. 
- Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. 
- Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm trA. 
- Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. 
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, 
đánh giá. 
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. 
- Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. 
- Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện 
2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) 
- GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. 
- Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 
2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) 
ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các 
tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra 
quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ 
Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học 
tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên?
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Đặt vấn đề: (1.5 điểm) 
- Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. 
Giải quyết vấn đề: (7 điểm) 
- Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động họC. Thông qua hoạt 
động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu 
tri thứC.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. 
Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài 
việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu họC. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì 
sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ 
nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
- Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) 
- Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. 
- Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. 
ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? 
Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS 
theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Mở đầu: 
- Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống 
khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) 
Nội dung: 
*Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng 
ghi 1,5 đ ) 
+ Bám sát mục tiêu giáo dụC. + Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. 
+ Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. 
+ Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họC. 
+ Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác 
những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. 
+Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. 
* Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? 
+ GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV 
có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? 
+ GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và 
lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) 
* Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) 
PHẦN II: ĐỀ TỰ LUẬN 
ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học 
sinh phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của 
bản thân và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình.
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
II. Nội dung: (9 điểm) 
1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) 
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các 
môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực 
hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) 
- Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 
trường, 
- Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ 
động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc 
thực hiện. 
- HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 
học sinh 
- Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được 
đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. 
- Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh 
tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. 
- Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động 
khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) 
- Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng 
- Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động 
- Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC 
- Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải 
quyết, giúp đỡ HS 
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 
điểm ) 
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu họC. 
- Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và 
hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cựC. 
- Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học 
- Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh 
áp đặt 
5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) 
ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn 
Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị 
điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề 
nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóC. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên 
văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. 
Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào? 
Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt 
động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá 
trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. 
Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? 
Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là 
một người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện 
pháp đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Câu 1: 2 điểm 
Tình huống 1: 
- Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội 
dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh 
- Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót 
Tình huống 2:
- Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà 
trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. 
- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm 
nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) 
Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 
2. Nội dung: (7 điểm ) 
2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dụC. (1 điểm). 
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dụC. 
- Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dụC. 
2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). 
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy họC. 
- Đổi mới phương pháp dạy họC. UDCNTT vào giảng dạy. 
- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thứC. 
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng 
hái thi đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. 
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. 
- Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 
2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). 
- Duy trì sĩ số. 
- Thực tiễn giảng dạy trong tiết họC. 
- Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. 
- Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm trA. 
- Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. 
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, 
đánh giá. 
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. 
- Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. 
- Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. 
- Nêu được kết quả của việc thực hiện 
2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) 
- GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. 
- Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 
2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) 
ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các 
tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra 
quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ 
Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học 
tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Đặt vấn đề: (1.5 điểm) 
- Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. 
Giải quyết vấn đề: (7 điểm) 
- Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động họC. Thông qua hoạt 
động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu 
tri thứC.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. 
Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài 
việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu họC. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì 
sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) 
- Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ 
nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
- Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) 
Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) 
- Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. 
- Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”.
ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? 
Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS 
theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? 
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 
Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) 
Mở đầu: 
- Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống 
khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) 
Nội dung: 
*Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng 
ghi 1,5 đ ) 
+ Bám sát mục tiêu giáo dụC. 
+ Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. 
+ Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. 
+ Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. 
+ Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họC. 
+ Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác 
những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. 
+Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. 
* Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? 
+ GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV 
có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? 
+ GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và 
lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). 
+ Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) 
* Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) 
* Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) 
Đề 1: 
Đổi mới phương pháp giáo dục vừa tiếp tục coi trọng vai trò của giáo viên, vừa khẳng định vai trò chủ thể của hoạt 
động học của học sinh, đồng thời quan tâm đúng mức đến môi trường, trước hết là phòng học. Vì vậy tạo phòng học thành 
môi trường học tập thuận lợi là công việc mà mỗi giáo viên cần quan tâm.
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi

Contenu connexe

Tendances

Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtNhững kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanhĐề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanhluanvantrust
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcHứa Tín
 
Các phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanhCác phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanhHọc Huỳnh Bá
 
Tinh huong quan tri
Tinh huong quan triTinh huong quan tri
Tinh huong quan trixuanduong92
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teTu Sắc
 
Nội dung thực tập trung tâm athena
Nội dung thực tập trung tâm athenaNội dung thực tập trung tâm athena
Nội dung thực tập trung tâm athenaAmy Nguyen
 

Tendances (20)

Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
 
Cong tac xa hoi tre em
Cong tac xa hoi tre emCong tac xa hoi tre em
Cong tac xa hoi tre em
 
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtNhững kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Những kỹ năng đặc thù trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
Đề Tài báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực hay download 2017
 
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng NamLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
 
Phương pháp học tập official
Phương pháp học tập officialPhương pháp học tập official
Phương pháp học tập official
 
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
 
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanhĐề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
Đề cương nghiên cứu đề án khởi sự kinh doanh
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lực
 
Các phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanhCác phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanh
 
Tinh huong quan tri
Tinh huong quan triTinh huong quan tri
Tinh huong quan tri
 
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
 
Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y te
 
Nội dung thực tập trung tâm athena
Nội dung thực tập trung tâm athenaNội dung thực tập trung tâm athena
Nội dung thực tập trung tâm athena
 

Similaire à cau hỏi giáo viên giỏi

Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Bài giảng thiết kế logic số
Bài giảng thiết kế logic sốBài giảng thiết kế logic số
Bài giảng thiết kế logic sốjackjohn45
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhnataliej4
 
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học nataliej4
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...jackjohn45
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]muoinganam
 
