SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  3
Đừng hành hạ đôi chân bạn vì những
đôi giày không phù hợp
Một báo cáo ở Mỹ năm 2003 cho biết có trên 50% bệnh nhân có vấn đề về bàn
chân là do mang giày dép không phù hợp.
Trong đó có hơn 30% người bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật. Số còn lại phải dùng
phương pháp điều trị khác hoặc chấp nhận chịu đựng sự đau đớn mà không tìm cách
hoặc không biết cách giải quyết thế nào...
Để tạo... dáng đẹp
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng
được giới trẻ quan tâm - trong đó có giày dép. Không ít bạn trẻ khi được hỏi chọn giày
dép trên những tiêu chuẩn nào đã cho biết trước tiên là kiểu dáng phải đẹp, thời trang
và sau đó mới là chất lượng, giá cả.
Chị M.H. ở Q.Tân Bình cho biết chị thường chọn giày dép có mẫu mã dễ thương, thanh
mảnh, phù hợp với góc cạnh bàn chân, đồng thời giấu được đôi bàn chân... không
được đẹp mấy của mình. Do chiều cao “khiêm tốn” nên trước đây chị luôn chọn những
đôi giày cao 8-10cm, dáng uốn cong, thon, gót nhọn.
Theo chị, khi mang giày dép cao chị cảm thấy tự tin vì nó giúp chị cao hơn, dáng đi
uyển chuyển, mềm mại và có vẻ quí phái hơn. Dù vậy, chị cũng thừa nhận mang cao
quá rất mỏi chân, đặc biệt là mỏi vùng gân gót. Gần đây do thường xuyên bị nhức mỏi
một bên chân và đau thắt lưng, nên khi khám bệnh bác sĩ đã khuyên chị chỉ nên chọn
giày dép thấp để đi.
Chị T.V. ở Q.5 cho biết dù cảm thấy mang giày cao gót cứ chênh vênh, khó đi vì thiếu
thăng bằng và mỏi chân... nhưng chị vẫn có vài đôi giày cao 8 - 10cm dành để đi đám
cưới, tiệc tùng vì nó có vẻ... thanh lịch và phù hợp ở những nơi sang trọng.
Còn chị X.A. ở Q.1 lại rất thích mang những đôi giày thời trang mũi thật nhọn, cong hất
lên, gót thật thanh mảnh, cao cỡ 8cm. Dù đi không được thoải mái lắm và luôn bị đau
chân nhưng chị vẫn thích mang vì nó đang là mốt và tạo dáng đẹp cho người sử dụng.
Để bớt đau và chai chân, mỗi buổi tối đi làm về chị lại phải ngâm chân bằng nước
nóng.
Những đôi giày gây... đau khổ
Theo BS Thái Thị Hồng Ánh - trưởng khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương - hiện nay không ít nhà tạo mẫu giày dép đôi khi quá “bay bổng” theo cảm xúc
mà xem nhẹ hoặc bỏ quên một số qui tắc bắt buộc của kỹ thuật và đặc điểm sinh lý của
bàn chân con người. Và khi ấy, giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ bàn
chân mà có khi trở thành tác nhân tấn công chủ nhân của mình.
Theo BS Hồng Ánh, có rất nhiều dạng bàn chân, vì vậy với cùng một kiểu giày có khi
thoải mái với người này nhưng lại có thể gây... đau khổ cho kẻ khác. Một đôi giày được
coi là phù hợp khi nó làm được chức năng bảo vệ bàn chân, không gây đau hay trở
ngại trong khi hoạt động và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Có thể nhận biết mình mang giày không thích hợp là khi các nốt chai bất thường xuất
hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân... Các
nốt này có thể bị loét hay nhiễm trùng. Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là
kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá
mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út thành một góc nhọn. Với
người có cân nặng quá mức kèm theo sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng thêm.
Ngoài ra, khi mang giày dép quá rộng, bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong
giày cũng dễ bị chấn thương như bong gân, các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như
ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển. Với phụ nữ
thường xuyên mang giày cao gót trên 5cm còn dễ bị thoái hóa khớp gối sớm. Đặc biệt
đối với trẻ em, nếu mang giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển
của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương.
BS Hồng Ánh cho biết thêm: nguyên phụ liệu làm giày dép cũng có thể gây hại cho sức
khỏe. Nguyên liệu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, quá mềm sẽ không bảo
vệ được da; nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm, hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có
thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, cũng như tạo mùi hôi khiến bàn chân bị nhiễm nấm,
bị chàm dị ứng.
Theo ykhoa.net
UC-II là Collagen Type 2 không biến tính, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và nuôi
dưỡng mô sụn tại các khớp.
UC-II là một sáng chế độc quyền, được tinh chiết bằng công nghệ sử dụng nhiệt độ thấp, sở
hữu chứng chỉ an toàn GRAS và được FDA Hoa Kỳ công nhận.
Sản phẩm JEX chứa UC-II giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp.
Trung tâm Tư vấn Y Khoa: 1900 545404 – (08) 38 112777
Website: www.jex.com.vn