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngTài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngNguyen Van Nghiem
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...nataliej4
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Long Tibbers
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họctieuhocvn .info
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành nataliej4
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênjackjohn45
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...Lại Thế Luyện
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbMybinh Khuong
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Ha Pc
 

Similaire à cau hỏi giáo viên giỏi (20)

Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Bài giảng thiết kế logic số
Bài giảng thiết kế logic sốBài giảng thiết kế logic số
Bài giảng thiết kế logic số
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
 
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
Chuyên Đề Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
 
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụngTài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
Tài liệu tập huấn NCKH SP ứng dụng
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
 
Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3Nội dung tự nghiên cứu 3
Nội dung tự nghiên cứu 3
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mb
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
454826673
454826673454826673
454826673
 

Dernier

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Dernier (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

cau hỏi giáo viên giỏi

  • 1. PHẦN II : BÀI TỰ LUẬN * Đề bài 1: Câu 1: (2 điểm) Chuẩn kiến thức, kỹ năng là gì? (GV chỉ trình bày theo dạng : trả lời trực tiếp - gạch đầu dòng - liệt kê) Câu 2: (8 điểm) Ngày 01 tháng 9 năm 2011 Bộ GD-ĐT có công văn 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT. Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tiếp tục thúc đẩy nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Anh (Chị) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân về chủ trương này; dẫn chứng cách thức thực hiện và nêu kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. II. Đáp án bài tự luận : a- Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. (0,5đ) b- Được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học, ở các lĩnh vực học tập, yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. (0,5đ) c- Là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình GD ở tiểu học. (1đ) 1. Phần mở bài : (1đ) - Nêu được lí do vì sao Bộ GD-ĐT có công văn trên và thời gian thực hiện từ năm học 2011-2012. a. GV nhận thức được việc thực hiện công văn 5842 của Bộ nhằm : (2,5đ) - Để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. (0,5đ) - Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, các câu hòi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lý thuyết, để GV, HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình cấp học. (1đ) - Thời gian dư do giảm bớt bài, giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp cho học sinh. Từng tổ khối thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lý. (0,5đ) - Không tổ chức kiểm tra đánh giá vào các nội dung, yêu cầu đã giảm bớt. Giáo viên tiểu học phải nắm vững hướng dẫn điều chỉnh các nội dung các môn học cấp tiểu học để thực hiện trong quá trình dạy học. (0,5đ) b. GV trình bày những việc làm cụ thể để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học ở lớp mình trực tiếp giảng dạy : (2,5đ) - GV phải nắm vững yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản được quy định trong chương trình tiểu học đối với từng môn học của khối lớp đang trực tiếp giảng dạy sẽ giúp giáo viên điều chỉnh dạy và học phù hợp với mức độ của HS nhưng vẫn đảm bảo HS phải nắm được chuẩn kiến thức.(1đ) - Phải tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học để nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp. Từ đó xác định nội dung cụ thể của bài học trong sách giáo khoa cần hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh. (0,5đ) - GV xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của mình, báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu và ghi vào kế hoạch dạy học tuần (lịch báo giảng).(1đ) c. GV nêu kết qủa chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh sau khi GV thực hiện điều chỉnh việc dạy và học ( kết quả chất lượng HK I hoặc HK II so với chất lượng khảo sát đầu năm.) (1,đ) 3. Phần kết luận : (1đ) - GV nêu quan điểm của mình về công văn 5842 của Bộ GD-ĐT, hoặc kiến nghị với các cấp quản lý giáo dục nhắm giúp GV thực hiện điều chỉnh dạy và học được thuận lợi. ./.
  • 2. * Đề bài 2: “ Chất lượng giáo dục” là đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Là người đang trực tiếp giảng dạy, thầy (cô) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân để nâng cao chất lượng của lớp mình. II. Nội dung: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 1. Hiểu biết về khái niệm chất lượng giáo dục. ( 1 điểm ) - Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu. - Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục. - Nhận thức rõ chất lượng chuyên môn của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục. 2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục( 2,5 điểm ) - Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học. - Đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức. - Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng cho hs tình cảm yêu trường, mến bạn tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục kĩ năng sống cho hs. - Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. - Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp…. 3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) - Duy trì sĩ số.- Thực tiễn giảng dạy trong tiết học. - Khảo sát, thống kê đối tượng học sinh. - Phân tích chất lượng học sinh. - Tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng. - Lập sổ theo dõi. - Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá. - Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. - Phát huy lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. - Liên hệ với PHHS kịp thời về kết quả học tập của các em. - Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. ( 1,5 điểm ) - Gv có ảnh hưởng lâu dài đến thành tích học tập của hs. - Người gv phải có các kĩ năng cơ bản, có khối lượng kiến thức chung và việc thực hiện giảng dạy đúng yêu cầu, phải tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề. - Đội ngũ gv chuẩn về nghề nghiệp, tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề và vững vàng về chính trị…..
  • 3. * Đề bài 3: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh? Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt động nào ? Những hoạt động này có đặc trưng gì ? Anh (chị) đã vận dụng việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở lớp mình như thế nào? Đáp án .Ý 1 (3 điểm): Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là thay đổi cách dạy và cách học, chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. (2 điểm) - Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. (1 điểm) . Ý 2 (3 điểm): Để dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụng các hoạt động : - Đàm thoại khi giảng bài; (0,5 điểm) - Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học tập; (0,5 điểm) - Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp); (0,5 điểm) - Thảo luận theo cặp, nhóm, lớp; (0,5 điểm) - Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình,…(1 điểm). . Ý 3 (2 điểm): Dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực: - Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên. (1 điểm) - Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.(1 điểm) . Ý 4 (2 điểm): Vận dụng: Giáo viên nêu được dẫn chứng cụ thể trong thực tế giảng dạy về việc vận dụng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh./.
  • 4. Đề số 1: Thầy, cô hãy nêu cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học hết môn toán lớp 5. - Đáp án: Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học sinh cần đạt sau khi học hết môn toán lớp 5: 1. Số học: * Bổ sung về phân số: - Giới thiệu phân số thập phân: Nhận biết được phân số thập phân; Biết đọc, viết các số thập phân. - Hỗn số: Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số; Biết đọc, viết hỗn số; Biết chuyển một hỗn số thành thành một phân số. * Số thập phân, các phép tính với số thập phân: - Khái niệm ban đầu về số thập phân: Biết nhận dạng số thập phân; Biết số thập phân gồm phần nguyên và phần thập phân; Biết đọc và viết số thập phân; Biết viết số thập phân khi biết số đơn vị của mỗi hàng trong phần nguyên, phần thập phân; Biết số đo đại lượng có thể viết dưới dạng phân số thập phân thì viết được dưới dạng số thập phân và ngược lại. - So sánh hai số thập phân: Biết cách so sánh hai số thập phân. (Thuộc qui tắc và biết vận dụng để so sánh các số thập phân); Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Phép cộng và phép trừ các số thập phân: Biết cộng, trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá hai lượt; Biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và sử dụng trong thực hành tính; biết tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính cộng, trừ, có hoặc không có dấu ngoặc; Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. - Phép nhân các số thập phân: Biết thực hiện phép nhân có tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp; Nhân một số thập phân với một số tự nhiên có không quá hai chữ số, mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần; Nhân một số thập phân với một số thập phân, mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lần; Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;… hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; Biết tính giá trị của biểu thức số thập phân có đến ba dấu phép tính; Biết tìm một thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia với số thập phân. - Tỷ số phần trăm: Nhận biết được tỷ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại; Biết đọc, viết tỷ số phần trăm; Biết viết một số phân số thành tỷ số phần trăm và viết tỷ số phần trăm thành phân số; Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, các tỷ số phần trăm; nhân tỷ số phần trăm với một số tự nhiên, chia tỷ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0; Biết tìm tỷ số phần trăm của hai số. Tìm giá trị một tỷ số phần trămcủa một số. Tìm một số, biết giá trị một tỷ số phần trăm của số đó. * Yếu tố thống kê: - Biểu đồ hình quạt: Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó; Biết thu thập và sử lý thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình quạt. 2. Đại lượng và đo đại lượng: - Bảng đơn vị đo độ dài: biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đo độ dài; Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài và vận dụng trong giải quyết một số tình huống thực tế. - Bảng đơn vị đo khối lượng: biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng; Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng trong giải quyết một số tình huống thực tế. - Diện tích: Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo diện tích, ha là đơn vị đo diện tích ruộng đất. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo đã học; Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích; Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích: Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác. Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại; Biết thực hiện phép tính với các số đo diện tích. - Thể tích: Biết cm3, dm3, m3 là những đơn vị đo thể tích; Biết đọc, viết các số đo thể tích theo những đơn vị đo đã học; biết mối quan hệ giữa m3 và dm3,dm3 và cm3, m3 và cm3 ; biết chuyển đổi đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản. - Thời gian: Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng; Biết đổi đơn vị đo thời gian; Biết cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị); Biết cách thực hiện phép nhân, phép chia số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị với một số tự nhiên khác 0. - Vận tốc: Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động, tên gọi, ký hiệu của một số đơn vị đo vận tốc (km/giờ, m/phút, m/giây). 3. Yếu tố hình học: - Hình tam giác: Nhận biết được các dạng hình tam giác: Hình tam giác có ba góc nhọn. Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. Biết tính diện tích của hình tam giác. - Hình thang: nhận biết được hinhd thang và một số đặc điểm của nó. - Hình tròn: Biết cách tính chu vi diện tích của hình tròn. - Hình hộp chữ nhật, hình lập phương: Nhận biết được hình hộp chữ nhật và hình lập phương và một số đặc điểm của nó; Biết cách tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương; Biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Hình trụ: Nhận biết được hình trụ. - Hình cầu: Nhận biết được hình cầu. 4. Giải bài toán có lời văn: Biết giải các bài toán có lời văn có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán về: Quan hệ tỷ lệ; Tỷ số phần trăm; Chuyển động đều; Nội dung hình học.
  • 5. Đề số 2: Anh (chị) hãy nêu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập đọc? - Cho điểm: Mỗi nội dung đạt 1,5 (điểm); nêu tầm quan trọng của việc dạy đọc (1 điểm). - Đáp Án: Các biện pháp: Dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Đọc đã trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn khác và tạo ra hứng thú và động cơ học tập. 1. Chuẩn bị cho việc đọc: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế đọc, khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nằm trong khoảng 25-30 cm, cổ và đầu thẳng. Phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, khi được giáo viên gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi nói về rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế đọc, tức là rèn đọc to, đọc rõ ràng. Để luyện đọc cho học sinh đọc quá nhỏ, giáo viên cần cho học sinh đọc cho thật to chừng nào bạn xa nhất lớp nghe thấy mới thôi. Tư thế đọc phải đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. 2. Luyện đọc đúng: Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không xót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Tức là đọc đúng chính âm, nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng. Khi đọc không tách một từ ra làm hai. Trình tự của luyện đọc đúng là trước hết giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên cần gọi học sinh đọc rồi cho học sinh đọc nối tiếp, cuối cùng mới cho các em đọc cá nhân các tiếng khó, từ khó. 3. Luyện đọc nhanh: Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngư. Về vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Biện pháp: giáo viên phải hướng dẩn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra, còn có biện pháp đọc nối tiếp: trên lớp đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Tốc độ đọc chuẩn cho học sinh lớp 5 là tối thiểu 120 tiếng/ phút, học sinh lớp 4 là 100 tiếng / phút. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài và dự kiến thời gian đọc là bao nhiêu phút. 4.Việc xác định mục tiêu:
  • 6. Mục tiêu giờ dạy phải rõ ràng và sát với tình hình học sinh của lớp mình đang dạy, phải dự kiến được những lỗi mà học sinh có thể phát âm sai. Phần này giáo viên cần chú ý các lỗi phương ngữ hay tiếng nước ngoài. Ngoài ra giáo viên cũng cần tạo điều kiện những em đọc yếu được đọc trước lớp, cần có lời động viên khuyến khích khi học sinh có tiến bộ. 5.Tổ chức dạy đọc thầm: Hiệu quả của việc đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu văn bản. Do đó, dạy đọc thầm chính làdạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… tức là toàn bộ những gì được đọc. Các biện pháp có thể ap dụng là: giao nhiệm vụ để dịnh hướng rõ yêu cầu đọc thầm của cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi hay để nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào) Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong một, hai phút; đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong một, hai phút). 6.Đọc diễn cảm: Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó, không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài, ngược lại, điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh nêu ra sau khi đã thông hiểu nội dung sâu sắc của bài và biết đọc diễn cảm thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bước sau: Đàm thoại cho học sinh hiểu rõ ý đồ của tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Có thể đọc phân vai làm sống lại nhân vật tác phẩm. Đọc mẫu của thầy và đặt ra câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của thầy làm cho học sinh thích thú. Đề số 3: Những nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình hoạt động như: “Hoạt động văn hóa - nghệ thuật; hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; hoạt động khoa học - kỹ thuật; hoạt động lao động công ích; các hoạt động mang tính xã hội; …”. Thầy, cô hãy phân tích và làm sáng tỏ những nội dung trên. Đáp án: Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HS ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái… Nói về hoạt động này thì hầu hết các trường có tổ chức thực hiện nhưng xét về tính hiệu quả thì không phải nhà trường nào cũng đạt được. Sở dĩ như thế là do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của tổng phụ trách và giáo viên chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt CLB khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà các nhà trường ít chú trọng tới - ít chú trọng không phải là do không hiểu hết tầm quan trọng của nó mà là do điều kiện không cho phép. Đó là điều kiện về cơ chế, về thời gian, về năng lực của đội ngũ giáo viên cũng như tổng phụ trách… Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động mang tính xã hội: Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được các nhà trường tiến hành tương đối tốt. Nhưng, theo chúng tôi, hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em. Tóm lại, các hoạt động trên của HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành kỹ năng sống cho HS. Do đó, Phòng Giáo dục cũng như BGH nhà trường cần bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên cũng như tổng phụ trách về những kiến thức cơ bản để thực hiện HĐGDNGLL đạt được hiệu quả cao.
  • 7. Đề số 1: Một trong những mục đích quan trọng khi ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là “Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. Hãy nêu ý kiến của mình về mục đích trên và trình bày kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để có thể đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp của cấp tiểu họC.Gợi ý hướng dẫn chấm 1. Nêu được khái niệm chuẩn NNGVTH là gì? (1,0 đ) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu họC. 2. Nêu được sự cần thiết của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp: (1,5 đ) Do GV được đạo tạo không đồng bộ Việc đổi mới nội dung, chương trình, PP giáo dục đòi hỏi người GVTH phải có những yêu cầu nhất định, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Do vậy việc ban hành “Chuẩn nghề nghiệp GVTH” là rất cần thiết 3. Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá Chuẩn NNGVTH ? (1,5 đ) Nhờ có chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực nghề nghiệp. Với chuẩn nghề nghiệp giúp cho các cấp quản lý đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên tiểu học chính xác để phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 4. Nêu được kế hoạch phấn đấu theo 3 lĩnh vực: phẩm chất, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng: (6,0 đ) - Nêu được kế hoạch phấn đấu theo mỗi lĩnh vực đạt 2,0 đ - Yêu cầu: Mỗi lĩnh vực gồm đủ 5 yêu cầu và 4 tiêu chí (cần chú trọng đến biện pháp thực hiện) . Đề số 2: Ngành Giáo dục đã và đang quyết tâm không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp theo tinh thần cuộc vận động Hai không. Thầy (Cô) hãy nêu kế hoạch của bản thân để thực hiện có hiệu quả nội dung trên. 1. Khái quát tình hình thực hiện: (2,0 đ) Nêu được các ý khái quát tình hình thực hiện về Cuộc vận động Hai không trong toàn ngành đã và đang thực hiện, có kết quả và được sự ủng hộ tích cực của xã hội. 2. Kế hoạch của bản thân: (7 điểm) Nêu được những ý chính: - Thực hiện nghiêm túc chương trình, quy chế chuyên môn; đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ khối; không tuỳ tiện cắt xén chương trình,… (1,0 đ) - Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; quyết tâm thực hiện việc dạy thật – học thật, vì đây là cái gốc của chống tiêu cực và thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dụC. (1,0 đ) - Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh luôn hướng đến tính trung thực, “Học gì thi nấy”, cho điểm sát với kết quả của học sinh; tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng nâng đỡ về điểm số, cấy điểm tuỳ tiện, làm sai lệch thực tế năng lực và chất lượng học tập; có nhiều biện pháp hữu hiệu, phù hợp trong kiểm tra, đánh giá, chống hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, quay cóp,… (2,0 đ) - Trên cơ sở xác định đúng thực chất năng lực học sinh, phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém. Thường xuyên quan tâm đối tượng học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. (1,0 đ) - Có sự phối hợp đồng bộ với đồng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác trong hoạt động giáo dụC. Đặc biệt chú ý mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm làm tốt công tác giáo dục toàn diện HS trong và ngoài nhà trường. (1,0 đ) - Bản thân mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo dục (dạy học) ngay từ đầu năm học, luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức và phẩm chất đạo đức, xứng đáng là tấm gương cho học sinh. (1,0 đ) Đề 1 Câu 1: Tìm 5 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. Câu 2 : Anh (chị) hãy nêu tên nội dung thứ 3 trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Làm tốt nội dung đó sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được những điều cơ bản nào ? ( trình bày thật ngắn gọn). Câu 3 :