Contenu connexe

En vedette

En vedette (6)

wow mantab
wow mantabwow mantab
wow mantab
 
Operaciones 1°e
Operaciones 1°eOperaciones 1°e
Operaciones 1°e
 
Yahoo
YahooYahoo
Yahoo
 
Corporate Website Of Polish Language School
Corporate Website Of Polish Language SchoolCorporate Website Of Polish Language School
Corporate Website Of Polish Language School
 
Personal Story for JMT-Final
Personal Story for JMT-FinalPersonal Story for JMT-Final
Personal Story for JMT-Final
 
ABACC, LLC
ABACC, LLCABACC, LLC
ABACC, LLC
 

Đừng hành hạ đôi chân bạn vì những đôi giày không phù hợp

  • 1. Đừng hành hạ đôi chân bạn vì những đôi giày không phù hợp Một báo cáo ở Mỹ năm 2003 cho biết có trên 50% bệnh nhân có vấn đề về bàn chân là do mang giày dép không phù hợp. Trong đó có hơn 30% người bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật. Số còn lại phải dùng phương pháp điều trị khác hoặc chấp nhận chịu đựng sự đau đớn mà không tìm cách hoặc không biết cách giải quyết thế nào... Để tạo... dáng đẹp Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được giới trẻ quan tâm - trong đó có giày dép. Không ít bạn trẻ khi được hỏi chọn giày dép trên những tiêu chuẩn nào đã cho biết trước tiên là kiểu dáng phải đẹp, thời trang và sau đó mới là chất lượng, giá cả. Chị M.H. ở Q.Tân Bình cho biết chị thường chọn giày dép có mẫu mã dễ thương, thanh mảnh, phù hợp với góc cạnh bàn chân, đồng thời giấu được đôi bàn chân... không được đẹp mấy của mình. Do chiều cao “khiêm tốn” nên trước đây chị luôn chọn những đôi giày cao 8-10cm, dáng uốn cong, thon, gót nhọn. Theo chị, khi mang giày dép cao chị cảm thấy tự tin vì nó giúp chị cao hơn, dáng đi uyển chuyển, mềm mại và có vẻ quí phái hơn. Dù vậy, chị cũng thừa nhận mang cao quá rất mỏi chân, đặc biệt là mỏi vùng gân gót. Gần đây do thường xuyên bị nhức mỏi một bên chân và đau thắt lưng, nên khi khám bệnh bác sĩ đã khuyên chị chỉ nên chọn giày dép thấp để đi. Chị T.V. ở Q.5 cho biết dù cảm thấy mang giày cao gót cứ chênh vênh, khó đi vì thiếu thăng bằng và mỏi chân... nhưng chị vẫn có vài đôi giày cao 8 - 10cm dành để đi đám cưới, tiệc tùng vì nó có vẻ... thanh lịch và phù hợp ở những nơi sang trọng. Còn chị X.A. ở Q.1 lại rất thích mang những đôi giày thời trang mũi thật nhọn, cong hất lên, gót thật thanh mảnh, cao cỡ 8cm. Dù đi không được thoải mái lắm và luôn bị đau chân nhưng chị vẫn thích mang vì nó đang là mốt và tạo dáng đẹp cho người sử dụng. Để bớt đau và chai chân, mỗi buổi tối đi làm về chị lại phải ngâm chân bằng nước nóng. Những đôi giày gây... đau khổ Theo BS Thái Thị Hồng Ánh - trưởng khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - hiện nay không ít nhà tạo mẫu giày dép đôi khi quá “bay bổng” theo cảm xúc mà xem nhẹ hoặc bỏ quên một số qui tắc bắt buộc của kỹ thuật và đặc điểm sinh lý của
  • 2. bàn chân con người. Và khi ấy, giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ bàn chân mà có khi trở thành tác nhân tấn công chủ nhân của mình. Theo BS Hồng Ánh, có rất nhiều dạng bàn chân, vì vậy với cùng một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại có thể gây... đau khổ cho kẻ khác. Một đôi giày được coi là phù hợp khi nó làm được chức năng bảo vệ bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động và đảm bảo tính thẩm mỹ. Có thể nhận biết mình mang giày không thích hợp là khi các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân... Các nốt này có thể bị loét hay nhiễm trùng. Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út thành một góc nhọn. Với người có cân nặng quá mức kèm theo sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng thêm. Ngoài ra, khi mang giày dép quá rộng, bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày cũng dễ bị chấn thương như bong gân, các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển. Với phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5cm còn dễ bị thoái hóa khớp gối sớm. Đặc biệt đối với trẻ em, nếu mang giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương. BS Hồng Ánh cho biết thêm: nguyên phụ liệu làm giày dép cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên liệu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, quá mềm sẽ không bảo vệ được da; nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm, hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, cũng như tạo mùi hôi khiến bàn chân bị nhiễm nấm, bị chàm dị ứng.
  • 3. Theo ykhoa.net UC-II là Collagen Type 2 không biến tính, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp. UC-II là một sáng chế độc quyền, được tinh chiết bằng công nghệ sử dụng nhiệt độ thấp, sở hữu chứng chỉ an toàn GRAS và được FDA Hoa Kỳ công nhận. Sản phẩm JEX chứa UC-II giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Trung tâm Tư vấn Y Khoa: 1900 545404 – (08) 38 112777 Website: www.jex.com.vn