  • 8. Anh (chị) hiểu thế nào là phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, phương pháp này có những ưu điểm cơ bản nào nổi bật? Đề 2 Với sự đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học nên dạy học ở bậc tiểu học hiện hành là theo hướng dạy học tích cực, từ đó dẫn đến sự thay đổi cả vai trò của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Anh (Chị) hãy trình bày sự thay đổi trong vai trò của giáo viên và sự thay đổi trong vai trò của học sinh theo hướng dạy học tích cực ./. Đáp Án: Đề 1 Câu 1: 5 từ có tiếng “mới” với nhiều kiểu cấu tạo từ nhất là: - mới (từ đơn) - mới lạ (từ ghép tổng hợp) - mới toanh (từ ghép phân loại) - mơi mới (từ láy âm và vần) - mới mẻ (từ láy âm đầu) - mới tinh (từ ghép phân loại) Nếu tìm đúng 5 từ thì hưởng trọn 2đ Nếu tìm đúng 1 từ thì đạt 0,2đ GV chỉ ghi từ tạo thành chính xác, không ghi rõ tên cấu tạo cũng được nhưng 2 từ cùng loại cấu tạo thì chỉ tính là 1 ví dụ: mới tinh , mới toanh ( hai từ này chỉ là 1 cấu tạo là từ ghép phân loại ) Câu 2 : 4đ Nội dung thứ 3 trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ là : Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ( 1,5 đ) Làm tốt nội dung đó sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được những điều cơ bản sau : - Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. (0,75 đ) - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn. (0,75 đ) - Rèn luyện lỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn (1 đ ) Không yêu cầu phải nêu đầy đủ như trên nhưng cần có những ý tương tự là được. Câu 3 : 4 đ - Phương pháp dạy học “ bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn. (2 đ) - Ưu điểm của phương pháp này là ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy học sinh cách tự học, tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh. Đồng thời, tạo sự ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp”Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết, làm việc nhóm,…. và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh. (2 đ) Đề 2 Thí sinh có thể nêu nhiều ý, song yêu cầu phải nhấn mạnh ở những ý cơ bản sau: Sự thay đổi trong vai trò của giáo viên: ( 5 điểm) + Trước đây (chưa đổi mới SGK) thì vai trò chủ yếu của người GV là truyền thụ kiến thức cho HS. Nguồn thông tin chủ yếu đến với HS là từ người GV (có khi đó là nguồn duy nhất) + Theo đổi mới PPDH, người GV chủ động điều hành “tam giác sư phạm” lấy cực trò làm trung tâm. GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức, nguồn thông tin, mà còn là người hướng dẫn cho trò cách tự học, tự tìm kiến thức; người trọng tài, người đạo diễn, khởi xướng và tổ chức mối liên hệ Trò <=> Trò; người kích thích đặt vấn đề, nêu tình huống … hướng dẫn quá trình học tập của HS. Sự thay đổi trong vai trò của học sinh: ( 5 điểm) + Trước đây, HS chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động, bị ép phải tin, phải chấp nhận. Vì vậy, HS thiếu tự tin, tính sáng tạo của HS có nhiều khả năng bị thui chột!. + Theo đổi mới PPDH, thì HS – Chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình bằng cách chủ động tiếp nhận thông tin, tự tổ chức, tự điều khiển trong quá trình học tập của mình. Thí sinh có thể làm sáng tỏ các ý trên bằng cách lấy ví dụ trong các môn học để minh hoạ PHẦN II: Bài tự luận. Qua hai năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Anh (chị) hãy cho biết thế nào là trường học thân thiện? Dẫn chứng minh họa bằng việc làm cụ thể của mình trong thực tế dạy học. 1/ Hiểu về nội dung chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” (Quyết định số 40 của BGD&ĐT) (5 điểm) 2/ Quan diểm của bản thân và dẫn chứng minh họa. (5 điểm) - Mô hình trường học thân thiện đã được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới và có thể hình dung khái quát như sau:
  • 9. - Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi; quyền được đi học của học sinh được đảm bảo. - Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. * Mô hình đã có từ lâu Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS (trong đó có một số trường ở TP.HCM). Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và THCS trong toàn quốc, rồi “lan ra” tất cả các trường phổ thông cho tới năm 2013. Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70, với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai), nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (do GS.TS Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc), và sau đó, được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 - 1993, khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt. Tiếc là sau nhiều “trào” Bộ trưởng, vì những lẽ khác nhau (phải chăng do “bụt chùa nhà không thiêng”, do “tân quan, tân chính sách”, và cả sự nghi ngại áp dụng công nghệ giáo dục trong tất cả các môn học, cấp học...?), nên người ta đã mau chóng lãng quên nó. (Giữa “trường học thân thiện” và “công nghệ giáo dục” gặp nhau ở phần “ngọn” (mỗi ngày đi học là một niềm vui), nhưng có sự khác biệt ở phần “gốc” (triết lý giáo dục). Dù sao thì điều rất đáng mừng là ông Bộ trưởng mới đã chính thức phát động toàn ngành thực hiện cuộc vận động này (và một lần nữa, ngày 22-7 ông Bộ trưởng đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông trong giai đoạn 2008 - 2013). * Thế nào là “trường học thân thiện”? “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. 1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là: - Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trường được đi học và học đến nơi đến chốn (nghĩa là thực hiện tốt phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS). Trường phải bảo đảm cho mọi học sinh đều bình đẳng về quyền lợi (đồng thời là nghĩa vụ) học tập, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, vùng miền, tình trạng thể chất (kể cả các em không may bị khuyết tật nhưng trí tuệ phát triển bình thường). - Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. - Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương mà Bộ đề ra: mỗi trường học là địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. (Ngoài 5 khu di tích lịch sử mà Bộ chọn ra để chăm sóc chung). 2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Tại đây, vai trò của hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau, từ chú bảo vệ, chị lao công đến hiệu trưởng. Không thể có thân thiện, nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, nếu thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền. Cũng không thể có thân thiện, nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường cứ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.
  • 10. 3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh. Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô chứ không là “kính nhi viễn chi”. Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và phải thể hiện: - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương tác” với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. - Công tâm trong quan hệ ứng xử. Điều này cực kỳ khó, bởi người ta có thể chia đều tiền bạc, chứ khó “chia đều” tình cảm. Tuy vậy, “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì - không có cách nào khác - thầy, cô giáo phải rèn bằng được cho mình sự công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong chăm sóc các em (em có hoàn cảnh khó khăn hơn, chăm sóc nhiều hơn, chứ không phải công tâm là cào bằng sự chăm sóc), công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo). - Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi. 4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”; không thể để lớp học “xếp cá mòi”, ánh sáng như đom đóm, bàn ghế không đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc trẻ phải bịt mũi, bặm môi mà vào... Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, xanh, sạch, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm. Tất cả những nội dung trên, trước mắt được gói gọn vào 3 điểm trọng tâm : a. Học tốt. b. Đẩy mạnh việc “chơi mà học”. c. Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử. Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giaó viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Để đạt được điều đó, vai trò của hiệu trưởng tựa như một “nhạc trưởng” là cực kỳ quan trọng. Cuộc vận động đã được “phát”. Nay muốn nó “động”, mong Bộ hãy khẩn trương triển khai việc bồi dưỡng cho các hiệu trưởng (về cả phẩm chất đạo đức lẫn nghiệp vụ quản lý), để những “nhạc trưởng” này bắt đầu triển khai đúng tiến độ và bảo đảm duy trì tốt phong trào, không để bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” như không ít phong trào khác. Trên cơ sở đó, thực hiện một sự “đột biến” về chất lượng giáo dục của ngành ta ngay từ bậc tiểu học và THCS, rồi mở rộng ra toàn ngành, nhằm đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) I. Hình thức: ( 1 điểm ) - Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận.
  • 11. - Chữ viết chân phương, rõ ràng. - Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. II. Nội dung: (9 điểm) 1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) - “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục - Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) - Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, - Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc thực hiện. - HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh - Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. - Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. - Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) - Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng - Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động - Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC - Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải quyết, giúp đỡ HS - Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt - Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 điểm ) - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu học. - Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cực. - Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học - Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh áp đặt 5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóc. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
  • 12. Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là một người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện pháp đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: 2 điểm Tình huống 1: - Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh - Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót Tình huống 2: - Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. - Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 1. Hình thức: (1 điểm ) - Bài viết có đủ 3 phần - Chữ viết chân phương, rõ ràng - Không mắc lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. 2. Nội dung: (7 điểm ) 2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dục. (1 điểm). - Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục. - Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục. 2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). - Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học. - Đổi mới phương pháp dạy học. UDCNTT vào giảng dạy. - Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức. - Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. - Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. - Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). - Duy trì sĩ số. - Thực tiễn giảng dạy trong tiết học. - Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. - Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm tra. - Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. - Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá. - Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. - Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. - Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. - Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện 2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) - GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. - Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên?
  • 13. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Đặt vấn đề: (1.5 điểm) - Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. Giải quyết vấn đề: (7 điểm) - Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu tri thức.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu học. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) - Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) - Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. - Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Mở đầu: - Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) Nội dung: *Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng ghi 1,5 đ ) + Bám sát mục tiêu giáo dục. + Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. + Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. + Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. + Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. +Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. * Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? + GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? + GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) * Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) PHẦN II: ĐỀ TỰ LUẬN ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình.
  • 14. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) I. Hình thức: ( 1 điểm ) - Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận. - Chữ viết chân phương, rõ ràng. - Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ. II. Nội dung: (9 điểm) 1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) - “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục - Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) - Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, - Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc thực hiện. - HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh - Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. - Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. - Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) - Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng - Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động - Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC - Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải quyết, giúp đỡ HS - Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt - Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 điểm ) - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu họC. - Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cựC. - Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học - Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh áp đặt 5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóC. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào?
  • 15. Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là một người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện pháp đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: 2 điểm Tình huống 1: - Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh - Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót Tình huống 2: - Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. - Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 2. Nội dung: (7 điểm ) 2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dụC. (1 điểm). - Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dụC. - Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dụC. 2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). - Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy họC. - Đổi mới phương pháp dạy họC. UDCNTT vào giảng dạy. - Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thứC. - Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. - Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. - Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). - Duy trì sĩ số. - Thực tiễn giảng dạy trong tiết họC. - Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. - Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm trA. - Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. - Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá. - Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. - Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. - Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. - Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện 2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) - GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. - Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên?
  • 16. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Đặt vấn đề: (1.5 điểm) - Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. Giải quyết vấn đề: (7 điểm) - Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động họC. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu tri thứC.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu họC. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) - Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) - Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. - Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Mở đầu: - Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) Nội dung: *Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng ghi 1,5 đ ) + Bám sát mục tiêu giáo dụC. + Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. + Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. + Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họC. + Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. +Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. * Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? + GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? + GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) * Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) PHẦN II: ĐỀ TỰ LUẬN ĐÊ 1: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện cũng như hình thành nhân cách. Là một GVTH, thầy ( cô ) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng của các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp mình.
  • 17. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) II. Nội dung: (9 điểm) 1. Hiểu biết về khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - HĐGD NGLL. ( 1 điểm) - “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. HĐGDNGLL được thực hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục - Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL 2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ( 3 điểm ) - Huy động sức mạnh tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, - Hiệu trưởng lập kế hoạch, định hướng chung cho từng bộ phận thực hiện, GVCN giữ vai trò then chốt, chủ động trong việc xây dựng nội dung và tổ chức các HĐGDNGLL. Tổng phụ trách Đội phối kết hợp vời GVCN trong việc thực hiện. - HĐGDNGLL được tổ chức phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh - Tạo bầu không khí thân thiện gần gũi, cởi mở, học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập vào tập thể, được đối xử bình đẳng, tự tin và cảm thấy được tôn trọng. - Động viên kịp thời những suy nghĩ sáng tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh tự xử lí và thay phiên điều khiển hoạt động. - Kết hợp một cách hài hòa linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tổ chức theo nhiều phương pháp, hình thức hoạt động khác nhau tùy điều kiện cụ thể của từng lớp. 3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 3 điểm ) - Xây dựng kế hoạch theo định hướng của Hiệu trưởng - Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động - Huấn luyện học sinh có khả năng làm MC - Tham dự, theo dõi tiến trình sinh hoạt của học sinh và kịp thời can thiệp khi có tình huống phát sinh cần giải quyết, giúp đỡ HS - Giáo dục tư tưởng, tình cảm và liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sịnh hoạt - Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL . ( 1 điểm ) - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường Tiểu họC. - Người GVCN phải có tâm huyết, luôn sáng tạo cái mới, cái hay trong việc xây dựng nội dung chương trình và hình thức tổ chức để thu hút HS tham gia tích cựC. - Người GV Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học - Tùy thời gian, điều kiện cụ thể của trường và địa phương mà lựa chọn nội dung cho phù hợp, thiết thực, tránh áp đặt 5. Kết luận, nhấn mạnh và khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL ( 1 điểm ) ĐỀ 2: Câu 1: Chọn một trong hai tình huống sau và nêu cách xử lý của anh (chị) với tình huống đã chọn Tình huống 1: Trong giờ trả bài KTĐK.CKI, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng nhưng lại bị điểm kém, không có lời nhận xét của cô và đề nghị cô giáo xem lại. Cô giáo xem qua và nói rằng: "Bài sai nhiều mà còn đề nghị gì nữa, về chỗ ngồi mau!”. Học sinh đó tủi thân khóC. Cô giáo nổi giận mắng em trước lớp, rồi yêu cầu em đi cùng lên văn phòng gặp Ban giám hiệu để giải quyết. Nếu anh (chị) là giáo viên đó anh (chị) sẽ xử lý thế nào? Tình huống 2: Trong trường bạn có một giáo viên luôn không đồng thuận với phương pháp điều hành các hoạt động của nhà trường. Giáo viên đó tập hợp một "nhóm nhỏ" không sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo nhà trường trong quá trình triển khai các công việc do vậy tạo nên cho lãnh đạo nhà trường một số khó khăn. Là một giáo viên của trường anh (chị) sẽ xử lý thế nào? Câu 2: Chất lượng giảng dạy và giáo dục là một trong những tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Là một người GV đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, anh (chị ) hãy trình bày hiểu biết của bản thân và nêu các biện pháp đã vận dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mà anh (chi) đang phụ trách. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: 2 điểm Tình huống 1: - Xem lại bài làm của HS, nếu bản thân có thiếu sót, điều chỉnh lại bài làm và ân cần chỉ rõ cho học sinh những nội dung HS còn thiếu sót, thể hiện bút phê và đánh gái lại trong bài làm của học sinh - Tự rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá bài làm của HS, đánh giá, bút phê rõ ràng, lần sau không để thiếu sót Tình huống 2:
  • 18. - Trao đổi chân tình với GV ấy, phân tích những mặt đúng, sai của GV và những mặt tốt, tích cực của BGH nhà trường từng bước cảm hóa thay đổi GV ấy. - Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, không xảy ra việc gây bè phái, mất đoàn kết (có ý kiến khi có những nhóm nhỏ nói xâu, gây mất đoàn kết,….) Câu 2: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 8 điểm ) 2. Nội dung: (7 điểm ) 2.1. Trình bày những hiểu biết về chất lượng giảng dạy, giáo dụC. (1 điểm). - Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dụC. - Nhận thức được chất lượng giảng dạy của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dụC. 2.2 Trình bày được những biện pháp đã vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả (1.5 điểm). - Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy họC. - Đổi mới phương pháp dạy họC. UDCNTT vào giảng dạy. - Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thứC. - Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng mội trường học tập thân thiện, GDcho HS tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS trong một số môn học cụ thể. - Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs. - Vận dụng linh hoạt điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp hiện có 2.3 Nêu một số minh chứng, cách thức thực hiện và việc làm cụ thể (2.5 điểm). - Duy trì sĩ số. - Thực tiễn giảng dạy trong tiết họC. - Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. - Phân tích chất lượng học sinh qua các đợt khảo sát và qua các thời điểm kiểm trA. - Tiến hành công tác phụ đạo, bồi dưỡng. - Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá. - Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề. - Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của GV. - Liên hệ với PHHS kịp thời trao đổi về kết quả học tập của HS. - Phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. - Nêu được kết quả của việc thực hiện 2.4 Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục (1điểm) - GV phải đạt chuẩn về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề. - Phải có sự phần đấu vươn lên trong nghề nghiệp, phải tự học - tự rèn luyện nâng cao tay nghề. 2.5. Kết luận nhấn mạnh được vai trò của giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. (1điểm) ĐỀ 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực là “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. Là một giáo viên anh(chị) hãy đưa ra quan điểm của mình về đặc trưng trên. Trong thực tế giảng dạy anh (chị) đã làm như thế nào để thực hiện hiệu quả “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” . Trong năm học tới anh (chị) làm như thế nào để thực hiện tốt đặc trưng trên? GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Đặt vấn đề: (1.5 điểm) - Nêu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, nêu mục đích của việc đổi mới là giúp hs phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học và khẳng định ý kiến trên là đúng. Giải quyết vấn đề: (7 điểm) - Nêu được quá trình dạy học của GV vừa là chủ thể hoạt động dạy , vừa là chủ thể hoạt động họC. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của GV , HS phải tích cực chủ động, khám phá những điều chưa rõ chứ không thụ động tiếp thu tri thứC.HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra để nắm kiến thức mới. Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách tự học, tự trãi nghiệm, biết chủ động trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh.  ngoài việc nắm bắt kiến thức còn hình thành kĩ năng sống cho HS. (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Phương pháp tự học là cốt lõi cần rèn từ bậc tiểu họC. Rèn luyện cho hs có pp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho hs lòng ham học, không chỉ tự học ở trường mà còn tự học ở nhà (Phần này, nên cho điểm tối đa là 2.0 điểm) - Nêu một số biện pháp khả thi mà Gv thực hiện hiệu quả (Có thể nêu thêm là đã đạt được hiệu quả gì? Mức độ nào?) (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) - Nêu được hướng thực hiện đặc trưng đó trong năm học tới (Phần này, nên cho điểm tối đa là 1.5 điểm) Kết thúc vấn đề: phù hợp và hay (1.5 điểm) - Khẳng định: “ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. - Vai trò của GV tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”.
  • 19. ĐỀ 4: Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Theo anh (chị) việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo những định hướng nào? Bằng thực tiễn công tác dạy - học tại đơn vị, anh ( chị) đã làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học? GỢI Ý ĐÁP ÁN: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: ( 10 điểm ) Mở đầu: - Nêu khái niệm, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.( ghi 1 đ ) Nội dung: *Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần thực hiện theo 7 định hướng: ( nêu đủ 7 định hướng ghi 1,5 đ ) + Bám sát mục tiêu giáo dụC. + Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS. + Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường. + Phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họC. + Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống. +Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. * Trong năm học vừa qua anh ( chị) đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? + GV nêu được cách thực hiện của bản thân trong giảng dạy trong năm qua ( ghi 3 đ). (Tùy mức độ làm bài của GV có thực hiện theo 7 định hướng nêu trên hay không mà ghi điểm phần này cho phù hợp) + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Hướng thực hiện của anh ( chị ) trong những năm học tới như thế nào? + GV nêu được hướng thực hiện đổi mới PPDH của bản thân trong năm học tới, có vận dụng các kỉ thuật dạy học và lồng ghép tích hợp để giáo dục ( ghi 1 đ ). + Nêu được ví dụ về 1 bài dạy cụ thể để minh hoạ ( ghi 1 đ ) * Kết thúc vấn đề. ( ghi 1 đ ) * Biết trình bày văn bản khoa học, bố cục rõ ràng. ( ghi 0,5 đ ) Đề 1: Đổi mới phương pháp giáo dục vừa tiếp tục coi trọng vai trò của giáo viên, vừa khẳng định vai trò chủ thể của hoạt động học của học sinh, đồng thời quan tâm đúng mức đến môi trường, trước hết là phòng học. Vì vậy tạo phòng học thành môi trường học tập thuận lợi là công việc mà mỗi giáo viên cần quan tâm.